Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT

$
0
0


On Wednesday, April 13, 2016 5:15 PM, khongquanlevanhai <> wrote:

Giới Thiệu Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Chủ Nhật Tuần Này:
Ra Mắt Sách Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút Của Nhà Văn Song Nhị.

Vào lúc 1 giờ 30 chiều Chủ nhật  17 tháng 4 năm 2016
tại CLB Mây Bốn Phương/ Tòa soạn tạp chí NGUỒN,
số 730 South 2ND Street, San Jose, CA 95112

Nhà văn Song Nhị Ra mắt tác phẩm mới:
TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT
Nhà văn Song Nhị đã xuất bản  ba tác phẩm thơ từ trước 1975. Sau năm 1975, tại hải ngoại, ông đã xuất bản ba thi phẩm – Tiếng Hờn Chiến Mã (Cội Nguồn California 1996, tái bản 2002), Về Lối Đi Xưa (Cội Nguồn 1999) và Tiếng Hót Loài Chim Di (Cội Nguồn 2002).
Năm 2003 xuất bản tập Lưu Dân Thi Thoại (Khảo Luận Thơ, Cội Nguồn xb), cùng viết với nhà văn Diên Nghị. Tác phẩm “Lời Rao Giảng Của Thơ” của Song Nhị xuất bản vào năm 2014, (NXB Cội Nguồn).
Riêng về văn, tập bút ký tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” ấn hành đầu năm 2010, tái bản tháng 8/ 2010; và mới đây “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút” do NXB Cội Nguồn ấn hành cuối năm 2015 tại California, Hoa Kỳ.
“…. hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.





Thư Mời 
tham dự Buổi  Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật
**
CSTV CỘI NGUỒN / Tạp chí NGUỒN & BAN TỔ CHỨC 
Trân Trọng Kính Mời:   
Quý văn nghệ sĩ, quý cơ quan truyền thông báo chí, quý thân hữu và đồng hương vui lòng đến tham dự  buổi sinh hoạt VHNT giới thiệu tác phẩm mới

TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT, Tác Giả: SONG NHỊ

Vào lúc 1 giờ 30 chiều Chủ nhật  17 tháng 4 năm 2016
tại CLB Mây Bốn Phương/ Tòa soạn tạp chí NGUỒN,
số 730 South 2ND Street, San Jose, CA 95112  
Liên lạc tác giả: (408) 209 0292 

Buổi sinh hoạt có chương trình văn nghệ xuất sắc của các nghệ sĩ vùng Vịnh.
Sự hiện diện của quý vị là một khích lệ lớn lao dành cho tác giả và là một vinh dự cho Ban Tổ Chức trong ý hướng phát huy văn hóa và văn học nghệ thuật VN tại hải ngoại.
Rất mong được tiếp đón quý vị đúng giờ
TM. Ban Tổ Chức
Lê Văn Hải/ Song Nhị
== 
Buổi RMS được sự bảo trợ của
CSTV Cội Nguồn/ Tạp chí Nguồn
Tuần Báo Thằng Mõ
Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức Bắc California
Liên Hội Đồng Hương Quảng Trị Bắc California 
==
Liên lạc Ban Tổ chức:
Lê Văn Hải: 408 - 297 0545 (Tòa soạn Thằng Mõ)
Hùng Vĩnh Phước: 408 – 482 0733 §Diên Nghị 408 - 272 6889
Tiểu Muội  §Lê Diễm  §Hoàng Thưởng  §Thư Sinh  §
Lê Đình Cai  §Duy An Đông § Hồ Linh §Song Nhị (408) 209 0292
XIN LƯU Ý
Từ Story Rd - Keys đi theo hướng North đường số 3 quẹo trái đường Reed, quẹo trái đường số 2. Free Parking dưới cầu Freeway bên phải.  








 
Nhà văn Song Nhị đã xuất bản được ba tác phẩm về thơ trước 1975. Sau năm 1975, tại hải ngoại, ông đã xuất bản được ba tác phẩm nữa về thơ – Tiếng Hờn Chiến Mã (Cội Nguồn California 1996, tái bản 2002), Về Lối Đi Xưa (Cội Nguồn 1999) và Tiếng Hót Loài Chim Di (Cội Nguồn 2002). Năm 2003 ông cho xuất bản tập Lưu Dân Thi Thoại (Khảo Luận Thơ, Cội Nguồn xb), cùng viết với nhà văn Diên Nghị. Tác phẩm “Lời Rao Giảng Của Thơ” của ông được xuất bản vào năm 2014, (NXB Cội Nguồn). Riêng về văn, ông cho ấn hành tập bút ký tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” vào đầu năm 2010, tái bản vào tháng 8/ 2010; và mới đây “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút” do NXB Cội Nguồn ấn hành cuối năm 2015 tại California, Hoa Kỳ
.

“…. hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.

***
Người viết chú trọng đến các sáng tác về văn xuôi của nhà văn Song Nhị nhiều hơn, nhất là bút ký tự truyện hay phần biên khảo của tác giả. Và trong phạm vi chuyên môn của ngành sử học, người viết muốn đề cập đến các lý chứng, nhân chứng và vật chứng trong các tác phẩm của tác giả để giới thiệu đến bạn đọc các sử liệu có thể tin được, sàng lọc các diễn biến  của các biến cố mà tác giả đã sống qua, đã kể lại bằng mắt thấy tai nghe về những giai đoạn biến động lớn của dân tộc: Giai đoạn tranh chấp Quốc - Cộng, từ ngày Việt Minh cướp chính quyền (tháng 8 - 1945), phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất, đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam tháng 4 – 1975, rồi những năm tháng tù đày sau đó cũng được ông ghi lại mà ông là nạn nhân và là nhân chứng trực tiếp về chế độ lao tù khổ sai của cộng sản Việt Nam.

Từ “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” cho đến “Tuyển tập Văn 50 Năm Cầm Bút” thì bối cảnh của đất nước, thân phận của người tù đã được kể lại hết sức sinh động, chân thành, tác động rất mạnh lên cảm xúc của người đọc. Về tác phẩm “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”, người viết đã có bài nhận định giá trị về phương diện sử liệu của cuốn sách này.

“Chính tác giả Song Nhị là người đã làm sống lại dòng chảy của thời gian đã qua, khơi lại nhịp thở của xã hội đương thời, lay động được những hồn ma ngủ quên trong nấm mồ oan khiên của lịch sử, dựng họ dậy để cùng ông lên tiếng thêm một lần nữa trước công luận thế giới về một giai đoạn tối tăm và bi thảm của lịch sử Việt tộc.
(NTK.VN, Cội Nguồn California USA, tái bản lần thứ nhất 2010, tr. 487)

Cuối năm ngoái, 2015 nhà văn Song Nhị vừa cho ấn hành tác phẩm “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút 1965-2015” (Miscellanea. 50 Years of Song Nhi’s Writing Career). Đây là cuốn sách dày khoảng 450 trang, gồm 8 chương, kể cả chương dẫn nhập. Trong đó, các thể loại được sắp xếp như sau:
- Trả lời phỏng vấn (Chương hai, từ trang 21 đến 65)
- Sáng tác (Chương Ba tr. 66 – 130)
- Đoản bình, Quan điểm, Nhận định (Chương Bốn, tr. 131 – 182)
- Tiểu Phẩm – Khảo luận (Chương Năm, tr 183 – 247)
- Đọc sách, Giới thiệu tác phẩm (Chương Sáu, tr. 248 – 314)
- Bút Ký, Tự truyện (Chương Bảy, tr. 315 – 397)
- Tạp văn, Phiếm luận (Chương Tám, tr. 398 – 437).
Đọc kỹ mục lục chi tiết ở cuối sách (trang 437), độc giả dễ dàng theo dõi các chủ đề mà tác giả đã sáng tác, đề cập hay bàn luận tới.

Nhà phê bình văn học, Diên Nghị đã nhận xét trong lời tựa cuốn sách này: “Người nghệ sĩ, trong sinh họat xã hội được coi như một chứng nhân, quan sát và khám phá, dưới ánh sáng hiện thực tự do”. Nhà văn Song Nhị đã “tập hợp nhiều bài viết liên quan thời thế, con người, xã hội, quá khứ lùi xa và hiện tại sôi nổi, tập sách đã nói lên nhiều điều đáng suy gẫm”. (Song Nhị, sđd, lời tựa, tr. 8).

Đối với những nhà nghiên cứu, nhất là ngành sử học, những đóng góp về sử liệu trong các tác phẩm của nhà văn Song Nhị quả thật rất đáng kể. Cuốn “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” xuất bản năm 2010 là một tác phẩm có giá trị rất cao về phương diện sử học như người viết đã có dịp trình bày. Dù tác giả viết dưới dạng bút ký tự truyện, nhưng nội dung cuốn sách chất chứa những chứng liệu lịch sử rất có giá trị để tham khảo. “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Thời Chí chẳng hạn, một tác phẩm không phải thuần túy thuộc về sử học, hay Phù Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn, “Vũ Trung Tùy Bút” của Phạm Đình Hổ cũng là tập ghi chú, bút ký hoặc kể chuyện nhưng sau này đã được xếp vào loại các tư liệu có giá trị khi nghiên cứu về những biến cố liên hệ đến sinh hoạt xã hội của các thế kỷ trước.

Đánh giá một tác phẩm được coi là có giá trị sử học, phải trải qua các công đoạn: Cẩn án ngoại (External Study) và Cẩn án nội (Internal Study) thì sự sàng lọc mới kỹ càng. Xin thử xét qua “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” của Song Nhị trên phương diện cẩn án ngoại, tức xét về nhân thân của tác giả (tiểu sử), thân thế, sự nghiệp… liệu có đáng tin cậy hay không, có khả năng, trình độ trong việc ghi lại biến cố trung thực đến mức độ nào? Xong rồi đi vào nội dung của tác phẩm (cẩn án nội) để xét đến sự kiện, diễn biến của biến cố, sự chứng kiến trực tiếp hay gián tiếp, thấy hay nghe kể lại, động cơ tình cảm, thương ghét…. Là những yếu tố được xét đến trong gia đoạn cẩn án nội này.

Dựa vào những yếu tố như vậy thì cuốn “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” chắc hẳn sẽ được các nhà nghiên cứu hoặc các sinh viên ngành sử học sẽ chú trọng đến khi đề cập đến giai đoạn tranh chấp quốc - cộng từ 1945 đến 1975, nhất là cuộc cải cách ruộng đất kinh hoàng ở miền Bắc khi phe côïng sản lên nắm chính quyền. Các nhà nghiên cứu hay sinh viên ngành sử học khi muốn tìm hiểu giai đoạn đối đầu giữa hai phe Quốc gia và Cộng sản tại miền Nam VN trong những năm đầu và giữa thập niên 1960 thì NTKVN sẽ là tư liệu hàng đầu cần để tham khảo.

Với cách nhìn này, nên khi đọc tác phẩm “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút”, người viết đã chú trọng đến những chương sách mà bạn đọc có thể truy cập đến những sử liệu cho các đề tài về lịch sử cận và hiện đại (Chẳng hạn, chương Hai, chương Bốn, chương Năm và chương Bảy).

1.- Chương Hai: Trả lời phóng vấn
Bạn đọc có thể tìm hiểu về bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam qua việc tác giả trả lời cuộc phỏng vấn của Sinh viên Julie Pham. Quan niệm của tác giả về Quân Lực VNCH, về sự hiện diện của người Mỹ, nhất là lý do vì sao tác giả phải vượt tuyến vào miền Nam sau Hiệp định Geneve. Trong phần phỏng vấn Vietnam Film Club, nhà văn Song Nhị đã làm rõ thêm về thảm cảnh của phong trào Cải cách ruộng đất mà anh là nhân chứng sống trực tiếp của biến cố bi thảm này.

2.- Chương Bốn: Đoản bình, Quan điểm, Nhận định
Qua đề tài “Bốn Mươi năm nhìn lại những nhân vật phản chiến và phản tỉnh”, tác giả đã nhắc lại một số những nhân vật phản chiến tại miền Nam gồm các thành phần sinh viên, giáo sư, trí thức, tu sĩ Công giáo, Phật giáo đã góp công vào việc làm sụp đổ chế độ miền Nam. Số phận của họ ra sao trong chế độ cộng sản hện nay? Một số đã phản tỉnh và lên tiếng chống lại nhà cầm quyền cộng sản, chẳng hạn SV Đoàn Văn Toại, nguyên Chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Đào Hiếu….

Đặc biệt, tác giả nhắc đến phong trào phản chiến Mỹ từ giữa thập niên 60s là Jane
Fonda và Joan Baez.
Ca sĩ Joan Baez sau khi hồi tâm, đã dấn thân đến tận nơi để “điều tra”, tìm sự thật từ các trại tị nạn. Chính Bà là tác giả Thư Ngỏ 1979, với chữ ký của 78 nhân vật Phản Chiến Mỹ gởi nhà nước CHXHCN.VN cáo buộc những vi phạm nhân quyền trầm trọng với việc bỏ tù, ngược đãi quân cán chính VNCH, kêu gọi thả tù chính trị, tuân thủ nguyên tắc của bản Tuyên Ngôn QT Nhân quyền và Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị của LHQ.

Với đề tài “Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Dương Văn Minh: Công hay Tội, Khen hay Chê”, tác giả đã trình bày các quan điểm khen chê từ nhiều phía đối với hai nhân vật này, và kết luận: “Đến nay, từng thế hệ những người trong cuộc đã và đang ra đi. Lịch sử đang dò dẫm từng trang từ quá khứ, nhưng lịch sử đích thực không phải là những trang viết từ hôm qua, hôm trước, hôm nay. Thời gian sẽ trả lại sự thực cho lịch sử, thay vì những tình cảm khen chê chủ quan nhất thời. Và như lời ông Nguyễn Văn Ngân “Việc định công luận tội là công việc của lịch sử sau nầy” (Song Nhị, sđd, tr. 156).

3.- Chương Năm:  Tiểu Phẩm, Khảo Luận
Trong chương Năm, bài “Sài Gòn Ba Trăm Năm, Những Chặng Đường Lịch Sử” (tr. 184-189); bài “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt” (tr. 190 -202) và bài “Những Người Muôn Năm Cũ Hồn Ở Đâu Bây Giờ” (tr. 203 -212) đề cập đến những vấn đề lịch sử rất đáng lưu ý.

*- “Sài Gòn Ba Trăm Năm Những Chặng Đường Lịch Sử”: Sau khi đã đề cập một số sử liệu về sự hình thành của Sài Gòn trong giai đoạn đầu, tác giả chú trọng đến hình ảnh của Sài Gòn sau ngày 30-4-75 và đi đến kết luận: “Ngày nay Sài Gòn đang bị tha hóa, trụy lạc, băng hoại. Ngoài lớp vỏ và bộ mặt hồi sinh, thay đổi, bên trong, mọi nền tảng văn hóa dân tộc thoái hóa; đạo đức, luân lý suy đồi. Mọi giá trị tinh thần bị bóp nghẹt. Giới chức lãnh đạo đất nước đã lộ rõ là những kẻ tuân hành mệnh lệnh của kẻ thù phương Bắc. Đất nước đang đứng trước nguy cơ là chư hầu của Hán tộc” (SN, sđd, tr 189).

*- “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt”: Nàng công chúa kiều diễm mà  sử sách nhắc đến khá nhiều về công trạng giúp vua cha Trần Nhân Tông mở mang bờ cõi về phương Nam, khi nàng tuân lệnh phụ thân kết duyên với vua Chiêm là Chế Mân vào tháng 6 năm Bính Ngọ (1306). Nhà văn Song Nhị đã viết lại đề tài này hết sức sống động. Ngoài những tư liệu lịch sử đối chiếu được sử dụng làm nền cho bài viết, tác giả đã để cảm xúc của mình buông thả theo ngòi bút và khiến độc giả say mê qua các vần thơ đầy xúc động của ông:
“…. Ô Lý hai châu về xứ ngoại/ Bao đời xứ sở một quân vương/ Là đây tình sử trong thiên hạ/ Rồi mấy nghìn sau hậu thế lường?/ Rồi mấy nghìn sau đời kể lại/ Cơ đồ Chiêm Quốc một Công Nương/ Một trang sử viết thời Chiêm-Việt/ Một cõi sơn hà cũng khói sương….”(sđd, tr. 201).

*- “Những Người Muôn Năm Cũ Hồn Ở Đâu Bây Giờ”, với đề tài này, tác giả muốn nhắc lại hai nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn trong thời Pháp thuộc: Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) và Alexandre de Rhodes. Sử sách đã nói nhiều hai vị cố đạo này. Tuy nhiên, nhà văn Song Nhị lại lưu ý đến ngôi mộ của hai vị ấy sau khi nghĩa trang MẠC Đỉnh Chi và lăng Cha Cả ở khu vực ngã tư Lê văn Sỹ – Hoàng văn Thụ đã bị chính quyền CS san bằng năm 1984. Riêng Alexandre de Rhodes, người có công trong việc hệ thống hóa chữ quốc ngữ đầu tiên, một nhà bia kỷ niệm ông được xây trong khu đền Bà Kiệu (cạnh Hồ Gươn), khánh thành ngày 29-5-1941. Ngày nay tấm văn bia ghi công đức của Alexandre vẫn nằm chỏng chơ dưới tầng hầm của khu bảo quản di tích, số 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội. Trước sự việc này, nhà văn Song Nhị bày tỏ: “Văn hóa và đạo lý VN không bao giờ chấp nhận thái độ ấy. Tôi nghĩ, là con người, không riêng gì con người Việt Nam, vong ân mới là một trong những điều đáng chê trách….”(SN, sđd, tr. 212)

4.- Chương Bảy: Bút Ký, Tự truyện
Tác giả Song Nhị trong chương bảy này đã trình bày tám đề tài, trong đó có “Quê Cha Đất Tổ – Một chuyến Hành Hương” (đề tài 44, tr. 228) – “Quê Hương và Máu thịt” (đề tài 45, tr.347) có nhiều tư liệu giúp soi chiếu vào một số góc cạnh lịch sử của đất nước Việt Nam. Còn các đề tài khác chỉ nhằm giới thiệu đến độc giả những cảnh quan du lịch, thăm viếng như “Houston Du Ký”, giới thiệu một thành phố bang Texas, “Những ngày tình đầy trên xứ Kangaroo, (giới thiệu về Úc châu), “Paris, một thời Mơ mộng” và “London 60 năm ngày hội lớn” cũng vậy, nhằm giới thiệu đất nước và con người của Pháp quốc và Anh quốc.

Trở lại đề tài 44, “Quê Cha Đất Tổ – Một chuyến Hành Hương”, tác giả kể lại chuyến trở về thăm quê hương sau một thời gian rất dài xa cách trong “Sài Gòn và những đổi thay”: Mười sáu năm xa đất nước, nửa thế kỷ xa xóm làng – quê hương của tuổi thơ, nơi chôn nhau cắt rún, tôi trở về hành hương quê cha đất tổ, với tâm trạng của một kẻ “lạc loài”. (sđd, tr. 328).

Khi được hỏi cảm tưởng của ông về thành phố Sài Gòn ngày xưa và Sài Gòn bây giờ, nhà văn Song Nhị đã trả lời: “Tôi không biết trả lời thế nào cho vừa ý họ. Tôi liên tưởng tới đất nước, và những thành phố lớn của các quốc gia Đông Nam Á, như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Nam Hàn… trước năm 1975 họ đi sau Sài Gòn rất xa, thế mà giờ này Sài Gòn tụt lại sau họ cả trăm năm. Sài Gòn giờ đây có nhiều cao ốc, mọc lên lởm chởm, rải rác trên những con đường, tạo thành một cấu trúc tổng thể rời rạc, luộm thuộm….” SN, sđd, tr 330).

Nhân dịp chuyến trở về này, tác giả cùng gia đình tìm cách trở lại thăm quê làng Phú Gia, do vị thủy tổ họ Trần Kim (của tác giả) thiết lập từ thế kỷ 17. Đó là vị quan Nhất phẩm đời vua Lê Hy Tông (niên hiệu Chính Hòa 1685), được sắc phong vị hiệu “Tiền Tướng Thần Lại Trần Tướng Công Nhập Thị Nội Điện, hiệu Bố Nghệ Công” (SN, sđd, tr. 335). Sự ghi nhận này của tác giả đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhửng sử liệu rất có giá trị, nhất là cuốn “PHÚ GIA – LỊCH SỬ. SỰ TÍCH” do cụ thân sinh của tác giả, cụ Trần Kim Tần, bút danh Đông A Phúc Nhạc, xuất bản năm 2001 tại Hoa Kỳ.

Tác giả đã dựa vào cuốn sách này để giới thiệu cho độc giả nhiều địa danh lịch sử như đền Trăm Năm (Miếu thờ công chúa Liễu Hạnh, thiết lập từ thế kỷ thứ 17 với một giếng sâu nhiều chục mét, có nhiều truyền tích, huyền thoại linh thiêng). Hiện đã được chính quyền CS Hà Nội công nhận là di tích văn hóa. Phú Gia còn có đồn Sơn Phòng, xây dựng dưới thời Văn Thân chống Pháp. Chính nơi đây vua Hàm Nghi đã đến trú ngụ một đêm tại đền Công Đồng, sáng hôm sau trên đường trở ra Quảng Bình thì bị tên đội trưởng cận vệ Trương Quang Ngọc phản bội, bắt nhà vua giao cho Pháp. Cuộc kháng chiến của vua Hàm Nghi bị dập tắt từ đó. (SN, sđd, tr. 336-337).

Cũng trong chương “Dưới Khung Trời Quê xưa”, tác giả đã kể lại chuyến viếng thăm khu di tích kỷ niệm Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng trong văn học cổ điển của nước ta, được xây tại Đồng Cùng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tác giả đã kể lại chi tiết của cuộc viếng thăm, nhắc lại cuộc đời và sự ngiệp của của cụ. Cuối cùng tác giả đã cảm tác bài thơ “Về Lại Quê Nhà”, trong đó có đoạn: Tôi về tìm lại quê tôi/ Rưng rưng nước mắt khóc người nghìn thu/ Quê người tôi nhớ Nguyễn Du/ Quê tôi, tôi đứng giữa mù mịt xa…./ SN, sđd. tr.345).

***

“Tuyển tập Văn 50 Năm Cầm Bút” của tác giả Song Nhị dày đến 450 trang, gồm có tám chương, kể cả chương dẫn nhập, đề cập đến nhiều đề tài liên hệ đến sáng tác văn học, bút ký, tự truyện, khảo luận, tạp văn, phiếm luận…. mà người điểm sách chỉ gói trọn trong vài ba trang giấy thì làm sao mà nói hết những điều cần nói, dù đã giới hạn theo cách nhìn của một nhà giáo chuyên ngành sử học.

Cách hay nhất mà người viết xin được đề nghị với quý độc giả là hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.

Lê Đình Cai
(Giáo sư Sử Học














__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Trending Articles