Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Hàng năm, cứđến ngày 1-11, thì đa số những người Việt Nam yêu nước chân chính, thì đều thấy lòng xót đau khi hồi tưởng về cái chết bi thương của Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ: Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn.
Và khi nhắc đến sự sụp đổ của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, qua các sách báo, thì mọi người đã biết đến những kẻđã nhúng tay vào máu.
Song tiếc rằng, ít ai nói đến ba vị Sĩ quan đã chết dưới cờ, chỉ vì họ trung thành với Chính Nghĩa Quốc Gia, nên hôm nay, người viết bài này muốn nhắc đến ba vị Sĩ quan trung thành đó:
Trước hết, là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và bào đệ là Thiếu tá Lê Quang Triệu.
Riêng Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, thoát chạy, nhưng sau đó cũng bị chính thuộc hạ là Hải quân Trung úy Nguyễn Văn Lực, Sĩ quan tùy viên bắn chết trên chiếc xe Traction màu đen. Về cái chết của Đại Tá Hồ Tấn Quyền thì nhiều người đã biết.
Không hề có cái gọi là “Cách Mạng”:
Từ những kẻ từng tự xưng là“cách mạng”» trong cuộc đảo chánh hụt vào ngày 11-11-1960, thường gọi là “Nhóm Caravelle” do “ông” Luật sư Hoàng Cơ Thụy đứng đầu. Song những người trong “Nhóm Caravelle” lại nhận một số tiền là 500.000 đồng, từ tay của một người Mỹ tên Gouder thuộc hãng buôn American Trading, để làm “cách mạng”!
Đến cái gọi là “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng”. Sau khi giết chết Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, thì họ cũng đã nhận từ tay của Lucien Conien tại văn phòng của Đại tướng Lê Văn Tỵ với số tiền là sáu triệu đồng bạc Việt Nam. Sau đó, họđã cùng nhau chia chác ăn uống với những đồng tiền máu đó.
Như vậy, cả hai lần làm “cách mạng”, những kẻ này đều có nhận những đồng tiền thuê mướn của ngoại nhân, để giết chết vị Tổng Thống và cũng là vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, những kẻ này không bao giờđược gọi là “cách mạng” cả, mà thực chất họ chỉ là những tay đâm thuê, chém mướn.
Về Dương Hiếu Nghĩa, tôi xin trích những lời của cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, trong cuốn sách Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm nơi trang 170:
“Còn thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, dù ông có cố cải chính, nhưng căn cứ vào hành động của ông, cũng như một số nhân chứng, chỉ có những người ngây thơ tới mức ngu xuẩn mới tin là ông không nhúng tay vào vụ thảm sát này. Ai đã cắt cửông đi trong đoàn xe này? Ông có nhiệm vụ gì mà vào nhà thờ gặp Tổng Thống? Thiếu tá Vũ Quang (sau lên Đại tá) là người bạn đồng khóa với tôi, và cũng đã phục vụở lữđoàn một thời gian, kể với tôi là chính mắt anh đã thấy thiếu tá Nghĩa vừa đi vừa lau bàn tay đẫm máu, và báo cáo với Trung tướng Dương văn Minh (anh Quang bây giờ cũng ở Hoa Kỳ). Một hạ sĩ quan quân cảnh (rất tiếc không nhớ tên anh), kể với tôi là cũng thấy ông Nghĩa tay vấy máu. Anh nói với tôi bằng giọng rất cảm động là khi thấy xác hai Ông, anh đã chảy nước mắt, không ngờ hai Ông chết một cách thảm thiết như vậy.
Trung tá Nghĩa cũng là một trong những phụ thẩm của tòa án “cách mạng” đã kết án tử hình ông Ngô Đình Cẩn. Như vậy, cái chết của ba anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đều có Trung tá Dương Hiếu Nghĩa nhúng tay vào”.
Riêng Trần Thiện Khiêm, thì phải gọi cho chính xác: Khiêm chỉ là một tên Việt Gian, không hơn không kém.
Hội Đồng Gian Nhân Phản Loạn Giết người và Tống Tiền:
Sau khi giết chết Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nhị vị Bào đệ, những kẻ này đã không tìm thấy được một chút gì để gọi là tài sản, ngoài một chuỗi Tràng Hạt và nửa gói Bastos xanh!!! Bởi thế, vốn là những tay đâm thuê, chém mướn, nên những kẻ này bèn nghĩ ra cách khác để tống tiền.
Người đầu tiên, đã bị chúng xử bắn tại khám Chí Hòa là Ông Ngô Đình Cẩn, vì ông không có tiền để chuộc mạng. Họ cũng đã giết chết Ông Phan Quang Đông, đểđoạt một số tiền, mà ông Phan Quang Đông dùng để lo cho các chiến sĩ mà do chính Ông và Ông Ngô Đình Cẩn đã đưa ra Bắc để hoạt động.
Nhưng thấy chưa đủ, nên những kẻ làm “cách mạng” đã bắt giữÔng Huỳnh Văn Lang, là Giám Đốc Viện Hối Đoái Quốc Gia, và Bác Sĩ Bùi Kiện Tín và một số người nữa, đểđòi tiền chuộc mạng. Và lần này, họđã Tống được Tiền. Bởi, để bảo toàn sinh mạng cho Ông Huỳnh Văn Lang, và Bác Sĩ Bùi Kiện Tín, nên gia đình của nhị vịđã phải “cúng dường” hết những gì mình có. Vì thế, nên hôm nay, chúng ta còn đọc được những dòng của Ông Huỳnh Văn Lang viết về Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
Những lời của kẻ thù đã nói về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Trong một lần, ông Mc Namara đến Hà Nội, ông đã nghe Võ Nguyên Giáp nói với các “đồng chí” của Giáp:
“Không khi nào Người Mỹ kiếm được một người thứ hai hữu hiệu nhưÔng NgôĐình Diệm”.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ “Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam” đã tuyên bố:
“Kẻ thù của ta bị yếu đi về tất cả các phương diện: quân sự, chính trị và hành chánh… Hệ thống chỉ huy bị xáo trộn và yếu đi vì những vụ thanh lọc … những trưởng cơ quan cảnh sát và mật vụ, những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ chếđộ và đàn áp phong trào cách mạng bị loại… Binh lính, sĩ quan, viên chức quân đội… hoàn toàn mất hướng; họ không còn tin tưởng ở cấp chỉ huy của họ và không còn biết phải trung thành với ai… Về phương diện hành chánh, sự yếu đi của kẻ thù càng rõ hơn nữa. Những tổ chức chính trị phản động… đã mang lại cho chếđộ một sự yểm trợđáng kể, bị giải tán loại bỏ. Và thật là một món quà trên trời rơi xuống”.
Người ngoại quốc đã viết về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Trong cuốn sách: Bàn Tay Hoa Kỳ. Cái chết của Ông Diệm; của Tác giả Eleen J. Hammer nơi trang 156, người viết xin lược trích:
“Các sư sãi bấy giờ dùng đòn tâm lý đểđánh phá chếđộ. Họ công bố mẹ của ông Bửu Hội, một nữ phật tửđã rời Huế vào sài Gòn để tự thiêu cho cửa Phật. Lời đe dọa tự thiêu của mẹ một khoa học gia nổi tiếng đã tạo thêm xôn xao cho không khí vốn đã căng thẳng.
Các sư sãi lợi dụng sự kiện đó, để tuyên truyền suốt mấy tuần liền. Nổi bật nhất, là cuộc họp tại chùa Xá Lợi, người ta cứ lặp đi lặp lại những lời đe dọa tự thiêu này mãi”. Nhưng ông Bửu Hội lại nói: “Trong nước đều công nhận tài ba của Ông Ngô Đình Nhu. Ý nguyện của Ông có thểđược xem là một nhà soạn thảo kế hoạch, nhưng công việc hàng ngày đều do Tổng Thống phụ trách”.
Khi Hilsman hằn học nói về tin đồn có thương lượng với Hà Nội, thì Đặc sứ Bửu Hội bảo ông không không tin có chuyện ấy. Có chăng Ông Nhu chỉ dọa. Nhưng không nên dùng thủđoạn ấy. Chỉ có Ông Diệm đáng làm Tổng Thống. Từ trước tới giờ, chưa có một nhân vật nào khả kính nhưÔng Diệm.
Vị thủ lãnh tài ba và xuất sắc nhất của Việt Nam là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và đáng lý Việt Nam Cộng Hòa không mất, NẾU Ông Diệm không bị lật đổ”.
Ông Ngô Đình Nhu có “đi đêm” với Hà Nội hay không?
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều kẻ cứ nói rằng: Ông Ngô Đình Nhu đã “đi đêm” với Hà Nội, nào là gặp Trần Độ, gặp Phạm Hùng, gặp Hai Lương tức TạĐình Đề…
Nhưng theo các vị từng ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu, thì điều này, lại do chính ông Ngô Đình Nhu tung ra. Giờđây, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi vào lịch sử, nên không ai có thể biết rõ hư thực như thế nào.
Vậy, ngoài những lời của Đặc sứ Bửu Hội, thì còn có những lời của Thiếu tướng Hoàng Lạc, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Thứ trưởng Bộ Canh nông và Tư lệnh phó quân đoàn 1; và của Đại tá Hà Mai Việt, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, Tham mưu trưởng Sưđoàn 25 Bộ binh, trong cuốn sách: Nam Việt Nam 1954-1975. Những Sự Thật Chưa hề Nhắc Tới, nơi trang 253, đã viết:
“Đòn hiệp thương Ông Nhu tung ra nhằm mục đích làm cho Hoa-Thịnh-Đốn hốt hoảng phải thay đổi thái độ và tiếp tục ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng Ông đâu ngờ là CIA đã biết rõ nội vụ. Ông Nhu đã chui vào cái bẫy do chính Ông giăng ra, làm sụp đổ cả chếđộ, sát hại cả một gia đình, đưa miền Nam Việt Nam tới tình trạng hỗn loạn, và sau cùng đã lọt vào tay Cộng-Sản chỉ vì thiếu người lãnh đạo có tầm vóc và uy tín”.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi đến nhà ông Mã Tuyên bằng cách nào?
Như nhiều người đã từng đọc các sách báo từ trước 30-4-1975, đều đã biết Đại úy Đỗ Thọ và ông Cao Xuân Vỹ là hai người đã đưa Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu đến nhà của ông Bang trưởng Mã Tuyên, người đứng đầu cộng đồng người Hoa trong Chợ Lớn.
Điều này, cũng trong cuốn sách: Bàn Tay Hoa Kỳ. Cái Chết Ông Diệm của tác giả Eleen J. Hammer, nơi trang 277 đã viết:
“Sau khi Trời sụp tối. Hai anh em ra đi. Lúc ấy vào khoảng 7 giờ 30 tối. Hai ông băng qua sân Tennis khoảng cỏ trống quanh dinh đến một cửa hông nhỏ bên mở ra đường Lê Thánh Tôn. Nơi đó, có một chiếc xe chực sẵn. Cùng đi theo hai người có Cao Xuân Vỹ, Thủ lãnh Thanh niên Cộng Hòa và Đỗ Thọ”.
Ông Cao Xuân Vỹ hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ. Và trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ nơi trang 187, Ông cũng đã ghi lại những lời của Ông Lê Công Hoàn, lúc đó là Đại úy Tùy viên ở cạnh Tổng Thống như sau:
“Vẫn theo lời Đại úy Hòan, cụ nhiều lần muốn gặp Thiếu tướng Khiêm, nhưng ông Khiêm tránh né. Từđầu chí cuối, cụ luôn nhắc tránh đổ máu, như anh đã gọi điện thoại cho tôi nhiều lần. Cụ sợ tôi nóng nẩy, nếu tấn công vào Tổng tham mưu thìđổ máu, và nhỡ chết các tướng lãnh đang họp. Anh Hoàn kể tiếp:
Lúc anh trình xin tấn công Tổng tham mưu thì nhiều người đồng ý. Cụ la ông Cao xuân Vỹ vì quá sốt sắng, rằng cụ là Tổng tư lệnh quân đội, mà là ra lệnh cho quân đội đánh nhau sao được. Tôi nghĩ cụ muốn từ chức cho êm đẹp, để anh em không đổ máu.
Thế sao anh không đi theo cụ? Tôi hỏi.
Đầu tiên cụđưa cái cặp cho tôi, và tôi muốn đi theo cụ, nhưng Đỗ Thọ xin đi với cụ, vì nó chưa có gia đình, mà tôi có vợ con. Nó sợ nếu phải đi xa, ai lo cho vợ con tôi. Cụ không nói gì, và Thọ lấy cái cặp đi theo”.
Người viết cũng biết đa số những người có biết đọc sách báo từ trước ngày mất nước, đều đã biết không hề có cái đường hầm nào hết, để cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu đi đến nhà của ông Mã Tuyên.
Tuy nhiên, sau khi chia chác những đồng tiền máu rồi, thì lũ Hội đồng gian nhân phản loạn và một lũ bất lương đã bịa đặt ra cái đường hầm và còn nhiều thứ khác nữa. Mục đích là để làm mờđi một tấm gương quá toàn bích. Nhưng lịch sử vốn công bằng, nên trên quảđịa cầu này, chẳng có một kẻ nào làm được những chuyện vô lương ấy.
Đời sống của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Sau ngày, 1-11-1963, thì những người có biết đọc các sách báo, đều đã thấy được cái tấm phản gỗ, không có nệm, chỉ trải chiếc chiếu thô sơ, và một chiếc gối mây, được đặt trong một căn phòng, mà nó còn tệ hơn cái căn phòng của người Việt tỵ nạn chúng ta đang ở. Đó là “chiếc giường” để ngả lưng của Tổng Thống Ngô Dình Diệm ban đêm cũng như ban ngày. Còn những bữa ăn hàng ngày thì chỉ có cơm và một món cá kho mặn, một đĩa rau lang luộc hoặc thêm món canh do một người già đồng hương của Tổng Thống nấu.
Quả thật, trên thế gian này, không có một vị lãnh đạo đất nước nào mà lại có một cuộc sống Thanh-Bần như Cố Tổng Thống Ngô Dình Diệm.
Phật Giáo Ấn Quang Và Cái Chết Của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Để chứng minh cho những hành vi làm giặc của Phật giáo Ấn Quang, ngoài những tên giặc như: Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ, Thích Thiện Minh, Thích Trí Dũng, Thích Thiện Hoa, Thích Hộ Giác, … v…v… còn có Thích Nhất Hạnh và Võ Văn Ái với cuốn ngụy thư“Hoa Sen Trong Biển lửa” do chính Võ Văn Ái viết lời tựa, và đã phát hành rộng rãi tại hải ngoại, vào đầu thập niên 1960; là những nhát dao chí mạng mà Võ Văn Ái và Thích Nhất Hạnh đã đâm xoáy vào phía sau lưng của tất cả các vị là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa đang ngày đêm đối đầu với giặc thù cộng sản
Song chưa hết, vì còn cuốn ngụy thư thứ hai của Thích Quảng Độ: “Nhận định những sai lầm tai hại của đảng cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và phát hành, trong đó có những điều nó chẳng hề có liên quan gì đến cái tựa đề của cuốn sách như sau:
“Chính quyền ông Ngô Đình Diệm càng ngày càng trở nên độc tài, gia đình trị và có tính kỳ thị tôn giáo, nên ít được lòng dân. Sau khi đã tiêu diệt các tôn giáo khác, như Cao Đài, Hòa Hảo, năm 1963, ông Ngô Đình Diệm ra tay đàn áp Phật giáo, toàn thể tăng ni Phật tử miền Nam đã phải đứng lên chống lại để bảo vệđạo pháp. Đến tháng 11-1963, chếđộông Ngô Đình Diệm bị lật đổ”.
“Rồi đến ngụy thư thứ ba lại cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và đã đăng trên báo Quê Mẹ” số 113, trang 06, tháng 06 năm 1995, với cái tựa đề:
“Bằng đôi chân của mình mời người hãy đi lên”, của Thích Đức Nhuận “nguyên Tổng thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất” tức Ấn Quang. Mởđầu Thích Đức Nhuận đã viết:
“Tôi viết những dòng chữ dưới đây thân gửi những tâm hồn luôn luôn thao thức đến tiền đồ Dân tộc và Đạo pháp, dù bạn hiện ở trong nước hay ở ngoài nước, xin hãy hướng lên Đức Phật từ bi cao cả nguyện cầu cho Tổ quốc và đồng bào thân yêu của chúng ta: sớm chấm dứt mọi hận thù, biết tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Quang Vinh”. (sao nghe nó sặc mùi cộng sản, lúc nào và cái gì cũng dùng hai chữ “quang vinh”.)
Những lời nói trên của Thích Đức Nhuận, cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và phổ biến, từ tháng 6 năm 1995; đây đích thực là lời kêu gọi mọi người hãy xóa bỏ hận thù mà Hòa hợp- Hòa giải vô điều kiện với Việt cộng, mời quý độc giả hãy đọc thêm một lần nữa: “…dù bạn hiện ở trong nước hay ngoài nước, hãy sớm chấm dứt mọi hận thù, biết tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Quang Vinh”.
Đến trang số 09, Thích Đức Nhuận viết tiếp:
“Năm 1963, Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chếđộđộc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, đòi tự do và bình đẳng tôn giáo và được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ. Bạo quyền mang đặc tính kỳ thị tôn giáo sụp đổ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập”.
Nên ghi nhớ, vào đại hội thống nhất Phật giáo năm 1981, Thích Đức Nhuận đã được bầu lên ngôi “Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản”.
Qua những lời của chính Thích Đức Nhuận đã viết. Thì rõ ràng là Thích Đức Nhuận đã công khai nhận trách nhiệm của Phật giáo Ấn Quang với câu nói: “Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chếđộ…” là đểđánh đổ Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Điều quan trọng hơn cả là: “đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ”. Như thế, đã quá rõ ràng, đã quá sáng tỏ, để cho mọi người hiểu được rằng: Phật giáo Ấn Quang “phát khởi cuộc vận động chống chếđộ và đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ” Nghĩa là gồm cả cộng sản Bắc Việt.
Ngoài ra, còn nhiều bằng chứng khác như Thích Trí Dũng đã cạy nắp mộ của Ông Ngô Đình Cẩn để bỏ súng đạn vào, và đã nuôi giấu cả lữđoàn 316, Biệt động thành Sài Gòn-Gia Định của tên tướng việt cộng Trần Hải Phụng, Nguyễn Văn Bá… mà tôi đã chứng minh qua bài: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Tết Mậu than: 1968-2008.
Ngọn “Lửa Từ Bi”:
Người viết nghĩ rằng, có thể lớp trẻ sau này sẽ không hiểu được xuất xứ của bài thơ“Lửa Từ Bi” mà Phật giáo đã lấy làm kinh nhật tụng. Do vậy, nên tôi tự thấy cần phải nói thêm:
Bài thơ“Lửa Từ Bi” mà Phật giáo đã nói là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đã viết để ca tụng khi Hòa thượng Thích Quảng Đức khi bị Nguyễn Công Hoan dân biểu lưỡng triều bức tử bằng cách tưới xăng lên người, rồi châm lửa đốt cho đến chết theo lệnh của Hà Nội. Và Phật giáo đã dùng bài thơ này làm kinh nhật tụng; thì nhân đây, tôi xin “cống hiến” cho Phật giáo thêm một bài thơ khác, vì nó cũng cùng một tác giả là thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Bài thơ này, đãđược chính thi sĩ Vũ Hoàng Chương đãđứng lên và tựđọc ngay trong ngày Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc từ ngày 06 đến 15 tháng 01 năm 1957, tại Trụ Sở Quốc Hội, Sài Gòn. Đây là một Đại Hội lớn, nên ngoài phái đoàn Việt Nam, thì đã có nhiều phái đoàn của các nước đến tham dự như: Phái đoàn Thái Bình Dương Tự Do của Đức Cha Raymond De Jeager, Pháp quốc, phái đoàn văn hóa Trung Hoa Dân Quốc, Nam Hàn, Phi Luật Tân.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trước khi ngâm bài thơ của chính mình, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã nói:
“Xưa tôi làm thơ say nay tôi làm thơ tỉnh. Tại Đại Hội Lịch Sử này, tôi xin đọc một bài thơ. Tôi làm bài này để cảm tác thời cuộc nhân có cuộc Trưng Cầu Dân Ý Suy Tôn Ngô Chí Sĩ.
Và đây là nguyên văn của bài thơ của cùng tác giả bài “Lửa Từ Bi”:
“Lò phiếu trưng cầu, một hiển linh
Đốt lò hương, gửi mộng bình sinh
Từ nay trăm họ câu an lạc
Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh!
Có một ngày ta trở lại cốđô
Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ
Trên tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy
Đại định thăng Long, một bóng cờ”.
Trên đây, là bài thơ mà cũng là những dòng “tâm huyết” như“Lửa Từ Bi” của thi sĩ “lúc tỉnh, lúc say” là Vũ Hoàng Chương.
Vậy, Phật giáo hãy vì tác giả của bài thơ“Lửa Từ Bi” mà đem phổ vào những nốt nhạc, để cho dù nó không trở thành kinh nhật tụng như“Lửa Từ Bi”, thì ít ra nó cũng trở thành một bài Dạ Tụng, để cho người đời còn nhớ mãi đến thi sĩ Vũ Hoàng Chương, tác giả“lúc tỉnh, lúc say” đã viết cả hai bài thơ“bất tử”.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân 02