Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị nhiều hàm oan:
Hàm oan thứ nhất:
Chắc nhiều người còn nhớ cái chết của Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt, mà những kẻ bất lương kia đã cố tình gieo tiếng oán cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Một lần nữa, người viết xin trích lại những lời của tác giả Nhị Lang, ông là vị Cố vấn của Tướng Trình Minh Thế, người đã quyết định nhanh và đúng khi rút súng dí vào tướng Nguyễn Văn Vỹđã theo lệnh của Pháp dùng bạo lực loại trừ Thủ tướng Ngô Đình Diệm, đểđưa tướng cướp Bảy Viễn lên thay thế ngôi vị Thủ tướng! Ông cũng là người thân thiết của Tướng Lê Quang Vinh.
Trong cuốn sách Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 181-1983-183- 184, tác giả Nhị Lang đã viết:
“Dưới con mắt của tôi, tướng Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt (vì mất một ngón tay khi còn ít tuổi) quả là người có chí khí anh hùng, có lòng với đất nước. Ngoài cái tính tình cởi mở riêng không kể, ông còn có một tâm hồn phóng khoáng, bất vụ lợi. Đứng trên lập trường quốc gia mà xét, Tướng Vinh là một trong những cột trụ Miền Nam giữ vững thành trì chống cộng. Tiếc rằng đời ông đã chấm dứt bằng một cái chết đau thương năm 1956. Kẻ chủ mưu không ai khác hơn là Nguyễn Ngọc Thơ, người quê quán miền Tây, nhưng lại mắc phải mối thù bất cộng đái thiên của khối Phật giáo Hòa Hảo, sau khi sắp đặt bắt cóc Tướng Lê Quang Vinh để xử tội Nguyễn Ngọc Thơđứng trên thế chính quyền, mà đã làm một việc mù quáng. Cá nhân Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, theo tôi biết, không hề có ý định sát hại Tướng Lê Quang Vinh, mà chỉ muốn thương lượng đón Vinh về với mình, như Trình Minh Thế vậy, để tăng cường hàng ngũ quốc gia chống cộng. Nhưng Nguyễn Ngọc Thơ vì muốn lập công nên tựý tổ chức bắt Vinh. Sau khi bắt được rồi, lỡ nằm trên cái thế cưỡi đầu voi dữ, nên gây áp lực và đặt lời dèm pha với chính phủđể Vinh bị chém đầu.
Tôi vừa nói Nguyễn Ngọc Thơ muốn lập công với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên tựý tổ chức bắt Vinh. Sau này, nhờ một tình cờ lịch sử, tôi biết thêm rằng Nguyễn Ngọc Thơ cố bắt và xử tội Vinh cho bằng được là do một áp lực bí mật khác, mà buổi đương thời chắc hẳn Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu đều không ngờ tới. Đó là bọn “Giải Phóng Miền Nam”. Quả thực ông cựu Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ chẳng những là một phần tửđược lòng người Pháp thuở xưa, mà lại có mối liên hệ chặt chẽ với bọn Cộng Sản, ngay khi chúng chưa thành lập cái gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam”. Thơ có người cháu ruột, gọi ông ta bằng chú, nằm trong tổ chức Việt Cộng, và làm việc sát cánh với một nữ cán bộ VC cao cấp tên là “Bảy Thẹo”. Mụđàn bà nguy hiểm này mang một vết thẹo dài trên mặt, đội cái lốt đệ tửĐức Phật Thầy Tây An, được cộng sản cắt cử sang bên phần đất Cao Miên lập một căn cứ liên lạc, vừa đưa đón người của chúng qua lại trên sông Cửu Long, vừa thu thập tin tức. Nguyễn Ngọc Thơ lại giao du thân mật với Bác sĩ Lê Văn Hoạch, cựu thủ tướng Chính phủ“Nam Kỳ Tự trị” hồi 1945-1946, nổi tiếng về cái thành tích xúi dục đồng bào Miền Nam ngược đãi đồng bào miền Bắc. Bác sĩ Hoạch lại là cậu ruột của tên Việt cộng đầu sỏ Huỳnh Tấn Phát, dĩ nhiên là Thơ với Phát không xa lạ gì.
Vì Nguyễn Ngọc Thơ có mối liên hệ với cộng sản như thế, nên ngay trong thời kỳ làm Thủ tướng cho Dương Văn Minh, ông ta không hề sợ sệt, thường lui về Long Xuyên sống hàng tuần lễ mà vẫn bình yên vô sự. Thật là dễ hiểu khi Nguyễn Ngọc Thơ bắt xử tội Tướng Lê Quang Vinh là đã thi hành lệnh của bọn “Giải Phóng”, vì tướng Vinh là một chiến sĩ chống cộng có thành tích. Và cũng thật dễ hiểu tại sao nhóm thiên tả Dương Văn Minh đã không đố kỵ Nguyễn Ngọc Thơ– một cựu Phó Tổng Thống – mà còn đặt Thơ lên ghế Thủ tướng, ngay sau khi chúng hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Buổi đương thời, dư luận chưa hiểu biết, nên coi Thơ là kẻ lừa thầy phản bạn, vừa ở ngôi Phó Tổng Thống của chính quyền cũ, đã lại trở nên Thủ tướng của chính quyền mới ngay tức khắc. Thực ra, Thơ nào có phản bội ai? Mà Thơ chỉ là hạng tay sai đắc lực của cả thực dân lẫn cộng sản đó thôi.
Dư luận dường như xem thường vai trò của Nguyễn Ngọc Thơ, màít đề cập tới ông ta. Chứ thực ra, Nguyễn Ngọc Thơ một hạng người nguy hiểm “nhất lé, nhì lùn”, đã góp một phần không nhỏ vào sự sụp đổ của Miền Nam”.
Hàm oan thứ hai:
Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân.
Đó là cái chết của Tướng Trình Minh Thế. Xin kính mời quý độc giả hãy trở lại với tác giả Nhị Lang, vị Cố vấn bên cạnh Tướng Trình Minh Thếđã viết tiếp trong sách Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế trang 342 - 347:
“Tướng Thế mất lúc 7 giờ chiều mùng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbine duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải xuyên thẳng qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đâu mất. Theo lời Đại úy Tạ Thành Long báo cáo, và chính tôi cũng được Long dẫn đi khám trận, thì một vài phút trước khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận, phía Sài Gòn đi xuống, phải vòng theo một con đường nhỏ về phía tay trái mới tới được nơi ấy). Ông đưa tay chỉ trỏ, ra lệnh cho quân nhà bắn vào một chiếc Frégate đậu bên kia cầu mà ông nghi là của Pháp giả vờ nằm đó để làm hiệu cho đối phương bắn về phía ông. Cứ theo vị trí kể trên, thì viên đạn đi xéo từ bên phải ở phía sau, trúng ngay lỗ tai, mà người bắn ra viên đạn ấy không thể cách xa hơn 10 thước, và ắt đã núp dưới chân cầu, sau lưng mục tiêu Tướng Thế chết gục tức khắc, không kịp thốt ra một lời nào. Giữa lúc ấy, thì quân Liên Minh đang tiến qua cầu, một chiếc xe Jeep bị bắn hỏng, nằm chết giữa cầu, theo lời tường thuật của Đại úy Nguyễn Tấn Ước.
… Một lúc sau, Thủ Tướng Diệm và Cố vấn Nhu đều đòi ra thăm. Nhưng chúng tôi thành khẩn khuyên hai nhân vật quan trọng ấy là xin hãy đợi tới sáng hôm sau, chứđừng đến giữa đêm khuya, vì thành phố Sài Gòn đang có biến, an ninh không được bảo đảm.
Thế là tờ mờ sáng hôm sau (4-5-1955) điện đường chưa tắt, Thủ tướng Diệm, Cố vấn Nhu, cùng toàn bộ nội các và Bộ Tham Mưu (do Tướng Lê Văn Tỵ hướng dẫn), đều tề tựu đông đủ trên căn gác nhỏởđường Trương Minh Giảng.
… Thủ tướng Ngô Đình Diệm tức thì có một cử chỉ làm anh em chúng tôi vô cùng xúc động và còn nhớ mãi tới bây giờ. Ông đầm đìa nước mắt, cúi xuống ôm ghì lấy thi hài Tướng Thế, rồi hôn ngay trên mặt người chết. Tiếp đó, ông ngất xỉu luôn. Mọi người hốt hoảng, vội vàng tìm cách cứu chữa, mãi một lát sau Ông mới hồi tỉnh, và rồi khóc. Còn Ông Nhu thì quỳ bên giường, vừa nắm tay người chết vừa kêu than “Anh Thếơi!” với một giọng ai oán đầy nước mắt. Chúng tôi thật sự không ngờ Thủ tướng Ngô Đình Diệm lại đau khổđến mức ấy. Ông như người mất một người ruột thịt yêu quý nhất trên đời!
Ngày mồng 6 tháng 5 được ấn định là ngày cử hành tang lễ cho Cố Trung tướng Trình Minh Thế. Đúng 9 giờ sáng hôm ấy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đích thân đọc điếu văn trước linh cửu, bấy giờđã được chuyển ra ngoài công trường Tòa Đô Chính. Tiếng nức nở của Thủ tướng Diệm lại vang lên trong máy vi âm. Sau đó, quan tài được đặt trên một chiếc thiết giáp phủ Quốc Kỳ, lìa khỏi Sài Gòn, tiến theo con đường lên Tây Ninh. Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiễn theo linh cữu tới gần chợ Sài Gòn mới quay trở lại.
… Trước hết, các thành phần không ưa Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng ông Diệm hoặc ông Nhu đã nhúng tay vào máu, trừ khử một người tuy có công với chính quyền, nhưng lại rất “nguy hiểm” cho chính quyền. Thú thật, ngay buổi đầu, lòng tôi cũng đã có nghi ngờấy. Nhưng rồi tôi lại tự bác bỏ ngay. Xét về lý thuyết, Cố Tổng Thống Diệm không dại gì vội vàng chặt đứt chân tay mình bằng cái chết của Trình Minh Thế, ngay giữa lúc đối phương đang triệt để lũng đoạn tình hình, khuynh đảo chính quyền. dù quả thật Trình Minh Thế có “nguy hiểm” chăng nữa, thì cũng vẫn chưa phải lúc để ra tay. Uy danh Trình Minh Thế còn đang hữu ích đối với chính quyền…
1 - Pháp hết sức căm thù Trình Minh Thế và đã công khai lên án tử hình khiếm diện hồi 1951, khi Trình Minh Thế vừa ra khu. Việc này thật dễ hiểu, vì chẳng những Trình Minh Thế lập chiến khu chống Pháp công khai, mà trước đó không bao lâu, chính Trình Minh Thếđã chủ trương vụám sát Tướng Chanson và Thái Lập Thành, giao cho thuộc hạ thân tín lúc bấy giờ là Đại úy Văn Thành Cao, Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tại Sa Đéc, thi hành công tác mạo hiểm này
2 - Một Thiếu tá phi công của Pháp bị Trình Minh Thế bắn chết, khi viên phi công này bay thám thính trên chiến khu Bù Lu.
3 - Hai quả bom khiêu chiến của Liên Minh tại Sài Gòn ngày mồng 9 tháng 1 năm 1952, là một cái tát đau đớn vào mặt nhà cầm quyền Pháp, báo hiệu cho Pháp biết Trình Minh Thế là một địch thủ lợi hại, cần phải trừ khử bất cứ lúc nào.
4 - Hai tên chủđồn điền người Pháp tại Tây Ninh bị Trung tá Nguyễn Trung Thửa bắt được và hạ sát hồi cuối năm 1954. Pháp vô cùng phẫn uất, nhờĐức Hộ pháp Phạm Công Tắc phải đền bồi này nọ.
Mai Hữu Xuân là một nhân viên tình báo nổi tiếng phục vụ cho quyền lợi của Pháp ở Việt Nam. Tên này chưa hề ra trận mạc bao giờ, mà vẫn lên tới cấp Tướng của Pháp, đủ biết hắn ta được lòng tin cậy của Pháp như thế nào. Các tin tức thu lượm được cho hay Mai Hữu Xuân đã tổ chức sai người theo dõi Trình Minh Thế từ khi Thế mới về thành, và khi biết Thế thân hành ra chỉ huy mặt trận tại cầu Tân Thuận, thì Mai Hữu Xuân sai bộ hạ phục sẵn dưới cầu, thừa lúc chiến sựđang sôi nổi hỗn loạn, bắn ngay một phát súng Carbine từđàng sau tới, rồi biến vào nhà dân gần đó.
Và câu kết luận của tôi là Trình Minh Thếđã bỏ mình vì thực dân Pháp, chứ chẳng ai khác. Trình Minh Thế bịám sát bởi tay sĩ quan tôi tớ của pháp Thủ phạm chính thi hành vụám sát kia chính là Tướng Mai Hữu Xuân, người mà tám năm sau đã thay mặt bọn Dương Văn Minh đã hạ sát cả hai Ông Diệm-Nhu”.
Trên đây, là những lời của tác giả Nhị Lang đã viết. Tiếc rằng, Ông đã ra đi khi chưa biết đến cuốn sách:“Soldats Perdus et Fous de Dieu – Indochine 1945-1955” Tác giả là một người Pháp tên Jean Larteguy.
Qua cuốn sách này, tác giảđã kể rõ về cái chết của Tướng Trình Minh Thế, là do một Đại tá tình báo tên là Savani của Pháp đã tổ chức ám sát, để trả thù cho chủ Tướng Chanson đã bị Tướng Trình Minh thế bắn chết.
Kính mời quý độc giả cùng đọc những sự tiết lộ của Đại Tá Savani (tình báocủa Pháp) là một viên Trung Úy như sau:
“C'est moi qui ai tué Trinh Minh Thế. Non, je ne tenais pas la carabine, mais j'avais tout préparé. Il fut tué d'une seule balle en pleine tête, par l'un de mes hommes, sur le pont de Bình Đại. Le coup n'est pas parti de la vedette. Cet homme put ensuite disparaitre sans difficuté. Son nom ne vous dirait rien. Disons qu'il portait ce jour- là les galons de lieutenant. À l'exception de la bande à Lansdale, tous me furent reconnaissants de son exécution. Y compris Diệm qui n'aurait pas duré longtemps si Thế n'avait pas disparu. Je L'ai fait exécuter, non pour faire plaisir à Diệm ou aider les Bình Xuyên, mais pour venger le général Chanson, comme je me l'étais juré”. (Jean Lartéguy, “Soldats perdus et fous de dieu”, (pages 244-245)
Dịch:
“Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Không, tôi không đích thân cầm cây súng carbine đó, nhưng tôi đã chuẩn bị mọi việc chu đáo. Thế bị giết bằng một viên đạn duy nhứt bắn ngay vào đầu, do một người trong nhóm thuộc hạ của tôi bắn trên cầu Bình Đại. Viên đạn này không bắn từ tàu vedette. Tên thuộc hạđó biến mất sau đó, không có gì là khó khăn. Cái tên của hắn cũng chẳng cần nói lên làm gì. Có thể nói rằng, ngày hôm đó, hắn ta mang lon Trung úy. Ngoại trừ phe nhóm của Lansdale, còn tất cảđều biết ơn tôi về vụ hành quyết Thế. Kể cảông Diệm là ngừơi sẽ khó tồn tại lâu dài nếu Thế không biến mất. Tôi ra lệnh hành quyết Thế, không phải để làm vui lòng ông Diệm hoặc để giúp bọn Bình Xuyên, mà chính là để trả thù cho Tướng Chanson, như tôi đã tự thề thốt với lòng”. (trang 244-245).
Tài liệu bị Jean Lartéguy ghi sai là cầu Binh Đại thực ra là cầu Tân Thuận.
Nhưng chúng ta nên hiểu là Thiếu Tá Savani cũng chỉđược phúc trình chính thức là 1 viên đạn, hung thủ không dại gì phúc trình 2 viên đạn (điều nầy khiến nó bị khiển trách, vì thông báo chính thức là Tướng Thế bị bắn sẻ và chết vì 1 viên đạn). Chính quyền cũng chỉđược thông báo là 1 viên đạn (do Tạ Thành Long).
Viên Trung Úy mà Savani nói là “người Việt chứ không phải là người Pháp”, cho nên nó dễ trà trộn vào đám đông đang hỗn lọan trong lúc cái tin sét đánh ngang mày: Tướng Thế bị tử thương!
Chúng tôi vẫn nghi cái tên “Giám sát” nầy là Mai Hữu Xuân, vì bọn mật thám của Pháp vô cùng hung ác và thâm mưu, chúng làđại họa của dân tộc ta từ thời Pháp thuộc. Chúng còn tác hại trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH.
Tôi nghi có 2 sĩ quan của quân đội quốc gia (chuyển từ Vệ Binh Đòan, tức lính người Việt do Pháp tuyển mộ, để có lính giúp quân đội Pháp mà đánh với Việt Minh) xin lên ngồi xe với Tướng Thế (mà Tướng Thế lầm tưởng chúng là người của Thủ Tướng Diệm phái đến). 2 tên nầy (một Trung Tá là Mai Hữu Xuân và một viên Trung Úy) còn hành động cho quân đội Pháp mặc dù đã chuyển giao cho phía Việt Nam.
Tên đóng vai trò giám sát sẽ rình cơ hội thuận tiện nhất mà ra hiệu cho tên hung thủ ngồi ở vị trí ra tay ám tóan. Tướng Thếđang lo mặt trận không đểý gì đến hành vi của chúng, mà ông tưởng lầm là bây giờ quân đội VN và Cao Đài là “người một nhà”. Bất cứ người nào ở Miền Nam vào thời buổi đó cũng lầm tưởng như vậy.
Cho nên hung thủ ngồi rất gần Tướng Thế, ngồi ngay sau lưng ông, nó ra tay chớp nhóang, các vết thương chỉ rõ tầm bắn rất gần. Cho nên dấu ấn của các vết thương nói lên điều đó.
Hàm oan thứ ba:
Là cái chết của Ông Hồ Hán Sơn, mà nhiều người cũng đã cho là do Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vậy, kính mời quý độc giả hãy trở lại với tác giả Nhị Lang cũng trong cuốn sách: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 296:
“Ngày 15 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bất thình lình cử Tướng Văn Thành Cao cầm đầu Chiến Dịch Bình Định Miền Đông, đặt Bộ chỉ huy tại Tòa thánh Tây Ninh. Đối với Tướng Phương, là cái hậu quả tất yếu của việc Phương chống báng. Ông này vô cùng hoảng hốt lo sợ. Thừa dịp ấy, bí thư của ông là Trung úy N.NV, một người ít học nhưng nhiều tham vọng, lại sẵn có mối thù riêng với Hồ Hán Sơn từ thưở nào, nên không cần đợi lệnh thượng cấp, N.N.V, đem ngay Hồ Hán Sơn ra giết chết, rồi ném thây xuống giếng, lấp lại. Trước khi thọ hình, Sơn còn để lại nhiều bài thơ nghĩa khí trên vách nhà giam, mà tôi không nhớđược. Chính Văn Thành Cao đã chỉ cho tôi xem nơi Hồ Hán Sơn bị vùi dập. Cái chết oan ức này của người anh em Hồ Hán Sơn đã là lý do khiến tôi phải gấp rút bỏ nước ra đi ngày 20-2- năm ấy.
Việc Hồ Hán Sơn bị giết, tôi biết như trên, nhưng tôi cũng đành để bụng, và không nỡ trách Tướng Phương trong cơn bối rối, đã để xảy ra một tấn kịch đau thương!”.
Viết đến đây, tâm tư người viết bỗng thấy thật nhẹ nhàng, bởi vì đã viết ra được những nỗi hàm oan mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phải cam chịu từ lúc còn tại thế, cho đến khi bị lũ người man rợ giết chết.
Tạm thay lời kết:
Lịch sửđã bao lần sang trang. Mỗi một trang sử là những dòng máu lệ của tiền nhân, của bao vị anh hùng-liệt nữđã thấm đẫm kể từ khi dựng nước; và đã cho chúng ta những bài học máu xương, là những cuộc khảo nghiệm về chất người
Cũng từ những bài học ấy, đã cho chúng ta biết rằng: Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm vì quá đạo đức, quá từ tâm, nên đã không cho Đại tá Nguyễn Hữu Duệ tiến quân về giải cứu Tổng Thống, hay nói đúng hơn là cứu cả Miền Nam Tự Do. Chính vì thế, nên đã di họa cho đến ngày 30-4-1975; đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị rơi vào tay của cộng sản Hà Nội.
Đồng thời, chúng ta đừng quên hành động của tác giả Nhị Lang, vị cố vấn của tướng Trình Minh Thế, đã quyết định nhanh và đúng, khi đã kịp thời rút súng chỉa vào đầu của Tướng Nguyễn Văn Vỹ là tay sai của Pháp, nên đã ngăn chặn được một cuộc đảo chính Bằng không, thì đất nước Việt Nam đã phải bịđặt dưới quyền cai trị của một tướng cướp là Bảy Viễn.
Suy gẫm lại những lời của cổ nhân đã dạy, thì quảđúng, chẳng hề sai.
Vì thế, người viết chỉ là một phụ nữ bình thường, không chữ nghĩa văn chương Song vẫn muốn nói: Đối với những người sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai, hãy luôn luôn ghi nhớ:
Một khi đã nắm vận mệnh của đất nước, thì không bao giờđem cái từ tâm mà đối đãi với Giặc vì: Quyết định chậm là thua - Quyết định sai là chết!
30/10/2010
Hiệu đính ngày 29/10/2017
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
------------------------------------------
__._,_.___