Tại sao Chính Phủ Pháp Ðịnh Việt Nam
Cộng Hòa ra đời quá trễ ?
(Xin vui lòng phổ biến rộng rãi)
Kính thưa quý vị,
Tại sao Chính Phủ Pháp Ðịnh Việt Nam Cộng Hòa ra đời quá trễ ?
Ðây là một câu hỏi của nhiều người và của cả người viết bài này. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi xin trình bày theo sự hiểu biết của cá nhân chúng tôi.
Khi một nước bị kẻ địch xâm lăng, chính phủ hợp pháp của nước đó có thể phải lưu vong ra ngoại quốc. Trong khi chưa có điều kiện để bầu cử lại, chính phủ mới được gây dựng bởi những người trong nội các cũ để nối tiếp công quyền thì chính phủ mới được gọi là Chính Phủ Pháp Định hay là Chính phủ được ấn định bởi Pháp lý (De Jure Government).
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt cộng cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã mang tội xâm lăng một nước độc lập, có lãnh thổ, có chính quyền, dân số riêng. Họ đã vi phạm Hiệp định Paris 1973, Ðịnh Ước quốc tế ngày 2 tháng 3 năm 1973, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, điều 2.4 và nhiều hiệp định khác mà họ đã ký kết.
- Vào những năm đầu sau 1975, một số vị trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng tiếp xúc với các chính khách và chính quyền Hoa Kỳ, nhưng kết quả không như mong đợi. Lúc đó Hoa Kỳ đã kết nối được với Trung cộng nên cố tình bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.
- Sau đó, các vị trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cố gắng đi tiếp xúc với người người Việt tị nạn cộng sản nhưng cũng không thành công. Ðiển hình là cuộc gặp gỡ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đồng hương San Jose khoãng năm 1990. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị chỉ trích gay gắt và bị đặt hai câu hỏi rất nặng nề: 1- Tại sao ông mang 16 tấn vàng ra đi ? 2- Tại sao ông bỏ nước ra đi sớm, để lại quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản giam cầm, đày đọa trong lao tù ?
a- Với câu hỏi về 16 tấn vàng thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trả lời rất dễ dàng. Vì đơn giản là ông không có lấy số vàng đó. Chính tên Lê Duẩn đã đã cho xe vào chở tất cả vàng bạc và tài sản quốc gia ra ngoài miền Bắc. Bọn chúng không hề về ghi tài sản đó vào ngân khố quốc gia của Việt Cộng. Sau này khi Bùi Tín hỏi về số tiền đó thì tên Lê Duẩn chỉ khoa tay múa chân rằng tiền đó đã xài hết rồi, trong những năm nghèo khó. Trên thực tế, tên Lê Duẩn đã cho người thân mua rất nhiều tài sản, nhà cửa khu phố ở bên nước Anh.
b- Câu hỏi thứ hai thì tổng thống Thiệu cũng bị hỏi với giọng điệu rất là hằn học. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời rằng ông phải ra đi vì nhiệm vụ của ông đã chấm dứt, ông đã từ chức. Lúc đó bọn Việt cộng tung tin rằng họ chỉ nói chuyện với tướng Minh, nếu ông Thiệu còn lại họ sẽ không chịu đàm phán hòa bình. Tổng thống Thiệu cũng nghĩ rằng cụ Trần Văn Hương trước sau gì cũng phải đi tới một chính phủ Liên hiệp, mà điều đó trái với nguyện vọng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nên ông đành phải ra đi.
Tuy rằng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trả lời rất là bình tĩnh, hòa nhã nhưng nhưng thái độ hằn học của đồng hương lúc đó có thể đã làm nản chí các vị trong chính phủ VNCH, khiến họ ngại ngùng khi đứng ra gánh vác việc chung.
(Chắc cũng cần nhắc thêm là đêm 27 tháng 04 năm 1975, Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa đã họp khẩn cấp và duyệt cho ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống với hy vọng ông Minh sẽ đàm phán hòa bình với Việt cộng. Thực ra lúc đó ông Dương Văn Minh chỉ là một ông Tướng về hưu đã được móc nối trong mạng lưới tình báo của cộng sản. Việc phê chuẩn của Quốc hội hoàn toàn vi hiến nên ông Dương Văn Minh không phải là Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa, chiếu theo điều 39 và điều 52 của Hiến pháp VNCH.)
- Ðến năm 2002 thì Ủy ban Định Ranh Thềm Lục Ðịa của Liên Hiệp Quốc yêu cầu các quốc gia nạp hồ sơ biển đảo để họ cứu xét nới rộng thềm lục địa thêm 150 hải lý, ngày hết hạn là tháng Năm năm 2009. Rất sớm, Trung cộng đã nộp hồ sơ của họ mà trong đó họ có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bọn Việt cộng thì ngồi yên trong thái độ của kẻ bán nước, chắc là đã nghe theo lời quan thầy Trung cộng. Cho đến khi chỉ còn 6 tháng nữa là hết hạn, thì các vị nhân sĩ VNCH cùng với thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn thấy thiệt thòi cho đất nước Việt Nam mình, nên gấp rút lập hồ sơ biển đảo của VNCH và nạp lên Ủy ban Định Ranh Thềm Lục Ðịa. Lúc đầu họ không chịu nhận vì họ chỉ nhận đơn ở cấp quốc gia và các quốc gia này phải có ký vào Hiệp ước Luật biển (UNCLOS) vào năm 1982. Nhưng may mắn là thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn còn giữ Sắc lệnh bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cộng thêm lời giải thích rằng Việt cộng đã cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 nên VNCH không có cơ hội để ký vào luật biển năm 1982. Với hai sự việc trên, Liên Hiệp Quốc đã nhận hồ sơ biển đảo của Việt Nam Cộng Hòa do Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ nạp, một hình thức gián tiếp nhìn nhận chế độ Việt Nam Cộng hòa còn hiện hữu với tư cách là chính phủ Việt Nam Cộng Hòa Pháp Định.
- Một điều đáng buồn là thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn vì quá vui mừng sau khi nạp được hồ sơ, cộng thêm tuổi già sức yếu, ông đã vĩnh viễn ra đi 9 ngày sau đó. Đây là một sự thiệt thòi rất lớn cho Chính phủ Pháp Ðịnh Việt Nam Cộng Hòa.
- Sau đó các ông Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Liêm đã tiếp nối công việc của thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn để lo về những vấn đề về pháp lý của Chính phủ VNCH. Nhưng rồi hai ông này cũng lần lượt qua đời, để lại một khoảng trống chính trị cho VNCH.
- Ðến năm 2015, Ðệ nhất Quốc Vụ Khanh của thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn là luật sư Lê Trọng Quát đang sống ở Paris nước Pháp bước ra đảm trách vai trò Thủ tướng của Chính phủ Pháp Ðịnh Việt Nam Cộng Hòa. Thủ tướng Lê Trọng Quát và các cộng sự viên đã đi tìm nhân sự và vào năm 2017 đã có Sự vụ lệnh bổ nhiệm nhiều Tổng trưởng và Bộ trưởng vào trong Chính Phủ Pháp Ðịnh để làm việc. Ðến thời điểm này CPPÐ mới có một hội đồng Nội các tương đối đầy đủ.
- Thủ tướng Lê Trọng Quát đã đại diện Việt Nam Cộng hòa gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ cũng như gửi thư lên Liên Hiệp Quốc. Ðiển hình là vào tháng tư năm 2020, Trung cộng dùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam lập nên hai huyện Tây Sa và Nam Sa cho TC. Thủ tướng Lê Trọng Quát đã gửi kháng thư đến Tập Cận Bình. Bản sao đã được gửi Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cùng trên 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Một lần nữa, CPPÐ VNCH lại dấn thân làm việc nước.
- Hiện nay CPPÐ đang vận động Hoa Kỳ kỳ và 8 nước trọng tài đã ký tên vào Ðịnh ước quốc tế ngày 2 tháng 3 năm 1973 cam kết tôn trọng sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Chúng ta muốn các nước nầy áp lực ngăn cản Trung cộng xâm lăng Việt Nam hoặc mang Trung cộng vào bàn hội nghị quốc tế để chấm dứt sự xâm lăng của Trung cộng. Công tác này không dễ dàng, vì Việt cộng là kẻ nội thù đang bán nước cho giặc. CPPÐ VNCH cần đến sự hợp tác của rất nhiều hội đoàn người Việt quốc gia, cũng như cần một lực lượng người Việt Quốc Gia hùng hậu đứng sau lưng CPPÐ. Hiện nay CPPÐ đang kêu gọi đồng bào Việt Nam Cộng Hòa trên toàn thế giới ghi tên vào Hội đồng Cố vấn hoặc vào Lực lượng Hỗ trợ cho CPPÐ để chính phủ có một tiếng nói mạnh mẽ trên chính trường quốc tế.
Kính mời đồng hương vào link dưới đây để ghi tên vào Hội đồng Cố vấn cũng như Lực lượng Hỗ trợ cho Chính phủ Pháp Định VNCH.
Link: GhiDanhHDCV.
Lời kết
Lúc đầu, những người trong Nội các Việt Nam Cộng Hòa rất e dè, ngần ngại đứng ra ra gánh vác việc chung, vì họ bị phê phán khá nặng nề. Tuy nhiên, khi quyền lợi của đất nước và dân tộc bị xâm phạm, lòng yêu nước giúp họ vượt qua những khó khăn về tâm lý để chung tay làm việc, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi đất nước. Ngày hôm nay họ vẫn tiếp tục âm thầm làm việc cho quê hương, cho đất nước. Họ có tổ chức thành những Bộ, Ban ngành để làm việc nhưng đó chỉ là các chức vụ tình nguyện, không có lương. Họ không hô hào dân chúng đóng góp, họ cũng không ban phát những chức vụ tướng tá giả hiệu để lừa người dân. Cũng như chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi xưa, Chính phủ Pháp định âm thầm làm việc. Làm mà nói ít, hoặc không biết nói. Một số người có thể vì hiểu lầm đã lên tiếng chê bai, chế giễu CPPÐ. Những hành động vô ý thức nầy có thể ngăn chận, làm trở ngại sự cố gắng đoàn kết dân tộc, bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của Trung cộng.
Kính xin đồng hương, đồng bào trong và ngoài nước tiếp tay với Chính phủ Pháp định tạo một lực lượng dân tộc, để họ dễ dàng lên tiếng trước quốc tế, bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương trước sự xâm lăng của Trung cộng và sự tiếp tay bán nước của Việt Cộng.
Link: VNCHPD.
Kính thư,
Lúc đầu, những người trong Nội các Việt Nam Cộng Hòa rất e dè, ngần ngại đứng ra ra gánh vác việc chung, vì họ bị phê phán khá nặng nề. Tuy nhiên, khi quyền lợi của đất nước và dân tộc bị xâm phạm, lòng yêu nước giúp họ vượt qua những khó khăn về tâm lý để chung tay làm việc, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi đất nước. Ngày hôm nay họ vẫn tiếp tục âm thầm làm việc cho quê hương, cho đất nước. Họ có tổ chức thành những Bộ, Ban ngành để làm việc nhưng đó chỉ là các chức vụ tình nguyện, không có lương. Họ không hô hào dân chúng đóng góp, họ cũng không ban phát những chức vụ tướng tá giả hiệu để lừa người dân. Cũng như chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi xưa, Chính phủ Pháp định âm thầm làm việc. Làm mà nói ít, hoặc không biết nói. Một số người có thể vì hiểu lầm đã lên tiếng chê bai, chế giễu CPPÐ. Những hành động vô ý thức nầy có thể ngăn chận, làm trở ngại sự cố gắng đoàn kết dân tộc, bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của Trung cộng.
Kính xin đồng hương, đồng bào trong và ngoài nước tiếp tay với Chính phủ Pháp định tạo một lực lượng dân tộc, để họ dễ dàng lên tiếng trước quốc tế, bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương trước sự xâm lăng của Trung cộng và sự tiếp tay bán nước của Việt Cộng.
Link: VNCHPD.
Kính thư,
Trần Long.
__._,_.___