Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Lý do lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm _?

$
0
0
   Lại "ác tâm động"!
Thưa Hòa Thượng Tuệ Minh,
Rất tiếc là Hòa Thượng chưa phân biệt được giữa official historical documents với emotion, opinion, hearsay, propaganda, fake news... nên cứ thấy ai nói hợp với mình đều coi là "sử liệu" trong khi các trường đại học Mỹ vứt các thứ sau vào thùng rác.
Nếu viết sử như thế thì chỉ cần trích của Đỗ Mậu, Lê Trọng Văn, Gió Góp, Vũ Ngự Chiêu, Trần Gia Phụng... là đủ rồi, cần gì phải viện đến sách Mỹ sách Tây?
Tôi có thể nói với Hòa Thượng, khi các tài liệu mật (classified documents) được giải mã, đa số các tài liệu viết về chiến tranh Việt Nam trước đó đều bị vứt vào thùng rác, kể cả phúc trình Church Committee của Thượng Viện!
Đống rác càng bới ra càng thối. Nếu thầy muốn tôi sẽ bới ra tiếp. Tài liệu tôi đọc trong 15 năm, đem ra viết trong 10 năm chưa hết đâu. Những thứ như Minh Cảnh viết chẳng có giá trị gì.
Tôi có thể nói, thay "thanh tâm tịnh" bằng "ác tâm động"ác nghiệp sẽ đến. Chắc thầy hiểu điều đó và thầy sẽ thấy.
Kính chào thầy. 
Lữ Giang



From: Hoa Thuong Thich Tue Minh <tm>
Sent: Wednesday, November 8, 2017 8:05 AM
Subject: Re: [DiendanDanToc] Lý do lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm _ Minh Cảnh

Tôi ngồi đọc qua bài viết của bạn Minh Cảnh nói về " NHỮNG LÝ DO NGÔ ĐÌNH DIỆM BỊ LẬT ĐỔ ".
Nhưng ai lật đổ ? đã có bao nhiêu lần Ngô đình Diệm bị lật đổ; hay đảo chánh do dân sự ? Đảng phái , và cuối cùng là Hội đồng Quân nhân cách mạng có bàn tay của Mỹ nhúng vào để cuộc lật đổ ông Diệm có kết quả ?
Minh Cảnh viết do lấy một tài liệu của các nhà báo; hay mộv vài nhà bình luận của người Tây phương có cơ hội đến Việt Nam thời trước năm 1963 để tường thuật lại biến cố nổi bật; nhưng chuyện đã xảy ra; họ viết lại trong bối cảnh đã rồi. 
Họ đâu có viết về sự PHẢN THẦN; PHẢN VUA; PHẢN LƯƠNG TÂM của Ông Diệm đã làm đối với người mình thọ ÂN là Vua Bảo Đại; người đã tin tưởng giao trọng trách Quốc Gia cho Diệm ?
Người Tây phương họ đâu trực tiếp đi sâu vào những Tỉnh miền Nam như Gia-Định; Long-An; Gò Công; Kiến Hòa; Mỹ Tho, và các tỉnh phía Nam đã bị MTGPMN kiểm soát hầu hết dân địa phương những thập niên 1960;1961;1962 và 1963 dưới thời Diệm bị địch bao vây tứ phía: ban ngày lính quốc gia đến kiểm soát; hà hiếp dân; hãm hiếp phụ nữ; bắt gà; bắt vịt ăn nhậu...rồi rút vội vã về căn cứ; chứ không có CÁN BỘ tuyên truyền(tôi là Tuyên Uý của ngành Tâm Lý chiến; có học thức; có học vị tại Mỹ; chứ không phải những tên vô danh tiểu tốt, và tôi rất thực tế). Ban đêm Việt Cộng về mở loa tuyên truyền và hăm dọa những ai báo cáo làm tay sai cho Mỹ-Ngụy v.v... khiến dân chúng khốn cực vô cùng.
Nói chung; trên thực tế; ông Diệm chỉ dựa vào thế lực thực dân Pháp; dùng các lính; sĩ quan từ thực dân Pháp để lại để củng cố địa vị mình cho vững chắc thì những đứa con nuôi của Diệm như : Tướng Nguyễn Khánh ; Tôn thất Đính; Trần tử Oai etc...phải được Diệm tin cẩn giữ các chức gần Saigon-Gia Định và Trung Tâm huấn luyện Quang Trung để phòng vệ T. T mỗi khi có âm mưu đảo chánh như cuộc đảo chánh của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi năm 1960.

Nhưng trên thực tế qua những năm chính tôi đã gián tiếp tham gia trong phong trào " THANH NIÊN TIỀN PHONG " của GS Judo Phạm Lợi biểu tình thẳng trước dinh Gia Long một số thanh niên tiền phong đã bị bắn và bị bắt nhốt.Tôi cũng đã gián tiếp tham gia phong trào của Cụ Phan khắc Sửu và Cụ Phan Quang Đáng chống lại ông Diệm; nhưng hai cụ bị đày ra Côn Đảo; nhưng tôi lại may mắn rút về trốn ở tỉnh Gia Định. Tôi cũng đã chứng kiến trong đêm quân dân Bình Xuyên chiếm cứ vào Chợlớn và Saigòn năm đó tưởng như toàn thắng rồi. Nếu không có sự can thiệp của Đại Tướng Lê văn Tỵ đem lực lượng Bảo An đến tiếp cứu kiệp thời  hay  sau này nữa là người giải cứ́u Ngô Đình Diệm cũng lại là người miền Nam tức Trung Tướng Dương văn Minh, thì Ông Diệm đi chào âm phủ đã lâu rồi...đâu cần tới tay Mỹ dùng tay của Hội Đồng Quân Nhân do Tướng Minh lãnh đạo làm cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 ?
Trong cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam năm 1963 là do cố T.T Thích Tâm Châu lãnh đạo về mặt nổi. Nhưng trên thực tế thì Tăng-Ni miền Trung do Đ.Đ Thích Trí Quang chủ trương lúc đó phối hợp với T.T Thích Thiện Hoa và Ông Chánh Trí Mai thọ Truyền cho mượn Chùa Xá Lợi để làm duyên cho cuộc đấu tranh BẤT BẠO ĐỘNG ( quí bạn có hiểu cụm từ BẤT BẠO ĐỘNG của Phật Giáo là gì chứ ?). Vì Đạo Phật không chủ trương HIẾU CHIẾN theo TÔN CHỈ của Đức BỔN SƯ THÍCH CA :" hận thù không đè bẹp được hận thù; mà chỉ có TÌNH THƯƠNG mới trang trải được HẬN THÙ ".

Như vậy; cuộc TRANH ĐẤU BẤT BẠO ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM LÀ CHÍNH NGHĨA đã được các từng lớp: Đảng phái; tôn giáo; chính trị; quân nhân và dân chúng ủng hộ một cách nhiệt liệt từ Trung đến Nam là một cuộc ĐẤU TRANH có CHÍNH NGHĨA.

Các thế hệ ngày nay chỉ có nghe; hay đọc trên các tin tức viết lại với tính cách KHÁCH QUAN như bạn Minh Cảnh ngồi viết lại tại Arlington, TX là có tính cách khách quan; nên bài viết KHÔNG THỰC TẾ.
Riêng bản thân tôi đã chứng kiến từ lúc Diệm lật đổ người ân của mình là Bảo Đại; ra chiêu truất phế Bảo Đại; ra ĐẠO-DỤ số 10 và triệt hạ các Đảng phái đối lập; Nhu-Diệm sai bọn đàn em hành hạ ;tra khảo; đánh đập những người kháng chiến theo Việt Minh; nhưng không biết khoan dung khiến gia đình họ tang tác; lòng căm hờn của họ đi tìm con đường  chiêu dụ của họ Hồ từ phương Bắc...khiến từ Trung đến miền Nam họ bất mãn tột độ; nên Hồ chí Minh mới có cơ sở nuôi dưỡng ổ MTGPMN để đưa quân Bắc việt vào đánh miền Nam với tiêu đề " CHỐNG PHÁP; CHỐNG MỸ " cứu nước ?
 Tóm lại; giả sử; không có sự ĐỘC TÀI; ĐỘC ĐẢNG CẦN LAO của Ngô đình Diệm; không có sự bắt tay của Nhu với Hà-Nội  toan tính hất cẳng Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam....thì hôm nay MIỀN NAM TA KHÔNG CÓ CỘNG SẢN DO TÀU PHÙ CẤY VÀO NHỮNG THÁI THÚ VIỆT ĐỂ HÃM HẠI DÂN NAM ĐAU KHỔ TẬN CÙNG.
Trân trọng kính chào
Most Ven. Thích Tuệ Minh/CEO/WSBCC.org.

2017-11-08 0:36 GMT-06:00 'Gop gio' via DIỄN ĐÀN BẢO VỆ CHÁNH PHÁP - GHPGVNTN <baovechanhphap@googlegroups.com>:
             QUÝ VỊ “HOÀI NGÔ” NÓI :
*Tổng thống Ngô Đình Diệm… Anh Minh?
*Tổng thống Ngô Đình Diệm… triệt để chống Cộng?
*Tổng thống Ngô Đình Diệm… yêu nước?
                      Không đâu !
           Tổng thống  Ngô Đình Diệm đã chối bỏ Quốc Tổ HÙNG VƯƠNG rồi… cho nên ông ta chỉ còn yêu Quốc Tổ VATICAN mà thôi!
       Dưới đây là những bằng chứng Tổng thống anh minh NĐD của quý vị hoài Ngô toan tính bắt tay với CS Hànội để đuổi Mỹ, phản bội đồng minh Hoa Kỳ, phản bội Tổ Quốc, khi vi phạm Luật số 10/59 “Đặt CS ra ngoài vòng pháp luật”? Qua mặt Quốc Hội tự mình lén lút đi đêm thoả hiệp với CS Hànội, bán đứng miền Nam VNCH với những bằng chứng không thể chối cãi được!
        Xin hãy vắt tay lên trán mà suy nghĩ lại… quý vị ơi!!!
        Đừng có ngu ngốc gục đầu nghe lời xúi dại của bè lũ quạ đen mang thánh giá mặc áo chùng thâm… tức bọn GIẶC NHÀ THỜ tay sai của Vatican… đã hạ hết cờ vàng VNCH tại các nhà thờ và công khai thi hành NQ36 của VC, cấm chống Cộng, cấm tổ chức ngày Quốc Hận 30-4... phản bội Tổ Quốc thêm một lần nữa!
       (GÓP GIÓ O1-11-2015)
***


NGÔ ĐÌNH NHU THƯƠNG THUYẾT VỚI HÀ NỘI
“Death of a Generation: Theo sách
How the Assassinations of Diem and JFK Prolonged the Vietnam War”
Tác gỉa: GS Howard Jones 
Nhà xuất bản Oxford University Press, 2003
Tác phẩm này được viết rất mực công phu trong 15 năm, bởi Howard Jones, Giáo sư Đại học University of Alabama, khác tất cả những sách trước đó, vì sử dụng rất nhiều nguồn, trong đó có những cuộc điều trần chưa được in trên sách, báo nào.
Có thể ghi nhận một số diễn biến nơi đây:
● Nhu nói trong một buổi họp 15 tướng lãnh rằng Nhu đang thương thuyết với Hà Nộivà không sợ chuyện Mỹ cắt viện trợ, vì cuộc chiến sẽ ngưng.
● Ngày 25-8-1963, Tướng Nguyễn Khánh nói với một viên chức Mỹ rằng ông Ngô Đình Nhu đang liên lạc với Hà Nội, và bày tỏ quan ngại, nói rằng các tướng sẽ chống tới cùng các giải pháp thương lượng Nam-Bắc và trung lập hóa Miền Nam, và các tướng sợ sẽ bị ông Nhu hại. Bức điện văn báo cáo về buổi họp của Tướng Khánh với Richardson (Trưởng Phòng CIA tại Sài Gòn) tới Washington vào Thứ Bảy 24-8-1963, lúc 9:30 giờ sáng, giờ Washington_ giờ khác biệt ở Mỹ và VN. Các lời khẳng định của Tướng Khánh thu hút sự chú ý tức khắc tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.
● Chính phủ Kennedy xem việc Nhu tìm hiệp ước với Hà Nội là anh em ông Diệm phản bội Mỹ.
● Đại sứ Nolting nói là có biết các đại diện Việt Cộng tới thẳng Dinh Tổng Thống, vào họp và đi ra bình an. Nolting hồi tưởng lại rằng “Các lãnh tụ Việt Cộng tới thẳng văn phòng của Nhu trong Dinh Tổng Thống... với thỏa thuận rằng họ sẽ không bị bắt trong khi họ ở đó.”
● Mùa hè 1963, Nhu liên lạc với Hà Nội qua trung gian Maneli, Đại diện Ba Lan ở Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (ICC) .
Maneli, đảng viên Cộng Sản Ba Lan, xác nhận rằng ông đã hai lần họp với ông Nhu. Lần đầu là ngày 25-8-1963, và lần thứ nhì là gặp bí mật tại Dinh Gia Long vào ngày 2-9-1963.
Maneli kết thúc bản phúc trình gửi cấp chỉ huy của ông tại Warsaw rằng cả 2 chính phủ VN muốn đạt thỏa ước theo kiểu riêng của họ. Họ muốn làm như thế mà “không có tham dự của các Siêu Cường Quốc, không có Moscow, không có Washington, và chắc chắn là không có Bắc Kinh; cả 2 chính phủ ước muốn có những cuộc nói chuyện tối mật và phải giữ một mặt ngoài chính thức nào đó.
Bây giờ, 25-8-1963, trong tâm thức tuyệt vọng, Nhu sắp xếp để tân Ngoại Trưởng Trương Công Cừu mời Maneli vào dự bữa tiệc chỉ mới 4 ngày sau trận tổng tấn công các chùa (20-8-1963), trong đó có Đại sứ Lodge trong danh sách khách mời của các viên chức ngoại giao. Đó là một quyết định chuyển hướng. Sự hiện diện của Maneli ghi dấu lần đầu một nhà ngoại giao Cộng Sản tham dự một buổi họp mặt cấp cao như thế ở Sài Gòn. Nhu nói với Maneli trong khi nhóm nhà ngoại giao này quan sát hai người, Nhu khẳng định, “Bây giờ chúng ta muốn hòa bình, và chỉ muốn hòa bình thôi... Tôi tin rằng Ủy Hội Quốc Tế có thể và nên đóng một vai quan trọng trọng việc tái lập hòa bình tại Việt Nam.”
Maneli cẩn trọng bảo đảm với Nhu rằng tất cả những thành viên Ủy Hội đã nghĩ rằng Ủy Hội “có thể giữ vai trò xây dựng nếu cả hai phía mong muốn.”
● Đại diện Ba Lan ở ICC là Maneli, tháng 8-1963 báo cáo về chính phủ Ba Lan rằng Hà Nội và Việt Cộng qua những cuộc thương thuyết đã hy vọng sẽ hỗ trợ Diệm-Nhu để yêu cầu người Mỹ rút khỏi VN.
● Đầu năm 1963, Nhu đã gặp một đại diện Việt Cộng ở Huế.
● Nhu viết bài trên báo Times of Vietnam, ấn bản đầu tháng 9-1963, nói rằng Mỹ đang âm mưu đảo chánh anh em Diệm Nhu, gây sự phẫn nộ Washington.  Bài viết nơi trang nhất của tờ Times of Vietnam trong đó cho thấy rạn vỡ giữa chế độ Diệm và Hoa Kỳ. Dòng tưạ đề nêu rõ, “CIA tài trợ một âm mưu đảo chánh.”
Bài này do Nhu viết, đã kể ra tên nhiều viên chức CIA đứng sau âm mưu, trong đó có Trưởng phòng CIA tại Sài Gòn là Richardson.
● Trong tháng 9-1963, Nhu cũng khoe với Alsop, một nhà bình luận Hoa Kỳ, rằng Nhu đang nói chuyện với Hà Nội. Nhà bình luận Joseph Alsop trong bài viết ngày 18-9-1963 trên tờ Washington Post đã làm cho Bạch Ốc thêm quan ngại. Và viết tưạ đề “Very Ugly Stuff” (Chuyện Cực Kỳ Xấu Xa), Alsop cáo buộc rằng, lần đầu tiên Nhu thú nhận đã liên lạc với Hà Nội.
● Tướng Tôn Thất Đính nói rằng Nhu đã họp với Tướng VC Văn Tiến Dũng qua Ủy hội ICC. Tướng Tôn Thất Đính giải thích về nguyên nhân cuộc đảo chánh, trực tiếp nhất là việc Nhu mới liên lạc với Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng xuyên qua đại diện Ba Lan trong Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế ICC.

Đó là câu trả lời cho câu hỏi bấy lâu nay ‘Tại sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?’
Tai sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?
Canh bạc “thấu cáy” liều lĩnh của anh em Ông Diệm Ông Nhu

          Để tháo gở áp lực của Mỹ, anh em ông Diệm đã chủ quan tính sai một nước cờ lấy một quyết định liều lĩnh, dại dột nhất trong cuộc đời chính trị của mình: “Tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội”. Quyết định nầy liều lĩnh và dại dột vì ba lý do:
          
1Mỹ đã “nặn” ra ông Diệm ở Washington, rồi “bồng” về nước. Sau đó, lại đổ kinh viện, quân viện và uy tín quốc gia để khai sinh và nuôi dưỡng nền Đệ Nhất Cọng hòa trong chiến lược xây dựng một tiền đồn chống Cộng cho Thế giới Tự do, thì làm sao Mỹ để cho ông qua mặt tự đi thỏa hiệp với Cộng sản phá vở vai trò “tiền đồn” trong cuộc chiến tranh lạnh được. 
          
2Ông Hồ Chí Minh biết ông Diệm đang mâu thuẫn với Mỹ và đang bị nhân dân miền Nam chống đối nên chỉ mưu mẹo lợi dụng động thái xin thỏa hiệp của chính phủ Diệm để làm suy yếu  thế đồng minh Mỹ-Việt mà thôi (Đọc thêm War of the Vanquished của Mieczilaw Maneli)          3Nhưng quan trọng hơn hết là khi thỏa hiệp với Hà Nội, hai ông Diệm-Nhu đã phản bội lại Hiến pháp VNCH 1956, đã vi phạm luật 10/59, hai anh em ông Diệm-Nhu còn phản bội bao nhiêu chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu để bảo vệ miền Nam.
          
Tưởng Mỹ không bao giờ dám từ bỏ mình vì đã can dự quá sâu vào miền Nam, tưởng chính phủ Hà Nội đánh giá cao động thái thỏa hiệp, tưởng đã khuất phục được quân dân miền Nam sau 9 năm bạo trị, …. Gia đình ông Diệm (đúng ra lúc đó ông Diệm chỉ là một bù nhìn bất lực, chính hai “tổng thống” Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân mới là kiến trúc sư để thiết kế và) đi “canh bạc chính trị” liều lĩnh và ngu dại nhất đời mình ‘tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội để giải tỏa áp lực của Mỹ’. Nhưng “canh bạc” đó không lừa được kẻ thù, không dấu được đồng minh, và không đánh giá đúng được phản ứng của quân dân miền Nam nên, cuối cùng, Mỹ quyết định “Diệm must go!”, anh em ông đã phải lãnh hậu quả trước lịch sữ và dân tộc. Ngày 1-11-1963, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung.

Một lần nữa Mỹ khẳng định
 Ngày 24.12.2001, Mỹ một lần nữa khẳng định thái độ đối với ông Ngô Đình Diệm cho sáng tỏ vấn đề cho những người còn lấn cấn ‘tinh thần Ngô Đình Diệm’.
Dựng tượng Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở thủ đô Washington của Mỹ có được không?
Đọc bài báo dưới đây sẽ thấy có câu trả lời:
1)Ngày 02 tháng 11 năm 2001
       Số là vào ngày 02 tháng 11 năm 2001, một số người thuộc nhóm “tinh thần Ngô Đình Diệm”đã tổ-chức một buổi lễ cầu hồn cho cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam ở California, và quyết định mở một chiến dịch gây quỹ để xây một bức tượng của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm ngay tại thủ đô Washington.

2) Ngày 24 tháng 12 năm 2001

         Không phải tự-nhiên mà tờ tuần-báo Newsweek nổi tiếng của Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 12 năm 2001 bỗng đăng một bài tổng-kết tình-hình hoạt-động cuả CIA ở Đông Nam Á, và chú lên trên bức ảnh cuả cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm một câu trắng-trợn như sau:

            1963: The Kennedy administration begins to see South Vietnamese President Ngo Dinh Diem as a communist tool and decides that "Diem must go."  The CIA engineers coup attempts that eventually lead to his assassination in November.

 (“1963: Chính-quyền Kennedy bắt đầu thấy rõ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cuả Nam Việt-Nam là một công-cụ cuả cộng-sản và quyết định rằng "Diệm phải ra đi."  Cơ-quan CIA thiết kế các mưu toan đảo chánh rốt cuộc đưa đến việc ám sát ông ta trong tháng 11.")

Sau đây, trang báo Newsweek, ngày 24 tháng 12, năm 2001:
3) Độc-giả tinh ý hiểu ngay đó là một cách trả lời của Mỹ đối với ý định nói trên của số người liên quan.


* Xem Bản Chánh Và Bản Dịch Sách tại link sau đây :
NGÔ ĐÌNH NHU 
THƯƠNG THUYẾT VỚI HÀ NỘI

Dịch theo sách 

Death of a Generation:
How the Assassinations of 
Diem and JFK Prolonged the Vietnam War

Tác gỉa: GS Howard Jones 
Nhà xuất bản Oxford University Press, 2003
Dịch Việt: Nguyên Giác


DIEM MUST GO!
Trả lời câu hỏi bấy lâu nay ‘Tại sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?’
NGÔ ĐÌNH NHU THƯƠNG THUYẾT VỚI HÀ NỘI
Theo sách   
“Death of a Generation:
How the Assassinations of 
Diem and JFK Prolonged the Vietnam War”
Tác gỉa: GS Howard Jones 
Nhà xuất bản Oxford University Press, 2003
Tác phẩm này được viết rất mực công phu trong 15 năm, bởi Howard Jones, Giáo sư Đại học University of Alabama, khác tất cả những sách trước đó, vì sử dụng rất nhiều nguồn, trong đó có những cuộc điều trần chưa được in trên sách, báo nào.
Có thể ghi nhận một số diễn biến nơi đây:
● Nhu nói trong một buổi họp 15 tướng lãnh rằng Nhu đang thương thuyết với Hà Nộivà không sợ chuyện Mỹ cắt viện trợ, vì cuộc chiến sẽ ngưng.
● Ngày 25-8-1963, Tướng Nguyễn Khánh nói với một viên chức Mỹ rằng ông Ngô Đình Nhu đang liên lạc với Hà Nội, và bày tỏ quan ngại, nói rằng các tướng sẽ chống tới cùng các giải pháp thương lượng Nam-Bắc và trung lập hóa Miền Nam, và các tướng sợ sẽ bị ông Nhu hại. Bức điện văn báo cáo về buổi họp của Tướng Khánh với Richardson (Trưởng Phòng CIA tại Sài Gòn) tới Washington vào Thứ Bảy 24-8-1963, lúc 9:30 giờ sáng, giờ Washington_ giờ khác biệt ở Mỹ và VN. Các lời khẳng định của Tướng Khánh thu hút sựchú ý tức khắc tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.
● Chính phủ Kennedy xem việc Nhu tìm hiệp ước với Hà Nội là anh em ông Diệm phản bội Mỹ.
● Đại sứ Nolting nói là có biết các đại diện Việt Cộng tới thẳng Dinh Tổng Thống, vào họp và đi ra bình an. Nolting hồi tưởng lại rằng “Các lãnh tụ Việt Cộng tới thẳng văn phòng của Nhu trong Dinh Tổng Thống... với thỏa thuận rằng họ sẽ không bị bắt trong khi họ ở đó.”
● Mùa hè 1963, Nhu liên lạc với Hà Nội qua trung gian Maneli, Đại diện Ba Lan ở Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (ICC) .
Maneli, đảng viên Cộng Sản Ba Lan, xác nhận rằng ông đã hai lần họp với ông Nhu. Lần đầu là ngày 25-8-1963, và lần thứ nhì là gặp bí mật tại Dinh Gia Long vào ngày 2-9-1963.
Maneli kết thúc bản phúc trình gửi cấp chỉ huy của ông tại Warsaw rằng cả 2 chính phủ VN muốn đạt thỏa ước theo kiểu riêng của họ. Họ muốn làm như thế mà “không có tham dự của các Siêu Cường Quốc, không có Moscow, không có Washington, và chắc chắn là không có Bắc Kinh; cả 2 chính phủ ước muốn có những cuộc nói chuyện tối mật và phải giữ một mặt ngoài chính thức nào đó.
Bây giờ, 25-8-1963, trong tâm thức tuyệt vọng, Nhu sắp xếp để tân Ngoại Trưởng Trương Công Cừu mời Maneli vào dự bữa tiệc chỉ mới 4 ngày sau trận tổng tấn công các chùa (20-8-1963), trong đó có Đại sứ Lodge trong danh sách khách mời của các viên chức ngoại giao. Đó là một quyết định chuyển hướng. Sự hiện diện của Maneli ghi dấu lần đầu một nhà ngoại giao Cộng Sản tham dự một buổi họp mặt cấp cao như thế ở Sài Gòn. Nhu nói với Maneli trong khi nhóm nhà ngoại giao này quan sát hai người, Nhu khẳng định, “Bây giờ chúng ta muốn hòa bình, và chỉ muốn hòa bình thôi... Tôi tin rằng Ủy Hội Quốc Tế có thể và nên đóng một vai quan trọng trọng việc tái lập hòa bình tại Việt Nam.”
Maneli cẩn trọng bảo đảm với Nhu rằng tất cả những thành viên Ủy Hội đã nghĩ rằng Ủy Hội “có thể giữ vai trò xây dựng nếu cả hai phía mong muốn.”
● Đại diện Ba Lan ở ICC là Maneli, tháng 8-1963 báo cáo về chính phủ Ba Lan rằng Hà Nội và Việt Cộng qua những cuộc thương thuyết đã hy vọng sẽ hỗ trợ Diệm-Nhu để yêu cầu người Mỹ rút khỏi VN.
● Đầu năm 1963, Nhu đã gặp một đại diện Việt Cộng ở Huế.
● Nhu viết bài trên báo Times of Vietnam, ấn bản đầu tháng 9-1963, nói rằng Mỹ đang âm mưu đảo chánh anh em Diệm Nhu, gây sự phẫn nộ Washington.  Bài viết nơi trang nhất của tờ Times of Vietnam trong đó cho thấy rạn vỡ giữa chế độ Diệm và Hoa Kỳ. Dòng tưạ đề nêu rõ, “CIA tài trợ một âm mưu đảo chánh.”
Bài này do Nhu viết, đã kể ra tên nhiều viên chức CIA đứng sau âm mưu, trong đó có Trưởng phòng CIA tại Sài Gòn là Richardson.
● Trong tháng 9-1963, Nhu cũng khoe với Alsop, một nhà bình luận Hoa Kỳ, rằng Nhu đang nói chuyện với Hà Nội. Nhà bình luận Joseph Alsop trong bài viết ngày 18-9-1963 trên tờ Washington Post đã làm cho Bạch Ốc thêm quan ngại. Và viết tưạ đề “Very Ugly Stuff” (Chuyện Cực Kỳ Xấu Xa), Alsop cáo buộc rằng, lần đầu tiên Nhu thú nhận đã liên lạc với Hà Nội.
● Tướng Tôn Thất Đính nói rằng Nhu đã họp với Tướng VC Văn Tiến Dũng qua Ủy hội ICC. Tướng Tôn Thất Đính giải thích về nguyên nhân cuộc đảo chánh, trực tiếp nhất là việc Nhu mới liên lạc với Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng xuyên qua đại diện Ba Lan trong Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế ICC.
Đó là câu trả lời cho câu hỏi bấy lâu nay ‘Tại sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?’
Tai sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?
Canh bạc “thấu cáy” liều lĩnh của anh em Ông Diệm Ông Nhu
          Để tháo gở áp lực của Mỹ, anh em ông Diệm đã chủ quan tính sai một nước cờ lấy một quyết định liều lĩnh, dại dột nhất trong cuộc đời chính trị của mình: “Tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội”. Quyết định nầy liều lĩnh và dại dột vì ba lý do:
          
1Mỹ đã “nặn” ra ông Diệm ở Washington, rồi “bồng” về nước. Sau đó, lại đổ kinh viện, quân viện và uy tín quốc gia để khai sinh và nuôi dưỡng nền Đệ Nhất Cọng hòa trong chiến lược xây dựng một tiền đồn chống Cộng cho Thế giới Tự do, thì làm sao Mỹ để cho ông qua mặt tự đi thỏa hiệp với Cộng sản phá vở vai trò “tiền đồn” trong cuộc chiến tranh lạnh được. 
          
2Ông Hồ Chí Minh biết ông Diệm đang mâu thuẫn với Mỹ và đang bị nhân dân miền Nam chống đối nên chỉ mưu mẹo lợi dụng động thái xin thỏa hiệp của chính phủ Diệm để làm suy yếu  thế đồng minh Mỹ-Việt mà thôi (Đọc thêm War of the Vanquished của Mieczilaw Maneli)          3Nhưng quan trọng hơn hết là khi thỏa hiệp với Hà Nội, hai ông Diệm-Nhu đã phản bội lại Hiến pháp VNCH 1956, đã vi phạm luật 10/59, hai anh em ông Diệm-Nhu còn phản bội bao nhiêu chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu để bảo vệ miền Nam.
          
Tưởng Mỹ không bao giờ dám từ bỏ mình vì đã can dự quá sâu vào miền Nam, tưởng chính phủ Hà Nội đánh giá cao động thái thỏa hiệp, tưởng đã khuất phục được quân dân miền Nam sau 9 năm bạo trị, …. Gia đình ông Diệm (đúng ra lúc đó ông Diệm chỉ là một bù nhìn bất lực, chính hai “tổng thống” Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân mới là kiến trúc sư để thiết kế và) đi “canh bạc chính trị” liều lĩnh và ngu dại nhất đời mình ‘tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội để giải tỏa áp lực của Mỹ’. Nhưng “canh bạc” đó không lừa được kẻ thù, không dấu được đồng minh, và không đánh giá đúng được phản ứng của quân dân miền Nam nên, cuối cùng, Mỹ quyết định “Diệm must go!”, anh em ông đã phải lãnh hậu quả trước lịch sữ và dân tộc. Ngày 1-11-1963, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung.
Một lần nữa Mỹ khẳng định
 Ngày 24.12.2001, Mỹ một lần nữa khẳng định thái độ đối với ông Ngô Đình Diệm cho sáng tỏ vấn đề cho những người còn lấn cấn ‘tinh thần Ngô Đình Diệm’.
Dựng tượng Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở thủ đô Washington của Mỹ có được không?
Đọc bài báo dưới đây sẽ thấy có câu trả lời:
1)Ngày 02 tháng 11 năm 2001
       Số là vào ngày 02 tháng 11 năm 2001, một số người thuộc nhóm “tinh thần Ngô Đình Diệm”đã tổ-chức một buổi lễ cầu hồn cho cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam ở California, và quyết định mở một chiến dịch gây quỹ để xây một bức tượng của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm ngay tại thủ đô Washington.

2) Ngày 24 tháng 12 năm 2001

         Không phải tự-nhiên mà tờ tuần-báo Newsweek nổi tiếng của Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 12 năm 2001 bỗng đăng một bài tổng-kết tình-hình hoạt-động cuả CIA ở Đông Nam Á, và chú lên trên bức ảnh cuả cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm một câu trắng-trợn như sau:

            1963: The Kennedy administration begins to see South Vietnamese President Ngo Dinh Diem as a communist tool and decides that "Diem must go."  The CIA engineers coup attempts that eventually lead to his assassination in November.

 (“1963: Chính-quyền Kennedy bắt đầu thấy rõ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cuả Nam Việt-Nam là một công-cụ cuả cộng-sản và quyết định rằng "Diệm phải ra đi."  Cơ-quan CIA thiết kế các mưu toan đảo chánh rốt cuộc đưa đến việc ám sát ông ta trong tháng 11.")

Sau đây, trang báo Newsweek, ngày 24 tháng 12, năm 2001:
(DECEMBER 24, 2001- NEWSWEEK - PAGE 16)
3) Độc-giả tinh ý hiểu ngay đó là một cách trả lời của Mỹ đối với ý định nói trên của số người liên quan.


* Xem Bản Chánh Và Bản Dịch Sách tại link sau đây :
NGÔ ĐÌNH NHU 
THƯƠNG THUYẾT VỚI HÀ NỘI
Dịch theo sách 
Death of a Generation:
How the Assassinations of 
Diem and JFK Prolonged the Vietnam War
Tác gỉa: GS Howard Jones 
Nhà xuất bản Oxford University Press, 2003
Dịch Việt: Nguyên Giác
 Nghe chính tác giả nói chuyện tại link sau đây:

January 1, 2003





On Wednesday, November 8, 2017 8:24 AM, "Mike Duong  > wrote:




----- Forwarded Message -----
From: 'Quang Dang Thai' 
To: Nth <
Sent: Tuesday, November 7, 2017, 7:59:11 PM CST
Subject: Lý do lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm _ Minh Cảnh




Lý do lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm 

Minh Cảnh



alt

Mỗi năm, cứ gần đến ngày 1-11, thì người ta lại thấy có nhiều bài viết nói về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người khen cũng lắm, mà kẻ chê cũng nhiều. Đã 47 năm qua đi kể từ khi cố TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị bọn tướng phản loạn giết chết ngày 1-11-1963, các tài liệu lịch sử liên quan đến chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa dần dần được giải mật và công bố. Vì thế, cái nhìn và sự đánh giá về Đệ Nhất Cộng Hòa cũng như về vị cố Tổng Thống có tính công bằng hơn; số người khen mỗi ngày mỗi tăng, trong khi số người chê giảm dần theo thời gian.
Nói về một nhân vật lịch sử, tầm cỡ như Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì cần phải nhiều cuốn sách mới đủ. Người viết bài này không có khả năng làm chuyện đó. Ở đây, người viết chỉ nêu lên một số bằng chứng để bác bỏ những luận điệu mà bọn tướng phản loạn đưa ra để làm đảo chính mà thôi.
Những lý do mà Mỹ và bọn tướng lãnh tay sai cùng các đảng phái đối lập đưa ra để lật đổ chính quyền gồm có:

1) Gia đình trị,
2) Độc tài, độc đoán,
3) Không chấp nhận đảng phái và đàn áp đối lập,
4) Bắt tay với Cộng Sản, và
5) Kỳ thị tôn giáo.

Ta thử xét từng lý do nêu trên, xem có hợp lý không.


Về lý do thứ nhất (gia đình trị).
Khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm về chấp chánh, Tổng Thống có 4 anh em, đó là Giám Mục Ngô Đình Thục, Đại Sứ Ngô Đình Luyện, ông Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn.

- Giám Mục Ngô Đình Thục là một chức sắc tôn giáo do Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm. Ông không thể tham chính được.

- Ông Ngô Đình Luyện làm Đại Sứ Việt Nam tại Anh Quốc do Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm trước khi Cụ Ngô về chấp chánh. Thử hỏi, khi TT Kennedy đắc cử tổng thống, thì em ruột của ông được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp, có ai nói là TT Kennedy gia đình trị đâu.

- Ông Ngô Đình Cẩn ở nhà chăm sóc mẹ già, người ta gọi ông là “Cố vấn các đoàn thể Miền Trung”. Chức vị này không do chính phủ bổ nhiệm, không ăn lương chính phủ, không có văn phòng làm việc. Như vậy, tại sao lại bảo là Tổng Thống Ngô Đình Diệm “gia đình trị”?

Chỉ có ông Ngô Đình Nhu là người sát cánh với TT Ngô Đình Diệm, giúp Cụ trong việc soạn thảo chính sách. Người ta gọi ông là Cố Vấn ; nhưng thực sự ông cũng chẳng có văn thư nào bổ nhiệm ông làm cố vấn. Mà, nếu có văn thư chính thức bổ nhiệm ông thì có sao đâu. Một con người uyên bác như ông, mà ngay cả những kẻ chống đối nhà Ngô cũng phải công nhận như thế, thì việc ông tham chính cũng là điều hợp lý.

Chẳng lẽ chỉ vì sợ bị gán ghép là “gia đình trị” mà TT Ngô Đình Diệm loại bỏ một người em có tài hay sao?

Nếu quả thật có “gia đình trị” thì ai là người đã tạo ra nó?

Có nhiều người thường đến chầu hầu, nịnh bợ Giám Mục Ngô Đình Thục, hoặc ông Ngô Đình Cẩn, để nhờ vả việc này việc nọ; chẳng hạn ngày sinh nhật của Giám Mục Ngô Đình Thục, mặc dù không được mời, nhưng họ vẫn đến với những lý do như học trò cũ của Giám Mục, hoặc là một tín hữu Công Giáo đến mừng chủ chiên… Còn đối với ông Ngô Đình Cẩn thì, các vị Đại Biểu Chính Phủ như Nguyễn Đôn Duyến, Hồ Đắc Khương …, các tướng tá như Trần Văn Đôn, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Chuân… tự mình đến quỵ lụy trước ông Ngô Đình Cẩn khi đáo nhậm đơn vị, mặc dù họ không là thuộc cấp của ông Cẩn. Mục đích của những người này là muốn nịnh bợ, để dựa lưng, núp bóng ông Cẩn. Vậy thì chính những người này đã tạo ra “gia đình trị”, chứ TT Ngô Đình Diệm đâu có lỗi gì.

Về lý do độc tài, độc đoán.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm có phải là người độc tài, độc đoán không?
Thưa không.

Dưới đây là một vài dẫn chứng:

Đại Sứ Hoa Kỳ, ông Frederick Nolting, đến Việt Nam từ tháng 5 năm 1961. Hai tháng sau khi đến Việt Nam, ông báo cáo về Hoa Thịnh Đốn rằng: “Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là một nhà độc tài. “Ông nhận xét rằng TT Ngô Đình Diệm là người hy sinh tận tụy cho những lý tưởng cao đẹp của dân tộc ông (NĐD). Vị Đại Sứ này đã khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ nên tận lực ủng hộ ông Diệm.

(Trích dẫn “A Death in November, American in Vietnam,” 1963, New York 1987, nguyên tác của Ellen J Hammer, bản dịch của Vũ Văn Ninh và Trần Ngọc Dung, Bàn Tay Hoa Kỳ, Cái Chết Ông Diệm, trang 9).

Cụ Lê Nguyên Phu, khi giữ chức Giám Đốc Hiến Binh Quốc Gia, vì để giữ lời hứa với thuộc cấp từ hai năm trước, đã ký lệnh thuyên chuyển Đại Úy Hiến Binh Lê Minh Bá từ Ban Mê Thuột về Sài Gòn. Đại Úy Bá lúc này lại không thích đi khỏi Ban Mê Thuột nữa, vì vợ ông có cơ sở làm ăn đang thịnh vượng ở đó; và chính ông cũng đang có mối giao tình tốt đẹp với Đại Biểu Chính Phủ Miền Tây Nguyên, Thân Trọng Thuận. Đại Úy Bá xin hủy bỏ lệnh thuyên chuyển, nhưng cụ Lê Nguyên Phu không thỏa mãn yêu cầu của đương sự vì lệnh đã ký rồi không làm khác được. Đại Úy Bá cầu cứu ông Thân Trọng Thuận, xin can thiệp nhưng cụ vẫn không thay đổi lệnh.

Sau hai lần thất bại, ông Thân Trọng Thuận vào yết kiến Tổng Thống, để xin hủy bỏ lệnh thuyên chuyển vì “lý do công vụ”. Tối hôm đó, vào khoảng 10 giờ đêm, Tổng Thống cho người mời cụ Lê Nguyên Phu vào dinh gấp. Tổng Thống và Cụ ngồi nói chuyện về đủ mọi vấn đề như thường lệ. Đến khi thấy đã gần nửa đêm, Cụ đứng lên xin phép ra về để Tổng Thống đi nghỉ, nhưng Tổng Thống lại bảo Cụ ngồi xuống, và đến lúc này Tổng Thống mới nói điều cần nói:

“Ông Đại Biểu Chính Phủ Tây Nguyên có vào xin tôi lưu giữ Đại Úy Hiến Binh ở Ban Mê Thuột vì lý do công vụ. Vậy ông liệu có thể giúp ông Đại Biểu được không?”

Cụ Lê Nguyên Phu biết ngay là ông Đại Biểu đã đến xin Tổng Thống, nên Cụ trả lời rằng:

“Tôi là Giám Đốc Hiến Binh, công vụ ngành hiến binh tôi phải biết rõ hơn ông Đại Biểu. Tổng Thống đã hỏi thì tôi xin thưa rõ. Ông Đại Úy của tôi có hai biệt tài ngoài công vụ: Đánh quần vợt là một tay cao thủ, đánh mã chược cũng là người sành điệu. Ông Đại Úy thường huấn luyện quần vợt và hầu bàn mã chược với ông Đại Biểu khi nhàn rỗi. Nếu ông Đại Biểu muốn lưu giữ ông Đại Úy vì lý do này, thì tôi xin vâng, mà lưu giữ với lý do công vụ thì là chuyện thất thiệt.”

Tổng Thống vừa cười vừa nói:

“Ông làm Giám Đốc Hiến Binh, quyền điều động nhân viên là trách nhiệm của ông, tôi không can thiệp vào, để ông tự do quyết đinh. Chẳng qua ông Đại Biểu nói với tôi, thì tôi kể lại cho ông nghe đó thôi.” (Lê Nguyên Phu, Trong Bóng Tối Lịch Sử, Canada, 2009, trang 246-249)

Về lý do không dung nạp đảng phái và đàn áp đối lập.

Nếu không dung nạp đảng phái thì cũng là một hình thức độc tài rồi.
Có thực Tổng Thống Ngô Đình Diệm không dung nạp đảng phái không?

Tháng 7 năm 1954, khi trở về nước chấp chính, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện ước muốn đoàn kết các đảng phái quốc gia chân chính, để xây dựng một nước Việt Nam tự lực tự cường, bằng cách mời các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo tham chính. Theo Nguyễn Văn Minh, tác giả quyển“Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt”, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2003, thì Việt Nam Quốc Dân Đảng được trao quyền quản trị hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi; còn đảng Đại Việt được trao quyền quản trị tỉnh Quảng Trị. Bởi vậy, cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm không dung nạp đảng phái thì thật là vô lý.

Đây chỉ là luận điệu cộng sản tung ra, để dân chúng quên đi chuyện cộng sản độc đảng; thêm vào đó, các đảng phái chính trị miền Nam và các nhân vật kém tài đức, có quá khứ chẳng ra gì, lại phụ họa thêm, để đả kích chính quyền không mời họ tham chính. Về phía Mỹ, họ cũng lập lại luận điệu này như là một lý do để lật đổ chính quyền, vì những nhân vật thân Mỹ, chịu làm tay sai cho Mỹ, được Mỹ đề bạt, mà không được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp nhận.

Việt Nam là một nước nhỏ bé, nhưng lại có nhiều đảng phái hơn nhiều nước lớn khác. Trong Thế kỷ 20, chỉ kể những đảng lớn thì cũng có hàng chục đảng phái rồi.

Trong thời gian TT Ngô Đình Diệm cầm quyền, chỉ có những đảng hoặc những cá nhân sau đây còn đang hoạt động:

1) Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam, chỉ xuất hiện một lần trong vụ binh biến ngày 11-11-1960. Ông Nguyễn Tường Tam không hề bị giam giữ một ngày nào, sau khi thẩm vấn xong vì ông hoàn toàn chối rằng không chỉ thị cho đàn em của mình tham dự vào vụ binh biến. Sau này, đến ngày tòa đăng đường xét xử vụ binh biến, ông Nguyễn Tường Tam được mời ra tòa. Nhưng nếu phải ra tòa để đối chất với đàn em thì ông sẽ ở vào thế kẹt, mất hết uy tín, và có thể bị kết án tù nếu bị các đàn em đưa ra bằng chứng ông là người chủ mưu.
Vì thế, ông chỉ còn cách chọn cái chết để giữ thể diện với đời. Trước khi chết, ông đã rất khôn lanh, đánh lạc hướng dư luận bằng cách viết một mẩu giấy, đại ý nói rằng ông tự tử vì không muốn bị xét xử bởi tòa án của chính quyền Ngô Đình Diệm ; và xin để lịch sử xét ông về sau. Chuyện này chỉ có cụ Lê Nguyên Phu, người gửi thư mời ông Nguyễn Tường Tam đến nói chuyện và thông báo ngày ra hầu tòa, biết mà thôi. Gia đình ông Nguyễn Tường Tam cũng không thể biết được điều bí ẩn này.(Lê Nguyên Phu, Trong Bóng Tối Lịch Sử, Canada, 2009, trang 188-191).

2) Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), Lê Ngọc Chấn là người đại diện cho đảng, tham dự nội các đầu tiên với chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng. Nhưng sau này hồ sơ lưu trữ tại Nha Công An và Cảnh Sát Trung Ương, đã cho thấy Lê Ngọc Chấn bị án 5 năm cấm cố vì dính líu đến một vụ tham nhũng khổng lồ, khi ông làm Tri Huyện ở Thanh Hóa vào năm 1942-1943 Lại nữa, khi mới làm Bộ Trưởng Quốc Phòng được hai tháng, ông đã liên can vào vụ mua bán bất hợp pháp của sở Quân Nhu Biệt khu Thủ Đô. Vì vậy, các nội các kế tiếp, ông không được tham gia nữa. Như vậy, Lê Ngọc Chấn không được tham chính vì kém tài thất đức chứ đâu phải TT Ngô Đình Diệm không dung nạp đảng phái.

3) Đại Việt Quốc Dân Đảng (ĐVQDĐ). Đảng này có ba người đã từng tham chính thời Quốc Trưởng Bảo Đại, với các chức vụ bộ trưởng. Họ là Phan Huy Quát, Lê Thăng và Nguyễn Tôn Hoàn. Ba người này chẳng lập được thành tích gì trong thời gian tham chính. Vì thế, TT Ngô Đình Diệm đâu còn tin tưởng họ để trao trách nhiệm. Thêm vào đó, trong hàng ngũ Đại Việt Quốc Dân Đảng đã có tay sai của thực dân Pháp nằm vùng, như đã thấy trong vụ phiến loạn Ba Lòng (*). Một đảng phái có những đảng viên nòng cốt theo Pháp, thì làm sao mà Tổng Thống Diệm tin tưởng, mời họ tham gia nội các, với mục đích giữ vững chủ quyền Quốc Gia.

Ba Lòng thuộc tỉnh Quảng Trị. Theo tác giả Nguyễn Văn Minh, “Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt”, Hoa kỳ, 2003, trang 53, thì Việt Nam Quốc Dân Đảng được trao quyền quản trị hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi; còn đảng Đại Việt chịu trách nhiệm về tỉnh Quảng Trị. Có lẽ đây là một cuộc thử thách tài năng của hai đảng này, mà phần lớn nhân tài đã bị cộng sản tiêu diệt hết rồi. Cai trị một hai tỉnh còn không xong thì làm sao mà có thể cai trị cả một quốc gia?

Thực ra thì vẫn còn một nhân vật của Đại Việt QDĐ, ông Trần Trung Dung, được TT Ngô Đình Diệm tin tưởng, giao cho trọng trách điều khiển Bộ Quốc Phòng liên tục nhiều năm. Ông Dung chỉ từ chức sau khi đã kết hôn với cháu gái của Tổng Thống để tránh tiếng “gia đình trị” (Phạm Văn Lưu, Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963, trang 215).

Những nhân tài của Đại Việt đã tham chính (thời QT Bảo Đại) mà chẳng làm nên trò trống gì. Còn những đảng viên kế tiếp thì hoặc thiếu tài, hoặc khuyết đức, hoặc bị phát hiện làm tay sai cho Pháp. TT Ngô Đình Diệm không dùng họ vì những lý do trên, chứ đâu phải là không dung nạp đảng phái.

Cũng cần kể thêm ở đây, ông Phan Khắc Sửu, người miền Nam, thuộc đảng Đại Việt vẫn được TT Ngô Đình Diệm mời tham gia nội các đầu tiên, thành lập do sắc lệnh 43/CP ngày ngày 6-7-1954, với chức vụ Tổng Trưởng Canh Nông. Nhưng đến những nội các kế tiếp thì không có tên của ông. Lý do được cụ Lê Nguyên Phu lập lại lời Tổng Thống khi trả lời câu hỏi của Cụ như sau: “Ông không biết đó thôi, tôi (Tổng Thống,mc) đã làm hết sức tôi. Trước khi cải tổ nội các, tôi đã mời ông ta (Phan Khắc Sửu, mc) ở lại và ông ta đã nhận lời với tôi vào buổi sáng. Nhưng tối đến, người Pháp do Bình Xuyên đại diện đến nhà tìm ông ta, vừa hăm dọa vừa mua chuộc, cho ông ta một số tiền lớn để không tham gia chính phủ. Ông ta không có đảm lược, không có lập trường kiên quyết, nên sáng hôm sau đã tìm tôi và từ chối chức vị Tổng Trưởng Canh Nông.” 

(Lê Nguyên Phu, Trong Bóng Tối Lịch Sử, Canada, 2009, trang 58).

(*) Người Pháp xúi giục tay sai nằm vùng trong đảng Đại Việt lập chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị), phối hợp cùng lúc với Bình Xuyên (Saigon của tướng cướp Bãy Viễn), để chống phá Thủ Tướng Diệm. Một trong hai lý do mà đảng Đại Việt đưa ra để biện minh cho việc lập chiến khu,, là tạo áp lực ngõ hầu ngăn chặn việc Ngô Đình Diệm thiết lập chế độ « độc tài gia đình trị » [sic]

Lý do này thật là vô lý, vì chiến khu Ba Lòng chỉ xuất hiện từ tháng 2-1955, tức là 7 tháng sau khi Thủ Tướng Diệm chấp chính. Thời gian này TT Ngô Đình Diệm đang bận túi bụi giải quyết nhiều vấn đề khẩn cấp, như lo việc định cư cho cả triệu người từ miền Bắc di cư vào Nam để tránh nạn cộng sản, di chuyển quân nhân công chức và gia đình của họ vào Nam, giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho những người mới tới… Và, còn rất nhiều chuyện phải lo khác, nên vấn đề dân chủ hay độc tài, gia đình trị hay không, chưa có ai nghĩ tới hoặc đặt ra. Vấn đề này chỉ được đặt ra trong những năm sau khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã trở thành Tổng Thống, tức là sau khi chiến khu Ba Lòng bị quân chính phủ dẹp tan rất lâu. Vậy thì chiến khu Ba Lòng lập ra với mục đích gì nếu không phải là để phá rối, gây khó khăn cho TT Ngô Đình Diệm khi mới chấp chánh? Thử hỏi nếu quí vị là TT Ngô Đình Diệm, sau khi ổn định tình hình, quí vị có mời đảng Đại Việt tham chính nữa không? Lỗi tại ai, đảng Đại Việt hay TT Ngô Đình Diệm?

4) Giáo phái Cao Đài có một thời gian ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, chống Pháp ; nhưng sau tháng 10-1945, thì trở lại theo Pháp chống Việt Minh. Từ đó, Cao Đài được Pháp tài trợ, cung cấp vũ khí và quân dụng, để thành lập quân đội riêng hoạt động tại Tây Ninh, và các tỉnh miền Đông Nam Việt theo kế hoạch “chia để trị” của người Pháp.
Mặc dù Cao Đài chịu sự chi phối của Pháp, trong khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chủ trương đuổi Pháp, nhưng trong nội các cải tổ ngày 24-9-1954, TT Ngô Đình Diệm đã mời 4 nhân vật của Cao Đài tham gia chính phủ:

a) Thiếu Tướng Nguyễn Thành Phương giữ chức Quốc Vụ Khanh, đồng Ủy Viên Quốc Phòng với Trần Văn Soái;
b) Phạm Xuân Thái giữ chức Tổng Trưởng Thông Tin- Chiến Tranh Tâm Lý;
c) Nguyễn Mạnh Bảo, Tổng Trưởng Xã Hội;
d) Nguyễn Văn Cát, Thứ Trưởng Nội Vụ.

Bốn vị này bị áp lực của Pháp và Bình Xuyên, đã từ chức ngày 31-3-1955 trước khi Bình Xuyên nổ súng tại Saigon. Có lẽ họ sợ bị liên lụy, nếu Bình Xuyên thành công trong việc lật đổ TT Ngô Đình Diệm.

5) Giáo Phái Hòa Hảo triệt để chống lại Việt Minh, nhất là từ sau ngày Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ bị Việt Minh ám hại. Đại diện cho Hòa Hảo cũng có bốn vị tham chính trong nội các cải tổ này:

a) Trung Tướng Trần Văn Soái giữ chức Quốc Vụ Khanh Ủy Viên Quốc Phòng;
b) Lương Trọng Tường, Tổng Trưởng Kinh Tế;
c) Nguyễn Công Hầu, Tổng Trưởng Canh Nông; và
d) Huỳnh Văn Nhiệm, Bộ Trưởng Nội Vụ.

6) Bình Xuyên không phải là một giáo phái, mà chỉ là một bọn thảo khấu do Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn cầm đầu. Người Pháp xúi giục và yểm trợ cho Bình Xuyên chống đối Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vào đầu năm 1955. Bảy Viễn thành lập cái gọi là Mặt Trận Quốc Gia Liện Hiệp (còn gọi là Quốc Gia Thống Nhất) trong đó gồm có lực lượng Bình Xuyên, một phần của Cao Đài, và một phần của Hòa Hảo. Mặt Trận này do Bình Xuyên lèo lái; còn Cao Đài và Hòa Hảo chỉ có vai trò thứ yếu.
Mặt Trận QGLH (Bình Xuyên) hoàn toàn bị tan rã vào tháng 5-1955. Bảy Viễn được Pháp đưa qua Paris ẩn trốn; còn Cao Đài và Hòa Hảo gồm toàn những cán bộ võ biền, đâu còn nhân tài để tham chính sau này.

Chính họ đã tự loại mình ra khỏi sân khấu chính trị, sao lại chỉ trích TT Ngô Đình Diệm là độc tài độc đoán?

7) Nhóm Tinh Thần – Họ là một nhóm ít ỏi gồm những nhân sĩ trí thức hợp lại với nhau vì cùng chung chí hướng, chứ không phải là một đảng phái, không có cương lĩnh đảng. Nhóm này có một tờ báo định kỳ mang tên Tinh Thần; vì thế được gọi là nhóm Tinh Thần. Nhóm này có ba vị đại diện tham chính:
a) Trần Văn Đỗ giữ chức Tổng Trưởng Ngoại Giao;
b) Huỳnh Kim Hữu, Tổng Trưởng Y Tế; và
c) Nguyễn Tăng Nguyên, Tổng Trưởng Lao Động và Thanh Niên.

Ngoài ra, còn có Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên không có tên trong nội các, nhưng được chỉ định vào chức vụ tối quan trong khi đó là Phó Tổng Ủy Di Cư và Tị Nạn.
Cả bốn vị này cũng bị áp lực của Pháp và Bình Xuyên, cho nên cũng từ chức mặc dù từ nhiều năm qua, họ đã ủng hộ TT Ngô Đình Diệm.

8) Nhóm Caravelle là hậu thân của nhóm Tinh Thần. Nhóm này, sau khi không còn được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trọng dụng nữa, thường tụ tập ăn nhậu ở nhà hàng Caravelle ; đồng thời dùng nơi này bàn chuyện chính trị. Vì thế mới có tên là nhóm Caravelle.

Một số người thuộc các phe nhóm khác, không được mời tham chính, cũng tới tham dự vào chuyện ăn nhậu này, như các ông Phan Khắc Sửu, Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát. Lẽ ra những vị này nên tự trách mình đã làm mất lòng tin nơi TT Ngô Đình Diệm thì mới đúng. Trái lại, họ đã chỉ trích TT Ngô Đình Diệm là độc tài độc đoán. Xin được kể ra vài vị dưới đây.

Ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Thành Saigon-Chợ Lớn ngày 27-10-1954 và từ chức ngày 7-4-1955 giữa lúc Bình Xuyên đang gây rối loạn khắp Đô Thành.

Ra làm việc giúp dân giúp nước, mà khi đất nước hữu sự thì ông Hương tìm đường rút lui để bảo toàn mạng sống của mình và gia đình mình. Ông không dám đâu lưng sát cánh với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chèo chống con thuyền quốc gia trong cơn nguy biến. Thử hỏi, thái độ và hành động ấy có đáng được gọi là chính nhân quân tử của kẻ sĩ không? Chính ông đã phụ rẫy TT Ngô Đình Diệm trong cơn phong ba bão táp, sao lại trách Thủ Tướng không mời ông tham chính nữa? Nếu là TT Ngô Đình Diệm, sau khi dẹp được Bình Xuyên, vãn hồi an ninh trật tự quốc gia, quí vị có mời những kẻ đã bỏ chạy – một hành vi phản chủ – trở lại tham chính không?

Ông Phan Khắc Sửu, ông Trần Văn Hương, Bác Sĩ Phan Huy Quát, Trung Tướng Dương Văn Minh… đều nghĩ rằng mình có tài kinh bang tế thế, mà không được TT Ngô Đình Diệm trọng dụng, sinh ra ghen ghét, chê bai ông đủ thứ. Đến khi cờ đến tay các vị này, người thì làm Quốc Trưởng, người thì làm Tổng Thống, người thì làm Thủ Tướng, thì các vị này có ai phất cờ được đâu; người nào cũng thất bại thê thảm. Thế mới biết, nói thì dễ mà làm thì khó gấp bội. TT Ngô Đình Diệm đã rõ chân tướng của những vị này và không dùng họ là điều dễ hiểu.

Tóm lại, cái lý do “không dung nạp đảng phái và đối lập” chỉ là một cái cớ giả tạo để kết hợp với những cái cớ khác, do người Mỹ làm đạo diễn, nhằm mục đích lật đổ chế độ Đệ I Cộng Hòa.

Về lý do bắt tay với cộng sản.
Theo tác giả Lê Nguyên Phu, Trong Bóng Tối Lịch Sử, Canada, 2009, thì không có sự bắt tay với cộng sản như lời đồn đoán. Tác giả dựa vào câu trả lời của ông Ngô Đình Nhu, khi có một cộng sự viên thân tín hỏi ông về tin đồn này, rằng ông (Ngô Đình Nhu) không thể bắt tay với cộng sản được, rằng ông đang đánh “poker” và đang tố bọn Mỹ, và rằng ông chỉ muốn cho bọn Mỹ biết là đừng có làm khó dễ chính quyền Việt Nam; không đi với Mỹ thì ông vẫn có phương thế khác (sđd, trang 282).

Cho dù đây chính là lời của ông Ngô Đình Nhu, thì đã chắc gì đó đã là sự thật chứ. Chuyện quốc gia đại sự, cần phải giữ bí mật tuyệt đối chứ, nói ra để mà chết à? Vậy sự thật ở đâu?

Theo tác giả Minh Võ, Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc, Hoa Kỳ, 2009, thì quả là có chuyện móc nối, dàn xếp với cộng sản Bắc Việt. Cụ Minh Võ đã dựa vào những chứng cớ khả tín mới được đưa ra bởi Tiến Sĩ Ellen Hammer, tác giả cuốn A Death In November – America In Vietnam, 1963, xuất bản năm 1987.

Sau đây là những lý do biện minh cho việc dàn xếp đôi bên Nam-Bắc:

1) Hai miền Nam-Bắc đánh nhau; miền Nam được khối Tự Do viện trợ; miền Bắc được các nước cộng sản viện trợ. Bên này tăng viện thì bên kia cũng tăng viện; mức độ chiến tranh sẽ lớn dần, trở thành khốc liệt thì chỉ có nước Việt Nam và dân Việt Nam phải chịu thiệt hại, chứ các nước viện trợ có thiệt thòi gì đâu.

2) Hai anh em TT Ngô Đình Diệm không muốn lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, và nhất là không muốn cho Mỹ đưa quân tác chiến vào miền Nam. Vì làm như thế là miền Nam sẽ mất chính nghĩa; tạo cho Bắc Việt có chính nghĩa khi đem quân vào “đánh cho Mỹ cút”. Khi chưa có Quốc Sách Ấp Chiến Lược ra đời; mới chỉ có chính sách Chiêu Hồi, Tố Cộng và Diệt Cộng mà từ 1955-1958, đã gây cho cộng sản thiệt hại nặng nề. Nhà báo Neil Sheehan, sau một chuyến viếng thăm Việt Nam năm 1989, đã viết cuốn After The War Was Over, dầy 130 trang, nói tốt đủ điều cho chế độ Hà Nội. Ở trang 77 ông đã thuật lại lời của nguyên Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, đã thú nhận rằng thời Đệ I Cộng Hòa, số cán binh CS để lại ở miền Nam là 10.000 người thì đã bị mất đi 75%. Nguyễn Văn Linh đã dấu bớt đi một phần thiệt hại. Vì theo đại tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng, trong cuốn Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước, (phần cước chú, trang 16) thì chỉ trong vòng 3 năm từ 1955-1958, con số thiệt hại lên đến 90%, từ 60.000 cán binh CS, xuống còn 5.000 mà thôi. Do đó, TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu tin rằng, với Quốc Sách Ấp Chiến Lược, miền Nam nắm chắc phần thắng mà không cần Mỹ đem quân tác chiến vào Việt Nam.

3) Trước đây, năm 1956, Hồ Chí Minh kêu gọi hiệp thương hai miền và tổng tuyển cử nhưng bị TT Ngô Đình Diệm từ chối vì khi đó miền Nam chưa sẵn sàng, vì còn đang ở thế yếu, nếu hiệp thương lúc này thì miền Nam bị lép vế. Nhưng ở những năm 1962-1963, miền Bắc ở vào thế yếu, các cơ sở nằm vùng hầu như là tê liệt hoàn toàn, người dân miền Bắc thì chán ngán chế độ cộng sản rồi. Nếu hiệp thương hoặc tổng tuyển cử lúc này, miền Nam ở thế thượng phong và chắc chắn sẽ thắng.

Có người cho rằng Hồ Chí Minh là con người xảo quyệt; khi ở thế yếu, ông sẽ dùng chiêu bài hòa hợp đoàn kết dân tộc để cứu vãn đảng cộng sản, nhưng sau đó, ông ta sẽ tìm mọi cách để tiêu diệt đối thủ của ông. Liệu TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu có sa vào bẫy của Hồ Chí Minh không?

Lịch sử cho thấy rằng, năm 1946, Hồ Chí Minh đã thành công trong việc lừa gạt các đảng phái Quốc Gia, kêu gọi họ tham gia vào một chính phủ liên hiệp do ông lèo lái, để rồi sau đó Hồ đã tìm cách tiêu diệt hoặc loại trừ họ không thương tiếc. Lúc đó chỉ có một mình ông Ngô Đình Diệm là người không bị mắc mưu của Hồ Chí Minh. Ông Ngô Đình Diệm mặc dù đang bị Hồ Chí Minh giam giữ, mạng sống nằm trong tay Hồ, mà đã dám từ chối lời mời tham chính với chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ, vì ông Diệm thừa biết mưu mô của Hồ Chí Minh. Bây giờ, với tư cách là Tổng Thống của Việt Nam Cộng Hòa, với cả triệu quân trong tay và một nền kinh tế vững vàng, thì làm gì có chuyện TT Ngô Đình Diệm bị mắc mưu Hồ Chí Minh chứ.

Khi tình báo Mỹ biết rằng TT Ngô Đình Diệm và ông Nhu đang bí mật điều đình với miền Bắc, thì tỏ ra rất bực bội vì đã bị “đàn em” qua mặt. Do đó, người Mỹ đã tung cái tin này ra, và đồng thời dùng tiền bạc mua chuộc một số tướng lãnh ham danh và kém hiểu biết, để thúc đẩy họ làm một cuộc đảo chánh càng sớm càng tốt dưới sự điều động của Đại Sứ Hoa Kỳ, Cabot Lodge.

Có một điều trớ trêu là chính Mỹ lại có ý đồ tiếp xúc với Bắc Việt ngay từ năm 1962, trước cả hai anh em TT Ngô Đình Diệm. Trong quyển Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963, Tiến Sĩ Sử Học Phạm Văn Lưu cho biết vào tháng 7 năm 1962, TT Kennedy đã chỉ thị cho Harriman, trưởng phái đoàn Mỹ tại Hội Nghị Genève về Ai Lao, phải bí mật gặp ngoại trưởng Bắc Việt, Ung Văn Khiêm, để thảo luận về vấn đề Việt Nam, kể cả việc mở một hội nghị khác, bàn về trung lập hóa Việt Nam, để có lý do rút chân ra khỏi vùng đất này; nhưng Harriman đã hoàn toàn bị thất bại. Điều này cho thấy, Mỹ muốn đóng vai chính trong vấn đề thương thảo với Bắc Việt.

Thêm một điều trớ trêu nữa là Hồ Chí Minh đã tỏ thiện chí muốn điều đình bằng cách gửi tặng TT Ngô Đình Diệm một cành đào nhân dịp Tết Quí Mão (1963), qua trung gian Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến. Năm 2006, cựu nghị sĩ Lê Châu Lộc, khi đó còn là tùy viên của TT Ngô Đình Diệm, đã cho biết rằng chính ông là người được cử đi nhận cành đào này. Còn đối với Mỹ thì sao? Vì muốn rút chân ra khỏi Việt Nam mà phải chật vật, bị Bắc Việt làm khó dễ đủ điều, mới ký được Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973.

Nếu như anh em TT Ngô Đình Diệm thành công trong việc hiệp thương với Bắc Việt, thì đây đúng là một cơ hội tốt cho Mỹ, Việt Nam đã mở cửa sẵn cho Mỹ rút quân trong danh dự; nhưng Mỹ đã giết người mở cửa, để rồi 12 năm sau phải chật vật tự phá cửa mà chạy tháo thân một cách nhục nhã, kèm theo là “Hội chứng Việt Nam”.

Tóm lại, cái lý do “bắt tay với cộng sản” mà Mỹ tung ra đã làm cho một số tướng lãnh thiếu hiểu biết và những chính khách “salon” qui kết cho TT Ngô Đình Diệm là phản bội dân tộc, để rồi cùng đứng lên lật đổ một chế độ hợp hiến, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của miền Nam ngày 30-4-1975.

Về lý do kỳ thị Phật Giáo.

Phải nói ngay rằng không có vấn đề kỳ thị Phật Giáo thời Đệ I Cộng Hòa, mà chỉ có vấn đề Phật Giáo bị Mỹ và cộng sản lợi dụng mà thôi.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm ý thức rằng tôn giáo không thể nào đi đôi với cộng sản. Nơi nào tôn giáo phát triển mạnh thì nơi đó cộng sản khó có đất sống. Phật Giáo chưa bao giờ được đối đãi tốt như thời Đệ I Cộng Hòa. Học bổng được cấp dễ dãi cho các tăng sĩ du học, chẳng hạn như Thích Quảng Liên, Thích Nhất Hạnh và nhiều tăng sĩ khác. Ông Mai Thọ Truyền nhận được hai triệu bạc của phủ Tổng Thống để xây cất các cơ sở Phật Giáo và chùa Xá Lợi. Khu đất rộng rãi mà chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc hiện nay là do Tổng Thống Ngô Đình Diệm hạ lệnh cho Bộ Tài Chánh bán cho Phật giáo với giá tượng trưng một đồng bạc Việt Nam (hình như thời đó 1USD bằng 35 đồng bạc VN?).

Sự việc này đã được tác giả Nguyễn Văn Minh đưa ra bằng chứng và nhân chứng trong tác phẩm của ông, “Dòng Họ Ngô Đình: Giấc Mơ Chưa Đạt”. Ngoài ra, cũng nên nói thêm rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tặng toàn bộ món tiền thưởng 10.000 Mỹ Kim của giải Leadership Magsaysay cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Theo Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, 1945-1964, Việc Từng Ngày, trang 350, thì từ 1954 đến đầu năm 1963, toàn quốc có 4.766 ngôi chùa mà trong đó có 1275 chùa mới xây cất và 1295 chùa được trùng tu. Con số này so với nhà thờ Thiên Chúa Giáo, thì nó lớn hơn rất nhiều. Lễ Phật Đản năm 1960, được tổ chức rất trọng thể, có xe hoa rước đuốc. Lễ Phật Thích Ca thành đạo, được tổ chức khắp nước năm 1961. Lễ Phật Đản được tổ chức trọng thể tại chùa Xá Lợi năm 1962. Trong các buổi lễ này Phật tử được tự do tham dự, cờ xí treo khắp nơi. Đối với Phật Giáo thì như vậy; còn đối với những Phật tử thì sao?

Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phân biệt đối xử khi chọn người cộng tác với mình. Sau đây xin liệt kê một số trường hợp dùng Phật tử cộng tác của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

- Ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng;
- Ông Đoàn Thêm, Phó Đổng Lý Văn Phòng;
- Ông Võ Văn Hải, Chánh Văn Phòng;
- Trung Tá Cao Văn Viên, Chánh Võ Phòng;
- Ông Nguyễn Thành Cung, Tổng Thư Ký;
- Ông Trần Sử, Bí Thư.

Nghĩa là toàn bộ bộ tham mưu của Tổng Thống đều là Phật tử. Ngoài ra, ta còn thấy:

- Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng Thống ;
- Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng ;
- Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tổng Trấn Saigon-Gia Định ;
- Ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, kiêm Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng ;
- Ông Vũ Văn Mẫu, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao.

Bên ngành lập pháp, ta thấy có 75 trong số 123 Dân Biểu Quốc Hội là Phật tử.

Trong số 18 Tổng Bộ Trưởng, chỉ có 5 người là Công Giáo.

Bên quân đội, trong số 19 tướng lãnh có quyền hành nhất, thì đã có 16 tướng là Phật tử v.v…

Như vậy có phải là Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã kỳ thị Phật Giáo không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Thế còn đàn áp Phật Giáo thì sao ?

Đàn áp Phật Giáo chỉ là điều giả tưởng, do cộng sản ngụy tạo với sự đồng lõa của Mỹ để lật đổ Đệ I Cộng Hòa.
Người khởi xướng phong trào chống kỳ thị và đàn áp Phật Giáo là TT Thích Trí Quang.

TT Thích Trí Quang, tục danh là Phạm Văn Bồng, thực chất là một đảng viên cộng sản đội lốt nhà tu, để hoạt động chống phá chính quyền miền Nam. Ông lợi dụng Phật Giáo để mưu cầu danh vọng cho riêng mình, và để thi hành sách lược chống phá miền Nam của Bắc Việt. Thượng Tọa Thích Trí Quang gặp thời cơ, là đúng lúc người Mỹ muốn loại bỏ hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tình báo CIA thừa biết TT Trí Quang là cộng sản, nhưng vẫn hậu thuẫn cho ông chống phá chính quyền miền Nam để Mỹ đạt được mục đích.

Cơ hội quý giá đã đến với TT Trí Quang. Đó là việc phổ biến chỉ thị của Tổng Thống về việc treo quốc kỳ và cờ của tất cả **** (xin lập lại là “tất cả”)****  các tôn giáo.

Chỉ thị này dưới dạng một công điện mang số 9159, ngày 6-5-1963 (*). Đáng lẽ công điện này phải được thảo ra và gửi đi vài tháng trước ngày Phật Đản, nhưng không hiểu vì lý do gì mà người phụ trách (ông Quách Tòng Đức) lại để đến gần ngày Phật Đản mới soạn thảo và gửi đi ?
Vì thế đã gây hiểu lầm rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm cấm treo cờ Phật Giáo trong ngày Phật Đản.

(*)Trong cuộc mạn đàm giữa LS Lâm Lễ Trinh và ông Quách Tòng Đức (năm 2005), ông Quách Tòng Đức cho biết rằng ông hoàn toàn không biết gì về cái công điện số 9159 này. Vậy thì ai là người soạn thảo công điện? Cơ quan tình báo CIA? Việt Cộng? Ai mà biết được!

Việc treo cờ các tôn giáo (nhắm vào Công Giáo nhiều hơn) đã được qui định bởi
Nghị Định số 78 (năm 1957) và
Nghị Định số 189 (năm 1958) của Bộ Nội Vụ;
lại thêm một sắc lệnh đầu năm 1962 của Phủ Tổng Thống, nhắc nhở quần chúng tôn trọng Quốc Kỳ.

Thượng Tọa Trí Quang lợi dụng việc phổ biến công điện số 9159 này, để phát động phong trào chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông hô hào Phật tử đi biểu tình phản đối. Và, một bi kịch xảy ra tại đài phát thanh Huế vào chiều ngày 8-5-1963, một tiếng nổ lớn làm cho 9 người chết, trong đó có một phụ nữ và 8 trẻ em. TT Trí Quang khẳng định rằng những người chết là do xe tăng cán hoặc do lựu đạn của binh sĩ dưới quyền Thiếu Tá Đặng Sĩ.

Theo Ellen Hammer, A Death In November, EP. Duton, 1987, trang 115, thì một giới chức CIA, George A. Carver, từng hoạt động ở Việt Nam và có liên hệ với nhóm đảo chính nên đã bị trục xuất về Mỹ, đã viết rằng: “Tia lửa châm ngòi thuốc nổ ở Huế ngày 8-5-1963, đã được phát động dưới những hoàn cảnh mà chi tiết của chúng sẽ mãi mãi là những vấn đề tranh cãi.”

Tổng Thống Richard M. Nixon, trong tác phẩm No More Vietnam, 1985, trang 10 và trang 65,đã viết: “Vấn đề đàn áp tôn giáo là hoàn toàn bịa đăt… trong đầu của những kẻ đứng đằng sau khủng hoảng là chính trị chứ không phải tôn giáo.”

Cựu hoàng Bảo Đại cũng viết trong cuốn Dragon d’Annam (Con Rồng Việt Nam, bản dịch Việt Ngữ, Nguyễn Phước Tộc, Cali, 1990, trang 543 và 545) như sau:

“Tất cả đang tiến tới thì chính phủ (Ngô Đình Diệm, mc) gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Các nhà sư được CS giật dây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại. Vô hình chung như mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo… Ai đã xúi giục họ gây loạn, ai? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà Nội vào, hay từ Bắc Kinh tới?”(Hồi ký của cựu Hoàng bảo Đại : Con Rồng Việt Nam)

Sau vụ nổ ở đài phát thanh Huế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thỏa mãn lời yêu cầu của phe đấu tranh, cho thành lập một Ủy Ban Liên Bộ, đại diện cho chính quyền để cùng với Ủy Ban Liên Phái của Phật Giáo giải quyết toàn bộ các vấn đề do phe Phật Giáo đấu tranh nêu ra. Hai bên đã đi đến một thỏa hiệp, và đưa ra một thông cáo chung mà Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết đã tỏ ra rất hoan hỷ về kết quả này. Theo Ellen J. Hammer trong quyển “A Death in November- American in Vietnam, 1963,” thì chính HT Thích Tịnh Khiết đã viết thư cám ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đồng thời kêu gọi Phật tử trở về với sinh hoạt bình thường, và cầu nguyện cho việc thi hành nghiêm chỉnh bản thông cáo chung. Hòa Thượng tuyên bố chấm dứt phong trào đấu tranh từ đây.(bản dịch của Vũ Văn Ninh và Trần Ngọc Dung, trang 145).

Nhưng mục đích của TT Trí Quang không phải là tranh đấu cho Phật Giáo. Ông chỉ mượn danh nghĩa Phật Giáo, để tranh đấu cho cộng sản và cho quyền lợi của Mỹ Vì thế, ông đã không chấp hành tờ tuyên cáo, tiếp tục phá hoại và gây rối trong nước. Tình hình do đó mỗi ngày thêm hỗn loạn, dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 của bọn tướng tay sai cho Mỹ.

Nếu như thực sự mục đích của TT Trí Quang là tranh đấu để bảo vệ Phật Giáo, thì sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu bị giết, và chế độ Đệ I Cộng Hòa đã sụp đổ, thì TT Trí Quang phải ngưng các hành động chống phá chính quyền, để lo cho Phật Giáo ổn định và phát triển chứ. Đàng này, ông vẫn tiếp tục tranh đấu với những lý do khác, cốt để cho miền Nam tiếp tục rối loạn thêm, tạo lợi thế cho cộng sản lấn chiếm miền Nam, dẫn đến biến động miền Trung (mượn chữ của TT Liên Thành) năm 1966. TT Trí Quang không biết rằng người Mỹ chỉ sử dụng ông trong việc lật đổ TT Ngô Đình Diệm mà thôi. Bây giờ ông không phải là con bài có giá trị trong con mắt của người Mỹ nữa. Vì thế, họ không che chở cho ông khi quân của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ ra dẹp loạn, ông bị tóm cổ dễ như người ta bắt con ngóe bỏ vào rọ. Sau 30-4-1975, Phật Giáo bị làm khó dễ trăm điều, và nhiều tăng sĩ đã bị bắt giam hoặc bị quản chế tại gia; TT Trí Quang ở đâu mà sao không dám lên tiếng chống đối chính quyền cộng sản để bảo vệ Phật pháp?

Kết luận

Trong 5 lý do đưa ra, thì có bốn cái đã được chứng minh là bịa đặt và vu khống. Chỉ còn một lý do nói rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang có những dàn xếp bí mật để đi đến hiệp thương với miền Bắc.

Như đã trình bày ở trên rằng khi mới nghe qua, người ta hơi ngỡ ngàng nếu thực sự nó là như vậy. Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lược của TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, thì đó là một đường lối đứng đắn, có lợi cho Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chỉ tiếc một điều là người Mỹ không muốn cho anh em TT Ngô Đình Diệm hành động sau lưng họ, và đi trước họ. Người Mỹ phải đóng vai chính trong việc điều đình với Bắc Việt, hai chữ “America First” rất đúng trong trường hợp này.

Arlington, TX, ngày 21 tháng 10 năm 2010

Minh Cảnh







Virus-free. www.avast.com




__._,_.___

Posted by: Lu Giang <

Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Trending Articles