Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Một mặt trận hai kẻ thù Giặc cộng bán nước, giặc tầu xâm lăng Khi ông tướng chết già

$
0
0
       Kính chuyển quývị, ht
----- Forwarded Message -----
From: Be Ta wrote
Sent: Saturday, March 5, 2016 7:32 AM
Subject: Sổ TAY KÝ THIỆT : Khi ông Tướng chết già ...


               __|__
  *-----o-(_)-o-----*
 
Please note:   Feel free to forward this email, but please remove my email address, thanks !
 
Sent from iCloud

Một mặt trận hai kẻ thù
Giặc cộng bán nước, giặc tầu xâm lăng
   




Khi ông tướng chết già

                                                                                                   
Linh cữu Tướng Đỗ Kế Giai, Dallas 27.2.2016

 Bạn Đỗ Kế Giai ơi, tao là Dương Hiếu Nghĩa đây, bạn tri kỷ, Trưởng Khóa 5 của mày đây! Mình xưng hô "mày tao" với nhau đây để tưởng nhớ hồi xưa, tình bạn của chúng mình thân thiết như anh em ruột vậy. Đứa đi Nhảy Dù, đứa đi Thiết Giáp, hai đứa mình có nhiều kỷ niệm ở khóa Hoàng Diệu Đà Lạt, trước khi bạn mang "cây dù", nhẹ nhàng hơn tui chung vô cái "nồi đồng" !  --- Tôi xin thành thật chia buồn cùng gia đình bạn Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, là một vị sĩ quan can đảm và anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa! Thương chúc bạn lên Nước Trời thanh thản, đoàn tụ với chị, hạnh phúc thiên thu. -(Ký tên, Dương Hiếu Nghĩa, đại tá Thiết Giáp).

Những hàng trên đây là của ông Dương Hiếu Nghĩa đã được bà Khúc Minh Thơ đọc trước linh cữu ông Đỗ Kế Giai, theo yêu cầu của ông Dương Hiếu Nghĩa vì ở xa và do sức khỏekhông thể tới dự tang lễ ngày 27.2.2016 tại Garland, Texas.

Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai qua đời ngày 21.2.2016 tạiBệnh viện Baylor Dallas, Texas, sau bốn năm sống tại viện dưỡng lão Pleasant Valley Health Care Center.


Hai tháng trước, Ký giả Huy Phương có tới thăm Tướng Giai và viết một bài phóng sự tựa đề “Vị tướng già trong nhà dưỡng lão”, trong đó tiểu sử và thân thế của ông được ghi lại như sau:

Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt.
Lần lượt ông đã giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân của SÐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4, 1974.

Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại vì trách nhiệm của một tướng lãnh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh khác ra Bắc Việt.

Ðến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.

Ông và gia đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.

Theo lời kể của anh Thái Hóa Lộc, không phải là thân thích của ông, người vẫn thường ghé thăm ông, cho biết ông thích ăn các thức ăn Pháp và thích nhâm nhi chút rượu, nếu có thể. Lúc còn khỏe, ông cũng sẵn sàng nói chuyện xảy ra trong thời loạn lạc, một số chi tiết về Ðại Tướng Cao Văn Viên liên quan đến vụ đảo chánh 1963, cái chết của Thiếu Tá Nhung và một số chi tiết nhưng ông yêu cầu không nên đưa lên báo chí.

Bây giờ có chuyện nhớ chuyện quên nhưng ông cho biết vào mùa Ðông thân thể thường đau nhức, “chỉ có Wishky mới trị nổi thôi,” điều mà bác sĩ hoàn toàn cấm, nhưng đôi khi các cô y tá cũng thông cảm cho ông, khi biết ông xưa kia là một tướng lãnh.

Ông tâm sự với chúng tôi, là ông đã nghĩ đến ngày ra đi và không sợ chết. Ngày ông mất, xin nhờ bên anh em thuộc binh chủng Nhảy Dù lo chuyện hậu sự cho ông tươm tất là ông cảm thấy mãn nguyện rồi.
Ông đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài ông đã làm trong nhà tù Bắc Việt sau 9 năm bị giam cầm (khoảng năm 1984.) Bài thơ dài 65 câu, lời thơ đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lãnh thất trận và là của một người tù không bản án, vô vọng không có ngày về.

Chỉ trong vòng mười lăm phút, ông đã đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài thơ này ba lần, điều này chứng tỏ ông đã đi vào thời kỳ lú lẫn. Anh Thái Hóa Lộc cho tôi biết, ông thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Ông cho biết trong nhà tù ông đã làm bài thơ và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại nên thuộc nằm lòng, mà không dám viết ra giấy.

Trong khi Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù Việt Bắc, chúng tôi đã ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lão xa lạ. Vì khuôn khổ của trang báo, chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài thơ của ông, bài thơ chưa đặt tên:

...“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.

Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng
.
(ngưng trích)
Bà Khúc Minh Thơ, nguyên Chủ tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN, là một trong những người từ xa đến dự tang lễ cố Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đã được tổ chức quá với sự“tươm tất” như mong ước của ông do cảm tình với ông và nhân cách của ông lúc sinh thời như lời bà Thơ trong điếu văn:
“Lúc đương thời, nhất là khi còn ở trong quân ngũ, anh luôn là một cấp chỉ huy gương mẫu, nổi tiếng là một ông tướng trong sạch, nghiêm minh và thương yêu thuộc cấp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.”

Vì vậy khi ra đi, ông tướng đã để lại niềm thương tiếc sâu xa trong lòng các cựu quân nhân, đồng đội, bạn tù, và những người đã chia sẻ với ông những vui buồn trên đường hội nhập, làm lại cuộc đời trên quê hương mới.

Cựu Tướng Trần Bá Di, một trong bốn ông tướng cuối cùng ra khỏi trại cải tạo cùng với Tướng Giai, đã mưu sinh bằng nghề bán “cà-rem” dạo ở Florida, nay sức khỏe suy yếu nhiều, không đi Texas được, cũng đã gửi tới vài lời tiễn đưa người cựu chiến hữu và cũng là bạn tù: Anh Giai, mừng anh giũ sạch bụi trần, và thênh thang nhẹ nhàng theo bước SANG, THÂN về cõi An Bình.
Cần Anh ghi lại và chỉ rõ đường cho Di này sớm theo các anh nha. Ha! Ha! Ha!”

Không có gì ngậm ngùi cho bằng tiễn đưa những ông tướng chết già trên đất khách quê người, sau khi quân đội tan rã, đất nước vào tay quân thù, cúi đầu vào tù với thân phận bại tướng. Lên tới cấp tướng với những ngôi sao trên cổ áo, họ đã xông pha trận mạc, vào sinh ra tử nhiều lần, chắc họ không tiếc gì tấm thân mà không dám “chết theo thành” như các ông tướng đã tuẫn tiết vào ngày 30.4.1975. Có lẽ mỗi người đã có những lý do riêng để chọn sự sống. “Một cái sống khó khăn hơn là chết.”

Và, họ đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục, bi phẫn. Nếu không chết trong tù và được ra hải ngoại, nhiều người đã phải làm những công việc “thấp kém” để mưu sinh và phải “nín lặng” dù từng nắm những trọng trách trên cao, có thể họ biết nhiều sự thật lịch sử nhưng không thể nói ra, viết ra, vì nhiều lý do. Đó là những sự thật quá đau đớn, quá chua cay, quá ghê gớm, quá phi lý, và quá tủi hổ?

Những sự thật ấy đã bị chôn vùi trong những câu thơ “tự thán”:

Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Hay cay đắng như trong di ngôn của Tướng Lê Quang Lưỡng: Tôi làm tướng không bảo vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết theo nước, nên khi tôi chết già yêu cầu đừng phủ quốc kỳ lên quan tài tôi, vì tôi tự biết mình không xứng đáng được hưởng lễ nghi nầy.”
Đúng là một cái sống khó khăn hơn là chết. Làm tướng mà ngã xuống trên chiến trường hay “chết theo thành” sẽ được đi vào lịch sử như một anh hùng dân tộc, được mãi mãi tôn vinh trong lòng mọi người. Mai sau, có khi được đúc tượng đặt trong các công viên, tên được đặt trên các đại lộ hay đặt cho một thành phố, cho một Quân Trường. Vinh quang biết mấy!

Làm thân bại tướng sau một cuộc chiến khốc liệt, dù ở lại trong nước hay ra hải ngoại, những năm tháng còn lại chỉ là đoạn đời trong bóng tối của trăn trở, của hoài niệm, của hối tiếc, và trước sự lãng quên của mọi người, lãng quên của lịch sử, dù là một danh tướng đã lập nhiều chiến công.

Khi chết già, ngoài những người thân, còn ai nhớ tới họ?

Ký Thiệt


__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Trending Articles