Ngày 29-9-2020
Kính Thưa Quý Vi Cao Minh,
Xin phép tôi Forward.
Như môt email trước đây và trong Đặc san Phố Hiến Hưng Yên,khi tôi làm PHT/Hội này.
Chúng tôi có khoe Thi Xà Hưng Yên Phố Hiến có thời là nơi ở và làm việc cũa cựu Tổng Thống VNCH
Cụ Nguyễn Văn Thiệu,vì khi đó Trung Tướng Tướng Thiệu là Trung Úy Ban 3,thường ra Vườn Nhà tôi thăm
và nói chuyển với Trung Úy Tâm và Thiếu Úy Tuấn(nay không biết Quý Cụ này còn hay không vàởđâu)
tất cả mấy Vịđó làm việc tại Khu Chiến Hưng Yên,(mà con của DeLatre de Tassigny mới là Thiếu Úy đồn Trưởng
bốt Cầu Ngàng Kim Đông,mấy Vịđó thích Khu Vườn Nhà tôi),Vì vườn rộng,nhiều cây như Cam,Nhãn và mát mẻ..trái cây free..
Nay,thấy Vị nào pút Tiễu Sử Cụ Nguyễn văn Thiệu,tôi xin phép forward cho mọi Người biết thêm, ví cá nhân tôi
yêu quý câu nói lịch sử<Đừng nghe cái gí chúng nó nói, Hảy nhìn cái gì chúng nó làm.>
vả lại trong Hồi ký của cựu DB DVB,về phần anh em ,DB DVB có viết khác.
Cá nhân tôi là công chức từ thời Cụ NDD,tới thời Cụ NVTh NCK,TVJ,DVM,tôi là lính,nên lúc nào cũng Biết ơn và Cám ơn quý Vịđó.
KÍnh
NDN
cưu SVK24 BBTD
——
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN THIỆU -
TỔNG THỐNG đệ Nhị VIỆT NAM CỘNG HÒA
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN THIỆU (1923 - 2001)
(Tài liệu trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA”
Tác giả: Trần Ngọc Thống. Hồ Đắc Huân. Lê Đình Thụy, trang 217 đến trang 221)
***
Số quân 43/300.661
Sanh ngày 05-4-1923 tại Tri Thủy, Tân Hải, Thanh Hải, Ninh Thuận (là em út của 7 anh chị em gồm 5 trai, 2 gái)
Thân phụ: Cụ Nguyễn văn Trung (từ trần năm 1969 tại Saigon)
Thân mẫu: Cụ Bùi thị Hành (từ trần tại Pháp)
Phu nhân: Bà Nguyễn thị Mai Anh (sanh năm 1930 tại Mỹ Tho), thành hôn 18-7-1951, là ái nữ của cụ Phạm Đình Thưởng, quê ở Mỹ Tho, từ trần năm 1964).
Sanh hạ 4 người con, gồm 2 trai và 2 gái.
Trưởng nữ: Nguyễn thị Tuấn Anh (phu nhân của Nguyễn Tấn Triều, Cao đẳng Thương mại Pháp, quý nam của ông Nguyễn Tấn Trung, Tổng Giám đốc Hàng không Việt Nam).
Trưởng nam: Nguyễn Quang Lộc (phu quân của Lục Hồng Kim Oanh, ái nữ của Thiếu tá Lục Sĩ Đức số quân 60/101.183. Sanh tháng 2-1940 Vũng Tàu. Khóa 16 Ấp Chiến lược trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam.
Thứ nữ: Nguyễn thị Phương Anh
Thứ nam: Nguyễn Thiệu Long
Anh: Ông Nguyễn văn Hiếu (Cử nhân Luật tại Pháp. Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Tòa thánh La Mã).
Chị: Bà Nguyễn thị Phiếu (phu nhân của ông Phạm văn Tôn, từ trần năm 2004 tại Hoa kỳ)
Anh: Ông Nguyễn văn Kiểu (Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Trung Hoa Dân Quốc)
Chị: Bà Nguyễn thị Phận (phu nhân của ông Trần Phú Đường)
Chị vợ: Bà Marceline Nguyễn
Chị vợ: Bà Nguyễn thị Kim Xuyến (phu nhân của ông Phạm văn Mỹ)
Em vợ: Bà Nguyễn thị Hảo (phu nhân của ông Nguyễn Xuân Nguyên)
Học sinh trường Tiểu học Phan Rang
Học Trung học Pélerin Huế, kỹ thuật Lê Bá Cang Saigon
1946- 1947: Sinh viên Sĩ quan trường Hàng Hải Thương Thuyền
1949: Theo học Khóa 1 Bảo Đại (sau cải danh Phan Bội Châu) Trường Võ Bị Huế
Ngày 25-9, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy
Trung đội trưởng đồn trú Mõ Cày, Bến Tre
1949-1950: Tu nghiệp lớp Căn bản Bộ Binh tại Trường Võ Bị Liên Quân Saint Cyr, Pháp
1951: Đầu năm, Trung úy học khóa Chỉ Huy Chiến thuật tại Trung tâm Huấn Luyện Chiến thuật Hà Nội
Ngày 1-7, Trung Đội trưởng Trung Đội 12, khóa sinh khóa 5 Trường Võ Bị Liên quân Đà Lạt
1952: Giữa năm, học khóa Tiểu Đoàn trưởng và Liên Đoàn trưởng lưu động tại Hà Nội
Phụ tá Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Hưng Yên
1953: Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Hưng Yên do Trung tá Dương Quý Phan Chỉ Huy Trưởng
Cuối năm, bàn giao Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Hưng Yên lại cho Đại úy Cao văn Viên
1954: Đầu năm, Thiếu tá Chỉ huy trưởng Liên Đoàn Bộ binh số 11 (thành lập 1-12-1953, giải tán 15-12-1954 để thành 1 Trung Đoàn Bộ binh)
Tham dự Chiến dịch Atlante từ 20-1 đến 20-7-1954
Sau 20-7, Trưởng phòng 3 Đệ Nhị Quân khu Trung Việt Huế do Đại tá Trương văn Xương làm Tư Lệnh
Tháng 9, bàn giao Trưởng phòng 3 Đệ Nhị Quân Khu lại cho Thiếu tá Trần Thiện Khiêm
Tháng 10, Tham Mưu Trưởng Đệ Nhị Quân Khu Trung Việt
Cuối năm Tiểu Khu trưởng Ninh Thuận thay Thiếu tá Đỗ Mậu
1955: Đầu năm, bàn giao Tiểu khu trưởng Ninh Thuận lại cho Thiếu tá Thái Quang Hoàng
Tháng 3, Trung tá Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thay Trung tá Nguyễn Văn Chuân (thời gian làm Chỉ huy trưởng đã tổ chức 3 Lễ mãn khóa 11, 11 phụ và 12)
1957: Tháng 7, bàn giao Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt lại cho Đại tá Hồ văn Tố để du học khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp Leavenworth tại Kansas, Hoa Kỳ
1958: Tái nhiệm Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thay Đại tá Hồ văn Tố làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung
1959:
Tháng 2, bàn giao Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt lại cho Thiếu tướng Lê văn Kim để du học khóa Tình báo Tác chiến tại Okinawa Nhật bản
Tham Mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng Tham Mưu
Ngày 26-10, thăng Đại tá tạm thời (Nghị Định số 413/QP ngày 27-10-1959 của Bộ Quốc Phòng)
Du học lớp Phòng không tại trường Fort Bliss, Texas, Hoa Kỳ
1961: Đầu tháng 10, Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay Đại tá Nguyễn Đức Thắng làm Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh
1962:
Ngày 8-12, ban giao Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh lại cho Đại tá Đỗ Cao Trí, Chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ quan QĐVNCH
Ngày 20-12, Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh thay Đại tá Nguyễn Đức Thắng làm Trưởng phòng Kế hoạch Hành quân Bộ Tổng Tham Mưu
1963:
Ngày 1-11, tham gia cuộc đảo chánh do Trung tướng Dương văn Minh cầm đầu
Ngày 2-11, vinh thăng Thiếu tướng
Ngày 5-11, Ủy viên Hội Đông Quân Nhân Cách Mạng
Ngày 8-12, tháp tùng phái đoàn ngoại giao do Ngoại trưởng Phạm Đăng Lâm hướng dẫn công du Nam Hàn tham dự lễ nhậm chức Tổng thống của Trung tướng Phác Chánh Hy
1964:
Ngày 30-1, tham gia cuộc Chỉnh lý Nội Bộ do Trung tướng Nguyễn Khánh Tư lệnh Quân Đoàn I cầm đầu
Ngày 31-1, Tổng Thư ký Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng do Trung tướng Nguyễn Khánh làm Chủ tịch
Ngày 2-2, bàn giao Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh lại cho Đại tá Đặng Thanh Liêm, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung
Cùng ngày nhậm chức Tham Mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng Tham Mưu thay thế Trung tướng Trần Thiện Khiêm
Ngày 8-2, kiêm Thứ trưởng Quốc phòng trong Nội các do Trung tướng Nguyễn Khánh thành lập
Ngày 9-9, từ nhiệmThứ trưởng Quốc phòng
Ngày 15-9, bàn giao Tham mưu trưởng Liên Quân lại cho Thiếu tướng Cao văn Viên Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù
Cùng ngày, nhận lãnh Tư lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật thay thế Trung tướng Dương văn Đức (bị giải nhiệm do cầm đầu cuộc biểu dương lực lượng vào ngày 13-9-1964)
1965:
Ngày 1-1, vinh thăng Trung tướng nhiệm chức (do Đại tướng Nguyễn Khánh gắn cấp bậc mới tại Bộ Tư lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật nhân ông chủ toạ lễ mừng kỷ niệm Đệ Nhị Chu niên ngày thành lập Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật tại Cần Thơ).
Ngày 18-1, Đệ Nhị Phó Thủ tướng trong nội các cải tổ của chánh phủ Trần văn Hương (Sắc lệnh số 9/QT/SL ngày 18-1-1965)
Ngày 20-1, bàn giao chức Tư lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật lại cho Thiếu tướng Đặng văn Quang Tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh
Ngày 18-2, Đệ Nhất Phó Thủ tướng trong nội các chánh phủ Bác sĩ Phan Huy Quát kiêm Tổng trưởng Quân Lực thay thế Trung tướng Trần văn Minh (Sắc lệnh số 040/QT/SL ngày 16-2-1965)
Ngày 3-3, Tổng Thư ký Ủy ban Thường Vụ Hội Đồng Quân Lực
Ngày 5-5, rời khỏi chức Tổng Thư ký Ủy ban Thường Vụ Hội Đồng Quân Lực khi Hội Đồng Quân Lực tự giải tán (do tuyên cáo số 7/HĐQL ngày 5-5-1965)
Ngày 11-6, vì chánh phủ dân sự gặp bất đồng chính kiến trong việc bổ nhiệm vài Bộ trưởng không thể giải quyết được, nên lúc 8 giờ đêm trong cuộc họp tại Phủ Thủ tướng, Quốc trưởng kỹ sư Phan Khắc Sửu và Thủ tướng bác sĩ Phan Huy Quát tuyên bố cùng từ nhiệm và giao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho quý vị Tướng lãnh.
Quý vị Tướng lãnh chấp thuận sự từ nhiệm của nhị vị Quốc trưởng và Thủ tướng
Ngày 14-6, Đại hội Quân Lực gồm 50 thành viên Tướng lãnh họp tại trại Phi Long, Bộ Tư lệnh Không quân trong căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt, cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (Quốc trưởng) và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không quân, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung ương (Thủ tướng)
Lúc 10 giờ 45 phút sáng, ngày 19-6-1965 tại Hội trường Diên Hồng lễ ra mắt của Đại hội Đồng, Ủy ban Lãnh Đạo Quốc gia và Nội các chiến tranh.
1966
Khởi đi từ 1966 ngày 19-6 hằng năm được Ủy ban Lãnh Đạo Quốc gia chọn làm ngày Quân lực
Ngày 6-2, hướng dẫn phái đoàn tham dự hội nghị Tối cao Honolulu từ ngày 7 đến ngày 8-2-1966 với Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson.
Ngày 23-10, hướng dẫn phái đoàn tham dự hội nghị Thượng Đỉnh Manila từ 24-25/10/1966
Ngày 31-10-1966, khánh thành Dinh Độc lập
1967
Ngày 19-3, hướng dẫn phái đoàn tham dự hội nghị Quân sự Guam với Tổng thống Hoa kỳ Johnson từ 20-21/3/1967
Ngày 1-4, ký ban hành Hiến pháp thay thế Hiến pháp 26-10-1956 tại tiền đình Dinh Độc lập (đã được Quốc hội Lập hiến thông qua ngày 18-3-1967 với số phiếu 102/117)
Ngày 15-6, ký ban hành Luật:
+ 01/67 bầu cử Tổng thống
+ 02/67 bầu cử Thượng viện
Ngày 30-6, nộp đơn đứng cùng ứng cử viên Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (do dàn xếp của Hội Đồng Quân Lực). Sau đó đắc cử.
Ngày 31-10, nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (trước Hội trường Diên Hồng, trụ sở Quốc hội)
XIN BẤM "READ MORE"ĐỂ ĐỌC TIẾP
1971
Ngày 3-6, ký ban hành luật Điều kiện ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ 2: 1971-1975
Nộp đơn ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 cùng với ứng cử viên Trần văn Hương
Ngày 3-10 tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2: 1971-1975 (tại công trường Lam Sơn, Saigon)
Ngày 31-10, tuyên thệ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2: 1971-1975 (tại công trường Lam Sơn, Saigon)
1972
Ngày 22-10, do áp lực của phong trào phản chiến Mỹ và cuộc bầu cử Tổng thống của Ông Nixon sắp đến, Mỹ cần phải rút quân về gấp và để có thể cắt viện trợ theo ý đa số Quốc hội Mỹ, Ngoại trưởng Kissinger đã cố ép Việt Nam phải ký Hiệp Định Paris nhưng bị Tổng thống Thiệu và Hội Đồng Nội các Việt Nam quyết liệt phản đối. Kissinger đã dọa: "Mỹ có thể ký Hiệp Định riêng với Hà Nội. Tôi không bao giờ trở lại Saigon nữa. Trong ngành ngoại giao chưa bao giờ tôi bị thất bại nặng nề như lần này". Khi nghe Kissinger nói, ông Thiệu xoay lại chỉ lên bản đồ nói: "Mỹ mất Miền Nam là mất điểm nhỏ trên bản đồ thế giới, nên không coi đó là điều quan trọng. Nhưng chúng tôi mất Miền Nam là mất nước. Nếu Mỹ không tiếp tục chiến đấu ở đây, thì chúng tôi chiến đấu một mình cho đến khi hết phương tiện rồi chúng tôi chết. Nếu tôi ký Hiệp định là tôi tự sát" (V.N nhân chứng của Tướng Đôn, trang 411)
1973
Ngày 23--1973, vì sức ép của Mỹ và quá tin lời hứa hẹn của Tổng thống Nixon, Miền Nam đã bất đắc dĩ phải ký Hiệp Định Paris.
1975
Tháng 1-1975, Cộng sản biết Mỹ đã cắt viện trợ quân sự và kinh tế của miền Nam. Cộng sản đã chiếm Phước Long, kế đến chiếm Banmêthuột, nhưng Mỹ và các nước Tây phương đều không lên tiếng phản đối cộng sản vi phạm Hiệp định Paris.
Ngày 14-3, Tổng thống Thiệu họp ở Cam Ranh ra lệnh triệt thoái vùng Cao nguyên để bảo toàn lực lượng. Vì cuộc triệt thoái này làm quân đội thiệt hại, mất hết tinh thần đưa đến sụp đổ toàn Miền Nam Việt Nam!
Ngày 21-4, lúc 7 giờ 30 tối, ông Thiệu lên đài truyền hình cay đắng tố cáo Mỹ phản bội, từ nhiệm Tổng thống và bàn giao lại cho Phó Tổng thống Trần văn Hương
Ngày 25-4, lúc 8 giờ đêm, rời Saigon bằng phi cơ C.118 qua Đài Loan
Sau ngày 30-4, định cư tại Winabledon, ngoại ô Luân Đôn, thủ đô Anh quốc
1985: Đoàn tụ gia đình với các con, ban đầu tại Newton, sau về Fox Borrough, ngoại ô Boston, Massachusettes, Hoa Kỳ.
2001
Ngày 29-9, từ trần lúc 10 giờ 20 phút đêm tại bệnh viện Beth Israel Deaconess Medical Center, Boston, Massachusettes, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 78 tuổi
Linh cữu được quàn tại Eaton, Mackay Funeral Home ở số 465 Center Street, Newton, Massachusettes
Ngày 6-10, thánh lễ lúc 11 giờ trưa tại Thánh Đường St. Ignatius De Loyda, Boston và hỏa táng lúc 12 giờ 30 phút trưa. Tang lễ được tổ chức rất trọng thể với sự hiện diện của nhiều vị Tướng lãnh và các nhân vật đã từng tham chánh trong nền Đệ Nhị Cộng Hòa cùng với các chiến hữu và đồng bào định cư trong vùng và các nơi khác tham dự.
Trong quyển hồi ký "Ending Vietnam War" (trang 314), ngoại trưởng Kissinger nhận định về Tổng thống Thiệu như sau: "Ông Thiệu là một người ái quốc và rất thông minh. Ông đã phục vụ xứ sở ông trong một cuộc chiến tàn khốc với khả năng và lòng tận tụy".
Trong cương vị Tổng thống, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu đã để lại những lời tuyên bố đã đi vào lịch sử:
"ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM"
"ĐẤT NƯỚC CÒN, CÒN TẤT CẢ, ĐẤT NƯỚC MẤT, MẤT TẤT CẢ"
Tài liệu: Trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA”
Tác giả: Trần Ngọc Thống. Hồ Đắc Huân. Lê Đình Thụy
Trang 217 đến trang 221
Người chép lại: Như Thương FL
.
Source: https://mauaotran.blogspot.com/2020/09/trung-tuong-nguyen-van-thieu-tong-thong.html
——
ĐHS.
Sent from my iPad
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "PhucHungViet" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to PhucHungViet+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/PhucHungViet/4F7A3F5A-D5D6-415F-866C-4C51AF188814%40yahoo.com.
__._,_.___