Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Kính chuyển bài viết của Gs. Nguyễn Lý Tưởng để trả lời thông tin xúc phạm đến danh dự của Gs. Tưởng do hai ông Trần Ngọc Nghĩa và Lý Hiền Tài đã gởi lên diễn đàn: "trong suốt thời gian ở tù, Nguyễn Lý Tưởng không hề đi lao động ngày nào."

$
0
0


Kính chuyển bài viết của Gs. Nguyễn Lý Tưởng để trả lời thông tin xúc phạm đến danh dự của Gs. Tưởng do hai ông Trần Ngọc Nghĩa và Lý Hiền Tài đã gởi lên diễn đàn: "trong suốt thời gian ở tù, Nguyễn Lý Tưởng không hề đi lao động ngày nào."   

Bài trả lời của Gs. Tưởng là một tài liệu lịch sử quý giá cho hậu thế.  Sống trong thế giới văn minh, người ta thường phân tích trắng đen dựa theo lý trí chứ không phải dựa theo cảm xúc cá nhân.  Nếu tôi không lầm thì văn hào Blaise Pascal có để lại một câu châm ngôn trong tác phẩm De l'art de persuader để chỉ trích một số người bất hảo hay đưa ra phán đoán của họ dựa trên yếu tố hâp dẫn hơn là dựa trên yếu tố bằng chứng.  

Xin trích :"“People almost arrive
at their beliefs not on the basis of proof but on the basis of what they find attractive.” Thông tin của hai ông Tài và Nghĩa hình như được dựa trên yếu tố attractive chứ không phải dựa trên yếu tố proofs. Gs. Tưởng đã đưa ra nhiều proof rất giá trị để hậu thế dựa vào đó mà phán đoán hành vi thất nhân tâm của hai ông Tài và Nghĩa.

Dù chống hay bênh vực, lịch sử các đảng phái chính trị của Việt Nam Cộng Hòa sẽ ghi lại dữ kiện Gs. Nguyễn Lý Tưởng hiện là chủ tịch BCH/TƯ/ĐVCMD.  Hậu thế sẽ tôn trọng Gs Nguyễn Lý Tưởng là chủ tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng nguyên thủy đã được thành lập tại Sàigòn kể từ năm 1965. Hậu thế cũng sẽ tôn trọng danh xưng Dai Viet Cach Mang Dang Inc. mà đồng hương Houston gọi là đảng cắt cầu chì là một tổ chức vô vị lợi đã đăng ký với Tiểu Bang Texas năm 2011.  

Danh xưng đăng ký của đảng cắt cầu chì không có dấu giọng của Việt Ngữ ​ ​nhưng nhiều người cho rằng trùng tên với tổ chức chính trị do Gs. Nguyễn Lý Tưởng lãnh đạo.

Tôi rất hãnh diện trong vai trò Đề Nhị Phó Chủ Tịch của Chủ Tịch Nguyễn Lý Tưởng, một công dân Việt đã hy sinh hơn nửa đời người cho lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc, đã bị việt cộng đối xử tàn nhẫn suôt hơn 14 năm tù tội.


Tôi là thành phần đảng viên thế hệ 60+ nên chưa được cơ duyên tiếp xúc với ông Tài và ông Nghĩa.  Nhưng khi đọc qua "thông tin vô căn cứ" của hai ông Tài và Nghĩa, tôi có cảm giác là hai ông có thù hận với Gs. Tưởng.  Thưa hai ông Tài và Nghĩa,Thù hận ganh ghét là chuyện bình thường giữa con người với con người.  Nhưng ghi lại dữ kiện lịch sử cho hậu thế thời hậu Việt Nam Cộng Hòa là một chuyện rất quan trọng.  

Cho nên kính mong hai ông gởi lên diễn đàn những dữ kiện để hậu thế phán xét về thông tin do hai ông tung lên diễn đàn "trong suốt thời gian ở tù, Nguyễn Lý Tưởng không hề đi lao động ngày nào." Mong hai ông gởi lên càng nhiều proofs càng tốt thay vì gởi lên attractives để thu hút người đọc.

Mong lắm thay

Võ Đức Quang

************


Lý Hiền Tài : “Nguyễn Lý Tưởng 13 năm tù không đi lao động ngày nào” là “NÓI LÁO

·  -Năm 1976, trước khi đày một số tù chính trị ra Bắc, trại tù cải tạo Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đã công bố “Quyết Định” gọi là “học tập cải tạo ba (03) năm” đối với tất cả mọi người hiện đang bị giam giữ trong trại tù cải tạo của Cộng Sản trong đó có Nguyễn Lý Tưởng.


·  -Ngay sau khi nghe đọc “Quyết Định”...tất cả tù chính trị được “biên chế” thành từng tổ,từng đội để đi lao động gọi là “lao động cải tạo”. Ngay trong trại tù cải tạo Long Thành (tỉnh Đồng Nai), anh em đã bắt tay vào “lao động”. Nguyễn Lý Tưởng ở chung một tổ với Hà Lý Luận (tổ trưởng), Phạm Gia Đại, Võ Thành Nhơn, Võ Minh Lý,v.v. Mỗi ngày anh em đi cuốc đất trồng rau, đào móng xây tưởng, làm hàng rào kẽm gai...


·  -Tháng 8/1976, khoảng 60 người từ trại tù Long Thành được chuyển về Thủ Đức, sau đó đưa ra Bắc...Nguyễn Lý Tưởng và một số anh em được đưa về trại Hà Tây (tỉnh Hà Sơn Bình),một số khác về trại Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh)...Việc trước tiên là mỗi người phải khai báo lý lịch, mỗi ngày ngồi trong nhà nghe đọc báo, đọc sách...anh em phải thay phiên nhau mỗi ngày đi rửa cầu tiêu, đổ phân, gánh nước tiểu đổ vào một nơi để trồng rau. Nguyễn Lý Tưởng đã từng làm việc như thế, làm chung với Vũ Văn Quý.


·  -Mấy tháng sau, Bộ Nội Vụ từ Hà Nội về tổ chức lớp học tập về chính trị và khai báo lý lịch...Sau đợt học tập, tất cả mọi người được biên chế thành tổ, đội để đi lao động. Có người được đưa vào đội mộc, cưa xẻ, đóng bàn ghế, tủ, giường...đội xây dựng (thợ nề, xây nhà), đội làm gạch, ngói, trồng rau, làm ruộng, chăn nuôi,(nuôi heo, nuôi cá) v.v...Người già thì cho vào đội đan lát...Nguyễn Lý Tưởng thuộc đội xây dựng (đào móng xây tường, làm nhà...) . Nguyễn Lý Tưởng ở chung đội với Phạm Duy Tuệ, Võ Quốc Thanh, Ngô Xuân Thu, Nguyễn Kim Phùng, Trần Cảnh Chung, Đặng Văn Tiếp, Hà Lý Luận, Lâm Minh Sơn, Võ Thành Nhơn, v.v. do Nguyễn Văn Minh làm đội trưởng. 


·  Về sau, Nguyễn Lý Tưởng bị đau cột sống nên được cho qua đội trồng rau do Phạm Thái làm đội trưởng. Vương Phước Thành làm Đội phó, Nguyễn Lý Tưởng dưới quyền của tổ trưởng là Võ Hữu Thu. Đội trồng rau đa số là người già yếu trong đó có các cụ 60, 70 tuổi như Nguyễn Văn Mân, Trương Đình Nam, Nguyễn Tri Tùng, Hoàng Văn Úy, Phan Như Toản, Phan Vỹ...Đội rau làm việc trước cổng trại Hà Tây, cạnh hồ cá. Có lần Nguyễn Lý Tưởng và Nguyễn Bá Tường bị cán bộ ra lệnh phải lội xuống cái hố chứa phân người và nước tiểu...bắt hai anh em phải dùng chân dẫm đạp đất cho đều để trồng rau...Mỗi ngày Nguyễn Lý Tưởng vẫn đi lao động với anh em. Lâu lâu lại có cán bộ từ Hà Nội về tiếp xúc yêu cầu khai báo... Những anh em gốc Cảnh Sát, An Ninh Quân Đội, Tình Báo, Đảng Phái...thường bị gọi tên đi gặp cán bộ trong đó có Nguyễn Lý Tưởng “cho ở nhà làm việc với cán bộ” (tức bị hỏi cung, yếu cầu trả lời về những hoạt động chống phá cách mạng trong quá khứ...)

·  -Tháng 5/1979, Nguyễn Lý Tưởng bị đem đi biệt giam tại nhà giam Hỏa Lò (Hà Nội) gần 7 tháng, suốt ngày ở trong phòng kín, không có ánh sáng mặt trời, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh. Nguyễn Kim Thúy (Trung Ương Tình Báo) bị biệt giam tại Hỏa Lò, Thanh Liệt và đã chết trong hoàn cảnh như thế. Hoàn cảnh gia đình của Nguyễn Lý Tưởng, mẹ già, con dại, nhà cửa ruộng vườn của tổ tiên để lại đều bị tịch thu...nên vợ không có khả năng tiếp tế thăm nuôi, đau ốm không có thuốc men nên đã kiệt sức.

·  -Trong số anh em tù có người theo dõi, báo cáo với cán bộ “Nguyễn Lý Tưởng tuyên truyền phản động, dạy kinh, dạy giáo lý cho người khác, cực kỳ ngoan cố và phản động...” nên bị đưa đi biệt giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Nguyễn Phát Lộc (Trung Ương Tình Báo), Hoàng A Sam (Trung Ương Tình báo) cũng bị biệt giam tại Hỏa Lò hay Thanh Liệt, sức khỏe suy sụp, xanh xao gầy ốm...Nguyễn Phát Lộc về sau sinh bệnh mà chết. May cho Hoàng A Sam và Nguyễn Lý Tưởng còn sống trở về. Trường hợp Đặng Văn Tiếp (Dân Biểu) cũng bị báo cáo như vậy và bị đưa đi trại Cổng Trời (tỉnh Hà Giang-Tuyên Quang) là nơi có đi mà không có về...Năm 1978, khi Trung Cộng tấn công Việt Cộng, Đặng Văn Tiếp và Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ được đưa vô phía Nam (trại Thanh Cẩm), Tiếp vượt ngục bị Bùi Đình Thi đánh chết...


·  -Dịp tết 1980, Nguyễn Lý Tưởng từ Hỏa Lò trở về trại Hà Tây, phải đi lao động liền, trời rét mà phải ra ngoài ruộng nhổ mạ, cấy lúa. Nguyễn Lý Tưởng bị hen suyễn, đau cột sống, thần kinh tọa, thiếu ăn, thiếu thuốc men chắc chắn phải ngả gục mà thôi. Trong lúc đó, những anh em khác thuộc thành phần Dân Biểu, Nghị Sĩ được ở nhà học tập gọi là viết chuyên đề, khỏi đi lao động (trong đó có Lý Hiền Tài). Tổ chuyên đề nầy do Phạm Duy Tuệ làm tổ trưởng. May nhờ Phạm Duy Tuệ đề nghị với cán bộ nên Nguyễn Lý Tưởng về sau cũng được về sinh hoạt chung với anh em trong tổ chuyên đề nầy một thời gian (vì Nguyễn Lý Tưởng cũng là cựu Dân Biểu)...

·  -Thời gian ở trại Hà Tây, Nguyễn Lý Tưởng đã hai lần bị cùm một chân trong nhà kỷ luật: lần thứ nhất vào ngày 8 tháng 1 năm 1981 lý do tổ chức anh em hát Thánh ca nhân mùa lễ Giáng Sinh...lần thứ hai vào tháng 10/1982 vì lý do tổ chức mua chuộc bọn cán bộ võ trang gởi thư “chui” về nhà xin tiếp tế, thăm nuôi, xin thuốc men lúc đau ốm ngặt nghèo...Ban kiểm duyệt thư tại bưu diện Hà Nội bắt được thư của anh em (vô ý để tên và địa chỉ trại)...Anh em đó khai “Nguyễn Lý Tưởng là người đã giúp anh ta gửi thư ra ngoài không qua sự kiểm duyệt và cho phép của trại”...NguyễnLý Tưởng bị cùm chân trong nhà kỷ luật, không cho nhận thư hay quà của gia đình trong 6 tháng...Nhưng Nguyễn Lý Tưởng cam chịu một mình, không khai cho anh em nên không ai bị liên lụy trong vụ này. 

Trải qua 7 tháng bị biệt giam tại nhà giam Hỏa Lò Hà Nội, 2 lần bị cùm một chân trong nhà kỷ luật trại Hà Tây, gia đình nghèo, thiếu thuốc men, thiếu thực phẩm nên Nguyễn Lý Tưởng bị kiệt sức...tháng 3/1983, trại Hà Tây giải tán, tất cả anh em được chuyển về trại Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) tức trại giam Ba Sao. Nguyễn Lý Tưởng bị đau nặng, gai cột sống làm cho giây thần kinh bị kẹt giữa hai đốt xương sống nên không ngồi dậy và không đi lại được, phải nằm điều trị tại bệnh xá của trại gần 4 tháng. Nhờ niềm tin tôn giáo và lời cầu nguyện nên Nguyễn Lý Tưởng đã được ơn trên cứu cho khỏi chết và khỏi bị bại liệt suốt đời. Phải mất gần hai năm chống gậy, tập đi, Nguyễn Lý Tưởng mới đi lại được. Bác Sĩ Trương Văn Quýnh, bạn tù được làm việc tại bệnh xá nói rằng “Nguyễn Lý Tưởng thoát khỏi cơn bại liệt là nhờ đức tin”.


·  -Lúc bấy giờ những anh em tù bị bệnh nặng, kiệt sức được trại Nam Hà cho được ở nhà nghỉ ngơi, miễn lao động, cho được nhận phần gạo hay thực phẩm đem về tự nấu lấy mà ăn, có ý muốn cho gia đình nuôi người tù đau ốm, bệnh hoạn vì trại không có đủ khả năng. Nguyễn Lý Tưởng cũng ở trong trường hợp đó, được trại cho ở nhà làm việc nhẹ như quét rác, cào đường mương, chia cơm, chia thức ăn cho anh em, coi chừng áo quần, đồ đặc của anh em khỏi bị trộm cắp trong khi anh em đi lao động ở ngoài trại...


·  -Trại Hà Tây có đội nuôi cá, đa số anh em trong đội nầy là cấp nhỏ ngày xưa như: Nguyễn Kim Giai (đội trưởng, chỉ là Thiếu Úy), Bùi Sửu (người Huế, Thiếu úy) Khong có ai là sĩ quan cấp Tá, Quận trưởng, Tỉnh trưởng, Dân biểu, Nghị sĩ, Tổng Trưởng, Tướng lãnh, v.v... được cho vào đội nầy (vì đội nuôi cá thì được ăn cá...) nhưng Lý Hiền Tài là Dân Biểu mà lại được cho vào đội nuôi cá !


·  Giữa anh em tù với nhau, không ai ganh ghét hay so sánh gì với trường hợp của Lý Hiền Tài. Riêng đối với hoàn cảnh của Nguyễn Lý Tưởng, chẳng ai ganh ghét với Nguyễn Lý Tưởng vì Tưởng là con trai độc nhất còn lại trong gia đình, cha chết trong nhà tù CS, anh bị Cộng Sản giết, mẹ già chờ đợi con đi “cải tạo” hơn 10 năm chưa về...mẹ chết không gặp con.


·  Đêm giao thừa Tết Bính Dần (1985-1986), được tin mẹ chết, Nguyễn Lý Tưởng càng căm thù Cộng Sản nên đã đọc một bài “Sớ Táo Quân” lên án chế độ lao tù của Cộng Sản. Anh em trong buồng 6 khu A vỗ tay tán thưởng...Có người đi báo cáo cán bộ, Nguyễn Lý Tưởng bị bắt đi cùm một chân trong nhà kỷ luật. Tết năm 1988, sau 13 năm tù, nhờ Mỹ can thiệp, Cộng Sản VN đã ký thỏa hiệp, trả tự do cho tù chính trị và cho định cư tại Hoa Kỳ...Nguyễn Lý Tưởng được về với gia đình và được phỏng vấn đi Mỹ. Nhưng khi được phái đoàn Mỹ mời phỏng vấn thì cũng là lúc Nguyễn Lý Tưởng bị bắt lại (ngày 4 tháng 6/1992) bị kết tôi “hoạt động lật đổ chính quyền”.

·  Suốt 13 tháng bị biệt giam tại 4 Phan Đăng Lưu (trước Chợ Bà Chiễu) Gia Định, tại 3-C bến Bạch Đằng (nay là đường Tôn Đức Thắng) và lao xá Chí Hòa, Saigon. Nguyễn Lý Tưởng cương quyết không nhận tội. Nhờ bộ ngoại giao Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp nên Nguyễn Lý Tưởng được trả tự do vô điều kiện và được xuất cảnh qua Mỹ ngày 25/7/1994.

·  Không có một người nào bị bắt do lời khai của Nguyễn Lý Tưởng. tất cả những lời vu cáo bịa đặt đều là do lòng ghen ghét và ý đồ bất chính mà ra. Lý Hiền Tài đã từng ở tùchung với Nguyễn Lý-Tưởng, chưa có điều gì mất lòng nhau, quá khứ của Lý Hiền tài ở trong tù như thế nào...anh em đều biết. Lý Hiền tài dám mở miệng ra tuyên bố “Nguyễn Lý Tưởng 13 năm tù không đi lao động ngày nào!” Rõ ràng là “một tên nói láo”, “một con người vô tư cách”   


Nguyễn Lý-Tưởng (13/01/2015)


2016-02-18 15:39 GMT-06:00 Nghia Tran  [thaoluan9] <t>:

 

Như tôi đã nói, trong suốt thời gian ở tù, Nguyễn Lý Tưởng không hề đi lao động ngày nào. Ngày nào cũng được gọi lên làm việc vì Tưởng "rất thành khẩn khai báo". Chẳng phải chỉ một mình tôi nói mà những người ở tù chung cùng trại với Tưởng như ông Lý Hiền Tài cũng lên tiếng chứng nhận điều này. Cái mộng của Tưởng là được làm "Quan to", Quan Quốc Gia hay Quan Cộng Sản đều được cả. Sau khi nói ra, Tưởng và đồng bọn viết bài chửi tôi và ông Lý Hiền Tài tới tấp. 

Chúng tôi nói ra chẳng có lợi gì cho bản thân cả. Tưởng bảo Tưởng chẳng có thù oán gì với tôi, tại sao tôi "đánh phá" Tưởng. 

Nhưng biết mà không nói, cứ để bọn người này đâm sau lưng chiến sĩ, bán bạn bè, nếu không nói thì hổ thẹn trong lòng, có lỗi với những chiến sĩ Quốc Gia, những người thật tâm yêu nước, nhất là những người đã nằm xuống, cứ bị bọn gian hùng lừa gạt! Lý do chỉ thế thôi.


Cám ơn người đã làm được chuyện này, không có chứng cớ thì nói chẳng ai tin!


Trần Trọng Nghĩa




__._,_.___


Posted by: Vo Duc Quang 

Đọc cuốn “MOURNING HEADBAND FOR Hue”

$
0
0

Đọc cuốn Mourning Headband For Hue

                                                    bài của HUY VŨ




Hơn 40 năm trước tôi đã đọc “Dải Khăn Sô Cho Huế” của nhà văn Nhã Ca. Mới đây lại nghe nói, cuốn DKSCH được tiến sĩ Olgar Dror, một người Nga gốc Do Thái, đã từng làm việc cho Đài Phát Thanh tiếng Việt của Liên Bang Nga tại Mạc Tư Khoa và hiện là associate professor của Texas A&M University, dịch sang Anh Ngữ với tựa đề “Mourning Headband For Hue.” Khi đọc bản Việt Ngữ trước đây, nhiều câu và nhiều đoạn trong tác phẩm này đã khiến tôi không cầm được nước mắt, nên tôi muốn đọc lại tác phẩm này sau khi đã được chuyển dịch sang Anh Ngữ, một sinh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi để xem liệu tôi còn có được những cảm xúc như thế nữa không? Có lẽ Anh Ngữ vẫn chỉ là tiếng nói của quê hương thứ hai, nên dù tôi đã sống trên vùng đất này tròm trèm ba mươi năm rồi, song khi đọc tác phẩm này bằng Anh Ngữ, tuy vẫn còn những câu, những đoạn tôi cảm thấy thấm thía, nhưng thật sự không được sâu xa như khi đọc bằng “tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi.” Mặt khác, lại có những câu, những đoạn khiến tôi ngờ ngợ khó hiểu, chẳng hạn như câu sau đây:

What jumps into my eyes is the dead body of a man, handsome and large, lying in a prone position, blood already dried up. His two arms are stretched as though he embraces the earth.

Một xác chết đã lâu ngày, máu me đã khô đặc, lại nằm úp mặt xuống đất nên không thấy mặt mũi đâu cả, đáng lẽ phải “trương phình và thối ình” lên mới phải chứ, làm sao lại có thể “to lớn và đẹp trai” như Từ Hải, “vai năm thước rộng thân mười thước cao,” được nhỉ? Để hiểu rõ được câu này, tôi bèn tìm đọc lại bản tiếng Việt để xem nguyên văn bằng tiếng Việt được viết như thế nào, mà bà Olga Dror đã chuyển dịch ra Anh Ngữ một cách “sinh động” đến thế.

Ít phút sau tôi đã tìm thấy nguyên văn câu tiếng Việt như sau: “Vật đập ngay vào mắt tôi là xác một người đàn ông sình to nằm sấp, máu me đã đặc khô lại.” Cho tới lúc ấy, tôi mới nhận ra được rằng, có lẽ chữ “sình to” đã bị bà Olga Dror hiểu lần là “sinh to” hay “xinh to” chăng, nên mới đưa đến việc dịch một xác chết “sình to” bên tiếng Việt, thành một xác chết “handsome and large” bên tiếng Anh. Cũng từ đó, tôi bắt đầu đọc thận trọng hơn nên đã tìm được một số câu hay một số đoạn hiểu lầm khác.



Sau đây là những hiểu lầm mà tôi đã gặp. Để độc giả có thể dễ dàng nhận ra những hiểu lầm ấy, tôi xin thu gọn mỗi hiểu lầm vào một đoạn, và mỗi đoạn gồm ba phần:

- Phần một là nguyên văn câu viết tiếng Việt của nhà văn Nhã Ca.

- Phần hai là nguyên văn câu dịch ra tiếng Anh của bà Olga Dror.

         - Phần ba là đôi lời giải thích hoăc là câu tiếng Anh Văn được tạm dịch sát nghĩa hay thoát nghĩa với câu tiếng Việt.

Ngoài ra, nơi đầu của mỗi đoạn có ký hiệu Tx/Py. T/x là số trang của câu tiếng Việt và P/y là số page của câu tiếng Anh để độc giả dễ dàng đối chiếu.

T/31- P/11

- Ðứa em trai tôi trườn theo làn ánh sáng mỏng đó, nó ngồi áp vào bên má tôi.

- My younger cousin Thái crawls toward this wavering light, then sitting up bumps into my cheek.

- Má tôi trong câu này không là my cheek mà là my mother. Có thể tạm dịch là: “My younger brother crawls toward this wavering light, he then sits down closely to my mother.

T/34-P/14

- Căn nhà của chúng tôi nằm đơn lẻ, chịu đựng bốn mặt đang đánh nhau. Quốc lộ và bờ ruộng ở ngay trước mặt, đường rầy xe lửa ở phía sau lưng. Hai phía hai bên, một xéo vớiđồn Trường Bia, một xéo với đồn vận tải An Cựu

- I reckon that our house, which is also our ancestor-worshipping house, being located in a secluded spot, will survive the surrounding fighting. The National Highway and the edges of fields are directly in front of us; the railway is behind us. Two directions, two enemy sides. One side tramples on Trường Bia post, the other side tramples on An Cựu Transportation Station.

- Xéo ở đây không là tramples on mà là comes from the direction of. Có thể tạm dịch là: “……..One side comes from the direction of Trường Bia post, the other side comes from the direction of An Cựu Transportation Station

T/37-P/17

- Anh coi đi tìm con Hồng với thằng cu Ðiện, không tui chạy ra cho súng bắn (tui) cái đùng (chết) cho rồi.” 

- You were going to look for Thu Hồng with little Điện, not to run down the street by yourself to shot at.

- Câu nói này mang tính chất hờn dỗi nên tạm dịch là: “You have to go to look for Thu Hồng with little Điện, if not, I would run down the street by myself to be shot at.”

T/37-P/18

-Làm răng chạy với nhau được, mạnh ai nấy chạy;

-Why would we run together? The one who’s stronger is the one to run;

- How could we run together? Everyone only runs for himself

T/38-P/18

- Rồi nó sực nhớ lại đồn trại và đồng đội, nó ngồi buồn hiu. Lát sau thở dài: “Lính tráng mà ngồi một xó như ri có nhục không?

- Then he all of a sudden remembers his camp and his fellow soldiers and he sits down, sad. A moment later, he sighs heavily: “Another moment and I would have been dead.”

- “It is shameful for a soldier to sit down in a corner like me, isn'it?

T/60-P/38

- Ông nhà tuiđó tề.

- …. that man is from my family.

- …..that man is my husband.

T/148-P/130

- “Tụi bây không đi, tao đi một mình. Tao đi đánh lại cái đơn.” 

- “If you, young brats, are not going, I’m going alone. I go to fight all by myself.”

- Đánh lại ở đây không là to fight mà là to retype,  đơn không là myselfmà là petition. Có thể tạm dịch là: “I go to retype my petition.”

T/194-P/177

- Vậy là chúng tôi sửa soạn lên An Cựu. Má tôi dặn dò cậu Giáo nếu ở đây đại bác dữ quá thì lên trên đó (An Cựu).

- So, we get ready to go up to An Cựu. My mother admonished us to go up by Giáo Bridge if the artillery here is too fierce.

- Cậu Giáo không là Giáo Bridge mà là uncle Giáo. Có thể tạm dịch là: “My mother admonished Uncle Giáo to go up there (An Cựu) if the artillery here is too fierce.”

T/194-P/177-178

-Tôi hỏi họ cho biết là quân Quốc gia đã chiếm An Cựu họ đang kiểm soát trên đó, lên xem còn chi thì chở đi không bị trộm cắp lấy hết.

- I inquire of them and learn that the Nationalist Army has occupied An Cựu and is in control up there; these people are going up to see if anything is left and if yes then to take it back so that thieves and burglars will not take everything.

- I inquire of them and learn that the Nationalist Army has occupied An Cựu and is in control up there; these people are going up to see if anything is left and if yes then to take it back so that there’s nothing left for thieves and burglars.  

T/195-P/178

- “An Cựuvề phía ta rồi, đại bác bắn lên miệt Bến Ngự, Từ Đàm.” 

- “We are now close to An Cựu; the artillery is firing up into the Bến Ngự and Từ Đàm area.”

- “An Cựu is now controlled by our (Nationalist) army; the artillery is firing up into the Bến Ngự and Từ Đàm area.”

T/223-P/208

- Tôi hỏi tại sao bác bên nhàđã già mà họ còn bắt đi.

- I ask why they took away Mrs. Bình, Tinh’s mother, from the house nearby, even though she’s quite old.

- Chữ bác ở đây không là Mrs. Bình, Tinh’s mother mà là Mr. Bình, Tinh’s father

T/225-P/211

- “Bác gọi Hường lên đi, cháu (Đắc)chớ ai mô mà sợ.” 

- “Auntie, call Hường up here. I won’t scare anyone.”

- “Auntie, call Hường up here. I am none other than Đắc; so there’s nothing to be afraid of.”

T/230-P/216

- Chúng tôi phải canh chừng tiếng đại bác, leo lên hầm tiểu tiện ngay ra nhà.

- We have to pay close attention to the sound of artillery when we climb up from the shelter to urinate just outside of the house.

- Ngay ra nhà không là outsider of the house mà là right inside of the house. Có thể tạm dịch là: “We have to pay close attention to the sound of artillery when we climb up from the shelter to urinate right inside of the house.”

T/235-P/221

- Vật đập ngay vào mắt tôi là xác một người đàn ông sình to nằm sấp, máu me đã đặc khô lại. Hai tay hắn dang ra như ôm lấy mặt đất. Chúng tôi không nhìn rõ mặt hắn.

- What jumps into my eyes is the dead body of a man, handsome and large, lying in a prone position, blood already dried up. His two arms are stretched as though he embraces the earth. We don’t clearly see his face.

- Sình to không là handsome large mà là largely bloated hay largely swelled. Có thể tạm dịch là: “What jumps into my eyes is the dead body of a man, largely bloated, lying in a prone position, blood already dried up. His two arms are stretched as though he embraces the earth. We don’t clearly see his face.

T/239-P/225

- Rồi có tiếng la chới với: Cứu người ta với, cứu người ta với.

- Then I scream and splash about: “Save me, please save me.”

- Then a loud scream is heard: “Save someone, please save someone.”

T/241&242-P/227

Rồi tin cụ Hồ vào thăm dân. Cụ chưa vào mà thành phố đã chết đứt một nửa, đã tan nát sụp đổ gần hết. Ngày cụ vào, chắc gì con cháu còn sống để hoan hô cụ.

- And then there is new that Venerable Hồ [Chí Minh] is coming to visit with the people. Venerable Hồ has not yet arrived but half the city is already dead, almost completely destroyed, reduced to ashes. On the day of his arrival, surely the children who are still alive will be sent to cheer for him.

- Chữ “con cháu” ở đây không có nghĩa là “children” mà là tất cả người dân trong thành phố Huế. Có thể tạm dịch là: “And then there is news that Venerable Hồ [Chí Minh] is coming to visit the people. Venerable Hồ has not yet arrived but half the city is already dead, almost completely destroyed, reduced to ashes. On the day of his arrival, surely nobody is still alive to come to cheer him.

T/244-P/230

- “Mạ tui chết ngay tại nhà mà. Còn con em tui chưa chết, vì chưa chết mới mang họa.” (Cô bé này bị thương nặng, nên được bố và chị đưa đi bệnh viện cấp cứu. Trên đường đến bệnh viện, cả ba đều chết vì trúng đạn, nếu cô bé này chêt ngay tại nhà thì cha và chị cô không chết).

- “My mother died right here at the house. My younger sister was not yet dead, but her life was in danger.

- “My mother died right here in the house. My younger sister was not yet dead,because of that my family got into the terrible danger.”

T/263-P/250

- “Con có dám ra cầu ngồi phản đối chiến tranh với ôn không?” 

- “Will you dare to go out with me to sit under bridge to oppose the war?”

- Cụm chữ “ra cầu ngồi” không có nghĩa “to sit under bridge” mà có nghĩa là “sit on bridge.” Có thể tạm dịch là: “Will you dare go out with me to sit on bridge to oppose the war?”

T/277-P/263

- “Anhvề nhà rồi. Tới chơi nghe. Ðừng có lo cho Lễ, không răng mô. Có tin chi cho anh biết hí.” 

- “He has already returnedback to his home up there. Listen, when thing comes down, come to visit. Don’t worry about Lễ; nothing has happened.”

- “I have already returned back to my home. Listen, when thingsgo down, come to visit. Don’t worry about Lễ; nothing has happened to his family.”

T/295-P/282

- Một nhà sư như thầy Ðôn Hậu, một hướng đạo, ….. như ông Võ Thành Minh.

- A Buddhist monk like Master Đôn Hậu, a leader, ….. like Mr. Võ Thành Minh.

- Một hướng đạo không là a leader mà là a scout. Có thể tạm dịch là: “A Buddhist monk like Master Đôn Hậu, a scout….. like Mr. Võ Thành Minh.”

Trên đây, không phải tất cả những hiểu lầm về tiếng Việt có thể có trong bản dịch ra tiếng Anh của tiến sĩ Olga Dror, mà chỉ là một số những hiểu lầm mà tình cờ tôi thấy được trong khi đọc “Mourning Headband For Hue”. Hy vọng việc phát hiện về một số hiểu lầm này đến được tay bà Olga Dror cũng như bà Nhã Ca để cuốn “Mourning Headband For Hue” khi được tái bản sẽ được hoàn hảo hơn.


                                                                              Huy Vũ





Biến-Loạn Miền Trung               




__._,_.___


Posted by: Nhuan Xuan Le 

Ngô Đình Diệm: vị tỗng thống nghèo nhất thế giới !! và dưới đây là bằng chứng

$
0
0

  Ngô Đình Diệm: vị tỗng thống nghèo nhất thế giới !!

và dưới đây là bằng chứng



 From: an Do <
Sent: Saturday, February 20, 2016 11:20 PM
Subject:"Vị Tổng thống nghèo nhất thế giới".


Trong thời gian gần đây, nhiều người đã đọc và biết qua những bài báo cho rằng Tổng thống José Alberto Mujica Cordano của quốc gia Uruguay là "Tổng thống nghèo nhất thế giới", vì ông đã từ chối dinh thự dành cho ông, để về sống tại ngôi nhà và khu vườn của vợ ông cùng với số tiền lương bình thường của cả hai vợ chồng ông.

Qua cuộc sống bình dị của ông José Alberto Mujica Cordano, nhiều người đã viết về ông là vị "Tổng thống nghèo nhất thế giới".


Điều này cũng không sai, vì khi người ta chỉ cần đưa mắt nhìn về đất nước Việt Nam, để thấy những "ông to", "bà lớn" của đảng Cộng sản, từ cũ cho chí mới; sau khi cướp trọn nước Việt Nam Cộng Hoà cho tới nay, thì những tên như Lê Khả Phiêu, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng ... thì ai cũng thấy những cuộc sống giàu sang tột đỉnh của cả gia đình và con cháu, con rể, con dâu của những kẻ nắm quyền cai trị đất nước.


Những kẻ này đã tận tình vơ vét nhằm hưởng thụ cảnh giàu sang, xa xỉ trên những đồng tiền xương máu của toàn dân, những tài sản này gồm những tài nguyên của quốc gia, từ chính sách buôn dân, bán nước. Trong số đó, kể cả 16 tấn vàng của Chính phủ Đệ nhị Cộng Hoà để lại sau ngày Quốc hận 30.04.1975. Số vàng này, đã được đảng Cộng sản Việt Nam đem chia chác với với nhau, để bỏ vào tài sản riêng, để cùng nhau hưởng thụ trên những mảnh đời lầm than, đói rách của người dân nghèo khổ, không nhà, không cơm ăn, không áo mặc, bệnh tật không được chữa cứu chữa.


Nên biết, từ sau ngày 30.04.1975, chế độ Cộng sản Việt Nam đã được Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới cấp cho những số tiền lớn, được gọi là "viện trợ hậu chiến", hoặc "viện trợ để xoá đói, giảm nghèo - viện trợ xoá nạn mù chữ …".


Thế nhưng, gần 40 năm qua, sau khi cưỡng chiếm đất nước Việt Nam Cộng Hoà, cho tới hôm nay, đã có biết bao nhiêu người, chỉ cần nhìn qua thế hệ sinh sau ngày 30.04.1975, theo như chính các báo chí "lề phải" trong nước, lớp người này, đã có rất nhiều người hoàn toàn mù chữ, và một số người đã không được học hết bậc Tiểu học, không có nghề nghiệp để tự mưu sinh, nên họn đã sống trong cảnh đói rách triền miên, con cái họ sinh ra rồi cũng phải kéo lê cuộc đời nghèo khổ như cha mẹ của chúng !


Như vậy, thì rõ ràng những số tiền viện trợ của Liên Hiệp Quốc và của các quốc gia trên thế giới, cùng 16 tấn vàng của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà để lại đã lọt vào những khối tài sản riêng của gia đình của những "cán bộ cao cấp" của đảng Cộng sản Việt Nam.


Trở lại với câu chuyện Tổng thống José Alberto Mujica Cordano là "Tổng thống nhất thế giới". Vậy nếu đem so sánh với Người đã khai sáng nền Cộng Hoà Việt Nam: Tổng thống Ngô Đình Diệm, thì chính Tổng thống Ngô Đình Diệm mới quả thật là Vị Tổng thống nghèo nhất thế giới.

Chúng ta hãy cùng nhau so sánh hai cuộc sống hoàn toàn khác nhau :

Tổng thống José Alberto Mujica Cordano ngủ trên giường nệm, gối êm.

Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ ngủ trên chiếc phản gỗ, với chiếc gối mây !

Tổng thống José Alberto Mujica Cordano ăn uống những thức ăn, thức uống như mọi người, kể cả như chúng ta những người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại cũng có cuộc sống hơn hẳn cuộc đời khổ hạnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm nữa !

Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc sinh thời thường chỉ ăn cơm hoặc cháo với món cá kho mặn, rau luộc chấm mắm ruốc, hoặc cái bánh bao.

Tổng thống José Alberto Mujica Cordano có nhà riêng, sống với đồng lương của hai vợ chồng ông. Còn Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc sinh tiền không có một ngôi nhà nhỏ, không có một mảnh vườn riêng, mà chỉ ăn ngủ trong một căn phòng nhỏ, cũng là phòng làm việc của vị Tổng thống kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà !


Nên nhớ, căn nhà tại Huế không phải là nhà riêng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, mà là căn nhà của Cha Mẹ ông, mà một thời trẻ tuổi Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống chung cùng các bào huynh, bào đệ của Người.


Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống một cuộc đời thanh bạch, liêm khiết. Sau khi bị bọn giết mướn sát hại, người ta lục lọi trong thi thể của Người, chỉ tìm được một chuỗi Tràng Hạt và nửa gói Bastos xanh. Ngoài ra, không có một thứ gì nữa cả !


Sự thật đã quá rõ ràng như thế, nhưng đảng Cộng sản Việt Nam và bọn tay sai vì phải triệt hạ uy danh của Thổng Thống Ngô Đình Diệm, nên đã gian trá khi cố tình viết ra những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt, đã vẽ vời ra rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm đã "nghiện" những thứ "cao lương mỹ vị" như "ông hoàng thời phong kiến", để bôi nhọ, miệt thị Tổng thống Ngô Đình Diệm. 

Những điều này, có lẽ rồi đây sẽ có những người sẽ lên tiếng một cách vô tư, làm sáng tỏ tất cả, để cho các thế hệ sau này được biết về những sự thật về tấm gương liêm khiết của Tổng thống Ngô Đình Diệm !


Kết luận :


Nếu đem so sánh với cuộc sống của Tổng thống José Alberto Mujica Cordano, thì Tổng thống Ngô Đình Diệm; Người sống không có một căn nhà nhỏ, không có được một mảnh vườn riêng. Những điều đó, đã chứng minh rằng chính Tổng thống Ngô Đình Diệm mới thực sự là Vị Tổng thống nghèo nhất thế giới.

Tuy nhiên, dù là vị Tổng thống nghèo nhất thế giới; nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm đã để lại cho hậu thế cả một di sản vô giá :

Đó là Thể chế Việt Nam Cộng Hoà do chính Người đã khai sáng trên đất nước Việt Nam - Người đã hết lòng yêu nước, thương dân. Và cuối cùng, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống vì Tổ Quốc - Dân Tộc; và đã chết vì Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam !


Anh quốc, 31.10.2014
Nữ sĩ Hàn Giang Trần Lệ Tuyền


Hình đính kèm là những thứ có trong phòng ngủ của Ngô Tổng Thống, bị bọn phản loạn lật tung để tìm của cải, nhưng .... không có gì !!!

.


__._,_.___



LÝ TỐNG: TÊN LÝ TỐNG CÓ TỪ LÚC NÀO, TẠI SAO?!

$
0
0
 



 

TÔI CHO ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT "TÊN LÝ TỐNG" VÌ CÓ NGƯỜI DIỄN GIẢI TÊN CỦA TÔI KHÔNG ĐÚNG SỰ THỰC. TRƯỚC KHI XEM BÀI NẦY, MỜI QUÝ VỊ XEM TIN MỚI NHẤT VỀ PHIÊN TÒA 7 XỬ VỤ BROWN ACT CỦA VIETVUNGVINH:


LÝ TỐNG DIỄN HÀNH TẾT BÍNH THÂN 2016 TẠI BOLSA


Phien tòa 7 Xử vụ án Brown Act C Đ VN Kiện Madison Cần Sự Giúp đỡ Ông Henry Lê để làm sáng tỏ vụ án







TÊN LÝ TỐNG




HERO'S WELCOME TRONG THREE KINGS PARADE

TẬP SKY-DIVING CHUẨN BỊ CHO CÁC PHI VỤ VIỆT NAM & CUBA


TRƯỚC NHÀ PHI ĐOÀN TRƯỞNG KHI MỚI QUA MỸ


TÊN LÝ TỐNG


Dear Hạnh:

Khi email nhờ mầy chi trước $100 phúng điếu Hiển Tây già, tao đã nhắc mầy ghi tên tao LÝ TỐNG. Vậy mà trong Danh Sách Khóa 65A KQ, mầy vẫn ghi Lê Văn Tống?! Mầy còn nhớ trong một buổi họp mặt các Khóa 65 tại Nam Cali, tao đã không lên sân khấu chụp hình chung vì thằng Truật gọi tên Lê Văn Tống thay vì Lý Tống? Tại sao?

1. Trước hết hồi vào quân trường tao tên là Lê VẠNTống chứ không phải Lê VĂN Tống.

2. Tao đã đổi lại họ chính thức của mình: họ như đã giải thích trong bài trả lời thằng Nguyễn Ngốc Dẹp trước đây.


3. Đồng Bào chỉ biết LÝ TỐNG, vì tên này vang danh trong các nhà tù VC do quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của tao trong thời "Tù Cải Tạo" và tên nầy cũng được vinh danh trong các phi vụ rải truyền đơn, tuyệt thực, chống Cộng, Trừ Gian Diệt Bạo... thực hiện trong thời gian tị nạn ở Hoa Kỳ.


4. Trước kia tên Lý Tống cũng thường được Khánh Cận dùng khi đọc lệnh phạt Trọng Cấm tại quân trường Nha Trang.


5. Thời viết bài cho báo Lý Tưởng, Phù Sa, Gió Cát của Không Quân ở VN, tao vẫn dùng tên Lý Tống.


6. Ngay cả anh tao, Lê Xuân Nhuận, khi viết bài về tao cũng lấy tựa đề: "Em tôi Lý Tống" chứ không Lê Vạn Tống hay Lê Văn Tống.


7. Tên chính thức trong các giấy tờ của tao hiện nay là LY TONG (dù viết theo tiếng Mỹ).


8. Trước kia có thằng viết bài bảo tao "Phi công giả" vì tao mang cánh bay mỏ neo của Hải quân Mỹ: "Ly Tongwearing incorrect wings on his cover"(Tao thuộc nhóm biên chế học bay tại Căn cứ Hải quân Pensacola ở Florida và cánh bay nầy do Trung tá Phi công Hải quân Mỹ gốc Việt Lê Hưng gắn tặng trong một buổi lễ tại New Orleans) và  "Nowhere could I find any record of Ly Tong’s VNAF A-37 that was shot down" dù các báo Reader's Digest, The Wall Street Journal, The New York Time hay bài hồi ức "Trận Phan Rang" của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, có nhắc đến "Phi Vụ Cuối Cùng" của tao như:


Ngày 8.4.1975... bắt sống tại đèo Du Long, 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số quân lính VC, vì ngở Phan Rang đã bị chúng chiếm, nên cứ ngang nhiên di chuyển. Đồng thời, tìm thấy bộ đồ bay của Trung úy Lý Tống, thuộc Không đoàn 92 Chiến thuật/ Sư đoàn 6 Không quân, còn để tại vùng đèo Du Long, khi phi cơ A-37 của mình vừa bị bắn rơi, lúc cùng phi đội oanh tạc khu Vườn Dừa. (Trung úy Lý Tống là người đã thả truyền đơn chống cộng tại Saigon năm 1992, tại Cuba trong năm 2000 và tại Saigon cuối năm 2000, nhân dịp Tổng Thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam.)


9. Ở San Jose từng có Tr/úy Phi công Nguyễn Sáu giả, và Th/úy Phi công Trần Văn Vân thuộc Phi đoàn 718 vừa tạ thế cũng từng bị một Không quân khác tố cáo là phi công giả! Nếu mầy phổ biến Danh Sách Khóa 65A KQ không có tên Lý Tống, trong khi chẳng bao nhiêu người biết tên Lê Văn Tống cha căng chú kiết nào đó ngoài số ít đứa trong khóa biết nhầm như mầy, sẽ có người bảo tao "mạo nhận" Khóa 65A KQ và tao là Khóa 65A giả! Nếu tụi mầy không thích bị gọi: "Hạnh đầu bò, Chín đầu trâu"..., dù đó là tên "thân thương" thời quân trường, hay nhiều người không thích được gọi tên cúng cơm "Thằng Cu, cái Hĩm" thuở thiếu thời, thì tao cũng không thích mầy cố tình bỏ cái tên Lý Tống được người đời nhắc nhở và thay thế bằng một cái tên vô danh tiểu tốt chẳng mấy người quen thuộc.


Vậy tao yêu cầu mầy sửa lại tên tao trong Danh Sách Khóa 65A rồi chuyển lại cho tao. Tao attach các tài liệu sau:

1. Copy các giấy tờ có tên chính thức Lý Tống.

2. Bài viết của Quang X. Phạm tố cáo Lý Tống Phi công giả.


3. Bài tao trả lời thằng Nguyễn Ngốc Dẹp phổ biến đã lâu để tụi mầy hiểu thêm vấn đề tên họ của người Việt Nam.


4. Trên tất cả các bộ đồ bay và quân phục thời Phi công ở Việt Nam đều mang tên LÝ TỐNG.


DEAR NGỐC DẸP:

1. TÊN TỤC: TAO NGHE CHỊ MẦY NÓI HỒI MỚI ĐẺ ĐẦU MẦY BỊ "DẸP" VÀ MẦY HƠI BỊ "NGỐC" NÊN CHA MẸ ĐÃ ĐẶT TÊN CHO MẦY LÀ NGUYỄN NGỐC DẸP. TẠI SAO MẦY LẠI ĐỔI THÀNH NGỌC DIỆP GIỐNG ĐÀN BÀ VÀ TỤI GAY/PD/BÓNG/HOMO/ĐỒNG TÍNH QUÁ VẬY?! 

NÊN LẤY LẠI TÊN NGUYỄN NGỐC DẸPÔNG BÀ CỤ ĐÃ ĐẶT CHO MẦY ĐỂ BÀ CON, LÀNG XÓM, HỌ HÀNG BIẾT MẦY LÀ AI! OK NGỐC DẸP?!? Tên Ngốc Dẹp của mầy cũng giống các tên Cứt, Cu, Chó, Hĩm… thường được các CỤ mê tín dị đoan đặt bởi sợ lấy tên đẹp con cháu có thể bị Bà Mụ hay Ma Quỷ bắt đi sớm!


2. ĐỔI HỌ TẠI MỸ:

PHONG TỤC, LUẬT LỆ MỸ SAU KHI LẤY CHỒNG, PHỤ NỮ PHẢI LẤY HỌ CHỒNG: BÀ HILLARY CLINTON, BÀ BARBARA BUSH… VẬY BÀ XÃ MẦY ĐÃ ĐỔI SANG HỌ NGUYỄN CHƯA? NẾU CHƯA NHẮN BÀ ĐỔI GẤP NẾU KHÔNG KHI MẦY THEO ÔNG BÀ ÔNG  VẢI BẢ SẼ KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG GIA TÀI CỦA MẦY. CÒN NẾU MẦY MẠT RỆP VÀ VỢ MÀY GIÀU CÓ, THÌ NÊN ĐỔI SANG HỌ VỢ ĐỂ THỦ THÂN CUỐI ĐỜI.


3. ĐỔI HỌ TẠI VIỆT NAM:

Theo bài Việt Nam Gia Phả, Nguồn Gốc HỌ Người Việt, đa số người Việt mang một họ trong số 16 dòng họđã từng cai trị lẫy lừng trong lịch sử. Theo thứ tự niên đại, đó là những họ Thục, Trưng, Triệu, Mai, Khúc, Lý, Phùng, Kiều, Ngô, Ðinh, Lê, Trần, Hồ, Mạc, Trịnh và Nguyễn. Hoặc họ là con cháu thật sự của những dòng họ kể trên, hoặc họ xử dụng như mượn họ hoặc bị bắt buộc mang những họ đó nhưng khác họ thật. 

Có gia đình tự ý đổi lấy họ đương triều để chứng tỏ sự trung thành. Có người do nhà vua ban cho như Nguyễn Trãi có lúc đổi tên là Lê Trãi theo họ nhà vua. Một số khác bị bắt buộc phải đổi họ của triều đại vừa bị lật đổ để lấy họ đương triều để chứng giám lòng trung thành với triều đại mới. 

Trong nhiều trường hợp, triều đình bó buộc dân gian bỏ họ gốc để lấy quốc tínhđể tránh những nhóm phản động có ý lật đổ triều đình hay làm loạn đưa người họ triều đại vừa bị lật đổ vào cho có lý do chính trị (ý trời, "thuận thiên"). 

Nhà Nguyễn thời Gia Long và Minh Mạng đã bắt những người họ đổi họ thành Nguyễn chỉ vì thời đó những kẻ cầm đầu những phong trào phản động mang họ Lê. Riêng họ Nguyễn, còn là họ triều đại quân chủ cuối cùng, có thêm một lý do khác khiến họ này trở nên thông dụng nhưng lại khó hiểu dưới mắt người Tây phương. 

Ðời Trần Thái-Tông (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà , Trần Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên Lý, đã bắt tất cả những người họ Lý là họ dòng vua vừa bị hoán vị, lẫn dân gian, phải đổi làm họ Nguyễn; tuy nhiên ý đồ thật sự là khai tử dòng vua Lý để sẽ không còn ai nhớ đến dòng họ Lý nữa. 

Ngoài ra, có người cải đổi tên họ vì
trốn sưu thuế, trốn lính hoặc bất đắc dĩ phải đổi lấy họ đương triều vì ông cha bị tội hình như "tru di tam tộc"– Đó là lý do tại sao ngày xưa khi đi thi phải khai họ ba đời. 

Có người đổi họ vì một lý do riêng tư khác. Như Hàn Thuyên vốn họ Nguyễn, được vua Trần ban cho họ Hàn vì ông làm bài văn ném xuống sông khiến cá sấu bỏ đi, như chuyện Hàn Dũ bên Trung Hoa trước đó. Và vì Hàn Thuyên hay làm thơ phú bằng quốc âm nên về sau các nhà văn học sử có khi gọi thơ văn chữ Nôm là thơ văn "Hàn luật". Hoặc như Hồ Quý Ly tổ tiên gốc người Chiết Giang (Trung Hoa) sang nước ta định cư, đến tổ tiên đời thứ tư là Hồ Liêm làm con nuôi nhà họ Lê nên đổi lấy họ

Nhưng khi Hồ Quý Ly dấy nghiệp, ông lấy lại họ Hồ và đặt cả quốc hiệu là Ðại Ngu vì ông nhận là dòng dõi nhà Ngu. Hoặc vì kiêng tên húy của vua chúa, nhiều người phải đổi họ, như ông trạng Hoàng Nghĩa Phú (1511), tổ tiên vì kiêng tên vua Lý mà đổi ra họ Trịnh, rồi lại phải đổi ra họ Trần; đến đời Trần Khắc Minh mới đổi lấy lại họ Hoàng

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ vốn họ Hồ và dòng dõi Hồ Quý Ly, sau lấy họ mẹ là Nguyễn. Cùng trường hợp với Nguyễn Quang Bích là cháu đời thứ hai của Ngô Quyền.” Cụ Cao Tổ Trịnh Duyên Xuyên có khả năng là con cháu rất gần của Cụ Chúa Trịnh Bồng, phải đổi họ để tránh sự truy sát sau cuộc tranh giành quyền lực lúc bấy giờ giữa một bên là Đinh Tích Nhưỡng - dưới quyền Chúa Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh - duới quyền Vua Lê. 

Có thể họ Trịnh dòng Chúa lúc bấy giờ phải đổi họ, đổi quê quán, để tồn tại và duy trì hậu duệ. Tuy nhiên, cũng có một thực tế trong lịch sử về việc đổi họ này là do trong dòng họ tộc nhà Chúa, có một số ít con cháu có ý phản nghịch, muốn cướp ngôi vị làm chúa, khi bị phát giác cũng buộc phải cải sang họ của mẹ. Sử sách cũng ghi lại rằng, có trường hợp: Em ruột các Bà Thái phi, hoặc các bà quận Chúa, khi lấy chồng, cũng đổi sang họ Chúa. 

Điều này cũng có thể lý giải được là sau khi Nhà Trịnh thất thể, rất có thể những trường hợp đổi sang họ Trịnh trên đây, sẽ đổi quay lại về họ gốc của mình. Tất cả những sử liệu trên cho thấy việc thay đổi họ để thích nghi với điều kiện sinh tồn lúc bấy giờ là có thực và rất khó có thể xác định được dòng họ gốc, thời gian xảy ra sự kiện của các trường hợp đổi họ. Đọc “Viết Về Gia Sử Của Dòng Họ” tại:


4. HỌ NGUYỄN: Họ Nguyễn, ngoài gốc từ họ và họ , từ đời Minh Mạng (1820-1841) trở đi, đã phân biệt nhau theo dòng và thế hệ bằng nhiều "họ mới" khác nhau. Theo thứ tự, con cháu cùng một đời mang cùng một họ riêng nhưng vẫn hiểu ngầm họ Nguyễn. Cứ mỗi "họ mới" là một đời, bắt nguồn từ bài Ðế-hệ Thi của vua Minh Mạng, dùng cho "chánh hệ" (primary royal branch) tức dòng vua Gia Long:

Miên Hồng (Hường) Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Ðịnh Long Trường
Hiền Năng Khang Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương.


Mầy vẫn mang họ Nguyễn thay vì các họ trên chứng tỏ mầy giới bình dân, không thuộc “các Mệ, Hoàng phái.”


5. LÝ TỐNG: Cao tằng cố tổ tao họ . Sau khi đổi qua nhiều họ vì những lý do nêu trên cuối cùng lấy họ . Ông anh trưởng tao lấy tên Hoàng Nhân vì muốn trở về “gần” gốc. Ông già tao bảo gia đình tao thuộc dòng dõi trực hệ của Lý Thường Kiệt nên đặt tao tên TỐNGđể khắc ghi công trạng Phá Tống Bình Chiêm. Tên tao không phải VĂN Tống mà là VẠN Tống vì chị Túy hàng xóm nhân viên Tòa Án khi làm giấy khai sinh lý luận: “Con trai lấy chữ lót VĂN con gái THỊ nghe ‘nhà quê.’” Do đó chị đề nghị đổi VĂN thành VẠNTHỊ thành THY

Nhưng do bọn “Văn Thư” quen tay, quen mắt… nên qua bao sổ sách hàng chục năm, chữ VẠN biến thành VĂN như cũ do quán tính con người. Hai thí dụ về việc tránh chữ lót Văn và Thị: Cô Thy Như bên Pháp sửa tên Thị Như bằng cách đổi “” thành “y” nên tên rất trữ tình. Võ Văn Đức (Tổ chức Nguyễn Hữu Chánh) đảo ngược vị trí thành Võ Đức Văn nghe rất “văn vẻ.” Vào quân trường Không Quân Nha Trang, khi viết tắt họ và chữ lót trên tờ giấy phạt, tao đã cố tình gạch thêm sọc dưới chữ Vđể LV TỐNG giống LY TỐNG và Tiểu Đoàn trưởng Khóa sinh Khánh Cận đã đọc nhầm đúng theo họ của tổ tiên, dòng họ tao: LÝ TỐNG. (Khóa 65 A KQ có 2 thằng có tên mới do cách viết tắt chữ trên giấy phạt bỏ túi. Thắng thứ hai là Trần Thế Vinh. 

Do viết tắt tên là Vinh T. T.2 chấm cố ý viết lớn giống chữ o nên tụi mình mới gọi hắn là VINH TÔ TÔ vậy). Lý Tống do đó có 2 nghĩa: (1) Nhà Việt Nam đánh thắng nhà TỐNG Trung Hoa và (2) Dùng không xong thì TỐNG vào mặt.


Không chỉ chú em mầy mà có những tên “dốt” về nguồn gốc HỌ người Việt (Family Name,Last Name,Surname) vẫn thường thắc mắc theo lối móc lò một cách “hơi bị ngu!” Qua Mỹ, do tên đặt trước, họ sau, tao trở thành TONG LY và tao lại phải tốn 25 MKđổi ngược lại thành LY TONG. Như vậy dù tiếng Việt hay Anh, tên tao vẫn LÝ TỐNG hay LY TONG.

LÝ TỐNG


__._,_.___


Posted by: ly tong 

LẠI NÓI VỀ VỤ THÍCH QUẢNG ÐỨC "tự thiêu"

$
0
0



From:"phat_adida
Sent: Sunday, February 21, 2016 7:09 PM
Subject: (PART 1 OF 2) LẠI NÓI VỀ VỤ THÍCH QUẢNG ÐỨC "tự thiêu"




(PART 1 OF 2)  LẠI NÓI VỀ VỤ THÍCH QUẢNG ÐỨC "tự thiêu"

Michael Nguyễn


Kính thưa quý vị:

Mới đây tên việt cộng Thoại Liên lên tiếng về vụ "tự thiêu" của Thích Quảng Ðức. Tóm tắt ý chính của hắn và những tên việt cộng khác như sau:

1.Ở Trà Vinh có giàn hỏa thiêu. Khi bị thiêu, những xác người bị đốt, toàn bộ hệ thống gân bị co rút, khiến cho các xác chết co quắp, đôi khi "đứng" bật dậy, người nhà của kẻ quá vãng phải dùng cây sào để đè xác chết xuống.

          Trong khi đó thì "bồ tát" Thích Quảng Ðức khi "tự thiêu", đã ngồi tọa thiền trong tư thế hoa sen, tay bắt ấn tam muội, và cứ khỏe re giữ vị thế đó cho đến khi ngọn lửa tàn! Tức là khi bị đốt cháy đen như cục than rồi, TQÐ vẫn cứ ngồi "thiền", thật là đáng nể!

          Như vậy thì đúng là "bồ tát" rồi chớ còn gì nữa!


          PHẢN BÁC:

          a/ Chúng tôi kèm theo bài viết này hình tên Thích Quảng Ðức "tự thiêu", tên VC Thoại Liên hãy mở to mắt ra mà nhìn!

          Qua tấm hình, quý vị thấy rõ, khi ngọn lửa xăng đã tàn rụi, xác chết của tên Thích Quảng Ðức nằm co quắp như con tôm bị rang, hai cánh tay và bàn tay bị co rút lại như người cùi! Như vậy thì làm gì có huyền thoại "bồ tát" vẫn ngồi thiền cho đến phút chót? Xác chết của Thích Quảng Ðức cũng chỉ là cái xác phàm như mọi xác chết của nhiều người khác khi bị thiêu mà thôi!

          Vấn đề này thường bị nhiều người nhầm lẫn là vì họ chỉ nhìn thấy hình tên TQÐ ngồi "thiền" trong lúc ngọn lửa đang cháy, chớ ít có ai nhìn thấy hình tên TQÐ nằm cong queo trên mặt đất KHI NGỌN LỬA XĂNG ÐÃ TÀN! Và ít ai chịu động não để suy luận, cứ nghe "truyền thông" của việt cộng nói như thế nào là tin như thế ấy!

          Lời Ðức Phật dạy như thế nào thì các phật tử đều đã quên hết, bởi vậy nên họ đã tự hại mình và hại luôn cả quốc gia, cuối cùng là bị mất nước, hàng triệu người phải sống lưu vong khắp nơi trên thế giới!

          Xin nhắc lại những lời của Phật:

          - Chớ có vội tin những lời của Ta dạy mà hãy kiểm nghiệm lại qua thực tế.

          - Chớ có nghe mà đã vội tin!

          - Chớ có thấy mà đã vội tin!

          - Thấy như dzậy mà hổng phải như dzậy!

          Thật là đáng tiếc. Lời của Phật dạy thì không nghe mà lại đi nghe những lời tuyên truyền của bọn việt gian cộng sản!

          b/ Nếu quý vị xem video clip trên mạng thì không hề có chuyện "tự thiêu". Tên sư việt cộng Nguyễn Công Hoan đã tưới xăng lên người tên TQÐ từ gáy trở xuống, rồi rưới một đường xăng từ người TQÐ ra phía sau khoảng bốn mét rồi hắn châm lửa đốt!

          Nội chuyện này thôi đã có quá nhiều sự bịa đặt láo khoét của truyền thông của bọn việt gian cộng sản, nói rằng TQÐ đã tự tay bật diêm cho ngọn lửa bùng lên! Kể cả những phóng viên ngoại quốc cũng viết láo về chuyện này, nói rằng tự tay TQÐ bật diêm! Láo, láo, láo, láo!

          c/ Như chúng tôi đã trình bày chi tiết trong bài 'Trò đại bịp Thích Quảng Ðức tự thiêu': Ba tháng trước khi bị thiêu, tên TQÐ đã bị bọn việt cộng dụ dỗ và tiêm thuốc tê làm liệt hết toàn bộ hệ thần kinh trong cơ thể. Do đó, khi bị đem ra đốt, tên TQÐ chỉ còn là một cái xác chết còn biết thở, không còn có cảm giác gì nữa. Quý vị hãy làm thí nghiệm, chích thuốc tê vào ngón tay út rồi lấy điếu thuốc lá đang cháy dí vào xem có biết đau đớn là gì không? Hoặc quý vị nào đã từng đi trám răng, chắc chắn sẽ có kinh nghiệm về chuyện này. Trước khi trám răng, nha sĩ tiêm thuốc tê vào nướu răng, sau đó mới trám. Quý vị nằm trên ghế nghe tiếng máy khoan vào răng và tiếng nạo răng nghe ken két rất kinh khủng nhưng có cảm thấy đau đớn chút nào hay không?


          d/ THÍCH QUẢNG ÐỨC KHÔNG BAO GIỜ LÀ BỒ TÁT. LÝ DO?

          Xin thưa, vì TQÐ đã vi phạm giới cấm của Phật là: Tuyệt đối cấm các tu sĩ KHÔNG được TỰ SÁT trong BẤT CỨ HOÀN CẢNH NÀO.

          Tên TQÐ là tỳ kheo đã vi phạm giới luật của Phật thì sẽ bị đọa địa ngục chớ ở đó mà thành "bồ tát"!

          Vậy mà bọn việt gian cộng sản và nhiều kẻ ngu đã hùa theo, cứ tung hô vạn tuế Thích Quảng Ðức là "bồ tát"! Ðương nhiên chúng ta lên án bọn việt gian cộng sản là lừa bịp cả thế giới nhưng chúng ta cũng phải lên án luôn những thằng ngu đã hơn 50 năm rồi mà vẫn còn ngu, không chịu mở mắt! Một con chó con, sau khi ra đời được ba ngày thì nó mở mắt, vậy mà nhiều người ngu như thằng Thoại Liên đã hơn 50 năm mà không chịu mở mắt, như vậy là thua cả con chó!

          e/ Chắc quý vị còn nhớ "ngọn đuốc sống" Lê Văn Tám của bọn việt gian cộng sản? Cái trò bịp này đã bị lột mặt nạ. Chúng tôi đã trình bày chi tiết trong bài viết 'Trò đại bịp Thích Quảng Ðức'. Bọn việt gian cộng sản đã bịa đặt và dựng đứng ra rất nhiều chuyện để lừa bịp chúng ta nhưng thật đáng tiếc cho đến bây giờ, năm 2016, nhiều người vẫn còn tin vào cái trò bịp "bồ tát" Thích Quảng Ðức!!!

          f/ Tên việt cộng Võ Văn Sáu đã lên tiếng bênh vực cho vụ "thích quảng đức" như thế này;

          - Cứ cho là TQÐ bị tiêm thuốc tê đi nhưng sau TQÐ còn có BẢY vụ tự thiêu khác, không lẽ tất cả đều bị tiêm thuốc tê?


          TRẢ LỜI:

           Bảy vụ "tự thiêu" là còn ít. Bọn việt gian cộng sản có thể ngụy tạo ra hàng trăm vụ "tự thiêu" khác, dễ ợt! Nên nhớ, mạng người đối với bọn việt gian cộng sản rẻ như bèo. Khi cần, bọn chúng sẵn sàng thí mạng cùi hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn mạng sống, miễn sao bọn chúng đạt được mục đích là thôn tính miền Nam!

          Bọn chúng có thể đi kiếm những người nghèo bị bệnh sắp chết, rồi đến thuyết phục họ như thế này:

          - A Di Ðà Phật! Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát (Kinh A Di Ðà, chuyên cầu siêu cho những người sắp chết)


          Kính thưa các bác/chú/cô/dì ....   Chúng cháu đại diện cho gia đình phật tử Quảng Ðức thuộc Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất, đến vấn an và tình nguyện tụng kinh cầu an cho cô bác. Chúng cháu biết cô bác bị bệnh ho lao (hoặc ung thư) đến thời kỳ thứ ba, thôi thì trước sau gì cũng chết. Nhà cô/bác nghèo không có đủ tiền mua hòm và làm đám tang. 

May mắn là cô/bác theo đạo Phật, cho nên gia đình phật tử chúng con thừa lệnh "ngài" hòa thượng Thích Ðôn Hậu và Thích Trí Quang đến để giúp đỡ cô /bác. Nếu chẳng may cô/bác không qua nổi con trăng này thì chúng cháu sẽ tụng kinh cầu siêu cho cô bác được về cõi Tây Phương Cực Lạc. Ðức Phật A Di Ðà sẽ đến tiếp rước cô/bác đi khỏe re. 

Ðó là về phần tâm thức. (Linh hồn) Còn về phần thể xác thì chúng cháu tình nguyện đem thiêu xác của cô bác hoàn toàn miễn phí mà khỏi cần phải nhờ đến lò hỏa thiêu làm chi cho tốn kém! Phần hỏa thiêu thì sẽ có ngài thượng tọa Thích Thoại Liêng phụ trách!


(CON TIEP)






__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Thêm một vì sao rụng : Vị tướng già trong nhà dưỡng lão đã qua đời

$
0
0





Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai , cựu Chỉ huy trưởng  binh chủng Biệt Động Quân QLVNCH vừa qua đời lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật  ngày 21-2-2016 tại Galand, Dallas, Texas, hưởng thọ 87 tuổi


Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Không! Tôi dứt khoát là không. Vài năm trước đây và ngay bây giờ, có nhiều nhà xuất bản Mỹ và Việt đề nghị tôi viết hồi ký và họ sẽ giúp xuất bản. Tôi trả lời là đối với tôi điều nầy khó quá. Bởi nếu đã viết, thì phải nói hết, nói thật, mọi sự việc mà tôi nghe, tôi biết, tôi thấy. Như vậy e rằng sẽ làm mất lòng nhiều người. Hơn nữa, vấn đề nầy tôi xin bày tỏ quan niệm tôi qua hai câu của người xưa:

BẠI BINH CHI TƯỚNG, BẤT KHẢ NGÔN DŨNG
VONG QUỐC CHI ĐẠI PHU, BẤT KHẢ NGÔN TRÍ.

(Tướng bại trận không thể nói mạnh.
Quan mất nước, không thể nói hay)

Xin gửi lại bài viết của ký giả Huy Phương đã đăng trên nhật báo Người Việt ngày 23-12-2015 : Vị Tướng già trong nhà dưỡng lão 



Sơ lược Tiểu sử của cố Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai


Người tù cuối cùng được thả, sau 17 năm tù cải tạo! TT. Đỗ Kế Giai tuyên bố trong tù: “TÔI KHÔNG XIN KHOAN HỒNG VÌ TRONG TRẠI TÂN LẬP CÓ HÀNG TRĂM ĐÀN EM CỦA TÔI CHƯA THẢ THÌ HÀ CỚ GÌ TÔI ĐƯỢC VỀ TRƯỚC HỌ ! HÃY THẢ HỌ TRƯỚC ĐI CÒN TÔI LÀ NGƯỜI VỀ SAU CÙNG!”



Thiếu tướng Đỗ Kế Giai (1929-2016), nguyên là tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa


Ông sinh vào tháng 6 năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ. Ông đã tốt nghiệp Trung học phổ thông chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (BAC.1).

Tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 49/118.249. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (sau cải danh thành trường Võ bị Quốc gia. Khai giảng ngày 1/7/1951, mãn khóa ngày 24/4/1952). Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được chọn phục vụ trong Tiểu đoàn 3 Nhảy dù của Quân đội Quốc gia Việt Nam, đồn trú tại Hà Nội.

Tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genėve, ông được thăng cấp Trung úy và cùng đơn vị di chuyển vào Nam đồn trú tại Nha Trang.

Năm 1955, sau khi chuyển sang cơ cấu mới của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy dù thay thế Đại úy Nguyễn Văn Viên.


 Tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Thiếu tá nhiệm chức.

Trung tuần tháng 11 năm 1960, ông chuyển sang làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù thay thế Thiếu tá Ngô Xuân Soạn (bị sát hại vào nửa đêm ngày 11/11/1960 tại hậu cứ Tiểu đoàn 3 Dù vì không chịu tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu).

Tháng giêng năm 1962, ông được cử làm Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 2 Nhảy dù vừa được thành lập.

 Đến đầu năm 1965, ông được thăng cấp Trung tá và bàn giao Chiến đoàn 2 Dù lại cho Thiếu tá Ngô Xuân Nghị (là em ruột của Th.tá Ngô Xuân Soạn).

 Sau đó, ông được chuyển sang làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 25 bộ binh do Đại tá Nguyễn Thanh Sằng làm Tư lệnh.

Tháng 9 năm 1966, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 10 bộ binh thay thế Thiếu tướng Lữ Lan đi làm Chỉ huy trưởng trường Đại học Quân sự tại Đà Lạt.(Đầu năm 1967, ông sáng kiến đề nghị cải danh Sư đoàn 10 Bộ binh thành Sư đoàn 18 Bộ binh và được Bộ Tổng tham mưu chấp thuận)

Đầu tháng 11 năm 1967, ông được vinh thăng hàm Chuẩn tướng tại nhiệm. Ngày 20 tháng 8 năm 1969, ông nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 18 lại cho Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ (nguyên Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức). Sau đó, ông được điều động về phục vụ tại Bộ Tổng tham mưu

Tháng 8 năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Binh chủng Biệt động quân . Tháng 4 năm 1974, ông được vinh thăng Thiếu tướng nhiệm chức.


Sau ngày 30 tháng 4, ông bị nhà cầm quyền cộng sản bắt đi tù cải tạo và bị lưu đày suốt 17 năm, mãi cho đến ngày 5 tháng 5 năm 1992 ông mới được trả tự do.

Tháng 10 năm 1993, ông được xuất cảnh sang Hoa Kỳ theo diện H.O, định cư tại Garland, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Hôm qua, ngày 21 tháng 2 năm 2016, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 87 tuổi.

(HNPD)




Vị tướng già trong nhà dưỡng lão 
Wednesday, December 23, 2015 3:19:30 PM 


    Print    Email       




Huy Phương/Người Việt


“Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời!”

(Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai)


DALLAS 
Một người bình thường lúc về già sống cô đơn trong nhà dưỡng lão đã là một chuyện buồn, một vị tướng lãnh đã từng bao năm trận mạc, hôm nay sống trong một nhà dưỡng lão quạnh hiu đã gây không ít cho chúng tôi những cảm xúc bùi ngùi đau xót khi đến thăm ông.

Cùng với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt-Dallas, chúng tôi đến thăm Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai vào một chiều Chủ Nhật mùa Ðông tại “Pleasant Valley Healthcare and Rehabilication Center, 1525 Pleasant Valley Rd., Garland, TX 75040.” Khi chúng tôi bước vào phòng, thấy ông đang ngồi trên chiếc xe lăn, ông cho biết đang thay y phục, nên chúng tôi tạm lui ra chờ. Khi trở lại, ông đã tươm tất hơn trong bộ đồ mới.


Ký giả Huy Phương và Thiếu Tướng Giai trong nhà dưỡng lão ở Dallas Ft Worth tháng 12, 2015. (Hình: Thái Hóa Lộc)


Nhận ra anh Lộc là người quen, thường thăm viếng ông, ông vui vẻ chuyện trò và nhờ chúng tôi đẩy ông ra ngoài phòng khách ngay lối ra vào, nơi mà các y tá có thể quan sát. Ở đây đã có nhiều ông bà già hiện diện, tất cả đều ngồi xe lăn. Ðây là một thói quen của ông, mỗi chiều, hoặc là ngồi đây vui hơn, hoặc là ông đang chờ ai đó, có thể vào thăm ông. Vào chiều Chủ Nhật, nhưng tôi không thấy có một thân nhân nào đến thăm những bệnh nhân ở đây, ngoài chúng tôi đang ngồi với Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai.

Ông chuyện trò rời rạc, khi đáp những của thăm hỏi của tôi, là người khách lần đầu đến thăm ông.
Lúc còn khỏe và tỉnh táo, trí nhớ tốt, mỗi tuần ba ngày, ông đến sinh hoạt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên tại thành phố Garland.

Bà Ðỗ Kế Giai qua đời vào tháng 11, 2012 sau khi ông vào bệnh viện được ba tháng. Từ bệnh viện, ông được chuyển thẳng về trung tâm này.

Ông bà có tất cả bảy người con, một gái và sáu trai. Bốn người đều ở các tiểu bang xa, chỉ còn lại ba người con trai ở gần ông. Hiện nay, ông còn có thể tự ăn uống và lo chuyện vệ sinh cho mình. Ông đã ở đây hơn ba năm, và tỏ bày: “Ở đây buồn quá!”

Những vị cao niên nằm trong viện dưỡng lão như hoàn cảnh của ông, còn nhớ chuyện này chuyện nọ, còn biết buồn, biết vui, có lẽ cảm thấy khổ hơn là những người đã mất trí nhớ hoàn toàn.

Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt.

Lần lượt ông đã giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân của SÐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4, 1974.


Hình Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai 42 năm về trước. (Hình: Gia đình cung cấp)



Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại vì trách nhiệm của một tướng lãnh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh khác ra Bắc Việt.

Ðến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.

Ông và gia đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.

Theo lời kể của anh Thái Hóa Lộc, không phải là thân thích của ông, người vẫn thường ghé thăm ông, cho biết ông thích ăn các thức ăn Pháp và thích nhâm nhi chút rượu, nếu có thể. Lúc còn khỏe, ông cũng sẵn sàng nói chuyện xảy ra trong thời loạn lạc, một số chi tiết về Ðại Tướng Cao Văn Viên liên quan đến vụ đảo chánh 1963, cái chết của Thiếu Tá Nhung và một số chi tiết nhưng ông yêu cầu không nên đưa lên báo chí.

Bây giờ có chuyện nhớ chuyện quên nhưng ông cho biết vào mùa Ðông thân thể thường đau nhức, “chỉ có Wishky mới trị nổi thôi,” điều mà bác sĩ hoàn toàn cấm, nhưng đôi khi các cô y tá cũng thông cảm cho ông, khi biết ông xưa kia là một tướng lãnh.

Ông tâm sự với chúng tôi, là ông đã nghĩ đến ngày ra đi và không sợ chết. Ngày ông mất, xin nhờ bên anh em thuộc binh chủng Nhảy Dù lo chuyện hậu sự cho ông tươm tất là ông cảm thấy mãn nguyện rồi.
Ông đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài ông đã làm trong nhà tù Bắc Việt sau 9 năm bị giam cầm (khoảng năm 1984.) Bài thơ dài 65 câu, lời thơ đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lãnh thất trận và là của một người tù không bản án, vô vọng không có ngày về.

Chỉ trong vòng mười lăm phút, ông đã đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài thơ này ba lần, điều này chứng tỏ ông đã đi vào thời kỳ lú lẫn. Anh Thái Hóa Lộc cho tôi biết, ông thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Ông cho biết trong nhà tù ông đã làm bài thơ và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại nên thuộc nằm lòng, mà không dám viết ra giấy.

Trong khi Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù Việt Bắc, chúng tôi đã ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lão xa lạ. Vì khuôn khổ của trang báo, chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài thơ của ông, bài thơ chưa đặt tên:

...“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng.

(Ðỗ Kế Giai-1984)




__._,_.___


Posted by: tuong pham <

Những Năm Tháng Đã Đi Vào Quân Sử

$
0
0


On Thursday, 25 February 2016, 14:49, "Khuong Tran > wrote:




---------- Forwarded message ----------

Date: 2016-02-24 20:14 GMT-08:00
Subject: Những Năm Tháng Đã Đi Vào Quân Sử



---------- Forwarded message ----------
From:
Date: 2016-02-23 6:45 GMT-08:00
Subject: Những Năm Tháng Đã Đi Vào Quân Sử
To:



tqlc
Lời tác giả 

Kính thưa qúy vị và các Niên Trưởng cùng các bạn Mũ Xanh,
Sau đây là một số những dữ kiện trong những trận đánh mà tôi có liên hệ, hoặc Tôi viết có liên quan đến những người khác thì là do chính cá nhân các vị ấy cho dữ kiện. Tôi sợ viết ra những điều mà mình không thưc sự biết chỉ nghe kể lại thì có khi không chính xác rồi gây nên những tranh cãi không tránh được. Mong qúy vị và các bạn thông cảm


tqlc0


Thủy Quân Lục Chiến được nhiều người biết đến sau chiến thắng tại Quận Đầm Dơi Tỉnh An Xuyên của Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến ngày 10 tháng 9 năm 1963. Đã 41 năm rồi, muốn quên, nhưng lại càng nhớ thêm. Đầu năm 63, TQLC có 2 cuộc hành quân do Liên Đoàn chỉ huy. Trận Sóng Tinh Thương và Mật khu Đỗ Xá, 2 lần đều là TĐ2 Đại Uý Nguyễn Thành Yên và TĐ4 Đại Úy Bùi Thế Lân Tiểu Đoàn Trưởng. Cả 2 trận trên đều không có đụng độ nào. 

Trận Đầm Dơi Đại Úy Nguyễn Thành Yên ( Khóa 6 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt ) Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Úy Phạm Nhã Đại Đội 1, Đại Úy Nguyễn Văn Hay Đại Đội 2, Trung Úy Nguyễn Năng Bảo Đại Đội 3, Trung Úy Ngô Văn Định Đại Đội 4. Tiểu Đoàn được đăt thuộc quyền xử dụng của Quân Đoàn 4. 

Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao Tư Lệnh Quân Đoàn. Quân Đoàn lại tăng phái Tiểu Đoàn 2 cho Tiểu Khu An Xuyên, Tiểu khu trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Thanh Hoàng. Lúc này Binh chủng TQLC mang tên Liên Đoàn TQLC. Trung Tá Lê Nguyên Khang Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn. Các Tiểu Đoàn TQLC hành quân thường được tăng phái đi các khu Chiến Thuật hoặc Tiểu Khu.


nt001

Chiến thắng Đầm Dơi của Tiểu Đoàn 2 là chiến thắng lớn nhất của QLVNCH năm 1963. 4 Sĩ quan Đại Đội Trưởng được Tổng Thống Ngô Đình Diệm ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu.


Khi về đến Saigòn thì đoàn xe vào trại Cửu Long để Đại Úy Yên vào gặp Trung Tá Chỉ Huy Trưởng. Khi đến trại Cửu Long được rất đông anh em Tiểu Đoàn 3 đứng 2 bên đường đón tiếp rất là cảm động.


Vì Tiều Đoàn về nghỉ thời gian ngắn, nên Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn không có tổ chức lễ gắn huy chương. Huy chương được gửi về hậu cứ Tiểu Đoàn cho các quân nhân được ân thưởng.


Ngày 31-12-64, Tiểu Đoàn 4 TQLC tham dự Trận Bình Giả, Thiếu tá Nguyễn Văn Nho Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Úy Trần Văn Hoán Tiểu Đoàn Phó tử trận cùng nhiều quân nhân trong tiểu đoàn. Trong cuộc hành quân này, Tiểu Đoàn 4 đã gây cho Việt Cộng nhiều tổn thất, nhưng bên ta cũng thiệt hại nặng vì không có phi pháo yểm trợ và ta ở vị thế bất lợi khi tiến vào khu rừng cao su đã được Địch quân bố trí sẵn.


nt002Năm 1965 chiến thắng Phụng Dư Bình Định ngày 8 tháng 4. Cũng Tiểu Đoàn 2 đã đánh tan một Trung Đoàn của Sư Đoàn Sao Vàng. Thiếu Tá Hoàng Tích Thông Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Úy Phạm Nhã Đại Đội 1, Đại Úy Nguyễn Văn Hay Đại Đội 2, Đại Úy Nguyễn Năng Bảo Đại Đội 3, Đại Úy Ngô Văn Định Đại Đội 4. Cuộc hành quân này do Trung Tá Nguyễn Thành Yên Chiến Đoàn Trưởng chỉ huy gồm Tiểu Đoàn 1, Thiếu Tá Tôn Thất Soạn Tiểu Đoàn Trưởng và Tiểu Đoàn 2 Thiếu Tá Hoàng Tích Thông. Chiến Đoàn đặt thuộc quyền xử dụng của Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Chuẩn Tướng Nguyễn Thanh Sằng Tư Lệnh Sư Đoàn. Sau chiến thắng này 4 Đại Đội Trưởng Tiểu Đoàn 2 đã được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu.


Liên Đoàn TQLC trở thành Lữ Đoàn Thủy Quân Lục chiến năm 1965. 
Thiếu Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh Lữ Đoàn. Lúc này TQLC có 4 Tiểu Đoàn 1,2,3,4 và TĐ5 dang thành lập chưa xong..

Chiến Đoàn A và B dưới quyền chì huy của Trung Tá Nguyễn Thành Yên, Tôn Thất Soạn và Hoàng Tích Thông đã lập nhiều thành tích từ đầu năm 65 cho đến ngày đổi danh hiệu là Lữ Đoàn A và B. Đã mang lại cho Quân Kỳ Binh Chủng 4 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội. Lữ Đoàn được mang giây biểu chương màu Quân Công Bội Tinh.

Đại Tá Soạn được ân thưởng nhiểu huy chương, Đệ Tứ Đẳng BQHC kỳ Tết Mậu Thân, Đệ Tam Đẳng BQHC thường niên năm 1972. Huy chương Chung Mu của Tổng Thống Đại Hàn năm 1967 và 2 huy chương Hoa Kỳ, 1 Silver Star”V” và 1 Bronze Star “ V “( Dữ kiện do Đại Tá Soạn cung cấp)

Ngày 29-6-1966, Tiểu Đoàn 2 di chuyển từ An Hòa ( Huế ) ra Quảng Trị tăng phái cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh.

Thành phần TĐ2 gồm Thiếu Tá Lê Hằng Minh Tiểu Đoàn Trưởng
Đại Úy Nguyễn Văn Hay Tiểu Đoàn Phó kiêm ĐĐT/ĐĐ2
Đại Úy Trần Kim Hoàng ĐĐT/ĐĐ1
Trung Úy Đinh Xuân Lãm ĐĐT/ĐĐ3
Đại Úy Nguyễn Xuân Phúc ĐĐT/ĐĐ4
Trung Úy Trần Kim Đệ ĐĐT/ĐĐCH

Tiểu Đoàn bị phục kích tại Phong Điền Thừa Thiên, 42 Quân nhân tử trận trong đó có Sĩ quan Trưởng ban 5 và Tiểu Đoàn Trưởng, 95 người bị thương, trong số này có 10 Sĩ quan và Cố vấn trưởng Tiểu Đoàn. Việt cộng có trên 50 chết tại trận. Khi chúng rút lui đã bị lực lượng Mỹ đánh chặn đường, giết 223 và bắt 9 tù binh, tịch thu nhiều súng cá nhân và 1 Đại bác 75 ly đủ bộ.(Trích tài liệu báo cáo của Đại Úy Thomas Campbell, Cố Vấn Trưởng TĐ2).

Đại Úy Ngô Văn Định Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3 được chỉ định làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 TQLC thay thế cố Trung Tá Lê Hằng Minh ngày 29-6-1966 tại mặt trận .

Cố Trung Tá Lê Hằng Minh

Cố Trung Tá Lê Hằng Minh

Thiếu Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh Lữ Đoàn TQLC được thăng cấp Trung Tướng năm 1966. Tổ chức tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.


nt003

Năm 1967, trận Đêm Hưu Chiến tại khu vực Rạch Cái Thia, Giáo Đức tỉnh Định Tường đêm 31-12- 67 của Tiểu Đoàn 1 Thiếu Tá Phan Văn Thắng TĐT và Tiểu Đoàn 2 Thiếu Tá Ngô Văn Định, Trung Tá Tôn Thất Soạn Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn B chỉ huy tăng phái cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh. TĐ1 và TĐ2 đã gây tổn thất nặng cho Tiểu Đoàn 261 và 262 chủ lực miền Việt cộng, khi chúng tấn công vào vị trí Bộ chỉ huy TĐ2 do ĐĐ2 của Đại Uý Đinh Xuân Lãm bảo vệ. Ta tịch thu rất nhiều vũ khí. Đã được triển lãm ở sân Quận lỵ Giáo Đức. Sau trận này Hiệu Kỳ Tiểu Đoàn 2 được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 5.


Năm 1967, Tiểu Đoàn 5 Thiếu Tá Phạm Nhã Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Úy Nguyễn Xuân Phúc Tiểu Đoàn Phó, Các Đaị Đội Trưởng, Đại Đội 1 Trung Úy Hồ Quang Lịch, Đại Đội 2 Trung Úy Cổ Tấn Tịnh Châu, Đại Đội 3 Trung Úy Đoàn Đức Nghi, Đại Đội 4 Trung Úy Đỗ Hữu Tùng, ĐĐCH Trung Úy Huỳnh Văn Phú.. Tiểu Đoàn tăng phái cho Sư Đoàn 9 Lục Quân Hoa Kỳ, đã chiến thắng trong trận đánh tại Rạch Ruộng vùng ranh giới Định Tường, Kiến Phong làm Tướng Tư lệnh Sư Đoàn 9 kính nể Thủy Quân Lục Chiến VN. 

Chiến thắng của Tìểu Đoàn 5 ở Rạch Ruộng là chiến thắng lớn của TQLC tháng 12 năm 1967. Một số quân nhân đã được trao gắn huy chương Việt Mỹ, Trong đó Thiếu Tá Phạm Nhã và Hạ Sĩ Hiếu được trao gắn Silver Star. Trung Úy Hồ Quang Lịch được đặc cách thăng cấp Đại Úy và được trao gắn Bronze Star của Hoa Kỳ.

Hiệu kỳ Tiểu Đoàn 5 và Thiếu Tá Phạm Nhã Tiểu Đoàn Trưởng được tuyên dương công trạng trước Quân Đội


nt004Năm 1968, Tết Mậu Thân, Chiến Đoàn A Trung Tá Hoàng Tích Thông và Chiến Đoàn B Trung Tá Tôn Thất Soạn hành quân ở Sài gòn và Huế. Tất cả các Tiểu Đoàn đều lập nhiều thành tích trong trận Mậu Thân. TĐ6 đã đánh tan đơn vị VC xâm nhập vào khu vực Bình hòa, bắt sống nhiều tù binh và thu nhiều vũ khí. Trong suốt thời gian Tết Mậu Thân, TĐ2 được tăng phái cho Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, hoặc Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn trực tiếp chỉ huy. TĐ2 đã tiêu diệt hầu hết những đỏn vị đã xâm nhập vào những nơi trọng yếu mà TĐ2 trách nhiệm trong Đô Thành như: Trường Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu, Cầu chữ Y, hãng rượu Bình Tây, Quận 6, Đài Phát thanh Sài Gòn, Chùa Ấn Quang, Đường Khổng Tử Chợ Lớn, Trường đua Phú Thọ. Chận đứng và tiêu diệt các đơn vị vào Sài Gòn theo ngả Mũi tàu Phú Lâm, Cầu Kinh Thị Nghè và cầu Xa lộ. TĐ được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 6. Thiếu Tá Ngô Văn Định được thăng cấp Trung Tá ngày 19-6-68.


Trung Tướng Lê Nguyên Khang đã gắn huy chương cho Hiệu Kỳ Tiểu Đoàn 2 và Trung Tá Định Tiểu Đoàn Trưởng tại sân Bộ Tư Lệnh ngày 1 tháng 10 năm 1968. Tiểu Đoàn 2 là đơn vị đầu tiên trong Sư Đoàn được mang giây biểu chương mầu Bảo Quốc Huân Chương.


Ngày 1 tháng 10 năm 1968, Lữ Đoàn TQLC đổi danh hiệu là Sư Đoàn TQLC. Gồm Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, 2 Chiến Đoàn A và B và các đơn vị yểm trợ. Trung Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh.

Đại Tá Nguyễn Thành Yên Tư Lệnh Phó
Đại Tá Bùi Thế Lân Tham Mưu Trưởng
Trung Tá Hoàng Tích Thông Chiến Đoàn Trưởng /CĐA
Trung Tá Tôn Thất Soạn Chiến Đoàn Trưởng /CĐB

Trận Khiêm Hanh và Bời Lời của Tiểu Đoàn 2 TQLC từ ngày 14 đến ngày 19 tháng 9 năm 68.

Trung Tá Ngô Văn Định Tiểu Đoàn Trưởng
Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ Tiểu Đoàn Phó (Đi dự khóa học )
Trưởng Ban 3 Đại Úy Đinh Xuân Lãm
ĐĐT/ ĐĐ1 Đại Úy Tô Văn Cấp
ĐĐT/ ĐĐ2 Đại Úy Trần Kim Đệ
ĐĐT/ ĐĐ3 Đại Úy Trần Văn Thương
ĐĐT/ ĐĐ4 Đại Úy Vũ Đoan Dzoan.

TĐ2 đã loại ra khỏi chiến trường Tiểu Đoàn 14D chủ lực tỉnh Tây Ninh và Trung Đoàn 33 chính quy Bắc Việt.

Hiệu Kỳ Tiểu Đoàn được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 7.

nt005
Ngày 28 tháng 12 năm 68, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC và phái đoàn chính phủ đã đến thăm anh em Tiểu Đoàn 2 tại Hậu cứ Thủ Đức.


Tháng 5 năm 70, Lữ Đoàn 258 do Đại Tá Tôn Thất Soạn chỉ huy là Lữ Đoàn đầu tiên hành quân vượt biên sang Cam Bốt, Trong cuộc hành quân này Đại Tá Tôn Thất Soạn đã được Tư Lệnh Quân Đoàn 4 đề nghị điều chỉnh đặc cách tại mặt trận cấp bực Đại Tá thực thụ kề từ ngày 1 tháng 7 năm 1970. Đại Tá Soạn bàn giao Lữ Đoàn 258 cho Trung Tá Nguyễn Thành Trí Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 tháng 6 năm 70..Sau đó các Lữ Đoàn 147, Trung Tá Hoàng Tích Thông và Lữ Đoàn 369, Trung Tá Ngô Văn Định chỉ huy cũng lần lượt hành quân tại Cam Bốt đặt thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Tư Lệnh Quân Đoàn 4 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.


Tháng 7 năm 1970, Lữ Đoàn 369 hành quân giải tỏa áp lực địch trên quộc lộ 4 từ Nam Vang đi hải cảng Sihanouk Ville, Tiểu Đoàn 8 Thiếu Tá Nguyễn Văn Phán và Tiểu Đoàn 9 Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ đã hoàn thành nhiệm vụ sau những cuộc chạm súng ác liệt trên vùng đồi núi 2 bên quốc lộ. TĐ8 và TĐ9 thuộc Lữ Đoàn 369 đã được nhiều huy chương trong trận này. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 4 cũng đến thăm Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn tại địa điểm hành quân và khen ngợi các Tiểu Đoàn Trưởng.


Đại Tá Bùi Thế Lân Tư Lệnh Phó Sư Đoàn cũng đến Neak Luong thăm các đơn vị. Trung Tá Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 đã hướng dẫn Đại Tá Tư Lệnh Phó đến thăm anh em thương bệnh binh tại bệnh viện Neak Luong, sau đó đi thăm TĐ8 và TĐ9 tại măt trận. Trong dịp này Đại Tá Tư Lệnh Phó có trao gắn một số huy chương cho anh em TĐ8 và TĐ9.


Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc Tiểu Đoàn Trưởng, thời gian này trực thuộc Lữ Đoàn 147( Trung Tá Hoàng Tích Thông Lữ Đoàn Trưởng ) đã đánh bại 1 Trung Đoàn Cộng Sản ở Preyvieng Cam Bốt, Tiểu Đoàn đuợc tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 8 và được mang giây biểu chương mầu Tam Hợp


Trung Tá Ngô Văn Định bàn giao Lữ Đoàn 369 cho Trung Tá Phạm Văn Chung tháng 12 năm 1970

Từ ngày thành lập cho đến năm 1970 Quân Kỳ Sư Đoàn TQLC được tuyên dương công trạng trước Quân Đội 5 lần. Do công trạng của nhiều Tiểu Đoàn trong các cuộc hành quân riêng biệt, hoặc dưới sự chỉ huy trực tiếp của các Chiến Đoàn TQLC


Đầu năm 1971, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn tham dự hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào. Đây là lần đầu tiên Sư Đoàn TQLC trực tiếp chỉ huy 3 Lữ Đoàn TQLC tham dự hành quân, Đại Tá Bùi Thế Lân Tư Lệnh Phó chỉ huy.

LĐ 147 Đại Tá Hoàng Tích Thông.
LĐ 258 Trung Tá Nguyễn Thành Trí.
LĐ 369 Trung Tá Phạm Văn Chung.

Trong cuộc hành quân này Thủy Quân Lục Chiến là Sư Đoàn ít bị tổn thất nhất.
Sau cuộc hành quân này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu cho Quân Kỳ Sư Đoàn lần thứ 6. Sư Đoàn được mang giây biểu chương mầu Bảo Quốc Huân Chương.

Sau hành quân Lam sơn 719 năm 71, Đại Tá Hoàng Tích Thông bàn giao Lữ Đoàn 147 cho Trung Tá Nguyễn Năng Bảo.


Tháng 7 năm 71, Đại Tá Nguyễn Thành Trí đi học khoá Command and Staff College ở Quantico, VA Hoa Kỳ, bàn giao Lữ Đoàn 258 cho Trung Tá Ngô Văn Định. Khi trở về nước được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn giữa năm 1972. Đại Tá Trí là một trong số những Sĩ quan có nhiều huy chương Việt Nam, và có thể là người có nhiều huy chương Hoa Kỳ nhất trong Sư Đoàn, 1 Bronze Star With “V”, 1 Navy Commendation With “V” và 3 Silver Star With “ V “ về những công trận thời ông làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1. ( Dữ kiện do Đại Tá Trí cung cấp )

nt006

Đầu tháng 10 năm 1971, Tiểu Đoàn 9 TQLC dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Phạm Văn Chung Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 tăng phái cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 810, được trao phó nhiệm vụ tái chiếm một căn cứ của Hoa Kỳ có tên là “Động Cù-Mông”. 

Căn cứ này đã bị buộc phải triệt thoái sau khi bị quân cộng sản Bắc Việt tràn ngập.

Tiểu Đoàn 9 TQLC đã phải chiến đấu rất gay go để chiếm lại căn cứ, cùng thu hồi được gần 100 thi hài cho quân bạn (Mỹ và Việt).

Sau cuộc Hành Quân Lam Sơn 810, Thiếu tá Nguyễn Kim Đễ TĐT/TĐ9/TQLC đã được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân chương kèm Anh dũng bội tinh với nhành Dương liễu. Tuy nhiên anh vẫn là người chưa có được một huy chương nào của Hoa Kỳ.( Dữ kiện do Trung Tá Nguyễn Kim Đễ cung cấp)

Cuộc hành quân Lam Sơn 810 chấm dứt, Trung Tá Phạm Văn Chung Lữ Đoàn Trưởng 369 được đặc cách thăng cấp Đại Tá.


Đầu tháng 4 năm 72, Lữ Đoàn 258 cũng lập 1 chiến công lớn trong dịp lễ Phục Sinh 72. Trận đánh với bộ binh và chiến xa Bắc Việt ở Pedro và Ái Tử của Lữ Đoàn 258 từ ngày 9 đến 12 tháng 4 năm 72. Đây là trận đánh lần đầu tiên với quân Bắc Việt có chiến xa trên chiến trường Quân Khu 1. 

Trung Đoàn bộ binh Bắc Việt bị TĐ1,TĐ3,TĐ6 và TĐ3 Pháo Binh gây tổn thất nặng, Trung Đoàn chiến xa bị bắn cháy và bị mìn không chiếc nào thoát. Thiếu Tá Đỗ Hữu Tùng Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 được thăng cấp Trung Tá. Trung Tá Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng 258 được thăng cấp Đại Tá kể từ ngày 9 tháng 4 năm 1972.


nt007

Riêng mặt trận ở cầu Đông Hà kể từ ngày 1 tháng 4 đến 8 tháng 4 năm 72, Tiểu Đoàn 3 TQLC Thiếu Tá Lê Bá Bình Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Úy Trần Kim Đệ Tiểu Đoàn phó, Trường ban 3 Đại Úy Trần Công Bằng, Đại Đội Trưởng ĐĐCH Trung Úy Nguyễn Văn Hào, ĐĐ1 Trung Úy Nguyễn Kim Chung, ĐĐ2 Trung Úy Giang Văn Nhân, ĐĐ3 Đại Úy Lê Qúy Bình, ĐĐ4 Trung úy Nguyễn Văn Dương và anh em Sói Biển đã chận đứng được đơn vị Bắc Việt cấp Sư Đoàn có chiến xa tiến về hướng cầu Đông Hà, bắn cháy nhiều chiến xa, gây thiệt hại nặng cho các đơn vị bộ binh. Sau trận này Thiếu Tá Lê Bá Bình được đặc cách thăng cấp Trung Tá. Trung Tá Lê Bá Bình còn được Tổng Thống Hoa Kỳ ân thưởng huy chương Silver Star trong trận này và đã được cựu Đại Tướng TQLC Hoa Kỳ Boomer, Walter E.,( Cựu Thiếu Tá Cố vấn Tiểu Đoàn 4 năm 1971 tại căn cứ Sarge ) trao gắn ngày Đại Hội TQLC Việt Nam 2003 tại Washington D.C.
Được Đệ Tứ Đẳng BQHC thời gian TĐ3 hoạt động ở Ái Từ.( Dữ kiện do Trung Tá Lê Bá Bình cung cấp)


Ngày 3 tháng 5-1972, Trung Tướng Lê Nguyên Khang bàn giao chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC cho Đại Tá Bùi Thế Lân Tư lệnh Phó. Trung Tướng Khang về Bộ Tổng Tham Mưu giữ chức vụ Tham Mưu Phó Hành Quân.


Đầu tháng 5 năm 72, Trận đánh ở tuyến Sông Mỹ Chánh 15 cây số Nam Hải Lăng. Lữ Đoàn 369 do Đại Tá Phạm Văn Chung chỉ huy các Tiểu Đoàn 2 Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, Tiểu Đoàn 5 Thiếu Tá Hồ Quang Lịch và Tiểu Đoàn 9 Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ đã giữ vững tuyến Mỹ Chánh và ngăn chặn được lực lượng hùng hậu của Địch gồm Bộ Binh và chiến xa có ý định tiến thẳng về Huế. Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 9 được thăng cấp đặc cách Trung Tá Thực Thụ trong trận này và được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gắn cấp bậc Trung Tá cùng 1 lần với nhiều Sĩ quan khác tại Huế. Trong đó có Đại Tá Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được thăng cấp Chuẩn Tướng.

nt008


Sau khi Lữ Đoàn 369 chặn đứng và đánh tan các đơn vị Việt Cộng có ý định vượt tuyến Mỹ Chánh để tiến thẳng về phía Nam. Tháng 5 năm 72, Đại Tá Phạm Văn Chung bàn giao Lữ Đoàn 369 cho Trung Tá Nguyễn Thế Lương, Đại Tá Chung thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Hành Quân Sư Đoàn. Ít lâu sau anh được biệt phái đi làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Quảng Nam.


Ngày 28 tháng 6 năm 72, Hành quân tái chiếm Quảng Trị bắt đầu. Cuộc hành quân này là cuộc hành quân lần thứ 2 ở cấp bộ Sư Đoàn do Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến trực tiếp chỉ huy gồm LĐ 147, 258 và 369 TQLC.


Ngày 11 tháng 7, Chuẩn Tướng Tư Lệnh quyết định xử dụng Tiểu Đoàn 1 TQLC trực thăng vận vào vùng Thôn Bích La Nam, Triệu Phong, đông bắc thị xã Quảng Trị chừng 2 cây số. Đây là một vị trí quan trọng, nếu chiếm được sẽ làm dễ dàng hơn cho việc tấn công Quảng Trị.

Cuộc hành quân sử dụng 32 chiếc trực thăng đủ loại, 17 chiếc loại CH53 mới nhất của Quân Đội Hoa Kỳ (1972) chở được 60 người, 15 chiếc Chinook CH 46 chở 20 người. Tất cả đều được dùng để di chuyển toàn bộ Tiểu đoàn đến mục tiêu. Khi tới bãi đáp một trực thăng đã bị hỏa tiễn SA7 bằn trúng nổ tung, đa số TQLC trên máy bay đều tử nạn. Trong số 32 chiếc trục thăng sử dụng thì đã có đến 29 chiếc bị trúng đạn phòng không, 1 nổ tung ở bãi đáp, 2 chiếc bị rớt (1 rớt xuống biển)

Tiểu đoàn 1 TQLC do Thiếu Tá Nguyễn Đăng Hoà chỉ huy đã bị tổn thất nặng, hơn 200 người bị tử thương và bị thương. Tiểu đoàn phải đương đầu với lực lượng hùng hậu của đối phương có nhiều chiến xa nhưng vẫn cố thủ được vị trí và chống trả được những cuộc tấn công của quân Bắc Việt.


Trâu Điên bắt tay với Quái Điểu ngày 14 tháng 7 năm 72.

Ngay sau khi Tiểu Đoàn 1 TQLC nhẩy xuống quận Triệu Phong tỉnh Quảng Trị vào ngày 11 tháng 7 năm 1972 thì lệnh của Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC là trong 48 tiếng đồng hồ TĐ2 TQLC phải tiến quân thần tốc bằng mọi giá để bắt tay với TĐ1 TQLC đang bị địch bao vây chia cắt cố tiêu diệt hay bắt sống toàn bộ Tiểu đoàn Kinh Kha này bên bờ sông Vĩnh Định.


Nhìn vào bản đồ với các mục tiêu Địch trải dài trên 40 cây số chốt dầy đặc dọc theo hương lộ 555 từ Thừa Thiên hướng về Quảng trị, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Trâu Điên Trần Văn Hợp cau mày rồi nhìn tôi và Sĩ Quan ban 3 như chia sẻ một quyết định táo bạo và thần kỳ sắp được bắt đầu. 

Cánh phó dưới sự chỉ huy của Đại úy Phạm văn Tiền gồm các ĐĐ1 của Đại Úy Lâm Tài Thạnh, ĐĐ2 của Đại Úy Tử Đức Thọ, ĐĐ4 của Đại Úy Lê Quang Liễn và ĐĐ5 của Trung Úy Huỳnh văn Trọn đã liên tục thay nhau ủi bãi và lật tung tất cả chốt địch để tiến về Quảng Trị, cho đến sáng ngày 13 tháng 7 thì TĐ2 đã có mặt tại Ngô Xá Đông chỉ còn cách Bích La Nam 12 cây số nơi tử thủ của TĐ1 TQLC. 

Khi TĐ đang tạm dừng quân để lo tăng cường ẩm thực cho các Đại Đội bằng thịt bò hoang thì bất chợt viên Trung Úy Hải Pháo từ trên ngọn cây xuống chạy vào báo cáo là ông ta đã phát giác được sự di chuyển chạy trốn của địch bằng xe tăng với nhiều cột khói tung cao tại làng Thanh Lê. 

Thế là mọi người đã bỏ bữa ăn tăng cường để lo diệt chiến xa Địch. Sau những đợt oanh kích và pháo kích dữ dội của Không quân Hoa Kỳ và Pháo binh 105 ly của TQLC, các ĐĐ5 và 4 là nỗ lực chính đánh vào làng Thanh lê, nơi đẵt sở chỉ huy của Trung Đoàn 202 xe tăng Địch. Mặc dù bị thiệt hại bởi kế hoạch hỏa yểm dữ dội của ta., nhưng chiến xa Địch vẫn ngoan cố dàn hàng ngang nấp sẵn trong bụi cây chờ. 

Được sự yểm trợ hữu hiệu của chi đoàn 3/18 thiết vận xa dưới quyền chỉ huy của Đại Úy “Minh Đen” hay còn gọi là “Minh Hạm Đội” các con Trâu Điên đã nhanh chóng tràn qua từng thửa ruộng và khi đến gần bìa làng Thanh Lê thì xe tăng Địch nhào ra khai hỏa tối đa vào đoàn quân Cọp Biển. Đã có những hy sinh ban đầu nhưng sau đó các con Trâu Điên thuộc ĐĐ4 và 5 đã bám được bờ ruộng sâu để thi nhau thổi những hỏa tiễn 66 ly M72 vào chiến xa Địch cộng thêm hỏa lực chính xác của Đại bác không giật 106 ly đặt trên những thiết vận xa M113 đã khiến xe tăng Địch thi nhau bốc cháy với xác địch cháy thê thảm. Quân ta đã hoàn toàn làm chủ tình thế và chiếm được mục tiêu với 18 xe tăng T54, PT 76. PTR85, PTR65 bị bắn cháy và 7 xe tăng T59 chỉ huy, T54 bị bắt sống nguyên vẹn (Với chiến thắng vẻ vang này. TĐ2 đã đoạt giài nhất Quân Khu 1 cùa Tồng Thống VNCH.) 

Chiều ngày 13 thì TĐ2 đã tiến đến làng Tả Hữu sát khu vực cầu Ba Bến và bên này sông Vĩnh Định để bắt tay với TĐ1 bên kia sông đề lo việc tải thương. Việc tải thương trong đêm tối khá vất vả vì trực thăng không đến được và lại thiếu phương tiện di chuyển mặc dù Trâu Điên đã phải huy động xe jeep lùn của TKQT và Sư Đoàn 3 bỏ lại để di tản gần 200 tử sĩ và thương binh của Quái Điểu trong khi ”Con Bò Sữa” M541 của Thiết quân vận chuyên chở không xuể. 

Trong khi lo tải thương Người viết bài này đã phải cãi lộn với Cố Vấn Mỹ Donavan khi hắn ta cứ nằng nặc đòi cho 4 xác phi hành đoàn Mỹ trước trong khi nhiều thương binh TQLC Việt Nam cần phải di tản trước. Sau một dêm đầy vất vả lo tải thương cho Quái Điểu bằng xuồng nhôm của Công Binh kéo tay bằng dây thừng qua lại hai bên bờ sông Vĩnh Định, sang ngày 14 tháng 7 năm 72 Trâu Điên đã vượt sông Vĩnh Định tại khu vực Bích La Trung để bắt tay với Quái Điểu tại Bích La Nam trong từng đợt mưa pháo của Địch và chính thức hoán đổi vị trí đóng quân cho TĐ1 ngày hôm đó.


Tuy mệt mỏi nhưng khi thấy Bác sĩ kiêm ca sĩ Trung Chỉnh từ hầm hố bước lên miệng cười hớn hở tiến đến bắt tay, lòng tôi cảm thấy bâng khuâng khó tả. Đặc biệt là khi được ông niên trưởng khoá 21 Bùi Bồn Đại Đội Trưởng ĐĐ1 Quái Điểu tâm sự là “nếu tụi mi đến chậm vài ngày là tao …” bởi vì theo kế hoạch hành quân 2 của Bộ chỉ huy Quái Điểu đã đưa ra là nếu bị địch điên cuồng phản kích bao vây tiêu diệt thì Đại Đội Trưởng ĐĐ1 Bùi Bồn sẽ phải mở đường máu băng qua sông Vĩnh Định lui quân về hướng Đông để bắt tay với Trâu Điên là đơn vị bạn gần nhất. Nhưng rất may là trường hợp đó đã không xẩy ra và Quái Điểu đã được Trâu Điên hoán đổi an toàn ra phía sau nghỉ ( Phần này do Trần Văn Loan Trâu Điên viết )


Mặt trận Quảng Trị quân Bắc Việt vượt vĩ tuyến 17 gồm 4 Sư Đoàn 304, 308, 312 và 325A. 4 Trung Đoàn Biệt lập gồm 126 Đặc công, 31, 246, 270 thuộc mặt trận B5 cùng với 2 Trung Đoàn CX 203 và 204 khoảng 200 chiếc. Được yểm trợ bởi 2 Trung Đoàn Pháo binh 38, 68 và Trung Đoàn 84 hỏa tiễn địa không.

nt009


Cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị được Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn giao trách nhiệm cho Lữ Đoàn 258, Đại Tá Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng, Trung Tá Đỗ Đình Vượng Lữ Đoàn Phó gồm có TĐ1 Thiếu Tá Nguyễn Đăng Hòa, TĐ2 Thiếu Tá Trần Văn Hợp, TĐ5 Thiếu Tá Hồ Quang Lịch, TĐ6 Trung Tá Đỗ Hữu Tùng, TĐ9 Trung Tá Nguyễn Kim Đễ, TĐ1 Pháo Binh 105 ly TQLC Thiếu Tá Đoàn Trọng Cảo và Lữ Đoàn 147, Đại Tá Nguyễn Năng Bảo Lữ Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc Lữ Đoàn Phó gồm có TĐ3 Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh, TĐ7 Thiếu Tá Nguyễn Văn Kim, TĐ8 Thiếu Tá Nguyễn Văn Phán,.TĐ2 Pháo Binh 105 ly TQLC Thiếu Tá Đặng Bá Đạt.


Lữ Đoàn 369, Đại Tá Nguyễn Thế Lương Lữ Đoàn Trưởng, Trung Tá Đoàn Thức Tham Mưu Trưởng và một Tiểu Đoàn ( có thể là TĐ4 ) làm trừ bị cho Sư Đoàn. Từ ngày TQLC được nâng lên cấp Sư Đoàn 1-10-68 cho đến ngày 30-4-75 thì TQLC chỉ có 2 cuộc hành quân quan trọng do Sư Đoàn TQLC trực tiếp chỉ huy là Lam Sơn 719, Đại Tá Bùi Thế Lân Tư Lệnh Phó chỉ huy.

nt0010

Trận dứt điểm Cổ thành Quảng Trị, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn chỉ huy. Tái chiếm đưọc Cổ Thành Đinh Công Tráng ngày 16-9-1972 sau 51 ngày kể từ ngày 27-7 thay thế Sư Đoàn Nhẩy Dù. Sư Đoàn bị tổn thất nhiều vì TQLC ở tư thế tấn công. 

Lực lượng Địch phòng thủ lại hơn ta khoảng 4 lần. Có môt hậu phương hùng hậu rất gần để tiếp tế và tăng viện khi cần. Khác với những chiến thắng của QLVNCH ở những vùng khác ta ở thế phòng thủ. 

Cuôc tái chiếm Quảng Trị được coi là quan trong nhất về yếu tố quân sự và chính trị thời gian đó. Hòa đàm Ba Lê, Việt Nam hóa chiến tranh. Chiến thắng này gay go và nhiều tổn thất nhất về sinh mạng cho cả 2 bên. Kể tử tháng 5-72 cho dến ngày 16-9-72 TQLC có trên 3500 quân nhân tử trận và nhiều ngàn người bị thương. 

Các đơn vị Bắc Việt bị tổn thất hơn một nửa quân số. Trung Đoàn 203 và 204 chiến xa thì coi như bị tiêu diệt gần hết. Một cuộc chiến kinh hoàng, TQLC đã chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến VN. 

Ngày 20 tháng 9 Tổng Thống và Phái đoàn chính phủ đã đến thăm TQLC tại Quảng Trị. Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh đã hướng dẫn Tổng Thống, Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 thăm TQLC tại Quảng Trị, thăm Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 6 và đi bộ một vòng thị xã đổ nát. 

Trong lúc đại bác 130 ly vẫn thỉnh thoảng còn rớt xuống thị xã. Tổng Thống VNCH gửi điện văn khen ngợi các chiến sĩ TQLC đã chiếm xong Cổ Thành Quảng Trị ( Điện văn đính kèm ) Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu.


Nhận được tin các chiến sĩ TQLC đã hoàn toàn kiểm soát Thị Xã Quảng Trị và quét sạch tên Cộng Sản Bắc Việt cuối cùng ra khỏi Cổ Thành Đinh Công Tráng vào lúc 17 giờ ngày 15-9, ngày 16-9 Tổng Thống VNCH đã gửi cho Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH một công điện nguyên văn như sau ( Nguyên văn đính kèm )


Tôi trận trọng yêu cầu Đại Tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC cùng toàn thể đơn vị và chiến sĩ TQLC đã đánh tan quân Cộng Sản xâm lược ra khỏi Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị, lời ngợi khen nồng nhiệt nhất, đồng thời lòng khâm phục vô biên của Tôi và toàn thể chánh phủ họp tại dinh Độc Lập sáng hôm nay 16-9-72

Bốn ngày trước khi đúc kết chiến dịch 3 tháng thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ và sau những tuần lễ đầy hy sinh gian khổ, toàn thể các đơn vị thuộc mọi Quân binh chủng vùng địa đầu giới tuyến đã ghi thêm những nét vàng son sáng chói vào Quân Sử hào hùng của Dân Tộc

Mưu đồ của bọn Cộng Sản xâm lược muốn biến Quảng Trị thành một Bình Long anh dũng, một Kontum kiêu hủng của chúng, đồng thời bám lấy một địa danh tâm lý và chánh trị để lừa bịp dư luận đã bị toàn thể anh em đánh tan ra mây khói.
Một lần nữa Tôi nhiệt liệt khen ngợi toàn thể anh em đã chiến thắng, Tôi kính cẩn ngiêng mình trước những chiến sĩ hy sinh cho đại nghiã dân tộc,
Và Tôi sẽ đến thăm anh em


Ký Tên
Tổng Thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu.


Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Quân Khu 1 gửi thư điệp đến Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC ( Nguyên văn đính kèm )


Gửi Chuẩn Tướng
Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến


Tôi đã nhìn Quốc Kỳ tung bay trên nền trời Quảng Trị chỉ ít lâu sau khi những bàn tay kiêu dũng của anh em kéo lên từ trong Cổ Thành hôm 16-9-72

Tôi đã muốn thấy tại chỗ chiến thắng của anh em để ngay tại chiến trường, tự cảm thấy hãnh diện được chỉ huy Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến trong một chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội

Từ Bến Hải đến Cà Mâu, gót chân người chiến sĩ TQLC đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian khổ và chiến thắng. Nhưng phải nói rằng đây là lần đầu tiên Sư Đoàn đã chiến đấu trong một hoàn cảnh đặc biệt, đối đầu với nhiểu khó khăn nhất, với một kẻ thù đông gấp bội.

Vì thế chiến thắng Quảng Trị, đánh tan quân Địch, giải phóng thị xã, là chiến thắng lớn nhất lẫy lừng nhất.

Đẩu tháng 5 năm 72, khi Quảng Trị bị mất vào tay Địch, Sư Đoàn đã trấn giữ được tuyến Mỹ Chánh và đã góp công đầu, cùng với các đơn vị của Sư Đoàn Nhẩy Dù và Sư Đoản 1 Bộ Binh trong nhiệm vụ giữ Huế.. Hàng trăm ngàn dân Trị Thiên đã phải di tản về Nam trước áp lực của Địch, nhưng tại tuyến Mỹ Chánh anh em đã ngăn được sức tiến của quân thù.

Những cuộc tấn kích hạn chế, sau đó đã được tổ chức trong vùng Hải Lăng để dành lại thế chủ động và lũng đoạn các kế hoạch tiếp tục tiến công của giặc. Sóng Thấn 5 ngày 13 tháng 5 tại Hải Lăng và Đa Nghi. Sóng Thần 6 ngày 24 tháng 5 tại Mỹ Thủy, Sóng Thần 8 vượt tuyến Mỹ Chánh ngày 8 tháng 6 đã đánh vào đầu Địch những đòn nặng, tai hại cho kế hoạch tấn công của Địch, và đã chuẩn bị cho cuộc phản công của quân ta ngày 28-6-1972 là ngày chiến dịch Lam Sơn 72 bắt đầu.

Thủy Quân Lục Chiến và Nhẩy Dù đã gây được một bất ngờ kỳ thú ngay cho cả Địch quân cùng với các Quân binh chủng khác và với một tỷ lệ quân số bạn Địch 1/1, anh em đã đẩy lui được Địch, tiêu diệt một phần lớn tiềm năng chiến đấu của chúng

Và trận chiến gay go nhất đã khởi diễn từ 27-7-72 khi Sư Đoàn tiếp nhận khu vực Thị xã Quảng Trị từ Sư Đoàn Nhẩy Dù. Chiến sĩ TQLC sau 51 ngày tiến chiếm từng tấc đất, từng ngôi nhà, đã dành lại được toàn bộ Thị Xã Quảng Trị, diệt được trên 14 ngàn tên Địch, thu 4350 vũ khí, hủy hay thu 71 khẩu pháo, 73 chiến xa tính từ đầu tháng 5 năm 72 .

Giặc đã dùng lực lượng của 4 Sư Đoàn chủ lực để giữ Thị Xã Quảng Trị, những Sư Đoản đã lừng danh với những chiến thắng ở Bắc, Trung Việt và nhất là ở Điện Biên Phủ 308, 312, 325. Sư Đoàn TQLC đã đương đầu với chúng, nhẫn nại hơn chúng, dũng cảm hơn chúng và đã chiến thắng chúng, những “ anh hùng Điện Biên Phủ một thời “

Chiến thắng ấy đã được xây dựng với nhiều xương máu của chiến sĩ, với sức chịu đựng vượt mức của anh em. Nhờ sự khéo léo và tài ba của Chuẩn Tướng và các Sĩ Quan.

Tôi muốn qua thư này tỏ lòng khâm phục của Tôi đối với Sư Đoàn TQLC, với những hy sinh vô bờ của anh em, và lập lại sự hãnh diện được chỉ huy anh em trong một cuộc thử thách lớn nhất, trong một chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội

Tôi cũng yêu cầu Chuẩn Tướng chuyển lời khen ngợi của Tôi đến tất cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ của Sư Đoàn Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Quân Khu 1
( Ký Tên )

nt011
Sư Đoàn cũng nhận được nhiều điện văn của Tư lệnh các Đại đơn vị TQLC Hoa Kỳ ca ngợi chiến thắng Quảng Trị. Tổng Thống Hoa Kỳ cũng ân thưởng huy chương Legion of Merit class Commander cho Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân. 

Thiếu Tướng Homer Smith chỉ huy cơ quan Defense Attache’s Office (D.A.O) trao gắn huy chương cho Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Hành quân ở Hương Điền, Thừa Thiên vào cuối năm 1974.
( Xem hình ) 

Đây là một huy chương cao qúy của nước Mỹ chỉ dành để trao tặng cho những nhân vật ngoại quốc có thành tích và thuộc những nước đồng minh thân thiện với Hoa Kỳ. Về phiá Cố vấn Mỹ ở Quân Đoàn cho biết thì đây là lần đầu tiên huy chương đẳng cấp này (Legion Of Merit Commander) được trao tặng cho một Sĩ Quan cấp Tướng Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến.

( Ghi chú : Legion of Merit của Hoa Kỳ có 4 đẳng cấp theo thứ tự tứ thấp lên cao :
Legion of Merit Legionnaire.
Legion of Merit Officer.
Legion of Merit Commander.
Legion of Merit Chief Commander.( it is the highest degree of the LEGION OF MERIT.)


Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng ân thưởng nhiều huy chương cho quân nhân các cấp trong Sư Đoàn.nt012
Đại Tá Nguyễn Năng Bảo và Đại Tá Ngô Văn Định cũng được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu trong chiến thắng Quảng Trị.

Quân Kỳ Sư Đoàn được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 7 sau khi tái chiếm Cổ thành và thị xã Quảng Tri, lần thứ 8 và được mang giây biểu chương mầu Tam hợp sau khi giữ vững tuyến Quảng trị năm 73 và 74. Tổng Thống Thiệu trao gắn cho Quân Kỳ Sư Đoàn tại Huế trong môt cuộc diễn hành của các đơn vị thuộc Quân Khu 1 tại Huế. Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân chỉ huy tổng quát cuộc diễn hành. Đại Tá Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng 258 chỉ huy thành phần TQLC tham dự.


Chiến thắng Quảng Trị đã được Thiếu Tướng Howard H.Cooksey Cố Vấn Trưởng Vùng 1 (FRAC) đề nghị huy chương của Tổng Thống Hoa Kỳ cho cả Sư Đoàn TQLCVN.


Tất cả 9 Tiểu Đoàn tác chiến, 3 Tiểu Đoàn pháo binh, Tiểu Đoàn công binh, Tiểu Đoàn quân y và yểm trợ đều lập nhiều thành tích đáng kể trong năm 72.
Trong cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị tuy Sư Đoàn bị tổn thất rất nhiều nhưng TQLC vẫn là đơn vị có Quân số tham chiến cao nhất trong QLVNCH.

Trận Cửa Việt, Sau khi tái chiếm được Cổ Thành Quảng Trị, quân đội Việt Nam Cộng Hòa cố gắng giành lại Đông Hà và Cửa Việt. 

Phía bên kia, quân Bắc Việt mặc dầu thiệt hại nặng nề nhưng vẫn chống trả dưới sự yểm trợ dử dội của các giàn pháo binh 130 ly. Trong một nổ lực cuối cùng để chiếm mục tiêu chiến lược quan trọng là Cửa Việt, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thành lập một lực lượng đặc nhiệm mang tên Tango. Lực lượng này do Đại Tá Nguyễn Thành Trí, tư lệnh phó sư đoàn, trực tiếp chỉ huy gồm có Tiểu Đoàn 2 và 4 TQLC, tăng cường một đại đội của Tiểu Đoàn 5 TQLC và 3 đại đội của Tiểu Đoàn 9 TQLC. 

Thiết Đoàn 20 Chiến Xa và được ba tiểu đoàn pháo binh TQLC cùng pháo hạm của Hạm Đội 7 Mỹ yểm trợ đã đánh vào khu vực Long Quang, Bồ Xuyên và tiến dọc theo bờ biển về hướng Thanh Hội, Gia Đẳng, Cửa Việt. Mục tiêu chính của Việt Nam Cộng Hòa là tái chiếm lại căn cứ Hải Quân ở cửa sông Miếu Giang đổ ra biển Nam Hải, cách tuyến đầu của Thủy Quân Lục Chiến khoảng 12 km và cắm cờ VNCH ngay trước giờ ngưng bắn. Khác với chiến dịch tái chiếm tỉnh Quảng Trị và đặc biệt là Thành Cổ Quảng Trị đẫm máu và lâu dài, cuộc hành quân này được thiết kế áp dụng lối đánh thần tốc để chiếm mục tiêu trong vòng 25 giờ đồng hồ.( Bài viết của tác giả Mê Kông, mặt trận Bắc Hải Vân )


Trận chiến xa M48 tăng phái cho Lữ Đoàn 258 bắn chìm chiếc tầu Quân Vận T-174 của Trung Đoàn 5 Hải Quân Bắc Việt tại biển Mỹ Thủy Quảng Trị ngày 20 tháng 6 năm 74. Tầu xâm nhập vào vùng hoạt động của Lữ Đoàn 258. Tầu chở lương khô và đạn dược.


Tháng 2 năm 1975, trong dịp Tết Ất Mão Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gắn cấp bậc Thiếu Tướng tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh có sự hiện diện của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc.( Th/T Lân cung cấp dữ kiện )


Ngày 29-3-75, toàn bộ Sư Đoàn rút khỏi Vùng 1, về Vũng Tàu để bổ xung và tái trang bị. Lữ Đoàn 468 còn đầy đủ quân số khi rút khỏi Đà Nẵng nên ngày 8- 4 Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn, Tiểu Đoàn 8 Trung Tá Nguyễn Đăng Hoà và Tiểu Đoàn 16 Thiếu Tá Đinh Xuân Lãm được lệnh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn về Sàigòn tăng phái cho Biệt Khu Thủ Đô, để lại Vũng Tầu Tiểu Đoàn 14 của Trung Tá Nguyễn Văn Cảnh. 

Trên đường về khi đến Bà Rịa, Dinh Độc lập bị ném bom. Lữ Đoàn được lệnh quay về lại Vũng Tàu. Qua ngày hôm sau lại lên đường về Sàigòn. Đoàn xe ngừng ở Biên Hòa Đại Tá Định về Biệt Khu Thủ Đô trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh. Sau đó lệnh tăng phái cho Biệt Khu Thủ Đô được hủy bỏ. Lữ Đoàn được tăng phái cho Quân Đoàn 3.


Lúc này Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, Lữ Đoàn 258, 147 và 369 còn ở Vũng Tàu. Lữ Đoàn 147 và 369 thì coi như không còn hoạt động ngay được, cần bổ xung và tái trang bị. Lữ Đoàn 258 tương đối còn tham chiến được. Ngày 21 hoặc 22 tháng 4 Lữ Đoàn 258, Đại Tá Nguyễn Năng Bảo và Bộ Tư Lệnh nhẹ của Sư Đoàn do Đại Tá Nguyễn Thành Trí Tư Lệnh Phó chỉ huy về Long Bình., Ngày 24 tháng 4 Tôi được lệnh ra chỉ huy và tái tổ chức Lữ Đoàn 147 thay thế Đại Tá Lương. Chưa làm được công việc gì thì đã đến ngày 30-4. Chấm dứt cuộc đời binh nghiệp sau trận không đánh mà thua.


Cách đây 32 năm cũng vào dịp Lễ Phục Sinh.(9 tháng 4 năm 1972) Có một trân chiến long trời đã xẩy ra giữa Lữ Đoàn 258 TQLC và những đơn vị hùng hậu của quân Bắc Việt tại Ái Tử Quảng Trị. Bắc Việt đã xua một đạo quân gồm nhiều Sư Đoàn bộ binh, pháo binh và chiến xa vượt qua sông Bến Hải để tấn công vào các lực lượng của VNCH ở vùng giới tuyến. Ngày 9 tháng 4 năm 72, một Trung Đoàn bộ binh và 1 Trung Đoàn chiến xa của quân đội Bắc Việt đã tấn công vào vị trí các đơn vị thuộc Lữ Đoàn 258 TQLC ở Phượng Hoàng và Ái Tử. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Việt Nam, Cộng Sản xử dụng những Trung Đoàn chiến xa T54 và T59 vào cuộc chiến. Trung Đoàn bộ binh Việt Cộng đã bị đánh tan, chỉ có một số ít chạy thoát, riêng Trung Đoàn chiến xa đã bị hoàn toàn tiêu diệt không chiếc nào chạy thoát.


Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1972, Đại Úy Đoàn Đức Nghi Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 1 cùng 2 Đại Đội với 8 chiến xa M48 và 1 Chi Đoàn M113 dự cuộc phản Sau 3 ngày hành quân truy kích tàn quân Việt cộng, ngày 12 khi trở về gần Aí Tử trời đã về chiều, đơn vị của anh đã bị 2 Tiểu Đoàn quân Bắc Việt phục kích. Chúng đã bị anh em Quái Điểu, chiến xa M48, thiết vận xa M113 gây tổn thất nặng về nhân mạng sau vài giờ giao chiến gây cho chúng thiệt hại hơn 200 bị chết ngay tại các hầm hố và giao thông hào tại đây. 

Nhưng một viên đạn của chúng từ xa đã làm cho anh vĩnh viễn ra đi. Khi nghe anh mất đi qua hệ thống Cố Vấn, tôi chết lặng người trong giây lát khi được báo tin.Vì với anh thì tôi đã biết anh từ ngày anh mới ra trường Sĩ Quan Nha Trang với cấp bực Chuẩn úy, về Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 2 TQLC với chức vụ Trung Đội Trưởng, lúc đó Tôi là Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 tham dự trận Đầm Dơi 1963. Rồi cùng tôi tham dự trận Phụng Dư 1965.


nt014

Đại Úy Lawrence H. Livingston Cố vấn của Anh ngày hôm đó, nay đã là Trung Tướng TQLC Hoa Kỳ, trận này Đại Úy Livingston được chính phủ Hoa Kỳ ân thưởng huy chương NAVY CROSS, còn chiếc chiến xa T59 ta tịch thu được trong trận này, được đem về triển lãm ở tòa Đô Chánh Sài Gòn cho đồng bào xem, sau đó Quân Đội VNCH đã tặng cho Quân Đội Hoa Kỳ, vì trong cuộc chiến Triều Tiên Quân Đội Mỹ muốn có được một chiếc để nghiên cứu nhưng không có cơ hội. Không biết bây giờ chiếc chiến xa đó hiện đang được trưng bầy tại một nơi nào đó trên đất Hoa Kỳ. 

Còn Anh Nghi, Tổ Quốc cũng Ghi Ơn Anh. Chắc Anh đã gặp lại các cấp chỉ huy và các bạn hữu : Lê Nguyên Khang, Nguyễn Thành Yên, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Ngọc Khôi, Lê Văn Cận, Trần Đăng Túc, Đặng văn Sơ, Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Hằng Minh, Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Hồng, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Văn Hợp, Nguyễn Văn Hay và nhiều anh em Tôi không nhớ hết, những người đã cùng phục vụ dưới cờ Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục chiến từ ngày mới thành lập cho đến khi tan hàng 30-4-75.

Khi anh làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 1 thì anh Hợp là Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2. Tháng 5 Năm 1972 Thiếu Tá Trần Văn Hợp là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 thay thế Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc đánh trận tái chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng. Trần Văn Hợp đã qua đời trong khi đi tù Cộng sản sau năm 75.

Năm nay 2004 nhân dịp lễ Phục Sinh, ôn lại những gì đã xẩy ra ngày 9 tháng 4 ba mươi hai năm trước tại địa đầu giới tuyến. Đã có một đơn vị tạo 1 chiến thắng lớn cho Quân Lực VNCH là Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến và Anh.
Quân Bắc Việt hùng hậu, trang bị tối tân xâm lăng vào lãnh thổ VNCH đã bị TQLC đánh bại


nvd

MX Ngô Văn Định


Tôi ghi lại vài hàng để tri ơn và tưởng nhớ đến cố Thiếu Tá Đoàn Đức Nghi và những anh hùng TQLC đã hy sinh trong cuộc chiến vì lý tưởng Tự Do.


Ghi Chú : Đây chỉ là một số trong nhiều năm tháng không quên của TQLC, nhưng người viết chỉ nhớ được một số ít thôi. Mong các bạn viết tiếp bổ túc. Nếu không mai mốt sẽ quên thì chiến sử sẽ thiếu sót đáng tiếc.

Ngô Văn Định

San José ngày 19-6-2004










__._,_.___


Posted by: loc huong 

DƯƠNG VĂN MINH : VC NẰM VÙNG, KẺ ĐÃ GIẾT CHẾT 2 CHẾ ĐỘ VNCH

$
0
0


On Wednesday, February 24, 2016 8:24 PM, NGUYỄN VÂN TÙNG <

KÍNH CHUYỂNè






From: Sau Vinh >
Date: 2016-02-21 23:58 GMT-05:00
Subject: [bietdong] Fw: DƯƠNG VĂN MINH : VC NẰM VÙNG, KẺ ĐÃ GIẾT CHẾT 2 CHẾ ĐỘ VNCH
To: yahoogroups <>




Subject: DƯƠNG VĂN MINH : VC NẰM VÙNG, KẺ ĐÃ GIẾT CHẾT 2 CHẾ ĐỘ VNCH

                          
DƯƠNG VĂN MINH :


                             VC NẰM VÙNG, KẺ ĐÃ GIẾT CHẾT 2 CHẾ ĐỘ VNCH                


                                                                                


Tên VC nằm vùng Dương văn Minh

đã bán nước cho CSBV


From: cam do<>

 

DƯƠNG VĂN MINH - MỘT VIỆT CỘNG NẰM VÙNG, KẺ ĐÃ GIẾT CHẾT 2 CHẾ ĐỘ VNCH, ĐỆ I VÀ ĐỆ II

    Thùy Trang không phải là một nhà viết sử, tuy nhiên Thùy Trang mong là chúng ta hãy trả lại SỰ THẬT cho lịch sử.

Dương Văn Minh có phải là VC nằm vùng không? Lịch sử vẫn còn bí ẩn!

Theo tài liệu được ghi lại tuy không chi tiết qua "Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh"của can bo VC  Phạm Văn Hùng và tài liệu của Pháp thì chúng ta có thể đúc kết hồ sơ trả lại cho lịch sử tên tướng Việt Cộng nầy, xin đừng gọi, hắn là "phản tướng" mà hãy gọi là một tướng cua VC.


        Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở tỉnh Mỹ Tho, bố là ông Dương Văn Huề, gia đình bố mẹ ông có 7 người con: 4 trai, 3 gái. Ông Minh là con cả. Dương Thanh Nhựt là con trai kế,theo Việt Cộng từ năm 1944 được thăng chức là đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Năm 1940, Dương Văn Minh bị VC cấy vào học trường đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp, năm 1942 hắn gia nhập quân đội Pháp.

   Sau cuộc Cách mạng tháng 8 của VC, năm 1945, Dương Văn Minh theo VC, tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp.

Cho tới lúc nầy tình báo Pháp vẫn không biết DVM là Việt Cộng, năm 1946, Dương Văn Minh trở lại quân đội Pháp làm thiếu úy đại đội phó quân đội Pháp, sau đó vì Pháp thiếu sĩ quan nên ông được nhanh chóng thăng cấp tá.

   Khi Pháp bàn giao Quân Đội cho VNCH, Dương Văn Minh tranh giành quyền lực để ngấm ngầm đánh phá.


Dương Văn Minh cứu Việt Cộng nằm vùng!


Theo tài liệu:

    - Dương Văn Minh cấu kết với nhóm Phật Giáo Ấn Quang. Nữ cán bộ Việt Cộng là Bùi Thị Mè có em trai làm tình báo cho VC lên tới chức vụ thiếu tá đệ nhất VNCH bị phòng 2 bắt được vì hoạt động cho VC, Dương Văn  Minh can thiệp thả y ra.

- Lần thứ 2, Dương Văn Minh ký lệnh thả VC Nguyễn Minh Triết tức Bảy Trung, cán bộ Biệt Động Thành, tên nầy bị Quân Cảnh giam ở nhà lao Phú Lợi.

- Vào cuối tháng 2 năm 1961, lúc đó là thời kỳ cuối của Phạm Văn Đồng trong chức vụ "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN", Đồng đã gửi lệnh từ Hà Nội cho Dương Văn Minh làm theo kế hoạch...

- Năm 1962, Dương Văn Minh đột nhập vào các cơ quan tình báo của VNCH, Binh vận Trung Ương Cục, Tình báo, An ninh T4 (Sài Gòn - Gia Định).

- Năm 1960, theo yêu cầu của Việt Cộng thuộc Ban binh vận Xứ ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương Cục miền Nam), Việt Cộng Võ Văn Thời, Cục trưởng Cục địch vận Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đưa Dương Thanh Nhựt tức Mười Ty làm nhiệm giao liên cho Dương Văn Minh.

- Tháng 8/1962, Mười Ty liên lạc với Dương Văn Minh và Nguyễn Văn Di, cậu ruột của Dương Văn Minh, bàn thảo kế hoạch đảo chính T.T Ngô Đình Diệm.

- Ngày 01/11/1963, Trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chánh, sau khi giết chết T.T Ngô Đình Diệm và em trai là Ngô Đình Nhu, Dương Văn Minh lên làm Quốc trưởng Đệ I VNCH.

- Tháng 12 năm 1963, Dương Thanh Nhựt tức Mười Ty được Dương Văn Minh mời vào nhà ăn mừng chiến thắng tại địa chỉ 98 Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai, sau đó Dương Thanh Nhựt qua nhà em trai là Dương Thanh Sơn ở 10 ngày.

Qua nhiều lần gặp và trao đổi với Dương Văn Minh, Mười Ty báo cáo là Ấp Chiến Lược đã "gây trở ngại cho quân ta", và gửi lời yêu câu của Hà Nội là "bằng bất cứ mọi giá", Dương Văn Minh phải tìm cách phá hũy cho được Ấp Chiến Lược.

Sau một thời gian ngắn được lệnh từ Bắc Việt, Dương Văn Minh ra lệnh hủy bỏ 16.000 Ấp Chiến Lược.

Đại sứ Mỹ Cabot Lodge hỏi Dương Văn Minh vì sao làm thế? Ông trả lời:

"Người Việt Nam có phong tục tập quán riêng, không người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông cha. Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó tôi giải tán ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình."

- Tháng 1/1964, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara và Tướng Harkin yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh để cho Hoa Kỳ ném bom ra miền Bắc, không ném ồ ạt mà ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng để tạo lũ lụt mất mùa, cắt đường lương thực của Việt Cộng, Dương Văn Minh lắc đầu từ chối.

- Vào cùng thời gian, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh nghiên cứu, chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A (hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc). Dương Văn Minh không trả lời.

- Cuối năm 1964, Hà Nội gửi lệnh mật cho Dương Văn Minh đòi thực hiện một chế độ trung lập, lập Chính phủ liên hiệp Mặt Trận. Vào thời điểm đó, tình báo Mỹ bắt đầu nghi ngờ và theo dõi sát Dương Văn Minh.

- Lần nữa, Quốc Hội Mỹ bàn thảo kế hoạch Bắc Tiến của Tổng thống Johnson nhưng Dương Văn Minh lại phản đối.


Cuối tháng 01/1964, Mỹ buộc lòng phải đưa Tướng Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ VNCH bằng một cuộc đảo chính.

Nguyễn Khánh tuyên bố:"Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước này khỏi rơi vào tay Cộng sản".

- Năm 1965, Dương Văn Minh bị Mỹ giam tại Thailand, bị CIA theo dõi. Ở Thailand cho tới năm 1967 Dương Văn Minh lấy cớ là em gái Dương Thu Hà bị ung thư chết ở Pháp nên qua Pháp và tìm cách trốn khỏi vòng vây của CIA, nhưng sau đó bị Mỹ sang Pháp bắt đưa lại về Thailand.

Việt Cộng mất "nằm vùng Dương Văn Minh" khó lòng để phá nỗi Miền Nam Việt Nam nên vào cuối năm 1970 Việt Cộng ra lệnh cho"tên nằm vùng khác là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh"để tìm cách cứu Dương Văn Minh. Việt Cộng Nguyễn Tấn Thành tức Tám Vô Tư, bác của Nguyễn Hữu Hạnh, được giao làm nhiệm giao liên cho Nguyễn Hữu Hạnh.

- Tháng 3 và 4/1975, Việt Cộng Nguyễn Tấn Thành tức Tám Vô Tư gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh bàn kế hoạch giành chính quyền, sau khi T.T Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21/4/1975, thì Việt Cộng Nguyễn Tấn Thành ra lệnh cho Nguyễn Hữu Hạnh và Dương Văn Minh lên làm Tổng thống để sau đó bàn giao chính quyền lại cho Việt Cộng.

- Ngày 28/4/1975, Dương Văn Minh lên làm Tổng Tống và sau đó Minh tức tốc gọi tên Việt Cộng  nằm vùng Nguyễn hữu Hạnh từ Cần Thơ lên Sài Gòn gặp Minh để giao cho chức vụ phụ tá Tổng tham mưu trưởng, sau đó là Quyền Tổng tham mưu trưởng.

Với các cương vị này, Nguyễn Hữu Hạnh và Dương Văn Minh đã đọc nhiều thông báo ra lệnh cho quân đội VNCH buông súng đầu hàng ...


     (*) Khi dòng chữ chấm dứt bằng những dấu chấm "..." thì nước mắt của Thùy Trang cũng đã chảy tràn trụa trên má và trên môi ... buồn quá ...


Nguyễn Thùy Trang



__._,_.___


Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2

ÔNG HOÀNG CƠ MINH THỦ TIÊU CHIẾN HỮU ĐẶNG QUỐC HIỀN VÀ BÁC SĨ NGUYỄN HỮU NHIỀU!

$
0
0




From: TRUNG LINH<
Date: 2016-02-24 8:58 GMT-06:00
Subject: Fwd: ÔNG HOÀNG CƠ MINH THỦ TIÊU CHIẾN HỮU ĐẶNG QUỐC HIỀN VÀ BÁC SĨ NGUYỄN HỮU NHIỀU!!!





ÔNG HOÀNG CƠ MINH THỦ TIÊU CHIẾN HỮU ĐẶNG QUỐC HIỀN VÀ BÁC SĨ NGUYỄN HỮU NHIỀU!


- Phạm hoàng Tùng-



http://www.tinparis.net/thoisu16/PHTungTuongDQuocHien_LeHong.JPGÔng Đặng Quốc Hiền là Tướng Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến, một cánh tay phải của ông Hoàng Cơ Minh trong khu chiến Thái – Lào. Tướng Đặng Quốc Hiền tên thật là Lê Hồng, một cựu Trung Tá Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa. Ông Lê Hồng cùng ông Hoàng Cơ Minh từ Mỹ về Thái Lan lập khu chiến ở vùng biên giới Thái – Lào vào những ngày đầu tiên của khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1981.

Ngày 30/4/1984, ông Lê Hồng được trở về Mỹ trong vị thế đi công tác cho Mặt Trận và nhân tiện đến thăm vợ và các con mới đến Mỹ định cư. Trong chuyến đi này, ông Lê Hồng chắc phải có các cuộc tiếp xúc với những nhân vật trong thượng tầng Mặt Trận mà sau này đã bị ông Hoàng Cơ Minh khai trừ ra khỏi ban lãnh đạo để anh em ông Hoàng Cơ Minh nắm toàn quyền chi phối.

Sau chuyến đi, ông Lê Hồng trở lại khu chiến và có cuộc gặp với ông Hoàng Cơ Minh tại Đài Phát Thanh, do tình cờ, tôi thấy được cuộc nói chuyện giữa ông Minh và ông Hồng. Ông Hoàng Cơ Minh với thái độ rất giận dữ mà tôi chưa từng chứng kiến trong khu chiến, gương mặt ông đỏ lên, lấy tay chém mạnh vào không khí, ngay trước mặt ông Lê Hồng.

Cuối năm 1984, tại Mỹ rất ồn ào về vụ Mặt Trận bể đôi do tranh chấp nội bộ nghiêm trọng giữa ông Phạm Văn Liễu (cựu Đại Tá Việt Nam Cộng Hòa - Tổng Vụ Trưởng Hải Ngoại) và ông Hoàng Cơ Minh về số tiền khổng lồ thu được từ hơn một triệu đồng bào Việt Nam sống trên khắp thế giới. Mấy tháng sau, trong khu chiến, xảy ra cái chết bất ngờ của chiến hữu Lê Hồng.

Tháng 5/1985, tôi được lịnh tham dự khóa học Quân Chính 2, và được xếp ngồi ở bàn đầu bên cạnh ông Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều. Chiến hữu Lê Hồng là giảng viên chính cho khóa học chính trị- quân sự quan trọng này.

Ông Lê Hồng chỉ đứng lớp dạy chúng tôi có một ngày, và vì ngồi gần bục giảng, chính mắt tôi thấy ông còn khỏe mạnh, giọng nói miền Hà Tĩnh rất vang và cứng rắn, không có gì chứng tỏ ông suy yếu.

Vậy mà, buổi sáng hôm sau, khi chúng tôi đến lớp sớm và ngồi đợi buổi học thì một kháng chiến quân trực lớp đến thông báo cho biết: chiến hữu Lê Hồng bị sốt, không đến dạy được. Và liên tiếp mấy ngày sau, chúng tôi cũng nhận được thông báo tạm nghỉ học.

Thế rồi, cũng trong tuần lễ đầu tiên của khóa Quân Chính 2, chúng tôi nhận tin ông Lê Hồng bị sốt nặng, và có nhiều kháng chiến quân thay nhau khiêng võng ông Lê Hồng ra vùng gần tỉnh U Bon của Thái Lan để trị bịnh. Từ Căn Cứ 81, nơi chúng tôi tham dự khóa Quân Chính, để đi ra tới vùng tiếp giáp với tỉnh U Bon-Thái Lan rất xa, và phải đi bộ theo đường mòn trong rừng. Chiến hữu Lê Hồng phải nằm trên võng để các anh em kháng chiến quân thay nhau khiêng đi. Đoạn đường rừng trên 10 cây số.

Sau đó, Mặt Trận thông báo: Chiến hữu Tư Lịnh đã qua đời vì bịnh sốt rét quá nặng, và được chôn cất tại Căn Cứ 84 gần vùng giáp ranh với địa phương có dân Thái sinh sống.

Cá nhân tôi ngay từ lúc ông Lê Hồng bị bịnh thình lình thì đã nghi ngờ, sau đó nghe tin báo ông chết, tôi lại càng không tin. Kết hợp các sự kiện xảy ra trong thượng tầng Mặt Trận từ cuối năm 1984 qua vấn đề không minh bạch tiền bạc, và ông Hoàng Cơ Minh muốn thu tóm quyền hành trong Mặt Trận và Đảng Việt Tân, tôi cho rằng ông Hoàng Cơ Minh đã bí mật thủ tiêu ông Lê Hồng bằng một loại độc dược tiêm vào máu.

Kinh nghiệm sống trong khu chiến cho tôi biết rằng, ít có trường hợp kháng chiến quân chết vì bịnh sốt, đa số là bị tử hình, bắn công khai trước mặt kháng chiến quân hay giết bí mật.

Tôi có đọc trên trang mạng vi.wikipedia đăng các bài viết liên quan đến Mặt Trận, như cuộc đời ông Hoàng Cơ Minh, hay lịch sử thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thì nhận thấy có một chi tiết không trung thực.

Trang vi.wikipedia viết rằng: “Ngày 24/2/1982, tại chiến khu U-Đông ông họp báo công bố cương lĩnh chính trị và sau đó bắt đầu tổ chức những đợt hành quân Đông tiến, xuyên Lào trở về Việt Nam.

Năm 1985, ông tổ chức cho Đặng Quốc Hiền, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Kháng chiến dẫn đầu 40 binh sĩ trở về Việt Nam. Toán xâm nhập bị quân Lào chặn đánh, Đặng Quốc Hiền bị giết.”
 (1)

Tôi sống trong khu chiến và biết rằng chiến hữu Lê Hồng không có tham dự bất cứ đợt Đông Tiến nào. Ông Lê Hồng, như có viết trên đây, là do bị đột tử dưới sự sắp xếp của ông Hoàng Cơ Minh. Thời gian này ông Hoàng Cơ Minh đã về sống trong khu chiến, sau khi đi Mỹ giải quyết tranh chấp nghiêm trọng trong nội bộ Mặt Trận với thất bại nặng nề tác hại xấu không thể lường được đối với chủ trương của ông Hoàng Cơ Minh là “Đại Đoàn Kết toàn dân”. Biết nói nhưng không biết làm!!!

Sau cái chết bị thủ tiêu bí mật của ông Lê Hồng, khóa Quân Chính 2 được lịnh dời xuống Căn Cứ 83 để tiếp tục học. Căn Cứ 81 ở sát biên giới Lào, Căn Cứ 83 ở sâu trong đất Thái hơn và cũng là nơi ông Hoàng Cơ Minh trú ngụ trong năm 1.985.

Tại đây đã xảy ra thêm một sự kiện mà theo tôi đã dẫn đến việc hành quyết Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều.

http://www.tinparis.net/thoisu16/PHTung_BsNhuuNhieu.JPGKhóa Quân Chính 2 khi dời xuống Căn Cứ 83 vẫn giữ nguyên vị trí ngồi của tất cả các học viên do cấp trên chỉ định, trong đó có vài chiến hữu là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Lúc này, ông Hoàng Cơ Minh trực tiếp giảng dạy các đề tài quân sự và chính trị.

Lớp học là một hội trường lớn có mái lợp bằng tranh, bàn ghế bằng cây và tre rừng, chia làm hai dãy bàn. Tôi ngồi bàn đầu dãy bên phải khi nhìn từ bục giảng của giảng viên nhìn xuống. Cạnh tôi là Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều cũng ngồi bàn đầu, ở dãy bên trái.

Trong khóa học này, chiến hữu Nhiều có hỏi ông Hoàng Cơ Minh một câu rằng: trong trường hợp vị lãnh đạo Mặt Trận quá vãng (chết) thì sẽ sắp xếp nhân sự như thế nào để có người thay thế lãnh đạo đại cuộc?

Vì ngồi gần bục giảng, tôi thấy mặt ông Minh biến sắc trong giây lát. Sau đó ông trả lời nhưng lại không đi thẳng vào câu hỏi do ông Nhiều nêu lên.

Trong thời gian, chiến hữu Tư Lịnh Lê Hồng bị bịnh thình lình và qua đời một cách khó hiểu thì chính Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều là người phụ trách công tác y tế tại Căn Cứ 81 và chịu trách nhiệm chăm sóc cho ông Lê Hồng.

Chính vì thế mà Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều biết rõ nguyên nhân cái chết của ông Lê Hồng. Và việc ông Nhiều đặt câu hỏi với ông Hoàng Cơ Minh trong lớp học thì không phải là vô cớ.

Lớp học bế giảng với một kỳ thi nghiêm chỉnh, bài thi do chính ông Hoàng Cơ Minh ra đề và chấm. Chiến hữuLâm Vĩnh Thuận, người ở Sóc Trăng - Bạc Liêu, từng là một quân nhân thuộc đơn vị thám báo của Việt Nam Cộng Hòa, đậu Á Khoa. Tôi được chấm đậu Thủ Khoa.

Khoảng hai tháng sau, tôi nghe tin Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều bị bắt trói dẫn đi và rồi nhận án tử hình trong rừng sâu. Trước khi bị chính chiến hữu của mình bắn gục xuống một cái hố được đào giữa rừng, ông Nhiều còn được cho hút một điếu thuốc thơm Samit nổi tiếng của Thái hồi đó. Bác Sĩ Nhiều có thói quen hút thuốc rất nhiều, da nơi hai ngón tay của ông hay cầm điếu thuốc bị ố vàng vì dính nhựa thuốc lâu năm.

Một trong những kháng chiến quân từng sống lâu năm trong khu chiến Thái – Lào và cũng là người may mắn sống sót như tôi qua các đợt Đông Tiến, đó là ông Đào Bá Kế. Ông Kế từ trại tỵ nạn Sikhiu – Thái Lan vào khu chiến sau tôi. Có đảng danh trong Việt Tân là Trần Quang Đô. Trần Quang là lấy theo họ và chữ lót của danh Tướng đời Trần, Trần Quang Khải, trong sử Việt.

Sau 20 năm tù giam, ông Kế về sống với gia đình ở Cần Thơ vài năm. Sau đó, ông từ Cần Thơ chạy qua tỵ nạn tại Thái Lan, 
vừa mới đây được Việt Tân lo cho đi định cư ở Canada. Ông Kế có thể là một trong những người thực hiện công việc hành hình Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều.

Nhiều người cần nghe lời chứng của ông Đào Bá Kế về việc này. Có bắn ông Nhiều hay không??? Ông Kế nên trình bày trước công luận.

Trong tương lai gần, một khi phiên tòa hình sự được khai diễn để xét xử tội ác khủng bố của Việt Tân thì ông Đào Bá Kế sẽ là một trong các nhân chứng sống phải được tòa triệu tập.
 

Ngày 24 tháng 2 năm 2016
Phạm Hoàng Tùng.







28 tháng 8, 1987 (52 tui)

Aperçu par Yahoo








__._,_.___


Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF

Nhìn Những Mùa Xuân Qua... Viết Cho Xuân 16 (2016)

$
0
0

 


Nhìn Những Mùa Xuân Qua...

                                                                                                                            Viết Cho Xuân 16 (2016)
                                                                                                                               Giao Chỉ, San Jose




Tết đầu tiên tại Mỹ                                                                                                     


Chắc hẳn bạn còn nhớ chúng ta hỏi nhau. Cái ngày 30 tháng 4 xấp ngửa đó, bác ở đâu? Bây giờ đến câu hỏi khác. Còn nhớ Tết đầu tiên ở Mỹ không ? Tương lai ta sẽ ra sao? Tương lai tuổi trẻ Việt Nam sẽ ra sao ?

Tết đầu tiên trên đất Mỹ vào đầu năm 1976, bọn tôi ở thị xã Springfield thuộc tiểu bang Illinois. Cuối năm vào chủ nhật, năm bảy gia đình tổ chức cúng Tất Niên dưới hầm nhà thờ thành phố. Cơm canh, quả trứng, chả giò quấn bằng vỏ Taco Bell mềm của Mễ. Gà luộc nhạt thếch chấm nước tương Nhật. Một cụ còn mặc áo jacket nhà binh trong trại tỵ nạn đừng ra khấn vái ông bà, cử tọa nước mắt giọt vắn giọt dài.

Ngoài trời mưa tuyết đổ xuống. Trong nhà bà cụ lần tràng hạt niệm Phật. Ông bà mục sư bảo trợ đọc kinh cầu nguyện. Đoạn kinh kính mừng tỵ nạn đoàn tụ trong tay Chúa. Nhưng không có gia đình nào đầy đủ mà vui mừng.


Chợt có tiếng khóc thật lớn từ phía mẹ con bà chánh án. Mỹ nghe nói ông tòa là nể lắm. Nhưng ông thẩm phán còn kẹt lại đang đi tù. Lạc loài ở đây chỉ có bà tòa trẻ và 2 đứa con thơ. Mới đầu chỉ có mẹ khóc, sau ba mẹ con cùng khóc. Tiếng khóc giao thừa thật ai oán não nùng. Ông mục sư nói rằng không ai được khóc khi chào mừng năm mới. Bà mục sư bèn cho nghe nhạc truyền thống vào đêm tân niên Hoa Kỳ. Hai anh lính mũ đỏ lạc lõng hát theo:


                                         Ò e Rô Be đánh đu, Tặc Giăng nhẩy dù, Zô Rô bắn súng

                        Chết cha con ma nào đây, Thằng Tây nhẩy đầm, Thằn lằn cụt đuôi ...


Không khí trang nghiêm dở khóc dở cười.  Đó là cái Tết đầu tiên của chúng tôi ở Mỹ. Cá nhân vẫn còn đầy mặc cảm bỏ nước, bỏ quân đội mà đi. Đêm ngủ vẫn còn cơn ác mộng tưởng đang kẹt lại. Dù đã có cơ hội ra đi theo đúng hệ thống quân giai. Chờ cấp trên đi hết rồi tập họp anh em cho phép tùy nghi đi hay ở, nhưng mặc cảm thua trận rã ngũ tan hàng làm sao xóa bỏ.


Vào lính năm 1954 lúc đó ông trung tá Tây Cheviotte còn là chỉ huy trường Võ bị Liên quân Đà Lạt.. Bài giảng tác chiến chỉ còn nhớ 2 khẩu lệnh. Khi nào xung phong thì nghe hô En avant . Khi nào phải rút để bảo toàn chủ lực thì nghe lệnh Sauvé qui peut. Mạnh ai nấy chạy.


Tết 75 tại Việt Nam hăng hái hát Ly Rượu Mừng. Đến tháng Tư có lệnh đầu hàng. Đúng là lúc "Sauvé qui peut", mạnh ai nấy chạy.



Qua Tết 76 ở Mỹ sống mà như hồn lìa khỏi xác. Nghe tiếng khóc não nùng của gia đình chia cắt mà tủi hộ cho hoàn cảnh đoàn tụ riêng tư.        


Tết trong tù                                                                       


Sau này chúng tôi có dịp nghe kể lại câu chuyện cái Tết đầu tiên trong tù của một trung úy HO như sau. Anh nói rằng ngày mùng một Tết trại được nghỉ lao động. Cũng vào cái Tết trong tù đầu tiên 1976 tại miền Nam. Mọi người được một chén cơm với cá khô. Anh em ăn xong ngồi nói chuyện râm ran chợt ai nấy yên lặng ngó ra sân. Giữa trưa nắng và ngay giữa sân trại có anh tù đứng yên ngó xuống đất. Nhìn kỹ thấy dưới chân là tấm phên rách hình chữ nhật. Phía trên có 3 thanh củi khô. Ai cũng hiểu là anh tù đang đứng nghiêm chào cờ quốc gia. Dường như lính coi tù từ phía xa cũng thấy chuyện lạ nên đi tới. Coi như lễ chào cờ đầu năm đã xong, anh tù quay bước vào trại, chân gạt nhẹ mấy thanh củi khô. Nhưng sau này có người báo cáo nên người tù làm lễ chào cờ đầu năm bị dẫn đi mất tích.


Hội Tết vĩ đại tại San Jose    

                                                                                        
Về định cư tại San Jose chúng tôi họp bạn để tổ chức hội Tết đầu tiên cho cộng đồng tại miền Bắc CA. Lấy San Jose High school đón Xuân với hơn 10 ngàn lượt vào cửa năm 1982. Dân ta lúc đó có khoảng 20 ngàn người mà tính ra như vậy là quá thành công.


Những năm kế tiếp hội TẾT San Jose từ con sông nhỏ High school tìm cách bơi ra đại dương thuê ngay toàn thể Santa Clara Fair Grounds. Mỗi năm thêm vĩ đại. Có lần cả thống đốc CA về tham dự. Năm 1988 đạt kỷ lục trên 50 ngàn lượt vào cửa. Tiền lời lên đến 80 ngàn $US chia cho các hội đoàn sinh hoạt quanh năm.

San Jose mở đầu mọi thành tích sinh hoạt cộng đồng trên toàn nước Mỹ. Thế giới Bolsa ở Nam Cali còn đứng hạng nhì phía sau. Ở đây có nhật báo đầu tiên, radio hàng ngày đầu tiên, TV chiếu hàng ngày đầu tiên và văn nghệ thì dài dài mỗi tuần. Phong trào cứu người vượt biển tuyên dương San Jose là thủ phủ của tình thương. Về hoạt động phục quốc thì San Jose là cái nôi của kháng chiến Hoàng Cơ Minh.



Phương diện chính trị thì toàn thể tướng lãnh họp mặt rồi đến lượt xuất hiện lần đầu của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Rồi quốc trưởng Nguyễn Khánh.


San Jose xây dựng kỳ đài đầu tiên cùng nhiều thành tích khác, trong đó phải kể đến các tổ chức diễn hành mỗi năm.Nhưng qua đến cuối thập niên 90 thì Nam Cali bắt đầu khởi sắc và qua mặt miền Bắc về đủ mọi phương diện. Thương mại, chính trị, văn hóa và xã hội. Hội Tết của sinh viên và cộng đồng miền Nam có đến cả trăm ngàn khách du xuân. Trong khi hội Tết San Jose xem chừng xuống cấp.


Về diễn hành miền Bắc đã đi những bước cuối cùng trong khi miền Nam vẫn còn tiếp tục. Đặc biệt về thế giới sân khấu nghệ thuật thì Nam Cali với Little Saigon có bảng exit vĩ đại thực sự trở thành thủ đô của hải ngoại. Các trung tâm Thúy Nga, Asia Vân Sơn hiện diện. Các nhật báo lớn nhất đều có mặt và tạo ảnh hưởng lớn lao cho toàn thể người Việt toàn cầu.



Hội Tết Sinh viên


Từ rất nhiều năm qua, miền Nam Cali có hội Tết sinh viên, có thi hoa hậu do tổng hội sinh viên tổ chức được nhiều sự tán thưởng và đồng hương ủng hộ. Ngày nay không thấy tổ chức hoa hậu tiếp tục nhưng hội Tết vẫn còn hiện diện. Thông thường các sinh viên thế hệ trẻ tổ chức nhẹ về chính trị và thương mại nhưng hướng về văn hóa truyền thống. Lẽ dĩ nhiên không thể nào bỏ được căn cước tỵ nạn cộng sản.


Riêng tại miền Bắc, từ 2 năm qua một hình thức kết hợp mới mẻ của thế hệ tương lai qua các hội sinh viên, Tết của tuổi trẻ đã bắt đầu tại San Jose. Hai trăm anh chị em từ sinh viên xuống đến học sinh đả ngồi lại thành ban tổ chức và chỉ Tết có 1 ngày chủ nhật với hơn 2.000 người tham dự.  Lẽ dĩ nhiên chỉ có hơn 2.000 người tham dự làm sao so sánh được thời kỳ cực thịnh của hội Tet Fairgrounds có 50  ngàn lần vào cửa hay Nam Cali có lần cả 100 ngàn lượt vào thưởng xuân.



Nhưng qua hội Tết của các em tuổi trẻ San Jose tôi nhìn thấy tương lai của mùa xuân vĩnh cửu. Hình ảnh đẹp nhất ghi nhận được không phải là các bài diễn văn của các viên chức chính quyền. Hình đẹp nhất là em gái tiểu học mặc váy đầm, quàng khăn xanh đứng chỉ đường cho xe ra vào parking. Những em bé thật bé mặc áo dài khăn đóng với bước đi chưa vững. 

Các cô gái trong ban tổ chức năng động chạy qua chạy lại. Trên sân khấu văn nghệ các em gái thay phiên làm MC song ngữ. Không có cô nào gọi là có tên tuổi. MC Bùi, MC Nguyễn, MC Trần Lê, rồi MC Phạm. Có tên mà coi như vô danh. Các ban văn nghệ chưa từng lên sân khấu Thúy Nga, Asia nhưng đầy ắp tình tự dân tộc. Đoàn vũ Cánh Chim Bách Việt thi đua với kịch nghệ của ban Sân Khấu Việt.


Với tuổi hồn nhiên mới lớn các em tham dự cuộc thi ăn hấp dẫn. 

Chương trình cũng có chào cờ, mặc niệm, rước cờ đầy đủ, nhưng các bạn tổ chức trả lời San Jose Mercury News là nhẹ phần chính trị, nặng về văn hóa. Dù nói vậy nhưng các em cũng cắm tràn ngập cờ vàng, mặc niệm chiến sĩ VNCH và luôn luôn không đi ngoài tinh thần quốc gia tỵ nạn cộng sản. Năm ngoái các cậu mua rẻ được một số đèn giấy màu đỏ treo loạn sân khấu bị các phụ huynh hỏi tội, năm nay anh chị em treo thật nhiều màu vàng. Các niên trưởng xem ra rất hài lòng, dù rằng tham dự rất ít. Phần hấp dẫn nhất là hội Tết Tuổi Trẻ bao gồm toàn tuổi trẻ có mặt. Như bài ca Tiếng chim gọi đàn. Các em đến giữa độ xuân về và thi nhau "Ăn Tết."


Vừa khai mạc xong là thi ăn chả giò. Thi đua thể thao chấm dứt là thi ăn bánh mì. Tiếp theo văn nghệ là thi ăn Rice cake (bánh Chưng). Suốt 1 ngày dài các em thi ăn bánh mì 3 lần, chả giò 3 lần, thi uống trà 2 lần và thi ăn dưa hấu 1 lần.


Ngày xưa thời kỳ 80, ban tổ chức còn "ăn welfare" nào ai dám mở cuộc thi toàn là ăn suốt ngày. Bây giờ các em giải thích rằng ông bà đã gọi là ăn tết thì thi ăn là phải đạo rồi. Cũng như lễ hội Hoa Kỳ thi ăn Hamburger và Hot Dog.


Tôi có dịp hỏi thăm các em tình nguyện trong ban tổ chức từ các đại học đến các trường trung học trong vùng. Hỏi rằng có hội đoàn nào hỗ trợ, hướng dẫn hay cố vấn không. Các em nói rằng chúng con họp lại tự làm lấy hết.



Hậu duệ hay không hậu duệ


Gần 2 triệu người Việt tại Hoa Kỳ, ngày nay đa số là công dân của một thế hệ mới, Thế hệ sau 1975. Trong nước cũng thế mà hải ngoại cũng vậy. Cuộc chiến chấm dứt 40 năm qua. Những đứa bé thuyền nhân qua Mỹ nay cũng đã là ông bà. Trong đó có cả ngàn các em thuyền nhân không cha mẹ. Các trẻ em sinh ra ở hải ngoại nay cũng đã yên bề gia thất. Nhiều chánh đảng, hội đoàn lo lắng cho tương lai đã tổ chức các thế hệ tiếp nối trở thành đoàn hậu duệ. Quý vị cao niên trăm tuổi muốn trao ngọn đuốc cho con trẻ nối tiếp đi vào tương lai. Xem ra các cháu có nhiều ngần ngại. Đuốc thiêng quá khứ không đốt ngọn lửa của thời hiện tại, mong gì cháy đỏ vào tương lai !!!

Trao không đúng đuốc, không đúng người, không đúng ngày giờ và không đúng chỗ. Con cháu chúng ta đã lần lượt tự đứng lên đốt ngọn lửa trẻ trung của thời hiện tại để bước vào tương lai. Các em thừa hưởng bài học thành công và thất bại của cha anh qua lịch sử để tự mình đi tới.



Sau 40 năm tinh thần binh nghiệp VNCH trong truyển thống gia đình để lại cho nước Mỹ 2 vị tướng lãnh, 30 cấp đại tá, hàng trăm sĩ quan, hàng ngàn binh sĩ. Các khoa học gia, các chuyên viên, các kỹ sư, các bác sĩ và các chính trị gia. Đã có người Việt trong Quốc hội Liên bang, các Tiểu bang và các thành phố. Little Saigon Nam Cali là 1 thí dụ. Ba thành phố Wesminster, Garden Grove, Fountain Valley quây quần quanh thủ đô Bolsa, nằm trong quận Cam hiện có 4 chính trị gia Việt Nam lãnh đạo. Ba vị thị trưởng 3 thành phố và 1 vị làm giám sát viên quận.


Tại Bắc Cali ngày xưa chúng ta chỉ mong với 10% dân số thì phải có 1 nghị viên. Ngày nay, San Jose có 2 nghị viên gốc Việt và đang hy vọng có thêm vị thứ 3. Thêm ba vị khác đang tranh cử Dân biểu cấp Tiểu bang. Trăm hoa đua nở trên khắp các lãnh vực. Thế hệ cao niên sau năm 75 thực ra không có điều gì đáng kể để cố vấn chỉ dẫn cho thế hệ kế tiếp. Cũng không thể đứng ra mà mơ mộng đào tạo các đoàn hậu duệ. Xin đành ghi nhận câu thành ngữ để đời. 

Con hơn cha là nhà có phúc.                                         
Năm 20 tuổi, tôi đọc nhiều bản văn của tiền bối gọi là nói với tuổi 20, chẳng còn nhớ là học được điều gì. Năm 30 tuổi đọc được vần thơ thơ mộng như sau. 

Lòng người trai 30, vui như trẻ lên mười, yêu như tuổi 17 và buồn như sắp 50. 


Bây giờ tuổi đá buồn 50 qua đã lâu rồi. 60 chỉ còn là kỷ niệm, thậm chí 70 cho đến 80 cũng đã trở thành quá khứ. Ngọn đuốc vinh quang có cầm trong tay bao giờ mà bảo trao cho hậu duệ. Bao năm qua, ta chẳng hề cố vấn chỉ dẫn cho lũ trẻ được điều gì mà sao chúng đã thành công rực rỡ. Bây giờ ta không đủ kiến thức để nói cho tuổi 20. Mà sao chúng nó tự mình xoay sở hay như thế.



Mùa Xuân năm nay nếu chúng tôi cùng ông bà có thắc mắc hỏi rằng vì sao con cháu chúng ta từ trong nước tuổi trẻ đấu tranh cho đến hải ngoại vươn lên cùng các sắc tộc chẳng kém ai. Sẽ nghe được phần trả lời hết sức dễ thương qua câu đồng giao mà tôi ghi lại từ miền Hậu Giang.



                                                          


                                                       Con cút cụt đuôi, ai nuôi mày lớn?

                                                       Dạ thưa bà, con lớn mình "ên".


Giao Chỉ, San Jose

giaochi12@gmail.com - (408) 316 8393


     

Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121

Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



This email has been sent from a virus-free computer protected by Avast.
www.avast.com

__._,_.___


Posted by: "Nhat Lung"

CÁO PHÓ:Chương trình Tang lễ:Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai

$
0
0


CÁO PHÓ

Trong niềm tín thác và hy vọ̣̣̣ng vào Chúa Kitô Phục Sinh, gia đình chúng tôi xin thành kính thông báo cùng tất cả quý cha, quý cụ̣̣̣, quý ông bà, quyến thuộc và bằng hữu xa gần: thân phụ, và ông nội của chúng tôi là:

Cụ Ông Edmond Marie Đỗ-Kế-Giai

Sinh ngày 12 tháng 06 năm 1929

Đã vừa hoàn tất cuộc hành trình Đức Tin Công Giáo, và đã về Nhà Chúa

Vào lúc 16 giờ 56 phút, ngày Chúa Nhật 21 tháng 02 năm 2016

(nhằm ngày 14 tháng 01 năm Bính Thân)

tại Bệnh Viện Baylor, Thành phố Dallas, Tiểu bang Texas.

Chương trình Tang lễ:

Lễ Phát Tang: 7:00 AM ngày thứ Năm 25/02/2016

tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 2121 West Apollo Rd, Garland, TX 75044

Thăm viếng: 1:00PM – 7:00PM ngày thứ Năm và thứ Sáu 25-26/02/2016

Tại nhà quàn Sparkman-Crane, 10501 Garland Road, Dallas, TX 75218

Thánh Lễ an táng và cầu nguyện: 10:00 AM, ngày thứ Bảy 27/02/2016

Tạ̣̣̣̣̣i Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 2121 West Apollo Rd, Garland, TX 75044

Sau đó thân phụ, và ông nội của chúng tôi sẽ được hỏa táng và

Sẽ về an nghỉ tại Nhà Bình An của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland, Texas.

Trưởng nam: Đỗ-Hồng-Nguyên

Thứ nữ: Đỗ-Thị-Minh-Thư, chồng Nguyễn-Ngọc-Phúc

Thứ nam: Đỗ-Kế-Toại, vợ Nguyễn-Thị-Thu-Hằng

Thứ nam: Đỗ-Hoàng-Minh

Thứ nam: Đỗ̃̃̃-Đức-Siêu, vợ Lê-Thị-Bích-Duyên và các con

Thứ nam: Đỗ-Kính-Tu, vợ Dương-Thiên-Trang và các con

Thứ nam: Đỗ-Mộng-Lân, vợ Lê-Thị-Bích-Hằng và con gái

Tang gia đồng kính báo

Cáo phó này thay thế thiệp tang

Xin hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Edmond Marie Và xin Miễn Phúng Điếu và vòng hoa các loại.

Vì ý nguyện của người đã khuất, xin dành tình thương và lòng cảm mến cùng hướng về những người thiếu may mắn, và đau khổ. Tất cả hiện kim, xin gửi về cho các nhóm và các tổ chức đang thực hiện chương trình cao quý nầy. Tang gia xin muôn vàn cảm tạ và tri ân.
 

***

PHÂN ƯU



Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, cựu Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa qua đời lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật  ngày 21-2-2016 tại Galand, Dallas, Texas, hưởng thọ 87 tuổi

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: "Không! Tôi dứt khoát là không. Vài năm trước đây và ngay bây giờ, có nhiều nhà xuất bản Mỹ và Việt đề nghị tôi viết hồi ký và họ sẽ giúp xuất bản. Tôi trả lời là đối với tôi điều này khó quá. Bởi nếu đã viết, thì phải nói hết, nói thật, mọi sự việc mà tôi nghe, tôi biết, tôi thấy. Như vậy e rằng sẽ làm mất lòng nhiều người. Hơn nữa, vấn đề này tôi xin bày tỏ quan niệm tôi qua hai câu của người xưa:

BẠI BINH CHI TƯỚNG, BẤT KHẢ NGÔN DŨNG

VONG QUỐC CHI ĐẠI PHU, BẤT KHẢ NGÔN TRÍ.

(Tướng bại trận không thể nói mạnh.

 Quan mất nước, không thể nói hay)

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: “Ước mơ của một sĩ quan là những trận đánh, danh dự của một sĩ quan là chết tại chiến trường, đức hạnh của một sĩ quan là biết cắn răng lúc sa cơ.”

Có thể hiểu sự cắn răng của ông là tương đương với lòng can đảm tối thượng trong câu của một vị Tướng Đức thế kỷ 19 (quên tên):" Le courage supreme est d'accepter the plus grand poids de honte pour servir the plus beau devoir de l'honneur."


Sơ lược Tiểu sử của cố Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai

Người tù cuối cùng được thả, sau 17 năm tù cải tạo!

Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai tuyên bố trong tù:

TÔI KHÔNG XIN KHOAN HỒNG VÌ TRONG TRẠI TÂN LẬP CÓ HÀNG TRĂM ĐÀN EM CỦA TÔI CHƯA THẢ THÌ HÀ CỚ GÌ TÔI ĐƯỢC VỀ TRƯỚC HỌ ! HÃY THẢ HỌ TRƯỚC ĐI CÒN TÔI LÀ NGƯỜI VỀ SAU CÙNG!

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai (1929-2016), nguyên là vị Tướng lãnh gốc Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Ông sinh vào tháng 6 năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ. Ông tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (BAC.1).

Tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, số quân: 49/118.249. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ Bị Liên quân Đà Lạt (sau cải danh thành trường Võ Bị Quốc gia. Khai giảng ngày 1/7/1951, mãn khóa ngày 24/4/1952). Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, được chọn phục vụ trong Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, đồn trú tại Hà Nội.

Tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genėve, ông được thăng cấp Trung úy và cùng đơn vị di chuyển vào Nam đồn trú tại Nha Trang.

Năm 1955, sau khi chuyển sang cơ cấu mới của Quân Đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù thay thế Đại úy Nguyễn Văn Viên.

Tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Thiếu tá nhiệm chức.

Trung tuần tháng 11 năm 1960, ông chuyển sang làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù thay thế Thiếu Tá Ngô Xuân Soạn (bị sát hại vào nửa đêm ngày 11/11/1960 tại hậu cứ Tiểu Đoàn 3 Dù vì không chịu tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu).

Tháng giêng năm 1962, ông được cử làm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù vừa được thành lập.

Đến đầu năm 1965, ông được thăng cấp Trung tá và bàn giao Chiến Đoàn 2 Dù lại cho Thiếu tá Ngô Xuân Nghị (là em ruột của Thiếu Tá Ngô Xuân Soạn). Sau đó, ông được chuyển sang làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 25 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Thanh Sằng làm Tư Lệnh.

Ngày 15 tháng 9 năm 1966, ông được thăng cấp Đại Tá và được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 10 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Lữ Lan đi làm Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học Quân Sự tại Đà Lạt. (Đầu năm 1967, ông sáng kiến đề nghị cải danh Sư Đoàn 10 Bộ Binh thành Sư Đoàn 18 Bộ Binh và được Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận)

Đầu tháng 11 năm 1967, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng tại chức. Ngày 20 tháng 8 năm 1969, ông nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 18 lại cho Chuẩn Tướng Lâm Quang Thơ (nguyên Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức). Sau đó, ông được điều động về phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Tháng 8 năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân thay thế Đại Tá Trần Công Liễu.

Ngày 1 tháng 4 năm 1974, ông được vinh thăng Thiếu tướng nhiệm chức.

Sau ngày 30 tháng 4, ông bị nhà cầm quyền cộng sản bắt đi tù cải tạo và bị lưu đày suốt 17 năm, mãi cho đến ngày 5 tháng 5 năm 1992 ông mới được trả tự do.

Ngày 26 tháng 10 năm 1993, ông được xuất cảnh sang Hoa Kỳ theo diện H.O, định cư tại Garland, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Ngày 21 tháng 2 năm 2016, ông từ trần tại tại Bệnh Viện Baylor, Thành phố Dallas, Tiểu bang Texas. Hưởng thọ 87 tuổi.

__._,_.___


Posted by: thanh nguyen <

"Mình làm vậy không được đâu"

$
0
0

--------- Forwarded message ----------
From: TRONG DAN Vo<>
Date: 2016-02-26 11:59 GMT-05:00
Subject: Re: [ChinhNghiaViet] "Mình làm vậy không được đâu"
To: "Chinhnghiaviet>




XIN CÓ ĐÔI LỜI GÓP Ý THÊM :


Cám ơn các Niên trưởng đã đưa vấn đề MN- VNCH ra công luận ,


Tôi xin đóng góp thêm những LÝ DO, vì sao Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời " MÌNH LÀM VẬY KHÔNG ĐƯỢC ĐÂU "


Theo suy nghĩ và chứng kiến của tôi tận mắt từ cuối năm 1963 tại Sài gòn 


Thứ nhất : BÀI HỌC SV-HS - PHẬT TỬ XUỐNG ĐƯỜNG Ở HUẾ rồi đến Sài Gòn chưa kể các Tỉnh - Thành và Thôn quê ( dĩ nhiên là có VC cài vào trong đó) đã đưa đến tình hình ĐỆ NHẤT VN CỘNG HÒA BỊ LẬT ĐỔ năm 1963 và dẫn đến cái chết BI THẢM của anh em Tổng Thống Diệm( trong bài phỏng vấn giữa LS Lâm Lễ Trinh và Tổng Thống Thiệu: TT Thiệu có xác nhận ÔNG BỊ ÁM ẢNH VỀ CÁI CHẾT CỦA ANH EM TT DIỆM)  .



Sau khi nền ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ bị lật đổ, tình hình khắp nơi không còn AN NINH như trước nữa . Vì Dương Văn Minh cầm đầu( tôi sẽ nói sau ).


Trước khi TT Diệm bị lật đổ, tôi còn sống ở Quảng Ngãi, đang học Trung Học . Khi TT Diệm bị lật đồ, thì PHONG TRÀO ĐẤU TỐ DO VC CHỦ TRƯƠNG TẠI CÁC NƠI TỪ QUÊ RA TỈNH NỔI DẬY , VC bắt đầu hoạt động manh , ban đêm chúng đem TRUYỀN ĐƠN- BÍCH CHƯƠNG VỀ TREO TRƯỚC TRƯỜNG TÔI ĐANG HỌC , THẬM CHÍ CHÚNG DÙNG XÍCH SẮT KHÓA CỬA TRƯỜNG LẠI ( dĩ nhiên TRƯỜNG ĐÓNG CỬA).



Tại quê nhà, bọn VC buộc Cha Mẹ tôi , KHÔNG CHO TÔI RA QUẬN  ĐỂ HỌC,( VÌ NHÀ QUÊ KHÔNG CÓ TRƯỜNG TRUNG HỌC chúng sợ tôi ra QUẬN báo cáo tình hình của chúng cho Chính Quyền VNCH).


Từ đó , Cha tôi đã ÂM THẦM đưa tiền NHỜ NGƯỜI ANH BÀ CON CHỞ TÔI BẰNG XE ĐẠP VÔ BỒNG SƠN- BÌNH ĐỊNH  (vì đường bộ chúng đã PHÁ HỎNG TOÀN BỘ) và từ đó anh dẫn tôi đi Sài Gòn bằng xe đò, sau một thời gian ngắn anh ấy lại trở về quê , làm việc với Chính quyền VNCH tại Xã , bị VC ÁM SÁT chết .


Tôi vô Sài Gòn từ tháng 12 năm 1963, đi học ở Trường Trung học Á CHÂU , Trần Hưng Đạo, cũng nhờ vậy tôi đã chứng kiến rất nhiều vấn đề trong những năm sau đó tại Sài gòn ( nhưng xin bỏ qua giải đoạn này vì nhiều người làm việc hay sống ở Sài gòn đều biết rồi ).


Tuy nhiên , tôi muốn nói trở lại nguyên nhân TT Thiệu trả lời câu :  

" MÌNH LÀM VẬY KHÔNG ĐƯỢC ĐÂU "


1- TT Thiệu BỊ CÔ LẬP BỞI NHIỀU PHÍA , cuối thập niên 60 - đầu thập niên 70 MỸ BẮT ĐẦU ĐI ĐÊM VỚI HÀ NỘI & TC , đó là bất lợi cho Chế độ VNCH , bọn truyền thông- báo chí Mỹ trong đó có mấy tên TÌNH BÁO NHỊ TRÙNG LÀ PHẠM XUÂN ẨN v.v... đang bám sát TT THIỆU VÀ CHÍNH QUYỀN VNCH , chúng tìm những SƠ HỞ CỦA TT THIỆU để cung cấp cho bọn phản chiến Mỹ và bọn CS trên thế giới , nhằm giết chết ĐỆ NHỊ VNCH càng sớm càng tốt . Vì vậy TT Thiệu càng thể hiện CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ TẠI MN- VNCH và không thế đàn áp BIỂU TÌNH NHƯ HÁN THÀNH !     
           

2- Chính những lý do trên , NỘI BỘ - NỘI CÁC ( trong đó có nhiều tình báo - điệp viên VC) biết rõ tình trạng của TT Thiệu nên chúng LỢI DỤNG & THÔNG ĐỒNG VỚI VC cài cấy cán bộ vào TỔNG HỘI SINH VIÊN- HS  - PHỐI HỢP VỚI PHẬT GIÁO ẤN QUANG & MỘT SỐ PHẬT TỬ - HÒA THƯỢNG - THƯỢNG TỌA LIÊN TỤC XUỐNG ĐƯỜNG , GÂY XÁO TRỘN AN NINH NGAY TẠI SÀI GÒN , DƯỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA DƯƠNG VĂN MINH- ĐỔ MẬU - TƯỚNG NGUYỄN HỮU HẠNH & NHẤT LÀ TƯỚNG ĐÁ GÀ NGUYỄN CAO KỲ ĐÃ CHO HUỲNH TẤN MẪM MƯỢN VĂN PHÒNG CỦA HẮN HỌP BÀN CÔNG TÁC PHÁ RỐI CHỐNG LẠI VNCH & THẬM CHÍ NGUYỄN CAO KỲ CÒN CẤP LỰU ĐẠN CHO BỌN SV-HS PHÁ RỐI AN NINH TẠI ĐÔ THÀNH SG ( LỰU ĐẠN DÙNG ĐỂ HUẤN LUYỆN CHO QUÂN ĐỘI  VNCH ) .


Nguyễn cao Kỳ là tên RẤT LỢI HẠI , không biết TT Thiệu có biết những hoạt động của hắn không , mà cứ để hắn tự tung tự tác HOẠT ĐỘNG ?


Thậm chi vào đầu thập niên 70-71 Nguyễn cao Kỳ đã ÂM THẦM đến một cái Chùa ở đường Nguyễn Thông ( gần cổng Bà Xếp, Hòa Hưng), tôi không đi chùa , nhưng hôm đó Ông Anh Rể của tôi đi chùa đó rồi về nói với tôi : Hôm nay có Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đến dự. Quý Vị nghĩ xem : Một ông Phó Tổng Thống, thiếu mẹ gì Chùa nổi tiếng ở Sài gòn mà phải lặn lội vô cái Chùa nhỏ trong đường HẺM NGUYỄN THÔNG nối dài ở Quận Ba SG ?

  

Tiếp theo đó , cũng vào những năm nầy ( tôi quên năm 70 hay 71 gì đó ) KHÔNG BIẾT LÝ DO GÌ MÀ ANH THƯƠNG PHẾ BINH : TRẦN VIẾT NGHIÃ TỰ THIÊU?  

Quan tài anh Trần Viết Nghiã đặt tại TỔNG HỘI THƯƠNG PHẾ BINH đường Nguyễn Thông ( đối diện đầu đường Kỳ Đồng) Quận Ba.

  

Nhà tôi ở gần đó , tình cờ đi ngang qua trước Tổng Hội TPB thì tôi thấy ĐÁM TANG ANH TRẦN VIẾT NGHĨA CHUẨN BỊ ĐƯA ĐI , CÙNG LÚC MÁY BAY TRỰC THĂNG CHỞ VỢ CHỒNG NGUYỄN CAO KỲ HẠ CÁNH GẦN ĐÓ & VỢ CHỒNG ÔNG KỲ ĐI TRƯỚC DẪN ĐẦU ĐÁM TANG RA ĐẾN ĐƯỜNG TRƯƠNG MINH GIẢNG THÌ VỢ CHỒNG ÔNG KỲ TÁCH RA CHỖ KHÁC LÊN TRỰC THĂNG BAY ĐI.


Những ai trong chính trường, chính phủ VNCH đều biết:  

Thương Phế Binh VNCH mà đòi quyền lợi gì là Tổng Thống KHÓ MÀ TỪ CHỐI vì lực lượng Thương Phế Binh hồi đó rất mạnh ( bất khả xâm phạm). Vậy Tướng Kỳ LỢI DỤNG PHONG TRÀO TPB với mục đích gì ??? 


HỒI TỨC TRẢ LỜI! VÌ TRONG THỜI GIAN NÀY TƯỚNG KỲ MUỐN RA TRANH CỬ TỔNG THỐNG ( MUỐN QUA MẶT TT THIỆU) NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC NÊN TƯỚNG KỲ HĂM THẢ BOM DINH ĐỘC LẬP.

Tướng Kỳ thì QUẬY TỚI BẾN!


Tướng Dương văn Minh thì chứa thằng Huỳnh Tấn Mẫm( Tổng hội trưởng, tổng hội SV-HS Sài gòn ) trong tư dinh để hoạt động chống chính phủ .

Đại tướng ( Thủ tướng ) Trần Thiện Khiêm và Đại Tướng Cao Văn Viên ( TTM Trưởng QLVNCH ) là HAI NGƯỜI CỦA MỸ ( theo lời TT Thiệu trả lời phỏng vấn của LS Lâm Lễ Trinh rằng : NẾU THAY NGƯỜI KHÁC THÌ MỸ SẼ KHÔNG ĐỒNG Ý !!!  ) . 

Đúng vậy, Trần Thiên Khiêm là con bài CIA CỦA MỸ , VỢ CỦA TRẦN THIỆN KHIÊM & VỢ ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN LÀ HAI NGƯỜI BẠN RẤT THÂN ( hai ông muốn gì thì cử hai bà trao đổi nhau rồi quyết định ( đây cũng chính lời của Đại Tướng Viên trả lời phỏng vấn của LS Lâm Lễ Trinh ). 


Chưa nói đến QUỐC HỘI VNCH , nhưng quý vị đã biết : TT Thiệu ra lệnh bắt thằng VC nằm vùng là Dân biểu Trần Ngọc Châu , thì Mỹ can thiệp .

Dân biểu Kiều Mộng Thu thì khóc kể trước TÒA , đòi trả tự do cho Trần Ngọc Châu v. v... và v. v...


Tôi là thằng lính TÌNH NGUYỆN, đi lính ở địa phương ( chỉ ở Tỉnh Thành )  , không có ơn nghĩa- mưa móc gì với TT Thiệu, NHƯNG PHẢI NÓI THẲNG SỰ THẬT BẰNG TAI NGHE MẮT THẤY :

 KHÓ CÓ NGƯỜI TÀI TRÍ NHƯ TT THIỆU ĐỂ LÃNH ĐẠO QUỐC GIA TRONG MỘT CUỘC CHIẾN MÀ LÀM TT THỐNG CHỈ CÓ CHỨC MÀ KHÔNG CÓ QUYỀN ! KHÔNG KHÉO LÉO THÌ ĐẦU RƠI KHỎI MẠNG, NHƯ LỜI TT NIXON ĐE DỌA& NHƯ LỜI RỦA CỦA THẰNG KHỐN NẠN KISSINGER RẰNG: SAO CHÚNG NÓ KHÔNG CHẾT TIỆT CHO RỒI !!!


 Cách đây hai năm tôi đã có lần viết bài và xin mọi người hãy thông cảm cho hai vị Tổng Thống là :  

Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là người phàm như chúng ta , không phải THẦN THÁNH, nên ít nhiều đều có những sai đúng - thiếu sót .



NHƯNG HAI VỊ TỔNG THỐNG CHƯA CÓ BÁN NƯỚC - BUÔN DÂN NHƯ BỌN VC .  


Vậy xin tất cả mọi người hãy để cho hai vị Tổng Thống đã qua đời ĐƯỢC YÊN NGHỈ VÀ PHÙ HỘ CHO CON DÂN ĐÁNH ĐUỔI BỌN VGCS & TÀU CỘNG ĐỂ ĐƯỢC ĐỘC LẬP - TỰ DO- DÂN CHỦ 



Kính


DINH CHUONG VO( GERMANY 26 .02.2016 )






2016-02-25 21:13 GMT+01:00 Paul Van >:

 

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trầm ngâm, thở dài: Mình làm vậy không được đâu"


Trích bài viết của tác giả Lâm Mạnh Di :


Tổng Thống Thiệu đàm luận với Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu, Đại sứ VNCH tại Hàn Thành vào năm 1965, đại y':


Tướng Chiểu : Các anh có thấy họ(Chánh phủ Đại Hàn) làm không (đàn áp sinh viên nổi loạn biểu tình); các anh ở Saigon sao mà đề cho chúng phá hoại như vậy?


Tổng Thống Thiệu: Mình làm vậy không được đâu.


Đã hơn nửa thế kỉ, năm mươi năm đi qua, tác giả tự hỏi: tôi vẫn không hiểu rỏ ly' do gì mà mình làm vậy không được đâu?


Thiết tưởng Tổng Thống Thiệu là nhân vật đầy đủ thẩm quyền nhất để có thể trả lời câu hỏi nêu trên, nhưng nay Ông không còn tại thế, vì đã qua đời vào năm 2001.


Chúng tôi được hân hạnh tiếp xúc với Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu và được Ông chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, giải đáp và bổ túc thông tin dữ kiện về vài mẩu chuyện đã qua. 


Xin khái quát như sau: Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu xuất thân là sinh viên  y khoa xuất sắc tại Hà Nội, tham gia Đảng Việt Quốc, tham dự khóa huấn luyện quân sự tại Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn tại Lao Kay vào năm 1946.Trong thời gian Nhật đánh Tàu và chiếm Đông Dương; Ông Chiểu vượt biên sang Tàu và chiến đấu trong lực lụợng võ trang chống Nhật.


Năm 1948 ông được tín nhiệm trong chức vụ tham mưu trưởng phụ lực quân tại Phát Diệm và năm sau 1949 được mang cấp bậc Đại úy Quân Đội Pháp. Năm 1957, ông tốt nghiệp khóa tham mưu tại École d'État Major, Paris, Pháp. Năm 1956, Ông được Tổng Thống VNCH, Ngô Đình Diệm chỉ định làm Đại tá Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ. 


Theo lời kể của ông với người viết : Tôi (ĐT Chiểu) trình với Cụ rằng tôi không có kinh nghiệm về an ninh, tình báo nên xin Cụ chọn người khác. Cụ Diệm nghiêm giọng : C' est un ordre. Đây là lệnh, ông thi hành và cố gắng học việc tại chỗ (on the job training). Nhưng tôi khuyên Ông điều này : Tôi là người miền Trung, ông là người miền Bắc, đừng có mang về toàn người Bắc đặt vào chức vụ chỉ huy. Người Nam tính tình thẳng thắng, cương trực, nhiều người rất giỏi; anh lấy hồ sơ sĩ quan xuất sắc của Bộ Tổng Tham Mưu chọn một số sĩ quan người miền Nam chuyên nghiệp an ninh tình báo xin họ về giúp anh tái tổ chức Tổng Nha CSCA. 


Năm 1957, ông được vinh thăng Thiếu Tướng và nhận chức Tham Mưu Trưởng Bộ TTM vào năm 1958 Năm 1960, vì một vài bất đồng nào đó, ông bị thượng cấp ngộ nhận thuyên chuyễn ông về làm chỉ huy trưởng Trường Đại Học Quân Sự. Trước khi bắt đầu đảo chánh, Trung Tá Vương Văn Đông Nhảy Dù tìm gặp, móc nối thuyết phục ông tham gia đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm; nhưng ông từ chối. Cuộc đảo chánh 11/11/60 do Ls Hoàng Cơ Thụy & Trung Tá Vương Văn Đông cầm đầu đã thất bại.(Lảnh tụ thật sự cuộc đảo chánh không phải là Đại tá Nguyễn Chánh Thi).


Sau khi Trung tướng Dương Văn Minh đảo chánh thành công ngày 1/11/63; Đại tá Thi đang lưu vong tại Phnom Penh được chấp thuận đi đường bộ qua biên giới và trực thăng đến đón tại Tây Ninh. Thời gian quẩn bách túng thiếu của Đại tá Thi ở Cao Miên đã được Cộng Sản khai thác, cài đặt cán bộ điệp báo Sáu Già sau này được "ém" trong tư thất của Tướng Thi tại Đường Gia Long, SG.


Biến động Miền Trung năm 1965 xãy ra, lúc Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi làm tư Lệnh Quân Đoàn I, sinh viên phật tử được kích động biểu tình xuống đường chống lại chính quyền trung ương; thậm chí đòi cắt Miền Trung lập thành chánh phủ riêng đặt dưới quyền lảnh đạo của Tướng Thi. Quyền lực chánh phủ trung ương lúc đó thuộc về Thiếu Tướng Nguyễn Cao KỲ, chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Trung tướng Thiệu tuy là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia nhưng không có thực quyền. Mấy anh mũi cao hầu hết "deal"đại sự trực tiếp với Tướng KỲ(hội nghị Manila năm 1965 cho thấy Tổng Thống MỸ Lyndon Johnson ân cần bàn chuyện vơi Tướng KỲ hơn là Tướng Thiệu; đây cũng là nhận xét của Đại sứ Phạm Đăng Lâm, Đại tướng Cao Văn Viên, QVK Nguyễn Xuân Phong).


Tòa Đại sứ MỸ nhận được tin tức tài liệu xác nhận Cộng Sản trà trộn trong đoàn biểu tình, kích động sự cuồng nhiệt đốt phá làm rối loạn an ninh trật tự. Quyết định từ trung ương phái ra miền Trung những tướng lảnh sinh quán từ miền Trung như Trung tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân, Thiếu Tướng Huynh Văn Cao lần lượt bay ra Huế và Đà Nẳng tìm cách "hạ nhiệt"; nhưng tất cả đều thất bại. 

Tướng Phạm Xuân Chiểu cũng gặp sự chống đối, khi ông xuất hiện trước đám đông. Nhóm biểu tình đã xô đẩy, buộc ông ngồi trên chiếc xich lô để họ đưa đến đài phát thanh tuyên bố gì đó..(?) Tướng Thi xuất hiện, với uy tín cá nhân, đón Tướng Chiểu về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn.


Phải chăng kinh nghiệm thực tế nảo nề đã trở thành dấu ấn cho một câu hỏi? Theo lời kể của Đại Tướng Cao Văn Viên với người viết: Sau khi họp với Đại Tướng Westmoreland và ban tham mưu hổn hợp Việt- My; chúng tôi quyết định xữ dụng 2 đơn vị tổng trừ bị nhảy dù và TQLC đang hành quân tại vùng I tập trung để phi cơ vận tải đưa về Đà Nẳng yểm trợ cho lực lương cảnh sát vãn hồi an ninh trật tự. Đêm đó, tôi xữ dụng phi cơ bán phản lực riêng của Tướng Westmoreland bay ra Đà  Nẳng.


Tình hình Việt Nam phức tạp hơn Đại Hàn vì Trung Tướng Thiệu không được toàn quyền hành động như Tổng Thống Đại Hàn Ly' Thừa Vảng hay Pak Chung Hi; sơ xuất của ông nếu xảy ra có thể ai đó đợi sẳn khai thác để lật đổ. Đặt hoàn cảnh của Tổng thống Thiệu vào thời điểm hội đàm Ba Lê tương tự như Ly' Thừa Vãng trong hội đàm Bàn Môn Điếm; chúng ta thấy được tài năng và quyết tâm của hai nhà lảnh đạo trong cùng hoàn cảnh . Eisenhower áp lực Ly' Thưa Vãng ky' hiệp ước ngưng bắn Bàn Môn Điếm với nhũng điều khoản nhượng bộ. Tổng Thống họ LÝ cương quyết tử chối. Áp lực dồn dập thêm từ Phó Tổng Thống Nixon chuyễn tối hậu thư của Eisenhower cho Ly' Thừa Vãng đại y' : 


"Hoa Ky sẽ không tha thứ cho bất cứ hành động nào muốn mở lại chiến tranh..."


Tổng Thống Thiệu cũng từ chối không ky' vào hiệp định hòa bỉnh với những điều khoản bất lợi "tự thắt cổ" và phải cay đắng nuốt nhục trước những hành động, ngôn ngữ đe dọa của "đồng minh đâm sau lưng".


Nghiên cứu tình hình chính trị toàn cầu vào thời điểm hai cuộc chiến Triều Tiên 1950- 53 và cuộc chiến VN 1954 - 1975; chúng ta có thể hiểu được tại sao Chú Sam đã làm như vậy . 


Bên kia thế giới, có thể Nixon đã gặp Ly' Thừa Vãng và Nguyễn Văn Thiệu để nói rằng: chúng tôi khâm phục và kính trọng hai ông vì ngưới chấu Á các ông thấy được những điếu tế nhị mà kẻ thực dụng chúng tôi không thấy. 

Đó là: chúng tôi đã bắn tín hiệu cho phía bên kia biết rằng, bằng mọi giá chúng tôi phải mang tù binh trở về MỸ và như vậy chúng tôi đã đánh mất đòn bẩy(leverage) để mặc cả trên bàn thương lượng, đàm phán; trong lúc hai ông áp dụng nguyên tắc bất định "uncertainty principles"để dồn đối phương vào thế thụ động, hoang mang, rối rắm. 

Chúng tôi thắng vì lợi ích của My Quốc trên toàn cầu; nhưng chúng tôi tự thẹn vì mang các ông lên bàn đàm phán như "con dê tế thần" ! 

Paul Van



2016-02-24 3:06 GMT-05:00 'Patrick Willay'p>:

 

 


"Mình làm vậy không được đâu"



Sứ quán của VNCH tọa lạc trong một Building trong khu phố sầm uất Myeongdong, ở tầng thứ 11. Hán Thành những năm 60 nghèo xơ xác, người dân thất nghiệp rất đông.

Mỗi lần đến thăm sứ quán, tôi lại thấy hàng người xếp hàng từ tầng thứ 11 xuống đến từng 1, để làm thủ tục xin qua VN . 

Người nào được cấp giấy qua VN làm việc thì mừng như được trúng số.


Những năm tháng tôi ở đó thường xuyên chứng kiến những cuộc biểu tình đẫm máu. Ngay trong khung viên Đại Học Yonsei nơi tôi học, gần như tuần nào cũng có biểu tình. Nguyện vọng của những người biểu tình, đa số là sinh viên, là họ đòi hỏi Nam Hàn phải thống nhất với Bắc Hàn theo kiểu ... Bắc Hàn (!). 

Hình của "bác" Kim Nhật Thành, bác Mao và những khẩu hiệu ca ngợi thiên đường XHCN được họ mang đi khắp đường phố.


Nhưng giới lãnh đạo Nam Hàn, đa số là tướng lãnh, lúc bấy giờ rất quyết liệt, họ dẹp biểu tình thẳng tay. Họ bắn đạn cao su, khi thấy không ngăn chặn được thì họ bắn bằng đạn thật. Ngày nào cũng đổ máu, ngày nào cũng có người biểu tình bị bắn chết. Mini Thiên An Môn xảy ra khắp nơi ở Hán Thành 

Cỡ như Huỳnh Tấn Mẫm, Ngô Bá Thành, Lê Hiếu Đằng etc... bảo đảm nếu sống ở Đại Hàn, thì đã phải nằm trong nhà xác từ lâu rồi

Tư dinh của Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu, đại sứ VNCH, ở Hán Thành nằm trên một ngọn đồi, trong khu ngoại giao được canh phòng nghiêm nhặt. Hôm đó là ngày nhân viên sứ quán và gia đình tụ họp, ăn bữa tiệc tiễn Tổng Thống Thiệu về nước.


Ông Thiệu ngồi hàn huyên với ông Chiểu, bác Nguyễn Trọng Phu, anh Nguyễn Quang Mông, những tùy viên cao cấp của Sứ Quán. Các người khác thì to nhỏ hàn huyên trao đổi về cuộc sống lạnh lẽo ở Hán Thành. Tôi thì ngồi bệt xuống đất chơi với mấy em, con cháu của nhân viên sứ quán.

Cả phòng khách tự nhiên yên lặng khi TV chiếu về biểu tình chiều nay, quân đội kéo lê những xác chết của sinh viên bị bắn quẳng lên xe. Chúng tôi vừa theo dõi, vừa lắc đầu...
  Tướng Chiểu quay lại ông Thiệu, giọng sang sảng ..

- Các anh có thấy họ làm không, các anh ở SG sao mà dễ dàng cho chúng phá hoại như vậy, các anh không đọc những báo cáo chúng tôi gửi về sao ...?
Không khí trong phòng khách như trùng hẳn xuống, tất cả im lặng hướng mắt về ông Thiệu chờ nghe câu trả lời ... Ông Thiệu cúi đầu xuống trầm ngâm rồi thở dài ... "Mình làm vậy không được đâu..


Miền Nam sụp đổ, CS biến cả nước thành tài sản cho chúng vơ vét. Năm mươi năm sau, ngồi viết những dòng chữ này mà tôi vẫn không hiểu rõ lý do gì mà "mình làm vậy không được đâu ..."..
Vì biểu tình phản chiến đang xảy ra khắp nơi, vì sợ Mỹ cúp viện trợ, vì nhân đạo hay vì nhu nhược ..
 Tôi vẫn lẩn quẩn đi tìm câu trả lời./-


Lâm Mạnh Di





__._,_.___


Posted by: Tamika Ito <

Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu: kẻ khôn làm đầy tớ thằng ngu hai lần!

$
0
0
 




  
From:[BTGVQHVN-2]"<BTGVQHVN-2@yahoogroups.c 


 

Vũ Văn Mẫu 30-04-75-- Ngu tới ba lần chứ không phải hai

Hình ảnh sáng ngày 30-04-75 .

Sau khi DVM ra lệnh buông sung đầu hàng CS Bắc Việt,  Các phóng viên ngoại quốc đưa hình ảnh Vũ Văn Mẫu  hớn hở chờ đợi bàn giao ...mặt  cười toe toét  khi bắt tay nhóm  CS cuop chiêm SG .

  Cái ngu hèn "thứ ba" này mới thật sự làm nhục nhã đất nước  .

  Buồn cho quê hương, dân tộc VN .



From: Tran Marie
To: Btgvqhvn-2 <B
Sent: Sun, Nov 1, 2015 1:57 pm
Subject: [BTGVQHVN-2] Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu: kẻ khôn làm đầy tớ thằng ngu hai lần!

 


Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu: kẻ khôn làm đầy tớ thằng ngu hai lần!


Phạm Quang Trình





Khi Mỹ âm mưu lật đổ TT Ngô Đình Diệm  và nền Đệ Nhất Cộng Hòa bằng việc mua chuộc một số tướng lãnh đóng vai trò chủ chốt thì mặt khác, Mỹ cũng liên hệ và mua chuộc những nhân vật dân sự bằng những hứa hẹn quyền lợi và chức tước. Những nhận vật đó gồm: Ông bà Đại sứ Trần Văn Chương ở Hoa Kỳ, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Phủ Tống Thống Nguyễn Đình Thuần, Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống Võ Văn Hải và đặc biệt là Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu... Người viết muốn nhấn mạnh đến nhân vật Vũ Văn Mẫu ở đây.


Giáo sư Vũ Văn Mẫu có bằng Thạc sĩ Tư Pháp, được chính phủ Ngô Đình Diệm cho làm Khoa Trưởng Trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, sau cất nhắc lên làm Bộ Trưởng Ngoại Giao từ 1955 đến 1963. Trên cương vị Bộ Trưởng Ngoại Giao, nhờ nội bộ ổn định và nhất là bằng vào uy tín của chính quyền  Đệ Nhất Cộng Hòa và cá nhân TT Ngô Đình Diệm, Giáo sư Vũ Văn Mẫu nghiễm nhiên trở thành một trong những khuôn mặt sáng giá của chế độ. 

Trong thời gian làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Giáo sư Vũ Văn Mẫu vẫn được tiếp tục giảng dạy tại Đại Học Luật Khoa các lớp ban Cử Nhân và ban Cao Học. Đặc biệt, các sách giáo khoa (Cours) do Giáo sư biên soạn như Dân Luật Khái Luận, Dân Luật Lược Khảo, vân vân đã được các sinh viên đón mua cách nồng nhiệt, và đó cũng là món huê lợi không phải là nhỏ. Chức vụ, quyền hành và lợi lộc tưởng chưa mấy nhân vật nào được ưu đãi hơn. Theo Giáo sư Vũ Quốc Thúc, TT Ngô Đình Diệm tỏ ra rất nể trọng GS Vũ Văn Mẫu và GS Vũ Quốc Thúc. 

Cả hai ông đều được TT Ngô Đình Diệm trân trọng kêu bằng “Ngài”. Vậy mà sau khi được Mỹ móc nối và hứa hẹn, GS. Vũ Văn Mẫu đã trở mặt, quay đúng 180 độ ngay sau biến cố Phật Giáo cũng do CIA Mỹ đạo diễn, cạo đầu, xin từ chức và xin đi hành hương Ấn Độ. Việc làm của GS Vũ Văn Mẫu dĩ nhiên như đổ thêm dầu vào lửa sau vụ “bị thiêu sống” của TT Thích Quảng Đức làm cho tình hình bang giao Việt - Mỹ đang căng thẳng, trở nên gay cấn hơn, tạo thêm lý do để Mỹ xúi giục bọn tướng lãnh phản bội chuẩn bị ra tay. 

Tưởng rằng sau đảo chánh 1-11 thành công, GS. Vũ Văn Mẫu sẽ nắm vai trò quan trọng như chức vụ Thủ Tướng, nào ngờ được bố thí cho chức Đại Sứ tại Anh Quốc. Nhưng chưa đầy 4 tháng thì cuộc Chỉnh Lý của Nguyễn Khánh xầy ra khiến Giáo sư mất luôn chức Đại sứ để trở về Trương Luật dạy học kiếm ăn.


GS Vũ Văn Mẫu xuống tóc “tranh đấu cho Hoà Bình, Dân Chủ, Tự Do”.


Sau một thời gian thậm thụt đi theo phe Phật Giáo Ấn Quang không ăn cái giải vì đám sư này quyết liệt tẩy chay mọi hoạt động của Chính quyền VNCH thì sự nghiệp chính trị của GS Vũ Văn Mẫu kể như kết thúc. Nhưng đột nhiên, đám sư sãi Phật Giáo Ấn Quang nghĩ lại nếu cứ tiếp tục tẩy chay chính quyền thì tự cô lập mình và phe Phật Giáo Việt Nam Quốc Tự của TT Thích Tâm Châu được chính quyền công nhận sẽ thắng thế. 

Phật Giáo Ân Quang liền tung ra Liên Danh Hoa Sen ứng cử vào Thượng Nghị Viên 1973 do GS. Vũ Văn Mẫu đứng Thụ Uỷ cùng một số nhân vật như Bác sĩ Nguyễn Duy Tài, Tôn Thất Niệm, Tôn Ắi Liêng, Trần Quang Thuận, vân vân đồng thời ủng hộ Dương Văn Minh ra tranh cử Tổng Thống. Nhưng khi thắng cử vào Thượng Nghị Viện rồi, Liên danh Hoa Sen cũng vẫn chỉ là thiểu số không nắm được một chức vị nào cả. 

Đã vậy, Nghị sĩ Nguyễn Duy Tài trong Liên danh Hoa Sen lại trở cờ chạy theo phe thân chính quyền, được chức Chủ Tịch Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện.  Suối gần 2 năm trời ở Thượng Viện, Liên danh Hoa sen và NS Vũ Văn Mẫu chẳng làm nên trò trống gì. Qua năm 1975, tình hình mỗi ngày thêm biến đổi, ông được phe Ấn Quang cử làm Chủ Tịch Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc mà Văn phòng đặt tại Khối Dân Tộc Xã Hội Hạ Nghị Viện. 

Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu theo chỉ đạo của Ấn Quang đang nhắm đóng vai trò đại diện “Thành thành phần thứ ba” trong Chính Phủ ba thành phần. Nhưng vì thiển cận không nhìn xa trông rộng, không thấy được nước cờ Hoa Kỳ và đối phương đang đi nên cuối cùng trở thành công cụ hốt rác cho Mỹ. Ngày 28-04-1975, vừa mới nhậm chức, thì cùng với Dương Văn Minh, ông nhân danh là Thủ Tướng Chính Phủ tuyên bố: “Yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ” không phải để có “Chính Phủ Hòa Hợp Hòa Giải” mà là đầu hàng cách nhục nhã Cộng Sản ngày 30-04-1975.


Nhiều nhân vật cho biết, vào những giờ phút cuối, khi Dương Văn Minh bị áp lực của Việt Cộng sắp sửa tuyên bố đầu hàng, “Thủ Tướng một ngày” Vũ Văn Mẫu đã tỏ ra hoảng sợ cũng muốn tìm đường chạy trốn nhưng quá muộn, đành phải cúi đầu theo Dương Văn Minh vào Dinh Độc Lập đón tiếp bọn ăn cướp!  Bị kẹt lại Việt Nam, Vũ Văn Mẫu cũng như Dương Văn Minh, nhờ “công lao hãn mã đầu hàng vô điều kiện” nên Cộng Sản tha cho khỏi phải đi “học tập cải tạo” trong các trại tù như bao Quân Dân Cán Chính VNCH khác, mà chỉ bị học tập tại chỗ.  Mấy năm sau, khi tìmh hình ổn định, Việt Cộng cho ông qua Pháp định cư.


Năm 1988, ông viết Hồi Ký “Sáu Tháng Pháp Nạn của Minh Không Vũ Văn Mẫu” để kể tội chế độ Ngô Đình Diệm, một chế độ đã đối xử rất tử tế với ông: cử làm Bộ Trưởng Ngoại Giao suốt từ 1955 dến 1963, một Bộ Trưởng ở lâu nhất trong chức vụ.


Đọc bài giới thiệu Hồi Ký “Sáu Tháng Pháp Nạn” của GS. Vũ Văn Mẫu do Giao Điểm xuất bản năm 2003 trên Internet, người ta thấy ông chê bôi, chỉ trích chế độ Ngô Đình Diệm và các nhân vật trong gia đình Tổng Thống Diệm một cách gay gắt không tiếc lời. Chưa hết, ông tấn công Dụ Số 10 do Bảo Đại đưa ra nhưng lại đổ tội cho TT Ngô Đình Diệm là “thủ phạm vì nó mà gây nên Pháp nạn.


Người viết tự hỏi: Giáo Sư Vũ Văn Mẫu, một nhân vật chính trị lớn, một nhà ngoại giao có tầm vóc, một Luật gia nổi tiếng, một Kẻ Sĩ thời đại tại sao lại có hành động như vậy?  Đáng lý ra với tư cách là một Luật gia nổi tiếng, một nhân vật lớn của chế độ (Bộ Trưởng Ngoại giao), một tín đồ Phật Giáo thuận thành với “Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi”, một kẻ sĩ thời đại “Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ  bất năng khuất”, đã được chế độ ưu đãi trân trọng, thì nếu có những gì sai trái xẩy ra, phải có bổn phận lên tiếng can ngăn, cảnh giác, trình bày điều hơn lẽ thiệt để sửa đổi và để cứu nguy chết độ, chớ sao lại bỏ ngang chơi trò “cạo đầu”, đổ thêm dầu vào lửa, đâm sau lưng Lãnh Tụ? Là một nhân vật được Tổng Thống rất nể trọng, tại sao ông không có can đảm đặt thẳng vấn đề với Tổng Thống khi họp Hội Đồng Nội Các hay lúc gặp gỡ riêng liên hệ đến lãnh vực ngoại giao?

 Vậy mà ông ngậm tăm, không làm gì cả ! Có phải vì ông cũng là thứ người hèn nhát, chỉ biết gọi dạ bảo vâng? Nếu quả tình GS Vũ Văn Mẫu xứng đáng với những danh xưng đó, thì những ai chịu suy nghĩ cũng khó mà tìm được lời giải đáp. Vì cho đến giờ phút này, vẫn chưa có ai chứng mình được rằng Dụ Số 10 đã gây thiệt hại những gì cho Phật Giáo, ngoại trừ luận điệu xuyên tạc chế độ Ngô Đình Diệm là “gia đình trị” và “kỳ thị tôn giáo”. 

Nói cho cùng, Dụ số 10 chỉ là cái cớ để mấy nhà sư tranh đấu lợi dụng nhằm gây bất mãn cho mục tiêu lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Còn trên thực tế, vì nhu cầu tổ chức của chính phủ Quốc Gia Việt Nam, vua Bảo Đại ban hành Dụ số 10 để cơ quan hành chánh căn cứ vào đó mà làm việc với các tổ chức đoàn thể. 

Trên nguyên tắc, Phật Giáo là một tổ chức thì cũng phải ghi tên, đăng ký như các đoàn thể tổ chức khác. Nhưng cũng trên thực tế là Chính quyền của TT Ngô Đình Diệm không hề áp dụng Dụ số 10 với Phật Giáo. Chẳng những thế, chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa còn tỏ ra trân trọng giúp đỡ tận tình Phật Giáo xây Chùa, cho sư tăng xuất ngoại du học, vân vân và có thể nói đó là thời Phật Giáo phát triển mạnh nhất.


Xin hỏi lại mấy ông sư tranh đấu: Ai cho tiền xây Chùa Xá Lợi? Ai cho đất để xây Chùa Vĩnh Nghiêm? Ai cho các vị sư nổi tiếng như Thích Quang Liên, Thích Thiên Ân, Thích Nhất Hạnh, vân vân du học ngoại quốc? Có phải là chính Phủ Ngô Đình Diệm hay ai khác?  Hỏi tức là trả lời. Vậy mà chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ vì Chủ quyền Quốc gia, chống đối lại việc Mỹ muốn đưa quân vào Việt Nam đã bị hàm oan và trở thành nạn nhân?


Luận điệu nói rằng chính phủ Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo cũng sai. Tầm cỡ như TT Ngô Đình Diệm hay ông Cô vấn Ngô Đình Nhu đâu có ngu xuẩn hay dại dột làm những điều tệ hại như thế. Còn đối với Giáo Hội Công Giáo thì vì chưa được Tòa Thánh Vatican coi là trưởng thành, nên vẫn còn nằm dưới sự quản trị của Hội Thừa Sai Paris tức là MEP (Mission Étrangère de Paris) chớ chẳng phải ưu đãi gì. Vậy mà mấy ông đã “vọng ngữ” tức là nói láo rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, thật không thể tưởng tượng được mồm ép của mấy ông “sư hổ mang”! 

Các ông đả kích Chính quyền Ngô Đình Diệm về Dụ số 10 để rồi lại gửi văn thư 13-01-1964 xin phép Bộ Nội Vụ của Chính quyền quân phiệt ban hành Nghị định cho phép thành lập Giáo Hội, công nhận Hiến Chương  của mấy ông thì có khác gì “nhổ ra rồi lại nuốt vô”! Bởi thế, càng hô hào thống nhất lại càng chia rẽ! Thống nhất rồi mới tự chia ra hai phe: Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang! Vì có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nên ngày nay mới có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (quốc doanh). Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Đó cũng là luật nhân quả của nhà Phật!  Pháp nạn ở đâu mà ra? Pháp nạn nằm trong lòng mấy ông đó! Nhưng Dụ Số 10 thì vẫn còn giá trị pháp lý và nó vẫn chưa hề bị hủy bỏ, ít ra là cho đến ngày 30-04-1975 .


Trở lại trường hợp GS Vũ Văn Mẫu, quả thật làm Kẻ Sĩ không phải dễ. Có học vị cao, có chức tước lớn cũng chưa bảo đảm hành động tốt và có đạo lý làm người. Khi đã tối mắt vì quyền lợi và chức tước thì Đạo Lý cũng sẽ bị giục vô thùng rác, dù đó là thùng rác của lịch sử. Tất cả những hành động của GS Vũ Văn Mẩu kể từ khi cạo đầu đã lột trần bản chất con người ông. Càng về sau thì sự thật con người của ông càng lộ ra những cái mà người có lương tri, đạo lý phải lắc đầu: một tên hoạt đầu chính trị!


Nhân danh là một trí thức, một nhà ngoại giao lớn, một chính trị gia có hạng, một luật gia nổi tiếng, vậy mà ông Vũ Văn Mẫu đã nghe lời dụ dỗ của ngoại bang, cạo đầu chống đối chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, một chế độ hợp hiến, hợp pháp, hợp đạo lý để làm tay sai cho Dương Văn Minh, một tên tướng tham, hèn, ngu dâng nốt Miền Nam cho Cộng Sản.


Người ta nói: “Làm đầy tớ cho thằng khôn hơn làm thầy thằng ngu.” GS Vũ Văn Mẫu, thay vì làm thầy thằng khôn, lại dại dột đi làm đầy tớ cho thằng ngu, không phải một lần (1963) mà tới hai lần (1975) cho tên tướng tham, hèn, ngu Dương Văn Minh nên thân bại danh liệt là cái chắc.


Thời thế biến chuyển. Lòng người thay đổi. Chỉ vị lợi lộc và thiếu suy nghĩ, những kẻ võ biền như bọn tướng lãnh đâm thuê chém muớn xuất hiện. Những trí thức nửa mùa hoạt đầu như Hoàng Cơ Thụy, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Oánh, và sau cùng như Vũ Văn Mẫu nổi lên a dua cũng không thiếu. Người ta nói: “Khôn ba năm dại một giờ”. Bọn chính khách hoạt đầu điếm đàng này thì “khôn ba năm, dại một đời”. Cái dại chẳng những làm hại chính bản thân nó mà làm hại cả một dân tộc!



Phạm Quang Trình

Trích trong “những nhân vật dân sự”

(Lời trối trăng của Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu 2)


-------------------------------------------------



Một số hình ảnh những năm lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm



Nhìn hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm tiếp đón phái đoàn Phật Giáo ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1961 với sự kính trọng và đầy tình thân ái, mà dám lẻo mép vu khống nói Ông kỳ thị chống đối...

 

Image



Image



Image



Image

Tổng Thống Diệm mang cà vạt trong bộ đồ Veste
trắng thật nghiêm trang .- Mái tóc chải gọn gàng .



Zoom in (real dimensions: 640 x 584)Image
 

Nụ cười vui vẻ nhẹ nhàng và chân tình khi chào đón phái đoàn.



Image
 

Hai bàn tay Tổng Thống chắp lại với nhau khi nói chuyện




Image

Tổng Thống ngồi thẳng ra phía trước , không dựa lưng ra sau ghế
 cho thoải mái ... nhằm cố gắng tỏ sự kính trọng và để lắng nghe cho rõ




Image


 

Tổng thống Ngô Đình Diệm nói chuyện với phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm giải quyết những bất đồng,nhưng những sự căng thẳng vẫn không ngừng leo thang vì bọn cộng sản nằm vùng giựt dây, và đám tướng nhận tiền ngoại bang muốn tạo phản...





__._,_.___



Posted by: <vneagle_1

Nhớ đến Bà Ngô Đình Nhu

$
0
0
 


Bà Trn L Xuân nguyên là mt Pht T và là cháu ngoi ca Vua Thành Thái.


Tháng 6-1963 bà qua M nhm gii đc cho TT Dim v v Pht Giáo . Khi báo chí M hi bà v v" T Thiêu " ca TT Thích Qung Đc , thì bà tr li không được tế nh , không km hãm nóng gin - cho biết rõđây là mt cuc  "barbecue -- tc là"Nướng Sư" do TT Thích Trí Quang toa rp vi CS dàn dng màn kch dã man đ lt đ TT NgôĐình Dim. Không ai tin.


   Mãi đến sau ngày 30-04-75 người ta mi biết bà Nhu  nói  đúng khi các báo chí ngoi quc tung ra các Video .

 Video quay li cnh mt Nhà Sư to ln mc áo cà sa vàng cm mt  thùng  xăng to màu trng ...  Đ xăng t phía trước ri t tđ tiếp lên  đu Thy TQD  ướt đm hết báo cà sa ...tiếp tc đ ra sau thêm gn hai mét .


Mt ngn la t phía sau , lun qua bên phi ti đt cháy Thy .

  .Video không biết nói di .

  Dù Thy TQD có mun ly diêm ra qut cũng không thđược vì tt c ao quân đãướt đm.

  Nhng năm cui đi bà Trn L Xuân sng ân dâ.t không tai hôn ( sau khi hc giáo lý và ra ti theo Đo Công Giáo ), người ta thường thy bà đi xem l hàng ngày ti Nhà Th Notre Dame De Paris.


          ĐN CHT PT TRN L XUÂN KHÔNG MUN TR V PHT GIÁO  ?  TI SAO  ?


Đã nhiu ln người ta hi bà có mun gia đình và con cái bà tr li Pht Giáo không , thì bàđu t chi tr v .

  Phi chăng TT Thích Trí Quang đã làm tan hoang quê hương dân tc nên bà giýđnh đó  ?



On Saturday, February 27, 2016 3:41 PM, "truc nguyen > wrote:


 





          Nhớ đến Bà Ngô Đình Nhu


Luật sư Trương Phú Thứ


Bà Ngô Đình Nhu


Mùa Phục Sinh lại đến.  Chúa sống lại trong niềm hoan lạc của con cái Chúa và vì Chúa sống lại cũng để cho chúng con được sống lại trong vinh quang.  Buổi sáng lễ Phục Sinh năm 2011, Bà Ngô Đình Nhu đã trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở La Mã trong khi mọi người đang rộn ràng mừng lễ Chúa Phục Sinh.  Bà đã chết đi trong ánh sáng của Chúa Phục Sinh.  Bà đã âm thầm và lặng lẽ trên đường đi về Nhà Cha như mỗi buổi sáng bà lủi thủi đơn côi đi dâng thánh lễ bắt đầu cho một ngày mới.  Bà đã sống lại trong niềm tin yêu vô cùng nơi Thiên Chúa là nơi bà đã ngày đêm cậy trông và nương tựa trong những tháng ngày đau khổ nơi trần gian.

.

Rất nhiều người đặt câu hỏi rằng trước khi lìa trần bà Ngô Đình Nhu có trăng trối qua tiếng nói hay bút tích không.  Câu trả lời là có và đây là lời trăng trối ngắn gọn được bà viết bằng tiếng Pháp:

.

"Tôi Trần Lệ Xuân, Dân biểu lập Hiến Pháp,  Dân biểu quốc Hội, Chủ tịch Phong trào Phụ Nữ Liên Đới, Vâng lệnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm,với sự đồng ý của chồng tôi, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, rời Viêt Nam sang các nước Tây Phuơng tranh đấu cho sự thật và độc lập của đất nước tôi, trong lúc tôi rời đất nước các thế lực Tây Phương đã dùng nhóm phản loạn, phản bội lại chính quyền Dân Chủ và Độc Lập Việt Nam Cộng Hoà, đã sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Gia tộc của Tổng Thống và chồng tôi,  sứ mệnh của tôi càng trở nên khó khăn hơn, khi con gái của tôi Ngô Đình Lệ Thủy bị sát hại vì muốn nói lên tiếng nói sự thật, sứ mệnh của tôi chưa hoàn tất, tôi vẫn là con dân Việt Nam Cộng Hoà, vẫn là Sứ Giả của nước Việt đến hơi thở cuối cùng với Sự Vụ Lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm... "

.

Bà Ngô Đình Nhu được Tổng Thống Ngô Đình Diệm trao phó một sứ vụ vô cùng khó khăn và nặng nề. Thân nhi nữ cô độc  gánh vác sứ vụ đội đá vá trời chống đỡ lại những mưu mô và kế hoạch thâm độc của Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế được sự thông đồng của Mỹ để triệt hạ chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà.  Bà đã vẫy vùng trong một vũng lầy của những gian manh xảo quyệt của các hệ thống truyền thông quốc tế và ác tâm của một đường lối vô nhân đạo mà chánh quyền Hoa Kỳ đương thời chỉ với một mục đích phục vụ quyền lợi của một nhóm tư bản đứng sau toà Bạch Cung đã tàn nhẫn xuống tay đưa cả dân tộc Việt Nam vào vòng điêu linh thống khổ.  Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đặt quyền lợi và danh dự quốc gia hơn cả mạng sống mình đã bị thảm sát vô cùng dã man. Bà Ngô Đình Nhu cũng bị tắt tiếng sau cái chết đau thương của vị nguyên thủ quốc gia.

.

Bà Nhu được giao phó nhiệm vụ “tranh đấu cho sự thật và độc lập của đất nước”.  Bà lên đường với một sự vụ lệnh của Tổng thống và bà đã vô cùng dũng mãnh quyết liệt chống chọi với bọn truyền thông gian manh quốc tế và những xảo quyệt của chính quyền Hoa Kỳ.  Mùa Thu năm 1963 cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn bà Nhu mạt sát và lên án những người được gọi là bạn, là đồng minh Hoa Kỳ ngay tại một địa điểm chỉ cách Toà Bạch Cung mấy con đường. Nhiều người cho đó là một hành vi thiếu khôn ngoan nhưng có ai thấu hiểu đó chỉ là những tiếng kêu tuyệt vọng của một người lương thiện trước khi bị bọn gian manh thổ phỉ hành quyết!


.Đọc những dòng chữ trăng trối của bà Nhu thì không ai có thể phủ nhận được tâm huyết của bà với non sông đất nước.  Năm trên giường bệnh trong giờ phút lâm chung nhưng bà không nghĩ đến những oan cừu khổ nạn mà bà và cả gia đình bà phải thống khổ chịu đựng.  Bà không thù oán những người đã cầm súng bắn vào chồng bà bởi vì bà nói “đó là một bọn ngu dốt” không đáng đếm xỉa đến.  Nhưng hơi thở cuối cùng của bà vẫn trông về quê hương yêu dấu mà bà đã can đảm dự phần trong công trình xây dựng một quốc gia thanh bình thịnh vượng,toàn dân sống trong tự do no ấm.  Bà tiếc nuối vì sứ mạng đã bị trù dập và không hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Bà vẫn tự gánh vác trọng trách đó cho đến hơi thở cuối cùng trong đơn côi lặng lẽ cho dù đó chỉ là những ước vọng của những giây phút tàn hơi.  Một "lãnh tụ chánh trị" khoe đã gặp bà Nhu và nghe than thở “thời của tôi đã hết rồi”.  Đây cũng chỉ là một tưởng tượng nghèo nàn của vị "lãnh tụ" này mà thôi.  Bởi vì những giây phút cuối đời thì bà Nhu khẳng định: vẫn là Sứ Giả của nước Việt đến hơi thở cuôi cùng với Sự Vụ Lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm...


.

Bài viết này đến tay độc gỉả nhân ngày giỗ thứ năm bà Ngô Đình Nhu.  Từ sau ngày Đệ Nhất VNCH sụp đổ, bà Nhu  sống đơn độc nơi đất khách quê người gần như hoàn toàn cách biệt với những sinh hoạt chộn rộn của một con người.  Người yêu kẻ ghét với những lời khen tiếng chê đã không lọt qua bức tường căn phòng nhỏ hẹp của một người muốn rũ bỏ tất cả những oan cừu trần gian. Bà sống khổ hạnh như một nữ tu ngong ngóng trông chờ giây phút “đoàn tụ” với ông chồng mà bà hết lòng yêu thương và kính phục.

.

Gần đây có một quyển sách viết về bà Nhu bằng tiếng Anh với tựa đề FINDING THE DRAGON LADY của tác giả Monique Demery và vừa được dịch sang tiếng Việt Nam với một loại chữ nghĩa văn thể rất kệch cỡm : MADAM NHU TRẦN LỆ XUÂN QUYỀN LỰC BÀ RỒNG. Tác giả Demery đã có một thời gian “học tập” ở Hà Nội, nói tiếng Việt thành thạo giọng đặc Hà Nội. Tôi có xem qua quyển sách này, không có gì gọi là tư liệu hay lịch sử.  Từ đầu đến cuối chỉ là những sao chép vụng về  chẳng có một giá trị nào dù rất nhỏ nhoi. Vào Google đánh chữ Bà Ngô Đình Nhu thì có đến gần 4 triệu tài liệu và bài viết nói về bà Nhu được đăng tải rải rác trên nhiều mạng lưới vi tính từ nhiều quan điểm khác nhau đã được bà Demery vơ vét làm của riêng mình rồi nặn óc sáng chế ra một cái tựa sách nghe ra cũng độc mồm độc miệng. Bà Demery viết và đọc tiếng Việt Nam thành thạo nên đa số những cái gọi là “tài liệu hiếm qúy” trong quyển sách này đã từ lâu xuất hiện trên các mạng lưới vi tính Việt ngữ. Tựa đề của cuốn sách trong bản dịch tiếng Việt với mấy chữ QUYỀN LỰC BÀ RỒNG có thể làm người đọc hình dung ra hình ảnh của một “bà rồng” mặt sắt đen xì dữ tợn hung ác nhưng trong cả cuốn sách chỉ toàn là những nhai đi nhai lại nhàm chán trên các mạng lưới vi tính Việt ngữ chứ chẳng thấy “bà rồng”đâu.


Tác giả Demery sẽ biện minh như thế nào khi gán ghép cho “bà rồng” một giai thoại như sau:


When her brother-in-law, President Ngo Dinh Diem, had once questioned the modesty of Madame Nhu’s slim-fitting tunics, referring to their décolletage, she is said to have silenced him with a withering reply: “It’s not your neck that sticks out, it’s mine. So shut up” (P.18)


Một dịch giả dễ tính có thể chuyển dịch những dòng chữ này một cách giản lược như sau:

Tổng Thống Ngô Đình Diệm tỏ vẻ không được hài lòng vì cái áo dài hở cổ của bà Nhu.  Nhưng bà em dâu đã xấc xược trả lời ông anh chồng: “Cái cổ tôi hở ra chứ không phải cổ của ông.  Vậy thì ông câm mồm đi.”


Đọc những dòng chữ bặm trợn này thì ai cũng có thể lượng giá được khả năng viết lách của tác giả và giá trị của quyển sách.


Đã rất lâu tôi có xem một phim tài liệu của hai nhà nữ nhân chủng học người Mỹ làm công việc khám phá một bộ lạc gần như tuyệt chủng ở trong rừng rậm Phi châu và chưa hề có bất cứ một tiếp xúc dưới bất cứ hình thức nào với thế giới bên ngoài.  Hai nhà nữ nhân chủng học này đã lặn lội trong những điều kiện vô cùng gian khổ và đã đến được nơi muốn đến.  Hai cô gái xinh đẹp này đã sống với hai người đàn ông hiếm hoi còn lại của bộ tộc này như vợ chồng trong thời gian một năm.  Họ học tiếng nói cũng như ăn uống sinh hoạt như một thành viên của bộ tộc và như là những người vợ của hai người đàn ông còn lại của bộ tộc trước ngày bị hoàn toàn diệt chủng.  Hai cô gái trở về Mỹ đã cống hiến cho thế giới một tài liệu phong phú và những thước phim chân thực sống động vô cùng qúy giá. Họ đã tự mang cả thân mình ra để làm một công việc mà họ say mê và bằng mọi cách phải đạt đến mục tiêu tuy rằng phương cách làm việc của họ không đáng được khuyến khích và đề cao.

.

Tác giả Demery cũng chỉ nghe và biết đến bà Nhu qua báo chí và những bài viết trên các mạng lươí vi tính mà thôi.  Trong cuốn sách, bà Demery xác nhận có hẹn gặp bà Nhu hai lần nhưng cả hai lần bà Nhu đều thất hẹn. Mặc dù bà Nhu sống đời ẩn dật tự giam hãm mình trong một căn phòng nhỏ nhưng bà Nhu cũng có những chọn lựa và suy tính trong các giao tiếp rất hiếm hoi.  Bà Demery hẹn gặp bà Nhu ở nhà thờ Saint Leon là nơi bà Nhu đi lễ hàng ngày.  Thế nhưng đến ngày giờ hẹn thì bà Nhu lại không đến.  Lần sau thì bà Nhu hẹn gặp tại nhà, bà Demery đến đúng hẹn nhưng bà Nhu lại không mở cửa. Bà Nhu cũng chẳng mặn mà gì với những gặp gỡ này và cố tình hủy bỏ cuộc hẹn.


Vậy thì ngoài những sao chép trên các mạng lưới vi tính và chưa một lần được gặp bà Nhu thì bà Demery lấy gì và biết gì để viết về cả một cuộc đời cay đắng nghiệt ngã của bà Nhu.

.

Rất nhiều người có chung một quan điểm là nếu bà Nhu có mặt tại dinh Gia Long vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 thì cục diện của vụ phản loạn chắc chắn đã không xẩy ra như vậy.  Là thân nữ nhi nhưng bà Nhu lại có một dũng chí và rất quyết liệt trong những tình huống dầu sôi lửa bỏng.  Thưở sinh thời, Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ nhiều lần tiếc nuối nói nếu như bà Nhu không đi ra nước ngoài thì chắc là vụ phản loạn đã bị dẹp tắt ngay từ những tiếng súng lạch cạch của mấy chú tân binh quân dịch từ trung tâm huấn luyện Quang Trung.  Ông Duệ nói rằng bà Nhu rất kính trọng và phải nói là rất sợ ông anh chồng Tổng Thống nhưng lúc cần phải lên tiếng thì bà cũng rất mạnh bạo.  Nhiều người truyền miệng câu chuyện bà Nhu bị Tổng Thống Ngô Đình Diệm giận dữ ném cái gạt tàn thuốc lá vào người thì đó cũng chỉ là một bịa đặt nhảm nhí.  Nghị sĩ Lê Châu Lộc nguyên là tùy viên của Tổng Thống Diệm xác nhận là bà Nhu cũng như tất cả những người khác muốn gặp Tổng Thống thì đều phải đi qua một lịch trình xếp đặt của Chánh văn phòng Phủ Tổng Thống. Rất ít khi bà Nhu xin gặp Tổng Thống và những lần diện kiến ngắn ngủi dăm ba phút đó thì bà Nhu ăn mặc rất chỉnh tề, cánh cửa văn phòng Tổng Thống mở rộng và bên ngoài là các sĩ quan tùy viên và nhân viên văn phòng.  Nếu bà Nhu là một loại đàn bà đanh quánh hỗn láo thì chắc hẳn là thiên hạ sẽ được nghe và nhìn thấy những hoạt cảnh ồn ào chợ búa trong những ngày tháng nơi xứ lạ quê người.

.

Tổng Thống Diệm đặc biệt qúy mến bà Nhu vì đã mạnh bạo hoàn thành bộ luật gia đình và nhất là bà Nhu đã sinh ra hai người con trai để nối tiếp dòng họ Ngô Đình.  Ông Ngô Đình Luyện có hai đời vợ nhưng cũng chỉ có một binh đội đến mười cô con gái, mãi đến người con út mới được một mống con trai. Con trai lớn của bà Nhu là Ngô Đình Trác lấy vợ người Ý và bây giờ cũng có cháu gọi là ông nội rồi.  Người con trai nhỏ là Ngô Đình Quỳnh làm việc ở nước Bỉ và không lập gia đình cũng đã trên sáu mươi tuổi.  Từ sau năm 1963, ông Ngô Đình Trác sống ở Roma và chưa một lần đi ra khỏi nước Ý.  Câu chuyện đồn thổi "bà Nhu cho ông Trác sang Mỹ để xin lỗi" người này người kia cũng chỉ là một bịa đặt láo khoét mà thôi.

.

Các tài liệu về vụ phản loạn 1 tháng 11 năm 1963 do Hoa Kỳ điều động đã được hoàn toàn giải mã.  Đám quân nhân và các tổ chức liên hệ chỉ thi hành những mệnh lệnh từ một bọn kiêu binh tác oai tác quái lợi dụng sự nhu nhược của một ông tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.  Bà Nhu biết và hiểu rõ phương cách điều hành của các cơ chế chánh trị Mỹ.  Tất cả đều bị sai khiến bởi các thế lực đứng sau toà Bạch Cung. Nói một cách rõ ràng là những thế lực đó được điều hành và nhận chỉ thị từ những nhóm Do Thái có thực lực nắm giữ huyết mạch chánh trị và tài chánh của nước Mỹ.  Cũng chính những thế lực này, qua bàn tay của Henry Kissinger đã dâng hiến nước Việt Nam Cộng Hoà cho khối cộng sản quốc tế..


Khi nói về cái chết thảm thương của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn thì bà Nhu cũng chỉ nhỏ nhẹ nói “ Tổng thống của nó mà nó còn giết thì tổng thống của mình nó coi ra gì”.  Chữ “nó” đây bà Nhu cố ý nói về các thế lực Do Thái trong chính trường Hoa Kỳ.  Tổng Thống Kennedy đã bị bắn chết trước mắt hàng triệu dân Mỹ mà cho đến nay hơn một nửa thế kỷ sau vẫn không một cá nhân hay tổ chức nào dám phanh phui ra tên tuổi của đứa đã cầm súng bắn vào đầu Tổng Thống Kennedy.  Những thế lực này mạnh đến nỗi ngay khi ông Obama được đảng Dân Chủ đề cử cũng đã vội vàng bay sang Do Thái “trình diện”.  Trong suốt gần hai nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama chưa hề có một lời nói hay hành động nào làm mích lòng Do Thái.  Đôi khi cũng có tiếng bấc tiếng chì nhưng đó chỉ là những trình diễn có xếp đặt mà thôi.  Bà Nhu rất căm thù những nhóm quyền lực Do Thái đứng sau toà Bạch Ốc.  Cũng chính bọn này đã mua chuộc được hầu như tất cả giới truyền thông quốc tế để cùng toa rập với nhau triệt hạ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà rồi sau đó dâng hiến cho cộng sản quốc tế.  Khi nói về cái chết của cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy, bà Nhu vẫn có những câu hỏi về vai trò của tổ chức tình báo Do Thái trong tai nạn giao thông thảm khốc này.


Ai cũng biết là từ ngày tủi nhục vất vưởng nơi quê người, bà Nhu sống rất nghèo khổ, nhiều năm sống trong cơ hàn.


Trong một bài viết, tôi có đề cập đến nhà bà Nhu là một đơn vị gia cư trong một chung cư bề thế ở thủ đô Paris.  Địa chỉ của chung cư đó là số 24 Rue du Suffrene, Paris 15.  Tôi viết một cách lập lững rằng một tỷ phú người Ý vì thương cảm nên đã cho bà Nhu một số tiền kếch xù để mua một lúc hai đơn vị gia cư, một để ở và cái khác cho thuê lấy tiền sinh sống.  Sự thật không phải như vậy.  Vị tỷ phú này có lòng từ tâm và rất thương cảm hoàn cảnh của bà Nhu. Tuy nhiên vị tỷ phú này biết sử dụng và đầu tư đồng tiền một cách rất khôn ngoan bên cạnh lòng nhân ái cứu giúp người hoạn nạn.  Bà Nhu được vị tỷ phú này nhờ mua một lúc hai đơn vị gia cư của một chung cư ở vị trí rất đẹp ở thủ đô Paris bởi vì bà Nhu vẫn còn những liên lạc với một số chính khách Pháp và có thể nhờ cậy các vị này trong việc thương thảo mua bán.  Bà Nhu đã nhờ một vị cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua hai đơn vị gia cư.  Không ai biết những cam kết và hợp đồng giữa bà Nhu và vị tỷ phú người Ý như thế nào nhưng ai cũng biết là lúc còn sống thì bà Nhu sinh sống ở một đơn vị và cái khác cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn để có tiền chi tiêu. Chỉ một thời gian ngắn sau khi bà Nhu từ trần thì các con của vị tỷ phú này đã tiến hành thủ tục pháp lý lấy lại hai đơn vị gia cư này.  Việc chuyển giao đã tiến hành một cách âm thầm và êm đẹp.  Tất nhiên trị giá của hai đơn vị gia cư này đã cao hơn nhiều lần lúc mua.


Trong một lần tôi đang nói chuyện với bà Nhu thì chuông điện thoại reo, bà Nhu đứng lên cầm ống điện thoại nhờ người gọi lấy dùm cái chụp đèn ở ngoài tiệm về.  Bà Nhu nói với tôi là rất thích cái chụp đèn bằng vải này nhưng vì quá cũ nên có chỗ bị rách.  Bà nhờ người mang ra tiệm sửa lại nhưng tiền công sửa quá đắt, đến cả gần một trăm euros nên thôi không sửa nữa.  Nếu bà Nhu có mười bẩy tỷ Mỹ kim như một vài “sử liệu” tiết lộ thì đâu có phải tính toán đắn đo gì với số tiền công sửa cái chụp đèn này.


Sau ngày phản loạn 1-11-1963, để lấy điểm với một vài phe nhóm và bọn tay sai nằm vùng của cộng sản Bắc Việt thì những người nắm quyền đương thời cũng trình diễn ra những cái gọi là "ủy ban điều tra tội ác và tài sản nhà Ngô".  Cuối cùng thì những ủy ban này với bao nhiêu hận thù và điêu ngoa gian dối sau khi vắt cạn kiệt ác tâm cũng đã chế tạo ra được hai cái “sử liệu” rất "hoành tráng"để đưa vào “chính sử”.  Thứ nhất là "bà Nhu có mười bẩy tỷ Mỹ kim, hai thương xá ở Paris và một đồn điền ở Ba Tây". Thứ nhì là "Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tàn sát ba trăm ngàn Phật tử ở miền Trung".  Các “sử gia chân chính” đã xác nhận như vậy thì chắc hẳn phải là “chính sử”.!!!

.

Chung cư 24 Rue du Suffren Paris 15


Nói và viết về bà Ngô Đình Nhu thì toàn là những chuyện buồn phiền đau khổ.  Vậy xin kể một chuyện vui vui.  Một thanh niên người Ý bảnh trai con nhà gia thế cùng cha mẹ thưa chuyện với bà Nhu xin cưới cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Khoa Roma.  Trong lúc vui vẻ chuyện trò thì bà Nhu nói với chàng rể tương lai rằng mỗi tuần lễ bà chỉ ăn hai hay ba lần thôi,nếu anh có thể ăn uống được như vậy thì tôi sẽ gả út cưng cho. Anh chàng này vẫn có lòng kính phục bà mẹ vợ tương lai nên xin hai tháng để thử thách.  Sau hai tháng nhịn ăn nhịn uống, rồi cũng quen dần.  Bởi vậy anh chàng gầy đét như con mắm khô, chỉ thấy da bọc xương. Cho đến bây giờ, mặc dầu cô vợ yêu qúy đã chết vì một tai nạn xe cộ nhưng anh này vẫn giữ thói quen ăn uống như vậy.

.

Con người ta ai rồi cũng sẽ trở về cát bụi.  Nhớ bà Ngô Đình Nhu với hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi, đức hạnh và hết lòng vì quê hương đất nước.  Nguyện cầu hương hồn bà an vui nơi cõi Hằng Sống...


25/02/2016
Luật sư Trương Phú Thứ

__


__._,_.___


Posted by: le huong 

Công ơn cố Tổng Thống Ngô đình Diệm.

$
0
0



---------- Forwarded message ----------
From: NhanNguyen

            Một tài liệu xác thực và quý báu của một thời vàng son VNCH

                                                      chưa mấy ai biết

----- Original Message -----

To: undisclosed-recipients

Subject:              Công ơn cố Tổng Thống Ngô đình Diệm.

                              

                                 Công Ơn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm


          Những ai đã sống dưới thời đệ  I  Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963 ,  cần  khách quan mà nhận thấy đó là thời kỳ miền Nam Việt Nam hưng thịnh nhất, đã bỏ xa các nước Thái Lan, Mã Lai..v..v.. Sân bay Tân Sơn Nhất Saigòn thời đó đã là phi cảng rộn rịp  nhất miền đông nam Á và Saigòn đã được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông.

          Tưởng nhớ lại : năm 1954 Thủ Tướng Diệm đã chấp chánh trong một tình thế rối ren và khó khăn nhất ,  nhưng đã lấy lại được  nền độc lập  từ tay người Pháp mà không  phải  đổ máu, đã  đòan kết và thống nhất  được các lực lượng  vũ trang  địa phương, đánh tan được lọan quân  Bình Xuyên và trở nên vị Tổng Thống đầu  tiên của nền đệ I Cộng Hòa Việt Nam, sau cuộc  trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.

         - Người đã ổn định đời sống ấm no cho gần 1 triệu dân di cư năm 1954-1955, mà họ đã trở nên  phồn thịnh sau này,  tại các vùng Bà rịa , Vũng Tàu ,  Long Thành ,  Cù Mi,  Cái Sắn , Rạch Gía,  Biên Hòa, Hố Nai, Long Khánh, Đà Lạt..v..v..

        - Người đã sáng lập ra chính sách dinh điền năm 1958 ,  thành lập  10  tỉnh mới  như Bình Tuy, Long Khánh, Quảng Đức, Phước Thành, Phước Long, Bình Long…vv.. giúp cho gần 1 triệu dân  nghèo từ các tỉnh miền Trung  đi lập  nghiệp,  có  nhà cữa ruộng vườn phì nhiêu, cụ thể như các
        dinh điền Võ Đắt, Võ Xu, Chính Tâm  vùng Tánh Linh Bình Tuy.


        - Mỗi dinh điền cũng như trại định cư : khởi đầu do  một  tóan nông cơ có khỏang 5 chiếc xe ủi ,  mất độ chừng  2-3 tháng để ủi rừng gom cây ,  cho mỗi gia đình có khỏang 1 mẫu tây đất trồng .

        Sau đó xe ủi sẽ làm đường ngang, đường dọc . Trắc lượng viên sẽ cắm cọc phân lô vườn  ở  cho  mỗi  gia đình, ấn định  vị trí  các nhà công sở, để các nhà thầu tới xây cất văn phòng hành chánh , trường học  6 phòng, trạm y tế , nhà hộ sinh ,  cư xá  đủ cho 4 cán bộ dinh điền , 1 y tá , 1 nữ hộ  sinh , 5 giáo viên, ( mỗi người 1 căn ), một nhà kho lớn để chứa gạo  phát  cho  dân  hàng tháng .  Các giếng nước  được đào theo vị trí ấn định. 

        Tất cả những công trình nói trên được làm theo bản đồ đã được vẽ  sẵn do  chuyên viên của Phủ  Tổng Ủy Dinh Điền đã nghiên cứu cẩn thận , và thi hành do một Ban Dinh Điền gồm có 1 Đỉa  Điểm Trưởng, 1 Phụ tá, 1 Thư Ký‎‎và 1 Quản Kho.

        Sau khi các tiện nghi nói trên đã sẵn sàng, Ban Dinh Điền báo về Phủ Tổng Ủy tại Saigòn để gửi  tới một số nhà lều vài và ván gỗ làm giường tạm, để tiếp nhận đồng bào di dân tới tạm trú, trước khi làm xong nhà ở .  

              Rồi Phủ TUD Điền cho chở  một số di dân tới ,  từng đợt một tùy theo khả năng dung chứa của nhà lều vải, mà đợt cuối cùng là cho vừa đủ số dân đã dự trù  cho  mỗi dinh  điền , tùy nơi  :  từ 2000  người cho tới 5000 người. Sau khi tới dinh điền, mọi  người  được  săn sóc y tế ngay,  sẵn sàng thuốc men, giếng nước, được cấp dao, rựa, cuốc, xèng..v..v..mùng, mền,
        chăn, chiếu.   

           Riêng gạo, bột mì và tiền  thì được cấp phát ít nhất là 1 năm hoặc hơn, tùy theo hoa  lợi thu hoặch, có nơi là 1 năm rưỡi, mà có nơi chỉ một năm là dư giả như dinh điền Võ Đắt vùng Tánh Linh Bình Tuy.

        Đồng bào  di dân  chia thành từng  nhóm nhỏ để giúp nhau cất nhà bằng cây cắt ở  rừng, mái lợp  bằng lá kè do nhà thầu cung cấp .  Mỗi căn nhà được TỦ. Dinh Diền cấp một số tiền .  Nhà làm xong sẽ được đồng bào bắt thăm . Sau khi  ổn định nơi ăn chốn ở, đồng bào được cấp một diện tích đất trồng cũng theo cách bắt thăm.       

        Ngày nay những nơi đó là những vùng giàu có với cà phê, cao su , hạt điều,  hoặc gạo lúa, như  miền Banmêthuật, vùng Đức Lập ở tỉnh Quảng Đức, Võ Đắt  ở  Bình Tuy , dinh điền Cà Mau,  Rạch Gía ..v.v..
 

       - Lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới chưa hề có vị lãnh tụ  nào  đã  làm  nên những việc  thần kỳ vĩ đại cho dân nghèo như vậy chỉ trong 9 năm cầm quyền.
 

       - Ngòai ra, Tổng Thống Diệm đã đem  lại  thái  bình  thịnh vượng cho đồng bào miền Nam VN.  vể mọi mặt, ưu tiên nhất là xây dựng hạ tầng cơ sở  nông thôn, dân nghèo được chăm lo trước  hết. Năm 1960 tờ Paris Match của Pháp trang bìa đã in hình Ngô đình Diệm với chú thích : ’’ 
         ''Ngo dinh Diem l’âme de 1960 ‘’  Đặc biệt  năm 1961 là năm đầu  tiên và có thể là  năm  duy  nhất VN. có thặng dư mậu dịch .
        

         - Cũng xin nói thêm :  

        * Thời kỳ đó, học sinh   sinh viên  từ Tiểu Học  đến  đại học không hề phải đóng học phí.  Bệnh nhân vào bệnh viện cũng không hề phải đóng tiền.
       * Một số đồng bào gốc Tàu  Chợ Lớn tự nguyện  đi dinh điền Xóm Cạn (X), thuộc  tỉnh  Phước  Thành, một số người Việt  ở Gia Định cũng xin  đi dinh điền ở  Võ Đắt  tỉnh  BÌnh Tuy :  Nghĩa  là thời  đệ I  VNCH  một số dân thành phố dãn  ra vùng  nông thôn, thay vì ngày nay, dân  nông  thôn phải thóat vào thành phố để mưu  sinh một cách khổ cực. Vì thế, Saigòn thời đó rất thanh  thóang, êm đềm, sạch sẽ,  không ồn ào đông đúc náo nhiệt như ngày nay..

        (X) :  Dinh điền Xóm Cạn gồm hơn  3000 dân ,  gồm  có người Tiều ,  người  Quảng  Đông , người  Hẹ, đều là gốc Tàu Chợ Lớn và một số người Thái Bắc Việt. Các Dinh diền Xóm Cạn, Xóm Sình,  Bàu Cá Trê, nằm phía sau đồn điền cao su Nguyễn đình Quát, khỏang giữa dường từ Tân Uyên   Biên Hòa  đi Phú Giáo, quẹo phải vào độ 4km.
  

       - Phải nói rằng :  Tuyệt đại đa số dân miền Nam thương tiếc Tổng Thống Ngô đình Diệm, chỉ có rất thiểu số cá nhân vì bất mãn, ganh tỵ, đảng phái, đòi quyền lợi chức vị hoặc bị mua chuộc, mà  hãm hại hoặc đặt đều bịa chuyện nói xấu ông Diệm.

      - Những thành quả của Tổng Thống Diệm nói trên là những chứng tích cụ thể rõ ràng vĩ đại, tòan  dân tòan quốc ai ai cũng có thể kiểm nghiệm hoặc thấy được, còn những điều bịa đặt của mấy tên  vong ân bội nghĩa thì y như thằng mù rờ đít voi, chỉ hùa nhau nói theo mà vô chứng cớ và chính  
       họ cũng không hề biết đích xác. ( Cụ thể như tên Võ văn Sáu, chẳng hạn ). Một kẻ bịa đặt, mười  người trích theo, rồi nói đó là chứng cớ, tòan là chứng cớ cuội.
   

     - Cá nhân người viết, nguyên là  Địa diểm trưởng dinh điền 9 nơi, hồi đó chỉ có 2 vợ chồng và 2  con là 4 người , mà bây giờ cả đại gia đình đã có 36 nhân khẩu, tức là đã gấp lên 9 lần, vậy thì 2  triệu dân di cư và dinh điền hồi đó , nay cũng  có thể  nhân lên 9 lần, thành ra 18 triệu. Số người  này không những thương tiếc TT. Diệm mà còn mang ơn sâu sắc đời đời TT. Ngô đình Diệm.

     - Cá nhân kẻ hèn này còn nhớ thêm một ơn sâu sắc của cụ Diệm nữa là: Nhờ cócụ Diệm làm Thủ  Tướng miền Nam năm 1954 thì kẻ hèn này mới dám di cư vào Nam năm 1955 để hưởng cuộc đời  sung sướng 20 năm tròn, với con cái học hành tử tế, lại có nơi dung thân để sau năm 1975 có thể
      bay qua sống nơi miền đất hứa mà nay coi đất nước tự do này như thiên đàng hạ giới. 

      Tóm lại : Nếu không có cụ Diệm, đại gia đình tôi không được có mặt nơi miền hạnh phúc này. ( Từ thủa  còn bé 1942, tôi đã thuộc lòng câu : Đày vua không Khả, Đào mả không Bài, Hại dân không Diệm, nên đã dám tin vào cụ Diệm mà di cư từ Nghệ Tĩnh vào miền Nam ).

      Mà có thể nói được rằng, nếu không có  20  năm  VNCH  thì  đại  đa số người Việt hải ngọai đã  không có cơ hội bỏ cọng sản ra đi ,  mà chúng ta đã bị nhốt  trong  nhà  tù  lớn CSVN, chỉ hai  năm sau hiệp Định Genève 1954 rồi. 
                   

                                Toronto, 10-6-2014         Nhân Chí




__._,_.___


Posted by: truc nguyen 

Mùa Hè 1972 NHẨY DÙ TỬ CHIẾN VỚI BẮC QUÂN TẠI MẶT TRẬN QUẢNG TRỊ

$
0
0


 

Mùa Hè 1972
NHẨY DÙTỬ CHIẾN VỚIBẮC QUÂN
TẠI MẶT TRẬN QUẢNG TRỊ

 

. Mũ Đỏ Trương Văn Út (Útbạchlan)





Mày cứ viết ra vài trang nhật ký

Đọc nghe chơi coi thử khóc hay cười ?

Tuổi học trò tuổi đời rồi tuổi lính

Tuổi vào tù, tuổi vượt biển ra khơi

(Trạch Gầm)



Chúng ta, những người sinh trưởng tại nước Việt, nhất là ở miền Nam dưới thể chế Việt Nam Cộng Hoà miền nắng ấm ban mai lan toả bao nỗi niềm tự do, hạnh phúc, an bình của những năm 1955 - 1960 và chắc hẳn như bao học sinh ngày ngày cắp sách đến trường khó có thể quên được bài Tôi Đi Học của Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. 

Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính, lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học….”. Và có tôi trong số những cậu học trò nhỏ đó nữa… Vâng, chính tôi với những ngày xưa còn bé cắp sách đến trường học hành, vui chơi cùng “đám học trò” ngây ngô bắt dế, đá gà, trèo cây hái trái, phá phách dễ thương trong xóm làng bình dị, mộc mạc có tiếng võng đu đưa kẻo kẹt và lời mẹ ru con à… ơi lẫn tiếng chim cu đồng gáy gọi nhau nghe buồn xao xác trong buổi trưa hè oi ả …! 

Cứ mỗi buổi tan trường, chào thầy cô phấn bảng trở về nhà, rồi lớn dần theo thời gian … tôi thường lang thang trên những con đường dưới hàng cây bóng mát, buông lời chọc ghẹo vẫn vơ với những nữ sinh trung học dung dăng tà áo dài phất phơ bay theo cơn gió nhẹ và đem về nhà nỗi tương tư dệt nên dăm đoá mộng diễm tuyệt lung linh và ôi…thời gian đầy hoa mộng đó vội qua mau như áng mây bay qua cửa sổ.! Khi bước chân vào Quân Ngũ phải hành quân miệt mài trên đoạn đường chiến binh, lặn lội đi suốt những con đường dài hun hút gió heo may…Những con đường mòn trên dãy núi rừng Trường Sơn bạt ngàn, lởn vởn những bóng ma trơi và thần chết chực chờ từng giây, từng phút để vung tay tử khí quơ mẽ lưỡi hái đoạt hồn chiến binh trong thâm lâm u ất…! 

Có lúc phải chặt cây choáng chằng chịt vừa đủ chỗ để chui qua dưới những bụi tre già dày đặc um tùm thăm thẳm mịt mùng… Đi ngày chưa tới, phải cố gắng đi đêm…Còn đâu những buổi ráng chiều nắng nhạt, nhàn du dung dăng dung dẽ thơ thẩn dưới những hàng dừa nghiêng ngã nên thơ “sao không thấy em lại để cùng anh thẩn thơ” đâu đấy thoảng nghe văng vẳng có tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng nội cùng với tiếng bao tiếng cười nói rộn rã của những cô học trò nghịch ngợm ở lứa tuổi trăng tròn…!!! Bây giờ là gót giày Sault dẫm lên chông gai, bùn lầy ướt sũng nước đọng mùa mưa, khô héo quắc queo mùa nắng cháy bõng da người trên khắp nẽo đường hành quân lùng và diệt địch trong những “mật khu bất khả xâm phạm” của địch quân…

Còn đâu những bước chân dệt đầy mộng đẹp lứa tuổi học trò, bỏ lại sau lưng những mùa hè có hàng cây phượng trổ hoa nở đỏ thắm rực rỡ với tiếng ve sầu kêu vang và trao vội cho nhau vài hàng lưu bút ngày xanh còn thơm mùi mực mới…! Con đuờng gian khổ, hiểm nguy miệt mài bây giờ là con đường đi biết bao giờ đến đâu và về đâu, đi mãi rồi sẽ “nhỡ” một mai “rách áo” hồn bay vào hư vô với tử thần chực chờ đón tiếp và “anh trở về hòm gỗ cài hoa”…! Sống còn tồn tại hay từ giả cõi đời chỉ trong tích tắt cây kim gió đồng hồ quả thật là như loài phù du trên mặt nước vô tình !


Hạt lệ khô như gió nam Trường Sơn

Qua bao tuổi tác bấy nhiêu buồn…!


alt


. Từ Trí Bửu tới Hạnh Hoa Thôn:


Quận châu thành Mai Lĩnh nằm ở phía Đông- Nam cổ thành, cách non một cây số về hướng Bắc là làng Trí Bửu nằm ngay chính Đông, lên nữa là Hạnh Hoa Thôn, nơi đây là Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 325 của CSBV, các đơn vị trực thuộc của Sư này gồm cả chiến xa, hoả tiển phòng thủ dọc theo con đường Duy Tân…


Vào trung tuần tháng 5 năm 1972. Chúng tôi Lữ Đoàn II Nhẩy Dù (LĐ2ND) gồm có Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù (TĐ7ND), Tiểu Đoàn 9 Nhẩy Dù (TĐ9ND),Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhẩy Dù (TĐ1PBND), Đại Đội 2 Trinh Sát Nhẩy Dù (ĐĐ2TSND) triệt xuất Kontum - Chiến Trường Tây Nguyên về hậu cứ, riêng Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù (TĐ11ND) sau trận “banh xà rong” bi hùng ở đồi Charlie vào ngày 17 tháng 4 năm 1972 Thiếu Tá Lê Văn Mễ Tiểu Đoàn Phó được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, cũng là ngày TĐ11ND chính thức mang khăn tang Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo trở về Sài Gòn tái bổ sung, chỉnh đốn quân sĩ và cũng được lệnh tăng cường ra Huế chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị, trong khi Lữ Đoàn I 

Nhẩy Dù (LĐIND) và Lữ Đoàn III Nhẩy Dù (LĐIIIND) còn đang vất vả bảo vệ An Lộc. Ra đến Huế, tất cả tập trung ở căn cứ Hiệp Khánh (Sally) chờ lệnh xuất phát. Trong thời gian chờ lệnh và cũng đang chờ Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù (TĐ5ND) triệt xuất An Lộc trả về LĐIIND cho đủ “bộ tam sên 5-7-11”, các toán viễn thám TS2ND bung ra xa căn cứ thám sát thì phát hiện ngay địch quân đã nằm áp sát ở bên mình với bộ binh và thiết giáp tự khi nào rồi…!!! 

Quảng Trị đâu chưa thấy mà thấy chúng nó trước mặt, không chừng chưa kịp đánh nó thì chúng đã “tapi” đè bẹp mình rồi. Đại Tá Trần Quốc Lịch tính toán quyết định ngay là phải “Tiên Hạ Thủ Vi Cường” ra lệnh cho TĐ11ND thử lửa để phục thù rữa hận sau trận “rách áo” ở Charlie và quả thật không hổ danh “Song Kiếm Trấn Ải” lẫy lừng, TĐ11ND phối hợp với Pháo Binh Dù tác chiến chính xác đã chiến thắng vẻ vang trên đồi Trần Văn Lý với chiến tích là xác 20 xe Tank T54 bị bắn cháy và thi thể Bắc Quân phơi đầy trên chiến địa còn đang khét nóng mùi khói lửa…!!! Không cần tịch thu chiến lợi phẩm vì con đường phải đi trước mặt còn dài xa hun hút… Trận chiến ngoạn mục này đã làm cho tinh thần Quân Cán Chính địa đầu giới tuyến vùng lên theo chiến dịch Lam Sơn 72 trở về mái nhà xưa. 

Chỉ buồn cho ĐĐ2TS vì một Trung Đội giúp đỡ tiếp tế tản thương cho TĐ11ND mà phải banh xác bỡi “dính” một trái mìn chống chiến xa của quân...ta khiến cho Thiếu Úy Nguyễn Văn Oanh, Trung Sĩ Thạch On cùng 6 binh sĩ chết tại chỗ, 17 bị thương nặng nhẹ, số còn lại hồn phi phách tán. Hạ Sĩ Nhất Kim Chơi vừa khóc mếu máo vừa giận giữ chữi thề:” Mẹ,… Trinh Sát Nhẩy Dù không chết rừng chết bụi mà chết trên GMC...”! Buồn cay trên mí mắt đứng tròng đã bao lâu nay khô hóng vì không ngủ và gió cát nóng miền Trung …! Chỉ 5 ngày sau quân số của Trung Đội này được cấp tốc bổ sung đầy đủ với hơn 30 người.


. Ngày N giờ G điểm:


Toàn thể lực lượng quan quân Lữ Đoàn II Nhẩy Dù (LĐIIND) súng đạn mũ sắt ba lô vượt phòng tuyến bên bờ Nam sông Mỹ Chánh do Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Thuỷ Quân Lục Chiến của Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc (K16VBĐL) đang trấn thủ vào “thăm và viếng” Quảng Trị với 3 Sư Đoàn Chính Qui của CSBV, cùng đại pháo 130ly, hỏa tiễn phòng không, hoả tiễn chống chiến xa của Liên Sô ồ ạt tiếp viện trong vòng mấy tháng qua...chúng đã điều nghiên chiến trường và chuẩn bị chu đáo thế thượng phong đang chờ đón quân “Nhẩy Dù Nguỵ”… 

Lần giở trong ký ức Binh Pháp Tôn Ngô thấy “tức” cười. Muốn tấn công Thành phải dùng lực lượng gắp 5 lần quân phòng thủ, nay toàn thể lực lượng chủ lực phía quân ta chỉ có một mà dám tấn công bên địch mười, thì không bể đầu cũng sức trán, không chột cũng què, ấy vậy mà vì “Nhẩy Dù Cố Gắng” chỉ trong vòng ba ngày đêm từng bước, từng bước thầm đầu đội pháo, chân dẫm lên xác địch, tác xạ lao về phía trước vượt trên quãng đường vài ba cây số ngập tràn máu lửa, đạn bắn như đan lưới địa võng biết nơi nao là không phải là hoả ngục ...?


TĐ1ND1,TĐ5ND cũng đã tiến vào được La Vang, TĐ7ND đã vượt qua ngã ba Long Hưng áp sát vào vòng đai Cổ Thành Đinh Công Tráng, TS2 ND có lệnh theo đuôi TĐ7ND, sau đó đơn độc tách rời, rẽ về hướng Đông để tiên phong xâm nhập vào Quận Mai Lĩnh bằng kỹ thuật dạ hành ngụy trang tối đa, bảo toàn lực lượng để làm đầu cầu cho TĐ7ND của Trung Tá Trần Đăng Khôi (Khôi Nguyên Khóa 16 VBĐL) và Thiếu Tá Nguyễn Lô (Sông Lô K18 VBĐL) “từng bước...từng bước thầm...đi vào hang lang sói...” cuối cùng toàn bộ TS2ND cũng “luồn” vào được mục tiêu “êm ái như mơ” địch không hề hay biết nên không một tiếng súng nổ “chơi”. Tôi và đám “con cái Trinh Thử” loại Chuột với M16, lựu đạn, M72 trang bị tận răng nằm “ém quân” hai đêm ba ngày bất động nằm “ưu ái” trong lòng địch, phải nhiều phen nín thở, nhịn ăn để tránh “đi đồng”, mở banh chong đôi mắt thăm dò trong đêm ngày, vểnh đôi vành tai nghe ngóng âm ba như loài dơi thính dò tìm động tĩnh chẳng khác gì những bóng ma vô hình, theo dõi thật sát từng bước chân của địch quân đang nhởn nha qua lại trên đường phố, đến đêm thứ hai nghe bỗng tiếng thì thào “trọ trẹ” nhẹ như tơ vàng trong máy:

- Út Bạch Lan...! Sông Lô đây?


Tôi trả lời với tiếng nói “thỏ thẻ” như gió thoảng hư không trên PRC25:
- Tôi nghe!

- Tôi sẽ gặp UBL lúc hai (2) giờ sáng đêm nay... chờ !


Tôi vui mừng không thể tả tâm trạng dường như trẻ thơ chờ mẹ đi chợ về, nỗi vui bỗng chốc trấn áp biết bao lo âu, chờ đợi làm căng thẳng thần kinh mấy ngày qua vì nghĩ đã bắt tay được với TĐ7ND tức không còn đơn độc trong lòng địch nữa…! Nhưng không phải như vậy, vì “Ôn” Sông Lô sau 10 phút “bắt tay” hàm thụ xong thì rời khỏi vùng địch ngay, trở về tuyến của Tiểu Đoàn cách xa gần cây số. Tôi xin mở ngoặc để “nói” thêm về “Ôn” Sông Lô Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó TĐ7ND, sau lên Trung Tá là một trong những Sĩ Quan Chỉ Huy kiệt xuất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chí cho đến ngày tàn cuộc chiến 30-4-1975… và sau đó Sông Lô với dáng người như cây tùng trước gió bão vẫn anh hùng hiên ngang lừng lững với quần áo Nhẩy Dù rằn ri vượt trại giam, đón xe đò đi về đâu…khi tứ bề địch bủa lưới ?

 Khi còn bị giam trong tù (nguỵ danh Trại Cải Tạo) đảng Cộng Sản gian trá đề cử nhân viên đài Truyền Hình Saigòn xuống trại tù thu hình làm phóng sự tuyên truyền, bọn công an bắt Sông Lô cầm cuốc làm cỏ để quay phim, Sông Lô liền dõng dạc từ chối thẳng thừng :”Tôi không chơi được cái trò khỉ đó”! Mặc cho chúng muốn hành hạ bắn giết không hề chi, tất cả bạn đồng tù lo âu tưởng rằng Sông Lô cựu Tiểu Đoàn Trưởng Nhảy Dù danh tiếng lẫy lừng sẽ bị chúng giam cùm hoặc bắn bõ. Sông Lô thời chiến yên hùng lẫm liệt giữa chốn ba quân nay trong thân tù cũng hiên ngang lẫy lừng… đã khiến cho tên sĩ quan trưởng trại thán phục với nhận xét: “Họ là những người Sĩ Quan kiên cường đáng phục…” ! Và xin hãy đọc một trích đoạn trong bài viết của người bạn cùng trại tù ngoài Bắc với Sông Lô đăng trên báo Mạch Sống số 62 tháng 9-2007 do Phan Nhật Nam phụ trách trong mục Lịch Sử Qua Lời Kể:


“Toán tử tội được dẫn đến trước những chiếc cột. Các anh có muốn nói điều gì không? Trưởng trại thoáng bối rối trước sự im lặng bình thản của năm người. Không một ai có dấu hiệu sợ hãi. Không có gì? Nguyễn Lô thay mặt các bạn trả lời (Bởi khi chấp cung, Lô đã xác nhận ông là người trách nhiệm độc nhất tổ chức vụ trốn trại). Nhưng đột nhiên, ông cười nhẹ.. Nếu cho hút điếu thuốc lào thì tốt lắm! Trưởng trại trầm mặt nghĩ ngợi (không hiểu Lô có ẩn ý gì vì yêu cầu quá nhỏ nhoi, bất ngờ) trước khi chấp thuận. Lô biết ý, giải thích: “Tôi có cái điếu mới, gởi ở các anh BK (đọc là Bê-Ka, Biệt Kích), tôi muốn hút cái điếu đó một lần chót!”


-...Có đây! Có đây! Thưa ban (Ban Giám Thị), chúng tôi hiện giữ cái điếu của anh Lô. Viên trưởng toán Biệt Kích mau lẹ đứng dậy từ đám tù ngồi chật hội trường.
Chiếc điếu được đưa tới, Sông Lô cầm lấy ung dung nói:” Mình chơi một điếu nghe mấy ông…?

Những người bạn đưa mắt nhìn nhau. Hạnh nói nhỏ chán nản:

- Hút làm gì Lô?

- Thì cứ hút đi, trước sau cũng chết!


Lô ngồi xuống, cho thuốc vào nỏ điếu, hâm cây đóm, kéo sâu hơi thuốc, thở khói lên trời. Ông cười nhẹ, đứng dậy, trao điếu cho các bạn và mời:”Làm một bi đi”! cựu Trung Tá Nhẩy Dù Nguyễn Lô nhìn quanh hội trường, đến với mỗi người tù, mặt ông không biến sắc..ký ức trận Ắp Bắc 1963,Pleime 1965, Cầu An Hòa - Tết Mậu Thân Huế 1968, Tổng Công Kích Đợt 2, Nghĩa Trang Người Pháp, Ngã Tư Bảy Hiền, Sàigòn 1968, Hạ Lào, Động Ông Đô, Chu Pao, La Vang, Quảng Trị 1972, Long Khánh tháng 4-1975.. .Đoạn đường mười hai năm một đời chiến đấu ông đi qua không một lần yếu đuối. Vậy hãy coi đây như chỉ là trận chiến cuối cùng trong đời, trận chiến không vũ khí, chỉ với những người bạn từng sống-chết và những người bạn tù ngồi im lặng dưới xa kia…. Nguyễn Lô thở hắt như lần trái đạn 57 ly bắn tung chiếc chiến xa và thân hình ông trước Thánh Đường Đức Mẹ LaVang, nơi quê hương Quảng Trị vào buổi chiều tháng 7 Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Ngày ấy cũng có nắng như hôm nay. Nhưng nắng miền Nam ấm, vàng tươi, sáng rỡ hơn…


Có chiếc xe đổ nhanh dưới lưng đồi, trước bộ chỉ huy trại. Bóng người cán bộ VC chạy vội lên hội trường hô to:” Dừng lại! Dừng lại!

Nguyễn Lô bình thản, tỉnh lạnh bảo với Hạnh và Bằng hai người bạn đứng gần kề bên cạnh: “ Cứ hút đi, đừng để ý làm gì”!

Điều đáng nói là phong cách hút điếu thuốc lào cuối cùng của Sông Lô khinh bạt, lãng tử yên hùng của trang “Hảo Hán Lương Sơn Bạc” và hơn thế nữa chính là Kẻ Sĩ Đông Phương xem cái chết nhẹ tựa lông hồng quả thật là không hổ danh Cấp Chỉ Huy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà…!!!” (ngưng trích).


Trở lại với hiện tiền trời nhá nhem ửng sáng, những tiếng động của xích sắt chiến xa càng lúc càng rõ dần, trước mặt xuất hiện lố nhố nón cối, AK, Đại Liên, B40-41 đang giàn hàng ngang tiến dần đến gần...oành…oành… oành… ầm… ầm… ầm... nhà bung mái ngói, cây cối gãy đôi, đất sỏi tung bay mù mịt. Trung Uý Cố Vấn Mỹ Terry Griswold chân tay run rẩy như thằn lằn đứt đuôi, hồn phi phách tán hét thất thanh trong máy: “Zulu...Zulu...Zulu right away! Right now…”!!! Mẹ, muốn rút lui phải có kế hoạch từng bước, nếu rút lui cái ào hỗn loạn vô trật tự là đưa lưng lãnh đạn chết ráo còn ai để mà rút lui. Tên Trung Úy Cố Vấn mới tốt nghiệp West Point, một năm sau lên Trung Úy được điều sang VN tham chiến trong toán Cố Vấn 162 của Nhẩy Dù. Tôi phải trấn an và chậm rãi bảo hắn:”Terry...listen...You and your man stay here with me, don't move and wait for my order...”! 

Rồi phải “run” thôi, tháo bung “banh xà rong”dzọt lẹ với kỹ năng nhất bộ nhất biến “thao lược” nhuần nhuyễn xuất thần để bảo toàn lực lượng trong trình trạng sinh tử, tránh bị tiêu diệt là nghề của chàng, của TS2ND vốn là hậu thân của đơn vị 81 Biệt Cách Dù Lực Lượng Đặc Biệt với hỗn danh “Dog Run” chó chạy đường mòn. Chạy cũng có kỹ thuật của chạy, chạy tán loạn là táng mạng cả đám, mạnh ai nấy chạy là tự sát, bỏ xác một mình. Trong kỹ thuật tác chiến rút lui khó hơn tấn công rất nhiều, cho nên theo thứ tự rút lui với chiến thuật “nhẩy cóc”, thằng này rút trước rồi ở lại bảo vệ thằng rút sau, từng bước, từng bước thoát ra cái lưới đạn pháo đang phủ chụp lên cả đơn vị. ĐĐ2TS thoát ra được đồng ruộng, thằng què tay cõng thằng què chân, thằng què chân cà thọt lôi thằng không đi đứng được, đành bỏ lại 17 đồng đội đã ra đi nằm im lìm bất động, hơn 30 mạng máu me đầy người được TĐ6ND vừa được tăng cường từ mặt trận An Lộc giúp đở tản thương, thiếu tá Nguyễn Văn Tùng TĐP/TĐ6ND (Khóa 19 VBĐL) tử thương trong mặt trận này, trung tá Nguyễn Văn Đĩnh (Khóa 15 VBĐL) ôm xác khóa đàn em mắt lệ lưng tròng…! 

TS2ND lui về phía sau nghỉ “thở” ba ngày để chỉnh đốn lại hàng ngũ trong khi các Tiểu Đoàn Nhẩy Dù vẫn tiếp tục tiến chiếm từng ngôi nhà, dãy phố và áp sát cổ thành Đinh Công Tráng. TĐ11ND đã vào đến đường Nguyễn Hoàng phía chính Nam đang nới rộng về phía tây tới cầu Thạch Hãn với TĐ1ND và hai Biệt Đội 81Biệt Cách Dù cạnh sườn trái ở thôn Như Lệ Tích Tường. TĐ7ND sau khi bứng hết các hầm hố kiên cố chôn dấu dưới những gốc tre già bằng một cái giá sòng phẳng phải chăng, quần thảo với Bắc Quân để bước vào khu vực bến xe và sân banh Nguyễn Hoàng. TĐ6ND theo lộ trình của TS2ND đã chiếm lại chi khu Mai Lĩnh nới rộng về phía Bắc về hướng Trí Bửu. Như vậy là quân Nhẩy Dù đã kiểm soát hoàn toàn khu vực ngoại thành của thành phố Quảng Trị ở phía Tây-Nam, phía Nam và Đông-Nam. 

TĐ5ND được lệnh triệt thoái phòng tuyến La Vang, bọc sau lưng TĐ7ND song hành với TĐ6ND hướng về Trí Bửu phía chính Đông của Cổ Thành. TS2ND mượn đường TQLC từ hướng chính Đông, dùng thiết vận xa đưa đến điểm xuất phát là sông Nhung để cùng TĐ5ND thành hai mũi giáp công, cố chiếm cho bằng được Trí Bửu để làm bàn đạp đánh phá Cổ Thành Đinh Công Tráng. TS2ND vượt sông Nhung bằng phao dã chiến Poncho, con sông này có thượng nguồn từ trong dãy núi ở phía tây Quốc Lộ 1 chảy ra sông Vĩnh Định chỗ cầu Ba Bến. Sông Vĩnh Định có đầu nhánh phía tây chạy ngang chợ Sãi và thông với sông Thạch Hãn. 

Từ chỗ của tôi vượt sông để tới khu nghĩa địa phía chính Đông bìa làng chỉ cách xa khoảng vài trăm thước, bỗng nghe một tiếng cắc bùm, Thiếu Úy Lã Quý Khâm Tiền Sát Viên của TĐ1PBND đang đứng sát bên vai với tôi, bật ngã ngửa người ra phía sau mắt trợn trừng, môi mấp máy mấy cái rồi...đi! Tôi ngồi thụp xuống bên một mô đất lạ ra lệnh cho tất cả hiệu thính viên, kể cả 5 ông Cố Vấn Mỹ cuốn ngay lá Antenna PRC25 dấu dưới ba lô. Không biết có phải vì biến cố này hay không mà chỉ vài giờ sau toàn bộ Cố Vấn Mỹ được lệnh rời khỏi TS2ND ngay tức khắc. Trước mặt tôi quả là một khúc xương khó nuốt. Bên cạnh sườn trái của tôi TĐ5ND đã chiếm được 1/3 Trí Bửu, bằng mọi giá TS2ND phải trườn hay bò lên phía trước để giữ cạnh sườn phải cho TĐ5ND và hướng mặt về phía Cổ Thành. “Đường đi không khó vì ngăn sông, cách núi” đường chỉ có khoảng vài ba trăm thước… 

Nhưng khó vì đầu đội pháo, ngực đang phơi khơi khơi trước những họng súng Nga – Tàu và đạn đã lên nòng đang hờm sẵn chờ cho mục tiêu là thân thể chúng tôi lọt vào tầm ngắm rồi nhã hằng loạt đạn… ở phía Bắc của tôi chỉ khoảng 500 mét là Hạnh Hoa Thôn, theo tin tức của Phòng 2 Sư Đoàn Nhẩy Dù cho biết là một đơn vị lớn của Sư Đoàn 320B (SĐ320B) Bắc Quân đang trú đóng ở đó, Sư Đoàn nầy do tướng Nguyễn Sùng Lãm làm Sư Đoàn Trưởng và là Tư Lệnh Mặt Trận 7 Quảng Trị thuộc Quân Khu Trị Thiên được đưa vào tăng cường, chịu trách nhiệm khu vực thuộc quận Triệu Phong từ tây bắc Vĩnh Định ra tới Cửa Việt. Trung Đoàn 27 tại vùng Đông Hà, Động Lôn, Quai Vạc, Trung Đoàn 48 (Quang Sơn) của Trung tá Lê Quang Thúy trong Cổ Thành Đinh Công Tráng, Trung Đoàn 64 tại Cam Lộ, Định Xá, Bái Sơn. 

Trung Đoàn này tăng phái Tiểu Đoàn 9/64 cho Trung Đoàn 48 của SĐ320B cùng TĐ3 và TĐ8 địa phương của B4 trấn giữ Cổ Thành cùng khu vực làng Trí Bửu và Hạnh Hoa Thôn... Nếu họ muốn càn quét chúng tôi, chỉ cần một chi đoàn chiến xa T54 với bộ binh tùng thiết, dùng hỏa tập tấn công thì chỉ trong phút chốc chúng tôi sẽ trở thành mây khói, bởi lẽ không yểm của quân ta gần như bất khiển dụng trong việc yểm trợ cận phòng vì lưới đạn phòng không dày đặc đan giăng như Thiên La mắc cửi, pháo yểm cũng không thể diệt được Tank 54 và bộ binh địch chớp nhoáng sẽ tràn ngập….!!!


alt


Nỗi lo âu đó trong tôi hằng phút hằng giờ trong thế bối thủy, tiến không được mà lùi cũng không xong ? Thôi thì phải tử thủ, Triệu Tử Long - Tam Quốc Chí tân thời không thể buông tay chết đứng giữa trận tiền, đành phải liều “bung Dù” tử chiến với giặc trùng điệp hoặc sẽ tan tành rã đàn xẻ nghé…? 

Tôi xin tăng viện khẩn cấp M72, buổi sáng ngày hôm sau TĐ5ND tăng cường cho tôi 50 hoả tiễn, buổi chiều Lữ Đoàn cung cấp thêm 100 súng M72 để thủ sẵn. Các toán viên Viễn Thám ngụy trang như những cây di động nằm yên tại chỗ, chỉ di chuyển ban đêm khi trái sáng phụt tắt, rồi tiếp tục nằm yên khi trái sáng bục nở trên bầu trời, tất cả M72 kéo nòng, mở khóa an toàn, áp sát một căn nhà nào đó ẩn thân rồi nhanh nhẹn như một tên đạo chích đột nhập vào trong nhà, dùng lưởi lê “thích khách” Bắc Quân “êm re” không một tiếng động…và có lẽ mấy cán ngố Đặc Công, Tiền Sát Viên đã âm thầm gặp diêm vương nên cường độ pháo tập 130ly giảm dần và cũng vì tình trạng trộn trấu giữa ta với địch cùng ẩn náo, sống chung một nhà “người ơi mau về đây, cùng chung mái nhà” chẳng thằng nào nhận ra thằng nào và cũng vì các toán viên Viễn Thám mặc quân phục của VC và xử dụng súng AK47, dùng ám hiệu mật mã trên PRC25 đều bằng những con số y chang như Bắc Quân thì làm sao chúng có thể phân biệt trong thế tranh tối, tranh sáng mờ mờ nhân ảnh… cho nên chúng nó lần lượt bị “đâm sau lưng chiến sĩ” rồi trở thành liệt sĩ mà không biết tại sao và vì sao “em” đã vội “chia tay hoàng hôn” …?!... và cứ thế các Trung Đội Trinh Sát trám chỗ để các Toán Viễn Thám tiếp tục truy lùng và diệt địch, cho đến khi song hành với TĐ5ND chỉ còn cách bờ thành Đinh Công Tráng cửa Đông Quan khoảng 100 mét nằm trong tầm đạn đạo súng cối và đại liên 12ly7 từ trên cao của bờ thành rải như mưa xuống đầu chúng tôi…

Bên trái là ĐĐ51ND của Trương Đăng Sĩ và ĐĐ52ND của Hồ Tường, tất cả lực lượng gọi là “Tiền Phương” này đều dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tố Quyên (Thiếu Tá Bùi Quyền Thủ Khoa K16 VBĐL). 

Bên phải của TS2ND là trùng trùng điệp điệp bóng dáng Bắc Quân…Bấy giờ lực lượng trừ bị hùng hậu Thuỷ Quân Lục Chiến còn ở xa chưa tới áp sát vì lệnh ở trên ! Chúng tôi trên đầu thì phải đội đạn 130ly sơn pháo, hoả tiễn 122ly, cối 82ly…từng giây phút, hằng giờ, trước mặt là một dãy hào sâu ngập nước với bức tường Cổ Thành dầy đặc kiên cố cao khoảng 12 mét.


- Út Bạch Lan...Tố Quyên.

- Tôi nghe Đích Thân.

- UBL nghiên cứu thử xem có thể gửi hai con vịt tiềm (Viễn Thám) vào trong được không ?

- Nhận 5 trên 5 Đích Thân.


“Mission Impossible” !!! Xâm nhập vào mật khu rừng núi hay vào căn cứ địa của địch không mấy khó khăn, nhỡ bị phát hiện thì trổ tài...”dzọt”, sống còn hay tử vong mất xác là do số mạng, còn như nhận lệnh thi hành nhiệm vụ này chẳng khác gì Kinh Kha sang sông Dịch một đi không trở lại, không có đường về, cũng không có cơ may trở lại để kiếm đường về…! Tôi gọi Thiếu Úy Thông và Thiếu Úy Hiền hai Sĩ Quan trưởng toán vừa được bổ sung sau Mặt Trận Kontum, cả hai chưa có một chút kinh nghiệm gì về thoát hiểm mưu sinh để tôi “ban lệnh hành quân”. Nhìn hai đôi mắt đăm chiêu tư lự của hai Sĩ Quan trẻ độc thân này, lòng tôi bỗng chùng xuống không thể “hạ lệnh” một cách mạnh mẽ và dứt khoát được, vì biết rồi ta sẽ đưa họ vào cõi chết một cách oan uổng và phi lý cho dù “chuyên qua sông Dịch” là nghề của chàng…! 

Muốn tới được chân bờ thành đã khó vạn nan, rồi còn tìm cách nào để lên được tường thành rồi xâm nhập vào trong thì quả thật là liều lỉnh để tự sát, chỉ có cách duy nhất là làm sao đục thủng một lỗ tường thành thì họa may có thể …? Hiện tại TankM48 không có, pháo binh thì ở xa, phi cơ thả bom cũng chỉ đánh phá từ trên xuống không thể phá ngang hông được, đạn M72 hay 75 ly không giật công phá tường thành dầy 5-6 mét không hề hấn gì…! Tôi thật bối rối không biết phải tính toán như thế nào để xâm nhập qua bức tường thành chắn lối thật là “đá dựng ngàn năm hoang đường khói độc”…? Nếu liều lỉnh nhắm mắt xua lính cảm tử thi hành lệnh lúc này đồng nghĩa với cái chết, thì lòng can đảm chỉ là thể hiện tính chất cường bạo và vô trí tuệ mà thôi chẳng có ích gì…? Không thi hành thì lại mang tiếng hèn nhát trước địch quân đâu phải là Trinh Sát 2 Nhẩy Dù vốn xuất thân từ Lực Lượng 81Biệt Cách Dù ? Tôi gọi Tố Quyên trình bày những khó khăn trở ngại nói trên và xin cung cấp cho 6 sợi dây tuột núi cùng với móc câu.


- UBL...tôi sẽ cố gắng...nhưng không hứa !


Như vậy là tôi phải chờ ! Tình hình biến chuyển từng phút, từng giờ, ĐĐ51ND (Trương Đăng Sĩ), ĐĐ52ND (Hồ Tường), ĐĐ54ND (Nguyễn Vũ Dương) và ĐĐ111ND (Đinh Viết Trinh) tăng phái dưới quyền điều động chỉ huy hành quân của Tố Quyên đã áp sát bờ thành đang chờ những phi tuần Không Quân Bảo Quốc Trấn Không “bay không ai tìm xác rơi “đang vần vũ trên bầu trời giáng sấm sét từng đợt đánh bom hạng nặng làm sập một góc tường thành thì may ra chúng tôi mới cảm tử chiến cho dù phải hy sinh nhiều chiến sĩ là phải đánh đổi bằng một cái giá rất đắt, nghĩ tới thâm tâm sinh nỗi bất nhẫn, nhưng rồi buột miệng: “chiến tranh mà” lẫn trong tiếng gầm rú của phi cơ và tiếng bom đạn nổ bùng vỡ xé trời xanh… và TS2ND chúng tôi đang trụ thế “nhất kiếm công thành” trước tuyến trận, đứng đầu sóng ngọn gió chịu áp lực từ phía Bắc càng lúc càng nặng nề. 

Quân số càng ngày càng hao hụt nhưng cũng phải cố gồng mình chịu đựng, vì nếu TS2ND bị chọc thủng thì Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của TĐ5ND bị đe dọa chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Đây là một điều ưu tư lo lắng từng phút từng giờ của Ông niên trưởng Tố Quyên (Bùi Quyền) Thủ Khoa Khóa 16 Võ Bị Đà Lạt lúc nào cũng 24/24 trên máy PRC25 với tôi và Chí Bệu (K20VBĐL) trưởng Ban 3 Hành Quân của Tiểu Đoàn. Chúng tôi tiên liệu Bắc Quân sẽ có một trận pháo cường tập và tấn công biển người và chờ đợi tới đâu hay tới đó…? Tố Quyên điều động ĐĐ54ND lo bảo vệ khu vực Đông Bắc Trí Bửu và tải thương, ĐĐ51ND và ĐĐ52ND nhào vào Cổ Thành…Không Quân Việt Nam với những phi tuần Khu Trục (Skyraider AH-1) do những Phi Công dày dạn chiến trường, tài trí siêu xuất đánh bom vào chỗ kỳ đài rất chính xác như “thảy lỗ”, thì lúc đó bỗng có 2 phi tuần Jet của Mỹ ở đâu bay vào vùng để yểm trợ thêm cho quân Nhẩy Dù công phá Cổ Thành, Cố Vấn Mỹ hỏi Tố Quyên có muốn xử dụng không ? Tố Quyên OK và chỉ cho Jet nó đánh ngay vào mục tiêu cùng chỗ phi tuần Việt Nam vừa đánh. Nhưng than ôi… “điều động tại nhân mà tai hoạ tại thiên” khói bụi từ chỗ mới bị bom đánh tỏa ra bị gió thổi bạt đưa về phía ĐĐ51ND và ĐĐ52ND thế là Pilot Mỹ chơi 2 pass Smart Bomb vào Smoke Targets đó, thành ra bom bên Mỹ mình giáng xuống quân ta tan tành “banh xác pháo”…!!!


http://hoiquanphidung.com/Pictures/UBL4.jpg


. Ngày N+21:


- Út Bạch Lan...207. (Đại Tá Trần Quốc Lịch LĐT/LĐIIND)

- Tôi nghe 207.

- Qua bên kia.

- Tôi hiểu ngay là qua tần số khẩn cấp đặc biệt của Lữ Đoàn.

- Cố giữ cạnh sườn cho Tố Quyên và Minh Hiếu, trễ lắm trong vòng 48 tiếng đồng hồ sẽ có tăng viện thay thế.


Lệnh này Minh Hiếu và Tố Quyên cũng biết, nhưng chỉ biết là sẽ có tăng cường lực lượng, nên kế hoạch mạo hiểm xâm nhập cổ thành hủy bỏ. Hai ngày sau tôi được lệnh chuẩn bị bàn giao phòng tuyến cho hai Biệt Đội 81 Biệt Cách Dù, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Phạm Châu Tài.


Tại chão lửa Quảng Trị nầy gặp lại những bạn cũ dưới cơn mưa pháo như Đại Úy Dương Thiện Ngộ (BĐ3BCD), Đại Úy Lê Đắc Lực (BĐ4BCD), Đại Úy Nguyễn Sơn (BĐTS/BCD-Biệt Đội Thám Sát) lòng vui mừng trộn lẫn nỗi lo buồn vì đã bỏ lại hằng chục đồng đội chưa mang được xác của họ về cho vợ con gia đình, mà đơn vị đang xác xơ chỉ còn trên dưới 40 người, tinh thần mệt mỏi rã rời sau 21 ngày đêm chống đỡ xa luân chiến với một lực lượng địch quân đông gấp chục lần quân ta…! 

Sau khi giao lại chiến trường cho BĐ81BCD, đám thiên lôi TS2ND chúng tôi được lệnh rút về phía sau lưng bọc hậu cho TĐ5ND giữ đường tiếp tế tản thương đến sông Nhung, nơi đây chúng tôi gọi là “Bến Đò Đưa Xác”. Vừa rời khỏi phòng tuyến chừng 200 mét thì bị một cơn bảo táp tiếng súng lớn nổ vang rền đạn bay phủ chụp lên TS2ND như một mẽ lưới tử thần, chúng tôi nằm bẹp dí như những ngọn cỏ tại chỗ chịu trận…!!! Tôi hét lên trong máy:”Tố Quyên...Tố Quyên...bảo mấy đứa con của đích thân ngưng bắn ngay, nó đang bắn lên đầu chúng tôi...Tố Quyên...Tố Quyên…”! Hai phút sau.


- UBL...check lại xem cho tôi biết ngay. Không có đứa con nào phía sau lưng của tôi nổ súng trong khoảng một giờ trước đây…?


Lúc này là ĐĐ54ND đang bảo vệ Bộ Chỉ Huy của Tố Quyên. Hoàn hồn, lấy lại bình tĩnh phán đoán, tôi nhận ra ngay, tiếng nổ là B40,B41 và phòng không 12ly7 của Bắc Quân... Tôi vỡ lẽ và buột miệng:”thôi chết rồi …” TĐ5ND đã bị chặn hậu, đường giây tiếp tế cũng bị bít kín, như vậy TS2ND cũng không còn “đường xưa lối cũ có bóng tre che thôn làng” rồi, bây giờ là là con đường tử địa ! Tôi nghĩ chắc có thể Hổ Xám Phạm Châu Tài 81BCD cũng sẽ bị “gombi” không còn một mống nào thoát được khi bị tấn công cường tập với đại pháo 130ly, Tank T54, 12ly7, cối 82… và bộ binh của Bắc Quân…?! Cả đám chúng tôi tiến không được, thối cũng không xong, chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là trực diện xông vào cửa tử để tìm sinh lộ với thân thể tàn tạ sức mòn lực kiệt, “chiến bào” rách bươm tơi tã…nhưng phải đồng thời “cứu chúa phò nguy”, chết vinh còn hơn bị hốt hết rồi sẽ bị sống nhục…! 

Tôi ra lệnh như hét:” Tất cả bõ Balô xuống, đưa M72 dồn cho Trung Đội 1 (chỉ còn 12 mạng), mỗi người 5 quả M72, kéo nòng, rút chốt an toàn sẵn sàng súng trên vai, nhắm vào căn nhà ngói nền cao phía trước khoảng 50 thước, quỳ dàn hàng ngang chờ lệnh…”. Trung Đội 2 và Trung Đội 3 cũng còn trên dưới 10 mống, cùng với tôi và ban Chỉ Huy Đại Đội, súng cá nhân và lựu đạn sẵn sàng… khi nghe loạt M72 đầu tiên thì phóng như bay khoảng chừng 20 mét rồi nắm bẹp xuống, chờ loạt thứ hai và thứ ba cứ tiếp tục nhào lên cho đến khi đến sát những khung cửa sổ nhà đỗ nát, khi tiếng nổ M72 của Trung Đội 1 chấm dứt tác xạ đợt 4, thì Trung Đội 2 và Trung Đội 3 bắt đầu dùng lựu đạn tung vào trong. 

Bắc Quân như lũ chuột: chuột cống, chuột chù, chuột nhắt…kinh hoàng tháo thân chạy bung ra ngoài, nón cối rơi rớt vung vãi dưới những họng súng M16 thiện nghệ của Trinh Sát 2 Nhẩy Dù, thây người ngã vật xuống, không một tên nào chạy thoát. Mày là Đặc Công hả? Tao là Trinh Sát Nhẩy Dù đây, mày là “giặc từ ngoài Bắc vô đây bàn tay bắn giết đồng bào” miền Nam, bàn tay đồ tể chúng mầy nhuốm máu anh em cùng dòng máu đỏ, da vàng Việt Nam của mày, thì làm sao tao có thể tha cho mày lúc này được..? Chúng mày chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót, còn tao thì chắc chắn không giết lầm cho nên không có cái vụ bỏ sót và lệnh của tao là:” Không để sót một thằng nào chạy thoát trong trận này” mặc dầu tao đã kiệt sức gần như muốn ngã quỵ…! Và chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ đánh xáp lá cà như tia chớp, nhoáng TS2ND đã quét sạch Đại Đội Đặc Công của Sư Đoàn 320B, xác chết quân địch và vũ khí ngỗn ngang chẳng cần thu nhặt dọn dẹp… Tố Quyên mừng lắm gọi tôi:”Thank you UBL...tôi sẽ cho 54 thay chỗ ngay bây giờ, UBL trở về bến đò đưa xác giúp cho tôi cõng thương binh và đem xác anh em “rách áo” về …” ! Ôi,.. đâu rồi “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê” em ơi… TS2ND nay còn đâu mái tóc thề, rách bươm tơi tả, te tua sau 21 ngày đêm sống trong bão lửa khốc liệt như trời long đất lỡ, súng nổ vang rền tứ phương, đạn bay lấp loáng vung vãi phủ chụp, cày bung thớ đất và trong nón sắt còn âm vang vọng lại như vỡ bung màng nhĩ, nay trở về như lạc lõng nẻo tâm hồn nào vương theo lối cũ…? Tôi ngồi nhìn dòng nước con sông Nhung hiền hòa cứ lững lờ trôi với tâm tư:

Sông và nguồn có bao giờ tịch lặng…?

Con nước xuôi dòng chuyển chở bao niềm…


Tôi bỗng chạnh thương con sông Nhung vì trong dòng nước phù sa đầy vơi êm trôi kia có pha lẫn máu của Anh Em tử sĩ và thương binh nhỏ xuống hoặc thấm ướt qua làn vải áo trận bê bết đã tơi tã mấy ngày qua …! Nhìn những chiếc bè kết bằng thân chuối, bập dừa thay thuyền chở đưa xác tử sĩ qua sông, bên cạnh tôi còn hằng chục cái Poncho gói kín thân xác anh em chờ tiếp tục qua sông …Chúng tôi vừa khiêng, vừa cõng, vừa dìu dắt những đồng đội bị thương máu me đẫm ướt quần áo trận với tâm tư trĩu nặng, thần trí như con ốc hoang trôi dạt muốn bám vào những gốc cây bần, đám lau sậy hoang ven sông mà tìm nơi trú thân bình yên tạm trong giây phút…! Trong những Poncho đó là binh lính của TS2ND được Biệt Đội Thám Sát 81Biệt Cách Dù của Nguyễn Sơn “săn sóc” gói ghém cẩn thận trao lại cho tôi, còn những thương binh sẽ có “diễm phúc” ngồi chờ trực thăng tải thương có khi Pilot phải cắt giảm Throttle, hạ Collective để cho tàu OA (Overhead Approach) nếu bị 12ly7 đan lưới đạn đón chào và “may mắn” anh em sẽ được bốc về Nguyễn Tri Phương, Huế hay Duy Tân hoặc Đà Nẵng, rồi sau đó về Tổng Y Viện Cộng Hoà…và rồi anh sẽ trở thành “bại tướng cụt chân” tập làm quen với xe lăn, nạng gỗ hoặc mắt không còn thấy ánh sáng của cuộc đời…! Tôi tạm tiếp tục nhiệm vụ làm “tư lệnh” Bến Đò Đưa Xác như thế cho TĐ5ND và BĐ81BCD, đến khi không còn sức lực để khiêng, để cõng xác tử sĩ và thương binh nữa ...!!! Tôi yêu cầu Lữ Đoàn tăng phái khẩn cấp cho TS2ND một tiểu đội Quân Y với 50 Poncho và 20 băng ca dã chiến, đồng thời ưu tiên bổ sung quân số. Chúng tôi rất cần những Poncho mới để gói lại những xác lâu ngày đã sình thối, chương phình làm bung rách nát lớp Poncho cũ, băng ca để khiêng những người bị thương nặng đem ra xa khoảng 500 mét, chất lên M113 chở ra Bộ Tư Lệnh SĐND ở Phong Điền. Hai ngày sau được bổ sung thêm 2 Sĩ Quan, 8 Hạ Sĩ Quan và 30 Binh Sĩ được lấy từ Quân Cảnh, Quân Lao, Lao Công Đào Binh, Hồi Chánh Viên tình nguyện trong QLVNCH…thôi thì có còn hơn không ! Trong những giờ phút và ngày tháng ở đây TS2ND chúng tôi bỗng trở thành lao công đào binh khiêng Poncho bọc xác đồng đội TĐ5ND và BĐ81BCD tiếp tục chất lên những chiếc bè kết bằng bập dừa “đưa anh sang sông” mà như dậy sóng ở trong lòng …! Ở Bến Đò Đưa Xác nầy tương đối bình yên, không còn những trận bão lửa, đạn nổ ầm vang tiếng 130 ly, B40, B41, AK47 với tiếng gào thét xung phong đằng đằng sát khí của kẻ thù như năm bảy ngày trước đây…Nhưng lại là những đợt sóng thương tâm dậy lên lao xao đau xót vô cùng khi cõng những đồng đội thân thể đẫm máu đang ngất ngư bơi qua bên kia sông Nhung, và rồi đêm nay, hay ngày mai không biết họ còn sống hay chết…! Chiến tranh mà! Cuộc chiến nào không có máu đổ thịt rơi, không có hủy diệt tàn phá, nhà cửa ruộng vườn mồ mả cha mẹ, ông bà, tổ tiên bị cày sới tung lên rơi rớt xuống từng mảnh vụn huống chi thân xác con người bằng da, bằng thịt sao không nát tan bởi một mảnh đạn sắt thép vô tình xuyên phá .


- Út Bạch Lan...207.

- Tôi nghe đích thân.

- Vào tần số này để liên lạc với TĐ3TQLC.


Dĩ nhiên cuộc đàm thoại nào với 207 cũng bằng ám số truyền tin. Như vậy là nguồn tin Thuỷ Quân Lục Chiến sẽ tăng cường cho mặt trận Trí Bửu là có thật. Nhưng không phải tăng cường mà là TQLC sẽ thay thế toàn bộ lực lượng Nhẩy Dù trong nhiệm vụ tái chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng. Trung Tướng Dư Quốc Đống TL/SĐND có lần đã nói với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I rằng :”…Bảo tôi đánh giặc mà đánh như thế này thì làm sao tôi đánh..” và sau đó trên hệ thống liên lạc siêu tần số cơ hữu của Sư Đoàn Nhẩy Dù, sĩ quan truyền tin Võ Trung Tín đã nghe cuộc điện đàm giữa Trung Tướng Dư Quốc Đống và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng như sau:
- Trung Tướng Đống:”Trưởng có thấy không, trước khi tấn công vào mục tiêu, Tổng Thống Thiệu ra lịnh tuyệt đối không cho phá hủy Cổ Thành, đến khi vừa vào được trong thành thì bom dội xuống trên đầu như thế nầy thì đánh giặc cái gì đây? Đánh giặc như thế nầy thì tôi không đánh nữa, Trưởng cứ cho ai vào đánh thì đánh đi”.


- Trung Tướng Trưởng:”Thưa Trung Tướng được rồi, để sáng ngày mai tôi bay ra Sally gặp Trung Tướng sẽ bàn định lại”…


Phía Đông Bắc của Nhẩy Dù hoàn toàn bỏ ngỏ, đại quân Thuỷ Quân Lục Chiến còn đang mở đường từ Cửa Việt ở xa khoảng gần hai cây số, nếu phòng tuyến của TS2ND tan vỡ thì TĐ5ND cũng vỡ, và theo vết dầu loang xuống phía Nam với TĐ6ND sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến các lực lượng vòng đai phía chính Nam của Thành Phố Quảng Trị. Kế hoạch chiếm lại Cổ Thành Đinh Công Tráng như công dã tràng, mặc dù ĐĐ51ND của Đại Úy Trương Đăng Sĩ đã lên được bờ thành, nhưng liệu hai Biệt Đội 81BCD có chịu đựng nổi hay không khi phải tam đầu thọ địch…? 

Nếu hướng về tường thành là mục tiêu phải đến thì bên trái được “ấm lòng” vì dựa vào TĐ5ND, bên phải bị áp lực nặng nề với quân số chênh lệch như trứng chọi đá, phía sau lưng trống trơn, trong thế gọng kìm đó chỉ có thủ cầm hơi may ra chờ tăng viện, còn công thì bất khả thi chỉ biết ngạo nghễ ca vang “trên đầu súng Bắc Quân, Ta vì tổ quốc phải quên mình”. Hơn ai hết, Tướng Dư Quốc Đống đã thấy và biết điều đó, Ông không muốn những đứa em “đứa con” của Ông bị chết một cách oan uổng để được Tổ Quốc Ghi Ơn vì sự phối hợp hành quân, hợp đồng tác chiến một cách lỏng lẻo sơ hở tắt trách của cấp trên. Do đó mới có lệnh hoán chuyển toàn bộ phía Bắc,phía Đông, phía Tây cho Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến là lực lượng hùng hậu chưa sứt mẻ, quân số mỗi TĐ/TQLC trên dưới 800 người với chiến xa Tank M48 và đặc biệt được ưu thế không yểm trực tiếp cận phòng của Không Lực Hoa Kỳ. Hợp đồng tác chiến dưới quyền chỉ huy duy nhất với 3 Lữ Đoàn gồm có 9Tiểu Đoàn, 3Tiểu Đoàn Pháo Binh, 1 Thiết Đoàn Kỵ Binh...thì Thành Phố Quảng Trị đã nằm trong tay của Tướng Tư Lệnh Bùi Thế Lân rồi…?!!! Sư Đoàn Nhẩy Dù dạt qua hướng Tây Nam Thành Phố Quãng Trị nối vòng tay với Sư Đoàn 1Bộ Binh để giữ tuyến từ La Vang xuống Ba Lòng kéo dài tận phía tây Huế. Lúc nửa đêm về sáng tôi nghe tiếng gọi lạ trên PRC25 tần số Lữ Đoàn:

- Út Bạch Lan...909 đây.


909 có một ám danh khác là Chương Thiện,Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh (K16ĐL TĐT/TĐ3TQLC)


- Tôi nghe 909.

- Thằng con đầu của tôi sẽ gặp UBL khoảng nửa giờ sau, đón nó giùm ?
- Nhận 5/5...tôi đang chờ.


Thằng con đầu của TĐ3TQLC là “thằng”...Đại Úy Nguyễn Kim Chung (ám danh C18) bạn cùng Khóa 22 Đà Lạt (K22ĐL) với tôi. Ba giờ sáng nó tới gặp tôi dưới ánh đèn pin quét qua quét lại, tôi nói với nó:”Chỗ này của tao, mày lo phối trí cho con cái nghỉ ngơi và đón Tiểu Đoàn rồi sáng nói chuyện”.


Tờ mờ sáng ngày hôm sau, ngồi trước căn nhà lá nghiêng ngả đổ nát cạnh bờ sông, phía trước là sân gạch phơi lúa với Poncho sắp thứ tự (get line) để chờ chuyển về đi phép miên viễn nơi cõi vĩnh hằng, chung quanh đâu đó bên hiên nhà, dưới gốc cây lố nhố những “cây” bông băng trắng xóa, kẻ ngồi,người nằm, vài ba “ông thần” còn tỉnh táo lần mò trong ba lô lôi ra Beret đội lên đầu, mũ đỏ Nhẩy Dù, mũ xanh lá cây Biệt Đội 81Biệt Cách Dù chen lẫn nhau trong đám mũ xanh dương Thuỷ Quân Lục Chiến vừa mới tới còn khoẻ mạnh pha cà phê, mồi thuốc lá cho hai màu mũ thương binh đang nằm ngồi la liệt…! Định mệnh cũng có những trò chơi oái oăm lạ kỳ đun đẩy tôi vào hoàn cảnh cười không ra cười, khóc không ra khóc, tôi đang làm “giám đốc” bệnh viện dã chiến kiêm luôn “giám đốc” nhà xác mà thân chủ của tôi lại là gốc gác, cội rễ xuất thân binh nghiệp của tôi “một đời binh nghiệp hai màu mũ” 81BCD và ND…!!! Với ba ca cà phê dã chiến, Thiếu Tá Cảnh mắt đang dán chặt vào phóng đồ hành quân,thằng Chung cất tiếng hỏi tôi:

- Trời ơi,…sao mày vầy nè Út…”?!

- Vầy nè là vầy làm sao…?


Mặt tôi râu ria xồm soàm, mắt sâu má hóp, quần áo rách bươm bê bết loang lỗ đầy vết máu sậm mầu khô, tươi còn bốc mùi ngay ngáy tanh hôi trong cơn gió nóng nhẹ thổi qua, thần khí tiêu tan, oai phong rũ liệt, chẳng có còn gì để nói, để cười, người về từ cõi chết, bây giờ đang sống ở địa ngục trần gian, chỉ cần định mệnh run rủi một quả đạn 130ly trúng ngay chỗ ngồi thì Thiên Thần Nhẩy Dù hay Lính Nhẩy Dù ngã xuống có mặt đất hướng dẫn đường lên Thiên Thai ngay…Viễn du trên thiên đường để đầu thai kiếp khác…?! Thằng Chung bật cười, cái cười đầy tự tin, nhưng có chút méo mó vì nó biết rồi chính “đương sự” sẽ cũng đi vào “con đường xưa em đi” của tôi đã đi qua, làm sao nhớ và có lối về không…?

 Nó tiếp tục hỏi nữa:

- Tao nghe nói mày bị thương nặng, rồi bây giờ mày có sao không…?!

- Có sao thì tao đâu có ngồi đây để đón mày, hay không bằng hên, đạn tránh tao chứ tao tài cán gì như Đoàn Dự mà lăng ba vi bộ để tránh được đạn chứ …? Nhưng đau ở chỗ đạn tránh tao để sơi tái thằng đứng bên cạnh mới buồn xót xa chứ…!


Thiếu Tá Cảnh hỏi tôi:

- Út cho tôi biết sơ sơ tình hình trong đó ra sao? Tôi nhận lệnh vào thay thế TĐ5ND và hai biệt đội 81BCD…?

- Thưa Thiếu Tá...chua và cay và cam go lắm… ! Vì phía Bắc trống trơn, nên cứ lo sợ nó chơi xả láng một cú là mình mặc quần xà lỏn sáng về sớm…!!!


Thiếu Tá Cảnh bật cười:

- Tôi cũng chịu thua và sợ ông luôn, trạng huống này mà ông còn “tếu ngạo giang hồ” được…!!! Nhưng cứ yên tâm vì chúng tôi sẽ vào đó với thế liên hoàn của 3 Lữ Đoàn (LĐ147TQLC, LĐ369TQLC, LĐ258TQLC) cùng giờ phát xuất, Đông, Bắc và dần qua Tây, phía Tây thì nhẹ hơn vì có sông Thạch Hãn làm rào cản, chỉ có lo pháo từ Ái Tử thôi, còn cua (TankT54) của chúng nó, chúng tôi rang muối cũng khá nhiều rồi trên đường đổ bộ từ bờ biển đến đây. Thôi,… 9 giờ chúng tôi bắt đầu qua sông...để tôi gọi ngay cho Tố Quyên, chắc hắn mừng lắm.


TS2ND chúng tôi được lệnh di chuyển về làng Vân Xá cách Huế 10 cấy số, hai ngày sau được lệnh ra phi trường Phú Bài để lên C130 bay về hậu cứ SàiGòn nghỉ phép xả trại 100% 15 ngày, để đi hớt tóc cạo râu, thay quần áo mới, tẩm bổ với những thang thuốc “hoàn hồn linh dược”, viếng mộ, thăm thương binh, cô nhi quả phụ… Trong khi chờ máy bay ở phi trường Phú Bài thì tôi thấy “thằng” Nguyễn Kim Chung mặt mũi băng trắng kín mít với đôi mắt còn tinh ranh. Chỉ mới hai ngày trước “tôi đưa em sang sông bằng Poncho hay bập dừa” mà bây giờ nó lại lội qua sông ở “Bến Đò Đưa Xác” theo tôi ra đây cùng về và ôi …” Anh về thủ đô gò má anh băng đầy bông” ở phiá gò má bên trái của nó ăn một viên “kẹo” AK47 làm thủng “dớt” cái quai hàm máu còn thấm ướt qua lớp band gaz quấn quanh. Tôi đùa lập lại câu hỏi mà nó hỏi tôi hai ngày trước đây khi “hội ngộ” ở Bến Đò Đưa Xác:

- Trời ơi sao mày vầy nè Chung…?

- Vầy nè là vầy làm sao …? Mẹ...tại tao không chịu luyện nội công lăng ba vi bộ như mầy, nên bị thằng Mộ Dung Phục nó chơi một phát vào mặt, may là không bị mất mặt chỉ bể má thôi…!!!


Tôi và nó là hai thằng bạn thân cùng Khoá 22 Võ Bị Đà Lạt ôm nhau lăn ra đất cười ngặt nghẽo, méo mó bên cạnh một đám thương binh bốn màu mũ: Đỏ, Nâu, Xanh Lá Cây, Xanh Dương …!!! Sách Giáo Khoa Thư Tiểu Học: “thân thể người ta chia ra làm ba phần, đầu, mình và chân tay “…thì quan quân chúng tôi tay chân, đầu ngực băng bông trắng xóa, máu tươi thấm ướt “chiến bào” bao nhiêu ngày không được tắm rữa giặt giũ mùi “hương” máu còn thoang thoảng “riêng một góc trời”…!!! 

Nhưng ở đây nơi bình yên, tôi thấy trong ánh mắt của họ như không còn lưu lại một chút gì dù chỉ mõng mõng một tí thôi nét kinh hoàng lửa khói “thời qua” để “làm tan nát lòng nhau”, thay vào đó là niềm vui hân hoan “hôm nay đây còn vui trông thấy nhau” và rạng ngời lên một thứ tình cảm đồng đội chiến trường đã cùng vào sanh ra tử trong suốt một tháng trời lửa đạn vừa qua…!!! Họ vẫn còn sống và sắp sum họp với gia đình một thời gian dù dài hay ngắn để không còn nghe những tiếng gào thét tử thần của bom đạn, lửa khói bất chợt phủ chụp lên đầu và nín thở lắng nghe, chong mắt trong đêm đen dõi theo những tràng đại pháo của Bắc Quân cày sới mặt đất, hất tung những bạn đồng đội lên cao, rớt xuống rồi nằm im bất động. Họ sẽ hưởng được những ngày dưỡng thương, nghỉ phép trong an bình với gia đình vợ con… !!! Tôi chợt nghĩ đến những cán binh Bắc Quân “sinh Bắc tử Nam” tuổi đời còn non dại, bị bắt buộc hay bị khích động bởi những giáo điều láo lếu của Mao - Hồ rồi bị đưa đẩy vào chiến trường khốc liệt miền Nam như con thiêu thân lao vào ánh đèn sáng nóng 1000 watt, để rồi ngã gục, thịt nát, xương tan trên con đường đi không đến và chẳng có nẻo về…! Họ có cùng máu đỏ như tôi, da vàng mũi tẹt, cùng Lịch Sử một Mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trăm con nên gọi nhau là “Đồng Bào”, cùng sinh trưởng trên mảnh giang sơn hình cong chữ S này… rồi truy tìm bắn giết lẫn nhau có gì vui làm hạnh phúc…?


Đơn vị về đến hậu cứ, tôi giao hết cho Trung Úy Tài chỉ huy hậu cứ lo hết mọi thủ tục như sau mỗi cuộc hành quân, tôi vội vã ký giấy phép cho tất cả quân nhân trong đơn vị ngoại trừ nhân viên hậu cứ, nói với Hạ Sĩ Quan kế toán và tiếp liệu xoay sở tiền nong ứng trước cho mỗi người 10 ngàn để làm lộ phí về thăm gia đình, thăm cô nhi quả phụ rồi chờ tôi trở về cùng nhau ra Nghĩa Trang Quân Đội viếng mộ Tử Sĩ, thắp nén nhang cầu siêu hương linh quí Anh – Em là Hồn Thiêng Sông Núi hiển linh và siêu linh nơi cõi an lạc hạnh phúc…!!!


Máu đã từ chối không chảy về tim nữa

Thì thôi anh tìm một chỗ để yên nằm

(The soldiers never die, they just fade away)


Sau 15 ngày phép qua đi như một cơn gió thoảng, bây giờ nào là vợ con, thân nhân, bằng hữu…quyến luyến giữ chân muốn không rời xa ! Một ngày đêm trong vùng địch dài như bách nhật, 15 ngày phép với thân tình ngắn ngủi như chạy nước rút 100 mét ở thao trường. Trở ra vùng hành quân, TS2ND được lệnh tăng phái cho LĐIND làm lá bùa trấn yểm Thôn Như Lệ Tích Tường với TĐ1ND, sau đó tăng cường cho TĐ8ND lên Động Ông Đô, Đồi Gió Hú, tương đối dễ thở hơn Trí Bửu, Hạnh Hoa Thôn, bởi lẽ tất cả nỗ lực của hai bên đều dồn vào Quãng Trị để rút lá bài cuối cùng trên cái bàn thương thuyết bốn bên hình ôn hoàng hột vịt lộn ở Paris ! Đầu tháng 9 năm 1972 TQLC đã kiểm soát hoàn toàn thị xã Quãng Trị, chỉ còn cái nhân bánh chưng Cổ Thành ngày giờ cắm cờ đếm trên đầu ngón tay, Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh TQLC có thể khui sâm banh ăn mừng được rồi. Ngày 16 tháng 9 năm 1972: “cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu...cờ bay...” do Đại Úy Giang Văn Nhân (K22VBĐL) thuộc TĐ3TQLC cắm trên một điểm cao nhất trong nội vi Cổ Thành, điểm cao nhất trên một đống gạch vụn, bởi thành phố giờ thành bình địa, không còn một ngọn cây, một nóc nhà nào nguyên vẹn, từ Trí Bửu có thể nhìn thấy dòng sông Thạch Hãn không cần phải leo lên cao, và từ Hạnh Hoa Thôn có thể thấy tháp chuông nhà thờ La Vang khi đi bộ trên đường Duy Tân vừa chiếm lại đêm qua bằng Máu! Máu của ai? 

Máu của cả hai bên Nam Quân và Bắc Quân, máu vương vãi khắp thôn làng thị trấn, ai có thể lấy thước đo bề dầy của máu đã đổ xuống thấm vào từng thớ đất quê hương à …ơi…”quê tôi nghèo lắm ai ơi, mùa Đông thiếu áo Hè thời thiếu ăn” này…! Để những lãnh tụ, lãnh đạo ngồi ở phủ, ở huyện và cả cái mảnh giấy “lộn” khốn nạn gọi là “Hiệp Định Paris” tháng giêng 1973 chỉ là thành quả, hệ quả đẩy đưa dìm chết toàn thể Quân - Dân miền Nam vào địa ngục dưới bàn tay cai trị ngu xuẩn và trả thù tàn bạo của tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt và đây là lời nói uẩn lương của cố Tổng Thống Ronald W. Reagan Mỹ Quốc:”Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau”.


Trước khi TQLC vẻ vang dựng lên lá cờ vàng ba sọc đỏ, thì ai đã trãi bao nhiêu xương máu lót đường…? đã có biết bao nhiêu thân xác Quân Dân Cán Chính vùng địa đầu giới tuyến ngã xuống chôn bờ, lấp bụi, lớp nhựa đường “Đại Lộ Kinh Hoàng” đã được phủ thêm độ dầy bằng lớp da thịt mỡ người chết phân huỷ dính khằn hong dưới trời nắng quái và mùa gió khô hóc quắc queo thổi qua, đâu đấy còn lặt lìa tử thi quân nhân vương vít đong đưa vạt áo trận trên quân xa hư hỏng vì đạn đạo pháo Bắc Quân…!!! Ôi,… tang thương ngất trời và tôi biết chắc chắn trong niềm hân hoan đại quân Thuỷ Quân Lục Chiến kéo vào Quãng Trị chiến đấu đem chiến thắng về cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã có Máu của chính đồng đội Thuỷ Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, Biệt Cách Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Không Quân, Hải Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ, Cảnh Sát, An Ninh và cả quân xâm lăng Bắc Việt đã đỗ xuống thấm sâu vào lòng Đất Nước Việt thân yêu làm nên mầu mỡ cho mai hậu chăng ?.


Chỉ có máu mồ hôi và nước mắt

Nhỏ xuống thấm lòng đất tổ quê cha

Tôi và Anh ai bảo vệ sơn hà ?

Ai hại nước, lừa ai mà vẽ mặt …?


Chiến thắng hay chiến bại đều phải trả một cái giá của nó. Sau Kontum Kiêu Hùng, Bình Long Anh Dũng, Quảng Trị Vùng lên...không biết các vị Tướng Tư Lệnh “khạc ra lửa, mữa ra khói”có ngồi độc ẩm Bồ Đào Mỹ Tửu Dạ Quang Bôi để nhớ câu “Cổ Lai Chinh Chiến Kỷ Nhân Hồi” ? Sau năm 1975, không biết các Tướng hai sao, ba sao và ba xạo của Bắc Quân vốn trở thành quán tính quen ngồi xổm ở cánh đồng Nông Cống ngập nước, hay khệnh khạng vung vít thế tiểu nhân đắc chí tự cười vang hô hố để quên câu:”Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô”…?! 

Vì theo tài liệu đã được phổ biến từ những xung đột nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam phía “Bên Thắng Cuộc” đã tiết lộ: Chính Tổng Bí Thư Lê Duẫn đã cho Tướng Văn Tiến Dũng lên thay Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy Chiến Dịch Xuân Hè 1972 vì chính Võ Nguyên Giáp đã khuyến cáo Chính Trị Bộ không nên tiến đánh Nam Việt Nam vào năm 1972 vì Quân Lực Miền Nam rất mạnh. Đúng như Giáp đã nhận định và kêu than sau thất bại Chiến Dịch Hè Xuân 1972 rẳng:” hơn 10 000 (mười ngàn) bộ đội ta đã bị chết ở Mặt Trận Trị Thiên không có được mấy ai trở về …”!
Đêm đã khuya, người người an giấc, còn ta Viết như nhắn gởi với mười phương bằng hữu Huynh Đệ Chi Binh thân tình rằng ta nhớ lắm và mơ một ngày về…?


Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi

Các anh đi, đến bao giờ trở lại

Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông

Các anh về, mái ấm nhà êm

Câu hát tiếng cười rộn ràng trong xóm nhỏ

Các anh về, tưng bừng trước ngõ

Xóm làng tôi còn nhớ mãi

Hỡi đoàn người trai trẻ đấu tranh

Các anh đi, đến bao giờ trở lại

Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông…

(Các Anh Đi – Văn Phụng)


Nhưng cuộc chiến nầy vẫn chưa kết thúc ! Chúng ta, những người bị gọi là chiến bại vẫn còn cơ hội để giành lại đất nước. Thua một trận chiến (a battle) không có nghĩa là thua một cuộc chiến (a war). Điều kiện tiên quyết để thắng kẻ thù Cộng Sản Bắc Việt là chúng ta phải có quyết tâm tranh đấu và học hỏi, để tích cực tham gia thực hành. Quyết tâm sống và bảo vệ những điều mình yêu, tin và lý tưởng. Phải thắng chính bản thân trước khi thắng kẻ thù. Phương thức để chiến thắng Cộng Sản là: Chúng Ta không được hèn ngu, tất là phải có sự hiểu biết tròn đầy viên mãn về mọi mặt, phải có hệ thống tư tưởng làm căn bản cho sự nhận định, thông suốt đại biện chứng thế giới,phải có ý thức hệ, chủ thuyết giải quyết được vấn đề một cách triệt để, toàn diện và hướng thượng. 

Không được hèn, tất phải có lòng can đảm hơn người, đại đởm, không quản ngại gian nan khổ cực, quyết tâm là dám chết để tìm đường sống (kinh nghiệm trong trận chiến Quãng Trị). Nhưng không phải là liều lĩnh, vọng động quờ quạng, lấy sự can đảm mà thi hành theo sách lược bỡi hiểu biết Chu Tri cao hơn và đẹp hơn phù hợp với Nhân Bản, phát huy được Nhân Tính để đạt tới mức Nhân Chủ như một lý tưởng vươn tới tất yếu của loài Người. Chúng tôi tin rằng trước thời thế nầy, hầu hết người Dân Việt chúng ta ở trong cũng như định cư ở các quốc gia Tự Do – Dân Chủ trên thế giới trong đáy lòng ưu tư đến Dân Tộc - Đất Nước đều có cảm giác sâu sắc là chúng ta cần phải mạnh dạn hành động quyết liệt để đánh đỗ, tháo cởi gông cùm, xích xiềng do đảng Cộng Sản ngu dốt, tàn hại áp đặt cho Dân Ta ? Nhẩy Dù cố gắng .



. Mũ Đỏ Trương Văn Út (Útbạchlan): Viết và tham khảo với cựu Trung Tá Bùi Quyền (Tố Quyên) Thủ Khoa Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù hiện đang cư ngụ tại San Jose, California USA. Houston Ngày 28 Tháng 2 Năm 2016




__._,_.___


Posted by: truc nguyen <

TỦ SÁCH KIM ĐỊNH Bộ Kinh-Triết-Sử-Văn với 33 tác phẩm

$
0
0
 

 




 

 

 




 

TỦ SÁCH KIM ĐỊNH
Bộ Kinh-Triết-Sử-Văn với 33 tác phẩm




TIỂU SỬ TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ĐỊNH



Lương Kim Định (1914-1997)


Triết gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1914 tại Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Năm 1947, Ông sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des Hautes Etudes Chinoises để thâu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, ông dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.

Từ năm 1960, triết gia bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về triết Việt, mở đầu là cuốn Cửa Khổng, Triết Lý Giáo Dục, Nhân Bản, Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam . . . Học giả Linh Mục Vũ Đình Trác viết về công trình của Ông như sau:

“Nhờ công phu mở đường trở về triết Đông của Giáo Sư Bửu Dưỡng và Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục, chương trình triết học Đông Phương được khai giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1958. Sẵn đường trở về Đông Phương, triết gia Kim Định tiện đường, đơn thương độc mã, ông lên một nước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam. Trong suốt 16 năm trời tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, giáo sư đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có thể chối cãi công phu xây dựng và ảnh hưởng sâu rộng của ông trong lãnh vực văn hóa dân tộc. Từ Đại Học Văn Khoa Sàigòn, ông mở rộng mặt trận tới các Đại Học khác: Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này ông đã sáng lập chủ thuyết AI VI và ViỆT NHO”.

Nhận định về địa vị của triết gia Kim Định trên trường Việt Nho, Việt Triết - học giả Linh Mục Vũ Đình Trác còn viết như sau:

“Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn ông là Triết Gia Việt Nam. Aûnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của ông đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của ông đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VIỆT. Các nhóm An Việt được thành lập khắp nơi: San Jose, Orange, Houston, Louisiana, Washington DC, Philadelphia, Seattle, và tại Canada, Uùc Châu, Anh, Pháp, Đức v.v ... An Vi đã như một luồng gió dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư. Các nhóm này coi Triết Gia Kim Định như bậc Đại Sư, mà họ tôn làm Tổ: TỔ SƯ AN VI, TỘC PHỤ AN VIỆT. Aûnh hưởng của Triết Gia không những thế mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Âu Mỹ và khối Viễn Đông”.


Năm 1987 hội nghị Quốc Tế về “Khổng Học Với Thế Giới Ngày Nay” (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan, qui tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết gia Kim Định cùng với Lm Vũ Đình Trác đã thuyết trình đề tài “Đạo Trường Chung Cho Đông Nam Á” (A Tao-Field for South East Asia). Bài tham luận do Giáo Sư Trần Văn Đoàn, Giáo Sư Đại Học Quốc Gia Đài Loan trình bày (Professor of Philosophy at Taiwain National University). Đề tài này đã gây tiếng vang rất lớn trong giới Nho Lâm Á Châu. 


Sau đó Ông còn tham dự Hội Nghị Triết Học tại Brighton Anh Quốc năm 1988 (The World Congress of Philosophy) – Hội Nghị Triết Học Á Châu và Bắc Phi lần thứ 33 tại Toronto Canada năm 1990 (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies). Ông nói với các đồ đệ; “Thầy phải đi để nói cho thế giới biết con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam”.
 
 Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư Đại Học Georgetown, Washington DC, viết về triết gia Kim Định trong báo Ngày Nay, số 121:

“Trong nỗ lực đi tìm một con đường Việt Tộc, Nhân Chủ, Tự Do, thì chúng ta phải kể ở hàng đầu công trình đồ sộ của triết gia Kim Định. Ở đâu ông cũng thế, không phải sang Mỹ ông mới tìm “về nguồn”. Việc làm của ông trong một tình cảnh mất mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là nối tiếp công việc của ông đã bắt đầu khi còn ở trong nước, khi còn ở Miền Nam tự do. Từ năm 1962 tới nay, ông đã hoàn tất được 23 cuốn triết học, tương đương với 7000 trang, một mảng tư tưởng mà không dễ mấy triết gia có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi ông cũng đã là một truyện quá rõ - dầu ta có đồng ý với ông hay không, thì ta cũng không thể phủ nhận được tính cách độc đáo của tư tưởng ông.


Ngày nay tham vọng cuối cùng của triết gia Kim Định là sẽ dựng xong một bộ Kinh (hiểu theo nghĩa Bible) cho dân tộc ta. Để thực hiện tham vọng này, ông đã cho in hoặc đang in năm cuốn thuộc bộ “Ngũ Kinh Khải Triết”, đó là: Hùng Việt Sử Ca, Kinh Hùng Khải Triết, Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc, Sứ Điệp Trống Đồng, Văn Lang Vũ Bộ (số lớn do nhà in H.T KELTON xuất bản).


Nếu ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không, thì tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có. Tại sao ? – Tại vì nếu ta không nhất thiết đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với một trong những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng của Việt Nam.

Tôi nói điều này trong sự cân nhắc, cũng không khác gì câu tôi sẽ trả lời cho người nào hỏi: Có nên đọc Platon hay Aristote không ? Đã nhất thiết vì ta đồng ý với Platon trong tác phẩm La République, nhưng ai không đọc tác phẩm đó, thì chắc chắn mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học Tây Phương.

Cũng vậy, ai không đọc Kim Định cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà “an vi”, để chờ một ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông thấy hết cả cái mất mát của mình”.

Triết gia Kim Định từ trần ngày 25 tháng 3 năm 1997 tại dòng Đồng Công hải ngoại, Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ông để lại cho đời bộ triết Việt Nho và An Vi, gồm 42 cuốn để giúp cho dân tộc có Chủ Đạo để tránh cảnh vô hướng vô hồn và giúp cho dân tộc có một Minh Triết để sống an vui hạnh phúc giữa Trời và Đất.


Triết Gia Lương Kim Định (1914-1997)

( ảnh minhtrietviet.net)

Danh Sách Tác Phẩm của Kim Định

(bấm vào tựa sách đọc tiếp)

Cửu Khâu
(9 đồi nhỏ - Những vấn đề thiết yếu)

278 trang
190 trang
306 trang
321 trang
700 trang
230 trang
149 trang
237 trang
187 trang
348 trang

Ra khơi
Ca Dao
Thanh Niên QG
Nam Cung USA
Thanh Bình
Khai Trí
Nguồn Sáng
Ra Khơi
Thanh Bình
Khai Trí

1965
1975
USA
1979
1967
1969
1971
1969
1973
1970

Bát Sách
(8 quẻ - nền tảng cho nhiều sách sau này)

430 trang
170 trang
188 trang
139 trang
157 trang
155 trang
285 trang
192 trang

An Tiêm
Ra Khơi
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng
An Tiêm
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng

1970
1970
1971
1973
1973
1970
1972
1973

Ngũ Luận
(Kinh điển – Minh Triết Việt)

272 trang
241 trang
226 trang
431 trang
251 trang

Thằng Mõ San Jose
Thanh Niên QG
HT Kelton
Thanh Niên QG USA
H.T Kelton USA

1984
USA
USA
1984
1982

Tam Phần
(Chơn dấu bảo vật dân tộc)

111 trang
230 trang
174 trang

An Việt Houston
An Việt Houston
Vienamvanhien.net

1987
2000

Thái Bình
(Mở rộng khắp Thái Bình Dương)

222 trang
185 trang
80 trang
125 trang
225 trang
180 trang

174 trang

Ra Khơi
An Việt Úc Châu
An Việt Houston
An Việt Houston
Thời Điểm
An Việt Houston

An Việt Houston

1969
1986
1987
1987
1997
1988

1988

Chưa in

34. Tập Tranh Nước Việt
35. Nguyên lý Mẹ
36. Gia Tài Của Mẹ
37. Triết Lý Nghệ Thuật Việt
38. Quốc Phả Sử Trình
39. Triết Lý Thái Hòa
40. Cẩm Nang An Vi
41. Hội Nghị Triết Học Thế Giới




Các sách bị thất lạc

42. Duy Vật Và Duy Thực
43. Tự Chiêu Minh Đức
44. Tâm Đạo
45. Triết Lý Hòa Giải
46. Huyền Sử Nước Việt

1945
1957
1957
1975
1975



~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



This email has been sent from a virus-free computer protected by Avast.
www.avast.com

__._,_.___


Posted by: "Nhat Lung" 



TIỂU SỬ TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ĐỊNH



Lương Kim Định (1914-1997)


Triết gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1914 tại Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Năm 1947, Ông sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des Hautes Etudes Chinoises để thâu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, ông dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.

Từ năm 1960, triết gia bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về triết Việt, mở đầu là cuốn Cửa Khổng, Triết Lý Giáo Dục, Nhân Bản, Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam . . . Học giả Linh Mục Vũ Đình Trác viết về công trình của Ông như sau:

“Nhờ công phu mở đường trở về triết Đông của Giáo Sư Bửu Dưỡng và Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục, chương trình triết học Đông Phương được khai giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1958. Sẵn đường trở về Đông Phương, triết gia Kim Định tiện đường, đơn thương độc mã, ông lên một nước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam. Trong suốt 16 năm trời tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, giáo sư đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có thể chối cãi công phu xây dựng và ảnh hưởng sâu rộng của ông trong lãnh vực văn hóa dân tộc. Từ Đại Học Văn Khoa Sàigòn, ông mở rộng mặt trận tới các Đại Học khác: Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này ông đã sáng lập chủ thuyết AI VI và ViỆT NHO”.

Nhận định về địa vị của triết gia Kim Định trên trường Việt Nho, Việt Triết - học giả Linh Mục Vũ Đình Trác còn viết như sau:

“Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn ông là Triết Gia Việt Nam. Aûnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của ông đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của ông đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VIỆT. Các nhóm An Việt được thành lập khắp nơi: San Jose, Orange, Houston, Louisiana, Washington DC, Philadelphia, Seattle, và tại Canada, Uùc Châu, Anh, Pháp, Đức v.v ... An Vi đã như một luồng gió dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư. Các nhóm này coi Triết Gia Kim Định như bậc Đại Sư, mà họ tôn làm Tổ: TỔ SƯ AN VI, TỘC PHỤ AN VIỆT. Aûnh hưởng của Triết Gia không những thế mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Âu Mỹ và khối Viễn Đông”.


Năm 1987 hội nghị Quốc Tế về “Khổng Học Với Thế Giới Ngày Nay” (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan, qui tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết gia Kim Định cùng với Lm Vũ Đình Trác đã thuyết trình đề tài “Đạo Trường Chung Cho Đông Nam Á” (A Tao-Field for South East Asia). Bài tham luận do Giáo Sư Trần Văn Đoàn, Giáo Sư Đại Học Quốc Gia Đài Loan trình bày (Professor of Philosophy at Taiwain National University). Đề tài này đã gây tiếng vang rất lớn trong giới Nho Lâm Á Châu. 


Sau đó Ông còn tham dự Hội Nghị Triết Học tại Brighton Anh Quốc năm 1988 (The World Congress of Philosophy) – Hội Nghị Triết Học Á Châu và Bắc Phi lần thứ 33 tại Toronto Canada năm 1990 (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies). Ông nói với các đồ đệ; “Thầy phải đi để nói cho thế giới biết con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam”.
 
 Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư Đại Học Georgetown, Washington DC, viết về triết gia Kim Định trong báo Ngày Nay, số 121:

“Trong nỗ lực đi tìm một con đường Việt Tộc, Nhân Chủ, Tự Do, thì chúng ta phải kể ở hàng đầu công trình đồ sộ của triết gia Kim Định. Ở đâu ông cũng thế, không phải sang Mỹ ông mới tìm “về nguồn”. Việc làm của ông trong một tình cảnh mất mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là nối tiếp công việc của ông đã bắt đầu khi còn ở trong nước, khi còn ở Miền Nam tự do. Từ năm 1962 tới nay, ông đã hoàn tất được 23 cuốn triết học, tương đương với 7000 trang, một mảng tư tưởng mà không dễ mấy triết gia có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi ông cũng đã là một truyện quá rõ - dầu ta có đồng ý với ông hay không, thì ta cũng không thể phủ nhận được tính cách độc đáo của tư tưởng ông.


Ngày nay tham vọng cuối cùng của triết gia Kim Định là sẽ dựng xong một bộ Kinh (hiểu theo nghĩa Bible) cho dân tộc ta. Để thực hiện tham vọng này, ông đã cho in hoặc đang in năm cuốn thuộc bộ “Ngũ Kinh Khải Triết”, đó là: Hùng Việt Sử Ca, Kinh Hùng Khải Triết, Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc, Sứ Điệp Trống Đồng, Văn Lang Vũ Bộ (số lớn do nhà in H.T KELTON xuất bản).


Nếu ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không, thì tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có. Tại sao ? – Tại vì nếu ta không nhất thiết đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với một trong những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng của Việt Nam.

Tôi nói điều này trong sự cân nhắc, cũng không khác gì câu tôi sẽ trả lời cho người nào hỏi: Có nên đọc Platon hay Aristote không ? Đã nhất thiết vì ta đồng ý với Platon trong tác phẩm La République, nhưng ai không đọc tác phẩm đó, thì chắc chắn mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học Tây Phương.

Cũng vậy, ai không đọc Kim Định cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà “an vi”, để chờ một ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông thấy hết cả cái mất mát của mình”.

Triết gia Kim Định từ trần ngày 25 tháng 3 năm 1997 tại dòng Đồng Công hải ngoại, Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ông để lại cho đời bộ triết Việt Nho và An Vi, gồm 42 cuốn để giúp cho dân tộc có Chủ Đạo để tránh cảnh vô hướng vô hồn và giúp cho dân tộc có một Minh Triết để sống an vui hạnh phúc giữa Trời và Đất.


Triết Gia Lương Kim Định (1914-1997)

( ảnh minhtrietviet.net)

Danh Sách Tác Phẩm của Kim Định

(bấm vào tựa sách đọc tiếp)

Cửu Khâu
(9 đồi nhỏ - Những vấn đề thiết yếu)

278 trang
190 trang
306 trang
321 trang
700 trang
230 trang
149 trang
237 trang
187 trang
348 trang

Ra khơi
Ca Dao
Thanh Niên QG
Nam Cung USA
Thanh Bình
Khai Trí
Nguồn Sáng
Ra Khơi
Thanh Bình
Khai Trí

1965
1975
USA
1979
1967
1969
1971
1969
1973
1970

Bát Sách
(8 quẻ - nền tảng cho nhiều sách sau này)

430 trang
170 trang
188 trang
139 trang
157 trang
155 trang
285 trang
192 trang

An Tiêm
Ra Khơi
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng
An Tiêm
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng

1970
1970
1971
1973
1973
1970
1972
1973

Ngũ Luận
(Kinh điển – Minh Triết Việt)

272 trang
241 trang
226 trang
431 trang
251 trang

Thằng Mõ San Jose
Thanh Niên QG
HT Kelton
Thanh Niên QG USA
H.T Kelton USA

1984
USA
USA
1984
1982

Tam Phần
(Chơn dấu bảo vật dân tộc)

111 trang
230 trang
174 trang

An Việt Houston
An Việt Houston
Vienamvanhien.net

1987
2000

Thái Bình
(Mở rộng khắp Thái Bình Dương)

222 trang
185 trang
80 trang
125 trang
225 trang
180 trang

174 trang

Ra Khơi
An Việt Úc Châu
An Việt Houston
An Việt Houston
Thời Điểm
An Việt Houston

An Việt Houston

1969
1986
1987
1987
1997
1988

1988

Chưa in

34. Tập Tranh Nước Việt
35. Nguyên lý Mẹ
36. Gia Tài Của Mẹ
37. Triết Lý Nghệ Thuật Việt
38. Quốc Phả Sử Trình
39. Triết Lý Thái Hòa
40. Cẩm Nang An Vi
41. Hội Nghị Triết Học Thế Giới




Các sách bị thất lạc

42. Duy Vật Và Duy Thực
43. Tự Chiêu Minh Đức
44. Tâm Đạo
45. Triết Lý Hòa Giải
46. Huyền Sử Nước Việt

1945
1957
1957
1975
1975



~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



This email has been sent from a virus-free computer protected by Avast.
www.avast.com

__._,_.___


Posted by: "Nhat Lung" 

TP San Jose lấy lại quyền quản trị Vườn Văn Hoá Việt của BS Nguyễn Xuân Ngãi

$
0
0

Tin giờ chót. Bản tin mới nhận được, xin dăng nguyên văn như sau.                                                                                           
Thành phố San Jose Chấm Dứt Hợp Đồng với bác sĩ Ngãi San Jose – Sau 11 năm họat động của hội Việt Heritage Society (VHS) dưới sự lãnh đạo của BS Nguyễn Xuân Ngãi, và sau 5 năm khởi công xây cất với tổng chi phí toàn bộ là $3,520,800, dự án Vườn Việt lại dẫn đến tình trạng bế tắc với một vài công trình xây cất dở dang gồm 1 bãi đậu xe, 3 cột cờ, 1 cổng tam quan, 1 cái hồ khô, và 1 hàng rào.


 Ngoài ra không còn một dự tính xây cất nào khác vì ngân quỹ của hội đã hết tiền. Do đó hôm thứ Tư ngày Mar. 2, 2016 vừa qua, Thành Phố San Jose đã chính thức trao tận tay cho BS Ngãi tờ thông báo chấm dứt hợp đồng với hội VHS, lấy lại quyền quản trị và sẽ hòan tất giai đọan (1a)với số tiền $700,000 trong quỹ của thành phố. ( Giao Chỉ Vũ Văn  Lộc )



Giao Chỉ viết về vườn Văn Hoá Việt tại San Jose. 
Tìm lối đoạn trường mà đi...
.
blank

1) Lời nói đầu: 
Cụ Nguyễn Du ngày xưa đã viết rằng. "Ma đưa lối, quỷ dẫn đường. Lại tìm những lối đoạn trường mà đi."  Sau khi chúng tôi định cư và hoạt động cộng đồng được gần 10 năm tại thung lũng Hoa vàng thì miền đất này biến thành Silicon Valley. Thành phố San Jose vốn đã có nhiều vườn cảnh. Người Nhật hoàn tất vườn Nhật trên đường Senter. Người Trung Hoa tạm xong vườn Tàu ở Mc.Kee. Chính quyền địa phương khích lệ các sắc dân lập thêm vườn Mễ, vườn Phi và vườn Việt Nam. Năm 1985 chúng tôi gửi thư cho thị trưởng Tom Mc. Enery để nhận lời góp phần xây dựng một công viên văn hóa Việt Nam. Mục đích tiên khởi là muốn có nơi chính thức dựng cờ VNCH. Vào thời gian nầy cộng đồng Việt Nam còn nhỏ bé hiền lành. Sinh hoạt dưới hình thức Liên Hội người Việt Quốc gia có vị tổng thư ký là anh Lại Đức Hùng phối hợp. Cá nhân chúng tôi là giám đốc cơ quan định cư, có chút phương tiện hoạt động chính thức nên thường được tín nhiệm gián tiếp quản trị chung. Cơ quan IRCC chính thức ra đời từ 1976 đến nay 2016 vừa đúng 40 năm. Năm nay sẽ là năm tổng kết tất cả các chuyện vui buồn một thời dâu bể. Đã đến lúc ghi lại các biến động trong cộng đồng chính mình liên hệ. Sự thật, chỉ có sự thật, nhưng không vì chút hận thù nên không thể là tất cả sự thật. Chuyện đầu tiên là lịch sử việc thành lập vườn văn hóa truyền thống Việt Nam tại San Jose. Nếu mình không viết, ai viết. Nếu bây giờ không viết, bao giờ? Từ khi viết lá thư đầu tiên cho thành phố năm 1985 đến nay là năm 2016, trải qua 31 năm mà giấc mơ vườn Việt cũng chưa xong, là điều đáng buồn cho tất cả chúng tôi là những người trước sau cùng liên quan đến đề tài. Quả thực, ma đưa lối, quỷ dẫn đường, sao tìm những lối đoạn trường mà đi. Xin giãi bày đầu đuôi như sau.
.

2) Cho hay muôn sự tại trời? 
 
Trong khi khắp mọi nơi, việc xin danh hiệu Little Saigon nhẹ nhàng như chơi mà sao San Jose quá vất vả. Có lẽ chuyện Vườn văn hóa cũng lại không may mắn. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, người trách nhiệm sau cùng của dự án này trong lễ chào cờ đầu năm 2016 trên đất công viên có phổ biến một bài diễn văn nhẹ nhàng trách cứ thành phố San Jose quá nhiều khó khăn về thủ tục. 

Nhân dịp này, vốn là người rất quan tâm theo dõi, tôi hỏi ông nghị viên Nguyễn Tâm. Ông Tâm cho biết quả thực dự án đã tiêu trên 3 triệu mỹ kim bao gồm tiền của thành phố, của tiểu bang và tiền quyên góp. Trong số này chính bác sĩ Ngài đã đóng góp hơn một triệu mỹ kim. Bằng lời rất chân thành và công bằng, ông Tâm nói rằng trong dự án này bác sĩ Ngãi là người đóng góp nhiều nhất mà lại bị phiền trách nhiều nhất. 

Trong một dịp khác, tôi nghe ông nghị Nguyễn Mạnh nói rằng, dù dự án này nằm trong khu 7 của ông Tâm nhưng chính ông thị trưởng và 2 nghị viên Việt Nam sẽ cùng làm việc để hoàn tất. Tôi rất vui mừng nghe được như thế và biết rằng quý vị chính quyền hiện có từ 4 đến 8 năm để hoàn tất công trình mà chúng tôi mơ ước từ năm 1985 nhưng bất tài, bất lực không làm xong. Nhưng chuyện xưa cũng xin lễ phép nhắc lại. Thời kỳ thai nghén dự án kỳ đài VNCH và công viên văn hóa cuối thập niên 80, ông Nguyễn Mạnh và đài Việt Nam Tự Do đã kịch liệt đả kích anh em chúng tôi kéo theo thiên hạ xúm vào đánh hôi, tưởng là dự án tan thành mây khói.Sẽ không bao giờ có cờ bay trên thành phố thân yêu. 

Nhưng sau cơn phong ba, truyền thông VN Tự do kết luận tuyên bố tha bổng vì xem ra tội tình chúng tôi không đáng kể. Vì vậy dự án hoàn tất đoạn đầu với 9 năm kỳ đài bay trên mây trời Cali. Ngày nay, định mệnh đưa ông Mạnh ở vào vị thế sẽ phải tiếp tay hoàn tất đoạn cuối của công viên văn hóa.  Cho hay, muôn sự tại trời. Đau thương tìm lối đoạn trường mà đi. 
.
blank

3) Xem lại hồ sơ. 
Thứ năm cuối tháng giêng 2016, sở công viên San Jose mời họp cộng đồng để thuyết trình về chương trình tổng quát Kelley Park. Người Việt đến tham dự đông đảo hy vọng sẽ nghe nói đến việc thực hiện công viên văn hóa và trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Hy vọng sẽ được chính ông thị trưởng cam kết và có dịp bày tỏ các ý kiến xây dựng. Nhưng bên sở công viên lại hứa hẹn sẽ trình bày các để tài trên vào một dịp khác. Có lẽ các nhân viên của sở công viên cũng chưa nhận được chị thì rõ ràng của hội đồng thành phố về việc này. Tuy nhiên, nhân dịp này tôi có dịp gặp riêng bác sĩ Ngãi và ông cho biết dự án công viên sắp xong giai đoạn 1. Bác sĩ Ngãi cũng xác nhận là ông đã đóng góp phần cá nhân là 1 triệu và 300 ngàn tiền cash trong nhiều năm qua. Ông muốn thành phố tiếp tục công tác xây dựng ngay trung tâm cộng đồng trong công viên đã có khu đất dành sẵn. Tôi gặp nhân viên trách nhiệm bên San Jose và được biết khu đất bên công viên dự trù xây Museum. Không phải là xây trung tâm cộng đồng. Nay đã có Việt Museum trong khu San Jose History rồi thì không cần xây nữa. Thành phố lại có khuynh hướng sẽ xây trung tâm tại khu đất bên cạnh. Không hiểu lý do vì sao. Về ngân khoản thành phố cho rằng còn tùy thuộc khả năng gây quỹ của cộng đồng. Bác sĩ Ngãi nói rằng không có ý định góp thêm tiền. Phần tôi không nghĩ rằng sẽ có một vị ân nhân nào khác ra đời. Ngày hôm sau chúng tôi nhận được bản sơ đồ bên bác sĩ Ngãi gửi đến về Vườn Truyền thống, tôi có đem kính phóng đại ra xem kỹ và nhận thấy sơ đồ có khá nhiều chi tiết. Chùa Một Cột, tháp Thiên Mụ, chợ Bến Thành, tháp Chàm, cột cờ..Cổng Tam Quan, vườn tre, khu Thiền v  v Hoàn toàn như bản phác họa chúng tôi đưa ra năm 1985. Chỉ có thêm chợ Bến Thành và tháp Chàm. Riêng khu 7,000 SF ghi là dùng để xây Museum. Không ghi là dành cho trung tâm sinh thoạt. Tôi có kịp thời nhắc bác sĩ Ngãi sửa lại dành cho trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Ông Ngãi đã ghi nhận để sửa lại. 
.
4) 
Nhắc lại chuyện xưa: 
Nhân dịp này xin nhắc lại hồ sơ cũ như sau:  Từ 1985, chúng tôi là một số người sáng lập công trình vườn Văn Hóa Việt tại San Jose. Vị trí đầu tiên trên đường Capitol Expw góc Senter. Đã hoàn tất các bản vẽ gồm có các công trình căn bản như sau: 
*Kỳ đài VNCH, cờ CA và US.
*Đền Hùng.
* Chùa Một Cột,(Bắc) 
*Tháp Thiên Mụ (Trung) và  
* Cổng Tam quan Lê văn Duyệt.(Nam). 
* Viện Bảo tàng và trung tâm sinh hoạt cộng đồng.                  
Ý nghĩa chính của các công trình kiến tạo qua đề tài: 
Chúng ta đi đem theo quê hương. Công trình quan trọng nhất là kỳ đài 3 cột cờ cao 60 F đã hoàn tất với 4,500 người tham dự trong lễ khánh thành năm1991. Toàn khu đã được bang đất, nghiên cứu địa thế, làm hệ thống điện. Sau đó ban quản trị theo tinh thần dân chủ bàn giao cho quý vị hội đồng nhiệm kỳ kế tiếp. Trong giai đoạn đầu thành phần chúng tôi gồm có: Vũ văn Lộc, Hồ quang Nhựt, Lại Đức Hùng, Nguyễn Đức Lâm, cụ Trần hữu Phúc, Trần Văn Nhơn và một số quý vị khác. Năm 1995 chúng tôi bàn giao toàn thể dự án cho cụ Trần Hữu Phúc và ông Liêm phụ trách để chuẩn bị xây đền Hùng. Các vị nầy đang là chủ tịch và tổng thư ký Đền Hùng. Trong gia đình có ông Bùi Đức Lạc là con rể cụ Phúc yểm trợ rất đắc lực. Theo kế hoạch lâu dài dự trù sau đền Hùng sẽ đến chùa Một cột là đi tích miền Bắc. Nếu mọi chuyện thành công tốt đẹp sẽ mời các nhân sĩ và đoàn thể miền Nam nối tiếp với công trình cổng Tam Quan miền Nam. Lúc đó chúng tôi chọn cổng tam quan lăng Ông Lê Văn Duyệt làm mẫu. Sau miền Nam, sẽ mời hội Ái Hữu miền Trung xây tháp Thiên Mụ. Vì khả năng giới hạn nên làm từ từ. Làm đến đâu xử dụng đến đó. Tổ chức nào làm sẽ lo gây quỹ và phụ trách bảo toàn. 
.
5) Khánh thành kỳ đài.
Đầu thập niên 90 chúng tôi khánh thành kỳ đài trên đường Capitol có 4 ngàn 500 người tham dự. Hào hứng biết chừng nào. Các đoàn thể tại Bắc CA đều có mặt. Ông Trần An Bài đưa đoàn rước cờ và ban nhạc tây từ bên trung tâm công giáo vượt qua đường Capitol Expw. Nhạc sĩ Phạm Duy đứng lên làm quản ca cho mọi người hát Việt Nam Việt Nam. Cô Đoan Trang là một trong các MC. Các phe phái khác biệt đều có mặt. Hôm đó là ngày cuối tuần tháng 6-1991. Dù công tác chung đã bàn giao nhưng riêng về phần kỳ dài ủy ban chúng tôi vẫn trách nhiệm và ông Lại Đức Hùng là thành viên tích cực trực tiếp đảm trách. Ông Hồ Quang Nhựt là ủy viên kỳ đài và ông Nguyễn Đức Lâm là tổng thư ký của hội công viên văn hoá. Trong thời gian 9 năm ngọn cờ vàng bay trên thành phố San Jose đã chịu nhiều sóng gió nhưng cũng có nhiều hãnh diện. Đây là thành tích đầu tiên về công tác nêu cao lá cờ VNCH trên thế giới người Việt hải ngoại. Thời kỳ 1991 việc vận động treo cờ Vàng trên đất Hoa kỳ, dù đất công hay tư cũng là điều rất khó khăn. Niềm hãnh diện hơn 20 năm về trước vẫn còn mãi trong nước mắt tuổi già cho đến hôm nay. 

blank
.
6)Giai đoạn chuyển tiếp.  
Sau khi bàn giao xong cho hội đền Hùng thì thành phố San Jose có kế hoạch dùng khu đất Vườn Văn Hóa Việt làm sân Gôn. Nghị viên khu 7 thời đó là ông George Shirakawa. Ông bố có khả năng đã tận tình giúp cho công đồng Việt xúc tiến dự án. Chợt ông bồ chết trướt khi hết nhiệm kỳ. Thành phố thương tình cho con vào làm tiếp. Ông con ăn cách với tư bản đưa vị trí công viên qua đất mới để lấy đất làm sân Gôn. 

Họ đề nghị rời công viên đến vị trí mới trên đường Roberts hiện nay. Giai đoạn này có ông Liêm, ông Hướng rồi đến bác sĩ Ngãi đảm trách. Bác sĩ Ngãi mời được sự cộng tác của nhiều nhà tư bản nổi tiếng trong vùng. Việc quyên góp tài chánh và vận động với chính phủ rất thành công. Về phía chính quyền có sự hiện diện của cô nghị viên Việt Nam đầu tiên về sau trở thành phó thị trưởng. Cá nhân tôi sẵn sàng cộng tác và theo rõi công trình tiếp tục nhưng rất tiếc không có cơ hội.    
.

7) Tìm con đường mới.  
Đối với hơn 20 ngàn đồng bào và chiến sĩ hải quân Việt Nam, lễ hạ cờ VNCH trên các chiến hạm tại hải phận Phi Luật Tân sau 30 tháng tư-1975 là giây phút đau thương nhất. Đối với cá nhân chúng tôi, trong 40 năm qua, giờ phút cay đắng và khốn nạn nhất là khi thành phố cho chuyên viên đến cưa 3 ngọn cờ của hệ thống kỳ đài vĩ đại đã dựng năm 1991 trên đường Capitol. Biết rằng công viên có vị trí mới. Đã được các thành viên có khả năng và thế lực đảm trách công tác tương lai. Nhưng vẫn không thể không buồn bã cay đắng. Ngày hôm đó trong ủy ban kỳ đài chỉ có duy nhất cá nhân tôi hiện diện. Hết sức đau lòng tôi yêu cầu chuyên viên cắt 3 cột cờ thành 9 khúc. Rồi đem di sản về cất tại trụ sở trên đường Park. 

Sau này dọn cơ quan nhiều lần, chúng tôi rất vất vả để di chuyển 9 khúc di vật đau thương. Có lần thầy trò phải dùng 2 xe chợ buộc 2 đầu và chuyên chở từng khúc dài ngay trên đường phố. Sau cùng hiện nay 9 khúc di sản của một thời xưa nằm dưới hầm của Việt Museum.  Sẽ có ngày dựng thành một đài kỷ niệm. Mặt khác, chúng tôi biết rằng với khả năng tài chánh của các nhà tư bản, với ảnh hưởng mạnh mẽ của chính quyền, trước sau vườn Việt Nam cũng sẽ thành công. Chỉ có 2 điều quản ngại là kỳ đài chắc không vĩ đại như xưa và Viện bảo tàng tại công viên văn hóa dự trù có thể hoàn tất nhưng không thể có được những tác phẩm và di sản để bảo toàn và trưng bày.
.

  Trong nỗi niềm đau thương của buổi trưa xem người ta hạ những cột cờ, tôi quyết định bằng mọi giá phải xây dựng được một viện bảo tàng đầu tiên và duy nhất tại hải ngoại. Viện bảo tàng Thuyền nhân và VNCH. Lần này chúng tôi sẽ làm một mình. .
                           
8) Viện Bảo tàng: 
Nhìn chung các dự án trong vườn văn hóa truyền thống chúng tôi thấy việc xây dựng một Viện Bảo tàng là quan trọng nhất và thời gian sưu tầm di sản cần làm ngay. Chúng tôi bèn nỗ lực dùng phần lớn phương tiện cá nhân hoàn thành Viet Museum hiện nay.  Với quyết tâm và nỗ lực hoàn toàn đơn độc, tôi tìm cách đi con đường riêng để thực hiện Việt Museum. Vì hoàn cảnh rất phức tạp của cộng đồng trong thời gian 15 năm qua và tôi cũng không có khả năng vận động chính quyền, không vận động được quần chúng nên gần như nỗ lực làm một mình với sự góp sức của các thân hữu thông cảm. Đầu tiên là dựng cột cờ và công trình tiếp tục trong thầm lặng. Bây giờ chuyện Việt Museum tạm yên. 

Đây là công trình duy nhất trên thế giới người Việt hải ngoại. Các tác phẩm căn bản và di sản đã thu về một nơi kịp thời trong suốt hơn 30 năm qua. Trị giá di sản 2 triệu và 500 ngàn US. Tài sản địa ốc gồm ngôi nhà và khu đất chung quanh thuộc thành phố nếu tính theo trị giá thương mại hiện nay là 2 triệu mỹ kim. Việt Museum đã phải bỏ tiền ra sữa chữa ngôi nhà và xây đúng toàn bộ vườn cảnh tốn kém 350 ngàn US. Chỉ riêng con đường cho xe lăn vào thăm tầng dưới đã tốn hết 35 ngàn US. Hàng ngày có trên 10 nhân viên bán thời gian trông nom mở cửa 6 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.
.

9)Công viên truyền thống và trung tâm cộng đồng.                                        
Chuyện mình tạm xong. Tuy nhiên nhìn đến công trình của Vườn truyền thống tôi vẫn hết sức đau lòng. Lại được bác sĩ Ngãi cho biết và bên thành phố cũng xác nhận tổng số chi ra khoảng 4 triệu US , trong số đó riêng cá nhân bác sĩ Ngãi đã bỏ ra 1 triệu 300 ngàn tiền mặt. Phải thực tình nói rằng, với số tiền lớn lao như thế. Chính cá nhân người trách nhiệm đã bỏ ra hàng triệu Mỹ Kim. Hội đồng quản trị một thời toàn là các nhà tư bản quan trọng. Các vị thị trưởng và nghị viện đều đồng lòng yểm trợ. Lại có cả một vị dân cử gốc Việt làm nghị viên kiêm phó thị trưởng suốt 10 năm. Đất đã được chấp thuận. Với sức mạnh về tiền tài và thế lực như vậy, vườn văn hóa Việt chưa xong quả thực là điều đáng tiếc. Trong hoàn cảnh hiện nay, sau khi đã xem qua hồ sơ, tôi xin mạnh dạn đề nghị với thành phố San Jose và bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi như sau. 
.
Thứ nhất. Làm ngay một hàng rào tạm thời bằng vật liệu thuê tạm để bảo vệ an toàn vì khu vực này hiện thường xuyên bị phá hoại.
.
Thứ hai: Cho vẽ lại sơ đồ thật đơn giản và thật rõ các vị trí quan trọng bao gồm các kiến trúc điển hình của ba miền Trung Nam Bắc Việt Nam. Có thể dành một khu xây cất trung tâm sinh hoạt cộng đồng trong tương lai. Xin bỏ ngay dự án xây cất Museum vì hoàn toàn không thực tế. Cũng không cần đề cập đến các dự án Kiếng Garden, Chợ Bến Thành, khu vườn tre, Vườn Thiền, Tháp Chàm v. v trên bản vẽ cũ đã đưa lên City từ năm 2005. 
.
blank
Thứ Ba : Những khu vực nào có thể xin bắt đầu trồng cây. Trong khi còn thảo luận, gây quỹ và chưa dứt khoát về các công trình xây cất thì cây vẫn mọc. Chỗ nào không trồng cây thì trồng cỏ và thực hiện nhà vệ sinh cũng như phương tiện cho các hội đoàn Picnic.. Đặc biệt cộng đồng chúng ta rất cần chỗ cho các liên đoàn hướng đạo sinh hoạt ngoài trời. Nếu bắt đầu trồng cây ngay từ 2005 và xây kỳ đài 60 F thì ngày nay vườn đã thành công viên VNCH lý tưởng rồi. 
.
Thứ Tư: Đồng thời xin thực hiện ngay 3 cột cờ ít nhất 60 F cho xứng đáng để đồng hương có thể làm lễ chào cờ, các phái đoàn quân khách thăm viếng, tổ chức các lễ hội ngoài trời. Hàng năm chúng ta không phải đến dự lễ chào cờ tại quận hạt và tại City. .
.
Thứ Năm: Tóm lại trong khi chờ đi tìm cách gây quỹ bạc triệu để hoàn tất thì cộng đồng cũng vẫn cứ tìm cách tiếp tục xử dụng khu đất đã được dành riêng. Hiện thành phố còn dành 700 ngàn cho dự án công viên. Đủ để xúc tiến các công việc kể trên.   
.
Thứ Sáu: Vì lý do cần nhiều triệu bạc mới có thể xây được trung tâm cộng đồng, dù xây ở bất cứ chỗ nào. Chúng tôi xin đề nghị thành phố San Jose cho cộng đồng Việt Nam xử dụng ngay trung tâm Leininger Center hiện có tại Kelley Park làm trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Trung tâm này hiện đã có sẵn, rất đủ điều kiện căn bản, giữa thành phố, cạnh Little Saigon, tiện đường di chuyển. Hiện có nhiều yếu tố thuận lợi và nằm trong khả năng giải quyết và trong quyết tâm đã cam kết của ông thị trưởng và 2 nghị viện gốc Việt. Chúng tôi sẽ có thư riêng gửi thành phố San Jose đề nghị trực tiếp về việc này với đấy đủ chi tiết . Xin quý độc giả đóng góp ý kiến và yểm trợ đề nghị của chúng tôi.                                                                         
.
Tin giờ chót. Bản tin mới nhận được, xin dăng nguyên văn như sau.                                                                                           
Thành phố San Jose Chấm Dứt Hợp Đồng với bác sĩ Ngãi San Jose – Sau 11 năm họat động của hội Việt Heritage Society (VHS) dưới sự lãnh đạo của BS Nguyễn Xuân Ngãi, và sau 5 năm khởi công xây cất với tổng chi phí toàn bộ là $3,520,800, dự án Vườn Việt lại dẫn đến tình trạng bế tắc với một vài công trình xây cất dở dang gồm 1 bãi đậu xe, 3 cột cờ, 1 cổng tam quan, 1 cái hồ khô, và 1 hàng rào. Ngoài ra không còn một dự tính xây cất nào khác vì ngân quỹ của hội đã hết tiền. Do đó hôm thứ Tư ngày Mar. 2, 2016 vừa qua, Thành Phố San Jose đã chính thức trao tận tay cho BS Ngãi tờ thông báo chấm dứt hợp đồng với hội VHS, lấy lại quyền quản trị và sẽ hòan tất giai đọan (1a)với số tiền $700,000 trong quỹ của thành phố.
.

Ngòai ra, lá thư của ông Norberto Duenas, tổng quản lý thành phố (City Manager), cũng nói rõ là nếu VHS muốn tổ chức bất cứ sinh họat gì tại vườn Việt thì phải xin giấy phép trước. Chiếu theo tinh thần của hợp đồng thì bên VHS có 6 tháng để bàn giao mọi công việc cho thành phố kể từ ngày 2 tháng 3, 2016 vừa qua. Nội dung công văn thông báo chấm dứt hợp đồng như sau:                                 
.
Công văn gởi BS Nguyễn Xuân Ngãi chấm dứt hợp đồng Vườn Việt:

Ngày 29 tháng 2, 2016                                                                 
Dr. Ngai Nguyen, MD Chairman, Viet Heritage Society, Inc. 696 E. Santa Clara St. #200 San Jose, CA 95112                 
Đề tài: Hợp đồng Phát triển, Họat động, và Bảo trì dự án Vườn Truyền Thống Việt
.

Kính thưa BS Ngãi:

Kể từ khi công bố “Notice to Proceed” vào ngày 17 tháng Năm, 2011,  Thành phố San Jose đã hợp tác làm việc với tổ chức VHS. Tuy nhiên cho đến hôm nay thì dự án nầy vẫn chưa hòan tất. Thành phố San Jose rất quan tâm về việc nầy, tức là sự dở dang của việc xây cất, và tình trạng thiếu vệ sinh và an ninh tại hiện trường. Thành phố San Jose, do đó, đã quyết định là sẽ tự đảm nhận hòan tất giai đọan 1a của dự án mà không chờ đợi vào hội VHS nữa. Vì thế, qua công văn nầy chúng tôi muốn thông báo rằng thành phố San Jose sẽ chấm dứt hợp đồng với VHS chiếu theo điều khỏan 30.A.4 như sau: 

.“Điều khỏan 30 A. Hợp đồng nầy có thể được chấm dứt như sau: 4. Do Thành phố hay do VHS, bằng việc gởi thông báo 6 tháng.” Thông báo nầy nhằm khởi sự cho giai đọan 6 tháng ấy. Trong vòng 6 tháng nầy, thành phố yêu cầu VHS chuyển giao công tác bảo trì qua cho thành phố. Trong khi ấy, xin vui lòng xem lại các nghĩa vụ được phân định trong bản hợp đồng ký kết ngày 12 tháng 4, 2005 liên quan đến việc quản trị vườn Việt như sau:

-Điều 8: Chủ nhân và Sử dụng: VHS phải xin phép sở Công Viên (PRNS) mỗi khi muốn sử dụng vườn Việt chiếu theo hiệu đính D. Do đó, trong vòng 6 tháng tới, VHS không được tổ chức bất cứ sinh họat gì tại vườn Việt mà không có giấp phép do sở PRNS cung cấp.
.

-Điều 14: Cho phép VHS sinh họat tại vườn Vịêt: VHS phải tuân thủ các điều lệ của hợp đồng về việc cung cấp các chương trình sinh họat trên danh nghĩa của thành phố. -Phụ đính D: Lịch sinh họat: Bản lịch nầy bao gồm các sinh họat thường niên tại vườn Việt phải được lên lịch với sở Công viên PRNS: 200 East Santa Clara Street San Jose, CA 95113 tel (408) 535-8100 fax (408) 920-7007 www.sanjoseca.gov-Phụ đính E: Bảo hiểm: Xin vui lòng cung cấp chứng thư bảo hiểm chiếu theo nội quy của hợp đồng trong vòng 10 ngày kể từ hôm nay. Xin liên lạc ông Steve Hammack, Deputy Director, steve.hammack@sanjoseca.gov, 408.793.5579.

Trong vòng 6 tháng tới, chúng tôi mong có dịp thảo luận với qúy hội về các chương trình gây qũy của hội VHS để tiếp tục dự án. Xin liên lạc với bà Marybeth Harasz, Interim Deputy Director, marybeth.harasz@sanjoseca.gov, 408.793.5514.
.

Xin gởi chứng thư bảo hiểm đến cho: Stephanie Williams, Risk Manager, City of San Jose, Finance Department, 200 E. Santa Clara Street, 13th floor, San Jose, CA 95113. Trân trọng, Noberto Duenas, City Manager Tổng quản lý thành phố


*


Ngòai ra, trước đây khỏang một tháng, TP San Jose cũng đã công bố một bảo báo cáo về tình trạng của hội VHS do ông Giám đốc sở Công Viên Angel Rios ký tên. Nội dung bản báo cáo sau một cuộc kiểm tra hồ sơ của hội VHS cho thấy tình trạng dang dở bế tắt hiện nay là do sự quản lý kém cỏi của hội VHS khiến gây ra chậm trể và lãng phí số tiền hơn $3 triệu rưỡi đô trong việc xây dựng các công trình dỡ dang.

Nội dung bản báo cáo của ông Giám đốc sở Công Viên Angel Rios như sau: Ngày 2 tháng 2, 2016                               
.
Kính thưa Thị trưởng Sam Liccardo cùng hội đồng Nghị viên: Thông tư nầy nhằm báo cáo cập nhật cho hội đồng thành phố và mọi cộng đồng được biết về tình trạng của dự án “Vườn Truyền Thống Việt” (“Vietnamese Cultural Heritage Garden Project”)

Lịch sử: Vào ngày 26 tháng 9 năm 2000, Hội đồng TP San Jose chấp thuận bổ túc vào kế họach tổng thể có tên là Kelly Park Marter Plan để ghi thêm một dự án mới của Vườn Việt. Dự án vườn Việt gốm có 4 mẫu đất để xây dựng những kiến trúc biểu trưng nền văn hóa Việt Nam cho mọi người cùng thưởng lãm. Vào ngày 12 tháng Tư năm 2005, thành phố chấp thuận hợp đồng với tổ chức Vườn Việt, viết tắt là VHS (Viet Heritage Society) và giao công cho họ công tác quy họach, họat động, quản lý và bảo trì dự án nầy.
.

Hợp đồng nguyên thủy cho biết thành phố San Jose sẽ cung cấp cho VHS số tiền là $1,080,000 để phác họa và xây dựng giai đọan “Phase I.” Sau đó từ năm 2006 đến 2011 hợp đồng được hiệu đính nhiều lần để gia tăng tiền tài trợ lên $1,830,000, gia tăng thời hạn để hoàn tất, và thay đổi lịch trình kế họach. Tổ chức VHS khởi công xây cất giai đọan 1a từ tháng 5, 2011. Nội dung gồm cải thiện lối đi bộ, bang đất, chạy điện nước, bãi đậu xe 57 chỗ, lối vào, cổng tam quan, quảng trường chính, vườn sen, trồng hoa cỏ, hệ thống thóat nước, và những hạ tầng liên hệ.

Cho đến nay thì mọi việc xây dựng đã đình trệ và còn dở dang. Một việc trì trệ lâu dài liên quan đến việc xây cất cái cổng không hợp lệ.
.

Hiện nay thì cái vườn nầy được bao bọc bởi hàng rào giây thép, nhưng vẫn bị phá họai, vẽ bậy, xả rác, và bị chiếm ngụ. Thành phố, do đó, đã tiến hành một cuộc kiểm tra hợp đồng với VHS để xác định vai trò, trách nhiệm, và nghĩa vụ tài chính của cả hai bên. Có hai mục tiêu rõ rệt: Tìm hiểu xem tại sao việc xây cất bị dang dở; và xác định rằng tiền công qũy đã được chi tiêu đùng với quy định. Tổ chức VHS có nghĩa vụ quản lý mọi công trình xây dựng của công viên nầy chiếu theo điều khỏan hợp đồng. Chúng tôi đã kiểm tra việc đấu thầu, giao thầu, và quản lý xây dựng. Kết quả sơ khởi cho thấy rằng tổ chức VSH đáng lẽ phải quản lý một cách hữu hiệu hơn. 

Cho đến nay thì công trình đang bị bỏ dỡ, và công tác kiểm tra vẫn còn đang tiếp diễn. Chúng tôi đã duyệt qua hồ sơ tài chánh kể ảc hồ sơ do VHS cung cấp. Chiếu theo hợp đồng giữa hai bên, thành phố San Jose đã tài trợ VHS một số tiền là $1,050,000 trong các năm 2006-2012 cho công việc phác họa và xây dựng. Các cơ quan chính phủ khác cũng tài trợ như Quận hạt Santa Clara County và Tiểu bang California. Về phía tư nhân cũng đóng góp khỏang $1 triệu nữa.

Tóm lượt tòan bộ tài chính như sau: Quận hạt Santa Clara: $100,000.Tiểu bang California: $1,300,000TP San Jose: $1,130,000Tổng cộng công qũy tài trợ: $2,530,000 Chi phí Phác họa: $850,000.   Xây dựng: $2,670,800Tòan bộ chi phí: $3,520,800
.

Kết quả kiểm tra cho thấy tiền công qũy đã được sử dụng vào việc xây cất. Tuy nhiên đáng lẽ nó phải được quản lý một cách hữu hiệu hơn. Do đó dẫn đến hậu quả là dự án hiện đang bị dở dang. Hiện nay thành phố đang còn lưu giữ số tiền $700,000 dành cho dự án. Chúng tôi đồng ý với VHS rằng sở công chánh (City’s Public Works Department) sẽ dùng số tiền nầy để hòan tất giai đọan 1a, và để mở cửa cho công chúng bắt đầu ra vào sử dụng công viên nầy.  Công tác sẽ bao gồm việc xây dựng hàng rào an tòan chắc chắn, hệ thống thóat nước và hòan tất mái cổng, và làm an tòan hồ sen khô nuớc để chờ đợi cho việc xây dựng về sau.
.

Chúng tôi đã phác họa dự án và sẽ bắt tay vào mùa hè 2016, và sẽ hòan tất vào mùa thu 2016. Theo dự tính thì trong tương lai, những công trình tiếp theo sẽ được ây dựng bởi thành phố, vả sẽ được quy họach theo khả năng tài trợ của cộng đồng. Ngòai ra, theo ngân sách của Thị trưởng cho tài khóa 2015-2016 thì số tiền $200,000 đã được dành ra để điều nghiên khả thi cho dự án Trung Tâm Cộng Đồng Việt Nam (Vietnamese Community Center), gồm việc phác họa, thu nhận đóng góp ý kiến quần chúng, và địa điểm bên cạnh vườn Việt tại Kelly Park là chọn lựa ưu tiên. Sẽ có buổi họp xin ý kiến quần chúng vào ngày 25 tháng 2, 2016 tại Kelly Park từ 6:30 đến 8 giờ tối.

Trân trọng
Angel Rios, Jr. 
Giám đốc sở Công viên Director, Department of Parks, Recreation and Neighborhood Services Nếu có câu hỏi xin liên lạc Marybeth Harasz, Interim Deputy Director, at (408) 793-5514.
.

Nhận xét của sau khi đọc qua các tài liệu này.                                      
.
1) Về cá nhân bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi.                             
Bác sĩ Ngãi là một nhân vật rất đặc biệt của cộng đồng Việt Nam tại San Jose. Ngày 30 tháng 4-75 ông là y sĩ trung úy nội trú tại bệnh viện Nguyễn Văn Học bên Gia Định. Gần như là y sĩ duy nhất còn ở lại với bệnh nhân. Các bác sĩ khác và ngay cả y tá cũng chạy hết. Sau này qua Mỹ, ông là chủ tịch hội y sĩ VN của Bắc California. Là một bác sĩ nổi tiếng về tim mạch đồng thời cũng lại là một nhà kinh doanh rất thành công. Ông cũng lại là phó chủ tịch của đoàn thể cách mạng, không ngần ngại khi về nước trực diện với cộng sản. Ông bị bắt giam vì tội âm mưu lật đổ chế độ rồi bị cộng sản trục xuất khẩn cấp. Khi tình nguyện hy sinh gánh vác trách nhiệm xây dựng vườn Văn Hoá Việt là một thái đó dấn thân can đảm. Đám hy sinh bỏ tiền cá nhân đóng góp hàng triệu mỹ kim là việc rất đáng ca ngợi. Tiếc thay ông không có kinh nghiệm trong việc điều hành cơ quan bất vụ lợi làm việc với thành phố. Tôi khâm phục sự hy sinh và thông cảm với hoàn cảnh của bác sĩ Ngãi.  . 
.
2) Thất bại của dự án công viên Văn hóa là thất bại của cả hội VHS và của thành phố suốt thời gian hợp tác trong gần 20 năm qua.  Phía VHS chỉ có một mình bác sĩ Ngãi gánh chịu. Các thành viên khác của VHS gần như không có ai. Phía thành phố là trách nhiệm của sở công viên và các nghị viên. Đặc biệt là trách nhiệm của nghị viên khu 7 và thị trưởng trong 10 năm qua. Quý vị không theo dõi và không kiểm soát công việc hàng tháng và hàng năm trong suốt thời gian giao tiền cho hội VHS. Trách nhiệm bao gồm cả cơ quan cấp hơn một triệu mỹ kim từ tiểu bang CA. Nếu tôi có thẩm quyền sẽ truy tố tất cả các quý vị liên hệ. Tổng số tiền gần 4 triệu Mỹ kim dù của tiểu bang, của County, của City hay của cá nhân đóng góp cũng đều trở thành tiền công quỹ. 
.
3) Rõ ràng trách nhiệm sau cùng đổ cho riêng bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, tuy nhiên với những lời lẽ nặng nề không cần thiết, sau này không còn ai có can đảm cộng tác với chính quyền. Các giơ chức liên quan nên lưu ý.
.
4) Cần triệu tập và thành lập một ủy ban cố vấn có thẩm quyền và có khả năng trong cộng đồng Việt Nam để hoàn tất hợp lý dự án công viên văn hóa và trung tâm cộng đồng.                                                                                             
Vũ Văn Lộc, giám đốc IRCC, Sáng lập viên hoàn tất Việt Museum trong History San Jose. Chủ tịch sáng lập dự án công viên văn hoá nhiệm kỳ đầu tiên 1991-1995.



Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

__._,_.___


Posted by: tuong pham 

Việt Nam Cộng Hòa và dòng họ Ngô-Đình

$
0
0


 

Việt Nam Cộng Hòa và dòng họ Ngô-Đình

Trọng Đạt lược dịch




     Lời Giới Thiệu- Tôi mới nhận được sách do người bạn gửi tặng, cuốn La République du Việt Nam et les Ngô Đình bằng tiếng Pháp của tác giả Ngô-Đình Quỳnh, Ngô-Đình Lệ Quyên (+2012), nhà xuất bản L’Harmattan, in năm 2013, dầy 246 trang. Phần sau có in thêm hồi ký hậu tử của bà Ngô Đình Nhu (suivi des Memoires posthumes de Madame Ngô Đình Nhu) xuất bản sau khi tác giả đã qua đời.


     Phần chính nói về Việt Nam Cộng Hòa và gia đình họ Ngô dài trên 60 trang, khoảng 30 trang gồm hình ảnh gia đình và cuối cùng phần phụ: hồi ký của bà Ngô Đình Nhu dài 120 trang.


    Tôi xin lược dịch phần chính của cuốn sách do hai tác giả Ngô-Đình Quỳnh và Ngô-Đình Lệ Quyên biên soạn, tác phẩm gồm 4 chương diễn tả lại những sự kiện lịch sử nay đã vang bóng một thời.


    Các danh từ, địa danh tiếng Việt đều được viết có dấu. văn tiếng ngoại quốc  có phần khó hiểu, tôi chỉ lược địch những ý tưởng chính. 


T

   

Chương 1- Dòng họ Ngô-Đình


    Họ Ngô-Đình thuộc dòng dõi Ngô Quyền, vị Hoàng đề đầu tiên của Việt nam. Ở thế kỷ thứ nhất vào năm 939, sau nhiều cuộc chiến chống xâm lược, Ngô Quyền đã dựng lên triều đại Việt Nam đầu tiên.


    (Có lẽ tác giả nhầm, chắc là thế kỷ thứ 9, nguyên văn Au 1er siècle, en 939, TĐ).


     Thế kỷ thứ 14, thời nhà Trần, họ Ngô-Đình là một trong những gia đình đầu tiên cải đạo Thiên Chúa Giáo.


     Ông Ngô-Đình Khả (1857-1923) được gửi đi học bên Tầu, Mã Lai về nước lập gia đình, là cha của hai ông Diệm, Nhu sau này. Họ Ngô-Đình ít thấy có ở Việt Nam .


     Ngô-Đình Khà là người học rộng được vào triều đình dậy học, sau làm Thượng thư bộ Lễ, quân sư vua Thành Thái. Làm quan to nhưng ông chống Pháp, từ bổng lộc. Theo Thiên Chúa Giáo nhưng vẫn thờ tổ tiên, sau Tết ba ngày ông thường mời những người bên lương đi tảo mộ. Mặc dù theo Thiên Chúa Giáo nhưng Ngô-Đình Khả yêu nước, chuộng văn hóa phong tục cổ của dân tộc. Ông khác với những người đồng đạo Thiên Chúa theo Tây, thực dân, tại Nam Việt nhiều vùng Thiên Chúa Giáo dựa vào thực dân để được cấp đất dai.


     Sau Thế chiến thứ nhất 1914, thập niên 30 Việt Nam nghèo, phong trào dành độc lập bắt đầu. Năm 1931 phong trào Việt Minh thành lập. Ông Ngô -Đình Khôi con cả của ông Ngô-Đình Khả, tổng đốc Quảng Nam bị Việt Minh giết năm 1944 cùng với người con trai duy nhất. Con thứ hai là ông Ngô-Đình Thục sinh năm 1897 đi tu, năm 1938 được bổ nhiệm Giám mục địa phận Vĩnh Long, năm 1960 làm Giám mục địa phận Huế, không có mặt trong cuộc đảo chính ngày 2-11-1963 (thực ra ngày 1-11, TĐ),ông lưu vong tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha và mất tại Mỹ ngày 13-12-1984.


     Ông Ngô-Đình Diệm sinh ngày 3-1-1901 là con trai thứ ba, sinh viên xuất sắc trường luật và hành chánh Hà Nội, năm 1921 ông đậu thủ khoa làm việc tại thư viện Hà Nội sau làm Tuần vũ (tỉnh trưởng) Phan Rang gồm 300 làng, ông hiểu rõ về đời sống nông thôn. Sau này khi làm Tổng thống ông hay đi thăm các tỉnh. Là người có tài năng ông được Hoàng đế Bảo Đại đưa vào triều giữ chức Thượng thư bộ lại năm 1933 khi còn trẻ mới có 32 tuổi. Mấy tháng sau ông Diệm từ quan vì là người yêu chuộng độc lập, ông thấy nhà vua không muốn dành độc lập tử tay người Pháp, ông tuyên bố không có thực quyền, người Pháp dọa bắt ông.


     Tháng 9-1945 ông Diệm bị Việt Minh bắt đưa đi giam ở một vùng đồi núi biên giới Việt Hoa, ông bị bệnh nặng. Hồ Chí Minh mời ông Diệm hợp tác chống Tây nhưng ông từ chối và kết án Việt Minh giết anh ông, vu cáo gia đình ông: Diệm nói Ông coi tôi có sợ ai không?


     Sau đó Hồ thả Diệm. Biết là mình bị đe dọa nên ông Diệm tìm đường ra ngoại quốc tại Á châu, Âu châu, Mỹ. Năm 1950 ông ở La Mã, sang Bỉ rồi sang Mỹ ở trong một tu viện tại Lakewood , New Jersey nghiên cứu sử, thần học, triết học.


     Ngô-Đình Nhu sinh taị Huế ngày 7-10-1910 là con trai thứ tư, đi Pháp du học văn khoa đại học Sorbonne, tốt nghiệp năm 1938 môn khảo cổ về nước làm phó giám đốc thư viện Hà Nội. Từ 1946-1954 ông hoạt động chính trị để thành lập chính phủ quốc gia độc lập.


     Ngô-Đình Cẩn và Ngô-Đình Luyện là hai người em út sau này cũng giữ chức vụ, nhiệm vụ trong chính phủ Việt Nam .


     Trần Lệ Xuân, sau này là phu nhân Ngô-Đình Nhu sinh năm 1924 tại Hà Nội, bà cụ thân sinh thuộc dòng dõi nhà Nguyễn, cha là luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng ngoại giao thời vua Bảo Đại năm 1945, bà lấy ông Nhu năm 1943 tại Hà Nội và cải đạo Thiên Chúa Giáo. 



Chương 2- Thành Lập và mở mang nền Cộng Hòa Việt Nam


      Khi Hội nghị Genève đang diễn ra sau khi Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, Hoàng Đế Bảo Đại nghĩ tới ông Ngô-Đình Diệm. Pháp không ưa ông nhưng Mỹ chú ý tới, ngày 16-6-1954 Hoàng Đế mời ông làm chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng.


     (Tác giả nhầm, hồi đó gọi là Thủ Tướng, Le Premier Ministre chứ không phải Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, President du Conseil des Ministres, TĐ)


     Ông Diệm về Việt Nam tháng 7-1954, khi chấp chính ông   gặp trở ngại vì Pháp ngăn trở. Hoàng Đế Bảo Đại ở Cannes không quan tâm việc nước, khi ấy nhà vua giao cho ông Diệm được toàn quyền.


     Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 23-10-1955, ông Diệm được 98% số phiếu. Ngày 4-3-1956 bầu lập pháp Quốc hội, ông Diệm mời ông Nhu, em trai làm cố vấn. Trước mắt có nhiều điều khó khăn nguy nan gồm  Các giáo phái và bọn cướp Bình Xuyên. Giáo phái và Bình xuyên được Pháp giúp. Tướng Trịnh Minh Thế giúp Tổng thống dẹp loạn Bình Xuyên,chúng lộng hành tại Sài Gòn, sau khi đánh Cao Đài Hòa Hảo xong ông Diệm đánh Bình Xuyên.


     Ngày 27-9-1956 tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam . Ngày 26-10-1956 thành lập nền Cộng hòa, ông Diệm là người sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam , chấm dứt phong kiến và chế độ thuộc địa.


      (Tác giả nhầm: sự thực ông Diệm đánh Bình Xuyên, Hòa Hảo giữa năm 1955 xong mới Trưng cầu dân ý lên làm Tổng thống tháng 10-1955 chứ không phải làm TT rồi mới dẹp loạn, TĐ)


     Ông Diệm mở mang giáo dục, mở nhiều trường học. Hạ tầng cơ sở được tạo dựng nhưng bị Việt Cộng phá hoại. Đời sống người dân được bảo đảm về y tế, an ninh. Việc giáo dục tiến bộ, các trường gia tăng mở mang, xuất cảng gạo tăng 500% tính từ 1954-1959. Ông Ngô-Đình Nhu lập đảng Cần Lao Nhân vị, thành lập Thanh niên Cộng hòa, lập thuyến Nhân Vị có tầm vóc tinh thần, tầm vóc xã hội và chính trị, kinh tế.


     Cộng Sản lừa dối cán binh, nhiều ngưới đã ra hàng, ông Nhu sáng kiến và thực hiện Ấp chiến lược. Trưởng ấp, xã trưởng, giáo viên, ý tá đã bị Cộng Sản sát hại. Ấp chiến lược cấp cho người dân phương tiện tự vệ chờ trực thăng chở quân chiến đấu tới, nay người dân được an tâm sinh sống trong làng có hàng rào. Việt cộng không áp dụng chính sách quân dân cá nườc được, họ ra hồi chánh nhiều, mùa hè 1962 cuộc chiến thuận lợi nhờ ấp chiến lược.


     Ngày 23-7-1962 Bộ trưởng quốc phòng McNamara lập kế hoạch rút quân và giảm viện trợ VNCH. Ông Nhu chủ trương hòa bình với Bắc Việt, ông Hồ chí Minh tặng cành đào cho ông Diệm dịp Tết, Ngô-Đình Nhu còn đề nghị ra Bắc cũng như đưa hai con trai ra thăm miền Bắc.


      Mỹ ép ông Diệm nhận thêm cố vấn quân sự, đòi đưa ông Nhu ra ngoại quốc nhưng bị phía VN từ chối, họ giảm viện trợ để khiến người dân nổi dậy chống ông Diệm. Tổng thống Kennedy tuyên bố muốn thay đổi chính trị và thay đổi người ở VN, họ tuyên truyền làm giảm uy tín của ông Diệm tạiTây phương, ngưởi ta tin Mỹ và tin vào tuyên truyền của họ.


     Ngày 3-12-1962 Roger Hilman, Giám đốc nghiên cứu Bộ ngoại giao nhận định Ấp chiến lược khiến chính phủ bình định được miền quê hiệu quả. Việt Cộng gây ảnh hưởng tỉnh thành, tuyên truyền dụ dỗ những thành phần bất mãn chính phủ Diệm, những người này thân Cộng bài Mỹ. Ông Diệm phải trấn an công chức quân nhân, tiên đoán có đảo chính.  Văn thư trên của Hilman cũng cho thấy chính phủ VN có tiến bộ. Chính phủ vừa phải chống Cộng và chống nội bộ tranh dành quyền hành (đảo chính).


    Tháng 4-1963 ông Nhu ban hành chính sách chiêu hồi, ra lệnh quân đội không được giết kẻ địch mà chỉ phá hậu cần và cho chúng con đường chạy. Quân địch ra hàng rất nhiều, sau mấy tháng có 6,000 người, họ đói rách khốn khổ, họ nói ấp chiến lược khiến họ không còn lương thực.


    Tháng 10-1963 McNamara nói tình trạng an ninh tiến triển tốt, Tướng Harkins, Tư lệnh quân Mỹ ở VN nói tinh thần chiến đấu rất cao. Khi Ngô-Đình Nhu chết, 8,000 trong số 12,000 làng đã được lập thành.  Ấp chiến  lược khiến cho VC không ám sát, bắt thanh niên. Khi người Mỹ loại bỏ ông Nhu, họ bỏ ấp chiến lược và đổ nửa triệu quân vào với những phương tiện chiến tranh to lớn nhưng thất bại 12 năm sau đó.


    Bà Ngô-Đình Nhu được bầu dân biểu, cũng là Chủ tịch Phong trào liên đới phụ nữ, phong trào đã giúp đỡ đồng bào di cư, tổng cộng có một triệu người từ Bắc vào Nam như vậy chứng tỏ chính phủ Diệm hấp dẫn hơn Hồ Chí Minh. Phong trào Liên đới giúp đỡ cô nhi, nạn nhân chiến tranh, tàn tật, bà cũng mở một phong trào bán quân sự, huấn luyện tự vệ.


      Khi ông Diệm mất, đất nước chịu những tranh dành quyền hành trở thành bi kịch của các Tướng lãnh. Bà Nhu đã giải phóng phụ nữ, đưa ra luật gia đình. Từ  năm 1958 bà trình quốc hội và được chấp thuận, nam nữ bình quyền, bỏ tục đa thê, bà Nhu thực hiện được bộ luật gia đình. Tổng thống độc thân nên bà Nhu giữ vai trò đệ nhất phu nhân trong các nghi lễ lớn ngoại giao.


     Các báo chí, hình ảnh Việt nam đầu thập niên 60 thể hiện tiến bộ của kinh tề miền nam dưới thời Ngô-Đình Diệm. Về quân sự ấp chiến lược đã có kết quả, những thành quả tốt đẹp sau đó bị hành pháp Mỹ phá hỏng hết, họ quyết định hạ Diệm-Nhu. Không phải người dân chống chính phủ mà vì các Tướng nhiều tham vọng, tham quyền, ham danh vọng do Mỹ điều khiển



Chương 3- Cuộc đảo chính


     Trong tháng 8 -1963, Tổng thống Diệm và Nhu biết Mỹ định mua chuộc các Tướng để lật đổ chính phủ. Hai ông bèn triệu tập các Tướng để nhắc nhở họ về trách nhiệm với đất nước. Tổng thống Kennedy cử ông Cabot-Lodge tới Sài Gòn làm Đại Sứ thay ông Nolting. Cabot-lodge  tới Sài Gòn ngày 22-8-1963, ông điện tín về Bộ ngoại giao Mỹ nói các Tướng giữ nhiệm vụ quan trọng ở Sài Gòn trung thành với ông Diệm, các Tướng khác thì không rõ, đảo chính chỉ là cầu may. Cuối tháng 8 họ không có chính sách về  VN. Dean Rusk (bộ trưởng ngoại giao) chủ trương Mỹ không rút khỏi VN trước khi thắng CS và không làm đảo chính tại VN.


     Hồ sơ giải mật Ngũ giác đài đã cho biết những sự kiện mới. Ngày 13-6-1971 báo New york Times cho đăng những tài liệu bí mật mà McNamara thu thập từ 1967, bị tiết lộ ra báo chí. TT Nixon tức giận muốn muốn cấm đăng nhưng ngày 30-6-1971 Tối cao Pháp viện cho phép đăng.


     Chương 4 của hồ sơ này có tên là Lật đổ Ngô-Đình Diệm , có lời ghi  “Tài liệu nghiên cứu Ngũ giác đài về chiến tranh Việt Nam”  cho thấy TT Kennedy biết kế hoạch đảo chính quân sự 1963 và ông chấp thuận.


    Tài liệu khảo cứu nói từ tháng 8-1963 chúng ta (tức người Mỹ) đã khuyến khích, chấp thuận kế hoạch đảo chính của các Tướng lãnh VN và hứa lập chính phủ thay thế lâu dài… chúng ta đảo chính để tăng thêm trách nhiệm của chúng ta tại VN và sự can thiệp của Mỹ. Hồ sơ cho thấy người Mỹ không đồng lòng khi kết án hành động ông Diệm.


     TT Kennedy cử một phái đoàn sang Sài Gòn để lượng giá tình hình, cử Tướng Krulak và Mendenhall nguyên Cố vấn chính trị đại sứ Mỹ, họ về  báo cáo trái ngược nhau. Ngày 23-9-1963 ông gửi một phái đoàn khác gồm McNanara và Tướng Maxwell Taylor, ngày 2-10 họ báo cáo quân sự tốt đẹp, ấp chiến lược mở mang, chúng ta có thể rút cố vấn về cuối 1965, cắt viện trợ kinh tế để ép chính phủ Diệm cải tổ chính trị. Kennedy chấp thuận, McNamara tuyên bố 1,000 người Mỹ sẽ rời VN nước cuối 1963. Kennedy lưỡng lự trước hai báo cáo của những người ủng hộ và chống Diệm.


     Tướng Harkins ở VN báo cáo về Mỹ: lúc này thay đổi lãnh đão không tốt, tôi không thấy ai chống cộng bằng ông Diệm, tình hình quân sự ở vùng 1, 2, 3 và 4 nói chung tốt đẹp. Đại sứ Cabot-lodge gửi thư cho George Bundy, cô vấn Kennedy ngày 30-10-1963 nói Mỹ đã giúp xứ này về quân sự kinh tế nhưng muốn thắng cuộc chiến phải thay đổi chính quyền, phải chuẩn bị đảo chính. Các Tướng chủ mưu cần tiền để mua chuộc các Tướng thân cận ông Diệm thì đảo chính sẽ thành công, chúng ta sẽ lo di tản gia đình họ. Đại sứ Cabot-Lodge công nhận kinh tế, quân sự tiến bộ nhưng cho là ông Diệm lỗi thời cần phải trừ khử bất kể hậu quả ra sao.


     Quyết định của Đại sứ Cabot-Lodge ảnh hưởng tới TT Kennedy, cuộc đảo chính đang tiến hành không thể dừng lại được, hai ngày sau nó bùng dậy. Trung tá CIA Lucien Conein được giao nhiệm vụ liên lạc các Tướng vì ông biết tiếng Pháp, ông ta khuyến khích các Tướng phản lại Tổng thống Diệm, hứa nếu thất bại sẽ được Mỹ bảo vệ, thắng thì nắm quyền. Tòa đại sứ bật đèn xanh, CIA hợp tác chặt chẽ các tướng.


     Cuối tháng 10, không khí Sài Gòn u ám, Ngô-Đình Nhu nghĩ tới vợ và con gái (bà Nhu và Lệ Thủy) đi xa, ông gọi Trác lúc ấy 16 tuổi, Trác là người nối dõi dòng Ngô-Đình vì ba người anh lớn (của ông Nhu) không có con nối dòng. Ông Nhu bảo Trác đưa hai em (Quỳnh, Lệ Quyên) lên Đà Lạt. Tác giả chú thích nói hôm sau ngày đảo chính ba anh em ở Đà Lạt, trốn vào rừng cùng mấy người cận vệ rồi tìm tới phi trường (Đà Lạt) lên máy bay sang La Mã.

       (Tác giả nhớ sai vì hồi đó ông còn nhỏ, sự thực ba người con bà Nhu đã được tân chính phủ cho đi chính thức tại Sài Gòn sau đảo chính TĐ)


     Trưa ngày 1-11 (1963), các Tướng họp dự tiệc ở bộ Tổng tham mưu do Tướng Trần Thiện Khiêm đãi, khi mọi người vào bàn Tướng Dương Văn Minh đứng dậy tuyên bố một cuộc đảo chính đang bắt đầu và yêu cầu mọi người ủng hộ. Ai nấy đều hoan hô riêng Tướng Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt của cố vấn Ngô-Đình Nhu nói: Các ông phải biết ai gắn sao cho các ông?” LQTung bị bắt đi xử tử cùng với người em Lê Quang Triệu.


     Nguyễn Hữu Duệ, đại úy (thực ra là Thiếu tá, TĐ) Tham mưu trưởng lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng thống gọi điện thoại cho Tổng thống và cho biết ông sẽ tấn công chớp nhoáng bộ TTM bằng bộ binh, chiến xa, nếu tấn công sẽ bắt trọn bộ các Tướng làm phản.


     Ông Diệm từ chối nói người đồng đội không giết lẫn nhau, lúc 17 giờ (5 giờ chiếu) Tướng Dương Văn Minh điện thoại cho cố vấn Ngô-Đình Nhu nói nếu hai người không ra hàng thì sẽ cho ném bom, bắn đại bác vào dinh (Gia Long). Tối lúc 20 giờ, đại sứ Cabot-Lodge điện thoại cho ông Diệm nói nếu ông hàng thì sẽ được đi ngoại quốc nhưng Tổng thống nói sẽ tử thủ tại đây.


    Tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh vùng I, Huế cũng như Nguyễn Khánh, Tư lệnh vùng II (Pleiku) báo cáo Tổng thống  muốn đưa quân về cứu, Tướng Huỳnh Văn Cao Tư lệnh vùng IV ở Cần Thơ cũng ra lệnh tiến về Sài Gòn nhưng Tổng thống bác bỏ không muốn đổ máu. Nguyễn Khánh đề nghị anh em ông đến Pleiku nhưng ông cũng từ chối không muốn đổ máu cho quân đội quốc gia.


     Nửa đêm hai ông Diệm Nhu đi xe Cao Xuân Vỹ, Tổng giám đốc Thanh niên cộng hòa, ông Diệm ngồi trước, Nhu, Đỗ Thọ ngồi sau. Tới nơi ông Diệm ra lệnh cho quân phòng thủ (tại dinh Gia Long) ngưng chiến tranh đổ máu. Khi đại tá Nguyễn Văn Thiệu mở cuộc tấn công, những ngưòi lính phòng thủ trong dinh chiến đấu tới viên đạn cuối cùng.


    Tổng thống và người em ngủ tại nhà Mã Tuyên, người Việt gốc Hoa phụ trách Thanh niên Cộng hòa tại Chợ Lớn. Sáng ngày 2-11-1963 hai anh em Ngô-Đình chịu lễ  tại nhà thờ Francois Xavier Chợ Lớn (nhà thờ Cha Tam). Sau lễ ông Diệm nhờ linh mục (người làm lễ) liên lạc với Tướng Trần Văn Đôn, ông muốn đưa họ về lý lẽ và tình yêu tổ quốc.


     Các Tướng Đôn và Trần Tử Oai chuẩn bị xe cộ đàng hoàng đi đón hai ông nhưng Tướng Mai Hữu Xuân được lệnh đi gặp có thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và Nguyễn Văn Nhung, cận vệ Tướng Dương Văn Minh đi theo. Trước khi khởi hành Dương Văn Minh đưa hai ngón tay ra hiệu giết cả hai người.


     Ông Diệm và Nhu đợi trước nhà thờ với linh mục, bỗng một xe díp và một xe bọc thép tới. Tướng Xuân nói ông được lệnh tới bắt và mở cửa xe thiết giáp, ông Nhu phản đối thì ông Xuân nói xe này bảo đảm an ninh. Trên đường về hai anh em ông Diệm bị Nguyễn Văn Nhung bắn nhiều viên và đâm chết, để chối tội anh này nói hai ông tự sát thực ra hai tay bị trói. Bộ Tổng tham mưu ngạc nhiên thấy hai ông bị giết, TT Kennedy cũng bối rối trước cảnh hai ông đã mạng vong trong cơn khói lửa, việc mà ông không tiên đoán sẽ sẩy ra.


     Sau khi chính phủ bị lật đổ, Cộng quân  tuyên truyền dụ dỗ đồng bào miền nam chống đế quốc  Mỹ. Cũng chính Tướng Dương Văn Minh được Mặt trận giải phóng kêu gọi. Chính ông ta đã đuổi Mỹ, ông ta đầu hàng không chống cự Việt Cộng khi họ vào Sài Gòn và giao đất nước cho quân địch.


     Một kết thúc ô nhục cho kẻ chịu trách nhiệm chính trong sự phản bội và sát hại thượng cấp đưa đất nước vào tình trạng hỗn loạn.


     Ngày 5-11-1963, Tổng thống Pháp De Gaulle có tiếp xúc Đại sứ Mỹ Bohlen và nói:

     “Tôi không tin các ông thành công bằng can thiệp trực tiếp vào VN, rất tiếc cho Mỹ là hai ông Diệm Nhu đã bị giết, những người thay thế chắc sẽ không thành công. Kinh nghiệm riêng của chúng tôi thì những người cầm quyền do ngoại bang điều khiển sẽ thất bại nhất là về sự lãnh đạo cuộc chiến, tôi không tin là sẽ tốt đẹp. Quan điểm của tôi như đã quyết định từ Genève 1954, không can dự vào vấn đề Việt Nam, nhận định này dùng cho Cộng Sản nhưng cũng cho các ông, tôi sợ các ông sẽ sa lầy khó rút ra”


     Sau khi chính phủ Ngô-Đình Diệm bị lật đổ, trong hai năm có 8 chính phủ, mặc dù được Mỹ bảo trợ nhưng không lãnh đạo được đất nước. Tất cả thành quả mà họ Ngô-Đình xây dựng bị bị phá hủy hết, các đảng phái phong trào bị dẹp hết, 41 tỉnh trưởng bị thay thế.


    Năm 1964 cuộc chiến gia tăng khi Johnson lên làm Tổng thống Mỹ.


    Các Tướng lãnh làm đạo đức suy đồi so với thời ông Diệm. Họ nói bà Ngô-Đình Nhu là một trong bẩy người đàn bà giầu nhất thế giới nhưng khi lưu vong bà chỉ lấy thù lao qua các cuộc phỏng vấn để chăm lo cho các con nhỏ.


     TT Kennedy bị ám sát, chính phủ Johnson đương đầu với Việt Cộng, Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch mặt trận giải phóng tuyên bố với ký giả Úc Wilfrid Burchett:

    “Chế độ Ngô-Đình sụp đổ là món quà tự trên trời rơi xuống cho chúng tôi”

   


Chương 4 Một khía cạnh khác


    Sách nói về nhà Ngô-Đình thường viết “ngược đãi Phật giáo, độc tài, tàn ác, thối nát” ngừòi ta cũng kết án Tổng thống Diệm không tôn trọng Hiệp định Genève, không thực hiện Tổng tuyển cử … những nhận định trên vô căn cứ, dưới đây là những quan điểm hợp lý.


     Về Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước nó chỉ được chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh) ký đã bị chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ miền nam VN tương lai của Ngô-Đình Diệm bãi bỏ.

     (Thực ra hồi đó gọi là Quốc Gia Việt Nam, État du Việt Nam   chứ không phải Việt Nam Cộng Hòa, République du Việt Nam như tác giả nói, TĐ)


      Mỹ cũng không ký, trong đó có Trung cộng, Nga, Anh. Phần nói về bầu cử thống nhất hai miền không có bên nào ký không có giá trị, tuy nhiên miền nam đòi bầu cử được bảo đảm trong sáng.


    Trái lại CS vi phạm Hiệp định Genève, xâm nhập, khủng bố miền nam đã bị Ủy hội quốc tế phản đối nhiều lần. CS với mục đích bá chủ và không tôn trọng Hiệp định Paris (1973) mặc dù Kissinger và Lê Đức Thọ được phát giải Nobel hoà bình nhưng Hiệp định lại bị CS vi phạm. CSBV xâm lăng miền nam VN tháng 4-1975 lợi dụng Mỹ suy yếu vì vụ Watergate.


     Về vụ Phật giáo lịch sử đã chứng minh một huyền thoại lớn để chống TT Ngô-Đình Diệm. Bà Ngô-Đình Nhu cho biết cuộc khủng hoảng này như cơn gió thổi ngược chiều bởi những phe đối nghịch từ nhiều phía Việt Nam , Pháp, Mỹ và CS.


     Trước vụ một nhà sư tự thiêu 1963 mà báo chí thế giới đã phổ biến không có ai chống đối chính phủ Diệm cầm quyền từ 1954. Tháng 5-1963 truyền thông phóng đại kết án chính phủ Công giáo Ngô-Đình Diệm gây nhiều tội ác nhưng dưới sự lãnh đạo của chính phủ Diệm chùa chiền phát triển nhiều. Một nghìn hai trăm bẩy mươi lăm (1275) ngôi chùa mới được xây dựng. Chùa Xá Lợi được xây dựng nhờ Tổng thống tặng 600,000 đồng, một ngàn hai trăm chín mưoi năm (1295) ngôi chùa được trùng tu, như vậy số chùa đã tăng lên 200%. Về phía Thiên Chúa Giáo số nhà thờ chỉ tăng 30%.


     Trong số 18 Bộ trưởng của chính phủ chỉ có 5 người Thiên Chúa Giáo, hơn nữa chỉ có 3 trong 19 Tướng lãnh là Thiên chúa giáo. Trong số 113 dân biểu 75 người là Phật giáo, phó Tổng thống và ngay cả Tỉnh trưởng Huế,  (nơi xẩy ra vụ Phật giáo) là người theo đạo Phật.


     Ông Diệm trả lời một ký giả nói:


     “Tôi đâu có điên, chín năm cầm quyền trong lúc có chiến tranh lại đi đàn áp”.


     Tổng thống thành lập Ủy ban để giải quyết vấn đề Phật giáo, khi phái đoàn hai bên ký thông cáo chung ngày 16-6-1963, vấn đề được giải quyết xong, Phật giáo thỏa mãn. 


    Thích (Thượng tọa,Vénérable) Trí Quang  là nhà sư giả, ông ta là CS, ông thành lập Phật giáo cấp tiến tổ chức tự thiêu liên tục, TT Diệm cho khám chùa thấy nhiều truyền đơn chống chính phủ và cả vũ khi súng gươm. Thượng tọa Thích Thiện Hòa, phái Cổ sơn môn kêu gọi chấm dứt biểu tình, tuyệt thực, hoạt động chính trị. Trong số 4,000 ngôi chùa, 12 chùa bị đóng cửa đã dược mở lại tại Sài Gòn , 250 ngàn người biểu tình ủng hộ Ngô tổng thống do các Thanh niên Cộng Hòa kêu gọi.


    Ủy ban điều tra Liên Hiệp Quốc được chính phủ VN mời vào điều tra từ 24-10 tới 3-11-1963, Ủy ban tuyên bố không có đàn áp Phật giáo. Ngày 7-12-1963 họ soạn tờ trình 234 trang, Ủy ban gồm thành viên các nưóc Afghanistan, Brésil, Thái Lan, Costa Rica, Dahomey, Maroc, Népal.


     Tòa Đại sứ Mỹ cho ông Thích Trí Quang tỵ nạn nhưng lại từ chối không cho ông Ngô-Đình Cẩn tỵ nạn.


     Johnson, người chống đảo chính , thừa hưởng chính quyền, năm 1968 ông ta đưa tổng cộng 536,000 quân Mỹ vào VN, quân VNCH tăng từ 820,000 người lên 968,000 người. Nixon lên nhậm chức TT  năm 1969 tìm hòa bình, ngày 27-1-1973 ký kết Hiệp định Paris, tổng cộng có 55,000 quân Mỹ chết tại VN.


     Lấy lý do muốn thắng CS nhanh nên họ đã tổ chức  cuộc đảo chính. Từ 2-11-1963 tới 2-7-1976, 13 năm cuộc chiến đẫm máu tàn phá đất nước, giết hại hàng triệu người. Cả thế giới thấy ông Đại sứ Mỹ cuốn cờ trên nóc tòa Đại sứ chạy. Hôm sau ngày 30-4-1975 bà Ngô-Đình Nhu trả lời phỏng vấn đài MBC nói: Sức mạnh quân sự Hoa Kỳ để làm gì hay chi để chạy?


     Ngày 17-4 Khmer Đỏ vào Nam Vang, ngày 30-4 Việt Cộng vào Sài Gòn, ngày 29-11-1975 Lào thành lập chính phủ Cộng hòa nhân dân, ngày 2-7-1976 thống nhất nước Việt Nam, Đông Dương vào tay CS.


     Dưới ánh sáng sự thật làm sao giải thích những lời vu khống anh em Ngô-Đình và sự yên lặng vẫn phủ nhận sự thật.


     Tháng 6-1964, bà Nhu, Lệ Thủy 19 tuổi được báo Truth Rally mời sang Mỹ phỏng vấn, họ muốn tìm thêm những gì khác lạ nhưng chính phủ Mỹ không cấp Visa lấy lý do an ninh quốc gia. Tại sao hai người đàn bà đến  một siêu cường có thể ảnh hưởng an ninh quốc gia?


     Khủng bố đe dọa Tây phương, người ta khám xét tại phi trường thì không ai coi chính phủ đó là độc tài.


     Chính phủ Ngô-Đình Diệm lại không có quyền tương tự như vậy sao?


Báo chí, giới trí thức, chính trị gia đòi phải có dân chủ tại VN (miền nam) trong khi đang có chiến tranh, khủng bố.


     Trên thế giới có hàng triệu thanh niên chống cuộc chiến tranh mà họ chẳng biết gì. Nếu không có hàng triệu người vượt biển cuối thập niên 70, đầu 80 trốn CS có lẽ huyền thoại Việt Cộng yêu nước vẫn còn. CS chiếm miền nam, họ tàn phá đất nước thì truyền thống Tây phương im lặng cho tới khi hàng nghìn, hàng vạn người VN vượt biển.


     Hai anh em Diệm-Nhu tỏ ra người cầm quyền Thiên Chúa Giáo đạo đức đối với cuộc đảo chính phản bội. Người ta không thể làm cho người chết sống lại nhưng ít ra phải có công lý và sự thật cho họ.


     Cuối cùng phải kể đến trách nhiệm của những người gây nên nhưng cái chêt ấy và gây thảm kịch cho VN.


     Sự tòng phạm về tinh thần mà thế giới và Giáo hội không thể cho phép.


     

Trọng Đạt lược dịch




__._,_.___


Posted by: truc nguyen 





From: nguyen hong <
Sent: Sunday, March 6, 2016 12:14 AM
Subject: TT Ngô Đình Diệm : __ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm



TT Ngô Đình Diệm thường hay mặc quốc phục cổ truyền , khăn đóng áo dài truyen thống VN trong các trường hợp sau :

-   Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm .
-   Tham dự các diễn hành lễ Hai Bà Trưng do các Nữ sinh Trường TH Trưng Vương cưỡi voi qua đường phố SG
-   Các lễ cổ truyền tưởng nhớ tiền nhân anh hùng dung nuoc và quân đội VNCH .

    Đặc biệt khi  tiếp các nhà lãnh đạo thế giới .  Bộ  quốc phục của TT Diệm tuy đơn sơ nhung trang trọng.



       Nhìn trang phục đủ biết TT Diệm  nghèo nhất thế giới rồi



On Sunday, February 21, 2016 9:31 AM, "Quocviet V > wrote:


 

Than huu

SAIGON2016comeback

Kinh chuyen tiep,


Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ ngủ trên chiếc phản gỗ, với chiếc gối mây !



Vào ngày 21:36 Thứ Bảy, 20 tháng 2 2016, an Do <> đã viết:


Trong thời gian gần đây, nhiều người đã đọc và biết qua những bài báo cho rằng Tổng thống José Alberto Mujica Cordano của quốc gia Uruguay là "Tổng thống nghèo nhất thế giới", vì ông đã từ chối dinh thự dành cho ông, để về sống tại ngôi nhà và khu vườn của vợ ông cùng với số tiền lương bình thường của cả hai vợ chồng ông.


Qua cuộc sống bình dị của ông José Alberto Mujica Cordano, nhiều người đã viết về ông là vị "Tổng thống nghèo nhất thế giới".


Điều này cũng không sai, vì khi người ta chỉ cần đưa mắt nhìn về đất nước Việt Nam, để thấy những "ông to", "bà lớn" của đảng Cộng sản, từ cũ cho chí mới; sau khi cướp trọn nước Việt Nam Cộng Hoà cho tới nay, thì những tên như Lê Khả Phiêu, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng ... thì ai cũng thấy những cuộc sống giàu sang tột đỉnh của cả gia đình và con cháu, con rể, con dâu của những kẻ nắm quyền cai trị đất nước.


Những kẻ này đã tận tình vơ vét nhằm hưởng thụ cảnh giàu sang, xa xỉ trên những đồng tiền xương máu của toàn dân, những tài sản này gồm những tài nguyên của quốc gia, từ chính sách buôn dân, bán nước. Trong số đó, kể cả 16 tấn vàng của Chính phủ Đệ nhị Cộng Hoà để lại sau ngày Quốc hận 30.04.1975. 

Số vàng này, đã được đảng Cộng sản Việt Nam đem chia chác với với nhau, để bỏ vào tài sản riêng, để cùng nhau hưởng thụ trên những mảnh đời lầm than, đói rách của người dân nghèo khổ, không nhà, không cơm ăn, không áo mặc, bệnh tật không được chữa cứu chữa.


Nên biết, từ sau ngày 30.04.1975, chế độ Cộng sản Việt Nam đã được Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới cấp cho những số tiền lớn, được gọi là "viện trợ hậu chiến", hoặc "viện trợ để xoá đói, giảm nghèo - viện trợ xoá nạn mù chữ …".


Thế nhưng, gần 40 năm qua, sau khi cưỡng chiếm đất nước Việt Nam Cộng Hoà, cho tới hôm nay, đã có biết bao nhiêu người, chỉ cần nhìn qua thế hệ sinh sau ngày 30.04.1975, theo như chính các báo chí "lề phải" trong nước, lớp người này, đã có rất nhiều người hoàn toàn mù chữ, và một số người đã không được học hết bậc Tiểu học, không có nghề nghiệp để tự mưu sinh, nên họn đã sống trong cảnh đói rách triền miên, con cái họ sinh ra rồi cũng phải kéo lê cuộc đời nghèo khổ như cha mẹ của chúng !


Như vậy, thì rõ ràng những số tiền viện trợ của Liên Hiệp Quốc và của các quốc gia trên thế giới, cùng 16 tấn vàng của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà để lại đã lọt vào những khối tài sản riêng của gia đình của những "cán bộ cao cấp" của đảng Cộng sản Việt Nam.

Trở lại với câu chuyện Tổng thống José Alberto Mujica Cordano là "Tổng thống nhất thế giới".


Vậy nếu đem so sánh với Người đã khai sáng nền Cộng Hoà Việt Nam: Tổng thống Ngô Đình Diệm, thì chính Tổng thống Ngô Đình Diệm mới quả thật là Vị Tổng thống nghèo nhất thế giới.


Chúng ta hãy cùng nhau so sánh hai cuộc sống hoàn toàn khác nhau :

Tổng thống José Alberto Mujica Cordano ngủ trên giường nệm, gối êm.

Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ ngủ trên chiếc phản gỗ, với chiếc gối mây !

Tổng thống José Alberto Mujica Cordano ăn uống những thức ăn, thức uống như mọi người, kể cả như chúng ta những người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại cũng có cuộc sống hơn hẳn cuộc đời khổ hạnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm nữa !


Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc sinh thời thường chỉ ăn cơm hoặc cháo với món cá kho mặn, rau luộc chấm mắm ruốc, hoặc cái bánh bao.


Tổng thống José Alberto Mujica Cordano có nhà riêng, sống với đồng lương của hai vợ chồng ông. Còn Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc sinh tiền không có một ngôi nhà nhỏ, không có một mảnh vườn riêng, mà chỉ ăn ngủ trong một căn phòng nhỏ, cũng là phòng làm việc của vị Tổng thống kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà !


Nên nhớ, căn nhà tại Huế không phải là nhà riêng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, mà là căn nhà của Cha Mẹ ông, mà một thời trẻ tuổi Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống chung cùng các bào huynh, bào đệ của Người.

       
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống một cuộc đời thanh bạch, liêm khiết.    

Tiêt  kiêm ngân quy  quôc  gia .


Sau khi bị bọn giết mướn sát hại, người ta lục lọi trong thi thể của Người, chỉ tìm được một chuỗi Tràng Hạt và nửa gói Bastos xanh. Ngoài ra, không có một thứ gì nữa cả !


Sự thật đã quá rõ ràng như thế, nhưng đảng Cộng sản Việt Nam và bọn tay sai vì phải triệt hạ uy danh của Thổng Thống Ngô Đình Diệm, nên đã gian trá khi cố tình viết ra những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt, đã vẽ vời ra rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm đã "nghiện" những thứ "cao lương mỹ vị" như "ông hoàng thời phong kiến", để bôi nhọ, miệt thị Tổng thống Ngô Đình Diệm. Những điều này, có lẽ rồi đây sẽ có những người sẽ lên tiếng một cách vô tư, làm sáng tỏ tất cả, để cho các thế hệ sau này được biết về những sự thật về tấm gương liêm khiết của Tổng thống Ngô Đình Diệm !


Kết luận :

Nếu đem so sánh với cuộc sống của Tổng thống José Alberto Mujica Cordano, thì Tổng thống Ngô Đình Diệm; Người sống không có một căn nhà nhỏ, không có được một mảnh vườn riêng. Những điều đó, đã chứng minh rằng chính Tổng thống Ngô Đình Diệm mới thực sự là Vị Tổng thống nghèo nhất thế giới.


Tuy nhiên, dù là vị Tổng thống nghèo nhất thế giới; nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm đã để lại cho hậu thế cả một di sản vô giá :

Đó là Thể chế Việt Nam Cộng Hoà do chính Người đã khai sáng trên đất nước Việt Nam - Người đã hết lòng yêu nước, thương dân. Và cuối cùng, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống vì Tổ Quốc - Dân Tộc; và đã chết vì Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam !

Anh quốc, 31.10.2014


Nữ sĩ Hàn Giang Trần Lệ Tuyền


Hình đính kèm là những thứ có trong phòng ngủ của Ngô Tổng Thống, bị bọn phản loạn lật tung để tìm của cải, nhưng .... không có gì !!!



.alt


               Nhìn hình  đủ biết TT Diệm nghèo nhất thế giới rồi  --   Tiêt  kiêm ngân quy  quôc  gia .


__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

SỰ THẬT VẪN LÀ SỰ THẬT

$
0
0




Sent:Friday, February 5, 2016 5:10 PM


Nhắc đến tên những người làm tan nát quê hương chỉ làm thêm đau lòng người Việt tị nạn .   Kể tên những tướng phản bội chỉ làm buồn đau những trang sử dân tộc , tủi nhục làm người ơi  ! 

Sự thật vẫn là sự that

Hàng năm đến ngày 01 tháng 11 quốc gia nào trên thế giới có người Việt tị nạn CS và ngay cả tại Việt Nam , người ta đều làm lễ tưởng niệm để nhớ ơn TT Ngô Đình Diệm



On Friday, October 23, 2015 5:01 PM, "Phan An Nhan  wrote:




--- Forwarded  message --


Vài tướng phản bội ... 

Dương Văn Minh qua Mỹ lúc nào cũng chẳng ai hay .  Khi chết thì không ai đăng cáo phó hay chia buồn --  Không có vị tướng tá hay sĩ quan QLVNCH nào tham dự .    -- Chết năm nào và chôn ở đâu cũng chả ai biết hoặc để ý đến .

Trần Thiện Khiêm thì trốn chui trốn nhủi , không dám gặp người VN ,  -- Không tham dự các buổi lễ quốc gia , cộng đồng , hội ái hữu cựu QN . Chỉ xuất hiện một lần ngắn ngủi ở Cali năm 2012 rồi thôi .

Mai Hữu Xuân cũng trốn tiệt Virginia. Có người cho biết dôi khi ban đêm ông ta đập đầu vào tường , than khóc kêu tên TT Diệm tha tội cho ông .


Người ta thường gặp Trung tướng Tôn Thất Đính sáng xỉn chiều say ở Nam Cali , trông rất tội nghiệp . Một tháng trước khi chết , Vũ Nhân đài SBTN phỏng vấn TT D , ông nghẹn ngào khóc khi nhắc đến gia đình TT Diệm.  Có lẽ suốt đời , Tr.T. Tôn Thất Đính không lúc nào ngủ yên vì lương tâm dày vò, cắn rứt .


Cụ Bà Ngô Đình Khả và TT Ngô Đình Diệm yêu thương TT Dinh như một người con thân yêu trông gia đình . 

Năm 1962 , TT Diệm đã làm một lỗi lầm vô cùng quan trọng ,ảnh hưởng vận nước dân tộc .

Đó là bổ nhiệm TT D làm tư lệnh Quân đoàn 3 - Quân khu 3 ,  Đây là Quân đoàn quan trọng nhất vi có thủ đô Saigon .
 TT Diệm bổ nhiệm TT D kiêm luôn Tổng Trấn SaiGon Gia Định và Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô SG . Mỗi bước đi  , chỗ ở của TT Diệm, Trung Tướng TT D đều nắm rõ .


Cho nên 1963, khi TT Dinh  nghe lời dụ dỗ và do áp lực -  phản bội lại chủ, đồng thời cũng là ân nhân của mình  , thì TT Diệm chắc chắn phải chết mà thôi .


Nguyện cầu lương tâm thôi cắn rứt để ông ra đi bằng an .  Tổng thống Ngô Đình Diệm chắc chắn cũng sẽ yêu thương TT Dinh  khi hai người gặp lại nhau bên kia thế giới không còn hận thù .  Cả hai cùng sinh ra và lớn lên ở Huế .



From: chinhnghia
Date: Fri, 23 Oct 2015 22:14:55 +0200
Subject: [ChinhNghia] Truất phế cựu Hoàng Bảo Đại -kỳ 3, Hết- (Nhị Lang)




Truất phế cựu Hoàng Bảo Đại



Truất phế cựu Hoàng Bảo Đại-kỳ 3, Hết-   (Nhị Lang)



(Kỳ 3 -Hết- Trích đoạn Tài liệu Lịch sử: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế từ trang 342-347)




             Nhị Lang,tức Thái Lân

Cố vấn Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam



Cái chết của Tướng Trình Minh Thế




Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp:  Mai Hữu Xuân.


Tướng Thế mất lúc 7 giờ chiều mùng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbine duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải xuyên thẳng qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đâu mất. Theo lời Đại úy Tạ Thành Long báo cáo, và chính tôi cũng được Long dẫn đi khám trận, thì một vài phút  trước khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận, phía Sài Gòn đi xuống, phải vòng theo một con đường nhỏ về phía tay trái mới tới được nơi ấy). Ông đưa tay chỉ trỏ, ra lệnh cho quân nhà bắn vào một chiếc Frégate đậu bên kia cầu mà ông nghi là của Pháp giả vờ nằm đó để làm hiệu cho đối phương bắn về phía ông. Cứ theo vị trí kể trên, thì viên đạn đi xéo từ bên phải ở phía sau, trúng ngay lỗ tai, mà người bắn ra viên đạn ấy không thể cách xa hơn 10 thước, và ắt đã núp dưới chân cầu, sau lưng mục tiêu. Tướng Thế chết gục tức khắc, không kịp thốt ra một lời nào. Giữa lúc ấy, thì quân Liên Minh đang tiến qua cầu, một chiếc xe Jeep bị bắn hỏng, nằm chết giữa cầu, theo lời tường thuật của Đại úy Nguyễn Tấn Ước.


  … Một lúc sau, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đều đòi ra thăm. Nhưng chúng tôi thành khẩn khuyên hai nhân vật quan trọng ấy là xin hãy đợi tới sáng hôm sau, chứ đừng đến giữa đêm khuya, vì thành phố Sài Gòn đang có biến, an ninh không được bảo đảm.


   Thế là tờ mờ sáng hôm sau (4-5-1955) điện đường chưa tắt, Thủ tướng Ngô Đình Diệm, Cố vấn Ngô Đình Nhu, cùng toàn bộ nội các và Bộ Tham Mưu (do Tướng Lê Văn Tỵ hướng dẫn), đều tề tựu đông đủ trên căn gác nhỏ ở đường Trương Minh Giảng.


    … Thủ tướng Ngô Đình Diệm tức thì có một cử chỉ làm anh em chúng tôi vô cùng xúc động và còn nhớ mãi tới bây giờ. Ông đầm đìa nước mắt, cúi xuống ôm ghì lấy thi hài Tướng Thế, rồi hôn ngay trên mặt người chết. Tiếp đó, ông ngất xỉu luôn. Mọi người hốt hoảng, vội vàng tìm cách cứu chữa, mãi một lát sau Ông mới hồi tỉnh, và rồi khóc. Còn Ông Nhu thì quỳ bên giường, vừa nắm tay người chết vừa kêu than “Anh Thế ơi!” với một giọng ai oán đầy nước mắt. Chúng tôi thật sự không ngờ Thủ tướng Ngô Đình Diệm lại đau khổ đến mức ấy. Ông như người mất một người ruột thịt yêu quý nhất trên đời!


   Ngày mồng 6 tháng 5 được ấn định là ngày cử hành tang lễ cho Cố Trung tướng Trình Minh Thế. Đúng 9 giờ sáng hôm ấy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đích thân đọc điếu văn trước linh cửu, bấy giờ đã được chuyển ra ngoài công trường Tòa Đô Chính. Tiếng nức nở của Thủ tướng Diệm lại vang lên trong máy vi âm. Sau đó, quan tài được đặt trên một chiếc thiết giáp phủ Quốc Kỳ, lìa khỏi Sài Gòn, tiến theo con đường lên Tây Ninh. Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiễn theo linh cữu tới gần chợ Sài Gòn mới quay trở lại.


  … Trước hết, các thành phần không ưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng ông Diệm hoặc ông Nhu đã nhúng tay vào máu, trừ khử một người tuy có công với chính quyền, nhưng lại rất “nguy hiểm” cho chính quyền. Thú thật, ngay buổi đầu, lòng tôi cũng đã có nghi ngờ ấy. Nhưng rồi tôi lại tự bác bỏ ngay. Xét về lý thuyết, Tổng Thống Diệm không dại gì vội vàng chặt đứt chân tay mình bằng cái chết của Trình Minh Thế, ngay giữa lúc đối phương đang triệt để lũng đoạn tình hình, khuynh đảo chính quyền. Dù quả  thật Trình Minh Thế có “nguy hiểm” chăng nữa, thì cũng vẫn chưa phải lúc để ra tay. Uy danh Trình Minh Thế còn đang hữu ích đối với chính quyền…


1 - Pháp hết sức căm thù Trình Minh Thế và đã công khai lên án tử hình khiếm diện hồi 1951, khi Trình Minh Thế vừa ra khu. Việc này thật dễ hiểu, vì chẳng những Trình Minh Thế lập chiến khu chống Pháp công khai, mà trước đó không bao lâu, chính Trình Minh Thế đã chủ trương vụ ám sát Tướng Chanson và Thái Lập Thành, giao cho thuộc hạ thân tín lúc bấy giờ là Đại úy Văn Thành Cao, Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tại Sa Đéc, thi hành công tác mạo hiểm này.


 2 -  Một Thiếu tá phi công của Pháp bị Trình Minh Thế bắn chết, khi viên phi công này bay thám thính trên chiến khu Bù Lu.


 3 - Hai quả bom khiêu chiến của Liên Minh tại Sài Gòn ngày mồng 9 tháng 1 năm 1952, là một cái tát đau đớn vào mặt nhà cầm quyền Pháp, báo hiệu cho Pháp biết Trình Minh Thế là một địch thủ lợi hại, cần phải trừ khử bất cứ lúc nào.


4 - Hai tên chủ đồn điền người Pháp tại Tây Ninh bị Trung tá Nguyễn Trung Thừa bắt được và hạ sát hồi cuối năm 1954. Pháp vô cùng phẫn uất, nhờ Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc phải đền bồi này nọ.


   Mai Hữu Xuân là một nhân viên tình báo nổi tiếng phục vụ cho quyền lợi của Pháp ở Việt Nam. Tên này chưa hề ra trận mạc bao giờ, mà vẫn lên tới cấp Tướng của Pháp, đủ biết hắn ta được lòng tin cậy của Pháp như thế nào. Các tin tức thu lượm được cho hay Mai Hữu Xuân đã tổ chức sai người theo dõi Trình Minh Thế từ khi Thế mới về thành, và khi biết Thế thân hành ra chỉ huy mặt trận tại cầu Tân Thuận, thì Mai Hữu Xuân sai bộ hạ phục sẵn dưới cầu, thừa lúc chiến sự đang sôi nổi hỗn loạn, bắn ngay một phát súng  Carbine từ đàng sau tới, rồi biến vào nhà dân gần đó.


  Và câu kết luận của tôi là Trình Minh Thế đã bỏ mình vì thực dân Pháp, chứ chẳng ai khác. Trình Minh Thế bị ám sát bởi tay sĩ quan tôi tớ của pháp.Thủ phạm chính thi hành vụ ám sát kia chính là Tướng Mai Hữu Xuân, người mà tám năm sau đã thay mặt bọn Dương Văn Minh đã hạ sát cảTổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô ĐìnhNhu.


Cái chết của Hồ Hán Sơn


Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 296:


“Ngày 15 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bất thình lình cử Tướng Văn Thành Cao cầm đầu Chiến Dịch Bình Định Miền Đông, đặt Bộ chỉ huy tại Tòa thánh Tây Ninh. Đối với Tướng Phương, là cái hậu quả tất yếu của việc Phương chống báng. Ông này vô cùng hoảng hốt lo sợ.Thừa dịp ấy, bí thư của ông là Trung úy N.N.V, một người ít học nhưng nhiều tham vọng, lại sẵn có mối thù riêng với Hồ Hán Sơn từ thưở nào, nên không cần đợi lệnh thượng cấp, N.N.V, đem ngay Hồ Hán Sơn ra giết chết, rồi ném thây xuống giếng, lấp lại.Trước khi thọ hình, Sơn còn để lại nhiều bài thơ nghĩa khí trên vách  nhà giam, mà tôi không nhớ được. Chính Văn Thành Cao đã chỉ cho tôi xem nơi Hồ Hán Sơn bị vùi dập. Cái chết oan ức này của người anh em Hồ Hán Sơn đã là lý do khiến tôi phải gấp rút bỏ nước ra đi ngày 20-2- năm ấy.


  Việc Hồ Hán Sơn bị giết, tôi biết như trên, nhưng tôi cũng đành để bụng, và không nỡ trách Tướng Phương trong cơn bối rối, đã để xảy ra một tấn kịch đau thương!



Nhị Lang

----------------------------------------------- 


Chú thích:


Vì lúc viết sách Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, viên Đại tá Savani của Pháp chưa lên tiếng xác nhận chính  ông ta đã giết chết Tướng Trình Minh Thế. Do đó, tác giả Nhị Lang không đọc được tài liệu này.


Vậy, nhân đây Hồn Việt UK Oline hon-viet.co.uk xin bổ sung tài liệu do Hàn Giang Trần Lệ Tuyền sưu tầm về Đại Tá Savani (tình báo của Pháp) đã công khai trong sách, nhận chính ông ta đã giết Tướng Trình Minh Thế như sau:


 Tiết lộ của Đại Tá Savani (tình báocủa Pháp) là một viên Trung Úy:


 (Jean Lartéguy, “Soldats perdus et fous de dieu”, (pages 244-245) 


“C'est moi qui ai tué Trinh Minh Thế. Non, je ne tenais pas la carabine, mais j'avais tout préparé. Il fut tué d'une seule balle en pleine tête, par l'un de mes hommes, sur le pont de Bình Đại. Le coup n'est pas parti de la vedette. Cet homme put ensuite disparaitre sans difficuté. Son nom ne vous dirait rien. Disons qu'il portait ce jour- là les galons de lieutenant. À l'exception de la bande à Lansdale, tous me furent reconnaissants de son exécution. Y compris Diệm qui n'aurait pas duré longtemps si Thế n'avait pas disparu. Je L'ai fait exécuter, non pour faire plaisir à Diệm ou aider les Bình Xuyên, mais pour venger le général Chanson, comme je me l'étais juré”.  ( Jean Lartéguy,  “Soldats perdus et fous de dieu”, (pages 244-245)


Dịch:


“Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Không, tôi không đích thân cầm cây súng Carbine đó, nhưng tôi đã chuẩn bị mọi việc chu đáo. Thế bị giết bằng một viên đạn duy nhứt bắn ngay vào đầu, do một người trong nhóm thuộc hạ của tôi bắn trên cầu Bình Đại. Viên đạn này không bắn từ tàu Vedette. Tên thuộc hạ đó biến mất sau đó, không có gì là khó khăn. Cái tên của hắn cũng chẳng cần nói lên làm gì. Có thể nói rằng, ngày hôm đó, hắn ta mang lon Trung úy. Ngoại trừ phe nhóm của Lansdale, còn tất cả đều biết ơn tôi về vụ hành quyết Thế. Kể cả ông Diệm là ngừơi sẽ khó tồn tại lâu dài nếu Thế không biến mất. Tôi ra lệnh hành quyết Thế, không phải để làm vui lòng ông Diệm hoặc để giúp bọn Bình Xuyên,  mà chính là để trả thù cho Tướng Chanson, như tôi đã tự thề thốt với lòng”. (trang 244-245).


Nhận xét:


Tài liệu bị Jean Lartéguy ghi sai là cầu Binh Dai thực ra là cầu Tân Thuận.


Nhưng chúng ta nên hiểu là Thiếu Tá Savani cũng chỉ được phúc trình chính thức là 1 viên đạn, hung thủ không dại gì phúc trình 2 viên đạn (điều nầy khiến nó bị khiển trách, vì thông báo chính thức là Tướng Thế bị bắn sẻ và chết vì 1 viên đạn). Chính quyền cũng chỉ được thông báo là 1 viên đạn (do Tạ Thành Long).


Viên Trung Úy mà Savani nói là người Việt chứ không phải là người Pháp, cho nên nó dễ trà trộn vào đám đông đang hỗn lọan trong lúc cái tin sét đánh ngang mày: Tướng Thế bị tử thương.


Những người biết suy nghĩ và trung thực,vẫn nghĩcái tên "Giám sát"nầy là Mai Hữu Xuân, vì bọn mật thám của Pháp vô cùng hung ác và thâm mưu, chúng là đại họa của dân tộc ta từ thời Pháp thuộc. Chúng còn tác hại trong thời Đệ Nhất và cả Đệ Nhị VNCH.


Và lúc đó, có 2 sĩ quan của quân đội quốc gia (chuyển từ Vệ Binh Đòan, tức lính người Việt do Pháp tuyển mộ, để có lính giúp quân đội Pháp mà đánh với Việt Minh) xin lên ngồi xe với Tướng Thế (mà Tướng Thế lầm tưởng chúng là người của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phái đến). 2 tên nầy (một Trung Tá là Mai Hữu Xuân và một viên Trung Úy) còn hành động cho quân đội Pháp mặc dù đã chuyển giao cho phía VN. 


Tên đóng vai trò "giám sát" sẽ rình cơ hội thuận tiện nhất mà ra hiệu cho tên hung thủ ngồi ở vị trí ra tay ám tóan. Tướng Thế đang lo mặt trận không để ý gì đến hành vi của chúng, mà ông tưởng lầm là bây giờ quân đội VN và Cao Đài là “người một nhà”. Bất cứ người nào ở Miền Nam vào thời buổi đó cũng lầm tưởng như vậy.


Cho nên hung thủ ngồi rất gần Tướng Thế, ngồi ngay sau lưng ông, nó ra tay chớp nhóang, các vết thương chỉ rõ tầm bắn rất gần. Cho nên dấu tích của vết thương nói lên điều đó.





__._,_.___



Posted by: <vneagle_1

Viewing all 674 articles
Browse latest View live