Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.

DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT BÀI VIẾT GỢI Ý MỜI QUÝ VỊ QUÂN DÂN CÁN CHÍNH VNCH còn sống - NGÀY 17-3-2020

$
0
0
SỐNG TRÊN LƯNG GIÓ

THÁC VỀ CHÂN MÂY









TỔ QUỐC TRÊN HẾT







LỜI DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN:


VUA TRẦN NHÂN TÔNG


(1258-1309)


DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT BÀI VIẾT GỢI Ý MỜI QUÝ VỊ QUÂN DÂN CÁN CHÍNH VNCH còn sống - NGÀY 17-3-2020 MỜI CÓ MẶT TẠI TƯỢNG ĐÀI VIỆT MỸ WESTMINSTER THẮP HƯƠNG TƯỞNG NIỆM NHỮNG QUÂN DÂN CÁN CHÍNH VNCH chết thảm trên Tỉnh Lộ 7b  trong những ngày DI TẢN tháng 3 năm 1975

THỜI GIAN: lúc 10:00 -  THỨ 3 ngày 17-3-2020


Kính thưa quý vị: 


Không biết 3 tháng đầu năm 1975, quý vị làm gì? Tôi là 1 thằng lính ngu muội thấp cổ bé họng được hay bị chứng kiến vùng 1 và CCKQ Đà Nẵng bỏ chạy 1 cách khủng khiếp hổn loạn vô trật tự sáng 29 tháng 3. Tư lệnh vùng mất tích chiều 28 tháng 3, 75. TL quân đoàn 2 và cao nguyên bỏ chạy ngày 13 tháng 3, 1975 với cuộc rút quân đẫm máu trên tĩnh (tử thì đúng hơn) lộ 7B; khởi sự trên 200 ngàn người từ cao nguyên trung phần, về đến Nha Trang 0 quá 50 ngàn. 1 đơn vị anh hùng VNCH cương quyết giữ đồn, khoảng  1 tiểu đoàn  chống trả chống trả hơn 1 sư đoàn của Việt cộng đầy đủ tiếp liệu súng đạn xe tăng đại pháo, họ giữ đồn gần phi trường Phụng Dực từ sáng ngày 10 đến 17 tháng 3, 1975 phải bỏ rút về phía Nha Trang chỉ còn khoảng 50 quân nhân; đó là 1 tiểu đoàn của trung đoàn 53 thuộc sư đoàn 23 bộ binh VNCH ; Trung đoàn trưởng cố Đại tá Võ Ân, bị bắt và tù trên 10 năm ở Bắc  qua Mỹ và đã chết trên 5 năm.


CCKQ Phù Cát bỏ chạy trưa 29 và CCKQ Nha Trang trưa 30 tháng 3, 1975; CCKQ Phan Rang, Ninh Thuận (quê hương cố tổng thống NV Thiệu cùng gia đình , lên xe Mỹ vào TSN được máy bay Mỹ đưa đi Hồng Kông tối 21 tháng 4, 75 mà vài ngày trước đó tuyên bố "tôi se trở về quân đội cùng chiến đấu với anh chị em QDCC đến hơi thở cuối cùng...", cũng may là ông sống 1 cuộc đời tỵ nạn đầy đủ 0 thì cũng mất mặt cộng đồng MỸ GỐC VIỆT; ông Trung tá  phi công, bà con với bà T, riêng của ông T đợi ở TSN 6 tiếng đồng hồ- 1 cách nghi binh- bị bỏ lại chết trong trại tù VC ngoài Bắc) bị chiếm ngày 16 tháng 4, 1975.Các  CCKQ Biên Hòa bỏ chạy chiều 27, TSN sáng 29, Cần Thơ sáng 30 tháng 4 , 1975; chấm dứt chế độ VNCH. Từ 21  cho đến ngày 30 tháng 4, 75 binh sĩ hết tinh thần; các cấp chỉ huy quan trọng và gia đình  đều đã hay đang chuẩn bị di tản chiến thuật sang Mỹ  đợi ngày trở lại đánh tan lũ chó Cộng Nô phục quốc.


Việt cộng ngoài chiến thắng  quân sự còn chiến thằng VNCH và cả dân chúng Mỹ trên 2 mặt trận gián điệp và chiến tranh chính trị. Vui lòng đừng đổ thừa cho Mỹ, 20 năm VNCH có làm được gì?  Nhà mình 0 giữ mà cứ đòi hỏi người lo hết miễn phí là sao?


Phật giáo chỉ là 1 con cờ thí của VNCH và Việt Cộng bị vắt chanh bỏ vỏ; cộng sản là tam vô đã diệt xong Phật giáo và đang tiêu diệt Công giáo.


Quên chuyện ăn cơm nói chuyện cũ, hiện tại có hàng trăm ngàn tỵ nạn (hàng ngàn cựu  tù nhân VC) Việt cộng mà hàng năm về Việt Nam ăn chơi. Thời VNCH rất nhiều QDCCVNCH đã  ăn cơm quốc gia thờ Ma VC giờ ăn cơm Mỹ thờ ma VIỆT CỘNG chăng? Buồn 5 phút làm sao chống Cộng đây? Ly hương thì nhiều,  lưu vong quá ít.


Tb: ngày 29 tháng 4, 1975, Phủ Tổng thống, thủ tướng, tổng tham mưu, bộ quốc phòng, CCKQ TSN, Hải quân, v.v... vắng tanh như chùa Bà Danh6...0 đầu hàng lấy gì để đánh xe tăng đại pháo VC?


Thân kính, Người lính sống sót từ Tử lộ 7b. 




__._,_.___


Posted by: dung le 

‘Thời… đại dịch!’

$
0
0



----- Forwarded Message -----

From: Minh Tong <
Sent: Thursday, March 19, 2020, 02:25:34 PM PDT

Subject: Bài viết của Huy Phương



‘Thời… đại dịch!’

Mar 15, 2020

Hình ảnh học sinh trường Sint-Paulus Campus College Waregem (Bỉ) đồng hóa nạn virus Corona với người Trung Hoa. (Instagram)

Huy Phương

Tổ Chức Y Tế Thế Giới chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu. Tổng Thống Trump cũng ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì COVID-19. Phải chăng chúng ta đang ở trong tình trạng “thậm cấp, chí nguy!”

“Thời Đại Dịch,” làm cho chúng tôi nhớ lại câu mắng “Đồ Mắc Dịch” mà người Việt vẫn thường dùng. Câu mắng này thật ra, không phải để nguyền rủa ai, chính thức từ xưa câu nói này không hề mang tính độc ác, trái lại là một câu mắng yêu trong nhân gian. Có khi là mẹ mắng con, có khi là bạn bè nói với nhau: “Đồ Mắc Dịch, làm người ta giật cả mình!” Nó cũng như câu mắng “Đồ Yêu! Đồ Quỷ” vậy mà! “Nhất quỷ, nhì ma… thứ ba học trò!” cũng là một câu mắng yêu!

Đây không phải là chuyện đùa, chuyện mắc dịch đã làm cho loài người sợ khiếp đảm!

Từ năm 1848 cho đến nay, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới; đại dịch sởi, dịch tả, cúm Tây Ban Nha, cúm Châu Á, HIV/AIDS… Và bây giờ đến cúm Vũ Hán đang tiến triển chưa có dấu hiệu dừng lại!

Thời “mắc… dịch” này, dân Việt mới thấy mình bị kỳ thị hơn lúc nào hết. Ra phố Tây thiên hạ tưởng mình là Tàu, chưa nghe ho hay xì mũi đã ngoe nguẩy tránh xa ba bước. Thấy chuyện một anh Mỹ Châu Phi xịt thuốc sát trùng vào một người Châu Á gặp trên xe bus, rồi chuyện hai cô học sinh gốc Việt ở thành phố Westminster đang mặc áo dài trình diễn văn hóa Việt Nam và bị la hét “Coronavirus,” mà ngán ngẩm chuyện đời. Chỉ hơi giống nhau ở chỗ da vàng, mũi tẹt, mắt hí mà đã vậy, huống chi là “Tàu… rặt”!

Thời “mắc… dịch” này, ai mà vào chơi phố Tàu, đi massage chân, massage tay trong tiệm massage Tàu, ngại đi ăn cơm Tàu. Biết ở đây có ai mới… “về quê ăn Tết, vừa trở lại không?”

Chưa bao giờ hình ảnh của nước Trung Quốc bị bôi bác như hôm nay. Ngày 11 Tháng Ba, Facebook và Instagram chính thức của trường Sint-Paulus Campus College Waregem (Bỉ) đăng hình ảnh 19 học sinh mặc y phục người Hoa, (bỗng dưng nón lá Việt Nam bị oan lây), đang giơ tấm biển ghi “Corona time” (Thời của corona). Trong ảnh, có hai học sinh hóa trang thành gấu trúc. Một nữ sinh ở hàng giữa thậm chí dùng tay kéo hai khóe mắt, cử chỉ được cho là chế giễu, xúc phạm người gốc Châu Á mắt hí.

Tin mới nhất cho biết, trên thị trường, loại áo T-Shirt có in dòng chữ “I AM NOT CHINA” đang được tung ra, và chắc chắn sẽ bán rất chạy! Người Việt mình, mỗi người cũng nên mua một cái chăng?

Hiện tượng kỳ thị, xa lánh người Đông Á vì “virus corona” đã xảy ra ở Anh, Đức, ở Pháp,… Một số người Pháp gốc Châu Á cũng nói họ bị kỳ thị trên tàu xe, và một tờ báo Pháp đã bị phản đối vì tựa đề “Dịch bệnh da vàng,” “Cảnh báo vàng,” ám chỉ màu da vàng của chúng ta.

Không những bị kỳ thị chủng tộc, mà bây giờ, những người cao niên lại bị kỳ thị tuổi tác nữa. Theo USA Today, Hiệp Hội Du Thuyền hàng đầu thế giới hôm 10 Tháng Ba, đã nộp đơn lên chính phủ Mỹ, đề nghị cấm bất kỳ người nào trên 70 tuổi trừ khi họ trình giấy bác sĩ xác nhận họ đủ sức khỏe đi tàu.

Trong lúc con người hoạn nạn, đáng lẽ người ta xích lại gần nhau hơn thì bây giờ lại phải đứng cách nhau ba thước (theo khuyến cáo của cơ quan chống dịch.) Đại dịch Corona không chỉ gây ra cái chết thể xác, điều đáng sợ hơn là đại dịch ấy còn gây ra những cái chết trong tâm hồn: đó là sự ích kỷ, mất bình an, mất niềm tin vào nhau và phía Thiên Chúa Giáo nói thêm, mất niềm tin vào Thiên Chúa!

Ông Nguyễn Trãi đã “gia huấn:” “thấy người hoạn nạn thì thương,” nhưng từ ngày có đại dịch đến nay, con người kỳ thị, ghét bỏ, xa lánh, kể cả ghê sợ nhau. Trong lịch sử, nước Trung Hoa đã gây ân oán với nhân loại khá nhiều, nên đây là lúc Trung Quốc bị nguyền rủa không tiếc lời, nhất là vì thái độ vô văn hóa, thiếu giáo dục của dân Trung Quốc, lớp người có tiền mà không có học, như trường hợp bất mãn vì chờ xuống máy bay quá lâu, một khách người Hoa đã ho vào mặt tiếp viên hàng không

Sau tai họa 9-11 của nước Mỹ, người ta xích lại gần nhau, thương yêu nhau hơn, vì thấy cái chết quá gần và cuộc đời này vô thường, chẳng có chi. Chưa yêu thì yêu vội đi, vì cuộc đời quá ngắn! Yêu rồi thì cưới nhau đi cuộc sống chẳng còn bao nhiêu! Cưới rồi thì sinh con đi, ta chết rồi, đời này tẻ lạnh có còn ai!

Nhưng sao với “Corona Vũ Hán,” người ta lại có quan niệm khác hẳn. Những cuộc đi chơi xa bị đình chỉ, những cuộc gặp gỡ đông người bị hủy bỏ, và trong hôn nhân, thế giới trở lại cái thời “ba khoan” của Việt Cộng ngày trước “chưa yêu thì khoan yêu; lỡ yêu thì khoan cưới; lỡ cưới thì khoan đẻ.”

Khoan yêu là phải, yêu thời Corona thì phải tránh chuyện hôn hít, cầm tay cầm chân, điều tra xem cô nàng đã đi đâu, gặp ai, thì hết tình hết nghĩa. Khoan cưới, thì rõ ràng là hiện nay, nhiều đám cưới được hoãn lại, không phải vì lý do bận bịu mà vì lý do sợ tiệc cưới mời không ai đi! (thì coi như lỗ!) Khoan đẻ! Corona rất dễ xâm nhập vào cơ thể người già và con trẻ!

Có “ba khoan” thì có “ba sẵn sàng.” Một là sẵn sàng… bị đo thân nhiệt, kiểm tra triệu chứng, nghi bị Corona! Hai là sẵn sàng khăn gói vào chỗ cách ly 15 ngày. Ba là sẵn sàng… tới số, theo quan niệm an nhiên, tự tại là “Trời kêu ai nấy dạ!” “Chạy Trời không khỏi số!”

Quan niệm được như vậy thì cứ vui mà sống, cũng không cần đi vét gạo, mì gói, nước sát trùng và giấy vệ sinh làm gì. Có điều tôi vẫn thắc mắc là vào thời đại dịch này, gom gạo, mì gói thì còn hiểu được, vì sao người ta lại phải đi thu gom giấy vệ sinh. Tôi nghĩ ở Hoa Kỳ, dù có biến cố gì đi nữa, thì hệ thống cung cấp điện, nước cho mọi nhà vẫn đầy đủ.

Xin nhớ lại, vào cái thời mới “giải phóng,” dân miền Bắc mới vào Nam, ăn xong không cần giấy lau, không cần nước, chỉ cần dùng đôi đũa để dọc, quẹt một cái, từ mép miệng này sang mép miệng bên kia là xong. Sống giản dị như thế, may ra mới cần, kiệm, liêm, chính như lời dặn của “Bác” được!

Nói đến thời “mắc… dịch” lại nhớ đến “dịch… thơ” thời cách mạng! Nhưng nói đến thơ “cách mạng” thì cũng đừng quên thơ thời “mắc… dịch.”

Đó là câu thơ tôi cho là hay nhất vào thời đại dịch này: “Dịch heo, nối tiếp dịch gà/Bao giờ dịch Đảng, cho bà con vui!”

Đúng là một câu thơ… rủa hay nhất thế kỷ! Ở Việt Nam đã xẩy ra dịch gia cầm rồi, Trung Quốc có dịch heo, chúng ta chỉ còn chờ trận dịch tiếp theo!

Mở đầu bài, đã nói đến chuyện… dịch, kết luận bài này, chúng tôi cũng không quên… dịch. Rõ ràng, là tác giả bài này chưa đi… lạc đề! (Huy Phương)


__._,_.___


Posted by: DNGeorgeNguyen 

Hồi Ký Của Một Người Kẹt Lại Hà Nội Sau 1954 – Nguyễn Văn Luận

$
0
0

 ( Gửi cho những người trẻ chưa từng biết Ha`nội thời sau 1954 )


----- Forwarded Message -----

From: irene 

Sent: Friday, March 20, 2020, 11:17:55 AM CDT

Subject: HỒI KÝ



Envoyé : mardi 17 mars 2020 à 18:41:01 UTC+1

Objet : Hoi ky


Hồi Ký Của Một Người Kẹt Lại Hà Nội Sau 1954 – Nguyễn Văn Luận

Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng Sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.

Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à…?”

Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, …nữa là bác!”

Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.

Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt .

Thời gian rồi cũng hiểu nhau.

Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.

Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.

Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là …Vẹm!

Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải Phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư.

Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại.

Hiệp định Geneva ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất.

Ai ngờ Cộng Sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!

Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.

Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn …

Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi:

“Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!”

Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ Cộng Sản”: “đấu tranh”, “cảnh giác”, “căm thù” và …”tiêu diệt giai cấp”! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép.)

Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành.

“Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”.

Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.

Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”.

Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!”

Họ truy lùng… đốt sách!

Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là … “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo…cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học.

Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!

Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, …đi tù!

Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư.

Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.

Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội.

Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi Người Em Gái Miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng Ngày Qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ.

Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”.

“Chỉ thị Ðảng và Ủy Ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”.

Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.

Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động“ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột” nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.

Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá ”!

Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.

“Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết , chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”

Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu …! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ.

Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân …” là vậy!

“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”.

“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về xã hội chủ nghĩa là… nói dối!

Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.

Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you.”

Ở miền Bắc VN thời đại Hồ Chí Minh, “cán bộ” hỏi: “Công tác” thế nào?” Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “…rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng… các nước anh em!”

Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị “bộ đội biên phòng”giong về Lệ Thủy, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”.

Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”!

Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”.

Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy sụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!

Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình”. Ánh điện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.

Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà phẩn uất, đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”

Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lũng sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.

Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarraut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này.

Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.

Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn tiểu tư sản”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về…! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ!

Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ Công An “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Ðảng … nói dối!

Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà Nội di cư”, 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải Phòng, vùng biển.

Hải Phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.

Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”. Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài Gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.

Dân chúng miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”

“Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ…!.”

Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”

Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở Giao Thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Saigòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi….”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.

Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ Việt cộng” năm xưa.

Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”.

Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!

Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.

Chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ rồi. Cộng Sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”.

Chế độ Việt Cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.

Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ…!

NGUYỄN VĂN LUẬN


__._,_.___


Posted by: Hank Music 

BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN.

$
0
0

----- Forwarded Message -----

From: kim luan Nguyen 
Sent: Saturday, March 21, 2020, 02:54:54 PM CDT

Subject: [VN-TD] BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN


 

BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN.

Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do. Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc: "...sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường... hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây ...!" Tôi đứng đó chơi vơi định hướng, đăm đăm nhìn cờ vàng bên kia bờ sông lịch sử, uống từng lời ca trong cơn đói khát, rồi bừng tỉnh, lao lên phía trước. Từ đâu đó, mấy cái nón cối xông ra. Tôi bị trói hai tay bằng sợi thừng oan nghiệt, theo nón cối về lại địa ngục trần gian.

Mười chín tuổi, lao tù đầy đọa, tôi đã mất mẹ, mất cha, bị qui là tư sản, xa vắng họ hàng vì chia rẽ giai cấp. Tôi mất Hà nội là nơi tôi sinh ra làm người Việt Nam. Không có tang cha khi cha gục xuống, không có tang mẹ khi mẹ xuôi tay, không hy vọng có đám cưới đời mình. Bạo quyền cộng sản Việt Nam bắn giết hàng trăm ngàn người bị qui là địa chủ. Nhiều trăm ngàn người bị tập trung lên rừng, để lại vợ con không nhà không đất. Thời gian làm ngưng nước mắt, oán than cũng vô ích, chỉ còn tiếng kêu vang vọng khắp miền: "Chúng tôi muốn sống!"

Hai mươi lăm năm sau (1981) tôi vượt biển, thoát tới Hong Kong. Bốn mươi bốn năm từ lúc chào đời, tôi thành người tị nạn cộng sản. Ngày tiếp kiến phái đoàn Mỹ xin đi định cư, một ông Mỹ dáng nghiêm trang, nghe tôi trả lời, đột nhiên hỏi "Anh có biết nói tiếng Pháp?". Tôi nhìn ông, giọng run run: "L'exilé partout est seul!" (Kẻ lưu đày nơi đâu cũng cô độc). Ông gật đầu, hiểu cả tiếng Tây, hiểu lòng tôi đau xót. Xưa tôi học trường Albert Sarraut, Hà Nội.

Đứng bên rào kẽm gai, sau dãy nhà tôn của trại tị nạn Hong Kong, một mình, suy tư thân phận. Tôi sẽ đến nơi xứ lạ là nước Mỹ xa xôi, tìm quê hương mới, chỉ trở về khi đất nước Việt Nam tự do, không còn cộng sản. Đứa bé chừng 5, 6 tuổi, tung trái banh, toan bắt thì trượt chân trên sân trại. Tôi đã kịp giang tay đỡ cháu khỏi ngã thì người đàn bà chạy tới, đứng im, lặng lẽ nhìn tôi. Tiếng trẻ thơ kêu "Má", tôi nhìn nàng... Sự thầm lặng và ánh mắt trao nhau là chân tình của người tị nạn Việt Nam nhẫn nhục, khổ đau, nói được nhiều hơn lời nói. Rồi những ngày sau đó, tâm sự, nỗi niềm, tôi đã cùng Mai kết thành bạn đường và bạn đời, đi Mỹ định cư.

Chồng Mai là người lính Cộng Hòa hiên ngang dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, quyết bảo vệ quê hương. Anh tử trận, mang thân đền nợ nước, để lại con thơ. Mai trở thành góa phụ, miền quê Đà Nẵng, cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại. Sau năm 1975, mất nước. Mẹ già khuất núi, con chậm lớn vì cháo loãng, bo bo thay cho sữa mẹ và cơm. Một đêm mưa bão, Mai bị tên Việt cộng trưởng công an xã cưỡng hiếp, du kích xã canh gác quanh nhà. Mai phải sống vì con mới lên ba, mất cha còn mẹ. Người dân Đà Nẵng ra đi, đã mang theo vợ con người lính chiến tới Hong Kong năm 1981. Đứa con lên sáu không biết tiếng gọi "Ba"!

Tôi mang nặng tủi nhục, đọa đày triền miên từ đất Bắc đi tìm tự do. Mai gánh những thương đau, mất mát, cơ cực của miền Nam, bồng con đi tị nạn. Lấy dĩ vãng chia xẻ cùng nhau, chúng tôi sắp xếp lại hành trang cho bớt gánh đoạn trường, đi Mỹ. Con đã có Má, có Ba. Má bồng con, Ba xách túi. Con có đồ chơi, cầm chiếc máy bay vẫy chào các chú, hai người lính chiến Quảng Nam đưa tiễn. Tôi nhìn con tự nhủ: "Ba sẽ dạy con tiếng "Cha", chỉ cho con hình người lính Cộng Hòa, ở bất cứ nơi đâu đều là Cha con đó!". Mai đã nhất định không đi kinh tế mới. Tôi đã trốn công trường, vào tù chịu đựng, bây giờ dù bỏ lại quê hương nhưng còn Tổ quốc Việt Nam. Bốn ngàn năm lịch sử, thăng trầm, người dân nước Việt sẽ không trở thành Cộng sản.

Quê hương mới của chúng tôi là vùng đông bắc nước Mỹ. Căn apartment hai phòng, hai chiếc giường nệm, một chiếc bàn con, đã cho tôi ấn tượng đẹp những ngày đầu tới Mỹ. Lúc tôi khôn lớn, không có chiếc giường làm nơi cư trú, vì đã thành vô sản. Rồi tôi hiểu, vô sản cũng vẫn còn giai cấp. Phải lên rừng, một miếng nylon bọc vài manh vải gọi là quần áo, thì mới thành "người vô sản chân chính"! Nhìn con ngon giấc ngủ thần tiên, vợ chồng tôi thao thức, không phải lo âu mà thì thầm những dự định tương lai. 18 tháng welfare trợ cấp, đủ thời gian cho mình đi học tiếng Anh. Đọc dòng thư hội M&RS nhắc trả nửa tiền nợ vé máy bay sang Mỹ "Xin bạn trả dần 12 tháng, giúp cho người sau bạn định cư", theo ý Mai, ý nghĩ nhân hậu của người đàn bà làm mẹ, "mình trả ngay từ tháng thứ hai". Việc đơn giản là tại sao người ta không khấu trừ vào trợ cấp, lại đòi riêng. Mai chỉ nhẹ nhàng "nợ thì mình trả, ở hiền sẽ gặp lành", nhưng tôi lại suy nghĩ mung lung. Đây là bước đầu thử thách, cái thước đo lòng người tị nạn. 72 đô tiền nợ một tháng, có thể không trả và quên đi. Một lần để lòng vẩn đục sẽ trở thành bất lương. Cha mẹ bất lương con cái sẽ chẳng nên người.

Một sáng mùa Xuân, "bé Nam" gọi Má, gọi Ba, chỉ bông hoa mầu vàng mầu đỏ đung đưa bên vườn hàng xóm, kêu lên "hoa tu-líp". Bà già người Mỹ đứng trên thềm, giơ tay vẫy vẫy. Mai đã nói "Thank you", ngọt ngào, mạnh dạn, tay chỉ trỏ, diễn tả được những gì muốn nói. Bà Jenny hiểu chút ít về "chiến tranh Việt Nam" qua tivi, sách báo hồi bà còn dạy học. Bà đã thấy "Boat people", những thuyền nhân tị nạn, nhưng lần đầu bà thấy một gia đình người Việt đến vùng này, lại là hàng xóm nên bà có cảm tình. Đây là ứng nghiệm "Ở hiền gặp lành" hay là sự may mắn cho gia đình tôi? Nói thế nào thì cũng đúng vì vài nơi trên đất Mỹ vẫn còn kỳ thị chủng tộc.

Thời gian trôi đi nhưng hai tiếng "lần đầu" lặp lại: lần đầu ra nhà Bank, lần đầu tới Post Office. Có những lần đầu chưa biết, nhưng có hai lần đầu quan trọng: "bé Nam"đi học, chúng tôi xin được việc làm. Bà Jenny cùng chúng tôi đưa "cháu" tới trường, bà cho chiếc mũ baseball và đôi giầy sneaker trắng muốt, khen "Cháu cute." Vợ chồng nhìn nhau, không hiểu, lát nữa về tra tự điển. "Từ nay chúng mình có Má, bé Nam có Bà...!" Mai thốt lên khi chúng tôi đồng lòng nhận "Má Nuôi". Bà Jenny thành "Má Jen". Chuyện xảy ra vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), 17 năm về trước. Sống một mình trong căn nhà rộng rãi, bà Jenny vốn là cô giáo nên rất yêu trẻ. Bà mời "cả nhà" sang ăn turkey. Bé Nam lên bảy, đi học, hiểu nhiều về Thanksgiving hơn Má và Ba. Ăn uống vui vẻ, vợ chồng tôi nói chuyện với bà, có lúc ngồi im lặng hơi lâu vì vốn tiếng Anh ít ỏi. Bỗng bé Nam kêu "Má...!", bà Jenny toan đứng dậy thì Mai buột miệng nói: "Má... let me do it!". Nghe tiếng "Má" lỡ lời của Mai, tiếng Việt, vừa lạ, vừa thích, bà bâng khuâng giây lát. Mai kể chuyện xưa, miền Đà Nẵng cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại... Tôi góp phần thông dịch, bớt thêm: Người Việt Nam coi việc chăm sóc cha mẹ già là bổn phận, dù chịu nhiều cơ cực cũng cố gắng đền ơn sinh thành, dưỡng dục. Bà suy nghĩ mấy ngày, bỏ dự định chuyển về Florida, tỏ ý muốn nhận gia đình tôi làm Con, làm Cháu.

Chúng tôi dọn nhà sang ở chung với "Má Jen", điều này ít thấy trong các gia đình người Mỹ có con trưởng thành. Các con nhờ Má, nói được tiếng Anh. Cháu quấn quít bên Bà, xem chú chuột Mickey. Mùa đông buốt giá nhưng trong nhà nồng ấm tình người. Má vui tươi hơn trước, thích ăn bánh xèo và phở Việt Nam.

Mai vẫn cặm cụi hàng ngày, làm những chiếc ví tay của phụ nữ. Mấy người bạn Việt Nam đặt cho Mai biệt danh "Bà đầm hãng bóp" vì "giỏi việc, lại biết tiếng Anh," nhiệt tình giúp đỡ bà con. Cũng như Má Jen, Mai không thích xa hoa, theo Má vào tiệm sách trong Mall nhiều hơn vào tiệm bán phấn son, make up. Việc từ thiện đã thành sở thích, Mai gửi 200 đôla, mỗi lần, giúp đồng bào bão lụt miền Trung, miền Bắc, vì lương tâm, đạo lý. Kẻ cầm quyền ăn chặn của dân, như đám cướp, có bao giờ được mãn kiếp yên thân. Đức Phật từ bi dạy Mai lòng độ lượng. Tôi làm technician, ngành điện tử. Nhớ khi xưa, học sửa radio bị nghi làm gián điệp. Bộ công an Hà nội lấy công nông lãnh đạo, coi "điện tử" là CIA. Mười bẩy năm trong ngành điện tử, nay chắc tôi thành CIA ngoại hạng!

Bây giờ, ngồi trước máy computer, nối vào mạng Net, đọc Website tiếng Anh, tiếng Việt, tin tức thế giới bằng email, việc hãng, việc nhà, công tư hòa vào nhau từng ngày làm việc, tôi đã có cuộc sống an hòa, hạnh phúc, một gia đình thật sự yêu thương. "Ngày mai, chúng mình đi New York thăm con". Mai nắm tay tôi, hân hoan về ngày mai. Ngày mai là tương lai của bé Nam ngày trước, giờ là một thanh niên cao 6 feet, đầy nghị lực bước vào đời. Xong đại học, Nam Nguyen trở thành chuyên viên tài chánh, làm việc trong văn phòng, tầng thứ 32 của một nhà "chọc trời" New York. Ngày con ra trường là ngày vui trọn vẹn, ngày con nhận việc mới là niềm sung sướng của Má, của Ba, của Gia Đình tị nạn, mong ước từng ngày cho Con thành Người.

Lâu lắm rồi, tôi mới có một đêm không ngủ để nhìn lại đời mình. Tháng chín, trời sang Thu se lạnh vùng đông bắc nước Mỹ. Tôi đã sống nơi đây 18 năm tị nạn, không thất vọng mà tin tưởng vào tương lai. Người cộng sản muốn làm hung thần cai quản địa cầu, dựng lên Địa Ngục. Dựng được vài phần thì sụp đổ, sót lại từng mảnh vỡ điêu tàn. Hung thần đã chết. Thoát kiếp lưu đày làm người tự do, tôi kính cẩn tri ân người phá ngục: người lính Cộng Hòa, giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ, chính nghĩa Quốc Gia. Việt Nam, từ tinh thần đến lãnh thổ. Người lính chiến Cộng Hòa hiên ngang đi làm Lịch Sử. Không có Anh, tôi đã không có niềm tin để sống sót, đã thành nấm mộ hoang trên rừng xơ xác. 21 năm kiên cường giữ vững miền Nam, Anh đối mặt hung thần, cứu sống thêm hàng triệu người vô tội. Người lính của miền Nam tự do tử trận. Anh để lại người Vợ hiền, cuốc đất trồng khoai, chúng vẫn không tha, chà đạp nhân phẩm. Tôi lê bước chân vô định, gặp Mai làm Bạn Đường, nhìn mắt con thơ thấy hình người lính chiến. Anh đã để lại Con Thơ cho tôi được làm "Ba", mang tròn trách nhiệm. Con đã trưởng thành, mai này sẽ góp phần xây dựng lại Quê Hương. Tôi muốn níu lại thời gian để được thương vợ, thương con nhiều hơn nữa.

Đã quá nửa đêm về sáng. Nhìn Mai ngon giấc ngủ thần tiên như "bé Nam" ngày đầu tới Mỹ, tôi ngồi im lặng bên bàn viết, đợi chờ sớm mai để được nhìn bình minh bừng sáng Phương Đông, được nhìn Mai thức dậy, mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi. Tôi đang sống và đang viết Bài Tình Ca của Một Người Tị Nạn.

NGUYỄN VĂN LUẬN


__._,_.___


Posted by: Hank Music 

Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày 26/03/2020

BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN.

$
0
0

( một câu chuyện , lời kể bình dị , nhân vật toàn người có tâm .) 


----- Forwarded Message -----

From: kim luan Nguyen n>

To: Yahoo! Australia <>

Cc: Tran Quang Dieu <>

Sent: Saturday, March 21, 2020, 02:54:54 PM CDT

Subject: [VN-TD] BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN


 

BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN.

Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do. Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc: "...sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường... hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây ...!" Tôi đứng đó chơi vơi định hướng, đăm đăm nhìn cờ vàng bên kia bờ sông lịch sử, uống từng lời ca trong cơn đói khát, rồi bừng tỉnh, lao lên phía trước. Từ đâu đó, mấy cái nón cối xông ra. Tôi bị trói hai tay bằng sợi thừng oan nghiệt, theo nón cối về lại địa ngục trần gian.

Mười chín tuổi, lao tù đầy đọa, tôi đã mất mẹ, mất cha, bị qui là tư sản, xa vắng họ hàng vì chia rẽ giai cấp. Tôi mất Hà nội là nơi tôi sinh ra làm người Việt Nam. Không có tang cha khi cha gục xuống, không có tang mẹ khi mẹ xuôi tay, không hy vọng có đám cưới đời mình. Bạo quyền cộng sản Việt Nam bắn giết hàng trăm ngàn người bị qui là địa chủ. Nhiều trăm ngàn người bị tập trung lên rừng, để lại vợ con không nhà không đất. Thời gian làm ngưng nước mắt, oán than cũng vô ích, chỉ còn tiếng kêu vang vọng khắp miền: "Chúng tôi muốn sống!"

Hai mươi lăm năm sau (1981) tôi vượt biển, thoát tới Hong Kong. Bốn mươi bốn năm từ lúc chào đời, tôi thành người tị nạn cộng sản. Ngày tiếp kiến phái đoàn Mỹ xin đi định cư, một ông Mỹ dáng nghiêm trang, nghe tôi trả lời, đột nhiên hỏi "Anh có biết nói tiếng Pháp?". Tôi nhìn ông, giọng run run: "L'exilé partout est seul!" (Kẻ lưu đày nơi đâu cũng cô độc). Ông gật đầu, hiểu cả tiếng Tây, hiểu lòng tôi đau xót. Xưa tôi học trường Albert Sarraut, Hà Nội.

Đứng bên rào kẽm gai, sau dãy nhà tôn của trại tị nạn Hong Kong, một mình, suy tư thân phận. Tôi sẽ đến nơi xứ lạ là nước Mỹ xa xôi, tìm quê hương mới, chỉ trở về khi đất nước Việt Nam tự do, không còn cộng sản. Đứa bé chừng 5, 6 tuổi, tung trái banh, toan bắt thì trượt chân trên sân trại. Tôi đã kịp giang tay đỡ cháu khỏi ngã thì người đàn bà chạy tới, đứng im, lặng lẽ nhìn tôi. Tiếng trẻ thơ kêu "Má", tôi nhìn nàng... Sự thầm lặng và ánh mắt trao nhau là chân tình của người tị nạn Việt Nam nhẫn nhục, khổ đau, nói được nhiều hơn lời nói. Rồi những ngày sau đó, tâm sự, nỗi niềm, tôi đã cùng Mai kết thành bạn đường và bạn đời, đi Mỹ định cư.

Chồng Mai là người lính Cộng Hòa hiên ngang dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, quyết bảo vệ quê hương. Anh tử trận, mang thân đền nợ nước, để lại con thơ. Mai trở thành góa phụ, miền quê Đà Nẵng, cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại. Sau năm 1975, mất nước. Mẹ già khuất núi, con chậm lớn vì cháo loãng, bo bo thay cho sữa mẹ và cơm. Một đêm mưa bão, Mai bị tên Việt cộng trưởng công an xã cưỡng hiếp, du kích xã canh gác quanh nhà. Mai phải sống vì con mới lên ba, mất cha còn mẹ. Người dân Đà Nẵng ra đi, đã mang theo vợ con người lính chiến tới Hong Kong năm 1981. Đứa con lên sáu không biết tiếng gọi "Ba"!

Tôi mang nặng tủi nhục, đọa đày triền miên từ đất Bắc đi tìm tự do. Mai gánh những thương đau, mất mát, cơ cực của miền Nam, bồng con đi tị nạn. Lấy dĩ vãng chia xẻ cùng nhau, chúng tôi sắp xếp lại hành trang cho bớt gánh đoạn trường, đi Mỹ. Con đã có Má, có Ba. Má bồng con, Ba xách túi. Con có đồ chơi, cầm chiếc máy bay vẫy chào các chú, hai người lính chiến Quảng Nam đưa tiễn. Tôi nhìn con tự nhủ: "Ba sẽ dạy con tiếng "Cha", chỉ cho con hình người lính Cộng Hòa, ở bất cứ nơi đâu đều là Cha con đó!". Mai đã nhất định không đi kinh tế mới. Tôi đã trốn công trường, vào tù chịu đựng, bây giờ dù bỏ lại quê hương nhưng còn Tổ quốc Việt Nam. Bốn ngàn năm lịch sử, thăng trầm, người dân nước Việt sẽ không trở thành Cộng sản.

Quê hương mới của chúng tôi là vùng đông bắc nước Mỹ. Căn apartment hai phòng, hai chiếc giường nệm, một chiếc bàn con, đã cho tôi ấn tượng đẹp những ngày đầu tới Mỹ. Lúc tôi khôn lớn, không có chiếc giường làm nơi cư trú, vì đã thành vô sản. Rồi tôi hiểu, vô sản cũng vẫn còn giai cấp. Phải lên rừng, một miếng nylon bọc vài manh vải gọi là quần áo, thì mới thành "người vô sản chân chính"! Nhìn con ngon giấc ngủ thần tiên, vợ chồng tôi thao thức, không phải lo âu mà thì thầm những dự định tương lai. 18 tháng welfare trợ cấp, đủ thời gian cho mình đi học tiếng Anh. Đọc dòng thư hội M&RS nhắc trả nửa tiền nợ vé máy bay sang Mỹ "Xin bạn trả dần 12 tháng, giúp cho người sau bạn định cư", theo ý Mai, ý nghĩ nhân hậu của người đàn bà làm mẹ, "mình trả ngay từ tháng thứ hai". Việc đơn giản là tại sao người ta không khấu trừ vào trợ cấp, lại đòi riêng. Mai chỉ nhẹ nhàng "nợ thì mình trả, ở hiền sẽ gặp lành", nhưng tôi lại suy nghĩ mung lung. Đây là bước đầu thử thách, cái thước đo lòng người tị nạn. 72 đô tiền nợ một tháng, có thể không trả và quên đi. Một lần để lòng vẩn đục sẽ trở thành bất lương. Cha mẹ bất lương con cái sẽ chẳng nên người.

Một sáng mùa Xuân, "bé Nam" gọi Má, gọi Ba, chỉ bông hoa mầu vàng mầu đỏ đung đưa bên vườn hàng xóm, kêu lên "hoa tu-líp". Bà già người Mỹ đứng trên thềm, giơ tay vẫy vẫy. Mai đã nói "Thank you", ngọt ngào, mạnh dạn, tay chỉ trỏ, diễn tả được những gì muốn nói. Bà Jenny hiểu chút ít về "chiến tranh Việt Nam" qua tivi, sách báo hồi bà còn dạy học. Bà đã thấy "Boat people", những thuyền nhân tị nạn, nhưng lần đầu bà thấy một gia đình người Việt đến vùng này, lại là hàng xóm nên bà có cảm tình. Đây là ứng nghiệm "Ở hiền gặp lành" hay là sự may mắn cho gia đình tôi? Nói thế nào thì cũng đúng vì vài nơi trên đất Mỹ vẫn còn kỳ thị chủng tộc.

Thời gian trôi đi nhưng hai tiếng "lần đầu" lặp lại: lần đầu ra nhà Bank, lần đầu tới Post Office. Có những lần đầu chưa biết, nhưng có hai lần đầu quan trọng: "bé Nam"đi học, chúng tôi xin được việc làm. Bà Jenny cùng chúng tôi đưa "cháu" tới trường, bà cho chiếc mũ baseball và đôi giầy sneaker trắng muốt, khen "Cháu cute." Vợ chồng nhìn nhau, không hiểu, lát nữa về tra tự điển. "Từ nay chúng mình có Má, bé Nam có Bà...!" Mai thốt lên khi chúng tôi đồng lòng nhận "Má Nuôi". Bà Jenny thành "Má Jen". Chuyện xảy ra vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), 17 năm về trước. Sống một mình trong căn nhà rộng rãi, bà Jenny vốn là cô giáo nên rất yêu trẻ. Bà mời "cả nhà" sang ăn turkey. Bé Nam lên bảy, đi học, hiểu nhiều về Thanksgiving hơn Má và Ba. Ăn uống vui vẻ, vợ chồng tôi nói chuyện với bà, có lúc ngồi im lặng hơi lâu vì vốn tiếng Anh ít ỏi. Bỗng bé Nam kêu "Má...!", bà Jenny toan đứng dậy thì Mai buột miệng nói: "Má... let me do it!". Nghe tiếng "Má" lỡ lời của Mai, tiếng Việt, vừa lạ, vừa thích, bà bâng khuâng giây lát. Mai kể chuyện xưa, miền Đà Nẵng cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại... Tôi góp phần thông dịch, bớt thêm: Người Việt Nam coi việc chăm sóc cha mẹ già là bổn phận, dù chịu nhiều cơ cực cũng cố gắng đền ơn sinh thành, dưỡng dục. Bà suy nghĩ mấy ngày, bỏ dự định chuyển về Florida, tỏ ý muốn nhận gia đình tôi làm Con, làm Cháu.

Chúng tôi dọn nhà sang ở chung với "Má Jen", điều này ít thấy trong các gia đình người Mỹ có con trưởng thành. Các con nhờ Má, nói được tiếng Anh. Cháu quấn quít bên Bà, xem chú chuột Mickey. Mùa đông buốt giá nhưng trong nhà nồng ấm tình người. Má vui tươi hơn trước, thích ăn bánh xèo và phở Việt Nam.

Mai vẫn cặm cụi hàng ngày, làm những chiếc ví tay của phụ nữ. Mấy người bạn Việt Nam đặt cho Mai biệt danh "Bà đầm hãng bóp" vì "giỏi việc, lại biết tiếng Anh," nhiệt tình giúp đỡ bà con. Cũng như Má Jen, Mai không thích xa hoa, theo Má vào tiệm sách trong Mall nhiều hơn vào tiệm bán phấn son, make up. Việc từ thiện đã thành sở thích, Mai gửi 200 đôla, mỗi lần, giúp đồng bào bão lụt miền Trung, miền Bắc, vì lương tâm, đạo lý. Kẻ cầm quyền ăn chặn của dân, như đám cướp, có bao giờ được mãn kiếp yên thân. Đức Phật từ bi dạy Mai lòng độ lượng. Tôi làm technician, ngành điện tử. Nhớ khi xưa, học sửa radio bị nghi làm gián điệp. Bộ công an Hà nội lấy công nông lãnh đạo, coi "điện tử" là CIA. Mười bẩy năm trong ngành điện tử, nay chắc tôi thành CIA ngoại hạng!

Bây giờ, ngồi trước máy computer, nối vào mạng Net, đọc Website tiếng Anh, tiếng Việt, tin tức thế giới bằng email, việc hãng, việc nhà, công tư hòa vào nhau từng ngày làm việc, tôi đã có cuộc sống an hòa, hạnh phúc, một gia đình thật sự yêu thương. "Ngày mai, chúng mình đi New York thăm con". Mai nắm tay tôi, hân hoan về ngày mai. Ngày mai là tương lai của bé Nam ngày trước, giờ là một thanh niên cao 6 feet, đầy nghị lực bước vào đời. Xong đại học, Nam Nguyen trở thành chuyên viên tài chánh, làm việc trong văn phòng, tầng thứ 32 của một nhà "chọc trời" New York. Ngày con ra trường là ngày vui trọn vẹn, ngày con nhận việc mới là niềm sung sướng của Má, của Ba, của Gia Đình tị nạn, mong ước từng ngày cho Con thành Người.

Lâu lắm rồi, tôi mới có một đêm không ngủ để nhìn lại đời mình. Tháng chín, trời sang Thu se lạnh vùng đông bắc nước Mỹ. Tôi đã sống nơi đây 18 năm tị nạn, không thất vọng mà tin tưởng vào tương lai. Người cộng sản muốn làm hung thần cai quản địa cầu, dựng lên Địa Ngục. Dựng được vài phần thì sụp đổ, sót lại từng mảnh vỡ điêu tàn. Hung thần đã chết. Thoát kiếp lưu đày làm người tự do, tôi kính cẩn tri ân người phá ngục: người lính Cộng Hòa, giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ, chính nghĩa Quốc Gia. Việt Nam, từ tinh thần đến lãnh thổ. Người lính chiến Cộng Hòa hiên ngang đi làm Lịch Sử. Không có Anh, tôi đã không có niềm tin để sống sót, đã thành nấm mộ hoang trên rừng xơ xác. 21 năm kiên cường giữ vững miền Nam, Anh đối mặt hung thần, cứu sống thêm hàng triệu người vô tội. Người lính của miền Nam tự do tử trận. Anh để lại người Vợ hiền, cuốc đất trồng khoai, chúng vẫn không tha, chà đạp nhân phẩm. Tôi lê bước chân vô định, gặp Mai làm Bạn Đường, nhìn mắt con thơ thấy hình người lính chiến. Anh đã để lại Con Thơ cho tôi được làm "Ba", mang tròn trách nhiệm. Con đã trưởng thành, mai này sẽ góp phần xây dựng lại Quê Hương. Tôi muốn níu lại thời gian để được thương vợ, thương con nhiều hơn nữa.

Đã quá nửa đêm về sáng. Nhìn Mai ngon giấc ngủ thần tiên như "bé Nam" ngày đầu tới Mỹ, tôi ngồi im lặng bên bàn viết, đợi chờ sớm mai để được nhìn bình minh bừng sáng Phương Đông, được nhìn Mai thức dậy, mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi. Tôi đang sống và đang viết Bài Tình Ca của Một Người Tị Nạn.

NGUYỄN VĂN LUẬN


__._,_.___


Posted by: Hank Music 

Bài Viết Của Con út Cố ĐT Nguyễn Đình Bảo

$
0
0
 

Chân dung Người   Anh Hùng ca Chúng ta.



Subject: Bài Viết Của Con út Cố ĐT Nguyễn Đình Bảo


Đại Tá Nguyễn Đình Bảo

Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi

(Bài Viết Của Con út Cố ĐT Nguyễn Đình Bảo)

Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày


Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi


Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Đôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.


Tôi cũng không biết tại sao tôi và người đó chỉ gặp gỡ và tiếp xúc trong có vài chục ngày, chính xác là từ ngày 06/01/1972 đến ngày 25/03/1972, mà tôi lại luôn luôn thương mến, cảm phục, tự hào và luôn lấy người làm tấm gương soi để tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ là do cuộc sống của người quá vĩ đại và tôi đã được thừa hưởng một phần của nó. Mặc dù khi ra đi người đã không thực hiện được một lời hứa với mẹ tôi mà cho tới bây giờ tôi vẫn hỏi : “Tại sao?”


Charlie, tên nghe quá lạ!


“Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ...Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt… Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972- Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện.


Nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum. Charlie, "Cải Cách," hay "C,"đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên.” (Trích trong "Mùa hè đỏ lửa" của Phan Nhật Nam)


chụp với Đ/U Dù Đoàn Phương Hải ̣̣(trái)

Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Đình Bảo nằm lại với Charlie. (Trích lời giới thiệu trong CD Chiến tranh và hòa bình của Nhật Trường Trần Thiện Thanh)


Cho đến bây giờ cũng ít người biết rằng tôi chính là “đứa bé thơ” với “tấm khăn sô bơ vơ ” trong bài hát “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và tôi lớn lên cùng với ký ức về một người Cha hào hùng như vậy.


Tôi không thần tượng Cha tôi từ một bài hát viết về người, cũng không thần tượng từ một hai trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp của người, mà tôi thần tượng Cha mình từ chính cuộc đời của Người. Trải qua biết bao thăng trầm đời binh nghiệp và cuối cùng người đã được giao làm tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn “Song kiếm trấn ải” (biệt danh của tiểu đoàn 11 nhảy dù), một trong những tiểu đoàn được xem là thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Cha tôi là một người khát máu hung tàn, mà ngược lại hoàn toàn, mọi người đều nhớ về hình ảnh Cha tôi như là một võ sĩ đạo đúng nghĩa : giỏi võ, dũng cảm và cao thượng. Thời bấy giờ có mấy ai dám đánh một sĩ quan của Mỹ, vậy mà Cha tôi đã làm điều đó khi người sĩ quan đó dám làm nhục một người lính Việt Nam (chuyện này tôi được nghe bác ruột tôi kể lại). Có tiểu đoàn nào trong quân đội mà luôn gọi Tiểu đoàn trưởng bằng tên thân mật “Anh Năm”?, nhất là trong binh chủng Nhảy dù, việc phân chia cấp bậc luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Vậy mà trong tiểu đoàn 11 Nhảy dù, tất cả mọi người từ lính đến sĩ quan chẳng ai gọi Cha tôi là Trung tá cả, mà luôn gọi là Anh Năm, và “Anh Năm” thường hay nói với mọi người trong tiểu đoàn rằng : “Tụi mày thì chẳng biết mẹ gì, nhưng tất cả tụi mày tao đều coi là em tao hết”


“Anh Năm,


Ngoài đời Anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật "giang hồ" với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, Anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, Anh chia xẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp. Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!? Tôi về lại vườn Tao Ðàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy mầu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của Anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng.


Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Xiết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết Anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa Anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:


"- Thuốc lá Ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao Ông Trời bắt đi sớm như vậy!? " (Trích trong "Máu lửa Charlie" của Đoàn Phương Hải)


Cha tôi đã sống như thế nào mà những người ít ỏi còn sống sót trở về sau trận chiến tại đồi Charlie đều nói là họ thật hối tiếc khi không được nằm xuống cùng Cha tôi ở đó.


“Tô Phạm Liệu cảm thấy lẻ loi ở cái đại hội y sĩ có nhiều những người “mặc quần mới áo đẹp” và “ăn to nói lớn”, thích “nhảy đầm” và “xếp hàng để lên hát”... Trong cơn say, anh nói là phải chi trước kia, mười mấy năm trước kia, anh được “ở lại Charlie” với Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, với các bạn nhảy dù thì “sướng hơn nhiều.” (Trích trong "Tô Phạm Liệu : người trở lại Charlie" của Phạm Anh Dũng)


Viên sĩ quan cố vấn Mỹ Duffy cho tới tận bây giờ vẫn còn luôn mang trong người những hoài niệm về Cha tôi và trận chiến tại Charlie. Mỗi lần tham gia các cuộc gặp gỡ của hội cựu chiến binh Việt Nam (trong đó có một số hiện đang là tướng lãnh cao cấp trong quân đội Mỹ) ông ta đều hỏi mọi người “Tụi mày có từng tham gia trận Charlie không, tụi mày có ai từng chiến đấu cạnh Colonel Bao (Trung tá Bảo) chưa? Thế thì tụi mày còn xoàng lắm. Và hàng năm cứ mỗi lần sinh nhật của mình, ông ta đều đặt một ổ bánh kem làm hình một ngọn đồi và ghi chữ Charlie lên đó. (Chuyện này do Chú Đoàn Phương Hải khi về Việt Nam năm 2011 thuật lại cho tôi nghe)


Cha tôi đã sống như thế nào để một người Mỹ phải luôn khắc trong tâm khảm những hoài niệm như vậy?


Tôi chỉ có thể kết luận một câu : “Cuộc đời của Cha thật vĩ đại”


Ngày hôm nay khi viết về Cha, tôi không biết viết gì hơn, chỉ xin dâng về hương hồn Cha một vài câu thơ nói về khí phách của Người và nơi mà Cha đã gửi lại thân xác của Người vĩnh viễn cho núi rừng Charlie. Ở đây tôi xin dùng từ "Cởi áo trần gian" vì tôi tin rằng Cha vẫn đang khoác một chiếc áo khác và vẫn đang nhìn tôi từ một nơi rất xa…


Lặng lẽ ngàn năm chẳng danh xưng

Bỗng chốc một hôm hóa lẫy lừng

Charlie gầm thét trong lửa đạn

Gọi mãi tên người nước mắt rưng


Trai thời nỗi chết tựa trên lưng

Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng

Charlie vẫy gọi người ở lại

Cởi áo trần gian tặng núi rừng

(Kính dâng tặng hương hồn Cha)


Sinh nhật mẹ tôi ngày 11/04. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25/03 Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật của mẹ. Đến ngày sinh nhật mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ… Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 12/04 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...


Nguyễn Bảo Tuấn


See the source image



Andy Van


See the source image


MẸ


Cách đây 48 năm, ngày 11-04-1972 Mẹ bước qua sinh nhật tuổi 32 một cách lặng lẽ, trong lòng đầy hồi hộp, lo âu khi tin tức về từ vùng 2 chiến thuật chuyển về cho biết tình hình chiến sự đang ngày càng ác liệt. Rồi ngay hôm sau tin dữ đã bay về khi chú An điện thoại báo “Anh Bảo bị rồi chị ạ”, trời đất như sụp đổ dưới chân, Mẹ chỉ còn biết ôm mặt khóc…

Cho đến bây giờ, nhìn lại một chặng đường rất dài đã qua, tụi con cám ơn và cảm phục Mẹ vô cùng, chính nhờ có Mẹ mà tụi con mới có được ngày hôm nay. Khi Bố ra đi, Mẹ mới 32 tuổi và vẫn đang tuổi sắc nước hương trời, vẫn đang là một trong những người đẹp của hàng không Việt Nam, có rất nhiều người đã tìm đến ngỏ lời nhưng Mẹ đều từ chối, Mẹ luôn dành một tình yêu bất tận cho Bố. Rồi biến cố 75 ập đến, gia đình vốn đã khó lại càng thêm khó, một mình Mẹ vất vả làm đủ nghề để nuôi 6 miệng ăn, ban ngày thì làm bánh làm trái để bán, tối thì lo đan áo cho người đi xuất cảnh, nhiều đêm Mẹ thức đan áo đến ba bốn giờ sáng dưới ánh đèn dầu, bao nhiêu cơ cực không thể nào kể xiết. Có lẽ những vất vả mà Mẹ phải gánh chịu được vơi đi phần nào khi anh Tường và chị Tú luôn đạt được những thành tích xuất sắc trên con đường học vấn, anh Tường đậu vào trường Y với thứ hạng rất cao khi mới 17 tuổi và tốt nghiệp ra trường với vị trí thủ khoa, dù là trong suốt 6 năm học Y, ngày nào 5 giờ sáng anh Tường cũng phải dậy sớm lên Gò Vấp lấy bánh đậu xanh về đi bỏ mối để kiếm tiền phụ Mẹ. Ngày anh Tường được học bổng đi Pháp để học tiếp, Mẹ mừng không nói nên lời. Ngày chị Tú được tuyển vào làm ở lãnh sự quán Anh quốc sau khi vượt qua mấy trăm hồ sơ dự tuyển, Mẹ cũng mừng không nói nên lời, và dường như đó là phần quà ông Trời muốn bù đắp lại cho những hy sinh không mệt mỏi của Mẹ. Trong cuộc sống Mẹ luôn dạy tụi con phải sống sao cho xứng đáng. Con còn nhớ ngày anh Tường ở Pháp về và mở phòng mạch riêng, Mẹ qua dự khai trương xong về không nói lời nào, ngày hôm sau anh Tường về thăm, Mẹ bắt anh Tường ra trước bàn thờ Bố và nói rằng: “Tường à, Mẹ thấy con mở được phòng mạch riêng Mẹ rất mừng, nhưng Mẹ không hài lòng khi thấy con đặt bàn thờ Thần tài ngay trước phòng mạch như vậy, Mẹ muốn cho con học Y là để con làm việc cứu người chứ không phải với mục đích kiếm tiền”, và ba anh em tụi con đã được trưởng thành từ những điều giáo dưỡng như vậy. Từ đó đến nay anh Tường năm nào cũng tham gia chương trình mổ từ thiện “Vì nụ cười” cho các trẻ em không may mắn trên khắp cả nước, còn chị Tú thì cho tới bây giờ vẫn duy trì các lớp dạy tiếng Anh miễn phí tại nhà. Đó là những gì Mẹ đã dạy và muốn tụi con hướng tới.

Đã rất nhiều người nói với con rằng người ta ca ngợi Ông Bảo một thì Bà Bảo phải xứng đáng hơn thế gấp nhiều lần, chính nhờ công lao của Bà đã thủ tiết thờ chồng và nuôi dạy các con nên người đã giữ cho cho danh tiếng của Ông luôn sáng mãi, so với những quả phụ ngày xưa được vua ban “Tiết hạnh khả phong” thì nào có kém gì. Mỗi lần con nghe người ta nói như vậy thì con đều khóc và thầm cám ơn ông Trời vì đã cho con là con của Mẹ. Hôm nay mừng sinh nhật thứ 80 của Mẹ, tự nhiên trong con vang vọng lên câu hát : “Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ….”


Sài Gòn, 11-04-2020 Nguyen bao Tuan



__._,_.___


Posted by: DNGeorgeNguyen 

Bản viết tay của TT Trần Văn Hương minh oan cho TT Nguyễn Văn Thiệu

$
0
0

Tiếp theo bài post của anh Hùng Thế 


TQĐ chuyễn tiếp vô các diển đàn mà TQĐ là thành viên 


Kính chuyễn

TQĐ 



On Tuesday, April 28, 2020, 05:34:16 p.m. EDT, HungThe <> wrote:





Bản viết tay của TT Trần Văn Hương minh oan cho TT Nguyễn Văn Thiệu


Đêm nay 45 năm về trước, một cựu Tổng thống rời khỏi quê hương và không bao giờ trở lại..

Buổi sáng ngày 25/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương viết một Giấy Công vụ để cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Việt Nam Cộng Hòa đến Đài Loan chia buồn việc Tổng thống Tưởng Giới Thạch từ trần.
Đây là văn bản hợp thức hóa cho chuyến lưu vong của cựu Tổng thống khi không thể ở lại Dinh Độc Lập, không thể ở lại đất nước được nữa.
Buổi chiều, cựu Tổng thống tự tay viết một văn bản đề nghị với Tổng thống Hương cho phép một số người là Sĩ quan phục vụ Ông trong Dinh Độc Lập được đi theo hộ tống gồm có:

- Đại tá Võ Văn Cầm - Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống.
- Đại tá Nguyễn Văn Đức - Chánh Tùy viên.
- Đại tá Nhan Văn Thiệt - Chỉ Huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Vùng IV, nguyên Trưởng Khối An ninh Phủ Tổng thống, sau đổi danh xưng là Khối Cận vệ.
- Đại tá Trần Thanh Điền - Trưởng Khối Cận vệ.
- Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu - Sĩ quan Tùy viên.
- Bác sĩ Thiếu tá Hồ Vương Minh.
- Đại úy Nguyễn Phú Hải - Cận vệ (giờ chót không có mặt).
- Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt).

Thể theo sự đề nghị của cựu Thủ tướng, cựu Tổng thống cũng kèm theo danh sách những Sĩ quan phụ tá của cựu Thủ tướng cần đi theo như sau:

- Trung tá Đặng Văn Châu.
- Thiếu tá Đinh Sơn Thông
- Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận - Phụ trách An ninh Dinh Thủ tướng.
- Ông Đặng Vũ (giờ chót không có mặt).

Đúng 20g tối 25/4/1975, cựu Tổng thống và tùy tùng ra khỏi Dinh lên chiếc xe Mercedes sơn màu xanh dương chạy ra cổng Dinh, bắt đầu chuyến "công du" cuối cùng.

Xe chạy ra đường Thống Nhất, rẽ trái vào Pasteur sau đó theo đường Hiền Vương rồi quẹo tay mặt vào Công Lý, tiến ra Đại lộ Cách mạng 1/11 rồi chạy vào cổng chánh Bộ Tổng Tham Mưu.

Cựu Tổng thống vào tư dinh trong khuôn viên thay bộ đồ vest rồi sang nhà ông Khiêm. Ở trước sân nhà là 3 chiếc Chevrolet màu đen do bốn người Mỹ vừa chạy đến. Ông không nhìn họ mà bước thẳng vào trong nói chuyện với cựu Thủ tướng khoảng 10p rồi trở ra.
Bốn người Mỹ đó là Tướng Charles Timmes, Thomas Polgar, John Kingsley và Frank Snepp, đều thuộc CIA.

Đoàn xe di chuyển đến Phi trường Tân Sơn Nhứt trong đêm khuya, nơi có chiếc C118 bốn động cơ của Đại sứ G... Martin và cả chủ nhân đã chờ sẵn.

Phi cơ cất cánh với hai vị cựu lãnh đạo của miền Nam, Tướng C. Timmes tháp tùng, 9 Tùy viên - Cận vệ cùng Phi hành đoàn và hạ cánh xuống Phi trường Đài Bắc lúc 3g40p rạng sáng ngày 26/4/1975.

Một chuyến đi sầu thảm cuối cuộc chiến..

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời


alt



Bản viết tay của TT Trần Văn Hương minh oan cho TT Nguyễn Văn Thiệu



     

Bản viết tay của TT Trần Văn Hương minh oan cho TT Nguyễn Văn Thiệu

Bản viết tay của ông Tổng Thống Trần Văn Hương đưa ông Nguyễn Văn Thiệu sang Đài Bắc để dự tang ông Tưởng Giới Thạch.

Tài liệu sau này bị rơi vào tay Cộng Sản, họ đã giấu đi nhằm không để cho ông Thiệu giải oan vụ ông bỏ nước ra đi 30-4-1975.

Ông Thiệu sang Đài Loan dự tang và rất nóng lòng trở về chiến đấu nhưng thời điểm đó Dương Văn Minh bất ngờ đầu hàng khiến ông không quay trở lại được nữa.


alt

alt


alt

alt


alt

alt




.



--
Thank sir so much Moderator Google.
Best Regards
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Nhóm Thân Hữu" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to nhomthanhuu+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/nhomthanhuu/1082483084.1874916.1588109529683%40mail.yahoo.com.

__._,_.___


Posted by: Quang Dang Thai 

Cái chết của Ông Long (Trung Tá Cảnh Sát QG Nguyễn Văn Long)

$
0
0

    Kinh chuyển ,
xin thắp nén hương lòng trước  cái chết oai hùng của Trung Tá Cảnh Sát NGUYỄN VĂN LONG vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi SAIGON rơi vào tay giặc.

 Forwarded Message -----

From: Truc Chi >
Sent: Thursday, April 30, 2020, 04:45:16 AM PDT
Subject: [BTGVQHVN-2] Fw: Cái chết của Ông Long (Trung Tá Cảnh Sát QG Nguyễn Văn Long).. [1 Attachment] 
 Dưới chân tượng đài của Thủy quân Lục chiến, xác một người Cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói.. Người Sĩ quan Cảnh sát đeo lon Trung tá. Ông mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá Cảnh sát Long đã tự sát ở đây, Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm  Trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh.

 Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tiểu sử Trung Tá Nguyễn văn Long.
 Qua nhiều bài viết về Trung Tá Nguyễn Văn Long mà chúng tôi có dịp đọc trước đây, chúng tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó còn thiếu sót, nếu không muốn nói là chưa thỏa mãn được những gì mà chúng ta muốn biết về Trung Tá Long. Người mà chúng tôi nghĩ đến có thể bổ túc cho những thiếu sót đó không ai khác hơn là cựu Trung Tá Nguyễn An Vinh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Đà Nẳng, người đã có thời gian dài được gần gũi với Trung Tá Long, trong phạm vi Bộ Chỉ Huy Khu I, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

 Kính mời quý vị xem bài của cựu Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Nguyễn An Vinh.
 Sau chính biến 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ nền Ðệ nhất Cộng Hòa, Quốc Gia trải qua một thời kỳ hỗn lọan. Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, hoạt động ngành An ninh trật tự hoàn toàn tê liệt. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà đã thay đổi sáu Giám-Ðốc Nha Công An. Có ông chỉ tại chức 32 ngày. Hai Trưởng Ty Công An Thừa Thiên và Cảnh Sát Huế đều là cơ sở nòng cốt Cộng Sản, một vài tay chân của nhóm Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu ly khai xuống đường phá rối. An ninh trật tự hoàn toàn suy sụp.
 Ðể đối phó với tình hình rối ren của vùng I, tháng 6 năm 1966 Trung Ương quyết-định bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và ngay lập tức, ông cho chấn chỉnh lại những hoạt động của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại địa phương đầy biến động này, đồng thời bổ nhiệm Quận Trưởng Cảnh-Sát Võ Lương giữ chức Giám-Ðốc Cảnh Sát Quốc-Gia Vùng. Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương là Giám-Ðốc thứ bảy kể từ năm 1963 và là người đầu tiên giữ vững đựơc kỷ cương trật tự sau một thời gian hỗn loạn quá dài. Ðể mau chóng ổn định nhân-sự cũng như hoạt động, Ông cho lệnh di chuyển Nha CSQG từ Huế vào Ðà-Nẳng. Ông cho tất cả nhân viên dễ dàng trong một tháng để thu xếp gia-đình..

Trong vòng một tháng đó, phần đông nhân-viên đã có đủ thì giờ để ổn định việc nhà cửa và chuyện con cái học hành. Chỉ riêng Trung Tá Long, lúc ấy vừa được bổ nhiệm chức Chủ-Sự Phòng An Ninh Nội Bộ kiêm Thanh Tra, là còn loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia-đình. Hết hạn 1 tháng, Ông không thèm xoay sở nữa mà đã sáng kiến thực hiện một việc cổ kim không giống ai :
 Thấy có một khoảng đất công trống trên đường Duy Tân, giữa lòng Thành Phố Đà Nẵng, Ông dựng lên một cái chái lợp tôn, dựa lưng vào bức tường thành của một Công Sở. Ðó là nơi gia đình ông đang cư trú, không điện không nước.
 Có hai nhân viên thuộc quyền ghé thăm thấy cả nhà ban đêm thắp hai ngọn đèn dầu lù mù, họ rủ nhau hùn tiền mua đến cho ông một cái đèn Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy, nói thế nào ông cũng không chịu, bắt họ đem đi trả lại.

 Câu chuyện nhà ông Long thắp đèn dầu được nhiều người kể đi kể lại ở sở. Một hôm nhân có dịp ngồi chung xe với ông Giám Ðốc lên họp Quân Ðoàn, tôi kể Ông nghe câu chuyện về cái đèn Manchon. Ông Giám Đốc lắc đầu nói :
tính của Long là vậy, tôi biết chả từ lâu, từ hồi còn làm bên Công An Liên Bang. Ðó là một người rất tốt, thanh liêm và cương trực, đông con nhà nghèo…”. Từ lúc đó cho đến khi vào họp Ông không nói thêm lời nào. Ông lặng lẽ, dường như có điều tính toán suy nghĩ, ngó mông lung ra ngoài đường. Tuần lễ sau, tôi ghé nhà Long thăm đã thấy có điện nước. Hỏi ra thì biết trong lúc Ông Long đi làm, có 2 người tới bắt cho 2 bóng đèn và 2 lỗ cắm điện, một vòi nước. Họ không lấy tiền cũng không cho biết ai sai tới. Tôi biết ngay là do sự can thiệp kín đáo của Ông Giám đốc. Biết Ông không ra mặt tôi cũng làm thinh luôn..
 Liền sau đó, trong một phiên họp khoáng đại, ông Giám Ðốc hỏi nhỏ tôi, nhà Long có điện chưa. Tôi trả lời có rồi, có cả nước nữa. Ông gật đầu, mỉn cười nhìn về phía Long, nét mặt hiền lành khoan dung. Ông vui vì đã giúp được thuộc cấp một việc tuy nhỏ nhưng rất cấp bách cần thiết. Tính Ông quảng đại, kín đáo và chi-tiết. Nhiều khi làm ơn từ việc nhỏ đến việc lớn, không cần cho ai biết.
Dạo ấy, vì cơ sở mới dọn từ Huế vào, phòng ốc chưa đủ, Ông Giám-đốc cũng không có tư dinh phải ở tạm một phòng trong khách sạn Grand Hotel trên đường Bạch Ðằng. Trong khách sạn có sẵn Restaurant. Ông thường dùng bữa vớí nhiều viên chức khác ngành, vừa ăn vừa luận bàn công việc. Những lúc không mời ai, Ông gọi tôi tới ăn cơm chung. Nhờ có chút khả năng giao-thiệp, quen biết nhiều người và luôn sẵn những chuyện tếu vô hại, Ông thường ngồi nhiều giờ với tôi, bàn về đủ mọi thứ, phần lớn là những việc trên trời dưới đất, không dính dấp gì tới công vụ. Nhân một lúc vui vẻ, cởi mở, tôi nhắc lại chuyện Trung Tá Long và hỏi Ông lý do không cho Long biết việc Ông can thiệp bắt điện nước vào nhà. Ông cườì rồi từ từ kể. Sau đây là những gì Ông Giám đốc Võ Lương nói về Trung Tá Nguyễn Văn Long:
Tôi biết Long từ những thập niên 1940, khi Giả (tiếng thông dụng miền Trung có nghĩa là Anh ấy, Ông ấy) mới gia-nhập Ngành An ninh thời Tây. Giả nổi tiếng1à siêng năng cần mẫn, kỷ-luật và trong sạch. Lương bổng không đến nỗi tệ nhưng gia-đình đông con lại suốt đời không tơ hào những bổng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo. Cả đời ở nhà mướn. Ðúng ra, trước năm 1963 Giả cũng có một căn nhà tương đối được, ở đường Phạm Hồng Thái, Thành Phố Huế. Nhà này có từ nhiều năm trước, có thể do cha mẹ để lạị. Trước đảo chánh Ông Diệm, Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung do Phan Quang Ðông điều tra khai thác. Trong thời gian bị ngưng chức không lương tiền hàng tháng, bà vợ đã phải bán căn nhà này để đong gạo cho gia đình…
Giả sống rất chừng mực, lương thiện, không có khả năng xoay xở, lại càng không muốn xoay xở bậy bạ. Nhũng lúc gặp khó khăn thì cắn răng chịu đựng, không hề muốn nhờ vả ai. Giả rất khó chịu khi phải chịu ơn người khác. Ðiều này giải thích được tại sao tôi không trực tiếp cho biết đã nhờ người bắt điện nước cho gia đình Giả. Chuyện nhỏ không muốn Giả có mặc cảm mang ơn…
 Là viên chức kỳ cựu, phuc vụ trong ng
ành đã hơn 20 năm, Long có khá nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng cơ hội nào Giả cũng bỏ qua, có khi còn quyết liệt từ chối thẳng tay, nên đến bây giờ vẫn sống chật hẹp với đồng lương của một công chức.
 Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung năm 1962 nên sau khi Chính Phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, Long được cử ngay làm Trưởng Ban Công Tác Ðặc nhiệm điều tra tội ác và tài sản chế độ cũ cũng như của nhóm Cần Lao. Nhiều người cứ tưởng dịp này Long tha hồ ân oán giang hồ. Nhưng trái với mọi suy đoán, Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không nghe lời xúc xiểm, không thành kiến, cũng như không bới lông tìm vết. Ðể tránh mấy tay môi giới chạy chọt xin xỏ đút lót lôi thôi, Long cắm trại luôn trong sở, thật khuya mớí lạch cạch đạp xe về nhà. Dạo ấy cả gia-đình theo đạo Công Giáo, nhà thuê ngay kế bên Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Nhà Long cửa đóng then cài. Long không tiếp bất cứ ai.
Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng Ty Công an Ðặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu , Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long…”
 Kể đến đây Ông Giám Ðốc cười thành tiếng và nói đùa : “…Nếu Long chịu nhậ
n vàì ba mớ phong bì như thế thì đâu đến nỗi bây giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Nên nhớ Long đang là chức Trưởng Ty khi được lệnh di chuyển từ Quảng Trị vào Ðà-Nẵng. Một Ông Tưởng Ty mà ngày trước ngày sau phải ở bụi ở đường thì thế gian chỉ có một Nguyễn văn Long mà thôi, không có người thứ hai. Bổ nhiệm Long vào chức An Ninh Nội Bộ và Thanh Tra, tôi yên tâm nhưng cũng có nhiều anh khó chịu không vui đấy…”
 Khi tôi hỏi về Vụ Gián Ðiệp Miền Trung, Ông cho biết vụ ấy không hẳn là có thật mà chỉ do Pháp cố ý dựng chuyện lên để phá thối. Công việc của Phan Quang Ðông là huấn luyện và tung mạng lưới tình báo gián điệp ra Bắc hoạt động vùng Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi. Ðông không dính líu gì đến vấn đề nội chính và an ninh quốc nội. Ðông bị xử tử hình để bịt miệng, do áp lực từ Cộng Sản trong nhóm tranh đấu, gây rối Mìền Trung. Không có vụ gián điệp thì Ðông cũng bị giết.
 Hình như Long biết sự kiện này cho nên ngày xử bắn Phan Quang Ðông tại Sân Vận Ðộng Chi Lăng, mấy người bạn cùng vụ rủ Long đi coi, Long từ chối. Long nói:
 “…chuyện Ðông có những điều chưa minh bạch, xét xử vội vàng và có quá nhiều áp lực. Ðông đâu đáng tội chết! Vả lại oán thù nên cởi, không nên buộc… Ông Giám Ðốc kết luận :…Long khắt khe sắt thép với chính mình nhưng khoan dung nhân hậu, công bằng và rộng lượng với kẻ khác, cả với kẻ vừa mới giam giữ mình…”
>>
>> Năm 1970, tôi bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng cho Thiếu Tá Trần Hàng để ra Ðà-Nẵng. Vừa nhận việc chưa được bao lâu thì Thành Phố chịu một cơn bão lụt Sóng Thần khủng khiếp chưa từng thấy trong cả trăm năm. Mưa như trút nước. Sóng biển gầm thét dữ dội. Một phần đường trong thành phố ngập nước quá đầu gối. Giáp ranh phía Bắc Thành Phố là Bãi Thanh Bình thành một vùng nước mênh mông. Nhưng ngặt nghèo và nguy hiểm nhất là khu tạm cư Ngọc Quang. Khu này là một giải cát bồi thoai thoảỉ nằm dài giửa Bãi Thanh Bình và biển cả, không một bóng cây. Từ tầm xa nhìn tới, toàn khu hoàn toàn biến mất, chỉ còn thấy lác đác ít nóc nhà nhấp nhô theo sóng dữ. Gió rất mạnh, thổi giật từng cơn. Bộ Chỉ Huy Cành Sát Quốc Gia huy động toàn bộ lực lượng cơ hữu như Giang Ðoàn và trưng dụng thêm một số ghe thuyền tư nhân trong nỗ lực di tản dân chúng vào khu an toàn, lúc ấy là sân Trường Kỹ Thuật ở đường Cao Thắng và chung quanh 2 Thánh Ðường Họ Giáo Ngọc Quang và Giáo Xứ Thanh Ðức.
>>
>> Qua máy truyền tin, Giang Ðoàn cho tôi biết gia-đình Trung Tá Long ở vào một khu nguy hiểm nhất. Nhà có thể bị cuốn trôi ra biển bất cứ lúc nào. Cả gia-đình đã lên được đất liền nhưng Trung Tá Long đang ngồi trên một cái chõng tre, tay cầm chai rượu thuốc, nói là để ở lại giữ nhà, không chịu đi đâu hết. Tôi nghe mà lạnh người. Cũng lại cái “Ông Trời sợ” này nữa. Tôi không thể quên vụ Ông cắm dùi ở đường Duy Tân năm nào và việc Ông Giám Ðốc Võ Lương kín đáo giúp đỡ bắt điện nước cho Long.
>>
>> Tôi nhờ Giang Ðoàn ra tận nơi, đưa máy truyền tin cho tôi nói chuyện với Long. Nghe tiếng tôi, Ông nói ngay: Chào Ông Chỉ Huy Trưởng, tôi không sao đâu. Sau một hồi giải thích gần như năn nỉ, cuối cùng phải viện dẫn lý do an ninh cũng như xin Ông hợp tác để làm gương cho đồng bào. Cuối cùng Ông mới chịu vào bờ.
>>
>> Dọn dẹp bão lụt xong, dân chúng lo sửa sang những thứ đỗ nát. Tôi điện thoại cho Ông hỏi thăm nhà cửa hư hại ra sao. Ông trả lời tỉnh bơ: Nhà chỉ có mấy tấm ván, xẹp xuống rồi dựng lại lên, có chi mà hư hại. Tuần này tôi xin nghỉ mấy ngày phép và mất một mớ đinh là xong ngay.Tôi bái phục cái thái độ bình tâm giản dị gần như bất cần của Ông, nhưng quyết định phải ra tận nơi coi cho biết. Tôi mặc thường phục cùng với mấy tay bài trừ du đãng đi Honda, luồn lách ra Ngọc Quang. Tới nhà Ông Long, tôi hết hồn.
>>
>> Căn nhà của Ông chỉ là một tác phẩm chắp nối vội vàng và lỏng lẻo gồm mọi thứ tạp nhạp không đáng gọi là vật liệu, góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhà nằm lọt vào khu vực tạm cư hỗn độn gồm các gia đình đổ về từ những vùng quê Quảng Nam mất an ninh. Giây điện và giây phơi áo quần chằng chịt. Rất mau, tôi vụt nhớ đến một bản báo cáo của Cảnh Sát Ðặc Biệt về việc Cộng Sản cài người vào dân tị nạn và vụ xe ông Trưởng Phòng Ðặc Biệt Nha tên Diệp đi mua vật liệu bên Quận Ba bị đặt Plastic chết banh xác trên gần Chợ Cồn năm nào. Thương Ông, tôi nhất định phải đưa Ông vào thành phố.
>>
>> Ngay ngày hôm sau tôi nhờ các Phường Quận tìm dùm một miếng đất cho Ông Long cất nhà. Các nơi tìm được khá nhiều nhưng tôi chọn ra 4 chỗ. Tôi lái xe đưa Ông đi xem. Cả 4 chỗ Ông không chê nhưng ngần ngại không quyết định, viện dẫn nhiều lý do nghe cũng được. Chuyện không thể chậm trễ, tôi nói ngay: hay là Ông vô ở chung với tôi. Ông cười khẩy, tưởng tôi bực mình nói lời mỉa mai. Sự thực khi nói câu đó, tôi nghĩ đến khu đất trống sau tư dinh dành cho gia đình Chỉ Huy Trưởng số 37 Nguyễn Thị Giang, ngay trung tâm thành phố, sát tường rào Trường Nam Tiểu Học, có thể mở lối đi riêng. Tôi chỉ cho Ông. Ông chịu liền nhưng còn bán tín bán nghi.. Ðể xác nhận không phải chuyện bông đùa, tôi đưa Ông tới một trại cây đường Phan đình Phùng, nói với bà chủ chọn cho Ông một số cây ván thứ tốt, hoá đơn gởi cho tôi. Tới đây Ông mới tin là chuyện thật và bắt tay tôi vui vẻ, nói lời cám ơn.
 Không chờ đợi lâu, Ông cho tháo căn nhà từ Ngọc Quang, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng căn nhà mới. Chỉ trong vòng chừng 2 tuần là xong, điện nước từ nhà tôi câu qua. Gia đình Ông Long vui vẻ đã đành, phần tôi cũng vui không ít.

 Những ngày tiếp theo, tôi chờ hoài không thấy trại gỗ đưa hóa đơn tới, hỏi ra mới biết : thấy tôi tận tâm, nể mất lòng, Ông chỉ lấy một ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được còn bao nhiêu Ông mua các thứ tạp nhạp từ một bãi phế thải ở đường Ông Ích Khiêm chở mấy xe Ba Gác về, đóng phía trong phía ngoài khá tươm tất. Một lần nữa tôi cảm phục tính lương thiện và sòng phẳng của Ông. Dọn vào nhà mới xong, ít lâu sau Ông thăng Trung Tá và được bổ nhiệm Chánh Sở Tư Pháp, tiếp tục phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Vùng. Từ đây Ông yên tâm ở bên cạnh nhà tôi và tôi cũng có cơ hội làm một chút quan sát :
 Nhà Ông rất đông con. Một vợ một chồng, sinh 12 lần, nuôi 13 đứa, có cả cặp sinh đôi sau cùng, một trai một gái. Ông còn cưu mang thêm một đứa cháu mồ côi, anh nó đi lính tận trên Pleiku, giao luôn cho Ông giữ. Chưa hết. Nhà còn có thêm một con heo con. Bà Long nói phải nuôi thêm con heo làm lợi, cho đứa cháu mồ côi thêm tiền ăn học. Chuyện nhà Ông Long nuôi heo nhiều người không tin, đòi đến coi. Làm gì giữa thành phố, ngay cạnh tư dinh Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát mà lai có người dám nuôi heo. Ai nói gì thì nói, hiểu rõ hoàn cảnh gia-đình, cùng cái lý do chân thật và tội nghiệp đối với Bà Long, tôi không phản đối. Mấy đứa con nhỏ của tôi cũng rất ưa thích con heo. Ði học về, tụi nhỏ chạy sang xem, cho heo ăn, trầm trồ khen heo sạch sẽ và mau lớn. Thấy các con ưa thích, tôi cũng vui. Bà Long lại càng vui hơn.

 Ông Long dạy con rất nghiêm nhưng không hề ồn ào to tiếng. Ông ưa nói chuyện gương trung liệt người xưa và lấy chuyện sách đèn của các con làm trọng. Ông thường dặn con : dù hoàn cảnh nào cũng ráng kiếm cho được ba mớ chữ. Câu Ông thường nhắc đi nhắc lại với các con là: Khi nào cái đầu cũng ở trên. Cái đầu phải có kiến-thức để điều khiển toàn thân làm những việc khá hơn là việc tay chân lao động.
>>
>> Những lúc rảnh rỗi nhà tôi hay sang chơi, khen mấy cháu học giỏi và thường dấm dúi cho các em chút đỉnh tiền để khi thì mua cái cặp sách, khi thì mua bộ áo quần. Ðặc biệt đứa cháu mồ côi là nhà tôi thương nhất. Ông Long có mấy con đã trưởng thành. Hai anh đi Không quân, một Thiết giáp, ba Cảnh Sát. Đứa đầu lòng tên Phụng, Sĩ Quan Biệt Ðộng Quân, tử trận. Thỉnh thoảng các cháu về phép, nhà tôi thường dặn dò phải cận thận giữ mình, đôi khi còn có chút ít tiền cho các cháu cà phê. Những cử chỉ thương yêu nhẹ nhàng kín đáo như thế chỉ có các con và Bà Long biết, Ông Long thì không. Qua tôi, nhà tôi đã hiểu tính Ông Long rất tự ái và không ưa nhờ vả ai, dù là từ những người thân.
 Trong năm năm sống cạnh nhau, Ông Long chỉ sang nhà tôi có một lần, đi chung với Ông Võ Hoàng, anh Ông Giám Ðốc Võ Lương. Lúc ấy tôi vừa cho thêm một người bạn khác, Ông Huỳnh Giáo cựu Trưởng Ty Công-An Quảng Tín làm căn nhà đằng sau , phía bên phải. Nhà Ông Long bên trái. Ông Võ Hoàng là một nhà phong thủy cho biết hai căn nhà phía sau Tư dinh là một phối trí phong thủy tuyệt hảo, che chắn hết mọi bất trắc, rủi ro, không sợ đao kiếm cùng kẻ xấu chém lén sau lưng. Ông Chỉ Huy Trưởng sẽ yên vị tại chức lâu dài. Tôi không biết nhiều về phong thủy, cũng không hẳn tin. 
Tôi chỉ muốn làm một việc tử tế khi có cơ hội để giúp cho hai người bạn mà tôi rất thương yêu và mến phục.
 Sống bên nhà tôi lâu như thế mà gia-đình Ông Long không bao giờ xin "ân huệ" cho mình cũng như cho bất cứ ai. Họ sống lặng lẽ, âm thầm gần như cam chịu. Bà Long thường nói đây là căn nhà vừa ý nhất từ trước đến nay và ao ước được ở đây mãi mãi... Niềm ao ước bình thường giản dị ấy không được bao lâu thì Ðà-Nẵng thất thủ, cuối tháng Ba 75. Tai trời ách nước đổ sập xuống, chúng tôi tan tác mỗi người một nơi.
 Tôi thoát đi được trong gang tấc, theo một tàu Mỹ vào Cam Ranh. Tại đây dùng tàu đò dân-sự vào Vũng Tàu. Khi vừa mới từ bờ ra lại biển khơi, tôi gặp Ông Long đi trên một ghe đánh cá từ Ðà-Nẵng vào. Tôi đổi tàu cùng Ông xuôi Nam. Về đến Saì-Gòn chia tay mỗi người một ngã. Tôi tìm cách cùng gia đình thoát thân lần nữa. Qua tới Guam được mấy ngày thì được tin Long tự sát. Tôi bàng hoàng xúc động, thương Ông suốt một đời lận đận và kết thúc tức tưởi thế kia. Từ đó tôi bị thúc bách và tự cho như có bổn phận phải tìm thêm tin tức của Long:
 Ở Mỹ, tôi theo dõi các báo lớn ngoại quốc có đăng trang bìa hình Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến khu tiền đình Trụ Sở Quốc Hội, sắc phục và cấp bậc Sĩ Quan Cảnh Sát ngay ngắn đàng hoàng, nhưng không có báo nào nói xác Long ai đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể vô thừa nhận đã bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.
 Nhưng không. Khoảng hơn hai tuần sau, Bà Long nhận đươc giấy báo vào nhà thương Grall nhận xác. Nguyên do là khi tuẫn tiết, trong túi áo Long có thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Ðà-Nẵng. Nhà thương cứ theo địa chỉ đó mà báo tin. Tôi nhớ là cái căn cước bọc nhựa ấy tôi đổi lại cho Long khi vừa mới dọn vào ở chung, đặc biệt có chữ ký của tôi làm kỷ niệm, không phải chữ ký của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó như những căn cước khác. Tự nhiên tôi có chút suy nghĩ sao mà cái việc nhỏ nhặt như việc đổi cái thẻ căn cước bọc nhựa năm xưa lại đưa đến một sự việc quá quan trọng như thế. Cái căn cước có chữ ký của tôi đó không phải vì nhu-cầu mà chỉ vì chút cảm tình, nhưng lại chính nhờ nó mà gia-đình nhận đươc xác của Long. Ðây có phải chỉ là một diễn tiến tình cờ hay là một tính toán cẩn thận của Long. Giả thuyết thứ hai hợp lý hơn.

 Ðà-nẵng mất mau quá, Long chưa kịp lãnh lương tháng ba nên nhà không có tiền vào Sàigon. Tội nghiệp chỉ có cô Tâm, con thứ ba vào nhận xác. Tới Sài Gòn ngày 17 tháng 5 cô Tâm cùng với một người chị thứ hai tên Ðào và người em gái tên Thuận đang làm việc ở Sai-Gòn tới nhà thương Grall. Tại dây nhân viên Bệnh Viện, như có được lệnh của Ban Giám Ðốc, đã dành mọi dễ dàng, chỉ vẽ tận tâm chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể nhẹ nhàng tử tế đến độ làm các con cảm-động và ngạc nhiên.. Ngày chôn cất có ban hậu sự Nhà Thương sắc phục và xe tang đàng hoàng, khoan thai đưa tiễn tới Nghĩa Trang. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thi hài được mai táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh-Mục đến làm phép xác. Rõ ràng là cái chết công khai và lẩm liệt của một Anh Hùng vị Quốc vong thân, ngay lập tức đã có người trân trọng. Ít năm sau gia đình cải táng. Lần này thì khăn tang trắng một vùng, đầy đủ vợ và các con, các cháu, xác được hỏa thiêu. Tro ký thác tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-Gòn, đường Kỳ Ðồng.
 Ngày mất nước 30 tháng 4 năm 75, khi biết mọi sự đã hỏng hết, nhiều Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Lính, 
Cảnh Sát và cả nhân viên Dân Chính đã tự sát tại nhiều nơi và bằng nhiều cách, cách nào cũng nói lên chí khí bất khuất không đầu hàng, không để cho thân rơi vào tay giặc. Nhưng cái chết của Trung Tá Nguyễn văn Long mới được cả thế giới biết đến mau nhất, gây xúc động mạnh nhất. Long đã chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết có mục đích tại một địa điểm không thể có nơi nào thích hợp hơn. Trước Tòa Nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ là nơi biểu tương Trái Tim đang thoi thóp của Miền Nam. Ông đã nằm xuống đó để chấm dứt nhịp đập trái tim Ông. Ông dâng hiến máu tươi và mạch sống cho Tổ Quốc. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới cùng công nhận Long đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi-tiết. Long mặc sắc phục, cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài trong túi áo. Trước lúc bắn vào đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Ðài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một phát súng dứt khoát và chính xác, Long anh dũng đền ơn nước. Ðã một thời sống gần và làm việc chung, tôi thương mến Long lúc sinh thời, kính phục Long khi đã chết và sẽ mãi mãi nhớ Long. Cái chết của Long là một cái chết bất tử !

25/03/2017.
Nguyễn An Vinh

__._,_.___


Posted by: Dan Vo 

Sài Gòn Những Ngày Cuối Tháng 4-1975 [

$
0
0
 




Sài Gòn Những Ngày Cuối Tháng 4-1975 


Sau trận Phước Long 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt.

Ngày 10/3/1975, Thị xã Ban Mê Thuột bị tấn công thất thủ sau hai ngày chống cự, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, cao nguyên Trung phần lọt vào tay cộng sản.

Ngày 8/3/1975, quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Quảng Trị, Quảng Trị mất, rồi các tỉnh miền Trung lần lượt mất theo.


Trận đánh cuối cùng Sài Gòn thất thủ | viettin.de

Bao Vây Sài Gòn

Quân Bắc Việt bị cầm chân tại Xuân Lộc hơn 10 ngày nên tẽ sang các ngã khác tiến về Sài Gòn.

Tối ngày 21/4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên Đài Truyền hình tuyên bố từ chức, Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay, phía Cộng sản tuyên bố chỉ nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh, phía miền Nam chấp nhận, Tổng thống Trần Văn Hương thu xếp từ chức.

Ngày 14/4/1975, miền Bắc ra chỉ thị mọi cánh quân phải tập trung quanh Sài Gòn vào ngày 26/04, khởi sự tấn công ngày 28/4/1975, cũng đúng ngày đó Đại Tướng Dương văn Minh tuyên bố nhậm chức Tổng Thống.

Sáng ngày 29/4/1975, Đại Tướng Dương văn Minh gởi Tối Hậu Thư buộc người Mỹ phải rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ.


Người Mỹ Di Tản

Ngay từ đầu tháng 4/1975, công dân Mỹ, những người lập gia đình với Mỹ, những người làm việc cho Mỹ và thân nhân được đưa vào Tân Sơn Nhất để rời khỏi Việt Nam.

Ngày 23/4, phát biểu tại Đại học Tulane tiểu bang Louisiana, Tổng thống Gerald Ford cho biết Bắc Việt sẽ chiến thắng và chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.

Ngày 25/4, Dân biểu Đảng Cộng Hòa tiểu bang Michigan, ông William Broomfield cho biết phía Hoa Kỳ đã có một thỏa thuận ngầm, Bắc Việt sẽ không tấn công Sài Gòn trước ngày thứ hai 28/4/1975 để Mỹ có đủ thời gian di tản khỏi Việt Nam, Ngoại trưởng Kissinger phủ nhận nguồn tin.

Khoảng 6 giờ chiều ngày 28/04/1975, Bắc Việt sử dụng 5 phi cơ A37 từ phi trường Phan Rang tấn công Tân Sơn Nhất và đêm hôm đó pháo binh cộng sản từ Cát Lái đã pháo kích vào phi trường.

Đặc công cộng sản cũng đã vào sát phi trường nên các phi cơ chở người di tản không thể cất cánh.

Hoa Kỳ cấp tốc mở chiến dịch di tản bằng trực thăng tại hai địa điểm chính là Trụ sở cơ quan DAO (Defense Attache Office) bên trong phi trường Tân Sơn Nhất và trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ.

Đến 7 giờ 30 tối ngày 29/4/1975, Mỹ đã di tản tất cả nhân viên DAO mang theo những tài liệu quan trọng, rồi đặt mìn giật sập trụ sở DAO phá hủy máy móc và hồ sơ sót còn lại.

Đêm hôm đó, phi trường Tân Sơn Nhất bị cộng sản liên tục pháo kích, nhiều người di tản kẹt trong phi trường bị chết hay bị thương, phi trường phải ngừng hoạt động.

Nguyên đêm 29/4/1975, các trực thăng Mỹ di tản liên tục bay qua các vùng cộng sản đóng quân nhưng không hề bị tấn công.

3 giờ 30 sáng 30/4/1975, Đại sứ Mỹ Graham Martin lên trực thăng ra đi, đến 8 giờ 30 sáng cuộc di tản chấm dứt với chừng 5,500 người được Mỹ đưa đi.

Vẫn còn 70 công dân Mỹ không được di tản, 2 xác Thủy Quân Lục Chiến còn quàn tại nhà xác bệnh viện Chúa Cứu Thế, nhiều nhân viên Việt làm cho Tòa Đại Sứ và hầu hết những người có tên trong danh sách 140 ngàn người được Bộ ngoại giao Mỹ cho di tản đều bị kẹt lại ở Việt Nam.


Phi Vụ Cuối Cùng…

Theo nhà văn Quân Đội Phan Nhật Nam, vào sáng 29/4/1975, từ Tân Sơn Nhất Trung Úy Phi Công Trang Văn Thành lái chiếc C119 Hỏa Long, đơn độc bay lên trời.

Từ trên cao, anh thấy rõ những vị trí của pháo binh cộng sản, anh nghiêng cánh, chúc mũi chiếc Hỏa Long trút xuống tràng đạn 7.62 ly, và tất cả hỏa lực cơ hữu của hai khẩu đại bác 20 ly gắn dưới cánh phi cơ, phòng không cộng sản phản pháo, nhưng phi cơ thoát được lưới đạn.

Phi công Thành quay trở lại phi trường, nạp đạn vào phi cơ, tiếp tục bay thẳng đến phía pháo binh cộng sản nhả đạn, máy bay trúng đạn phòng không, ngang cánh trái, ngay bình xăng, sát cạnh ghế ngồi.

Anh Thành giật mạnh chốt thoát hiểm để bung thân thoát ra, nhưng chốt kẹt cứng, anh dùng tay đẩy cửa buồng lái phóng mình ra, chiếc dù bung mạnh, vướng vào khung cửa phi cơ.

Phi Công Trang Văn Thành bị giữ chặt bởi chiếc dù và khung cửa, chiếc C119 Hỏa Long chìm trong lửa, anh gục chết giữa không gian, trên quê hương, hoàn tất phi vụ cuối cùng.


Giờ Sài Gòn Giờ Hà Nội…

Ngày 30/4/1975, miền Bắc và miền Nam có 2 cách tính giờ khác nhau, giờ Sài Gòn đi trước giờ Hà Nội 1 tiếng đồng hồ.

Đọc các bài viết về ngày 30/4/1975 có người dùng giờ Sài Gòn có người dùng giờ Hà Nội, có bài viết chỗ dùng giờ Hà Nội chỗ dùng giờ Sài Gòn, bài này tôi cố gắng chuyển sang giờ Sài Gòn cho bạn đọc dễ theo dõi.


Hai Chiếc Xe Tăng…

9 giờ 30 sáng 30/4/1975, quân Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, binh sĩ miền Nam kháng cự dữ dội, có ít nhất 4 xe tăng và hằng trăm bộ đội chết trong trận này.

Khoảng 10 giờ 30 sáng, máy phát thanh liên tục phát lời Đại Tướng Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ ngừng bắn sửa soạn bàn giao cho phía bên kia.

Cầu Sài Gòn là mũi tiến chính của quân Bắc Việt, trước hỏa lực quá hùng hậu của đối phương, súng hết đạn binh sĩ miền Nam rút dần.

3 xe tăng Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, tìm đường đến dinh Độc Lập, một chiếc bị bắn cháy ở cầu Thị Nghè, hai chiếc còn lại chạy lạc đường phải nhờ người hướng dẫn.

Chừng 11 giờ 45 chiếc xe tăng mang số 843 chạy tới Dinh Độc Lập húc vào cổng phụ bị đứt bánh xích nên kẹt không vào được.

Chiếc tăng số 390 đến sau ít phút húc đổ cổng chính chạy vào trước tiên, nhưng vì là T59 sản xuất tại Trung Quốc, nên trong một thời gian dài phải nhường công chạy vào Dinh trước cho chiếc T54 mang số 843 sản xuất tại Liên Xô.


Chuyện Hai Lá Cờ…

Lá cờ xanh đỏ sao vàng của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam đầu tiên được cắm trên nóc dinh Độc Lập là lá cờ treo trước mũi xe tăng mang số 843 do Trung Úy đại đội trưởng Bùi Quang Thận lấy xuống và mang lên nóc Dinh treo.

Số phận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa một thời gian dài được Hà Nội đưa tin là từ nóc Dinh được ném xuống đất, sau này mới biết được Trung Úy Bùi Quang Thận cẩn thận giữ riêng làm kỷ niệm.

Trong bộ phim tài liệu về ngày 30/4/1975, đóng vào đầu tháng 5/1975, ông Bùi Quang Thận mang một lá cờ xanh đỏ sao vàng rất to, không phải là lá cờ cắm trên chiếc xe tăng mang số 843.

Số phận lá cờ xanh đỏ sao vàng được ông Thận đầu tiên cắm trên nóc Dinh Độc Lập không rõ ra sao, vì nó vừa cũ vừa nhỏ nên ngay trưa hôm đó được thay thế bằng một lá cờ mới và lớn hơn.


Ai Bắt Đầu Hàng…

Nhà báo Bùi Tín dựa theo các bài ông viết đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân vào đầu tháng 5/1975, tự nhận ông là sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại Dinh Độc Lập, là người đi cùng đơn vị xe tăng đầu tiên đâm đổ cổng Dinh Độc Lập, và là người trực tiếp chấp nhận tuyên bố đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh.

Theo phóng viên người Đức Von Boric Gallasch (lấy bút hiệu Tiziano Terzani), tờ Der Spiegel, thì Đại Úy Phạm Xuân Thệ là người đã theo hai chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập bắt Đại tướng Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện.

Còn Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, đến sau nhưng chính là người soạn Tuyên Bố đầu hàng cho Tướng Dương Văn Minh và ông Tùng đọc Tuyên Bố chấp thuận đầu hàng.


Xém Đụng Trận Ngay Trước Dinh

Phóng viên Boric Gallasch chứng kiến một số binh sĩ miền Nam rời khỏi Dinh Độc Lập, có thể ông không biết các binh sĩ này do 1 thiếu tá Tiểu Đoàn trưởng Lôi Hổ phụ trách phòng thủ sân bay Tân Sơn Nhứt đến Dinh để hỏi rõ về lời kêu gọi ngừng bắn và bàn giao của Đại Tướng Dương văn Minh.

Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh cho biết cánh quân này không chấp nhận đầu hàng, họ chỉ rời đi ít phút trước khi hai xe tăng 843 và 390 ủi sập cổng Dinh Độc Lập.

Tại Tân Sơn Nhất cánh quân này vừa bắn cháy 3 xe tăng Bắc Việt, nếu hai xe tăng 843 và 390 biết đường chạy thẳng đến Dinh đã đụng độ với cánh quân nói trên và lịch sử có thể đã khác đi.

Ở một số địa điểm như Tân Sơn Nhất, trại Hoàng Hoa Thám, Bộ Tổng Tham Mưu,… một số binh sĩ miền Nam vẫn kháng cự cho đến khi Đại Tướng Dương văn Minh đọc Tuyên Bố Đầu Hàng.

Còn ở các nơi khác vì lực lượng cộng sản quá hùng hậu, binh lính miền Nam rút về phía trung tâm Sài Gòn, đến khi nghe tướng Minh kêu gọi ngừng bắn thì tự động buông súng tan hàng hay buông súng khi thấy sự xuất hiện của quân miền Bắc.


Không Máy Ghi Âm…

Phóng viên Boric Gallasch cho biết Đại tướng Dương văn Minh định thu băng lời Tuyên Bố Đầu Hàng nhưng vì không tìm thấy chiếc máy ghi âm nên mới phải sang Đài Phát Thanh.

Ông Terzani viết: “nhân viên (Dinh Độc Lập) bỏ trốn mang đi tất cả những gì họ có thể cuỗm”.

Sang Đài Phát Thanh cũng không tìm thấy máy ghi âm nào, ông viết: “Toà nhà cũng vừa trải qua những trận hôi của.” nên cuối cùng phải dùng chiếc máy ghi âm nhỏ của ông để thu lời Tuyên Bố đầu hàng.

Nhận xét của ông Boric Gallasch thiếu công bình cho những người miền Nam, vì đa số các nhân viên Dinh Độc Lập hay Đài Phát Thành khi ấy đều muốn bỏ của họ gầy dựng bao năm để chạy thoát cộng sản.

Những chiếc máy ghi âm vừa gọn, vừa nhỏ, vừa lạ, vừa quý, là kỷ niệm tiếp thu Sài Gòn, người bộ đội có thể mang về miền Bắc khoe với gia đình.

Xin đừng nghĩ xấu cho họ, đó là việc làm bình thường của những người chiến thắng cần có chút gì làm kỷ niệm, nhờ thế Trung úy Bùi Quang Thận mới giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ trong suốt 20 năm.


Đạn Lạc…

Xe tăng, xe thiết giáp, quân xa chở lính miền Bắc đổ về dinh Độc Lập mỗi lúc một đông, những tràng súng chỉ thiên mừng chiến thắng nổ vang trời, khói súng mịt mù.

Người lính Bắc Việt thuộc tiểu đoàn 7 bộ binh tên Tô Văn Thành đang ngồi trên thành xe tăng bị trúng đạn rớt xuống đường, chết ngay trước dinh Độc Lập.

Báo chí đưa tin ông Thành bị Biệt kích dù 81 từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao bắn chết, nhưng đạn lạc thì đúng là nguyên nhân dẫn đến cái chết kết thúc trận chiến kéo dài trên 20 năm.


Vị Quốc Vong Thân…

Nhắc đến 30/4/1975, không nhắc đến 5 vị tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, và Lê Nguyên Vỹ và hằng ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng Hoàn tuẫn tiết quả là điều thiếu sót.

Tại thành phố Melbourne, nơi gia đình tôi đang sống, những anh hùng vị quốc vong thân được thờ trong Đền Thờ Quốc Tổ và có Tượng Đài để ghi nhận ân đức những người đã chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do trong hơn 20 năm.


Đoàn Quân Cuối Cùng…

Nhà tôi ở Bàn Cờ chỉ cách Dinh Độc lập chừng 4 cây số, khoảng 12 giờ trưa những tiếng súng mừng chiến thắng làm mọi người tưởng lầm là cộng sản đang đánh chiếm Dinh.

Đến 1 giờ trưa, Đại Tướng Dương Văn Minh lên Đài Phát Thanh Tuyên bố đầu hàng, bà con lối xóm đều vui vì chiến tranh chấm dứt, nhưng lại lo âu khi nghĩ đến tương lai.

Chừng 1 giờ 30, chính mắt tôi chứng kiến một đội lính Việt Nam Cộng Hòa chừng 20 người đủ mọi binh chủng đi đầu là một sĩ quan Dù rất trẻ mang súng lục, những người đi sau súng ống đầy đủ, hàng ngũ chỉnh tề, tiếp tục bảo vệ người dân khu phố.

Những người lính cộng hòa chỉ tan hàng khi thấy bóng dáng của bộ đội cộng sản, chính nhờ họ Sài Gòn mới được chuyển giao một cách bình yên cho Quân Đội Bắc Việt.


Những Người Cộng Sản Đầu Tiên…

Chừng 2 giờ trưa, tôi đi bộ ra đường Phan Đình Phùng, súng ống và quần áo quân nhân rải rác hai bên đường, dân chúng đã bắt đầu đổ ra đường, vẫn chưa thấy bóng dáng của những người cộng sản vào tiếp thu khu vực.

Tôi chuyển sang đường Hồng Thập Tự, hướng về Dinh Độc Lập, đã thấy một số bộ đội cộng sản trên những xe Jeep với lá cờ xanh đỏ sao vàng.

Một số biệt thự chủ nhân đã di tản bị hôi của, bộ đội bắn chỉ thiên giải tán, nhưng không dám đến gần đám đông để tịch thu đồ vật.

Tôi đến Dinh Độc Lập sau 3 giờ chiều, bộ đội miền Bắc đã đóng quân trong và ngoài Dinh, dân Sài Gòn đến xem bộ đội miền Bắc khá đông.

Những bộ đội với nón cối và dép râu những thứ mà tôi chưa hề gặp, họ đều rất trẻ, vui vẻ trả lời những câu hỏi với cùng một giọng điệu, cùng một bài bản được học tập trước ngày tiếp thu Sài Gòn.

Tôi đi thẳng ra Chợ Sài Gòn chứng kiến cảnh sinh hoạt bắt đầu trở lại, quanh Dinh Độc Lập và Chợ Sài Gòn đã bắt đầu có những trao đổi bằng tiền Hồ Chí Minh, Sài Gòn là vậy, vừa thoát chết là có người nghĩ ngay đến bán buôn.

Tôi nghe những tiếng nổ lớn, như đạn súng cối, từ phía Dinh Độc Lập, tiếp theo là những tiếng súng đủ loại. Sau này mới biết là hai cánh quân cộng sản không biết vì lý do gì bắn lẫn nhau.

Tôi vội quay về nhà, trên đường về tôi chứng kiến những xe tăng và quân xa bộ đội, có thể, đang trên đường chuyển quân về miền Tây.

Ngay cuối đường Hồng Thập Tự gần ngã sáu Cộng Hòa, một chiếc xe tăng bị bắn cháy, tôi không nhớ xe tăng phía bên nào.

Tối xem truyền hình, người xướng ngôn viên nói tiếng Nam khuôn mặt đằng đằng sát khí, hùng hổ đưa tin về Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.

Ngày hôm sau, xướng ngôn viên khác xuất hiện trên truyền hình với khuôn mặt và giọng nói ít cộng sản hơn, nhưng tin tức thì cũng vẫn một giọng tuyên truyền, khác hẳn với tin tức thời Việt Nam Cộng Hòa.


45 Năm Nhìn Lại…

Chỉ sau 2 ngày Sài Gòn thất thủ, chỉ sau 2 tháng miền Bắc tiếp thu miền Nam, Việt Nam bước sang một trang sử mới.

Cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa, một xã hội chưa ai hình dung được hình dáng của nó, không tiến được thì lùi, cộng sản đã lùi về cách quản lý kinh tế thời Việt Nam Cộng Hòa.

Giá trị vật chất có thể phục hồi, nhưng giá trị tinh thần như niềm tin, giáo dục, văn hóa, thể chế, tự do, dân chủ và nhân quyền của người miền Nam đã mất khó có thể phục hồi.

Ngày 30/4/1975, Đại Úy Phạm Xuân Thệ tay lăm le khẩu súng lục, cùng Trung tá Bùi Văn Tùng không nói chuyện bàn giao với Ngụy quyền bắt Đại tướng Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện.

Người cộng sản ngày nay phải công nhận thế chính danh của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng vì từ chối bàn giao nên mất đi sự nối tiếp, sự thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trên Công Pháp Quốc Tế.

Ngày 30/4/1975, quả là ngày đen tối nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

29/4/2020


__._,_.___


Posted by: Quang Dang Thai 

Saigon Trùng Trùng Nỗi Nhớ

$
0
0
 





On Monday, May 4, 2020, 12:39:04 PM PDT, Quang Nguyen > wrote:



 


Supseries ResizeSaigon Trùng Trùng Nỗi Nhớ!

 

Nhìn lại những hình ảnh cũ của Sàigòn xưa sao thấy vừa buồn, vừa nhớ, nhưng lại rất thân thuơng, cảnh vật và người sao yên hòa, đằm thắm,bình lặng, đáng yêu...không như cảnh bừa bộn nhốn nháo, tranh lấn vô trật tự hiện nay...cảnh và lời thơ tiếng nhạc làm lòng mình chùng hẳn xuống






Supseries ResizeTừ Lệnh Bỏ Huế ngày 25/3/1975 : Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ


Những ngày này 44 năm trước, Việt Nam Cộng Hoà bị đồng minh Hoa Kỳ đẩy tới đường cùng. Số phận của Huế và cả nền Cộng Hoà tại miền Nam hầu như được quyết định trong hai phiên họp khẩn cấp tại Dinh Độc Lập ngày 25 và 26/3/1975. Để tưởng nhớ ngày phải rời bỏ Huế năm xưa, mời quý vị đọc lại bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, tác giả sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”.}


Hình chụp hôm 24/3/1975, tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hoà chở dân di tản từ Huế cập bến Đà Nẵng.

Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng cả được quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công Chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ. Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hoá Châu, gọi tắt là Thuận Hoá. Chữ “Hoá” dần dần đọc trại đi thành “Huế.”
Câu chuyện lãng mạn ấy đi đôi với cái phong cảnh nhẹ nhàng, quyến rũ của miền đất này. Lăng tẩm, Thành nội, Thành ngoại, đầm sen toả hương thơm ngát. Rồi những buổi chiều tím, những đêm trăng mờ, những con đò nho nhỏ. Nếu ta dừng lại ở vài bậc chót khi lên Chùa Thiên Mụ mà ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên dòng Sông Hương thì sẽ thấy lòng mình lắng xuống, rồi như bị cuốn vào với tiếng chuông chùa, ngân vang vào không trung: ai đi xa Huế làm sao quên được Sông Hương?
Cái cảnh nửa đi nửa ở không phải chỉ ám ảnh người lữ khách khi phải lìa xa nơi Cố đô, nhưng nó còn làm cho các nhà quân sự trăn trở không ít khi phải vĩnh biệt chốn Kinh Kỳ vào cuối tháng Ba năm ấy. Lúc thì cố thủ, lúc thì rút quân, rút xong lại muốn quay về giữ Huế, cứ dùng dằng mãi.
Trong một báo cáo tối mật của Tướng Fred Weyand gửi Tổng Thống Gerald Ford sau chuyến viếng thăm chiến trường Miền Nam vào cuối tháng 3, 1975, ông nói tới hậu quả bi đát của việc cúp hết viện trợ làm tê liệt khả năng chiến đấu của Việt Nam Cộng Hoà. Về cuộc họp tại Dinh Độc Lập trước khi bỏ Huế (13/3), ông bình luận:
“Trong mười hai ngày tiếp theo sau bưổi họp này (từ 13 tới 25), có sự băn khoăn lớn lao (critical desolation) từ phía Quân Đoàn I và Sàigòn về việc nên giữ lại những phần nào ở Quân Đoàn I, nhất là về việc có nên hay không nên giữ Huế”.

TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?
Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Ngô Quang Trưởng qua điện thoại. Hôm đó là ngày 25 tháng 3, 1975. Một cuộc họp tại Dinh Độc Lập dưới quyền chủ toạ của Tổng Thống Thiệu lúc 9 giờ 30 sáng. Hiện diện: ngoài Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm.
Về phía quân sự: Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên.
Về phía dân sự: Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc, Tổng Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng.
Khi mọi người đã đến đông đủ, một bầu không khí im lặng ghê rợn bao phủ phòng họp. Những điểm mầu đỏ đánh dấu vị trí đồn trú của quân đội Bắc Việt trên tấm bản đồ lớn trên tường đã mọc lên như nấm. Cuộc duyệt xét tình hình quân sự bắt đầu.
Sau khi Tướng Khuyên trình bày về tình hình Quân Khu I và II, Tổng Thống Thiệu nhấc máy điện thoại gọi Tướng Trưởng hỏi xem có giữ được Huế hay không. Rồi ông nhắc lại câu trả lời từ đầu giây bên kia:
Trung Tướng Trưởng: “Nếu có lệnh, thì giữ.”
Tổng Thống Thiệu: “Liệu giữ được bao lâu?”
Trung Tướng Trưởng: “Ngày một ngày hai.”
Tổng Thống Thiệu: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”
Vì những biến cố về Huế còn đặt ra nhiều nghi vấn nên chúng tôi đã ghi lại thật rõ trong cuốn sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu về những diễn tiến ở Dinh Độc Lập có liên hệ tới Quân Đoàn I vào tháng 3/1975, cùng với suy tư của Tổng thống Thiệu và Trung Tướng Trưởng. Thêm vào đó là tường thuật của Đại Tướng Viên và những tài liệu của Hoa Kỳ (xem Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 3).

CUỘC HỌP TẠI DINH ĐỘC LẬP NGÀY 19 THÁNG 3

Trong bối cảnh ấy thì sáng ngày 19/3, Tướng Trưởng bay vào Sàigòn để trình bày kế hoạch rút lui lên tổng thống, lần này có sự hiện diện của cả Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Sự hiện diện của cụ Hương là việc bất thường, vì xưa nay khi bàn chuyện quân sự ông Thiệu thường chỉ mời có các ông Khiêm, Viên và Quang mà thôi. Chắc lúc đó, ông phải nhờ đến sự ủng hộ của Phó Tổng Thống để thuyết phục Tướng Trưởng nên bỏ Huế.
Theo Đại Tướng Viên thuật lại trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hoà (trang 162-163):
Tướng Trưởng trình bày kế hoạch với hai giải pháp:
Kế hoạch thứ nhất: nếu Quốc lộ 1 còn sử dụng được, quân ông sẽ rút từ Huế về Đà Nẵng và từ Chu Lai về Đà Nẵng.
Kế hoạch thứ hai: nếu Quốc lộ 1 bị cắt, các lực lượng sẽ rút vào ba cứ điểm là Chu Lai, Huế, và Đà Nẵng, nhưng Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân để cuối cùng thì rút về Đà Nẵng bằng đường biển. Đà Nẵng sẽ là điểm phòng thủ chánh do bốn Sư Đoàn Bộ Binh và bốn Liên Đoàn Biệt Động Quân.
Vì lúc ấy không thể rút quân theo kế hoạch thứ nhất được vì đoạn đường Huế – Đà Nẵng, Chu Lai – Đà Nẵng đã bị chốt, làn sóng tỵ nạn lại đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất này để chạy về Đà Nẵng, nên Tướng Trưởng kết luận: “Chúng ta chỉ có một chọn lựa, và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trễ”. Chọn lựa của Tướng Trưởng là rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự phòng thủ đã có trong thành phố, hay địa hình chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành để chống cự.
Trong cuộc họp ngày 19 tháng 3, Tổng Thống Thiệu kể lại là ông đã miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch thứ hai của ông Trưởng vì ông Trưởng nói không còn đường nào tháo lui khỏi Huế được nữa vì Quốc lộ 1 đã bị chặn: “Tôi nói với tướng Trưởng là mặc dầu lịch sử có thể phán xét tôi như một thằng ngu (imbécile) nhưng vì lòng tôi đối với đất nước, tôi đồng ý”. Sau đó ông Thiệu tiễn ông Trưởng ra khỏi Dinh Độc Lập và nói:
– Tôi đợi đến khi anh về tới Đà Nẵng rồi sẽ tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh.
Tổng Thống Thiệu thêm: khi về tới Đà Nẵng thì “Ông Trưởng gọi điện thoại để yêu cầu tôi hãy hoãn lại việc tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh, vì có thể ta không giữ nổi Huế”. Tôi hỏi tại sao Tướng Trưởng lại thay đổi? Tổng Thống Thiệu trả lời: “Lý do là khi máy bay vừa đáp xuống Đà Nẵng, Tướng Trưởng nghe Tướng (Lâm Quang) Thi, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I báo cáo là Quân Đội Bắc Việt đã bắt đầu pháo vào Bộ Chỉ Huy rồi.
Việc Tướng Thi báo cáo Bộ Tư Lệnh của ông đã bị pháo thì Đại Tướng Viên cũng xác nhận trong cuốn hồi ký của ông (sđd., trang 164-165). Nhưng việc Tướng Trưởng xin hoãn tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh thì chưa thấy ai nói tới. Cũng theo lời Tổng Thống Thiệu, vì ông đã miễn cưỡng đồng ý với Tướng Trưởng về việc giữ Huế mà bây giờ lại thấy ông Trưởng dè dặt, lung lạc nên nhân cơ hội này, ông Thiệu lại nói thêm về việc nên bỏ Huế. Ông cho ông Trưởng biết là cả Phó Tổng Thống, cả Thủ Tướng đều chống lại việc giữ cả hai nơi – Huế và Đà Nẵng – cùng một lúc.
Nhưng mặc dù Tổng Thống Thiệu tỏ ý dè dặt, Tướng Trưởng vẫn tiến hành kế hoạch giữ ba cứ địa Huế, Chu Lai và Đà Nẵng, vì Quốc Lộ 1 đã bị chận rồi, không thể rút được nữa, vả lại ông cho rằng Tổng Thống tuy dè dặt nhưng chưa rút lại lệnh đó.
Vào thời điểm này thì đài BBC luôn loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán là quân đội Bắc Việt sẽ tới vùng phụ cận Sàigòn trong vòng vài ba tuần lễ vì Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đã mở rộng.. Đài VOA thì tường thuật về vụ nhóm Dân chủ ở Hạ viện đã bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho Miền Nam (ngày 12 tháng 3) với số phiếu 189-49; rồi nhóm ở Thượng viện theo sau với số phiếu 34-6. Binh sĩ nghe liên tục như vậy nên tinh thần sa sút rất nhanh. Từ Miền Trung, đơn xin tiếp liệu về thực phẩm, dược phẩm, nhà tạm trú cho gia đình binh sĩ và nhân dân di tản tới tấp bay về Sàigòn, nhưng chính phủ trung ương đã hầu như cạn kiệt


 

NĂM NGÀY TRĂN TRỞ VỀ HUẾ

Ngày 23 tháng 3, 1975, theo Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trong hồi ký Đất Nước Tôi: “Tướng Trưởng họp bộ tham mưu tại Đà Nẵng, ra chỉ thị cho Tướng Thi tử thủ Huế nhưng đồng thời phải có kế hoạch để sẵn sàng di tản về Đà Nẵng nếu tình thế đòi hỏi. Đến đây ai cũng nhận thấy tình hình cố đô Huế rất nguy kịch, nếu không nói là tuyệt vọng”. Sau đó, sáng ngày 24 tháng 3, Tướng Thi và Bộ Tư Lệnh Tiền Phương đáp tàu Hải Quân đi Đà Nẵng…”
Ngày 25 tháng 3, theo Đại Tướng Viên: “Tất cả các đơn vị của quân đoàn I tụ lại tại ba phòng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể cả Hội An) và Bắc thành phố Huế… Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong cảnh tuyệt vọng như vầy… Trong tình thế thất vọng đó, Quân Đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ Dinh Độc lập: Tổng Thống Thiệu ra lệnh Tướng Trưởng dùng ba Sư Đoàn cơ hữu của Quân Đoàn để phòng thủ Đà Nẵng. Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được đóng vai trừ bị. Đêm đó tướng Trưởng ra lệnh cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng…”
“Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị cơ hữu của Sư Đoàn rút ra Cửa Tư Hiền…” (sđd., 171)
.
LỆNH BỎ HUẾ NGÀY 25/3/1975

Như viện dẫn ở đầu bài, trong buổi họp ngày 25/3, sau khi Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Trưởng “nếu ông quyết định giữ Huế thì được bao lâu,” ông Trưởng trả lời là chỉ giữ được “ngày một ngày hai,” ông Thiệu lập lại cho mọi người nghe, rồi ra lệnh: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”
Tới đây ông Thiệu không nhắc lại thêm các câu trả lời sau đó của ông Trưởng nữa. Ông đặt ống nói xuống, và nói: “Ông Trưởng rất depressed” (chán nản). Sau khi tham khảo với Đại Tướng Viên, Tổng Thống Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và tôi ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được):
“Thứ nhất, bỏ Huế;
“Thứ hai, phải làm cho lẹ; và
“Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng.”
Tổng Thống Thiệu thở dài: “Mình trông cậy vào ba ‘enclaves’ (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng..” Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. Như vậy là đã có lệnh chính thức bỏ Huế.
Trong cuốn “Decent Interval”, tác giả Frank Snepp viết về lòng thương của Tướng Trưởng đối với binh sĩ và hậu quả như sau:
“Đang khi Tướng Trưởng trình bày với Tổng Thống Thiệu về kế hoạch của ông thì số quân mà ông cần để thi hành kế hoạch này lại đang tan rã (disintegrating). Và đó là lỗi ông ta một phần (He was partly to blame). Mấy ngày trước đó ông đã cho phép quân nhân của Sư Đoàn I được phép lo cho an toàn của gia đình họ. Ông đã làm như vậy là vì lòng thương của một Tư Lệnh đối với binh sĩ, nhưng khi Quốc lộ I đã bị chận rồi thì chỉ thị này đã dẫn tới hỗn loạn, vì sĩ quan cũng như quân nhân đã bỏ đồn từng loạt để lo cho thân nhân tìm lối thoát.”
Nơi đây, tôi mở ngoặc để nhắc lại về tình trạng kinh tế khó khăn của thân nhân người binh sĩ trước khi sụp đổ. Từ mùa Hè 1974, sau khi giá xăng dầu tăng lên gấp ba lần, ngân sách không còn đủ khả năng tăng lương cho quân đội để đáp ứng với lạm phát vì viện trợ đã bị cắt gần hết. Chính phủ chỉ định cho mỗi Bộ nhận một Sư Đoàn để tìm cách giúp đỡ.. Sư Đoàn 1 được giao cho Bộ Kế Hoạch. Trong một chuyến đi Huế thăm Sư Đoàn này, chúng tôi được Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đưa đi thăm hỏi gia đình binh sĩ. Ông tâm sự rằng để cho thân nhân sống trong các lều, bạt ngay sát trại như thế này thì thật là nguy hiểm khi bị pháo kích và cũng thật khó khăn khi phải chuyển quân, nhưng phải chấp nhận vì với số lương quá ít ỏi, người lính phải chi tiêu chung với gia đình. Thật vậy, với 20,000 đồng một tháng (mãi lực bằng khoảng $28 đô la), người quân nhân chỉ có thể mua gạo, nước mắm cho gia đình, còn lại rất it cho những nhu cầu khác như thuốc men, may mặc, giáo dục con cái, giải trí.
*
Ngày 26 tháng 3, 1975 một buổi họp tiếp theo tại Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ sáng. Có mặt tại buổi họp: Tổng Thống Thiệu, Ngoại Trưởng Bắc và chúng tôi. Cuộc họp này là để bàn về việc tìm cách để cấp tốc khai thác hai bức thư của Chủ Tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm và Chủ Tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn viết cho hai Chủ Tịch Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày hôm trước (25 tháng 3). Giữa cuộc họp thì Tổng Thống Thiệu lại nhấc điện thoại nói chuyện với Tướng Trưởng về Huế:
– Tổng Thống Thiệu: “Anh Trưởng hả? Tình hình Huế thế nào?’
– Tướng Trưởng: (theo như lời ông Thiệu nhắc lại trong phòng họp): “Đang bị đánh vài trận.”
Cùng ngày bỏ Huế, Tổng Thống Thiệu chỉ thị cho tôi trình ông bản thảo chót về bức thư cầu cứu Tổng Thống Ford. Mở đầu có câu: “Thưa Tổng Thống, lúc lá thư này tới tay Ngài, thành phố Huế có lẽ đã bị bỏ ngỏ, và rất có thể chính Sàigòn cũng bị đe doạ.” Ông Thiệu gạch ngay câu mở đầu đi vì Huế đã bị bỏ ngỏ rồi. Trên đầu thư chúng tôi đề “Saigon, March…, 1975” để trống con số về ngày gửi, vì chưa biết ông định gửi thư ngày nào. Lúc ấy ông lấy bút chì xanh viết xuống số “25” thật to, tức là “Saigon, March 25, 1975..” Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt buồn thảm của ông lúc ấy. Ông bảo tôi đưa bản văn cho Chánh Văn Phòng Tổng Thống là Đại Tá Cầm để cho đánh máy và chuyển cho Đại Sứ Graham Martin ngay.
Gửi thư đi rồi, Tổng Thống Thiệu chờ đợi từng giây phút về phản ứng của Tổng Thống Ford..
Nhưng nhận được thư SOS, Tổng Thống Ford lờ đi, không hồi âm, măc dù khi lên nhậm chức Tổng Thống thay Tổng Thống Nixon vào mùa hè 1974 ông đã viết cho Tổng Thống Thiệu ngay ngày làm việc đầu tiên tại Toà Bạch Ốc: “Những cam kết mà nước Mỹ đã hứa hẹn với Việt Nam Cộng Hoà trong quá khứ vẫn còn hiệu lực và sẽ được hoàn toàn tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi” (thư ngày 10 tháng 8, 1974, xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 194-196). Tổng Thống Ford chỉ làm một nghĩa cử để biểu diễn. Trong cuốn hồi ký A Time to Heal (1979) ông viết lại:
“Chiều ngày 25 tháng 3 (ngày 26 giờ Sàigòn), tôi họp với các ông Kissinger, Scowcroft, Martin và Tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân. Mọi người đều biết là tình hình Miền Nam rất trầm trọng, nhưng chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào. Tôi yêu cầu ông Weyand bay sang Sàigòn sớm nhất có thể, ở đó một tuần rồi mang về một báo cáo đầy đủ.”
Nói rằng “Chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào” thì đúng là nói dối. Ông đã nhận được thư SOS của Tổng Thống Thiệu và của lưỡng viện Việt Nam Cộng Hoà, lại đươc nghe Đại Sứ Graham Martin từ Sài gòn về báo cáo. Sau này Đại Sứ Martin còn nói lại với chúng tôi là sau khi ông họp nhiều lần với Tổng Thống Thiệu, cũng như đã có đầy đủ tin tức chiến trường do ông Polgar (Giám đốc CIA ở Sàigòn) cung cấp, ông đã báo cáo rất chi tiết cho cả hai ông Kissinger và Ford. Như vậy là trong hồi ký, trước sự đã rồi, Tổng Thống Ford chỉ biện luận cho hành vi phản bội của mình.

HỒN KHÍ LINH THIÊNG NƠI CỐ ĐÔ

Vừa rút khỏi Huế buổi sáng thì bưổi chiều lại một tin sét đánh, hy vọng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà để có chút tiền sống cầm hơi đã bị tan biến. Vào cuối năm 1974, một tia sáng loé lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Saud al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý cho Miền Nam vay một số tiền để mua tiếp liệu (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 474).
Thật là một cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn $300 triệu (để bù đắp cho số tiền vừa bị Quốc Hội Mỹ vét nạo hết). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 còn giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá khan hiếm những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.
Nhưng đúng là “hoạ vô đơn chí.” Những cái rủi ro nó hay theo nhau mà đến. Đang lúc chúng tôi sửa soạn để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc lên đường đi Riyadh đàm phán, mong sớm có giải ngân, thì đùng một cái, vua Faisal bị chính cháu ruột mình sát hại một cách thảm thương ngay trong hoàng cung.
Chính phủ Miền Nam bàng hoàng. Tổng Thống Thiệu gửi điện văn chia buồn cùng Hoàng gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Hoà yêu cầu Hoàng gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã vạch ra.
Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, tình hình quốc nội xáo trộn, Hoàng gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện của nước khác.
Đứng về khía cạnh tâm linh, tôi tự hỏi làm sao lại có sự trùng hợp giữa cố đô Hoàng Triều Huế và ông vua xứ Saudi cùng một ngày như vậy? Phải chăng đã đến lúc vận nước suy tàn?

Nguyễn Tiến Hưng


__._,_.___


Posted by: Dinh Mac 

Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ

$
0
0

----- Forwarded Message -----

From: Mr. 


Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ 

·      Trần Hưng

·       

·      Nora Lãng Du: Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ: Vì sao ngày nay Sài Gòn ...
Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều là những công trình nổi tiếng cho đến tận ngày nay, và tất cả đều do một tay kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tài ba thiết kế .

Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ (P2) - Trí Thức VN

Tuổi thơ nghèo khó cùng mối nhân duyên tiền định

Ngô Viết Thụ sinh năm 1926 trong một gia đình nghèo khó ở Thừa Thiên Huế, tuổi thơ nhọc nhằn vất vả, ở với ông ngoại và được dạy kèm chữ Hán.

Học xong trung học, cậu học trò nghèo xứ Huế đến Đà Lạt để nhập học vào trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt lúc ấy còn rất xa lạ với cậu học trò, và người đầu tiên mà Ngô Viết Thụ hỏi đường là cô gái Võ Thị Cơ.

Sau này cha của Võ Thị Cơ muốn tìm một sinh viên thật giỏi và có đạo đức, để làm gia sư dạy kèm cho con cô con gái cùng mấy đứa em trong nhà. Và chàng sinh viên mà ông ưng ý lại chính là Ngô Viết Thụ.

Như một mối nhân duyên tiền định, Ngô Viết Thụ nhận ngay ra người con gái mà mình đã hỏi đường vào lần đầu đến Đà Lạt. Từ đó, hai người đã phát triển tình cảm và quyết định làm đám cưới vào năm 1948.

Ngô Viết Thụ
Vợ chồng Ngô Viết Thụ. 

Nhận thấy con rể của mình rất có tài, gia đình bên vợ muốn để Ngô Viết Thụ sang Pháp du học để có thể phát triển sở học hơn nữa. Nhưng Ngô Viết Thụ vẫn luôn áy náy vì gia cảnh quá nghèo, không muốn sống dựa vào nhà vợ.

Hiểu rõ điều đó, vợ ông quyết định nghỉ học ở nhà buôn bán cùng cha mẹ để có tiền cho ông đi du học. Lấy lý do là ông sẽ dùng tiền của vợ chứ không phải của gia đình nhà vợ, bà Võ Thị Cơ đã thuyết phục được chồng đi Pháp vào năm 1950.

Con đường đến với giải “Khôi nguyên La Mã”

Tại Pháp, Ngô Viết Thụ miệt mài học tập ở trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Trong quá trình đó, Ngô Viết Thụ đã xuất sắc đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức. Năm 1955, ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G.

Cũng năm 1955, Học viện Hội họa và Điêu khắc tổ chức “Giải thưởng lớn Rôma” thường được gọi là giải “Khôi nguyên La Mã”. Đây là giải thường có truyền thống lâu đời từ năm 1663 ở Pháp dưới thời vua Louis XIV, dành cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Vì là giải thưởng rất danh giá và lâu đời nên cuộc thi quy tụ được hàng trăm thí sinh xuất sắc nhất châu Âu.

Ngô Viết Thụ được ưu tiên mời tham gia cuộc thi này. Vì trước đó ông đã đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức nên không cần tham gia vòng ngoài mà trực tiếp vào thi 3 vòng sau cùng. Ngô Viết Thụ đã xuất sắc vượt qua 2 vòng liền để lọt vào vòng chung kết với 10 thí sinh còn lại.

Để chuẩn bị cho bài thi của mình, Ngô Viết Thụ đã miệt mài vẽ kiến trúc công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải. Đến lúc chỉ còn 1 tuần nữa là hết hạn thì ông mới nhận ra rằng mình đã mắc sai lầm khi chọn phương án thiết kế theo phong cách cổ điển.

Thời gian gian rất gấp, nhưng Ngô Viết Thụ vẫn quyết định mạo hiểm bỏ luôn bản cũ mà vẽ lại toàn bộ theo phong cách hiện đại với tư duy mới đột phá. Cuối cùng bản vẽ thiết kế của ông cũng kịp hoàn thành đúng hạn.

Bài thi của Ngô Viết Thụ được hội đồng đánh giá cao nhất. Nhưng họ vẫn chất vấn ông là vì sao Ngôi thánh đường không xoay về hướng Đông, hướng về Jerusalem như thông lệ, mà lại xoay về hướng dòng nước. Ông giải thích rằng dựa trên giáo lý Ki Tô thì Thiên Chúa hiện hữu ở khắp mọi nơi chứ không chỉ hiện hữu tại thánh địa Jerusalem; hơn nữa hướng của Giáo Đường cần xoay về hướng tốt nhất cho thiết kế.

Giải thích của ông làm giám khảo cười, sau đó ông nhận được 28 phiếu thuận, 1 phiếu nghịch từ hội đồng giám khảo. Điều này giúp ông đoạt giải nhất về lĩnh vực kiến trúc.

Những công trình nổi tiếng của KTS Ngô Viết Thụ | Thanh Thúy
Ngày hôm sau, báo chí Pháp đăng tin: Một người Vệt Nam đoạt giải “khôi nguyên La Mã” với số phiếu 28/29. Cánh nhà báo lúc đó còn điều tra và giải thích rằng 1 phiếu nghịch mà Ngô Viết Thụ nhận được là do trong số 29 vị giám khảo có 1 vị có học trò cùng tranh tài, nên ông ta chỉ bỏ phiếu thuận duy nhất cho học trò của mình.

Khi kết quả được công bố, bạn bè của Ngô Viết Thụ, chủ yếu là người Pháp, đã sung sướng công kênh ông lên vai trên những con phố ở Paris trong niềm vui sướng vô hạn. Cho đến tận hôm nay, ông là người châu Á duy nhất đoạt được giải thưởng “Khôi nguyên La Mã” này.

Dành được giải thưởng danh giá, Ngô Viết Thụ được làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc ở cung điện Medicis tại Rome do phía Pháp tài trợ. Các triển lãm kiến trúc, quy hoạch, và hội họa hàng năm của ông cùng những người đoạt giải “Khôi nguyên La Mã” đều được Tổng thống Pháp và Ý đến cắt băng khánh thành.

·         Tiếp theo phần 1

Trở về phụng sự cho đất nước

Lúc này danh tiếng của Ngô Viết Thụ đã bay xa. Rất nhiều công ty ở Pháp, Ý và châu Âu mời ông về làm việc với mức thu nhập rất cao. Ông cũng hoàn toàn có thể cùng vợ và gia đình đến định cư ở châu Âu.

Thế nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm mở lời mời ông trở về giúp đất nước. Bản thân ông cũng nhận được thư nhà mong ông trở về. Ngô Viết Thụ quyết định trở về phụng sự cho đất nước vào năm 1960.

Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính quốc gia mới, thế nhưng do kinh phí eo hẹp, dự án của ông không thực hiện được.

Không màng danh lợi

Tuy thế Ngô Viết Thụ được đánh giá rất cao, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mời ông nhận chức Bộ trưởng bộ Xây Dựng. Bộ này vào thời ấy nắm luôn cả Xổ số Kiến thiết vốn đang hái ra tiền.

Vốn không quen với việc mới này, Ngô Viết Thụ rất băn khoăn và chia sẻ điều này với vợ. Vợ khuyên ông không nên nhận vì ông vốn là người giỏi nghệ thuật sáng tạo chứ không phải là chính khách.

Ông từ chối vị trí này, nhưng trước thịnh tình của Tổng thống, ông nhận làm cố vấn và sẽ mở “Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” cho phủ tổng thống. Từ đó Việt Nam Cộng Hòa không có Bộ Xây dựng, việc quy hoạch do ông Ngô Viết Thụ cùng văn phòng của ông nghiên cứu phát triển, rồi Tổng nha Kiến Thiết nghiên cứu thực hiện.

“Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” của Ngô Viết Thụ được mở tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông đã thiết kế nhiều công trình lớn như: Dinh Độc Lập (1961-1966), Viện Đại học Huế (1961-1963), Viện Nguyên tử Đà Lạt nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (1962-1965), Làng Đại học Thủ Đức (1962), Công trường Mê Linh (1961), cùng một số công trình lớn không nhưng không thể xây dựng do thời cuộc. Ngoài ra ông còn thiết kế hàng chục công trình cho các tỉnh thành khác.

Một số công trình quan trọng của ông khi xây dựng bất đắc dĩ phải thay đổi so với thiết kế bởi kinh phí hay các vấn đề khác, có công trình không thể xây hết mà phải bỏ đi 1 phần, đây cũng là điều rất đáng tiếc.

Ngô Viết Thụ cũng là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F.A.I.A.) cùng thời với một số kiến trúc sư danh tiếng như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.

Những công trình nổi tiếng

Một trong những công trình lớn đầu tiên của ông được xây dựng là Dinh Độc Lập – biểu tượng của Sài Gòn lúc đó. Ông không chỉ thiết kế theo phương tây hiện đại mà còn kết hợp với cả kiến thức và văn hóa phương đông.

Ngô Viết Thụ
Dinh Độc Lập do Ngô Viết Thụ thiết kế. 

Ông luôn muốn kết hợp văn hóa và nghi lễ cổ truyền của dân tộc vào công trình.

Toàn thể dinh Độc Lập được làm theo hình chữ (CÁT). 

Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ khẩu () mang ý nghĩa đề cao tự do ngôn luận và giáo dục. Giữa chữ khẩu () có cột cờ tạo thành chữ (TRUNG) mang ý nghĩa tận trung với đất nước.

Trước tiền sảnh, Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên 3 lầu tứ phương, cùng bao lơn danh dự tạo thành 3 nét gạch ngang như chữ (TAM), nối liền với nét sổ xuống tạo thành chữ VƯƠNG ().

Ngay ở giữa tầng cuối, có một tầng thượng nhỏ khiến chữ VƯƠNG () thành chữ (CHỦ), với ý nghĩa người chủ của Dinh Độc Lập chỉ là Chủ trong nhiệm kỳ của mình, sau có thể sẽ lại đổi Chủ.

Cũng ngay trước tiền sảnh, các bao lơn lần 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ () (HƯNG).

Ngô Viết ThụChợ Đà Lạt năm 1970. (Ảnh từ designs.vn)

Ngô Viết Thụ cũng thiết kế chợ Đà Lạt với 3 tầng lầu, bố cục hình chữ H hài hòa, đẹp mắt, khiến chợ Đà Lạt luôn là điểm đến của khách du lịch thập phương.

Ngô Viết ThụMô hình ĐH Nông Lâm. 

Đại học Nông Lâm được thiết kế theo hình chữ (NÔNG) nhắc nhở “Vụ Nông Vi Bản” nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc . Đại học Nông Lâm trước đây có khắc tên của của người thiết kế là ông Ngô Viết Thụ, tuy nhiên sau này đã bị dời đi.

Ngô Viết Thụ)Viện nguyên tử Đà Lạt.

Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam). Đây là lò phản ứng duy nhất ở Đông Dương do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế. Thiết kế chính là lò phản ứng ở giữa, xung quanh là các phòng làm việc của viện hình vòng cung.

Ngô Viết ThụTrường Đại học Sư phạm Huế.Ngô Viết ThụMô hình Quần thể Việt Nam Quốc Tự, chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc. 

Năm 1975 Việt Nam cộng hòa mất, Ngô Viết Thụ phải đi học tập cải tạo 1 năm. Cuộc sống đột nhiên lâm cảnh khốn khó, bà Lâm Thị Cơ phải tần tảo một mình vất vả nuôi con. Đến lúc Ngô Viết Thụ hết hạn cải tạo về nhà thì vợ ông đã rất yếu vì vất vả, bà ra đi năm 1977 trong sự thương tiếc vô hạn của ông cùng gia đình.

Năm đó ông Thụ 51 tuổi. Bạn bè có giới thiệu cho ông nhiều người khác nhưng ông vẫn quyết ở vậy cho đến khi qua đời vào năm 2000.

(Hết)

Trần Hưng

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương


__._,_.___


Posted by: Truc Chi <

Quốc Hội Hoa Kỳ “Vinh Danh Quân Lực VNCH”-Những Đồng Minh Anhh Hùng

$
0
0

On Saturday, June 20, 2020, 2:53 AM, Ngo Ky ngokyusa9@yahoo.com [GoiDan] <GoiDan@yahoogroups.com> wrote:

 

 alt




ngo ky show #4 4 Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa












-Nghị Quyết 322 của Quốc Hội Hoa Kỳ “Vinh Danh Quân Lực VNCH”
-Ngô Kỷ chuyển ngữ bài "Những Đồng Minh Anhh Hùng"


ltt111_zpsko9wput2.jpg


Little Saigon ngày 19 tháng 6 năm 2020


Kính thưa Quý Đồng Hương và các Facebookers,


Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6 lại về, tôi xin viết những lời tưởng nhớ ngày trọng đại và ý nghĩa này. Điều tôi cần minh xác là tôi trân quý Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6 trong cái ý nghĩa biết ơn, ca ngợi sự hy sinh cao cả và đóng góp lớn lao của tất cả chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chứ ngày này không thuộc về bất cứ cá nhân nào, phe phái nào, “triều đại” nào, và lẽ dĩ nhiên không phải là ngày của “Nguyễn Cao Kỳ” như một số tay chân, thuộc hạ của y rêu rao.


Miền Nam Việt Nam có lúc thăng, lúc trầm, có lúc thịnh, lúc suy. có lúc ổn định, lúc bất an, và chính những lúc tình hình chính trị quốc gia bị bất ổn, xáo trộn thì lúc đó Quân Đội tạm thời đứng ra gánh vác chuyện ổn định xã hội trong khi chờ đợi Hiến Pháp quyết định thành lập chính phủ dân sự. Đối với tôi, chỉ những chế độ “quân phiệt” thì quân đội mới lãnh đạo đất nước, và hầu hết các quốc gia thuộc chế độ “quân phiệt” đều bị lãnh đạo bởi bọn độc tài, ác ôn như Miến Điện chẳng hạn. Miền Nam Việt Nam là một quốc gia dân chủ, do đó nhiệm vụ của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là chiến đấu chống quân thù để bảo vệ đất nước và dân tộc. Tôi rất khó chịu khi nghe hay đọc những lời “tâng bốc” và nịnh bợ của những tên bộ hạ hèn tướng Nguyễn Cao tiếm danh rằng Ngày Quân Lực 19 tháng 6 là ngày Nguyễn Cao Kỳ. Do sự nghiệt ngã của đất nước, thời thế đã vô tình đưa đẩy hèn tướng Nguyễn Cao Kỳ trở thành chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, và ngày 19 tháng 6 là “Ngày Quân Lực” ra đời, tuy nhiên đối với tôi đây chỉ là một ngày được chọn để tưởng nhớ và ca ngợi tập thể chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, giống như Hoa Kỳ có ngày Armed Forces Day vào mỗi thứ Bảy lần thứ ba trong tháng Năm hàng năm mà thôi. Bất cứ sự truyên truyền lố bịch và tào lao nào làm giảm đi giá trị thiêng liêng và ý nghĩa cao quý của Ngày Quân Lực 19 tháng 6, đều đáng bị lên án và phỉ nhổ.


Kính thưa Quý Đồng Hương,


Lý do mà tôi viết bài này là vì tôi muốn chứng minh rằng tôi dù không phải là Lính, nhưng tôi vẫn luôn kính trọng, biết ơn và quý mến những ngưới Lính Việt Nam Cộng Hòa. Chính vì thế, bất cứ cơ hội nào có được, tôi luôn nhớ đến người Lính và lấy làm hân hạnh, vinh dự lên tiếng ca ngợi người Lính Việt Nam Cộng Hòa trước mọi người, mọi nơi. Việc làm của tôi dành cho người Lính Việt Nam Cộng Hòa quá bé nhỏ so với công lao và sự hy sinh cao cả của họ, tuy nhiên tôi tận dụng hết khả năng nhỏ bé và phương tiện hạn hẹp của mình để cố gắng chu toàn một phần nào bổn phận của “kẻ hậu phương nhớ ơn người Lính Việt Nam Cộng Hòa..”


Nếu quý vị nào không thích bài viết này, xin vui lòng Delete tại đây. Xin đa tạ và xin cáo lỗi..


Trân trọng,


Ngô Kỷ
ngokycali@gmail.com
Tel: (714) 404-7022
Hộp thơ: PO. Box 836


Garden Grove, Ca 92842

Xin bấm Youtube ở dưới để vừa nghe đọc bài “Những Đồng Minh Anh Hùng,”
và vừa xem 300 tấm hình về cuộc chiến đấu anh dũng và hào hùng
của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,


Xin bấm Youtube Audio để nghe Anh Trần Minh đọc

giọng NAM:


Những Đồng Minh Anh Hùng - Ngô Kỷ dịch - Trần Minh đọc



Xin bấm Youtube Audio để nghe Anh Nguyên Khôi đọc

giọng BẮC:


Anh Nguyên Khôi đọc GIỌNG BẮC Những Đồng Minh Anh Hùng do Ngô Kỷ chuyển ngữ

Anh Nguyên Khôi đọc GIỌNG BẮC Những Đồng Minh Anh Hùng do Ngô Kỷ chuyển ngữ https://youtu.be/AREsAC5sXOc



photo 1w5117_zps6ddf7e55.jpg

nk45_zps2hb1qpf6.jpg

Dân Biểu Liên Bang Tom Davis, tác giả Nghị Quyết 322 Vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
và Công Nhận Ngày Quân Lực 19 tháng 6


q13_zps9tpizpvj.jpg
nq1111_zpshx8xciww.jpg


q122_zpsdk3l5dpt..jpg


q511_zpstg9zdzct..jpg


q514_zpseylae5ug..jpg


q517_zpswd92ocb7..jpg


https://www.govtrack.us/congre ss/bills/106/hconres322/text/i h


[PDF]

CONGRESSIONAL RECORD—SENATE July 11, 2000


q7_zpsrcxrbsl8.jpg


nq21_zpsfdamqq3v..jpg


sl6_zpsr7toa18d.jpg


q921_zpsrmvdvdew..jpg
q922_zpsskvr9uh7.jpg
q923_zps5tpqtkj5.jpg


photo q924_zpseunelpac.jpg
nq22_zpshpscbieo.jpg


q521_zpsip4xyqpn..jpg
q515_zpsvryfo62l.jpg


Biên Bản Buổi Điều Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ về Bản Nghi Quyết 322 Vinh danh Quân Lực VNCH
q914_zpscvt6fed4.jpg


q913_zpsclzk9sau..jpg


q912_zpsxhnaqosm..jpg
q911_zps9khallhq.jpg




alt


ch2_zpsvllbt3li.jpg
mm2_zps9diog8hg.jpg


alt


bnn49_zpseyrcnvth.jpg
alt


alt


photo 1w5121_zps5a917a77.jpg
photo 1w9116_zpsfa164832.jpg
photo 1w3341_zpscc949da3.jpg
nk3122_zpsfv8ws07f.jpg
photo qqw2_zpsac3bd7ab.jpg
photo qqw1_zps8fa9634c.jpg
photo qqw4_zps61506c8f.jpg
photo qqw7_zpse9323187.jpg
photo qqw11_zps8385fc30.jpg


Xin bấm Youtube ở dưới để vừa nghe đọc bài “Những Đồng Minh Anh Hùng,”
và vừa xem 300 tấm hình về cuộc chiến đấu anh dũng và hào hùng
của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,


Xin bấm Youtube Audio để nghe Anh Trần Minh đọc


https://www.youtube.com/watch? v=ntMVzXZ95bA



Nhung Dong Minh Anh Hung Tran Minh doc Ngo Ky dich



dm1_zps2a38535a.jpg


http://www.vlink.com/nlvnch/je nnifer/dongminh.html


http://www.bietdongquan..com/ba ochi/diendan/quandiem/nhungdon gminhanhhung.htm


http://huongduongtxd.com/heroi c_allies.pdf


Những Đồng Minh Anh Hùng


“Heroic Allies”


của Harry F. Noyes III


đăng trong Nguyệt San VIETNAM, phát hành tháng 8 năm 1993


Do Ngô Kỷ chuyển ngữ để kính tặng và tri ân sự chiến đấu dũng cảm
và tuyệt vời của những Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


bnn42_zps5a5dvwh3.jpg


Họ dáng người thì nhỏ nhắn, nói chuyện bằng những âm ngữ líu lo, thường chan nước mắm vào thức ăn và hay cầm lấy tay nhau.


Chẳng ai ngạc nhiên lắm khi thấy những quân nhân Mỹ gởi qua Đông Nam Á – phần lớn họ còn rất trẻ, có một kiến thức nông cạn, được đào tạo trong một xã hội vị kỷ và hiểu rất ít về những nền văn hóa khác – họ không cảm thông được tâm trạng của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).


bnn100_zpstir37cgl.jpg


Thật đau lòng khi có nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam lại đi cấu kết với cái đám phản chiến cấp tiến, những tên trốn quân dịch và bọn chính khách hoạt đầu xúm nhau bôi nhọ danh dự của một Quân Lực đã chẳng còn có cơ hội để được tự bào chữa. Nhục mạ một quân đội đã sa cơ trên chiến trường vì bị Hoa Kỳ phản bội là một hành động đê tiện và bất xứng của những người Hoa Kỳ.


Có thể một số quý vị sẽ ngạc nhiên về lý luận của tôi. Làm sao tôi có thể biện hộ cho quân lực VNCH được? Phải chăng tất cả binh sĩ VNCH đều thuộc loại bất tài, xảo trá và hèn nhát? Không, không phải vậỵ. Trong bài này tôi sẽ vạch ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác lại cái luận điệu đê hèn đó và phân tích lý do tại sao cái luận điệu đó phát sinh. Dĩ nhiên, quân đội VNCH không toàn hảo. Họ cũng có một số lãnh đạo tồi tệ, một số lính tráng hèn nhát, vài ba lần hoảng hốt bỏ chạy, xằng bậy và hung bạo. Tuy nhiên, các điều này cũng đã từng xảy ra đối với quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam Á.


bnn96_zpsgdvkrety.jpg


Trong một số lãnh vực như: tổ chức, tiếp vận, tham mưu và chỉ huy, quân đội VNCH thua kém quân đội Hoa Kỳ thật. Nhưng họ làm gì khác hơn được khi đất nước họ là đất nước đang phát triển, họ mới giành độc lập từ tay chế độ thuộc địa và bất ngờ lao vào một trận chiến khốc liệt, đối đầu với kẻ thù hung hăng được vũ trang hùng hậu từ cả khối Cộng Sản? Thật ra, các khuyết điểm của quân đội VNCH có cũng giống như các khuyết điểm mà quân đội Hoa Kỳ mắc phải trong Trận Chiến Dành Độc Lập, dù rằng Hoa Kỳ vào thời cuối thế kỷ 18 đó có nhiều lợi điểm hơn, như:


– Tầm vóc của Cuộc Cách Mạng Dành Độc Lập hạn hẹp hơn và dễ điều khiển hơn.


– Khác với sự bị trị của Việt Nam, Hoa Kỳ qua kinh nghiệm bị trị đã nuôi dưỡngtinh thần tự trị địa phương và tạo thuận lợi cho quốc gia đào tạo nên những nhà lãnh đạo ưu tú.


– Quân đội Hoàng Gia Anh không bền bỉ như quân đội Bắc Việt.


– Có phải các binh sĩ Hoa Kỳ giỏi giang hơn các chiến hữu đồng minh của họ đến độ người Mỹ đối xử miền Nam Việt Nam với một thái độ khinh rẻ như vậy.


Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là: “Không!”


bnn111_zpsbgeqqj9e.jpg


Bằng chứng cho câu trả lời đó thật rõ ràng. Ý đồ Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng quân là bẻ gẫy ý chí pḥòng thủ của miền Nam Việt Nam. Nhưng chúng đã thất bại, binh sĩ VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào bị tan rã hay tháo chạỵ. Thậm chí cảnh sát cũng đã chiến đấu, họ dùng cả súng lục để bắn lại bộ đội chính quy của Bắc Việt trong khi những người bộ đội CS này thì lại được võ trang với vũ khí hạng nặng. Theo báo cáo cho thấy là vào thời điểm đó, số người tình nguyện nhập ngũ lên quá cao, đến nỗi chính phủ phải ngưng tuyển mộ lính trong một thời gian.


Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, các binh sĩ VNCH bị vây hãm tại An Lộc đã anh dũng tử thủ chống trả lại lực lượng hùng hậu của địch, cùng với những trận mưa pháo bất tận, và cuối cùng họ đã đè bẹp được những trận tấn công liên tục của các chiến xa địch quân. Sau đó, tôi được một cố vấn Mỹ kể lại chuyện một tiểu đội bộ binh VNCH được lệnh phải phá hủy 3 chiếc xe tăng của địch. Ông kể:


– Các binh sĩ của tiểu đội này phá hủy được một chiếc xe tăng, rồi sau đó họ lại tự quyết định bắt sống hai chiếc xe tăng kia. Họ rượt bộ và bắt được thêm một chiếc nữa, còn chiếc kia thì chạy thoát. Khi trở về pḥòng tuyến, họ bị khiển trách nặng nề.. vì đã để chiếc xe tăng kia tẩu thoát.”


bnn92_zpsxxqbhdft.jpg


Tuy hành động của tiểu đội lính này không đúng với quân kỷ lắm, nhưng cái hành động đó đã nói lên tinh thần chiến đấu cao độ và sáng kiến tác chiến của rất nhiều binh sĩ VNCH. Chắc chắn sự kiện trên không thể hổ trợ luận điệu cáo buộc họ hèn nhát được.


Một chứng cớ điển hình hơn, trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam Việt Nam năm 1975, khi mà nỗi tuyệt vọng bao trùm lên cả đất nước họ, khi mà biết rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không yểm trợ gì nữa (ngay cả nhiên liệu và đạn dược); ấy thế mà một sư đoàn VNCH đã anh dũng cầm cự chiến đấu với bốn sư đoàn quân Bắc Việt trong suốt hai tuần lễ tại Xuân Lộc. Trên mọi bình diện, trận chiến Xuân Lộc đó cũng hào hùng như bất cứ trận chiến nào trong quân sử Hoa Kỳ. Các binh sĩ VNCH cuối cùng đã phải rút lui vì không lực của họ không còn bom cluster để yểm trợ cho lực lượng bộ binh đụng trận dưới đất.


bnn88_zpsbqfkzipr.jpg


Có lần tôi được coi một phim tài liệu truyền hình nói về một người phóng viên Úc đặc trách quay phim chiến trường. Khác với các phóng viên Mỹ, ông ta dành nhiều thì giờ theo sát binh sĩ VNCH. Ông ta công nhận tinh thần chiến đấu anh dũng của họ, và để minh chứng điều đó, ông đã cho trình chiếu cả cuốn phim. Ông ta nhớ lại rằng, trong chuyến thăm viếng một khu làng do địch quân kiểm soát, ông được nghe kể rằng Cộng Sản sợ binh sĩ VNCH hơn là sợ binh sĩ Mỹ. Cái lý do chính là binh sĩ Mỹ quá ồn ào, do đó địch quân luôn nghe trước được đường tiến quân của họ. Làm sao có được điều so sánh này nếu trên thực tế các binh sĩ VNCH không thuộc loại lính thiện chiến.


bnn85_zpshcitgcir.jpg


Tuy nhiên, cái chứng cớ quan trọng nhất để chứng minh tinh thần chiến đấu cao độ của binh sĩ VNCH nằm trong hai sự kiện thật đơn giản và rõ ràng sau đây, dù rằng các sự kiện này thường bị làm ngơ hoặc giả vờ không biết nhằm che đậy sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam..


Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh đã bắt đầu từ 7 năm trước khi quân đội tác chiến Hoa Kỳ bước chân vào Việt Nam, và trận chiến đó vẫn tiếp tục kéo dài suốt 5 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân. Phải có những người đứng ra chiến đấu trong thời gian đó, và không ai khác hơn là các binh sĩ VNCH.


Sự kiện thứ hai: Có độ 1/4 triệu binh sĩ VNCH hy sinh trong cuộc chiến. Nếu đem so sánh tỷ lệ dân số hai nước, thì con số này phải tương đương với khoảng hai triệu người Mỹ chết (gấp đôi tổng số thương vong của tất cả cuộc chiến Hoa Kỳ cộng lại). Bạn không thể tổn thất lớn lao như vậy nếu bạn không thực sự chiến đấu.


Thế thì tại sao thanh danh quân đội VNCH lại bị xúc phạm nặng nề như vậy?


bnn83_zpsugsjkvna.jpg


Dĩ nhiên quân đội VNCH cũng có một số lần chiến đấu kém hiệu năng hoặc bị khủng hoảng, nhưng các trường hợp này cũng từng xảy ra trong quân đội Hoa Kỳ. Tôi biết một vị chỉ huy đơn vị pháo binh Hoa Kỳ đã có lần ra lệnh trực xạ vào địch quân vì lực lượng bộ binh Mỹ “bảo vệ” cho căn cứ pháo binh đã hốt hoảng tháo chạy trước hỏa lực hùng hậu của địch.


Sự kiện trên không có nghĩa là toàn thể quân đội Hoa Kỳ hèn nhát, và đôi lần thất bại của binh sĩ VNCH cũng không có nghĩa là toàn thể quân đội VNCH hèn nhát. Dù vậy, người ta lại rất dễ tin như thế khi được nghe kể lại từ chính miệng các cựu chiến binh Hoa Kỳ hoặc từ các chính trị gia nhằm chạy tội cho chính phủ Hoa Kỳ về việc bỏ rơi miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối.


bnn82_zpssrjvbsyd.jpg


Sự thật của vấn đề được diễn tả khéo nhất qua mẩu đối thoại cách đây gần hai thế kỷ khi một mệnh phụ Anh hỏi Quận Công Wellington rằng: “Có bao giờ quân Anh tháo chạy trên chiến trường không?” Vị Thiết Quận Công này trả lời: “Thưa bà, tất cả binh sĩ đều bỏ chạy trên chiến trường.”


Chỉ cần lướt qua quân sử cũng đủ để xác nhận điều này. Trong suốt cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy rất nhiều tấm gương can đảm nhưng cũng không thiếu gì các hành động khiếp nhược. Trên mặt trận, lúc đầu binh sĩ của hai phe Nam Bắc đều chiến đấu rất dũng cảm, rồi pḥòng tuyến vỡ, rồi bỏ chạy, rồi tái phối trí và chiến đấu trở lại. Không có quân đội nào được xem là có lòng hy sinh anh hùng hơn họ, nhưng những binh sĩ tham dự trận nội chiến này cũng không tránh khỏi những lúc thất điên bát đảo, và đó cũng là chuyện thường tình trên chiến trường.


bnn61_zpsvr4xscoh.jpg


Tác giả S.L.Ạ Marshall đã tường thuật chuyện một đại đội lính Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến đã tháo chạy tán loạn trước tiếng la ré xung phong của một toán lính Nhật. Nhưng đại đội lính Mỹ khác thì lại tiếp tục chiến đấu, giết sạch hết toán lính Nhật (độ 10 người), và khám phá ra rằng hầu hết những tên lính Nhật này không võ trang gì cả. Nếu chuyện trên xảy ra cho một đơn vị quân đội VNCH, thì chắc chắn những kẻ muốn bôi nhọ quân đội này sẽ lợi dụng đó như là một “cơ hội bằng vàng” để mạ lị rằng toàn thể quân lực VNCH là hèn nhát.


Tại sao vậy? Tôi đã nêu ra câu trả lời rồi. Tất cả tùy thuộc vào màu da và ngôn ngữ của các binh sĩ liên hệ. Sự thật bỉ ổi là việc mạ lị quân đội VNCH lại xuất phát từ tinh thần kỳ thị chủng tộc và bồng bột của nền văn hóa Hoa Kỳ.


bnn51_zpsqgrglsls.jpg


Tôi có thể làm chứng cho việc xuyên tạc đầy ác ý và phổ quát này. Khi vừa đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1969, tôi đã chứng kiến ngay sự ngu ngơ và thái độ khinh bỉ của một số người Mỹ đối với nhân dân và quân đội VNCH. Cái thái độ đó nằm trong mọi tập thể quân nhân da trắng lẫn da đen, trong các giới dân sự cũng như ký giả Hoa Kỳ. Phong trào thù ghét đất nước và nhân dân Việt Nam bị lan tràn như một thứ bệnh dịch truyền nhiễm đáng ngạc nhiên.


Tôi quen một viên đại úy Hoa Kỳ tốt nghiệp về môn điện ảnh từ một viện đại học danh tiếng (một ngành chuyên môn được dùng để giúp nâng cao tŕnh độ nhận thức quan sát). Khi viên đại úy này trở lại đơn vị sau một chuyến công tác ngắn tại Thái Lan, anh ta ca ngợi đáo để dân tộc Thái Lan. Anh nói rằng: “Dân Thái Lan cho con cái đi học khác hẳn với dân Việt Nam”. Anh ta ngạc nhiên nhưng lại không lộ vẻ hối hận khi tôi chỉ cho anh thấy một ngôi trường Việt Nam sát nách doanh trại chúng tôi. Bất cứ ai có mắt cũng đều thấy hàng trăm em học sinh mặc đồng phục quần xanh áo trắng qua lại mỗi ngày, chỉ trừ anh chàng phim ảnh này không nhìn thấy các em mà thôi.


bnn212_zps89qiygzz.jpg


Thật là mỉa mai khi người Việt Nam có tiếng hiếu học hơn người Mỹ, và miền Nam Việt Nam đã nâng cao được mức biết đọc biết viết từ 20% lên 80% trong khi đất nước chiến tranh triền miên (và mặc dù Cộng Sản chủ trương giết hại các giáo chức), thế mà lại bị anh chàng phim ảnh này cho rằng Việt Nam không có trường học. Vì bị gởi đi chinh chiến xa xôi và bị cách biệt gia đình, nên anh Mỹ này nảy sinh lòng oán ghét Việt Nam, và tạo nên thành kiến rằng mọi người Việt Nam đều đáng khinh. Do đó, trong đầu anh cứ ám ảnh là Việt Nam không có trường học, dần rồi cái tâm lý bệnh hoạn đó đã làm hư đi cái khả năng nhận thức và đánh lừa cả thị giác của anh.


bnn44_zpsf6lkxti1.jpg


Hãy tưởng tượng cái tâm trạng của một tập thể lính Mỹ ít học, sống giữa một nền văn hóa xa lạ và thần kinh lúc nào cũng bị căng thẳng ra sao?! Có lẽ chúng ta không nên trách cứ những người lính thiếu học này, lỗi là do nơi các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã huấn luyện họ hiểu một cách mơ hồ về đất nước Việt Nam cũng như về thực chất của cuộc chiến.


Tuy nhiên, đó không phải là cái cớ để các cựu chiến binh Mỹ huênh hoang rằng họ hiểu những cái mà họ đã thấy tại Việt Nam. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cần được vinh danh về các đức tính can đảm, hy sinh, ái quốc của họ. Nhưng can đảm và hy sinh không đồng nghĩa với kiến thức. Đánh giặc tại Việt Nam không làm cho những người lính này trở thành những chuyên viên thông thạo về đất nước hoặc cuộc chiến Việt Nam, cũng như việc mang nặng đẻ đau không thể biến người đàn bà trở thành một chuyên gia về thai nhi học được.


bnn46_zpswokvktnu.jpg


Giới truyền thông Mỹ cũng chẳng khá gì hơn. Trong một phóng sự đầy thành kiến, tôi nghe một phóng viên lên án Không Lực VNCH – dù đã được tân trang qua chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh – thế mà lại “đẩy cho Không Quân Hoa Kỳ” thực hiện những phi vụ nguy hiểm ngoài Bắc Việt. Trên thực tế Hoa Kỳ không muốn Không Quân VNCH bay ra Bắc (chỉ trừ vài phi vụ oanh tạc ban đầu). Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn kiểm soát kế hoạch oanh tạc để dùng nó như một lá bài thương thuyết. Vì không muốn miền Nam Việt Nam có bất cứ quyền kiểm soát nào trong chính sách oanh tạc, Hoa Kỳ đã trang bị cho Không Quân VNCH những vật dụng không thích hợp cho các phi vụ ra Bắc. Miền Nam Việt Nam không được cung cấp oanh tạc chiến đấu cơ, phi cơ tiếp liệu trên không, vũ khí hay các dụng cụ điện tử cần thiết cho các phi vụ này. Đó là quyết định của người Mỹ.


bnn3_zpsknzldseb.jpg


Câu hỏi đặt ra là có phải người phóng viên truyền hình nêu trên dốt đặc về sự kiện đó hay giả vờ không biết nhằm đi hạ nhục những đồng minh của Hoa Kỳ. Dựa vào các lời lẽ lố bịch, chói tai và thanh âm của anh ta, tôi kết luận rằng anh ta chủ mưu làm như vậỵ. Một thí dụ khác nói lên cái thành kiến của giới truyền thông, đó là trận chiến vây hãm Khe Sanh. Nếu bạn đi hỏi một ngàn người Mỹ từng nghe biết về trận đánh này rằng đơn vị nào chiến đấu tại Khe Sanh, thì có lẽ hầu hết đều trả lời là Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhưng sẽ làm họ ngạc nhiên nếu có một người trong số ngàn người đó nói rằng có một tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH đã cùng chia sẻ nỗi gian lao với các đồng minh Thủy Quân Lực Chiến Hoa Kỳ trong trận chiến ngặt nghèo đó. Có nhiều đơn vị VNCH khác cũng đã hổ trợ chiến đấu bên ngoài vòng đai căn cứ Khe Sanh.. Giới truyền thông Mỹ không đếm xỉa đề cập đến các chiến hữu đồng minh của Hoa Kỳ, mà họ chỉ để ý đến những điều bê bối thôi, bởi vậy những binh sĩ VNCH chiến đấu cam khổ này đã bị trở thành những chiến sĩ “vô hình” của Khe Sanh.


bnn2_zps8yiulwnu.jpg


Tất cả thành kiến – trong quân đội cũng như trong truyền thông – được thể hiện rõ ràng qua các bản tin chiến sự về cuộc hành quân Hạ Lào năm 1972.


Trong cuốn phim tài liệu truyền hình mười năm trước đây, có một đoạn phỏng vấn lính Mỹ trong lúc chiến trường Hạ Lào đang tiếp diễn. Các lính Mỹ được phỏng vấn này đang sống an toàn tại hậu cứ Nam Việt Nam. Họ “giải thích” về sự chiến đấu của quân đội VNCH với những lời lẽ khinh bỉ và kỳ thị. Thế mà sau đó người phóng viên này đã ca ngợi khen mấy người lính G.I Mỹ đó am tường về tình hình chiến sự hơn là các nhà tướng lãnh Hoa Kỳ.


Trận Hạ Lào đã trở thành đề tài vì nó có liên quan đến một tấm hình có cảnh người lính VNCH bám vào cái càng máy bay trực thăng để trốn chạy khỏi chiến trường. Tấm hình này bị bêu riếu khắp nước Mỹ ngày này qua tháng nọ như là một “bằng chứng” về sự khiếp nhược của quân lực VNCH. Thực tế, đây là một trò cổ điển nói lên mãnh lực của sự xuyên tạc hình ảnh. Thật ra thì sự việc nó diễn tiến như sau: Binh sĩ VNCH bị tấn công bởi một lực lượng Cộng quân hùng hậu. Quân đội Hoa Kỳ đã thất bại trong việc yểm trợ như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Những báo cáo cho biết là lính trên trực thăng đã đạp những thùng đạn đại bác từ cao độ 5,000 feet xuống với hy vọng chúng sẽ rơi vào vòng đai của quân đội VNCH. Các trực thăng đó đã không thể nào bay thấp hơn được.


bnn93_zpssiidx9ss.jpg


Đại tá Robert Monelli, một sĩ quan Hoa Kỳ có mặt trong mặt trận đó đã kể lại trên báo Armed Forces Journal số 19 tháng 4 năm 1972 như sau: “Một tiểu đoàn VNCH với 420 binh sĩ bi bao vây liên tiếp trong ba ngày bởi một trung đoàn Cộng Sản độ 2,500 đến 3,000 tên. Quân đội Hoa Kỳ không thể tiếp tế cho họ được. Họ phải chiến đấu cho tới khi gần hết đạn, rồi mở đường máu bằng khí giới tịch thu của địch. Họ đã mang theo tất cả binh sĩ bị thương và cả một số xác chết. Không ảnh thám sát chụp được rõ ràng có 637 xác địch rải rác chung quanh căn cứ.


Về phía quân đội VNCH, tiểu đoàn trên chỉ còn lại có 253 binh sĩ sau khi đến được vòng đai bạn. Chừng 17 người trong số binh sĩ này bị khủng hoảng và đã bám vào càng trực thăng để chạy trốn, số binh sĩ còn lại thì không làm như vậỵ”


Bây giờ, có thể một số người cho rằng hành động bám vào càng trực thăng đang bay và dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không địch là một hành động gan dạ. Hãy xếp đề tài đó qua một bên, tôi muốn đề cập đến việc là tại sao chỉ có một trường hợp riêng lẻ như vậy – xáp lá cà mở đường máu rút lui (được coi là một chiến thuật khó khăn nhất trong binh thư) lại bị thổi phồng để đi lên án cả một quân lực, cả một quốc gia, cả một dân tộc?


nm1_zps9q9udvrr.jpg


Câu trả lời là tại vì kỳ thị chủng tộc. Các người lính VNCH bám lủng lẳng vào trực thăng bị coi là những tên ngoại quốc hợm hĩnh. Nhưng nếu là lính Mỹ, hay cả lính Anh, thì hành động này đã gây được lòng trắc ẩn vì được biện minh rằng họ vừa trải qua một cuộc thử thách đầy cam go. Bằng cớ cho lập luận này có thể thấy được qua cái phản ứng của người Mỹ đối với cuộc rút lui của binh sĩ Hoàng Gia Anh trong những ngày đầu của trận Đệ Nhị Thế Chiến. Từng có một số lần nhục nhã đã xảy ra trong quân đội Hoàng Gia Anh tại Dunkirk và nhiều nơi khác. Tại Dunkirk, một trung sĩ trên một chiếc tàu cấp cứu đã chĩa súng tiểu liên vào các binh sĩ khủng hoảng để duy trì trật tự. Trên một con thuyền khác, binh sĩ phải dùng báng súng đánh vào đầu một viên sĩ quan để ông ta khỏi leo qua mép thuyền làm nước tràn vào. Tại Crete, một lữ đoàn Tân Tây Lan phải lập vòng đai an toàn quanh biển bằng dao găm để ngăn chặn binh sĩ Hoàng Gia Anh tràn ngập lên thuyền. Cái hình ảnh quân đội Hoàng Gia Anh đơn thân độc mã chống lại Hitler năm 1940 thì ca ngợi là một biểu tượng đầy đủ dữ kiện, còn những trường hợp riêng lẻ như các trường hợp kể trên không được phép làm hoen ố cái bức tranh toàn cảnh dũng cảm và tận tụy của những người lính chiến.


nm4_zpszq2hiqbd.jpg


Thành thật mà nói thì quân đội VNCH đã chiến đấu một cách tầm thường trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngoại trừ trận đánh hào hùng và tuyệt cú tại mặt trận Xuân Lộc. Nói vậy chứ nó cũng có những nguyên do của nó. Và cũng có nhiều yếu tố để ta tin rằng nếu nhận được sự yểm trợ chân thành từ phía Hoa Kỳ, quân đội VNCH đã có thể tạo được những trận thư hùng như kiểu Xuân Lộc, và không chừng ngay cả việc họ đã cứu vãn được đất nước.


Vấn đề đặt ra đây một lần nữa không phải đề bàn đến cách ứng xử của miền Nam Việt Nam, nhưng chính là đem so sánh cách ứng xử của họ với Hoa Kỳ để xem liệu Hoa Kỳ ứng xử ra sao nếu Hoa Kỳ bị nằm trong một hoàn cảnh, tình huống tương tự. Và thật sự – nếu binh sĩ Hoa Kỳ bị bỏ rơi giống như Hoa Kỳ đã cắt viện trợ Miền Nam Việt Nam một cách nặng nề trong năm 1974, nhiều tháng trước khi địch quân mở những trận tổng công kích lần chót. Hậu quả là chỉ có rất ít nhiên liệu và đạn dược cung cấp cho miền Nam Việt Nam. Phi cơ và quân xa của VNCH bị nằm ụ vì thiếu phụ tùng. Binh sĩ phải ra trận với máy truyền tin mà không có bình batteries, và các toán cứu thương thiếu cả các loại thuốc thang căn bản. Pháo binh thì bị giới hạn bắn được ba trái đạn mỗi ngày trong ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tình trạng bi đát đến nỗi tư lệnh quân đội Bắc Việt xâm lăng miền Nam Việt Nam, tướng Văn Tiến Dũng cũng thừa nhận rằng khả năng di động và hỏa lực của quân đội VNCH đã sút giảm phân nửa. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp về vật chất, chúng ta cũng phải để ý đến những tác hại tinh thần đối với các binh sĩ VNCH. Lợi dụng tình thế bi thảm này, quân đội Bắc Việt đã ào ạt tấn công với đầy đủ vũ khí tối tân, chiến xa và đại bác di động.


Vâng, quân đội VNCH đã bại vong.. Họ đã vất bỏ các chiến cụ (phần lớn đã không còn dùng được vì thiếu phụ tùng) và một số đạn dược (số đạn mà họ đã dành dụm tối đa cho đến khi nó trở thành quá muộn để bắn, bởi vì họ biết rằng sẽ không bao giờ nhận được tiếp tế nữa). Vậy thì lỗi của ai? Của họ… .hay của Hoa Kỳ?


nm6_zpscjqhh2y6.jpg


Vâng, miền Nam Việt Nam rút quân khỏi các tỉnh cao nguyên e có phần trễ và vụng về, đưa đến sự khủng hoảng và sụp đổ.. Nhưng làm sao chính phủ miền Nam Việt Nam lại cam tâm bỏ rơi đồng bào họ sớm hơn trước được, khi mà địch quân chưa tung ra một áp lực nào ? Đã có lúc miền Nam Việt Nam hy vọng oanh tạc cơ B52 Hoa Kỳ sẽ trở lại giúp họ ngăn chặn làn sóng tiến quân của Cộng Sản. Nhưng khi rõ ràng là việc này sẽ không xảy ra, binh sĩ trở nên hoang mang là một điều dễ hiểu thôi. Tinh thần chiến đấu suy sụp, nhiều binh sĩ bị bỏ ngũ – không phải họ hèn nhát hay không muốn chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng bởi vì họ không muốn chết một cách vô ích trong khi gia đình đang cần.


Liệu Hoa Kỳ đã có thể làm gì khá hơn nếu ở trong tình trạng y hệt miền Nam Việt Nam thời 1975? Liệu các đơn vị Hoa Kỳ có tiếp tục hăng say chiến đấu trong lúc quân xa và hệ thống truyền tin thì hư hỏng, y tế thì què quặt, nhiên liệu và đạn dược thì thiếu thốn, không được máy bay yểm trợ – lại phải đương đầu trước một địch quân hùng hậu hỏa lực, đầy đủ tiếp liệu và tinh thần phấn khởi ? Tôi không tin như vậy.


mm11_zpsg2wuppkp.jpg


Liệu miền Nam Việt Nam có thể chiến thắng vào năm 1975 nếu chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho họ một số lượng tương đương với số tiếp liệu mà khối Cộng Sản đổ vào Bắc Việt ? Câu trả lời không ai biết được. Nhưng chắc chắn một điều là họ cũng có được cơ hội chiến đấu bình đẳng, thế mà Hoa Kỳ đã phản bội tước đi cái cơ hội này của họ. Chắc chắn họ đã có thể chiến đấu một cách hiệu quả hơn. Rồi dù có thua, họ cũng thua một cách hào hùng trong một trận chiến để đời, và biết đâu đã chẳng tạo được một cuộc kháng chiến thần thánh như A Phú Hãn.


Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm.


nm11_zpsxgzxr7bx.jpg


Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do.


Ngô Kỷ chuyển ngữ


alt


alt


HEROIC ALLIES
by Harry F. Noyes III
“Vietnam” – August 1993

They were small, talked in sing-song squeaks, put a smelly fish sauce on their food, and often held hands with each other.


It is not surprising that American troops sent to Southeast Asia — mostly young, indifferently educated, and molded by a society with too much self-esteem and too little understanding of other cultures — found it hard to empathize with South Vietnam’s soldiers.


Still, it is a pity that many veterans of the Vietnam War have joined radical agitators, draft dodgers and smoke-screen politicians to besmirch the honor of an army that can no longer defend itself. To slander an army that died in battle because America abandoned it is a contemptible deed, unworthy of American soldiers.


Perhaps some find my assertion incredible. How can I possibly defend the armed forces of South Vietnam? Everybody “knows” they were incompetent, treacherous and cowardly, isn’t that so?


No, it is not. This article will outline some of the more compelling evidence against this scurrilous mythology and also examine why such a mythology arose to begin with.


Of course, the South Vietnamese forces were imperfect. They had their share of bad leaders, cowardly troops, and incidents of panic, blundering and brutality. So did the American forces in Southeast Asia.


In some respects — organization, logistics, staff work and leadership — South Vietnam’s armed forces did lag behind U.S. forces. But how could one expect otherwise in a developing nation that had just emerged from colonialism and was suddenly plunged into a war to the death against a powerful enemy supplied by the Communist bloc?


In fact, many of the weaknesses exhibited by the South Vietnamese forces were identical to the ones displayed by the U.S. armed forces during the American War of Independence, even though late 18th-century America had several advantages: the whole scale of the Revolutionary War was smaller and easier to manage; America’s colonial experience, unlike Vietnam’s, had fostered local self-government and permitted the country to develop some truly outstanding leaders; the British were less persistent than the North Vietnamese; and the French allies did not abandon young America the way the U.S. government abandoned South Vietnam.


But in any case, organization, logistics, staff work and even leadership are not the qualities at issue in the slandering of the South Vietnamese forces.


Two questions touch on the real issue. Were South Vietnamese fighting men so lacking in character, courage, toughness and patriotism that Americans are justified in slandering them and assigning them all blame for the defeat of freedom in Southeast Asia? Were U.S. soldiers so much better than their allies that Americans can afford to treat the South Vietnamese with contempt? The answer to both questions, I submit, is a resounding “No!”


The objective “big-picture” evidence is clear. The Tet Offensive of 1968 was supposed to crack South Vietnam’s will to resist. Instead, South Vietnamese forces fought ferociously and effectively: no unit collapsed or ran. Even the police fought, turning their pistols against heavily armed enemy regulars. Afterward the number of South Vietnamese enlistments rose so high, according to reports at the time, that the country’s government suspended the draft call for a while.


In the 1972 Easter tide Offensive, isolated South Vietnamese troops at An Loc held out against overwhelming enemy forces and artillery/rocket fire for days, defeating repeated tank assaults. I later met a U.S. adviser who described how a South Vietnamese infantry squad in his area was sent to destroy three enemy tanks. The members of the squad dutifully destroyed one tank, then decided to capture the other two. As I remember, they got one, but the other made its escape, with the South Vietnamese chasing it down a road on foot. The soldiers got chewed out upon returning…for letting one tank get away. The squad’s performance may not be the best demonstration of military discipline, but the incident demonstrates the high morale and initiative that many South Vietnamese soldiers possessed. Certainly it does not support charges of cowardice.


As further evidence, consider South Vietnam’s final moments as an independent nation in 1975, when justifiable despair gripped the country because it became clear that the United States would provide no help (not even fuel and ammunition). Yet one division-sized South Vietnamese unit held off four North Vietnamese divisions for some two weeks in fierce fighting at Xuan Loc. By all accounts, that battle was as heroic as anything in the annals of U.S. military history. The South Vietnamese finally had to withdraw when their air force ran out of cluster bombs for supporting the ground troops.


Once I saw a television documentary about an Australian cameraman who had covered the war. Unlike U.S. reporters, he spent much of his time with the South Vietnamese forces. He attested to their fighting spirit and showed film footage to prove it. He also recalled visiting an enemy-controlled village and being told that the Communists feared South Vietnamese troops more than Americans. The principal reason was that Americans were noisy, so the enemy always heard them coming. But that would have been immaterial if the South Vietnamese had not also been dangerous fighters.


However, the most important evidence of South Vietnamese soldiers’ willingness to fight comes from two simple, undeniable, “big-picture” facts — facts that are often ignored or disguised to cover up American failure in Vietnam.


Fact One: The war began some seven years before major American combat forces arrived and continued for some five years after the U.S. began withdrawing. Somebody was doing the fighting, and that somebody was the South Vietnamese.


Fact Two: The South Vietnamese armed forces lost about a quarter-million dead. In proportion to population, that was equivalent to some 2 million American dead (double the actual U.S. losses in all wars combined). You don’t suffer that way if you’re not fighting.


How, then, did the South Vietnamese get their bad reputation?


Certainly there were occasional displays of incompetence and panic by South Vietnamese forces. The same can be said of U.S. forces. I knew an American artillery commander whose gunners once had to defend their firebase by firing canister point-bank into enemy ranks because the U.S. infantry company “protecting” them had broken in the face of the enemy assault and was huddling, panic-stricken, in the midst of the guns.


That incident does not mean the whole U.S. Army was cowardly, and occasional breakdowns among America’s allies did not mean all South Vietnamese soldiers were cowards. Yet one would think so, the way the story gets told by some veterans — and by the political apologists for a U.S. government that left South Vietnam in the lurch.


The truth of the matter was best stated nearly two centuries ago when a British woman asked the Duke of Wellington if British soldiers were ever known to run in battle. “Madam,” replied the Iron Duke, “All soldiers run in battle.”


Even a cursory study of military history confirms this. Civil War battles reveal a continuous ebb and flow of bravery and fear, as Confederate and Union units alike first attacked bravely, then crumbled and fled under horrendous fire, before regrouping and charging again. No armies ever laid more justified claim to sheer self-sacrificing heroism than those two, yet they were subject to panic as a routine price for doing bloody business on the battlefield.


Author S.L.A. Marshall describes how one American rifle company in World War II fled in panic from a screaming Japanese banzai charge: a second unit fought on, quickly killing every Japanese soldier involved (about 10), and discovered that most of them were not even armed.


If the same thing had happened to a South Vietnamese unit, it undoubtedly would have been cited repeatedly by self-appointed pundits as incontrovertible proof of the cowardice of all South Vietnamese troops.


Why? We’ve already hinted at the answer. It all depends on the color and native tongue of the troops involved. The ugly truth is that the South Vietnamese forces’ false reputation is rooted in American racism and cultural chauvinism.


I can personally attest to the pervading, massive and truth-distorting reality of the phenomenon. When I arrived in Vietnam in June 1969, I immediately began to witness continuous displays of ignorance and contempt by some Americans toward the Vietnamese people and their armed forces.


White troops, black troops, and civilian Americans such as journalists — all were equally afflicted. This passionate hatred of Vietnam and its people had an astonishing power to become contagious.


I knew an American captain with a graduate degree from a prestigious university in cinematography (presumably a specialty that improves visual perceptiveness). He once returned from temporary duty in Thailand singing the praises of the Thai.


“They send their kids to school,” he said, contrasting them with the South Vietnamese. He was surprised, but not repentant, when I pointed out that there was a Vietnamese school right next door to our compound! Hundreds of little kids in bright blue-and-white school uniforms could be seen there daily — by anyone whose eyes were open. But this filmmaker apparently could not see them.


It is ironic that the Vietnamese — who by reputation honor learning more than Americans do and who raised South Vietnam’s literacy rate from about 20 percent to 80 percent even as war raged around them (and despite the enemy’s habit of murdering teachers) — were accused by the filmmaker of having no schools.


Because he was fighting in a foreign country and was separated from his family, this American had built up a hatred for Vietnam, and he wanted to believe the Vietnamese people were contemptible. Therefore, it was important to him to believe that they had no schools; and his emotions literally interdicted his optic nerves.


Imagine the feelings of the undereducated masses of American troops faced with a strange culture in a high-stress environment! Perhaps one cannot blame the troops for their ignorance. Heaven knows the U.S. command made only the most perfunctory effort to educate them about Vietnam and the nature of the war.


However, that is no excuse for veterans to pretend that they understand what they saw in Vietnam. America’s Vietnam veterans must be honored for their courage, sacrifice and loyalty to their country. But courage and sacrifice are not the same as knowledge. Fighting in Vietnam didn’t make soldiers into experts on the country or the war, any more than having a baby makes a woman an expert on embryology.


What most U.S. soldiers did there taught them little or nothing about South Vietnam’s culture, society, politics, etc. Few Americans spoke more than a half-dozen words of Vietnamese; even fewer read Vietnamese books and newspapers; and not many more read books about Vietnam in English.


Except for advisers, few Americans worked with any Vietnamese other than (perhaps) the clerks, laundresses and waitresses employed by U.S. forces.


Most important for our purpose, few U.S. troops ever observed South Vietnamese forces in combat. Even the ones who did rarely considered the attitude differences that must have existed between soldiers like the Americans, who only had to get through one year and knew their families were safe at home, and troops like the South Vietnamese, who had to worry about their families’ safety every day and who knew that only death or grievous wounds would release them from the army. The Vietnamese naturally used a different measuring stick to determine what was important in fighting the war.


Journalists were no better. Consider a biased TV report I heard in which a reporter denounced South Vietnam’s air force because — despite Vietnamization — it “let the Americans” fly the tough missions against North Vietnam.


In fact, it was the United States that would not let the South Vietnamese fly into North Vietnam (except for a few missions in the early days of the bombing). The American leaders wanted to control the bombing so that the United States could use it as a negotiating tool.


Not wanting the South Vietnamese to have any control over bombing policy, the U.S. forces deliberately gave them equipment unsuited for missions up North. South Vietnam did not get the fighter-bombers, weapons, refueling aircraft or electronic-warfare equipment necessary for such missions. It was an American decision.


The TV reporter in question either was ignorant of that fact or chose to ignore it in order to do a hatchet job on the American allies. Considering his blatantly biased words and tone of voice, I concluded that any ignorance he suffered from was deliberate.


Another example of media bias came during the Khe Sanh siege. If you asked a thousand Americans which units fought at Khe Sanh, most of those who had heard of the battle would probably know that U.S. Marines did. But it would be surprising if more than one out of the thousand knew that a South Vietnamese Ranger battalion had shared the rigors of the siege with American Marines. Other South Vietnamese units took part in supporting operations outside the besieged area. The U.S. media just did not consider the American allies worthy of coverage unless they were doing something shameful, so these hard-fighting soldiers became quite literally the invisible heroes of Khe Sanh.


All this — soldier and media bias — came together clearly during news reports of the 1972 incursion into Laos.


Consider a TV documentary a decade ago. It included film of some American GIs being interviewed during the Laotian fighting. These guys, themselves safely inside South Vietnam, were “explaining” the South Vietnamese army’s struggle in contemptuous, racist remarks. The reporter then suggested that these American GIs understood the situation better than the American generals.


The incursion, of course, is the source of the infamous photo of a South Vietnamese soldier escaping from Laos by clinging to a helicopter skid. This image was and is held up to Americans again and again as “proof” of South Vietnamese unworthiness.


In fact, it is a classic example of photography’s power to lie. What happened was this: The South Vietnamese were struck by overwhelming Communist forces. The U.S. military failed to provide the support that had been promised because enemy anti-aircraft fire was too strong. There were reports of U.S. helicopter crews kicking boxes of howitzer ammunition out the doors from 5,000 feet up, hoping the stuff would land inside South Vietnamese perimeters. The helicopters simply couldn’t get any closer.


Given that context, consider the way Colonel Robert Molinelli, an American officer who witnessed the action, described it in the Armed Forces Journal of April 19, 1971: “A South Vietnamese battalion of 420 men was surrounded by an enemy regiment of 2,500-3,300 men for three days. The U.S. could not get supplies to the unit. It fought till it ran low on ammunition, then battled its way out of the encirclement using captured enemy weapons and ammunition. It carried all of its wounded and some of its dead with it. Reconnaissance photos showed 637 visible enemy dead around its position.


The unit was down to 253 effectives when it reached another South Vietnamese perimeter. Some 17 of those men did panic and rode helicopter skids to escape. The rest did not.


Now, some might consider dangling from a high-flying, fast-moving helicopter for many miles, subject to anti-aircraft fire, to be a pretty gutsy move. But, aside from that, how can such an isolated incident — during a hard-fought withdrawal-while-in-contact (universally acknowledged to be just about the toughest maneuver in the military inventory) — be inflated into condemnation of an entire army, nation and population?


The answer is racism. The guys hanging from the helicopter skids were funny-looking foreigners. If they had been Americans, or even British, the reaction undoubtedly would have been one of compassion for the ordeal they had been through.


Evidence for this is found in how Americans responded to the British retreats early in World War II.


There were some disgraceful displays among British forces at Dunkirk and elsewhere. At Dunkirk a sergeant in one evacuation boat had to aim a submachine gun at his panicky charges to keep order on board. On another boat soldiers had to pummel an officer with their weapons to keep him from climbing over the gunwale and swamping the boat. In Crete, a New Zealand brigade had to ring its assigned embarkation beach with a cordon of bayonets to keep fear-stricken English troops from swarming over the boats.


Yet the image of Britain’s lonely stand against Hitler in 1940 is one of heroism. That’s perfectly justified by the facts, and isolated incidents like the ones described above should not detract from the overall picture of courage and devotion.


It is certainly true that South Vietnamese forces gave an undistinguished performance in the final days, with the exception of the incredibly heroic defense of Xuan Loc.


Yet there are reasons for that. And there are reasons to believe that, with more loyal support from the Americans, the South Vietnamese could have turned in more Xuan Loc-style performances and perhaps even have saved their country.


The real issue again is not just how the South Vietnamese performed, however; it is how their performance compared with the way Americans might have performed under similar circumstances.


And the truth is that American troops — if they were abandoned by the U.S. the way South Vietnamese were — probably would perform no better than the South Vietnamese did.


Remember: the United States had cut aid to South Vietnam drastically in 1974, months before the final enemy offensive. As a result, only a little fuel and ammunition were being sent to South Vietnam. South Vietnamese air and ground vehicles were immobilized by lack of spare parts. Troops went into battle without batteries for their radios, and their medics lacked basic supplies. South Vietnamese rifles and artillery pieces were rationed to three rounds of ammunition per day in the last months of the war.


The situation was so bad that even the North Vietnamese commander who conquered South Vietnam, General Van Tien Dung, admitted his enemy’s mobility and firepower had been cut in half. Aside from the direct physical effect, we must take into account the impact this impoverishment had on South Vietnamese soldiers’ morale.


Into this miserable state of affairs the North Vietnamese slashed, with a well-equipped, well-supplied tank-and-motorized-infantry blitzkrieg.


Yes, the South Vietnamese folded. Yes, they abandoned some equipment (much of which would not work anyway for lack of spare parts) and some ammunition (which they had hoarded until it was too late to shoot it or move it, because they knew they would never get any more). So whose fault was that? Theirs… or America’s?


Yes, South Vietnam’s withdrawal from the vulnerable northern provinces was belated and clumsy, leading to panic and collapse. But how could the South Vietnamese government have abandoned its people any earlier, before the enemy literally forced it to?


For a while the South Vietnamese hoped the American B-52s would return and help stem the Communist tide. When it became clear they would not, understandable demoralization set in.


The fighting spirit of the forces was sapped, and many South Vietnamese soldiers deserted — not because they were cowards or were not willing to fight for their country, but because they were unwilling to die for a lost cause when their families desperately needed them.


Would Americans do any better under the conditions that faced the South Vietnamese in 1975? Would U.S. units fight well with broken vehicles and communications, a crippled medical system, inadequate fuel and ammunition, and little or no air support — against a powerful, well-supplied and confident foe? I doubt it.


Would the South Vietnamese have won in 1975 if the U.S. government had kept up its side of the bargain and continued matching the aid poured into North Vietnamese by the Communists?


The answer is unknowable. Certainly they would have had a fighting chance, something the U.S. betrayal denied them. Certainly they could have fought more effectively. Even if defeated, they might have gone down heroically in a fight that could have formed the basis for a nation-building legend and for continued resistance against Communism on the Afghan model.


Even if the South Vietnamese had been totally defeated, wholehearted U.S. support would have enabled Americans to shrug and say they had done their best. However, the U.S. did not do its best, and for Americans to try to disguise that fact by slandering the memory of South Vietnam and its army is wrong.


It is too late now for Americans to make good the terrible crime committed in abandoning the South Vietnamese people to Communism. But it is not too late to acknowledge the error of American insults to their memory. It is not too late to begin paying proper honor to their achievements and their heroic attempt to defend their liberty.


Harry F. Noyes III (BA, University of the South; MA, University of Hawaii) served four years of active duty in the Air Force after his ROTC commissioning in 1967. He was an information officer at Norton AFB, California, and Yokota AB, Japan, and a film researcher/scenarist at Tan Son Nhut AB, South Vietnam. Presently a civilian public affairs specialist at Headquarters US Army Health Services Command, Fort Sam Houston, Texas, he has been editor of the joint Army-Air Force Wiesbaden Post, Wiesbaden Military Community, West Germany, and a reporter covering military affairs at Fort Head, Texas, for the Killeen Daily Herald. He has written articles for a variety of publications.


Hình Lính Việt Nam Cộng Hòa Chiến Đấu:
Mời bấm vào Link dưới xem hình, khi bấm vào mỗi hình thì bên trái có nổi lên khung VIEW MORE, bấm vào khung VIEW MORE sẽ hiện thêm ra trang hình khác nữa. Rất nhiều hình để xem.
https://www.google.com/search? q=L%C3%ADnh+VNCH+chi%E1%BA%BFn +%C4%91%E1%BA%A5u&source=lnms& tbm=isch&sa=X&ei=nYcpVcDBHIOag wSUvoDoAg&ved=0CAgQ_AUoAg&biw= 1280&bih=699
YOUTUBE:
Ngày Còn Chinh Chiến
by TheLPSLIDESHOWS


Việt Nam Cộng Hòa 63-75


https://www.youtube.com/watch? v=Zaq8RZYqHPM


Vùng 1 Chiến Thuật:
https://www.youtube.com/watch? v=EBJcW5bwzCc


Vùng 2 Chiến Thuật (Cao Nguyên):
https://www.youtube.com/watch? v=TB07Iu5ZtB0


Vùng 2 Chiến Thuật (Duyên Hải):
https://www.youtube.com/watch? v=g8A_UtMNVls


Vùng 3 Chiến Thuật:
https://www.youtube.com/watch? v=1o2WhdvCAak


Vùng 4 Chiến Thuật:
https://www.youtube.com/watch? v=kEiIPc1yEvE


Lễ Duyệt Binh Kỷ Niệm Ngày QLVNCH 19-6 tại Thủ Đô Sài Gòn

https://www.youtube.com/watch? v=LpzHUIIEh6U


Chú thích các hình dưới:


Vào năm 2000 Ngô Kỷ và quý anh Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa lái xe hơi đi vòng quanh nước Mỹ từ California tới Hoa Thịnh Đốn, xuyên qua nhiều tiểu bang, mang theo 3 bức tượng Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Nữ Cứu Thương do Ngô Kỷ thực hiện một cách gọn nhẹ, được trưng bày tại các nơi đông người, quan trọng khắp tiểu bang lớn như California, New York, Chicago, Philadelphia, Hoa Thịnh Đốn, trước Tòa Bạch Ốc v.v…nhằm vinh danh sự chiến đấu anh dũng hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh Hoa Kỳ trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam trước 1975.


Sự đóng góp nho nhỏ này của Ngô Kỷ giúp cho nhân dân Mỹ hiểu rõ thêm về sự thật về cuộc chiến chính nghĩa của Quân Dân Cán Chính Miền Nam Việt Nam, và nhận thức rõ về sự chiến đấu cao cả của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


photo 1w5117_zps6ddf7e55.jpg
nk45_zps2hb1qpf6.jpg
nk71_zpsf8coruer.jpg


San Jose, Bắc California
vv1_zps8aiiwrye.jpg


Ngô Kỷ chở 3 bức tượng này đi vòng quanh nước Mỹ. Hình chụp tại Philadelphia, Pennsylvania
photo 1w2111_zps464b9fb3.jpg
photo 1w2112_zpsff345315.jpg


Du khách chụp hình lưu niệm tại Philadelphia, Pennsylvania
photo 1w2114_zps896248e7.jpg


Đài truyền hình nổi tiếng Hoa Kỳ FOX NEWS quay phim, phỏng vấn Ngô Kỷ tại Philadelphia, Pennsylvania
vv6_zpsceettt1y.jpg
vv4_zpsymemh49w.jpg


photo 1w6112_zps0d4a2101.jpg
photo1w7112_zps30b4cd9d.jpg
photo 1w7114_zps74225eef.jpg
photo 1w7116_zpsde0f026b.jpg
photo 1w7118_zps802584fd.jpg
photo 1w7121_zpsb3b2e4bc.jpgphoto 1w7132_zps4e5cf860.jpg
photo 1w7142_zpsf48ed69f.jpg
photo 1w7152_zpsedc5cbd9.jpg
photo 1w7156_zps6ac32eb5.jpgphoto1w8112_zps429fe19f.jpg
photo 1w8115_zps9f73b185.jpg
photo 1w8122_zps2f5343c3.jpg
photo 1w8132_zpsa632ea97.jpg
photo 1w8134_zps983f3c20.jpg
photo 1w8136_zps9aeca51d.jpgphoto 1w8138_zps018d0a89.jpg
photo 1w8143_zpsbb148354.jpg
photo 1w8152_zpsdd5f45a6.jpg
photo1w8155_zpsf2152a62.jpg
photo 1w8158_zpsfbe6ba4d.jpg
photo 1w8161_zpsf107a352.jpg
photo1w8163_zpsee995689.jpg


http://xaydunghouston.com/Truy enNgan/667hayvinhdanhnguoilinh HVNCH.htmHãy vinh danh người lính

Hãy vinh danh người lính

Việt Nam Cộng Hoà

Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương. Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng. Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến?

image004.jpgNguyễn thị Thảo An
Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vu giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.


Người thanh niên tuổi trẻ Việt Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm với lời tuyên thệ Vị Quốc Vong Thân. Người tuổi trẻ đã trở thành người lính. Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương. Người lính với chiếc nón sắt xanh đậm tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn nửa vòng đất nước đi canh giữ cho quê hương.


Bắt đầu từ thập niên Sáu Mươi, khi kẻ thù phương Bắc, với xe tăng súng cối, với những chủ thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê hương, thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn. Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh để chận bước quân thù, để bảo vệ miền Nam.


Ðất nước hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày để anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ.


Tiếng mưa bom đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương. Hai mươi năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn. Ðã đem hy vọng cuộc đời đặt trên khẩu súng thân quen. Hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc. Hai mươi năm chiến tranh có bao ngày anh được ngủ yên trên chiếc giường ngay ngắn. Có bao đêm anh mơ được trọn giấc bình yên. Hay anh đã sống thân quen với đời gian khổ và đánh bạn với gian nguy.


Anh với đầu đội súng và vai mang ba lô, lội qua những vũng sình lầy nước ngang tầm ngực. Anh đã đi qua những địa danh xa lạ: Ashau, Ia Drang, Kontum, Pleime, nơi giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay. Hay anh truy địch ở bờ sông Thạch Hãn lừng lững sương mai, ở phá Tam Giang sóng vỗ kêu gào hay ở Cổ Thành xứ Huế mù sương. Dài dọc xuống Miền Nam với rừng Tràm, rừng Ðước, đến Ðồng Tháp Mười anh đã nghe muỗi vo ve như sáo thổi.


Anh đã đến những nơi mà anh không tưởng, anh đi diệt địch và anh đã ngã xuống địa danh chẳng quen dấu chân anh. Người lính nằm xuống ở Miền Nam xanh tươi ngọn mạ, ở những vùng trầm se rét Miền Trung, hay ở Miền Ðông xác thân thối rửa Từ Ấp Bắc, Ðồng Xoài, Bình Giả… cho tới Tống Lê Chân, An Lộc, Bình Long, người lính đã căng rộng tấm poncho để che kín bầu trời Miền Nam được yên ấm tự do. Nối gót tiền nhân, người lính, mỗi người lính đã đem 3.8 lít máu tươi, tưới cho thắm tươi hoa lá ruộng đồng, đã đem mỗi một 206 lóng xương khổ nạn của mình cắm trăm nẻo đường quê hương muôn ngã, để cho chính nghĩa quốc gia tự do được tồn tại. Ðể cho người dân quốc gia được sống no ấm ở hậu phương.


Những người dân quốc gia, những người dân quốc gia không hề muốn trở thành dân Cộng Sản, những người quốc gia luôn muốn bỏ chạy khi Cộng Sản tới và núp bóng người lính để được sống an nhàn ở chốn hậu phương. Họ hoàn toàn trao trọng trách bảo vệ quốc gia, ngăn thù dẹp loạn như một thứ công việc và trách nhiệm của người làm nghề lính, như thể không liên quan gì tới họ. Và họ tự trấn an lương tâm rằng người lính sẽ không bao giờ buông súng và sẽ mãi mãi bảo vệ họ tới cùng. Vì thế, họ luôn yên tâm sống ở hậu phương, yên tâm kiếm tiền và tranh đua đời sống xa hoa phè phỡn trên máu xương của người lính.


ở hậu phương, người lính đồng nghĩa với nghèo, đời lính tức là đời gian khổ, và tương lai người lính đếm được trên từng ngón taỵ Thế nên, người lính về hậu phương, anh ngỡ ngàng và lạc lỏng. Bỗng hình như anh cảm thấy mình như người Thượng về Kinh. Như vậy thì người ta tội nghiệp người lính và yêu người lính để thể hiện tình quân nhân cá nước trong sách vở, báo chí và truyền hình.


Người lính bị bắt cóc vào văn chương tiểu thuyết là những người lính giấy, vào văn chương để tự phản bội chính mình, để thoả mãn cho những kẻ trông con bò để vẽ con nai, và ngồi phòng khách để diễn tả chiến trường đỏ lửa. Người lính trên trang giấy ngang tàng và hung bạo, chửi rủa chính phủ, chống chính quyền và ghét cấp chỉ huy, lính la cà trong quán rượu, uống rượu chẳng thấy say, và càng say càng đập phá. Người lính xuất hiện trên sân khấu thì phong lưu và đỏm dáng hay trắng trẻo no tròn. Anh mặc đồ trận mới toanh còn nguyên nếp gấp, ngọt ngào chót lưỡi đầu môi anh ca bài ca mời gọi ái tình. à người yêu của anh lính là những cô mắt ướt môi hồng, áo quần xa hoa lộng lẫy, thề non hẹn biển yêu lính trọn kiếp trong ti vi. Như vậy thì quá mỉa mai cho cái gọi là anh trai tiền tuyến, em gái hậu phương. Trong khi đó, ở ngoài đời những người vợ lính là những người chống giữ thầm lặng ở xã hội hậu phương.


Ðó là những người đàn bà bình dị với tấm áo vải nội hoá rẻ tiền, với đôi guốc vông kẻo kẹt, đóng vai vừa là người mẹ vừa là người cha nuôi con nhỏ dại, gói ghém đời sống bằng lương người chồng lính chỉ vừa đủ mua nửa tháng gạo ăn. Ðó là những người đàn bà tất tả ngược xuôi, lăn lộn thăm chồng ở các Trung Tâm Huấn Luyện, hay ở những nơi tiền đồn xa xôi với vài ổ bánh mì làm quà gặp mặt. Ðó là những người âm thầm và lặng lẽ, chịu đựng và hy sinh để chồng luôn an tâm chống giữ ngoài trận tuyến với đối phương.


Hạnh phúc của họ mong manh và nhỏ bé, bất chợt như tình cờ. Có thể ở một thỏi son nhỏ bé mà người lính mang về để tặng vợ, có thể là một chiếc nón bài thơ, hay chút tình cờ ở một buổi tối người lính chợt ghé nhà thăm vợ. Hạnh phúc ở trong chén trà thơm uống vội, hay ở lúc nhìn đứa con bé nhỏ chào đời tháng trước.


Người vợ lính cũng là những người hằng đêm thức muộn để lắng tai nghe tiếng đại bác thâu đêm, rồi định hướng với lo âu trằn trọc. Ðó là những người đàn bà mà sau mỗi lần đơn vị chồng đụng trận, đi thăm chồng giấu giếm mảnh khăn sô.


Trong nỗi chịu đựng hy sinh, âm thầm và kỳ vĩ, họ vẫn sống và luôn gắng vượt qua để cho người chồng an tâm cầm súng. Ðể anh, người línhimage009.gifimage009.gif, anh mang sự bất công to lớn, sự bạc đãi phũ phàng, anh vẫn đi và vẫn sống, vẫn chiến đấu oai hùng giữa muôn ngàn thù địch.
Ở chiến trường, anh đối diện với kẻ thù hung ác,ở hậu phương anh bị ghét bỏ khinh khi, trên đầu anh có lãnh đạo tồi, sẵn sàng dẫm xác anh để cầu vinh cho họ, đồng minh anh đợi bán anh để cầu lợi an thân.
Những người dân của anh, những người anh hy sinh để bảo vệ từ chối giúp anh truy lùng kẻ địch, và điềm nhiên để anh lọt vào ổ phục kích của địch quân. Những người dân bán rẻ linh hồn cho quỷ, tiếp tay cho địch thác loạn ở hậu phương, đó là những kẻ chủ trương đòi quyền sống, trong đó không bao gồm quyền sống của anh.


Những kẻ để trái tim rung động tiếc thương cho cái chết của kẻ thù nhưng dửng dưng trước sự ngã xuống của anh. A dua, xu thời là bọn báo chí ngoại quốc thiên tả, lệch lạc ngòi bút, ngây thơ nhận định, mù quáng trong định kiến. ất cả vây quanh anh để tặng cho anh những đòn chí tử. Người lính bi hùng và bi thảm. Anh chống địch mười phương, tận lòng trong đơn độc, anh vẫn hy sinh và chống giữ tới hơi thở cuối cùng.


Ngày Hoà Bình, 28 tháng Giêng năm 1973 hiệp định Paris được ký kết Hoà Bình thật đến trên trang giấy, đến với thế giới tự do. Thế nên, thế giới tự do nâng ly để chúc mừng cho hoà bình của họ và nhận giải Nobel. Nhưng hoà bình đến ở Việt Nam tanh hôi mùi máu, đen ngòm như tấm mộ bia. Và anh, anh là vật thụ nạn trong cái hoà bình bi thảm.
Người lính vẫn tiếp tục ngã xuống, đem xác thân đắp nên thành luỹ để ngăn bước quân thù.Từ Ðông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ ngàn xưa và cho tới ngàn sau, có một quân đội nào mang số phận bi thương và oai hùng như người lính?


Những người lính chịu uống nước rễ cây và đầu không nhấc thẳng, đi luồn dưới Rừng Sát suốt 30 ngày không thấy ánh mặt trời. Những người lính đi hành quân mà không người yểm trợ để hai ngày ăn được bốn muỗng cơm, hay ăn luôn năm trái bắp sống và những lá cải hư mục ruỗng, miệng thèm một cục nước đá lạnh giữa cái nắng cháy da.


Người lính, người ở địa đạo Tống Lê Chân ăn côn trùng để tử thủ giữ ngọn đồi nhỏ bé. Người nằm xuống ở An Lộc, Bình Long. Và thủ đô, vòm trời thân yêu mà anh mơ ước để tang truy điệu cho anh chỉ có ba ngày. Ba ngày cho sinh mạng của năm ngàn người ở lại. Người ta lại tiếp tục vui chơi và quên đi bất hạnh. Bởi bất hạnh nào đó chỉ là bất hạnh của riêng anh.


Người lãnh đạo anh còn mè nheo ăn vạ. Và anh, anh phải đóng trọn vai trò làm vật hy sinh. Trước nguy nan, lãnh đạo anh tìm đường chạy trốn thì anh vẫn còn cầm súng ở tiền phương. Anh đã chống giữ, chịu đựng từng đợt xung phong ở Ban Mê Thuột mỗi ngày 24 giờ, không có ai yểm trợ, tiếp tế từ hậu phương. Nhưng ở đó, anh vẫn phải tử thủ cho con đường tẩu thoát của cấp lãnh đạo anh tuyệt đối được bình yên.
Và đồng minh của anh, người đồng minh đã từng sát cánh, cùng chia sẻ nỗi gian nguy ở Hạ Lào, Khe Sanh dưới trời mưa pháo, nay lại nghiễm nhiên nhìn anh đi những bước cuối cuộc đời. Phải chăng nhân loại đang trút những hơi thở cuối cùng nên lương tâm con người đang yên nghỉ ?


Cho nên, cả thế giới lặng câm để nhìn anh chết. Không chỉ cái chết riêng cho mỗi mình anh, vì bởi dưới đuờng đạn xuyên qua, xác thân anh ngã xuống thì đau thương đã vụt đứng lên. Cái bi thương có nhân dáng lớn lên và tồn tại suốt ngang tầm trí nhớ. Và người lính, anh vẫn kỳ vĩ và chịu đựng như vị thần Atlas mang vác quả địa cầu, người lính đã mang vác và bảo vệ mấy trăm ngàn người dân trên đường triệt thoái.


Trên những con đường từ Cao Nguyên không thiếu những người lính gồng gánh cho những người cô dân chạy loạn. Tay anh dẫn em thơ, tay dắt mẹ già chạy trong cơn mưa pháo. Và anh đã làm dù, làm khiên đỡ đạn, cho nên thân xác anh đã căng cứng mấy đường cây số, hay xác làm cầu ở tỉnh lộ 7B, anh đã chết ở Cao Nguyên lộng gió và đếm những bước cuối đời ở ngưỡng cửa thủ đô.


image011.jpgBởi lãnh đạo đầu hàng nên anh nghẹn ngào vất đi súng đạn. Với nham nhở mình trần, anh vẫn chưa tin đời đã đổi thay. Có thật không? Hai mươi năm chiến tranh kết thúc? Giã từ những hy sinh và gian khổ của hôm quả có thật không? gày buông rơi vũ khí, anh mơ được về để an phận kẻ thường dân? Và có thật không? Anh được đi, được sống giữa một quê hương rối loạn tràn ngập bóng quân thù?


Anh đã khóc nhiều lần cho quê hương chinh chiến và đã khóc nhiều lần cho những xác bơ vơ. Lính khổ lính cười, dân khổ để người lính khóc. Và có ai, từng có ai trong chúng ta đã khóc thương cho đời lính?


Thương cho người lính với trái tim tan vỡ từ lâu. Bởi trái tim anh đã hơn một lần để lại dưới chân Cổ Thành Quảng Trị, ở một mùa Xuân xứ Huế năm nào, ở Hạ Lào, Tống Lê Chân hay ở trong cái nồi treo lủng lẳng trên ba lô khi anh hô xung phong để tiến vào An Lộc? Người lính thật sự trái tim anh tan vỡ từ lâu.
Lịch sử đã sang trang, và loài người đã bắt đầu đi những bước cuối cùng trên trái đất? Thế nên thời trang nhân loại là thứ phấn hương tàn nhẫn, và môi tô trét thứ son vô tình. Cả thế giới đồng thanh công nhận và gửi điện văn chúc mừng sự thống nhất ở Việt Nam. Và người ta uống chén rượu mừng để truy điệu Việt Nam đi vào cõi chết, chúc mừng Việt Nam có thêm 25 triệu nô lệ mới nhập tên. Hoà bình đã nở hoa trong cộng đồng thế giới, trong đời người Cộng Sản, nhưng hoà bình không thật đến ở Việt Nam.


Người Cộng Sản chân chính có truyền thống là những người không hề biết hoà bình, không sống được trong hoà bình thật sự. Như con giun, con dế sợ ánh sáng mặt trời. Thế nên họ dẫn dắt toàn dân đi xây dựng văn minh thời thượng.


image013.jpgKhởi đầu là việc cày nát nghĩa trang Việt Nam Cộng Hoà và hạ tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hoà. Người Lính rơi xuống vỡ tan trong lòng đường phố, nhưng từ đó anh mới thực sự đứng lên, đứng thẳng và oai hùng hơn trước trong trái tim của người dân Việt Miền Nam.


Bởi từ khi những người bộ đội Cộng Sản bước chân vào thành phố, thì người dân Quốc Gia mới thật sự hiểu được giá trị của anh. Và những sự lầm lẫn và hối hận hôm nay hình như luôn theo nhau đi vào lịch sử.. Vậy thì, khi ta chết trên con đường chạy loạn, khi ta chết ở bãi Tiên Sa, ta vùi thân nơi vùng kinh tế mới hay ta chìm dưới đáy biển Ðông, không phải vì khẩu súng rơi trên tay người lính, mà ta chết bởi viên đạn ích kỷ, viên đạn lãnh đạm và thờ ơ xuất phát từ trái tim bắn ngược lại chính ta. Bởi sự thật về người Cộng Sản đã đi quá tầm tưởng tượng và sự hy sinh của người lính vượt quá nỗi bi thương.


Hai mươi năm chiến tranh, hơn hai trăm ngàn người lính, hơn năm trăm ngàn thương binh đã để lại hai trăm ngàn sinh mạng và năm trăm ngàn những phần cơ thể để lại trên chiến trường khốc liệt. Ðể cho chúng ta có một bầu trời để thở, có một khoảng không gian đi đứng tự do, để cho tuổi thơ của chúng ta không phải đi lượm ve, lượm giấy, không phải đeo khăn quàng đỏ và ngợi ca những điều dối gạt chính mình.


Ðể cho bàn tay thiếu nữ không chạm bùn nhơ thủy lợi, tuổi thanh xuân không phải vùi chôn ở những gốc mì. Ðể cho bà mẹ già không phải ngồi mơ ước miếng trầu xanh, và những giọt nước mắt thôi không cần tuôn chẩy.


Nhưng lịch sử đã sang trang, những trang hồng tươi màu máu cho người Cộng Sản và cũng là những trang đẫm máu và nhơ bẩn nhất cho cả lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Anh, người lính trong thời chiến thành người tù của thời bình. Người lính chịu số phận bi thương của chiến tranh và cũng chịu luôn số phận tàn nhẫn trong thời bình. Anh người lưu vong trong lòng dân tộc, và lưu đày ở chính quê hương anh.


Bởi Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu một cuộc chiến tranh mới và đẩy anh xuống đáy trầm luân. Cũng chính từ chiến trường Tù Ngục này mà Cộng Sản đã chứng minh được Chúng và Anh không là đồng loại. Chúng, là lũ Cộng Sản cuồng tín, và tàn bạo nhất giữa thế giới Cộng Sản và vô nhân. Chúng lập nên một vương quốc mới mang tên là Lừa Dối, và mở ra một kỷ nguyên giết người theo kiểu mới, giết người bằng những mỹ từ đẹp đẻ, bằng lao động vinh quang, bằng thời gian không thể đếm.


Người lính bước vào trận chiến mới, chiến trường có tên là cải tạo, và anh người tù nhân không có án.. Ở đây anh không có lãnh đạo, không có đồng đội, không có hậu phương. Kẻ thù vắt cùng, vắt kiệt sức lực anh trong rừng thẳm. ày đọa sỉ nhục anh dưới hố xí tanh hôi, đem thanh xuân và tài hoa của anh vùi chôn ở những vòng khoai vớ vẩn. Ðặt hy vọng của anh máng vào những mốc thời gian.


Người lính đã trở thành vật thụ nạn thời bình. Anh chết đói bên những vòng xanh nở rộ do chính tay anh cày xới vun trồng. Anh chết khát khi bên ngoài mưa rơi tầm tã. Giữa những trùng vây sóng dữ, giữa bóng tối cô đơn Anh vượt qua sự chết để đem về nghĩa sống. Anh đi xiếc qua những ranh giới tử sinh để chứng minh được phẩm giá con người. Ðôi mắt anh cao ngạo và chân đạp chữ đầu hàng.


Từ trong tăm tối hận thù, anh thắp sáng lên ý nghĩa đời người. Anh đã chiến đấu, để từ trong cõi chết anh bước ra mà sống. Ðể anh trở về từ địa ngục trần gian. Bao đồng đội bất hạnh đã ngã xuống trong rừng thẳm, cuối cùng anh đã trở về:
image015.jpg
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
(Tô Thùy Yên)


Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương. Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng. Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến?
Và tuổi trẻ, những mầm non đất nước hôm nay xa lạ như người không cùng chung dòng giống. Anh đi trên đường phố xưa, đường đã đổi tên. Anh tìm bạn bè cũ, đứa còn đứa mất. Quê hương này không có chỗ cho anh?


Hai mươi năm chiến chinh, mười mấy năm tù đày trên chính quê hương để rồi anh phải tha hương biệt xứ. Người lính, mười bốn năm lính, mười bốn năm tù, tài sẵn có, được trí trá vài đô la, và mái đầu sương điểm để anh bước vào đời lần nữa.


Anh không có quyền bắt đầu, chỉ có quyền tiếp tục trôi theo dòng đời nghiệt ngã. Người lính cũ ngồi bán nước đá bào cho học trò giờ tan học ở chính quê hương. Hay anh, người lính lưu vong ngồi bán thuốc lá lẻ hằng đêm trong những tiệm Seven Eleven trên đường phố Mỹ.


Ba mươi năm vết thương cũ hầu như chưa lần khép kín. Ôi, hai mươi sáu chữ cái bắt đầu từ a, b, c, đ dẫu sắp xếp khéo léo tới đâu vẫn không đủ để viết nên những bi hùng anh đã đạt. Và cần phải thêm vào bao nhiêu chữ nữa mới diễn tả lên sự xót thương anh.


Chúng ta đã quá may mắn, quá vinh dự để trang sử Việt Nam có thêm những anh hùng như người lính Việt Nam Cộng Hoà, những anh hùng vô danh và sống đời thầm lặng, những anh hùng bình thường mà ta chưa có dịp vinh danh.


Nhưng cho tới nay, ta đã làm gì để tri ân người lính Quốc Gia. Chúng ta những người dân Quốc Gia đi chung con thuyền Miền Nam do các anh chèo chống, đưa qua những con sóng dữ Việt Nam. Những người quốc gia đã sang thuyền trong cơn quốc nạn, và đã để mặc anh chìm trong cơn Hồng Thủy của Việt Nam.


image017.jpgChúng ta, những người quốc gia tầm gửi, đã sống nhờ trên máu xương người lính, và chưa lần đóng góp nào cho chính nghĩa quốc gia. Có phải giờ đây, chúng ta tiếc thương người lính bằng đầu môi chót lưỡi, bằng những video, nức nở kêu gào, hay chúng ta khóc cho người lính bằng những trang thơ vớ vẩn? Và có ai, có ai trong chúng ta cảm thấy thẹn khi ta đã đôi lần hãnh diện vì ta nói tiếng Anh trôi chẩy hơn họ, xe ta đẹp, nhà ta to.


Ngày nay, Người Cộng Sản ở quê hương với đôi tay đẫm máu của thuở nào cũng nói lời phản tỉnh. Vậy còn ta, bao nhiêu người Quốc Gia sẽ thức tỉnh để vẽ chân dung kỳ vĩ và nhiệm màu của Người Línhchúng ta. Có ai trong chúng ta sẵn sàng chi tiêu những bữa tiệc đắt tiền trong những nhà hàng danh tiếng, mua những tấm vé vào cửa của đại nhạc hội lừng tên mà ta tiếc bỏ tiền ra để quyên góp, xây lại tượng Người Línhở thủ đô đã ngã xuống hôm nào.
Ðể một mai, khi quê hương không còn giống Cộng Sản, ta đem anh về trở lại quê hương. Ðể anh được đứng lên chính nơi anh ngã xuống như cùng thời với đất nước lúc hồi sinh.


Bao nhiêu chuyên gia nhóm họp nhan đề “xây dựng lại đất nước trong thời hậu Cộng Sản”. Vậy có ai đã đặt kế hoạch tri ân cho người lính ?Bởi, một ngày nào mà ta chưa biết tri ân người lính và đặt họ ở một địa vị xứng đáng mà đáng lẽ họ phải ở từ lâu, thì làm sao ta có thể xây dựng được một xã hội đáng gọi là nhân bản.
Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà…. Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ
như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc,
thì dân tộc ta mới mong có được những
truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai….
Nguyễn thị Thảo An


Thư Đại Tướng John M. Shalikasvili, Chủ tịch Hội Đồng Liên Quân Hoa Kỳ (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ)
gởi Ngô Kỷ và ký tặng tấm hình lưu niệm


sl52_zpsubyh3u4j.jpg


sl8_zpsizyq61jq.jpg
q212_zps6kcrtvih.jpg


Thư gởi Ngô Kỷ của Đại Tướng John W. Vessey, cựu Chủ tịch Hội Đồng Liên Quân Hoa Kỳ, và là Đặc Sứ của
Tổng Thống George Bush.Ông nắm giữ vai trò quan trọng trong việc về Việt Nam để thảo luận vấn đề tìm kiếm
Tù Binh Mỹ Mất Tích, và chính sách đón nhận các vị Cựu Tù Nhân Chính Trị VNCH được rời Việt Nam qua định cư tại Mỹ.


photo sl54_zpsjpahtkgm.jpg


sl61_zpsr4pok0ob.jpg


Đại Tướng William C. Westmoreland và Ngô Kỷ


wes3_zpsyafsb8dx.jpg


wes4_zpsknw1d4mb.jpg


TƯỚNG WESTMORELAND XIN LỖI CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
“Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của
Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.”
(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize
to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)
wes2_zps5bkxkbbr.jpg



__._,_.___


Posted by: Jimmy Nguyen 

Tại sao Chính Phủ Pháp Ðịnh Việt Nam Cộng Hòa ra đời quá trễ ?

$
0
0

Tại sao Chính Phủ Pháp Ðịnh Việt Nam
Cộng Hòa ra đời quá trễ ?


(Xin vui lòng phổ biến rộng rãi)

Kính thưa quý vị,

Tại sao Chính Phủ Pháp Ðịnh Việt Nam Cộng Hòa ra đời quá trễ ?

Ðây là một câu hỏi của nhiều người và của cả người viết bài này. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi xin trình bày theo sự hiểu biết của cá nhân chúng tôi.

Khi một nước bị kẻ địch xâm lăng, chính phủ hợp pháp của nước đó có thể phải lưu vong ra ngoại quốc. Trong khi chưa có điều kiện để bầu cử lại, chính phủ mới được gây dựng bởi những người trong nội các cũ để nối tiếp công quyền thì chính phủ mới được gọi là Chính Phủ Pháp Định hay là Chính phủ được ấn định bởi Pháp lý (De Jure Government).

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt cộng cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã mang tội xâm lăng một nước độc lập, có lãnh thổ, có chính quyền, dân số riêng. Họ đã vi phạm Hiệp định Paris 1973, Ðịnh Ước quốc tế ngày 2 tháng 3 năm 1973, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, điều 2.4 và nhiều hiệp định khác mà họ đã ký kết.

  • Vào những năm đầu sau 1975, một số vị trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng tiếp xúc với các chính khách và chính quyền Hoa Kỳ, nhưng kết quả không như mong đợi. Lúc đó Hoa Kỳ đã kết nối được với Trung cộng nên cố tình bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.


  • Sau đó, các vị trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cố gắng đi tiếp xúc với người người Việt tị nạn cộng sản nhưng cũng không thành công. Ðiển hình là cuộc gặp gỡ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đồng hương San Jose khoãng năm 1990. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị chỉ trích gay gắt và bị đặt hai câu hỏi rất nặng nề: 1- Tại sao ông mang 16 tấn vàng ra đi ? 2- Tại sao ông bỏ nước ra đi sớm, để lại quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản giam cầm, đày đọa trong lao tù ?

    a- Với câu hỏi về 16 tấn vàng thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trả lời rất dễ dàng. Vì đơn giản là ông không có lấy số vàng đó. Chính tên Lê Duẩn đã đã cho xe vào chở tất cả vàng bạc và tài sản quốc gia ra ngoài miền Bắc. Bọn chúng không hề về ghi tài sản đó vào ngân khố quốc gia của Việt Cộng. Sau này khi Bùi Tín hỏi về số tiền đó thì tên Lê Duẩn chỉ khoa tay múa chân rằng tiền đó đã xài hết rồi, trong những năm nghèo khó. Trên thực tế, tên Lê Duẩn đã cho người thân mua rất nhiều tài sản, nhà cửa khu phố ở bên nước Anh.

    b- Câu hỏi thứ hai thì tổng thống Thiệu cũng bị hỏi với giọng điệu rất là hằn học. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời rằng ông phải ra đi vì nhiệm vụ của ông đã chấm dứt, ông đã từ chức. Lúc đó bọn Việt cộng tung tin rằng họ chỉ nói chuyện với tướng Minh, nếu ông Thiệu còn lại họ sẽ không chịu đàm phán hòa bình. Tổng thống Thiệu cũng nghĩ rằng cụ Trần Văn Hương trước sau gì cũng phải đi tới một chính phủ Liên hiệp, mà điều đó trái với nguyện vọng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nên ông đành phải ra đi.

    Tuy rằng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trả lời rất là bình tĩnh, hòa nhã nhưng nhưng thái độ hằn học của đồng hương lúc đó có thể đã làm nản chí các vị trong chính phủ VNCH, khiến họ ngại ngùng khi đứng ra gánh vác việc chung.

    (Chắc cũng cần nhắc thêm là đêm 27 tháng 04 năm 1975, Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa đã họp khẩn cấp và duyệt cho ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống với hy vọng ông Minh sẽ đàm phán hòa bình với Việt cộng. Thực ra lúc đó ông Dương Văn Minh chỉ là một ông Tướng về hưu đã được móc nối trong mạng lưới tình báo của cộng sản. Việc phê chuẩn của Quốc hội hoàn toàn vi hiến nên ông Dương Văn Minh không phải là Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa, chiếu theo điều 39 và điều 52 của Hiến pháp VNCH.)


  • Ðến năm 2002 thì Ủy ban Định Ranh Thềm Lục Ðịa của Liên Hiệp Quốc yêu cầu các quốc gia nạp hồ sơ biển đảo để họ cứu xét nới rộng thềm lục địa thêm 150 hải lý, ngày hết hạn là tháng Năm năm 2009. Rất sớm, Trung cộng đã nộp hồ sơ của họ mà trong đó họ có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bọn Việt cộng thì ngồi yên trong thái độ của kẻ bán nước, chắc là đã nghe theo lời quan thầy Trung cộng. Cho đến khi chỉ còn 6 tháng nữa là hết hạn, thì các vị nhân sĩ VNCH cùng với thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn thấy thiệt thòi cho đất nước Việt Nam mình, nên gấp rút lập hồ sơ biển đảo của VNCH và nạp lên Ủy ban Định Ranh Thềm Lục Ðịa. Lúc đầu họ không chịu nhận vì họ chỉ nhận đơn ở cấp quốc gia và các quốc gia này phải có ký vào Hiệp ước Luật biển (UNCLOS) vào năm 1982. Nhưng may mắn là thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn còn giữ Sắc lệnh bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cộng thêm lời giải thích rằng Việt cộng đã cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 nên VNCH không có cơ hội để ký vào luật biển năm 1982. Với hai sự việc trên, Liên Hiệp Quốc đã nhận hồ sơ biển đảo của Việt Nam Cộng Hòa do Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ nạp, một hình thức gián tiếp nhìn nhận chế độ Việt Nam Cộng hòa còn hiện hữu với tư cách là chính phủ Việt Nam Cộng Hòa Pháp Định.


  • Một điều đáng buồn là thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn vì quá vui mừng sau khi nạp được hồ sơ, cộng thêm tuổi già sức yếu, ông đã vĩnh viễn ra đi 9 ngày sau đó. Đây là một sự thiệt thòi rất lớn cho Chính phủ Pháp Ðịnh Việt Nam Cộng Hòa.


  • Sau đó các ông Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Liêm đã tiếp nối công việc của thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn để lo về những vấn đề về pháp lý của Chính phủ VNCH. Nhưng rồi hai ông này cũng lần lượt qua đời, để lại một khoảng trống chính trị cho VNCH.


  • Ðến năm 2015, Ðệ nhất Quốc Vụ Khanh của thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn là luật sư Lê Trọng Quát đang sống ở Paris nước Pháp bước ra đảm trách vai trò Thủ tướng của Chính phủ Pháp Ðịnh Việt Nam Cộng Hòa. Thủ tướng Lê Trọng Quát và các cộng sự viên đã đi tìm nhân sự và vào năm 2017 đã có Sự vụ lệnh bổ nhiệm nhiều Tổng trưởng và Bộ trưởng vào trong Chính Phủ Pháp Ðịnh để làm việc. Ðến thời điểm này CPPÐ mới có một hội đồng Nội các tương đối đầy đủ.


  • Thủ tướng Lê Trọng Quát đã đại diện Việt Nam Cộng hòa gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ cũng như gửi thư lên Liên Hiệp Quốc. Ðiển hình là vào tháng tư năm 2020, Trung cộng dùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam lập nên hai huyện Tây Sa và Nam Sa cho TC. Thủ tướng Lê Trọng Quát đã gửi kháng thư đến Tập Cận Bình. Bản sao đã được gửi Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cùng trên 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Một lần nữa, CPPÐ VNCH lại dấn thân làm việc nước.


  • Hiện nay CPPÐ đang vận động Hoa Kỳ kỳ và 8 nước trọng tài đã ký tên vào Ðịnh ước quốc tế ngày 2 tháng 3 năm 1973 cam kết tôn trọng sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Chúng ta muốn các nước nầy áp lực ngăn cản Trung cộng xâm lăng Việt Nam hoặc mang Trung cộng vào bàn hội nghị quốc tế để chấm dứt sự xâm lăng của Trung cộng. Công tác này không dễ dàng, vì Việt cộng là kẻ nội thù đang bán nước cho giặc. CPPÐ VNCH cần đến sự hợp tác của rất nhiều hội đoàn người Việt quốc gia, cũng như cần một lực lượng người Việt Quốc Gia hùng hậu đứng sau lưng CPPÐ. Hiện nay CPPÐ đang kêu gọi đồng bào Việt Nam Cộng Hòa trên toàn thế giới ghi tên vào Hội đồng Cố vấn hoặc vào Lực lượng Hỗ trợ cho CPPÐ để chính phủ có một tiếng nói mạnh mẽ trên chính trường quốc tế.

    Kính mời đồng hương vào link dưới đây để ghi tên vào Hội đồng Cố vấn cũng như Lực lượng Hỗ trợ cho Chính phủ Pháp Định VNCH.

    Link: GhiDanhHDCV.

Lời kết

Lúc đầu, những người trong Nội các Việt Nam Cộng Hòa rất e dè, ngần ngại đứng ra ra gánh vác việc chung, vì họ bị phê phán khá nặng nề. Tuy nhiên, khi quyền lợi của đất nước và dân tộc bị xâm phạm, lòng yêu nước giúp họ vượt qua những khó khăn về tâm lý để chung tay làm việc, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi đất nước. Ngày hôm nay họ vẫn tiếp tục âm thầm làm việc cho quê hương, cho đất nước. Họ có tổ chức thành những Bộ, Ban ngành để làm việc nhưng đó chỉ là các chức vụ tình nguyện, không có lương. Họ không hô hào dân chúng đóng góp, họ cũng không ban phát những chức vụ tướng tá giả hiệu để lừa người dân. Cũng như chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi xưa, Chính phủ Pháp định âm thầm làm việc. Làm mà nói ít, hoặc không biết nói. Một số người có thể vì hiểu lầm đã lên tiếng chê bai, chế giễu CPPÐ. Những hành động vô ý thức nầy có thể ngăn chận, làm trở ngại sự cố gắng đoàn kết dân tộc, bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của Trung cộng.

Kính xin đồng hương, đồng bào trong và ngoài nước tiếp tay với Chính phủ Pháp định tạo một lực lượng dân tộc, để họ dễ dàng lên tiếng trước quốc tế, bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương trước sự xâm lăng của Trung cộng và sự tiếp tay bán nước của Việt Cộng.

Link: VNCHPD.

Kính thư,

Trần Long.


__._,_.___


Posted by: Yahoo7 

ĐIẾM NHỤC GIA PHONG

$
0
0
                                                                                                       ĐIẾM NHỤC GIA PHONG

BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU

Khoảng năm 1977, một số anh em cựu quân nhân tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và vùng phụ cận họp mặt nhau để thành lập Hội Quân Nhân, tại nhà anh Lê Quyền ở Tiểu bang Maryland. Thời bấy giờ, nhà ai cũng thiếu thốn bàn ghế, nên mọi người đều ngồi bệt xuống sàn nhà. Tuy vậy, tình anh em thắm thiết lắm! “Tha hương ngộ cố tri”, huynh đệ chi binh mà!

Trong buổi họp, tôi có phát biểu một điều: “Mất nước, chúng ta mất tất cả... Nhưng có một thứ mà chúng ta không thể mất và không một ai lấy thứ ấy ra khỏi chúng ta. Đó là thanh danh người lính trận kiêu hùng. Bởi vì lý tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và đồng bào Miền Nam của chúng ta có chính nghĩa. Ta thua trận vì ta không có quyền quyết định chiến trường.” Có thể vì giọng nói tha thiết của tôi, Tướng Hoàng Cơ Minh vỗ tay nhiệt liệt ca ngợi. Toàn thể anh em trong buổi họp đều vỗ tay theo. Ai có thể phản đối câu nói chí tình chí lý ấy, phải không?

Trước năm 1975, tôi không hề biết Tướng Hoàng Cơ Minh là ai. Còn tôi, một người tiểu tốt vô danh bên Không Quân, làm sao Tướng Minh biết được? Sau đó ít lâu, tôi đứng ra tổ chức thành lập Hội Tranh Đấu Nhân Quyền Cho Việt Nam. Thời bấy giờ, sự liên lạc nhau còn khó, nhưng nhờ sử dụng lối dây chuyền, người nầy nhắn người kia. Cho nên cuộc họp khá đông đủ, gồm có:

Thượng tọa Giác Đức, Linh mục Trần Duy Nhất, Chủ tịch Đại Việt Hà Thúc Ký, Nghị sĩ Đoàn văn Cầu, Tổng trưởng Tài chánh Châu Kim Nhân, Đổng lý Văn phòng Bộ Xã hội Chữ Ngọc Liễn, Dân biểu Nguyễn văn Kim, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Luật sư Đỗ Đức Hậu, Luật sư Lê Chí Thảo, bà Lê thị Anh đại diện Phật giáo Hòa Hảo, sinh viên tranh đấu Ngô Vương Toại, Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tướng Phạm Quốc Thuần, Tướng Hải Quân Hoàng Cơ Minh, Đại tá Tỉnh trưởng Đà Lạt Nguyễn Hợp Đoàn, Trung tá Thủy quân Lục chiến Nguyễn văn Phán và Thiếu tá Không Quân Đặng văn Âu. Đặc biệt, có sự hiện diện của Cụ bà Đức Thụ, bạn đồng chí của nhà cách mạng “Bà Cả Tề” (người hoạt động lớn tuổi đều nghe danh bà). Nhà chỉ có một cái “sofa” đủ cho Cụ Hà Thúc Ký và hai vị lãnh đạo tôn giáo ngồi, còn tất cả đều ngồi xuống sàn nhà, không ai có ghế danh dự, nhưng mọi người đều hoan hỉ. Tướng Phạm Quốc Thuần, Tướng Nguyễn Bảo Trị, Luật sư Lê Chí Thảo, Luật sư Đỗ Đức Hậu hiện nay vẫn còn sống.

Sau khi mở lời chào mừng, giới thiệu từng nhân vật, tôi mở đầu bài nói chuyện bằng cách tuyên bố lý do tại sao chúng ta cần có Hội Nhân Quyền bên cạnh Thủ đô Hoa Thịnh Đốn: vì tân Tổng thống Jimmy Carter đặt chính sách Nhân Quyền lên hàng đầu. Sau đó, mọi người thảo luận chung quanh vấn đề Nhân Quyền. Ai nấy đều đóng góp ý kiến hết sức xây dựng, phân nhiệm, phân công đâu ra đó. Tôi đề nghị anh Nguyễn Ngọc Bích làm Chủ tịch Hội, vì chúng ta cần giao thiệp với báo chí Hoa Kỳ để uy tín của Hội được phổ biến rộng rãi.

Đến lúc bế mạc cuộc họp, mọi người lần lượt ra về, riêng anh Hoàng Cơ Minh còn nán ở lại để uống chai bia và hút điếu thuốc. Anh gật gù nói: “Cậu được lắm, ta cứ tưởng cậu chỉ biết cầm lái máy bay, không ngờ cậu điều khiển buổi họp rất trôi chảy, nói năng đâu ra đó. Ta hỏi thật, cậu có bao giờ học tập khóa Chiến tranh chính trị nào không?” Tôi đáp: “Thưa anh không! Nhưng tôi thường đi thuyết trình Không Trợ trước mặt các quan to, có lẽ vị thế nên dạn dĩ trước đám đông” (Không Quân thường biệt phái phi công đến các đơn vị Bộ Binh để làm sĩ quan Liên lạc, giúp yểm trợ về Không Quân, nên có danh từ Không Trợ). Anh Hoàng Cơ Minh vỗ vai tôi, nói: “Ta đánh giá cậu cao lắm! Cho tôi mượn mấy cuốn sách của cậu nhé. Hôm nào tôi mang trả lại cậu. Chúng ta sẽ có dịp sinh hoạt với nhau”!

Cách xưng hô khi dùng chữ Ta, khi dùng chữ Tôi của Tướng Hoàng Cơ vừa biểu lộ quyền uy của ông Tướng vừa tỏ sự thân tình. Tôi cảm thấy ấm áp tình chiến hữu. Hai cuốn sách mà Tướng Minh mượn là “Thời Dựng Đảng”, “Những Chặng Đường Lịch Sử” của Võ Nguyên Giáp mà tôi nhờ bà con tôi ở bên Pháp mua, gửi sang để nghiên cứu kẻ thù. Nhờ có một mớ kiến thức về cộng sản, tôi hiểu biết hơn việc xây dựng đảng của cộng sản. Sở dĩ Tướng Hoàng Cơ Minh nói ông đánh giá tôi cao, vì ông nhận thấy tôi có trình độ lý luận, ngoài khả năng chuyên môn lái máy bay. Nghe nói bên Hải Quân, Tướng Minh có thời đảm nhiệm chức vụ sĩ quan Chiến tranh Chính trị?

Tướng Minh và tôi đều ôm ấp giấc mơ giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ cộng sản. Chúng tôi dành khá nhiều thời giờ tranh luận với nhau về vấn đề tổ chức, bởi vì tôi thường lặp đi lặp lại câu nói của Lénine “Tổ chức! Tổ chức! Tổ chức! Không có tổ chức là không có gì cả!” Cuối cùng, Tướng Minh từ biệt tôi vì tôi nói một câu xúc phạm đến tự ái của ông: “Nếu anh không nghe lời khuyên của tôi, cứ khăng khăng làm Kháng Chiến theo cái kiểu mì ăn liền như thế, tôi bảo đảm anh sẽ trở thành thảo khấu”. Sở dĩ tôi nói câu đó, vì Tướng Minh bảo tôi là thứ chết nhát, chỉ là loại lý thuyết gia, không dám dấn thân! Về sau, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Cố vấn tối cao của Mặt Trận, tiết lộ trên mặt báo rằng Tướng Minh đã có lần tâm sự với ông “Thà tôi làm thảo khấu trong rừng, hơn là ngày ngày phải lao động chân tay trên đất Mỹ”. Lời đáp trả của tôi với Tướng Minh “anh sẽ thành thảo khấu” quả đúng như sự tiên đoán số mệnh của Tướng Minh đã an bài.

Nhiều nhân vật tên tuổi tham gia Mặt Trận Hoàng Cơ Minh vì cảm tính, vì nể nang, nhưng thiếu suy nghĩ. Để chống lại bộ máy cai trị của một kẻ thù cộng sản ghê gớm hơn cả Thực dân, ta không thể hoạt động một cách tài tử như thế được! Phát động quần chúng, khi bản thân tổ chức chưa có gì, là tự sát! Đại tá Phạm văn Liễu, Đại tá Vũ Thượng Văn (KQ), Luật sư Nguyễn văn Chức nghe tôi ngăn cản bằng phân tích hợp lý, nhưng không ai thèm nghe. Có lẽ vì nhiệt tình của họ quá cao và có thể vì họ cho rằng tôi chỉ là Thiếu tá thì biết cái quái gì?! Về sau họ đều tỏ ra hối tiếc vì đã không thèm nghe sự “góp ý” của tôi.

Tôi không có bằng cớ Mặt Trận giết ký giả Đạm Phong, Lê Triết, nhưng tôi nghi ngờ, vì tôi là người từng bị đoàn viên của Mặt Trận gọi phone hăm dọa giết. Nhưng về cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân lên đường, tôi quả quyết thủ phạm chính là Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh và Nguyễn Kim Huờn. Tôi lập luận rằng: “Khi sự xung đột giữa Tướng Minh và Đại tá Phạm văn Liễu nổ ra, Mặt Trận tan rã. Tướng Minh lên đường về nước, mà tờ báo Kháng Chiến công bố các chiến dịch Đông Tiến I, Đồng Tiến II, Đông III để mô tả “hành trình đi cứu nước” một cách công khai, tức là cố ý giết chết lãnh tụ. Vì không ai đi hành quân mà khoe cho địch biết đường đi nước bước của lãnh tụ mình”.

Nếu tôi là một người có địa vị trong Mặt Trận như bốn ông vừa nêu trên, tôi sẽ khuyên Tướng Minh mở cuộc họp báo để trình bày với đồng bào như sau: “Thưa đồng bào, Mặt Trận trước đây dùng đất Thái Lan làm bàn đạp để xâm nhập nội địa Việt Nam nhằm tổ chức hạ tầng cơ sở, chờ thời cơ thuận tiện thì phát động quần chúng lật đổ bạo quyền. Chẳng may, vừa rồi Thái Lan mới ký hiệp thương với Việt Cộng, căn cứ của Mặt Trận ở Thái Lan sẽ không còn giá trị. Chúng tôi quyết định hủy bỏ dùng Thái Lan làm bàn đạp, bằng cách trở về Mỹ xây dựng phòng tuyến Chống Cộng để triệt tiêu mưu mô xâm nhập của Việt Cộng vào Cộng Đồng. Số tiền mà đồng bào lâu nay đã đóng góp cho Kháng Chiến, chúng tôi sẽ dùng để cấp học bổng cho học sinh nghèo vào Đại Học và đào tạo tuổi trẻ Việt Nam nuôi ý chí phục quốc, kế tục sứ mệnh của cha anh”.

Tôi tin rằng đồng bào sẽ thông cảm những khó khăn của Mặt Trận, không ai nỡ đòi lại số tiền đã đóng góp. Thanh danh của Tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận sẽ được bảo toàn. Tướng Hoàng Cơ Minh và anh em Kháng chiến quân sẽ không chết. Thế nhưng, Mặt Trận lại dùng tờ báo Kháng Chiến để phịa ra những bức thư của Chiến hữu Chủ tịch từ Quốc nội gửi ra Hải ngoại thăm các cháu nhi đồng trong dịp lễ Trung Thu, chúc Tết đồng bào vào dịp đầu xuân. Lại còn thêm tường thuật những trận đánh ác liệt của Kháng chiến quân vào  các đồn Công an Việt Cộng, gây tổn thất nặng nề nhân mạng cho địch quân và thu hoạch chiến lợi phẩm rất đáng kể. Cả khi Chiến hữu Chủ tịch bị giết trên đất Thái năm 1987, báo Bangkok Post đăng hình Tướng Hoàng Cơ Minh mặc bà ba đen quấn khắn rằn nằm chết bên vũng máu, mà Mặt Trận vẫn giấu nhẹm, tới 14 năm sau mới sang Đức quốc công bố. Vậy có phải bốn vị lãnh đạo nêu trên chính là những kẻ toa rập nhau để giết Chủ tịch và Kháng chiến quân, rồi phịa thư Chủ tịch gửi lời ra thăm đồng bào là để tiếp tục thâu tiền yểm trợ Kháng chiến một cách bất chính? Rồi khi chiến hữu Chủ tịch đã chết, đoàn viên Mặt Trận vẫn tiếp tục khủng bố bất cứ ai nói động đến Mặt Trận. Tôi đăng bài “Vàng Rơi Không Tiếc” của nhà văn Không Quân Đào Vũ Anh Hùng lên Giai phẩm Lý tưởng do tôi phụ trách, ông Bí thư Thành bộ Đặng Quốc Việt (bí danh của Trung Úy Hải Quân Đặng Xuân Nghi) ở Houston viết văn thư yêu cầu Hội Không Quân tịch thu các số báo đã phát hành. Hội trưởng Trần văn Nghiêm bị đe dọa tính mạng, đã phát khóc trong buổi họp. Thiếu tá Phạm Đăng Cường, khóa 61 Không Quân, người cộng tác đắc lực với tôi bị “kẻ gian” xâm nhập vào tư gia, không ăn cắp bất cứ vật dụng nào trong nhà, ngoại trừ lấy đi bức thư của cô em gái từ Việt Nam gửi sang xin anh mua một ít thuốc tây. Căn cứ vào bức thư đó, Mặt Trận vu cho anh Phạm đăng Cường là Việt Cộng. Hai anh Không Quân đàn em anh Cường, cũng là đàn em của tôi, một anh từng là Co-pilot của tôi, thuộc Liên Minh Dân Chủ của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, toa rập với Mặt Trận buộc tội anh Phạm Đăng Cường là Việt Cộng. Uất quá, anh Cường nhảy cầu xa lộ tự tử. Tất cả anh em Không Quân ở Houston im lặng, chỉ có tôi tự bỏ tiền túi phát hành một tờ báo (không có quảng cáo) lấy tên Thần Phong để hài tội Mặt Trận. Thành bộ trưởng Mặt Trận chỉ là một anh Trung Úy Hải Quân, thuộc loại đàn em, mà dám cả gan gửi Văn Thư dọa cả tập thể Không Quân có quá trình chinh Nam phạt Bắc lẫy lừng, thì phải biết Mặt Trận HCM lúc bấy giờ hống hách biết là chừng nào. Chỉ có một mình Bằng Phong Đặng văn Âu là không sợ! Vẫn tiếp tục viết, cuối bài ghi rõ tên họ, địa chỉ, số phone như thường. Tôi bị Mặt Trận dùng tên ma dựng chuyện bôi nhọ cá nhân  bằng những danh từ mà chỉ có bọn đầu đường xó chợ mới dám sử dụng. Tôi khinh Mặt Trận dở trò hạ cấp giống Việt Cộng, không thèm đôi co với họ.

Trong bốn nhân vật Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Kim Huờn, Nghĩa là lãnh tụ. Bởi vì sau 5 năm ở lại với Việt Cộng, chắc chắn kiến thức và kỹ thuật “cách mạng” của Nghĩa phải lão luyện hơn. Chỉ có Nghĩa mới đủ khả năng viết tài liệu cho Việt Tân và chỉ có Nghĩa mới có đủ thủ đoạn để ra lệnh giấu cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh. Nếu tuyên bố cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh ngay, đoàn viên sẽ nghỉ sinh hoạt, thì Nghĩa sẽ không đủ thời giờ để chuyển chủ trương “bạo lực cách mạng” sang đấu tranh chính trị. Tổ chức Kháng Chiến là do các anh em Người Việt Tự Do gợi ý. Tướng Hoàng Cơ Minh là Cha Đẻ Kháng Chiến. Nguyễn Xuân Nghĩa là Cha Đẻ của Việt Tân. Khi xong công tác, Nguyễn Xuân Nghĩa chuyển sang hoạt động truyền thông, tạo uy tín trong Cộng Đồng. Bất ngờ, Nguyễn Xuân Nghĩa trở chứng, mạt sát Cụ Chu văn An, uy tín mà Nguyễn Xuân Nghĩa khổ công xây dựng bao nhiêu năm tan theo mây khói. Bây giờ không ai dám gần gũi Nguyễn Xuân Nghĩa!

 Hồi ký của Cụ Phạm Ngọc Lũy, Chủ tịch Phong trào Yểm trợ Kháng chiến, chê trách ban An ninh của Mặt trận làm việc tắc trách, không điều tra lý lịch kỹ càng, nên Nguyễn Xuân Nghĩa – cháu Tổng Bí thư Mười Cúc Nguyễn văn Linh –  mới lọt vào Mặt Trận được. Lại để cho Nghĩa làm Cố vấn Chủ tịch là hết sức nguy hiểm. Cụ Lũy còn tiết lộ Nghĩa chuyên môn sử dụng thư nặc danh để phân hóa nội bộ Mặt Trận. Là người viết thận trọng, không bao giờ chụp mũ ai một cách bừa bãi, tôi đã viết bài để hỏi “Nguyễn Xuân Nghĩa, Anh Là Ai” cũng như hỏi “Hoàng Cơ Định Anh Là Ai?” bằng ngôn từ nhã nhặn, lịch sự, có văn hóa để hai ông trả lời. Thử hỏi nhân cách của người cầm bút ứng xử có lương tâm như tôi, ai dám bảo tôi hàm hồ, vu khống? Tôi dành quyền trả lời trước công luận cho những người được mệnh danh “public figure”. Họ im lặng là vì họ biết họ làm việc khuất tất!

Một anh mới sang Mỹ, nói tiếng Việt còn ngọng nghịu, huống hồ là tiếng Anh, trở thành ông Tổng Giám đốc một hãng truyền thông lấy tên SBTN, mà người ta ví von đặt “Sinh Bắc Tử Nam”, tuyên bố “Lật đổ cộng sản là sai, vì chính quyền Việt Cộng đã được các Quốc gia trên thế giới công nhận. Chỉ xin nhân quyền thôi”!

Một bà Luật sư trẻ ỏn ẻn tuyên bố: “Em không chống Cộng, em chỉ chống cái ác. Nếu em nói em chống Cộng, sợ các em con ở trong nước không hiểu”. Xin lỗi! Chỉ những ai ngây thơ mới không hiểu ẩn ý câu nói của bà Luật sư. Cô bé Phương Uyên bị bắt, trước tòa, Chánh Án Việt Cộng hỏi tại sao cô chống lại Tổ Quốc? Cô Phương Uyên không do dự, trả lời ngay: “Tôi chống chủ nghĩa cộng sản; chứ tôi không chống lại Tổ Quốc!” Câu trả lời đanh thép như vậy mà cô luật  sư này dám bảo “sợ các em con ở trong nước không hiểu cộng sản ” à!

Bất cứ ai hoạt động chống Cộng đều hiểu những mưu mô cộng sản. Chẳng qua, nhiều nhà hoạt động, nhà văn muốn yên thân, không muốn bị Việt cộng bôi nhọ, nên chỉ viết chuyện chống Cộng chung chung để lấy tiếng. Ngay cả nhà văn danh tiếng một thời như Phan Nhật Nam cũng không dám đặt vần đề với câu tuyên bố của ông chủ SBTN. Tôi không phải là văn, vì tự biết không có văn tài để viết tiểu thuyết mua vui độc giả . Nhưng tôi có kinh nghiệm Chống Cộng, có lý luận để làm bọn Việt Cộng ăn ngủ không yên. Bởi thế, chúng mới ra sức mạ lỵ tôi. Ra trận còn không ngán, nhằm nhò gì mà phải sợ cái phường vô lại? Sen ở trong bùn, đâu có sợ hôi tanh mùi bùn? Chúng phải bôi nhọ người chống Cộng, vì chúng sợ mất mối làm ăn mờ ám. Nếu chúng đàng hoàng, đâu cần giấu mặt?

Vừa rồi, có một tên vô lại bịa ra cái tên Trần văn Luyến, tự xưng cùng Khóa Không Quân với tôi, cùng đơn vị với tôi tìm cách bôi nhọ tôi, rồi cũng được bà Liên Như vợ của Tiến sĩ Tạ văn Tài, đem phổ biến bức thư của tên vô danh Trần văn Luyến để bôi nhọ tôi. Người có tư cách, không ai đi làm chuyện tiếp tay cho phường mất dạy. Tôi rất lấy làm tiếc, vì Liên Như, em ca sĩ Hà Thanh, em bà Phương Thảo vợ Giáo sư Bùi Tường Huân, con gái cụ Trần Kiêm Phổ, một gia đình danh giá ở Huế, lâu nay chỉ làm những clip ca nhạc gửi đi khắp nơi. Chẳng qua vì làm vợ Tiến sĩ Tạ văn Tài, chống Donald Trump, nên mới rỗi hơi đi phổ biến thư của kẻ nặc danh đánh phá tôi, vì tôi ủng hộ Donald Trump. Bất hạnh cho dân tộc Việt Nam, vì sự ra đời của Việt Cộng trên đất nước Việt Nam, mới có chuyện con nhà khuê các, danh giá đi làm cái chuyện điếm nhục gia phong. Chẳng khác gì nhạc sĩ Phạm Tuyên con trai nhà Văn hóa Phạm Quỳnh, làm bài hát “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, mặc dù cha bị Việt Cộng đập vỡ đầu. Bọn này mất trí hết cả rồi sao?

Với kinh nghiệm về những ngón nghề của Việt Cộng, tôi tin rằng Việt Tân (hậu thân của Mặt Trận) đã bị Việt Cộng sử dụng kỹ thuật “blackmail” để buộc Việt Tân phải làm tay sai cho chúng. Làm điều khuất tất, rất dễ bị Việt Cộng “blackmail”. Tôi khả nghi, tôi đặt vấn đề để họ phải trả lời với công luận. Không thể để mặc cho họ múa gậy vườn hoang, để tiếp tục lừa đảo đồng bào! Người chống Cộng đích thực, không rắp tăm thỏa hiệp với chúng. Tôi sống với thực tế. Tôi không đi tìm hư danh bằng giả vờ Chống Cộng như người khác, nên tôi không sợ chúng bôi nhọ. Dưới đây là một ví dụ Việt Cộng “blackmail”:

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị Việt Cộng gài bẫy để phải ra bưng làm “Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam”. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là một trí thức nổi tiếng ở Miền Nam, được một cô sinh viên Luật rất đẹp, rất sexy và rất học thức đến xin làm tập sự. Sau một thời gian tập sự, cô sinh viên được sự tín cẩn của Luật sư, cô bắt đầu trổ ngón nghề quyến rũ của điệp viên được Việt Cộng huấn luyện... Khi người phụ nữ chủ tâm, hiếm anh đàn ông náo thoát khỏi sa lưới. Ban đầu, cô tập sự yêu cầu Luật sư làm một số việc vi luật. Dần dần cô tăng mức độ vi phạm pháp luật. Khi cảm thấy nguy hiểm, Luật sư từ chối không tiếp tục làm. Cô tập sự thú thật “Em đã có thai với anh”; mặt khác, Việt Cộng phao tin ông Luật sư tình ái lăng nhăng đến cơ quan An ninh của chế độ. Văn phòng Công tố tống đạt trát Tòa. Thế là Luật sư Thọ đành phải chấp nhận để cho Việt Cộng đưa ra bưng để không bị “scandal”. Mặt khác, Việt Cộng tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp giới trí thức, khiến Luật sư Nguyễn Hữu Thọ phải đi làm Cách Mạng để Giải phóng Miền Nam! Những trí thức Miền Nam ttưởng chế độ Ngô Đình Diệm trấn áp tinh thần Nguyễn Hữu Thọ thật, đến nỗi Thọ phải ra bưng. Độc giả đã nhìn thấy thủ đoạn của Việt Cộng chưa? Nhà văn Nhất Linh tự tử cũng đã làm cho chế độ Ngô Đình Diệm mất chính nghĩa!

Sau năm 1975, Nguyễn Hữu Thọ được đảng đưa lên làm Chủ tịch Quốc Hội bù nhìn. Ông hận đảng chơi đểu với minh, tuyên bố một đôi lời có tính chất miệt thị sự đểu cáng của cộng sản, liền được đảng cho phục viên (chữ của Việt Cộng, có nghĩa là về vườn), khi múi chanh đã vắt hết nước!

Thư tôi viết cho ông Hoàng Cơ Định, mặc dầu bị Mặt Trận hăm dọa tính mạng, bị Mặt Trận cho dư luận viên bôi nhọ, tôi vẫn giữ cái văn phong hòa nhã, lịch sự của một người lính có văn hóa, có giáo dục. Tôi tỏ ý tiếc cho dòng họ Hoàng Cơ có nhiều người đỗ đạt, nổi tiếng mà không chịu giữ cho thanh danh dòng họ vẻ vang. Ông Hoàng Cơ Thụy chống chế độ “gia đình trị” của Tổng thống Ngô Đình Diệm, kết hợp với sĩ quan tình báo của Thực dân Pháp là Trần Đình Lan, Vương văn Đông làm cuộc đảo chính Ngày 11 thàng 11 năm 1960, lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sang Mỹ, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh mượn danh nghĩa Kháng chiến Phục quốc đánh lừa đồng bào, giật hụi. Khi chiếc mặt nạ kháng chiến bịp rơi xuống, đáng lý ra phải dừng lại. Nhưng không, Mặt trận lập ra cái đảng Việt Tân nhằm gây chia rẽ và quấy rối Cộng Đồng bằng cách cho đoàn viên xâm nhập. Nếu thất bại, Mặt Trận lập ra Cộng Đồng khác, hoạt động song song. Tôi nghi ngờ những âm mưu chia rẽ Cộng Đồng là do mưu cơ của Nguyễn Xuân Nghĩa, mà Cụ Phạm Ngọc Lũy đã tố cáo Nghĩa thường dùng thư nặc danh làm phân hóa Mặt Trận trong sách của Cụ. Chắc chắn anh Trần Minh Công biết rõ sự thật về Nguyễn Xuân Nghĩa hơn ai hết.

Hoàng Cơ Định được Việt Nam Cộng Hòa cho du học, đổ Tiến sĩ Hóa Học, đáng lý ra ông Hoàng Cơ Định với mảnh bằng đó, chịu khó làm ăn lương thiện, chắc chắn sẽ đạt được cuộc sống của giới thượng lưu trí thức giống như quý vị bác sĩ. Ngược lại, anh em ông Hoàng Cơ Thụy, Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Định vốn có máu tạo phản, làm chuyện lựa bịp để vừa có quyền sinh sát, vừa có tiền rủng rỉnh xài sang. Hoàng Cơ Thụy chống “gia đình trị Ngô Đình Diệm”, trong khi đó Hoàng Cơ Định thì truyền ngôi cho con cháu như Hoàng Tứ Duy, Đỗ Hoàng Điềm để thừa kế sự nghiệp làm ăn bất chính. Nguyễn Thanh Tú con trai ký giả Đạm Phong đã đóng cọc một số vòi bạch tuộc và hứa hẹn đưa ra ánh sáng những tên tội phạm. Ở xứ tự do, không thiếu thốn vật chất, không bị ai đàn áp, gìn giữ nhân cách là điều khó khăn gì mà phải hành động như thằng ắn cắp?

Tôi cho rằng dòng họ Hoàng Cơ đã làm điếm nhục gia phong, không những riêng cho gia đình họ Hoàng, mà còn làm tổn thương danh dự Dân tộc Việt Nam. Vì từ sau cái quả lừa Kháng Chiến Bịp của anh em nhà Hoàng Cơ, không một ai còn có thể dựng lại NIỀM TIN nơi đồng bào. Đó là niềm mong ước của Việt Cộng để muôn năm trường trị nhất thống giang hồ!

Cụ Huỳnh văn Lang trả lời cuộc phỏng vấn ký giả Ngô Đình Vận, đã nói thẳng “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh làm mất niềm tin của đồng bào”. Ngoài ra không một nhân sĩ trí thức tên tuổi nào trong Cộng Đồng dám tuyên bố một câu tương tự như thế!

Mới đây, Tiến sĩ Vũ Quý Kỳ mới lên tiếng “dạy” cho Hoàng Tứ Duy – con trai Hoàng Cơ Định – một bài học, vì anh chàng này ủng hộ Phong trào “Black Lives Matter” và miệt thị Tổng thống Donald Trump. Tôi không hồ đồ, khi nói rằng Việt Tân chống Tổng thống Donald Trump là làm theo lệnh Việt Cộng. Bởi vì tất cả người Việt Nam yêu nước đều thấy Trung Cộng sẽ nuốt nước Việt Nam, nếu tập đoàn đảng Dân Chủ giành được chiếc ghế Tổng thống. Đường lối đấu tranh của đảng Dân Chủ hoàn toàn theo sách lược của cộng sản, rất bẩn thỉu, không lý gì đảng Việt Tân không thấy? Tổng thống Donald Trump đặt sự an ninh và phồn thịnh của Quốc gia lên hàng đầu, là đúng với lời dạy “An cư Lạc nghiệp” của Tổ tiên Việt Nam. Ông là nhà lãnh đạo đã thực hiện nhiều thành tựu mà những Tổng thống tiền nhiệm chưa từng đạt được. Ai tài ba hơn ông Trump?

Đảng Dân Chủ chỉ dùng tiền thuế của dân để truất phế ông. Truyền thông khuynh tả thì mất lương tri, luôn luôn tung tin thất thiệt để đánh phá, chứ không hề nói đến bất cứ một thành quả nào của Tổng thống. Bọn ủng hộ Joe Biden không thấy sự đạo đức giả của đảng Dân Chủ khi tán đồng khẩu hiệu “Black Lives Matter”, nếu không ngu, thì cũng là loại ăn tiền của Việt Cộng. Vì bọn chính trị gia Dân Chủ quỳ lạy trước tên tội phạm, mà không đếm xỉa đến ông Đại Úy Cảnh sát, cũng Da Đen, bị quân khủng bố giết. Vậy sự kiện đòi công bằng cho người Da Đen là trò bịp bợm, đạo đức giả giống phong trào Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh mà thôi.

Những người viết báo như Nguyễn Đạt Thịnh, Ngô Nhân Dụng, Lê Minh Nguyên, Nguyễn Mạnh Hùng … đâu phải ngu để không thấy đảng Dân Chủ đang trong tiến trình đánh bại Hoa Kỳ cho Trung Cộng? Tại sao họ không dám tranh luận với tôi?

Mới đây có  một cái email trên mạng như sau: “Để chấm dứt, tôi xin nói ngay, tôi mong dân Mỹ cho “THẰNG” này, đi chỗ khác sau nhiệm kỳ này. Nếu tên điên này trúng cử lần nữa, thì tôi rất lo ngại cho tương lai nước Mỹ và tương lai các bạn đấy”.

Nó khốn nạn đánh mình vô cớ thì mình phải đánh lại! Có thế thôi; Tôi chỉ xin nhắc lại câu của Martin Luther King “I have Dream”, giấc mơ … hãy quên anh Trump và những dân “BỰA” suy tôn anh ấy đi! Cần nhất là phải loại những nhóm hay những tên bựa hay mất dậy không được vào phá đám anh em mình”.

Nếu người ta không ghi tên tác giả đon email là của Đại tá bác sĩ Hoàng Cơ Lân, thì tôi tưởng rằng đấy là lời lẽ của một tên thất học nào đó viết rất lủng củng và hỗn hào. Tôi thấy nhiều người, có cả bác sĩ, lên tiếng lên lớp ông Hoàng Cơ Lân, vì họ cảm thấy nhục cho nghề bác sĩ lại có kẻ viết câu kéo chả ra làm sao, lại dùng chữ nghĩa rất giống Nguyễn Xuân Nghĩa, gọi Cụ Chu văn An là thằng cà chớn, để cũng gọi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là THẰNG. Không có cách gì để đánh giá tư cách của ông bác sĩ này, tôi chỉ nghĩ “Nòi nào, Giống nấy” giống như người Pháp thường nói “Tel père, tel fils” để mọi người hiểu cái họ Hoàng Cơ là như thế! Cùng mang thân phận là người tỵ nạn, làm Kháng Chiến Bịp mà còn cả gan khủng bố đồng bào tỵ nạn một cách trơ trn, thì đều một giuộc như nhau. Đọc cái cách thẩm tra lý lịch anh Đỗ văn Phúc một cách hácy dịch của ông Hoàng Cơ Lân, ai cũng tưởng ông đang cầm quyền; chứ không phải người tỵ nạn.

Ông Hoàng Cơ Minh viết tắt HCM, hóa trang mình thành Hồ Chí Minh “đểu”, tên tội đồ dân tộc, là làm một chuyện điếm nhục gia phong là điều không thể biện minh. Có một số sĩ quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không giữ nhân cách, tác phong, tôi nghĩ rằng cái lon của bọn này là “lon đểu”. Cái cách của Đại tá Hoàng Cơ Lân gọi những người ủng hộ Tổng thống Trump là BỰA, thì móc cho ông Hoàng Cơ Lân cái lon “Đại tá đểu” cũng xứng lắn. Giống như Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh làm “Kháng Chiến đểu” vậy! Tôi xin ghi xuống đây bức thư mới nhất mà ông bác sĩ, thuộc dòng họ “Hoàng Cơ”, viết cho tôi để độc giả phán xét tư cách của ông:

“Thưa ông Bằng Phong,

Được nghe tiếng ông từ lâu và cũng thỉnh thoảng đọc mail của ông, tôi không bao giờ có lời phê bình mặc dù không đồng ý với ông . Ông phò ông Trump và quảng cáo cho ông Trump là quyền của ông. Tôi mặc dù chỉ là "Tây giấy", tôi và một số bạn hữu bên Âu Châu hay bên Mỹ, không thích ông Trump. Đó cũng là quyền của chúng tôi như trong bất cứ xã hội văn minh tự do nào. Không ai có quyền chửi bới thô tục những người không cùng quan điểm. (Nhưng ông bác sĩ gọi người nào ủng hộ TT Trump là BỰA thì sao?) Rất tiếc đấy là trường hợp của rất nhiều người phe pro Trump, đến nỗi họ đã bị mang tên là “cuồng Trump” ! Chửi bới vô tội vạ nhừng người không cùng quan điẻm, bốc thơm ông Trump lên tít tận mấy xanh.

Tuy nhiên giữa KQ và ND vẫn có it nhiều cái cảm tình (tôi ở ND 13 năm từ hồi ông Nguyễn cao Kỳ còn lái C- 47 cho chúng tôi đi nhảy. Riêng tôi thì lại breveté trước nữa, từ năm 1955 với bọn ND Pháp khi các đơn vị ND và Lê Dương  được bổ xung sau trận Điện biên Phủ để còn rút về Algerie. Sau này vì 2 trại ở sát nhau, ông Nguyễn cao Kỳ hay mời chúng tôi sang nhà bên TSN, bà Kỳ cho ăn cháo, và đến nửa đêm thì xe Jeep phóng ra phòng trà Văn Cảnh mang ít em “ca nhe” về và chúng tôi nhảy đầm jusqu'à l'aube ! Tướng Phan phụng Tiên trước là cùng lớp học với tôi ở Albert Sarraut. Vì những tình cảm liên hệ đó, sáng sớm Tết Mậu Thân 1968, TĐ8ND đơn vị reserve duy nhất còn lại đã sang tiếp cứu phi trường TSN. Bọn ND vừa ra đến đầu phi đạo gần hàng rào ngăn cách con đường đi đến xưởng VinaTexco, chưa kịp lấy đội hình thì bọn Vẹm tấn công ! TĐ8ND cứng cựa lắm không thì chúng nô overrun căn cứ TSN rồi ! Thật phép lạ và chiều hôm đó, xe ủi đất của căn cứ đã đào hố chôn khoảng 60 xác VC ngay tại chỗ!  I was there! 

Trong một cái thơ gần đây, một ông cựu quân nhân dè bỉu tôi và gọi tôi là “cựu đại tá”. Tôi đã trả lời ngay là trong quân đội bất cứ nước nào không có cựu đại tá, chỉ có đại tá, ngoài trường họp bị ra tòa và bị tước lon vì đã phạm lỗi nặng. Chữ “cựu” chỉ dùng cho các chức vụ đã đảm nhận.trong quá khứ ;

Nhưng tôi bàng hoàng khi nhận thấy ông dùng chữ “Đại tá Đểu” để gán cho tôi, một sĩ quan cao cấp của QLVNCH.  "Đểu" là một danh từ CS để chỉ một cái gì sai, láo, không đúng, fake. Như vậy ông là VC rồi còn gì, không chạy đâu được! May quá tôi còn giữ được thẻ căn cước quân nhân của Bộ Quốc Phòng cấp ngày 15 tháng 7, 1971. Vậy gửi cho ông và đồng bọn để nhận rõ tôi không phải là đểu cáng ăn tục nói phét như các ông! Ông vẫn tuyên bố ông là phi công C123 hay C130, vậy có bằng cớ không? Cấp bậc ông là gì ? Thời buổi Deep Fake này..thì có bằng cớ hiển nhiên thì mới tin. Trước hành vi khốn nạn mất dậy của ông, tôi sẽ không quản thời gian và sức lực, tìm kiếm trong các reseaux của tôi để lật mặt nạ một người khốn nạn và bất bình thường như ông ! Nước Mỹ vĩ đại mà có những công dân như ông thì chỉ có bỏ mẹ ! Tonton Trump có biết là đang có một thằng vô luân VN đang làm campaign cho mình thì chắc cũng khóc thét lên!

Hoàng Cơ Lân.

Nhận thấy ông bác sĩ viết lung tung như người có chứng bệnh tâm thần, tôi miễn trả lời để khỏi xúc phạm người cao tuổi theo lời dạy “Kính lão đắc thọ”. Vì trong thư ông bác sĩ đề cập đến Tướng Kỳ, tôi sẽ viết vì sao tôi bảo vệ Tướng Kỳ trước sự bôi nhọ ông từ đảng Việt Tân, có thể vào tuần tới, để giải đáp thắc mắc của một số người.

Bằng Phong Đặng văn Âu

Telephone: 714 – 276 – 5600.


__._,_.___


Posted by: "Vie^.t Si~" 

Trung tâm Thánh mẫu La Vang – Việt Nam (1798 – 2013)

$
0
0

HISTORIC PHOTOS: Lịch sử bằng hình ảnh: Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang  -  The National Shrine of Blessed Virgin Mother La Vang.




From:'Andy Van' via Phụng Sự Xã Hội <
To: Andy Van <

Sent:



Lịch sử bằng hình ảnh


Trung tâm Thánh mẫu La Vang – Việt Nam (1798 – 2013)



Related image












nguoil10


LA VANG    1972


Mẹ La Vang


122_0709_zpseedd2dd5


1. NHÀ THỜ NGÓI CỔ LA VANG (1901 – 1923)


Tương truyền, Đức Mẹ hiện ra tại La Vang năm 1798. Vào thời gian đó, vua Cảnh Thịnh (Tây Sơn – con thứ Vua Nguyễn Huệ – Quang Trung) ra chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn tại núi rừng La Vang, và thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.


Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.


Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.


Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế con cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.


***


Lịch sử nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng, nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria.


Những nhà thờ trước năm 1900 đều chưa tìm được hình ảnh. Khoảng từ năm 1886, Đức Cha Marie Antoine Caspar (Lộc) cho xây lại một ngôi nhà thờ bằng ngói và cho mãi đến năm 1901 nhân dịp đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 thì mới có Lễ mừng khánh thành nhà thờ.


Ngôi nhà thờ này tồn tại từ năm 1901-1923, Ngôi đền thánh bên trong theo kiểu cách Annam có cột kèo xuyên trên có sức chứa khoảng 400 người. Mặt tiền có hơi theo kiểu Tây với hai tháp vuông. Thiết kế này giống với một số nhà thờ hiện tại ở Miền Bắc (Bùi Chu, Bắc Ninh…) là nhìn mặt tiền thì nhà thờ khá rộng (nhờ có thêm 2 tháp vuông) nhưng trong lòng nhà thờ thì hẹp hơn nhiều. Bên trong, trên bàn thờ có tượng ảnh Đức Chúa Bà mua bên Tây, một bên có Đức Chúa Giêsu đứng là Notre Dame des Victoires. Dưới bàn thờ có tượng ảnh Đức Bà Môi Khôi, có ông thánh Đôminicô và bà thánh Catarinà chầu.


lavang-12b

Nhà thờ ngói cổ La Vang (1901 -1923)


Trong ảnh, Ngôi nhà thờ đã xuống cấp nhiều, tháp bên phía trái đã có dấu hiệu bị nứt và nghiêng lún và sau đó tự động đổ xuống vào tháng 5.1925 nhưng không làm ai bị thương. Hình ảnh của ngôi nhà thờ này hiện đang được lưu trữ tại Hội Thừa Sai Paris.


2. LINH ĐÀI ĐỨC MẸ


Linh đài theo kiểu Việt Nam được xây vào khoảng năm 1950 và nằm trước linh đài hiện nay khoảng 15 thước. Linh đài này tồn tại trong khoảng từ năm 1950 – 1960. Có thể thấy bức tượng Đức Mẹ La Vang bên trong linh đài.


lavang-27b

Linh Đài Mẹ La Vang được xây khoảng năm 1950


3. TƯỢNG ĐỨC MẸ LA VANG


Trong dịp Đại Hội La Vang lần đầu tiên – khánh thành nhà thờ ngói vào ngày 08.08.1900, Đức cha Caspar Lộc đã cung thỉnh bức thánh tượng Đức Mẹ La Vang theo mẫu tượng Đức Bà Chiến Thắng đặt trong ngôi nhà thờ ngói.


“Đức Mẹ mặc áo choàng màu thiên thanh, phủ trên áo trắng ngà, đầu đội triều thiên vàng, chân đứng trên đám mây. Đức Mẹ nhìn đàn con, nét mặt dịu hiền, dáng điện uy nghi. Hai tay Mẹ nâng đỡ Chúa Hài Đồng đứng bên tay mặt như muốn đưa ra giới thiệu cùng chúng ta, trao ban cho chúng ta. Chúa Giêsu Hài Đồng thật duyên dáng trong bộ áo màu hồng, đầu đội triền thiên, chân đứng trên quả địa cầu lấp lánh mấy vì sao. Chúa Hài Đồng một tay níu áo Mẹ, nương tựa vào Mẹ như để làm gương cho ta, một tay giơ ra như để mời gọi ta chay đến cùng Mẹ để tỏ lòng hiếu thảo mến yêu và lãnh nhận muôn ơn lành nhờ lời Mẹ chuyền cầu.


lavanglavang


Bức thánh tượng quý giá này đã bị hủy hoại trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972,

nay không còn nữa.


122_0709_zpseedd2dd5


Bức tượng Đức Mẹ La Vang (phục hồi) lại được để trên bệ thờ bên hông tháp cổ. Bức tượng Mẹ theo hình dáng này hiện cũng được khá nhiều người đặt trên bàn thờ tại nhà hoặc các Tượng đài Mẹ La Vang ở các nhà thờ, nhà nguyện….


4. NHÀ THỜ LA VANG GIAI ĐOẠN 1923 – 1961


Trong dịp Đại Hội La Vang 8 (1923), Đức cha Allys Lý nhận thấy số giáo dân hành hương ngày một đông, ngôi nhà thờ ngói thì quá chật hẹp, lại đã xuống cấp, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên đã quyết định xây dựng ngôi đền thánh rộng lớn tại La Vang.


Ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11.02.1924, cha sở Cổ Vưu Morineau Trung phát hiệu lệnh khởi công xây dựng đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier, với mức kinh phí dự trù tối thiểu phải hai mươi ngàn đồng bạc.


lavang-3b


Nhà thờ La Vang giai đoạn 1923 -1961


Ròng rã bốn năm trời với biết bao công sức tiền của đổ ra, công trình Đền Thánh La Vang vĩ đại đã hoàn thành, một Ngôi thánh đường với hai tầng mái và hai cánh thánh giá cổ điển, cùng với cây tháp vuông hai tầng cao ngất nổi bật lên giữa cảnh đồi cát chung quanh và núi rừng xa xa.


Vào lúc 08 giờ sáng ngày 20.08.1928, nhân dịp Đại Hội La Vang 9, Đức cha Allys Lý đã long trọng cử hành nghi thức làm phép nhà thờ mới.


Nhà thờ La Vang vào thời kỳ mới được xây dựng xong:


lavang-5b


lavang-11b


Hình ảnh Vương cung thánh đường La Vang chụp năm 1931, giáo dân với trang phục đặc trưng và nón lá. Các công trình kiên cố khác xung quanh Thánh đường vẫn chưa có nhiều. Trong hình, Nhà thờ cũng đã có dấu hiệu xuống cấp do thời tiết khắc nghiệt của miền trung. Gần khu vực Linh đài hiện tại vẫn là ngôi nhà tranh.


5. GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT TRUNG TÂM THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LA VANG (1961 – 1963)


Ngày 13.04.1961, Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam đã quyết định La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc và chọn đền thánh La Vang làm đền thờ dâng trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Đồng thời chấp thuận một chương trình kiến thiết Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.


lavang-14b

Giai đoạn thiết kế trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc La Vang (1961 -1963)


Sáng 22.08.1961, ngày xức dầu đền thánh, cũng là ngày cuối cùng trong 6 ngày Đại Hội La Vang 15, trước hàng giáo sĩ và 300.000 giáo dân, Đức ông De Nitris, thư ký Tòa Khâm Mạng, đại diện Tòa thánh tuyên đọc nguyên văn bằng La ngữ sắc chỉ MAGNO NOS SOLATIO của Đức Thánh cha Gioan XXIII nâng Đền Thờ La Vang lên bậc VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG.


Những hình ảnh ngày đại lễ Đại Hội La Vang lần 15 ngày 22.08.1961:


lavang-19b


TẠI SAO KHÔNG MANG CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ  TUNG BAY VÀO ĐẠI HỘI LA VANG , VỚI HÀNG TRĂM NGÀN TÍN HỮU THAM DỰ ?  


KHÔNG LẼ CS DÁM BẮT NHỐT TÙ TẤT CẢ HAY SAO ?


lavang-21b


lavang-30b


lavang-2


lavang-33b


Trong đền thánh La Vang đặt bốn bàn thờ cẩm thạch lấy từ núi Ngũ Hành Sơn. Một bàn thờ chính dâng kính Đức Mẹ và ba bàn thờ phụ dâng kính các thánh tử đạo ba miền Bắc, Trung, Nam. Trên bàn thờ có hình Đức Mẹ La Vang và phù điêu thánh tử đạo Việt Nam. Lúc đó (1961) khi làm lễ, vị Chủ tế vẫn hướng về phía bàn thờ (trừ lúc giảng) chứ chưa quay mặt về phía giáo dân như bây giờ.


6. LINH ĐÀI BA CÂY ĐA NHÂN TẠO (1961 – NAY)


Dựa theo lời truyền tụng “Đức Mẹ hiện ra trên đám cỏ, dưới gốc cây đa”, ban kiến thiết Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, đứng đầu là Đức TGM Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục đã chấp thuận đồ án linh đài ba cây đa nhân tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đó là công trình mới lạ, tân kỳ, tái tạo quang cảnh nơi Đức Mẹ hiện ra với ba cây đa bằng bê tông cất thép cao từ 16,50 đến 21,00 mét, vươn mình trên một đồi đá hình đa giác, với những bậc thềm to nhỏ, rộng hẹp, cao thấp khác nhau. Chính giữa là bàn thờ bằng đá cẩm thạch Ngũ Hánh Sơn. Thánh tượng Đức Mẹ La Vang, mẫu tượng Đức Bà Xuống ơn ngự trên cao, chính điện, trên một khối đá cẩm thạch vuông vắn khác.


Toàn cảnh linh đài Đức Mẹ và Gốc đa chụp năm 1967.


6278314257_e327bfe328_o_zps4bdb940c


6943166199_f9e662c40d_o


Đây là bức thánh tượng thứ ba được tôn kính tại La Vang, mẫu tượng mới với chủ đề hoàn toàn khác với hai mẫu tượng cũ Đức Bà Chiến Thắng. Linh đài ba cây đa nhân tạo được khởi công ngày 20.06.1963, vừa xong phần bê tông cốt thép, chưa có phần trang trí mỹ thuật bên ngoài thì bị đình đốn do biến cố ngày 01.11.1963 xảy ra. Hơn 40 năm qua, linh đài vẫn tồn tại nguyên trạng ban đầu.


7. NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TRUNG TÂM LA VANG TRƯỚC NĂM 1972


Công trường Mân côi Là khuôn viên trước đền thờ, đã hoàn thành với diện tích 30 x 480 mét, rải đá, tráng nhựa. Hai bên là 15 pho tượng bằng đá cẩm thạch được chạm khắc công phu theo nghệ thuật hiện thực – loại hình nghệ thuật tượng thánh thường thấy – diễn tả Mười Lăm Mầu Nhiệm Mân Côi.


La Vang - 1970 - Photo by  Hammond

La Vang - 1970 - Photo by  Hammond


Trong hình trên, Hồ Tịnh Tâm dự tính nằm ở hai bên hình, là khoảng ruộng trước đền thờ rộng 6 ha, đã đào xong với 30.000 ngày công do giáo dân Huế tự nguyện. Theo thiết kế, hồ được tạo hình theo kiểu hồ Tịnh Tâm thành nội Huế, giữa mỗi hồ có một cù lao nhỏ, bên hồ này xây đài kỷ niệm các đấng Chân Phước tử đạo Việt Nam, bên hồ kia xây đài kỷ niệm các đấng bổn mạng xứ truyền giáo. Nội dung phần này chưa thực hiện.


Phía sau Thánh đường có những công trình như Nhà Tĩnh Tâm, khởi Công ngày 24.04.1962. Hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 10.1963. Đó là ngôi nhà lầu bê tông tường gạch một tầng, hình chữ U, ngang 10 mét, rộng 36 mét, cộng với hai cánh, mỗi cánh 12 mét. Được thiết kế gồm nhiều phòng ngủ, hội trường, phòng đọc sách, phòng giải trí, nhà xe, nhà bếp, và nhà ăn 500 khẩu phần một lúc. Chúng ta có thể nhìn thấy công trình này trong hình dưới đây:


lavang-37b


Trong hình trên, Ba Vị Giám mục đứng ở đây lúc đó chắc cũng không nghĩ là ngôi Thánh đường trước mặt sẽ bị bom đạn phá tan tành và trong tương lai sẽ có một ngôi thanh đường nguy nga khác được xây nên trên ngay chỗ các Ngài đang đứng. Ngôi nhà hành hương bề thế 2 tầng bên cạnh nhà thờ cũng bị tàn phá không còn dấu tích gì. Ba cây đa và tượng đài Đức mẹ nằm khuất trong lùm cây bên phía phải hình. Các công trình khác như Nhà Hành Hương, Công Trường Thánh Tâm (với tượng đài Kitô Vua đứng trên quả cầu hình bán nguyệt. Một bàn thờ bằng đá cẩm thạch lộ thiên dưới chân tượng. Một hồ nước trong xanh phía trước và một hoa viên tươi tốt bao quanh), Hồ GIÊNÊZARÉT (với hai cầu vồng bắc qua hồ, mỗi cầu rộng 6 mét dài 30 mét, nối liền lộ trình Đền Thánh – Đồi Calvariô – Đền Thánh. Đây là lộ trình chính dành cho các cuộc kiệu lớn) và hệ thống đường sá, điện nước, mương cống, nhà vệ sinh…. Riêng chỉ với những công trình kiến thiết trên đây thôi cũng đã khiến La Vang “phảng phất như một lâu đài thiên quốc…, một kinh thành ánh sáng…, một mảnh thiên đàng rớt xuống miền rừng núi hoang vu.


lavang-38b


Hình ảnh các đoàn lễ sinh và giáo dân hướng về phía lễ đài. 40 năm sau, sau nhiều thăng trầm, cũng tại chính vị trí này đã diễn ra nhiều buổi Lễ trọng đại của Giáo hội Việt Nam trong đó có buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng một Vương cung thánh đường mới. Ngôi thánh đường trong hình giờ chỉ còn di tích tháp chuông.


8. LA VANG – NHỮNG NĂM THÁNG YÊN BÌNH (~1970)


Mặc dù chiến tranh đã lan rộng ra toàn miền trung từ những năm 1967 nhưng miền La Vang vẫn tương đối yên bình và hầu như chưa bị ảnh hưởng gì!


6278312871_36743858c3_o_zpsd0116971-1


6278315957_7344335f23_o


Nhà thỠ La Vang - Trước 1972 - Photo by Jim Beckk

Nhà thờ La Vang – Trước 1972 – Photo by Jim Beck

Đường vào La Vang 1967


Những hình ảnh Trung tâm La Vang chụp vào thập niên 60 khi chiến tranh chưa lan tới, một khung cảnh yên bình và thanh thản:


9. CHIẾN SỰ LAN TỚI LA VANG


6278318197_405e3beee6_o

Sự hiện diện của xe quân sự và binh lính báo hiệu chiến sự đã lan tới La Vang (1970)


See the source image


Đỉnh điểm của cuộc chiến là vào ngày giữa năm 1972, chiến sự ác liệc giữa Cộng quân và Quân đội VNCH đã tàn phá thành bình địa toàn bộ Thánh địa La Vang. Ngày 7/7/1972, mặc dù tái chiếm lại được Thành Quảng Trị và La Vang, nhưng tất cả chỉ còn là đống đổ nát. Ngôi thánh đường xinh đẹp trước đây đã bị tàn phá nặng nề.


Related image


Vị Tổng thống VNCH lúc đó là Ông Nguyễn Văn Thiệu đã đến quỳ gối cầu nguyện trước tại gian cung thánh lộng lẫy một thời của Thánh đường với bàn thờ cẩm thạch xinh đẹp thủa nào, giờ chỉ còn là đống đổ nát.


See the source image


6326996347_db22ce9bc7_o_zps177ab0c2


See the source image



Andy


See the source image


Mặc dù đã Quảng Trị đã được tái chiếm cuối tháng 12 năm 1972, những người lính VNCH hiện diện tại La Vang, linh đài vẫn còn nhưng tượng Đức Mẹ đã bị hư hại với phần đầu tượng đã bị bể.


10. LA VANG – NHỮNG NĂM THÁNG TRẦM LẶNG VÀ HỒI SINH 1975 – 2010


La Vang sau những năm 1972, chiến sự tiếp tục lan rộng cộng với khung cảnh đổ nát khiến khu vực linh địa trở nên trống vắng và hoan tàn. Đặc biệt, sau năm 1975 thì các buổi lễ cũng không được phép tổ chức hoặc gặp rất nhiều khó khăn. Những người muốn đến bên Mẹ La Vang bị xét hỏi, đuổi về nhà, đất đai Linh địa bị thu hẹp nhiều… Giáo hội chỉ còn giữ được Linh đài, Di tích Thánh Đường và phần phụ cận nhỏ xung quanh.


Tại Linh địa cũng không còn Linh mục phụ trách, Linh Mục giáo xứ Diên Sanh gần đó là người duy nhất quản nhiệm La Vang nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.


10.1 DI TÍCH VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG


LaVang_03


lavangchurch


ntlavang_zps2975cd64


Thực ra, sau năm 1975, ngôi Thánh đường La Vang chưa bị sập hẳn hoàn toàn, phần thiệt hại nặng nề nhất là khu vực giữa nhà thờ và làm kết cấu nhà thờ yếu đi rất nhiều. Năm 1985, cơn siêu bão đổ bộ vào miền Trung đã “giúp” di tích thiệt hại thêm. Tuy vậy, cho tới năm 1997, phần gian cung thánh và phần phía sau (Tháp chuông) vẫn còn tồn tại:


Toàn cảnh ngôi Thánh Đường sau năm 1975. Ngôi tháp cổ có hình dạnh như thế này cho đến năm 2000 mới mới được “phục chế lại” cho vuông vức hơn. Phía lòng nhà thờ giờ thành nhà nguyện “tiền chế”. Những phần tường đổ nát còn lại đã bị dỡ bỏ đi vì rất khó phục hồi nguyên trạng.


10.2 DI TÍCH THÁP CỔ


Những hình ảnh cận cảnh ngôi tháp cổ sau khi được trùng tu và vá lại các phần bị trúng đạn pháo:


IMG_5948


lavang18_zps4aad46fe



122_0716_zps038587e5


122_0705_zps132f729c


xvdsc0027wj6_zpsd07566c5


IMG_5969


IMG_5952


122_0729_zps1e716f0b


122_0723_zpsef3a98b3


IMG_5954


IMG_5961


10.3 GIẾNG NƯỚC ĐỨC MẸ:


Năm 1903, khi lên chăm sóc vườn Mẹ, cha phó Cổ Vưu Giuse Nguyễn Xuân Cảnh đã cho đào một giếng đất ngay trước nhà thờ ngói. Giáo dân quen gọi là GIẾNG ĐỨC MẸ.


IMG_0453


Nước giếng Đức Mẹ không trong lắm nhưng có vị ngọt và mát, không bị ô nhiễm bởi môi trường bên ngoài nên có thể uống ngay, không cần nấu chín.

Vẫn biết nước giếng Đức Mẹ là nước uống bình thường không mang dược tính gì cả, nhưng từ truyền khẩu ngày xưa đến thực tế ngày nay nhiều bệnh nhân uống nước giếng Đức Mẹ mà được lành các bệnh tật là do bởi lòng thành kính cậy tin quyền phép Đức Mẹ được Mẹ ban ơn lành theo ý nguyện mà thôi.


DSCN2719


Ngày nay, hơn một thế kỷ trôi qua, giếng Đức Mẹ vẫn được bảo quản sạch đẹp, vệ sinh làm tăng vẻ mỹ quan vườn Mẹ, nhưng trên hết giếng Mẹ là một bảo chứng tình yêu tuyệt vời đối với con cái Mẹ. Từ mạch tự nhiên này, biết bao ơn lành hồn xác Đức Mẹ đã đổ xuống cho con cái Người.


Hiện nay, nước giếng được bơm trực tiếp lên bồn và mọi người lấy nước qua hệ thống vòi phía sau Linh Đài (theo hướng mũi tên chỉ trên miệng giếng như trong hình):


IMG_0455


10.4 LINH ĐÀI ĐỨC MẸ


IMG_5978


Như đã nói trên, kể từ sau năm 1963 đến tận năm 2010 thì Linh đài Đức Mẹ (Cây đa bê tông) vẫn để nguyên phần thô rêu phong cùng đạn pháo và nắng mưa. Trận chiến năm 1971 tuy phá hủy hầu hết các công trình trong khu La Vang bao gồm cả tượng Đức Mẹ Xuống Ơn trong Linh Đài nhưng ba cây đa vẫn còn hầu như nguyên vẹn.


Linh đài Đức Mẹ vẫn giữ nguyên hình hài cũ cho đến tận năm 2010


Sau đó, năm 1980, HĐGM Việt Nam mới quyết định Tượng Đức Mẹ mang hình dáng người phụ nữ Việt Nam và Bức Tượng này được đặt lại vị trí cũ cùng năm đó:


La-Vang-Quang-Tri_zpsa3ff1dcb


10.5 TRÙNG TU LINH ĐÀI ĐỨC MẸ – BA CÂY ĐA


Như đã nói trên, Linh đài Đức Mẹ với hình dáng cách điệu ba cây đa bê tông do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ những năm 1960 nhưng chưa bao giờ được hoàn thành và khối bê tông thô vẫn để như vậy cho đến hơn 40 năm sau thì mới được tô vẽ cho đúng vẻ kiến trúc của nó. Quá trình này được bắt đầu làm lại trong năm 2010 thì hoàn thành. Tuy nhiên, khung cảnh hoang sơ của Linh đài mẹ đã không còn nữa. Thay vào đó là khung cảnh lộng lẫy hơn.


100_2049_zps8fdbd257


100_2050_zps8780857e


4464084240_e1ae1710cb_b_zps3a2693c7


122_0714_zps58d33149


122_0664_zps0d59cd05


Linh đài Đức Mẹ La Vang hiện nay với Bức Tượng Mẹ mặc áo dài khăn đống theo truyền thống phụ nữ Việt Nam tạc trên đá quý từ năm 2011


11. LA VANG NGÀY NAY


255533-DSCN0298


Thật ra, từ lúc nhà nước “mở cửa”, các công trình tại La Vang cũng đã được xây thêm, trùng tu tôn tạo nhưng hầu như là mang tính tự phát và chưa gắn kết được với nhau thành một khối tổng thể.


Nhà hành hương đối diện với Linh đài được xây dựng bề thế phục vụ chỗ ở cho khoảng 300 khách hành hương một lúc. Theo các thiết kế mới thì nhà hành hương này cũng sẽ bị đập bỏ để phù hợp với quy hoạch chung.


lv3

Lễ đài nhìn từ phía tháp cổ dịp đại lễ 1999


DH-LaVang-008

Toàn cảnh công trường mân côi. Theo thiết kế mới, Công trường mân côi sẽ giữ nguyên và hầu như không thay đổi gì.


12. THIẾT KẾ LA VANG


19990611MeLaVang_zps056633fd

Hình chụp Linh đài năm 1999 cho thấy lúc đó La vang vẫn còn hoang sơ và hoang tàn lắm!

50722550_zpsf0b5ade5

Linh đài lúc chưa trùng tu!


Năm 2010, HĐGM Việt Nam ủy quyền cho Tòa Tổng Giám Mục Huế tổ chức cuộc thi Thiết kế lại toàn bộ Linh địa La Vang với tiêu chí về kiến trúc như sau:

– Giữ gìn và Bảo tồng phần Tháp cổ, Giếng nước, Quảng trường Mân côi và Linh đài.

– Mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và phù hợp với kiến trúc tôn giáo.

– Phân khu chức năng, không gian kiến trúc và quy hoạch, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện hài hòa giữa Trung tâm hành hương và các vùng lân cận.

– Kiến trúc quy hoạch quan tâm đến môi trường, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Định hướng phát triển không gian mở rộng Trung tâm Hành hương về phía Đông Tây.

– Tính khả thi, kỹ thuật của đồ án: Giải pháp kỹ thuật – Phân kỳ thực hiện – Đề xuất xây dựng công trình – Định hướng nguồn năng lượng thay thế …

Và quan trọng hơn, đồ án phải “thổi được hồn Đạo và hồn Việt vào các công trình kiến trúc của Trung Tâm này”.

Có nhiều Công ty tham gia thiết kế, rất nhiều ý tưởng thiết kế được đưa ra, để chọn được một thiết kế để xây dựng không phải là một điều dễ dàng. Nhưng cũng phải hết sức trân trọng các ý tưởng thiết kế của các người tham gia vì họ cũng đã bỏ công bỏ sức tâm huyết vào thiết kế của mình.

Ngày 21/8/2010, tại Trung tâm Mục Vụ Huế đã diễn ra Lễ Công bố & Phát thưởng giải cuộc Thi Thiết kế quy hoạch Dự Án Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang. Tuy nhiên, cuộc thi đã không tìm ra được thiết kế để xây dựng (không có giải nhất). Chúng ta hãy cùng xem lại các phương án thiết kế này.


5030595906_a15359b8c2_b


5030691164_2e37ed056c_b


5030593440_cc20e035ac_b


datviendaLV27a


Còn tiếp


Our Lady of Lavang, Church in Santa Ana, California.

Our Lady Of Lavang Church in Houston, Texas

Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Giáo Phận Portland 


Please Share this.



--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

Trung tâm Thánh mẫu La Vang – Việt Nam (1798 – 2013)

$
0
0


From:'Andy Van' via Phụng Sự Xã Hội <
To: Andy Van <


Lịch sử bằng hình ảnh


Trung tâm Thánh mẫu La Vang – Việt Nam (1798 – 2013)



TT Nguyễn Văn Thiệu đang quỳ gối cầu nguyện trong Nhà thờ La Vang đổ nát 20.09.1972 sau khi quân lực VNCH tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. [nguồn: tư liệu LM Nguyên Thanh]

TRẦN THIỆN KHIÊM NÊN QUỲ GỐI XUỐNG CẦU NGUYỆN CHO ÔNG DIỆM NHƯ TT THIỆU









nguoil10


LA VANG    1972


Mẹ La Vang


 122_0709_zpseedd2dd5


1. NHÀ THỜ NGÓI CỔ LA VANG (1901 – 1923)


Tương truyền, Đức Mẹ hiện ra tại La Vang năm 1798. Vào thời gian đó, vua Cảnh Thịnh (Tây Sơn – con thứ Vua Nguyễn Huệ – Quang Trung) ra chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn tại núi rừng La Vang, và thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.


Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.


Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.


Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế con cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.


***


Lịch sử nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng, nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria.


Những nhà thờ trước năm 1900 đều chưa tìm được hình ảnh. Khoảng từ năm 1886, Đức Cha Marie Antoine Caspar (Lộc) cho xây lại một ngôi nhà thờ bằng ngói và cho mãi đến năm 1901 nhân dịp đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 thì mới có Lễ mừng khánh thành nhà thờ.


Ngôi nhà thờ này tồn tại từ năm 1901-1923, Ngôi đền thánh bên trong theo kiểu cách Annam có cột kèo xuyên trên có sức chứa khoảng 400 người.. Mặt tiền có hơi theo kiểu Tây với hai tháp vuông. Thiết kế này giống với một số nhà thờ hiện tại ở Miền Bắc (Bùi Chu, Bắc Ninh…) là nhìn mặt tiền thì nhà thờ khá rộng (nhờ có thêm 2 tháp vuông) nhưng trong lòng nhà thờ thì hẹp hơn nhiều. Bên trong, trên bàn thờ có tượng ảnh Đức Chúa Bà mua bên Tây, một bên có Đức Chúa Giêsu đứng là Notre Dame des Victoires. Dưới bàn thờ có tượng ảnh Đức Bà Môi Khôi, có ông thánh Đôminicô và bà thánh Catarinà chầu.


lavang-12b

Nhà thờ ngói cổ La Vang (1901 -1923)


Trong ảnh, Ngôi nhà thờ đã xuống cấp nhiều, tháp bên phía trái đã có dấu hiệu bị nứt và nghiêng lún và sau đó tự động đổ xuống vào tháng 5.1925 nhưng không làm ai bị thương. Hình ảnh của ngôi nhà thờ này hiện đang được lưu trữ tại Hội Thừa Sai Paris.


2. LINH ĐÀI ĐỨC MẸ


Linh đài theo kiểu Việt Nam được xây vào khoảng năm 1950 và nằm trước linh đài hiện nay khoảng 15 thước. Linh đài này tồn tại trong khoảng từ năm 1950 – 1960. Có thể thấy bức tượng Đức Mẹ La Vang bên trong linh đài.


lavang-27b

Linh Đài Mẹ La Vang được xây khoảng năm 1950


3. TƯỢNG ĐỨC MẸ LA VANG


Trong dịp Đại Hội La Vang lần đầu tiên – khánh thành nhà thờ ngói vào ngày 08.08.1900, Đức cha Caspar Lộc đã cung thỉnh bức thánh tượng Đức Mẹ La Vang theo mẫu tượng Đức Bà Chiến Thắng đặt trong ngôi nhà thờ ngói.


“Đức Mẹ mặc áo choàng màu thiên thanh, phủ trên áo trắng ngà, đầu đội triều thiên vàng, chân đứng trên đám mây. Đức Mẹ nhìn đàn con, nét mặt dịu hiền, dáng điện uy nghi. Hai tay Mẹ nâng đỡ Chúa Hài Đồng đứng bên tay mặt như muốn đưa ra giới thiệu cùng chúng ta, trao ban cho chúng ta. Chúa Giêsu Hài Đồng thật duyên dáng trong bộ áo màu hồng, đầu đội triền thiên, chân đứng trên quả địa cầu lấp lánh mấy vì sao. Chúa Hài Đồng một tay níu áo Mẹ, nương tựa vào Mẹ như để làm gương cho ta, một tay giơ ra như để mời gọi ta chay đến cùng Mẹ để tỏ lòng hiếu thảo mến yêu và lãnh nhận muôn ơn lành nhờ lời Mẹ chuyền cầu.


lavanglavang


Bức thánh tượng quý giá này đã bị hủy hoại trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972,

nay không còn nữa.


122_0709_zpseedd2dd5


Bức tượng Đức Mẹ La Vang (phục hồi) lại được để trên bệ thờ bên hông tháp cổ. Bức tượng Mẹ theo hình dáng này hiện cũng được khá nhiều người đặt trên bàn thờ tại nhà hoặc các Tượng đài Mẹ La Vang ở các nhà thờ, nhà nguyện….


4. NHÀ THỜ LA VANG GIAI ĐOẠN 1923 – 1961


Trong dịp Đại Hội La Vang 8 (1923), Đức cha Allys Lý nhận thấy số giáo dân hành hương ngày một đông, ngôi nhà thờ ngói thì quá chật hẹp, lại đã xuống cấp, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên đã quyết định xây dựng ngôi đền thánh rộng lớn tại La Vang.


Ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11.02.1924, cha sở Cổ Vưu Morineau Trung phát hiệu lệnh khởi công xây dựng đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier, với mức kinh phí dự trù tối thiểu phải hai mươi ngàn đồng bạc.


lavang-3b


Nhà thờ La Vang giai đoạn 1923 -1961


Ròng rã bốn năm trời với biết bao công sức tiền của đổ ra, công trình Đền Thánh La Vang vĩ đại đã hoàn thành, một Ngôi thánh đường với hai tầng mái và hai cánh thánh giá cổ điển, cùng với cây tháp vuông hai tầng cao ngất nổi bật lên giữa cảnh đồi cát chung quanh và núi rừng xa xa.


Vào lúc 08 giờ sáng ngày 20.08.1928, nhân dịp Đại Hội La Vang 9, Đức cha Allys Lý đã long trọng cử hành nghi thức làm phép nhà thờ mới.


Nhà thờ La Vang vào thời kỳ mới được xây dựng xong:


lavang-5b


lavang-11b


Hình ảnh Vương cung thánh đường La Vang chụp năm 1931, giáo dân với trang phục đặc trưng và nón lá. Các công trình kiên cố khác xung quanh Thánh đường vẫn chưa có nhiều. Trong hình, Nhà thờ cũng đã có dấu hiệu xuống cấp do thời tiết khắc nghiệt của miền trung. Gần khu vực Linh đài hiện tại vẫn là ngôi nhà tranh.


5. GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT TRUNG TÂM THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LA VANG (1961 – 1963)


Ngày 13.04.1961, Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam đã quyết định La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc và chọn đền thánh La Vang làm đền thờ dâng trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Đồng thời chấp thuận một chương trình kiến thiết Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.


lavang-14b

Giai đoạn thiết kế trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc La Vang (1961 -1963)


Sáng 22.08.1961, ngày xức dầu đền thánh, cũng là ngày cuối cùng trong 6 ngày Đại Hội La Vang 15, trước hàng giáo sĩ và 300.000 giáo dân, Đức ông De Nitris, thư ký Tòa Khâm Mạng, đại diện Tòa thánh tuyên đọc nguyên văn bằng La ngữ sắc chỉ MAGNO NOS SOLATIO của Đức Thánh cha Gioan XXIII nâng Đền Thờ La Vang lên bậc VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG.


Những hình ảnh ngày đại lễ Đại Hội La Vang lần 15 ngày 22.08.1961:


lavang-19b


TẠI SAO KHÔNG MANG CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ  TUNG BAY VÀO ĐẠI HỘI LA VANG , VỚI HÀNG TRĂM NGÀN TÍN HỮU THAM DỰ ?  


KHÔNG LẼ CS DÁM BẮT NHỐT TÙ TẤT CẢ HAY SAO ?


lavang-21b


lavang-30b


lavang-2


lavang-33b


Trong đền thánh La Vang đặt bốn bàn thờ cẩm thạch lấy từ núi Ngũ Hành Sơn. Một bàn thờ chính dâng kính Đức Mẹ và ba bàn thờ phụ dâng kính các thánh tử đạo ba miền Bắc, Trung, Nam. Trên bàn thờ có hình Đức Mẹ La Vang và phù điêu thánh tử đạo Việt Nam. Lúc đó (1961) khi làm lễ, vị Chủ tế vẫn hướng về phía bàn thờ (trừ lúc giảng) chứ chưa quay mặt về phía giáo dân như bây giờ.


6. LINH ĐÀI BA CÂY ĐA NHÂN TẠO (1961 – NAY)


Dựa theo lời truyền tụng “Đức Mẹ hiện ra trên đám cỏ, dưới gốc cây đa”, ban kiến thiết Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, đứng đầu là Đức TGM Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục đã chấp thuận đồ án linh đài ba cây đa nhân tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đó là công trình mới lạ, tân kỳ, tái tạo quang cảnh nơi Đức Mẹ hiện ra với ba cây đa bằng bê tông cất thép cao từ 16,50 đến 21,00 mét, vươn mình trên một đồi đá hình đa giác, với những bậc thềm to nhỏ, rộng hẹp, cao thấp khác nhau. Chính giữa là bàn thờ bằng đá cẩm thạch Ngũ Hánh Sơn. Thánh tượng Đức Mẹ La Vang, mẫu tượng Đức Bà Xuống ơn ngự trên cao, chính điện, trên một khối đá cẩm thạch vuông vắn khác.


Toàn cảnh linh đài Đức Mẹ và Gốc đa chụp năm 1967.


6278314257_e327bfe328_o_zps4bdb940c


6943166199_f9e662c40d_o


Đây là bức thánh tượng thứ ba được tôn kính tại La Vang, mẫu tượng mới với chủ đề hoàn toàn khác với hai mẫu tượng cũ Đức Bà Chiến Thắng. Linh đài ba cây đa nhân tạo được khởi công ngày 20.06.1963, vừa xong phần bê tông cốt thép, chưa có phần trang trí mỹ thuật bên ngoài thì bị đình đốn do biến cố ngày 01.11.1963 xảy ra. Hơn 40 năm qua, linh đài vẫn tồn tại nguyên trạng ban đầu.


7. NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TRUNG TÂM LA VANG TRƯỚC NĂM 1972


Công trường Mân côi Là khuôn viên trước đền thờ, đã hoàn thành với diện tích 30 x 480 mét, rải đá, tráng nhựa. Hai bên là 15 pho tượng bằng đá cẩm thạch được chạm khắc công phu theo nghệ thuật hiện thực – loại hình nghệ thuật tượng thánh thường thấy – diễn tả Mười Lăm Mầu Nhiệm Mân Côi.


La Vang - 1970 - Photo by  Hammond

La Vang - 1970 - Photo by  Hammond


Trong hình trên, Hồ Tịnh Tâm dự tính nằm ở hai bên hình, là khoảng ruộng trước đền thờ rộng 6 ha, đã đào xong với 30.000 ngày công do giáo dân Huế tự nguyện. Theo thiết kế, hồ được tạo hình theo kiểu hồ Tịnh Tâm thành nội Huế, giữa mỗi hồ có một cù lao nhỏ, bên hồ này xây đài kỷ niệm các đấng Chân Phước tử đạo Việt Nam, bên hồ kia xây đài kỷ niệm các đấng bổn mạng xứ truyền giáo. Nội dung phần này chưa thực hiện.


Phía sau Thánh đường có những công trình như Nhà Tĩnh Tâm, khởi Công ngày 24.04.1962. Hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 10.1963. Đó là ngôi nhà lầu bê tông tường gạch một tầng, hình chữ U, ngang 10 mét, rộng 36 mét, cộng với hai cánh, mỗi cánh 12 mét. Được thiết kế gồm nhiều phòng ngủ, hội trường, phòng đọc sách, phòng giải trí, nhà xe, nhà bếp, và nhà ăn 500 khẩu phần một lúc. Chúng ta có thể nhìn thấy công trình này trong hình dưới đây:


lavang-37b


Trong hình trên, Ba Vị Giám mục đứng ở đây lúc đó chắc cũng không nghĩ là ngôi Thánh đường trước mặt sẽ bị bom đạn phá tan tành và trong tương lai sẽ có một ngôi thanh đường nguy nga khác được xây nên trên ngay chỗ các Ngài đang đứng. Ngôi nhà hành hương bề thế 2 tầng bên cạnh nhà thờ cũng bị tàn phá không còn dấu tích gì. Ba cây đa và tượng đài Đức mẹ nằm khuất trong lùm cây bên phía phải hình. Các công trình khác như Nhà Hành Hương, Công Trường Thánh Tâm (với tượng đài Kitô Vua đứng trên quả cầu hình bán nguyệt. Một bàn thờ bằng đá cẩm thạch lộ thiên dưới chân tượng. Một hồ nước trong xanh phía trước và một hoa viên tươi tốt bao quanh), Hồ GIÊNÊZARÉT (với hai cầu vồng bắc qua hồ, mỗi cầu rộng 6 mét dài 30 mét, nối liền lộ trình Đền Thánh – Đồi Calvariô – Đền Thánh. Đây là lộ trình chính dành cho các cuộc kiệu lớn) và hệ thống đường sá, điện nước, mương cống, nhà vệ sinh…. Riêng chỉ với những công trình kiến thiết trên đây thôi cũng đã khiến La Vang “phảng phất như một lâu đài thiên quốc…, một kinh thành ánh sáng…, một mảnh thiên đàng rớt xuống miền rừng núi hoang vu.


lavang-38b


Hình ảnh các đoàn lễ sinh và giáo dân hướng về phía lễ đài. 40 năm sau, sau nhiều thăng trầm, cũng tại chính vị trí này đã diễn ra nhiều buổi Lễ trọng đại của Giáo hội Việt Nam trong đó có buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng một Vương cung thánh đường mới. Ngôi thánh đường trong hình giờ chỉ còn di tích tháp chuông.


8. LA VANG – NHỮNG NĂM THÁNG YÊN BÌNH (~1970)


Mặc dù chiến tranh đã lan rộng ra toàn miền trung từ những năm 1967 nhưng miền La Vang vẫn tương đối yên bình và hầu như chưa bị ảnh hưởng gì!


6278312871_36743858c3_o_zpsd0116971-1


6278315957_7344335f23_o


Nhà thỠ La Vang - Trước 1972 - Photo by Jim Beckk

Nhà thờ La Vang – Trước 1972 – Photo by Jim Beck

Đường vào La Vang 1967


Những hình ảnh Trung tâm La Vang chụp vào thập niên 60 khi chiến tranh chưa lan tới, một khung cảnh yên bình và thanh thản:


9. CHIẾN SỰ LAN TỚI LA VANG


6278318197_405e3beee6_o

Sự hiện diện của xe quân sự và binh lính báo hiệu chiến sự đã lan tới La Vang (1970)


See the source image


Đỉnh điểm của cuộc chiến là vào ngày giữa năm 1972, chiến sự ác liệc giữa Cộng quân và Quân đội VNCH đã tàn phá thành bình địa toàn bộ Thánh địa La Vang. Ngày 7/7/1972, mặc dù tái chiếm lại được Thành Quảng Trị và La Vang, nhưng tất cả chỉ còn là đống đổ nát. Ngôi thánh đường xinh đẹp trước đây đã bị tàn phá nặng nề.


Related image


Vị Tổng thống VNCH lúc đó là Ông Nguyễn Văn Thiệu đã đến quỳ gối cầu nguyện trước tại gian cung thánh lộng lẫy một thời của Thánh đường với bàn thờ cẩm thạch xinh đẹp thủa nào, giờ chỉ còn là đống đổ nát..


See the source image


6326996347_db22ce9bc7_o_zps177ab0c2


See the source image



Andy


See the source image


Mặc dù đã Quảng Trị đã được tái chiếm cuối tháng 12 năm 1972, những người lính VNCH hiện diện tại La Vang, linh đài vẫn còn nhưng tượng Đức Mẹ đã bị hư hại với phần đầu tượng đã bị bể.


10. LA VANG – NHỮNG NĂM THÁNG TRẦM LẶNG VÀ HỒI SINH 1975 – 2010


La Vang sau những năm 1972, chiến sự tiếp tục lan rộng cộng với khung cảnh đổ nát khiến khu vực linh địa trở nên trống vắng và hoan tàn. Đặc biệt, sau năm 1975 thì các buổi lễ cũng không được phép tổ chức hoặc gặp rất nhiều khó khăn. Những người muốn đến bên Mẹ La Vang bị xét hỏi, đuổi về nhà, đất đai Linh địa bị thu hẹp nhiều… Giáo hội chỉ còn giữ được Linh đài, Di tích Thánh Đường và phần phụ cận nhỏ xung quanh.


Tại Linh địa cũng không còn Linh mục phụ trách, Linh Mục giáo xứ Diên Sanh gần đó là người duy nhất quản nhiệm La Vang nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.


10.1 DI TÍCH VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG


LaVang_03


lavangchurch


ntlavang_zps2975cd64


Thực ra, sau năm 1975, ngôi Thánh đường La Vang chưa bị sập hẳn hoàn toàn, phần thiệt hại nặng nề nhất là khu vực giữa nhà thờ và làm kết cấu nhà thờ yếu đi rất nhiều. Năm 1985, cơn siêu bão đổ bộ vào miền Trung đã “giúp” di tích thiệt hại thêm. Tuy vậy, cho tới năm 1997, phần gian cung thánh và phần phía sau (Tháp chuông) vẫn còn tồn tại:


Toàn cảnh ngôi Thánh Đường sau năm 1975. Ngôi tháp cổ có hình dạnh như thế này cho đến năm 2000 mới mới được “phục chế lại” cho vuông vức hơn. Phía lòng nhà thờ giờ thành nhà nguyện “tiền chế”. Những phần tường đổ nát còn lại đã bị dỡ bỏ đi vì rất khó phục hồi nguyên trạng.


10.2 DI TÍCH THÁP CỔ


Những hình ảnh cận cảnh ngôi tháp cổ sau khi được trùng tu và vá lại các phần bị trúng đạn pháo:


IMG_5948


lavang18_zps4aad46fe



122_0716_zps038587e5


122_0705_zps132f729c


xvdsc0027wj6_zpsd07566c5


IMG_5969


IMG_5952


122_0729_zps1e716f0b


122_0723_zpsef3a98b3


IMG_5954


IMG_5961


10.3 GIẾNG NƯỚC ĐỨC MẸ:


Năm 1903, khi lên chăm sóc vườn Mẹ, cha phó Cổ Vưu Giuse Nguyễn Xuân Cảnh đã cho đào một giếng đất ngay trước nhà thờ ngói. Giáo dân quen gọi là GIẾNG ĐỨC MẸ.


IMG_0453


Nước giếng Đức Mẹ không trong lắm nhưng có vị ngọt và mát, không bị ô nhiễm bởi môi trường bên ngoài nên có thể uống ngay, không cần nấu chín.

Vẫn biết nước giếng Đức Mẹ là nước uống bình thường không mang dược tính gì cả, nhưng từ truyền khẩu ngày xưa đến thực tế ngày nay nhiều bệnh nhân uống nước giếng Đức Mẹ mà được lành các bệnh tật là do bởi lòng thành kính cậy tin quyền phép Đức Mẹ được Mẹ ban ơn lành theo ý nguyện mà thôi.


DSCN2719


Ngày nay, hơn một thế kỷ trôi qua, giếng Đức Mẹ vẫn được bảo quản sạch đẹp, vệ sinh làm tăng vẻ mỹ quan vườn Mẹ, nhưng trên hết giếng Mẹ là một bảo chứng tình yêu tuyệt vời đối với con cái Mẹ.. Từ mạch tự nhiên này, biết bao ơn lành hồn xác Đức Mẹ đã đổ xuống cho con cái Người.


Hiện nay, nước giếng được bơm trực tiếp lên bồn và mọi người lấy nước qua hệ thống vòi phía sau Linh Đài (theo hướng mũi tên chỉ trên miệng giếng như trong hình):


IMG_0455


10.4 LINH ĐÀI ĐỨC MẸ


IMG_5978


Như đã nói trên, kể từ sau năm 1963 đến tận năm 2010 thì Linh đài Đức Mẹ (Cây đa bê tông) vẫn để nguyên phần thô rêu phong cùng đạn pháo và nắng mưa. Trận chiến năm 1971 tuy phá hủy hầu hết các công trình trong khu La Vang bao gồm cả tượng Đức Mẹ Xuống Ơn trong Linh Đài nhưng ba cây đa vẫn còn hầu như nguyên vẹn.


Linh đài Đức Mẹ vẫn giữ nguyên hình hài cũ cho đến tận năm 2010


Sau đó, năm 1980, HĐGM Việt Nam mới quyết định Tượng Đức Mẹ mang hình dáng người phụ nữ Việt Nam và Bức Tượng này được đặt lại vị trí cũ cùng năm đó:


La-Vang-Quang-Tri_zpsa3ff1dcb


10.5 TRÙNG TU LINH ĐÀI ĐỨC MẸ – BA CÂY ĐA


Như đã nói trên, Linh đài Đức Mẹ với hình dáng cách điệu ba cây đa bê tông do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ những năm 1960 nhưng chưa bao giờ được hoàn thành và khối bê tông thô vẫn để như vậy cho đến hơn 40 năm sau thì mới được tô vẽ cho đúng vẻ kiến trúc của nó. Quá trình này được bắt đầu làm lại trong năm 2010 thì hoàn thành. Tuy nhiên, khung cảnh hoang sơ của Linh đài mẹ đã không còn nữa. Thay vào đó là khung cảnh lộng lẫy hơn.


100_2049_zps8fdbd257


100_2050_zps8780857e


4464084240_e1ae1710cb_b_zps3a2693c7


122_0714_zps58d33149


122_0664_zps0d59cd05


Linh đài Đức Mẹ La Vang hiện nay với Bức Tượng Mẹ mặc áo dài khăn đống theo truyền thống phụ nữ Việt Nam tạc trên đá quý từ năm 2011


11. LA VANG NGÀY NAY


255533-DSCN0298


Thật ra, từ lúc nhà nước “mở cửa”, các công trình tại La Vang cũng đã được xây thêm, trùng tu tôn tạo nhưng hầu như là mang tính tự phát và chưa gắn kết được với nhau thành một khối tổng thể.


Nhà hành hương đối diện với Linh đài được xây dựng bề thế phục vụ chỗ ở cho khoảng 300 khách hành hương một lúc. Theo các thiết kế mới thì nhà hành hương này cũng sẽ bị đập bỏ để phù hợp với quy hoạch chung.


lv3

Lễ đài nhìn từ phía tháp cổ dịp đại lễ 1999


DH-LaVang-008

Toàn cảnh công trường mân côi. Theo thiết kế mới, Công trường mân côi sẽ giữ nguyên và hầu như không thay đổi gì.


12. THIẾT KẾ LA VANG


19990611MeLaVang_zps056633fd

Hình chụp Linh đài năm 1999 cho thấy lúc đó La vang vẫn còn hoang sơ và hoang tàn lắm!

50722550_zpsf0b5ade5

Linh đài lúc chưa trùng tu!


Năm 2010, HĐGM Việt Nam ủy quyền cho Tòa Tổng Giám Mục Huế tổ chức cuộc thi Thiết kế lại toàn bộ Linh địa La Vang với tiêu chí về kiến trúc như sau:

– Giữ gìn và Bảo tồng phần Tháp cổ, Giếng nước, Quảng trường Mân côi và Linh đài.

– Mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và phù hợp với kiến trúc tôn giáo.

– Phân khu chức năng, không gian kiến trúc và quy hoạch, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện hài hòa giữa Trung tâm hành hương và các vùng lân cận.

– Kiến trúc quy hoạch quan tâm đến môi trường, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Định hướng phát triển không gian mở rộng Trung tâm Hành hương về phía Đông Tây.

– Tính khả thi, kỹ thuật của đồ án: Giải pháp kỹ thuật – Phân kỳ thực hiện – Đề xuất xây dựng công trình – Định hướng nguồn năng lượng thay thế …

Và quan trọng hơn, đồ án phải “thổi được hồn Đạo và hồn Việt vào các công trình kiến trúc của Trung Tâm này”.

Có nhiều Công ty tham gia thiết kế, rất nhiều ý tưởng thiết kế được đưa ra, để chọn được một thiết kế để xây dựng không phải là một điều dễ dàng. Nhưng cũng phải hết sức trân trọng các ý tưởng thiết kế của các người tham gia vì họ cũng đã bỏ công bỏ sức tâm huyết vào thiết kế của mình.

Ngày 21/8/2010, tại Trung tâm Mục Vụ Huế đã diễn ra Lễ Công bố & Phát thưởng giải cuộc Thi Thiết kế quy hoạch Dự Án Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang. Tuy nhiên, cuộc thi đã không tìm ra được thiết kế để xây dựng (không có giải nhất). Chúng ta hãy cùng xem lại các phương án thiết kế này.


5030595906_a15359b8c2_b


5030691164_2e37ed056c_b


5030593440_cc20e035ac_b


datviendaLV27a


Còn tiếp


Our Lady of Lavang, Church in Santa Ana, California.

Our Lady Of Lavang Church in Houston, Texas

Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Giáo Phận Portland 


Please Share this.


--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

Lính miền Nam.

$
0
0
 

Lời phi lộ :


Trước khi đọc bài viết dưới đây , mời các ACE nghe và coi các hình trong Youtube này :



THVL | Solo cùng Bolero 2015 – Tập 10: Hoa Trinh Nữ - Đỗ Hải Hường





Thân kính

TQĐ




Tưởng Năng Tiến - 20/06/2020


Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Lê Phú Khải

Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều … cố tật!. Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.

Thỉnh thoảng, khi (quá) vui, chúng tôi cũng hay mang những vị thượng cấp cũ ra làm đề tài giễu cợt. Hai ông huynh trưởng thường bị nhắc tới để cười chơi là Trần Hoài Thư, và Phan Nhật Nam. Lý do: cả hai vị vẫn nhất định chưa chịu giải ngũ, dù cuộc chiến đã tàn tự lâu rồi!

Trung Úy Trần Hoài Thư vẫn thản nhiên đưa quân Qua Sông Mùa Mận Chín. Đại Úy Phan Nhật Nam vẫn cứ la hét um xùm qua máy truyền tin (giữa Mùa Hè Đỏ Lửa) như thể là cái mùa Hè năm 1972 đó vẫn còn kéo dài đến bây giờ, dù hơn 40 năm đã lặng lẽ trôi, với cả đống nước sông – cùng nước suối, nước mưa, nước mắt… – đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống.

Sau khi cạn mấy ly đầy, rồi đầy mấy ly cạn (và sau màn trình diễn “một ngàn bài Bolero”) tôi hay xin “trân trọng tuyên bố cùng toàn thể các chiến hữu các cấp” rằng :

·         Ai viết cái gì tôi cũng đọc tuốt luốt, trừ hai vị thẩm quyền (nhí) này thì khỏi!

·         Sao vậy cà?

·         Bởi vì thơ với văn của hai ổng có nhiều câu mà “lỡ” đọc một là nó bị kẹt luôn trong đầu, gỡ không ra, nên tui không dám đọc thêm nữa:

Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẩng
Trong túi ta một gói thuốc chuồn
Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm
Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm…

Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng
Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp
Ta trèo lên cây hỏi rừng cho biết
một nơi nào hơn ở Việt Nam ?
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam ?

Trần Hoài Thư (“Ta Lính Miền Nam”)

clip_image002

Không chỉ bi tráng, bi hùng, hay bi phẫn mà (đôi khi) người lính miền Nam còn phải đối diện với lắm nỗi bi thương:

“Tôi đi vào ngôi nhà đang âm ỉ cháy, những chiếc cột lớn lỏng chỏng hỗn độn bốc khói xám… Một người đàn bà áo trắng quần đen tay ôm chiếc lẵng mây trước ngực ngồi im trên nền gạch đôi mắt nhìn thẳng ngơ ngác. Thấy chúng tôi đi vào chị ta đứng dậy, đứng thẳng người như pho tượng, như thân cây chết với đôi mắt không cảm giác. Thằng bé theo tôi  cùng tên hiệu thính viên lẻn ngay vào bếp kiếm thức ăn. Tôi đi đến trước chị đàn bà…

– Làm gì chị ngồi đây, không biết đang đánh nhau sao?

Im lặng, đôi mắt ngơ ngác lóe lên tia nhìn sợ hãi. Bỗng nhiên chị ta đưa thẳng chiếc lẵng mây vào mặt tôi, động tác nhanh và gọn như một người tập thể dục. Sau thoáng ngạc nhiên tôi đưa tay đón lấy… Hai bộ áo quần, chiếc khăn trùm đầu, gói giấy nhỏ buộc chặt bằng dây cao su. Mở gói, hai sợi giây chuyền vàng, một đôi bông tai.

– Của chị đây hả? – Vẫn im lặng. Nỗi im lặng ngột ngạt, lạ lùng.

– Con mẹ này điên rồi thiếu uý, chắc sợ quá hóa điên…

Tên lính xua tay đuổi người đàn bà đi chỗ khác. Lạnh lùng, chị ta xoay người bước đi như xác chết nhập tràng.

– Chị kia quay lại đây tôi trả cái này…  Tôi nói vọng theo.

Người đàn bà xoay lại, cũng với những bước chân im lặng, trở về đứng trước mặt tôi nhưng đôi mắt bây giờ vỡ bùng sợ hãi, vẻ hốt hỏang thảm hại làm răn rúm khuôn mặt và run đôi môi… Chị ta còn trẻ lắm, khỏang trên dưới hai bảy, hai tám tuổi, da trắng mát tự nhiên, một ít tóc xõa xuống trán làm nét mặt thêm thanh tú.

Tôi đưa trả chiếc lẵng mây, chị đàn bà đưa tay đón lấy, cánh tay run rẩy như tiếng khóc bị dồn xuống. Chiếc lẳng rơi xuống đất, hai cánh tay buông xuôi mệt nhọc song song thân người. Dòng nước mắt chảy dài trên má. Tôi hươi mũi súng trước mặt chị ta:

– Ngồi đây! Tôi chỉ nòng súng vào bực tam cấp. Khi nào tụi tôi đi thì chị đi theo… Tại sao khóc, nhặt vàng lên đi chứ…  Im lặng, chỉ có nỗi im lặng kỳ quái, thân thể người đàn bà cứ run lên bần bật, nước mắt ràn rụa… Từ từ chị đưa bàn tay lên hàng nút áo trước ngực…

Không! Không thể như thế được, tôi muốn nắm bàn tay kia để ngăn những ngón tay run rẩy đang mở dần những hàng nút bóp để phơi dưới nắng một phần ngực trắng hồng! Không phải như thế chị ơi… Người đàn bà đã hiểu lầm tôi…

Chị ta không hiểu được lời nói của tôi, một người Việt Nam ở cùng trên một mảnh đất. Chị ta tưởng tôi thèm muốn thân xác và đòi hiếp dâm! Tội nghiệp cho tôi biết bao nhiêu, một tên sĩ quan hai mươi mốt tuổi làm sao có thể biết đời sống đầy máu lửa và đớn đau tủi hổ đến ngần này.

Tôi đi lính chỉ với một ý nghĩ: Đi cho cùng quê hương và chấm dứt chiến tranh bằng cách góp mặt. Thê thảm biết bao nhiêu cho tôi với ngộ nhận tủi hổ này…” (Phan Nhật Nam. Dấu Binh Lửa. Sài Gòn: Hiện Đại, 1969).

Ở thời điểm này, có lẽ, Phan Nhật Nam không hề biết rằng “sự ngộ nhận đớn đau tủi hổ” của dân chúng với những người lính miền Nam chả phải là “ngẫu nhiên” đâu. Nó đã được đối phương chuẩn bị rất kỹ, và tuyên truyền rất công phu – theo như nhận xét (gần đây) của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:

“Ngày xưa ở miền Bắc VN, tôi đoán người ta tuyên truyền nói xấu về chế độ miền Nam VN dữ lắm. Bộ máy tuyên truyền ngoài đó đã thành công gieo được vào đầu óc của người dân thường rằng chế độ Mĩ Nguỵ rất ác ôn; lính Nguỵ chỉ đánh thuê, rất ác ôn đến nỗi họ ăn gan uống máu người…”

Và đây cũng chả phải chỉ là chuyện “ngày xưa ở miền Bắc” đâu. Sau khi thắng cuộc “bộ máy tuyên truyền” vẫn tiếp tục bôi bẩn và xỉ nhục những người lính miền Nam, như thể họ vẫn còn là những kẻ thù ác độc và  nguy hiểm.

Rảnh, thử xem qua vài đoạn trong một truyện ngắn (“Chuyện Vui Điện Ảnh”) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bà viết viết về “tai nạn nghề nghiệp” xẩy đến cho một tài tử nghiệp dư, chỉ vì lỡ thủ vai một thằng lính miền Nam:

“Chú Sa diễn vai thiếu úy Cón (nghe cái tên thôi cũng thấy ghét rồi), một tên ác ôn giết vợ, hãm hại vợ người, tàn sát trẻ nít, huênh hoang phá xóm phá làng, sau chết vì bị chó điên cắn…

Khi chú mặc bộ đồ rằn ri vô mình rồi, ông đạo diễn không chê vào đâu được. Long Xưởng hô máy một cái là nét mặt chú Sa lạnh như người chết, con mắt trắng dã, lừ đừ, nụ cười bí hiểm. Lúc quay cận cảnh khuôn mặt chú còn ghê nữa, da sần sùi, u uẩn như da cóc, tay chân đầy lông lá, cái răng cửa gãy chìa ra một nụ cười chết chóc với lỗ trống sâu hun hút.

Hồi đầu mọi người còn khen chú mặc bộ đồ mắc toi đó coi oai thiệt, nhưng rồi sau đó nín bằn bặt, người ta quên chú Sa ở hẻm Cựa Gà đi, chỉ còn lại thằng Cón ác ôn. Thằng Cón cưỡng hiếp vợ một cán bộ Đảng mình đang mang thai.

Tới chừng biết đứa bé kia không phải con mình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ, cầm bằng đã giết chị ta. Phim bạo liệt, trần trụi. Thằng Cón chết, nó cũng không chết bình thường như người ta, nó chết trong dằn vặt.

Cái mặt lạnh tanh gớm ghiếc của nó co giật méo xệch, bọt mép sùi sụt. Nó cắn vô mấy thằng lính đứng quanh nó. Điên dại tới lúc bị bắn chết. Mọi người theo dõi thằng Cón chết, vừa hể hả vừa ghê tởm…

Chú Sa vẫn tiếp tục đi về trên con hẻm hẹp te mà nghe trống vắng thênh thang. Tụi con nít nghe tiếng xe đạp chú tè tè lọc cọc thì chắc mẩm đứa nào đứa nấy mặt xanh mặt tím chạy vô nhà trốn. Tụi nó hỏi nhau: “ổng đi chưa?”, cũng tại má tụi nó nhát hoài, lì lợm, không ăn cơm là bị chú Sa ăn thịt. Rõ ràng là ấn tượng về thằng thiếu úy Cón mạnh mẽ quá sức tưởng tượng, rõ ràng là người ta bị giật mình bởi tội ác.

Bà con ngại ngần ác cảm giạt xa chú … Chú Sa thấy đây đúng là một tai nạn …”

Cái “tai nạn” riêng của Chú sa chỉ xẩy ra trong phạm vi của một con hẻm nhỏ và sẽ không kéo dài lâu.  Còn hàng triệu thằng lính miền Nam thật –  cùng vợ con, thân nhân của chúng – không chỉ phải chịu đựng sự “ngại ngần ác cảm” của đám đông mà còn bị Nhà Nước Cách Mạng kỳ thị (và miệt thị) không biết đến bao giờ!

Mãi cho đến ngày 2 tháng 5 năm 2014, người ta mới nghe một viên chức ngoại giao của phe thắng cuộc, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, nói đôi lời tử tế:

“Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ.”

Và đó cũng chỉ là sự tử tế ngoài miệng! Ngày 12 tháng 4 năm 2015, công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ và buộc tội (“gây rối trật tự công cộng”) một số thanh niên đã mặc quân phục hay áo thun màu đen có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, trong cuộc tuần hành vì cây xanh ở Hà Nội. Sau đó, công an quận Hoàn Kiếm đã kết hợp với công an Nghệ An khám xét nhà của anh Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) tịch thu quân phục lính VNCH của anh Dũng.

Việc gì mà phải hốt hoảng đến nỗi “khám nhà,” “tịch thu” và “vu vạ” tội trạng cho vài thanh niên chỉ vì y phục mà họ mặc trên người như thế? Chả lẽ cái chế độ hiện hành có thể bị rung chuyển chỉ bởi vài cái áo (“thun màu đen, có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà”) sao?

Hơn nửa thế kỷ tuyên truyền lừa gạt, bôi bẩn, miệt thị những kẻ thua cuộc (bộ) chưa đủ nguôi ngoai thù hận hay sao?  Nắm trọn quyền bính của cả một nhà nước trong tay mà sao có thể hành sử một cách đê tiện, và tiểu tâm đế́n thế?

Dù thế, thời gian đã không đứng về phe thắng cuộc, và đã dần hé mở dần chân dung của những người lính miền Nam:

Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Năm tháng đi qua
Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ ra
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước – đi đêm



__._,_.___


Posted by: Quang Dang Thai 

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN THIỆU (1923 - 2001)

$
0
0

 Ngày 29-9-2020

 

 

Kính Thưa Quý Vi Cao Minh,

 

Xin phép tôi Forward.

 

Như môt email trước đây và trong Đc san Ph Hiến Hưng Yên,khi tôi làm PHT/Hi này.

Chúng tôi có khoe Thi Xà Hưng Yên Ph Hiến  có thi là nơi và làm vic cũa cu Tng Thng VNCH

C Nguyn Văn Thiu,vì khi đó Trung Tướng Tướng Thiu là Trung Úy Ban 3,thường ra Vườn Nhà tôi thăm

 và nói chuyn vi Trung Úy Tâm và Thiếu Úy Tun(nay không biết Quý C này còn hay không vàđâu)

tt c my Vđó làm vic ti Khu Chiến Hưng Yên,(mà con ca DeLatre de Tassigny mi là Thiếu Úy đn Trưởng

bt Cu Ngàng Kim Đông,my Vđó thích Khu Vườn Nhà tôi),Vì vườn rng,nhiu cây như Cam,Nhãn và mát m..trái cây free..

 

Nay,thy V nào pút Tiu S C Nguyn văn Thiu,tôi xin phép forward cho mi Người biết thêm, ví cá nhân tôi

 yêu quý câu nói lch sng nghe cái gí chúng nó nói, Hy nhìn cái gì chúng nó làm.>

v li trong Hi  ký ca cu DB DVB,v phn anh em ,DB DVB có viết khác.

Cá nhân tôi là công chc t thi C NDD,ti thi C NVTh NCK,TVJ,DVM,tôi là lính,nên lúc nào cũng Biết ơn và Cám ơn quý Vđó.

KÍnh

NDN

cưu SVK24 BBTD

 

——

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN THIỆU - 

TỔNG THỐNG đệ Nhị VIỆT NAM CỘNG HÒA

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN THIỆU (1923 - 2001)

(Tài liệu trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA” 

Tác giả: Trần Ngọc Thống. Hồ Đắc Huân. Lê Đình Thụy, trang 217 đến trang 221)

 

***

Số quân 43/300.661

Sanh ngày 05-4-1923 tại Tri Thủy, Tân Hải, Thanh Hải, Ninh Thuận (là em út của 7 anh chị em gồm 5 trai, 2 gái)

Thân phụ: Cụ Nguyễn văn Trung (từ trần năm 1969 tại Saigon)

Thân mẫu: Cụ Bùi thị Hành (từ trần tại Pháp)

 

Phu nhân: Bà Nguyễn thị Mai Anh (sanh năm 1930 tại Mỹ Tho), thành hôn 18-7-1951, là ái nữ của cụ Phạm Đình Thưởng, quê ở Mỹ Tho, từ trần năm 1964).

Sanh hạ 4 người con, gồm 2 trai và 2 gái. 

Trưởng nữ: Nguyễn thị Tuấn Anh (phu nhân của Nguyễn Tấn Triều, Cao đẳng Thương mại Pháp, quý nam của ông Nguyễn Tấn Trung, Tổng Giám đốc Hàng không Việt Nam).

Trưởng nam: Nguyễn Quang Lộc (phu quân của Lục Hồng Kim Oanh, ái nữ của Thiếu tá Lục Sĩ Đức số quân 60/101.183. Sanh tháng 2-1940 Vũng Tàu. Khóa 16 Ấp Chiến lược trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam.

Thứ nữ: Nguyễn thị Phương Anh

Thứ nam: Nguyễn Thiệu Long

 

Anh: Ông Nguyễn văn Hiếu (Cử nhân Luật tại Pháp. Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Tòa thánh La Mã).

Chị: Bà Nguyễn thị Phiếu (phu nhân của ông Phạm văn Tôn, từ trần năm 2004 tại Hoa kỳ)

Anh: Ông Nguyễn văn Kiểu (Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Trung Hoa Dân Quốc)

Chị: Bà Nguyễn thị Phận (phu nhân của ông Trần Phú Đường)

Chị vợ: Bà Marceline Nguyễn

Chị vợ: Bà Nguyễn thị Kim Xuyến (phu nhân của ông Phạm văn Mỹ)

Em vợ: Bà Nguyễn thị Hảo (phu nhân của ông Nguyễn Xuân Nguyên)

 

Học sinh trường Tiểu học Phan Rang

Học Trung học Pélerin Huế, kỹ thuật Lê Bá Cang Saigon 

1946- 1947: Sinh viên Sĩ quan trường Hàng Hải Thương Thuyền

1949: Theo học Khóa 1 Bảo Đại (sau cải danh Phan Bội Châu) Trường Võ Bị Huế

Ngày 25-9, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy

Trung đội trưởng đồn trú Mõ Cày, Bến Tre

1949-1950: Tu nghiệp lớp Căn bản Bộ Binh tại Trường Võ Bị Liên Quân Saint Cyr, Pháp

 

1951: Đầu năm, Trung úy học khóa Chỉ Huy Chiến thuật tại Trung tâm Huấn Luyện Chiến thuật Hà Nội

Ngày 1-7, Trung Đội trưởng Trung Đội 12, khóa sinh khóa 5 Trường Võ Bị Liên quân Đà Lạt

 

1952: Giữa năm, học khóa Tiểu Đoàn trưởng và Liên Đoàn trưởng lưu động tại Hà Nội

Phụ tá Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Hưng Yên

 

1953: Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Hưng Yên do Trung tá Dương Quý Phan Chỉ Huy Trưởng

Cuối năm, bàn giao Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Hưng Yên lại cho Đại úy Cao văn Viên

 

1954:  Đầu năm, Thiếu tá Chỉ huy trưởng Liên Đoàn Bộ binh số 11 (thành lập 1-12-1953, giải tán 15-12-1954 để thành 1 Trung Đoàn Bộ binh)

Tham dự Chiến dịch Atlante từ 20-1 đến 20-7-1954

Sau 20-7, Trưởng phòng 3 Đệ Nhị Quân khu Trung Việt Huế do Đại tá Trương văn Xương làm Tư Lệnh

Tháng 9, bàn giao Trưởng phòng 3 Đệ Nhị Quân Khu lại cho Thiếu tá Trần Thiện Khiêm 

Tháng 10, Tham Mưu Trưởng Đệ Nhị Quân Khu Trung Việt 

Cuối năm Tiểu Khu trưởng Ninh Thuận thay Thiếu tá Đỗ Mậu

 

1955: Đầu năm, bàn giao Tiểu khu trưởng Ninh Thuận lại cho Thiếu tá Thái Quang Hoàng 

Tháng 3, Trung tá Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thay Trung tá Nguyễn Văn Chuân (thời gian làm Chỉ huy trưởng đã tổ chức 3 Lễ mãn khóa 11, 11 phụ và 12)

 

1957: Tháng 7, bàn giao Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt lại cho Đại tá Hồ văn Tố để du học khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp Leavenworth tại Kansas, Hoa Kỳ

 

1958: Tái nhiệm Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thay Đại tá Hồ văn Tố làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung

 

1959:

Tháng 2, bàn giao Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt lại cho Thiếu tướng Lê văn Kim để du học khóa Tình báo Tác chiến tại Okinawa Nhật bản

Tham Mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng Tham Mưu

Ngày 26-10, thăng Đại tá tạm thời (Nghị Định số 413/QP ngày 27-10-1959 của Bộ Quốc Phòng)

Du học lớp Phòng không tại trường Fort Bliss, Texas, Hoa Kỳ

 

1961: Đầu tháng 10, Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay Đại tá Nguyễn Đức Thắng làm Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh

 

1962:

Ngày 8-12, ban giao Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh lại cho Đại tá Đỗ Cao Trí, Chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ quan QĐVNCH

Ngày 20-12, Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh thay Đại tá Nguyễn Đức Thắng làm Trưởng phòng Kế hoạch Hành quân Bộ Tổng Tham Mưu

 

1963:

Ngày 1-11, tham gia cuộc đảo chánh do Trung tướng Dương văn Minh cầm đầu

Ngày 2-11, vinh thăng Thiếu tướng

Ngày 5-11, Ủy viên Hội Đông Quân Nhân Cách Mạng

Ngày 8-12, tháp tùng phái đoàn ngoại giao do Ngoại trưởng Phạm Đăng Lâm hướng dẫn công du Nam Hàn tham dự lễ nhậm chức Tổng thống của Trung tướng Phác Chánh Hy

 

1964:

Ngày 30-1, tham gia cuộc Chỉnh lý Nội Bộ do Trung tướng Nguyễn Khánh Tư lệnh Quân Đoàn I cầm đầu

Ngày 31-1, Tổng Thư ký Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng do Trung tướng Nguyễn Khánh làm Chủ tịch

Ngày 2-2, bàn giao Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh lại cho Đại tá Đặng Thanh Liêm, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung

Cùng ngày nhậm chức Tham Mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng Tham Mưu thay thế Trung tướng Trần Thiện Khiêm

Ngày 8-2, kiêm Thứ trưởng Quốc phòng trong Nội các do Trung tướng Nguyễn Khánh thành lập

Ngày 9-9, từ nhiệmThứ trưởng Quốc phòng

Ngày 15-9, bàn giao Tham mưu trưởng Liên Quân lại cho Thiếu tướng Cao văn Viên Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù

Cùng ngày, nhận lãnh Tư lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật thay thế Trung tướng Dương văn Đức (bị giải nhiệm do cầm đầu cuộc biểu dương lực lượng vào ngày 13-9-1964)

 

1965: 

Ngày 1-1, vinh thăng Trung tướng nhiệm chức (do Đại tướng Nguyễn Khánh gắn cấp bậc mới tại Bộ Tư lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật nhân ông chủ toạ lễ mừng kỷ niệm Đệ Nhị Chu niên ngày thành lập Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật tại Cần Thơ).

Ngày 18-1, Đệ Nhị Phó Thủ tướng trong nội các cải tổ của chánh phủ Trần văn Hương (Sắc lệnh số 9/QT/SL ngày 18-1-1965)

Ngày 20-1, bàn giao chức Tư lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật lại cho Thiếu tướng Đặng văn Quang Tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh

Ngày 18-2, Đệ Nhất Phó Thủ tướng trong nội các chánh phủ Bác sĩ Phan Huy Quát kiêm Tổng trưởng Quân Lực thay thế Trung tướng Trần văn Minh (Sắc lệnh số 040/QT/SL ngày 16-2-1965)

Ngày 3-3, Tổng Thư ký Ủy ban Thường Vụ Hội Đồng Quân Lực

Ngày 5-5, rời khỏi chức Tổng Thư ký Ủy ban Thường Vụ Hội Đồng Quân Lực khi Hội Đồng Quân Lực tự giải tán (do tuyên cáo số 7/HĐQL ngày 5-5-1965)

Ngày 11-6, vì chánh phủ dân sự gặp bất đồng chính kiến trong việc bổ nhiệm vài Bộ trưởng không thể giải quyết được, nên lúc 8 giờ đêm trong cuộc họp tại Phủ Thủ tướng, Quốc trưởng kỹ sư Phan Khắc Sửu và Thủ tướng bác sĩ Phan Huy Quát tuyên bố cùng từ nhiệm và giao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho quý vị Tướng lãnh.

Quý vị Tướng lãnh chấp thuận sự từ nhiệm của nhị vị Quốc trưởng và Thủ tướng

Ngày 14-6, Đại hội Quân Lực gồm 50 thành viên Tướng lãnh họp tại trại Phi Long, Bộ Tư lệnh Không quân trong căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt, cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (Quốc trưởng) và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không quân, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung ương (Thủ tướng)

Lúc 10 giờ 45 phút sáng, ngày 19-6-1965 tại Hội trường Diên Hồng lễ ra mắt của Đại hội Đồng, Ủy ban Lãnh Đạo Quốc gia và Nội các chiến tranh.

 

1966

Khởi đi từ 1966 ngày 19-6 hằng năm được Ủy ban Lãnh Đạo Quốc gia chọn làm ngày Quân lực

Ngày 6-2, hướng dẫn phái đoàn tham dự hội nghị Tối cao Honolulu từ ngày 7 đến ngày 8-2-1966 với Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson.

Ngày 23-10, hướng dẫn phái đoàn tham dự hội nghị Thượng Đỉnh Manila từ 24-25/10/1966

Ngày 31-10-1966, khánh thành Dinh Độc lập 

 

1967

Ngày 19-3, hướng dẫn phái đoàn tham dự hội nghị Quân sự Guam với Tổng thống Hoa kỳ Johnson từ 20-21/3/1967

Ngày 1-4, ký ban hành Hiến pháp thay thế Hiến pháp 26-10-1956 tại tiền đình Dinh Độc lập (đã được Quốc hội Lập hiến thông qua ngày 18-3-1967 với số phiếu 102/117)

Ngày 15-6, ký ban hành Luật:

+ 01/67 bầu cử Tổng thống

+ 02/67 bầu cử Thượng viện

Ngày 30-6, nộp đơn đứng cùng ứng cử viên Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (do dàn xếp của Hội Đồng Quân Lực). Sau đó đắc cử.

Ngày 31-10, nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (trước Hội trường Diên Hồng, trụ sở Quốc hội)

XIN BẤM "READ MORE"ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

1971

Ngày 3-6, ký ban hành luật Điều kiện ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ 2: 1971-1975

Nộp đơn ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 cùng với ứng cử viên Trần văn Hương

Ngày 3-10 tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2: 1971-1975 (tại công trường Lam Sơn, Saigon)

Ngày 31-10, tuyên thệ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2: 1971-1975 (tại công trường Lam Sơn, Saigon)

 

1972

Ngày 22-10, do áp lực của phong trào phản chiến Mỹ và cuộc bầu cử Tổng thống của Ông Nixon sắp đến, Mỹ cần phải rút quân về gấp và để có thể cắt viện trợ theo ý đa số Quốc hội Mỹ, Ngoại trưởng Kissinger đã cố ép Việt Nam phải ký Hiệp Định Paris nhưng bị Tổng thống Thiệu và Hội Đồng Nội các Việt Nam quyết liệt phản đối. Kissinger đã dọa: "Mỹ có thể ký Hiệp Định riêng với Hà Nội. Tôi không bao giờ trở lại Saigon nữa. Trong ngành ngoại giao chưa bao giờ tôi bị thất bại nặng nề như lần này". Khi nghe Kissinger nói, ông Thiệu xoay lại chỉ lên bản đồ nói: "Mỹ mất Miền Nam là mất điểm nhỏ trên bản đồ thế giới, nên không coi đó là điều quan trọng. Nhưng chúng tôi mất Miền Nam là mất nước. Nếu Mỹ không tiếp tục chiến đấu ở đây, thì chúng tôi chiến đấu một mình cho đến khi hết phương tiện rồi chúng tôi chết. Nếu tôi ký Hiệp định là tôi tự sát" (V.N nhân chứng của Tướng Đôn, trang 411)

 

1973

Ngày 23--1973, vì sức ép của Mỹ và quá tin lời hứa hẹn của Tổng thống Nixon, Miền Nam đã bất đắc dĩ phải ký Hiệp Định Paris.

 

1975

Tháng 1-1975, Cộng sản biết Mỹ đã cắt viện trợ quân sự và kinh tế của miền Nam. Cộng sản đã chiếm Phước Long, kế đến chiếm Banmêthuột, nhưng Mỹ và các nước Tây phương đều không lên tiếng phản đối cộng sản vi phạm Hiệp định Paris.

Ngày 14-3, Tổng thống Thiệu họp ở Cam Ranh ra lệnh triệt thoái vùng Cao nguyên để bảo toàn lực lượng. Vì cuộc triệt thoái này làm quân đội thiệt hại, mất hết tinh thần đưa đến sụp đổ toàn Miền Nam Việt Nam!

Ngày 21-4, lúc 7 giờ 30 tối, ông Thiệu lên đài truyền hình cay đắng tố cáo Mỹ phản bội, từ nhiệm Tổng thống và bàn giao lại cho Phó Tổng thống Trần văn Hương

Ngày 25-4, lúc 8 giờ đêm, rời Saigon bằng phi cơ C.118 qua Đài Loan

Sau ngày 30-4, định cư tại Winabledon, ngoại ô Luân Đôn, thủ đô Anh quốc

1985: Đoàn tụ gia đình với các con, ban đầu tại Newton, sau về Fox Borrough, ngoại ô Boston, Massachusettes, Hoa Kỳ.

 

2001

Ngày 29-9, từ trần lúc 10 giờ 20 phút đêm tại bệnh viện Beth Israel Deaconess Medical Center, Boston, Massachusettes, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 78 tuổi 

Linh cữu được quàn tại Eaton, Mackay Funeral Home ở số 465 Center Street, Newton, Massachusettes

Ngày 6-10, thánh lễ lúc 11 giờ trưa tại Thánh Đường St. Ignatius De Loyda, Boston và hỏa táng lúc 12 giờ 30 phút trưa. Tang lễ được tổ chức rất trọng thể với sự hiện diện của nhiều vị Tướng lãnh và các nhân vật đã từng tham chánh trong nền Đệ Nhị Cộng Hòa cùng với các chiến hữu và đồng bào định cư trong vùng và các nơi khác tham dự.

Trong quyển hồi ký "Ending Vietnam War" (trang 314), ngoại trưởng Kissinger nhận định về Tổng thống Thiệu như sau: "Ông Thiệu là một người ái quốc và rất thông minh. Ông đã phục vụ xứ sở ông trong một cuộc chiến tàn khốc với khả năng và lòng tận tụy".

Trong cương vị Tổng thống, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu đã để lại những lời tuyên bố đã đi vào lịch sử:

"ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM"

"ĐẤT NƯỚC CÒN, CÒN TẤT CẢ, ĐẤT NƯỚC MẤT, MẤT TẤT CẢ"

 

Tài liệu: Trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA” 

Tác giả: Trần Ngọc Thống. Hồ Đắc Huân. Lê Đình Thụy 

Trang 217 đến trang 221

Người chép lại: Như Thương FL

 .

 

 

 

 


Source: https://mauaotran.blogspot.com/2020/09/trung-tuong-nguyen-van-thieu-tong-thong.html

——

ĐHS.

Sent from my iPad

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "PhucHungViet" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to PhucHungViet+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/PhucHungViet/4F7A3F5A-D5D6-415F-866C-4C51AF188814%40yahoo.com.

__._,_.___


Posted by: DNGeorgeNguyen 

MỘT CUỘC CÁCH MẠNG 1-11-1963 “BỎ TÚI”

$
0
0

  

MỘT CUỘC CÁCH MẠNG 1-11-1963 BỎ TÚI

 

 

       Cách-Mạng 1-11-1963 gồm có phần chính là cuộc đảo-chính quân-sự tại Thủ-Đô Sài-Gòn, và phần phụ là sự hưởng-ứng thể-hiện bằng công-điện của các Tư-Lệnh Quân-Đoàn/Vùng Chiến-Thuật, Sư-Đoàn, Tỉnh-Trưởng, Thị-Trưởng, từ vĩ-tuyến 17 đến Mũi Cà-Mau, lần-lượt gửi về Hội Đồng Quân Nhân Cách Mang tại Trung Ương.

 

        Thế nhưng, tại Tỉnh Quảng-Đức xa-xôi hẻo-lánh này, đồng-bào các giới trông đợi cả tuần vẫn không nghe thấy động-tĩnh gì trong tỉnh mình.

 

        Vì nôn-nóng quá, có một trung-sĩ thuộc ngành An-Ninh Quân-Đội, tên Nguyễn Đình Khôi, đã đứng ra cầm đầu một số hạ-sĩ-quan bạn, lập thành một lực-lượng Cách Mạng 1-11-1963 cho tỉnh mình.

 

       Trong một buổi tối, họ đã đi tước khí-giới, cô-lập, và cử người khác lên thay, các cấp cầm đầu Chính-Quyền và lực-lượng quân-sự tại Thị-Xã Gia-Nghĩa là tỉnh-lỵ của tỉnh địa-phương: Trưởng Ty An-Ninh Quân Đội, Trưởng Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia, Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo An, Tiểu-Khu-Phó, và cả Tỉnh-Trưởng.

 

        Trong đêm, họ dùng phương-tiện của Ty Thông-Tin kêu gọi đồng-bào sáng sớm hôm sau dự cuộc mít-tinh trên Đồi Gia-Nghĩa, trung-tâm tỉnh-lỵ nhà.

 

        Cũng nội trong đêm, họ đã thực-hiện được một khán-đài, với những biểu-ngữ, bích-chương, dàn máy vi-âm và loa phóng-thanh, cùng với bản thảo công-điện kiến-nghị gửi về Trung Ương, đồng-thời gửi thư mời dự đến các Trưởng Phái-Bộ Viện-Trợ Kinh-Tế và Cố-Vấn Quân-Sự Hoa-Kỳ.

 

        Sáng sau, đúng theo chương-trình đã định, dân-chúng tụ-họp dưới sân, và các nhân-vật Hoa-Kỳ cùng với một số hạ-sĩ-quan thành-viên Lực-Lượng Cách-Mạng 1-11-1963 của Tỉnh Quảng-Đức ngồi trên khán-đài, trung-sĩ Chủ-Tịch Lực-Lượng Cách-Mạng Tỉnh Quảng-Đứccầm máy vi-âm tuyên-bố toàn-quân toàn-dân trong tỉnh hưởng-ứng cuộc Cách-Mạng tại Thủ-Đô Sài-Gòn, rồi bắt Đại-Tá Hồ Nghĩa, là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng chế-độ cũ ra nhận tội trước mọi người và ký biên-bản rời khỏi chức-vụ tức-thời.

 

        Đặc-biệt là viên Trưởng Phái-Bộ Viện-Trợ Kinh-Tế Hoa-Kỳ của Tỉnh cũng lên máy phát-biểu ủng-hộ Chính-Quyền Mới tại địa-phương.

 

        Sau cùng, trung-sĩ Chủ-Tịchđọc bản kiến-nghị.

 

        Sau khi được mọi người hiện-diện đồng-thanh hô lớn thông-qua, anh ta ký tên, cho Phòng Truyền-Tin của Tiểu-Khu gửi bản kiến-nghị ấy vào Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đồng gửi vào Đài Phát-Thanh Sài-Gònđể phổ-biến cho toàn-quốc đều nghe.

 

       Thế là cuộc Cách-Mạng 1-11-1963 bỏ túi của Tỉnh Quảng-Đứcđã thành-công.

       Viên trung-sĩ nói trên đương-nhiên trở thành người cầm đầu mọi việc trong tỉnh.

 

       Đến mấy ngày sau, Hội-Đồng Tướng-Lãnh Cách-Mạng Trung-Ương mới nhớ đến Tỉnh Quảng-Đức, lấy bức công-điện ra xem thì thấy Nguyễn Đình Khôi là một cái tên lạ hoắc, lại có kèm theo cấp-bậc, chỉ là một hạ-sĩ-quan, hỏi quanh không ai biết gì, liền vội ra lệnh điều-tra.

 

        Bộ Tư-Lệnh Sư-Đoàn 23 Bộ-Binh/Khu 23 Chiến-Thuật (đóng ở Buôn Ma Thuột, thuộc Tỉnh Darlac) mà hoạt-vực bao gồm cả Tiểu-Khu/Tỉnh Quảng-Đức, được giao trách-nhiệm giải-quyết vụ này.

 

        Trung-Tá Đặng Hữu Hồng, Trưởng Phòng 2 Sư-Đoàn, đích-thân tổ-chức một cuộc hành-quân quy-mô, vì phải đối-phó với một Tiểu-Khu tức Tỉnh, tức là với mọi lực-lượng quân-sự và bán-quân-sự hiện có trong tỉnh này.

 

        Nhờ một mưu-kế, Trung-Tá Hồng bắt sống được Trung-Sĩ Khôi, đưa lên trực-thăng chở về Sư-Đoàn.

 

        Thế là Trung-Tá Hồngđược thưởng công, cho ở lại làm Tiểu-Khu-Trưởng kiêm Tỉnh-Trưởng Tỉnh Quảng-Đức luôn.

 

        Về sau, Trung-Sĩ Nguyễn Đình Khôi bị Quân-Đội truy-tố về mặt quân-kỷ và bị đưa ra xét-xử trước Toà Án Quân-Sự Tại Mặt Trận ở Nha-Trang.

 

 

 

LÊ XUÂN NHUẬN

Cảnh-Sát-Hóa

 

LE XUAN NHUAN

 

 

 

__._,_.___


Posted by: Nhuan Le 

THĂM CAMP ZAMA, TỔNG HÀNH DINH LỤC QUÂN HOA KỲ VÀ CHỈ HUY TRƯỞNG THIẾUTƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT

$
0
0

  

Kính chuyển để kính tường. Xin chuyển tiếp nếu có thể. Nếu xem hình không rõ, xin xem attachments. Đa tạ.

 

THĂM CAMP ZAMA, TỔNG HÀNH DINH LỤC QUÂN HOA KỲ THÁI BÌNH DƯƠNG

                   VÀ CHỈ HUY TRƯỞNG THIẾU TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT

 

                                                                                     * Triều Giang

 

 

Lịch sử thành lập Camp Zama

Và bối cảnh Thái Bình Dương nổi sóng hôm nay

 



                        Trái: Bảng hiệu của Camp Zama trên trang nhà. Phải: TT. Việt ngồi trong văn phòng làm việc

 

Trước sự hung hăng của Trung Cộng (TC) tại Biển Đông và nhiều nơi trên thế giới, Hoa Kỳ không thể tiếp tục tin vào lời hứa của TC là sẽ phát triển trong hòa bình , chính sách ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ dưới thời TT. Trump đã thay đổi hầu như hoàn toàn. Ngoại trưởng Pompeo vào tháng 7, 2020 vừa qua đã chính thức bác bỏ tất cả những yêu sách tại Biển Đông của Trung cộng và công khai ủng hộ các nước trong vùng như Đài Loan, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Dương, Ấn Độ, Viêt Nam…Nhưng một câu hỏi đã được một số người đặt ra rằng: nước Mỹ cách xa biển Đông tới nửa vòng trái đất, làm thế nào để có thể huy động và điều hành một liên minh quân sự gồm nhiều quốc gia trong cả hai vùng biển: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để đối đầu hữu hiệu với TC ?

 

Camp Zama, Tổng Hành Dinh Lục Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương

 


 Thống tướng Douglas McArthur ký hiệp ước đầu hàng của Nhật Hoàng trên tàu USS Missouri đậu tại vịnh Tokyo ngày 2/9/1945

(Hình trang nhà của Camp Zama)

 

Trở về lịch sử thời cuối Thế chiến Thứ hai, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tướng Douglas McArthur tiếp nhận hiệp ước đầu hàng của Nhật Bản trên chiến hạm USS Missouri đậu tại vịnh Tokyo, sau khi hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki trong tháng 8, 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Theo Hiệp ước đầu hàng, Nhật Bản không có quyền vũ trang, quân đội đồng minh, đứng đầu là Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của các nước trong khối Thịnh vượng chung của Anh chiếm đóng Nhật trong 7 năm tới tháng 4, 1952. Trong thời gian này Tướng McArthur đã giúp Nhật tái xây dựng và trở thành nước dân chủ tự do nhưng vẫn chưa có quyền vũ trang.

 

Để giữ gìn an ninh cho Nhật Bản cũng như sự ổn định trong vùng biển Thái Bình Dương, đơn vị nhận trách nhiệm quan trọng này là Quân đội Hoa Kỳ Nhật Bản (USARJ), tiền thân là Lực lượng Lục quân Viễn Đông (AFFE), được thành lập tại Manila vào tháng 7 năm 1941 do Tướng MacArthur chỉ huy. Trụ sở chính của USARJ được chuyển đến Melbourne, Úc vào năm 1942. Sau 1945, trụ sở ban đầu chuyển đến Tokyo, rồi đến Yokohama vào năm 1953, và cuối cùng đến địa điểm hiện tại, Camp Zama vào tháng 10 năm 1953. (Zama trước đây là doanh trại của quân đội Hoàng gia Nhật).

 

Camp Zama từ đó không chỉ là căn cứ chỉ huy của Lục quân Hoa Kỳ tại Nhật mà nó còn nắm vai trò quan trọng là ổn định an ninh toàn vùng Thái Bình Dương. Từ căn cứ này Quân đội Hoa Kỳ Nhật Bản (USARJ) với sự tiếp tay của đồng minh giải quyết những cuộc chiến tranh giành độc lập từ phát xít tới các thực dân của các nước Triều Tiên, Phi Luật Tân, Trung Hoa, Đài Loan, Nam Dương, Mã Lai Á, Việt Nam… Thành tích và kinh nghiệm trong việc điều hành các lực lượng quân sự đa quốc gia để đối phó với kẻ thù của USARJ đã chứng minh thực lực của nó.

 

Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người đang đứng đầu USARJ hiện tại để đối phó với tham vọng điên cuồng của TC tại vùng biển Thái Bình Dương đang dậy sóng hôm nay là Thiếu tướng người Mỹ Gốc Việt Lương Xuân Việt, một hậu duệ của Quân lực VNCH. Cha ông là cố Thiếu tá Lương Xuân Dương thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. TT. Việt là vị Tướng chỉ huy trưởng thứ 37 của Hoa Kỳ tại Camp Zama. Người đầu tiên là danh tướng, Thống tướng Douglas McArthur.

 

Thăm TT. Lương Xuân Việt và gia đình

 

Mặc dù người viết có phần giới thiệu khá chi tiết về lịch sử thành lập camp Zama cũng như bối cảnh hiện tại của Zama, nhưng trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ muốn gói ghém về cuộc thăm viếng của chúng tôi với TT. Việt và phu nhân để nói về đời sống và một chút tâm tình của họ khi họ mới rời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Tám tại Camp Humphreys, nước Đại Hàn đến nhận nhiệm sở mới tại đây cách đây đúng 2 năm.

 

Chúng tôi đáp máy bay từ Đài bắc đến phi trường Tokyo vào quá trưa, người đón chúng tôi là ông Nguyễn Đức Kiên, một doanh nhân và cũng là nhà hoạt động từng là sinh viên thời VNCH đi du học và được lưu lại tại đây sau khi miền Nam thất thủ. Cùng đi với ông có người bạn trẻ du sinh từ Việt Nam.

Camp Zama cách phi trường Tokyo khoảng 40km về hướng Tây Nam, nằm trong tỉnh Zama giữa sông Sagami và dưới chân rặng núi Tanzawa Mountain Range. Thường thì chỉ mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ nhưng vì nạn kẹt xe vào giờ cao điểm nên mãi tới gần 5 giờ chiều chúng tôi mới tới cổng sau của doanh trại. Chúng tôi liên lạc với đội lính gác cổng, họ chỉ đường cho chúng tôi đi vòng ra cổng chính. Loay hoay cũng mất thêm nửa giờ đồng hồ nữa. Khi chúng tôi vào bên trong phòng trình giấy tờ thì không gặp khó khăn vì tên tuổi, số xe, đời xe của chúng tôi đã được khai báo chí tiết khoảng 2 tuần trước khi tới. Vừa lúc TT. Lương Xuân Việt trên đường đi làm về ghé lại, đón chúng tôi tại cổng và hướng dẫn xe của chúng tôi bằng chiếc xe Utility.

 

Từ cổng chính vào tới ngôi biệt thự của TT. Việt khoảng một cây số. Nơi đây bao gồm những văn phòng làm việc của trên 2,000 binh sĩ trực thuộc 4 đơn vị khác nhau nhưng đều được đặt dưới quyền chỉ huy của TT. Lương Xuân Việt. Đó là: Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật (United States Army, Japan), Tiểu đoàn hàng không lục quân Nhật Bản, (U.S. Army Aviation Battalion Japan), Lữ đoàn 500 tình báo quân sự Hoa Kỳ, (500th Military Intelligence Brigade (United States), Quân đoàn công binh Hoa Kỳ (United States Army Corps of Engineers), Lực lượng phòng vệ Lục Quân Nhật Bản (Japan Ground Self-Defense Force).

Liền với doanh trại, là hai khu gia binh rộng lớn bao gồm một trường Tiểu học, Trung học cấp II và cấp III, sân vận động, khu shopping, PX bán nhu yếu phẩm cho binh sĩ và gia đình, những khu triển lãm những di tích về doanh trại đã gần 80 tuổi, khu sinh hoạt của các tổ chức, hội đoàn tôn giáo, thể thao cũng như dân sự. Nơi đây như một xã hội thu nhỏ dành cho trên 4,000 người gồm binh sĩ, những công chức Hoa Kỳ và gia đình của họ có thể sống và sinh hoạt một cách độc lập với bên ngoài nếu cấn.

Căn biệt thự mái màu xanh lục.

 

 


  

       Trái: Địa chỉ nhà. Giữa: Mặt trước biệt thự mái ngói xanh lục. Phải: từ trái: TT.Việt, bà Kimberly, Nancy Bùi, Triển Bùi

 

 Hai bên đường vào trại, sau những hàng rào cây cao xanh rì là những bờ cỏ xanh mướt màu lá mạ, được tô điểm bởi những cây kiểng cắt sắc sảo theo hình tròn lớn nhỏ trông rất đẹp mắt và tạo ra một khung cảnh tươi mát cho doanh trại. Chúng tôi đi ngang những dãy nhà làm văn phòng, rồi những khu triển lãm những chiếc máy bay và những chiến cụ, sân vận động và căn biệt thự mái ngói xanh lục với tường trắng xinh xắn, nổi bật ở cuối trại. Trước biệt thự có cổng Torii mini màu đỏ xinh xắnđề tên Gen. Luong bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, và đó là nơi cư ngụ của TT. Việt và gia đình từ tháng 8, 2018 cho đến nay.

 

TT. Việt xuống xe mời chúng tôi vào nhà và dẫn chúng tôi đến phòng khách rộng mênh mông theo suốt chiều dài phía sau của căn biệt thự với hàng cửa kính nhìn thông ra mảnh vườn rộng. Phía trái của vườn là hồ cá kiểng với chiếc cầu nhỏ cũng được sơn màu đỏ nổi bật trên nền cây xanh cuối vườn, Từ cuối vườn bạn có thể phóng tầm mắt xa xa tận cuối chân trời là dãy núi Tanzawa xanh thẩm. Phía phải của khu vườn là những cây cổ thụ cao và rậm lá. Dưới chân cổ thụ được trang hoàng bằng những cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng bao quanh. Ngồi trong phòng khách được trang hoàng với những bình hoa lan tím thơ mộng, nhìn ra phía sau nhà là một khung cảnh tươi mát, hùng vĩ đem lại cảm giác thoải mái như trút hết âu lo của một ngày dài làm việc.

 

TT. Lương Xuân Việt tiếp chúng tôi trong phòng khách có khung cảnh mượt mà này. Đã khoảng 3 năm chúng tôi không gặp nhau, lần trước đó, ông đã đến tham dự và là một trong những Diễn giả cho buổi trình chiếu phim VIETNAMERICA mà ông là một trong những nhân vật chính của phim, tại Viện Bảo Tàng Truyền Thông Hoa Kỳ Newseum tại Hoa Thịnh Đốn. Phim VIETNAMERICA nói về chiến tranh Việt Nam và cuộc trốn chạy khỏi Việt Nam của trên 2 triệu người dân sau khi CS chiếm hoàn toàn VN vào ngày 30/4/1975 do hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) sản xuất năm 2015. Phim được chọn vào 15 Đại hội Điện ảnh và thắng 5 giải quốc gia và Quốc tế.

 

Kỷ niệm khó quên tại Nam Hàn

 

Mới có 3 năm nhưng TT. Việt trông khác nhiều, dù ông vẫn còn nét rắn rỏi, nhanh nhẹn của một võ tướng, nhưng nét trung niên đã khá rõ, với gương mặt ưu tư và nghiêm nghị. Mặc dù khi nói chuyện ông vẫn giữ được tính vui vẻ, chân thành, linh hoạt và có đôi khi dí dỏm, tiếu lâm. Những nét rắn rỏi và thân hình thon gọn chính là nhờ những buổi luyện tập thường xuyên với binh sĩ. Là Chỉ Huy trưởng của căn cứ với những đơn vị danh tiếng bao gồm cả Hải Lục, Không quân, nhưng vị Tướng hai sao gốc Việt vẫn dẫn đầu những cuộc chạy bộ của quân sĩ chung quanh Camp Zama, không khác gì thời ông còn là Đại tá Chỉ Huy trưởng Lữ Đoàn Nhảy dù của Sư đoàn Lục Quân 101 Hoa Kỳ, sư đoàn danh tiếng từng tham chiến tại Việt Nam, tại Kentucky mà tôi đã có dịp thăm ông và gia đình ông vào tháng 5, 2012 trong dịp ông và 7,000 binh sĩ của ông trở về từ A Phú Hãn. Đó là lý do khiến sĩ quan cũng như binh lính phục vụ dưới quyền ông luôn kính nể vị chỉ huy của họ.

 

Chúng tôi kể cho nhau nghe những sinh hoạt của hai bên từ lần gặp trước Ông kể về thời gian ông làm chỉ huy phó chỉ huy của Camp Humphreys tại Nam Hàn. Căn cứ này là căn cứ lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ tại hải ngoại với khoảng trên 28,000 binh sĩ đóng quân tại đây nên sinh hoạt rất tấp nập với trên 20 đơn vị trong nhiều ngành. Ông cho biết sự giao hảo với quân đội Nam Hàn rất tốt đẹp vì hoàn cảnh lịch sử của Nam hàn cũng tương tự như Việt Nam, đất nước bị chia đôi vì nạn Cộng sản nên sự thông cảm gần gũi cũng rất tự nhiên.

 

Tại nơi đây, chuẩn tướng Lương Xuân Việt được vinh thăng Thiếu tướng vào tháng 2, 2018, một buổi lễ vinh danh long trọng đã được tổ chức tại Camp Humphreys để đánh dấu bước tiến quan trọng mà ông trước đó với bản tính khiêm nhường, không nghĩ rằng trong binh nghiệp của ông có thể có được. Cũng trong thời gian này, TT. Việt kể lại rằng: Hoa Kỳ và Bắc Hàn đã rất gần với chiến tranh vì những đe dọa quyết liệt của chủ tịch Bắc Hàn Kim Young Un. Đơn vị của ông và quân đội Nam Hàn luôn bị đặt trong tình huống khẩn cấp nhất để có thể chuyển tới chiến trường bất kỳ lúc nào.

 

 


Trái: Con gái Ashly Lương và phu nhân Kimberly Lương gắn lon Thiếu tướng cho cha và chồng tại Camp Humphreys, Đại Hàn  Phải: Buổi lễ tiễn đưa khi TT.Việt rời khỏi Đại Hàn để sang Nhật nhận nhiệm sở mới tại Zama, Nhật Bản. (Hình của 8th Army Public Affairs)

 

Chuyến viếng thăm cố hương Việt Nam

 

Vừa lúc phu nhân của TT. Việt, bà Kimberly Lương, ra gặp chúng tôi, bà xin lỗi vì bận giải quyết một vài công việc trước khi ra tiếp khách. Cả hai người kể cho chúng tôi nghe về chuyến viếng thăm Việt Nam của ông bà trong thời gian họ còn ở Nam Hàn để hội họp với các tướng lãnh Việt Nam hòng chuẩn bị trước cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên. Ông kể:

 

“Chúng tôi chưa bao giờ trở lại Việt Nam từ năm 1975, nghe nói rất nhiều về Hà Nội nên cũng rất háo hức muốn được thăm phần đất quê hương này. Chúng tôi muốn đi thăm như một người thường để có cảm nhận của người du lịch chứ không phải là quan chức, nhưng họ vẫn sắp xếp người đi giữ gìn an ninh cho chúng tôi. Hà Nội có nhiều nhà cửa phố xá mới xây bên cạnh những căn nhà cũ kỹ nên cảnh phát triển không đồng đều. Người rất đông và ồn ào không mấy trật tự nên cái cảm giác bất an như bủa vây chúng tôi”.

 

Bà Kimberly chia sẻ:

 

“Khách sạn chúng tôi ở tương đối tốt. Những tiếp viên ở đây khá lịch sự và thân thiện. Điều khiến tôi cảm thấy không thoải mái mỗi khi ra đường là có những người dân tò mò ra xem chúng tôi, họ vẫy tay chào vui vẻ, hoặc khi chúng tôi đi vào những khu bình dân chật hẹp, thì những người lính bảo vệ an ninh cho chúng tôi cầm baton xua đuổi và còn đánh người nữa.

Chúng tôi đã từng đi nhiều nơi trên thế giới nhưng chưa bao giờ gặp cảnh này. Nay về đến quê hương mình cảm thấy nó không thoải mái chút nào! Cảnh tượng làm cho tôi liên tưởng đến cảnh mấy ông Tây thời Pháp thuộc đi đến đâu là có lính hầu đến đó và họ dẹp đường bằng cách đánh ngưới dân như trong sách vở mà tôi đã được đọc. Cái khó chịu đến muốn nổi gai ốc là mình bây giờ chính là hình ảnh của những quan chức Pháp thuộc đó”. Bà Kimberly kể tiếp:

 

“Khi vào tới miền Nam thì không khí có vẻ thoải mái hơn vì người miền Nam thân thiện hơn. Nhưng nói chung chuyến về thăm quê hương sau bao năm xa cách không để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.”.

 

Có một điều tế nhị tôi muốn hỏi nhưng lại thôi, đó là cảm tưởng của TT. Việt ra sao khi ngồi họp đối mặt với các Tướng CS Việt Nam để bàn về chuyện quân sự phòng thủ tại biển Đông trước sự xâm lăng hung hãn của TC? Tôi nghĩ mình sẽ hỏi ông trong một dịp khác thích hợp hơn.

 

Chef Cordon Blue nấu phở Việt Nam

 

    

  


 

                   Trái: Phòng khách. Giữa: Phòng ăn. Phải: Bữa ăn chia tay tại nhà hàng Nhật trong phố Zama

 

Với chiếc áo đầm màu đỏ, trông bà Kimberly tươi trẻ, thư thái hơn lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau tại doanh trại của Sư đoàn 101 Hoa Kỳ tại trại Fort Campbell, tiểu bang Kentucky. Khi ấy, đời sống của bà và 3 người con, hai trai một gái đang ở tuổi “teen” là những ngày tháng dài của chinh phụ đợi chờ người chồng, người cha còn ở ngoài mặt trận A Phú Hãn. Khi ấy bà Kimberly ngoài việc lo toan việc nhà, kể cả những việc không dễ cho phụ nữ như thay bóng đèn điện, thay lốp xe, cho đến việc bếp núc hay chăm sóc các con, bà còn phải ủy lạo thăm viếng, an ủi những người vợ và gia đình của các chiến binh dưới quyền của chồng, đặc biệt là trong dịp chồng của họ bị thương, bị mất tích hay chẳng may tử trận. Bà đã tâm sự:

Mình buồn và sợ phải đối đầu với những người vợ, người con đang phải lo lắng hay khổ đau vì sự mất mát người thân, trong khi chính bản thân mình lòng cũng đang tan nát vì lo sợ cho người chồng của mình không biết có an toàn hay không?”.

Nhưng bà đã không để một người vợ nào phải buồn và cảm thấy bơ vơ vì không được nâng đỡ. Những lo lắng đó đã nhẹ bớt rất nhiều vì mặc dù Camp Zama đang trong những ngày căng thẳng nhưng chiến tranh còn ở mức độ chuẩn bỉ. Hiện bà có những công tác xã hội như thăm viếng trường học hoặc tham dự những ngày lễ hội cùng với những phu nhân các vị tướng người Nhật hay các phái đoàn ngoại giao của những nước khác. Bà chia sẻ:

” Các bà tướng của Nhật phần đông họ lớn tuổi hơn mình nên họ cũng rất thân thiện và cởi mở. Những dịp lễ lớn thì các bà diện Kimono. Còn mình thì có dịp diện áo dài, vui lắm”.

 

Về áp lực con cái cũng giảm nhiều cho bà; Lương Thị Thu Diễm Ashley, cô con gái đầu lòng đã hoàn tất trường Luật và đang ôn bài để thi lấy bằng luật sư (Bar Exam), Lương Xuân Huy Brandon,,con trai lớn đang theo học năm cuối của Đại học, và Lương Xuân Quốc Justin,con trai út cũng vừa vào Đại học. Cả 3 đều có mong ước được phục vụ trong quân đội để nối nghiệp cha.

 

Riêng về việc sinh hoạt hàng ngày tại Zama, ít người biết là những phúc lợi của một vị Thiếu Tướng của Hoa Kỳ cũng gia tăng so với cấp Đại tá. Những công việc trong nhà như dọn dẹp lau chùi, cắt cỏ có người đến làm mỗi tuần một số giờ, còn lại vẫn là do một tay bà Kimberly quán xuyến, và nếu không phải đi công tác xa thì TT.Việt vẫn chia sẻ với vợ. Tuy nhiên, vì nhu cầu ngoại giao, phải đón tiếp nhiều phái đoàn, TT. Việt được cung cấp môt đầu bếp chuyên nghiệp. Ông chia sẻ:

” Mình thì thích thức ăn Việt Nam nhưng danh sách những đầu bếp chuyên nghiệp gửi đến không có người Việt Nam. Thường thì Tướng trong quân đội Hoa Kỳ là người phương Tây, nên những đầu bếp thường là gốc Âu Mỹ. Trường hợp của tôi là cá biệt. Trong danh sách có một Chef người Á châu gốc Nam Dương nên có người nhiệt tình giới thiệu với hy vọng anh ta có thể nấu những món Á châu. Nhưng thật là “tổ trác”- TT. Việt nói đùa-:

“Anh ta là người Á Châu nhưng không nấu được món Á vì anh tốt nghiệp từ trường Cordon Blue là trường dạy nấu ăn các món Âu Tây nổi tiếng. Anh ta nấu các món Tây thật tuyệt, ngang hàng hay còn hơn các tiệm ăn Tây nổi tiếng. Ngon thì ngon thật nhưng nếu ăn tới ngày thứ hai là ngán chết luôn. Vì thế bà xã tôi phải huấn luyện cho anh ta nấu một số món Việt Nam.”

 

Bà Kimberly tiếp lời: “Anh ta cũng bắt đầu nấu được phở, tuy chưa ngon lắm nhưng cũng tạm được. Bây giờ mình đang tính dạy anh ta món bún bò Huế vì món này là một trong những món tủ của anh Việt. Nhưng phải đi tìm xem các món gia vị có bán tại Nhật không?”

 

Ông Kiên mau mắn cho biết sẽ tìm những gia vị nấu bún bò Huế rồi giới thiệu với bà Kimberly. Với kinh nghiệm sống nửa thế kỷ tại Nhật chắc chắn ông Kiên biết rõ ngọn ngành về thực phẩm cũng như nhiều thứ khác tại Nhật.

 

Văn phòng của chỉ huy trưởng          

 

 

 


Trái: Văn phòng làm việc. Phải: Quân đội Nhật tại Camp Ychigaya dàn chào TT. Việt trong một chuyến viếng thăm Camp vào tháng 9/2018. (Hình phải của Kiyoshi Tokeshi-USARJ)

 

 

TT.Việt sau đó dẫn chúng tôi sang thăm văn phòng làm việc của ông. Văn phòng thật rộng rãi nằm trong tầng 2 của 7 tòa nhà hai tầng được sắp đan vào nhau theo hình chữ nhật. Trước tòa nhà có cột cờ lớn treo cờ Hoa Kỳ và cờ của USARJ. Bước lên nhiều bậc tam cấp để đi vào Đại sảnh, giữa đại sảnh trưng bày 4 lá cờ, cờ Mỹ, và cờ của USARJ hai bên, hai lá cờ giữa là cờ của hai đơn vị trực thuộc trong trại, Lên lầu, rẽ sang tay phải trước khi vào văn phòng của Chỉ huy trưởng, trên tường trưng bày hình ảnh của 37 vị Tướng từng là chỉ huy trưởng Zama cho đến nay; đầu tiên là hình của danh Tướng McArthur, và cuối cùng là TT. Chỉ huy trưởng đương nhiệm Lương Xuân Việt. Ngay giữa tường là hình của Tổng Tư lệnh tối cao của quân đội Hoa Kỳ;TT. Donald Trump, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và các vị tướng lãnh cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ.Trên tường còn trưng bày những hình ảnh quan trọng của doanh trại từ khi thành lập cho đến nay.

 

Phòng làm việc của vị Chỉ Huy trưởng rộng rãi nhưng trang hoàng giản dị và trang nhã. Trên bàn hình chữ L có bảng tên, một bản đồ lớn đặt dưới lớp kính, một khay đựng văn thư cần xét duyệt. Phía cánh trái là hai màn hình lớn của 2 computers, phía trên là một bức tranh. sau bức tranh còn trưng bày một cây kiếm và có một cái giá treo chiếc mũ cao bồi đen có giải màu vàng của Thiếu tướng chỉ huy trưởng. Trên bàn còn có một cuốn sách TT. Việt đang đọc dở dang. Trau dồi thể lực và trí lực là điều quan trọng ngang nhau của TT. Việt. Ông đọc rất nhiều về binh pháp. Phía trước bàn làm việc có một chiếc tủ kính trưng bày những tặng phẩm đẹp mắt và ngộ nghĩnh của văn hóa Nhật.

 

Đây là nơi vị chỉ huy trưởng Zama, ký những văn bản gửi đến cho những đơn vị trực thuộc tại Zama, đến các đơn vị liên hệ trong nước Mỹ, các cơ quan tại Nhật, và cơ quan liên hệ tại các quốc gia đồng minh trong vùng Thái Bình Dương, Ấn độ Dương và khắp nơi trên thế giới. Cũng tại văn phòng này bao quyết định liên quan đến sự thay đổi nhân sự, những công tác phòng thủ tại những căn cứ Lục quân trực thuộc tại Nhật, tại vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. TT. Việt cho biết ông cũng thường đi thị sát 2 vùng biển này bằng trực thăng hoặc phi cơ quân đội. Ông cũng phải liên tiếp đi những chuyến đi xa như trở về Mỹ để hôi họp. Những chuyến đi dài cả hàng chục giờ nhiều lần trong một tháng cũng tiêu hao sức khỏe dù là một võ tướng.

 

Sau khi thăm văn phòng, TT.Việt và bà Kimberly mời chúng tôi đi ăn tối tại một tiệm ăn ngoài doanh trại. Phố xá của thành phố Zama bắt đầu lên đèn. Cảnh sinh hoạt sầm uất. Với mật độ dân số trên 7,000 người trên một cây số vuông nên các chung cư san sát nhau. Tuy vậy đường phố rất sạch và người Nhật không sống ồn ào. Với không khí mát mẻ của đầu mùa thu dễ chịu khiến cho du khách có cái cảm giác thoải mái và bình an. Bà Kimberly có vẻ quen thuộc với nhà hàng, bà giới thiệu thực đơn cho chúng tôi và cuối cùng chúng tôi kêu món mực chiên làm khai vị để ăn chung và mỗi người kêu một tô mì Udon. Bữa ăn giản dị nhưng ngon miệng. Thực phẩm của người Nhật luôn cho người thưởng thức sự an tâm vì sạch sẽ và được chế biến cẩn thận.

Sau bữa ăn chúng tôi chia tay nhau và hẹn ngày gặp lại. Bà Kimberly nhắn nhủ, “nếu đến được trong mùa hoa anh đào thì đẹp lắm!”.

 

Chuyện thần thoại của thế kỷ 21

 

Xe TT. Việt đi trước để dẫn lối ra, chúng tôi vẫy tay chào nhau tại khúc quanh vào xa lộ. Nhìn từ xe của chúng tôi về chiếc xe của vị Tướng hai sao gốc Việt đang khuất dần khỏi tầm mắt, một niềm cảm phục, hãnh diện, và quý mến ngập tràn trong lòng tôi. Mỗi khi tôi có dịp gặp gỡ hay viết về họ. tôi luôn cảm thấy như mình đang gặp hay viết về những nhân vật trong một chuyện thần thoại. Theo cha mẹ và sáu chị em di tản khi Sài gòn thất thủ, ông là con trai duy nhất trong gia đình, khi mới được 9 tuổi, ông đã phải đối diện với biết bao khó khăn. Cha ông dù là một sĩ quan Quân lực VNCH trước 1975 tại VN, nhưng sang đến Mỹ thì tất cả chỉ là quá khứ. Ba mẹ ông phải đi làm những công việc nặng nhọc và dài giờ để nuôi một gia dình 9 miệng ăn, có chị lớn phải đi làm thêm để phụ gia đình nhưng mọi người còn trong tuổi đi học. Không có nhiều giờ cho con cái nhưng TT..Việt chia sẻ:

” Những lời dạy bảo của ba tôi về đạo làm người, về tình yêu mến quê hương VN, yêu gia đình thấm sâu vào lòng tôi”.

 Nên dù lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn trong khu ngoại ô nghèo tại thành phố có cái tên là “Thành phố của những Thiên thần”, Los Angeles. Vâng thiên thần thì có nhiều nhưng quỷ giữ cũng không ít. Những năm tháng tại tiểu và trung học được ông kể lại:

“Những năm đó tôi không học nhiều, phần lớn thời gian tôi dành để tự vệ trước những bắt nạt của một số bạn trong trường. may mà tôi đã được học võ Vovinam khi còn ở VN nên tôi đã vượt qua”.

 

 


 

Trái: TT. Việt nhận vật lưu niệm từ Tướng Koji Yamazaki nhân ngày nhận nhiệm sở mới. Phải: Một buổi họp với các tướng lãnh Nhật. (Hình của Kiyoshi Tokeshi-USARJ).

Nhờ vào thông minh, ông vẫn tốt nghiệp với điểm cao để vào được Đại học USC (University of Southern California). Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông vào quân đội và chọn binh chủng nhảy dù. Quyết định này cũng do ảnh hưởng của cha ông vì cha ông luôn khuyên rằng binh nghiệp sẽ là môi trường tốt nhất để phục vụ, và ông muốn phục, quê hương thứ hai đã đón nhận ông và gia đình ông vào khúc quanh ngặt nghèo của cuộc đời. Ông bùi ngùi nhớ lại:

 “Ba tôi thường rất buồn và tự trách rằng ông đã bỏ quê hương để ra đi mà không ở lại cầm súng chiến đấu cùng đồng đội, dù ông biết rằng nếu ở lại với chức vụ Thiếu tá, ông sẽ phải ngồi tù nhiều năm, và như thế thì cả việc nhà, lẫn việc nước đều không thể chu toàn. Tôi tiếc rằng ba tôi không còn để ông được nhìn thấy thành quả của những hy sinh của ông. Lần cuối ông tham dự lễ thăng chức của tôi là lúc tôi được lên Đại Úy, ông đã khóc vì vui mừng.”

 

Có hai điều khiến vị võ tướng này mỗi khi nói tới ông thường xúc động và khóc; đó là cha mẹ ông và người vợ yêu quý của ông. Những người mà ông luôn nói rằng nếu không có họ, ông không có ngày hôm nay. Ông lập gia đình với bà Kimberly tại thành phố Denver khi ông còn ở cấp bậc Đại úy. Và từ ngày ấy bà Kimberly đã hết lòng hỗ trợ cho chồng, cho gia đình và con cái để ông chuyên tâm vào việc phục vụ đất nước, họ không rời nhau một bước như đôi chim liền cánh. Sự tận tâm tận lực này của bà luôn được người chồng đáp lại với yêu thương và trân trọng.

 

              

 


 

Trái: Vợ chồng TT. Việt trong một buổi dạo chơi vùng ngoại ô Zama. Phải: Hình gia đình chụp tại Camp Humpherys, Đại Hàn nhân buổi lễ thăng chức Thiếu tướng. (Hình trái trên FB của TT. LXV. Hình phải của 8th Army Public Affairs)

 

Tiếng trống Mê Linh trên biển Thái Bình Dương

 

Cuộc đời binh nghiệp của TT. Việt gắn liền với những chiến trường nóng bỏng nhất từ Kosevo, Iraq, A Phú Hãn, Đại Hàn, rồi hôm nay là Nhật Bản, vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang sôi sục. Ông lên chức nhanh nhờ vào tài cầm quân, mưu trí và một nhân cách cao quý khiến cho cấp trên tin tưởng và cấp dưới yêu mến, nể phục. Có những lúc ông được đặc cách vinh thăng nhanh đến độ chưa kịp tham dự những khóa học cho chức vụ mới như từ cấp Trung tá lên Đại tá hoặc tử Chuẩn tướng lên Thiếu tướng. Châm ngôn cầm quân của ông là “thắng nhanh nhất và ít tiêu hao nhân mạng nhất mới là chiến thắng trọn vẹn”. Tôi có hỏi ông bí quyết cầm quân của ông là gì? Ông nghiêm nghị trả lời:

 

“Nghiên cứu kỹ càng trân địa, lực lượng địch quân trước khi ra quân, khi ra quân thì phải đánh nhanh, bất ngờ và phải nắm chắc phần thắng”.

 

TT.Việt tỏ ra rất khâm phục và quý mến danh Tướng McArthur. Tuy là “quân xâm lăng” nhưng sau 6 năm đóng quân tại Nhật, những đóng góp của Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của tướng McArthur đã chuyển đổi nước Nhật từ một đất nước tan nát vì chiến tranh và một chế độ quân chủ chuyên chế kềm kẹp người dân đã trở thành một nước dân chủ lập hiến với tự do cho người dân phát triển, tiến bộ mọi mặt và trở thành con rồng Châu Á đầu tiên sau Thế chiến Thứ hai.khiến khắp bốn bể, năm châu phải nể phục. Ngày ông về nước, hàng nhiều chục ngàn người Nhật đã chạy ra phi trường tiễn đưa ông bằng nước mắt và hô vang: “Hoa Kỳ muôn năm! McArthur muôn Năm!”. TT. Việt chia sẻ:

 

“Tôi rất thích câu nói của Tướng McArthur:” Đã nói đến chiến tranh thì chỉ có thắng”.

 

Những chuyến khảo sát mặt trân Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thường xuyên và cẩn trọng bằng trực thăng và nhiều phương tiện khác, với sự học hỏi liên tục không ngừng nghỉ, với kinh nghiệm chiến trận hơn 30 năm và sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đồng minh và phương châm đánh trận của vị Tướng Gốc Việt, mặt trận Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của Hoa Kỳ đã và đang có những người cai quản cần mẫn nhất, nhiệt thành nhất và kinh nghiệm có thừa.

 

 



  

Trái: Cảnh chạy bộ với binh sĩ của TT.. Việt tại Zama. Phải: Một cảnh chạy bộ tại Camp Fort Campbells khi ông còn là Đại tá chỉ huy trưởng Lữ Đoàn Nhảy dù thuộc Sư đoàn Lục quân 101. (Hình trái của USARJ Public Affairs. Hình phải của Nancy Bùi)

 

Một chi tiết khá thú vị cho sự thành công ngoài mặt trân của ông mà TT. Việt từng chia sẻ, đó là khi ra trận ông luôn nghe như có tiếng trống thúc quân Mê Linh của Hai Bà Trưng, tiếng trống thúc giục lòng yêu nước của quân sĩ chiến đấu để bảo vệ bờ cõi. Vì thế, ai cũng nghĩ rằng măc dù hung hăng diệu võ dương oai, nhưng TC biết rằng khó có thể đối đầu với Hoa Kỳ và quân đội Đồng minh ít nhất là trong lúc này. Nhưng đó cũng chỉ là suy đoán, cái cảnh nghênh chiến hàng ngày tại hai vùng vịnh này của TC cũng có thể có xung đột xảy ra dù không cố ý, và nếu chuyện đó xảy ra thì mặt trận Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sẽ có tiếng trống thúc quân Mê Linh rền vang. Và biết đâu cuộc chiến tranh một mất một còn với TC, khi chúng bị đánh tan thì sẽ đem đến một giải pháp tốt đẹp cho Việt Nam?

 

Mong lắm thay!

 

Triều Giang

(10/2020)

 

Nguồn tham khảo:

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Douglas_MacArthur

https://en.wikipedia.org/wiki/U.S.%E2%80%93Japan_Status_of_Forces_Agreement

https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_Army,_Japan

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFm_%C4%91%C3%B3ng_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n

https://www.usarj.army.mil/about/formercg/

 

 

__._,_.___


Posted by: Nancy Bui 

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

$
0
0

 Ngày 29-11-2020  11 am,noon  CA

 

 

Thưa Quý Vị Cao Minh,

 

Nhửng Bài Khảo cứu Công phu và Giá Tri như Email nay,

Theo Cá nhân ,nên Phỗ biến và Mời nhiều người đọc.Lịch sử,Dã sử đều là Việt Nam.Anh Hùng ca.

Năm 1948 .tản cư ,tôi có qua Ân Thi HY,nhưng không biết có đền Thờ Đức Lữ Gia( như email nói,) để đến chiêm bái,thật là tiếc,vì lúc đó còn quá nhỏ.

 

Cám ơn  tác giả Bài Khảo cứu.Trần Gia Ninh

Cám ơn những Nhà Chuyển tiếp forward ,nhờ đó nhiều người được đọc và biết Lịch sử kiêu hùng của VN, từ đó quý trọng và nghĩ là phải phục hồi  VNCH.

 

Kính,     / FYI

MD/NDN

 

Dân tộc Việt Nam,một Dân tộc Anh Hùng.

Nhìn lại lịch sử  và quá trình Hán hóa Bách Việt,môt ngàn năm đô hộ giặc Tàu,môt trăm năm mất nước ,nhưng không bao giờ có thể mất Việt Nam,bọn Cộng sản,bọn tay sai phải  học thuộc Lịch sử kiêu hùng Viêt Nam và trả lại VNCH để mọi người tái Xây dưng VNCH lớn mạnh.

  Trần Gia Ninh

 

Trần Gia Ninh

Tạp chí Tia Sáng - Diễn đàn của trí thức Việt Nam

 

 

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

alt

Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, HN.

Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?

Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

Bách Việt là ai và ở đâu?

Vào thời thượng cổ, từ đời nhà Thương 商朝 (khong 1600-1046 TCN), trong văn t thì ch có mt ch Vit (nghĩa là cái rìu), cũng là tên chung cho tộc người ở phía Nam không phải là người Trung Hoa, do tộc người này sử dụng rìu (Việt) làm công cụ. Về sau, vào thời Xuân Thu Chiến quốc 春秋戰國 (722-221 TCN) bt đầu trong văn t có hai ch Vit là và, đều ch b tc Vit, dùng như nhau (Sách cổ viết là 粵互通-Vit Vit H Thông), ta hay gi là Vit b tu (đi, chy) và Vit là Vit b m-(lúa)2.

Trong Hán ngữ cận, hiện đại, hai chữ Việt này (có thể từ sau đời Minh) thì dùng có phân biệt rõ ràng. Chữ Việt bộ tẩu là ghi tên tộc Việt của nước Việt có lãnh thổ ở vùng Bắc Triết Giang, ngày nay là vùng Thượng Hải, Ninh Ba, Thiệu Hưng (Cối Kê 會稽 xưa). Mt loi ca kch cổ ở vùng này vẫn còn tên là Việt Kịch . Ch Vit b tu này cũng là tên ca tc Nam Vit (Triu Đà) Âu Việt và Lạc Việt (Việt Nam ngày nay), Mân Việt (Phúc Kiến), Điền Việt (Vân Nam, Quảng Tây)… Chữ Việt b m ngày nay dùng ghi tên cư dân vùng Qung Đông, Hồng Kong, Ma Cao… những cư dân này sử dụng ngôn ngữ gọi là tiếng Quảng Đông (Cantonese). (Ai đến Quảng Châu đều thấy biển xe ô tô đều bắt đầu bằng chữ là vì vy).

Bởi vì xưa có đến hàng trăm tộc Việt, cho nên sử sách gọi chung là Bách Việt 百越 hoc 百粤. Tên gi Bách Vit xut hin trong văn sách lần đầu tiên trong bộ Lã thị Xuân Thu 吕氏春秋 ca Lã Bt Vi 呂不韋 (291235 TCN) thi nhà Tn.

Trong lịch sử Trung Hoa, toàn bộ vùng đất Giang Nam (tên gọi vùng Nam Sông Dương Tử), rộng bảy tám ngàn dặm từ Giao Chỉ đến Cối Kê, từ trước thời Tần Hán đều là nơi cư ngụ của các tộc Bách Việt.

Thời nhà Hạ gọi là Vu Việt 于越, đời Thương gi là Man Vit 蛮越 hoc Nam Vit 南越, đời Chu gi là Dương Vit 扬越, Kinh Vit 荆越, t thi Chiến quc gi là Bách Vit百越.

Sách Lộ Sử của La Bí (1131 - 1189) người đời Tống viết3: Việt thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu ngai, Thả âu, Tây âu, Cung nhân, Mục thâm, Tồi phu, Cầm nhân, Thương ngô, Việt khu, Quế quốc, Tổn tử, Sản lí (Tây Song Bản Nạp), Hải quý, Cửu khuẩn, Kê dư, Bắc đái, Phó cú,  Khu ngô (Cú ngô)…, gọi là Bách Việt.

Hán Hóa Bách Việt - Giai đoạn từ thượng cổ đến trước thời Tần-Hán

Gọi Hán hóa chỉ là để cho tiện thôi, thực ra không đúng, vì lúc này làm gì đã có nhà Hán. Hai nước Ngô - Việt là những tộc Bách Việt được ghi chép rất sớm trong sử sách. Nước Ngô 吴国,còn gi là Cú Ngô句吴, Công Ngô工吴,攻吾 lp quc vào thi Chu Vũ Vương (thế k 12 TCN), kinh đô Tô Châu 苏州 ngày nay, t thy t là Ngô Thái Bá吳太伯 truyn đến Phù Sai夫差 thì b dit vong bi nước Việt (473 TCN). Thực ra ghi chép sớm nhất trong sử sách là Vu Việt 于越, tin thân ca nước Vit thi Chiến quc. Nước Vit đã tn ti mun nht cũng t thi nhà Thương, không tham gia vào s kin Vũ Vương Pht Tr (1046 TCN), nhưng s có ghi là khá lâu trước đó đã làm tân khách của Chu Thành Vương 周成王(1132 - 1083 TCN). Nước Vit đã có mt văn hóa dân tc đặc sc, gi là Văn hóa Mã Kiu 馬橋文化, mà các chng tích đã tìm thy khi khai qut di ch Thái H太湖地區. Nước Vit định đô Ci Kê會稽 (Thiu Hưng ngày nay) truyền đến đời Câu Tiễn句踐 (496 - 464 TCN) thì bành trướng lên phía Bắc, năm 473 TCN sau khi diệt nước Ngô, mở rộng bờ cõi Bắc chiếm Giang Tô 江蘇, Nam đot Mân Đài 閩台 (tc Phúc Kiến ngày nay), Đông giáp  Đông Hải 東海, Tây đến Hoàn Nam 皖南 (phía Nam An Huy ngày nay), hùng cứ một cõi Đông Nam. Đến năm 306 TCN, nước Sở 楚國 nhân nước Vit, triu vua Vô Cương, ni lon, bèn liên kết vi nước T齊國 tiến chiếm nước Vit, đổi thành qun Giang Đông, nước Vit tuyt dit và b S hóa tđó. Nhng s kin này được ghi chép tỉ mỉ trong bộ sử Ngô Việt Xuân Thu 吳越春秋 do Triu Dip 赵晔 thi Đông Hán son (~năm 25). Các nhà khoa hc thế gii ngày nay cũng đã phc dng đầy đủ lch s này, ví d xem Eric Henry4.

Đến đây cần nói rõ, Sở là gốc Hoa Hạ (sau này gọi là Hán) hay là Bách Việt, hiện còn nhiều tranh cãi. Dân Hoa Hạ (chính là tộc Hán sau này) nhận mình là con cháu của Tam Hoàng, Ngũ Đế. Tam Hoàng thì rất thần tiên, mơ hồ, Ngũ Đế có vẻ cụ thể hơn. Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên5 thì đó là năm chi: Hoàng Đế (黃帝), Chuyên Húc (顓頊), Đế Cc (帝嚳), Đế Nghiêu (帝堯), Đế Thun (帝舜). Dân nước Sở tự nhận thuộc chi Chuyên Húc, họ Cao Dương 高阳 tc là tc Hoa H (Hán). Đất nước S nm đon gia sông Trường Giang, vùng Nam Bc HĐộng Đình, quen gi là vùng Kinh S (H Bc - H Nam ca Trung Hoa ngày nay). Vùng Kinh S nm chng ln phía Nam lưu vực sông Hoài sông Vị của dân Trung Nguyên Hoa Hạ. Đó là vùng đất đầu tiên mà một chi của dân Hoa Hạ (chi Chuyên Húc) thiên di xuống. Nhà thơ Khuất Nguyên (340 - 278 TCN) người nước Sở, mở đầu bài thơ Ly Tao đã viết6: Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ, /Vốn dòng vua về họ Cao Dương (Nhượng Tống dịch thơ). Trước khi con cháu Cao Dương nam thiên đến đây, dân bản địa là tộc nào? Nước Sở lập quốc vào cuối đời Thương đầu đời Chu (1042 TCN). Sách Sử Ký - thiên Sở Thế gia viết rằng người Sở là dân Man (Sở Man), vua Sở nhận mình là dân Man Di7. Man là chữ người Hoa Hạ gọi dân miền Nam không phải là Trung Hoa. Những khai quật khảo cổ ở vùng Kinh Sở gần đây cũng cho thấy rằng thực ra cư dân tối cổ ở vùng Kinh Sở có nguồn gốc Tam Miêu, một dân tộc thuộc nhóm Bách Việt. Đây có thể là nhóm Âu Việt ở phía Tây nên còn gọi là tộc Tây Âu, để phân biệt với Đông Âu là tộc Âu Việt phía Đông, tức vùng Mân - Đài (Phúc Kiến). Tộc Tây Âu, theo các nhà dân tộc học, có thể là tổ tiên các tộc H’mông, Lào, Miến, Thái… hiện nay, ít nhiều cũng có cùng huyết thống người Việt Nam cổ. Như vậy là quá trình Trung Hoa hóa dân Man (Miêu tộc bản địa) đã bắt đầu từ cuối Thương đầu đời Chu rồi. Có thể tạm gọi đó là đợt đồng hóa thứ nhất.

alt

Sự Trung Hoa hóa theo thế lực nước Sở, bành trướng đến Trùng Khánh, Quý Châu, về sau sang tiếp phía Đông, trở thành một trong thất hùng thời Chiến quốc. Đặc biệt là quý tộc Sở cổ đều có họ Hùng ( - con gấu), vua Sở là Hùng Vương, phải chăng có liên hệ gì đó đến Hùng Vương ở Việt Nam, chỉ khác chữ Hán viết - hùng mnh, (trong s Trung Hoa c không tìm thy ghi Hùng Vương này, có lđây là do các nhà Nho Vit Nam viết li sau này!). Tóm li đến thi Khuất Nguyên, rồi sau đó là lúc Sở diệt Việt phía Đông, thì Sở đã hoàn toàn biến thành dân Trung Hoa, và quá trình Trung Hoa hóa Ngô - Việt là quá trình đồng hóa thứ hai, tiến hành thông qua nước Sở.

Các nhà khoa học Nhật, Mỹ, đã có nhiều phát hiện, chứng minh nền văn minh Ngô Việt sau khi nước Việt bị diệt và Trung Hoa hóa (đúng hơn là Sở hóa), đã theo dòng người Ngô Việt chạy ra biển sang Nhật Bản (tiếng Nhật Bản đọc Hán tự theo kiểu nước Ngô, nên gọi là ごおん-Go On- Ngôâm 呉音). Nn văn minh đó ch yếu theo bộ phận tinh hoa của dân Ngô Việt chạy xuống phía Nam hợp lưu cùng Việt bản địa, thành ra văn minh Việt kéo từ Lĩnh Nam (phía Nam dãy Ngũ Lĩnh - tức Bắc Lưỡng Quảng ngày nay) đến Giao Chỉ. Theo phát hiện của Jerry Norman và Tsu-lin Mei (Washington University và Cornell University) thì nhiều từ cổ của tộc Việt nước Ngô Việt hiện vẫn thông dụng trong tiếng Việt ngày nay, ví dụ các từ: chết; chó, đồng (trong đồng cốt), sông, khái (hổ), ngà (trong ngà voi), con (trong con cái), ruồi, đằm (trong đằm ướt), sam (con sam), biết; bọt , bèo…8 Điều này chứng tỏ rằng dân Lạc Việt ít nhiều có cùng huyết thống với dân Ngô Việt xưa. (Xem bản đồ).

Hán hóa Bách Việt- Giai đoạn sau thời Tần-Hán

Cho đến trước khi Tần Thủy Hoàng diệt được sáu nước, dẹp bỏ nhà Chu, thống nhất Trung Hoa (221 TCN) thì dân Hoa Hạ (Hán tộc) chỉ chiếm lãnh và đồng hóa được dải đất từ Hoàng Hà xuống đến Ngũ Lĩnh9, còn từ Ngũ Lĩnh trở về Nam (Lưỡng Quảng, Giao Chỉ, Hải Nam... gọi tắt là Lĩnh Nam) thuộc về Âu Việt (gọi chung Tây Âu và Đông Âu) và Lạc Việt. Từ Kinh Sở trở về Tây, Tây Nam (Vân Nam) vẫn còn thuộc về Điền Việt, Tây Âu, Đại Lý…

Vùng Bách Việt phía Tây Nam này (Vân Nam) thì mãi đến thế kỷ 12 còn độc lập, dù người Hán có tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lẻ tẻ. Chỉ sau khi Mông Cổ chiếm Đại Lý (1253), Vân Nam, rồi sau đó chiếm nốt Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, thì Vân Nam mới nhập vào Trung Hoa. Năm 1381, Minh Thái Tổ mới bình định xong Vân Nam và cuộc Hán hóa hoàn tất rất nhanh. Ngày nay hơn 61% cư dân Vân Nam là người Hán.

Vùng Lĩnh Nam chiếm làm đất Trung Hoa từ thời Tần - Hán, nhưng quá trình Hán hóa thì khá khó khăn và cho đến nay vẫn chưa xong hết (!). Cổ sử Trung Hoa chép thì Lĩnh Nam có nhiều bộ tộc Việt lập quốc như Tây Âu, Lạc Việt… có nước Dạ Lang (nhưng không thấy chép Văn Lang!). Âu và Lạc10 là một tộc Việt hay là hai tộc Việt khác nhau, cho đến tận ngày nay vẫn còn tranh cãi. Sách “Hoài Nam Tử” (139 TCN) thì chỉ viết có Tây Âu11 không có nói đến Lạc chỗ nào cả. Sách “Sử Ký” (94 TCN) muộn hơn một ít thì cũng có viết Âu, không tìm thấy chữ Lạc đứng riêng một mình, mà luôn luôn chỉ có chép Âu Lạc liền nhau12. Tuy nhiên trong Lã thị Xuân Thu (291–235 TCN) sớm nhất thì có chép” Việt Lạc-13. Vit Lc rt có th chính là nước Lc Vit trong s sách sau này, Vit Lc là ghi âm trc tiếp t ngôn ng người Vit, theo ng pháp Vit, còn sau này ghi Lc Vit là ghi chép qua thông dịch sang Hán Ngữ, theo ngữ pháp Hán.

Luận theo sử sách chép, có thể thời tiền Tần thì Âu và Lạc là hai chi Việt khác nhau. Thời kỳ chiến đấu chống lại Tần thì có thể hai chi Việt này liên minh lại với nhau thành một khối Âu Lạc. Lúc đó trung tâm là ở Nam Trung Hoa, vùng Vũ Minh Mã đầu (Nam Ninh - Quảng Tây ngày nay). Chỉ sau khi Hán Vũ Đế bình Nam Việt của Triệu Đà thì hai chi này mới lại phân chia ra, và trung tâm di về vùng quanh Hà Nội ngày nay.

Đồng thời với nước Lạc Việt có nước Tây Âu hay Âu Việt mà người đứng đầu trong sử chép là Thục Phán. Tuy nhiên Âu Việt lập quốc lúc nào và Thục Phán từ đâu ra thì sử sách không ghi rõ. Rất nhiều ý kiến cho rằng Thục Phán là hậu duệ của vương triều nước Thục. Quả thực sử có chép một quốc gia tên là Thục Quốc, ở Tây Nam Trung Hoa ngày nay. Thường Cừ (347người đời Tn viết trong Sách “Hoa Dương Quốc Chí”14: “Nước Thục Đông giáp nước Ba, Nam giáp Việt, Bắc phân giới với nước Tần, Tây tựa Nga Ba”. Vị trí địa lý như vậy nên cư dân ở đây bao gồm người Khương, người Việt, người Hoa Hạ. Dòng họ Khai Minh làm vua nước Thục, truyền được 12 đời, đến năm 316 TCN đời Chu Thận Vương thì bị nhà Tần diệt15, hậu duệ chạy về phương Nam. Sử chép đến đây thì đứt đoạn, không nói gì tiếp. Cho nên về sau nói Thục Phán là hậu duệ Khai Minh thị, cha Thục Phán là Khai Minh Chế chiếm lưu vực Diệp Du Thủy (tức thượng nguồn sông Hồng)16, xưng là An Tri Vương vua nước Tây Âu, sau truyền ngôi cho con là Phán, cũng chỉ là một giả thuyết, chép lại theo truyền thuyết của tộc dân Đại Y17.

Lúc này cũng là thời kỳ theo truyền thuyết là có nước Văn Lang ở phía trung và hạ lưu sông Hồng (trong cổ sử Trung Hoa không có tên nước Văn Lang, chỉ có tên một nước là Dạ Lang, liệu có liên quan đến Văn Lang không?), do dòng họ Hùng làm vua. Việc Thục Phán là hậu duệ nước Thục, cũng như nước Văn Lang có vua Hùng trị vì 18 đời trong sử An Nam là ghi lại theo truyền thuyết. Tuy nhiên Thục Vương Tử tên Phán, Hùng Vương vua Lạc Việt, Thục diệt Hùng Vương chiếm lãnh thổ, xưng là An Dương Vương thì có ghi trong sử cổ Trung Hoa từ đầu Công nguyên.

Theo quyển “Việt sử lược”18, của tác giả không rõ tên, có lẽ là người Việt Nam khắc in ở Trung Hoa vào quãng cuối Nguyên đầu đời Minh (~1360), có viết về nước Văn Lang, vua là Đối Vương 碓王, sau b Thc Phán đánh đui, Phán xưng là An Dương Vương.

Sách cổ “Thủy kinh chú” dẫn lại lời ghi trong “Giao châu ngoại vực ký” rằng19 “… Thục Vương Tử dẫn binh tướng ba vạn đánh lại Lạc Vương 雒王, Lc hu 雒侯, thu phc các Lc Tướng. Ri đó Thc Vương T xưng là An Dương Vương. Sách Cu Đường thư” dẫn lại “Nam Việt chí” chép20 “Đất Giao Chỉ vô cùng màu mỡ, xưa có vua xưng là Hùng Vương 雄王, có Lc hu phò tá. Thc Vương T dn quân tướng ba vạn tiến đánh, diệt được Hùng Vương. Thục xưng làm An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ”. Như vậy thì sử sách có ba tên gọi cho vua nước Lạc Việt: Lạc Vương, Hùng Vương, Đối Vương. Có nhiều ý kiến cho rằng ba tên gọi này là một, chính là Lạc Vương, các tên khác do về sau sao chép nhầm chữ Lạc ca Hán ng mà thành21. Du sao thì cũng có hai lý gii v truyền thuyết danh xưng Hùng Vương, một là dòng dõi họ Hùng Vương nước Sở, hai là Lạc Vương vua của dân Lạc Việt. Dù tên tuổi đúng sai thế nào, thì Hùng Vương không chỉ thuần túy là truyền thuyết của Việt Nam, mà cũng có ghi trong cổ sử Trung Hoa. Nhân vật Thục Phán tuy nguồn cội chưa xác định, nhưng cũng có thật, đánh chiếm Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc xưng là An Dương Vương cũng là có thật, có ghi trong chính sử không chỉ của Việt Nam22.

Tần diệt Sở, rồi đánh chiếm Lĩnh Nam, Đô Úy Triệu Đà được Tần cắt cử quản lĩnh Quế Lâm, Tượng Quận. Nhân khi nơi nơi nổi lên chống Tần, năm 204 TCN Triệu Đà bèn chiếm Lĩnh Nam lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và đánh chiếm Âu Lạc. Sách “Giao Châu ngoại vực ký” chép: “Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương.. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”23. Sách “Thái Bình Ngự Lãm” dẫn “Nhật Nam truyện” còn chép phóng đại hơn, nỏ một phát giết ba vạn người và còn kể tỉ mỉ chuyện tình Mỵ Châu Trọng Thủy, chuyện mất nỏ thần, dẫn đến An Dương Vương thất bại24. Nước Âu Lạc từ đó nhập vào nước Nam Việt25. Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 TCN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia26 thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 111 TCN. Một dải Lĩnh Nam và Đông Hải bị Hán chiếm và Hán hóa kéo dài hơn ngàn năm, ngoại trừ Lạc Việt, còn lại hoàn toàn trở thành Hán. Lạc Việt, sau hơn 1000 năm nô lệ và Hán hóa, vẫn giữ được bản sắc và nền văn minh Việt, cuối cùng thì giành được độc lập và trở thành Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam Việt và Việt Nam đến tận ngày nay. Đó là một trường hợp duy nhất mà Trung Hoa không thể Hán hóa được.

Vì sao Đại Việt không bị Hán hóa?

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1 - Đồng hóa tự nhiên: đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2 - Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc bị trị chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc thống trị; đây là một tội ác.27 Người Hán đã thực hiện cả hai biện pháp đồng hóa này hơn một ngàn năm mà Đại Việt vẫn không bị đồng hóa, người Trung Hoa ngày nay tìm mọi lý lẽ để biện minh nhưng chính họ cũng không thấy thuyết phục lắm. Chẳng hạn:

* Việt Nam ở xa Trung Nguyên, núi sông cách trở không tiện đồng hóa. Phản bác lại: Tại sao Vân Nam cũng xa, núi sông cách trở hơn nhiều mà chỉ trong mấy trăm năm đã bị đồng hóa hoàn toàn.

* Việt Nam ở phương Nam, nóng ẩm, người Hán không ở được. Thế tại sao Hải Nam cũng như vậy mà lại ở được, đồng hóa xong rồi.

* Tại vì số lượng người Hán di dân xuống Việt Nam ít. Thực ra, không có bằng chứng nào là ít hơn Hải Nam, Vân Nam cả. Chỉ riêng số quan lại cai trị và số quân chiếm đóng trong hơn một ngàn năm, cũng không ít hơn số dân bản địa. Chỉ có thể hiểu người Hán ở đây đã bị Việt hóa. Cũng có ý kiến cực đoan bênh vực, nói rằng thực ra đã Hán hóa dân Việt rồi nhưng từ sau năm 1945, Việt Nam đã thanh lọc lại hết!

Cũng có một số kiến giải của người Trung Hoa bình thường ngày nay, xem ra cũng ít nhiều có lý, ví như:

* Người Kinh có ba nguồn gốc: Người Lạc Việt, Người Thục, Người Hán. Do vậy người Kinh hấp thụ được tinh hoa của ba chủng tộc nên trở thành một tộc người ưu tú.

* Người Hán ở Việt Nam kể cả các tầng lớp cai trị không đồng hóa được người Kinh, trái lại bị đồng hóa ngược trở thành người Việt. Người Kinh là một tộc người có năng lực đồng hóa mạnh, bằng nếu không nói là còn hơn người Hán. Hãy xem họ mở rộng về phía Nam thì rõ.

Nhưng đó chỉ là những lý do bề ngoài mà những người bình thường có thể nhận thấy được. Thực ra, theo các nhà chuyên môn, đồng hóa dân tộc là một vấn đề khoa học lớn, rất nhạy cảm và vẫn chưa có được một lý thuyết nào đứng vững cả, vì vậy tạm thời không bàn đến lý luận trong bài này. Thông thường đồng hóa dân tộc là một sự tổng hòa gồm:

* Đồng hóa chủng tộc, thường được thực hiện bằng một cuộc chinh phục và kẻ chinh phục hoặc diệt chủng dân bị chinh phục, hoặc xua đuổi dân bị chinh phục để thay thế bằng cư dân của phía chinh phục, hoặc pha loãng huyết thống.

* Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng.

* Đồng hóa về tổ chức cộng đồng, xã hội.

(Về vấn đề Văn Hóa, Ngôn Ngữ, Tín Ngưỡng, đều là những yếu tố bảo tồn dân tộc Việt, xin dành cho bài sau).

Sự đồng hóa dân tộc sẽ khó được thực hiện.

1. Nếu một dân tộc có sức sống sinh học và xã hội mãnh liệt thì sự đồng hóa chủng tộc khó thành công, ví dụ điển hình là dân tộc Do Thái.

2. Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng phụ thuộc vào trình độ văn minh của dân tộc. Một dân tộc mạnh về chinh chiến, có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục, nhưng nếu trình độ văn minh thấp hơn thì sẽ bị kẻ bại trận đồng hóa, điển hình như tộc Hung Nô, Nữ Chân, Mãn Châu… đều chiến thắng người Hán nhưng lại bị Hán hóa.

3. Khi một cộng đồng dân tộc có tổ chức tốt, cố kết các thành viên bền chặt, thì dân tộc đó rất khó bị đồng hóa.

Nhìn lại thì thấy người Việt (người Kinh) có đủ cả ba yếu tố 1,2,3: Người Kinh hiện nay là nơi tập hợp các thành phần ưu tú nhất của Bách Việt, bởi lẽ khi Bách Việt bị Hán hóa, các thành phần ưu tú, tinh hoa trong xã hội Việt là mục tiêu tàn sát của người Hán, do đó các thành phần này phải tháo chạy, và nơi dung nạp họ là mảnh đất cuối trời Bách Việt, tức Việt Nam ngày nay. Hãy xem thí dụ về ngôn ngữ Ngô Việt còn lưu lại trong tiếng Việt (như đã nói ở trên), đó là một bằng chứng cho sự dịch chuyển của người Ngô-Việt xuống đây. Vì vậy tộc người Kinh có sức sống mãnh liệt.

Tinh hoa của văn minh Bách Việt được cô đọng lại ở người Kinh, chắc chắn không kém nền văn minh Hoa Hạ. Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm.

Tổ chức xã hội của tộc Việt, điển hình là làng xã đã cố kết cộng đồng rất chặt. Tổ chức nhà nước cũng có rất sớm, từ thời Chiến quốc, do đó rất khó phá vỡ, nó tồn tại dấu tích sau khi khi đã độc lập. Hãy nhớ đến Hội Nghị Diên Hồng thời Trần để thấy tinh thần của tổ chức xã hội gắn kết người dân với triều đình chặt chẽ đến mức nào. Ngay cả một vương triều thất thế, bị truy đuổi như Triều Mạc, cũng không bán rẻ đất nước cho ngoại bang. Năm 1594, Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ Vạn Ninh, trước khi chết để di chúc cho Mạc Kính Cung: “Nay vận khí nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời, dân ta vô tội mà để phải mắc nợ binh đao, sao lại nỡ thế… Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”28.

Quân Minh đầu TK 15 cũng khó mà có thể chiếm được Đại Việt làm quận huyện nếu không có những nhóm quý tộc như nhóm Mạc Thúy, vì quyền lợi riêng bán rẻ dân tộc cho người Minh. Nên biết Mạc Thúy là hậu duệ của danh nhân Mạc Đĩnh Chi, một đại thần nhà Trần... Nhà Thanh không thể chiếm Thăng Long nếu không có vua quan bán nước Lê Chiêu Thống, tiếc thay y lại là dòng dõi của anh hùng dân tộc Lê Lợi…

Than ôi! truyền thống thì hào hùng rực rỡ, tổ tiên phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới có, nhưng bán rẻ nó đi thì thật dễ dàng. May sao tự ngàn xưa số những kẻ bán rẻ dân tộc như vậy là vô cùng nhỏ trong cộng đồng người Việt.1


CHÚ DẪN

1为什么经历了一千多年的统治,中国始终不能同化越南?Vì sao đã thng tr Vit Nam hơn ngàn năm mà cui cùng Trung Quc vn không thđồng hóa Vit Nam?”. http://bbs.tianya.cn/post-no05-226522-1.shtml

越南人(京族)为何难以同化 Người Vit Nam (tc người Kinh) vì sao mà khóđồng hóa như vây? http://lt.cjdby.net/thread-1440161-1-1.html

2 Có học giả Việt đương thời theo tự dạng vội suy đoán rằng viết như vậy có lẽ chỉ tộc người vác rìu đi (chạy) săn và tộc  người trồng lúa trong ruộng. Chứng tỏ thời bấy giờ tộc Việt thuộc văn minh săn bắn và trồng trọt. Có lẽ không phải đơn giản như vậy. Khảo sát lịch sử văn tự thì thấy rằng Việt và Vit âm đọc  giống nhau, “Sử ký” viết là , Hán thư” viết là. Âm đọc là tâm đọc ca chữ Vu , người cđọc là. Vu viết theo li ch trin là, hài thanh là ch vũ-mưa, viết lên trên thành . Trong Hán Thư” còn tn nhiu ch c, nên ch Vit đều ci viết thành, sau theo li ch l, ch khi mi viết thành ra , tc biến hóa hình chữ vũ đặt trên ch Vu..

3 “路史罗泌 (11311189) 宋朝 : 越裳, 雒越, 瓯越瓯,  且瓯, 西瓯, 供人, 目深, 摧夫, 禽人, 苍梧, 越区, 桂国, 损子, 产里(西双版纳), 海癸, 九菌, 稽余, ,仆句, 区吴(), 谓百越。

#4 http://www.sino-platonic.org/complete/spp176_history_of_yue.html

 The Submerged History of Yuè. By Eric Henry, University of North Carolina

5 史記-司馬遷 (145 86 TCN)

6屈原在《离: 帝高阳之苗裔兮,朕皇考曰伯庸- Ðế Cao Dương chi miêu du h, Trm hoàng kho viết Bá Dung.

7《史.楚世家》记载: 封熊绎于楚蛮- phong Hùng Dch ư S Man , 熊渠曰: 我蛮夷也不与中国之号- Hùng C nói: Ta là dân man di, không cùng hiu, thy của Trung quốc. Hùng Dịch (~1006 TCN) là vua lập ra nước Sở, Hùng Cừ (~877 TCN) là vua Sở về sau. Sở Man là tên nhà Thương, Chu gọi dân Kinh Sở bản địa, Man tức là Man Việt, tên tộc Việt thời nhà Thương.

8 Jerry Norman and Tsu-lin Mei, Monumenta Serica, Vol. 32 (1976), pp.274-301, Published by: Taylor & Francis, Ltd.

9 五岭 Ngũ Lĩnh-dãy núi phía Nam Trung Hoa chy qua biên gii các tnh Qung Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, có năm đỉnh cao (Ngũ lĩnh) là 越城 (Vit Thành)、都 (Đô Lung), 萌渚 (Manh Ch), 骑田 (KĐin), 大庾(Đại Du).

10 Chữ Lạc có nhiều cách viết, đều đọc là Lạc. Hai chữ  , thường dùng như nhau để chép Lc Vit trong sách c. Tiếng Bắc Kinh đọc là Luo, Quảng Đông đọc lok, Đời Đường đọc lak. Nhiều học giả cho rằng nguồn gốc chữ Lạc là do người Hán ghi âm chữ Lúa, Ló của người Việt, người Mường mà ra. Người Việt là tộc người có nền văn minh lúa nước.

11《淮南子·间训:(秦皇)又以卒凿渠而通粮道,以与越人战,杀西呕君译吁宋。Hoài Nam T. Nhân gia hun: (Tn Hoàng) cho quân đào kênh thông đường vn lương, rồi đánh người Việt, giết được vua Tây Âu là Dịch Hu Tống”.

12《史·南越列传》赵佗上呈汉文帝的谢罪书且南方卑湿,蛮夷中间,其东闽越千人众号称王,其西瓯骆裸国亦称王。 Triu Đà dâng thư t ti vi Hán Văn Đế: đất phương Nam thấp, ẩm ướt. Trong các tộc man di ở đây, (chỉ dám) xưng vương phía Đông với dân Đông Âu vài ngàn khẩu, phía Tây với nước Âu Lạc khỏa thân (ý nói  đóng khố cởi trần).

13吕氏春秋·孝行·本味篇》:和之美者:阳朴之姜,招摇之桂,越骆之菌。诱注:骆,国名。菌,竹笋。 Lã thị Xuân Thu-Hiếu hạnh lãm, bản vị thiên:” Những thứ hoàn mỹ  là gừng Dương Phác, quế Chiêu Diêu, Khuẩn (Măng) Việt Lạc” Cao Dụ chú giải:” Việt Lạc là tên nước, Khuẩn là măng tre”.

14 常璩(347华阳国志-(卷三蜀志): Thường C, Hoa Dương Quc Chí” (quyn 3-Thc Chí): 历夏、商、周,武王伐纣,蜀与焉。其地东接于巴,南接于越,北与秦分,西奄峨嶓。 Tri qua Hạ, Thương, Chu,Vũ Vương phạt Trụ, cùng có nước Thục. Nước đó đông giáp nước Ba, nam giáp nước Việt, bắc phân giới với Tần, Tây dựa Nga Ba” (vì vậy cư dân ở đây có thể là người Khương, Hoa Hạ và Việt-TGN).

#15“华阳国志·蜀志:周慎王五年秋,秦大夫张仪、司马错、都尉墨等从石牛道伐蜀,蜀王自于葭萌拒之,败绩。王遁走,至武阳为秦军所害,其相、傅及太子退至逢乡,死于白鹿山。开明氏遂亡,凡王蜀十二世““Hoa Dương Quc Chí, thiên Thục Chí”: “Mùa thu đời Chu Thận Vương thứ năm, các Đại Phu nhà Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác, Đô úy Mặc v.v theo đường Thạch Ngưu tiến phạt Thục. Thục Vương thân cùng Gia Mạnh cự địch, bị thất bại. Vương tháo chạy đến Vũ Dương thì bị quân Tần hại, Thái tử thoái lui về và chết tại núi Bạch Lộc. Dòng họ Khai Minh, truyền được 12 đời, đến đây bị diệt”. Vũ Dương nay là huyện Bành Sơn,Tứ Xuyên.

16 榆水

17岱依人

18《越史略》卷一载:周庄王时嘉宁部有异人焉,能以幻术服诸部落,自称碓王,都于文郎,号文郎国。以淳质为俗,结绳为政,传十八世,皆称碓王。越勾践尝遣使来谕,碓王拒之。周末为蜀王子泮所逐而代之。泮筑城于越裳,号安阳王,竟不与周通。 .: Việt sử lược: “thời chu Trang Vương, ở Gia Ninh bộ có người tài, dùng xảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Đối Vương, đô ở Văn Lang, nước là Văn Lang. Tục lệ thuần hậu, chính sự nghiêm chỉnh, truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương. Việt Vương Câu Tiễn đã từng đến dụ, Vương đều từ chối. Vào cuối đời nhà Chu bị Thục Vương Tử tên là Phán đánh đuổi,  thay thế trị vì. Phán xây thành Việt Thường, hiệu là An Dương Vương, tuyệt giao với nhà Chu”.

19《水·榆水注》中注引《交州外域记》云:交趾昔未有郡县之时,土地有雒田,其田从潮水上,民垦食其田,因名为雒民。设雒王、雒侯主诸郡县。??后蜀王子将兵三万来讨雒王、雒侯,服诸雒将。蜀王子因称为安阳王。Sách Thy Kinh.Dip Du Thủy chú”, dẫn theo “Giao Châu Ngoại Vực Ký” viết rằng: Giao Chỉ thời chưa có quận huyện, đất đai thì có Lạc điền, nước ruộng lên xuống theo triều, dân làm ruộng sinh sống, nên gọi là Lạc dân. Thiết đặt Lạc Vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện. ?? về sau Thục vương tử xua quân tướng ba van đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Thục vương tử xưng là An Dương Vương.

20《旧唐·地理志》则引《南越志》云:交趾之地,最为膏腴,旧有君长曰雄王,其佐曰雄侯。后蜀王将兵三万讨雄王,灭之。蜀以其子为安阳王,治交趾。Sách Cu Đường Thư” dn li Nam Vit Chí” viết rằng: Đất Giao Chỉ rất mầu mỡ, xưa có vua gọi là Hùng Vương, phò tá là các Hùng Hầu. Về sau ba van quân tướng của Thục vương đánh bại Hùng Vương. Con của Thục Vương xưng là An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ.

21 So sánh các sách thì “Giao Châu ngoại vực ký” là cổ nhất, ít nhất là trước đời Ngụy Tấn (TK3), “Nam Việt Chí” soạn sau thời Bắc Ngụy, còn “Việt sử lược” có lẽ soạn thời Hồng Vũ (~1358) nhà Minh sau này. Quân Vương của nước Lạc Việt theo  sách cổ  nhất (“Giao châu ngoại vực ký”) ghi là Lạc Vương 雒王, sách v sau (Vit s lược, Nam Vit chí) thì ghi làĐối Vương 碓王, Hùng Vương 雄王. Một số học giả Trung Hoa và Quốc tế ngờ rằng ba chữ , , (b thchuy ) nguyên ch là ch (Lc) do my trăm năm sau sao chép nhm phn các ch ghép (ch các thành ch thch hay ch quăng ) mà ra. Tuy nhiên nhiu hc gi Viêt Nam không nht trí, vì cho rằng các nhà Nho Việt Nam ngày xưa đều rất uyên thâm, khó mà lầm lẫn được. Ai cũng có lý cả!

22 Các sách của Việt Nam có nói đến Hùng Vương, An Dương Vương cổ nhất như Lĩnh Nam Chích Quái 嶺南摭怪, Vit Đin U Linh Tp 粵甸幽靈集 hay Đại Vit s ký toàn thư大越史記全書 thì cũng soạn vào thời Trần, muộn hơn nhiều so với các sách của Trung Hoa như Giao Châu Ngoại Vực Ký 交州外域, Thái Bình Ng Lãm 太平御. Cho nên các s tích và tên tui như Hùng Vương, An Dương Vương chc là chép li t sách Trung Hoa, vì Việt lúc đó không có chữ viết… Tất nhiên, cũng không loại trừ có những ý kiến khác.

23《交州外域: 南越王尉佗举众攻安阳王。安阳王有神人皋通,下辅佐,为安阳王治神弩一张,一发杀三百人: Nam Vit Vương Úy Đà c binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông xuống phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”.

24《太平御览》卷348:《日南傳》曰:一發萬人死,三發殺三萬人。佗退,遣太子始降安陽。安陽不知通神人,遇無道理,通去。始有姿容端美,安陽王女眉珠悅其貌而通之。始與珠入庫盜鋸截神弩,亡歸報佗。佗出其非意。安陽王弩折兵挫,浮海奔竄: Thái Bình Ngự Lãm, quyển 348 dẫn “Nhật Nam Truyện” viết:.. một phát giết vạn người, ba phát giết ba vạn người. Đà lui, sai thái tử Thủy hàng An Dương. An Dương không biết Thông là thần nhân, thấy (vua) không hiểu đạo lý, Cao Thông bèn bỏ đi. Thủy có tư dung đoan mỹ, con gái An Dương Vương là Mỵ Châu vì thích y đẹp mà xiêu lòng. Thủy sai Châu vào kho cưa đứt nỏ thần rồi về nước báo tin. Đà liền xuất kỳ bất ý (tiến đánh). An Dương Vương nỏ gãy binh tan, trốn chạy ra biển. (Thái Bình Ngự Lãm là sách soạn vào thời Bắc Tống (977 -984), trích dẫn “Nhật Nam Truyện” thì chắc là còn cũ hơn. “Nhật Nam Truyện” hình như đã thất truyền, chỉ thấy trích dẫn lại ở sách này-TGN).

25 Người viết bài này đã đến thăm và khảo sát khá kỹ Bảo Tàng Nam Việt Vương ở Quảng Châu. Bảo tàng xây trên khu lăng mộ của Triệu Mô, vua kế vị Triệu Đà (Thủy chết sớm, Mô là con Thủy thay). Ngôi mộ được phát hiện năm 1983, hầu như còn nguyên vẹn, đồ tạo tác rất kỳ vĩ, tinh xảo chứng tỏ trình độ văn minh của người Việt lúc đó khá cao, nếu không nói là hơn hẳn người Hán. Xem bảo tàng thấy các cổ vật trưng bày như thạp đồng, trống đồng, vũ khí… giống in và còn phong phú hơn nhiều so với Bảo Tàng Lịch Sử quốc gia Việt Nam giai đoạn lịch sử đó.

#26 Lữ Gia, Thừa tướng nắm quyền hành của nước Nam Việt, chống lại nhà Hán,  thua trận bị chém chết. Lữ Gia và người ở Quận Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), lăng mộ và đền thờ hiện còn ở Ân Thi, Hưng Yên

27Nguyễn Hải Hoành: Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc? - http://nghiencuuquocte.org/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam-bac-thuoc/#sthash.0FZriY2F.dpuf.

28 Đại Việt sử ký toàn thư - NXB VHTT năm 2000, tập 3, trang 294.


* Người viết bài này xin bày tỏ lời cảm ơn nhà Hán học, dịch giả Trần Đình Hiến về những thảo luận, góp ý quý giá cho phần dịch các đoạn trích trong các sách sử cổ viết bằng văn ngôn trên đây.

 

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Toronto medical group" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to toronto-medical-group+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/toronto-medical-group/1421367968.2309717.1606577369487%40mail.yahoo.com.

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Toronto medical group" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to toronto-medical-group+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/toronto-medical-group/DS7PR07MB7752BD898A1F68EA646C34EEA1F70%40DS7PR07MB7752.namprd07.prod.outlook.com.

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Toronto medical group" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to toronto-medical-group+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/toronto-medical-group/MWHPR1401MB19181DB831674C8554054048A5F70%40MWHPR1401MB1918.namprd14.prod.outlook.com.

<thankyouthumbnail_image (2).jpg>




__._,_.___


Posted by: DNGeorgeNguyen 

Đọc The Way of Zen in Vietnam

$
0
0

 Đọc The Way of Zen in Vietnam

 

(Thiền Tông Việt Nam) của Nguyên Giác

Đây là cuốn sách viết bằng song ngữ Anh-Việt của cư sĩ Nguyên Giác. Sách dày 319 trang vừa được Ananda Viet Foundation (Nam California) xuất bản. Cư sĩ Nguyên Giác tu học với một số thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như Thích Tịch Chiếu, Thích Thường Chiếu, Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang.

Cư sĩ Nguyên Giác say mê Thiền, nghiên cứu về Thiền, viết về Thiền và sống chết với Thiền. Ông đã xuất bản tám cuốn sách về Thiền. Nay ở tuổi 68, ông viết cuốn này vì sợ rồi đây sức khỏe suy yếu, không còn khả năng viết nữa. Tuy nhiên ước mơ lớn vẫn là để cho các nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam, nhất là Thiền, có tài liệu tham khảo vì hiện nay Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ biến khắp thế giới.

Nếu chúng ta chỉ viết bằng tiếng Việt thì chỉ có người Việt Nam đọc mà thôi. Thậm chí giới trẻ hải ngoại ở tuổi bốn mươi, năm mươi (sinh năm 1975 và sau đó) đều không đọc được tiếng Việt. Ngay con gái tôi sinh năm 1973, nói tiếng Việt rất rành, nhưng khi khi muốn nhắn gì bằng chữ qua điện thoại hoặc viết thư thì phải viết bằng tiếng Anh. Sách Phật cũng phải cho cháu sách tiếng Anh. Sự thực nó tức cười như vậy đó. Trong một gia đình mà phải sử dụng hai ngôn ngữ. Đó là lý do tại sao chúng ta có cả mấy trăm ngôi chùa ở hải ngoại nhưng không thu nạp được Phật tử Hoa Kỳ chỉ vì các tăng/ni không có khả năng viết sách hoặc thuyết pháp bằng tiếng Anh.

Một trong những luận điểm mà tôi rất tán đồng trong cuốn sách này khi cư sĩ Tâm Diệu viết trong phần giới thiệu, “Thiền tông Việt Nam chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam nói riêng và trong lịch sử nước nhà nói chung, là một sự thật mà ai nấy đều công nhận. Nhưng hỏi vì sao nó được địa vị như thế thì có người nói tư tưởng Thiền tông Việt Nam thoát thai từ tư tưởng Thiền tông Trung Hoa, nhưng khi qua Việt Nam, Thiền tông Việt Nam hòa đồng với văn hóa Việt và đồng hành cùng dân tộc việt, tạo nên một sắc thái riêng rất Việt Nam.Thế nhưng theo nghiên cứu của GS. Lê Mạnh Thát, Phật Giáo được truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ hai và thứ ba từ Ấn Độ rất sớm, trước cả Trung Hoa với các thiền sư Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Mãi cho đến thế kỷ thứ sáu Thiền tông Trung Hoa mới được truyền sang Việt Nam với thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi.”

Quả thật vậy. Những câu nói như “cửa Thiền”, “Thiền môn”, “mùi vị Thiền” trong dân gian, lưu truyền trong văn chương cho thấy Thiền đã đi vào đời sống tâm linh của các nhà tu hành đã đành, mà cả các bậc sĩ phu của dân tộc nữa. Dưới thời Đinh-Lê, Lý, Trần và Hậu Lê các vị tu hành đều được gọi là Thiền Sư.

Tác giả chia sách này ra làm 10 phần. Mỗi phần đưa ra một số Thiền sư tiêu biểu và một số nét đặc thù của vị Thiền sư này. Dưới các bài kệ tụng, tác giả đều có lời chú giải, trích dẫn kinh điển Nam-Bắc truyền và lời bình chú của chư tổ Trung Hoa liên hệ đến sinh mệnh của Thiền, nhưng khiêm tốn nói rằng đó chỉ là “ghi nhận”. Để có đầy đủ tài liệu tham khảo, tác giả đã bày tỏ lòng cám ơn tới các vị như Thiền Sư Thích Thanh Từ, GS. Lê Mạnh Thát, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, tỳ kheo Nguyễn Thế Đăng (huynh đệ với tác giả). Hầu hết các bài kệ đều trích dẫn từ sách của HT.. Thích Thanh Từ.

Phần I:

Tác giả nói về Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291), Trần Nhân Tông ((1258-1308), Khương Tăng Hội (???-280), Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi (???-594), Vô Ngôn Thông (???-826), Ni Sư Diệu Nhân (1041-1113), Vạn Hạnh (938 - 1018), Viên Chiếu ((999-1090) và Định Hương (???-1051).

Vì mỗi Thiền sư đều để lại một số bài kệ tụng bày tỏ sự chứng ngộ của mình cho nên do giới hạn của bài viết tôi không thể hài ra tất cả mà chỉ trích dẫn một số kệ tụng nổi tiếng và cũng để xem khả năng dịch thuật Anh Ngữ của tác giả:

Advising People To Enter The Way

 (Khuyên Đạo Vào Đời của Tuệ Trung Thượng Sĩ)

Then spring now autumn, the four seasons revolve.
Then young now old, you see the hair turn white.
Then wealth and nobility, now a long dream.
Years and months go by, carrying ten thousand pecks of sorrow.
In the path of suffering, the wheel of rebirth rolls endlessly.
In the river of passion, we swim like bubbles forming and popping.   
Now coming to the right place to learn the Way,
why don’t you touch your nose?
See that this is your very good chance of a million lifetimes.

            Và bài kệ nổi tiếng của Trần Nhân Tông và cũng là tiêu biểu cho Thiền Phái Trúc Lâm

The Treasure (Kho Báu)

Living in the world, happy with the Way, you should let all things take their course.
When hungry, just eat; when tired, just sleep.
The treasure is in your house; don’t search anymore.
Face the scenes, and have no thoughts; then you don’t need to ask for Zen.

(Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền)

Rise And Decline (Thịnh Suy) của Vạn Hạnh

The human body is like a lightning flash, appearing then disappearing.
All trees bloom in the spring, then decay in the autumn.
Live accordingly with this rise and decline, and have no fear.
The rise and decline – just like a drop of dew on a blade of grass.

(Thịnh suy như lộ thảo đầu phô)

Phần II

            Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Đạo Hạnh (???-1115), Thuần Chân (???-1101), Huệ Sinh (??? – 1063), Ngộ Ấn (1019- 1088), Mãn Giác (1052-1096), Ỷ Lan (1073-1117), Giới Không (Khoảng Thế Kỷ XII), Đạo Huệ (??? – 1172) và Bảo Giám (???-1173)

Sau đây tôi xin trích ra một vài bài kệ tụng nổi tiếng.

 Existance and Nonexistence

(Hữu-Không của Đạo Hạnh)

Existence – there you see all things existing.
Nonexistence – there you see all things vanishing.
Existence and nonexistence are just like the underwater moon.
Cling to neither existence nor nonexistence.

(Hữu không như thủy nguyệt. Vật trước hữu không không).

Trong bước đường tu hành, khi nào hành giả không trụ vào Có (hữu) mà cũng không trụ vào Không (không có) thì đắc quả. Thấy một sự kiện mà mình nói “Có đó” hoặc “Có gì đâu?” thì rớt ngay vào vô minh và sinh tử luân hồi. Theo Viên Giác, muôn vật (vạn pháp) đua nhau xuất hiện, loạn sinh ra rồi loạn diệt mất do vô minh và do duyên khởi, do đó không thể nói Có và cũng không thể nói Không. Khi không chấp Có, không chấp Không thì tâm an trụ hay định, đó là chỗ chứng đắc của Thiền sư.

The Spring

(Mùa Xuân của Mãn Giác)

When spring goes, all flowers die.
When spring comes, all flowers smile.
In front of the eyes, all things flow endlessly.
Old age comes already over my head.
Don’t say that with the spring gone, all flowers fall.
Last night, in the front yard, a branch of mai.

(Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Tiền đình tạc dạ nhất chi mai).

Bài thơ này được các nhà bình luận cho rằng cái thi vị của Thiền ở chỗ chẳng có gì đáng tiếc hay đáng buồn. Vạn sự rong ruổi qua đi, chẳng có cái gì diệt mất, hãy nhìn nó như thế và hãy vui.

Wisdom

 (Trí Tuệ của Bảo Giám)

To learn the way of Buddha, you must have zeal; 
to become a Buddha, you need wisdom.
To shoot a target with an arrow from more than a hundred steps away, you must be strong; 
to hit the mark, you need more than strength.

            Lời dạy đáng ghi nhớ của Thiền sư ở đây là,”Muốn thành Phật phải dùng trí tuệ”. Xa lìa trí tuệ thì đừng mong thành Phật.

Phần III

             Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Bổn Tịnh (1100 – 1176), Khương Tăng Hội (???-280), Thiền Sư Trí (Khoảng thế kỷ thứ X hay XI), Tịnh Lực (1112 – 1175), Hương Hải (1628 – 1715), Quảng Trí (Khoảng thế kỷ XVIII) và Khương Tăng Hội (???-280)..

Sau đây tôi xin trích ra một vài bài kệ tụng nổi tiếng.

Breathing

(Thở của Khương Tăng Hội)

Breathing in, you feel you are breathing in; 
breathing out, you feel you are breathing out.
Breathing in, you know you are breathing in; 
breathing out, you know you are breathing out.
While you breathe, you feel; then, you know.

Thở

Hơi thở ra, hơi thở vào tự hiểu, 
hơi thở ra, hơi thở vào tự biết. 
Đương lúc ấy là hiểu, về sau là biết. 

Hiểu là hiểu hơi thở dài ngắn. 
Biết là biết hơi thở sinh diệt thô tế chậm nhanh. (Bản dịch TT. Trí Siêu Lê Mạnh Thát).

Trong phần Ghi Nhận, tác giả nói rằng, “Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm.”

Watchfull

(Thẩm Sát của Hương Hải)

Watch yourself every day, constantly.
Watch yourself, be mindful, be alert.
In this dream world, don’t search for a Dharma counselor; 
Watch yourself, and see the Buddha’s face on your face.

            Đã từ lâu, có lẽ từ 1980, tôi rất thích thú với bốn câu kệ này:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan.

Thẩm sát tư duy tử tế khan.

Mạc giáo mộng trung tầm tri thức.

Tương lai diện thượng đổ sư nhan. 

            Đừng mơ mộng rồi chạy lung tung để tìm Phật. Hãy trực chỉ nhân tâm mà suy nghĩ rồi sẽ thấy ông thầy (ông Phật) hiện ra ngay trên đầu mình.

Bạn Đạo (DharmaFriend)

            Ai nói rằng tu hành không cần bạn đạo, không cần tăng/ni đoàn và có thể tu một mình xin hãy đọc kệ tụng của Thiền sư Quảng Trí (khoảng thế kỷ XVIII).

Vì vậy tu hành cần có bạn, mới phân biệt rõ ràng sạch và dơ.
Một là bạn bè ở chốn rừng núi an nhàn thì có thể giúp làm ngưng cái tâm nóng nảy.
Hai là bạn nghiêm trì giới luật thì có thể làm phai nhạt ngũ dục.
Ba là bạn có trí tuệ rộng lớn mới có thể giúp ra khỏi bến mê.
Bốn là học hành uyên bác mới có thể giải quyết những điều khó khăn nghi ngại.
Năm là bạn trầm tĩnh, mặc nhiên mới giúp thanh thản, tiến thủ được.
Sáu là hạng khiêm tốn, nhẫn nhục thì giúp tiêu trừ ngã mạn.
Bảy là hạng bạn lòng thẳng, nói ngay mới có thể ức chế được các lỗi lầm.
Tám là bạn đồng dũng mãnh, tinh tấn, mới giúp thành được đạo quả.
Chín là hạng xem thường của cải, thích bố thí mới giúp phá được tính keo kiệt, bỏn xẻn.
Mười là bạn nhân từ che chở cho muôn vật mới giúp đuổi trừ được sự chấp ta chấp người.

(Bản dịch Cư sĩ Trần Đình Sơn)

Present (Hiện tại, ngay bây giờ) của Khương Tăng Hội)

            Kệ tụng này được GS. Lê Mạnh Thát phiên dịch và tác giả đã chú giải như sau,”Có ba thời-quá khứ, hiện tại và tương lai; tuy nhiên, thời gian không hiện hữu với người chứng đắc Niết bàn, bước qua khỏi vòng sinh và tử. Thời gian hiện hữu cho người bơi trong dòng sông của tham, sân, si. Thời gian không hiện hữu cho người nhìn thấy không có một tự ngã nào trong bất kỳ hiện tượng nào, người ngày và đêm nhận ra rằng họ chỉ là một tập hợp rỗng đang trôi chảy bao gồm sắc thân, cảm thọ, tưởng, hành và thức. Buông bỏ mọi thứ trong quá khứ, hiện tại và vị lai, bạn sẽ thấy toàn thân và tâm chỉ là rỗng không vô tự tánh, và thời gian sẽ biến mất.

Not Two Things (Không Hai Pháp) của Thiền sư Cứu Chỉ (Khoảng thế kỷ XI)

            Khi bắt đầu tu tập, bắt đầu nhập môn thì thấy có phiền não-bồ đề, thấy có Phật-chúng sinh, đúng-sai, phải-trái, thấy có sinh-diệt, thấy có trước-sau, pháp và phi pháp…Nhưng khi chứng đắc rồi thì tất cả chỉ là Một (bất nhị).

Phần IV

            Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Trí Huyền (Thế kỷ XII), Thông Biện (???-1134), Khuông Việt (933 - 1011), Chân Không (1045-1100) và Bảo Giác (khoảng thế kỷ XII),

Sau đây là một kệ tụng của Thiền sư Khuông Việt:

Fire

There is the fire in the wood.
The fire is there, then the fire is born.
If you say the wood has no fire, 
how could you make fire by friction?

Trong cây sẵn có lửa, 
Có lửa, lửa lại sanh. 
Nếu bảo cây không lửa, 
Cọ xát làm sao sanh? 

Theo tác giả, “Trí tuệ nhận ra Tánh Không trong tất cả các pháp được gọi là Phật Tánh hay còn gọi là lửa trong gỗ, như các Thiền sư thường gọi.”

Phần V

            Trong phần này tác giả nói tới Thiền sư Giác Hải (Thế kỷ 11-12), Minh Trí (???-1196), Nguyện Học (???-1174), Quảng Nghiêm (1121-1190), Thường Chiếu (???-1203), Y Sơn (??? - 1213), Khánh Hỷ (1066-1142), Hiện Quang (???-1221), Huyền Quang (1254-1334) và Thông Vinh (Thế kỷ 19),

Trong phần này tôi xin trích dẫn một bài kệ thật ghê gớm của Thiền Sư Quảng Nghiêm:

After arising from the cessation state, you can discuss the cessation.
After attaining the unborn state, you can speak about the unborn.
Being a human being, you should have a firm resolve as high as the sky;
Don’t step on the old footprints of the Buddha.

Lìa tịch mới bàn câu tịch diệt, 
Được vô sanh, sau nói vô sanh. 
Làm trai có chí xông trời thẳm, 
Chớ giẫm Như Lai vết đã qua. 

            Bài kệ này Thiền sư muốn nói rằng mình làm trai ý chí nghiêng trời đất thì phải tu thành Phật chứ tại sao lại cứ đi theo Phật, thờ Phật mãi? Có lẽ Thiền sư đã thành Phật rồi cho nên mới dám nói như thế này.

Phần VI

            Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726), Thông Thiền (???-1228), Như Trừng Lân Giác (1696- 1733), Tường Quang (1741-1830), Thạch Liêm (khoảng thế kỷ 17), Phổ Tịnh (khoảng thế kỷ 19), Tịnh Không (???-1170) và Đạo Huệ (khoảng 1190),

Trong phần này tôi xin trích dẫn một bài kệ của Thiền Sư Tường Quang lượng giá việc tu hành.

The Highest

The highest person practices the unconditioned dharmas.
The second-ranked person cultivates both merit and wisdom.
The third-ranked person does good and avoids evil. 
The fourth-ranked person is a superior scholar of the Three Baskets of Buddhist Scriptures.

Người bậc nhất tu pháp vô vi  
Người bậc nhì phước tuệ đầy đủ 
Người bậc ba làm thiện chừa ác 
Người bậc tư tam tạng tinh thông

            Theo như Thiền sư thì thông hiểu kinh điển, thuyết giảng, phát hành cả trăm băng đĩa nhưng vẫn chỉ là “hạng tư” còn thua cả người tu phước làm lành lánh dữ.

Phần VII

            Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Tín Học (???-1190), Trần Thái Tông (1218 - 1277), Hải Quýnh (1728 - 1811), Đại Xả (1120 - 1180) và Tông Diễn (1640 - 1711).

            Tôi xin trích dẫn một vài kệ tụng của các Thiền sư:

Not For Profit (Không Vì Lợi của Thiền sư Tín Học)

To make a profit leads to implanting a desire.
To have a desire leads to craving a profit. 
A bodhisattva doesn’t do anything for profit or for desire.
Not for profit and not for desire, the bodhisattvas act.

Có lợi ắt có nhiễm, có nhiễm ắt có lợi;
có lợi có nhiễm Bồ-tát chẳng làm;
không lợi không nhiễm, Bồ-tát mới làm.

            Khi tâm mình bị nhiễm ô thì mình làm việc vì lợi kể cả làm việc thiện. Khi tâm mình trong trắng thì làm việc vô vị lợi.

Còn về Trấn Thái Tông, tác giả trích dẫn sách sử kể rằng trong khi đọc tới dòng chữ "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" từ Kinh Kim Cương, Trần Thái Tông hốt nhiên hiểu về Thiền Đạo. Về sau, Trần Thái Tông dùng công án Thiền để dạy môn đệ. Sách "Khóa Hư Lục" của ngài có một chương, trong đó liệt kê 43 công án với chú giải riêng (niêm và tụng) để hướng dẫn Thiền sinh về cách học, thực tập và đốn nhập vào cửa không cửa (Vô Môn Quan).

Nothing Attainable (Vô Sở Đắc của Thiền sư Hải Quýnh)

All things are formless,  
unborn, undying.
Thus, there is nothing attainable.
Thus, truly the Buddha spoke.

Các pháp không tướng 
Chẳng sanh chẳng diệt 
Bởi không chỗ được (đắc)
Là thật Phật nói.  

Bài kệ này nói đúng lời dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh “Vô trí diệc vô đắc”.

Về Thiền sư Tông Diễn, theo tài liệu của Thiền Viện Thường Chiếu, “Vào năm 1678, Vua Lê Hy Tông vì không hiểu Đạo Phật đã cho đày tất cả tăng ni vào rừng núi. Sư rất đau lòng, quyết tâm về kinh đô thuyết phục vua. Sau bao gian khổ và mưu trí tuyệt vời, Thiền sư đã gặp được vua và dâng lên hòn ngọc quý. Hòn ngọc quý này là tờ biểu tấu giấu trong chiếc hộp kín. Sau khi đọc xong tờ biểu, vua chợt hiểu về Đạo Phật rồi phán, “Đạo Phật là viên ngọc quí, chẳng lẽ trong nước chúng ta không dùng, Tăng Ni hay khuyên người làm thiện, tại sao lại vất bỏ đi? Người đem Phật pháp khai hóa dân chúng cũng là phương pháp tốt giúp cho triều đình trị dân.” 

Sau đó vua liền mời Sư ở lại chùa Báo Thiên để bàn luận đạo lý. Thượng hoàng nghe tiếng sai Trung Sứ đến nói với vua thỉnh Sư vào cung diễn giảng kinh pháp. Vua cũng đến dự nghe thấu hiểu đạo lý, liền ban cho Sư được quyền ra vào nội cung để tuyên dương chánh pháp, đồng thời ra lệnh thu hồi lệnh trước, để Tăng Ni tự ý trở về chùa mình ở đâu tùy duyên giáo hóa. Đề bày tỏ sự hối hận của mình vua cho tạc bức tượng bằng gỗ Phật ngồi trên lưng vua hiện còn trưng bày tại Chùa Hòe Nhai.

Thiền sư Tông Diễn đúng là vị thánh tăng hy hữu, có một không hai. Ngài chính là Tự Tại Vương Bồ Tát hóa thân.

Phần VIII

            Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Tịnh Giới (??? - 1207), Pháp Loa (1284 - 1330), Tính Tuyền (1674- 1744), Thanh Đàm (Thế kỷ 19), Nguyện Học (???-1174), Đại Xả (1120 - 1180), Trường Nguyên (1110 - 1165) và Thủy Nguyệt (1637 - 1704)..

            Sau đây là một bài kệ của Thiền sư Tính Tuyền:

Dharma Heir

One who understands that the Great Way has no words,
will enter the gate of non-duality, 
and complete the countless teachings.
Who will be that future dharma heir?

Đạo cả không lời 
Vào cửa chẳng hai 
Pháp môn vô lượng 
Ai là kẻ sau. (Bản dịch của HT.. Thích Thanh Từ)

            Khi bạn không còn gì để nói nữa, khi tâm bạn trống không giống như tác giả luận bàn, “Bạn biết bầu trời mênh mông bao trùm cả hai trạng thái Có và Không Có. Và bạn biết bầu trời đó, vốn là cái Không mênh mông, vẫn bất động bất kể mây hiện và tan. Bầu trời luôn luôn ở trạng thái bất nhị. Bầu trời biểu tượng cho tâm bạn, và các đám mây biểu tượng các trạng thái ý thức.” thì bạn chính là kẻ nối pháp, tiếp dòng sinh mệnh của Thiền.

Phần IX

            Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334), Liễu Quán (??? - 1743), Y Sơn (???- 1213), Viên Học (1073 - 1136) và Nguyên Thiều.   

Dưới đây là một kệ tụng của Thiền Sư Huyền Quang:

 Mountain Temple (Chùa Núi/Sơn Tự)

The night is calm, and an autumn wind breezes by the veranda.
The mountain temple leans quietly on tree shadows.
Zen is done, and the mind becomes the oneness.
The crickets chirp; for whom is the sound?

Gió thu đêm vắng thổi hiên ngoài 
Chùa núi im lìm gối cỏ may 
Đã được thành thiền tâm một khối 
Rè rè tiếng dế gọi kêu ai?

Qua bài kệ này chúng ta thấy đời sống của sư như một ông Tiên hay Bồ Tát ẩn tu.

Rồi một bài kệ của Thiền sư Nguyên Thiều:

The Serene Mirror (Gương Lặng Lẽ)

Serene, serene – that mirror has no shades.
Luminous, luminous – that diamond has no features.
Clearly, clearly – it is something, and it is not anything.
Tranquil, tranquil – it is emptiness, and it is not emptiness.

Lặng lẽ gương không bóng 
Rỡ rỡ châu chẳng hình 
Rõ ràng vật phi vật 
Vắng vẻ không chẳng không.

            Bài kệ này làm hiển lộ lý Sắc-Không. Gương có hình mà chẳng có hình. Hạt minh châu chiếu muôn vẻ nhưng có chứa gì đâu?

Phần X

            Trong phần này tác giả nói về:

Zen(Thiền)
Bodhi (Bồ Đề) của Thiền sư Pháp Loa
The Great Way (Đại Đạo) của Thiền sư Pháp Loa
Song Of The Buddha Mind (Phật Tâm Ca) của Tuệ Trung Thượng Sĩ
Living Amid Dust And Enjoying The Way (Cư Trần Lạc Đạo) của Trần Nhân Tông.

Thay Lời Kết:

Thiền làm cho Phật giáo sống động, cho thấy Phật Giáo là gì qua hình ảnh của các Thiền sư, khác biệt với những tôn giáo khác chỉ trụ vào cầu nguyện và nghi thức cúng tế. Thiền Việt Nam là linh hồn, là hình ảnh thực của Phật Giáo Việt Nam ít nhất 16 thế kỷ qua. Thiền vượt lên trên ngôn từ, kinh điển nhưng không có kinh điển nào qua Thiền. Thiền gom tất cả kinh điển vào mình nhưng không hề nói một câu, một chữ trong kinh.

Thú thực, tìm hiểu về Thiền lúc tôi nào cũng cảm thấy thong dong, thích thú. Hầu hết các tôn giáo đều bị trói buộc trong tín điều, lễ nghi, cung kính và nhiểu khi sợ hãi. Thế nhưng lạc vào Thiền chúng ta thấy có chút thi vị, thích thú, không câu nệ, giản dị. Khi nói về Thiền tôi luôn luôn kính trọng các Thiền sư, nhất là chư Tổ.

Đây là cuốn sách vô cùng quý báu mà tác giả đã bỏ bao công sức nghiên cứu, tổng hợp, bình chú rồi phiên dịch qua Anh Ngữ không ngoài mục đích để giới thiệu dòng Thiền Việt Nam, qua đó thế giới có thể biết về Phật Giáo Việt Nam thay vì họ chỉ biết đến Phật Giáo Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản, Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện…Nghe nói tác giả đã gửi biếu 35 cuốn sách tới các nhà chuyên môn điểm sách Hoa Kỳ với hy vọng họ sẽ đọc và giới thiệu tới độc giả hoặc các đại học. Xin quý thiện tri thức tiếp tay phổ biến cuốn sách này.

Quý vị có thể đọc sách tại Thư Viện Hoa Sen hay đặt mua tại Amazon hoặc liên lạc với tác giả qua địa chỉ điện thư: nguyengiac@gmail.com . Xin trân trọng giới thiệu.

Đào Văn Bình

(California ngày 20/6/2020)

 

__._,_.___


Posted by: Binh Dao 

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí 2/9/2022

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

$
0
0

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/








https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM



BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP
Tháng 3-1980 bất ngờ tôi gặp lại Hiệp, đúng là quả đất tròn. “Tha hương ngộ cố tri”. Chuyện tôi gặp lại Hiệp như một sắp xếp của bàn tay vô hình. Nhưng cuộc hội ngộ cũng cho tôi nỗi xót xa đến không ngờ. Đúng là mỗi người một mảnh đời không ai biết trước được. Sáng hôm đó như thường lệ 4 giờ sáng tôi đạp xe từ Phú Nhuận đi Chợ Sặt Biên Hòa mua đậu nành. Qua khỏi ngã tư Thủ Đức thì chiếc dép đứt quai, trời tối đèn điện lờ mờ, nhét chiếc dép vào sau ba ga tôi đạp chân không. Đến chợ Sặt tìm đoạn kẽm cột tạm nhưng dép của tôi quá cũ mỏng như tờ giấy, mới đi vài bước lại đứt tiếp, thấy tôi loay hoay cột tới cột lui bà “chủ vựa” vừa nói vừa cười: “mòn cỡ đó mà còn tiếc gì nữa em ơi! Bỏ mẹ nó mua đôi khác cho rồi”.
Bà đâu biết tôi chỉ đủ tiền mua 50 kilo đậu nành, còn mấy đồng dằn túi đề phòng xe dọc đường nên phải đắn đo. Sau cùng tôi nghĩ về tới chợ Lớn 45 cây số đạp chân không, chết chắc! Đành phải mua đôi dép nhựa loại rẻ nhất. Vậy là trả tiền cho bà chủ xong tôi sạch túi.
Trên đường về đến ngã ba “Xa lộ Đại Hàn” thì bánh xe sau bị xì, với tôi lúc đó là một tai họa. Nhìn xuống thấy bánh xe xẹp lép tôi chết điếng người, trong túi không còn dù chỉ một đồng, tiền đâu vá xe? Tôi thầm nghĩ sao hôm nay gặp toàn chuyện xui vậy trời? “Họa vô đơn chí” khi sáng đứt dép bây giờ lại xì bánh xe. Tôi hạ bao đậu xuống lề đường, bối rối không biết giải quyết thế nào? Tiền đâu vá xe bây giờ? Bí lối chỉ biết kêu trời!
Nhìn về hướng Sài Gòn, cách chừng hơn trăm mét bên lề đường một người sửa xe đạp đang ngồi trong lều nhỏ che nắng bằng tấm nylon. Không còn cách nào khác, cứ dắt xe đến rồi tính sau, chưa biết phải mở lời nói sao để người ta cho thiếu nợ ngày mai tôi sẽ trả. Tôi đến trước lều, người sửa xe mặc áo lính quay mặt vào trong đang lục tìm trong thùng đồ nghề. Tôi lấy nón vải lau mồ hôi lên tiếng gọi: “Anh ơi!”. Người thợ ngoảnh mặt ra: “Có tôi đây”. Tôi ngỡ ngàng kêu lên: “Trời ơi! Hiệp có phải không?” Anh cũng mở to mắt ngạc nhiên: “Ủa, mày hả Tiến?” Hiệp xoay người ra trên cái đòn ghế, tôi rụng rời xót xa, Hiệp cụt cả hai chân đến nửa đùi. Hai đứa mừng quá bắt tay nhau, tôi xúc động chưa biết nói gì. Hiệp chỉ chiếc ghế thấp:
– Ngồi đi mày... tao lấy nước uống rồi chuyện gì nói sau.
Hiệp xoay người trên chiếc đòn ghế lấy ca nhỏ rót nước từ bi đông quân đội, vừa hỏi:
– Mày vào đây khi nào, bây giờ ở đâu?
Hai đứa tóm tắt hoàn cảnh hiện tại của nhau. Hiệp nói:
– Chuyện còn dài. Bây giờ trước hết mày đem bao đậu đến đây để mấy thằng quản lý thị trường nó “đớp” là hết vốn... vác nổi không? Chân cẳng tao làm sao giúp mày được? Tôi chui ra khỏi lều: “Ông cứ để mình”.
Bây giờ lại thấy trong cái rủi có cái may, nếu xe không xẹp bánh thì tôi đâu gặp lại người bạn trong cảnh tha hương giữa đất miền Nam mênh mông trong hoàn cảnh này.
*****
Tôi và Hiệp cùng học lớp Đệ Thất 4 ở trường Trần Quốc Tuấn–Quảng Ngãi. Nhưng Hiệp lớn hơn tôi ba tuổi, năm vào Đệ Thất tôi mới mười hai còn nhỏ xíu, mà Hiệp thì đã mười lăm cao nhất lớp, đang thời kỳ trổ mã đẹp trai, mặt đã có mụn trứng cá và giọng nói khàn khàn như vịt đực. Tính tình nghịch ngợm, hay chọc phá bọn con gái (lúc đó Quảng Ngãi chưa có trường Nữ Trung Học). Nghịch nhất lớp mà học thì cũng loại siêu hạng. Hiệp thông minh học giỏi đều các môn, mỗi lần cô Hy (vợ thầy hiệu trưởng) kêu nó đứng lên đọc Pháp văn là cả lớp im lặng như tờ lắng nghe, nó đọc hay như Tây. Xếp vị thứ hàng tháng, thi lục cá nguyệt, đến tổng kết cuối năm, không đứa nào giành ngôi số một của nó. Mới Đệ Thất mà “cu cậu” đã biết khiêu vũ, chơi đàn guitar, mandolin. Tới giờ dạy nhạc thầy Trần Quang Ngọc thường bảo nó đàn cho cả lớp nghe. Nói chung là cùng lớp Đệ Thất nhưng Hiệp trưởng thành hơn bọn tôi.
Hiệp học giỏi có tiếng, kết quả học tập là một kỳ tích. Nó chỉ chung lớp với bọn tôi đến năm Đệ Ngũ, bỏ Đệ Tứ làm đơn thi trung học Đệ Nhất Cấp, thi đậu qua trường Chấn Hưng Đệ Tam học luôn chương trình Đệ Nhị, thi Bán Phần đậu bình thứ, lại trở vào Trần Quốc Tuấn học Đệ Nhất và kỳ thi Toàn phần đậu Bình nữa mới ghê. Hiệp học nhảy hai lớp nên khi bọn tôi mới hết Đệ Tam, nó đã đậu xong Tú Tài toàn phần. Hiệp nộp đơn vào Quốc Gia Hành Chánh. Còn đúng một tuần nữa đến ngày thi, chuẩn bị hành lý vào Sài Gòn thì tai họa ập xuống. Trong một chuyến công tác ở Mộ Đức trở về đi qua Mỏ Cày cha của Hiệp bị Việt Cộng ám sát, ông chết vì một viên đạn AK xuyên qua tim. Hiệp bỏ thi, còn tinh thần đâu mà học? Bọn tôi đến nhà thăm nhưng nó cứ nằm khóc vùi, mặt mày bơ phờ. Hiệp thông minh giỏi giang miệng mồm tía lia giờ biến mất, nó xác xơ tiều tụy.
Bạn bè đứa nào cũng tiếc cho Hiệp, con đường học vấn đang thênh thang rộng mở. Phải nói Hiệp là một tài năng hiếm có, năm Đệ Tam bọn tôi hay đến nhà hỏi bài, Hiệp giảng hay và dễ hiểu hơn giáo sư ở lớp. Nó mang hoài bão lớn, có lý tưởng rõ ràng, đã vạch cho mình hướng đi nên chọn Quốc Gia Hành Chánh. Nhưng cái chết của cha làm Hiệp chuyển hướng, cuối năm 1967 nó nộp đơn vào khóa 24 Trường Võ Bị Đà Lạt. Bốn năm học ở Đà Lạt, Hiệp ít về Quảng Ngãi, ra trường lại về binh chủng Biệt Động Quân ở Quân Khu Hai trên cao nguyên. Thỉnh thoảng chỉ biết tin tức qua bạn bè. Hiệp vô Đà Lạt, bọn tôi hai năm sau mới xong Tú Tài toàn phần. Sau đó cũng tứ tán bốn phương, đứa vào đại học, thằng nào hết hạn hoãn dịch thì vào quân đội, đứa vào Sư phạm Qui Nhơn, Đứa Cán Sự Y Tế Huế. Mỗi người một mảnh đời nổi trôi theo vận nước.
Tôi nhập ngũ khóa 5/70 Thủ Đức, rồi học căn bản pháo binh ở Dục Mỹ, ra trường về Tiểu đoàn 20 pháo binh. Suốt hai năm đi “đề lô” cho các Tiểu đoàn Biệt Động Quân, Trinh Sát, Chiến Xa, Thiết Giáp, vào sinh ra tử đánh đấm tưng bừng. Trong vòng ba năm bạn bè tôi tử trận gần hết. Đến trung tuần tháng 3-1973, tôi rời Tiểu Đoàn 20 pháo binh thuyên chuyển về làm Trung đội trưởng Trung đội 109 pháo binh ở Quảng Ngãi.
Tháng 10-1974 từ Bình Sơn về họp với ban chỉ huy pháo binh Tiểu khu. Trưa hôm đó tôi mời Đại úy Tùng, Chỉ Huy Phó và Trung úy Ba Trung đội trưởng 111 ăn cơm ở Bắc Hải. Tiệm đông khách nên không để ý đến ai. Ăn xong tôi vào quầy thanh toán tiền. Lúc trở ra mới được mấy bước có tiếng hỏi: “Phải mày không Tiến?”
Một ông đại úy Biệt Động Quân đang ngoảnh lên nhìn tôi mỉm cười, ngồi cạnh là một cô gái đẹp. Phản xạ tự nhiên tôi đưa tay chào kính, cũng trong khoảnh khắc tôi nhận ra Trần Quang Hiệp. Bất ngờ vì trước mặt tôi không phải là Hiệp mảnh khảnh trắng trẻo thư sinh của bảy năm trước ngày bọn tôi tiễn thằng Hiệp 20 tuổi vào trường Võ Bị Đà Lạt. Mà là một ông đại úy Biệt Động Quân đồ trận hoa rừng, ba bông mai đen trên ve áo với bộ ria mép đen rậm, đẹp trai vóc dáng phong trần.
Hiệp bắt tay tôi giới thiệu với cô gái. Nó quay qua: “Ngọc, người yêu của tao”. Tôi “Chào chị”. Hiệp cười.
Mới đó mà đã bảy năm, gặp lại hai đứa đều mặc áo lính. Hoàn cảnh chiến tranh mỗi đứa một chiến trường nên không gặp nhau. Bọn tôi hỏi thông tin về bạn bè, đứa còn đứa mất. Hiệp đang là sĩ quan phòng Ba của bộ chỉ huy Biệt Động Quân Quân Khu II. Nghỉ mấy ngày phép về thăm mẹ. Đó là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất bọn tôi gặp lại từ khi Hiệp vào Võ Bị.
Hiệp lên lại cao nguyên, tôi về đơn vị ở Bình Sơn. Tình hình đất nước biến chuyển xấu do sự cắt giảm quân viện của Hoa Kỳ theo tinh thần hiệp định Paris. Tình trạng tiếp liệu của toàn quân đội bế tắc thê thảm, đạn dược thiếu hụt. Cuối năm 1974 đạn tồn kho cạn kiệt, Pin PRC–25 trực tác xạ không còn. Tôi được lệnh chỉ bắn một đến hai quả cho mỗi lần quân bạn chạm địch. Bao nhiêu công điện xin tiếp tế tôi gởi đi đều được trả lời là: “Đợi”. Bộ binh chiến đấu đơn độc ngoài chiến trường vì không còn hỏa lực yểm trợ. Ngược lại, Việt Cộng được Nga Sô, Trung Cộng gia tăng viện trợ tối đa toàn vũ khí tối tân hạng nặng áp đảo. Ưu thế quân sự dần nghiêng về phía cộng sản bắc việt.
Thế rồi VNCH sụp đổ, tôi lăn lóc qua nhiều nhà tù trong nhiều năm. Ra tù thêm bản án quản chế, tôi tất bật mưu sinh trong đói rách tả tơi.
Đầu năm 1980 tôi bỏ Quảng Ngãi vào Sài Gòn tá túc nhà người quen ở Phú Nhuận tìm cách mưu sinh. Thấy tôi nghèo không nghề nghiệp, bà chị sát vách cho mượn tủ thuốc lá nhỏ, tôi bê ra ngã tư Phú Nhuận ngồi từ sáng đến khuya, cả tuần lễ bán lẻ được năm điếu Samit, hai gói rưỡi thuốc Hoa Mai. Thất bại tôi chuyển qua đi bỏ sữa cho quán cà phê, bỏ 6 lon chỉ lấy tiền được bốn, còn hai lon chủ quán không trả tiền, khi tôi đến hỏi lần thứ ba lại lên tiếng lớn, còn cho tôi một tát tai nổ đom đóm, rồi đuổi ra vì chê sữa cũ đặc quá làm họ mất khách. Vậy là tôi mất vốn. Đang tính chuyện đạp xích lô thì có người mách đi chợ Sặt mua đậu nành về bỏ ở Chợ Lớn.
Thế là cứ 4 giờ sáng tôi thức dậy đạp xe ra chợ Sặt Biên Hòa hơn 45 cây số, chở bao đậu 50 ký về Chợ Lớn, trong ngày vừa đi về tôi đạp xe gần 100 cây số. Nhưng tiền lời chỉ tương đương 2 ký gạo cho mỗi chuyến. Mà tôi đạp xe trong tình trạng nhịn đói từ 4 giờ sáng đến 5 giờ chiều trở về nhà mới ăn bữa cơm duy nhất. Tôi cũng tiết kiệm không dám uống nước dọc đường, cứ đến “vựa” uống đầy bụng, về chợ Lớn thì xin nước nơi bán hàng, cho nên đi mấy ngày là tôi ốm nhom. Sợ nhất là đoạn trở về đèo 50 ký mà còn lên cái dốc Thủ Đức, nên người rã rời nhưng không còn cách nào khác.
*****
Hôm đó tôi và Trần Quang Hiệp ngồi tâm sự, đến 8 giờ tối mới đèo bao đậu đến chợ Lớn, bán xong về tới nhà là 10 giờ đêm. Từ lúc tạm biệt Hiệp lòng tôi ngổn ngang nỗi buồn tê tái. Một thời binh lửa đã đi qua, nhưng vết thương vẫn hằn sâu nhức buốt trong tâm hồn những người lính như bọn tôi. Dù tôi và Hiệp còn rất trẻ đang tuổi thanh niên. Đã từng xông pha nơi chiến trường máu lửa, đã bao lần bước vào cửa chết để tìm ra đường sống. Nhưng hai đứa đã nghẹn lời khi kể nhau nghe những bi kịch về đoạn đời của mình sau ngày phần đất tự do đã mất.
Hiệp nói: “Tao tin vào định mệnh. Mỗi người một số phận không ai biết trước cuộc đời mình sẽ ra sao? Nếu Việt Cộng không giết ‘ông già’ thì tao đâu vào Võ bị Đà Lạt? Rồi nếu không ở quân đội tao đâu gặp Ngọc? Cuộc sống vốn nhiều những sự tình cờ, tình cờ bọn mình gặp nhau, tình cờ tao vào quân đội, và gặp Ngọc cũng là một tình cờ.”
Ngọc quê Quảng Ngãi, tốt nghiệp đại học sư phạm Huế lên dạy ở Pleiku. Ngọc dạy cùng trường với vợ Trung úy Kha ban Ba Tiểu đoàn Biệt Động Quân. Họ gặp nhau trong một bữa cơm gia đình ở nhà Kha. Không hiểu sao anh Trung úy đại đội trưởng trinh sát Trần Quang Hiệp gan lì nơi trận mạc. Về thành phố có tiếng hào hoa, đẹp trai, miệng mồm như tép nhảy, thế mà tự nhiên ít nói, lừng khừng như thằng “ngố” bị lãng tai. Ngọc đẹp, hiền lành lại đồng hương gặp nhau nơi cao nguyên nắng bụi mưa bùn, thế là họ yêu nhau.
Từ ngày yêu Hiệp, Ngọc sống trong lo âu đợi chờ, mà Hiệp thì say mê chiến trận. Những địa danh Chupa, Dakto, Tân Cảnh, Kiến Đức, Pleime Trận nào cũng ác liệt một còn một mất với quân thù. Sau hai tuần vắng mặt Hiệp trở về với một cánh tay quấn băng trắng loang lỗ máu tươi treo trước ngực, thấy Ngọc rưng rưng, Hiệp mỉm cười: “Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ”, vết thương chưa lành lại đòi ra đơn vị với anh em. Rồi Ngọc khóc ngất khi thân thể Hiệp bê bết máu, mê man trong phòng hồi sinh ở Quân Y Viện Pleiku, sau ba tháng điều trị không cần tái khám lại nhất định lên đường. Và bao nhiêu lần trở về trên băng ca, chân tay mình mẩy lại băng bông máu me thấm đỏ. Ngọc phải nhờ bạn bè dạy thế để săn sóc chăm nom. Và Hiệp luôn giấu gia đình nhất định không cho mẹ biết tin.
Chuyện tình của anh quân nhân Biệt Động và cô giáo ngọt ngào như một bài thơ hay. Sau những cuộc hành quân trở về họ sánh vai trên đường phố Pleiku, cả hai đều đẹp. Rồi những buổi hẹn hò, những chiều tiễn đưa. Phố núi Pleiku là cõi “thiên đàng” của những người đang yêu nhau. Nhưng chuyện đời không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái như mơ tưởng.
Ngày tôi gặp hai người ở Bắc Hải chính là ngày định mệnh, chuyện tình của Hiệp qua một ngã rẽ khác.
Trước đó một tháng Hiệp thưa với mẹ chuyện hôn nhân, và cho biết thông tin về Ngọc: “Nhà ở Đức Phổ, Cha chết đã lâu chỉ còn mẹ già sống với người con gái lớn...” Nỗi vui mừng dâng tràn, niềm ước mong bao năm là thấy mặt con dâu bây giờ mới đạt được. Mẹ đôn đáo lo toan, báo cho chú Hiếu biết, cùng mấy người bà con, tìm thông tin về gia đình Ngọc và chuẩn bị đến lễ Trầu Cau.
Một tối mẹ đang ngồi tính chuyện sắm lễ vật, những ai sẽ là họ hàng đến nhà gái, thì chú Hiếu của Hiệp làm cảnh sát “đặc biệt” ở Quảng Ngãi, người sẽ đại diện nhà trai trong lễ đính hôn xuất hiện với vẻ ưu tư. Ngồi lặng yên hồi lâu, thoáng buồn ông nói: “Chị Hai, cha con Ngọc không phải chết mà là tập kết, đã ra bắc từ năm 1968 từng hoạt động ở Quảng Nam, mới đổi vùng từ 1973, địa bàn hoạt động hiện tại ở nam Quảng Ngãi, là cán bộ cấp tỉnh, và y đã có móc nối với gia đình... Em đã xem và nghiên cứu kỹ hồ sơ. Phải cho thằng Hiệp biết ngay không chậm trễ được...” Hiệp hốt hoảng khi cầm bức điện tín: “Mẹ đau nặng con về gấp”. Không biết mẹ nặng nhẹ thế nào? Thôi cứ đem Ngọc cùng về để mẹ biết mặt con dâu. Hiệp gọi thầm: “Mẹ ơi đợi con về”.
Phải đợi hai ngày mới có chuyến bay về phi trường Chu Lai, Hiệp đưa Ngọc về nhà. Mặt mẹ đầm đìa nước mắt khi Hiệp ôm bờ vai gầy của mẹ. Ngọc e dè ngồi vào ghế sát tường. Hiệp theo xuống nhà sau vào phòng của mẹ. Ngồi xuống giường mẹ hỏi nhỏ: “Hiệp... Con có biết cha con Ngọc làm gì không?”. “Cha nó chết lâu rồi mà mẹ”. “Không... nó dấu con, cha nó là Việt Cộng, đang hoạt động ở Đức Phổ...” Mẹ cho biết thêm những thông tin điều tra của chú Hiếu, cùng sự xác nhận của những người quen.
Như nhát búa tạ vừa đập vào ngực, Hiệp bật ngửa ra giường hai tay dang rộng nhìn lên trần nhà. Hiệp không nghi ngờ gì kết luận của chú Hiếu. Hiệp ăn năn sự hời hợt chết người của mình, tại sao không cho gia đình biết từ đầu? Một sai lầm không đáng có.
Trong đầu Hiệp hiện lên: Vậy là lâu nay mình đã bị kẻ thù giăng bẫy? Không ngờ cô ta lại đóng kịch hay đến thế? Cảm giác sợ hãi. Hiệp cố nhớ lại có bao giờ cô ta hỏi điều gì về lãnh vực quân sự chưa? Hay có khi nào mình sơ suất tiết lộ gì không? Thời gian hai năm làm sao nhớ hết? Người yêu khoảnh khắc thành kẻ thù hai bờ chiến tuyến. Rõ ràng mình với cô ta là hai đường thẳng song song. Không bao giờ!
Căn phòng yên lặng. Hiệp ngồi dậy gục mặt vào vai mẹ: “Mẹ ơi! Con có lỗi với cha mẹ... Con sẽ tự giải quyết... Mẹ chuyển lời xin lỗi của con đến chú Hiếu. Con hứa không làm gì sai trái với gia đình... Con sẽ liên lạc xin tàu ngày mai trở lại đơn vị. Nếu mấy hôm nữa Ngọc đến tìm, mẹ cứ nói con đã đi và tuyệt đối không tiết lộ gì thêm.”
Vào Bắc Hải ăn cơm xong, Hiệp nói với Ngọc là chiều nay nhà có khách, các cô chú tập trung bàn chuyện đám cưới, để tránh khó xử Ngọc về Đức Phổ thăm mẹ, ngày mai Hiệp sẽ vào đón...
Sáng hôm sau Hiệp bay lên Pleiku, và hai ngày sau Phòng Ba đưa Hiệp ra thay cho một Tiểu Đoàn Phó vừa bị thương, đơn vị đang hành quân ở Kontum. Đến ngày thứ năm khi dẫn hai đại đội ra khỏi khu rừng đến một đồi tranh, cho dàn quân bố trí xong, lúc tiến lên quan sát mục tiêu Hiệp dẫm phải quả mìn cá nhân lớn, một tia lửa sáng lòa tiếp theo tiếng nổ rền rung chuyển. Hiệp không còn biết gì nữa.
Ra khỏi phòng hậu phẫu ba ngày sau tỉnh lại Hiệp lờ mờ cảm giác khác lạ, người nặng nề râm ran đau nhức, đầu óc bồng bềnh, tay chân không co duỗi được. Hồi lâu Hiệp mới biết hai tay bị cột chặt vào cạnh giường, dây chuyền máu, chuyền nước biển chằng chịt tê cứng người. Dần dần Hiệp biết mình bị mất đôi chân, phải giải phẫu lấy mảnh ở tay, đầu và bụng qua lời của một bác sĩ mà Hiệp nghe trong trạng thái mơ màng nửa tỉnh nửa mê.
Bảy ngày sau Hiệp mới hoàn toàn nhận biết đang ở Quân Y Viện Pleiku. Vừa mở mắt thấy Ngọc ngồi cạnh giường mặt bơ phờ, đáp lại thái độ vồ vập nghẹn ngào gọi tên mình, Hiệp nhắm mắt im lặng, cố nhớ những gì đã xảy ra.
Chiều hôm đó Đại úy Kha cùng vợ vào thăm, sau khi yêu cầu tất cả ra ngoài. Hiệp cố gắng tóm tắt những thông tin về Ngọc, nhờ Kha vận động để mình được chuyển về trong thời hạn sớm nhất. Đại úy Kha đồng ý và ủng hộ hướng giải quyết của Hiệp. Hôm sau có chuyến bay Hiệp được chuyển về Tổng Y Viện Cộng Hòa. Tiếng khóc của mẹ làm Hiệp cảm giác xót buốt như nhát dao cắt vào từng đoạn ruột. Bên mẹ, Hiệp thấy bớt cô đơn, suốt ngày loay hoay chăm sóc rửa lau, an ủi nói chuyện để Hiệp khuây khỏa nỗi buồn.
Ngọc đến Tổng Y Viện ba lần với dáng vẻ tiều tụy. Hiệp nói với Ngọc mình tàn phế nên không muốn cô bị ràng buộc vào đời một phế nhân, và xin lỗi là lâu nay mình đã lừa dối chứ không yêu thương gì! Bao nhiêu nước mắt của Ngọc cũng không làm Hiệp lay chuyển. Từ đó tuần nào cũng có một lá thư của Ngọc từ Pleiku, lá thư đầu tiên đến lá cuối cùng Hiệp chưa bao giờ mở ra, cũng không cần biết nàng viết những gì cứ bảo mẹ đốt bỏ. Tình hình chiến sự diễn biến mau lẹ sau khi mất Phước Long, rồi Quân Đoàn Hai rút bỏ Pleiku, Quân Khu Một di tản, những tin tức xấu từ các chiến trường cứ dồn dập bay về.
Thế rồi khi hai chân còn rỉ máu, những vết mổ chưa liền da, chưa tự ngồi dậy được, thì biến cố 30 tháng 4.
Có mặt ở Tổng Y Viện nên Hiệp tận mắt chứng kiến số phận bi thảm của anh em thương binh VNCH trước sự tàn nhẫn vô độ của Việt Cộng. Một bọn người nón cối dép râu ăn bận luộm thuộm, mặt mày hung dữ đằng đằng sát khí xông vào, súng AK lên nòng gắn lưỡi lê chĩa vào những người thương binh đang nằm trên giường, đập đánh chửi rủa xua đuổi bằng lời thô tục đầy hận thù. Những người thương binh què cụt, bông băng đỏ ối máu tươi, xương tay chân còn bó nẹp không tự mình ngồi dậy được đã bị đạp rơi xuống sàn nhà mà không dám kêu la. Bao nhiêu người không thể tự mình rời khỏi giường, bị báng súng nện vào lưng, có người phản ứng lại bị đánh tới tấp bằng gậy, bằng bất cứ vật gì chúng vớ được chung quanh.
Máu căm hờn dâng lên đỉnh đầu. Hiệp cắn răng nghe nhịp tim dồn dập, đầu óc quay mòng mòng mồ hôi toát ra và hai tay run rẩy không còn tự chủ. Khó khăn lắm mẹ mới xốc Hiệp lên chiếc xe lăn hối hả đẩy ra sân. Trước mắt Hiệp kẻ lết người bò, kẻ xe lăn người chống nạng, có người một tay đỡ đùm ruột trong bao nylon, một tay cầm bịch máu thất thểu mặt còn nhăn nhó đớn đau. Một dòng người què quặt, máu me lang thang trên đường vật vờ như những bóng ma.
Cuộc chiến ghê gớm nhất hai mươi năm chấm dứt một cách dễ dàng, kẻ chiến thắng cũng ngỡ ngàng, người chiến bại thì vẫn không tin là sự thật. Sau những hối hả ngược xuôi tìm đường trốn chạy, ngày 30 tháng 4 đi qua. Sài Gòn là một thành phố chết, phố xá đóng cửa, nhìn đâu cũng toàn màu đỏ của cờ xí, biểu ngữ. Mọi sinh hoạt đều ngưng đọng đợi chờ chính sách của người “chủ” mới. Không khí khủng bố chết chóc bao trùm xuống miền Nam. Mọi sinh hoạt của Sài Gòn bị tê liệt.
Phe chiến thắng chia nhau chiến lợi phẩm, họ chiếm đoạt những kho tàng, nhà máy. Những người lạ từ đâu dọn vào các biệt thự, nhà phố. Từng đoàn xe nối đuôi hướng về phương bắc chất đầy máy móc hàng hóa.
Hai mẹ con về tá túc nhà cậu Ba ở Tân Bình. Hiệp nằm vùi trên giường như người đã chết, không cần biết những gì đang xảy ra chung quanh. Thiếu thuốc, mẹ rửa bằng nước muối hai vết cắt ở chân làm độc đau nhức, nhưng cái đau của thân xác không sánh bằng cảm giác tả tơi xót buốt như dao cắt bởi tuyệt vọng. Hiệp như rơi xuống một hố thẳm không đáy chẳng biết bám vào đâu?
Những khi thức giấc, thực tế hiển về như cơn ác mộng hãi hùng, Hiệp kinh hoàng nhận ra rằng đang đối diện với sự thật. Quốc Gia không còn, lịch sử đã sang trang. Mình là kẻ chiến bại, một niềm đau đớn dâng lên ngập lòng, mắt cay cay như muối ớt vào mặt. Hình ảnh bao anh em đồng đội ngã gục chết tức tưởi hôm nào lại trở về trong tâm tưởng, những người lính đã hiến thân để xây nên một huyền sử não nùng! Bây giờ có giọt nước mắt nào rơi xuống tiếc thương cho người lính hay không? Hiệp nhớ những đồng đội đã nằm lại chiến trường, những anh em Trinh Sát của mình đã chết trong những trận đánh giành từng ngọn đồi. Nhớ bao người lính đã gục xuống để chiếm lại từng tấc đất nơi những địa danh đã đi vào quân sử: Dakto, Tân Cảnh, Đức Lập, Kiến Đức, Pleime... Xương máu nào đã đổ xuống đem sự yên vui cho mọi người, cho một đất nước đầy tai ương? Bạn bè bao nhiêu người còn sống? Bao nhiêu người đã chết, hy sinh trong cuộc chiến giờ này linh hồn họ có tủi hờn gì không?
Những ý nghĩ cứ liên tục hiện ra trong tâm tưởng, như ngọn đèn dầu bùng lên chút ánh sáng cuối cùng trước khi phụt tắt. Một luồng máu nóng lan ra khắp đỉnh đầu, tim thắt lại, mắt hoa lên trong giây phút nghiệt ngã tận cùng. Hiệp thở dài: Ngày đã đi qua, bóng đêm đang tới. Lịch sử đã sang trang.
Nước mất nhà tan, chú Hiếu bị bắt và đưa đi mất tích như số phận của hàng trăm người ở quê nhà. Năm 1979 mẹ qua đời sau cơn bạo bệnh mà không có thuốc men. Hiệp bơ vơ.
Chính quyền “cách mạng” lùa dân Sài Gòn đi kinh tế mới. Ngày nào cũng có người đến gõ cửa. Từng lớp người bị đưa lên rừng phá rẫy tìm đất canh tác. Cậu Ba có miếng đất gần làng đại học cũ ở Thủ Đức, thằng Tâm con lớn của cậu rủ anh Hiệp ra đó làm nghề chăn nuôi. Hiệp theo nó tìm đường sống. Làm thời gian thấy chân cẳng di chuyển khó khăn không giúp được gì cho em. Sau nhiều đêm suy nghĩ thế là Hiệp thành anh thợ sửa xe.
Từ hôm gặp lại Hiệp, tôi ghé lại đến 10 giờ đêm mới về tới nhà. Hai đứa có nhiều chuyện để nói: chuyện xưa, chuyện nay, chuyện bạn bè, chuyện học hành, chuyện lính tráng trận mạc, chuyện đứa chết, chuyện thằng sống.
Hiệp nói một người bà con ở Quảng Ngãi vào ghé thăm cho biết thông tin về cô giáo Ngọc: “Sau tháng tư 1975, cha cô Ngọc xuất hiện làm cán bộ lớn, và với lệnh của ông hàng trăm viên chức địa phương chế độ cũ, một số đã bị hành quyết, một số bắt đi đến nay không thấy trở về. Ngọc được cha đưa lên làm cán bộ giáo dục ở tỉnh nhưng cô từ chối. Và nghe nói cô giáo Ngọc tuy có được móc nối nhưng không nhận công tác nào như suy đoán trước đây.”
Sau 1975, Ngọc ra Quảng Ngãi thấy nhà mẹ Hiệp đóng cửa, người láng giềng cho hay bà đã vào Sài Gòn trước ngày “giải phóng” nuôi con trai bị thương chưa về. Cô hỏi địa chỉ của Hiệp ở Sài Gòn nhưng không ai biết. Sau đó Ngọc vào Sài Gòn nhờ người quen dò tìm tin tức Hiệp cả tháng trời nhưng không kết quả. Thất vọng về lại Quảng Ngãi cô bệnh nặng, hình hài tiều tụy thần sắc bơ phờ như người mất trí. Chuyện cô giáo Ngọc con gia đình “cách mạng” thất tình anh đại úy Biệt Động Quân được người ta xầm xì bàn tán. Cha cô nổi trận lôi đình chống đối quyết liệt, lên án con gái ăn phải bơ thừa sữa cặn của đế quốc, bị tay sai “Mỹ Ngụy” đầu độc quyến rũ, chống phá “cách mạng” và đòi đưa cô đi tù.
Ngọc không còn đi dạy, năm 1976 cô bỏ nhà đi tu trong một ngôi chùa ở Đà Lạt. Chuyện cô vào chùa cũng làm ông giận dữ trong một thời gian dài. Sau đó nghe nói chuyện gia đình cũng không vui vẻ gì vì ông đã có vợ con ngoài Bắc trước khi hồi kết.
Tôi hỏi: “Vậy ông có hối hận gì không?” Hiệp nhìn tôi cười chua chát: “Không lẽ tao kêu một tên Việt Cộng bằng cha?”
Nhìn Hiệp xoay trở trên cái đòn ghế cặm cụi cào vá, đục gõ, hai bàn tay đen thui dầu nhớt, mồ hôi ròng ròng lòng tôi dâng lên nỗi buồn, dù bản thân tôi cũng đang làm một thằng cu ly hạng bét, tôi nói cảm nghĩ đó ra, nó cười: “Mày nhớ câu thơ của Lý Bạch không?... Xứ thế nhược đại mộng!... cuộc đời là một giấc mộng lớn mà”. Từ khi gặp lại cùng chung tâm trạng nên hai đứa tôi càng thương quý nhau, những suy nghĩ vui buồn đều san sẻ. Mỗi khi ghé lại tôi bơm hơi thử ruột, cào vá cho khách, làm những việc gì có thể, trong khi nó loay hoay siết vặn đục gõ. Vài ba hôm Hiệp lôi xe tôi vào tu sửa, vặn ốc, bỏ mỡ nhỏ dầu rồi nói: “Mày đi xa chở nặng xe mau hư, tiền lời không đủ sửa đâu!”, Hiệp góp ý nên tìm việc khác.
Công việc chở đậu của tôi cũng thưa dần vì đuối sức. Thật ra tôi đã nản ngay từ đầu vì đường xa mà lời thì ít quá, lại thêm chân cẳng rã rời. Rồi chuyện xui xảy đến làm tôi chán và bỏ cuộc:
Một hôm, sau khi bán đậu xong tôi nghĩ lâu nay mình trung thành một chỗ biết đâu họ ém giá? Tìm thêm nơi khác xem sao? Quả đúng vậy, cách ba căn người ta chịu mua hơn mỗi ký hai hào (lâu quá nhớ không chính xác) nghe vậy tôi rất mừng và tự trách mình “ngu” nên lâu nay bị thiệt, vì với tôi lúc đó một hào bạc cũng rất quý. Hôm sau ghé lại tôi khoe, Hiệp mừng còn trách: “mày là thằng khờ” lại còn biểu tôi hôm nay phải đi tìm thêm biết đâu có nơi giá cao hơn nữa.
Tôi về đến cầu Balicao 8 giờ tối đi thẳng đến địa điểm mới, năm thằng choai choai ùa vào, nó kéo tôi tận sau nhà miệng tía lia: “Nhanh lên, nhanh lên quản lý thị trường kìa”. Đèn điện lờ mờ, năm thằng mỗi đứa một bao giấy tranh nhau xúc, linh tính tôi thấy không bình thường, quả đúng vậy cân lên 5 bịch chỉ còn 45 ký, đương nhiên là tôi không đồng ý, và khẳng định bao đậu 50 ký chưa bao giờ thiếu. Lập tức tôi bị một thằng giật cổ áo, thằng dí tay vào mặt chửi lời tục tĩu: “ĐM mày nói tụi tao lấy hả? ĐM tao dzớt thấy con đĩ mẹ mày...” Cả bọn ào tới đòi đánh, biết gặp bọn bất lương tôi điếng người sợ toát mồ hôi, khi đổ lại vào bao, lưng xuống một đoạn xa không đầy như ban đầu, nhưng tôi không dám nói, lo đẩy đi càng nhanh càng tốt. Tôi quay lại chỗ cũ, ông chủ vựa hỏi sao chỉ 45 kg? Tôi nói do vựa hết đậu.
Mất 5 kg đậu coi như tôi đi cả tháng không có đồng nào! Buồn quá nghỉ vài hôm, tôi đạp xe ra kể chuyện với Hiệp. Nó tiếc nhưng không nhịn được cười còn chê tôi “khờ”. Hôm đó ở lại phụ Hiệp và cho biết ý định ngày mai tôi đi Long Thành tìm người quen, nếu ở được sẽ thay đổi.
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa tôi quyết định ra Long Thành làm rẫy. Nơi tôi đến là trong rừng sâu cách xa đường lộ 15 cây số. Trước hôm rời Sài Gòn tôi đạp xe ra chơi với Hiệp một ngày. Nó buồn lắm, gần trưa Hiệp lên xe lăn đi một lúc trở về với một bịch nhỏ thịt gà và một xị rượu đế. Mọi hôm cơm trưa chỉ mắm làm chuẩn hôm nay bày đặt, tôi phàn nàn: “Ông làm gì vậy?” Nó buồn buồn “Mày đi ra Long Thành tới chỗ xa xôi heo hút như vậy biết bao giờ gặp lại, xem như bữa cơm chia tay”. Có cái gì chận nghẹn nơi cổ, tôi quay mặt ra đường nước mắt trào ra.
Hai đứa tôi uống chung bằng cái ca nhựa, tôi uống ít nhưng cũng đủ lâng lâng bồng bềnh. Có hơi men cảm xúc tự do tuôn trào đứa nào cũng ràn rụa nước mắt. Tôi và Hiệp vừa bạn học, tình chiến hữu còn gặp nhau ở lý tưởng, và có cùng hoài bão giống nhau, nhưng chúng tôi đã không phùng thời. Rồi thời thế đẩy đến đường cùng, đứa nào cũng te tua bị nhận chìm xuống tận đáy vực của lớp người cùng khổ nên hiểu và thương quý nhau. Giọng Hiệp lè nhè: “Thà đừng gặp lại mày, cứ để tao cô độc như lâu nay. Tao sống như đã chết từ lâu rồi... Từ ngày có mày tao vui, mày đi rồi biết nói chuyện với ai?” Rồi Hiệp khóc, tôi cũng nghẹn ngào.
Lúc chia tay Hiệp nhắc lại: “Chân cẳng tao vầy không đi thăm mày được đâu, cố gắng lên thăm tao.” Hai đứa nắm tay nhau bịn rịn. Tôi đạp xe một đoạn, ngoảnh lại thấy Hiệp ngồi trên xe lăn đang leo lên lề đường nhìn theo. Tôi nhấn mạnh bàn đạp mà nước mắt đoanh tròng, nghe thương Hiệp nhiều quá!
Sáng hôm sau trên chiếc xe than đi Long Thành khi chạy ngang qua chỗ Hiệp, tôi đưa cánh tay ra vẫy nhưng Hiệp đang cặm cụi làm. Tôi loay hoay cuộc sống mới trong xó rừng ở Long Thành, phương tiện liên lạc khó khăn. Nhà của Tâm trong làng Đại Học nơi mỗi đêm Hiệp về tá túc thì hẻo lánh không có địa chỉ nên cũng không thư từ.
Hơn một năm sau có việc đi Sài Gòn tôi ghé lại thăm, Hiệp mừng quá. Vẫn qua ngày bằng nghề sửa xe, vẫn nỗi khắc khoải ngày nào! Hiệp cho biết một số bạn bè ra tù đã tìm đến thăm, gặp lại bạn cũ cũng bớt buồn. Thằng nào cũng xác xơ đói rách, người đạp xích lô, kẻ chạy ba gác. Hiệp báo một tin quan trọng: “Thằng bạn thân cùng khóa Võ Bị Đà Lạt vừa ra tù tổ chức vượt biên giúp tao, dự trù sẽ đi vào cuối năm... thôi thì một liều ba bảy cũng liều... còn gì để mất? Nếu may còn sống tao sẽ tiếp tục đi học, không may bỏ mình trên biển thì cứ xem như một lần ra trận... mà mình cũng đã chết từ lâu rồi!”. Hiệp tiếp: “Mày yên trí tao sẽ không chọn ở Mỹ đâu!” (hai đứa tôi cùng lập trường không ưa Mỹ). Tôi mừng và cầu mong chuyến đi thành công để Hiệp thoát thảm cảnh hiện tại.
Tôi tiếp tục cuộc sống trong rẫy Long Thành một thời gian, rồi chuyển đi Phước Tuy, lại thay đổi chỗ ở liên miên. Tháng 6-1983 tôi lên thăm Hiệp thấy không còn căn lều, nền đất cỏ mọc um tùm. Tôi vào nhà Tâm nơi Hiệp tá túc hỏi thăm. Tâm buồn bã báo tin: “Anh Hiệp vượt biên nhưng đã chết trên biển rồi anh”. Tôi rụng rời kêu lên: “Trời!”
Tâm nói: “Ghe xuất bến ở Lam Sơn hôm 10 tháng giêng, chính em đưa ‘ảnh’ đến nơi. Ghe đi được năm ngày thì chết máy, trôi trên biển nửa tháng, bị hải tặc cướp mấy lần, sau cùng ghe bị đâm chìm tất cả đàn ông đều chết, đàn bà con gái bị bắt đi, hãm hiếp rồi nhốt trên đảo hoang, sau được Cao Ủy Tị Nạn cứu. Em có bốn người bà con đi cùng chuyến nhưng chỉ còn sống một người nữ.” Ngưng một lát Tâm tiếp: “Anh Đại úy bạn giúp cho anh Hiệp cũng chết, chị vợ bị hải tặc bắt, hai anh chị mới lấy nhau có một tháng, vào trại tị nạn chị ấy bị điên... Tội quá anh à! Tự do chưa thấy mà tan nát cả.”
Nhìn thùng đồ nghề quen thuộc của Hiệp trong góc nhà tim tôi se thắt, đồ đạc còn đây mà người thì không còn nữa. Hiệp hiện lên, tôi úp mặt vào lòng bàn tay gục xuống bàn, không kềm được tiếng khóc: “Hiệp ơi!” Tôi thất thểu ra về như kẻ mất hồn, cảnh vật chung quanh nhạt nhòa. Đứng trước nơi hai đứa đã ngồi sửa xe, bây giờ chỉ còn mình tôi mà Hiệp thì đang vất vưởng nơi nào? Linh hồn anh đã về với quê mẹ hay còn vật vờ ngoài đại dương nơi trùng trùng sóng gió? Hay anh đã bay về gặp lại bạn bè đồng đội nơi chiến trường xưa? Tân Cảnh, Dakto, Benhet, Kiến Đức, Pleime... những địa danh mà đồng đội anh đã chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng. Họ nằm xuống để mong ngày quê hương thanh bình và hồi sinh.
Tôi ngồi viết những dòng này đã 32 năm từ ngày Hiệp ra đi và 40 năm ngày VNCH không còn nữa. Cho dù cuộc chiến đã đi qua, và cũng đang dần chìm vào quên lãng theo dòng chảy của thời gian. Nhưng đối với những người lính như chúng tôi đã từng chiến đấu để bảo vệ phần đất tự do. Đã vào sinh ra tử trên các chiến trường, thì đó là một vết thương khó chữa lành, sẽ mãi mãi âm ỉ một niềm đau không nguôi. Biết bao đồng đội bạn bè đã ra đi vĩnh viễn, nằm lại chiến trường! Biết bao người tàn phế đang sống cuộc đời còn lại trong tận cùng đau thương, khốn cùng và tủi nhục!
Cái quy luật chiến tranh đã vạch nên biên giới “kẻ thắng” và “người bại”, nên những đứa con bất hạnh của Mẹ Việt Nam đã nhận chịu tất cả những đắng cay phũ phàng, nhận chịu cái vô tình và tàn nhẫn, bạc bẽo như dòng nước lũ cuốn phăng ra biển những huyền thoại về người lính mang tên VNCH. Trong đó có người bạn đáng thương của tôi: Trần Quang Hiệp.
Hiệp ơi! Bài viết này là một nén nhang lòng gởi đến anh, người bạn của tôi, một tài năng hiếm có, mà một thời biết bao anh em từng cúi đầu ngưỡng mộ. Anh đã gắn đời mình vào binh nghiệp và chấp nhận những thiệt thòi đau thương khi tuổi đời còn rất trẻ như tất cả bạn bè thế hệ chúng ta. Tôi chúc anh được yên nghỉ dù rằng yên nghỉ trong cay đắng muộn phiền. Cầu xin linh hồn anh được trở về trên đất mẹ nơi đó có bạn bè chiến hữu, có mồ mả anh em những người đã cùng anh một thời đem xương máu mình tô thắm cho tự do của quê hương.
Gần nửa thế kỷ đi qua, mỗi lần ngang qua chốn cũ, nhìn lại nơi bọn mình ngồi sửa xe, dù dấu tích không còn, nhưng lòng tôi vẫn quặn thắt một nỗi đau khi nghĩ đến anh, nước mắt tôi đoanh tròng, buồn... và nhớ nhiều lắm Hiệp ơi!!!
Tác giả: Lưu Hoàng Kỳ