From: TRUNG LINH<
Date: 2016-02-24 8:58 GMT-06:00
Subject: Fwd: ÔNG HOÀNG CƠ MINH THỦ TIÊU CHIẾN HỮU ĐẶNG QUỐC HIỀN VÀ BÁC SĨ NGUYỄN HỮU NHIỀU!!!
Date: 2016-02-24 8:58 GMT-06:00
Subject: Fwd: ÔNG HOÀNG CƠ MINH THỦ TIÊU CHIẾN HỮU ĐẶNG QUỐC HIỀN VÀ BÁC SĨ NGUYỄN HỮU NHIỀU!!!
ÔNG HOÀNG CƠ MINH THỦ TIÊU CHIẾN HỮU ĐẶNG QUỐC HIỀN VÀ BÁC SĨ NGUYỄN HỮU NHIỀU!
- Phạm hoàng Tùng-
Ông Đặng Quốc Hiền là Tướng Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến, một cánh tay phải của ông Hoàng Cơ Minh trong khu chiến Thái – Lào. Tướng Đặng Quốc Hiền tên thật là Lê Hồng, một cựu Trung Tá Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa. Ông Lê Hồng cùng ông Hoàng Cơ Minh từ Mỹ về Thái Lan lập khu chiến ở vùng biên giới Thái – Lào vào những ngày đầu tiên của khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1981.
Ngày 30/4/1984, ông Lê Hồng được trở về Mỹ trong vị thế đi công tác cho Mặt Trận và nhân tiện đến thăm vợ và các con mới đến Mỹ định cư. Trong chuyến đi này, ông Lê Hồng chắc phải có các cuộc tiếp xúc với những nhân vật trong thượng tầng Mặt Trận mà sau này đã bị ông Hoàng Cơ Minh khai trừ ra khỏi ban lãnh đạo để anh em ông Hoàng Cơ Minh nắm toàn quyền chi phối.
Sau chuyến đi, ông Lê Hồng trở lại khu chiến và có cuộc gặp với ông Hoàng Cơ Minh tại Đài Phát Thanh, do tình cờ, tôi thấy được cuộc nói chuyện giữa ông Minh và ông Hồng. Ông Hoàng Cơ Minh với thái độ rất giận dữ mà tôi chưa từng chứng kiến trong khu chiến, gương mặt ông đỏ lên, lấy tay chém mạnh vào không khí, ngay trước mặt ông Lê Hồng.
Cuối năm 1984, tại Mỹ rất ồn ào về vụ Mặt Trận bể đôi do tranh chấp nội bộ nghiêm trọng giữa ông Phạm Văn Liễu (cựu Đại Tá Việt Nam Cộng Hòa - Tổng Vụ Trưởng Hải Ngoại) và ông Hoàng Cơ Minh về số tiền khổng lồ thu được từ hơn một triệu đồng bào Việt Nam sống trên khắp thế giới. Mấy tháng sau, trong khu chiến, xảy ra cái chết bất ngờ của chiến hữu Lê Hồng.
Tháng 5/1985, tôi được lịnh tham dự khóa học Quân Chính 2, và được xếp ngồi ở bàn đầu bên cạnh ông Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều. Chiến hữu Lê Hồng là giảng viên chính cho khóa học chính trị- quân sự quan trọng này.
Ông Lê Hồng chỉ đứng lớp dạy chúng tôi có một ngày, và vì ngồi gần bục giảng, chính mắt tôi thấy ông còn khỏe mạnh, giọng nói miền Hà Tĩnh rất vang và cứng rắn, không có gì chứng tỏ ông suy yếu.
Vậy mà, buổi sáng hôm sau, khi chúng tôi đến lớp sớm và ngồi đợi buổi học thì một kháng chiến quân trực lớp đến thông báo cho biết: chiến hữu Lê Hồng bị sốt, không đến dạy được. Và liên tiếp mấy ngày sau, chúng tôi cũng nhận được thông báo tạm nghỉ học.
Thế rồi, cũng trong tuần lễ đầu tiên của khóa Quân Chính 2, chúng tôi nhận tin ông Lê Hồng bị sốt nặng, và có nhiều kháng chiến quân thay nhau khiêng võng ông Lê Hồng ra vùng gần tỉnh U Bon của Thái Lan để trị bịnh. Từ Căn Cứ 81, nơi chúng tôi tham dự khóa Quân Chính, để đi ra tới vùng tiếp giáp với tỉnh U Bon-Thái Lan rất xa, và phải đi bộ theo đường mòn trong rừng. Chiến hữu Lê Hồng phải nằm trên võng để các anh em kháng chiến quân thay nhau khiêng đi. Đoạn đường rừng trên 10 cây số.
Sau đó, Mặt Trận thông báo: Chiến hữu Tư Lịnh đã qua đời vì bịnh sốt rét quá nặng, và được chôn cất tại Căn Cứ 84 gần vùng giáp ranh với địa phương có dân Thái sinh sống.
Cá nhân tôi ngay từ lúc ông Lê Hồng bị bịnh thình lình thì đã nghi ngờ, sau đó nghe tin báo ông chết, tôi lại càng không tin. Kết hợp các sự kiện xảy ra trong thượng tầng Mặt Trận từ cuối năm 1984 qua vấn đề không minh bạch tiền bạc, và ông Hoàng Cơ Minh muốn thu tóm quyền hành trong Mặt Trận và Đảng Việt Tân, tôi cho rằng ông Hoàng Cơ Minh đã bí mật thủ tiêu ông Lê Hồng bằng một loại độc dược tiêm vào máu.
Kinh nghiệm sống trong khu chiến cho tôi biết rằng, ít có trường hợp kháng chiến quân chết vì bịnh sốt, đa số là bị tử hình, bắn công khai trước mặt kháng chiến quân hay giết bí mật.
Tôi có đọc trên trang mạng vi.wikipedia đăng các bài viết liên quan đến Mặt Trận, như cuộc đời ông Hoàng Cơ Minh, hay lịch sử thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thì nhận thấy có một chi tiết không trung thực.
Trang vi.wikipedia viết rằng: “Ngày 24/2/1982, tại chiến khu U-Đông ông họp báo công bố cương lĩnh chính trị và sau đó bắt đầu tổ chức những đợt hành quân Đông tiến, xuyên Lào trở về Việt Nam.
Năm 1985, ông tổ chức cho Đặng Quốc Hiền, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Kháng chiến dẫn đầu 40 binh sĩ trở về Việt Nam. Toán xâm nhập bị quân Lào chặn đánh, Đặng Quốc Hiền bị giết.” (1)
Tôi sống trong khu chiến và biết rằng chiến hữu Lê Hồng không có tham dự bất cứ đợt Đông Tiến nào. Ông Lê Hồng, như có viết trên đây, là do bị đột tử dưới sự sắp xếp của ông Hoàng Cơ Minh. Thời gian này ông Hoàng Cơ Minh đã về sống trong khu chiến, sau khi đi Mỹ giải quyết tranh chấp nghiêm trọng trong nội bộ Mặt Trận với thất bại nặng nề tác hại xấu không thể lường được đối với chủ trương của ông Hoàng Cơ Minh là “Đại Đoàn Kết toàn dân”. Biết nói nhưng không biết làm!!!
Sau cái chết bị thủ tiêu bí mật của ông Lê Hồng, khóa Quân Chính 2 được lịnh dời xuống Căn Cứ 83 để tiếp tục học. Căn Cứ 81 ở sát biên giới Lào, Căn Cứ 83 ở sâu trong đất Thái hơn và cũng là nơi ông Hoàng Cơ Minh trú ngụ trong năm 1.985.
Tại đây đã xảy ra thêm một sự kiện mà theo tôi đã dẫn đến việc hành quyết Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều.
Khóa Quân Chính 2 khi dời xuống Căn Cứ 83 vẫn giữ nguyên vị trí ngồi của tất cả các học viên do cấp trên chỉ định, trong đó có vài chiến hữu là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Lúc này, ông Hoàng Cơ Minh trực tiếp giảng dạy các đề tài quân sự và chính trị.
Lớp học là một hội trường lớn có mái lợp bằng tranh, bàn ghế bằng cây và tre rừng, chia làm hai dãy bàn. Tôi ngồi bàn đầu dãy bên phải khi nhìn từ bục giảng của giảng viên nhìn xuống. Cạnh tôi là Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều cũng ngồi bàn đầu, ở dãy bên trái.
Trong khóa học này, chiến hữu Nhiều có hỏi ông Hoàng Cơ Minh một câu rằng: trong trường hợp vị lãnh đạo Mặt Trận quá vãng (chết) thì sẽ sắp xếp nhân sự như thế nào để có người thay thế lãnh đạo đại cuộc?
Vì ngồi gần bục giảng, tôi thấy mặt ông Minh biến sắc trong giây lát. Sau đó ông trả lời nhưng lại không đi thẳng vào câu hỏi do ông Nhiều nêu lên.
Trong thời gian, chiến hữu Tư Lịnh Lê Hồng bị bịnh thình lình và qua đời một cách khó hiểu thì chính Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều là người phụ trách công tác y tế tại Căn Cứ 81 và chịu trách nhiệm chăm sóc cho ông Lê Hồng.
Chính vì thế mà Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều biết rõ nguyên nhân cái chết của ông Lê Hồng. Và việc ông Nhiều đặt câu hỏi với ông Hoàng Cơ Minh trong lớp học thì không phải là vô cớ.
Lớp học bế giảng với một kỳ thi nghiêm chỉnh, bài thi do chính ông Hoàng Cơ Minh ra đề và chấm. Chiến hữuLâm Vĩnh Thuận, người ở Sóc Trăng - Bạc Liêu, từng là một quân nhân thuộc đơn vị thám báo của Việt Nam Cộng Hòa, đậu Á Khoa. Tôi được chấm đậu Thủ Khoa.
Khoảng hai tháng sau, tôi nghe tin Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều bị bắt trói dẫn đi và rồi nhận án tử hình trong rừng sâu. Trước khi bị chính chiến hữu của mình bắn gục xuống một cái hố được đào giữa rừng, ông Nhiều còn được cho hút một điếu thuốc thơm Samit nổi tiếng của Thái hồi đó. Bác Sĩ Nhiều có thói quen hút thuốc rất nhiều, da nơi hai ngón tay của ông hay cầm điếu thuốc bị ố vàng vì dính nhựa thuốc lâu năm.
Một trong những kháng chiến quân từng sống lâu năm trong khu chiến Thái – Lào và cũng là người may mắn sống sót như tôi qua các đợt Đông Tiến, đó là ông Đào Bá Kế. Ông Kế từ trại tỵ nạn Sikhiu – Thái Lan vào khu chiến sau tôi. Có đảng danh trong Việt Tân là Trần Quang Đô. Trần Quang là lấy theo họ và chữ lót của danh Tướng đời Trần, Trần Quang Khải, trong sử Việt.
Sau 20 năm tù giam, ông Kế về sống với gia đình ở Cần Thơ vài năm. Sau đó, ông từ Cần Thơ chạy qua tỵ nạn tại Thái Lan, vừa mới đây được Việt Tân lo cho đi định cư ở Canada. Ông Kế có thể là một trong những người thực hiện công việc hành hình Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều.
Nhiều người cần nghe lời chứng của ông Đào Bá Kế về việc này. Có bắn ông Nhiều hay không??? Ông Kế nên trình bày trước công luận.
Trong tương lai gần, một khi phiên tòa hình sự được khai diễn để xét xử tội ác khủng bố của Việt Tân thì ông Đào Bá Kế sẽ là một trong các nhân chứng sống phải được tòa triệu tập.
Ngày 24 tháng 2 năm 2016
Phạm Hoàng Tùng.
Phạm Hoàng Tùng.
28 tháng 8, 1987 (52 tuổi) | ||||||
Aperçu par Yahoo | ||||||
__._,_.___