Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

30 tháng 4, đọc gì, viết gì?

$
0
0

...Ngoài những con chuột đỏ trà trộn trong làn sóng người Việt tị nạn vượt biển vượt biên ra hải ngoại sau ngày 30.4.1975, còn có thêm những loại chuột đỏ khác sau đó được khơi khơi xách va-li lên máy bay sang Mỹ...
...Có thể nói các cộng đồng người Việt ở hải ngoại ngày nay đã thực sự biến thành những “vùng xôi đậu” giữa ta và địch, không khác gì tình trạng miền Nam VN trong thời chiến tranh. Khi ấy, chính quyền VNCH có quân đội, cảnh sát, tình báo, an ninh, mật vụ mà VC còn len lỏi vào khắp nơi, ngày nay ở hải ngoại, các tổ chức cộng đồng, các đảng phái, hội đoàn lấy gì để ngăn chặn những con chuột đỏ?

stkt.jpg


Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 195

30 tháng 4, đọc gì, viết gì?

Trích bài “Những mũi giáo đâm sau lưng, hay những kẻ nối giáo cho giặc” của ông Đỗ Hồng Ngọc:
...
Sự sụp đổ của một chế độ nhân bản không phải chỉ do người Mỹ quay lưng và “đồng minh tháo chạy”, mà còn do những mũi giáo đâm thẳng sau lưng dân tộc.
Những mũi giáo đó ẩn hiện khắp miền Nam VN. Nếu cho rằng đó là những kẻ, hay gia đình họ, đã nhờ được hưởng tự do và ít nhiều ơn mưa móc từ chế độ VNCH mà cuộc sống của họ tương đối sung túc thì họ có thể được gọi là những kẻ “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.
Một số tập kết ra Bắc và nhiều tên khác ở lại nằm vùng trong Nam. Họ trà trộn, luồn lách vào các cơ quan công quyền, quốc hội và quân đội. Họ đóng vai những nhà báo khuynh tả. Họ mặc áo nghệ sĩ. Họ đội lốt tôn giáo. Họ mang hia đội mão trí thức. Họ thậm chí đi xuống tận cùng giai cấp xã hội để làm công nhân lao động nghèo khổ. Họ có khi là những người trẻ, nhẹ dạ, bị tuyên truyền, nhồi nhét những điều huyễn mị về chủ nghĩa cộng sản.
Những phần tử này được liệt vào thành phần thứ năm sau 4 cái ngu mà dân gian vẫn thường hay nói tới, khiến câu ca dao bình dân có thể được thêm vào như sau:

Trên đời có bốn cái ngu                                                                                                                           Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu                                                                                                         Thứ năm ngu nhưng lại đứng đầu                                                                                                        Đó là cuồng tín theo hầu cộng nô

Những người nổi tiếng gia nhập đảng cộng sản như:Nguyễn Thị Bình (Sa Đéc), Nguyễn Tấn Dũng (Cà Mau), Nguyễn Thị Định (Bến Tre), Nguyễn Hộ (Gò Vấp), Phan Văn Khải (Củ Chi), Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long)…đều là gốc người miền Nam và chính họ hay gia đình họ đã từng hưởng trực tiếp hay gián tiếp ơn mưa móc của chính phủ VNCH.
Vào ngày 20/12/1960, con bàiMặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN(MTDTGPMN) ra đời để bắt đầu quấy rối cuộc sống yên bình của dân chúng miền Nam. Những tên gạo cội của mặt trận này gồm có:Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Đại đức Sơn Vọng, Trần Nam Trung, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế,  Nguyễn Thị Định, Thích Thượng Hào, Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành, Đặng Trần Thi, Trần Bửu Kiếm…
Sau đó, cái quái thai “MTDTGPMNVN” của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) này đã đẻ ra cái gọi là“Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” (CPCMLTCHMNVN) với những tên chủ chốt như:Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình, Cao Văn Bổn, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Kiết, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Thích Đôn Hậu…
Có lẽ cần mở ngoặc để nói đôi điều cái quái thai “MTDTGPMNVN”. Thế giới lúc bấy giờ đều gọi họ là Việt Cộng (VC), theo người Mỹ, trong khi người Việt gọi Việt Cộng là để chỉ chung Cộng Sản Việt Nam từ Nam chí Bắc. Không biết người Mỹ có cố tình gọi VC chỉ để nhắm vào phần tử của “MTDTGPMNVN” hay không mà khi tổ chức hội đàm Paris, họ lại dành cho mặt trận này một chỗ ngồi ngang hàng với VNCH. Cuộc hội đàm 4 bên thật sự không đúng nghĩa bởi vì 4 bên đó phải là Trung Cộng hay/và Liên Xô (nước đỡ đầu cho CSVN trong cuộc chiến) đối đầu với Mỹ (đại diện cho phe đồng minh) và VN Dân Chủ Cộng Hòa (hay CSBV) đối đầu với VNCH. Vì thế, Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ra đời trong sự thua thiệt bất công nghiêng về phía VNCH. CSBV với sự yểm trợ mạnh mẽ cả về vũ khí, tài chính lẫn nhân sự từ Trung Cộng và Liên Xô, đã trắng trợn vi phạm hiệp định này trong khi VNCH bị cúp mất viện trợ từ Mỹ nên đã ngậm ngùi bị bức tử vào ngày 30/4/1975. Phong trào phản chiến lớn rộng tại Mỹ và nhiều nơi, kể cả VN, đã có nhận định quá sai lầm về cuộc chiến. Họ không chống kẻ xâm lăng gây chiến mà lại chống người tự vệ chính đáng. Bốn mươi lăm năm đã trôi qua kể từ ngày ký hiệp định Paris với những đau khổ triền miên dành cho một dân tộc bất hạnh sau ngày Sài Gòn bị thất thủ. Đã có những nỗ lực đáng trân trọng để phục hoạt hiệp định Paris trong gần như vô vọng. Trước đó, những kẻ nằm mơ giữa ban ngày về cái gọi là “miền Nam trung lập” thuộc MTDTGPMN và CPCMLTMNVN đã vỡ mộng vì cả hai tổ chức này đều bị chính thức khai tử không kèn không trống vào ngày 2/7/1976.
Trở lại với những mũi giáo oan nghiệt đâm sau lưng, từ Dinh Độc Lập, có các cố vấn của Tổng Thống VNCH như Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ… Điều đáng lưu ý là những tên này cùng đồng bọn gồm 20 tên khác từng bị bắt nhốt bởi Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung phối hợp với Ty Công An Huế thời Đệ Nhất Cộng Hòa, nhưng đến ngày 1/11/1963, Hội Đồng Cách Mạng của Tướng Dương Văn Minh thả ra và sau đó họ đã len lỏi vào các cơ quan trọng yếu của VNCH.
Trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp quân lực VNCH, có Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát, Nguyễn Hữu Hạnh… và vô số binh sĩ cũng như sĩ quan VNCH âm thầm làm việc tiếp tay cho CSVN, như Nguyễn Thành Trung, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh…
Nằm vùng tại Quốc Hội VNCH có cái gọi là thành phần thứ ba và Dân Biểu Đối Lập như Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Ngô Bá Thành (Phạm Thị Thanh Vân), Kiều Mộng Thu, Hồng Sơn Đông, Nguyễn Văn Hàm, Đinh Văn Đệ…
Một số phần tử này cũng là những nhà báo thiên tả như Ngô Công Đức (Tin Sáng), Hồng Sơn Đông (Điện Tín) hợp cùng Chân Tín (Đối Diện), Họa Sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành), Phạm Xuân Ẩn (các báo ngoại quốc như Time, New York Herald Tribune…) Vào đầu năm 1970, có khoảng 36 tờ báo tư nhân ở miền Nam, nhưng có rất ít báo của nhà nước, chẳng hạn như tờ Tiền Tuyến. Lợi dụng tự do báo chí, nhiều nhà báo thiên tả đã công khai đả phá chính phủ VNCH và cá nhân của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thậm chí họ còn tổ chức diễn biến “ký giả xuống đường đi ăn mày” vào ngày 10/10/1974 để phản đối sắc luật 007 qui định về tiền ký quỹ ra báo.
Những mũi giáo đâm sau lưng còn phát xuất từ những kẻ đội lốt nghệ sĩ mà điển hình là Kim Cương, kẻ được cho là mang cấp bậc Thượng Tá của VC mặc dù bà ta phủ nhận điều này, nhưng có lẽ chẳng mấy ai tin. Ngoài ra, còn có một số nhạc sĩ nổi tiếng phản chiến như Trịnh Công Sơn (TCS), Trương Quốc Khánh, Tôn Thất Lập… Riêng TCS được xem là thiên tài âm nhạc và phù thủy ngôn ngữ, nhưng rất tiếc những tinh hoa đó lại phục vụ cho chế độ man rợ cộng sản.
Mặc lớp áo thầy tu, những mũi giáo đó đã lũng đoạn hàng ngũ quốc gia miền Nam. Những tay nổi bật trong thành phần này từ Thích Trí Quang cho tới Thích Nhất Hạnh, Chân Tín, ni sư Huỳnh Liên, Phan Khắc Từ, Trần Hữu Thanh… đều tích cực nối giáo cho giặc bằng mọi hình thức như xách động xuống đường, tuyệt thực, tự thiêu… dưới chiêu bài chống độc tài gia đình trị (thời đệ nhất Cộng Hòa), đòi quyền sống, đòi hòa bình, viết báo công kích chính phủ, chống tham nhũng (thời đệ nhị Cộng Hòa)…
Thành phần trí thức thiên tả miền Nam góp phần phá nát chính thể dân chủ của người quốc gia có khá nhiều, tiêu biểu như: Trương Bá Cần, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Thế Uyên, Thế Nguyên, Duy Lam, Nguyễn Hữu Chung, Lê Văn Hảo, Lê Khắc Quyến​(ông này là cha của ông Lê Khắc Nhàn tức Hằng Trường. Đại lão Hòa Thượng Tuyên Hóa đã đuổi ra khỏi Tăng Đoàn Vạn Phật Thành vì âm mưu chiếm chùa Vạn Phật​​và không được lấy pháp danh họ Hằng nữa)​, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên...
Thành phần năng động nhất ở miền Nam gây khó khăn cho chính phủ VNCH ở hậu phương Sài Gòn là các học sinh sinh viên thiên tả như: Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Quế Hương, Võ Như Lanh, Phan Kim Hạnh, Dương Văn Đầy, Trịnh Đình Ban…Ở miền Trung có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân… Ngoài ra, còn có một số lãnh tụ sinh viên ở Sài Gòn chuyên cầm đầu những cuộc xuống đường rầm rộ ở Sài Gòn như Nguyễn Văn Thắng (cựu SV Sư Phạm Sài Gòn), Đoàn Kỉnh (Đại Học Khoa Học SG) mà lý lịch không rõ là người quốc gia hay thân cộng.
Những mũi giáo đâm sau lưng dân tộc còn có vô số những tay nằm vùng hành nghề lao động tay chân như lái tắc xi, đạp xích lô… và thậm chí còn có những kẻ được gọi bằng danh xưng mỹ miều “bà mẹ chiến sĩ”. Sau ngày 30/4, bọn này xuất đầu lộ diện thành những tên VC mang băng đỏ trên cánh tay chỉ đường cho CSBV tiến vào Sài Gòn và sau đó giữ những chức vụ tại hạ tầng cơ sở hay trung ương.
Trên đây là những mũi giáo đâm sau lưng được người dân nhận diện ra tại Sài Gòn, không kể đến những kẻ khác hoạt động bí mật rải rác khắp miền Nam.
Những kẻ này đã góp phần lật đổ chế độ nhân bản VNCH và xây dựng nên một chế độ man di, tàn bạo gây thống khổ cho toàn dân suốt gần 43 năm dài..
Những kẻ nối giáo cho giặc cộng sau năm 1975 đều bị vắt chanh bỏ vỏ một cách không thương tiếc. Một số đấm ngực ăn năn thì đã quá muộn màng.
Ngay cả sau biến cố 30/4, trong làn sóng tị nạn ra hải ngoại cũng có không ít phần tử cộng sản trà trộn hay hoạt động ngầm cho VC dưới hình thức tôn giáo vận, văn hóa vận…
Rút tỉa kinh nghiệm sống chung với những mũi giáo phản trắc suốt mấy chục năm ở trong nước, đồng bào hải ngoại cần vạch mặt chỉ tên những kẻ này để vận động chính quyền sở tại tống cổ chúng về nước hầu duy trì cuộc sống yên bình cho cộng đồng. (ngưng trích)

Ngoài những con chuột đỏ trà trộn trong làn sóng người Việt tị nạn vượt biển vượt biên ra hải ngoại sau ngày 30.4.1975, còn có thêm những loại chuột đỏ khác sau đó được khơi khơi xách va-li lên máy bay sang Mỹ. Nào đoàn tụ gia đình, nào bảo lãnh thân nhân, nào hôn nhân (thật lẫn giả), nào “HO”, nào du sinh, nào đại gia VC và con cháu VC gộc, cùng nhau cấu kết với cựu tị nạn trở cờ…tạo thành một “đội ngũ” chuột đỏ rộng lớn dưới sự chỉ đạo giấu tay của các sứ quán VC, đã xâm nhập mọi sinh hoạt chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, báo chí, truyền thông ... trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Có thể nói các cộng đồng người Việt ở hải ngoại ngày nay đã thực sự biến thành những “vùng xôi đậu” giữa ta và địch, không khác gì tình trạng miền Nam VN trong thời chiến tranh. Khi ấy, chính quyền VNCH có quân đội, cảnh sát, tình báo, an ninh, mật vụ mà VC còn len lỏi vào khắp nơi, ngày nay ở hải ngoại, các tổ chức cộng đồng, các đảng phái, hội đoàn lấy gì để ngăn chặn những con chuột đỏ? Chưa kể sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng, đảng phái và các hội đoàn rất lỏng lẻo, dễ dãi, tạo cơ hội cho những con chuột đỏ xâm nhập khi chúng đóng kịch là những con người đầy thiện chí, dễ thương, dễ bảo, nhiều tài vặt, mồm cũng nói “chống cộng”, có khi còn to mồm hơn người khác. Một khi xâm nhập được rồi thì những con chuột đỏ bắt đầu quậy phá.

Hậu quả như thế nào? Có lẽ không cần dẫn chứng.

Những ai còn quan tâm tới sinh hoạtcộng đồng và chưa quên bài học xương máu ngày 30.4.1975 thìkhông thể không nhìn thấy những gì đang diễn ra trước mắt.


Thiệt
(Đời Nay ra ngày 20.4.2018)
1135.jpg
Dân miền Trung chạy trốn "Giải phóng" tháng 4/1975


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Trending Articles