Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Thích Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc

$
0
0

Hãy tìm đọc 3 tác phẩm có giá trị của nhà xuất bản Chánh Đạo:

Hồi ký "20 năm Binh Nghiệp" của cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính
"Pháp Hoa Tam Muội Hỏa" nói về cuộc tự thiêu lịch sử của HT Thích Quảng Đức
"Hòa Thượng Trí Quang trong cõi Ta Bà" nói về Đại Danh Tăng Thích Trí Quang do tám tác giả biên soạn
 (Ngô Trọng Anh, GS Tâm Nghĩa, Nguyên Trung Ngô Văn Bằng, Trần Ngọc Cư, Đào Văn Bình, Cố Bình Luận Gia Trần Bình Nam, Huỳnh Kim Quang, Trần Kiêm Đoàn)
có bán trên eBAY


On Tuesday, November 12, 2019, 10:29:21 AM PST, luu vu  [GoiDan] <goidan@yahoogroups.com> wrote:


 
ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG
P.O.BOX 6147
FULLERTON,CA. 92834. USA

Kính gởi:
Đồng Bào Quốc Nội, Hải Ngoại.
Quý Chiến Hữu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Quý Chiến Hữu Cảnh sát Quốc Gia VNCH

XIN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI.
Orange county, Ca.12/11/2019
Lý Lịch Cá Nhân và Những Hoạt Động Cộng Sản của Thích Trí Quang

Trích: Thích Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc
[Trang 19-27 của tác giả Nguyễn Phúc Liên Thành]

T
Thích Trí Quang tên Phạm Văn Bồng, về sau đổi tên thành Phạm Quang, sinh ngày 21/12/1923 tại làng Diêm Điền, Thị xã Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Làng Diêm Điền vốn là một làng nhỏ và nghèo. Dân làng với đa số làm nghề nông hoặc làm thuê làm mướn. Người dân Diêm Điền có bản chất bảo thủ, cực đoan, và rất quá khích.
Thích Trí Quang vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ và là con thứ hai trong bốn anh em trai. Nhà nghèo đến độ cha mẹ không nuôi nổi các con, nên Phạm Văn Bồng và người anh cả đã phải nương thân cửa Phật để kiếm miếng ăn. Hai anh em Phạm Văn Bồng được Hòa Thượng Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh thâu nhận làm đệ tử và đưa về chùa. Cũng cần nói thêm Hòa Thượng Hồng Tuyên đã có vợ và sanh được hai con rồi mới xuất gia.
Chùa Phổ Minh nằm tại Đồng Đình thuộc Thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Bốn anh em nhà họ Phạm đã được Hòa Thượng Phổ Minh dùng bốn chữ Minh, Quang, Chánh, Đại để đổi tên thành: Phạm Minh, Phạm Quang, Phạm Chánh, Phạm Đại. Nhờ nương náu cửa Phật tại chùa Phổ Minh nên Phạm Quang và anh cả Phạm Minh có được chút học hành.. Song trình độ của cả hai không qua lớp ba bậc tiểu học, chỉ hiểu biết tối thiểu một số chữ Quốc ngữ. Phạm Quang tức Thích Trí Quang học được một chút đỉnh Hán văn do sư phụ Hồng Tuyên truyền dạy cho, còn về Tây học thì hoàn toàn mù tịt. Riêng Phạm Chánh và Phạm Đại đều chịu thất học.
Năm 1945 khi Việt Minh (Cộng sản) nổi lên toàn quốc, Phạm Minh rời bỏ tu hành theo Việt Minh kháng chiến. Phạm Minh phục vụ trong Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Xã tại địa phương. Sau này Phạm Minh là một Ủy Viên của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Bình. Phạm Chánh và Phạm Đại thì đầu quân vào bộ đội. Một thời gian ngắn sau, Phạm Chánh được Bộ Chỉ Huy quân du kích phong làm Tiểu Đội Trưởng Quân Du Kích. Ngày 4/6/1947 Phạm Chánh bị một đơn vị lính Pháp phục kích bắn chết tại Đức Phổ, một vùng nằm về phía tây của Thị xã Đồng Hới, khi ấy Phạm Chánh mới có 21 tuổi. Phạm Đại, người em út của Trí Quang, làm y tá trong bộ đội Cộng sản tại địa phương. Phạm Đại chết sau 1975.
Theo ký giả Robert Shaplen đã viết trong cuốn The Lost Revolution xuất bản vào năm 1965 do nhà xuất bản Harper and Row ấn hành, có đoạn kể rằng:
“Phạm Minh, người anh của Thích Trí Quang đã đi theo Việt Minh Cộng sản ngay từ buổi đầu 1945. Vào khoảng tháng 5 năm 1964 sau cuộc đảo chánh tại Miền Nam, Phạm Minh đã giả trang làm một tăng sĩ Phật giáo với tên là Thích Diệu Minh lẻn vào chùa Từ Đàm tại Huế thăm người em ruột của nó là Thích Trí Quang”.
Theo Đại Tá Hiển hiện đang sống tại vùng Hoa Thịnh Đốn, USA, nguyên Giám Đốc Cảnh Sát Công An Trung Nguyên Trung Phần thời Đệ I Cộng Hòa trước biến động 1963, và sau đó ông về chỉ huy Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH, rồi Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Vùng III cho đến ngày ông bị Việt cộng phục kích đặt mìn làm ông bị mù mắt vĩnh viễn, thì sau ngày 30/4/1975 thân nhân của ông có đến chùa Ấn Quang và đã bắt gặp Phạm Minh tức Thích Diệu Minh mặc thường phục đang ngồi với Thích Trí Quang. Bà cụ đã nói thẳng với Thích Trí Quang: “Tôi thật không ngờ thầy là Việt cộng!” Thích Trí Quang im lặng không trả lời.
Năm 1933, Bác sĩ Lê Đình Thám, Thượng Tọa Thích Mật Thể, và Hoàng Thân Tráng Đinh, anh em chú bác ruột với Hoàng Thân Tráng Cử, đứng ra thành lập trường An Nam Phật Học Huế, nhằm mục đích đào tạo tăng sĩ.. Năm 1939 khi được mười sáu tuổi, Phạm Quang được tuyển vào trường này và thọ giáo với Hòa Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc của trường. Thích Trí Độ là đảng viên Cộng sản. Y gia nhập đảng Cộng sản vào năm 1941, thời điểm này đảng Cộng sản Việt Nam còn hoạt động trong bóng tối. Năm 1943, Thích Trí Độ đặt pháp hiệu cho Phạm Quang với chữ Trí đứng đầu, từ đó mà có tên Trí Quang. Thích Trí Quang tốt nghiệp khóa Phật học Trung cấp vào đầu năm 1944.
Cũng trong thời gian này, qua người anh trai Phạm Minh, Trí Quang đọc được tài liệu về Bản tường trình sự cần thiết thành lập Mặt trận Việt minh của Trường Chinh. Tâm đắc với nội dung của nó, Trí Quang nhận thấy rằng theo Việt Minh là lựa chọn tốt nhất.[1]
Năm 1945, sau khi Việt Minh cướp chính quyền, Thích Trí Độ được đảng Cộng sản cử giữ chức vụ Chủ Tịch Trung Ương Giáo hội Phật giáo Cứu quốc. Thích Trí Độ đã lôi kéo được một số tăng sĩ theo Cộng sản. Y đã bổ nhiệm Thích Thiện Minh giữ chức vụ Chủ Tịch Phật Giáo Cứu Quốc ở tỉnh Quảng Trị, Thích Mật Thể ở Thừa Thiên Huế, và Thích Huyền Quang ở Liên Khu 5 gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và Phú Yên.
Mùa xuân năm 1946, Trí Quang gởi qua đường bưu điện cho Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bản đề án thống nhất Phật giáo Việt Nam và bản hiến chương do chính Trí Quang soạn thảo. Mùa hè năm 1946, Trí Quang cùng với Trí Độ được mời ra miền bắc Việt Nam để thành lập Phật Học Viện. Tại chùa Quán Sứ, Hòa Thượng Tố Liên cho Trí Quang biết Hồ Chí Minh đã mời Tố Liên đến thảo luận và trao đề án của Trí Quang. Do đang tiến hành thành lập Phật Học Viện nên chưa ai có thời gian để thực hiện đề án nói trên.[2]
Trí Quang trở lại Diêm Điền để giữ chức vụ Chủ Tịch Ủy ban Phật giáo Cứu quốc của tỉnh Quảng Bình, sau khi Việt Minh Cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo tuyên bố “Toàn quốc kháng chiến” và ra lệnh cho đồng bào toàn quốc phải tản cư khỏi các Thành phố lớn như Hà Nội, Huế, và Sài Gòn.
Thích Trí Quang Bị Phòng Nhì Pháp Bắt Vì Can Tội Hoạt Động Cho Việt Minh Cộng Sản
V
ào ngày 25/6/1947 khi quân đội Pháp tái chiếm Thị xã Đồng Hới, Thích Trí Quang rời làng Diêm Điền đến trú ngụ tại làng Diên Nghĩa. Thời gian này Trí Quang hoạt động Cộng sản cùng một tổ với hai cán bộ nội thành của Việt Minh Cộng sản thuộc Thị xã Đồng Hới là Nguyễn Toại, dân làng thường gọi là Toại Béo, ở Đồng Đình, và Nguyễn Tịch ở Đồng Phú. Chẳng bao lâu, cả ba gồm Trí Quang, Nguyễn Toại, và Nguyễn Tịch bị Phòng Nhì (II) Pháp hốt trọn ổ và bị giam ở trạm Thiên Văn Tam Tòa. Nguyễn Tịch thoát ngục. Nguyễn Toại bị quân Pháp xử tử hình vì trong suốt thời gian hoạt động y cùng đám Việt Minh Cộng sản đã sát hại nhiều thành phần quốc gia. Riêng Trí Quang bị giam giữ một thời gian và rồi được lực lượng an ninh Pháp trả tự do.
Không lâu sau đó, Trí Quang lại bị Phòng II Pháp bắt giữ vì y tái hoạt động cho Việt Minh Cộng sản. Lần nầy Thích Trí Quang bị giam lâu hơn lần trước. Hội An Nam Phật Học tại Huế đã nhờ đến thân mẫu của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại là Đức Bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, tức Đức Bà Từ Cung, can thiệp và sau đó, một viên chức bảo hộ của chính quyền Pháp đứng ra bảo lãnh cho Trí Quang. Lần nầy Trí Quang đã phải làm giấy cam kết không hoạt động cho Việt Minh Cộng sản nữa. Sau khi được thả ra, nhận thấy Đồng Hới không còn là nơi an toàn cho mọi hoạt động bí mật, Thích Trí Quang quyết định rời Đồng Hới vào Huế.
Thời gian đầu Thích Trí Quang ngụ tại chùa Báo Quốc và thời gian sau y về trú ngụ tại chùa Từ Đàm. Tại chùa Từ Đàm, bề nổi y đóng vai là một người tu đạo chăm chỉ, nhưng bề chìm y vẫn âm thầm hoạt động Cộng sản.
Thích Trí Quang Gia Nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam
T
heo hồ sơ văn khố của sở Mật Thám Pháp còn lưu giữ tại trung tâm hồ sơ văn khố thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Thừa Thiên Huế trước 1975 thì Thích Trí Quang là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Buổi lễ kết nạp vào đảng Cộng sản được tổ chức tại chiến khu Lương Miêu Dương Hòa do Tố Hữu, đại diện cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam chủ tọa buổi lễ vào năm 1949. Mật khu Lương Miêu Dương Hòa nằm về hướng tây nam Thành phố Huế, và cách Thành phố Huế khoảng trên sáu mươi cây số đường bộ. Đây là một vùng thung lũng rộng lớn bao bọc bởi những dãy núi đồi trùng điệp thuộc quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên. Nơi đây là căn cứ địa của Tỉnh ủy và Tỉnh đội Thừa Thiên Huế của lực lượng Việt Minh.
Việc Tố Hữu, Ủy viên Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra kết nạp Thích Trí Quang vào đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã được chính Tố Hữu xác nhận, nhân khi đề cập đến những nhân vật Quốc gia và Cộng sản của miền nam Việt Nam trước năm 1975, vào mùa hè năm 2000 trong một bữa cơm thân mật do Tố Hữu khoản đãi tại tư thất của y ở Hà Nội, với hai nhân chứng: Ông Nguyễn Văn… hiện đang sống tại Thành phố Huế gần chùa Từ Đàm, và Ông Kasaha… hiện đang sống tại Tokyo Nhật Bản.
Năm 1952, Thích Trí Quang ra Hà Nội tham dự Đại hội Thành lập Giáo hội Tăng già Toàn quốc do Thích Tố Liên làm Tổng Thư Ký.
Thích Trí Quang và Phong Trào Hòa Bình
V
ào khoảng tháng 3 năm 1953, Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình hay còn được gọi là Phong Trào Hòa Bình ra đời do Thích Trí Độ là thầy của Thích Trí Quang lãnh đạo. Sự ra đời của phong trào nầy là nhằm hỗ trợ thế mạnh cho chính phủ Việt Minh trong cuộc hòa đàm Genève 1954 giữa Việt Minh và chính phủ Pháp. Khi ấy Thích Trí Quang đang giữ chức vụ Hội Trưởng Hội Việt Nam Phật Học đồng thời hoạt động tích cực để cho ra đời Phong Trào Hòa Bình tại Huế, theo lệnh của Cộng sản Bắc Việt và Thích Trí Độ.
Hòa đàm Genève 1954 ký kết chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm lằn mức phân chia hai miền Nam, Bắc. Từ nam vĩ tuyến 17 đến tận Cà Mâu thuộc về những người quốc gia miền nam, từ Bắc vĩ tuyến 17 đến ải Nam Quan của người Cộng sản miền bắc. Tại Sài Gòn, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Phong Trào Hòa Bình để yểm trợ cho sách lược và đường lối chánh trị của Cộng sản Bắc Việt.
Nhân sự nòng cốt của Phong Trào Hòa Bình tại Huế là những đảng viên Cộng sản của Chi bộ đảng Cộng sản Thuận Hóa do Bác sĩ Lê Khắc Quyến là trưởng Chi bộ. Các đảng viên và đoàn viên trong Chi bộ Thuận Hóa là Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Bác sĩ Thú y Phạm Văn Huyến, ông Nguyễn Văn Đẳng và còn nhiều thành phần trí thức tham gia phong trào nầy nữa.
Tại Sài Gòn, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Phong Trào Hòa Bình để yểm trợ cho đường lối chánh trị của Cộng sản Bắc Việt.
Vào ngày 29 tháng 8, Phong Trào Hòa Bình (PTHB) đã tổ chức lễ ra mắt tại Sài Gòn, và phổ biến tuyên cáo 2 điểm:
- Yêu cầu quân Pháp rút khỏi miền Nam.
- Phải tổ chức ngay cuộc tổng tuyển cử theo tinh thần hiệp định Genève. Ngày 21/9/1954, Phong Trào Hòa Bình tổ chức một cuộc biểu tình khá lớn tại Sài Gòn đòi chánh phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải trả những người Bắc di cư về lại miền Bắc và tổ chức hiệp thương, rồi tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc.
Cơ quan tình báo của chính phủ Quốc gia đã biết rõ ràng đây là một tổ chức của chính phủ Cộng sản Bắc Việt. Trước những đòi hỏi phi lý của phong trào nầy, chính phủ Quốc gia bắt buộc phải vô hiệu hóa tổ chức nầy.
Ngày 7/11/1954, chính phủ VNCH ra lịnh bắt giam tất cả những nhân vật trí thức đã tham gia hoạt động trong phong trào nầy.
Ở Sài Gòn, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Kỹ sư Lưu Văn Lang, Giáo sư Phạm Huy Thông, Kha Văn Dưỡng, cùng với một số ký giả như Nguyễn Bảo Hóa, Trần Chi Lăng bị bắt giữ.
Ở Huế, cơ quan an ninh đã bắt giữ: Thích Trí Quang, Nguyễn Cao Thăng, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Dương Kỵ, Phạm Văn Huyến, và một số khác. Nhưng ở Miền Trung, ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn lại muốn dùng chính sách chiêu dụ các thành phần nầy trở về với chánh nghĩa quốc gia. Ông Ngô Đình Cẩn đã nỗ lực khuyên lơn, đem tiền bạc, địa vị, và lợi lộc ra chiêu dụ Trí Quang và đồng bọn. Ông Ngô Đình Cẩn tin chắc rằng: Với những tài liệu cụ thể của Phòng II Pháp chứng minh rõ ràng Trí Quang đã từng hoạt động cho Cộng sản từ lâu, hiện đang nằm trong tay ông, thì Trí Quang sẽ không thể nào dám cựa quậy, hay sanh lòng phản trắc nữa.
Đến ngày 9/2/1955, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã ra lệnh tống xuất 26 nhân vật đầu sỏ của Phong Trào Hòa Bình, trao cho chính phủ Cộng sản Bắc Việt, nhưng trong số đó đã không có Trí Quang, Lê Khắc Quyến, Nguyễn Cao Thăng, và Nguyễn Văn Đẳng. Điều đáng ngạc nhiên là chẳng bao lâu sau Lê Khắc Quyến lại được trọng đãi. Lê Khắc Quyến được bổ nhiệm làm y sĩ riêng cho thân mẫu của Ông Ngô Đình Cẩn và được bổ nhiệm làm khoa trưởng Đại học Y Khoa thuộc Viện Đại học Huế, Giám Đốc Bệnh viện Trung ương Huế. Nguyễn Cao Thăng được làm chủ nhân công ty bào chế thuốc tây OPV. Nguyễn Văn Đẳng từ ngạch Thừa Phái được chuyển ngạch sang Tham Sự Hành Chánh và được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên, kiêm Thị Trưởng Huế từ 1955-1963.
Điều này cho thấy Hà Nội đã chỉ thị cho những tên này trá hàng nằm lại Miền Nam.
Riêng Trí Quang được ông Ngô Đình Cẩn bỏ tiền ra giúp đỡ trùng tu lại chùa Từ Đàm. Chùa Từ Đàm đã xây nên từ năm 1703, thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu. Khởi đầu chùa này mang tên “Ấn Tôn Tự”. Đến đời vua Thiệu Trị (1841- 1847) chùa đổi tên là Từ Đàm (3 chữ “Ấn Tôn Tự” bị coi như phạm húy).
Bởi thế trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1963, đồng bào Huế thỉnh thoảng thấy ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn đến chùa Từ Đàm ăn cơm chay với Thích Trí Quang. Ngoài ra ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn còn tích cực yểm trợ cho các hoạt động Phật giáo của Trí Quang, ở chùa Từ Đàm.
Có lẽ Ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn tin rằng: Với sự tử tế giúp đỡ tiền bạc và hỗ trợ tinh thần của ông đối với Thích Trí Quang, ông ta đã xoay được hướng đi của Thích Trí Quang về với chính nghĩa quốc gia. Thế nhưng trò chơi chính trị và tình báo nầy của ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn hoàn toàn không có hiệu quả nào đối với một tay Cộng sản sắt máu như Thích Trí Quang.
Ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn đã “nuôi ong tay áo”. Tên lưu manh Cộng sản Thích Trí Quang thi hành  lệnh của Cộng sản Hà Nội dùng lực lượng Phật giáo Ấn Quang tại Miền Trung  tham gia cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 giựt sập nền Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Sau đó chính y ra lệnh cho Tướng Nguyễn Khánh, khi ấy là Quốc Trưởng, ký một sắc lệnh đặc biệt mở phiên tòa đặc biệt để xử bắn ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn.



On Monday, November 11, 2019, 01:03:59 PM PST, luu vu <> wrote:


Tại sao phải Dị Ứng với 2 chữ VC ?
VC hay QG là 2 thể chế của đất nước VN. Khi bị gán ghép 2 chữ VC, không giám chấp nhận thì mặc nhiên xác nhận 2 chữ VC là đáng ghê tởm !!!

On Sunday, November 10, 2019, 08:15:27 PM PST, 'Diego Nguyen' via DiendanTuoiHac <> wrote:


Làm cách mạng, lật đổ chế độ đệ nhất VNCH vì ông Diệm độc tài gia đình trị, đàn áp Phật giáo.... là lý cớ đúng.... cho dù chính quyền chống cộng có sách lược và bảo vệ chủ quyền Quốc gia, không chấp nhận việc Mỹ đưa quân vào can thiệp.

Nhưng lật đổ rồi, "Cách Mạng" lại đưa đất nước tiếp tục rối loạn đảo chính tranh giành phe nhóm liên miên ... rồi Tri Quang vẫn đưa đẩy Phật giáo vẫn tiếp tục xuống đường thậm chí kéo luân cả bàn thờ Đức Phật xuống đường, quân đội ly khai theo lệnh Trí Quang lập căn cứ trong hai chùa Phổ Đà và Tỉnh Hội chống lại chính quyền bằng võ lực tại Đà Nẳng, khiến trên 200 người chết trong vụ nầy, đốt cháy bình địa hai trại định cư của đồng bào di cư Thanh Bồ, Đức Lợi tại Thanh Bình Đà Nẳng, có đến 34 tu sĩ Phật giáo tự thiêu khắp cả nước hơn hẳn trước 63 thời ông Diệm chỉ có 6 vị tự thiêu ... Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan phải dùng bạo lực thô bạo mới tạm dẹp yên .....Vì lúc nầy XịA (CIA) không còn yểm trợ Trí Quang nữa....nên Trí Quang bị bắt áp tải về Saigon và nằm lỳ tuyệt thực "hơn 3 tháng" trong bệnh viện phụ sản khoa của BS Duy Tài.

 Hoa Kỳ tự tiện đem quân vào VN mà không cần thông báo chính quyền Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, chiến tranh triền miên leo thang Mậu Thân, Khe Sanh, Đồng Xoài, Bình Giả, Đức Cơ ,Mộ Đức, Daktô, Tây Ninh, An Lộc, Tam Biên, Quảng Trị, không kể những trận nhỏ, cs khủng bố pháo kích trong hầu hết các tỉnh thành đặt mìn phá hoại vào công sở, trường học, khách sạn, nơi vui chơi giải trí nhiều nhật là tại Thủ Đô Saigon,  đặt mìn xe đò, xe lửa, không cơ man nào kể hết......
Phật giáo chia năm xẻ bảy Ấn Quang, VN Quốc Tự, Sư bắc, Sư Nam, Sư miền Trung.. có những lúc dùng võ lực tiến chiếm, đành nhau tại VN Quốc Tự cũng như tại Án Quang.

Rồi đến 30-4-1975 cả chế độ đệ nhị VNCH thành quả của cuộc cách mạng 1-11-1963 sụp đổ rồi "cả nước tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH"....
Làm cách mạng lật đổ một chế độ để rồi như thế đó !!!!


On Sunday, November 10, 2019, 07:55:46 PM PST, Peoplevoiceonline .com <> wrote:


Kính thưa Quý Vị,
Xin Quý Độc Giả của trang báo Điện Tử PEOPLEVOICEONLINE quan tâm" Bản tin của bổn báo gửi đi không hề có 2 chữ VC tô mầu đỏ trong câu gồm 8 chữ: "Đại Sư của Chúng Tôi đã Viên Tịch.".
Bổn báo chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp lý tất cả những gì chúng tôi loan chuyển. Tuy nhiên, chúng tôi lên án và không  chịu trách nhiệm những gì kẻ gian đã thêm thắt và bịa đặt.
Nay kính cáo, 
 
On Friday, November 8, 2019, 07:24:42 PM PST, Peoplevoiceonline.com <> wrote:

Hướng về Từ Đàm...
Đại Sư của Chúng Tôi đã Viên Tịch.
Thầy của Chúng Tôi đã về với Phật Tổ.
Thầy của Chúng Tôi sẽ nhập Niết Bàn.
Không! Đại Sư của Chúng Tôi KHÔNG CÓ LỖI VỚI nền ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA. Chính sự Chống Đối, Đàn Áp Ngang Ngược và Vô Luân của nền Đệ Nhất VNCH đã khiến cho Đại Sư THÍCH TRÍ QUANG của Chúng Tôi trở nên BẤT TỬ với Lịch Sử của Nền ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Với 72 mùa Kiết Hạ qua 97 năm trụ thế, nay Thầy đã trở về...
= = = = = =


__._,_.___

Posted by: Chanh Dao 

Viewing all articles
Browse latest Browse all 674

Trending Articles