Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Siêu thị đầu tiên ở miền Nam nước Việt.

$
0
0

 From: van tran < 
Subject: Siêu thị đầu tiên ở miền Nam nước Việt.

Siêu thị đầu tiên ở miền Nam nước  Việt.

          Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn, và có 
thể nói là toàn cõi miền Nam  nước Việt mở cửa năm 1967, 
mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn 
những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.

Nữ Tài tử Điện ảnh Kiều Chinh đến mua hàng tại siêu thị Nguyễn Du trước 1975 - 
 Ảnh: Tư liệu. 


          Một dịp sát tết, tôi được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa 
hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi, và đầy những thứ hàng hóa lạ lẫm. 
Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise 
bỏ vào quần, những chàng trai lính chiến, và nhiều phụ nữ bận áo dài. 
Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp 
hàng tính tiền, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.

          Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và 
Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, 
tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. 
Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên 
được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết 
những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa 
việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại xứ Việt mình các 
Trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương 
ổn định.

          Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ 
(Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động, 
cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một 
Chuyên viên Tài chính lên đường đi Philippines, theo lời mời của Tập đoàn siêu 
thị Makati ở thủ đô Manila, để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức, 
và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để  
quan sát  các siêu thị. 

Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên, và tổ chức 
một khu chợ Tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm Tết, vừa tổ 
chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
          Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một Kiến 
trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp 
với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên 
ở xứ Việt chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. 

Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ 
xách, hay xe đẩy, rồi đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ 
tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu 
ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít 
hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì
 siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một 
sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả 
tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe 
rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette, và Vespa rầm rập kéo 
đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách 
mua hàng một cách niềm nở và lịch sự !”.

          Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự
 kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây, 
và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu 
thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm...”. Anh được choàng băng kỷ niệm, và được 
ông Quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.

          Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng 
vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm, nhưng khi siêu thị được lập ra, số 
khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi 
ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm, và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 
triệu đồng thời đó.
          Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy 
rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng:  đây là việc làm “không 
tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền 
siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ 
nhận được nhiều thư tán thưởng, và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị 
cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. 
Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm 
mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.

.
          Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận
 hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu 
thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều 
người vẫn cho rằng: siêu thị ở xứ Việt bắt đầu quá muộn, mà không biết nó đã 
hình thành từ gần nửa thế kỷ nay, và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không 
khác gì các siêu thị bây giờ.


          Những hình ảnh tư liệu về siêu thị Nguyễn Du - siêu thị đầu tiên ở Việt Nam:

                            Đi trước cả Bangkok:
          Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông
Cung được SMI (Viện Siêu thị - Super Marketing Institute) mời
qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh
 nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như vậy, dù đang
trong hoàn cảnh chiến tranh đỏ lửa, Sài Gòn đã đi trước Bangkok,
một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ
thống siêu thị.








Những hình ảnh tư liệu về siêu thị Nguyễn Du - siêu thị đầu tiên ở xứ Việt. 


(Trích từ Sài Gòn - Chuyện đời của phố phần 2 ).

===

Sài Gòn thời đó, ai mà không biết Saigon Departo là bị 

chê “quê một cục” !.


Saigon Departo là dãy nhà phía bên trái, góc ngã tư Tự Do - Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi- Đông Du) 
- Ảnh: T.L.


          Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H.Thủy Ba bộ mặt 
của Tết Sài Gòn có nêu: “Đi đến đường Tự Do mà không ghé Saigon Departo 
thật là một thiếu sót. Trong dịp Tết đến, Saigon Departo được huy động toàn lực 
để... vét túi khách hàng giàu sang” !.

Khu bán đồ gốm sứ, sơn mài và quạt điện - Ảnh: T.L.


          Tác giả viết tiếp: “Dân nghèo mà vô đây thì đúng là cảnh chim chích lạc 
vào rừng. Các món nữ trang, mỹ phẩm, đến các đồ tiểu thủ công nghệ, chẳng 
hạn như đèn trang hoàng, giá cũng phải ba bốn chục ngàn một món. 
Dân nghèo  sức mấy mà sờ vào đó... Ít người tay xách nách mang vì có xe hơi
 bên cạnh, mua gì là họ gọi tài xế tống ngay lên đó chở về nhà...”.
          Nhiều người, nhất là giới phụ nữ, cố gắng đến Saigon Departo để xem 
ít nhất một lần cho biết, nhân tiện ghé cửa hàng thực phẩm Pháp gần đó mua bơ 
Bretel, hay cá mòi Sumaco, nước tương Maggi ăn với bánh mì cho bữa điểm tâm.



          Sự hiện diện của loại hình Trung tâm Bách hóa Tổng hợp ở nước Việt có 
thời gian không lâu, và do người Pháp lập nên. Nổi tiếng nhất miền Bắc là Gô đa 
(tiếng Pháp là Godard) sang trọng bậc nhất thời Pháp thuộc, nay là Tràng Tiền 
Plaza. Còn ở miền Nam, đó là Thương xá Tax. Tòa nhà bách hóa tổng hợp này 
có lịch sử lâu đời, được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, lúc đầu mang 
tên Les Grands Magazins Charner (GMC).

          Năm 1967, song song với việc thành lập siêu thị đầu tiên ở miền Nam, và 
có lẽ là của cả nước, một Trung tâm Bách hóa Tổng hợp đã được mở ra ở 
Sài Gòn, cạnh tranh thu hút khách với Thương xá Tax. Điều cần lưu ý là Trung 
tâm buôn bán này được vận hành khá bài bản, hiện đại không khác mấy hoạt 
động của các Trung tâm Bách hóa Tổng hợp hiện nay. Đó là Trung tâm Bách 
hóa Saigon Departo, thiết lập tại đường Tự Do, quận Nhứt (nay là đường Đồng 
Khởi), trực thuộc Sài Gòn Đại bách hóa Thương xá.


Khu bán đồ chơi và búp bê - Ảnh: T.L.


          Departo là cái tên do người Nhật đặt ra, tương tự như Department Store 
của Mỹ, Anh Quốc, nhưng quy mô nhỏ hơn. Saigon Departo mượn cái tên này
 nói lên tính chất và quy mô của Trung tâm. Như tất cả các Trung tâm Bách hóa,
 người dân đến đây có thể mua đủ loại vật dụng cho gia đình, đồ dùng hằng ngày, 
trong bếp, văn phòng, vải vóc quần áo, đồ dùng đi du lịch ... mà không phải đi 
đâu xa.

          Sau khi xuất hiện không lâu, cái tên Departo ở Sài Gòn đã mang ý nghĩa 
sành điệu. Không chỉ vì có bán nhiều đồ cao cấp, có cách bài trí hàng hóa tiện 
lợi và đẹp mắt, phong cách phục vụ mới mẻ như một làn gió mới thổi vào đời 
sống của người Sài Gòn thập niên 1960.




          Việc đào tạo nhân viên ở đây tiến hành khá bài bản trong điều kiện đang 
có chiến tranh là điều ít ai ngờ tới. Trước ngày 16.7.1967 là ngày chính thức mở
 cửa, ban Giám đốc Trung tâm này dành thời gian hơn nửa năm đi nghiên cứu thị 
trường, nghiên cứu các sản phẩm có thể kinh doanh. Họ lập một đoàn sang Nhật 
Bản, Hồng Kông, và vài quốc gia châu Âu để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, việc 
tuyển chọn nhân viên được tiến hành. Hơn 60 thiếu nữ bán hàng được tuyển 
dụng từ cuối năm 1966, có trình độ học thức khá, nói được tiếng Anh, Pháp và 
trình độ Trung học. Họ được ông Trần Thiện Ân, người của Bộ Kinh tế chính 
quyền Sài Gòn, đào tạo trực tiếp. Ông Ân từng tốt nghiệp chuyên ngành 
Department Store tại Mỹ, từng thực tập tại Trung tâm Bách hóa R.H.Macy tại 
New York 4 năm, nên nhiều kinh nghiệm và bài bản. Ông huấn luyện nhân viên
 từ lý thuyết đến thực hành về cách giao dịch, và cử chỉ niềm nở với khách, cách 
bán hàng, gói hàng, giới thiệu hàng .....
          Tuy chỉ có hai tầng, trệt và lầu chiếm 1.500 m2, Trung tâm có đủ các khu 
vực bán hàng: khu vật dụng trong nhà, khu mỹ phẩm, và đồ mỹ nghệ, thực phẩm 
công nghiệp như đồ hộp. Lầu hai bán vải vóc, quần áo trẻ em may sẵn, máy thu 
thanh, máy vô tuyến truyền hình, đồ điện. Tầng này có khu giải trí cho trẻ em, 
và khu vực giải khát có máy phát phim ca nhạc sử dụng đồng jeton bỏ vào lổ, 
để chọn phim. Hàng hóa ở đây 70% là hàng  ngoại quốc, và 30% hàng trong 
nước. Với cơ cấu hàng hóa đó, khách mua hàng là giới khá giả ở Sài Gòn và 
người ngoại quốc. Các dịp lễ Tết, cửa hàng rất đông khách.

.
Khu bán đồ gia dụng và khu giải trí cho thiếu nhi - Ảnh: T.L.


          Cùng với siêu thị Nguyễn Du và Thương xá Tax, Saigon Departo tạo
nên bộ mặt thương nghiệp hiện đại của Sài Gòn cách nay gần nửa thế kỷ, sớm 
thúc đẩy nền thương nghiệp mang tính cạnh tranh của người Sài Gòn và giúp 
dân chúng quen với mô hình buôn bán hiện đại, tiện dụng của thế giới trong 
điều kiện chiến tranh không dễ gì ra ngoại quốc đi du lịch tìm hiểu cuộc sống 
quốc tế.

                             Phạm Công Luận ./.






--

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Trending Articles