Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Đại Nhạc Hội ‘Cám Ơn Anh’ kỳ 11 quyên góp được $1 triệu 50 ngàn

0
0

NGŨ HỔ TƯỚNG QUÂN LỰC VNCH

0
0

NGŨ HỔ TƯỚNG QUÂN LỰC VNCH

nguvituong
NGŨ HỔ TƯỚNG QUÂN LỰC VNCH
Ơn Tổ Quốc Trọn Tình – Sinh Vi Tướng Nghĩa Dân Quân Vẹn Tiết – Tử Vi Thần
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.”
(Sào Nam PHAN BỘI CHÂU)
Giở lại những trang sử chiến đấu dũng mãnh và hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhân tưởng niệm ngày 30-04, là ngày nước Việt Nam Cộng Hòa thôi tồn tại, chúng tôi muốn kể lại cho các bạn trẻ Việt Nam công nghiệp chiến đấu và những giây phút chói chang cuối cùng của những vị thần tướng làm rạng danh nước Nam trên trường quốc tế: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là hậu duệ của dòng họ Nguyễn Khoa danh tiếng ở đất Thần Kinh Huế mà các cụ tổ từ đời này sang đời nối tiếp đều có công trạng giúp Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, mà điểm dừng là mũi Cà Mau. ược hun đúc từ truyền thống ấy, Thiếu Tướng Nam thuở còn ở tuổi học sinh siêng năng chăm học, rất hiếu thảo với cha mẹ, ông thường nghiền ngẫm kinh Phật, sách triết học và Nho học. Người cũng rất say mê hội họa, âm nhạc và giỏi về nhạc lý. Sau này khi đã trở thành vị tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh và rồi lên Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu IV người nổi tiếng là vị tướng từ ái, thương lính yêu dân, rất được quân và dân Miền Tây kính trọng và yêu thương. Mỗi lần Thiếu Tướng Nam bay đến các tiểu khu (tỉnh) hay các đơn vị chiến trường nào, ông cũng đều không muốn làm phiền thuộc cấp vì chuyện ăn uống. Lắm lúc ông chỉ cần vài trái bắp luộc là đã xong cho một bữa trưa. Nếu ở Bộ Tư Lệnh thì người luôn luôn xuống Câu Lạc Bộ cùng dùng cơm với các sĩ quan, có gì ăn nấy. Là một Phật tử thuần thành, Thiếu Tướng Nam ăn chay 15 ngày mỗi tháng, cố gắng tôn trọng những giới cấm, tránh sát giới nhưng vẫn chu toàn bổn phận của một người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bà con thân hữu đến thăm ông thì được, nhưng để xin ân huệ hay nhờ vả đều nhận được sự từ chối thẳng thắn. Cuộc sống của người quá giản dị, không vợ con, không nhu cầu vật chất xa hoa, không gì hết, đơn giản đến mức trở thành huyền thoại.
Tướng Dương Văn Minh, người được Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa bỏ phiếu đa số chấp thuận lên nắm quyến Tổng Thống vỏn vẹn mới có ba ngày đã vội vã ra lệnh toàn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng thôi chiến đấu từ 10 giờ sáng ngày 30.04.1975.
Dưới Quân Khu IV (Miền Tây) các tướng lãnh của quân ta nào đâu chịu đầu hàng một cách nhục nhã như vậy. Đại cuộc không thành, thành mất thì tướng phải tuẫn tiết theo thành. Thiếu Tướng Nam lên xe đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ thăm những chiến hữu thương binh của người lần cuối cùng. Mối thương cảm vận nước đến hồi đen tối, chiến hữu gãy súng và thương phế binh chắc chắn sẽ bị quân địch tàn nhẫn đuổi ra nằm lê la trên hè phố bụi đất với những vết thương còn lở lói và rướm máu, đã làm cho đôi mắt của người sưng húp lên. Đến tối Thiếu Tướng Nam quay trở về dinh Tư Lệnh nằm bên bờ con sông Cái Khế và nhận được tin Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó quân Khu IV đã nổ súng tuẫn tiết trong văn phòng tại trại Lê Lợi. Đến nửa đêm, Thiếu Tướng Nam trân trọng vận bộ lễ phục trắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với ngù vai, dây biểu chương, huy chương các loại gắn trên ngực áo, nghiêm chỉnh ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế sau bàn Tư Lệnh. Rồi người đưa khẩu Browning lên bắn vào màng tang, đầu người gục xuống về phía trái. Ngày hôm sau, các sĩ quan còn ở lại Bộ Tư Lệnh đã đứng nghiêm chào người anh hùng rồi an táng thi thể người trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ. Trong đầu năm 1994, thân nhân của Thiếu Tướng Nam đã xuống Cần Thơ bốc mộ, hỏa thiêu và mang tro cốt đem về thờ trong chùa Gia Lâm trên đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, Sài Gòn.
———–
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV; Quân Khu IV đã tự sát trong văn phòng Tư Lệnh Phó tại Trại Lê Lợi nằm trên đường Hòa Bỉnh, Cần Thơ, trước Thiếu Tướng Nam vài tiếng đồng hồ. Tên tuổi của Chuẩn Tướng Hưng được biết đến từ khi ông còn là một sĩ quan chiến đấu trên chiến trường Miền Tây và được xưng tụng là một trong những con mãnh hổ dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ chức vụ Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, ông được điều động lên Quân Khu III làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh và được vinh thăng Chuẩn Tướng chỉ vài tháng trước khi chiến trận Mùa Hè Đỏ Lửa nổ lớn tại An Lộc trong năm 1972. Định mệnh đã chọn Chuẩn Tướng Hưng làm người tử thủ An Lộc và đánh thắng đến bốn sư đoàn địch, vang danh quân sử Việt Nam và chiến sử thế giới. Hình ảnh dũng cảm và quen thuộc mà chiến sĩ tử thủ An Lộc ngưỡng mộ người Tư Lệnh của họ, là chiến sĩ Lê Văn Hưng đầu đội nón sắt, quần lính, áo thun màu ô liu, tay xách cây M16 như bất cứ một người lính khinh binh nào, làm việc 24/24 giờ một ngày bên chiếc đèn vàng mù mờ ánh sáng, hay ra chiến hào khích lệ tinh thần binh sĩ và tỉ mỉ giảng giải cách sử dụng súng chống chiến xa M72 để bắn xe tăng địch.
Dưới sự chăm sóc và chỉ huy của Thiếu Tướng Nam và Chuẩn Tướng Hưng, Quân Đoàn IV gồm các Sư Đoàn 7, 9 và 21 Bộ Binh đã đem lại những ngày an bình cho người dân Miền Tây. Hai vị Tướng đã là một cặp chiến binh kiệt xuất tạo nên bức tường thành vững chắc cho Quân Khu IV. Cho đến cái ngày oan nghiệt 30.04.1975, hai vị Tướng nhiều lần nhận được lời đề nghị khẩn thiết của người Mỹ muốn giúp hai vị và gia đình di tản sang Hoa Kỳ, nhưng cả hai vị Tướng đã khẳng khái từ chối. Cho đến 4 giờ chiều cùng ngày, hai vị Thiếu Tướng còn cố liên lạc với các đơn vị hỏi xem có nhận được lệnh hành quân và phóng đồ bố trí chiến đấu chưa. Tất cả đều trả lời không. Hóa ra viên đại tá được giao trọng trách chuyển lệnh đã bỏ trốn mất. Hai vị Tướng tức uất thở than cho vận nước. Danh từ đầu hàng từ đầu cho đến tàn cuộc chiến rất xa lạ với người chiến sĩ QLVNCH. Chuẩn Tướng Hưng vẫn với bộ quân phục tác chiến bộ binh màu ô liu trở lại văn phòng Tư Lệnh Phó gặp lại vợ con nói lời vĩnh biệt và ân cần khuyên nhủ bà Chuẩn Tướng phu nhân gắng cắn răng sống nuôi con, dạy dỗ con nên người, nói cho chúng biết về người cha đã chết như thế nào cho tổ quốc. Người cũng trân trọng từ biệt các chiến hữu:
“Tôi không bỏ các anh để đưa vợ con ra ngoại quốc. Tôi cũng không thể chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi tôi có rầy la. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm nếu có.”
Những người lính ôm lấy lá cờ vàng và cây súng thân thương vào lòng khóc nức nở. Họ biết giây phút vĩnh biệt người chủ tướng đã điểm. Chuẩn Tướng Hưng cố xô đẩy đuổi mọi người ra ngoài, bình thản đóng kín cửa văn phòng lại. Có tiếng súng nổ chát chúa từ bên trong vọng ra. Bà Hưng và các chiến hữu phá cửa xông vào. Chuẩn Tướng Hưng nằm ngã người tựa vào giường nửa trên nửa dưới, hai cánh tay dang ra và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn, đôi mắt còn mở to uất hờn. Người đã bắn vào tim để tỏ rõ tiết tháo một người Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Máu từ trong tim người thấm ướt mảng áo ngực và loang ra đỏ thắm tấm drap trắng. Thời điểm người anh hùng thăng thiên đúng 8 giờ 45 tối ngày 30.04.1975. Khoảng 11 giờ khuya, Thiếu Tướng Nam gọi điện qua chia buồn. Bà Thiếu Tướng Hưng nghe rõ tiếng thở dài của người Tư Lệnh phía bên kia đầu dây…
————-
Trong cái ngày đau buồn ấy, tại bệnh viện Grall (Đồn Đất) Sài Gòn, người ta đưa vào thi hài của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II; Quân Khu II, một chiến binh mà các cấp bậc đi lên đều được trao gắn vinh thăng tại mặt trận. Thiếu Tướng Phú đã uống thuốc độc chết cùng với vận nước.
Từ cái ngày người bị trọng thương và sa vào tay giặc ở Điện Biên Phủ tháng 05.1954, rồi được trả về cho Việt Nam Cộng Hòa sau ngày ký Hiệp Định Geneva 20.07.1954, Thiếu Tướng Phú đã thề với lòng là người thà chết chứ không chịu nhục nhã lọt vào tay giặc một lần nữa. Lời thề ấy người đã giữ trọn, người chết đi mang theo một nỗi hận mất nước và một nỗi oan khuất về cuộc triệt thoái Quân Khu II không mong muốn. Còn nhớ tại trận Điện Biên Phủ, toàn tiểu đoàn của Đại Úy Phú chỉ còn có 100 tay súng mà phải ngăn chống một số lượng quân địch đông gấp hai mươi lần, ông dẫn quân lên đánh cận chiến với địch và giành lại được hơn 100 thước chiến hào. Đại Úy Phú và một số các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn đều bị đạn địch quật ngã và một vài giờ sau đó bị sa vào tay giặc. Trong thời gian bị giặc bắt làm tù binh, bệnh phổi của Đại Úy Phú tái phát và ông mang bệnh lao. định mệnh vẫn còn muốn cho người anh hùng được sống, để tiếp tục chiến đấu cống hiến nhiều hơn nữa cho nền tự do của tổ quốc, sau tháng 07.1954 Đại Úy Phú được trả về cho Việt Nam Cộng Hòa. Vị Tướng mảnh khảnh người, khuôn mặt xương nhưng có cái bắt tay mềm mại ấm áp ấy đã nhanh chóng trở thành một trong những vị Tướng xuất sắc nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lần lượt đảm nhiệm những chức vụ quan trọng: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, Tư Lệnh Biệt Khu 44 thuộc Miền Tây, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, và sau hết Tư Lệnh Quân Đoàn II; Quân Khu II. Chính là ở vị thế cực kỳ khó khăn này, Thiếu Tướng Phú phải đương đầu với nhiều vấn đề sinh tử có tầm vóc quốc gia, mà đã vượt ra khỏi quyền hạn nhỏ bé của ông. Người ta cho rằng việc thất thủ Ban Mê Thuột là do lỗi thiếu phán đoán của Thiếu Tướng Phú. Người ta chỉ có thể dùng quân luật và quân lệnh để bắt buộc Thiếu Tướng Phú thi hành lệnh rút quân, thậm chí đặt ông vào tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe ngay trong ngày 14.03.1975, hai ngày trước khi Quân Đoàn II rút quân ra khỏi cao nguyên. Thiếu Tướng Phú đau lòng theo dõi các mũi tiến quân của địch, như những vết dầu loang nhanh chóng thấm đỏ hết hai phần ba lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Người biết cái sinh mạng nhỏ bé của mình cũng co ngắn lại cùng với số mệnh của đất nước. Rồi khi những chiếc khăn rằn và những chiếc áo màu xanh rêu mốc đã tràn ngập khắp phố phường Sài Gòn trong ngày 30.04.1975, người chọn cái chết lưu danh thanh sử bằng cách uống độc dược, để tỏ rõ ý chí bất khuất của người làm Tướng và chứng tỏ cho đối phương biết rằng họ có thể chiếm được đất nhưng không có thể quy phục được tiết tháo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
—————
Một trong những hồi ức rất đẹp và rất hào hùng mà Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ còn để lại trong chiến sử Việt Nam, là lúc ông cầm khẩu súng chống chiến xa M72 nhoài người lên khỏi hầm chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc bắn cháy một chiếc T54 chạy lần quầng sát một bên, trong lúc Chuẩn Tướng Hưng đã thủ sẵn một trái lựu đạn trong tay để cùng chết với quân địch. Đại Tá Vỹ đích thực là một khuôn mặt lừng lẫy của Miền Đông khi ông về phục vụ dưới cờ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh từ năm 1968.
Đại Tá Vỹ nổi danh là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, năng nổ, có tài tham mưu và chỉ huy. Sau chiến thắng An Lộc, Đại Tá Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cho đến gần cuối năm 1974, sau một khóa học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp bên Hoa Kỳ về, cái ghế và văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chờ đợi ông, cùng với chiếc lon mới Chuẩn Tướng. Chuẩn Tướng Vỹ dưới con mắt nể trọng của chiến sĩ Sư Đoàn 5 Bộ Binh, là một vị chỉ huy siêng năng và đáng kính. Người nổi tiếng thanh liêm và chống tham nhũng, bản tính của người bộc trực và dễ nổi nóng trước cái ác và cái xấu. Một số sĩ quan trong sư đoàn làm chuyện càn quấy, ăn chận trên xương máu của chiến sĩ đều bị người trừng trị thẳng cánh. Chuẩn Tướng Vỹ là một trong những vị Tướng hiếm hoi có tinh thần tự trọng cao độ, không bao giờ ỷ lại vào mọi sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Người ta nhìn thấy ở ông một tinh thần tự lực cánh sinh và có nhiều sáng kiến khi phải đương đầu với những vấn đề khó khăn. Về mặt quân sự, người có một tầm nhìn chiến lược rất bao quát và thường hay bày tỏ với các sĩ quan tham mưu:
“Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh mình ngoài này mà sẽ tìm cách len lỏi đi thẳng về Sài Gòn”.
Sự phán đoán đó về sau đã hoàn toàn đúng. Một quân đoàn Bắc Việt không giao chiến với Sư Đoàn 5 Bộ Binh, mà tìm cách len lỏi xuyên qua những điểm bố trí của sư đoàn, hối hả tiến về Sài Gòn để dứt điểm Tướng Dương Văn Minh. Sáng ngày 30.4.1975 họp tham mưu sư đoàn xong, Chuẩn Tướng Vỹ và toàn ban sĩ quan ngồi bên chiếc máy thu thanh chờ nghe Tướng Minh đọc nhật lệnh quan trọng. Trong thâm tâm Chuẩn Tướng Vỹ, người cứ tưởng là Tướng Minh sẽ kêu gọi toàn quân chiến đấu đến cùng, hoặc di tản về Miền Tây tiếp tục đánh. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan, kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ binh đội cộng quân đến bàn giao.
Chuẩn Tướng Vỹ nghiến răng miễn cưỡng ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các sĩ quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Nhìn khuôn mặt trầm buồn và ánh mắt u uất của vị Tư Lệnh, các sĩ quan đoán chắc thế nào ông cũng tử tiết để bảo toàn danh dự người làm Tướng, nên họ đã khéo léo giấu hết súng. Bữa cơm vĩnh biệt được dọn ra, những hạt cơm trắng ngần trong khoảnh khắc đó dường như có vị mặn của máu và cứng ngắc như những hạt sỏi. Mọi người còn đang dùng cơm thì Chuẩn Tướng Vỹ bỗng bỏ ra ngoài đi nhanh về hướng chiếc trailer dùng làm văn phòng tạm cho Tư Lệnh. Các sĩ quan kinh hoàng nghe hai tiếng nổ đanh gọn phát ra từ chiếc trailer. Mọi người hối hả chạy ùa tới mở cửa thì thấy Chuẩn Tướng Vỹ nằm trên vũng máu và người đã thực sự ra đi, trên tay còn cầm khẩu Beretta 6.35 mà mọi người không nhớ là nó còn nằm trong chiếc trailer. Chuẩn Tướng Vỹ đã bắn vào phía dưới cằm, đạn đi trổ lên đầu. Khi các sĩ quan và binh đội cộng sản vào tiếp quản doanh trại. sĩ quan sư đoàn cao cấp của địch đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Chuẩn Tướng Vỹ và nói: “Đây mới xứng đáng là con nhà Tướng.”
Các chiến sĩ sư đoàn chuyển thi thể vị chủ tướng ra an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh. Ít lâu sau, thi thể Chuẩn Tướng Vỹ lại được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài Gòn. Năm 1987, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Vỹ lặn lội vào Nam hỏa thiêu hài cốt của người anh hùng và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.
—————
Cũng với tấm lòng của những người mẹ thương con bao la mênh mông như đại dương, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai tuổi già tấm lưng còng còm cõi với thời gian, đã mưu trí gạt được quân cộng đang tràn ngập trong căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh đem được thi thể vị Tư Lệnh về Gò Vấp mai táng. Bà rưng rưng nước mắt nghẹn ngào nhận gói di vật của con bà từ tay một vị Trung U¨y thuộc cấp, trong đó có một vài vật dụng cá nhân và số tiền hai tháng lương khiêm nhường của Chuẩn Tướng là 70.000 đồng. Là một người con hiếu thảo, trước khi ra đi người còn cố gửi về cho mẹ số tiền nhỏ bé đó. Lúc còn sống Chuẩn Tướng Hai nổi tiếng là vị Tướng thanh liêm, cuộc đời thanh đạm không có của cải vật chất gì đáng kể, ngoài chiếc xe Jeep của quân đội cấp cho, thì khi người ra đi, người chỉ để lại cho hậu thế thanh danh thần tướng cùng tấm lòng sắt son đối với dân tộc và tổ quốcTài năng của Chuẩn Tướng Hai được xác định bằng những chức vụ quan trọng trong hệ thống quốc gia như Tỉnh Trưởng Phú Yên, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II; Quân Khu II, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và sau cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Đảm nhiệm những chức vụ cao tột như vậy mà người vẫn sống một cuộc sống bình dị, nghiền ngẫm kinh Phật, trên tay lúc nào cũng thấy những loại sách học hỏi khác nhau. Chuẩn Tướng Hai cũng nổi tiếng là vị Tướng thương yêu và chăm lo cho đời sống chiến binh các cấp dưới quyền hết mực, thậm chí coi thường cả mạng sống. Như câu chuyện đã trở thành huyền thoại về Đại Tá Hai, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, đầu năm 1968 đã cùng vài sĩ quan đáp phi cơ C123 ra tận chiến trường Khe Sanh và nhảy xuống, lặn lội ra tận từng chiến hào tiền tuyến thăm hỏi khích lệ chiến sĩ Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân, dưới những cơn mưa pháo rền trời của địch.
Năm 1974 định mệnh đã đưa Chuẩn Tướng Hai về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh để tên tuổi của người lưu tại nghìn thu trong sử sách, bằng cái chết hào hùng mà đã làm địch quân kinh hoàng.
Trước ngày 30.04.1975 chừng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống rước Chuẩn Tướng Hai di tản, mặc dù Chuẩn Tướng Hai không phải là người thân cận hay thuộc phe phái của ông Thiệu, điều đó cho thấy uy tín của người rất lớn. Chuẩn Tướng Hai thẳng thắn từ chối và cương quyết ở lại sống chết với chiến hữu của ông. Chuẩn Tướng Hai trong ngày cuối cùng vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục tác chiến ngồi trong văn phòng Tư Lệnh chờ quân địch đến. Người ôn tồn khuyên bảo sĩ quan và chiến binh thuộc cấp trở về với gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại bảo vệ vị chủ tướng của họ. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao căn cứ Đồng Tâm, hoặc nếu có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ đất nước hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho địch một cách dễ dàng. Khoảng xế trưa, một đơn vị cộng quân thận trọng tiến vào Đồng Tâm và nhỏ nhẹ đề nghị xin được tiếp quản căn cứ. Chuẩn Tướng Hai ngồi ngay ngắn sau chiếc bàn, bên trên có hai cái đế nhỏ gắn lá Cờ Vàng Việt Nam và lá cờ Tướng một sao, nghiêm nghị đòi hỏi một viên sĩ quan sư đoàn trưởng đến gặp ông. Ngoài điều kiện đó, ông không muốn bàn chuyện nào khác. Tình hình rất căng thẳng, hai bên giương súng ghìm nhau. Mãi lâu sau mới có một người gõ của xin vào rụt rè tự nhận là sư đoàn trưởng. Chuẩn Tướng Hai bất ngờ rút súng lục ra nổ mấy phát vào viên sĩ quan địch. Với khoảng cách rất gần đó, ông có thể giết chết đối phương dễ dàng, nhưng ông chỉ bắn ông này bị thương nhẹ phải bỏ chạy ra ngoài. Để cho địch biết, rằng muốn chiếm được nước Nam thì họ phải trả một cái giá nào đó. Chiều tối cùng ngày, Chuẩn Tướng Hai đã uống thuốc độc tự sát trong văn phòng Tư Lệnh.
Những người anh hùng của dân tộc Việt Nam, những chiến sĩ dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, suốt đời tận tụy với nước non, đã hiến dâng cho tổ quốc những giọt máu đỏ thắm tinh khôi cuối cùng của mình.
Tên tuổi và tấm gương chiến đấu của những vị Thần Tướng ấy mãi mãi lưu lại trong sử sách Việt Nam và được dân tộc Việt Nam ngàn đời phụng thờ hương khói..
Phạm Phong Dinh
Image

Tấm khăn đen bịt mắt tử tội Hiệp định Paris 27-1-1973

0
0
KHÔNG AI BIẾT HỌ LÀ NGƯỜI  NGU NẾU HỌ BIẾT IM  LẶNG


Kim Âu


Tấm khăn đen bịt mắt tử tội

Hiệp định Paris 27-1-1973





Những ngày cuối năm 2012, trang web BBC đưa tin tập đoàn Bắc Bộ Phủ tiến hành lễ kỷ niệm 40 năm "Điện Biên Phủ trên không" qua đó cũng nhắc đến Hiệp Định Paris  1973 Về Việt Nam được ký kết hơn ba tuần sau khi chiến dịch Linebacker II chấm dứt.


Đọc những bài văn sặc mùi tuyên truyền tổng hợp từ những bài viết tạp nham trên báo Việt Cộng ở miền Bắc từ mấy chục năm trước và những bản tin trong nước đăng trên trang mạng, người ta đều nhận thấy hiện trạng bế tắc, tiến thối lưỡng nan, thù bạn khó biết trong chính trị, ngoại giao và quân sự của tập đoàn cộng sản Bắc Bộ Phủ hiện nay.


Những bài báo này kéo chúng tôi trở lại với quá khứ, khoảng 40 năm về trước,  khi chúng tôi còn đầu xanh tuổi trẻ, ngồi đọc những bài báo nói về “trận Điện Biên Phủ trên không” trên tờ Nhân Dân trong lúc đang “học tập trao đổi trao trả”, lòng đầy thù hận, xăm soi từng dòng chữ để tìm cách suy diễn nhằm củng cố lý luận cho phù hợp với thực tế rồi lại trăn trở chờ đợi tin đình chiến ở trại sơ tán Tân Lập, Vĩnh Phú.


Thời gian tiếp theo, những người tù binh VNCH và Mỹ ở Bắc Việt đã đón tin đình chiến vào ngày 27 tháng giêng năm 1973, dĩ nhiên là với hy vọng tràn trề nhưng niềm vui bột phát rồi chững lại vì những bất trắc khôn lường khi còn nằm trong đất giặc vẫn phải đối diện đủ thứ mưu mô tráo trở, hèn hạ của bọn cộng sản…


Sau khi di chuyển từ trại Tân Lập về trại Hà Tây, tình cờ hội ngộ với ông Nguyễn văn Đãi, Đại Biểu Hành Chánh vùng I Chiến Thuật, anh Bảo Lộc Phó Tỉnh Trưởng Thừa Thiên vài ngày rổi cùng chuyển vào trại Ba Sao được hơn tuần, bản thân tôi lập tức phải trả giá cho những hành động chống đối ngấm ngầm lẫn công khai trong quá khứ mấy năm tù tội.


Chiều 30 tết năm Nhâm Tý (1972- 1973), sau khi hiệp định vừa ký gần tuần lễ, đoàn công tác của Bộ Nội Vụ VC ra lệnh tách tôi khỏi nhóm tù tứ xứ mới tập hợp về trại Ba Sao, Kim Bảng, Nam Hà đưa đi biệt giam. Nằm tại khu vực cấm cố biệt lập ngay trên ngọn đồi nhìn xuống nhà kho trại Ba Sao. Tôi đọc đi, đọc lại toàn văn điều khoản (8a) trong Hiệp Định Paris nói về trao trả; theo dõi việc thực hiện qua hình ảnh những đợt phi công Mỹ được hồi hương ở Gia Lâm đăng trên báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân của VC, rồi tự trấn an bằng cách cố gắng tưởng tượng ra một tương lai lạc quan nhất cho bản thân. Nhưng chuyện đó đã không bao giờ xảy ra. Thay vì trở lại cùng với những bạn tù, được trả về với chính thể VNCH; tôi được bọn VC đày lên một vùng cao nguyên, cao nhất nước Việt Nam, cao hơn mực nước biển đến mấy nghìn mét thuộc vùng Tây Côn Lĩnh, Hà Giang - trại Cổng Trời –.

Đây là một trường hợp trắng trợn duy nhất, cộng sản tung ra một đòn chí tử phủ chụp tâm hồn, tư tưởng và thể xác của người tù đơn độc ở miền Bắc.. nhằm đè bẹp ý chí phản kháng của những người tù còn lại.


Đình chiến mà không được trao trả thì những người tù binh chỉ còn chờ chết dần, chết mòn trong vô vọng.Và sự thật chúng tôi đã chết theo mệnh nước, chết theo thể chế VNCH ngày 30-4-1975. Nhưng trong sự đổ vỡ kinh hoàng, con người cũ đã tái sinh để cùng chia sẻ một hành trình mới khổ nhục và đau đớn của một dân tộc bị phản bội….


Cách đây mười năm, nhân dịp 30 năm Hiệp Định Paris về Việt Nam chúng tôi đã viết trong bài “Không Thề Nào Quên” với đoạn kết như sau:


“Bao nhiêu gian khổ, nhục hình đã qua từ ngày đó. Hiệp Ðịnh Paris về Việt Nam chẳng có chút hiệu lực nào đến với anh em Gián Ðiệp Biệt Kích chúng tôi.

Và tất cả những nhận biết của chúng tôi về bản Hiệp Ðịnh này đều thông qua những trích đoạn trong một số bài đăng trên báo Nhân Dân và Quân Ðội Nhân Dân của bọn Cộng Sản nhằm vu khống và bêu riếu chế độ Việt Nam Cộng Hòa....

Sau này, khi ra khỏi trại giam rồi qua đến Hoa Kỳ. Nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều tài liệu được giải mật và những văn tự của Hiệp Ðịnh cùng với những biến động thực tế của lịch sử. Tôi nhận thấy quả tình Hiệp Ðịnh này là một vết nhơ không thể bôi xóa và cũng là một cái nhục cho các quốc gia đã ký vào bản Ðịnh Ước.

Trong bốn bên ký kết bản Hiệp Ðịnh ngày 27 - 1 - 1973 ngày hôm nay chỉ còn hai.

Hiệp định Paris về Việt Nam!

Ðó là kết thúc đáng buồn cho những lời cam kết, hứa hẹn của Hoa Kỳ sau khi đã tìm đủ mọi cách, kể cả sát hại Tổng Thống Ngô Ðình Diệm để nhằm mục đích đưa quân vào chiến đấu tại Việt Nam.

Tiến sĩ Henry Kissinger, như người ta thường ca tụng là một nhà ngoại giao lỗi lạc nhưng thật ra theo tôi, hắn chỉ là một thứ thuyết khách mạt hạng nhất tự cổ chí kim.

Ngoại giao mà đi thương thuyết để rồi xóa bỏ hết thành quả xương máu của hơn 58.000 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh để bảo vệ thành trì của thế giới tự do. Ðó là chưa kể đến tính mạng của những quân nhân các nước Ðồng Minh khác và hàng triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.

Ðấu trí mà không hiểu rõ đối phương đến nỗi hậu quả là cho tới ngày hôm nay còn chưa biết rõ tông tích bao nhiêu người Mỹ bị giữ làm con tin không trao trả.

Thương thuyết để bức tử cả một quốc gia đồng minh thừa quyết tâm chống Cộng như Việt Nam Cộng Hòa để chiều theo ý đối phương như vậy nếu nói là tài năng xuất sắc thì ắt hẳn cần phải xem xét lại....

Henry Kissinger cùng “ê kíp “cầm quyền tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và bọn phản chiến thuở ấy đã vay một món nợ “Máu và Danh Dự” không biết bao giờ mới trả lại được cho dân tộc Việt Nam chứ đừng nói rằng chúng ta phải thọ ơn họ.


Gần ba thập kỷ đổ xương máu để chặn đứng làn sóng Ðỏ tại Ðông Nam Á là chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chính sự sụp đổ của chúng ta đã trở thành bài học giúp cho các quốc gia trên thế giới thấy rõ giá trị của Ý Thức Hệ Tự Do để kịp thời củng cố, tồn tại và chiến thắng cộng sản.

Chính dân tộc Việt Nam đã chịu nạn cho Thế Giới và cứu rỗi cho Nhân Loại...

Mặc dù cơn sóng dữ đã làm vỡ đập nhưng sức của cơn lũ đã yếu không còn bao nhiêu tác hại.


Sau Nixon, tổng thống Reagan có tạo nên nhiều biến đổi về chiến lược dẫn tới sự sụp đổ của khối Cộng nhưng cho đến nay dân tộc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong kiếp sống mông muội dưới sự cai trị hà khắc của Cộng Sản.

Hầu như Việt Nam ngày nay đã trở thành một quá khứ, một món nợ không ai còn muốn nhắc tới..... nhưng Cuộc Chiến Tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử.... Món nợ lịch sử vẫn còn đó. Thất bại ở Việt Nam là thất bại của Chủ Nghĩa Thực Dụng Phản Trắc của Hoa Kỳ mà dân tộc Việt Nam chính là nạn nhân.

Hiệp Ðịnh Paris về Việt Nam là một kết thúc Không Có Hòa Bình và cũng Chẳng Có Danh Dự như ai đã từng cao rao.

Thế mà vẫn có kẻ kêu đòi chúng ta phải“Tây Phương Hóa”.

Tây phương ư ! Xin nhìn kỹ lại! Chẳng có chính nhân và cũng không có quân tử.

Chỉ có nền văn hóa của DÂN TỘC chúng ta mới thực sự tạo ra những “kẻ sĩ “ biết trọng tín nghĩa, cương thường./.”


Trong phạm vi một bài làm nền mỗi tuần cho tờ tuần báo Chính Nghĩa chúng tôi chỉ ngắn gọn bởi có dài dòng chi li, khúc chiết thêm bằng vô ích.


Sau một giai đoạn ồn ào rồi lắng xuống vì những ý tưởng phi thực tế, thời gian gần đây một nhóm người lại rộ lên việc đòi khôi phục Hiệp định Paris 27-1-1973. Những nhóm người này chắc chắn mắc bệnh hoang tưởng, háo danh, hay định mưu đồ trục lợi khi họ luôn luôn tái diễn sự ngu xuẩn cũ rích qua những hành xử phường tuồng, bày vẽ ra những trò ngớ ngẩn vì những màn hề như vậy không thể đạt tới một kết quả nào.


Công luận đã có phản ứng.. Ông Nguyễn Quốc Khải với hai bài liên tiếp đã nói lên được, chứng minh được tính chất bất khả thi, hoang tường của việc kêu gọi khôi phục Hiệp Định Paris 1973. Tiếp theo là bài của ông Lê Quế Lâm trích dẫn, tổng hợp tài liệu để dẫn chứng trường giang đại hải với kết cuộc chỉ là một sự quy trách chủ quan.


Nếu không có bài viết của những vị này, chúng tôi cũng phải lên tiếng trong tư cách một trong những người nằm trong bóng tối lịch sử của chiến tranh Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của sự phản bội từ tất cả các phía, đặc biệt là sự ngu dốt của những người làm trách nhiệm liên quan đến Hiệp Định Paris 1973 thuộc phía Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.


Đối với chúng tôi bản  Hiệp Định Paris về Việt Nam 27-1-1973 chỉ là một sản phẩm rác rưởi của lịch sử, chúng tôi sẽ viết trong phần sau, trước tiên chúng tôi xin đi vào xem xét việc thực hiện, thi hành một chương rất quan trọng của Hiệp Định Paris 1973, đó là chương ba III trích dẫn dưới đây để mọi người tham chiếu.


TRÍCH:


Chương III: VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ

Điều 8:

a) Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này.

b) Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí bảo quản mồ mả của những người bị chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.

c) Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày hai mươi tháng bảy năm một nghìn chín trăm năm mươi tư. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực.


HẾT TRÍCH


Trong lĩnh vực chính trị , quân sự, ngoại giao xét theo thực tế của lịch sử nhân loại một Hiệp Định, Hiệp Ứơc, Hòa Ứơc  chỉ có giá trị khi cán cân lực lượng và ý chí của các phía tạm gọi là thăng bằng. Nếu có những sự việc mới nảy sinh, chi phối khiến tình trạng thăng bằng bị mất đi, đương nhiên hiệp định bị xé bỏ. Vì thế khi ký kết hiệp định việc trước tiên là chấm dứt chiến sự, rút quân theo kết ước và giải quyết vấn đề tù binh quân sự và nhân viên dân sự nhanh chóng do đây là VẤN ĐỀ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG THỂ HIỆN TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI VÀ Ý CHÍ ĐOÀN KẾT TRONG MỘT QUỐC GIA nhưng phía VNCH đã không làm được.



Đại tá Nguyễn văn Thọ và nhóm sĩ quan tham mưu bị đưa ra họp báo


Căn cứ vào thực tế lịch sử, thế chế Việt Nam Cộng Hòa từ  Tổng Thống và những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng  QLVNCH, đã thiếu sót, đã vô trách nhiệm, bỏ rơi hoàn toàn những tù binh quân sự, dân sự của Việt Nam Cộng Hòa bị địch giam giữ ở Miền Bắc. Đối diện với kẻ thù xảo quyệt Việt Cộng những người phụ trách bàn thảo trao trả, tiếp nhận của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ trong Uỷ Ban Liên Hiệp Bốn Bên chỉ là những chú cừu non trước đàn cáo dữ.


Sáu mươi ngày điều 8a hiệp định về trao đổi, trao trả đang có hiệu lực, thay vì phía Việt Nam Cộng Hòa phải cử người có mặt đến Bắc Việt tìm hiểu, đòi hỏi điều tra các trại giam tù binh ở Bắc Việt, phải sưu tra để có bản danh sách tối thiếu yêu cầu đối phương đáp ứng. Mỗi khi có đợt trao trả các bên phải bàn vào chi tiết, giữ nguyên tắc công bằng như “một đổi một” không giao người nhiều cho đối phương. Số dư giữ lại phòng hờ dành cho việc khác hoặc phóng thích khi cần tuyên truyền cho mục đích nhân đạo. Nhưng thực tế tuyệt nhiên không có chỉ thấy giao nhận rất chiếu lệ. 


Phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một sự việc người thời đó cho là nổi nang, đắc ý nhất là chuyện ba anh sĩ quan “cả ngố” Phạm Huấn, Đinh Công Chất, Dương Phục trong  Ủy Ban Liên Hiệp Bốn Bên ra tận Hà Nội tham dự bưổi trao trả tù binh Hoa Kỳ, khi về đến Sài Gòn,  Phạm Huấn chụp được một vài tấm hình đăng báo, viết lách lăng nhăng vớ vẩn, chê bai thành phố Hà Nội, chuyện mà ai cũng biết từ khuya, rồi khoe việc anh ta đã ủy lạo tinh thần bằng cách tán dương một tù binh Phi Công Mỹ: (tôi đã nghiêm trang nói với họ : “Các anh là những anh hùng của nước Mỹ, các anh đã hy sinh cho sự đứng vững của VNCH và cả thế giới tự do nữa”. Người tù binh Mỹ đang xát xà bông đã đứng nghiêm chào tôi theo quân cách, những giây phút này muôn vàn xúc động.) rồi khi diễn kịch  phỏng vấn về tù binh Việt Nam Cộng Hòa đọc nguyên văn câu hỏi và câu trả lời của anh bồi bút Phạm Huấn thấy chua chát cho số phận những người tù binh Việt Nam Cộng Hòa đang nằm trong nhà tù của Việt Cộng ở Bắc Việt : (- Hồi nãy anh Phạm Huấn có nói về chuyến đi thăm anh em tù binh Mỹ ở Hỏa Lò tôi thắc mắc là ở đó có anh em quân đội mình bị bắt giữ hay không ? 

Tôi không thấy bóng dáng một chiến hữu nào của ta bị họ giam giữ ở đó cả.) (thật sự thời gian đó ở Hỏa Lò có hai phi côngViệt Nam Cộng Hòa là Phan Thanh Vân và Nguyễn Quốc Đạt. Mấy anh cả ngố Phạm Huấn, Đinh Công Chất, Dương Phục làm sao mà biết được).


Tất cả hoạt động của chính thể Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc đấu tranh đòi hỏi trao trả những người của quân đội và dân sự Việt Nam Cộng Hòa bị phía Bắc Việt giam cầm chỉ có thế nên xem như phía Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn thua thiệt. Bộ phận làm công tác này ngu đẩn đến nỗi lần trao trả, trao đổi tù binh nào phía Việt Nam Cộng Hòa nhận được rất ít người của mình trong khi thả tù binh Việt Cộng về đông gấp hàng chục lần.



1200 tên Việt Cộng ác ôn đổi được có ba người của mình khiêng về trên cáng


Thậm chí lần trao trả cuối cùng vào ngày 21/3/1973 ở sông Thạch Hãn, bên Việt Nam Cộng Hòa thả 1200 tên Việt Cộng ác ôn nhưng chỉ  nhận được có ba người của mình khiêng về trên cáng. Tổng kết việc thi hành Hiệp Định Ba Lê 1973 về trao trả nhân viên dân sự-quân sự bị bắt và giam giữ (Chương 3, điều 8, khoản a,b và c), trong 4 đợt từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 7 tháng 3 năm 1973, phía chính quyền miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã trao trả cho phía Việt Cộng (gồm Cộng Sản Bắc Việt và bọn Cách Mạng Lâm Thời) 31.961 tên cả nam lẫn nữ (gồm 26.880 cán binh và 5.081 tù chính trị).


Việt Cộng chỉ trao trả cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa 5.428 viên chức-quân nhân. Chúng  trắng trợn không nhận giam giữ các tù binh Biệt Kích nhẩy toán ra Bắc, những người bị bắt trong Tết Mậu Thân, tù binh Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Lam Sơn 719  Nam Lào và khắp các chiến trường quan trọng ở Miền Nam đưa ra miền Bắc.


Thực tế cho thấy trừ một số hẩm hiu chết vì bệnh tật trong chế độ nhà tù tàn ác, mọi rợ của Việt Cộng, tất cả những người tù binh bị bỏ rơi này đều trở về sau khi miền Nam tiêu vong hàng chục năm và không có ai đầu phục cộng sản. Những người này thực sự đã bị đồng đội và chính thể Việt Nam Cộng Hòa phản bội một cách tàn nhẫn do thành phần lãnh đạo ngu xuẩn, bất tài, vô trí.


Đấu tranh trực diện với kẻ thù qua một bản hiệp định văn ngữ minh bạch còn thua sát ván, chẳng hiểu ngày hôm nay những anh luật sư không hành nghề còn mơ mộng khôi phục Hiệp Định Paris 27-1-1973 làm gì? Trong khi đối với chúng tôi Hiệp định Paris về Việt Nam chỉ là bức tranh “hòa bình trong danh dự” giả tạo của Kissinger và Nixon vẽ ra để lừa dối dân chúng Hoa Kỳ và nhân loại. Đối với đồng minh Việt Nam Cộng Hòa thực tế cho thấy bản hiệp định này chỉ là miếng vải đen bịt mắt tử tội Việt Nam Cộng Hòa trước khi đưa lên đoạn đầu đài.


Như chúng tôi đã nói ở phần trên: Tất cả mọi hiệp ước, hòa ước, các cam kết, định ước chỉ tồn tại, có giá trị khi cán cân lực lượng thăng bằng. Ngày nay Người Việt Hải Ngoại lấy đâu ra thực lực để sắm vai đối trọng với VC vốn tôn sùng bạo lực khủng bố, chủ xướng phát động đấu tranh giai cấp.  


Hơn ai hết những người hiểu biết về luật pháp chưa cần là "luật gia!!!"đều hiểu rằng một sự việc muốn đạt tới thành công đòi hỏi rất nhiều điều kiện không phải chỉ riêng “TÍNH HỢP PHÁP” mà còn phải đáp ứng được tối thiểu là TÍNH HỢP LÝ.


40 năm trước, bản Hip Đnh Paris VVit Nam “CHỈ LÀ MỘT TRÒ LỪA ĐẢO” để đạt mục đích nhất thời của Hoa Kỳ, giá trị của bản hiệp định đối với Hoa Kỳ không hơn mấy tờ giấy vệ sinh; sau khi đã dùng xong (vứt vào bồn cầu, kéo nước). Đối với nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòathì đó là bản án tử hình tiệm tiến. Vậy thử hỏi ngày hôm nay đám người kêu gọi đòi khôi phục lại Hiệp Định Paris 27-1-1973 có phải là quá sức ngốc nghếch hay không?


Tại sao chúng tôi dám nói Hiệp Định Paris Về Việt Nam 27-1-1973 chỉ là một trò lừa đảo của Hoa Kỳ và Việt Cộng vì ngay trong thời gian ngắn ngủi ở bên nhau tại Ba Sao, những người thuộc Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng giam giữ đã nhìn thấy sự bất hợp lý và tính mong manh của bản Hiệp Định.


Trong tác phẩm “Ánh Sáng và Bóng Tối” Nhà văn Hoàng Liên, bút hiệu của cụ Nguyễn văn Đãi, Đại Biểu Hành Chánh vùng I Chiến Thuật bị bắt vào Tết Mậu Thân và đưa ra Bắc đã ghi lại những ý kiến bàn bạc giữa những người tù với nhau: Tôi thấy hiệp định này bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Cứ duy trì quân đội giải phóng  miền Nam, nghĩa là quân đội miền Bắc, cho chúng đóng tại chỗ, thì chúng sẽ tiếp tục phá hoại….…. hiệp định này chỉ là giải pháp tạm thời……tình hình sẽ trở nên phức tạp……ký kết hiệp định là một việc, tôn trọng hiệp định là một việc khác….. Mình bắt của chúng nó khá nhiều người. Chúng nó phải thả người của chúng ta về, chúng ta mới thả người của chúng nó……


Những ý kiến đấy cho thấy Hiệp định Paris về Việt Nam là một bản hiệp định đáng phỉ nhổ mà phía Việt Nam Cộng Hòa đã ký vào. Quá đủ rồi các vị lãnh đạo thối tha của Việt Nam Cộng Hòa còn sống sót và những luật gia chuyên nghề nói phét. Nếu quý ngài chỉ cần nghĩ được như những người tù Việt Nam Cộng Hòa ở Bắc Việt năm 1973. Chưa chắc 30 – 4- 1975  Việt Cộng đã vào được Sài Gòn.


 


Việc quốc gia đại sự, tranh quyền cướp nước, quyết định sống chết, vinh nhục của hàng triệu gia đình, là sự tồn vong của cả một đất nước, dân tộc mà hoàn toàn do ngoại bang quyết định cho thấy Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia mất tự chủ, lệ thuộc vào ngoại bang để tồn tại thì thành phần lãnh đạo chỉ là một lũ tay sai.

Trong cuộc chiến ở Việt Nam cả hai tập đoàn lãnh đạo ở Miền Bắc cũng như Miền Nam đều là những tập đoàn thừa sai của các thế lực quốc tế.  Hiển nhiên nếu không có vũ khí của Mỹ và Nga Sô, Trung Cộng thì người Việt Nam chỉ có thể giết nhau bằng súng hỏa mai, thần công "uống thuốc bắc", tầm vông vạt nhọn và mã tấu.


Đại tướng Cao Văn Viên đã viết: “Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ làm theo họ mà thôi!”.



Bởi lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ nhưng không chịu nghe lời Hoa Kỳ nên hai anh em Ngô Đình Diệm phải chịu thảm tử. Khi bọn tướng phản loạn ngửa tay nhận tiền của Mỹ để làm binh biến là cánh cửa hỏa ngục đã mở. Việt Nam nhanh chóng biến thành nơi tiêu thụ vũ khí, bom đạn thặng dư từ đệ II Thế Chiến và thí nghiệm vũ khí mới. Hoa Kỳ hí hửng, hấp tấp  đến nỗi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tự động đổ bộ vào Đà Nẵng trước khi Phan Huy Quát buộc phải sai Bùi Diễm viết văn bản hợp thức hóa.


Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đã nhận xét: "Người Mỹ đã thay thế Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ 19, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á. Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ. Chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được sử dụng như lưỡi gươm Damoclès... chỉ nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa.


Nhìn lại diễn trình lịch sử hai nền Cộng Hòa ở miền Nam, nhận xét trên hoàn toàn không có gì sai. Đó là nguyên nhân tại sao thể chế của Nguyễn văn Thiệu trước đây đã nhắm mắt ký vào bản án tử hình cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa là bản hiệp định Paris về Việt Nam 27-1-1973.


Hoa Kỳ không ngu để bị lừa khi thừa nhận Mặt Trận Ác Ôn Côn Đồ Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vốn chỉ là phó sản của VC dựng lên để thi hành kế hoạch chiếm nốt miền Nam. 80% lực lượng cộng  quân tham chiến ở miền Nam là quân đội Bắc Việt. Để nguyên cục bướu ung thư này ở miền Nam, tốt hơn không nên ký hiệp định để khỏi phải thực thi hiệp định.


Cộng sản ký hiệp định với mục đích đuổi người Mỹ ra khỏi Đông Dương. Hoa Kỳ ký hiệp định là “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”.Vấn đề vũ khí thặng dư đã giải quyết xong. Cánh cửa thâm nhập vào thị trường Hoa Lục đã mở. Tuy nhiên Hoa Kỳ phải tạo cho Việt Nam thống nhất sớm để chuẩn bị cho thời kỳ cả nước Việt Nam đánh thuê cho Hoa Kỳ trong tương lai.

Phải ngồi vào bàn hội nghị, Việt Nam Cộng Hòa đã lép vế khi bị Hoa Kỳ ép phải thừa nhận bọn MTDTGPMNVN.

Suốt thời gian bàn thảo Việt Nam Cộng Hòa ở trong thế một chống bốn đó là Hoa Kỳ,Việt Cộng, Mặt Trận DTGPMNVN và dư luận phản chiến thế giới.

Ký hiệp định xong Việt Nam Cộng Hòa ở trong thế một chống năm, do có thêm “hội đồng” được Hiệp định chỉ rõ trong chương IV, điều 12, khoản a, là  “Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc”.


trích dẫn

Điều 12:

a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.

b) Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thuơng mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phuơng theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.

hết trích


Suy cho cùng vận nước mạt đến thế là vì hậu quả của  sự mất tự chủ do ý thức nô lệ và tinh thần vong bản vọng ngoại, phản chủ, phản quốc thâm căn. Sau hiệp định Geneve 1954, lực lượng quốc gia Việt Nam trở thành một hài nhi bệnh tật sống nhờ vào nguồn sữa mẹ Hoa Kỳ. Bà mẹ có cho bú thì em bé mới ngủ yên, thiếu sữa thì khóc thét lên giẫy giụa, dứt luôn không cho bú nữa thì thở hơi cuối cùng.



Tính từ khi ký Hiệp định vào ngày 27-1-1973 về sau, dù hòa hay chiến Việt Nam Cộng Hòa cũng không tồn tại. Tuy nhiên chết theo kiểu không đánh mà chạy rồi kết thúc vào ngày 30- 4- 1975 quả là nhơ nhuốc.


Nhìn ra thế giới không phải chỉ riêng trường hợp Việt Nam Cộng Hòa nằm trong cái nôi, núp dưới cái ô của Mỹ. Đài Loan, Đại Hàn, Phillipines cũng nằm trong sự bảo trợ của Hoa Kỳ, quốc gia nào cũng có sự qua phân Quốc Cộng nhưng để bị đánh bật gốc ra khỏi quê hương không còn tấc đất cắm dùi chỉ có dân Việt Nam.


Một đất nước mà thành phần lãnh đạo chỉ tranh ăn, phản chủ, giặc đến thì đào tẩu chạy theo ngoại bang, mà thoi thóp đến 1975 cho thấy đã làm hao  tổn tài nguyên đất nước qua việc  hoang phí biết bao xương máu, tính mạng của những người lính.


Ngày nay bọn này còn hoang tưởng với giấc mơ khôi phục lại Hiệp Định Paris 27-1-1973.


Lịch sử không bao giờ đứng lại, và thực tế dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận cộng sản, những Người Việt Quốc Gia chân chính có thất cơ, lỡ bước lưu vong nhưng không lỗi đạo với quốc gia dân tộc. Cuộc chiến Quốc Cộng chưa tàn, Lằn Ranh Quốc Cộng vẫn còn đó. Tinh thần quốc gia dân tộc vẫn tiềm phục trong lòng người dân quốc nội chờ đợi một ngày quật khởi, loại trừ chủ nghĩa Mác Lê, xóa bỏ chuyên chính vô sản, khôi phục lại toàn vẹn đất nước. 

Hiện trạng Việt Nam cho thấy chỉ có những cuộc nổi dậy đồng bộ từ trong nước mới khả dĩ làm xoay chuyển tình thế, tạo ra một cuộc cách mạng mới để phục hưng dân tộc và không có cuộc đảo chính nào từ các lực lượng bên ngoài lật đổ được những nhà nước cộng sản, ngoại trừ những phân hóa và đối đầu giữa các phe phái trong nội bộ của họ. Như thế rõ ràng “Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam” phải do chính dân tộc Viêt Nam tự quyết định lấy. Chúng ta không nên nuôi huyễn tưởng rằng những cuộc đấu tranh cách một đại dương này là mặt trận chính, quyết định được vận mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam. 

Lịch sử chúng ta có những cái tên từng nhờ ngoại bang quyết định hộ vận mạng của dân tộc được lưu xú vạn niên như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Thảm họa của dân tộc hiện nay không ngoài hậu quả của hành động “rước voi về giày mả tổ” của Nguyễn Phúc Ánh đã tạo ra tư tưởng vong bản và nô lệ vọng ngoại đến cùng cực. Hiện nay bọn cướp được nước thì muốn bán nước cho Tàu, bọn bị mất nước chẳng có tấc đất cắm dùi lại muốn bán nước cho Mỹ. Khốn khổ cho dân tộc Việt Nam, thời nào cũng bị bán đứng bởi những bọn nô lệ vọng ngoại. 

Lịch sử đã chứng minh không một đám ngoại nhân nào yêu thương đất nước, dân tộc  của chúng ta nếu chính chúng ta không biết yêu thương lấy đất nước và dân tộc của mình. Dân tộc Việt Nam phải tự quyết định lấy vận mệnh của mình chứ không thể van nài, cầu xin được trở thành quân cờ phục vụ cho lợi ích của ngoại bang và những thế lực quốc tế./.


Kim Âu

Không Thể Nào Quên II

Jan 07/2013



* Hoa Kỳ đã chính thức có mặt ở Việt Nam từ ngày 16 tháng 7 năm 1944, nhóm OSS của Allison Thomas nhảy dù xuống an toàn khu Việt Cộng ở khu vực lân cận làng Tân Trào (Kim Lũng) cùng hai thành viên người Mỹ trong đội của anh là Prunnier, Zielski, hai người Pháp và một người Việt tên là Phác tiếp theo là nhiều người nữa. Nhóm OSS này huấn luyện quân sự cho Việt Cộng nên xem như cha đẻ của "Quân đội nhân dân"được khai sinh vào ngày 22-12-1944.

Thiếu tá Thomas trở thành bạn thân của Võ Nguyên Gíap và Hồ Chí Minh đã cùng hành quân từ Tân Trào về Hà Nội ngày 16 tháng 8, Allison Thomas và Võ Nguyên Giáp tấn công Thái Nguyên.Thomas đã nỗ lực giúp Võ Nguyên Giáp buộc quân Nhật tại Thái Nguyên phải đầu hàng ngày 26 – 8 – 1944, khi Võ Nguyên Giáp vào Hà Nội sớm từ ngày 21. Lúc đó  Đại uý Archimedes Patti cùng đội Mercy đáp xuống phi trường Gia Lâm vào Hà Nội trở thành một trung tâm quyền lực của Đồng Minh. Archimedes Patti và Hồ Chí Minh đã có một mối quan hệ thân thiết tại Côn Minh từ trước. Ngày 25-8-1945  Hồ Chí Minh ghé thăm Thomas trước khi vào Hà Nội gặp Archimedes Patti ngày 26. Nhưng sau hiệp định Geneve 20-7 1954, Hoa Kỳ mới chính thức can dự sâu vào Việt Nam qua việc dựng lên lá bài Ngô Đình Diệm.

ĐỌC THÊM


·         ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI



----- Forwarded Message -----

From: Christopher 

Sent: Tuesday, August 22, 2017, 9:09:38 AM EDT

Subject: Re: [ChinhNghiaViet] SỰ TỒN TẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA


 

Chúng ta thử tưởng tượng rằng văn bản Hiệp Định Geneve và Paris 1973 bị thiu, ối cần phải vứt bỏ. Nhưng giấy mực lưu trữ trong tủ hồ sơ

làm sao thiu, ối, mục rã ?

Ảo tưởng là sao vậy? Ai, ảo tưởng đây?!

Không thuyết phục...

STOP PLEASE !

nguyenp





On Tuesday, August 22, 2017, 2:39:47 AM PDT, Gia Cat > wrote:



 

TI NGHIP NHNG K HOANG TƯỞNG. LCH S KHÔNG BAO GIĐNG LI. MT CHĐĐÃ B TIÊU VONG CHC CHN CHNG TT ĐP GÌ.

KHÔNG AI TIN BN "QUC GIA LÂM NGUY CAO PHI VIN TU" 

T QUC VIT NAM TƯƠNG LAI S CÓ T DO - DÂN CH NHƯNG TH CHĐÓ KHÔNG BAO GI LÀ VNCH HAY VIT CNG.

T QUC VIT NAM LÀ CA  DÂN TC VIT NAM KHÔNG PHI LÀ CA VNCH HAY VIT CNG.





From: Dinh Mac 
Sent: Monday, August 21, 2017, 11:46:08 PM EDT

Subject: [ChinhNghiaViet] Re: [PhungSuXaHoi] SỰ TỒN TẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA


 


SỰ TỒN TẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA Tác giả: Thẩm phán Phạm Đình Hưng

Chánh thể và Quốc gia Trong thời gian lưu vong ở hải ngoại, một số ít người Việt tị nạn cộng sản đã đơn giản ...










On Monday, August 21, 2017, 6:42:25 PM PDT, Quang Nguyen > wrote:



 

S TN TI CA VIT NAM CNG HÒA

Tác giThm phán Phm Đình Hưng   


Chánh th và Quc gia

Trong thi gian lưu vong hi ngoi, mt sít người Vit t nn cng sn đã đơn gin nghĩ rng Vit Nam Cng Hòa đã chết sau ngày các sưđoàn ca Bc Vit cng sn (nước Vit Nam Dân Ch Cng Hòa) đánh chiếm mt quc gia láng ging là min Nam Vit Nam, quc hiu Vit Nam Cng Hòa. H mun nói đến chánh th Cng Hòa (Republic) ca min Nam Vit Nam đã b k xâm lăng Bc Vit, môt nước cng sn trên vĩ tuyến 17, xóa b và thay thế bng mt chếđđc tài toàn tr do đng Cng Sn lãnh đo t 42 năm nay. Hđã không phân bit chánh th (political regime) vi quc gia (state).

V mt đa lý, Vit Nam Cng Hòa là min Nam Vit Nam có lãnh th tri dài t mũi Cà Mau đến vĩ tuyến 17 (sông Bến Hi). V mt chánh tr, Vit Nam Cng Hòa là mquc gia đc lpđã được quc tế công pháp minh th công nhn: Hip đnh Genève ký kết ngày 20-7-1954 và Hip đnh Paris ký kết ngày 27-1-1973 trước s chng kiến ca Tng Thơ Ký Liên Hip Quc Kurt Josef Waldheim, môt nhà ngoi giao ca nước Áo. Đến ngày nay, không có quc gia nào đã ký kết hai hip đnh ny, k c nước Vit Nam cng sn, cáo bi (revoke) hip ước. Thi gian không làm mt hiu lc ca các hip ước, hip đnh và công ước quc tế. Ngoài ra, Vit Nam Cng Hòa còn là Quan sát viên thường trc Liên Hip Quc, thành viên ca mt s T chc Quc tế và có quan h ngoi giao vi trên 50 quc gia trong Thế Gii T Do (Free World). S xâm lăng, chiếm đóng và thôn tính min Nam Vit Nam ca quân đi nước Vit Nam Dân Ch Cng Hòa (Bc Vit cng sn) không th tước b quyn đc lp t ch ca mt nước láng ging. Trong hoàn cnh ca mt nước nh b xâm lăng và chiếm đóng bng bo lc ca súng đn cng sn, Vit Nam Cng Hòa tc Nam Vit Nam s tiếp tc mt đc lp và ch quyn sau khi toàn bđt nước Vit Nam t Bc chí Nam, trên đt lin và ngoài Bin Đông (South China Sea), bsát nhp vào Trung Quc năm 2020 căn c theo mt ước Thành Đô do hai đng Cng sn và Nhà nước Trung Quc và Vit Nam lén lút ký kết năm 1990 đ biến ci nước Vit Nam thành mt phn lãnh th ca nước Tàu. Hai cuc Chiến Tranh Đông Dương do đng Cng Sn Vit Nam gây ra dưới s chđo ca Thiếu tá Tình báo Tàu H Quang đã có hu qu h thp cương v ca quc gia Vit Nam t mt nước đc lp tr thành mt tnh cũa Trung Quc, mt khu T tr như khu T Tr ca dân tc Choang trong tnh Qung Tây hoc môt qun trc thuc tnh Qung Đông

Mt đc lp và ch quyn t ngày 30-4-1975, Vit Nam Cng Hòa hin nay vn là mt thc th chánh tr(political entity) cn hin hu trong nước Vit Nam, ti Đông Nam Á và trên thế gii mc du đã b mt quc gia khác (Vit Nam Dân Ch Cng Hòa) xâm lăng, thôn tính và đô h. Nói tóm li, Vit Nam Cng Hòa, nn nhân ca mt cuc xâm lăng do người đng chng chđng theo ch th ca Nga-Hoa trong cuc Chiến Tranh Lnh (1948-1989), ch mt đc lp và ch quyn nhưng vn còn tn ti trên bình din quc tế công pháp và trong thc ti ngày nay. Khi cn, tôi sđưa ra các dn chng và chi tiết đ hu thun quan nim ca tôi.

Thành lp th chế Cng Hòa

Ti min Nam Vit Nam bao gm Nam Phn (thđô Sài Gòn và 21 tnh) và Trung Phn (các tnh duyên hi và trên cao nguyên), th chế Cng Hòa đã được thiết lp ln đu tiên t năm 1955 dưới thi c Tng Thng Ngô Đình Dim, người khai sáng nn Đ Nhr Cng Hòa xây dng trên cơ s Hiến pháp ngày 26-10-1956 do Quc Hi Lp Hiến dân c son tho và biu quyết. Trong khi quc sách p Chiến Lược và Khu Trù Mt đang ngăn chn hu hiu s xâm nhp ban đêm ca cán binh cng sn vào các thôn xóm ho lánh, cuc đo chánh ngày 1-11-1963 đã git sp nn Đ Nht Cng Hòa và giết hi Tng Thng Ngô Đình Dim cùng bào đ Ngô Đình Nhu, mt chiến lược gia có kiến thc uyên bác. Sau gn 3 năm xáo trn chánh tr, nn Đ Nh Cng Hòa đã được thành lp trên cơ s Hiến pháp ngày 1-4-1967 do Quc Hi Lp Hiến bu c ngày 11-9-1966 son tho và chung quyết. Tôi đã được vinh d tham gia công tác đúc kết và thuyết trình trước Quc hi khoáng đi đ 117 Dân biu tho lun và biu quyết trong tinh thn hoàn toàn t do. Mt hiến pháp tôn trng nguyên tc quân bình và kim soát h tương gia ba cơ quan Hành pháp, Lp pháp và Tư pháp đãđược ban hành trong tình trng chiến tranh đđm bo nhân quyn và các quyn t do dân ch ca nhân dân min Nam Vit Nam. Ngoài ra, Hiến pháp còn thành lp Giám Sát Vin, mt đnh chếđc bit đc lp có thm quyn bài tr tham nhũng, thm tra kế toán ca tt c các cơ quan công quyn và kim kê tài sn ca tt c viên chc, k c Tng Thng.

Nhm mc đích thuc đa hóa min Nam Vit Nam vô cùng trù phú, sxâm lược ca Bc Vit cng sn đã có hu qu cướp đot tài sn di dào ca nhân dân min Nam, đình ch thi hành Hiến pháp Đ Nh Cng Hòa, chm dt hot đng ca Nhà nước, Quân lc và các cơ chế hiến đnh, hy b tt c các quyn tư do dân ch, gián đon công v ca toàn th quân, cán, chánh Vit Nam Cng Hòa. S cưỡng chiếm min Nam ca 13 sưđoàn công sn Bc Vit đã xóa b th chế Cng Hòa ca mt quc gia b chiếm đóng. T ngày tht th do thiếu ht phương tin chiến tranh, min Nam Vit Nam không còn là mt quc gia đc lsau khi b cưỡng bách sát nhp vào nước Cng Hòa Xã Hi Ch Nghĩa Vit Nam, hu thân ca Vit Nam Dân Ch Cng Hòa (Bc Vit cng sn), dưới ngy danh “thng nht” đt nước Vit Nam. T ngày 30-4-1975, dưới bo lc ca lưỡi lê và súng đn, mt chánh th t do dân ch vi tam quyn phân lp ti min Nam Vit Nam đã b thay thế bi mt chếđđc tài công an tr tp trung mi quyn bính vào trong tay ca đng Cng sn Vit Nam, tay sai ca Trung Quc và đ t ca Liên Xô.

Vit Nam Cng Hòa còn tn ti hay không?

Bt chp quc tế công pháp, nước Vit Nam Dân Ch Cng Hòa (Bc Vit cng sn) đã c tình vi phm hai Hip đnh Genève 1954 và Paris 1973 khi công khai xua quân vượt vĩ tuyến 17 đánh chiếm Vit Nam Cng Hòa, mt nước đc lp và có ch quyn. Khinh thường dư lun quc tế, Bc Vit cng sn năm 1975 đã gp rút đt c thế gii trước chuyn đã ri (fait accompli) khi vn dng tt c sưđoàn vượt khu phi quân s (DMZ) đánh chiếm toàn b min Nam Vit Nam. Trong quan h quc tế, Đng và Nhà nước cng sn Vit Nam không bao gi tôn trng các hip ước, hip đnh, hp đng đã ký kết và các đnh ước, công ước quc tếđã gia nhp. Mi đây, ngày 23-7-2017, nước Vit Nam cng sn li dám sai mt vđến nước Đc bt cóc ti Berlin cán b cng sn Trnh Xuân Thanh đang ti đào và xin t nn chánh tr ti nước ny. Hành đng phi pháp trng trn ca mt v cng sn Vit Nam ti nước Đc đã t cáo quán tính khinh thường lut pháp quc tế ca Đng và Nhà nước cng sn Vit Nam mc du nước ny đã tham gia Liên Hip Quc, các t chc quc tế và công ước quc tế.

42 năm đã trôi qua tngày Bc Vit cng sn đánh chiếm min Nam t do. Mc du đã tiếp thâu được nhiu thông tin chính xác tcác mng xã hi (social media), mt s người t nn cng sn ti hi ngoi vn ph ha theo lun điu tuyên truyn ca Cng sn Vit Nam: Vit Nam Cng Hòa đã b khai t sau khi Quân lc min Nam Vit Nam sp đ trước s tn công ca quân xâm lăng cng sn Bc Vit. H còn nông cn nghĩ rng sđu hàng ca Đi tướng Dương văn Minh, Tng Thng bt hp hiến do Quc Hi hp tp đưa lên trong ba ngày cui cùng (t 28-4 đến 30-4-1975) đã chánh thc xóa b Vit Nam Cng Hòa, mt quc gia đc lp đã được Hip đnh Genève 1954 minh thcông nhn và là mt trong 12 nước đã ký kết Hip đnh Paris 1973 trước s chng kiến ca Tng Thơ Ký Liên Hip Quc. Lp lun ca h hoàn toàn sai trái v c hai mt pháp lý và thc ti.

Trong phm vi hn hp ca bài viết ny, tôi mun căn c vào lch s ca mt s nước Âu châu đã có hoàn cnh ging như min Nam Vit Nam đ khng đnh Vit Nam Cng Hòa vn còn tn ti và s có nhiu trin vng thâu hi quyn đc lp t ch trong tương lai không xa.

Lch s ca mt s nước Âu châu đã b xâm lăng và mt đc lp

1. Nước Ba Lan (Poland, Pologne)

Thành lp trong thế k 10 do Đi Công tước (Grand Duc) Mieszko, Ba Lan là mt nước nhĐông Âu đã b 3 Vương quc ln bao quanh (Nga, Ph và Áo) qua phân lãnh thnăm1795 và mt đc lp trong mt thi gian dài trên mt thế k. Tuy nhiên, nước Ba Lan không mt mà vn tn ti nh dân tc Ba Lan có lòng yêu nước mãnh lit và tinh thn kiên trì hy sinh tranh đu đ khôi phc đc lp ca Ba Lan.

Sau Thế Chiến I, nước Ba Lan đc lp hi sinh năm 1918.Nhưng đến năm 1939, hai cường quc láng ging (Đc và Liên Xô) li xâm lăng nước Ba Lan đ phân chia lãnh th ca nước ny. Dân tc Ba Lan đã dũng cm tiếp tc tranh đu chng ngoi xâm và đã phi hy sinh rt nhiu cho đc lp t ch ca nước nhà.

Sau Thế Chìến II, nước Ba Lan thâu hi đc lp và tn ti đến ngày nay. Ba Lan là mt thành viên ca y Hi Kim Soát Đình Chiến ti Vit Nam t năm 1954.

1. Nước Áo (Austria, Autriche)

Thành lp năm 996 t lãnh đa Bavaria, mt tiu bang ln ca nước Cng Hòa Liên Bang Đc ngày nay (có th ph là thành ph Munich), nước Áo là mt đế quc hùng mnh vào bc nht Âu châu đã giao chiến vi Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte. Đếquc Áo-Hung (Austro-Hungarian Empire) đt dưới quyn cai tr lâu dài ca Hoàng tc Habsbourg.

Sau Thế Chiên I, đế quc Áo-Hung tan rã và tr thành mt nước Cng Hòa (Austrian Republic) t 1918 đến 1933. Năm 1938, Quc trưởng ca nước Đc Adolf Hitler, mt người sanh ti nước Áo, sát nhp nước ca mình vào nước Đc.

Sau Thế Chiến II, nước Áo tranh thđc lp năm 1955 và thành lp nn Đ nh Cng Hòa.

C hai nước Đc và Áo đu nói tiếng Đc. Nhưng dân tc Áo vn mun có mt nước nhđc lp t ch tách ri khi nước Cng Hòa Liên Bang Đc, mt nước ln hùng mnh.

1. Estonia, Latvia và Lithuania là ba nước rt nh vùnh bin Baltic, giáp ranh vi nước khng l Nga.

Sau Thế Chiến I, Estonia, Latvia và Lithuania được đc lp đi vi hai nước ln Nga và Đc. Nhưng năm 1940, thi hành hip ước Molotov-Ribbentrop ký kết vi nước Đc sau khi Thế Chiến II bùng n năm 1939, Liên Xô thôn tính ngay 3 nước láng ging Estonia, Latvia và Lithuania. Mt đc lp, 3 nước nh ny b sát nhp vào lãnh th Liên Xô t năm 1940. Mãi đến năm 1991, sau s sp đ ca đế quc cng sn Liên Xô, 3 nước Estonia, Latvia và Lithuania mi thâu hi đc lp, gia nhp Liên Âu (European Union) và Minh Ước Bc Đi Tây Dương (NATO) đđược bo v chng li s xâm ln ca nước Nga.

Kết lun

Các nước Ba Lan, Áo, Estonia, Latvia và Lithuania là nhng nước nh thâu hi được đc lp t ch nh lòng yêu nước và tinh thn kiên trì tranh đu ca nhân dân các nước ny cho đc lp ca quê hương x s

Nhân dân min Nam Vit Nam cn phi noi theo gương sáng ca nhân dân các nước nh k trên Âu châu đ thâu hi đc lp và tái lp chánh th Cng Hòa. Sau 42 năm thng tr bo tàn và tham nhũng bóc lt ca đng Cng Sn, đi b phn qun chúng nhân dân Vit Nam t Nam chí Bc đã nhn thy chánh th Cng Hòa có nhiu ưu đim hơn chếđđc tài toàn tr ca đng Cng Sn. Vì vy, nhân dân Vit Nam cn phi quyết tâm gii th chế cng sn đ tránh khi đi ha Bc thuc ln th 5. Mun ngăn chn âm mưu sát nhp nước Vit Nam vào Trung Quc năm 2020, cn phi nhanh chóng thi hành Hip đnh Paris 1973. Đó là mt gii pháp pháp lý kh thi trong hin tình đt nước Vit Nam.

California, ngày 15-8-2017


Th
m phán Phm Đình Hưng

------------

Ý kiến đc gi :

Bài vi
ết trên là mt cái tát vào mt Liên Thành, kđã nông cn xác đnh là "Vit Nam Cng Hòa đã chết 42 năm ri" và đã công khai ca ngi chếđ VC ti Vit Nam là hùng cường ri chê bai Lut Sư Lê Trng Quát và nhng ai mun đem Hip Đnh Paris năm 1973 ra tái xét và thc thi là "thiếu thc tế" và không đnăng lc đđi sc vi chính quyn VC.

Tuy là mt thiếu tá ca QLVNCH nhưng Liên Thành đã tđng xóa b căn tính VNCH ca mình, tương t như lp lun rng mt khi thân ph ca ông là Nguyn Phúc Tráng C đã tht lc thì mi già tr ca C Tráng Cđu b tiêu tán, ông Liên Thành không cn phi gi li h"Nguyn Phúc" na hoc làm l gi gì cho thân ph ca mình vì… chết là hết. Ông cho rng VNCH không còn hin hu thì mi người Vit ca Min Nam VN không còn mang tinh thn ca VNCH na, không còn yêu và tranh đu cho sđc lp t do hnh phúc và tinh hoa ca VNCH na. Mưu đ thâm him mun gt b VNCH ca Liên Thành là đ phc v cho ai đây ??

Chúng tôi mong đi Liên Thành công khai xin li và đính chính cho s phát ngôn ba bi khi ph nhn giá tr ca Hip Đnh Paris năm 1973 và cho rng VNCH đã chết. Nếu ông ta t khuc xin li thì tđây ông ta s b loi tr ra khi tp th Người Vit Quc Gia đang còn tôn trng th chế VNCH và Hip Đnh Paris. Xem ra Liên Thành ch mun tôn trng bn VC cướp nước đã và đang vi phm lut pháp quc tế này, vy thì… Liên Thành cũng chlà mt môn đ ca bn cướp mà thôi !!.

Xin mi quý đc giđc thêm bài "Đi thoi gia M và Vit Nam: Li thoát ca Vit Nam " đã tng được đăng nhiu ln trước đây trên Ba Cây Trúc.

JB Trường Sơn

__._,_.___



Posted by: Gia Cat <giacat54@yahoo.com

-Bài số 1 Đặt vấn đề với chủ nhân dự án Phạm Hoàng Bắc và ông Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí có dựng cột Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ hay không?

0
0



-Bài số 1 

Đặt vấn đề với chủ nhân dự án Phạm Hoàng Bắc và 

ông Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí có dựng cột Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ hay không?



http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/xvv3_zpsqorqbcdc.jpg


Little Saigon ngày 21 tháng 8 năm 2017


Kính thưa Quý Đồng Hương,


Vào ngày 18 tháng 8 năm 2017, trên trang mạng nhật báo Người Việt có đăng tải một bài viết dài mang nội dung như một quảng cáo, với tựa đề "Little Saigon sắp có kiến trúc rộng 6 mẫu, với hình ảnh Sài Gòn xưa,"và tôi xin đính kèm nguyên văn bài báo ở phía dưới để quý vị nắm bắt vấn đề. 


Có nhiều vấn đề đáng quan tâm, nhưng trong bài viết số 1 này, tôi chỉ giới hạn trong việc đặt vấn đề liên quan đến lời tuyên bố của ông chủ nhân dự án Phạm Hoàng Bắc, và của ông Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí được trích đăng trong bài báo Người Việt rằng: 


Trích:


....Theo ông Bắc kể, sau cùng, tuần trước thành phố có buổi họp để duyệt lại dự án, dưới sự chủ tọa của Thị Trưởng Tạ Đức Trí. 


"Dự án này là một di sản cho thành phố Westminster, nói chung, và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam, nói riêng,"ông Trí nói, theo lời kể của ông Bắc. (ngưng trích)


Kính thưa Quý Đồng Hương,

Bình thường tôi không quan tâm đến các dự án có tính cách "thương mại"được xây cất trong khu vực Little Saigon, nhưng qua lời phát biểu của ông chủ nhân dự án Phạm Hoàng Bắc và ông Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí, thì dự án này còn có mang cái ý nghĩa chính trị, vì "Dự án này là một di sản cho thành phố Westminster, nói chung, và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam, nói riêng,"chính vì vậy mà tôi muốn yêu cầu ông chủ nhân dự án Phạm Hoàng Bắc và Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí nói rõ cho tôi và những người tị nạn được biết là "Dự án này là một di sản cho thành phố Westminster, nói chung, và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam, nói riêng," tức là như thế nào? Để cho dễ hiểu, tôi muốn hỏi ông chủ nhân dự án Phạm Hoàng Bắc và ông Thị Trưởng Tạ Đức Trí trả lời một cách thẳng thắn và rõ ràng, là trong khu vực dự án này có dựng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ một cách trang trọng và uy nghi, như từng được dựng tại Thủ Đô Sài Gòn và khắp lãnh thổ Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 hay không?

Lý do mà tôi nhấn mạnh đến chữ "Sài Gòn" là vì hễ nói đến "Sài Gòn" là phải có lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, vì đó là biểu tượng của Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, mà "Sài Gòn" là thủ đô. Chính trong bài báo Người Việt đăng tải, ông chủ nhân dự án Phạm Hoàng Bắc đã tuyên bố nguyên văn như sau:

Trích:

 "Ông Bắc cho biết: “Là người Việt tị nạn tới Mỹ sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, vợ chồng tôi trước khi về hưu, dự tính phải để lại cho thế hệ sau một di sản mang hình ảnh của Sài Gòn xưa,để các con tôi và những người trẻ gốc Việt cùng trang lứa có thể nhớ đến cái đẹp của nơi thế hệ cha anh đã phải rời bỏ để đi tìm tự do.” (ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Vì khu vực dự án nói trên nằm ngay trung tâm thủ đô tỵ nạn Little Saigon tại thành phố Westminster, tiểu bang California, và được ông chủ nhân dự án Phạm Hoàng Bắc và ông Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí tuyên bố "Dự án này là một di sản cho thành phố Westminster, nói chung, và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam, nói riêng,"cho nên việc dựng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ một cách trang trọng và uy nghi là một điều cần thiết phải có. 

Đích thân Thống Đốc California Arnold Schwarzenegger đã về tận thủ đô Little Saigon, Westminster để ký Sắc Lệnh Công Nhận Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Là Lá Cờ Di Sản Của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt Tại California vào ngày 5 tháng 8 năm 2006, và Hội Đồng Thành Phố Westminster đã đồng thanh thông qua Bản Nghị Quyết Công Nhận Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Là Lá Cờ Chính Thức Của Cộng Đồng Người Việt Nam Hải Ngoại vào ngày 19 tháng 2 năm 2003.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Tôi tin tưởng mọi người Việt Nam tỵ nạn cộng sản đang sống tại thủ đô tỵ nạn Little Saigon nói riêng, và hải ngoại nói chung đều có cùng quan niệm như tôi, là khi đã tuyên bố "Dự án này là một di sản cho thành phố Westminster, nói chung, và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam, nói riêng," thì phải dựng là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ một cách trang trọng và uy nghi.

Trân trọng,

Ngô Kỷ

(714) 404-7022

PHỤ ĐÍNH

http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/ttdd2_zpsiozre5gl.jpg

Saturday, August 5, 2006

Gov. Schwarzenegger Signs Executive Order Honoring Vietnamese Heritage


Gov. Schwarzenegger today signed executive order S-14-06 that honors Vietnamese heritage. Below is the text of the Executive Order.

WHEREAS California is the home to approximately 500,000 Vietnamese immigrants; and


WHEREAS the Vietnamese-American community has made positive contributions to the historical, cultural, educational, and economic prosperity of California; and

WHEREAS Vietnamese-Americans remain vigilant in opposing tyranny of all forms, actively supporting human rights for all people, and celebrating the principles of democracy, justice, and tolerance upon which our nation was founded; and

WHEREAS the flag of the former Republic of Vietnam, with three red stripes upon a field of yellow, and dating back to 1948, has been and will continue to be a symbol of resilience, freedom, and democracy to many Vietnamese-Americans in California; and

WHEREAS the flag of the former Republic of Vietnam is an important symbol in the history of Vietnamese-Americans and is now known as the Vietnamese Freedom and Heritage Flag; and

WHEREAS the vast majority of California's Vietnamese-Americans embrace the yellow and red-striped Freedom and Heritage Flag as the symbol of the Vietnamese-American community.

NOW, THEREFORE, I, ARNOLD SCHWARZENEGGER, Governor of the State of California, formally recognize the Vietnamese Freedom and Heritage Flag as the official symbol of the California Vietnamese-American community and support the efforts of California's Vietnamese-American community to promote freedom and democracy. By virtue of the power and authority vested in me by the Constitution and statutes of the State of California, I do hereby issue this Order to become effective immediately:

The Vietnamese Freedom and Heritage Flag may be displayed on the premises of state buildings in connection with a state-sponsored Vietnamese-American ceremonial event, consistent with rules and protocol regarding the proper display of the United States and the State of California flags, including the provisions of title 4, chapter1 of the United States Code.

I FURTHER DIRECT that as soon as hereafter possible, this Order be filed in the Office of the Secretary of State and that widespread publicity and notice be given to this Order.

IN WITNESS WHEREOF I have hereunto set my hand and caused the Great Seal of the State of California to be affixed this 5th of August 2006.

______________________________ __
ARNOLD SCHWARZENEGGER
Governor of California
ATTEST:
______________________________ __
BRUCE McPHERSON
Secretary of State

Sắc Lệnh Của Thống Đốc Tiểu Bang California 

Vinh Danh Lá Cờ Di Sản Việt Nam

XÉT RẰNG California là nơi sinh sống của khoảng 500,000 di dân Việt Nam; và

XÉT RẰNG cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã đóng góp tích cực cho sự phồn thịnh về lịch sử, văn hóa, giáo dục, và kinh tế của California; và

XÉT RẰNG người Mỹ gốc Việt luôn cảnh giác chống lại sự độc tài dưới mọi hình thức, tích cực ủng hộ nhân quyền cho mọi dân tộc, và nêu cao chính nghĩa dân chủ, công lý, và khoan dung là những chính nghĩa tạo dựng nên quốc gia chúng ta; và

XÉT RẰNG lá cờ nước Việt Nam Cộng Hòa cũ, với ba sọc đỏ trên nền cờ vàng, và đã sử dụng từ năm 1948, vẫn là và sẽ luôn luôn là biểu tượng của sự kiên trì, tự do, và dân chủ cho nhiều người Mỹ gốc Việt tại California; và

XÉT RẰNG lá cờ nước Việt Nam Cộng Hòa cũ là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử người Mỹ gốc Việt và nay được xem là lá cờ Di Sản Người Việt Nam Tự Do; và

XÉT RẰNG một đa số rất lớn người Mỹ gốc Việt tại California xem lá cờ Di Sản và Tự Do màu vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

BỞI THẾ NÊN, TÔI, ARNOLD SCHWARZENEGGER, Thống Đốc Tiểu Bang California, chính thức công nhận lá cờ Di Sản Người Việt Nam Tự Do là biểu tượng chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California và ủng hộ nỗ lực của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California đấu tranh cho tự do và dân chủ. Với thẩm quyền do Hiến Pháp và luật tiểu bang California trao cho tôi, tôi nay ra sắc lệnh này hiệu lực ngay lập tức:

Lá cờ Di Sản Người Việt Nam Tự Do được phép treo tại các công sở tiểu bang khi liên quan tới một nghi lễ của người Mỹ gốc Việt được tiểu bang bảo trợ, theo đúng các nguyên tắc và nghi thức về việc treo cờ Hoa Kỳ và cờ tiểu bang California, trong đó có nhan đề 4, chương 1 bộ Luật Hoa Kỳ.

TÔI NAY LỆNH THÊM rằng càng sớm càng tốt, Sắc Lệnh này được đệ nạp cho văn phòng Bộ Trưởng Tiểu Bang và loan báo rộng rãi cho Sắc Lệnh này.

VỚI SỰ CHỨNG GIÁM DƯỚI ĐÂY tôi đặt bút ký và cho gắn dấu đại ấn của tiểu bang hôm nay ngày 5 Tháng Tám 2006.

ARNOLD SCHWARZENEGGER
Thống Đốc California

LÀM CHỨNG:

BRUCE McPHERSON
Bộ Trưởng Tiểu Bang

                                                                           photo sg8_zpsvi1klrcb.jpg

Thống Đốc California George Deukmejian về tận Westminster đứng dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

tuyên bố công nhận Địa Danh Little Saigon vào nàm 1988

 wt12.jpg wt14.jpg


NGHỊ QUYẾT số 3750

NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER 
CÔNG NHẬN QUỐC KỲ VIỆT NAM CỘNG HÒA 
LÀ LÁ CỜ CHÍNH THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI



XÉT RẰNG: Chế độ đương quyền Cộng Sản Hà Nội vẫn tiếp tục thể chế độc tài do một chính quyền thối nát, không do dân bầu, luôn trắng trợn vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của người dân;


XÉT RẰNG: Đại đa số người Mỹ gốc Việt đã phải rời quê hương đều không chấp nhận hay tha thứ chế độ Cộng Sản Việt Nam;


XÉT RẰNG: Người dân VNCH chưa hề chiến bại nhưng vẫn bất khuất chống Cộng và đồng lòng tranh đấu cho Tự Do;


XÉT RẰNG: Tiểu bang California là nơi sinh sống có đông người Mỹ gốc Việt nhất trên toàn nước Mỹ;


XÉT RẰNG: Thành phố Westminster là nơi có tỷ lệ cư dân người Mỹ gốc Việt cao hơn bất cứ thành phố nào ở California và bất cứ thành phố nào trên nước Mỹ;


XÉT RẰNG: Người dân VNCH đã anh dũng chống xâm lăng Cộng Sản Bắc Việt. Họ là dân Việt tị nạn tới Mỹ và định cư tại thành phố Westminster, California. Họ phải được vinh danh và ghi nhớ những hy sinh của họ. Lá cờ tượng trưng Quốc Gia Việt Nam phải là Quốc Kỳ VNCH;


XÉT RẰNG: Lá cờ của người Việt Tự Do là Quốc Kỳ VNCH, ba sọc ngang màu đỏ trên nền vàng;


XÉT RẰNG: Lá cờ của chế độ độc đảng đương quyền cai trị Việt Nam là lá cờ của một guồng máy cầm quyền, chứ không phải là lá cờ của một Quốc Gia;


XÉT RẰNG: Nghi thức văn hóa và lịch sử của dân Việt phải được đón mừng và vinh danh với lá cờ của Quốc Gia Việt Nam, chứ không phải bằng lá cờ của bọn độc tài, phản bội, chối bỏ lịch sử và văn hóa sáng ngời;


XÉT RẰNG: Lá cờ VNCH vừa nhắc nhở đến hiểm họa Cộng Sản vừa khẳng định cảnh giác chống độc tài dưới bất cứ hình thức nào và tích cực ủng hộ cho nhân quyền. 
 

NAY QUYẾT ĐỊNH: 


Thành Phố Westminster long trọng công nhận Quốc Kỳ VNCH là lá cờ chính thức của Người Việt Hải Ngoại , với nền vàng, ba sọc đỏ là lá cờ chính thức đại diện cho tập thể người Việt hải ngoại. Quốc Kỳ VNCH được phép treo trên các công ốc sở hữu hoặc thuộc thẩm quyền của thành phố Westminster; hoặc trong các lễ hội của người Mỹ gốc Việt do thành phố bảo trợ và cấp giấy phép. 


Hội Đồng Thành Phố Westminster kêu gọi các giới chức lập pháp của tiểu bang thông qua một đạo luật công nhận Quốc Kỳ VNCH là lá cờ chính thức đại diện cho tập thể người Mỹ gốc Việt hải ngoại. Đồng thời kêu gọi các học khu địa phương cũng sẽ chuẩn thuận một Nghị quyết tương tự, công nhận Quốc Kỳ VNCH là lá cờ chính thức được treo tại các trường học.   
 

NGHỊ QUYẾT ĐƯỢC THÔNG QUA, THUẬN và PHÊ CHUẨN ngày 19 tháng 2 năm 2003.  


Thị Trưởng thành phố Westminster


Margie Rice (Ký tên) 
 
   

RESOLUTION NO: 3750    
 

A RESOLUTION OF THE CITY COUNCIL OF THE CITY OF WESTMINSTER 

RECOGNIZING THE FLAG OF THE FORMER REPUBLIC OF VIETNAM AS THE OFFICIAL FLAG OF THE VIETNAMESE PEOPLE OVERSEAS 
 

WHEREAS, the current Vietnam Hanoi Communist Regime continues to be a one party state ruled by an un-elected and unaccountable government that continuously and arbitrarily infringes upon the human rights and religious freedom of its people; and 


WHEREAS, the vast majority of Vietnamese Americans who fled Vietnam do not recognize or condone the Vietnam Communist regime; and 


WHEREAS, the people of the former Republic of Vietnam are not defeated but remain unbowed and in opposition to communism and stand united in their commitment to freedom; and 


WHEREAS, the State of California is home to the largest Vietnamese-American population in the United States of America; and 


WHEREAS, the City of Westminster is home to a higher percentage of Vietnamese-American residents than any other California or United States city; and 


WHEREAS, the people of the former Republic of Vietnam were valiant in their resistance to the aggression of communist North Vietnam, and refugees from the Republic of Vietnam who emigrated to the United States of America and settled in the City of Westminster, California, should be honored and remembered for their sacrifices such that the only flag depicting the Nation of Vietnam shall be the flag of the former Republic of Vietnam; and 


WHEREAS, the flag of the Free Vietnamese people is the flag of the former Republic of Vietnam, which consists of three horizontal stripes of red (gules) upon a field of gold (or); and 


WHEREAS, the flag of the one party regime currently holding power in occupied Vietnam may be the flag of a government, but it is not the flag of a Nation; and 


WHEREAS, the culture and history of the Vietnamese people should be celebrated and honored with the flag of the Vietnamese Nation, not the flag of the tyrants who betrayed and rejected that glorious culture and history; and 


WHEREAS, this flag remains a poignant reminder of the threat of communism, and the imperative of remaining vigilant in opposition to tyranny of all forms, and to actively support human rights. 
 
 

NOW, THEREFORE, BE IT RESOLVED, that the City of Westminster on this day formally recognizes the flag of the former Republic of Vietnam as the official flag of the Vietnamese People overseas, and that this flag may be displayed on any city owned property at any city-controlled or sponsored Vietnamese-American event subject to the permit requirements of the City. The City of Westminster encourages state legislators to pass a law recognizing the flag of the former Republic of Vietnam as the official flag of the Vietnamese-Americans overseas, and encourage the local school districts to adopt a similar Resolution recognizing the flag of the former Republic of Vietnam as the official flag to be displayed in the schools. 
 
 

PASSED, APPROVED, AND ADOPTED this 19th day of February 2003. 


AYES:  COUNCIL MEMBER: RICE, PARIS, FRY, MARSH, QUACH


NOES:  COUNCIL MEMBER: NONE


ABSENT: COUNCIL MEMBER: NONE  

_________________________

MARGIE L. RICE, MAYOR 
 

ATTEST:  

______________________________

MARIAN CONTRERAS, CITY CLERK 

-STATE OF CALIFORNIA

-COUNTY OF ORANGE 
 
 

I, MARIAN CONTRERAS, hereby certify that I am the duly appointed City Clerk of the City of Westminster, and that the foregoing resolution was duly adopted at a regular meeting of the City Council of the City of Westminster held on the 19th day of February 2003.

__________________________

Marian Contreras, City Clerk 






Little Saigon sắp có kiến trúc rộng 6 mẫu, với hình ảnh Sài Gòn xưa

Một số kiến trúc mới, mang hình ảnh Sài Gòn xưa, gồm một khách sạn và một chung cư cao tầng cho thuê, sắp được x...



Little Saigon sắp có kiến trúc rộng 6 mẫu, 

với hình ảnh Sài Gòn xưa

Linh Nguyễn/Người Việt

August 18, 2017

altHình phác họa dự án, nhìn từ góc đường Bolsa và đường Brookhurst. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


WESTMINSTER, California (NV) – Một số kiến trúc mới, mang hình ảnh Sài Gòn xưa, gồm một khách sạn và một chung cư cao tầng cho thuê, sắp được xây dựng trên miếng đất hiện bỏ trống, tại góc đường Bolsa và đường Brookhurst, ngay trung tâm Little Saigon.

“Chúng tôi đã nộp đơn xin giấy phép xây dựng dự án rộng khoảng sáu mẫu, dự trù tốn phí khoảng $120 triệu, nhưng có lẽ phải đợi đến mùa Xuân 2018 mới được thành phố Westminster chấp thuận Hy vọng sau đó sáu tháng chúng tôi sẽ lấy được giấy phép xây dựng,” ông Phạm Hoàng Bắc, chủ nhân công ty Investment Properties Westminster, LLC., nói với nhật báo Người Việt.

“Dĩ nhiên chúng tôi sau đó cũng còn phải qua những thủ tục tài chánh để được ngân hàng tài trợ. Nói chung là vẫn còn những khó khăn trước mặt nhưng vẫn mong là vượt qua được,” bà Joann Phạm, vợ ông Bắc, góp ý.

Bà khẳng định: “Dự án này là ý định riêng của chúng tôi, không có một ai khác đầu tư, để giữ tính độc lập làm di sản cho thế hệ sau.”

Ông Bắc, hiện cũng là chủ nhân khách sạn Ramada Plaz

“Dĩ nhiên chúng tôi sau đó cũng còn phải qua những thủ tục tài chánh để được ngân hàng tài trợ. Nói chung là vẫn còn những khó khăn trước mặt nhưng vẫn mong là vượt qua được,” bà Joann Phạm, vợ ông Bắc, góp ý.

Bà khẳng định: “Dự án này là ý định riêng của chúng tôi, không có một ai khác đầu tư, để giữ tính độc lập làm di sản cho thế hệ sau.”

Ông Bắc, hiện cũng là chủ nhân khách sạn Ramada Plaza ở Garden Grove, cho biết thêm chi tiết về dự án mới, gồm một khách sạn năm tầng có 150 phòng; một chung cư cũng năm tầng có 201 căn hộ, loại một và hai phòng ngủ.a ở Garden Grove, cho biết thêm chi tiết về dự án mới, gồm một khách sạn năm tầng có 150 phòng; một chung cư cũng năm tầng có 201 căn hộ, loại một và hai phòng ngủ.

altPhác họa “Con đường vui” (Festival Street), nhìn từ đường Brookhurst. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt

Ngoài ra, dự án cũng dành tầng trệt rộng 60,000 sq ft cho các tiệm bán lẻ và cửa hàng phục vụ khách hàng, và một khu rộng 12,400 sq ft là chỗ để tổ chức các sự kiện, lễ lạc, sinh nhật, và đám cưới.

“Các gian hàng này sẽ được thiết kế dọc theo ‘con đường vui’ (Festival Street) cho khách bộ hành tản bộ những khi có chợ đêm, hay những dịp lễ lạt trong cộng đồng. Riêng khu tổ chức sự kiện (convention), chúng tôi có thể tổ chức hai đám cưới cùng một lúc. Mỗi đám cưới có thể kê được 40 bàn tròn. Những ai muốn tổ chức đám cưới ngoài trời, chúng tôi có thể tổ chức bên cạnh hồ bơi trên tầng hai,” ông nói.

“Còn nếu chỉ xếp ghế cho khán giả xem đại nhạc hội, khu này có sức chứa được 1,200 chỗ ngồi,” ông giải thích thêm.

Nhân dịp này, ông cho biết diễn tiến và nguồn gốc dự án.

“Ba năm trước chúng tôi tình cờ được Dân Biểu Tiểu Bang Travis Allen mời ăn trưa. Hôm ấy có mặt cựu Dân Biểu Trần Thái Văn, người cho biết từng quen với gia đình Warne, và cho biết họ muốn bán miếng đất,” ông Bắc kể.

alt

Phác họa tầng hai của kiến trúc phía trước khu chung cư tương lai, với cầu nối qua khu tổ chức sự kiện, dọc phía đường Bolsa. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ông Bắc cho biết: “Là người Việt tị nạn tới Mỹ sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, vợ chồng tôi trước khi về hưu, dự tính phải để lại cho thế hệ sau một di sản mang hình ảnh của Sài Gòn xưa, để các con tôi và những người trẻ gốc Việt cùng trang lứa có thể nhớ đến cái đẹp của nơi thế hệ cha anh đã phải rời bỏ để đi tìm tự do.”

“Chúng tôi quyết định mua với giá mà gia đình chủ nhân rao bán. Hôm ấy trước mặt năm luật sư đại diện cho hai bên, có cả Luật Sư Trần Thái Văn, đại diện môi giới cho chúng tôi, chúng tôi đồng ý mua với giá rao bán. Hai bên bắt tay và sau đó ra về,” ông kể.

Ông cho biết sau đó một tuần, người chủ đòi tăng giá thêm, khoảng trên $300,000 nữa.

“Chúng tôi cũng đồng ý theo luôn và làm thủ tục giấy tờ ngay, vì chúng tôi sợ họ đổi ý. Miếng đất rộng sáu mẫu, gồm cả 19,000 sq ft của cây xăng góc đường, với điều kiện chúng tôi phải trả tiền hoa hồng 6% cho cả hai bên môi giới,” ông nói.

Về phương diện tài chánh để có thể mua miếng đất, bà Joann Phạm giải thích thêm: “Chúng tôi cùng là người tị nạn 1975. Anh Bắc khi ấy là kỹ sư cơ khí làm cho Boeing và tôi làm trong lãnh vực tài trợ địa ốc. Sau 25 năm làm công việc này cho công ty Mỹ, năm 2001 tôi thành lập công ty Greenlight Financial Services ở Irvine.”
Mô hình của kiến trúc sư nộp cho thành phố Westminster. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

“Công ty của tôi có đến 800 nhân viên. Tháng Năm, 2013, tôi bán lại cho công ty Nationstar Mortgage. Chúng tôi dùng tiền của mình để mua miếng đất này là một quyết định rất hệ trọng, vì chúng tôi có thể mất hết một số tiền rất lớn dành dụm sau 40 năm làm việc. Ngược lại, nếu ơn trên cho mọi chuyện hanh thông, cộng đồng Việt Nam của chúng ta sẽ có một nơi sinh hoạt khang trang kiểu ‘French Colony Style,’ với hình ảnh Sài Gòn xưa được thu nhỏ,” bà nói.

Ông Bắc giải thích lý do gợi nhớ đến Sài Gòn: “Kiến trúc hai tầng góc Bolsa và Brookhurst sẽ có hình tháp đồng hồ của chợ Bến Thành. Nếu từ tầng trệt nhìn ra, sẽ thấy góc nhìn như khách sạn Continental. Lối vào trên đường Brookhurst, hai bên là hàng quán bán lẻ. Bên phải là khu chung cư chiếm từ tầng thứ hai đến tầng thứ năm. Cuối đường này là cổng khách sạn. Một lối vào khác trên đường Bolsa cũng dẫn đến cổng khách sạn.”

Ông cho biết có hai bãi đậu xe, một ở khu khách sạn, và một ở phía sau khu chung cư.

“Vì là dự án với tầm cỡ lớn nhưng kiến thức chúng tôi lại giới hạn, nên chúng tôi phải tốn rất nhiều tiền. Tiền giấy tờ và thuê khoảng tám văn phòng kiến trúc sư vẽ họa đồ, và đóng thuế thổ trạch ba năm qua (mỗi năm $170,000) cũng tốn hơn $1 triệu rồi,” ông kể.

Theo ông Bắc kể, sau cùng, tuần trước thành phố có buổi họp để duyệt lại dự án, dưới sự chủ tọa của Thị Trưởng Tạ Đức Trí.

“Dự án này là một di sản cho thành phố Westminster, nói chung, và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam, nói riêng,” ông Trí nói, theo lời kể của ông Bắc.

Rồi thành phố chấp thuận công ty kiến trúc KTGY Architecture and Planning of Irvine, và công ty này đại diện lo giấy tờ công trình xây dựng dự án của công ty Investment Properties Westminster, LLC của vợ chồng ông Bắc.

Nhật báo Người Việt có liên lạc ông Steve Ratkay, xử lý thường vụ quản lý ban quy hoạch thành phố, để biết tình trạng hồ sơ xin giấy phép của dự án này, nhưng đến khi báo lên khuôn vẫn chưa nhận được hồi âm.

Dự án hỗn hợp nhà ở và thương mại này được biết là phù hợp với đồ án tổng quát của thành phố mới được điều chỉnh.

—————-
Liên lạc tác giả: linhnguyen@nguoi-viet.com


                                             Ngô Kỷ và  ông Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí trong buổi lễ gắn bảng tên đường Saigon             

Ngô Kỷ phỏng vấn ông Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí trong cuộc biểu tình chống chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình đến California

http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/nnkk1118_zps9znpdhkl.jpg














__._,_.___


Posted by: Ngo Ky

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian"⁩

0
0
: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian"⁩







MEMORIAL DAY NHỚ VÀ MANG ƠN NHỮNG CHIẾN HỬU ĐẢ NẰM XUỐNG ĐỂ TÔ ĐẬM QUÂN SỬ VIETNAM CỘNG HÒA.....

 An Lộc được 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian"giải tỏa -17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.


AnLoc July 3, 1972 - REINFORCEMENTS WELCOMED

Bỗng chốc thị trấn nhỏ về cực đông-nam phần cuối con đường 13 biến thành địa danh vang dội toàn thế giới... Guernica, Arden, Berlin của Thế Chiến lần Hai không còn ý nghĩa khi so với thị trấn bề dài 1800 thước và bề ngang từ cửa Phú Lổ đến hàng rào phòng thủ tiểu khu đo đúng 1000 thước. Trên diện tích bé nhỏ nầy, lại nhỏ hơn nữa của những ngày “tử thủ”, khi thành phố “co” lại với khoảng 900 thước bề dài còn lại-Một ô vuông cây số hứng chịu gần 60 ngàn quả đạn, đạn đại bác bắn tập trung từ mười vị trí trở lên trong 100 ngày vây khốn. Thế nhưng, An Lộc đã chịu đựng được. Quân và Dân ở An Lộc đã chịu đựng được. Chịu đựng- Sức mạnh tự nhiên không bờ, không đáy- Với nó, trong đó, Người Việt ngụp lặn miệt mài để tồn tại.


Sống! Thượng Đế ban món quà hiếm hoi quý giá này cho dân tộc ta quá khó khăn, hẹp lượng. Chỉ được sống, đám dân và lính ở An Lộc đã phải căng mình hứng chịu dài cơn bão săm sắp tiếng nổ và mảnh thép, trong ba tháng. Họ lên đến những “đỉnh” đau đớn chóng mặt, như từ một độ cao hai trăm thước, người mẹ sẩy tay đánh rơi đứa con khi trực thăng chao mạnh. Cái chấm nhỏ bé tội nghiệp rơi dần dần vào một cõi xa xăm mất hút...Không nghe được tiếng động của thân thể trẻ thơ đập mạnh trên đất đá. Không có tiếng thét bi ai của người mẹ mất con... Chỉ âm động phần phật cánh quạt phi cơ và gió bạt trên không gian im lặng. Từ đỉnh cao hai trăm thước đến vực sâu hai thước giữa lòng đất đỏ lạnh tanh, người cha bình thản ngồi xếp ngay ngắn, thẳng hàng hình hài năm đứa con và người vợ, sau khi đã đặt tay chân đúng vào thân thể của mỗi đứa.

Nỗi đau đớn dài như con đường 13 từ An Lộc về Chơn Thành. Lai Khê, Bình Dương, An Lộc, Lộc Ninh... Tên đặt ra nghe sao quá thê thảm, tội nghiệp, làm gì có “bình an” nơi miền Đông tàn khốc này.. Tất cả chỉ là ước vọng Nói thật hơn, chỉ là những hư vọng khó có lần hiện thực- Ảo giác mù mờ khi con người đã đến đáy khốn cùng. Chạm tay sự chết

Trong qui ước truyền tin quân đội, chữ A được đánh vần là “Alpha” hay “Anh Dũng”.An Lộc cũng bắt đầu với chữ A, thế nên tôi gọi “An Lộc là Anh Dũng”; tĩnh từ này đã được dùng quá nhiều, đến độ nhàm chán, nhưng ngoài nó ra không còn một danh từ nào xác thực và đúùng đắn hơn. Phải, An Lộc là Anh Dũng. Chiến đấu ở An Lộc- Sống ở An Lộc- Chết ở An Lộc - Tất cả đều trùng trùng tràn ngập, vây kín, kích động bởi tính chất anh hùng. Tôi không nói quá lời, với chân thật của người cầm bút và tấm lòng giản dị của người lính, xin xác nhận lại một điều: An Lộc - Anh Dũng. Yếu tính của thành phố, người và sự kiện nơi An Lộc là tỉnh từ giản dị đầy đủ kia. 

Mười năm kinh qua trận địa, bao nhiêu trang sách về binh sử đã được đọc, tất cả đều bị An Lộc vượt xa, vượt một tầm quá lớn mà không một trận chiến nào có thể bén gót được. Kiến thức quân sự, ý niệm chiến tranh, tất cả bị đổ nhào vô nghĩa, vô dụng với An Lộc. Chắc chắn như thế, nếu ai hằng đến sống, chết cùng với nơi chốn ấy một lần. Những “huyền thoại” về An Lộc đã được khai thác, nhưng không hết. Những người kiệt liệt của An Lộc đã được nhiều nhắc nhở nhưng chưa đủ. Tôi nối tiếp công việc này vì An Lộc không những chỉ có Tướng Hưng với các Trung Đoàn 8, 9, 48, 52 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh; Đại Tá Huấn với Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù; Liên Đoàn 3 BĐQ, và Đại Tá Nhật với thành phần cơ hữu Tiểu Khu Bình Long. Ngoài những lực lượng này, còn có Lữ Đoàn I Nhẩy Dù, đơn vị tham chiến từ ngày 7-4, bắt tay An Lộc lần một vào ngày 16-4 và lần thứ hai sau trận đánh trên tất cả các trận đánh, Tiểu Đoàn 6 Dù “clear” hai cây số còn lại vào đến Thanh Bình (hay đồn điền Xa Cam) trong “bốn mươi lăm phút chiến trận”.An Lộc được “bắt tay” lần thứ hai lúc 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.
. .
Vượt hẳn hết ý niệm từ trước, bỏ xa trí tưởng tượng đã xếp đặt, An Lộc không “hư” từng khu, không đổ từng khóm, An Lộc vỡ nát, vỡ tan tành, vỡ vụn...Không còn sự sống trên mặt đất, không còn dấu vết người trên mặt đất . . . 
Phan Nhật Nam (Mủa Hè Đỏ Lửa)




Đây An Lộc !



"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Ai từng đi qua An Lộc một lần
Mỗi lớp đất là một từng máu thắm

Rừng cao su hai bên đường xanh thẳm
Từng được tưới bằng bao dòng máu đỏ tươi
An Lộc đã có lúc không còn tiếng nói cười
Không sự sống dù con giun con dế

An Lộc đó , mồ chôn trai thế hệ
Bao gia đình tan nát của cả 2 bên
Bị vướng vào cơn bão lửa kinh thiên
Tất cả đều gom vào đây ... An Lộc





Pháo cao xạ tự hành ZSU-57-2 do Liên Xô chế tạo viện trợ cho Bắc quân tan xác tại An Lộc 1972

Những vũ khí bạo tàn kinh khiếp nhất
Ðều được đem vào và thử lửa tại đây
Bao tuổi thanh xuân tràn nhựa sống căng đầy
Tất cả đều lên đường vào An Lộc

An Lộc , An Lộc ơi trận thư hùng tàn khốc
Vượt quá xa mọi khái niệm chiến trường
Và những gì là cuộc chiến đau thương
Không thể hiểu , nếu chưa vào ... An Lộc

Những con số làm người ta chóng mặt
Và cho dù giàu tưởng tượng đến đâu
Cũng khó hình dung sao trên mặt địa cầu
Lại có một bãi chiến trường như thế

Từ lon CoCa chí đến con búp bê
Cả lọ hoa đến đôi guốc gầm giường
Tất cả đều in hằn dấu vết tang thương
Vì chúng đã ở nơi đây ... An Lộc

Ðá chẳng thể lăn, cây không còn mọc
Tất cả đều như đang chìm đắm cõi âm
Vạn vật im lìm , nghiệt ngã , âm thầm
Kinh hoàng trùng trùng dấu còn in đậm

Tất cả ngôn từ đều đã dùng sạch nhẵn
Chỉ còn biết kêu lên hai tiếng ... than ôi !
Giấy mực không sao diễn đạt hết ý người
Khi bạn đứng ở trong lòng ... An Lộc




Từ mắt bạn thu những gì là tàn khốc
Từ tai bạn nghe những rên xiết khóc than
Từ mũi bạn ngửi mùi tử khí mang mang
Từ da rờn rợn những âm hồn ma quỷ

Ở An Lộc mọi giác quan không ngừng nghỉ
Cuối mắt đầu môi chí đến kẽ tay chân
Tất cả đều dựng lên cảnh giác âm thầm
Và tiếp nhận những gì từ ... An Lộc

Giống như bao thứ làm ra trên mặt đất
Những thứ nào từ An Lộc đem ra
Tất cả đều có dấu binh lửa in qua
Ðồ An Lộc có dấu hiệu riêng như thế

Lửa An Lộc không phải lửa lò rèn ống bễ
Lửa cháy bùng không do củi do than
Mà lửa cháy là do thịt do xương
Lửa Napalm , lửa xặc mùi tử khí

Mưa thì sao , mưa An Lộc cũng thế
Chẳng phải mưa phùn , lất phất gợi tình yêu
Chẳng phải mưa rào làm tươi mát buổi xế chiều
Mưa tan tác , mênh mông , cơn ... " mưa pháo ".




Mưa không đếm bằng 2 , 3 hay 5 , 6.
Mà đếm bằng hàng chục , với hàng trăm
Người đi mưa không mặc áo ny lông
Mà phải chui sâu thật sâu xuống đất

Pháo không đến từ 1 , 2 đại bác
Mà đến từ rải rác khắp nơi nơi
Pháo dọc, pháo ngang, pháo chéo, pháo liên hồi
" Hoả tập tiểu liên " , khắp đông , tây , nam , bắc.



Thiếu tá Nguyễn Sơn của LĐ81BCD tại An Lộc 14/6/1972

An Lộc không được giữ bởi những người rô bô sắt
Mà giữ bằng những người lính rất bình thường
Biết yêu gia đình và yêu tha thiết quê hương
Biết mê mệt , đắm say , trong vòng tay con gái

Những buổi chia tay làm lòng người ái ngại
Chiến tranh ơi sao thật lắm gian lao
Những cánh tay đưa vẫy vẫy nuốt nghẹn ngào
Tiễn các anh lên đường vào lửa đạn





Ngày 12-04-1972, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù mới đặt chân đến quận Chơn Thành sau 7 ngày chạm trán với Cộng quân để giải toả một khoảng đường không quá 30 cây số.

Image by © Bettmann/CORBIS




Những cánh Dù nằm trên vai ngạo mạn
Tuổi trẻ các anh sừng sững một đời trai
Những câu đùa pha lẫn chút mỉa mai
Của anh lính Nhảy Dù trong đơn vị

" Rớt tú tài thì anh đi trung sĩ
Em ở nhà em lấy Mỹ nuôi con
Ðến khi nào mà hết giặc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng … "

Những thiếu nữ đang tiễn chồng đỏ mặt
Rúc đầu vào trong ngực áo người trai
Rừng Lai Khê còn văng vẳng tiếng ai
Ðang nghêu ngao bài ca "Rừng Lá Thấp".




Ai biết các anh chờ hành quân trước mắt
Mới nhìn qua tưởng đang cắm trại thôi
Sân bay này chứng kiến triệu lần rồi
Những nụ hôn đắm say giờ tiễn biệt

Những chia ly của tình yêu tha thiết
Ai cảm tình bằng người lính Việt Nam
Tôi tin rằng bên kia nửa giang san
Cũng có những cuộc chia tay như thế

Anh bộ đội lên đường vào đây để
Quyết một lòng chiếm trọn được miền nam
Rặng Trường Sơn bao thử thách gian nan
Không chặn nổi bước đoàn quân thiện chiến



Nhảy dù tăng viện vào chảo lửa An Lộc trên đường 13 (Image by © Bettmann/CORBIS)


Nhưng An Lộc , các anh không thể tiến
Vì ở đây có một thứ lính rất người
Biết yêu đương , biết đùa nghịch , khóc , cười
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , và lính Nhảy Dù Nam Việt

Ðây An Lộc, chiến trường đầy cay nghiệt
Các công trường nhất quyết tiến mới thôi
Còn quân Nam, cũng nhất định chết không lui
Và An Lộc , trận thư hùng khủng khiếp

Một bên chiến đoàn 202 , 203 tùng thiết
Một bên thì cũng Lôi Vũ , Lôi Vân
Công trường 5, 7, 9 và Bình Long của Bắc Việt
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , Lữ Ðoàn Dù vào trận địa


13 Jun 1972, Lai Khe, South Vietnam --- 6/13/1972-Lai Khe, South Vietnam: Line of Helicopters of the U.S. First Air Cavalry Division land in formation at Lai Khe
to pick up troops of the South Vietnamese Second Division and bring them to An Loc. --- Image by © Bettmann/CORBIS


Những thây người thi đua nhau ngã quỵ
Những thịt xương vụn tan nát rã rời
Những quyết tâm của hàng chục vạn con người
Tất cả đều dồn vào cơn binh biến

Từng xe tăng bị loại ra ngoài vòng chiến
Các đại bàng cũng tơi tả xác thân rơi
Ôi ! động địa kinh thiên , lở đất long trời
Hoá thành bụi cũng chỉ vì ... AN LỘC.

Ðổ nát , tan hoang , kinh hoàng , tàn khốc
Những thiệt hại làm nhức óc cả đôi bên
Một cánh quân Dù vừa mới bị xoá tên
Gần một công trường cũng phơi thây chật đất



Lưới lửa phòng không lừng danh Nam Bắc
Vẫn hàng ngày " tiếp đón " các đại bàng
Những cánh chim rơi , gần hết cả phi đoàn
Nhiều ụ phòng không cũng tan tành xác pháo

Ðêm Sài Gòn vẫn vui chơi tỉnh táo
Em ca ve ngồi lọt thỏm trong lòng
Vui đêm nay , mai em biết có còn không
Cô vũ nữ cúi đầu rưng nước mắt

Chuyện ngày maỉ Ôi! chuyện còn xa lắc
Lo làm chi cứ để đó tính sau
Rót rượu đi em , cho anh giải cơn sầu
Trước khi cất bước lên đường vào đơn vị

Và cứ thế , dòng dời trôi không ngừng nghỉ
Ai hay đâu những trắc ẩn chiến trường
Súng đạn , giai nhân , là những chuyện bình thường
Sao biết được cuộc đời mình tốt , xấu ?

Phi hành đoàn rơi , số phận càng đẫm máu
Xoa bột thuỷ tinh , viên phi công hỏng con ngươi
Lưỡi lê rọc quanh đầu người xạ thủ thét thấu trời
Khi mảnh tóc lẫn da đầu lột ngược

Trận địa nào mà người lính lo từ trước
Viên đạn sau cùng để dành lại chính anh
Ðược chết đi để khỏi bị hành hình
Chuyện chỉ có ở nơi đây ... AN LỘC


Khóc đồng đội


Người lính Biệt Cách Dù ngồi nắn ót kẻ tên trên bia mộ những đồng đội .


Hôm nay ngồi nhớ lại vùng địa ngục
Nhớ bạn bè thân xác đã tan hoang
Nhớ đến câu : " trai tuý ngoạ sa trường "
Chợt bỗng thấy trong tim mình đau thấu

Ngọn cỏ bụi cây , còn tanh tanh mùi máu
Góc núi ven rừng rợn tử khí vương vương
Nếu bạn dừng xe , bốc nắm đất vệ đường
Chắc cũng có bụi xương người trong đó

Ði vào rừng có thể đạp nhằm xương sọ
Hay cũng còn nhặt được khúc xương chân
Những dấu tích kia sẽ là những chứng nhân
Của vùng đất một thời là địa ngục ... !
Ôi ... An Lộc !

Bài thơ "Đây An Lộc !" kèm theo những hình ảnh từ HP của Hội Quán Phi Dũng với ký danh ST không biết có phải tên tác giả hay không?


LIFE Magazine Apr 28, 1972 (1) - REPORT FROM THE INFERNO - Giao tranh dữ dội tiếp tục tàn phá VN - Tường trình từ địa ngục


13 May 1972, An Loc, Vietnam --- South Vietnamese artillery soldiers during battle. (Image by © Henri Bureau/Sygma/Corbis)


22 May 1972, South of An Loc, Vietnam --- A South Vietnamese soldier takes cover behind some debris during fire from Communist 122 mm rockets. (Image by © Bettmann/CORBIS)



Một hàng gồm 5 xe tăng cộng quân bị bắn cháy bởi M-72 của các chiến sĩ LĐ81/BCD QLVNCH trên dốc đường Ngô Quyền, con đường dẫn vào An Lộc từ phía Lộc Ninh


Những người lính Liên Đoàn 3 BĐQ tải thương giữa xác tăng của Bắc quân trong thị trấn An Lộc


Người lính VNCH đứng trên xác tăng của cộng quân bị bắn cháy tại An Lộc


LIFE Magazine May 12, 1972 (4) - An Loc





Hình này của đại tá Walter Ulmer, cố vấn trưởng SĐ5BB , người thay thế đại tá William Miller vào ngày 10/5/1972, chụp vào một ngày đầu tháng 6/1972



30-6-1972 - CẢNH ĐIÊU TÀN CỦA AN LỘC -- Binh sĩ Nam VN khảo sát tàn tích của An Lộc khi giao tranh lắng dịu trong trận chiến kéo dài hai tháng giành giật tỉnh lỵ nhỏ bé này. Quân BV đã sử dụng toàn lực chiến xa, pháo đủ loại hủy diệt thị trấn này suốt gần 2 tháng nhưng đã không chiếm được An Lộc.



Trực thăng đổ quân tiếp viện phía nam An lộc giải tỏa toàn thể thị trấn trên QL13, ngày 13-6-1972




An Lộc 6/ 1972 - tượng đài chiến sĩ phía trước sân vận động Bình Long








Không ảnh khu vực đầu thị xã An Lộc, tháng 5-1972








AN LỘC (21/6/1972) -- NHỮNG VẬT NHẮC NHỚ SỰ HỦY DIỆT -- Tất cả những gì còn lại của một ngôi nhà, bên trái, là một vị thần hộ mạng gia đình người Hoa sau cuộc vây hãm kéo dài hơn hai tháng tại An Lộc. Chiếc sọ người nằm trên một xe tăng tan tành của quân Bắc VN là một vật nhắc nhớ khác về trận chiến dữ dội đã diễn ra tại thành phố tỉnh lỵ ở phía bắc Sài Gòn này. (AP Wirephoto)












Ngồi giữa đống đổ nát của chiến tranh, người lính Nam VN này đang rót một chén rượu để đặt lên mộ người vợ của mình tại An Lộc, phía bắc Sài Gòn.
Người phụ nữ này đã được chồng chôn cất ngay trong ngôi nhà đổ nát của gia đình bà trong thành phố bị tàn phá nặng nề,
nơi nhiều thường dân đã tử thương trong cuộc giao tranh.

Tuổi thơ An Lộc 1972







Thánh lễ đầu tiên sau hai tháng tạm ngưng kể từ ngày xảy ra trận chiến An Lộc. (Trong hình là Cha Minh, Chánh xứ An Lộc từ 1970)
được tổ chức tại nhà Thờ An Lộc ngày 24 tháng 6, 1972




Ảnh chụp ngày 18/6/1972 tại An Lộc. Những người dân sống sót sau trận chiến An Lộc đang tham dự thánh lễ đầu tiên sau 2 tháng tại ngôi nhà thờ đổ nát của thành phố An Lộc. Cuộc chiến đã lắng dịu , cho phép người dân tại Thị trấn này rời khỏi các căn hầm trú ẩn. Để ý những bức tường và cột nhà đầy những vết đạn. (AP LASERPHOTO)



LD981 BCD về hậu cứ Lai Khê từ Địa ngục An Lộc


Cái bắt tay lịch sử giữa Người Hùng Tử Thủ An Lộc, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng TLSĐ5BB và Đại tá 
Tư Lệnh Phó SĐND


Đại tá Điềm SD95, Đại tướng Cao Văn Viên, Chuẩn tướng TLSĐ5BB Lê Văn Hưng và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
trước hầm Chỉ Huy mặt trận An Lộc ngày 7 tháng 7-1972













Virus-free. www.avast.com







__._,_.___


Posted by: NANCY DANG 

Trận đánh Bộ TTM-QLVNCH, hay là ‘chiến công trên… giấy báo?’

0
0

Trận đánh Bộ TTM-QLVNCH, hay là ‘chiến công trên… giấy báo?’

                                                                                      Tạp ghi Huy Phương - August 13, 2017


Image result for Trận đánh Bộ TTM-QLVNCH, hay là ‘chiến công trên… giấy báo?’
Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trước năm 1975


Ðại Tá VNCH Chu Văn Hồ, nguyên chỉ huy trưởng Trung Tâm Ðiện Toán Nhân Viên, Phòng Tổng Quản Trị, Bộ TTM-QLVNCH, hiện cư ngụ tại New Jersey là sĩ quan cao cấp duy nhất có mặt tại Bộ TTM-VNCH vào trưa ngày 30 Tháng Tư, 1975 Ông được Bảy Vĩnh, đại diện quân Bắc Việt, vào tiếp thu Bộ TTM, cấp cho tờ giấy giới thiệu, “tạm thời có nhiệm vụ bảo quản của công!” trong khi chờ đợi các lực lượng Việt Cộng vào.

Theo lời Ðại Tá Hồ, sáng hôm đó, sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, thì Bộ TTM là một ngôi nhà không chủ, bỏ trống, không còn binh sĩ, chỉ có một số đơn vị trưởng ở lại để “chờ bàn giao” theo lệnh.

Vào khoảng 10 giờ 30 sáng, có một cán bộ Bắc Việt tên Bảy Vĩnh (trên giấy tờ ghi là Quân Ðoàn Trưởng QÐ 2 giải phóng thủ đô) đi trên xe Jeep do một tài xế tên Suốt (phục vụ tại Phòng 7 Bộ TTM làm nội tuyến) đến gặp Ðại Tá Chu Văn Hồ ở Trung Tâm Ðiện Toán Nhân Viên, mượn thang lên treo cờ ở tòa nhà chính, rồi ra về, đến tối mới dẫn một toán quân đi từ cổng số 1 vào. Khi đó, quân phòng thủ Bộ TTM không còn ai nữa.

Bảy Vĩnh đóng quân tại Trung Tâm Ðiện Toán của Ðại Tá Chu Văn Hồ, mấy ngày sau mới bàn giao cho chuyên viên ở Bắc Việt vào.

Theo một bài báo của Tướng Cộng Sản Trần Văn Trà đăng trên tạp chí Ngày Nay, số đề ngày 1 Tháng Năm, 1990, xác nhận người vào Bộ TTM đi bằng xe Jeep, gặp Ðại Tá Hồ, sau đó lên tòa nhà chính cắm cờ với sự trợ giúp của một hạ sĩ là nội tuyến! Không một tiếng súng!

Chấm hết!

Nhưng theo sách vở và sự tuyên truyền của Bắc Việt, 55 ngày đêm chiến đấu của Việt Cộng là thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, vũ bão, sáng tạo, và ca tụng kiểu Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng!”

Nếu với chỉ một chiếc xe Jeep, chiến lợi phẩm lượm dọc đường và một tên lính nằm vùng, Bảy Vĩnh vào Bộ TTM-QLVNCH treo cờ mà không cần bắn một phát súng, đổ một giọt máu, thì trận đánh chiếm miền Nam có còn chi là hào hùng, vũ bão!

Ðể lừa bịp hậu sinh và dân chúng miền Bắc, 10 năm sau, trận chiến này được vẽ lại trên mặt báo:

  • Trong cuốn “Tự Ðiển Bách Khoa Quân Sử” của Bộ Quốc Phòng CSVN xuất bản năm 2004 tại Hà Nội, do hơn 100 tướng lãnh và hơn 1,000 đại tá viết, trong trang 1023, trong bài “Trận Bộ Tổng Tham Mưu,” đã viết ra những dòng trên giấy, vẽ ra một trận tiến công tưởng tượng như sau:

“Lực lượng địch tại Bộ TTM khoảng 4,400 quân (gồm cơ quan văn phòng, 1 tiểu đoàn tổng hành dinh, 1 tiểu đoàn truyền tin, 1 đại đội quân cảnh, 1 chi đoàn xe tăng thiết giáp, 2 đại đội pháo và súng cối…) Ngoài ra, còn có lực lượng bảo vệ vòng ngoài của hệ thống phòng thủ Sài Gòn. Với sức mạnh áp đảo, sáng 30 Tháng Tư, ta tiếp tục tiến công tiêu diệt các ổ đề kháng và lực lượng phản kích của địch, hình thành nhiều mũi đột phá cổng chính và cổng 1, 2, 3, đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu trong Bộ TTM, làm chủ và kết thúc trận đánh lúc 11 giờ 30 phút. Kết quả diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ quân địch:

-Thu và phá hủy gần 200 xe quân sự (phần lớn là xe tăng và xe bọc thép),

-Sáu khẩu pháo,

-Bắn cháy hai máy bay trực thăng,

-Thu hơn 3,500 súng bộ binh và nhiều tài liệu quan trọng…”

  • Trong “Những trận đánh làm nên lịch sử” do nhà xuất bản Quân Ðội Nhân Dân, Hà Nội, xuất bản, bài “Ðánh chiếm Bộ Tổng Tham Mưu:”

“Ðến cổng số 3, Ðại Ðội 6 gặp địch ngăn chặn, súng máy, súng tiểu liên của chúng quét như vãi đạn từ các ô cửa xuống mặt đường, năm chiến sĩ của ta bị thương nặng phải đưa về phía sau. Phải chia cắt để tiêu diệt địch ta mới có thể vào sâu bên trong, chính trị viên Trần Hạng trao đổi với đại đội phó Nguyễn Ðức Dương và lập tức Ðại Ðội 6 tách thành hai mũi. Chính trị viên Hạng chỉ huy mũi thứ nhất vượt qua làn đạn, nhằm hướng Bộ Tổng Tham Mưu tiến vào. Mũi thứ hai do đại đội phó Dương chỉ huy sử dụng M48 bao vây địch ở khu tiếp liệu, tới tấp nã đạn về phía quân ngụy. Chỉ 10 phút sau, tiếng súng địch im bặt.

“Ở ngoài cổng số 6, Ðại Ðội 5 cùng Trung Ðội 2, Ðại Ðội 7 dùng pháo cối chế áp cùng hai chiếc K63, bốn chiếc M48, đột kích thẳng vào khu nhà hai tầng. Nhưng bọn địch đã lập tức di chuyển về phía sân vận động và bắn như điên cuồng về phía quân giải phóng.

“Lúc này, binh lính địch quăng súng, lột áo chạy tháo thân, tiểu đoàn biệt kích dù, tiểu đoàn bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu tan rã nhanh chóng.

“Chỉ một lát sau, lá cờ giải phóng đã tung bay tên nóc nhà Bộ Tổng Tham Mưu ngụy, trong tiếng reo hò của quân ta và nhân dân vùng phụ cận !!!”

Image result for Trận đánh Bộ TTM-QLVNCH, hay là ‘chiến công trên… giấy báo?’
Thông Tấn Xã Việt Nam, Tháng Tư, 2015, có bài “Cắm cờ trên nóc Bộ Tổng Tham Mưu:”

“Qua 40 năm nhưng ông Ðông vẫn nhớ như in từng chi tiết với nỗi niềm tự hào của người lính cụ Hồ. Ông kể vào khoảng 11 giờ kém 20 ngày 30 Tháng Tư, 1975 theo đường Trần Xuân Soạn tiến về đường Hàm Nghi, Tiểu Ðoàn 2 đánh thẳng vào cổng số 1 Bộ Tổng Tham Mưu ngụy quyền Sài Gòn. Lúc này cuộc chiến đấu vô cùng ác, Tiểu Ðoàn 2 không thể thọc sâu tấn công được.

“Theo lệnh của chỉ huy trưởng Thiều Quang Nông xe bọc thép tiến vào cổng số 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Hai lô cốt bị tiêu diệt, thừa thắng xe bọc thép húc tung cánh cửa Bộ Tổng Tham Mưu tiến vào nội tâm. Lúc này xe tăng của ta và quân giải phóng đồng thời tiến vào đánh chiếm các mục tiêu quan trọng của giặc. Ông Ðông hồi tưởng lại.

“Trong đó, xe bọc thép chờ đội trinh sát của ông Ðông lao thẳng vào tòa nhà ba tầng cao nhất. Ông Ðông nhẩy xuống trước, các đồng đội theo sau hỗ trợ. Phía trong nhà Bộ Tổng Tham Mưu còn rất nhiều giặc. Nhanh trí, ông Ðông đã khống chế một tên địch và bắt dẫn lên lối gần nhất nóc nhà ba tầng.

“Sau khi cả đội lên đủ năm người,mỗi người một nhiệm vụ, phối hợp nhanh chóng cắm được lá cờ của lực lượng giải phóng. Ông Ðông mở ba lô lấy cờ, ông Lại Ðức Lưu tung cờ, ông Ðỗ Xuân Hương lồng cờ vào cán.”

Từ câu chuyện ông Bảy Vĩnh với sự trợ giúp của một anh lính nằm vùng trong Bộ TTM, mượn thang treo cờ, biến thành câu chuyện có đến ba anh chàng trong “toán treo cờ,” anh mở ba lô lấy cờ, một anh tung cờ, một anh lồng cờ vào cán, thật là rắc rối!

Ngoài ra, còn nhiều báo và phim bịa đặt nói về trận đánh Bộ TTM và cắm cờ ngày 30 Tháng Tư, 1975, trong phim có nhiều anh bộ đội chạy lúp xúp, nấp sau gốc cây, nhưng lúc quay phim thì toàn bộ các tòa nhà Bộ TTM đã sơn màu khác rồi!

Trận đánh vào Bộ TTM, lúc thì Cộng Sản cho là do công của Trung Ðoàn 48, khi thì nói là của Biệt Ðộng Sài Gòn.

Phỏng vấn những nhân vật tưởng tượng không tham gia gì trận đánh như Ðại Tá Nguyễn Văn Tàu và Ðại Úy Lương Hoài Nam, và những nhân vật tự nhận là người cắm cờ đầu tiên ngày 30 Tháng Tư, 1975 ở Bộ TTM.



Image result for Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Image result for Trận đánh Bộ TTM-QLVNCH, hay là ‘chiến công trên… giấy báo?’

Ðể tìm hiểu sự thật của lịch sử, xin đọc “c S Quân Lc Vit Nam Cng Hòa”, xuất bản năm 2011 (trang 849-854) của các tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, và Lê Ðình Thụy, đã in thủ bút của Bảy Vĩnh khi vào gặp Ðại Tá Chu Văn Hồ, chứng nhận Ðại Tá Hồ “đã bàn giao cho cách mạng.” Không có đơn vị Cộng Sản nào đánh chiếm Bộ TTM ngày 30 Tháng Tư, 1975, thì làm gì có việc Bắc Việt đã tiến công bắn hạ hai trực thăng, phá hai khẩu pháo, hàng trăm xe bọc thép, và tịch thu hàng nhìn khẩu súng.

Ðây là những chiến công tưởng tượng chỉ có trên mặt giấy… báo.

Nhất là đoạn văn “cờ được treo trong tiếng reo hò của quân ta và nhân dân vùng phụ cận!” thì quả là phét lác quá sức. Lúc đó có một mình ông Bảy Vĩnh thì “quân ta” ở đâu mà reo, và trong khu vực Bộ TTM rộng lớn ở xa phố xá thì lấy đâu ra dân mà hò?

Cuối cùng thì vẫn là: “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói…” Bệnh mãn tính Cộng Sản là sự dối trá. Viết sử giả tạo không đúng sự thật, cũng giống như người làm chứng gian, để cho đời sau rơi vào sự lầm lạc.

“Chủ nghĩa Cộng Sản và sự dối trá là một; và để chúng ta thấy rằng dối trá là hiện tượng thuộc về bản chất của các xã hội Cộng Sản trên toàn thế giới.” (Bauxit online).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Virus-free. www.avastcom

__._,_.___


Posted by: "Tran Van Long" 

Tuyển Tập Chế Độ Ngô Đình Diệm 50 Năm Nhìn Lại 1963 - 2013

0
0




On Friday, August 25, 2017, 8:23:29 PM GMT+8, TRUONG-AN  [ChinhNghiaViet] <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com> wrote:



 

From:AnNam <

To:
Sent: Thursday, 24 August 2017, 22:13
Subject: Tuyển Tập Chế Độ Ngô Đình Diệm


Tuyển Tập Chế Độ Ngô Đình Diệm

50 Năm Nhìn Lại 1963 - 2013

106 bài viết - 99 tác giả

 30-Oct-2013

Tuyển tập 106 bài viết của 99 tác giả

và những lời Phê phán của100 Chứng nhân

về chế độ Ngô Đình Diệm


● Thomas Ahern, Jr. ● Vũ Bằng ● Nguyễn Văn Bông ● Peter Brush
● Nguyễn Trí Cảm ● Nhóm Caravelle ● Niguel Cawthorn 
● Vũ Ngự Chiêu ● Vũ Hoàng Chương ● Lê Cung 
● Ngô Diệp ● Cao Thế Dung ● Lý Nguyên Diệu 
● Phan Quang Đán ● Chính Đạo ● Cao Hữu Điền 
● Lương Hữu Đính ● Trần Kiêm Đoàn ● Trần Văn Đôn 
● Phan Lạc Giang Đông 
● Góp Gió ● Bobby Ghosh 
● Nguyễn Phan Hoàng ● Lê Mạnh Hùng 
● Nguiễn Ngu Í ● KHHB 
● Bùi Kha ● Nguyễn Kha ● Bảo Quốc Kiếm ● Phan Ký 
● Trần Lâm ● Thái Kim Lan ● Nguyễn Lang 
● Nguyễn Hiến Lê ● Lịchsửviệtnam.info ● Khúc Hà Linh ● Lê Nguyên Long 
● Chính Luận ● Trịnh Bá Lộc ● Vũ Tài Lục ● Nguyên Ly 
● Avro Manhattan ● Hoành Linh Đỗ Mậu 
● Minh Không Vũ Văn Mẫu 
● Trần Chung Ngọc ● Định Nguyên ● Minh Nguyện 
● Lê Chân Nhân ● Lý Đương Nhiên ● Quán Như 
● Trần Ngọc Nhuận ● Hoàng Nguyên Nhuận ● Lê Xuân Nhuận 
● Nguyễn Hữu Phiếm ● O.V.V.
● Nguyễn Kỳ Phong ● Trần Gia Phụng ● Nguyễn Phương 
● Phùng Quân ● Nguyễn Mạnh Quang 
● Võ Văn Sáu ● Nguyễn Tường Tâm ● Minh Tân 
● Nguyễn Thái ● Lê Quang Thái ● Nguyễn Hy Thần 
● Minh Thạnh ● Cao Huy Thuần ● Ngô Đình Thục 
● Văn Thư ● Trần Văn Thưởng ● Trần Tam Tĩnh 
● Ngô Đắc Triết ● Nguyễn Quốc Tuấn 
● Nguyễn Tường ● Phạm Tưởng ● Hồ Hữu Tường 
● Trần Thị Vĩnh Tường ● Lê Tuyên 
● Phạm Quý Vinh ● VirtualArchivist ● VTruong 
● Huyền Vũ ● Hàn Phong Quốc Vũ ● Nguyễn Hạnh Hoài Vy 
● Erich Wulff

● 100 Lời phê phán Chế độ Ngô Đình Diệm


Tuyển Tập Chế Độ Ngô Đình Diệm 50 Năm Nhìn Lại 1963 - 2013




DẪN NHẬP

Nửa thế kỷ trước đây, tại miền Nam Việt Nam, một biến cố bi hùng đã làm chao nghiêng lịch sử và trở thành một trong những dấu ấn quan trọng trong dòng sinh mệnh dân tộc vào hạ bán thế kỷ thứ hai mươi. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, kéo theo sự phá sản của một sách lược cải đạo cuồng tín ở cấp độ quốc gia của Công giáo La Mã, tại phía Nam của tổ quốc.

Năm mươi năm đã trôi qua … Một khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì. Trong ý hướng đó, sự hình thành Tuyển Tập nầy là một động thái chủ yếu nhằm đóng góp vào 4 nỗ lực:

1. Thứ nhất là đúc kết lại thành một chứng liệu lịch sử từ cả hai góc độ chứng nhân và văn bản, đóng góp thêm vào việc kiện toàn các nghiên cứu tương lai về chế độ Ngô Đình Diệm.

2. Thứ nhì là để làm sáng tỏ một số ngộ nhận dấy lên vì những biến động sau đó trên đất nước ta, khiến sự thật đã vô tình bị biến dạng đàng sau những lăng kính và bụi mù do một số người Việt và người nước ngoài vô tình hay cố ý tạo ra. Ngoài ra, ở trong nước cũng như tại hải ngoại, từ lâu, đã không có một công trình quy mô nào (ngoại trừ của các « sử gia » hoài Ngô) nghiên cứu và trình bày một cách nghiêm túc và cập nhật hơn về chế độ Ngô Đình Diệm. Thậm chí giới sử học trong nước, kể cả và nhất là giới nghiên cứu của Phật giáo, cũng không quan tâm đến vấn đề nầy ! Vô hình chung để trống những trang lịch sử cho giới Công giáo Việt Nam (và những sử gia nhẹ dạ và thiếu tài liệu bị họ mua chuộc) muốn viết gì thì viết …

3. Thứ ba là nhận diện để phản biện một số xuyên tạc và mạo hóa lịch sử của tàn dư chế độ Diệm tại hải ngoại đang tìm cách đánh tráo sự thật để chạy tội quá khứ và để âm mưu cố gắng thiết lập một chế độ chính trị “Diệm không Diệm” trong tương lai tại Việt Nam. Ý đồ và hành động nầy của Công giáo Việt Nam là một điều đại bất hạnh cho dân tộc. Tại vì tín đồ Công giáo Việt Nam thì luôn luôn đặt sự tồn vong của Vatican lên trên sự tồn vong của Quốc gia, và họ sẽ chỉ vì lợi ích của Công giáo mà đi ngược lại lợi ích của Dân tộc.

4. Và thứ tư là nỗ lực trao gửi một bài học cho thế hệ tương lai để cảnh giác họ đừng bao giờ để cho một chế độ như chế độ Diệm xuất hiện trên quê hương ta nữa.

Trong điều kiện hình thành Tuyển Tập nầy, việc thu thập tài liệu và liên lạc với tác giả (các bài viết) là một điều vô cùng khó khăn, hầu như 1à bất khả thi, dù đã sử dụng đến các công cụ tin học. Nhất là khi có bài viết xuất xứ từ trong nước và/hoặc đã được phổ biến (trên báo giấy) từ lâu. Cho nên 106 bài viết của 86 tác giả,và 100 lời phê phán chế độ Ngô Đình Diệm trong Tuyển Tập nầy, dù chỉ là một số lượng rất nhỏ (đã hay chưa được bạch hóa để khai thác) trong hàng núi tài liệu cả trong lẫn ngoài nước, nhưng có lẽ cũng đủ để nhận diện nguyên nhân, mô tả bản chất và đánh giá công tội của chế độ nầy rồi.

Nội dung các bài viết được phân bố thành 8 Chương là để dễ truy cứu theo từng chủ đề hơn là theo một cấu trúc trình bày nhất định nào đó. Điều nầy, trong không gian và phương tiện của công nghệ tin học, cũng dễ cho Tuyển Tập được cập nhật thêm bài mới (bởi bất kỳ một tác giả mới nào) một cách dễ dàng. Cuối cùng, xin trân trọng cảm tạ những tác giả có bài trong Tuyển Tập nầy. Những vị nầy, đã mất hay còn sống, đa số đã là những chứng nhân và cũng đã là, trong nhiều trường hợp, những nạn nhân, cho nên tiếng nói của họ thì trung thực, cần được phổ biến rộng rãi và bảo lưu lâu dài.


Đại diện Nhóm Chủ biên

Lê Trọng Khôi (Mỹ)

Nguyễn Khắc Hiếu (Pháp)

Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.  Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 92842-4805 USA để thỉnh.


Download phiên bản PDF: 


Xem online theo bảng mục lục dưới đây

Dẫn Nhập

Mục lục

Chương Một - TỘI TỔ TÔNG - Hể đã Phi dân tộc thì thế nào cũng Phản dân tộc;

E-book với đinh dạng 3D:

 Nguyễn Mạnh Quang 

 Trần Thị Vĩnh Tường

 Lý Nguyên Diệu

Trần Tam Tỉnh

 Nguyễn Hạnh Hoài Vy

 Vũ Ngự Chiêu sưu tầm

 Ngô Đình Thục

Chính Đạo


Chương Hai – KIM CƯƠNG BẤT HOẠI - Hoa sen trong biển lửa;

E-book với đinh dạng 3D:

Avro Manhattan

Vũ Ngự Chiêu

Vũ Tài Lục

 Nguyễn Lang

Erich Wulff

Chính Đạo

Lê Cung

 Hoàng Nguyên Nhuận

 Trần Kiêm Đoàn

 Erich Wulff

 Minh Nguyện

 Hàn Phương Quốc Vũ

 Lương Hữu Định

 Nguyễn Lang

 Lê Quang Thái

 Cao Hữu Điền

 Nguyên Ly

 Thái Kim Lan

Đào Văn Bình

 Trần Chung Ngọc

 Lê Cung

 Cao Huy Thuần


Chương Ba – LỬA TỪ BI - Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ;

E-book với đinh dạng 3D:

 Phạm Quý Vinh

 Nguyễn Quốc Tuấn

 Minh Không

Vũ Văn Mẫu

Lê Cung


Chương Bốn – BẢY MỐI TỘI ĐẦU - Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng …;

E-book với đinh dạng 3D:

 Trần Lâm

 Nguyễn Hy Thần

Hồ Hữu Tường

 Cao Thế Dung

 “Nhóm Caravelle”

 Lê Xuân Nhuận

 Trần Văn Đôn

 Virtualarchivis

 O.V.V.

 Ngô Diệp

 Nguyễn Phương

 Phan Lạc Giang Đông

 Trần Ngọc Nhuận

 Võ Văn Sáu

Nguyễn Hiến Lê

 Huyền Vũ

Vũ Bằng

 Phan Quang Đán

 Tạp chí Góp Gió số 112, 7-2-2003

 Trịnh Bá Lộc

Phạm Tưởng

Virtualarchivis

Bobby Ghosh

59.  Đại học Huế tranh đấu chống chế độ cũ (Phỏng vấn giáo sư Lê Tuyên, Bách Khoa) 

 Nguiễn Ngu Í

 Virtualarchivis

Nguyễn Hữu Phiếm

 Khúc Hà Linh

 Nguyễn Tường Tâm

 Vũ Hoàng Chương

 Ngô Đắc Triết và Lý Đương Nhiên

 Hoành Linh Đỗ Mậu

Lê Chân Nhân


Chương Năm - BÁNH XE LỊCH SỬ - Thiên thời Địa lợi Nhân hòa;

E-book với đinh dạng 3D:

67.  Nam Việt Nam có tồn tại được không ? (Is South Vietnam viable?) 

 Nguyễn Thái

 Nguyễn Văn Bông

69.  Ngày tàn của nền Độc tài Công giáo (Vietnam - Why Did We Go?, Chương 15) 

 Avro Manhattan

 Hoành Linh Đỗ Mậu

71.  Cuộc Cách mạng ngày 1-11-1963 (Nguyệt san Minh Tân 25-11-1963) 

 Hội Khổng học Việt Nam

 Lê Mạnh Hùng

 Hoành Linh Đỗ Mậu

 Nguiễn Ngu Í

 Peter Brush

 KHHB

Văn Thư

 Trần Chung Ngọc

 Nhật báo Chính Luận 22-7-1964

 Lê Xuân Nhuận


Chương Sáu - MA GIỮA BAN NGÀY - Những ngụy biện và tráo trở lịch sử của tàn dư chế đô Diệm;

E-book với đinh dạng 3D:

Phan Ký

Vtruong2602

 Định Nguyên và Bảo Quốc Kiếm

 Minh Thạnh 

 Lê Xuân Nhuận

 Trần Lâm

 Chính Ðạo Vũ Ngự Chiêu

Lê Xuân Nhuận

Lý Nguyên Diệu

Nguyễn Mạnh Quang

Nguyễn Trí Cảm

Trần Gia Phụng

Lý Nguyên Diệu

 Nguyễn Phan Hoàng

Nguyễn Trí Cảm


Chương Bảy - GỬI LẠI NGHÌN SAU – Suy nghiệm vềmột số bài học lịch sử;

E-book với đinh dạng 3D:

 Lê Nguyên Long

Quang Phục Võ Văn Sáu 

 Quán Như

Nguyễn Kha

 Trần Văn Thưởng

 Bùi Kha

 Thomas Ahern, Jr / Nguyễn Kỳ Phong

 Cao Huy Thuần

 Sưu tầm của Lê Xuân Nhuận

Nigel Cawthorne

 Phùng Quân


Chương Tám – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ;

E-book với đinh dạng 3D:

Nghìn năm Bia miệng . Một trăm Chứng nhân sống dưới thời Ngô Đình Diệm


__._,_.___


Posted by: Phong Vu 

Tìm thân nhân 5 người lính VNCH

0
0

Kính chuyển đến Quý DĐ để xin được giúp Phổ biến.

TS





Tìm thân nhân 5 người lính VNCH

Nơi đây, 5 người lính VNCH nằm lại trên đất bạn Lào đã gần nửa thế kỷ. Dù có đầy đủ thẻ bài nhưng không biết tra cứu quê quán ở đâu. Cũng là người con đất Việt. Cảm thấy đau lòng. Bạn bè gần xa trên face hãy chia sẻ để người thân của họ biết được mà tìm về.
 
Khu mộ phần chỉ cách cửa khẩu Lao Bảo 17km theo đường chim bay về phía Tây Nam, nhưng để đến được đó, phải đi vòng khoảng 40Km.

TÌM THÂN NHÂN CỦA HÀI CỐT 5 TỬ SĨ VNCH TẠI HUYỆN MƯỜNG NOÒNG - TỈNH SAVANAKHET – LÀO .

Trong quá trình san lấp đất, Tập đoàn Thịnh Vượng (Tập đoàn VN đầu tư trên đất Lào) tìm thấy một cụm mộ tử sĩ VNCH, số mộ này có thẻ bài ghi số quân.


Hiện, tập đoàn này đã lập một nghĩa địa nhỏ ngay khu vực đang xây dựng nông trường trồng cây ăn quả của mình để an táng số hài cốt những tử sĩ VNCH này ( bản Xa Rỷ, huyện Mường Noòng, tỉnh Savanakhet , Lào) chứ không thể đưa số hài cốt này về VN được.

 
Các anh chị quan tâm có thể gọi cho anh Bùi Quang Tú, điện thoại gọi từ VN sang Lào là : 008562099857860 để liên hệ.
 
Thông tin trên các thẻ bài:
 https://vietbao.com/images/file/uu9QsFPi1AgBAD05/tim-than-nhan-5-linh-vnch.jpg


1/ Nguyễn Lô.         SQ xx 202.790     LM
2/ Trương Lượng.    SQ 57/208 815    LM A
3/ Ng Van Thanh    SQ 55/2077 90    LM
4/ Ngo Tan             SQ 58/217455     LM O
5/ Trương Văn Lễ    (Khó đọc – xin phán đoán trên hình)


Nguồn : Trương Duệ

P/s : Mong mọi người chia sẻ bài viết này để thân nhân các anh tìm lại được hài cốt, sớm đưa các anh được trở về yên nghỉ trên quê hương Việt Nam.
GHI CHÚ: Chữ LM trong thẻ bài là viết tắt Loại Máu (?).



Tks & Bgs!

__._,_.___


Posted by: Truong Son 

Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ

0
0

From: Tuan Le wrote
Sent: Wednesday, September 6, 2017 4:15 PM
Subject: Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ/MEDIA'S VICIOUS LIES ON VIETNAM FINALLY EXPLODED


Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ



Chelsea Schilling * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960. Nào là hình chụp Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm.


Đó là hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.


Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em. Đồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.


Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhãn khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này?


Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề:Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” tạm dịch là "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,” trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.


Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh!


Botkin cho tạp chí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: "Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến." Botkin còn cho biết thêm: "Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16 tháng Ba năm 1968." 


Botkin khẳng định: “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng không thể thiên lệch như vậy."


Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, tổng thống Nixson đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: "Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch."


Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: "Apocalypse Now", "The Deer Hunter", "Good Morning, Vietnam,” "Rambo", hay “Full Metal Jacket” cũng chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối diện trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản.


Nhà làm phim Botkin nói: “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi. Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp "


Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách "Lội ngược dòng oan nghiệt" ("Ride the Thunder") để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu: "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bôi trong cuộc chiến tại Việt Nam" được dựng lên, sau khi đích thân đi điều nghiên tại những nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, thì lại khẳng định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn sai!


Botkin giải thích như sau: "Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi hiểu lầm về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng."


Vào thập niên 1970, theo chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" của tổng thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân trong kế hoạch tổng tấn công vào mùa hè năm 1972, cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập. 


Người thật việc thật - cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại Đông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ.


Do anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng sản bị bỏ đói và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư toà án xét xử) gọi là trại "học tập cải tạo."


Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông là diễn viên Joseph Hiếu.


"Chúng tôi mở đầu bằng cuộc đời ông trong trại tù tập trung "học tập cải tạo" rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau đệ nhị thế chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.”


Trung tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star.


Botkin giải thích thêm: "Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì ở đó đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối Thông qua cuộc đời của Trung tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết "


Khi cuộc chiến đi đến hồi kết thúc, hàng triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng sản. Bao nhiêu người bị bỏ tù hoặc bị tử hình. Sáng 30 tháng Tư, những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng, kết thúc 21 năm chiến đấu.


Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền Nam tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt sanh sống mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng sản, cựu chiến binh, thuyền nhân; có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County.


Botkin tâm sự thêm: "Đối với những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà họ chịu đựng không phải chỉ là để kiếm tiền mà là những nỗi lòng u uất của kẻ mất nước, cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sư thật. Họ chống Cộng tới cùng. Họ chống Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân nhân của họ hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và sẵn sàng bỏ tất cả để có được tự do. Tôi đã hết cách lánh né mà buộc phải nhìn thẳng vào sự thật với lòng cảm thông kính trọng họ."


Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng theo nhà làm phim theo Botkin, đã giúp toàn khối Đông Nam Á và Á Châu né tránh được thảm họa Cộng Sản vốn đang lây lan mạnh lúc bấy giờ cũng như có hòa bình ổn định để phát triển.


Botkin nói: "Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonexia và Thái Lan.Nhờ có sự hiện của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã nghe đã thấy, đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ chấn hưng và phát triển để đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, không có nỗ lực của người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như ngày nay."


"Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay," Botkin bàn thêm, "chúng ta đang loay hoay tìm lấy chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra,) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới."


Rồi ông Botkin khẳng định: "Chúng ta đã cứu thế giới vào thời đệ nhị thế chiến, chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm họa Cộng Sản cũng như đã cố giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở nơi này.”



26/5/2017




MEDIA'S VICIOUS LIES ON VIETNAM FINALLY EXPLODED

Eye-opening story finally tells truth of America's most controversial war



CHELSEA SCHILLING


On June 11, 1963, a Vietnamese Mahayana Buddhist monk burned himself to death at a busy Saigon intersection

On June 11, 1963, a Vietnamese Mahayana Buddhist monk burned himself to death at a busy Saigon intersection

South Vietnamese police chief Nguyen Ngoc Loan executes a Viet Cong guerrilla on Feb. 1, 1968

South Vietnamese Brig. Gen. Nguyen Ngoc Loan, chief of the Republic of Vietnam National Police, executes a Viet Cong guerrilla on Feb. 1, 1968

The startling images were forever seared into the minds of Americans in the 1960s.

A monk doused in gasoline and burning to death on a busy Saigon street.

A South Vietnamese police chief about to pull the trigger of a pistol pointed at a prisoner’s head.

A naked little girl crying and running from an American napalm strike that left her badly burned.

It was the Vietnam War as depicted through the skewed lens of America’s media.

U.S. soldiers were seen as crazed, drug-addicted “baby-killers” and “murderers.” America’s Vietnamese allies didn’t fare much better; they were often portrayed as corrupt, cowardly and unworthy of U.S. troops’ sacrifice.

Plain Dealer front page reports mass killing of between 347 and 504 South Vietnamese civilians by U.S. Army soldiers on March 16, 1968

Plain Dealer front page reports mass killing of South Vietnamese civilians by U.S. Army soldiers on March 16, 1968

But did these images and portrayals – splashed across Americans’ TV screens and newspapers – really represent the true story of Vietnam and the mission to halt the spread of communism?

Executive Producer Richard Botkin and Producer Fred Koster take a provocative look at the Vietnam War and the troops who fought it in the new documentary film, “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” set to be released on March 27 in Westminster, California. The movie portrays the inspirational story the media neglected – one of friendship, bravery, patriotism and sacrifice.

Botkin said, quite frankly, Americans have been duped.

“The men who served in Vietnam are every bit as great as their dads and uncles who served in World War II,” he told WND, adding that “there were several hundred thousand junior officers who served in the Marine Corps and Army, and yet the only name that is ever recalled is Lt. William Calley,” a former U.S. Army officer found guilty of murdering 22 unarmed South Vietnamese civilians in the My Lai Massacre on March 16, 1968.

“We’ve got to change that,” Botkin said.

After the war had been over for several years, former President Richard Nixon lamented, “No event in American history is more misunderstood than the Vietnam War. It was misreported then. It is misremembered now.”

"Ride the Thunder" scene

“Ride the Thunder”: Marines in Vietnam

Many popular films dealing with Vietnam – such as “Apocalypse Now,” “The Deer Hunter,” “Good Morning, Vietnam,” “Rambo” and “Full Metal Jacket” – serve as great entertainment, Botkin said, but they often grossly distort the reality of the warriors who fought courageously to stop the spread of communism.

Richard Botkin

Richard Botkin

“They portray the American fighting man as doped, duped, a victim, in it for the wrong reason. And, when he comes home, he’s definitely marginalized and at the mercy of the military industrial complex,” Botkin said. “And our Vietnamese allies are portrayed even more negatively. They’re portrayed as corrupt, effete, not wanting to fight, not worth fighting for.”

But Botkin – who also authored the WND book that inspired the movie, “Ride the Thunder,” and has toured former battlefields in Vietnam and chronicled accounts of the Vietnamese Marines and their American Marine advisers – is adamant in his assertion that “those representations are just simply wrong.”

“The film is our effort to try and right the historical wrongs, to leave a more positive record of the American fighting man and also our Vietnamese allies,” he said. “Communism is evil. We were right to oppose it.”

Watch the trailer for the film, which will be released on March 27 at the Regency 10 theaters in Westminster, California, where it will be shown eight times a day for a week:

In the early 1970s, under President Richard Nixon’s “Vietnamization” program, the war was being turned over to South Vietnam. Botkin’s film tells the little-known story of a few courageous American and Vietnamese Marines who fought valiantly to thwart the Communist invasion – nearly saving South Vietnam – during North Vietnam’s all-out attack on South Vietnam from the DMZ known as the 1972 Easter Offensive.

In a true-life story, the film shows how, when the unrelenting North Viet­namese Army of 20,000 soldiers and 200 tanks reached the bridge at Dong Ha, their offensive was stopped in its tracks by a small force of just over 700 Vietnamese Marines and U.S. military advisers.

Even though the South Vietnamese Marines had nearly won on the battlefield, they would suffer terribly, starving and spending long years at hard labor after the war as part of the communists’ re-education process.

Binh

Actor Joseph Hieu plays Vietnamese Marine Maj. Le Ba Binh (second from left), who is held in a communist re-education camp in this scene from the film, “Ride the Thunder”

Lt. Col. Le Ba Binh stands in Quang Tri prior to being wounded for the 9th time, 1972

Lt. Col. Le Ba Binh stands in Quang Tri prior to being wounded for the 9th time, 1972

The film follows Vietnamese Marine Maj Le Ba Binh, the main character played by Joseph Hieu, during his time at the communist camp in Nam Ha in 1979.

“We start with him in a re-education camp and having all these flashbacks,” Botkin explained. “During the flashbacks, we go to Vietnam, post-World War II, with him as a boy. We go to all the American people and Vietnamese people who were interviewed and appropriately tell the story through Binh’s life experience.”

Binh, a man with few equals in the war-fighting profession, served 13 years in heavy combat and another 11 years in prison camps. Despite numerous battle wounds and lost comrades, he showed unwavering courage in the face of extreme hardship. He was wounded nine times and awarded the American Silver Star.

“When the Americans went to Vietnam, they typically would go for 12 or 13 months,” Botkin explained. “But Binh was there for the whole thing. It’s through him that we tell the story, hoping to make the Americans see that their sacrifice was justified.”

Scene from "Ride the Thunder"

“Ride the Thunder”: Communist re-education camp

As the war ended, millions of displaced Vietnamese citizens fled the communist invasion. Hopeless citizens faced imprisonment and execution. On the morning of April 30, 1975, the Vietnamese Marine Corps ceased to exist after 21 years of combat.

The film cast includes many Vietnamese refugees. In fact, the location of the film’s premiere, Southern California, is home to about 370,000 Vietnamese Americans, many of whom are first-generation immigrants, refugees or war veterans from the former South Vietnam. Nearly 200,000 Vietnamese Americans live in Orange County.

“For them, telling the story has become more than just a job. It really is something they passionately believe in,” Botkin said. “All of these people are strongly anti-communist. They’re passionate, because they’ve suffered at the hands of communists. Their families have been killed or brutally tortured. They risked a lot and paid a heavy price for their freedom. I have nothing but respect for them.”

"Ride the Thunder"

“Ride the Thunder”: Communist re-education camp

As for the U.S. mission in Vietnam, Botkin said the effort bought time for the rest of developing Asia to grow free of communist influence.

“When we went ashore in 1965, there were active communist insurgencies in the Philippines, in Malaysia, in Indonesia, Thailand,” he said. “The American effort – for all its flaws that people point out – stalled the communist expansion and allowed those economies time to grow. I just don’t think there’s any question that our effort was the right one.”

As for America’s reputation today, Botkin said, “We’re fighting a battle for our nation’s soul. People think America is a bad country. But America is the light of the world. We’re the good guys.

“We were the good guys in World War II. We were the good guys in the Korean War. And believe it or not, we were the good guys in Vietnam.”


"Ride the Thunder"

“Ride the Thunder”: Victory near the Dong Ha bridge



For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.



Virus-free. www.avast.com

__._,_.___


Posted by: hungthe <

Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương

0
0



Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương

Giáo su Robert F. Turner

EmailIn

Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương

Author: Giáo su Robert F. Turner

Posted on: 2017-09-06

Giáo sư Robert F Turner Trung tâm an Ninh Luật Pháp Quốc Gia Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.

(Trích trong “những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam)

ôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc chống Cộng sản xâm lược là việc đúng của Hoa kỳ ở Việt Nam, Lào, Cambodia là đúng.

Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi quay về đi lính, bắt đầu chức vụ Trung úy rồi sau lên Đại úy rồi trở lại đó hai lần làm việc tại một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng. Tôi có cơ hội được đi tới nhiều địa phận tại Việt nam, khoảng 44 tỉnh thành, có chỗ chỉ đi ngang qua. Tôi được qua Lào, Cambodia. Sau khi giải ngũ tôi gia nhập Hoover Institution, tôi đã viết cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng tiếng Mỹ về “Cộng sản Việt Nam”

Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi.

Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ quan trọng:

1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970. (Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với người dân miền Nam).

2- Chuyện gì đã xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đã thắng cuộc chiến Việt Nam. Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đã thắng. Đó là sự thật.

Một số thí dụ sau đây sẽ chứng minh.

Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004 do Giáo sư John Lewis Gaddis Khoa trưởng Americạn Diplomatic Historians nói rằng: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đã thắng cuộc chiến quân sự. Nhưng lại thua cuộc chiến tâm lý tại Mỹ. Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời, Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.

Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự luật vào tháng năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng “Việt Nam không cần giúp đỡ, họ đã có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la”. Đó là sự thật. Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là, Việt Nam không có đạn, không có xăng. không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe. Ngay sau khi sơ tán từ Việt Nam về tới Mỹ, tôi gặp Nghị sĩ Ted Kennedy tại Thượng Nghị Viện. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi trở về Mỹ.

Ted Kennedy

Ông ấy đứng cách tôi khoảng 3 mét. Tôi cung tay phải lên và tự nhủ: “mình phải cho nó biết tay, phải đấm gục hắn ta và nói chothế giới biết rằng chúng tôi vừa mới phản bội chính danh dự của mình và bỏ rơi những người đáng yêu.”

Nhưng tôi đã tự cản bản thân mình vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến cương vị Nghị sĩ của tôi và Ted Kennedy sẽ trở thành người hùng. Không phải là việc làm đúng đắn nhưng đôi lúc tôi nghĩ là mình đã bỏ rơi cơ hội ấy.

Sau khi Quốc Hội cắt hết viện trợ cho Việt Nam, Trung cộng gia tăng viện trợ cho Hà Nội. Phạm Văn Đồng nói rằng: “Được cho kẹo tụi nó cũng không dám quay lại”. Đó là lý do của sự thất bại tại chiến trường Việt Nam.

Quân nhân Mỹ, QLVNCH, và miền Nam Việt Nam không bị bại trận, mà thua vì cái gọi là “tự do” của Quốc hội Hoa Kỳ.

Điềm thứ 2 tôi muốn đưa lên là: Việt Nam rất quan trọng. Họ cho rằng Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lý” tiến hành không lý do chính đáng, do hiểu lầm về vụ đụng độ không đáng kể ở Vịnh Bắc Bộ. Thật sự là ngớ ngẩn.

Tôi đã viết 450 trang trình bày trong luận án đạt giải danh dự năm 1966. Tôi đã ghi lại vào tháng Năm 1975 đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hổ Chí Minh và gửi vào Nam nhiều ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Đây là hành động xâm lược quốc tế và vi phạm Hiên chương Liên hiệp quốc. Hoa Kỳ tham chiền để giúp người dân miền Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly, nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

Trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, Hà Nội đã nhiều lần xác nhận sự thực đó từ Tháng Năm năm 1959 ngay ngày sinh nhật Hồ Chí Minh. 10 năm trước, chúng tôi đã thảo luận tại Đại học Luật Virginia về vấn đề hợp pháp này. Luật quốc tế và Hiến chương Liên hiệp. Không thể thảo luận nổi vì Hà Nội lập luận rằng đó là nội chiến trong miền Nam VN v.v… hãy bỏ qua 1 số điểm vì thời gian có hạn.

Tôi nêu lên hậu quả của việc bỏ rơi VN.

Tôi có thể nói hoài về việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tôi là người đứng ngay trong trận khi Quốc Hội biểu quyết không giúp đỡ Angola vì sự xâm lăng của Xô Viết. Kết quả nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người.

Đến việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết. Sẽ không xảy ra nếu chúng ta không rút lui.

Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La Tinh rằng tiến hành “đấu tranh võ trang” để cướp chính quyền thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng vì chuyện đó Một số lớn súng M16 tịch thu được từ quân phiến loạn El Salvador, căn cứ theo số xê ri là súng bỏ lại tại chiến tranh VN của quân đội Mỹ. Hà Nội đã cung cấp cùng với Xô Viết qua đường Cuba rồi đưa lậu qua El Salvador.

Cho những người nói chiến tranh VN là phi lý. Họ đã sai.

Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là địa dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết đinh của Hoa Kỳ đối với con người. “Phong trào hòa bình” – của phe phản chiến – trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ cần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy “nhân quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại khu “Little Sàigon” có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ hơn những gì mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật thì đã rõ ràng.

Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đã thành hiển nhiên cho mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng: sau khi “giải phóng” Miền Nam, chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá nhiều tù nhân.



Cọng Sản đã biến trường học thành nhà tù

Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay bên kia”, và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo “triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa”. Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản cách mạng… nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng”.

Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa được phép tham gia cái gọi là “Quốc hội Thống nhất” đã tuyên bố: Chế độ mới cai tri bằng bạo lực và khủng bố. Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí hay tự do tôn giáo hay… cả quyền tự do có ý kiến riêng… Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi”

QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ

Tháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sài Gòn của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland- ông bạn của tôi vào thời ấy – có viết một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á…”. Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất trong hội trường này có thề xác nhận điều ấy. Riêng Sài Gòn thì đã có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ.

Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tụ do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sài Gòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ. Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân” của Tướng Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về cái tốt của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đã “tạm thời” đình chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phầm xuất hiện “dưới chế độ cũ!” đều bị cấm.

TÙ CHÍNH TRỊ

Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đã giam giữ hơn 200 ngàn “từ chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 – cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào – tôi chú trọng đến việc điều tra những lời cáo giác trên.

Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của “lực lượng thứ ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông là tìm đâu ra con số “200 ngàn tù nhân chính trị?” Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân. (Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam.

Robert Kennedy bị ám sát

Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô Bá Thành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị” có thể gồm cả những người như Sirhan. Sirhan là tay cán bộ người Palestine đã ám sát nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích, là “chính trị” khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ .

Rồi còn vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau: , "… xà lim chôn dưới mặt đất với các đống sắt, đồng trên trần thay vì ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được …”

."… những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.”

– “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người”. Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những chuồng cọp này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng đồng ý là tôi hơi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần – vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên.

Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu – tay trung phong của đội bóng rổ Rocket’s ở Houston bên Texas – cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân – hơn hai thước hai – nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì đề duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi lả “chuồng cọp”.

Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam đã từng cáo giác chuyện “chuồng cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn để tự minh xem tận mắt và anh ta có vẻ khó chịu – có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Hòa ở Sài Gòn.

Vì vậy sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hòa và chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà mình thích sống nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân.

NGĂN CHẬN TÀN SÁT

Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam là lý luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hòa Bình) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn.

– Khoảng 100 ngàn bị xừ tử qua quít ngay sau khi Cộng sản nắm quyền. Qua quít vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về “tiến trình hợp pháp” hay một toà án.

– Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chê độ độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Ty nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển – một số là vì tầu quá đông người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát. Nhiều người tử nạn sau khi bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này thì ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel.

Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là “A Better War” – một Cuộc Chiến Khá Hơn – mà tôi ân cần giới thiệu đến quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đã chết trong các “Trại Cải Tạo” do chế độ Cộng sản lập ra.

– Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đày vào các khu “Kinh Tế Mới” để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử.

CĂM BỐT

Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa. Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 đề yêm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi pháp”. Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia thành viên của Nghị định thư” – Protocole States – đã được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954. Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương. quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization). Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khờme Đỏ

Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nỗi với đồng bào Khờme của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là đễ cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt. Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã chết.

Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho lả có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người – hơn 20% dân số toàn quốc.

Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí National Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này: “Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thật đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì bọn đồ tể chỉ đơn giản quật chúng vào thân cây”.

Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đỗi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước lượng dè dặt nhất, thường dân Đông Dương bi bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam nhiều hơn là tổng số nạn nhân chết trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu… Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến”.

Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nếu như ta muốn tìm đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này – một cách chính xác và cẩn trọng – để người khác sẽ biết rất lâu về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa. Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn.

Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về lịch sử hiện đại. Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The Black Book of Communism” – Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản. Do một nhóm trí thức Âu Châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh.

Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn.

Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thận tôi. Tôi yêu quý Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu. Nhưng khi đa số của Quốc hội phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược, họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975.

Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chịa sẻ với người khác. Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.

Xin cảm tạ quý vị và cầu xin Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta ./

----------






Virus-free. www.avast.com

__._,_.___


Posted by: hungthe

Trương Vĩnh Ký Phản Bội Tổ Quốc, Sao Lại Gọi Là Yêu Nước ?

0
0

Bi có nhng cu con hoang dt nát như Aladin Qut Lôi Phong nên cn phi dy dthiên h m mang trí óc cho đến nơi đến chn. Ko chúng c làm chuyn di dt người ngoài chê dân Vit Nam ngu dt tôn my tên phn quc lên làm thy, làm cha. Bn bài đó nói v nhiu người chđâu phi riêng Trương Vĩnh Ký. Cu bé Aladin biết không : Thiên hkhông chu ni nhng s tht mà thy Gai Cát nói ra,  viết ra nên ch có cách ba đt, ngy tao, ghép ba tên nào tht xu cho Kim Âu nhưng đi nhân này đâu có xem ra gì chng qua chúng nó hc bn Vit cng gi VNCH là NGY thôi. Đy là nguyên nhân mà Kim Âu ta không coi nhng li bá láp, xo sđó là gì c. Sao bây gi thì hc được chuyn Ngô Đình Kh gây ra ác nghip ri ch.

 Cu chđáng tui con ta thôi, ăn nói mt dy din đàn coi cu là th con hoang vô giáo dc thôi. Aladin canh me vượt biên đến đo có mt thân mt mình, mi 13, 14 tui nay xây dng được gia đình là may ri. C gi cái tâm cho ngay thng kéo lãnh nghip báo như  Tú Gàn nói đó. Thy không Tú Gàn cũng b b giò tp tnh, gìa khú đế cũng phi ráng lò mò làm bi bút kiếm cơm. Din đàn ch là phương tin chuyn ti nên nó rt bn nếu có ch din đàn ngu như Aladin thì ch ngu hóa con người vì nó làm người ta hiu sai tt c mi vn đ. Có nhng bài chà láng ca Kim  Âu nên nó còn th hin được chút s tht.



----- Forwarded Message -----

From: Gia Cat giacat5
Sent: Saturday, September 9, 2017, 10:14:25 AM EDT

Subject: [ChinhNghia] ] KINH CHUYÊN: Phóng sự Lễ Động Thổ XDTĐ Petrus Ký- Hải Ngoại


 

Đây là hu qu ca chính sách nhi s, ty não ca nn giáo dc chu áp lc nô dch ca Thiên Chúa Giáo. Mt tên phn quc như Petrus Ký mà đưa ra tôn vinh thì tht là đáng xu h. Nhng k t nhn là có hc mà hành đng toàn đi ngược li đo lý làm người vì nhng mc đích khó hiu trách chi chuyn vong gia tht th..

Tài cao, hc rng cũng chđ bán thân nuôi ming. Bán thân mình kiếm cơm không ai nói nhưng bán c sinh mnh dân tc thì đó là ti đ muôn thu, không có cách gì đ bin minh.

Hay ho gì mà khoe khoang khoác lác.


Trương Vĩnh Ký Phn Bi T Quc,

Sao Li Gi Là Yêu Nước ?




Nhiu thp niên qua, tên tui ca cu giáo sĩ Pétrus Trương Vĩnh Ký đã đi vào lch s. Dưới thi Pháp thuc và VNCH, người ta vinh danh ông bng cách đt tên đường, tên trường. Vì áp lc chính tr hoc vì tình cm đa phương hay vì cm tình tôn giáo hoc thiếu s liu nên tên tui ca Sĩ-Ti Bao-ti-xi-ta Pétrus Trương Vĩnh Ký đã được đánh giá thiếu cn trng.


Trong bài viết này, tôi s c gng vượt ra ngoài các phm trù chính tr, đa phương và tôn giáo đ, góp phn vào vic tr li cho Trương Vĩnh Ký cái giá trđúng như tư duy và hành đng ca ông trong thi kỳ Pháp đô h nước ta.


 


Đ vic đnh v công (nếu có) và ti ca h Trương được chính xác, tôi x dng các tài liu do chính Trương đã viết cho các viên chc cao cp ca thc dân Pháp dưới hình thc nhng lá thư, và tài liu ca chính nhân viên trong chính ph thuc đa Pháp ti Vit Nam thi by gi. Các tài liu ny được tìm thy trong cun sách có ta đ"Cun S Bình Sinh ca Trương Vĩnh Ký" t trang 93-143 bis và t trang 251-285. Tác gi là Nguyn Sinh Duy, NXB Nam Sơn, Sài gòn in và phát hành tháng 3, 1975 (1).


Công hoc ti ca Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký, tng quát, cn được xét trên hai phương din: Quan đim chính tr, và nhng đóng góp văn hc ca ông nhm mc đích gì? Trong phn kết lun chúng ta s tìm hiu ti sao h Trương li có nhng tư duy và hành đng đi ngược vi quyn li ca t quc.


A. Quan đim chính tr ca Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898)


Ngày 1.9.1858, đô đc thc dân Pháp Rigault de Genouilly đánh Đà Nng. Quân dân Vit Nam nht t chng Pháp xâm lược. Vi s phn ng kiên trì ca Vit Nam cng thêm khí hu khc nghit ti Đà Nng lúc by gi, quân Pháp đã phi rút khi Đà Nng đ vào Nam chiếm thành Gia Đnh ngày 17. 2. 1859. Sau mt thi gian ngn, trung tá hi quân Jean Bernard Jaureguiberry và 800 lính li gi thành Gia Đnh, còn de Genouilly thì tr ra Đà Nng đánh phá ln th nhì.


1. Trước cnh nước mt nhà tan, Trương Vĩnh Ký đã không tham gia phong trào đánh đui thc dân như bao nhiêu người khác. Trái li ông còn viết thư cho viên trung tá thc dân nói trên, yêu cu giúp đđ tiêu dit quân dân Vit Nam mà h Trương gi đó là k thù. Thư nói trên viết tay vào cui tháng 3.1859, lúc Trương 22 tui, trong đó có đon như sau:


"... Nhưng tôi nhân danh là người đi din cho tín hu Ki-tô kính dâng lên Ngài li cu xin ca chúng tôi... ni thng kh mà chúng tôi hng gánh chu dưới bo quyn ca các quan li triu đình gây ra... Tt c chúng tôi chc s chu chết nếu Ngài không kp đánh đui k thù* ca chúng ta..." (Văn kh Hi quân Pháp, Paris: SUM Vincennes. Vũ Ng Chiêu sưu tp).

 


Nhm gim s trang, tôi ch ct mt đon thư viết tay ca h Trương và vài đon tài liu khác như trên.


[Ngun: “H Chí Minh, con người và huyn thoi’, Chánh Đo, Tp I (1892-1924), in ln th hai. Văn Hóa, Hoa Kỳ].


Đc đến đon ny, có người s nghĩ rng vì vua quan nhà Nguyn quá tàn ác vi giáo dân Công Giáo nên Trương Vĩnh Ký phi kêu gi thc dân gii cu. Thc tế không phi như vy. Sau đây là li phát biu ca đô đc Page, mt tên thc dân cao cp, đã viết thư cho b trưởng hi quân Pháp ngày 15.12.1859 như sau:


"Nhng năm đu mi lên ngôi, vua TĐc có mt thái đđi x khá ân cn vi h (các giáo dân, BK). Nhà vua đã ra lnh cho các quan li đa phương có thái đ khoan dung, rng rãi vi h trong nhng chuyn làm trái pháp lut, nhng v phm pháp nh. Nhưng ri các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đo ngày càng xc xược ngo mn đến mc đ h không thèm biết đến c chính quyn đa phương. H công khai ni lon, h tuyên b người Công giáo không th vâng li nhng k theo mt tôn giáo khác...(Nguyn Xuân Th, Bước MĐu ca S Thiết Lp H Thng Thuc Đa Pháp Vit Nam - 1858-1897, tác gi xut bn Hoa Kỳ 1995, trang 86. Phn tiếng Pháp có th tìm thy trong thư kh Pháp, tài liu Hi Quân s hiu BB4-77).



 


Hình: Sài gòn b chiếm ngày 17/2/1859


Gi s nếu triu đình có nhng lúc đi x cng rn vi các giáo dân thì đó là điu d hiu và không thtránh được. Nếu chúng ta vào hoàn cnh đó; và mun cho quc gia được đc lp và có ch quyn thì cũng không th làm khác hơn. Dưới đây là li phát biu ca mt đô đc thc dân khác, người ch huy tn công Đà Nng. Thưđ ngày 29.1.1859 (Hai tháng trước thư ca Trương Vĩnh Ký), Genouilly viết:


"Không mt nn cai tr nào, dù là phc vđo Công giáo, li có th dung th cho s xâm phm thường xuyên và ngu xun vào các vn đ chính tr, dân s và quân s vn không được và không phi thuc quyn hn ca h (các giáo sĩ - BK). 

Nếu cũng vì nhng yếu t phm pháp y mà Giám mc Pellerin b nhà cm quyn Annam trc xut, thì báo chí ca người truyn giáo li kêu la om sòm là h b bo hành.


(Fut-elle au service de l'intérêt chrétien, ne pouvait tolérer leur intrusion permanente et insolente dans les affairs politiques, civiles et militaires qui se sont et ne doivent pas être de leur ressorts. Si l'expulsion du Mgr Pellerin avait été prononcée pour les mêmes chefs d'accusation, par un autorité Vietnamien, la press des missionnaires aurait crié partout persécution." [(Dépêche du 29.1.1859, Archives Nationales Fonds Marine BB4, 769, P. 113). CHT, Christianisme et Colonialisme au Vietnam - 1867-1914].


Sau đây, tôi s dn chng mt s văn thư khác do chính Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký ch không phi ai khác, viết cho các viên chc thc dân, đ thy tm lòng ca h Trương đi vi quc gia dân tc như thế nào.


2. Thưđ ngày 28.4.1876, gi cho tướng Pháp, quyn thng đc, đ trình bày công tác đi Bc Kỳ. Có nhng đon h Trương viết mà đc k s thy não trng ca ông ta. Trương mô t sai v tình trng xã hi và phóng đi mt nhu cu cn ci cách đ c vn cho thc dân Pháp nên chiếm và cai tr toàn x Bc kỳ:


"…Và trong khi đó thì quãng đi qun chúng vô danh, nhng th thuyn, nhà nông đang rên siết trong s nghèo đói cùng cc, tng tri qua nhng ngày dài không go và không vic làm. Và phi chăng s khn cùng đang bao trùm trong dân chúng, và phi chăng khp nơi người ta đang nghe đòi hi nhng s thay đi và mt nn cai tr hu hiu đ duy trì trt t, ban cho dân chúng mt ngày mai, đm bo tài sn, cho công ngh và thương mi có được s an ninh và sinh hot cn thiết cho s sng còn ca h, nói tóm li, t trong cái đói và bn cùng gii thoát mt dân tc đang cm thy suy vong."


S Pháp do d không chu chiếm, Bao-ti-xi-ta còn đem miếng mi kinh tế béo b ca x Bc Kỳ ra đ khơi đng lòng tham ca thc dân Pháp:


"Và tt nhiên, x s chng thiếu tài nguyên, đt đai mà tôi dám quyết rng có th sánh vi th nhưỡng ca nước Pháp, ít ra là đi vi Algérie, cht cha nhiu ca ci đđ làm nên tài sn cho mt quc gia. Đt này tin li cho nhng v trng trt các mùa thay đi khác nhau. Nhng cuc thí nghim trng nho và gieo lúa mì cho thy nhng kỳ vng chc chn. Tôi tng thy lúa mì mc trong đt, cây trông đp, bông đy và ln ht. Tôi chưa nói ti đây nhng tài nguyên khoáng cht, người ta bo là bao la, và tôi xin được phép nói rng dân ca x này đã chết đói trên mt chiếc giường đy vàng".


Trương li còn c vn c th cho thc dân Pháp phương cách bá đo, nhưng hu hiu, đ kết np các thành phn bt mãn vi triu đình Vit Nam, hu to ni chiến làm cho dân chúng chán chiến tranh đ ri h mơ tưởng mt cuc sng "bình yên" như x bo h Nam-kỳ:


"Tôi tìm ra s gii thích theo đó, các nh hưởng ca lòng tham lam và táo bo d dàng thu dng đđng, kết np thành đoàn và c võ chiến tranh phe phái v.v...và như vy dân chúng khát khao mt cuc sng lành mnh hơn là luôn luôn phi tht vng, vi hy vng cui cùng tìm thy s che chđ khi sđói khát. Hơn thế, không th không có mt cái nhìn ham mun, mt đôi khi hđã so sánh thân phn ca h vi cuc sng ca nhng người dân Nam-kỳ".


Cũng trong thư ny, h Trương còn báo cáo li cho quan chc Pháp mt cuc đi đáp gia Trương vi các quan li triu đình. Trong cuc đi đáp đó, Trương đã đng hn v phía thc dân đ ch trích và hăm da hu thuyết phc các viên chc triu đình:


- "Làm thế nào cư xđi vi người Pháp đ kh dĩ thu hoch thng li hoàn toàn?" Người ta li hi tôi như vy.


- "Thưa quý v, tôi đáp, tt c quý vđu phi thy rng nếu nhà cm quyn Pháp có ý xâm chiếm x này, hđã có th làm vic y t lâu, mt cách d dàng không cn phi bàn cãi gì c. Quý v phi hiu rng quí v là nhng k yếu, tht s quá yếu, cn s giúp đ ca mt ai đó đ gượng dy. Và tt hơn, chi bng quí v ch nên tin tưởng vào nhng bn đng minh tiếng tăm ca quí v và phi da vào h mt cách thành tht đđng lên, nhưng phi thng thn, phi không hu ý, phi không mưu tính kín đáo, dang c hai tay ra vi h, ch không phi mt cái chìa ra còn bàn tay kia thì gi li. Bng ngược li, mt trí vì nhng do d ca quí v, nước Pháp buc lòng phi ngưng che ch và b mc quý v vi s phn.


Nói rõ hơn, đây là hình nh tương t tôi dùng đ ví: nếu mt bàn tay quí v ta vào cánh tay ca mt người, còn bàn tay kia quí v dùng đ cù h, tc nhiên cánh tay ca người đó t nó phi tut ra; quí v s phi đón nhn mt sc phn đng nào đó, quí v s rơi xung rt thp và hu như mãi mãi không có cơ gượng dy được na.


Đó là nhng nét ni bt hơn c trong các cuc đàm thoi, nhưng tt c nhng ln trò chuyn, chi tiết tôi rút ra được rng, nói chung các quan li, nht là nhng người có thành kiến, h không đòi hi gì hơn là mong theo nhng tư tưởng mi. Thế nhưng các truyn thng vn còn ng tr mnh m, và h ngi phô bày nhng tư tưởng mi vì nó mt duyên c chính đáng đang vây bc quanh nhng truyn thng đó. Tng quát, tt cđu tin chc rng không th chng li người Pháp và nếu nước Pháp mun ly x này, có th làm mà không phi mt nhiu khó khăn và tn kém" [Phn tiếng Pháp cui bài ny (2)].


3. Như linh mc Nguyn Hong, Trương Vĩnh Ký cũng là mt người Pháp tay trong, được gài bên cnh Vua Đng Khánh đ ly tin tc và khuynh loát ông vua bù nhìn ny nhm thc hin các kế hoch có li cho thc dân Pháp. T Huế, ngày 10.5.1886, Pétrus Trương Vĩnh Ký gi thư cho viên thượng thư Paul Bert, trong đó có đon đáng lưu ý:


“Tôi cũng đang lo tiếp xúc đ cung cp cho ngài nhng tin tc chính tr hu ích. Tôi hết lòng tán đng dán hoàn m ca ông Pène* v công cuc bình đnh thi hành bi nhng yếu nhân bn x và, đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Vin Cơ Mt. Như s gi tiên khu ca Chúa, tôi tìm cách dn đường cho ngài; tôi tán dương cái uy danh mà tôi ra sc vây bc quanh con người cũng như tên tui ca ngài”.


4. Vic h Trương lèo lái ông vua bù nhìn Đng Khánh và thao túng Cơ Mt Vin ca triu đình Vit Nam đã có kết qu tt cho Pháp, đến ni Paul Bert trong mt thư gi Thiếu tướng thc dân Thng đc Nam-kỳ, ngày 20.5.1886, có đon: 

"Tôi nhn thy Huế, ông Trương Vĩnh Ký đã tn lc làm tròn s mng công vic trong triu đình và ít nhiu nh hưởng trên nhà vua. Trong nhng điu kin đó, tôi tin rng s có li cho người Pháp hin thi nếu giông ta li Huế trong mt thi gian tôi không dám xác đnh, nhưng chc chc cũng khá lâu..."


5. Hơn mt tháng sau, vào ngày 17.6.1886, Trương Vĩnh Ký li viết thư tiếp cho Paul Bert đ thông báo công tác quan trng ca ông:


"Tôi s trn áp tt c các hnh thn và bao vây nhà vua, tôi s kiếm nhng người tht s có kh năng cho Vin Cơ Mt".


Mt đon khác trong lá thư ny, Pétrus Trương Vĩnh Ký cũng có ý kiến như Nguyn Trường T hơn 15 năm trước đó là, chính ph Vit Nam phi tha hip vi nước Pháp hu nhưđó là mt đnh lut tt yếu không th chng li được:


"Tôi va minh chng xong cho các nho sĩ thy rng nước An Nam không th không cn đến nước Pháp, càng không th chng li nó được, phi tay trong tay cùng đi, không hu ý và chúng ta nên chp ngay ly nhng ho ý ny n trong chúng ta, ca mt người như ngài chng hn".


6. Gn 4 tháng sau, trong mt bc thư ngày 5.10.1886 gi cho quan Thượng thư Pháp, Pétrus Ký tn dng nhng kiến thc quân s, trong s hc ca mình đ, c vn cho thc dân phương pháp tiêu dit các phong trào Cn Vương và các lc lượng vũ trang ca dân Vit Nam đang hy sinh chng Pháp cu nước:


"Vy hãy nhanh chóng thành lp các đoàn lp binh và võ trang cho h; ngài không có điu gì phi quan ngi dù các nhà quân sđã nói v vic đó, bi vì, nhng quân khí do ngài cung cp, cho mượn hoc bán, đu thuc trách nhim trc tiếp ca nhà vua và chính quyn An Nam, sau cuc bo hành ngày 5 tháng 7, nay ch còn cách thn phc nước Pháp. 

X Trung-kỳ mà ngài va ban cho nn t tr s phi bt buc dưới s giám h ca Người Bo h nó và vi hai thếđng ca Pháp ti Bc và Nam-kỳ, nhng nghĩa c ri ra sđược cng c và hiu nghim hơn lên. Tôi hiu nhng tình ý tht s ca người An Nam mà tôi dám khng đnh vi ngài rng chính sách y là tt hơn c, bi vì, mt mt ngài có cái li đem li cho nước Pháp s mến m và lòng tin tưởng đã bđánh mt t bao năm qua, và mt khác, ngài s tìm thy nhng ngun li không kém phn thc tế cho các đng bang ca ngài trong cái x Bc-kỳ giàu có..."


Cu giáo sĩ Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký còn ngy bin và xuyên tc đ thc dân Pháp biết đng cơ nào mà các phong trào kháng Pháp ni lên. Và h Trương còn gi các phong trào yêu nước này là quân phiến lon:


"Tôi thiết tưởng có bn phn, cũng nhân dp này, cng hiến cho ngài: Tư tưởng ca nhng người phiến lon An Nam mà tôi đã có th tìm hiu trên nhng nơi có tàu đi qua. 

Nhng k phiến lon, như tôi đã tng nhiu dp trình vi ngài, h có lý do cho ch nghĩa ái quc ca h: S hn thù đi vi các con chiên (Công giáo) mà h cáo buc là nhng hàng ngũ bên cnh người Pháp, được dùng như nhng kđưa đường ch li".


S thc dân Pháp còn phân vân và không đ quyết tâm, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã khuyên Pháp không nên s vì nghĩa quân Vit Nam, mà h Trương cũng gi là bn phiến lon, ch có nhng khí gii thô sơ:


"Bn phiến lon không đáng s; h ch có nhng khí gii c l ca chính quyn An Nam và vài võ khí mi mua li được ca bn buôn lu Trung Hoa. Cái chng c phơi bày ra Qung Tr và Qung Bình, hđã không th ct được, dù ch mt ln, đường dây đin thoi. H rt d b tiêu mòn và tr li ngoan ngoãn..."


Trương Vĩnh Ký lúc nào cũng t ra st sng gn bó và tn tâm vi thc dân Pháp. Ông c gng lèo lái thuyết phc triu đình Vit Nam nên chp nhn hip ước đánh dp các phong trào kháng Pháp cu quc ca dân tc Vit. H Trương t ra đc lc vi thc dân hơn là mt người Pháp chính hiu. Cũng trong thư nói trên, ông viết:


"Tuy nhiên, tt c nhng điu đó thúc đy tôi nht quyết lo liu cho cái hip ước mà ngài mun chính ph An Nam sm chính thc đưa ra đ minh đnh ngõ hu chm dt s trng và quyết đnh chính sách sau này phi theo. Vì thế tôi xin nhc li ngài cái dán bình đnh vi nhng phương tin hành đng đã được mt ước, đ tiến ti thành qu mà chúng ta có th phô trương. V phn tôi, ngài có th luôn luôn cy vào s giúp sc nh yếu ca tôi, vì dù sao nhng cm tình ca gi phút đu tiên đã tr thành mt mi nhit tâm chân thành đi vi ngài."


7. Trong mt thư khác gi cho viên giám đc thc dân ngày 19.1.1887, Pétrus Ký cho biết vai trò gián đip và thuyết khách ca ông lúc vào làm vic trong Cơ Mt Vin ca triu đình bù nhìn Đng Khánh:


"...V phn tôi, xâm nhp vào Cơ Mt Vin ca nhà vua, vai trò ca tôi là làm cho nhà vua và triu thn hiu được các ý tt ca chính ph Pháp cũng nhưđiu đng chính sách ca chính ph An Nam đi gn vi chính sách ca nước Pháp."


8. Công tác chính tr ca Trương Vĩnh Ký trong nhim v ym tr thc dân Pháp sm n đnh chính sách cai tr dân tc ta. Và đ làm tròn nhim v gián đip đó, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã phi hy sinh ước mơđược vào quc tch Pháp. Ông t thú như sau trong thưđ ngày 15.9.1888, gi cho mt linh mc là ông Pène Siefert, Trương Vĩnh Ký cho biết ông không mun vào quc tch Pháp vì s b nghi ng, khó làm vic:


"...lúc đã gia nhp quc tích Pháp, tôi s mt hết uy tín, mt thế lc, chng còn được vua, triu đình và dân chúng An Nam tín nhim na".


Trên đây là mt s chng cđược trích dn t tám trong nhiu bc thư do chính Trương Vĩnh Ký viết [vui lòng xem trong sách “Cun s bình sinh ca Trương Vĩnh Ký, nhưđã trình bày phn đu ca bài ny] đã cho thy tư duy và hành trng ca ông, mt trong nhng Vit gian đc lc và nguy him nht trong thi Pháp đô h nước ta. Có người châm chế cho Trương Vĩnh Ký và phát biu rng ‘ch thun túy v phương din văn hóa không mà thôi, ông đã biên son và dch thut nhiu tác phm mà nhng tác phm đó giúp ích cho nn văn hóa nước nhà’. Đó là mt nhn đnh hoàn toàn sai lm. Dưới đây, chúng ta s tìm hiu v dng tâm ca các tác phm có tính văn hóa ca h Trương.


Mc Đích Công Tác Văn Hóa Ca H Trương.


1. Mc đích dch thut, sáng tác, làm tđin ca Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký được ông nói rõ trong thư gi "Các V trong Ban Duyt Xét Bn Tho"*:


"Tôi hân hnh được gi ti quí v vài dòng dưới đây đ gii thích mc đích mà tôi theo đui khi làm nhng vic trước tác mà tôi đ trình xin các v thm đnh. Có th xét nhng tác phm này theo hai phương din khác nhau tùy theo hai chđích ca chúng: thu xếp n đnh thihin ti và gn lin dĩ vãng vi tương lai x s. Đó là mc đích ca tôi."


"Thu xếp n đnh thi hin ti" tc là dp yên các phong trào Cn Vương và các cuc ni dy chng Pháp cu nước. H Trương viết tiếp:


"V phương din chính tr và kinh tế, người Pháp là kđi đng hóa, còn người An Nam là k chu đng hóa. Người yếu cn da vào người mnh đđưa mình lên bng người khe*. Đó chính là mc đích cn phi theo đui và đt ti. Bng cách nào? Bng cách đng hóa. Và đng hóa ch có th thc hin được bng giáo dc và hc vn. Tđó mi ny sinh mi thin cm gia k chinh phc và người b chinh phc, mi thin cm do quyn li chung mà có. Quyn li chung ny li chđược to ra nh nhng quan h h tương và trc tiếp. Nhng quan h này chđược thiết lp gia h qua s hiu biết tiếng nói ca nhau. Người Pháp vi tư cách là ch, cn biết tiếng An Nam đ ging dy người An Nam là hc trò nhng tư tưởng và khái nim cn thiết cho vic ci to và phc sinh ca người An Nam."


2. Ngày 3.9.1868, Trương Vĩnh Ký gi thư cho ông Giám đc Ni trđ xin t chc. Trong đó có nhng câu cho thy h Trương không còn là người Vit na:


"Khi tr li đi sng tư, lòng tôi luôn luôn thuc v nước Pháp, và nhng công vic phc v nh mn ca tôi cũng thuc v nước Pháp...Người b tôi tn tâm và vâng li."


3. Thưđ ngày 12.1.1882, t Ch Quán "Kính gi các v trong Hi Đng Thuc Đa", Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký viết rõ hơn v mc đích các tác phm ca ông:


"Thưa quí v,

Tôi hân hnh gi đến quí v mt bn trình bày tng tác phm xut bn mà tôi đã biên son.


Làm như vy, ý đnh ca tôi là đ chng t vi quý v rng trong 13 cun sách tôi đã xut bn cho đến nay do tin tôi b ra, tôi chưa bao giđi lch mc tiêu chính và trc tiếp mà tôi đã trình bày trước đây trong các thư tôi viết va cho nhà cm quyn, va cho y ban Ph trách Cu xét nhng tác phm ca tôi. Mc tiêu đó là s biến đi và đng hóa dân tc An Nam” (chđm là ca Bùi Kha mun nhn mnh).


4. Trương Vĩnh Ký rt nóng lòng mun Pháp đng hóa dân tc Vit Nam nhanh hơn và toàn din hơn, bên cnh đó ông cũng s kiếm được li nhun do vic chính ph thc dân Pháp b tin tài tr và mua sách. Ông cũng nói rõ là nếu Pháp h tr bng cách mua sách, ông s phn khi và hăng hái hơn trong vic viết thêm các tác phm khác trong tương lai cho mc đích (đng hóa) nói trên. Li ca chính h Trương v chiến lược đng hóa:


trình vi quý v nhng tác phm này, tôi khn xin quý v thm đnh mc đích mà tôi đã đ ra khi son tho, và nếu quí v nghĩ rng nhng tác phm đó có th là mt li khí ca tiến b và là mt phương tin thích hp đ to ra trong lúc này, s thay đi và đng hóa mà nhà cm quyn đang tìm cách thc hin x này có li cho nhng k thn phc mi ca nhà cm quyn, tôi mong rng qúy v s góp phn vào vic xut bn nhng sách này. S chp thun và hơn na, s xưng tng mà quí v dành cho nhng tác phm ca tôi s là phn thưởng êm du nht cho nhng công trình tôi đã làm và là khích l ln lao hơn c cho tôi trong tương lai."


Qua s văn thư va trích dn do chính Trương Vĩnh Ký viết, chúng ta đã thy rõ tâm cht ca ông. Mt điu khác đáng chú ý là trong các văn thưy luôn luôn có các câu: "B tôi rt khiêm tn và tn ty" hoc "B tôi tn tâm và vâng li."Điu đó cho thy mc du h Trương còn mang thân xác Vit Nam nhưng tâm hn đã khác.


5. S tn tâm và đc lc ca h Trương trong nhim v giúp thc dân Pháp d dàng thi hành chính sách thng tr và đng hóa dân tc Vit, được ông Luro, Thanh tra và Giám đc trường Sư Phm Thuc Đa Pháp ti Vit Nam, trong mt bn nhn xét đ ngày 16.6.1875, có đon nói rõ:


"Ông Pétrus Ký làm vic rt nhiu...Rút cc, đó là người An Nam Pháp hóa duy nht mà chúng ta có, và gương mu. S tr giúp ca ông tht đã rt ích li cho nh hưởng ca chúng ta và cho nn hc chính nói chung."


Nh công lao phc v thc dân đc lc và tn ty nên ngày 20.5.1886, ông Paul Bert gi thư cho Ngoi trưởng Pháp đ tán đng đ ngh ca Thng Đc Nam-kỳ, ban thưởng huy chương cao cp cho Trương Vĩnh Ký: Đ Ngũ Đng Bc Đu Bi Tinh.


6. Trong thư gi cho mt bác sĩ người Pháp, Alexis Chavanne, đngày 6.8.1887, cho thy cái tâm ca h Trương đến ni chính ph thc dân xem ông như mt đa con nuôi đy tin tưởng. Trương viết:


"Tôi càng t ra biết ơn nước cng Hòa (Pháp) không nhng đã công nhn tôi là con nuôi mà còn cho tôi nhiu vinh d và nht là rt tin tưởng tôi."


Các chng liu không th chi ci nêu trên chúng ta có nên kết lun Trương Vĩnh Ký là mt đi Vit gian phn quc nguy him nht hay không? Người làm tay sai cho gic hu hiu nht trong lch s Vit Nam ta thi Pháp thuc?


C. Lý do nào khiến Trương Vĩnh Ký phn quc?


Ti sao mt người có tài, thông minh, biết nhiu th tiếng li tr thành mt tên đi Vit gian như thế? Đáp s ca câu hi ny có l là do hoàn cnh và nn giáo dc mà Trương hp th.


1. H Trương được sinh ra và nuôi dưỡng trong mt gia đình có đo, và "thành người" trong chính sách giáo dc ca thc dân đế quc nhm biến đi con người trong các x thuc đa tr thành công dân ca kđi chinh phc. Mc du có hc T Thư Ngũ Kinh nhưng Trương Vĩnh Ký chng tiếp thu được tinh thn trung quân ái quc vì lúc đó ông ta ch mi 11 tui.


2. Nhiu tín đ Công giáo thi by giđược hiu là "nhng người Pháp tay trong, lưng mm d un, chy theo ch mi". Nói như giám mc Puginier: "Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp như cua b b gy hết càng". (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes). Him ha ni thù ny càng làm cho triu đình Vit Nam thêm có lý do đ"cm đo", và Trương Vĩnh Ký, mt con chiên ngoan đo, cũng càng có thêm lý do đ ngã v Tây.


3. Thêm vào đó, Trương Vĩnh Ký là con ca mt gia đình đo dòng, li được mt giáo sĩ thc dân nhn làm con nuôi, đưa vào đào to ti chng vin Pinhalu (Nam Vang) ri chng vin Pénang (Mã Lai). Ti nhng nơi ny, mà phn ln do các cđo thc dân Pháp điu khin, chương trình đào to nhm vào hai mc tiêu chính: đào to cho Pháp mt tp đoàn làm thông ngôn, làm thơ ký ti nhng vùng đã chiếm đóng đ thc hin chương trình đng hóa và d dàng đi chiếm thêm nhng vùng còn li. Mc đích th hai ca nn giáo dc ny là đđào to nhng người Vit Nam Công giáo, chkhông phi đào to nhng người Công giáo Vit Nam.


Mt viên chc thc dân người Pháp, đô đc Page, cũng cho biết thêm:


"Ngoài ra không mt người Vit Nam nào theo Công giáo li ngn ngi xin gia nhp làm lính dưới c Pháp, ông vua Vit Nam không theo đo, không phi là vua ca h. Chc bây gi Ngài (B trưởng) đã hiu ti sao vua, quan đã coi các nhà truyn giáo là k thù?"


(Du reste, pas un Vietnamien catholique n'hésita à demander à s'enrôler comme soldat sous le drapeau francais, le roi payen du Vietnam n'était point leur roi. "Votre Excellence comprendra sans doute maintenant comment le Roi et les mandarins regardent les missionnaires catholiques comme des ennemis?" (Depêche de l'Amiral Page, du 14-12 et 25-12-1859. Archives Nationales, Fonds, Marine BB4-777. Cité par

CHT, p. 129).


Mt người Pháp khác, đi tá Bernard cũng nhn xét:


"B săn đui ra khi làng vì ti phm hoc s khn cùng, nhng k lang thang đã đến đây vi mt lưng mm d un, tham sng s chết; h hoàn toàn hng h vi cuc đu tranh ca dân tc, sn sàng phng s bt công chnào...Chính trong bn ny mà người ta s tuyn dng, trong s h, tt c nhng nhân viên hành chính cn thiết cho nhà nước, hoc nhng người giúp vic gia đình: làm đy t, phu khuân vác, làm người chy giy, và c nhng tên thông ngôn, hoc nhng người ghi chép, được đào to thô sơ qua các nhà trường ca Hi truyn giáo. Chính qua s tiếp xúc vi nhng k khn nn này mà đoàn thc dân và công chc va mi đ b, đã làm quen được vi dân tc Vit nam..."


(Les vagabonds", ecrit le colonel Bernard, "chassés de leur village par la misère ou le crime, arrivaient, l'échine souple; pris de l'âpre désir de vivre, insoucieux de la lutte nationale, prêts à servir tous les maitres. C'est parmi eux que l'on recruta tout le personnel nécessaire à l'administration ou aux besognes domestiques: boys, coolies, plantons, et aussi des interprètes et des copistes, grossièrement formés dans les écoles de la mission. C'est au contact de ces misérables que les colons ou les fonctionnaires fraichement débarqués firent connaissance avec le peuple d'Annam...Dn theo Nguyn Xuân Th, trong Histoire de La Penetration Francaise au Vietnam, 1858-1897, p. 126-127).


4. Mc du Trương Vĩnh Ký thông minh biết nhiu th tiếng, nhưng vì quá cung tín, b các giáo sĩ thc dân tuyên truyn nên c nghĩ rng vic Pháp chinh phc Vin Đông, trong đó có Vit Nam, là do ý ca Thượng Đế sai phái nước Pháp làm như vy. Trong thư gi ông Koenfen, giám đc Vin M Thut Paris, h Trương viết:


"Các x Vin Đông...già ci đ th nên đã đến lúc phi làm cho chúng tái sinh và ci cách chúng: song ai được giao phó cho cái quyn y nhim cao quí đó? y chính là nước Pháp được Thượng Đế tín cn giao cho..."


Trong thư gi bác sĩ A. Chavanne, nói mt đon trên, cu giáo sĩ Trương Vĩnh Ký cũng viết:


"...cái vương quc An Nam kh s ny mà chính phPháp s làm giám h, là có mt s biến thuc v Thiên ý kêu gi đến..."


Đáng ti nghip cho Trương Vĩnh Ký, quá ngây thơđ không biết được rng mc đích ca các đế quc Tây phương là li dng tôn giáo và dùng cun Thánh Kinh như mt li khí; đđi chiếm thuc đa và xâm thc văn hóa bt cđâu và bt c lúc nào mà h thy có th. Bi vy, mt người Phi Châu, giám mc Anh giáo Desmond Tutu, được gii thưởng Nobel hòa bình năm 1984, đã cay đng phát biu:


"Khi người da trng đến, h có cun Kinh Thánh, chúng tôi có đt đai.

Chúng tôi tin tưởng h, nhm mt cu nguyn vi cun Kinh Thánh trong tay.

Lúc m mt ra, chúng tôi có cun Kinh Thánh còn h có tt cđt đai lãnh th ca chúng tôi".


(We have our lands and they came with their Bible.

We believe in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed.

When we open our eyes, we have the Bible and they have our lands).


5. Vic Trương Vĩnh Ký cong lưng làm tay sai cho Pháp cũng không loi b mt đng cơ khác là vì danh và li. Danh, được chính ph thc dân ban tng huy chương Đ Ngũ Đng Bc Đu Bi Tinh, và được chính ph thuc đa b tin mua sách ca h Trương và cp cho Trương bng lc hu h. Lương mi năm ca Trương là 13.800 quan, k c tin dy hc, trong lúc lương ca ông Thng đc Nam-kỳ cũng ch có 18.000 quan. Lương ông Tng thư ký là 15.000 quan. Như vy lương h Trương đng hàng th ba sau hai viên chc cao cp nht người Pháp.


Kết lun


Vi nhng chng c quá rõ ràng qua các văn thư do chính Trương Vĩnh Ký và các viên chc cao cp thc dân Pháp viết, chúng ta có th kết lun dt khoát rng Trương Vĩnh Ký là mt người phn bi t quc. Ông không có mt my may công lao nào đi vi dân tc, ngược li, ông hoàn toàn là k có ti. T nhng ý đ và hành đng chính tr, cho đến các công trình mang tính văn hóa nói chung ca h Trương, tt c ch xoáy vào mt mc đích duy nht là phc v cho chính sách thc dân Pháp đ nô l và đng hóa dân tc ta.


Do đó, nhng tên đường, tên trường, tên các hi ái hu được dùng đ vinh danh Trương Vĩnh Ký có cn được tháo g và hy b hn đ tránh b lch s phê phán hay không?


Thái đ nghiêm túc, dt khoát và đúng đn vi Trương Vĩnh Ký cũng cn được áp dng cho nhng tên tay sai và gián đip khác như Nguyn Trường T, Alexandre de Rhodes (Cha Đc L), Trn Lc, Ngô Đình Dim … đ hu thế xem đó như mt bài hc cn thiết cho vic vun bi lòng yêu nước.


Du ai vì lý do nào đó mà vn còn vinh danh ông, nhưng nhng hành đng Vit gian và gián đip văn hóa cho thc dân Pháp ca h Trương có th ty xóa ra khi lch sđược không? nht là nhng d kin lch sy li do chính h Trương viết.


Bùi Kha



___________________


(1) Nguyn Sinh Duy: “Trương Vĩnh Ký, Cun s bình sanh” do nhà xut bn Văn hc và Trung tâm nghiên cu Quc hc tái bn năm 2004, được b sung nhiu tài liu và hình nh mi. Giáo sư Trn Thanh Đm viết li ta.


* Các chđm lúc trích dn là ý ca chúng tôi mun nhn mnh.


* Pène Siefert là mt linh mc người Pháp


* Thư không thy đ ngày. Còn Ban Duyt Xét là Hi Đng Thuc Đa ca thc dân Pháp Nam-kỳ.


* Người yếu (An Nam) cn da vào người mnh (Pháp) đưa mình lên bng người khe. Còn lâu bn thc dân mi đ cho người Vit bng vi người Pháp.


(2) Toàn b bc thư này được Giáo sư P. J. Honey School of Oriental and African Studies, University of London, công b trong tác phm Voyage to Tonking in the Year of t Hi (1876)




Nơi các trang: 122, 123, 124 & 125. Hoc website:

 


 


 

 



 





----- Forwarded Message -----

From:'Patrick Willay' pwillay>

To:"ChinhNghiaVie>

Sent: Saturday, September 9, 2017, 9:58:23 AM EDT

Subject: [ChinhNghiaViet] KINH CHUYÊN: Phóng sự Lễ Động Thổ XDTĐ Petrus Ký- Hải Ngoại


 








KÍNH CHUYỂN :


Lễ động thổ  XDTD Petrus Ký - Hải  Ngoại







__._,_.___


Posted by: Gia Cat <

Hậu Quả Của Hoa Kỳ Sau Khi Bỏ Rơi Đông Dương.

0
0

         Kính chuyển quývị, quýCH baì ít nhất nên đọc một lần, ht



----- Forwarded Message -----
From: D N Krall
Sent: Monday, September 4, 2017 6:27 PM
Subject: Fwd: WG: Hậu Quả Của Hoa Kỳ Sau Khi Bỏ Rơi Đông Dương.



🇱🇷 WE DO NOT LIVE IN VIỆT NAM, VIỆT NAM LIVES IN US.

.

Hu Qu Ca Hoa Kỳ Sau Khi B Rơi Đông Dương.


Tác Giả: Giáo sư Robert F. Turner

nhanvat gs turner
Giáo sư Robert F. Turner
Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia
Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.
(Trích trong “Những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam)

Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc chống Cộng sản xâm lược của Hoa kỳ ở Việt Nam, Lào, Cambodia là đúng.

Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi quay về đi lính, bắt đầu chức vụ Trung úy rồi sau lên Đại úy rồi trở lại đó hai lần làm việc tại một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng.

Tôi có cơ hội được đi tới nhiều địa phận tại Việt nam, khoảng 44 tỉnh thành, có chỗ chỉ đi ngang qua. Tôi được qua Lào, Cambodia. 

Sau khi giải ngũ tôi gia nhập Hoover Institution, tôi đã viết cuốn sử quan trọng đầu tiên về “Cộng sản Việt Nam” (Anh ngữ).


Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi.

Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ quan trọng:

1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970.
(Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với người dân miền Nam).

2- Chuyện gì đã xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đã thắng cuộc chiến Việt Nam. Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đã thắng. Đó là sự thật! Một số thí dụ sau đây sẽ chứng minh.

Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004 do Giáo sư John Lewis Gaddis Khoa trưởng Americạn Diplomatic Historians nói rằng: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đã thắng cuộc chiến quân sự. Nhưng lại thua cuộc chiến tâm lý tại Mỹ.
 Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời, Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.

Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự luật vào tháng Năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại.



Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng “Việt Nam không cần giúp đỡ,họ đã có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la”. Đó là sự thật. Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là, Việt Nam không có đạn, không có xăng. không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe.

Ngay sau khi di tản từ Việt Nam về tới Mỹ, tôi gặp Nghị sĩ Ted Kennedy tại Thượng Nghị Viện. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi trở về Mỹ. Ông ấy đứng cách tôi khoảng 3 mét. Tôi cung tay phải lên và tự nhủ: “mình phải cho nó biết tay, phải đấm gục hắn ta và nói cho thế giới biết rằng chúng tôi vừa mới phản bội chính danh dự của mình và bỏ rơi những người đáng yêu.” Nhưng tôi đã tự cản bản thân mình vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến cương vị Nghị sĩ của tôi và Ted Kennedy sẽ trở thành người hùng. Không phải là việc làm đúng đắn nhưng đôi lúc tôi nghĩ là mình đã bỏ rơi cơ hội ấy.

Sau khi Quốc Hội cắt hết viện trợ cho Việt Nam, Trung cộng gia tăng viện trợ cho Hà Nội. Phạm Văn Đồng nói rằng: “Được cho kẹo tụi nó cũng không dám quay lại”. Đó là lý do của sự thất bại tại chiến trường Việt Nam.

Quân nhân Mỹ, QLVNCH, và miền Nam Việt Nam không bị bại trận, mà thua vì cái gọi là “tự do” của Quốc hội Hoa Kỳ.

Điềm thứ 2 tôi muốn đưa lên là: Việt Nam rất quan trọng. Họ cho rằng Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lý” tiến hành không lý do chính đáng, do hiểu lầm về vụ đụng độ không đáng kể ở Vịnh Bắc Bộ. Thật sự là ngớ ngẩn.

Tôi đã viết 450 trang trình bày trong luận án đạt giải danh dự năm 1976. Tôi đã ghi lại vào tháng 3 năm 1975 đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hổ Chí Minh và gửi vào Nam hàng ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Đây là hành động xâm lược quốc tế và vi phạm Hiên chương Liên hiệp quốc. Hoa Kỳ tham chiền để giúp người dân miền Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly, nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

Trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, Hà Nội đã nhiều lần xác nhận sự thực đó từ Tháng Năm năm 1959 ngay ngày sinh nhật Hồ Chí Minh. 10 năm trước, chúng tôi đã thảo luận tại Đại học Luật Virginia về vấn đề hợp pháp này. Luật quốc tế và Hiến chương Liên hiệp.

....Không thể thảo luận nỗi vì Hà Nội lập luận rằng đó là nội chiến trong miền Nam VN v.v... hãy bỏ qua 1 số điểm vì thời gian có hạn.

Tôi nêu lên hậu quả của việc bỏ rơi VN.

Tôi có thể nói hoài về việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tôi là người đứng ngay trong trận khi Quốc Hội biểu quyết không giúp đỡ Angola vì sự xâm lăng của Xô Viết. Kết quả nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người.

Đến việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết. Sẽ không xảy ra nếu chúng ta không rút lui.

Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La Tinh rằng tiến hành “đấu tranh võ trang” để cướp chính quyền thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng vì chuyện đó. Một số lớn súng M16 tịch thu được từ quân phiến loạn El Salvador, căn cứ theo số xê ri là súng bỏ lại tại chiến tranh VN của quân đội Mỹ
. Hà Nội đã cung cấp cùng với Xô Viết qua đường Cuba rồi đưa lậu qua El Salvador.

Đối với những người nói chiến tranh VN là phi lý. Họ đã sai.


                                                                         &


Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là địa dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết định của Hoa Kỳ đối với con người.

“Phong trào hòa bình” – của phe phản chiến – trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ lần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy “nhân quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại khu “Little Sàigon” có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ hơn những gì mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật thì đã rõ ràng.

Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đã thành công trước mắt mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng: sau khi “giải phóng” Miền Nam, chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá nhiều tù nhân.

Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay bên kia”, và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà

Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo “triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa”. Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản cách mạng... nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng”.

Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa được phép tham gia cái gọi là “Quốc hội Thống nhất” đã tuyên bố: Chế độ CS cai trị bằng bạo lực và khủng bố. Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí hay tự do tôn giáo hay... cả quyền tự do có ý kiến riêng... Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi”

QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ

Tháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sài Gòn của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy - có viết một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á...”. Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất trong hội trường này có thề xác nhận điều ấy. Riêng Sài Gòn thì đã có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ.


Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tự do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sài Gòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ.

Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân” của Tướng VC Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về hay của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đã “tạm thời” đình chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phẩm xuất hiện “dưới chế độ cũ!” đều bị cấm.


TÙ CHÍNH TRỊ

Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đã giam giữ hơn 200 ngàn “tù chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 - cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào – tôi chú trọng đến việc điều tra những lời cáo giác trên.

Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của “lực lượng thứ ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông là tìm đâu ra con số “202 ngàn tù nhân chính trị?”Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân.

(Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam.

Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô BáThành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị” có thể gồm cả người như­ Sirhan. Sirhan, là tay cán bộ người Palestine đã ám sát nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích là, “chính trị” khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Rồi còn vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn,được họ mô tả như sau: ,”… xà lim chôn dưới mặt đất với các đống sắt, đồng trên trần thay vì ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được …” .”… những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.”

- “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người”

Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những chuồng cọp này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng đồng ý là tôi hơi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên.

Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu - tay trung phong của đội bóng rổ Rocket's ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân - hơn hai thước hai - nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì đề duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi lả “chuồng cọp”.

Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam Cộng Hòa đã từng cáo giác chuyện “chuồng cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn để tự mình xem tận mắt và anh ta có vẻ khó chịu – có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Hòa ở Sài Gòn.

Vì vậy sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hòa và chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà mình thích sống nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân.

NGĂN CHẬN TÀN SÁT khi Cộng sản nắm quyền

Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam Cộng Hòa là lý luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hòa Bình) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn.

- Khoảng 100 ngàn bị xừ tử qua quít ngay sau khi Cộng sản VN chiếm được miền Nam. Qua quít là vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về “tiến trình hợp pháp” hay một toà án.

- Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chê độ CSVN độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Tỵ nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển - một số là vì tầu quá đông người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát. Nhiều người tử nạn sau khi bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này thì ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel.

Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là “A Better War” - một Cuộc Chiến Khá Hơn - mà tôi ân cần giới thiệu đến quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đã chết trong các “Trại Cải Tạo” do chế độ Cộng sản VN lập ra.

- Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đày vào các khu “Kinh Tế Mới”để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử. (Phụ chú: Đấy là chưa kể có hàng chục ngàn thanh niên đã bị "nướng" với phong trào "Thanh niên xung Phong"đi làm công tác khai khẩn đất hoang và mặt trận Kampuchia)

CĂM BỐT

Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa

Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 đề yểm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi pháp”.

Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia thành viên của Nghị định thư” - Protocole States - đã được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954.

Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương. quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization).

Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khmer Đỏ. Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nỗi với đồng bào Khmer của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là đễ cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt.

Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã chết. Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho là có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người - hơn 20% dân số toàn quốc.

Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí Nattonal Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này:“Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thật đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì bọn đồ tể chỉ đơn giản dọng chúng vào thân cây”.


Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đỗi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước l­ượng dè dặt nhất, có nhiều thường dân Đông Dương bi bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam hơn là tổng số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu... Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến”.

Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nêu như ta muốn tìm đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này - một cách chính xác và cẩn trọng – để người khác sẽ biết rất lâu về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa.

Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn.

Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về lịch sử hiện đại.

Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The Black Book of Communism” - Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản”. Do một nhóm trí thức Âu Châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh.

Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn.

Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thân tôi. Tôi yêu quý Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu.

Nhưng khi đa số của Quốc hội Hoa Kỳ phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh xương máu của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975.

Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chia sẻ với ng­ười khác. Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí

./.






Posted by: lpk 116




TT Nguyễn Văn Thiệu , LA VANG - Mùa Hè Đổ Lửa 1972 ... ƯỚC MƠ TÌM LẠI THỜI QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH ĐÃ MẤT

0
0


----- Forwarded Message -----
From:'Tuong-Giang TN' via DiendanTuoiHac
Sent: Monday, September 18, 2017 5:04 PM
Subject: TT Nguyễn Văn Thiệu , LA VANG - Mùa Hè Đổ Lửa 1972 ... ƯỚC MƠ TÌM LẠI THỜI QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH ĐÃ MẤT


Nhìn bức ảnh TT Thiệu tại Lavang không khỏi ngậm ngùi nhớ dến những kỷ niệm đẹp của VNCH, dù là một Việt Nam chiến tranh. Cái sống kề bên cái chết, có những điều lúc đó chúng ta không biết, không hiểu và không cảm nhận được. Bây giờ đến buổi xa đất gần Trời (nói theo người có Chúa) thì mới hiểu và thắm thía. Tổng Thống Thiệu xứng đáng là một lãnh tụ.



Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng xứng đáng là một lãnh tụ ở vào thời điểm ấy với những quyết tâm của ông trước âm mưu của Cộng Sản cấu kết với Thích Trí Quang gây biến động Miền Trung, nhưng ông đã để lộ cái tính nghệ sĩ nhiều hơn cái tính thực dụng. Tướng Thiệu là một người thâm trầm và khôn ngoan hơn tướng Kỳ. Trong một bài diễn văn hùng hồn ở Quốc Hội ông đã được các dân biểu và nghị sĩ (có nhiều người đối lập, diễn tuồng hát bội) vỗ tay muốn sập hội trường.



Cũng vì tranh dành quyền lực, mà có những chuyện nho nhỏ nhưng không "nhỏ như con thỏ", mà to hơn con bò, là ông Thiệu chơi xấu Tướng Kỳ khi ông Kỳ ra tranh cử với danh nghĩa "Chánh Phủ của Người Nghèo" giống như đảng Lừa của Mỹ, và ngay cả sau khi ông Kỳ chịu lép vế đứng chung liên danh làm Phó TT cho ông Thiệu. Từ đó tướng Kỳ xuống luôn không hãm phanh hay ngóc đầu dậy được. Trong một chuyến PTT Kỳ đi Khe Sanh và trở về (suýt chết vì hai chiếc trực thăng suýt va vào nhau khi các phi công hai bên lơ đểnh) thì chiều ấy, đài truyền hình Saigon được lệnh trực tiếp từ Phủ Tổng Thống là không được chiếu phóng sự này !!! Nhiều lần những sinh hoạt của tướng Kỳ đều bị ông Thiệu cấm không cho đài truyền hình phổ biến. Phòng báo chí của phủ Phó TT đã nói với vài ký giả là "tụi nó chơi trò nhỏ mọn" !



Nhưng nhìn lại chung: Tướng Thiệu là một vị Tổng Thống và lãnh tụ tài ba của Miền Nam Dĩ nhiên có nhiều người không ưa ông Thiệu, và chuyến đi của ông về Nam California không nhớ năm nào, là một bằng chứng. Nhiều người hỏi ông gay gắt về mọi chuyện. Những vụ tham nhũng trong guồng máy của TT Thiệu là có thật. Tham những cấp vùng, cấp tỉnh là có thật. Nhưng chín bỏ làm mười. Chúng ta chỉ có thể chọn một chế độ hay một lãnh tụ ít tệ hại nhất. Và bây giờ nhìn lại, lúc ấy chỉ có TT Thiệu mà thôi.



Trước một thánh đường La Vang đổ nát, ông còn biết quì gối tôn kính thì so với một Nguyễn Phú Trọng hiện nay hay mấy đời Tổng Bí Đái về trước của Việt Nam Cướp Được Mà Có thì là hai hình ảnh một trời một vực !



Biết bao giờ chúng ta mới nhổ được Bụi Cỏ Dại Ba Đình đây ? Mỹ có thuốc diệt cỏ nhưng nó không cho mình xài, lại thêm bọn dư luận viên Việt cộng đang tấn công trên Internet gây chia rẽ người Việt hải ngoại đủ mọi mặt. Phải làm sao đây ? Lai thêm có mấy đứa truyền thông Vịt Què hải ngoại bán rẻ lương tâm Chống Trump Không Có Mục Đích để tự nguyện làm thành phần phá hoại (như là ISIS) thì có lẽ thế giới đang bước vào thời kỳ cuối cùng của nhân loại !



Hai ông Tổng Thống của Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều là Công giáo, nhưng Phật giáo được phát triển không ngừng dưới hai thời này. Các bạn cùng thời với tôi thời ấy có vài tên làm đại đức tuyên úy trong QLVNCH. Còn bà con quen biết thì không thiếu những người tu học và ở chùa, ngay trước và sau vụ lật dổ ông Diệm năm 1963. Khi Cộng Sản nhảy vào thì cục diện đổi khác.



Chống ông Diệm là quyền của những người muốn chống. Vấn đề là có ai chịu đọc mấy bài viết đó hay không mới là điều đáng nói. Hì hì !!



Tường Giang.

On Monday, September 18, 2017 1:10 PM, "kim thuy> wrote:



             ƯỚC MƠ TÌM LI THI QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH ĐÃ MT  !



               TT Thiu Nghĩ Gì Khi Quê Hương Chiến Tranh Đ Nát ?


From:  [Daploisongnui]"<
Date:
Aug 13, 2017 at 2:02:06 PM CDT
To:<goidan
Subject:[Daploisongnui] M
I LN PHÁI ĐOÀN TU SĨ PG VÀO THĂM C NGÔ THÌ CÓ THÊM CHÙA MI

       MỖI LẦN PHÁI ĐOÀN TU SĨ PG VÀO THĂM CỤ NGÔ THÌ CÓ THÊM CHÙA MỚI

 



Không Ai Yêu Thương Các Tu Sĩ PG Hơn TT Ngô Đình Diệm


- Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare" bà  Maguerite Higgins  cho biết:

"  1275 ngôi chùa được xây cất,  1295 ngôi chùa được trùng tu dưới trào TT Ngô Đình Diệm".


- Theo cụ Đoàn Thêm và cụ  Mai Thọ Truyền thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có   2203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành   4766  ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phep quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.


- Về các sở văn hóa, trước khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT  Ngô Đình Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời. Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có  160 trường trung tiểu học trong cả nước.  Đa số trường này được xây cất  trước ngày  1.11.1963  -  trong thời TT  Ngô Đình Diệm .










For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.


__._,_.___


Posted by: hungthe 

Trung Tướng TRẦN VĂN TRUNG RA ĐI Lúc 3 Giờ Chiều 30-04-1975

0
0



   
Ngày nay nhìn thy cnh  ...  XUNG H C NƯỚC .
  Ng
ười Dân Trong Nước Lm Than Khn Kh Than Trách :


   PHI CHI  ...TRI ƠI  ! 


  Phi Chi My Ngôi Sao Lon Tướng Lp Lánh Mà TT NgôĐình Dim Gn Trên CÁo Dương Văn Minh  ... Được Dành Cho Trn Văn Trung  !


   Có ai quên được hình nh TT Dim yêu thương ôm Tướng Dương Văn Minh  , gn lên cáo mt ngôi sao , sau chiến thng Rng Sát 1955 ?
  

      Có ai ngđược s phn bi ?



On Wednesday, September 20, 2017 4:25 PM, "Chau Vu [BTGVQHVN-2]"<> wrote:


Trung Tướng TRẦN VĂN TRUNG  RA  ĐI   Lúc 3 Giờ Chiều 30-04-1975



 

    DƯƠNG VẬT VÀ NHÂN CÁCH


Thưa qúi vị,

Trong thời gian gần đây, trên các DĐ, người ta đã lập đi lập lại nguồn tin nói rằng trong biến cố 1-11-1963, khi xác của hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được chở về tới Bộ TTM, thì đích thân tướng Dương văn Minh đã tới khám xét tử thi của TT Ngô Đình Diệm để tìm hiểu xem TT Ngô Đình Diệm có bộ phận sinh dục của đàn ông hay không. (DĐ gọi là Con Cu).


Thời gian sự kiện này được đề cập tới cũng trùng với thời gian mà cuốn phim lịch sử ‘VIETNAM WAR” được trình chiếu.

Cho nên xin được đóng góp một vài suy tư sau đây:


Các DĐ đều không cho biết kết quả của cuộc khám nghiệm tử thi này.

Tuy nhiên, qua hành động của Đại Tướng Dương Văn Minh, mọi người có thể nhìn thấy rất rõ nhân cách và nhân phẩm của một nhân vật đã giữ những vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến Việt Nam, như:

-       Quốc Trưởng của nước Việt Nam Cộng Hòa.

-       Chủ Tịch Hội đồng quân nhân cách mạng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

-       Đại Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

-       Lãnh tụ của nhiều đảng phái và Tôn giáo của Miền Nam VN trong cuộc Cách Mạng 1-11-1963.


   

Vũ Linh Châu 

Phổ biến và chịu trách nhiệm hoàn toàn với tư cách cá nhân, không liên hệ tới bất cứ một tôn giáo, một nhóm hay một người nào khác.

 On Wednesday, September 20, 2017, 2:14:53 PM PDT, Doan[BTGVQHVN-2] <BTGVQHVN-2@yahoogroupscom> wrote:




 


Trung Tướng TCT  CTCT TRN VĂN TRUNG  Ra Đi Lúc 3 Gi Chiu 30-04-1975 .

  (  Có người nói ông ri SaiGon mt mình )


Tuy Tướng Trung không được ghi danh " Nht Thng Nhì Chinh Tam Thanh T Trưởng "  , nhưng các Sĩ Quan VNCH vn coi ông là v Tướng đo đc và thanh liêm.

   Tướng Trung thông tho tiếng Pháp và tiếng Anh .

Năm 1975 qua Pháp ,  ông làm vic cho mt cây xăng Marseille .    Ông có hai con trai hin bên M

   Hin nay Tướng Trung ( sinh năm 1926 ) vn còn sng Pháp . Theo GS LêĐình Thông thì trước đây thnh thong thy ông xut hin nói chuyn vi các anh em lính VNCH trong dp l Quc hn 30-04, ngày Quân Lc 19-06 và l tưởng nim TT NgôĐình Dim -  PARIS  , nhưng sau này có l vì lý do sc khe nên ông vng dn



----- Forwarded Message -----

From: Colleen Ha c>

To: DienDan Tudo-NgonLuan <>

Sent: Wednesday, September 6, 2017, 4:51:06 PM CDT

Subject:[BTGVQHVN-2] Hình & Tiễu sữ Trung Tướng Trần văn Trung // CỰU TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ [1 Attachment]


 

Phong độ của một vị  Tướng lãnh VNCH có khác.

Tướng của Việt-cộng sao mà giống mấy tên ăn  trộm trâu quá.

TM




From: FANXICO TRAN
Subject: Hình & Tiễu sữ Trung Tướng Trần văn Trung // CỰU TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ






TIÊU SỬ CUẢ

TRUNG TƯỚNG TRẦN -VĂN -TRUNG


CỰU TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ 

Kiêm Tỗng Tham Mưu Phó CTCT QLVNCH 

                                                     

---------------


  * Ngày, Nơi sinh : 14/02/1926, tại Làng Đốc Sơ, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên (Huế)


  *Số Quân : 46.200.975.


  * 1936 - 1946 : Tu học ở Đệ Tử Viện, Dòng Chúa Cứu Thế (Congrégation du Très Saint Rédempteur) Huế.


  * 1946  : Xuất Đệ Tử Viện Dòng Chúa Cứu Thế.


  * 1949 :  Tốt nghiệp Sĩ quan với cấp Thiếu úy, Khóa Phan Bội Châu, Trường Sĩ Quan Việt Nam  Huế, (còn gọi là Khóa I Sĩ Quan Đập Đá, Huế) sau dược dỗi ra là Khóa I, Trường Võ Bị Quốc Gia.


  * 1949-1950 : Tu nghiệp Bộ Binh, ở Trường Saint Cyr (Coëtquidan ở Pháp.)


  * 1951 : Phục vụ đơn vị chiến đấu, ở Đệ II Quân Khu (Vùng I Chiến Thuật sau này.)


       -Sáng lập và chỉ huy Trường Võ Bi Địa Phương Trung Việt. (Đệ II Quân Khu.)


       -Thủ khoa, Khóa Tham Mưu và Chỉ huy Chiến Thuật, ở HàNội


       -Liên Đoàn Lưu Động 2I của Đệ II Quân Khu.


  * 1956 : Thăng cấp Trung Tá và giử chức Tư Lệnh Phó Đệ II Quân Khu


  *1957 : Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng, kiêm Trưởng Phòng V Bộ Tổng Tham Mưu, thay thế  Trung Tá Nguyễn Phước Đàng.


  * 1957 : Tùy Viên Quân Sự, cạnh toà Đại Sứ VNCH tại Pháp, thay thế Trung Tá Quách Xến.


     - Thăng cấp Đại Tá tạm thời.


  *1960 : Thanh Tra Thanh Niên miền Bắc trung Nguyên Trung Phần.


  * 1962 : Nhậm chức Tham Mưu Phó Bộ Tổng Tham Mưu  QL/VNCH.


  *1964 : (30/01) Nhậm chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt, thay thế ThiếuTướng Trần Tử Oai.


   -Bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đalạt cho Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Kiễm.


   -Nhậm chức Tham Mưu Phó Nhân Viên, kiêm Trưởng Phòng 1, Bộ Tổng Tham Mưu.


 * 1965 (20/02) Nhậm chức Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức, thay Chuẩn Tướng


Cao Hão Hớn.


  - (01/11) Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức.


 * 1966 (02/12) : Nhậm chức Phụ Tá Chiến Tranh Chính Trị  Tổng Tham Mưu Trưởng, Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Bộ Quốc Phòng, thay thế Thiếu Tướng  Nguyễn Bão Trị.


 *1967 - Vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức.


 * 1968  & những năm kế tiếp :


         - Vinh thăng Thiếu Tướng thực thụ


         - Trung Tướng nhiệm chức và


         - Trung Tướng thực thụ.


     


* 1975 : Vì quyết tâm ở lại để thi hành nhiệm vụ nhưng sau khi Tướng Dương văn Minh do tình thế dưa dẫy, trỡ thành Tỗng Thống và cũng là Tỗng Tư lệnh QLVNCH ra lệnh trên dài phát thanh ngày 30/04, là các chiến hữu QLVNCH hãy buông súng, Trung Tướng Trần văn Trung (dã cùng Trung tướng Vĩnh Lộc), vào phút chót dã quyết dịnh rời Vietnam bằng dường biễn với phương tiện bất đắc dĩ.


 * Sau 7 ngày đêm thì đến Subic Bay và được di chuyển bằng C130 của Hoa Kỳ đến Guam cùng ngày.


* Sau khi bộ đội csBV cưỡng chiếm Miền Nam, gia dình Trung Tướng Trung còn có ba người con dầu (2 trai, 1 gái) phải kẹt lại ở Việt Nam.


* Tháng 07/75,  Trung Tướng  Trung & fu nhân sang định cư tại Pháp.   


* 1979 :  Ba người con còn kẹt tại Vietnam dược doàn tụ với gia dình tại Pháp. 


  


Huy Chương : 




- Bảo Quốc Huân Chương đệ Tam đẳng.


- Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương Liễu & Các Huy chương khác của VNCH.


- Merit Medal của Hoa Kỳ.


- Vân Huy Bội Tinh (Cloud Medal) cuả Trung Hoa Dân Quốc.


- Security Medal, của Đại Hàn Dân Quốc  




 Điều đáng ghi nhận là trong thời gian khá lâu dài ở cương vị Tổng Cục Trưởng TCT/CTCT,Trung tướng Trần Văn Trung đã có nhiều nổ lực, trong những vấn đề tối quan trọng như :




* Đẩy mạnh công tác GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ trong Quân đội, để cũng cố lập trường và


* Tranh đấu CHỐNG NẠN THAM NHŨNG và tệ đoan lính ma lính kiểng để gia tăng hiệu  năng cho Quân đội.


* Phát động chiến dịch « CHÂN TRỜI MỚI », để giảm thiểu bất công trong đơn vị và cải thiện đời  sống cho người Lính.


* Chăm lo “PHÚC LỢI” cho gia đình Chiến sĩ, với tổ chức QUÂN TIẾP VỤ để cung ứng nhu yếu phẩm cho Quân nhân - các công tác XÃ HỘI - GIÁO DỤC VĂN HÓA - xây dựng THANH THIẾU NIÊN cuả Quân đội, qua phong trào « HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI ». 


Chỉ trong vòng 2 năm, đã quy tụ được hơn 60.000 Hướng Đạo Sinh,  nam  nữ… trong hai ngành Thiếu và Ấu.


* Một vấn đề đáng đặc biệt ghi nhận nữa,  là « CÔNG TÁC CHIÊU HỒI » cán binh CS/BV.


Tổng Cục CTCT đã rất tích cực và dã dạt dược nhiều thành quã trong công tác Chiêu Hồi.


- Kể từ 1962 đến 1975, đã tiếp nhận trên 178.000 cán binh CS hồi chánh, với tư cách cá nhân, hoặc tập thể cấp trung đội.


- Trong hàng ngũ hồi chánh  viên, có nhiều cán bộ cao cấp cũa dối phương như Đại tá Tám Hà, Trung tá Lê Xuân Chuyên, Trung tá Huỳnh Cự  v.v.


- Kế hoạch CHIÊU HỒI nầy, đã tiết kiệm được bao là xương máu cho các chiến hữu QLVNCH !


              


<<<<>>>> 










__._,_.___


Posted by: huong thuy 

Câu hỏi lịch sử: Tại sao người Việt bỏ nước ra đi ?

0
0




Câu hỏi lịch sử: Tại sao người Việt bỏ nước ra đi ?

Câu hỏi lịch sử: Tại sao người Việt bỏ nước ra đi ?
Tại sao người dân luôn bỏ chạy khi Cộng sản đến ?

Chay tron cong san


Chay tron cong san


Chay tron cong san


Chay tron cong san


Chay tron cong san


Chay tron cong san

Nhóm Vietlist.us

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


__._,_.___


Posted by: Yahoo7

Câu hỏi lịch sử: Tại sao người Việt bỏ nước ra đi ?

0
0




Câu hỏi lịch sử: Tại sao người Việt bỏ nước ra đi ?

Câu hỏi lịch sử: Tại sao người Việt bỏ nước ra đi ?
Tại sao người dân luôn bỏ chạy khi Cộng sản đến ?

Chay tron cong san


Chay tron cong san


Chay tron cong san


Chay tron cong san


Chay tron cong san


Chay tron cong san

Nhóm Vietlist.us

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


__._,_.___


Posted by: Yahoo7

Kingsman: The Secret Service......Kingsman: The Golden Circle

0
0
Playing on Kingsman: The Secret Service.
Playing on   Kingsman: The Golden Circle


 

    PHIM "THE VIETNAM WAR"

                                 gây khó chịu cho người miền Nam Việt Nam


                                                                     Ngày: 15:18 22 tháng 9, 2017

Ngay từ đầu chúng tôi đã quyết định không xem bộ phim The Vietnam War. Thực tế, một cách bất đắc dĩ, chúng tôi đã trở nên người định kiến và dị ứng đối với những sản phẩn tuyên truyền của Hollywood, nhất là những gì liên quan đến Chiến Tranh Việt Nam. Phần chắc những sẩn phẩm tuyên truyền nầy đều do bọn Do Thái và Mỹ Cộng làm ra và phát tán. Không có gì bảo đảm phim ảnh ngày nay về Chiến Tranh VN sẽ khá hơn phim ảnh thời thập niên 70 với những thành phần phản chiến và Hippie như Jane Fonda, John Kerry, Tom Hayden.. Truyền thông là Do Thái; điện ảnh là Do Thái; và Do Thái là Cộng Sản, thế thôi.

- Sáu xưởng phim được thành lập đồng thời bởi những người Do Thái xuất thân từ những nguồn gốc cực kỳ tương tự, ngay buổi đầu, những xưởng phim đó được tài trợ từ một nguồn tài chánh chung – tức là ROTHSCHILD,  trùm Do Thái ở Đức. Chắc chắn cách thức hoạt động của họ trong phần lớn những kỹ nghệ khác thực ra được điều khiển bởi cùng những thế lực từ trong hậu trường. Không phải ngẫu nhiên mà những trùm truyền thông Do Thái tập trung vào một địa bàn nhất định, với những cự ly nhất định giữa họ với nhau – đặc tính của một tổ ong được tổ chức theo một bộ điều khiển nhất định.

- Hội kín Illuminati của tập đoàn Do Thái quốc tế biểu tượng cho đỉnh cao quyền lực bỉ ổi nhất trong chính trị, ngân hàng, truyền thông, và nhất là điện ảnh hay kỹ nghệ giải trí nói chung. Những xưởng phim hàng đầu, những nhà sản xuất phim, và những minh tinh màn ảnh đều tuân thủ một nghị trình bí mật.

- Trong cuốn The Illuminati in Hollywood: Celebrities, Conspiracies, and Secret Societies in Pop Culture and the Entertainment Industry, Mark Dice chính xác cho thấy phương thức mà Hollywood xử dụng điện ảnh như một công cụ tuyên truyền đắc lực để định hình văn hóa, thái độ, và hành xử, đồng thời để thăng tiến những chính sách và chương trình thối nát của chính phủ. Không ít người nhìn thấy truyền hình, phim ảnh, và âm nhạc như là những phương pháp kiểm soát não bộ (mind control) nhằm nô lệ hóa xã hội bằng cách khuyến khích quần chúng trở thành những khách tiêu dùng ký sinh, duy vật, vô ưu – khai thác sự bất an của con người và thao túng họ như những con chó Pavlov.

- Diễn viên Howard Beale trong phim Network cho biết, "Kênh tuyên truyền nầy là Kinh Thánh, là mặc khải tối hậu. Nó có thể dàn dựng hay truất phế những tổng thống, giáo hoàng, bộ trưởng... Đó là sức mạnh khốn nạn ghê tởm nhất trong toàn bộ thế giới vô thần, và tai họa là chính chúng ta nếu sức mạnh đó rơi vào tay của kẻ xấu..." (Đương nhiên là thế).


- Với sự phát minh của điện ảnh và truyền hình, tuyên truyền đóng một vai trò hoàn toàn mới so với những hình thức trước kia của báo chí và truyền thanh. Đa số người nghĩ rằng những phim tuyên truyền là những thứ chỉ có những nước cộng sản như Bắc Hàn, Tàu Cộng, Việt Nam hay những chế độ phát-xít như Đức Quốc Xã mới làm. Nhưng thực ra, mọi quốc gia đều sản xuất những phim tuyên truyền và không ai tuyên truyền mạnh hơn Hollywood.

- Hollywood không nhất thiết luôn luôn tự mình thao túng và lũng đoạn kỹ nghệ điện ảnh mà, trong nhiều trường hợp, có thể thực hiện được nghị trình đó qua trung gian của chính phủ Mỹ bị Do Thái điều khiển từ bên trong. Như một phần của Trật Tự Thế Giới Mới (New World Order), giai cấp quyền quý Hoa Kỳ - phần lớn gồm những gia đình Do Thái giàu có và những chủ ngân hàng Do Thái - và chính phủ ma của Do Thái đã từ lâu hy vọng sẽ "xét lại" Hiến Pháp Hoa Kỳ.

- Theo Edward Bernays, "Ai nắm trong tay then máy vô hình của xã hội người đó thiết lập một chính phủ vô hình biểu tượng cho quyền hành đích thực cai trị quốc gia của chúng ta. Chúng ta bị cai trị, đầu óc chúng ta bị đóng khung, sở thích của chúng ta bị định dạng, tư tưởng bị gợi sẵn, phần lớn bởi những người mà chúng ta chưa bao giờ nghe đến... Trong hầu như mọi hành động trong đời sống của chúng ta, trên lãnh vực chính trị, thương mại hay suy tư đạo đức, chúng ta đều bị đô hộ bởi một số người tương đối nhỏ có khả năng hiểu được những tiến trình tâm lý và biểu mẫu xã hội của quần chúng. Chính họ đang giật dây điều khiển não trạng quần chúng, kiểm soát những lực xã hội và nghiên cứu những phương pháp mới nhằm trói buộc và hướng dẫn thế giớiNgày nay bất kỳ thứ gì quan trọng cần làm đối với xã hội đều đòi hỏi phải có tuyên truyền: chính trị, tài chánh, sản xuất, nông nghiệp, từ thiện, giáo dục, hay những lãnh vực khác. Tuyên truyền là cần điều khiển của chính phủ vô hình. Chính phủ nầy có khuynh hướng tập trung vào trong tay của một thiểu số."

Thiểu số đó chính là Do Thái. Một lần nữa, Do Thái là Cộng Sản, là kẻ thù truyền kiếp của những người Việt Nam không cộng sản. Bộ phim The Vietnam War là một nhát chém mới vào lưng cộng động nầy. Xin đừng làm ngơ trước sự kiện Đường Mòn HCM vẫn ngang nhiên xuất hiện trên bản đồ Mỹ tại khu vực La Jolla ở San Diego, California. Xin đừng làm ngơ trước não trạng thân cộng trong những định chế chính trị Hoa Kỳ như Quốc Hội California, chẳng hạn.



Đỉnh Sóng                                      



.


 

Phim “The Vietnam War” 

gây khó chịu cho người miền Nam Việt Nam


VBF-Phim “The Vietnam War.” đang được quảng bá khắp nước Mỹ. Chủ đề đang rất hot với Tết Mậu Thân, nhưng người Nam Việt Nam đang bực. Họ bị giết hại rất nhiều nhưng lại chỉ được nhắc đến qua loa.


Hình ảnh này đã không được nói đến trong phim tài liệu “The Vietnam War.” Trong hình, người dân tại Huế đang mang ra ngoài những thi hài được tìm thấy từ một mồ chôn tập thể. Trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, Việt Cộng đã giết từ 3,000 đến 6,000 thường dân. Mồ chôn tập thể thứ nhất tìm thấy được tìm ngay sau khi Quân Lực VNCH chiếm lại Huế. Mồ này có hơn 1,100 xác người mà trong đó hai vị linh mục và hai sư huynh Dòng Lasan.

Về loạt phim tài liệu The Vietnam War đang được quảng cáo rầm rộ trên khắp nước Mỹ và chiếu trên đài truyền hình PBS từ cuối tuần qua, một độc giả gốc Việt đã gởi thư đến nhật báo The Washington Post và nêu ý kiến vắn tắt về những gì mà ông đã xem qua Thư của ông Nguyễn Dương từ thành phố McLean, Virginia đã được báo W Post đăng trên mục Ý Kiến (Opinion) ngày thứ Tư, 20 tháng Chín, 2017.  Lược dịch như sau kèm nguyên bản tiếng Anh.



                       Phía Miền Nam Việt Nam ở đâu?

Tôi đã đọc qua nhiều bài viết về phim tài liệu “The Vietnam War” của ông Ken Burns được chiếu trên đài PBS, kể cả bài luận văn của ông Mark Atwood Lawrence, “Cuộc chiến Việt Nam nhìn qua cuộc đời của những người bị ảnh hưởng do nó gây ra”, đăng ngày 17 tháng Chín.  

Và tôi đi đến kết luận rằng người Mỹ chỉ chú trọng đến quan điểm của họ và của đối thủ của họ là chế độ Cộng Sản Hà Nội. Những nạn nhân vô tội tại Miền Nam Việt Nam chỉ là chuyện bên lề. Vụ tàn sát tại Mỹ Lai đã giết chết vài trăm người và được đưa lên tầm mức xấu hổ quốc gia của Mỹ, trong khi vụ thảm sát tại Huế (khoảng 6,000 người dân Miền Nam bị Việt Cộng sát hại, một số người bị chôn sống, kể cả ba giáo sư y khoa Đức và một người vợ của một trong ba người này) thì chỉ được nhắc sơ qua.


Điều đó có công bình không? Quan điểm của người Miền Nam Việt Nam ở đâu?


                        Sau đây là thư tiếng Anh của ông Nguyễn Dương:



                         Where is the South Vietnamese side?
Reading the many reviews about Ken Burns' “The Vietnam War” PBS series, including Mark Atwood Lawrence' s Sept. 17 Outlook essay, “Vietnam War through the lives of those profoundly shaped by it,”


I came to the conclusion that Americans care only about their side and their enemy, the communist regime of Hanoi. The innocent South Vietnamese civilian casualties are only a bystander story. The My Lai massacre of a few hundred Vietnamese civilians was elevated to a national disgrace, while the Hue massacre (about 6,000 South Vietnamese civilians killed, some buried alive, including three German medical professors and ones wife) was barely mentioned.


Is that fair? Where is the South Vietnamese side?

Duong Nguyen, McLean


__._,_.___


Posted by: Gia Cat 




----- Forwarded Message -----

From: Al Hoang <>

To: Chinh Nghia <>

Cc: Tri Nguyen <>

Sent: Sunday, September 24, 2017, 6:16:59 PM EDT

Subject: HDH - Phê bình những độc hại Vietnam War của Burns


PHÊ BÌNH VIETNAM WAR CỦA KEN BURNS

EPISODE 1

Hoàng Duy Hùng

Trong tháng 9 năm 2017, Đài Public Broadcasting Service (PBS), một cơ quan truyền thông giáo dục, chiếu một loạt (serie) phim tài liệu Vietnam War của Ken Burns trên toàn quốc Hoa Kỳ.  Trước khi trình chiếu, PBS quảng cáo rầm rộ đây là loạt phim tài liệu rất giá trị do ông Ken Burns nghiên cứu 30 năm nên rất trung thực và khách quan.

Với tầm vóc trình chiếu toàn quốc do một cơ quan chú trọng giáo dục và với sự bảo trợ của nhiều mạnh thường quân như thế thì Vienam War của ông Ken Burns rất có uy thế cho thế hệ sau khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Người xưa nói: "Làm bác sĩ sai thì giết một người; làm chính trị sai thì giết một thế hệ; làm văn hóa sai thì giết tương lai cả một dân tộc."  Vietnam War của ông Ken Burns là một tác phẩm văn hóa nghiên cứu về chính trị và sử của nước Việt và Hoa Kỳ, nếu có điều gì đó sai lầm thì nó sẽ "đầu độc" cho biết bao thế hệ tương lai.

Vì quan niệm tầm quan trọng Vietnam War của ông Ken Burns trên thế hệ tương lai, tôi xem phim tài liệu này. Mới xem xong tập đầu, Episode 1, tôi đã cảm thấy máu chảy rần rần lên trên đầu và sự giận dữ tột độ xâm chiếm tâm hồn tôi. Tôi liền viết một điện thư (email) cho ông Steve Sherman, một người bạn của ông Ken Burns, phản ảnh quan điểm của tôi. Tôi gởi bản sao email này cho một số thân hữu và gởi lên trên Diễn Đàn Chinh Nghĩa. Tôi cho rằng tập phim tài liệu này vô tình ông Ken Burns là cái loa tuyên truyền cho Cộng Sản Việt Nam, ca tụng Hồ Chí Minh quá lố và khiếp sợ quân đội Bắc Việt một cách lố bịch cũng như ông Ken Burns chạy tội cho Hoa Kỳ vì những mưu đồ chính trị đã sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tham gia một cuộc chiến với chủ trương không thắng để có cơ hội giải quyết toàn bộ vũ khí tồn đọng lại từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, và vì thế đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và giờ đây Ken Burns lần thứ hai đâm lút cán sau lưng các chiến sĩ VNCH. Tôi tỏ rõ lập trường là sẽ không để cho các con tôi xem phim tài liệu này vì đây là phim tuyên truyền đầu độc bóp méo lịch sử, hạ nhục Việt Nam Cộng Hòa, và tôi sẵn sàng công khai đối chất với ông Ken Burns về những quan điểm của ông ấy ở phim Vietnam War.

Không ngờ trong một thời gian ngắn, tôi nhận nhiều phản hồi từ email cho đến điện thoại, ngay cả ông Steve Sherman, ông Sherman cũng đồng ý với quan điểm của tôi và còn yêu cầu tôi hãy làm một điều gì đó để bảo vệ chính nghĩa của người Quốc Gia, của Việt Nam Cộng Hòa, mà do ông Ken Burns đã bóp méo vo tròn đầu độc.  Ông Steve Sherman còn cho biết ông muốn nhiều người Việt Nam phản ứng về Vietnam War của Burns như tôi đã làm để ông đóng lại thành tập phản ảnh cho Burns biết cũng như lưu làm hồ sơ cho thế hệ sau.

Có người lại khích tướng: "Tôi coi hết từ đầu tới cuối.. không phản ứng. Chú mày năm 1975 còn bé tí teo, nóng chi vội."

Cá nhân tôi có nhiều hạn chế, nhưng trước lời khích lệ và "khích tướng" của nhiều người, bước đầu, tôi phân tích những sai lầm độc hại phim Vietnam War của ông Ken Burns, và hy vọng, từ đó nhiều vị thức giả có khả năng nhập cuộc. Chúng ta cần có một cao trào phản đối phim Vietnam War của ông Ken Burns ngõ hầu trong tương lai khi con em chúng ta lỡ có coi phim tài liệu này thì con em của chúng ta cũng sẽ biết phim này bị phản đối dữ dội và con em của chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan điểm mà chúng ta muốn trình bày.


Những Sai Lầm Trong Vietnam War  Tập I của Ken Burns:  Tựa đề của tập phim là Vietnam War thì cần sự phản ảnh thời gian đồng đều cho các bên tham chiến trong đó có người Mỹ, Bắc Việt, và Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, Ken Burns dành quá nhiều thời gian cho Mỹ, cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa thì rất ít và nếu có thì chỉ trình bày những phần không quan trọng hoặc chỉ liên quan đến tầm ảnh hưởng chiến thuật chớ không nói lên được quan điểm chiến lược.


1. Tựa Đề tập I là Vietnam War từ thời 1858-1961, tức là từ thời chống Pháp Thuộc, ở phút thứ 15, Ken Burns ca tụng Nguyễn Tất Thành với bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc, năm 1919, đã đưa Bản Kiến Nghị cho phái đoàn của Tổng Thống Woodrow Wilson về vấn đề của Việt Nam.  Thật ra, Phong Trào chống Pháp nổi danh thời gian đó phải nói đến hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Bản Kiến Nghị mà Nguyễn Tất Thành đi trao cho phái đoàn của Tống Thống Woodrow Wilson năm 1919 là do những nhà chí sĩ Việt Nam ở Paris lúc đó viết. Nhóm này gồm có luật sư Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, nhà ái quốc Phan Chu Trinh, và ông Nguyễn An Ninh, cả nhóm lấy bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Tất Thành chỉ là "người đưa thư" mà thôi, nhưng sau này Nguyễn Tất Thành "chôm credit" của cả nhóm và tự nhận mình là "Nguyễn Ái Quốc " từ giây phút đó.  Công trình nghiên cứu sử 30 năm của Ken Burns không đá động gì đến những người như cụ Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh, và cụ Phan Chu Trinh thì quả thật đó là một việc tai hại, vô tình, Ken Burns đã ban chính nghĩa và chính thống cho Nguyễn Tất Thành.


2. Tiếp theo phút 15, Ken Burns ca tụng Nguyễn Tất Thành sau đó lấy nhiều bí danh, và bí danh nổi bật nhất là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã được đánh bóng trở thành người độc thân hy sinh cả đời cho sự nghiệp cách mạng và độc lập của dân tộc Việt, trổi lên như một lãnh đạo sáng chói không có ai có thể so sánh được. Tôi bất đồng ở điểm này một cách sâu sắc vì những tài liệu gần đây của chính Trung Cộng tung ra cho biết Nguyễn Tất Thành với bí danh Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù Victoria, Hong Kong, năm 1932, và nhận chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chọn Thiếu Tá Hồ Quang người Trung Quốc để đóng tiếp vai Nguyễn Ái Quốc và sau này là Hồ Chí Minh, và vai Hồ Chí Minh cũng có nhiều người đóng chớ không phải một người.  Vậy thì, người mà được gọi là "Hồ Chí Minh" chẳng phải vì tranh đấu chống Pháp giành độc lập cho Việt Nam, mà chỉ thi hành mệnh lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, và khi thi hành mệnh lệnh thì có nhiều điều gây tang thương cho dân tộc Việt. Thật ra, trước năm 1945, chẳng ai biết tên tuổi "Hồ Chí Minh," nhưng lúc đó người ta biết đến ba nhà ái quốc Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, biết đến những chí sĩ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, biết đến nhà cách mạng Trương Tử Anh sáng lập Đảng Đại Việt, biết đến nhà cách mạng Nguyễn Hữu Thanh tức ông Lý Đông A. Pháp sát hại nhà cách mạng Nguyễn Thái Học, còn Hồ Chí Minh và nhóm của ông ấy bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 10 vạn quan tiền, dùng nhiều thủ đoạn thâm hiểm thủ tiêu hay sát hại những nhà ái quốc khác như giết Trương Tử Anh và Lý Đông A để ngoi lên độc tôn lãnh đạo chống Pháp.!!


3. Từ phút 16 trở đi, Ken Burns nói về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành. Những gì Ken Burns nói là bản sao của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền. Hồ Chí Minh dùng nhiều ngày sinh giả mạo, nhưng theo tôi, năm sinh của Nguyễn Tất Thành chính xác nhất là năm 1894 vì theo sổ thông bạ của làng Kim Liên: "Nguyễn Sinh Cung sinh vào tháng thứ ba năm thứ sáu của Vua Thành Thái." Năm thứ sáu của Vua Thành Thái tức là năm 1894. Lúc viết sổ bạ này, Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành hay là Hồ Chí Minh lúc đó chưa là gì hết  thì làng Kim Liên không có lý do gì để giả mạo.  

Ken Burns cho rằng cha con Nguyễn Tất Thành tham gia Phong Trào biểu tình chống Pháp. Tài liệu lịch sử ở trong Thư Khố Aix-en-Provence cho biết Nguyễn Sinh Huy, cha ruột của Nguyễn Tất Thành, năm 1910, bị Pháp bãi chức quan huyện Bình Khê tỉnh Quảng Nam vì say rượu đánh một nông dân tên là Tạ Đức Quang đến chết. Còn nguyên do Nguyễn Tất Thành rời khỏi nước, ngày 15 tháng 9 năm 1911, từ Marseille, Nguyễn Tất Thành viết đơn xin học vào Trường Thuộc Địa của Pháp là muốn học thành tài để phục vụ Mẫu Quốc Pháp tại những thuộc địa, chớ không phải là chống lại Pháp hoặc "đi tìm đường cứu nước" tranh đấu giành độc lập cho Việt Nam.


Ken Burns tuyên truyền dùm cho ĐCSVN về con người Hồ Chí Minh, khi Nhật xâm lăng Việt Nam, từ Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã nhận định Nhật cũng tàn ác như Pháp nên họ Hồ đã kêu gọi "đoàn kết, đại đoàn kết," và từ đó họ Hồ tìm cách xâm nhập về nước để tranh đấu.

Sự thật như thế nào?

Năm 1937, tại Quảng Đông, cụ Nguyễn Hải Thần và ông Hồ Học Lãm thành lập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Ông Hồ Học Lãm viết văn, dùng bút hiệu Hồ Chí Minh. Hồ Quang, thiếu tá tình báo của ĐCSTQ, nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, dưới vỏ bọc Nguyễn Ái Quốc, lân la làm quen với cụ Hồ Học Lãm. Cụ Lãm lầm tưởng đây là người Việt lưu vong yêu nước chớ không ngờ đó là người Trung Quốc thi hành điệp vụ do Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản trao phó nên vui vẻ tiếp nhận Sau khi cụ Lãm qua đời năm 1938, Hồ Quang lấy lý lịch của cụ Lãm, dùng luôn bút danh Hồ Chí Minh. Năm 1940, cụ Nguyễn Hải Thần cứu giúp Hồ Quang nay đã núp dưới danh Hồ Chí Minh ra khỏi nhà tù của Trung Hoa Quốc Dân Đảng vì lúc đó Trung Hoa Quốc Dân Đảng rất nghi ngờ Hồ Chí Minh là đảng viên Cộng Sản. Hồ Chí Minh ma mãnh nịnh bợ cụ Nguyễn Hải Thần và xin gia nhập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội nên cụ Nguyễn Hải Thần mới bảo lãnh cho Hồ Chí Minh ra khỏi tù. Tháng 2 năm 1941, Hồ Chí Minh xin cụ Nguyễn Hải Thần về nước để liên lạc và phát triển Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Cụ Nguyễn Hải Thần chấp nhận. Khi ấy, tên tuổi của cụ Nguyễn Hải Thần và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội rất nổi danh ở Việt Nam. Hồ Chí Minh về khu rừng Việt Bắc, đánh lận con đen, thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Khi ấy dân nghe na ná giống nhau, cứ tưởng Việt Minh là của cụ Nguyễn Hải Thần, là Quốc Gia, nên nhiều người yêu nước gia nhập. Năm 1945, khi cướp được chính quyền, Hồ Chí Minh công khai trở mặt với cụ Nguyễn Hải Thần thì dân mới vỡ lẽ, và từ đó họ gọi Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội là Việt Cách và Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội là Việt Minh.


Tại khu rừng Việt Bắc, Hồ Chí Minh ngã bệnh nặng. Thiếu Tá Archimedes Patti của Office of Strategic Services (OSS), tiền thân của CIA, cùng với một nhóm quân nhảy dù xuống để chăm sóc chữa bệnh cho Hồ Chí Minh và huấn luyện người của Hồ Chí Minh. Thật ra, khi ấy OSS cộng tác chặt chẽ với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và Trung Hoa Quốc Dân Đảng tưởng Hồ Chí Minh là người của cụ Nguyễn Hải Thần, chắc là Quốc Gia, nên giới thiệu, và khi Thiếu Tá Patti nhảy dù xuống thì Hồ Chí Minh nói láo tự nhận là Quốc Gia, nhưng qua sinh hoạt, thiếu tá Patti nghi ngờ nên đã báo cáo về cho Washington là "nghi ngờ Hồ Chí Minh là Cộng Sản," nhưng vẫn chọn giúp cho Hồ vì "Hồ nói được tiếng Anh và nếu là Cộng Sản thì có pha lẫn Quốc Gia."

Năm 1945, khi đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, có hai nhân viên của OSS tại quãng trường Ba Đình. Phút 26, Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, không nói đã trích lời văn này từ trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Thời nay, ai cũng cho rằng đó là tội đạo văn (plagiarism) rất là ghê tởm. Nhưng ông Ken Burns phớt lờ chi tiết đó, và ông cho rằng có thể đó là sự ngẫu nhiên xuất phát từ lòng yêu nước của Hồ Chí Minh mà lúc đó Hoa Kỳ đã không nắm bắt được. Theo Burns, lúc đó Hoa Kỳ nắm bắt được để móc nối thì có lẽ Hồ Chí Minh đã không ngã về Liên Xô. Đây quả thật là một quan điểm ngây thơ vì Hồ Chí Minh là gián điệp của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, ông ấy bề ngoài đóng vai rất hiền hòa dễ thương, nhưng bên trong là một con quỷ dâm dục  và tàn ác, lợi dụng ai hoặc lợi dụng chuyện gì được thì lợi dụng, cả việc đạo văn để lấy lòng Mỹ, đừng hòng mà lôi kéo. Cứ lấy vụ cô Nông Thị Vàng ra làm điển hình, Ban Bảo Vệ Sức Khỏe chọn cô vàng làm "hộ lý" cho Hồ, Hồ quan hệ tình dục cho đã đời, rồi giao cô Vàng cho Trần Quốc Hoàn đi sát hại để phi tang.


Chính Lê Duẫn sau này đã tuyên bố: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống Thực Dân Pháp của Hồ và của ĐCSVN là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một sai lầm to lớn.


4. Năm 1945, người Việt gọi là Năm Đói Ất Dậu. Thực Dân Nhật ác độc lấy gạo đốt thành than cho xe lửa chạy chớ không cho dân Việt ăn. Lúc ấy, các đảng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Xã Đảng của Lý Đông A, Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp lại với nhau thành Đại Việt Quốc Dân Đảng, phát động chiến dịch cướp nhà kho của quân đội Nhật cứu đói cho dân. Khi ấy, Hồ Chí Minh chưa có thực lực, so sánh với người Quốc Gia lúc đó thì còn chênh lệch thua kém rất xa. Thế nhưng ở phút 25, Ken Burns lại không nói gì về các đảng phái Quốc Gia, lại ca tụng chính Hồ Chí Minh là người lãnh đạo ra lệnh cho các đảng viên cướp kho lương phân phát cho dân chúng ăn, và theo Ken Burns, Hồ và đàn em của ông được tung hô là những nhà cứu tinh.

Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Trung Hoa Quốc Dân Đảng phái Đại Tướng Lư Hán và Thiếu Tướng Tiêu Văn hộ tống nhà cách mạng Nguyễn Hải Thần về Hà Nội.  Cụ Nguyễn Hải Thần giờ mới vỡ lẽ họ Hồ phản phé ông như thế nào. E sợ thế lực của cụ Nguyễn Hải Thần và thế lực Quốc Gia sẽ lớn mạnh, họ Hồ phát động chiến dịch Tuần Lễ Vàng, huy động dân chúng đóng góp vàng và dùng số vàng đó đấm mõm cho hai tướng Lư Hán và Tiêu Văn nhanh chóng trở về Quảng Đông. Hai Tướng Lư Hán và Tiêu Văn về Trung Quốc rồi thì họ Hồ ra tay tiêu diệt từ từ từng người một của các đảng phái Quốc Gia.


5. Bước sang phút 28:50, Ken Burns cho biết các chiến lược gia e ngại Việt Nam mà rơi vào tay Cộng Sản thì sẽ như con cờ domino đầu bị ngã kéo theo toàn thể Đông Dương, Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện và nhiều nước khác sẽ theo Cộng Sản. Ken Burns còn cho biết Tổng Pháp lúc đó là Charles De Gaulle kêu cứu Mỹ giúp họ đứng vững tại Đông Dương, kẻo không Pháp sẽ ngã theo Nga; do vậy, Mỹ đồng ý giúp Pháp.

Không đúng, từ lâu Mỹ đã có tham vọng thay thế Pháp ở Đông Dương nhưng tìm cơ hội thuận tiện mà thôi. Vì thế, sự giúp đỡ gọi là "chừng mực"đó có hai tác dụng: 1. Bề ngoài vẫn lấy lòng Pháp để Pháp vẫn là đồng minh; 2. Bề trong thì đi đêm để kẻ thù mạnh lên hất cẳng Pháp như vụ Mỹ cho OSS tiếp cận và huấn luyện đội quân của họ Hồ tại Pắc Pó. Vậy là Mỹ là "ân nhân" của cả hai.


6. Trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954, Ken Burns ca ngợi Tướng Võ Nguyên Giáp như một thiên tài quân sự. Ken Burns tuyên truyền còn hơn cả CSVN về khả năng của Võ Nguyên Giáp.


Ngày hôm nay, biết bao tài liệu từ Trung Cộng, từ nội bộ Đảng CSVN cũng như của những người chống đối đã vạch trần Võ Nguyên Giáp không hiểu biết gì về quân sự. Phải nói, kiến thức quân sự của Võ Nguyên Giáp rất là tồi nên chính CSVN cho họ Võ về làm Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch Sinh Đẻ như một hình thức hạ nhục và Võ Nguyên Giáp nuốt nhục về nhận bộ này đủ thấy rõ tư cách tồi bại của Giáp.

Có khoảng 11 ngàn quân của Pháp trấn đóng ở Điện Biên Phủ và họ tin rằng với sự góp sức bằng không lực thì Việt Minh không làm gì họ được. Pháp quá ngây thơ tin vào sự thành thật của Mỹ. Họ Hồ khôn hơn nhiều, họ Hồ xin cố vấn của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Nhiều tài liệu nay đã lộ rõ Trung Cộng ở đàng sau kế hoạch và chỉ đạo cách thức tấn chiếm Điện Biên Phủ. Nhiều tài liệu cho thấy các tướng tham mưu của Trung Cộng khinh khi kiến thức quân sự của Võ Nguyễn Giáp ra mặt, họ quyết định dùng chính sách "vây nông thôn lấy thành thị" và tấn công bất ngờ; và, quan trọng nhất là phải "thí quân."  Chiến thuật "thí quân" là chiến thuật quan trọng nhất vì đạt được 2 mục tiêu: 1. Dùng biển người để làm thiệt hại quân thù; 2. quân thù thiệt hại thì quân ta cũng thiệt hại, nhưng quân ta đây không phải là quân chủ lực mà là "nội thù," nôm na là người Quốc Gia.


"Vây nông thôn lấy thành thị" thì các tướng tham mưu của Trung Cộng yêu cầu họ Hồ phải kêu gọi toàn dân Việt tham gia tiến về vây Điện Biên Phủ. "Bất ngờ" thì Trung Cộng chia xẻ cho biết kinh nghiệm của họ là phải ngụy trang để không quân không thấy gì hết, ban ngày thì nghỉ, ban đêm thì khởi hành. Còn biển người thì báo cho "phe chủ lực" phải hô to "anh em tiến lên" nhưng không được tiến chút nào, để cho những kẻ không phải là chủ lực, nhất là phe đảng phái Quốc Gia, vì lòng yêu nước, nôn nóng tiến lên trước, chết la liệt cái đã. Chính vì chiến thuật này mà trong trận Điện Biên Phủ, Pháp thiệt hại khoảng 8000 người mà Việt Minh (lúc đó cả Quốc Gia lẫn Cộng Sản) đã thiệt hại gần 50,000 mà đa số là Quốc Gia.

Rất nhiều tài liệu cho thấy Võ Nguyên Giáp không biết làm gì, lúc thì ra lệnh đưa khẩu pháo ra, bỗng thấy ai đó to tiếng, vào đàng trong họp, 15 phút sau đó trở ra, ra lệnh đưa khẩu pháo vào.

Ken Burns không hề tham khảo những ý kiến trái chiều, ca tụng Võ Nguyên Giáp như một thiên tài quân sự khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ. Nghe qua thấy Võ Nguyên Giáp còn giỏi hơn Quang Trung Đại Đế!!! Đây là quan điểm mà Ken Burns muốn con cháu của tôi thấm nhuần thì ... "sorry, it's not my view."

Ở phút 55:53, Ken Burns cho biết Tổng Thống Dwight Eisenhower, không cần hỏi ý kiến Quốc Hội, đã cho những phi vụ cứu giúp quân Pháp tại Điện Biên Phủ nhưng cuối cùng Pháp vẫn thua. Đương nhiên, vì quyền lợi của người Mỹ và theo double standard (tiêu chuẩn nước đôi), Tổng Thống Mỹ qua nhiều đời, vẫn sử dụng tiêu chuẩn nước đôi như vậy để đạt tới mục tiêu chiến lược của Mình. TT Dwight Eisenhower giúp Pháp như chỉ cầm chừng để Pháp vẫn ghi ơn Mỹ, nhưng Pháp không đủ sức và Pháp thua thì Mỹ mới có cơ hội thay thế Pháp làm "đàn anh"ở Việt Nam và toàn cõi Đông Dương.


7. Tới biến cố chia đôi nước Việt năm 1954, Ben Kurns không hề nhắc tới đại diện của phe Quốc Gia là bác sĩ Trần Văn Đỗ phản đối kịch liệt và đã "khóc nức nở như vợ góa trẻ mất chồng" vì Đất Mẹ phải bị cắt đôi, trong khi đó phe của họ Hồ dửng dưng đồng ý tức thời vì như thế cho họ cơ hội thời gian củng cố lực lượng trước khi tấn chiếm toàn thể đất nước chớ không phải lúc đó họ Hồ và "mọi người tin rằng sau 2 năm có Tổng Tuyển Cử thì họ Hồ sẽ chiến thắng hoàn toàn."

Điểm mâu thuẫn của Ken Burns đó là "dân Việt suy tôn Hồ Chí Minh" như vậy thì tại sao sau Hiệp Định Geneva, dân Việt cả triệu người bỏ cả ruộng vườn nhà cửa để di cư vào Nam? Ken Burns có nhắc đến biến cố này, nhưng ông còn quên chưa nhắc đến Cộng Sản VN tìm bằng mọi cách ngăn chận dân di cư, còn có những vụ nổi dậy của dân như vụ Quỳnh Lưu. Nếu không có sự ngăn chận và hăm dọa của CSVN thì dân di cư vào Nam không phải là 1 triệu mà nhiều triệu người.


8. Ken Burns nói đến ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh năm 1954 và những khó khăn ông Diệm gặp phải với Quân Đội Bình Xuyên là  phần còn sót lại của quân Pháp. Burns không nhắc đến những khó khăn khác như Quân Đội của các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo. Ken Burns cho rằng có những báo cáo không nên ủng hộ ông Diệm, nhưng bất thần ông Diệm tấn công dẹp Bình Xuyên cách ngon lành trong 1 tuần nên Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác phải ủng hộ ông Diệm là "một người đa nghi chỉ tin anh em mình" nên cuối cùng ông Diệm đã phải bị giết chết.

Thật ra ông Diệm bị giết chết không phải vì lý do đó. Lý do đơn giản đó là Hoa Kỳ muốn ông Diệm phải nhường cảng Cam Ranh cho họ đưa quân vào làm chủ  tình hình như Hoa Kỳ lúc đó hoàn toàn khống chế Subic Bay ở Phi Luật Tân. Các nhà đại tư bản của Hoa Kỳ, nhất là các công ty chuyên về vũ khí, muốn kích động một cuộc chiến để giải quyết tất cả các vũ khí còn tồn đọng ở Đệ Nhị Thế Chiến, họ muốn dùng Việt Nam là bãi tha ma để thải vũ khí đó.

Thí dụ, vụ USS Maddox ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964. Lúc đầu Hoa Kỳ hô hoán lên hải quân CSVN ngụy trang là các tàu đánh cá tấn công hạm đội USS Maddox để rồi Mỹ phải đánh trả rồi chính thức đưa quân hàng loạt vào Việt Nam.  Mãi tới năm 2005, tài liệu của National Security Agency (NSA) giải mã cho biết chả có lính hải quân nào của Cộng Sản Bắc Việt dám đùa dỡn hay tấn công USS Maddox, mà đây chỉ là sự giàn dựng của Hoa Kỳ để đưa quân vào Việt Nam.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm không muốn dân Việt là nạn nhân của vụ sa thải vũ khí tồn đọng hoặc là nơi để thử những vũ khí mới, thế là Hoa Kỳ dàn dựng một lô sự kiện nào là "đàn áp Phật Giáo," nào là "độc tài gia đình trị," v.v., để rồi, năm 1963, qua nhân viên tình báo CIA Lucien Conein ra lệnh cho Tướng Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh phải lật đổ ông Diệm. Các vị tuớng trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mà theo lời Tổng Thống Lyndon Johson, "thugs," tức là "bọn cướp sát nhân,"đã đảo chính và sát hại hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu vì e sợ "nếu hai ông còn sống thì sau này có thể lật ngược thế cờ thì mấy ông Tướng này không còn đường trốn chạy."


9. Nói về chuyện Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ năm 1956 trở đi chuẩn bị xây dựng quân đội mạnh lên để chống sự xâm lăng của Bắc Việt, Ken Burns cho rằng điều đó không cần thiết vì lúc đó Hồ Chí Minh chủ trương tái kiến thiết và xây dựng lại Bắc Việt mà trong đó có những sai lầm của Đấu Tố Ruộng Đất. Ken Burns cho rằng chủ trương xâm lăng Nam Việt Nam là của Lê Duẫn. Đây là  một sự bẻ cong, bóp méo lịch sử để chạy tội cho họ Hồ cách rẻ tiền.

Sự thật như thế nào?

Vụ Đấu Tố Ruộng Đất xảy ra từ năm 1953 đến năm 1956. Chuyện này xảy ra trước khi ông Ngô Đình Diệm về nước nhận chức Thủ Tướng. Hồ Chí Minh nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, bắt chước mô hình của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, phát động chiến dịch Đấu Tố Ruộng Đất với nhiều mục đích: 1. Triệt hạ những người có công vì sợ nạn kiêu binh; 2. Cơ hội cướp của để có ngân sách cho Đảng CSVN nói riêng và cho chính phủ của họ Hồ nói chung; 3. Gây hoang mang lo sợ để từ đó thiết lập công an trị. Sau khi có ngân sách, để trấn an dân chúng, Hồ Chí Minh đóng vai mèo khóc chuột, rút ưu khuyết điểm và mang Trường Chinh Đặng Xuân Khu ra làm dê tế thần nhận khuyết điểm sai lầm rồi hạ chức nhưng vẫn còn một số thực quyền.  Cải Cách Ruộng Đất, Hồ giết chết từ 50,000 đến 100,000 trong đó có bà Cát Long là một đại ân nhân của Hồ.

Từ năm 1956 đến năm 1959, CSVN phát động chiến dịch bắt bớ giam cầm những tiếng nói đối lập mà CSVN e sợ những đảng viên của các đảng phái Quốc Gia còn ở lại. Bề ngoài là vụ Nhân Văn Giai Phẩm để trấn áp những nhà thơ, nhà văn nhưng bên trong là bắt bớ tiêu diệt cho tận gốc rễ những người mà họ Hồ nghi rằng là "còn sót lại" của đảng phái Quốc Gia. Trước khi mở chiến dịch xâm lăng miền Nam, họ Hồ muốn triệt tiêu cho tận cùng những người đối lập để an lòng mà xâm chiếm chớ không phải họ Hồ lo "kiến thiết và xây dựng lại miền Bắc" như quan điểm của Ken Burns.


10. Nói đến sau cuộc đảo chính Tổng Thống Diệm năm 1963, Ken Burns cho rằng các tướng lãnh và quân đội VNCH "tham nhũng và lười biếng"đến độ Tổng Thống Lyndon Johnson nổi giận phát biểu bằng mọi giá phải ép QLVNCH ra chiến trường chiến đấu. Năm 1964, Bộ Trưởng McNamara đến Việt Nam với sứ vụ tuyên bố Đại Tướng Nguyễn Khánh là "our boy" của Mỹ nhưng vì "Nguyễn Khánh" không có uy tín nên bị lật đổ và sau đó trong vòng 1 năm Nam Việt Nam đã thay đổi 9 chính phủ.

Không biết quý vị, nhất là quý tiền bối, nghĩ sao chớ tôi cảm thấy họ nhục mạ Việt Nam Cộng Hòa và QLVNCH tới mức không thể nhục mạ hơn được nữa. Như vậy, Đệ Nhị VNCH chỉ là "boy," là công cụ trò chơi của Mỹ mà thôi, và như vậy, CSVN nói "VNCH là nguỵ quân ngụy quyền tay sai cho Mỹ" thì đúng quá rồi.!!!! Đau lòng khi quá ít người ở trong  Đệ Nhị VNCH lên tiếng phản đối quan điểm này. Và như vậy, CSVN tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa thì quá đúng rồi?!!


11.  Phần mở đầu và phần cuối tập I, Ken Burns cho rằng Vietnam War là câu hỏi không có câu trả lời, người này đổ lỗi cho kẻ nọ, không ai trả lời nổi tại sao Hoa Kỳ thua. Điều này hoàn toàn sai.

Trong bài "Sau 40 Năm Bí Mật" viết vào năm 2011, tôi đã cho quý đồng hương biết rõ ông Daniel Ellsberg gốc Do Thái (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1931),  là nhân viên của Research and Development (viết tắt là Rand), một công ty cánh tay tình báo của Hoa Kỳ, đã theo dõi từ đầu và tiết lộ Henry Kissinger đi đêm với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông năm 1971-1972 để bán đứng VNCH và Đài Loan. Chính vì áp lực những tiết lộ của Danel Ellsberg nên năm 2011, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chính thức tiết lộ 25,000 trang giấy cho biết Mỹ đã bán đứng VNCH và Đài Loan để đổi lấy giao thương với Trung Cộng hơn 1 tỷ dân mà Mỹ cho rằng thương trường đông dân này có lợi hơn cho Mỹ cũng như để  kích động cho Khối Cộng Sản mâu thuẫn lẫn nhau từ đó đưa đến cảnh huynh đệ tương tàn.


Chính vì lý do này mà Mỹ đã làm ngơ cho Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, dầu rằng lúc đó Hải Quân VNCH kêu cứu hạm đội 7 của Hoa Kỳ cứu giúp về nhân đạo, họ vẫn làm ngơ không giúp đỡ. Đó là món quà ra mắt tặng cho Trung Cộng của chính phủ Nixon - Henry Kissinger.

Chính vì lý do này mà nhiều tài liệu từ bên phía CSVN lẫn Hoa Kỳ cho biết sau khi Tổng Thống Richard Nixon cho B52 "trải thảm đỏ" Hà Nội, đặc biệt là Phố Khâm Thiên của Hà Nội mùa Giáng Sinh năm 1972, đầu năm 1973, Lê Duẫn đánh điện gởi Bộ Ngoại  Giao Hoa Kỳ, gởi cho Henry Kissinger, tín điện đầu hàng, nhưng Henry Kissinger dấu nhẹm vì Chiến Tranh Việt Nam là chiến tranh Hoa Kỳ không có chiến thắng, dùng sự thắng trận của CSVN để phân hóa Trung Cộng và Liên Sô, từ đó tạo nên sự phân rã của khối này.

Hoa Kỳ đã thua chiến thuật nhưng thắng chiến lược, y như thí xe để sát tuớng đối phương, thắng cả bàn cờ. Tại sao Ken Burns không dám nhắc đến điều này?


Lời Kết: Bank of America là một trong những nhà bảo trợ để trình chiếu phim Vietnam War của Burns với chủ trương "because we believe what's perspective, comes understanding," - "vì chúng tôi tin rằng cái gì là quan điểm thì sẽ đưa đến sự hiểu biết lẫn nhau." Quan điểm của Burns trong tập 1 như sau: 1. Hồ Chí Minh là người yêu nước hy sinh lo cho dân, họ Hồ được dân Việt mến mộ tột cùng; 2. Hồ Chí Minh không muốn dùng vũ lực tấn chiếm miền Nam, chủ trương đó là của Lê Duẫn; 3. Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì độc tài gia đình trị nên bị các tướng lãnh VNCH giết chết; 4. Quân đội của Bắc Việt và của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chiến đấu kiên trì, anh dũng, trong khi đó, các tướng tá trong QLVNCH thì tham nhũng ăn chơi phè phỡn đến độ Tổng Thống Lyndon Johnson phải bực mình nói tìm bằng mọi cách đẩy cho QLVNCH phải có trách nhiệm chiến đấu và QLVNCH phải ra chiến trường chớ không phải quân đội của Mỹ! Đây là quan điểm mà Ken Burns muốn truyền lại cho thế hệ sau, vì CSVN là kẻ thù "xứng đáng"  thì đủ trọng lượng để trở thành người bạn "hợp tác chiến lược toàn diện."

Nếu Hồ Chí Minh và các đảng viên của ông ấy tranh đấu hy sinh gian khổ như vậy cho dân chúng như Ken Burns trình bày, thì tại sao năm 1954, hàng triểụ người Việt bỏ lại nhà cửa ngoài bắc để trốn chạy vào Nam và năm 1975 vài triệu người bỏ nước ra đi, trong đó có nửa triệu người làm mồi cho cá ở biển cả? Vậy thì người người Quốc Gia tỵ nạn và các đảng phái Quốc Gia rõ ràng là "phản quốc" chớ còn gì nữa? Đó là lý do tại sao tôi phẫn uất khi xem tập phim tài liệu và tôi cho rằng Ken Burns là cái loa tuyên truyền độc hiểm cho CSVN bóp méo vo tròn lịch sử và đây là sự phản bội trắng trợn lần 2 của Hoa Kỳ đối với người Việt Quốc Gia.

Houston ngày 24 tháng 9/2017




__._,_.___


Posted by: Gia Cat 

Một người Việt phục vụ cộng đồng & nền văn hóa VN bất vụ lợi suốt 42 năm.

0
0
 

Một người Việt phục vụ cộng đồng & nền văn hóa VN bất vụ lợi suốt 42 năm.

SEATTLE (TMN News).- Đông Phương Foundation vừa xuất bản quyển sách tựa đề "Bản tường trình 42 năm của một Lính Trận Cầm Bút VNCH”. Nội dung đại ý nói về suốt 42 năm tị nạn, thi văn sĩ  Quốc Nam điều hành Cơ Sở Văn Hóa Đông-Phương từ năm 1976 và Saigon HD Radio từ năm 1993, đã tổ chức thành công 373 sinh hoạt văn hóa lớn/nhỏ ở Hoa Kỳ & Canada, trong số đó có 73 sự kiện được ghi nhân là thực hiện lần đầu tiên ở hải ngoại.

Sau đây, TMN News chúng tôi xin mời Quý Vị lướt qua 9 sự kiện nổi bật nhất, trong 373 sinh hoạt mà người lính trận Quốc-Nam có gắng thực hiện trong hơn 42 năm qua:

1) Cố Họa sĩ/điêu khắc gia Phạm Thông (người tạc Pho Tượng Đức Trần Hưng Đạo chỉ xuống dòng sông Sài-Gòn tại Bến Bạch Đằng) và Quốc Nam đồng sáng lập Đông-Phương Foundation (ĐPF) từ tháng 8 năm 1976, và liên tục hoạt động đến ngày nay. Giờ đây, ĐPF đã trở thành Tổ Chức sinh hoạt Văn Hóa đầu tiên và kỳ cựu nhất hải ngoại..

2) Văn nghệ sĩ VN đầu tiên đã đặt mỹ danh Thung Lũng Hoa Vàng cho San Jose năm 1979, Cao Nguyên Tình Xanh cho Washington State năm 1988, và Hồng Hoa Phố cho Portland OR từ năm 2006..

3) Người tị nạn đầu tiên đã sáng lập Giải Quốc Tế Tượng Vàng Ca Sĩ Việt Nam, cùng với 2 cố nhạc sĩ Phạm Duy & Anh Việt từ năm 1987. Giải này hoạt động liên tục hơn 19 năm, với 7153 thí sinh khắp thế giới ghi danh dự thi. Các chương trình tuyển lựa ca sĩ từ sơ khảo, bán kết & chung kết, đều được tiếng là công bình, không một thí sinh nào khiếu nại trong suốt thời gian hoạt động của Giải Tượng Vàng. Đa số quý nhạc sĩ tên tuổi hoặc một số danh ca đã ngồi ghế Giám Khảo trong hàng trăm buổi tuyên lựa ca sĩ từ sơ khảo, bán kết tới chung kết.

4) Thực hiện “Ngày Thi Ca Việt Nam” đầu tiên tại hải ngoại, ngày 5 tháng 5 năm 1991 tại hội trường Call Me Dragon 500 ghế vùng Bắc California, với sự hiện diện của 4 thi sĩ: Hà Thượng Nhân, Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn & Quốc Nam. Chứng kiến sự thành công lớn của chương trình thơ nhạc này vào đầu thập niên 90, cố thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan đã lên sân khấu cho rằng San Jose đúng là “Thủ Phủ Văn Hóa của Người Việt Tị Nạn”.

5) Thành lập đài phát thanh Việt Ngữ SAIGON RADIO đầu tiên tại Miền Tây Bắc Hoa Kỳ từ năm 1993, phát thanh suốt ngày đêm (24/7), và từ năm 2013 đã trở thành “Đài Việt-Ngữ Tư-Nhân” phục vụ đồng bào tổng số giờ nhiều nhất Việt Nam (gồm cả nội địa & hải ngoại). Nếu tính tới ngày 9 tháng 10 năm 2017, Saigon Radio đã phát thanh được 8760 ngày đêm, chào Cờ Vàng đúng 8760 lần; phục vụ đồng bào toàn cầu & nền Văn Hóa Dân Tộc Việt được 167 ngàn 970 tiếng đồng hồ.

6) Dịp kỷ niệm Ngày Song Thập năm thứ 10 (10/10/2003) của Saigon Radio, Quốc Nam đã tổ chức công phu lần đầu tiên chương trình văn  nghệ “Từ Ánh Sáng Miền Nam đến Thảm Cảnh Biển Đông”, với 5 nhân vật tiêu biểu của từng giai đoạn lịch sử Việt Nam gồm: Nữ tài tử Khánh Ngọc với phim “Ánh Sáng Miền Nam” vào thời điểm chia đôi đất nước 1954; Nữ ca sĩ Connie Kim của một thời Miền Nam khởi sắc Tự Do Dân Chủ (thập niên 60, 70); Cựu Thiếu Uý CSQG Nguyễn Văn Lung đã tự sát trước Cộng Quân trưa ngày 30 tháng tư 1975, với những mảnh đạn còn nằm trong đầu gần 3 thập niên; Nghệ sĩ Ngụy Vũ, người tuổi trẻ chủ trương “Hành Trình Biển Đông Foundation”; Và giáo sư/nhà văn trẻ John Phan (chủ nhân website kỳ cựu “Thư Viện Toàn Cầu”)

7) Tổ chức thành công "Quốc Tế Đại Hội Văn Hóa Việt Nam Mừng Thế Kỷ XXI" tại Tacoma Dome, cầu trường mái bằng gỗ lớn nhất hành tinh (The World’s Largest Wood Dome) ngày 27 tháng 5 năm 2000. Điểm nổi bật là dựng Pho Tượng Vàng cao 17 feet quay tròn trên sân khấu lớn, với chương trình văn nghệ, triển lãm và dạ vũ kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Đây lả cuộc tập họp Người Việt lớn duy nhất chào đón Thế Kỷ XXI trong & ngoài nước VN, giữa thời điểm mọi ngươi lo ngại biến cố Y2K.

8) Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam kỳ IIIđược dư luận ghi nhận là thành công vượt bực tại San Jose Unify Center 1500 ghế. Lần đầu tiên 132 phụ nữ áo dài đứng dàn hàng trên sân khấu 4 bậc để đồng ca nhạc phẩm “Chào mừng văn chương nữ lưu” của ca nhạc sĩ Nhật Hạnh phổ thơ Quốc Nam. Trong số nữ lưu này có 49 nữ văn nghệ sĩ đến Thung Lũng Hoa Vàng từ nhiều nơi trên thế giới, cùng 2 ca đoàn Phụ Nữ Phật Giáo & Công Giáo VN miền Bắc California. Đặc biệt Đại Hội có phần phát biểu của Hòa Thượng/Thi sĩ Tuệ Đàm Tử (Pháp Chủ của Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới) và Giáo Sư Đại Học UCLA Jeffrey Miller (Viện Sĩ của Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật & Khoa Học Hoa Kỳ).

9) Thực hiện 2 ngày “Ghi dấu 44 năm Chiến thắng An-Lộc” với hơn 3 ngàn cựu Quân-Cán-Chánh VNCH & gia đình tham dự 3 cuộc tập họp: a) Dạ Hội tại Seafood Palace Restaurant 800 ghế tối Thứ Sáu ngày 8 tháng 7/2016, với dạ tiệc lần đầu tiên vinh danh những Chiến Sĩ Anh Hùng QLVNCH của mặt trận An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến, và truy điệu 10 ngàn Quân Dân Miền Nam hy sinh mạng sống tại tỉnh Bình Long. b) Cầu nguyện cho 10 ngàn Quân Dân VNCH hy sinh tại chiến trường An Lộc ngày 9 tháng 7/2016: - Từ 2:30G trưa Thứ Bảy lễ cầu siêu tại Chùa Bảo Quang, Santa Ana; - Từ 6:30G tối Thứ Bảy lễ cầu hồn tại Nhà Thờ Kiếng (Christ Cathederal), Garden Grove. Đây là Thánh đường Công Giáo lớn nhất Hoa Kỳ, và là một trong những thắng cảnh độc đáo của Bắc Mỹ Châu.

Được biết thi văn sĩ Quốc Nam tị nạn tại Hoa Kỳ từ tháng 9 năm 1975. Ông định cư ở 3 tiểu bang từ  Missouri, Washington, Calỉfornia, rồi trở lại đô thị Seattle (WA) từ năm 1993 đến ngày nay. Có lẽ ông là văn nghệ sĩ VN đầu tiên phục vụ cộng đồng & nền văn hóa Dân Tộc Việt bất vụ lợi suốt 42 năm lưu vong.

Quý Vị muốn biết 73 sự kiện mà ông Quốc Nam đã thực hiện như thế nào? Vui lòng đọc tại Link sau đây:


*** Bìa sách "Bản tường trình 42 năm của một Lính Trận Cầm Bút VNCH” (attached file).


__._,_.___


Posted by: Nam quoc 

VIETNAM WAR HÌNH ẢNH QUÍ HIẾM CHIẾN TRANH VN.

0
0




VIETNAM WAR

HÌNH ẢNH QUÍ HIẾM CHIẾN TRANH VN. 



              

01 Sep 1969, Saigon, Vietnam --- Saigon: President Nguyen Van Thieu (third from left, front row) introduces his new 31-member cabinet on the steps of the Presidential Palace here. Thieu said the membership was selected with an eye to broadening the government's popularity with the nation's 17,500,000 people Flanking Thieu are Vice President Nguyen Cao Ky (left) and new Premier, Gen. Tran Thien Khiem. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
02 Jan 1969, Dong Ha, South Vietnam --- Special Delivery.. Dong Ha, South Vietnam: Men in a U.S. 3rd Marine Division contingent fire howitzers near the Laotian border as a massive offensive is launched by some 5,000 U.S. and South Vietnamese troops. The troops were staging a drive against the are near the abandoned allied fortress of Khe Sanh. They were searching for North Vietnamese regulars. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
08 Jun 1969, Midway Islands --- President Richard Nixon of the U.S. and President Ngygen Van Thieu of South Vietnam make joint statement to press on Midway Island June 8th. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
08 Nov 1969, Bien Hoa, South Vietnam --- Bien Hoa, S. Vietnam: South Vietnamese President Nguyen Van Thieu attends National Day ceremonies at a military cemetery near Bien Hoa. In most photos Thieu (wearing dark grey suit) is accompanied by Vice President Cao Ky, who is wearing a Nehru jacket. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
08 Nov 1969, Bien Hoa, South Vietnam --- Bien Hoa, S. Vietnam: South Vietnamese President Nguyen Van Thieu attends National Day ceremonies at a military cemetery near Bien Hoa. In most photos Thieu (wearing dark grey suit) is accompanied by Vice President Cao Ky, who is wearing a Nehru jacket. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
17 Oct 1969, Saigon, Vietnam --- Saigon: The 11th Armored Cavalry armored personnel carriers and tanks sweep into rubber plantation area at Loc Ninh and Quan Loi October 17th. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
14 Dec 1969, Nha Trang, South Vietnam --- Nha Trang, South Vietnam: In an open air classroom, a student is instructed in the firing of a machine gun at the NCO Combat School at Nha Trang, 250 miles northeast of Saigon. Up to 4,000 students undergo a nine week course to become noncommissioned officers. --- Image by © Bettmann/CORBIS 


14 Dec 1969, South Vietnam --- A karate (or judo) class at South Vietnam Military Academy, a new four year school instituted by a decree from then President Ky in 1966. The school is run along the lines of West Point, and places much emphasis on moral leadership and education as military training. The school motto is "To master oneself for leadership." --- Image by © Bettmann/CORBIS 



15 Oct 1969, Hue, South Vietnam --- Hue, South Vietnam: South Vietnamese president Nguyen Van Thieu speaks at a mass funeral for 250 people killed by the Viet Cong in the 1968 Tet offensive. Their bodies were found only a few days ago. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
15 Oct 1969, Hue, South Vietnam --- Rows of coffins of victims of the 1968 Tet Viet Cong offensive. Bereaved relatives mourn their dead during mass funeral of 250 persons killed by Viet cong. Funeral was held October 1969 as bodies were only recently discovered. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
17 Oct 1969, Saigon, Vietnam --- Saigon: Members of the 11th Armored Cavalry go out on foot patrols after getting their vehicles into position here in a plantation area near Loc Ninh and Quan Loi October 17th. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
 
20 Sep 1969, Saigon, South Vietnam --- Tran Thiem Khiem, recently appointed Prime Minister of South Vietnam by President Thieu, speaks in Saigon, September 20th. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
30 Jul 1969, Saigon, S. Vietnam --- Saigon, S. Vietnam: President Richard Nixon and South Vietnamese President Hguyen Van Thieu give speeches during Presidential Palace welcome for the visiting U.S. Chief Executive. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
30 Jul 1969, Saigon, S. Vietnam --- Saigon, S. Vietnam: President Richard Nixon and South Vietnamese President Hguyen Van Thieu give speeches during Presidential Palace welcome for the visiting U.S. Chief Executive. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
1969 (CL-R) President Richard M. Nixon, Thieu Ky along with other dignitaries including Henry Kissinger and Ellsworth Bunker standing at microphones during visit to South Vietnam

 
1969 (R-L) President Richard Nixon and Thieu Ky reviewing South Vietnamese naval personnel during Nixon's visit.

 
1969 Nixon

 
20 Sep 1969, Saigon, South Vietnam --- Tran Thiem Khiem, recently appointed Prime Minister of South Vietnam by President Thieu, speaks in Saigon, September 20th. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
SV Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, nơi đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp của VNCH theo mô hình trường Sĩ Quan Lục quân West Point của Hoa Kỳ . 14 Dec 1969, Nha Trang, South Vietnam --- Nha Trang, South Vietnam: Soldiers attending open air sessions, here outdoors in uniforms. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
Đà Lạt 14-12-1969, Lễ tốt nghiệp của 92 SV Khóa đầu tiên (1966)
14 Dec 1969, Nha Trang, South Vietnam --- Nha Trang, South Vietnam:Cadets march with colors on graduation day at South Vietnam's Military academy in Dalat. Modeled along the lines of West Point, 92 cadets received their commissions. They were the first group to complete the four year course instituted by a decree from then president Nguyen Cao Ky in 1966. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
26 Sep 1969, Hanoi, North Vietnam --- Funeral For Ho. Hanoi: Some North Vietnamese leaders gather around the body of President Ho Chi Minh during a state funeral here. This picture was released in Cambodia. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
17 Oct 1969, Saigon, Vietnam --- Saigon: The 11th Armored Cavalry armored personnel carriers and tanks sweep into rubber plantation area at Loc Ninh and Quan Loi October 17th. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
01 Jan 1970, Saigon, South Vietnam --- Saigon, Vietnam: Vice presidents Spiro T. Agnew of the U. S. and Nguyen Cao Ky of South Vietnam inspect the honor guard for Agnew on his arrival at the presidential Palace. Agnew went immediately to the palace where he conferred with South Vietnamese President Nguyen Van Thieu --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
11 Mar 1970, Saigon, South Vietnam --- Vietnam's first lady, Mme. Nguyen Van Thieu, fidgets with a notebook as she discusses the contrast between herself and the one time first lady of Vietnam, Mme, Ngo Dinh Nhu. Mme. Thieu says she does not advise her husband on affairs of state. "His interest in politics and mine is social welfare, I can help him most this way," she says. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
19 Jun 1970, Saigon, South Vietnam --- Saigon, South Vietnam: Review Parade. South Vietnam Vice Pres. Nguyen Cao Ky renders hand salute as he and Pres.. Nguyen Van Thieu preside over a muscle-flexing Armed Forces Day Parade, nation's first in four years, here June 19th. In an address, Thieu declared "we are forced to keep on fighting for self-defense and to help restore peace rapidly in this beloved land of ours." --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
15 Sep 1970, Saigon, South Vietnam --- Saigon, South Vietnam: Left to right, Chairman of Lower House Nguyen Ba Luong, President Nguyen van Thieu, Prime Minister Tran Thien Khiem, and Madame Khiem. September 15, 1970. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
07 Apr 1971, Dong Ha, South Vietnam --- Addresses Troops. Dong Ha, South Vietnam: South Vietnam Pres. Nguyen Van Thieu addresses troops, March 31, who took part in recent operation Lam Som 719 incussion into Laos. Thieu came to this Vietnamese base, 10 miles below the DMZ, to present medals to soldiers who participated in the operation. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
October 1971, Saigon, South Vietnam --- Saigon, South Vietnam: President Nguyen Van Thieu of South Vietnam giving a campaign address.

 
15 Oct 1971, Saigon, South Vietnam --- Reagan Confers with Thieu. Saigon, South Vietnam: Ronald Reagan of California, who is touring Asia as President Nixon's emissary, confers with South Vietnamese president Nguyen Van Thieu, October 15. Reagan told a news conference that he brought Thieu a message from the chief executive saying there would be "no change in the course of policy of our nation" toward South Vietnam. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
31 Oct 1971, Saigon, South Vietnam --- Swears Himself In. Sag ion: South Vietnamese President raises his hand as he swears himself in a for a second four year term here, October 31st. The ceremony was witnessed by a handpicked crowd of 5,000 persons. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
31 Oct 1971, Saigon, South Vietnam --- Second Inaugural. Saigon, South Vietnam: South Vietnamese President Nguyen Van Thieu lights a ceremonial flame at his inauguration here, October 31. Under massive security precautions, Thieu began his second four-year term as president. Representatives of thirty countries attended the ceremony. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
31 Oct 1971, Saigon, South Vietnam --- South Vietnamese President Nguyen Van Thieu leaves platform after taking oath of office for another four-year term, October 31. He is followed by Prime Minister Tran Thiem Khiem (L) and Vice President Tran Van Huong.. Seated at right are Justices of the Supreme Court. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
29 Aug 1971, Saigon, South Vietnam --- Election Day. Saigon, South Vietnam: There are an awful lot of motorcycles in Vietnam, and a great many of them were parked in front of a polling place (August 29) when the capital city's citizens turned out to vote for a new lower house. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 

24 Jan 1971, Saigon, South Vietnam --- 1/24/1971-Saigon, Vietnam- Spectacular blaze looms in background as a Vietnamese woman is comforted by a companion and a youth (background) hastily stacks wicker baskets for removal. The blaze, the cause of which was not determined, erupted 1/24 in huge market area of fruit stands and vegetable stalls along the Saigon River. Fires are much feared here, as many of the houses and buildings are built close together and are constructed of straw, paper, light wood and other materials which have a propensity for burning quickly and easily. Filed 2/3/1971..

 
03 May 1972, Hue, South Vietnam --- Hue, South Vietnam. A regiment of South Vietnamese Marines pulling back from Quang tri are shown at My Chanh along Route #1 en route to Hue.. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
05 Aug 1972, Highway 13, South Vietnam --- 8/5/1972-Highway 13, South Vietnam: A military ambulance races north on Highway 13, passing the grave of an unknown ARVN soldier whose shirt is draped over a cross, some nine miles north of An Loo.. On August 3, ARVN forces captured a key bunker that has kept the highway shut to An Loc for four months. A military spokesman said the highway to An Loc is expected to be reopened by August 9. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
05 Nov 1972, Saigon, South Vietnam --- South Viets Support Thieu. Saigon, So. Vietnam: A huge crowd of about 10,000 persons jams Saigon's downtown section to show support for President Nguyen Van Thieu and demand that there be no coalition government. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
09 Apr 1972, Lai Kha, South Vietnam --- A column of ARVN paratroopers trudges along Highway 13 here in this photo, en route to reinforce besieged South Vietnamese forces at An Loc, district capital of Binh Long Province, some 60 miles north of Saigon. Attempting to head off a threat to Saigon, the Thieu government April 9th switched the full 21st Division from normal operations in the U Ming Forest to An Loc, where fighting seems to be centered. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
10 Apr 1972, Lai Khe, South Vietnam --- South Vietnamese soldiers string barbed wire along road as armored personnel carriers, of elite South Vietnamese paratrooper division, move along Highway 13 toward embattled city of An Loc, some 60-miles north of Saigon. U.S Major General James F. Hollingsworth, senior military advisor in eleven province area surrounding Saigon, reported the Communist thrust down Highway 13 toward Saigon had been halted. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
10 Apr 1972, Lai Khe, South Vietnam --- Holding Their Own. South Vietnamese soldiers string barbed wire along road as armored personnel carriers, of elite South Vietnamese paratrooper division, move along Highway 13 toward embattled city of An Loe some 60-miles north of Saigon here April 10. U.S. Maj. Gen.. James F. Hollingsworth, senior military advisor in 11 province area surrounding Saigon, reported the Communist thrust down Highway 13 toward Saigon had been halted.

 
17-12-72 TT Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn trước phiên họp lưỡng viện Quốc hội
12 Dec 1972, Saigon, South Vietnam --- Saigon, South Vietnam: In a speech to a joint session of the National Assembly, South Vietnamese President Nguyen Van Thieu spells out his position toward a cease-fire. Thieu spells out his position toward a cease-fire. Thieu indicated he is rejecting the cease-fire as it now stands. However, he said he will accept a temporary Christmas Truce and to show his good will he will release more than 1,000 North Vietnamese prisoners of war. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
13 Jun 1972, Lai Khe, South Vietnam --- 6/13/1972-Lai Khe, South Vietnam: Line of Helicopters of the U.S. First Air Cavalry Division land in formation at Lai Khe to pick up troops of the South Vietnamese Second Division and bring them to An Loc. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
14 Apr 1972, Chon Thanh, South Vietnam --- Chon Thanh, South Vietnam: With his bandaged arm in a sling, a South Vietnamese soldier walks down Highway 13 to an aid station after he was wounded in fighting with North Vietnam forces, April 14, north of Chon Thanh

 
14-4-1972 Chơn Thành: binh sĩ thuộc binh chủng Nhảy Dù được vận chuyển nhanh đến bãi đáp trực thăng để chi viện cho An Lộc
14 Apr 1972, Chon Thanh, Vietnam --- 4/14/1972-Chon Thanh, Vietnam: ARVN paratroopers, members of Saigon's elite Presidential Palace guard, speed down the highway on a truck toward the landing zone in the outskirts of Chon Thanh. They were part of an armored relief column spearheading drive up Highway 13 towards embattled provincial capital of An Loc, which North Vietnamese forces hope to capture and make a provisional capital for the Viet Cong, but had been stalled some 18 miles below the town by intense Communist artillery and mortar fire. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
16-4-1972 - Lai Khê: binh sĩ VNCH chờ trực thăng để đến An Lộc
16 Apr 1972, An Loc, South Vietnam --- An Loc, South Vietnam: Vietnam helicopters. ARVN airborne troops await helicopter at landing strip.

 
17 Jan 1972 --- U.S.Senator James L.Buckley (L), R-N.Y., confers briefly with South Vietnamese President Nguyen Van Thieu at the Presidential Palace late 1/17. The junior Senator told newsmen after the meeting with Thieu that Asian leaders appeared uncertain of United States foreign policy design in the Western Pacific. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
17 May 1972, Saigon, South Vietnam --- Vice President Spiro T.Agnew (R) talks with Pres.Nguyen Van Thieu in Independence Palace here May 17th following his arrival for a short, secrecy-shrouded visit with top South Vietnamese and American officials in the war zone. Agnew's trip to Saigon served the purposes both of showing American determination to aid South Vietnam and of gathering information for Pres.Nixon before Nixon's trip to Moscow beginning May 20th. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
17 Aug 1972, Saigon, South Vietnam --- 8/17/1972-Saigon, South Vietnam- South Vietnamese President Nguyen Van Thieu makes a point during a meeting with U.S. presidential advisor Henry Kissinger at Independence Palace. Earlier in the day Kissinger conferred with top U.S. commanders and diplomats. -

 
19 Apr 1973, An Loc, South Vietnam --- Plaything... A Communist tank is a plaything for children at An Loc April 10th. Some of the children are really serious about playing "war." --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
Saigon, South Vietnam --- SAIGON-5/24/ 72-: An M-41 tank is unloaded from C-5A cargo plane at Tan Son Nhut Airbase here 5/23. The plane carried three tanks, which will be used in the defense of Saigon. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
26 Apr 1972, Kontum City, South Vietnam --- South Vietnamese soldiers man their weapons in a sandbag bunker built in the middle of the street in Kontum city. The Central Highlands town is being threatened by a large force of N orth Vietnamese troops. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
27 Jan 1973, Along Highway One, Vietnam --- Along Highway One, Vietnam: With the cease-fire taking effect within a few hours, this pensive ARVN soldier wears a helmet decorated with a miniature U.S> Flag as an expression of solidarity with his soon to be "former" allies. He's helping guard refugees who fled Communist-held hamlet of Gia Loc, along Highway One and some 25 miles Northwest of Saigon. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
29 Apr 1972, Highway 13, South Vietnam --- Highway 13, South Vietnam: A South Vietnamese soldier points to a skyraider making a bombing run along Highway 13, four miles south of Chon Thanh.. In background, one of the bombs explodes. The ARVN troops are manning a 105-mm. artillery piece which they had been firing directly into Communist positions. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
30 Apr 1972, Hue, South Vietnam --- Hue, S. Vietnam: Refugees from Quang Tri climb into small boats on river near here to escape from the Communist invasion. They are joined by deserting members of the ARVN Division. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
30-12-1972 - Chủ tịch Mao tiếp Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại giao của "Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam" (Việt Cộng)
30 Dec 1972, Beijing, China --- Chairman Mao Meets Foreign Minister Nguyen Thi Binh. Peking, China: Chinese chairman Mao Tse-Tung with South Vietnamese minister of foreign affairs Nguyen Thi Binh of the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam in Peking's Chungnanhai. Present on the occasion were Ambassador of the Republic of South Vietnam to China Nguyen Van Quang, Chinese premier Chou En-lai, Foreign Minister Chi Peng-fei and comrades Liang Feng, Wang Teh-yang, and Tang Wen-sheng. Chairman Mao shakes hands with Ambassador Nguyen Van Quang. Looking on is the Viet Cong foreign minister Nguyen Thi Binh. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
03 May 1972, Hue, South Vietnam --- Hue, South Vietnam A regiment of South Vietnamese Marines pulling back from Quang tri are shown at My Chanh along Route #1 en route to Hue

 
Saigon, South Vietnam --- SAIGON: A U.S.. Army jeep with a machine gun mounted on it stop in traffic on the outskirts of Saigon Feb. 20. A young lady pulls up alongside without even a by-your-leave or glance at the strange street scene--or what would normally be a strange scene in most parts of the world. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
Saigon, South Vietnam --- Saigon, S. Vietnam: Escorted by some government troopers, an overly loaded mini-bus evacuates refugees and their belongings from Que Son district town, 25 miles southwest of Da Nang 8/3.. Government troops from the 3rd Infantry division recaptured the villages surrounding the town 8/2 but villagers still move out to Da Nang for their safety. 8/3/1974

 
16-4-1972 - Hành lang Trung Học Bình Long những ngày đầu cuộc chiến An Lộc
16 Apr 1972, An Loc, Vietnam --- Victims of Battle for an Loc. An Loc: Bodies of ARVN soldiers lay where they were slain April 14, during intense battle for this provincial capital some 65 miles north of Saigon. North Vietnamese troops have vowed to capture the town and make it a provisional capital for the Viet Cong.

 
06 Apr 1972, Quang Tri City, South Vietnam --- 4/6/1972-Quang Tri City, South Vietnam- Dead North Vietnamese soldiers are lined up beside road as refugees from Quang Tri City City flee from fighting, 4/5, five miles south of Quang Tri.

 
17 May 1972, Haiphong, North Vietnam --- A US jet bombs warehouses and shipping areas in Hiaphong, Vietnam. 

 
05 May 1972, Hue, South Vietnam --- Hue, South Vietnam troopers search a truck loaded with fleeing refugees, ostensibly looking for deserting military defenders of the old Imperial capital. Hue seems to have settled back into a semblance of order following the arrival of a new military commander for the region. The mood in Hue now seems to be one of quiet expectation mixed with very cautious optimism, and most of the refugees have already fled. leaving Hue to resemble a ghost town. -

 
October 1967, Saigon, South Vietnam --- 10/1967-Saigon, South Vietnam- Photo shows two of the many motor scooters in use on this Saigon street

 
General Ngo Quang Truong
18 May 1972, Hue, South Vietnam --- Inspection. Hue, Vietnam: Newly installed Commanding General of the South Vietnamese forces defending Hue, Lt. Gen. Ngo Quang Truong, inspects soldier's weapons as U..S. advisor Maj. Gen Frederick Kroesen looks on here May 17th. Some 900 government troops of 2nd Division were airlifted into artillery base Rakkasan, 15 miles West of Hue, to form what commanders called a "circle of steel" to protect the once imperial capital.

 
03 Apr 1972, Quang Tri, South Vietnam --- 4/3/1972-Quang Tri, South Vietnam- Refugees fleeing fighting pass South Vietnamese military personel carrier, heading north in an effort to stop a Communist breakthrough at the demilitarized zone (DMZ). The US command says, navy and airforce fighterbombers made a total of 13 "protective reaction strikes" into North Vietnam near the DMZ April 3 and 4. -

 
10 Apr 1972, Quang Tri, South Vietnam --- 4/10/1972-Quang Tri, South Vietnam-People move out any way they can as they leave the area of Quang Tri City April 3rd. Quang Tri residents fled in the face of a major North Vietnamese offensive in the area.. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
29 Jul 1972, Quang Tri City, South Vietnam --- 7/29/1972-Quang Tri City, South Vietnam: A U.S. Phantom Jet Fighter drops napalm on a North Vietnamese stronghold in Quang Tri City. Fighting in and around the city was reported light 7/30 with five North Vietnamese killed in the only reported skirmish. South of the city, paratroopers cleared out many Communists threatening to close Highway 1, and opened the road to normal traffic for the first time in more than a week

 
Highway One, South Vietnam : Carrying their possessions, and in some cases, their children, refugees from the besieged Quang Tri province in South Vietnam walk along Highway 1 toward Hue City April 3rd. Communist troops outflanked Vietnamese defense lines and captured a key outpost 18 miles west of Hue April 4th. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
10 Apr 1972, Quang Tri, South Vietnam --- 4/10/1972-Quang Tri, South Vietnam- These are some of the people who flee from Quang Tri April 3rd as North Vietnamese forces launch a major attack along the demilitarized zone. Hundreds of U. S. Air Force and Navy fighter-bombers struck for the second day at North Vietnamese troop concentrations April 7th. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
Trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lịnh Vùng 1 Chiến Thuật (very proud)
12 Aug 1972, Da Nang, South Vietnam --- Medal For GI. Da Nang, South Vietnam: South Vietnamese Lt. Gen. Ngo Quang Truong, commander of the First Regional Command, pins medal on a soldier of the Third Battalion, 21st Infantry, the last U.S. combat unit in Vietnam, during the unit's deactivation ceremony at Da Nang August 12. Looking on is the battalion commander, Lt. Col. Rocco Negris (L). --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
11 Dec 1972, Da Nang, South Vietnam --- Da Nag, South Vietnam: South Vietnamese youngsters in an orphanage-refugee camp here seem to be enjoying themselves as they take on adult responsibilities- washing clothes-amid the atmosphere of war.. They are among the hundreds of thousands of children left homeless and without parents in this war-torn, embattled country. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
1 Aug 1972, Thang Binh, South Vietnam --- Thang Binh, South Vietnam. A bus bound for Da Nang is ready for departure, loaded with fleeing refugees and their persinal belongings..

 
04 Apr 1973, San Clemente, California, USA --- Nixon Bids Thieu Farewell 

 
07 Apr 1973, Washington, DC, USA --- South Vietnam President Nguyen Van Thieu and his wife wave as they prepare to board plane at nearby Andrews AFB, Maryland, 4/7, for Austin, Texas, where they will lunch with Mrs. Lyndon B. Johnson at the LBJ Ranch. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
13-6-73 Paris Peace Accords . (L) SVN deputy Prime Minister Nguyen Luu Vien, (R) VC representatives led by Gen, Ng V Hieu, Foreground NVN, le Duc Tho, Background by Sec of state henry kissinger

 
26 Mar 1973, Can Tho, Vietnam --- South Vietnam's President Nguyen Van Thieu jubilantly throws a flag in the air during an exhibition at Can Tho, 75 miles southwest of Saigon. The exhibition was held because of National Farmers Day in Vietnam, during which Thieu called at the farmers to boost their agricultural output to $400 million dollars within 5 years

 
28 Mar 1973, Saigon, South Vietnam --- South Vietnam's President Nguyen Van Thieu laid the cornerstone for a monument commemorating the role of the United States in the 12-year-old Indochina War. Looking on are the U.S. Ambassador Ellsworth Bunker (left), and General Frederick Weyand, Commander of U.S. Forces in Vietnam. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
15 Jun 1973, Near Saigon, South Vietnam --- Saigon: Government troops and villagers read a newspaper with headline reporting cease-fire, signed in Paris June 14, a moment before the new cease-fire agreement goes into effect. The government troops were searching, house-to-house, to prevent the Communists from infiltrating a small hamlet along Highway 1, west of Saigon. 6/15/1973

 
20 Jul 1973, Saigon, South Vietnam --- New South Vietnamese Ambassador. Saigon, South Vietnam: Career diplomat Graham Martin (right) presents his credentials to President Nguyen Van Thieu, officially becoming the new U.S. ambassador to South Vietnam. Martin, 60, succeeds Ellsworth Bunker who left Saigon May 11 on his 79th birthday after six years as U.S. ambassador to South Vietnam. The ceremony took place in the presidential palace here. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
14 Mar 1973, Hanoi, North Vietnam --- North Vietnamese guards talk with American POW's awaiting release at Ly Nam de Prison, better known as the Hanoi Hilton. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
23 Mar 1973, Hanoi, North Vietnam --- Hanoi. Hanoi is to the right. That's a travel direction only. cyclist move towards North Vietnam's big city on the road from the airport recently. UPI city onto he road from the airport recently. UPI correspondent Tracy Wood, who visited Hanoi recently with a group of journalists, reports that bicycles, the main form of transportation for Hanoi's 1.2 million people, are seen everywhere even though they cost 300 doing, or about $75. One dong is worth about 25cents. One North Vietnamese official said an average worker makes about 50 dong ($12.50) a month. This, and other pictures in the series, were made by UPI staff photographer Gary Bartlett. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
24 Nov 1973, Hanoi, North Vietnam --- Hanoi: Hanoi Eskimo Pies. A woman vendor sells ice cream from a stand at the "Lake of the Restored Sword" in Hanoi. American antiwar activist Cora Weiss, who has recently returned from a visit to North Vietnam and Viet Cong held territories in South Vietnam, says the people there have a sense that they are building a new society out of the ruins of the war

 
14 Mar 1973, Hanoi, North Vietnam --- Hanoi. North Vietnamese soldier stands guard outside Ly Nam de Prison, better known as the , as yet to be released American POWs look out from their cells here

 
20 Mar 1973, Hanoi, North Vietnam --- Hanoi. in a large park in the center of this city groups of happy youngsters move quickly by, led by one of their own age. They march in lines of two boys in one group (left) and girls in the other. As they move through the park they swing their arms in unison and sing. These groups are similar to western Scout groups, but do not wear uniforms

 
March 20 ,1973, Hanoi, North Vietnam --- Hanoi.. The main bridge of this city, the long Binh, which separates the airport and the city and links up with the main highway to china, about 190 miles away, was bombed repeatedly and repaired as often. Here, men and women carry goods in the traditional manner as a bicyclist goes by. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
22 Mar 1973, Hanoi, North Vietnam --- Hanoi. Younger member of family uses bicycle to transport his grandfather down town from outskirts of city. the old men was enchanted by foreigners taking his picture. he got off the bicycle, stared a bit and then smiled and waved.

 
29 Mar 1973, Hanoi, North Vietnam --- HANOI: Unidentified group of U.S. POWs turn their backs on a North Vietnamese film cameraman in their cells at the Nga Tu So prison camp in Hanoi. All of the men were released late March 29th and have arrived safely at Clark Air Force Base in the Philippines. In refusing to have his photograph taken in the cell, one POW said, "We object to pictures because this not the way we lived." --- Image by © Bettmann/CORBIS


 
anoi, North Vietnam --- HANOI: Children run and play in front of a huge anti-American mural in a downtown Hanoi street March 29, the day when the last U..S. POWs were released. Banner across bottom of mural reads, 
"make the American aggressors pay in blood."

 
1973, Hanoi, North Vietnam --- Exterior view of the prisoner of war camp () in Vietnam in 1973

 
16 May 1973, Saigon, South Vietnam --- Saigon: Children Of Vietnam. It is a time when a mother's arms should imprison a child like this. Instead the child seems a kind of prisoner of war while resting in an orphanage in the Saigon area recently. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
2-4-1970 - Ty phu My H. Ross Perot noi chuyen voi tu binh Bac Viet tai Nam VN
02 Apr 1970, Da Nang, South Vietnam --- 4/2/1970-Da Nang, Vietnam- Speaking through an interpreter, millionaire H. Ross Perot (l) talks with North Vietnamese prisoners of war at a South Vietnamese POW camp April 2. Perot is on a tour of several such camps to check on the treatment of enemy POW's and to gather mail from the prisoners, which he hopes to deliver to Hanoi. BPA 2 #4386

 
31 Jan 1973, Tay Ninh, South Vietnam --- 1/31/1973-Tay Ninh, South Vietnam- The contrast between war and peace is evident as members of a South Vietnamese mechanized unit watch people pass by on Highway 1 near Tay Ninh recently (Jauary 20). Even with the cease-fire in effect for more than 48 hours January 29th, widespread fighting continued. The South Vietnamese government reported 480 Communist truce violations.

 
9 Mar 1973, Quang Tri, Vietnam --- Tha Chi Han river, near Quang Tri, Vietnam, North Vietnamese prisoners of war race to freedom across the Tha Ch Han River after being set free by the South Vietnamese in a one sided 500 man release 3/8. The release broke a long deadlock over POW's and when POW's would be released in the future and which jeopardized the further release of U.S. POWs from Hanoi.

 
3 tháng trước khi miền nam mất nước :( 08 Feb 1975, Hue, South Vietnam --- President Nguyen Van Thieu visited Government posts around the old Imperial city of Hue and Danag 2/6 and later personally inspected a foxhole at the 1st corps marine headquarters here.

 
4 Apr 1975, Saigon, South Vietnam --- Resigns. Saigon, South Vietnam: South Vietnam's President Nguyen Van Thieu is on the job in Saigon, April 14. After ten years in office, Thieu resigned April 21, denouncing the US as untrustworthy. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
19 Mar 1975, Dau Tieng, South Vietnam --- Villagers flee down highway as Communists advance in Dau Tieng, 35 miles north of Saigon. Blown-up bridges blocked 3/19 the escape route for a convoy of an estimated 250,000 persons from Pleiku and other towns in the central highlands, abandoned at the order 3/18 of South Vietnamese President Nguyen Van Thieu.

 
21 Mar 1975, Hieu Xuong District, South Vietnam --- 3/21/1975-Hieu Xuong District, South Vietnam: A mother cries over the body of her son at Hieu Xuong, 9 miles west of Tuy Hoa. He was killed 3/20 in Communist shelling of the convoy which was passing the Phu Bon area.. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
22 Apr 1976, Saigon, South Vietnam --- South Vietnamese President Nguyen Van Thieu speaks to his people last 4/21 on TV saying that he resigns. Thieu served as chief executive of South Vietnam 54-days short of 10-years, longer than any other Saigon Leader. The 52-year old President decided to step aside after lead of virtually every military, political and religious block told him they lacked confidence in his leadership. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
26 Mar 1975, Hue, South Vietnam --- Soldiers and civilians are jammed together on a Navy boat that evacuated them from the old imperial capital of Hue. --- Image by © Bettmann/CORBIS

 
26 Mar 1975, Tuy Hoa, South Vietnam --- Getting a lift...Arriving here from Pleiku, this truck is piled to the top and then some as refugees continue to flee advancing Communist forces in South Vietnam. Communist troops occupied Da Nang in triumph March 31st and warned that all ships and planes must have their permission before evacuating refugees from the city, their greatest trophy in 20 years of Indochina war. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
nhìn mấy cảnh này không ai không phải bùi ngụi xúc động
29 Mar 1975, Van Ninh, South Vietnam --- March 29, 1975 - Van Ninh, South Vietnam: Carrying only a few things on his back, a weeping head of a family leads the way while walking along Highway 1, twenty seven miles north of Nha Trang as they approach this town walking from Qui Nhon. They are part of the Convoy of Tears from the abandoned Central Highlands. An estimated 1.5 million persons are feared trapped in Da Nang, which went under Communist control.

 
30 Mar 1975, Cam Ranh Bay, South Vietnam --- The ship unloads refugees from Da Nang at the dock here 3/29. The American ship evacuated some 5,000 persons including some American Consulate personnel. Military sources said 3/30 that North Vietnamese tanks were cruising the streets of Da Nang and that their flag was flying atop the American Consulate.

 
29 Apr 1975, Saigon, South Vietnam --- SAIGON, S. VIETNAM: Vietnamese civilians climbing on board a U.S. bus carrying evacuees into the U.S. Embassy, while hundreds milled around the gate, trying to get in to join the American evacuation from Saigon 4/29. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
975, Saigon, South Vietnam --- Soldiers stopping people in the crowded street from climbing over the walls of the United States Embassy in Saigon, South Vietnam.

 
1 ngày trước khi mất nước - tấm hình này đi vào lịch sữ
9 Apr 1975, Saigon, South Vietnam --- A CIA employee (probably O.B. Harnage) helps Vietnamese evacuees onto an Air America helicopter from the top of 22 Gia Long Street, a half mile from the U.S. Embassy.

 
27 Mar 1973, Da Nang, South Vietnam --- March 27, 1973 - Da Nang, South Vietnam: This aerial view taken from one of the refugee planes as it flew toward Nha Trang airbase shows the crowds of people and boats milling around the dock here. U.S. planes and pilots are flying 727s loaded with refugees to safer ground in Nha Trang.

 
24 Mar 1975, Danang, South Vietnam --- A South Vietnamese Navy landing craft fully loaded with refugees from hue, 370 miles northeast of Saigon, ferry additional numbers of people to Danang 3/23. The 300,000 refugees already in Danang city will be disseminated in the vast land in the mekong delta with the help of foreign Navy ships.

 
04 Apr 1975, Saigon, South Vietnam --- Refugees from Da Nang, Hue and other fallen South Vietnam cities, crowded with their belongings aboard buses, reach out for food and water as they head toward Saigon from Cam Ranh City.

 
20th century --- Nguyen Van Thieu speaks behind a bank of microphones. Thieu was the president of the Republic of Vietnam from 1967 until 1975, when North Vietnam took control.

 
April 1975, Saigon, South Vietnam --- Refugees pour over fences at the port in an attempt to flee Saigon, South Vietnam.

 
28 Apr 1975, Saigon, South Vietnam --- Saigon, South Vietnam: Black smoke billowing from the U.S. Agency for International Development compound at the northern edge of Saigon after it was hit by Communist rocket during fighting. Most roads in and out of Saigon were sealed by the fighting. -

 
Saigon, South Vietnam --- Women and children run from the road as the (USAID) compound burns in the background on the northern edge of the capital. Communist gunners tightened the noose on Saigon 4/28 on three sides and within 5-miles of Saigon blocking Highway 1, in and out of here. VietCong commandos were holed up near this compound, government troops were unable to oust the dug-in guerrillas. Most of the compound was burned in the fighting.

 
1975, Saigon, South Vietnam --- A soldier aiming his gun at South Vietnamese people climbing the gates of the United States Embassy in Saigon, South Vietnam. --- Image by © Nik Wheeler/CORBIS 

 
23 Mar 1975, Phu Binh, South Vietnam --- March 23, 1975 - Phu Binh, South Vietnam: The tail end of the convoy of tears remains trapped on the provincial route 7 near Phu Tuc District, 23 miles west of Tuy Hoa, March 23, as the Communist gunners fired into the convoy, splitting the trapped into segments. South Vietnam has lost about one-third of its territory to the communists in the three-week offensive

 
26 Mar 1975, Tuy Hoa, South Vietnam --- Getting a lift...Arriving here from Pleiku, this truck is piled to the top and then some as refugees continue to flee advancing Communist forces in South Vietnam. Communist troops occupied Da Nang in triumph March 31st and warned that all ships and planes must have their permission before evacuating refugees from the city, their greatest trophy in 20 years of Indochina war.. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
28-4-75 Ong Duong Van Minh, lam Tong thong trong 2 ngay cuoi cung cua VNCH
28-4-75 The new President of SVN, General Duong Van Minh addresses some 180 invited guests at the palace after accepting the presidency from Tran Van Houn who took over from Thieu one week ago

 
05 May 1975, Guam --- Guam: Former South Vietnamese Vice President Nguyen Cao Ky holds a press conference in a Guam refugee camp.

 
6-5-1975 - Cựu Phó TT Nguyễn Cao Kỳ vừa xuống tới đất Mỹ với một nhóm người tỵ nạn khác trên 1 chuyến bay từ đảo Guam
06 May 1975, El Toro Mas, California, USA --- El Toro Mas, California: Former South Vietnam Vice President Nguyen Cao Ky talks with newsmen after his arrival on the U..S. mainland with a group of other refugees aboard a military transport plane from Guam and Honolulu. Asked if he wanted to become a U.S.. citizen Ky replied that it was too soon to decide, "I just want 48 hours of sleep.

 
30-5-1975 - Ông Kỳ và mẹ vợ tại nhà mới ở ngoại ô Washington, một tháng sau ngày di tản
0 May 1975, Fairfax, Virginia, USA --- Nguyen Cao Ky, former premier of South Vietnam, sits on the floor of his new home in this Washington suburb and watches his sisters, Hoo (left) and Hieu, occupied with their needlework. The house is devoid of furniture except for carpeting and a few chairs. Ky's wife and six children and some other relatives are living with him.

 
30 Apr 1975, Saigon, South Vietnam --- Saigon, Vietnam: Communist soldier plays guitar on steps of Majestic Hotel on Saigon river while another shows anti-aircraft gun to onlookers

 
01 May 1975, HongKong --- US Ambassador to South Vietnam shows grim face as he surrounded by press men on the USS Blue Ridge in the South China Sea, 4/30. He abandoned the US embassy in Saigon just before the Saigon government surrendered to the Viet Cong and evacuated to the ship with other embassy staffers government surrendered to the Viet Cong and evacuated to the ship with other embassy staffers.

 
29 May 1975, Ho Chi Minh City, Vietnam --- Saigon students demonstrate against "Depraved and Reactionary Culture" as part of the book burning campaign in South Vietnam. Estimated tens of thousands of books and recordings have been destroyed by student's bonfires and private destruction since the campaign began 5/21. Virtually all bookstores have been closed down by the edict against sale of books and recordings made during the time of previous regime. Picture was taken 5/29 in Saigon. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
15 May 1975, Ho Chi Minh City, Vietnam --- The victorious North Vietnamese forces parade through the streets of Saigon.

 
10 Jun 1975, Saigon, South Vietnam --- Pretty girl holds flag as she watches recent parade in Saigon in support of Viet Cong. --- Image by © Bettmann/CORBIS 

 
20 Jan 1970, Saigon, South Vietnam --- Saigon, South Vietnam: General view of people doing their pre-Tet shopping in the central market of Saigon is shown. The Tet holiday in Vietnam is comparable to a combination of Christmas and New Year's. Hence, the big town scene is like the Christmas rush in Western cities.




      



.


 











__._,_.___


Posted by: nguyenvan nam 

Vài lời công đạo ....

0
0


Thưa anh Joe Pham,


Đọc xong bài anh viết tôi thấy anh hơi nặng tay phang anh BP Đặng Văn Âu một cách oan uổng vì những lẽ sau đây:


A. Thành ngữ THAY NGỰA GIỮA DÒNG:


Một người bình tâm thì không thể và không bao giờ nên hiểu thành ngữ nào đó theo nghĩa từng chữ một (mot à mot)
Nguyên văn định nghĩa thay ngựa giữa dòng của Webster:


Change Horses In Midstream. To change horses in midstream refers to someone literally trying to move from one horse to another while crossing a stream. Over time, it has also come to mean to make major changes after something has already begun.


Xin diễn "Nôm" như sau: Thay ngựa giữa dòng. Thay ngựa giữa dòng nói cách văn vẻ ám chỉ người nào đó đổi ngựa từ con này sang con khác khi đang vượt qua dòng nước.  Về sau này thì câu đó có nghĩa là người ta làm chuyện đổi thay nào đó rất quan trọng sau khi sự việc đã khởi đầu.


Phê bình và nhất là kết tội anh BP Đặng Văn Âu gọi cố tổng thống Ngô Đình Diệm là con ngựa của người Mỹ thì quả tình - không riêng gì cá nhân tôi - mà mọi độc giả đều thấy không những đầu óc hẹp hòi mà còn đến cái trí trá và lòng dạ độc ác của anh.


B. Cho rằng tổng thống Ngô Đình Diệm không thức thời.


Sau cuộc đảo chánh 1963 - Tôi không hề gọi biến cố này là Cách Mạng - lúc bọn loạn tướng miền Nam tham tiền của Mỹ giết anh em nhà Ngô - tuy thời đó chỉ mới hơn 14 tuổi và còn tu trong DCCT Huế - tôi cũng đã thấy và biết rằng tổng thống Ngô Đình Diệm không thức thời vì những lẽ sau đây:


b1) Vào những năm chấp chánh đầu tiên (1954-1960) theo ngu ý của tôi; việc suy tôn lãnh tụ trong các nước mới giành độc lập (trong lễ chào cờ ban sáng và trước các buổi chiếu phim trong mọi rạp hát) còn tạm thời được chấp nhận nhưng càng về lâu nghe càng nhàm chán. 

Đã có lần theo chân thân phụ tôi, lúc đó người làm chi trưởng CSCA Huế , vào rạp xem ciné (tôi nhớ là phim Cóc thần báo thù hay Sữa rừng thay sữa mẹ gì đó) lúc đứng dậy chào quốc kỳ và hát đến khúc Ngô Tổng Thống muôn năm thì tôi đã to mồm hỏi "có ai sống muôn năm hả ba ?" Làm ông lẹ tay bịt mồm tôi ngay.  Há tổng thống NĐD hoặc cận thần của tổng thống không biết đến việc suy tôn này hay sao ?. 

Chị ruột của kế mẫu tôi là dì Quyên vợ của ông Trần Sử (RIP) - bí thư tổng thống Diệm từ ngày đầu tiên đến sau đảo chánh - nên tôi gọi ông Trần Sử là dượng ; nhưng thuở ấy tôi thuộc lớp con nít chỉ biết khoanh tay đứng nghe. 

Mãi đến hồi còn tu tập trong DCCT ở Giáo Hoàng Chủng Viện 223 Nguyễn Tri Phương Chợ Lớn, mỗi cuối tuần khi được dịp về thăm nhà - vì Huế quá xa - tôi ghé ngụ tại nhà Dì Dượng Sử trong Cư Xá Kiến Thiết dưới chân cầu Công Lý SGN và được nhiều dịp hầu chuyện với ông Trần Sử .  Chính Dượng ấy, một người trong cuộc và là tay chân thân tín cũng đã nhìn nhận rằng tổng thống Diệm không thức thời về nhiều việc kể cả vụ suy tôn này.


b2) Biến cố dội bom dinh Độc Lập năm 1960 do hai sĩ quan KQ Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Tôi vẫn cứ nghĩ nếu phải chi tổng thống Diệm; sau vụ này lên đài hiệu triệu quốc dân và xin từ chức thì cả nước sẽ xúc động và chắc chắn là sẽ cùng nhau xin ông ở lại lãnh đạo quốc gia.  Nhưng than ôi ! âu cũng là tai trời ách nước.


b3) Còn bao nhiêu lãnh tụ các quốc gia nhược tiểu khác trong quá khứ vì không thức thời hoặc không nghe lời người Mỹ đã bị lật đổ hoặc ám sát chết một cách oan uổng.


Không thấy những điều kể trên để tránh hoặc bảo vệ tính mạng của mình há chẳng phải được gọi là người không thức thời hay sao ?

Cá nhân tôi chưa từng được dịp gặp mặt hoặc bắt tay anh Joe Pham hay anh Bằng Phong Đặng Văn Âu nên tôi nghĩ mình sẽ không bị kết tội thiên vị.

Thời trước 63 thân phụ tôi là phó trưởng ty Hành Chánh CSQG tỉnh Quảng Trị - một người từng chịu ơn mưa móc của chính phủ Ngô Đình Diệm - nên có chăng tôi cũng đành chịu mang tiếng hoài Ngô. Sau 1975, thân phụ tôi bị bắt đi cải tạo tại Hoàng Liên Sơn và bị bọn CS xử tử nơi đây nên đừng ai ngu dại gì để chụp cho tôi cái nón cối cả. 

Là người trực tính (mà thiên hạ cho là dân thẳng ruột ngựa) có sao nói vậy nên thấy điều gì mà không dám nói hay viết ra cho kịp thì tôi sợ mình lại mang mặc cảm "esprit de l'escalier" về sau.  Chỉ có vậy thôi !


Thân mến chào anh,


D V Hoàng
Thành Lã Vệ 09/24/2017


From: joe pham<>
Date: 2017-09-24 7:56 GMT-07:00
Subject: BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU ĐÃ TỰ VẪN TRONG BÀI VIẾT CỦA MÌNH.
To:


Quan Truong

BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU ĐÃ TỰ VẪN TRONG BÀI VIẾT CỦA MÌNH.

Trước đây, khi Công Nghệ Thông Tin chưa phát triển, VGCS đã sử dụng chiêu bài bưng bít thông tin để xuyên tạc sự thật...miễn sao có lợi cho chúng.

Ngày nay, trước xu hướng phát triển của nhân loại, chúng không thể bưng bít thông tin được nữa thì...VGCS đã thay đổi chiến lược.

Chúng chủ động tung ra nhiều thông tin giả đủ loại...để làm nhiễu loạn, tạo ra sự nghi hoặc cho người đọc nó.

_ _ _

Trong mưu đồ lật đổ Chính Nghĩa Quốc Gia của nền Đệ I Cộng Hòa, bọn bồi bút thường lươn lẹo chữ nghĩa, sáng tác những bài thơ, nhạc, văn có nội dung "chống cộng" nhưng thực chất là bôi nhọ TT Diệm!

Nghĩa là nọc độc rắn hổ mang...đã được bọn chúng hòa một cách rất khéo léo vào từng giọt mực. Người đọc bị thẩm thấu từng câu, từng chữ...rồi chết hồi nào mà không hay!

Nay, tôi đã thấy một người quen, ông Bằng Phong Đặng Văn Âu, tuổi được coi là “cổ lai hy”, từng là chiến sĩ chống cộng rất hăng, nhận xét về TT Diệm như sau:

- Viết cho Nhà Văn Trần Thị Bông Giấy: “Theo anh, ông Diệm yêu nước, nhưng KHÔNG THỨC THỜI” (sic)

Vì ông Đặng Văn Âu đã có một quan điểm chính trị việt gian bán nước giống hệt tập đoàn VGCS, cho nên ông đã gán từ KHÔNG THỨC THỜI...mà đã lờ đi câu nói đanh thép của TT Diệm, khi nhìn ra sai lầm của Hoa Kỳ trong chiến tranh VN:

* "Nước Mỹ giàu mạnh và có nhiều điểm tốt. Nhưng sức mạnh đó KHÔNG CÓ NGHĨA là CÓ QUYỀN ra chỉ thị cho VN. Việt Nam hiện đang chống lại một cuộc chiến mà Hoa Kỳ chưa bao giờ có kinh nghiệm. Vậy thì đừng có ý kiến".

- “Trước 1975, anh đã nghe giáo sư Tôn Thất Thiện – Chánh văn phòng của Tổng thống Ngô Đình Diệm – cũng nói về sự kiện ông Diệm không đồng ý theo lề lối chiến tranh kiểu Mỹ mới phải bị người Mỹ dùng biện pháp ‘thay ngựa giữa dòng’”. (sic)

Cụm từ "thay ngựa giữa dòng" mà ông Bằng Phong Đặng Văn Âu, qua cái loa tuyên truyền của tên việt gian Tôn Thất Thiện đã miệt thị, gán cho TT Diệm...thật là quá hỗn xược!

Thời Đệ I Cộng Hòa, TT Diệm được chính người dân bầu lên, chứ không do Chính phủ Mỹ thời kỳ đó đặt để "làm ngựa" như ông đã tuyên truyền, đó là thứ suy nghĩ ngu xuẩn của một kẻ lưu manh và lươn lẹo như ông.

Ngay từ đầu, TT Diệm đã thấy được cái dã tâm đen tối của người Mỹ, nên TT Diệm đã yêu cầu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải ký kết một bản Hiệp Ước An Ninh hỗ tương thì vấn đề đó mới danh chánh ngôn thuận, và VGCS mới không xuyên tạc được...

- “Nếu Tổng thống Diệm không chống lại vệc Hoa Kỳ đòi đưa quân đội vào tham chiến thì Hoa Kỳ sẽ không mua chuộc các tướng lĩnh làm phản và dù cho có cả trăm Trí Quang – tên vc giả dạng thày tu - cũng không thể nào làm lung lay chế độ.” (sic)

Ông Đặng Văn Âu rất mong muốn Chính phủ Hoa Kỳ đưa lính Mỹ vào đất nước VNCH thời Đệ I Cộng Hòa, để có thể giữ được cho chế độ VNCH không bị lung lay?

Vậy xin hỏi ông, cái thứ “chính phủ hội đồng” sau khi TT Diệm bị sát hại, là một tập hợp mà...ai muốn làm gì thì làm, như vậy gọi đó là lãnh đạo hay phá hoại?

Loại “chính phủ hội đồng” mà...sáu chính phủ trong hai năm 1964-1966 sau khi TT Diệm bị sát hại, bao gồm Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Phan Khắc Sữu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, chính là “hội đồng phá hoại” không hơn không kém.

Và nền Đệ Nhị VNCH do lũ cẩu nô tài phản tướng, các đảng phái chính trị bát nháo như Đại việt của Hà Thúc Ký, Bùi Diễm, Nguyễn Văn Thiệu, đã đưa đến tiêu diệt quan hệ lãnh đạo quốc gia...để dẫn đến NGÀY QUỐC HẬN 30-05-1975.

Trong lúc đó, kẻ thù VGCS nắm chặt quan hệ lãnh đạo trong tay, toàn bộ Miền Bắc phải đi theo một hướng, răm rắp tuân theo mọi chỉ thị của Đảng...hy sinh chống Mỹ, kẻ nào chỉ có tư tưởng chống đối thôi...là lập tức bị thanh trừng và mất mạng.

Tư tưởng vọng ngoại của ông Bằng Phong Đặng Văn Âu đã làm ông mù trí tuệ, khi ông không nhận thấy...Mỹ đem quân vào VN có nghĩa là ban cho VGCS miền Bắc cái lý do để xua quân xâm chiếm miền Nam VNCH.

_ _ _

Những đồng đô la dơ bẩn của VGCS đã làm ngã gục khá nhiều người nổi tiếng, biến họ thành những tên phản bội, khoác áo người quốc gia "chống cộng" nhưng thực chất là đâm vào sau lưng Chính Nghĩa Quốc Gia.

Có người đã từng là khoa học gia nổi tiếng trên toàn thế giới, là cựu tư lệnh quân chủng không quân, vậy mà đã bị bọn VGCS xỏ mũi dắt đi...như người ta dắt một con bò vậy!

Buồn tủi và rất đau lòng...nhưng chúng ta phải nói lên sự thật để nhiều người cùng biết và cảnh giác!

Trong hình ảnh có thể có: 1 người


ThíchHiển thị thêm cảm xúc

Bình luận









__._,_.___


Posted by: H Duong 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live