Tướng Trần Văn Trung : Một Nhân Cách Lớn
Tôi nhớ khi thông báo với các chiến hữu trong ngành về tình trạng nguy kịch của tướng Trần Văn Trung khi nằm tại một bệnh viện tại Paris trước lễ Phuc sinh, anh Lê Trung Hiền có viết mấy dòng sau:
Trung Tướng Trần Văn Trung, theo nhận định của chúng tôi, những quân nhân đã phục vụ nhiều năm tại Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị, không phải là thánh, nhưng là một vị chỉ huy trưởng, một tướng lãnh QLVNCH đức độ và liêm chính, rất đáng kính trọng và quí mến.
Sựđánh giá chân tình và khách quan của người sĩ quan dưới quyền cũng là cách nhìn của đông đảo anh em chúng tôi, trong ngành nói riêng và các chiến hữu một thời sát cánh trong quân lực VNCH nói chung. Nếu vinh danh ông trong lễ phủ cờ một khi ông qua đời thì với tư cách một tướng lãnh, ông xứng đáng được tán tụng như một trong những khuôn mặt lãnh đạo có nhân cách lớn, một ông tướng vừa sạch, vừa đức độ, hết lòng phục vụ cho lý tưởng quốc gia và tập thể quân đội màông là một thành viên có mặt đến giờ phút chót của cuộc chiến.
Nay bệnh tình dù có qua cơn hôn mê, nhưng sức khoẻ cũng đãở tuổi gần chin chục, tôi muốn viết ít hàng vềông chủ yếu là nhắc lại vài giai thoại vềông tưóng đầu ngành để nếu bài viết cóđến tay ông thì cũng là một điều an ủi, chí ít cũng có những đàn em, thuộc cấp còn nhớđến ông trong niềm kính trọng, dù thế thái nhân tình cóđảo lộn, quân đội có tan hàng, đất nước có sang trang.
Mười năm trùng hợp với nền đệ nhị cộng hòa dưới triều Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người ta biết nhiều đến một khuôn mặt tướng lãnh: tướng ba sao Trần Văn Trung. Ông nổi tiếng vìđứng đầu một cơ quan đầu não về tinh thần của quân lực VNCH suốt mười năm liền, lại có bà vợ cựu hoa khôi nữ trung học Đồng Khánh (Huế). Hai người hay xuất hiện cặp đôi trong các Đại hội Nhạc trẻ tại Thủđô nhân dịp gây quĩ Cây Mùa Xuân cho các chiến sĩ vào các năm chiến trường cao điểm cuối 60 đầu thập niên 70, với sự tham dự của cả chục ngàn giới trẻ Sài gòn tại các tụđiểm sân vận động Hoa lư và Thảo cầm viên.
Nhìn dáng vẻ bề ngoài với cặp kính trắng trên khuôn mặt đượm nét trí thức của một người ở tuổi 40 khi ông vừa đeo một sao và mới về nhậm chức Tổng Cục trưởng CTCT, nhiều người không nghĩông làông tướng. Nhìn bàở lứa tuổi kém ông cả mười năm, người ta phải nhìn nhận bà có sắc đẹp sắc sảo, thon cao, đậm nét Tây phương. Trước đó nhiều năm ông có làm Tùy viên quân lực tại Tòa Đại sứ VNCH tại Paris, nên trong lối giao lưu đời thường, hai ông bà rất lịch thiệp, cởi mở, mang phong cách ngoại giao hơn là những người đơn thuần trong gia đình binh nghiệp.
Cũng có thời có lời đồn thổi bà Hoài Nam thiên Cộng vì có bà mẹ nuôi là bà Tuần Chi, cựu hiệu trưởng trung học Đồng Khánh, người đã cùng thượng tọa Thích Đôn Hậu ra bưng theo Việt Cộng hồi Mậu Thân ở Huế. Thực chất phu nhân tướng Trung rất hiểu những người Cộng sản, lại cóý thức chính trịđộc lập và chẳng ảnh hưởng gì khi có người trong gia đình theo phía CS. Ngược lại người ta hay khen bà có tướng vượng phu. Gần như vậy nếu ai tin tướng số. Trong cuộc đời làm tướng, ông chỉ một lần đảm nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng (tiểu đoàn khinh binh số 27 đầu tiên của quân đội quốc gia hay hành quân trên vùng châu thổ sông Hồng), về sau theo nhu cầu phát triển của quân đội, ông chuyển sang làm các công tác tham mựu cao cấp tại Bộ Tổng tham mưu. Ông cũng có duyên với ngành quân huấn, có lần đã chỉ huy quân truờng võ khoa ThủĐức, nơi đào tạo hàng chục ngàn sĩ quan trừ bị cho quân đội quốc gia. Khi chiến tranh đi vào cuộc đọ sức giữa hai ý thức hệ thìông được chuyển về làm Tổng cục trưởng Tổng cục CTCT, một cơ quan mà mô hinh tổ chức của nó bắt chước quân đội Trung hoa Dân quốc, nắm toàn bộ các công tác an ninh, tâm lý chiến, chính huấn, xã hội, quân tiếp vụ, văn hóa văn nghệ, báo chí và tuyên úy quân đội.
Có người nói ông là người của tướng Thiệu nên mới được giao một chức vụ nhiều quyền lực như vậy, thực chất hai ông là bạn cùng khóa võ bịĐập Đá (tiền thân của Khóa 1 Đà Lạt), vì tin cậy nhau trong thời buổi dễ có binh biến lại biết tướng Trung không có mưu đồ chính trị và tham vọng cá nhân, nên tông tông đã buộc chân ông vào chức vụ này cho đến ngày tàn cuộc. Nói cho ngay cũng chẳng ông tướng nào có khả năng thích hợp hơn, nên khi được tín nhiệm trong trách nhiệm đầu ngành cũng một phần ông là con người luôn vìđại cuộc và chấp hành theo đúng vị trí của người lính. Chính ông cũng muốn giữ thế phi đảng phái trong quân đội, ông không để cho việc sử dụng các phương tiện của quân đội cho bất cứ liên danh nào, kể cả hai ông Thiệu-Kỳ. Ông Thiệu cũng không thể tổ chức hệ thống đảng trong quân đội miền Nam mà phải lấy đội ngũ giáo viên làm nồng cốt cho Đảng Dân Chủ của ông thông qua người cùng xứ là một Bộ truởng Giáo dục.
Về trình độ, tướng Trung là người có khả năng viết và nói, lại giỏi ngoại ngữ và thích đọc. Gần như những diễn văn hoặc huấn thị viết cho các lãnh đạo từ tổng tư lệnh đến tổng tham mưu trưởng trong các dịp lễ lớn đều có chấp bút của ông, riêng các diễn từ của riêng ông, ông viết lấy. Các văn thư tham mưu quan trọng, các kế hoạch, đềán nhằm nâng cao tinh thần binh sĩ hoặc phát động các chiến dịch địch vận hóa giải tuyên truyền của đối phương, ông không chỉ là người cho ý kiến mà tự tay chỉnh sửa, thêm bớt cho hoàn chính trước khi phổ biến đến các đơn vịđể thi hành. Là người đứng đầu cơ quan phát ngôn của quân đội, nhưng ông ít khi xuất hiện trong các cuộc họp báo, rất thận trọng khi phát ngôn, đặc biệt những vấn đề nhạy cảm báo chí cần khai thác, nhất là dưới thời ông Thiệu rất nhiều vụ việc gây tai tiếng làm nản lòng chiến sĩ.
Nhưng ông cũng biết lắng nghe dư luận quần chúng và tập thể chiến sĩ. Bản tin đầu tiên trong ngày trên bàn làm việc là mục Điểm báo quốc phòng, soạn riêng cho ông để vừa nắm tình hình chiến sự vừa xem báo chí truyền thông họ nói gì, để từđó chủđộng sửa sai, nhưng kết quả cũng chỉ là hạn chế khi thực chất các tướng chỉ huy chiến trường vẫn có thói quen rừng nào cọp nấy, hùng cứ nhất phương và các cán bộ CTCT cấp quân khu tiểu khu phải bó tay, không thể sánh với cán bộ chính trị của đối phương khi họ kiêm luôn cấp ủy tay chân của Đảng.
Có một điều thú vị là dưới thời ông về tổng cục. ngành CTCT đã chọn danh nhân Nguyễn Trãi làm Thánh tổ cho ngành Nhân vật lịch sửđã soạn Bình NgôĐại Cáo với câu danh ngôn lấy chí nhân thay cường bạo/đem đại nghĩa thắng hung tàn và các khóa đào tạo SVSQ hiện dịch cho truờng Đại học CTCT đều lấy các danh hiệu Nguyễn Trãi 1. NT2, NT3…Ngẫu nhiên có sự trùng hợp là phe Hà-nội họ cũng vinh danh Nguyễn Trãi làm danh nhân văn hóa, xếp cao hơn cả Nguyễn Du về văn học. Khi xóa sổ chếđộ miền Nam, họ lên án ngành của tướng Trung đã pham một tội ác là dám lấy nhân vật này làm thánh tổ, nhưng khi hằn học đọa đầy những người thua cuộc họ có biết đâu chính Nguyễn Trãi đã viết, “hận thù rồi kêu gọi trả thù thì oán mãi không thôi”.
Nhớ lại đêm 29 khi tiếng động cơ trực thăng của TQLC Mỹ nổđều trên nóc tòa đại sứ Mỹđể vội vàng đưa những người di tản cuối cùng ra hạm đội 7 trước khi cuốn cờ, thì tuớng Trung vẫn bận rộn với những cúđiện thoại tại văn phòng của ông, nằm ngay cạnh sứ quán Mỹ. Lúc này nội dung các cuộc nói chuyện không còn là những vấn đề chiến sự, mà thực chất ông muốn xem giờ tàn cuộc sẽ theo chiều hướng nào. Vốn thân với Đại sứ Pháp tại Sài gòn, ông được ông Méreìllon đoan chắc sẽ có một giải pháp cho vấn đề Việt nam, thuận lợi cho cả bốn bên. Đại để miền Nam sẽ trung lập, ranh giới có thể mất Huế và mấy tỉnh miền Trung. Chuyện Sài gòn đổ máu là không thể có. Quá nửa đêm, ông sốt ruột lại thăm dò bên văn phòng Dương Văn Minh, nơi đây cho biết phía Bắc Việt đổi ý.
Giải pháp do Đại sứ Pháp làm trung gian không thành. Sài gòn thực sựđi dần vào hôn mê. Vũ Văn Mẫu cho phát lời đuổi Mỹ ra khỏi nuớc, chuẩn bị cho tiến trình buông súng của phe miền Nam vào sáng hôm sau.
Sáng 30, tướng Trung nhận được lệnh trở lại Bộ TTM để họp với tướng Vĩnh Lộc,Tổng tham mưu trưởng giờ thứ 25 của miền Nam. Họp khoảng một tiếng, xuất hiện chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông này vừa được DVM cử làm Tham mưu trưởng liên quân. Viên tướng một sao tỏ lộ ngay trong phiên họp ông là người của…Mặt trận giải phóng. Sau đó nghe kể lại, hai tướng cấp cao nhất của quân lực VNCH và vài người nữa ra bến Bạch Đằng, lên một con tàu nhỏ của Hải quân trực chỉ Cần Giờ. Khi tàu còn trên sông Lòng Tảo, cũng là lúc Dương Văn Minh kêu gọi tập thể chiến sĩ của ta buông súng. Con tàu đi thoát, tướng Lộc vào Mỹ (ông mới mất cách đây vài năm ), tướng Trung đi định cư tại Pháp, nơi ông có mối quan hệ lâu đời từ ngày làm việc tại Sứ quán VNCH ở Paris.
Ra hải ngoại, ông hiểu thời và thế, ông sống ẩn dật tại vùng ngoại ô Paris. Nhưng nỗi hoài niệm về một thời Sài gòn vang bóng vẫn thôi thúc trăn trở trong ông. Ông vẫn đứng sau cộng đồng người Việt hải ngoại tại Pháp và tích cực hỗ trợ các hoạt động của tổ chức này trong các cao trào đấu tranh nhân quyền và tự do đích thực cho Việt nam. Ông tham dựđều đặn Ngày Quân lực mỗi năm và Lễ Chiến sĩ trận vong của Pháp. Qua báo chí hải ngoại, họ hay đưa tin và hình ảnh ông đăng đàn phát biểu rất sâu sắc trong những dịp lễ này.
Ghi lại ít giai thoại vàđôi điều tôi biết vềông không nhằm tâng bốc chân dung một vị tướng một thời chúng tôi phục vụ dưới quyền, mà trong thiện ý chỉ muốn chia sẻ góc nhìn về một phần đời của ông khi chính ông cũng như chúng tôi là chứng nhân của tấn bi kịch lịch sử còn phải nhắc nhớ nhiều những thập niên sau.
__._,_.___