Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Đà Nẵng vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975

$
0
0
 


 

Xin trí ân anh Nguyễn Kinh Doanh  đã kiên trì giúp tin tức trung thực đến đồng hương, một cống hiến  rất quí cho cộng đồng Việt.

 Anh đã trả lời những câu hỏi một cách rất thẳng thắn và rõ ràng.

Xin chúc mừng anh và hy vọng anh sẽ tiếp tục phục vụ cộng đồng Người Việt Hải Ngoại trong những ngày sắp tới.

Kinh Nghiệm Đối Phó Với Cảnh Sát Khi Bị Phạt Giao Thông







Phan Đức Minh       

(Tặng người thân và bạn bè đã sống và làm việc cùng tôi tại  thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn này)

  
     Đà Nẵng vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975 thật là hỗn độn, rối lọan. Quân đội và dân chúng từ các Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, thành phố Huế đổ xô về, làm cho cái thành phố đã đông dân này càng thêm đông đảo. Cái Radio 4 băng tần tối tân nhất cuả Nhật lúc bấy giờ, lúc nào cũng ở bên cạnh tôi. Theo tin từ các Đài Phát Thanh trong và ngòai nước thật là lộn xộn, không giống nhau… Theo đài phát thanh Quân Đội, Sài Gòn, VOA, BBC cũng như một vài đài khác cuả nước ngòai, tôi vô cùng kinh ngạc là Huế có lệnh rút bỏ mặc dầu chưa đánh nhau chi cả. Sao lạ quá như vậy ? Tôi gọi điện thọai, hỏi mấy Ông bạn thân là Đơn Vị Trưởng trong vùng thì họ cũng trong tình trạng như tôi, không rõ đầu đuôi, tình hình ra sao hết. 

     Thành phố Đà Nẵng đông chật những người là người. Vấn đề an ninh, lộn xộn mỗi lúc một thêm gay gắt. Nhiều binh sĩ tức giận, bắn súng lên trời như những kẻ điên khùng vì không hiểu tại sao lại có lệnh rút lui, bỏ hết các trận tuyến gây nên tình trạng hỗn loạn thê thảm này trong khi chưa chạm địch, chưa đánh đấm chi cả. Xưa nay có bao giờ thế đâu! Tự nhiên không đánh nhau, mà chỉ biết bỏ chạy là làm sao?



     Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đòan I kiêm Vùng I Chiến Thuật, có lẽ là người duy nhất ở đây biết được chuyện này, do ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiêu gọi vô Sài Gòn gấp, họp các Tướng Lãnh, nhưng vào tới nơi thì chỉ có một mình ông gặp Tổng Thống Thiệu và nhận lệnh cuả vị Tổng Tư Lệnh quân đội: “ Rút bỏ Quân Khu I ! “ Tướng Trưởng, một danh Tướng cuả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thế giới biết tiếng, biết tên, chết điếng cả người nhưng … chẳng muốn hỏi tại sao vì ông cũng đoán biết: hỏi cũng vô ích, để rồi bỗng dưng khai tử luôn cả một Quân Đoàn ( Army Corps ) hùng mạnh cho nó tan hàng , xập tiệm, và cả Vùng I Chiến thuật bao gồm 5 Tỉnh: Quảng Trị, Thưà Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và 2 thành phố Huế, Đà Nẵng.



     Bộ Chỉ Huy Quân Trấn Đà Nẵng được lệnh rõ ràng cuả Tướng Trưởng: Bất cứ kẻ nào dùng súng đạn cướp bóc, xâm phạm tính mạng, tài sản của dân chúng trong tỉnh trạng rối lọan hiện nay sẽ bị các lực    lượng an ninh, quân cảnh bắn hạ tại chỗ! Tuy có cấp chức được quyền ở cư xá do quân đội cung cấp, nhưng tôi có giấy phép dậy học ngoài giờ làm việc ( chuyên dậy kèm Pháp và Anh ngữ cho rất đông học sinh Trung Học ) để đời sống vật chất tốt hơn, đối với gia đình đông con, tránh được chuyện dính dáng đến tham nhũng, hối lộ, rồi làm “ dê tế thần ” cho tình trạng chính quyền và xã hội “ lem nhem “ thời đó.



     Vài em học sinh chăm chỉ vẫn còn lui tới: “ Thưa Thầy ! các lớp học ra sao, có học tiếp không hả Thầy? “ Tội nghiệp ! Giờ này mà các em vẫn có thể nghĩ đến chuyện học hành.. Tôi nói “ Thôi, chúng ta tạm nghỉ, khi nào yên tĩnh hãy hay. Các em nên tránh bớt việc đi lại ngòai đường phố trong lúc này, rất nguy hiểm.”  Các em ra về, vẻ mặt buồn thiu…Gia đình tôi ở trong một ngôi nhà nhỏ trong khu xóm đồng bào nghèo, nhưng có 2 cái sân đủ cho học sinh 3 lớp học tối mỗi đêm, thay phiên nhau đậu xe gắn máy và xe đạp. Lúc này, tôi dã đưa gia đình và di chuyển những gì cần thiết lên văn phòng Toà Án cho được an ninh vì có anh em Nghĩa Quân canh gác các cơ quan chính quyền. 
       Các ngân hàng đã đóng cửa, rất nhiều người cũng như tôi, khi nghĩ tới chuyện cần có số tiền phòng thân, đành chịu chết. Thôi, giữ sổ sách rồi vào Sài Gòn hãy hay. Có chi sài nấy vậy. Ai cũng nghĩ như thế để an tâm đối phó với tình hình trước mặt, ngày càng gay go, hỗn độn. Tôi điện thọai vào phi trường quân sự, định hỏi Thiếu Tá Trưởng Phòng An Ninh, không có, xin gặp Đại Úy Quang, cũng không có, chỉ có Trung Úy Bẩy trả lời, “ Thiếu Tá ơi ! Tụi nó pháo kích hỏa tiễn 122 ly của Trung Cộng cầy nát phi đạo rồi, máy bay của mình không đáp xuống được nữa, chỉ sài được trực thăng thôi.  Người đông nghẹt mà trực thăng không thấy đến chi cả ! “ Tôi điện thọai sang Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I, hỏi thăm mấy Sĩ Quan thân thiết thì được hay: Tại Cảng Tiên Sa, tầu không đủ chuyên chở quân đội di tản cùng với gia đình cũng như đồng bào trốn chạy quân cộng sản đang tiến vào thành phố bằng nhiều ngả, bao vây chung quanh Đà Nẵng.



     Lệnh trên: rút bỏ Quân Khu I không đánh đấm chi cả thì tình trạng làm sao khác được ! Địch pháo kích chung quanh Đà Nẵng ầm ầm… Tôi gọi sang Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Khu. Đại Tá Chỉ Huy Trưởng vẫn còn ở đó. Là bạn thân với nhau từ hồi còn nhỏ, lưu lạc giang hồ, mãi sau này mới gặp lại nhau và lần sau cùng là ở Đà Nẵng. Tôi chở tất cả gia đình trên chiếc xe jeep, gồm nhà tôi và 7 đứa con, đứa con gái lớn, đứa con trai kế 16 tuổi, đứa con gái út mới được 6 tháng, vợ tôi phải bồng ẵm trên tay, đến Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đòan.



     Lúc đó là chiều ngày 28 tháng 3, tôi gọi cậu tài xế trung thành và can đảm, Binh nhất Túc, mà tôi đã đích thân đến đơn vị hành chánh quản trị địa phương, lựa chọn rồi hỏi han về tình trạng khó khăn khiến hắn can tội đào ngũ. Tôi liên lạc với đơn vị gốc của Túc, nhận cho hắn làm tài xế vì Tòa Án có xe nhưng không đủ quân nhân tài xế. Sau này, tôi thấy Túc tận tâm, chu đáo và trung thành, nên tôi nói với đơn vị đề nghị cho Túc lên Hạ Sĩ, mong ngày nào nào đó không xa, cho hắn lên hạ sĩ nhất  thì đồng lương cũng đỡ khổ cho gia đình.. Tôi bảo: “ Thôi, cậu lo cái xe cho tốt, đầy đủ săng nhớt rồi cho cậu về lo chuyện gia đình, Tôi lái lấy cũng được.. Đây, chìa khóa văn phòng và tất cả những gì của gia đình tôi trong đó, nếu tôi đi khỏi thì tất cả là của cậu. Cậu ở lại lo cho gia đình. Vợ con cậu cũng cần đến cậu trong lúc hỗn lọan này. Đem những thùng, hộp thực phẩm khô, sữa hộp chia cho anh em Nghĩa Quân.. Tôi sẽ cho lệnh họ : khỏi canh gác nữa ! Tòa chỉ còn tôi là Sĩ Quan cuối cùng ở đây, anh em Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ thì ở trại gia binh rồi. 
     Dân chạy loạn được tầu Mỹ  câu lên - 
Cho họ về lo thu xếp , bảo vệ gia đình. ”Tôi bắt tay cậu tài xế, Hạ Sĩ Túc. Cậu tài xế cứ nắm chặt lấy tay tôi, nói trong nghẹn ngào“  Em không nỡ để Thiếu Tá và Cô đi một mình với các em như thế này. Cứ để em đi theo, thầy trò mình sống chết có nhau, gia đình em đông người, nhiều bà con, dân địa phương, em là binh sĩ nên không có gì khó khăn nhiều như Thiếu Tá. Thiếu Tá đi được rồi, em trở lại với gia đình cũng được, không sao cả! “ Tự nhiên tôi thấy mắt mình nhòa đi trước tấm lòng của cậu tài xế trung thành và can đảm, luôn luôn nghĩ đến tôi, và gia đình vì chúng tôi: một Sĩ Quan cấp Tá , Phó Ủy Viên Chính Phủ Toà Án Quân Sự Mặt Trận Quân khu I và một binh sĩ luôn sống với nhau như người trong một gia đình ruột thịt đã nhiều năm, nhiều tháng.



     Tôi bảo: “ Túc ! Cậu phải nghe tôi, về trông coi, bảo vệ lấy gia đình trong lúc này ! Tôi tới Bộ Chỉ Huy Pháo Binh bây giờ. Ông Đại Tá Chỉ Huy Trưởng còn ở đó! “ Hạ Sĩ Túc, cậu tài xế rời nắm tay tôi rồi đứng nghiêm, giơ tay chào nghiêm chỉnh: Kính chúc Thiếu Tá, Cô, cùng các em ra đi bình an ! Tôi thấy rõ cậu tài xế can đảm và trung thành bật khóc. Chắc chắn là hắn khóc cho gia đình tôi trong cơn nguy biến, mà tôi bắt hắn phải ở lại… Trên đường, một chiếc xe Jeep chạy ngược chiều với tôi, trên có 4 Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến, tuổi còn trẻ nhưng đều đeo lon Cấp Tá, rất quen thuộc, tôi chạy chậm lại, giơ tay vẫy chào, và hỏi to, “ Có chi lạ không ? “ Mấy Ông bạn cũng giơ tay vẫy. Một anh bạn người Nam la lớn:   “ Đù má nó ! Anh coi chiến tranh kiểu chi lạ! Tụi này có bao giờ bỏ chạy như thế này đâu! Lại mấy thằng mất dậy…đem con bỏ chợ, âm mưu buôn bán xương máu tụi mình đây thôi !…” 

      Gia đình Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh đã vào Sài Gòn ít hôm trước, Ông còn ở lại vì Tướng Trưởng và Bộ Tư Lệnh Quân Đòan vẫn còn ở Đà Nẵng. Đang ăn cơm tối với nhau thì điện thọai reo . Sĩ Quan trực chạy vào báo cáo: Thưa Đại Tá! Có lệnh của Trung Tướng mời Đại Tá sang ngay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn! Ông Đại Tá bắt tay tôi và mấy Sĩ Quan thuộc quyền của Ông đã tụ tập về đó: “ Chúc Anh Chị, quý vị các cháu và tất cả bình an. “ Ông còn dặn tôi trong lúc vội vã quay đi “ Anh cho Chị và các cháu ngủ tạm trong hầm của tôi, rất tốt! Nếu thiếu chỗ thì giường của tôi trong phòng kia… “ Sau này, toi biết là Ông cùng Bộ̣ Tư Lệ̣nh Quân Đoàn sang sân bay trực thăng Non Nước để̉ ra tàu Hải Quân cuả Mỹ chờ ngoài biển. 

     Tôi mặc nguyên quân phục tác chiến, với khẩu súng Colt - 12 bên mình, chỉ bỏ cái mũ sắt 2 lớp ra, rồi ngả lưng xuống giường thiu thiu ngủ chập chờn… Điện thọai reo, Sĩ Quan trực chạy sang: Thưa Thiếu Tá, Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn cho hay: 5 chiếc Tầu Hải Quân đã được lệnh lên đường, ra Biển Mỹ Khê, Đà Nẵng chuyên chở quân đội, gia đình và dân chúng. Tầu sẽ tới nơi vào khuya đêm nay hay sáng sớm mai… 

Tôi đang mơ mơ màng màng trong giấc ngủ nặng nề thì có người đánh thức tôi dậy và nói trong sự vội vàng,  ”Thiếu Tá ! Thiếu Tá ! Mình phải đi ngay, rời khỏi nơi này vì tin tức cho hay quân cộng sản Bắc Việt đã tới rất gần thành phố, không gặp sự kháng cự nào cả…“  Tôi đánh thức gia đình, vợ con rồi tất cả lại lên chiếc xe Jeep với ít đồ đạc gọn nhẹ tùy thân, nhắm hướng Bãi Biển Mỹ Khê phóng đi, sau khi bắt tay vội vàng vài Ông bạn Sĩ Quan Pháo Binh.



     Xe chạy được một quãng khá xa, chừng dăm cây số, bỗng đưá con gái lớn cuả chúng tôi kêu thất thanh: “Cái va-li da cuả Mợ đâu rồi ? “ Trong số đồ đạc mang theo thì cái va-li da đó có chút ít tài sản còn lại đáng giá hơn mấy cái va-li đã nằm trong xe Jeep để sống, do bà nhà tôi và đưá con gái lớn, vốn tính cẩn thận, trông coi cho chắc ăn. Mọi người trên xe nhận ra là trong lúc vội vàng di chuyển, chính cái va-li đó đã bị gia đình tôi bỏ lại ở trại Pháo Binh vưà rồi. Chết thật! Tôi lái xe quay lại ngay lập tức, nhưng khó khăn vì người di chuyển quá đông.



     Chạy trở về trại Pháo binh, vẫn còn 2 cậu lính gác, tôi đậu xe ngay cưả phòng vưà rời ban nẫy, chạy như bay vào trong. May quá ! ( cái may đầu tiên ) Chiếc va-li đã được lôi từ trong căn hầm gia đình tôi ṭam trú lúc trước, nhưng chưa đem lên xe, vẫn còn nằm trơ một mình sau cánh cưả lối lên phòng tôi nằm. May mà còn lính gác, nếu không thì dân chúng quanh đó và bọn cướp phá cơ quan, công sở đã tràn vào vơ vét tất cả những gì còn ḷại, và cái va-li “quan trọng nhất cuả gia đình tôi “ cũng mất tiêu rồi. Nếu nó bị mất thì không biết sau này gia đình tôi cầm cự ra sao với cuộc sống đổi đời với trăm ngàn khổ cực. Trời Đất đã cứu gia đình tôi.. Đưá con gái lớn lần này tay lúc nào cũng để lên cái va-li vưà tìm lại được.Tôi lái xe ra cổng, anh em binh sĩ vẫn còn canh gác. Tôi nó : “ Anh em về đi, lo chuyện gia đình, doanh trại không còn ai nữa! “ 

     Trời đất ! Đường xá ban đêm mà lúc này đông nghẹt những người là người, di chuyển bằng đủ mọi cách. Tất cả đều hướng về phía Cảng Tiên Sa và bãi biển Mỹ Khê. Tôi lái xe, khẩu Colt-12 đeo trước ngực, ̣ kiẻu Sĩ Quan Đức, đã lên đạn, khoá chốt an toàn, khẩu M-16 đã lên đạn sẵn, cũng khóa chốt, để ngay bên cạnh. Đứa con trai lớn nhất 16 tuổi, có mặt trong xe cũng đã được tôi chỉ dẫn để sử dụng khẩu tiểu liên hạng nhẹ Carbin M-2 để đề phòng trường hợp bị bọn bất lương, tấn công, cướp bóc trong khi hỗn lọan. Trông cảnh người xe xuôi ngược thật là kinh hoàng, trong khi đó quân cộng sản vẫn pháo kích vào thành phố Đà Nẵng nổ ùynh ! ùynh ! … rải rác đó đây. 
      
     Cái xe Jeep của tôi đang chạy bỗng dưng chết máy, nằm ỳ ngay cạnh đường. Thế là làm sao ! Còn đang lúng túng thì hai binh sĩ cầm M-16 từ cống trại lính bên kia đường tiến đến xe tôi dòm ngó, xem có chuyện chi mà lại dừng xe ngang xương trong dòng người đang chẩy xuôi ra hướng bãi biển. Một binh sĩ chào tôi: Thưa Thiếu Tá ! Sao Thiếu Tá lại ở đây vào lúc này ? – Xe tôi chết máy rồi ! Cậu binh sĩ kia cũng chạy lại rồi la to : Đại Úy Sinh ! Ra mau ! Thiếu Tá Phó Ủy Viên Chính Phủ Tòa Án Mặt Trận đây nè! Đại Úy Từ Khánh Sinh, Đại Đội Trưởng nhẩy dù, bị thương tại mặt trận, sau được đưa về đây làm Quản Đốc Quân Lao Đà Nẵng, dưới quyền cuả tôi. Đại Úy Sinh, quân phục tác chiến chỉnh tề, mũ sắt 2 lớp, giơ tay chào tôi nghiêm chỉnh như thường lệ. Chúng tôi bắt tay nhau trong khi tôi nói: “ Hay nhỉ ! Sao cái xe của tôi lại chết máy ngay ở chỗ này ? Nếu nó chết máy ở chỗ khác thì làm sao đây ? “



     Tôi nghĩ thầm trong bụng: Đây là điều may mắn thứ hai cho chúng tôi trong cơn hỗn lọạn kinh hoàng. Anh Sinh kêu mấy binh sĩ ra đẩy cái xe của tôi vào trong sân trại rồi ra lệnh cho một Thượng Sĩ : “ Lấy cái xe dự trữ cuả mình, lo săng nhớt đầy đủ rồi giúp gia đình Thiếu Tá chuyển đồ đạc sang, chớ lúc này mà xe cộ lộn xộn là nguy hiểm lắm. “ Tôi cảm ơn Đại Úy Sinh, bắt tay viên Thượng Sĩ già rồi vào văn phòng, có vài Sĩ Quan trong đó. Sau vài phút hỏi han tình hình, tôi hỏi Đại Úy Sinh ”Anh em bị giam giữ còn bao nhiêu người ? “ – Thưa Thiếu Tá: gần 7 trăm ! – Việc ăn uống của họ tới ngày hôm nay ra sao? – Hôm nay thì vẫn còn, nhưng ngày mai thì chưa biết, gạo mình còn, nhưng liệu nhà thầu cung cấp thức ăn có còn liên lạc nữa không. Suy nghĩ thật nhanh vài giây rồi tôi quyết định : “ Quân cộng sản đang tiến vào Đà Nẵng mà không đánh nhau chi cả. Nhân danh Sĩ Quan cấp chức cao nhất của 2 Tòa: Mặt Trận Vùng I và Tòa Thường Trực Đà Nẵng, hiện có mặt tại đây,  tôi ra lệnh thả hết tất cả quân phạm không phân biệt đại hay tiểu hình, sĩ quan hay binh sĩ……En temps de guerre ! En cas de force majeure ! ( trong lúc chiến tranh ! Trong trường hợp bất khả kháng ) chúng ta có quyền làm bất cứ cách nào để bảo vệ sinh mạng của ngần đó con người, đã từng là quân nhân như chúng ta. Họ cũng có thân nhân gia đình đang đợi chờ họ. Anh Sinh cho thư ký đánh máy biên bản theo lời tôi đọc  “ Lệnh thả hết quân phạm “… Tôi sẽ ký tên với tính cách người ra lệnh, và tất cả Sĩ Quan có mặt cùng ký tên với tính cách nhân chứng, hiểu biết quyết định này. Sau này vào Sài Gòn, chúng ta có giấy tờ trình Nha Quân Pháp và Bộ Quốc Phòng là những cơ quan mà hai Toà Án chúng ta trực thuộc. Sáng sớm mai, chúng ta sẽ thả hết … 
                                                                                            * 
     Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ của Quân Lao hầu như vẫn còn có mặt đông đủ tới giờ phút này. Đại Úy Sinh vốn gốc Sĩ Quan nhẩy dù cho nên làm việc rất đàng hoàng, nghiêm chỉnh. Bộ phận cấp dưỡng, dọn cơm tối lên cho mấy anh em Sĩ Quan chúng tôi, vừa ăn, vừa bàn bạc công việc phải làm sáng mai. Một Hạ Sĩ Quan đi xe gắn máy từ Cảng Tiên Sa trở về, báo cáo: Cảng Tiên Sa rất đông người, tầu bè di chuyển không đủ, rất khó khăn, địch thỉnh thỏang lại nã vài trái hỏa tiễn gây chết chóc và thương tích cho bà con… Đại Úy Sinh bảo anh em lo cơm tối cho gia đình tôi và chỗ nghỉ ngơi qua đêm.. Tình “ Huynh đệ chi binh “ những lúc như thế này mới thấy nó cao quý làm sao ! Tất cả đều coi nhau như ruột thịt một nhà. Thật là phúc đức cho gia đình tôi: trong suốt những ngày rối loạn, di tản, chúng tôi may mắn vẫn có chỗ ăn, chỗ ngủ đàng hoàng, không thì khổ cho đám con trẻ biết mấy, nhất là đưá con gái út mới được ̉6 tháng, nhà tôi còn phải bồng ẵm trên tay và lo những bình sưã và biết bao nhiêu thứ cho một đưá bé như thế.. 

      Hôm sau, trời còn sớm lắm, nhưng tất cả chúng tôi đã thức dậy. Tất cả Sĩ Quan chúng tôi cùng binh sĩ trong trại kéo nhau xuống phía khu vực nhà giam. Tôi ra lệnh tất cả Hạ sĩ quan và binh sĩ súng M-16 lên đạn, khóa chốt an toàn, đứng thành 2 hàng. Các Sĩ Quan đứng sau lưng, tôi cho mở cửa nhà giam, rồi dùng loa phóng thanh cầm tay nói lớn : Nhân danh Sĩ Quan có cấp chức cao nhất của Tòa án quân sự Mặt Trận Vùng I và Tòa án quân sự Thường Trực Đà Nẵng hiện có mặt tại đây, tôi ra lệnh thả tất cả anh em ngay lúc này để trở về lo cho thân nhân gia đình trong tình hình khẩn cấp hiện nay…



     Nhiều anh em quân phạm còn nhìn nhau có vẻ ngơ ngác vì họ không biết rõ tình hình bên ngòai. Tôi nói tiếp: Anh em trật tự ra ngòai theo hướng dẫn của 1 Sĩ Quan, xếp hàng 10 người một, cứ đủ 6 hàng thì ngưng lại, ngồi xuống Khi có lệnh hô của 1 Sĩ Quan thì 2 hàng đứng dậy, theo tiếng hô thứ hai là cả 20 người chạy ra khỏi cổng trại, về nhà. Bất cứ ai gây lộn xộn, làm mất trật tự, hay đang chạy mà quay đầu lại hoặc dừng lại bất cứ vì lý do gì, sẽ bị bắn gục ngay tại chỗ! Nghe rõ chưa ? Tất cả anh em đều reo mừng và thi hành lệnh một cách nghiêm chỉnh… 

     Công việc “ thả tù “ đã xong, tôi thở phào nhẹ nhõm, họ cũng là người, từng là quân nhân dù có phạm tội, họ cũng có thân nhân gia đình đang trông đợi trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm này, chỉ sợ có sự rối lọan xẩy ra khi anh em nóng lòng, sốt ruột rồi làm càn, ai cũng muốn thóat ra khỏi nhà tù càng sớm càng tốt. May mắn là việc đó đã không xẩy ra.       
        
     Ăn sáng qua loa xong, tôi cho lệnh tập họp tất cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ cuả Quiân Lao. Quân số gần như đông đủ hoàn toàn. Với giọng nói trộn lẫn sự sót sa trong lòng, dù rằng cuộc đời cuả tôi đã quen với sót sa, đau khổ, chia lià từ khi 15 tuổi, phải bỏ trường  trung học ở Hải Phòng để lăn mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp, địch bắt hai lần, rồi 23 năm lính chống cộng sản, từ Binh Nhì, không theo học trường Sĩ Quan nào cả mà lên Thiếu Tá, với chức vụ   Phó Ủy Viên Chính Phủ toà án quân sự mặt trận Quân khu I ( lãnh thổ trách nhiệm: các tỉnh Quảng Trị, Thưà Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Tín và 2 thành phố Huế, Đà Nẵng ), tôi nói “ Vận nước bắt chúng ta phải bỏ cuộc một cách đau lòng. Chúng ta đã làm hết bổn phận cuả những quân nhân.



     Bây giờ, không còn cách nào khác hơm nưã, tôi khuyên anh em nên trở về ngay,  lo cho gia đình trong cơn hỗn loạn. Súng đạn cá nhân, anh em tùy nghi tìm cách thủ tiêu, ai không làm được thì để vào trong kho súng chắc chắn kia, Sĩ Quan tiếp liệu khoá kỹ lại, không để lọt vào tay những kẻ xấu, dùng nó làm hại người dân vô tội  trong lúc hỗn loạn này. Còn các Sĩ Quan, anh em mình tạm chia tay ở đây và mong có ngày gặp lại. Xin chúc tất cả anh em bình an! “ Tôi bắt tay thật chặt từng Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ…Vài binh sĩ bịn rịn không nỡ rời chúng tôi trong khung cảnh đau đớn như thế này. Họ vẫn còn đứng nghiêm, giơ tay chào theo quân cách rồi mới tan hàng, theo nhau từng nhóm một. Mấy đưá con đã lớn cuả tôi đứng đằng xa, cạnh chiếc xe Jeep, trông thấy cảnh đó̀ cũng hiểu được nỗi đau lòng cuả lớp người cha, anh, những quân nhân chúng tôi, cho nên chúng nó cũng nước mắt sụt sùi.



     Khi ṃoi người đã tan hàng, ai lo việc nấy, Đại Úy Sinh, chỉ có một mình ở trại, lên xe cùng gia đình tôi. Anh lái ra phiá bãi biển Mỹ Khê. Có mấy chiếc tầu Haỉ Quân từ trong Nam kéo ra thật, nhưng đậu hơi xa, nước cạn không vào gần được. Trên tầu đông đặc những người là người và khắp ṃoi chỗ nơi bãi biển, người từ khắp nơi dồn về sao mà đông thế. Cả lính lẫn dân, kẻ lội nước, kẻ đi đủ loại ghe thuyền, cố gắng bơi ra ra tới chỗ tâù đậu. Cầu thang lên tầu không đủ để đưa số người đông đặc như kiến leo lên. Người ta phải dùng đến những cái thang dây dùng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng người vẫn chen chúc leo lên, hành lý mang theo rơi rớt xuống biển mỗi lúc một nhiều, rồi đến lúc có những người vì chen chúc, xô đẩy, đuối sức cũng rớt xuống biển đều đều. Những tiếng kêu gào thất thanh càng làm cho cảnh tượng thêm rùng rợn. Nhiều người trên bờ biển khóc thét lên làm cho những đưá con nhỏ cuả tôi cũng oà lên khóc theo.



     Tôi bảo Đại Úy Sinh  “ Mình không thể để cho những đưá trẻ thơ như thế này cũng phải cḥiu cảnh thê thảm đó ! “ Anh Sinh bảo tôi “ Bọn mình tránh ra phiá này, tôi có thằng đàn em ở trong xóm đằng kia. Nó có chiếc ghe dìm dưới nước. Nó và bọn mình đi ghe ra phiá ngoài xa, lên chiếc tầu ở tít ngoài kia mới được. “



     Chiếc xe Jeep cài số nhỏ, ì ạch lăn bánh trên cát, chở đông người chúng tôi tới phiá cách xa đó một khoảng, gần một xóm nhỏ lơ thơ mấy nóc nhà tranh, nhà lá. Anh Sinh chạy vut vào trong xóm rồi ra ngay cùng với một cậu nghiã quân. Chiếc ghe được lôi ở dưới nước lên, đủ chở ngần đó con người, tuy có chút nguy hiểm về an toàn.. Đành liều vậy, chớ biết làm sao ! Bà nhà tôi lên tiếng: “ Sống cùng sống, chết cùng chết với nhau! “ Cậu nghiã quân nói: Thiếu Tá và Đại Úy thay quần áo dân sự đi vì em biết tụi du kích và đặc công nằm vùng đang ra công khai hoạt động để kiểm soát tình hình,phiá sau quân đội đánh chiếm thành phố Đà nẵng và vùng chung quanh, ngăn chặn đồng bào di tản, tụi  nó hung hăng lắm!



     Tôi đã từng có kinh nghiệm khi đi kháng chiến, đứng trong hàng ngũ cuả cộng sản gần 7 năm, công tác trong các văn phòng cơ quan lãnh đạo vì có chút chữ nghiã và có người anh ruột đỡ đầu, che chở, cho nên tôi biết rõ Sách - Lược ( Policy & Strategy ) cuả cộng sản là đánh chiếm một vùng hay một xứ sở, quốc gia nào thì bắt buộc: quân tác chiến làm xong nhiệm vụ, lập tức lực lượng bình định ( Pacificatory forces ) phải kiểm soát an ninh, trật tự, đè bẹp, diệt tan mọi sức kháng cự hay nổi lên làm loạn sau này… Chúng tôi chuyển đồ đạc trên xe xuống bãi cát rồi tôi đưa chùm chìa khóa xe cho một người đàn ông ngòai 50 tuổi dáng hiền lành, đứng cạnh đó, không rõ ông ta thuộc lọai người gì. Tôi bảo : Nếu chúng tôi xuống ghe đi được thì Bác lấy chiếc xe này, đem về biến cải đi mà sài ! Chúng tôi chuẩn bị bước xuống chiếc ghe của cậu nghĩa quân, đã được tát sạch nước, nhưng lúng túng vì đông người, có đám con nít, với đồ đạc…



     Từ phiá làng xóm gần đó, bọn du kích và quân chủ lực miền ( regional forces ) cuả Tỉnh Đội Quảng Nam – Đà Nẵng đã chia nhau từng toán nhỏ đi lùng soát, ngăn chặn tại các điạ điểm trọng yếu, mà bãi biển Mỹ  Khê, Sơn Trà, núi Non Nước vv… là những điểm chúng đã chú ý. Mấy tên du kích chiã súng tiểu liên AK- 47 cuả Liên Sô và cả M-16 cuả quân Việt Nam Cộng Hoà bỏ lại, quát om xòm: “ Không có đi đâu hết cả ! Quay về ngay, không thì…bắn hết ! “ Chúng nổ vài loạt súng vào chiếc thuyền nhỏ và bắt chúng tôi quay lại. Thật là buồn lẫn tức giận vì Đại Uý Sinh từng là Đại Đội Trưởng Nhẩy Dù, còn tôi thì đã từng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tây bắt 2 lần, rồi 23 năm trong Quân Đội Cộng Hoà từ Lính hạng bét leo lên cấp Tá, từng coi bọn du kích này như bọn … chó chết, nhưng lúc này chúng nó là kẻ thắng trận và đang cầm tiểu liên xung kích trong tay.



     Tôi nói nhỏ với Sinh : thôi quay lại ! Tôi nhìn lũ trẻ mặt mũi lo sợ, kinh hoàng mà lòng đau sót không cách nào nói hết được…. Khi trở lại chiếc xe thì Bác “ nhà quê “ đang ngồi ở ghế tài xề và cho xe nổ máy. Loay loay mà chẳng biết làm sao cho chiếc xe nổ máy.. Tôi nói với Bác ta :   “ Thôi, cảm ơn Bác, chúng tôi không đi được, cần xe chở nhà tôi và các cháu về thành phố kẻo trời chiều đã muộn, ở giưã bãi biển mênh mông thế này, đằng kia người đen như kiến vẫn đang lên tầu và vẫn… đang rơi rụng xuống biển như sung, như lá bay thế kia, coi bộ không được rồi, nhất là các cháu nhỏ như thế này « . Bác ta vui vẻ đưa lại chùm chià khoá cho tôi và bước xuống nhường chỗ cho Đại Uý Sinh và tôi chuyển đồ đạc trở lại trong xe.



     Đây lại thêm  điều may mắn thứ ba cho chúng tôi. Xong việc, tôi bảo anh Sinh lên lái xe, tôi ngồi bên cạnh còn nhà tôi và các cháu ngồi hết ở phiá sau. Đại Uý Sinh ngồi lên cầm tay lái, tôi quay lại nói với người đàn ông hiền lành, gần như không thấy nói năng gì cả: Cảm ơn Bác nghe ! Cầu chúc Bác bình an ! Trong khi Đại Uý Sinh cài số nhỏ, lái xe ì ạch lăn trên bãi cát, tìm lối lên bờ, tôi nói với anh Sinh : May mà tay này hiền lành, thật thà, mở xe mấy lần máy không nổ, nếu nổ máy, liệu anh ta có biết lái nó đi đâu không, và chúng tôi cả bọn đang đứng ở giưã bãi biển mênh mông, với nhiều đe doạ, nguy hiểm, không biết sẽ ra thế nào khi trời đã dần dần ngả bóng về chiều, trong khi anh Sinh chỉ mở máy một cái là xe nổ máy tức khắc, xe tốt, để dự trữ cuả đơn vị anh Sinh kia mà, chớ gặp anh chàng kia là thứ dữ thì thật là khổ sở vất vả cho gia đình tôi với đám con phần nhiều còn nhỏ, đồ đạc lỉnh kỉnh… Xe đã tìm được lối lên đường, quay trở lại lối cũ phải qua Quân Lao Đà Nẵng.



     Trời đất ! Doanh Trại Quân Lao Đà Nẵng cuả Đại Uý Sinh lúc này đông nghẹt bà con, dân chúng ở đâu kéo đến tạm trú, chắc bà con cũng định nhắm hướng bãi biển Mỹ Khê, Tiên Sa, nhưng thấy trời đã sắp tối nên kéo nhau vào đây. Anh Sinh lái xe vào trong, đậu trước hai căn phòng cưả chắc chắn, khoá bằng những chiếc khoá đặc biệt cho nên không có ai vào đây. Mấy anh em binh sĩ cuả anh Sinh, nhà ở liền đó, biết được chúng tôi đã quay trở lại Quân Lao, liền chạy đến, xem có thể giúp đỡ được gì chăng. Đến lúc này mà anh em vẫn còn nghĩ đến chúng tôi, thật là tình “ Huynh Đệ Chi Binh “đúng là bất diệt… Lúc này theo tin tức thì quân cộng sản đã vào kiểm soát thành phố Đà Nẵng.



     Chúng tôi cũng như bao nhiêu Sĩ Quan, quân nhân từ Quảng Trị dồn về vùng đất này hầu hết đã bị dồn vào chỗ chết, nhưng biết làm sao, đành theo vận nước.. Qua một đêm khó khăn, khắc khoải ở Quân Lao Đà Nẵng, đơn vị cũ cuả Đại Uý Sinh, anh Sinh lo cho chúng tôi là một chuyện, lo cho gia đình, nhà tôi và lũ con còn nhỏ, cũng như cho chính anh với tương lai tối tăm trước mặt, thật là kinh khủng. Trời sáng lúc nào không hay. Tôi bảo Đại Úy Sinh chạy vào ngôi chùa của Quân Lao, ( trong khu vực Quân lao có một ngôi Nhà Thờ và một ngôi Chùa nhỏ dành cho quân  phạm sinh hoạt tâm linh theo giờ giấc quy định ) kiếm một lá cờ Phật Giáo vì lúc này Thầy Thích Trí Quang “ Chuyên viên tôn giáo vận “ cuả Cộng Sản Việt Nam từ 1946, từ hồi tôi còn đang trong hàng ngũ kháng chiến với ông, là nhân vật quyền hành lớn lao, người dân miền Nam ai cũng phải biết lúc này vì ông lãnh đạo “ thành phần thứ ba “ ngoài hai lực lượng khác cao hơn: cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đứng đầu là Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ, rồi đến Thủ Tướng Huỳnh Tấn Phát, nhưng thực ra tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo cuả Bộ Chính Trị Trung Ương cộng sản Hà Nội. Nhân vật Thích Trí Quang kêu gọi: Các Bác Sĩ trở về bệnh viện cuả mình làm việc vì số Xe tăng cộng sản vào thành phố Đà Nẵng thương vong quân đội, dân chúng quá nhiều, kêu gọi quân nhân cuả nam Việt Nam đem súng đạn đến nạp tại sân chuà trong thành phố, thị trấn, và ra trình diện Uỷ Ban Quân Quản khi có lệnh…



     Bà con nói: Sân Chuà Tỉnh Hội Đà Nẵng ở đường Ông Ích Khiêm là một cái núi chất đầy súng đạn, nhiều nhất là súng M-16 trang bị cho các lực lượng võ trang chính quy cuả Nam Việt Nam, còn vứt rải rác khắp hang cùng, ngõ hẻm thì không kễ. Tất cả chúng tôi lại chất đồ đạc lên xe trở vào thành phố Đà Nẵng, là vùng đất chết lúc này, nhưng biết làm sao khác được ! Xe ra khỏi cổng trại với chiếc lá cờ Phật Giáo to tổ chảng bay phất phới. Xe chạy sắp tới ngã ba rẽ vào thành phố Đà Nẵng và đi Huế thì mấy chú bộ đội chủ lực cuả Tỉnh Đội Quảng Nam ( tôi đoán thế ) mũ tai bèo, súng AK-47 từ bên cạnh đường nhẩy ra chặn xe lại và yêu cầu Anh Sinh và tôi buớc xuống khỏi xe.



     Thấy mấy tên bộ đội non choẹt, nếu trước đó ít lâu thì cứ một chiến binh lính Dù cuả anh Sinh là dư sức “ sơi tái “ một lúc cả 3 tên bộ đội ‘ bé choắt “ này trong 30 giây đồng hồ, tôi chơi nước liếu hét to : “ các anh trông lá cờ trước mũi xe kia! Lệnh cuả Ban Quân Quản Đà Nẵng và Thầy Thích Trí Quang sai chúng tôi liên lạc khẩn cấp với Chuà Tỉnh Hội Đà Nẵng xin xe cộ ra bãi biển Tiên Sa chở bà con, đồng bào bị thương nằm la liệt ngoài đó, chậm không đưa về bệnh viện là chết hết ! “ Mấy chú bộ đội ngơ ngáo nhìn nhau rồi khoát tay : “ Thôi đi mau lên ! “.



     Chạy vào phiá thành phố rồi, tôi mới bảo Đại Uý Sinh: Moa không hét toáng lên như vậy là chúng nó bắt hai anh em mình xuống ngồi tập trung với đám người ở bãi cỏ rồi, lúc đó nhà tôi và lũ trẻ này sẽ ra sao ! Kinh khủng quá ! Xe chạy vào trung tâm thành phố thì bọn tôi thấy cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt Trận Giải Phóng miền Nam đã đầy ngập thành phố, khắp chốn hang cùng ngõ hẻm. Mà thật ! Một nhóm các em học sinh, trong đó có cả học sinh cuả tôi mấy hôm trước, đã bị luà ra đầy đường phố, mỗi nhóm có kèm hai, ba tay súng đặc công chỉ huy, làm công tác tuyên truyền, kêu gọi bà con trở về…thành phố đã được giải phóng !



     Hai em học sinh chạy lại bên tôi nói : Thưa Thầy ! Thầy đưa Cô và các em về nhà, và có cần đi đâu trong thành phố nưã thì Thầy cứ việc đi thoải mái. Xong việc, xin Thầy giao xe lại cho chúng em vì lúc này Thầy cũng biết rồi, thành phố cần quản lý và sử dụng tất cả mọi thứ xe cộ, nhất là cuả quân đội cũ. Tôi bảo một em biết lái xe, nhẩy lên ngồi phiá sau, chật chội, anh Sinh lái đến một gia đình quen biết ở gần đó rồi giao tay lái lại cho tôi. Sau cái bắt tay từ giã sót sa, nhưng  đầy tình “ chiến hữu “, chúng tôi vẫy tay chào nhau khi tôi lái xe thẳng đến Toà Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I. Tôi rút chià khoá xe, nắm trong tay, rồi nhẩy xuống, chạy ào vào văn phòng cũ cuả tôi. Trời đất ! Một cảnh hoang tàn, hỗn độn diễn ra ngay trước mắt tôi : Bao nhiêu hồ sơ, giấy tờ cuả văn phòng, cộng thêm cái đống sách 501 cuốn cuả tôi sưu tầm, góp nhặt cả 2 chục năm nay nằm lung tung, bưà bãi, ngổn ngang như một đống rác. Đã xót sa cho vận nước, tôi càng thêm xót sa cho cái cảnh này. Chán quá, tôi quay ra xe quên cả lượm lại mấy cuốn Tự Điển Việt , Pháp, Mỹ, Anh dầy cộm…là những thứ cộng sản có thấy tôi giữ, tôi cũng chẳng ngại ngần chì...

   
     Nhẩy lên xe, tôi đưa cả gia đình về nhà cậu tài xế cách đó không xa.. Tôi vưà đậu xe trước cưả nhà cậu tài xế và bước xuống thì cả hai vợ chồng Hạ Sĩ Túc từ trong nhà chạy nhào ra ôm lấy tôi, khóc oà lên mà chẳng nói chi cả. Một lúc sau, vợ chồng hắn mới  buông tôi ra mà hỏi : “ Làm sao bây giờ đây hả Thiếu   Tá ? “ Tôi vỗ vai hai vợ chồng cậu tài xế trung thành, đầy tình nghiã mà nói : “ Rồi sẽ tính ! “, chúc anh chị và các cháu bình an, may mắn, tôi phải đi ngay, cho nhà tôi và các cháu nghỉ ngơi kẻo mệt mỏi quá rồi.



      Tôi lái xe đến nhà người cháu họ ở ngay mặt đường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng ở tạm cho được an toàn trong lúc thành phố đang còn hỗn độn như thế này. Tôi chạy sang nhà ông anh họ ở gần đó, hỏi chià khoá vì tôi đoán thế nào đưá cháu  cũng giao chià khoá nhà cho Chú nó là anh họ cuả tôi. trước khi kéo nhau chạy vào Sài Gòn từ sớm vì Mẹ và anh chị em cuả nó đều ở sài Gòn. Gặp anh chị tôi, mọi người nhìn nhau sao mà buồn thảm trong cái cảnh này, không nói ra nhưng ai cũng hiểu : Tôi là Sĩ Quan cấp chức khá cao, đi tù mút muà là cái chắc, còn gia đình anh chị tôi có tiếng là giầu có, buôn bán thành công cả thành phố này ai mà không biết, coi như “ Tư Sản “ hạng nặng rồi . Mở được khoá cưả vào nhà, đưa gia đình, đem đồ đạc vào trong xong, tôi trở ra trao chià khoá xe cho em học sinh đã lớn, hình như đã học lớp 12, chừng 18 tuổi, rành chuyện lái xe và nói: đây chià khoá xe, Thầy giao lại cho em đem về cho cơ quan có trách nhiệm!



     Em nhìn tôi rồi hơi cúi đầu: chào Thầy, em đi ! Chúc Thầy Cô và các em mọi điều may mắn… Tôi quay vào trong nhà, ngồi xuống cái Sô-pha nghỉ ngơi cho bớt căng thẳng đầu óc và cho lại sức, sẵn sàng chờ đón một tương lai đen tối mà tôi đã biết trước, trong khi ngoài đường phố, xe bắc loa thông tin, xe chở công an, bộ đội đi lại phô trương lực lượng chiến thắng, ngả ba, ngã tư đường phố chỗ nào cũng có vài chú bộ đội, ngơ ngáo, mũ tai bèo xách AK-47 đi lại, còn bọn cộng sản nặm vùng, đặc công, cùng bọn “ cách mạng giải phóng theo đuôi mới được 2 ngày “ buộc mảnh vải đỏ ở cánh tay chạy loăng quăng khắp chốn, cứ như ngày hội, trong khi các cưả nhà hai bên đường phố, bà con đóng kín mít, thỉnh thoảng có người hé mở nhìn ra ngoài coi xem “ cách mạng “ đang “ giải phóng “ làm ăn như thế nào…tương lai rồi đi về đâu. Có điều chắc chắn là sẽ tối tăm, mù mịt cũng như nhiều vụ bắt bớ, tịch thu tài sản, cướp bóc vơ vét trắng trợn và nhiều hình thức chết chóc sẽ xẩy ra…

                                                                                                                    
San Diego- California        








__._,_.___


Posted by: NGUYEN DOANH 

"Đâu là sự thật vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế đêm 8.5.1963?"

$
0
0



           Lời giải bày và trả  lời thắc mắc về bài viết

             "Đâu là sự thật vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế  đêm 8.5.1963?"


                           Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Nì Phật

Hôm nay gần1 tháng, kể từ ngày tôi phổ biến bài viết"Đâu là sự thật vụ thảm sát tạiĐài Phát Thanh Huế, đêm 8.5.1963?", tôi đã nhận được một số vãn hồi vui nhiều hơn buồn!Vuivì lui tới chỉ có 5,7 người trong số hằng triệu người VN trong và ngoài nước, như ông Pham Hoàng Vương, Silvia le, Giác Hanh, Ri Nguyễn, Hoàng Trần, Trường An và Văn Tấn Thạch. Riêng ba ông Hoàng Trần, Trường An và Văn Tấn Thạch, họ không bao giờ đề cập đến Đạo Pháp, chính họ xác nhận không cần biết tôi viết đúng hay sai, mà họ chỉ lợi dụng cơ hội nầy để bịa chuyện, vu khống mạ lỵ tôi mọi điều xấu xa hầu trả thù, vì tôi đã tố cáo trước công luận vợ chồng Văn Tấn Thạch và đồng bọn đã lợi dụng danh nghĩa Hội Thủ Đức/NSW để tổ chức gây quỹ gần 25,000.00 đô Úc bỏ túi làm giàu, thông đồng ăn cắp 3,250.00 đô Úc của Ban Thương Phế Binh/Hội TĐ và thâm lạm công quỹ của Hội TĐ trong 4 năm liền, không có hồ sơ chứng minh, rồi bỏ chạy đi lập Hội Thủ Đức Ma Thứ 3, vì không có danh xưng và Hội Viên toàn là đàn bà và dân sự!  Nên tôi không bận tâm với những tên vô liêm sỉ nầy, tôi đang gom góp mọi tài liệu để đưa những tên nầy ra trước Pháp luật xin bồi thường danh dự.  Đối với ông Pham Hoàng Vương, Silvia le, Giác Hạnh và Ri Nguyễn, không biết trinh độ văn hóa và kiến thức về giáo lý của Phật Pháp của họ cao siêu đến mức độ nào mà khi đọc một bài viết với đầy đủ các chi tiết của mọi sự việc, theo diễn tiến thứ tự thời gian, tại mỗi địa điểm, có nhân chứng vô cùng quan trọng đó là Thầy Trí Quang hiện vẫn còn sống tại VN, thế mà họ không hiểu được đâu là sự thật của đêm hôm đó, đã tạo nên những biến động to lớn làm thay đổi cục diện của đất nước! Đã đưa đất nước lâm vào tình thế vô cùng đen tối về chính trị lẫn quân sự, tạo nên những hệ lụy đau thương cho Tổ Quốc, Dân Tộc và Đạo Pháp! Nhưng  họ chỉ dựa vào vài ba danh từ mà họ cho là lạ tai như Công Đạo, Ngoan Đạo và Vĩnh Hằngrồi chụp mũ tôi là “con chiên Cần Lao Công Giáo đội lốt Phật-Tử, Phật tử mạo danh.v…v.!”  và hồ đồ, bịa chuyện vu khống mạ lỵ tôi mọi điều xấu xa! Nhưng với lòng từ bi, bao dung và độ lượng, tôi không buồn trách họ, mà thương cho họ vì thiếu hiểu biết, không nắm vững vấn đề mà đã bị dị ứng bởi vài ba ngôn từ lạ tai, rồi họ chủ quan nổi cơn lôi đình, quên cả lịch sự, khiêm tốn của một người có ăn học phải biết giữ gìn văn hóa Việt hay là một Phật Tử phải biết Pháp Lục Hòa như Khẩu Hòa, Ý Hòa và Kiến Hòa .v…v. và biết thi hành Bát Chánh Đạo như Chánh Kiến, Chánh Ngữ và Chánh Tư Duy.v…v. trong giáo lý của Đạo Phật! Hành động của họ chỉ hạ thấp giá trị của cá nhân họ hoặc gây tiếng xấu cho giới Phật Tử nói riêng và Phật Giáo nói chung mà thôi, không ích lợi cho ai cả! Do đó hôm nay, tôi sẽ trả lời những câu hỏi và giải bày mọi điều chưa được nói rõ, ngõ hầu làm sáng tỏ một vấn đề vô cùng trọng đại đã làm thay đổi vận mạng của cả Dân Tộc mà trong 55 năm qua bị giấu kín và xuyên tạc.

Trong tất cả những bài vu khống mạ lỵ tôi, có một Email của ông Phạm Hoàng Vương với nhiều câu hỏi, nên tôi thấy cần phải trả lời đầy đủ để toàn thể quý vị thấy đâu là sự thật và đâu là lời vu khống, bịa đặt chối bỏ sự thật! Tôi sẽ lần lượt trả lời 6 câu hỏi của ông PH Vương,( đính kèm bên dưới) nhưng trước tiên tôi xin trá lời câu hỏi chót, vì đây là mấu chốt của vấn đề:

Câu hỏi chót /- “Câu hỏi chót tôi xin đặt nơi ông Phan-Văn-Phước : - ông Phước có biết Sư-Phụ Truyền Giới cho ông căn-cứ nơi đâu mà đặt Pháp-Danh là CHƠN-QUẢ không? Nếu không biết thì hỏi các Phật-Giáo-Đồ CHƠN-AN và CHƠN-DIỆU thì rõ.”

Trả Lời: Trong dịp về Huế lo hậu sự cho Nhạc Phụ của tôi, tại làng An Lăng, tôi có lên chùa Hải Đức ở gần nhà và cũng gần chùa Từ Đàm, trước để lễ Phật sau thăm viếng Lăng Mộ của Sư Phụ của tôi là Đại Lão Hòa Thượng Hải Đức -Thích Phước Huệ. Sau phần lễ bái, tôi có vào hầu chuyện với thầy Thích Không Nhiên hiện là trụ trì chùa Hải Đức. Trong lúc trò chuyện, tôi tự giới thiệu là đệ tử của Đại Lão  Hòa Thượng Thích Phước Huệ, thầy Không Nhiên có hỏi Pháp danh của  tôi, tôi trả lời pháp danh: Chơn Quả. Thầy Không Nhiên vui vẻ nói: “Như vậy anh Phước là Sư Huynh của tôi, vì pháp danh của tôi là Không Nhiên, sau anh Phước một hệ.  Rồi thầy Không Nhiên lấy giấy viết vội bài: Kệ Truyền Thừa Dòng Hải Đức Huế:“Tổ Đạo Giới Định Tông - Phương Quảng ChứngViên Thông – Hành Siêu Minh Thiệt Tế - Liễu Đạt Ngộ Chơn Không– Như Nhật Quang Thường chiếu – Phổ Châu Lợi Ích Đồng – Tín Hương Sanh Phước Huệ -Tương Kế Chấn Từ Phong.” Sau đó, thầy Không Nhiên giải thích như sau:  “Đại Lão Hòa Thượng Thích Phước Huệ có pháp danh là Ngộ Tánh,anh Phước có phápdanh Chơn Quảlà đệ tử của Thầy Ngộ Tánh và là Sư Huynh của tôi là Không Nhiên.(đính kèm bút tích của thầy Thich Không Nhiên).   Tôi là Phật tử có Sư Phụ, có chùa Tổ, có pháp danh, là học sinh trường Bồ Đề, là đoàn viên Thiếu niên của gia đình Phật tử Thành Nội Huế, thuộc làu kinh tạng, đã đóng góp tiền và cầm thế tài sản cá nhân để mua nhà  số 13 Windspear ST để xây chùa Trức Lâm Bankstown NSW ngày nay, với sự chứng kiến của Ls TT ÁI, ông Tạ Phước Lộc giám đốc ngân hàng Westpac Bankstown và Hòa Thượng Thích Bảo Lạc …Thế mà ông Phạm Hoàng Vương chụp mũ tôi là Gian Trá, Phật tửgiả hiệu, Cần Lao Công Giáo! Vậy trong đời nầy chỉ có một minh ông Phạm Hoàng Vương là Phật tử thứ thiệt và có độc quyền vu khống chụp mũ những người Phật Tử lương thiện, chân chính như tôi, thật là đau lòng!

Câu hỏi số 1)- “Bất tài, sao Tướng Dương-Văn-Minh điều quân đánh tan loạn Bình-Xuyên và bình-định Miền Tây, buộc quân-đội PGHH đầu hàng”
Trả lới: Trong những ngày đầu của chế độ NĐ Diệm, Tướng Dương Văn Minh là vị Tướng thân cận số một của TT NĐ DIệm, trong các buổi lễ đón các vị Nguyên Thủ quốc gia và các quan khách quan trọng, TT NĐ Diệm và Tướng DVMinh, trong bộ đại lễ màu trắng, như hình với bóng. Sau khi Tướng DV Minh dẹp xong loạn Bình Xuyên, TT NĐ Diệm giao nhiệm vụ cho Tướng DVMinh chỉ huy hành quân tấn công vào sào huyệt chôn giấu tài sản của Tướng Bảy Viễn, trong Mật Khu Rừng Sát, do con của Tướng Bảy Viễn dẫn đường.   Cuộc hành quân chấm dứt, tịch thu được 6 thùng phi tiền,  nhưng khi về đến Sàigòn, Tướng DV Minh chỉ giao nạp cho chính phủ 3 thùng phi tiền mà thôi, còn lại 3 thùng phi tiền Tướng DV minh cất giấu và  không trinh báo cho TT NĐ DIệm. Sau đó TT NĐ Diệm biết được và Tướng DV Minh bị thất sủng từ đó và mang trong lòng mối hận thù TT NĐ Diệm và chờ ngày 01/11.1963 ra tay, bằng cách cho Đại Úy Nhung là đệ tử ruột của Tướng DV Minh đi đón TT NĐ Diệm từ nhà thờ Cha Tam, trên đường về Bộ TTM/QLVNCH, Đại úy Nhung đã đâm nhiều lát dao và bắn nhiều phát đạn vào đầu để giết hại hai anh em TT NĐ Diệm và Cố Vấn NĐ Nhu! Tướng DV Minh không những bất tài mà còn gian tham, thâm độc vì thù riêng mà giết chết chủ
Tướng “Tổng Tư Lệnh” của mình. Lịch sử còn đó! Không những thế, sau khi lật đổ chế độ TT NĐ Diệm, ông DV Minh đã nhẹ dạ nghe theo lời Ai xúi giục? chỉ trong một đêm ra lịnh dẹp bỏ 16,000 (mười sáu ngàn) Ấp Chiến Lược, tức là đã mở 16,000 cánh cửa cho Bộ Đội BV và MTGPMN hát bài “giải phóng Miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước”tự do ra vào các ấp xã, làng mạc của MNVN, để gây nên cảnh chiến tranh tương tàn đau thương cho dân tộc dẫn đến 30.04.75!

Sau cuộc đảo chánh 1.11/63, tình hình chinh trị miền Nam VN ngày càng lụn bại, không có người tài giỏi lãnh đạo, chiến tranh ngày càng tàn khốc khắp các thôn làng, xã ấp! Chỉ có Phật giáo Ấn Quang của Thầy Trí Quang là lên hương vì đã lật đổ được chế độ NĐ Diệm như lòng mong ước và là niềm tự hào của Phật Giáo! Nhưng Thầy Trí Quang không chịu dừng ở đó, Thầy thừa thắng xông lên, tiếp tục cuộc đấu tranh ở mức độ cao hơn. Vào khoản tháng 5, 6 năm 1966, trong trại tù Z nầy, chỉ một minh tôi là tù binh duy nhất bị giam cầm tại vùng rừng núi Hạ Lào, ban ngày đi lao động, buổi chiều một mình học tập chính trị với Cán Bộ VC qua đọc báo và nghe đài Giải Phóng Miền Nam! Trại cho nghe tiếp vận Đài Phật Giáo Đấu Tranh Tại Huế, chính tai tôi nghe rất rõ tiếng Thầy Trí Quang ra lệnh: "Tôi là Thích Trí Quang đây, tôi là Thích Trí Quang đây, yêu cầu đồng bào Phật tử đem bàn thờ Phật ra đường". Khẩu lệnh nầy, thầy Trí Quang lập đi  lập lại nhiều lần trong một ngày và nhiều ngày như thế, qua đài phát thanh do Phật giáo tự thiết lập vô cùng bí mật, mãi về sau nầy mới biết là ĐPT nầy được đặt tại chùa Diệu Đế.Thầy Trí Quang như một vị lãnh tụ quyền uy, phối hợp với quân nhân Phật tử SĐ1 do Đại Tá Đàm Quang Yêu chỉ huy cùng Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh Vùng I/CT, để đòi lập Miền TrungTự Trị gồm 3 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và Đà Nẵng, Quảng Nam! Trong lúc đất nước đang lâm vào tình tình trạng thù trong giặc ngoài, cảnh chiến tranh khốc lệt ngày một cao độ, đồng bào khốn đốn, binh sĩ thương vong! Đất nước đã bị chia 2 năm 54, nay Thầy Trí Quang lại muốn chia 3 năm 66! Sở dĩ Trại cho tôi nghe những tin tức cập nhật dầu sôi lửa bỏng, đang xẩy ra tại Huế, vì tôi là người Huế, để tôi yên tâm học tập vì lòng dân muôn người như một, đang nhất tề nổi dậy dưới sự lãnh đạo tài tình của Cách Mạng để đạp đổ chế độ Thiệu Kỳ, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Nhiều khi Cán Bộ VC hỏi tôi: “Còn chờ đợi gì mà không tình nguyện theo Cách Mạng để đái công chuộc tội!?  Hay nếu Cách Mạng khoan hồng cho anh theo CM, thì anh nghĩ sao? Ôi trời ơi, biết trả lời sao!!!

Tình cờ một hôm, tôi nghe qua đài Giải Phóng MN tiếp vận đài Phật Giáo Huế, một vị Đại Tăng (xin giấu tên) thuộc PG Ấn Quang đã phát biểu: “Thiệu phải ra đi, nếu Thiệu không ra đi, thì Phật Giáo chúng ta phải tranh đấu đến cùng để kéo đầu Thiệu xuống và Mỹ phải cút về nước". Là một người tù binh cô đơn, không bạn bè, không người thân, đói, lạnh, khổ đau đang bị giam cầm giữa chốn núi rừng hoang vu xa lạ, dưới làn mưa bom bảo đạn của B52 và chất đọc hóa học, cứ mỗi chiều khi nghe đài với bao tin xấu, lòng tôi buồn vô hạn và tự hỏi minh chiến đấu, bị thương rồi bị tù cho ai? Tại sao quý Thầy là người tu hành quen với câu kinh, tiếng kệ, đầy lòng nhân ái, Từ Bi Hỷ Xả lại đi làm chính trị vốn đầy gian manh xảo trá,láo lường, như vậy có hợp lý, hợp tình, có bị kẻ gian lợi dụng không? Với tình hình thế nầy thì đất nước sẽ đi về đâu? Quý Thầy có biết:“Còn Tổ Quốc là còn tất cả, mất Tổ Quốc là tất cả mất!?” Trong lúc tình cảm bị thiếu thốn, tinh thần, tư tưởng bị khống chế ngày đêm, nên hay suy nghĩ vẩn vơ: “Tại sao trại tù Z của tôi, ở tận bên Lào lại có những bài báo Lập Trườnglà cơ quan ngôn luận của lực lượng Phật Giáo đấu tranh tại Huế chủ trương! Tại sao những danh từ mới lạ trong báo Lập Trường giống như đúc những danh từ mà tôi học tập chính trị như: “Đá đảo đế quốc Mỹ xâm lược, bảo bọc Thiệu Kỳ. Mỹ phải cút về nước.Thiệu Kỳ là tay sai của Đế Quốc Mỹ xâm lược, Nhân dân ta nhát tề vùng dậy đạp đổ bạo tàn, đạp đổ chế độ Thiệu kỳ. Ngẩng cao đầu nhìn thẳng quân thù v..v.” và tự vấn: “Vậy cuộc đấu tranh của Phật giáo do Thầy Trí Quang lãnh đạo có phải là cuộc đấu tranh vì Tổ quốc, Dân Tộc và Đạo Pháp không? Tại sao Thầy Trí Quang đấu tranh liên tục chống đối cả hai chế độ và đòi “Mỹ cút ngụy nhào”giống như tài liệu học tập chính trị của Việt Cộng mà mình đang học!”, “Giữa Phật giáo Ấn Quang của thầy Trí Quang và VC- MTGPMN có liên hệ gì không? Ôi biết bao câu hỏi cứ loanh quanh trong đầu mà không thể có câu trả lời!.......

Sau 30.04 75, trong các buổi lễ lớn mừng chiến thắng tại Hà Nội, quý Thầy thuộc phe Ấn Quang của Thầy Trí Quang  kể công: “Phật Giáo đã đồng hành với Dân Tộc trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, đã góp phần trong việc thống nhất đất nước ngày nay.v…v.!” Rồi một số Thầy vui mừng hãnh diện được tặng thưởng Huy Chương Cao Quý của nhà nước CHXHCNVN. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, nhà nước CHXHCNVN muốn triệt hạ hệ thống Phật Giáo Ấn Quang vì sợ Thầy Trí Quang ngựa quen đường cũ kêu gọi Phật tử xuống đường biểu tình chống phá Nhà Nước Cách Mạng giống như thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, nên đã bắt các Thầy đi học tập cải tạo như Thầy Tuệ Sỹ, có người bị tra tấn đến chết ở trong tù như Thầy Thích Thiện Minh, riêng Thầy Thích Trí Quang nhờ khôn ngoan hay quen biết lớn và hồng ân Tam Bào gia hộ nên được bình yên vô sự để viết Trí Quang Tự truyện “Không Vẫn Hoàn Không!Còn lại một số Thầy, thuộc khối Ấn Quang của Thầy Trí Quang, không chịu nổi sự đàn áp, khống chế để lập Phật Giáo Quốc Doanh theo chủ trương của chế độ mới XHCH, nên các thầy đã tìm đường vượt biên như Thầy Quảng Liên mệnh danh là vua xuống đường chống Đế Quốc Mỹ cứu nước, nay lại nhờ nước Mỹ đang sống đời sung sướng hạnh phúc ở xứ người! Chúng ta hãy bình tâm nhìn lại thành quả đấu tranh của Phật Giáo Ấn Quang từ năm 1963 đến 1975 đã đạt được những gì cho Tổ Quốc, Dân Tộc và Đạo Pháp. Tổ Quốc thì biển đảo, đất liền mất dần vào tay Trung Quốc, dân tình thì khốn khổ mất nhà, mất đất, thất nghiệp, trộm cắp, xuất khẩu con trai làm nô lệ xứ người, con gái bán trôn nuôi miệng, trao thân cho những tên Tàu già nua bệnh tật! Quý Thầy thì bị quảng chế, chỉ được tu thiền, tịnh khẩu tại chùa, biểu tình tại gia! Còn đâu một thời huy hoàn kẻ đón người đưa, có bao người chìu chuộng, quỵ lụỵ xin xỏ, dưới thời hai chế độ đệ I và Đệ II Cộng Hòa. Ôi thời oanh liệt nay còn đâu. Là một người con dân MNVN đã sống trong 21 năm hưởng không khí tự do, dân chủ và nhân quyền và là một người Phật Tử chân chính một lòng thương Thầy, kính Phật, tôi cảm thấy đau lòng xót xa cho Tổ Quốc, Dân Tộc và Đạo pháp như ngày hôm nay! Đó là tất cả sự thật cùng những gì tôi muốn giải bày, trang trải, để chúng ta cùng nhau rút kinh nghiệm hầu tránh những hệ lụy đau thương trong tương lai. Chúng ta phải làm theo lời Phật dạy: “Y Pháp Bất Y Tăng” nghĩa là chỉ thực hành theo Pháp Phật, không nghe theo lời Tăng, đặc biệt là những vị Tăng không có lòng Từ Bi và Trí Tuệ, nhưng đầy tham vọng, muốn làm lãnh tụ, thích làm chính trị, thi hành chủ nghĩa cá nhân, mù quáng không biết CS là gì hay vì nặng đầu óc chủ nghĩa Mac Lê, thì sẽ không bao giờ gặp những hệ lụy đau thương như ngày hôm nay!

Câu hỏi số  2)- “Trước ngày 4-1-64, ở MNVN chỉ có TỔNG HỘI PHẬT-GIÁO VN. Tác-Giả Phan-Văn-Phước gọi HT. Thích-Tịnh-Khiết là Đệ nhất Tăng Thống của Giáo-Hội Phật-Giáo VN

Trả lời:Đúng như thế, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sinh tháng 1 năm 1964” Nên bài viết của tôi nói về vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế đêm 8.5.1963. tức trước ngày Phật giáo VN Thống nhất. Do đó tôi chỉ viết: “HT. Thích-Tịnh-Khiết là Đệ nhất Tăng Thống của Giáo-Hội Phật-Giáo VN” mà thôi, không có chữ Thống Nhất  như ông PH Vương mong muốn! Ông PH Vương đọc không kỹ, không hiểu, nhớ sai, nghĩ sai rồi vu khống cho tôi viết sai!

Câu hỏi số 3/- “Một tiếng nổ kinh-hoàng mà làm chết chỉ có 9 Thiếu-niên GĐPT, sao lạ thế, còn hơn mấy chục người bị thương nữa ở đâu”
Trả lời:
Đúng như thế 100%, chỉ có 9 em bé vô tội vừa chết, vừa bị thươngtại chỗ mà thôi.  Sau khi đưa các em về Bịnh Viện Trung Ương Huế, “Bác Sĩ Lê Khắc Quyến, Giám Đốc Bệnh Viện Trung Ương Huế đã xác nhận 9 em đã  bị chết bởi sức ép của một loại chất nổ cực mạnh, các em không chết bởi các loại mảnh đạn gây sát thương” Kể từ khi có tiếng nổ ­­ là do họ tìm đường chạy ra khỏi chỗ nổ, nên chen lấn, dẫm đạp lên nhau mà bị thương không phải do chất nổ hay súng bắn, lựu đạn nổ hoặc xe thiết giáp M113 hay xe bọc sắt V100 cán lên người. Tôi xin xác nhận tôi không bao giờ viết hay nói “có thâm-ý ác-độc vu-cáo PG tung tin thất-thiệt ???” như ông PH Vương độc ác vu khống bừa bãi vô căn cứ để gây ác cảm trong lòng mọi người đối với tôi!

Câu hỏi số 4/-“Chính Sách CÔNG VÀ TỘI của Con Chiên Công-Giáo ngoan-đạo Nguyễn-Trân xác-nhận, chính xe Thiết-Giáp bánh xích do Thiếu-Tá Nội-An Đặng-Sĩ chỉ-huy cán chết 8 Thiếu-Nhi GĐPT, máu thịt còn dính bánh xích nhầy-nhụa”
Trả lời:
Tôi được biết ông Nguyễn Trân là cựu Tỉnh Trưởng ở đâu ngoài Miền Trung, vì bị tội tham nhũng nên bị cách chức Tỉnh Trưởng và  hạ tầng công tác, nên đâm lòng thù hận chế độ TT NĐ DIệm. Ông N Trân muốn nổỉ tiếng, để che giấu cái quá khứ không tốt đẹp của minh, nên đã viết sách nói xấu chế độ NĐ Diệm đặc biệt về vụ thảm sát tại đài phát thanh Huế vô cùng lếu láo, hạ cấp, không có bằng chứng cụ thể! ông Nguyễn Trân không có mặt tại hiện trường, làm sao biết rõ bằng tôi đang đứng ngay tại chỗ. Nếu “Xe Thiết giáp bánh xích do Th Tá Nội An Đặng Sĩ chỉ huy cán chết 8 em thiếu nhi GĐPT, máu thịt còn dính bánh xích nhầy nhụa!” thì tại sao Bác sĩ Lê Khắc Quyến là người thân quen vời Thầy Trí Quang lại xác nhận các nạn nhân chết vì sức ép của chất nổ cực mạnh, không có dấu đạn hay vật bén nhọn gây sát thương”  Vã lại tại Huế lúc bấy giờ không có bất kỳ một đơn vị thiết giáp M113 bánh xích sắt nào. Vậy ai là người nói thật và ai là kẻ nói láo trơ trẻn!?   Chính Ông Nguyễn Trân một kẻ đê hèn, nói láo!

Câu hỏi số 5/-“Bà Nguyễn-Thị Thương-Hà (chồng cũng là con chiên Công-Giáo) viết, bà đứng xa và chồng bà có mặt gần hiện-trường đã trong thấy rất rõ Đại-Uý LÊ-VĂN-KỲ hướng-dẫn 4 xe Tank trong cuộc thảm-sát 8-5-63, còn Thiếu-Tá Đặng-Sĩ đậu xe khuất sau lùm cây nên không thấy”.
Trả lời: Tôi xin xác nhận một lần nữa là chỉ có Trung Úy Nguyễn Kỳ, không có Đại Úy Kỳ nào khác.  Tại TK/Thừa Thiên chỉ có một Trung Úy Nguyễn Kỳ làm Chi Đội Trưởng cơ giới Commando car V100 mà thôi và cái chết đúng như tôi đã kể không có gì thay đổi, thêm bớt. Tiểu Khu Thừa Thiên không có trang bị xe thiết giáp M113  bánh sắt như bà Thương Hà nói! Chính bà  Nguyễn-Thị Thương-Hà là kẻ thâm độc mang tội vọng ngữ hại người!

Câu hỏi số 6/- “Có nhiều tác-giả khác viết, trong lúc ông Tỉnh-Trưởng
Nguyễn-Văn-Đẳng, Giám-Đốc ĐPT Ngô-Ganh, Thầy Trí-Quang và Thầy Mật-Nguyện đang đàm-đạo trong PHÒNG thì bên ngoài súng bắn, lựu-đạn nổ.
Trả lời:
Tôi xin xác nhận 100% Ông Tỉnh-Trưởng Nguyễn-Văn-Đẳng, Giám-Đốc ĐPT Ngô-Ganh, Thầy Trí-Quang và Thầy Mật-Nguyện tất cả 4 vị đã và đang đứng trên hành lang và ngay chính giữa cữa chính của ĐPT Huế, cho đến khi có tiếng nổ kinh hoàng, không có tiếng súng bắn và cũng không có tiếng lựu đạn nổ! Những kẻ nào nói trái lại những điều sự thật nầy là những  kẻ dối trá, sẽ mang khẩu nghiệp vì vu oan giá họa cho người vô tội. Nếu quý vị đó tin vào nhân quả luân hồi thì hãy sẵn sàng đón nhận hậu quả.

Tôi xin hỏi ông/bà Ri Nguyễn, ông căn cứ vào đâu khi ông kết luận tôi làngười của Cần Lao  Công Giáo vì tôi đã dùng từ Công Đạo, Ngoan Đạo và Vĩnh Hằng là ngôn từ dành riêng cho Công Giáo thuần túy, không phải là ngôn từ của người Phật Tử thường dùng? Kinh Phật nào, kinh Thánh nào, tự điển Anh Việt – Việt Anh nào định nghĩa như thế? Yêu câu ông/bà Ri Nguyễn chỉ giáo cho. Xin cảm ơn ông/bà Ri Nguyễn

Riêng Anh Trần Quang Diệu,
không biết anh và tôi đã gặp nhau trên đất Úc nầy chưa?Nhưng tôi có linh cảm chúng ta có quên biết anh tại Huế, VN , qua văn phong và những điều anh kể. Hy vọng có dịp anh em minh gặp nhau chắc vui lắm! Luôn tiện đây, tôi xin đề nghị anh đừng bao giờ nghe lời người nước ngoài như Bác sĩ người Đức ERICH WULFF, ông nầy ba xạo, nói láo không có sách100%!  Vì với 6,000.00 Phật Tử đông như kiến, đứng chật hết hai bên cầu Tràng Tiền, trong sân ĐPT và dọc theo hai bên đường Lê  Lợi, làm sao có chỗ cho xe thiết giáp M 113 bánh xích sắt có thể di chuyển được! Vã lại tại Huế không có đơn vị thiết giáp M113 nào đồn trú, đây là một điều bịa đặt vô cùng ấu trỉ! Ông Bs người Đức không có thẩm quyền vào nhà xác trong đêm khuya! Nhà xác không đèn, chỉ có 1 cây đén cầy, ông ta tìm đâu ra trong đêm tối mà ông ta thấy 9 cái đầu đầy máu me, xẹp lép như con tép, vì bị xe thiết giáp cán lên! Ông Bác sĩ người Đức nầy chắc là đứa con lai, có mẹ là người Đức và cha là người VN theo Việt Minh tức là con cháu Vẹm, nên nói láo như Vẹm! Xin anh hãy tin lời Bs Lê Khắc Quyến Giám Đốc Bệnh Viện Trung Ương Huế đã khám nghiệm tử thi và xác nhận: “các em chết vì sức ép của chất nổ cực mạnh, không chết vì đạn bén nhọn.” Bs LK Quyến lãnh đạo phong trà đấu tranh tại Huế, là bạn thân thích với Thầy Trí Quang và cùng phối hợp đấu tranh đòi miền Trung Tự Trị năm 1966; Lẽ nào ông Bs LK Quyến lại phản bội Thầy Trí Quang và nói sai!?

Trên đây là lời giải bày và trả lời đầy đủ, tôi nghĩ đã làm sáng tỏ mọi điều thắc mắc lâu nay. Xin quý vị đừng tranh luận đúng sai,
đừng suy diễn, đừng vu khống phỉ báng nhau mất thì giờ, mệt trívô ích:Vì tôi chỉ trinh bày một sự thật của lịch sử có thời gian, có địa điểm và có nhân chứng vẫn còn sống, thì muôn đời vẫn là sự thật! Những ai vo tròn bóp méo sự thật nầy, theo tôi, đó là kẻ dối trá có chủ đích! Sau cùng,  tôi kính xin quý vị một điều duy nhất làvui lòng bình tâm đọc lại bài viết vô cùng công phu của tôi và suy gẫm vì đây là một sự thật vô cùng đau lòng nhức nhối cho Tổ Quốc, Dân Tộc và Đạo Pháp sau khi quý Thầy tự hào tuyên bố:"Phật Giáo luôn đồng hành với Dân Tộc đã góp phần vào việc giải phóng và Thống nhất đất nước! "để rồi hôm nay Tổ Quốc, Đồng Bào và Đạo Pháp trong đó có quý Thầy phải hứng chịu nhữnghệ lụy đau thươngnầy! Còn đâu những tháng ngày Tổ Quốc VN và đồng bào MN sống trong cảnh an bình và thịnh trị, đêm ngủ không cần đóng cửa, xe lửa Xuyên Việt Huế Saigon chạy suốt đêm ngày. Người dân có đầy đủ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, nhân bảntốt đẹp hơn chế độ hiện hành và đang trên đà phát triển toàn diện để trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông mà Thủ Tướng của Singapore Lý Quang Diệu hằng mơ ước! Còn đâu thời vàng son của Đạo Pháp được chính phủ NĐ Diệm cung cấp tiền bạc để quý Thầy tự do xây dng rất nhiều chùa khắp cả MNVN, từ gần 2,000.00 chùa trước TT NĐDiệm, đến ngày 01.11.1963, sau TT NĐ Diệm có trên 4,000.00 chùa,  trong đó Viện Hoá đạo và Chùa Vĩnh  Nghiêm và nhiều chùa khác đều do ngân sách của chính phủ đài thọ. Hay quý Thầy trẻ được chinh phủ giúp đở cho xuất ngoại tu học như Thầy Nhất Hạnh vừa học vừa Hành Thiền, lấy vợ là Ni Cô Chân Không, cùng nhau lập phái Thiện Hiện Đại có quyền lấy vợ, không sợ ai! Thầy Minh Châu Viện Trưởng ĐH Vạn Hạnh và Thầy Trí Không khi lên máy bay đi du học mặc Áo Vàng Tăng Lữ, sau khi đậu Tiến Sĩ Thần Học về VN, bước xuống máy bay mặc đồ Tây, Veston, sau trở thành Nghị sĩ Trần Quang Thuận đã lập gia đình với chị Tôn Nữ Thị Đoan Thiện Con gái đầu lòng của ông Bà Cụ Tôn Thất Hối Cựu Đại Sứ tại Lào, chính NS TQ Thuận đã lái xe Austin đưa Thầy Quảng Đức đi tự thiêu! Tất cả việc làm trên đã giúp Phật Giáo phát triển trong thời kỳ hưng thịnh nhất! Nhiều lần, quý Thầy trong phái đoàn  Phật giáo Ấn Quang và phái đoàn Phật Giáo Liên Tôn được TT NĐ Diệm cung kính đón tiếp tại Dinh Độc Lập trong tinh thần hoà giải, cởi mở và xây dựng, nhưng sau đó, có ai đó đã không giữ lời hứa? để gây nên cảnh đẩm máu tại ĐPT Huế vào đêm 08.05.1963 và kế đến là Hòa Thượng  Thích Quảng Đức bị ông DB Nguyễn Công Hoan tưới xăng châm lửa đốt Thầy Quảng Đức ngày11.06.1963, làm chấn động cả thế giới! Đây là hai biến cố quan trọng liên hoàn, cách nhau đúng 1 tháng 3 ngàyđã đưa đến sự sụp đổ của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của TT NĐ Diệm!Quý Thầy  được chánh quyền hai chế độ đều trọng nể, nếu không muốn nói là được O Bế và quỵ lụy, vì trong tay quý Thầy có đến 90% đồng bào là Phật Giáo! Than ôi, giờ đây quý Thầy bị cô lập, chỉ được độc quyền tu thiền hay tịnh khẩu, thấy mà nói không được!  Chỉ biểu tình tại gia, xuống đường tại chùa! Phật tử đến thăm Thầy đều bị theo dõi! Tượng Hồ Chí Minh thay thế Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại các chùa! Các Thầy Quốc doanh tụng kinh Phật Hồ Chí Minh thay thế A Di Đà Phật! Hình tượng Phật  bị xé bỏ, đập  phá  bể đầu, gãy tay vất bỏ nằm la liệt ngổn ngang ở những nơi công cộng ô uế! Các thầy quốc doanh ăn mặc hoa hoè, lòe loẹt như  phườngchèo-hát bội, họ tự do  trai gái,  rượu chè,  nhậu nhẹt, nhảy múa loã lồ sexy ngay tại chùa trước điện Phật!

Và còn nhiều, nhiều nữa để chúng ta cùng cảm thông nhau hơn và thương yêu quý Thầy đang gặp nạn và đồng bàođangđau khổ trong nước nhiều hơn, trong nổi ngậm ngùi thương tiếc một thời vàng son của MNVN thân yêu đã qua! Nên nhiều khi tôi tự an ủi "Lỗi tại ta, lỗi tại ta mọi phần!"  Kính cầu chúc quý vị, quý Thầy và quý đạo hữu, thân thương của tôi, Thân Tâm Thường An Lạc.  


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

                   Đệ tử kính lạy

                    Phan Văn Phước

             Pháp Danh:Chơn Quả


xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

On Saturday, May 12, 2018 7:06 AM, "Trung Kiên Pham > wrote:

 

Kính chào quý Đồng hương và Quý vị quan tâm


Xin hỏi cho biết;..."nhà sư" trong hình dưới đây có phải là "ngài" Giác Hạnh không ạ???


Ai có địa chỉ email của tác giả (Phan Văn Phước) bài viết dưới đây, xin vui lòng cho biết;


TK tôi đã đọc qua nhiều bài viết về sự kiện này, trong đó có bài của BS người Đức tên là Erich Wulff, một kẻ "làm chứng gian", dối trá không biết ngượng!..."các em bị mất đầu vì bị xe tăng bắn khi leo qua hàng rào" (SIC)


Bài viết của.... "Nhân chứng vụ thảm sát đài phát thanh Huế 50 năm trước  (Nguyễn Thiện Tống) " có phần "khả tín" hơn.


Tuy nhiên bài viết này của tác giả Phan Văn Phước, "Pháp danh; Chơn Quả" (mà ông PHVg cho là Công giáo giả danh Phật tử (?) .... rất đáng cho TK tôi lưu ý!  


Có vài điều thắc mắc...Rất mong Tác giả giải thích riêng qua email của TK . Xin đa tạ... 


TK tôi tôn trọng "SỰ THẬT" và kính trọng những người; nói, viết ra "SỰ THẬT", bất kẻ người đó là ai, theo khuynh hướng chính trị, và tôn giáo nào!

Trân trọng

Phạm Trung Kiên


Xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx


On May 8, 2018, at 3:40 PM, Pham Hoàng Vương <> wrote:

       Theo tôi, tác-giả bài nầy cũng là một con chiên CLCG đội lốt Phật-Tử, mục-đích viết bài để chối tội cho chế-độ Công-Giáo-Trị NGÔ-ĐÌNH-DIỆM. Đa-cử những điều tác-giả Phan-Văn-Phước viết sai sự thật như sau :

1)- Bất tài, sao Tướng Dương-Văn-Minh điều quân đánh tan loạn Bình-Xuyên và bình-định Miền Tây, buộc quân-đội PGHH đầu hàng ? Nếu không có Tướng Dương-Văn-Minh ủng-hộ, chế-độ Ngô-Đình đã rã đám lúc ban-sơ rồi. Phan-Văn-Phước bảo các “Tướng Cách-Mạng bất tài, tham 3 triệu đô la, cam-tâm làm tay sai cho CIA Mỹ mà lật đổ bạo-quyền Ngô-Đình-Diệm”. Đó là luận-điệu của bọn Công-Giáo Hoài Ngô .

2)- Trước ngày 4-1-64, ở MNVN chỉ có TỔNG HỘI PHẬT-GIÁO VN. Tác-Giả Phan-Văn-Phước gọi HT. Thích-Tịnh-Khiết là Đệ nhất Tăng Thống của Giáo-Hội Phật-Giáo VN và (PVP)tự xưng là Phật-Tử NGOAN-ĐẠO, những chỗ HỚ nầy cho ta biết Tác-Giả PVP là một Con Chiên CÔNG-GIÁO. Là một Con Chiên CG nên viết sai về thuật-ngữ và tổ-chức của PHẬT-GIÁO. Đáng lý, viết cho đúng là Phật-Tử THUẦN-THÀNH, con Chiên CG NGOAN-ĐẠO, HT. Thích-Tịnh-Khiết là Đệ-Nhất Tăng-Thống của GHPGVNTN nhưng PVP đã không viết đúng. 

3)- Một tiếng nổ kinh-hoàng mà làm chết chỉ có 9 Thiếu-niên GĐPT, sao lạ thế, còn hơn mấy chục người bị thương nữa ở đâu, Tác-Giả Phan-Văn-Phước không thấy, mà còn có thâm-ý ác-độc vu-cáo PG tung tin thất-thiệt ???

4)- Chính Sách CÔNG VÀ TỘI của Con Chiên Công-Giáo ngoan-đạo Nguyễn-Trân xác-nhận, chính xe Thiết-Giáp Bánh Xích do Thiếu-Tá Nội-An Đặng-Sĩ chỉ-huy cán chết 8 Thiếu-Nhi GĐPT, máu thịt còn dính bánh xích nhầy-nhụa. Và cũng từ sách nầy, chiên Công-Giáo Nguyễn-Trân cho biết : viên Đại-Uý CIA JAMES SCOTT là do mấy trư HOÀI NGÔ bịa đặt, Bộ Quốc-Phòng và Bộ Cựu Chiến-Binh Hoa-Kỳ trả lời là KHÔNG CÓ TÊN SĨ-QUAN nầy trong SỔ LƯU của các BỘ nêu trên. 

5)- Bà Nguyễn-Thị Thương-Hà (chồng cũng là con chiên Công-Giáo) viết, bà đứng xa và chồng bà có mặt gần hiện-trường đã trong thấy rất rõ Đại-Uý LÊ-VĂN-KỲ hướng-dẫn 4 xe Tank trong cuộc thảm-sát 8-5-63, còn Thiếu-Tá Đặng-Sĩ đậu xe khuất sau lùm cây nên không thấy. Ông Phan-Văn-Phước lại viết Trung-Uý NGUYỄN-KỲ bị VC bắn sẻ chết, khi tự-động nhảy lên xe thiết-giáp đi theo hành-quân trong lúc bị ngưng chức nằm nhà chờ lệnh mới. Chắc ông Phước ngầm bảo Trung-Úy Kỳ bị phe đối-phương ám-sát (Thế thì có 2 ông Úy tên KỲ trong vụ thảm-sát 8-5-63 trước ĐPT Huế ?)

6)- Có nhiều tác-giả khác viết, trong lúc ông Tỉnh-Trưởng Nguyễn-Văn-Đẳng, Giám-Đốc ĐPT Ngô-Ganh, Thầy Trí-Quang và Thầy Mật-Nguyện đang đàm-đạo trong PHÒNG thì bên ngoài súng bắn, lựu-đạn nổ. Theo Tác-giả  Phan-Văn-Phước thì 4 vị này đang đứng ngoài HÀNH-LANG,  thế sao không một vị nào bị thương vong, hay có Chúa che chở chăng ? Giả-sử nếu có mặt Chúa ở đó thì Ngài đở mảnh cho con chiên Nguyễn-Văn-Đẳng và Ngô-Ganh thôi. Còn 2 ông Thầy Chùa đã đi theo 8 Thiếu-Nhi GĐPT bị Chúa Phạt rồi !

         Sáu điều kể trên củng-cố cho bài viết của Tác-Giả Phan-Văn-Phước thêm phần GIAN-TRÁ. Câu hỏi chót tôi xin đặt nơi ông Phan-Văn-Phước : - ông Phước có biết Sư-Phụ Truyền Giới cho ông căn-cứ nơi đâu mà đặt Pháp-Danh là CHƠN-QUẢ không? Nếu không biết thì hỏi các Phật-Giáo-Đồ CHƠN-AN và CHƠN-DIỆU thì rõ . 

          PHVg 

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxzxxxxxx


     

Commando car  V100                                                                 Thiết vận xa M113



                                         Đâu là sự thật vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế  đêm 8.5.1963?


                                                   Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Đêm nay, mồng 8 tháng 5 năm 2018, vào lúc 10 giờ tối là giờ phút linh thiêng kỷ niệm 55 năm, 9 em trẻ thơ vô tội đã bị chết thảm trên sân cỏ lớn, bên trái của Đài Phát Thanh Huế (ĐPT), bởi một tiếng nổ kinh hoàng! Trong số đó, có một em không phải là Phật tử, số còn lại 8 em là Đồng niên, Đồng Nữ, Thiếu nữ Phật Tử:(1) Nguyễn Thị Ngọc Lan, 12 tuổi, (2) Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoa, 12 tuổi, (3) Đặng Văn Công 13 tuổi, (4) Dương Viết Đạt, 13 tuổi, (5) Nguyễn Thị Phúc, 15 tuổi, (6) Lê Thị Kim Anh, 17 tuổi, (7) Trần Thị Phước Tri, 17 tuổi, (8) Nguyễn Thị Yến, 20 tuổi. Tất cả 8 em đều được phong Thánh Tử Đạo!  Kể từ đêm hôm đó, những lời đồn đãi về cái gọi là “Vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” được quý Thầy Thích Trí Quang, quý Tăng Ni và đồng bào Phật Tử tại Huế và sau đó lan truyền khắp Miền Nam VN, hòa nhịp với các học giả trí thức của Việt Nam cũng như ngoại quốc gồm các Tiến sĩ, Bác sĩ, Giáo sư Đại học, mặc dầu họ không có mặt tại hiện trường ĐPT Huế,  nhưng tất cả đều phát biểu trên các đài phát thanh hay viết sách báo gần như sao y bản chánh về cái gọi là nói trên, với những lời lẽ thêm thắt đầy tình tiết ly kỳ, nhưng nhiều khi chính họ lại mâu thuẫn nhau và không có cơ sở! Tiếng nổ kinh hoàng đêm hôm đó là tiếng nổ định mệnh cho cả dân tộc Viêt Nam hay là phát súng lệnh đầu tiên để mở đầu cho cuộc đấu tranh của Phật Giáo do thầy Thích Trí Quang chủ xướng, với sự phụ họa của báo chí trong  và ngoài nước, đặc biệt là giới truyền thông thâm độc của Mỹ, ở bên kia bán cầu! Phối hợp cùng với một số Tướng lãnh bất tài, tranh giành địa vị, tham tiền, họ đã cam tâm làm tay sai cho CIA Mỹ với giá 3 triệu Đô La, để làm cuộc đảo chánh và giết hại Tổng Thống ND Diệm và Cố Vấn NĐ Nhu, vào ngày 01.11.1963! Sau khi chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa bị sụp đổ,  MNVN rơi vào thời kỳ vô cùng đen tối, một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng chưa từng có!  Hết cuộc đảo chánh nầy, đến chỉnh lý khác, chỉ trong hai năm có 3, 4 cuộc! Đất nước không có người tài giỏi để lãnh đạo! Và kéo theo là sự đổ quân của Quân Đội Mỹ vào MNVN trong trung tuần tháng 5 năm 1965, để CSVN có lý do kêu gọi toàn dân tham gia cuộc chiến “Chống Mỹ Cứu Nước!”đã tạo nên một cuộc chiến tranh xâm lăng MNVN vô cùng tàn khốc,  làm cho hơn 3 triệu thanh niên của hai Miền phải hy sinh một cách oan uổng, đó là chưa kể đến hằng triệu quân nhân của hai miền và đồng bào bị thương tật tàn phế và gây nên bao cảnh điều tàn tang thương cho đất nước và dân tộc cho đến ngày mất nước 30/04/75!

Năm nay, tôi 76 Tuổi Tây tức 77 tuổi Ta, tôi nghĩ thời gian còn lại trong cuộc đời không còn nhiều, nên tôi  phải nói lời Công Đạo như là một lời sám hối trước Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni để cho lòng mình được thanh thản trước khi về với Ông Bà. Đồng thời để nói lên một sự thật của lịch sử lâu nay bị hiểu lầm, mà tôi có dịp chứng kiến từ đầu cho đến cuối. Trong thời gian qua, bởi lòng thương Thầy, quý Đạo và vì bốn chữ Từ Bi Hỷ Xả mà tôi đã học qua Giáo Lý của Phật Pháp, đã làm cho tôi hèn nhát trong im lặng đứng nhìn hoặc nhiều khi cùng với gia đình, đồng tình tham gia vào các cuộc đấu tranh của Phật Giáo để đem lại cho Tổ Quốc,  Dân Tộc và Đạo Pháp biết bao hệ lụy như ngày hôm nay! Như chùa chiền, nhà thờ, Thánh thất bị triệt hạ, tượng Phật, tượng Chúa bị đập phá bể đầu, gãy tay và đem bỏ vào những nơi ô uế! Đất đai của chùa, nhà thờ, Thánh thất  bị chiếm đoạt, đất nước, biển đảo bị mất lần mất hồi vào tay Tàu Cộng, dân tình ta thán mọi nơi, mọi chốn! Riêng quý Thầy thuộc Khối Ấn Quang, như quý Thầy Thích Trí Quang, Thầy Huyền Quang, Thầy Quảng Độ và Thầy Quảng Liên ngày xưa thì tiền hô hậu ủng, kẻ đưa người đón, những quan chức từ trung ương đến địa phương, sau chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, thì cúi đầu cầu cạnh, quỵ lụy quý Thầy để xin xỏ chức vụ, quyền uy! Các phiên tòa xử những người liên hệ với chế độ cũ của TT NĐ DIệm như ông Ngô Đình Cẩn, Phan Quang Đông và Thiếu Tá Đặng Sĩ đều phải hỏi hay xin ý kiến của quý Thầy Thích Trí Quang!  Quý Thầy tự do đấu tranh, tự do xuống đường biểu tình, tự do đem bàn thờ Phật ra đường; Nhưng giờ đây, quý Thầy chỉ được đặc quyền “Tịnh Khẩu Tu Thiền , Biểu Tình Tại Gia hay xuống đường đấu tranh tại chùa!”Ôi thời oanh liệt nay còn đâu!  May mắn thay! thầy Thích Trí Quang tuy tuổi đã già, ngoài 90, nhưng Thầy vẫn còn khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn để viết Trí Quang Tự Truyện và đang an phận thủ thường với 4 chữ“Không Vẫn Hoàn Không!” để có thể nói lời công đạo, trong những ngày còn lại của cuộc đời, trước khi về với Chư Phật.

55 năm trôi qua, tôi vẫn canh cánh trong lòng một câu hỏi lớn: Nên nói hay đừng?Trước những lời lẽ mà người đời thường đồn đãi về “Vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” mà hầu hết không đúng với những điều mắt tôi thấy, tai tôi nghe. Câu hỏi nầy cứ làm tôi đắn đo, phân vân  mãi, chỉ vì tôi là một Phật Tử thuần hành và ngoan đạo qua nhiều đời: “Ông Bà Cố Ngoại của Tôi là Cụ Trần Kiêm Trình, người đã hiến đất trong vườn nhà để xây dựng Khuôn Hội Phật Giáo Kim An,  nay là Chùa Kim An to lớn. khang trang và đẹp đẽ tại xã Hương Long, Kim Long, Huế. Ngay phía sau lưng Chánh Điện Phật, quý Thầy đã dành riêng một gian phòng rộng để làm bàn thờ Ông Bà Cụ Cố của tôi, là người sáng lập chùa với bức ảnh chân dung 60X90 cm. Hằng năm đến ngày giỗ Ông Bà Cụ Cố  14 tháng giêng Âm lịch, quý Thầy cùng các thiện nam tín nữ và gia đình Phật Tử trì tụng kinh cầu siêu trước và sau ngày giỗ, đúng ngày chánh Giỗ vừa làm lễ Tưởng Niệm vừa làm lễ cầu Siêu. Về phía Ông bà Nội, Cha Mẹ và bản thân tôi đều Quy Y thọ Ngũ Giới với Pháp Danh Chơn Quả, dưới sự chủ trì của Hòa Thượng  Hải Đức Thích Phước Huệ, trụ trì chùa Hải Đức làng Bình An gần chùa Từ Đàm.(Attachement) Năm 1904 Ngài nhận chức trụ trì chùa Kim Quang làng An Cựu - Huế do bà Từ Minh, Hoàng Thái Hậu đời vua Thành Thái kiến lập, đồng thời là Pháp sư của đời Vua Thành Thái. Năm 1943 Ngài sáng lập Phật Học Viện Hải Đức - Nha Trang ngày nay. Hồi còn học sinh Trung Học, tôi học trường Bồ Đề Thành Nội Huế, tôi là đoàn viên Thiếu Niên của Gia Đình Phật Tử Khuôn Thành Nội Huế, gồm có các Huynh Trưởng Anh Kỳ, Anh Trung, Anh Ký,  Chị Thảo. v...v. Riêng tại TB/NSW Úc Châu, tôi là một trong số những người đầu tiên đóng góp tiền bạc, đứng ra gây quỹ để deposit, làm người bảo trợ, cầm thế nhà để vay tiền nhà Bank National mua căn nhà số 13 Windspear St Bankstown để lập chùa Trúc Lâm ngày nay. Về sau, Thầy Tâm Minh, Trụ Trì chùa đã thay lòng đổi dạ, giống như người phàm tục! Thầy Tâm Minh muốn chiếm đoạt chùa để làm của riêng để làm chủ căn nhà một mình! Vì quá thất vọng và muốn tâm hồn được yên tịnh để tâm trí lo làm ăn,, nên tôi đã ký giấy giao chùa cho Thầy Tâm Minh và rút lui khỏi chùa, trước sự chứng giám của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc trụ trì chùa Pháp Bảo NSW; Vì bây giờ, chùa Trúc Lâm đã có đông Phật Tử để đóng góp và trả tiền cho nhà Bank hằng tháng, nên không còn cần đến sự trợ giúp của tôi, là người bảo trợ như trước nữa! Tôi xin phép được nói qua thân thế Phật Giáo của gia đình và riêng bản thân tôi chỉ là một người Lính  trận hành quân và đóng đồn xa, chưa bao giờ được hưởng một ân Huệ nào của chế độ NĐ Diệm,  để tránh trường hợp hiểu lầm đáng tiếc như: "Công Giáo, Cần Lao, Hoài Ngô.v...v!” Vì mỗi khi nói đến vần đề Tôn Giáo vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là nói đến Phật Giáo, một tôn giáo có đến 80% đồng bào theo Đạo Phật?


Bối cảnh chung quanh thành phố Huế trong mùa Phật Đản Sanh 2507


Trước khi đi thẳng vào điểm nóng “Vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” Tôi xin phép trình bày bối cảnh sinh hoạt của thành phố Huế trong Mùa Phật Đản Sanh ngày mồng 8 tháng 4 Phật Lịch 2507 tức là ngày 8 tháng 5 năm 1963. Trong Năm 1963, ngày lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày Mồng Tám tháng Tư Phật Lịch 2507, nhằm ngày 8 tháng 5 năm 1963; Sau khi chế độ NĐDiệm bị bức tử vào ngày 01.11. 1963, kể từ năm 1964 trở đi, Phật Giáo Ấn Quang của Thầy Thích Trí Quang đã dựa theo lịch Ấn Độ, nên đã lấy ngày Rằm Tháng Tư làm ngày Lễ Phật Đản.


Vi biết tôi là một quân nhân Phật Tử rất ngoan đạo, hằng đêm tôi trì tụng Kinh Phổ Môn và đọc Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú 7 lần, nên Trung Úy Nguyễn Duy Đệ Chỉ Huy Trưởng TTHL cho tôi 4 ngày phép để về Huế dự lễ Phật Đản. Lúc đó tôi là Thiếu Úy Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Dân Vệ Ngọc Hồ, là tiền đồn bảo vệ an ninh vòng đai phía tây thành phố Huế, cách khoảng 30 cây số theo đường chim bay. Sáng ngày 5 tháng 5 năm 1963, sau khi cho binh sĩ hành quân mở đường và bảo vệ an ninh lộ trình như mọi ngày, tôi nhận giấy phép và xe Jeep của Chỉ Huy Trưởng đưa  tôi về thành phố Huế. Trên đường xe chạy từ TTHL Ngọc Hồ, xuyên qua núi đồi, đồng ruộng, làng mạc rồi đến chợ Long Hồ, xã Hương Hồ, về đến Đền Văn Thánh rồi Chùa Thiên Mụ, qua làng Kim Long,  nhìn bên trái về hướng Cầu An Hòa, nhìn bên phải là cầu Bạch Hổ, nhìn thẳng trước mặt, hai bên là vườn ương cây của thành phố Huế và xa xa là Phú Văn Lâu, rồi bến Thương Bạc, rẽ trái vào cửa Thượng Tứ, xe chạy dọc theo đường Đinh Bộ Lĩnh và bây giờ là đường Đinh Tiên Hoàng, xe chạy hơn 1 cây số và xe dừng lại trước nhà hàng Lưu Khách số 36 –36 là nhà của tôi. Tên Lưu Khách là do nhạc sĩ Ngô Ganh là Thầy dạy nhạc của tôi, lúc còn học Tiểu Học, Thầy ở số nhà 34 đường Đinh Bộ Lĩnh sát vách nhà tôi,  cùng nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba Tỳ Bà ở gần cửa Thượng Tứ và Nhạc sĩ Văn Giảng ở trên Thượng Thành gần  Nhà Thương Nhỏ thường hay gặp nhau vừa soạn nhạc và hòa nhạc và một hôm họ đặt tên Lưu Kháchđể tặng cho Ba Má tôi vì nhà hàng đã có từ năm 1942 mà chưa có tên và giải thích “Nhà Hàng Lưu Khách là Khách lưu luyến Chủ về cách tiếp đãi và Chủ cũng lưu luyến Khách về nhân cách.” Theo lời Ba tôi kể lại, sau nầy, đến đời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhạc sĩ Ngô Ganh đã sửa họ trong giấy tờ là Ngô Đình Ganh, nhưng ngoài đời người ta vẫn gọi là Nhạc Sĩ Ngô Ganh, sau đó, thầy Ngô Ganh làm Giám Đốc đài Phát Thanh Huế. Sau một thời gian thầy Ngô Ganh đã mua nhà và dời nhà lên đường Hoà Bình gần Cào Đất.  Nhà tôi ở sau lưng Tòa Thượng Thẩm Huế, bên cạnh đường Đinh Công Tráng dẫn vào Cửa Hiển Nhơn của Đại Nội Huế,  trước mặt nhà là Vườn Hoa Ba Viên có cây cao bóng mát. Rất vui mừng và thành thật mà nói, trên đoạn đường dài, xe chạy trên 30 cây số, lòng tôi vô cùng rộn ràng hòa nhịp theo rừng cờ Quốc Gia và cờ Phật Giáo phất phới tung bay khắp mọi ngả đường, từ làng quê xa xôi, cho đến phố chợ. Khi xe chạy qua những dãy nhà dân, thì những lời ca tiếng nhạc lại vang vọng  trong gió “Ngày Mồng Tám Tháng Tư về đây, Ngày Trần Gian chào đón Đức Phật...hay Vui mừng gặp ngày nay Mồng Tám Tháng Tư..v...v.” làm tôi hồi tưởng mới ngày nào tôi còn là Thiếu niên của Gia đình Phật Tử khuôn Thành Nội Huế hay còn là học sinh Trường Bồ Đề, chúng tôi thường ca vang mãi bài Mừng Phật Đản như thế nầy mà không thấy mệt. Một niềm vui trong lòng chan hòa theo những gương mặt tươi cười rạng rỡ của mọi người mà tôi gặp trên đường, như đang đón mừng Phật Đản Sanh đem Ánh Đạo Vàng tỏa sáng khắp thế gian, đem an lạc đến với mọi người, trong tinh thần từ bi và hỷ xả, thế giới an bình!


Sau khi thay bộ đồ dân sự, người thấy nhẹ nhàng, tôi nhìn qua bên kia đường là vườn hoa Ba Viên, bên hông Phủ Tôn Nhơn là nhà thờ Nguyễn Phước Tộc, một lễ đài Phật Đản Sanh cao lớn được rất nhiều người đang ra sức xây dựng. Tôi băng qua đường và tiến về Lễ Đài Phật Đản. Đến nơi, tôi chào các Bác, các Chú, các anh đang vui vẻ hăng say trong mọi công việc như căng giây treo cờ chung quanh lễ đài và khắp các con đường và mọi cây cao trong công viên, dựng lều, chưng lễ vật, treo màn, bắt điện, gắn đèn chung quanh lễ đài và gần 3/4 vườn hoa Ba Viên, còn được gọi là vườn hoa Ba Bồn hay vườn hoa Thành  Nội, có hòn non bộ, có vòi phun nước, có cá gáy hóa rồng,  có ghế đá dọc theo các con  đường đi để ngồi hóng mát hay đọc sách, có bông hoa thơm ngát và cây ăn trái như xoài, dừa, nhãn và nhiều cây cao bóng mát quanh năm! Các Bác, các chú, các anh là những chủ nhân, các thợ hay học trò cùng nhau chung lưng góp sức xây dựng Lễ Đài Phật Đản như mọi năm. Gồm có Bác Quách Chắc, Bác Thoảng Trung sĩ Cảnh Sát, Chú Xuân thợ May, ông Thừa Phát Lại Nguyễn Mạnh Liên, Bác Phan văn Tháo, Phan văn Sung, hai anh em chủ garage sửa xe hơi, Bác Tôn Thất Sanh thân sinh của Thiếu Tá Tôn Thất Hiếu Hải Quân, bác Trần Sáng chủ xe đò thân sinh của bạn Trần Hiếu Lai, anh Trâu , anh Tể con Bà Trần Thị Truyện chủ xe đò, Bác Tôn Thất Chư thân sinh của Đại Úy Tôn Thất Na K.23VB. Bác Phẩm chủ sửa xe đạp, Bác Ái Tùng chủ quán cà phê Tùng, chú Lê Văn Lại chủ tiệm hớt tóc, GS Hồ Đình Chữ ......tóm lại, tất cả các bác, các chú, các anh em thợ và học trò học nghề dọc theo đường Đinh Bộ Lĩnh và giữa hai con đường Đinh Công Tráng và đường Nguyễn Chí Diểu hay đường Lục Bộ ngày xưa đều tham gia nhiệt tình đóng góp công của để xây dựng Lễ Đài Phật Đản vô cùng huy hoàng và cao lớn thứ hai của Thành Phố Huế, chỉ có thua sau Lễ Đài Phật Đản của chùa Từ Đàm mà thôi. Nghe Ba tôi kể lại là 2 tuần lễ trước, Bác Quách Chắc và Ba tôi có lên chùa Từ Đàm Mời Thầy Thích Trí Thủ về làm lễ Chứng Minh cho Lễ Phật Đản vào đêm Mồng 7 tháng Tư Phật Lịch 2507 và Thầy đã đồng ý. Trong thời gian nầy, tôi nghe thiên hạ đồn rằng “Chế độ Ngô Đình Diệm cấm treo cờ Phật Giáo” hay “Tòa Thánh Vatican đã phái người qua VN, đặc biệt là đến Huế để xem nếu cờ Phật Giáo ít hơn cờ Công Giáo thì sẽ phong cho Cha Ngô Đình Thục lên chức Hồng Y, đo đó TT NĐ DIệm đã cấm treo cờ Phật giáo, chúng ta phải đấu tranh!” “Tại sao Công Giáo được phép treo cờ mà Phật giáo lại bị cấm! phải đấu tranh!”đại loại  những lời tuyên truyền đồn đãi  là như thế....

Nhưng trên thực tế, chính mắt tôi thấy, chính tai tôi nghe. Bác Nguyễn Văn Bừa Quận trưởng Cảnh Sát Thành Nội, Huế, thường đến ăn uống tại nhà hàng của Ba tôi, có giải thích như sau: “Không có ai cấm treo cờ Phật Giáo, cũng không có ai triệt hạ cờ Phật giáo như lời thiên hạ đồn đãi. Chính quyền chỉ yêu cầu đồng bào Phật Tử nên treo cờ Phật Giáo nhỏ hơn cờ Quốc Gia với tỷ lệ 8/10. Nghĩa là Cờ của mọi Đạo Giáo phải nhỏ hơn cờ Quốc Gia. Cờ Quốc Gia treo bên phải từ ngoài nhìn vào và cờ Phật Giáo treo bên trái. Chỉ có vậy thôi.”  Bác Thoảng, Trung sĩ CS, ở nhà số 32 cùng đường cạnh nhà Ba Má tôi, cũng đến tận nhà nhắc nhở Ba tôi và các bà con quanh các xóm phường phải treo cờ cho đúng yêu cầu của Chính Phủ. Lời giải thích nầy cũng được nhắc đi nhắc lại qua đài phát thành Huế trong các giờ tin tức và Thông báo của Toà Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên. Trước những sự thật mà tôi biết được và những lời tuyên truyền đầy kích động hoàn toàn khác biệt do phía quý Thầy và đồng bào Phật Tử ngày càng lan truyền trong quần chúng, làm cho tôi nhiều đêm phải suy nghĩ: “Phải chăng  quý Thầy, các Tăng Ni  muốn tạo sự bất mãn trong lòng dân, hầu xách động một cuộc đấu tranh rộng khắp trong mọi tầng lớp của đồng bào Phật Tử tại Huế nói riêng và toàn quốc nói chung. Là một người quân nhân nên tôi rất hoang mang và lo lắng cho sự an ninh và trật tự xã hội trong thời gian sắp đến.

Về sau nầy, qua các tài liệu, báo chí, tôi mới được biết là “Lịnh Cấm Treo cờ Phật Giáo là có Thật!” Lịnh nầy có gởi ra Huế để thi hành, nhưng trước tình trạng đấu tranh cao độ của Phật Giáo quá căng thẳng, nên ông Tỉnh Trưởng Nguyễn văn Đẳng đã xin Trung Ương không áp dụng tại Huế trong mùa Phật Đản năm đó.Đến đây, tôi lại thầm trách chính quyền NĐ Diệm: “Nếu Thầy nào, Tăng Ni Phật Tử  nào, đồng bào Phật Tử nào vi phạm luật pháp thì áp dụng theo pháp luật; Cờ Phật Giáo nào có tội tình gì lại bị cấm treo trong Mùa Phật Đản, Thật là vô lý!” Hành động đấu tranh của Phật Giáo trong trường hợp nầy là chính đáng, nhưng các cuộc đấu tranh phải nằm trong phạm vi luật pháp ấn định để bảo vệ an ninh trật tự cho xứ sở và không gây trở ngại khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của đồng bào.

Sau đó, tôi lấy xe đi dạo phố Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Chợ Đông Ba, phố Bao Vinh, quận Hương Trà, lên Gia hội, về Bãi Dâu, chợ Nọ, quận Phú Vang, rồi qua cầu Tràng Tiền chạy dọc theo sông Hương từ ga Huế xuống đến Đạp Đá, chợ Cống, khu cơm Âm Phủ  thì hầu hết nhà dân, đâu đâu cũng có treo cờ Quốc gia và Phật Giáo đề huề; Ngoại trừ khu nhà dân ở vùng Phủ Cam và các công sở của chính quyền Tỉnh Thừa Thiên. Thành phố Huế có lẽ nhờ vậy mà tràn ngập trong một rừng cờ từ đầu làng đến cuối phố, khắp mọi nơi, đâu đâu cũng thấy cờ....cờ và cờ Phật Giáo tung bay...tung bay!  Tôi không thấy bất cứ nơi nào bị cấm treo cờ Phật Giáo và tôi cũng không thấy bất cứ nơi nào có Nhân Viên Cộng Lực đi đàn áp hay Cảnh Sát đi triệt  hạ cờ Phật Giáo. Tôi cũng không thấy Quý Thầy, quý Tăng Ni và Phật Tử bị Cảnh Sát đánh đập hay bắt bớ bỏ lên xe hay dẫn đi Trên đây là tất cả sự thật 100%, đúng theo nhãn quang của tôi là một Quân Nhân và cũng là Phật Tử ngoan đạo  với tinh thần Bi, Trí, Dũng đang sống và chứng kiến mọi điều, mọi nơi trong mùa Phật Đản Sanh năm đó, tại thành phố Huế.

Lòng tôi luôn tự nhủ thầm là trong Mùa Phật Đản Sanh năm nay 2507, hầu như lớn hơn mọi năm bởi rừng cờ Phật Giáo tung bay khắp mọi nơi, với những lời ca tiếng nhạc Phật Giáo vẫn vang rền trên mọi nẻo đường quê hương; Cùng nhiều Lễ đài Phật Đản Sanh được dựng lên cùng khắp thành phố Huế, to lớn có, vừa vừa cũng có và nho nhỏ trong khuôn viên của gia đình cũng có, từ thành phố cho đến các làng xã xa xôi. Tôi có cảm tưởng mùa Phật Đản năm nay có phần trang nghiêm, huy hoàng và hào hứng lan tỏa khắp mọi nơi và hơn mọi năm! Phải chăng vì ảnh hưởng tâm lý bị ức chế bởi những lời tuyên truyền: “Phật Giáo Bị Đàn Áp, Cấm Treo Cờ Phật Giáo hay Cờ Phật Giáo Bị Triệt Hạ”.v...v. nên mọi người lại càng chú tâm trang hoàng nhiệt tình và cẩn thận nhiều hơn. Đây là niềm hân hoan và tự hào bất tận đối với người Phật Tử ngoan đạo.


Đêm 5, đêm 6 tháng 5.1963 Lễ Đài Phật Đản tại vườn Hoa Ba Viên đông như ngày Hội. Đèn sáng như ban ngày, cờ xí, bong bóng tung bay khắp mọi nơi trong công viên, hòa theo tiếng nhạc lời ca Mừng Phật Đản, trẻ em nô đùa, người lớn hàn huyên tâm sự, khách thập phương tấp nập đến thưởng ngoạn, tạo thành một bức tranh của một Đêm Hội Lớn trong lòng mọi người đón mừmg Phật Đản Sanh. Đến đêm 7 tháng 5. 1963, là đêm lễ chính thức, chiều hôm đó, Bác Quách Chắc và Ba tôi thuê xe Hoa Kỳ hai đuôi cá màu đỏ trắng của ông Cháu, chủ xe ở đường Phan Bội Châu,  lên chùa Từ Đàm để rước thầy Thích Trí Thủ. Khi xe về đến Lễ Đài thì biết được thầy Trí Thủ bị mệt, không đi được nên cử thầy Thiện Siêu làm Chủ Lễ. Nghi thức buổi lễ và bài thuyết giảng kéo dài hơn 1.30’, Phật tử và quan khách tham dự trên 400-500 người vô cùng khích lệ. Trong khi Thầy Thiện Siêu cử hành lễ, thì đoàn Xe Hoa mừng Phật Đản với hằng chục chiếc được trang hoàng và bắt đèn đuốc rất đẹp mắt, cùng với đoàn người Phật Tử và các gia đình Phật Tử mặc đồng phục, xuất phát từ chùa Diệu Đế vào cửa Đông Ba, đi ngang qua nhà tôi và Lễ Đài Phật Đản, tại vườn hoa Ba Viên, rồi ra cửa Thượng Tứ và lên chùa Từ Đàm. Lễ tất, Thầy Thiện Siêu ngồi trò chuyện đời, chuyện đạo kéo dài đến 10.30’ tối, Bác Quách Chắc và Ba tôi phải đưa thầy Thiện Siêu về lại chùa, để sáng mai còn làm lễ Phật Đản chính thức tại chùa Từ Đàm.

                                                    Quang cảnh Đại Lễ Phật Đản Sanh Tại Chùa Từ Đàm


Từ tờ mờ sáng mồng 8 tháng 4 Phật Lịch 2057, đoàn học sinh của trường Trung Học Bồ Đề, đi hàng hai, ngay hàng thẳng lối, có quý vị giáo sư đi kèm để giữ an toàn và trật tự, kéo dài đi từ trường Bồ Đề ngang qua nhà tôi. Rồi lần lượt đồng bào Phật Tử kẻ đi bộ, người đi xe đạp, xe gắn máy.v..v. từ khắp các nẻo đường trong thành phố Huế lũ lượt theo nhau tiến về chùa Từ Đàm, nhiều xe phóng thanh với những bài ca mừng Phật Đản Sanh, có cắm cờ Phật Giáo chạy khắp các ngả đường như thôi thúc lòng người Phật Tử hãy mau cùng nhau hướng về Chùa Từ Đàm trong ngày hội lớn để Mừng Phật Đản Sanh.


Tại chùa Từ Đàm một lễ đài Phật Đản Sanh có khung hình Thái Tử Tất Đạt Đa với gương mặt khôi ngô tuấn tú, đượm nét từ bi, đang bước đi trên 7 đóa hoa sen, tay phải chỉ thiên, tay trái chỉ địa, rất cao và to lớn, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một buổi sáng đầy nắng đẹp. Trên bàn thờ được trang hoàng rất tươm tất với đầy đủ các lễ vật. Chung quanh chùa và trên các ngã đường hướng về chùa Từ Đàm tràn ngập cờ Phật Giáo với từng đoàn, từng đoàn Phật Tử và các gia đình Phật Tử trong những bộ đồng phục áo lam quần xanh đang quy tụ về tham dự Đại Lễ Phật Đản.


Buổi lễ chính thức bắt đầu khoảng 10 giờ sáng, Quý Thầy bắt đầu phần nghi lễ và nghi thức tụng niệm của Phật Giáo và cùng với  toàn thể Phật Tử dâng hương Cúng Phật, kế đến là phần phát thanh Thông Điệp của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ Nhất Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo VN. Thông điệp của Đức Tăng Thống tuy có lên án chế độ NĐ Diệm là bất công, đàn áp Phật Giáo, nhưng lời lẽ tương đối nhẹ nhàng đượm nét từ bi hỷ xã của một vị chân tu tuổi ngoài 70. Đến phần Thầy Thích Trí Quang đọc diễn văn mừng Phật Đản, nội dung bài diễn văn “Bốc Lửa” của Thầy Thích Trí Quang đã kết tội chế độ NĐ Diệm mọi điều thối nát, là chế độ gia đình trị, là Cần Lao Công Giáo đang ra sức đàn áp Phật Giáo Đồ, cụ thể như cấm treo cờ Phật Giáo, triệt hạ cờ Phật Giáo khắp mọi nơi để gúp cho Đức Cha NĐ Thục bào Huynh của TT NĐ Diệm được lên chức Hồng Y và với những lời lẽ rất kích động đồng bào Phật tử hãy đoàn kết đấu tranh để Phật Giáo không còn bị đàn áp như hôm nay và đại loại là như thế. Trước khi lễ chấm dứt, quý Thầy nhắc nhở đồng bào Phật Tử nhiều lần, đúng 7 giờ tối nay, nhớ đến Đài Phát Thanh Huế để nghe lại phóng sự Lễ Phật Đản sáng hôm nay và mời đồng bào Phật Tử vào chùa dùng cơm chay miễn phí. Trong lúc dùng cơm chay, tôi có trò chuyện với nhiều bạn học và đồng bào Phật Tử, tôi nhận thấy trong lòng mọi người như sôi sục một nỗi bất bình, căm tức, thù ghét cao độ chế độ NĐ Diệm gia đình trị, bất công, mong muốn phải thay đổi. Sau khi dùng cơm xong, tôi về nhà, trên đường về, tôi có linh cảm như có một điều gì đó bất ổn trong tương lai không xa!


                                                        Đâu là sự thật về: “Vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế”


Theo lời quý Thầy dặn là 7 giờ tối phải có mặt tại đài Phát Thanh Huế, nên tôi cùng người bạn gái, cũng là một Phật Tử của Chùa Bà Gia Hội Huế,  hai chúng tôi đi bộ ra cửa Thượng Tứ, băng qua cầu Tràng Tiền, khi đến ngay trước đài Phát Thanh Huế, chúng tôi dừng lại và đứng trên chân cầu, cao hơn con đường nhỏ chạy vào ĐPT gần hai đầu người, hai chúng tôi dựa vào hành lang ciment của cầu và nhìn thẳng góc 90 độ vào Đài Phát Thanh Huế. Ở vị trí nầy, tôi có thể nhìn thấy tất cả mọi chiều, mọi hướng, không có gì cản trở. Khi chúng tôi đến nơi vào khoảng gần 8 giờ tối, tôi thấy ông Ngô Ganh mặc áo chemise trắng có thắt cà vạt, quần màu xám, (đây là màu áo quần muôn thuở của Thầy, kể từ khi Thầy Ngô Ganh còn đi dạy nhạc) đứng trên hành lang, mặt hướng về chúng tôi, lưng xây về cửa lớn của ĐPT. Thầy Thích Trí Quang mặc áo nâu sòng, đứng bên trái ông Ngô Ganh, thầy Mật Nguyện cũng mặc áo nâu sòng, đứng đối diện với thầy Trí Quang. Ông Ngô Ganh với thái độ khiêm tốn, hai tay cầm lấy nhau để ngang thắt lưng, không vung tay, lớn tiếng như hai Thầy Trí Quang và thầy Mật Nguyện đang trong cơn giận giữ vì đã hơn 8 giờ 30’ rồi mà không cho truyền thanh lại phóng sự hồi sáng nay tại Chùa Từ Đàm! Cuộc cãi vã cứ tiếp tục kéo dài như thế không có hồi kết thúc. Lợi dụng lúc các Thầy đang cãi nhau với ông Ngô Ganh, tôi đảo mắt nhìn chung quanh và ghi nhận như sau: Xe cộ và khách bộ hành đi xuống dốc cầu Tràng Tiền đụng đường Lê Lợi, quẹo phải lên Ga Huế, quẹo trái về khách Sạn Hương Giang, ngay tại bùng binh giữa đường Lê Lợi và chân cầu Tràng Tiền, có hai ông Cảnh Sát mặc sắc phục đang dẹp đường và giữ trật tự.Đi thẳng, băng qua đường Lê Lợi là đầu đường Hùng Vương, đây là đường cấm vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên. Tại ngả ba Hùng vương và Lê Lợi, có hai xe Commando Car V100, tức là xe bọc sắt màu O Liu, bánh bằng cao su, thường dùng để đi mở đường hay hộ tống các yếu nhân di chuyển đường xa. Hai xe nầy đậu quay đầu hướng về cầu Tràng Tiền, trên xe có gắn súng đại liên 30 ly, trên mỗi xe có một binh sĩ ngồi gác, số binh sĩ còn lại có người đi lui đi tới, có 2, 3 người ngồì bên lộ hút thuốc. Họ dựng một rào cản bằng 3, 4 con ngựa sắt từ hành lang khách sạn Morin qua bờ tường Đại Học Sư Phạm Huế, phía trước những con ngựa sắt là những hàng rào Concertina, lọai kẽm gai cuốn vòng để chồng lên nhau. Từ Ga Huế chạy dọc theo đường Lê Lợi, đụng chân cầu Tràng Tiền, quẹo trái sát chân cầu, dưới chỗ chúng tôi đang đứng là con đường nhỏ, chạy vào đụng các bậc thềm của Đài Phát Thanh. Con đường nhỏ nầy chia bãi cỏ trước Đài Phát Thanh làm hai bãi cỏ. Bãi cỏ nhỏ nằm bên trái con đường nhỏ và  sát với đường Lê Lợi, bãi cỏ lớn, nằm bên phải con đường nhỏ, sát bờ sông Hương.  Hầu hết các Đồng Niên, Đồng Nữ, Thiếu Niên, Thiếu Nữ đều được bố trí trên bãi cỏ lớn. Riêng bãi cỏ nhỏ, bên trái con đường về phía đường Lê Lợi, thì số lượng các em thuộc gia đình Phật Tử cũng có, nhưng rất thưa hơn nhiều, so với các em trên bãi cỏ lớn. Nhờ đồng phục của các em, nên tôi nhận rõ trên hai bãi cỏ, hầu hết là các em thuộc các gia đình Phật tử và một số nam nữ Huynh Trưởng để kiểm soát các em, rất ít, ít đồng bào Phật Tử. Vì đồng bào Phật Tử toàn là những người lớn, nên họ đứng dọc theo hai thành cầu hay dọc theo hai bên đường Lê Lợi lên ga hay xuống Đập Đá và dưới bãi cỏ hai bên chân cầu Tràng Tiền. Tôi cũng không thấy bóng dáng của một người Lính hay Cảnh Sát sắc phục nào chung quanh đài phát thanh hay trên cầu TT hoặc trên đường Lê Lợi cả hai chiều! Tôi chỉ thấy hai ông Cảnh Sát mặc sắc phục trên đường Lê lợi để giữ trật tự và xe lưu thông. Đồng bào Phật Tử và các gia đình Phật Tử rất đông lên đến cả ngàn người, họ chuyện trò và bàn tán nhưng rất ôn hòa và trật tự. Tôi không thấy bất kỳ một cuộc bạo động nào xẩy ra trong thời điểm nầy mà chính quyền phải dùng đến xe vòi rồng để dẹp bạo động, như nhiều người ta đồn đãi! Điều đồn đãi nầy vô cùng phi lý! Vì trong khi mọi người Phật Tử đang ôn hòa chờ đợi trong vòng trật tự, ai ở đâu thì đứng đó, không có bạo động, thi chính quyền dùng xe vòi rồng đến dẹp lọan cái gì? dẹp loạn ai!? Nếu có xe vòi rồng hụ còi thì tôi phải nghe và  nếu xe vòi rồng đậu ở bùng binh cuối chân cầu Tràng Tiền và phun nước như người ta kể, thì tôi phải là người bị ướt trước tiên, vì tôi đứng trên chân cầu, ở giữa xe vòi rồng và Phật Tử trên bãi cỏ trước  ĐPT. Tôi không thấy bất kỳ chiếc xe Jeep nào có đề chữ Ngô Đình Khôi chạy qua chạy lại trước ĐPT để khiêu khích đồng bào Phật Tử như người ta đồn đãi. Tôi nghĩ không có kẻ nào ngu dại dám lái xe Jeep có đề chữ NĐ Khôi là bào huynh của TT NĐ Diệm đã bị Việt Minh giết năm 45, không có liên hệ gì đến Phật Giáo, trong giờ phút gay cấn, căng thẳng nầy, trước một rừng người Phật tử đang đầy lòng căm giận, thù ghét chế độ NĐ Diệm, để rước họa vào thân! Tôi không nghe và không thấy bất cứ vị Tăng nào cầm loa phóng thanh chỉ huy Phật Tử không được bạo động như người ta đồn đãi. Vì tính đến giờ phút nầy, tình hình vẫn yên tĩnh, mặc dầu không có Cảnh Sát giữ trật tự, nhưng việc chờ đợi buổi phát thanh vẫn trong không khí ôn hòa, trật tự và bình yên.

Trên hành lang ĐPT, ông Ngô Ganh và quý  Thầy vẫn tiếp tục tranh cãi, đồng bào Phật tử vẫn tiếp tục chờ đợi đến hơn 9.30’ tối mà đài vẫn chưa cho phát thanh. Thình lình có một chiếc xe màu đen, chạy từ tòa hành chánh tỉnh Thừa Thiên theo đường Lê lợi rồi rẽ vào con đường nhỏ, xe chạy từ từ đến trước hành lang ĐPT Huế, cửa xe mở, một người mặc áo đen dài, quần tây, đầu trần bước ra, đó là ông Nguyễn Văn Đẳng Tỉnh Trưởng Thừa Thiên, Ông tiến lên chỗ 3 người đang đứng, sau khi chào hỏi, ông TTr NV Đẳng đứng đối diện với ông Ngô Ganh, lưng quay về phía chúng tôi, bên phải là Thầy Trí Quang và bên trái là Thầy Mật Nguyện. Ông TTr  NVĐẳng đến ĐPT bằng xe 4 cửa, một mình với tài xế, tôi không thấy và không nghe có xe Cảnh Sát hụ còi dẫn đường giữ an ninh hay xe của Hiến Binh Mũ Đỏ dẫn đường như ai đó đã nói. Vì Hiến Binh là Quân Cảnh Tư Pháp chỉ có nhiệm vụ như lập vi bằng tại hiện trường hay lập biên bản trình ông Biện Lý để truy tố phạm nhân ra trước Tòa Án. Hiến Binh không có nhiệm vụ mở đường và an ninh lộ trình. Theo tôi nghĩ, sở dĩ  ông TTr NVĐẳng đi một mình không cần xe Cảnh Sát hụ còi, mở đường hộ tống, vì Ông không muốn tạo thêm hiểu lầm trong lúc dầu sôi lửa bỏng nầy là đem Cảnh Sát đến để đàn áp Phật giáo!? Tuy nhiên, trong chiếc xe màu đen và kính xe màu đen, nên tôi không biết trong xe đó có Lính hộ tống đi theo để bảo vệ an ninh cho ông hay không?


Giờ phút đẫm máu của Lịch Sử !


Bốn vị giới chức quan trọng vẫn đang tranh cãi, hai Thầy lại tiếp tục múa tay trái rồi vung tay phải với thái độ vô cùng giận dữ vì đài PT không cho truyền thanh phóng sự. Theo tôi nghĩ, ông TTr NVĐẳng và ông Ngô Ganh không cho truyền thanh phóng sự Lễ Phật Đản sáng nay, chỉ vì một lý do duy nhất đó là bài diễn văn “Bốc Lửa” của Thầy Thích Trí Quang!  Vì nếu bài diễn văn “Bốc Lửa” nầy được truyền đi, chẳng khác nào một mệnh lệnh đấu tranh xuống đường trong đêm tối, chính quyền rất khó lòng kiểm soát và ổn định! Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục dằn co giữa 4 người đến hồi cực kỳ cao điểm mà vẫn chưa kết thúc, thì khoảng 10 giờ, thinh lình một tiếng nổ kinh hoàng long trời, ngay chính giữa bãi cỏ lớn có rất nhiều em Đồng Niên, Đồng Nữ, Thiếu Niên, Thiếu nữ Phật Tử! Sau tiếng nổ, những người đứng gần đó, đã chạy lại cấp cứu các em và nhìn thấy cảnh tượng thương tâm có 9 em bị thương hay đã chết ngay tại chỗ, nằm la liệt trên bãi cỏ lớn! Bốn vị giới chức quan trọng đang đứng tranh cãi trên hành lang ĐPT ngơ ngác, với phản ứng tự nhiên nên họ đã luýnh quýnh tìm đường tháo chạy, không một lời từ giã nhau! Sau đó một hồi, tôi nghe tiếng còi hụ của xe cứu thương cấp cứu của bệnh viện Trung Ương Huế, ở gần đó. Sau tiếng nổ kinh hoàng, tôi nghe 3 tiếng súng bắn chỉ thiên, từ hướng đường Hoàng Hoa Thám bên hông Hotel Morin gần Quân Trấn của TK/TT trên đường LÝ Thường Kiệt. Đây là 3 tiếng súng chỉ thiên đầu tiên sau tiếng nổ kinh hoàng. Tuyệt nhiên tôi không thấy bất kỳ một chiếc xe bọc sắt bánh cao su hay xe thiết giáp M113 có bánh xích sắt chạy trên đường hay trong sân ĐPT hoặc tại hiện trường vụ nổ, như người ta đồn đãi! Sau nầy, qua lời khai của Thiếu Tá Đặng Sĩ xác nhận trước phiên tòa xử ông tại Sàigòn vào tháng 6 năm 1964, là Chính ông đã bắn 3 phát súng lục sau tiếng nổ để thị oai và giữ trật tự, không phải bắn trước tiếng nổ kinh hoàng  như là 3 phát súng lệnh, như người ta đồn đãi!”  Theo tôi. lời khai nầy chính xác, rất đúng với những gì tôi nghe và biết.  Đến đây, chúng tôi cũng cố chạy, nhưng vì quá nhiều người đang giành đường chạy thoát, nên xe cộ kẹt cứng ngay trên cầu, chúng tôi không thể di chuyển được. Trong lúc đứng dậm chân tại chỗ, tôi nhìn qua hướng hai chiếc xe bọc sắt V100, có bánh xe cao su vẫn nằm nguyên tại vị trí cũ, nghĩa là họ vẫn đậu sau hàng rào ngựa sắt và kẽm gai vòng, chỉ có khác là bây giờ các anh em binh sĩ đã lên ngồi trên xe với súng đạn sẵn sàng ứng chiến; Vì nhiệm vụ của đơn vị hai xe bọc sắt V100 nầy là giữ an ninh con đường Hùng Vương, không cho đồng bào đi vào hướng của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên.


Tôi không thấy bất kỳ một chiếc xe bọc sắt có bánh xe cao su (Commando Car V100) hay xe thiết giáp M113 bánh xích sắt nào chạy trên đường chở Thiếu tá Đặng Sĩ và Trung Úy Nguyễn Kỳ Chi Đội Trưởng cơ giới đã cán chết người cùng bắn đại liên 30 ly, 50 ly và đôi lựu đạn giết hại rất nhiều người, như người ta đồn đãi! Theo tôi, điều nầy không thể xẩy ra, vì tại Huế không có đơn vị xe Thiết giáp M113 nào đồn trú, riêng các xe bọc sắt V100 vẫn nằm yên ở vị trí cũ, không nhúc nhích! Nếu đây là điều có thật, thì số lượng người bị thương vong phải tăng lên 10, 15  hay 20 người. Tại sao đến hôm nay 2018, số lượng người bị tử vong vẫn không thay đổi, nghĩa là chỉ có 9 em tử thương sau tiếng nổ kinh hoàng mà thôi! Vậy số Phật Tử bị thương vong do Thiếu Tá Đặng Sĩ và Tr Úy Ng Kỳ dùng xe tăng M113 cán chết cùng đôi lựu đạn và bắn đại liên là bao nhiêu người? Tại sao quý vị không cộng thêm vào số  9 em đã chết, để yêu cầu kết tội Thiếu Tá Đặng Sĩ  tử hình, như lòng mong muốn của quý vị?


Tôi không thấy bất kỳ chiếc Thiết Vận Xa M113 chạy bằng dây xích sắt nào chạy leo lên hành lang ĐPT Huế để cán nát thây, dập đầu nhiều em Phật tử, như người ta đồn đãi! Theo tôi, điều nầy không thể xẩy ra, vì nếu thật sự có xe Thiết giáp chạy leo lên hành lang ĐPT để cán chết nhiều người cùng bắn đại liên 50 ly và đôi lựu đạn, thì Thầy Trí Quang và Thầy Mật Nguyện, TTr NVĐẳng và ông N Ganh phải là những người bị thương vong trước tiên, vì 4 vị đó đang đứng tranh cãi trên hành lang ĐPT!  Như tôi đã nói, trên hành lang ĐPT, kể từ giờ phút đầu tiên 7,8 giờ cho đến bấy giờ 10 giờ đêm,  không có bất kỳ một ai, kể cả các em Phật tử; Chỉ có 4 nhân vật chính, ở trên đó mà thôi.


Là một Sĩ Quan của Trung Tâm Huấn Luyện, nên tôi rất quen thuộc với việc tác xạ các loại súng cũng như với các chất nổ hằng ngày, do đó tôi phân biệt rất rõ tiếng nổ các loại súng cá nhân hay cộng đồng, đạn bắn tầm xa, gần, cao, thấp rất chính xác. Khi chúng tôi đi đến ¼ cầu TTiền, thì tôi nghe phía sau lưng , nhiều tiếng còi hụ của xe cảnh Sát hay xe cứu thương hoặc xe cứu hỏa? và những tiếng súng chỉ thiên là súng bắn lên Trời như để tạo sự chú ý hay thị oai để giữ trật tự. Tôi xác nhận không nghe bất cứ tràng đại liên nào bắn thẳng để gây sát thương hay tiếng nổ của lựu đạn hoặc chất nổ nào, trên con đường chúng tôi đi qua cầu Tràng Tiền. Sau đó, chúng tôi đi vào cửa Thượng Tứ, tôi gặp một đoàn Phật Tử mặc đồng phục gồm 40, 50 em, toàn là Nam Oanh Vũ và Nữ Oanh Vũ tuổi từ 10, 11,12, 13, 14, đi ra. Ngay chính giữa vòm cửa Thượng Tứ, qua ánh đền mờ mờ, tôi nhận ra Thầy Thích Chơn Trí, với giọng nói lớn nhưng rất ấm và rõ, như ngày nào thầy dạy Giáo Lý Phật Giáo cho chúng tôi, trong mấy năm liền, cùng Thầy Thích Minh Tâm, tại trường TH Bồ Đề Thành Nội Huế: “Các con đi nhanh lên, bọn họ giết hại anh em Phật Tử mình hết rồi! Đi mau lên để qua tiếp cứu anh em!”  Thầy Chơn Trí cùng  đoàn Phật Tử và chúng tôi cùng đi ngược chiều nhau! Thầy Thích Chơn Trí thì dẫn đoàn Phật Tử trẻ thơ đi đến ĐPT Huế để cứu đồng bào bị tử nạn, còn chúng tôi cố đi nhanh chân để về nhà!  Trên đường về nhà, lòng tôi tự hỏi: “Tại ĐPT Huế, đang xẩy ra một tai nạn đẫm máu, thông thường đàn bà và trẻ em phải được di tản trước tiên, hôm nay tất cả mọi người, kể cả Thầy Trí Quang và Thầy Mật Nguyện cũng đang cố tình tìm đường chạy lánh nạn, thế thì tại sao Thầy Chơn Trí lại đưa một đoàn Phật Tử trẻ con vào chốn lửa đạn đầy nguy hiểm vào lúc hơn 11 giờ đêm khuya!? Thầy Chơn Trí đang ở trong Thành Nội Huế cách xa ĐPT Huế độ 6-7 cây số, làm sao Thầy Chơn Trí biết được tại ĐPT, người ta đã giết hại hết Phật Tử rồi, để Thầy Chơn Trí tập họp được số 40, 50  Phật Tử trẻ thơ và đem chúng vào chỗ chết !?  Tại sao tại ĐPT chỉ có toàn là trẻ em và một thiếu nữ bị tử thương mà thôi!?  Tại sao? Tại sao? Ai là thủ phạm đã ném chất nổ cực mạnh để giết hại các em Phật Tử trẻ thơ vô  tội, để châm ngòi cho cuộc đấu tranh lật đổ chế độ NĐDIệm! Việt Cộng, CIA Mỹ hay  Phật Giáo ? Tất cả ba đối tượng đều mong muốn chế độ NĐ Diệm phải sụp đổ! Việt Cộng muốn tiêu diệt chế độ NĐDiệm vì Quốc Sách Ấp Chiến Lược đã làm cho Bộ Đội BV và MTGPMN vô cùng điêu đứng! CIA chống đối và thù ghét TT NĐDIệm vì tinh thần độc lập tự chủ, không cho Mỹ đổ quân vào MNVN!  Phật Giáo không thích ông NĐDIệm vì đàn áp Phật Giáo! Ngoài ra, còn một đối tượng thứ tư, đó là một số Tướng Lãnh bất tài bị thất sủng như ĐT Dương Văn Minh, TrTg Mai Hữu Xuân, TrTg Lê Văn Kim.... đã cam tâm làm tay sai cho CIA Mỹ đã giết hại  TT NĐ Diệm!  Sau nầy, theo nhiều tài liệu giải mật đã phổ biến, là do tên Đại Úy  Scott thuộc CIA Mỹ chủ mưu?


Sau nầy, tôi được biết Thầy Thích Chơn Trí đã hoàn tục và kết duyên cùng cô Diệu Liên, con ông Chức chủ tiệm Smash repaire ở trên đường Ông Ích Khiêm, gần Nhà Thương Nhỏ, Thành Nội Huế, là học trò học Giáo Lý của Thầy Chơn Trí và cũng là bạn học cùng lớp 4 năm Trung Học với tôi. Về đến nhà, tôi lấy xe gắn máy đưa bạn gái tôi về nhà, xe chạy ra cửa Đông Ba qua đường Phan Bội Châu và về nhà ở Chùa Tàu, Gia Hội. Chúng tôi chia tay, rồi tôi chạy xe đi một vòng lên chợ Đông Ba, ngang cầu Tràng Tiền, bến Thương Bạc, rồi vòng về cửa Thượng Tứ  để  trở về nhà tôi. Trên đường đi vòng quanh thành phố Huế, tôi thấy từng đoàn người, kẻ mệt mỏi thì rảo bước, người khỏe thì vội vã ba chân bốn cẳng để về nhà, vì Trời đã hơn 1 giờ khuya rồi.


Qua ngày hôm sau và những ngày sau đó, tôi được biết trong số 9 em Phật Tử bị thương và bị chết ngay tại chỗ, sau khi được đưa về bệnh viện cấp cứu, tất cả 9 em đều bị tử thương! Sau khi khám nghiệm tử thi, Bác Sĩ Lê Khắc Quyến, Giám Đốc Bệnh Viện Trung Ương Huế đã xác nhận các em bị chết bởi sức ép của một loại chất nổ cực mạnh, các em không chết bởi các loại mảnh đạn gây sát thương. Xin nói thêm là Bác Sĩ Lê Khắc Quyến là một Phật Tử thuần hành ngoan đạo và là người quen biết thân thích của Thầy Trí Quang mà đã  xác nhận như thế, thì không còn lý do gì để đổ tội cho Thiếu Tá Đặng Sĩ và Trung Úy Nguyễn Kỳ đã dùng xe thiết giáp M113 cán chết người, cùng bắn đạn đại liên 50 ly  từ trên xe bọc sắt M113 và ném lựu đạn giết hại nhiều đồng bào Phật Tử và yêu cầu kết án tử hình!?  Sau cuộc đảo chánh 01.1.63, tôi được đổi về làm Sĩ Quan Phụ Tá Trưởng Phòng Dân Vệ Tỉnh Thừa Thiên vào tháng 2. 1964. Văn Phòng Dân Vệ Tỉnh TT đặt trên lầu của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên. Tại đây, tôi được biết Trung Úy Nguyễn Kỳ đã bị đình chức Chi Đội Trưởng Cơ Giới V100 và đang trình diện tại PhòngPI/TK, cũng nằm trong khu vực của BCH/TK/TT, để chờ lệnh. Một hôm, Tiểu Khu Thừa Thiên và Trung Đoàn 3/SĐI/BB có tổ chức hành quân phối hợp vùng phía Nam thành phố Huế, nằm trong rừng sâu là mật khu của VC, thuộc quận Hương Thủy. BCH/TK Thừa Thiên có điều động Chi Đội Cơ Giới V100 đi hành quân, mặc dù không có nhiệm vụ, nhưng Trung Úy Nguyễn Kỳ tự động nhảy lên xe bọc thép V100 và cùng đi hành quân với anh em là binh sĩ đồng đội thuộc cấp cũ của mình. Trong khi cuộc hành quân đang diễn tiến, thinh lình chúng tôi nghe hung tin Trung Úy Nguyễn Kỳ đã bị tử thương bởi một viên đạn bắn sẻ của VC! Nhận được tin nầy, tất cả mọi người trong BCH/TK/TT đều xôn xao trong im lặng, vì cho đây là một cái chết vô cùng bí ẩn! Nên sau đó, trong một phiên tòa chỉ xử Thiếu Tá Đặng Sĩ tại Sàigòn vào tháng 6 năm 1964, không có Trung Úy Nguyễn Kỳ, vì ông đã ra người thiên cổ! Hôm nay tôi xin thắp 3 nén nhang để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Trung Úy Nguyễn Kỳ, một sĩ quan hiền lành và dễ mến đã bị chết một cách oan khiên vì lòng ganh tỵ và nghi kỵ của thế gian!

Thầy Thích Trí Quang là nhân vật chính số 1 của vụ án “thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế”, thế mà Thầy Trí Quang đã nhiều lần từ chối, không ra làm nhân chứng trước Tòa Án Công Lý trong các phiên xử Th Tá Đặng Sĩ vào tháng 6 năm 1965. Tại sao trước mặt công lý thì Thầy Trí Quang lại tránh né để đối diện với sự thật?  Thầy Trí Quang chỉ trả lời phỏng vấn sau lưng tòa án. Trích “Lịch sử còn đó” của tác giả Nguyễn Văn Lục, Thầy Trí Quang kể: “Đến giờ, tôi đích thân đi với thầy Mật Nguyện xuống đài phát thanh. Ông quản đốc nói có lịnh không cho Phật Giáo phát thanh, xin các thầy biết cho đây là việc ngoài quyền hạn của tôi. Tôi yêu cầu mời ông Tỉnh trưởng xuống giải quyết tại chỗ. Bấy giờ gần tối. Phật tử đứng nghẹt sân đài phát thanh, ngoài đường và cầu Trường Tiền. Ông Tỉnh trưởng đến mới cùng thầy Mật Nguyện, tôi và ông Quản đốc, đứng lên chỗ cao, chưa kịp nói gì thì phía ngoài  vòi  rồng phun nước rất mạnh, kế đến hai chiếc chiến xa tiến vào đại liên và lựu đạn cùng nổ. Một số Phật tử ở góc sân trên của đài phát thanh, chỗ gần chúng tôi đứng bị ném lựu đạn tàn sát. Họ là các Thánh tử đạo đầu tiên của cuộc vận động 1963.

Sau đó, được biết trong hai chiến xa xung kích, một chiếc được mật lệnh giết tôi. Kẻ thi hành là Trung Úy Kỳ. Khi chĩa súng bắn tôi thì bị một đội viên cùng xe đánh bật tay lên. Chiếc khác được lệnh tiến bắn thì không bắn, vì sợ làm chết lây thầy Mật Nguyện và các ông Tỉnh trưởng, quản đốc. Sau bị trách phạt rằng sao không bắn luôn cả ba người ấy.

Súng ngưng nổ, chiến xa rút liền. Tên Phong, cảnh sát và tên Uyên, quân cảnh cùng một số lính, ăn mặc như xung trận vào đài phát thanh mặt đầy sát khí, nhìn chúng tôi nói dõng dạc: “Việt Cộng đột nhập, ném lựu đạn chết người’’ Và nhìn tôi muốn bắn. Tôi nói: “còn các ông thì yểm trợ cho Việt Cộng. Đúng là gà đẻ gà tục tác.’’

Hôm nay, qua sự trình bày tường thuật trung thực về vụ án“thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” của tôi và đọc lại những giòng chữ do chính Thầy Trí Quang đã trả lời cuộc phỏng vấn cách đây 55 năm, Thầy Thích Trí Quang nghĩ gì trước Tòa Án Lương Tâm và Đạo Giáo?  Vì với tinh thần “không vẫn hoàn không” tức là  Thầy Trí Quang đã Giác Ngộ theo sách “Trí Quang Tự Truyện”, tôi kính xin Thầy Thích Trí Quang hãy nói lời Công Đạođể trả lại Công Lý cho những người vô tội bị oan ức, phải bị tù tội và chết trong tức tưởi; Như là những nén nhang Giác Ngộđể cầu cho hương linh của những người quá cố được siêu thoát. Đồng thời, Thầy sẽ hé lộ một sự thật của lịch sử về vụ án“thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” mà 55 năm qua bị dấu kín!  Như là một bài Giảng Pháp cho thế hệ trẻ mai sau, phải tránh xa những lầm lỗi đã gây đau thương cho Tổ Quốc và Dân Tộc, trong quá khứ. Ngoài ra, Thầy còn cho tôi một cơ hội được tiếp tục giữ lòng thương yêu và quý trọng đối với quý Thầy, như hồi tôi còn là một Thiếu Niên của Gia Đình Phật Tử với tinh thần hồn nhiên, trong sáng đầy lòng hướng thiện và hướng thượng!

Phần kết

Trên đây là tất cả sự thật mà chính mắt tôi thấy, tai tôi nghe, ngay tại và chung quanh hiện trường ĐPT Huế, vào đêm định mệnh của Dân Tộc 8.5.1963!  Tôi xin ghi lại đây với tất cả tấm lòng chân thành của một Phật Tử chân chính ngoan đạo, vì trên đầu tôi luôn có Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chứng giám. Những điều ghi nhận và cảm niệm của cá nhân tôi, với đầy đủ đức tánh Bi Trí Dũng, nên tôi có thể không làm hài lòng một số quý vị, vì trái với những điều quý vị đã và đang hằn sâu những ấn tượng, trong 55 năm qua! Kính mong qúy vị thông cảm và lượng tình tha thứ cho; Vì nhiều khi mình cũng phải chấp nhận sự khác biệt, vì đó là sự thật! Đã là sự thật thì vô cùng cao đẹp và đáng trân quý! Mới xứng đáng là con người có nhân cách và đạo hạnh!Nhân tiện hôm nay là ngày húy nhật lần thứ 55 của 9 em thiếu niên vô tội đã chết một cách tức tưởi bởi lòng dạ thâm độc của những kẻ có mưu đồ chính trị đen tối. Tôi xin thắp 3 nén nhang để tưởng nhớ và nguyện cầu cho các em luôn được an bình nơi cõi vĩnh hằng và xin các em gia hộ cho chúng tôi luôn minh tâm kiến tánh, trí tuệ sáng suốt để tránh những việc đau lòng đáng tiếc, như trong quá khứ.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

                    Đệ tử kính lạy


                 Phan Văn Phước

          Pháp Danh: Chơn Qủa









Virus-free. www.avg.com


__._,_.___


Posted by: <phuoclienba



BIỆT ĐỘNG QUÂN & CHIẾN DỊCH “GIAN LAO 1”XÂM NHẬP CHIẾN KHU D.

$
0
0

BIỆT ĐỘNG QUÂN & CHIẾN DỊCH “GIAN LAO 1”

XÂM NHẬP CHIẾN KHU D.

NGUYỄN KHẮP NƠI.

Viết cho Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 và Ngày Thành Lập Binh Chủng Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1 Tháng 7.



Từ năm 1954, sau khi Hiệp định đình chiến đã được ký tại Geneve, dân chúng cả hai miền Nam Bắc có 100 ngày để chọn lựa nơi mình sinh sống. Đồng bào miền Bắc được quyền di cư vào miền Nam, sống dưới chế độ Quốc Gia Tự Do Công Bằng Bác Ái do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Bọn Việt cộng trong Nam cũng được quyền “tập kết” ra ngoài Bắc để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa cộng sản của chúng.


Trên giấy tờ là như vậy, nhưng trên thực tế, bọn Việt cộng đã để lại một số cán bộ tại miền Nam, gọi là “nằm vùng” để tìm cách phá hoại chính phủ Quốc Gia.


Sau khi đắc cử Tổng Thống vào năm 1955, ông Ngô Đình Diệm đã từng bước tạo dựng lên một quốc gia thành bình thịnh trị, một chế độ Cộng Hòa nhân bản cho Miền Nam Việt Nam.

Khi thấy Miền Nam bắt đầu vững mạnh, bọn Việt cộng nằm vùng đã được chỉ thị từ Hà Nội bắt đầu chính sách khủng bố, đánh du kích, để phá hoại sự an ninh của Việt Nam Cộng Hòa.

Bọn Việt cộng dùng chiến thuật du kích, tập trung quân vào một đồn bót ở nơi xa xôi hẻo lánh thiếu quân phòng bị để tấn công chớp nhoáng rồi rút lui.


Để đối phó với bọn du kích này, ngày 16 tháng 2 năm 1960, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị thành lập các Đại đội Biệt động quân, tuyển chọn những chiến binh thiện chiến của các Sư đoàn Bộ binh và Quân khu, của Binh chủng Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến và ngay cả từ Liên đoàn Quan sát số I (Biệt kích nhẩy toán ra Bắc), để huấn luyện thêm cho họ kỹ thuật hành quân độc lập và tác chiến chống du kích. Các Đại đội Biệt động quân này được trang bị vũ khí gọn nhẹ với quân phục là quần áo bà ba đen, được gởi đi tới khắp các quân khu, tỉnh lỵ, sống chung với dân chúng để tìm ra những toán du kích và địa điểm tập họp của chúng, khi đêm về, họ hành quân đến tận nơi tiêu diệt bọn chúng rồi rút về thật nhanh.

Các Biệt Động Đội đã đạt được những thành công vượt bực, tiêu diệt rất nhiều đám du kích, trở thành tử thần của những đám Việt công nằm vùng, nên chỉ qua một thời gian ngắn, đã có 65 Biệt Động Đội được thành lập.

Nhiều toán huấn luyện lưu động của Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force) của Hoa Kỳ đã được gửi đi từ căn cứ Fort Bragg, N.C. đến Việt Nam để trợ giúp về huấn luyện và tổ chức các đơn vị BĐQ cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 


Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ký sắc lệnh chính thức thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân, chỉ định Thiếu tá Lữ Đình Sơn làm Chỉ huy trưởng. Quân phục chính thức của Biệt động quân cũng được chuyển sang quân phục rằn ri mầu áo hoa rừng và với mũ nồi mầu nâu.

Mặc dù hình thành Bộ chỉ huy riêng, nhưng trên thực tế, các Đại đội Biệt động quân vẫb tác chiến theo sự chỉ huy của các Tư lệnh Sư đoàn hoặc Tiểu khu trưởng tại địa bàn hoạt động. Bộ Chỉ huy Trung ương chỉ có nhiệm vụ quản trị, điều hành, bổ sung quân số, huấn luyện, trang bị, thanh tra, theo dõi, thống kê, báo cáo các hoạt động của các đơn vị Biệt động quân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa mà thôi.


http://www.gstatic.com/hostedimg/e9c365b11c1d20c2_landing


Trước quy mô chiến tranh mở rộng, ngày 1 tháng 8 năm 1961, các Trung tâm Huấn luyện Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao được hợp nhất thành Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ. Các trung tâm Trung Hòa và Thất Sơn cũng được sát nhập thành Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Trung Lập để có thể huấn luyện quy mô cấp Tiểu đoàn.

Đầu năm 1962, các Đại đội Biệt động quân thuộc quyền các Tiểu khu được thu hồi để thành lập 3 Tiểu đoàn đặt dưới quyền các Quân khu là Tiểu đoàn 10 (Quân khu 1), Tiểu đoàn 20 (Quân khu 2) và Tiểu đoàn 30 (Biệt khu Thủ đô), trực thuộc Quân Đoàn III.

(Sau này, các tiểu đoàn nói trên đã được đổi tên thành Tiểu đoàn 11, 21 và 31 để tương ứng với thứ tự từng vùng chiến thuật.)


Những hoạt động của các Tiểu đoàn Biệt Động Quân nói trên và các Đại Đội Biệt Động Quân Biệt lập đã bị quên lãng nhiều do thời gian quá lâu và sự mai một của các cấp chỉ huy.


May mắn thay, trong một cuộc họp thường kỳ của Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria, vào tháng 2/2018, chúng tôi đã tìm ra một vị chỉ huy đã từng hành quân với Biệt Động Quân vào những thời điểm đầu tiên của Binh Chủng Biệt Động Quân.


Theo thông lệ, cứ bốn tháng một lần, hội BĐQ chúng tôi họp nhau tại nhà của một hội viên hoặc tại một quán ăn thuận tiện, để vừa hàn huyên tâm sự chuyện xưa của những ngày tháng cũ và nhận Tập San Biệt Động Quân do Tổng Hội Biệt Động Quân Hải Ngoại ấn hành và gởi tặng.

Kỳ họp mặt tháng 2/2018 vừa qua, chúng tôi gặp nhau tại quán ăn Bonjour Vietnam, số 258B đường Victoria Street, Richmond VIC 3121.

Chủ quán là chị Tuyết - với kinh nghiệm về nấu những món ngon Miền Trung từ hồi còn bé theo mẹ nấu ăn cho tới khi qua Pháp, mở những tiệm ăn ở Quận 13 và 20 ở Paris – chị đã mở quán ăn Bonjour Vietnam khoảng một năm nay để giới thiệu với khách hàng Melbourne những món ngon của Xứ Huế.

Khi chợt nghe chúng tôi nói chuyện về Binh Chủng Biệt Động Quân, chị đã lắng nghe và khi tan buổi họp, chị đã xin lỗi chúng tôi để . . . cũng nói chuyện về Biệt Động Quân:

-“Xin lỗi các anh cho tôi hỏi, nẫy giờ tôi có được nghe (họp ở nơi công cộng mà, ai nghe được thì cứ nghe) các anh nói chuyện về Biệt Động Quân . . .”

-“Vâng, vì chúng tôi là Lính Biệt Động ngày xưa, nên chỉ có một đề tài đó mà nói chuyện với nhau . . . Chị . . . cũng là Lính Biệt Động hay sao?”

-“Dạ Không, hồi đó tôi còn nhỏ lắm, chưa biết gì về lính cả, nhưng còn nhớ rất rõ là ba tôi có đi hành quân chung với những anh lính đội Mũ Nâu.”

-“Ô! Thế thì hay quá, xin chị có thể cho biết bác tên gì và hiện bác có ở Melbourne này không?”

-“Ba tôi tên Diễn, Đỗ Văn Diễn. Tôi mới bảo lãnh ba tôi qua Melbourne cách đây hai năm, hiện ông đang sống chung với chúng tôi. Ba tôi thích nói chuyện về Lính lắm, nhưng chưa có dịp gặp người lính nào cả. Hôm nay nghe các anh nói chuyện về Lính, nhất là Lính Biệt Động Quân, tối nay tôi về nhà kể lại cho ba tôi nghe, chắc ba tôi sẽ thích lắm đấy.”   

-“Nếu vậy xin chị cho tôi số điện thoại của bác để chúng tôi xin hầu chuyện và mời bác đi họp chung với chúng tôi cho vui. Chị có nhớ bác đi lính từ năm nào hay không? Chắc bác cũng . . . lớn tuổi rồi ha chị?”


Biệt Động Quân 6


-“Dạ, ba tôi đi lính khóa 5 Võ Bị Đà Lạt, năm nay cũng khoảng 85 tuổi rồi.”

-“Khóa 5 Đà Lạt! A! Vậy bác là . . . Đại Huynh Trưởng của chúng tôi rồi.

Tôi có số điện thoại của bác đây rồi, xin chị tối nay về báo cho bác biết là chúng tôi xin gọi điện thoại nói chuyện với bác. Nếu bác đồng ý, xin chị cho chúng tôi biết để sửa soạn.”

Hai ngày sau, tôi đã được mời đến tư gia của Đại Huynh Trưởng Đỗ Văn Diễn và đã được Huynh Trưởng tóm tắt về đời lính của mình và kể lại một trong những cuộc hành quân đại quy mô nhất của Binh Chủng Biệt Động Quân mà huynh trưởng đã , như sau:


Tôi là Đại Tá Đỗ Văn Diễn - Cựu Tỉnh Trưởng Phước Long – Cựu Tư Lệnh Biệt Khu Phước Bình Thành năm 1962.

Tôi nhập ngũ năm 1951, được gởi đi thụ huấn Khóa 5 Hoàng Diệu tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, từ năm 1951 đến 1952. Lúc đó Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tá Le Fort và một trong những Huấn Luyện Viên của khóa tôi là Trung úy Nguyễn Văn Thiệu.

Ra trường, tôi được chỉ định phục vụ tại Trung Đoàn Thần Phù, đóng ở Huế. Đến năm 1956 thì về đóng quân ở Pleiku. 

Tôi được thăng cấp Đại Úy khi phục vụ tại Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ. Năm 1960 được thăng cấp Thiếu tá, lãnh trách nhiệm là Tỉnh Trưởng Tỉnh Phước Long. Vì những thành công đã đạt được trong việc tái tạo an ninh và an cư lạc nghiệp cho dân chúng trong tỉnh nà, tôi đã được vinh thăng Trung tá.


Ngày 15 tháng 11, 1962 tổng thống Ngô đình Diệm ban hành sắc luật để thành lập biệt khu Phước Bình Thành. 

Biệt khu Phước Bình Thành cách Saigon vào khoảng 70km về hướng đông bắc và rộng khoảng 80km vuông gồm ba tỉnh Phước Long, Bình Long và Phước Thành. Mặc dù lúc đó tôi mới 26 tuổi, nhưng vì đã có kinh nghiệm điều hành tỉnh Phước Long và cũng đã tốt nghiệp khóa huấn luyện Biệt Động Quân tại căn cứ Fort Benning, Tiểu bang Georgia, nên tôi đã được Tổng Thống Ngô Đình Diệm tin cẩn và giao trọng trách làm Tư Lệnh Biệt Khu Phước Bình Thành, với quân số bao gồm Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân Đặc Biệt (tiểu đoàn đầu tiên thí nghiệm hoàn toàn trang bị AR-15) và 18 Đại đội Biệt Động Quân Biệt Lập, tăng cường thêm trung đoàn 32 Bộ binh. Về pháo binh yểm trợ có một pháo đội 155mm, bẩy khẩu 105mm và hai trung đội súng cối 81mm.


Với một quân số lón lao và được trang bị tối tân như vậy, mục đích của biệt khu là gìn giữ an ninh và an cư lạc nghiệp cho dân chúng của ba tỉnh tân lập và tập trung mọi nỗ lực đtiêu diệt những căn cứ điạ của Việt Cộng trong Chiến khu D, để bọn Việt cộng không còn chỗ nương tựa, không còn đe dọa thành phố Sài Gòn được nữa. 

Trong quá khứ, chiến khu Dđược bọn Việt cộng ra công xây dựng từ năm 1946khi còn giao tranh vói thực dân Pháp. Sau hiệp định Geneve, bọn Việt cộng vẫn còn ẩn náu trong chiến khu này và càng ngày càng mở rộng Chiến khu Đ đã được Việt Cộng và trước đó là Việt Minh xử dụng nhiều năm như một an toàn khu cho việc huấn luyện, tiếp tế, nơi dưỡng quân cho các đơn vị tác chiến. 

Để sửa soạn cho việc tấn công vào chiến khu D, tôi đã nhiều  lần cùng Bộ Tư Lệnh và các cố vấn Mỹ đi máy bay để thám sát, nhưng rất khó mà nhìn thấy gì vì rừng lá trùng diệp đã che khuất hầu như tất cả những gì ở phía dưới.

Image result for ARVN RANGER


Tôi đã cho nhiều Đại đội Biệt Động Quân hành quân vào chiến khu nhiều lần, nhưng vì hàng rào phòng thủ của chúng rất vững, nên khi qua được những trạm gác này vào tới các hầm bí mật thì chúng đã rút đi hết rồi, nhưng anh em Biệt Động cũng bắt được một vài tên lính gác và quan trọng nhất là đã tiếp đón vài sĩ quan Việt cộng ra đầu thú theo chính sách chiêu hồi.


Vào khoảng đầu tháng Hai năm 1963, Biệt Khu Phước Bình Thành đã dùng toàn thể lực lượng Biệt Động Quân thực hiện chuyến xâm nhập lâu dài nhất vào chiến khu Ddưới danh hiệu cuộc hành quân ‘Gian Lao 1’. 

Kế hoạch hành quân dựa theo tin tình báo do hàng binh địch cung cấp về chỗ đóng quân của bộ chỉ huy chiến khu Đ của địch. Các đại đội Biệt động quân trang bị nhẹ,  xâm nhập sâuvào trong chiến khu Dbằng cách băng rừng xuyên qua vòng đai an ninh bên ngoài tới bên trong. 


Muốn giữ bí mật cho cuộc hành quân, mỗi lần lính Biệt Động đụng một trạm gác nào là phải bao vây tiêu diệt hết những tên lính trong đó, nhưng vì hệ thống phòng thủ của bọn Việt cộng rất dầy đặc, nên đã có một số lính Cộng sản chạy thoát khỏi đuọc vòng vây báo tin cho những toán gác ở phía trong, nên anh em phải càng thận trọng hơn nữa.

Vào buổi chiều của cuộc hành quân, Thiếu tá Tư Lệnh Phó cuộc hành quân  đã cho toán quân của mình dừng chân để nấu cơmchiều.Vì địa điểm đóng quân bị lộ, nên vào sáng hôm sau, khi anh em Biệt động quân vừa di chuyển ra khỏi khu vực đóng quân chừng 500 thước, trung đội đi đầu rơi vào ổ phục kích của Việt cộng, trung đội đi sau và bên hông đã kịp thời phản công, nên bọn Việt cộng đã rút lui ngay sau đóTổn thất về phía địch không rõ vì chúng đã kéo xác và đưa những thương binh đi hết, nhưng về phía BĐQ, có một số thương vong, trong đó có những Sĩ Quan vừa mới ra trường.

Tôi đang đi cùng Bộ Chỉ Huy, nghe được tin báo, đã tức khắc lên đích thân chỉ huy cuộc hành quân, ra lệnh cho các Đại đội sau khi dừng quân ăn cơm chiều là phải di chuyển ngay tới địa điểm đóng quân khác ngay để dừng chân qua đêm. 

 Ngày hôm sau Biệt động quân xuất phát tại một điểm cách đó chừng năm cây số, rừng thật rậm rất khó di chuyển, mất bốn ngày so với lộ trình cũ chỉ mất hơn một ngày .

http://www.gstatic.com/hostedimg/ca645bd6f02b887f_landing


Lần chạm địch kế tiếp là vào cuối ngày thứ tư của cuộc hành quân. Lúc đó vào khoảng 5 giờ chiều, khi toán khinh binh báo là đã tìm ra một binh trạm nhỏ của Việt cộngvà bọn chúng vẫn chưa biết là đã bị bao vây. Tôi cho lệnh tiếp tục bao vây và quan sát chứ chưa tấn công, và triệu tập ngay cuộc họp với Bộ chỉ huy và các cố vấn Mỹ. Điều đầu tiên phải xác định là  binh trạm đó cách xa mục tiêu chính của cuộc hành quân chính (một căn cứ rất lớn của bọn Việt cộng) bao xa? Nếu quá gần, tiếng súng sẽ làm cho bọn VC ở đó biết và sẽ lẩn trốn ngay lập tức. Nếu hai nơi cách xa nhau, sẽ tấn công binh trạm đó ngay lập tức và phải triệt hạ hoàn toàn binh trạm đó để tin tức không bị lộ.

Vì địa điểm của hai nơi gần nhau, và vị trí của Biệt Động Quân không bị lộ, nên tôi đã quyết định cho dừng quân để tấn công hai vị trí cùng một lúc vào sáng sớm mai.


Vào lúc 4:00 gìơ sáng, các binh sĩ Biệt động quân di chuyển đến vị trí tấn công. Đến 6:00 gìơ cuộc tấn công bắt đầu và đến 6:15 trận đánh chấm dứt. 

Để cho cộng quân không có thì giờ chuẩn bị, lệnh tiến quân về hướng mục tiêu chính được ban hành ngay tức khắc.

Vào khoảng 10:00 gìơ sáng, sau khi di chuyển được ba, bốn cây số, toán khinh binh BĐQ bắt đầ ghi nhận tiếng súng địch, các đơn vị phía sau vội vàng lên tiếp ứng.  Cuộc chạm súng kéo dài vào khoảng hơn nửa tiếng.


Thừa thắng xông lên, Biệt động quân tràn vào một căn cứthật làrộng lớn. Tuy nhiên, bọn Việt Cộng đã kịp thời rút lui, chỉ bắt được một thương binh và một hàng binh.

Qua cuộc thẩm vấn, anh em báo cáo cho tôi rằng, tên Việt cộng bị thương sau đó chết là trung sĩ trong trung đội bảo vệ, còn tên hàng binh là một chính trị viên trong bộ chỉ huy chiến khu. Tên này muốn ra hàng đã lâu nhưng không có dịp, đã cho biết thêm là, những tên Việt cộng thoát chết trong lần tấn công đầu tiên đã kịp thời báo động khoảng hai tiếng đồng hồ trước khi bị tấn công, nên chúng đã di chuyển những tài liệu quan trọng cùng vũ khí đến nơi khác, phần anh, anh cố tình ở lại chiến đấu chỉ với mục đích . . . bị bắt và đầu hàngKhi gặp tôi, hàng binh này đã trình ra danh sách các đơn vị cộng sản cơ hữu trực thuộc chiến khu D và điạ điểm của các binh trạm khác. 


http://www.gstatic.com/hostedimg/dea14121101a4d20_landing


Vào lúc 14:00 gìơ chiều BĐQ bắt đầu tìm kiếm các binh trạm khác. Một tiếng đồng hồ sau phát giác một khu vực với nhiều công sự phòng thủ, pháo đài. 

Tôi xem xét những thứ bọn Cộng sản bỏ lại, nhận thấy rằng bọn chúng có đủ lực lượng và thời gian để phản công, nhưng cố tình lẩn tránh, như vậy chắc chắn là chúng đang củng cố hàng ngũ, chờ dịp bất ngờ phản công.

Để tránh bị phản công, tôi cho lệnh anh em Biệt Động bung ra lục soát và đóng quân rải rác để kiểm soát, tìm hiểu cách bố trí của bọn chúng.

Bọn Việt cộng đã lập ra những trung tâm huấn luyện và dưỡng quân nằm sâu bên trongchiến khu và để các đơn vị bảo vệ hoạt động bên ngoài xung quanh các căn cứ này. Xuyên qua chiến khu Dlà một hệ thống trạm xá cách nhau khoảng từ 15đến 20 cây số, dùng làm trạm dừng chân cho các chuyến xâm nhập từ đường mòn Hồ chí Minh vào.Do cách thức canh phòng cẩn mật như vậy, chỉ cần một tên trốn thoát cuộc bao vây cũng đủ báo cáo cho hệ thống phòng thủ bên trong để chúng tùy nghi bao vây tiêu diệt Biệt Động Quân hoặc trốn chạy nếu không đủ sức tấn công.


Bộ chỉ huy Biệt Khu Phước Bình Thành đã quyết định chiếm đóng và cho anh em Biệt Động Quân lục soát thật là cẩn thận vùng hành quân trong chiến khu D này.

Chúng tôi đã tìm thấy một bệnh xá cho 200 thương bệnh binh, một trung tâm huấn luyện, kho tiếp liệu và một căn cứ cho cấp tiểu đoàn. 

Vì chiến khu D quá rộng lớn, quân số của Biệt Khu không đủ để luc soát và chiếm đóng chiến khu D, nên sau khi đã tìm đủ tin tức, tôi cho phá hủy tất cả những bệnh xá, kho lương thực và vũ khí bắt được rồi rút về Đông Xoài vào ngày 15tháng Hai mà không bị tổn thất nào.

Cuộc hành quân chứng tỏ sự hữu hiệu của các Đại đội Biệt Động Quân Biệt lập và Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân, sự chịu đựng cam go và sức chiến đấu dai dẳng của anh em Biệt Động Quân.


Biệt Động Quân 7


Sau cuộc hành quân thành công này, đa số các chiến sĩ tham dự đều được thăng cấp và tưởng thưởng, tôi cũng được thăng cấp Đại tá.


Đó là kỷ niệm đầu tiên cũng là cuối cùng của tôi với anh em Biệt Động Quân.


Đã hơn nửa thế kỷ qua rồi, trí nhớ đã hao mòn, hôm nay, nhân dịp được gặp lại anh em Biệt Động Quân, tôi kể lại câu chuyện ngày xưa này. Nếu có gì thiếu xót, xin anh em bổ khuyết dùm.


Ghi chú:

Tháng 11 năm 1963, một số Tướng Lãnh của quân đội đã đem quân đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một số khác chống lại cuộc đảo chánh này. Tôi nằm trong nhóm thứ hai.

Cuộc đảo chánh thành công, Tổng thống Diệm bị thảm sát, tôi và các anh em khác cũng bị vạ lây và phải lưu vong qua Pháp. Phiên tòa Quân sự năm 1964 xử khiếm diện tôi 18 năm tù, tước đoạt binh quyền, tịch thu tài sản.

Năm 1968, qua sự can thiệp của một số anh em đồng khóa, tôi được miễn truy cứu và trở lại sống với gia đình ở khu Đa Kao.

Sau khi Sài Gòn thất thủ, tôi cũng bị gọi đi tù cải tạo ở Hà Sơn Bình, Yên Bái đến năm 1988 mới được thả về. Vì còn mẹ già, nên tôi đã ở lại Việt Nam trông nom gia đình, tới năm 2015, các con tôi đã bảo lãnh tôi qua Úc.


NGUYỄN KHẮP NƠI.

Viết theo lời kể của Cựu Đại Tá Đỗ Văn Diễn – Melbourne. 

Những trích đoạn khác phỏng theo tài liệu của Wikipedia và Vũ Đình Hiếu




__._,_.___


Posted by: <anapl303@ozemail.com.au

BIỆT ĐỘNG QUÂN & CHIẾN DỊCH “GIAN LAO 1”XÂM NHẬP CHIẾN KHU D.

$
0
0

BIỆT ĐỘNG QUÂN & CHIẾN DỊCH “GIAN LAO 1”

XÂM NHẬP CHIẾN KHU D.

NGUYỄN KHẮP NƠI.

Viết cho Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 và Ngày Thành Lập Binh Chủng Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1 Tháng 7.



Từ năm 1954, sau khi Hiệp định đình chiến đã được ký tại Geneve, dân chúng cả hai miền Nam Bắc có 100 ngày để chọn lựa nơi mình sinh sống. Đồng bào miền Bắc được quyền di cư vào miền Nam, sống dưới chế độ Quốc Gia Tự Do Công Bằng Bác Ái do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Bọn Việt cộng trong Nam cũng được quyền “tập kết” ra ngoài Bắc để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa cộng sản của chúng.


Trên giấy tờ là như vậy, nhưng trên thực tế, bọn Việt cộng đã để lại một số cán bộ tại miền Nam, gọi là “nằm vùng” để tìm cách phá hoại chính phủ Quốc Gia.


Sau khi đắc cử Tổng Thống vào năm 1955, ông Ngô Đình Diệm đã từng bước tạo dựng lên một quốc gia thành bình thịnh trị, một chế độ Cộng Hòa nhân bản cho Miền Nam Việt Nam.

Khi thấy Miền Nam bắt đầu vững mạnh, bọn Việt cộng nằm vùng đã được chỉ thị từ Hà Nội bắt đầu chính sách khủng bố, đánh du kích, để phá hoại sự an ninh của Việt Nam Cộng Hòa.

Bọn Việt cộng dùng chiến thuật du kích, tập trung quân vào một đồn bót ở nơi xa xôi hẻo lánh thiếu quân phòng bị để tấn công chớp nhoáng rồi rút lui.


Để đối phó với bọn du kích này, ngày 16 tháng 2 năm 1960, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị thành lập các Đại đội Biệt động quân, tuyển chọn những chiến binh thiện chiến của các Sư đoàn Bộ binh và Quân khu, của Binh chủng Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến và ngay cả từ Liên đoàn Quan sát số I (Biệt kích nhẩy toán ra Bắc), để huấn luyện thêm cho họ kỹ thuật hành quân độc lập và tác chiến chống du kích. Các Đại đội Biệt động quân này được trang bị vũ khí gọn nhẹ với quân phục là quần áo bà ba đen, được gởi đi tới khắp các quân khu, tỉnh lỵ, sống chung với dân chúng để tìm ra những toán du kích và địa điểm tập họp của chúng, khi đêm về, họ hành quân đến tận nơi tiêu diệt bọn chúng rồi rút về thật nhanh.

Các Biệt Động Đội đã đạt được những thành công vượt bực, tiêu diệt rất nhiều đám du kích, trở thành tử thần của những đám Việt công nằm vùng, nên chỉ qua một thời gian ngắn, đã có 65 Biệt Động Đội được thành lập.

Nhiều toán huấn luyện lưu động của Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force) của Hoa Kỳ đã được gửi đi từ căn cứ Fort Bragg, N.C. đến Việt Nam để trợ giúp về huấn luyện và tổ chức các đơn vị BĐQ cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 


Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ký sắc lệnh chính thức thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân, chỉ định Thiếu tá Lữ Đình Sơn làm Chỉ huy trưởng. Quân phục chính thức của Biệt động quân cũng được chuyển sang quân phục rằn ri mầu áo hoa rừng và với mũ nồi mầu nâu.

Mặc dù hình thành Bộ chỉ huy riêng, nhưng trên thực tế, các Đại đội Biệt động quân vẫb tác chiến theo sự chỉ huy của các Tư lệnh Sư đoàn hoặc Tiểu khu trưởng tại địa bàn hoạt động. Bộ Chỉ huy Trung ương chỉ có nhiệm vụ quản trị, điều hành, bổ sung quân số, huấn luyện, trang bị, thanh tra, theo dõi, thống kê, báo cáo các hoạt động của các đơn vị Biệt động quân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa mà thôi.


http://www.gstatic.com/hostedimg/e9c365b11c1d20c2_landing


Trước quy mô chiến tranh mở rộng, ngày 1 tháng 8 năm 1961, các Trung tâm Huấn luyện Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao được hợp nhất thành Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ. Các trung tâm Trung Hòa và Thất Sơn cũng được sát nhập thành Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Trung Lập để có thể huấn luyện quy mô cấp Tiểu đoàn.

Đầu năm 1962, các Đại đội Biệt động quân thuộc quyền các Tiểu khu được thu hồi để thành lập 3 Tiểu đoàn đặt dưới quyền các Quân khu là Tiểu đoàn 10 (Quân khu 1), Tiểu đoàn 20 (Quân khu 2) và Tiểu đoàn 30 (Biệt khu Thủ đô), trực thuộc Quân Đoàn III.

(Sau này, các tiểu đoàn nói trên đã được đổi tên thành Tiểu đoàn 11, 21 và 31 để tương ứng với thứ tự từng vùng chiến thuật.)


Những hoạt động của các Tiểu đoàn Biệt Động Quân nói trên và các Đại Đội Biệt Động Quân Biệt lập đã bị quên lãng nhiều do thời gian quá lâu và sự mai một của các cấp chỉ huy.


May mắn thay, trong một cuộc họp thường kỳ của Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria, vào tháng 2/2018, chúng tôi đã tìm ra một vị chỉ huy đã từng hành quân với Biệt Động Quân vào những thời điểm đầu tiên của Binh Chủng Biệt Động Quân.


Theo thông lệ, cứ bốn tháng một lần, hội BĐQ chúng tôi họp nhau tại nhà của một hội viên hoặc tại một quán ăn thuận tiện, để vừa hàn huyên tâm sự chuyện xưa của những ngày tháng cũ và nhận Tập San Biệt Động Quân do Tổng Hội Biệt Động Quân Hải Ngoại ấn hành và gởi tặng.

Kỳ họp mặt tháng 2/2018 vừa qua, chúng tôi gặp nhau tại quán ăn Bonjour Vietnam, số 258B đường Victoria Street, Richmond VIC 3121.

Chủ quán là chị Tuyết - với kinh nghiệm về nấu những món ngon Miền Trung từ hồi còn bé theo mẹ nấu ăn cho tới khi qua Pháp, mở những tiệm ăn ở Quận 13 và 20 ở Paris – chị đã mở quán ăn Bonjour Vietnam khoảng một năm nay để giới thiệu với khách hàng Melbourne những món ngon của Xứ Huế.

Khi chợt nghe chúng tôi nói chuyện về Binh Chủng Biệt Động Quân, chị đã lắng nghe và khi tan buổi họp, chị đã xin lỗi chúng tôi để . . . cũng nói chuyện về Biệt Động Quân:

-“Xin lỗi các anh cho tôi hỏi, nẫy giờ tôi có được nghe (họp ở nơi công cộng mà, ai nghe được thì cứ nghe) các anh nói chuyện về Biệt Động Quân . . .”

-“Vâng, vì chúng tôi là Lính Biệt Động ngày xưa, nên chỉ có một đề tài đó mà nói chuyện với nhau . . . Chị . . . cũng là Lính Biệt Động hay sao?”

-“Dạ Không, hồi đó tôi còn nhỏ lắm, chưa biết gì về lính cả, nhưng còn nhớ rất rõ là ba tôi có đi hành quân chung với những anh lính đội Mũ Nâu.”

-“Ô! Thế thì hay quá, xin chị có thể cho biết bác tên gì và hiện bác có ở Melbourne này không?”

-“Ba tôi tên Diễn, Đỗ Văn Diễn. Tôi mới bảo lãnh ba tôi qua Melbourne cách đây hai năm, hiện ông đang sống chung với chúng tôi. Ba tôi thích nói chuyện về Lính lắm, nhưng chưa có dịp gặp người lính nào cả. Hôm nay nghe các anh nói chuyện về Lính, nhất là Lính Biệt Động Quân, tối nay tôi về nhà kể lại cho ba tôi nghe, chắc ba tôi sẽ thích lắm đấy.”   

-“Nếu vậy xin chị cho tôi số điện thoại của bác để chúng tôi xin hầu chuyện và mời bác đi họp chung với chúng tôi cho vui. Chị có nhớ bác đi lính từ năm nào hay không? Chắc bác cũng . . . lớn tuổi rồi ha chị?”


Biệt Động Quân 6


-“Dạ, ba tôi đi lính khóa 5 Võ Bị Đà Lạt, năm nay cũng khoảng 85 tuổi rồi.”

-“Khóa 5 Đà Lạt! A! Vậy bác là . . . Đại Huynh Trưởng của chúng tôi rồi.

Tôi có số điện thoại của bác đây rồi, xin chị tối nay về báo cho bác biết là chúng tôi xin gọi điện thoại nói chuyện với bác. Nếu bác đồng ý, xin chị cho chúng tôi biết để sửa soạn.”

Hai ngày sau, tôi đã được mời đến tư gia của Đại Huynh Trưởng Đỗ Văn Diễn và đã được Huynh Trưởng tóm tắt về đời lính của mình và kể lại một trong những cuộc hành quân đại quy mô nhất của Binh Chủng Biệt Động Quân mà huynh trưởng đã , như sau:


Tôi là Đại Tá Đỗ Văn Diễn - Cựu Tỉnh Trưởng Phước Long – Cựu Tư Lệnh Biệt Khu Phước Bình Thành năm 1962.

Tôi nhập ngũ năm 1951, được gởi đi thụ huấn Khóa 5 Hoàng Diệu tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, từ năm 1951 đến 1952. Lúc đó Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tá Le Fort và một trong những Huấn Luyện Viên của khóa tôi là Trung úy Nguyễn Văn Thiệu.

Ra trường, tôi được chỉ định phục vụ tại Trung Đoàn Thần Phù, đóng ở Huế. Đến năm 1956 thì về đóng quân ở Pleiku. 

Tôi được thăng cấp Đại Úy khi phục vụ tại Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ. Năm 1960 được thăng cấp Thiếu tá, lãnh trách nhiệm là Tỉnh Trưởng Tỉnh Phước Long. Vì những thành công đã đạt được trong việc tái tạo an ninh và an cư lạc nghiệp cho dân chúng trong tỉnh nà, tôi đã được vinh thăng Trung tá.


Ngày 15 tháng 11, 1962 tổng thống Ngô đình Diệm ban hành sắc luật để thành lập biệt khu Phước Bình Thành. 

Biệt khu Phước Bình Thành cách Saigon vào khoảng 70km về hướng đông bắc và rộng khoảng 80km vuông gồm ba tỉnh Phước Long, Bình Long và Phước Thành. Mặc dù lúc đó tôi mới 26 tuổi, nhưng vì đã có kinh nghiệm điều hành tỉnh Phước Long và cũng đã tốt nghiệp khóa huấn luyện Biệt Động Quân tại căn cứ Fort Benning, Tiểu bang Georgia, nên tôi đã được Tổng Thống Ngô Đình Diệm tin cẩn và giao trọng trách làm Tư Lệnh Biệt Khu Phước Bình Thành, với quân số bao gồm Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân Đặc Biệt (tiểu đoàn đầu tiên thí nghiệm hoàn toàn trang bị AR-15) và 18 Đại đội Biệt Động Quân Biệt Lập, tăng cường thêm trung đoàn 32 Bộ binh. Về pháo binh yểm trợ có một pháo đội 155mm, bẩy khẩu 105mm và hai trung đội súng cối 81mm.


Với một quân số lón lao và được trang bị tối tân như vậy, mục đích của biệt khu là gìn giữ an ninh và an cư lạc nghiệp cho dân chúng của ba tỉnh tân lập và tập trung mọi nỗ lực đtiêu diệt những căn cứ điạ của Việt Cộng trong Chiến khu D, để bọn Việt cộng không còn chỗ nương tựa, không còn đe dọa thành phố Sài Gòn được nữa. 

Trong quá khứ, chiến khu Dđược bọn Việt cộng ra công xây dựng từ năm 1946khi còn giao tranh vói thực dân Pháp. Sau hiệp định Geneve, bọn Việt cộng vẫn còn ẩn náu trong chiến khu này và càng ngày càng mở rộng Chiến khu Đ đã được Việt Cộng và trước đó là Việt Minh xử dụng nhiều năm như một an toàn khu cho việc huấn luyện, tiếp tế, nơi dưỡng quân cho các đơn vị tác chiến. 

Để sửa soạn cho việc tấn công vào chiến khu D, tôi đã nhiều  lần cùng Bộ Tư Lệnh và các cố vấn Mỹ đi máy bay để thám sát, nhưng rất khó mà nhìn thấy gì vì rừng lá trùng diệp đã che khuất hầu như tất cả những gì ở phía dưới.

Image result for ARVN RANGER


Tôi đã cho nhiều Đại đội Biệt Động Quân hành quân vào chiến khu nhiều lần, nhưng vì hàng rào phòng thủ của chúng rất vững, nên khi qua được những trạm gác này vào tới các hầm bí mật thì chúng đã rút đi hết rồi, nhưng anh em Biệt Động cũng bắt được một vài tên lính gác và quan trọng nhất là đã tiếp đón vài sĩ quan Việt cộng ra đầu thú theo chính sách chiêu hồi.


Vào khoảng đầu tháng Hai năm 1963, Biệt Khu Phước Bình Thành đã dùng toàn thể lực lượng Biệt Động Quân thực hiện chuyến xâm nhập lâu dài nhất vào chiến khu Ddưới danh hiệu cuộc hành quân ‘Gian Lao 1’. 

Kế hoạch hành quân dựa theo tin tình báo do hàng binh địch cung cấp về chỗ đóng quân của bộ chỉ huy chiến khu Đ của địch. Các đại đội Biệt động quân trang bị nhẹ,  xâm nhập sâuvào trong chiến khu Dbằng cách băng rừng xuyên qua vòng đai an ninh bên ngoài tới bên trong. 


Muốn giữ bí mật cho cuộc hành quân, mỗi lần lính Biệt Động đụng một trạm gác nào là phải bao vây tiêu diệt hết những tên lính trong đó, nhưng vì hệ thống phòng thủ của bọn Việt cộng rất dầy đặc, nên đã có một số lính Cộng sản chạy thoát khỏi đuọc vòng vây báo tin cho những toán gác ở phía trong, nên anh em phải càng thận trọng hơn nữa.

Vào buổi chiều của cuộc hành quân, Thiếu tá Tư Lệnh Phó cuộc hành quân  đã cho toán quân của mình dừng chân để nấu cơmchiều.Vì địa điểm đóng quân bị lộ, nên vào sáng hôm sau, khi anh em Biệt động quân vừa di chuyển ra khỏi khu vực đóng quân chừng 500 thước, trung đội đi đầu rơi vào ổ phục kích của Việt cộng, trung đội đi sau và bên hông đã kịp thời phản công, nên bọn Việt cộng đã rút lui ngay sau đóTổn thất về phía địch không rõ vì chúng đã kéo xác và đưa những thương binh đi hết, nhưng về phía BĐQ, có một số thương vong, trong đó có những Sĩ Quan vừa mới ra trường.

Tôi đang đi cùng Bộ Chỉ Huy, nghe được tin báo, đã tức khắc lên đích thân chỉ huy cuộc hành quân, ra lệnh cho các Đại đội sau khi dừng quân ăn cơm chiều là phải di chuyển ngay tới địa điểm đóng quân khác ngay để dừng chân qua đêm. 

 Ngày hôm sau Biệt động quân xuất phát tại một điểm cách đó chừng năm cây số, rừng thật rậm rất khó di chuyển, mất bốn ngày so với lộ trình cũ chỉ mất hơn một ngày .

http://www.gstatic.com/hostedimg/ca645bd6f02b887f_landing


Lần chạm địch kế tiếp là vào cuối ngày thứ tư của cuộc hành quân. Lúc đó vào khoảng 5 giờ chiều, khi toán khinh binh báo là đã tìm ra một binh trạm nhỏ của Việt cộngvà bọn chúng vẫn chưa biết là đã bị bao vây. Tôi cho lệnh tiếp tục bao vây và quan sát chứ chưa tấn công, và triệu tập ngay cuộc họp với Bộ chỉ huy và các cố vấn Mỹ. Điều đầu tiên phải xác định là  binh trạm đó cách xa mục tiêu chính của cuộc hành quân chính (một căn cứ rất lớn của bọn Việt cộng) bao xa? Nếu quá gần, tiếng súng sẽ làm cho bọn VC ở đó biết và sẽ lẩn trốn ngay lập tức. Nếu hai nơi cách xa nhau, sẽ tấn công binh trạm đó ngay lập tức và phải triệt hạ hoàn toàn binh trạm đó để tin tức không bị lộ.

Vì địa điểm của hai nơi gần nhau, và vị trí của Biệt Động Quân không bị lộ, nên tôi đã quyết định cho dừng quân để tấn công hai vị trí cùng một lúc vào sáng sớm mai.


Vào lúc 4:00 gìơ sáng, các binh sĩ Biệt động quân di chuyển đến vị trí tấn công. Đến 6:00 gìơ cuộc tấn công bắt đầu và đến 6:15 trận đánh chấm dứt. 

Để cho cộng quân không có thì giờ chuẩn bị, lệnh tiến quân về hướng mục tiêu chính được ban hành ngay tức khắc.

Vào khoảng 10:00 gìơ sáng, sau khi di chuyển được ba, bốn cây số, toán khinh binh BĐQ bắt đầ ghi nhận tiếng súng địch, các đơn vị phía sau vội vàng lên tiếp ứng.  Cuộc chạm súng kéo dài vào khoảng hơn nửa tiếng.


Thừa thắng xông lên, Biệt động quân tràn vào một căn cứthật làrộng lớn. Tuy nhiên, bọn Việt Cộng đã kịp thời rút lui, chỉ bắt được một thương binh và một hàng binh.

Qua cuộc thẩm vấn, anh em báo cáo cho tôi rằng, tên Việt cộng bị thương sau đó chết là trung sĩ trong trung đội bảo vệ, còn tên hàng binh là một chính trị viên trong bộ chỉ huy chiến khu. Tên này muốn ra hàng đã lâu nhưng không có dịp, đã cho biết thêm là, những tên Việt cộng thoát chết trong lần tấn công đầu tiên đã kịp thời báo động khoảng hai tiếng đồng hồ trước khi bị tấn công, nên chúng đã di chuyển những tài liệu quan trọng cùng vũ khí đến nơi khác, phần anh, anh cố tình ở lại chiến đấu chỉ với mục đích . . . bị bắt và đầu hàngKhi gặp tôi, hàng binh này đã trình ra danh sách các đơn vị cộng sản cơ hữu trực thuộc chiến khu D và điạ điểm của các binh trạm khác. 


http://www.gstatic.com/hostedimg/dea14121101a4d20_landing


Vào lúc 14:00 gìơ chiều BĐQ bắt đầu tìm kiếm các binh trạm khác. Một tiếng đồng hồ sau phát giác một khu vực với nhiều công sự phòng thủ, pháo đài. 

Tôi xem xét những thứ bọn Cộng sản bỏ lại, nhận thấy rằng bọn chúng có đủ lực lượng và thời gian để phản công, nhưng cố tình lẩn tránh, như vậy chắc chắn là chúng đang củng cố hàng ngũ, chờ dịp bất ngờ phản công.

Để tránh bị phản công, tôi cho lệnh anh em Biệt Động bung ra lục soát và đóng quân rải rác để kiểm soát, tìm hiểu cách bố trí của bọn chúng.

Bọn Việt cộng đã lập ra những trung tâm huấn luyện và dưỡng quân nằm sâu bên trongchiến khu và để các đơn vị bảo vệ hoạt động bên ngoài xung quanh các căn cứ này. Xuyên qua chiến khu Dlà một hệ thống trạm xá cách nhau khoảng từ 15đến 20 cây số, dùng làm trạm dừng chân cho các chuyến xâm nhập từ đường mòn Hồ chí Minh vào.Do cách thức canh phòng cẩn mật như vậy, chỉ cần một tên trốn thoát cuộc bao vây cũng đủ báo cáo cho hệ thống phòng thủ bên trong để chúng tùy nghi bao vây tiêu diệt Biệt Động Quân hoặc trốn chạy nếu không đủ sức tấn công.


Bộ chỉ huy Biệt Khu Phước Bình Thành đã quyết định chiếm đóng và cho anh em Biệt Động Quân lục soát thật là cẩn thận vùng hành quân trong chiến khu D này.

Chúng tôi đã tìm thấy một bệnh xá cho 200 thương bệnh binh, một trung tâm huấn luyện, kho tiếp liệu và một căn cứ cho cấp tiểu đoàn. 

Vì chiến khu D quá rộng lớn, quân số của Biệt Khu không đủ để luc soát và chiếm đóng chiến khu D, nên sau khi đã tìm đủ tin tức, tôi cho phá hủy tất cả những bệnh xá, kho lương thực và vũ khí bắt được rồi rút về Đông Xoài vào ngày 15tháng Hai mà không bị tổn thất nào.

Cuộc hành quân chứng tỏ sự hữu hiệu của các Đại đội Biệt Động Quân Biệt lập và Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân, sự chịu đựng cam go và sức chiến đấu dai dẳng của anh em Biệt Động Quân.


Biệt Động Quân 7


Sau cuộc hành quân thành công này, đa số các chiến sĩ tham dự đều được thăng cấp và tưởng thưởng, tôi cũng được thăng cấp Đại tá.


Đó là kỷ niệm đầu tiên cũng là cuối cùng của tôi với anh em Biệt Động Quân.


Đã hơn nửa thế kỷ qua rồi, trí nhớ đã hao mòn, hôm nay, nhân dịp được gặp lại anh em Biệt Động Quân, tôi kể lại câu chuyện ngày xưa này. Nếu có gì thiếu xót, xin anh em bổ khuyết dùm.


Ghi chú:

Tháng 11 năm 1963, một số Tướng Lãnh của quân đội đã đem quân đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một số khác chống lại cuộc đảo chánh này. Tôi nằm trong nhóm thứ hai.

Cuộc đảo chánh thành công, Tổng thống Diệm bị thảm sát, tôi và các anh em khác cũng bị vạ lây và phải lưu vong qua Pháp. Phiên tòa Quân sự năm 1964 xử khiếm diện tôi 18 năm tù, tước đoạt binh quyền, tịch thu tài sản.

Năm 1968, qua sự can thiệp của một số anh em đồng khóa, tôi được miễn truy cứu và trở lại sống với gia đình ở khu Đa Kao.

Sau khi Sài Gòn thất thủ, tôi cũng bị gọi đi tù cải tạo ở Hà Sơn Bình, Yên Bái đến năm 1988 mới được thả về. Vì còn mẹ già, nên tôi đã ở lại Việt Nam trông nom gia đình, tới năm 2015, các con tôi đã bảo lãnh tôi qua Úc.


NGUYỄN KHẮP NƠI.

Viết theo lời kể của Cựu Đại Tá Đỗ Văn Diễn – Melbourne. 

Những trích đoạn khác phỏng theo tài liệu của Wikipedia và Vũ Đình Hiếu




__._,_.___


Posted by: <anapl303@ozemail.com.au

Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 472 Live stream 19h VN (8h sáng hoa kỳ ) mới...

Trạch Gầm, Thơ Với Gót Chân Người Lính Chiến

$
0
0
 


 

Trạch Gầm, Thơ Với Gót Chân Người Lính Chiến

Vương Trùng Dương


Văn nghệ sĩ cầm bút trong QLVNCH trước năm 1975 và sau nầy ở hải ngoại, nhà thơ Trạch Gầm tuy xuất hiện gần đây nhưng hơn một thập niên qua của đầu thế kỷ XXI, thơ của anh được phổ biến rộng rãi, được phổ nhạc nhiều nhất và nhiều bài viết của thân hữu đã đề cập vì những bài thơ của anh đã theo gót chân người lính chiến trong thời binh lửa trong đơn vị Quân Báo trên bước quân hành ở Vùng 3 Chiến Thuật… trong chốn lao tù và tình “huynh đệ chi binh” qua tháng ngày lưu lạc nơi hải ngoại.


Tôi đọc thơ Trạch Gầm từ khi gởi cho trên tuần báo Trách Nhiệm của Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Nam Cali (tôi phụ trách layout) và sau đó, năm 2005 trên tờ Cali Weekly của tôi. Có những bài thơ đã sáng tác từ lâu nhưng anh chưa phổ biến.

Lúc đó, anh và tôi, mỗi buổi sáng thường uống café với nhau ở quán Lily, Little Saigon, bạn bè biết anh và người em kế là nhà văn Nguyễn Đức Lập, con nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy và nhà văn Bà Tùng Long nhưng anh không đề cập đến thơ văn mà chỉ nhắc đến thời chinh chiến đã qua (Trong thập niên 40, song thân anh di chuyển nhiều nơi nên anh chị em có sinh quán khác nhau, anh sinh năm 1942 tại Sài Gòn, gốc Quảng Ngãi, năm 1965 nhập ngũ Khóa 21 Trường BB Thủ Đức, sau tháng tư năm 1975, bị 9 năm tù)… Cho đến một hôm, buổi sáng anh ngồi trầm ngâm bên ly café, hỏi thăm thì anh nói thân mẫu vừa qua đời, đêm đó tôi viết bài “Thiên Chức Nhà Giáo, Tâm Hồn Nhà Văn: Bà Tùng Long” sau đó in trong cuốn Văn Nhân & Tình Sử năm 2015 của tôi.

Mở đầu bài viết: “Nhà văn nữ Bà Tùng Long đã từ trần vào chiều ngày 26 tháng Tư năm 2006 (29 tháng 3 năm Bính Tuất) tại Sài Gòn, Việt Nam, hưởng thọ 92 tuổi. Ngày 29 tháng Tư, bà yên nghỉ tại nghĩa trang Trung Việt ái hữu ở Thủ Đức. Bà là nhà giáo, nhà báo rồi trở thành nhà văn có nhiều tác phẩm nhất trong nữ giới…”. Với anh, tháng Tư là tháng bất hạnh nhất trong cuộc đời; mất nước & mất mẹ!

Đoạn kết: “Mỗi buổi sáng, anh Nguyễn Đức Trạch, làm thơ với bút hiệu Trạch Gầm, cùng tôi ngồi uống café với nhau. Sáng Thứ Tư, 26 tháng 4, năm 2006, vắng bóng anh, khi hỏi thăm, thân mẫu anh qua đời. Anh không về được để tiễn đưa người mẹ hiền về cõi thiên thu! Hôm sau, tôi gặp anh và chia sẻ nỗi đau của anh cũng giống tôi nhưng anh ở cách xa vạn dặm, còn tôi, trên cùng một mảnh đất quê hương mà không được nhìn người mẹ yêu thương nhất trên cõi đời lần cuối! Anh gởi tôi bài thơ Lời Gởi Mẹ, 32 câu, xin trích 4 câu cuối:

“Bây giờ trong cõi hư vô ấy

Mẹ thảnh thơi rồi có phải không?

Giọt sầu mất nước giờ hóa đá

Mây nước quê hương cũng lạc dòng!”

Vào lúc Bà Tùng Long yên nghỉ ở mộ phần, tôi viết xong để thắp nén hương lòng tưởng nhớ người quá cố!”.

Tôi viết bài nầy để cùng chia sẻ với nhau nỗi đau tột cùng khi mất đi hình ảnh người mẹ cao quý, thiêng liêng nhất của cuộc đời khi vĩnh biệt mà không được nhìn mặt nhau lần cuối. Nhưng hai hoàn cảnh khác nhau, anh ở hải ngoại xa xôi còn tôi lúc đó đang sống trong nước!.

*

Khi định cư tại Hoa Kỳ, Nguyễn Đức Trạch mang nhiều căn bệnh, theo lời anh thì “lục phủ ngũ tạng bị te tua” nhiều lần nhập viện nhưng có lẽ tính gan lì của người lính tác chiến nên phó mặc cho bệnh tình, đầu óc còn minh mẫn để sáng tác. Trong thập niên qua (2007-2018), Trạch Gầm đã ấn hành 5 tác phẩm: 3 tập thơ Vụn Vặt (2007, tôi layout), Ráng Chịu (2009), Dấu Giày Chinh Chíến (2013), 2 tập truyện Dấu Giày Chinh Chiến (2013) và Nhốt Vòng Thương Nhớ (2015).

Tập thơ Vụn Vặt dày 230 trang, lấy tựa đề từ bài thơ cùng tên.

“Một thoáng theo mây ta về ký ức

Gõ cửa Trường Sơn ta hát giữa rừng

Hôn dấu giày sô vạt đời chinh chiến

Thương nhớ bạn bè súng đạn đâu lưng.

… Một thoáng theo mây rơi dài nước mắt

Khóc nỗi bạn bè… lưu lạc bốn phương

Thắng mất thằng còn – Nổi trôi vậ nước

Giọt ngắn giọt dài ướt đẫm quê hương”

Lời Bạt trong tác phẩm Vụn Vặt, nhà văn Đỗ Tiến Đức viết:

“Tập thơ của Trạch Gầm có thể nói là một cuốn sử thi viết về người lính Việt Nam Cộng Hòa, viết bằng máu khi chiến đấu và viết bằng nước mắt khi phải buông súng. Tôi rất cảm thương người lính Trạch Gầm vì tôi hiểu rằng anh không làm thơ để đi vào lịch sử văn học mà làm thơ chỉ để giãi bầy những tâm sự u uất, phẫn hận và đã trở thành thuốc nổ đang ngày đêm đốt phá tim gan anh. Những dòng thơ của anh là những giòng nước mắt cần được trào ra ướt mặt để con người anh không bị dìm xuống trong lòng biển chất chứa một dĩ vãng bi thảm của đất nước…”.

Tập thơ Ráng Chịu lấy từ tựa đề bài thơ cùng tên:

“Cứ ráng chịu. Tin có ngày mai đẹp

Bỏ nụ cười người vào túi rong chơi

… Ráng chịu te tua, ráng chịu tận cùng

Bọn ta sống, sao quê hương lại mất

Xót xa nầy... còn ráng chịu nổi không”

Lời Bạt của nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh trong tập thơ nầy viết:

“Tôi cũng đã ‘khóc tang hoang, khóc hết sức thật thà’ ngày ông Dương Văn Minh lải nhải đầu hàng, và tôi tin rằng không một người lính nào không khóc trong thất vọng, khóc trong tủi nhục ngày miền Nam bị bức tử, ngày chiến tranh ngã ngủ hết sức vô lý đó.

Viết về thơ Trạch Gầm, tôi viết không bao giờ hết, hoặc chỉ cần viết một chữ ‘thích’, tôi thích thơ anh vì những vần thơ đó đã nói giúp tôi và những người bạn đồng đội khác của tôi, của anh, nói lên những điều chúng tôi không đủ can đảm nói thật như anh…”.

Tập thơ Dấu Giày Chinh Chiến, ngoài những bài thơ của tác giả, có nhiều bài viết của thân hữu và những ca khúc được phổ từ thơ của Trạch Gầm.

Trong những lần trò chuyện với nhau, Trạch Gầm có trí nhớ rất tốt khi kể từng mẩu chuyện thời chinh chiến, trong chốn lao tù… bạn bè góp ý nên viết lại, anh nói chỉ làm thơ, không quen viết lách nhưng cũng từ gợi ý nấy, hàng tuần anh viết cho tuần báo Việt Tide, được ba mươi bài viết, anh và tòa soạn ấn hành tập truyện nầy. Những dóng chia sẻ của anh qua Đôi Điều: “Cái ước mơ của người lính VNCH, những người lính thật sự cấm súng bảo vệ Quê Hương mà xuôi tay đành mất Quê Hương hình như là… trên mỗi sợi tóc bạc vẫn cón mang nặng một niềm đau… Chuyện kể là… những mảnh vụn trong tháng ngày cầm súng, gợi nhớ, kể nhau nghe cứ y như những lới nhắc nhở nhắn gởi gió sương…”.

“… Mầy nhắc đi ngày đầu sôi lửa bỏng

Ba tháng trời… An Lộc… phố thành tro

Anh em mình vuốt mặt mọi cam go

Mỗi tấc đất được giữ bằng xương máu.

Thằng bị chôn bị hất lên bởi pháo

Thằng bị thương chưa bó… lại bị thương

Mầy nhắc lại đi tình nghĩa nào hơn

Trong màu áo, dưới màu cờ Tổ Quốc…”

(Dấu Giày Chinh Chiến)


Tập thơ nầy có in thêm các bài viết và sáng tác nhạc phổ từ thơ Trạch Gầm của bạn hữu. Sau 40 năm, những địa danh mà tác giả Dấu Giày Chinh Chíến đã đặt chân vẫn nhớ từng con đường, con lộ, bóng dáng vùng quê, núi đồi mà mười năm cầm súng của người lính "lang bạt kỳ hồ".

Sau khi ấn hành 3 tập thơ, Trạch Gầm ấn hành tập truyện Bên Lề Cuộc Chiến. Trong những lần uống café với nhau, anh kể lại những ngày nơi chiến trường, trong lao tù khá hấp dẫn, bạn bè gợi ý với anh nên viết vì dù sao cũng là chứng nhân trong giai đoạn lịch sử, anh nói không có khiếu viết văn nhưng rồi mỗi tuần anh đóng góp một bài trên tuần báo Việt Tide, hành văn giản dị, câu chuyện có thật, không hư cấu nên lôi cuốn người đọc.

Mở đầu tác phẩm với Đôi Điều, tác giả bày tỏ: "Cái ước mơ của những người lính VNCH, những người lính thật sự cầm súng bảo vệ Quê Hương mà xuôi tay đánh mất Quê Hương hình như là... trên mỗi sợi tóc bạc vẫn còn mang nặng một niềm đau. Ước mơ vẫn là ước mơ. Được đứng dưới cờ, giữa trời lửa đạn để lấy lại một quê hương thanh bình.... Ba mươi chuyện kể, mỗi chuyện chắc là... nó dính chặt với thời gian mà nó hiện diện. Vì là chuyện kể, mỗi chuyện được khởi hứng từ bất chợt, từ Đỗ Bảy, ngồi cùng anh Danh ở Thư Viện Việt Nam nhớ Củ Chi. Gặp Lê Phương Cảnh, Hồ Văn Mẩm nhớ Biên Hòa... Vì thế chữ nghĩa nhảy nhót cùng nỗi nhớ không liên tục cùng thời gian...".

Buổi ra mắt thi phẩm nầy có nhiều diễn giả chia sẻ cùng tác giả vì giữa người viết và người đọc đồng cảm, gần gũi với nhau. Tôi có hứa với anh, những tác phẩm của Nguyễn Đức Lập (1945-2016) tôi sẵn sàng viết nhưng với anh vì thân nhau, thường gặp nhau, tôi ngại có người cho rằng “áo thụng vái nhau” nên nhường cho những người khác, tuy nhiên khi đọc tác phẩm nầy tôi cũng có những dòng đề cập đến qua bài viết: Trạch Gầm với "Bên Lề Cuộc Chiến"

“… Là sĩ quan trong ngành Quân Báo, nay đây mai đó cùng các đơn vị bạn xông pha nơi chiến trường, Trạch Gầm có trí nhớ rất tốt vì vậy trong những lần gặp gỡ bạn bè, anh kể lại từng mẩu chuyện mà anh chứng kiến trên từng địa danh, thời điểm xảy ra... vừa bi thương, vừa hào hùng trong tâm thức của người lính. Bạn bè gợi ý anh ghi lại để chia sẻ với độc giả xa gần…

... Tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến dày 234 trang, ngoài ba mươi mẩu chuyện được xen kẻ với mười chín bài thơ mà "Mỗi một địa danh vài thằng bạn chết... Mỗi một địa danh... ấp lẫm ngậm ngùi".

Qua mỗi mẩu chuyện với lối hành văn bình dị, chân chất gói ghém sự chân thật, khi đọc hình dung được nhân vật và sự kiện xảy ra như lời chuyện trò của người trong cuộc.

Khởi đầu với mẩu chuyện Chết Điếng, tác giả cho biết: "Mười năm lính, phục vụ dưới quyền điều động của Phòng 2, Quân Đoàn 3, tôi có mặt gần như hết khi thì âm thầm, khi thì rực lửa trong các địa danh nằm trong lãnh thổ Quân Đoàn.... Gần hai năm trời, tôi mang tâm trạng của một người lính viễn chinh có mặt trên các địa danh không mang tên của quê hương, Chiphu, Prasot, Svayrieng, Krek, St'ưng, Chup, Tonlebet, Dambe".

Xông pha trong lửa đạn, người lính không "chết điếng" mà thời điểm cuối cùng "chết điếng" vì "Cái khốn nạn của thế hệ tôi, quê hương tôi, vận mệnh lại không nằm trong chính đôi tay của mình. Bọn ngoại bang đặt cả dân tộc tôi lên bàn... buôn bán. Vào tù..."!. Than ôi! "Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương" (Cung Oán Ngâm Khúc) mà thế hệ chúng tôi sinh ra trong bối cảnh đất nước như tâm trạng trong dòng thơ của Vũ Hoàng Chương:

"Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,

Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh

... Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,

Một đôi người u uất nỗi chơ vơ..."

Thế hệ chúng tôi mà nhà thơ Trần Hoài Thư - người lính Trinh Sát của Sư Đoàn 22 BB - gọi là thế hệ của bất hạnh. Với Trạch Gầm "Người lính trẻ như bọn tôi, những người mà tuổi đời, tính đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, tròm trèm trên dưới 30, sau khi lâm vào tình trạng phải liệng cây súng thì hồn đã hóa đá, đóng băng" (Gánh Gồng Gian Nan). Còn gì bất hạnh hơn hình ảnh "Thằng sống thì te tua thân xác. Thằng chết thì lạc lõng khói nhang, mất cả Trung Nghĩa Đài nương tựa" (Một Vòng Nhớ Thương).

Các mẩu chuyện tác giả đề cập qua các tựa dề: Chuyện Của Nhơn Trạch, Khó Mà Lường, Không Hiểu Nổi, Tròng Qua Tréo Lại, Sương Gió Lạnh Lùng, Dây Mơ Rễ Má, Gỗ Mục, Chuyện Đau Đầu, Vòng Xoắn Y Pha Nho, Vòng Tròn Khói Thuốc, Chung Quanh Thanh Tuyền, Gánh Gồng Gian Nan, Đời Có Thiệt, Như Đùa Như Thật, Thằng Em, Thượng Sách, Nỗi Nhớ Trật Chìa, Trớt Quớt, Suối 12 Ống Cống, Nốc Cạn Gió Sương, Nợ, Trở Lại Cò Mi, Một Vòng Nhớ Thương, Gà Tử Mị, Năm Thạch, Ngô Vững, Chuyện Đáng Buồn, Nếu, Xin Lỗi..

Điểm son trong từng mẩu chuyện của Trạch Gầm với Bên Lề Cuộc Chiến để con cháu chúng ta cảm nhận được tình chiến hữu cao quý của thế hệ cha, ông khi vào sinh ra tử. Trong cơn nguy khốn, bất chấp nguy hiểm, tình đồng đội như sức mạnh thiêng liêng để cùng sát cánh bên nhau lúc thập tử nhất sinh.

Tính nhân bản, điển hình trong người lính VNCH thể hiện trong Chuyện Của Nhơn Trạch. Đặc Công Hai Quyết (Hồ Văn Ngãi) bị thương và bị bắt. Tuy là kẻ địch nhưng khi Hai Quyết bị thương vẫn được đưa vào bệnh viện cứu chữa. "Tôi vào bệnh viện đón Ngãi, tay Ngãi vẫn còn băng bột. Ngồi trên xe tôi nói cho Ngãi biết cơ sở nội tuyến trong kho đạn Thành Tuy Hạ đã bị phá vỡ...".. Và, trong tình nhân bản đó "Trận đầu tiên Ngãi cầm súng đi với bọn tôi là trận phục kính đánh đường dây giao liên của địch ngay sau lưng quân Nhơn Trạch". "Ngãi trở thành một người bạn đắc lực của tôi. Mọi công tác giao cho Ngãi tôi rất yên tâm".

Tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến với những mẩu chuyện ghi lại trong hai thập niên trong thời chinh chiến và chốn lao tù. Mỗi mẩu chuyện, tác giả ghi ngắn gọn trong năm, bảy trang sách.

Blaise Pascal và Albert Camus cho rằng "Cái tôi đáng ghét" (Le moi est haisable). Có vài hồi ký, đáng ghét ở cái tôi khi tự đánh bóng bản thân, vẽ vời những hình ảnh thiếu thực tế, lợi dụng ngòi bút để đả kích những người trong cuộc. Cái tôi của Trạch Gầm trong Bên Lề Cuộc Chiến, ngược lại, "cái tôi đáng thương" vì nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương…”.

Tập truyện Nhốt Vòng Nhờ Thương dày 228 trang, xen kẻ giữa mẩu chuyện với bài thơ.

Khởi đầu với mẩu chuyện khi “Vác thân trình diện đi tù, cái nơi mà tôi trình diện vác xác váo ấy chính là nơi… đã tùng mở vòng tay ôm trọn quãng đời niên thiếu của tôi. Nơi đã trao cho tôi niềm hãnh điện, niềm khao khát để bước vào cuộc sống”. Đó là nơi khi “bước chân vào cổng trưởng Võ Trường Toản của tôi. Tôi đã mất trường. Sáu, bảy tên nón cối lăm le củng khẩu AK trên tay, tựa vào gốc me trước cổng, những gốc me hình như còn in dấu lưng tôi chờ người Trưng Vương vào giờ tan học, hất mặt chỉ tôi vào trong”. Và, từ đó anh kể cuộc hành trình qua các trại tù khi vào Long Giao rồi chuyển ra Bắc “Lúc mới ra Yên Bái, tôi tôi bị nhốt ở trại 9 thuộc liên trại 1 của đoàn 77” rồi “Chúng chuyển chúng tôi từ trại tù số 1 Lào Cai về trại tù Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú”… “Mùa đông năm 1976 là mùa đông đầu tiên bọn tôi hứng trên đất Bắc… Lạnh qua, gia súc chết vùi, trâu cũng chết thế mà… bọn tôi vẫn sống”.

Với tựa đề Nhốt Vòng Nhớ Thương cũng nói lên ý nghĩa của cuộc sống trong lao tù. Đoạn cuối của bài viết “Mỗi ngày ngồi trong conex, tới giờ ăn, tôi được các bạn tù của tôi trong tổ nhà bếp mang đến cho tôi hơn nửa chén cơm và lưng ca nước…”. Những người tù nào bị biệt giam đều cam chịu khẩu phần như vậy để sống thoi thóp qua ngày! Có nhiều quyển sách viết về chốn lao tù như Ánh Sáng & Bóng Tối của Hoàng Linh, Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ, Cùm Đỏ của Phạm Quốc Bảo, Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Trại Đá Bàn của Nguyễn Thanh Ty, Trại Cải Tạo của Phạm Quang Giai… viết tuần tự theo dòng thời gian. Các mẩu chuyện trong Nhốt Vòng Nhớ Thương tác giả kể theo trí nhớ và có sự liên tưởng hình ảnh bạn tù trong thời chinh chiến. Từng mẩu chuyện vui, buồn, tình chiến hữu với nhau trong trong cảnh khốn cùng. Lối viết nhẹ nhàng, không hằn học, không lên án nhưng khi đọc thấy thấm thía của thân phận của kẻ chiến bại trong cảnh lao tù.

Đề cập về thơ được phổ nhạc, có lẽ thơ Trạch Gầm được thân hữu ái mộ nên cảm hứng sáng tác.

Những Bài Thơ Của Trạch Gầm Đã Phổ Nhạc

1. Lê Dinh: Từ Trường  Xưa, Một Ngày Của Chiến Tranh

2. Song Ngọc: Thiếu Em Một Nụ Cười, Nói Với Người Tình Sau Cuộc Chiến, Gọi Tên Cha, Đốt Trắng Tha Phương, Sáng Gặp Em Trên Phố, Mưa Dài, Tạm Biệt Diệm Song, Chuyện Tình Thế Gian, Nghi Ngút Nỗi Buồn, Hôn Nỗi Nhớ Quên, Một Ngay Của Ta

3. Quốc Anh: Từ Thuở Nào, Anh Phải Sống, Mưa Dài Mưa Dặt, Gồng Gánh Gian Nan

4. Nguyễn Văn Thành (Dân Chủ Ca), Nói Với Bạn Bè, Trở Lại Bình Long, Rạch Giá Tìm Đâu, Lời Trước Nghĩa Trang

5. Quang Lãng: Lời Thơ Tặng Mẹ, Thoáng Xưa, Bất Chợt, Cho Những Ngày Sau, Quanh Thân

6. Phan Ni Tấn: Theo Người Về Sông Buông

7. Mã Đình Sơn: Năm Tên Bảy Họ

8. Yên Ly: Dại Dột Ân Cần, Đường Trần

9. Nguyễn Hữu Tân: Một Ngày Của Ta, Nhật Ký Tháng Tư, Lời Trước Nghĩa Trang, Vụn Vặt, Còn Thân Gió Cát, Bỏ Quên, Hai Năm Trên Đất Mỹ, Ân Tình, Mẹ Kiếp, Dưới Gót Tượng Đài, Cám Ơn Mầy,  Cám Ơn Chị, Nói Cùng Buồn, Thiếu Em Một Nụ Cười, Tháng Tư Ngồi Nhớ Một Ngày, Ráng Chịu, Theo Người Về Sông Buông, Đến Cùng Nguyễn Cung Thương, Cho Tao Chưởi Mầy Một Tiếng, Phải Tội Hay Quên, Hồn Như Đá Buồn, Chuyện Tình Thế Gian, Mẹ Tính Sao, Rượu Đắng Thua Đời, Thao Thức Cùng Vũng Áng, Đừng Hỏi Chúng Là Ai, Năm Tên Bảy Họ, Thửơ Ấy (Sau 30 Tháng 4), Quay Về Tây Ninh, Đồng Chiêm, Soi Sáng Sơn Hà, Hôn Nỗi Nhớ Quên, Rong Rủi Nhân Gian, Nói Với Người Tình Sau Cuộc Chiến, Đêm Qua Ta Mơ, Tâm Thật Thà, Gọi Tên Cha, Viết Tặng Những Người Mẹ Miền Nam, Một Nữa Trầm Luân, Cạn Chén Bâng Quơ.

10.Trần Chương Lương: Nhật Ký Tháng Tư

11. Vũ Hùng Phương: Đừng Hỏi Chúng Là Ai, Nói Chuyện Cùng Đầu Gối, Phải Chi, Nói Cùng Buồn, Sỏi Đá Vẫn Còn, Tận Thế, Hồn Như Đá Buồn, Điếu Thuốc Đầu Năm, Đêm Qua Ta Mơ, Biết Bao Là Nỗi Nhớ, Đường Trần, Em Có Bao Giờ Khóc Cho Quê Hương, Gặp Nhau, Hôn Nỗi Nhớ Quên, Mạng Như Bông Cỏ, Một Ngày Của Chiến Tranh, Mưa Dài, Muốn Quên Vẫn Nhớ, Phả Nụ Cười, Rượu Đắng Thua Đời, Rượu Pha.

(Vũ Hùng Phương qua đời năm 2016, nhạc sĩ chọn 12 ca khúc để thực hiện CD Trạch Gầm, Từ Thơ Đến Nhạc, trình bày bìa Vương Trùng Dương. Ra mắt vào Thứ Bảy ngày 6 tháng 6 năm 2015 tại hội trường Thư Viện Việt Nam ở Little Saigon)

12. Vương Quân: Cho Những Ngày Sau (Trong Trại Z 30 D), Xin Cám Ơn Em (Trong Trại Z 30 D)

13. Vương Thế Sung: Đâu Thuở Trăng Soi  (Trong Trại K4 Vĩnh Phú)

14. Hoàng Phương Nguyên: Tháng Tư Ngồi Nhớ Một Ngày, Nốc Cạn Gió Sương, Bao Kẻ Tự Quên Mình, Lời Trước Nghĩa Trang

15. Dzuy Lynh:Trời Thương

16. Hoa Sông Kiên: Một Lần Nhắc Nhở, Hôn Nỗi Nhớ Quên.

Một số ca khúc nầy được ca sĩ thân hữu trình bày  và người bạn đời của anh, Yên Ly, đã post trên youtube.

Qua 5 tác phẩm thơ, văn của Trạch Gấm đều mang bóng dáng của người lính VNCH với người nằm xuống, kẻ còn lại từ khi bước chân vào quân ngũ cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Hậu quả bi thảm trong tháng ngày lao tù đã mang vào thân xác anh nhiều căn bệnh, đôi lần nhập viện tưởng bỏ mạng nhưng rồi “tai qua nạn khỏi”. Theo lời anh, chính cô bác sĩ gia đình cũng nói bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh ngặt nghèo như một phép lạ và anh tự an ủi có lẽ phép lạ đó là đồng đội sống chết với nhau đã nằm xuống phù hộ cho anh. Trong thơ văn của anh đã nhắc tên từng “thằng”, nếu không có Trạch Gầm đã chìm vào quên lãng.

Bài thơ Nói Với Trạch Gầm như lời tự dặn dò với bản thân:

“Cố gắng nghe mầy… thằng lính trận

Chớ tịt ngòi trên giường bịnh nghe chưa

Khi quê hương đang cần từng hơi thở

Đùng bỏ đi như một kẻ sống thừa

… Những thằng em mầy đã từng đánh đổi

Tuổi hai mươi… cho tình nghĩa Núi Sông”

Vâng, thơ Trạch Gầm vẫn là ngọn lửa trong đêm tối, hơi thở chuyền cho nhau để sưởi ấm, cho trái tim cùng nhịp sống có ý nghĩa trong cuộc đời trước sự thăng trầm của đất nước..

Vương Trùng Dương

Little Saigon, 7/2018





__._,_.___


Posted by: Truc Chi 

Little Saigon sắp có kiến trúc rộng 6 mẫu, với hình ảnh Sài Gòn xưa

$
0
0

Link bài viết này.




YOUTUBE:


Bầu cử rắc rối, đâu là hướng ra?

Hội luận về những vấn đề rắc rối trong cuộc bầu cử Cộng đồng Người Việt Quốc gia Nam California và những giải ph...


Inline image





Vì sao ông Ngô Kỷ từ phản đối chuyển sang ủng hộ dự án Sài Gòn Xưa?

Vì sao ông Ngô Kỷ từ phản đối chuyển sang ủng hộ dự án Sài Gòn Xưa?


Inline image



  •  


Vì sao ông Ngô Kỷ từ phản đối chuyển sang ủng hộ dự án Sài Gòn Xưa?

Vì sao ông Ngô Kỷ từ phản đối chuyển sang ủng hộ dự án Sài Gòn Xưa?


Inline image

Inline image

Inline image


Inline image

Inline image

Inline image


Hai bản tin dưới được viết lúc chưa có kế hoạch dựng cột cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Việt Nam Cộng Hòa và cột cờ Hoa Kỳ.


Little Saigon sắp có kiến trúc rộng 6 mẫu, với hình ảnh Sài Gòn xưa

Một số kiến trúc mới, mang hình ảnh Sài Gòn xưa, gồm một khách sạn và một chung cư cao tầng cho thuê, sắp được x...


Little Saigon sắp có kiến trúc rộng 6 mẫu, với hình ảnh Sài Gòn xưa

Linh Nguyễn/Người Việt

Hình phác họa dự án, nhìn từ góc đường Bolsa và đường Brookhurst. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV)– Một số kiến trúc mới, mang hình ảnh Sài Gòn xưa, gồm một khách sạn và một chung cư cao tầng cho thuê, sắp được xây dựng trên miếng đất hiện bỏ trống, tại góc đường Bolsa và đường Brookhurst, ngay trung tâm Little Saigon.


“Chúng tôi đã nộp đơn xin giấy phép xây dựng dự án rộng khoảng sáu mẫu, dự trù tốn phí khoảng $120 triệu, nhưng có lẽ phải đợi đến mùa Xuân 2018 mới được thành phố Westminster chấp thuận. Hy vọng sau đó sáu tháng chúng tôi sẽ lấy được giấy phép xây dựng,” ông Phạm Hoàng Bắc, chủ nhân công ty Investment Properties Westminster, LLC., nói với nhật báo Người Việt.


“Dĩ nhiên chúng tôi sau đó cũng còn phải qua những thủ tục tài chánh để được ngân hàng tài trợ. Nói chung là vẫn còn những khó khăn trước mặt nhưng vẫn mong là vượt qua được,” bà Joann Phạm, vợ ông Bắc, góp ý.


Bà khẳng định: “Dự án này là ý định riêng của chúng tôi, không có một ai khác đầu tư, để giữ tính độc lập làm di sản cho thế hệ sau.”


Ông Bắc, hiện cũng là chủ nhân khách sạn Ramada Plaza ở Garden Grove, cho biết thêm chi tiết về dự án mới, gồm một khách sạn năm tầng có 150 phòng; một chung cư cũng năm tầng có 201 căn hộ, loại một và hai phòng ngủ.


Phác họa “Con đường vui” (Festival Street), nhìn từ đường Brookhurst. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ngoài ra, dự án cũng dành tầng trệt rộng 60,000 sq ft cho các tiệm bán lẻ và cửa hàng phục vụ khách hàng, và một khu rộng 12,400 sq ft là chỗ để tổ chức các sự kiện, lễ lạc, sinh nhật, và đám cưới.


“Các gian hàng này sẽ được thiết kế dọc theo ‘con đường vui’ (Festival Street) cho khách bộ hành tản bộ những khi có chợ đêm, hay những dịp lễ lạt trong cộng đồng. Riêng khu tổ chức sự kiện (convention), chúng tôi có thể tổ chức hai đám cưới cùng một lúc. Mỗi đám cưới có thể kê được 40 bàn tròn. Những ai muốn tổ chức đám cưới ngoài trời, chúng tôi có thể tổ chức bên cạnh hồ bơi trên tầng hai,” ông nói.


“Còn nếu chỉ xếp ghế cho khán giả xem đại nhạc hội, khu này có sức chứa được 1,200 chỗ ngồi,” ông giải thích thêm.


Nhân dịp này, ông cho biết diễn tiến và nguồn gốc dự án.


“Ba năm trước chúng tôi tình cờ được Dân Biểu Tiểu Bang Travis Allen mời ăn trưa. Hôm ấy có mặt cựu Dân Biểu Trần Thái Văn, người cho biết từng quen với gia đình Warne, và cho biết họ muốn bán miếng đất,” ông Bắc kể.


Phác họa tầng hai của kiến trúc phía trước khu chung cư tương lai, với cầu nối qua khu tổ chức sự kiện, dọc phía đường Bolsa. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ông Bắc cho biết: “Là người Việt tị nạn tới Mỹ sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, vợ chồng tôi trước khi về hưu, dự tính phải để lại cho thế hệ sau một di sản mang hình ảnh của Sài Gòn xưa, để các con tôi và những người trẻ gốc Việt cùng trang lứa có thể nhớ đến cái đẹp của nơi thế hệ cha anh đã phải rời bỏ để đi tìm tự do.”


“Chúng tôi quyết định mua với giá mà gia đình chủ nhân rao bán. Hôm ấy trước mặt năm luật sư đại diện cho hai bên, có cả Luật Sư Trần Thái Văn, đại diện môi giới cho chúng tôi, chúng tôi đồng ý mua với giá rao bán. Hai bên bắt tay và sau đó ra về,” ông kể.


Ông cho biết sau đó một tuần, người chủ đòi tăng giá thêm, khoảng trên $300,000 nữa.


“Chúng tôi cũng đồng ý theo luôn và làm thủ tục giấy tờ ngay, vì chúng tôi sợ họ đổi ý. Miếng đất rộng sáu mẫu, gồm cả 19,000 sq ft của cây xăng góc đường, với điều kiện chúng tôi phải trả tiền hoa hồng 6% cho cả hai bên môi giới,” ông nói.


Về phương diện tài chánh để có thể mua miếng đất, bà Joann Phạm giải thích thêm: “Chúng tôi cùng là người tị nạn 1975. Anh Bắc khi ấy là kỹ sư cơ khí làm cho Boeing và tôi làm trong lãnh vực tài trợ địa ốc. Sau 25 năm làm công việc này cho công ty Mỹ, năm 2001 tôi thành lập công ty Greenlight Financial Services ở Irvine.”


Mô hình của kiến trúc sư nộp cho thành phố Westminster. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

“Công ty của tôi có đến 800 nhân viên. Tháng Năm, 2013, tôi bán lại cho công ty Nationstar Mortgage. Chúng tôi dùng tiền của mình để mua miếng đất này là một quyết định rất hệ trọng, vì chúng tôi có thể mất hết một số tiền rất lớn dành dụm sau 40 năm làm việc. Ngược lại, nếu ơn trên cho mọi chuyện hanh thông, cộng đồng Việt Nam của chúng ta sẽ có một nơi sinh hoạt khang trang kiểu ‘French Colony Style,’ với hình ảnh Sài Gòn xưa được thu nhỏ,” bà nói.


Ông Bắc giải thích lý do gợi nhớ đến Sài Gòn: “Kiến trúc hai tầng góc Bolsa và Brookhurst sẽ có hình tháp đồng hồ của chợ Bến Thành. Nếu từ tầng trệt nhìn ra, sẽ thấy góc nhìn như khách sạn Continental. Lối vào trên đường Brookhurst, hai bên là hàng quán bán lẻ. Bên phải là khu chung cư chiếm từ tầng thứ hai đến tầng thứ năm. Cuối đường này là cổng khách sạn. Một lối vào khác trên đường Bolsa cũng dẫn đến cổng khách sạn.”


Ông cho biết có hai bãi đậu xe, một ở khu khách sạn, và một ở phía sau khu chung cư.


“Vì là dự án với tầm cỡ lớn nhưng kiến thức chúng tôi lại giới hạn, nên chúng tôi phải tốn rất nhiều tiền. Tiền giấy tờ và thuê khoảng tám văn phòng kiến trúc sư vẽ họa đồ, và đóng thuế thổ trạch ba năm qua (mỗi năm $170,000) cũng tốn hơn $1 triệu rồi,” ông kể.


Theo ông Bắc kể, sau cùng, tuần trước thành phố có buổi họp để duyệt lại dự án, dưới sự chủ tọa của Thị Trưởng Tạ Đức Trí.


“Dự án này là một di sản cho thành phố Westminster, nói chung, và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam, nói riêng,” ông Trí nói, theo lời kể của ông Bắc.


Rồi thành phố chấp thuận công ty kiến trúc KTGY Architecture and Planning of Irvine, và công ty này đại diện lo giấy tờ công trình xây dựng dự án của công ty Investment Properties Westminster, LLC của vợ chồng ông Bắc.


Nhật báo Người Việt có liên lạc ông Steve Ratkay, xử lý thường vụ quản lý ban quy hoạch thành phố, để biết tình trạng hồ sơ xin giấy phép của dự án này, nhưng đến khi báo lên khuôn vẫn chưa nhận được hồi âm.


Dự án hỗn hợp nhà ở và thương mại này được biết là phù hợp với đồ án tổng quát của thành phố mới được điều chỉnh.


—————-
Liên lạc tác giả: linhnguyen@nguoi-viet.com





Sẽ có khu ‘Sài Gòn Xưa’ ở Little Saigon

Ủy Ban Quy Hoạch Westminster bỏ phiếu 5-5 thông qua dự án của công ty IP Westminster, LLC. Dự án được thiết kế m...

Sẽ có khu ‘Sài Gòn Xưa’ ở Little Saigon

Linh Nguyễn/Người Việt

Hình phác họa dự án, nhìn từ góc đại lộ Bolsa và đường Brookhurst. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV)– Trong buổi họp tối Thứ Tư, 21 Tháng Hai, Ủy Ban Quy Hoạch Westminster bỏ phiếu 5-5 thông qua dự án của công ty IP Westminster, LLC. Dự án được thiết kế mang hình ảnh Sài Gòn Xưa, rộng sáu mẫu, dự trù xây cất tại góc đại lộ Trần Hưng Đạo (Bolsa) và Brookhurst, trong thành phố Westminster.


Năm phiếu thuận cho dự án số 2017-06 trong nghị trình gồm có phiếu của các ủy viên Andrew Nguyễn, Quỳnh Giao Nguyễn, Tony Bùi, cùng Phó Chủ Tịch Anita Rice và Chủ Tịch Carlos Manzo.


Trước đó, ông Steve Jones, đại diện công ty JT Westminster, mở đầu, trình bày dự án.


“Trong khi Westminster chuyển mình để trở thành một trung tâm du lịch và văn hóa, chúng tôi rất vui mừng trình bày công trình xây dựng, gồm một khách sạn quy mô, một cơ sở dành cho yến tiệc, những nhà hàng mới và các cửa hàng buôn bán ngay tại ngã tư Brookhurst và Bolsa, ngưỡng cửa dẫn vào Little Saigon,” ông Steve Jones nói.


“Chủ nhân, ông Phạm Hoàng Bắc và phu nhân là bà Joann Phạm, mường tượng một dự án phát triển hỗn hợp với chủ đề kiến trúc thời thuộc địa Pháp, để đem chúng ta ngược dòng thời gian, về với giai đoạn tiền chiến phục hưng của Sài Gòn,” ông nói thêm.


Trong số những người Việt có mặt để ủng hộ, gồm chủ nhân của các cơ sở xung quanh, như Nha Sĩ  Mimi Nguyễn (iSmile Dental), Nha Sĩ Jonathan Vũ (Crown Dental Implant Center); ông Trung Phạm, chủ nhân một phòng mạch Chiroprator. Ngoài ra còn có những cư dân ở gần cũng tỏ ý ủng hộ dự án.


Ông Tiến Nguyễn viết thư cho ủy ban quy hoạch biết lý do ông ủng hộ: “Tôi là cư dân Westminster đã 35 năm, tôi rất vui mừng dự án này đem lại ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi chỉ cần đi bộ là tới. Đó là chưa kể, dự án này còn có thể khiến căn nhà của tôi lên giá.”


Phác họa “Con đường vui” (Festival Street), nhìn từ lối vào trên đường Brookhurst. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Nha Sĩ Mimi Nguyễn nói: “Là láng giềng và là chủ nhân của iSmile Dental, tôi rất nóng lòng để thấy dự án này hoàn thành, nhất là khu apartment với nhiều người ở sẽ trực tiếp giúp cho cơ sở thương mại của tôi.”


Nha Sĩ Jonathan Vũ, chủ nhân Crown Dental Implant Center, quan tâm đến ảnh hưởng về văn hóa và ngành du lịch sẽ có nơi để phát triển dể trở thành một điểm đến cho khách du lịch và cơ hội cho nhiều cơ sở nhà hàng gia tăng thương vụ.


Ông Trung Phạm, cư dân Westminster 25 năm, tỏ ra tin tưởng về giá trị của khách sạn bốn sao trong khu mới sẽ giúp thành phố thu thêm thuế và đem lại nhiều công việc làm cho cư dân.


Tuy đa số người tham dự ủng hộ, cũng có một hai người bản xứ tỏ ra quan ngại về vấn đề xe cộ lưu thông và tiếng ồn ào cho khu nhà mobile home bên cạnh.


Ủy ban quy hoạch tỏ ý muốn nghe quan điểm chuyên môn của nhân viên thành phố về vấn đề lưu thông.


Ông A. Adolfo, kỹ sư giao thông của Westminster, cho biết đã cứu xét kết quả kiểm tra mật độ xe chạy trong giờ cao điểm, và dự án này hội đủ điều kiện.


Sau đó, ủy ban quy hoạch bỏ phiếu 3-5 để sửa giờ hoạt động của tấm bảng billboard điện tử sẽ được dựng lên ở góc Bolsa và Brookhurst. Theo đó, bảng này sẽ được hoạt động từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm, thay vì đến 2 giờ sáng như đơn xin.


Buổi họp của Ủy Ban Quy Hoạch Westminster. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ba phiếu thuận là của ủy viên Tony Bùi do Nghị Viên Kimberly Hồ bổ nhiệm; Phó Chủ Tịch Anita Rice do Nghị Viên Margie Rice bổ nhiệm; và Chủ Tịch Carlos Manzo do Nghị Viên Sergio Contreras bổ nhiệm.


Trong khi đó ông Phạm Hoàng Bắc, chủ nhân IP Westminster, cho biết bar rượu, và nhà hàng trong khách sạn sẽ mở cửa 24/24.


“Ngoài ra, khu ‘Sài Gòn Xưa’ mỗi năm còn được phép đóng đường vào khu vực trung tâm sáu lần, để tổ chức ‘festival street’ lễ lạt ngoài đường. Không có giới hạn mỗi lần đóng đường kéo dài bao lâu,” ông nói.


Thêm vào đó, khu apartment sẽ là khu nhà gồm 201 căn, sang trọng và dành cho những người cao niên đã thành công, có khả năng chi trả, và không muốn về Việt Nam. Ở đây đối với các cụ sẽ thuận tiện vô cùng vì chỉ cần đi bộ, cũng theo lời ông Bắc.


“Dự án sẽ đi vào thiết kế chi tiết và sẽ được đưa ra trước Hội Đồng Thành Phố vào Tháng Tư để chuẩn thuận trước khi công trình xây cất bắt đầu,” ông Bắc nói.


Khu kiến trúc hai tầng ở góc Bolsa và Brookhurst sẽ có hình tháp đồng hồ của chợ Bến Thành. Nếu từ tầng trệt nhìn ra, sẽ thấy góc nhìn như khách sạn Continental. Lối vào trên đường Brookhurst, hai bên là hàng quán bán lẻ. Bên phải là khu chung cư chiếm từ tầng thứ hai đến tầng thứ năm. Cuối đường này là cổng khách sạn. Một lối vào khác trên đường Bolsa cũng dẫn đến cổng khách sạn.


Ông Bắc, hiện cũng là chủ nhân khách sạn Ramada Plaza ở Garden Grove, cho biết dự án mới, gồm một khách sạn năm tầng với 150 phòng; một chung cư cũng năm tầng, với 201 căn hộ, một và hai phòng ngủ.


Ngoài ra, dự án với kinh phí khoảng $120 triệu, cũng dành tầng trệt rộng 60,000 sqft cho các tiệm bán lẻ và cửa hàng phục vụ khách hàng; và một khu rộng 12,400 sqft là chỗ để tổ chức các lễ lạc, sinh nhật, đám cưới. (Linh Nguyễn)


——————
Liên lạc tác giả: linhnguyen@nguoi-viet.com



__._,_.___


Posted by: Ngo Ky 

Câu chuyện phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt

$
0
0

 ( nhân  đọc tài liệu "đường sắt leo núi Tháp Chàm - Đà lạt " , xin kể lại

      một kỷ niệm liên quan :

    " Dịp hè 1957 - lời  thuật lại của  một nhà giáo - tôi có nhiệm vu dẫn một nhóm học sinh 

       trường Trung học Duy Tân (Phan rang) đi du lịch Đà lạt . Chúng tôi dùng đường sắt 

      Tháp Chàm  - Đà lạt . Một chuyến đi lạ lùng và thơ mộng vô cùng . Có những đoạn đường 

       tầu leo nói thật chậm chạp ,nghe từng tiếng " kịch,kịch " của răng cưa bánh xe thứ ba ở

        giữa lòng tầu đang kéo tầu đi . ( thông thường xe lửa chỉ có 2 bánh xe mà thôi ) . Tầu chạy chậm đến độ  thổ dân  có thể leo lên mang hoa và thổ sản  dến bán  cho khách .

     Không khí cao nguyên trong lành  vô cùng . Vài đám mây còn lướt qua cửa sổ tầu để 

      bay qua cửa sổ đối diện . Khách ngồi trong tầu , thì phải ngả người ra phía sau  ( khi về thì

       như sắp nhào ra phía trước ) . "

   Sau này đọc sách mới biết loại đường rầy leo núi này rất đặc biệt , là một ky quan ,

    không có nhiều trên thế giới . 

  Vậy mà một số người thiếu  kiến thức đã đang tâm phá hủy đi .

    Thật đáng tiếc . "


----- Forwarded Message -----

From: Nha toi <

To: Hank Music <

Sent: Saturday, July 14, 2018, 2:58:16 PM CDT

Subject: Fwd: Câu chuyện phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt / Thương vụ đau buồn


phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt / Thương vụ đau buồn



    

Câu chuyện phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt


Áp phích xe lửa răng cưa Đà Lạt
Áp phích xe lửa răng cưa Đà Lạt


Năm 1967, một nhóm bốn người có vũ trang chận đoàn tàu chở hàng lại trên đoạn Da Tho (Le Bosquet) và Cầu Đất (Entrerays). Nhóm điều hành đầu tàu bốn người bị bắt mang vào khu rừng gần đó. Tại lần này, tổ lái tàu chỉ bị hỏi cung. Hai tuần sau đó, cũng chiếc đầu tàu đó và cũng cùng tổ lái tàu đó đã bị cũng nhóm bốn người đó chặn lại ở giữa tuyến Cà Bơ (K’Beu) và Ei Gió (Bellevue). Lần này tổ lái cũng phải rời khỏi đoàn tàu và phải cung cấp thông tin bằng cách nào có thể phá hủy đầu tàu một cách hiệu quả nhất. Ý tưởng đầu tiên của nhóm du kích là muốn cho nổ ở nơi đốt lò. Nhưng người lái tàu đã có thể giải thích cho họ hiểu rằng cho nổ lò hơi trong lúc không có thời gian kịp chạy ra đến một khoảng cách an toàn là một hành động tự sát. Người lái tàu đề nghị cho nổ những thùng dầu được gắn thêm trên tàu, nhưng lại đánh lừa bốn người du kích bằng cách chỉ vào một thùng đựng nước. Do vậy, sau vụ nổ và sau khi nhóm du kích đó rút đi, người lái tàu với máy liên lạc vô tuyến đã có thể gọi một đầu máy khác cộng với quân đội VNCH tháp tùng bảo vệ đi đến nơi mà mang chiếc đầu tàu hư hỏng nhẹ này về đến Đà Lạt.


Bản đồ đường sắt Đà Lạt - Sông Pha
Bản đồ đường sắt Đà Lạt – Sông Pha


Sau sáu tháng sửa chữa, một tổ lái khác đã lái đoàn tàu từ Đà Lạt về Sông Pha và lần này thì đầu máy 40-302 đã chạy trên một quả mìn có sức nổ mạnh cho tới mức lò hơi của đầu máy đã nổ tung. Ba thợ đốt lò Hữu, Bích và Ngọc bị phỏng nặng và chết ngay tại chỗ. Người lái tàu tên An bị sức nổ hất văng lên một cành cây. Ông thoát chết, “chỉ” bị gãy tay.


Đầu tàu 40-302 bị phá hủy hoàn toàn, sau đó được kéo về Cầu Đất. Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo ngưng hoạt động sau đó.


Đầu máy xe lửa răng cưa trên đường trở về lại Thụy Sĩ
Đầu máy xe lửa răng cưa trên đường trở về lại Thụy Sĩ


Sau năm 1975, trong lúc thiếu vật liệu để tái xây dựng đường sắt Thống Nhất, đường ray đặc biệt của tuyến đường sắt răng cưa cũng bị tháo dỡ nhằm lấy vật liệu mặc dù không phù hợp. Được chế tạo đặc biệt cho các yêu cầu cao của đường sắt leo núi, ngay từ bu lông đến đai ốc cũng đã khác với vật liệu thông thường rồi. Sau đó chúng bị trộm cắp và mang đi bán sắt vụn.


Đầu máy xe lửa sau khi được phục hồi
Đầu máy xe lửa sau khi được phục hồi


Rồi đến năm 1990, toàn bộ các đầu máy xe lửa răng cưa hay những gì còn sót lại từ chúng được bán phế liệu về cho Thụy Sĩ (là nước đã sản xuất ra các đầu máy này), chấm dứt mọi hy vọng mỏng manh tái thiết tuyến đường sắt vốn là một kỳ công kỹ thuật độc đáo của người Pháp để lại. Hai chiếc đầu tàu sau đó đã được người Thụy Sĩ phục hồi và bây giờ vẫn hoạt động đều đặn trên tuyến đường sắt răng cưa leo núi tại Thụy Sĩ (Furka-Bergstrecke).


Tấn bi kịch về công trình kỹ thuật độc đáo của người Pháp ở Việt Nam này là điển hình cho sự phá hoại miền Nam vì ngu dốt và thiển cận!

Phan Ba


Nguồn tham khảo:


Thương vụ đau buồn

Posted on Tháng Sáu 23, 2017 by Phan Ba


TT – Những đầu máy răng cưa hiệu Fuka ở ga Đà Lạt đã hồi sinh từ 20 năm nay, mỗi ngày vẫn kéo những goong tàu đưa du khách vượt núi. Nhưng con đường răng cưa ấy không phải trên cao nguyên Lâm Viên mà trên cung đèo Jungfraujoch tận miền núi Alpes (Thụy Sĩ).


Image result for Chiếc đầu máy răng cưa được xe đặc chủng kéo qua đèo Ngoạn Mục lần cuối cùng để trở về Thụy Sĩ
Chiếc đầu máy răng cưa được xe đặc chủng kéo qua đèo Ngoạn Mục lần cuối cùng để trở về Thụy Sĩ – Ảnh: Viễn Sự (chụp lại từ tư liệu của nhà ga Jungfraujoch, Thụy Sĩ)


Chuyến “lưu lạc” của những đầu máy răng cưa từ ga Đà Lạt bắt đầu từ một thương vụ mà cho đến giờ những người như ông Phạm Khương (nguyên trưởng ga Đà Lạt từ năm 1975-1993) mỗi khi nhắc vẫn cứ nhói lòng.


Nỗ lực vô vọng


Đà Lạt vừa giải phóng, ông Phạm Khương thay mặt ban quân quản tiếp nhận ga Đà Lạt khi đầu máy, toa xe và toàn bộ tuyến đường đã nằm phơi sương suốt từ năm 1969 vì chiến tranh. Dầu mazut – thứ dầu đặc chủng để chạy đầu máy răng cưa – cũng không còn. Vậy mà chỉ hai tháng sau, ngày 6-6-1975, chiếc đầu máy răng cưa lại lần đầu tiên lăn bánh gần 70km, vượt D’ran, vượt Eo Gió, vượt Krongpha về tới Tân Mỹ, chỉ còn chờ cầu Tân Mỹ hoàn nhịp là lăn bánh về đến ga cuối Tháp Chàm. Không có dầu mazut, ông Khương đã cùng anh em kỹ sư còn lại ở ga Đà Lạt mày mò hoán đổi cho tàu chạy bằng than củi. Vậy mà tàu lăn bánh gọn gàng, công nhân đi hái trà ở Cầu Đất, cán bộ đi công tác xuống Phan Rang, rồi lâm nông sản xuôi ngược Phan Rang – Đà Lạt được tiếp tế cho nhau sau ngày giải phóng đều nhờ những toa tàu răng cưa vừa hồi sinh chở miễn phí.


Nhưng tàu chỉ chạy được đúng 27 chuyến. Cuối năm 1975, khi vừa chuyển giao tuyến đường cho Liên hiệp Xí nghiệp đường sắt VN thì ông nhận được lệnh sét đánh: ngừng chạy tàu, tháo toàn bộ tà vẹt trên tuyến đường Phan Rang – Đà Lạt để chuyển ra tu bổ cho đường sắt Thống Nhất đoạn Bình Định – Quảng Nam. Không chỉ ông Khương mà cả chính quyền tỉnh Lâm Đồng lúc đó cũng bàng hoàng. Một sự đánh đổi cấp tốc được đề ra, Lâm Đồng quyết định hạ cây rừng, cấp 230.000 thanh tà vẹt gỗ cho ngành đường sắt. Nhưng số tà vẹt ấy vẫn không làm thay đổi được quyết định ban đầu.


Tàu răng cưa ngưng chạy. Đường sắt răng cưa vẫn bị tháo tà vẹt. Ông Phạm Khương một lần nữa gửi công văn hỏa tốc năn nỉ lần cuối cùng: xin tháo 70% tà vẹt để những thanh ray (không bị gỡ đi vì khác kích cỡ với tuyến đường sắt Thống Nhất) còn có điểm tựa. Nhưng tất cả đều bị khước từ. Sau đó thì gần như toàn bộ tuyến đường từ ga Trại Mát trở về Tháp Chàm đều bị gỡ sạch tà vẹt. Còn những thanh ray và cả những đoạn răng cưa mười mấy cây số thì được hóa giá đưa về các nông trường, nhà máy tận dụng làm các công trình và sau đó tiếp tục được người dân “tiếp sức” cho vào những xưởng phế liệu.


Image result for Chiếc đầu máy răng cưa được xe đặc chủng kéo qua đèo Ngoạn Mục lần cuối cùng để trở về Thụy Sĩ
Đầu máy xe lửa răng cưa đang trên đường trở về Thụy Sĩ


Quá khứ bị bán rẻ


Vậy là tuyến đường răng cưa huyền thoại đã tan hoang chỉ sau một quyết định. Bảy đầu máy Fuka lầm lũi nằm lại ga Đà Lạt, Tháp Chàm và Krongpha phơi sương gió. Những đầu máy răng cưa ấy có thể bị quên lãng trên chính xứ sở nó từng hoạt động, nhưng với những kỹ sư hỏa xa Thụy Sĩ, nơi cũng có một tuyến đường sắt răng cưa nhưng lại không còn chiếc đầu máy răng cưa hơi nước nào còn vận hành được, thì “đống sắt” trên những nhà ga ở miền cao nguyên VN là một báu vật.


Ông Khương nhớ đầu năm 1988, Ralph Schorno – một kỹ sư hỏa xa người Thụy Sĩ – đã tìm đến ga Đà Lạt và Tháp Chàm để xem những chiếc đầu máy răng cưa. Trong số bảy chiếc đầu máy, Ralph Schorno chấm được bốn cái còn tốt có thể khôi phục và một số toa tàu của Mỹ để lại. Và sau chuyến thị sát ấy của kỹ sư Ralph Schorno, những cuộc mặc cả đã được đẩy đi nhanh chóng với sự trợ giúp của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội bởi một lý do rất đơn giản: cả một tuyến đường đã bị phá dỡ, chỉ còn mấy đầu máy hoen gỉ bỗng dưng có người mang đến những khoản USD lớn xin mua thì tại sao phải ngại ngần. Số tiền đề nghị bán là 1 triệu USD nhưng sau nhiều lần đàm phán đã được chốt giá 650.000 USD.


Thương vụ diễn ra nhanh chóng đến mức không ai kịp can thiệp. Ông Phạm Khương kể khi tỉnh Lâm Đồng một lần nữa hay biết về quyết định đó đã triệu tập một cuộc họp suốt ba ngày liền để tìm cách giữ lại những chiếc đầu máy răng cưa. Nhưng “tiền trao cháo múc”, tháng 8-1990 khi mọi người đang họp thì phía Thụy Sĩ đã đưa xe đặc chủng lên tới Đà Lạt. Và cứ vậy, lần lượt những chiếc đầu máy và toa tàu răng cưa rời D’ran, rời Eo Gió, vượt Krongpha về Tháp Chàm rồi thẳng cảng Vũng Tàu, xuống tàu biển Thụy Sĩ. Câu chuyện về thương vụ bán những đầu máy răng cưa ấy đã vĩnh viễn đóng chặt giấc mơ nối lại tuyến đường xe lửa răng cưa trong ông Phạm Khương và rất nhiều người. Nhưng với người Thụy Sĩ lại mở ra một chương mới về sự hồi sinh của tuyến đường răng cưa mà từ nhiều thập kỷ trước đó, họ đã không còn đầu máy để chạy.


Chỉ hai tháng sau khi những đầu máy răng cưa rời Đà Lạt, ông Phạm Khương đã nhận được bưu phẩm của kỹ sư Ralph Schorno từ nhà ga Jungfraujoch. Đó là một cuốn sách rất dày, in những tấm ảnh màu trên nền giấy tốt, kể lại hành trình tìm ra đầu máy răng cưa ở Đà Lạt, đưa về Thụy Sĩ. Và cuối sách là những hình ảnh về hai trong bốn chiếc đầu máy răng cưa mà họ đã khôi phục thành công đang nhả khói trên đường đèo vượt dãy Alpes. Và rất lịch sự, người Thụy Sĩ đã không quên đính kèm một tấm bảng trên thành đầu máy, với dòng chữ về mốc thời gian mà chiếc đầu máy từng chạy trên tuyến đường Phan Rang – Đà Lạt. Như một sự nhắc nhớ về nguồn cội, nhắc nhớ về cả một nỗi đau trong những người VN từng yêu mến và tự hào về con đường răng cưa đã mất.


Ông Phạm Khương lần giở lại hai tờ giấy pơluya đã ố vàng. Đó là văn bản ghi nhớ giữa chính quyền Lâm Đồng và Thụy Sĩ (cũng lại do chính kỹ sư Ralph Schorno làm đại diện) ký vào ngày 10-8-1991 về việc hai bên sẽ hợp tác xây dựng lại tuyến đường sắt răng cưa có giá… 250 triệu USD, với đầu máy răng cưa chạy bằng điện. Đúng một năm trước, chỉ với 650.000 USD để mua lại đầu máy răng cưa, người Thụy Sĩ đã khôi phục được tuyến đường huyền thoại.


Biên bản ấy đã không được thực hiện bởi phía Thụy Sĩ muốn được khai thác tuyến đường trong 60 năm, trong khi mong muốn của chính quyền Lâm Đồng chỉ là 30 năm. Năm 2007 lại có một dự án nữa được Chính phủ phê duyệt với mức đầu tư 320 triệu USD nhưng đến nay vẫn im lìm



Phan Ba


__._,_.___


Posted by: Hank Music 

SỐNG CHẲNG CÒN QUÊ - Hồi Ký Của Một Người Việt Nam

$
0
0

----- Forwarded Message -----

From: L. Nguyen >
Sent: Tuesday, July 17, 2018, 1:48:10 AM EDT

Subject: PHẦN VIII ( KTTT 110): BS TRẦN MỘNG LÂM: SỐNG CHẲNG CÒN QUÊ - Hồi Ký Của Một Người Việt Nam






Sống Chẳng Còn Quê -
Hồi Ký Của Một Người Việt Nam


BS Trần Mộng Lâm


Cuộc chiến Việt Nam 1954-1975 sau cùng xét lại chỉ là một cuộc chiến tranh tàn hại trong lịch sử nhân loại nói chung, và của nước Việt Nam nói riêng. Sự kết thúc của nó đã đẩy ra khỏi đất nước gần 3 triệu người Việt và làm dân tộc này vào một sự chia rẽ vô phương hàn gắn. Thường thì sau mỗi cuộc chiến tranh như vậy xuất hiện những tác phẩm văn chương nói lên thân phận của những người vì tai trời, ách nước phải trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của thời cuộc. Họ không phải là những người lãnh đạo, cũng chẳng có danh phận, chức tước nào ngoài danh phận phó thường dân nhưng ở vị trí này, họ trở thành những nhân chứng quan trọng cho một thời đại, một biến cố mà Lịch Sử chính thức không thể ghi lại một cách trung thực được. Chúng ta đã đọc Chiến Tranh và Hòa Bình, Cuốn Theo Chiều Gió, Bác Sỹ Gi Va Gô, Giờ Thứ 25..  và say mê với các tác phẩm này. Thế nhưng cuộc chiến vừa qua tại đất nước chúng ta thì chỉ thấy xuất hiện về sau những tập hồi ký ghi lại những sự kiện riêng biệt của một nhân vật nào đó, vào một giai đoạn nào đó, có thể là một trận đánh, một thời gian cải tạo, một cuộc vượt biên, một cuộc đời làm lại nơi xứ người. Hiếm có một hồi ký nào ghi lại cả một cuộc đời, tương tự như cuốn tiểu thuyết BS Gi Va Gô của nhà văn Nga, Boris Pasternak . Rất may, cuốn hồi ký Sống Chẳng Còn Quê của Trần Xuân Dũng vừa xuất hiện năm 2018 đã giúp chúng ta và con cháu thấy được cái thảm kịch của Việt Nam thế kỷ 20 qua những gì ghi lại của một người Việt Nam , một thanh niên tầm thường như hàng triệu thanh niên khác, không phải là một nhà cách mạng hay lý thuyết gia, cũng không phải lãnh tụ tôn giáo như các ông Hồ Chí Minh, Ngô đình Diệm, Ngô đình Nhu hay Thích Trí Quang…v..v

Cuốn Hồi Ký Sống Chẳng Còn Quê của Trần Xuân Dũng dầy 683 trang, trình bầy trang nhã. Hình bìa là hình một căn nhà bằng gỗ, có dàn muớp hoa vàng, trái xanh. Hình bìa sau là một nông trại tại Úc, với cây cổ thụ cao ngất trời. Hai tấm hình, hai nơi chốn, hai giai đoạn của một đời người, đời tác giả. Nếu chỉ hiểu cuốn sách này là một hồi ký của một cuộc đời, thì cuộc đời đó đầy chông gai, nước mắt. Tuy nhiên, người đọc có cảm tưởng là mục đích của tác giả khi ngồi viết 683 trang sách không phải là chỉ để ghi lại cuộc đời mình, mà tác giả muốn qua nó, viết lại lịch sử của toàn thể Việt Nam, từ năm 1939, là năm sinh của tác giả, cho đến ngày hôm nay. Có thể nói, tác giả khi ngồi viết lại cuốn hồi ký này, ông đã làm cái việc mà nhà văn Đoàn Thêm gọi là Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử. Có lẽ chúng ta không cần biết đến thân thế của chàng trai Việt này, tuy việc tìm hiểu không khó . Cái mà chúng ta cần biết là ông là một nhà thơ rất có tài, và đồng thời ông là một nhiếp ảnh gia, đồng thời là một nhà khoa học. Hai yếu tố này khiến ông mô tả rất chính xác những sự kiện ông chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày.

Trần Xuân Dũng đã trải qua một thời thơ ấu rất gian truân, đánh dấu bằng nạn đói năm Ất Dậu 1945 . Năm đó, vì sự ác độc của quân đội Nhật, bắt dân bỏ việc trồng lúa để trồng đay cung cấp cho chiến trường (Thế Chiến Thứ 2), Việt nam trải qua một nạn đói vô cùng khủng khiếp. Hãy xem ông thu vào ống kính cảnh tượng thê thảm của nạn đói này :

Một buổi sáng, tôi đang ngồi trong cửa sổ nhìn ra ngoài đường, chợt nghe tiếng lọc cọc. Tiếng xe bò lăn trên đường. Từ phía thành Vinh về hướng nhà Ga. Xe tới gần, không thấy bò kéo xe mà là người. Hai người gầy yếu cố kéo cái xe đi từng chút một, trên xe có vài xác chết trộn lẫn với một ít bột vôi trắng. Những cái xác nằm trên xe đã rất gầy. Mặt thụt vào, da nhăn nhúm, tay chân không còn thịt. Có xác chỉ mặc có một cái quần đùi. Có xác mặc áo quần, nhưng đã tả tơi rách nát. Nhưng có điều là khuôn mặt nào cũng gần như giống nhau. Da bám sát vào xương mặt. Mầu trắng bệnh nhợt nhạt, như không có máu đã lâu ngày. Môi họ đều khô cong, dường như có nhiều lằn nứt dọc….Những đám ruồi hiện đang bay hay đậu vào mặt những xác này.

Như thế đó, nạn đói năm Ất Dậu tại thành phố Vinh

Chính trong hoàn cảnh đau thương này mà đảng Cộng Sản Việt Nam có cơ hội nắm chính quyền.Việt Minh, thuở khởi đầu, chỉ là một bọn cơ hội chủ nghĩa. Với quyền sinh sát trong tay, nhân danh Cách Mạng, chúng làm mưa làm gió, giết người qua những bản án trời ơi đất hỡi, tuyên án bởi những quan tòa chưa từng học qua một ngày tại các trường Luật. Những ai tưởng rằng những người CS hồi đó trong sạch, có lý tưởng lầm to. Cha của tác giả chỉ vì đã làm việc trong một nhà ga nên coi như là đã cộng tác với thực dân Pháp nên bị họ bắt cầm tù. Việc đó khoan nói là oan hay ưng.Chỉ biết rằng việc ông được thả ra hoàn toàn là do đút lót và mỹ nhân kế, qua sự trung gian của một người đàn bà có nước da trắng, ăn mặc tân thời, người ta gọi là cô giáo, nhưng có vóc dáng của một cô đầu. Việt Minh tham nhũng và dâm ô kể từ những năm cuối của thập niên 40 chứ không phải sau này.Tiếng cách mạng chỉ là trên đầu môi chót lưỡi, và người dân cũng biết là như vậy nhưng với vũ khí cung cấp bởi Mao Trạch Đông, người dân Việt không làm gì được để chống đối. Họ chỉ có thể bỏ vùng do Việt Minh kiểm soát để về Hà Nội, tuy là thành phố này do người Pháp cai trị.

Trái với những gì CS sau này tuyên truyền, tác giả cho biết quang cảnh Hà Nội trước Genève :  

Năm 1953, tình hình Hà Nội sáng sủa nhất. Thủ đô phát triển về mọi mặt rất nhanh. Sự thịnh vượng và huy hoàng lộ rõ (Trang 179).

Rất tiếc  tại các nơi ngoài thành phố, vùng do họ kiểm soát, Việt Minh khủng bố người dân với những cuộc đấu tố của Cải Cách Ruộng đất , chém giết thẳng tay. Bởi vậy, việc người dân Miền Bắc di cư vào Miền Nam sau Hiệp định Genève chỉ chứng tỏ một điều là lòng dân chán ghét CS ngay từ những năm 50 của thế hệ trước. Chẳng có chiến đấu vì độc lập, tư do gì hết. Tất cả đều do họng súng và do Cộng Sản Quốc Tế, đạc biệt là Công Sản Tầu.Cuốn hồi ký của TXD nói rõ điều này và những gì CS tô hồng chuốc lục cho sự nhiệp Cách Mạng của họ sau này đều là nói láo. Việc này mọi người đều rõ, và sự cúi đầu cam chịu của người dân trước sự lộng hành của CS chỉ cắt nghĩa được bằng sự sợ hãi. Sợ đến nỗi một người như Nguyễn Tuân sau này phải thú nhận là ông ta sở dĩ sống sót được là vì biết sợ. Nói điều này chỉ là để xác nhận một điều : Công Sản chẳng qua chỉ là một bọn cướp, một bọn Mafia gieo rắc kinh hoàng cho người dân chẳng khác Al Capone tại Nữu Ước ngày xưa.

Sau hiệp địmh Geneve, tác giả theo gia đình di cư vào Miền Nam. Tại đây, dưới chế độ Tự Do của Việt Nam Cộng Hòa , TXD đã có những năm tháng hạnh phúc. Tại trang 267 của tập hồi ký, ông viết : Học sinh vui sướng, tinh thần thoải mái. Chẳng ai bảo ai, toàn bộ học sinh CVA đều rất kính phục TT Ngô đình Diệm. Và cảm ơn nữa. Nhưng dòng này tác giả viết tại Úc, sau khi TT Ngô đình Diệm đã qua đời trên 60 năm, không thể nói là để tuyên truyền hay vì áp lực nào khác. Đó là sự thực, 100% sự thực. Những ai thuộc thế hệ tác giả, trong đó có tôi, có thể xác nhận điều này. Nếu không có bọn CS và cuộc chiến sau này do chúng gây ra, thì chắc chắn là Việt Nam ngày nay đã khác xa, đã tiến bằng hay tiến hơn Đại Hàn.

Cuộc sống của người dân Miền Nam sau 1954 là một cuộc sống đã dược tác giả tả lại tại trang 279 : Sài Gòn sống trong cảnh thanh bình, thịnh vượng. Tôi đậu tú tài một, rồi tú tài hai, ban toán. Nhờ Việt Nam Cộâng Hòa, TXD lên đại học và vào trường Y Khoa. Rất tiếc, đến giai đoạn này, cuộc sống của người Miền Nam không còn được CS để yên nũa. Chúng đã một mặt mua chuộc được những người Miền Nam nhẹ dạ (như một ông trưởng giả người miền Nam là hàng xóm của ông trong đồng Ông Cộ), một mặt xua quân vượt vỹ tuyến 17 vào Miền Nam gây nên một cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc kéo dài mãi đến 1975, trong đó gần 3 triệu thanh niên đã bỏ mình, lãng nhách, không có gì có thể biện minh cho sự cần thiết của cuộc chiến này. Như đa số các thanh niên Miền Nam, TXD đã vào quân đội , không vì muốn chiến thắng ai, mà chỉ để bảo vệ nếp sống mà mình đã chọn. Nhưng người thanh niên Miền Nam, ưa hoà bình nhưng không còn một lưa chọn nào khác là hy sinh. Hãy nghe tác giả nói về trường hợp một người lính Miền Nam : trang 373 : Một người từ ngày nhập ngũ tính đến nay đúng mười năm. Anh ta cứ ở nguyên một chỗ trên một nơi hẻo lánh, đó là một ngọn núi trong tình trạng vô cùng nguy hiểm, Hàng ngày, pháo kích của Việt Công rơi xuống chỗ đóng quân đều đặn. Từ ngọn núi này đi ra, không thể dùng đường bộ. Xe cộ sẽ bị Việt Công phục kích. Đời sống của những người tại đơn vị nhỏ này lệ thuộc vào những chuyến tiếp tế. Từ lương thực đến súng đạn , tất cả đều phải bằng máy bay…Anh lính này cưới vợ xong là đi lính, mỗi năm về phép hai lần, mỗi lần 7 ngày. Anh ở Long An. Những người như người thanh niên Miền Nam này sau đó bị gán cho hai chữ ngụy quân. Không có gì vô lý hơn việc này. Nếu không có chiến tranh mà người CS gây nên, anh ta đã có mười năm hạnh phúc bên vợ con tại Long An. Anh ta có buôn bán gì với người Mỹ mà nói đến chuyện bán nước ?? Nói đi nói lại chỉ để nói lên một sự thực là đảng Công Sản phải chịu trách nhiệm về những đau đớn hy sinh của thế hệ này, trong Nam cũng như ngoài Bắc.

Sau khi cuộc chiến chấm dứt một cách tức tưởi dưới súng đạn mà Tầu Công cung cấp để người Việt Nam chém giết nhau dẫn đến cuộc Bắc Thuộc hiện nay mà nguy cơ mất nước lên cao độ hơn bất cứ thời đại nào, TXD còn phải chia sẻ với những người thanh niên Miền Nam thuộc thế hệ anh 3 kiếp nạn khủng khiếp nữa là Học Tập Cải Tạo, Vượt Biên và làm lại cuộc đời nơi xứ người (Úc).

Học tập cải tạo của bọn Việt Cộng thưc ra chỉ là một loại ngục tù giống như Quần Đảo Goulag bên Nga mà Soljenitsyne đã mô tả, trong đó bọn cai tù dùng những biện pháp khủng bố về vật chất và tinh thần để triệt tiêu ý chí người tù, sao cho đối với họ, chỉ còn miếng ăn là quan trọng. Không còn chống đối, không còn ý chí, không còn danh dư, không còn nhân phẩm. Thời gian ở tù dài hay ngắn, người đi cải tạo hoàn toàn không biết. Trong đêm tối, họ dùng phương pháp chuyển trại, kẻ đi không biết tại sao mình đi, kẻ ờ lại không biết tại sao mình phải ở lại, từ đó phát sinh ra những lời bàn bạc , phỏng đoán vu vơ, chủ yếu gây sự hoang mang, và người tù sống trong một không khí kinh hoàng, tuyệt vọng, đến nỗi nhiều người phải đi đến chỗ tự tử, vì họ không chịu được sư tra tấn về tinh thần này. Nếu không tự tử, thì sự thiếu dinh dưỡng, bệnh tật cũng tàn phá thân thể người tù. Đó là chỉ tiêu, là mục đích của cái gọi là học tập cải tạo.Hãy xem TXD tả lại quang cảnh trong trại học tấp :

            Mỗi sáng, để chối bỏ tình trạng xuống dốc của cơ thể, anh em ráng tập đi bộ quanh những căn nhà….Nhìn họ, tôi biết họ đang lâm vào một chứng bệnh thuộc về thần kinh tâm lý. đó là chứng bệnh khước từ hiện trạng, chối bỏ sự thật, tiếng Anh Denial .

Và cái đêm kinh hoàng anh bị chuyển trại :

            Vài tháng sau, đến lượt tôi bị gọi tên. Gói ghém vật dụng, lên xe Molotova. Khuya đến, đoàn xe chuyển bánh. Xe không có mui, không có ghế. Cả người lẫn hành lý chồng chất lên nhau. Xe chạy suốt đêm. Lệnh cai tù là tiêu tiểu tại chỗ. BS Chi, thuộc bô binh, vãi cứt đái ra quần. Gió bạt hơi thối, lúc hướng này, lúc hướng khác.

Tất cả bài bản học tập cải tạo này, thực ra Việt Công học từ bọn Nga, mà tác giả của nó là những chuyên viên tâm lý lỗi lạc. Chúng ta đã nghe nói về những trại giam vùng Tây Bá Lợi Á bên Nga, không phải chỉ là tàn bạo đâu, có nghiên cứu, có bài bản khoa học hẳn hoi.

Nếu cuộc sống trong trại cải tạo đen tối, thì cuộc sống bên ngoài cũng không hơn gì. Người dân Miền Nam đã được hưởng tư do trong khoảng hai chục năm, dưới thời Cộng Hòa I, rồi Cộng Hoà II, khác với người Miền Bắc, họ không chịu nổi cái chế độ hà khắc là chế độ Cộng Sản, với sự quản trị cái bao tử của người dân, và những đợt đánh tư sản, đổi tiền làm họ khánh kiệt.. Thời gian này là thời gian họ tổ chức những chuyến tầu vượt biên, nhất quyết rời bỏ Việt Nam, là quê hương họ, không luyến tiếc, chấp nhận những rủi ro, chết chìm tại biển đông, hay chết vì hải tặc. Nếu cái cột đèn Miền Nam có chân, chúng cũng bỏ đi. Mấy chục năm sau, hiện nay, năm 2018, ra ngoại quốc vẫn là giấc mơ của người Việt Nam. Tại sao như vậy, nếu không là việc lòng dân đã quá chán ghét Cộng Sản. Giấc mơ rời bỏ Việt Nam dù có hấp dẫn đến thế nào chăng nữa cũng không phải là dễ thực hiện.  Phải có phương tiện, có tiền và nhất là phải có sự may mắn nữa. Giỏi giang cách mấy cũng không thoát khỏi cái số phân con người, cái phước, cái đức mà tổ tiên để lại cho con cháu, Trần Xuân Dũng đã được hưởng cái phước đó và đã đem được gia đình sang Úc. Xem những trang giấy anh viết về quãng đời này của anh, không thể không có cảm nghĩ là anh này có phước quá. Cuộc đời của anh coi như 99% tàn tạ, chỉ có 1% may mắn thoát, vậy mà anh có được cái 1% đó, không hiểu tại sao.

Trần Văn Thủy, một đạo diễn Miền Bắc viết trong tác phẩm của ông Nếu Đi Hết Biển đại khái :

Nếu đi hết biển qua Các Đại Dưong, Châu Lục, đi mãi, đi mãi, thì sau cùng  cũng lại trở về với quê  mình, làng mình.

Ý của ông này là tình Quê Hương trong một con người mãnh liệt và không gì có thể tiêu diệt được tình cảm này. Trần Văn Thủy đã lầm. Người ta yêu quê hương nhưng khi quê hương ấy nằm trong tay những kẻ trời không dung, đất không tha như bọn Việt Cộng, thì thà Sống Chẳng Còn Quê như Trần Xuân Dũng còn hơn.

Hãy nghe lời tâm sự của tác giả :

            Lúc nào tôi cũng khắc khoải về nước Việt Nam đã mất.

Và bài thơ này của thi sỹ :

Nghe chó sủa khuya, thấy não nề
Nhắc đời đất khách kéo lê thê.
Ta vì thảm họa Miền Nam mất.
Sống chẳng còn quê, thác chẳng về


Tôi đã đọc say mê liền một lèo trong một đêm mùa đông năm 2018 tại nơi tôi ở là thành phố Montréal, kho tuyết rơi, và ngoài trời giá lạnh, tập hồi ký của người bạn đồng môn. Gấp cuốn sách lại, tôi trầm ngâm suy nghĩ . Ái nữ của tác giả, cô Chim Khuyên viết trong trang cuối cuốn sách : Tôi coi nước Úc là nhà, nhưng tôi biết rằng bố mẹ tôi lúc nào cũng vẫn cảm thấy như ở ngoại quốc.

Tôi biết rằng cũng như tôi, Trần Xuân Dũng lúc nào cũng vẫn thiết tha với Việt Nam, nhưng không về Việt Nam nếu vẫn còn Việt Cộâng.

Lời kết của bài viết này, đã khá dài, là tôi xin nhắn các nhà đạo diễn điện ảnh Việt Nam, trong và ngoài nước : Nếu các bạn muốn tìm một tác phẩm để thực hiện một cuốn phim ngang hàng với Guerre et Paix, Autant en emporte le Vent, Docteur Jivago, thì xin hãy đọc Sống Chẳng Còn Quê của Bác Sỹ Trần Xuân Dũng theo địa chỉ trên Internet :
txdung399.blogspot.com.

Trân trọng.

Trần Mộng Lâm

__._,_.___


Posted by: Alex Tran 

Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tưởng Niệm Cố Tỗng Thống Ngô Đình Diệm tại Montréal,Québec, Canada.

$
0
0


From: joe pham <

Sent: Wednesday, July 25, 2018, 8:51:20 AM PDT

Subject: Trân trọng kính chuyển đến quý bạn đọc trong và ngoài nước hình ảnh ngày Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tưởng Niệm Cố Tỗng Thống Ngô Đình Diệm tại Montréal,Québec, Canada.




Trân trọng kính chuyển đến quý bạn đọc trong và ngoài nước hình  ảnh ngày Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tưởng Niệm Cố Tỗng Thống Ngô Đình Diệm tại Montréal,Québec, Canada.





























__._,_.___


Posted by: "Vie^.t Si~

HƯỚNG ĐẠO SINH VIỆT NAM HẢI NGOẠI.

$
0
0

---------- Forwarded message ---------
From: YNGA [PhoNang]<>
Date: Fri, Aug 24, 2018 at 7:26 PM
Subject: [PhoNang] **Bút ký Ý Nga 24.8.2018: HƯỚNG ĐẠO SINH VIỆT NAM HẢI NGOẠI.
To: <>


 


HƯỚNG ĐẠO SINH VIỆT NAM HẢI NGOẠI.

            

        

   

  Ý Nga 

************************** 



(Ảnh: Nguyễn văn Phú, Vũ Hồng Chương, Vân Khanh & Ý Nga)

Tất cả ảnh trong bài đều chụp tại trại Họp Bạn Thế Giới Hướng Đạo VN-THẲNG TIẾN XI: tổ chức tại Camp Snyder, Haymarket, Virginia, Hoa Kỳ: 

từ 28.6 đến 4.7.2018 với 1.987 người tham dự vào ngày khai mạc, gồm: 

876 hướng đạo sinh + 272 trưởng + 228 phụ huynh (parents & Family) + 119 người trong Ban Điều Hành (staff) + 187 thiện nguyện viên + 305 quan khách. 

Trại thường được tổ chức mỗi 4 năm một lần, với sự tham dự của tất cả các đoàn sinh VN từ khắp nơi trên thế giới tụ về.










Thưaquý Phụ Huynh và quý Thân Hữu Hướng Đạo,



Không bao giờ có một cá nhân nào giỏi về tất cả mọi mặt nhưng có thể cómột tổ chức giỏi hơn, bằng cách kết hợp nhiều người giỏi lại với nhau màPhong Trào Hướng Đạo trên thế giới là một điển hình: thành công trong giáo dục thanh thiếu niên từ năm 1907 đến nay, với hơn 38 triệu Hướng Đạo Sinh và không ngừng phát triển trên 216 quốc gia.


Một trong 10 điều luật của Hướng Đạo dạy rõ:



 “Hướng Đạo Sinh trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm”.

Ai không trong sạch thì không có tư cách để dìu dắt những thế hệ đi sau.


*


Thưa quý Trưởng,

Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo VN Hải Ngoại (do tất cả chúng ta tự bầu ra) không chủ trương đưa chính trị vào Phong Trào, nhưng luôn luôn sinh hoạt dưới lá cờ vàng (không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng) và đại đa số Hướng Đạo Sinh đều là thuyền nhân tỵ nạn chính trị, trong đó có những Trưởng tiên phong, đã đi đầu trong việc tái lập lại sự sinh hoạt cho Phong Trào ở hải ngoại kể từ sau 30.4.1975. 

Không có sự hy sinh của quý Trưởng ấy, chúng ta đã không thể thừa hưởng được một gia tài Hướng Đạo quý hiếm hôm nay, do đó chúng ta phải luôn luôn tưởng nhớ và biết tri ân.

Louis Pasteur nói rằng: Trong lĩnh vực quan sát, cơ hội chỉ đến với những cái đầu biết tính toán” (Dans les champs de l'observation, le hasard ne favorise que les esprits préparés).

Chúng tahãy thử cùng quan sát xem ai là người thật sự hữu đức, hữu tài, có tinh thần dấn thân phục vụ cho sự vững mạnh của Phong Trào và ai là kẻ vô đức, vô dụng đang hãm hại anh em trong cùng một Nhà bằng đánh phá, khuấy đục Phong Trào Hướng Đạo VN Hải Ngoại chúng ta và các đoàn thể thuộc Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Chính Trị, kể từ sau cơn quốc biến 30.4.1975?



Người Quốc Gia im lặng

Việt Cộng sẽ lộng hành.

Đã đến lúc quý Trưởng cần phải đưa ra ánh sáng, lên tiếng, ngăn chận và ra tay dọn dẹp cho sạch sẽ những trò dọn đường để nhuộm hồng Hướng Đạo Hải Ngoại và vấy bẩn lên danh dự chung của tập thể.

Tinh thần cần có của kẻ sĩ, biết thao thức cho chuyện CHUNG và luôn luôn băn khoăn trước tình thế mập mờ của những kẻ đâm sau lưng anh em, bằng những lập trường chao đảo, nhằm rêu rao đánh phá cho tan nát các đoàn thể của Người Việt Quốc Gia là: phải tỉnh táo, bén nhạy, nhận định tinh vi, nâng cao cảnh giác, quan sát kỹ lưỡng và làm việc đáng làm.

Người có óc suy nghĩ phải biết lắng nghe để tìm ra chân lý, biết tuân thủ các tiêu chuẩn minh bạch của các vấn đề hệ trọng, không hoang mang, lúng túng khi nghe ai nói bừa rỉ tai một cách phiến diện. Cần lý giải, đánh giá nghiêm túc, đưa ra đối sách đúng đắn, nhanh, gọn gàng và có hiệu quả để loại trừ kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ ngay.



Bản chất thật sự của vấn đề gây chia rẽ ở hải ngoại là gì?  

Ai đang đứng đằng sau những hành động hủy hoại lợi ích cốt lõi hiện tại trong Hướng Đạo VN Hải Ngoại và Cộng Đồng?

Bắt buộc phải có thủ phạm!

Bản chất bất định của những kẻ bấp bênh, lơ lửng, cầu an, tắc trách, lợi dụng vào các đoàn thể để ăn chơi rồi vu cáo, chụp mũ người lương thiện.v.v… thường bắt nguồn từ những bộ óc thiếu nhận thức về giá trị tuyệt đối của những việc công ích có hiệu quả, nhờ vào sự đóng góp chung gian lao, vất vả của bao tấm lòng đã kiên trì và bền bĩ trong nhiều năm dài ròng rã, với những việc làm hữu dụng cho xã hội, bổ ích cho việc giáo dục và đào tạo tuổi trẻ nên người.


  *

Chân chưa từng lầy lụa

Hiểu gì mặn, phèn chua?

Động lực phức tạp của những kẻ phá hoại khi nông nổi, nóng nảy, đạp đổ hết tất cả những công lao hay, đẹp, tốt đã và đang thành công nổi bật là gì?

Thử hỏi, bao nhiêu năm qua họ đã học được gì hữu ích trong Cộng Đồng, trong Hướng Đạo mà bây giờ lại đâm sau lưng anh em đồng đội? Họ mê muội đánh phá với nhiều tiêu đề khác nhau, mâu thuẫn lẫn nhau, mà không thể chứng minh bằng lý luận, cũng chẳng thể trình bày được một thực thể nào đáng giá từ cái tâm bất thiện, do ganh tỵ với người tài giỏi. Họ sống sượng, thô lổ, lên giọng kẻ cả, muốn làm sao thì làm, tạo áp lực mỗi ngày mỗi đè nặng lên vai của anh chị em có lòng và tạo mọi xích mích cho những ai ngây thơ gây gổ nhau đến đỏ mặt, tía tai; họ về hùa với những ngốc nghếch, hỉ hả nhạo báng người tốt với những riêng lẻ, vụn vặt khiếm khuyết đến mức sai mó, lệch lạc bên những lý luận ngây ngô, cắt xén, bóp méo, nặn nọt, đẽo gọt theo ý riêng, diễn đạt toàn những điều vô lý, do bọn-bán-nước gài vào đầu để đạt đến đích:

Cộng uốn lưỡi cầu thân nịnh bợ quá

Thỏa hiệp ngầm mong hưởng chút đặc ân?

Những kẻ mang trong lòng sự đố kỵ như thế không thể nào là một thách thức nan giải của Hướng Đạo hay của Cộng Đồng, nếu chúng ta đoàn kết chặt chẽvà biết lên tiếng bảo vệ cho công lý.

Kẻ nông cạn chẳng những không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của đoàn thể mà còn luôn đi hàng hai ngượng ngập, cứng nhắc, không thiết tha với bất cứ điều gì có lợi cho đoàn thể; chúng dĩ nhiên phải bị tập thể đào thải sớm và ngay sau khi đã bị lợi dụng tận tình, chúng cũng sẽ bị bọn độc tài dẹp bỏ, quăng vào quên lãng cùng với những mô hình bất khả (impossible models), những cấu trúc bất khả (impossible structures), những mơ mộng viễn vông từ các quả-bong-bóng-đỏ-hão-huyền được ban phát, như một ân huệ cỏn con do đảng bơm lên căng phồng để nhử mồi.

*


Không giũ rơm, đập lúa

Sao biết khổ ngày mùa?



Có những sự thật mà chính bọn mượn áo Hướng Đạo cũng không biết được mặt khuất phía sau ý đồ đen tối của bạo quyền là: đánh cho yếu đi một Phong Trào Hướng Đạo Quốc Gia VN Hải Ngoại đang vững mạnh, rất xuất sắc, rất đặc biệt của Cộng Đồng (Phong Trào khởi thủy được hình thành từ các đảo tỵ nạn, do những trưởng quyết không quỳ gối, khom lưng nghe lệnh đảng cộng sản, nên mới vượt biển tỵ nạn tìm tự do)

Mọi người đi, dù chẳng biết về đâu

Vượt cơn bão, thuyền nhân trả giá máu.


 


Một khi Hướng Đạo hải ngoại yếu đi, bọn-trồng-người sẽ thay thế một hình tượng trá hình khác, với vỏ bọc bên ngoài mang tên “Hướng Đạo”, nhưng mặt trong lại sinh hoạt theo sự chỉ thị của “Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM” trong nước:

 “Trồng người”, trổ nhánh toàn hèn

Bốc, tâng “lạ lẫm”. Thân quen giết dần.

*

Louis Pasteur, nhà hóa học, vi sinh vật học người Pháp, với định luật Tạo Sinh khẳng định:

Sự sống nào cũng chỉ ra đời từ sự sống” (Life comes only from previous life).

Ai cũng biết bạo quyền đã khai tử Hướng Đạo sau 30.4.1975 và không hề có thực tâm tái lập

__._,_.___


Posted by: SONNY PHAM 

Mời đọc Chuyện hậu sự – Huy Phương

$
0
0
 


---------- Forwarded message ---------
From: 'nguoiphuongnam' [CATBUI2011]<r>
Date: Wed, Aug 29, 2018 at 7:11 PM
Subject: [CATBUI2011] Blog Người Phương Nam
To: nguoiphuongnam <>


 

Mời đọc

Thơ tranh đặc sắc

Nụ cười Ăng Lê

     * Why?


Người Phương Nam





--







---------- Forwarded message ---------
From: Suong Lam Tran<>
Date: Wed, Aug 29, 2018 at 7:19 PM
Subject: [ADMIN SG GL] Sương Lam mời đọc Một Thời Áo Trắng Nữ Sinh
To: ThiềnNhànSươngLamGroup <>


Thưa quý anh chị,


Người viết rất thích xem và sưu tầm hình ảnh những chiếc áo dài trắng nữ sinh vì những tà áo này nhắc nhở người viết một thời  đã mặc chiếc áo dài trắng nữ sinh trường nữ trung học Gia Long.


 Mời quý bạn dành một ít phút giây cùng người viết trở về những kỷ niệm cũ của một thời áo trắng nữ sinh nhé.  Hy vọng bạn sẽ thấy hình ảnh của mình thấp thoáng trong bài tâm tình này,trong đó có cả hinh ảnh của những cây si ngày xưa “lẽo đẽo theo sau một tà áo trắng” khi "em tan trường vế" . Smile!


 Chúc an vui.


Sương Lam



 Một Thời Áo Trắng Nữ Sinh

image.png


Đây là bài số bốn trăm ba mươi ba (433) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Bây giờ là mùa tựụ trường. Nhìn cô cháu nội Mya của tôi đang chuẩn bị cặp sách cho ngày tựu trường sắp đến, tôi lại bâng khuâng nhớ đến thời học trò áo trắng của mình, nhớ đến những cô bạn học ngày xưa đã cùng tôi nhặt cánh phượng đỏ ép vào trang sách, nhớ đến những dòng lưu bút ngày xanh viết trên giấy pelure màu hồng, nhớ đến những thầy cô giáo mà tôi kính yêu như thần tượng, nhớ đến những mối tình ngây thơ vụng dại của một thuở “khi tan trường về, anh theo Ngọ về” của một Ngày Xưa Hoàng Thị.

Em tan trường về

Anh theo Ngọ về

Môi em mỉm cười

Man man sầu đời tình ơi

 Bao nhiêu là ngày

Theo nhau đường dài

Trưa trưa chiều chiều

Thu đông chẳng nhiều

Xuân qua rồi thì

Chia tay phượng nở sang hè 

(Nguồn: Trích trong bài  hát Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Duy-Phạm Thiên Thư)


 Người viết học trường nữ trung học Gia Long trong suốt 7 năm trời từ lớp đệ thất (lớp 6  bây giờ) cho đến lớp đệ nhất (lớp 12 bây giờ) cho nên có rất nhiều  kỷ niệm về ngôi trường thân yêu này.

image.png


  Đây là một trường nữ trung học nổi tiếng ngày xưa được gọi là trường áo tím vì các nữ sinh phải mặc đồng phục áo dài màu tím, nhưng đến thời tôi học vào năm 1957  thì phải  mặc áo dài màu trắng và phải đeo phù hiệu Gia Long với đoá mai vàng trên nền xanh.

 Muốn được nhận vào trường này, học sinh phải vượt qua một kỳ thi tuyển khó khăn như cá “vượt vũ môn” sau khi đã đậu bằng tiểu học.  Tôi không biết ngày xưa, sĩ tử được chấm đậu và  được niêm yết trên bảng vàng như thế nào, nhưng vào thập niên 50, đến ngày công bố kết quả trúng tuyển vào trường nữ trung học Gia Long này, các sĩ tử và phụ huynh phải tụ tập trước cỗng trường để chờ nghe xướng danh trúng tuyển trên một loa phóng thanh.  Con đường Phan Thanh Giản ngày xưa trước cổng trường đông đảo sĩ tử và phụ huynh. Hằng nghìn con tim đang lo lắng đợi chờ giờ hoàng đạo sẽ điểm đem niềm vui hy vọng đến cho nhiều người.

Mèn ơi! Không có gì hồi hộp, lo sợ bằng giờ phút nhận được tin trúng tuyển quan trọng này.  Có người la hét sung sướng khi nghe tên và số báo danh của mình được đọc lên, như vậy là “cô nàng” đã trúng tuyển rồi đấy nhé.  Có người nước mắt chảy dài trên guơng mặt ngây thơ 11 tuổi đầu, như vậy là cô nàng đã bị “trợt võ chuối” có nghĩa là thi rớt rồi đấy,  em bé phải về nhà “ôn kinh nấu sữ” chờ năm sau trở lại trường thi.

 Rồi có màn chen lấn nhau tìm kiếm tên mình xem có được niêm yết trên “bảng vàng”  hay không qua một cái khung lưới nhỏ. Có những bàn tay bé nhỏ chỉ chỉ trỏ trỏ vào tên của mình với  nụ cười sung sướng của những” “tân khoa” bé bỏng kia. Vui quá!

 Đến ngày tựu trường, những cô em bé bỏng kia súng sính trong chiếc áo dài trắng mới may e dè, ngại ngùng bước theo chân cha hay mẹ đến trường nhập học. Một khung trời trung học mới lạ mở rộng trước đôi mắt ngây thơ của cô em bé nhỏ tuổi ô mai này.  Cô dương đôi mắt tròn xoe đầy vẻ thán phục khi gặp các “đàn chị” học ở các lớp cao hơn hoặc sợ hải khép nép trước ánh mắt nghiêm khắc của các vị giáo sư hay giám thị.  Đó là hình ảnh của người viết hơn 50 năm về trước đấy, bạn ạ!

 Chế độ học hành và thi cử ngày xưa rất khó khăn chứ không dễ dàng như bây giờ.  Học sinh phải chăm chỉ học hành và tuân hành kỷ luật học đường rất nghiêm túc, nếu không sẽ bị đuổi ra khỏi trường hoặc sẽ thi rớt trong các kỳ thi.  Chúng tôi phải trải qua nhiều kỳ thi khó khăn mới được học tiếp các lớp cao hơn như phải đậu bằng Trung học đệ nhất cấp ở lớp đệ tứ (lớp 9 bây giờ) rồi  mới được lên học các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp11), đệ nhất (lớp 12) của  bậc trung học đệ nhị cấp.

  Nhiều cô khi đậu xong bằng trung học đệ nhất cấp thì phải nghỉ học để đi làm hoặc lên xe hoa về nhà chồng.  Ở bậc trung học đệ nhị cấp, số học sinh bớt dần vì càng lên lớp cao chương trình học càng khó hơn.  Ở bậc này, chương trình học được chia thành 3 ban: ban A dành cho học sinh  thích khoa học, vật lý, hóa học và cần phải có trí nhớ tốt; ban B dành cho học sinh giỏi toán; và ban C dành cho học sinh thích văn chương, nghệ thuật.  Người viết dốt toán lại dỡ văn chương nên chỉ có thể  học ban A nếu chịu khó  chăm chỉ “gạo” bài thì được.

 Sau khi học xong lớp đệ nhị, học sinh phải thi Tú tài 1.  Đối với nữ sinh thì không có gì đáng nói, nhưng với nam sinh thì rất là quan trọng vì đường công danh sự nghiệp ở quan trường hay quân trường có thể được quyết định ở chỗ có cái bằng cấp Tù tài 1 này hay không qua câu hát ví von dưới đây:

 “Rớt tú tài anh đi trung sĩ

 Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con”

 Có lẻ đọc tới đây có nhiều độc giả sẽ đau đớn, thấm thía cho thân phận của mình khi không bước qua được cây cầu định mệnh này. Người viết xin được chia sẻ “ nỗi buồn học tài thi phận”  của những “anh hùng lỡ vận” ngày xưa nhé.

 Đến lớp đệ nhất (lớp 12 bây giờ), số người đẹp tiếp tục ở lại mái trường Gia Long còn quá ít vì có nhiều cô đi theo “những cô áo đỏ sang nhà khác rồi”  hay đi làm vui hơn, hấp dẫn hơn là tối ngày phải lo gạo bài học, ôn bài thi, chán bỏ xừ!

Người viết lúc đó học hành cũng tàm tạm được, lại thích ôm nhiều mộng lớn mộng nhỏ nên quyết chí đi hết “đoạn đường kinh sử” này và cũng đã vượt được “vũ môn” ôm  cái bằng Tú tài 2 về nhà cho cha mẹ hài lòng sau khi  tôi phải vượt qua các kỳ thi viết, thi vấn đáp khó khăn vô cùng chứ không phải học theo kiểu “a, b, c khoanh” dễ dàng  như bây giờ.

Chế độ thi Tú tài ngày xưa, nếu Bạn  rớt thi lần thứ  nhất thì có thể thi lại khoá thi  lần thứ hai mở hai tháng sau kỳ thi thứ nhất trong năm, cho nên nếu bạn chịu  khó học thi cũng có thể ‘ẳm” được cái bắng tú tài về nhà khoe làng khoe xóm cho vui.


image.png


Mời xem Youtube Một Thuở Học Trò do nguời viết thực hiện cho vui nhé.  Smile!


 Cô nữ sinh ngây thơ ngày nào bây gìờ đã bước vào cái tuổi “không còn trẻ nữa” vẫn phải tiếp tục học không phải vì miếng mồi danh lợi như ngày xưa mà học để trau dồi kiến thức cho theo kịp với tiến bộ khoa học kỷ thuật điện toán, học để giữ gìn sức khoẻ hầu sống vui sống khỏe, học để cho đời sống tâm linh của mình thêm phong phú vì người xưa có nói:  “Học như thuyền đi nước ngược, không tiến ắt phải lùi” mà lị!

Nhân bàn đến việc học, nguời viết xin mời quý bạn đọc một câu chuyện Thiền ngắn ngắn, vui vui nhưng đầy ý nghĩa dưới đây:

 Học Im Lặng

Đệ tử phái Tendai (Thiên Thai tông - LND) thường tập quán tưởng trước khi Thiền được du nhập vào Nhật. Có bốn tăng sinh kết bạn và quyết giữ thanh tịnh trong bảy ngày.

Ngày đầu cả bốn đều im lặng.

 Việc trầm tư mặc tưởng của họ khởi đầu tốt đẹp, nhưng khi đêm xuống và ngọn đèn dầu tàn dần thì một vị buộc miệng gọi kẻ hầu: "Rót thêm dầu."

Tăng sinh thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất lên tiếng. "Chúng ta không nên nói lời nào mới phải,"ông phê bình.

"Cả hai vị ngu quá. Tại sao lại nói chuyện?" người thứ ba hỏi.

"Chỉ có tôi là không nói tiếng nào," tăng sinh thứ tư kết luận.

(Nguốn: Trích trong 101 chuyện Thiền- Trần Trúc Lâm chuyẽn ngữ)

Biển học mênh mông, học bao giờ mới hết. Bạn đồng ý chứ?

Mời bạn cùng thưởng thức Youtube Màu Trắng Tôi Yêu do Bùi Phương thực hiện PPS, anh Trần Năng Phùng thực hiện youtube với tiếng đàn piano của chị Minh Ngọc.  Xin cám ơn những người nghệ sĩ đã cùng yêu màu áo trăng nữ sinh như tôi.


image.png



Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.


Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn


Sương Lam


(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 433-ORTB 848-82918)


Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com


http://www.youtube.com/user/suonglam



image.png

Photo:

--
Group có 748 thành viên Gia Long ở Mỹ, Úc, Pháp, Việt Nam, Canada, Đức quốc.

Muốn nhận email của SAIGONGIALONG và làm thành viên, xin gửi email về
SAIGONGIALONG+owners@googlegroups.com.

Muốn không tiếp tục nhận email nữa, xin gửi email về
SAIGONGIALONG+unsubscribe@googlegroups.com

Muốn gửi bài đến SAIGONGIALONG group để chia sẻ, xin email về
SAIGONGIALONG@googlegroups.com

Muốn đọc tất cả các email đã đăng trên diễn đàn, xin vào http://groups.google.com/group/SAIGONGIALONG
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SaigonGiaLong" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to saigongialong+unsubscribe@googlegroups.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.



--

__._,_.___


Posted by: =?UTF-8?B?SHXhu7NuaCBLaW0gVGh1
__._,_.___


Posted by: =?UTF-8?B?SHXhu7NuaCBLaW0gVGh1?= 

Sự thật về Chương trình HO và những người có công đầu

$
0
0
On Sep 4, 2018, at 7:27 PM, 'Colleen Ha' via DiendanTuoiHac <> wrote:




From: Bê Ta wrote
Sent: Monday, September 3, 2018 5:20 PM
Subject: Sự thật về Chương trình HO và những người có công đầu



Sự thật về Chương trình HO và những người có công đầu
VĨNH LIÊM



Bà Khúc Minh Thơ (ngồi) và nhà văn Nhã Ca, một cựu tù nhân chính trị


Sáng nay, Chủ Nhật 02-9-2018, là ngày TNS John McCain vừa nằm xuống lòng đất Annapolis (Nghĩa trang Học viện Hải quân/ the U.S. Naval Academy), Maryland, nơi mà ông đã thụ huấn khóa sĩ quan Hải Quân năm 1958.

Trong nhiều năm gần đây, ai cũng tưởng TNS John McCain là “cha đẻ” (tác giả) chương trình HO (tù nhân chính trị). HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation, mà tên chính thức của nó là Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo).

Sự thật, TNS John McCain không phải là cha đẻ chương trình HO. Tôi đã có mặt ở Washington DC từ tháng 4 năm 1979 nên hiểu rõ sinh hoạt chính trị ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Theo tôi biết, 3 người có công đầu trong Chương trình HO là Bà Khúc Minh Thơ, Bà Bích Lưu và TNS John Warner (R-VA). TNS Warner giữ chức TNS từ 1979 đến 2009, là chồng thứ 6 của nữ tài tử Elizabeth Taylor. Bà Khúc Minh Thơ khởi xướng Chương trình HO và vận động Quốc Hội. Bà Bích Lưu vận động TNS John Warner. Còn TNS Warner thì làm theo “lệnh bà” (Bích Lưu).

Nhờ có tay trong (TNS Warner) nên Chương trình HO mới sớm thành hình (30-7-1989). Lúc đó, Ông John McCain mới vừa đắc cử TNS được 2 năm. Trước đó, khi Bà Khúc Minh Thơ vào Quốc Hội gặp John McCain thì ông ta đang là Dân Biểu (1983-1987). Nên nhớ rằng: Ông McCain chỉ có công vận động cho đạo luật McCain Amendent. Đạo luật này được TT Bush ký năm 2002, cho phép con cái đã trưởng thành của những cựu sĩ quan VNCH bị tù cải tạo VC được đi Mỹ (the McCain Amendment Restoring Refugee Status to the Families of Re-Education Camp Detainees).

Tại sao TNS Warner nghe lời bà Bích Lưu? Chuyện rất lý thú, do Bà Bích Lưu kể cho Vĩnh Liêm nghe. Hai người gặp nhau trong thập niên 80. 

Lúc đó, TNS Warner đang độc thân, vì đã ly dị Liz Taylor (1976-1982). Dưới mắt nhìn của Vĩnh Liêm, Bà Bích Lưu là một nữ lưu, nhan sắc vẹn toàn, thông thạo cả Anh và Pháp ngữ. TNS Warner đã ngỏ ý cưới Bà Bích Lưu nhưng bà từ chối, vì 2 lẽ: 1) con cái phản đối; 2) làm vợ nhà chính trị (chuyên nghiệp) thì rất bận rộn. Bà chỉ làm bạn mà thôi. Tôi nói với bà Bích Lưu: “Sao chị không ưng ổng để cộng đồng mình được nhờ?” Bà Bích Lưu nheo mắt trả lời: “Mình muốn gì thì ông ấy sẵn sàng giúp, đâu cần phải là vợ của ông ta”. TNS Warner đành giữ tình bạn cho đến khi ông cưới bà vợ sau, Jeanne Vander Myde năm 2003.

Trở lại công đầu của Bà Khúc Minh Thơ. Năm 1975, Bà Khúc minh Thơ đang làm việc tại Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Manila, Phi Luật Tân. Bà được tin miền Nam Việt Nam bị thất thủ ngày 30-4. Bà vô cùng hoang mang, xin được trở về Việt Nam ngay lập tức vì chồng và các con còn đang kẹt tại quê nhà. Sau hai năm chờ đợi tại Phi Luật Tân, nhà cầm quyền Cộng SảnViệt Nam nhất định không cho bà trở về. Cuối cùng, bà đành phải rời Manila và ngày 29 tháng 1 năm 1977, bà đặt chân đến phi trường Honolulu, tiểu bang Hawaii với bao nỗi sầu muộn. Chồng con bà vẫn còn bên kia bờ đại dương, không biết bây giờ họ ra sao!

Tưởng cũng cần nhắc lại, Bà lập gia đình khi tròn 18 tuổi; ở tuổi 23 thì bà sanh được 2 người con. Khi đứa con thứ ba sắp chào đời thì bà được tin chồng bị VC phục kích chết trên đường đi công tác. Và bây giờ, người chồng thứ hai cũng đang bị tù Cộng sản.

Năm 1977, tin từ quê nhà cho hay, ngày nào cũng có người chết trong các trại cải tạo. Lòng như lửa đốt, bà quyết tâm bằng mọi cách phải cứu lấy những người tù cải tạo, trong đó có chồng bà. Thế là bà rủ những người phụ nữ cùng hoàn cảnh ở Washington DC, Maryland và Virginia phải tìm cách lên tiếng xin chính quyền Hoa Kỳ giúp đỡ.

Bà Khúc Minh Thơ là người sáng lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, và cũng là ân nhân của hàng trăm ngàn gia đình tù cải tạo mà chúng ta hay gọi là gia đình H.O.

Được sự hỗ trợ của ông Shepard Lowman (Năm 1981, ông là Deputy Assistant Secretary in the State Department Bureau of Refugee Programs) và vợ là Hiệp (gốc Châu Đốc) Lowman, vào tháng 8 năm 1977, Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được chính thức thành lập và khởi đầu chỉ có 8 thành viên.

Mặc dù không hề nhận tài trợ của bất cứ một tổ chức hay cơ quan chính phủ nào, bà cùng các thành viên đã vận động thành công cho hàng trăm ngàn gia đình cựu tù cải tạo được định cư tại Hoa Kỳ, bên cạnh đó là một số các nhà văn, nhà báo tên tuổi trước năm 1975 như Uyên Thao, Hoàng Hải Thủy, Thanh Thương Hoàng… Mặc dù tuổi đã cao, bà vẫn tiếp tục tranh đấu không ngừng nghỉ cho con cái của các gia đình H.O. được ra đi theo diện McCain.

Nhân đây cũng xin nói thêm về Chương trình H.O. Sau khi cái thỏa hiệp được ký vào ngày 30 tháng 7 năm 1989, Bà Khúc Minh Thơ luôn luôn tích cực vận động ở Quốc hội cũng như bên Hành pháp. Tổng thống Reagan là người đã hỗ trợ bà và thấu hiểu những khó khăn của các bà vợ chiến sĩ VNCH: xa gia đình, không có chồng, chồng con bị tù đày…



Tổng thống Ronald Reagan gặp gỡ Bà Khúc Minh Thơ


Đến năm 1990 mới có cái tên HO, chứ trước đó chỉ gọi là tù nhân chính trị. Bà Khúc Minh Thơ đã vận động từ năm 1977, mãi cho tới 1989 thì thỏa hiệp mới được ký.

Có lần tôi hỏi Bà Khúc Minh Thơ: “Anh đâu mà chị đi một mình hoài vậy?” Chị buồn rầu đáp: “Năm 1988, sau khi được thả ra khỏi trại tù cải tạo, vì hậu quả của những năm tháng tù tội, ổng đã từ trần hai năm sau đó”. Sau khi mất chồng, bà vẫn tiếp tục tranh đấu cho hàng ngàn hồ sơ của những gia đình H.O. gặp khó khăn khi vào phỏng vấn hay bị từ chối. Bà lấy niềm vui của những gia đình H.O. khác làm niềm vui của mình.

Bà Khúc Minh Thơ cho biết: Trước khi ký cái thỏa hiệp ngày 30 tháng 7 năm 1989, bà đã lên New York để gặp đại sứ Việt Cộng tại Liên hiệp quốc ở New York, tên là Trịnh Xuân Lãng. Bà yêu cầu Việt Nam hãy thả và cho những người tù nhân được ra đi định cư ở Hoa Kỳ. Đó là điều mà bà làm để bản thỏa hiệp được ký dễ dàng hơn.

Sau khi họ đã tới Hoa Kỳ, cái mục tiêu chính của Hội là để họ được làm lại cuộc đời trên đất nước tự do, và cái mãn nguyện duy nhất của Hội Gia Đình Tù Nhân là con cháu của tù nhân chính trị được tiến thân nơi vùng đất mới…

Theo tôi được biết, hiện giờ vừa tù nhân vừa gia đình của họ có khoảng 300 ngàn người ở Hoa Kỳ. Đó là đại gia đình của tù nhân chính trị Việt Nam, một mái ấm của đại gia đình.

Bà Khúc Minh Thơ cho phóng viên đài VOA biết: “Bây giờ cái niềm vui của tôi là mỗi khi tôi gặp được anh em H.O., tù nhân chính trị và tôi thấy lại cái niềm vui và hạnh phúc của tất cả mấy anh em tù nhân là niềm vui của cá nhân tôi."

(Thung lũng Liên-Sơn, 02-9-2018)

VĨNH LIÊM


--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/379429810.1431751.1536111938488%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

-- 
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.



--

__._,_.___


Posted by: =?UTF-8?B?SHXhu7NuaCBLaW0gVGh1?= 

TỔ QUỐC GHI ƠN

$
0
0


TỔ QUỐC GHI ƠN

 Image result for Trung tá LongRelated imageImage result for Trung tá LongRelated image
Khi miền Nam thất thủ, lịch sử ghi nhận có 5 trường hợp tuẫn tiết.


Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, tự sát lúc 11g ngày 30/4.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4, tự kết liễu đời mình lúc 11g30

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4, tuẫn tiết lúc 8g45 tối ngày 30/04.

Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, tự sát vào đêm 30/4

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, đã ra đi tại nhà vào cùng ngày.


Biến cố ngày 30/4/1975 đánh dấu sự chấm dứt của miền Nam và điều đáng ghi nhớ, đó cũng là ngày mà bức tượng TQLC bị “bức tử”, bị giựt sập trước tòa nhà Hạ viện. 

VNCH đã cáo chung nhưng hai anh lính TQLC không ra đi trong cô đơn vì vài giờ trước khi bị “bức tử” đã có một anh hùng khác cũng thác theo Sài Gòn ngay dưới chân các anh.


Người tự sát dưới chân tượng đài sáng ngày 30/4/1975 là Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư Pháp Vùng I Chiến thuật, người mới từ Đà Nẵng di tản về Sài Gòn.


Trung tá Nguyễn Văn Long yên nghỉ dưới chân bức tượng hai người lính TQLC


Nhà văn Duyên Anh trong “Ngày dài nhất” viết về Trung tá Nguyễn Văn Long như sau:


“…Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá, ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây, Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lời hoan hô bộ đội giải phóng.


Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài Gòn là Tổng trấn Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài Gòn là Đô trưởng Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trang lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhận sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của Trung tá Cảnh sát tên Long…”


“Tôi muốn biểu dương Trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài Gòn.. Ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu Trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của Trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của Trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn Trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc…”


Trung tá Nguyễn Văn Long sinh tại Phú Hội, Huế ngày 1/6/1919.

Ông ra đi năm 1975, lúc đó 56 tuổi, là người cao niên nhất trong số các vị tuẫn tiết.


Phải rất nhiều năm sau biến cố 30/4/1975 người ta mới lần tìm ra tung tích của Trung tá Nguyễn Văn Long. Năm 2003, nhà văn Giao Chỉ đã liên lạc được với một người con gái thứ 3 của ông tại San Jose:


“Bà Nguyễn thị Tâm năm nay ngoài 60, đã có cháu nội cháu ngoại nhưng mãi mãi vẫn là cô nữ sinh Đồng Khánh. Bằng một giọng nói xứ Huế pha tiếng Saigon, bà Tâm nói chuyện tuôn trào trôi chảy và đầy hãnh diện khi nhắc đến người cha anh hùng…”


Gia đình ông Long rất đông con, có tất cả 13 anh chị em, 6 trai 7 gái. Con trưởng là Thiếu úy biệt động quân Nguyễn Công Phụng (1942-1968) hy sinh tại Quảng Tín. Trong số 6 người con trai (Phụng, Hoàng, Minh, Tiến, Quang, Hội) có đến 5 người đi lính: 2 người vào Không quân, 1 Thiết giáp, 1 Cảnh sát và 1 Biệt động quân. Trong số 7 người con gái (Đào, Tâm, Thiện, Hòa, Hảo, Hiền, Huê) chỉ có 3 chị em ở Hoa Kỳ, số còn lại đều sống tại Việt Nam. Bà Tâm kể về những ngày cuối cùng:


“Lúc đó vào cuối tháng 3/75 ở Đà Nẵng ba vẫn làm việc trong trại, không về nhà. Hai cậu em không quân, một ở Đà Nẵng, một ở Biên Hòa. Một cậu đưa cả nhà vào sân bay Đà Nẵng chờ di tản. Nhưng rồi cũng không đi được. Vào ngày cuối cha về nhà không thấy gia đình. Ông nghĩ rằng vợ con có thể đã đi thoát trong phi trường. Ông xuống bãi và ra đi bằng tàu về Sài Gòn…”


Vào đến Sài Gòn đã có cô con gái lớn đón ông về ở tạm, lúc đó mới biết vợ con còn kẹt ở Đà Nẵng, ông Long vào trình diện Tổng nha Cảnh sát. Trưa 30/4/75 khi radio phát thanh lời Tổng thống kêu gọi đầu hàng, Trung tá Long, chỉnh tề trong bộ cảnh phục, đến bức tượng TQLC trước Quốc hội… Một phát súng được bắn vào thái dương, ông ngã xuống và buông khẩu súng nhỏ theo lệnh Tổng thống! Khẩu súng tùy thân Trung tá Long vẫn mang theo từ Huế, Đà Nẵng vào đến Sài Gòn.


Người Sài Gòn và cả người nước ngoài ngỡ ngàng

trước cái chết của Trung tá Nguyễn Văn Long

ngày 30/4/1975



__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

DỰ LUẬT H.O của Ông NGUYỄN NGỌC BÍCH và Bà KHÚC MINH THƠ

$
0
0

DỰ LUẬT H.O

của Ông NGUYỄN NGỌC BÍCH và Bà KHÚC MINH THƠ     





 Đây là một số dữ kiện liên quan đến việc ra đời của chương trình HO mà một số anh em trong GĐ569KQ đã được đưa sang MỸ nhờ có chương trình này,xin mời các bạn đọc để cho ân oán phân minh về việc một số người đã kể công nhờ họ mà các cựu tù cải tạo CS mới sang Mỹ được.NHC

Lịch sử sẽ ghi nhận những hy sinh xương máu của họ và không ai đươc phép lợi dụng danh nghĩa anh hùng của họ cho những ý đồ bất chính.- Đỗ Ngọc Uyển


Lời nói đầu: Ngày 23/9/2008, trên trang báo điện tử Ánh Dương có đăng bàì của ông Huy Phương phỏng vấn ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: “về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia đình Tù Nhân Chính trị cho chương trình H.O.” Trên Người Việt Online, ngày 1/11/2008, ông Huy Phương đã viết bài “Tạp ghi Huy Phương: Chút ơn nghĩa cuối đời.”để trách cứ những người tù chính trị Việt Nam đã vô ơn đối với bà Khúc Minh Thơ. Vì nhận thấy có những điều trả lời của ông Nguyễn Ngọc Bích không đúng sự thật và lời trách cứ của ông Huy Phương là hồ đồ. Với tư cách một người lính và cựu tù chính trị, tôi viết bài này để trình bày những sự thật về sự kiện người tù chính trị Việt Nam, một sự kiện mang dấu ấn lịch sử.


1- Trong bài phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bích “về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia đình Tù Nhân Chính trị Việt Nam cho chương trình H.O.” do ông Huy Phương thực hiện và được đăng lại trên trang báo điện tử Ánh Dương ngày 23/9/2008, có một đoạn ông Nguyễn Ngọc Bích đã nói nguyên văn như sau:


“…Vào ngày 30-4-1987 chúng tôi cùng bà Khúc Minh Thơ, tức là Nghị Hội với Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tổ chức một buổi tiếp tân ở trên Quốc Hội. Buổi tiếp tân này vừa đánh dấu ngày 30/4 đau buồn của đất nước, vừa đưa vấn đề Việt Nam cho Quốc Hội họ nghe. Dịp may trong buổi tiếp tân đó là có sự hiện diện của hai vị Thượng Nghị Sĩ quan trọng là ông Bob Dole và Edward Kennedy… Buổi tiếp tân tại Quốc Hội hôm đó, chúng tôi (NNB) làm MC, khi chúng tôi giới thiệu hai vị TNS này thì chúng tôi cũng dùng một câu rất được lòng hai ông ấy… Khi giới thiệu, chúng tôi đã giới thiệu rằng hai vị đây là hai ứng cử viên tương lai có thể làm tổng thống…. cả hai vị đều hài lòng nên có hứa rằng là họ sẽ tiếp tay với chúng tôi làm chuyện can thiệp cho các tù nhân chính trị đang bị giam giữ.

Họ giữ lời hứa, ngay ngày hôm sau 1/5/1987, họ bảo các phụ tá của họ ngồi lại với nhau viết ra cái dự luật sau này gọi là dự luật H.O. Chúng tôi đã đi theo từ giai đoạn đầu tiên, từ lúc thành dự luật, rồi nó đi qua nhiều chặng trong Quốc Hội. Chúng tôi thường xuyên lên Quốc Hội gõ cửa, không chỉ riêng hai ông Bob Dole hay Kennedy, mà còn nhiều vị Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu khác… ”


Ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã nói không đúng sự thật. Cái mà ông Bích gọi là dự luật H.O ngày 1/5/1987 chỉ là cái Nghị Quyết số S.RES.205 TitleA resolution calling for the release of political prisoners by the government of Vietnam. (Một nghị quyết kêu gọi chính phủ cộng sản Việt Nam thả những người tù chính trị.) Nghị quyết này do 6 Thượng Nghị Sĩ đồng bảo trợ trong đó có hai Thượng Nghị Sĩ Bob Dole và Edward Kennedy.

Không chỉ riêng có Thượng Viện Hoa Kỳ ra nghị quyết kêu gọi cộng sản thả tù chính trị, vào ngày 26/5/1987, tại Hạ Viện Hoa Kỳ, Dân Biểu Bob Dornan cùng 58 Dân Biểu khác cũng đã đồng bảo trợ một Nghị Quyết yêu cầu cộng sản VN thả những tù nhân chính trị ra. Nghị Quyết này mang số H.RES.212 Title: A resolution concerning the release of political prisoners by the government of Vietnam. (Một nghị quyết liên quan đến chính quyền cộng sản thả những người tù chính trị.)


Thực ra, không phải đợi cho đến ngày 1/5/1987 nhờ có ông Bích và bà Thơ vận động với hai ông Thượng Nghị Sĩ Bob Dole và Edward Kennedy nên mới có được cái gọi là Dự Luật H.O. tưởng tượng ra đời để can thiệp cho những người tù chính trị ra khỏi nhà tù cộng sản và đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa kỳ đã làm công việc này từ lâu, chậm nhất là từ năm 1982. Cao Uỷ Phủ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và chính phủ Mỹ đã có những chuẩn bị để tiếp nhận tù chính trị Việt Nam từ tháng 7/1982. Sau đây là bản tin được đăng trên tờ New York Times số ra ngày July 1, 1982.


U.S. and U.N Said to Study Vietnam Resettlement Offer

Special to the New York Times

Published July 1, 1982


A State Department official said today that the Reagan administration was working with the United Nation High Commission for Refugees “to determine whether the Vietnamese are in fact prepared to release persons from re-education camps for resettlement abroad.”(Hôm nay, một viên chức Bộ Ngoại Giao nói rằng chính quyền Reagan đang làm việc với Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc “để xác định xem Viêt Nam có thực sự chuẩn bị thả những người bị giam cầm trong các trại cải tạo để họ đi định cư tại ngoại quốc hay không.”)

The official estimated that there were about 100,000 people in so-called re-education camps, many of them confined because of their past ties to the United States. (Viên chức này ước tính rằng có khoảng 100,000 người bị giam giữ trong những cái gọi là trại cải tạo, nhiều người trong số họ đã bị giam cầm vì có những liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỷ.)


Nhìn lại thật kỹ những chuyển động chuẩn bị cho việc thả những người tù chính trị để họ đi định cư tỵ nạn tại Mỹ thì thấy những diễn tiến như sau: Từ đầu thập niên 1980, cộng sản đã bắt đầu di chuyển những người tù từ Bắc vào Nam, những người mà cộng sản đã quyết tâm đưa đi đầy ải để giết chết trong các “trại cải tạo” dã man tại Miền Bắc. Tiếp theo đó, cộng sản cũng bắt đầu lần lượt thả tù ra. Cũng vào khoảng thời gian này, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan đã bắt đầu nhận đơn xin tỵ nan và cấp LOI (Letter of Introduction) cho những người tù đã được thả ra để chuẩn bị lập hồ sơ xuất cảnh. Kể từ năm 1984 trở đi – nghĩa là 3 năm trước khi có cái Dự Luật H.O. ngày 1/5/1987 tưởng tượng của ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ ra đời - việc gửi đơn sang toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan để xin đi tỵ nạn là công khai và chính thức; chẳng phải gửi “chui” hay giấu giếm gì cả, cứ việc gửi thẳng tại bưu điện Saigon. Vào tháng 10/1989, cộng sản ra thông báo và bắt đầu nhận đơn xin xuất cảnh và cấp phát sổ thông hành (passport) cho người cựu tù đi Hoa Kỳ theo đơn xin. Khi đó, người cựu tù đã có sẵn trong tay cái Giấy Giới Thiệu (LOI/Letter of Introduction) của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan cấp để góp vào hồ sơ xuất cảnh. Cũng vào thời gian đó, Mỹ lập văn phòng phỏng vấn tại Sàigòn. Mỗi tháng Hoa Kỳ phỏng vấn và nhận hơn một ngàn gia đình cựu tù chính trị Việt Nam vào Mỹ liên tục trong hơn 4 năm cho tới ngày 3/2/1994, khi những người cựu tù cuối cùng và gia đình bước chân lên máy bay thì tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố huỷ bỏ cấm vận cộng sản VN và chuẩn bị thiết lập bang giao. Tất cả mọi việc diễn tiến rất có lớp lang, gần như theo một lộ trình đã được thoả hiệp ngầm trước đó.


Như đã nói ở trên, kể từ năm 1984 trở đi, việc gửi đơn sang Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan để xin đi tỵ nạn là công khai và chính thức; nhưng cũng có một số người tù chính trị khi được thả ra đã e ngại, hoặc vì lý do nào đó đã không gửi đơn qua bưu điện mà tìm cách gửi qua Hoa Kỳ nhờ bạn bè, người thân hay bà Khúc Minh Thơ chuyển tiếp đến toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan. Đó là “công ơn” của bà Khúc Minh Thơ đối với một số anh em cựu tù nhân chính trị mà ông Nguyễn Thanh Ty đã coi đó là “bát cơm phiếu mẫu.”


Đúng là bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích đã có công đi vận đông vất vả từ Quốc Hội sang Bộ Ngoại Giao đến chính giới nên mới có cái dự luật “H O.” tưởng tượng ngày 1/5/1987. Không ai phủ nhận công lao to lớn đó của hai vị này; nhưng khi tra cứu và tìm hiểu kỹ thì thấy rằng ông Bích và bà Thơ đã vất vả đi gõ những cánh cửa đã mở toang ra sẵn từ trước để mời quý vị vào dùng coca cola ướp lạnh, nghỉ mệt, chụp hình kỷ niệm để sau này trưng bày và nhận những lời cảm ơn rất lịch sự kiểu Mỹ…; có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ đã đi tìm cách trả món nợ quốc gia đối với đồng minh trong cuôc chiến “closing out this nation’s debt to its Indochinese wartime allies” từ rất lâu, trước khi ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ đến gõ cửa văn phòng họ.

Như đã trình bày ở trên, không có cái gọi là dự luật H.O. ngày 1-5-1987 nào cả, mà chỉ là cái Nghị Quyết số S.RES.205 yêu cầu cộng sản thả tù chính tri. Cái gọi là dự luật H.O. chỉ là một món hàng giả do ông Bích và bà Thơ vẽ ra để đánh tráo một sự kiện lịch sử.


Viêc người tù chính trị ra đi muộn là do cộng sản gây khó khăn kể từ năm 1982 như ông Funseth đã nói trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Nguyễn Khanh của RFA nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày 30/4/75. Ông Robert Funseth đã nói nguyên văn như sau: “…và ngay trong buổi đầu gặp gỡ với họ, (vào năm 1982) tôi được thông báo là trong số những người Hoa Kỳ muốn đón sang Mỹ định cư, thành phần tù nhân chính trị là diện khó nhất.”

Hoa kỳ là một quốc gia gồm những di dân và người tỵ nạn. Từ rất lâu, Hoa Kỳ đã có những đạo luật về di dân và tỵ nạn; nhưng sau ngày 30/4/1975, để đáp ứng với làn sóng hàng triệu người tỵ nạn Đông Dương, đặc biệt là người Việt Nam, Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ đã ban hành 3 đạo luật về Đinh Cư và Tỵ Nan (Three Acts have facilitated the immigration and resettlement of Southeast Asian refugees) sau đây:

Đạo luật thứ nhất – Indochina Migration and Refugee Act of 1975 – University of California Irvine Southeast Asian Archive đã ghi lại trường hợp ban hành đạo luật này như sau:

“…In fact, one public opinion poll taken when Saigon fell in 1975 showed only 36% of the respondents in favor of Vietnamese immigration, fearing loss of job and increase public spending. However, President Gerald Ford and other public figures, including people who had been opposed to the war in Vietnam, strongly supported the refugees. Congress allocated resettlement aid and passed the 1975 Indochina Migration and Refugee Act, which allowed the refugees to enter the United States under a special migration and “parole” status...” (Thực vây, một cuộc thăm dò dân ý khi Saigon sụp đổ vào năm 1975 đã chỉ có 36% người được hỏi đã đồng ý nhận người di dân Việt Nam, vì họ sợ mất việc làm và tăng chi tiêu của công. Tuy nhiên, tổng thống Gerald Ford và những nhân vật quan trong của Hoa Kỳ kể cả những người đã chống đối cuộc chiến Việt Nam cũng mạnh mẽ ủng hộ những người tỵ nạn. Quốc Hội đã phân phối ngân khoản tái định cư và thông qua Đạo Luật Đinh Cư và Tỵ Nạn Động Dương năm 1975, nó cho phép người ty nạn nhập vào Hoa Kỳ theo một quy chế nhập cư đặc biệt.)

Đạo luật thứ hai – Indochina Migration and Refugee Assistance Act of May 23, 1975. This Act established a program of domestic resettlement assistance for refugees who fled from Cambodia and Vietnam. (Đạo Luât Trợ Giúp Di Dân và Tỵ Nạn ngày 23 tháng 5 năm 1975. Đạo luật này thành lập một chương trình trong nội địa để trợ giúp cho người tỵ Nạn đến từ Cambodia và Việt Nam.)

Đạo luật thứ ba – The Refugee Act of 1980 – This Act created The office of Refugee Resettlement, which administers programs and services for refugees within the U.S. Individual states play a central role in the resettlement process and are required to have plan for refugee assistance in order to receive federal funding… The Refugee Act of 1980 was passed to set up systems to deal with increasing number of refugees from Vietnam and other countries of the world. (Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 - Đạo luật này thành lập Văn Phòng Tái Định Cư Tỵ nạn để quản trị các chương trình và dịch vụ cho người tỵ nạn trong nội địa nước Mỹ. Các Tiểu Bang của Hoa Kỳ giữ vai trò trung tâm trong phương cách tái nhập cư và đòi hỏi phải có kế hoạch trợ giúp tỵ nan để được nhận ngân khoản trợ cấp từ Liên Bang…Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 được thông qua để thiết lập một hệ thống nhằm đối phó với sự gia tăng số người tỵ nạn từ Việt Nam và các nước khác trên thế giới.)


Trên đây là 3 đạo luật chính của Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các trường hợp đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ sau ngày 30/4/1975 kể cả những người cựu tù chính trị Việt Nam, và không có cái gọi là Dự Luật H.O do ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ vận động để áp dụng riêng cho những người tù chính trị Việt Nam. Ngoài 3 đạo luật trên đây, vào năm 1987, Quốc Hội Hoa Kỳ còn thông qua đạo luật Amerasian coming Home Act để đón nhận các trẻ em lai Việt Mỹ trở về nhà.

Người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ là do Một Thoả Thuận (An Agreement) được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt cộng vào ngày 29/7/1987 tại Hà Nội. Cái bút mà ông Robert Funset dùng để ký cái thoả thuân đó với thứ trưởng Việt cộng Vũ Khoan đã được ông Funseth, vì lịch sự kiểu Mỹ, tặng cho bà Khúc Minh Thơ để trưng bày (display) và làm kỷ niệm vì bà Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị đã nhận và chuyển giúp nhiền ngàn hồ sơ xin tỵ nạn chính trị của các cựu tù nhân tới Toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan.


Sự kiện tù chính trị Việt Nam là một sự kiện mang Dấu Ấn Lịch Sử. Do đó, mọi việc phải được trình bày một cách nghiêm túc và trung thực. Chúng tôi ghi nhận bà Khúc Minh Thơ đã có những quan tâm đặc biệt đến những người tù chính trị trong đó có Đại Tá Nguyễn Bê, phu quân của bà, và làm trung gian chuyển tiếp hồ sơ xuất cảnh - có thể lên đến nhiều ngàn - của một số anh em cựu tù nhân tới Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan. Và chỉ có vậy mà thôi. Ơn nghĩa phải minh bạch và sòng phẳng.


Trong một đoạn khác của bài phỏng vấn, ông Nguyễn Ngọc Bích có nói nguyên văn như sau: “…nếu không có cái hội của bà Khúc Minh Thơ thì chương trình H.O. không biết ở cái quy mô nào, có thể nó cũng xảy ra, nhưng ở quy mô rất nhỏ …”


Đọc câu này thì phải hiểu rằng chính là nhờ bà Khúc Minh Thơ và cả ông Nguyễn Ngọc Bích nên mới có chương trình H.O. quy mô lớn như thế và nếu không có bà Thơ và ông Bích thì không có chương trình H.O. và nếu có thì nó cũng sẽ ở quy mô rất nhỏ. Đây chỉ là lời suy đoán mơ hồ, không dẫn chứng cụ thể. Một giáo sư đại học Mỹ không làm chuyện suy đoán như thế.

Chúng tôi tin chắc rằng dù bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích có vất vả đi vận động hay không thì việc những người cựu tù chính trị ra khỏi nhà tù cộng sản và sang cư ngụ tại Mỹ vẫn diễn ra theo đúng quy mô như nó đã diễn ra, bởi vì việc này phù hợp với quyền lợi lâu dài của Mỹ. Sớm hay muộn, Mỹ phải trở lại Việt Nam, một vị trí chiến lược, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế lâu dài của Mỹ trong vùng Đông Nam Á. Trong tập Hồi Ức và Suy Tư của Trần Quang Cơ, thứ Trưởng Ngoai Giao cộng sản, đã viết đại khái rằng ngay trong tháng 5-1975, hai cơ quan ngoại giao của Việt cộng và Hoa Kỳ tại Paris đã trao đổi thư từ bàn về việc thiết lập bang giao giữa hai bên, nhưng không thực hiện được ngay lúc đó và phải đợi cho tới hơn 20 năm sau mới thiết lập được bang giao bởi vì Việt Cộng “đang thừa thắng xông lên,” đòi Mỹ phải bồi thường 3 tỷ mỹ kim. Và như tôi đã nói ở trên, khi những người cựu tù cuối cùng bước chân lên máy bay để rời khỏi Việt Nam thì ngay lập tức vào ngày 3-2-1994, tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố huỷ bỏ cấm vận cho cộng sản và chuẩn bị thiết lập bang giao giữa hai bên. Cũng nên nhớ rằng ngay từ năm 1977, tổng thống Gerald Ford đã không phủ quyết mà còn ngầm ủng hộ để cho cộng sản Việt Nam ra nhập làm thành viên Liên Hiệp Quốc; nghĩa là ngay sau khi tháo chạy khỏi Việt Nam, Mỹ đã chuẩn bị trở lại Việt Nam, một vị trí chiến lược để bảo vệ quyền lợi lâu dài của Mỹ tai vùng Đông Nam Á.

Mỹ đã chạy khỏi Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn không thể thoát ra khỏi Việt Nam. Do đó, vấn đề tù chính trị Việt Nam là vấn đề nằm trong tâm can cuả Mỹ. Dù có là đệ tử trung kiên của chủ nghĩa thực dụng, người Mỹ cũng không thể vác cái mặt mo đến Hà Nội lập Toà Đại Sứ khi những người từng là đồng minh thân thiết của họ còn nằm trong nhà tù cộng sản.

Ngoài yếu tố thực dụng trên đây, còn một yếu tố tâm lý cũng quan trọng. Đó là tâm thức tập thể của Hoa Kỳ đã nhận thấy rằng những người làm chính sách cao cấp của Hoa Kỳ như Kissinger và Nixon đã phản bội một cách vô đạo đức những cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh VNCH.

Đây là một lỗ đen trong lịch sử Hoa Kỳ (a black hole in the American history) không thể tẩy xoá được. Không một người Mỹ nào có lương tri và tự trọng có thể hãnh diện mình là người Mỹ trong ngày 30-4-1975. Lương tâm tập thể của Hoa Kỳ đã bị day dứt. Do đó, ngay trong tháng 5/1975, những khuôn mặt quan trọng của Mỹ đã từng chống đối cuộc chiến Việt Nam cũng đã ủng hộ manh mẽ người tỵ nạn Việt Nam. Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ đã nhanh chóng ban hành Đạo Luât Định Cư và Tỵ Nạn Đông Dương (The 1975 Indochina Migration and Refugee Act) cho phép người tỵ nạn Việt Nam vào Hoa Kỳ theo một quy chế nhập cư đặc biệt.

Do đó việc đưa những người tù chính tri VN sang định cư tại Mỹ là để trả một món nợ lương tâm và đạo đức của Hoa Kỳ đối với những người đã một thời là đồng minh sát cánh chiến đấu trên cùng một chiến trường. Trả xong món nợ đạo đức và lương tâm này, người Mỹ mới có được những giấc ngủ yên hàng đêm. “This has helped us American sleep better at night.”

Mục đích trước hết và trên hết của cuộc phỏng vấn do ông Huy Phương thực hiện là để cầu cứu ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích biện hộ cái tính chính danh cho bà Khúc Minh Thơ - đã bị Tổng Hôi Cựu Tù Nhân Chính Tri Việt Nam chính thức phủ nhận bằng một tuyên cáo - để bà này đứng ra tổ chức cái gọi là: “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.” Ông giáo sư càng cố gắng biện hộ thì càng lòi ra những điều không đúng sự thật. như đã trình bày ở trên.

2- Trong bài “Tạp ghi Huy Phương: Chút ơn nghĩa cuối đời,” đăng trên Người Việt Online, ngày 1//11/008, có một đoạn ông Huy Phương đã viết nguyên văn như sau:

“…Gần đây, luận về một sự giúp đỡ trong quá khứ cho mgười tù chính trị, người ta đã phân tích, đem chẻ sợi tóc ra làm tư để phủ nhận công ơn những ai đã giúp đỡ mình, dù nhiều, dù ít, bằng cách này, hay bằng cách khác. Để khỏi mang ơn hay tránh mặc cảm là kẻ vô ơn, người ta phải tự lừa dối với cả chính mình bằng cách vẽ lại hình ảnh người ơn một cách xấu xa đến mức tàn tệ. Khi xúc động với lòng biết ơn người ta vẽ nên hình ảnh bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái, khi bất bình người ta sẵn sàng tô vẽ hình ảnh ấy thành một mụ phù thuỷ quái ác. Thật ra, chúng ta không phải nhất thiết làm những chuyện như vậy, vì vào những ngày xa xưa ấy, những người bỏ công sức, bằng cách này hay cách khác để tìm cách cứu vớt người lâm nạn, không có ai mong mỏi sẽ có một ngày nào đó được đền đáp lại, dù chỉ là một câu cám ơn đầu lưỡi."

Trong toàn bài viết cũng như trong đoạn văn trên đây, ông Huy Phương đã vận dụng một thứ tình cảm lê thê để trách móc một cách hồ đồ và gọi những người tù chính trị là kẻ vô ơn đối với bà Khúc Minh Thơ, đại ân nhân của ông Huy Phương.

Bằng một giọng văn nỉ non, bi thảm, ông Huy Phương đã tô vẽ hình ảnh những ngượi tù chính trị thành những hình nhân đau khổ, tuyệt vọng, mất hết niềm tin, chỉ còn biết ngồi chờ bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái của ông Huy Phương đến cứu. Ngòi bút của ông Huy Phương đã phản ánh ngược lại bản chất hiên ngang của các chiến binh anh hùng của QLVNCH mà tôi đã chứng kiến qua 9 trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc. Chính bọn cai tù ác ôn cộng sản cũng phải thú nhận rằng: “bọn nguỵ quân cứng đầu này không thể cải tạo được. Bọn tù binh Pháp, tù binh Mỹ còn biệt sợ chứ bọn lính nguỵ này không biết sợ là gì.” Chính vì cái bản chất hiên ngang, không chịu khuất phục mà người chiến binh sa cơ đã bị lũ cai tù vô nhân tính cộng sản trả thù một cách rất dã man và đê tiện. Đã có biết bao nhiêu anh em đã chết dưới đòn thù của cộng sản và trước khi chết anh em vẫn giữ được hào khí anh hùng của người chiến binh QLVNCH.

Ở trên, tôi đã trình bày một cách minh bạch và sòng phẳng về “công ơn” của bà Thơ trong việc chuyển giúp nhiều ngàn hồ sơ xin xuất cảnh cho một số anh em cựu tù chính trị; cũng như tôi đã chứng mình rằng cái Dự Luật H.O. chỉ là sản phẩm do ông Bích và bà Thơ vẽ ra; và tôi cũng chứng mình bằng những văn bản và các sự kiện cụ thể rằng việc vận động để người tù chính trị ra khỏi nhà tù và đi định cư tại Mỹ là do chính phủ Mỹ chủ động từ đầu đến cưối để trả một món nợ quốc gia (this nation’s debt) đối với đồng minh trong cuộc chiến (to its Indochina wartime allies.) Bà Khúc Minh Thơ không có công đầu trong vụ này, tức là không phải vì có bà Thơ hô hoán: “Có người rơi xuống giếng,” nên người Mỹ mới đem thang, đem dây tới cứu như ông Huy Phương đã so sánh một cách ngớ ngẩn và gọi những người tù chính trị là kẻ vô ơn một cách hàm hồ.

Người Mỹ đã tìm cách trả món nợ quốc gia của họ (a nation’s debt” chậm nhất là từ năm 1982, nghĩa là từ rất lâu trước khi bà Thơ hô hoán: “Có người rơi xuống giếng.” bằng cái dự luật H.O. tưởng tượng ngày 1/5/1987. Bà Thơ đã đến sau, chạy chung quanh cái giếng để hô hoán và cổ võ trong khi người ta đã bắt tay vào việc và đang cứu.nạn. Dù sao thì cũng phải cám ơn bà Thơ vì những lời hô hoán này.

Bà Khúc Minh Thơ hiện là Sáng Lập Viên và Thành Viên Hội Đồng Tư Vấn của “Hội Bảo Tồn Lịch Sử & Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt” mà chủ tịch là bà Nancy Bùi, người đang có cơ sở làm ăn với cộng sản tại Việt Nam và phó chủ tịch là luật sư Trần Mộng Vinh, ông này đã ca tụng bọn lính cộng sản, quân đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, là ái quốc và có những lời lẽ súc phạm người lính VNCH. Với chức vụ quan trọng của môt tổ chức gồm những người hai mang như trên và thường đi về Việt Nam và đã được cộng sản cho mua nhà tại Vũng Tàu, chúng tôi có quyền nghi ngờ lập trường chính trị của bà Khúc Minh Thơ.

Tôi đã đọc được trên diễn đàn Internet một câu nói được coi là của bà Khúc Minh Thơ, xin ghi lại nguyên văn như sau: “Tôi đem các anh qua đây, mà các anh quậy phá quá, biểu tình tranh đấu tùm lum.”

Đây là câu nói xúc phạm đến danh dự người tù chính trị và người lính Việt Nam Cộng Hoà mà cộng sản rất thích nghe. Nếu đúng là bà Thơ đã nói câu này, bà phải có một lời xin lỗi anh em cựu tù chính trị và người lính VNCH nếu bà còn mang danh nghĩa người Việt quốc gia chống cộng.

Chúng tôi phải cân nhắc cẩn thận những lời cám ơn dù là lời cám ơn đầu lưỡi như ông Huy Phương nói, bởi vì đây là vấn đề Danh Dự và Tự Trọng. Không thể vì không nhịn nổi một cơn thèm khát nhỏ – dù là ở hoàn cảnh đói khát trong nhà tù cộng sản - để đưa tay ra nhận một cái kẹo to bằng đầu ngón tay út để rồi phải mang ơn suốt đời như ông Huy Phương, và coi “người ơn” đã cho mình cái kẹo là “bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái.” Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, người lính có danh dự và tự trọng không làm chuyện đó.

Sự kiện tù chính trị Việt Nam là một sự kiện mang dấu ấn lịch sử, phải được trình bày một cách nghiêm chỉnh và trung thực. Mọi chuyện, kể cả ơn nghĩa, phải minh bạch và sòng phẳng.

Đánh tráo một sự kiện lịch sử là có tội đối với lịch sử. Những người lính VNCH đã hy sinh, đã chiến đấu và cầm súng chiến đấu đến phút cuối cùng trong ngày 30-4-1975 và sa cơ rơi vào tay địch trong trận cuồng phong của lịch sử là những anh hùng đã bảo vệ quê hương thân yêu Miền Nam suốt 20 năm.

Không ai lấy thành bại để luận anh hùng. Lịch sử sẽ ghi nhận những hy sinh xương máu của họ và không ai đươc phép lợi dụng danh nghĩa anh hùng của họ cho những ý đồ bất chính.


Đỗ Ngọc Uyển

Morgan Hill, California

Ngày 9 tháng 11 năm 2008


Mời các bạn xem khúc phim tài liệu v/v Nhật đầu hàng Đồng Minh sau WW2.


This is an actual film made of the surrender ceremony of the Japanese to McArthur in Tokyo Bay in September 1945. Actual voice of the General. Never been shown to the general public before. We always saw the "stills" but never the film itself.

Historical Footage: Japanese Surrender Signing Aboard Battleship Missouri Sunday Sept. 2, 1945.



Click here: Japanese Surrender <http://www.youtube.com/watch_popup?v=vcnH_kF1zXc&feature=player_embedded%3E;




S.RES.205 
Latest Title: A resolution calling for the release of political prisoners by the Government of Vietnam. 
Sponsor: 
Sen Kennedy, Edward M. [MA] (introduced 5/1/1987)      Cosponsors (6) 
Latest Major Action: 5/1/1987 Passed/agreed to in Senate. Status: Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.



SUMMARY AS OF: 
5/1/1987--Introduced.


Declares that the Government of the Socialist Republic of Vietnam should: (1) immediately release all political prisoners held as a result of their previous association with the Government of South Vietnam prior to 1975; (2) fulfill its commitment to negotiate their humane resettlement abroad or to rejoin family members outside of Vietnam; and (3) immediately resume processing of family reunification cases under the United Nations High Commissioner for Refugees' Orderly Departure Program.



MAJOR ACTIONS:


5/1/1987

Introduced in Senate

5/1/1987

Passed/agreed to in Senate: Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.


5/1/1987:

Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.


TITLE(S):  (italics indicate a title for a portion of a bill)


  • OFFICIAL TITLE AS INTRODUCED: 
    A resolution calling for the release of political prisoners by the Government of Vietnam.


COSPONSORS(6), ALPHABETICAL [followed by Cosponsors withdrawn]:     (Sort: by date)

Sen Byrd, Robert C. [WV] - 5/1/1987 
Sen Dole, Robert J. [KS] - 5/1/1987 
Sen Durenberger, Dave [MN] - 5/1/1987 
Sen Hatfield, Mark O. [OR] - 5/1/1987 
Sen Helms, Jesse [NC] - 5/1/1987 
Sen Pell, Claiborne [RI] - 5/1/1987




Đỗ Ngọc Uyển

(Khoá 4 Thủ Đức)

Tháng 4 năm 2010

Morgan Hill, California        







H.O.: Một Sự Lộng Giả Thành Chân


Đỗ Ngọc Uyển




Ngày 25-2-2010, trên báo Người Việt Online có một bài báo với tựa đề “20 Năm Chương Trình H.O.: Mọi Người Viết Về Hát Ô”. Nguyên văn đoạn mở đầu của bài báo như sau: “Kể từ số báo hôm nay, Người Việt bắt đầu đăng các tác phẩm liên quan đến đề tài Hát Ô. Chương trình này sẽ kéo dài ba tháng từ nay đến ngày 1 tháng 6, 2010.”

Hưởng ứng chương trình nói trên,  ngày 26-2-2010, Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết một bài báo có tựa đề “Cha đẻ chương trình H.O. không dùng chữ H.O.” được phổ biến  trên Người Việt Online có đoạn mở đầu như sau:

“Ông Robert Funseth, nhà ngoại giao Hoa Kỳ được coi là cha đẻ của chương trình định cư cho cựu tù nhân chính trị Việt Nam, giật mình ngạc nhiên khi được hỏi, Ông có biết người Việt chúng tôi gọi chương trình đó là H.O. không?”

Ông Robert Funseth giật mình ngạc nhiên là đúng bởi vì:

a/ Tại sao người Việt lại đặt tên là H.O. cho một chương trình do người Mỹ chủ trương, vận động và thực hiện? Người Mỹ đã đặt tên cho chương trình của họ là Tái Định Cư Những Người Tù Chính Trị qua câu nói khẳng định sau đây của Ông Robert Funseth được trích trong bài báo trên tờ New York Times ngày 15/10/1989 của ký giả Seth Mydans có tựa đề: “The Nation; The Next Wave from Vietnam: A New Disability.”

“…Resettling this group will be a step toward closing out this nation’s debt to its Indochinese wartime allies. These people have been detained because of their close association with us during the war, said Robert Funseth, the senior deputy assistant secretary of state, who has spent most of this decade negotiating their resettlement…”  (…Tái định cư nhóm người này, (những người tù chính trị), là một bước tiến tới việc khép lại món nợ của quốc gia Hoa Kỳ đối với những đồng minh trong cuộc chiến Đông Dương. Những người này đã bị giam cầm vì đã cộng tác mật thiết với chúng ta trong cuộc chiến, trên đây là lời phát biểu của ông Robert Funseth, phụ tá cao cấp của bộ trưởng ngoại  giao, người đã bỏ ra gần một thập kỷ để điều đình về việc tái định cư những người tù chính trị...)

b/ Ông Robert Funseth không phải là cha đẻ của chương trình H.O. như Ông Vũ Quý Hạo Nhiên viết. Ông Funseth chỉ là người được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao trách nhiệm điều đình với Việt Cộng để mang những người tù chính trị, cựu đồng minh của Hoa Kỳ, sang định cư tại Mỹ.


Ngày 30/4/05, đúng 30 năm sau ngày 30/4/1975, trả lời cuộc phỏng vấn của RFA do phóng viên Nguyễn Khanh thực hiện, Ông Funseth đã nói những câu nguyên văn như sau:

“Khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao (năm 1982), kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.” Trong một đoạn khác của bài phỏng vấn, Ông Funseth nói:  “Riêng cá nhân tôi, tôi không thể nào nghĩ rằng 7 năm sau ngày khó quên đó (30/4/1975), tôi lại được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư…”

Những câu nói và  trả lời trên đây của Ông Funseth chứng tỏ rằng “kế hoạch cứu tù chính trị” để trả món nợ quốc gia của Hoa Kỳ đối với đồng minh của họ đã được hoạch định trước khi Ông Funseth được bổ nhiệm làm việc tại Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao. Chương trình tái định cư những người tù chính trị Việt Nam tại Mỹ nằm trong chính sách ngoại giao của Tổng Thống Hoa Kỳ nhằm phục vụ quyền lợi của Hoa Kỳ mà bộ ngoại giao có nhiệm vụ thi hành. Ông Funseth không phải là thẩm quyền làm chính sách (policymaker) để có thể hoạch định chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Do đó, Ông Funseth không phải là cha đẻ của cái gọi là chương trình “H.O.” như Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết. Ông Funseth chỉ là một phụ tá cao cấp của bộ trưởng ngoại giao đã kiên trì trong tám năm với 25 cuộc họp để hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ chính trị và ngoại giao khó khăn được giao phó. Và như Ông Funseth đã phát biểu trong bài phỏng vấn nói trên: “Ngày ký kết cũng là ngày mà tôi hãnh diện nhất trong 40 năm làm ngoại giao.”

Một nhà ngoại giao được kính trọng như Ông Robert Funseth chắc cũng không muốn được tung hô quá mức vai trò thừa hành nhiệm vụ được giao phó mà bất cứ ai ở địa vị của ông Funseth cũng làm như Ông Funseth đã làm.

Những điều trình bày trên đây cũng gạt bỏ những luận điệu tung hô của một số người tâng bốc cho rằng nhờ có Bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị, vận động nên Ông Robert Funseth mới đẻ ra cái gọi là Chương Trình H.O. để mang những người cựu tù chính trị sang định cư tại Mỹ, và Bà Khúc Minh Thơ là ân nhân của tập thể hàng trăm ngàn người tù chính trị. Câu chuyện hoang tưởng, mờ ám này tưởng đã chìm xuống nhưng mới đây lại được hâm nóng lại qua báo chí và truyền hình. Để làm sáng tỏ “công ơn” của Bà Khúc Minh Thơ đối với tập thể người cựu tù chính trị, cách đây hơn một năm, vào dịp Bà Khúc Minh Thơ đứng ra tổ chức cái gọi là “Ngày Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị” tại Dallas vào ba ngày đầu tháng 10/2008, tôi đã viết hai bài có tựa đề: “Người Tù Chính Trị Việt Nam: Món Nợ của Hoa Kỳ Đối Với Đồng Minh và Dự Luật H.O. của Ông Nguyễn Ngọc Bích và Bà Khúc Minh Thơ.” Hai bài viết này hiện còn lưu trữ trên một số Websites.

Trong đoạn cuối của bài báo nói trên, Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết:

“Vậy chữ “H.O.” ở đâu ra? Có tác giả cho rằng khi người cựu tù cải tạo nộp đơn xuất cảnh qua diện này, phía Sở Ngoại Vụ đánh số hồ sơ bắt đầu bằng chữ “H”. Hồ sơ số 5987, chẳng hạn, sẽ mang số “HO5987” trong đó có số không (số zero) dẫn đầu. Nhưng người nộp đơn lại đọc số không thành chữ O và từ đó đẻ ra huyền thoại “Humanitarian Operation” là một chữ mà theo Ông Funseth không có trong vụ này.” Điều này chứng tỏ rằng Ông Vũ Quý Hạo Nhiên cũng chỉ viết lại những suy đoán mơ hồ của người khác chứ không truy nguyên rõ lai lịch của cái nguỵ danh H.O..


Một cách chính thức, không có cái gọi là Chương Trình H.O. nào cả. H.O. không phải là hai chữ viết tắt của “Humanitarian Operation” mà chỉ là sự suy đoán từ các con số thứ tự của các danh sách những người cựu tù chính trị đã được Việt Cộng cấp sổ thông hành (passport) và trao cho phía Hoa Kỳ phỏng vấn để đi tỵ nạn tại Mỹ. Ví dụ như các danh sách đầu tiên mang các số thứ tự H 01, H 02, H 03… gồm có hai phần: phần mẫu tự là H và phần các con số hàng đơn vị là 01, 02, 03…, và khi đến con số hàng chục thì không còn số không (zero) nữa mà trở thành  H 10, H 11, H 12….

Sau đây là một trích đoạn trong “Giấy Báo Tin” của Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh của nguỵ quyền Việt Cộng tại Hà Nội gửi cho một người cựu tù chính trị.


GIẤY BÁO TIN

……………………………………………………    ……………………………………………………


1/ Chúng tôi đồng ý cho ông cùng 03 người trong gia đình được phép xuất cảnh đến nước Mỹ.

2/ Về việc cấp hộ chiếu: chúng tôi đã cấp 04 hộ chiếu số: 28273, 28275, 28277, 28279 gửi kèm theo.

3/ Chúng tôi đã lên danh sách số H 10, số thứ tự 796, chuyển Bộ Ngoại Giao để chuyển chính phủ Mỹ bố trí tiếp xúc phỏng vấn xét nhập cảnh.

Nếu gia đình cần biết thời gian phỏng vấn tiếp xúc và kết quả duyệt xét nhập cảnh xin liên hệ chính phủ Mỹ.

Xin thông báo để ông yên tâm.

(Hiện phía Mỹ đang phỏng vấn danh sách H 05) Hà Nội, ngày 10 tháng 7 / 1990

TRƯỞNG PHÒNG X.N.C

Trần Thành

(Ký tên và ấn dấu)


Những điều trình bày trên đây đã chứng minh rằng không có cái gì chính thức gọi là “H.O.” cả.  “H.O.” chỉ là một nguỵ danh đã được sử dụng một cách lập lờ để chỉ một người “tù cải tạo” nhằm xoá đi cái chính danh là người tù chính trị.  Đây là trò chơi chữ đểu giả của lũ Việt Cộng  bởi vì không bao giờ chúng nhìn nhận rằng chúng đã giam giữ những người tù chính trị mà chỉ đưa đi “cải tạo” những kẻ phạm tội hình sự đối với chúng. Cho nên chính danh là điều quan trọng, và phải xoá bỏ cái nguỵ danh “H.O.” trong từ vựng tiếng Việt.

Nếu dịch sang tiếng Việt, những cái tên nửa Việt nửa Mỹ như: Chương Trình H.O., các ông H.O., ông H.O. 1, bà H.O. 5, con ông H.O. 8…sẽ thành những cái tên ngô nghê, vô nghĩa như: Chương Trình Chiến Dịch Nhân Đạo, các ông Chiến Dịch Nhân Đạo, ông Chiến Dịch Nhân Đạo 1, bà Chiến Dịch Nhân Đạo 5, con ông Chiến Dịch Nhân Đạo 8….


Cái nguỵ danh H.O. đã bị lộng giả thành chân từ 35 năm nay. Trong ngôn ngữ nói hàng ngày, người ta thường tự bào chữa rằng vì “quen miệng” nên sử dụng những cái ngụy danh như: “các ông H.O., chương trình H.O., ngày giải phóng, học tập cải tạo, người tù cải tạo…”. Nhưng khi đã viết ra trên giấy trắng mực đen lại là chuyện khác, người viết phải tôn trọng độc giả và có nhiệm vụ phải truy nguyên, điều tra cho rõ sự thật và sử dụng đúng chính danh chứ không thể sử dụng cái ngụy danh lập lờ “H.O.” nếu không muốn bị coi là có âm mưu bất chánh hoặc thiếu lương tâm nghề nghiệp.

Trước đây, trên một diễn đàn điện tử, có một ông nhà văn nhà báo đã viết: “Tên H.O. thực ra như chúng ta đã biết xuất xứ từ cách đánh số của cộng sản bắt đầu từ H 01 cho đến H 09 thì trở thành H 10. Nhưng bây giờ đã thành danh thì ta cứ gọi là H.O.”. Đây là kiểu ăn nói lấy được, bất chấp lương tâm nghề nghiệp của nhà văn nhà báo là phải tôn trọng sự thật, đặc biệt là sự thật đối với lịch sử.

Việt Cộng và tay sai có thể lợi dụng cái danh xưng H.O. không chính, không thực và lập lờ này cho âm mưu đen tối của chúng để bôi đen chân dung người chiến binh QLVNCH. Cách gọi bằng những cái tên tỏ vẻ giễu cợt như: “các Ông Hát Ô, các Ông Ếch Ô” là xúc phạm đến danh dự của tập thể người tù chính trị, người lính VNCH.

Băng đảng Việt Cộng không bao giờ nhìn nhận rằng những người đã bị chúng giam cầm phi pháp là tù nhân chính trị và chúng luôn luôn tuyên bố rằng những người này là tội phạm chiến tranh vì đã cầm súng chiến đấu chống lại chúng, và chúng thả những người này ra và để họ đi định cư tại ngoại quốc là vì lý do nhân đạo chứ không phải vì lý do chính trị. Do đó, Việt Cộng và tay sai có thể tuyên truyền lếu láo rằng đảng của chúng đã tổ chức cả một chiến dịch nhân đạo (H.O., Humanitarian Operation)) để cho những người tù chính trị và gia đình họ đi định cư tại ngoại quốc. Nhưng thực tế và lịch sử đã chứng minh rằng Việt Cộng là một lũ vô nhân tính làm sao chúng có nhân ái để làm chuyện nhân đạo.

Trước đây vài năm, một tờ nhật báo tại San Jose đã đăng một loạt bài phỏng vấn với tựa đề “Cuộc Chiến Nhìn Từ Hai Phía”, trong đó có bài phỏng vấn tên Tổng Lãnh Sự Việt Cộng Nguyễn Xuân Phong tại San Francisco. Tên cộng sản này đã lợi dụng cuộc phỏng vấn để mạt sát các anh em cựu tù chính trị là vô ơn đối với đảng và nhà nước của y. Cũng tờ báo này đã xấc xược gọi Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California là Hội Tù với ý đồ bôi đen chân dung người tù chính trị Việt Nam.

Sự kiện hàng trăm ngàn người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ là một sự kiện chính trị mang dấu ấn lịch sử. Sử dụng những cái nguỵ danh như “Hát Ô hay Ếch Ô” khi nói hay viết là thái độ cợt nhả đối với một sự kiện lịch sử. Để bảo vệ danh dự và chỗ đứng trong lịch sử của tập thể hàng trăm ngàn người tù chính trị, những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương Miền Nam thân yêu suốt 20 năm, phải loại bỏ cái ngụy danh “Chương Trình H.O.” và thay bằng cái chính danh là  “Chương Trình Tái Định Cư Những Cựu Tù Nhân Chính Trị”. Đây là một chương trình do chính phủ Hoa Kỳ hoạch định và thực hiện với sự hỗ trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc để trả một món nợ quốc gia của Hoa Kỳ đối với đồng minh của họ trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và Việt Nam.

Viết để đánh dấu 20 năm một sự kiện lịch sử là điều rất nên làm. Nhưng chính danh là điều quan trọng để hậu thế biết và hiểu đúng sự thật lịch sử. Dùng cái nguỵ danh H.O. - một ám số của Việt Cộng - đã bị lộng giả thành chân để xuyên tạc một sự thật lịch sử là có tội đối với lịch sử.



Đỗ Ngọc Uyển

(Khoá 4 Thủ Đức)

Tháng 4 năm 2010

Morgan Hill, California        



Virus-free. www.avast.com

__._,_.___


Posted by: Gia Cat 

DỰ LUẬT H.O của Ông NGUYỄN NGỌC BÍCH và Bà KHÚC MINH THƠ

$
0
0

DỰ LUẬT H.O

của Ông NGUYỄN NGỌC BÍCH và Bà KHÚC MINH THƠ     





 Đây là một số dữ kiện liên quan đến việc ra đời của chương trình HO mà một số anh em trong GĐ569KQ đã được đưa sang MỸ nhờ có chương trình này,xin mời các bạn đọc để cho ân oán phân minh về việc một số người đã kể công nhờ họ mà các cựu tù cải tạo CS mới sang Mỹ được.NHC

Lịch sử sẽ ghi nhận những hy sinh xương máu của họ và không ai đươc phép lợi dụng danh nghĩa anh hùng của họ cho những ý đồ bất chính.- Đỗ Ngọc Uyển


Lời nói đầu: Ngày 23/9/2008, trên trang báo điện tử Ánh Dương có đăng bàì của ông Huy Phương phỏng vấn ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: “về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia đình Tù Nhân Chính trị cho chương trình H.O.” Trên Người Việt Online, ngày 1/11/2008, ông Huy Phương đã viết bài “Tạp ghi Huy Phương: Chút ơn nghĩa cuối đời.”để trách cứ những người tù chính trị Việt Nam đã vô ơn đối với bà Khúc Minh Thơ. Vì nhận thấy có những điều trả lời của ông Nguyễn Ngọc Bích không đúng sự thật và lời trách cứ của ông Huy Phương là hồ đồ. Với tư cách một người lính và cựu tù chính trị, tôi viết bài này để trình bày những sự thật về sự kiện người tù chính trị Việt Nam, một sự kiện mang dấu ấn lịch sử.


1- Trong bài phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bích “về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia đình Tù Nhân Chính trị Việt Nam cho chương trình H.O.” do ông Huy Phương thực hiện và được đăng lại trên trang báo điện tử Ánh Dương ngày 23/9/2008, có một đoạn ông Nguyễn Ngọc Bích đã nói nguyên văn như sau:


“…Vào ngày 30-4-1987 chúng tôi cùng bà Khúc Minh Thơ, tức là Nghị Hội với Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tổ chức một buổi tiếp tân ở trên Quốc Hội. Buổi tiếp tân này vừa đánh dấu ngày 30/4 đau buồn của đất nước, vừa đưa vấn đề Việt Nam cho Quốc Hội họ nghe. Dịp may trong buổi tiếp tân đó là có sự hiện diện của hai vị Thượng Nghị Sĩ quan trọng là ông Bob Dole và Edward Kennedy… Buổi tiếp tân tại Quốc Hội hôm đó, chúng tôi (NNB) làm MC, khi chúng tôi giới thiệu hai vị TNS này thì chúng tôi cũng dùng một câu rất được lòng hai ông ấy… Khi giới thiệu, chúng tôi đã giới thiệu rằng hai vị đây là hai ứng cử viên tương lai có thể làm tổng thống…. cả hai vị đều hài lòng nên có hứa rằng là họ sẽ tiếp tay với chúng tôi làm chuyện can thiệp cho các tù nhân chính trị đang bị giam giữ.

Họ giữ lời hứa, ngay ngày hôm sau 1/5/1987, họ bảo các phụ tá của họ ngồi lại với nhau viết ra cái dự luật sau này gọi là dự luật H.O. Chúng tôi đã đi theo từ giai đoạn đầu tiên, từ lúc thành dự luật, rồi nó đi qua nhiều chặng trong Quốc Hội. Chúng tôi thường xuyên lên Quốc Hội gõ cửa, không chỉ riêng hai ông Bob Dole hay Kennedy, mà còn nhiều vị Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu khác… ”


Ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã nói không đúng sự thật. Cái mà ông Bích gọi là dự luật H.O ngày 1/5/1987 chỉ là cái Nghị Quyết số S.RES.205 TitleA resolution calling for the release of political prisoners by the government of Vietnam. (Một nghị quyết kêu gọi chính phủ cộng sản Việt Nam thả những người tù chính trị.) Nghị quyết này do 6 Thượng Nghị Sĩ đồng bảo trợ trong đó có hai Thượng Nghị Sĩ Bob Dole và Edward Kennedy.

Không chỉ riêng có Thượng Viện Hoa Kỳ ra nghị quyết kêu gọi cộng sản thả tù chính trị, vào ngày 26/5/1987, tại Hạ Viện Hoa Kỳ, Dân Biểu Bob Dornan cùng 58 Dân Biểu khác cũng đã đồng bảo trợ một Nghị Quyết yêu cầu cộng sản VN thả những tù nhân chính trị ra. Nghị Quyết này mang số H.RES.212 Title: A resolution concerning the release of political prisoners by the government of Vietnam. (Một nghị quyết liên quan đến chính quyền cộng sản thả những người tù chính trị.)


Thực ra, không phải đợi cho đến ngày 1/5/1987 nhờ có ông Bích và bà Thơ vận động với hai ông Thượng Nghị Sĩ Bob Dole và Edward Kennedy nên mới có được cái gọi là Dự Luật H.O. tưởng tượng ra đời để can thiệp cho những người tù chính trị ra khỏi nhà tù cộng sản và đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa kỳ đã làm công việc này từ lâu, chậm nhất là từ năm 1982. Cao Uỷ Phủ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và chính phủ Mỹ đã có những chuẩn bị để tiếp nhận tù chính trị Việt Nam từ tháng 7/1982. Sau đây là bản tin được đăng trên tờ New York Times số ra ngày July 1, 1982.


U.S. and U.N Said to Study Vietnam Resettlement Offer

Special to the New York Times

Published July 1, 1982


A State Department official said today that the Reagan administration was working with the United Nation High Commission for Refugees “to determine whether the Vietnamese are in fact prepared to release persons from re-education camps for resettlement abroad.”(Hôm nay, một viên chức Bộ Ngoại Giao nói rằng chính quyền Reagan đang làm việc với Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc “để xác định xem Viêt Nam có thực sự chuẩn bị thả những người bị giam cầm trong các trại cải tạo để họ đi định cư tại ngoại quốc hay không.”)

The official estimated that there were about 100,000 people in so-called re-education camps, many of them confined because of their past ties to the United States. (Viên chức này ước tính rằng có khoảng 100,000 người bị giam giữ trong những cái gọi là trại cải tạo, nhiều người trong số họ đã bị giam cầm vì có những liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỷ.)


Nhìn lại thật kỹ những chuyển động chuẩn bị cho việc thả những người tù chính trị để họ đi định cư tỵ nạn tại Mỹ thì thấy những diễn tiến như sau: Từ đầu thập niên 1980, cộng sản đã bắt đầu di chuyển những người tù từ Bắc vào Nam, những người mà cộng sản đã quyết tâm đưa đi đầy ải để giết chết trong các “trại cải tạo” dã man tại Miền Bắc. Tiếp theo đó, cộng sản cũng bắt đầu lần lượt thả tù ra. Cũng vào khoảng thời gian này, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan đã bắt đầu nhận đơn xin tỵ nan và cấp LOI (Letter of Introduction) cho những người tù đã được thả ra để chuẩn bị lập hồ sơ xuất cảnh. Kể từ năm 1984 trở đi – nghĩa là 3 năm trước khi có cái Dự Luật H.O. ngày 1/5/1987 tưởng tượng của ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ ra đời - việc gửi đơn sang toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan để xin đi tỵ nạn là công khai và chính thức; chẳng phải gửi “chui” hay giấu giếm gì cả, cứ việc gửi thẳng tại bưu điện Saigon. Vào tháng 10/1989, cộng sản ra thông báo và bắt đầu nhận đơn xin xuất cảnh và cấp phát sổ thông hành (passport) cho người cựu tù đi Hoa Kỳ theo đơn xin. Khi đó, người cựu tù đã có sẵn trong tay cái Giấy Giới Thiệu (LOI/Letter of Introduction) của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan cấp để góp vào hồ sơ xuất cảnh. Cũng vào thời gian đó, Mỹ lập văn phòng phỏng vấn tại Sàigòn. Mỗi tháng Hoa Kỳ phỏng vấn và nhận hơn một ngàn gia đình cựu tù chính trị Việt Nam vào Mỹ liên tục trong hơn 4 năm cho tới ngày 3/2/1994, khi những người cựu tù cuối cùng và gia đình bước chân lên máy bay thì tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố huỷ bỏ cấm vận cộng sản VN và chuẩn bị thiết lập bang giao. Tất cả mọi việc diễn tiến rất có lớp lang, gần như theo một lộ trình đã được thoả hiệp ngầm trước đó.


Như đã nói ở trên, kể từ năm 1984 trở đi, việc gửi đơn sang Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan để xin đi tỵ nạn là công khai và chính thức; nhưng cũng có một số người tù chính trị khi được thả ra đã e ngại, hoặc vì lý do nào đó đã không gửi đơn qua bưu điện mà tìm cách gửi qua Hoa Kỳ nhờ bạn bè, người thân hay bà Khúc Minh Thơ chuyển tiếp đến toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan. Đó là “công ơn” của bà Khúc Minh Thơ đối với một số anh em cựu tù nhân chính trị mà ông Nguyễn Thanh Ty đã coi đó là “bát cơm phiếu mẫu.”


Đúng là bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích đã có công đi vận đông vất vả từ Quốc Hội sang Bộ Ngoại Giao đến chính giới nên mới có cái dự luật “H O.” tưởng tượng ngày 1/5/1987. Không ai phủ nhận công lao to lớn đó của hai vị này; nhưng khi tra cứu và tìm hiểu kỹ thì thấy rằng ông Bích và bà Thơ đã vất vả đi gõ những cánh cửa đã mở toang ra sẵn từ trước để mời quý vị vào dùng coca cola ướp lạnh, nghỉ mệt, chụp hình kỷ niệm để sau này trưng bày và nhận những lời cảm ơn rất lịch sự kiểu Mỹ…; có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ đã đi tìm cách trả món nợ quốc gia đối với đồng minh trong cuôc chiến “closing out this nation’s debt to its Indochinese wartime allies” từ rất lâu, trước khi ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ đến gõ cửa văn phòng họ.

Như đã trình bày ở trên, không có cái gọi là dự luật H.O. ngày 1-5-1987 nào cả, mà chỉ là cái Nghị Quyết số S.RES.205 yêu cầu cộng sản thả tù chính tri. Cái gọi là dự luật H.O. chỉ là một món hàng giả do ông Bích và bà Thơ vẽ ra để đánh tráo một sự kiện lịch sử.


Viêc người tù chính trị ra đi muộn là do cộng sản gây khó khăn kể từ năm 1982 như ông Funseth đã nói trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Nguyễn Khanh của RFA nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày 30/4/75. Ông Robert Funseth đã nói nguyên văn như sau: “…và ngay trong buổi đầu gặp gỡ với họ, (vào năm 1982) tôi được thông báo là trong số những người Hoa Kỳ muốn đón sang Mỹ định cư, thành phần tù nhân chính trị là diện khó nhất.”

Hoa kỳ là một quốc gia gồm những di dân và người tỵ nạn. Từ rất lâu, Hoa Kỳ đã có những đạo luật về di dân và tỵ nạn; nhưng sau ngày 30/4/1975, để đáp ứng với làn sóng hàng triệu người tỵ nạn Đông Dương, đặc biệt là người Việt Nam, Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ đã ban hành 3 đạo luật về Đinh Cư và Tỵ Nan (Three Acts have facilitated the immigration and resettlement of Southeast Asian refugees) sau đây:

Đạo luật thứ nhất – Indochina Migration and Refugee Act of 1975 – University of California Irvine Southeast Asian Archive đã ghi lại trường hợp ban hành đạo luật này như sau:

“…In fact, one public opinion poll taken when Saigon fell in 1975 showed only 36% of the respondents in favor of Vietnamese immigration, fearing loss of job and increase public spending. However, President Gerald Ford and other public figures, including people who had been opposed to the war in Vietnam, strongly supported the refugees. Congress allocated resettlement aid and passed the 1975 Indochina Migration and Refugee Act, which allowed the refugees to enter the United States under a special migration and “parole” status...” (Thực vây, một cuộc thăm dò dân ý khi Saigon sụp đổ vào năm 1975 đã chỉ có 36% người được hỏi đã đồng ý nhận người di dân Việt Nam, vì họ sợ mất việc làm và tăng chi tiêu của công. Tuy nhiên, tổng thống Gerald Ford và những nhân vật quan trong của Hoa Kỳ kể cả những người đã chống đối cuộc chiến Việt Nam cũng mạnh mẽ ủng hộ những người tỵ nạn. Quốc Hội đã phân phối ngân khoản tái định cư và thông qua Đạo Luật Đinh Cư và Tỵ Nạn Động Dương năm 1975, nó cho phép người ty nạn nhập vào Hoa Kỳ theo một quy chế nhập cư đặc biệt.)

Đạo luật thứ hai – Indochina Migration and Refugee Assistance Act of May 23, 1975. This Act established a program of domestic resettlement assistance for refugees who fled from Cambodia and Vietnam. (Đạo Luât Trợ Giúp Di Dân và Tỵ Nạn ngày 23 tháng 5 năm 1975. Đạo luật này thành lập một chương trình trong nội địa để trợ giúp cho người tỵ Nạn đến từ Cambodia và Việt Nam.)

Đạo luật thứ ba – The Refugee Act of 1980 – This Act created The office of Refugee Resettlement, which administers programs and services for refugees within the U.S. Individual states play a central role in the resettlement process and are required to have plan for refugee assistance in order to receive federal funding… The Refugee Act of 1980 was passed to set up systems to deal with increasing number of refugees from Vietnam and other countries of the world. (Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 - Đạo luật này thành lập Văn Phòng Tái Định Cư Tỵ nạn để quản trị các chương trình và dịch vụ cho người tỵ nạn trong nội địa nước Mỹ. Các Tiểu Bang của Hoa Kỳ giữ vai trò trung tâm trong phương cách tái nhập cư và đòi hỏi phải có kế hoạch trợ giúp tỵ nan để được nhận ngân khoản trợ cấp từ Liên Bang…Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 được thông qua để thiết lập một hệ thống nhằm đối phó với sự gia tăng số người tỵ nạn từ Việt Nam và các nước khác trên thế giới.)


Trên đây là 3 đạo luật chính của Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các trường hợp đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ sau ngày 30/4/1975 kể cả những người cựu tù chính trị Việt Nam, và không có cái gọi là Dự Luật H.O do ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ vận động để áp dụng riêng cho những người tù chính trị Việt Nam. Ngoài 3 đạo luật trên đây, vào năm 1987, Quốc Hội Hoa Kỳ còn thông qua đạo luật Amerasian coming Home Act để đón nhận các trẻ em lai Việt Mỹ trở về nhà.

Người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ là do Một Thoả Thuận (An Agreement) được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt cộng vào ngày 29/7/1987 tại Hà Nội. Cái bút mà ông Robert Funset dùng để ký cái thoả thuân đó với thứ trưởng Việt cộng Vũ Khoan đã được ông Funseth, vì lịch sự kiểu Mỹ, tặng cho bà Khúc Minh Thơ để trưng bày (display) và làm kỷ niệm vì bà Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị đã nhận và chuyển giúp nhiền ngàn hồ sơ xin tỵ nạn chính trị của các cựu tù nhân tới Toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan.


Sự kiện tù chính trị Việt Nam là một sự kiện mang Dấu Ấn Lịch Sử. Do đó, mọi việc phải được trình bày một cách nghiêm túc và trung thực. Chúng tôi ghi nhận bà Khúc Minh Thơ đã có những quan tâm đặc biệt đến những người tù chính trị trong đó có Đại Tá Nguyễn Bê, phu quân của bà, và làm trung gian chuyển tiếp hồ sơ xuất cảnh - có thể lên đến nhiều ngàn - của một số anh em cựu tù nhân tới Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan. Và chỉ có vậy mà thôi. Ơn nghĩa phải minh bạch và sòng phẳng.


Trong một đoạn khác của bài phỏng vấn, ông Nguyễn Ngọc Bích có nói nguyên văn như sau: “…nếu không có cái hội của bà Khúc Minh Thơ thì chương trình H.O. không biết ở cái quy mô nào, có thể nó cũng xảy ra, nhưng ở quy mô rất nhỏ …”


Đọc câu này thì phải hiểu rằng chính là nhờ bà Khúc Minh Thơ và cả ông Nguyễn Ngọc Bích nên mới có chương trình H.O. quy mô lớn như thế và nếu không có bà Thơ và ông Bích thì không có chương trình H.O. và nếu có thì nó cũng sẽ ở quy mô rất nhỏ. Đây chỉ là lời suy đoán mơ hồ, không dẫn chứng cụ thể. Một giáo sư đại học Mỹ không làm chuyện suy đoán như thế.

Chúng tôi tin chắc rằng dù bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích có vất vả đi vận động hay không thì việc những người cựu tù chính trị ra khỏi nhà tù cộng sản và sang cư ngụ tại Mỹ vẫn diễn ra theo đúng quy mô như nó đã diễn ra, bởi vì việc này phù hợp với quyền lợi lâu dài của Mỹ. Sớm hay muộn, Mỹ phải trở lại Việt Nam, một vị trí chiến lược, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế lâu dài của Mỹ trong vùng Đông Nam Á. Trong tập Hồi Ức và Suy Tư của Trần Quang Cơ, thứ Trưởng Ngoai Giao cộng sản, đã viết đại khái rằng ngay trong tháng 5-1975, hai cơ quan ngoại giao của Việt cộng và Hoa Kỳ tại Paris đã trao đổi thư từ bàn về việc thiết lập bang giao giữa hai bên, nhưng không thực hiện được ngay lúc đó và phải đợi cho tới hơn 20 năm sau mới thiết lập được bang giao bởi vì Việt Cộng “đang thừa thắng xông lên,” đòi Mỹ phải bồi thường 3 tỷ mỹ kim. Và như tôi đã nói ở trên, khi những người cựu tù cuối cùng bước chân lên máy bay để rời khỏi Việt Nam thì ngay lập tức vào ngày 3-2-1994, tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố huỷ bỏ cấm vận cho cộng sản và chuẩn bị thiết lập bang giao giữa hai bên. Cũng nên nhớ rằng ngay từ năm 1977, tổng thống Gerald Ford đã không phủ quyết mà còn ngầm ủng hộ để cho cộng sản Việt Nam ra nhập làm thành viên Liên Hiệp Quốc; nghĩa là ngay sau khi tháo chạy khỏi Việt Nam, Mỹ đã chuẩn bị trở lại Việt Nam, một vị trí chiến lược để bảo vệ quyền lợi lâu dài của Mỹ tai vùng Đông Nam Á.

Mỹ đã chạy khỏi Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn không thể thoát ra khỏi Việt Nam. Do đó, vấn đề tù chính trị Việt Nam là vấn đề nằm trong tâm can cuả Mỹ. Dù có là đệ tử trung kiên của chủ nghĩa thực dụng, người Mỹ cũng không thể vác cái mặt mo đến Hà Nội lập Toà Đại Sứ khi những người từng là đồng minh thân thiết của họ còn nằm trong nhà tù cộng sản.

Ngoài yếu tố thực dụng trên đây, còn một yếu tố tâm lý cũng quan trọng. Đó là tâm thức tập thể của Hoa Kỳ đã nhận thấy rằng những người làm chính sách cao cấp của Hoa Kỳ như Kissinger và Nixon đã phản bội một cách vô đạo đức những cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh VNCH.

Đây là một lỗ đen trong lịch sử Hoa Kỳ (a black hole in the American history) không thể tẩy xoá được. Không một người Mỹ nào có lương tri và tự trọng có thể hãnh diện mình là người Mỹ trong ngày 30-4-1975. Lương tâm tập thể của Hoa Kỳ đã bị day dứt. Do đó, ngay trong tháng 5/1975, những khuôn mặt quan trọng của Mỹ đã từng chống đối cuộc chiến Việt Nam cũng đã ủng hộ manh mẽ người tỵ nạn Việt Nam. Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ đã nhanh chóng ban hành Đạo Luât Định Cư và Tỵ Nạn Đông Dương (The 1975 Indochina Migration and Refugee Act) cho phép người tỵ nạn Việt Nam vào Hoa Kỳ theo một quy chế nhập cư đặc biệt.

Do đó việc đưa những người tù chính tri VN sang định cư tại Mỹ là để trả một món nợ lương tâm và đạo đức của Hoa Kỳ đối với những người đã một thời là đồng minh sát cánh chiến đấu trên cùng một chiến trường. Trả xong món nợ đạo đức và lương tâm này, người Mỹ mới có được những giấc ngủ yên hàng đêm. “This has helped us American sleep better at night.”

Mục đích trước hết và trên hết của cuộc phỏng vấn do ông Huy Phương thực hiện là để cầu cứu ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích biện hộ cái tính chính danh cho bà Khúc Minh Thơ - đã bị Tổng Hôi Cựu Tù Nhân Chính Tri Việt Nam chính thức phủ nhận bằng một tuyên cáo - để bà này đứng ra tổ chức cái gọi là: “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.” Ông giáo sư càng cố gắng biện hộ thì càng lòi ra những điều không đúng sự thật. như đã trình bày ở trên.

2- Trong bài “Tạp ghi Huy Phương: Chút ơn nghĩa cuối đời,” đăng trên Người Việt Online, ngày 1//11/008, có một đoạn ông Huy Phương đã viết nguyên văn như sau:

“…Gần đây, luận về một sự giúp đỡ trong quá khứ cho mgười tù chính trị, người ta đã phân tích, đem chẻ sợi tóc ra làm tư để phủ nhận công ơn những ai đã giúp đỡ mình, dù nhiều, dù ít, bằng cách này, hay bằng cách khác. Để khỏi mang ơn hay tránh mặc cảm là kẻ vô ơn, người ta phải tự lừa dối với cả chính mình bằng cách vẽ lại hình ảnh người ơn một cách xấu xa đến mức tàn tệ. Khi xúc động với lòng biết ơn người ta vẽ nên hình ảnh bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái, khi bất bình người ta sẵn sàng tô vẽ hình ảnh ấy thành một mụ phù thuỷ quái ác. Thật ra, chúng ta không phải nhất thiết làm những chuyện như vậy, vì vào những ngày xa xưa ấy, những người bỏ công sức, bằng cách này hay cách khác để tìm cách cứu vớt người lâm nạn, không có ai mong mỏi sẽ có một ngày nào đó được đền đáp lại, dù chỉ là một câu cám ơn đầu lưỡi."

Trong toàn bài viết cũng như trong đoạn văn trên đây, ông Huy Phương đã vận dụng một thứ tình cảm lê thê để trách móc một cách hồ đồ và gọi những người tù chính trị là kẻ vô ơn đối với bà Khúc Minh Thơ, đại ân nhân của ông Huy Phương.

Bằng một giọng văn nỉ non, bi thảm, ông Huy Phương đã tô vẽ hình ảnh những ngượi tù chính trị thành những hình nhân đau khổ, tuyệt vọng, mất hết niềm tin, chỉ còn biết ngồi chờ bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái của ông Huy Phương đến cứu. Ngòi bút của ông Huy Phương đã phản ánh ngược lại bản chất hiên ngang của các chiến binh anh hùng của QLVNCH mà tôi đã chứng kiến qua 9 trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc. Chính bọn cai tù ác ôn cộng sản cũng phải thú nhận rằng: “bọn nguỵ quân cứng đầu này không thể cải tạo được. Bọn tù binh Pháp, tù binh Mỹ còn biệt sợ chứ bọn lính nguỵ này không biết sợ là gì.” Chính vì cái bản chất hiên ngang, không chịu khuất phục mà người chiến binh sa cơ đã bị lũ cai tù vô nhân tính cộng sản trả thù một cách rất dã man và đê tiện. Đã có biết bao nhiêu anh em đã chết dưới đòn thù của cộng sản và trước khi chết anh em vẫn giữ được hào khí anh hùng của người chiến binh QLVNCH.

Ở trên, tôi đã trình bày một cách minh bạch và sòng phẳng về “công ơn” của bà Thơ trong việc chuyển giúp nhiều ngàn hồ sơ xin xuất cảnh cho một số anh em cựu tù chính trị; cũng như tôi đã chứng mình rằng cái Dự Luật H.O. chỉ là sản phẩm do ông Bích và bà Thơ vẽ ra; và tôi cũng chứng mình bằng những văn bản và các sự kiện cụ thể rằng việc vận động để người tù chính trị ra khỏi nhà tù và đi định cư tại Mỹ là do chính phủ Mỹ chủ động từ đầu đến cưối để trả một món nợ quốc gia (this nation’s debt) đối với đồng minh trong cuộc chiến (to its Indochina wartime allies.) Bà Khúc Minh Thơ không có công đầu trong vụ này, tức là không phải vì có bà Thơ hô hoán: “Có người rơi xuống giếng,” nên người Mỹ mới đem thang, đem dây tới cứu như ông Huy Phương đã so sánh một cách ngớ ngẩn và gọi những người tù chính trị là kẻ vô ơn một cách hàm hồ.

Người Mỹ đã tìm cách trả món nợ quốc gia của họ (a nation’s debt” chậm nhất là từ năm 1982, nghĩa là từ rất lâu trước khi bà Thơ hô hoán: “Có người rơi xuống giếng.” bằng cái dự luật H.O. tưởng tượng ngày 1/5/1987. Bà Thơ đã đến sau, chạy chung quanh cái giếng để hô hoán và cổ võ trong khi người ta đã bắt tay vào việc và đang cứu.nạn. Dù sao thì cũng phải cám ơn bà Thơ vì những lời hô hoán này.

Bà Khúc Minh Thơ hiện là Sáng Lập Viên và Thành Viên Hội Đồng Tư Vấn của “Hội Bảo Tồn Lịch Sử & Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt” mà chủ tịch là bà Nancy Bùi, người đang có cơ sở làm ăn với cộng sản tại Việt Nam và phó chủ tịch là luật sư Trần Mộng Vinh, ông này đã ca tụng bọn lính cộng sản, quân đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, là ái quốc và có những lời lẽ súc phạm người lính VNCH. Với chức vụ quan trọng của môt tổ chức gồm những người hai mang như trên và thường đi về Việt Nam và đã được cộng sản cho mua nhà tại Vũng Tàu, chúng tôi có quyền nghi ngờ lập trường chính trị của bà Khúc Minh Thơ.

Tôi đã đọc được trên diễn đàn Internet một câu nói được coi là của bà Khúc Minh Thơ, xin ghi lại nguyên văn như sau: “Tôi đem các anh qua đây, mà các anh quậy phá quá, biểu tình tranh đấu tùm lum.”

Đây là câu nói xúc phạm đến danh dự người tù chính trị và người lính Việt Nam Cộng Hoà mà cộng sản rất thích nghe. Nếu đúng là bà Thơ đã nói câu này, bà phải có một lời xin lỗi anh em cựu tù chính trị và người lính VNCH nếu bà còn mang danh nghĩa người Việt quốc gia chống cộng.

Chúng tôi phải cân nhắc cẩn thận những lời cám ơn dù là lời cám ơn đầu lưỡi như ông Huy Phương nói, bởi vì đây là vấn đề Danh Dự và Tự Trọng. Không thể vì không nhịn nổi một cơn thèm khát nhỏ – dù là ở hoàn cảnh đói khát trong nhà tù cộng sản - để đưa tay ra nhận một cái kẹo to bằng đầu ngón tay út để rồi phải mang ơn suốt đời như ông Huy Phương, và coi “người ơn” đã cho mình cái kẹo là “bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái.” Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, người lính có danh dự và tự trọng không làm chuyện đó.

Sự kiện tù chính trị Việt Nam là một sự kiện mang dấu ấn lịch sử, phải được trình bày một cách nghiêm chỉnh và trung thực. Mọi chuyện, kể cả ơn nghĩa, phải minh bạch và sòng phẳng.

Đánh tráo một sự kiện lịch sử là có tội đối với lịch sử. Những người lính VNCH đã hy sinh, đã chiến đấu và cầm súng chiến đấu đến phút cuối cùng trong ngày 30-4-1975 và sa cơ rơi vào tay địch trong trận cuồng phong của lịch sử là những anh hùng đã bảo vệ quê hương thân yêu Miền Nam suốt 20 năm.

Không ai lấy thành bại để luận anh hùng. Lịch sử sẽ ghi nhận những hy sinh xương máu của họ và không ai đươc phép lợi dụng danh nghĩa anh hùng của họ cho những ý đồ bất chính.


Đỗ Ngọc Uyển

Morgan Hill, California

Ngày 9 tháng 11 năm 2008


Mời các bạn xem khúc phim tài liệu v/v Nhật đầu hàng Đồng Minh sau WW2.


This is an actual film made of the surrender ceremony of the Japanese to McArthur in Tokyo Bay in September 1945. Actual voice of the General. Never been shown to the general public before. We always saw the "stills" but never the film itself.

Historical Footage: Japanese Surrender Signing Aboard Battleship Missouri Sunday Sept. 2, 1945.



Click here: Japanese Surrender <http://www.youtube.com/watch_popup?v=vcnH_kF1zXc&feature=player_embedded%3E;




S.RES.205 
Latest Title: A resolution calling for the release of political prisoners by the Government of Vietnam. 
Sponsor: 
Sen Kennedy, Edward M. [MA] (introduced 5/1/1987)      Cosponsors (6) 
Latest Major Action: 5/1/1987 Passed/agreed to in Senate. Status: Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.



SUMMARY AS OF: 
5/1/1987--Introduced.


Declares that the Government of the Socialist Republic of Vietnam should: (1) immediately release all political prisoners held as a result of their previous association with the Government of South Vietnam prior to 1975; (2) fulfill its commitment to negotiate their humane resettlement abroad or to rejoin family members outside of Vietnam; and (3) immediately resume processing of family reunification cases under the United Nations High Commissioner for Refugees' Orderly Departure Program.



MAJOR ACTIONS:


5/1/1987

Introduced in Senate

5/1/1987

Passed/agreed to in Senate: Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.


5/1/1987:

Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.


TITLE(S):  (italics indicate a title for a portion of a bill)


  • OFFICIAL TITLE AS INTRODUCED: 
    A resolution calling for the release of political prisoners by the Government of Vietnam.


COSPONSORS(6), ALPHABETICAL [followed by Cosponsors withdrawn]:     (Sort: by date)

Sen Byrd, Robert C. [WV] - 5/1/1987 
Sen Dole, Robert J. [KS] - 5/1/1987 
Sen Durenberger, Dave [MN] - 5/1/1987 
Sen Hatfield, Mark O. [OR] - 5/1/1987 
Sen Helms, Jesse [NC] - 5/1/1987 
Sen Pell, Claiborne [RI] - 5/1/1987




Đỗ Ngọc Uyển

(Khoá 4 Thủ Đức)

Tháng 4 năm 2010

Morgan Hill, California        







H.O.: Một Sự Lộng Giả Thành Chân


Đỗ Ngọc Uyển




Ngày 25-2-2010, trên báo Người Việt Online có một bài báo với tựa đề “20 Năm Chương Trình H.O.: Mọi Người Viết Về Hát Ô”. Nguyên văn đoạn mở đầu của bài báo như sau: “Kể từ số báo hôm nay, Người Việt bắt đầu đăng các tác phẩm liên quan đến đề tài Hát Ô. Chương trình này sẽ kéo dài ba tháng từ nay đến ngày 1 tháng 6, 2010.”

Hưởng ứng chương trình nói trên,  ngày 26-2-2010, Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết một bài báo có tựa đề “Cha đẻ chương trình H.O. không dùng chữ H.O.” được phổ biến  trên Người Việt Online có đoạn mở đầu như sau:

“Ông Robert Funseth, nhà ngoại giao Hoa Kỳ được coi là cha đẻ của chương trình định cư cho cựu tù nhân chính trị Việt Nam, giật mình ngạc nhiên khi được hỏi, Ông có biết người Việt chúng tôi gọi chương trình đó là H.O. không?”

Ông Robert Funseth giật mình ngạc nhiên là đúng bởi vì:

a/ Tại sao người Việt lại đặt tên là H.O. cho một chương trình do người Mỹ chủ trương, vận động và thực hiện? Người Mỹ đã đặt tên cho chương trình của họ là Tái Định Cư Những Người Tù Chính Trị qua câu nói khẳng định sau đây của Ông Robert Funseth được trích trong bài báo trên tờ New York Times ngày 15/10/1989 của ký giả Seth Mydans có tựa đề: “The Nation; The Next Wave from Vietnam: A New Disability.”

“…Resettling this group will be a step toward closing out this nation’s debt to its Indochinese wartime allies. These people have been detained because of their close association with us during the war, said Robert Funseth, the senior deputy assistant secretary of state, who has spent most of this decade negotiating their resettlement…”  (…Tái định cư nhóm người này, (những người tù chính trị), là một bước tiến tới việc khép lại món nợ của quốc gia Hoa Kỳ đối với những đồng minh trong cuộc chiến Đông Dương. Những người này đã bị giam cầm vì đã cộng tác mật thiết với chúng ta trong cuộc chiến, trên đây là lời phát biểu của ông Robert Funseth, phụ tá cao cấp của bộ trưởng ngoại  giao, người đã bỏ ra gần một thập kỷ để điều đình về việc tái định cư những người tù chính trị...)

b/ Ông Robert Funseth không phải là cha đẻ của chương trình H.O. như Ông Vũ Quý Hạo Nhiên viết. Ông Funseth chỉ là người được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao trách nhiệm điều đình với Việt Cộng để mang những người tù chính trị, cựu đồng minh của Hoa Kỳ, sang định cư tại Mỹ.


Ngày 30/4/05, đúng 30 năm sau ngày 30/4/1975, trả lời cuộc phỏng vấn của RFA do phóng viên Nguyễn Khanh thực hiện, Ông Funseth đã nói những câu nguyên văn như sau:

“Khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao (năm 1982), kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.” Trong một đoạn khác của bài phỏng vấn, Ông Funseth nói:  “Riêng cá nhân tôi, tôi không thể nào nghĩ rằng 7 năm sau ngày khó quên đó (30/4/1975), tôi lại được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư…”

Những câu nói và  trả lời trên đây của Ông Funseth chứng tỏ rằng “kế hoạch cứu tù chính trị” để trả món nợ quốc gia của Hoa Kỳ đối với đồng minh của họ đã được hoạch định trước khi Ông Funseth được bổ nhiệm làm việc tại Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao. Chương trình tái định cư những người tù chính trị Việt Nam tại Mỹ nằm trong chính sách ngoại giao của Tổng Thống Hoa Kỳ nhằm phục vụ quyền lợi của Hoa Kỳ mà bộ ngoại giao có nhiệm vụ thi hành. Ông Funseth không phải là thẩm quyền làm chính sách (policymaker) để có thể hoạch định chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Do đó, Ông Funseth không phải là cha đẻ của cái gọi là chương trình “H.O.” như Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết. Ông Funseth chỉ là một phụ tá cao cấp của bộ trưởng ngoại giao đã kiên trì trong tám năm với 25 cuộc họp để hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ chính trị và ngoại giao khó khăn được giao phó. Và như Ông Funseth đã phát biểu trong bài phỏng vấn nói trên: “Ngày ký kết cũng là ngày mà tôi hãnh diện nhất trong 40 năm làm ngoại giao.”

Một nhà ngoại giao được kính trọng như Ông Robert Funseth chắc cũng không muốn được tung hô quá mức vai trò thừa hành nhiệm vụ được giao phó mà bất cứ ai ở địa vị của ông Funseth cũng làm như Ông Funseth đã làm.

Những điều trình bày trên đây cũng gạt bỏ những luận điệu tung hô của một số người tâng bốc cho rằng nhờ có Bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị, vận động nên Ông Robert Funseth mới đẻ ra cái gọi là Chương Trình H.O. để mang những người cựu tù chính trị sang định cư tại Mỹ, và Bà Khúc Minh Thơ là ân nhân của tập thể hàng trăm ngàn người tù chính trị. Câu chuyện hoang tưởng, mờ ám này tưởng đã chìm xuống nhưng mới đây lại được hâm nóng lại qua báo chí và truyền hình. Để làm sáng tỏ “công ơn” của Bà Khúc Minh Thơ đối với tập thể người cựu tù chính trị, cách đây hơn một năm, vào dịp Bà Khúc Minh Thơ đứng ra tổ chức cái gọi là “Ngày Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị” tại Dallas vào ba ngày đầu tháng 10/2008, tôi đã viết hai bài có tựa đề: “Người Tù Chính Trị Việt Nam: Món Nợ của Hoa Kỳ Đối Với Đồng Minh và Dự Luật H.O. của Ông Nguyễn Ngọc Bích và Bà Khúc Minh Thơ.” Hai bài viết này hiện còn lưu trữ trên một số Websites.

Trong đoạn cuối của bài báo nói trên, Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết:

“Vậy chữ “H.O.” ở đâu ra? Có tác giả cho rằng khi người cựu tù cải tạo nộp đơn xuất cảnh qua diện này, phía Sở Ngoại Vụ đánh số hồ sơ bắt đầu bằng chữ “H”. Hồ sơ số 5987, chẳng hạn, sẽ mang số “HO5987” trong đó có số không (số zero) dẫn đầu. Nhưng người nộp đơn lại đọc số không thành chữ O và từ đó đẻ ra huyền thoại “Humanitarian Operation” là một chữ mà theo Ông Funseth không có trong vụ này.” Điều này chứng tỏ rằng Ông Vũ Quý Hạo Nhiên cũng chỉ viết lại những suy đoán mơ hồ của người khác chứ không truy nguyên rõ lai lịch của cái nguỵ danh H.O..


Một cách chính thức, không có cái gọi là Chương Trình H.O. nào cả. H.O. không phải là hai chữ viết tắt của “Humanitarian Operation” mà chỉ là sự suy đoán từ các con số thứ tự của các danh sách những người cựu tù chính trị đã được Việt Cộng cấp sổ thông hành (passport) và trao cho phía Hoa Kỳ phỏng vấn để đi tỵ nạn tại Mỹ. Ví dụ như các danh sách đầu tiên mang các số thứ tự H 01, H 02, H 03… gồm có hai phần: phần mẫu tự là H và phần các con số hàng đơn vị là 01, 02, 03…, và khi đến con số hàng chục thì không còn số không (zero) nữa mà trở thành  H 10, H 11, H 12….

Sau đây là một trích đoạn trong “Giấy Báo Tin” của Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh của nguỵ quyền Việt Cộng tại Hà Nội gửi cho một người cựu tù chính trị.


GIẤY BÁO TIN

……………………………………………………    ……………………………………………………


1/ Chúng tôi đồng ý cho ông cùng 03 người trong gia đình được phép xuất cảnh đến nước Mỹ.

2/ Về việc cấp hộ chiếu: chúng tôi đã cấp 04 hộ chiếu số: 28273, 28275, 28277, 28279 gửi kèm theo.

3/ Chúng tôi đã lên danh sách số H 10, số thứ tự 796, chuyển Bộ Ngoại Giao để chuyển chính phủ Mỹ bố trí tiếp xúc phỏng vấn xét nhập cảnh.

Nếu gia đình cần biết thời gian phỏng vấn tiếp xúc và kết quả duyệt xét nhập cảnh xin liên hệ chính phủ Mỹ.

Xin thông báo để ông yên tâm.

(Hiện phía Mỹ đang phỏng vấn danh sách H 05) Hà Nội, ngày 10 tháng 7 / 1990

TRƯỞNG PHÒNG X.N.C

Trần Thành

(Ký tên và ấn dấu)


Những điều trình bày trên đây đã chứng minh rằng không có cái gì chính thức gọi là “H.O.” cả.  “H.O.” chỉ là một nguỵ danh đã được sử dụng một cách lập lờ để chỉ một người “tù cải tạo” nhằm xoá đi cái chính danh là người tù chính trị.  Đây là trò chơi chữ đểu giả của lũ Việt Cộng  bởi vì không bao giờ chúng nhìn nhận rằng chúng đã giam giữ những người tù chính trị mà chỉ đưa đi “cải tạo” những kẻ phạm tội hình sự đối với chúng. Cho nên chính danh là điều quan trọng, và phải xoá bỏ cái nguỵ danh “H.O.” trong từ vựng tiếng Việt.

Nếu dịch sang tiếng Việt, những cái tên nửa Việt nửa Mỹ như: Chương Trình H.O., các ông H.O., ông H.O. 1, bà H.O. 5, con ông H.O. 8…sẽ thành những cái tên ngô nghê, vô nghĩa như: Chương Trình Chiến Dịch Nhân Đạo, các ông Chiến Dịch Nhân Đạo, ông Chiến Dịch Nhân Đạo 1, bà Chiến Dịch Nhân Đạo 5, con ông Chiến Dịch Nhân Đạo 8….


Cái nguỵ danh H.O. đã bị lộng giả thành chân từ 35 năm nay. Trong ngôn ngữ nói hàng ngày, người ta thường tự bào chữa rằng vì “quen miệng” nên sử dụng những cái ngụy danh như: “các ông H.O., chương trình H.O., ngày giải phóng, học tập cải tạo, người tù cải tạo…”. Nhưng khi đã viết ra trên giấy trắng mực đen lại là chuyện khác, người viết phải tôn trọng độc giả và có nhiệm vụ phải truy nguyên, điều tra cho rõ sự thật và sử dụng đúng chính danh chứ không thể sử dụng cái ngụy danh lập lờ “H.O.” nếu không muốn bị coi là có âm mưu bất chánh hoặc thiếu lương tâm nghề nghiệp.

Trước đây, trên một diễn đàn điện tử, có một ông nhà văn nhà báo đã viết: “Tên H.O. thực ra như chúng ta đã biết xuất xứ từ cách đánh số của cộng sản bắt đầu từ H 01 cho đến H 09 thì trở thành H 10. Nhưng bây giờ đã thành danh thì ta cứ gọi là H.O.”. Đây là kiểu ăn nói lấy được, bất chấp lương tâm nghề nghiệp của nhà văn nhà báo là phải tôn trọng sự thật, đặc biệt là sự thật đối với lịch sử.

Việt Cộng và tay sai có thể lợi dụng cái danh xưng H.O. không chính, không thực và lập lờ này cho âm mưu đen tối của chúng để bôi đen chân dung người chiến binh QLVNCH. Cách gọi bằng những cái tên tỏ vẻ giễu cợt như: “các Ông Hát Ô, các Ông Ếch Ô” là xúc phạm đến danh dự của tập thể người tù chính trị, người lính VNCH.

Băng đảng Việt Cộng không bao giờ nhìn nhận rằng những người đã bị chúng giam cầm phi pháp là tù nhân chính trị và chúng luôn luôn tuyên bố rằng những người này là tội phạm chiến tranh vì đã cầm súng chiến đấu chống lại chúng, và chúng thả những người này ra và để họ đi định cư tại ngoại quốc là vì lý do nhân đạo chứ không phải vì lý do chính trị. Do đó, Việt Cộng và tay sai có thể tuyên truyền lếu láo rằng đảng của chúng đã tổ chức cả một chiến dịch nhân đạo (H.O., Humanitarian Operation)) để cho những người tù chính trị và gia đình họ đi định cư tại ngoại quốc. Nhưng thực tế và lịch sử đã chứng minh rằng Việt Cộng là một lũ vô nhân tính làm sao chúng có nhân ái để làm chuyện nhân đạo.

Trước đây vài năm, một tờ nhật báo tại San Jose đã đăng một loạt bài phỏng vấn với tựa đề “Cuộc Chiến Nhìn Từ Hai Phía”, trong đó có bài phỏng vấn tên Tổng Lãnh Sự Việt Cộng Nguyễn Xuân Phong tại San Francisco. Tên cộng sản này đã lợi dụng cuộc phỏng vấn để mạt sát các anh em cựu tù chính trị là vô ơn đối với đảng và nhà nước của y. Cũng tờ báo này đã xấc xược gọi Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California là Hội Tù với ý đồ bôi đen chân dung người tù chính trị Việt Nam.

Sự kiện hàng trăm ngàn người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ là một sự kiện chính trị mang dấu ấn lịch sử. Sử dụng những cái nguỵ danh như “Hát Ô hay Ếch Ô” khi nói hay viết là thái độ cợt nhả đối với một sự kiện lịch sử. Để bảo vệ danh dự và chỗ đứng trong lịch sử của tập thể hàng trăm ngàn người tù chính trị, những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương Miền Nam thân yêu suốt 20 năm, phải loại bỏ cái ngụy danh “Chương Trình H.O.” và thay bằng cái chính danh là  “Chương Trình Tái Định Cư Những Cựu Tù Nhân Chính Trị”. Đây là một chương trình do chính phủ Hoa Kỳ hoạch định và thực hiện với sự hỗ trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc để trả một món nợ quốc gia của Hoa Kỳ đối với đồng minh của họ trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và Việt Nam.

Viết để đánh dấu 20 năm một sự kiện lịch sử là điều rất nên làm. Nhưng chính danh là điều quan trọng để hậu thế biết và hiểu đúng sự thật lịch sử. Dùng cái nguỵ danh H.O. - một ám số của Việt Cộng - đã bị lộng giả thành chân để xuyên tạc một sự thật lịch sử là có tội đối với lịch sử.



Đỗ Ngọc Uyển

(Khoá 4 Thủ Đức)

Tháng 4 năm 2010

Morgan Hill, California        



Virus-free. www.avast.com

__._,_.___


Posted by: Gia Cat 

DỰ LUẬT H.O của Ông NGUYỄN NGỌC BÍCH và Bà KHÚC MINH THƠ

$
0
0

DỰ LUẬT H.O

của Ông NGUYỄN NGỌC BÍCH và Bà KHÚC MINH THƠ     





 Đây là một số dữ kiện liên quan đến việc ra đời của chương trình HO mà một số anh em trong GĐ569KQ đã được đưa sang MỸ nhờ có chương trình này,xin mời các bạn đọc để cho ân oán phân minh về việc một số người đã kể công nhờ họ mà các cựu tù cải tạo CS mới sang Mỹ được.NHC

Lịch sử sẽ ghi nhận những hy sinh xương máu của họ và không ai đươc phép lợi dụng danh nghĩa anh hùng của họ cho những ý đồ bất chính.- Đỗ Ngọc Uyển


Lời nói đầu: Ngày 23/9/2008, trên trang báo điện tử Ánh Dương có đăng bàì của ông Huy Phương phỏng vấn ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: “về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia đình Tù Nhân Chính trị cho chương trình H.O.” Trên Người Việt Online, ngày 1/11/2008, ông Huy Phương đã viết bài “Tạp ghi Huy Phương: Chút ơn nghĩa cuối đời.”để trách cứ những người tù chính trị Việt Nam đã vô ơn đối với bà Khúc Minh Thơ. Vì nhận thấy có những điều trả lời của ông Nguyễn Ngọc Bích không đúng sự thật và lời trách cứ của ông Huy Phương là hồ đồ. Với tư cách một người lính và cựu tù chính trị, tôi viết bài này để trình bày những sự thật về sự kiện người tù chính trị Việt Nam, một sự kiện mang dấu ấn lịch sử.


1- Trong bài phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bích “về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia đình Tù Nhân Chính trị Việt Nam cho chương trình H.O.” do ông Huy Phương thực hiện và được đăng lại trên trang báo điện tử Ánh Dương ngày 23/9/2008, có một đoạn ông Nguyễn Ngọc Bích đã nói nguyên văn như sau:


“…Vào ngày 30-4-1987 chúng tôi cùng bà Khúc Minh Thơ, tức là Nghị Hội với Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tổ chức một buổi tiếp tân ở trên Quốc Hội. Buổi tiếp tân này vừa đánh dấu ngày 30/4 đau buồn của đất nước, vừa đưa vấn đề Việt Nam cho Quốc Hội họ nghe. Dịp may trong buổi tiếp tân đó là có sự hiện diện của hai vị Thượng Nghị Sĩ quan trọng là ông Bob Dole và Edward Kennedy… Buổi tiếp tân tại Quốc Hội hôm đó, chúng tôi (NNB) làm MC, khi chúng tôi giới thiệu hai vị TNS này thì chúng tôi cũng dùng một câu rất được lòng hai ông ấy… Khi giới thiệu, chúng tôi đã giới thiệu rằng hai vị đây là hai ứng cử viên tương lai có thể làm tổng thống…. cả hai vị đều hài lòng nên có hứa rằng là họ sẽ tiếp tay với chúng tôi làm chuyện can thiệp cho các tù nhân chính trị đang bị giam giữ.

Họ giữ lời hứa, ngay ngày hôm sau 1/5/1987, họ bảo các phụ tá của họ ngồi lại với nhau viết ra cái dự luật sau này gọi là dự luật H.O. Chúng tôi đã đi theo từ giai đoạn đầu tiên, từ lúc thành dự luật, rồi nó đi qua nhiều chặng trong Quốc Hội. Chúng tôi thường xuyên lên Quốc Hội gõ cửa, không chỉ riêng hai ông Bob Dole hay Kennedy, mà còn nhiều vị Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu khác… ”


Ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã nói không đúng sự thật. Cái mà ông Bích gọi là dự luật H.O ngày 1/5/1987 chỉ là cái Nghị Quyết số S.RES.205 TitleA resolution calling for the release of political prisoners by the government of Vietnam. (Một nghị quyết kêu gọi chính phủ cộng sản Việt Nam thả những người tù chính trị.) Nghị quyết này do 6 Thượng Nghị Sĩ đồng bảo trợ trong đó có hai Thượng Nghị Sĩ Bob Dole và Edward Kennedy.

Không chỉ riêng có Thượng Viện Hoa Kỳ ra nghị quyết kêu gọi cộng sản thả tù chính trị, vào ngày 26/5/1987, tại Hạ Viện Hoa Kỳ, Dân Biểu Bob Dornan cùng 58 Dân Biểu khác cũng đã đồng bảo trợ một Nghị Quyết yêu cầu cộng sản VN thả những tù nhân chính trị ra. Nghị Quyết này mang số H.RES.212 Title: A resolution concerning the release of political prisoners by the government of Vietnam. (Một nghị quyết liên quan đến chính quyền cộng sản thả những người tù chính trị.)


Thực ra, không phải đợi cho đến ngày 1/5/1987 nhờ có ông Bích và bà Thơ vận động với hai ông Thượng Nghị Sĩ Bob Dole và Edward Kennedy nên mới có được cái gọi là Dự Luật H.O. tưởng tượng ra đời để can thiệp cho những người tù chính trị ra khỏi nhà tù cộng sản và đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa kỳ đã làm công việc này từ lâu, chậm nhất là từ năm 1982. Cao Uỷ Phủ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và chính phủ Mỹ đã có những chuẩn bị để tiếp nhận tù chính trị Việt Nam từ tháng 7/1982. Sau đây là bản tin được đăng trên tờ New York Times số ra ngày July 1, 1982.


U.S. and U.N Said to Study Vietnam Resettlement Offer

Special to the New York Times

Published July 1, 1982


A State Department official said today that the Reagan administration was working with the United Nation High Commission for Refugees “to determine whether the Vietnamese are in fact prepared to release persons from re-education camps for resettlement abroad.”(Hôm nay, một viên chức Bộ Ngoại Giao nói rằng chính quyền Reagan đang làm việc với Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc “để xác định xem Viêt Nam có thực sự chuẩn bị thả những người bị giam cầm trong các trại cải tạo để họ đi định cư tại ngoại quốc hay không.”)

The official estimated that there were about 100,000 people in so-called re-education camps, many of them confined because of their past ties to the United States. (Viên chức này ước tính rằng có khoảng 100,000 người bị giam giữ trong những cái gọi là trại cải tạo, nhiều người trong số họ đã bị giam cầm vì có những liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỷ.)


Nhìn lại thật kỹ những chuyển động chuẩn bị cho việc thả những người tù chính trị để họ đi định cư tỵ nạn tại Mỹ thì thấy những diễn tiến như sau: Từ đầu thập niên 1980, cộng sản đã bắt đầu di chuyển những người tù từ Bắc vào Nam, những người mà cộng sản đã quyết tâm đưa đi đầy ải để giết chết trong các “trại cải tạo” dã man tại Miền Bắc. Tiếp theo đó, cộng sản cũng bắt đầu lần lượt thả tù ra. Cũng vào khoảng thời gian này, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan đã bắt đầu nhận đơn xin tỵ nan và cấp LOI (Letter of Introduction) cho những người tù đã được thả ra để chuẩn bị lập hồ sơ xuất cảnh. Kể từ năm 1984 trở đi – nghĩa là 3 năm trước khi có cái Dự Luật H.O. ngày 1/5/1987 tưởng tượng của ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ ra đời - việc gửi đơn sang toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan để xin đi tỵ nạn là công khai và chính thức; chẳng phải gửi “chui” hay giấu giếm gì cả, cứ việc gửi thẳng tại bưu điện Saigon. Vào tháng 10/1989, cộng sản ra thông báo và bắt đầu nhận đơn xin xuất cảnh và cấp phát sổ thông hành (passport) cho người cựu tù đi Hoa Kỳ theo đơn xin. Khi đó, người cựu tù đã có sẵn trong tay cái Giấy Giới Thiệu (LOI/Letter of Introduction) của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan cấp để góp vào hồ sơ xuất cảnh. Cũng vào thời gian đó, Mỹ lập văn phòng phỏng vấn tại Sàigòn. Mỗi tháng Hoa Kỳ phỏng vấn và nhận hơn một ngàn gia đình cựu tù chính trị Việt Nam vào Mỹ liên tục trong hơn 4 năm cho tới ngày 3/2/1994, khi những người cựu tù cuối cùng và gia đình bước chân lên máy bay thì tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố huỷ bỏ cấm vận cộng sản VN và chuẩn bị thiết lập bang giao. Tất cả mọi việc diễn tiến rất có lớp lang, gần như theo một lộ trình đã được thoả hiệp ngầm trước đó.


Như đã nói ở trên, kể từ năm 1984 trở đi, việc gửi đơn sang Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan để xin đi tỵ nạn là công khai và chính thức; nhưng cũng có một số người tù chính trị khi được thả ra đã e ngại, hoặc vì lý do nào đó đã không gửi đơn qua bưu điện mà tìm cách gửi qua Hoa Kỳ nhờ bạn bè, người thân hay bà Khúc Minh Thơ chuyển tiếp đến toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan. Đó là “công ơn” của bà Khúc Minh Thơ đối với một số anh em cựu tù nhân chính trị mà ông Nguyễn Thanh Ty đã coi đó là “bát cơm phiếu mẫu.”


Đúng là bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích đã có công đi vận đông vất vả từ Quốc Hội sang Bộ Ngoại Giao đến chính giới nên mới có cái dự luật “H O.” tưởng tượng ngày 1/5/1987. Không ai phủ nhận công lao to lớn đó của hai vị này; nhưng khi tra cứu và tìm hiểu kỹ thì thấy rằng ông Bích và bà Thơ đã vất vả đi gõ những cánh cửa đã mở toang ra sẵn từ trước để mời quý vị vào dùng coca cola ướp lạnh, nghỉ mệt, chụp hình kỷ niệm để sau này trưng bày và nhận những lời cảm ơn rất lịch sự kiểu Mỹ…; có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ đã đi tìm cách trả món nợ quốc gia đối với đồng minh trong cuôc chiến “closing out this nation’s debt to its Indochinese wartime allies” từ rất lâu, trước khi ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ đến gõ cửa văn phòng họ.

Như đã trình bày ở trên, không có cái gọi là dự luật H.O. ngày 1-5-1987 nào cả, mà chỉ là cái Nghị Quyết số S.RES.205 yêu cầu cộng sản thả tù chính tri. Cái gọi là dự luật H.O. chỉ là một món hàng giả do ông Bích và bà Thơ vẽ ra để đánh tráo một sự kiện lịch sử.


Viêc người tù chính trị ra đi muộn là do cộng sản gây khó khăn kể từ năm 1982 như ông Funseth đã nói trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Nguyễn Khanh của RFA nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày 30/4/75. Ông Robert Funseth đã nói nguyên văn như sau: “…và ngay trong buổi đầu gặp gỡ với họ, (vào năm 1982) tôi được thông báo là trong số những người Hoa Kỳ muốn đón sang Mỹ định cư, thành phần tù nhân chính trị là diện khó nhất.”

Hoa kỳ là một quốc gia gồm những di dân và người tỵ nạn. Từ rất lâu, Hoa Kỳ đã có những đạo luật về di dân và tỵ nạn; nhưng sau ngày 30/4/1975, để đáp ứng với làn sóng hàng triệu người tỵ nạn Đông Dương, đặc biệt là người Việt Nam, Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ đã ban hành 3 đạo luật về Đinh Cư và Tỵ Nan (Three Acts have facilitated the immigration and resettlement of Southeast Asian refugees) sau đây:

Đạo luật thứ nhất – Indochina Migration and Refugee Act of 1975 – University of California Irvine Southeast Asian Archive đã ghi lại trường hợp ban hành đạo luật này như sau:

“…In fact, one public opinion poll taken when Saigon fell in 1975 showed only 36% of the respondents in favor of Vietnamese immigration, fearing loss of job and increase public spending. However, President Gerald Ford and other public figures, including people who had been opposed to the war in Vietnam, strongly supported the refugees. Congress allocated resettlement aid and passed the 1975 Indochina Migration and Refugee Act, which allowed the refugees to enter the United States under a special migration and “parole” status...” (Thực vây, một cuộc thăm dò dân ý khi Saigon sụp đổ vào năm 1975 đã chỉ có 36% người được hỏi đã đồng ý nhận người di dân Việt Nam, vì họ sợ mất việc làm và tăng chi tiêu của công. Tuy nhiên, tổng thống Gerald Ford và những nhân vật quan trong của Hoa Kỳ kể cả những người đã chống đối cuộc chiến Việt Nam cũng mạnh mẽ ủng hộ những người tỵ nạn. Quốc Hội đã phân phối ngân khoản tái định cư và thông qua Đạo Luật Đinh Cư và Tỵ Nạn Động Dương năm 1975, nó cho phép người ty nạn nhập vào Hoa Kỳ theo một quy chế nhập cư đặc biệt.)

Đạo luật thứ hai – Indochina Migration and Refugee Assistance Act of May 23, 1975. This Act established a program of domestic resettlement assistance for refugees who fled from Cambodia and Vietnam. (Đạo Luât Trợ Giúp Di Dân và Tỵ Nạn ngày 23 tháng 5 năm 1975. Đạo luật này thành lập một chương trình trong nội địa để trợ giúp cho người tỵ Nạn đến từ Cambodia và Việt Nam.)

Đạo luật thứ ba – The Refugee Act of 1980 – This Act created The office of Refugee Resettlement, which administers programs and services for refugees within the U.S. Individual states play a central role in the resettlement process and are required to have plan for refugee assistance in order to receive federal funding… The Refugee Act of 1980 was passed to set up systems to deal with increasing number of refugees from Vietnam and other countries of the world. (Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 - Đạo luật này thành lập Văn Phòng Tái Định Cư Tỵ nạn để quản trị các chương trình và dịch vụ cho người tỵ nạn trong nội địa nước Mỹ. Các Tiểu Bang của Hoa Kỳ giữ vai trò trung tâm trong phương cách tái nhập cư và đòi hỏi phải có kế hoạch trợ giúp tỵ nan để được nhận ngân khoản trợ cấp từ Liên Bang…Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 được thông qua để thiết lập một hệ thống nhằm đối phó với sự gia tăng số người tỵ nạn từ Việt Nam và các nước khác trên thế giới.)


Trên đây là 3 đạo luật chính của Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các trường hợp đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ sau ngày 30/4/1975 kể cả những người cựu tù chính trị Việt Nam, và không có cái gọi là Dự Luật H.O do ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ vận động để áp dụng riêng cho những người tù chính trị Việt Nam. Ngoài 3 đạo luật trên đây, vào năm 1987, Quốc Hội Hoa Kỳ còn thông qua đạo luật Amerasian coming Home Act để đón nhận các trẻ em lai Việt Mỹ trở về nhà.

Người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ là do Một Thoả Thuận (An Agreement) được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt cộng vào ngày 29/7/1987 tại Hà Nội. Cái bút mà ông Robert Funset dùng để ký cái thoả thuân đó với thứ trưởng Việt cộng Vũ Khoan đã được ông Funseth, vì lịch sự kiểu Mỹ, tặng cho bà Khúc Minh Thơ để trưng bày (display) và làm kỷ niệm vì bà Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị đã nhận và chuyển giúp nhiền ngàn hồ sơ xin tỵ nạn chính trị của các cựu tù nhân tới Toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan.


Sự kiện tù chính trị Việt Nam là một sự kiện mang Dấu Ấn Lịch Sử. Do đó, mọi việc phải được trình bày một cách nghiêm túc và trung thực. Chúng tôi ghi nhận bà Khúc Minh Thơ đã có những quan tâm đặc biệt đến những người tù chính trị trong đó có Đại Tá Nguyễn Bê, phu quân của bà, và làm trung gian chuyển tiếp hồ sơ xuất cảnh - có thể lên đến nhiều ngàn - của một số anh em cựu tù nhân tới Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan. Và chỉ có vậy mà thôi. Ơn nghĩa phải minh bạch và sòng phẳng.


Trong một đoạn khác của bài phỏng vấn, ông Nguyễn Ngọc Bích có nói nguyên văn như sau: “…nếu không có cái hội của bà Khúc Minh Thơ thì chương trình H.O. không biết ở cái quy mô nào, có thể nó cũng xảy ra, nhưng ở quy mô rất nhỏ …”


Đọc câu này thì phải hiểu rằng chính là nhờ bà Khúc Minh Thơ và cả ông Nguyễn Ngọc Bích nên mới có chương trình H.O. quy mô lớn như thế và nếu không có bà Thơ và ông Bích thì không có chương trình H.O. và nếu có thì nó cũng sẽ ở quy mô rất nhỏ. Đây chỉ là lời suy đoán mơ hồ, không dẫn chứng cụ thể. Một giáo sư đại học Mỹ không làm chuyện suy đoán như thế.

Chúng tôi tin chắc rằng dù bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích có vất vả đi vận động hay không thì việc những người cựu tù chính trị ra khỏi nhà tù cộng sản và sang cư ngụ tại Mỹ vẫn diễn ra theo đúng quy mô như nó đã diễn ra, bởi vì việc này phù hợp với quyền lợi lâu dài của Mỹ. Sớm hay muộn, Mỹ phải trở lại Việt Nam, một vị trí chiến lược, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế lâu dài của Mỹ trong vùng Đông Nam Á. Trong tập Hồi Ức và Suy Tư của Trần Quang Cơ, thứ Trưởng Ngoai Giao cộng sản, đã viết đại khái rằng ngay trong tháng 5-1975, hai cơ quan ngoại giao của Việt cộng và Hoa Kỳ tại Paris đã trao đổi thư từ bàn về việc thiết lập bang giao giữa hai bên, nhưng không thực hiện được ngay lúc đó và phải đợi cho tới hơn 20 năm sau mới thiết lập được bang giao bởi vì Việt Cộng “đang thừa thắng xông lên,” đòi Mỹ phải bồi thường 3 tỷ mỹ kim. Và như tôi đã nói ở trên, khi những người cựu tù cuối cùng bước chân lên máy bay để rời khỏi Việt Nam thì ngay lập tức vào ngày 3-2-1994, tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố huỷ bỏ cấm vận cho cộng sản và chuẩn bị thiết lập bang giao giữa hai bên. Cũng nên nhớ rằng ngay từ năm 1977, tổng thống Gerald Ford đã không phủ quyết mà còn ngầm ủng hộ để cho cộng sản Việt Nam ra nhập làm thành viên Liên Hiệp Quốc; nghĩa là ngay sau khi tháo chạy khỏi Việt Nam, Mỹ đã chuẩn bị trở lại Việt Nam, một vị trí chiến lược để bảo vệ quyền lợi lâu dài của Mỹ tai vùng Đông Nam Á.

Mỹ đã chạy khỏi Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn không thể thoát ra khỏi Việt Nam. Do đó, vấn đề tù chính trị Việt Nam là vấn đề nằm trong tâm can cuả Mỹ. Dù có là đệ tử trung kiên của chủ nghĩa thực dụng, người Mỹ cũng không thể vác cái mặt mo đến Hà Nội lập Toà Đại Sứ khi những người từng là đồng minh thân thiết của họ còn nằm trong nhà tù cộng sản.

Ngoài yếu tố thực dụng trên đây, còn một yếu tố tâm lý cũng quan trọng. Đó là tâm thức tập thể của Hoa Kỳ đã nhận thấy rằng những người làm chính sách cao cấp của Hoa Kỳ như Kissinger và Nixon đã phản bội một cách vô đạo đức những cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh VNCH.

Đây là một lỗ đen trong lịch sử Hoa Kỳ (a black hole in the American history) không thể tẩy xoá được. Không một người Mỹ nào có lương tri và tự trọng có thể hãnh diện mình là người Mỹ trong ngày 30-4-1975. Lương tâm tập thể của Hoa Kỳ đã bị day dứt. Do đó, ngay trong tháng 5/1975, những khuôn mặt quan trọng của Mỹ đã từng chống đối cuộc chiến Việt Nam cũng đã ủng hộ manh mẽ người tỵ nạn Việt Nam. Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ đã nhanh chóng ban hành Đạo Luât Định Cư và Tỵ Nạn Đông Dương (The 1975 Indochina Migration and Refugee Act) cho phép người tỵ nạn Việt Nam vào Hoa Kỳ theo một quy chế nhập cư đặc biệt.

Do đó việc đưa những người tù chính tri VN sang định cư tại Mỹ là để trả một món nợ lương tâm và đạo đức của Hoa Kỳ đối với những người đã một thời là đồng minh sát cánh chiến đấu trên cùng một chiến trường. Trả xong món nợ đạo đức và lương tâm này, người Mỹ mới có được những giấc ngủ yên hàng đêm. “This has helped us American sleep better at night.”

Mục đích trước hết và trên hết của cuộc phỏng vấn do ông Huy Phương thực hiện là để cầu cứu ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích biện hộ cái tính chính danh cho bà Khúc Minh Thơ - đã bị Tổng Hôi Cựu Tù Nhân Chính Tri Việt Nam chính thức phủ nhận bằng một tuyên cáo - để bà này đứng ra tổ chức cái gọi là: “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.” Ông giáo sư càng cố gắng biện hộ thì càng lòi ra những điều không đúng sự thật. như đã trình bày ở trên.

2- Trong bài “Tạp ghi Huy Phương: Chút ơn nghĩa cuối đời,” đăng trên Người Việt Online, ngày 1//11/008, có một đoạn ông Huy Phương đã viết nguyên văn như sau:

“…Gần đây, luận về một sự giúp đỡ trong quá khứ cho mgười tù chính trị, người ta đã phân tích, đem chẻ sợi tóc ra làm tư để phủ nhận công ơn những ai đã giúp đỡ mình, dù nhiều, dù ít, bằng cách này, hay bằng cách khác. Để khỏi mang ơn hay tránh mặc cảm là kẻ vô ơn, người ta phải tự lừa dối với cả chính mình bằng cách vẽ lại hình ảnh người ơn một cách xấu xa đến mức tàn tệ. Khi xúc động với lòng biết ơn người ta vẽ nên hình ảnh bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái, khi bất bình người ta sẵn sàng tô vẽ hình ảnh ấy thành một mụ phù thuỷ quái ác. Thật ra, chúng ta không phải nhất thiết làm những chuyện như vậy, vì vào những ngày xa xưa ấy, những người bỏ công sức, bằng cách này hay cách khác để tìm cách cứu vớt người lâm nạn, không có ai mong mỏi sẽ có một ngày nào đó được đền đáp lại, dù chỉ là một câu cám ơn đầu lưỡi."

Trong toàn bài viết cũng như trong đoạn văn trên đây, ông Huy Phương đã vận dụng một thứ tình cảm lê thê để trách móc một cách hồ đồ và gọi những người tù chính trị là kẻ vô ơn đối với bà Khúc Minh Thơ, đại ân nhân của ông Huy Phương.

Bằng một giọng văn nỉ non, bi thảm, ông Huy Phương đã tô vẽ hình ảnh những ngượi tù chính trị thành những hình nhân đau khổ, tuyệt vọng, mất hết niềm tin, chỉ còn biết ngồi chờ bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái của ông Huy Phương đến cứu. Ngòi bút của ông Huy Phương đã phản ánh ngược lại bản chất hiên ngang của các chiến binh anh hùng của QLVNCH mà tôi đã chứng kiến qua 9 trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc. Chính bọn cai tù ác ôn cộng sản cũng phải thú nhận rằng: “bọn nguỵ quân cứng đầu này không thể cải tạo được. Bọn tù binh Pháp, tù binh Mỹ còn biệt sợ chứ bọn lính nguỵ này không biết sợ là gì.” Chính vì cái bản chất hiên ngang, không chịu khuất phục mà người chiến binh sa cơ đã bị lũ cai tù vô nhân tính cộng sản trả thù một cách rất dã man và đê tiện. Đã có biết bao nhiêu anh em đã chết dưới đòn thù của cộng sản và trước khi chết anh em vẫn giữ được hào khí anh hùng của người chiến binh QLVNCH.

Ở trên, tôi đã trình bày một cách minh bạch và sòng phẳng về “công ơn” của bà Thơ trong việc chuyển giúp nhiều ngàn hồ sơ xin xuất cảnh cho một số anh em cựu tù chính trị; cũng như tôi đã chứng mình rằng cái Dự Luật H.O. chỉ là sản phẩm do ông Bích và bà Thơ vẽ ra; và tôi cũng chứng mình bằng những văn bản và các sự kiện cụ thể rằng việc vận động để người tù chính trị ra khỏi nhà tù và đi định cư tại Mỹ là do chính phủ Mỹ chủ động từ đầu đến cưối để trả một món nợ quốc gia (this nation’s debt) đối với đồng minh trong cuộc chiến (to its Indochina wartime allies.) Bà Khúc Minh Thơ không có công đầu trong vụ này, tức là không phải vì có bà Thơ hô hoán: “Có người rơi xuống giếng,” nên người Mỹ mới đem thang, đem dây tới cứu như ông Huy Phương đã so sánh một cách ngớ ngẩn và gọi những người tù chính trị là kẻ vô ơn một cách hàm hồ.

Người Mỹ đã tìm cách trả món nợ quốc gia của họ (a nation’s debt” chậm nhất là từ năm 1982, nghĩa là từ rất lâu trước khi bà Thơ hô hoán: “Có người rơi xuống giếng.” bằng cái dự luật H.O. tưởng tượng ngày 1/5/1987. Bà Thơ đã đến sau, chạy chung quanh cái giếng để hô hoán và cổ võ trong khi người ta đã bắt tay vào việc và đang cứu.nạn. Dù sao thì cũng phải cám ơn bà Thơ vì những lời hô hoán này.

Bà Khúc Minh Thơ hiện là Sáng Lập Viên và Thành Viên Hội Đồng Tư Vấn của “Hội Bảo Tồn Lịch Sử & Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt” mà chủ tịch là bà Nancy Bùi, người đang có cơ sở làm ăn với cộng sản tại Việt Nam và phó chủ tịch là luật sư Trần Mộng Vinh, ông này đã ca tụng bọn lính cộng sản, quân đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, là ái quốc và có những lời lẽ súc phạm người lính VNCH. Với chức vụ quan trọng của môt tổ chức gồm những người hai mang như trên và thường đi về Việt Nam và đã được cộng sản cho mua nhà tại Vũng Tàu, chúng tôi có quyền nghi ngờ lập trường chính trị của bà Khúc Minh Thơ.

Tôi đã đọc được trên diễn đàn Internet một câu nói được coi là của bà Khúc Minh Thơ, xin ghi lại nguyên văn như sau: “Tôi đem các anh qua đây, mà các anh quậy phá quá, biểu tình tranh đấu tùm lum.”

Đây là câu nói xúc phạm đến danh dự người tù chính trị và người lính Việt Nam Cộng Hoà mà cộng sản rất thích nghe. Nếu đúng là bà Thơ đã nói câu này, bà phải có một lời xin lỗi anh em cựu tù chính trị và người lính VNCH nếu bà còn mang danh nghĩa người Việt quốc gia chống cộng.

Chúng tôi phải cân nhắc cẩn thận những lời cám ơn dù là lời cám ơn đầu lưỡi như ông Huy Phương nói, bởi vì đây là vấn đề Danh Dự và Tự Trọng. Không thể vì không nhịn nổi một cơn thèm khát nhỏ – dù là ở hoàn cảnh đói khát trong nhà tù cộng sản - để đưa tay ra nhận một cái kẹo to bằng đầu ngón tay út để rồi phải mang ơn suốt đời như ông Huy Phương, và coi “người ơn” đã cho mình cái kẹo là “bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái.” Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, người lính có danh dự và tự trọng không làm chuyện đó.

Sự kiện tù chính trị Việt Nam là một sự kiện mang dấu ấn lịch sử, phải được trình bày một cách nghiêm chỉnh và trung thực. Mọi chuyện, kể cả ơn nghĩa, phải minh bạch và sòng phẳng.

Đánh tráo một sự kiện lịch sử là có tội đối với lịch sử. Những người lính VNCH đã hy sinh, đã chiến đấu và cầm súng chiến đấu đến phút cuối cùng trong ngày 30-4-1975 và sa cơ rơi vào tay địch trong trận cuồng phong của lịch sử là những anh hùng đã bảo vệ quê hương thân yêu Miền Nam suốt 20 năm.

Không ai lấy thành bại để luận anh hùng. Lịch sử sẽ ghi nhận những hy sinh xương máu của họ và không ai đươc phép lợi dụng danh nghĩa anh hùng của họ cho những ý đồ bất chính.


Đỗ Ngọc Uyển

Morgan Hill, California

Ngày 9 tháng 11 năm 2008


Mời các bạn xem khúc phim tài liệu v/v Nhật đầu hàng Đồng Minh sau WW2.


This is an actual film made of the surrender ceremony of the Japanese to McArthur in Tokyo Bay in September 1945. Actual voice of the General. Never been shown to the general public before. We always saw the "stills" but never the film itself.

Historical Footage: Japanese Surrender Signing Aboard Battleship Missouri Sunday Sept. 2, 1945.



Click here: Japanese Surrender <http://www.youtube.com/watch_popup?v=vcnH_kF1zXc&feature=player_embedded%3E;




S.RES.205 
Latest Title: A resolution calling for the release of political prisoners by the Government of Vietnam. 
Sponsor: 
Sen Kennedy, Edward M. [MA] (introduced 5/1/1987)      Cosponsors (6) 
Latest Major Action: 5/1/1987 Passed/agreed to in Senate. Status: Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.



SUMMARY AS OF: 
5/1/1987--Introduced.


Declares that the Government of the Socialist Republic of Vietnam should: (1) immediately release all political prisoners held as a result of their previous association with the Government of South Vietnam prior to 1975; (2) fulfill its commitment to negotiate their humane resettlement abroad or to rejoin family members outside of Vietnam; and (3) immediately resume processing of family reunification cases under the United Nations High Commissioner for Refugees' Orderly Departure Program.



MAJOR ACTIONS:


5/1/1987

Introduced in Senate

5/1/1987

Passed/agreed to in Senate: Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.


5/1/1987:

Submitted in the Senate, considered, and agreed to without amendment and an amended preamble by Voice Vote.


TITLE(S):  (italics indicate a title for a portion of a bill)


  • OFFICIAL TITLE AS INTRODUCED: 
    A resolution calling for the release of political prisoners by the Government of Vietnam.


COSPONSORS(6), ALPHABETICAL [followed by Cosponsors withdrawn]:     (Sort: by date)

Sen Byrd, Robert C. [WV] - 5/1/1987 
Sen Dole, Robert J. [KS] - 5/1/1987 
Sen Durenberger, Dave [MN] - 5/1/1987 
Sen Hatfield, Mark O. [OR] - 5/1/1987 
Sen Helms, Jesse [NC] - 5/1/1987 
Sen Pell, Claiborne [RI] - 5/1/1987




Đỗ Ngọc Uyển

(Khoá 4 Thủ Đức)

Tháng 4 năm 2010

Morgan Hill, California        







H.O.: Một Sự Lộng Giả Thành Chân


Đỗ Ngọc Uyển




Ngày 25-2-2010, trên báo Người Việt Online có một bài báo với tựa đề “20 Năm Chương Trình H.O.: Mọi Người Viết Về Hát Ô”. Nguyên văn đoạn mở đầu của bài báo như sau: “Kể từ số báo hôm nay, Người Việt bắt đầu đăng các tác phẩm liên quan đến đề tài Hát Ô. Chương trình này sẽ kéo dài ba tháng từ nay đến ngày 1 tháng 6, 2010.”

Hưởng ứng chương trình nói trên,  ngày 26-2-2010, Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết một bài báo có tựa đề “Cha đẻ chương trình H.O. không dùng chữ H.O.” được phổ biến  trên Người Việt Online có đoạn mở đầu như sau:

“Ông Robert Funseth, nhà ngoại giao Hoa Kỳ được coi là cha đẻ của chương trình định cư cho cựu tù nhân chính trị Việt Nam, giật mình ngạc nhiên khi được hỏi, Ông có biết người Việt chúng tôi gọi chương trình đó là H.O. không?”

Ông Robert Funseth giật mình ngạc nhiên là đúng bởi vì:

a/ Tại sao người Việt lại đặt tên là H.O. cho một chương trình do người Mỹ chủ trương, vận động và thực hiện? Người Mỹ đã đặt tên cho chương trình của họ là Tái Định Cư Những Người Tù Chính Trị qua câu nói khẳng định sau đây của Ông Robert Funseth được trích trong bài báo trên tờ New York Times ngày 15/10/1989 của ký giả Seth Mydans có tựa đề: “The Nation; The Next Wave from Vietnam: A New Disability.”

“…Resettling this group will be a step toward closing out this nation’s debt to its Indochinese wartime allies. These people have been detained because of their close association with us during the war, said Robert Funseth, the senior deputy assistant secretary of state, who has spent most of this decade negotiating their resettlement…”  (…Tái định cư nhóm người này, (những người tù chính trị), là một bước tiến tới việc khép lại món nợ của quốc gia Hoa Kỳ đối với những đồng minh trong cuộc chiến Đông Dương. Những người này đã bị giam cầm vì đã cộng tác mật thiết với chúng ta trong cuộc chiến, trên đây là lời phát biểu của ông Robert Funseth, phụ tá cao cấp của bộ trưởng ngoại  giao, người đã bỏ ra gần một thập kỷ để điều đình về việc tái định cư những người tù chính trị...)

b/ Ông Robert Funseth không phải là cha đẻ của chương trình H.O. như Ông Vũ Quý Hạo Nhiên viết. Ông Funseth chỉ là người được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao trách nhiệm điều đình với Việt Cộng để mang những người tù chính trị, cựu đồng minh của Hoa Kỳ, sang định cư tại Mỹ.


Ngày 30/4/05, đúng 30 năm sau ngày 30/4/1975, trả lời cuộc phỏng vấn của RFA do phóng viên Nguyễn Khanh thực hiện, Ông Funseth đã nói những câu nguyên văn như sau:

“Khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao (năm 1982), kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.” Trong một đoạn khác của bài phỏng vấn, Ông Funseth nói:  “Riêng cá nhân tôi, tôi không thể nào nghĩ rằng 7 năm sau ngày khó quên đó (30/4/1975), tôi lại được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư…”

Những câu nói và  trả lời trên đây của Ông Funseth chứng tỏ rằng “kế hoạch cứu tù chính trị” để trả món nợ quốc gia của Hoa Kỳ đối với đồng minh của họ đã được hoạch định trước khi Ông Funseth được bổ nhiệm làm việc tại Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao. Chương trình tái định cư những người tù chính trị Việt Nam tại Mỹ nằm trong chính sách ngoại giao của Tổng Thống Hoa Kỳ nhằm phục vụ quyền lợi của Hoa Kỳ mà bộ ngoại giao có nhiệm vụ thi hành. Ông Funseth không phải là thẩm quyền làm chính sách (policymaker) để có thể hoạch định chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Do đó, Ông Funseth không phải là cha đẻ của cái gọi là chương trình “H.O.” như Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết. Ông Funseth chỉ là một phụ tá cao cấp của bộ trưởng ngoại giao đã kiên trì trong tám năm với 25 cuộc họp để hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ chính trị và ngoại giao khó khăn được giao phó. Và như Ông Funseth đã phát biểu trong bài phỏng vấn nói trên: “Ngày ký kết cũng là ngày mà tôi hãnh diện nhất trong 40 năm làm ngoại giao.”

Một nhà ngoại giao được kính trọng như Ông Robert Funseth chắc cũng không muốn được tung hô quá mức vai trò thừa hành nhiệm vụ được giao phó mà bất cứ ai ở địa vị của ông Funseth cũng làm như Ông Funseth đã làm.

Những điều trình bày trên đây cũng gạt bỏ những luận điệu tung hô của một số người tâng bốc cho rằng nhờ có Bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị, vận động nên Ông Robert Funseth mới đẻ ra cái gọi là Chương Trình H.O. để mang những người cựu tù chính trị sang định cư tại Mỹ, và Bà Khúc Minh Thơ là ân nhân của tập thể hàng trăm ngàn người tù chính trị. Câu chuyện hoang tưởng, mờ ám này tưởng đã chìm xuống nhưng mới đây lại được hâm nóng lại qua báo chí và truyền hình. Để làm sáng tỏ “công ơn” của Bà Khúc Minh Thơ đối với tập thể người cựu tù chính trị, cách đây hơn một năm, vào dịp Bà Khúc Minh Thơ đứng ra tổ chức cái gọi là “Ngày Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị” tại Dallas vào ba ngày đầu tháng 10/2008, tôi đã viết hai bài có tựa đề: “Người Tù Chính Trị Việt Nam: Món Nợ của Hoa Kỳ Đối Với Đồng Minh và Dự Luật H.O. của Ông Nguyễn Ngọc Bích và Bà Khúc Minh Thơ.” Hai bài viết này hiện còn lưu trữ trên một số Websites.

Trong đoạn cuối của bài báo nói trên, Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết:

“Vậy chữ “H.O.” ở đâu ra? Có tác giả cho rằng khi người cựu tù cải tạo nộp đơn xuất cảnh qua diện này, phía Sở Ngoại Vụ đánh số hồ sơ bắt đầu bằng chữ “H”. Hồ sơ số 5987, chẳng hạn, sẽ mang số “HO5987” trong đó có số không (số zero) dẫn đầu. Nhưng người nộp đơn lại đọc số không thành chữ O và từ đó đẻ ra huyền thoại “Humanitarian Operation” là một chữ mà theo Ông Funseth không có trong vụ này.” Điều này chứng tỏ rằng Ông Vũ Quý Hạo Nhiên cũng chỉ viết lại những suy đoán mơ hồ của người khác chứ không truy nguyên rõ lai lịch của cái nguỵ danh H.O..


Một cách chính thức, không có cái gọi là Chương Trình H.O. nào cả. H.O. không phải là hai chữ viết tắt của “Humanitarian Operation” mà chỉ là sự suy đoán từ các con số thứ tự của các danh sách những người cựu tù chính trị đã được Việt Cộng cấp sổ thông hành (passport) và trao cho phía Hoa Kỳ phỏng vấn để đi tỵ nạn tại Mỹ. Ví dụ như các danh sách đầu tiên mang các số thứ tự H 01, H 02, H 03… gồm có hai phần: phần mẫu tự là H và phần các con số hàng đơn vị là 01, 02, 03…, và khi đến con số hàng chục thì không còn số không (zero) nữa mà trở thành  H 10, H 11, H 12….

Sau đây là một trích đoạn trong “Giấy Báo Tin” của Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh của nguỵ quyền Việt Cộng tại Hà Nội gửi cho một người cựu tù chính trị.


GIẤY BÁO TIN

……………………………………………………    ……………………………………………………


1/ Chúng tôi đồng ý cho ông cùng 03 người trong gia đình được phép xuất cảnh đến nước Mỹ.

2/ Về việc cấp hộ chiếu: chúng tôi đã cấp 04 hộ chiếu số: 28273, 28275, 28277, 28279 gửi kèm theo.

3/ Chúng tôi đã lên danh sách số H 10, số thứ tự 796, chuyển Bộ Ngoại Giao để chuyển chính phủ Mỹ bố trí tiếp xúc phỏng vấn xét nhập cảnh.

Nếu gia đình cần biết thời gian phỏng vấn tiếp xúc và kết quả duyệt xét nhập cảnh xin liên hệ chính phủ Mỹ.

Xin thông báo để ông yên tâm.

(Hiện phía Mỹ đang phỏng vấn danh sách H 05) Hà Nội, ngày 10 tháng 7 / 1990

TRƯỞNG PHÒNG X.N.C

Trần Thành

(Ký tên và ấn dấu)


Những điều trình bày trên đây đã chứng minh rằng không có cái gì chính thức gọi là “H.O.” cả.  “H.O.” chỉ là một nguỵ danh đã được sử dụng một cách lập lờ để chỉ một người “tù cải tạo” nhằm xoá đi cái chính danh là người tù chính trị.  Đây là trò chơi chữ đểu giả của lũ Việt Cộng  bởi vì không bao giờ chúng nhìn nhận rằng chúng đã giam giữ những người tù chính trị mà chỉ đưa đi “cải tạo” những kẻ phạm tội hình sự đối với chúng. Cho nên chính danh là điều quan trọng, và phải xoá bỏ cái nguỵ danh “H.O.” trong từ vựng tiếng Việt.

Nếu dịch sang tiếng Việt, những cái tên nửa Việt nửa Mỹ như: Chương Trình H.O., các ông H.O., ông H.O. 1, bà H.O. 5, con ông H.O. 8…sẽ thành những cái tên ngô nghê, vô nghĩa như: Chương Trình Chiến Dịch Nhân Đạo, các ông Chiến Dịch Nhân Đạo, ông Chiến Dịch Nhân Đạo 1, bà Chiến Dịch Nhân Đạo 5, con ông Chiến Dịch Nhân Đạo 8….


Cái nguỵ danh H.O. đã bị lộng giả thành chân từ 35 năm nay. Trong ngôn ngữ nói hàng ngày, người ta thường tự bào chữa rằng vì “quen miệng” nên sử dụng những cái ngụy danh như: “các ông H.O., chương trình H.O., ngày giải phóng, học tập cải tạo, người tù cải tạo…”. Nhưng khi đã viết ra trên giấy trắng mực đen lại là chuyện khác, người viết phải tôn trọng độc giả và có nhiệm vụ phải truy nguyên, điều tra cho rõ sự thật và sử dụng đúng chính danh chứ không thể sử dụng cái ngụy danh lập lờ “H.O.” nếu không muốn bị coi là có âm mưu bất chánh hoặc thiếu lương tâm nghề nghiệp.

Trước đây, trên một diễn đàn điện tử, có một ông nhà văn nhà báo đã viết: “Tên H.O. thực ra như chúng ta đã biết xuất xứ từ cách đánh số của cộng sản bắt đầu từ H 01 cho đến H 09 thì trở thành H 10. Nhưng bây giờ đã thành danh thì ta cứ gọi là H.O.”. Đây là kiểu ăn nói lấy được, bất chấp lương tâm nghề nghiệp của nhà văn nhà báo là phải tôn trọng sự thật, đặc biệt là sự thật đối với lịch sử.

Việt Cộng và tay sai có thể lợi dụng cái danh xưng H.O. không chính, không thực và lập lờ này cho âm mưu đen tối của chúng để bôi đen chân dung người chiến binh QLVNCH. Cách gọi bằng những cái tên tỏ vẻ giễu cợt như: “các Ông Hát Ô, các Ông Ếch Ô” là xúc phạm đến danh dự của tập thể người tù chính trị, người lính VNCH.

Băng đảng Việt Cộng không bao giờ nhìn nhận rằng những người đã bị chúng giam cầm phi pháp là tù nhân chính trị và chúng luôn luôn tuyên bố rằng những người này là tội phạm chiến tranh vì đã cầm súng chiến đấu chống lại chúng, và chúng thả những người này ra và để họ đi định cư tại ngoại quốc là vì lý do nhân đạo chứ không phải vì lý do chính trị. Do đó, Việt Cộng và tay sai có thể tuyên truyền lếu láo rằng đảng của chúng đã tổ chức cả một chiến dịch nhân đạo (H.O., Humanitarian Operation)) để cho những người tù chính trị và gia đình họ đi định cư tại ngoại quốc. Nhưng thực tế và lịch sử đã chứng minh rằng Việt Cộng là một lũ vô nhân tính làm sao chúng có nhân ái để làm chuyện nhân đạo.

Trước đây vài năm, một tờ nhật báo tại San Jose đã đăng một loạt bài phỏng vấn với tựa đề “Cuộc Chiến Nhìn Từ Hai Phía”, trong đó có bài phỏng vấn tên Tổng Lãnh Sự Việt Cộng Nguyễn Xuân Phong tại San Francisco. Tên cộng sản này đã lợi dụng cuộc phỏng vấn để mạt sát các anh em cựu tù chính trị là vô ơn đối với đảng và nhà nước của y. Cũng tờ báo này đã xấc xược gọi Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California là Hội Tù với ý đồ bôi đen chân dung người tù chính trị Việt Nam.

Sự kiện hàng trăm ngàn người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ là một sự kiện chính trị mang dấu ấn lịch sử. Sử dụng những cái nguỵ danh như “Hát Ô hay Ếch Ô” khi nói hay viết là thái độ cợt nhả đối với một sự kiện lịch sử. Để bảo vệ danh dự và chỗ đứng trong lịch sử của tập thể hàng trăm ngàn người tù chính trị, những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương Miền Nam thân yêu suốt 20 năm, phải loại bỏ cái ngụy danh “Chương Trình H.O.” và thay bằng cái chính danh là  “Chương Trình Tái Định Cư Những Cựu Tù Nhân Chính Trị”. Đây là một chương trình do chính phủ Hoa Kỳ hoạch định và thực hiện với sự hỗ trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc để trả một món nợ quốc gia của Hoa Kỳ đối với đồng minh của họ trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và Việt Nam.

Viết để đánh dấu 20 năm một sự kiện lịch sử là điều rất nên làm. Nhưng chính danh là điều quan trọng để hậu thế biết và hiểu đúng sự thật lịch sử. Dùng cái nguỵ danh H.O. - một ám số của Việt Cộng - đã bị lộng giả thành chân để xuyên tạc một sự thật lịch sử là có tội đối với lịch sử.



Đỗ Ngọc Uyển

(Khoá 4 Thủ Đức)

Tháng 4 năm 2010

Morgan Hill, California        



Virus-free. www.avast.com

__._,_.___


Posted by: Gia Cat 

THƯ MỜI THAM DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM LẦN THỨ 55

$
0
0

Ông Ngô Đình Nhu dự lễ khánh thành ấp chiến lược ở Củ Chi




Ngo Dinh Diem






Tháng 12 năm 1960 , Cng Sn Bc Vit cho thành lp Mt Trn Gii Phóng MN   ..  Vit Cng áp dng chiến thut Du Kích Chiến , ly nông thôn bao vây thành th, dùng súng đn mã tu st máu giết dân làng vàáp lc hăm do buc dân làng phi theo CS.


  Đ chng li  CS  và Vit Cng MTGP , chính quyn TT NgôĐình Dim cho xây đp kiên c các Chiến LuP CHIN LƯỢC . Tng cng có khong 16,000 ( mười sáu ngàn)  ACL  , bo v an toàn các người dân trong nông thôn .

  Dân trong làng an tâm sáng ra rung cy, chiu v nhà ng.  Các chòi canh hai đu nhân dân có súng canh gác , loa chiêng , đèn sáng choang bo v người dân và chng du kích Vit Cng vô cùng hu hiu .


      H Chí Minh và VC điên đu đành bó tay..







Ấp Chiến Lược

của thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa


Hàn Giang Trần Lệ Tuyền




Khi nói đến Ấp Chiến Lược, thì chỉ những người đã từng sống ở trong các vòng đai của Ấp Chiến Lược vào thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa;NHƯNG, phải có một lương tâm trong sáng, một tấm lòng chân thành, thì họ mới viết lại những gì mà họ đã chứng kiến một cách trung thực.


Vậy, để lớp trẻ sau này, còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng; bởi vậy, nên người viết xin phép tác giả Nguyễn Đức Cung để được trích đoạn trong bài:



Xây dựng ấp chiến lược



Bộ sưu tập tem Ấp Chiến Lược phát hành ngày 26/10/1962




"Từ Ấp Chiến Lược đến biến cố Tết Mậu Thân, những hệ lụy trong chiến tranh Việt Nam" như sau:


1.2. Khu trù mật và Ấp chiến lược..


Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Cộng hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong Chính Sách An Dân của mình.


Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875, 478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.


Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể, hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là hệ thống khu trù mật và ấp chiến lược được tổ chức và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức Khu trù mật và Ấp chiến lược là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh. Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tỉnh Man Tiểu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:


"Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở cơ Tỉnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thứ án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thử sức dân." [9]


Thành phố đổ nát


Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Cộng Hòa đã được khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược, nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào Nam, và sau đó, để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền Nam.


Trong cuốn sách Chính sách cải cách ruộng đất Việt-Nam (1954-1994), tác giả Lâm Thanh Liêm đã viết về Khu trù mật như sau: "Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống vì ở trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:


* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).


* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một Bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).


Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).


* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.


* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.


* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v....)


Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.


Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh."


Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản".


Và kế đến, người viết cũng xin phép tác giảTrần An Phương Nam: Gia đìnhCB/XDNTBắc Cali, để cũng đượctrích đoạn trong bài:


"Từ quốc sách Ấp Chiến Lược đến chương trình Xây dựng Nông Thôn"như sau:


"Khi thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam" (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là “lấy nông thôn bao vây thành thị” nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như trận địa chiến hay vận động chiến v.v...


Nắm vững được sách lược của địch. Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt. Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.  


Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả, công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!"


Trên đây, là những trích đoạn đã viết về Ấp Chiến Lược, của hai vị tác giả Nguyễn Đức Cung và Trần An Phương Nam; riêng người viết bài này, trước đây, cũng đã có viết qua bài: Những Mùa Xuân Qua có một đoạn về Ấp Chiến Lược như sau:






Mô hình của một Ấp Chiến Lược:


 Tại quê tôi, ấp chiến luợc là những vòng đai có hai vòng rào gai rừng, ở giữa hai vòng rào là những giao thông hào sâu quá đầu nguời, rộng hơn hai mét, do dân làng cùng nhau đào, dưới lòng giao thông hào có cắm chông làm bằng những gốc tre già đã được vót nhọn, sắc, có ba cạnh. Còn vòng rào là những tấm  gai cứng nhọn, có bề rộng hai mét, bề cao hơn hai mét được ghép lại. Chúng tôi xin nhắc rằng: Vì để bảo vệ tánh mạng và tài sản của chính gia đình của mình nên mọi người dân quê đều hưởng ứng, họ rất vui vẻ với công việc này. Đặc biệt là lớp thanh niên, với những nụ cười, tiếng hát với nhau trong lúc cùng nhau thực hiện Ấp Chiến Luợc. Ngoài ra, dân lành còn dùng những chiếc thùng thiếc, loại thùng đựng dầu hỏa, hoặc thùng gánh nước đã bị hỏng, đem đục lỗ, cột dây thừng nhỏ đuợc tết bằng những sợi mây rừng; ban đêm sau 20 giờ Chiến Sĩ Dân Vệ đóng cổng ấp lại, rồi họ đem giăng dọc theo bờ rào Ấp Chiến Luợc và các lối đi  ở bìa vuờn, để ngăn bước chân của Việt cộng nằm vùng ban đêm thường lẻn xuống giết hại dân lành và cuớp gạo, muối của dân mang lên rừng để sống. Bọn trẻ như chúng tôi thì khoái đi giăng thùng lắm, chúng tôi đòi Chiến Sĩ Dân Vệ phải cho chúng tôi đi theo, giăng thùng xong chúng tôi còn trông cho có ai đó, hoặc con vật gì nó vướng dây để được đánh mõ còn nếu được "la làng" thì càng thích hơn nữa.


Tôi vẫn nhớ mãi về những năm tháng ấy thật vui, tôi nhớ dân quê tôi còn "phát minh" ra phong trào đánh mõ và la làng. Ngoài các trạm gác đêm của cá Chiến Sĩ Dân Vệ, thì nhà nào cũng sắm ra nhiều chiếc mõ tre; mỗi khi có tiếng thùng đổ thì mọi nguời đánh mõ ba hồi một dùi; nghĩa là đánh ba hồi dài, sau đó đánh một tiếng, còn nếu thấy có bóng dáng nguời xuầt hiện thì đánh mõ hồi một; nghĩa là đánh một hồi rất gấp, rồi kèm theo chỉ một tiếng. Lúc đó mọi nguời không ai đuợc đi lại phải chờ cho các Chiến Sĩ Dân Vệ kiểm tra xem tại sao thùng đổ, nếu là  Việt cộng nằm vùng xuất hiện, thì các Chiến Sĩ Dân Vệ sẽ tri hô và mọi nguời  đồng thanh la làng: “Cộng sản bớ làng, cộng sản bớ làng”; sau đó, dân làng tay cầm chiếc gậy có sợi dây thừng cuộn ở phía trên, tay cầm đuốc sáng trưng để vây bắt Việt cộng. Chính vì thế, mà tôi nhớ người dân đã bắt đuợc bốn cán bộ VC nằm vùng, nhưng tôi chỉ nhớ tên hai nguời là Duơng Đình Tú và Đỗ Luyện, cả hai đuợc đưa ra tòa sau đó họ ra Côn Đảo, đến khi trao trả tù binh họ chọn con đuờng ra Bắc. Còn nếu do một con chó thì họ sẽ la to: "Bà con ơi! chó vuớng thùng, đừng đánh nữa", thì dân làng họ mới thôi đánh mõ.


Một kỷ niệm mà không phải riêng tôi, mà có lẽ còn hai "nạn nhân" trong cuộc chắc chắn khó quên: Ấy là vào một đêm có đôi tình nhân đã hẹn hò nhau ở bìa vuờn, chắc họ đã ra đó lúc chưa giăng thùng, nên đến khuya khi họ quay về nhà, chẳng may họ đã vuớng phải dây và thùng thi nhau đổ, khi các anh Dân Vệ kiểm tra thì có bóng hai nguời họ hô: “Đứng im”; lúc ấy có tiếng cả hai  xưng tên và nói: "Tụi em đây, xin các anh đừng bắn". Nhưng lúc ấy, dân làng  đã đèn đuốc sẵn sàng, hai nguời mắc cỡ quá nên đứng im không dám nhúc nhích trông rất tội nghiệp. Sau đó, đôi tình nhân ấy không hiểu tại sao họ lại chia tay. Bây giờ hai nguời đều có gia đình riêng, ở cùng làng đã có cháu nội, ngoại.  Cô gái vuớng thùng năm xưa hiện nay lại là chị chồng của em gái tôi.


Tôi vẫn nhớ hoài những đêm vui kỷ niệm; ngày ấy, đêm nào bọn trẻ con trong làng cũng trông mong cho có ai đó, hay con chó, con  mèo vuớng thùng để đuợc đánh mõ, vì cả làng đều đánh mõ hòa với tiếng trống ở các trụ sở thôn làng, nghe thật vui tai, chúng tôi đứa nào cũng thích, cũng đòi cha mẹ sắm cho những chiếc mõ thật tốt, kêu thật to. Chúng tôi thích đánh mõ, đánh dai lắm, cho đến khi các Chiến Sĩ Dân Vệ đã la to lên: "Chó vuớng thùng, bà con ơi đừng đánh mõ nữa" các anh cứ la, còn chúng tôi thì vẫn cố đánh thêm mấy hồi nữa, vì mấy khi thùng đổ để đuợc đánh mõ đâu.


Hậu quả của việc phá bỏ Ấp Chiến Lược:


Mùa xuân năm 1964, Quê hương tôi không còn thanh bình nữa; bởi lúc ấy, Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Ấp chiến lược bị phá bỏ, vì như mọi người đều biết, từ thưở xa xưa tổ tiên chúng ta ở thôn quê quanh vườn người ta thường trồng tre, gai làm bờ rào, còn nhà thì có bờ dậu có cửa ngõ, làng thì có cổng làng, mục đích để phòng gian, như bài thơ "Cổng Làng" của Thi sĩ Bàng Bá Lân đã viết:


"Chiều hôm đón mát cổng làng

Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi

Đồng quê vờn lượn chân Trời

Đường quê quanh quất bao người về thôn

Ráng hồng lơ lững mây son

Mặt trời thức giấc véo von chim chào

Cổng Làng rộng mở ồn ào

Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"


 Như vậy, từ thưở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã từng xây dựng Làng, có Cổng Làng mà mỗi đêm thường được đóng, để bảo vệ dân làng, và mỗi ngày khi: "Mặt Trời thức giấc véo von chim chào" thì "Cổng làng rộng mở ồn ào"để cho những "Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"; huống thay là trong thời chiến tranh, lúc cái "Mặt trận giải phóng miền Nam" do cộng sản Hà Nội cho ra đời, thì những kẻ vì ngu xuẩn hay cố tình kia lại ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược, là phá bỏ mọi trở ngại, khó khăn để cho Việt cộng đánh chiếm các làng thôn một cách dễ dàng.


 Tôi đã chứng kiến những ngày Xuân  1964, đầy khói lửa, hoang tàn, từng đoàn người bồng bế, hoặc gánh con thơ chạy trốn, dân quê tôi họ đã biết rất rõ về cái gọi là “Giải phóng miền Nam “ vì cũng những người trong làng trước kia họ biết rõ là đảng viên cộng sản, sau đó họ biệt tích, rồi một ngày họ bỗng dưng từ trên núi trở về lại tự xưng là "Giải phóng miền Nam", nên dân quê tôi đã phân biệt Quốc, Cộng là hể ở trên núi xuống là cộng sản, chúng nói gì họ cũng không nghe, thấy bóng dáng cộng sản đâu là họ đều cõng - gánh con thơ tìm đường chạy trốn.


Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn, vì xã nào cũng mất một vài thôn; riêng xã Phước Thạnh, tức làng Thạnh Bình-Tiên Giang Thượng, gốm có 7 thôn, nhưng Việt cộng đã đánh chiếm mất 6 thôn, chỉ còn 1 thôn Đại Trung, nằm bên bờ Tiên Giang Hạ.


Và với những gì tôi đã viết trước đây, là hồi ức của một thời thơ ấu không hề biết thêu dệt; nghĩa là viết một cách vô cùng trung thực, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó, chứ không phải là văn chương.


Vì vậy, một lần nữa, người viết muốn lập lại là chỉ mong ước để cho lớp trẻ sau này còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng.



Pháp quốc, 20/10/2011


Hàn Giang Trần Lệ Tuyền 

----------------------------------------------------------




Ông Ngô Đình Nhu dự lễ khánh thành ấp chiến lược ở Củ Chi


 

The Big Picture: The Hidden War in Vietnam


From remote and hazardous locales in South Vietnam comes this documentary report on what the United States Army, Air Force, and Navy are doing to contain the spread of Communism. The Big Picture camera crews on location in South Vietnam show the military operations of our Special Forces units--how they live--how they operate--and what they are doing to help the Vietnamese. The host-narrator of this issue is television and motion picture star Mr. James Arness.


nam64 wrote on Oct 22, '11

The Hidden War in Vietnam: 1960s Color U.S. Military Documentary

DVD: http://www.amazon.com/gp/product/B0018C8KZG?ie=UTF8&tag=doc06-20&link... Watch the full film:http://thefilmarchived.blogspot.com/2010/11/big-picture-hidden-war-in-vietnam...

When John F. Kennedy won the 1960 U.S. presidential election, one major issue Kennedy raised was whether the Soviet space and missile programs had surpassed those of the United States. As Kennedy took over, despite warnings from Eisenhower about Laos and Vietnam, Europe and Latin America "loomed larger than Asia on his sights." In his inaugural address, Kennedy made the ambitious pledge to "pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe, in order to assure the survival and success of liberty."

In June 1961, John F. Kennedy bitterly disagreed with Soviet premier Nikita Khrushchev when they met in Vienna over key U.S.-Soviet issues. The legacy of the Korean War created the idea of a limited war.

Although Kennedy stressed long-range missile parity with the Soviets, he was also interested in using special forces for counterinsurgency warfare in Third World countries threatened by communist insurgencies. Although they were originally intended for use behind front lines after a conventional invasion of Europe, Kennedy believed that the guerrilla tactics employed by special forces such as the Green Berets would be effective in a "brush fire" war in Vietnam.

The Kennedy administration remained essentially committed to the Cold War foreign policy inherited from the Truman and Eisenhower administrations. In 1961, the USA had 50,000 troops based in Korea, and Kennedy faced a three-part crisis—the failure of the Bay of Pigs Invasion, the construction of the Berlin Wall, and a negotiated settlement between the pro-Western government of Laos and the Pathet Lao communist movement These made Kennedy believe that another failure on the part of the United States to gain control and stop communist expansion would fatally damage U.S. credibility with its allies and his own reputation. Kennedy determined to "draw a line in the sand" and prevent a communist victory in Vietnam, saying, "Now we have a problem making our power credible and Vietnam looks like the place", to James Reston of The New York Times immediately after meeting Khrushchev in Vienna.

In May 1961, Vice President Lyndon B. Johnson visited Saigon and enthusiastically declared Diem the "Winston Churchill of Asia." Asked why he had made the comment, Johnson replied, "Diem's the only boy we got out there." Johnson assured Diem of more aid in molding a fighting force that could resist the communists.

Kennedy's policy toward South Vietnam rested on the assumption that Diem and his forces must ultimately defeat the guerrillas on their own. He was against the deployment of American combat troops and observed that "to introduce U.S. forces in large numbers there today, while it might have an initially favorable military impact, would almost certainly lead to adverse political and, in the long run, adverse military consequences."

The quality of the South Vietnamese military, however, remained poor. Bad leadership, corruption, and political promotions all played a part in emasculating the ARVN. The frequency of guerrilla attacks rose as the insurgency gathered steam. While Hanoi's support for the NLF played a role, South Vietnamese governmental incompetence was at the core of the crisis.

Kennedy advisers Maxwell Taylor and Walt Rostow recommended that U.S. troops be sent to South Vietnam disguised as flood relief workers. Kennedy rejected the idea but increased military assistance yet again. In April 1962, John Kenneth Galbraith warned Kennedy of the "danger we shall replace the French as a colonial force in the area and bleed as the French did." By 1963, there were 16,000 American military personnel in South Vietnam, up from Eisenhower's 900 advisors..

The Strategic Hamlet Program had been initiated in 1961. This joint U.S.-South Vietnamese program attempted to resettle the rural population into fortified camps. The aim was to isolate the population from the insurgents, provide education and health care, and strengthen the government's hold over the countryside. The Strategic Hamlets, however, were quickly infiltrated by the guerrillas. The peasants resented being uprooted from their ancestral villages. In part, this was because Colonel Pham Ngoc Thao, a Diem favourite who was instrumental in running the program, was in fact a communist agent who used his Catholicism to gain influential posts and damage the ROV from the inside..

The government refused to undertake land reform, which left farmers paying high rents to a few wealthy landlords. Corruption dogged the program and intensified opposition.




Tin Tức - Bình Luận     Vinh Danh QLVNCH    Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính









__._,_.___


Posted by: mai dao 

Vài nét về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

$
0
0

Một mặt trận hai kẻ thù

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.



 LÊ CHÂU LỘC: VÀI NÉT VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Image result for TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Vài nét về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


* Về thói quen.

-Tổng Thống có lối sống đơn giản của người độc thân, kê một giường ngủ ngay cạnh văn phòng, và Tổng Thống thường ngủ tại đó. Sáng sáng Tổng Thống tham dự thánh lễ.


* Về tiền bạc.

-Tiền lương hàng tháng của Tổng Thống thì ông Võ Văn Hải, Bí thư đặc biệt của Tổng Thống lĩnh tiền và giữ. Tiền này thường được chi dùng cho các dịch vụ như trả tiền cơm cho Tổng thống, bà bếp đi chợ nấu ăn cho Tổng Thống và các nhân viên như: Ô Hải, các SQ tùy viên có mặt, v.v., thêm 50 đồng/ngày, và là tiền ủy lạo mỗi khi đi công cán, tặng cho binh sĩ, đơn vị và dân nghèo.


* Về ăn uống

Thực đơn của bữa điểm tâm thường là cháo trắng, hột vịt muối hay cá kho và dưa món. Bữa trưa cũng chỉ là vài cái bắp luộc với tô nước trà bự rót nước nổi bọt, xong nghỉ ngơi độ nửa giờ. Buổi tối bữa ăn nhiều chuẩn bị hơn, cố nhiên là món miền Trung, họ hàng ở Huế vẫn thường gửi đồ ăn vào cho Tổng Thống như cá kho, … Bữa ăn tối nếu có người trong gia đình như các bà chị, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục thì không khí vui vẻ hơn.

Hôm nào buổi tối có dạ tiệc thết khách thì cố nhiên phải chuẩn bị thực đơn tương xứng, tuy nhiên vẫn có thức ăn thanh đạm riêng dành cho Tổng Thống được mang thêm ra.


* Trang phục.

-Quần áo của Tổng Thống do tiệm may Chya đường Lê Thánh Tôn phụ trách và cung cấp, hàng ngày Ông Ẩn lo quần áo. Không có khách thì mặc khăn đống áo dài. Nếu có khách thì Ông Ẩn nhắc và chuẩn bị cho Tổng Thống.


* Công việc.

Mỗi sáng Tổng Thống nghe Sĩ quan Tùy viên trình đọc thời khóa biểu trong ngày. Bác sĩ Bùi Kiện Tín thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Tổng Thống.

Công việc thì do Ông Võ Văn Hải hay Ông Trần Sử trình, hay nếu quan trọng hơn thì chính Ông Phó Đổng lý Đoàn Thêm hay Ông Đổng lý Quách Tòng Đức, hay đích thân các Ông Bộ trưởng trình bầy. Tình hình Quân sự trong đêm là phần của Tham Mưu Biệt bộ.


*Vi hành.

Tổng Thống thường hay ra lệnh đột ngột đi thăm dân cho biết sự tình, đến các chợ, chùa, nhà thờ xóm đạo để tự tìm hiểu tình hình. Có những chuyến thăm Đô Thành mà không có Đô Trưởng tháp tùng.

Một lần năm 1962 sau cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai Tổng Thống thức dậy lúc 5 giờ sáng, gọi Anh Lê Châu Lộc và tỏ ý muốn đến thăm Chùa Ấn Quang để cám ơn quí vị trụ trì đã tham dự cuộc bầu cử vừa qua. Tổng Thống muốn cuộc đi thăm này “không chính thức, tự nhiên, 

đơn giản, và thân mật”.

Tổng Thống muốn đi sớm để tránh nạn kẹt xe cho Đô Thành. Tổng Thống chỉ thị cho Lộc “Anh lái xe, một xe theo sau là đủ rồi”. Cố nhiên vì an ninh cho Tổng Thống, Đại úy Lộc phải chuẩn bị đầy đủ để bảo đảm an toàn cho Tổng Thống.

Đoàn xe đến chùa có xe Cảnh sát Đô Thành đi đầu không đèn chớp, không còi hụ, tiếp theo là xe Tổng Thống, có Tham Mưu Biệt Bộ và Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc, sau cùng là xe hộ tống. 

Đến Chùa thì thấy các thầy đã xếp hàng nghênh đón hai bên từ cổng vào.

Tổng Thống ngạc nhiên về sự tiếp đón này và vào trước cửa thiền viện ngỏ lời cám ơn, thăm hỏi các tăng ni hiện diện.

Tổng Thống quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ của đạo, muốn hệ thống hóa thành một tổ chức qui củ, phát triển hữu hiệu. Nhân dịp, hòa thượng Thích Quảng Liên đến chào Tổng Thống và cám ơn vì đã được Tổng Thống đặc biệt gửi đi học Tiến Sĩ Giáo dục tại Michigan State University. (Thượng tọa sau này làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề tại Cầu Ông Lãnh Sài Gòn). 

Một hòa thượng khác nói với Tổng Thống: ”Chúng tôi buồn Tổng Thống!.

Tổng Thống quay lại hỏi:"Chuyện chi mà buồn”.

Hòa thượng nói: Tổng Thống có tin vui mà không chia sẻ cho mọi người, chúng tôi còn biết năm 1959 Tổng Thống đã dành tiền thưởng 10.000.00 của Tổng Thống khi đoạt giải Massasay làm qùa tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tổng Thống chậm rãi giải thích: ”Ừ, tôi đâu có dùng tiền nên biếu Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng vào việc cần”.

Có những việc Tổng Thống đã làm trong kín nhiệm, chính Tổng Thống muốn như vậy.

Thế có bao giờ Tổng Thống tỏ ra không bằng lòng không ?.

Có chứ giận dữ là đàng khác. Hôm đó Tổng Thống đi kinh lý tỉnh Kiến Tường, khi đáp xuống phi trường thì đã có dân chúng đứng chờ đón Tổng Thống, nhưng vì thấy chung quanh toàn lá cờ Công Giáo La Mã, Tổng Thống lệnh không xuống quay trở về Sài Gòn. Tổng thống giận cầm cây cane dộ̣ng xuống sàn máy bay rầm rầm và nói: ”Đây đâu có phải Vatican?”. 

Tuy nhiên chỉ ít phút sau, Ông Tỉnh Trưởng nhận lỗi vì không kiểm soát nên sự việc đã xẩy ra, 15 phút sau các lá cờ Công giáo La Mã được thay thế bằng lá cờ quốc gia, cũng như biết dân chúng đã đứng chờ đón Tổng Thống từ sáng sớm nên Tổng Thống đã hết giận và xuống máy bay.


(trích lời kể của pháo thủ Lê châu Lộc - sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm từ 1959 cho đến khi chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, 1.11.1963) (Đô Thành Sài Gòn) 

Nguồn : Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và cách mạng

Ảnh: Ngô Đình Diệm trong chuyến công du Úc Đại Lợi 1957




__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

Đâu là sự thật vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế đêm 8.5.1963?

$
0
0



Kính chuyển

Kính mời quý vị nghe đài Hoa Kỳ đọc thư Góp Ý với thầy Thích Quảng Ba và Thích Bổn Điền thuộc Giáo Hội PG Hải Ngoại, qua Youtu.be dưới đây, để thấy hành động cố chấp đầy hận thù của những kẻ tu hành thiếu đạo hạnh và vắng bóng Từ Bi-Trí Tuệ đối với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người sáng lập nền Đệ I Cộng Hòa, đã đem lại cho toàn dân miền Nam VN một cuộc sống ấm no hạnh phúc trong cảnh an bình và thịnh trị suốt 9 năm liền, nhưng đã bị thảm sát một cách oan uổn và chết trong tức tưởi bởi một số Tướng Tá tạo phản vì tham tiền và cam tâm làm tai sai cho CIA Mỹ, đại diện là Tướng Dương Văn Minh, cách đây hơn nửa thế kỷ, thế mà lòng hận thù, cố chấp, nhỏ nhen và vô cớ vẫn chưa nguôi trong lòng của thầy Thích Quảng Ba và Thích Bổn Điền dù đã tu học Phật Pháp trên 50 năm và chứng nghiệm đến 250 giới luật của Phật Giáo vô cùng nghiêm khắc, vì đã quên lời Phật dạy!: “Con không nên lấy gươm giáo trả lời gươm giáo, con hãy lấy Từ bi tưới lên hận thù!” Khi Đức Phật Thích Ca nằm nghỉ trưa trong rừng già, sau khi thuyết Pháp đã bị kẻ gian định sát hại Ngài, nhưng vì thấy vẻ uy nghi oai phong của Ngài, nên kẻ gian run tay làm rớt con dao và Đức Phật tỉnh dậy đã dùng lòng Từ Bi tha thứ tội lỗi và thuyết giảng Phật Pháp, sau đó kẻ gian biết ăn năn hối cải và xin Quy Y Phật để trở thành người hiền lương và dạy các đệ tử của Ngài như trên! Hành động của thầy Quảng Ba và Bổn Điền làm cho chúng tôi là những Phật tử chân chính vô cùng xấu hổ, vì các Thầy thiếu đạo hạnh của người tu hành chánh đạo, chẳng khác gì kẻ pham phu tục tử, không xứng đáng với chức danh Sứ Giả của Đức Như Lai mà chúng tôi hằng kính trọng!

Kế đến, kính mời quý vị đọc tiếp bài: “Đâu là sự thật vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế  đêm 8.5.1963?” Đây là tài liệu lịch sử vô cùng hiếm hoi vì ít người chứng kiến hay có người biết nhưng không dám tiết lộ vì sợ vạ lây! Để thấy ai đàn áp ai? Ai là đạo diễn đã tổ chức và sắp xếp cho các em Phật tử đứng một bên bải cỏ lớn, để chúng nhận lãnh những cái chết đau thương!?  Ai chính là thủ phạm vụ sát hại 9 trẻ em vô tội tại đài Phát Thanh Huế, trong đó có 8 Phật tử?  Ai vu khống ai? Tại sao thầy Thích Trí Quang là nhân chứng lịch sử của vụ án đảm máu tại Đài Phát Thanh Huế, mà nhiều lần Thầy đã từ chối không xuất hiện trước Tòa Án Công Lý tại Sàigòn vào tháng 6 năm 1964, để làm chứng? Mà thầy Trí Quang chỉ trả lời phỏng vấn của báo chí hoàn toàn sai sự thật, sau lưng Tòa Án Công Lý! Tại sao thầy Thích Trí Quang lại sợ Công Lý!? Bi Trí Dũng, Vô Úy của thầy Trí Quang để đâu?

Chân thành đa tạ.

     Phan Văn Phước.

Pháp Danh: Chơn Quả.

 Riêng Thượng Tọa Thích Quảng Ba và Thích Bổn Điền vì tu học nhiều quá 250 giới luật và lâu quá trên 50 năm, nên chỉ biết chăm lo nuôi dưỡng lòng hận thù vô cớ và  tổ chức cơm chay gây quỹ, lập nhiều đầu Hụi Nghĩa, xây chùa to, Phật lớn, đi xe xịn, có đệ tử nam nữ hầu hạ, sống đời sung sướng hạnh phúc không lao động chỉ nhờ vào bá tánh! Nên đã quên hết lời Phật dạy, nói và làm trái với Giáo Lý nhà Phật, làm cho chúng tôi là những Phật tử chân chính vô cùng xấu hổ vì các Thầy!


bvcbvvnvncvcbnvncvncvzbnvbncvbnzcvznbcvnzvcnbvcvbbvcvbncvxcxnvxxncvxbnvncnbcvbnvcbncvxnbbcvnvbnbcxbnxbncbnbcnbbvbnb



From: lien nguyen <>
Sent: Thursday, November 8, 2018 12:53 PM
To: phuoclienba <>
Subject: Watch "Giỗ Cố TT Ngô Đình Diệm 2018 Góp Ý Với Thày Thích Quảng Ba" on YouTube










                                 

                                                      Chân dung thầy Thích Trí Quang

            Người lãnh đạo  Phật tử và khối Phật Giáo Ấn Quang đấu tranh lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa

                                                 




     

                        Commando car  V100                                                                 Thiết vận xa M113



Đâu là sự thật vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế  đêm 8.5.1963?


     Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Đêm nay, mồng 8 tháng 5 năm 2018, vào lúc 10 giờ tối là giờ phút linh thiêng kỷ niệm 55 năm, 9 em trẻ thơ vô tội đã bị chết thảm trên sân cỏ lớn, bên trái của Đài Phát Thanh Huế (ĐPT), bởi một tiếng nổ kinh hoàng! Trong số đó, có một em không phải là Phật tử, số còn lại 8 em là Đồng niên, Đồng Nữ, Thiếu nữ Phật Tử:(1) Nguyễn Thị Ngọc Lan, 12 tuổi, (2) Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoa, 12 tuổi, (3) Đặng Văn Công 13 tuổi, (4) Dương Viết Đạt, 13 tuổi, (5) Nguyễn Thị Phúc, 15 tuổi, (6) Lê Thị Kim Anh, 17 tuổi, (7) Trần Thị Phước Tri, 17 tuổi, (8) Nguyễn Thị Yến, 20 tuổi. Tất cả 8 em đều được phong Thánh Tử Đạo!  Kể từ đêm hôm đó, những lời đồn đãi về cái gọi là “Vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” được quý Thầy Thích Trí Quang, quý Tăng Ni và đồng bào Phật Tử tại Huế và sau đó lan truyền khắp Miền Nam VN, hòa nhịp với các học giả trí thức của Việt Nam cũng như ngoại quốc gồm các Tiến sĩ, Bác sĩ, Giáo sư Đại học, mặc dầu họ không có mặt tại hiện trường ĐPT Huế,  nhưng tất cả đều phát biểu trên các đài phát thanh hay viết sách báo gần như sao y bản chánh về cái gọi là nói trên, với những lời lẽ thêm thắt đầy tình tiết ly kỳ, nhưng nhiều khi chính họ lại mâu thuẫn nhau và không có cơ sở! Tiếng nổ kinh hoàng đêm hôm đó là tiếng nổ định mệnh cho cả dân tộc Viêt Nam hay là phát súng lệnh đầu tiên để mở đầu cho cuộc đấu tranh của Phật Giáo do thầy Thích Trí Quang chủ xướng, với sự phụ họa của báo chí trong  và ngoài nước, đặc biệt là giới truyền thông thâm độc của Mỹ, ở bên kia bán cầu! Phối hợp cùng với một số Tướng lãnh bất tài, tranh giành địa vị, tham tiền, họ đã cam tâm làm tay sai cho CIA Mỹ với giá 3 triệu Đô La, để làm cuộc đảo chánh và giết hại Tổng Thống ND Diệm và Cố Vấn NĐ Nhu, vào ngày 01.11.1963! Sau khi chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa bị sụp đổ,  MNVN rơi vào thời kỳ vô cùng đen tối, một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng chưa từng có!  Hết cuộc đảo chánh nầy, đến chỉnh lý khác, chỉ trong hai năm có 3, 4 cuộc! Đất nước không có người tài giỏi để lãnh đạo! Và kéo theo là sự đổ quân của Quân Đội Mỹ vào MNVN trong trung tuần tháng 5 năm 1965, để CSVN có lý do kêu gọi toàn dân tham gia cuộc chiến “Chống Mỹ Cứu Nước!”đã tạo nên một cuộc chiến tranh xâm lăng MNVN vô cùng tàn khốc,  làm cho hơn 3 triệu thanh niên của hai Miền phải hy sinh một cách oan uổng, đó là chưa kể đến hằng triệu quân nhân của hai miền và đồng bào bị thương tật tàn phế và gây nên bao cảnh điều tàn tang thương cho đất nước và dân tộc cho đến ngày mất nước 30/04/75!

Năm nay, tôi 76 Tuổi Tây tức 77 tuổi Ta, tôi nghĩ thời gian còn lại trong cuộc đời không còn nhiều, nên tôi  phải nói lời Công Đạo như là một lời sám hối trước Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni để cho lòng mình được thanh thản trước khi về với Ông Bà. Đồng thời để nói lên một sự thật của lịch sử lâu nay bị hiểu lầm, mà tôi có dịp chứng kiến từ đầu cho đến cuối. Trong thời gian qua, bởi lòng thương Thầy, quý Đạo và vì bốn chữ Từ Bi Hỷ Xả mà tôi đã học qua Giáo Lý của Phật Pháp, đã làm cho tôi hèn nhát trong im lặng đứng nhìn hoặc nhiều khi cùng với gia đình, đồng tình tham gia vào các cuộc đấu tranh của Phật Giáo để đem lại cho Tổ Quốc,  Dân Tộc và Đạo Pháp biết bao hệ lụy như ngày hôm nay! Như chùa chiền, nhà thờ, Thánh thất bị triệt hạ, tượng Phật, tượng Chúa bị đập phá bể đầu, gãy tay và đem bỏ vào những nơi ô uế! Đất đai của chùa, nhà thờ, Thánh thất  bị chiếm đoạt, đất nước, biển đảo bị mất lần mất hồi vào tay Tàu Cộng, dân tình ta thán mọi nơi, mọi chốn! Riêng quý Thầy thuộc Khối Ấn Quang, như quý Thầy Thích Trí Quang, Thầy Huyền Quang, Thầy Quảng Độ và Thầy Quảng Liên ngày xưa thì tiền hô hậu ủng, kẻ đưa người đón, những quan chức từ trung ương đến địa phương, sau chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, thì cúi đầu cầu cạnh, quỵ lụy quý Thầy để xin xỏ chức vụ, quyền uy! Các phiên tòa xử những người liên hệ với chế độ cũ của TT NĐ DIệm như ông Ngô Đình Cẩn, Phan Quang Đông và Thiếu Tá Đặng Sĩ đều phải hỏi hay xin ý kiến của quý Thầy Thích Trí Quang!  Quý Thầy tự do đấu tranh, tự do xuống đường biểu tình, tự do đem bàn thờ Phật ra đường; Nhưng giờ đây, quý Thầy chỉ được đặc quyền “Tịnh Khẩu Tu Thiền , Biểu Tình Tại Gia hay xuống đường đấu tranh tại chùa!”Ôi thời oanh liệt nay còn đâu!  May mắn thay! thầy Thích Trí Quang tuy tuổi đã già, ngoài 90, nhưng Thầy vẫn còn khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn để viết Trí Quang Tự Truyện và đang an phận thủ thường với 4 chữ“Không Vẫn Hoàn Không!” để có thể nói lời công đạo, trong những ngày còn lại của cuộc đời, trước khi về với Chư Phật.

55 năm trôi qua, tôi vẫn canh cánh trong lòng một câu hỏi lớn: Nên nói hay đừng? Trước những lời lẽ mà người đời thường đồn đãi về “Vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” mà hầu hết không đúng với những điều mắt tôi thấy, tai tôi nghe. Câu hỏi nầy cứ làm tôi đắn đo, phân vân  mãi, chỉ vì tôi là một Phật Tử thuần hành và ngoan đạo qua nhiều đời: “Ông Bà Cố Ngoại của Tôi là Cụ Trần Kiêm Trình, người đã hiến đất trong vườn nhà để xây dựng Khuôn Hội Phật Giáo Kim An,  nay là Chùa Kim An to lớn. khang trang và đẹp đẽ tại xã Hương Long, Kim Long, Huế. Ngay phía sau lưng Chánh Điện Phật, quý Thầy đã dành riêng một gian phòng rộng để làm bàn thờ Ông Bà Cụ Cố của tôi, là người sáng lập chùa với bức ảnh chân dung 60X90 cm. Hằng năm đến ngày giỗ Ông Bà Cụ Cố  14 tháng giêng Âm lịch, quý Thầy cùng các thiện nam tín nữ và gia đình Phật Tử trì tụng kinh cầu siêu trước và sau ngày giỗ, đúng ngày chánh Giỗ vừa làm lễ Tưởng Niệm vừa làm lễ cầu Siêu. Về phía Ông bà Nội, Cha Mẹ và bản thân tôi đều Quy Y thọ Ngũ Giới với Pháp Danh Chơn Quả, dưới sự chủ trì của Hòa Thượng  Hải Đức Thích Phước Huệ, trụ trì chùa Hải Đức làng Bình An gần chùa Từ Đàm.(Attachement) Năm 1904 Ngài nhận chức trụ trì chùa Kim Quang làng An Cựu - Huế do bà Từ Minh, Hoàng Thái Hậu đời vua Thành Thái kiến lập, đồng thời là Pháp sư của đời Vua Thành Thái. Năm 1943 Ngài sáng lập Phật Học Viện Hải Đức - Nha Trang ngày nay. Hồi còn học sinh Trung Học, tôi học trường Bồ Đề Thành Nội Huế, tôi là đoàn viên Thiếu Niên của Gia Đình Phật Tử Khuôn Thành Nội Huế, gồm có các Huynh Trưởng Anh Kỳ, Anh Trung, Anh Ký,  Chị Thảo. v...v. Riêng tại TB/NSW Úc Châu, tôi là một trong số những người đầu tiên đóng góp tiền bạc, đứng ra gây quỹ để deposit, làm người bảo trợ, cầm thế nhà để vay tiền nhà Bank National mua căn nhà số 13 Windspear St Bankstown để lập chùa Trúc Lâm ngày nay. Về sau, Thầy Tâm Minh, Trụ Trì chùa đã thay lòng đổi dạ, giống như người phàm tục! Thầy Tâm Minh muốn chiếm đoạt chùa để làm của riêng để làm chủ căn nhà một mình! Vì quá thất vọng và muốn tâm hồn được yên tịnh để tâm trí lo làm ăn,, nên tôi đã ký giấy giao chùa cho Thầy Tâm Minh và rút lui khỏi chùa, trước sự chứng giám của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc trụ trì chùa Pháp Bảo NSW; Vì bây giờ, chùa Trúc Lâm đã có đông Phật Tử để đóng góp và trả tiền cho nhà Bank hằng tháng, nên không còn cần đến sự trợ giúp của tôi, là người bảo trợ như trước nữa! Tôi xin phép được nói qua thân thế Phật Giáo của gia đình và riêng bản thân tôi chỉ là một người Lính  trận hành quân và đóng đồn xa, chưa bao giờ được hưởng một ân Huệ nào của chế độ NĐ Diệm,  để tránh trường hợp hiểu lầm đáng tiếc như: "Công Giáo, Cần Lao, Hoài Ngô.v...v!” Vì mỗi khi nói đến vần đề Tôn Giáo vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là nói đến Phật Giáo, một tôn giáo có đến 80% đồng bào theo Đạo Phật?


   Bối cảnh chung quanh thành phố Huế trong mùa Phật Đản Sanh 2507


Trước khi đi thẳng vào điểm nóng “Vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” Tôi xin phép trình bày bối cảnh sinh hoạt của thành phố Huế trong Mùa Phật Đản Sanh ngày mồng 8 tháng 4 Phật Lịch 2507 tức là ngày 8 tháng 5 năm 1963. Trong Năm 1963, ngày lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày Mồng Tám tháng Tư Phật Lịch 2507, nhằm ngày 8 tháng 5 năm 1963; Sau khi chế độ NĐDiệm bị bức tử vào ngày 01.11. 1963, kể từ năm 1964 trở đi, Phật Giáo Ấn Quang của Thầy Thích Trí Quang đã dựa theo lịch Ấn Độ, nên đã lấy ngày Rằm Tháng Tư làm ngày Lễ Phật Đản.


Vi biết tôi là một quân nhân Phật Tử rất ngoan đạo, hằng đêm tôi trì tụng Kinh Phổ Môn và đọc Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú 7 lần, nên Trung Úy Nguyễn Duy Đệ Chỉ Huy Trưởng TTHL cho tôi 4 ngày phép để về Huế dự lễ Phật Đản. Lúc đó tôi là Thiếu Úy Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Dân Vệ Ngọc Hồ, là tiền đồn bảo vệ an ninh vòng đai phía tây thành phố Huế, cách khoảng 30 cây số theo đường chim bay. Sáng ngày 5 tháng 5 năm 1963, sau khi cho binh sĩ hành quân mở đường và bảo vệ an ninh lộ trình như mọi ngày, tôi nhận giấy phép và xe Jeep của Chỉ Huy Trưởng đưa  tôi về thành phố Huế. Trên đường xe chạy từ TTHL Ngọc Hồ, xuyên qua núi đồi, đồng ruộng, làng mạc rồi đến chợ Long Hồ, xã Hương Hồ, về đến Đền Văn Thánh rồi Chùa Thiên Mụ, qua làng Kim Long,  nhìn bên trái về hướng Cầu An Hòa, nhìn bên phải là cầu Bạch Hổ, nhìn thẳng trước mặt, hai bên là vườn ương cây của thành phố Huế và xa xa là Phú Văn Lâu, rồi bến Thương Bạc, rẽ trái vào cửa Thượng Tứ, xe chạy dọc theo đường Đinh Bộ Lĩnh và bây giờ là đường Đinh Tiên Hoàng, xe chạy hơn 1 cây số và xe dừng lại trước nhà hàng Lưu Khách số 36 –36 là nhà của tôi. 

Tên Lưu Khách là do nhạc sĩ Ngô Ganh là Thầy dạy nhạc của tôi, lúc còn học Tiểu Học, Thầy ở số nhà 34 đường Đinh Bộ Lĩnh sát vách nhà tôi,  cùng nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba Tỳ Bà ở gần cửa Thượng Tứ và Nhạc sĩ Văn Giảng ở trên Thượng Thành gần  Nhà Thương Nhỏ thường hay gặp nhau vừa soạn nhạc và hòa nhạc và một hôm họ đặt tên Lưu Kháchđể tặng cho Ba Má tôi vì nhà hàng đã có từ năm 1942 mà chưa có tên và giải thích “Nhà Hàng Lưu Khách là Khách lưu luyến Chủ về cách tiếp đãi và Chủ cũng lưu luyến Khách về nhân cách.” Theo lời Ba tôi kể lại, sau nầy, đến đời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhạc sĩ Ngô Ganh đã sửa họ trong giấy tờ là Ngô Đình Ganh, nhưng ngoài đời người ta vẫn gọi là Nhạc Sĩ Ngô Ganh, sau đó, thầy Ngô Ganh làm Giám Đốc đài Phát Thanh Huế. Sau một thời gian thầy Ngô Ganh đã mua nhà và dời nhà lên đường Hoà Bình gần Cào Đất.  Nhà tôi ở sau lưng Tòa Thượng Thẩm Huế, bên cạnh đường Đinh Công Tráng dẫn vào Cửa Hiển Nhơn của Đại Nội Huế,  trước mặt nhà là Vườn Hoa Ba Viên có cây cao bóng mát. Rất vui mừng và thành thật mà nói, trên đoạn đường dài, xe chạy trên 30 cây số, lòng tôi vô cùng rộn ràng hòa nhịp theo rừng cờ Quốc Gia và cờ Phật Giáo phất phới tung bay khắp mọi ngả đường, từ làng quê xa xôi, cho đến phố chợ. Khi xe chạy qua những dãy nhà dân, thì những lời ca tiếng nhạc lại vang vọng  trong gió “Ngày Mồng Tám Tháng Tư về đây, Ngày Trần Gian chào đón Đức Phật...hay Vui mừng gặp ngày nay Mồng Tám Tháng Tư..v...v.” làm tôi hồi tưởng mới ngày nào tôi còn là Thiếu niên của Gia đình Phật Tử khuôn Thành Nội Huế hay còn là học sinh Trường Bồ Đề, chúng tôi thường ca vang mãi bài Mừng Phật Đản như thế nầy mà không thấy mệt. Một niềm vui trong lòng chan hòa theo những gương mặt tươi cười rạng rỡ của mọi người mà tôi gặp trên đường, như đang đón mừng Phật Đản Sanh đem Ánh Đạo Vàng tỏa sáng khắp thế gian, đem an lạc đến với mọi người, trong tinh thần từ bi và hỷ xả, thế giới an bình!


Sau khi thay bộ đồ dân sự, người thấy nhẹ nhàng, tôi nhìn qua bên kia đường là vườn hoa Ba Viên, bên hông Phủ Tôn Nhơn là nhà thờ Nguyễn Phước Tộc, một lễ đài Phật Đản Sanh cao lớn được rất nhiều người đang ra sức xây dựng. Tôi băng qua đường và tiến về Lễ Đài Phật Đản. Đến nơi, tôi chào các Bác, các Chú, các anh đang vui vẻ hăng say trong mọi công việc như căng giây treo cờ chung quanh lễ đài và khắp các con đường và mọi cây cao trong công viên, dựng lều, chưng lễ vật, treo màn, bắt điện, gắn đèn chung quanh lễ đài và gần 3/4 vườn hoa Ba Viên, còn được gọi là vườn hoa Ba Bồn hay vườn hoa Thành  Nội, có hòn non bộ, có vòi phun nước, có cá gáy hóa rồng,  có ghế đá dọc theo các con  đường đi để ngồi hóng mát hay đọc sách, có bông hoa thơm ngát và cây ăn trái như xoài, dừa, nhãn và nhiều cây cao bóng mát quanh năm! Các Bác, các chú, các anh là những chủ nhân, các thợ hay học trò cùng nhau chung lưng góp sức xây dựng Lễ Đài Phật Đản như mọi năm. Gồm có Bác Quách Chắc, Bác Thoảng Trung sĩ Cảnh Sát, Chú Xuân thợ May, ông Thừa Phát Lại Nguyễn Mạnh Liên, Bác Phan văn Tháo, Phan văn Sung, hai anh em chủ garage sửa xe hơi, Bác Tôn Thất Sanh thân sinh của Thiếu Tá Tôn Thất Hiếu Hải Quân, bác Trần Sáng chủ xe đò thân sinh của bạn Trần Hiếu Lai, anh Trâu , anh Tể con Bà Trần Thị Truyện chủ xe đò, Bác Tôn Thất Chư thân sinh của Đại Úy Tôn Thất Na K.23VB. Bác Phẩm chủ sửa xe đạp, Bác Ái Tùng chủ quán cà phê Tùng, chú Lê Văn Lại chủ tiệm hớt tóc, GS Hồ Đình Chữ ......tóm lại, tất cả các bác, các chú, các anh em thợ và học trò học nghề dọc theo đường Đinh Bộ Lĩnh và giữa hai con đường Đinh Công Tráng và đường Nguyễn Chí Diểu hay đường Lục Bộ ngày xưa đều tham gia nhiệt tình đóng góp công của để xây dựng Lễ Đài Phật Đản vô cùng huy hoàng và cao lớn thứ hai của Thành Phố Huế, chỉ có thua sau Lễ Đài Phật Đản của chùa Từ Đàm mà thôi. Nghe Ba tôi kể lại là 2 tuần lễ trước, Bác Quách Chắc và Ba tôi có lên chùa Từ Đàm Mời Thầy Thích Trí Thủ về làm lễ Chứng Minh cho Lễ Phật Đản vào đêm Mồng 7 tháng Tư Phật Lịch 2507 và Thầy đã đồng ý. Trong thời gian nầy, tôi nghe thiên hạ đồn rằng “Chế độ Ngô Đình Diệm cấm treo cờ Phật Giáo” hay “Tòa Thánh Vatican đã phái người qua VN, đặc biệt là đến Huế để xem nếu cờ Phật Giáo ít hơn cờ Công Giáo thì sẽ phong cho Cha Ngô Đình Thục lên chức Hồng Y, đo đó TT NĐ DIệm đã cấm treo cờ Phật giáo, chúng ta phải đấu tranh!” “Tại sao Công Giáo được phép treo cờ mà Phật giáo lại bị cấm! phải đấu tranh!”đại loại  những lời tuyên truyền đồn đãi  là như thế....


Nhưng trên thực tế, chính mắt tôi thấy, chính tai tôi nghe. Bác Nguyễn Văn Bừa Quận trưởng Cảnh Sát Thành Nội, Huế, thường đến ăn uống tại nhà hàng của Ba tôi, có giải thích như sau: “Không có ai cấm treo cờ Phật Giáo, cũng không có ai triệt hạ cờ Phật giáo như lời thiên hạ đồn đãi. Chính quyền chỉ yêu cầu đồng bào Phật Tử nên treo cờ Phật Giáo nhỏ hơn cờ Quốc Gia với tỷ lệ 8/10. Nghĩa là Cờ của mọi Đạo Giáo phải nhỏ hơn cờ Quốc Gia. Cờ Quốc Gia treo bên phải từ ngoài nhìn vào và cờ Phật Giáo treo bên trái. Chỉ có vậy thôi.”  Bác Thoảng, Trung sĩ CS, ở nhà số 32 cùng đường cạnh nhà Ba Má tôi, cũng đến tận nhà nhắc nhở Ba tôi và các bà con quanh các xóm phường phải treo cờ cho đúng yêu cầu của Chính Phủ. Lời giải thích nầy cũng được nhắc đi nhắc lại qua đài phát thành Huế trong các giờ tin tức và Thông báo của Toà Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên. Trước những sự thật mà tôi biết được và những lời tuyên truyền đầy kích động hoàn toàn khác biệt do phía quý Thầy và đồng bào Phật Tử ngày càng lan truyền trong quần chúng, làm cho tôi nhiều đêm phải suy nghĩ: “Phải chăng  quý Thầy, các Tăng Ni  muốn tạo sự bất mãn trong lòng dân, hầu xách động một cuộc đấu tranh rộng khắp trong mọi tầng lớp của đồng bào Phật Tử tại Huế nói riêng và toàn quốc nói chung. Là một người quân nhân nên tôi rất hoang mang và lo lắng cho sự an ninh và trật tự xã hội trong thời gian sắp đến.


Về sau nầy, qua các tài liệu, báo chí, tôi mới được biết là “Lịnh Cấm Treo cờ Phật Giáo là có Thật!” Lịnh nầy có gởi ra Huế để thi hành, nhưng trước tình trạng đấu tranh cao độ của Phật Giáo quá căng thẳng, nên ông Tỉnh Trưởng Nguyễn văn Đẳng đã xin Trung Ương không áp dụng tại Huế trong mùa Phật Đản năm đó.Đến đây, tôi lại thầm trách chính quyền NĐ Diệm: “Nếu Thầy nào, Tăng Ni Phật Tử  nào, đồng bào Phật Tử nào vi phạm luật pháp thì áp dụng theo pháp luật; Cờ Phật Giáo nào có tội tình gì lại bị cấm treo trong Mùa Phật Đản, Thật là vô lý!” Hành động đấu tranh của Phật Giáo trong trường hợp nầy là chính đáng, nhưng các cuộc đấu tranh phải nằm trong phạm vi luật pháp ấn định để bảo vệ an ninh trật tự cho xứ sở và không gây trở ngại khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của đồng bào.

Sau đó, tôi lấy xe đi dạo phố Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Chợ Đông Ba, phố Bao Vinh, quận Hương Trà, lên Gia hội, về Bãi Dâu, chợ Nọ, quận Phú Vang, rồi qua cầu Tràng Tiền chạy dọc theo sông Hương từ ga Huế xuống đến Đạp Đá, chợ Cống, khu cơm Âm Phủ  thì hầu hết nhà dân, đâu đâu cũng có treo cờ Quốc gia và Phật Giáo đề huề; Ngoại trừ khu nhà dân ở vùng Phủ Cam và các công sở của chính quyền Tỉnh Thừa Thiên. Thành phố Huế có lẽ nhờ vậy mà tràn ngập trong một rừng cờ từ đầu làng đến cuối phố, khắp mọi nơi, đâu đâu cũng thấy cờ....cờ và cờ Phật Giáo tung bay...tung bay!  Tôi không thấy bất cứ nơi nào bị cấm treo cờ Phật Giáo và tôi cũng không thấy bất cứ nơi nào có Nhân Viên Cộng Lực đi đàn áp hay Cảnh Sát đi triệt  hạ cờ Phật Giáo. Tôi cũng không thấy Quý Thầy, quý Tăng Ni và Phật Tử bị Cảnh Sát đánh đập hay bắt bớ bỏ lên xe hay dẫn đi Trên đây là tất cả sự thật 100%, đúng theo nhãn quang của tôi là một Quân Nhân và cũng là Phật Tử ngoan đạo  với tinh thần Bi, Trí, Dũng đang sống và chứng kiến mọi điều, mọi nơi trong mùa Phật Đản Sanh năm đó, tại thành phố Huế.

Lòng tôi luôn tự nhủ thầm là trong Mùa Phật Đản Sanh năm nay 2507, hầu như lớn hơn mọi năm bởi rừng cờ Phật Giáo tung bay khắp mọi nơi, với những lời ca tiếng nhạc Phật Giáo vẫn vang rền trên mọi nẻo đường quê hương; Cùng nhiều Lễ đài Phật Đản Sanh được dựng lên cùng khắp thành phố Huế, to lớn có, vừa vừa cũng có và nho nhỏ trong khuôn viên của gia đình cũng có, từ thành phố cho đến các làng xã xa xôi. Tôi có cảm tưởng mùa Phật Đản năm nay có phần trang nghiêm, huy hoàng và hào hứng lan tỏa khắp mọi nơi và hơn mọi năm! Phải chăng vì ảnh hưởng tâm lý bị ức chế bởi những lời tuyên truyền: “Phật Giáo Bị Đàn Áp, Cấm Treo Cờ Phật Giáo hay Cờ Phật Giáo Bị Triệt Hạ”.v...v. nên mọi người lại càng chú tâm trang hoàng nhiệt tình và cẩn thận nhiều hơn. Đây là niềm hân hoan và tự hào bất tận đối với người Phật Tử ngoan đạo.


Đêm 5, đêm 6 tháng 5.1963 Lễ Đài Phật Đản tại vườn Hoa Ba Viên đông như ngày Hội. Đèn sáng như ban ngày, cờ xí, bong bóng tung bay khắp mọi nơi trong công viên, hòa theo tiếng nhạc lời ca Mừng Phật Đản, trẻ em nô đùa, người lớn hàn huyên tâm sự, khách thập phương tấp nập đến thưởng ngoạn, tạo thành một bức tranh của một Đêm Hội Lớn trong lòng mọi người đón mừmg Phật Đản Sanh. Đến đêm 7 tháng 5. 1963, là đêm lễ chính thức, chiều hôm đó, Bác Quách Chắc và Ba tôi thuê xe Hoa Kỳ hai đuôi cá màu đỏ trắng của ông Cháu, chủ xe ở đường Phan Bội Châu,  lên chùa Từ Đàm để rước thầy Thích Trí Thủ. Khi xe về đến Lễ Đài thì biết được thầy Trí Thủ bị mệt, không đi được nên cử thầy Thiện Siêu làm Chủ Lễ. Nghi thức buổi lễ và bài thuyết giảng kéo dài hơn 1.30’, Phật tử và quan khách tham dự trên 400-500 người vô cùng khích lệ. Trong khi Thầy Thiện Siêu cử hành lễ, thì đoàn Xe Hoa mừng Phật Đản với hằng chục chiếc được trang hoàng và bắt đèn đuốc rất đẹp mắt, cùng với đoàn người Phật Tử và các gia đình Phật Tử mặc đồng phục, xuất phát từ chùa Diệu Đế vào cửa Đông Ba, đi ngang qua nhà tôi và Lễ Đài Phật Đản, tại vườn hoa Ba Viên, rồi ra cửa Thượng Tứ và lên chùa Từ Đàm. Lễ tất, Thầy Thiện Siêu ngồi trò chuyện đời, chuyện đạo kéo dài đến 10.30’ tối, Bác Quách Chắc và Ba tôi phải đưa thầy Thiện Siêu về lại chùa, để sáng mai còn làm lễ Phật Đản chính thức tại chùa Từ Đàm.

  

                               Quang cảnh Đại Lễ Phật Đản Sanh Tại Chùa Từ Đàm


Từ tờ mờ sáng mồng 8 tháng 4 Phật Lịch 2057, đoàn học sinh của trường Trung Học Bồ Đề, đi hàng hai, ngay hàng thẳng lối, có quý vị giáo sư đi kèm để giữ an toàn và trật tự, kéo dài đi từ trường Bồ Đề ngang qua nhà tôi. Rồi lần lượt đồng bào Phật Tử kẻ đi bộ, người đi xe đạp, xe gắn máy.v..v. từ khắp các nẻo đường trong thành phố Huế lũ lượt theo nhau tiến về chùa Từ Đàm, nhiều xe phóng thanh với những bài ca mừng Phật Đản Sanh, có cắm cờ Phật Giáo chạy khắp các ngả đường như thôi thúc lòng người Phật Tử hãy mau cùng nhau hướng về Chùa Từ Đàm trong ngày hội lớn để Mừng Phật Đản Sanh.


Tại chùa Từ Đàm một lễ đài Phật Đản Sanh có khung hình Thái Tử Tất Đạt Đa với gương mặt khôi ngô tuấn tú, đượm nét từ bi, đang bước đi trên 7 đóa hoa sen, tay phải chỉ thiên, tay trái chỉ địa, rất cao và to lớn, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một buổi sáng đầy nắng đẹp. Trên bàn thờ được trang hoàng rất tươm tất với đầy đủ các lễ vật. Chung quanh chùa và trên các ngã đường hướng về chùa Từ Đàm tràn ngập cờ Phật Giáo với từng đoàn, từng đoàn Phật Tử và các gia đình Phật Tử trong những bộ đồng phục áo lam quần xanh đang quy tụ về tham dự Đại Lễ Phật Đản.


Buổi lễ chính thức bắt đầu khoảng 10 giờ sáng, Quý Thầy bắt đầu phần nghi lễ và nghi thức tụng niệm của Phật Giáo và cùng với  toàn thể Phật Tử dâng hương Cúng Phật, kế đến là phần phát thanh Thông Điệp của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ Nhất Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo VN. Thông điệp của Đức Tăng Thống tuy có lên án chế độ NĐ Diệm là bất công, đàn áp Phật Giáo, nhưng lời lẽ tương đối nhẹ nhàng đượm nét từ bi hỷ xã của một vị chân tu tuổi ngoài 70. Đến phần Thầy Thích Trí Quang đọc diễn văn mừng Phật Đản, nội dung bài diễn văn “Bốc Lửa” của Thầy Thích Trí Quang đã kết tội chế độ NĐ Diệm mọi điều thối nát, là chế độ gia đình trị, là Cần Lao Công Giáo đang ra sức đàn áp Phật Giáo Đồ, cụ thể như cấm treo cờ Phật Giáo, triệt hạ cờ Phật Giáo khắp mọi nơi để gúp cho Đức Cha NĐ Thục bào Huynh của TT NĐ Diệm được lên chức Hồng Y và với những lời lẽ rất kích động đồng bào Phật tử hãy đoàn kết đấu tranh để Phật Giáo không còn bị đàn áp như hôm nay và đại loại là như thế.Trước khi lễ chấm dứt, quý Thầy nhắc nhở đồng bào Phật Tử nhiều lần, đúng 7 giờ tối nay, nhớ đến Đài Phát Thanh Huế để nghe lại phóng sự Lễ Phật Đản sáng hôm nay và mời đồng bào Phật Tử vào chùa dùng cơm chay miễn phí. Trong lúc dùng cơm chay, tôi có trò chuyện với nhiều bạn học và đồng bào Phật Tử, tôi nhận thấy trong lòng mọi người như sôi sục một nỗi bất bình, căm tức, thù ghét cao độ chế độ NĐ Diệm gia đình trị, bất công, mong muốn phải thay đổi. Sau khi dùng cơm xong, tôi về nhà, trên đường về, tôi có linh cảm như có một điều gì đó bất ổn trong tương lai không xa!


      Đâu là sự thật về: “Vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế”


Theo lời quý Thầy dặn là 7 giờ tối phải có mặt tại đài Phát Thanh Huế, nên tôi cùng người bạn gái, cũng là một Phật Tử của Chùa Bà Gia Hội Huế,  hai chúng tôi đi bộ ra cửa Thượng Tứ, băng qua cầu Tràng Tiền, khi đến ngay trước đài Phát Thanh Huế, chúng tôi dừng lại và đứng trên chân cầu, cao hơn con đường nhỏ chạy vào ĐPT gần hai đầu người, hai chúng tôi dựa vào hành lang ciment của cầu và nhìn thẳng góc 90 độ vào Đài Phát Thanh Huế. Ở vị trí nầy, tôi có thể nhìn thấy tất cả mọi chiều, mọi hướng, không có gì cản trở. Khi chúng tôi đến nơi vào khoảng gần 8 giờ tối, tôi thấy ông Ngô Ganh mặc áo chemise trắng có thắt cà vạt, quần màu xám, (đây là màu áo quần muôn thuở của Thầy, kể từ khi Thầy Ngô Ganh còn đi dạy nhạc) đứng trên hành lang, mặt hướng về chúng tôi, lưng xây về cửa lớn của ĐPT. Thầy Thích Trí Quang mặc áo nâu sòng, đứng bên trái ông Ngô Ganh, thầy Mật Nguyện cũng mặc áo nâu sòng, đứng đối diện với thầy Trí Quang. Ông Ngô Ganh với thái độ khiêm tốn, hai tay cầm lấy nhau để ngang thắt lưng, không vung tay, lớn tiếng như hai Thầy Trí Quang và thầy Mật Nguyện đang trong cơn giận giữ vì đã hơn 8 giờ 30’ rồi mà không cho truyền thanh lại phóng sự hồi sáng nay tại Chùa Từ Đàm! Cuộc cãi vã cứ tiếp tục kéo dài như thế không có hồi kết thúc. Lợi dụng lúc các Thầy đang cãi nhau với ông Ngô Ganh, tôi đảo mắt nhìn chung quanh và ghi nhận như sau: Xe cộ và khách bộ hành đi xuống dốc cầu Tràng Tiền đụng đường Lê Lợi, quẹo phải lên Ga Huế, quẹo trái về khách Sạn Hương Giang, ngay tại bùng binh giữa đường Lê Lợi và chân cầu Tràng Tiền, có hai ông Cảnh Sát mặc sắc phục đang dẹp đường và giữ trật tự.Đi thẳng, băng qua đường Lê Lợi là đầu đường Hùng Vương, đây là đường cấm vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên. Tại ngả ba Hùng vương và Lê Lợi, có hai xe Commando Car V100, tức là xe bọc sắt màu O Liu, bánh bằng cao su, thường dùng để đi mở đường hay hộ tống các yếu nhân di chuyển đường xa. Hai xe nầy đậu quay đầu hướng về cầu Tràng Tiền, trên xe có gắn súng đại liên 30 ly, trên mỗi xe có một binh sĩ ngồi gác, số binh sĩ còn lại có người đi lui đi tới, có 2, 3 người ngồì bên lộ hút thuốc. Họ dựng một rào cản bằng 3, 4 con ngựa sắt từ hành lang khách sạn Morin qua bờ tường Đại Học Sư Phạm Huế, phía trước những con ngựa sắt là những hàng rào Concertina, lọai kẽm gai cuốn vòng để chồng lên nhau. Từ Ga Huế chạy dọc theo đường Lê Lợi, đụng chân cầu Tràng Tiền, quẹo trái sát chân cầu, dưới chỗ chúng tôi đang đứng là con đường nhỏ, chạy vào đụng các bậc thềm của Đài Phát Thanh. Con đường nhỏ nầy chia bãi cỏ trước Đài Phát Thanh làm hai bãi cỏ. Bãi cỏ nhỏ nằm bên trái con đường nhỏ và  sát với đường Lê Lợi, bãi cỏ lớn, nằm bên phải con đường nhỏ, sát bờ sông Hương.  

Hầu hết các Đồng Niên, Đồng Nữ, Thiếu Niên, Thiếu Nữ đều được bố trí trên bãi cỏ lớn. Riêng bãi cỏ nhỏ, bên trái con đường về phía đường Lê Lợi, thì số lượng các em thuộc gia đình Phật Tử cũng có, nhưng rất thưa hơn nhiều, so với các em trên bãi cỏ lớn. Nhờ đồng phục của các em, nên tôi nhận rõ trên hai bãi cỏ, hầu hết là các em thuộc các gia đình Phật tử và một số nam nữ Huynh Trưởng để kiểm soát các em, rất ít, ít đồng bào Phật Tử. Vì đồng bào Phật Tử toàn là những người lớn, nên họ đứng dọc theo hai thành cầu hay dọc theo hai bên đường Lê Lợi lên ga hay xuống Đập Đá và dưới bãi cỏ hai bên chân cầu Tràng Tiền. 

Tôi cũng không thấy bóng dáng của một người Lính hay Cảnh Sát sắc phục nào chung quanh đài phát thanh hay trên cầu TT hoặc trên đường Lê Lợi cả hai chiều! Tôi chỉ thấy hai ông Cảnh Sát mặc sắc phục trên đường Lê lợi để giữ trật tự và xe lưu thông. Đồng bào Phật Tử và các gia đình Phật Tử rất đông lên đến cả ngàn người, họ chuyện trò và bàn tán nhưng rất ôn hòa và trật tự. Tôi không thấy bất kỳ một cuộc bạo động nào xẩy ra trong thời điểm nầy mà chính quyền phải dùng đến xe vòi rồng để dẹp bạo động, như nhiều người ta đồn đãi! Điều đồn đãi nầy vô cùng phi lý! Vì trong khi mọi người Phật Tử đang ôn hòa chờ đợi trong vòng trật tự, ai ở đâu thì đứng đó, không có bạo động, thi chính quyền dùng xe vòi rồng đến dẹp lọan cái gì? dẹp loạn ai!? Nếu có xe vòi rồng hụ còi thì tôi phải nghe và  nếu xe vòi rồng đậu ở bùng binh cuối chân cầu Tràng Tiền và phun nước như người ta kể, thì tôi phải là người bị ướt trước tiên, vì tôi đứng trên chân cầu, ở giữa xe vòi rồng và Phật Tử trên bãi cỏ trước  ĐPT. Tôi không thấy bất kỳ chiếc xe Jeep nào có đề chữ Ngô Đình Khôi chạy qua chạy lại trước ĐPT để khiêu khích đồng bào Phật Tử như người ta đồn đãi. Tôi nghĩ không có kẻ nào ngu dại dám lái xe Jeep có đề chữ NĐ Khôi là bào huynh của TT NĐ Diệm đã bị Việt Minh giết năm 45, không có liên hệ gì đến Phật Giáo, trong giờ phút gay cấn, căng thẳng nầy, trước một rừng người Phật tử đang đầy lòng căm giận, thù ghét chế độ NĐ Diệm, để rước họa vào thân! Tôi không nghe và không thấy bất cứ vị Tăng nào cầm loa phóng thanh chỉ huy Phật Tử không được bạo động như người ta đồn đãi. Vì tính đến giờ phút nầy, tình hình vẫn yên tĩnh, mặc dầu không có Cảnh Sát giữ trật tự, nhưng việc chờ đợi buổi phát thanh vẫn trong không khí ôn hòa, trật tự và bình yên.


Trên hành lang ĐPT, ông Ngô Ganh và quý  Thầy vẫn tiếp tục tranh cãi, đồng bào Phật tử vẫn tiếp tục chờ đợi đến hơn 9.30’ tối mà đài vẫn chưa cho phát thanh. Thình lình có một chiếc xe màu đen, chạy từ tòa hành chánh tỉnh Thừa Thiên theo đường Lê lợi rồi rẽ vào con đường nhỏ, xe chạy từ từ đến trước hành lang ĐPT Huế, cửa xe mở, một người mặc áo đen dài, quần tây, đầu trần bước ra, đó là ông Nguyễn Văn Đẳng Tỉnh Trưởng Thừa Thiên, Ông tiến lên chỗ 3 người đang đứng, sau khi chào hỏi, ông TTr NV Đẳng đứng đối diện với ông Ngô Ganh, lưng quay về phía chúng tôi, bên phải là Thầy Trí Quang và bên trái là Thầy Mật Nguyện. Ông TTr  NVĐẳng đến ĐPT bằng xe 4 cửa, một mình với tài xế, tôi không thấy và không nghe có xe Cảnh Sát hụ còi dẫn đường giữ an ninh hay xe của Hiến Binh Mũ Đỏ dẫn đường như ai đó đã nói. Vì Hiến Binh là Quân Cảnh Tư Pháp chỉ có nhiệm vụ như lập vi bằng tại hiện trường hay lập biên bản trình ông Biện Lý để truy tố phạm nhân ra trước Tòa Án. Hiến Binh không có nhiệm vụ mở đường và an ninh lộ trình. Theo tôi nghĩ, sở dĩ  ông TTr NVĐẳng đi một mình không cần xe Cảnh Sát hụ còi, mở đường hộ tống, vì Ông không muốn tạo thêm hiểu lầm trong lúc dầu sôi lửa bỏng nầy là đem Cảnh Sát đến để đàn áp Phật giáo!? Tuy nhiên, trong chiếc xe màu đen và kính xe màu đen, nên tôi không biết trong xe đó có Lính hộ tống đi theo để bảo vệ an ninh cho ông hay không?


                     Giờ phút đẫm máu của Lịch Sử !


Bốn vị giới chức quan trọng vẫn đang tranh cãi, hai Thầy lại tiếp tục múa tay trái rồi vung tay phải với thái độ vô cùng giận dữ vì đài PT không cho truyền thanh phóng sự. Theo tôi nghĩ, ông TTr NVĐẳng và ông Ngô Ganh không cho truyền thanh phóng sự Lễ Phật Đản sáng nay, chỉ vì một lý do duy nhất đó là bài diễn văn “Bốc Lửa” của Thầy Thích Trí Quang!  Vì nếu bài diễn văn “Bốc Lửa” nầy được truyền đi, chẳng khác nào một mệnh lệnh đấu tranh xuống đường trong đêm tối, chính quyền rất khó lòng kiểm soát và ổn định! Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục dằn co giữa 4 người đến hồi cực kỳ cao điểm mà vẫn chưa kết thúc, thì khoảng 10 giờ, thinh lình một tiếng nổ kinh hoàng long trời, ngay chính giữa bãi cỏ lớn có rất nhiều em Đồng Niên, Đồng Nữ, Thiếu Niên, Thiếu nữ Phật Tử! Sau tiếng nổ, những người đứng gần đó, đã chạy lại cấp cứu các em và nhìn thấy cảnh tượng thương tâm có 9 em bị thương hay đã chết ngay tại chỗ, nằm la liệt trên bãi cỏ lớn! Bốn vị giới chức quan trọng đang đứng tranh cãi trên hành lang ĐPT ngơ ngác, với phản ứng tự nhiên nên họ đã luýnh quýnh tìm đường tháo chạy, không một lời từ giã nhau! Sau đó một hồi, tôi nghe tiếng còi hụ của xe cứu thương cấp cứu của bệnh viện Trung Ương Huế, ở gần đó.

Sau tiếng nổ kinh hoàng, tôi nghe 3 tiếng súng bắn chỉ thiên, từ hướng đường Hoàng Hoa Thám bên hông Hotel Morin gần Quân Trấn của TK/TT trên đường LÝ Thường Kiệt. Đây là 3 tiếng súng chỉ thiên đầu tiên sau tiếng nổ kinh hoàng. Tuyệt nhiên tôi không thấy bất kỳ một chiếc xe bọc sắt bánh cao su hay xe thiết giáp M113 có bánh xích sắt chạy trên đường hay trong sân ĐPT hoặc tại hiện trường vụ nổ, như người ta đồn đãi! Sau nầy, qua lời khai của Thiếu Tá Đặng Sĩ xác nhận trước phiên tòa xử ông tại Sàigòn vào tháng 6 năm 1964, là Chính ông đã bắn 3 phát súng lục sau tiếng nổ để thị oai và giữ trật tự, không phải bắn trước tiếng nổ kinh hoàng  như là 3 phát súng lệnh, như người ta đồn đãi!”  

Theo tôi. lời khai nầy chính xác, rất đúng với những gì tôi nghe và biết.  Đến đây, chúng tôi cũng cố chạy, nhưng vì quá nhiều người đang giành đường chạy thoát, nên xe cộ kẹt cứng ngay trên cầu, chúng tôi không thể di chuyển được. Trong lúc đứng dậm chân tại chỗ, tôi nhìn qua hướng hai chiếc xe bọc sắt V100, có bánh xe cao su vẫn nằm nguyên tại vị trí cũ, nghĩa là họ vẫn đậu sau hàng rào ngựa sắt và kẽm gai vòng, chỉ có khác là bây giờ các anh em binh sĩ đã lên ngồi trên xe với súng đạn sẵn sàng ứng chiến; Vì nhiệm vụ của đơn vị hai xe bọc sắt V100 nầy là giữ an ninh con đường Hùng Vương, không cho đồng bào đi vào hướng của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên.


Tôi không thấy bất kỳ một chiếc xe bọc sắt có bánh xe cao su (Commando Car V100) hay xe thiết giáp M113 bánh xích sắt nào chạy trên đường chở Thiếu tá Đặng Sĩ và Trung Úy Nguyễn Kỳ Chi Đội Trưởng cơ giới đã cán chết người cùng bắn đại liên 30 ly, 50 ly và đôi lựu đạn giết hại rất nhiều người, như người ta đồn đãi! Theo tôi, điều nầy không thể xẩy ra, vì tại Huế không có đơn vị xe Thiết giáp M113 nào đồn trú, riêng các xe bọc sắt V100 vẫn nằm yên ở vị trí cũ, không nhúc nhích! Nếu đây là điều có thật, thì số lượng người bị thương vong phải tăng lên 10, 15  hay 20 người. Tại sao đến hôm nay 2018, số lượng người bị tử vong vẫn không thay đổi, nghĩa là chỉ có 9 em tử thương sau tiếng nổ kinh hoàng mà thôi! Vậy số Phật Tử bị thương vong do Thiếu Tá Đặng Sĩ và Tr Úy Ng Kỳ dùng xe tăng M113 cán chết cùng đôi lựu đạn và bắn đại liên là bao nhiêu người? Tại sao quý vị không cộng thêm vào số  9 em đã chết, để yêu cầu kết tội Thiếu Tá Đặng Sĩ  tử hình, như lòng mong muốn của quý vị?


Tôi không thấy bất kỳ chiếc Thiết Vận Xa M113 chạy bằng dây xích sắt nào chạy leo lên hành lang ĐPT Huế để cán nát thây, dập đầu nhiều em Phật tử, như người ta đồn đãi! Theo tôi, điều nầy không thể xẩy ra, vì nếu thật sự có xe Thiết giáp chạy leo lên hành lang ĐPT để cán chết nhiều người cùng bắn đại liên 50 ly và đôi lựu đạn, thì Thầy Trí Quang và Thầy Mật Nguyện, TTr NVĐẳng và ông N Ganh phải là những người bị thương vong trước tiên, vì 4 vị đó đang đứng tranh cãi trên hành lang ĐPT!  Như tôi đã nói, trên hành lang ĐPT, kể từ giờ phút đầu tiên 7,8 giờ cho đến bấy giờ 10 giờ đêm,  không có bất kỳ một ai, kể cả các em Phật tử; Chỉ có 4 nhân vật chính, ở trên đó mà thôi.


Là một Sĩ Quan của Trung Tâm Huấn Luyện, nên tôi rất quen thuộc với việc tác xạ các loại súng cũng như với các chất nổ hằng ngày, do đó tôi phân biệt rất rõ tiếng nổ các loại súng cá nhân hay cộng đồng, đạn bắn tầm xa, gần, cao, thấp rất chính xác. Khi chúng tôi đi đến ¼ cầu TTiền, thì tôi nghe phía sau lưng , nhiều tiếng còi hụ của xe cảnh Sát hay xe cứu thương hoặc xe cứu hỏa? và những tiếng súng chỉ thiên là súng bắn lên Trời như để tạo sự chú ý hay thị oai để giữ trật tự. Tôi xác nhận không nghe bất cứ tràng đại liên nào bắn thẳng để gây sát thương hay tiếng nổ của lựu đạn hoặc chất nổ nào, trên con đường chúng tôi đi qua cầu Tràng Tiền. Sau đó, chúng tôi đi vào cửa Thượng Tứ, tôi gặp một đoàn Phật Tử mặc đồng phục gồm 40, 50 em, toàn là Nam Oanh Vũ và Nữ Oanh Vũ tuổi từ 10, 11,12, 13, 14, đi ra. Ngay chính giữa vòm cửa Thượng Tứ, qua ánh đền mờ mờ, tôi nhận ra Thầy Thích Chơn Trí, với giọng nói lớn nhưng rất ấm và rõ, như ngày nào thầy dạy Giáo Lý Phật Giáo cho chúng tôi, trong mấy năm liền, cùng Thầy Thích Minh Tâm, tại trường TH Bồ Đề Thành Nội Huế: “Các con đi nhanh lên, bọn họ giết hại anh em Phật Tử mình hết rồi! Đi mau lên để qua tiếp cứu anh em!”  Thầy Chơn Trí cùng  đoàn Phật Tử và chúng tôi cùng đi ngược chiều nhau! Thầy Thích Chơn Trí thì dẫn đoàn Phật Tử trẻ thơ đi đến ĐPT Huế để cứu đồng bào bị tử nạn, còn chúng tôi cố đi nhanh chân để về nhà!  Trên đường về nhà, lòng tôi tự hỏi: “Tại ĐPT Huế, đang xẩy ra một tai nạn đẫm máu, thông thường đàn bà và trẻ em phải được di tản trước tiên, hôm nay tất cả mọi người, kể cả Thầy Trí Quang và Thầy Mật Nguyện cũng đang cố tình tìm đường chạy lánh nạn, thế thì tại sao Thầy Chơn Trí lại đưa một đoàn Phật Tử trẻ con vào chốn lửa đạn đầy nguy hiểm vào lúc hơn 11 giờ đêm khuya!? Thầy Chơn Trí đang ở trong Thành Nội Huế cách xa ĐPT Huế độ 6-7 cây số, làm sao Thầy Chơn Trí biết được tại ĐPT, người ta đã giết hại hết Phật Tử rồi, để Thầy Chơn Trí tập họp được số 40, 50  Phật Tử trẻ thơ và đem chúng vào chỗ chết !?  Tại sao tại ĐPT chỉ có toàn là trẻ em và một thiếu nữ bị tử thương mà thôi!?  Tại sao? Tại sao?

 Ai là thủ phạm đã ném chất nổ cực mạnh để giết hại các em Phật Tử trẻ thơ vô  tội, để châm ngòi cho cuộc đấu tranh lật đổ chế độ NĐDIệm! Việt Cộng, CIA Mỹ hay  Phật Giáo ? Tất cả ba đối tượng đều mong muốn chế độ NĐ Diệm phải sụp đổ! Việt Cộng muốn tiêu diệt chế độ NĐDiệm vì Quốc Sách Ấp Chiến Lược đã làm cho Bộ Đội BV và MTGPMN vô cùng điêu đứng! CIA chống đối và thù ghét TT NĐDIệm vì tinh thần độc lập tự chủ, không cho Mỹ đổ quân vào MNVN!  Phật Giáo không thích ông NĐDIệm vì đàn áp Phật Giáo! Ngoài ra, còn một đối tượng thứ tư, đó là một số Tướng Lãnh bất tài bị thất sủng như ĐT Dương Văn Minh, TrTg Mai Hữu Xuân, TrTg Lê Văn Kim.... đã cam tâm làm tay sai cho CIA Mỹ đã giết hại  TT NĐ Diệm!  Sau nầy, theo nhiều tài liệu giải mật đã phổ biến, là do tên Đại Úy  Scott thuộc CIA Mỹ chủ mưu?


Sau nầy, tôi được biết Thầy Thích Chơn Trí đã hoàn tục và kết duyên cùng cô Diệu Liên, con ông Chức chủ tiệm Smash repaire ở trên đường Ông Ích Khiêm, gần Nhà Thương Nhỏ, Thành Nội Huế, là học trò học Giáo Lý của Thầy Chơn Trí và cũng là bạn học cùng lớp 4 năm Trung Học với tôi. Về đến nhà, tôi lấy xe gắn máy đưa bạn gái tôi về nhà, xe chạy ra cửa Đông Ba qua đường Phan Bội Châu và về nhà ở Chùa Tàu, Gia Hội. Chúng tôi chia tay, rồi tôi chạy xe đi một vòng lên chợ Đông Ba, ngang cầu Tràng Tiền, bến Thương Bạc, rồi vòng về cửa Thượng Tứ  để  trở về nhà tôi. Trên đường đi vòng quanh thành phố Huế, tôi thấy từng đoàn người, kẻ mệt mỏi thì rảo bước, người khỏe thì vội vã ba chân bốn cẳng để về nhà, vì Trời đã hơn 1 giờ khuya rồi.


Qua ngày hôm sau và những ngày sau đó, tôi được biết trong số 9 em Phật Tử bị thương và bị chết ngay tại chỗ, sau khi được đưa về bệnh viện cấp cứu, tất cả 9 em đều bị tử thương! Sau khi khám nghiệm tử thi, Bác Sĩ Lê Khắc Quyến, Giám Đốc Bệnh Viện Trung Ương Huế đã xác nhận các em bị chết bởi sức ép của một loại chất nổ cực mạnh, các em không chết bởi các loại mảnh đạn gây sát thương. 

Xin nói thêm là Bác Sĩ Lê Khắc Quyến là một Phật Tử thuần hành ngoan đạo và là người quen biết thân thích của Thầy Trí Quang mà đã  xác nhận như thế, thì không còn lý do gì để đổ tội cho Thiếu Tá Đặng Sĩ và Trung Úy Nguyễn Kỳ đã dùng xe thiết giáp M113 cán chết người, cùng bắn đạn đại liên 50 ly  từ trên xe bọc sắt M113 và ném lựu đạn giết hại nhiều đồng bào Phật Tử và yêu cầu kết án tử hình!?  Sau cuộc đảo chánh 01.1.63, tôi được đổi về làm Sĩ Quan Phụ Tá Trưởng Phòng Dân Vệ Tỉnh Thừa Thiên vào tháng 2. 1964. Văn Phòng Dân Vệ Tỉnh TT đặt trên lầu của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên. Tại đây, tôi được biết Trung Úy Nguyễn Kỳ đã bị đình chức Chi Đội Trưởng Cơ Giới V100 và đang trình diện tại PhòngPI/TK, cũng nằm trong khu vực của BCH/TK/TT, để chờ lệnh. Một hôm, Tiểu Khu Thừa Thiên và Trung Đoàn 3/SĐI/BB có tổ chức hành quân phối hợp vùng phía Nam thành phố Huế, nằm trong rừng sâu là mật khu của VC, thuộc quận Hương Thủy. BCH/TK Thừa Thiên có điều động Chi Đội Cơ Giới V100 đi hành quân, mặc dù không có nhiệm vụ, nhưng Trung Úy Nguyễn Kỳ tự động nhảy lên xe bọc thép V100 và cùng đi hành quân với anh em là binh sĩ đồng đội thuộc cấp cũ của mình. Trong khi cuộc hành quân đang diễn tiến, thinh lình chúng tôi nghe hung tin Trung Úy Nguyễn Kỳ đã bị tử thương bởi một viên đạn bắn sẻ của VC! Nhận được tin nầy, tất cả mọi người trong BCH/TK/TT đều xôn xao trong im lặng, vì cho đây là một cái chết vô cùng bí ẩn! Nên sau đó, trong một phiên tòa chỉ xử Thiếu Tá Đặng Sĩ tại Sàigòn vào tháng 6 năm 1964, không có Trung Úy Nguyễn Kỳ, vì ông đã ra người thiên cổ! Hôm nay tôi xin thắp 3 nén nhang để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Trung Úy Nguyễn Kỳ, một sĩ quan hiền lành và dễ mến đã bị chết một cách oan khiên vì lòng ganh tỵ và nghi kỵ của thế gian!


Thầy Thích Trí Quang là nhân vật chính số 1 của vụ án “thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế”, thế mà Thầy Trí Quang đã nhiều lần từ chối, không ra làm nhân chứng trước Tòa Án Công Lý trong các phiên xử Th Tá Đặng Sĩ vào tháng 6 năm 1965. Tại sao trước mặt công lý thì Thầy Trí Quang lại tránh né để đối diện với sự thật?  Thầy Trí Quang chỉ trả lời phỏng vấn sau lưng tòa án. Trích “Lịch sử còn đó” của tác giả Nguyễn Văn Lục, Thầy Trí Quang kể: “Đến giờ, tôi đích thân đi với thầy Mật Nguyện xuống đài phát thanh. Ông quản đốc nói có lịnh không cho Phật Giáo phát thanh, xin các thầy biết cho đây là việc ngoài quyền hạn của tôi. Tôi yêu cầu mời ông Tỉnh trưởng xuống giải quyết tại chỗ. Bấy giờ gần tối. Phật tử đứng nghẹt sân đài phát thanh, ngoài đường và cầu Trường Tiền. Ông Tỉnh trưởng đến mới cùng thầy Mật Nguyện, tôi và ông Quản đốc, đứng lên chỗ cao, chưa kịp nói gì thì phía ngoài  vòi  rồng phun nước rất mạnh, kế đến hai chiếc chiến xa tiến vào đại liên và lựu đạn cùng nổ. Một số Phật tử ở góc sân trên của đài phát thanh, chỗ gần chúng tôi đứng bị ném lựu đạn tàn sát. Họ là các Thánh tử đạo đầu tiên của cuộc vận động 1963.

Sau đó, được biết trong hai chiến xa xung kích, một chiếc được mật lệnh giết tôi. Kẻ thi hành là Trung Úy Kỳ. Khi chĩa súng bắn tôi thì bị một đội viên cùng xe đánh bật tay lên. Chiếc khác được lệnh tiến bắn thì không bắn, vì sợ làm chết lây thầy Mật Nguyện và các ông Tỉnh trưởng, quản đốc. Sau bị trách phạt rằng sao không bắn luôn cả ba người ấy.

Súng ngưng nổ, chiến xa rút liền. Tên Phong, cảnh sát và tên Uyên, quân cảnh cùng một số lính, ăn mặc như xung trận vào đài phát thanh mặt đầy sát khí, nhìn chúng tôi nói dõng dạc: “Việt Cộng đột nhập, ném lựu đạn chết người’’ Và nhìn tôi muốn bắn. Tôi nói: “còn các ông thì yểm trợ cho Việt Cộng. Đúng là gà đẻ gà tục tác.’’

Hôm nay, qua sự trình bày tường thuật trung thực về vụ án“thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” của tôi và đọc lại những giòng chữ do chính Thầy Trí Quang đã trả lời cuộc phỏng vấn cách đây 55 năm, Thầy Thích Trí Quang nghĩ gì trước Tòa Án Lương Tâm và Đạo Giáo?  Vì với tinh thần “không vẫn hoàn không” tức là  Thầy Trí Quang đã Giác Ngộ theo sách “Trí Quang Tự Truyện”, tôi kính xin Thầy Thích Trí Quang hãy nói lời Công Đạođể trả lại Công Lý cho những người vô tội bị oan ức, phải bị tù tội và chết trong tức tưởi; Như là những nén nhang Giác Ngộđể cầu cho hương linh của những người quá cố được siêu thoát. Đồng thời, Thầy sẽ hé lộ một sự thật của lịch sử về vụ án“thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế” mà 55 năm qua bị dấu kín!  Như là một bài Giảng Pháp cho thế hệ trẻ mai sau, phải tránh xa những lầm lỗi đã gây đau thương cho Tổ Quốc và Dân Tộc, trong quá khứ. Ngoài ra, Thầy còn cho tôi một cơ hội được tiếp tục giữ lòng thương yêu và quý trọng đối với quý Thầy, như hồi tôi còn là một Thiếu Niên của Gia Đình Phật Tử với tinh thần hồn nhiên, trong sáng đầy lòng hướng thiện và hướng thượng!

                                              Phần kết

Trên đây là tất cả sự thật mà chính mắt tôi thấy, tai tôi nghe, ngay tại và chung quanh hiện trường ĐPT Huế, vào đêm định mệnh của Dân Tộc 8.5.1963!  Tôi xin ghi lại đây với tất cả tấm lòng chân thành của một Phật Tử chân chính ngoan đạo, vì trên đầu tôi luôn có Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chứng giám. Những điều ghi nhận và cảm niệm của cá nhân tôi, với đầy đủ đức tánh Bi Trí Dũng, nên tôi có thể không làm hài lòng một số quý vị, vì trái với những điều quý vị đã và đang hằn sâu những ấn tượng, trong 55 năm qua! Kính mong qúy vị thông cảm và lượng tình tha thứ cho; Vì nhiều khi mình cũng phải chấp nhận sự khác biệt, vì đó là sự thật! Đã là sự thật thì vô cùng cao đẹp và đáng trân quý! Mới xứng đáng là con người có nhân cách và đạo hạnh!Nhân tiện hôm nay là ngày húy nhật lần thứ 55 của 9 em thiếu niên vô tội đã chết một cách tức tưởi bởi lòng dạ thâm độc của những kẻ có mưu đồ chính trị đen tối. Tôi xin thắp 3 nén nhang để tưởng nhớ và nguyện cầu cho các em luôn được an bình nơi cõi vĩnh hằng và xin các em gia hộ cho chúng tôi luôn minh tâm kiến tánh, trí tuệ sáng suốt để tránh những việc đau lòng đáng tiếc, như trong quá khứ.  


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

             Đệ tử kính lạy


          Phan Văn Phước

     Pháp Danh: Chơn Qủa
Đệ tử của Đại Đại Lão Hòa Thượng Thích Phước Huệ Hải Đức, Trụ Trì chùa Hải Đức Huếngười sáng lập và Trụ Trì Đại Thiền Viện Hải Đức Nha Trang


vcxvbnvnbcnxvnxcvcnvnbcnvcnvnvcnvcnvnvnvnvcnvnvnvnvnvnvnvbnvcxbnv


Thư góp ý cùng thầy Thích Quảng Ba và thầy Thích Bổn Điền.


Thưa thầy Thích Quảng Ba và Thích Bổn Điền,


Qua điện thư của thầy Thích Quảng Ba và lời phát biểu của thầy Thích Bổn Điền, chúng tôi ghi nhận những điểm như sau:


Thầy Quảng Ba chống đối việc BCH/CĐ/TB/NSW tổ chức lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì làm như thế là xúc phạm đến Phật Giáo, xúc phạm 50% đồng bào theo đạo Phật tại TB/NSW và làm chia rẽ trong Cộng Đồng người Việt tại NSW; Vì thầy Quảng Ba cho rằng Cố TT NĐ Diệm đã đàn áp Phật Giáo và gia đình trị!?


Thầy Bổn Điền hùng hổ phát biểu:


1/-- TT NĐ Diệm là gia đình trị và đã đàn áp Phật Giáo đẩm máu tại Đài Phát Thanh Huế năm 1963!?

2/-- TT NĐ Diệm là Anh Minh thì tại sao bị Tướng Dương Văn Minh làm đảo chánh và giết chết!?

3/-- Ba đời Quốc Trưởng Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm và TT Nguyễn Văn Thiệu đều là người Công Giáo nên đã làm mất nước! Phật Giáo luôn đồng hành với dân tộc…!?


Lời nói đầu tiên của tôi là điện thư của thầy Thích Quảng Ba và lời phát biểu của thầy Thích Bổn Điền hoàn toàn chính xác và đúng y chang 100% những luận điệu tuyên truyền vu khống của đảng Cộng Sản VN và của thầy Trí Quang, người lãnh đạo Khối Phật Giáo Ấn Quang, bắt đầu nở rộ kể từ đêm 8.5.1963, gọi là đêm đàn áp Phật Giáo tại Đài Phát Thanh Huế!


Trên đây là những lời vu cáo vô căn cứ, không đúng sự thật! Chính các thầy Thích Quảng Ba và thầy Thích Bổn Điền đã hành động gây xáo trộn, tạo chia rẽ trong CĐ/TB/NSW đang trên đã phát triển và đoàn kết tốt đẹp! Nếu chúng tôi im lặng thì nó sẽ tạo thành những cơn “Sóng Thần Chia Rẽ” lan tràn khắp Úc Châu! Giống như tình trạng lộng hành vi phạm luật pháp quốc gia của thầy Thích Trí Quang lãnh đạo khối  Phật Giáo Ấn Quang và đồng bào Phật tử đấu tranh biểu tình, xuống đường, đem bàn thờ Phật ra đường để chống đối hai chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa từ năm 1963 đưa đến ngày mất Nước 1975! Do đó chúng tôi xin có đôi lời cùng thầy Thich Quang Ba và thầyThích Bổ Điền khi đặt vấn đề: Tại sao năm nay, BCH/CĐ/TB/NSW lại tổ chức lễ tưởng niệm  Cố TT NĐ Diệm mà mấy năm trước lại không có!?


Tôi Xin trả lời theo sự hiểu biết qua trải nghiệm và quan niệm cá nhân:


1/-- Theo lời giải thích của ông Paul Huy Nguyễn Chủ Tịch BCH/CĐ/TB/NSW, thì năm nay là thời cơ thuận tiện để nêu cao tinh thần đấu tranh chống Cộng của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và kích động lòng yêu nước của toàn dân tộc, trước họa xâm lăng của Tàu Cộng. TT NĐ Diệm là người sáng lập ra nền Đệ Nhất Cộng Hòa và đã đem lại cho đồng bào Miền Nam VN một cuộc sống ấm no hạnh phúc, trong cảnh an bình và thịnh trị trong 9 năm liền, từ 1954-1963 và được thế giới hết lòng trọng nể, bằng chứng Thủ Tướng Singapore Lý Quang Diệu đã nói: “Mãi về sau nầy, VN sẽ không bao giờ tìm được vị Tổng Thống thứ hai giống như ông Ngô Đình Diệm!”


2/-- Cụ NĐ Diệm là một vị Tổng Thống anh minh, tài ba có một không hai của dân tộc VN trong lịch sử hiện đại; TT NĐ Diệm là đối thủ vô cùng lợi hại của CT Hồ Chí Minh vì Người đã cởi áo từ Quan Thượng Thư Bộ Lại (Bộ Trưởng Nội Vụ) để chống  đối chế độ cai trị hà khắc của Thực Dân Pháp! Trong khi đó, Hồ Chí Minh lại kính cẩn làm đơn xin học trường Thuộc Địa của Pháp, nếu được, sau khi tốt nghiệp sẽ làm tay sai cho Pháp! Với lòng kính mến đó, trong nhân gian thường có câu: “Đày Vua không Khả (Ngô Đình Khả thân phụ của TT NĐ Diệm) Bới mả Vua không Bài (Nguyễn Hữu Bài). Hại Dân không Diệm(Ngô Đình Diệm). TT NĐ Diệm đã cứu vớt trên một triệu đồng bào miền Bắc Di Cư vào Nam để chạy trốn chế độ đọc tài CSBV, được an cư lạc nghiệp!


3/-- TT NĐ Diệm không kỳ thị tôn giáo vì trong Nội Các Hành Chánh của Chính Phủ cũng như Tổ Chức Quân Đội Quốc Gia VN có đến 80% cấp Lãnh Đạo và Tướng Lãnh đều theo Đạo Phật. Không có đàn áp Phật Giáo như thầy Thích Trí Quang thuộc khối Phật Giáo Ấn Quang vu cáo và VC tuyên truyền; Vì đã được Ủy Ban Điều Tra  LHQ, trong đó có một vị là người Miến Điện theo Đạo Phật, làm Chủ Tịch Ủy Ban Điều Tra đã xác nhận: “Chế độ của TT NĐ Diệm không có bằng chứng nào là đàn áp Phật Giáo như lời họ vu cáo!” Ngoài ra, TT NĐ Diệm đã cho đất, cấp ngân quỹ quốc gia cho Phật Giáo để xây những cơ sở tôn giáo rất hiện đại như chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm và Viện Hóa Đạo, cùng hằng trăm ngôi chuà tân lập dưới thời TT NĐ Diệm. Còn tại Huế, chính ông Ngô Đình Cẩn cũng đã cung cấp tiền bạc cho thầy Thích Trí Quang để tân trang chùa Từ Đàm to đẹp như ngày nay, vì Thầy Trí Quang là bạn thân quen, thường lui tới thăm viếng ông NĐ Cẩn! Hơn nữa, TT NĐ Diệm đã giúp đỡ nhiều Tăng Sĩ trẻ xuất ngoại du học để phát huy Phật Giáo! Nhưng đau đớn thay, sau khi thành tài, các Tăng Sĩ nầy với những mảnh bằng Tiến Sĩ trong tay thì lại phản bội Tổ Quốc và chống đối TT NĐ Diệm, như Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Châu, Thích Quảng Liên, Thích Trí Không tức Nghị sĩ Trần Quang Thuận, người đã dùng chiếc Austin A95 của mình để chở thầy Thích Quảng Đức đến nơi tự thiêu, đưa đến cái chết thê thảm cho anh em TT NĐ Diệm! Tất cả những việc làm đầy nhân ái, ích quốc lợi dân, phát triển Phật Giáo như thế mà gọi là đàn áp Phật Giáo được sao!? Thầy Thích Trí Quang và khối Phật Giáo Ấn Quang đã gây tội ác cho nhiều người vô tội, như Thiếu tá Đặng Sĩ, Phó Nội An TKTT, Trung úy Nguyễn Văn Kỳ, Chi Đội Trưởng cơ giới V100 và trong đó, đáng đau lòng và thương nhất là Hòa Thượng Thích Quảng Đức vì bị tên Nguyễn Công Hoan, đầy tham vọng chính tri, muốn lập công để sau nầy nhờ Phật Giáo giúp đỡ để được làm Dân Biểu,đã đổ xăng lên đầu thầy Thích Quảng Đức trong lúc mê man và bất động và bị đốt cháy! Theo ghi nhận mọi diễn tiến của một ký giả ngoại quốc trong một Youtube đã được phổ biến!


3/-- TT NĐ Diệm là kẻ thù số một của CS Hà Nội vì đã làm cho Bộ Độ CSBV và du kích lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn, điêu đứng, mười chết một sống, bởi Quốc Sách Ấp Chiến Lược! Vì bộ đội CSBV và MTGPMN không thể tiếp xúc với đồng bào và thân nhân của họ để nhận được tiếp tế lương thực, thuốc men mà phải lẩn trốn trong rừng sâu nước độc và chết lần, chết mòn vì đói khổ và bệnh tật! Bắng chứng vào những năm 1965 – 1967,  khi tôi còn là một tù binh chiến tranh bị giam cầm tại vùng rừng núi Hạ Lào, một cán bộ cao cấp Đại Tá CSBV, Tư lệnh Phó MTGP Khu Trị Thiên Huế, đã nói: “Mồ cha thằng Diệm, mồ cha thằng Nhu là 2 tên đại phản động đầy nợ máu với nhân dân vì đã xây dựng hàng rào Ấp Chiến Lược! Nếu Áp Chiến Lược còn thì Cách Mạng, MTGPMN đã chết trong trứng nước! May nhờ có sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã lèo lái các cuộc đấu tranh, xuống đường của các tổ chức tôn giáo như Phật Giáo và đoàn thể chính trị đồng loạt nổi dậy khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, tạo thành những giòng thác Cách Mạng để lật đổ chế độ NĐ DIệm độc tài, gia đình trị, đàn áp Phật Giáo đi đến thành công và đã dẹp bỏ hàng rào Ấp Chiến Lược phản động, đầy nợ máu! Từ đó, Cách Mạng và MTGPMN từ không đến có, từ có đến lớn nhanh và lớn mạnh như ngày hôm nay!”


4/-- Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người Yêu Nước, có tinh thần độc lập tự chủ, nhất định không cho người Mỹ đổ quân vào miền Nam VN để gây cảnh chiến tranh tương tàn, làm mất chánh nghĩa cuộc chiến đấu tự vệ của Quân Dân Miền Nam VN; Nên phải nhận lãnh cái chết vô cùng đau thương cho cả gia đình và giòng họ! Sau khi TT Ngô Đình Diệm bị thảm sát bởi những kẻ đê hèn, tham tiền như Tướng Dương Văn Minh, người chỉ huy Cuộc Hành Quân Rừng Sát tiến vào sào huyệt của Tướng Bảy Viễn, tịch thu được 6 thùng tiền, nhưng Tướng DV Minh đã cất giấu 3 thùng phi đầy tiền,không giao nạp cho Chính Phủ, nên đã bị TT NĐ Diệm cách chức! Vì mang nặng mối hận thù cá nhân, Tướng DV Minh đành cam tâm làm tay sai cho CIA Mỹ và đã nhận 3 triệu đô la để làm đảo chánh và sai đệ tử ruột của mình là Đại úy Nhung vừa đâm vừa bắn chết hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Văn Ngô Đình Nhu, để trừ hậu họa! Riêng hai tên Tướng Mai Hữu Xuân và Lê Văn Kim là hai tay sai của Phòng Nhì Pháp cài lại để ngầm phá hoại chính quyền non trẻ của TT NĐ Diệm, nên bị thất sủng, sinh lòng hận thù và đã tham gia đảo chánh giết anh em TT NĐ Diệm!


5/-- Sau khi TT NĐ Diệm bị sát hại, Hồ Chí Minh vô cùng  vui mừng trong nể trọng tuyên bố: “Thế là Miền Nam Hết Nhân Tài” và Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Thọ và Bộ Chính Trị hồ hởi: “Đây là món quà Trời cho!”.  TT NĐ Diệm là địch thủ đáng kính của CT Hồ Chí Minh, qua cành mai chúc Tết TT NĐ Diệm của CT HC Minh, vào mùa Xuân năm 1962. Hồ Chí Minh không muốn ai hơn mình là cha già của dân tộc! Chính vì những lý do trên, nên CSBV bất cứ giá nào cũng phải tìm mọi cách tiêu diệt TT NĐ Diệm! Theo lời Cán Bộ CS Quản Giáo cao cấp thì tất cả mọi cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chế độ NĐ Diệm, đều do Đảng ta tài ba lãnh đạo! Họ cài Cán Bộ mằn vùng vào các tổ chức tôn giáo, cơ quan đoàn thể chính trị để đoàn ngũ hóa từ Tổđến Nhómrồi Đoàn. Mỗi khi Đoànđã vững mạnh có đủ thực lực thì bắt đầu đấu tranh đòi yêu sách qua hình thức các Phong Trào, như phong trào đòi quyền sống, phong trào đòi tư do ngôn luận, Phong trào đòi hòa bình, phong trào đòi tự do Tôn Giáo, phong trào chống đàn áp Phật giáo của Thầy Trí Quang.v…v.  Bằng hình thức biểu tình, đình công bải thị, đem bàn thờ Phật ra đường, như lời hiệu triệu của Thầy Trí Quang kêu gọi đồng bào Phật Tử đồng loạt xuống đường: “Tôi là Thích Trí Quang đây, tôi là Thích Trí Quang đây, yêu cầu đồng bào Phật tư đem bàn thờ Phật ra đường!” Sau khi phong trào đấu tranh lan rộng cùng khắp thì Thành Lập Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc hay MT GPMN.v..v. Đây là gian đoạn quyết liệt và quyết định cho các cuộc đấu tranh lật đổ chính Quyền NĐ Diệm! Là một tù binh bị giam cầm trong vùng rừng núi Hạ Lào, nhưng mọi diễn tiến hoạt động đấu tranh chống chính quyền TT NV Thiệu vào những năm1965 – 1966 - 1967 của Thầy Thích Trí Quang, tôi đều biết rõ qua nghe đài và đọc báo tường trình hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, nhằm mục đích để làm cho tôi vững lòng tin vào ngày chiến thắng gần kề của Cách Mạng Giải Phóng Miền Nam VN, để an tâm học tập! Tôi còn nhớ những khẩu hiệu của Thầy Trí Quang lãnh đạo Khối PG Ấn Quang, thường dùng qua tờ báo Lập Trường cơ quan ngôn luận của Phật Giáo Đấu Tranh Huế, như sau:“Đả đảo Đế quốc Mý Xâm Lược đã bảo bọc chế độ Thiệu -Kỳ!”- “Đế Quốc Mỹ xâm lược phải cút về nước!”- “Thiệu Kỳ phải ta đi! Nếu không ra đi, Phật Giáo sẽ kéo đầu Thiệu Kỳ xuống! Vậy Thầy Trí Quang là Ai?Phật Giáo Ấn Quang đồng hành với Tổ Quốc và Dân Tộc nào? Tổ Quốc VN Tự Do hay Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa?


Hôm nay, qua hằng ngàn, vạn, triệu tài liệu mở và hồ sơ mật đã được bạch hóa, mọi người trên toàn thế giới đều biết Cố TT NĐ Diệm là vị Tổng Thống Anh Minh có một không hai của Dân Tộc trong hiện đại! Người có đầy lòng nhân ái đã tha tội cho 3 kẻ đã cố tình sát hại Người trong đường tơ kẻ tóc! Và khối Phật Giáo Ấn Quang do Thầy Trí Quang lãnh đạo là nối giáo cho giặc, là tay sai của CSVN đã phá nát hai chế độ tốt đẹp của Miền Nam VN! Bằng chứng Thầy Thích Đôn Hậu và đa số các thầy thuộc khối Ấn Quang nhờ công lao đồng hành với chế độ CS Hà Nội để “Giải phóng Đất Nước” tức là cưỡng chiếm Miền Nam VN, nên các Thầy được trao tặng huy chương cao quý củaCHXHCNVN! Thầy Trí Quang đã bị Thầy Thích Tâm Châu tố cáo là kẻ chơi trò côn đồ của xã hội đen, bằng cách cho người đột nhập vào văn phòng của Thầy Thích Tâm Châu và để trên bàn một đĩa đầy máu và một con dao gát ngang trên miệng chén, cùng một bức thư hăm dọa: “Nếu Thầy Thích Tâm Châu không theo đường lối đấu tranh của khối Phật Giáo Ấn Quang để cùng đấu tranh lật đổ chế độ NĐ Diệm thì sẽ bị đền tội như thế nầy!”Thế là Thầy Thích Tâm Châu tam thập lục kế tẩu đào vi thượng sách và phải chạy về ẩn trốn ở Vũng Tàu một thời gian! Thầy Thích Trí Quang là vị Cao Tăng đến chức Thượng Tọa đã tu tập và chứng nghiệm 250 giới luật của Phật Giáo mà có hành vi  thiếu đạo hạnh, chẳng khác nào kẻ phàm phu tục tử! Thầy Thích Trí Quang đã làm choĐạo Pháp ngày càng suy đồi, dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay, các chùa chiền có hằng trăm, hằng ngàn Tăng Ni cúi đầu bái lạy“Nam Mô Hồ Chí Minh Phật”!  Phải chăng đây là mơ ước của thấy Thích Trí Quang đã thành hiện thật? Nếu không, tại sao Thầy không lên tiếng, không kêu gọi biểu tình, không đem bàn thờ Phật xuống đường như những năm 63-75!?


Thế mà hôm nay, thầy Thích Quảng Ba và thầy Thích Bổn Điền trụ trì chùa Huyền Quang giả mù sa mưa, hay đã biết rồi, nhưng vì hành động theo đơn đặt hàng của CSVN, khi ăn nói đầy lộng ngôn,đầy dối trá và hồ đồ : “Cố TT NĐ Diệm đã đàn áp Phật Giáo tại Huế và  BCH/CĐ/NSW tổ chức lễ tưởng niệm Cố TT NĐ Diệm là điều sỉ nhục cho toàn thể Phật Tử chiếm 50% đồng bào tại TB/NSW và là gây chia rẽ nghiêm trọng trong CĐ!?” Đây là một điều đau buồn và ô nhục cho Phật Giáo nói chung và đa số Phật Tử chân chính đầy lòng yêu nước, vì Tổ Quốc, Dân Tộc và Đạo Pháp với tinh thần Từ Bi và Trí Tuệnói riêng, không phải là Từ Bi và Hỹ Xã như những năm tháng trước năm 1975, đầy cuồng tín và mê muội nghe theo lời đối trá, phỉnh gạt đồng bào Phật tử của các thầy Thích Trí quang và khối PGẤn Quang cùng những học giả trí thức như Giáo sư Tiến sĩ “Mù” Cao Huy Thuần vì ông ta không có mặt taị hiện trường Đài Phát Thanh Huế, nên không thấy, không nghe và không biết nhưng lại nói và viết sách tuyên truyền theo sự hướng dẫn của các thầy Ấn Quang,GS TS CH Thuần đang ở tận bên Paris nhưng vì có mảnh bằng GS TS để dụ khị những kẻ mê muội vì trọng nể người trí thức “Tiến Sĩ”! Đặc biệt Thầy Trí Quang là thần tượng, là linh hồn của các cuộc đấu tranh, nên Phật Tử không còn biết phân biệt giữa Tổ Quốc, Dân Tộc và Đạo Giáo! Ngày hôm nay mới tỉnh ngộ và biết được: "Tổ Quốc Còn Còn Tất Cả, Mất Tổ Quốc Là Mất Tát Cả!" Thì than ôi đã muộn rồi! Để hôm nay Đất nước và toàn thể Dân Tộc VN đang đám chìm trong địa ngục của trần gian!


Tôi xin báo để Thầy Thích Quảng Ba rõ: "Thầy Thích Quảng Ba không đại diện cho ai cả, để ngăn cấm BCH/CĐ/TB/NSW làm Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Anh Minh Ngô Đình Diệm, Yêu cầu thầy Thích Quảng Ba hãy chấm dứt ngay hành động mạo nhận, lộng ngôn và hồ đồ vô căn cứ là thầy Thích Quảng Ba, thầy Thích Bổn Điền đại diện cho 50% đồng bào Phật Tử tại Úc Châuđể chống đối BCH/CĐ…!” Giáo Hội Phật Giáo Hải Ngoại của thầy Thích Bảo Lạc và Thích Quảng Ba là Giáo Hội vô thừa nhận, đã bị Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đức Tăng Thống GHPGVNTN khai trừ từ lâu! Vì Giáo Hội PG Hải Ngoại nầy đã phản bội Sư Môn, đã gây chia rẽ, phá hoại tình đoàn kết và làm ô nhục cho Giáo Hội PGVNTN! Hành động nầy của Thầy Thích Bảo Lạc và Thích Quảng Ba đã tiếp tay cho CSVN bóp chết GHPGVNTN để trở thành Giáo Hội Quốc Doanh thờ Hồ Chí Minh Phật! Là những Phật tử chân chính đầy lòng Từ Bi và Trí Tuệ, chúng tôi không bao giờ công nhận cái Giáo Hội Ly Khai của thầy Thích Quảng Ba và Thích Bảo Lạc. Kính thông báo đến toàn thể Phật tử xa gần rõ, để tránh bị lợi dụng danh nghĩa của chúng ta!



TT NĐ Diệm và hầu như toàn thể gia đình gồm các anh em đã bị thảm sát một cách vô cớ, cách đây 55 năm, đó là điều đau lòng và mất mát vô cùng to lớn cho cả Dân Tộc!  Đến nay đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, thế mà các thầy Thích Quảng Ba nói riêng và cả cái GH PG Hải Ngoại của Thầy Thích Bảo Lạc cùng thầy Thích Bổn Điền đã không có lòng Từ Bi Hỷ Xả để cùng chung sức làm lễ Tưởng Niêm cầu siêu cho một oan hồn đã quá vãng trong oan ức và tức tưởi! Các Thầy là bậc tu hành cao đạo đến hàng Thượng Tọa trải qua 250 giới luật vô cùng nghiêm khắc của Phật Giáo, thế lòng vẫn còn mang nặng cố chấp và hận thù hoang tưởng, chỉ vì bị nghe theo lời tuyên truyền nhồi sọ xuyên tạc lịch sử hoàn toàn sai sự thật của VC và của Thầy Thích Trí Quang! Như vậy các Thầy đã không theo đúng theo lời Phật dạy là phải thực hành hằng ngày, hằng giờ Pháp Lục Hòa và Bát Chánh Đạo!Chính các thầy đã phạm tội dối trá trong Ngũ Giới, v…v. Đề nghị các thầy nên bình tâm suy nghĩ lại để hành xử đúng theo cương vị và đạo hạnh của những bậc Tu Hành Chánh Đạo.


Sau cùng, kính đề nghị quý Thầy hãy đọc bài viết: Đâu là sự thật vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế, đêm 8.5.1963? dưới đây, để biết đâu là sự thật: “Ai đàn áp ai!?”


Kính chào Thầy Thích Quảng Ba cùng Thầy Bổn Điền và kính cầu chúc quý Thầy thân tâm thừng an lạc.



                                Phan Văn Phước, Pháp danh Chơn Quả.

Đệ tử của Đại Đại Lão Hòa Thượng Thích Phước Huệ Hải Đức, Trụ Trì chùa Hải Đức Huếngười sáng lập và Trụ Trì Đại Thiền Viện Hải Đức Nha Trang.


bnnmbvnmvnmvmnbvmbvnbmbmnbvmbmnvbmnvnmnmvnmvnmvbnmbvmbxmbxbxmnxbvxnmnmbnnbn





 





From: lien nguyen <>
Sent: Thursday, November 8, 2018 12:53 PM
To: phuoclienb>
Subject: Watch "Giỗ Cố TT Ngô Đình Diệm 2018 Góp Ý Với Thày Thích Quảng Ba" on YouTube














Virus-free. www.avg.com


__._,_.___


Posted by: "Phuoc Phan" 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live