Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

ÔNG CỤ Ở MIỀN NAM ĐÃ GIỮ LỜI HỨA.

$
0
0

Một mặt trận hai kẻ thù


Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.


TIẾNG NÓI CỦA CỤ TRẦN VĂN HƯƠNG CỦA NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG KHI MẤT NƯỚC 



ÔNG CỤ Ở MIỀN NAM ĐÃ GIỮ LỜI HỨA.


TIẾNG NÓI CỦA CỤ TRẦN VĂN HƯƠNG CỦA NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG KHI MẤT NƯỚC 

Tôi xin hứa với anh em … tất cả ở trong trong quân đội là … ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may, mà đất nước không còn… thì cái nắm xương khô của tôi sẽ nằm bên cạnh đống xương của tất cả anh em chiến sĩ.Đó là cái nguyện vọng tha thiết của tôi, Cũng ngày đó, 29 tháng 4 năm 1975, đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái đại sứ nói :

«Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT trăm tuổi già»

Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời :

«Thưa Ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.»

Sau 1975, ông chọn ở lại quê hương, tiếp tục sống ở căn nhà 216, này đổi tên thành đường Điện Biên Phủ. Năm 1977, ông được chính quyền Việt Nam trao trả quyền công dân nhưng ông khước từ. ông nói rằng 

“ Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi

nguồn NGUYỄN THANH LIÊM



__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN QUA LỜI KỂ CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC

$
0
0

Một mặt trận hai kẻ thù 


Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.


TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN QUA LỜI KỂ CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC

https://c1..staticflickr.com/3/2816/33489720130_02aab2a7c0_b.jpg

 

 Sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân, Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu họp, Tướng Nguyễn Ngọc Loan thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, bay trực thăng, tới họp..


Sau Tướng NN Loan là phần thuyết trình của Đaị Tá Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Đại Tá nói tới một tin mà ở Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu nhiều người đã nghe nói. Đó là tin Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh của ta ở Gò Vấp bị địch tấn công, quân ta phản công mạnh nên bọn VC đã phải tháo lui. Kho Đạn Gò Vấp bị một tiểu đoàn đặc công VC đánh vào. 


Đúng lúc bọn VC kéo vào Kho Đạn thì vị sĩ quan Trực Kho Đạn cho phát động hệ thống phá hoại. Kho đạn nổ tung, cả một tiểu đoàn đặc công VC chết tan xác. Ông Trung Úy Quân Cụ Trực Kho Đạn, người cho Kho Đạn phát nổ, bị sức ép của hàng ngàn tấn đạn làm cho miệng, mũi, tai trào máu, khó lòng sống sót, dù ông được tải thương về ngay Tổng Y Viện Cộng Hòa cứu cấp. Nghe nói đến đây, tự nhiên Tướng Loan tỏ vẻ khác lạ, ông đứng lên, nói:

- Ê! Kỳ! Cho “moa” mượn trực thăng “moa” bay xuống Gò Vấp. Muời phút “moa” về liền!

Không đợi Tướng Kỳ trả lời, Tướng Loan đi ngay ra khỏi phòng. Đaị Tá Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, chạy theo, nói với:

- Thiếu Tuớng! Cho tôi gửi một người theo ông.

Ông Đại Tá đưa cho tôi cái máy Truyền Tin HT1, máy to, nặng nhưng cách xử dụng cũng giống như cái hand phone bây giờ. Ông nói với tôi:

- “Toa” chịu khó đi theo ông Sáu Lèo, coi tình hình ở đó ra sao, có gì gọi về cho “moa” biết ngay.


Chuyện được sai đi cấp kỳ như vậy đối với tôi đã quá quen. Ông Đại tá là niên trưởng Võ Bị của tôi, tôi đã làm việc dưới quyền ông lâu ngày rồi, tôi cầm ngay cái máy truyền tin, chạy theo Tướng Loan ra phi cơ trực thăng. Chỉ 2 phút sau trực thăng đáp xuống sân Kho Đạn Gò Vấp. Ở đó một Đaị Đội Dù đã tái chiếm từ hôm qua. Đạn trong kho đã nổ hết. Xác bọn VC tan tành thành những mảnh thịt xương vụn, súng AK gẫy còng queo, rải rác khắp nơi.


Sau khi xem Kho Đạn, Tướng Loan đi sang Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp cạnh đó. Trụ sở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp không bị tổn hại gì nhiều, ngoài một lổ hổng lớn do đạn SKZ phá, nhưng VC không vào được trong Trụ sở vì Binh sĩ Thiết Giáp tập trung hoả lực bắn vào bít lỗ trống gọi là “Đột Phá Khẩu của VC”. Các đơn vị xe tăng đều đi đánh giặc xa cả, bao nhiêu lực lượng binh sĩ ở căn cứ đều tập trung bảo vệ Bộ Chỉ Huy, thành ra việc phòng thủ Trạị Gia Binh Thiết Giáp ở ngay bên cạnh Bộ Chỉ Huy không được vững mạnh, bọn VC đã xông vào Trại Gia Binh, bắn giết một số vợ con binh sĩ ta.


Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đình vẫn ở trong Trại Gia Binh này. 

Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC.

Khi mở cửa hầm ra thì… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy: Cả gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.

Tướng NN Loan đứng nhìn thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! Rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đình Đại Tá Tuấn.Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám, hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi còn nhớ:

- Đ.. Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt Cộng còn cho nó làm tù binh.


Về đến Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan không vào Trung Tâm Hành Quân, ông lên xe jeep đi ngay đến chỗ có VC. Phần tôi, tôi vào phòng báo cáo với các vị đang họp những gì tôi thấy ở Kho Đạn Gò Vấp và ở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp. Còn xúc động vì những hình ảnh ghê rợn, thảm khốc nên tôi nói lập cà lập cập, không rõ ràng chút nào. Đaị Tá C, Trưởng Ban 2 của Trung Tâm Hành Quân hỏi tôi có chụp được tấm hình nào không? Khi biết tôi không đem theo máy ảnh, ông cho nhân viên của ông đi Gò Vấp chụp hình ngay.


Không biết những tấm hình đó bây giờ ở đâu? Nếu có những tấm hình đó bây giờ thì đó là những chứng tích chứng tỏ sự bạo tàn ghê rợn của bọn cán binh CS khi chúng vào được một trại gia binh của Quân Đội ta ở Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân.


Hai ngày sau, khi Lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến đánh phá một hang ổ của VC ở trong chùa Ấn Quang, bắt sống được ở đây tên Thượng tá VC chỉ huy cánh quân đánh vào Kho Đạn Gò Vấp. Sau khi hỏi cung sơ qua, binh sĩ ta trói tay nó, dẫn giải về traị tù binh.. Đọc đường tên VC đó gặp Tướng Loan. Và cái gì đã xảy ra thì cả thế giới đều biết do người phóng viên nhiếp ảnh Mỹ chụp được tấm hình giật gân Tướng NN Loan dí súng vào đầu tên VC mặt hung ác, ngu đần, bận áo sơ-mi ca-rô. Nhờ tấm hình này mà người phóng viên Mỹ nổi danh. Cũng vì cái hình này mà Tướng Loan đã bị một số người Mỹ chụp cho cái mũ “Killer”. (.. .. .. )


Khi là Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, là cái chỗ “Ho ra Bạc, Khạc ra Tiền”, Tướng NN Loan không bị báo chí thời đó, và ngay cả bây giờ, cho tên vào Băng Tham Nhũng Đệ Nhị Cộng Hòa. Việc ông xử tử tại trận tên VC, như ông nói: “Tôi làm nhiệm vụ của tôi..” thì đúng quá còn gì nữa. Nghe nói quí vị thân nhân của Tướng NN Loan đã phải chịu nhiều khổ tâm vì người ta xét đoán lầm ông Tướng qua bức hình ông xử tử tên VC trong trận Tết Mậu Thân. 

Xin quí vị thân nhân của Tướng Nguyễn Ngọc Loan coi bài tưởng niệm này là “Một Vòng Hoa Muộn, Một Nén Hương Thêm” cầu chúc anh hồn Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan yên nghỉ nơi miền an lạc; xin Bà Quả Phụ Nguyễn Ngọc Loan nhận cho sự kính trọng Cố Thiếu Tướng của tôi, một tên lính bại trận mà không chết, và sự phân ưu muộn màng của tôi với quí gia đình.


 Cao Hồng Lê






Virus-free. www.avast.com

__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

Huỳnh kim Nên-Người “đấm” Tổng Thống Mỹ-Dec 6, 2018

$
0
0


----- Forwarded Message -----


Subject: Huỳnh kim Nên-Người “đấm” Tổng Thống Mỹ-Dec 6, 2018


Anh Huynh (John Nguyên), Tổng Thống George H W Bush và tác giả. (Hình: Tác giả cung cấp)

Nguyễn Kim Nên

Đầu Tháng Mười Hai, 2018, nước Mỹ có một tin buồn. Đó là tin vị tổng thống thứ 41 của Mỹ là ông George H.W. Bush vừa mới qua đời, hưởng thọ 94 tuổi. Riêng đối với gia đình chúng tôi, ông cũng là người có nhiều kỷ niệm rất sâu sắc.

Số là thuở ban đầu, lúc mới đến Mỹ gia đình chúng tôi định cư tại thành phố Houston, Texas và làm việc cho công ty điện thoại AT&T. Làm được mười mấy năm thì cả hai vợ chồng đều bị mất việc vì hãng bị thua kiện mất bản quyền về ngành điện thoại, nên công ty lúc đó phải sa thải tất cả nhân viên làm việc dưới 15 năm.

Sau khi bị mất việc, chúng tôi cũng chán cảnh đi làm thuê cho hãng xưởng. Ông xã tôi bắt đầu làm nghề tự do là sửa chữa nhà cửa. Còn tôi nghe lời một người bạn hướng dẫn là nên ghi danh học nghề thẩm mỹ, vì chúng tôi chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp có 6 tháng, không đủ thời gian đi học trở lại, thêm vào đó còn nặng gánh gia đình ở Việt Nam.

Trong thời gian hành nghề này, tôi nhận thấy rằng có một nghề lạ là “massage therapy” mà dân ta gọi nôm na là “đấm bóp”. Đây là nghề có thể kiếm được nhiều tiền mà không cần phải mất nhiều thời gian học tập. Tôi chợt nghĩ cái nghề này chắc tốt cho ông xã tôi hơn là cái nghề sửa nhà vất vả, có lúc tôi thấy anh phải làm việc ngoài trời dưới cái nóng cháy da hay cái lạnh buốt người… đã làm cho tôi thương tâm và buồn rất nhiều.

Báo Daily Mail phát hành tại Luân Đôn ngày Thứ Năm 18 Tháng Bảy, 1991 viết về anh Huynh (John Nguyên). (Hình: Tác giả cung cấp)

Thế là tôi bàn với anh Huynh (tên ông xã tôi) là chúng tôi còn đủ vài ngàn đô la để đóng học phí cho anh, nhưng anh không chịu và nghe cái nghề đấm bóp là anh lắc đầu liền. Có lẽ anh nhớ đến ông mù rung chuông đi đấm bóp dạo trong xóm Đề Thám ngày xưa chăng? Dù sao bản tánh con nhà quan vẫn còn trong dòng máu “Thăng Long” của anh. Tôi lại một màn giải thích là ngày xưa tôi cũng là vợ sĩ quan vậy. Tôi chưa bao giờ làm lụng, nhưng qua đây tôi không kén chọn nghề, miễn sao nghề đúng đắn trong sạch là tôi làm. Vì tôi cần có tiền để phụ chồng nuôi 3 đứa con và nuôi cả đại gia đình bên quê nhà. Cuối cùng anh chịu đi học… Ba tháng sau anh có bằng cấp và giấy phép để hành nghề.

Hai tháng qua đi. Có nghề trong tay mà anh vẫn chưa tìm được làm. Tôi lại nghĩ trong bụng đã thất nghiệp không có tiền lại tốn thêm tiền học mà không tìm được việc làm thì chẳng biết làm sao đây… May quá, nhờ quen được vài người khách của tôi hướng dẫn nên ông xã tôi đã xin việc làm ở “Houston Club”, một câu lạc bộ dành cho những người giàu sang danh tiếng ở Houston. (Nhân đây tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm của chính chúng tôi là khi mình chọn nghề về thẩm mỹ như: cắt tóc, làm móng tay, chăm sóc da mặt hay đấm bóp chúng ta nên tìm việc làm ở khu thuộc giới thượng lưu thì lương cao và đỡ vất vả hơn).

Làm việc được một thời gian thì anh Huynh (tên Mỹ là John Nguyen) được tin tưởng và câu lạc bộ yêu cầu anh đấm bóp cho một nhân vật quan trọng. Đó là ông George H W Bush – lúc đó là Phó Tổng Thống Mỹ. Nhận được tin nầy, tâm trạng anh nửa mừng nửa lo. Anh nói lúc đó hồi hộp vô cùng nhưng anh tin tưởng rằng nếu anh làm giỏi, ông Bush thích anh thì anh sẽ có được nhiều khách hàng hơn.

Báo Daily Mail phát hành tại Luân Đôn ngày Thứ Năm 18 Tháng Bảy, 1991 viết về anh Huynh (John Nguyên). (Hình: Tác giả cung cấp)

May mắn vô cùng, chỉ lần đầu “đấm” là ông Bush thích anh ngay và từ đó anh là người duy nhất “đấm” cho ông mỗi khi ông cần thoải mái nghỉ ngơi sau những giờ phút căng thẳng mệt mỏi với công việc ở Tòa Bạch Ốc.

Công việc làm ăn của anh phát triển tốt đẹp. Khi ông Bush đắc cử tổng thống thì kể từ đó anh trở thành “người đấm bóp riêng của tổng thống Mỹ”. Đặc biệt là gia đình ông Bush đều là khách hàng của anh như: bà Barbara Bush, ông George W. Bush (còn gọi là Bush “con” – tổng thống Bush thứ 43 của nước Mỹ, và em là Neil Bush… Thêm vào đó ngoài những chính khách đến từ Washington DC như Bộ Trưởng Tài Chánh: James A. Baker III, Nicholas F. Brady, quý ông thượng và hạ nghị sĩ… còn có những thể tháo gia nổi tiếng như Mary Luo Retton – người đoạt huy chương vàng môn thể dục nhào lộn của thế vân hội mùa hè năm 1984 , Nancy Kerrigan – trượt băng nghệ thuật, Evander Holyfield – võ sĩ quyền Anh, và rất nhiều thể tháo gia và tài tử, minh tinh đến từ Hollywood. Khách hàng của anh toàn là dân giàu sang tiếng tăm trên đất Mỹ, họ đến với anh vì họ muốn lấy danh “người đấm bóp cho tổng thống”.

Tôi nhớ thời gian đó báo chí địa phương ở Houston xôn xao loan tin về một người Việt Nam tị nạn được tổng thống Mỹ khen gợi về tài đấm bóp của anh. “The president claims that we have the best masseur in the world here”. Lanzino said. Tạm dịch: “Tổng thống xác định chúng tôi có người đấm bóp giỏi nhất thế giới.” (Lanzino là Giám Đốc của Câu Lạc Bộ Houston).

Bạn bè quen biết của anh Huynh trong giới quân đội ngày trước, có dịp gặp nhau thì bàn tán: “Mày có biết người ta đấm vua là bị chém đầu, mà thằng Huynh ‘đấm’ vua là ra tiền.”

Ông Bush rất thương anh Huynh vì bản tánh anh rất vui vẻ, chân thật và ông biết anh là cựu sĩ quan QLVNCH nên rất an tâm (chắc chắn là cơ quan mật vụ của Mỹ đã điều tra lý lịch của anh rồi). Những cận vệ mật của tổng thống rất dễ dãi với anh không cần phải khám xét anh trước khi gặp ông Bush. Ngay cả chuyến đi Luân Đôn dự hội nghị G7 thứ 17 năm 1991 anh cũng được tháp tùng theo, lúc đó anh không chỉ làm việc mà còn được đứng trong phòng họp khi nguyên thủ các nước ký tên trong bản hội nghị.

Bưu thiếp của Tổng Thống George H W Bush gởi cho anh Huynh (John Nguyen). (Hình: Tác giả cung cấp)

Nhớ lại khoảng 25 năm về trước, tôi có dịp gặp gỡ Tổng Thống Bush tại Houston Club. Khi đến nơi thì tôi mới biết ông đang trong phòng massage. Thế là tôi đứng ngoài hành lang chờ đợi. Không lâu thì người cận vệ của ông rất lịch sự bảo tôi vào phòng chờ (dù họ không nói lý do nhưng tôi biết họ muốn bảo vệ an ninh cho tổng thống, vì thế không ai được lãng vãng gần phòng massage của ông, cũng như những con đường ông sẽ đi qua, nhất là họ không biết tôi là ai).

Tôi vào phòng có cửa kiếng nhìn ra hành lang… Chừng vài phút sau tôi nghe tiếng ông Bush hỏi người cận vệ: “Kim đâu rồi?” (Kim là tên tôi thay vì Kim Nên). Tôi bước ra chào ông. Ông thật vui vẻ ân cần hỏi chuyện và bảo tôi lại gần để chụp hình với ông và anh Huynh… Thỉnh thoảng ông cũng gặp cho biết các con tôi, nhất là con gái út của tôi lúc đó cháu được học bổng đậu vào Học Viện Hải Quân là trường đào tạo sĩ quan nổi tiếng nhất nước Mỹ về Hải Quân (US Naval Academy) nên ông rất ngưỡng mộ.

Sau khi mãn nhiệm kỳ tổng thống ông rời Washington DC trở về sống ở Houston. Ông Bush không còn đến Houston Club nữa, từ đó anh Huynh thường xuyên đến tư gia của ông Bush để đấm bóp cho cả hai ông bà. Mỗi lần đi làm về đều có quà bánh, kỷ vật ông bà tặng cho. Ông xã tôi kể chuyện vui cho tôi nghe là ông rất yêu thương bà Barbara: “Ông Bush vui lắm. Mỗi lần anh đấm bóp cho bà Bush là ông bước vào khều bà một cái rồi ông cười cười bước ra”.

Hàng năm chúng tôi đều nhận được thiệp chúc mừng Giáng Sinh của Tổng Thống Bush gởi thăm. Thiệp Giáng Sinh của mỗi năm thường là hình ảnh đại gia đình của ông bà. Có thiệp hai ông bà ngồi trên giường ngủ với một đám cháu nội ngoại vừa mới thức dậy. Có thiệp ông bà đi ngoài vườn với hai con chó. Có thiệp cả gia đình con cháu đứng ngồi trên những ghềnh đá sau nhà là biển xanh Kennebunkport, Maine.

Sự liên hệ gần gũi giữa Tổng Thống Bush và gia đình tôi nói chung và anh Huynh nói riêng là sư hãnh diện, là những kỷ niệm thật đẹp cho tôi và các con. Tôi đã giữ kín những kỷ niệm ấy gần 30 năm nay bây giờ mới chia sẻ cùng mọi người. Đó là do Minh Tâm, một người bạn học cùng trường, đề xướng và khuyết khích, khi Tâm là người đầu tiên và có lẽ là duy nhất đã cảm nhận những hình ảnh và báo chí đã nói về Tổng Thống Bush và người “đấm” Tổng Thống Mỹ mà tôi đã bỏ lên facebook để tưởng nhớ Tổng Thống George H W Bush và người bạn đời của tôi – anh Nguyễn Duy Huynh.

(Houston, ngày 4 Tháng Mười Hai, 2018)


__._,_.___


Posted by: chuyenbai 

TRẢ LỜI TẤT CẢ VỀ TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA

$
0
0
 


SỰ THẬT � NHỤC VỀ QUẦN ĐẢO HO�NG SA


TRẢ LỜI TẤT CẢ VỀ TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA

 

 

Tác giả: Lê Văn Thự

 

 

Dẫn nhập: Trận hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974 là một trận duy nhất đối chiến trên bỉển của Hải Quân VNCH. Đáng buồn thay đó là một trận thua bại,  mất tàu, mất người, mất đảo. Vì nhu cầu tuyên truyền những người có trách nhiệm chỉ huy  đã được tuyên dương, vinh danh rầm rộ thay vì nhận lãnh kỷ luật vì đã thua một trận không đáng thua, thua vi khi lâm trận một nửa hải đội yểm trợ đã sớm tháo chạy điều đó chứng minh rằng các vị chỉ huy của VNCH không hề nắm vững tình thế, quân đội miền Nam không đủ can đảm và dũng khí làm chủ chính mình. Những lời nói thật, như bài thứ nhất của cựu hạm trưởng tàu HQ-16 Lê văn Thự đã lột trần sự thật về vòng hào quang giả dối do vài người đã tìm cách tự khoác lên bản thân họ mấy chục năm qua. Và đương nhiên, những lởi lẽ dối trá, vu khống cá nhân không xóa bỏ được sự thật. Bài thứ hai của cựu Trung Tá Lê Văn Thự chúng tôi trích đăng sau đây là bài trả lời dứt điểm tất cả các phản hồi nhảm nhí. Nói theo tựa đề của trang doi-mat.vn, "Thuyền trưởng HQ16 bẻ gãy các lời chỉ trích của đồng đội." Khi đăng bài này, trang mạng Hoangsa.org cũng nhận định: Sau khi có nhiều ý kiến phản đối, ông Lê Văn Thự đã đăng tiếp bài viết thứ 2 (CN: 1/6/04) cũng trên Calitoday để đưa ra lập luận phản bác. Sau khi  được đăng, Cho đến nay mặc dù bài thứ 2 này đã đăng khá lâu (CN: từ 1/6/04 đến 1-12-2007), những người trong cuộc vẫn chưa có ai đưa thêm ý kiến nào khả dĩ để bác bỏ được những gì ông Thự đã viết.

HQ-16 được đón tiếp tại Sài Gòn


Trong thời gian qua, calitoday.com có đăng bài "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa" của ông Lê văn Thự. Nhiều ý kiến đã tham gia bàn luận, đồng ý cũng có và phản đối cũng có. Nay, Cali Today vưà nhận được bài trả lời của ông Lê văn Thự. Xin trân trọng giới thiệu với qúy độc giả trong nỗ lực tìm kiếm sự thật cho lịch sử VN.


-- oo0oo --

Calitoday, 1/6/04

Lê Văn Thự

Kính qúi độc giả,

Sau khi bài viết "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa" của tôi được đưa lên website Calitoday, nhiều độc giả góp ý trên mạng này, trong đó đồng ý cũng có mà chỉ trích cũng có. Tôi nghĩ đó là chuyện thường tình, nhưng tôi cũng xin phép được trả lời một vài độc giả đã buộc tội tôi, trong số này có cựu Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn là người trong cuộc - ông Toàn có mặt trên HQ5 là chiến hạm đã dự trận Hoàng Sa - và ông Hoàng văn Tâm mà tôi chắc cũng là một cựu HQ tuy ông không nói ra.


Những ý kiến của hai ông này nếu tôi không trả lời thì có thể gây ảnh hưởng sai lạc hay tạo nghi vấn nơi độc giả khi đọc bài viết cuả tôi. Trước khi trả lời thẳng vào những điểm ông Toàn và ông Tâm chỉ trích tôi, tôi xin nói rộng ra một chút về những gì liên quan đến trận chiến Hoàng Sa để quí độc giả hiểu rõ vấn đề hơn.


(CN: Những lời phản hồi sau đây do trang nhà http://www.doi-mat.vn/ chụp lại)



 1. Trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra cách đây 30 năm ở giữa biển khơi nên không ai có thể biết để kiểm chứng những gì tôi hay các người khác có dự trận hải chiến Hoàng Sa viết ra, ngoại trừ những người trong cuộc. Nhưng những người trong cuộc một số hoặc vì không đủ điều kiện hoặc vì ngại ngùng không muốn lên tiếng để nói lên sự thật, một số khác thì vì lý do này hay lý do khác lại muốn che dấu sự thật bằng cách nói khác đi, do đó nếu độc giả chỉ đọc một vài ý kiến nêu lên trong mục góp ý của mạng này thì khó mà biết đâu là sự thật.



Phóng đồ hành quân tấn công của Hạm trưởng HQ16


Muốn biết rõ về trận hải chiến Hoàng Sa phải tìm đọc tất cả các bài viết liên hệ rồi phân tích, so sánh mới may ra thấy được đâu là sự thật. Chưa kể là phải sưu tầm thêm tài liệu của Bộ Tư Lệnh Hải Quân VN Cộng Hòa (BTL/HQ/VNCH) cũng như từ phía Trung Cộng có liên quan đến trận hải chiến Hoàng Sa. Công việc này đòi hỏi chuyên môn và chỉ dành cho những nhà nghiên cứu.


Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 tôi nghĩ là một thất bại trước mắt mọi người trong nước lúc đó (trong cũng như ngoài Hải Quân) vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa, chứ không phải là một chiến thắng như một số người trong Hải Quân đang huênh hoang lúc này ở hải ngoại. Dân chúng Miền Nam thì rộng lượng chấp nhận thất bại vì cho rằng VN Cộng Hòa qúa yếu so vơí Trung Quốc nên dư luận qua báo chí thời đó không hề chỉ trích hay lên án Hải Quân VN đã để mất Hoàng Sa, còn trong nội bộ Hải Quân tôi đoán đa số cảm thấy không có gì để hãnh diện, không thỏa mãn và nghi ngờ tinh thần chiến đấu của các cấp chỉ huy trong trận chiến Hoàng Sa mặc dầu họ không biết sự thật như thế nào.



Phóng đồ trận đánh của phía Trung Cộng theo Vũ Hữu San


2.  Tôi xin trích đoạn từ bài viết "Tường Thuật Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Đại Tá Hà văn Ngạc (page 21 of 33) để quí độc giả thấy phản ứng của vị Tư Lệnh Hải Quân VNCH đối với cấp chỉ huy trận chiến Hoàng Sa.


Đại Tá Ngạc viết: "Vào khoảng 01:00 giờ trưa (ngày 19/1/74), hai chiến hạm HQ4 và HQ5 đã cách Hoàng Sa chừng 10 hải lý, trời nắng và quang đãng. Tư Lệnh HQ đích thân ra lệnh cho cả hai chiến hạm trở lại Hoàng Sa và đánh chìm nếu cần, tôi nhận được giọng nói của Đô Đốc. Lệnh được thi hành nghiêm chỉnh ngay tức khắc. Sau khi liên lạc vô tuyến siêu tần số được điều hòa trở lại thì mọi báo cáo chi tiết về tổn thất và tình trạng lúc bấy giờ của hai chiến hạm được chuyển đầy đủ. Trên Tuần Dương Hạm HQ5 tôi cũng được thông báo về Tuần Dương Hạm HQ16 được Tuần Dương Hạm HQ6 tới hộ tống về Căn Cứ Hải Quân Đà Nẳng.

Đến khoảng 2:30 chiều , khi cả hai chiến hạm đang trở về Hoàng Sa, quá ngang Hòn Tri Tôn, nghĩa là cách đảo Hoàng Sa chừng 1 giờ rưỡi hải hành nữa (tức là cách Hoàng Sa chừng 22 hải lý nếu chạy với vận tốc 15 hải lý/giờ:ghi chú của người viết) thì hai chiến hạm được phản lệnh trở về Đà Nẳng."


Tại sao Tư Lệnh Hải Quân(TLHQ) đích thân ra lệnh cho cả hai chiến hạm HQ4 và HQ5 quay trở lại Hoàng Sa?


Tôi đoán là TLHQ sau khi nghe Đại Tá Ngạc báo cáo có phản lực cơ và chiến hạm trang bị hỏa tiễn của Trung Cộng xuất hiện để có lý do rút lui, đã không tin những gì Đại Tá Ngạc báo cáo nên mơí bắt Đại Tá Ngạc quay trở lại Hoàng Sa.


Nhưng tại sao một giờ rưỡi sau, TLHQ lại ra phản lệnh cho phép Đại Tá Ngạc và HQ4, HQ5 trở về Đà Nẳng?


Tôi đoán là vì TLHQ cảm thấy bất lực trước một cấp chỉ huy tỏ ra tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ ở giữa biển mà ông không thể nào kiểm soát được. Nếu đã sợ mà rút lui thì khi bắt quay trở lại: hoặc Đại Tá Ngạc có thể cho HQ4, HQ5 lềnh bềnh giữa biển mà vẫn báo cáo là đang tiến về Hoàng Sa như trích đoạn bài viết của Đại Tá Ngạc ở trên cho thấy lúc 1:00 giờ cách Hoàng Sa 10 hải lý; lúc 2:30 giờ lại cách Hoàng Sa 22 Hải lý. Như vậy là đi thụt lùi chứ đâu có tiến về Hoàng Sa như Đại Tá Ngạc viết?

Có thể vị trí thật sự của HQ4, HQ5 ở các thời điểm nêu trong bài viết của Đại Tá Ngạc còn ở xa đảo Hoàng Sa hơn nữa - hoặc Đại Tá Ngạc viện dẫn lý do trở ngại kỹ thuật (như HQ4 hay HQ5 hư máy chánh chẳng hạn) để không thể thi hành lệnh được nữa.

Còn nếu có ra lệnh bắt đánh đến chìm thì Đại Tá Ngạc và HQ4, HQ5 cũng không thể thắng được địch. Không có tinh thần chiến đấu thì làm sao thắng? Do đó theo suy đoán của tôi, TLHQ nghĩ rằng tốt hơn là cho họ trở về để đỡ tổn thất thêm hai chiến hạm mà chẳng mang lại lợi ích gì.

3.  Sau trận chiến Hoàng Sa, BTL/HQ/VNCH có báo cáo lên Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội VN Cộng Hòa (BTTM/QĐ/VNCH) thì tôi chắc BTL/HQ ở trong cái thế phải che dấu sự thật và phải báo cáo là cả 4 chiến hạm (HQ4, HQ5, HQ10, và HQ16) đã tận lực chiến đấu và chiến hạm nào cũng bị thiệt hại không nhiều thì ít, riêng HQ10 bị chìm. Hải Quân VNCH đã nỗ lực bảo vệ Hoàng Sa nhưng không thể thắng được một địch quân hùng hậu và tối tân hơn.



Còn nếu báo cáo HQ4, HQ5 vô sự thì có êm xuôi không? Sau trận chiến tôi nghe nói BTL/HQ có thành lập ủy Ban Điều Tra trận chiến Hoàng Sa (do HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê điều khiển thì phải) nhưng tôi chưa bao giờ được ai hỏi một câu hỏi nào!

Tôi nghĩ BTL/HQ muốn che dấu sự thật nên khi phóng viên đài BBC phỏng vấn, hỏi tôi có phản lực cơ Trung Cộng xuất hiện trong trận chiến không? Tôi trả lời không có thì ngày hôm sau BTL/HQ phái một sĩ quan xuống HQ16 chỉnh tôi về câu trả lời của tôi.

Tuy BTL/HQ che dấu sự thật nhưng trong nội bộ Hải Quân, BTL/HQ đã đánh giá đúng thành tích chiến đấu của các đơn vị dự trận Hoàng Sa khi chỉ tiếp đón và ban huy chương cho một mình Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ16.

Cũng chính vì sự che dấu này mà mọi chuyện không rõ trắng đen nên bây giờ ra hải ngoại, ai muốn viết sao về trận Hoàng Sa cũng được, kể cả viết sai sự thật, miễn người viết đề cao Hải Quân.


4.  Sau khi trình bày những nhận xét của tôi về tình hình bên ngoài và bên trong Hải Quân đối với trận chiến Hoàng Sa vào thời điểm đó; tôi xin trả lời những điểm ông cựu HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn chỉ trích tôi.

Trước hết tôi xin trích đoạn bài viết của Đ/Tá Ngạc (page 10 of 33) nói về nhiệm vụ của Thiếu Tá Toàn như sau:

"...Ngoài ra vị Tư Lệnh HQ Vùng (Vùng I Duyên Hải ) còn tăng phái cho tôi HQ Thiếu Tá Toàn (ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn, Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) mà tôi chưa biết khả năng nên trong suốt thời gian tăng phái tôi chỉ trao nhiệm vụ giữ liên lạc với các Bộ Tư Lệnh cho vị sĩ quan nàỵ"

Ông Toàn được tăng phái cho Đ/Tá Ngạc chứ không phục vụ trên HQ5 như ông ta nói. Ông Toàn viết trong mục góp ý của Calitoday.com ngày Apr.20,2004:

"...tôi là một trong các nhân viên trên chiến hạm HQ5 bị thương tích và tôi được biết với các tài liệu còn lưu giữ tại Hoa Kỳ bởi các giới chức Hải Quân VN liên hệ đến cuộc chiến, cho biết HQ4, HQ5 bị đạn từ hơn 30 đến 50 vết đạn lớn, không kể rất nhiều vết đạn nhỏ khác, kết quả này do tài liệu của Hải Quân Công Xưởng VNCH kiểm chứng thiệt hại các chiến hạm sau trận chiến..."

Ông Toàn nói ông bị thương nhưng ông có được chiến thương bội tinh không? Mà bất cứ quân nhân nào dự trận bị thương cũng đương nhiên được cấp. Lúc còn ở trong nước, tôi và có lẽ nhiều HQ khác không nghe nhân viên HQ4, HQ5 bị thương hay chết trong trận Hoàng Sa cũng như HQ4, HQ5 bị trúng đạn như ông nói. Nếu có thì tại sao HQ4, HQ5 không được tiếp đón và ban huy chương mà chỉ một mình HQ16 được thôi?

Ông Toàn cũng biết là sau khi bài viết "Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của tôi đăng trên Thời Luận trong đó có nói HQ4, HQ5 chẳng bị trầy một vết sơn nào cả thì Hội Đồng Hải Sử (HĐHS) gồm hai vị cựu Đại Tá HQ đã lên tiếng chỉ trích tôi y hệt ông Toàn chỉ trích và còn nói thêm là một trong hai vị Đại Tá có mang theo ra hải ngoại đầy đủ phúc trình của BTL/HQ lên BTTM về trận Hoàng Sa cũng như phúc trình kiểm chứng thiệt hại của Hải Quân Công Xưởng về HQ4, HQ5, nhưng khi một số cựu HQ yêu cầu HĐHS công bố tài liệu để mọi người được biết thì HĐHS vẫn giữ im lặng!

Như vậy sự kiện ông Toàn bị thương, HQ4, HQ5 bị thiệt hại không có gì chứng minh cả.

Nếu ông Toàn có nêu tên vài ba người trên HQ5 đã chứng kiến ông Toàn bị thương thì tôi cũng khó mà kiểm chứng được mấy người đó có thuộc thủy thủ đoàn của HQ5 không? Ngay cả 3 chiến sĩ hy sinh thuộc HQ5 được nói đến trong "Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa" của Trần Đỗ Cẩm và Vũ Hữu San (trang 248) gồm 1 Thiếu úy và 2 Hạ sĩ quan nhưng cũng không rõ tên họ của họ, trong khi tác giả cuốn sách này chuẩn bị tài liệu để viết từ năm 1990 (trang 16 sách đã dẫn) mà vẫn chưa tìm được danh tánh của 3 người này!


Một chi tiết nữa mà ông Toàn cũng biết là Hạm Trưởng HQ5 - HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh - hiện ở San Jose- CA, được rất nhiều cựu HQ góp ý về "Tuyển Tập Hải Sử" yêu cầu lên tiếng về trận chiến Hoàng Sa, nhưng Trung Tá Quỳnh vẫn giữ im lặng, chỉ cho biết, qua Trung Tá Trần Quang Thiệu bạn cùng khóa, trận Hoàng Sa là một thất bại, không có gì hãnh diện để lên tiếng.

5.  Tiếp theo là phần trả lời ông Tuấn Nguyễn.

Ông Tuấn viết: "Viết sự thật là 1 chuyện nên làm. Tuy nhiên nay Đại Tá Ngạc đã ra người thiên cổ thì làm sao mở miệng được. Tại sao không lên tiếng khi Đại Tá Ngạc còn sống???".

Không phải tôi chờ Đại Tá Ngạc ra người thiên cổ rồi mới viết bài "STVTHCHS". Tôi không biết Đại Tá Ngạc có viết bài về trận Hoàng Sa. Chỉ khi ông Vũ Hữu San quảng cáo ra mắt sách về trận Hoàng Sa trên báo, tôi mới có ý định viết bài về trận Hoàng Sạ Trong khi nói chuyện với người bạn cùng khóa là HQ Trung Tá Võ Hữu Danh tôi mới được cho biết có bài viết về trận Hoàng Sa của Đại Tá Ngạc và Trung Úy Đào Dân và Trung Tá Danh đã cung cấp các bài viết đó cho tôi.

Tôi chỉ đề cập đến Đại Tá Ngạc khi thấy những điều ông nói liên quan đến HQ16 mà sai sự thật.

Những điều này cũng có liên quan đến HQ4, HQ5 dưới quyền điều động của Đại Tá Ngạc. Nếu ông không còn sống thì Hạm Trưởng HQ4, HQ5 có thể lên tiếng thay cho ông. Cũng như hai vị Đại Tá trong HĐHS cũng đã lên tiếng thay cho Đại Tá Ngạc khi buộc tội tôi "vạch áo cho người xem lưng và nói xấu đồng đội", để không chịu tu sửa "Tuyển Tập Hải Sử" phần viết về trận chiến Hoàng Sa.

Hai vị này cũng nói là HQ4, HQ5 bị trúng đạn trong trận Hoàng Sa nhưng lại không chịu công bố tài liệu chứng minh!

Tôi chỉ nói sự thật và nói những cái sai của Đ/Tá Ngạc chứ không nói xấu ông ta.

Đại Tá Ngạc không còn sống nhưng có nhiều người lên tiếng thay cho ông trong đó có cả ông Toàn, ông Tâm và ông Tuấn.

6.  Sau cùng là phần trả lời ông Hoàng Văn Tâm.

Ông Tâm nói tôi có 3 điểm sai lầm sau đây:

1. "Chính tác giả (Lê văn Thự) tiết lộ không biết gì về hoạt động tác chiến của HQ4, HQ5 vậy mà dám đề tựa bài là: "Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa"... Ngoài ra ông còn cho biết ông mất liên lạc với CHT Hành quân là Đại Tá Ngạc vậy mà ông dám phê bình bài tường thuật trận đánh của Đại Tá Ngạc là hoàn toàn sai".

Thật sự tôi không hay biết gì về hoạt động của HQ4, HQ5 từ ngày 18/1/74 đến ngày 19/1/74. Trong khi HQ16 di chuyển ra vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa trong 2 ngày đó, tôi không thấy HQ4, HQ5 trong tầm nhìn của tôi.

Trong trận chiến ngày 19/1/74, bài viết của ông Ngạc cũng như của ông San đều nói là HQ4, HQ5 chỉ cách đảo Quang Hòa 4 đến 5 hải lý mà sao tôi không thấy được? Tôi đoán là họ ở cách xa từ 8, 9 hải lý trở lên, và phải quan sát thật kỹ may ra mới thấy được hoặc không thể thấy được vì quá xa.

Tôi nói sự thật những gì xảy ra trong trận chiến và đính chính những điều ông Ngạc viết sai. Ông Tâm đọc lại bài viết của tôi sẽ thấy tôi nêu rõ từng điểm một ông Ngạc viết sai.

Tôi không biết hoạt động của HQ4, HQ5 nhưng tôi biết chắc là họ không tham chiến vì họ ở rất xa trận chiến. Đó là sự thật.

2. Ông Tâm viết: "Thú nhận không biết hoạt động của HQ4, HQ5 vậy mà ông viết như đinh đóng cột: "Sự thật HQ4, HQ5 chẳng bị trầy 1 mảnh sơn nào cả. Cả Hải Quân đều biết... Nếu HQ4, HQ5 không bị trầy 1 mảnh sơn nào thì sao lại được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội?... Trong khi đó HQ4, HQ5 phải ứng chiến với 8 tàu TC còn lại để chúng không thể tập trung tiêu diệt tàu ông. Tình thế như vậy HQ4, HQ5 chắc chắn cũng phải mang đầy thương tích và tàu ông có bị 1 viên đạn lạc thì cũng chuyện thường. Nếu không xui xẻo bị trái đạn này thì tàu ông cũng đâu có trầy 1 mảnh sơn nào ?"

Nếu HQ4, HQ5 mang đầy thương tích kể cả người chết thì chắc chắn HQ4, HQ5 phải được Tuyên Dương Công Trạng. Nhưng sự thật HQ4, HQ5 không có mặt trong lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa mà chỉ có một mình HQ16 được tiếp đón và gắn huy chương. Sự kiện này xảy ra ở bến Bạch Đằng trước sự chứng kiến của bao nhiêu người trong và ngòai HQ và diễn ra ngay trước BTL/HQ, chứ đâu phải xảy ra giữa biển khơi không ai thấy? Ông Tâm có nằm mơ không đây?

Ngoài ông Tâm ra, còn có ông Chu Bá Yến khóa 11 (cấp bậc Thiêú Tá hay Trung Tá HQ tôi không rõ) cũng gửi e-mail trong nội bộ HQ kèm theo 1 tấm hình TLHQ đang gắn huy chương cho một HSQ và nói đó là tấm hình TLHQ đang tuyên dương HQ4.

Cựu HQ Thiếu Tá Phạm Đình San đã trả lời bằng e-mail như sau: "...để tránh sự nghi ngờ là hình đã được ghép bằng kỹ thuật điện toán..., xin anh cho trích 1 đoạn phóng sự của báo Lướt Sóng Đặc Biệt đã nói về buổi lễ cùng danh tánh 1 vài nhân viên của HQ4 được gắn huy chương thì tốt hơn nữa...".

Tôi xin thêm là tấm hình có thể không ghép nhưng không phải là hình tuyên dương cho trận Hoàng Sa. Sau đó ông Yến trả lời là tấm hình này được "scan" từ trong quyển "Lướt Sóng-Tiếng nói của HQ-Số Đặc Biệt Chiến Thắng Hoàng Sa" mà không viện dẫn thêm được điều gì nữa để chứng minh tấm hình là thật chẳng hạn như trích dẫn bài viết trong tờ Lướt Sóng.

Buổi lễ tiếp đón một mình HQ16 diễn ra trước mắt bá quan mà nay ông Yến, ông Tâm cố nói lấy được là HQ4 được Tuyên Dương Công Trạng thì tôi hết còn ý kiến. Thế cho nên trận chiến Hoàng Sa xảy ra giữa biển khơi khuất mắt mọi người nên những người trong cuộc thiếu tự trọng lại háo danh tha hồ nói theo ý họ bất chấp sự thật.


Đây là một dẫn chứng khác cho thấy người trong cuộc nói sai sự thật (không đánh mà nói có đánh) nhưng lại lòi đuôi ra: trong sách"Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa"(TLHCHS) của Trần Đỗ Cẩm và Vũ Hữu San trang 111 có câu: "Hai đánh một, chẳng chột cũng què" chăng. Chúng ta phục vụ trên HQ4 ngày đó đều biết rằng sau hải chiến, chúng ta vẫn tiếp tục công tác tại vùng Duyên Hải Đà Nẵng không hề hấn gì." (tức là không bị thiệt hại, không về Sài Gòn dự lễ tiếp đón và tuyên dương: ghi chú của người viết).

Ông Tâm nói HQ4 phải ứng chiến với 8 tàu TC. Xin ông Tâm đọc các phần trích dẫn sau đây trước khi nói. Sách "TLHCHS" của TDC và VHS (trang 67 từ dòng 18) viết:

"Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76,2 ly đã chuẩn bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong vòng vài phút đầu tiên, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội Trung Cộng đã bị bắn cháy không còn khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tàu này sau đó phát nổ và đã bị chìm."

Trang 68 (sách đã dẫn) từ dòng 5 viết: "Mục tiêu của HQ5 là chiếc Kronstadt mang số 274 mặc dầu chống trả mãnh liệt nhưng bị hư hại nặng vì trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi vòng chiến ...Tuy nhiên bị trúng đạn quá nặng, chiết Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa để tránh bị chìm."

Như vậy là 2 chiến hạm Kronstadt bị loại ra khỏi vòng chiến, còn lại 6 chiến hạm Trung Cộng đi đâu mà tôi không thấy trong trận chiến. Nếu có 6 chiến hạm đó thì chúng phải tiếp cứu các chiến hạm Trung Cộng khác bị thiệt hại trong lòng chảo quần đảo Hoàng Sa hay truy kích và đánh chìm HQ16, HQ4, HQ5 để trả thù chứ?

Chưa kể các Phi Tiễn đĩnh loại Komar cuả địch đang trên đường tiếp viện. Loại Komar này chạy rất nhanh và sắp đến đảo Quang Hòa vì trang 68 (sách đã dẫn) viết: "...Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy (không có HQ16 trong các chiến hạm này: ghi chú của người viết) có bốn lượn sóng lớn trắng xóa đang tiến từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn của địch đang trên đường tiếp viện."

HQ16 lúc đó như con gà què, lê lết rời Hoàng Sa sau cùng thì phải thấy các chiến hạm Trung Cộng đó chứ, và nếu có chúng thì HQ16 đã bị đánh chìm rồi!

Trong bài "Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa" (TTTHCLSHS) của Đại Tá Ngạc (page 18 of 33) lại viết:

"...Nhưng chẳng may, HQ4 báo cáo bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữạ Việc này đã làm đảo các dự tính của tôi và làm tôi bối rối. Sau vài phút chiến hạm này xin bắn thử và kết qủa vẫn bị trở ngại và cần tiếp tục sửa chữa thêm, nhưng tôi vẫn còn chút hy vọng. Khu trục hạm HQ4 vài phút sau lại xin tác xạ thử lần thứ ba nhưng vẫn không có kết quả..."

Như vậy ông Tâm thấy HQ4 có hạ được chiếc Kronstadt 271 không? Và có ứng chiến được 8 tàu Trung cộng không? Hay Đại Tá Ngạc nói sai? Hay hai ông TDC và VHS nói sai? Hay tất cả các ông đó đều sai?

3. Điểm thứ 3, Ông Tâm viết: "Cuối bài viết, sau những suy luận vớ vẫn, ông gán cho Đại Tá Ngạc và bình luận gia Trần Bình Nam cái quyết định do ông nghĩ ra, để ông đưa ra một hàm ý nhục mạ các cấp chỉ huy HQVNCH trong trận HS."

Bài viết của tôi có đề cập đến bài "Biển Đông Dậy Sóng"(BDDS) của ông Trần Bình Nam. Tôi rất tiếc là tôi đã không trích đầy đủ để dẫn chứng điều ông Trần Bình Nam nói: là có lẽ có sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Nay tôi không còn giữ bài "BĐDS" nữa nên không trích ở đây được để ông Tâm thấy. Bây giờ tôi trích nguyên văn từ bài "TTTHCLSHS" của Đại Tá Ngạc (page 29 of 33) để ông Tâm thấy:

"...HQ Đại Tá Đỗ Kiểm, tham mưu phó hành quân tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân còn đặc biệt cho tôi hay là có chiến hạm bạn (là Hoa Kỳ:ghi chú của người viết) ở gần, nhưng với sự hiểu biết của tôi, tôi không có một chút tin tưởng gì vào đồng minh này kể từ tháng 2 năm 1972 khi Hoa Kỳ và Trung Cộng đã chấm dứt sự thù nghịch nên Hải Quân họ sẽ không một lý do gì lại tham dự vào việc hỗ trợ Hải Quân VN trong vụ tranh chấp về lãnh thổ. Họa chăng họ có thể cứu vớt những người sống sót nếu các chiến hạm VN lâm nạn. Nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc tìm kiếm những nhân viên từ Hộ Tống hạm HQ10 và các toán đổ bộ lên trấn giử các đảo đã đào thoát để trở về đất liền, chúng ta không nhận thấy một hành động nhân đạo nào từ phiá đồng minh kể cả của phi cơ không tuần...".

Cũng trang 29 of 33 sách đã dẫn viết:

"...Một suy luận nữa là có thể trận hải chiến là một cuộc điều chỉnh sự nhượng quyền chiếm giữ từ một nhược tiểu đến một cường quốc theo một chiến lược hoàn cầu mà vài cường quốc đã ngầm thỏa thuận trước..."

Đại Tá Ngạc tuy không nói thẳng ra là Trung quốc quá mạnh (với phi tiễn đỉnh, với phản lực cơ, với tiềm thủy đỉnh) và đã có sự nhượng quyền giữa hai cường quốc nên Hải Quân VN Cộng Hoà có đánh cũng không thắng được (nếu không muốn nói là vô ích), nhưng những ý tưỏng này bàng bạc trong bài viết của Đại Tá Ngạc và cũng là lý do biện bạch cho sự rút lui của Đ/Tá Ngạc.

Không biết ông Tâm có thấy không nhưng nếu độc giả đọc bài "TTTHCLSHS" của Đại Tá Ngạc thì chắc sẽ thấy.

Chính vì bị ám ảnh bởi các ý tưởng này nên Đại Tá Ngạc quá lo sợ mà không dám đánh. Nội việc trên đường trở về Đà Nẳng mà còn sợ tiềm thủy đĩnh Trung Cộng phục kích thì còn đâu tinh thần để chiến đấu ?

Chính vì sợ mà Đại Tá Ngạc chỉ để cho HQ16 và HQ10 đánh cho lấy có (theo ý nghĩ của Đại Tá Ngạc) rồi cùng HQ4, HQ5 rút lui.

Phần sau cùng bài viết "STVTHCHS" của tôi chủ ý muốn nói là nếu cấp chỉ huy trận chiến và các đơn vị tham chiến đồng tâm hiệp lực mà đánh thì Hoàng Sa đã không mất lúc đó. Còn chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai nơi đảo Hoàng Sa thì tôi không thể biết được.

7.  Trong phần đầu của bài "STVTHCHS", tôi có nói muốn biết rõ trận Hải Chiến Hoàng Sa, những nhà nghiên cứu cần phải truy tầm tài liệu cả về phiá Trung Cộng nữa.

Hai ông TĐC và VHS đã làm công việc đó. Từ trang 102 đến trang 115 sách "TLHCHS" của TĐC và VHS nói về các website Trung Cộng mà nội dung đề cập đến HQ4. Các website này viết bằng Hoa ngữ và được trích dịch sang Anh ngữ nhưng khi đọc tôi thấy lủng củng, sai văn phạm và rất khó hiểu. Tôi chỉ đoán chừng thôi.

Tôi chắc các website này nếu có, cũng không nói lên sự thật vì Trung Cộng cách nay 30 năm là một nước độc tài sắt máu và cho đến bây giờ chính quyền Trung Cộng vẫn còn bắt giam những ai khác chính kiến, đòi tự do dân chủ hay chỉ trích chính quyền.

Trận Hải Chiến Hoàng Sa lại liên quan đến Quân Đội nhân dân Trung Quốc tức là thuộc loại bí mật Quốc Phòng thì ai trong nước họ dám lên tiếng đề cao kẻ địch là HQ4 như sách "TLHCHS"đã khoa trương?

Nếu đề cao kẻ địch chẳng được lợi ích gì mà còn mang họa vào thân thì có ai điên khùng để làm việc đó không?

Sự thật đọc mấy đoạn website trích dẫn trong "TLHCHS", tôi chẳng thấy họ đề cao gì đến HQ4 cả.

Các website Trung Cộng nói về trận chiến Hoàng Sa nếu có, thì chỉ là do sự dàn dựng của chính quyền Trung Cộng mà thôi. Mục đích là để nói với thế giới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ. Họ có dân ở đó, có cả một đội ngư thuyền ở đó và Hải Quân VNCH đã đến khiêu khích, đe dọa ngư dân, ủi và làm hư hại ngư thuyền của họ, cũng như xâm chiếm đảo của họ như một vài website đã trích dẫn trong sách "TLHCHS" của TĐC và VHS nói.

Trong bài "STVTHCHS" và bài trả lời này của tôi, tôi luôn luôn khẳng định HQ4, HQ5 không trực chiến với tàu Trung Cộng, họ chỉ ở bên ngoài "wait and see" rồi rút lui, nhưng tại sao Trung Cộng lại biết HQ4 và nói đến HQ4 trong website ?

Cái đó là vì Trung Cộng có bắt và đem về Trung Quốc một số quân nhân của HQ10 còn sống sót gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ và một Trung úy cùng một số nhân viên thuộc HQ4 đưa lên giữ đảo.

Trung Cộng đã điều tra để lấy tin tức từ nhóm quân nhân này nên mới biết rõ tên và chi tiết của từng chiến hạm VN cũng như cấp chỉ huy VN trong trận chiến.

Trong bốn chiến hạm VN thì Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 là tối tân nhất do đó Trung Cộng mới nói đánh cho HQ4 tơi bời hoa lá thì mới oai hùng, (như website trích trong "TLHCHS" nói) chứ đánh với các chiến hạm tầm thường như HQ16, HQ10 thì đâu có gì oai phong. Trung Cộng đã cường điệu khi nói như vậy và HQ4 cũng dựa vào đó để cường điệu theo, chứ tối tân nhất mà chịu nhận là không đánh đấm gì cả thì coi sao được?

Sau khi trả lời rất chi tiết những góp ý của ba độc giả nêu trên và đề cập đến tính bất khả tín của tài liệu do BTL/HQ VN Cộng Hòa và Trung Cộng đưa ra nếu có, tôi nghĩ là bài trả lời của tôi đã quá đủ, kể cả cho những thắc mắc chưa được nêu lên.

Tôi xin cám ơn Calitoday đã đăng bài "STVTHCHS" cũng như bài trả lời độc giả này của tôi.


Kính,

Lê Văn Thự

Calitoday, 1/6/04


Nguồn :



----- Forwarded Message -----

From: hiep long >
Sent: Sunday, December 30, 2018, 6:04:36 AM EST

Subject: [ChinhNghiaViet] Fw: THƯ MỜI THAM DƯ LỄ TƯỞNG NIỆM HẢI CHIẾN HOÀNG SA [2 Attachments]


 

----- Forwarded Message -----

From: Phuc T Le <

Subject: Xin phổ biến thư mời tham dự ngày lễ Hoàng Sa


Kính quý N/T và C/h,


Năm nay là đúng 45 năm sau trận Hoàng Sa. Hằng năm chúng tôi đều có tổ chức lễ tưởng niệm như là một ngày giỗ kỵ thường niên. 

Nhưng đặc biệt năm nay không biết vì lý do gì có những kẻ cố tình xuyên tạc trận chiến nầy, nhất là khi bên phía CS khơi lại trận chiến 

Gạc Ma, Trường Sa, các anh bộ đội CS đã bị bó tay, làm bia bắn cho TC theo lệnh của tên Lê Đức Anh. 

Để che lấp cái nhục nầy, họ cố tình đánh đồng 2 trận Hoàng Sa như Trường Sa và tệ hơn nữa có những kẻ ở đây lại tiếp tay cho giặc 

với chiêu bài là tìm ra sự thực.

Thật sự chúng tôi cũng không để ý đến đám rác rưởi nầy, nhưng cũng muốn dứt khoát một lần giải thích cho xong, chúng tôi có mời

vị SQ Truyền Tin trên chiến hạm HQ5, người lúc nào cũng sát cánh bên cố HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận chiến Hoàng Sa.

Vị SQ nầy sẽ trình bày trận chiến dưới góc nhìn của ông, để đả phá những gì mà các tên Việt Gian nầy gieo vào đầu óc của mọi người.

Quan trọng hơn nữa, tên của vị SQ nầy đã bị những tên Việt Gian gán ghép trong những đoạn phim của họ như là một chứng nhân.

Chúng ta đã từng thua và sẽ còn thua nhiều trận nữa vì những tên Việt gian nầy, và cũng vì bản tính của người Việt mình chỉ thích tìm hay

nghe những gì xấu hơn là nhìn vào bản chất của sự thật. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", cổ nhân ta cũng thường nói..

Để một lần dứt khoát, xin các vị trong cơ quan truyền thông báo chí giúp để phổ biến dùm thư mời nầy đến đồng hương, để mọi người

có thể tai nghe mắt thấy đừng để các tên Việt Gian lợi dụng quấy phá làm nhục chí chiến đấu của mọi người, nhất là bên trong quốc nội. 

Xin cám ơn quý vị.

Lê Thái Phúc    


--


__._,_.___


Posted by: Gia Cat 

CHÚC THƯ CHO THẾ HỆ CHƯA NẾM SỰ GIAN MANH CS

$
0
0
 

Một mặt trận hai kẻ thù 


Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.




CHÚC THƯ CHO THẾ HỆ CHƯA NẾM SỰ GIAN MANH CS

 Giáo Sư Nguyễn Văn Phú, từ trần..Nguyên là Hiệu trưởng trung học Hưng Đạo, 

GS Toán .

Trước khi mất thầy viết một bài văn bằng song ngữ Việt Anh để lại cho con cháu nhất là những người đã sinh ra và lớn lên tại Mỹ để giải thích vì sao và tại sao chúng ta rời bỏ quê hương và có mặt trên đất nước tự do này. 

Bài rất hay nên đọc và truyền bá lại cho con cháu..

           Xin kính chào vĩnh biệt Thầy Nguyễn Văn Phú..

                                        Trân trọng..


Trưởng Ban Hoằng Pháp Tổ Đình Từ Quang Canada (GHPGVN.TTG)

Nguyên Giáo sư Trường Trung Học Chu Văn An Sàigòn 

Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung học Tư Thục Hưng Đạo Sài gòn            

Đương kim Giáo sư Cố vấn của Hội Cựu Hoc Sinh Trường Bưởi - 

Chu Văn An Canada, 

Vùng Montréal       

Đã thất lộc lúc 14 giờ 30 tại  Montréal, Québec, Canada 

ngày 17 tháng 2 năm 2013

         (nhằm ngày 8 tháng giêng năm Qúy Tỵ)    

Hưởng thượng thọ 86 tuổi 

*

Thư của Ông Nguyễn văn Phú , cựu giáo sư , viế́t cho Con , Cháu

Thư Gửi Con cháu

Các con thân yêu,

Nay, bố mẹ tuổi đã 80, 

thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. 

Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ. 

Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. 

Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay.


Biết Ơn. Các con ạ, trên đường tỵ nạn cộng sản, tìm tự do, chúng ta dã bỏ lại tất cả, 

tài sản, bàn thờ và mồ mả tổ tiên. 

Khi đến định cư nơi quê hương thứ hai này, chúng ta đã được chính quyền và dân chúng đón tiếp và giúp đỡ. 

Hiện nay, đời sống của chúng ta đã ổn định. 

Chúng ta phải biết ơn đất nước này và hãy tìm cách góp phần làm cho đất nước này tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn để đền đáp phần nào cái ơn đó.


•Lý Do Tỵ Nạn. 


Các con cần giảng rõ cho các cháu biết lý do nào đã khiến cho gia đình chúng ta tới đây cùng với hàng vạn gia đình khác, đó là: chúng ta tỵ nạn Cộng sản, đi tìm Tự Do. 

Các cháu được sống trong xã hội dân chủ, tự do từ lúc sinh ra nên không thể tưởng tượng nổi tính dối trá và các thủ đoạn nham hiểm của Cộng sản. 

Các cháu khó có thể tin được tại sao con người đối với nhau mà lại tàn ác như vậy (có thể cho các cháu coi phim "Journey from the Fall-Vượt Sóng", do Trần Hàm đạo diễn, khởi chiếu 30-4-2005). 

Cộng sản hành động rất ác nhưng nói rất khéo và che đậy rất giỏi! Vì thế phải giải thích cho các cháu hiểu, không phải để hận thù mà là để biết sự thật. 

Có một câu mà nhiều người hay nhắc:

“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm.”


•Quê Cha Đất Tổ. 


Dù công việc bận rộn đến mấy, các con hãy dành thì giờ nghiền ngẫm những trang lịch sử và địa lý Việt Nam, để biết nguồn gốc dân tộc, sự hình thành đất nước, những bước thăng trầm, những nỗi vinh nhục, những khôn ngoan và lầm lỗi của ông cha ta. 

Và từ đó chúng ta rút ra những bài học. 

Có những trang lịch sử oai hùng, mà cũng có những trang lịch sử đẫm nước mắt. 

Có khi nước ta bị đô hộ khổ nhục cả ngàn năm, mà cũng nhiều khi dân ta anh dũng vùng lên phá xiềng xích, giành tự chủ. 

Lại cũng có khi người mình đi xâm chiếm tàn phá nhiều nước khác, thí dụ gần đây nhất là mười năm tàn phá Cao Miên, gây nên căm hờn của nước láng giềng và để lại cái nghiệp nặng mà các thế hệ sau sẽ còn phải gánh chịu!


•Lịch Sử Gần Đây. 


Nước ta bị Pháp đô hộ từ cuối thế kỷ 19. 

Khoảng 1940, đại chiến thế giới bùng nổ. 

Ở nước ta, Nhật đảo chánh Pháp 9-3-45. 

Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bảo hộ ký với Pháp, rồi giao cho Ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. 

Phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật thua Đồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa. Ngày 19-8-45, Việt Minh cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. 

Nhưng không được bao lâu, Pháp tìm cách quay lại. 

Cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu ngày 19 tháng 12, 1946.


Khi phe Việt Minh lộ rõ bản chất Cộng sản, các đảng phái quốc gia trước nguy cơ bị họ tiêu diệt dần, đã trở về vùng quốc gia là nơi đã thiết lập một chính quyền khác với chính quyền vùng kháng chiến mà thực chất là cộng sản. 

Sau trận Điện Biên Phủ, 

Hiệp định Genève 1945 chia đôi đất nước: miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa. 

Miền Bắc công khai theo khối Cộng sản, tiến hành xâm lăng miền Nam bằng võ lực và che mắt thế giới bằng con bài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Miền Nam được Hoa Kỳ và đồng minh của khối tự do ủng hộ đê ngăn sự bành trướng của Cộng sản. 

Khi quân xâm lăng mạnh thì Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam, bắt đầu vào 1960, và chiến tranh trở nên khốc liệt.


Năm 1972, sau khi Liên Xô và Trung Quốc trở thành đối nghịch thì tổng thống Nixon đến Trung Quốc ký Thỏa hiệp Thượng Hải. Hoa Kỳ không cần đến “tiền đồn chống Cộng” nữa nên bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa!

(Soạn phẩm khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết những sự thật phũ phàng về sự bội ước và tháo chạy của Mỹ.) 

Theo Hiệp định Paris 1973: Hoa Kỳ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, chỉ để lại một số cố vấn mà thôi, còn quân Bắc Việt vẫn ở lại! 

Cộng sản Bắc Việt tiếp tục xâm lăng miền Nam với nhiều viện trợ của cộng sản quốc tế. 

Việt Nam Cộng hoà dù tự vệ can trường đến mấy, mà không đủ vũ khí, xăng dầu... thì chắc chắn là kém thế. 

Ngày 30 tháng tư 1975, thủ đô Sài Gòn thất thủ. Cuộc di cư tỵ nạn cộng sản, tìm Tự Do bắt đầu. 

Từ đây trở đi, chính các con biết khá nhiều chi tiết.


Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. 

Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, 

hệt như: “những anh mù sờ voi”. 

Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình. 

Có người - kể cả nhà tu - còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! 

Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. 

Nhà văn Alex Haley đã viết ở dòng cuối tác phẩm "Roots" (Nguồn Cội):

“Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.”


Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy sét thông minh.


Theo bố mẹ thì cuộc chiến 1954-1975 ở nước ta là chiến tranh Nam Bắc, là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, là đối đầu giữa hai khối Cộng sản và Tự do; khí giới nước ngoài, máu dân Việt mình. 

Đối với người Việt nam, đó là chiến tranh tự vệ. 

Còn cộng sản Bắc Việt thì tuyên truyền và giáo dục quần chúng rằng đó là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy và thống nhất đất nước. 

Kẻ thắng kiêu ngạo và tàn ác, người thua uất hận trong tủi nhục. Mấu chốt của sự chia rẽ trầm trọng trong dân tộc ta nằm ở điểm ấy (kể ra thì dân tộc ta còn nhiều sự chia rẽ khác nữa). 

Chưa thay đổi được hai cách nghĩ đó thì chưa nói tới hòa hợp dân tộc được! Hàng triệu người đã chết, 

tuy đất nước được thống nhất mà lòng người đến nay vẫn còn chia rẽ.


•Về Thăm Việt Nam. 


Có vài vị hỏi bố mẹ đã về thăm Việt Nam chưa. 

Câu trả lời là chưa, vì lý do sức khoẻ. 

Đã có rất nhiều người về Việt Nam, mỗi người một lý do, mỗi người một mục đích, mỗi người một cách nhìn! Về để chăm sóc cha già mẹ yếu, thăm nuôi người thân, về để sửa sang phần mộ tổ tiên, về để giảng dạy cho sinh viên, để nhìn lại quê hương, những điều ấy là chính đáng. Về để cứu trợ nạn dân của các thiên tai hay giúp đỡ đồng bào nghèo túng mà không vì danh vì lợi, cũng là việc tốt. Về để ăn chơi, để du lịch rẻ tiền, để cầu danh lợi, để xin vài tấm bằng khen, thì không nên.


Sau này, khi trong nước thay đổi thật sự, các con có thể đưa các cháu về thăm quê hương. Bố mẹ biết trước rằng các cháu sẽ không xúc động lắm đâu vì con người ta phải có kỷ niệm, phải có gắn bó thì mới xúc động được. 

Các con hãy cố hướng dẫn các cháu yêu đất nước, dân tộc và đồng bào Việt Nam, đừng để cho các cháu chỉ là những khách du lịch bình thường. 

Còn việc các con hay các cháu sẽ về làm ăn sinh sống tại Việt Nam thì bố mẹ nghĩ rằng điều đó khó xảy ra.


•Hiện tình đất nước. 


Nếu có ai nói rằng Việt Nam nay đã tiến bộ (đa số người dân nay đã được ăn cơm thay vì ăn cơm trộn bo bo, có nhiều xe gắn máy và xe hơi thay cho xe đạp...; 

chẳng lẽ sau 30 năm im tiếng súng mà không có tiến bộ!) thì đó là một vài tiến bộ so với chính Việt Nam chứ nếu đem so sánh Việt Nam với các nước láng giềng thì đáng xấu hổ về nhiều mặt (như Cao Miên mà cũng còn có đảng đối lập). 

Muốn biết sự thật ở Việt Nam đằng sau những "binh đinh" cao ngất, những "ô-tô con" bóng loáng, những khách sạn năm sao, những sân "gôn" tân kỳ, thì phải theo rõi tin tức trong nước để thấy sự băng hoại trầm trọng về nhiều phương diện (nhất là về giáo dục), 

sự hiện diện của Tư bản đỏ, của quốc nạn tham nhũng, sự phung phí tài nguyên quốc gia, và phải đích thân đến thăm đồng bào nơi các vùng xa xôi nghèo khó. Chúng ta cần biết sự thật, không tô hồng mà cũng chẳng bôi đen!


Để tạm hiểu hiện trạng nước ta, các con tìm đọc bài nói của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản lý Trung ương Hà Nội. Ông ta thuyết trình các sự thật cho các cán bộ cao cấp nhất của cộng sản Việt nam nghe. Bài nói này gần đây mới được tiết lộ ra ngoài. 

Bài giới thiệu viết:

“Mọi người phải chú ý tới những con số cho thấy sự thật phũ phàng về nền kinh tế Việt Nam. Ông Doanh cho thấy cả tình trạng yếu kém của nền kinh tế lẫn tính chất phi dân chủ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Từ đó ông dám nói thẳng cả cơ cấu chính trị cũng hỏng, phải thay đổi"

(Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt, ngày 30-3-2005).


Ông Doanh kể lại rằng một chuyên viên tài chánh quốc tế đã đặt câu hỏi với ông như sau: "Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến thế, là thế nào? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế? Chúng mày cứ đề ra mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng đi ăn xin nữa, có được không?" 

Thật là mối nhục chung cho cả nước! Nước ta đâu có hèn kém, dân ta đâu có lười biếng. Do đâu mà khổ nhục đến thế? Do độc tài đảng trị !


•Thái Độ Chính Trị. 

Không những đồng bào hải ngoại đòi bãi bỏ độc đảng, thiết lập đa nguyên đa đảng, mà ngay cả những đảng viên cùng những phần tử tiến bộ ở trong nước cũng đòi như vậy. Cần hiểu rằng: chống độc tài, độc đảng, 

chống tham nhũng, chống đường lối sai lầm của cộng sản, không phải là chống nước Việt Nam mà là mong cho nước Việt Nam khá hơn, tiến hơn.


Nếu ai có nghĩ rằng cộng sản ngày nay đã "đổi mới" một chút thì nên biết rằng do sự sụp đổ của cộng sản Đông Âu, do sự đấu tranh ở trong và ngoài nước, do áp lực quốc tế và do nguy cơ tan rã của đảng nên cộng sản Việt Nam bắt buộc phải đổi mới về kinh tế (mà không đổi mới về chính trị)! 

Tuy mình không làm chính trị nhưng mình phải có thái độ chính trị, mình phải tiếp tục ủng hộ các cuộc đấu tranh sao cho đất nước có dân chủ Tự Do thật sự.


Tổng bí thư của cộng sản Việt Nam đã nhận rằng cộng sản Việt Nam có“phạm nhiều sai lầm". Chúng ta hỏi: 

sai lầm sao không sửa, sao không công khai xin lỗi các quốc dân, sao không trả lại ruộng đất nhà cửa cho các tư nhân và các giáo hội, sao không bồi thường cho các nạn nhân của vụ cải cách ruộng đất, của vụ Nhân Văn Giai Phẩm, của các đợt cải tạo công thương nghiệp, 

sao không bồi thường và xin lỗi những người bị bắt đi tù“học tập cải tạo"? 

Sự thực thì ai ai cũng muốn xóa bỏ hận thù, nhưng cộng sản Việt Nam cần phải hành động cụ thể cho nhân dân trông thấy. Nói "xoá bỏ hận thù, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai" xuông thôi thì ích gì? 

Nói "đại đoàn kết" mà lại do đảng lãnh đạo

 (điều 4 hiến pháp Cộng sản) thì ai mà tin được!


•Chuyện trong gia đình. 


Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, các con có thể nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng. 

Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, 

dưới mái ấm của gia đình.


Vì tài sản bố mẹ đã bị CS cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. 

Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc. 

Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì "đâu vào đấy" cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi. 

Cái tài, cái giỏi nếu có chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này. 

Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo "sạc điện" cho cái bình ắc-quy vậy. 

Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành. 

Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được !


Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên: 

vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, 

phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.


Còn đối với con phải thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn: hư hỏng vì bạn bè trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến ! Tivi, game, chat... phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. 

Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá nên nay về già, bị cơ thể "hỏi tội,"đau lên đau xuống hoài.


Trong đời sống hàng ngày, phải luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến thế hệ mai sau. 

Dùng thứ gì cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người cực khổ.


Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu:

 "anh em như thể tay chân", "chị ngã em nâng",

“một giọt máu đào hơn ao nước lã",

“một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ". 

Bí quyết áp dụng chữ "xả." 

Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình. 

Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.


Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thời giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình. 

Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: 

các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.


•Tiếng Việt tại nước ngoài. 


Có vài điều đáng bàn. 

Các cháu là công dân nước này, với mọi bổn phận và quyền lợi của một công dân. 

Cuộc sống thực tế trong trường học cũng như ngoài xã hội bắt buộc các cháu phải nói Anh hay Pháp ngữ, và phải nói và viết thật giỏi, nếu không thì sẽ khó hoà đồng, bị lạc lõng và bị thua kém! 

Đi học, các cháu nói tiếng Anh hay tiếng Pháp (hay cả hai). Về nhà, các cháu thường nói với nhau bằng hai thứ tiếng ấy. Tuy các con thường bắt các cháu nói tiếng Việt trong gia đình, bố mẹ vẫn cảm thấy tiếng Việt các cháu hãy còn kém. 

Nói tiếng Việt đã yếu, viết tiếng Việt còn tệ hơn, vì các cháu có tập đọc và viết chữ Việt thường xuyên đâu! 

Một vài giờ tiếng Việt vào cuối tuần ở trung tâm Việt ngữ với các cô giáo rất tận tâm chưa đủ các cháu khá hơn. Chỉ riêng việc học cách xưng hô theo tiếng Việt đã là khó nhất thế giới rồi!


Đồng bào ta ở hải ngoại luôn luôn nhắc đến việc bảo tồn tiếng Việt. Bố mẹ cũng nghĩ như vậy. Nhưng xét cho cùng, một đứa trẻ không thể kể là hai đứa trẻ (Việt & Canada hay Việt & Mỹ) nhập lại làm một được! Nếu ép quá thì sức của chúng chịu không nổi. 

Còn thể thao, còn âm nhạc nữa chứ. Vậy ta phải khéo chọn đúng liều lượng, đừng biến đứa trẻ thành "cái máy học"! 

Các cháu sẽ phải vươn lên ở đất nước này. 

Các con cần phải chuẩn bị sao cho chúng sống thích hợp với môi trường và sống thoải mái tại đây.


•Xã Hội Âu Mỹ. 


Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức. 

Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối. 

Các con cần "thiểu dục, tri túc" tức là "ít ham, biết đủ", chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy: an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi.


•Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi thì hơn! 


Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả! 

Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.


Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì bệnh, bệnh rồi sẽ . . . ra đi! 

Quy luật tự nhiên là vậy. Đến ngày ấy, các con hãy lo tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất mẹ ở một nghĩa trang thì sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ. 

Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn, mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau. 

Có thể đem rải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, 

xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con hãy dùng tiền bạc đóng góp vào việc có ích lợi chung. 

Đừng e thẹn thiên hạ chê cười; mọi người sẽ hiểu và tán thành. Có một chi tiết như thế này, nếu chẳng may, bố mẹ ngã bệnh và phải chịu một "đời sống thực vật," các con hãy can đảm chọn giải pháp rút ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!


•Bàn thờ gia đình. 


Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ tổn hại gia phong. Đến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành các con, các cháu mới là quý. Bố mẹ nói "các cháu" là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.


Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn.

Hôn các con của bố mẹ!

Bố mẹ cám ơn các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.

Hôn các con thật lâu!

Hôn các cháu thật lâu!


Bố mẹ!

(Nguyễn Văn Phú)


Chúa Nhật, 01 Tháng 5 Năm 2011 11:05

Giáo sư Nguyễn Văn Phú nguyên hiệu trưởng trường Trung Học Tư Thục Hưng Đạo Sài Gòn, Giáo sư Toán Trường Trung Học Chu Văn An, và là tác giả nhiều sách Toán bậc Tú Tài trước năm 1975.

Tác giả định cư tại Montreal, Canada. 

Tác giả đã thuyết trình tại các chùa và các cộng đồng Phật Tử tại Canada về Phật học

Friday, November 30, 2012


Thư gửi cho con cháu của GS Nguyễn Văn Phú


bản dịch Anh Ngữ của AQD

Lời tựa:

Giáo sư Nguyễn văn Phú dậy Toán học trường trung học nổi tiếng ở Saigòn là Chu Văn An. Ông cũng là Hiệu Trưởng của trường tư thục Trần Hưng Đạo ở Sàigon và đã dậy tư Toán nổi tiếng cho rất nhiều học sinh thời ’60 và ’70 và hầu như tất cả các giới trẻ thời đó ai cũng biết đến và kính mến. 

Trong làng Hành Thiện cũng có Giáo Sư Nguyễn Xuân Nghiên dậy Toán học nổi tiếng như vậy, làm cho dân làng Hành Thiện hãnh diện không kém.

Chúng tôi đã nhận được cái thư này viết gửi đến cho các con cháu của Ông đăng trên internet cách đây đã hơn một năm. 

Thư này tuy là viết cho con cháu của Ông, nhưng theo chúng tôi cũng có thể gửi đến tất cả mọi thanh niên VN hiện nay đang ở hải ngoại để hiểu rõ về nguồn gốc của mình, lý do của người VN phải vượt biên tỵ nạn, và những vấn đề liên quan đến cuộc sống trong hiện tại cũng như tương lai. 

Chúng tôi nhận thấy bài viết rất hay và các thanh niên làng Hành Thiện nên chú ý trau dồi học tập để có một cuộc sống khá giả và có ý nghiã hơn. Chúng tôi cũng hy vọng trong một dịp khác sẽ viết trong tang web này các kinh nghiệm riêng của tôi đối với các thanh niên này. 

Chúng tôi cũng xin mạn phép được dịch ra Anh Văn bài viết này để gửi đến tay những thanh niên HT trẻ hơn mà không đọc được tiếng Việt.


AQD.


Preface: Mathematics Professor Nguyen Van Phu was a famous teacher of the high school Chu Van A in Saigon. He is also the principal of the private school Tran Hung Dao in Saigon and was famous for a lot of students in '60 and '70 and well-known and beloved by almost all the young people at that time. Our Hanh Thien village also had Professor Nguyen Xuan Nghien who was equivalently famous as mathematical teacher; who also made our villagers very proud of.

We received this letter writing to the descendants of him which was posted on the internet over a year ago. Although this letter is written for his children, but in our opinion, it can be used to address to all Vietnamese youths who are currently living abroad to understand their origin, the reasons of refugees, and the problems related to life and family in the present and future. I found this article very interesting and the Hanh Thien’s youth villagers should pay attention to cultivate their lives in order to have a more meaningful life. We also hope that in another occasion we would write in this website about our own experiences with other issues that address to the HT youths. We would also like to take liberty for translation this letter into English; hopefully it will be reached to the hands of HT young people who can not read Vietnamese written language.

AQD


Letter to Descendants 

Author: Professor Nguyen Van Phu

Professor Nguyen Van Phu (Former Professor Chu Van An High School and Former Principle of Hung Dao High School, Saigon)

Sunday, May 1, 2011 11:05


Hope you read this letter carefully, think hard about it, and try to practice the teachings. Dear children, At present time, as your parents reach 80 years old of age, so life is pretty well long beyond compared to the previous generation parents. Parents have repeatedly talked with you on some issues, but not always satisfy because all of you were not present at the same time. Moreover, it is unlikely that all of you have remembered all the words as parents said. Hence this letter to summarize the main idea that parents want to send to you. But, with the grand children who are far less understanding Vietnamese, you should help parents and explain to them know, not only to know but must understand thoroughly what is written here.

Grateful. Our dear children, on the way to search for freedom, being refuge away from communists, we have abandoned all property, altars and ancestral graves. Once settled to the second home country, we were welcome and support from the government and people. Currently, our life has stabilized. We must be grateful to this country and please try to contribute to

making this country more beautiful, more prosperous to repay a portion that grace. Reasons for Refugees. You need to clarify for your children to know what has caused our family, along with thousands of other families, were coming here, that is: we are refugees, seeking freedom. You, the grandchildren are now living in a democratic society, freedom from birth and can not imagine the lies and sinister tricks of the Communists. Your children can hardly believe the reason why human beings are so cruel to each other (you can see the film "Journey from the Fall- Tidal Journey", directed by Ham Tran, opened 30-4 - 2005). Communism is evil action but they are very good in cover-up! So I have to explain to you to understand, not hatred, but to know the truth. A verse that many people are frequently said or prompted: "Do not listen to what the Communists say, but look what the Communists do."

Father Land and Ancestor Home. Although busy work ahead, all of you should spend time absorbing and digesting the pages of history and geography of Vietnam, to know the ethnic origin, the formation of the country, the ups and downs, the glory, the humiliation, the wisdom and mistakes of our forefathers. And from which we draw lessons. If we have heroic history, but also have the history page full of tears. While our country was colonized, people were tortured for thousands of years, but our people struggled heroically for breaking chains that tied us

and then gained autonomy. But then there was time we went to invade other countries and devastated. The most recent example was the ten-year destruction of Cambodia, causing hatred of its neighbors and leaving the heavy bad deed that future generations will also have to bear!

Recent history. French domination of our country from the late 19th century. Around 1940, World War II broke out. In our country, Japan operated 9-3-1945 French coup. Emperor Bao Dai declared cancellation protection treaty signed with France, then handed to Mr.. Tran Trong Kim government established the country's first independent Vietnam. Axis, including Germany, Italy, Japan lost to the Allies, including England, France, U.S., USSR, and China. Dated 19-8-45, Viet Minh (communist) seized power from Tran Trong Kim's government, proclaimed the Democratic Republic of Vietnam. But not long, the French sought to return. The national Anti-French war began on December 19, 1946. When the nature Communist of Viet Minh party was revealed, the Nation’s Parties returned to the country where the government has set up a government other than the resistance, which is actually communism, before they were destroyed gradually by the communists. After the Battle of Dien Bien Phu, the Geneva Agreement in 1945 split the country: northern was Democratic Republic of Vietnam, and southern was South Vietnam Republic of Vietnam. North VN publicity as the Communist bloc, carried out by invading South and blinding the world with the name Southern Liberation Front.

Southern government was supported by the United States and its allies and they were the liberal bloc which supported to prevent the spread of communism. When a strong military invasion from the North started, beginning in 1960, the U.S. troops embarked increasingly in the South, and the war intensified.

In 1972, after the Soviet Union and China became the opposite sides, President Nixon came to China to sign the Agreements’ Shanghai. U.S. did not need to use VN as "anti-communist outpost" and decided to abandon South Vietnam! (according to the book published by Dr. Nguyen Tien Hung: When The Allies Fleeing which said that the inherent truth and betrayal of American flight from VN). According to the 1973 Paris Peace Agreement: The United States withdrew from South Vietnam, only leaving a few advisers left behind, but North Vietnamese soldiers remained intact in the South! Then, communist North Vietnam invaded South Vietnam to continue on with the aid of international communism. South Vietnam despite valiant defense the country, but not enough weapons, petrol ... was certainly in a weaker position. April 30, 1975, the capital Saigon fell. Immigration refugees started, freedom began. From now on, you knew quite a lot of detail.

Considerations and History Information. Nowadays, information is much, too much. People writing about Vietnam, the Vietnam War are so much, including movies, but honestly, it's not with the facts. Some people write truthfulness but only see one 

an aspect of the problem, just like "the blind man touching the elephant." Some people deliberately bend the truth, to achieve their own purposes. Some people - including priests - more stories also fabricated to slander another person! The worst is when person in power or their servants write history. Alex Haley writer wrote in the last line of work "Roots": "In the end, the victors are those who write history." So considerate parents should tell their children and grandchildren that when they read materials, books and movies about Vietnam in the 20th century and early 21st century, despise whoever author is, including European-Americans, they also must be careful and smart-analysis. According to parents, the 1954-1975 war in Vietnam is the Vietnam War, the Civil War, a proxy war, a confrontation between the Communist bloc and Freedom; weapons overseas, the Vietnamese blood. For Vietnam, it was defensive war. Also, the North Vietnamese communist propaganda and public education that it was the war against American and for unification the country. Northern winners were arrogance and cruelty; the losers from the South were suffering the humiliation and revenge. The crux of the serious divisions in our nation is lying at that point (although the ethnic divisions are still existing by many other reasons). As long as we can not change these two ways of thinking, then the reconcilation can not be achieved! Millions of people have died, although the country was unified, but the thought is still divided.

On the Visit to Vietnam. There are several questions to parents that have we returned to visit Vietnam yet? The answer is not, for reasons of health. There were so many people returning Vietnam, for whatever reason, or purpose, each one had different view! To care their weak parents, visiting relatives, to renovate the graves of their ancestors, about to teach students, about nostalgia, these things are all plausible. On the aid to victims of natural disasters or to help needy people without just for the name sake, is also good. Go and eat, to travel cheaper, or for the selfish profit, to become famous, one should not go. Later, when the country becomes real change, you can take the children to visit their homeland. Parents know in advance that they will not be really touched like us because they are new, having no emotional attachment. One must have past memories, or the links that make people become aware and celebrate. Trying to guide them to the dear nation, visiting ethnic groups and people of Vietnam, do not let the children are just normal tourists. What about the children or grandchildren would like to make a living (jobs) in Vietnam, parents thought that it is unlikely. The country at the moment. If someone said that Vietnam now has improved (now most people are eating rice instead of eating rice mixed with yam, there are many motorcycles and cars instead of bicycles ... why not after 30 years living in peace but there are not any real progresses!), that may be having some major progresses compared to Vietnam itself, but if Vietnam compared with other neighboring

countries, it is a shame in many ways (such as Cambodia, which also has the party opposition). Want to know the truth behind of Vietnam’s skypescrapers, the glossy small "cars", five-star hotels, the modern "golf course”, one must look at downgraded news with severity in many ways (especially in education), the presence of red capitalism, of official corruption, the squandering of national resources, and to personally visit to the homes where the poors are living in remote areas. We need to know the truth, do not be too optimistic or pessimistic! To understand the current situation of our country, you should read the talk by Dr.. Le Dang Doanh, former Director of the Institute of Research Management Central Hanoi. His presentation of the truth to the most senior officials of the Vietnamese Communist Party. This speech was recently revealed out to the public. Introduction wrote: "People pay attention to the numbers to see the truth inherent in the economy of Vietnam. He pointed out both the weakness of the economy and undemocratic nature of the regime Communism in Vietnam. From there, he dare to say that the whole political structure of the government is broken, it must change "(Ngo Nhan Dung, the Vietnamese newspaper, dated 30-3-2005). He recalled that a financial specialist of an international organization questioned him as follows: "Your country is so good, why are your people poor for so long? Wisdom like this, tradition like this, why are your people poor like beggars? We just set a target that our people never have to go to beg again,

can we? “What a shame the whole country must act like this! Why is our country so poor? we’re not bunch of lazy people. Why should we suffer so much humiliation? By the totalitarian dictatorship, right? Political attitude. Not only are abroad people demanding abolition communist party, establish multi-party pluralism, that even the party members and the progressive elements in the country are also demanding the same. Need to understand that anti-dictatorial one-party, anti-corruption, and wrong ways of communism are not the anti-Vietnam but Vietnam is hoping for a better, better country. If anyone can think that the Communists now have "innovation" a bit, you should know that by the fall of communism in Eastern Europe, due to the struggle at home and abroad, due to international pressure and the risk of melting of Vietnam's communist party, changes should be required to renew the economic (not political reform)! But I do not do politics, but I do have attitude toward politics, we must continue to support the struggle and fight for the country which is truly democratic freedom. General Secretary of Communist Vietnam has recognized that the Communist Vietnam has "many mistakes." We ask: why do not fix mistakes, why do not publicly apologize to the Nation, why do not return the land for private homes and churches, why do not pay for the victims of the Reform Land, of the Nhan Van Giai Pham (Union of Writers), Renovation of Industrial and Commercial, why do not compensate and apologize to those who had been imprisoned in

"education camps"? The truth that everyone would want to eliminate hatred among us, but Communist Vietnam needs to show its concrete actions for the people to see. Say "eliminate hatred, to close the past, look to the future" alone is useless? Say "great unity" but keep communist party leaders (including the Fourth Communist Constitution law), who to believe! Family stories. Now, talking to family members. Parents belong to the previous generations, raising children under the concept of parents’ period, like grandparents raised parents in the time of grandparents. Some time, you may think that their parents were too strict to you. This was our time. Hope you forget what their parents have inadvertently upset the child. Remember that parents are not partying wildly, enjoying games endlessly, do not spend money recklessly, but always keep the discipline, and parents have to work hard and save earnings for the child to live fully and carefully educated, under the warm family's home. Because parents’ property had been robbed all by communists and arriving to this new land (refugee), moneyless, our life faced difficulties. Parents had to accept jobs so laborious and tired. You have to work hard in the summer, and have tried to study very hard. To date, the hard works paid off and we’re settled. The child should never be complacent, thinking that you are so special talent, good beyond the norm. The genius, the good if there is, it is only one part of the success, while the other part is due to the favorable condition, thanks to sound faith and the

fortune passing down from your own ancestors, from past lives and this life. You should always live to cultivate moral for the good of your destiny, just like car users have to worry about "charging" for the batteries.. Sowing the good will it will produce good outcomes. Causal law is a law of heaven and earth, never gone wrong! For your own family's children, parents advised the couple to treat each other in mutual respect, must make concessions to each other. Can not avoid all conflicting issues, but just that clever and calm resolve everything. Anger is bad. As for your children, you must love but not spoil them. Need to control their children's friends and communicate with their children's friends to find out for sure what’s going on: Bad friends in this society are very popular happened! Television, games, chat .... must be limited, and sports should be encouraged. You have to pay attention to your own health, making time for exercise, live a balanced life. To withdraw from father's experience: as the young, I had been working hard too much, so this is now getting old, the body was "asking my guilt," shoulder’s pain from top-down. In everyday life, always saving and paid attention to environmental protection activities as world resources are limited, we need to think about future generations. Use anything and not be wasted, even paper towels! Occasionally, let the children see photographs or video images of children starving and malaria, among children on this earth that many people are still miserable.

Among the grandchildren, when you treat each other, be sure asking thoroughly the question "brothers as the limbs," she falls I raise ","a drop of blood thicker than pond of water "," a sore horse, the rests refuse to eat grass. " Be applying the word "discharge". Let's ignore all the shortcomings of your brothers and sisters. The children are divided, their parents will suffer immensely. In this society, because too busy, it was just enough time for your own family, often have to abandon its own large family (relatives), though not to be at heart. You should promote solidarity within the family. With your daughters and in-laws, parents should ask: you should help your husband who keeps good contact with siblings and paternal and maternal relatives. Vietnamese overseas. There are a few worthy goals. The child is a citizen of this country, with all duties and rights of a citizen. Real life inside school or outside it, the society forcing them to speak English or French language, and they must speak and write very well, otherwise it will be very difficult or not sociable, and will be a looser! At school, the children speak English or French (or both). At home, the children often talk to each other either in one of these two languages too. Although you usually speak Vietnamese to the children in the family, I still feel the ability of children to speak Vietnamese is poor. Speak Vietnamese is weak, Vietnamese writing is even worse, because you are learning to read and write Vietnamese irregularly! Speaking and writing Vietnamese couple of hours on the weekend in the

Vietnamese school, although with very dedicated teachers, are not enough to make your child better. Only by learning how to call Vietnamese relatives’ ladder of association is the most difficult task in the world!

Our compatriots living abroad are always asked to the conservation of Vietnamese language. Parents (we) thought so too. But, after all, a child can not be told to act out like two children (Vietnamese or Vietnamese & U.S. & Canada speaking) who are combined into one! If the pressure over them is too high, they can not bear and the consequence is not known. And there is pressure is on sports and music too. So we have selected well right dose, do not turn children into "machine learning"! And your children life must rise up in this country. You need to be prepared so that they fit the environment to live and live comfortably here. Europe and America societies. These societies are society of excessive consumption. You should not let yourself be drawn easily into the marketing skill of salesmen to incite you to purchase freely. We are easily influenced by advertising, even while we are being seized by banks and insurance companies. You need to know how to be "less-dependent, self-sufficient" which means "little ambitious, know enough", just to buy necessities, things that you can not live without! Home, car, too: a safe and adequate for daily use is fine. Avoid debt. More relaxed! Parents just did not say on theory, now declining social morality and spirituality, because we are dependent too much on the West, worry too much about

material, too selfish, can not find happiness anywhere! Less selfish, think of the human kind, have to share with your neighbor. The parents own sakes. Age, illness, disease, and eventually. . . death! Natural law is just like that. Until that day, you should prepare to organize a simple funeral but a solemn one. If you want to bury the parents in a cemetery, then later on, when you must go to do business elsewhere, you will wonder how to look after the grave because it is too far away, parents choose cremation, more convenient, but do not have to occupy land, because land is essential for future generations. You can scatter the ashes of parents up on the mountain, down the river, or into the sea. Dust return to dust, nothing wrong! Instead of ceremony like big feast, you use the money to contribute to a common good. Do not be shy or afraid to be ridiculed, people will understand and endorse. There is a detail like this, if it is unfortunately, the parents fell ill and suffered a "vegetative life" (unconscious), you must be courage to choose to pull the plug on life support; don’t delay too long, only cause suffering for all people involved! Family altar. In today's circumstances, difficult to set up altars in the house. To remember ancestors, grandparents, parents, children can display the altar at the most important places in the home to show respect and to promise never to harm the family tradition. To the memorial date, arranged a small table, laid up a cup of clear water, a few fragrant flowers, fresh fruit and a couple of incense sticks (or electrical incense lamps are OK). These are enough, because the heart of the children and grandchildren put into them is precious and important. Parents said "the children" is meant to remind you that you need to know the meaning of national commemoration day of Vietnam. On the anniversary, you think good, do good more than the other days, please share little things for the poor, excess clothing to be collected for charity. If on the death anniversary, your brothers and sisters should meet together in a place that it would make a better reminder of each other so that families will be closed and their love would be increased.

Hope you read this letter carefully, think about it, and try to practice all what I have said.

Kissing all the children of parents! I thank my children have always dedicated to take care their parents for many years to now and cares enough for parents to be comfortable, to enjoy old age. Kiss the children for a long time! Kiss the children for a long time! Parents! 


(Nguyen Van Phu)



__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

Một Thời Để Nhớ

$
0
0
 

Một mặt trận hai kẻ thù 


Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.


Một Thời Để Nhớ

Chu Kim​

(Viết để bái vọng hương linh tướng Nguyễn Ngọc Loan, người đã một thời đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc CSQG)


Ở tuổi bảy mươi, người ta thường nghĩ đến hưởng nhàn, quên đi mọi sự đời để vui chơi đây đó cho khoẻ cái thân già. Tôi thì khác, tuổi càng cao, ký ức thời gian càng cuồn cuộn dâng lên, lôi kéo hồn tôi tìm về quá khứ, một thời mà tôi đã sống và làm việc cùng với bạn bè, cấp trên, cấp dưới của tôi trong cái gia đình Cảnh Sát Quốc Gia đầy nhọc nhằn vất vả ấy.

Hơn bốn chục năm trôi qua, lòng tôi vẫn mang nặng những hoài niệm về một vị Tướng, người đã một thời đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia và Cục Trưởng cục An Ninh Quân Đội.

Ông có cái tên gọi lên êm ái như tên của một nữ nhân, nhưng giới truyền thông và bạn bè đương thời thường gọi ông bằng một biệt danh “Sáu Lèo”. Chẳng biết biệt danh này do đâu mà có, nghe như đượm chất khôi hài, thế mà ông vẫn hề hà chấp nhận như một cái tên trời cho.

Đó là tướng Nguyễn Ngọc Loan!

Ngày ông về làm trưởng tộc gia đình CSQG, tôi chỉ một lần được thấy ông mặc quân phục ka-ki màu vàng, đội chiếc mũ chào mào và đeo hững hờ cặp lon ba bông mai bạc trên đôi vai gầy guộc khi ông bước lên lễ đài trong buổi bàn giao.

Sau đó, chẳng biết ông để quên cặp lon ở đâu mà chỉ thấy ông đến nhiệm sở trong bộ cảnh bèo nhèo, quần dài, áo sơ mi cộc tay và đôi dép nhựa lẹp xà lẹp xẹp.

Ngay cả khi lên cấp tướng trang phục cũng vẫn thoải mái như vậy. Có ai cắc cớ hỏi ông ngôi sao để đâu, ông chỉ tủm tỉm trả lời:

– “Ngôi sao tớ gửi trên trời!”

Thời gian đó, tôi đang làm việc tại sở Tâm Lý Chiến dưới quyền chỉ huy của chánh

sở Vỏ Lương, một quận trưởng CSQG có nhiều thâm niên công vụ và dày dạn kinh nghiệm. Ông vừa có tài ứng biến lại vừa khéo léo trong cách ứng xử với mọi người.

Tôi và thi sĩ Quách Đàm phụ trách soạn bài vở cho chương trình phát thanh hằng tuần của CSQG trên đài Saigon. Anh Quách Đàm, ngoài tài viết đầy truyền cảm mà nhiều thính giả đã được thưởng thức mỗi khi anh cất tiếng lên trong chương trình Thi Văn Tao Đàn do anh Đinh Hùng làm chủ sự. Con người tài ba đó lại mang một cái tật “bất cần đời”, không xu nịnh cấp trên, không bon chen danh lợi để đến khi nhắm mắt lìa trần cũng vẫn chỉ là một phó Thẩm Sát Viên nhỏ bé.

Tướng Loan ngồi chức vụ chưa được bao lâu thì miền Trung và thủ đô Saigon bỗng bùng lên những cuộc chống đối chính phủ do nhà sư Thích Trí Quang phát động nhằm hạ bệ tướng Nguyễn Cao Kỳ ra khỏi chức vụ chủ tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương.

Miền Trung ồn ào biểu tình, lính tráng công chức thi nhau rã ngũ đào nhiệm!

Thành phố Saigon, vang động hò hét xuống đường, phố xá ngỗn ngang bàn thờ Phật!

Trước cảnh dầu sôi lửa bỏng, tướng Loan đã tức tốc điều động một số sĩ quan an ninh quân đội và một số viên chức CSQG ra miền Trung để thay thế những cấp chỉ huy nhút nhát bạc nhược hoặc bị lôi cuốn vào những âm mưu đen tối. Những người được ông tuyển chọn đều có đầy đủ khả năng ứng phó và lòng can đảm dám gồng mình chấp nhận những hậu quả rủi ro đến với bản thân. Điển hình cho những nhân tố tích cực này là quận trưởng Vỏ Lương được bổ nhiệm giám đốc nha CSQG vùng I, quận trưởng Trần Minh Công giữ chức vụ trưởng ty CSQG Đà Nẵng.

Tại thủ đô Saigon, tướng Loan đã cương quyết làm tròn sứ mạng của mình không phải bằng cách ngồi tại văn phòng chỉ tay hò hét ra lệnh mà bằng cách đưa cá nhân mình vào nơi sôi động. Vị tướng không giày không lon đó đã chấp nhận những ngày giờ sống bụi đời trên đường phố, sát cánh cùng đội ngũ nhân viên, trực tiếp nhận trách nhiệm và chia xẽ nỗi gian nan nhọc nhằn cùng thuộc cấp. Từng nơi từng lúc, ông tiến thẳng đến đám đông cuồng nộ, giải thích thuyết phục ai về nhà nấy, đồng thời kính cẩn vái lạy trước các bàn thờ Phật, xin phép được đưa ảnh tượng hương khói trở lại chùa chiền cho xứng đáng với vị trí trang nghiêm thờ phượng.

Bóng đen u ám của một biến cố ngậm ngùi đã được xua đi, Saigon và miền Trung lại rạng lên những tia sáng thanh bình.

Tướng Loan sau đó, đã thi hành quyết định của Hội Đồng Quân Lực đích thân tiễn đưa “người hùng” Nguyễn Chánh Thi lên đường sang Mỹ chữa bệnh “thối mũi”, một căn bệnh thâm căn cố đế, hiểu theo nghĩa bóng, mà ông này đã nhiễm từ ngày 1-1-1960 sau cuộc đảo chánh hụt tổng thống Ngô Đình Diệm.

Lần đầu tiên tôi được tháp tùng tướng Loan là dịp đi theo ông chánh sở Tâm Lý Chiến làm tin cho buổi phát quà Trung Thu tại cô nhi viện Gò Vấp.

Khi xe chúng tôi vào trong sân cục An Ninh Quân Đội, đã thấy tướng Loan ngồi chờ sẵn trên xe Jeep lùn của ông, miệng phì phèo điếu thuốc, tay cầm chai bia 33 lắc qua lắc lại. Ông Dẫn tiến đến đứng nghiêm toan giơ tay chào thì tướng Loan phất tay như ra hiệu bảo về xe đi và nói:

– “Thôi, mình đi chứ.”

Lúc sắp khởi hành, tướng Loan bỗng xuống khỏi xe, tiến về phía chúng tôi và nói với tài xế của ông Dẫn:

– “Chú em ra ngồi phía sau, để tớ lái xe cho ông chánh sở.”

Trước một tình huống quá bất ngờ, ông Dẫn bị lúng ta lúng túng, chỉ còn biết ngồi cứng người như tượng gỗ, hai tay thu gọn trong lòng bắp vế. Tôi và tài xế đã phải nín cười đến đau cả bụng.

Tới cổng cô nhi viện, tướng Loan rời bỏ tay lái, lè phè lê đôi dép nhựa đi cạnh ông chánh sở uy nghi sắc phục lon mũ chỉnh tề đang giơ tay chào hàng quân tiếp đón. Thình lình, ông trưởng chi Gò Vấp, người phụ trách dàn chào chạy đến bên tôi hỏi nhỏ:

– “Nghe nói có chuẩn tướng đến, sao giờ này chưa thấy?”

Tôi chỉ tay về phía trong và nói:

– “Ông tướng kia kìa, người mặc thường phục đó.”

Trưởng chi thảng thốt kêu lên:

– “Chết cha! Tôi cứ tưởng đó là anh tài xế của ông chánh sở!”

Tướng Loan là vậy đó! Một con người bình dị, không câu nệ hình thức, không đặt nặng lễ nghi.

Hôm đó, chính vị tướng tổng giám đốc CSQG là người đã tạo nên một bầu không khí đầy ấm cúng, sưởi ấm những tâm hồn trẻ thơ sớm mang một số phận hẩm hiu từ lúc chào đời khi ông đến trọ chuyện nâng niu vỗ về và tặng quà cho từng em nhỏ.

Câu ví: “Tướng Loan hiền như ma-sơ” có lẽ từ đó mà ra.

Thời gian sau, tôi được điều động về làm phóng viên cho toà soạn nguyệt san Rạng Đông dưới quyền chỉ huy của đại tá Trần Văn Thăng, phó tổng giám đốc kiêm chủ nhiệm, thiếu tá chánh văn phòng Vũ Huy Đức kiêm chủ bút và biên tập viên Nguyễn Hồng Nhuận Tâm giữ vai trò tổng thư ký.

Số báo đầu tiên vừa phát hành xong, bỗng anh Nguyễn Hồng Nhuận Tâm xin từ nhiệm, kéo theo hai nhân viên khác làm theo. Toà báo bảy người, giờ mất hết ba, bốn anh em còn lại cảm thấy buồn buồn, mặt ai cũng chảy dài như mặt ngựa.

Một buổi chiều, thiếu tá Đức gọi chúng tôi, ông chậm rãi nói:

– “Người ta không muốn làm, ông tướng cũng không ép. Mấy anh em còn lại cố gắng làm cho tốt.”

Rồi ông quay sang tôi khẽ bảo:

– “Đây là lệnh ông tướng, cậu sẽ làm tổng thư ký toà soạn. Mai sẽ có giấy tờ chính thức. Nếu cần thêm người, cứ cho tôi biết, văn phòng sẵn sàng giúp đỡ.”

Hôm sau, tôi lập phiếu trình xin thêm hai nhân viên bổ sung cho toà soạn. Một có khiếu về ăn nói, quần áo lúc nào cũng chỉnh tề, sẽ phụ trách đi xin quãng cáo để bảo đảm có đủ tiền trang trãi ấn phí. Một có tài về hội hoạ lãnh phần trang trí và sắp xếp bài vỡ. Cả hai đều mang cấp bậc khiêm nhường phó thẩm sát viên. Tướng Loan đã chấp thuận ngay với lời phê “OK, viết cho beau (hay) vào.”

Hơn nữa tháng trời, anh em chúng tôi đã liên tục vật lộn với công việc. Phần tôi, khi về nhà lại phải lo đến nhà các ông Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng & để lo xin bài vỡ. Nói chung, tất cả mọi người đều nô nức làm việc, cố gắng tranh thủ thời gian để nguyệt san được ra đúng ngày cuối tháng.

Chuyện đời có lắm cái kỳ thú và trớ trêu bất ngờ!

Khi số báo mới vừa được xuất xưởng khỏi nhà in Xây Dựng, tôi được thiếu tá chánh văn phòng gọi lên tươi cười cho biết tướng Loan quyết định thưởng cho anh em chúng tôi mỗi người một chút tiền bồi dưỡng. Nói là một chút chứ thực ra rất rộng rãi khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Ưu đãi đó sau trở thành thông lệ làm ông chánh sở Tâm Lý Chiến Trần Văn Đệ thốt lên:

– “Mỗi thằng làm báo là một ông vua!”

Vài anh ký giả báo ngoài nghe được tin này, ùn ùn kéo đến xin với tướng Loan cho đóng góp công sức với tờ nguyệt san không cần nhuận bút mà chỉ cần tướng Loan ký cho một giấy chứng minh thư cộng tác để đi đây đi đó cho tiện. Ông cảm ơn thiện chí của họ, nhưng không chấp thuận ngay mà lại uỷ thác việc cấp giấy cho thiếu tá chánh văn phòng. Ông này lại giao phó cho tôi xem xét đề nghị. Tôi nghĩ có điều gì không ổn, nên cứ tà tà ngâm việc dù họ đã giục tôi mấy lần.

Bừng một buổi sáng, thiếu tá Đức ra lệnh cho tôi huỷ bỏ việc cấp giấy chỉ vì hai tay ký giả Quốc Quân và Kỳ Hùng đã có những đòi hỏi quá đáng, người thì xin bao thầu quảng cáo cho tờ báo, người thì dẫn ông kia bà nọ đến xin giúp đỡ áp phe này áp phe kia khiến tướng Loan bực mình không bao giờ cho gặp nữa.

Bất ngờ, vài bữa sau, ký giả Duyên Anh tức Vũ Mộng Long, dưới bút hiệu Thương Sinh, đã phạng anh em chúng tôi bằng một bài báo nhếch nhác trong mục “Sống Sượng” của nhật báo Sống do ông Chu Tử làm chủ nhiệm. Nội dung bài báo đầy tính chất tưởng tượng, moi móc lung tung, nào là chúng tôi làm việc lề mề chậm chạp, nào là văn phòng làm việc vắng như chùa bà Đanh.

Tôi đọc bài báo thấy nóng cả mặt nên chạy ngay ra toà báo Sống tìm gặp Duyên Anh để hỏi cho ra lẽ. Một vài người quen cho tôi biết DA đi khỏi và hỏi tôi tìm anh ta có việc gì. Tôi than phiền về bài báo rồi lặng lẽ ra về .

Hai hôm sau, vừa bước vào sở đã nghe anh em kể lại vừa rồi ông chánh sở Tâm Lý Chiến Trần Văn Đệ đến hỏi từng bàn xem ai là người đã đến toà soạn báo Sống tìm Duyên Anh. Tôi vội gõ cửa xin vào và nói cho ông biết tôi chính là người ông muốn tìm.

Ông không nói gì, lặng lẽ thảy ra trước mặt tôi tập phiếu trình điểm báo và lạnh lùng bảo:

– “Chú đọc đi.”

Cũng vẫn bài báo trong mục “Sống Sượng” của Thương Sinh với tựa đề “Xin cho tôi một tuýp Optalidon” . Optalidon là loại thuốc trị nhức đầu, nếu uống nhiều sẽ bị chết. Trong bài báo, Duyên Anh cũng chính là Thương Sinh tự cho mình là một ký giả chân chính có thiện chí nên mới viết bài chấn chỉnh lề lối làm việc của một số nhân viên sở Tâm Lý Chiến để rồi phải hứng chịu những lời chửi bới hăm doạ thủ tiêu của một “bạn dân” đến từ sở này v.v….

Thật là một sự vu cáo quá sức tưởng tượng. Ngay chuyện Duyên Anh đề quyết nhóm chúng tôi là nhân viên sở Tâm Lý Chiến cũng đã không đúng sự thật vì sở này chỉ là nơi tạm trú của chúng tôi để làm việc, chỉ tội cho sở Tâm Lý Chiến tự nhiên bị mắc hàm oan.

Tôi nói với ông Đệ:

– “Xin ông chánh sở cứ trình bài báo lên chuẩn tướng, tôi xin nhận lãnh mọi trách nhiệm.”

Sau đó, tôi lên gặp thiếu tá Đức trình bày tự sự và xin ông cho tôi được vào yết kiến chuẩn tướng tổng giám đốc. Ông đồng ý ngay và bảo tôi ngồi để ông vào trình trước.

Vào trong, tôi thấy tướng Loan đang đọc bài báo, ông ngẩng mặt lên ra lệnh cho tôi ngồi. Thú thật lúc đó tim tôi đập thình thịch, tự hỏi chưa biết hậu quả sẽ ra sao.

Đọc xong bài báo, ông nhìn tôi và hỏi:

– “Làm gì mà hăng quá vậy? Bộ cậu muốn giết ký giả chân chính sao?”

Tôi trình những ý nghĩ của mình đối với bài báo trước và mọi diễn tiến về việc đi tìm ký giả Duyên Anh.

Nghe xong, tướng Loan gấp tập hồ sơ điểm báo và phán một câu:

– “Cậu hãy tìm ngay gã ký giả này, bợp tai cho hắn ba cái. Nhớ nói với hắn đây là lệnh của tướng Loan. Thôi, hãy về yên tâm làm việc.”

Tôi đứng lên chào ông rồi ra khỏi văn phòng với một tâm thái nhẹ nhàng cùng niềm cảm kích kính mến sâu xa trước tấm lòng của một vị tướng dám đem tên tuổi của mình để bênh vực nỗi oan cho một nhân viên nhỏ bé như tôi.

Sau đó, tôi không dám làm theo lời ông, nhưng vẫn đi tìm Duyên Anh để nói cho hắn biết. Hắn trốn như con cáo, tôi đành gặp ông Chu Tử và cha Lãm, chủ nhiệm báo Sống và báo Xây Dựng để bắn tin cho họ biết nỗi bực bội của tướng Loan đối với những gì Duyên Anh đã viết một cách độc ác về chúng tôi.

Vài bữa sau, mục “Sống Sượng” đã biến mất trên nhật báo Sống.

Vào những ngày tháng giữa năm 1967, thời kỳ tiền bầu cử Tổng Thống, tôi được tướng Loan gọi ra gặp riêng ông hai lần tại cục An Ninh Quân Đội để gợi ý cho tôi viết một số bài quan điểm liên quan đến cuộc vận động bầu cử đồng thời ông cho biết một số kỹ xão sẽ áp dụng trong việc thông tin tuyên truyền yểm trợ cho một liên danh. Tôi xin mạn phép không kể ra đây vì người được ông ủng hộ đã làm ông quá thất vọng đến nỗi có lúc ông phải kêu lên “đem bắn tên đó cho rồi.”

Đối với người bạn đồng minh Hoa Kỳ, tướng Loan không tin cậy cho lắm từ khi CSQG bắt một người có dấu tích là một cán bộ Việt Cộng nội tuyến trong toà đại sứ Hoa Kỳ mà toà đại sứ này cứ khăng khăng đòi thả. Bực mình vì người Mỹ quá xen sâu vào nội bộ Việt Nam nói chung và hoạt động CSQG nói riêng, tướng Loan xin từ chức, nhưng tổng thống Thiệu không chấp thuận.

Nhưng ngày giáp tết Mậu Thân, trong lúc đồng bào đang nô nức chuẩn bị đón Xuân, tướng Loan đã âm thầm cùng đoàn tuỳ tùng rong ruổi đến thăm các ty CSQG xa xôi hẻo lánh, những nơi được mệnh danh là chốn khỉ ho cò gáy, ngày đêm phải đương đầu với những áp lực quấy phá của lũ phiến cộng bạo tàn. Phước Long, Bình Long, Kiến Tường, Kiến Hoà, Nhinh Thuận, Quãng Đức, Hậu Nghĩa là những nơi tôi được theo gót chân ông.


Mỗi buổi sáng, chúng tôi tụ tập tại tư dinh của ông trong trại Phi Long, Tân Sơn Nhất để rồi từ đó lên hai chiếc trực thăng đến các nơi trên. Ông đến để nắm rõ tình hình địa phương, để thăm hỏi nhân viên các cấp và để tặng chút tiền làm tiệc tất niên cho anh em.

Đến bất cứ đơn vị nào, ông đều đi quanh xem xét hệ thống phòng thủ và cho ý kiến tại chỗ. Với các đơn vị có nhiều vọng gác xây bằng bê-tông kiên cố, ông nhẹ nhàng nhắc nhỡ:

– “Nước mình nghèo, phải đánh giặc theo lối nhà nghèo, ụ bê tông cứng nhưng không chịu đựng loại đạn xuyên phá, tốt hơn nên dùng nhiều bao cát vừa đỡ tốn kém lại vừa an toàn.”

Những ngày giờ đi theo, tôi thấy ông sống và làm việc như một con thoi, quên cả giờ giấc với gia đình, quên cả những cơn đau bao tử và quên cả những hiểm nguy đến với bản thân.

Một lần, ngồi trên máy bay, dáng vẻ mỏi mệt, ông che miệng ngáp dài rồi nói một cách tự nhiên:

– “Tối hôm qua tớ chẳng ngủ được chút nào, bà ấy cằn nhằn cả đêm chỉ vì làm việc mà quên đi lời hứa về đúng giờ để cùng ăn một bữa cơm với gia đình.”

Hình như cách ăn uống của ông cũng đơn giản như cách ăn mặc. Trong các bữa ăn tại các ty CSQG hoặc tại các toà tỉnh trưởng, tuy có đủ thịt cá, rượu Tây thuốc Mỹ trên bàn, tôi vẫn chỉ thấy ông nhâm nhi một tô hủ tiếu hoặc tô bún canh bên cạnh chai bia 33 và gói thuốc lá Ru-by màu hồng.

Nói về máu “liều” của tướng Loan chắc ít ai bì kịp. Tôi nhớ lần đến thăm ty CSQG Hậu Nghĩa , sau khi dùng bữa cơm khét do đại tá tỉnh trưởng Mã Sanh Nhơn thết đãi, ai ai cũng chuẩn bị lên trực thăng ra về. Lúc đó vào khoảng 3 giờ chiều, bỗng tướng Loan đổi ý, ông bảo hai phi công lái trực thăng về trước để ông và đoàn tuỳ tùng dùng đường bộ cho thoải mái. Cái quyết định “bốc đồng” đó đã báo hại trưởng ty Ngô Văn Huế phải một phen hết vía chỉ vì con đường độc đạo đó thường bị Việt Cộng gài mìn phục kích bất ngờ.

Trời cuối Đông, mặt trời muốn đi ngủ sớm thế mà tướng Loan cứ nhất định phải ghé thăm một đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến nơi mà các nhân viên của ông đã oanh liệt chống trả một cuộc tấn kích của giặc thù vào đêm hôm trước. Ông đến bắt tay từng chiến sĩ, ngợi khen tinh thần quả cảm và ghi công trạng của tất cả mọi người.

Chiều hôm đó, khi về đến nhà, ông kéo chúng tôi vào một căn phòng nhỏ, chỉ vào hai thùng giấy lớn và khoe:

– “Đây là số pháo hồng do một người bạn ở Hồng Kông gữi biếu.”

Nói xong, ông tự tay mở một thùng phát cho mỗi người ba phong, ngoại trừ thiếu tá Tiến, chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh đang ngẩn tò te chìa tay ra hỏi:

– “Còn phần của em đâu?”

Tướng Loan không đưa pháo mà còn cười hỏi lại:

– “Cậu hả? Chuyện đó tính sau. Cậu về tắm rửa sạch sẽ rồi lên đây cùng tôi khuân thùng pháo đây ra dinh Độc Lập để hai ông Thiệu, ông Kỳ làm gì thì làm, nhà mình thấp lè tè treo vào đâu.”

Thiếu tá Tiến vừa gãi đầu vừa quay sang chúng tôi phân bua:

– “Các cậu thấy chưa, Chuẩn tướng thấy tôi đẹp trai nên đi đâu cũng kéo theo.”

Tướng Loan tảng lờ như không nghe, nhưng miệng lại tủm tỉm cười thích thú.

Rồi Xuân Mậu Thân đã trở về! Xuân đến từng nhà, Xuân vô giáo đường, Xuân lên đình chùa, Xuân vào lăng miếu. Hương Xuân tràn ngập mọi nơi. Tiếng Xuân vang vọng trên đài, ngọt ngào đi vào lòng người bằng những lời thơ cung nhạc chúc tụng một năm mới an khang hạnh phúc.

Nữa đêm về sáng của ngày đầu năm, giữa lúc khói hương thiêng liêng còn đang nghi ngút thì bỗng nhiên từng loạt âm thanh của súng đạn vang lên khiến ai nghe cũng phải bàng hoàng kinh động.

Thoạt đầu, tôi cứ nghĩ đó là một cuộc đảo chánh nên vội vặn radio để nghe tin tức. Im lặng và im lặng! Đài không phát ra một tiếng nói hay một lời ca. Trong khi đó, từng loạt đạn vẫn tiếp tục vun vút bay trên nóc nhà kèm theo tiếng la oai oái “Vi Xi! Vi Xi!” của những người lính Mỹ đóng quân trong khu nhà của bà Bút Trà trên đường Nguyễn Huệ cạnh bên con hẻm nhà tôi. Đêm đó, tiếng trẻ thơ cứ thét lên, sau mỗi loạt súng nổ, tôi vội đem hai cháu nhỏ, nhét chúng nằm sát dưới chân cầu thang còn mình và vợ ngồi bó gối ngay bên cạnh để chờ trời sáng.

Khoảng sáu bảy giờ sáng, đài bỗng vang lên tiếng nói của phó Tổng Thống Kỳ, nội dung vắn tắt cho biết Cộng Sản đã bội phản những cam kết hưu chiến trong ba ngày Tết, xua quân tổng công kích 32 tỉnh lỵ và thủ đô Saigon. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã đích thân chỉ huy lức lượng Cảnh Sát Dã Chiến và quân đội quét sạch cộng quân ra khỏi đài phát thanh Saigon từ lúc 4 giờ sáng.

Tôi vừa mở cửa đã thấy bốn cán binh Cộng Sản tay ghìm súng AK, băng đạn quấn quanh mình, đứng khuất trong hè nhà tôi và các nhà đối diện, mắt đăm đăm nhìn ra đường cái. Không hiểu sao lúc đó tôi lại tỏ ra rất bình tĩnh, bình tĩnh quan sát trang phục của họ và còn thầm nghĩ họ là những binh sĩ thuộc một đơn vị chính quy nào đó chứ không phải là quân du kích.

Cùng lúc, một số đông đồng bào từ trong các hẻm sâu phía trong ùn ùn bồng bế dắt dìu người già con trẻ chạy ra, mặt người nào cũng xanh như tàu lá. Họ vừa đi vừa thông báo cho mọi người biết lính Việt Cộng về nhiều lắm, tràn ngập trong khu Cây Quéo, khu phía sau chùa Quảng Đức, khu gò mả và khu đường rầy dẫn đến Cầu Hàng.

Tôi vội quay vào nhà, quơ quào ít quần áo rồi cùng vợ con lên xe máy đến nhà người quen ở chợ Tân Định. Đến nơi, tôi mới chợt nhớ để quên bóp giấy tờ ở nhà, đành phải một mình quay lại.

Về tới đầu hẻm, một người cùng xóm ở phía ngoài khuyên tôi đừng vào vì mới tức thì có mấy nhân viên Cảnh Sát sắc phục đã bắn nhau với lính Việt Cộng ở phía trong. Lúc đó, trực thăng võ trang đã xuất hiện. Hai con chuồn chuồn bay lên xà xuống khạc đạn ào ào vào những mục tiêu. Đạn dưới bắn lên, đạn trên bắn xuống, trận chiến cứ thế tiếp diễn vô cùng ngoạn mục. Tôi rời khỏi xóm mà lòng cứ nơm nớp lo sợ căn nhà mình bị ăn đạn phá.

Đến tổng nha CSQG, tôi nhận lệnh đi cùng một nhiếp ảnh viên lên vùng ngã Bảy nơi tướng Loan đang trực tiếp chỉ huy các đơn vị Cảnh Sát và quân đội bao vây cô lập và tiểu trừ các đám Cộng quân xâm nhập. Ông mắc đồ trận, áo giáp khoác ngoài, đầu không nón sắt, sông pha vào nơi súng nổ đạn rơi như một người lính can trường không nề nguy hiểm.

Phải nói rằng, trận chiến nơi đây đã diễn ra ác liệt ngay từ những giây phút ban đầu trên một địa hình rộng lớn bao gồm các khu vực Phú Thọ, Nguyễn Tri Phương, hẻm Chuồng Bò, Vườn Lài ….

Khởi đầu, Việt Cộng tấn công vào doanh trại của Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dã Chiến ở góc đường Nguyễn Văn Thoại và Trần Quốc Toản giữa lúc toàn thể nhân lực ứng chiến được điều động đi giải toả đài phát thanh Saigon, số nhân viên phòng thủ còn lại khoảng hơn bán tiểu đội. Lợi dụng thời cơ, Việt Cộng tập trung lực lượng ào ạt xua quân từ phía vườn ươm cây ở góc đối diện toan chiếm cho bằng được doanh trại này. Nào ngờ, các chiến sĩ CSDC đã bình tĩnh nã từng loạt đại liên khiến chúng không sao vượt qua nhã tư, đành phải mang theo một số thương vong rút về khu chợ Thiếc.

Cũng thời gian đó, một số lớn cán bộ VC nằm vùng cùng các tên chỉ điểm giả dạng nhân dân nổi dậy chia nhau chặn đường chặn ngõ lùng xục trong các khu dân cư bắt bớ một số quân nhân, Cảnh Sát và công chức dem ra xử bắn với lời kết tội “có nợ máu với nhân dân”

Tôi có một người em họ là đại uý Quân Y cũng bị bắt vào đêm đó. Chúng lột trần em tôi, trói rặt cánh khuỷu toan đem xử bắn. Trong lúc thế cùng, em tôi la lên:

– “Tôi là bác sĩ quân y bị trưng dụng vào quân đội, không hề có nợ máu.”

Tên chỉ huy nghe vậy, bèn nói:

– “Nó còn dùng được, đưa nó ra chỗ thương binh.”

Lúc băng bó cho các cán binh VC, em tôi đã lẩn vào nhà dân trốn thoát.

Ngày 1-2-1968, tướng Loan đã xử bắn tên cán bộ Cộng Sản Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lém, bí danh Ba Lốp ngay trên đường phố khu ngã Bảy để rửa hận cho những đàn em của ông đã bị tên này sát hại.

Ngay chiều hôm đó, tôi rủ hai người bạn phóng viên báo ngoài đánh một vòng đảo qua kinh Độc Lập, toà đại sứ Mỹ trên đường Thống Nhất. Hai phóng viên cho biết có chụp một vài hình ảnh binh sĩ VC chết trên lề đường và trong khuôn viên toà đại sứ.


Từ đó chúng tôi xuống đường Hai Bà Trưng nồi rẽ vào đường Phan Thanh Giãn tìm về xa lộ. Bên lề con lộ thênh thang, năm bảy xác cán binh Cộng Sản nằm ngữa trơ trơ với sợi dây thừng cột cứng ở cổ chân. Họ được đồng đội kéo đi, nữa chừng bỏ lại.

Đến khu Hàng Sanh, chúng tôi rẽ về khu lăng Tả Quân tiến đến đường Ngô Tùng Châu để nhập vào khu Cây Quéo. Đường xá trong khu vực này vắng teo vắng ngắt, cả ba chúng tôi bắt đầu thấy lạnh xương sống khi phát hiện ra một số xác bộ đội Cộng Sản nằm rải rác khắp mọi nơi trong vườn ngoài ngõ. Tôi run cả người, chỉ muốn quay lại. Nhưng trót vào sâu rồi, đành chịu. Ba xe gắn máy của chúng tôi cứ luân phiên đổi chỗ, anh nào cũng muốn mình vào giữa.

Bất ngờ, từ trong căn nhà có khu vườn rộng vang lên tiếng gọi:

– “Các chú ơi! Xin vào giúp một tay.”

Chúng tôi vừa ngừng xe, một bà và hai thiếu niên chạy ra kéo chúng tôi vào nhà, chỉ cho thúng tôi thấy hai xác Việt Cộng đặt trên bộ ván gõ với tờ giấy viết nguệch ngoạc “nhờ đồng bào chôn cất giùm”

Bà giơ tay phàn nàn:

– “Thiệt là khổ! Chết rồi thì để bên ngoài cho xong, đem vào nhà làm chi cho đám nhỏ sợ hết hồn hết vía. Bây giờ tôi nhờ các chú khiêng họ ra ngoài đường để chính quyền chôn cất.”

Anh em chúng tôi làm giúp bà, lòng thấy áy náy tội nghiệp cho những người lính bên kia bị bọn đầu sỏ độc tài xô đẩy họ vào nơi tử địa.

Mặt trận vùng ngã Bảy đã gần như đi vào kết thúc. Cộng quân ở nơi này, một số bị bắt, một số ra chiêu hồi, số còn lại co cụm trong khu dân cư đong đúc như cá nằm trong rọ chờ ngày bị tóm.

Khi tướng Loan ra lệnh cho Cảnh Sát và quân đội khai pháo dứt điểm toàn bộ thì cái đám tàn binh ngoan cố đó đã giở một thủ đoạn đê hèn, táng tận lương tâm. Chúng khống chế cư dân không cho ra ngoài đồng thời dùng xăng đốt nhà gây nên những đám cháy mịt mù khói lửa để trà trộn trong dân tìm đường tẩu thoát. Nhiều xe cứu hoả đước điều động đến. Lúc đầu, các nhân viên chữa cháy rất rụt rè e ngại chưa dám áp sát vào nơi súng đạn thét gầm, tướng Loan đã phải giựt lấy vòi rồng phun nước lên cao khống chế từng cơn bão lửa. Hình ảnh hiên ngang đó, tôi đã dùng làm bìa cho Nguyệt San Rạng Đông trong số báo đầu năm Mậu Thân.

Hàng trăm cán binh địch đã bị bắt lôi ra tập trung trước tiệm đò gỗ trên lề đường Minh mạng trong trận đánh cuối cùng ở khu vức ngã Sáu trước sự chứng kiến của tướng Loan. Ông đi loanh quanh quan sát từng người. Thấy ai bị thương nặng, ông nhắc nhở nhân viên y tế băng bó gấp cho họ và chuyển đến bịnh viện ngay.

Ngày hôm sau, tướng Loan đã cùng đại tá Đô Trưởng Văn Văn Của đến thị sát mặt trận tại quận 8 bên kia cầu chữ Y. Phái đoàn đã dùng con đường đi qua cầu xóm Củi men theo đường Phạm Thế Hiển tiến đến ty CSQG quận 8. Đây là một ty CSQG nằm ở vị trí ven đô trên một diện địa trống trải đồng ruộng mênh mông và sông rạch chằng chịt.

“….Khởi đầu, Cộng quân dàn binh ngay trên đồng ruộng ở phía sau ty, bắn hạ một nhân viên Cảnh Sát gác trên chòi cao đồng thời dùng B40 chóc thủng một lô cốt ở góc trái phía sau với ý đồ cho vài đắc công chui qua lỗ hổng tung lựu đạn và trái phá gây náo loạn phía trong trước khi xua quân chiếm lĩnh mục tiêu. Một vài nhân viên Cảnh Sát “điếc không sợ súng” đã bò ra lô cốt phục sẵn phía trong tỉa từng tên một và lấy xác chúng chèn vào lỗ hổng. Đội hình phòng thủ trong ty đã được củng cố, bình tĩnh chống lại từng đợt tấn công để chờ lực lượng tiếp viện. Trời gần sáng, trực thăng võ trang xuất hiện đổ rốc-kết và đại liên lên đầu giắc khiến chúng phải rúc vào các khu dân cư ẩn náu và rút về khu vực phường Rạch Ông mang theo một số thương vong đồng đội chất lên ghe thuyền luồn trốn trong các kinh rạch…..”

Trên đây là lời kể lại của phó ty Khưu Ngọc Đa, một người bạn cùng khoá 14 Biên Tập Viên Rạch Dừa với tôi, trong lúc đoàn xe di chuyển từ ty CSQG đến vùng Rạch Ông.

Anh Đa đang thao thao bắt tuyệt, bỗng một loạt đạn AK vun vút lướt trên nóc xe, anh vẫn giữ vững tay lái tiếp tục mối theo phái đoàn và quay sang tôi cười khì khì sảng khoái như thầm hỏi tôi “sợ không?”

Chiến cuộc tại thủ đô Saigon đã hoàn toàn chấm dứt sau ngày hôm đó, nhưng lòng tôi vẫn không sao quên được những hình ảnh điêu tàn do Cộng quân gây ra. Hình ảnh thương tâm mà tôi không thể nào quên là hình ảnh một gia đình năm người co quắp ôm nhau chết cháy tại khu Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bàn Cờ…

Gần một tháng sau, tôi và một nhiếp ảnh viên lại được một dịp theo chân tướng Loan phi hành ra Huế. Chuyến đi vỏn vẹn có một ngày. Ông trở về cái nơi chốn mà ông đã sống trong những ngày niên thiếu không phải để tìm lại cảnh xưa chốn cũ mà là để chia xẻ những đau thương mất mát của tất cả mọi người ở chốn cố đô.

Vừa ra khỏi phi trường Phú Bài, tướng Loan đã cùng giám đốc Võ Lương bắt tay vào việc ngay. Ông đến thăm các đơn vị Cảnh Sát, ngậm ngùi nhìn những nấm mồ chôn tạm ngay trong khuôn viên của cơ quan. Ngay sau đó, ông cùng các viên chức CSQG địa phương rong ruổi trên đại lộ Lê Lợi vượt qua cầu Bạch Hổ, men theo bờ sông Hương, vượt qua cửa Thương Tứ đến chợ Đông Ba rồi qua Gia Hội để động viên tinh thần những nhân viên Cảnh Sát Quốc Gia đang tham gia xây dựng cư xá Tình Thương. Đây là một công trình do ngành CSQG đài thọ từ A đến Z mà tướng Loan coi đó như một món quà trao tặng đến các gia đình đồng bào nạn nhân chiến cuộc đang gặp quá nhiều khó khăn.

Chiều về, khung cảnh cố đô mới ảm đạm làm sao! Phố xá thưa thớt bóng người, nhà nhà cửa đóng then cài. Đất Thần Kinh ủ rũ như một người bịnh chưa hồi lại sức. Cầu Tràng Tiên gục đầu trên mặt Hương Giang như cùng thì thầm thổn thức tiếc nuối cho những ngày thơ mộng thuở nào:

Đâu rồi những mái tóc thề thả gió lê thê?

Đâu rồi những tà áo trắng bay bay vào mỗi buổi chiều?

Đâu rồi những nón bài thơ nghiêng che đôi má ửng hồng?

Đâu rồi những giọng hò mái nhì ngọt lịm đến tim?

Đâu rồi những tiếng rao hàng như mời như gọi trên sông?

Đâu rồi những khuôn mặt thân quen bị giắc bắt đi vùi dập nơi nào?

Tôi đứng trên đầu cầu phía chợ Đông Ba nhìn xuống phía dưới thấy hai em gái nhỏ khoảng chín mười tuổi mặc áo màu hồng đang đưa đôi bàn tay bốc từng bụm cát đắp lên hai ngôi mộ mới. Tự nhiên tôi thấy tim mình se thắt lại, thầm cầu mong đó không phải là chỗ ở của cha mẹ các em.

Sau một đêm không ngủ, sáng hôm sau chúng tôi lại theo gót tướng Loan trở về Saigon. Tôi vội ghi bài ký sự “Một ngày ở Huế” cho số báo tới với hai câu thơ mộc mạc mở đầu:

Ngày xưa Huế đẹp Huế mơ

Bây giờ Huế bị xác xơ điêu tàn.

Cuộc tổng công kích vào những ngày tết mậu Thân đi vào kết thúc với những kết quả vô cùng thê thảm. Hơn sáu mươi ngàn cán binh đối phương bị loại khỏi vòng chiến kéo theo bao nhiêu sinh mạng của đồng bào vô tội bị chúng sát hại và để lại một đống hoang tàn trên khắp miền Nam tự do.

Vài tháng sau, bọn lãnh đạo ngoan cố bất nhân Cộng Sản miền Bắc lại xua đám tàn quân tiến hành một trận tổng công kích đợt hai giữa lúc nhân dân miền Nam còn đang thổn thức ngậm ngùi sau cơn ác mộng ngày Xuân.

Tướng Loan, một lần nữa cùng lực lượng Cảnh Sát thủ đô xuất trận vào lúc 4 giờ sáng tiến thẳng về trại gà Thanh Tâm bên xa lộ ngăn chặn không cho địch quân tấn chiến đài phát thanh Saigon.

Tám giờ sáng hôm đó, tôi và một nhiếp ảnh viên được lệnh lên đường thu lượm tin tức. Đến cầu Phan Thanh Giản, thấy súng bắn rát quá, người tài xế nhất định quay xe trở lại.

Ba giờ chiều cùng ngày, tin tức từ Trung Tâm Hành Quân cho biết tướng Loan đã bị trúng đạn gẫy chân và được đưa về điều trị tại bệnh viện.

Đễ giữ vững tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ đang chiến đấu và đánh tan các lời đồn đãi bất lợi, thiếu tá chánh văn phòng đã cho chụp một bức hình tướng Loan đang nằm trên giường bệnh, nói trong máy bộ đàm phổ biến trên các nhật báo với lời chú thích “Mặc dù bị thương, tướng Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc CSQG vẫn tiếp tục chỉ huy các lực lượng hành quân truy quét giặc Cộng.

Cùng thời gian này, một biến cố đau lòng đã xảy ra tại trường Phước Đức trên đường Khổng Tử thuộc quận 5 Chợ Lớn. Khoảng bốn năm giờ chiều, bộ tham mưu hành quân CSQG đang họp tại trường này bỗng lãnh một trái đạn rốc-kết từ trên trực thăng Mỹ bắn xuống gây tử thương cho đại tá Luận, giám đốc nha CSQG thủ đô; quận trưởng Nguyễn Ngọc Xinh, phụ tá giám đốc nha CSQG thủ đô; thiếu tá Lê Ngọc Trụ, trưởng ty CSQG quận 5 cùng một số sĩ quan khác bị thương trong đó có đại tá Trần Văn Phấn, trưởng khối Nhân Huấn thuộc tổng nha CSQG cụt một chân.

Tôi đến làm bản tin lễ truy điệu tại hội trường nha CSQG Saigon mà lòng không sao kìm được nỗi xúc động bồi hồi khi thấy thủ tướng Trần Văn Hương đứng trước các quan tài đầm đìa nước mắt.

Ít ngày sau, tướng Nguyễn Ngọc Loan âm thầm rời khỏi chức vụ để đại tá Trần Văn Hai về thay thế.

Phần tôi, sau một lần họp với thiếu tá Trần Hữu Kinh, chánh văn phòng Đặc Biệt của đại tá tân tổng giám đốc, tôi cũng xin rút lui khỏi việc làm báo để đi một nơi xa xôi làm công tác khác.

Từ đó, tôi không gặp tướng Loan, nhưng trong lòng vẫn luôn luôn nhớ về ông, một tôn trưởng đầy quí mến trong gia đình Cảnh Sát Quốc Gia.



__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

Người Nhái Đỗ Văn Long, người ở lại Hoàng Sa

$
0
0
 

Một mặt trận hai kẻ thù 

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.



Image result for Người Nhái Đỗ Văn Long

Người Nhái Đỗ Văn Long, người ở lại Hoàng Sa 


– Long. Long… Ráng chịu đựng, tao đưa mày ra tầu… Ráng lên…


– Tao… Tao chịu hết được. Mày… Mày bỏ tao lại… Chạy đi… Chạy đi… Nhớ trả … trả thù cho tao… Chào… Chào các bạn. Vĩnh… biệt em. Vĩnh… biệt… Nhan… Nhan…


Long bị hai viên vào đầu, bốn phát vào ngực. Tôi nhìn sơ qua và chỉ biết có thế. Nhưng chắc còn nữa, ở bụng chẳng hạn… Tầm đạn địch đi sát mặt nước. Tôi ở cách Long không quá 5 thước. Long quỵ gập người xuống sau tiếng “ối”. Tôi cũng cảm thấy hai lần “bực, bực” ngang hông phải. Tôi biết tôi cũng bị rồi. Một viên khác trúng ngay cây M.16 của tôi, làm tôi văng mất súng. Nhân rảnh tay, tôi nhoài người tới chỗ Long, nâng đầu Long khỏi mặt nước để rồi chỉ nhận được vài câu trăn trối cuối cùng. Cây M.60 cưa nòng, tháo báng, vẫn còn nặng, đủ sức trì Long xuống như đá tảng. Sợi dây đeo vẫn còn tréo qua vai Long, cộng thêm 900 viên đạn 7 ly 62. Tôi điên người lên, đứng thẳng dậy, nâng cây M. 60 của Long, bắn trả lại phía địch… hy vọng trả được phần nào mối thù cho Long… Nhưng cây súng đã bể toang nòng ngay khi viên đạn đầu phát nổ. Nước biển đã làm tắc lỗ thông hơi… (điều mà tôi quên trong lúc vội vã). Tôi không còn gì trong tay để được gọi là vũ khí. Tôi thầm nhủ: “không lẽ đời tôi kết thúc ở xó đảo này sao!” … Từ ngoài chiến hạm, vẫn không một tiếng yểm trợ nào vào bờ… Cùng lúc đó, bên phải tôi, Trung úy Đơn, người sĩ quan trưởng toán, cách tôi không đày 10 thước, cũng la lên: “Tao bị rồi!” rồi cũng chìm xuống. Tôi vội đỡ xác Long, nửa chìm nửa nổi… tôi lại nhoài đến chỗ Đơn, đang gập người trong nước…


– Tao bị nhiều vào… ngực.


– Tôi… sẽ cố gắng mang Trung úy ra tầu. Trung úy cứ yên tâm…


Và chẳng cần ai ra lệnh, tôi kéo Tr/úy ra xa bờ, càng xa tầm đạn càng tốt. Tôi phải lo cho người còn thoi thóp… đành bỏ lại… Long. Mong Long hiểu cho -như lời anh trăn trối- Mong bạn bè của Long, người thân của Long, nhất là… Nhan (người tình của Long) thông cảm cho tôi. Điều mà chưa bao giờ Người Nhái phải làm… bỏ xác bạn lại trên bãi chiến! Tôi đã ăn và ngủ với nỗi đớn đau này suốt mấy tháng. Tôi đã cố say để quên mà… vẫn nhớ. Người ta đã hứa “cuội” với chúng tôi, hứa sẽ yểm trợ nếu chúng tôi bị đụng. Mà chính bản thân tôi, tôi cũng không hiểu tại sao tôi lên được trên tầu. Thì ra hai túi đựng băng đạn bên hông của tôi đã cứu tôi. Viên đạn địch đã chạm vào băng đạn và trượt ra ngoài. Tôi còn tìm được bốn lỗ hổng nữa ở nón vải và trên áo của tôi… Ai đã phù trợ tôi như thế… Phải Long không? Vì tôi biết Long cũng là một con chiên ngoan đạo… Nhất là từ ngày Long có… Nhan.


Gặp nhau từ ngưỡng cửa của khóa 4 Hải Kích, thời gian chúng tôi còn được “tiền tập dượt” tại Hải quân Công xưởng Saigon. Tôi mến Long vì Long “cuời “ nhiều hơn “nói”, lớn tuổi nhưng đôi khi cũng dụt dè như… con gái. Long có một thân hình dắn dỏi, xứng với con người tầm thước của anh. Càng thân hơn khi chúng tôi được huấn luyện tại Cam Ranh, vì tôi với Long cùng chung một “tổ lội”, tổ số 4, cùng chung một “xuồng”, xuồng số 1, xuồng thường dẫn đầu trong mọi công tác thi đua… Gồm có tôi, Hiền, Tinh, Hải chùa, Tư cá trình, Đẹp lùn, và Long… sandwich.


Tôi còn nhớ, trong “tuần lễ địa ngục” chúng tôi chỉ có 20 phút cho bữa ăn (và ngủ và… đi xả bầu tâm sự), nên ai nấy ăn vội ăn vàng để hy vọng còn được 5 hay 3 phút cho giấc ngủ ngắn ngủi. Riêng Long, anh chẳng cần ngủ, cứ ăn cho đã… bụng. Bữa nào cũng thế, hai plates (second time), mỗi plate 4 hay 5 đùi gà, thêm rau, sữa và khoảng 20 miếng sandwiches (nhà ăn Mỹ ở Market Time, Cam Ranh). Những người phát đồ ăn đã sửng sốt và ra dấu cho người trật tự Mỹ “để ý” xem Long có đổ vào thùng rác không. Họ đã hoảng sợ khi biết chắc Long đã ăn hết khoảng 40 miếng sandwiches mỗi bữa, vị chi khoảng trên 100 miếng cho mỗi ngày… Bởi vậy bạn bè đã gán cho anh biệt danh… “Long Sandwich”.


Mãn khóa, tôi và Long rẽ hai ngả đường riêng biệt. Tôi đi Cam Bốt, Mỹ Tho, Cù lao dung, Đồng Tâm, Rừng Sát… còn Long đến Phước Xuyên, Năm Căn, Tuyên Nhơn, Hội An, Degi và Cam Ranh… cũng có lần tôi tưởng sẽ gặp Long trong cùng một chuyến công tác -mùa hè đỏ lửa 72 và những lần xâm nhập từ Cửa Việt đến Bến Hải- nhưng không, Long lại phải đi huấn luyện ngoài Cam Ranh. Và lần này, lần đầu tiên tôi với Long cùng chung một công tác… đổ bộ Hoàng Sa để tái chiếm từ tay Trung Cộng. Tôi không ngờ đó lại là lần anh trăn trối cho tôi…


Một hôm tôi bất ngờ trong một lần nghỉ chờ công tác mới tại hậu cứ Cát Lái, chộp vai tôi, Long bảo:


– Ê mày, lâu quá không gặp. Đi cà phê! Tao lo. Được tý địa… đêm qua.


Tôi ngạc nhiên vì còn một tuần nữa mới đến kỳ lương.


– Ở đâu vậy? Mới “chĩa” sòng nào hồi hôm, phải không?


– Đâu, lương thiện mà. Tao sẽ kể chuyện làm ăn của tao.


Rồi tôi và Long đi luôn một mạch, không những cà phê mà còn bia 33, chết bỏ, chẳng thèm kèn trống gì với văn phòng Biệt Đội Hải Kích cho đến sáng hôm sau mới trở về điểm danh. Lần đó Long cho biết sự “làm ăn lương thiện” của anh.


– Tụi nó đi “mắn” chỗ này chỗ nọ, hoặc đem dùm đô của mấy ông lớn ra “thảy”, tao… tao làm thợ … điện ban đêm.

– Sao lại thợ điện ban đêm? Tao không hiểu?


– Có mẹ gì khó hiểu! Tao đâu có sửa điện. Tao trèo cột điện… cắt dây đồng để đem cho các “chú ba… tàu” thôi chứ!


Tôi hiểu rồi. Hèn chi lâu nay trong căn cứ Cát Lái xôn xao không hiểu tại sao bao nhiêu dây đồng qua các trụ điện đều biến mất. Thậm chí ngay cả trên nóc của các building hay barrack của Mỹ để lại cũng “tiêu”.


– Đói quá mày ạ. Lương không đủ trả tiền ký sổ với đổ xăng. Tao biết mày không thích, nhưng phải… đành chứ biết sao bây giờ.


Rồi anh tâm sự thêm.


– Đôi khi tao chẳng dám nghĩ đến chuyện có “đào” mày ạ. Có đâu để mà đưa em đi “dung dăng dung dẻ” với đời. Mẹ nó! Mấy tên cà nhỏng ở Sàigòn mà địa chi chít, em này em nọ mỗi ngàỵ Thối quá!


Tôi cũng tưởng Long sẽ “ở giá” thật, hoặc buồn tình thì đi ra quán “Chi” thăm nuôi thôi, không ngờ đến phút chót tôi mới biết Long có… Nhan..


Gần ba giờ sáng, đoàn xe chúng tôi rời Cát Lái để vào phi trường Tân Sơn Nhất, rồi Đà Nẵng và Hoàng Sa. Đến xa cảng xa lộ Biên Hòa, chúng tôi bị chận lại vì nhập đô thành bằng một quân số đông với đủ loại vũ khí kể cả AK-47. Một bóng người nhỏ nhắn bước vội tới xe tôi, và Long nhảy xuống… hốt hoảng:


– Trời ơi! Sao em lại ra đây… giờ này…


Rồi hai người kéo nhau vào bóng tối… tâm sự. Tụi bạn quỷ sứ réo lên:


– Hôn em đi. Em đến tiễn anh ra xa trường mà. Hôn em đi…


Tôi biết Long cứ vờ như không nghe thấy . Lính mà. Cãi chi cho mệt. Hai người lợi dụng được phút nào hay phút ấỵ Thật chí tình! Ba giờ sáng đến tiễn anh đi…xa trường.


Chúng tôi phải chờ hơn nửa giờ mới chuyển bánh được. Thời khắc đối với chúng tôi thật mỏi mòn, nhưng đối với Long thật ngắn ngủi. Tôi biết Long còn muốn kéo dài hơn thế nữa. Và nếu tôi có quyền tôi sẽ bảo Long “Ở lại nhà, đừng leo lên xe trở lại”. Nhưng Long đã trèo vội lên khi xe bắt đầu chuyển bánh. Ngồi bên tôi, Long nói:


– Em tên Nhan. Quen sáu tháng rồị Em thương quá, nhớ không chịu được, phải đến tiễn đưa. Mày thấy đó! Chắc chuyến này về, tao phải… cuới cho xong.


Long tiếp lời:


– Nhà em có trại hòm ở Gia định. Có lần “ông già” bảo tao “có tướng làm thợ đóng…hòm”. Ổng cũng chịu tao, mày ạ. Tao cũng “hiền” phải không mày!


Trầm ngâm một lúc, Long thú nhận:


– Em vừa hôn tao mày ạ. Lần đầu tiên đấy! Trời ơi, tao phải cuới em… cuới em… Chờ anh nhé Nhan… Khi về, anh sẽ cuới em… Chờ anh… nhé Nhan…


Tôi không hiểu Nhan phải chờ Long đến bao lâu. Tôi chẳng bao giờ dám lại nhà Nhan, từ sau chuyến Hoàng Sa ấỵ Thực ra tôi cũng không biết Nhan ở đâu… Đành vậy, cứ để Nhan chờ… Vì tôi biết chẳng ai báo tin cho Nhan cả. Vì chẳng ai biết Nhan là… ai. Một điều mà tôi biết rất rõ, rất chắc chắn… Long sẽ mãi mãi là của Nhan… mãi mãi… của Nhan.


Người Nhái Già K4

Yết Kiêu 85


__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

Hoàng Sa nỗi buồn lịch sử

$
0
0

Hoàng Sa nỗi buồn lịch sử


Long Ly




Tôi nhớ lại lời dặn đã được lập đi lập lại của huấn luyện viên…một phi công lái F105, đã bay hơn 100 phi vụ oanh tạc Bắc Việt…là ” Khi không chiến, phải xem kẻ thù cùa mình là phi công giỏi nhất thế giới”.

Không chần chờ, quan sát chung quanh, nhanh chóng phán đoán tình hình, có phản ứng nhanh ,đúng, kịp thời, chính xác, không để mất bóng phi cơ địch, khai hoả thật nhanh, và hổ trợ cho người bạn của mình. Tôi vẫn biết lý thuyết là thế, nhưng trên thực tế, ngoài khả năng của phi công còn có những yếu tố khác như : khả năng nhào lộn, tốc độ thăng tốc cúa máy bay, vũ khí trang bị trên phi cơ, vị thế đầu tiên của phi cơ địch và thời tiết nữa.

Hôm nay thực sự những bài học kinh nghiệm huấn luyện về không chiến sắp được ứng dụng, có lẻ chỉ khoảng nửa giờ sau khi cất cánh từ Đà Nẳng. Tôi đã nóng lòng chờ những giây phút ấy, chưa bao giờ xảy ra trong đời, tôi thầm nhủ phải coi chừng những chiếc Mig 21, khó nuốt, nhưng không thắng thì huề,nhất định không chịu thua.


Đến 1 giờ, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì chuẩn bị cất cánh, ông Thiếu Tá Giàu- người chỉ huy trận đánh- đi họp vẫn chưa về. 1giờ 30 , 2giờ, 2 giờ 30, rồi 3 giờ ,vẫn chưa được lệnh.Lúc đó tôi nghĩ đi trể như vậy, lúc về tối mất, không mấy thuận lợi nếu phải về trong trường hợp ít xăng và đáp xuống phi trường Phù Cát còn khá xa lạ với những phi cơ F5. Khoảng 5 giờ chiều mới biết cuộc hành quân oanh tạc Hoàng Sa bị huỷ bỏ vì :

 “Mỹ không cho đánh “???.


Ngày hôm sau, tôi không có tên trong lịch trình trực bay , nhưng không đi đâu được, vì đang cấm trại 100% nên vẫn quanh quẩn ở phòng trực phòng không. Tại Đà Nẳng, lúc nào cùng có 3 phi tuần F5 trực phòng không. Phi tuần Xray trực 5 phút, Zulu trực 15 phút, Whisky trực 30 phút ( có nghĩa khi báo động , phi tuần Xray bằng mọi cách phải cất cánh trong vòng 5 phút, sau đó phi tuần Zulu được đôn lên thành 5 phút, sẵn sàng cất cánh nếu cần, phi tuần Whisky đôn lên thành 15 phút và sẽ thành trực 5 phút nếu phi tuần Zulu phải cất cánh.)

Khoảng 3 giờ chiều, tình hình vẫn bình thường. Trung uý Chinh người trực phi tuần 5 phút đến gặp tôi, xin tôi trực thế cho một lát, để về đưa con đi bác sĩ. Tôi nhận lời vì chúng tôi vẫn thường giúp nhau, xem như anh em. Tôi lấy mủ bay ra phi cơ, gở mủ bay của Trung uý Chinh ra, nối ống dưỡng khí và dây vô tuyến vào ( vì mỗi người có mủ bay riêng, đã được điều chỉnh cho phù hợp với đầu của mình ).Khoảng 3 giờ 30, lúc đó Trung uý Chinh vừa chạy xe vào khu vực phòng không, đang mặc bộ G suit thì báo động.


Tôi vội chạy ra phi cơ,Trung uý Chinh cũng chạy theo gọi tôi; Long để tôi bay cho.

Tôi vừa chạy vừa trả lời :Không kịp đâu, tôi đã đổi mủ bay rồi.Nói xong, tôi liền leo vào phòng lái, mở nút battery, khoát hai quai dù vào, khoá Seat Belt lại, đội mủ bay, đeo mặt nạ dưỡng khí vào.

Trong khi tôi làm những việc đó một chuyên viên phi đạo vừa nổ máy, vừa giúp tôi nối giây G suit. Khi anh ta bước xuống, rút cầu thang là tôi đóng ngay nắp phòng lái, tống ga vọt khỏi ụ đậu.

Đài kiêm soảt không lưu Đà Nẳng thông báo ngay trên tần số vô tuyến cao độ 20.000 ngàn feet và hướng bay 045 mà đài kiểm báo Panama- ở trên đỉnh núi Sơn Chà- yêu cầu để dể dàng nhận thấy mục tiêu.


 Lúc ấy mọi chuyện xảy ra rất nhanh, tôi không còn nhớ gì ngoài những phương thức cất cánh khẩn cấp, chạy ra phi đạo, không chần chừ, tống ga tối đa, mở afterburner, chiếc số 1 chạy trước, tôi bám sát theo, phi cơ lao nhanh trên phi đạo.

 Hôm ấy vì chuẩn bị đánh Hoàng Sa nên phi cơ mang ba bình xăng phụ, phải chạy hơn một nửa phi đạo mới cất cánh được. Có lẻ từ khi báo động đến khi chúng tôi gấp bánh lại khoảng 3 phút rưỡi, không lâu hơn khoảng thời gian ấy. Khi đang bay lên cao, chúng tôi liên lạc với đài kiểm báo Panama xin diển tả mục tiêu.


Được cho biết hai phi cơ Mig 21 cất cánh từ Hải Nam bay về hướng Đà Nẳng còn cách phi tuần chúng tôi vào khoảng 100 dặm. Tôi bay dạt ra xa, hơi lùi về phía sau đối với chiếc số 1 trong đội hình không chiến. Trung uý Tảo bay số 1 liên tục hỏi Panama về mục tiêu vì 100 dặm tuy mắt thường không nhìn thấy nhưng hai phi cơ siêu thanh bay đối đầu nhau (head on ) thì chỉ chốc lát là ở bên cạnh nhau ngay.


Chúng tôi tập trung quan sát kỹ lưỡng chung quanh , chưa thấy Mig đâu, lúc đó, ở phi đoàn gọi hotline lên Panama dặn chúng tôi nhớ vứt ba bình xăng phụ trước khi không chiến. Tôi vừa bay vừa nghĩ, chắc đụng thật rồi, nút nhả ba bình xăng phụ ở vi trí Standby chỉ cần bấm nút là ba bình xăng phụ sẽ tách rời khỏi máy bay.

Tôi liếc nhanh hoả tiển Sidewinders đã sẵn sàng khai hoả, tôi vặn nút volume tầm nhiệt của hoả tiển không không nghe cho rõ, để khi không chiến, hoả tiển bắt được hơi nóng của phi cơ địch sẽ báo lên bằng âm thanh nghe được bằng head phone gắn trong mủ bay.

 Trung uý Tảo vừa liên lạc với Panama vừa quan sát mục tiếu, tôi cũng thế, theo dấu chiếc số 1, đồng thời cũng quan sát thật kỹ, mình phải thấy Mig trước, nhưng Panama im lặng vô tuyến một lát rồi yêu cầu chúng tôi giữ cao độ 20.000 feet và bay vòng trở lại , vì hai phi cơ Mig 21 của Trung Cộng đã quẹo về hướng Hải Nam.


Chúng tôi bay bao vùng vòng tròn ngoài biển cách phi trường Đà Nẳng khoảng 80-100 dặm.Thực ra Trung Cộng muốn thử phản ứng của Không Quân VNCH và chúng ta đã phản ứng rất nhanh, cất cánh ngay trước khi Mig xâm nhập khộng phận và nếu có xảy ra không chiến thì chúng ta kể như có lợi thế vì gần Đà Nẳng và khá xa Hải Nam.


Sau khi đã chỉ định danh sách những người bay các phi tuần còn lại, nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10 phi tuần, mỗi phi tuần hai chiếc. Phi cơ cất cánh bay cuối cùng là một chiếc RF-5, do một vị thiếu tá phi đoàn 522 lái có nhiệm vụ bay qua chiến trường chụp hình kết quả cuộc oanh tạc do những chiếc F5 bay trước ném bom xuống.

Khoảng 10 giờ sáng, tất cả những phi công tham dự cuộc hành quân đặc biệt này lên Sư đoàn họp, nghe thuyết trình kế hoạch đánh Hoàng Sa. Chẳng mấy khi những cấp sĩ quan cấp nhí như tụi tôi được vào phòng họp này, nên thấy có vẻ hơi lạ.


 Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I Không Quân thuyết trình tình hình và kế hoạch ném bom. Từng phi tuần cất cánh từ Phi trường Đà Nẳng, cách bờ biển 100 dặm, nếu thấy chiếc tàu nào đều đánh chìm vì Hải Quân của chúng ta đã rút về phòng thủ ở trong vòng 100 dặm, các tàu của các nước khác đã được thông báo và yêu cầu tránh xa vùng Hoàng Sa.


Chỉ có 10 phút không chiến, không được ở lâu, khi về bay chếch xuống hướng Nam, đáp xuống phi trường Phù Cát chứ không về Đà Nẳng nữa sợ phi cơ Mig bay chận hậu. Nếu máy bay Mig đuổi theo những chiếc F5 bay về Phù Cát, thì nó sẽ bị những chiếc F5 cất cánh từ phi trường Đà Nẳng lên chận đuôi nên sẽ không dám bay xa xuống hướng Nam.

Khi nghe thuyết trình như vậy, lúc ấy tuy còn rất trẻ nhưng tôi đã hình dung được chưa chắc mình đã bay được đến Hoàng Sa mà chắc chắn trận không chiến sẽ diển ra vào khoảng không phận 120 dặm cách Đà Nẳng cũng như đảo Hải Nam của Trung Cộng, vì khi chúng ta cất cánh lên bay về hướng Hoàng Sa, máy bay Mig sẽ lên nghênh cản ngay và cuộc đối đầu sẽ diển ra trong khoảng toạ độ đó.Đến khi thuyết trình về hệ thống cấp cứu nếu chúng tôi phải nhảy dù trong trường hơp khẩn cấp. Đại Tá Tư Lệnh Phó SDIKQ cho biết…Cách bờ biển 50 dặm sẽ có hai chiếc tàu Hải Quân . Trên mỗi tàu có hai chiếc trực thăng, sẽ bay đi cấp cứu trong vòng 50 dặm nữa.


Như vậy, nếu mấy anh nhảy dù trong vòng 100 dặm thì cứu được, còn ngoài 100 dặm sẽ không cứu được vì quá xa. Một vị Trung Uý hỏi…Đệ thất hạm đội Mỹ có cấp cứu khi chúng tôi nhảy dù ngoài tầm cấp cứu của chúng ta ? Đại Tá trả lời ngay:” Đệ Thất Hạm Đội từ chối không cứu”.

Lúc đó chúng tôi hiểu ngay Mỹ đã bật đèn xanh và làm ngơ cho Trung Cộng cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta.


 Là những chiến sĩ VNCH ai không đau lòng khi bị Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, lấy mất mảnh đất do cha ông đã đổ bao công lao, xương máu tạo nên, giữ gìn cho đến ngày nay…

Những cuộc chiến đấu dũng cảm, đẫm máu như Tết Mậu Thân 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972, những trận đánh lừng danh trên khắp lãnh thổ Miền Nam Việt Nam,nhất quyết không để một tấc đất vào tay kẻ thù, vậy mà Trung Cộng lại ngang nhiên, công khai xăm lấn Hoàng Sa, với sự im lặng ủng hộ của CSVN, với sự phủi tay của Hoa Kỳ.

Những phi công F5 được chỉ định oanh tạc Hoàng Sa không ai từ chối, trái lại tinh thần rất cao, sẵn sàng tung cánh dầu không có sự yểm trợ của Không Quân và Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.

Trước khi vào nghe thuyết trình, chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ có sự tham dự ném bom của Không Quân Hoa Kỳ như họ đã từng bay những phi vụ yểm trợ, đánh phá Việt Công tại miền Nam cũng như tại miền Bắc trước khi có hiệp định Paris .Hoặc ít ra không trực tiếp oanh tạc, phi cơ Mỹ cũng bay Air Cover cho KQVNCH an toàn oanh tạc Hoàng Sa.

Nhưng thực tế, họ đã từ chối, tại sao vậy ?.Lúc đó chúng tôi không hiêu có phải Mỹ đã bỏ rơi chúng ta hay họ muốn thử xem thực lực của KQVNCH có khả năng vươn nổi cánh sắt đến những mục tiêu xa xôi như Hoàng Sa ?.


Buổi thuyết trình hành quân đang khựng lai vị hệ thống cấp cứu rất hạn chế thì bổng cửa phòng hop mở ra Đại Tá Võ Văn Sĩ, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở phi trường Biên Hoà và môt sĩ quan Không Quân cao câp khác tôi không biết tên, cả hai bước vào phòng họp.

Đại Tá Sĩ chỉ ngay vào Thiếu tá Hồ Kim Giàu nói :”Giàu ,đừng nóng “Hai vị sĩ quan cao cấp mới đến tiêp xúc với Đại TaTứ Lệnh Phó Sư Đoàn I KQ một lát và sau đó ra lệnh cho tất cả các phi công rời phòng họp.


Về khu trực phòng không, chúng tôi được lệnh chuẩn bị cất cánh, có lẽ vào khoảng 1 giờ chiều.Ai nấy sẵn sàng, kiểm tra lại G suit, xem lại những dụng cụ cấp cứu trong chiếc áo lưới, cân thận gài chặt khẩu súng P38, biết đâu đến lúc cần đến nó !Tôi mở sẵn bản đồ hành quân.Hoàng Sa nhỏ bé thật, có nhiều đảo nhỏ nhưng không có một mục tiêu được chỉ định rõ ràng.


Tôi cố học thuộc lòng tần số liên lạc của phi trường Phù Cát để khi trở về không lạng quạng mò mẩm. Tôi hình dung lại những bài học không chiến đã được tập luyện kỹ lưỡng tại Hoa Kỳ cũng như những phi vụ thực tập hàng ngày ở Phi Đoàn 538.

Tôi có niềm tự tin không đến nổi nào, có thể sẽ thắng. Khi thực tâp tại vùng sa mạc Arizona, đã nhiều lần tình cờ không chiến với các phi cơ F4. F100 ( cũng bay những phi vụ huấn luyện về không chiến) Chính tôi cũng thấy ngang ngữa, không có gì thua sút họ cả.

 Tôi ôn lại những kỷ niệm năm xưa với những dự tính oanh tạc Hoàng Sa năm 1974 của phi đoàn mà tôi phục vụ để thấy những nỗi đắng cay của chúng ta, của một nước kém phát triển, của một quốc gia còn non trẻ nhưng gặp thảm hoạ chiến tranh đã bị các nước lớn khuynh đảo.

Hoa Kỳ đã dùng xương máu của những người Việt Quốc Gia chống lại sự bành trướng của CS. Đã dùng Việt Nam làm điểm nóng, làm tiêu hao sinh lực khối Cộng Sản quốc tế trong cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu với CS. Chúng ta là nạn nhân của sự xung đột ý thức hệ, là tụ điểm va chạm nảy lửa của hai khối CS và Tự Do.

Trong cuộc chiến đấu chống Cộng tại Việt Nam. Hoa Kỳ chủ trương không muốn thắng, duy trì chiến tranh làm Liên Xô, Trung Cộng phải “xuất huyết” hao tiền tốn của để viện trợ cho CS Bắc Việt.


Đó là cuộc chiến tranh của những nước lớn, nhưng lại dùng quê hương chúng ta làm chiến trường. Để rồi, một thời điểm nào đó, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, người Mỹ phủ phàng bỏ rơi, để hàng chục triệu người vô tội rơi vào địa ngục Cộng Sản.

 Ôi còn xót xa nào hơn thân phận của các nước nhược tiểu chỉ hứng lấy những sai lầm và là nạn nhân của các cuộc xung đột quốc tế. Hoa Kỳ đã mắc phải những sai lầm rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây, họ có trách nhiệm phải xoa dịu những nỗi thống khổ hiện nay của những người dân và Chiến Sĩ Quốc Gia mà quá khứ đã dũng cảm chiến đấu cho tự do bên cạnh Hoa Kỳ bằng những nổ lực làm tan dần đại hoạ CS VN.


Năm 1972, Hoa Kỳ nghĩ rằng bắt tay với Trung Cộng có rất nhiều điều lợi như tạo được sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Cộng, Xâm nhập kinh tế trung Cộng bằng dự án đầu tư thương mại. Hoa Kỳ cứ tưởng ” Nắm đầu Trung Quốc “

Tức đã nắm được CSVN nhưng chính Trung Quốc đã bị CSVN phản bội, bỏ rơi để chạy theo Liên Xô. Vì vậy, năm 1979, Trung Cộng đã đem quân qua trừng phạt, dạy cho CSVN một bài học đó là thiếu trung tín bất lương.


Sau này, có khi chúng tôi tập bay không chiến khá xa bờ biển, có khi khoảng 80 dặm, tôi nhìn biển xanh rộng mênh mông, Đà Nẳng nhìn thấy mờ mờ như trong sương mai. Biển bao la qúa, tôi thấy tội nghiệp cho những anh hùng Hải Quân VNCH đã dũng cảm, đơn côi chiến đấu với bọn cướp hung hản Trung Cộng.

Các anh chiến đấu không ai yểm trợ, biển lạnh sóng gió chập chùng, muốn mau về bến bờ, về thăm nhà cũng mất cả ngày, còn chúng tôi chỉ lát nữa đây, sau khi đáp xuống Đà Nẳng, là có dịp đi dạo phố hoặc quây quần cùng gia đình.


Đã 34 năm trôi qua, nhớ lại những kỹ niệm của thuở làm trai thời loạn, những ngày tung cánh vẫy vùng trong không gian, những ngày đâm xuống ném bom vào đầu giặc thù, những ngày trực phòng không dài lê thê, những ngày mưa dầm kéo dài cả tuần, mây mù che phủ Đà Năng thảm thương.


Hoàng Sa đánh dấu một trong những bước khởi đầu của tiến trình bỏ rơi VNCH. Đó là một nỗi buồn lịch sử báo động cho một đại hoạ sắp xảy ra cho VNCH. Tôi nhớ những người bạn cùng khoá đã anh hùng ra đi vĩnh viễn.

Nguyễn anh Tuấn - Đinh thành Trung - Nguyễn thăng Long - Lê mậu Trung - Đặng minh Toàn - Trần anh Tiên - Lê trường Sa…


 Từ khi còn trong quân trường, các anh và chúng tôi đã cùng hát: Đây đó, hồn nước ơi , Không Quân Việt Nam lướt trên ngàn mây gió, ù u u u u ú, ôi phi công danh tiếng muôn đời “. Danh tiếng muôn đời lại mở đầu bằng tiếng “ôi” não nùng.!!!

Các anh đã thực hiện những chuyến bay dũng cảm, gieo kinh hoàng khủng khiếp cho kẻ thù, và các anh đã chết để giang sơn được sống, để đồng bào được ấm no nhưng người Mỹ đã buông xuôi, hậu qủa là nước mất nhà tan, người Việt Nam lưu lạc bốn phương trời.

Những cánh chim sắt của Không Quân VNCH đành phải xếp cánh và có lẽ sẽ không còn cơ hội nào tung bay như ngày xưa nữa.


 Xin dành một phút tưởng niệm đến tất cả những anh hùng Hải Quân đã hiên ngang dũng cảm hải chiến với tàu Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa và đã chọn đại dương là mồ an nghỉ cuối cùng.

Xin dành một phút tưởng niệm đến tất cả những phi công VNCH đã trải dài thân xác mình trên khắp quê hương thân yêu vì chính nghĩa Quốc Gia và Lý Tưởng Tổ Quốc Không Gian.

Ngày nay, khi cộng Sản Việt Nam lại ký kết hiệp ước biên giới dâng đất, dâng biển, dâng một phần giang sơn của tổ tiên và tiền nhân để lại, cho Trung Cộng, thật tỏ rõ CSVN thật sự là quân bán nước.


Đọc kỹ lịch sử bán nước của CSVN, tôi mới biết ngày 14-9-1958. Phạm Văn Đồng thừa lệnh của Hồ Chí Minh đã ký dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng.

Có lẽ trước năm 1974. Trung Cộng không dám đụng đến vì trên đảo có quân lính VNCH trấn giữ và Hoa Kỳ vẫn còn sát cánh với QLVNCH chống cộng. Nhưng khi biết Mỹ có ý định rút quân ra khỏi miền Nam.


Trung Cộng tấn chiếm để xem phản ứng của chúng ta và Hoa Kỳ như thế nào rồi từ đó cố vấn cho CS Bắc Việt đẩy mạnh cuộc xâm lược để chiếm miền Nam Việt Nam.. Và thảm hoạ đã đến, ngày đó, tôi thật ngây thơ khi nghĩ cuộc chiến Hoàng Sa chỉ là âm mưu ăn cướp một hòn đảo nhỏ và người Mỹ cũng không quan tâm vì mất đảo Hoàng Sa không có nghĩa mất đi một vị trí chiến lược có ảnh hưởng đến sự sống còn và tồn vong của của VNCH.

Với tư cách người lính chiến đấu bảo vệ quê hương, với những hiểu biết rất hạn chế về thời cuộc, mình đâu có nhìn thấy tiến trình bỏ rơi của Mỹ và hiểm hoạ CS mỗi ngày một lớn, để rồi vẫn bình thản bay bổng làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình cho đến ngày mất nước.


Bây giờ đã 34 năm qua, nghĩ về Hoàng Sa, về quê hương mà lòng buồn vô hạn, biết đến bao giờ mình mới lấy được quê hương, lấy được gì mình đã mất.


@canhthep.com

__._,_.___


Posted by: Gia Cat 

Bí Ẩn Trận Hoàng Sa

$
0
0

Bí Ẩn Trận Hoàng Sa

Thiếu tá Phạm Văn Hồng - Trưởng toán công binh ở Hoàng Sa



Việt  Nam Cộng Hòa bỏ mặc Hoàng Sa cho Trung Cộng thoải mái chiếm đóng. Không có nỗ lực quân sự nào nhằm khôi phục lãnh hải. Không có nỗ lực ngoại giao nào đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc, đưa kiến nghị tới SEATO và các quốc gia ký kết Định Ước Ba Lê...


Nhận lệnh ra Hoàng Sa với nhiệm vụ thiết lập phi trường

Buổi sáng 15-1-1974 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự, lúc đó tôi là sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nên việc thượng cấp giao cho là hợp lý. Chiều hôm đó thay vì di chuyển bằng xe quân sự, thì nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng là ông Kosh lại lấy chiếc Falcon chở tôi cùng đi với ông qua bên Tiên Sa. Đến nơi vào khoảng 5, 6 giờ chiều, trời đã gần tối, chúng tôi lên chiếc HQ16 do Hải quân Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng; HQ16 đưa chúng tôi ra tới đảo Hoàng Sa vào khoảng 9 giờ sáng hôm sau. Trời hừng sáng, tôi thức dậy và nhìn ra  khơi, xa xa có mấy chiếc tàu nhỏ đang di chuyển, dần dần những chiếc tàu đó nhắm hướng HQ16 chạy tới, nó cứ chờn vờn trước mũi tàu mình và nói theo ngôn ngữ lúc bấy giờ gọi là “kỳ đà cản mũi”. Hải quân Trung tá Lê Văn Thự lấy làm lạ và nói với tôi: “Hình như nó muốn khiêu khích mình”. Nó giả dạng tàu đánh cá, cho một vài tên mặc quần đùi, ở trần ra ngồi bên mạn thuyền thả câu, câu cá. Chúng tôi mặc kệ nó và ở đó vài tiếng sau thì đổ bộ lên bờ. Ngoài tôi làm toán trưởng, còn có một Trung úy Liên Đoàn 8 Công Binh Kiến Tạo, một Trung úy Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu, hai Hạ sĩ quan đi theo hai Trung úy và ông Kosh, như vậy toán chúng tôi có tất cả 6 người đặt chân xuống đảo.  

Hai Trung úy lo đi thám sát địa hình, đo đạc để có dữ kiện thiết lập phi trường. Ở trên đảo có sẵn một toán Khí Tượng nên cần biết gì về thời tiết, Nhóm Khí Tượng sẵn sàng cung cấp đầy đủ. Ngoài Nhóm Khí Tượng còn có một đơn vị Địa Phương Quân trú đóng. 

Biển Đông dậy sóng

Sáng ngày 18-4-1974 từ trên đảo nhìn ra biển thấy tình hình khác hẳn mấy ngày trước. Tàu của Trung Cộng nhỏ nhưng khá nhiều, còn bên Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thấy có bốn chiếc HQ16, HQ4, HQ10 và HQ05. Hai chiếc HQ05 và HQ16 là Dương Vận Hạm; chiếc HQ04 là Khu Trục Hạm còn HQ10 là Hộ Tống Hạm. HQ04 nhỏ hơn nhưng hỏa lực mạnh hơn. Chiều ngày 18 tôi nhận được lệnh của Hải Quân Trung tá Lê Văn Thự nói sẽ cho dzu dzu (một loại xuồng cao su) đến đón chúng tôi lên HQ05. HQ05 bây giờ được gọi là Soái Hạm (tàu chỉ huy) vì có Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đang ở trên đó để tổng chỉ huy. Tôi lên HQ05 và chờ đến khoảng 10 giờ thì loa phóng thanh nói: “Mời Thiếu tá Phạm Văn Hồng lên đài chỉ huy để gặp Hải đội trưởng”. Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy  dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo. Cặp vào đảo thì đã khuya, anh em Địa Phương Quân họ cũng đã ngủ hết .

Suốt một đêm vật vã với sóng gió, tôi cũng mệt nhoài nên sáng hôm sau khi nghe có tiếng heo kêu tôi mới thức dậy thì trời đã sáng rõ. Sở dĩ có tiếng heo kêu là vì mấy anh em Địa Phương Quân khi nhận lệnh ra giữ đảo, biết nhiệm kỳ của mình sẽ ăn Tết trên đảo nên họ mang một con heo ra nuôi để Tết mổ thịt.

Khi vừa rửa mặt xong thì nghe mấy anh em Điạ Phương Quân nhao nhao nói: “Có lẽ không xong rồi Thiếu tá ơi!” Và tôi bắt đầu nghe tiếng súng nổ; lúc đó vào khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 19-1-1974. Tôi leo lên sân thượng của Đài Khí Tượng nhìn ra biển thấy hai chiếc tàu Trung Cộng chưa chìm nhưng đang trong tư thế sắp chìm và tôi nghĩ chắc chắn sẽ chìm, còn bên phía Hải Quân mình tôi thấy các lằn đạn của tàu Hải quân Trung cộng cũng đang ghim vào chiến hạm của mình. Hai bên đang thi nhau nã đạn. Tiếng súng lớn, súng nhỏ thi nhau nổ dòn dã. Tôi xuống phòng truyền tin, ở đây chỉ có mỗi chiếc máy C.25 để anh em liên lạc với tàu khi lên xuống thôi. Tôi nghe âm thoại viên của Hải Quân nói: “Thiếu tá Hồng, tôi đã mất liên lạc, nhờ Thiếu tá gọi ngay về Đà Nẵng giúp, nói là tàu tôi đã bị nghiêng 30 độ, mắt thần chúng tôi đã bị hư”. Đó là tất cả những gì tôi nghe được qua máy truyền tin C.25. Tôi nhờ bên Đài Khí Tượng cho sử dụng máy Motorola, anh em bên Khí Tượng cho biết, họ chỉ lên máy mỗi đầu giờ, bây giờ đang là giữa giờ, lên máy không có tín hiệu nhận. Nhưng anh em bên Đài Khi tượng vẫn mở máy. May quá, có Phú Quốc lên máy. Tôi nhờ Phú Quốc gọi về Sài Gòn, yêu cầu Sài Gòn gọi ra Đà Nẵng nói Đà Nẵng “lên máy”. Nói thì nghe ngắn gọn như vậy nhưng lúc đó mất rất nhiều thời gian, không như bây giờ có cell phone, liên lạc với nửa vòng trái đất cũng chỉ trong tíc tắc!

Khi tôi liên lạc được với Đà Nẵng, tôi yêu cầu Đà Nẵng gọi “Uy Dũng” là tên Tổng đài Quân Đoàn I của chúng tôi, tôi cho số máy của Trung tâm hành quân và số máy của Quân Đoàn I, yêu cầu liên lạc ngay với tôi qua tổng đài của Ban Khí Tượng ngoài đảo Hoàng Sa. Lúc đó tiếng súng giữa các chiến hạm của ta và của Trung Cộng đã tạm lắng dịu nhưng súng bắt đầu nổ trên đảo. Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hạm của ta ở vòng ngoài, còn tàu Trung Cộng thì lại ở vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung Cộng theo anh em Hải quân ta cho biết là những chiếc Kronstad, tất cả đều quay mũi tàu của họ vào đảo, còn các chiến hạm của ta thì quay mũi ra phía ngoài biển. Các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo. Lúc này trên đảo bên ta chỉ có một Trung đội Địa Phương Quân hơn 20 quân nhân, bốn năm anh em chuyên viên Khí Tượng và thêm toán chúng tôi 6 người nữa mà phải đương đầu với khoảng một tiểu đoàn Trung Cộng. Cũng cần biết thêm là theo anh em đi thám sát đo đạc để lập phi trường có cho biết, chu vi đảo chỉ chừng 1 cây số 6. Nếu thiết lập phi trường thì chỉ có thể làm phi đạo dài 500 thước, ngang 300 thước mà thôi, và phi đạo như thế chỉ sử dụng cho các loại phi cơ 123 Caribou chứ loại C.130 không thể hạ cánh được. Cho nên với chu vi gần 2 cây số mà chỉ có khoảng 20 người, làm sao kiểm soát hết được, trong khi đó sở trường của Trung Cộng luôn luôn là “lấy thịt đè người”. Với quân số ít oi và vũ khí cũng không có gì mạnh mẽ lắm, mỗi người chỉ có vài gắp đạn nên bắn mấy lần là hết đạn. Tuy nhiên anh em vẫn chiến đấu với biển người Trung Cộng. 

Mưu mô của Trung Cộng

Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung cộng cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão. Việt Nam Cộng Hòa mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho  anh em quân nhân  những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Điạ Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo, chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên. 

Tin vào lời hứa, tìm cách ẩn trốn và bị bắt

Khi tôi liên lạc bằng máy Motorola của Đài Khí Tượng trên đảo về Đà Nẵng, tôi được bên Hải Quân cho biết, Thiếu tá Hồng cứ yên trí, sẽ có máy bay ra yểm trợ. Vì tin lời hứa đó, tôi nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì  tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa.

Cuộc đời tù binh

Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần. Khoảng 2, 3 giờ chiều chúng cho chúng tôi ăn cơm, ăn với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, như tôi đã trình bày ở phần trước, nói là thịt heo nhưng thật sự chỉ có mỡ thôi, còn nạc bọn lính Trung Cộng ăn hết rồi. Ăn xong nó nhốt chúng tôi trong căn nhà có lẽ trước đây dùng chứa phân chim hay làm cái gì đó tôi không biết rõ. Đến khuya chúng nó bắt tất cả anh em ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Tôi nghĩ trong đầu chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài anh em trong bọn tôi có vẻ lo lắng, thấy thế tôi mới trấn an: “Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho tổ quốc, đừng sợ, cứ bình tĩnh và giữ khí phách của một người lính VNCH”. Nhưng cuối cùng chúng không bắn ai hết! 

Di chuyển qua Trung Quốc

Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa  riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người. Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa  tên Kosh lên ngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.

Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.

Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra.

Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ.

 

Vai trò của ông Kosh trong âm mưu của Mỹ

Lần xuống đảo trước, tôi và anh Kosh này ngồi bên nhau, anh ta kể, anh là Trung úy Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh, anh làm cho Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ. Lần này anh đi với tôi trong vai trò giám định để xem thực hiện phi trường tốn phí ra sao và đề nghị Tòa Tổng Sự chi trả.

Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế đây chỉ là phi trường ảo mà thôi, không có thật, anh ta đi với chúng tôi trong một sứ mạng đặc biệt đã được Hoa Kỳ và Trung cộng bí mật dàn dựng từ trước. Sứ mạng đó là dùng chúng tôi  làm con cờ thí, làm vật tế thần cho Trung cộng có cớ xâm lăng Hoàng Sa. Đây là điều bí mật từ trước tới nay chưa có báo chí nào loan tải. Chúng ta hãy xem thái độ và cách hành xử của anh Kosh này cũng như  sự đối xử của nhà cầm quyền Trung cộng thì sẽ rõ.

Trên giấy tờ, anh này đi công tác với chúng tôi chỉ có vài ngày, nhưng khi anh mở cái sắc của anh ra, trong đó có đến hai cây thuốc lá. Nếu tính thời gian công tác, anh hút nhiều lắm cũng chỉ 5, 6 gói thuốc,  vậy anh mang  tới 20 gói thuốc để làm gì? Ngoài thuốc lá, trong sắc tay của anh có đầy đủ dụng cụ mưu sinh thoát hiểm như lưỡi câu, thuốc chống cá mập. Sau khi bị bắt, trong buổi chiều ngồi cạnh tôi trên đảo, anh mở một hộp cá ra ăn, anh mời tôi một lát cá. Tôi để ý thấy hộp cá nhỏ và mỏng hơn hộp cá mòi Sumaco của Marốc, anh đưa cho tôi một lát mỏng như miếng khô mực đã bị ép rất sát, anh nói với tôi: “Anh ăn đi, no đấy!” Tôi nghĩ anh chàng này đùa dai, miếng cá mỏng dính và nhỏ xíu thế này làm sao no. Vậy mà khi ăn xong, tuy không no thiệt nhưng mà ngang dạ liền. Tiếp theo là sự kiện anh đang ở trên HQ16 lại đòi lên bờ và bảo ở dưới tàu nguy hiểm quá, mà lúc đó trận hải chiến chưa xảy ra. Phải chăng anh đã biết trước sẽ có hải chiến và ở trên tàu khi đánh nhau thì nguy hiểm thật, nên lên đảo để quân Trung Cộng làm bộ bắt cho chắc ăn hơn, và chúng ta thấy, người đầu tiên Trung Cộng thả là anh chàng Kosh này. Nói đến đây, tôi cũng xin mở dấu ngoặc là bây giờ biết anh chàng này đóng vai trò gì trong kế hoạch của Mỹ, nhưng tôi cũng phải cám ơn anh ta, nếu anh không đòi xuống đảo, thì tôi ở trên chiến hạm HQ16 cũng không còn sống trên cõi đời để thuật lại chuyện bí mật này, vì khi ở trên tàu, tôi cứ thích đứng ở trên cái pháo tháp, mà khi hải chiến xảy ra, pháo tháp của HQ16 đã bị trúng đạn Trung Cộng.

 

Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon 

trong chuyến thăm lịch sử năm 1972 - Ảnh: Corbis\


Sự đổi chác giữa Mỹ và Trung Cộng

Khoảng 10 giờ sáng, sau khi chúng tôi bị đưa vào trại giam có tên là “Trại Thu Dung Tù Binh” thuộc Huyện Hoàng Hóa, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì có một toán cán bộ Trung Cộng đến. Đám này nói tiếng Việt rất rành và hầu hết đều nói giọng Bắc, dấu hỏi, dấu ngã phân minh, chính xác. Một tên trưởng toán nói với chúng tôi: “Hiện bây giờ Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều hôm nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe”.


Buổi chiều họ mang radio đến và mở cho chúng tôi nghe, đồng thời mở luôn cả đài phát thanh Úc Đại Lợi cho nghe luôn. Trong bản tin của đài phát thanh Trung Cộng có loan thế này: “Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng”. Hồi đó nếu ai có theo dõi tin tức trên các đài phát thanh cũng đã nghe thấy như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Muốn trao Hoàng Sa cho Trung Cộng, chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ phải tạo ra một cuộc chiến, để Trung Cộng có cớ xâm chiếm Hoàng Sa, và VNCH chúng ta tuy mắc bẫy, nhưng chúng ta đã cho Hoa Kỳ, Trung Cộng và cả thế giới thấy tinh thần yêu nước của chúng ta như thế nào. Hải quân chúng ta dám đương đầu chống Hải quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp bội. Chúng ta đã anh dũng và hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng chúng ta cũng đã đánh chìm một số tàu Trung Cộng tương đương  và chắc chắn nhiều tên gọi là chí nguyện quân của chúng đã bị tử thương.


Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa

Trước khi kể cho anh nghe chuyện trao trả tù binh, tôi cần nói thêm chuyện này: Sau khi về đến Việt Nam, tôi gặp Trung tá Lâm (khóa 10 Võ Bị Đàlạt), Trung tá Lâm nói với tôi: “Không quân của mình đã chuẩn bị sẵn sàng từ phi trường Biên Hòa bay ra Đà Nẵng, rồi  từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không, do đó các anh phi công sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu của Hải quân ta ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị đâu vào đấy, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”

Thêm nữa, có Đại tá Lê Khắc Lý (ông này đang ở Nam California), lúc đó Đại tá Lê Khắc Lý là Tham Mưu Trưởng tiền phương Quân Đoàn I, Trung tướng Lâm Quang Thi là Tư Lệnh tiền phương, Trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng; các vị này gọi tôi ra thuyết trình hai lần, buổi sáng cho các cơ quan hành chánh Thừa Thiên – Huế, buổi chiều cho các quân nhân đồn trú nghe về trân chiến Hoàng Sa tại Phú Văn Lâu.

Sau buổi thuyết trình, Đại tá Lê Khắc Lý vỗ vai tôi và nói: “Toa à,  cố vấn mới nói chuyện với moa, moa bảo nó: ‘Tôi không hiểu tại sao Trung Cộng nó lại đánh chiếm Hoàng Sa?’ Cố vấn Mỹ đã ‘hố’ khi trả lời tôi: ‘Trung cộng lấy Hoàng Sa, anh ngạc nhiên lắm à?’, moa mới nói trớ đi: ‘Không, ý tôi nói là tại sao nó lại chiếm vào lúc này?’” Rồi Đại tá Lý nói tiếp: “Toa thấy không, tụi nó có kế hoạch cả rồi, nó đã sắp xếp hết rồi!”

Thời đó Ngoại Trưởng Henry Kissinger chuyên môn đi đêm, và Tổng Thống Mỹ Richard Nixon muốn bắt tay với Trung Cộng thì phải có một cái gì đó. Tôi nghĩ món quà chính người Mỹ muốn tặng Trung Cộng là Hoàng Sa của ta, bởi Trung Cộng muốn làm chủ Biển Đông mà Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Cộng, họ đâu có mất gì, chỉ tội nghiệp cho đất nước Việt Nam chúng ta là thân phận một nước nhược tiểu!


Cách đối xử của Trung Cộng với tù binh

Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trung thực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung Cộng. Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung Cộng tuyên truyền thế này thế nọ. Tuần lễ thứ tư họ dẫn chúng tôi đi thăm vài nơi (mấy anh chàng Trung Cộng nói tiếng Bắc, bảo là dẫn chúng tôi đi tham quan). Đầu tiên thăm một Bệnh viện rồi thăm mấy hợp tác xã. Tôi để ý, hầu như tất cả các nơi gọi là Trụ Sở Hợp Tác Xã đều là những ngôi chùa xưa kia, bởi vì kiểu dáng là chùa, chữ đắp trên tường tuy bị đục bỏ hết nhưng vẫn còn dấu tích rõ ràng, điều đó cho thấy tín ngưỡng đã bị đè bẹp tại nước Cộng Sản đông dân nhất thế giới này!

Sau khi thăm các hợp tác xã, họ dẫn đi thăm nhà máy cơ khí. Tại đây họ giới thiệu là nơi đúc các khẩu Thượng liên và súng AK, sau đó lại dẫn đi xem nhà máy làm xe đạp, gọi là xe đạp Hồng Kỳ thì phải, rồi thăm một vài cư xá của công nhân. Tôi có hỏi một công nhân, lương hàng tháng được bao nhiêu, thì người công nhân nói được trên 100 Nhân dân tệ, trong lúc đó chiếc xe đạp Hồng Kỳ trị giá 130 Nhân dân tệ, cho ta thấy mức sống của một công nhân trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc như thế nào.


Trao trả tù binh

Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Bảy, có lẽ ngày 16, 17 tháng 2 năm 1974, sau khi cho chúng tôi ăn uống xong, họ tập trung lại và tuyên bố sẽ trả chúng tôi về Việt Nam. Họ phát cho mỗi người một bộ quần áo màu xanh và cái mũ mà anh em chúng tôi gọi đùa là cái bánh tiêu. Một tên cán bộ hỏi tôi muốn về  miền nào, Bắc hay Nam Việt Nam. Tôi trả lời: “Chúng tôi là người Việt Nam, Bắc hay Nam đều là tổ quốc tôi, nhưng hiện tại hai miền có hai thể chế khác nhau, tôi không chấp nhận chế độ của miền Bắc, tôi yêu cầu trả chúng tôi về miền Nam”.

Họ đưa chúng tôi từ huyện Hoàng Hóa về thành phố Quảng Châu, đường dài hơn 40 cây số, rồi lại từ Quảng Châu đưa ra Tô Giới tức là Thẩm Quyến để trao trả chúng tôi tại Hồng Kông.


BiAnHoangSa_04.jpg


Giây phút cảm động gặp lại vợ con - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp


Ngay khi chúng tôi bước qua lằn ranh từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Tổng Lãnh Sự VNCH tại Hồng Kông. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và cho người mang đến cho tất cả anh em chúng tôi mỗi người một bộ quần áo dân sự mới toanh. Khi lên xe buýt ra phi trường Khải Đức, chúng tôi vứt bỏ lại trên xe bộ quần áo xanh do Trung Cộng cấp phát và thay đồ dân sự.

Ra đến phi trường, chúng tôi hết sức xúc động thấy Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải Quân và một sĩ quan cao cấp bên Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (tôi không nhớ tên) đến đón. Vị này mang cho chúng tôi quân phục đầy đủ, ai binh chủng gì thì mặc quân phục binh chủng đó, ông còn mang cho tôi cặp lon Thiếu tá nữa. Chúng tôi lại thay đồ dân sự và mặc quân phục về nước. Chính phủ VNCH thuê nguyên một chuyến Boeing 727 của Hàng Không Việt Nam qua Hồng Kông đón chúng tôi trở về sau một tháng bị Trung Cộng bắt làm tù binh.

Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài thân nhân, chúng tôi còn được đại diện các cơ quan chính phủ và quân đội đón tiếp, choàng vòng hoa và đưa về trại an dưỡng Lê Văn Duyệt để nghỉ ngơi. Câu chuyện bí ẩn trận Hoàng Sa và cuộc đời tù binh của tôi kết thúc.


BiAnHoangSa_05.jpg


Choàng vòng hoa sau ngày trở về - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp


Trước khi chia tay với Thiếu tá Phạm Văn Hồng, chúng tôi xin phỏng vấn ông thêm mấy câu.


Viễn Đông: Sau khi miền Nam rơi vào tay Việt Cộng, lúc đó Thiếu tá đang ở đâu?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Tôi phục vụ tại Đà Nẵng, và Đà Nẵng bị bỏ ngỏ ngày 29-3-1975, ngày 5-4-1975, tôi bị bắt ngay đưa vào trại tù gọi là cải tạo.


Viễn Đông: Thiếu tá bị giam giữ đến ngày nào thì được thả về?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Việt Cộng thả tôi vào tháng 2 năm 1982.

Viễn Đông: Trong thời gian bị tù, cán bộ Việt Cộng có tra vấn gì về vụ Hoàng Sa cũng như thời gian Thiếu tá bị bắt làm tù binh ở Trung Cộng?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Không những bọn cán bộ mà ngay cả rất nhiều anh em cùng cảnh ngộ như tôi đều hỏi vụ này, đến nỗi tên tôi được anh em gọi là “Hồng Hoàng Sa”. Một hôm trong buổi gọi là “tọa đàm” anh em có nêu vấn đề Hoàng Sa ra hỏi tên cán bộ cao cấp từ Trung Ương đến chủ tọa; tên này ấp úng và sau một phút suy nghĩ hắn nói: “Chuyện Hoàng Sa, Đảng và nhà nước ta đã có hướng giải quyết cụ thể và đã giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân số... ngày…” rồi y chuyển qua đề tài khác ngay.

Viễn Đông: Khi được về với gia đình, Thiếu tá làm gì, ở đâu cho đến khi sang định cư tại Hoa Kỳ?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Khi ra khỏi tù, tôi không về trình diện, tôi trốn lên Sài Gòn và tìm cách vượt biên. Tôi vượt biên tổng cộng 25 lần không thoát, ba lần bị bắt vào tù tiếp. Sau đó tôi trốn sang Campuchia, ghi tên giả làm Việt kiều yêu nước, mục đích để tránh theo dõi. Khi bộ đội Việt Cộng rút về nước năm 1990, tôi xin được giấy Chứng nhận là Việt Kiều yêu nước do tòa Đại sứ Việt Cộng ở Campuchia cấp, thế là tôi về nước an toàn và cho tạm trú tại Sài Gòn. Tôi lén gửi hồ sơ sang Bangkok, Thái Lan. Đến khi có lệnh nộp hồ sơ đi Mỹ theo diện HO, tôi được xếp vào danh sách HO 39 nhưng khi họ đối chiếu với hồ sơ tôi nộp lén ở Bangkok, thấy khớp nhau nên họ đôn lên HO 29 và gia đình tôi qua Mỹ vào năm 1995.

Viễn Đông: Qua sự kiện Hoàng Sa, Thiếu tá muốn nói thêm điều gì còn trăn trở chưa nói ra được?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Chuyện dĩ vãng đã đi vào lịch sử, nhiều người đã kể lại trận chiến Hoàng Sa với đầy đủ chi tiết, và chúng ta sẽ còn nghe nhiều lần khác nữa, vẫn không thừa, vì đó là những điều chúng ta cần nói để vinh danh các chiến sĩ Quân Lực VNCH, đặc biệt binh chủng Hải Quân, để các thế hệ con em chúng ta biết về cha ông của chúng đã không hổ thẹn với tiền nhân, với Quang Trung – Nguyễn Huệ… Tôi không thuộc binh  chủng Địa Phương Quân nhưng có một điều tôi mong ước, đó là khi vinh danh các anh hùng gìn giữ bờ cõi tổ quốc, chúng ta đừng quên các chiến sĩ Địa Phương Quân cũng như  các anh em chuyên viên Khí Tượng, họ đã đóng góp phần mình vào việc gìn giữ một phần hải đảo thiêng liêng của tổ quốc, họ đáng được tổ quốc ghi công bên cạnh tất cả các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã vị quốc vong thân.



 

Thiếu tá Phạm Văn Hồng và bức tranh “Gấu Trúc”

do nhà cầm quyền Trung cộng tặng cho ông

lúc trao trả tù binh - ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông


Thanh Phong/Viễn Đông


WESTMINSTER - Để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa, Hội Hải Quân Cửu Long đã tổ chức bữa cơm  thân mật với các Đoàn thể và báo giới vào  trưa ngày Chủ nhật 13-12-2009 vừa qua tại Paracel Seafood Restaurant. Trong bữa cơm trưa này, được sự giới thiệu trước của Thiếu tá Hồ Đắc Huân, chúng tôi gặp  Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ  Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I, người bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trâïn hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung Cộng vào ngày 19-1-1974. Sau bữa cơm, Thiếu tá Phạm Văn Hồng đã kể cho Phóng viên Viễn Đông  nghe câu chuyện của 35 năm về trước với nhiều tình tiết khá đặc biệt mà ông chưa hề phổ biến trên báo chí. Sau đây là câu chuyện chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông (đã có hiệu đính từ phiên bản trước đây)

__._,_.___


Posted by: Gia Cat <

Hoàng Sa nổi sóng

$
0
0

Hoàng Sa nổi sóng

Thiếu tá Phạm Văn Hồng - Trưởng toán công binh ở Hoàng Sa



Việt  Nam Cộng Hòa bỏ mặc Hoàng Sa cho Trung Cộng thoải mái chiếm đóng. Không có nỗ lực quân sự nào nhằm khôi phục lãnh hải. Không có nỗ lực ngoại giao nào đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc, đưa kiến nghị tới SEATO và các quốc gia ký kết Định Ước Ba Lê...


Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon (giữa) trong chuyến thăm lịch sử năm 1972 - Ảnh: Corbis

 

Biến cố Hoàng Sa xảy ra cách nay đã tròn 40 năm (1974-2014). Trong biến cố này, người viết đã bị sa cơ vào tay Trung Cộng và bị giữ tại Trại Thu Dung Tù Binh huyện Huyền Hóa, tỉnh Quảng Đông, thành phố Quảng Châu đúng 4 tuần lễ (bị bắt ngày thứ bảy và trả về cũng ngày thứ bảy 4 tuần sau) sau khi lênh đênh trên biển trong vùng lãnh hải Hoàng sa chỉ có 4 ngày.


Tuy đã 40 năm nhưng mọi sự kiện vẫn như in, tưởng như đang diễn tiến từng giây từng phút, mặc dầu vài chi tiết nhỏ nhặt về thời gian có thể không chính xác, vì tuổi tác gặm nhấm trí nhớ khiến đôi lúc cũng hay lang thang đâu đó.


Viết lại biến cố Hoàng sa với tiêu đề HOÀNG SA NỔi SÓNG là vì sau trận hải chiến, khi trở về, người viết có ghi lại từng chi tiết trận đánh trong một cuốn hồi ký hơn 300 trang đặt tựa đề là HOÀNG SA NỔI SÓNG, nhưng tiếc thay tập hồi ký đã bị hẩm hiu nằm trong xó tủ vì Bộ Thông Tin Dân Vận Chiêu hồi thời điểm đó không chấp nhận cho xuất bản với văn thư trả lời là: “Hồi ký HOÀNG SA NỔI SÓNG của Thiếu tá Phạm Văn Hồng chưa thích hợp trong giai đoạn này!”


Hôm nay, tóm lược lại sự kiện, người viết không muốn tường thuật lại trận đánh, bởi việc này, theo thiển ý, đó là nhiệm vụ của bên Hải quân, và thực sự họ cũng đã làm. Những con số tổn thất đôi bên phải dựa vào nhật ký hành quân thì may ra mới có những con số tạm chấp nhận được.


Người viết chỉ xin được tự trả lời cho câu hỏi của chính mình là tại sao lại xảy ra trận hải chiến Hoàng sa dù rằng câu trả lời có thể là chủ quan và sự hiểu biết quá hạn hẹp.

Trận Hải chiến Hoàng sa, không phải là một trận tao ngộ chiến, tình cờ Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 có nhiệm vụ chở phái đoàn chúng tôi có 6 người gồm tôi, Trưởng đoàn, ông Gerald Kosh, nhân viên toà lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, Trung uý công binh Vũ Hà thuộc liên đoàn 8 công binh kiến tạo, Trung uý Lê văn Đá thuộc liên đoàn 10 công binh chiến đấu và hai Hạ sĩ Quan công binh đi theo hai trung uý kể trên, gặp phải lực lượng Trung Cộng rôì dẫn đến trận chiến. Trái lại, tất cả đều được sắp xếp kỹ lưỡng từ trước mà phía Việt Nam Cộng Hoà chúng ta không lường được.

Theo lệnh được thượng cấp trao phó thì tôi có nhiệm vụ hướng dẫn phái đoàn ra Hoàng Sa để thám sát và thiết lập một phi trường cho phi cơ cỡ C123, C119 hoặc DC 3, DC 4 đáp được. Đảo Hoàng Sa là một đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa gồm 10 đảo, chia làm hai nhóm: Nhóm Tuyên Đức phía Bắc gồm 5 đảo, nhóm Nguyệt Thiềm phía Nam gồm 5 đảo là Quang Hòa, Duy Mộng, Kim Ngân, Cam Tuyền và Hoàng Sa. Bốn đảo trên không có người ở, duy chỉ có Hoàng Sa là có nhóm khí tượng thường là 4 người để ngày ngày ghi những yếu tố thời tiết gởi về Nha khí tượng, và một trung đội Điạ Phương Quân ở chung với nhóm khí tượng để bảo vệ đảo.

Sự liên lạc giữa đảo và đất liền rất nhiêu khê, cứ 3 tháng mới có một lần thay quân và toán khí tượng cũng theo lịch trình này mà thay đổi nhân sự.

Chính vì vậy mà thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa là cần thiết và hữu lý nhất là, nếu củng cố lực lượng đủ mạnh để kiểm soát được toàn vùng lãnh hải Hoàng sa là 1 ưu điểm chiến lược, chúng ta có thể kiểm soát được toàn bộ hải trình quốc tế trong vùng lãnh hải Đông Nam á.

Phái đoàn chúng tôi có nhiệm vụ nghiên cưú để thiết lập phi trường là thế. Nhân vật G. Kosh là điều rất đáng chú ý.

Nếu ở trong nội địa, một phi trường cỡ nhỏ xử dụng cho C 123 trở xuống thì công binh của VNCH họ thực hiện dễ dàng như lấy kẹo trong túi. Nhưng thực hiện ở giữa hải đảo cách đất liền (Đà Nẵng) 230 hải lý là việc không đơn giản.


Cứ theo nguyên tắc mà nói, thì 2 sĩ quan Công binh sẽ lo về đất đai địa thế và đo đạc kích thước để thực hiện. Yếu tố thời tiết thì đã có nhóm khí tượng cung cấp cho đủ chu kỳ 1 năm. Còn G.Kosh thì sẽ nghiên cưú, giám định để mở hầu bao. Phần tôi, vì là Sĩ quan lãnh thổ Quân Đòan nên tôi có nhiệm vụ đúc kết tất cả phúc trình của mỗi thành phần để trình thượng cấp xét duyệt và thực hiện. Không nói thì ai cũng hiểu là yếu tố hầu bao là yếu tố quyết định, vì thực hiện 1 phi trường ngoài hải đảo xa xôi thì chi phí không phải là ít. Từ một giọt nước cho đến một hạt cát cũng phải chở từ đất liền ra, rồi cơ giới của công binh chuyển vận ra, rồi lại còn phải thiết lập đầu cầu cho cơ giới công binh có thể từ tầu vận chuyển lên đảo (Tầu thủy không thể cập vào sát bờ vì vướng san hô, còn cầu tầu để tầu thủy có thể cập bến xưa kia vận chuyển phân chim nay đã hư hỏng hoàn toàn).

Cả ngàn lẻ một dữ kiện ấy đủ chứng tỏ rằng sự quyết định mở hầu bao của phía Mỹ là quan trọng, nhất là vào thời điểm đó, ngân sách quốc gia của VNCH đang ở trong tình trạng cạn kiệt (300 triệu đô la cũng không xong ).Tất cả dữ kiện hữu lý ấy chỉ là bề ngoài. Sự thực phi trường Hoàng sa chỉ là phi trường ẢO nghĩa là không có thực, mà đây chỉ là một dàn cảnh tuyệt vời của người bạn “đồng minh” của chúng ta! Họ đã phối hợp với kẻ xâm lăng bành trướng từ lâu rồi.

Tôi xin được tường trình cùng quý độc giả những dữ kiện mà tôi biết được sau khi biến cố đã xảy ra và mọi bí ẩn sau 40 năm ngày nay đã được bạch hóa.

Trước hết, thời điểm 1974 là thích hợp nhất cho bọn cướp nước vì những toan tính rút lui, nhường miền Nam lại cho Cộng Sản Bắc Việt đã gần kề (1975). Nếu để cho miền Bắc xâm chiếm toàn miền Nam rồi, bọn Trung Cộng mới chiếm đánh thì anh em “ môi hở răng lạnh” của bọn chúng sẽ trở thành” há miệng mắc quai”.

Ngoài ra, theo lời Trung uý Phạm Hy là trung đội trưởng Địa Phương Quân có nhiệm vụ giữ đảo đã kể lại với tôi thì khoảng hồi tháng 10 vừa qua là tháng thường có mưa bão ở miền Trung, có 1 thương thuyền không rõ của nước nào đã tấp vào đảo và xin tránh bão (Đơn vị ĐPQ này có gởi công điện về Tiểu khu Quảng Nam và tôi với trách nhiệm Sĩ quan lãnh thổ Quân Đoàn I tôi cũng nhận được thông báo này của Tiểu khu Quảng Nam)

Khi lên đảo, những thương nhân này đã tỏ ra rất thân thiện, họ đem lên đảo tặng các chiến sĩ canh phòng những bộ bài cào “36 kiểu” để làm qùa. Rồi họ lại giả đò chơi những trò chơi trốn tìm, cút bắt, thì ra đó là tầu do thám của tụi Trung Cộng chúng giả làm thương lái để lên thám sát đảo.Từ căn cứ phòng ngự cho đến vũ khí, quân số trên đaỏ chúng nắm rõ từng chi tiết, nhất là vũ khí thì tất cả đều được khóa cẩn thận trên giá súng, bởi lẽ, theo Trung uý Phạm Hy, nếu giao súng cho binh sĩ giữ, có thể họ sẽ bắn nhau mỗi khi có sự xích mích vì lính ở đây tất cả đều là những quân nhân bị kỷ luật; đơn vị nào của Tiểu khu Quảng Nam có quân nhân bị kỷ luật sẽ gom lại thành một trung đội để gửi ra Hoàng Sa. Chính Trung uý Phạm Hy cũng là 1 Sĩ quan bị 15 ngày trọng cấm!

Phải thành thực mà nhìn nhận, quan niệm gửi quân ra Hoàng Sa giữ đảo xem ra rất nhẹ vì nào có bao giờ phải chiến đấu để bảo vệ đảo đâu. Chiến sĩ ra đảo chỉ là để cho có mặt. Công sự phòng thủ nào có ai dòm ngó tới bao giờ. Nói một cách trung thực là chẳng có phòng thủ gì hết. Chiến sĩ ở đây hằng ngày giết thời gian bằng cách đi câu cá, bắt hải sâm hoặc mò ốc tiên (một loài ốc có hoa văn rất đẹp) cho hết nhiệm kỳ 3 tháng là trở về đất liền vì có toán khác ra thay thế!

Xem thế thì đủ biết địch biết rất rõ ta còn ta thì không biết gì về địch đã quá rõ ràng.

Trở lại với phái đoàn chúng tôi, chúng tôi rời quân cảng Tiên sa – Đà nẵng khoảng 5-6 giờ chiều ngày 15-1-1974. Sau một cơn vật vã ói mửa mật xanh mật vàng, sáng hôm sau tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao, tôi cố gượng dậy ra boong tầu ngắm trời ngắm biển thì ra tôi đã ở Hoàng sa lúc nào tôi không hay biết. Toán chúng tôi được Hải Quân Trung tá Lê văn Thự, hạm trưởng cho lệnh hạ 2 xuồng cao su đưa 6 người chúng tôi vào đảo. Tôi bị một cơn say đất còn tàn bạo hơn cơn say sóng. Ông trưởng đài khí tượng có nhã ý nhường chiếc ghế bố của ông cho tôi nằm nghỉ, nhưng sao chiếc ghế bố cứ chồm lên nhảy xuống chứ không chịu nằm yên.Tôi đang bị say đất là thế.

Đến chiều hôm đó, anh em đã tạm phục hồi sức khỏe, 2 sĩ quan công binh lo đo đạc và thu thập các yếu tố về điạ chất.Thời tiết thì khỏi lo.Còn anh G.Kosh thì không động tĩnh gì cả. Đi theo tôi là chỉ để cho có mặt. Trong lúc trò truyện với nhau, tôi được biết anh này vốn là Trung uý thuộc lực lượng mũ xanh, nay sang làm tại tòa Lãnh sự.Về phong tục tập quán của người Việt nam thì anh rất quen thuộc với nước mắm, mắm tôm và cả … thịt chó. Nói thế là quí độc giả sẽ biết ngay anh là thành phần nào rồi. Vì đi cạnh tôi nên anh ta cũng ăn cơm gạo sấy và thịt hộp với tôi.

Bất giác trong một lúc anh ta mở túi xách của anh ra, tình cờ tôi thấy anh mang tới 2 cây thuốc lá (20 gói) rồi một túi nhỏ đựng rất nhiều đồ mưu sinh thoát hiểm như lưới, bẫy sập,lưỡi câu v..v.. Tôi lại tự hỏi: đi công tác vài ngày mà làm chi phải mang tới vài chục gói thuốc? Dù có hết thuốc thì trên chiến hạm thiếu gì, mua bao nhiêu mà chẳng có. Mãi sau này tôi mới vỡ lẽ.

Nhiệm vụ đã xong, chúng tôi được anh em Địa Phương Quân tặng cho một ít vỏ ốc tiên cũng như hải sâm khô mang về làm quà. Tôi nói anh hiệu thính viên của Công binh gọi C 25 liên lạc với chiến hạm đón chúng tôi về, nhưng sao ở thêm một ngày nữa mà không thấy tầu cho xuồng cao su vào đón. Mãi đến ngày 17-01 chúng tôi mới lên lại HQ 16, nhưng mặt biển lúc này đã nóng bỏng một cách khác thường, bây giờ trên biển có thêm HQ 5 cũng là 1 Tuần Dương Hạm giống hệt như HQ 16 và 1 khu trục hạm HQ 4, chiếc này nhỏ hơn HQ5 và HQ 16 nhưng hỏa lực thì mạnh hơn nhiều, xa xa lại còn một chiếc nữa mà sau này tôi mới được biết đó là HQ 10 vì tầm nhìn quá xa.

Trước mũi tầu HQ 16 của chúng tôi luôn luôn có 1 tầu nhỏ của Trung Cộng lấy danh nghĩa là tầu đánh cá đậu chặn ngang trước mũi tầu, rõ rằng là có ý định khiêu khích.Trung tá hạm trưởng chỉ thị cho chiến sĩ người Việt gốc Hoa lấy máy phóng thanh gọi loa yêu cầu họ đi nơi khác vì đây là haỉ phận của Việt Nam. Họ cũng dùng máy gọi lại y như vậy mà nói rằng yêu cầu các anh đi nơi khác vì đây là hải phận của Cộng Hòa nhân dân Trung Quốc! Mà tầu đánh cá laị sơn mầu ô- liu và có trang bị thượng liên, không có lưới mà chỉ có cần câu. Các ngư phủ chỉ dùng cần câu để câu cá. Đi đánh cá xa bờ mà laị dùng cần câu để câu từng con cá sao? Biển rộng mênh mông thiếu gì chỗ câu sao lại chỉ đậu trước 1 chiến hạm khoảng cách chỉ vài chục mét? Rõ ràng là để chọc giận.

Đến chiều ngày 18-01, khoảng 4,5 giờ, tôi đang nằm nghỉ trong phòng thì nghe tiếng loa gọi “mời Thiếu tá Hồng lên gặp Hạm trưởng” Tôi lên phòng chỉ huy thì thấy không khí vô cùng ngột ngạt. Các Sĩ quan người nào cũng mang vẻ mặt hết sức căng thẳng.

Trung tá Hạm trưởng cho tôi biết là Hải đội trưởng (sau này tôi mới biết là Hải quân Đại Tá Hà văn Ngạc) bên HQ5 yêu cầu phái đoàn chúng tôi chuyển qua bên đó cho an toàn. Thế là chúng laị xuống xuồng cao su để chuyển sang HQ 5,nơi có HQ Đại tá Ngạc đặt bộ chỉ huy ở bên đó.

Mới được có mấy tiếng đồng hồ thì khỏang 10 giờ đêm lại nghe tiếng loa phóng thanh “Mời Thiếu Tá Hồng lên đài chỉ huy gặp Hải độ trưởng. Đây là giây phút đầu tiên tôi gặp trực tiếp Hải đội trưởng HQ Đại tá Hà văn Ngạc, ông đã ôn tồn vỗ vai tôi và nói: “Toa à, anh Kosh này là bạn của moa, anh ta muốn xuống lại đảo vì anh sợ ở trên này không được an toàn, thôi toa cùng anh em cảm phiền vui lòng chuẩn bị xuống đảo”.

Chúng tôi xuống đảo đã nửa đêm 18-01 anh em Điạ Phương Quân và toán khí tượng tất cả đều ngon giấc. Chúng tôi vào tận chỗ ngủ của anh em mà không ai hay biết gì hết thì đủ biết rằng việc phòng thủ gác sách như thế nào.

Tôi choàng tỉnh dậy vì tiếng heo kêu quá lớn…Thì ra anh em Địa Phương Quân họ mổ heo (đem theo từ khi họ thay phiên ra giữ đảo) cúng ông Táo. Lúc này khoảng 10 giờ sáng. Đang đánh răng thì Trung uý Hy chạy đến tôi và nói: “Không xong rồi Thiếu Tá ơi. Tầu chiến đôi bên gờm nhau dầy đặc trên biển rồi”

Tôi vội vàng leo lên sân thượng để quan sát. Quả thật đôi bên đang ở thế cài răng lược. Và rồi súng nổ.

Tôi vào phòng truyền tin cùa đài khí tượng, anh hiệu thính viên của Công Binh cũng theo tôi vào đây, chỉ ít phút sau thì HQ 16 liên lạc được với chúng tôi và trên máy HQ 16 đã nhờ chúng tôi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên hải là HQ 16 đã bị hư mắt thần, tầu nghiêng 30 độ, hệ thống viễn liên đã bất khiển dụng!

Trời đất! tôi gọi từ Hoàng Sa về Đà Nẵng bằng… C 25.Tôi chỉ còn trông cậy vào máy Motorola của khí tượng, nhưng khốn nỗi, khí tượng họ chỉ liên lạc với nhau vào mỗi đầu giờ, mà bây giờ đã khoảng 10 giờ 20 rồi. Nhưng may sao họ mò mẫm lại bắt được liên lạc với Phú Quốc còn trên máy.


Không nói chuyện trưc tiếp được với khí tượng Đà Nẵng, tôi bắt buôc phải đi đường vòng. Tôi nhờ khí tượng Phú Quốc gọi khí tượng Sài Gòn. Nhờ khí tượng Sài gòn điện thọai ra khí tượng Đà nẵng. Quả nhiên may sao ít phút sau thì khí tượng Đà nẵng lên máy với chúng tôi. Tôi lại nhờ khí tượng Đà nẵng gọi điện thoại cho phi trường Đà nẵng. Phi trường Đà Nẵng liên lạc bằng điện thoại với tổng đài Uy Dũng của Quân Đoàn I và tôi nhắn tin là trung tâm hành quân Quân Đoàn I cử người sang đài khí tượng Đà Nẵng tọa lạc trong phi trường Đà Nẵng để liên lạc trực tiếp với tôi! Đọc đoạn này không thôi, chắc quí vị độc gỉa cũng thấy vã mồ hôi vì trong lúc dầu sôi lửa bỏng thế này mà tôi phải vòng vo tam quốc nhiêu khê vạn dặm đến thế.

Lúc này thì mặt trận trên biển đã im bặt chỉ sau chừng mươi mười lăm phút súng nổ. Mấy chiến hạm của ta đã quay lưng lại với phía đảo Hoàng Sa của chúng tôi và hình bóng của họ mỗi lúc một nhỏ dần cho đến khi mất hút.

Ngược lại thì hàng chục con tầu của Trung Cộng lại đang vây kín chúng tôi, tất cả đều hướng mũi vào đảo và súng bắt đầu nổ. Trung úy Phạm Hy điều động hơn hai chục chiến sĩ dưới tay như thế nào tôi cũng không biết. Rồi phòng truyền tin của khí tượng cũng không còn một bóng người ngoại trừ tôi và anh hiệu thính viên Công binh. Trong máy nghe tiếng súng nổ nên khí tượng Đà Nẵng đã hỏi tôi là trên đảo đang có tiếng súng sao? họ nói với tôi là bên Hải Quân vùng I Duyên Hải nhắn với Thiếu tá Hồng là hãy bình tĩnh sẽ có Không quân ra yểm trợ cho Thiếu tá.

Trong lúc này thì tiếng súng lớn nhỏ đang chát chúa xung quanh chúng tôi, một vài mảnh tường của tòa nhà khí tượng đã bị phá từng mảng lớn. Tôi đành chào vĩnh biệt khí tượng.

Tôi và anh hiệu thính viên lao ra những lùm cây để ẩn thân. Tôi quyết định trốn kỹ im lìm trong lùm cây để chờ chuyện trống mái một phen chứ nhất định không ra đầu hàng. Xung quanh tôi những âm thanh của tiếng Tầu đang như cái chợ. Chúng đã tràn ngập trên đảo. Tôi chờ mong phi cơ chiến đấu của không lực VNCH ra thả bom tại đảo cho dù chúng tôi có chết, thì bọn tầu phù cũng chết banh xác pháo…


32 chiến sĩ trận chiến Hoàng Sa bị Trung cộng bắt, đã trở về


Nhưng rồi sự im lặng vẫn mãi mãi im lặng. Phi cơ đâu chẳng thấy. Tôi nằm im trong bụi rậm suốt 3 tiếng đồng hồ mà chẳng được nghe tiếng gầm thét của các chiến đấu cơ. Trong khi đó tiếng Tầu mỗi lúc một ồn ào hơn, gần sát chỗ tôi ẩn núp. Cuối cùng chúng vạch từng gốc cây và phát hiện ra tôi, chúng chĩa súng vào tôi và hô lên: Thiếu Tá.

Thì ra suốt 2-3 giờ đồng hồ qua chúng đã tràn ngập trên đảo và sau khi khai thác tù binh chúng đã điểm danh đầy đủ và biết chắc rằng còn một Thiếu Tá và 1 anh công binh mang máy truyền tin rồi.

Tôi trở lại hai tòa nhà của khí tượng và anh em Địa Phương Quân thì tất cả đã bị bắt giữ. Anh Kosh thì bọn Trung Cộng đang nói chuyện với anh ta bằng anh ngữ.

Rõ ràng đây là điểm mấu chốt. Họ đã biết rõ trên đảo có một người Mỹ, họ đã cử thông dịch viên ra làm việc. Nếu bình thường; một trận chiến tình cờ trên biển thì đào đâu ra người Tầu biết nói tiếng Anh? nhất là vào thời điểm đó bên kia bức màn sắt và thế giới tự do hoàn toàn cách biệt.

Lại nữa, khi tấn công lên đảo, tất cả họ đã tác xạ không có tính cách sát thương. Đại bác bắn vào những bức tường toàn bắn trên tầm cao.



Càng rõ hơn nữa là cuối ngày 19-01-74 thì kết quả trận đánh đã quá rõ ràng. Bốn năm giờ sáng 20-01 chúng tôi được đưa lên tầu chở về đảo Hải Nam. Đêm 20-01 tôi trưởng đoàn, cùng 2 Trung uý Công Binh, Trung Uý Địa Phương Quân Phạm Hy giữ đảo, 1 Trung Uý Hải Quân bị bắt trên đảo Cam Tuyền (chỉ mới thả xuống đảo vài ngày để giữ đảo) và anh Kosh được chở bằng máy bay từ Hải Nam về Quảng Châu rồi tiếp tục chở bằng xe hơi về trại Thu Dung tù binh huyện Huyền Hóa, tỉnh Quảng Đông thành phố Quảng Châu. Số Hạ sĩ quan, Binh sĩ và 4 người khí tượng còn lại thì mãi 2 ngày sau họ mới nhập về trại với chúng tôi vì họ được chở về bằng tầu thủy.

Sáng sớm ngày 21-01 những cán bộ của trại bắt đầu làm việc với chúng tôi. Chúng tôi được sắp xếp cho ở một dẫy nhà có 5 phòng. Tôi ở 1 phòng, 4 trung úy kia thì 2 người 1 phòng. Một phòng ăn và 1 phòng dành cho việc tọa đàm. Người bị phỏng vấn nhiều nhất là Trung uý HQ Lê văn Dũng để họ lấy ngay những yếu tố kỹ thuật của Hải Quân hầu họ ứng phó kịp thời nếu cuộc chiến sẽ tái diễn. Còn tôi, khai thác sơ khởi trên đảo họ đã biết quá rõ phái đoàn đặc biệt của tôi nên họ không cần khai thác thêm nhiều.

Anh Kosh thì được lưu giữ ở đâu chúng tôi không biết. Anh được đi xe riêng, Khi xuống phi trường Quảng Châu là anh đã được tách rời chúng tôi rồi.

Ngồi trong phòng tọa đàm, họ nói chuyện dưới hình thức thân mật. Họ cho chúng tôi biết là: hiện nay tiến sĩ Kisinger đang ngồi ở Bắc Kinh. Tối nay chúng tôi sẽ mở đài Bắc Kinh cho các anh nghe. Quả vậy, đúng giờ chương trình tiếng Việt của đài Bắc Kinh, họ đã đến và mở cho chúng tôi nghe bản tin đúng như lời họ nói. Lân la mọi chuyện họ mở luôn cả các đài VOA, BBC, Úc Đại Lợi cho chúng tôi theo dõi. Tất cả đều loan tin giống nhau. Dĩ nhiên là các đài đều lấy tin của các hãng thông tấn nên loan tin phải giống nhau rồi.

Trở lại về anh Kosh, khi xuống đảo lần thứ nhất, anh còn ăn chung với tôi, nhưng lần thứ hai thì không. Anh nói là anh bị bệnh. Bệnh đây cũng là bệnh được sắp đặt trước. Quả vậy, chỉ 1 tuần sau khi bị bắt, anh ta là người đầu tiên được thả với lý do bị bệnh mãn tính kinh niên, cần được thả sớm để kịp về điều trị! Ấy thế mà 1 tháng sau, sau khi tôi trở về Quân Đoàn, anh ta có về Mỹ điều trị đâu vẫn làm việc như thường lệ!


Buổi trưa hôm 19-01 sau khi tàn cuộc chiến trên đảo, chỉ một mình anh Kosh là được giữ những trang bị cá nhân sau khi bị bắt, còn chúng tôi thì không. Đến xế trưa, đã quá đói vì từ sáng đến giờ chúng tôi có được ăn uống gì đâu Kosh bèn lấy trong túi xách ra hộp cá, nhỏ hơn bao thuốc lá, anh chia cho tôi một lát mỏng cỡ như thanh kẹo cao su chúng ta thường mua khi đi xem chiếu bóng ở Sài gòn. Tôi nghĩ bụng, một lát cá như thế này thì thấm béo gì. Như hiểu được ý tôi, anh ta nói ngay: Thiếu tá cứ ăn đi sẽ đỡ đói đấy. Mà đỡ đói thật. Thì ra họ đã tiên liệu rôì. Họ trang bị rất kỹ lưỡng từ răng cho đến chân. Còn chúng ta, chúng ta có biết gì đâu!

Hai chục gói thuốc lá, những dụng cụ thoát hiểm mưu sinh, những hộp đồ ăn đặc biệt, những cơn bệnh bất thường là những yếu tố làm tôi suy nghĩ tới những sự kiện… bất thường!


Chưa hết, sau này khi được trả về, qua tìm hiểu, phối kiểm cũng như nghe những chuyện được kể lại, tôi mới được biết, khi trận hải chiến xảy ra, chiến hạm Mỹ cũng ở sát nách với chúng ta mà nào họ có cứu vớt những bè thoát hiểm của anh em Hải quân. Cụ thể nhất là có một bè trôi dạt về tận Qui Nhơn mới được chiếc thương thuyền Kopionella của Hòa Lan cứu thóat. Không cần nói đến tính liên hệ đồng minh, chỉ cần nói đến lòng nhân đạo thôi, họ đã cất giấu tình người đi đâu mất rồi?


Thêm một chi tiết sau này khi được Trung tướng Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn I chỉ thị tôi ra Huế thực hiện 2 cuộc thuyết trình tại Hội trường Phú Văn Lâu, một vào buổi sáng cho các cơ quan hành chánh Thừa thiên Huế và một vào buổi chiều cho các đơn vị quân đội đồn trú quanh Thị xã Huế, mỗi buổi có đến hơn một ngàn người, đứng chật cả hội trường, tràn ra cả phía tiền đường để nghe qua loa phóng thanh. Khi về Bộ Tư lệnh Tiền phương, tôi được gặp Đại Tá Tham mưu trưởng Tiền phương QĐ I, ông đã nói với tôi: “Moa có nói chuyện về biến cố Hoàng sa với tên cố vấn Quân Đoàn, ông ta đã thản nhiên hỏi moa rằng “anh ngạc nhiên về chuyện này sao”. Moa biết là bị hố nên moa đã chữa ngay rằng tôi không ngạc nhiên nhưng tôi chỉ thắc mắc là tại sao bọn Trung Cộng lại chọn đánh chiếm Hoàng Sa vào thời điểm này.” Rõ ràng đây là một màn kịch đã được sắp xếp từ trước.


Trở lại chuyện tôi nhận được tin sẽ có phi cơ ra oanh tạc Hoàng sa sao không thấy thực hiện, tôi đã hỏi Trung tá Lê Lâm, phó trưởng phòng 3 Quân Đoàn I, ông đã giải thích với tôi rằng tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng, một phi đội phản lực từ Biên Hòa đã ra phi trường Đà Nẵng sẵn sàng tham chiến, Quân Đoàn dự trù kế hoạch cho chiến hạm ra giữa đường tiếp đón phi công nhảy dù nếu phi cơ không đủ nhiên liệu trở về, nhưng rồi kế hoạch phải hủy bỏ vì phía Mỹ họ lý luận rằng nếu thực hiện, đối phương có thể trả đũa từ nơi xuất phát, như vậy sẽ rất nguy hiểm cho cư dân thành phố Đà Nẵng.


Trong khi đó, tôi được bên Không quân cho biết là phi công Viêt Nam đã sẵn sàng thi hành những phi vụ vô cùng ngọan mục và can trường chẳng khác nào phi công Nhật khi xưa, nhưng tiếc thay người Mỹ họ chơi trò… (trò gì mà mấy Sĩ quan Không quân nói với tôi nhưng nay tôi đã quên mất vì đây là từ ngữ kỹ thuật chuyên môn đại khái được hiểu là máy bay có gắn bom thì những quả bom này chỉ là những khối sắt vô tri không thể nào kích hỏa được. Tóm lại là đối sách nào cũng bị kỳ đà cản mũi.

Nếu để tất cả những dữ kiện rời rạc nêu trên đứng riêng lẻ một mình thì hẳn qúi độc giả sẽ cảm thấy chúng không nói lên được điều gì trong trận hải chiến Hoàng sa, nhưng nếu ghép chúng lại thành toàn cảnh của một bức tranh thì ngược lại, chúng ta sẽ thấy một thảm kịch cho việc đã được người bạn đồng minh dàn cảnh rất tỉ mỉ từng chi tiết:

Vào thời điểm đó, Tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu kết thân vơí Trung Cộng. Dĩ nhiên quyền lợi của Hoa Kỳ và tham vọng của Tầu Cộng vẫn là tối thượng, Tầu cộng đã nghiên cứu kỹ lưỡng sự bố phòng của chúng ta. Lực lượng tham chiến của họ đã chuẩn bị sẵn sàng. Vấn đề chỉ là làm sao họ đánh chiếm chúng ta cho hữu lý và có kết quả. không thể nào tự nhiên họ đem quân ra đánh chiếm một đơn vị giữ đảo mà trên đó chỉ là một đài khí tượng đã hiện diện một cách hợp pháp và chính đáng từ bao lâu nay rồi và lại chưa hề bao giờ có sự hiềm khích với họ. Vậy thì người Mỹ sẽ tạo cho họ một cái cớ.

Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ này. Hoa Kỳ đã gợi ý giúp chúng ta xây cất một phi trừờng chiến lược để kiểm soát được toàn bộ haỉ trình quốc tế trong vùng Đông Nam Á. Bùi tai quá hữu lý quá. Anh Kosh đi theo để giám định chi tiền lại càng chứng tỏ người Mỹ muốn giúp thực sự, chúng ta đã lọt bẫy điệu hổ ly sơn. Chiến hạm của chúng ta chở phái đoàn ra thám sát để thực hiện kế hoạch, những con mồi nhử đã chờ sẵn. Họ khiêu khích chúng ta đến độ cơn giận của chúng ta không kìm hãm nổi. Là một đơn vị quân đội, chúng ta chỉ có một biện pháp duy nhất để phản ứng: NỔ SÚNG!!!

Họ chỉ chờ có thế. Vài con tầu nhỏ (sau này tôi mới được biết đó là Kronstadt) làm vật tế thần có thấm béo gì so với một nước có tới 7-8 trăm triệu dân vào thời điểm đó. Chiến thuật biển người là ngón sở trường của bọn bành trướng. Lực lượng trên đảo chỉ có hơn hai chục tay súng (mà chúng đã biết rất chính xác) trong khi chúng tràn lên đảo đến một tiểu đoàn thì cục diện sẽ thế nào ai cũng có thể khẳng định được.

Nhân đây, tôi cũng xin kể hầu quí độc giả thêm vài sự kiện đau lòng trong thời gian bị lưu giữ trong trại thu dung tù binh:

Ngày ngày, 5 Sĩ quan chúng tôi gồm tôi và 4 Trung uý (1 Hải quân, 2 Công binh và 1 Điạ phương quân) phải ngồi đồng (tọa đàm) suốt 8 tiếng đồng hồ để goị là học tập chính trị và giải thích về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thực sự thuộc về ai. Tất cả những cán bộ Trung Cộng tiếp xúc với chúng tôi toàn nói bằng tiếng Việt giọng Bắc rất chính xác. Chính xác đến độ mà Trung Uý Công Binh Vũ Hà người Huế nói chữ SỮA Honda họ đã sửa lưng rằng không có SỮA Honda mà chỉ có SỮA Ông Thọ! Phải nói là SỬA Honda mới đúng!

Có một lần, vì cao hứng bất tử, có một tên cán bộ đã nói với Trung Uý Địa Phương Quân Phạm Hy là đi từ Huyện Đại Lộc đến Hội An nên đi lối tắt nào gần nhất. Trung uý Hy thổ lộ với tôi rằng tuy là ngừơi địa phương, từng lội bộ nát nước ở quê hương xứ Quảng của mình nhưng cũng chưa bao giờ biết đi tắt từ Đại Lộc đến Hội An bằng đường nào. Thôi rồi! người anh em môi hở răng lạnh, núi liền núi, sông liền sông đã cõng rắn về cắn gà nhà hay đúng hơn là dẫn voi về dày mả tổ.

Rồi đến ngày chúng tôi được trả về, khi ăn bữa cơm trưa cuối cùng tại tô giới Thẩm Khuyến – Hồng Kông, tiễn tôi ra lằn ranh để bước sang phía tự do, một Sĩ quan cao cấp thuộc Lộ quân bộ đội tỉnh Quảng Đông đã siết chặt tay tôi nói với tôi một câu chắc nịch rằng: “hẹn gặp các anh trong một ngày rầt gần đây TRÊN ĐƯỜNG NGOẠI GIAO”.

Thành thật mà nói, khi thoạt nghe câu nói vừa kể, phản xạ tự nhịên của tôi là tên này quá hão huyền, giữa thế giới tự do của chúng tôi và bên kia bức màn sắt của các anh làm quái gì có bang giao mà gặp nhau trên đường ngọai giao. Nhưng đau lòng thay, chỉ một năm sau; Miền Nam Việt Nam bị tràn ngập làn sóng đỏ tôi mới bừng tỉnh rằng ở nước ngoài thân phận miền Nam đã được an bài; mà chỉ cần những cán bộ cấp trung của họ cũng đã biết rồi.

Nói về nỗi lòng của tôi khi Hoàng Sa bị thất thủ mà tôi hiện diện trong đó, xin được thú nhận rằng, từ tấm bé cho đến khi trưởng thành, bây giờ mới là lúc tôi hiểu thế nào là tình yêu quê hương, thế nào là lòng ái quốc.


Quả vậy, từ thuở còn tung tăng chân sáo, ngày ngày cắp sách đến trường, những bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư và Tâm hồn cao thượng, tôi đã được thầy cô giảng dậy rất kỹ về lòng ái quốc, nhưng thực lòng những chữ lòng ái quốc và tình yêu quê hương là những từ ngữ vô cùng trừu tượng. Tôi chẳng hề có một chút xúc cảm nào. Ấy thế mà khi một mảnh đất thật xa xôi mù mịt của quê hương tôi bị bọn xâm lăng chiếm đoạt, tất cả 5 anh em Sĩ quan chúng tôi khi thổ lộ tâm tình với nhau, ai cũng vô cùng đau xót.

Suốt 4 tuần lễ nằm trong lãnh thổ giặc thù chúng tôi thương nhớ quê hương da diết. Ngày được trả về, khi vừa bước qua vệt sơn ngăn cách giữa Hồng Kông và Thẩm Khuyến; Ông Tổng Lãnh Sự Việt Nam Cộng Hòa muốn chờm tới, ông bị người cảnh sát Anh chặn lại, ông bèn cất tiếng hỏi: “Có anh Hồng ở đây không? Có Thiếu Tá Hồng đó không?” Ông không nhận dạng được tôi vì tôi chưa có quân phục mà tất cả 43 người vừa trở về đều mặc bộ quần áo mầu xanh đậm giống nhau do bọn Trung Cộng phân phát. Chỉ mới nghe một giọng nói Việt Nam dầu tiên, tiếng của quê hương tôi, tôi đã muốn oà khóc. Tôi đã nghẹn họng, cố gắng lắm tôi mới thốt lên được 2 tiếng “tôi đây” rồi tôi cứ ứ lên cổ không nói thêm được một tiếng nào nữa.


Thiếu Tá Phạm văn Hồng, người tù binh trong ngày trở về.


Đến khi ngồi trên phi cơ từ Hồng Kông trở về Sài Gòn, từ trên cao nhìn xuống mặt biển, mỗi khi gặp một hòn đảo nào nhô lên mặt nước dù đó không phải là Hoàng Sa nhưng lòng tôi vẫn thấy đau xót xốn xang. Trong đời quân ngũ, đã hơn một lần tham dự hành quân, không phải là chúng tôi trăm trận trăm thắng, trái lại, lác đác cũng có đôi lần bị đối phương chiếm mất mục tiêu, nhưng lòng tôi vẫn an nhiên tự tại bởi vì chắc chắn chúng tôi sẽ có những cuộc hành quân tái chiếm và nắm chắc thế nào chúng tôi cũng sẽ lấy lại được phần đất đã mất. Hoàng Sa thì không. 43 con người trở về từ đất địch, cả 43 tấm lòng đều cùng có một tâm trạng như nhau: đau lòng đến tột độ!

Phi cơ chạm đất, nhìn vào khu nhà ga hàng không, cờ xí rợp trời , người người như thác lũ. Cánh cửa phi cơ mở ra, tôi là người đầu tiên bước xuống cầu thang, biển người trước mặt quá to lớn đối với đôi tay nhỏ bé của tôi, song tôi vẫn muốn dang ra cho thật rộng để ôm hết làn sóng người vào lòng tôi. Tất cả là của riêng tôi. Đây là đồng bào của tôi. Đây là quê hương của tôi. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Và đây mới đích thực là lúc tình yêu quê hương. LÒNG ÁI QUỐC của tôi đang trỗi dậy.

Tôi tiến bước vào khu phòng khách danh dự, rất nhiều phóng viên báo chí vây kín quanh tôi. Đa phần họ hỏi tôi về bên kia bức màn sắt, nhưng bất ngờ cũng có một phóng viên hỏi tôi một câu không biết có phải là anh ta có dụng ý muốn nắn gân, thử phổi tôi không:” Thưa Thiếu Tá, nếu bây giờ Thiếu tá được lệnh phải tái chiếm Hoàng Sa, Thiếu Tá có sẵn sàng trở lại Hoàng Sa hay không?”

Không cần đắn đo suy nghĩ, tôi lập tức trả lời: Tôi là một Sĩ quan hiện dịch, xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia, đối với tôi LỆNH LÀ THI HÀNH. Trả lời câu này, tôi thầm nghĩ, tôi đã khóa họng anh ta, không để anh ta đánh gía tôi là hèn yếu, nhưng cũng không thể phê phán tôi là ngạo mạn kiêu căng. Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.


Phạm Văn Hồng K 20

__._,_.___


Posted by: Gia Cat <

Sự Thật Ô Nhục Về Quần Đảo Hoàng Sa

$
0
0

Sự Thật Ô Nhục Về Quần Đảo Hoàng Sa


Việt  Nam Cộng Hòa bỏ mặc Hoàng Sa cho Trung Cộng thoải mái chiếm đóng. Không có nỗ lực quân sự nào nhằm khôi phục lãnh hải. Không có nỗ lực ngoại giao nào đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc, đưa kiến nghị tới SEATO và các quốc gia ký kết Định Ước Ba Lê...


Bàn cờ nước lớn

  

Hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ cung cấp một góc nhìn mới về Hải chiến Hoàng Sa cách đây tròn 40 năm.

Câu hỏi liệu có sự thông đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1.1974 vẫn là vấn đề chưa có câu trả lời dứt khoát sau 40 năm. Tuy nhiên, mối quan hệ mới được vun đắp giữa hai nước vào lúc đó cũng như thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa chắc chắn góp phần khuyến khích Trung Quốc mạnh dạn thôn tính trọn vẹn quần đảo của Việt Nam.



Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon

trong chuyến thăm lịch sử năm 1972 - Ảnh: Corbis


Các hồ sơ ngoại giao của Mỹ được giải mật trong thời gian qua gợi ý Washington đã chủ động bỏ rơi và gây sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không được “manh động” trong vấn đề Hoàng Sa nhằm bảo vệ "thời kỳ trăng mật" trong quan hệ với Trung Quốc.

Như một sự trớ trêu, Liên Xô lại là một trong những quốc gia tỏ ra thông cảm với VNCH trong vụ Hoàng Sa, qua việc chỉ trích Trung Quốc, dù chỉ để phục vụ mục đích tuyên truyền chống Bắc Kinh vào lúc đó. Ngược lại, bằng một thái độ lạnh nhạt, Washington và các đồng minh đã cố gắng thuyết phục Sài Gòn không đưa vấn đề Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa đã được một đại diện ngoại giao Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc mô tả bằng một câu nói mỉa mai rằng Washington đang bối rối trong việc lựa chọn ủng hộ “đồng minh cũ và người bạn mới”.


Bối cảnh quốc tế


Hải chiến Hoàng Sa cần phải đặt trong bối cảnh những rạn nứt quan hệ Liên Xô - Trung Quốc. Quan hệ Xô - Trung trong thập niên 1960 bị phủ bóng bởi những bất đồng sâu sắc về tình trạng của khu vực Ngoại Mông cũng như nhiều tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới sau vụ “đoạn giao” năm 1960.


Cuộc đụng độ ở biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, với cao trào là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 2.1972. Sau chuyến thăm của Nixon, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã ra lệnh tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội lớn, kêu gọi phát triển hải quân viễn dương, cũng như tiếp tục mở rộng việc phòng thủ bờ biển. Điều này mang lại cho hải quân Trung Quốc phương tiện cần thiết để tiến xuống Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ đã rút quân khỏi miền Nam Việt Nam theo hiệp định Paris ký kết tháng 1.1973.


Trong bối cảnh cuộc chiến Việt Nam sắp đi vào hồi kết, Bắc Kinh đã quyết định đánh chiếm Hoàng Sa ngay trước khi Việt Nam thống nhất. Việc Bắc Kinh lên kế hoạch kỹ càng cho việc tiến chiếm Hoàng Sa cũng được ghi nhận trong một bức điện tín được Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin gửi về cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 20.1.1974, một ngày sau khi hải chiến nổ ra: “Rõ ràng, Trung Quốc không đơn giản tăng viện lực lượng ở Hoàng Sa mà đang tiến hành một kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm chiếm quần đảo”. Chính vì việc này, ông Martin đã đề nghị Washington hãy cân nhắc gây sức ép lên Bắc Kinh và đẩy mạnh các bước đi trong lĩnh vực ngoại giao. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó có vẻ như bận rộn bảo vệ mối quan hệ với Trung Quốc hơn là với một đồng minh hết thời.


Thái độ của Mỹ


Tháng 11.1973, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger công du Trung Quốc và có các cuộc mật đàm với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Trước đó, vào tháng 2.1973, hai nước đã tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc. Khi tình hình Biển Đông căng thẳng vào tháng 12.1973, Đại sứ quán Mỹ tại Singapore đã gửi điện tín cho Bộ Ngoại giao Mỹ hỏi về lập trường của chính phủ trong các tranh chấp tại khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi điện tín cho các đại sứ quán và văn phòng liên lạc ở VNCH, Singapore, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc rằng lập trường của Washington là không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền tại đây. Quan điểm này được tái xác nhận trong các cuộc họp ngày 25.1.1974 và 31.1.1974 của nhóm hành động đặc biệt do Kissinger đứng đầu. Theo đó, phía Mỹ sẽ tránh xa những tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa.


Trước đó, ngày 11.1.1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Ngay sau đó, ngày 12.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VNCH đã cực lực bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc. Ngày 16.1, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của VNCH ra tuyên bố tố cáo Trung Quốc cử người và tàu bè đến vùng biển xung quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa và Duy Mộng, vi phạm trắng trợn chủ quyền của VNCH. Sau khi Hải chiến Hoàng Sa nổ ra vào ngày 19.1, Đại sứ Mỹ Martin ngày 20.1 đã gửi điện tín báo cáo về Bộ Ngoại giao cho biết họ đã tức tốc đề nghị các quan chức VNCH hãy kiềm chế, tránh hành động leo thang và khẳng định quân đội Mỹ sẽ không hề can thiệp trong bất kỳ tình huống nào. Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó thông báo cho các đại sứ quán của Mỹ rằng họ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ thị cho hải quân tránh xa khu vực.



Trong cuộc gặp với quyền trưởng Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Washington Hàn Tự ngày 23.1.1974, Kissinger đã đề nghị Bắc Kinh xem xét trường hợp của nhân viên người Mỹ Gerald Emil Kosh bị bắt giữ trong trận chiến và khẳng định Mỹ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VNCH với Hoàng Sa.

“Chính quyền Nam Việt Nam đang gửi một số kiến nghị đến các tổ chức quốc tế như SEATO cũng như Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi muốn các ông biết rằng chúng tôi không liên kết với những kiến nghị đó”, Kissinger phát biểu, theo một biên bản được giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ.



Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ

Giới chức ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã xúc tiến các nỗ lực đưa vấn đề Hoàng Sa ra các tổ chức quốc tế, song bất thành.

Trong điện tín gửi về Bộ Ngoại giao ngày 20.1.1974, Đại sứ Mỹ Graham Martin cho biết Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã gặp ông để thảo luận về “tình hình rất nghiêm trọng” tại quần đảo Hoàng Sa. 



Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin - Ảnh: Digital Journalist


Theo đó, chính quyền Sài Gòn đã kết luận rằng việc sử dụng biện pháp quân sự, kể cả không quân, để tái chiếm Hoàng Sa là không khả thi trước sự vượt trội về sức mạnh của quân Trung Quốc. Do vậy, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho ông Bắc thực hiện một số bước đi ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.

“Ông Bắc nói với tôi rằng trong tình huống nghiêm trọng này, Tổng thống Thiệu cảm thấy ông cần phải kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ, người bạn và đồng minh thân thiết nhất của VNCH. Ông hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ các sáng kiến ngoại giao khác nhau mà VNCH dự định tiến hành”, ông Martin viết.


Không thực hiện các nỗ lực ngoại giao

Cụ thể, theo ông Martin, các bước đi mà Sài Gòn dự định thực hiện gồm: thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Tổng thư ký LHQ về cuộc tấn công của Trung Quốc ở Hoàng Sa; kiến nghị đến Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO); cân nhắc đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế. Ngoài ra, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc cũng được lệnh thông báo sự việc cho các bên ký kết Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam (định ước đảm bảo việc thực thi Hiệp định Paris), với lý do Trung Quốc, một thành viên ký kết định ước, đã vi phạm Hiệp định Paris, vốn quy định mọi quốc gia phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngoại trưởng Bắc cũng triệu tập ngoại giao đoàn để thông báo về tình hình và đề nghị chính phủ các nước ủng hộ VNCH.

Ngày 20.1.1974, VNCH đã chính thức gửi thư đến Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, yêu cầu triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an để xem xét hành động xâm lược của Trung Quốc “nhằm thực hiện các hành động khẩn cấp để sửa chữa tình hình và chấm dứt việc xâm lược”. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ tại Hội đồng Bảo an tỏ ra bi quan về việc đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an bởi Trung Quốc vốn là một thành viên thường trực của cơ quan này trong khi VNCH chỉ là quan sát viên của LHQ và tư cách đại diện còn là vấn đề gây tranh cãi.

Đại sứ Mỹ tại LHQ John A. Scali nhận định trong một bức điện gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó: “Dự định đưa vấn đề Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an sẽ gây ra rắc rối rõ ràng và nghiêm trọng cho chúng ta. Phía Việt Nam có vẻ như không có cơ hội đạt được một quyết định thuận lợi từ Hội đồng Bảo an và có ít triển vọng đạt được bất kỳ lợi thế nào”.

“Tình thế của chúng ta sẽ cực kỳ bất tiện ngay cả khi Việt Nam có quyền hợp pháp hiển nhiên với quần đảo tranh chấp. Trong tình cảnh hiện tại, chúng ta sẽ tìm cách trì hoãn tiến trình của Hội đồng Bảo an. Điều này sẽ giúp phái bộ VNCH có thời gian thăm dò trực tiếp các thành viên Hội đồng Bảo an và báo cáo kết quả về cho Sài Gòn”, đại sứ Mỹ tại LHQ John A. Scali viết.


Kết quả bất lợi


Cuộc tham vấn các thành viên Hội đồng Bảo an của Chủ tịch Hội đồng Bảo an người Costa Rica Gonzalo J. Facio mang lại kết quả bất lợi cho VNCH. Các nước như Pháp, Úc và Áo đều tỏ ra nghi ngờ về ích lợi của việc ra tuyên bố về vấn đề Hoàng Sa trong khi Iraq và Indonesia đặt câu hỏi về việc ai là đại diện hợp pháp của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, theo tường thuật của ông Facio.

Indonesia là nước đã công khai ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa.


Peru thì thắc mắc về việc liệu một bên không phải là thành viên của LHQ có thể đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an hay không. Đáng chú ý đại sứ Liên Xô tại LHQ Yakov Malik thừa nhận sẽ bất tiện cho Liên Xô nếu phải ủng hộ Trung Quốc. Ông Malik châm chọc rằng Mỹ sẽ gặp vấn đề trong việc chọn lựa “giữa đồng minh cũ và người bạn mới”.

Trước tình hình đó, VNCH đã quyết định gửi thư đến Chủ tịch Facio rút lại yêu cầu về việc triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an. Ngày 25.1, Chủ tịch Facio thông báo Hội đồng Bảo an sẽ không nhóm họp để thảo luận vấn đề Hoàng Sa bởi VNCH đã rút lại yêu cầu.


Ông Facio nói không có đủ ủng hộ cho cuộc họp của Hội đồng Bảo an vì Trung Quốc cho biết sẽ phủ quyết mọi quyết định và có khả năng đại diện của VNCH không được quyền phát biểu trước Hội đồng Bảo an. Trong cuộc tham vấn, một số thành viên đã tranh cãi về quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an của VNCH, vốn không phải là thành viên LHQ. Theo khảo sát của ông Facio, VNCH sẽ không có đủ 9 phiếu cần thiết. Chỉ có 5 nước phản ứng tích cực là Mỹ, Anh, Úc, Costa Rica và có thể là cả Áo. Những nước phản đối cuộc họp của Hội đồng Bảo an bao gồm Liên Xô, Belarus, Iraq, Indonesia và có thể là cả Pháp. Trả lời một câu hỏi tại cuộc họp báo, ông Facio nói Mỹ không thúc đẩy một cuộc họp của Hội đồng Bảo an và ông có cảm giác Mỹ không thực sự muốn có cuộc họp.


Song song với việc rút lại yêu cầu ở Hội đồng Bảo an, VNCH cũng gửi thư đến Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) yêu cầu kêu gọi các thành viên của tổ chức này “xem xét cách thức và biện pháp để khắc phục tình thế nguy hiểm do cuộc xâm lược của Trung Quốc gây ra” (VNCH không phải là thành viên của SEATO song được bảo hộ bởi hiệp ước này).

Tuy nhiên, một lần nữa VNCH lại gặp phải sự thờ ơ. Ngoại trừ Philippines, vốn lo lắng trước động thái của Trung Quốc, các thành viên còn lại của SEATO đã đưa ra quan điểm rằng SEATO không phải là một tổ chức phù hợp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và Sài Gòn không đủ tư cách để viện dẫn điều khoản 2 Điều 4 của Hiệp ước về các biện pháp phòng thủ tập thể vì không phải là thành viên chính thức.


Toan tính của Trung Quốc


Trung Quốc đã ủ mưu đánh chiếm cụm Lưỡi Liềm tại Hoàng Sa từ lâu

Ngày 30.1.1974, lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về cho Bộ Ngoại giao và đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo nhận định của lãnh sự quán ở Hồng Kông, Trung Quốc đã có ý đồ đánh chiếm Hoàng Sa từ trước chứ không phải chỉ tự vệ như những lời ngụy biện và lu loa của Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế. Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông, quyết định đánh chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.


“Có bằng chứng chắc chắn về việc Trung Quốc tính trước khả năng hành động quân sự tại Hoàng Sa từ trước khi xảy ra các sự cố giữa tháng 1. Việc Trung Quốc có thực sự lên kế hoạch khiêu khích và sau đó chiếm toàn bộ quần đảo vẫn còn được để ngỏ. Song trong mọi trường hợp, một khi cuộc đụng độ bắt đầu, Bắc Kinh ra tay kiên quyết và triển khai mọi vũ lực cần thiết để đánh bật Việt Nam ra khỏi quần đảo”, bài phân tích của Lãnh sự quán Mỹ viết.


Trung Quốc nhận ra việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa có lợi ích về kinh tế và chiến lược. Có một số yếu tố thúc đẩy quyết định của Bắc Kinh. Trước hết là những quan tâm ngày càng gia tăng về tiềm năng dầu khí tại toàn bộ thềm lục địa Đông Á. Bằng việc đánh bật Việt Nam ra khỏi Hoàng Sa, Bắc Kinh đưa ra lời cảnh báo đến các nước có tranh chấp lãnh thổ khác, kể cả Nhật và Hàn Quốc, kiềm chế thực hiện các hành động đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền. Việc này cũng làm chùn bước các công ty dầu muốn thăm dò ở khu vực.


Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã “tiên hạ thủ vi cường” để tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa (điều này thực tế đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất).


Cũng theo nhận định trong hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước các hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là một yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc.

“Chúng tôi hoài nghi việc Bắc Kinh lo ngại rằng Liên Xô hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên kế hoạch cho hành động trực tiếp liên quan đến quần đảo Hoàng Sa ở thời điểm này, song việc tăng cường đáng kể hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong những năm gầy đây đã nhấn mạnh cho Trung Quốc thấy được tiềm năng chiến lược lâu dài của lãnh thổ tranh chấp”, hồ sơ viết.


Sưu Tầm



ĐỌC THÊM


Hoàng Sa Nổi Sóng Phạm Văn Hồng

Hoàng Sa Bí Ẩn Phạm Văn Hồng

Tường Thuật Trận Hải Chiến Hoàng Sa   Hà văn Ngạc, Hạm Trưởng HQ 5

Sự Thật Về Trận  Hải Chiến Hoàng Sa Lê Văn Thư, Hạm Trưởng HQ 16

__._,_.___


Posted by: Gia Cat <


 

"Hải chiến Hoàng Sa": Thêm một ý kiến khẳng định cấp chỉ huy bất tài và hèn nhát


GGtienlang/LÊ HƯƠNG LAN tổng kết


  18-Oct-2013


Lời dẫn: Sau khi đăng bài “Hải chiến Hoàng Sa” – Sự bất tài và hèn nhát của cấp chỉ huy VNCH" của tác giả Vi Đức Thanh, bản thân chúng tôi cũng đã tìm hiểu thêm về trận hải chiến này. Chúng tôi thấy có nhận định của Trung tá VNCH Vũ Hữu San- nguyên Hạm trưởng tàu HQ.04 về bài viết của Trung tá Lê Văn Thự- nguyên Hạm trưởng tàu HQ.16:


"Trong những tài-liệu viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa, có người viết trên Internet cho rằng tai hại nhất là bài của ông Lê Văn Thự, cũng đã có nhiều phát biểu phản hồi. Tuy vậy, chúng ta thông-cảm là Ông Thự, theo một số người nói tính tình thật-thà. Ông chỉ nhớ vậy, biết vậy, thấy vậy mà viết ra như vậy theo khả-năng Ông có vậy thôi.




Trung tá Vũ Hữu San


Có mấy ai đặt câu hỏi bởi đâu, tại sao Ông Thự phải viết? Ông đã cho biết chỉ vì bài viết của Đại-Tá Ngạc "dàn dựng ra"đó sao? Có lửa mới có khói. Muốn chữa nạn cháy, trước hết phải tìm ngọn lửa ở đâu, trừ trường-hợp người ta dửng-dưng...


Đại-Tá Ngạc viết: Trong thời-gian tại căn-cứ, Tư-lệnh-phó HQ ít nhất đã hai lần tập-hợp nhân-viên tất cả các chiến-hạm có mặt tại chỗ để chỉ-thị không được có hành-động kiêu-ngạo về chiến-tích của Hải-quân VNCH. Ðể làm gương cho tất cả nhân-viên thuộc quyền, tôi đã giữ một thái-độ rất khiêm-nhượng và im-lặng.


Trong hai lần tập-họp đó (phải 500 người tham-dự ?) còn ai nhớ lúc nào, ở chỗ nào, ai nói gì nghe gì? Xin vui lòng kể ra vì các Hạm-Trưởng đều không biết...


Nếu thực-sự được kiêu-ngạo phút giây trong đời, 500 người chúng tôi cũng... sung sướng sau khi đã đổ máu xương!


Có đứa nào trong chúng tôi ngẩng mặt lên được như các Vị Chỉ-Huy của chúng tôi lúc đó không?


Càng suy-nghĩ, ai cũng thấy lời Trung-Tá Thự nói quá đúng:


"Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng (của Đại-Tá Ngạc) dàn dựng ra".


Đọc bài của ông Vũ Hữu San, chúng tôi cũng cho rằng có thể có một vài chi tiết trong bài của ông Lê Văn Thự chưa chính xác khi nói về tàu HQ.04 nhưng về toàn cục trận chiến, về nguyên nhân thất bại, về sự bất tài và hèn nhát của cấp chỉ huy ... có lẽ là chính xác?


Chúng tôi đồng tình với những phản bác của ông Vũ Hữu San về cái gọi là Ủy ban Hoàng Sa được thành lập bởi các ông Hà Quang Tự, Phạm Văn Thanh, Trần Trọng Ngà, Nguyễn Mạnh Trí, Vũ Văn Thiện- đồng tác giả cuốn sách HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19-1-1974.


Chúng tôi cho rằng tìm ra sự thật, dù đau lòng nhưng chắc chắn sẽ hữu ích cho cuộc chiến bảo vệ biển đảo trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Do vậy, chúng tôi kính mong bác Vũ Hữu San HQ.04, Lê Văn Thự HQ.16, Phạm Trọng Quỳnh HQ.05 cùng những người khác trực tiếp tham gia trận đánh nên ngồi lại với nhau nhằm tìm ra sự thật.


Hôm nay, để tiếp tục tìm hiểu về trận Hải chiến Hoàng Sa, chúng tôi xin chép về đây bài viết Đại-Tá Ngạc Ở Đâu trên trang web http://luotsong.tripod.com/Ngac-hohai.htm  do ông Vũ Hữu San cùng bè bạn thực hiện.


LÊ HƯƠNG LAN


*************


Đại-Tá Ngạc không trên Đài Chỉ-Huy thì ở đâu khi hải-chiến?


Trung tá Vũ Hữu San cùng bè bạn thực hiện



Mỗi khi nhìn lại hàng huy-chương cũ mà chúng tôi từng mang trên ngực áo thời trai-trẻ, chúng tôi nghĩ ngay đến nhành dương-liễu nào, ngôi sao nào ghi dấu ở đâu... và hồi-tưởng ngay đến vị-trí hoạt-động của cấp chỉ-huy của chúng tôi lúc đó...


Có lẽ người ngoài cuộc thì không để ý, nhưng với người lính chiến thì hình-ảnh cấp chỉ-huy của mình ảnh-hưởng bao trùm suốt cả đời người họ... Xương máu nước mắt anh-hùng chiến-sĩ bạn bè và thân quyến của họ làm sao mà quên đươc.


Bất cứ trong một cuộc hành-quân nào, cá-nhân chúng tôi (trong nhiều trách-vụ khác nhau) đều tự hỏi "ta phải đứng chỗ nào cho đúng, cho phải?" và đương-nhiên cũng để ý rất kỹ xem Vị Chỉ-Huy của mình ở đâu?


Thắng hay Thua trong chiến-trận ảnh-hưởng từ người Chỉ-Huy rất nhiều.


Muốn biết Vị Chỉ-Huy-Trưởng Hoàng-Sa ở đâu, làm gì thì hỏi Hạm-Trưởng chiến-hạm Ông này đặt Bộ Chỉ-Huy.


Muốn biết Vị Chỉ-Huy-Trưởng Hoàng-Sa liên-lạc ra sao thì hỏi Sĩ-Quan Truyền-Tin, Sĩ-Quan Liên-lạc CIC và Sĩ-Quan Tình-Báo của chính Ông ta.


Bài viết này nhắn gửi những Tác-giả thời lạm-phát "không tai nghe mắt thấy", không đi Hộ-Tống-Hạm, Tuần-Dương-Hạm, Khu-Trục-Hạm, trong đó có cả những anh trốn đi tàu lên ngồi bờ, viết không chứng cứ, nhưng tham-vọng quá lớn khi âm-mưu sửa Sử VNCH đã thực-hiện được trong các năm 1974-75 về Hải-Chiến Hoàng-Sa.


Hải-Quân là một ngành chuyên-nghiệp, không phải là nơi phất-phơ của những tay chơi lơ mơ tài-tử!


-- o0o --


Một câu "để đời" tìm thấy trên Internet như sau: cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là một tài liệu công phu và nghiêm chỉnh nhất từ trước đến nay. Quyết định của Tổng Hội HQ&HH Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử thành lập Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa là một quyết định có tầm vóc.


Một câu "để đời" nữa tìm thấy trên Internet: Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh."Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của người trong cuộc.


Mấy cái nhất này khủng-khiếp quá! Hải-Quân Việt-Nam có tài-liệu "nhất" như thế này đây, xin mời độc-giả xem qua ra sao.


"Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Hồ Hải


Phần này trích nguyên văn vài đoạn trong bài "Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Hồ Hải (đăng trong Đặc-San Lướt Sóng số 52 năm 2004, trang 7-22. Vì tầm quan-trọng của các sự kiện, & số báo sau đó, qua nhiều độc-giả đề-nghi, bài được cho đăng lại vào Đặc-San Lướt Sóng số 59 năm 2007, từ trang 106-121):


Tôi (lời Trung-Uý Hồ Hải) được Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ định làm SQ Truyền tin cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân



Đại tá Hà Văn Ngạc

Gần một thập niên qua đã có nhiều qúy vị Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Đoàn Viên, những người có tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa, tường thuật lại trận chiến, nhìn chúng tôi tự nghĩ như vậy cũng đã tương đối đầy đủ. Tuy vậy, với tư cách là người có tham dự trận chiến, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của mình để được đóng góp thêm. Và như vậy, bài này sẽ không phải là toàn bộ trận chiến mà chỉ là bổ túc thêm một số dữ kiện, hy vọng là mới, để chúng ta có được sự ghi nhận từ nhiều phía khác nhau.


Trận Hoàng Sa tôi là SQ Trưởng ngành Vô Tuyến Điện Tử kiêm Mật Mã của HQ05, được Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ định làm SQ Tr/tin cho BCH/Hành Quân mà ông là Chỉ Huy Trưởng. Tôi túc trực bên cạnh Đ/tá Ngạc những khi ông chuyển và nhận lệnh và có trách nhiệm ghi lại vào sổ nhật ký truyền tin tất cả những lệnh này (1).


Suốt đêm 17, ngày và đêm 18/1 tôi luôn luôn điều chỉnh sẵn tất cả các máy truyền tin có công suất mạnh để Đại Tá Ngạc liên lạc. Tôi còn nhớ suốt ngày và đêm 18/1, Đại tá Ngạc liên lạc với BTL/HQ/V1DH và BTL/HQ rất nhiều lần bằng âm thoại cũng như điện báo. Nội dung ngoài việc báo cáo tình hình địch trong vùng, xin chỉ thị, và quan trọng hơn cả là ông muốn biết quan niệm cũng như hành động cụ thể ra sao đối với địch, đối với tình hình thực tế tại chiến trường. Kể từ tối 18/1 (tôi không nhớ rõ giờ) BTL/HQ yêu cầu dùng một máy truyền tin để trực 24/24 với BTTM, sẽ có chỉ thị có thể là trực tiếp cho Đ/tá Ngạc. Có một lần liên lạc với Phòng Hành Quân/BTL/HQ, khoảng giữa đêm 18 rạng 19, Đại tá Ngạc đã yêu cầu cho gặp một vị Sĩ Quan nào đó tôi không nhớ tên, để nói chuyện với ông bằng tiếng Pháp; có lẽ ông muốn có thêm sự an toàn cho nội dung ông đang trao đổi.


Lệnh chỉ thị cho Đ/tá Ngạc "khai hỏa"


Lệnh chỉ thị cho Đ/tá Ngạc "khai hỏa" bắt đầu một cuộc hải chiến có tầm mức quan trọng trong lịch sử hải chiến của HQVN, nay tuy đã 30 năm nhưng tôi vẫn chắc chắn là nhớ đúng nội dung 100%. Có điều lệnh này từ BTL/HQ/V1DH, BTL/HQ hay BTTM thì tôi không thể nhớ chắc. Nhật ký truyền tin đương nhiên ghi rất rõ giới chức chuyển, nhận lệnh và nội dung nhưng thường thì hầu hết ghi bằng danh hiệu theo đặc lệnh truyền tin; do danh hiệu sử dụng ta có thể biết được giới chức đó là ai. Lúc Đ/Tá Ngạc nhận lệnh khai hỏa, tôi đứng bên cạnh cứ đinh ninh là ông đã biết ai đang ra lệnh cho ông nên tôi cũng không thắc mắc. Trong tài liệu Đ/Tá Ngạc, ông nói cho đến nay (lúc ông viết tài liệu cách đây hơn 5 năm) ông vẫn chưa biết là TL/HQVN hay TL/HQ/V1DH đã ra lệnh khai hỏa này. Tuy vậy ông vẫn tin là của Tư Lệnh Hải Quân mà ông đã quen thuộc giọng nói. Trong tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa, bài của cựu Thiếu Tá Trần Đỗ Cẩm, trang 63 có nói trong một cuộc phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQ/V1DH, Ông Thoại có tiết lộ là chính ông đã ra lệnh khai hỏa đúng theo chỉ thị của Tổng Thống Thiệu. Như vậy chúng ta đã có câu . Gần đây, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cũng xác-nhận lại chi-tiết trong cuốn sách "Can Trường Trong Chiến Bại".


Bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi thấy không ổn.


Liên quan đến việc các chiến hạm rút ra khỏi vòng chiến, trong bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi thấy không ổn.


Thứ nhất : Khi đánh nhau, khẩu 76 ly của HQ04 bị trở ngại tác xạ bao nhiêu lần, thời gian tổng cộng bao nhiêu lâu tôi thực sự không biết rõ vì có thể HQ4 liên lạc với Đ/Tá Ngạc bằng máy PRC-25 trên đài chỉ huy. Nhưng nếu nói trong khi lâm chiến mà HQ04 cứ vài phút xin bắn thử, mà lại gọi xin bắn thử đến ba lần thì nghe không ổn. Đang đánh nhau, súng bi trở ngại thì sửa, có thể báo cáo ngay cho cấp chỉ huy biết, sữa xong thì nhắm vào tàu địch mà bắn tiếp may ra được viên nào đở viên đó chứ sao lại cứ xin bắn thử? Bắn thử nghĩa là bắn không nhắm mục tiêu, mà lại xin bắn thử đến ba lần.


Thực sự tôi không nghe lệnh quan trọng này.


Thứ hai: Đaị Tá Ngạc thấy HQ04 bị trở ngại tác xạ và bị thiệt hại nhiều nên ông đã ra lệnh cho HQ04 rút ra khỏi vòng chiến ngay? Thời gian hai bên bắn nhau dữ dội nhất là từ phút khởi đầu cho đến nửa giờ sau. HQ04 có bị thiệt hại nặng thì bị trong khoảng thời gian này, đây cũng là thời gian mà máy PRC-25 của HQ05 trên đài chỉ huy bị trúng đạn bể. Nếu Đ/Tá Ngạc ra lệnh cho HQ04 rút lui ra khỏi vòng chiến thì phải dùng máy VRC-46 để chỉ thị, và như vậy tôi phải nghe được vì 15-20 phút sau cùng tôi chỉ còn có máy này để liên lạc và luôn luôn trực 24/24. Nếu thực sự Đ/Tá Ngạc chỉ thị cho HQ04 rút lui, thì HQ04 cũng chẳng có tội tình gì vì chỉ thi hành lệnh của Đ/Tá Ngạc, tôi không có nhu cầu gì phải giải thích giùm nhưng thực sự tôi không nghe lệnh quan trọng này. (2) Lời bình của Vũ Hữu San:


Làm sao đây?


Năm 1974 tại HC Hoàng-Sa, HQ-4 đã xin phép 3 lần thử bắn hải-pháo (!), HQ-4 tác-chiến bằng súng liên-thanh (!) HQ-4 được lệnh rút ra ngoài vòng chiến (!). Nhớ lại tích xưa tại Phú-lương Hà: Một bài Văn (tế cá của cụ Hàn-Thuyên) đốt đi ném xuống nước, đã đuổi được Ngạc ngư!




HQ16 bị trúng một trái đạn 127 ly


Ngay sau khi trận chiến chấm dứt, bất cứ một Sĩ Quan dù thuộc ngành chuyên môn nào, cũng muốn biết lúc đánh nhau, vị trí của ta ở đâu, địch đã bố trí như thế nào và có bao nhiêu thiệt hại ? Tôi và một vài Sĩ Quan không có nhiệm sở trên đài chỉ huy hoặc không ở những vị trí thuận tiện quan sát chiến trường cũng rất muốn biết. Đến nay tôi chỉ còn nhớ được một số yếu tố quan trọng. Lúc đánh nhau, HQ04 và HQ05 ở về phía Nam đảo Quang Hoà. HQ16 và HQ10 ở về phìa Bắc. HQ 4 và HQ05 trách nhiệm hai tàu Kronstad 271 và 274 của địch vì hai tàu này đang có mặt án ngữ cạnh đảo phía Nam. HQ16 và HQ10 trách nhiệm tàu 396 và 389 phía Bắc. Khi tàu về đến Đà Nẳng biết tin HQ16 bị trúng một trái đạn 127 ly, chúng tôi cũng đã ngờ rằng trái đạn này của HQ05 bắn nhầm, lý do rất dễ hiểu là vì chỉ có HQ05 và HQ16 có súng 127 ly. Liên hệ đến vị trí chiến hạm lúc đánh nhau, tôi thấy nếu HQ05 có bắn nhầm HQ16 cũng là điều dễ hiểu. Viên đạn này có sác xuất rất cao xảy ra khi khẩu 127 ly của HQ05 bị hỏng hệ thống điện, phải quay bằng tay. Tàu địch thì nhỏ và di chuyển nhanh, sóng biển lúc đó chỉ là cấp 1, cấp 2 thôi nhưng cũng đủ ảnh hưởng đến độ cao thấp của tầm đạn vì vậy mà viên đạn có thể đã trượt khỏi tàu TC mà trúng vào HQ16.


Ray rứt về trách nhiệm của mình


Tại SaiGon, HQ05 đậu ở cầu A, HQ16 đậu ở cầu B cách nhau không quá 200 mét. Chúng tôi được biết HQ16 được tổ chức tiếp đón trọng thể lúc mới về đến thủ-đô. Chúng tôi thấy hãnh diện lây vì mình cũng là thành viên tham dự trận đánh. Riêng HQ05 về trễ hơn 1 tháng nhưng cũng đã được BTL chiếu cố, tuy hơi muộn màng. Nhiều người được đề nghị thăng cấp và huy chương do công trận Hoàng Sa, nhưng không hiểu tại sao đã không được cứu xét nhanh chóng (ngoại trừ Đại Úy Nguyền) mà mãi đến cuối năm mới có lệnh được thăng cấp như là thăng cấp thường niên. Nhiều phái đoàn dân sự xuống thăm viếng, ủy lạo, kết thân. Nhiều tiền ủy lạo nhất hình như là hãng Vishipcoline, nhiều nhóm kết thân nhất là trường Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm. Bên cạnh một chút hãnh diện, một chút niềm vui, an ủi nho nhỏ đó, chúng tôi nhiều lúc cũng không khỏi suy tư, ray rứt về trách nhiệm của mình là đã không giữ được nổi quần đảo Hoàng Sa, vùng đất tuy xa xôi nhưng từ thời cha ông đã có được chủ quyền, nằm trong vùng lãnh hải của đất nước Việt Nam thân yêu.


Hồ Hải, báo Lướt Sóng, Kỷ niệm húy nhật Đức Trần Hưng Đạo, năm 2004


Tôi rất thông cảm thái độ vừa ngạc nhiên vừa bực tức của Đ/tá Ngạc khi ông nhận lệnh phải bắn ngay mà không cần bố trí đội hình hay thời điểm thuận lợi.


Trận Hoàng Sa ngoài chính phủ ra không ai nói đây là một trận đại thắng cả. Lý do gì chính phủ lúc bấy giờ tuyên bố như vậy thì là một vấn đề khác không nằm trong phạm vi bài này. Chính phủ đã loan báo thắng trên báo chí, truyền thanh, truyền hình ầm ĩ thì BTL/HQ có dám nói thua không? Môt người dân thường cũng hiểu được, sau trận chiến, Hoàng Sa đã mất vào tay TC thì thắng ở cái chỗ nào? BTL/HQ dám báo cáo láo với BTTM là ta thắng hay sao? Tuy nhiên, chúng ta không thể “lấy sự thành bại mà luận anh hùng”. Không thể thấy người ta thua trận mà vội kết luận những người tham chiến là hèn nhát, bất tài. Kết luận như vậy tôi cho đó là những kẽ bất trí, xu thời. Chuyện mất Hoàng Sa, ở một góc nhìn khách quan cũng như chính trị, không khác năm 75 mất Ban Mê Thuột, rồi mất miền Nam. Chúng ta không đổ lỗi cho ai vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm nhưng chắc cũng không có ai nói mất miền Nam là do những người lính chiến QLVNCH đă bất tài hoặc hèn nhát ngoài chiến trường. Theo sự đánh gía của tôi, chưa nói chuyện chúng ta có giữ được Hoàng Sa sau trận đánh hay không, TC sẽ trả đủa lại như thế nào, chỉ nói đến việc hạ 3 tàu TC không thôi; nếu cấp trên cho lệnh dứt khoát là phải tiêu diệt các chiến hạm địch, giao toàn quyền cho Đ/tá Ngạc tùy điều kiện hiện trường mà quyết định thì ngay chiều 18/1, khi các tàu TC rất gần trong tầm đạn của các chiến hạm ta, thì chắc chắn ta tiêu diệt cả 3 chiếc rất dễ dàng vì hỏa lực của ta mạnh và nhiều hơn, lại khai hỏa trước. Tôi rất thông cảm thái độ vừa ngạc nhiên vừa bực tức của Đ/tá Ngạc khi ông nhận lệnh phải bắn ngay mà không cần bố trí đội hình hay thời điểm thuận lợi. Khi ra lệnh phải bắn ngay và bấm ống liên hợp để cho giới chức ra lệnh nghe tiếng nổ, rõ ràng là thượng cấp không cần biết vị trí của HQ05 và tàu địch cách xa bao nhiêu. Khi đó HQ05 cách tàu TC chiếc gần nhất phải từ 3 đến 5 hải lý (đây là tôi ước chừng bằng mắt thường chứ không đo bằng radar nên có thể không đúng lắm), như vậy những viên đạn đầu tất nhiên là không chính xác. (3) HQ05 phải vừa bắn vừa di chuyển đến gần và xoay trở để tạo thế thuận lợi. Lúc đó thì tàu TC đã tăng tốc độ để tránh né và điều chỉnh tấn công lại hữu hiệu.


Hồ Hải Jun 15, 2004



--o0o --


Chú-thích của Vũ Hữu San:


(1) Khi nghiên-cứu Hải-Chiến Hoàng-Sa, mà bỏ qua giá trị bài viết của Sĩ-Quan Truyền-Tin trận đánh thì có bỏ công-lao nghiên-cứu bao nhiêu cái gì khác nữa cũng không còn bao nhiêu giá-trị.


(2) SQ Truyền-tin cho BCH/Hành Quân không nghe lệnh quan trọng này. Hạm Trưởng Phạm-Trọng-Quỳnh HQ-5 là giới-chức thi-hành không nghe, mà mấy chục SQ, HSQ & Đoàn-Viên khác trên Đài Chỉ-Huy, Phòng lái, Trung-Tâm Truyền-Tin, Trung-Tâm Chiến-Báo có đặt speakers của cả bốn chiến-hạm (HQ-10, HQ-16, HQ05, HQ-4) cũng không nghe. Những báo-cáo, quyết-định hay mệnh-lệnh quan-trọng lúc đó đều phát trên VRC-46 (HQ-5 chỉ còn có máy này để liên lạc và luôn luôn trực 24/24). Sau khi HQ-10 tê-liệt, HQ-16 rút lui và HQ-5 đã chạy về phía Tây, bắn HQ-16. Soái-hạm với hai máy rất tốt, đã chạy rất xa, khỏi tầm bắn của hải-pháo 2 bên. HQ04 tiếp-tục một mình giao-tranh, bơ-vơ một mình, tự ý đoạn chiến (bài viết Lữ-Công-Bảy có lẽ nhầm thời-gian, nhưng Hạm-phó Nguyễn-Thành-Sắc  phỏng-vấn của UBHS tương-đối chính-xác hơn).


Đại-Tá Ngạc không liên-lạc với bất cứ ai kể từ khi "khéo léo" bấm máy trình-diễn tiếng súng nổ.


Tàu cập bến, Đại tá Hà Văn Ngạc vẫn còn hoảng loạn, lên bờ quên đi giầy


Vị-trí HQ-5 do chính HQ-5 báo-cáo trong Phúc-Trình. Liên-lạc của Đại-Tá Ngạc cũng rõ-ràng thấy trong các bài viết của Ông, cũng như của Sĩ-Quan Truyền-Tin của Ông. Phản-ánh rõ-rệt nhất về sự tệ-hại này được thấy một phần qua bài viết của HQ Trung-Tá Lê-Văn-Thự về việc mất liên-lạc truyền-tin.


(3) Về hoạt-động của HQ-5, Sĩ-Quan Chiến-Tranh Chính-Trị của "Soái-hạm" HQ-5 Trương-Văn-Liêm đã viết rõ-ràng như sau:


...Tin hành lang (lại tin truyền miệng), sở dĩ chiến hạm HQ-5 không được về sửa chửa mà phải trở ra gần vùng giao tranh tiếp tục tuần tiểu và quan sát để vớt các nhân viên đào thoát từ HQ10 và các toán đổ bộ của HQ04 và HQ16; bởi vì chiến hạm đã:


- bỏ chạy khỏi chiến trường để cho HQ04 bị tấn công,


- không giữ liên lạc với các đơn vị.


- bắn vào hầm máy HQ16 (đầu đạn 127 ly không nổ, số danh bộ của lô đạn thuộc HQ05)


Một số nhân viên tỏ vẻ bất mãn, không khí trên chiến hạm đột nhiên ngột ngạt, có tiếng than phiền HT quá hiền và tôi với chức vụ SQ/Chiến tranh chánh trị lâm vào tình trạng khó xử...


... Từ mấy chiếc máy thu thanh được bạn bè cung cấp khi còn ở Đà nẵng, chúng tôi theo dõi ngày đêm các bài bình luận cũng như tin tức, mà lòng ngậm ngùi. Tại sao? Ai bỏ ai? Nhân viên rỉ tai nhau: “chúng ta đang thi hành quân kỷ ”. Nghi vấn rõ ràng: bỏ chạy về hướng nam, không liên lạc với các đơn vị tham chiến, bắn vào bạn, chứng cớ rành rành, làm sao chối cãi. Ngậm đắng nuốt cay !!!


... Đến Sài gòn, âm thầm. Sự tiếp đón (HQ-5) tổ chức đơn sơ, có thể gọi là tạm bợ., thiếu hoan hỷ. Không khí toàn chiến hạm nặng nề vì lịnh cắm trại 100% an ninh hải quân làm việc với từng sĩ quan cũng như một số nhân viên để điều tra tại sao đạn 127 ly của HQ05 nằm trong hầm máy HQ16. Tôi không rõ các vị sĩ quan khác đã được hỏi những gì và  ra sao. Riêng tôi đã được một Trung úy an ninh hỏi:


- Nhiệm sở tác chiến của tôi ở đâu và tôi đã thấy thiệt hại của chiến hạm Trung cộng ra sao?


- Tại sao bỏ chạy về hướng nam và không liên lạc với các đơn vị khi lâm trận?


- Có biết HQ05 bắn vào HQ16 không?


- Là SQ/CTCT tôi đã làm gì, nói gì với nhân viên chiến hạm trước và sau khi lâm chiến?


(4) Theo HQ Đại-Úy Trần-Kim-Diệp (bài "Bên lề trận hải chiến Hoàng-Sa", Paris , hè 2003), SQ Tình-báo V1ZH cạnh Đại-Tá Ngạc: Trận đánh chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút nhưng cường độ thật khốc liệt. Ông Diệp (hiện-diện trên HQ-5), nói rất đúng: kể cả thời-gian HQ-5 & HQ-16 bắn nhau thêm vào đó, thời-gian tác-xạ của HQ-5 chỉ ngắn-ngủi là như vậy thôi!


Trung-Uý Hồ-Hải cũng viết: HQ-5 phải di chuyển tất cả đạn 127 ly trên sàn tàu xuống lại nơi an toàn. Số đạn được mang từ dưới hầm tàu HQ-5 lên quá nhiều chưa bắn hết vì súng bị hỏng, có thể bị trúng đạn địch phát nổ.



Tất cả các lệnh nội-bộ chiến-hạm & thu-phát truyền-tin ra ngoài đều khởi-sự từ khu-vực Đài Chỉ-Huy / Phòng Lái này. Cấp Chỉ-Huy như Hạm-Trưởng HQ-10 HQ Thiếu-Tá Nguỵ-Văn-Thà có hy-sinh thì cũng hy-sinh tại vị-trí Đài Chỉ-Huy vinh-dự này!



Phòng Truyền-Tin là khu-vực các máy thu phát, đươc bao kín trong 4 vách sắt.



Trung-Tâm Chiến-Báo của các Khu-Trục-Hạm, nơi giải tất cả các bài toán chiến-thuật. Nhiều Sĩ-Quan của HQ-4 từng tốt nghiệp trường Destroyer School của ngoại-quốc, đảm-nhiệm đương-phiên tại đây.


- - - - - -


Ông Hồ-Hải, Sĩ-Quan Truyền-tin của Đại-Tá Ngạc đã viết bài trên Đặc-San Lướt Sóng số 52 năm 2004: bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi (lời Ông Hồ-Hải) thấy không ổn:


- khi lâm chiến mà HQ04 cứ vài phút xin bắn thử, mà lại gọi xin bắn thử đến ba lần thì nghe không ổn.


- thực sự tôi không nghe lệnh (Đ/Tá Ngạc chỉ thị cho HQ04 rút lui) quan trọng này.


Mấy anh Tác-gỉả "không tai nghe mắt thấy" chắc chắn là không suy-nghĩ kỹ, nên viết theo "người cõi trên" một cách vô-thức đều là "không ổn" hết.


Xin nhắc cho những ai không phục-vụ chiến-hạm biết: Trên chiến-hạm khi tác-chiến, hệ-thống âm-thoại đều được nối kết giữa Phòng Truyền-tin, Trung-Tâm Chiến-Báo, Đài Chỉ-Huy, Phòng Lái. Những lệnh quan-trọng như vậy phải qua tai hàng trăm người, trong đó có các Si-Quan cấp-bậc cao nhất trong Hải-Đội, các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan giữ trách-nhiệm quan-trọng đến sự an-nguy của 4 Chiến-Hạm cũng như cả Hải-Đội. Đấy là chưa kể mạch âm-thoại có thể nghe được lên hệ-thống dọc tới Bộ Tư-Lệnh HQVN.


Hai chữ "không ổn" của Trung-Uý Hồ-Hải (viết hai lần) đầy đủ để mọi người hiểu cái giá trị bài viết của người chỉ-huy cấp Đại-Tá của Ông, và nhất là "tư-chất" chánh tà của Ông ta muốn sửa lại "Lịch-Sử VNCH" là HQ-4 rút lui không hải-chiến theo lệnh Ông vậy.


- - - - - - -


UBHS có hỏi Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh (ĐĐ LNT) một câu hỏi mà có người lính tham-chiến chúng tôi rất đồng ý với ông Tánh :


UBHS (Vì) Một số nhân chứng khác nói rằng HQ04 vẫn sử dụng được hai khẩu 76.2 li... ý anh em muốn hỏi là khi họ lên trình bày trong buổi họp, các hạm trường cũng như là Đại Tá Ngạc cũng có trình bày các trở ngại này, có phải không thưa Đô Đôc.?


ĐĐ LNT: Có, nhưng mà tôi không rõ những cái chi tiết, cho nên theo tôi nghĩ, nếu các anh có được cái tài liệu mà cố Đại Tá Ngạc đã viết ra về trận hải chiến Hoàng Sa, thì có lẽ là chúng ta đọc cái đó rồi nghiên cứu cái đó, có lẽ chúng ta cũng thấy được một vài ánh sáng nào đó.


Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây có phải là tài liệu "thẩm quyền nhất" của người trong cuộc không? Hãy đọc ngay tài-liệu đó rồi chúng ta thấy rõ-ràng lịch-sử được Ông Ngạc viết ra sao !


Không khảo mà xưng. Đại tá Hà Văn Ngạc làm gì ở Hoàng-Sa? Chính Ông tường-thuật.


Đại-Tá Ngạc viết trong bài "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa (1974)" :


"Sau chừng 15 phút thì Tuần-dương-hạm HQ16 báo-cáo là bị trúng-đạn hầm máy, tầu bị nghiêng nên khả-năng vận-chuyển giảm-sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa-chữa và cũng không còn liên-lạc được với Hộ-tống-hạm HQ10, không biết rõ tình-trạng và chỉ thấy nhân-viên đang đào-thoát. Tôi nhận thấy một tuần-dương-hạm đã vận-chuyển nặng-nề mà chỉ còn một máy và bị nghiêng, nếu tiếp-tục chiến-đấu thì sẽ là một mục-tiêu tốt cho địch, nên tôi đã không ra phản-lệnh. Ngoài ra, Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ16 là một vị sĩ-quan ít tích-cực hơn, nên tôi không mấy tin-tưởng là vị này có thể vượt qua được các khó-khăn kỹ-thuật để cố-gắng tiếp-tục tấn-công. Khu-trục-hạm HQ04 đã bị thiệt-hại nhiều sau khi phải bám-sát chiến-hạm địch trong tầm đại-liên, nên tôi ra lệnh cho Khu-trục-hạm HQ04 phải rút ra khỏi vòng-chiến ngay và chỉ-thị cho Tuần-dương-hạm HQ05 yểm-trợ cho chiếc này khi tiến ra xa, vì tất-nhiên Hải-đội đặc-nhiệm không thể để bị thiệt-hại một khu-trục-hạm mà Hải-Quân VNCH chỉ có tổng-cộng 2 chiếc mà thôi.



Khi Tư-Lệnh vững-vàng thì Hải-Đội mới mong mạnh-mẽ để diệt thù.

Nhìn người, ta lại bồi-hồi ngẫm-nghĩ đến ta.


Tại Hải-chiến Hoàng-Sa, vừa đánh nhau mới được có 15 phút tức là đúng thời-điểm sống chết sôi-động, thế mà Sếp Ngạc của chúng tôi đã ra lệnh tháo chạy. Trời hỡi Trời! Ông viết lại chuyện "LỊCH SỬ" này làm chi vậy?


Bài "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa" của Hà Văn Ngac đã làm những giọt nước tràn ly. Những giọt nước tràn ly này tỉ như bài viết nổi tiếng của Trung-Tá Lê-Văn-Thự đã cùng với bài viết của Ông, đều mang tính-chất lịch-sử (!?)sẽ đi vào lịch-sử và tồn-tại mãi với thời-gian không chừng!


Nguyễn Mạnh Trí, Khóa 10/SQHQNT, "người trên bờ tàn-nhẫn nhất", trong BẢN ĐỀ NGHỊ SƠ KHỞI “BIẾN CỐ HOÀNG SA” edited: July 29, 2004, còn cố ý cắt hoàn-toàn "15 phút tác-chiến" của HQ-4 qua câu văn quái ác đầy nọc độc như sau:


"Những dữ kiện khá rõ ràng: - Trận hải chiến xảy ra rất nhanh (khoảng 30 phút) ...HQ 4 hai khẩu 76 ly bị bất khiển dụng ngay từ đầu và rút ra khỏi vùng giao tranh."


Nguyễn Mạnh Trí ơi, (anh khoá 10?) anh ở bờ, nỡ nào bắt HQ-4 sau hải-chiến lại phải nhận ân-huệ từ miệng lưỡi... trí mạng của anh!


Nguyễn Mạnh Trí

Trí này nhận là khoá 10, vậy mà không thấy bất cứ một SQ khoá 10 nói lên được một lời công-đạo khi Trí công-khai tính-toán in sách "Hải Chiến Hoàng Sa" tại Việt-Nam Cộng-Sản. Các Anh phản-bội VNCH hay sao đây?


Nhân-chứng trong buổi họp mặt rất đông (8pm Friday August 26, 2011, Anaheim Marriot Suites,12015 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.)


Sách "Hải Chiến Hoàng Sa" do Tổng-Hội Hải-Quân VCNCH chính-thức bảo-trợ, vậy Tổng-Hội Hải-Quân cũng tính việc tái-bản sách của mình tại thành-phố Cáo-Hồ Chí Minh cho tụi Việt-Cộng cán ngố phản-quốc cùng coi? Đổ đốn quá đáng rồi!


Giá-trị đúng "là cục... phân" lại còn "vớ vẩn" nữa, chưa sáng mắt ra à? xoá bỏ lằn ranh Quốc Cộng để hoà hợp hoà giải với VC sao?


Bọn vẹm mà cần gì đến các Anh trong UB Hoàng Sa , xin nâng bi, đội điã chúng cũng chẳng thèm đếm xiả đến, rõ nhục. (Germany, 31.08.2011, Chủ Nhiệm TCDV, Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn Ngữ Việt. LÝ TRUNG TÍN)


Theo đuôi Nguyễn Mạnh Trí, một Hải-Quân (?!) ác không kém là Vương-Thế-Tuấnđã thực hiện VideoClip HẢI CHIẾN HOÀNG SA ngày 19-01-1974 (trình chiếu và phát-tán từ Hội Hải Quân Bạch Đằng, Jan/27/2007, San Jose) trong đó Tuấn viết HQ-4 xin rút ra khỏi vùng giao tranh từ phút đầu. (xem bài viết của Tuấn).


Hải-Quân Việt-Nam không thua hải-chiến, nhưng có thể ngã quỵ, chết tức-tưởi vì phản-bội bên trong. Buồn và Nhục quá!


Vương-Thế-Tuấn

Trung tá Lê văn Thự viết: Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao, kẻ trình độ thấp, do đó xin quí vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.


... Về bài viết "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa"Ông Thự nhận-xét: "Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Ông Ngạc viết: “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung Cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hỏa tiễn loại hải - hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi!


Phụ chú về sự bất nhất: Lời Ông Ngạc viết trước câu đó như sau: (1) tầm quan-sát trong vòng 1.50 đến non 2.00 hải-lý, trời có ít mây thấp ... (2) Vì tầm quan-sát còn rất hạn-chế, nên từ Tuần-dương-hạm HQ05 không quan-sát được Tuần-dương-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10.. Vậy mà nay Ông bỗng thấy cả các ống phóng kép hỏa-tiễn loại hải-hải của tàu địch xa 8-10 hải-lý (khoảng 16-18 km)! Thực-tế không có hỏa-tiễn hải-hải nào cả.


Đại-Tá Ngạc viết: "Trên Tuần-dương-hạm HQ05, tôi xử-dụng chiếc máy PRC 25 trước ghế hạm-trưởng bên hữu-hạm của đài chỉ-huy để liên-lạc với các chiến-hạm, tôi vừa rời ghế để ra ngoài quan-sát hai phía thì một trái đạn loại nổ mạnh gây một lỗ lủng khoảng nửa thước đường kính (?!) và làm nát máy PRC25, nên từ phút này trở đi tôi phải vào tận Trung-tâm chiến-báo để dùng máy VRC46.


Hạm-Trưởng HQ-5 Phạm-Trọng-Quỳnh đã nói ngay khi về bến: Ông Ngạc không ở Đài Chi-huy khi chúng tôi tác chiến...


Đây là câu nói phạm tới danh-dự cấp Chỉ-huy, chỉ nói khi bắt buộc phải nói mà thôi, nhất là Ông Ngạc lại đứng trước ghế của Hạm-Trưởng Quỳnh để liên-lạc.


Lỗ thủng nửa thước trên vách thép Tuần-Dương-Hạm không phải là nhỏ... Đạn địch cỡ nào?


Về lệnh lạc khi tác-chiến, Ông Ngạc viết:


"Tôi ra ngoài quan-sát phía tả-hạm và được nghe báo cáo là hầm-đạm phát-hỏa. Tôi nói ngay với hạm-trưởng là cần phải làm ngập hầm-đạn. Khẩu hải-pháo 40 ly đơn tả-hạm bị bất khiển-dụng vì bị trúng đạn vào khối nạp-đạn và khẩu 40 ly hữu-hạm bị hư-hại nhẹ. Tôi yêu-cầu hạm-trưởng là chỉ nên cho tác-xạ từng viên mà thôi, vì nhu-cầu phòng-không rất có thể xẩy ra trong một thời-gian ngắn."


Thật là quá đáng khi Ông Ngạc viết tường-trình lịch-sử như vậy, trong khi chính người phải trực-tiếp thi-hành lệnh là Hạm-Trưởng HQ-5 Phạm-Trọng-Quỳnh không biết Ông Ngạc ở nơi nào...


Đại-Tá Ngạc viết: "Một viên đạn xuyên-nổ trúng ngay Trung-tâm Chiến-báo từ hữu-hạm, sát gần ngay nơi tôi đứng, làm trung-tâm bị phát-hỏa. Các nhân-viên trong trung-tâm còn mải núp sau bàn hải-đồ thì tôi nhanh tay với một bình cứu-hỏa gần chỗ tôi đứng dập tắt ngay ngọn lửa. Tôi bị té ngã vì vấp chân vào bàn hải-đồ, bàn chân trái bị đau mất vài ngày. Tôi vẫn vẫn tiếp-tục liên-lạc với phi-cơ nhưng sau chừng 5 tới 10 phút vẫn không thấy đáp-ứng nên tôi phải ngưng..."


HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Chí-Toàn, Sĩ-Quan được Đại-Tá Ngạc chỉ-định nhiệm-sở tại Trung-tâm Chiến-báo (CIC - Combat Information Center) đã một lần xác-nhận Đại-Tá Ngạc không hiện-diện cùng Ông tại CIC khi tác-chiến và như vậy không thể nào có chuyện "nhanh tay" này xảy ra được. Thiếu-Tá Toàn còn nhấn mạnh là CIC không lớn lắm và chính Ông là người đứng rất gần bàn hải-đồ, bị miểng đạn gây thương-tích ở chân. Ông Toàn khôi-hài: "Thế thì Đại-Tá nhanh tay quá, Ông xịt hết bình CO2 vào chân tôi!". Vị Sĩ-Quan Truyền-tin của Đại-Tá Ngạc là Hồ-Hải viết trên báo Lướt Sóng: "Th/tá Toàn bị thương nhẹ, tôi có thấy ông đi cà nhắc khi rời chiến hạm"..


Phụ-chú: Thiếu-tá Toàn là người được Đại-Tá Ngạc "trao nhiệm-vụ giữ liên-lạc với các Bộ Tư-lệnh" nhiệm-sở thường-trực tại phòng CIC.


Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin. Còn nhiều điều bất khả tin nữa như vậy trong bài viết Lịch-Sử của Đại-Tá Ngạc.


Nuôi quân ba năm, dùng quân một ngày. Đại-Tá 20 năm quân-ngũ, ngày Tổ-Quốc cần thì Ông Ngạc té ngã, vấp chân. Hôm sau khi báo-cáo Tư-Lệnh Hải-Quân, Đại-Tá đi đứng siêu vẹo, mang dép lẹp xẹp trước mắt ba quân. Xin xem hình "lịch-sử" lưu-trữ.


Đại-Tá Ngạc & cái chân >

Trang Web xin một lần nữa, lập lại đoạn văn đã kể ở trên, do chính tay Đại-Tá Ngạc viết. Công & tội của Ông trong Lịch-Sử (như Ông mong muốn) nằm phần lớn tại đây:


Sau chừng 15 phút thì Tuần-dương-hạm HQ16 báo-cáo là bị trúng-đạn hầm máy, tầu bị nghiêng nên khả-năng vận-chuyển giảm-sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa-chữa và cũng không còn liên-lạc được với Hộ-tống-hạm HQ10, không biết rõ tình-trạng và chỉ thấy nhân-viên đang đào-thoát. Tôi nhận thấy một tuần-dương-hạm đã vận-chuyển nặng-nề mà chỉ còn một máy và bị nghiêng, nếu tiếp-tục chiến-đấu thì sẽ là một mục-tiêu tốt cho địch, nên tôi đã không ra phản-lệnh. Khu-trục-hạm HQ04 đã bị thiệt-hại nhiều sau khi phải bám-sát chiến-hạm địch trong tầm đại-liên, nên tôi ra lệnh cho Khu-trục-hạm HQ04 phải rút ra khỏi vòng-chiến ngay và chỉ-thị cho Tuần-dương-hạm HQ05 yểm-trợ cho chiếc này khi tiến ra xa, vì tất-nhiên Hải-đội đặc-nhiệm không thể để bị thiệt-hại một khu-trục-hạm mà Hải-Quân VNCH chỉ có tổng-cộng 2 chiếc mà thôi.


Khi nghe các tin quan-trọng "sinh tử" là HQ-10 nhân-viên đào thoát, HQ-16 rút ra ngoài mà Đại-Tá Ngạc không ra một phản lệnh gì cả, im-lặng cho 80 nhân-mạng đồng-đội "sống chết mặc bay" chăng?


Mới chỉ 15 phút đánh nhau, mặt trận Bắc đã "buộc phải lui ra ngoài vòng chiến" rồi mà Đại-Tá ra lệnh rút luôn chủ-lực-hạm HQ-4 (cứ cho là Đại-Tá Ngạc nói thật) thì tự Ông đã quyết-định loại 3 trong 4 chiến-hạm của lực-lượng ta ra ngoài vòng chiến, không đánh đấm gì nữa. Đã như vậy, Đại-Tá còn "bồi thêm" một lệnh nữa cho chiếc tàu cuối cùng là HQ-5 (lúc đó đang trao-đổi hải-pháo "friendly fire" với HQ-16) yểm-trợ để HQ-4 rút ra ...


Vậy mà gọi là đánh giặc sao đây? Hy-vọng, Quân-đội Việt-Nam tương-lai không kém cỏi cỡ chúng tôi vào hồi 1974 như thế!



Phút thứ 10 đến 20 là thời-gian cận-chiến giữa HQ-4 (tàu radar) và các Kronstadt. Hình-ảnh này do TC vẽ, rất nổi tiếng trên Internet. Khoảng-cách của 2 "soái-hạm"đang cố gắng tiêu-diệt nhau chỉ vào khoảng năm, ba trăm thước.Các tàu bè khác của Ông Ngạc lúc đó ở đâu? sao không thấy "Tàu phù" vẽ lại.


Trước đó, Ông Ngạc đã hoàn-toàn không một chút phản-ứng gì cả khi HQ 10 và HQ 16 không thi-hành Lệnh Hành-Quân, không tiến đến vị-trí án ngữ giúp Phân-đoàn Nam, để Trung-Cộng tự-do đổ bộ tăng cường lên bờ phía Đông Bắc đảo Quang-Hoà Đông. Sự vô trách-nhiệm này làm cuộc hành-quân hoàn-toàn thất-bại, đâu phải vì lý-do ngoài khả-năng lực-lượng, hay ngẫu-nhiên do trời định đoạt.


Ông Đại-Tá không viết ra, ai mà biết được những chuyện khủng-khiếp này. Tài-liệu VNCH những năm 1974-1975 không có một dòng nào tương-tự như vậy.


Trước hết trên chuyến hải-hành định-mệnh, Ông kể về số phận HQ-10 "một cẳng" bị Ông kéo ra "hy-sinh vô ích" tại Hoàng-Sa (than ơi!) lại chỉ vì an-nguy sinh-mạng chính Ông. Đại-Tá sợ bị tấn-công trên hải-trình mà làm vậy thôi. Ông viết như sau: "Ðến khoảng buổi chiều thì Tư-lệnh vùng I duyên-hải còn hỏi tôi có cần thêm gì, tôi trình xin thêm một chiến-hạm nữa vì cần hai chiếc khi di-chuyển trong trường-hợp bị tấn-công trên hải-trình, chứ không phải vì số lượng chiến-hạm Trung-cộng đang có mặt tại Hoàng-Sa... chiến-hạm chỉ có một máy chánh khiển-dụng mà thôi."


Nếu giả-thuyết rằng HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc muốn "tự đề cao" có chủ ý sửa-chữa lại những sử-liệu mà Việt-Nam Cộng-Hoà đã thực-hiện và lưu lại thì Ông đã thật dại dột, phạm lỗi-lầm quá sức lớn lao khi đánh-phá HQ-4. Sử-liệu hồi đó ghi Ông là Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân hải-chiến với Trung-Cộng, đó thực-sự là một vinh-dự rất lớn.


Nay người đời mới hiểu Ông chẳng làm gì trong Hải-Chiến, trừ việc Ông ra lệnh cho các chiến-hạm rút chạy (nếu người đọc tin Ông). Trong khi không có áp-lực gì cả, Ông tự viết Tường-trình và sửa Sử để "lậy Ông tôi ở bụi này", hại uy-tín cho chính Ông!


Bài viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa khá nhiều, chi-tiết và diễn-tiến cũng lắm. Thế nhưng thực-sự có lệnh đoạn-chiến do Chi-Huy-Trưởng Ngạc ban ra lúc nào cho chiến-hạm dưới quyền? Tuyệt-nhiên không, bảo-đảm mọi người trên vô-tuyến, không ai nghe...


Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-Thanh-Sắc đã viết (trong sách Hải-Chiến Hoàng-Sa, 2010), Giám-lộ Lữ-Công-Bảy thấy (đã viết trên mạng Internet, 2008) và cũng như Thuỷ-Thủ-Đoàn HQ-4 biết chiến-hạm bị bơ-vơ tác-chiến một mình. Khi HQ-4 xung-kích phía Đông thì tàu chở Ông chạy hướng Tây bắn HQ-16 và biệt tăm luôn.


Ông ở đâu mà im-lặng khi quân-nhân thuộc quyền Ông chiến-đấu. Cho đến trưa, Ông mới xin được rời vùng. Sĩ-Quan Truyền-tin của Ông là Trung-Úy Hồ-Hải viết: "Đ/Tá Ngạc đã xin lệnh rời vùng hành quân. Công-điện này chuyển về một Duyên Đoàn thuộc Vùng I DH (tôi không nhớ Duyên Đoàn nào) yêu cầu chuyển tiếp về BTL/HQ/V1DH, nôi đây sẽ chuyển tiếp về BTL/HQ. Công-điện có độ khẩn là Thượng Khẩn (Y), chuyển đi lúc khoảng 12 giờ trưa nhưng chờ mãi đến sau 3 giờ chiều không thấy ..."


Về chuyện hệ-trọng Lịch-Sử ảnh-hưởng đến cá-nhân "người viết Lịch-Sử Hà-Văn-Ngạc", Webmaster xin mượn một câu của Ông Hồ-Hải dùng tạm ở đây, nghĩ thấm-thía rất đúng "Trong quá khứ tôi cũng đã đôi lần thấy có người dại dột vạch áo cho người xem lưng, nhưng trường hợp Ông... thì lại khác, ông vạch áo, bôi bùn nhơ lên rồi mới mời người khác đến xem".


Đặc-biệt lần này, khi tự mình bôi bùn nhơ, Ông Ngạc còn thấy "không ổn" nên đang tâm chặt đứt luôn cánh tay mặt HQ-4 thân tín của Ông xuống mới vừa lòng.


Đau đớn quá, thảm-thiết quá, cánh tay mặt HQ-4 này vốn là Chi-Huy tiền-nhiệm của Chiến-dịch, hiện là Chi-Huy-Phó của Ông. HQ-4 đang gánh chịu tất cả áp-lực địch-quân, đang ở tuyến đầu sống chết, một mình giữa hạm-đội địch. HQ-4 lãnh gần ngàn vết đạn thù (xem sơ-đồ thiệt-hại HQ-4, chính Đại-tá Ngạc cũng trình-bày sơ-đồ này trong sách của Ông) khi Ông... từ Đài Chỉ-Huy nhào xuống, "què giò"đang đi tìm chỗ nào mà đứng vậy!


Ông viết lại "truyện Lịch-Sử" này làm gì? Hại cá-nhân Ông thì Ông chịu, nhưng hạ uy-tín của các đơn-vị tham-chiến thực-sự như chúng tôi thì thật là quá quắt, "không ổn" một tí nào cả. Càng nói càng thêm đau lòng.


Thánh Khổng-Tử chết dã 2 ngàn 500 năm, Lịch-Sử dài ngắn gì vẫn tiếp-tục có khen chê, phê phán cũng vì kinh-sách của Ngài để lại sờ sờ ở đó. Cọp chết để da, người chết để tiếng. Văn là Người, đọc bài văn "lịch-sử" của Ông, đời sau biết được con người Ông!


May hay rủi không biết trong thời-đại Internet Thông-tin Toàn-Cầu hôm nay, bài văn của Ông Ngạc được nhiều nơi hồ-hởi, tiếp tay phổ-biến rộng rãi.



Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-thành-Sắc trong Số Báo Đặc-biệt về Hoàng-Sa phát hành tháng 5 & 6-1974 (hội Cựu QNHQVN) đã tả sáng hôm về bến Đà-Nẵng: Hôm (qua) đụng trận, cả 3 chiếc tàu Trung Cộng (TC có 4 chiếc, một chiếc vừa mắc cạn) cùng bắn vào tàu tôi vì tưởng chiếc Khu-Trục-Hạm này là OTC. (trang 27, báo Cựu Quân-Nhân HQVN, năm 1974.) Hoạ-sĩ Trung-Cộng vẽ lại cảnh tượng HQ-4 giữa Hạm-đội địch trong một tấm hình màu ngày nay rất nổi tiếng trên mạng diện-tử Internet.


Giám-lộ Lữ Công-Bảy hồi-ức lại những giây phút sau khi HQ-4 tự mình đoạn-chiến, rồi "tất cả hải-pháo ngưng tác-xạ", rồi "làm vệ sinh nhiệm-sở"..., một mình lẻ loi trên chiến-trường. Cảnh này mãi-mãi đau lòng HQ-4 chúng tôi, và người đời sau tất cũng sẽ mủi lòng: Trên biển HQ-4 trở nên lẻ loi một mình. Đó cũng là lúc hải quân Trung Cộng tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng, hạm trưởng Vũ Hữu San đã vẽ một đường trực chỉ về Đà Nẵng."


Ông Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-Thanh-Sắc (NTS) được Ủy-Ban Hải-Sử (UBHS) phỏng-vấn (18-3-2007) hỏi: "khi triệt thoái thì HQ-4 chạy về Đà Nẵng hay chạy hướng Subic Bay?" NTS quả-quyết: "Về Đà nẵng". UBHS: "Nói tóm lại là HQ-4 (tự) triệt thối, chạy thẳng về Đà Nẵng (một mình). Khi về gần Đà Nẵng thì được lệnh quay trở lại để tìm kiếm nhân viên của HQ-10 và HQ-16?" NTS: "Đúng như vậy!"


Ông Bảy (và cả ông Sắc nữa) có nghĩ gì tới Ông Sếp lớn Hà-Văn-Ngạc khi HQ-4 bị vị Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân này và Soái-hạm của Ông bỏ lại lẻ-loi, xoay-trở một mình trên chiến-trường không vậy? Thật là quá bất-hạnh cho số phận các chiến-binh khi xung-trận.


Đọc bài di-khảo (di-cảo?) của Ông, người ta thấy sau khi chiến-hạm Việt-Nam khai-hoả thì Ông rất khéo léo và cẩn-thận viết : "... tôi vào trung-tâm chiến-báo trực-tiếp báo cáo bằng máy siêu-tần-số SSB, tôi đã cố ý giữ ống nói sau khi tôi chấm-dứt báo-cáo để tiếng nổ của hải-pháo cũng được truyền đi trên hệ-thống này." nhưng Ông lại lờ đi lúc đoạn chiến là thời-điểm cũng thật quan-trọng... tại sao?


Sự kiện HQ04 lẻ loi một mình sau khi "tư-lệnh-hạm HQ-5" rút lui được Tướng Trung-Cộng Weiming Sen (Nguỵ-Minh-Sâm), Tổng-Chỉ-Huy toàn-thể lực-lượng Hải-Quân địch tại Hoàng-Sa 1974, viết lại trong báo-cáo (http://blog.sina.com.cn) Quý sửu hải chiến - Tây sa hảichiến bất hoàn toàn báo cáo, như sau:


...进后,271编队速射火力得到充分发挥,敌5舰司令官中弹重伤,5舰无心再战,向外海退走


... để tiến hậu, 271 biên đội tốc xạ hỏa lực đắc đáo sung phân phát huy, địch 5 hào hạm tư lệnh quan trung đạn trọng thương5 hào hạm vô tâm tái chiến hướng ngoại hải thối tẩu.


Dịch nghĩa: ... tiếp sau (nói) đến biên-đội 271, vào lúc ta "tốc xạ" phát-huy được hoả-lực thì "tư-lệnh-hạm" của địch là chiếc 5 trúng đạn (HQ)-5 không có tâm-trí chiến-đấu, chạy lui ra ngoài biển (rộng) "thối" và ..."tẩu"!


Độc-giả có xem mấy bài viết của các Ông trên chiếc HQ-5 viết lại thì khiếp quá. Tàu Trung-Cộng hoạt-động từng cặp dính nhau như LCVP hay Fom/STCAN của ta, chạy cách nhau chừng trăm thước, đôi khi vài chục thước). Thế mà họ chọn lựa mục-tiêu từ cách xa 5, 7 cây-số, tách từng chiếc một ra rồi bắn cho chìm, mà lại còn đại-lượng gia ơn cứu-tử cho HQ-4 khỏi nằm lại biển Hoàng-Sa!


Mấy anh Tham-Mưu trên bờ nghĩ được cả kế-hoạch "cài răng lược" theo kiểu kỳ lạ ra sao, có lẽ chỉ là trong mộng! Đầu óc anh nào nghĩ ra được chiến-thuật này cũng đáng phục thật!


Nói tóm lại, bài viết này không tìm ra kết-quả chính-xác về vị-trí của Đại-Tá Ngạc khi tác-chiến. Nhân-chứng cận-kề nhất với Đại-Tá Ngạc là Hạm-Trưởng HQ-5, tuy nói rõ Ông Ngạc không có mặt tại Đài Chỉ-Huy, nhưng cũng không biết Ông ở đâu. Rõ-ràng qua bài viết thì Ông không làm gì, nói gì trong suốt cuộc hải-chiến và nhất là hoàn-toàn không đưa ra bất cứ một chiến-thuật hay một kế-hoạch nào đối-phó với địch-quân. Biến-cố lịch-sử Việt-Nam này có một tầm-mức quan-trọng, không những to-lớn trong quân-sử Hải-Chiến, mà còn ảnh-hưởng đến không-gian sinh-tồn ngoài đại-dương của cả dân-tộc Việt-Nam tương-lai, thế mà tiếc thay, chính vị Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân Hoàng-Sa 1974 lại nói là kinh-nghiệm chiến-lược chiến-thuật không có một giá-trị nào. Nguyên-văn lời văn Hải-Quân Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc như sau:


Sau trận hải-chiến, những ưu và khuyết điểm về chiến-thuật và chiến-lược của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa đến nay nếu nêu ra thì sẽ không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học cho những biến-cố kế-tiếp.


Lẽ thường: Học-hỏi để tiến-bộ. Nhưng thôi đành vậy, tiên-sinh Ngạc không giúp gì cho hậu bối Việt-Nam ngày sau chống Tàu rồi.


Chính Ông Ngạc đã hiểu bài viết của Ông về HCHS "không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học v.v.. thì lại thấy một Sĩ-Quan HQVN (cũng dân tham mưu trên bờ) viết ra như sau đây:


"Chỉ huy trưởng HĐĐN/HS (Hà-Văn-Ngạc) là một sĩ quan tham mưu cao cấp của HQ/VNCH, bài viết của ông Ngạc rất cẩn thận, trau chuốt, cân nhắc từng chữ, ông trình bày diễn tiến cuộc hải chiến đúng theo sách vở, từ lúc bắt đầu nhận quyền chỉ huy cho đến lúc triệt thoái hải đoàn đặc nhiệm ra khỏi Hoàng Sa, ông đã làm đúng theo hệ thống quân giai, đúng với hải quy, đúng với kỹ thuật hải chiến và thậm chí trên đường triệt thoái ông còn cầu được cả mưa xuống để làm giảm tầm quan sát và khả năng tấn công của phi cơ địch." Bài viết "Những uẩn khúc trong cuộc Hải Chiến Hoàng Sa". Hà Quang Tự, E-mail : tuhaviha@yahoo.com. Không đề ngày tháng.


Thì ra trong HQVN chỉ có mình Ông Ngạc "toàn bích", cả việc "cầu được cả mưa xuống" cũng là thành-tích hải-chiến đáng kể và đúng theo sách vở hay sao? Người sau đọc bài mấy Ông này nghĩ trình-độ HQVNCH lúc đó ra sao nhỉ ?


Ông Hà Quang Tự này "nổi tiếng" bên Hạm-Đội vì quan-niệm trong hải-chiến, tàu phải đứng tại chỗ mà đánh đấm (như HQ-16 & HQ-10), đã phán câu "đúng với kỹ thuật hải chiến của riêng Ông" như sau:


"Kỹ thuật tấn công của HQ16 & HQ10 chậm rãi, mạo hiểm nhưng nhiều chính xác, trong khi đó kỹ thuật tấn công của HQ04 chớp nhoáng, ít mạo hiểm nhưng cũng ít chính xác".


Hải-Quân chế-tạo Khu-Trục-Hạm không cần máy chạy nhanh hay sao? Còn HQVN có lẽ đã huấn-luyện mấy anh Hải-Quân loại này "kỹ thuật tấn công chậm rãi" chắc!


Mấy bạn Hải-Quân từng chạy tàu PTF, PBR ngẫm-nghĩ kỹ-lưỡng kỹ-thuật này hơn tất cả phần đông quân-chủng, xin chỉ cho người lính chiến-hạm: thế tấn-công này là cái gì mà quái gở quá như vậy?


Hà Quang Tự này tự nhận là bạn đồng khoá với Nguỵ Văn Thà nhưng không bao giờ nghĩ việc giải oan-ức cho bạn mình, "một cẳng bị đẩy ra trận, đành chết tại chỗ" mà còn nói ra như vậy.


Nếu biết quý mạng người thì không bao giờ phí hoài sinh-mạng bạn cùng lớp với mình mới phải chứ! Điểm ngay mặt mấy kẻ trách nhiệm đi cho yên lòng tử-sĩ, dồng thời giúp kinh-nghiệm cho đời sau!


Hà Quang Tự

Người đi tàu thấy mấy Ông trên bờ trong phòng máy lạnh "kiến-thức, kinh-nghiệm và thực-tài dẫn-đạo chiến-hạm" khiếp đến đâu mà xúm nhau lại bàn chuyện tác-chiến ngoài biển, phê-phán như cha, sợ quá rồi! Sang tới Mỹ gần 40 năm sau, tội-nghiệp mấy "Ông trốn biển" vẫn còn thèm bàn việc ra trận, lái tàu, bắn súng... Tại sao hồi đó không qua Hạm-Đội đi biển làm việc thực-sự để có credits bảo-đảm, ngày nay mộng mị bàn tán lung-tung mà dính máu ăn phần làm chi vậy? Không biết hổ ngươi sao?!


Đại-tá Ngạc viết: Tôi không quan-sát được Tuần-dương-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10 cũng như hai chiến-hạm khác và hai ngư-thuyền ngụy-trang của Trung-cộng nên tôi không rõ các chiến-hạm này bám-sát các chiến-hạm Trung-cộng được bao nhiêu. Còn Trung tá Lê văn Thự nói không biết gì về hoạt-động của Đại-Tá Ngạc, của HQ-4 & HQ-5.


Sự thực có đúng như vậy không, dù trời có mù cũng thấy nhau, mà không thấy bằng mắt thì cũng phải thấy qua màn radar. Hay radar theo các "quan" này cũng không thấy luôn!


Mấy Ông này hành-quân không thấy nhau và cũng không biết hoạt-động của nhau nữa. Tuy vậy Ông Lê văn Thự này biết rất rõ một chuyện và nhận-xét rất đúng về chuyện đó như sau: "Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm Đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người trình bày những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng thì trận chiến sẽ có kết quả tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn."



HT San (phải) & HT Quỳnh (trái), ngày nay đã quá Thất Thập Cổ Lai Hy.


Gần 40 năm trôi qua, Chúng tôi vẫn còn đau lòng với câu nói rất nhẹ-nhàng và lịch-sự hôm 20-1-1974 tại Vùng 1 Duyên-Hải: "mời các Hạm-Trưởng về tàu".


Ông Thự đến sau, chỉ gặp vị Tư-Lệnh-Phó Vùng 1 Duyên-hải thôi (không gặp các Đô-Đốc & Đại-Tá Ngạc), cũng được hân-hạnh mời về đúng phép tắc như vậy.


Ông Thự viết thêm: Sau trận chiến tôi nghe nói BTL/HQ có thành lập Ủy Ban Điều Tra trận chiến Hoàng Sa (do HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê điều khiển thì phải) nhưng tôi chưa bao giờ được ai hỏi một câu hỏi nào!


Gần đây Ô. Phạm-Mạnh-Khuê cho công-bố một số hồ-sơ, trong đó có "Biên Bản Buổi Họp ngày 17-7-1974" về cuộc Hành-Quân Trần Hưng-Đạo 47 thì lực-lượng HQVN/Hoàng-Sa do Bộ Tư-Lệnh HQ/Hành-Quân Biển Sài Gòn điều-động ...


Cả 3 chúng tôi San, Quỳnh & Thự không bao giờ được gặp Ủy Ban Điều Tra và cũng không bao giờ được vào phòng họp với Bộ Tham-Mưu lần nào:



Mời độc-giả xem các hình-ảnh minh-chứng trên đây!


Chúng tôi quả thật quá kém quân-vụ, nhưng phần nào cũng có chút giá-trị đóng góp cho Hải-Quân Việt-Nam. Mấy ai trong quý-vị thượng-cấp từng kiên-trì chịu đựng sóng gió như chúng tôi, trải qua những cuộc huấn-luyện hành-quân cùng bao nhiêu thử-thách ngoài khơi, ít nhất cũng mười mấy năm hạm-đội, 5, 6 lần chỉ-huy trên biển mới được ngồi vào ghế Hạm-Trưởng Tuần-Dương-Hạm hay Khu-Trục-Hạm.


Hạm-Trưởng nào mà lại có cơ-hội đến phòng thâu-hình quân-đội, được "nhường lời" hay hân-hạnh được trình-bày một chút gì về Hải-Chiến trước công-chúng như lời Đại-Tá Ngạc đã viết: "Tôi còn được đến phòng thâu-hình của quân-đội cùng các vị hạm-trưởng và một vài hạ-sĩ-quan trưởng pháo-khẩu để trình bầy các chiến-tích. Tuy nhiên tôi không đề-cập nhiều chi-tiết và nhường lời lại nhiều hơn cho các hạm-trưởng vì tôi nghĩ rằng các vị này đáng được đề-cao vì đã đích-thân huy-động tinh-thần nhân-viên và can-dảm trực-tiếp chiến-đấu."


Cả 3 chúng tôi San, Quỳnh & Thự đã và sẽ mãi mãi không đồng ý với Đại-Tá Ngạc khi Ông viết trong bài: Các quí-vị đã nghiên cứu về trận đánh Ấp-Bắc, thì trận hải-chiến Hoàng-Sa cũng gần tương-tự. (chữ "Quí-vị"ở câu này là Ông Ngạc nói với các Khóa-sinh Sĩ-Quan Cao-Cấp của trường Chỉ-huy Tham-mưu đặc-biệt tại Long-Bình).


Tương tự là thế nào? Ông vinh-dự (một mình Ông) cho trận Ấp Bắc sao? Ngày nay, có ai tổ-chức kỷ-niệm Trận Ấp Bắc cho Quý Vị được vui lòng chưa vậy?!


Trong những tài-liệu viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa, có người cho rằng tai hại nhất là bài của ông Lê Văn Thự, cũng đã có nhiều phát biểu phản hồi. Tuy vậy, chúng ta thông-cảm là Ông Thự chỉ thấy vậy và viết như vậy thôi. Có mấy ai đặt câu hỏi bởi đâu, tại sao Ông Thự phải viết? Ông đã cho biết chỉ vì bài viết của Đại-Tá Ngạc "dàn dựng ra"đó sao? Có lửa mới có khói. Muốn chữa nạn cháy, trước hết phải tìm ngọn lửa ở đâu, trừ trường-hợp người ta dửng-dưng...


Đại-Tá Ngạc viết: Trong thời-gian tại căn-cứ, Tư-lệnh-phó HQ ít nhất đã hai lần tập-hợp nhân-viên tất cả các chiến-hạm có mặt tại chỗ để chỉ-thị không được có hành-động kiêu-ngạo về chiến-tích của Hải-quân VNCH. Ðể làm gương cho tất cả nhân-viên thuộc quyền, tôi đã giữ một thái-độ rất khiêm-nhượng và im-lặng.


Trong hai lần tập-họp đó (phải 500 người tham-dự ?) còn ai nhớ lúc nào, ở chỗ nào, ai nói gì nghe gì? Xin vui lòng kể ra vì chúng tôi là Hạm-Trưởng mà không biết...


Nếu thực-sự được kiêu-ngạo phút giây trong đời, 500 người chúng tôi cũng... sung sướng sau khi đã đổ máu xương!


Có đứa nào trong chúng tôi ngẩng mặt lên được như Vị Chỉ-Huy của chúng tôi lúc đó không?


Càng suy-nghĩ, ai cũng thấy lời Trung-Tá Thự nói quá đúng: "Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng (của Đại-Tá Ngạc) dàn dựng ra".


Liên-hệ đến vị Tư-Lệnh-Phó HQ lúc đó, chúng tôi đã ghi vào cuốn "Lươc-Sử HQVN"ở phần cước-chú 392 (http://haisu.tripod.com/toanthe.htm#_ftn392) như sau: [392] Nhiệm-kỳ Tư-Lệnh Hải-Quân của Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh rât ngắn, chỉ trong khoảng 4, 5 tháng. Các Hạm-Trưởng nhớ đến Ông nhiều nhất qua lời nói: "Mấy người đi tàu, cực khổ ngoài biển rất xứng đáng được tưởng-thưởng, chứ mấy người ở Bộ Tư-Lệnh có làm gì đâu mà cũng dính máu ăn phần..." Câu này nói về tệ-nạn tham-nhũng của các cấp lãnh-đạo HQVN, đăng trong "Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hòa, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993 thực-hiện bởi Ban Hải-Sử HQVN tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.


Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam (chúng ta có đánh hay không ?) là những người thức thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công khai tuyên bố : "phải đánh". Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, thì cái đó không phải là chuyện công khai... HT. Lê Văn Thự, 8 March 2004


Người Việt-Nam không mấy ai sợ khi chống Tàu xâm-lược suốt dòng lịch-sử.


Vậy có ai giúp chúng tôi chửi lại mấy thằng Tàu Cộng không vậy? Tụi nó dám phê bình "Sếp" chúng tôi & Soái-hạm của Ông nặng đến thế này:


战时双方均本着擒贼先擒王的想法,攻击对方的指挥舰,但均判断失误:我方两个编队中,冲在最前面的一艘是指挥舰,而敌方攻击的是我方两个编队的后两艘舰艇,判断失误(如果敌人当时看看国内的报纸就不会失误了)。我方判断敌人怕死,所以指挥官应该躲在后面,所以也攻击后面的两艘舰,同样判断失误!战后查明,敌人的指挥舰是第二编队中的首舰!


Dịch qua Thiều-Chửu: Khai chiến thời song phương quân bản trước cầm tặc tiên cầmvương đích tưởng phápcông kích đối phương đích chỉ huy hạmđãn quân phán đoạn thất ngộ ngã phương lưỡng cá biên đội trungtrùng tại tối tiền diện đích nhất sưu thị chỉ huy hạmnhi địch phương công kích đích thị ngã phương lưỡng cá biên đội đích hậu lưỡng sưu hạm đĩnhphán đoạn thất ngộ như quả địch nhân đương thời khán khán quốc nội đích báo chỉ tựu bất hội thất ngộ liễu Ngã phương phán đoạn địch nhân phạ tửsở dĩ chỉ huy quan ưng cai đóa tại hậu diệnsở dĩ dã công kích hậu diện đích lưỡng sưu hạmđồng dạng phán đoạn thất ngộchiến hậu tra minhđịch nhân đích chỉ huy hạm thị đệ nhị biên đội trúng đích thủ hạm.


When both sides in a war we must remember that the idea of attacking each other's command ship, but were misjudgments: our two formations, run ahead of the ship is the command ship, the enemy attack that our two formations, the latter two ships, to determine errors (if the enemy was at newspapers would not mistakes.) We determine the enemy afraid of death, so the commanders should hide behind, so it attacks the back of the two ships, the same misjudgment! , the enemy fleet command ship is the second ship in the first!


Dịch nôm na: Khi cả hai đội quân giao-tranh, chúng ta phải nhớ cái ý tưởng tấn công tàu chỉ huy của nhau. Nhưng (lần này) chúng ta suy-đoán sai (misjudgments): (Vì) trong khi ở cả hai đội-hình của chúng ta thì tàu chạy về phía trước là tàu chỉ huy nên ta đã đoán vị-trí cả hai (tàu chỉ huy) biên-đội địch bị nhầm (nếu tin-tức về đối phương ở các tờ báo quốc-nội tả không sai). Chúng ta xác-nhận là đối phương sợ chết, vì vậy các Sĩ Quan chỉ huy đã lẩn trốn ở hậu-diện. Do đó, trong khi tấn công, chúng nằm phía sau cả hai đội tàu. Hai lần chúng ta xét đoán, cả 2 đều là sai! Theo sự xác-nhận sau chiến tranh cho thấy các chỉ-huy-hạm là các con tàu thứ hai (thay vì thứ nhất) trong cả (2) biên-đội!


http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c080d650100csy4.html


http://zhidao.baidu.com/question/131139957.html


http://bbs.tiexue.net/post2_4405317_1.html


http://canglang.blog.hexun.com/2315262_d.html


Ông SQ Tổng-Chỉ-Huy HQVN đó cùng Chi-Huy-Hạm HQ-5 của Ông không những đã nấp phía hậu-đội rồi (Khi đó HQ05 cách tàu TC chiếc gần nhất phải từ 3 đến 5 hải lý- lời nhân-chứng Hồ-Hải- HQ-5) mà Ông vẫn chưa yên chí, Ông không kéo hiệu-kỳ cho chắc ăn.


HQ Thiếu-Uý Phan-Công-Minh trên Soái-Hạm HQ-5 xác-nhận: "Tôi cũng xin nói rỏ HQ05 là soái hạm, lúc gần vào trận chiến chúng tôi có ý kiến, nếu HQ05 treo kỳ hạm thì chẳng khác nào chỉ điểm cho địch biết đây là bộ Chỉ huy để tập trung tấn công, Đại tá Ngạc cũng đã biết rỏ điều nầy, Ông đã cho hạ kỳ và trao cho HQ-4".


Có chuyện một anh giám-lộ HQ-4 kể lại lúc trà-dư tửu-hậu khá vui như sau:


"Thường khi chạy ngang qua kỳ-đài Đô-Dốc tại Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân, các Chiến-hạm đều trong tư-thế chào kính nghiêm-trang, cho dù có cờ Tư-Lệnh vắng mặt hay không. Hạ-Sĩ Vương Văn Hà tả cảnh đó như sau: Chiến hạm từ từ chạy qua Bộ Tư Lệnh Hải Quân, với hàng dàn chào trong quân phục tiểu lễ trắng toát, uy nghi. Quốc kỳ, Chiến kỳ, Hiệu-kỳ của chiến-hạm phần-phật tung bay trong gió bến sông Bạch-Đằng mỗi khi chúng tôi ra vào quân cảng Sài-Gòn.


Hồi-tưởng chiều hôm 18-1-1974 tại biển Hoàng-Sa khi HQ-5 vừa tới. Hạm-Trưởng của tàu tôi (HQ Trung-Tá Vũ-Hữu-San) muốn cả hải-đội 3 chiếc hải-hành hàng dọc trong khu-vực để vị Chỉ-Huy-Trưởng mới đến có thể quan-sát và nắm vững tình-hình tại chỗ, rồi bàn-giao trách-nhiệm:


... Ngay khi chuẩn bị vào đội hình thì chúng tôi không thấy hiệu-kỳ Hải-Đội-Trưởng trên cột cờ HQ-5, thật-sự không ai biết là họ kéo lên lúc nào, họ hạ xuống lúc nào. Khi đó, HQ-4 chỉ thấy có cái cờ Chuẩn-hạm (Guide Ship) mà thôi. HQ-16 thì đang vào vị-trí dẫn đầu.


HQ-4 chúng tôi không thể chào HQ-5 là tàu kém thâm-niên được, mà chúng tôi biết HQ-5 cũng sẽ không chào chúng tôi như thường-lệ. Họ cậy có Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Đội trên tàu. Hạm-Trưởng tôi cho máy tăng lên chạy thật nhanh vào đúng vị-trí chỉ-định cuối hàng, tức sau đuôi HQ-5 khoảng cách 1,000 yards, Ông làm một vòng khá rộng để tránh không gần với HQ-5 và không đi ngang Đài chỉ-huy của tàu chuẩn. Quyết-định này giúp HQ-4 giải-quyết một việc khó xử ai chào ai, chứ chúng tôi thực sự không có một ý nghĩ xa xôi đến việc bảo-mật gì hết."


Vì thông-lệ NATO, để dễ-dàng vận-chuyển chiến-thuật, chuẩn-hạm thường là có Sĩ-Quan Chi-Huy Chiến-Thuật (OTC) đi đầu hay đi cuối hàng (Column). Đại-Tá Ngạc muốn đi ở giữa hàng, làm sao mà mấy anh Tàu biết là Ông chỉ-huy.


____________


Xem bài liên quan:


1- "Hải Chiến Hoàng Sa"- Sự Bất Tài Và Hèn Nhát Của Cấp Chỉ Huy VNCH


Những bài về Trường Sa & Hoàng Sa đăng trong sachhiem.net --- >


19/1/2013


Kính gởi:


Chị Huỳnh Thị Sinh, phu nhân của Hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà.


Cùng thân nhân của các anh Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai, và các anh chiến sĩ khác đã hy sinh cùng HQ-10.


Nhân có lá thư của những đồng bào miền Bắc gởi cho chị nhân ngày tưởng niệm lần thứ 39 HQ-10 đền nợ nước, tôi muốn cho chị cùng mọi người biết một chút tin tức về HQ-10 mà tôi tận mắt nhìn thấy khi đang trên lộ trình đến Hong Kong. Câu chuyện như thế này:


Vào ngày 24 tháng 7 năm 1979 chúng tôi vượt biển từ một tỉnh miền Trung. Trực chỉ hướng đông đi về Subic Bay/ Manila của Phi Luật Tân. Nhưng sau khoảng 5 hay 6 ngày gì đó thì thuyền chúng tôi hết nước (việc bốc dầu và nước bị bại lộ, cả thuyền chỉ có hai can nước, nhưng vẫn liều lĩnh đi). Mọi người không dám đi tiếp vì sợ chết khát. Lúc đó mọi người quyết định đi về hướng bắc và tây bắc chút xíu để tìm đảo Hoàng Sa để kiếm nước. Nhưng cũng không biết là đi bao lâu sẽ tới (vì la bàn và hải đồ là đồ chợ trời, không được chính xác cho lắm), nhưng vẫn cứ đi. Thì khoảng gần hai ngày sau (lúc này có lẻ là cuối tháng bảy hoặc đầu tháng 8 gì đó) thì thuyền chúng tôi lọt vào một vùng san hô bạt ngàn.


Sợ vỡ thuyền cho nên chúng tôi đi rất chậm để tránh đụng san hô, thì vào lúc khoảng 5:30pm chiều, mặt trời đụng mặt nước ở ngay cuối chân trời, thì bỗng dưng chúng tôi nhìn thấy một xác tàu sắt khổng lồ, chéo phía trước mặt bên tay trái (hướng tây). Vì tôi là người ngồi ngay mủi thuyền để hướng dẫn tránh san hô, lúc đó tôi tưởng là gặp tàu của trung cộng. Nên tôi chăm chú quan sát để coi thử có chữ tàu hay cờ tàu trên đó không. Khi thuyền tôi tiến đến gần hơn thì tôi bỗng sững sờ chết lặng khi hàng chữ HQ-10 hiện ra trước mắt. Hàng chữ còn rất rõ, chưa bị rỉ sét, hay trầy tróc. Lúc này thuyền chúng tôi chỉ còn cách HQ-10 chừng 100 thước, và san hô rất cao gần đụng mặt nước, cho nên thuyền tôi không dám lại gần vì trời đang sụp tối. Mọi người chỉ biết cho thuyền chạy thật là chậm để có thể thu gom cái hình ảnh đó vào trong đầu trong khoảng nữa giờ đồng hồ đó. Những gì tôi nhìn thấy tận mắt là:


1. Tàu HQ-10 nằm chết trên một vùng san hô rộng lớn, giống như tàu bị mắt cạn vậy. Đầu quay về hướng Nam và Tây Nam (chúng tôi đang đi về hướng bắc đến Hồng Kông). Tàu chưa bị rỉ sét gì nhiều. Lúc tôi nhìn thấy thì hơn 70% nước sơn vẫn còn nguyên vẹn.


2. Tôi thấy không có dấu vết đạn (lớn) bên hông trái của tàu (chúng tôi chỉ nhìn thấy bên này thôi, không thể nhìn thấy hông bên kia).


3. Đài chỉ huy bị tan nát (chắc do đạn của trung cộng). Tàu bị đứt ở khoảng giữa làm hai khúc, giống như bị cưa đôi bằng thủy lôi bắn tập trung vào khoảng giữa; nếu hầm đạn của tàu nằm ở khoảng giữa và bị nổ cũng có thể cưa đôi thân tàu làm hai phần.)


4. Phần sau của tàu vẫn còn nguyên vẹn, nhưng rỉ sét nhiều hơn phần trước.


Đó là những gì chúng tôi nhìn thấy ở Hoàng Sa. Nhờ nhìn thấy xác Tàu HQ-10 mà chúng tôi mới biết HQ-10 đã không chìm vào lòng đại dương như nhiều người tưởng.


Và nhờ nhìn thấy hàng chữ HQ-10 mà chúng tôi mới biết mình đang ở trong khu vực Hoàng Sa, và anh hoa tiêu đã chấm lại tọa độ để đi tiếp.


Đi đến sáng thì chúng tôi ra khỏi Hoàng Sa mà không gặp lính Trung cộng trên đảo hay trên biển.


Kể từ đó (tháng 8 năm 1979) cho đến nay thì tôi không biết tàu HQ-10 có còn ở đó nữa hay không, hay là bị bọn tàu kéo về lấy sắt vụn rồi.


Một lần nữa, tôi chỉ muốn cho chị và mọi người biết là HQ-10 (và thân xác anh Hạm Trưởng cùng đồng đội của anh) nằm chết trên bãi san hô ở Hoàng Sa, chứ không có bị chìm vào lòng đại dương như nhiều người tưởng đâu.


Kính thư,


19/1/2013


hoangkybactien



ĐỌC THÊM


Hoàng Sa Nổi Sóng Phạm Văn Hồng

Hoàng Sa Nổi Sóng 2 Phạm Văn Hồng

Hoàng Sa Bí Ẩn Phạm Văn Hồng

Tường Thuật Trận Hải Chiến Hoàng Sa   Hà văn Ngạc, Hạm Trưởng HQ 5

Sự Thật Về Trận  Hải Chiến Hoàng Sa Lê Văn Thư, Hạm Trưởng HQ 16


__._,_.___


Posted by: Gia Cat 

Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974

$
0
0

Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974


21/06/2014 by The Observer



Tác giả: Ngô Minh Trí & Koh S.L. Collin | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung



Đã bốn mươi năm trôi qua, nhưng đến hôm nay những bài học từ trận hải chiến Hoàng Sa vẫn còn nguyên giá trị cho quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam


Vào ngày 16/01/1974, Lực lượng Hải quân của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) phát hiện nhóm lính thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có mặt trên nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group) ở phía tây quần đảo Hoàng Sa (lúc bấy giờ thuộc sở hữu của chính quyền Nam Việt Nam). Lúc này Nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía đông Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc, còn Nam Việt Nam nắm giữ Nhóm đảo Lưỡi Liềm.


Dù vào thời điểm đó Mỹ đã cắt giảm hỗ trợ quân sự dành cho chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973, dẫn đến việc Nam Việt Nam cũng cho rút dần các lực lượng đồn trú trên quần đảo, nhưng đây thực sự là một diễn biến bất ngờ do Trung Quốc chưa bao giờ tiến hành bất kỳ hành động đơn phương nào để phá vỡ nguyên trạng.


Hai ngày tiếp theo, lực lượng hải quân hai bên đã có các vụ va chạm ở cự ly gần, và sau đó đấu pháo nổ ra khi quân Nam Việt Nam cố gắng giành lại Đảo Quang Hòa (Duncan Island). Cuộc đụng độ tiếp tục leo thang, trong đó Trung Quốc nắm thế áp đảo với lực lượng tăng viện được cử đến khu vực giao tranh, bao gồm cả yểm trợ không quân triển khai từ đảo Hải Nam gần đó và các tàu tuần tra tên lửa lớp Hải Nam. Trước tình hình bất lợi là Mỹ đã cắt giảm hỗ trợ hải quân và Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ đang rút dần sự hiện diện trên Biển Đông theo hiệp định hòa bình năm 1973, Hải quân VNCH đã bị đánh bại thảm hại. Bắc Kinh sau đó đã nhanh chóng tận dụng chiến thắng này để cho đổ bộ lực lượng quy mô lớn và hoàn tất việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.


Hải chiến Hoàng Sa từ đó đã đi vào lịch sử với ý nghĩa là trận đụng độ hải quân đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cuộc tranh giành quyền kiểm soát các đảo trên Biển Đông. Trận giao tranh trên biển tái diễn giữa hai nước tại khu vực gần quần đảo Trường Sa vào năm 1988 là lần thứ hai và đến nay cũng là lần cuối cùng. Kể từ đó, căng thẳng đã lắng dịu. Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc trao đổi cấp đảng lãnh đạo và giữa quân đội hai nước (bao gồm cả sự kiện đoàn đại biểu Hạm đội Nam Hải của Hải quân PLA đến thăm một căn cứ hải quân của Việt Nam theo lời mời). Bắc Kinh và Hà Nội gần đây cũng đã bắt đầu thực hiện những cuộc tham vấn song phương về vấn đề hợp tác phát triển nguồn tài nguyên biển tại Biển Đông.


Tuy nhiên, từ trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chúng ta vẫn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích và có giá trị lâu dài cho Hà Nội cũng như công cuộc hiện đại hóa lực lượng hải quân mà Việt Nam đang thực hiện, đặc biệt là trước những diễn biến địa chính trị hiện nay.


Bài học lịch sử thứ nhất: Ngoại giao là giải pháp đầu tiên… nhưng không phải là duy nhất


Không có bất cứ hiệp định khu vực và quốc tế nào có thể tạo thành lá chắn tuyệt đối trước các hành động đơn phương, dù là sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp tại Đông Nam Á là một bước ngoặt lớn nhưng lại không hoàn toàn hiệu quả. Trên thực tế, các hành vi đơn phương đe dọa sử dụng hay thực sự sử dụng vũ lực với mục đích lật đổ nguyên trạng hiện nay trên Biển Đông vẫn tiếp tục diễn ra như một xu thế áp đảo. Đoạn video hiện trường do đài CCTV Trung Quốc công bố vào tháng 1/2014 vừa qua đã quay lại một cuộc đụng độ giữa các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2007 ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Gần đây hơn, Biển Đông liên tục chứng kiến các vụ căng thẳng, bao gồm hành động quấy nhiễu tàu thăm dò địa chấn phía Việt Nam của Trung Quốc, vụ đối đầu Trung Quốc – Philippines tại Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham vào tháng 4/2012, và tiếp đó là hành vi khoa trương lực lượng của các tàu tuần tra và khu trục hải quân Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Philippines đang nắm quyền kiểm soát. Những tình tiết này chứa nhiều điểm tương đồng đến kỳ lạ với kịch bản đụng độ hải quân trước kia từng dẫn đến trận hải chiến dữ dội năm 1974


Trong khi các bên tranh chấp ở Biển Đông đã ngồi lại tham dự vào những cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), Bắc Kinh từ tuyên bố đơn phương trước đó về áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (air defense identification zone – ADIZ) trên biển Hoa Đông vào tháng 12/2013 đã lên tiếng khẳng định mình có đủ những quyền không thể tranh cãi cho việc thiết lập các vùng ADIZ lên những khu vực khác nếu muốn.


Một Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông một khi được thiết lập chắc chắn sẽ củng cố lợi thế cho Bắc Kinh tại các vùng biển tranh chấp ở đây, bởi nó hỗ trợ cho các lệnh cấm đánh bắt mà nước này đơn phương áp đặt hàng năm, tăng cường quyền thi hành luật biển mở rộng trước đó cho chính quyền đảo Hải Nam cũng như luật ngư nghiệp được thông qua mới đây, theo đó yêu cầu tàu bè đánh bắt cá của nước khác phải có sự cho phép của Bắc Kinh mới được hoạt động trên phần lớn Biển Đông. Những diễn biến trên nếu tiếp tục phát triển sẽ chỉ đẩy cao nguy cơ bùng nổ xung đột nóng trên Biển Đông, dù là vô tình hay có suy tính trước.


Bài học lịch sử số 2: Không phải lúc nào các cường quốc ngoài khu vực cũng ở kề bên, và không phải lúc nào họ cũng giúp đỡ


Hiện nay các cường quốc ngoài khu vực ngày càng có nhiều lợi ích ràng buộc tại Biển Đông. Ngoài chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe thời gian qua cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao của mình ở Đông Nam Á, một trong những mục đích của chính sách này là nâng cao lập trường lãnh hải của Tokyo trên biển Hoa Đông. Việt Nam chính là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược này. Nhân dịp Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 4 tổ chức tại Washington vào cuối tháng 10/2013, hai bên đã đi đến ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Cũng trong tháng này, có nguồn tin cho hay Tokyo đã rất nhiệt tình với việc cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam trong một phần của kế hoạch đẩy nhanh quá trình xây dựng tiềm lực an ninh hàng hải của quốc gia Đông Nam Á này. Đáng chú ý không kém, Hà Nội cũng đang có mối liên kết thân tình với New Delhi, trước đó họ đã chào đón nhiều chuyến viếng thăm cảng thường xuyên của Hải quân Ấn Độ trong một thập kỷ qua.


Tuy vậy, không có cường quốc ngoài khu vực nào thể hiện rõ thái độ đứng về một bên cụ thể trong các tranh chấp Biển Đông, mà chủ yếu chỉ hướng tập trung vào duy nhất tự do hàng hải. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả trong trường hợp các tuyến đường giao thương hàng hải huyết mạch bị bóng đen xung đột vũ trang trên Biển Đông đe dọa, và Washington hay Tokyo có nguyên nhân chính đáng để can dự vào đây, thì khả năng họ hay bất kỳ thế lực ngoài khu vực nào sẽ giang tay hỗ trợ cho các bên tranh chấp vẫn không thể đoán định. Ví dụ như nếu Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command) có thể phát hiện những ám hiệu về hoạt động quân sự bất thường phía Trung Quốc trên Biển Đông, siêu cường này có thể không phản ứng kịp thời. Trong quá trình triển khai một phần chiến lược tái cân bằng, Hạm đội Hải quân Số 7 của Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động tuần tra biển trong khu vực này: theo công bố, tàu chiến đấu ven biển mới mang tên U.S.S Freedom đang thực hiện những nhiệm vụ vượt mức công tác huấn luyện thông thường trong khu vực, trong khi có thông tin cho biết tuần tra biển trên không cũng đã được Hải quân Hoa Kỳ đẩy mạnh kể từ tháng 7/2012.


Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra giao tranh năm 1974, Sài Gòn từng tìm kiếm hỗ trợ từ Hạm đội Số 7 của Mỹ, nhưng lực lượng này đã tuân theo mệnh lệnh không can dự vào tranh chấp, và kết quả là Hải quân Nam Việt Nam hoàn toàn đơn độc khi chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày nay Washington cũng có lý do để áp dụng quan điểm tương tự, ngay cả nếu một cuộc giao tranh hải quân khác thực sự tái bùng nổ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là khi ở các tình huống đối đầu cục bộ, tranh chấp không hẳn sẽ gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải của các bên khác.


Hơn nữa, Hạm đội Nam Hải của Hải quân PLA hiện tại và trong tương lai không còn là một lực lượng yếu kém, chỉ bám sát ven biển và vận hành những trang thiết bị tấn công và tuần tra cỡ nhỏ thời Liên Xô cũ như trước nữa. Sau một thời gian tích lũy đầu tư nâng cấp về năng lực triển khai lực lượng, bao gồm cả khả năng tiến công đổ bộ, Hải quân PLA ngày nay đã sở hữu nền tảng vững chắc hơn so với thời kỳ năm 1974, đồng thời đủ sức triển khai lực lượng trên quy mô lớn trong một khoảng thời gian dài liên tục, ở những khu vực xa bờ hơn để phục vụ cho mục tiêu khẳng định chủ quyền, và sức mạnh chiến đấu tổng quát của lực lượng này cũng hứa hẹn sẽ hùng mạnh hơn rất nhiều một khi được “cởi trói” ra Biển Đông.


Bài học lịch sử số 3: Cần phải sở hữu ít nhất một lực lượng kiểm soát biển nhất định


Chắc chắn Việt Nam sẽ không thể đuổi kịp năng lực hải quân của PLA trên Biển Đông về quy mô và số lượng. Như các phát biểu chính sách Hà Nội, một cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc không chỉ là một ý định bất khả thi từ trứng nước, mà còn được đánh giá là chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn đối với công cuộc Đổi mới mà Việt Nam đang tiến hành. Quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam thời hậu Chiến Tranh Lạnh đã được xác định là nhằm lấp đầy những thiếu sót năng lực sau hàng thập kỷ bị bỏ bê.


Trong những năm gần đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể khi sở hữu dàn máy móc mới thay thế cho những phương tiện lạc hậu từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, những trang thiết bị mới, chủ yếu là do Nga cung cấp như tàu khu trục nhẹ Gepard-3.9, tàu ngầm lớp Kilo, máy bay đa chức năng Su-30MK2V Flanker được trang bị để tấn công trên biển và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Yakhont/Bastion, các tàu hộ thống lớp SIGMA của Hà Lan cũng như những tàu tấn công và tuần duyên sản xuất trong nước,… tất cả để cho thấy một quá trình hiện đại hóa lực lượng chủ yếu nhằm vào mục tiêu ngăn chặn mọi thế lực thù địch tiếp cận với vùng tranh chấp. Dù vậy, những thiết bị này không chứng tỏ năng lực đảm bảo khả năng tiếp cận của chính Việt Nam.


Tuy nhiên, trận Hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974 đã nhấn mạnh cho Việt Nam ngày nay một bài học: ngăn chặn kẻ thù chỉ bằng cách phong tỏa các thực thể đảo đá trên Biển Đông là chưa đủ, mà quan trọng hơn còn phải đảm bảo khả năng tiếp cận của chính mình tới những đơn vị đồn trú có vị trí dễ bị tấn công và nhạy cảm trên Biển Đông. Chỉ có cuộc chuyển đổi từ năng lực ngăn chặn sang kiểm soát trên biển mới hy vọng có thể đạt được điều này. Trong bối cảnh khu vực dọc biên giới trên bộ với các nước láng giềng vẫn được duy trì trong hòa bình, Việt Nam nên tận dụng cơ hội để tập trung vào năng lực chiến đấu trên biển bằng không lực.


Với một Việt Nam luôn đi theo hướng duy trì nguyên trạng (cũng giống như chính sách mà chính quyền Sài Gòn năm 1974 theo đuổi) và trong bối cảnh hải chiến trên Biển Đông có nguy cơ tái diễn, lực lượng quần đảo Việt Nam càng có thêm lý do để giành lại các thực thể trên biển đã bị chiếm cứ, hoặc ít nhất là củng cố những căn cứ mà họ đang đồn trú trước mối đe dọa bị tấn công vũ trang. Theo kịch bản này, tình thế khó khăn của quốc phòng Việt Nam có lẽ cũng không khác so với của Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trong chiến lược quốc phòng mới công bố gần đây, Tokyo đã vạch rõ tính cấp thiết của chính sách phòng ngự cơ động hợp nhất và mạnh bạo, để chủ động dự trù cho tương lai Lực lượng Tự vệ nước này cần tái chiếm các đảo thuộc biển Hoa Đông trong thời gian xảy ra chiến sự căng thẳng. Tất nhiên Việt Nam không thể hy vọng tập trung được trang thiết bị ngang với sức mạnh của Nhật Bản do còn nhiều hạn chế về kinh tế. Để xây dựng được quân lực kiểm soát biển tốt, ít nhất là ở mức hữu hạn, Hà Nội nên tập trung vào việc cải thiện khả năng báo hiệu sớm (early warning) và hải vận đổ bộ (amphibious sealift) trên phạm vi rộng.


Nhiệm vụ cảnh báo sớm của Việt Nam hiện tại đang được trao cho một mạng lưới giám sát điện tử cố định lắp đặt dọc bờ biển Việt Nam và trên những thực thể ở Biển Đông thuộc sở hữu của nước này, và chỉ những năm gần đây máy bay tuần dương mới được tăng cường bổ sung cho lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam. Những máy bay này có nhiệm vụ chủ yếu là do thám trên bề mặt biển, nhưng lại chịu hạn chế về thời gian hoạt động cũng như thiếu khả năng chiến đấu chống tàu ngầm phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh thách thức trong lòng biển của PLA càng tăng cao. Một lực lượng không quân tuần dương với khả năng hoạt động kéo dài và được lắp đặt cảm biến tầm xa chính là phương tiện thích hợp cho thời điểm hiện tại, và có lẽ sẽ bám trụ tốt hơn những thiết bị lắp đặt cố định.


Thủy quân lục chiến của Việt Nam – lực lượng chuyên trách tiến công đổ bộ, sau nhiều lần cải tổ trong những thập niên qua đã trở nên gọn nhẹ nhưng cũng tinh nhuệ hơn, sở hữu trang thiết bị tiên tiến hơn. Mặc dù vậy, lực lượng này vẫn còn yếu về mặt chuyển quân, trong khi các tàu đổ bộ thời Liên Xô và tàu cổ của Mỹ đã quá cũ và gần như không thể hoạt động. Các công ty đóng tàu hải quân non kém của Hà Nội đến nay đã cho xuất xưởng một vài phương tiện vận chuyển tấn công mới, có vẻ như để lấp đầy lỗ hổng này. Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến của Việt Nam cần phải bổ sung thêm một số lượng tàu lớn hơn thế nếu muốn triển khai các lực lượng vững mạnh hơn, hoạt động với tốc độ cao hơn để có thể củng cố những căn cứ đóng quân trên Biển Đông hoặc tái chiếm chúng từ đối thủ.


Những suy nghĩ cuối cùng


Hải chiến Hoàng Sa đã qua đi bốn mươi năm. Tuy vậy, dù Biển Đông đến nay tương đối tĩnh lặng, đây vẫn là bài học nhắc nhở Hà Nội tiếp tục thận trọng qua việc duy trì nhịp độ đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân. Trong khi ngoại giao vẫn đang là phương sách được ưa chuộng và các cường quốc ngoài khu vực ngày càng phụ thuộc mạnh mẽ vào khu vực, sức mạnh quân sự tương xứng theo chính sách phòng vệ tự lực vẫn còn rất cần thiết, nhất là khi khu vực tiếp tục còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Để duy trì nguyên trạng trên Biển Đông, so với quân lực VNCH, lực lượng Không quân và Hải quân của Việt Nam hiện tại và trong tương lai đang và sẽ phải đối mặt với một thách thức còn lớn hơn gấp nhiều lần.


Nguồn: The Diplomat

__._,_.___


Posted by: Gia Cat 

Hoàng Sa và tinh thần yêu nước của người Việt

$
0
0

                                    Hoàng Sa và tinh thần yêu nước của người Việt

Chúng ta mất nước, rồi chúng ta sống lưu vong trên đất nước Hoa Kỳ. Chúng ta cảm ơn nhân dân Hoa Kỳ cưu mang chúng ta. Nhưng mỗi khi nhớ về tổ quốc Việt Nam, chúng ta ít nhiều cũng oán giận quốc hội và chính phủ Hoa kỳ cả hai đảng cầm quyền Cộng hoà lẫn Dân chủ; ở thời điểm 1965-1975.  Thời điểm này, chúng ta đơn độc chiến đấu một chống mười, trực diện là chống lại bọn Cộng sản Bắc Việt tay sai muốn chiếm Việt Nam và nhuộm đỏ các nước Đông Nam Á cho quan thầy Nga và Tàu.  Nước Tàu dưới thời phong kiến cho đến nước Tàu cộng sản ngày nay, họ luôn luôn tìm cách thôn tính nước Việt và tiêu diệt dân tộc Việt. Việt Nam chúng ta có câu ca dao ngàn đời thương nhớ,

” Chiều chiều ra đứng cửa sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.  

Nhiều người cho rằng đây là lời của một thiếu nữ về làm dâu nhà chồng, khi nàng dâu nhớ về cha mẹ đẻ. Hoàn toàn không đúng. Đây là lời của của cà dân tộc Bách Việt bị bọn Tàu Hán xua quân xâm chiếm đất từ Trung châu nước Tàu xuống tận Phúc kiến, Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông cho đến Đại Việt, rồi Việt Nam. Mở đầu mộng xâm lăng Việt Nam là Tàu cộng đã đào tạo đám tay sai là bọn cộng sản Việt, đầu sỏ là tên giặc Hồ Chí Minh chiếm miền Bắc; đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19/01/1974, mà Hải Quân Việt của Việt Nam Cộng Hoà đã anh dũng và quyết liệt đánh lại chúng, mặc dù quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ lúc đó trói tay trói chân chúng ta không cho chúng ta đánh Tàu cộng.  


Hôm nay nếu dân tộc Việt chúng ta không đánh lại bọn Tàu cộng thì dân tộc hết đường chạy rồi. Với cách cai trị thâm độc bằng cách đầu độc, giết dân bằng mọi cách, nào là đồng hoá thì liệu dân Việt chúng ta có còn hay không để tìm cách phục quốc không?


May mắn cho chúng ta, một số người Việt quốc gia, trốn thoát sang các nước khác, sống đông nhất là tại Hoa Kỳ đang. Chúng ta đã và đang mưu tìm tất cả phương tiện, thế lực, điều kiện thuận lợi để cứu nguy tổ quốc và dân tộc.  Tất nhiên chúng ta phải dựa vào Hoa kỳ, nhưng dựa vào Hoa kỳ do đảng Dân chủ nắm quyền thì cũng như không, vì họ có khuynh hướng theo cái gọi là chủ nghĩa xã hội.  Còn Cộng hoà nắm quyền như cựu Tổng thống George W.Bush cũng không khá gì. Bốn lăm năm qua Hoa kỳ cương vị lãnh đạo thế giới, Hoa kỳ đã nuôi Tàu cộng cho mập để đánh lại Hoa Kỳ với hy vọng chúng đưa đám da vàng Tàu ỉa đái làm dơ nước Mỹ như những quốc gia mà Tàu cộng đang chiếm đóng..  


May mắn thay cho nhân dân Hoa Kỳ có được ông Donald Trump hiên ngang làm tổng thống dám đương đầu với Tàu cộng hiện nay. Đây cũng là may mắn cho người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta dựa vào để có cơ may cứu nguy nước Việt. Ngay lúc này, chúng ta tạm thời quên đi tính bè phái bầy đàng, đảng phái xôi thịt. Chúng ta hãy đứng trên tinh thần: tổ quốc, danh dự, trách nhiệm của người lính VNCH. Vì sao?  Bỡi vì khi cha mẹ chúng ta sinh ra ta trên đất nước Việt, mở mắt chào đời chỉ thấy cha mẹ ta là biểu tượng của dân tộc, nhà cửa làng xóm nơi ta sinh ra là tổ quốc; chưa có cái đảng quái nào nuôi ta ở thời điểm đó. Vậy thì có phải là dân tộc, tổ quốc của ta trên hết hay không?  Tại sao bây giờ chúng ta lại theo đảng này chống đảng kia phá hoại tổ quốc, giết hại dân tộc?  

Khỏi cần đề cập đến cái đảng cộng sản, vì cộng sản là bọn quỷ đẻ, chớ không người sinh vì bọn nó độc ác hơn quỷ dữ. Chúng nó có cần biết gì đến tổ quốc, dân tộc đâu. Bằng chứng tháng 11 năm 2018, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Jame Matis đến VN gặp Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Quốc phòng Việt công,” Nè, ông đứng dậy đi đánh lại Tàu cộng cứu nước ông, có Hoa kỳ đứng giúp ông. Đừng sợ!” Vậy mà tên Ngô Xuân Lịch tiu ngỉu không dám làm gì hết. Trong khi Tàu chiến Hoa Kỳ vờn qua vờn lại biển đông, là cái sân trước nhà của Việt Nam. Trước đó, và ngày 7 tháng 01 năm 2019, khu trục Hạm HK tới sát đảo Hoàng sa, nơi Hai quân VNCH từng đánh lại Hải quân Tàu cộng. Quân Tàu cộng trên đảo im re, không dám nhúc nhích.


Thế thì còn cơ hội nào tốt hơn, hay hơn nữa mà cựu Quân Nhân VNCH chúng ta, người Việt quốc gia yêu nước không hỗ trợ chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ tìm cách xé Tàu cộng ra, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản?

Những ai còn lòng yêu nước và dân tộc Việt, hãy tạm thời quên đi tính phe đảng bầy đàn, ủng hộ chính sách cứng rắn của Tổng thống Donald Trump chống lại Tàu cộng. Đây là cơ hội cuối cùng của chúng ta giúp giành lại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, biển đông- cái sân trước nhà, để cứu nguy nước Việt.

Lê Đình Thọ

Inline image




__._,_.___


Posted by: hiep long 

Vụ án Trần Quang Trân ở trại tù Tiên Lãnh

$
0
0

Vụ án Trần Quang Trân ở trại tù Tiên Lãnh

(Trích đoạn hồi ký của Bác Sĩ Phùng Văn Hạnh)

Vụ án Trần Quang Trân là một biến cố đặc biệt của trại Tiên Lãnh, nói lên tinh thần bất khuất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa

Tôi muốn nói lên những đau khổ chất ngất của anh em tù chính trị và quân đội trong ngục tù Tiên Lãnh. Làm y tế trại, tôi được gọi lên phòng kiên giam để xác nhận cái chết của Nguyễn Công Vĩnh. Trước kia anh to con, nhưng bây giờ xác anh teo tóp, co rúm, da bọc xương, gò má lồi cao, hai mắt mở trừng trừng. Anh ta chết vì đói. Bọn cai tù có lệnh không cho anh ăn uống. Bọn trật tự kể lại là những ngày cuối, trong mê sảng, anh bốc những con dòi bò trong đường cống lên ăn, chắc anh tưởng là hạt cơm. Ðường cống là một cái rãnh dọc theo bờ tường phòng kiên giam, dùng cho tù phạm tiêu, tiểu tiện vào đấy. Chắc có nhiều hồi ký trại giam Cộng Sản đã tả cái dã man, tinh vi của cái cùm sắt dài xuyên từ bờ tường này đến bờ tường kia. Cảnh cô độc, đói khát, mơ tưởng những món ăn thời tự do, những tiểu xảo để giết thì giờ thiên thu và để kéo dài chịu đựng, nói lên cái tàn bạo chưa từng có của kiên giam. Chuồng cọp Côn Ðảo là thiên đường sánh với kiên giam.

Vụ án Trần Quang Trân là một biến cố đặc biệt của trại Tiên Lãnh, nói lên tinh thần bất khuất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ðây là một tổ chức có mục đích, hệ thống. Một hoạt động dũng cảm, nhiệt tình, có tính cách quy mô rộng lớn, bao gồm trên 100 sĩ quan và tù chính trị. Bởi thế, khi vỡ lở, công an điều tra mất vài tháng trước khi đưa nội vụ ra tòa với hai lần xử: phúc thẩm và chung thẩm. 


Bản án chung thẩm là: Tuyên truyền chống phá cách mạng, tổ chức cướp súng, cướp trại, âm mưu lật đổ chính quyền.

Sau đây là tên họ những người lãnh án phạt và thời gian ở tù thật sự:

-  Thiếu Úy Trần Quang Trân, án tử hình. Xử tử ngày 19.06.1982.

-  Thiếu Úy Trần Lân, án chung thân, ở tù 20 năm.

-  Trung Úy Ngô Văn Thạnh, án 20 năm, ở tù 19 năm.

-  Ðại Úy Nguyễn Văn Hưng, án 18 năm, ở tù 19 năm.

-  Ðại Úy Ðỗ Ngọc Nuôi, án 12 năm, ở tù 16 năm.

-  Xã trưởng Võ Kinh, án 13 năm, ở tù 15 năm.

-  Trung Úy Ðỗ Văn Sĩ, án 13 năm, ở tù 16 năm.

-  Ðại Úy Ðinh Văn An, án 10 năm (chết trong tù Hàm Tân năm 1990).

-  Trung sĩ Lê Cao Phúc, án 10 năm, ở tù 14 năm.

-  Bác sĩ Tôn Thất Sang, án 10 năm, ở tù 15 năm.

-  Lê Phò, án 10 năm, ở tù 10 năm.

-  Ðại Úy Nguyễn Minh, án 5 năm, ở tù 12 năm.

-  Thiếu Úy Huỳnh Tiến, án 3 năm, ở tù 11 năm.

Ngoài ra có một số bị kiên giam, song không bị án.

Trong số những người kiên cường này, phải kể Nguyễn Văn Ngật, Nguyễn Văn Ðiểu, Lê Quang, Lê Xuân Mai, Phạm Lộc, Trần Thao, Châu Văn Mầu, Nguyễn Ngọc Trai, Trương Quang Ðông… Tóm lại có chừng 75 người xử theo biện pháp hành chánh, nghĩa là tập trung cải tạo vô thời hạn, không biết ngày nào về, trung bình ở tù 10 năm. Trừ hai người ra đi vĩnh viễn là anh Trân và An, số còn lại lãnh 9 thế kỷ tù tội. Chín thế kỷ đau thương triền miên ray rứt. Ðiểm đặc biệt của vụ án là lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Những người có án nặng là thiếu úy và trung úy.

Người được anh em mến phục nhất là anh Trần Quang Trân và Ðinh Văn An.

Trân, người thon nhỏ, mặt trắng thư sinh. Tính tình bặt thiệp, ưa đùa cợt, làm thơ hay. Rất tiếc là thơ anh không ai ghi chép lại, vì thơ làm trong kiên giam không giấy bút. Song anh hơn Nguyễn Chí Thiện ở chỗ là anh đọc thơ cho bọn Cộng Sản giam giữ anh nghe. Làm thơ xong, anh đọc sang sảng, rất to, cốt cho trại viên nghe, song cán bộ vội xua đuổi trại viên đi, không cho nghe những lời ca yêu nước, hạch tội bọn Cộng Sản vong bản, nô dịch chủ thuyết ngoại lai, gieo rắc khổ đau cho nhân dân Việt Nam.

Trong đêm giao thừa đầu năm 1982, trong kiên giam lạnh lẽo, chờ ngày xử chung thẩm, anh ngâm nga:

Đón giao thừa giữa bốn bức tường vôi

Xuân lạnh lùng quá mẹ Việt Nam ơi!

Bao giờ dẹp tan loài quỷ đỏ

Mẹ con mình no ấm, rộn niềm vui.

(chưa chắc đã đúng trong nguyên tác, chỉ vì nghe từ đàng xa, và lại thời gian xoi mòn trí nhớ).

Anh Trân thông minh hiếu học. Nếu đến được bến bờ tự do, anh sẽ là một chuyên viên điện tử có hạng. Trong tù, anh không ngừng trau dồi kiến thức, học thêm ngoại ngữ. Ở Kỳ Sơn, anh được điều động lên cơ quan của tổng trại 2 để sửa chữa máy truyền tin và lắp ráp điện đài. Anh đã sửa chữa một máy dò tìm vàng nhãn hiệu Trung Cộng, mà nhiều kỹ sư đào tạo ở miền Bắc bó tay. Anh là một chuyên viên điện tử tu nghiệp ở Nhật do tài trợ của hãng Panasonic. Với phương tiện nghèo nàn, anh tái tạo các linh kiện điện tử trong công việc sửa chữa hàng ngày cho cơ quan, và lắp ráp những đài thu thanh nhỏ cầm tay, phân phát cho các trại.

Ðể che mắt bọn cán bộ, linh kiện được lắp vào các máy đo điện đã hư. Muốn máy phát động, chỉ cần lắp vào một dây dẫn điện ngắn, và có thể nghe nhiều đài phát thanh ngoại quốc như VOA, BBC v..v.. Nhờ thế, tin tức về cuộc tấn công của Trung Quốc vào miền Bắc, chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ đều được phổ biến bí mật cho trại viên để nuôi dưỡng ý chí quật cường.

Trại Kỳ Sơn, với quy chế tù binh, chế độ ăn uống, lao động không khắc nghiệt như trại Tiên Lãnh. Tôi nghĩ rằng quân đội miền Bắc XHCN cũng tự hào về thành tích của họ, song không biết họ có thấy xấu hổ khi đem đồng loại khác chính kiến ra hành hạ, đem bắn lén nhiều sĩ quan như vụ bắn Ðại Tá Võ Vàng, bề hội đồng Thiếu Úy Huỳnh Tiết, một sĩ quan trẻ miền Nam giỏi võ. Hận thù giai cấp đã làm họ tối mắt, không biết gì đến tinh thần thượng võ và tình thương đồng loại. Chiến thắng lẫy lừng, cuối cùng là để nhốt đồng loại vào trại tập trung hành hạ, còn Mỹ thì cao chạy xa bay rồi.

Cuối năm 1978, sĩ quan trại Kỳ Sơn chuyển qua Tiên Lãnh. Công an là chuyên viên cai quản tù trong XHCN. Những phương thức đàn áp như lao động cưỡng bách, hạn chế dinh dưỡng, nội quy sắt máu, trừng trị tàn bạo, tối đa là truyền thống quy củ trong quần đảo Goulag, nhà tù Trung Cộng, và một loạt nhà tù miền Bắc mà nghe tên ai cũng giật mình. Tất cả những phương thức ấy đều được áp dụng ở trại Tiên Lãnh. Vài tháng sau nhập trại, toàn thể sĩ quan trở nên rách rưới, ốm đói, phờ phạc, hãi hùng. Vài người quá tuyệt vọng đã tự tử chết.

Trung Tá Bình, Ðại Úy Quy trốn trại không thoát.

Ðã có lệnh từ trên là bắn chết một người để làm khiếp hãi trại viên. Trên đường áp giải hai người trốn trại, bọn công an đã bắn lén từ phía sau, giết Trung Tá Bình và tri hô lên là vì tù nhân chạy trốn. Tôi có khám tử thi, và thấy vết thương có lỗ vào phía sau lưng, đen thuốc súng, chứng tỏ nạn nhân bị bắn rất gần. Thật là một thời kỳ u ám. Nhiều sĩ quan cấp tá bị kiên giam rồi chuyển đi trại Ðồng Mộ.

Số người sợ hãi bị chiêu dụ làm ăng-ten tăng lên đáng kể. Soát phòng liên miên.

Trại đông người lại có nhiều trại lẻ ở xa, ban giám thị cần một hệ thống liên lạc hữu hiệu, nên anh Trân lại được kêu ra để thiết lập một tổng đài điện thoại, đài liên lạc vô tuyến với Ty Công an. Anh và Trần Lân được ở một căn nhà nhỏ riêng biệt dùng làm xưởng sửa chữa máy móc điện tử. Các cán bộ trong trại cũng nhờ sửa những máy thu thanh cá nhân. Vì là việc làm không công, họ thường bồi dưỡng anh thịt, trứng… Nhưng anh Trân không vì những ưu đãi ấy mà quên anh em. Anh lặp lại việc đã làm tại trại Kỳ Sơn là lắp một máy thu thanh để nghe lén các đài ngoại quốc. Anh đã thành công ở Kỳ Sơn vì không bị phát hiện, nhưng lần nầy không may.

Trong vụ án xử anh và bạn hữu, chỉ có độc nhất một tang chứng là cái máy đo điện trở, trong đó anh có lắp linh kiện điện tử để nghe đài phát thanh. Các người bị kêu án là những người có ký vào bản nhận tội khi công an tra tấn hoặc đe dọa. Có nhiều người giữ nhiệm vụ quan trọng, song một mực chối hết, nên chỉ bị trừng trị bằng biện pháp hành chánh. Có bằng cớ gì đâu, chẳng qua là nói miệng với nhau, chứ đâu có hội họp biên bản gì.. Song cuối cùng biện pháp hành chánh cũng giam giữ rất lâu, ít nhất là trên mười năm. Nhiều khi hơn nữa. Xử án chỉ là bày trò hình thức.

Phân tích vụ án ta thấy hai phần rõ rệt: Phần loan truyền tin tức ngoại quốc đem lại hưng phấn cho trại viên, ví dụ như cuộc nổi dậy của nhóm Fulro, cuộc bao vây kinh tế Việt Nam của Tổng Thống Mỹ Reagan. Vì oán hận lối đối xử dã man tàn bạo của bọn Cộng Sản, ai cũng vui mừng khi nghe những tin bất lợi cho chúng. Chẳng thấy viễn ảnh ngày về, những tin ấy mang lại chút hy vọng mong manh.

Ví dụ trường hợp Bác Sĩ Tôn Thất Sang làm y tế cho trại Na sơn. Sang vào tù vì tội vượt biên. Anh có nói một câu đơn giản mà bị án 10 năm. Nhân Lê Phò, từ trại Na Sơn về trại chính, anh nhắn với Trân là có tin tức gì hay nói cho “mệ” biết với (con cháu vua thường tự xưng là mệ).. Sang không có tham gia gì vào tổ chức.. Chỉ nghe câu ấy mà không báo cáo với cán bộ, Phò cũng lãnh án 10 năm. Thật là một chuyện không thể tưởng tượng nổi, mà các nhà luật học khi nghe phải sững sờ. Những thiệt hại mà anh Sang phải chịu trong tù đày, cùng những hậu quả dai dẳng trong cuộc sống định cư ở Mỹ, ai sẽ chịu trách nhiệm đây? Các nhà luật học phải có biện pháp đưa bọn Cộng Sản Việt Nam ra tòa án quốc tế để trả lời những tội ác đối với hàng triệu người vô tội.

Phần thứ hai của vụ án là tổ chức cướp súng, cướp trại, đánh quận Tiên Phước, liên lạc với cuộc nổi dậy Fulro lập chiến khu… là những tiết lộ của Ðại Úy Nguyễn Văn Hưng. Anh nói: “Hệ thống nầy suốt trong thời gian ở tù và sau này khi còn ở Việt Nam, tôi không hề tiết lộ cho ai. Nhưng nay (anh đã định cư tại Mỹ) theo yêu cầu của một số anh em, chúng tôi xin ghi lại chi tiết”.

Anh cho biết anh điều khiển tổ chức trong nhiệm vụ là tổng thư ký. Trân chỉ là trưởng ban liên lạc ngoại vụ. Trần Lân lo liên lạc với Fulro. Ðinh Văn An (chết trong tù) đại đội trưởng đội xung kích, lo chiếm kho súng của trại. Thiếu Tá Lê Quang là trung đoàn trưởng trung đoàn giải phóng Quảng Nam-Ðà Nẵng. Anh còn tiết lộ nhiều ủy viên khác. Nói chung, anh em đã có ý chí quật cường, có can đảm chấp nhận hiểm nguy. Tiếp xúc với Fulro là có thật; nhân đi lao động ở Trà Nóc, lúc còn ở trại Kỳ Sơn. Nghiên cứu về khả năng cướp súng là có thật. Ngoài ra những điều khác chỉ nằm trong mơ ước.

Phiên tòa dựng lên gọi là “tòa án nhân dân tối cao,” có cán bộ ở Hà Nội vào dự, chỉ là xử cái ước mơ đó, chứ không có một hành động phá hoại nào cụ thể. Trị từ trong tư tưởng. Cái dã man, phi lý và luật rừng là ở đó.

Phiên tòa đúng là một trò hề. Xử trong trại vì sợ dư luận dân chúng. Không có luật sư biện hộ. Chánh án, phụ thẩm… ăn bận lôi thôi. Bà phụ thẩm có tên là Chát, mặc áo cụt, ăn trầu, ngồi chồm hổm trên ghế, ăn nói thiếu văn hóa. Chỉ có lính công an là mặc đại lễ. Bị can cũng bị bịt mắt dẫn vào, vành móng ngựa là một hàng ghế dài. Trại viên được nghỉ lao động để dự phiên tòa, một biện pháp răn đe. Nói là cho bị can tự biện hộ, song ai nói ra lời nào thì bị chận lại ngay. Phiên tòa chỉ có chánh án, phụ thẩm nói. Phán quyết thì đem ra hỏi trại viên:

-  Tên A có phải là phản động không? (Trại viên đuợc các ăng-tên mớm lời)

-  Phải.

-  Có đáng tử hình không?

-  Rất đáng.

Ðúng là một tòa án nhân dân trong cải cách ruộng đất. Phần lớn trại viên trả lời lí nhí. Một số khác im lặng.

Phải nói anh Trân là một người trẻ tuổi nhưng rất chững chạc, đầy lòng vị tha và suy nghĩ. Anh thấy ý định của bọn Cộng sản là phải có một án tử hình trong vụ nầy, anh đứng ra lãnh cái chết cho anh em. Anh chịu nhận tội, và thay mặt anh em, tỏ ra cái khí phách của một sĩ quan có lý tưởng quốc gia.

Trước phiên tòa, anh không nói “thưa quan tòa” như ấn định. Anh gọi họ là “các ông” làm chánh án tức giận đập bàn nhắc lại. Song anh không đổi cách xưng hô. Khi chánh án hỏi anh:

-  Các anh đã được chính phủ khoan hồng cho vào đây để học tập cải tạo. Các anh không thành tâm hối lỗi, mà tổ chức chống đối. Ðộng cơ nào thúc đẩy các anh làm việc ấy?

-  Các ông không có quyền xử tôi, vì các ông không có tổ quốc, mà chỉ là tay sai đế quốc Cộng Sản. Các ông không xứng đáng để tôi đối đáp. Lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ xử các ông. Chế độ các ông là một chế độ phi nhân, tàn khốc.. Nhà tù mọc lên khắp nơi. Dân chúng đói khổ lầm than, còn các ông sống phè phỡn. Nhà tù của các ông là địa ngục sống trên trần gian.

Chánh án lại đập bàn bảo anh im, song anh cứ nói cho hết ý. Một công an phải chồm tới, bịt miệng anh lại. Thật là hài hước, chốn công đường mà không có tự do ngôn luận.

Khi tòa tuyên bố bản án tử hình và cho anh nói lời cuối cùng.

Tôi biết chắc là chế độ phi nhân, tàn ác chưa từng có trong lịch sử loài người của các ông gần đến ngày cáo chung. Chỉ tiếc là tôi không còn sống để phục vụ đất nước.

(Nội dung những lời đối đáp trên đây rất trung thực. Tuy nhiên đây không phải là những lời ghi chép tại chỗ, người nghe chỉ ghi lại theo trí nhớ).

Thái độ hiên ngang bình tĩnh, giọng nói chắc nịch không chút run rẩy của anh làm cho cả hội trường bàng hoàng. Bọn công an, tổ xứ án sạm mặt trước khí thế hùng dũng của anh.

Sau khi xử án, chúng cho anh một thời gian suy nghĩ lại và xin ân xá. Song anh không viết đơn xin ân xá, vì anh biết đó chỉ là một đòn tâm lý để làm giảm nhuệ khí của anh. Thế nào bọn chúng cũng đem anh ra bắn. Xin xỏ chỉ thêm nhục. Bởi thế, trong thời gian chờ đợi, anh làm thơ và đọc to lên, mạt sát chế độ tàn ác của Cộng Sản.

Sợ gương anh ảnh hưởng đến trại viên khác và làm mất mặt chế độ, chúng đem anh ra bắn trước thời gian dự định.

Ngày 19 Tháng Sáu, 1982, lúc 12 giờ, chúng bịt mắt anh đẩy anh lên xe đưa ra pháp trường.

Toàn thể trại viên bị lùa vào phòng, đóng cửa nhốt lại. Ra đến cổng trại, anh Trân la to:

-Xin vĩnh biệt anh em. Bọn Cộng sản đưa tôi đi bắn đây. “Ðả đảo Hồ Chí Minh!” “Ðả đảo Cộng sản!” “Dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng Sản!”

Anh còn muốn hô nhiều khẩu hiệu nữa, song bọn công an đè anh xuống, nhét chanh vào miệng. Sang bên cơ quan, anh ký tên vào bản án, chấp nhận tử hình. Chúng dọn ra trước mặt anh một mâm cơm thịnh soạn. Anh từ chối không ăn và dặn mang vào phòng giam cho bạn bè đang đói.

Ra pháp trường anh không chịu trói và bịt mắt. Anh té nghiêng xuống sau loạt súng đầu. Một tên công an đến bắn phát ân huệ vào thái dương.

Trong tù tôi có lần nói chuyện với Trân. Anh ta cho rằng chừng cuối thế kỷ, chế độ Cộng Sản sẽ cáo chung. Anh chết đi và không ngờ là thành trì của XHCN Liên Xô và Ðông Âu tiêu tan 10 năm trước lời tiên đoán. Song chế độ Hà Nội vẫn còn tồn tại mặc dầu biến chất đi nhiều. Lạc quan nay ở trong trận tuyến của ta. Ta chỉ đi lên, bọn chúng chỉ đi xuống. Trang sử đau buồn, đầy phản phúc, nham hiểm, tàn bạo từ 1945 đến nay sắp cáo chung. Cơ hội cho những người muốn đóng góp để xây dựng cho một nước Việt Nam thật sự tiến bộ và dân chủ, một xã hội công bằng và thịnh vượng sắp thành hình.. Chỉ tiếc là thiếu mặt anh Trân, như lời nói cuối cùng của anh trước tòa án.

Anh Trân là người anh hùng bất đắc dĩ. Hoàn cảnh đã xô đẩy anh đứng trước một chọn lựa. Anh đã có chọn lựa đầy suy nghĩ và trách nhiệm. Việc phải làm, không đùn lại cho ai, tự mình gánh lấy. Anh chết đi để lại người vợ trẻ và hai con gái. Anh là người có thiện tâm, người tốt nhất trong chúng ta như lời Tổng Thống Kennedy: “Những người tốt nhất trong chúng ta đã chết.”

__._,_.___


Posted by: vuthach nguyen 

Đệ Nhất Phu Nhân NGUYỄN THỊ MAI ANH.

$
0
0
 


Subject: Đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh.





Đệ Nhất Phu Nhân NGUYỄN THỊ MAI ANH.

           


                   Ở Làng Tri Thủy, quận Ninh Chữ, tỉnh Phan Rang, quê TT Thiệu, có nhà cha mẹ ông. Nơi đó, có một hòn đá rất to dựng đứng, hình y chang lưỡi kiếm, theo phong thủy tượng trưng cho Tướng Quan võ Đà Lạt THIỆU.  Đối diện là ngọn núi thấp có hình dạng sần sùi, xấu xí, so sánh như là mặt con quỷ trấn ngay lưỡi kiếm.

        Vô tình hay cố ý, tin hay không tin, địa hình này lại xui khiến cho đất nước ta như thế nào, tự Quý Làng suy nghĩ và trả lời lấy ???

        Địa linh này đã sinh ra hai Tướng nổi tiếng (THIỆU) bên nây,  và một Tướng bên kia chiến tuyến (xin lỗi: không biết tên), theo lời dân địa phương nói.

        Tui xưng tội: Dớt một em bia ôm, cảnh vắng vẻ, ngừng lại, vô bụi, bẻ nhánh cây trãi ra, “ quất “ … !!!  Hậu quả:  Đứt chến 1975 (dù đã qua Sư Đoàn Nhảy Dù tuyến lửa Phan Rang) rơi lon mất lá, chấm dứt nghiệp Quan võ từ đây luôn (giống như TT Thiệu vậy ?).  Ai muốn thử đất linh này thì cứ thử một phát xem sao, có mà cho tởn tới già đấy nhá???



https://2.bp.blogspot.com/-vTCKGJ3nC_0/XBsTRJPPZaI/AAAAAAAA9Ew/HoAnnfxYGg8xFg13vr0_1QGt_f46sZDowCLcBGAs/s640/33.jpg


              Bà Nguyễn Thị Mai Anh là Phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bà là Đệ Nhứt Phu Nhân của chính thể Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975), đôi khi được gọi là Bà Nguyễn Văn Thiệu, đặc biệt là trong truyền thông Tây phương. Ông bà thành hôn năm 1951.
       Bà sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong một gia đình có mười anh chị em. Xuất thân trong một gia đình Công giáo toàn tòng ở Mỹ Tho, nhưng do truyền thống Đông phương, bà chịu ảnh hưởng khá lớn nề nếp, gia phong phong kiến, nhất là trong cách đối nhân xử thế.
       Tuổi hoa niên, bà cùng người em gái Tám Hảo thường xuyên lên Sài Gòn để học tập và thăm thân nhân. Do gia đình quen biết với Dược sĩ Huỳnh Văn Xuân, làm việc ở Viện bào chế Trang Hai, hai chị em bà được giới thiệu làm Trình dược viên tại Viện bào chế Roussell. Chính ông Huỳnh Văn Xuân làm mai mối cho Nguyễn Văn Thiệu (bấy giờ mang cấp bậc Trung úy Hiện Dịch) quen Mai Anh. Mặt khác, cậu của Mai Anh là Tướng Đặng Văn Quang cũng là bạn đồng khóa Trường Võ bị Đà Lạt với ông Thiệu, nên mối tình nhanh chóng được xúc tiến hôn nhân, dù có đôi chút trở ngại vì Mai Anh là tín đồ Công giáo. Ông bà chính thức làm Lễ cưới vào năm 1951. Sau này, vào năm 1958, ông Thiệu mới rửa tội theo Công giáo.
       Trong những năm chồng mình đạt đến đỉnh cao quyền lực, không như Đệ Nhứt Phu Nhân Trần Lệ Xuân, bà hoàn toàn không can dự vào chính trường, mà đi nhiều vào các hoạt động xã hội hơn.
Với cương vị là Phu Nhân của Tổng thống chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Văn Thiệu, sau nhiều năm hoạt động xã hội, cảm thông với sự thiếu thốn các Cơ sở điều trị của dân chúng khi đau ốm. Bà Nguyễn Thị Mai Anh là người lên ý tưởng, khởi xướng thành lập một bệnh viện phục vụ người dân ngay tại “thủ đô” của miền Nam lúc bấy giờ:
       Bệnh viện Vì Dân, nơi ngã tư Bảy Hiền, theo lời của giới bình dân Sài Gòn lúc bấy giờ thường hay kêu đó là bệnh viện bà Thiệu, được xây dựng do bà vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm: Thân hào Nhân sĩ, Thương gia, Kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là: Không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bịnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn hết.
       Lễ đặt viên đá đầu tiên đã cử hành ngày 17-8-1970. Nhờ sự tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà Hảo tâm, các Cơ quan Từ thiện trong nước và ngoại quốc, các Cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn, nên việc xây cất và trang bị tiến triển nhanh chóng.
       Ngày 4-9-1971, bệnh viện Vì Dân đã khánh thành, và điều hành ngay các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm, và Quang tuyến X…
       Đích thân Bà Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu trong buổi lễ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người cắt băng khánh thành.
       Ngày 21 tháng 4 năm 1975, do những áp lực từ chiến trường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức trên truyền hình, rồi rời Việt Nam, với tư cách Đặc sứ Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc phúng điếu Tưởng Giới Thạch - đêm 25 tháng 4. Lúc đầu cả gia đình sang sống tại Đài Loan, nơi trước đó ông Nguyễn Văn Kiểu, anh ông Thiệu làm Đại sứ.
       Sau khi con trai thứ hai, Nguyễn Văn Lộc sang Anh Quốc học, thì cả nhà lại sang London định cư, và sống ở đó 15 năm, cho đến khi mấy người con sang Mỹ tiếp tục sự học, thì cả nhà cũng đến định cư tại Boston năm 1985, và bà Mai Anh nói rằng: Sẽ ở tại đó luôn cho gần con cái.
       Ông bà có 3 người con là:
* Nguyễn Thị Tuấn Anh (Trưởng nữ)
* Nguyễn Quang Lộc (Trưởng nam)
* Nguyễn Thiệu Long (Thứ nam)

       Ngày 29 tháng 9 năm 2001, ông Thiệu từ trần tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center, tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà. Hưởng thọ 78 tuổi, được an táng tại Boston.
       Hiện tại bà vẫn sống ở nơi này. “Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả ông bà, và mang tro cốt của ổng [chồng, Nguyễn Văn Thiệu] về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: “ Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi ”, bà nói như vậy về ước vọng của bà như một phụ nữ Việt bình thường không quên ơn Tổ tiên dòng họ.
Một người từng phục vụ trong Dinh Độc Lập dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận xét: "Tôi luôn luôn giữ lòng quý mến đối với Tổng thống Phu Nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, bà Thiệu là hình ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang, hơn là một vị Đệ Nhất Phu Nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế, và nhung lụa giàu sang. Bà là điển hình của mẫu người phụ nữ lớn lên trong gia đình được hấp thụ trọn vẹn một nền giáo dục Khổng Mạnh (tuy bà là người Công giáo), mà chúng ta thường thấy trong xã hội miền Nam thời thập niên 40. Bà Thiệu luôn luôn tỏa ra sự trong sáng và vui tươi. Bà không bao giờ câu nệ về cách ứng xử của nhân viên thuộc cấp. Mỗi lần gặp mặt, bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức khỏe chúng tôi trước, không kịp để chúng tôi chào bà. Điều đặc biệt là bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện gì có liên hệ đến việc làm của ông Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần duy nhứt tôi nghe bà than phiền với ông Thiệu, bằng lời lẽ rất ôn tồn về một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống, trong lúc tôi đang đứng bên cạnh.”
Trước năm 75 người dân Sài Gòn còn đồn đãi nhau về những chuyện buôn lậu tham những bên cạnh chuyện ông Thiệu có liên hệ tình cảm với một vài Ca sĩ, và cả với một chủ nhà hàng ăn bên ngoài Sài Gòn. “Tất cả cũng chỉ là những tin đồn, không ai biết thực hư ra sao,” theo lời một nhân vật thân cận trong chính quyền trước đây không muốn nêu danh tính.
       “Bà Thiệu là một người đứng cạnh chồng, một người chỉ biết lo cho gia đình, không phải người của quần chúng đâu !.”
       Người này còn công nhận bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu vênh váo của một người có quyền thế. Thỉnh thoảng và cũng rất ít, bà xuất hiện đi ủy lạo cho Thương bệnh binh, và chưa hề tuyên bố một điều gì.
       Vào năm 1972, một người Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên bà Nguyễn Thị Mai Anh đặt cho một giống Lan: Brassolaeliocattleya Mai Anh, cùng dịp này còn có bà Đinh Thúy Yến (Phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm): Brassolaeliocattleya Dinh Thuy Yen.

https://2.bp.blogspot.com/-ZxKm6L3DlMY/XBssTQ3dPgI/AAAAAAAA9FY/MKCMpIwuZFEnfweUyDIOr1FOl_RKhGUCgCLcBGAs/s640/1.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-60upMbH94xc/XBssWID4GJI/AAAAAAAA9F8/OzVO1qnBrrIvg3azgABgtP5iVjej5QOfACLcBGAs/s640/2.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-kNyw0qevBg8/XBssYhcvVYI/AAAAAAAA9Go/n97D5uIvdBAZtm64p__IcQ-zlI1xsMSPACLcBGAs/s640/3.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-CrqgZdTvuos/XBsscawp8JI/AAAAAAAA9HQ/CoF_ljkUCKwmFXJiJGjfcKq_y3NNR52iwCLcBGAs/s640/4.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-6gguoo0inJ0/XBssctDmxfI/AAAAAAAA9HU/51E7kqLHIqkRABZSh6mYsnpEGL8ridEjwCLcBGAs/s640/5.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-xjzdSL1elSA/XBssdIdgCgI/AAAAAAAA9HY/H7YAOC547rAMrZOUa_4y5dRs6zAUOxEvgCLcBGAs/s640/6.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-VpN9PRukFEw/XBssdhtzT6I/AAAAAAAA9Hc/xUDrcf4Xrb09B8FhUVW6WVE3qZ7urxJuQCLcBGAs/s640/7.jpg


https://2.bp.blogspot.com/-rIpiGDa746w/XBsseKHiTeI/AAAAAAAA9Hg/ob82_0YAeugxnNu3QgO13I33V7gMhVp8QCLcBGAs/s640/8.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-ApsRVJeGz-k/XBsseglphJI/AAAAAAAA9Hk/1dyyB2gKNz8s9tyFcaUaa7Wo-BiszjH-QCLcBGAs/s640/9.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-pyJASWju2Bk/XBssTIbQdSI/AAAAAAAA9FQ/65a5L_V8NLEeuF4gc3KZs6fplTdJT1sHwCLcBGAs/s640/10.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-o3x47y2x6_g/XBssTdAzfII/AAAAAAAA9FU/Rsu-R2-9efQIO59tHF6bk2cGXxrmRMHkQCLcBGAs/s640/11.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-uwhd5KRSJcw/XBssT0wyKBI/AAAAAAAA9Fc/3sFkQvMWsgYsyeFkcSVcydIgSlywXHywgCLcBGAs/s640/12.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-tZwCDd6p--Y/XBssUK76udI/AAAAAAAA9Fg/vq8ZQUpTenoFR7PrEt_mUS6ddbgugPlHQCLcBGAs/s640/13.jpg


https://2.bp.blogspot.com/-RSmBzm6ATAE/XBssURbJWCI/AAAAAAAA9Fk/5G6NodRsbt0A132z6qG3nYykh-E72ehgQCLcBGAs/s640/14.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-4pGsIa2qP60/XBssUe3DlDI/AAAAAAAA9Fo/5DsuMbUliLYwByg0PJbL_6whc9wyK9OMwCLcBGAs/s640/15.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-wRk41ACdjZU/XBssUnyK-EI/AAAAAAAA9Fs/vR51jKr0ZPEcCgjTRLE7mceITjd2r8txwCLcBGAs/s640/16.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-_I7mu8g49jQ/XBssU6pHKoI/AAAAAAAA9Fw/RXIMDDD11o8ulFt64rxkVu_41yGfbCMdACLcBGAs/s640/17.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-UZw_Zsys_gQ/XBssVIlADoI/AAAAAAAA9F4/TUJb2_iwImgcqK__YBthhT58ulBtuyZpwCLcBGAs/s640/18.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-ViiA8wTTqbw/XBssVgJVRzI/AAAAAAAA9F0/xOb-jminf1MiLvjRQ0IcK3qS3mhyc53uQCLcBGAs/s640/19.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-8uaexxDMVqk/XBssWAeFOgI/AAAAAAAA9GA/5ZVhUT47zdUawVrok9bBIA4t1jE-erlCwCLcBGAs/s640/20.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-4ctKkyqptDU/XBssWYefcgI/AAAAAAAA9GE/kw5DHKNTXrMidSOY-ZLQiEFWyKjqmofwgCLcBGAs/s640/21.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-PujIN7HN0g8/XBssWkBeQAI/AAAAAAAA9GI/0P2k-Y00OiobhI5RfTCMDTIAj7r1s3UJwCLcBGAs/s640/22.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-lDh4WLUUcGY/XBssW7nMVoI/AAAAAAAA9GQ/q8Hmd0xaq6IdsGh-3yIeJFwDmzKg6p2xgCLcBGAs/s640/23.jpg


https://2.bp.blogspot.com/-Fblz0Eo8_z0/XBssXUZL1vI/AAAAAAAA9GM/IzcAIG7q3gwD6UstB2UKDUZ3_fpoTa8uACLcBGAs/s640/24.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-brwYF5MA4x4/XBssX5m73II/AAAAAAAA9GU/EooK43GlweYPuM1B1gbhTmavQb8eS8HlQCLcBGAs/s640/25.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-On9ybgVYfNc/XBssXwGJlKI/AAAAAAAA9GY/q0r1LwE5cTIe7vyGytK3XP3IT4KlyGVVQCLcBGAs/s640/26.jpg


https://2.bp.blogspot.com/-1yfhY6l8Q3s/XBssX0z0XrI/AAAAAAAA9Gc/bDnJiCknzHghYvNDG-izWGLzh_iShBxQACLcBGAs/s640/27.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-Zo3OyWzv-Yo/XBssYAxGYqI/AAAAAAAA9Gg/fO1oNa-TOeQaW2KCiAZgGZlN-NqNyd8kQCLcBGAs/s640/28.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-rGAYxxCVnPk/XBssYPl1e3I/AAAAAAAA9Gk/AZ1qbyGtcjoeFOYgv0ykFlTmX1zyjbBowCLcBGAs/s640/29.jpg


https://1.bp.blogspot.com/-QWq1eut7aHI/XBssYk3xVMI/AAAAAAAA9Gs/ECkzjIQ7h8k7kNApgo1KbiriGzdzjm8NwCLcBGAs/s640/30.jpg


https://2.bp.blogspot.com/--Brd2G0Gs-I/XBssYsh_AZI/AAAAAAAA9Gw/SROw-deW0y8NIIxEmw5uB5g1wbRq38nwQCLcBGAs/s640/31.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-DngR8VUlq6A/XBssZO9W7XI/AAAAAAAA9G0/0zw3JlYI8DYNxKEAzSWz4IfvktDA35ZvgCLcBGAs/s640/32.jpg

 

https://3.bp.blogspot.com/-HbUIBYmPMH8/XBssaG7ZN9I/AAAAAAAA9G8/uxlHhITi8hwkW7TzgE8KB-siknYwoQBKACLcBGAs/s640/34.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-xaSRka7Sa4U/XBssak1LHvI/AAAAAAAA9HA/6X-Z1UQ9Hfkwy0joHm9Pv9MhXa6qCYZEgCLcBGAs/s640/35.jpg


https://3.bp.blogspot.com/-4YNgjeq22Ls/XBssa_8CCrI/AAAAAAAA9HE/Crzp4iEunr4ESQWSjGV7Y2RAFcGQMq14QCLcBGAs/s640/36.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-LXhHMwo3cn4/XBssbYlqF5I/AAAAAAAA9HI/BPKTMRPPIUwGZZdlRZH5Dhx3yUdJGa1ewCLcBGAs/s640/37.jpg


https://4.bp.blogspot.com/-MryznQaauz8/XBssb7XcW6I/AAAAAAAA9HM/A6D0QRWivIYJIoYf-KHU33Hg0wJLmBBuQCLcBGAs/s640/38.jpg


                                               


                                                                                                                                                                        Hết.

https://resources.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif





http://us.adserver.yahoo.com/l?M=#26/D=yahoo/S=:LC1/A=1234567/rand=594344699

http://us.adserver.yahoo.com/l?M=#26/D=yahoo/S=:LC2/A=1234567/rand=236043071

http://us.adserver.yahoo.com/l?M=#26/D=yahoo/S=:LC3/A=1234567/rand=165794120

.

http://geo.yahoo.com/serv?s=97359714/grpId=23468968/grpspId=1705083764/msgId=39076/stime=1546657204/nc1=1234567/nc2=2/nc3=3
http://y.analytics.yahoo.com/fpc.pl?ywarid=515FB27823A7407E&a=10001310322279&js=no&resp=img&cf12=CP






__._,_.___


Posted by: van tran 

Tình Huynh Đệ Trong Một Thời Binh Lửa

$
0
0

Một mặt trận hai kẻ thù 


Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.





Tình Huynh Đệ Trong Một Thời Binh Lửa

PHẠM TÍN AN NINH.

(Đặc biệt tặng các bạn Thiết Đoàn 3/KB và tưởng niệm Trung Tá Trần Lý Hưng)


Đúng vào sáng ngày 30 Tết Nhâm Tý (1972) khi chuẩn bị cho buổi tiệc khao quân  tất niên tại bản doanh Sông Mao, đơn vị tôi nhận lệnh phải di chuyển gấp lên An Khê để cùng Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh tăng phái, thành lập một Chiến Đoàn Đặc Nhiệm, thay thế vị trí của một Lữ Đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ vừa rút quân về nước và làm lực lượng trừ bị ứng chiến cho Quân Đoàn.. Thời điểm này, chúng tôi đã có một tiểu đoàn (1/44) ở An Khê, tăng phái cho Thiết Đoàn 3/KB từ hơn hai tháng trước.


Theo khẩu lệnh của Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh QĐ II, giai đoạn đầu, Chiến Đoàn phối họp với Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn, hành quân tảo thanh tiêu diệt các lực lượng địch nằm sâu dọc theo hai bên QL-19 và đảm trách giữ an ninh lộ trình con đường huyết mạch này từ chân Đèo An Khê đến Pleiku, để kịp thời cho các nhu cầu chuyển quân, tiếp tế lên chiến trường Pleiku và Kontum. Thời gian này Sư Đoàn 22/BB tại Bình Định đang bổ sung quân số quân dụng, chuẩn bị di chuyển lên Tân Cảnh để đối phó với tình hình đột biến. Một lực lượng lớn Cộng quân từ miền Bắc và Lào ào ạt xâm nhập qua biên giới, tăng cường cho Mặt Trận B-3 của Tướng CS Hoàng Minh Thảo, trong ý đồ đánh chiếm Tây Nguyên.


Ông còn nhắc nhở chúng tôi, những khúc quanh từ An Khê đến Đèo Mang Yang là đoạn đường đầy hiểm nguy, tử địa, mà trước kia, tháng 6 năm 1954, Lữ Đoàn 100 Cơ Động, gồm nhiều đơn vị thiện chiến của quân đội Pháp đã phải thảm bại gần như tan rã, khi bị một lực lượng Việt Minh phục kích. Vị Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng và rất nhiều sĩ quan đã bị bắt sống, gây chấn động cả Đông Dương và nước Pháp.


Buổi tiệc khao quân tất niên bị hủy bỏ, thực phẩm được nhanh chóng phân phát cho binh sĩ và trại gia binh.. Chúng tôi rời bản doanh Sông Mao lúc 12 giờ trưa. Chi Đoàn 2/ 8 TK tăng phái hộ tống lực lượng bộ binh đến Đèo Cả, ranh giới tỉnh Phú Yên. Sau đó được lực lượng Thiết Kỵ của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn mở đường và đón đơn vị chúng tôi từ Đèo Cả đến Đèo Cù Mông, Bình Định. Nghỉ đêm và đón giao thừa tại Vạn Giã, sáng hôm sau  tiếp tục di chuyển. Chúng tôi đến căn cứ An Khê lúc 4 giờ chiều ngày mồng một Tết.


Bộ Chỉ Huy “Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 44” được nhanh chóng thành hình. Trung Tá Trần Quang Tiến, Trung Đoàn Trưởng 44/BB là Chiến Đoàn Trưởng, Trung Tá Trần Lý Hưng, Thiết Đoàn Trưởng TĐ. 3/KB là Chiến Đoàn Phó. Cá nhân tôi đảm trách Trưởng Ban 3 Chiến Đoàn. Một toán liên lạc của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn, do một vị Đại Tá chỉ huy, được đặt bên cạnh BCH Chiến Đoàn. Ngoài Thiết Đoàn 3/KB, Chi Khu An Túc và hai tiểu đoàn Địa Phương Quân của TK Bình Định cũng được đặt dưới quyền chỉ huy, điều động của Chiến Đoàn.


Chúng tôi rất vui khi được hành quân phối họp với Thiết Đoàn 3/KB, khi biết đơn vị Thiết Kỵ này được mang biệt danh “Thiên Mã”, là một trong bốn Trung Đoàn Thiết Giáp đầu tiên của Quân Lực, hậu thân của Trung Đoàn 3 Thám Thính, thành lập từ năm 1954 tại Bắc Việt, là một đơn vị Thiết Kỵ quá dạn dày trong chiến trận, và từng tạo nhiều chiến công hiển hách tại các chiến trường vang tiếng một thời: Pleime, Đức Cơ (1965), An Lão (1965) Bồng Sơn (1966), Trà Bá- Tết Mậu Thân tại Pleiku (1968) Dakto, Ben Het (1971). Khi ấy, Thiết Đoàn đã sáu lần được tuyên dương công trạng trước Quân Đội, nên tất cả các kỵ binh đều mang giây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương (*). Đặc biệt năm 1970 được Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng Huy chương President Unit Citation.


Ba hôm sau, Chiến Đoàn được lệnh tổ chức một cuộc hành quân khẩn cấp, giải tỏa hai căn cứ cấp đại đội của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn trú đóng, nằm trên Đèo An Khê, vừa bị một lực lượng Công quân khá hùng hậu bất ngờ tấn công và đang vây hãm. Nhờ công sự rất kiên cố, nên bọn chúng không thể chiếm được mà chỉ bao vây, gây thiệt hại cho quân sĩ trú phòng và tạo gián đoạn cho việc lưu thông trên QL 19. Hai căn cứ này nằm trong khu vực trách nhiệm của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Sư Đoàn này đã phái một lực lượng tiếp ứng, nhưng bị phục kích, thiệt hại khá nặng. Lực lượng địch được uớc tính gồm hai tiểu đoàn và một đại đội đặc công của Sư Đoàn 2 Sao Vàng.


 Nhờ hỏa lực hùng hậu và những kỵ binh dũng cảm trên các chiến xa M-113 của Thiết Đoàn 3/KB, cùng các phi công tài ba gan dạ thuộc Phi Đoàn Mãnh Sư 243 (Phù Cát), sau những kế hoạch nghi binh, tạo các bãi đáp giả, lừa địch rất hiệu quả, từng đại đội bộ binh được tuyển lựa ra các binh sĩ trẻ, trang bị nhẹ, đổ xuống, vừa khép vòng vây vừa ngăn chặn lực lượng tăng viện của địch. Đại Đội 44 Trinh Sát nổi danh thiện chiến, với hai toán Viễn Thám được trang bị mặt nạ chống hơi ngạt, chia làm hai cánh bất ngờ nhảy xuống ngay sau lưng địch, từng toán nhỏ lao vào tấn công bằng hơi cay, lựu đạn, và cả M-72, dưới sự yểm trợ chính xác hữu hiệu của các trực thăng võ trang, nhanh chóng tiêu diệt hai cái chốt chặn của địch ở hai bên dốc đèo, làm đầu cầu cho lực lượng Thiết Giáp có bộ binh tùng thiết, đồng loạt tấn công, nhanh chóng làm chủ chiến trường. Chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai căn cứ đã được giải tỏa, địch quân tháo chạy, bị các đơn vị bao vây tiêu diệt, có mấy tên bị ta bắt sống. Chiến Đoàn đã ghi một chiến tích vẻ vang cho đầu năm mới.


Sáng hôm sau Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, và Tưóng Tư Lệnh Lực Lượng Đại Hàn tại Việt Nam từ Sài gòn bất ngờ bay ra An Khê quan sát chiến trường và ngợi khen các đơn vị tham chiến. Vì lý do an ninh, không được báo trước, nên chỉ có vị Chiến Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Phó, Trung Tá Cố Vấn Mỹ,vị Đại Tá Đại Hàn, đại diện Sư Đoàn Mãnh Hổ và cá nhân tôi (tháp tùng) ra đón hai ông Tướng tại sân bay. Sau đó dùng hai trực thăng, cùng bay xuống viếng thăm BTL/Sư Đoàn Mãnh Hổ, tại Bình Định.


Ngày 24.4.72, Tân Cảnh thất thủ, khi BTL/SĐ22BB bị địch quân tràn ngập, Đại Tá Lê Đức Đạt, vị Tư Lệnh liêm sĩ và khí phách đã cùng đồng đội chiến đấu tới giây phút cuối cùng, và chấp nhận vùi thây nơi chiến địa, Trung Đoàn 44 chúng tôi có lệnh di chuyển khẩn cấp lên phi trường Cù Hanh, Pleiku để được không vận lên Kontum.


Chúng tôi ở An Khê chỉ gần ba tháng. Ba tháng cùng sinh hoạt và hành quân chung với Thiết Đoàn 3/KB. Nhưng từ vị Thiết Đoàn Trưởng đến tất cả các sĩ quan tham mưu và ở các Chi Đoàn đã để lại trong lòng chúng tôi sự kính mến vô bờ. Tôi nghĩ, có lẽ nhờ những đức tính của Trung Tá Trần Lý Hưng, một vị sĩ quan thâm niên, vốn xuất thân từ Trường Thiếu Sinh Quân với truyền thống“Nhân Trí Dũng”, nên đã tạo được một không khí thắm đẫm tình huynh đệ. Những kỵ binh ở Thiết Đoàn 3/KB đã rất may mắn, dù gian khổ hiểm nguy, nhưng được sống trong không khí thân tình, dễ thương đáng quý ấy, và đặc biệt có một cấp chỉ huy bình dị, hiền lành đức độ.


Cá nhân tôi chỉ là một sĩ quan của một đơn vị bạn, cùng hành quân hổn hợp, nhưng ông luôn dành cho những tình cảm gần gũi, thân tình, quí mến tôi như người anh đối với một đứa em trong gia đình. Mỗi đêm, ông đều rủ tôi cùng đi một vòng với ông, kiểm tra các vọng gác trong căn cứ khá rộng lớn này. Ông rất quan tâm việc phòng thủ, bởi hai tuần trước khi chúng tôi đến, một toán đặc công Việt Cộng hóa trang nấp dưới những cánh lục bình trôi theo con sông bên cạnh căn cứ, bất ngờ xâm nhập, tấn công chiếm một phần vị trí của Pháo Đội A/233 Pháo Binh, phá hoại một khầu 105 ly và làm thiệt mạng Đại úy Lê Hữu Chí, Pháo Đội Trưởng. Nhưng ngay tức khắc, bọn chúng đã bị lực lượng Thiết Giáp của Thiết Đoàn và Tiểu Đoàn 4/44 ( đã được tăng phái từ trước cho Thiết Đoàn) kịp thời phản công, bao vây tiêu diệt gần như toàn bộ, những tên còn sống đều bị bắt. Ông tỏ ra rất buồn về sự kiện này.


Là một sĩ quan có thâm niên quân vụ từ khi mới mười lăm tuổi đời ở Trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương Vũng Tàu, rồi sau đó tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy từ Trường  Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu,(Nhạc sĩ  Đại Tá Nguyễn Văn Đông thủ khoa khóa này), từng làm huấn luyện viên cho Trường Võ Khoa Thủ Đức và được tôi luyện trong Binh chủng Thiết Giáp hào hùng, Trung Tá Hưng là một cấp chỉ huy thao lược, tài đức vẹn toàn.


Ngay từ buổi gặp gỡ ban đầu, hình ảnh của ông đã in đậm nét trong lòng tôi, khi thấy ông đứng nghiêm đưa tay lên chào ông Trung Đoàn Trưởng của tôi theo đúng lễ nghi quân cách. Mặc dù cả hai đều mang cấp bậc trung tá, không biết vị nào thâm niên hơn, nhưng ông chào với danh nghĩa là một Chiến Đoàn Phó trình diện ông Chiến Đoàn Trưởng. Cử chỉ ấy đã làm cá nhân tôi và chắc chắn hầu hết các sĩ quan của đơn vị tôi thán phục .


Mỗi buổi chiều, khi không bận hành quân, ông đều gọi tôi đến nhà ông dùng cơm. Gia đình ông ở một căn nhà gỗ trong căn cứ, do đơn vị Hoa Kỳ giao lại. Trên sân thượng có mấy chậu hoa quỳnh. Ông có thú trồng hoa, nhưng chỉ duy nhất có hoa quỳnh, nên rất am tường về loại hoa nở về đêm, và sớm nở tối tàn này. Nhìn nụ hoa, ông biết khi nào, chính xác hơn là giờ khắc nào, hoa sẽ nở.  Mỗi kỳ hoa nở, sau khi cùng đi kiểm soát việc phòng thủ trong căn cứ, ông rủ tôi ghé lại nhà ông uống rượu (thuốc) và chờ đến nửa khuya để xem hoa quỳnh nở. Ông rất thích thú và trân quý những giờ khắc khi nhìn một cánh hoa quỳnh bắt đầu nở và từ từ bung ra . Đời lính, với ông, ngoài đánh đấm, có lẽ đây là cái thú tiêu khiển duy nhất. Ông thường đem binh pháp trong Tam Quốc Chí phân tích cho tôi nghe, và bảo đó là những bài học rất hay để dụng binh. Một lần vợ tôi dẫn theo hai đứa con ra thăm, ông nhất quyết đón về ở chung nhà với ông và bảo vợ ông lo cơm nước. Tôi đi với vợ, tay xách theo hành lý, còn ông hai tay dắt hai đứa nhỏ, con tôi. Sau đó bọn nó cứ chạy theo đùa giỡn với ông. Hình ảnh đẹp đẽ ấy mãi in đậm trong lòng, tôi không thể nào quên được.


Vợ ông, chị Nguyễn Thị Công Nữ, rất bình dị hiền lành, không bao giờ xen vào công việc của chồng mình, và là một người nội trợ đảm đang. Tôi thích nhất là món cá kho tộ của chị làm. Chị vốn là một nữ sinh rất nhu mì ở Chợ Nhỏ, Vùng Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức, nơi một thời chàng sĩ quan trẻ Trần Lý Hưng làm huấn luyện viên cho Trường Võ Khoa Thủ Đức và sau đó là Trường Thiết Giáp. Một mối tình đẹp xảy ra ở vùng đất hiền hòa nhưng rất nổi danh này, bởi có rất nhiều chàng trai trẻ, bỏ sách đèn hội tụ về đây để theo viêc kiếm cung, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước.


Ngày chia tay để cùng đơn vị di chuyển lên chiến trường Kontum, ông Trung Đoàn Trưởng và tôi được Trung Tá Hưng mời đến ăn bữa cơm cuối cùng với ông. Lòng tôi thật buồn như sắp phải chia tay một người anh thân quí nhất. Trước giờ đơn vị tôi chuyển quân, ông đã đến tiễn đưa, bắt tay ôm lấy từng người trong anh em chúng tôi. Ai nấy đều lưu luyến cảm động. Tôi ôm ông mà giấu đi những giọt nước mắt. Nếu ai không từng là lính chiến, có thể không hiểu được những tình cảm đệ huynh của chúng tôi dạt dào như thế.


Chỉ một ngày sau khi rời An Khê đến Kontum, đơn vị chúng tôi đã tạo một chiến thắng lẫy lừng khi đánh tan một lực lượng chiến xa và bộ binh địch thuộc Sư Đoàn Thép 320 CS từ Tân Cảnh tràn xuống với ý đồ chiếm lấy Kontum. Lần đầu tiên tại chiến trường Quân Khu 2, chúng tôi bắn cháy sáu chiếc, và bắt sống ba chiến xa T-54 của địch. Tướng Nguyễn Văn Toàn, vừa nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II, cũng đã rất xứng đáng là một vị tướng Kỵ Binh, khi đứng trên một M-113, đầu đội bê-rê đen, đến thăm chúng tôi, quan sát chiến trường đang còn đầy khói lửa, và gắn cấp bậc Đại tá vinh thăng cho vị Trung Đoàn Trưởng ngay tại mât trận. Và chúng tôi rất bất ngờ khi nghe tiếng Trung Tá Trần Lý Hưng tìm vào tần số đặc biệt của đơn vị gởi lời chúc mừng và khích lệ anh em. Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, nghĩa cử ấy đã làm chúng tôi cảm động. Nhưng chỉ sau đó vài tuần, chúng tôi lại được tin ông bị thương khi chỉ huy Thiết Đoàn bất ngờ đánh vào Tây Chư Pao. Để hoàn thành nhiệm vụ then chốt này, Thiết Đoàn 3/KB đã cùng BĐQ xuyên rừng dọc theo con đường bỏ hoang 14 bis, đánh vào sau lưng đơn vị cộng quân đang chế ngự đèo Chư Pao, bắt tay được với Đại đội 44 Trinh Sát của chúng tôi, và thành công phá vỡ tuyến bao vây phía Nam Kontum, giải tỏa Quốc Lộ 14, con đường huyết mạch từ Pleilu đến Kontum để cho các đoàn xe lên tiếp tế đạn dược và thực phẩm cho đơn vị chúng tôi.


Sáu tháng sau, tình hình Kontum tạm yên, khi các đơn vị địch bị thiệt hại nặng nề, cần phải có thời gian ẩn quân để tái bổ sung, Trung Đoàn chúng tôi đặc biệt được Tướng Tư Lênh Quân Đoàn cho về nghỉ dưỡng quân một tháng tại Đồi Đức Mẹ Pleiku, như là phần thưởng dành cho một đơn vị góp nhiều chiến công và xương máu nhất để tạo nên một “Kontum Kiêu Hùng”. Chúng tôi đã tìm đến thăm ông. Lúc này ông không còn ở Thiết Đoàn 3/KB mà vừa được chuyển về làm Chỉ Huy Trưởng Trường Thiếu Sinh Quân Pleiku (Cao Nguyên), nơi những em TSQ Kinh Thượng nối nghiệp ông để trở thành những cấp chỉ huy lỗi lạc sau này.Và với cương vị mới, ông càng xứng đáng là một vị “sư huynh” hết lòng dìu dắt, yêu thương em út, đem bao nhiêu kinh nghiệm chiến trường và cả tình “huynh đệ chi binh” tô đậm thêm nét son truyền thống “ Nhân Trí Dũng” của Thiếu Sinh Quân..


Gặp lại chúng tôi ông mừng rỡ, ôm lấy từng người. Nhưng mắt ông bỗng nhòa lệ, khi nhắc tên hai người bạn thân của chúng tôi đã hy sinh trên chiến trường Kontum. Thiếu Tá Võ Anh Tài và Thiếu Tá Đặng Trung Đức, hai anh tiểu đoàn trưởng mà ông hằng quí mến khi hành quân chung với Thiết Đoàn 3/KB ở An Khê. Điều làm chúng tôi bất ngờ và cảm động hơn, khi ông lấy từ trên bàn thờ Phật, đưa cho chúng tôi xem tờ giấy có ghi ngày tử trận của hai anh cùng với một số bạn bè và thuộc cấp của ông, và bảo là ông sẽ thắp hương cầu nguyện cho hai anh mỗi năm khi đến ngày này.  Một nghĩa cử thật hiếm hoi của một cấp chỉ huy từ một đơn vị bạn mà chúng tôi may mắn được hành quân chung chỉ trong vòng ba tháng.


Trong thời gian chúng tôi ở An Khê, Thiết Đoàn 3/KB chỉ có 2 chi đoàn. Lúc ấy Chi Đoàn 1/3 CX biệt phái cho Quân Đoàn I, kể từ khi tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào.


Trong Thiết Đoàn, chúng tôi có dịp gặp Thiếu Tá Nguyễn Văn Đêm, Thiết Đoàn Phó. Anh là người ít nói, nhưng nổi tiếng về sự can đảm và tài điều quân từ khi còn là một Chi Đội Trưởng. Sau này anh về chỉ huy Thiết Đoàn 8/KB, trực thuộc Sư Đoàn 23 BB của chúng tôi. Sau các cuộc hành quân, chúng tôi cũng thường đi chơi chung hay ngồi tán gẫu với bạn Trương Gia Lương, một sĩ quan trẻ giữ chức vụ Trưởng Ban 3 Thiết Đoàn kiêm Chi Đoàn Trưởng 3/3, anh có nhiều khả năng và trình độ Anh ngữ, được Trung Tá Hưng tin cẩn, cùng các bạn Huỳnh Văn Mỹ, Nguyễn Văn Hội, Bùi Cán, anh Khôn, anh Phong và một vài bạn nữa mà vì thời gian quá lâu, tôi không còn nhớ tên. Người nào cũng gan dạ trên chiến trường và rất vui vẻ thân thiện trong tình anh em chiến hữu.


(Capt. Ferarra- Tr.úy Lương- Tr.Tá Hưng- 2/1972)


Từ ngày rời khỏi An Khê, chúng tôi không có dịp gặp lại những người bạn Kỵ Binh quý mến này. Nhưng sau đó, vào tháng 4/74, chúng tôi rất vui mừng biết được anh Huỳnh Văn Mỹ, khi ấy còn mang cấp bậc trung úy, đã chỉ huy Chi Đoàn 2/3 TK, làm nỗ lực chính trong một trận chiến nổi danh, đánh tan hơn một trung đoàn của Sư Đoàn 2 Sao Vàng CS,  khi bọn chúng chuẩn bị tấn công với ý đồ chiếm lấy Căn cứ Không Quân Phù Cát, nhằm uy hiếp tỉnh Bình Định, lợi dụng lúc Sư Đoàn 22/BB, vừa mới hồi sinh sau trận Tân Cảnh, đang phải đối mặt với một lực lượng lớn Cộng quân tại chiến trường cam go Bắc Bình Định. Cuộc phản công đánh phủ đầu tuyệt vời này theo kế hoạch và dưới sự chỉ huy tài tình thao lược của “Mãnh Sư” Trung Tá Nguyễn Mạnh Tường. TK Phó/TK Bình Định, tạo một chiến tích lẫy lừng ghi đậm nét son trong quân sử VNCH.


Tháng 3/ 1975, trong cuộc di tản đẫm máu của Quân Đoàn II theo TL. 7B, đã kéo theo sự sụp đổ miền Nam, khi Lữ Đoàn II/KB bị Cộng quân bao vây, phục kích , gây thiệt hại nặng nề, Đại Tá Nguyễn Văn Đồng, Lữ Đoàn Trưởng bị bắt(?). Chỉ duy nhất Chi Đoàn 3/3 do Đại úy Nguyễn Văn Hội chỉ huy đã anh dũng chiến đấu và đưa toàn bộ chiến xa về tới Nha Trang, nơi tạm thời đặt BTL/QĐ II (di tản). Anh Hội đã rất xứng đáng khi được Tướng Tư Lệnh Phạm Văn Phú tiếp đón và gắn cấp bậc Thiếu Tá, tưởng thưởng công trạng thật xuất sắc của anh. Và có lẽ đó là người sĩ quan cuối cùng được thăng cấp thiếu tá vào giờ thứ 25 của cuộc chiến.


Riêng Trung Tá Trần Lý Hưng, khi bất ngờ nhận lệnh di tản, ông đã can thiệp xin cho các em Thiếu Sinh Quân được ưu tiên đi bằng máy bay, nhưng đến khi phi trường Cù Hanh gần như bị rối loạn, ông vẫn chưa nhận được một quyết định cụ thể nào. Ông tập trung tất cả các em lại và đau buồn báo tin “ Pleiku di tản”, khuyên các em nên trở về với gia đình. Một số TSQ không có gia đình ở Pleiku, ông đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt các em, vượt qua bao hiểm nguy chết chóc, nên có vài nhóm nhỏ bị thất lạc, nhưng cuối cùng đã về đếnTrường TSQ/Vũng Tàu


Sau ngày tan đàn xẻ nghé, mỗi người trôi dạt một phương, nhưng đều mang theo cùng một nỗi lòng và thân phận. Riêng tôi thì lưu lạc tận vùng Bắc Âu xa xôi lạnh giá nên lại càng khó có cơ hội để được gặp lại những anh em đồng đôi cũ ở Thiết Đoàn 3/KB ngày nào, nhưng rồi tôi đã may mắn liên lạc được với Trung Tá Trần Lý Hưng, và các anh Trương Gia Lương, Huỳnh Văn Mỹ. Tôi rất cảm động, vì dù mỗi người vẫn phải còn mang những vết thương không lành được trong lòng, nhưng tất cả vẫn còn giữ đầy hào khí của những người lính chiến, và nặng tình huynh đệ.


Trung Tá Hưng, sau hơn 9 năm 6 tháng bị đày đọa trong các nhà tù CS, ông trở về sum họp gia đình vào khoảng gần cuối năm 1984. Ngày 22.10.1996  đến Mỹ theo chương trình HO-44 và định cư tại Houston, Texas cùng vợ và năm đứa con. Bảy cháu lớn có gia đình còn ở lại Việt Nam.


Được nói chuyện vài lần. Mặc dù sau này sức khỏe ông kém đi nhiều lắm, nhưng ông vẫn tâm tình khá lâu, có lúc ngậm ngùi, nhưng cũng có lúc tôi nghe được tiếng ông cười, dễ thương độ lượng như ngày nào. Ông nhắc lại thời trận mạc, nhắc tới đơn vị chúng tôi, ông vẫn còn nhớ tên từng người trong anh em chúng tôi, và dừng lại xót xa khi chúng tôi nhắc đến một người nào đã không còn trên cõi đời này nữa. Ồng còn cười đùa, mỗi lần tôi gọi ông là Trung Tá. Ông bảo,“bộ bạn không cho tôi được làm anh của bạn nữa hay sao?” Từ hôm ấy, tôi gọi ông bằng anh Hưng.


Đầu năm 2012, khi biết mình bị ung thư yết hầu trong thời kỳ không mấy hy vọng vào việc chữa trị, ông đã cùng bà về lại Việt Nam và ở lại đây gần một năm để vui cùng con cháu, mà ông nghĩ đó sẽ là cơ hội cuối cùng. Ông đã giấu tôi về căn bệnh hiểm nghèo.Tâm tình nhiều lần nhưng ông chỉ bảo là tuổi già nên hơi mệt. Tôi hẹn sẽ sang thăm ông vào mùa đông 2013, nhân một dịp đến Mỹ. Nhưng cuộc hẹn đó đã không thành. Ngày 2 tháng 7 năm ấy ông đã ra đi, để lại cho gia đình, bè bạn và tất cả những anh em đồng đội cũ lòng thương tiếc khôn nguôi.


Vẫn biết thế hệ những người lính ngày nào, giờ cũng đã đến lúc xếp hàng để chờ đến lượt mình trút bỏ, trả lại cho thế gian này một cuộc đời tạm bợ với đầy những vui buồn đắng cay, hào hùng vinh nhục; nhưng sự ra đi của những người như Trung Tá Trần Lý Hưng đã thêm một lần nữa xác tín lời một bài hát rất xưa mà Tướng Douglas MacArthur đã dùng trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày ông rời quân ngũ: “Những người lính già sẽ không bao giờ chết mà chỉ mờ đi theo năm tháng – Old soldiers never die, they just fade aways.”


Xin tạm biệt Anh Trần Lý Hưng, một Kỵ Binh khả kính, mà em vẫn còn nợ Anh món nợ nghĩa tình.. Hẹn gặp lại Anh ở một nơi không có bom đạn, chết chóc, hận thù, và cũng không còn nghe thấy tiếng xích sắt của những chiến xa M-113, M-41, M-48 và của cả những T-54,T-59!



Phạm Tín An Ninh

(một người lính Bộ-Binh)



__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

Đầu năm Kỷ Hợi, chào cờ và truy điệu Anh Linh Chiến Sĩ VNCH

$
0
0


Đầu năm Kỷ Hợi, chào cờ và truy điệu Anh Linh Chiến Sĩ VNCH



Inline image
Toán hầu kỳ của cựu SVSQ Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. (Thanh Phong/Viễn Đông)


Bài THANH PHONG

WESTMINSTER - Sáng thứ Ba, ngày 5 tháng 2, 2019 tức ngày Mùng Một đầu năm Kỷ Hợi, tại Little Saigon, Nam California có hai buổi lễ chào cờ và truy điệu anh linh các chiến sĩ VNCH, một tại tượng đài Đức Trần Hưng Đạo trên đại lộ Bolsa và một tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster.



Inline image

Quan khách và đồng hương tham dự lễ chào cờ đầu năm Kỷ Hợi 2019 trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. (Thanh Phong/Viễn Đông)


Tại tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ: Mặc dù trời đe dọa sẽ mưa nhưng may mắn, từ lúc bắt đầu đến khi xong buổi lễ trời tạnh ráo, nắng ấm chan hòa, và ngay sau khi chấm dứt buổi lễ, mưa bắt đầu rơi. HQ. Hồ Ngọc Minh Đức, Chủ Tịch Ủy Ban Xây Dựng và Bảo Tồn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ chỉ tay lên trời nói, “Đúng là có Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ.”


Buổi lễ chào cờ đầu năm Kỷ Hợi do Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Việt Mỹ tổ chức và có sự tham dự của các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt phối hợp với Biệt Đội Văn Nghệ QL/VNCH, chiến hữu mũ đỏ Vũ Long Sơn Hải, Biệt Đội Trưởng điều động phần nghi thức chào cờ và mặc niệm.

Thành phần tham dự có Thị Trưởng Westminster, ông Tạ Đức Trí và phu nhân. Nghị viên Phát Bùi, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali và phu nhân, ông Phó Thịnh Trương (Phó Chủ Tịch Cộng Đồng NVQG Nam Cali); Mục Sư Phùng Quang (thành viên Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ); Đại Tá Trần Ngọc Thống (nguyên Giám Đốc Nha Trừ Bị, Tổng Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng, Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương; một trong ba tác giả cuốn Lược Sử QL/VNCH), Trung Tá Nguyễn Văn Đôn (nguyên Tiểu Khu Phó Tiểu Khu Bạc Liêu), Trung Tá Đặng Kim Thu, niên trưởng Nguyễn Hồng Thái (Hội Trưởng Hội An Ninh Quân Đội Nam Cali), Thiếu Tá Phan Kỳ Nhơn (Chủ Tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai), chiến hữu Lê Văn Sáu (Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam Cali), chiến hữu Bùi Đẹp (Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Tây Nam, Tập Thể Chiến Sĩ QL/VNCH; Thiếu Tá Lê Nguyễn Thiện Truyền (Chủ Tịch Liên Minh Quân, Dân, Cán, Chính và Hậu Duệ VNCH), ông Phát Lưu (nhân sĩ), cô Tạ Phong Tần và một số cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam.



Inline image

Kỹ Sư Hồ Ngọc Minh Đức, Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Chào Cờ Đầu Năm giới thiệu cựu Đại Tá Trần Ngọc Thống, một vị niên trưởng được các chiến hữu QL/VNCH và đồng hương kính trọng và quý mến. (Thanh Phong/Viễn Đông)


Ngoài ra, một số quan khách và đồng hương có mặt nhưng không ghi danh nên ban tổ chức không thể giới thiệu.

Tiếp đến, Kỹ Sư Hồ Ngọc Minh Đức cùng Mục Sư Phùng Quang và một số niên trưởng được mời lên trước bàn thờ Tổ Quốc dâng hương, tưởng niệm anh linh Quân, Dân, Cán, Chính VNCH và đồng minh đã hy sinh để bảo vệ miền Nam Việt Nam.

Sau khi thắp hương, Mục Sư Phùng Quang thay mặt ban tổ chức dâng lời cầu nguyện, “Chúng con cầu xin Thiên Chúa là Đấng ban bình an, nhờ sự thương xót của Ngài cùng với các thánh nhân của chúng con ở trên Trời, xin qúy Ngài phù hộ chúng con trong ngày sắp tới và trong những ngày còn lại trên thế gian này được bình an và đoàn kết, thương yêu nhau. Một lần nữa, chúng con xin cảm tạ Thiên Chúa nhân danh Đức Giêsu Chris. Amen.”

Sau lời cầu nguyện, ban tổ chức mời Thị Trưởng Tạ Đức Trí phát biểu. Ông Tạ Đức Trí trước hết cám ơn ban tổ chức đã cho ông vinh dự được phát biểu cùng với quý vị trong ngày đầu năm tại tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Đây là cơ hội để mọi người cùng tri ân các chiến sĩ QL/VNCH và đồng minh đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam chúng ta trong nhiều năm, chúng ta biết ơn họ, và chúng ta cũng cầu nguyện cho họ đồng thời cầu nguyện cho Việt Nam sớm có tự do, dân chủ và nhân quyền.



Inline image


Ông Hồ Ngọc Minh Đức, Chủ Tịch ủy Ban Xây Dựng và Bảo Tồn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ phát biểu. (Thanh Phong/Viễn Đông)


Sau đó, Kỹ Sư Hồ Ngọc Minh Đức, Trưởng Ban Tổ Chức chào mừng và cám ơn sự tham dự đông đảo của quý niên trưởng, quan khách, các cựu SVSQ Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Biệt Đội Văn Nghệ, các cơ quan truyền thông và đồng hương. Sau khi trình bày về thảm họa mất nước vào tay Tàu Cộng đã gần kề, ông kêu gọi mọi người “Hy vọng trong năm mới, những đồng bào chúng ta, những người anh em ruột thịt của chúng ta sẽ không vô cảm nữa, không thờ ơ nữa mà hãy vùng lên bảo vệ Tổ Quốc. bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân không phần biệt tuổi tác. Không có quê hương thì không thể nào có chúng ta. Đồng bào hãy cùng chúng tôi đứng lên, quốc nội vùng lên, hải ngoại sẵn sàng yểm trợ, nhờ thế các nước yêu chuộng tự do sẽ tới hỗ trợ chúng ta dành lấy tự do, dân chủ cho quê hương.”

Đến đây, chiến hữu Vũ Long Sơn Hải và ông Hồ Ngọc Minh Đức cùng giới thiệu Đại Tá Trần Ngọc Thống, vị niên trưởng QL/VNCH được các chiến hữu và đồng hương quý mến, kính trọng sẽ có đôi lời trong buổi lễ. Trước tiên, để tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã hy sinh thân thể bảo về nền độc lập và tự do của miền Nam Việt Nam, Đại Tá Trần Ngọc Thống đã lên tiếng mạnh mẽ phê phán Hồ Chí Minh là người đã đưa chủ nghĩa Mác, Lê vào Việt Nam, một dân tộc Việt Nam vốn hiền lành, đạo đức sống tử tế là một sự sai lầm vô cùng tai hại khiến hàng triệu người bị giết một cách oan uổng và đưa đất nước đến chỗ bần cùng, hủy diệt môi trường sống và làm cho văn hóa bị suy đồi thảm hại, ông Hồ đã bắt dân tộc Việt Nam tôn vinh chủ nghĩa Mác, Lê và coi Trung Quốc là một dân tộc vĩ đại, cái gì của Tàu cũng là nhất, là phải. Nay con cháu ông Hồ lại âm mưu bán Việt Nam cho Tàu Cộng để chúng đô hộ dân tộc chúng ta thêm lần nữa.. Sau khi đưa ra những dẫn chứng cụ thể, niên trưởng Trần Ngọc Thống cho biết hiện nay người Việt trong và ngoài nước ai cũng muốn giải thể chế độ Cộng sản, giải thể sớm ngày nào hay ngày đó, và ông cầu chúc mọi người sang năm Kỷ Hợi được an khang thịnh vượng và mọi sự tốt lành, và mong rằng giải thể chế độ Cộng Sản sớm ngày nào hay ngày ấy.

Tiếp theo, ban tổ chức mời mọi người lên dâng hương, và rất lạ lùng, sau khi không còn ai dâng hương, ban tổ chức tuyên bố bế mạc thì cũng là lúc trời bắt đầu đổ mưa.


__._,_.___


Posted by: Minhduc Ho 

CỰU THIẾU TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN

$
0
0
 

Một mặt trận hai kẻ thù 


Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.



Image result for Cựu Thiếu Tướng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Nguyễn Ngọc Loan
Cựu Thiếu Tướng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Nguyễn Ngọc Loan chụp cùng vợ tại nhà hàng bán hamburgers và pizza của gia đình ông tại Burke, ngoại ô Washington DC ngày 28 tháng 4, 1976, đúng 1 năm sau ngày bọn cộng phỉ cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. 


Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế, Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam, trong một gia đình khá giả.  


Khi quân khủng bố cộng phỉ vi phạm lệnh ngưng bắn, tấn công phá hoại Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân 1968, TQLC VNCH có bắt được tên khủng bố khát máu cộng phỉ là Bảy Lém (Nguyễn Văn Lém), tên sát nhân máu lạnh Bảy Lém này trước đó đã man rợ sát hại viên sĩ quan trại huấn luyện và trung tâm chỉ huy miền Nam là Đại Tá Nguyễn Tuấn cùng gia quyến của ông sau khi trại huấn luyện bị bọn khủng bố Việt cộng tấn công. Viên chỉ huy đã bị lũ cộng phỉ ác ôn chặt đầu, còn vợ và sáu người con của ông đã bị chúng bắn chết..


Ngay sau đó, tên khủng bố Nguyễn Văn Lém bị bắt cạnh một cái hố có xác chết của 34 người bị trói gô và hành quyết một cách man rợ; trong số nạn nhân có 8 người thuộc gia đình viên sĩ quan thuộc cấp của tướng Loan.


Tướng Nguyễn Ngọc Loan sau đó đã xử tên khủng bố man rợ Bảy Lém tại Thị Nghè (có tài liệu nói là trên đường Lý Thái Tổ, Ngã Bảy, Sài Gòn). Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. 


Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam ngày 30/ 04/ 1975. Sau đó sang định cư ở Springfield, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Tại đây, gia đình ông mở một quán ăn nhỏ. 


Ngày 14 tháng 7 năm 1998, ông từ trần vì bệnh ung thư vòm họng tại Burke, Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi.


Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi thư tới viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này. Eddie Adams không cho rằng việc bắn chết tù binh là hành động đúng, nhưng ông thông cảm cho nỗi dằn vặt mà tướng Loan phải chịu đến khi chết. Eddie Adams nói: "Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta (người Mỹ), không phải cuộc chiến của họ (người Việt). Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả. Bức ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông ấy đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi đã gửi hoa chia buồn". Trong các vòng hoa phúng điếu có vòng hoa của ông Eddie Adams, trên đó có đính kèm danh thiếp ghi dòng chữ bằng tiếng Anh: "General: I'm so...sorry. Tears in my eyes" (Thưa Thiếu tướng, tôi rất ân hận. Lệ đã tràn đầy mắt tôi). 


Bản điếu văn chia buồn của ông Eddie Adams sau đó được tuần báo Time đăng tải vào ngày 27 tháng 7 năm 1998. 


Sáu năm sau đó, vào ngày 12 tháng 9 năm 2004, ông Eddie Adams cũng từ trần, hưởng thọ 71 tuổi.



__._,_.___


Posted by: Batkhuat nguyen 

LỄ CHÀO CỜ ĐẦU NĂM XUÂN KỶ HỢI TẠI SAN DIEGO.

$
0
0

LỄ CHÀO CỜ ĐẦU NĂM XUÂN KỶ HỢI TẠI SAN DIEGO.                                                                                                              Trong không khí thiêng liêng, giao mùa của những ngày đầu năm mới, Lực Lượng Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa San Diego đã trang trọng cử hành Nghi Lễ Chào Cờ Đầu Năm Xuân Kỷ Hợi để khai mạc chương trình Hội Chợ Tết do Hiệp Hội Người Việt San Diego và Liên Hội Tuổi Trẻ hợp tác tổ chức tại Công viên Mira Mesa với sự tham dự đông đảo các giới chức chính quyền tại địa phương và đồng hương San Diego. Năm nay cũng là năm thứ 44 người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản đón Xuân ở hải ngoại. Hy vọng và ước mong rằng chúng ta sẽ về ăn Tết sớm ở quê hương khi Việt Nam không còn cộng sản.Kính gởi đến quý chiến hữu và đồng bào khắp nơi hình ảnh Lễ Chào Cờ Đầu Năm do Lực Lượng Chiến Sĩ VNCH San Diego thực hiện.                                                                  Trần Sơn



image

image

image

image

image

image

image

image


image

image

image

image

image

image


image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image


image

image

image

image

image

Pictures by Dai Ngo, Tuan Nguyen, Sang Van.





__._,_.___


Posted by: son tran 

Tôi đi thăm chồng ‘cải tạo’

$
0
0
 



----- Forwarded Message -----

From:caoduong>


          Kính gởi Gia Cát,

               Đã đọc vài lời tỏ lộ nỗi lòng xúc cảm của Bạn trước sự ra đi âm thầm trong cô đơn vào một ngày mùa đông lạnh lẽo, tuyết rơi, mây mù trên vòm trời Paris, tôi rất cảm động! Anh Nguyễn Sơn Quân là một cựu quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà:
         Nguyễn Sơn-Quân:
Cựu SQ Đại Đội 3 - Tiểu Đoàn 3/14 ( KBC 3051 )  - Trung Đoàn 14 Bộ Binh -
Sư Đoàn 9 Bộ Binh/QLVNCH. Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức.
             Tin cuối cùng thì anh NSQ có gia đình bên Pháp và một người em ở bên Mỹ.
         Kính nhờ Bạn thông báo giùm trên các diễn đàn.
                                  Nguyễn Cao Đường

----- Gia Cat > a écrit :
>
>
>
>
> 
>

Chuyện thật 100% của vợ chồng Minh Hòa - Nguyễn Tiến Việt (k23 vb)một trong nhiều tấm gương"tao khang phu thê bất khả hạ đường"

gó giáo dục, có đạo đức, thủy chung, son sắt hay không cứ đọc bài


 viết là  rõ.


Tôi đi thăm chng ci to

Minh Hòa 

Image result for Tác giả Minh Hòa chụp cùng chồng năm 1971 tại Đà Lạt.
Tác gi Minh Hòa chp cùng chng năm 1971 ti Đà Lt. (Hình: Gia đình)

Vâng, chúng tôi nghim nhiên nhn chng chúng tôi là “các ông ci to” nhưngười min Nam vn kêu vi tm tình trân quý, đ phân bit vi nhng người tù hình s. Vâng, nhng người đàn ông min Nam mà đang đi tù Cng Sn mi là nhng người xng đáng vi đàn bà con gái min Nam la tui tôi. Ch em chúng tôi gi đó là “tm bng tù ci to” ca các ông đ chn gi cuc đi, dù là trao gi vào mt nơi bt đnh…

Tôi quen anh năm 17 tui, khi còn cp sách đến trường. Lúc y anh là sinh viên sĩ quan năm th ba, hai mươi tui đi, nhưng do đó trong mt tôi anh tht chng chc, li tài hoa, và cũng không thiếu… si mê.

Anh nht đnh đòi cưới tôi ngay sau khi ra trường, nói rng thy m anh sưng ý, không th phn đi. Tôi hình nhưcó hơi ngc nhiên và hơi s s, vì tui 18, 19 thi đó còn nhlm, chng biết gì, ch biết rng tôi hình nhưcũng yêu anh nhiu lm. Tôi còn nh, tuy còn nh và ngây thơ lm, nhưng nhng ngày gia năm th tư ca anh, tng đêm tôi đã thn thc mt mình. Cm giác lúc y là chs mt anh vào nơi giócát mt mù mà biết bao người trai đã ra đi không hn ngày v. Và tôi nht quyết ly anh, tuy anh làm phin lòng ba má tôi không ít, khi anh dt khoát t chi mi công lao chy cht ca song thân tôi ngay t truc ngày anh tt nghip. Gia đình tôi ngn ngi, nhưng tôi là con gái út, được cưng nht nhà, vli c nhà ai cũng quý mến anh…

Thế là tôi ri ghế nhà trường năm 19 tui, lên xe hoa mà tưởng nhưđang trong gic mng tình yêu thi con gái. Ri thì giã tquê huơng Đà Lt yêu du, giã tnhng k nim yêu đương trên tng con dc, tng vt nng xuyên cành trong hơi lnh thân quen, tng hơi th thì thm trong ngàn thông thương mến, tôi theo anh v làm dâu gia đình chng Sài Gòn. Tôi chưa hđược chun bđlàm dâu, làm v, đy s hãi trong giang sơn nhàchng, còn chưa biết ng xra sao, nhưng được cha mvà các em chng hết lòng thương mến.

Các chú em chng nho nhã luôn luôn hoan hô nhng món ăn tôi nu nướng.

Tun trăng mt tht vi vã nhưng vô cùng hnh phúc, chvn vn trong thi gian anh nghphép ra trường, ri trình din đơn vmi. Mùng sáu Tết Tân Hi 1971, Sưđoàn Dù ca anh đi mt trn H Lào. Hôm ra đi anh vui tưng bng như con sáo s lng, trong khi tôi thn th… Anh siết tôi tht cht, không cho tôi khóc, nói rng ra đi trong dòng nước mt vhin là điu xui ri.

Tôi vi vã gượng cười, đ ri tng đêm thn thc mt mình trong căn phòng lnh vng, run ry lng nghe tng tin chiến s min xa… Thưanh tmt trn toàn nhng điu thương nh ngâp tràn, pha ln nhng li như nhng tràng cười say sưa ca người tráng sĩ đang tung mình trên lưng nga chiến. M chng tôi chng vui gì hơn tôi. Hai m con buôn bán xong thường đi l chùa, khn nguyn. Bà c bo tôi: “…phi khn cho nó bthương nhđ mà v, ch vô s thì li không được v, vn còn bnguy him”… Tôi càng hoang mang, thng tht, quỳ mãi trong khói hương vi đy nước mt, chng khn được câu nào… Má tôi trên Đà Lt cũng vi ln li lên tn cc xa, thnh cho được tượng nh B Tát Quán thếÂm đ chng tôi vsđeo vào c.

Sau trn đu tiên H Lào anh tr v vi cánh tay trái treo trước ngc. Tôi run run di nước tm cho anh đnước khi vào vết thương, mà không giu được n cười đy sung sướng, pha ln… đc thng, cm ơn Tri Pht linh thiêng…

Ri anh li ra đi. Tây Ninh, Cam Bt, cùng nhng đa danh trong các dòng tin chiến s mà tôi thuc nm lòng. Trng Bàng, Trng Ln, Suông, Chúp, Krek, Đam Be… Anh đi toàn nhng trn ác lit mt mt mt còn vi quân thù quái ác. Va lành vết thương là li ra đi. Tôi thành người chinh ph, thao thc tng đêm, vùi đu vào gi khóc mùi trong li khn nguyn Pht Tri che ch cho sinh mng chng tôi. Còn anh, anh cđi đi v v trong tiếng cười vui sang sng, ht như các bn chiến đu trong cùng đơn v, mà nay tôi vn còn nhtên gn đ: các anh Tường, Hương, Trung, Dũng, Sinh, Chiêu, anh Sĩ, anh Tâm, anh Quyn….

Mi ln tr v bình an là mt ln c nhà m hi, và mi khi nhn lnh đi hành quân là mt ln tôi ththn u su trong lúc anh hăng hái huýt gió vang vang khúc hát lên đường. Con người y không biết s hãi là gì, không cn sng chết ra sao, và không h mun nghe li than vãn, chthích ncười và nhng li thương yêu chiu chung.. Anh nói không biết ti sao anh có nim tin kỳ llà không có vic him nguy nào hi đựơc thân anh. Tôi ch còn biết chiu theo ý chng, không bao gi dám hé môi làm anh bun bc, vì thi gian gn nhau quá ngn ngi, tôi ch lo cho anh nhng phút giây hnh phúc hiếm hoi ca người lính chiến, không mun đ anh bn lòng vì nhng ni lo âu. Ly chng hơn hai năm sau mà tôi vn chưa có cháu, vì anh cđi, đi mãi đi hoài, nhng ngày gn nhau không có my.

Ri mùa Hè đla n ra. Anh nhy vào An Lc, lăn lóc đánh dp đánh vùi vi đch quân đông gp bi trong gn ba tháng tri, mt c liên lc bưu chính, nhà không h nhn mt ch mt li. Người h sĩ quan hu c mi tháng ghé li gia đình thăm hi đu phi vy tay tươi cười ngay tđu ngõ. Anh vđược đúng mt tun, thì li lên đường đi Qung Tr… Ri anh li b thương ca ngõ C Thành, tr v trong phòng hi sinh Tng Y Vin Cng Hòa. Trên đường ti bnh vin cùng vi gia đình, tôi ngt xu trên xe ca người anh chng…

Nhưng ri anh vn đng dy, li khoan khoái ct bước hành quân. Ôi, không biết tôi mang n anh ttn tin kiếp xa xôi nào, mà tôi yêu thương cái con người ch biết mit mài say mê chiến trn. Tôi ch biết ước nguyn ca anh là tr thành mt Tướng Patton ca Vit Nam, “Ri nước mình s phi tch hơn lên, my năm na phi khác hn đi ch. Nn nếp quân đi s phi thay đi. Anh slàm tưlnh đi đơn v, đ anh điu đng liên quân chng, cthiết giáp, máy bay, đánh gic như Patton cho mà coi. Cam bt, H Lào Trung Thượng Lào ăn nhm gì… Hà hà.” Tôi chm vì chng hiu gì, khi anh thì thm bên tai tôi vào mt đêm tôi dn thiếp đi trong đôi cánh ca hnh phúc, mt ln anh v phép hành quân…

Sinh cháu gái đu lòng năm 1973 Đà Lt, anh vthăm mcon tôi và trường cũ, xong li bay đi trn thđường ranh gii ngưng chiến vùng Tây Nam Huế

alt

‘Bé Dung’ vi chng và hai con, Tháng Tám, 2014 (Hình: Gia đình)

Tháng Tư năm 1975, đơn vanh đóng quân ThĐc, chun b t chiến vi quân thù. Chú em chng là sĩ quan chuyn vn tàu HQ505. Tàu ghé Sài Gòn đ chun bđi công tác Phú Quc. Chng tôi bo c gia đình, gm thy m, các chú và c m con tôi, xung tàu đi Phú Quc lánh nn chiến s, ri khi yên sli tr v. Tôi tưởng anh cũng đnh ra đi, nhưng anh quc mt nói ti sao anh li phi bđi lúc quân lính ca anh vn còn chưa nao núng, bn nó làm gì thng ni khi cSưĐoàn Dùđy đ bung ra phn công, cho nó ăn mt cái Mu Thân na thì mi hết chiến tranh, quân Dù đánh gic mt chp bn là thường, còn trn cui này là xong.” Anh hăng say như sp xung trn, nhưng ri anh quay lưng li, run ging bo tôi hãy bế con theo xe ca ông anh ra bến tàu. Đến nước đó tôi không còn gì s hãi, ôm con nhy xung, nht đnh đòi li. V chng sng chết có nhau…

Ba ln toan vượt thoát tđu đến gia Tháng Năm đu tht bi não n. Anh lên đường đi tri tp trung vào Tháng Sáu, khi tôi đang mang bu cháu thnhì… Bé Dung ưỡn người đòi theo b. Anh quay li, vy tay cười vi mcon tôi. Vn n cười y, anh vn chng nâu lo sng chết là gì, nhưng còn m con em, anh ơi???

Gia đình nhà chng tôi thit có phước, hu hết đã theo tàu HQ505 đi Phú Quc ri sang M, k t hôm tôi ôm con li vi chng. Gia đình tôi tĐà Lt chy v Sài Gòn, sng chen chúc quây qun đùm bc ln nhau. Hàng quán ca gia đình chng tôi b tch biên hết. Tôi nht đnh gi cht ngôi nhà ca cha mchng đ li, đui my cũng không đi. Ch rut tôi bdn vn ra mua được ngôi nhà khác, vì ông chng ôm vbé chy mt, nhà ca xe c b tch biên hết. Tôi và các anh chem tôi chy vy đđiu đ lo sinh kế, nuôi con thơ cha già m yếu. Chng tôi mt mù tăm tích, ch có đôi ba lá thư viết vt tri Long Giao. Lên Long Giao cũng không gp. Anh bđưa ra Bc.

Năm đó tôi tròn 25 tui, dung nhan tuy tiu ty nhưng vn khiến nhiu k phi suýt soa dòm ngó. Biết bao người mai mi thì thm bên tai tôi, thôi hãy lo cuc đi mi, sĩ quan ngy đi Bc chng có ngày v… Bao nhiêu ni khđau dn nén đt nhiên bùng n. Tôi vùng lên như mt con cp cái: bác thnghĩ coi cbn c lũ ti nó đó có đáng xách dép cho chng tôi không!!! Ri ba mcon tôi ôm nhau khóc vùi trong ti hn.

Không, không, mt ngàn vn ln không. Quanh tôi ch còn toàn rác rưởi. Vâng, nhng người đàn ông min Nam mà đang đi tù Cng Sn mi là nhng người xng đáng vi đàn bà con gái min Nam la tui tôi. Ch em chúng tôi gi đó là “tm bng tù ci to” ca các ông đ chn gi cuc đi, dù là trao gi vào mt nơi bt đnh… Còn gì na mà chn la! Thà vy, đành thôi. Tôi đã là v anh, tôi vn tôn th anh trong tim óc, làm sao khi lm ging trước bn người lường lc, bướm ong, hèn h… Ch em tôi buôn bán t thuc lá đến bánh cun, bánh ướt, bánh mì, thuc tây, thuc nam, kiêm luôn ct chi gi un tóc, làm móng tay… nhưng luôn tránh ch công quyn và nơi phn hoa nhan nhn nhng con mt hau háu ca bn ăn cướp và bn tr c.  My anh chem tôi đng lòng, đùm bc ln nhau, nên áo rách nhưng mt tm lòng son tôi vn vn vi câu th

Vượt qua được thi gian khó khăn cc kh nht lúc ban đu, sau ba m con tôi được gia đình chng t M chu cp, tuy không dưd nhưng cũng đgi quà ba tháng mt ln, ri li dành dm cho môt chuyến thăm nuôi…

Anh t min cc Bc bđưa v Thanh Hóa chng mt năm, thì tôi xin được giy phép đi thăm nuôi. Tôi và ch tôi chy đôn chy đáo mua đ mt trăm năm chc ký quà đtôi đem ra Bc cho chng. Bà cbuôn bán quen ngoài chli nhđem thêm năm chc ký thăm dùm con trai, vì con dâu cđã vượt biên. Cháu Dung đã lên 6, em Long nó 4 tui và chưa ln nào thy được mt cha. Tôi đem chai con đi cho anh gp đa con trai.

Xung ga Thanh Hóa, cđoàn quân khuân vác vây quanh gi mi gic giã. Tôi và my ch cùng thăm chng chia nhau gi cht hàng hóa không cho ai khiêng vác, ri t mình kéo lê kéo lết đi thuê nhà tr. Có người đã đi vk rng csơý làb vác hàng chy mt. Chúng tôi cũng phi chia nhau li nhà trcoi chng hàng và đi ch. Tôi nhmt ch mua thêm được ký m, v rang tóp m ngoài sân nhà tr. Nghe con khóc, tôi vi vã chy vô nhà. Chưa kp d con thì nghe tiếng n ào. Quay ra, hai kcp đã bưng cho tóp mù té chy, ch bn rượt theo không kp. Tôi khóc thm tiếc hoài, c nghĩ nhng tóp m kia đáng lđã giúp chng mình đ bao đói khát.

Xe đò đi Thanh Cm cht ních nhng bà thăm chng. Chúng tôi năm người ln và hai cháu xung ngã ba Nam Phát đ vô Tri 5. Tôi lê tng bao hàng ri li quay lui kéo lê bao khác, chng hơn na cây s mi đến trm xét giy t vào tri, hai cháu còn quá nhchng mun chúng đng tay. Cô Út thit gii, xong phn mình li xông xáo giúp hết người n ti người kia.

Xong giy t, ch mt lát thì mt người tù hình sđánh xe trâu đến. Hàng hóa và hai con tôi được lên xe trâu, tôi và chPhước, chĐip cùng hai m con cô Út lo đo theo sau. Đường đi xuyên tri xuyên rng dài tám cây s. Chúng tôi chưa biết lúc tr ra mi càng thê thm.

Chân tay rã ri, ti chiu ti mi thy cng tri 5 Lam Sơn. Đêm xung bé Dung còn phi ph tôi gom lá mía cho tôi vi nu hết go thành cơm, nm li tng vt, vì nghe nói công an không cho tù chính trđem go sng vô, s các anh âm mưu trn tri. Đêm ch sáng đ thăm chng, nhìn hai con thơ ngây ngsay sưa vì mi mt, tôi ri rã vô cùng nhưng không sao ngđược. Hng trăm hình nh chng tôi nhy múa trong đu… Chng ca tôi, người lính dù hăng hái húyt sáo mi khi nhn lnh hành quân y, nay đã ra sao???

alt

‘Cu Bi’ và cha m, ngày cưới v, Tháng Tư, 2009. (Hình: Gia đình)

Sáng, đến lượt ra nhà thăm nuôi ngong ngóng ch chng, tôi không được phép ra khi ca căn bung nh xíu, kê mt bàn g dài và hai ghế băng dc hai bên. Đt nhiên mt ông l hoc đng lù lù ngay ca. Tôi ngngàng chưa biết điu gì. Cô n công an nhìn chòng chc, hn hc, đi ch như con gàchi sp tung đòn. Tôi không th hiu người con gái Bc c cùng tui tôi kia thù hn tôi điu gì. Tôi ngó li, lát sau cô ta coi sxong, mi nói đây là anh Đc mà bà cnh tôi đi thăm dùm. Mt na tiếng giao quà và kchuyn gia đình cho anh Đc nghe, tôi được biết ch còn mt tiếng rưỡi gp chng. Thế là tôi bt đu ôm mt khóc, càng lúc càng nc n vì ti cc, không th nào cm được. Trên thế gii này có ai phi ln li hng ngàn cây sđchđược gp chng có mt gi ba mưới phút không h Tri?!!

Hai cô công an ln tiếng da dm, nhng là phi đng viên hc tp tt, không lau sch nước mt thì không cho ra thăm… Nhưng kìa, ai nhưchng tôi va bước ra khi cng tri. Tôi không còn nh quy đnh lut l gì na, vùng đng dy chy nhào ra như mt tia chp. Hai đa nh va khóc va chy theo. Hai công an n b bt ng không cn kp, đng nhìn.

Tôi chy ti ôm anh, và càng khóc d, đôi chân khyu xung, không còn sc lc. Tri ơi, chng tôi m yếu đến ni tôi ôm không trn mt vòng tay. Người anh nhthó hn li, ch có đôi mt sáng vi tia nhìn ngay thng là vn ht nhưngày nào, nhưng nay đượm nét u bun khiên tôi đt rut. Anh vn không nói được li nào, chbm môi nhìn tôi nhìn con thăm thm. Tôi biết anh đang c trn tĩnh, vì không mun rơi nước mt trước mt công an. Anh dìu tôi và dt con tr vào nhà thăm nuôi. Anh nm cht tay tôi, đưa vào chiếc ghế băng. Cô công an lnh lùng ch anh bước sang chiếc ghếđi din, ri ngi sng sng đu bàn, cchăm chăm nhìn vào sát tn mt tôi. Anh khuyên tôi nhà ráng nuôi dy con cho gii. Ri tht nghiêm trang, anh bo tôi phi đưa con đi vùng kinh tế mi, vtnh M Tho ch bác Chánh vi chú Cương và cô Huyn đã tnguyn đi khai hoang ri, đang chv chng mình lên lao đng sn xut. Tôi hơi sng s, ri cht hiu, đang khóc li suýt bt cười hân hoan, khi thy nét khôi hài tinh anh ca chng tôi vn còn nguyên vn. Bác Chánh là tên gi ca thy m chúng tôi, chú Cương vàcô Huyn chính là chú Cường, chú em chng đã đưa c nhà xung tàu HQ 505 đi lánh nn. Cô công an có vrt đc ý, nhc tôi:

–  Ch phi nói gì đng viên anh ý đi ch.

Anh nhìn mt tôi, cười thành tiếng. Tôi cht cười, nhưng li cht gin hn.

Tôi cúi mt gin di:

–  Em không đi đâu hết, em ch anh vđã ri mun đi đâu cũng được…

Tôi li khóc, hai tay nm cht tay anh, chs phi xa ri. Cô công an cquay nhìn hết người nđến người kia, lên tiếng:

–  Ch này hay nh! Phi đi kinh tếmi, lao đông tt thì anh y mi chóng được khoan hng ch! Tri giáo dc anh ý tiến b thếđy, còn ch thì c… Chđược cái khóc là gii thôi!!

Anh không nhn được, li cười khanh khách và nói:

–  Đó em thy chưa, cán bđây ai cũng tiến b như vy hết, em phi nghe anh mi được… Em cthy anh bây gi thì biết chính sách nhà nước ra sao, cũng đng lo gì hết, ráng nuôi dy con cho nên người đàng hoàng đng hc theo cái xu, nghe…

Tôi d khóc dcười, ch nm cht tay anh mà tm tc, di hn. Anh gi hai con chy sang ngi hai bên lòng. Cô ncông an do d, ri đ yên, li tiếp tc nhìn sng vào mt tôi. Anh ôm hôn hai cháu, nói chuyn vi hai cháu. Đôi mt chúng tôi chng n ri nhau. Mt tôi nhòa lmà vn đc được trong mt anh nhng li bun thương da diết. Ti nghip hai con tôi đâu biết chđược gn cha trong giây lát na thôi.

Tôi như mt cái máy, va khóc va lay lay bàn tay anh, nhc đi nhc li, em sđi anh v, anh đng lo nghĩ gì nghe, em sđi anh v, em nht đnh đi anh mà… anh vri mình cùng đi kinh tế mi… anh ráng gi gìn sc khe cho em và con nghe… Em th em sđi anh v…. Em không sao đâu… Anh đng lo nghĩ, cyên tâm gigìn sc khe nghe, em th mà, anh nghe…

Tôi cht thy chng tôi nhòa nước mt. Cô công an lúng túng đng dy, b ra ngoài nhưng li tr vào ngay, gõ bàn ra hiu cho người ngoài. Người n công an kia chng biết núp đâu, lp tc xut hin, báo hết gi thăm… V chng tôi li ôm cht nhau đu bàn bên kia ngay trước ca phòng, bt chp tiếng gõ bàn thúc gic.  Anh nm cht hai bàn tay tôi, ch nói được mt câu:

-Anh s vđưa em và con đi, không th quá lâu đâu, đng lo nghe, cám ơn emđã quyết đi anh v… Ri anh nghn ngào…

Tôi b ngăn li ngay ca nhà thăm nuôi, cháu Dung chy ù theo cha, cu Bi nhút nhát đng ôm chân m cùng khóc. Tôi ôm cây ct gnhìn dáng anh chm chp buc ti hai cánh cng gto sm, mà không thnào ngưng tiếng khóc.

Anh ngoái đu nhìn li hoài, bước chân lo đo, chiếc xe cút kít mt bánh my ln chao nghiêng vì hàng quá nng…

Sáng hôm sau tôi như người mt hn. Các chbn cũng chng hơn gì. My ch em và bà bác dt díu nhau ra, mi biết không được v li cũ, mà phi đi vòng bên ngoài tri c gn hai chc cây sna đ trli ch ngã ba Nam Phát.

Đường xuyên rng, ri li ra đng trng, nng hanh chang chang như mun qut ngã ba mcon tôi. Cu Bi mt lm, có lúc ngi bt xung, áo qun m hôi ướt nhp. Tôi phi đng gia nng đem thân mình che nng cho hai con, d dành chúng, ri li bếcu Bi, lm lũi bước thp bước cao. Bà bác và hai ch cùng cô Út c phi đi chm li ch m con tôi. Bao nhiêu cơm go đã giao cho chng hết, chúng tôi không còn gì ăn ung. Dc dường mua được my cây mía, tôi róc cho các con ăn cho đđói. Hai đa không khóc lóc mt li. Bé Dung thit ngoan, luôn ming d em c gng. Bng đói, chân mi rã ri trong lúc chiu c xung dn. Đám người lang thang trong nhng cánh rng tre na âm u, trên min đt không mt chút tình thương. Ai cũng lo s, dn dác nhìn trước ngó sau, t nhiên túm tm li mà đi, càng mt li càng như mun chy. Tôi bếcu Bi, mi tay quá li xoay ra cõng cháu, va mt va đói va s, lếch thếch va đi va chy, không biết s ngã gc lúc nào. Cháu Bi nhìn thy m mt quá, đòi tut xung, ri li hăng hái tiến bước. May sao, đến hơn 6 gi chiu, tri gn ti hn, thì tr li được ngã ba Nam Phát. Hai công an dt xe ra đp v nhà, dn chúng tôi đó đón xe đò ra Thanh Hóa.

Đám người ngi bt xung bên đường. Lâu lm mi có mt xe cht đy người chy qua, nhưng đu chy thng, không ngng. Đã hơn chín giđêm. Dáng cô Út cao mnh rn chc đng vy xe in lên nn tri đêm đy sao như mt pho tượng thn V N. Mt xe ln có hai bđi chđy tre na, t xa chiếu đèn pha sáng lòa trên dáng người con gái đm đang y, t t dng li. Chúng tôi xúm li ha trtht nhiu tin, ri bà bác cùng hai con tôi được lên ngi ca bin, còn tôi vi hai ch và cô Út đy kéo nhau leo lên ngi nghiêng ng trên tre na, tay bám, chân đp cht vô thành xe, qua năm tiếng đng h trên con đường đt dn xóc kinh hn, nhiu ln tưởng đã văng xung đt. Hai bđi t tế, không ly tin, chăn hai tô cháo lòng mà chúng tôi mi mãi.. Ra đến Thanh Hóa là hai gi sáng. Các chđi thăm chng xung tàu đêm tht đông, thăm hi tíu tít, tr li không kp. Khi y sao mà chem chúng tôi thương nhau quásc.

Vé v Nam không có, phi mua vé ra Hà Ni ri mi đi ngược tr v. Đêm hôm sau mi đến ga Hàng C, my bà con ra đường đang ngơ ngác thìcác chđng xa đã đôn đáo vy chào, kéo chúng tôi ti ch… lđường, đy nhng chiếu vi tm ni lông, nơi tm trú mà các bà “v tù ci to” gi là… Hotel California.

Vâng, chúng tôi nghim nhiên nhn chng chúng tôi là “các ông ci to” nhưngười min Nam vn kêu vi tm tình trân quý, đ phân bit vi nhng người tù hình s. Cho nên danh t thường đi theo vi ý nghĩa nào mà người ta hiu vi nhau, không còn giđược nguyên cái nghĩa mà nó được đt cho vì mc đích chính trsâu xa.

Ng lđường nhưng chng ai thy kh, vì gn nhau thy m hn tình người đng cnh. Các ch em thì thm trò chuyn sut đêm, k thì khóc rm rt, người li cười khúc khích. Tôi va ôm con ng gt va qut mui cho hai cháu, hình nh chng tôi quay cung mãi trong đu, khi anh nói, khi anh cười, lúc anh đy nước mt… Sau nhng ngun cơn cc nhc và xúc đng mnh này, v nhà tôi b thương hàn nhp lý, rng hết mái tóc dài, gn trc cđu, tôi đã tri trăn cho bà chnuôi dy hai cháu, tưởng không còn được thy mt chng tôi ln na…

…Chín năm sau, đúng ngày giđu Ba tôi, anh đt ngt bước vô nhà. Tôi suýt té xu vì vui mng, côm cht anh mà.. khóc ngt. Anh cười sang sng:

–  Cái ch này chđược cái khóc là gii thôi, phi đng viên cho chng đi sang Mđi ch… Hà hà..

Các ch em tôi tĐà Lt tt bt xung thăm. Va xong ngày đám githì cnhà đã vui nhưhi. Tt nhiên tôi là người mng vui nht….

Hnh phúc đã tr vtrong vòng tay tôi. Tôi sôm tht cht ly ngun hnh phúc này, không bao giđ cho đi đâu xa mt na…


>
>
>
>
>
>


>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>

__._,_.___


Posted by: Gia Cat 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live