Kính chuyển bài viết của Gs. Nguyễn Lý Tưởng để trả lời thông tin xúc phạm đến danh dự của Gs. Tưởng do hai ông Trần Ngọc Nghĩa và Lý Hiền Tài đã gởi lên diễn đàn: "trong suốt thời gian ở tù, Nguyễn Lý Tưởng không hề đi lao động ngày nào."
Bài trả lời của Gs. Tưởng là một tài liệu lịch sử quý giá cho hậu thế. Sống trong thế giới văn minh, người ta thường phân tích trắng đen dựa theo lý trí chứ không phải dựa theo cảm xúc cá nhân. Nếu tôi không lầm thì văn hào Blaise Pascal có để lại một câu châm ngôn trong tác phẩm De l'art de persuader để chỉ trích một số người bất hảo hay đưa ra phán đoán của họ dựa trên yếu tố hâp dẫn hơn là dựa trên yếu tố bằng chứng.
Xin trích :"“People almost arrive
at their beliefs not on the basis of proof but on the basis of what they find attractive.” Thông tin của hai ông Tài và Nghĩa hình như được dựa trên yếu tố attractive chứ không phải dựa trên yếu tố proofs. Gs. Tưởng đã đưa ra nhiều proof rất giá trị để hậu thế dựa vào đó mà phán đoán hành vi thất nhân tâm của hai ông Tài và Nghĩa.
Dù chống hay bênh vực, lịch sử các đảng phái chính trị của Việt Nam Cộng Hòa sẽ ghi lại dữ kiện Gs. Nguyễn Lý Tưởng hiện là chủ tịch BCH/TƯ/ĐVCMD. Hậu thế sẽ tôn trọng Gs Nguyễn Lý Tưởng là chủ tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng nguyên thủy đã được thành lập tại Sàigòn kể từ năm 1965. Hậu thế cũng sẽ tôn trọng danh xưng Dai Viet Cach Mang Dang Inc. mà đồng hương Houston gọi là đảng cắt cầu chì là một tổ chức vô vị lợi đã đăng ký với Tiểu Bang Texas năm 2011.
Danh xưng đăng ký của đảng cắt cầu chì không có dấu giọng của Việt Ngữ nhưng nhiều người cho rằng trùng tên với tổ chức chính trị do Gs. Nguyễn Lý Tưởng lãnh đạo.
Tôi rất hãnh diện trong vai trò Đề Nhị Phó Chủ Tịch của Chủ Tịch Nguyễn Lý Tưởng, một công dân Việt đã hy sinh hơn nửa đời người cho lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc, đã bị việt cộng đối xử tàn nhẫn suôt hơn 14 năm tù tội.
Tôi là thành phần đảng viên thế hệ 60+ nên chưa được cơ duyên tiếp xúc với ông Tài và ông Nghĩa. Nhưng khi đọc qua "thông tin vô căn cứ" của hai ông Tài và Nghĩa, tôi có cảm giác là hai ông có thù hận với Gs. Tưởng. Thưa hai ông Tài và Nghĩa,Thù hận ganh ghét là chuyện bình thường giữa con người với con người. Nhưng ghi lại dữ kiện lịch sử cho hậu thế thời hậu Việt Nam Cộng Hòa là một chuyện rất quan trọng.
Cho nên kính mong hai ông gởi lên diễn đàn những dữ kiện để hậu thế phán xét về thông tin do hai ông tung lên diễn đàn "trong suốt thời gian ở tù, Nguyễn Lý Tưởng không hề đi lao động ngày nào." Mong hai ông gởi lên càng nhiều proofs càng tốt thay vì gởi lên attractives để thu hút người đọc.
Mong lắm thay
Võ Đức Quang
************
Lý Hiền Tài : “Nguyễn Lý Tưởng 13 năm tù không đi lao động ngày nào” là “NÓI LÁO”
· -Năm 1976, trước khi đày một số tù chính trị ra Bắc, trại tù cải tạo Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đã công bố “Quyết Định” gọi là “học tập cải tạo ba (03) năm” đối với tất cả mọi người hiện đang bị giam giữ trong trại tù cải tạo của Cộng Sản trong đó có Nguyễn Lý Tưởng.
· -Ngay sau khi nghe đọc “Quyết Định”...tất cả tù chính trị được “biên chế” thành từng tổ,từng đội để đi lao động gọi là “lao động cải tạo”. Ngay trong trại tù cải tạo Long Thành (tỉnh Đồng Nai), anh em đã bắt tay vào “lao động”. Nguyễn Lý Tưởng ở chung một tổ với Hà Lý Luận (tổ trưởng), Phạm Gia Đại, Võ Thành Nhơn, Võ Minh Lý,v.v. Mỗi ngày anh em đi cuốc đất trồng rau, đào móng xây tưởng, làm hàng rào kẽm gai...
· -Tháng 8/1976, khoảng 60 người từ trại tù Long Thành được chuyển về Thủ Đức, sau đó đưa ra Bắc...Nguyễn Lý Tưởng và một số anh em được đưa về trại Hà Tây (tỉnh Hà Sơn Bình),một số khác về trại Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh)...Việc trước tiên là mỗi người phải khai báo lý lịch, mỗi ngày ngồi trong nhà nghe đọc báo, đọc sách...anh em phải thay phiên nhau mỗi ngày đi rửa cầu tiêu, đổ phân, gánh nước tiểu đổ vào một nơi để trồng rau. Nguyễn Lý Tưởng đã từng làm việc như thế, làm chung với Vũ Văn Quý.
· -Mấy tháng sau, Bộ Nội Vụ từ Hà Nội về tổ chức lớp học tập về chính trị và khai báo lý lịch...Sau đợt học tập, tất cả mọi người được biên chế thành tổ, đội để đi lao động. Có người được đưa vào đội mộc, cưa xẻ, đóng bàn ghế, tủ, giường...đội xây dựng (thợ nề, xây nhà), đội làm gạch, ngói, trồng rau, làm ruộng, chăn nuôi,(nuôi heo, nuôi cá) v.v...Người già thì cho vào đội đan lát...Nguyễn Lý Tưởng thuộc đội xây dựng (đào móng xây tường, làm nhà...) . Nguyễn Lý Tưởng ở chung đội với Phạm Duy Tuệ, Võ Quốc Thanh, Ngô Xuân Thu, Nguyễn Kim Phùng, Trần Cảnh Chung, Đặng Văn Tiếp, Hà Lý Luận, Lâm Minh Sơn, Võ Thành Nhơn, v.v. do Nguyễn Văn Minh làm đội trưởng.
· Về sau, Nguyễn Lý Tưởng bị đau cột sống nên được cho qua đội trồng rau do Phạm Thái làm đội trưởng. Vương Phước Thành làm Đội phó, Nguyễn Lý Tưởng dưới quyền của tổ trưởng là Võ Hữu Thu. Đội trồng rau đa số là người già yếu trong đó có các cụ 60, 70 tuổi như Nguyễn Văn Mân, Trương Đình Nam, Nguyễn Tri Tùng, Hoàng Văn Úy, Phan Như Toản, Phan Vỹ...Đội rau làm việc trước cổng trại Hà Tây, cạnh hồ cá. Có lần Nguyễn Lý Tưởng và Nguyễn Bá Tường bị cán bộ ra lệnh phải lội xuống cái hố chứa phân người và nước tiểu...bắt hai anh em phải dùng chân dẫm đạp đất cho đều để trồng rau...Mỗi ngày Nguyễn Lý Tưởng vẫn đi lao động với anh em. Lâu lâu lại có cán bộ từ Hà Nội về tiếp xúc yêu cầu khai báo... Những anh em gốc Cảnh Sát, An Ninh Quân Đội, Tình Báo, Đảng Phái...thường bị gọi tên đi gặp cán bộ trong đó có Nguyễn Lý Tưởng “cho ở nhà làm việc với cán bộ” (tức bị hỏi cung, yếu cầu trả lời về những hoạt động chống phá cách mạng trong quá khứ...)
· -Tháng 5/1979, Nguyễn Lý Tưởng bị đem đi biệt giam tại nhà giam Hỏa Lò (Hà Nội) gần 7 tháng, suốt ngày ở trong phòng kín, không có ánh sáng mặt trời, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh. Nguyễn Kim Thúy (Trung Ương Tình Báo) bị biệt giam tại Hỏa Lò, Thanh Liệt và đã chết trong hoàn cảnh như thế. Hoàn cảnh gia đình của Nguyễn Lý Tưởng, mẹ già, con dại, nhà cửa ruộng vườn của tổ tiên để lại đều bị tịch thu...nên vợ không có khả năng tiếp tế thăm nuôi, đau ốm không có thuốc men nên đã kiệt sức.
· -Trong số anh em tù có người theo dõi, báo cáo với cán bộ “Nguyễn Lý Tưởng tuyên truyền phản động, dạy kinh, dạy giáo lý cho người khác, cực kỳ ngoan cố và phản động...” nên bị đưa đi biệt giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Nguyễn Phát Lộc (Trung Ương Tình Báo), Hoàng A Sam (Trung Ương Tình báo) cũng bị biệt giam tại Hỏa Lò hay Thanh Liệt, sức khỏe suy sụp, xanh xao gầy ốm...Nguyễn Phát Lộc về sau sinh bệnh mà chết. May cho Hoàng A Sam và Nguyễn Lý Tưởng còn sống trở về. Trường hợp Đặng Văn Tiếp (Dân Biểu) cũng bị báo cáo như vậy và bị đưa đi trại Cổng Trời (tỉnh Hà Giang-Tuyên Quang) là nơi có đi mà không có về...Năm 1978, khi Trung Cộng tấn công Việt Cộng, Đặng Văn Tiếp và Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ được đưa vô phía Nam (trại Thanh Cẩm), Tiếp vượt ngục bị Bùi Đình Thi đánh chết...
· -Dịp tết 1980, Nguyễn Lý Tưởng từ Hỏa Lò trở về trại Hà Tây, phải đi lao động liền, trời rét mà phải ra ngoài ruộng nhổ mạ, cấy lúa. Nguyễn Lý Tưởng bị hen suyễn, đau cột sống, thần kinh tọa, thiếu ăn, thiếu thuốc men chắc chắn phải ngả gục mà thôi. Trong lúc đó, những anh em khác thuộc thành phần Dân Biểu, Nghị Sĩ được ở nhà học tập gọi là viết chuyên đề, khỏi đi lao động (trong đó có Lý Hiền Tài). Tổ chuyên đề nầy do Phạm Duy Tuệ làm tổ trưởng. May nhờ Phạm Duy Tuệ đề nghị với cán bộ nên Nguyễn Lý Tưởng về sau cũng được về sinh hoạt chung với anh em trong tổ chuyên đề nầy một thời gian (vì Nguyễn Lý Tưởng cũng là cựu Dân Biểu)...
· -Thời gian ở trại Hà Tây, Nguyễn Lý Tưởng đã hai lần bị cùm một chân trong nhà kỷ luật: lần thứ nhất vào ngày 8 tháng 1 năm 1981 lý do tổ chức anh em hát Thánh ca nhân mùa lễ Giáng Sinh...lần thứ hai vào tháng 10/1982 vì lý do tổ chức mua chuộc bọn cán bộ võ trang gởi thư “chui” về nhà xin tiếp tế, thăm nuôi, xin thuốc men lúc đau ốm ngặt nghèo...Ban kiểm duyệt thư tại bưu diện Hà Nội bắt được thư của anh em (vô ý để tên và địa chỉ trại)...Anh em đó khai “Nguyễn Lý Tưởng là người đã giúp anh ta gửi thư ra ngoài không qua sự kiểm duyệt và cho phép của trại”...NguyễnLý Tưởng bị cùm chân trong nhà kỷ luật, không cho nhận thư hay quà của gia đình trong 6 tháng...Nhưng Nguyễn Lý Tưởng cam chịu một mình, không khai cho anh em nên không ai bị liên lụy trong vụ này.
Trải qua 7 tháng bị biệt giam tại nhà giam Hỏa Lò Hà Nội, 2 lần bị cùm một chân trong nhà kỷ luật trại Hà Tây, gia đình nghèo, thiếu thuốc men, thiếu thực phẩm nên Nguyễn Lý Tưởng bị kiệt sức...tháng 3/1983, trại Hà Tây giải tán, tất cả anh em được chuyển về trại Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) tức trại giam Ba Sao. Nguyễn Lý Tưởng bị đau nặng, gai cột sống làm cho giây thần kinh bị kẹt giữa hai đốt xương sống nên không ngồi dậy và không đi lại được, phải nằm điều trị tại bệnh xá của trại gần 4 tháng. Nhờ niềm tin tôn giáo và lời cầu nguyện nên Nguyễn Lý Tưởng đã được ơn trên cứu cho khỏi chết và khỏi bị bại liệt suốt đời. Phải mất gần hai năm chống gậy, tập đi, Nguyễn Lý Tưởng mới đi lại được. Bác Sĩ Trương Văn Quýnh, bạn tù được làm việc tại bệnh xá nói rằng “Nguyễn Lý Tưởng thoát khỏi cơn bại liệt là nhờ đức tin”.
· -Lúc bấy giờ những anh em tù bị bệnh nặng, kiệt sức được trại Nam Hà cho được ở nhà nghỉ ngơi, miễn lao động, cho được nhận phần gạo hay thực phẩm đem về tự nấu lấy mà ăn, có ý muốn cho gia đình nuôi người tù đau ốm, bệnh hoạn vì trại không có đủ khả năng. Nguyễn Lý Tưởng cũng ở trong trường hợp đó, được trại cho ở nhà làm việc nhẹ như quét rác, cào đường mương, chia cơm, chia thức ăn cho anh em, coi chừng áo quần, đồ đặc của anh em khỏi bị trộm cắp trong khi anh em đi lao động ở ngoài trại...
· -Trại Hà Tây có đội nuôi cá, đa số anh em trong đội nầy là cấp nhỏ ngày xưa như: Nguyễn Kim Giai (đội trưởng, chỉ là Thiếu Úy), Bùi Sửu (người Huế, Thiếu úy) Khong có ai là sĩ quan cấp Tá, Quận trưởng, Tỉnh trưởng, Dân biểu, Nghị sĩ, Tổng Trưởng, Tướng lãnh, v.v... được cho vào đội nầy (vì đội nuôi cá thì được ăn cá...) nhưng Lý Hiền Tài là Dân Biểu mà lại được cho vào đội nuôi cá !
· Giữa anh em tù với nhau, không ai ganh ghét hay so sánh gì với trường hợp của Lý Hiền Tài. Riêng đối với hoàn cảnh của Nguyễn Lý Tưởng, chẳng ai ganh ghét với Nguyễn Lý Tưởng vì Tưởng là con trai độc nhất còn lại trong gia đình, cha chết trong nhà tù CS, anh bị Cộng Sản giết, mẹ già chờ đợi con đi “cải tạo” hơn 10 năm chưa về...mẹ chết không gặp con.
· Đêm giao thừa Tết Bính Dần (1985-1986), được tin mẹ chết, Nguyễn Lý Tưởng càng căm thù Cộng Sản nên đã đọc một bài “Sớ Táo Quân” lên án chế độ lao tù của Cộng Sản. Anh em trong buồng 6 khu A vỗ tay tán thưởng...Có người đi báo cáo cán bộ, Nguyễn Lý Tưởng bị bắt đi cùm một chân trong nhà kỷ luật. Tết năm 1988, sau 13 năm tù, nhờ Mỹ can thiệp, Cộng Sản VN đã ký thỏa hiệp, trả tự do cho tù chính trị và cho định cư tại Hoa Kỳ...Nguyễn Lý Tưởng được về với gia đình và được phỏng vấn đi Mỹ. Nhưng khi được phái đoàn Mỹ mời phỏng vấn thì cũng là lúc Nguyễn Lý Tưởng bị bắt lại (ngày 4 tháng 6/1992) bị kết tôi “hoạt động lật đổ chính quyền”.
· Suốt 13 tháng bị biệt giam tại 4 Phan Đăng Lưu (trước Chợ Bà Chiễu) Gia Định, tại 3-C bến Bạch Đằng (nay là đường Tôn Đức Thắng) và lao xá Chí Hòa, Saigon. Nguyễn Lý Tưởng cương quyết không nhận tội. Nhờ bộ ngoại giao Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp nên Nguyễn Lý Tưởng được trả tự do vô điều kiện và được xuất cảnh qua Mỹ ngày 25/7/1994.
· Không có một người nào bị bắt do lời khai của Nguyễn Lý Tưởng. tất cả những lời vu cáo bịa đặt đều là do lòng ghen ghét và ý đồ bất chính mà ra. Lý Hiền Tài đã từng ở tùchung với Nguyễn Lý-Tưởng, chưa có điều gì mất lòng nhau, quá khứ của Lý Hiền tài ở trong tù như thế nào...anh em đều biết. Lý Hiền tài dám mở miệng ra tuyên bố “Nguyễn Lý Tưởng 13 năm tù không đi lao động ngày nào!” Rõ ràng là “một tên nói láo”, “một con người vô tư cách”
Nguyễn Lý-Tưởng (13/01/2015)
2016-02-18 15:39 GMT-06:00 Nghia Tran [thaoluan9] <t>:
Như tôi đã nói, trong suốt thời gian ở tù, Nguyễn Lý Tưởng không hề đi lao động ngày nào. Ngày nào cũng được gọi lên làm việc vì Tưởng "rất thành khẩn khai báo". Chẳng phải chỉ một mình tôi nói mà những người ở tù chung cùng trại với Tưởng như ông Lý Hiền Tài cũng lên tiếng chứng nhận điều này. Cái mộng của Tưởng là được làm "Quan to", Quan Quốc Gia hay Quan Cộng Sản đều được cả. Sau khi nói ra, Tưởng và đồng bọn viết bài chửi tôi và ông Lý Hiền Tài tới tấp.
Chúng tôi nói ra chẳng có lợi gì cho bản thân cả. Tưởng bảo Tưởng chẳng có thù oán gì với tôi, tại sao tôi "đánh phá" Tưởng.
Nhưng biết mà không nói, cứ để bọn người này đâm sau lưng chiến sĩ, bán bạn bè, nếu không nói thì hổ thẹn trong lòng, có lỗi với những chiến sĩ Quốc Gia, những người thật tâm yêu nước, nhất là những người đã nằm xuống, cứ bị bọn gian hùng lừa gạt! Lý do chỉ thế thôi.
Cám ơn người đã làm được chuyện này, không có chứng cớ thì nói chẳng ai tin!
Trần Trọng Nghĩa
__._,_.___