Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975 khúc quanh lịch sử

$
0
0
      

Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975 khúc quanh lịch sử

Trọng Đạt

1
Sau ngày ký Hiệp định Paris, miền Nam Việt Nam mạnh hơn miền Bắc. Tháng 11 năm 1972 TT Nixon vội cho chuyên chở tới VNCH gần 600 máy bay các loại gồm:  208 máy bay phản lực gồm chiến đấu và oanh tạc cơ  loại nhẹ và khoảng 360 trực thăng các loại, 23 phi cơ thám thính, ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết  giáp M-48 (Nixon No More Vietnams trang 170-171).

    Trong khi ấy BV bị thiệt hại nặng và thảm bại trong trận muà hè đỏ lửa, tính tới tháng 9/1972 có vào khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh CS bị giết, khoảng 700 chiến xa bị phá hủy (Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587), ngoài ra trận oanh tạc dữ dội Giáng sinh 1972 bằng B-52 đã gây thiệt hại rất nặng cho hạ tầng cơ sở BV như kho hàng, đường xe lửa, nhà máy điện, phi trường….

     Mặc dù mạnh hơn miền Bắc rất nhiều nhưng miền Nam không được phép đánh ra Bắc mà chỉ được ở yên trong thế tự vệ chờ địch tới, điều này ai cũng biết cả. Khoảng gần một năm sau tình hình bắt đầu thay đổi, cán cân quân sự  nghiêng về phía BV. Ngay sau khi ký Hiệp định Paris, CSBV vẫn tiếp tục vi phạm Hiệp định, chiến tranh vẫn tiếp diễn, trong khi miền Nam  VN bị cắt quân viện dần dần , miền Bắc vẫn được CS quốc tế tiếp viện dồi dào, về chi tiết tôi sẽ nói sau. Cuộc chiến tranh giữa hai miền là một cuộc chiến viện trợ  tiếp liệu, cả hai bên đều không tự sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện bên ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng.

     Tình hình chung hai bên
     Năm 1973 có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ Hiệp Định Ba Lê 28/1 cho tới tháng 10/1973 và giai đoạn bạo lực cách mạng sau tháng 10/1973.
    Từ sau ngày ký Hiệp Định Ba Lê đến tháng 10/1973 tình hình tương đối yên tĩnh. Tháng 6/1973 Quốc hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Đông Dương Việt, Miên, Lào. Ngày 1/7/1973 Nixon ký thành đạo luật áp dụng từ giữa tháng 8/1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Tháng 10/1973 Quốc Hội ra đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh (War Powers Act), Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.

    Thấy thời cơ thuận lợi đã tới, Bắc Việt bèn thay đổi đường lối đấu tranh từ chính trị sang quân sự bạo lực. Đại Hội 21 của Bộ Chính Trị tại Hà Nội trong tháng 10 quyết định đấu tranh quân sự, trước hết tiến đánh các đồn bót lẻ tẻ, phát triển tuyến đường xa lộ Đông Trường Sơn
   Theo Henry Kissinger (Years of Renewal trang 478) sau khi ký Hiệp định Paris, BV bắt đầu cho xây hệ thống đường xâm nhập tiếp liệu chằng chịt dài tổng cộng 20 ngàn km từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, rộng 8m, hàng ngàn km ông dẫn dầu cung cấp cho hàng chục ngàn xe vận tải.

     Sau Hiệp định khoảng gần một năm, Quốc hội Mỹ cắt giảm quân viện xương tủy VNCH mỗi năm 50%, từ 2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Dưới thời TT Nixon, chính phủ đã đề nghị Quốc hội cấp 1 tỷ 4 viện trợ quân sự cho miền nam VN năm 1975, Ủy ban quốc phòng Thượng viện do Nghị sĩ John Stennis làm chủ tịch cắt bớt còn 1 tỷ, nay dưới thời TT Ford Ủy ban chuẩn chi Thượng viện do Nghị sĩ John McClellan làm chủ tịch cắt 300 triệu còn 700 triệu (Years of Renewal trang 472).

     Quốc hội Mỹ cắt giảm quân viện khiến cho VNCH suy yếu rõ rệt: 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ, vì bị cúp nhiên liệu, khả năng lưu động vận chuyển của quân đội không còn (Nixon, No More Vietnams tr. 187). Từ giữa năm 1974 hỏa lực giảm từ 60 tới 70% , tháng  3 -1975 đạn dược chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, giữa tháng 4-1975 chỉ còn đủ cho xài khoảng 10 ngày (Cao Văn Viên Những ngày cuối của VNCH trang 91, 92). Hơn hai ngàn máy bay đủ loại nay phần vì thiếu cơ phận thay thế, và vì không có săng để cất cánh nên đã nằm ụ nhiều, sự sụp đổ của VNCH đã gần kề.
     Theo bản tin của BBC.com ngày 10/5/2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15/4/2006. Trong số các bài đọc ở hội thảo, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch sử Quân sự Cộng sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến. Giai đoạn 1969-1972 BV được Nga, Trung Cộng viện trợ 684,666 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí. Như vậy số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.
      Theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Thàng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn

     Đánh hơi thấy Mỹ quẳng miếng xương Đông Dương, CS quốc tế và CSVN nhanh tay ra vồ ngay lấy. Cuối tháng 10/1974 Bộ Chính Trị Hà Nội quyết định kế hoạch tác chiến năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tấn công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích. Trong giai đoạn 1969-1972 sự vận chuyển súng đạn của CS vào Nam gặp nhiều khó khăn  vì bị không quân Việt-Mỹ ném bom, bắn phá nhưng kể từ sau ngày ký Hiệp Định Paris 1/1973, BV đã dùng 16 ngàn xe vận tải chở súng đạn qua xa lộ Đông trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh một cách tự do thoải mái nên  giai đoạn 1973-1975  Hà Nội  đã đem được nhiều vũ khí đạn dược vào Nam gấp mấy lần giai đoạn trước ( 1969-1972)

     Trong khi ấy Tổng Thống Thiệu không có một nhận định nào rõ ràng về lực lượng cũng như kế hoạch sắp tới của CS. Ngày 9/12/1974 , khoảng một tuần trước khi BV tấn công Phước Long, tại dinh Độc Lập trong một phiên họp cao cấp quân sự gồm Hội đồng Tướng lãnh và các vị Tư lệnh Quân khu, ông Thiệu cho biết trong năm 1975 BV có thể đánh với qui mô lớn nhưng không bằng năm 1968 và 1972,  địch chưa có đủ khả năng đánh vào các thị xã lớn, dù đánh cũng không giữ được! BV chỉ đánh các thị xã nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa. Về điểm này Frank Snepp,  trong Decent Interval, Tướng BV Văn Tiến Dũng và ông Cao Văn Viên đã ghi nhận gần giống nhau như vậy, ông Thiệu lạc quan cho rằng BV chưa phục hồi sau trận mùa hè đỏ lửa 1973.

     Từ tháng 10 năm 1974 Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt đã trình bày kế hoạch tác chiến lên Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung ương, họ đã chọn chiến trường Cao Nguyên làm chủ yếu, Văn Tiến Dũng đã ghi nhận trong hồi ký.
     “Tháng 10 năm 1974, trời cuối thu bắt đầu lạnh, gợi cho các cán bộ quân sự chúng tôi nhớ đến mùa chiến dịch sắp đến. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp nghe Bộ Tổng tham mưu trình bày kế hoạch tác chiến chiến lược. . . . …
      .    .    .   .   .                 .    .    .     . 
    Hội nghị nhất trí thông qua phương án của Bộ Tổng tham mưu, chọn chiến trường Tây nguyên làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tổng tiến công lớn và rộng khắp năm 1975
    (Đại thắng mùa xuân trang 24)
      BV  cho rằng TT Thiệu đã bố trí lực lượng mạnh ở hai đầu, tại Quân khu 1 và 3 thì bố trí nhiều đơn vị chủ lực, nhiều chiến xa, đại bác và  máy bay chiến đấu, còn tại Quân khu II ta chỉ để 2 Sư đoàn 22 BB và 23 BB. Quân khu II rộng nhất toàn quốc gồm 12 tỉnh, VNCH phải trải quân giữ đất nhiều nên khả năng phòng thủ yếu. Bộ chính trị CSBV đã đồng ý kế hoạch nêu trên và chọn Tây nguyên để làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công năm 1975.  Hà Nội đã chọn chiến trường Tây Nguyên (Quân khu II) làm chủ yếu vì tại đây lực lượng VNCH yếu hơn ba quân khu I, II, IV.

     Đại tá Phạm Bá Hoa nói hồi ông học tại trường Đại Học Quân Sự năm 1960 có được đọc một tài liệu nói “Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm được cao nguyên miền Trung thì người đó sẽ nắm phần chiến thắng”, Cộng Sản cũng nói ai làm chủ Tây Nguyên thì làm chủ chiến trường. Bắc Việt chủ trương tấn công Quân khu II trước phần vì VNCH phòng thủ yếu tại đây vả nó là vị trí yết hầu. Một phần vì ông Thiệu không chủ trương giữ Quân khu II, một vùng cao nguyên cẵn cỗi mà trong thâm tâm đã có ý tưởng bỏ vùng núi rừng miền Trung rút quân về vùng đất mầu mỡ Quân khu III và IV, trên thực tế  lãnh thổ quá rộng, không đủ lực lượng trừ bị để tăng cường
      Sau khi lựa chọn chiến trường Tây Nguyên, Bắc Việt lựa chọn địa điểm tấn công, tại buổi họp của Quân Uỷ Trung Ương Bắc Việt ngày 9/11/1974  Lê Đức Thọ tay trùm CSBV tham dự để nâng cao quyết tâm chiếm cho được Ban Mê Thuột, Thọ nói
   “Phải đăt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”
(Sách đã dẫn Trang 31)
      Bắc Việt đã chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ bốn tháng trước ngày tấn công trong khi ta chưa có tin tức tình báo rõ rệt. Chiến dịch Tây nguyên được mang mật danh 275.
     Ngày 13/12/1974 Bắc Việt đưa gần ba Sư đoàn tấn công Phước Long, đến ngày 7/1 tỉnh này hoàn toàn lọt vào tay địch. Tổng số 4,500 binh sĩ, sĩ quan chỉ còn 850 người sống sót. Tỉnh trưởng Phươc Long. Quận trưởng Phước Bình mất tích, 3,000 trong số 30 ngàn  dân trốn thoát, một số viên chức hành chánh bị CS hành quyết, thất bại tại Phước Long là đương nhiên vì một Tiểu đoàn bộ binh và 5 Tiểu đoàn địa phương quân không thể chống lại 3 Sư đoàn CS.

     Chính phủ VNCH không tăng viện cho Phước Long vì không đủ khả năng thực hiện tiếp tế, cứu viện bằng trực thăng vận từ Biên Hoà. Nói về mặt kinh tế chính trị Phước Long kém quan trọng hơn Tây Ninh, Pleiku, Huế… Hà Nội cho đánh Phước Long để thăm dò Mỹ, khi thấy Mỹ chỉ phản đối xuông thì họ làm tới.
      Sau trận Phước Long TT Thiệu biết chắc Cộng Sản sẽ đánh lớn tại Cao Nguyên đầu năm 1975 nhưng chưa biết chắc chỗ nào vì địch nghi binh tối đa. Phía VNCH không đoán được ý định của họ, theo Tướng Hoàng Lạc trước khi Văn Tiến Dũng vào Nam, Giáp đã dặn dò Dũng phải nghi binh tối đa để đánh lạc hướng Nguỵ.

     Tình hình chính trị quân sự VNCH năm 1975 rất là bi đát. Năm 1967 quân phí tại Việt Nam là 20 tỷ Mỹ Kim, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên  29 tỷ, hai năm 1970, 1971 rút xuống còn 12 tỷ mỗi năm vì Mỹ đang rút quân. Khi nửa triệu quân đồng minh đã rút đi, VNCH phải một mình gánh vác tất cả chiến trường với tiền viện trợ bị cắt giảm từ cuối 1973 mỗi năm 50%.

     Việc cắt giảm đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của cựu Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuốn Những Ngày Cuối Của VNCH (NNCCVNCH)   trang 86, 87. Hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.  Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ .
      Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta xử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn xử dụng khoảng 19 ngàn tấn một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30  ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (Sách đã dẫn trang 92)

     Theo sử gia Bill Laurie, cấp số đạn súng lớn như đại bác 105 ly, 155 ly, 175 ly.. năm 1975 đã bị cắt giảm trên 90% . Theo Tướng Cao Văn Viên vì thiếu cơ phận thay thế, xe tăng, giang thuyền, máy bay …nằm  ụ chờ rỉ sét. Thiếu thuốc men, số tử vong tăng cao, tinh thần xuống thấp.

     Không quân VNCH năm 1975 có  2075 máy bay các  loại, đứng thứ tư trên thế giới về số lượng. Binh chủng Thiết giáp có 2,200 chiến xa và thiết xa các loại. Pháo binh có khoảng 1,500 khẩu đại bác . Hải quân có 1,600 tầu chiến và giang thuyền các loại. Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế nhiều máy bay, xe tăng.. hư hỏng thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ.  Lục quân VNCH có hơn một triệu quân trong đó 40% là chủ lực quân vào khoảng 400 ngàn người gồm những lực lượng tác chiến và yểm trợ,  50% là ĐPQ , Không quân, Hải quân, Cảnh sát. Quân đội VNCH được tổ chức theo lối Mỹ, một người lính tác chiến có năm người yểm trợ như hành chánh tài chánh, quân y, quân trang, quân dụng. Trên thực tế lực lượng chiến đấu chỉ vào khoảng từ 170 cho tới 180 ngàn người. Lính nhà nghề chỉ có 13 Sư đoàn chủ lực và 17 Liên đoàn Biệt động quân tương đương khoảng hơn 2 Sư đoàn (trên thực tế một Liên đoàn có hơn 1000 người). Tổng cộng ta có vào khoảng 15 Sư đoàn chính qui (nếu kể cả BĐQ). Lực lượng được bố trí toàn quốc như sau.

     Quân khu Một: 5 Sư đoàn (1, 2, 3, Nhẩy Dù, TQLC), 4 Liên đoàn BĐQ.
     Quân khu Hai: 2 Sư đoàn (22, 23), 7 Liên đoàn BĐQ
     Quân khu Ba: 3 Sư đoàn (5, 18, 25), 4 Liên đoàn BĐQ
     Quân khu Bốn: 3 Sư đoàn (7, 9, 21)
      Địa phương quân VNCH năm 1975 có khoảng 325 ngàn người,

     Tổng cộng VNCH có 15 Sư đoàn chủ lực (nếu kể cả BĐQ) tức 45 trung đoàn, đem chia cho 44 tỉnh toàn quốc thì trung bình mỗi tỉnh chỉ có một Trung đoàn chính qui bảo vệ trong khi BV có khả năng tập trung hằng chục Trung đoàn để tấn công một địa điểm vì họ không phải trải quân giữ đất như Miền Nam. Theo ông Cao Văn Viên trên thực tế quân số VNCH thiếu hụt do nạn đào ngũ, mỗi năm mất khoảng một phần tư (1/4) quân số, ngoài ra ta cũng phải kể nạn lính ma lính kiểng. (NNCVNCH trang 79)

      Lực lương chính qui Bắc Việt năm 1975 gồm 4 Quân đoàn và Đoàn 232 (tương đương một Quân đoàn). Mỗi quân đoàn gồm 3 sư đoàn và các lữ đoàn phòng không, pháo binh, thiết giáp, công binh.. Tổng cộng họ có 15 sư đoàn bộ binh, khoảng 6 trung đoàn đặc công và hơn 10 trung đoàn độc lập. Toàn bộ lực lượng tương đương với 20 Sư  đoàn bộ binh chưa kể các đơn vụi cơ giới, yểm trợ
      So về lực lượng chính qui, nhân lực thì quân đội BV đã nhiều hơn quân đội VNCH , họ không phải phòng thủ, mỗi khi tấn công họ dồn lại tạo một mũi dùi mạnh. Trong khi đó Quân đội chủ lực VNCH đã ít hơn lại phải trải rộng từ Cà Mâu ra Bến Hải để giữ đất, như đã nói trên ta có 13 sư đoàn, kể cả 15 liên đoàn Biệt động quân thì có tương đương 15 sư đoàn hay 45 trung đoàn, miền nam có 44 tỉnh, trung bình một tỉnh chỉ có một trung đoàn bảo vệ. Theo hồi ký Văn tiến Dũng tại Cao nguyên về bộ binh BV đông hơn VNCH 5 lần, pháo binh gấp 2 VNCH (sách đã dẫn trang 49) vì họ tập trung

      Khoảng 80% chủ lực quân CSBV đã có mặt tại miền Nam đầu năm 1975, họ để lại Quân đoàn 1 (gồm 3 Sư đoàn) tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị. Sau khi Quân khu II và I của VNCH sụp đổ, Bắc Việt đưa hết cả 3 Sư đoàn trừ bị vào Nam. Trong giai đoạn 1973-1975 Hà Nội cho chuyên chở vũ khí vào Nam thoải mái vì không bị oanh kích nên số lượng vũ khí đạn dược năm 1975 của họ tại miền Nam nhiều gấp hai hoặc gấp ba lần năm 1972.

      Pháo binh và Thiết giáp BV đưa vào Nam được ước lượng không chính xác khoảng hơn 500 khẩu trọng pháo và hơn 500 xe tăng.

       So sánh với tình hình năm 1972 ta thấy năm 1975 quả là bi đát, năm        Quân khu II gồm 12 tỉnh, diện tích rộng lớn nhất, bằng nửa Việt Nam Cộng Hoà mà chỉ có 2 Sư đoàn bộ binh (22 và 23) và 7 Liên đoàn Biệt động quân bảo vệ, toàn bộ lực lượng chưa tới ba Sư đoàn là nơi yếu thế nhất đã được BV chiếu cố tấn công. Quân khu II dân số trên 3 triệu gồm các tỉnh Cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Lâm Đồng, Quảng Đức, Phú Bổn, Tuyên Đức, phía Đông là các tỉnh duyên hải gồm Bình định, Khánh Hoà, Bình Thuận… có 3 thành phố chính là Nha Trang, Qui Nhơn, Tuy Hòa, dân số tại đây thưa thớt hơn các quân khu khác. Sư đoàn 23 BB bảo vệ Cao nguyên, sư đoàn 22BB chịu trách nhiệm các tỉnh duyên hải
     Diễn tiến trận đánh
     Tư Lệnh Quân đoàn II Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh phó Quân đoàn Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Tư Lệnh phó Quân khu Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tham mưu trưởng Đại tá Lê Khắc Lý. Tại Ban Mê Thuột chủ lực quân của VNCH gồm 2 Tiểu đoàn (1, 3) thuộc Trung đoàn 53 đóng tại phi trường Phụng Dực (có nhân chứng nói  chỉ có một tiểu đoàn) và ba Tiểu đoàn Địa phương quân. Theo Bút ký của Nguyễn Định, Ban Mê Thuột như một thành phố bỏ hoang, các đơn vị chủ lực đã được đưa tăng cường cho Pleiku và các nơi khác. Cũng theo ông này lực lượng của ta tại đây kể cả Nghĩa quân, Cán bộ xây dựng nông thôn, Nhân dân tự vệ cũng không quá 2,000 người. Con số Nguyễn Định đưa ra có lẽ quá thấp vì quân số tại các tỉnh nhỏ như Phước Long, Bình Long đã vào khoảng trên dưới 3,000 người, lực lượng VNCH tại Ban Mê Thuột chắc hẳn không dưới 3,000 hoặc 4,000  người vì đó là một tỉnh lớn.

          Lực Lượng CS tại Quân khu II theo tài liệu Bắc Việt như sau:
         “Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm: 5 sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 trung đoàn bộ binh (25, 271, 95A, 95B), trung đoàn đặc công (14, 27), trung đoàn xe tăng- thiết giáp 273, 2 trung đoàn pháo binh (40, 675), 3 trung đoàn phòng không (232, 234, 593), 2 trung đoàn công binh (7, 575), trung đoàn thông tin 29, 6 tiểu đoàn vận tải, nhiều đơn vị bảo đảm của Bộ và  lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh diễn ra chiến dịch. Riêng lực lượng Mặt trận Tây Nguyên tham gia chiến dịch gồm 36 tiểu đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc công, 13 tiểu đoàn pháo mặt đất, 18 tiểu đoàn phòng không, 3 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp với tổng số quân 44.900 người.
        Về vũ khí trang bị: có 88 pháo lớn, 1.561 súng chống tăng và hàng vạn súng bộ binh, 6 cơ cấu bắn B-72, 343 súng phòng không, 32 xe tăng, 25 xe bọc thép, 679 xe ô tô các loại. Ngoài ra còn có 21.800 cán bộ chiến sĩ làm lực lượng dự bị ở phía sau và hoạt động ở các hướng khác.
        Bộ tư lệnh chiến dịch gồm: Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh), Đặng Vũ Hiệp (Chính uỷ).
         (Trich trong: Dương Đình Lập, Trần Minh Cao, Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91.)

      Như thế lực lượng CS tại Cao nguyên gồm 5 Sư đoàn BB và 4 Trung đoàn độc lập tương đương với 6 Sư đoàn, gấp hơn hai lần chủ lực quân VNCH, tổng số nhân lực kể cả lực lượng dự bị là 66,700 người. Bắc Việt đã được Nga, Tầu viện trợ cho nhiều vũ khí tối tân, ngoài ra họ còn được trang bị nhiều hoả tiễn tầm nhiệt hiện đại. Theo nhận định của phía CS, họ  tập trung lực lượng tại khu vực chủ yếu nên tại đây bộ binh BV đông hơn VNCH gấp 5 lần, xe tăng coi như ngang nhau, pháo binh gấp 2. (Hồi ký ĐTMX Văn tiến Dũng trang 49)
      Ngày 5/2/1975 Văn Tiến Dũng từ phi trường Gia Lâm đáp máy bay xuống  Đồng Hới rồi vào Quảng Trị, tới sông  Bến Hải, y đi xuồng máy tới Bộ chỉ huy chiến dịch tại phía Tây Gio Linh để chỉ đạo toàn bộ chiến dịch.
      Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ của Darlac, dân số 250,000 người gồm Kinh, thượng, Tầu và các chủ đồn điền Pháp và Ý, (cũng có tài liệu nói dân số 150,000 người), thị xã gồm 60,000 người. Tỉnh có nhiều đồn điền cà phê, cao su, nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều gỗ quí, dân chúng đa số sống bằng nghề trồng trọt, làm đồn điền. Ban Mê Thuột có vị trí chiến lược quan trọng, phía bắc nối liền Pleiku, Kontum, Phú Bổn.. phía Nam đi Quảng Đức, Phước Long, phía Đông nối liền Nha Trang.
     Trước khi mặt trận diễn ra, theo Nguyễn Trọng Luật, tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, BV đưa những tin tức giả qua điện thoại để nghi binh,  kế đó tấn công bất ngờ, đông đảo, nghi binh tối đa, họ vờ đánh Pleiku để nhử quân đội VNCH lên giải toả rồi cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột, chiếm phi trường sau cùng ba mặt giáp công. Các Trung đoàn, Sư đoàn BV cắt các đường giao thông 19, 14, 21 nghi binh thu hút quân đội VNCH về phía Bắc (tức Pleiku) sau đó ồ ạt tấn công thị xã Ban Mê Thuột.

     Theo hồi ký Văn tiến Dũng BV không đóng quân sẵn ở vị trí xuất phát tấn công mà tập kết từ xa vận động đến, chuyển quân bằng xe molotova, đây là lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi. BV bỏ qua vòng ngoài bất ngờ thọc sâu vào thị xã phối hợp với lực lượng đặc công đã có sẵn trong thị xã, rồi từ đó đánh ra ngoài, họ không đánh theo lối bóc vỏ. (Sách đã dẫn trang 69)

      Ngày 1/3/1975 Sư đoàn 968 Bắc Việt chiếm đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku. Ngày 3/3 Trung đoàn 95 và Sư đoàn 3 CS ngăn chận quốc lộ 19 tại An Khê. Ngày 5/3 Trung đoàn 25 CS cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang-Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường Trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 Tiểu đoàn BĐQ và thiết giáp giải toả quốc lộ 19. Ngày 7/3 Sư đoàn 320 CS chiếm Thuần Mẫn, ngày 9/3 Sư đoàn 10 CSBV tấn công Đức Lập, Quảng Đức, căn cứ núi lửa bị tràn ngập.

      BV cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn BĐQ thuộc Liên đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột. Sự sai lầm của Tướng Phú đã được CS khai thác triệt để, họ nghi binh tối đa để đánh lừa ông và gọi đây là cuộc chiến tranh cân não.

      Ngày 9/3 Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột đã triệu phiên họp khẩn cấp tại toà hành chánh và báo động đỏ, cắm trại 100%. Hai giờ sáng ngày 10/3 đặc công Việt cộng trong thị xã đột nhập phi trường phá huỷ một máy bay, 3 Sư đoàn CS 316, 10, 320 với ba mũi tấn công thị xã phối hợp với đặc công đã nằm bên trong. CS pháo kích ầm ầm như phong ba bão táp vào các vị trí của quân trú phòng rồi đưa xe tăng, xe kéo pháo, phòng không, quân xa.. ồ ạt tiến về thị xã từ xa, lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi.
      Trận bão lửa đã được Nguyễn Định ghi nhận .
      “…Tiếng rít của hoả tiễn và đạn đạo 130 ly khủng khiếp như xé cả không gian mà người ta thực sự chưa từng nghe thấy một lần trong đời. Những tiếng nổ cứ liên tục như những dây pháo đại không ngừng, làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành phố như cảnh tượng động đất được thấy trên màn bạc. . . . .  . . .
   .  .  .  . Thành phố đã như con tầu chao nghiêng trong bão tố.”
             (Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký.)
     Theo hồi ký Văn Tiến Dũng (trang 69), trong một đêm BV đã đưa được một lực lượng đông đảo 12 Trung đoàn gồm bộ binh và các đơn vị xe tăng, pháo binh, phòng không.. khoảng ba Sư đoàn vào trận địa đúng thời gian. Họ bỏ qua các đồn bót dọc đường, tiến về thị xã, bắc phà cho cả đoàn xe vượt sông Serepok, các mũi tiến công đã tiến vào đúng thời gian. Địch chia làm 3 mũi tấn công, mũi thứ nhất đánh trại Mai Hắc Đế, cánh thứ hai đánh phi trường Phụng Dực (có 2 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 53) tại đây 4 xe tăng bị bắn cháy, 200 tên địch bị hạ, cánh thứ ba đánh phi trường L19 để tiến vào thị xã tấn công tiểu khu, khi vào thị xã 10 xe tăng đã bị ĐPQ bắn cháy.

      Vào buổi chiều Cộng quân chiếm được một nửa thành phố, ĐPQ, nghĩa quân, cảnh sát vẫn chiến đấu anh dũng tại nhiều nơi. Tướng Phú cho trực thăng vận Liên đoàn 21 BĐQ xuống Buôn Hô từ đó hành quân vào thị xã tiến chiếm Tiểu khu Ban Mê Thuột nhưng Liên đoàn không đạt được mục tiêu vì sự điều quân vị kỷ của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB. Nhiều tài liệu và nhân chứng cho thấy ông điều động Liên đoàn 21 đưa gia đình, vợ con ông về Trung tâm huấn luyện cách Ban Mê Thuột vài cây số để ông đưa trực thăng xuống bốc đi.

     Cảnh hoang tàn ghê rợn của thành phố đã được Nguyễn Định mô tả như sau.
      “Mười sáu giờ ngày thứ hai 10 tháng 3 năm 1975, Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình tại thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ.
     Trong thành phố tiếng súng nổ đã im, nhưng cảnh hoang tàn của thị xã thật không cách nào tả cho xiết. Những khu phố bị cháy không ai dập tắt. Đóm lửa, tro tàn, và bụi khói bao phủ khung trời thị xã như một màn sương đục. Mặt đường lỗ loang những dấu đạn cầy. . . . . .        
  .  . .  Rải rác trên các khu phố những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thị xã không hẳn là bãi tha ma, mà là hỗn độn của một thế giới nửa sống nửa chết.”
       (Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký.)
       Và dưới đây lúc sáu giờ chiều.
     “Trong nội vi thị xã, cho đến 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến được coi như kết thúc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”.
        ( Nguyễn Định, BMTNĐCC.)
      Sáng 11/3 không quân oanh tạc lầm vào Bộ Chỉ Huy của Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột cắt đứt liên lạc với Quân đoàn II. Bắc Việt cho tăng cường Sư đoàn 320 tiếp tục tấn công phi trường Phụng Dực, Trung đoàn 53 cầm cự đến ngày 17/3 thì chấm dứt, Phạm Huấn cho biết họ chiến đấu quả cảm tới người cuối cùng, nhưng cũng có tài liệu nói một số ít thoát ra khỏi vòng vây chạy vào rừng. Nguyễn Định nói các lực lượng trú phòng như ĐPQ, nghĩa quân, Cảnh sát đã chiến đấu hết sức mình nhưng phải chịu thua trước số đông áp đảo của địch.
      Ngày 11/3 Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 lập kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột.
      -Trung đoàn 45 được trực thăng vận từ đèo Tử Sĩ đến quận Phước An để tiến vào hướng Đông thị xã.
      – Liên đoàn 7 BĐQ được không vận từ Sài Gòn ra thay trung đoàn 44, Trung đoàn này sẽ được trực thăng vận tới Phước An.

      Ngày 13/3 Trung đoàn 45 tiến về Ban Mê Thuột bị chận đánh cầm chân tại vòng đai thị xã, Liên đoàn 21 Biệt động quân bị đánh rút ra khỏi phi trường L19, cuộc trực thăng vận Trung đoàn 44 bị hủy bỏ, pháo binh chỉ còn hai khẩu 105 ở Phước An, không quân gặp nhiều khó khăn vì BV xử dụng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7. Ngày 15/3 Tổng thống Thiệu hủy bỏ kế hoạch tái chiếm và cho lệnh rút khỏi Phước An. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thất vọng nói “ không có một tia hy vọng nào giải cứu Ban Mê Thuột”. Cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thất bại vì ta không đủ lực lượng vả lại các đường dẫn vào Ban Mê Thuột đã bị cắt hết.
     Nguyên nhân, hậu quả
     BV lấy được nhiều chiến lợi phẩm củaVNCH, Cục trưởng hậu cần BV khoe là họ đã lấy được nhiều lương thực, xe cộ, nhiều đạn trong kho Mai Hắc Đế, Ban Mê Thuột. Tác giả Nguyễn Đức Phương  đã nhận xét về diễn tiến trận đánh chiếm Ban Mê Thuột của Cộng quân như sau.
        “Do những thất lợi về phương tiện vận chuyển và yếu tố quân số của QLVNCH, kế hoạch tấn công Ban Mê Thuột của Tướng Văn Tiến Dũng khá đơn giản, bao gồm hai yếu tố  bí mật bất ngờ và tập trung đông quân số để áp đảo địch quân. Đầu tiên đánh vào một số diện tại quân khu 2 để lôi cuốn các đơn vị QLVNCH có nhiệm vụ giải toả. Sau đó cắt đứt các trục lộ giao thông chính dẫn đến mục tiêu đồng thời chiếm các phi trường để ngăn chận tiếp viện bằng đường hàng không để sau cùng cường tập tiêu diệt điểm với chiến thuật ba mũi giáp công”
         (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 716.)

      Hậu quả của trận Ban Mê Thuột không thể lường trước được.  Một ngày sau khi BV tấn công Ban Mê Thuột, Tổng Thống Thịêu mở phiên họp tại Dinh Độc Lập ngày 11/3 gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Quang, Phụ tá an ninh Quốc Gia. Nội dung nói về kế hoạch di tản Quân khu I và II về giữ Quân khu III và IV và chỉ giữ một phần duyên hải Vùng II vì lãnh thổ quá rộng không đủ lực lượng bảo vệ. Ngày 14/3 trong một phiên họp tại Cam ranh với Hội Đồng Tướng Lãnh ông Thiệu quyết định di tản toàn bộ chủ lực thuộc Quân đoàn II về duyên hải qua tỉnh lộ 7.

     Trận Ban Mê thuột mở đầu cho giai đoạn chót của cuộc chiến tranh Việt Nam. BV có yếu tố bất ngờ, bảo mật, Ban Mê Thuột không thuận lợi cho việc phòng thủ. Từ tháng 2/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã báo cáo tin tức cho thấy BV chuẩn bị đánh Ban Mê thuột do tù binh, hồi chánh viên khai báo kế hoạch của địch. Các cuộc hành quân Phượng Hoàng của Cảnh sát, nghĩa quân, những người khai thác lâm sản… đã báo cáo cho chính quyền Ban Mê Thuột biết tin tức về địch xuất hiện gần thị xã.
     Khi Tồng thống Thiệu đến ăn Tết với Trung đoàn 44, Trung tá Trưởng phòng 2 Sư đoàn 23 đã trình lên Tổng thống, ông bèn lệnh cho Tướng Phú điều Sư đoàn 23 trở lại Ban Mê Thuột nhưng Tướng Phú tin Cộng  quân sẽ đánh Pleiku, chúng giả vờ nghi binh tại Ban Mê Thuột. Tướng Nguyễn cao Kỳ sau này cho biết chúng ta không bị bất ngờ khi CS tấn công Ban mê Thuột, ông Cao Văn Viên đã được thông báo cho biết kế hoạch đánh Ban Mê Thuột, theo ông Kỳ Tướng Viên đã bàn với Tướng Thiệu, Phú về kế hoạch phòng thủ Ban Mê thuột. Tướng Phú cứ nhất quyết ông nắm vững tình hình, địch sẽ đánh Pleiku, sự thực ông đã mắc kế nghi binh của CS, không ai cản được ông ấy. Bộ TTM của QĐVNCH đã cảnh báo Tướng Phú coi chừng BV đánh Ban Mê Thuột nhưng ông vẫn khăng khăng địch sẽ đánh Pleiku.

    Theo Đại tá Nguyễn Trọng Luật, CS biết phía VNCH hay nghe lén truyền tin của họ và họ đã đưa những tin giả để đánh lừa ta. Tướng Phú đã mắc lừa kế nghi binh của CS, theo Tướng Hoàng  Lạc trước ngày Văn Tiến Dũng lên đường vào Nam, Võ Nguyên Giáp đã dặn Dũng phải nghi binh tối đa để đánh hoả mù. Yếu tố bất ngờ của Ban Mê Thuột cũng như Tết Mậu Thân ở chỗ không ai tiên đoán được tầm mức rộng lớn của nó. Bộ Tư lệnh Quân đoàn II không thể ngờ được Bắc Việt đã đưa vào Quân Khu II đến 6 Sư đoàn vì thiếu tin tình báo, không đánh giá đúng mức lực lượng địch

     Yếu tố địa hình Ban Mê Thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum để trì hoãn sự tiến quân của CSBV, diện tích rộng hơn Kontum Pleiku nhiều. Ban Mê Thuột trên thực tế không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau, địch có thể lợi dụng ngụy trang. Những cánh rừng già phía Tây Bắc đã được công binh CS chuẩn bị sẵn.

     Tại Ban Mê Thuột tấn công bằng chiến xa rất khó, Pleiku với những đồi thoai thoải dễ hơn nhưng BV đã cho công binh dọn đường trước, họ cưa 2 phần 3 các gốc cây lớn, cây không bị đổ, máy bay thám thính ở trên cao nhìn xuống không thấy dấu hiệu gì, CS ngụy trang rất khéo ngay từ thời chiến tranh Việt Pháp 1946-1954 cũng vậy. Khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc ủi sập cây mà tiến vào thị xã dễ dàng. Hai giờ sáng Cộng quân pháo ầm ầm vào thị xã như vũ bão để che lấp tiếng động cơ xe chạy, đến 7 giờ xe tăng địch đã vào trong thành phố.

     Tướng Phú mới lên nhậm chức Tư lệnh quân đoàn có vài tháng nên không nắm vững tình hình cho lắm, không có uy tín với Bộ Tổng tham mưu. Ông nhậm chức Tư lệnh quân khu ngày 5/11/1974 do Phó Tổng thống Trần văn Hương đề nghị thay thế Tướng Nguyễn Văn Toàn bị kết án tham nhũng, không do Tổng Tham mưu trưởng đề nghị nên trước khi ra đơn vị, lên trình diện Bộ Tổng Tham mưu đã không được Tướng Cao Văn Viên tiếp đón. Theo Phạm Huấn,  Quân đoàn II lủng củng nội bộ, nhiều sĩ quan cao cấp tại Quân đoàn vô kỷ luật, bất mãn không hợp tác với Tướng Phú, ông mới nhậm chức chưa đủ thời gian nắm vững tình hình. Ngoài ra 2 tháng trước khi sẩy ra trận Ban Mê Thuột, theo Nguyễn Đức Phương quân số Quân đoàn II không tới 70%, thiếu tiểu đội trưởng. Tham mưu trưởng với Bộ tham mưu bất hợp tác, hai Tướng phó tư lệnh hữu danh vô thực, các đơn vị chỉ phòng ngự mà không có một cuộc hành quân thăm dò nào để tìm diệt địch.
     Nhiều người qui trách nhiệm cho Tướng Phú đã để mất Ban Mê Thuột, Phạm Huấn cho rằng ông không đủ khả năng nắm giữ một Quân đoàn. Mặc dù đã có tin tức tình báo cho hay Việt Cộng sẽ đánh Ban Mê Thuột, ngay cả Tướng Viên và ông Thiệu đã nhắc nhở Tướng Phú coi chừng Việt Cộng tấn công Ban mê Thuột nhưng ông vẫn nói mình nắm vững tình hình, vẫn một mực tin rằng địch sẽ đánh Pleiku, không ai cản được ông vì đã bị mắc lừa kế nghi binh của CS.
     Dư luận chung của giới chức cao cấp quân sự và các ký giả, sử gia.. đều cho rằng Tướng Phú là người không đủ khả năng để chỉ huy một đại đơn vị nên đã để mất Ban Mê Thuột. Ông Cao Văn Viên cho rằng việc thay đổi chức vụ Tư Lệnh Quân khu II là một trong những nguyên do đưa tới sự thất thủ Ban Mê Thuột, ý ông nói cựu Tư lệnh Quân khu II Nguyễn Văn Toàn có nhiều kinh nghiệm và khả năng hơn Tướng Phú

     Ngoài ra tại Quân khu II lực lượng BV rất mạnh, họ đã đưa vào chiến dịch Tây nguyên tới gần 6 Sư đoàn trong khi ta chỉ để 2 Sư đoàn chủ lực và 7 Liên đoàn Biệt động quân lại phải trải ra phòng thủ nhiều nơi trong Quân khu. Theo Nguyễn Đức Phương dù biết trước Ban Mê Thuột bị tấn công để tăng cường yểm trợ cũng khó mà giữ được,  VNCH chỉ có thể  đưa tới mặt trận  một, hai Trung đoàn hoặc  một vài Liên đoàn biệt động quân vì không còn quân trừ bị,  cái khó nó bó cái khôn.   Nguyễn Đức Phương cho rằng qua kinh nghiệm Mùa hè đỏ lửa 1972, mặc dù đã tập trung Sư đoàn 23 BB tại Kontum nhưng việc phòng thủ khó có thể thành công nếu không có yểm trợ của máy bay chiến lược B-52, mặt trận Ban Mê Thuột chỉ có sự yểm trợ của không quân chiến lược B-52 mới có thể cứu vãn tình thế, nhưng từ nay yểm trợ của B-52 không bao giờ có được.

      Như đã nói ở trên lực lượng hai bên đã rất chênh lệch CS lại đánh lén, thì họ phải thắng. Theo Nguyễn Đức Phương  nếu biết trước và tăng cường yểm trợ để gây tổn thất nặng nề cho BV thì có thể giảm bớt áp lực địch tại các mặt trận khác hy vọng không đưa tới tình trạng hốt hoảng hỗn loạn dây chuyền đưa tới sụp đổ.
     Chúng ta có thể kết luận Ban Mê Thuột thất thủ vì.

     -Lực lượng và hỏa lực hai bên quá chênh lệch, BV đã đưa vào trận địa khoảng 3 Sư đoàn, gấp mười lần quân trú phòng trong khi VNCH chỉ có hai tiểu đoàn (1, 3) thuộc Trung đoàn BB 53, còn lại là phụ lực quân, cảnh sát. Trận giội bão lửa được Văn tiến Dũng kể lại trong hồi ký (trang 68) và Nguyễn Định trong bút ký cho thấy hỏa lực địch áp đảo của địch

     – Sự sai lầm của Tướng Phú khi cho rằng CSBV tấn công Pleiku trước, ông đã mắc lừa kế nghi binh của đối phương.
      -Lãnh thổ rộng thu hút gần hết chủ lực quân, lực lượng tổng trừ bị không còn.
      -Chủ lực quân VNCH tại quân khu II thiếu hụt không đủ để chống lại áp lực mạnh của BV
     -Thiếu tin tức tình báo.
     Nhưng phải nói rằng yếu tố chính là VNCH đã bị cắt giảm hỏa lực tới xương tủy. Trước đó vài tháng, tại  Phước Long quân đội VNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ đạn dược.  Mấy tuần sau khi Phước Long mất, ngày 24 và 25/1/1975 TT Thiệu gửi hai bức thư cho TT Ford phản đối CSBV tấn công chiếm Phước Long vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris. Kissinger trong Years of Renewal trang 490 nói TT Thiệu diễn tả cuộc tấn công này của địch rất qui mô hùng hậu bằng hỏa lực mạnh và thiết giáp. Trái lại quân đội miền nam VN đã phải đếm từng viên đạn pháo để tiết kiệm hầu còn đạn xử dụng
     Trận Ban Mê Thuột đã đưa tới sụp đổ Quân đoàn II và những sụp đổ kế tiếp lớn lao hơn thế, đó là một khúc quành  bi thảm trong cuộc chiến tranh dài nhất của thế Kỷ.
       Trọng Đạt 
Tài Liệu tham khảo.
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.
Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1990
Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng , Nam Việt 2006.
Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005.
Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing.
Nguyễn Định: Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, doanket.orgfree.com
Nguyễn Trọng Luật: Nhìn Lại Trận Đánh Ban Mê Thuột, doanket.orgfree.com
Trần Gia Lương: Một Cái Nhìn Về Tướng Phạm Văn Phú, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2004
Nguyễn Kỳ Phong: Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam: Người Việt Dallas 21-6-2006
__.
---------------------



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Một mặt trận hai kẻ thù Giặc cộng bán nước, giặc tầu xâm lăng Khi ông tướng chết già

$
0
0
       Kính chuyển quývị, ht
----- Forwarded Message -----
From: Be Ta wrote
Sent: Saturday, March 5, 2016 7:32 AM
Subject: Sổ TAY KÝ THIỆT : Khi ông Tướng chết già ...


               __|__
  *-----o-(_)-o-----*
 
Please note:   Feel free to forward this email, but please remove my email address, thanks !
 
Sent from iCloud

Một mặt trận hai kẻ thù
Giặc cộng bán nước, giặc tầu xâm lăng
   




Khi ông tướng chết già

                                                                                                   
Linh cữu Tướng Đỗ Kế Giai, Dallas 27.2.2016

 Bạn Đỗ Kế Giai ơi, tao là Dương Hiếu Nghĩa đây, bạn tri kỷ, Trưởng Khóa 5 của mày đây! Mình xưng hô "mày tao" với nhau đây để tưởng nhớ hồi xưa, tình bạn của chúng mình thân thiết như anh em ruột vậy. Đứa đi Nhảy Dù, đứa đi Thiết Giáp, hai đứa mình có nhiều kỷ niệm ở khóa Hoàng Diệu Đà Lạt, trước khi bạn mang "cây dù", nhẹ nhàng hơn tui chung vô cái "nồi đồng" !  --- Tôi xin thành thật chia buồn cùng gia đình bạn Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, là một vị sĩ quan can đảm và anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa! Thương chúc bạn lên Nước Trời thanh thản, đoàn tụ với chị, hạnh phúc thiên thu. -(Ký tên, Dương Hiếu Nghĩa, đại tá Thiết Giáp).

Những hàng trên đây là của ông Dương Hiếu Nghĩa đã được bà Khúc Minh Thơ đọc trước linh cữu ông Đỗ Kế Giai, theo yêu cầu của ông Dương Hiếu Nghĩa vì ở xa và do sức khỏekhông thể tới dự tang lễ ngày 27.2.2016 tại Garland, Texas.

Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai qua đời ngày 21.2.2016 tạiBệnh viện Baylor Dallas, Texas, sau bốn năm sống tại viện dưỡng lão Pleasant Valley Health Care Center.


Hai tháng trước, Ký giả Huy Phương có tới thăm Tướng Giai và viết một bài phóng sự tựa đề “Vị tướng già trong nhà dưỡng lão”, trong đó tiểu sử và thân thế của ông được ghi lại như sau:

Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt.
Lần lượt ông đã giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân của SÐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4, 1974.

Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại vì trách nhiệm của một tướng lãnh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh khác ra Bắc Việt.

Ðến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.

Ông và gia đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.

Theo lời kể của anh Thái Hóa Lộc, không phải là thân thích của ông, người vẫn thường ghé thăm ông, cho biết ông thích ăn các thức ăn Pháp và thích nhâm nhi chút rượu, nếu có thể. Lúc còn khỏe, ông cũng sẵn sàng nói chuyện xảy ra trong thời loạn lạc, một số chi tiết về Ðại Tướng Cao Văn Viên liên quan đến vụ đảo chánh 1963, cái chết của Thiếu Tá Nhung và một số chi tiết nhưng ông yêu cầu không nên đưa lên báo chí.

Bây giờ có chuyện nhớ chuyện quên nhưng ông cho biết vào mùa Ðông thân thể thường đau nhức, “chỉ có Wishky mới trị nổi thôi,” điều mà bác sĩ hoàn toàn cấm, nhưng đôi khi các cô y tá cũng thông cảm cho ông, khi biết ông xưa kia là một tướng lãnh.

Ông tâm sự với chúng tôi, là ông đã nghĩ đến ngày ra đi và không sợ chết. Ngày ông mất, xin nhờ bên anh em thuộc binh chủng Nhảy Dù lo chuyện hậu sự cho ông tươm tất là ông cảm thấy mãn nguyện rồi.
Ông đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài ông đã làm trong nhà tù Bắc Việt sau 9 năm bị giam cầm (khoảng năm 1984.) Bài thơ dài 65 câu, lời thơ đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lãnh thất trận và là của một người tù không bản án, vô vọng không có ngày về.

Chỉ trong vòng mười lăm phút, ông đã đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài thơ này ba lần, điều này chứng tỏ ông đã đi vào thời kỳ lú lẫn. Anh Thái Hóa Lộc cho tôi biết, ông thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Ông cho biết trong nhà tù ông đã làm bài thơ và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại nên thuộc nằm lòng, mà không dám viết ra giấy.

Trong khi Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù Việt Bắc, chúng tôi đã ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lão xa lạ. Vì khuôn khổ của trang báo, chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài thơ của ông, bài thơ chưa đặt tên:

...“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.

Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng
.
(ngưng trích)
Bà Khúc Minh Thơ, nguyên Chủ tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN, là một trong những người từ xa đến dự tang lễ cố Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đã được tổ chức quá với sự“tươm tất” như mong ước của ông do cảm tình với ông và nhân cách của ông lúc sinh thời như lời bà Thơ trong điếu văn:
“Lúc đương thời, nhất là khi còn ở trong quân ngũ, anh luôn là một cấp chỉ huy gương mẫu, nổi tiếng là một ông tướng trong sạch, nghiêm minh và thương yêu thuộc cấp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.”

Vì vậy khi ra đi, ông tướng đã để lại niềm thương tiếc sâu xa trong lòng các cựu quân nhân, đồng đội, bạn tù, và những người đã chia sẻ với ông những vui buồn trên đường hội nhập, làm lại cuộc đời trên quê hương mới.

Cựu Tướng Trần Bá Di, một trong bốn ông tướng cuối cùng ra khỏi trại cải tạo cùng với Tướng Giai, đã mưu sinh bằng nghề bán “cà-rem” dạo ở Florida, nay sức khỏe suy yếu nhiều, không đi Texas được, cũng đã gửi tới vài lời tiễn đưa người cựu chiến hữu và cũng là bạn tù: Anh Giai, mừng anh giũ sạch bụi trần, và thênh thang nhẹ nhàng theo bước SANG, THÂN về cõi An Bình.
Cần Anh ghi lại và chỉ rõ đường cho Di này sớm theo các anh nha. Ha! Ha! Ha!”

Không có gì ngậm ngùi cho bằng tiễn đưa những ông tướng chết già trên đất khách quê người, sau khi quân đội tan rã, đất nước vào tay quân thù, cúi đầu vào tù với thân phận bại tướng. Lên tới cấp tướng với những ngôi sao trên cổ áo, họ đã xông pha trận mạc, vào sinh ra tử nhiều lần, chắc họ không tiếc gì tấm thân mà không dám “chết theo thành” như các ông tướng đã tuẫn tiết vào ngày 30.4.1975. Có lẽ mỗi người đã có những lý do riêng để chọn sự sống. “Một cái sống khó khăn hơn là chết.”

Và, họ đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục, bi phẫn. Nếu không chết trong tù và được ra hải ngoại, nhiều người đã phải làm những công việc “thấp kém” để mưu sinh và phải “nín lặng” dù từng nắm những trọng trách trên cao, có thể họ biết nhiều sự thật lịch sử nhưng không thể nói ra, viết ra, vì nhiều lý do. Đó là những sự thật quá đau đớn, quá chua cay, quá ghê gớm, quá phi lý, và quá tủi hổ?

Những sự thật ấy đã bị chôn vùi trong những câu thơ “tự thán”:

Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Hay cay đắng như trong di ngôn của Tướng Lê Quang Lưỡng: Tôi làm tướng không bảo vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết theo nước, nên khi tôi chết già yêu cầu đừng phủ quốc kỳ lên quan tài tôi, vì tôi tự biết mình không xứng đáng được hưởng lễ nghi nầy.”
Đúng là một cái sống khó khăn hơn là chết. Làm tướng mà ngã xuống trên chiến trường hay “chết theo thành” sẽ được đi vào lịch sử như một anh hùng dân tộc, được mãi mãi tôn vinh trong lòng mọi người. Mai sau, có khi được đúc tượng đặt trong các công viên, tên được đặt trên các đại lộ hay đặt cho một thành phố, cho một Quân Trường. Vinh quang biết mấy!

Làm thân bại tướng sau một cuộc chiến khốc liệt, dù ở lại trong nước hay ra hải ngoại, những năm tháng còn lại chỉ là đoạn đời trong bóng tối của trăn trở, của hoài niệm, của hối tiếc, và trước sự lãng quên của mọi người, lãng quên của lịch sử, dù là một danh tướng đã lập nhiều chiến công.

Khi chết già, ngoài những người thân, còn ai nhớ tới họ?

Ký Thiệt


__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Mùa Hè 1972 NHẨY DÙ TỬ CHIẾN VỚI BẮC QUÂN TẠI MẶT TRẬN QUẢNG TRỊ

$
0
0

On Monday, March 7, 2016 1:49 AM, "Tran Tri Hoang trantrihoang@yahoo.com wrote:

 
Mùa Hè 1972
NHẨY DÙ TỬ CHIẾN VỚI BẮC QUÂN 
TẠI MẶT TRẬN QUẢNG TRỊ
 
(Tạp Chí Xây Dựng – Năm thứ 33 – Số 832 – phát hành ngày 5-3-2016 tại Houston – Texas)
. Mũ Đỏ Trương Văn Út (Út Bạch Lan)




Mày cứ viết ra vài trang nhật ký
Đọc nghe chơi coi thử khóc hay cười ?
Tuổi học trò tuổi đời rồi tuổi lính
Tuổi vào tù, tuổi vượt biển ra khơi
(Trạch Gầm)

 Chúng ta, những người sinh trưởng tại nước Việt, nhất là ở miền Nam dưới thể chế Việt Nam Cộng Hoà miền nắng ấm ban mai lan toả bao nỗi niềm tự do, hạnh phúc, an bình của những năm 1955 - 1960 và chắc hẳn như bao học sinh ngày ngày cắp sách đến trường khó có thể quên được bài Tôi Đi Học của Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. 

Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính, lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học….”. Và có tôi trong số những cậu học trò nhỏ đó nữa… Vâng, chính tôi với những ngày xưa còn bé cắp sách đến trường học hành, vui chơi cùng “đám học trò” ngây ngô bắt dế, đá gà, trèo cây hái trái, phá phách dễ thương trong xóm làng bình dị, mộc mạc có tiếng võng đu đưa kẻo kẹt và lời mẹ ru con à… ơi lẫn tiếng chim cu đồng gáy gọi nhau nghe buồn xao xác trong buổi trưa hè oi ả …! Cứ mỗi buổi tan trường, chào thầy cô phấn bảng trở về nhà, rồi lớn dần theo thời gian … tôi thường lang thang trên những con đường dưới hàng cây bóng mát, buông lời chọc ghẹo vẫn vơ với những nữ sinh trung học dung dăng tà áo dài phất phơ bay theo cơn gió nhẹ và đem về nhà nỗi tương tư dệt nên dăm đoá mộng diễm tuyệt lung linh và ôi…thời gian đầy hoa mộng đó vội qua mau như áng mây bay qua cửa sổ.! 

Khi bước chân vào Quân Ngũ phải hành quân miệt mài trên đoạn đường chiến binh, lặn lội đi suốt những con đường dài hun hút gió heo may…Những con đường mòn trên dãy núi rừng Trường Sơn bạt ngàn, lởn vởn những bóng ma trơi và thần chết chực chờ từng giây, từng phút để vung tay tử khí quơ mẽ lưỡi hái đoạt hồn chiến binh trong thâm lâm u ất…! Có lúc phải chặt cây choáng chằng chịt vừa đủ chỗ để chui qua dưới những bụi tre già dày đặc um tùm thăm thẳm mịt mùng… Đi ngày chưa tới, phải cố gắng đi đêm…Còn đâu những buổi ráng chiều nắng nhạt, nhàn du dung dăng dung dẽ thơ thẩn dưới những hàng dừa nghiêng ngã nên thơ “sao không thấy em lại để cùng anh thẩn thơ” đâu đấy thoảng nghe văng vẳng có tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng nội cùng với tiếng bao tiếng cười nói rộn rã của những cô học trò nghịch ngợm ở lứa tuổi trăng tròn…!!! 

Bây giờ là gót giày Sault dẫm lên chông gai, bùn lầy ướt sũng nước đọng mùa mưa, khô héo quắc queo mùa nắng cháy bõng da người trên khắp nẽo đường hành quân lùng và diệt địch trong những “mật khu bất khả xâm phạm” của địch quân…Còn đâu những bước chân dệt đầy mộng đẹp lứa tuổi học trò, bỏ lại sau lưng những mùa hè có hàng cây phượng trổ hoa nở đỏ thắm rực rỡ với tiếng ve sầu kêu vang và trao vội cho nhau vài hàng lưu bút ngày xanh còn thơm mùi mực mới…! Con đuờng gian khổ, hiểm nguy miệt mài bây giờ là con đường đi biết bao giờ đến đâu và về đâu, đi mãi rồi sẽ “nhỡ” một mai “rách áo” hồn bay vào hư vô với tử thần chực chờ đón tiếp và “anh trở về hòm gỗ cài hoa”…! Sống còn tồn tại hay từ giả cõi đời chỉ trong tích tắt cây kim gió đồng hồ quả thật là như loài phù du trên mặt nước vô tình !

Hạt lệ khô như gió nam Trường Sơn
Qua bao tuổi tác bấy nhiêu buồn…!

alt
. Từ Trí Bửu tới Hạnh Hoa Thôn:

Quận châu thành Mai Lĩnh nằm ở phía Đông- Nam cổ thành, cách non một cây số về hướng Bắc là làng Trí Bửu nằm ngay chính Đông, lên nữa là Hạnh Hoa Thôn, nơi đây là Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 325 của CSBV, các đơn vị trực thuộc của Sư này gồm cả chiến xa, hoả tiển phòng thủ dọc theo con đường Duy Tân…

Vào trung tuần tháng 5 năm 1972. Chúng tôi Lữ Đoàn II Nhẩy Dù (LĐ2ND) gồm có Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù (TĐ7ND), Tiểu Đoàn 9 Nhẩy Dù (TĐ9ND), Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhẩy Dù (TĐ1PBND), Đại Đội 2 Trinh Sát Nhẩy Dù (ĐĐ2TSND) triệt xuất Kontum - Chiến Trường Tây Nguyên về hậu cứ, riêng Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù (TĐ11ND) sau trận “banh xà rong” bi hùng ở đồi Charlie vào ngày 17 tháng 4 năm 1972 Thiếu Tá Lê Văn Mễ Tiểu Đoàn Phó được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, cũng là ngày TĐ11ND chính thức mang khăn tang Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo trở về Sài Gòn tái bổ sung, chỉnh đốn quân sĩ và cũng được lệnh tăng cường ra Huế chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị, trong khi Lữ Đoàn I Nhẩy Dù (LĐIND) và Lữ Đoàn III Nhẩy Dù (LĐIIIND) còn đang vất vả bảo vệ An Lộc. Ra đến Huế, tất cả tập trung ở căn cứ Hiệp Khánh (Sally) chờ lệnh xuất phát. Trong thời gian chờ lệnh và cũng đang chờ Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù (TĐ5ND) triệt xuất An Lộc trả về LĐIIND cho đủ “bộ tam sên 5-7-11”, các toán viễn thám TS2ND bung ra xa căn cứ thám sát thì phát hiện ngay địch quân đã nằm áp sát ở bên mình với bộ binh và thiết giáp tự khi nào rồi…!!! Quảng Trị đâu chưa thấy mà thấy chúng nó trước mặt, không chừng chưa kịp đánh nó thì chúng đã “tapi” đè bẹp mình rồi. Đại Tá Trần Quốc Lịch tính toán quyết định ngay là phải “Tiên Hạ Thủ Vi Cường” ra lệnh cho TĐ11ND thử lửa để phục thù rữa hận sau trận “rách áo” ở Charlie và quả thật không hổ danh “Song Kiếm Trấn Ải” lẫy lừng, TĐ11ND phối hợp với Pháo Binh Dù tác chiến chính xác đã chiến thắng vẻ vang trên đồi Trần Văn Lý với chiến tích là xác 20 xe Tank T54 bị bắn cháy và thi thể Bắc Quân phơi đầy trên chiến địa còn đang khét nóng mùi khói lửa…!!! Không cần tịch thu chiến lợi phẩm vì con đường phải đi trước mặt còn dài xa hun hút… Trận chiến ngoạn mục này đã làm cho tinh thần Quân Cán Chính địa đầu giới tuyến vùng lên theo chiến dịch Lam Sơn 72 trở về mái nhà xưa. Chỉ buồn cho ĐĐ2TS vì một Trung Đội giúp đỡ tiếp tế tản thương cho TĐ11ND mà phải banh xác bỡi “dính” một trái mìn chống chiến xa của quân...ta khiến cho Thiếu Úy Nguyễn Văn Oanh, Trung Sĩ Thạch On cùng 6 binh sĩ chết tại chỗ, 17 bị thương nặng nhẹ, số còn lại hồn phi phách tán. Hạ Sĩ Nhất Kim Chơi vừa khóc mếu máo vừa giận giữ chữi thề:” Mẹ,… Trinh Sát Nhẩy Dù không chết rừng chết bụi mà chết trên GMC...”! Buồn cay trên mí mắt đứng tròng đã bao lâu nay khô hóng vì không ngủ và gió cát nóng miền Trung …! Chỉ 5 ngày sau quân số của Trung Đội này được cấp tốc bổ sung đầy đủ với hơn 30 người.

. Ngày N giờ G điểm:

Toàn thể lực lượng quan quân Lữ Đoàn II Nhẩy Dù (LĐIIND) súng đạn mũ sắt ba lô vượt phòng tuyến bên bờ Nam sông Mỹ Chánh do Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Thuỷ Quân Lục Chiến của Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc (K16VBĐL) đang trấn thủ vào “thăm và viếng” Quảng Trị với 3 Sư Đoàn Chính Qui của CSBV, cùng đại pháo 130ly, hỏa tiễn phòng không, hoả tiễn chống chiến xa của Liên Sô ồ ạt tiếp viện trong vòng mấy tháng qua...chúng đã điều nghiên chiến trường và chuẩn bị chu đáo thế thượng phong đang chờ đón quân “Nhẩy Dù Nguỵ”… Lần giở trong ký ức Binh Pháp Tôn Ngô thấy “tức” cười. Muốn tấn công Thành phải dùng lực lượng gắp 5 lần quân phòng thủ, nay toàn thể lực lượng chủ lực phía quân ta chỉ có một mà dám tấn công bên địch mười, thì không bể đầu cũng sức trán, không chột cũng què, ấy vậy mà vì “Nhẩy Dù Cố Gắng” chỉ trong vòng ba ngày đêm từng bước, từng bước thầm đầu đội pháo, chân dẫm lên xác địch, tác xạ lao về phía trước vượt trên quãng đường vài ba cây số ngập tràn máu lửa, đạn bắn như đan lưới địa võng biết nơi nao là không phải là hoả ngục ...?

TĐ1ND1,TĐ5ND cũng đã tiến vào được La Vang, TĐ7ND đã vượt qua ngã ba Long Hưng áp sát vào vòng đai Cổ Thành Đinh Công Tráng, TS2 ND có lệnh theo đuôi TĐ7ND, sau đó đơn độc tách rời, rẽ về hướng Đông để tiên phong xâm nhập vào Quận Mai Lĩnh bằng kỹ thuật dạ hành ngụy trang tối đa, bảo toàn lực lượng để làm đầu cầu cho TĐ7ND của Trung Tá Trần Đăng Khôi (Khôi Nguyên Khóa 16 VBĐL) và Thiếu Tá Nguyễn Lô (Sông Lô K18 VBĐL) “từng bước...từng bước thầm...đi vào hang lang sói...” cuối cùng toàn bộ TS2ND cũng “luồn” vào được mục tiêu “êm ái như mơ” địch không hề hay biết nên không một tiếng súng nổ “chơi”. Tôi và đám “con cái Trinh Thử” loại Chuột với M16, lựu đạn, M72 trang bị tận răng nằm “ém quân” hai đêm ba ngày bất động nằm “ưu ái” trong lòng địch, phải nhiều phen nín thở, nhịn ăn để tránh “đi đồng”, mở banh chong đôi mắt thăm dò trong đêm ngày, vểnh đôi vành tai nghe ngóng âm ba như loài dơi thính dò tìm động tĩnh chẳng khác gì những bóng ma vô hình, theo dõi thật sát từng bước chân của địch quân đang nhởn nha qua lại trên đường phố, đến đêm thứ hai nghe bỗng tiếng thì thào “trọ trẹ” nhẹ như tơ vàng trong máy:
- Út Bạch Lan...! Sông Lô đây?

Tôi trả lời với tiếng nói “thỏ thẻ” như gió thoảng hư không trên PRC25:
- Tôi nghe!
- Tôi sẽ gặp UBL lúc hai (2) giờ sáng đêm nay... chờ !

Tôi vui mừng không thể tả tâm trạng dường như trẻ thơ chờ mẹ đi chợ về, nỗi vui bỗng chốc trấn áp biết bao lo âu, chờ đợi làm căng thẳng thần kinh mấy ngày qua vì nghĩ đã bắt tay được với TĐ7ND tức không còn đơn độc trong lòng địch nữa…! Nhưng không phải như vậy, vì “Ôn” Sông Lô sau 10 phút “bắt tay” hàm thụ xong thì rời khỏi vùng địch ngay, trở về tuyến của Tiểu Đoàn cách xa gần cây số. Tôi xin mở ngoặc để “nói” thêm về “Ôn” Sông Lô Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó TĐ7ND, sau lên Trung Tá là một trong những Sĩ Quan Chỉ Huy kiệt xuất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chí cho đến ngày tàn cuộc chiến 30-4-1975… và sau đó Sông Lô với dáng người như cây tùng trước gió bão vẫn anh hùng hiên ngang lừng lững với quần áo Nhẩy Dù rằn ri vượt trại giam, đón xe đò đi về đâu…khi tứ bề địch bủa lưới ? Khi còn bị giam trong tù (nguỵ danh Trại Cải Tạo) đảng Cộng Sản gian trá đề cử nhân viên đài Truyền Hình Saigòn xuống trại tù thu hình làm phóng sự tuyên truyền, bọn công an bắt Sông Lô cầm cuốc làm cỏ để quay phim, Sông Lô liền dõng dạc từ chối thẳng thừng :”Tôi không chơi được cái trò khỉ đó”! Mặc cho chúng muốn hành hạ bắn giết không hề chi, tất cả bạn đồng tù lo âu tưởng rằng Sông Lô cựu Tiểu Đoàn Trưởng Nhảy Dù danh tiếng lẫy lừng sẽ bị chúng giam cùm hoặc bắn bõ. Sông Lô thời chiến yên hùng lẫm liệt giữa chốn ba quân nay trong thân tù cũng hiên ngang lẫy lừng… đã khiến cho tên sĩ quan trưởng trại thán phục với nhận xét: “Họ là những người Sĩ Quan kiên cường đáng phục…” ! Và xin hãy đọc một trích đoạn trong bài viết của người bạn cùng trại tù ngoài Bắc với Sông Lô đăng trên báo Mạch Sống số 62 tháng 9-2007 do Phan Nhật  Nam  phụ trách trong mục Lịch Sử Qua Lời Kể:

“Toán tử tội được dẫn đến trước những chiếc cột. Các anh có muốn nói điều gì không? Trưởng trại thoáng bối rối trước sự im lặng bình thản của năm người. Không một ai có dấu hiệu sợ hãi.Không có gì? Nguyễn Lô thay mặt các bạn trả lời (Bởi khi chấp cung, Lô đã xác nhận ông là người trách nhiệm độc nhất tổ chức vụ trốn trại). Nhưng đột nhiên, ông cười nhẹ.. Nếu cho hút điếu thuốc lào thì tốt lắm! Trưởng trại trầm mặt nghĩ ngợi (không hiểu Lô có ẩn ý gì vì yêu cầu quá nhỏ nhoi, bất ngờ) trước khi chấp thuận. Lô biết ý, giải thích: “Tôi có cái điếu mới, gởi ở các anh BK (đọc là Bê-Ka, Biệt Kích), tôi muốn hút cái điếu đó một lần chót!”

-...Có đây! Có đây! Thưa ban (Ban Giám Thị), chúng tôi hiện giữ cái điếu của anh Lô. Viên trưởng toán Biệt Kích mau lẹ đứng dậy từ đám tù ngồi chật hội trường.
Chiếc điếu được đưa tới, Sông Lô cầm lấy ung dung nói:” Mình chơi một điếu nghe mấy ông…?
Những người bạn đưa mắt nhìn nhau. Hạnh nói nhỏ chán nản:
- Hút làm gì Lô?
- Thì cứ hút đi, trước sau cũng chết!

Lô ngồi xuống, cho thuốc vào nỏ điếu, hâm cây đóm, kéo sâu hơi thuốc, thở khói lên trời. Ông cười nhẹ, đứng dậy, trao điếu cho các bạn và mời:”Làm một bi đi”! cựu Trung Tá Nhẩy Dù Nguyễn Lô nhìn quanh hội trường, đến với mỗi người tù, mặt ông không biến sắc..ký ức trận Ắp Bắc 1963,Pleime 1965, Cầu An Hòa - Tết Mậu Thân Huế 1968, Tổng Công Kích Đợt 2, Nghĩa Trang Người Pháp, Ngã Tư Bảy Hiền, Sàigòn 1968, Hạ Lào, Động Ông Đô, Chu Pao, La Vang, Quảng Trị 1972, Long Khánh tháng 4-1975.. .Đoạn đường mười hai năm một đời chiến đấu ông đi qua không một lần yếu đuối. Vậy hãy coi đây như chỉ là trận chiến cuối cùng trong đời, trận chiến không vũ khí, chỉ với những người bạn từng sống-chết và những người bạn tù ngồi im lặng dưới xa kia…. Nguyễn Lô thở hắt như lần trái đạn 57 ly bắn tung chiếc chiến xa và thân hình ông trước Thánh Đường Đức Mẹ LaVang, nơi quê hương Quảng Trị vào buổi chiều tháng 7 Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Ngày ấy cũng có nắng như hôm nay. Nhưng nắng miền Nam ấm, vàng tươi, sáng rỡ hơn…

Có chiếc xe đổ nhanh dưới lưng đồi, trước bộ chỉ huy trại. Bóng người cán bộ VC chạy vội lên hội trường hô to:” Dừng lại! Dừng lại!
Nguyễn Lô bình thản, tỉnh lạnh bảo với Hạnh và Bằng hai người bạn đứng gần kề bên cạnh: “ Cứ hút đi, đừng để ý làm gì”!
Điều đáng nói là phong cách hút điếu thuốc lào cuối cùng của Sông Lô khinh bạt, lãng tử yên hùng của trang “Hảo Hán Lương Sơn Bạc” và hơn thế nữa chính là Kẻ Sĩ Đông Phương xem cái chết nhẹ tựa lông hồng quả thật là không hổ danh Cấp Chỉ Huy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà…!!!” (ngưng trích).

Trở lại với hiện tiền trời nhá nhem ửng sáng, những tiếng động của xích sắt chiến xa càng lúc càng rõ dần, trước mặt xuất hiện lố nhố nón cối, AK, Đại Liên, B40-41 đang giàn hàng ngang tiến dần đến gần...oành…oành… oành… ầm… ầm… ầm... nhà bung mái ngói, cây cối gãy đôi, đất sỏi tung bay mù mịt. Trung Uý Cố Vấn Mỹ Terry Griswold chân tay run rẩy như thằn lằn đứt đuôi, hồn phi phách tán hét thất thanh trong máy: “Zulu...Zulu...Zulu right away! Right now…”!!! Mẹ, muốn rút lui phải có kế hoạch từng bước, nếu rút lui cái ào hỗn loạn vô trật tự là đưa lưng lãnh đạn chết ráo còn ai để mà rút lui. Tên Trung Úy Cố Vấn mới tốt nghiệp  West Point , một năm sau lên Trung Úy được điều sang VN tham chiến trong toán Cố Vấn 162 của Nhẩy Dù. Tôi phải trấn an và chậm rãi bảo hắn:”Terry...listen...You and your man stay here with me, don't move and wait for my order...”! 

Rồi phải “run” thôi, tháo bung “banh xà rong”dzọt lẹ với kỹ năng nhất bộ nhất biến “thao lược” nhuần nhuyễn xuất thần để bảo toàn lực lượng trong trình trạng sinh tử, tránh bị tiêu diệt là nghề của chàng, của TS2ND vốn là hậu thân của đơn vị 81 Biệt Cách Dù Lực Lượng Đặc Biệt với hỗn danh “Dog Run” chó chạy đường mòn. Chạy cũng có kỹ thuật của chạy, chạy tán loạn là táng mạng cả đám, mạnh ai nấy chạy là tự sát, bỏ xác một mình. Trong kỹ thuật tác chiến rút lui khó hơn tấn công rất nhiều, cho nên theo thứ tự rút lui với chiến thuật “nhẩy cóc”, thằng này rút trước rồi ở lại bảo vệ thằng rút sau, từng bước, từng bước thoát ra cái lưới đạn pháo đang phủ chụp lên cả đơn vị. ĐĐ2TS thoát ra được đồng ruộng, thằng què tay cõng thằng què chân, thằng què chân cà thọt lôi thằng không đi đứng được, đành bỏ lại 17 đồng đội đã ra đi nằm im lìm bất động, hơn 30 mạng máu me đầy người được TĐ6ND vừa được tăng cường từ mặt trận An Lộc giúp đở tản thương, thiếu tá Nguyễn Văn Tùng TĐP/TĐ6ND (Khóa 19 VBĐL) tử thương trong mặt trận này, trung tá Nguyễn Văn Đĩnh (Khóa 15 VBĐL) ôm xác khóa đàn em mắt lệ lưng tròng…! TS2ND lui về phía sau nghỉ “thở” ba ngày để chỉnh đốn lại hàng ngũ trong khi các Tiểu Đoàn Nhẩy Dù vẫn tiếp tục tiến chiếm từng ngôi nhà, dãy phố và áp sát cổ thành Đinh Công Tráng.

 TĐ11ND đã vào đến đường Nguyễn Hoàng phía chính Nam đang nới rộng về phía tây tới cầu Thạch Hãn với TĐ1ND và hai Biệt Đội 81Biệt Cách Dù cạnh sườn trái ở thôn Như Lệ Tích Tường. TĐ7ND sau khi bứng hết các hầm hố kiên cố chôn dấu dưới những gốc tre già bằng một cái giá sòng phẳng phải chăng, quần thảo với Bắc Quân để bước vào khu vực bến xe và sân banh Nguyễn Hoàng. TĐ6ND theo lộ trình của TS2ND đã chiếm lại chi khu Mai Lĩnh nới rộng về phía Bắc về hướng Trí Bửu. Như vậy là quân Nhẩy Dù đã kiểm soát hoàn toàn khu vực ngoại thành của thành phố Quảng Trị ở phía Tây-Nam, phía  Nam  và Đông-Nam. 

TĐ5ND được lệnh triệt thoái phòng tuyến La Vang, bọc sau lưng TĐ7ND song hành với TĐ6ND hướng về Trí Bửu phía chính Đông của Cổ Thành. TS2ND mượn đường TQLC từ hướng chính Đông, dùng thiết vận xa đưa đến điểm xuất phát là sông Nhung để cùng TĐ5ND thành hai mũi giáp công, cố chiếm cho bằng được Trí Bửu để làm bàn đạp đánh phá Cổ Thành Đinh Công Tráng. 

TS2ND vượt sông Nhung bằng phao dã chiến Poncho, con sông này có thượng nguồn từ trong dãy núi ở phía tây Quốc Lộ 1 chảy ra sông Vĩnh Định chỗ cầu Ba Bến. Sông Vĩnh Định có đầu nhánh phía tây chạy ngang chợ Sãi và thông với sông Thạch Hãn. Từ chỗ của tôi vượt sông để tới khu nghĩa địa phía chính Đông bìa làng chỉ cách xa khoảng vài trăm thước, bỗng nghe một tiếng cắc bùm, Thiếu Úy Lã Quý Khâm Tiền Sát Viên của TĐ1PBND đang đứng sát bên vai với tôi, bật ngã ngửa người ra phía sau mắt trợn trừng, môi mấp máy mấy cái rồi...đi! 

Tôi ngồi thụp xuống bên một mô đất lạ ra lệnh cho tất cả hiệu thính viên, kể cả 5 ông Cố Vấn Mỹ cuốn ngay lá Antenna PRC25 dấu dưới ba lô. Không biết có phải vì biến cố này hay không mà chỉ vài giờ sau toàn bộ Cố Vấn Mỹ được lệnh rời khỏi TS2ND ngay tức khắc. Trước mặt tôi quả là một khúc xương khó nuốt. Bên cạnh sườn trái của tôi TĐ5ND đã chiếm được 1/3 Trí Bửu, bằng mọi giá TS2ND phải trườn hay bò lên phía trước để giữ cạnh sườn phải cho TĐ5ND và hướng mặt về phía Cổ Thành. “Đường đi không khó vì ngăn sông, cách núi” đường chỉ có khoảng vài ba trăm thước… Nhưng khó vì đầu đội pháo, ngực đang phơi khơi khơi trước những họng súng Nga – Tàu và đạn đã lên nòng đang hờm sẵn chờ cho mục tiêu là thân thể chúng tôi lọt vào tầm ngắm rồi nhã hằng loạt đạn… ở phía Bắc của tôi chỉ khoảng 500 mét là Hạnh Hoa Thôn, theo tin tức của Phòng 2 Sư Đoàn Nhẩy Dù cho biết là một đơn vị lớn của Sư Đoàn 320B (SĐ320B) Bắc Quân đang trú đóng ở đó, Sư Đoàn nầy do tướng Nguyễn Sùng Lãm làm Sư Đoàn Trưởng và là Tư Lệnh Mặt Trận 7 Quảng Trị thuộc Quân Khu Trị Thiên được đưa vào tăng cường, chịu trách nhiệm khu vực thuộc quận Triệu Phong từ tây bắc Vĩnh Định ra tới Cửa Việt. 

Trung Đoàn 27 tại vùng Đông Hà, Động Lôn, Quai Vạc, Trung Đoàn 48 (Quang Sơn) của Trung tá Lê Quang Thúy trong Cổ Thành Đinh Công Tráng, Trung Đoàn 64 tại Cam Lộ, Định Xá, Bái Sơn. Trung Đoàn này tăng phái Tiểu Đoàn 9/64 cho Trung Đoàn 48 của SĐ320B cùng TĐ3 và TĐ8 địa phương của B4 trấn giữ Cổ Thành cùng khu vực làng Trí Bửu và Hạnh Hoa Thôn... Nếu họ muốn càn quét chúng tôi, chỉ cần một chi đoàn chiến xa T54 với bộ binh tùng thiết, dùng hỏa tập tấn công thì chỉ trong phút chốc chúng tôi sẽ trở thành mây khói, bởi lẽ không yểm của quân ta gần như bất khiển dụng trong việc yểm trợ cận phòng vì lưới đạn phòng không dày đặc đan giăng như Thiên La mắc cửi, pháo yểm cũng không thể diệt được Tank 54 và bộ binh địch chớp nhoáng sẽ tràn ngập….!!!

alt







































Nỗi lo âu đó trong tôi hằng phút hằng giờ trong thế bối thủy, tiến không được mà lùi cũng không xong ? Thôi thì phải tử thủ, Triệu Tử Long - Tam Quốc Chí tân thời không thể buông tay chết đứng giữa trận tiền, đành phải liều “bung Dù” tử chiến với giặc trùng điệp hoặc sẽ tan tành rã đàn xẻ nghé…? Tôi xin tăng viện khẩn cấp M72, buổi sáng ngày hôm sau TĐ5ND tăng cường cho tôi 50 hoả tiễn, buổi chiều Lữ Đoàn cung cấp thêm 100 súng M72 để thủ sẵn. Các toán viên Viễn Thám ngụy trang như những cây di động nằm yên tại chỗ, chỉ di chuyển ban đêm khi trái sáng phụt tắt, rồi tiếp tục nằm yên khi trái sáng bục nở trên bầu trời, tất cả M72 kéo nòng, mở khóa an toàn, áp sát một căn nhà nào đó ẩn thân rồi nhanh nhẹn như một tên đạo chích đột nhập vào trong nhà, dùng lưởi lê “thích khách” Bắc Quân “êm re” không một tiếng động…và có lẽ mấy cán ngố Đặc Công, Tiền Sát Viên đã âm thầm gặp diêm vương nên cường độ pháo tập 130ly giảm dần và cũng vì tình trạng trộn trấu giữa ta với địch cùng ẩn náo, sống chung một nhà “người ơi mau về đây, cùng chung mái nhà” chẳng thằng nào nhận ra thằng nào và cũng vì các toán viên Viễn Thám mặc quân phục của VC và xử dụng súng AK47, dùng ám hiệu mật mã trên PRC25 đều bằng những con số y chang như Bắc Quân thì làm sao chúng có thể phân biệt trong thế tranh tối, tranh sáng mờ mờ nhân ảnh… cho nên chúng nó lần lượt bị “đâm sau lưng chiến sĩ” rồi trở thành liệt sĩ mà không biết tại sao và vì sao “em” đã vội “chia tay hoàng hôn” …?!... và cứ thế các Trung Đội Trinh Sát trám chỗ để các Toán Viễn Thám tiếp tục truy lùng và diệt địch, cho đến khi song hành với TĐ5ND chỉ còn cách bờ thành Đinh Công Tráng cửa Đông Quan khoảng 100 mét nằm trong tầm đạn đạo súng cối và đại liên 12ly7 từ trên cao của bờ thành rải như mưa xuống đầu chúng tôi…Bên trái là ĐĐ51ND của Trương Đăng Sĩ và ĐĐ52ND của Hồ Tường, tất cả lực lượng gọi là “Tiền Phương” này đều dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tố Quyên (Thiếu Tá Bùi Quyền Thủ Khoa K16 VBĐL). Bên phải của TS2ND là trùng trùng điệp điệp bóng dáng Bắc Quân…Bấy giờ lực lượng trừ bị hùng hậu Thuỷ Quân Lục Chiến còn ở xa chưa tới áp sát vì lệnh ở trên ! Chúng tôi trên đầu thì phải đội đạn 130ly sơn pháo, hoả tiễn 122ly, cối 82ly…từng giây phút, hằng giờ, trước mặt là một dãy hào sâu ngập nước với bức tường Cổ Thành dầy đặc kiên cố cao khoảng 12 mét.

- Út Bạch Lan...Tố Quyên.
- Tôi nghe Đích Thân.
- UBL nghiên cứu thử xem có thể gửi hai con vịt tiềm (Viễn Thám) vào trong được không ?
- Nhận 5 trên 5 Đích Thân.

“ Mission  Impossible” !!! Xâm nhập vào mật khu rừng núi hay vào căn cứ địa của địch không mấy khó khăn, nhỡ bị phát hiện thì trổ tài...”dzọt”, sống còn hay tử vong mất xác là do số mạng, còn như nhận lệnh thi hành nhiệm vụ này chẳng khác gì Kinh Kha sang sông Dịch một đi không trở lại, không có đường về, cũng không có cơ may trở lại để kiếm đường về…! Tôi gọi Thiếu Úy Thông và Thiếu Úy Hiền hai Sĩ Quan trưởng toán vừa được bổ sung sau Mặt Trận Kontum, cả hai chưa có một chút kinh nghiệm gì về thoát hiểm mưu sinh để tôi “ban lệnh hành quân”. Nhìn hai đôi mắt đăm chiêu tư lự của hai Sĩ Quan trẻ độc thân này, lòng tôi bỗng chùng xuống không thể “hạ lệnh” một cách mạnh mẽ và dứt khoát được, vì biết rồi ta sẽ đưa họ vào cõi chết một cách oan uổng và phi lý cho dù “chuyên qua sông Dịch” là nghề của chàng…! Muốn tới được chân bờ thành đã khó vạn nan, rồi còn tìm cách nào để lên được tường thành rồi xâm nhập vào trong thì quả thật là liều lỉnh để tự sát, chỉ có cách duy nhất là làm sao đục thủng một lỗ tường thành thì họa may có thể …? Hiện tại TankM48 không có, pháo binh thì ở xa, phi cơ thả bom cũng chỉ đánh phá từ trên xuống không thể phá ngang hông được, đạn M72 hay 75 ly không giật công phá tường thành dầy 5-6 mét không hề hấn gì…! Tôi thật bối rối không biết phải tính toán như thế nào để xâm nhập qua bức tường thành chắn lối thật là “đá dựng ngàn năm hoang đường khói độc”…? Nếu liều lỉnh nhắm mắt xua lính cảm tử thi hành lệnh lúc này đồng nghĩa với cái chết, thì lòng can đảm chỉ là thể hiện tính chất cường bạo và vô trí tuệ mà thôi chẳng có ích gì…? Không thi hành thì lại mang tiếng hèn nhát trước địch quân đâu phải là Trinh Sát 2 Nhẩy Dù vốn xuất thân từ Lực Lượng 81Biệt Cách Dù ? Tôi gọi Tố Quyên trình bày những khó khăn trở ngại nói trên và xin cung cấp cho 6 sợi dây tuột núi cùng với móc câu.

- UBL...tôi sẽ cố gắng...nhưng không hứa !

Như vậy là tôi phải chờ ! Tình hình biến chuyển từng phút, từng giờ, ĐĐ51ND (Trương Đăng Sĩ), ĐĐ52ND (Hồ Tường), ĐĐ54ND (Nguyễn Vũ Dương) và ĐĐ111ND (Đinh Viết Trinh) tăng phái dưới quyền điều động chỉ huy hành quân của Tố Quyên đã áp sát bờ thành đang chờ những phi tuần Không Quân Bảo Quốc Trấn Không “bay không ai tìm xác rơi “đang vần vũ trên bầu trời giáng sấm sét từng đợt đánh bom hạng nặng làm sập một góc tường thành thì may ra chúng tôi mới cảm tử chiến cho dù phải hy sinh nhiều chiến sĩ là phải đánh đổi bằng một cái giá rất đắt, nghĩ tới thâm tâm sinh nỗi bất nhẫn, nhưng rồi buột miệng: “chiến tranh mà” lẫn trong tiếng gầm rú của phi cơ và tiếng bom đạn nổ bùng vỡ xé trời xanh… và TS2ND chúng tôi đang trụ thế “nhất kiếm công thành” trước tuyến trận, đứng đầu sóng ngọn gió chịu áp lực từ phía Bắc càng lúc càng nặng nề. 

Quân số càng ngày càng hao hụt nhưng cũng phải cố gồng mình chịu đựng, vì nếu TS2ND bị chọc thủng thì Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của TĐ5ND bị đe dọa chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Đây là một điều ưu tư lo lắng từng phút từng giờ của Ông niên trưởng Tố Quyên (Bùi Quyền) Thủ Khoa Khóa 16 Võ Bị Đà Lạt lúc nào cũng 24/24 trên máy PRC25 với tôi và Chí Bệu (K20VBĐL) trưởng Ban 3 Hành Quân của Tiểu Đoàn. 

Chúng tôi tiên liệu Bắc Quân sẽ có một trận pháo cường tập và tấn công biển người và chờ đợi tới đâu hay tới đó…? Tố Quyên điều động ĐĐ54ND lo bảo vệ khu vực Đông Bắc Trí Bửu và tải thương, ĐĐ51ND và ĐĐ52ND nhào vào Cổ Thành…Không Quân Việt Nam với những phi tuần Khu Trục (Skyraider AH-1) do những Phi Công dày dạn chiến trường, tài trí siêu xuất đánh bom vào chỗ kỳ đài rất chính xác như “thảy lỗ”, thì lúc đó bỗng có 2 phi tuần Jet của Mỹ ở đâu bay vào vùng để yểm trợ thêm cho quân Nhẩy Dù công phá Cổ Thành, Cố Vấn Mỹ hỏi Tố Quyên có muốn xử dụng không ? Tố Quyên OK và chỉ cho Jet nó đánh ngay vào mục tiêu cùng chỗ phi tuần Việt  Nam  vừa đánh. Nhưng than ôi… “điều động tại nhân mà tai hoạ tại thiên” khói bụi từ chỗ mới bị bom đánh tỏa ra bị gió thổi bạt đưa về phía ĐĐ51ND và ĐĐ52ND thế là Pilot Mỹ chơi 2 pass Smart Bomb vào Smoke Targets đó, thành ra bom bên Mỹ mình giáng xuống quân ta tan tành “banh xác pháo”…!!!

. Ngày N+21:

- Út Bạch Lan...207. (Đại Tá Trần Quốc Lịch LĐT/LĐIIND)
- Tôi nghe 207.
- Qua bên kia.
- Tôi hiểu ngay là qua tần số khẩn cấp đặc biệt của Lữ Đoàn.
- Cố giữ cạnh sườn cho Tố Quyên và Minh Hiếu, trễ lắm trong vòng 48 tiếng đồng hồ sẽ có tăng viện thay thế.

Lệnh này Minh Hiếu và Tố Quyên cũng biết, nhưng chỉ biết là sẽ có tăng cường lực lượng, nên kế hoạch mạo hiểm xâm nhập cổ thành hủy bỏ. Hai ngày sau tôi được lệnh chuẩn bị bàn giao phòng tuyến cho hai Biệt Đội 81 Biệt Cách Dù, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Phạm Châu Tài.

Tại chão lửa Quảng Trị nầy gặp lại những bạn cũ dưới cơn mưa pháo như Đại Úy Dương Thiện Ngộ (BĐ3BCD), Đại Úy Lê Đắc Lực (BĐ4BCD), Đại Úy Nguyễn Sơn (BĐTS/BCD-Biệt Đội Thám Sát) lòng vui mừng trộn lẫn nỗi lo buồn vì đã bỏ lại hằng chục đồng đội chưa mang được xác của họ về cho vợ con gia đình, mà đơn vị đang xác xơ chỉ còn trên dưới 40 người, tinh thần mệt mỏi rã rời sau 21 ngày đêm chống đỡ xa luân chiến với một lực lượng địch quân đông gấp chục lần quân ta…! Sau khi giao lại chiến trường cho BĐ81BCD, đám thiên lôi TS2ND chúng tôi được lệnh rút về phía sau lưng bọc hậu cho TĐ5ND giữ đường tiếp tế tản thương đến sông Nhung, nơi đây chúng tôi gọi là “Bến Đò Đưa Xác”. Vừa rời khỏi phòng tuyến chừng 200 mét thì bị một cơn bảo táp tiếng súng lớn nổ vang rền đạn bay phủ chụp lên TS2ND như một mẽ lưới tử thần, chúng tôi nằm bẹp dí như những ngọn cỏ tại chỗ chịu trận…!!! Tôi hét lên trong máy:”Tố Quyên...Tố Quyên...bảo mấy đứa con của đích thân ngưng bắn ngay, nó đang bắn lên đầu chúng tôi...Tố Quyên...Tố Quyên…”! Hai phút sau.

- UBL...check lại xem cho tôi biết ngay. Không có đứa con nào phía sau lưng của tôi nổ súng trong khoảng một giờ trước đây…?

Lúc này là ĐĐ54ND đang bảo vệ Bộ Chỉ Huy của Tố Quyên. Hoàn hồn, lấy lại bình tĩnh phán đoán, tôi nhận ra ngay, tiếng nổ là B40,B41 và phòng không 12ly7 của Bắc Quân... Tôi vỡ lẽ và buột miệng:”thôi chết rồi …” TĐ5ND đã bị chặn hậu, đường giây tiếp tế cũng bị bít kín, như vậy TS2ND cũng không còn “đường xưa lối cũ có bóng tre che thôn làng” rồi, bây giờ là là con đường tử địa ! Tôi nghĩ chắc có thể Hổ Xám Phạm Châu Tài 81BCD cũng sẽ bị “gombi” không còn một mống nào thoát được khi bị tấn công cường tập với đại pháo 130ly, Tank T54, 12ly7, cối 82… và bộ binh của Bắc Quân…?! Cả đám chúng tôi tiến không được, thối cũng không xong, chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là trực diện xông vào cửa tử để tìm sinh lộ với thân thể tàn tạ sức mòn lực kiệt, “chiến bào” rách bươm tơi tã…nhưng phải đồng thời “cứu chúa phò nguy”, chết vinh còn hơn bị hốt hết rồi sẽ bị sống nhục…! 

Tôi ra lệnh như hét:” Tất cả bõ Balô xuống, đưa M72 dồn cho Trung Đội 1 (chỉ còn 12 mạng), mỗi người 5 quả M72, kéo nòng, rút chốt an toàn sẵn sàng súng trên vai, nhắm vào căn nhà ngói nền cao phía trước khoảng 50 thước, quỳ dàn hàng ngang chờ lệnh…”. Trung Đội 2 và Trung Đội 3 cũng còn trên dưới 10 mống, cùng với tôi và ban Chỉ Huy Đại Đội, súng cá nhân và lựu đạn sẵn sàng… khi nghe loạt M72 đầu tiên thì phóng như bay khoảng chừng 20 mét rồi nắm bẹp xuống, chờ loạt thứ hai và thứ ba cứ tiếp tục nhào lên cho đến khi đến sát những khung cửa sổ nhà đỗ nát, khi tiếng nổ M72 của Trung Đội 1 chấm dứt tác xạ đợt 4, thì Trung Đội 2 và Trung Đội 3 bắt đầu dùng lựu đạn tung vào trong. Bắc Quân như lũ chuột: chuột cống, chuột chù, chuột nhắt…kinh hoàng tháo thân chạy bung ra ngoài, nón cối rơi rớt vung vãi dưới những họng súng M16 thiện nghệ của Trinh Sát 2 Nhẩy Dù, thây người ngã vật xuống, không một tên nào chạy thoát. 

Mày là Đặc Công hả? Tao là Trinh Sát Nhẩy Dù đây, mày là “giặc từ ngoài Bắc vô đây bàn tay bắn giết đồng bào” miền Nam, bàn tay đồ tể chúng mầy nhuốm máu anh em cùng dòng máu đỏ, da vàng Việt Nam của mày, thì làm sao tao có thể tha cho mày lúc này được..? 

Chúng mày chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót, còn tao thì chắc chắn không giết lầm cho nên không có cái vụ bỏ sót và lệnh của tao là:” Không để sót một thằng nào chạy thoát trong trận này” mặc dầu tao đã kiệt sức gần như muốn ngã quỵ…! Và chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ đánh xáp lá cà như tia chớp, nhoáng TS2ND đã quét sạch Đại Đội Đặc Công của Sư Đoàn 320B, xác chết quân địch và vũ khí ngỗn ngang chẳng cần thu nhặt dọn dẹp… Tố Quyên mừng lắm gọi tôi:”Thank you UBL...tôi sẽ cho 54 thay chỗ ngay bây giờ, UBL trở về bến đò đưa xác giúp cho tôi cõng thương binh và đem xác anh em “rách áo” về …” ! 

Ôi,.. đâu rồi “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê” em ơi… TS2ND nay còn đâu mái tóc thề, rách bươm tơi tả, te tua sau 21 ngày đêm sống trong bão lửa khốc liệt như trời long đất lỡ, súng nổ vang rền tứ phương, đạn bay lấp loáng vung vãi phủ chụp, cày bung thớ đất và trong nón sắt còn âm vang vọng lại như vỡ bung màng nhĩ, nay trở về như lạc lõng nẻo tâm hồn nào vương theo lối cũ…? Tôi ngồi nhìn dòng nước con sông Nhung hiền hòa cứ lững lờ trôi với tâm tư:
Sông và nguồn có bao giờ tịch lặng…?
Con nước xuôi dòng chuyển chở bao niềm…

Tôi bỗng chạnh thương con sông Nhung vì trong dòng nước phù sa đầy vơi êm trôi kia có pha lẫn máu của Anh Em tử sĩ và thương binh nhỏ xuống hoặc thấm ướt qua làn vải áo trận bê bết đã tơi tã mấy ngày qua …! Nhìn những chiếc bè kết bằng thân chuối, bập dừa thay thuyền chở đưa xác tử sĩ qua sông, bên cạnh tôi còn hằng chục cái Poncho gói kín thân xác anh em chờ tiếp tục qua sông …Chúng tôi vừa khiêng, vừa cõng, vừa dìu dắt những đồng đội bị thương máu me đẫm ướt quần áo trận với tâm tư trĩu nặng, thần trí như con ốc hoang trôi dạt muốn bám vào những gốc cây bần, đám lau sậy hoang ven sông mà tìm nơi trú thân bình yên tạm trong giây phút…! 

Trong những Poncho đó là binh lính của TS2ND được Biệt Đội Thám Sát 81Biệt Cách Dù của Nguyễn Sơn “săn sóc” gói ghém cẩn thận trao lại cho tôi, còn những thương binh sẽ có “diễm phúc” ngồi chờ trực thăng tải thương có khi Pilot phải cắt giảm Throttle, hạ Collective để cho tàu OA (Overhead Approach) nếu bị 12ly7 đan lưới đạn đón chào và “may mắn” anh em sẽ được bốc về Nguyễn Tri Phương, Huế hay Duy Tân hoặc Đà Nẵng, rồi sau đó về Tổng Y Viện Cộng Hoà…và rồi anh sẽ trở thành “bại tướng cụt chân” tập làm quen với xe lăn, nạng gỗ hoặc mắt không còn thấy ánh sáng của cuộc đời…! Tôi tạm tiếp tục nhiệm vụ làm “tư lệnh” Bến Đò Đưa Xác như thế cho TĐ5ND và BĐ81BCD, đến khi không còn sức lực để khiêng, để cõng xác tử sĩ và thương binh nữa ...!!! 

Tôi yêu cầu Lữ Đoàn tăng phái khẩn cấp cho TS2ND một tiểu đội Quân Y với 50 Poncho và 20 băng ca dã chiến, đồng thời ưu tiên bổ sung quân số. Chúng tôi rất cần những Poncho mới để gói lại những xác lâu ngày đã sình thối, chương phình làm bung rách nát lớp Poncho cũ, băng ca để khiêng những người bị thương nặng đem ra xa khoảng 500 mét, chất lên M113 chở ra Bộ Tư Lệnh SĐND ở Phong Điền. Hai ngày sau được bổ sung thêm 2 Sĩ Quan, 8 Hạ Sĩ Quan và 30 Binh Sĩ được lấy từ Quân Cảnh, Quân Lao, Lao Công Đào Binh, Hồi Chánh Viên tình nguyện trong QLVNCH…thôi thì có còn hơn không ! Trong những giờ phút và ngày tháng ở đây TS2ND chúng tôi bỗng trở thành lao công đào binh khiêng Poncho bọc xác đồng đội TĐ5ND và BĐ81BCD tiếp tục chất lên những chiếc bè kết bằng bập dừa “đưa anh sang sông” mà như dậy sóng ở trong lòng …! 

Ở Bến Đò Đưa Xác nầy tương đối bình yên, không còn những trận bão lửa, đạn nổ ầm vang tiếng 130 ly, B40, B41, AK47 với tiếng gào thét xung phong đằng đằng sát khí của kẻ thù như năm bảy ngày trước đây…Nhưng lại là những đợt sóng thương tâm dậy lên lao xao đau xót vô cùng khi cõng những đồng đội thân thể đẫm máu đang ngất ngư bơi qua bên kia sông Nhung, và rồi đêm nay, hay ngày mai không biết họ còn sống hay chết…! Chiến tranh mà! Cuộc chiến nào không có máu đổ thịt rơi, không có hủy diệt tàn phá, nhà cửa ruộng vườn mồ mả cha mẹ, ông bà, tổ tiên bị cày sới tung lên rơi rớt xuống từng mảnh vụn huống chi thân xác con người bằng da, bằng thịt sao không nát tan bởi một mảnh đạn sắt thép vô tình xuyên phá .

- Út Bạch Lan...207.
- Tôi nghe đích thân.
- Vào tần số này để liên lạc với TĐ3TQLC.

Dĩ nhiên cuộc đàm thoại nào với 207 cũng bằng ám số truyền tin. Như vậy là nguồn tin Thuỷ Quân Lục Chiến sẽ tăng cường cho mặt trận Trí Bửu là có thật. Nhưng không phải tăng cường mà là TQLC sẽ thay thế toàn bộ lực lượng Nhẩy Dù trong nhiệm vụ tái chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng. Trung Tướng Dư Quốc Đống TL/SĐND có lần đã nói với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I rằng :”…Bảo tôi đánh giặc mà đánh như thế này thì làm sao tôi đánh..” và sau đó trên hệ thống liên lạc siêu tần số cơ hữu của Sư Đoàn Nhẩy Dù, sĩ quan truyền tin Võ Trung Tín đã nghe cuộc điện đàm giữa Trung Tướng Dư Quốc Đống và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng như sau: 
- Trung Tướng Đống:”Trưởng có thấy không, trước khi tấn công vào mục tiêu, Tổng Thống Thiệu ra lịnh tuyệt đối không cho phá hủy Cổ Thành, đến khi vừa vào được trong thành thì bom dội xuống trên đầu như thế nầy thì đánh giặc cái gì đây? Đánh giặc như thế nầy thì tôi không đánh nữa, Trưởng cứ cho ai vào đánh thì đánh đi”.
- Trung Tướng Trưởng:”Thưa Trung Tướng được rồi, để sáng ngày mai tôi bay ra Sally gặp Trung Tướng sẽ bàn định lại”…
Phía Đông Bắc của Nhẩy Dù hoàn toàn bỏ ngỏ, đại quân Thuỷ Quân Lục Chiến còn đang mở đường từ Cửa Việt ở xa khoảng gần hai cây số, nếu phòng tuyến của TS2ND tan vỡ thì TĐ5ND cũng vỡ, và theo vết dầu loang xuống phía Nam với TĐ6ND sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến các lực lượng vòng đai phía chính Nam của Thành Phố Quảng Trị. Kế hoạch chiếm lại Cổ Thành Đinh Công Tráng như công dã tràng, mặc dù ĐĐ51ND của Đại Úy Trương Đăng Sĩ đã lên được bờ thành, nhưng liệu hai Biệt Đội 81BCD có chịu đựng nổi hay không khi phải tam đầu thọ địch…? Nếu hướng về tường thành là mục tiêu phải đến thì bên trái được “ấm lòng” vì dựa vào TĐ5ND, bên phải bị áp lực nặng nề với quân số chênh lệch như trứng chọi đá, phía sau lưng trống trơn, trong thế gọng kìm đó chỉ có thủ cầm hơi may ra chờ tăng viện, còn công thì bất khả thi chỉ biết ngạo nghễ ca vang “trên đầu súng Bắc Quân, Ta vì tổ quốc phải quên mình”. Hơn ai hết, Tướng Dư Quốc Đống đã thấy và biết điều đó, Ông không muốn những đứa em “đứa con” của Ông bị chết một cách oan uổng để được Tổ Quốc Ghi Ơn vì sự phối hợp hành quân, hợp đồng tác chiến một cách lỏng lẻo sơ hở tắt trách của cấp trên. Do đó mới có lệnh hoán chuyển toàn bộ phía Bắc,phía Đông, phía Tây cho Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến là lực lượng hùng hậu chưa sứt mẻ, quân số mỗi TĐ/TQLC trên dưới 800 người với chiến xa Tank M48 và đặc biệt được ưu thế không yểm trực tiếp cận phòng của Không Lực Hoa Kỳ. Hợp đồng tác chiến dưới quyền chỉ huy duy nhất với 3 Lữ Đoàn gồm có 9Tiểu Đoàn, 3Tiểu Đoàn Pháo Binh, 1 Thiết Đoàn Kỵ Binh...thì Thành Phố Quảng Trị đã nằm trong tay của Tướng Tư Lệnh Bùi Thế Lân rồi…?!!! Sư Đoàn Nhẩy Dù dạt qua hướng Tây Nam Thành Phố Quãng Trị nối vòng tay với Sư Đoàn 1Bộ Binh để giữ tuyến từ La Vang xuống Ba Lòng kéo dài tận phía tây Huế. Lúc nửa đêm về sáng tôi nghe tiếng gọi lạ trên PRC25 tần số Lữ Đoàn:
- Út Bạch Lan...909 đây.
909 có một ám danh khác là Chương Thiện, Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh (K16ĐL TĐT/TĐ3TQLC)
 - Tôi nghe 909.
- Thằng con đầu của tôi sẽ gặp UBL khoảng nửa giờ sau, đón nó giùm ?
- Nhận 5/5...tôi đang chờ.

Thằng con đầu của TĐ3TQLC là “thằng”...Đại Úy Nguyễn Kim Chung (ám danh C18) bạn cùng Khóa 22 Đà Lạt (K22ĐL) với tôi. Ba giờ sáng nó tới gặp tôi dưới ánh đèn pin quét qua quét lại, tôi nói với nó: ”Chỗ này của tao, mày lo phối trí cho con cái nghỉ ngơi và đón Tiểu Đoàn rồi sáng nói chuyện”.

Tờ mờ sáng ngày hôm sau, ngồi trước căn nhà lá nghiêng ngả đổ nát cạnh bờ sông, phía trước là sân gạch phơi lúa với Poncho sắp thứ tự (get line) để chờ chuyển về đi phép miên viễn nơi cõi vĩnh hằng, chung quanh đâu đó bên hiên nhà, dưới gốc cây lố nhố những “cây” bông băng trắng xóa, kẻ ngồi,người nằm, vài ba “ông thần” còn tỉnh táo lần mò trong ba lô lôi ra Beret đội lên đầu, mũ đỏ Nhẩy Dù, mũ xanh lá cây Biệt Đội 81Biệt Cách Dù chen lẫn nhau trong đám mũ xanh dương Thuỷ Quân Lục Chiến vừa mới tới còn khoẻ mạnh pha cà phê, mồi thuốc lá cho hai màu mũ thương binh đang nằm ngồi la liệt…! Định mệnh cũng có những trò chơi oái oăm lạ kỳ đun đẩy tôi vào hoàn cảnh cười không ra cười, khóc không ra khóc, tôi đang làm “giám đốc” bệnh viện dã chiến kiêm luôn “giám đốc” nhà xác mà thân chủ của tôi lại là gốc gác, cội rễ xuất thân binh nghiệp của tôi “một đời binh nghiệp hai màu mũ” 81BCD và ND…!!! Với ba ca cà phê dã chiến, Thiếu Tá Cảnh mắt đang dán chặt vào phóng đồ hành quân,thằng Chung cất tiếng hỏi tôi:
- Trời ơi,…sao mày vầy nè Út…”?!
- Vầy nè là vầy làm sao…?

Mặt tôi râu ria xồm soàm, mắt sâu má hóp, quần áo rách bươm bê bết loang lỗ đầy vết máu sậm mầu khô, tươi còn bốc mùi ngay ngáy tanh hôi trong cơn gió nóng nhẹ thổi qua, thần khí tiêu tan, oai phong rũ liệt, chẳng có còn gì để nói, để cười, người về từ cõi chết, bây giờ đang sống ở địa ngục trần gian, chỉ cần định mệnh run rủi một quả đạn 130ly trúng ngay chỗ ngồi thì Thiên Thần Nhẩy Dù hay Lính Nhẩy Dù ngã xuống có mặt đất hướng dẫn đường lên Thiên Thai ngay…Viễn du trên thiên đường để đầu thai kiếp khác…?! Thằng Chung bật cười, cái cười đầy tự tin, nhưng có chút méo mó vì nó biết rồi chính “đương sự” sẽ cũng đi vào “con đường xưa em đi” của tôi đã đi qua, làm sao nhớ và có lối về không…? 

Nó tiếp tục hỏi nữa:
- Tao nghe nói mày bị thương nặng, rồi bây giờ mày có sao không…?!
- Có sao thì tao đâu có ngồi đây để đón mày, hay không bằng hên, đạn tránh tao chứ tao tài cán gì như Đoàn Dự mà lăng ba vi bộ để tránh được đạn chứ …? Nhưng đau ở chỗ đạn tránh tao để sơi tái thằng đứng bên cạnh mới buồn xót xa chứ…!

Thiếu Tá Cảnh hỏi tôi:
- Út cho tôi biết sơ sơ tình hình trong đó ra sao? Tôi nhận lệnh vào thay thế TĐ5ND và hai biệt đội 81BCD…?
- Thưa Thiếu Tá...chua và cay và cam go lắm… ! Vì phía Bắc trống trơn, nên cứ lo sợ nó chơi xả láng một cú là mình mặc quần xà lỏn sáng về sớm…!!!

Thiếu Tá Cảnh bật cười:
- Tôi cũng chịu thua và sợ ông luôn, trạng huống này mà ông còn “tếu ngạo giang hồ” được…!!! Nhưng cứ yên tâm vì chúng tôi sẽ vào đó với thế liên hoàn của 3 Lữ Đoàn (LĐ147TQLC, LĐ369TQLC, LĐ258TQLC) cùng giờ phát xuất, Đông, Bắc và dần qua Tây, phía Tây thì nhẹ hơn vì có sông Thạch Hãn làm rào cản, chỉ có lo pháo từ Ái Tử thôi, còn cua (TankT54) của chúng nó, chúng tôi rang muối cũng khá nhiều rồi trên đường đổ bộ từ bờ biển đến đây. Thôi,… 9 giờ chúng tôi bắt đầu qua sông...để tôi gọi ngay cho Tố Quyên, chắc hắn mừng lắm.

TS2ND chúng tôi được lệnh di chuyển về làng Vân Xá cách Huế 10 cấy số, hai ngày sau được lệnh ra phi trường Phú Bài để lên C130 bay về hậu cứ SàiGòn nghỉ phép xả trại 100% 15 ngày, để đi hớt tóc cạo râu, thay quần áo mới, tẩm bổ với những thang thuốc “hoàn hồn linh dược”, viếng mộ, thăm thương binh, cô nhi quả phụ… Trong khi chờ máy bay ở phi trường Phú Bài thì tôi thấy “thằng” Nguyễn Kim Chung mặt mũi băng trắng kín mít với đôi mắt còn tinh ranh. Chỉ mới hai ngày trước “tôi đưa em sang sông bằng Poncho hay bập dừa” mà bây giờ nó lại lội qua sông ở “Bến Đò Đưa Xác” theo tôi ra đây cùng về và ôi …” Anh về thủ đô gò má anh băng đầy bông” ở phiá gò má bên trái của nó ăn một viên “kẹo” AK47 làm thủng “dớt” cái quai hàm máu còn thấm ướt qua lớp band gaz quấn quanh. Tôi đùa lập lại câu hỏi mà nó hỏi tôi hai ngày trước đây khi “hội ngộ” ở Bến Đò Đưa Xác:
- Trời ơi sao mày vầy nè Chung…?
- Vầy nè là vầy làm sao …? Mẹ...tại tao không chịu luyện nội công lăng ba vi bộ như mầy, nên bị thằng Mộ Dung Phục nó chơi một phát vào mặt, may là không bị mất mặt chỉ bể má thôi…!!!

Tôi và nó là hai thằng bạn thân cùng Khoá 22 Võ Bị Đà Lạt ôm nhau lăn ra đất cười ngặt nghẽo, méo mó bên cạnh một đám thương binh bốn màu mũ: Đỏ, Nâu, Xanh Lá Cây, Xanh Dương …!!! Sách Giáo Khoa Thư Tiểu Học: “thân thể người ta chia ra làm ba phần, đầu, mình và chân tay “…thì quan quân chúng tôi tay chân, đầu ngực băng bông trắng xóa, máu tươi thấm ướt “chiến bào” bao nhiêu ngày không được tắm rữa giặt giũ mùi “hương” máu còn thoang thoảng “riêng một góc trời”…!!! Nhưng ở đây nơi bình yên, tôi thấy trong ánh mắt của họ như không còn lưu lại một chút gì dù chỉ mõng mõng một tí thôi nét kinh hoàng lửa khói “thời qua” để “làm tan nát lòng nhau”, thay vào đó là niềm vui hân hoan “hôm nay đây còn vui trông thấy nhau” và rạng ngời lên một thứ tình cảm đồng đội chiến trường đã cùng vào sanh ra tử trong suốt một tháng trời lửa đạn vừa qua…!!! 

Họ vẫn còn sống và sắp sum họp với gia đình một thời gian dù dài hay ngắn để không còn nghe những tiếng gào thét tử thần của bom đạn, lửa khói bất chợt phủ chụp lên đầu và nín thở lắng nghe, chong mắt trong đêm đen dõi theo những tràng đại pháo của Bắc Quân cày sới mặt đất, hất tung những bạn đồng đội lên cao, rớt xuống rồi nằm im bất động. Họ sẽ hưởng được những ngày dưỡng thương, nghỉ phép trong an bình với gia đình vợ con… !!! Tôi chợt nghĩ đến những cán binh Bắc Quân “sinh Bắc tử Nam” tuổi đời còn non dại, bị bắt buộc hay bị khích động bởi những giáo điều láo lếu của Mao - Hồ rồi bị đưa đẩy vào chiến trường khốc liệt miền Nam như con thiêu thân lao vào ánh đèn sáng nóng 1000 watt, để rồi ngã gục, thịt nát, xương tan trên con đường đi không đến và chẳng có nẻo về…! Họ có cùng máu đỏ như tôi, da vàng mũi tẹt, cùng Lịch Sử một Mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trăm con nên gọi nhau là “Đồng Bào”, cùng sinh trưởng trên mảnh giang sơn hình cong chữ S này… rồi truy tìm bắn giết lẫn nhau có gì vui làm hạnh phúc…?

Đơn vị về đến hậu cứ, tôi giao hết cho Trung Úy Tài chỉ huy hậu cứ lo hết mọi thủ tục như sau mỗi cuộc hành quân, tôi vội vã ký giấy phép cho tất cả quân nhân trong đơn vị ngoại trừ nhân viên hậu cứ, nói với Hạ Sĩ Quan kế toán và tiếp liệu xoay sở tiền nong ứng trước cho mỗi người 10 ngàn để làm lộ phí về thăm gia đình, thăm cô nhi quả phụ rồi chờ tôi trở về cùng nhau ra Nghĩa Trang Quân Đội viếng mộ Tử Sĩ, thắp nén nhang cầu siêu hương linh quí Anh – Em là Hồn Thiêng Sông Núi hiển linh và siêu linh nơi cõi an lạc hạnh phúc…!!!

Máu đã từ chối không chảy về tim nữa
Thì thôi anh tìm một chỗ để yên nằm
(The soldiers never die, they just fade away)

Sau 15 ngày phép qua đi như một cơn gió thoảng, bây giờ nào là vợ con, thân nhân, bằng hữu…quyến luyến giữ chân muốn không rời xa ! Một ngày đêm trong vùng địch dài như bách nhật, 15 ngày phép với thân tình ngắn ngủi như chạy nước rút 100 mét ở thao trường. Trở ra vùng hành quân, TS2ND được lệnh tăng phái cho LĐIND làm lá bùa trấn yểm Thôn Như Lệ Tích Tường với TĐ1ND, sau đó tăng cường cho TĐ8ND lên Động Ông Đô, Đồi Gió Hú, tương đối dễ thở hơn Trí Bửu, Hạnh Hoa Thôn, bởi lẽ tất cả nỗ lực của hai bên đều dồn vào Quãng Trị để rút lá bài cuối cùng trên cái bàn thương thuyết bốn bên hình ôn hoàng hột vịt lộn ở Paris ! Đầu tháng 9 năm 1972 TQLC đã kiểm soát hoàn toàn thị xã Quãng Trị, chỉ còn cái nhân bánh chưng Cổ Thành ngày giờ cắm cờ đếm trên đầu ngón tay, Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh TQLC có thể khui sâm banh ăn mừng được rồi. 

Ngày 16 tháng 9 năm 1972: “cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu...cờ bay...” do Đại Úy Giang Văn Nhân (K22VBĐL) thuộc TĐ3TQLC cắm trên một điểm cao nhất trong nội vi Cổ Thành, điểm cao nhất trên một đống gạch vụn, bởi thành phố giờ thành bình địa, không còn một ngọn cây, một nóc nhà nào nguyên vẹn, từ Trí Bửu có thể nhìn thấy dòng sông Thạch Hãn không cần phải leo lên cao, và từ Hạnh Hoa Thôn có thể thấy tháp chuông nhà thờ La Vang khi đi bộ trên đường Duy Tân vừa chiếm lại đêm qua bằng Máu! Máu của ai? Máu của cả hai bên Nam Quân và Bắc Quân, máu vương vãi khắp thôn làng thị trấn, ai có thể lấy thước đo bề dầy của máu đã đổ xuống thấm vào từng thớ đất quê hương à …ơi…”quê tôi nghèo lắm ai ơi, mùa Đông thiếu áo Hè thời thiếu ăn” này…! Để những lãnh tụ, lãnh đạo ngồi ở phủ, ở huyện và cả cái mảnh giấy “lộn” khốn nạn gọi là “Hiệp Định Paris” tháng giêng 1973 chỉ là thành quả, hệ quả đẩy đưa dìm chết toàn thể Quân - Dân miền Nam vào địa ngục dưới bàn tay cai trị ngu xuẩn và trả thù tàn bạo của tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt và đây là lời nói uẩn lương của cố Tổng Thống Ronald W. Reagan Mỹ Quốc:”Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt  Nam  về sau”.

Trước khi TQLC vẻ vang dựng lên lá cờ vàng ba sọc đỏ, thì ai đã trãi bao nhiêu xương máu lót đường…? đã có biết bao nhiêu thân xác Quân Dân Cán Chính vùng địa đầu giới tuyến ngã xuống chôn bờ, lấp bụi, lớp nhựa đường “Đại Lộ Kinh Hoàng” đã được phủ thêm độ dầy bằng lớp da thịt mỡ người chết phân huỷ dính khằn hong dưới trời nắng quái và mùa gió khô hóc quắc queo thổi qua, đâu đấy còn lặt lìa tử thi quân nhân vương vít đong đưa vạt áo trận trên quân xa hư hỏng vì đạn đạo pháo Bắc Quân…!!! Ôi,… tang thương ngất trời và tôi biết chắc chắn trong niềm hân hoan đại quân Thuỷ Quân Lục Chiến kéo vào Quãng Trị chiến đấu đem chiến thắng về cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã có Máu của chính đồng đội Thuỷ Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, Biệt Cách Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Không Quân, Hải Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ, Cảnh Sát, An Ninh và cả quân xâm lăng Bắc Việt đã đỗ xuống thấm sâu vào lòng Đất Nước Việt thân yêu làm nên mầu mỡ cho mai hậu chăng ?.

Chỉ có máu mồ hôi và nước mắt
Nhỏ xuống thấm lòng đất tổ quê cha
Tôi và Anh ai bảo vệ sơn hà?
Ai hại nước, lừa ai mà vẽ mặt …?

Chiến thắng hay chiến bại đều phải trả một cái giá của nó. Sau Kontum Kiêu Hùng, Bình Long Anh Dũng, Quảng Trị Vùng lên...không biết các vị Tướng Tư Lệnh “khạc ra lửa, mữa ra khói”có ngồi độc ẩm Bồ Đào Mỹ Tửu Dạ Quang Bôi để nhớ câu “Cổ Lai Chinh Chiến Kỷ Nhân Hồi” ? Sau năm 1975, không biết các Tướng hai sao, ba sao và ba xạo của Bắc Quân vốn trở thành quán tính quen ngồi xổm ở cánh đồng Nông Cống ngập nước, hay khệnh khạng vung vít thế tiểu nhân đắc chí tự cười vang hô hố để quên câu: ”Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô”…?! 

Vì theo tài liệu đã được phổ biến từ những xung đột nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam phía “Bên Thắng Cuộc” đã tiết lộ: Chính Tổng Bí Thư Lê Duẫn đã cho Tướng Văn Tiến Dũng lên thay Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy Chiến Dịch Xuân Hè 1972 vì chính Võ Nguyên Giáp đã khuyến cáo Chính Trị Bộ không nên tiến đánh Nam Việt Nam vào năm 1972 vì Quân Lực Miền Nam rất mạnh. Đúng như Giáp đã nhận định và kêu than sau thất bại Chiến Dịch Hè Xuân 1972 rẳng:” hơn 10 000 (mười ngàn) bộ đội ta đã bị chết ở Mặt Trận Trị Thiên không có được mấy ai trở về …”!
Đêm đã khuya, người người an giấc, còn ta Viết như nhắn gởi với mười phương bằng hữu Huynh Đệ Chi Binh thân tình rằng ta nhớ lắm và mơ một ngày về…?

Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi
Các anh đi, đến bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
Các anh về, mái ấm nhà êm
Câu hát tiếng cười rộn ràng trong xóm nhỏ
Các anh về, tưng bừng trước ngõ
Xóm làng tôi còn nhớ mãi
Hỡi đoàn người trai trẻ đấu tranh
Các anh đi, đến bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông…
(Các Anh Đi – Văn Phụng)

Nhưng cuộc chiến nầy vẫn chưa kết thúc ! Chúng ta, những người bị gọi là chiến bại vẫn còn cơ hội để giành lại đất nước. Thua một trận chiến (a battle) không có nghĩa là thua một cuộc chiến (a war).Điều kiện tiên quyết để thắng kẻ thù Cộng Sản Bắc Việt là chúng ta phải có quyết tâm tranh đấu và học hỏi, để tích cực tham gia thực hành. Quyết tâm sống và bảo vệ những điều mình yêu, tin và lý tưởng. Phải thắng chính bản thân trước khi thắng kẻ thù. Phương thức để chiến thắng Cộng Sản là: Chúng Ta không được hèn ngu, tất là phải có sự hiểu biết tròn đầy viên mãn về mọi mặt, phải có hệ thống tư tưởng làm căn bản cho sự nhận định, thông suốt đại biện chứng thế giới,phải có ý thức hệ, chủ thuyết giải quyết được vấn đề một cách triệt để, toàn diện và hướng thượng. 

Không được hèn, tất phải có lòng can đảm hơn người, đại đởm, không quản ngại gian nan khổ cực, quyết tâm là dám chết để tìm đường sống (kinh nghiệm trong trận chiến Quãng Trị). Nhưng không phải là liều lĩnh, vọng động quờ quạng, lấy sự can đảm mà thi hành theo sách lược bỡi hiểu biết Chu Tri cao hơn và đẹp hơn phù hợp với Nhân Bản, phát huy được Nhân Tính để đạt tới mức Nhân Chủ như một lý tưởng vươn tới tất yếu của loài Người. Chúng tôi tin rằng trước thời thế nầy, hầu hết người Dân Việt chúng ta ở trong cũng như định cư ở các quốc gia Tự Do – Dân Chủ trên thế giới trong đáy lòng ưu tư đến Dân Tộc - Đất Nước đều có cảm giác sâu sắc là chúng ta cần phải mạnh dạn hành động quyết liệt để đánh đỗ, tháo cởi gông cùm, xích xiềng do đảng Cộng Sản ngu dốt, tàn hại áp đặt cho Dân Ta? Nhẩy Dù cố gắng .

Mũ Đỏ Trương Văn Út (Útbạchlan): Viết và tham khảo với cựu Trung Tá Bùi Quyền (Tố Quyên) Thủ Khoa Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù hiện đang cư ngụ tại San Jose, California USA.  Houston  Ngày 28 Tháng 2 Năm 2016./.
_,___


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B

Bác Nguyễn Ngọc Bích...Trịnh Hội Gửi cho BBC từ London

$
0
0


----- Forwarded Message -----
From: MINHHA PHAM <
To:
Sent: Tuesday, March 8, 2016 12:43 AM
Subject: Bác Nguyễn Ngọc Bích - Trịnh Hội

Bác Nguyn Ngc Bích

Trnh HiGi cho BBC t London
  • 7 tháng 3 2016
Giáo sư Nguyn Ngc Bích và Trnh Hi hi ngh ti Philippines trong năm 2015 Đêm nay là đêm Ch Nht, mt đêm không trăng ngày 6 tháng 3.
Tôi đang ngi trên chuyến bay ca hãng hàng không Philippines bay đến London.
Còn bác Bích, chính xác hơn là thi hài ca Giáo Sư Nguyn Ngc Bích, thìđang bay ngược tr v M. Sau đúng ba ngày k t khi ông mt. Cũng trên mt chuyến bay đêm nhưđêm nay.
Bác mt trên chuyến bay t Istanbul đến Manila đáp xung sân bay Ninoy Aquino International Airport vào lúc 8 gi ti th năm ngày 3 tháng 3.

Gio nghim trong đêm

Đã có đến hàng trăm ln tôi đưa hoc rước người quen phi trường này. Đưa nhng thuyn nhân t nn Vit Nam đi đnh cư sau nhiu năm b kt li ti Philippines. Rước bà con, bn bèđến thăm tôi và t chc phi chính ph VOICE mà tôi đang đm trách.
Nhưng chưa bao gi tôi phi ra đón mt người bn, mt người thân, mt bc cha chú mà tôi rt kính trng, trong mt hoàn cnh như thế này. Ch trước đó mt ngày bác còn email nh tôi in ra cho bác bài nghiên cu mà bác đã son sn đ trình bày trong hi ngh Bin Đông Vit Phi ln th II mà tôi và bác là đng trưởng ban t chc.

Thế mà bây gi, ch vn vn sau 24 giđng h, tôi phi mang xác bác đi gio nghim ngay trong đêm.
Đ kp làm giy chng t ni trong ngày mai là th sáu. Nếu làm không kp thì khó mà có thđem thi hài bác tr v M ngay trong tun này theo ước nguyn gia đình bác.

Ngi trên xe t phi trường v nhà quàn, xác ca bác đãđược bc li trong tm bông sô trng nm ngay đó, tôi tht không biết phi nói gì vi bác Hi là v ca bác cũng đang ngi trên xe.

Lúc va gp tôi và mi người khi nãy phi trường bác Hi c hi đi, hi li ti sao bác Bích có thđi mau như thế, ch bo vi bác Hi là bác cm thy mt, rt mt như chưa bao gi mt đến thế trong đi và thế là bác mt.
Lúc va gp tôi và mi người khi nãy phi trường bác Hi c hi đi, hi li ti sao bác Bích có thđi mau như thế, ch bo vi bác Hi là bác cm thy mt, rt mt như chưa bao gi mt đến thế trong đi và thế là bác mt.
Có l bác Hi vn chưa tin là người bn đi ca bác đã mãi mãi ra đi. Theo li bác sĩ gio nghim t thi cho biết vào rng sáng hôm kia, bác Bích đã b nhi máu cơ tim (heart attack) vàđã có mt cái chết rt nhanh chóng, hoàn toàn không đau đn.

Âu đó cũng tht là phn phước cho riêng bác. Còn gì hơn, nhng người luôn hot đng, luôn hướng vđt nước như bác, cóđược mt cái chết như thế?
Chết ngay trên đường đi công tác, trên hành trình đi tìm mt tương lai, mt gii pháp tt hơn cho dân tc. Chết trong s tiếc thương, cm phc ca nhiu thế hđến t nhiu nước khác nhau trên thế gii.
T nhng người Vit, bng hu đã quen biết bác trong nhiu thp niên qua cho đến nhng người Phi bác va mi quen năm ngoái trong hi ngh Bin Đông Vit Phi ln th I.
Tôi không nghĩ có mt cái chết nào cóý nghĩa hơn. Mc dù tôi cũng biết đây là mt mt mát rt ln cho cng đng người Vit hi ngoi vàđc bit làđi vi bác Hi, vi gia đình bác.

Nhân cách ln

Không d tìm được cng đng chúng ta mt nhân cách ln hơn bác Nguyn Ngc Bích. Mt tài năng không ch liên quan đến các vn đ văn hoá, giáo dc, dch thut mà còn lan to sang c truyn thông, t chc cng đng, và t do, dân ch cho Vit Nam.
Và trên hết là tm lòng, cách đi nhân, x thế ca bác.
Nhiu người đã biết bác tng gi nhng chc v quan trng gì, t trước năm 1975 và sau này hi ngoi. Bác đã có bao nhiêu bài viết, sách được in, tôi không cn phi nhc li.
Bui l gin d tin Giáo sư Nguyn Ngc Bích Philippines
đây tôi mun chia x ba khonh khc đã in đm vào tâm trí ca tôi mi khi nghĩ v bác. Nó va là nhng k nim riêng tư gia tôi và bác, va nói lên mt phn nào đó tính cht, con người tht ca bác lúc sinh tin.
Tôi gp bác ln đu tiên vào đu thp niên 2000 khi tôi sang Washington D.C. vn đng cho các thuyn nhân Vit nam được tái đnh cư. Điu làm cho tôi n tượng nht khi va gp bác là kh năng viết, nói và dch tiếng Anh ca bác. Khó tìm được mt người khác cùng thế h ca bác li có kh năng Anh ng chun như bác.
Mà hình như c gia đình ca bác đu gii như nhau. V ca bác là tiến sĩĐào Th Hi cũng thế. Anh trai ca bác nguyên là Tng Giám Đc Thông Tn Xã Vit Nam, ông Nguyn Ngc Linh vn thường x dng tiếng Anh khi trao đi vi tôi. Ông tng làm tu viên báo chí và thông dch cho c Tng Thng NgôĐình Dim. Mt người anh trai khác, ông Nguyn Ngc Phách cũng là mt hc gi, chuyên dch văn, thơ Vit Nam.
Đy cũng là lý do ti sao tôi đã nh bác dch h cho tôi cái tên VOICE, viết tt ca 5 chVietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment khi nóđược cho ra đi cách đây đúng 10 năm.
Lúc y bác đã không h ngn ngi và cho dch ra ngay là: Sáng Kiến Th Hin Lương Tâm Người Vit Hi Ngoi.

Cũng có th trong tương lai chúng tôi cn sa li đôi chút cái tên này. Bi l bây gi VOICE không ch bao gm nhng người Vit hi ngoi mà còn có s góp mt ca nhiu anh em trong nước.
Tính cách ca bác Bích là thế. Luôn sn lòng giúp đ mi người. VOICE bác cũng giúp. Nhng ông già, bà c t Vit Nam sang, chưa quen biết gì, bác cũng giúp. Bác cũng tng là Ch Tch Hi Đng Qun Tr ca Boat People SOS là mt t chc đã giúp rt nhiu thuyn nhân Vit Nam.

Nhưng tôi s mãi luôn trân trng tm lòng và cm tình ca bác dành cho VOICE t nhng ngày nó va mi được thành lp. T vic dch thut cho đến lúc cui đi khi bác và c bác gái dùng tin túi đ bay sang Phi làm vic vi chúng tôi.

Điu th hai mi khi nghĩđến bác tôi s phi nhđến là ln cách đây hai năm tôi dt c ba bác, bác Huỳnh, bác Trâm và cô Liên là ba, m ca tù nhân lương tâm Trn Hunh Duy Thc, Lê Quc Quân vàĐinh Nguyên Kha, sang Washington D.C. đ vn đng cho con ca h.

Chính bác Bích là người đã sp xếp cho phái đoàn gp được U Ban Nhân Quyn Tom Lantos H Vin Hoa Kỳ. Cũng chính bác là người sp xếp và giúp tôi ch mi người đến đ gp mt cng đng người Vit Washington D.C. Mc dù vi tui đi và v trí ca bác, bác hoàn toàn không cn phi làm điu đó.

Tính cách ca bác Bích là thế. Luôn sn lòng giúp đ mi người. VOICE bác cũng giúp. Nhng ông già, bà c t Vit Nam sang, chưa quen biết gì, bác cũng giúp. Bác cũng tng là Ch Tch Hi Đng Qun Tr ca Boat People SOS là mt t chc đã giúp rt nhiu thuyn nhân Vit Nam.

'Người ơi, người đng v'

Nhưng khonh khc mà tôi s luôn nh mãi là cũng vào tháng này năm ngoái khi chúng tôi cùng tham d hi ngh Bin Đông và sau đó là tĩnh hi ca Hp Mt Dân Ch. Sau ba ngày làm vic liên tc, chúng tôi đã có mt đêm văn ngh dã chiến.
Đêm hôm y ln đu tiên tôi đã nghe bác hát. Hát vi cái ging Bc rt chun ca bác, hát đi, hát li câu hát:
Người ơi, người đng v Người ơi, người đng v
Tôi vn thường nghĩ trong cuc sng này, đôi khi không phi ta chn cho ta mt người bn đi, hay mt vic làm cóý nghĩa. Mà chính ta là người được la chn. Nó va là mt trng trách, va là mt nhân duyên.
Bác đã cười rt tươi trong đêm hôm y. Hình như bác còn đng lên, va hát, va biu din thì phi. Như th bác được tr v thi u thơ trên đt Bc.
Tôi vn thường nghĩ trong cuc sng này, đôi khi không phi ta chn cho ta mt người bn đi, hay mt vic làm cóý nghĩa. Mà chính ta là người được la chn. Nó va là mt trng trách, va là mt nhân duyên.
Cũng có th bác Bích đã chn anh em chúng tôi trong VOICE đ lo cho bác trong nhng ngày va qua. Đ nhn nh rng con đường mang dân chđến cho Vit Nam s còn gp rt nhiu khó khăn, vàđôi khi s phi hy sinh sut cuc đi.

Nhưng chúng ta không th b cuc. Không nên b cuc. Vì có quá nhiu người đã hết lòng vì nó. Trong đó có bác.
Nếu tht thế thì tôi phi cm ơn bác. Con phi cm ơn bác.

Cm ơn bác đã cho con có nhng k nim tuyt vi. Cm ơn bác đã và s luôn là mt nhân cách ln. Và cm ơn bác đã li vi chúng con trong ba đêm qua.
Nhưđã ha trước linh cu, chúng con s không bao gi b cuc.
Vĩnh bit bác. Nguyn Ngc Bích 26.7.1937 3.3.2016

Cây bút Trịnh Hội nhớ về Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người qua đời 'trên hành trình đi tìm một tương lai, một giải pháp tốt hơn cho dân tộc'.


__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Nhân dịp 30 tháng 4, giới thiệu sách CHIẾN TRANH VIỆT NAM TOÀN TẬP của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương

$
0
0

Nhân dịp 30 tháng 4, giới thiệu sách
CHIẾN TRANH VIỆT NAM TOÀN TẬP
của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương
do nhà xuất bản Làng Văn ấn hành

(nếu không thấy hình, xin bấm vào attachment bên dưới để xem)

      Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập là một tác phẩm lớn, đúc kết toàn diện, nghiêm chỉnh và chính xác về chiến-tranh Việt-Nam trên bình-diện quân-sự. Tác giả đã tập trung tài liệu về các trận đánh tiêu biểu từ năm 1963, thời điểm Cộng Sản bắt đầu đưa chiến tranh sang giai-đoạn mới, cho đến khi Miền Nam hoàn toàn lọt vào tay Cộng-Sản Bắc Việt năm 1975. Cho đến nay, đây là quyển sách duy nhất liệt kê theo thứ tự và đi sâu vào chi tiết các trận đánh trong khoảng thời gian vừa kể, nhất là các trận đánh mà thành phần tham dự chủ lực là các đơn vị thuộc Quân lực VNCH. Căn-cứ vào cường-độ chiến-tranh và mức độ tham chiến của hai phía Quốc Cộng, khoảng thời-gian nầy có thể chia ra làm ba giai-đoạn; quyển sách do đó gồm có 4 chương.
      Chương 1 tóm tắt bối cảnh lịch-sử để độc giả có một ý niệm tổng quát về những biến chuyển liên quan đến cuộc chiến tranh Việt-Nam trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1975.
      Chương 2 ghi lại các trận đánh trong hai năm 1963-64 khi Cộng-Sản Bắc-Việt bắt đầu phát-động chiến-tranh xâm-lược tại Miền Nam.
      Chương 3 mô tả giai-đoạn VNCH và đồng-minh chống Cộng-Sản xâm-lược. Giai-đoạn nầy bắt đầu năm 1965, kéo dài đến mùa hè năm 1972 khi VNCH nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các quốc-gia đồng-minh.
      Chương 4, bắt đầu với sự rút lui của quân-đội đồng-minh theo hiệp-định Ba-Lê năm 1973. QL/VNCH tiếp tục cuộc chiến chống xâm-lược một cách đơn độc, cho đến khi CSBV cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam vào năm 1975.
      Về tài-liệu tham-khảo, tác-giả đã cố gắng sưu tập từ cả hai phía Tự do và Cộng-Sản để đưa đến cái nhìn tổng thể.
      Về nội-dung, tác-giả trình bày một cách trung thực những sự kiện đã xảy ra. Quá khứ đã trôi qua mấy mươi năm, cùng với sự sụp đổ của chủ-nghĩa Cộng-Sản đã đủ để chứng-minh tất cả. Ðể đạt tới mức chính-xác trên phương-diện sử liệu, tác-giả đã liên-lạc những chứng nhân lịch-sử, ghi nhận hoặc kiểm chứng những điểm liên hệ.
      Về hình thức, các tài-liệu tham-khảo và bản đồ liên hệ được đặt ở phần cuối của từng trận đánh để độc-giả có thể tra cứu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

      Tóm tắt nội dung:
      53 trận đánh lớn với sơ đồ mặt trận, diễn tiến, kết quả.
-          1963-1964, QL/VNCH chiến đấu đơn độc (chưa có quân Đồng Minh): Ấp Bắc, Đầm Giơi, Hiệp Hòa, Suối Đá, An Lão, Bình Giã.
-          1965-1972 (có Đồng minh): Vũng Rô, Ba Gia, Phụng Dư, Đồng Xoài, Đức Cơ, Bố Đức, Vạn Tường, Pleime, Ia Drang, Bàu Bàng, Hành quân Masher/White Wing, A-Shau, Hành quân Attleboro, Long Tân, Hành quân Cedar Falls, Hanh quân Junction City, Cồn Tiên, Rạch Ba Rài, Dakto, Khe Sanh, Tổng công kích Mậu Thân, Làng Vây, Đại Độ, Khâm Đức, Lam Sơn 719, Căn cứ Hỏa lực Mary Ann, Mùa hè 1972.
-          1972-1975, QL/VNCH chiến đấu đơn độc (sau khi Đồng minh tháo chạy): Hồng Ngự, Cửa Việt, Sa Huỳnh, Quảng Đức, Hoàng Sa, Hành quân Trí Pháp, Hành quân Svay Riêng, Tống Lê Chân, Thượng Đức, Phước Long, Chiến dịch 275, Lui binh trên tỉnh lộ 7B, Lui binh tại Quân đoàn 1, Phan Rang, Xuân Lộc, “Chiến dịch Hồ Chí Minh” của CS Bắc Việt.
-          Phụ-bản A sơ-lược sự hình thành và phát-triển của QLVNCH.
-          Phụ-bản Bgiải-thích cơ-cấu tổ-chức của các đơn-vị quân-đội Mỹ tham chiến tại Việt-Nam.
-          Phụ-bản Cviết về quân-đội CSBV và Việt-Cộng.
-          Phụ-bản D liệt kê một số quân-cụ tiêu biểu.
-          Phụ bản E và G là hai văn kiện lịch sử: Hiệp-định Genève năm 1954 dẫn tới việc thành lập nước Việt-Nam Cộng-Hòa và Hiệp-định Ba-Lê năm 1973 đưa đến sự cáo chung của chính thể tự do đó.

Các tướng lãnh VNCH đóng góp tài liệu: Nguyễn Xuân Thịnh, Vĩnh Lộc, Bùi Đình Đạm, Nguyễn Duy Hinh, Lê Minh Đảo, Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Quang Lưỡng, Mạch Văn Trường, Phạm Duy Tất, Hồ Văn Kỳ Thoại.

Tác giả Nguyễn Đức Phương, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 27 Sĩ quan hiện dịch, Hải quân thiếu úy, tốt nghiệp Tiến sĩ Cơ khí tại Anh quốc năm 1983, phục vụ trong Bộ Quốc phòng nước Anh.

Sách Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập khổ lớn, bìa cứng, dày 960 trang, nguyên giá 45 mỹ kim.
Làng Văn “sales” trong 30 ngày với giá 30 mỹ kim bao luôn cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí).

Có thể mua ngay từ bây giờ, trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
hoặc gửi chi phiếu về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada

Hạn chót: 30 tháng 4, 2016




  

Tết Mậu Thân 68 CS chiếm Huế 26 ngày  . Nhóm SV tranh đấu nằm vùng theo CS cho treo các tấm Banner :

" Tinh thần Cách Mạng 1-11- 63 BẤT DIỆT "  ,  hung hăng tàn sát dân lành vô tội.


http://farm8.staticflickr.com/7054/6913272279_58a4676a7a_b.jpg


Huế tang thương trong máu la ngp tri ...vi hơn by ngàn nhân viên chính ph , cnh sát và thường dân b chôn sng.
 
Sau Tết Mu Thân , dân Huế kinh nghim đau thương, đã sáng mt ra và tđó gi Thượng Ta  Thích Trí  Quang là  " Sư  H  Mang "



On Tuesday, March 8, 2016 8:03 PM, " hungthe   wrote:


 
         Kính chuyển quývị, baì viết rất giá trị đọc cuả T/g thẩm phán PhanThiết Nguyễn Kim Khánh, ht

----- Forwarded Message -----
From: Phaolo Thai wrote
Sent: Tuesday, March 8, 2016 2:37 PM
Subject:Đệ nhất Cộng Hoà ....???

              Đệ nhất Cộng Hòa có kỳ thị Phật giáo không ?
Phật giáo Thống nhất đã đòi:  Một trong năm nguyện vọng của Phật giáo đồ" là yêu cầu chế độ Ngô Đình Diệm để cho tăng ni được tự do truyền đạo và hành đạo".

Nhưng họ lại không đưa ra được bằng chứng nào cụ thể chứng minh chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra những khó khăn hoặc ngăn cản việc truyền đạo hay hành đạo.
Ngược lại người ta có rất nhiều bằng chứng, chứng minh đạo Phật đã phục hưng rất mạnh trong chín năm cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trước nhất, là số chùa được xây cất.

- Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare" bà  Maguerite Higgins  cho biết:
"  1275 ngôi chùa được xây cất,  1295 ngôi chùa được trùng tu dưới trào Ngô Đình Diệm".

- Theo cụ Đoàn Thêm và cụ  Mai Thọ Truyền thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có   2206 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành   4766  ngôi. Nhiều ngôi chùa được quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.

- Về các sở văn hóa, trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời. Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có  160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất  trước ngày  1.11.1963.

Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận Tổng thống Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã "kỳ thị Phật giáo" không ?

Xét chung trên bình diện chính sách quốc gia cũng như thành quả của đạo Phật trong chín năm cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, người ta không tìm ra được bằng cớ nào chứng tỏ Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông kỳ thị đạo Phật, kỳ thị giáo hội Phật giáo, kỳ thị tín đồ đạo Phật.

Khi tôi đưa ra một vài vấn đề để viết bảng so sánh dưới đây, tôi không đề cao Công giáo hay miệt thị Phật giáo. Tạm thời tôi chỉ nói về:

Yếu tính đạo giáo
- Đạo Phật không hẳn là một tôn giáo, vì tôn giáo phải có Thần Linh .
Đức Phật không phải là Thần Linh. Ngài chỉ là bậc Đại giác, bậc Chánh Đẳng Chánh giác, nói theo chữ Phạn là A-niệu-da-la Tam-niệu Tam bồ đề (Amuttara Samyak Samboddhi). Các đệ tử theo ngài đều là tỳ kheo như nhau, không đẳng cấp. Đã không không hẳn là tôn giáo, thì cũng không hẳn phải có giáo hội mà chỉ có những tu hội quy tụ những người đồng một chí hướng trong một tu viện hay một ngôi chùa.

- Đạo Công giáo rõ ràng là một Tôn giáo vì có Thần Linh Tối Cao là Thiên Chúa, và có hàng giáo phẩm thống thuộc từ cao xuống thấp tỏa rộng sinh hoạt trong cộng đồng tín đồ. Chúa Jêsu đã thiết lập giáo hội, đặt ông Phê-rô làm đầu chăn "các chiên mẹ và chiên con". Chúa như cây nho, tín đồ là cành nho. Thánh Phao-lô gọi giáo hội là là "thân thể mầu nhiệm" của Chúa. Giáo hội trở thành keo sơn liên kết người sống và kẻ chết: Giáo hội đang chiến đấu là giáo hội hữu hình, gồm toàn dân Thiên Chúa ở trần gian, giáo hội khải hoàn là toàn thể dân Chúa trên Thiên đàng, giáo hội đau khổ là toàn thể dân Chúa đang chịu thanh luyện sau khi chết, để nhập vào giáo hội khải hoàn.

- Hệ quả: Chữ Giáo Hội trong đạo Phật là mượn của Đạo Thiên Chúa: Là Ecclesia, Église, Church, theo Thánh Kinh (Mat.16,19), nhưng chỉ mượn được "sắc tướng" thôi, chứ bản chất thì không thể mượn được . Vì thế, tín đồ Công giáo đoàn kết keo sơn thành một cộng đồng rõ nét, và tuân lệnh chủ chiên của mình là hàng giáo phẩm trong vấn đề đức tin. Đời sống giáo hội thông hiệp với tín đồ bằng lời Chúa do giáo sĩ giảng dạy và nuôi dưỡng tinh thần tín đồ bằng các phép Bí tích. Bí tích Thánh thể trung tâm của đời sống Công giáo. Điều này, đạo Phật không thể có được, vì trong đạo Phật ai tu nấy chứng. Trong Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng ai cũng phải tự mình mà đạt tới. Chính đức Phật đã dạy:
"Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành" và "Chúng sanh hãy tự đốt đuốc tìm đường mà đi".
Tuy gọi là "quy y Tam Bảo", nhưng tín đồ đạo Phật hoàn toàn tự do, không lệ thuộc vào ai. Đã không lệ thuộc ai, thì sự giao tế trong một cộng đồng chỉ còn là giao tế xã hội hàng ngang. Kết quả sự tôn kính dành cho kẻ truyền pháp (tương đương với giáo sĩ truyền giáo) giảm. Những cái giảm kia xẩy ra ngay trong cộng đồng đạo Phật tỏa rộng ra toàn xã hội, đưa đến Ngộ Nhận là "kỳ thị Phật giáo".

Về những người làm việc tôn giáo
- Đạo Phật: Các tu sĩ đồng hạng đều là tỳ kheo, tức là những người sống theo lối tu hành của Đức Phật. Muốn làm tỳ kheo chỉ cần tâm nguyện xuất gia là đủ. Xuất gia rồi, thì giữ giới luật là thành tỳ kheo. Không bắt buộc trình độ văn hóa hoặc là phải tu học bao lâu. Không có các trường chuyên nghiệp bắt buộc đào tạo tỳ kheo theo một học trình mở rộng cả đạo lẫn đời. Thường thì các vị sư cụ (đại lão Hòa thượng, Thượng tọa) thu nhận một số đệ tử rồi tự các ngài huấn luyện lấy, xong cho thụ giới thành tỳ kheo. Bởi đó, trình độ văn hóa tổng quát của các vị tỳ kheo thường yếu kém, nhiều vị ngay sự hiểu biết về Phật pháp cũng rất lờ mờ, pha trộn tín ngưỡng dân gian, ngoại đạo. Ấy là chưa nói tới một số kẻ lợi dụng như: họ nguyên chỉ là thầy cúng của "đạo" dân gian, bỗng chốc mặc áo tỳ kheo nhập hàng tu sĩ của đạo Phật.

- Đạo Công giáo:  Người giáo sĩ Thiên Chúa dù là giáo sĩ dòng hay giáo sĩ triều (thuộc mỗi địa phận) được đào tạo trong các trường chuyên nghiệp, theo học một học trình Quốc Tế là bảy năm, sau khi tốt nghiệp bậc trung học hay "phổ thông". Ở Đại Chủng Viện, họ được học đủ các môn học về đạo và đời, học về phương pháp truyền giáo, và học cả về các tôc giáo khác… Đại Chúng Viện trang bị cho họ đủ khả năng trở thành những "cán bộ" tôn giáo xuất sắc. Nhiều người trong số họ uyên bác và nói chung đều có học thức.

- Hệ quả: Xã hội Việt Nam trọng kẻ sĩ, những kẻ có học thức thường được kính trọng. Các nhà sư nhiều người xuất thân từ thầy cúng, hoặc là đệ tử của các sư cụ khả năng yếu kém, thì sẽ không đủ uy tín lãnh đạo và không tạo được sự kính trọng của người khác. Điều này, đem so sánh với giáo sĩ Công giáo sẽ tạo ra sự ngộ nhận là "kỳ thị Phật giáo".

Trước năm 1955, đạo Phật ở Việt Nam chỉ là những "tập đoàn" rời rạc, quy tụ chung quanh một ngôi chùa hay một tu viện, lấy việc tu niệm làm chính. Các "giáo hội" Tăng già, Thiền tịnh đạo tràng, Tăng sĩ  Theravada, Tăng già nguyên thủy… giữ nguyên bản sắc của mình giống như dòng tu riêng biệt, không lệ thuộc một "giáo hội" trung tâm như Công giáo. Các vị tỳ kheo tu hành thuần túy không màng tới chuyện đời, không lưu tâm tới vật chất. Những dòng tu hoằng dương đạo pháp, không lệ thuộc một giáo quyền nào cả. Ở thôn quê có các ngôi chùa làng. Chùa làng là công sức và của cải của dân làng chung lưng mà dựng nên, không thuộc tập đoàn Phật giáo nào. Khi đã có chùa rồi, thì hội đồng kỳ mục tự tìm kiếm lấy sư để mời về trụ trì, và dân làng cũng có quyền trục xuất vị sư ra khỏi chùa, nếu ông ta phạm giới.

Từ năm 1955, do cố gắng vượt bực về tài chánh, do chính quyền giúp đỡ, Tổng giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có các hoạt động xã hội và từ thiện: hệ thống trung tiểu học Bồ Đề ra đời, mà trước đó không có.

Đồng hóa đạo Phật với dân tộc:
Chắc chắn dân tộc Việt Nam đã có một đạo giáo khác hẳn với đạo Phật. Đạo ấy, là việc thờ cúng tổ tiên và trọng thánh thần. Việc thờ cúng tổ tiên minh thị chấp nhận như chân lý của dân tộc là linh hồn bất diệt. Vì linh hồn bất diệt cho nên mới có việc thờ cúng người chết, xem người chết như còn hiện diện và vẫn tác động vào các sinh hoạt của người sống.
Trong khi đó, thì giáo lý căn bản làm nên Phật pháp của đạo Phật là thuyết luân hồi, phủ nhận linh hồn hằng sống. Đức Phật không dạy rõ, nếu linh hồn không bất diệt thì cái gì sẽ làm cho các pháp (con người cũng là một pháp) được tái sinh vào các cảnh giới trước khi chấm dứt sinh tử thoát khỏi luân hồi mà vào Niết Bàn?

Các nhà Phật học đã sáng chế ra duy thức học. Cái thức cuối cùng là A-lại-da thức, tiếng Việt dịch là Tâm thức, tức là cái thức "máy móc" tạo thành cái nghiệp theo luân hồi. Dù sao thì thuyết luân hồi cũng trái hẳn với tín ngưỡng của dân tộc là lòng tin vào linh hồn bất diệt qua việc thờ cúng người chết.

Chính vì thế, nên cho dù đạo Phật đã vào nước Việt sớm hơn đạo Thiên Chúa, nhưng mỗi ngày càng xa rời với niềm tin của Đạo Việt tin vào linh hồn hằng sống; đến khi thấy con số tín hữu Công giáo tăng lên vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa, thì các tăng lữ đạo Phật vì không biết làm gì hơn, nên đã lên án chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm là "kỳ thị Phật giáo", là bất công và gian trá.
Nhưng đánh thẳng vào Công giáo không được, vì phạm tới tín ngưỡng của người khác, được xem là tội mọi rợ, bị cả thế giới lên án, vì đó là nhân quyền căn bản và thiêng liêng nhất của con người. Ngay cả cộng sản bài trừ tôn giáo triệt để, nhưng cũng không dám công khai xúc phạm thẳng tới tôn giáo, họ phải nhờ cái cầu "giai cấp". Ở Việt Nam những người thù nghịch Thiên Chúa Giáo đánh Công giáo bằng cách chụp cho Công giáo một cái mặt nạ, một cái mũ. Mặt nạ ấy, là Cần Lao, nhà Ngô và chủ nghĩa Thực dân Pháp. Đọc những lời lên án Công giáo đầy rẫy ta thấy rõ "Thực dân, Cần Lao, nhà Ngô chỉ là cái diện để những người thù nghịch đánh vào Công giáo, không những Công giáo Việt Nam mà cả Công giáo hoàn cầu, là Tòa Thánh La Mã.

Nghiên cứu về mưu kế, sách lược này được sách "Tam thập lục kế" gọi là "Thanh Đông kích Tây hay dương Đông kích Tây". Ở đây không phải là nhà Ngô hay thực dân, mà chính là Đạo Thiên Chúa vậy.

Trở lại cuộc đấu tranh của đạo Phật vào năm 1963.Đa số các tông phái của đạo Phật chỉ lo tu thân, học Phật, nhiều tông phái không muốn lao thân vào cuộc đấu tranh lật đổ "nhà Ngô". Nhiều vị tỳ kheo đức độ nhìn nhận Tổng thống Ngô Đình Diệm là người có công giúp cho các đạo giáo phục hưng và phát triển ở miền Nam, trong đó có đạo Phật. Nếu cứ để tình trạng ấy thì các nhà sư chính khách không thể thực hiện được mưu đồ của mình, mà việc trước mắt là đoàn kết các tông phái rời rạc trong cùng một đạo thu về một mối. Họ đã phát động cuộc đấu tranh: Tổng thống Ngô Đình Diệm trở thành thứ "oan dương" cho họ đổ lên đầu những tội lỗi tưởng tượng.
Kẻ làm chính trị được phép sử dụng những thủ đoạn, được quyền dùng những giả diện để chiếm mục tiêu, nhưng phải thành thật với chính mình, nếu không thì chết. Hứa Du hỏi Tào Tháo về quân lương. Tào Tháo làm mặt bảnh nói quanh, nhưng trong bụng thì lo lắm vì quân hết lương rồi. Sau phải thưa thiệt để Hứa Du hiến kế.

Những kẻ nhận phần trăm dân số đạo Phật ở Việt Nam đã vẽ ra một tương lai tươi sáng cho "đạo pháp và dân tộc" bằng không tưởng, rồi quyết tâm hạ bệ "nhà Ngô". Đến khi "nhà Ngô"đổ rồi, thì đạo pháp trở thành mạt pháp, còn dân tộc thì điêu linh khốn cùng tới tận đất đen. Các tay chính khách đạo Phật từng ngụy trang thành tăng sĩ chính khách, đã đồng hóa đạo Phật với dân tộc, để nhận cái số đông quần chúng làm quần chúng của mình theo cái cách thức của những kẻ làm chính trị. Công thức "đạo pháp và dân tộc" không những trái với lịch sử mà còn tỏ ra là gian dối. Nay họ vẫn chưa từ bỏ tham vọng, dù thực chất của họ chẳng có gì. Những ai có lòng với đất nước Việt Nam không nên ngại ngùng gì mà phải đưa vấn đề ra trước ánh sáng, để quốc dân biết mà tránh sau này.    

Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh
__._,_.___

Posted by: nguyen thao 
__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-b=C3=A1o_v=C3=A0_nxb_L=C3=A0ng_Van?= 

Đại Học WestPoint (Gặp tân Thiếu úy xuất thân West Point, Amanda Nguyễn)

$
0
0



From: nhan nguyen  [chinhnghia] <>

Sent: Sat, Mar 12, 2016 10:01 am
Subject: [ChinhNghia] Đại Học WestPoint (Gặp tân Thiếu úy xuất thân West Point, Amanda Nguyễn)
 
Đại Học West Point 

   
Ở Mỹ, đi xin việc làm, nếu vào thấy có ứng viên tốt nghiệp trường West Point cùng tham gia thì thôi coi như mình cầm chắc rớt. Đi về cho nhanh, khỏi phỏng vấn nữa. Rất đông các CEO của các tập đoàn ở Mỹ tốt nghiệp trường West Point, tỷ lệ CEO trên sinh viên tốt nghiệp (nhớ là tỷ lệ nhé) cao hơn Harvard, Stanford hay Yale… 
Ở Mỹ nghe ai nói tôi từng học ở West Point, người ta nhìn mình từ trên xuống dưới, như 1 thực thể lạ, một con người hoàn hảo. Không xếp hạng được vì nó không có tiêu chuẩn để xếp.


 Vậy West Point là trường gì?

Đó chính là học viện quân sự Hoa Kỳ. Điều khá lạ là mặc dù là học viện quân sự, nhưng lại cung cấp các quản trị cao cấp cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Sau 5 năm bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, phần lớn các bạn rời bỏ binh nghiệp, học thêm một MBA rồi đi làm cho các tập đoàn. Rồi thăng tiến rất nhanh. Ở West Point, có một slogan là cứ đưa cho tôi một người không phải tâm thần, tôi đều có thể đào tạo thành 1 công dân ưu tú.
Mỗi năm West Point chỉ tuyển khoảng 1,300 bạn. Và trong 4 năm học, bắt buộc phải loại thải 10%/ năm. Tức năm cuối chỉ còn dưới 1000 bạn ra trường. Chương trình học từ thiên văn vũ trụ đến cách bắt tay, cách uống rượu vẫn tỉnh táo, cách gấp mùng mền chiếu gối đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo. Trên thông thiên văn, dưới tường địa chất, giữa thấu nhân tâm. Tony quen với anh bạn, tốt nghiệp trường WP và đang làm sếp một công ty đa quốc gia ở Singapore, mỗi lần gặp, ảnh kể về trường WP với một thái độ tự hào, mình nghe mà say mê, chiếc nhẫn biểu tượng của cựu sinh viên WP trên tay anh lấp lánh.
Ảnh kể, sinh viên vừa vào trường đã phải bị khủng bố tinh thần. Quan niệm là trụng nước sôi 100 độ rồi đem qua trụng nước đá. Nên sau này, dù có sự cố gì trong đời, họ cũng cảm thấy bình thường, chẳng xi nhê gì. Đầu tiên là họ nhốt sinh viên từng tốp vào trong phòng, sau đó 2h sau thì thả ra, yêu cầu trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu bóng đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào mấy giờ mấy phút, lúc ra mấy giờ mấy phút, người ngồi bên trái bạn có đeo đồng hồ không, người bên phải tên gì….
Trả lời không được là tự động cuốn gói về nhà. Bài học đầu tiên về ÓC QUAN SÁT, cái quan trọng nhất của một nhà quản trị tài ba. Và bài học tương tự như vậy. Sau này, ảnh đem các bài học này chế biến lại thành tài liệu dạy sinh viên các đại học khác hay nhân viên thực tập cho tập đoàn, cứ 1 đứa “đoạt giải nhất ngáo ngơ toàn quốc” vào mà chịu học, 6 tháng sau thì lột xác thành 1 người mới hoàn toàn, thành Steve Job luôn.

Tony xin tài liệu của ảnh, đem về VN dịch, áp dụng cho hãng của mình và đang biên tập lại cho câu lạc bộ con dượng.
Rõ ràng dấu ấn đào tạo rất quan trọng với người trẻ. Nếu chịu khó và có phương pháp đào tạo đúng, ngây ngô ngáo ngơ vẫn trở thành xuất sắc, vì chúng ta giỏi lắm chỉ sử dụng có 1/10 khả năng của bộ não. Giáo dục Mỹ nói chung là kỹ, vì họ đào tạo là cho nước Mỹ có thể sử dụng, không phải chỉ với mục đích xuất khẩu giáo dục như một số nước khác. Nên với sinh viên ngoại quốc, đầu vào cũng rất khó, phải vượt qua các kỳ thi như Toefl, SAT, GMAT, GRE…tuỳ theo cấp và ngành, còn trường nào không kiểm tra đầu vào, thì trường đó hoặc là diploma mill, hoặc không ai biết tới.
Họ cho rằng, việc học viên có được các chứng chỉ này thể hiện sự nghiêm túc trong việc theo đuổi học thuật. Thật ra, các kỳ thi này, so với khả năng của sinh viên VN, thì chẳng là gì, vì để vào đại học VN, kiến thức còn khổng lồ hơn nhiều, khó hơn nhiều. Cũng vì là đào tạo để nước Mỹ có thể sử dụng, nên thời gian cũng lâu hơn, như MBA cũng phải mất 3 năm….so với 12 hay 18 tháng ở một số nước.
Trở lại học viện WP lừng danh bên bờ sông Hudson, cách không xa New York, đây là ước mơ của mọi ông bố khi có đứa con ra đời, và muốn nó ” đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”.Đào tạo trở thành công dân có ích, giỏi giang, để thoả chí tang bồng hồ thỉ, vùng vẫy giữa đất trời.
Khi 18-30 tuổi, trong lúc đám ngây ngô kia đốt tuổi trẻ trong các quán bar, các quán cà phê, vũ trường, rũ rượi xoã tóc đi ra đi vô vì không biết làm gì, suốt ngày chit chat nhăng cuội, ngủ nhiều hơn học và làm nên đầu óc u u mê mê, nông cạn, cái gì cũng làm biếng, cũng lười…thì các bạn này đã phải vất vả đầu tư trí lực và thể lực. Thư viện West Point mở 24/24, ở đó người ta thấy những cái đầu cắm cúi ghi ghi chép chép, những cuốn sách dày cộm phải đọc xong trong một vài ngày.
Đọc nhanh và rất nhanh, để sau này đi làm, giấy tờ công văn, đọc nhoay nhoáy để phúc đáp, chứ thể loại thấy chữ nhiều đọc nhức mắt, thì thôi khỏi tuyển dụng. Nó đánh vần 1 công văn đọc xong mất hết cả ngày, năng suất lao động sẽ kém. Trí thức là phải đọc nhanh để làm việc giỏi, mà muốn đọc nhanh thì phải tập luyện. Kỹ năng thuyết trình, thuyết pháp sao cho người khác nghe mà rụng rời tay chân nằm trong chương trình học. Những bức tường ở WP luôn đông nghẹt học viên đứng nhìn vào đó, tập nói với bức tường, thu âm, nghe đi nghe lại, nói đi nói lại sao cho hay mới thôi.
Dưới trời tuyết lạnh khủng khiếp, họ phải lăn lê bò trườn để tập thể lực. 5h sáng là kẻng đánh thức dậy, tập thể lực bằng các bài tập với cường độ nặng của vận động viên nhà nghề. Tập bơi, đứng nước 5h, ai đuối quá thì vớt lên, coi như rớt. Rồi tập vượt mọi địa hình. Rèn luyện thể lực sao cho mọi điều kiện thời tiết đều phải thích nghi, nóng 45 độ ở châu Phi hay âm 20 độ ở Alaska đều chịu được. Kỹ năng tồn tại và óc sáng tạo được chú ý đào tạo kỹ.
Những lần trong đêm tối, họ bị thả giữa rừng, và tìm cách về lại trường bằng mọi khả năng có thể, nhìn các vì sao trên trời đoán hướng, tìm thức ăn, dựng lều. Kiến thức lãnh đạo phải có và phải nhớ vanh vách. Và có khi đang ngủ say giấc, 2h sáng bị đánh thức dậy để kiểm tra, với các câu hỏi như 10 vị tướng giỏi nhất mọi thời đại là ai, nếu bạn là Napoleon, bạn sẽ viết lại lịch sử của Waterloo như thế nào….Không trả lời được, phải đứng ngoài hành lang cả đêm để suy nghĩ. Đào tạo để mỗi WPer có được dáng vóc của một người mẫu, sức khoẻ của một vận động viên Olympic, trí tuệ của một học giả, ăn nói như một thuyết gia, cư xử như một chuyên gia tâm lý….
Khi về già, họ thành lập các hội WPer alumni, đi câu cá bên bờ biển Caribe, đi ngắm hoàng hôn ở Bali, thong dong tự tại, phong lưu tuyệt đỉnh, vì ai cũng có một tuổi trẻ học và làm như điên. Còn có những người đàn ông trên đời, về già rồi, mà vẫn cứ vật lộn mưu sinh, xin tiền vợ, xin tiền con cái, thì cũng có thể họ kém may mắn, nhưng cũng có thể họ đã lãng phí tuổi trẻ một cách vô bổ trong các trò trai gái, ăn chơi đàn đúm, xài tiền của cha mẹ, hay đơn giản là lười nhớt thây. Làm biếng thì sau này phải khổ, thế thôi. Trách ai.
Nhìn các học viên WP đánh đàn, nhảy, khiêu vũ, võ thuật, hát, ảo thuật, thám hiểm, vẽ…hay thậm chí tỉ mỉ ngồi cắt tỉa giấy để rèn luyện đôi tay khéo léo, bạn sẽ thấy mình sẽ phải cố gắng thật nhiều. Một ngày chỉ có 24h, là công bằng cho tất cả mọi người. Chúng ta phải ngủ 6-8 tiếng, ai cũng chỉ còn 16h trong ngày.
Nên phải chia ra, làm gì, học gì trong quỹ thời gian ít ỏi đó. Một WPer nếu sáng sớm không nộp được bảng mô tả công việc trong ngày ( daily to-do list) cho bạn trưởng nhóm, thì coi như nắm chắc suất cuốn gói về quê. Không có chuyện ngủ dậy và ngày đó không biết mình phải làm gì.
Sinh viên người Việt ở West Point khá đông, nhưng đều là Việt kiều, nữ nhiều hơn nam. Du học sinh quốc tế ở WP một năm chỉ vài ba chục bạn, vì đầu vào khó quá. Con trai cả của thủ tướng Cambodia Hun Sen cũng tốt nghiệp trường này. Bạn mà nhìn thấy cậu này, không mê thì thôi. Đẹp ngời ngời từ ngoại quan đến nhân cách, mạnh mẽ nam tính và thông tuệ, quý phái từ cốt cách đến tinh thần, một nụ cười cũng chứa sự bao dung như trời đất, thật là không có gì có thể so sánh nổi.
Sự cố tranh chấp đền Preah vihear với Thái Lan, hai bên quyết không bên nào chịu nhường bên nào, thậm chí đã vang lên tiếng súng. Trước tình hình cấp bách đó, anh nhận nhiệm vụ của tổ quốc và lên đường đi đàm phán với người Thái. Và chỉ với ánh mắt ấm áp và vài câu nói sắc sảo theo phong cách West Point, bên Thái Lan phải xin lỗi và rút quân, nhường lại ngôi đền này cho quê hương Cambodia của anh… 
  

image

Tân thiếu úy Amanda Nguyễnsau buổi lễ tốt nghiệp tại Học Viện Quân Sự West Point, hôm 28 Tháng 5.

image


image


image

 

image


 

image

 

image

Nam nhi và chí tang bồng (con trai Hun Sen bên phải)

image



image

Rèn luyện thể lực là một khoa mục rất quan trọng đối với các cadet. Khi đến thăm Học viện, bạn có thể thấy các cadet chạy vòng quanh khuôn viên trường vào bất cứ lúc nào.

image

Ở trước cổng của học viện là bức tượng của cố Tổng thống George Washington

image

Ở cách đó một khoảng là tượng của Tổng thống Eisenhower – người đã từng theo học tại Học viện này từ năm 1911 đến 1915.

image

Hầu hết các lớp học của học viện đều có sĩ số dưới 20 người. Đây là một lớp học về kinh doanh.

image

Kinh doanh là một trong những môn học chính của Học viện. Ngoài ra các học viên còn phải học các môn như Cơ khí, Ngoại ngữ, Khoa học xã hội.

image

Học viên không được phép đội mũ khi bước vào trong tòa nhà nhưng ngay khi bước ra khỏi tòa nhà họ bắt buộc phải đội mũ bất kể khi nào.

image

Phù hiệu gắn trên áo khoác của các học viên cho biết họ thuộc đơn vị nào còn năm tốt nghiệp sẽ được thêu ở ngay bên dưới. Trong ảnh là chiếc áo của một học viên sẽ tốt nghiệp vào năm 2014.

image

Tổng số học viên của Học viện là khoảng 4.400 người.

image

Nữ giới chiếm khoảng 15%.

image

Cùng với các môn học, thể thao cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với các học viên.

image

Nhà nguyện duy nhất của Học viện được xây dựng từ năm 1910. Đây cũng là tòa nhà đẹp nhất.

image

Trong khi đang theo học tại trường, các học viên không được phép kết hôn nhưng có rất nhiều người sau khi tốt nghiệp đã quay trở lại trường và làm lễ cưới trong nhà nguyện này.

image

Nơi đây cũng có chiếc đàn organ lớn nhất thế giới.

image

Tuy nhiên, ấn tượng nhất chính là nhà ăn của Học viện nơi phục vụ các bữa ăn cho toàn bộ 4.400 người cùng lúc.

- Nhìn cái messhall này mà nhớ đến những ngày tụi mình còn ở trong nội trú Mossard!!

image

Trên các bàn ăn, luôn có sẵn một số đồ ăn nhẹ để phục vụ những người đang quá đói mà chưa đến giờ ăn.

image

Trước khi vào ăn, tất cả phải xếp hàng nghiêm chỉnh bên ngoài tòa nhà.

image

Và ào ạt đổ về nhà ăn.

image

Các học viên chỉ có 20 phút để hoàn thành bữa ăn của mình.


Và sau đó lại hối hả tỏa ra các lớp học khác ngay sau giờ ăn.


Gặp tân Thiếu úy xuất thân West Point, Amanda Nguyễn  
HanThu NguyenVu

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Vì sao Tổng Thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2

$
0
0



---------- Forwarded message ----------
From: giao tran 
       Vì sao Tổng Thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2
Ngày 29-9  hàng năm  là ngày giỗ thứ 14 của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước khi chết Ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đã làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác.
 Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý, thế nhưng Ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm.
I – PHẢI CHĂNG MỸ BỎ RƠI?
Kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ thực sự sụp đổ vào năm 1975 với 3 triệu cựu chiến binh tại chiến trường Việt Nam, 58 ngàn người đã chết, và 3.000 quân nhân còn mất tích. Xã hội Mỹ phân hóa trầm trọng với tranh cãi đổ lỗi cho nhau.
Frank Snepp in Saigon
Chính vì vậy mà những người quân nhân VNCH không bao giờ động chạm tới nỗi đau của người bạn chiến đấu Mỹ, họ đã làm hết sức của họ rồi, họ đã phải chết tới 58.000 người và đã hao tốn 300 tỉ USD, lại còn phải nuôi 3 triệu cựu chiến binh Mỹ mà người nào cuộc đời cũng tan nát do bị khủng hoảng, bị thất bại vì không thể trở lại trường để làm lại cuộc đời.
Hai chữ “Bỏ Rơi” là do BBC và RFI dùng để xoa dịu sự oán hận của người Việt sau khi Mỹ cắt ông tiếp huyết cho VNCH. “Bỏ Rơi Đồng Minh” khác với “Phản Bội Đồng Minh”. Bỏ Rơi có nghĩa là tôi thích thì tôi giúp, khi thấy mệt mõi quá thì tôi không giúp nữa. Còn Phản Bội là phỉnh gạt, lừa đảo. Cho nên người Mỹ muốn nhận là họ Bỏ Rơi VNCH còn hơn là nhận Phản Bội VNCH.
 – Frank Snepp, THÁNG 3 NĂM 1973.
Năm 1968 anh sinh viên Frank Snepp quyết định làm đơn xin đầu quân vào CIA để tránh khỏi phải đi lính và chiến đấu tại VN. Năm 1969 Snepp bắt đầu làm viêc tại chi nhánh CIA tại Sài Gòn trong tư thế một nhân viên mới vào nghề. Năm 1971 ông trở về Trung tâm CIA tại Mỹ với nhiệm vụ phân tích những tin tức thu thập từ báo chí của Bắc Việt.
Đến năm 1972 ông bị đày đi VN vì tội đã báo trực tiếp cho Tòa Bạch Ốc một thông tin ông đọc được trên báo của Hà Nội mà không qua các xếp lớn của CIA. Nhiệm vụ lần thứ hai của Frank Snepp tại Việt Nam là đọc báo và nghe đài phát thanh của CSVN và VNCH để trình cho Polgar, trưởng CIA tại Sài Gòn, những tin nào mà ông ta thấy đáng quan tâm.
Sau biến cố 1975 Frank Snepp quyết định viết thành sách về những gì ông chứng kiến trong vai trò một nhân viên CIA làm việc tại VN trong giai đoạn Hoa Kỳ cuốn cờ ra khỏi Việt Nam. Nhờ đó ông nhanh chóng trở thành nhân chứng sống duy nhất dám tiết lộ những bí mật mà một nhân viên CIA không được phép tiết lộ.
CIA đã đưa ông ra tòa vì ông đã hành động trái với lời tuyên thệ khi ông bước chân vào tổ chức CIA. Tòa án đã phán quyết Frank Snepp không bị tội tiết lộ bí mật nghiệp vụ nhưng cũng quyết định cho thu hồi quyển sách “Decent Interval” của Frank Snepp. Tuy nhiên phán quyết này chỉ có hiệu lực hình thức bởi vì cả thế giới đều đã đọc Decent Interval.
Theo Frank Snepp thì mọi chuyện đều bắt đầu từ khi ký kết Hiệp Định Paris. Rồi 3 tháng sau khi ký kết Hiệp Định, Tổng Thống Nixon cử Martin làm đại sứ Mỹ tại VN thay Bunker.
Frank Snepp mô tả vai trò của Đại sứ Martin: “Mỹ buộc phải bỏ khỏi Việt Nam trong tư thế đường hoàng, và muốn tạo được ấn tượng như vậy thì cần phải có một chuyên gia về ảo thuật và kịch nghệ mà Martin thuộc vào hạng sư phụ.(Trang 75, nguyên văn: “The United States was obliged to crawl out of Vietnam standing up, and to foster that illusion required the kind of conjuring and stagecraft at which Martin so adept”). Như vậy màn kịch bỏ rơi Việt Nam đã được lên giàn từ tháng 4 năm 1973.
Năm 1974 giữa năm, Tổng Thống Mỹ Nixon đệ trình Quốc Hội Mỹ bản dự thảo hiệp ước giao thương giữa Mỹ và Liên Xô. Đến lúc này Quốc Hội Mỹ mới biết rằng đây là cái giá mà Nixon đã trả cho việc Liên Xô ngưng cung cấp vũ khí cho Hà Nội và ép Hà Nội phải ký hiệp ước ngưng bắn 1973. Dĩ nhiên khi đưa ra trước Quốc hội, Nixon tin rằng sẽ được thông qua dễ dàng vì lợi ích chung của cả hai nước, nhất là từng bước giải quyết chiến tranh lạnh là điều mà dân chúng Hoa Kỳ mong chờ.
Tuy nhiên ông đã tính lầm, Quốc Hội Mỹ đoán rằng còn nhiều cái giá khác nữa giữa Nixon và Liên Xô, Trung Cộng, Hà Nội vào năm 1972. Vì vậy Quốc Hội bác bỏ thẳng thừng hiệp ước thương mại Xô – Mỹ để buộc Nixon phải lòi ra những thỏa thuận khác. Dĩ nhiên là Nixon không đưa ra, ông dùng đặc quyền hành pháp để từ chối.
Vì vậy Quốc Hội có một cách khác để moi ra những gì mà Nixon đã cam kết với LX, TC và Hà Nội vào năm 1972; đó là cách lợi dụng vụ Watergate để triệu tập một Ủy ban điều tra đặc biệt về sai phạm của Nixon trong vụ nghe lén, nhờ đó công tố viên của ủy ban điều tra có quyền bắt Nixon phải đưa ra tất cả những cam kết ngầm với Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa và cả Hà Nội.
Nixon chỉ còn có cách từ chức để né tránh Ủy ban điều tra bởi vì ông và Kissinger đã có những thỏa thuận mật với đối phương mà không xin phép Quốc Hội. Một khi ông từ chức thì những cam kết của ông trở thành vô hiệu lực. Quốc Hội sẽ không còn cớ để truy xét.
Sau khi Nixon từ chức thì Quốc Hội Hoa Kỳ cho thông qua đạo luật cấm HK buôn bán với các nước Cộng Sản vào cuối năm 1974 (Đạo luật Jackson-Vanik). Sự trở mặt của Quốc Hội Mỹ đã khiến Liên Xô tức giận bởi vì những cam kết của Nixon khi ông ta viếng thăm Liên xô vào năm 1972 đã không được thi hành. Vì vậy, cuối năm 1974, Đại Tướng Kulikov của Liên Xô đến Hà Nội để xúi Hà Nội đưa quân đánh chiếm Miền Nam, Liên Xô sẽ cung cấp vũ khí và chiến phí.
 – HÀ NỘI CAY ĐẮNG.
Theo như 7 mục, 23 điều khoản của Hiệp Định Paris thì Hà Nội ngưng bắn vô điều kiện, trao trả cho Mỹ 591 tù binh Mỹ vô kiện, trao trả tù binh VNCH để đổi lại VNCH trao trả 28 ngàn tù binh Bắc Việt. Trong khi đó Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không phải từ chức, 38 ngàn tù chính trị của mặt trận GPMN vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Đặc biệt là “ngưng chiến da beo”, nghĩa là quân đội CSVN vẫn ở trên rừng và quân đội VNCH kiểm soát thành thị và thôn quê Nam Việt Nam. Biên giới hai miền Nam Bắc vẫn được tôn trọng theo như Hiệp Định Geneve 1954.
Nhìn bề mặt của Hiệp Định Paris quá vô lý cho nên giới quan sát quốc tế thừa biết bên trong phải có một mật ước riêng. Quả nhiên sau này vào năm 1977 Tổng Thống Jimmy Cater của Mỹ xác nhận có một mật ước riêng đằng sau Hiệp Định Paris được Nixon ký với Hà Nội 4 ngày sau khi ký kết Hiệp Định Paris 1973. Vào tháng 10 năm 1988 Hà Nội cho công bố toàn văn bản mật ước Nixon & Phạm Văn Đồng.
Theo đó thì Nixon hứa sẽ viện trợ tái thiết cho Bắc Việt 3,25 tỉ USD và viện trợ phát triển kinh tế cho Hà Nội 1,5 tỉ USD. Trong vòng 30 ngày sau khi người tù binh HK cuối cùng rời khỏi VN thì hai bên sẽ thiết lập xong hệ thống viện trợ tái thiết, và trong vòng 60 ngày sau đó thì lập xong hệ thống viện trợ phát triển kinh tế.
Bản mật ước do đích thân Kissinger mang tới Hà Nội cho Phạm Văn Đồng ký nhận. Từ đó Lê Duẩn ngày đêm trông chờ món tiền của Kissinger và đến cuối năm 1974, Liên Xô cử tướng Kulikov sang Hà Nội xúi Lê Duẩn đánh chiếm Miền Nam thì có nghĩa là Hiệp Định Paris coi như tờ giấy lộn. Rốt cuộc Hà Nội biếu không 591 tù binh Hoa Kỳ mà chẳng nhận được đồng nào, suốt 10 năm chiến đấu gian khổ, hằng triệu người chết, hằng chục tỉ đô la nợ chiến phí… đến nay chỉ còn là con số không (sic).
Tướng Kulikov xúi Hà Nội phát động chiến tranh trở lại nhưng Lê Duẩn và tập đoàn lãnh đạo CSVN thực sự trắng mắt. Dân chúng Miền Bắc đã kiệt sức, trong 5 năm nhà nước đã đóng cửa tất cả 18 trường đại học và cao đẳng, bòn vét nhân lực đến độ phải gọi lính ở tuổi 16, tại Miền Bắc chỉ còn một trời đàn bà góa… thì lấy đâu để gây chiến tranh trở lại.
*(Theo hồi ký của tướng CSVN Hoàng Văn Thái thì cho tới năm 1974 Hà Nội đã động viên đến 16% dân số, không thể nào động viên thêm được nữa. Trong khi Miền Nam là 5,88%)
 – HẾT ĐẠN VÀ HẾT NHIÊN LIỆU.
Bắt đầu từ năm 1975 Đại Tướng Cao Văn Viên viết tường trình cho Ngũ Giác Đài về những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam nhưng đến năm 1983 mới được in thành sách với tựa đề “The Final Collapse” và hai mươi năm sau, 2003 The Final Collapse được nhà nghiên cứu sử Nguyễn Kỳ Phong dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa”. Trong sách có kèm theo những chú giải mới nhất của Đại Tướng Cao Văn Viên. “Một sự thực không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” (Tài liệu của Ngũ Giác Đài: Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 136).
Năm 1974 tháng Giêng, theo tài liệu của CIA: “Từ cuối tháng 12-1973 đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông đã làm việc ngày đêm để cố gắng tìm đáp số cho bài toán viện trợ quân sự. Nhưng mỗi lần họ tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề thì lại phát sinh một vấn đề khác mà kết quả cũng chỉ đưa tới bí lối” (Frank Snepp, Decent Interval, trang 95).
Tướng John Murray là Tư Lệnh cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Ông đến Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973, sang đầu năm 1974 ông và Bộ Tham Mưu Hoa Kỳ tại Việt Nam phải tính toán sổ sách về viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam trong nửa cuối 1974 và đầu năm 1975. Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đã cho ông biết trước là có thể dưới 700 triệu đô la nhưng theo các chuyên viên tham mưu của John Murray thì 700 triệu chỉ đủ giữ được Vùng 4.
Năm 1974 cũng theo Frank Snepp, ngày 16-8 John Murray họp buổi họp chót với Đại Tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng), Tướng Đồng Văn Khuyên (Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận) và một số tướng lãnh của Bộ TTM. John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2 và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4. Tuy nhiên “Tướng Viên lẫn Tướng Khuyên đều nói rằng lên kế hoạch về quân sự thì được, nhưng về mặt chính trị thì không thể nào thi hành nổi”. Sau buổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ.
Năm 1974 tháng 5, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch của VNCH) thì ông đã tình cờ trông thấy bản kế hoạch “Cắt Đất Theo Lượng Viện Trợ”của Murray nằm trên bàn của Tổng Thống Thiệu vào tháng 5 năm 1974, nghĩa là 2 tháng trước khi Nixon từ chức. Như vậyMurray chính là tác giả của kế hoạch bỏ Vùng 1, Vùng 2 vào năm 1975, một kế hoạch mà cho tới 40 năm sau người ta vẫn cho là sáng kiến (tối kiến) của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Sự thực Tổng Thống đã bị báo chí Mỹ cố tình gieo tiếng oan mà lúc đó Ông không thể lên tiếng thanh minh.
Năm 1974, ngày 24-12: Theo hồi ký của Đại Tá Phạm Bá Hoa “Ngày 24-12-1974, lúc quân CSVN đang tấn công Phước Long sang ngày thứ 10; một buổi tiệc mừng Giáng Sinh được Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, tổ chức trên lầu của Câu lạc Bộ trong BTTM”. Khách tham dự gồm có Tướng Smith (Chỉ Huy Trưởng cơ quan quân sự HK tại VN; Tướng Quân Y Phạm Hà Thanh; Tướng Công Binh Nguyễn Văn Chức; Đại Tá Phạm Kỳ Loan (Tổng Cục Phó Tiếp Vận); Đại Tá Phạm Bá Hoa (Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận); Đại Tá Pelosky (Phụ Tá của Tướng Smith); Trung Tá Nguyễn Đình Bá (Chánh Văn Phòng của Tướng Khuyên).
Thiếu Tướng Smith tiết lộ rằng: “Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có kế hoạch với ngân khoản dự trù hơn 300 triệu đollar để di tản sang Hoa Kỳ khoảng 40 ngàn sĩ quan và gia đình, nhưng thời gian thì chưa rõ” (Phạm Bá Hoa, Đôi Dòng Ghi Nhớ, Bản in lần 4, trang 264). Khi sách của Phạm Bá Hoa phát hành thì tất cả các nhân vật trong bữa tiệc đều còn sống mạnh khỏe nhưng không ai phản đối, kể cả Tướng Smith; chứng tỏ chuyện này hoàn toàn có thật.
Như vậy là kịch bản bỏ rơi Miền Nam đã được lên giàn trước khi mất Phước Long chứ không phải là sau khi mất Ban Mê Thuột. Người ta đã tính toán sẵn kế hoạch để cho VNCH sụp đổ trước tháng 6 năm 1975, kể cả ước tính trước ngân sách chi dụng cho kế hoạch.
Năm 1975, ngày 7-1: Phản ứng của Mỹ sau khi mất Phước Long là: “Nhà Trắng nói rằng: Tổng Thống Ford không có ý vi phạm những điều cấm chỉ (của Quốc Hội) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam” (Hồi ký của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái, trang 161). Khi vừa nghe tin này Phạm Văn Đồng tuyên bố: “Cho kẹo quân Mỹ cũng không dám trở lại VN”(trang 146).
Ngay sau khi nhận được tin, Lê Duẩn chỉ thị cho Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái lên kế hoạch tiến chiếm miền Nam: “Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên” (Hoàng Văn Thái, trang 172).
Ngày đó cơ quan USIS của CIA tung tin quân VNCH thua tại Phước Long là do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cố tình bỏ Phước Long để thử xem phản ứng của Mỹ. Sở dĩ CIA đổ cho Nguyễn Văn Thiệu là để Quốc Hội Mỹ có cớ biểu quyết ngưng viện trợ quân sự cho VNCH.
 – Và TÌNH HÌNH THỰC SỰ VÀO THÁNG 3 NĂM 1975:
-Tuần đầu của tháng 3 năm 1975. Trong một cuộc họp đầu tuần của Bộ Ngoại Giao HK, Kissinger đã giải thích hành động viện trợ “Lấy Có” cho Cam Bốt: “Chính Phủ Lon Nol đang trên đà sụp đổ, đây là nguyên do chính khiến chúng ta phải tiếp tục viện trợ để cho sau này không ai có thể trách chúng ta vô trách nhiệm”. (Frank Snepp, Decent Interval, trang 175). *(Nguyên văn: “…he say, the Lon Nol Government was on the brink of collapse, it was essential to keep open the aid pipeline so no one could later blame the United States for the disaster”).
– Ngày 7-3-1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại Giao HK trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông: “Hãy làm mọi cách để Quốc Hội tiếp tục duy trì viện trợ (Lấy Có) cho Cam Bốt và Việt Nam. Không phải để cứu vãn hai nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được hai nước đó” (Frank Snepp, Decent Interval trang 176). *(Nguyên Văn: Do every thing possible to ensure that Congress lived up our aid commitments to Cambodia and Vietnam- not because the two countries were necessarily salvageable, but precisely because they might not be).
Hai ngày sau khi Kissinger nói câu này thì Văn Tiến Dũng ra lệnh tấn công Ban Mê Thuột.
Kissinger không muốn thiên hạ nghĩ rằng Việt Nam sụp đổ do không còn viện trợ. Vàvới mức độ viện trợ nhỏ giọt thì đến ngày 30-6-1975 quân đội VNCH sẽ không còn Gạo và không còn Đạn (Tài Liệu The Final Collapse của Đại Tướng Cao Văn Viên). Vì thế Kissinger mong cho Quân đội VNCH tự tan rã trước khi hết Gạo và Đạn trước tháng Sáu năm 1975.
Lúc đó thiên hạ sẽ nghĩ rằng Quân Đội Sài Gòn đã thua chạy trước sức tiến công vũ bão của quân Hà Nội.

 – THẾ BẮT BUỘC của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Năm 1975 ngày 11-3, một ngày sau khi mất Ban Mê Thuột. Theo Đại Tướng Cao Văn Viên “Ngày 11-3 Tổng Thống Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại Dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK vào năm 1975”. Tướng Viên ghi lại cảm nghĩ của ông lúc đó: “Quyết định của Tổng Thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng. Hình như Tổng Thống Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…”
*“… Tổng Thống Thiệu phác họa sơ: …Một vài phần đất quan trọng đang bị Cộng Sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi gía…Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại…” (Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131).
“Ngay sau khi Phước Long bị tấn công, Hoa Kỳ không có một phản ứng nào … .Một thực tế gần như hiển nhiên là Hoa Kỳ không muốn cuộc chiến tiếp tục và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra. Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” (trang 132).
Các đoạn trích dẫn trên đây đã giải thích vì sao Tổng Thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2. Và vì sao Tướng Viên không nhiệt tình tham gia kế hoạch của Tướng Thiệu.
Cuối cùng, sau 30-4-1975 Mỹ mở chiến dịch đổ tội làm mất nước cho Tổng Thống Thiệu để cho người ta không oán hận Mỹ đã bỏ rơi VNCH. Giờ đây đã 40 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thì cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử.
Bùi Anh Trinh







__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Chuyện cậu bé Mỹ gốc Việt được gặp TT Obama

$
0
0



Chuyện cậu bé Mỹ gốc Việt được gặp TT Obama

Hôm 1/3, em Tạ Zi Đan, 16 tuổi, đại diện gốc Việt đầu tiên trong phái đoàn Hướng đạo sinh Hoa Kỳ, gặp Tổng thống Obama và các quan chức trong chính phủ Hoa Kỳ.

Hoạt động này nhằm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Hiệp Hội Hướng đạo sinh Hoa Kỳ, bao gồm việc trình bản báo cáo thường niên cho Tổng thống và Quốc hội.
Được chọn vào phái đoàn đại diện Hướng Đạo Hoa Kỳ đến thủ đô Washington là một vinh dự hiếm có. Chỉ có 6 em Hướng Đạo Sinh được lựa chọn trong hơn 2.3 triệu Hướng Đạo Sinh trên toàn Hoa Kỳ. Còn lại 4 em khác đại diện các tổ chức khác nhau trực thuộc Hướng Đạo Hoa Kỳ.
Tạ Zi Đan, trong 6 ngày, đã cùng phái đoàn, thăm viếng và gặp gỡ những nhân vật đại diện cho quốc hội như Dân Biểu Paul Ryan, chủ tịch Hạ Viện; Dân Biểu Nancy Pelosi, đại diện đảng thiểu số Hạ Viện; Thượng Nghị Sĩ McConnell, đại diện đảng đa số Thượng Viện, và các bộ trưởng của các ngành trong chính phủ Hoa Kỳ.

‘Đồng bạc thông minh’

Cha của Đan, ông Tạ Ngọc Lưỡng, cho BBC biết ông đặt tên con trai đầu lòng Zi Đan với Zi là chữ viết tắt cho Phật Di Lạc; còn Đan với nghĩa dân dã là đan với nhau. Ông muốn con sau này sống có tinh thần lạc quan, có khả năng kết nối con người với nhau.
Em Đan hiện đang theo học trường trung học Oxford Academy ở Cypress, California. Ngoài sinh hoạt Hướng Đạo, em cũng hoạt động trong Thiếu Sinh Hải Quân Hoa Kỳ (US Naval Sea Cadet Corps) với chức vụ Trung Sỹ.
Em Đan đã đạt đến cấp bậc cao nhất của Hướng Đạo Sinh là Đại Bàng (Eagle Scout). Để đạt được đẳng cấp đó, Hướng Đạo Sinh phải làm xong một công tác ích lợi cộng đồng do em tự lập ra và quản lý.
Ông Lưỡng kể: “Khi đang học năm thứ hai trung học, Đan nhận thấy việc cần thiết của việc quản trị tài chánh cá nhân sớm cho thanh thiếu niên.”

“Việc tiết kiệm tài chính cá nhân là chìa khóa cho thành công và phát triển cuộc sống sau này.”
Vì thế, Đan thành lập một câu lạc bộ “ Đồng bạc thông minh” (Penny Wise Club) trong trường cùng với các bạn quan tâm tìm hiểu về đầu tư và tài chính cá nhân.
Đan đã tự mình lên kế hoạch và tổ chức một hội thảo liên trường. Em muốn mời được bộ trưởng Tài Chánh California, ông John Chiang đến cho em phỏng vấn, để nói lên tầm quan trọng của quản lý tài chánh cá nhân.
Mọi chuyện bắt đầy bên lề của một buổi sự kiện. Sau các bài phát biểu, em Đan tự tin bước tới nói chuyện với ông John, lúc đó là Tổng Thanh Tra Tài Chánh, về buổi hội thảo mà em muốn tổ chức vì lợi ích cho thanh thiếu niên và ngỏ ý mời ông John tới phát biểu phỏng vấn. Ông Chiang nói đây là một ‎‎sáng kiến tốt và giới thiệu em qua nhân viên tháp tùng để thu xếp.

  Đan phỏng vấn bộ trưởng Tài Chánh California John Chiang
Việc tìm kiếm và nối lại liên lạc phải làm lại từ đầu với rất nhiều cuộc gọi và email, sau khi ông John đắc cử bộ trưởng Tài Chánh. Tuy nhiên cuối cùng ông John đã bay sang từ Sacramento đến quận Cam nơi có ngôi trường của Đan. Đan đã có một cuộc phỏng vấn lý thú với ông John trước 700 khán giả, theo lời kể của ông Lưỡng.

Đầu tư thời gian

Ông Lưỡng chia sẻ thành công có thể bắt đầu từ những việc giản đơn.
“Việc giáo dục thanh thiếu niên bằng các hoạt động cộng đồng là điều cần thiết,” ông nói.
Ông Lưỡng từng là Giám Đốc Kỹ Sư chuyển sang ngành địa ốc. Ông Lưỡng đến Mỹ năm 1981 khi chỉ mới là học sinh lớp Sáu.
“Trong hai năm, tôi gắng học đủ điểm lấy được bằng trung học ở New York. Vì phải kiếm tiền gửi về cho gia đình, ước vọng viết văn đành gác lại.”
Trẻ phải cọ sát với thực tế, chạm mặt với thử thách và không nản với thất bại, để có được thành công thực sự.Tạ Ngọc Lưỡng
Ông theo học ngành kỹ sư để nhanh ra trường, và tốt nghiệp với giải thưởng chỉ có 1% sinh viên ở đó có được.
Ông cho rằng đầu tư đáng giá nhất là thời gian dành cho con, vì thế, vợ ông là cô giáo đã chuyển sang chăm lo gia đình, có Đan và em gái.
“Trẻ phải cọ sát với thực tế, chạm mặt với thử thách và không nản với thất bại, để có được thành công thực sự,” ông Lưỡng tin như vậy.
Ông nói ông hướng cho con mình gia nhập Hướng đạo sinh vì kim chỉ nam của Hướng đạo sinh biểu hiện tầm quan trọng của việc "học tập bằng phương pháp thực hành”.
Các nhóm nhỏ xây dựng sự đoàn kết, hữu nghị; nhấn mạnh về phẩm chất đáng tin cậy và danh dự cá nhân; giúp phát triển tinh thần trách nhiệm, sự tự tin. Đây là những đức tính giúp ích trong việc hợp tác và làm lãnh đạo. Nhờ thế, hội viên có thể giảm bớt tính chất nổi loạn của tuổi thiếu niên trong quá trình hình thành bản ngã.

Trong môi trường cám dỗ của mạng xã hội, vợ chồng ông Lưỡng chẳng những không cấm mà còn tận dụng.
“Sinh hoạt không ở trong phòng riêng. Máy vi tính chung, bàn học trong phòng khách.”
“Email hay Facebook không có password riêng,” ông kể.
Theo ông, điều này giúp bố mẹ hiểu con hơn qua theo dõi sinh hoạt trên mạng xã hội của các em.
Cặp vợ chồng này khuyến khích các con lý luận, đáp trả lại và khi họ sai, họ sẵn sàng nhận, để tập cho các em có tính độc lập, không cố chấp, và sẵn sàng sửa sai.
“Tôi nghĩ càng lớn các em càng tự lập và theo bản năng, sẽ phát triển lối suy nghĩ riêng của mình.”
“Thế nên xây dựng cho các em căn bản vững chắc ngay từ đầu sẽ dễ dàng hơn.”
Ông Lưỡng nhận xét con đường vẫn còn dài cho Đan.
“Tương lai của Đan, thành công và thất bại chưa ngã ngũ, và có lẽ cũng không phải là vấn đề bận tâm.”
“Tôi luôn dặn con, ‘chỉ cần cố gắng tốt nhất là được rồi con’.”



__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH và Đảng Cộng Sản Viêt Nam, VIDEO và BÀI Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam

$
0
0


KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

On Monday, March 14, 2016 2:15 PM, V Pham <v> wrote:


---------- Forwarded message ----------

Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam


xin Trích  một đoạn mà nhiều quý vị  cho biết đã rất bồi hồi xúc động khi đọc:



 " ...Bảo Đại đã lên ngôi vào lúc chế độ quân chủ ở Việt Nam đang ở tình trạng suy đồi và bị tấn công từ nhiều phía trong lúc chủ trương dân chủ mỗi ngày mỗi thêm thắng thế. Người ta không biết có bao nhiêu giọt nước mắt đã nhỏ xuống cho ông khi ông qua đời như chúng đã được nhỏ xuống khi ông đọc chiếu thoái vị trước cửa Ngọ Môn hồi năm 1945
Phải chăng sau hơn nửa thế kỷ, hơn 52 năm sau, tất cả đều đã thay đổi? 

Có điều đất nước Việt Nam vẫn không hề tiến bộ hơn, lãnh thổ quốc gia mà Bảo Đại đã thâu hồi hay xác nhận chủ quyền và để lại cho những người kế vị ông đã bị hao mòn không ít,  và người dân Việt Nam bình thường vẫn chưa tìm lại được cuộc sống thanh bình, no ấm mà bất cứ một vị vua nào trong lịch sử nước nhà đều mong mỏi với một xã hội trong đó “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” như Trần Nguyên Đán đã miêu tả xã hội Đại Việt cuối thời Nhà Trần.





---------- Forwarded message ----------
VIDEO 

VIDEO Link dưới đây  gồm cả phần 1 và 2:





From: Son Pham <son.t.ph@gmail.com>
Date: 2015-07-05 11:55 GMT-07:00
Em rất mừng vì anh Dương trông khỏe mạnh, vẫn giữ được phong cách uy nghi và giọng nói hùng hồn lôi cuốn. Qua các câu  trả lời phỏng vấn thật sâu sắc của anh, khán thính giả thấy ngay được kiến thức uyên thâm, và tinh thần yêu nước nồng nàn tha thiết của anh đến tiền đồ dân tộc. Anh Dương không chỉ là "vị giáo sư lịch sử và văn hóa Việt Nam duy nhất ở Hoa Kỳ của chúng ta" như nhà báo Phạm Trần giới thiệu, mà còn là vị giáo sư lịch sử và văn hóa Việt Nam uy tín nhất hiện nay trên thế giới, cả về kiến thức lẫn nhân cách đạo đức.  Mến chúc anh chị và gia đình nhiều sức khỏe và may mắn.



---------- Forwarded message ----------

Xin bấm, click vào hàng chữ  :
 " Watch this Video on YouTube" 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM và TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH : 
Nhà Báo Phạm Trần Phỏng Vấn GS Phạm Cao Dương


Phần 1 :


Phần 2


BÀI VIẾT:

Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam

LINK: 




 

 Print Email





Nhân Dịp Căm Bốt Làm Lễ Quốc Tang Cho Cựu Hoàng Sihanouk, Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam

Bài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 sắp tới. 

Yêu cầu này cũng đến không lâu khi Cựu Hoàng Norodom  Sihanouk của nước láng giềng thân cận nhất của Việt Nam, Vương Quốc Khmer hay quen thuộc hơn, Căm Bốt, vừa mới băng hà và thi thể còn được quàn tại hoàng cung chờ ngày quốc táng. 

Khi liên lạc với tôi, như để chắc ăn, một trong những vị này đã dùng cả điện thoại lẫn điện thư và để lại lời nhắn. Để đáp lễ, tôi cũng trả lời anh bằng điện thư trước rồi sau đó gọi điện thoại cho anh. Hai chúng tôi thảo luận với nhau rất lâu, không dưới một giờ đồng hồ về đề tài không mấy đơn giản nhưng vô cùng cần thiết này. Câu chuyện phải nói là vô cùng hào hứng giữa hai người không cùng thế hệ. 

Vì vậy thay vì viết một bài dưới hình thức khảo cứu, tìm hiểu hay bài học dùng trong lớp học như tôi thường làm, tôi xin được tóm tắt những gì chúng tôi đã chia sẻ với nhau cho bài viết bớt khô khan và nhẹ nhàng hơn hầu người bạn trẻ của tôi có thể đăng trên báo xuân của anh và các bạn của anh. Tôi cũng tránh không nêu tên anh và tổ chức của anh để bài viết có thể được dễ dàng phổ biến rộng rãi hơn cho những anh chị em thuộc những nhóm khác.

Nhu cầu cần được xét lại
Cựu Hoàng Bảo Đại, như sau này người ta thường gọi ông kể từ ngày ông thoái vị, thường bị nhiều người, Việt Nam có, ngoại quốc có, tệ hơn trong đó có cả các sử gia, máy móc theo nhau gọi là vua bù nhìn, tay sai của hết Tây đến Nhật, một ông vua chỉ ham ăn chơi đàng điếm, một thứ playboy do người Pháp nặn ra và đặt lên ngôi để dễ sai bảo. Ngay cả Sử Gia Trần Trọng Kim, khi được Học Giả Hoàng Xuân Hãn khuyên là nên gặp ông để tìm hiểu, lúc đầu cũng đã từ chối, gọi ông là “thằng ngốc”- “thằng ngốc, gặp nó làm gi?”- nhưng sau khi đã gặp rồi, nhà học giả kiêm sử gia này đã phải thay đổi hoàn toàn nhận định mà ông đã có từ trước. 

Ở đây tôi không bàn về chuyện này mà chỉ nói tới những gì Bảo Đại đã làm ngay từ khi vị cựu hoàng này còn là Đương Kim Hoàng Đế hay sau này là Cựu Hoàng và là Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam. Đây là những đóng góp tôi nghĩ là không nhỏ, nếu không nói là vô cùng lớn lao so với những đóng góp của những lãnh tụ khác của Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất cho quốc gia và dân tộc của ông bằng đường lối hòa bình, phi bạo lực. Cho cá nhân ông, những nỗ lực của ông đã không mang lại được những thành quả mà ông mong muốn. Ông đã không bảo vệ được di sản mà tổ tiên ông để lại, đã không xây dựng được một chế độ quân chủ lập hiến cho đất nước và thần dân của ông, điều ông muốn làm ngay từ đầu, không giữ được sự đoàn kết dân tộc mà ông trịnh trọng ghi trong chiếu thoái vị… Cuối cùng ông đã bị mọi người trách cứ, bỏ rơi và chết ở xứ người. Thần dân cũ của ông không mấy ai để ý tới sự qua đời của ông, trái với cái chết của một quốc vương khác trẻ hơn ông nhưng đồng thời với ông và cũng phải đối phó với vấn đề độc lập của quốc gia giống như ông sau này. Tôi muốn nói tới Cựu Hoàng Norodom Sihanouk của xứ Căm Bốt. 

Giống nhưng khác với Bảo Đại ở đường lối đấu tranh vì trong đời ông, Sihanouk đã có thời dùng bạo lực để đàn áp đối lập, đã cộng tác với Khmer Đỏ, tổ chức Cộng Sản Căm Bốt chịu ảnh hưởng của Trung Cộng của các lãnh tụ Pol Pot và Ieng Sary, một thời đã mang họa diệt chủng đến cho xứ Căm Bốt khiến cho hàng triệu người dân của xứ này bị tàn sát bằng đủ mọi phương tiện với hàng núi xương được phát hiện, cho đến nay vẫn được bảo tồn coi như di tích của một thời đen tối nhất trong lịch sử của dân tộc Khmer. 


Còn Bảo Đại thì tuyệt đối không, kể cả việc ông đã từ chối không chấp nhận cho người Nhật đứng ra bảo vệ lãnh thổ, hoàng cung và an ninh cho chính ngôi vị và bản thân ông, chống lại cuộc nổi dậy của Việt Minh và những người Cộng Sản hối Tháng Tám năm 1945 theo trách nhiệm giữ gìn trật tự mà quốc tế giao cho họ. 

Lý do đơn giản là vì Bảo Đại không muốn dùng ngưới ngoại quốc để chống lại người Việt Nam, đồng bào của ông và thần dân của ông. Sihanouk đã được chính quyền và người dân Căm Bốt thương tiếc bằng những giọt nước mắt nhỏ xuống bên lề đường hay ở trên công viên trước hoàng cung ở Nam Vang hay ở nhiều nơi ở Căm Bốt. Người ta đã long trọng đón thi hài của ông từ Bắc Kinh được đưa về Nam Vang và long trọng làm quốc tang cho ông trong bốn ngày đầu tháng 2 năm 2013, vào lúc người Việt Nam ở trong nước cũng như ở Hải Ngoại sửa soạn mừng đón Xuân Quý Tỵ.


Bảo Đại                               Phạm Quỳnh                             Ngô Đình Diệm
Nỗ lực canh tân đầu tiên với Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm

Trở về với những cuộc tranh đấu của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nhà vua đã bắt đầu sự nghiệp này của mình từ rất sớm, ngay từ khi ông mới từ Pháp trở về nước đế chính thức lên ngôi, sau hơn mười năm du học và hấp thụ được cả hai nền văn hóa Đông Tây qua sự rèn luyện của Cựu Khâm Sứ Charles về phía người Pháp và Cử Nhân Lê Như Lâm với tư cách là giảng tập hồi nhà vua còn ở Việt Nam rồi phụ đạo trong suốt thời gian ông ở Pháp về phía người Việt, chưa kể tới những gì ông học được ở các trường trung học Pháp nhất là ở trường Khoa Học Chính Tri ở Paris trong các năm 1922-1932, rèn luyện để làm vua và làm nguyên thủ quốc gia, điều những nhà lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam sau này không có. 

Tranh đấu này mang tính cách của một cuộc cải cách và đã được khơi mào bởi những vận động của giới trí thức đương thời trước đó, đại diện là học giả Phạm Quỳnh của báo Nam Phong xuyên qua những bài viết của họ Phạm về một chế độ quân chủ lập hiến và về nhu cầu trả lại cho nhà vua quyền nội trị ở hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ và trả lại tổ quốc cho ngươòi Việt Nam. Mở đầu, ngay từ tháng 9 năm 1932 Phạm Quỳnh đã được cử làm Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng hàm Thượng Thư để trực tiếp làm việc với nhà vua. 

Tiếp theo, ngày 10 tháng 12 năm 1932 bằng một đạo dụ, nhà vua loan báo chính thức cầm quyền qua một chính thể quân chủ lập hiến kèm theo với nhũng dự án cải tổ guồng máy cai trị, hệ thống quan lại, tổ chức giáo dục và tư pháp, Viện Dân Biểu Trung Kỳ… Để thực thi những dự án này, ngày 2 tháng 5 năm 1933, như một biến cố bất ngờ, Bảo Đại lại ký một dụ khác loan báo tự mình chấp chánh và thay thế sáu vị thượng thư già bằng những nhân vật trẻ trong đó có Ngô Đình Diệm giữ Bộ Lại, Phạm Quỳnh giữ Bộ Học, Bùi Bằng Đoàn Bộ Hình…

Những việc làm đầu tiên kể trên của Bảo Đại, mặc dầu đã đem lại những tia hy vọng cho người dân ở hai xứ Bắc và Trung Kỳ về một vận hội mới cho đất nước, đã không tồn tại lâu dài, một phần vì người Pháp cản trở vì trả lại quyền nội trị ở Bắc Kỳ và ở Trung Kỳ là trở lại với Hòa Ước 1884 từ đó sẽ động tới các chức thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, một phần là do mâu thuẫn nội bộ giữa phe quan lại cũ và những trí thức mới, giữa những người đi vào hoạn lộ qua ngả quan trường và những ngưuời đi vào đường này qua đường tắt cũng như giữa hai nhân vật chủ cốt là Phạm Quỳnh và Ngô Dình Diệm mà nhà vua đặt hết tin tưởng vào coi như đôi xe bổ khuyết, hỗ trợ cho nhau. Cuối cùng Ngô Đình Diệm đã từ chức, lôi cuốn theo một vài nhân vật mà nhà vua tin cậy khác. Thất bại trong cố gắng đầu đời, nhà vua trở thành “cô đơn, chỉ có một mình” để đến khi Hoàng Xuân Hãn nhắc ông là phải làm gì vì giới thanh niên mong đợi, nhà vua đã hỏi lại “Làm gì? Làm với ai?” 

Có điều ông vẫn không hoàn toàn mất hết hy vọng như sau này ông ghi trong hồi ký của ông: “Dù sao đi nữa, sự có mặt của tôi trên ngôi vẫn làm cho giới trẻ giữ được niềm hy vọng. Những người như Ngô Dình Diệm và Nguyễn Đệ lúc ấy sẽ lại ra giúp tôi theo chiều hướng này”  “Chắc ngưòi Pháp cho rằng tôi đã ngoan ngoãn biết nghe theo lời của họ. Dù họ có tin rằng họ đã thắng một cách dễ dàng, tôi cũng chẳng nên có lý do gì ngờ vực tôi. Tôi tin rằng nhân dân sẽ hiểu các hình thái buông thả bên ngoài của tôi, bởi cái hình thái ấy cho thấy sự thờ ơ, lơ là với nhiệm vụ của tôi…” và ông đã sống sót để chờ thời, không bị rơi vào số phận của các VuaThành Thái và Duy Tân mà ông hiểu rõ hơn ai hết cũng như bị mất tinh thần và trở thành một con người vô dụng.
Cơ hội mới: Nhật đảo chính Pháp, 9 tháng 3 năm 1945 – Chính Phủ Trần Trọng Kim hay là Cuộc Cách Mạng Phi Bạo Lực bị bỏ lỡ

Niềm hy vọng và sự kiên nhẫn của Bảo Đại kể trên đã không uổng. Mười hai năm sau, năm 1945, cơ hội lại đến với nhà vua một lần nữa. Lần này do người Nhật mang lại sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 lật đổ người Pháp của họ. Không còn con đường nào khác tốt hơn và cũng không để lỡ cơ hội bước đi nhũng bước khởi đầu, khi được người Nhật yêu cầu nhà vua đã cho công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Chính Phủ Trần Trọng Kim đã được thành lập với các bộ trưởng đều là những nhà tân học có khả năng, và đạo đức nổi tiếng đương thời đứng đầu bởi nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, tác giả của những bộ sách Giáo Khoa Thư và nhất là bộ Việt Nam Sử Lược cho tới khi bài này được viết vẫn còn thông dụng, với sự cộng tác của những tên tuổi quen thuộc với học giới dương thời như Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Luật Sư Vũ Văn Hiền, Luật Sư kiêm nhà báo Phan Anh, Luật Sư Trần Văn Chương…
Mặc dầu không tồn tại lâu dài, tất cả chỉ được hơn bốn tháng, thực tế còn ngắn hơn nhiều, hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh, bị Việt Minh đánh phá ngay từ đầu rồi tuyên truyền phá hoại và thiếu thốn đủ mọi phương tiện, Chính Phủ Trần Trọng Kim đã tạo được những thành tích đáng ca ngợi. Cả một chương trình hành động nhằm xây dựng một nước Việt Nam mới đã được dự trù bao trùm mọi phạm vi sinh hoạt từ soạn thảo hiến pháp, cải tổ thuế má, Việt Nam hóa giáo dục, thu hồi các nhượng địa, kể cả xứ Nam Kỳ, cứu đói, chống nạn mù chữ … đều đã đồng thời được thực hiện. Quốc hiệu Việt Nam với danh xưng đầy đủ là Đế Quốc Việt Nam đã được lựa chọn cùng với bài Đăng Đàn Cung làm quốc ca, cờ quẻ ly nền vàng ba sọc đỏ với hai sọc trên liền, sọc giữa đứt đoạn làm quốc kỳ. 

Danh xưng bộ trưởng để gọi những người đứng đầu các bộ được dùng để thay thế bằng danh xưng thượng thư của thời trước, các tên Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thay thế cho các tên Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ mang nặng dấu vết của thời thuộc địa. Chương trình giáo dục bằng tiếng Việt được biết dưới tên Chương Trình Hoàng Xuân Hãn đã được soạn thảo và áp dụng và đã trở thành nền tảng cho nền giáo dục sau này, rõ hơn những năm đầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, thời Quốc Gia Việt Nam và hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhi Cộng Hoà ở Miền Nam. Bài Đăng Đàn Cung tuy được chọn làm quốc ca nhưng trên thực tế thì bài Tiếng Gọi Sinh Viên đã được giới thanh thiếu niên, dưới sự hướng dẫn của các thày giáo ở các trường hát mỗi ngày một nhiều, đã được phổ biến hơn không phải chỉ ở miền Bắc và miền Trung mà luôn cả ở Miền Nam, miền đất cho đến khi Chính Phủ của Thủ Tướng họ Trần được thành lập vẫn chưa thực sự được trả về với lãnh thổ quốc gia,  để sau này trở thành quốc ca, một hiện tương đã nằm trong ký ức của những người thuộc thế hệ trẻ đương thời tới nay vẫn chưa hề phai nhạt.

Nỗ lực lần thứ hai của Bảo Đại tuy nhiên cũng không tồn tại được lâu dài. Thế Chiến Thứ Hai  chấm dứt với sự đầu hàng của Nhật Bản đã một lần nữa làm cho nhà vua phải bỏ dở. Lợi dụng cơ hội, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc và áp lực những thành phần thiên Cộng khiến cho ngày 25 tháng 8 năm 1945 ông phải xuống chiếu thoái vị trao quyền cho Hồ Chí Minh và chính phủ lâm thời của ông này do Việt Minh lãnh đạo. Với Chiếu Thoái Vị, Bảo Đại đã trở thành nổi tiếng với câu nói: “ Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.”
Nỗ lực lần thứ ba: Hiệp Định Élysée và sự thành Lập Quốc Gia Việt Nam – Thâu Hồi xứ Nam Kỳ về cho lãnh thổ của dân tộc  

Bỏ qua những cố gắng của ông thời đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước và những cố gắng của ông sau khi ông tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945 mà tôi tóm tắt như trên, những biến cố ít người được biết đến, công lao lớn nhất mà Hoàng Đế Bảo Đại đã thực hiện được cho những người Việt Quốc Gia không chấp nhận chế độ Cộng Sản hay không sống nổi với chế độ Cộng Sản, đã ở lại, đã về hay dự tính về những vùng kiểm soát của người Pháp vào nửa cuối thập niên 1940 là Hiệp Định Élysée mà ông đã đạt được ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau một thời gian dài thương thuyết, dưới hình thức trao đổi văn kiện giữa ông và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Với Hiệp Định Élysée Quốc Gia Việt Nam đã hình thành để những ai không chấp nhận chính quyền Cộng Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo có chỗ trở về trong danh nghĩa của những công dân của một nước Việt Nam độc lập.

 Không có Bảo Đại, không có Quốc Gia Việt Nam, tất cả đều được nhìn hoặc như là theo Pháp để trở thành Việt gian làm bồi cho thực dân, đế quốc, hoặc là phải ở lại vùng Việt Minh kiểm soát để sớm muộn cũng bị loại trừ và tiêu diệt. Điều này đã xảy ra. Nói cách khác, Bảo Đại và Hiệp Định Élysée đã đem lại chính nghĩa cho những người đương thời không chấp nhận chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản. Chưa hết, với Hiệp Định Élysée, Bảo Đại đã thâu hồi lại xứ Nam Kỳ cho Tổ Quốc Việt Nam một cách hòa bình, không đổ máu mà Hồ Chí Minh và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đó qua những thỏa ước 6 tháng 3 rồi 14 tháng 9 năm 1946 hay hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau đã không làm được. 


Lễ thâu hồi đã chính thức được cử hành vào ngày 14 tháng 6 năm 1949. Với tư cách Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam, lần đầu tiên ông đã từ Đà Lạt, thủ đô tạm thời của ông về Saigon để long trọng đón phần đất đã từng là thuộc địa của Pháp từ năm 1862 trở về với lãnh thổ quốc gia và người dân Nam Kỳ đã trở thành công dân của Quốc Gia Việt Nam để cùng tham gia xây dựng lại đất nước dù là ở miền Nam, miền Trung hay miền Bắc. Một người dân miền Nam không lâu sau đó đã được bổ nhiệm đứng đầu miền Bắc. Đó là Đốc Phủ Sứ Nguyễn Văn Tâm, với danh vị Thủ Hiến Bắc việt. Đây là một sự thực không ai có thể chối cãi được và khi nói xấu ông người ta chỉ còn cách lơ đi không nói tới mà thôi.

Quốc Gia Việt Nam thường được hiếu là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa, từ đó bị ngộ nhận là có lãnh thổ chỉ là lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam sau này tức từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Điều này không đúng. Bắt đầu từ thời điểm 14 tháng 6 năm 1949, khi Nam Kỳ trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam và cho đến khi Hiệp Định Genève được thông qua và trớ thành có hiệu lực, Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại đã chính thức và hợp pháp kiểm soát những miền đất phía trên vĩ tuyến này, từ Lào Kay, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cáy… cho tới Hà Tiên và mũi Cà Mau, từ đồng bằng cho tới các cao nguyên do người Pháp chiếm giữ trước đó và trao trả.  Nói cách khác, Quốc Gia Việt Nam có lãnh thổ bao trùm đất đai của người Việt từ Bắc chí Nam, từ Biển Đông với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng xác nhận ở Hội Nghị San Francisco vào hai ngày 6 và 7 tháng 9 năm 1951) tới các cao nguyên và miền núi, sau này, từ ngày 14 tháng 6 năm 1949, bao gồm luôn cả Miền Nam hay Nam Kỳ Lục Tỉnh thay vì chỉ có Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống tức lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà về sau này. 

Cờ vàng ba sọc đỏ và bài Tiếng Gọi Thanh Niên sau này là Tiếng Gọi Công Dân đã được tung bay hay được hát ở kháp nơi hay đới với giới trẻ đương thời, được học sinh các trường trung và tiểu học, mới được mở cửa trở lại sau những ngày đầu của chiến tranh, hát lên buổi sáng trước khi vào lớp. Quốc kỳ này và quốc ca này đã được lựa chọn cùng thời với danh xưng Quốc Gia Việt Nam đã liên tục được duy trì qua các thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà của Miền Nam Việt Nam trong suốt hai mươoi năm tồn tại. 

Sau này cà hai vẫn được bảo tồn và bảo vệ ở Hải Ngoại coi như tượng hai biểu tương vừa thiêng liêng vừa thân thiết nhất của người Việt ở khắp nơi trên thế giới.  Một sinh hoạt bình thuờng đã thực sự hồi sinh. Các cơ cấu từ chính trị, hành chánh, quân sự, văn hóa, giáo dục mang màu sắc nhân bản vừa cổ truyền, vừa tân tiến theo trào lưu mới đã từng bước một thành hình và làm nền tảng cho các sinh hoạt ở Miền Nam trước khi bị những người Cộng Sản phá bỏ để thay thế bằng những tổ chức riêng của họ. Nên nhớ là với Thỏa Ước Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh ký với đại diện Cao Ủy Pháp ở Đông Dương Jean Sainteny và Tạm Ước 14 tháng 9 ký với Bộ Trướng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet vấn đề thống nhất xứ Nam Kỳ chưa được giải quyết. Nói cách khác Nam kỳ cho tới ngày 14 tháng 6, trước khi được Bảo Đại thu hồi vẫn thuộc quyền cai quản của người Pháp theo các Hòa Ước 1862 và 1874. 

Sau ngày 14 tháng 6 năam 1954, xứ này mới thực sự trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng Hòa và luôn luôn nằm ngoài lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cho mãi đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Đối với những người thuộc thế hệ sinh từ cuối thập niên 1920 và hai thập niên 1930, 1940, sự hình thành của Quốc Gia Việt Nam đã đem lại cho họ một nền giáo dục nhân bản và tiến bộ, vừa mang những đặc tính của thời xưa, vừa cởi mở, khai phóng để đón nhận những tinh hoa của thời đại thay vì lang thang không được đi học trong nhiều năm trong vùng “kháng chiến”. Nền giáo dục này đã cung cấp cho họ những điều kiện cơ bản để tiến xa hơn về sau này. Cũng vậy với sự thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt từ đầu thập niên 1950 mà người ta hầu như đã quên.

Đối với những người làm văn chương, âm nhạc và nghệ thuật sự thành lập Quốc Gia Việt Nam là thời kỳ mở dầu cho một giai đoạn phát triển mới vừa tiếp nối giai đoạn canh tân, trẻ trung, đầy sinh lực và lãng mạn của thời cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940 vừa tràn ngập hân hoan, hào hứng và tin tưởng vào cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất lãnh thổ và phát triển quốc gia dưới một chính quyền mới không Cộng Sản. Rõ rệt nhất trong hiện tượng này là trường hợp của các nhạc sĩ trong đó có Phạm Duy, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Phạm Định Chương…, chỉ kể một vài tên tuổi quen thuộc.

Nói về Hiệp Định Élysée và những thỏa thuận giữa Bảo Đại và người Pháp trước đó, nhiều người cho rằng Cựu Hoàng đã vội vã và không đòi hỏi đúng mức những gì co thể đòi hỏi được. Các vị này chủ trương là phải đòi độc lập hoàn toàn. Điều này đúng nhưng không thực tế. Thời điểm của những năm 1948, 1949 với sự thắng thế mỗi ngày một rõ của Hồng Quân Trung Hoa ở Trung Quốc, cả hai phía người Pháp và Bảo Đại phải cấp tốc giải quyết vấn đề. Không những thế, đuổi Pháp đi thì ngay lập tức lấy gì để chống Việt Minh và ngay lập tức điều hành toàn thể mọi sinh hoạt của đất nước? Vấn dề không đơn giản. Người ta không thể điều đình mà không tương nhượng và dự trù cho những sự hợp tác tương lai.
Đóng góp cuối cùng: Hiệp Ước Paris 04 tháng 06 năm 1954 – một nền Độc Lập hoàn Toàn cho Quốc Gia Việt Nam

Hiệp Định Élysée chỉ là khởi đầu. Nền độc lập do hiệp ước này mang lại chưa thực sự hoàn toàn. Nhiều bước tiến khác còn phải được thực hiện. Bảo Đại đã tiếp tục và đã hoàn tất được công tác này với sự trợ giúp của những trí thức hiểu rõ nước Pháp và người Pháp, giỏi về chính trị và luật pháp có mặt ngay trên đất Pháp và giảng dạy ngay tại các đại học Pháp, những người có đầy đủ học vị, thực học và kinh nghiệm. Đích thân ông, ông đã phải sang Pháp, ở tại chỗ nhằm tự mình theo dõi và đôn đốc. Sau một tiến trình đàm phán gay go và lâu dài, hai hiệp ước đã thành hình. Với hiệp ước thứ nhất, Pháp công nhận hoàn toàn nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn của Quốc Gia Việt Nam và qua hiệp ước thứ hai, Việt Nam thỏa thuận gia nhập Liên Hiệp Pháp. Đại Diện cho nước Pháp là Thủ Tướng Joseph Laniel và đại diện cho Việt Nam là Thủ Tướng Bửu Lộc. Ngày được ghi là 04 tháng 6 năm 1954 và địa điểm là Paris, thủ đô của nước Pháp. 

Bảo Đại đã không có được niềm hạnh phúc mà cả đời ông ấp ủ là được chứng kiến lễ ký kết những hiệp ước này. Ngày 7 tháng 5,  Điện Biên Phủ thất thủ, Hiệp Định Genève đang thành hình và cả hai văn bản đã bị vĩnh viễn xếp lại. Một lần nữa thành công của vị Hoàng Đế cuối củng của Triều Nguyễn đã không trọn vẹn. Điều ta nên nhớ là trong nỗ lực cuối cùng này, ông đã phải dời bỏ quê hương của ông sang Pháp để đích thân gặp các nhân vật lãnh đạo Pháp, kể cả Tổng Thống Auriol, theo dõi và đôn đốc các đại diện của mình, bị báo chí Pháp công kích vì đã đòi hỏi quá nhiều, sau này lại còn bị mang tiếng là ham sống ở nước ngoài không chịu về nước.  

Dù sao với hai hiệp ước đề ngày 04 tháng 6 này, ông đã đem lại được những gì ông mong ước cho đất nước và cho thần dân Việt Nam của ông. Thiên Mạng của ông sau đó không còn nữa. Điều đáng tiếc là ông đã không còn trờ về quê hương của ông để làm công dân một nưóc độc lập như ông mong muốn được nữa. Người đời đã quên ông và thần dân của ông dã quên ông hay nếu nhớ tới ông chỉ là nhớ để trách cứ. Mà trách cứ thì luôn luôn dễ hơn là ghi nhận và nhất là ghi ơn. Người ta đã đòi hỏi ở ông quá nhiều mà quên mất một điều là dù là vua, là thiên tử, ông vẫn chỉ là con người, con người với tât cả mọi nhược điểm của con người, nhiều khi không phải do bản chất của người ấy mà do hoàn cảnh gây ra


Bảo Đại đã lên ngôi vào lúc chế độ quân chủ ở Việt Nam đang ở tình trạng suy đồi và bị tấn công từ nhiều phía trong lúc chủ trương dân chủ mỗi ngày mỗi thêm thắng thế. Người ta không biết có bao nhiêu giọt nước mắt đã nhỏ xuống cho ông khi ông qua đời như chúng đã được nhỏ xuống khi ông đọc chiếu thoái vị trước cửa Ngọ Môn hồi năm 1945

Phải chăng sau hơn nửa thế kỷ, hơn 52 năm sau, tất cả đều đã thay đổi? Có điều đất nước Việt Nam vẫn không hề tiến bộ hơn, lãnh thổ quốc gia mà Bảo Đại đã thâu hồi hay xác nhận chủ quyền và để lại cho những người kế vị ông đã bị hao mòn không ít,  và người dân Việt Nam bình thường vẫn chưa tìm lại được cuộc sống thanh bình, no ấm mà bất cứ một vị vua nào trong lịch sử nước nhà đều mong mỏi với một xã hội trong đó “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” như Trần Nguyên Đán đã miêu tả xã hội Đại Việt cuối thời Nhà Trần.

Huntington Beach, CA ngày 03 tháng 02 năm 2013
TS Phạm Cao Dương
Lịch Sử Nào Cho Tuổi Trẻ Việt Nam?




































__._,_.___

Posted by: "San Le D." 

Vài dòng trước khi người nằm xuống

$
0
0
 



Nguyễn Ngọc Phách vang bóng một thời với
KHÔNG ĐOÀN 51 VÙNG I CHIẾN THUẬT

From: "phan ,thanh"<
To: Thanh Phan <
Sent: Saturday, September 19, 2015 1:57 PM
Subject: Hinh anh DH KD 51 CT /Danang

 Kính các bác ,nếu có thì gi ,bm vào cái link dưới đây 
Đ xem li nhng khuôn mt thân quen ca mt th
vy vùng trên vòm tri vùng I
Được t chc tháng 9/6/15 ,ti Nam Cali




From: minh duc Do <
Sent: Tuesday, March 15, 2016 4:49 PM
To: NGUYỄN VÂN TÙNG
Subject: Re: Vài dòng trước khi người nằm xuống: NGUYỄN NGỌC PHÁCH

Bạn có lời nào để bảo nhau?
Đôi vai gánh nặng núi sông vào!
Trở về quê cũ muôn năm đó
Quên cả trần gian chuyện thấp cao

On Tuesday, March 15, 2016 8:08 PM, hnduongk25 <> wrote:

======================================

!!!!!! TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM - THE VIETNAMESE NATIONAL MILITARY ACADEMY [VNMA] !!!!!!
!!!!!! DIỄN ĐÀN TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, NƠI QUY TỤ NHỮNG CSVSQ VÕ BỊ VÀ THÂN HỮU CÒN LÝ TƯỞNG VÀ DANH DỰ, KHÔNG VỀ VIỆT NAM KHI CÒN VIỆT CỘNG !!!!!!






Vài dòng trước khi chiến hữu KQ NGUYỄN NGỌC PHÁCH nằm xuống


Nguyễn Vân Tùng

Tục ngữ có câu:

“TIẾC NHAU CHI MAI MỐT ĐÃ XA RỒI!
XA LÀ CHẾT HÃY TẶNG TÌNH LÚC SỐNG”

Thật vậy! Lúc còn sinh thời, không ai tránh khỏi những đố kỵ, những tỵ hiềm, những ghen ghét lẫn nhau để sinh ra những tai hại thật đáng tiếc trong cuộc sống hằng ngày. Những ích kỷ cá nhân này đã gây bao đau thương đến những người quanh ta trong đời sống tạm bợ của trái địa cầu. Ông Nguyễn Ngọc Phách cũng là một trong những nạn nhân của thời cuộc, và chúng tôi là người bạn thân của Ông trong bao thập niên cùng chung vui, cùng chia ngọt xẻ bùi với Ông trong những sinh hoạt đấu tranh, cộng đồng, v.v… tại thành phố Houston này.

Nếu những tâm sự này, chúng ta chỉ biết ngậm ngùi xót thương cho một kiếp người đã nằm xuống, có khác chi đó chỉ là chót lưỡi đầu môi của cuộc sống gỉa tạo đã qua? Vậy tại sao mình không diễn tả lúc Người còn sinh thời?

Chính vì điểm này, chúng tôi mới hạ bút nói lên đôi lời với ông Nguyễn Ngọc Phách trước khi Ông từ gĩa cá nhân tôi cùng mọi người để về cõi Phật.

Chúng tôi mến phục ông Nguyễn Ngọc Phách với một chí khí kiêu hùng của một KHÔNG QUÂN/QLVNCH trước ngày 30-4-1975 vẫn còn. Ông không chấp nhận cộng sản cũng như những cục phân dơ bẩn mà bọn csVN đã tung ra để phản dân hại nước. Đây chính là điểm chúng tôi chấm về con người của ông Nguyễn Ngọc Phách.

Hẳn mọi người trong và ngoài Houston đã nghe là ông Nguyễn Ngọc Phách đã mắc chứng bệnh ung thư vào giai đoạn chót, các Bác Sĩ chuyên khoa, thậm chí ngay cả bệnh viện ung thư Anderson nổi tiếng cũng đã lắc đầu. Tất cả họ đều cho biết rằng ÔNG SẼ RA ĐI BẤT CỨ LÚC NÀO KHÔNG BIẾT.

Sáng nay,  chúng tôi có gọi ông Nguyễn Ngọc và được Ông cho biết rằng: ÔNG ĐÃ LIÊN LẠC HẬU SỰ CHO ÔNG TẠI NHÀ QUÀN VĨNH CỬU, 2454 S, DAIRY ASHFORD. HOUSTON, TEXAS 77077. Đt: (281) 531-8180. Trong cuộc điện đàm này, ông Nguyễn Ngọc Phách đã cho chúng tôi hay là nhân viên nhà quàn đã yêu cầu Ông cho xin một số hình ảnh của Ông để họ cho lên SLIDESHOW khi Ông nằm xuống. Chúng tôi nhận lời giúp Ông về chuyện này cùng hẹn Ông đúng 12:00 trưa nay (15-3-2016) sẽ cùng nhau đi uống Café. Do đó, ngay sau khi cúp điện thọai, chúng tôi đã bỏ cái passport vào máy tìm những hình của Ông cho riêng vào một FILE để chuẩn bị lên Picasa GỞI ĐẾN CHO Ông và cho nhà quàn Vĩnh Cửu. Với hơn 60 tấm hình đây đã cho mọi người thấy qúa trình sinh hoạt của Ông như sau:

1./- Năm 2013. Ông đã đóng góp một phần không nhỏ cho việc ƯCV Richard Nguyễn vào chiếc ghế Nghị Viên TP Houston. cộng sản Hoàng Duy Hùng đã thất bại thê thảm trong cuộc tái tranh cử nhiệm kỳ 3 này của y.

Sau khi NV Richard Nguyễn nhận chức. Ông là một trong 5 nhân viên tại VP/NV thành phố. Ông đã cố vấn CHO NV Richard Nguyễn xin thêm bảng tên đường tiếng Việt trong ĐƠN VỊ “F” của thành phố Houston. Nhưng ĐƠN VỊ “F” chỉ có vài con đường mà thôi. Do đó, Ông đã liên lạc với DB Hubert Võ cùng ra tay cộng tác để xin thêm tất cả những con đường nằm trong QUẬN HẠT 149 của TB. DB Hubert Võ đồng ý. Do đó, TB và TP đã cho phép được thêm bảng tên trên hai con đường BELLAIRE VÀ BEECHNUT từ BELTWAY 8 đến HIGHWAY 6. Cho đến hôm nay, như mọi người đã thấy, tất cả các ngã tư trên 2 con đường BELLAIRE & BEECHNUT từ đường Turtlewood đến đường Synott, CÁC BẢNG THÊM TÊN ĐƯỜNG TIẾNG vIỆT ĐÃ HOÀN TẤT. Riêng có 2 ngã tư BELLAIRE, BEECHNUT & BELTWAY 8 vì có liên quan đến giấy phép của Tiểu Bang chưa xong thành ra chưa gắn lên được mà thôi.   

2./- Năm 2014. Ông đã ra mặt vận động tái tranh cử cho DB Hubert Võ để đánh gục tên cộng sản Hoàng Duy Hùng. Trong cuộc vận động này, tên csHDH đã mướn sát thủ Võ Đức Quang mang dao cắt thùng đến cắt nát tấm bandroll do Ông làm với gía $300.00. Sau đó, tên sát thủ này đã dùng con dao này tính cắt cổ Ông.

3./- Năm 2015. Ông đã lái xe và hướng dẫn một phái đoàn đến DC biểu tình chống tên thái thú Nguyễn Phú Trọng đến bái kiến TT Obama tại tòa Nhà Trắng.

4./- Đầu năm 2016. Ông Nguyễn Ngọc Phách khi hay tin tên csHDH ra tranh cử chức Cảnh Sát Tư Pháp Houston tại vùng 5 thành phố Houston. Ông đã phối hợp chặt chẽ với các cử tri người Mỹ gốc Việt bầu cho ông Ted Heap và quăng csHDH vào xọt rác. Với kết qủa  ông Ted Heap 88% và csHDH 12%. Đây là cái tát nhục nhã nhất cho csHDH.

Qua những hành động chống cộng cụ thể chứng minh của ông Nguyễn Ngọc Phách chúng tôi dẫn chứng và những hình ảnh trong Picasa dưới đây cho qúy vị thấy và hiểu thêm về con người của Ông. Qúy vị sẽ nghĩ gì khi hay tin động trời là Ông sẽ ra đi không hẹn ngày trở lại với chúng ta?

NGUYỄN NGỌC PHÁCHè
picasaweb.google.com
Photos by NGUYỄN HOÀNG BÁCH, Mar 15, 2016


Ông Nguyễn Ngọc Phách sinh ngày 17 tháng 11 năm 1941 tại làng Bắc Giang, Bắc Việt. Ông là 1 tín đồ Phật Giáo với pháp danh THƯỜNG ĐẠO. Lớn lên và tốt nghiệp khóa 62B Sĩ Quan Không Quân/QLVNCH. Hiền thê của Ông là bà Lê Bích Hạnh các đây ít năm bị xốc huyết và các BS cũnh như bệnh đều chê. Vì thế, mỗi lần đi hội họp hay tham dự công việc cộng đồng, Ông đều phải dìu hiền thê của Ông trông thật đáng thương. Nhưng oái oăm thay:
Lá vàng đeo đẳng trên cây!
Lá xanh rụng xuống rớt rơi đầy đường.
Để kết thúc bài viết này. Chúng tôi xin mượn một vài dòng nhạc của nhạc sĩ Ngô Thị Miên:
“Dù mai đây ai đưa anh đi đến cuối cuộc đời!
Dù cho anh! Anh đang tâm xé, xé nát tim tôi!
Dù có gío, có gío lạnh người!
Có tuyết bùn lầy!
Anh Phách ơi! Dù sao đi nữa, tôi vẫn yêu anh!”

Houston, ngày 15 tháng 3 năm 2016
Nguyễn Vân Tùng




__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF

From: NGUYỄN VÂN TÙNG <
Sent: Tuesday, March 15, 2016 3:58 PM
To:tonytv1
Subject: Vài dòng trước khi người nằm xuống: NGUYỄN NGỌC PHÁCH

Vài dòng trước khi người nằm xuống

NGUYỄN NGỌC PHÁCH



Nguyễn Vân Tùng
Tục ngữ có câu:

“TIẾC NHAU CHI MAI MỐT ĐÃ XA RỒI!
XA LÀ CHẾT HÃY TẶNG TÌNH LÚC SỐNG”

Thật vậy! Lúc còn sinh thời, không ai tránh khỏi những đố kỵ, những tỵ hiềm, những ghen ghét lẫn nhau để sinh ra những tai hại thật đáng tiếc trong cuộc sống hằng ngày. Những ích kỷ cá nhân này đã gây bao đau thương đến những người quanh ta trong đời sống tạm bợ của trái địa cầu. Ông Nguyễn Ngọc Phách cũng là một trong những nạn nhân của thời cuộc, và chúng tôi là người bạn thân của Ông trong bao thập niên cùng chung vui, cùng chia ngọt xẻ bùi với Ông trong những sinh hoạt đấu tranh, cộng đồng, v.v… tại thành phố Houston này.

02DNếu những tâm sự này, chúng ta chỉ biết ngậm ngùi xót thương cho một kiếp người đã nằm xuống, có khác chi đó chỉ là chót lưỡi đầu môi của cuộc sống gỉa tạo đã qua? Vậy tại sao mình không diễn tả lúc Người còn sinh thời?

Chính vì điểm này, chúng tôi mới hạ bút nói lên đôi lời với ông Nguyễn Ngọc Phách trước khi Ông từ gĩa cá nhân tôi cùng mọi người để về cõi Phật.

Chúng tôi mến phục ông Nguyễn Ngọc Phách với một chí khí kiêu hùng của một KHÔNG QUÂN/QLVNCH trước ngày 30-4-1975 vẫn còn. Ông không chấp nhận cộng sản cũng như những cục phân dơ bẩn mà bọn csVN đã tung ra để phản dân hại nước. Đây chính là điểm chúng tôi chấm về con người của ông Nguyễn Ngọc Phách.

Hẳn mọi người trong và ngoài Houston đã nghe là ông Nguyễn Ngọc Phách đã mắc chứng bệnh ung thư vào giai đoạn chót, các Bác Sĩ chuyên khoa, thậm chí ngay cả bệnh viện ung thư Anderson nổi tiếng cũng đã lắc đầu. Tất cả họ đều cho biết rằng ÔNG SẼ RA ĐI BẤT CỨ LÚC NÀO KHÔNG BIẾT.

Sáng nay,  chúng tôi có gọi ông Nguyễn Ngọc và được Ông cho biết rằng: ÔNG ĐÃ LIÊN LẠC HẬU SỰ CHO ÔNG TẠI NHÀ QUÀN VĨNH CỬU, 2454 S, DAIRY ASHFORD. HOUSTON, TEXAS 77077. Đt: (281) 531-8180. Trong cuộc điện đàm này, ông Nguyễn Ngọc Phách đã cho chúng tôi hay là nhân viên nhà quàn đã yêu cầu Ông cho xin một số hình ảnh của Ông để họ cho lên SLIDESHOW khi Ông nằm xuống. Chúng tôi nhận lời giúp Ông về chuyện này cùng hẹn Ông đúng 12:00 trưa nay (15-3-2016) sẽ cùng nhau đi uống Café. Do đó, ngay sau khi cúp điện thọai, chúng tôi đã bỏ cái passport vào máy tìm những hình của Ông cho riêng vào một FILE để chuẩn bị lên Picasa GỞI ĐẾN CHO Ông và cho nhà quàn Vĩnh Cửu. Với hơn 60 tấm hình đây đã cho mọi người thấy qúa trình sinh hoạt của Ông như sau:

1./- Năm 2013. Ông đã đóng góp một phần không nhỏ cho việc ƯCV Richard Nguyễn vào chiếc ghế Nghị Viên TP Houston. cộng sản Hoàng Duy Hùng đã thất bại thê thảm trong cuộc tái tranh cử nhiệm kỳ 3 này của y.

Sau khi NV Richard Nguyễn nhận chức. Ông là một trong 5 nhân viên tại VP/NV thành phố. Ông đã cố vấn CHO NV Richard Nguyễn xin thêm bảng tên đường tiếng Việt trong ĐƠN VỊ “F” của thành phố Houston. Nhưng ĐƠN VỊ “F” chỉ có vài con đường mà thôi. Do đó, Ông đã liên lạc với DB Hubert Võ cùng ra tay cộng tác để xin thêm tất cả những con đường nằm trong QUẬN HẠT 149 của TB. DB Hubert Võ đồng ý. Do đó, TB và TP đã cho phép được thêm bảng tên trên hai con đường BELLAIRE VÀ BEECHNUT từ BELTWAY 8 đến HIGHWAY 6. Cho đến hôm nay, như mọi người đã thấy, tất cả các ngã tư trên 2 con đường BELLAIRE & BEECHNUT từ đường Turtlewood đến đường Synott, CÁC BẢNG THÊM TÊN ĐƯỜNG TIẾNG vIỆT ĐÃ HOÀN TẤT. Riêng có 2 ngã tư BELLAIRE, BEECHNUT & BELTWAY 8 vì có liên quan đến giấy phép của Tiểu Bang chưa xong thành ra chưa gắn lên được mà thôi.   

2./- Năm 2014. Ông đã ra mặt vận động tái tranh cử cho DB Hubert Võ để đánh gục tên cộng sản Hoàng Duy Hùng. Trong cuộc vận động này, tên csHDH đã mướn sát thủ Võ Đức Quang mang dao cắt thùng đến cắt nát tấm bandroll do Ông làm với gía $300.00. Sau đó, tên sát thủ này đã dùng con dao này tính cắt cổ Ông.

3./- Năm 2015. Ông đã lái xe và hướng dẫn một phái đoàn đến DC biểu tình chống tên thái thú Nguyễn Phú Trọng đến bái kiến TT Obama tại tòa Nhà Trắng.

4./- Đầu năm 2016. Ông Nguyễn Ngọc Phách khi hay tin tên csHDH ra tranh cử chức Cảnh Sát Tư Pháp Houston tại vùng 5 thành phố Houston. Ông đã phối hợp chặt chẽ với các cử tri người Mỹ gốc Việt bầu cho ông Ted Heap và quăng csHDH vào xọt rác. Với kết qủa  ông Ted Heap 88% và csHDH 12%. Đây là cái tát nhục nhã nhất cho csHDH.

Qua những hành động chống cộng cụ thể chứng minh của ông Nguyễn Ngọc Phách chúng tôi dẫn chứng và những hình ảnh trong Picasa dưới đây cho qúy vị thấy và hiểu thêm về con người của Ông. Qúy vị sẽ nghĩ gì khi hay tin động trời là Ông sẽ ra đi không hẹn ngày trở lại với chúng ta?

NGUYỄN NGỌC PHÁCHè
picasaweb.google.com
Photos by NGUYỄN HOÀNG BÁCH, Mar 15, 2016


Ông Nguyễn Ngọc Phách sinh ngày 17 tháng 11 năm 1941 tại làng Bắc Giang, Bắc Việt. Ông là 1 tín đồ Phật Giáo với pháp danh THƯƠNG ĐẠM. Lớn lên và tốt nghiệp khóa 62B Sĩ Quan Không Quân/QLVNCH. Hiền thê của Ông là bà Lê Bích Hạnh các đây ít năm bị xốc huyết và các BS cũnh như bệnh đều chê. Vì thế, mỗi lần đi hội họp hay tham dự công việc cộng đồng, Ông đều phải dìu hiền thê của Ông trông thật đáng thương. Nhưng oái oăm thay:
Lá vàng đeo đẳng trên cây!
Lá xanh rụng xuống rớt rơi đầy đường.
Để kết thúc bài viết này. Chúng tôi xin mượn một vài dòng nhạc của nhạc sĩ Ngô Thị Miên:
“Dù mai đây ai đưa anh đi đến cuối cuộc đời!
Dù cho anh! Anh đang tâm xé, xé nát tim tôi!
Dù có gío, có gío lạnh người!
Có tuyết bùn lầy!
Anh Phách ơi! Dù sao đi nữa, tôi vẫn yêu anh!”


Nguyễn Vân Tùng
Houston, ngày 15 tháng 3 năm 2016


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2=BF=C2=BDCH?= 

Người lính Việt Nam Cộng Hòa sau 30 tháng Tư

$
0
0
 



Người lính Việt Nam Cộng Hòa sau 30 tháng Tư

Mũ Xanh Quái Điểu
  1

Nghe tin ông Dương Văn Minh đầu hàng, như lưỡi dao sắc lẻm, chặt đứt hết mọi hy vọng mong manh còn sót lại trong chúng tôi. Lúc đó, tôi và gia đình đang tạm trú ở trong một căn lều tạm được dựng lên ở ngoài Ấp chiến lược khu Minh Đức, nay là khu Suối Tiên, Thủ Đức, ngang Trường Đại học Nông nghiệp. Cách Căn cứ Sóng Thần của TQLC chừng 5 cây số.

Nhìn ra xa lộ, xe tăng Việt cộng đang chạy vào Sài Gòn. Pháo binh VNCH kéo pháo chạy trong đoàn xe tăng! Khi nhận ra mình đi lạc trong đội hình địch. Mấy anh pháo binh tách vội khỏi đoàn, cho xe chạy kéo pháo vào khu làng Đại học hạ càng súng, tiếp tục chiến đấu bắn vào đoàn xe tăng. Dân đông quá, mấy xạ thủ chỉ chơi đạn nổ chụp thật chính xác, nhưng không hiệu quả. Không kẹt dân chúng, mấy anh chơi trực xạ khối cua T 54 phải đổ kềnh ngổn ngang trên xa lộ là cái chắc.

Vậy là cùng đường! Chúng tôi ngao ngán dọn đồ để chuẩn bị trở về nhà. Ra đường, đám bộ đội mặt xanh bủng, non choẹt, quần áo lính khác lạ, đầu đội nón cối, đã vượt qua sông Đồng Nai, đang hàng một, súng gườm gườm tiến về Sài Gòn. Thế là hết, cuộc chiến gần như chấm dứt!

Chẳng riêng gì chúng tôi, mà hầu như mọi người dân Miền Nam thảy đều thất vọng. Đoàn quân cướp xâm lược hùng hổ đến mà lại khoác lên mình danh hiệu đoàn quân giải phóng. “Giải phóng” cái tên nghe nó đểu đểu làm sao! Cứ như hồi nhỏ mình đang đứng vững vàng ở đâu đó, bị một thằng đến xô cho một cái chúi nhủi, xong nó lại giữ mình lại miệng nhoẻn cười nói: “Không có tao mày ngã nhá.”

Buồn rũ rượi, nhưng tự an ủi, thôi cũng xong, chiến tranh hết và hòa bình trở lại, dù gì cũng là người Việt Nam cả. Đúng vậy, họ đúng là người Việt Nam, cũng máu đỏ da vàng, nhưng tất cả đã lầm! Phải mãi sau này mới biết, mới hiểu, thì đã muộn! Những người Việt Nam ấy không còn máu Việt Nam, vì họ được gột rửa và nhồi nhét chất Cộng sản mà họ tự hào là mang tính đảng!

Trên đường về, trời hâm hâm nóng, dù chiều hôm trước có một trận mưa lớn. Không gian như vương vấn khói lửa và mùi thuốc súng của cuộc chiến vẫn còn, lác đác những tràng súng, những tiếng nổ của những người lính không chịu đầu hàng, họ vẫn chiến đấu. Trên Cầu Đồng Nai những bánh TNT cột vào nhau ngang cầu xô dạt, Những chiếc M 113 gài ngang chắn đường không cho VC tiến qua cầu đã bị kéo ra một lối nhỏ đủ chỗ cho xe đi lại. Xác những chiến sĩ Thiết giáp anh dũng hy sinh còn nằm bên cạnh, trông thật tội nghiệp! Đường xa lộ thưa thớt đến điêu tàn! Phải hơn 1 giờ sau, chúng tôi mới đưa được gia đình trở lại căn nhà cũ. Đến nhà, một cảnh tượng buồn hơn hiện ra, lửa của những trái B 40 được quân giải phóng bắn bậy, đã giải phóng sạch cả khu xóm tôi ở, đen thui bình địa! Heo gà chúng tôi không mang hay bán kịp cũng đã hy sinh vì sự nghiệp “giải phóng.”

Đang là lính, buông súng rã ngũ, chúng tôi bị coi còn tệ hơn dân thường, mặc dù dân thường bây giờ cũng chẳng thể được coi là công dân của một đất nước vừa mới có hòa bình. Quân chiến thắng huênh hoang đi giải phóng, nhưng họ lo lắng thấy rõ. Đi đâu cũng súng ống gườm gườm, giương đôi mắt cú vọ soi mói, nghi ngờ! Họ mua bán bất cứ thứ gì thì ghi chép tên từng người bán, bán thứ gì, từ bó rau, đồng muối, con cá, miếng thịt, nhất nhất đều phải ghi rõ, chỉ sợ những người mang ơn giải phóng lại đầu độc, giết hại mình, hại đoàn quân giải phóng!

1

Sau khi ổn định tình hình, những cán bộ xã ấp hình thành với sự trợ lực của đám bộ đội và đặt trong tình trạng quân quản, họ bắt đầu tìm cách quản lý chúng tôi. Sau khi kêu gọi mọi người đăng ký, trình diện, các sĩ quan thì đi tập trung, còn lại binh sĩ và HSQ cải tạo tại chỗ. Hàng ngày, mọi người cứ sáng đến sân nhà thờ ngồi nghe quản giáo thuyết giảng, nghe mà tức như bò đá vì họ nói ngược, nói bắt phải nghe, rồi cùng bắt chúng tôi tìm kiếm để kể tội ác của Mỹ Ngụy có nghĩa là tội ác của chính mình! Chiều chiều, thì lại phải rủ nhau đi họp do Cán bộ xã ấp chủ trì, về nhà thì trời đã khuya.

Những việc họ làm lúc đó, mình cứ nghĩ là đi họp để được cho biết về chủ trương đường lối chính sách của chính quyền mới, nhưng thực ra là phải đến để họ kiểm soát những hoạt động của mình, ai ở nhà với lý do gì hoặc có ý đồ chống đối lại chính quyền cách mạng. Những cuộc họp, sinh hoạt buổi tối cứ tổ chức liên tục từ ngày này tiếp ngày khác mà chẳng có cuộc họp nào mới hơn cuộc họp trước. Cũng chỉ ê a như vẹt, cái “đểu” là nó sợ chúng tôi không hiểu.

Khi mọi việc mà họ tạm gọi là nắm hết lý lịch mọi người xong, chúng tôi phải đi lao động cho cuộc sống gia đình. Trước khi là lính, chúng tôi là những thanh niên lao động, làm đủ thứ nghề để kiếm tiền mưu sinh. Khi vào lính, chúng tôi có một số được học nghề chuyên môn, còn lại hầu hết là những người lính chiến, nay quay về với ruộng vườn, những việc thật quen thuộc khi xưa, nhưng nay phải lao động theo lối khác, vì ruộng vườn không còn được máy móc hỗ trợ.

Trâu không có, bò cũng hiếm, vì trước kia đã quen với máy móc trợ giúp. Giờ với chính quyền mới, máy móc cũng đã được cải tạo để giác ngộ Cách mạng và đã bị tập trung, mà các chủ máy cũng không ai muốn đầu tư thêm vào ngành nghề của họ để phát triển thêm. Chưa nói, ai cũng muốn rút bớt vốn đầu tư để giảm những rủi ro vì bị nhà nước chú ý quản lý! Do đó, máy móc hư hỏng dần vì không được tu bổ và kể cả bị phá cho hư. Nên cũng công việc làm ruộng trồng lúa như xưa, thì nay chúng tôi phải bỏ công sức ra mà hăng say lao động. Hình ảnh những con người kéo cày bừa thay trâu bò của thời xa xưa mà chúng tôi chỉ được biết qua sách vở, giờ lại thấy xuất hiện nhìn thấy rõ ràng trên những cánh đồng quê hương “giải phóng.” Lao động sản xuất với cái bụng đói, vì lúa không phân bón và các loại thuốc trừ sâu giả!

Những chuyện vui và tiếng lóng: chà đồ nhôm (chôm đồ nhà), bảng đỏ sao vàng (bỏ đảng sang giàu), bán đồ ăn (mang đồ nhà đi bán để ăn), những câu chuyện tiếu lâm mới về người dân Miền Nam như lời cầu nguyện của một người, cầu Chúa thì Chúa chỉ ngón tay lên, nhìn lên thấy nhà mình lợp tôn, ý Chúa mách bảo giỡ tôn bán mà ăn, loanh quanh đến lúc chẳng còn gì và cuối cùng ra Bến Bạch Đằng cầu Đức Trần Hưng Đạo, sau khi khấn xong, ngước mắt lên, thấy tay ngài chỉ xuống sông, mới ngộ ra là ngài bảo ra sông mà vượt biên. Những chuyện vui tiếu lâm như vậy được dân Miền Nam kể cho nhau nghe lén rồi cười với câu tục ngữ mới: “Con nuôi má, hay con nuôi cá. Còn con bị bắt thì má nuôi con!” Để chỉ những người vượt biên, vượt biển.

Là những người lính, lúc đó chúng tôi mong được các vị lãnh đạo trong quân đội mà mình đã một thời được vinh dự đứng trong hàng ngũ xưa tổ chức đứng ra tập họp chúng tôi về dưới cờ để tiếp tục chiến đấu. Nhưng tất cả chỉ là ảo mộng. Lợi dụng lòng mong ước đó, VC lợi dụng tổ chức ra những tổ chức ma để tóm gọn những người lính với hào khí còn đầy, nhiều mẻ lưới chúng giăng sẵn để bắt anh em. Chúng còn lợi dụng tình huynh đệ chi binh của người lính quốc gia đưa những tên cò mồi ra làm bẫy.

Ai ở Hố Nai mà không biết tên Khởi. Trước làm trong Ban 2 Chi khu Đức Tu. Tay này đã nhẫn tâm bán đứng anh em chỉ để được chúng ban cho cái chức Quản lý chợ (coi chợ)! Khởi đã giăng bẫy đưa rất nhiều anh em trong Ban 2 cũ của Chi khu Đức Tu vào tù CS! Tưởng với thành tích đó, mà chúng cho Khởi làm việc dưới quyền chúng mãi. Nhưng không, chỉ điếu đóm được vài năm, Khởi không còn làm cò mồi được nữa, chúng cho lô đất ở bên xa lộ về ngồi bán cơm, không biết Khởi còn được giao công tác gì nữa không! Khởi chỉ là 1 trong nhiều trường hợp điển hình ở Miền Nam sau 30 Tháng 4 Năm 1975.

Khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn hùng mạnh. Chắc ai có ý tưởng huấn luyện cho người lính VNCH cách chiến đấu khi thua trận là một ý tưởng điên rồ. Chúng ta là một quốc gia với chính nghĩa sáng ngời. Chuyện thua một vài trận nhỏ thì có, chứ nghĩ đến ngày tang thương như Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975 chắc chưa bao giờ có ai nghĩ tới! Vì thế, khi điều đấy xẩy đến, toàn thể mọi người đều bất ngờ đến sững sờ! Sau đó, phải sống trong lòng địch, chúng ta đã chẳng thể làm gì hơn. Để chúng gọi một tiếng đau hơn là “Ngụy”! Một sự phân biệt đối xử với quyền lợi thì không, mà trách nhiệm thì nặng. Có công tác gì như đào mương, đắp đập v.v... thì chúng ưu tiên gọi đi làm. Khi cần phải đóng góp gì như đóng góp lương thực, góp quỹ này nọ, thì chúng luôn luôn nhớ tới! Ngược lại, khi phân phối nhu yếu phẩm thì chúng lờ đi. Lòng đau như cắt, khi bị đối xử bất công, vì ăn còn thiếu mà chúng còn bắt nộp! Nếu những hy sinh của người lính cũ như chúng tôi mà làm cho xã hội tốt đẹp hơn thì cũng đáng, nhưng điều trớ trêu là chúng chỉ làm cho đất nước ngày càng lụn bại! Nhớ tới cấp chỉ huy oai dũng năm xưa thì tất cả đã bị chúng lùa vào tù.

Anh em cùng binh chủng cũ gặp nhau chỉ còn biết ngồi thở than, nuối tiếc lại thời oanh liệt cũ. Nhiều khi gặp bọn cắc ké kỳ nhông, bọn theo voi ăn bã mía mà dân chúng gọi là bọn 30 Tháng 4. Chúng làm nhiều chuyện bất nhân, thất đức cũng nổi máu muốn cho chúng một trận, để dạy cho chúng một bài học làm người. Không thiếu gì anh em đã săn tay áo chỉ vào mặt ba thằng nhãi ranh, bất chấp hiểm nguy cho bản thân và gia đình mà nói. Đ.m mày coi tay bố mà đây này TQLC Sát Cộng. Cỡ oắt con như mày, bố chỉ vặn cổ một cái là chết tươi nhe con.

Mãi sau này, khi kinh tế ổn định, chúng tôi lại gặp nhau để ôn chuyện cũ. Nay qua nước người, nhờ tự do, được đọc các hồi ký của những đàn anh trong binh chủng. Thấy chúng hèn hạ trả thù các anh bằng nhiều cách. Riêng chúng tôi ở ngoài cũng chẳng sung sướng gì hơn. Kiếm miếng ăn cũng vô cùng khó khăn, với sự dàn dựng trả thù tinh vi với mọi người dân Miền Nam, bằng mọi thủ đoạn như ngăn sông cấm chợ, tự túc lương thực, chính sách công an trị, sưu cao thuế nặng v.v... Chỉ hơn các đàn anh là còn có thể tìm đường vượt nhà tù lớn ra biển, vượt biên giới đi tìm tự do đích thực.

Sắp qua 41 năm kể từ biến cố đau thương đó. Người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung và những Chiến binh Thủy Quân Lục chiến Việt Nam nói riêng, đã phải sống qua một thời kỳ đen tối nhất của lịch sử! Chúng ta cùng đồng hành theo Dân tộc Việt Nam nên vẫn còn phải chịu sống trong nền cai trị hà khắc của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam, và liệu chúng còn cai trị Dân tộc ta cho đến bao giờ?


Mũ Xanh Quái Điểu


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tội Nghiệp Nhà Yêu Nước PHAN QUANG ĐÔNG

$
0
0
 
  Môt chut suy tu ...


From:"vneagle_1>
Date:Wed, Jan 6, 2016 at 4:58 PM
Subject:[Btgvqhvn-3] Fw:
Tội Nghiệp Nhà Yêu Nước PHAN QUANG ĐÔNG
 


From: 
Date: 2015-11-11 20:23 GMT-06:00


Cách đây gần 20 năm có một nhân chứng vụ xử án Phan Quang Đông kể lại đăng trên báo Nam Cali . Người viết kể lúc đó cho biết ông Phan Quang Đông là một người yêu nước và hoàn toàn vô tội.


Việc xử tử ông ở sân vận động Tự Do ở Huế năm 64 là điều khó tránh khỏi vì áp lực quá nặng nề của TT Thích Trí Quang lên tòa án xét xử .
   Ngay hôm xử án -- đã có khoảng  hai  mươi  người cầm các  tấm bảng có chữ viết  " TỬ HÌNH  --  TỬ HÌNH "  đứng trước tòa án hô hào xách động.--  áp lực quan toà phải theo họ .   Nếu tòa tha bổng thì chắc chắn phải bị TT TTQ ra lệnh trả thù .


  Người dân Huế đều biết rõ Phan Quang Đông vô tôi , chỉ có tội duy nhất là theo đạo Công Giáo.
  Theo TT Liên Thành, cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 68 làm dân chúng Huế sáng mắt .  Gần  Sáu ngàn dân Huế bị chôn sống đã tìm được xác -  1,200 xác con mất tích  .

Báo chí Mỹ  và  Dai Tuong  Westmoreland cũng viết nhiều về tông tích thật sự của TTQ .

  Danh xưng  "  Sư Hổ Mang "được dân Huế dùng để gọi  Thích Trí Quang kể từ sau Mậu Thân 68.

   Một trang sử đau buồn dân tộc


On Sunday, November 1, 2015 4:19 AM, "Ts Hồng Lĩnh  [Btgvqhvn-3]"<> wrote: 
  Chú Phan Quamg Đông ơi,


 Ngày 03/09/1963, trước lúc rời Huế để vào Sài Gòn lấy giấy Visa vào Thụy-Sĩ du học, cháu tới chào tạm biệt chú. Sao thấy chú buồn rầu nói không ra lời. Cháu hỏi  chú: " Tại sao không chụp cổ ngay Thích Trí Quang?" Chú trả lời " Chuyện của Cậu Cẩn lo và nay qúa trể ". 

Thế rồi chú cháu uể oải bắt tay nhau từ gỉa. Ra khỏi nhà chú gần cầu xe lửa Huế, sSao thấy ngậm  ngùi và không vui như những chuyến, vào dịp hè bằng xe Jeep,   theo chú  ra Quảng Trị đón ai đó từ rừng về bằng ngả Lào. Rồi chú đem đi dùng cơm.

Nay chú đã về  quê và  bạn của chú là dượng là cựu TT Phạm Tường, cựu giám  đốc CA Cao Nguyên Trung Phần ( 1961-1963), lúc còn sinh thời,  luôn bảo cháu hãy cậu nguyện cho chú. Khi chú bị nạn, Cha Cao Văn Luận có gặp  Cabot Lodge và tên nầy có hứa cứu chú. Nhưng sau đó nó nuốt lời.
  
Chú an nghỉ nha. Cuộc chiến đấu vên tiếp tục. Gửi chú tảm ảnh  tương  đài  Ngô Tỗng Thống và cháu cương quyết làm cho được, nói  lên ý chí đòi công lý cho chú.
Lá cờ rủ nầy  đang nhắc nhở chú. 

Hĩng Lĩnh         

Vâng, các tướng Tướng Trần Văn Đôn, Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đỗ Mậu, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Dương Văn Minh, Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Nguyễn Chánh Thi, Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu đã là đao phủ thủ giết chết một anh hùng sĩ quan tình báo Việt Nam Cộng Hòa. Một anh hùng khác là ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn, bên cạnh những đao phủ thủ mặc áo cà sa là các ác tăng VC tăng Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Hộ Giác, Thích Chánh Lạc, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ, Thích Tâm Châu, và những tên họ Thích khác đã góp máu vào cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu ngày 1/11/1963.

2015-11-01 9:48 GMT+01:00 <vneagle_11

Thành Kính Phân Ưu

phanuu5-D.jpg picture by cungttran2003

TƯỞNG NIỆM GIÁM ĐỐC SỞ TÌNH BÁO XÂM NHẬP MIỀN BẮC 
PHAN QUANG ĐÔNG
BỊ NHÓM LOẠN TƯỚNG XỬ TỬ HÌNH
___________________


Liên Thành


(Tham khảo tài liệu đã được giải mật của cơ quan tình báo đồng minh VNCH.
Trích từ cuốn THÍCH TRÍ QUANG THẦN TƯỢNG HAY TỘI ĐỒ DÂN TỘC?)


GIÁM ĐỐC SỞ TÌNH BÁO PHAN QUANG ĐÔNG 
(1929 - 9/5/1964)
Chụp cùng PHU NHÂN NGUYỄN THÚY TOAN (ảnh phải)

Ông Phan Quang Đông tên thật là Phan Quang Tùng, sinh năm 1929, tại làng Lệ Định, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời niên thiếu ông được gia đình gởi vào học trường Pelerin của Dòng Lasan tại Huế.

Ông Phan Quang Đông cao khoảng 1.65 m, nước da ngâm ngâm, cười rất có duyên, và là con người hết sức đạo đức. Ít nói và không bao giờ to tiếng với bất cứ ai.

1951-1953 ông là giáo sư Việt Văn tại trường Trung học Thiên Khải Đường, thuộc Nghi Lộc, Đông Thái, Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An.

Vào khoảng tháng 10/1953 ông Phan Quang Đông cùng với một số bà con, bạn bè như Phan Quang Điều, Phan Văn Chính, Phan Bình Phúc, Phan Văn Luận, và Phạm Nho tức Phan Hồng Xuân tổ chức vượt biên giới qua Lào vào Nam Việt Nam. Lần đầu bị thất bại, và lần thứ hai họ may mắn gặp một đơn vị tiền phương của quân đội Pháp trong vùng rừng núi Lào phát hiện. Quân Pháp đã bắt ông Phan Quang Đông cùng 5 người bà con, bạn bè của ông ta đưa về đồn Nape, rồi đưa về Savanakhet, và sau đó đưa về Vientien thủ đô của Lào để phòng 2 quân đội Pháp điều tra. Sau mấy ngày điều tra, tất cả được trả tự do, riêng ông Phan Quang Đông lại được phòng 2 của quân đội Pháp tuyển dụng.

Khoảng tháng 4 năm 1954 tất cả được Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đón về nước.

Cuối tháng 6/1954 Ông Phan Quang Đông tức Phan Quang Tùng động viên vào Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đang trong khóa học, thì người bạn học cùng trường Pelerin thuở xưa là Bác Sĩ Trần Kim Tuyến hiện là Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống đã đưa ông Phan Quang Đông từ quân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đi huấn luyện khóa tình báo ở ngoại quốc và vào năm 1956 sau khi trở về được đồng hóa cấp bậc Trung Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từ đó họ tên Phan Quang Tùng vĩnh viễn không còn nữa mà là Phan Quang Đông.

Năm 1957, Trung Úy Phan Quang Đông được Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống bổ nhiệm làm Giám Đốc một cơ quan tình báo “Tối Mật” tại Huế với tên danh xưng là: Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý.

Vị sĩ quan trẻ Phan Quang Đông vừa trí thức vừa có tinh thần quốc gia và lòng yêu thương quê hương cao độ. Đặc biệt là ông không khoan nhượng với cộng sản Bắc Việt.

Trụ sở của cơ quan tình báo “Tối Mật” đặt tại số 9 Đường Lê Lợi thuộc Quận III Thị xã Huế, cạnh bờ sông Hương và sát cạnh Tòa Đại Biểu Chính Phủ. Trụ sở nằm đối diện với tư dinh vị Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Nhiệm vụ của cơ quan tình báo tối mật nầy là:

1)- Thiết lập một đài kiểm thính đặt tại Huế để kiểm soát mọi điện đàm và mọi công điện mật của các giới chức cao cấp dân sự cũng như quân sự của chính phủ Bắc Việt.

2)- Kiểm thính, bắt chận tất cả các điện tín mật, tối mật của các cơ quan tình báo dân sự và quân sự từ chính phủ Bắc Việt gởi vào cho Cục R Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và các điệp viên cộng sản đang hoạt động tại miền Nam Việt Nam.

3)- Phát hiện mọi điều động và di chuyển của các đơn vị quân sự địch từ bắc vào nam, gồm quân số và vũ khí từ miền Bắc vào đến miền Nam dọc dãy Trường Sơn và đường biển.

Đài kiểm thính nầy đặt tại Phú Bài. Đài có 20 chuyên viên Đài Loan và Việt Nam. Đài được điều hành bởi một Trung Tá thuộc quân đội Đài Loan, nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Trung Úy Phan Quang Đông, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý.

Trong việc thiết lập đài kiểm thính miền Bắc, chính phủ của Tổng Thống Diệm đã gặp trở ngại lớn với chính phủ Hoa Kỳ. Đó là khi chính phủ Việt Nam yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thiết lập cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa một đài kiểm thính tối tân để theo dõi mọi hoạt động của chính phủ cộng sản miền Bắc, chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối lời yêu cầu nầy. Ngược lại họ yêu cầu cho họ tự thiết lập một đài kiểm thính đặt tại Huế, do họ và chuyên viên của họ tự điều hành.

Việt Nam Cộng Hòa bị Hoa Kỳ từ chối viện trợ thiết bị và chuyên viên huấn luyện, nên buộc lòng phải vận động quốc gia thân hữu Đài Loan (Republic Of China) mua dụng cụ và thuê chuyên viên Đài Loan huấn luyện cho chuyên viên Việt Nam thiết lập và điều hành đài kiểm thính miền Bắc.

4)- Gởi các điệp viên ra miền Bắc, với nhiệm vụ thu lượm tin tức tình báo chiến lược quân sự cũng như dân sự. Họ có điện đài lưu động, bí mật đặt tại các nhà an toàn tại Hà Hội và các nơi khác. Vào giờ khuya các điệp viên chuyển tin về Bộ Chỉ Huy Sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế.

5)- Tổ chức các phong trào quần chúng nổi dậy tại các đô thị miền Bắc nhằm lật đổ chế độ cộng sản miền Bắc. Vụ đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An, nổi dậy vào năm 1957 là một ví dụ điển hình cho công tác của đoàn Nghiên Cứu Địa Lý của ông Phan Quang Đông.

6)- Ngăn chận và vô hiệu hóa các gián điệp của Bắc Việt đưa vào hoạt động tại miền Nam qua ngã sông Bến Hải, hoặc qua ngã đường bộ rừng núi Trường Sơn, hoặc đường biển xuất phát từ bờ biển thuộc vùng biển Do Linh, hoặc từ bờ biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

7)- Trong tất cả mọi công việc, cơ quan Nghiên Cứu Địa Lý của ông Phan Quang Đông đều phúc trình về sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống để trình lên Tổng Thống Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Phúc trình bao gồm mọi tin tức mà Sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế thâu nhận được về chính sách, chủ trương đường lối của chính phủ Hà Nội đối với Việt Nam Cộng Hòa.

Tóm lại sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế do Ông Phan Quang Đông chỉ huy là một cơ quan Tình Báo Chiến Lược của Việt Nam Cộng Hòa đối đầu với cơ quan Tình Báo Chiến Lược của cộng sản miền Bắc. Ông Phan Quang Đông và cơ quan tình báo của ông không hề và cũng chẳng có trách nhiệm gì với phong trào tranh đấu Phật Giáo tại Huế, cũng như biến cố tai nạn tại đài phát thanh Huế vào đêm 8 tháng 5 năm 1963 (Lễ Phật Đản 1963).

Theo ông Nguyễn T. H., nguyên bí thư của ông Phan Quang Đông, thì trong ngày 2/11/1963 sau khi hay tin Tổng Thống Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị đám loạn tướng tham tiền hạ sát, ông Phan Quang Đông đã chỉ thị cho ông Nguyễn T. H.: 

1)- Đánh điện khẩn cấp cho số điệp viên đang hoạt động ngoài miền Bắc biết rõ tình hình hiện tại tại miền Nam, đồng thời cho lệnh khẩn cấp họ rời khỏi địa bàn hoạt động rút toàn bộ về Nam qua ngã Lào.

2)- Thủ tiêu, hoặc bí mật cất dấu các tài liệu mật, tối mật, liên quan đến các điệp viên, công tác, chiến dịch, ngoài miền Bắc để khỏi lọt vào tay địch gây nguy hại sinh mạng cho anh em.

Ngày 3/11/1963, Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I, ra lệnh bắt giữ ông Phan Quang Đông và lục soát cơ quan tình báo của ông ta tại một căn nhà nằm trên bờ sông Hương, đối diện với tư thất ông Tỉnh Trưởng. Ông Phan Quang Đông đã nói với viên sĩ quan trưởng toán đến bắt ông ta rằng: - Thiếu úy vui lòng cho tôi gặp Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí, cơ quan chúng tôi có một số công việc tối quan trọng phải bàn giao với Thiếu Tướng Trí trước khi tôi rời nhiệm sở nộp mình cho các ông.

Viên sĩ quan trưởng toán bằng lòng, và sau đó cuộc gặp gỡ được diễn ra chỉ có 3 người: Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí, Ông Phan Quang Đông, và ông Nguyễn T. H. tức bí thư của ông Phan Quang Đông. Cuộc gặp rất ngắn ngủi và nội dung như sau: 

Ông Phan Quang Đông: -Tôi là Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý kiêm Giám đốc Đài Kiểm Thính miền Bắc. Cơ quan chúng tôi trực thuộc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống. Công việc của chúng tôi là những điệp vụ ngoài miền Bắc, hoàn toàn không liên hệ dính dấp gì đến nội tình chính trị tại miền Nam. Hiện tại chúng tôi có một số nhân viên đang hoạt động ngoài đó. Tôi đã đánh điện thông báo cho họ biết tình hình hiện tại tại miền Nam và đã ra lệnh cho họ rời bỏ địa bàn hoạt động rút về Miền Nam theo ngã Lào. Trước khi nộp mình cho Thiếu Tướng, tôi có những yêu cầu không cho cá nhân tôi mà cho công việc chung xin Thiếu Tướng lưu tâm và giúp cho: 
1)- Đây là hồ sơ, tài liệu, mật mã, máy móc truyền tin liên lạc, xin giao lại cho Thiếu Tướng.
2)- Một số lớn anh em, những điệp viên của chúng ta. Trước đây tôi tung họ ra hoạt động ngoài Bắc, nay vì tình hình đặc biệt tôi đã báo cho họ biết và đã ra lệnh cho họ rút về theo ngã Lào, tôi xin Thiếu Tướng lo lắng giúp đỡ họ.
3)- Tại Chín Hầm, cơ quan tình báo của chúng ta hiện đang giam giữ một số cán bộ cao cấp Việt Cộng. Trong những ngày đến, cho dù tình huống chính trị có biến đổi như thế nào đi nữa, thì cũng xin Thiếu Tướng lưu ý cho, một trong những tên việt cộng cao cấp nầy không thể thả được, bằng không, an ninh của miền Nam sẽ nguy hại vì tên nầy. 

Tôi nhớ không lầm, theo Nguyễn T. H., tên việt cộng cao cấp đó là Mười Hương. Đây là nhân vật mà cơ quan an ninh Việt Nam Cộng Hòa dùng làm vật trao đổi với cộng sản Bắc Việt trong trường hợp có viên chức cao cấp và quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng bắt. Đặc biệt là ông Ngô Đình Cẩn vì ông ta có thú giải trí là đi câu cá và không bao giờ nghe lời khuyên của cơ quan an ninh nơi nào đi được và nơi nào không nên đi.

Và sau cuộc bàn giao ngắn ngủi đó, ông Phan Quang Đông tự nộp mình cho Tướng Đỗ Cao Trí. Ông bị đám phản loạn tống giam và chờ ngay ra “Tòa Án Cách Mạng” của bọn chúng do Tướng Nguyễn Khánh thành lập. Viên bí thư Nguyễn T. H., cùng toàn bộ nhân viên của Sở Nghiên Cứu Địa Lý và một số hồ sơ “Mật”, “Tối Mật” cũng đã biến mất, nhưng chắc chắn một trăm phần trăm không lọt vào tay địch.

Tướng Đỗ Cao Trí, vì sợ Thích Trí Quang và đám Tăng lữ Phật Giáo Việt Cộng Ấn Quang tại Huế, đã không làm tròn bổn phận của một cấp chỉ huy có trách nhiệm đối với thuộc cấp và trọng trách đối với nền an ninh quốc gia. Ông đã không giữ đúng lời cam kết với ông Phan Quang Đông:

- Số Điệp viên hoạt động ở ngoài Bắc
Họ đã không còn nhận được một chỉ thị nào của Trung Ương ngoài chỉ thị cuối cùng của ông Phan Quang Đông. Một số đã vượt thoát qua đường Lào tìm về miền Nam, số không vượt thoát được, kẻ thì bị địch bắt, người không bị bắt thì quên dĩ vãng sống trong vùng địch chờ ngày… thật quá đau đớn!

- “Quý Thầy” bị "Mật vụ Nhu Diệm" giam tại Chín Hầm
Đầu tiên xin được nói về địa danh Chín Hầm. Chín Hầm là một địa danh nằm về phía tây nam thành phố Huế. Mặt trước của Chín Hầm tiếp giáp với mặt sau của dòng tu Thiên An. Phía bên mặt của địa danh Chín Hầm tiếp giáp với mặt sau lăng vua Khải Định và làng Châu Chữ thuộc quận lỵ Nam Hòa, nhưng địa danh Chín Hầm thuộc quận lỵ Hương Thủy. Năm 1944-1945 quân đội Nhật đã xây 9 hầm chứa đạn tại đây. Sau đó khi quân đội Nhật đầu hàng, lực lượng quân đội Pháp lại dùng 9 hầm nầy vừa làm kho chứa đạn vừa làm những hầm đóng quân bảo vệ an ninh phía tây nam thành phố Huế chống lại du kích Việt Minh. Đến thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, 2 trong 9 ngôi hầm đó được sửa sang lại thành trại giam và là nơi các cơ quan an ninh tình báo, khi bắt được những tên cán bộ cao cấp cộng sản, thường giam giữ tại đây để bảo mật nhằm tránh khỏi sự dòm ngó tìm tòi của địch.

Ác tăng việt cộng Thích Trí Quang đã theo chỉ thị của cơ quan tình báo Việt cộng giải thoát đám cán bộ cộng sản cao cấp bị giam tại Chín Hầm bằng một kế hoạch hết sức ngoạn mục. Như đã biết, Huế, chỉ sau một ngày cuộc phản loạn thành công, ác tăng việt cộng Thích Trí Quang cho lệnh đám cơ sở việt cộng nằm vùng trong mọi tầng lớp dân chúng và Phật tử ở Huế, từ học sinh sinh viên, công chức, quân nhân, cảnh sát, và tiểu thương chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự cùng nhau đổ xô ra đường biểu tình hoan hô “Cách Mạng” thành công, và truy lùng “Mật Vụ Nhu Diệm Ác Ôn”. Cuộc giải cứu đám việt cộng cao cấp tại Chín Hầm được chia làm hai giai đoạn:
1)- Ác tăng việt cộng Thích Trí Quang cho lệnh cơ sở VC tại Huế lén đưa áo cà sa và dao cạo vào nhà giam Chín Hầm cho đám cán bộ cao cấp việt cộng hiện bị giam giữ tại đó. Đám VC cao cấp nầy cạo đầu láng bóng và mặc áo cà sa vào. Trong phút chốc chúng trở thành các quý thượng tọa ngồi đợi ác tăng VC Thích Trí Quang cho lực lượng đến giải thoát.
2)- Lời kêu gọi của Ác tăng VC Thích Trí Quang được tung ra tại Huế: "Quý Thầy bị Mật Vụ Nhu Diệm giam tại Chín Hầm. Yêu cầu đồng bào, Phật tử, giải cứu quý Thầy”.

Thế là một cuộc hành quân hỗn tạp của học sinh, sinh viên Phật tử, tiểu thương chợ Đông Ba, Phật tử các khuôn hội, và đám VC thầy chùa Ấn Quang ùn ùn kéo lên Chín Hầm. Bọn chúng đã phá cửa nhà giam rước“Quý Thượng Tọa” ra ngoài. “Quý Thượng Tọa Việt Cộng”thằng nào cũng đầu trọc láng cóng khoát áo cà sa mới toanh. Còn đám biểu tình, lực lượng giải cứu “quý Thượng Tọa Việt Cộng”bị "Mật Vụ Nhu Diệm" giam giữ thì nhào vào ôm quý Thầy mừng mừng tủi tủi. Trong đó có nhiều nữ Phật tử và tiểu thương chợ Đông Ba ôm chặt “Quý Thầy Việt Cộng”khóc lóc, sụt sùi, ôi! Thật thê thảm làm sao, nhưng mà mấy bà, mấy cô ôm chặt “Quý Thầy Việt Cộng”chặt quá, không hiểu "Quý Thầy" có động lòng tà dâm không hỉ?


Sau màn trình diễn đầy cảm động đó “Quý Thượng Tọa Việt Cộng”lên xe của giáo hội về chùa Từ Đàm. Rồi chỉ một vài ngày sau, tất cả đều biến mất khỏi chùa Từ Đàm, bọn chúng đi đâu?

Bọn khốn nạn VC đã trở lại mật khu, theo chỉ thị của Hồ tặc, tiếp tục "sự nghiệp chống Mỹ Ngụy cứu nước". Ác tăng VC Thích Trí Quang và đám thầy tu VC Ấn Quangđã lập công lớn với "bác và đảng" của chúng trong cuộc hành quân hỗn độn. Chúng đã giải cứu thành công các đồng chí việt cộng cao cấpđã bị "Mật Vụ Nhu Diệm" bắt giam vì "kỳ thị đàn áp Phật Giáo"!

Trở lại trường hợp Trung Úy Phan Quang Đông. Sau khi bàn giao cho Trung Tướng Đỗ Cao Trí cơ quan tình báo “Sở Nghiên Cứu Địa Lý”, Trung Úy Phan Quang Đông nộp mình và bị Tướng Đỗ Cao Trí tống giam chờ ngay ra tòa.

Tòa án "Cách Mạng" của đám loạn tướng đã được mở tại Huế để xử “tội nhân” Trung Úy Phan Quang Đông. Bọn chúng gạn ép vu khống nhiều tội để giết chết ông Đông và truy bắt tất cả các nhân viên và các điệp viên của cơ quan tình báo nầy theo lệnh tên ác tăng việt cộng Thích Trí Quang và đám thầy tu việt cộng nằm trong Phật giáo Ấn Quang.

Theo lời kể của bà Nguyễn Thúy Toan phu nhân của ông Phan Quang Đông, trong thời gian “tòa Cách Mạng” đang xử ông Phan Quang Đông thì bà đang mang thai bé gái Phan Diễm Ly, rằng bà đã đi gặp Tướng Nguyễn Chánh Thi và xin ông Thi giúp đỡ, Tướng Nguyễn Chánh Thi cho bà biết: 
“Vụ án nầy, chuyện sống chết của chồng bà, ông Phan Quang Đông hoàn toàn nằm trong tay của Thượng Tọa Trí Quang, chứ tôi vô thẩm quyền. Bà nên xin gặp Thượng Tọa Trí Quang. Nếu Thượng Tọa Trí Quang bằng lòng tha cho chồng bà thì tôi sẽ ra lệnh thả chồng bà ngay”.

Bà Nguyễn Thúy Toan sau nhiều khó khăn mới được gặp Ác Tăng Việt Cộng Thích Trí Quang, Ác Tăng Trí Quang đã từ chối và trả lời với Phu Nhân của ông Phan Quang Đông như sau: “A Di Đà Phật, tôi là người tu hành không biết gì về chính trị cả, việc nầy là việc của chính phủ”.

Và tại lao xá Thừa Thiên nơi bọn chúng giam Trung Úy Phan Quang Đông, vào 15 giờ 30 phút ngày 28 tháng 3 năm 1964, ngày thứ Bảy, ông Phan Quang Đông đã gởi bức thư tuyệt mạng đầu tiên cho bà Phan Quang Đông (Bức thư dài 21 trang, trích thư đính kèm) xin trích vài hàng đầu:

“Em Thúy Toan người vợ hiền yêu quý nhất đời anh. Em ơi, tòa án Cách mạng vừa xử anh tử hình. Anh cố nuốt lệ viết cho em, trăn trối cùng em vì ngày giờ của anh trên đời đã đếm trên đầu ngón tay rồi.…….. Em ơi! Anh sẽ chết… và mỗi người đều phải chết. Anh đang chờ cái chết đây. Anh không sợ cái chết khi cái chết có một ý nghĩa. Cái chết của các thánh tử đạo trước lưỡi gươm của đao phủ, cái chết của người chiến sĩ trước giặc cộng, cái chết cho lý tưởng minh theo đuổi…” 

Hết trích.
Và ngày 9 tháng 5 năm 1964 hồi 12 giờ 45 trưa, những lời cuối cùng mấy phút trước khi ra pháp trường của Trung Úy Phan Quang Đông đã viết cho người vợ yêu quý như sau (đính kèm bức thư):


“Thúy Toan yêu quý,
Anh dâng tất cả cho em và 2 con. Ký tên: Phan Quang Đông. Hôn em và 2 con muôn vàn lần.
\Ký tên: Phan Quang Đông. Tùng.

12g45 ngày 9/5/64 tức là 28/3 âm lịch năm Giáp Thìn 
Anh cầu nguyện nhiều cho em và 2 con và cảm tạ mẹ Lộ Đức và La Vang đã chọn em làm vợ cho anh.

Ký tên: Phan Quang Đông."

Năm mươi năm đã trôi qua, nỗi oan khiên ngút tận trời xanh của người chiến sĩ điệp báo, Trung Úy Phan Quang Đông, vẫn còn đó. Lịch sử đã bị bóp méo. Công lý và công bằng đã bị che lấp bởi đảng cộng sản Việt Nam và:

1)- Đám tăng lữ VC thuộc nhóm Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Thiện Siêu, Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Minh, Thích Hộ Giác, Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sĩ v.v… 
2)- Đám trí thức việt gian, cộng sản trong viện Đại Học Huế: Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Cao Huy Thuần, Tôn Thất Hanh, Lê Văn Hảo, Lê Tuyên, Hoàng Văn Giàu và quá nhiều… 
3)- Đám tướng tá phản loạn: Theo thứ tự hàng 1 được điểm danh như sau: Tướng Trần Văn Đôn, Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đỗ Mậu, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Dương Văn Minh, Tướng Đỗ Cao Trí, và Tướng Nguyễn Chánh Thi.

Hơn ai hết đám tướng lãnh nầy biết rõ Trung Úy Phan Quang Đông, Trưởng cơ quan tình báo “Sở Nghiên Cứu Địa Lý” là một cơ quan Tình Báo Chiến Lược của Việt Nam Cộng Hòa.
Trách nhiệm và bổn phận của Trung Úy Phan Quang Đông là gởi các điệp viên ra hoạt động tại miền Bắc, để thu thập các tin tức tình báo chiến lược dân sự cũng như quân sự và tổ chức các cuộc nổi dậy của quần chúng tại các đô thị lớn ở miền bắc.

Qua đài kiểm thính đặt tại Phú Bài, Huế, Trung Úy Phan Quang Đông còn có những nhiệm vụ tình báo kỹ thuật khác. Chẳng hạn như phát hiện mọi di chuyển của các đơn vị chính quy Bắc Việt xâm nhập miền Nam, các cuộc điện đàm hoặc liên lạc vô tuyến của các đơn vị quân sự địch và của các giới chức cao cấp Hà Nội với cục R Giải Phóng Miền Nam, hoặc với Bộ Chỉ Huy Miền của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Trung Úy Phan Quang Đông và cơ quan tình báo của ông ta hoàn toàn không dính dấp đến mọi hoạt động chính trị và an ninh nội chính dù nhỏ dù lớn nào tại miền Nam cả. Đám tướng lãnh phản loạn biết rõ điều đó. Vậy mà bọn họ, vì áp lực của tên ác tăng cộng sản Thích Trí Quang và vì sợ mất quyền cao chức trọng, đã tán tận lương tâm, đánh mất lòng lương thiện tối thiểu, hèn hạ, cúi đầu nghe lệnh của ác tăng cộng sản Thích Trí Quang. Ông Đại Tướng Nguyễn Khánh, Thủ Tướng chính phủ cho lệnh Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu ban hành một bộ Hình Luật mới để có thể quy tội tử hình và thành lập “Tòa Án Cách Mạng” đem Trung Úy Phan Quang Đông ra xử “tội chết vì là Mật Vụ Nhu Diệm, Đàn Áp Phật Giáo”.

Khi rời ghế nhà trường, rời bỏ đời sống dân sự, dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ quê hương, bảo vệ đồng bào, những người lính Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, trong đó Trung Úy Phan Quang Đông, đã chấp nhận đem xương trắng máu đào để bảo vệ non sông Việt Nam. Chuyện sống, chết, đến với chúng tôi những người lính Việt Nam Cộng Hòa là lẽ thường tình. Thế hệ ông cha chúng tôi, thế hệ chúng tôi, và thế hệ đàn em chúng tôi đã có hằng hằng lớp lớp người lính Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống dưới lằn đạn quân thù. Thế nhưng trường hợp của Trung Úy Phan Quang Đông lại ngã xuống vì chính những tên thầy tu Phật giáo, đồng đội, và cấp chỉ huy của mình.

Đồng ý sinh nghề tử nghiệp là chuyện đương nhiên. Nghề điệp báo của người lính Việt Nam Cộng Hòa Phan Quang Đông nếu rủi ro rơi vào tay quân thù cộng sản thì cái chết đến với ông chỉ nhẹ nhàng như trong bức thư tuyệt mệnh mà ông đã đề lại cho phu nhân của ông trước giờ ra pháp trường: “Anh không sợ chết, khi cái chết có ý nghĩa… Cái chết của người chiến sĩ trước giặc cộng”.

Thế nhưng, còn gì đau đớn và tủi hận bằng khi mà Trung Úy Phan Quang Đông bị bịt mắt và trói hai tay vào một cây cột tại sân vận động Tự Do, thuộc quận III thị xã Huế, vào trưa ngày 9 tháng 5 năm 1964. Chiến sĩ điệp báo Phan Quang Đông đã nhận lãnh một tràng đạn 11 viên vào thi thể ông và một viên ân huệ cuối cùng vào đầu từ một tiểu đội hành quyết Việt Nam Cộng Hòa, chiến hữu của Trung Úy Phan Quang Đông. Những người lính nầy phải thi hành phán quyết và lệnh của cái gọi là “Tòa Án Cách Mạng” của đám lục súc sanh mà đứng đầu là Thủ Tướng Nguyễn Khánh, Đại Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. “Tòa Án Cách Mạng” của đám tướng phản loạn 1963 là một vết dơ tồi bại của ngành tư pháp Việt Nam, khi mà Chánh Thẩm và Dự Thẩm phía quân đội và dân sự đều đã nhận được lệnh phải xử tội chết cho "bị can". Đặc biệt là đám Dự Thẩm dân sự, những kẻ trước ngày 1/11/1963 còn là những kẻ bị cơ quan An Ninh và Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ về tội làm gián điệp, nội tuyến, hoặc kinh tài cho cộng sản, thì nay lại ngồi vào ghế Dự Thẩm Nhân Dân như Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Phước, v.v… để xử “Mật Vụ Nhu, Diệm Đàn Áp Phật Giáo”. Trong hoàn cảnh nầy thì ngay cả thượng đế nếu bị xem là “Mật Vụ Nhu Diệm” thì cũng phải chết chứ nói gì đến ông Phan Quang Đông, ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn, ông phó Tỉnh Trưởng Nội An, và Thiếu Tá Đặng Sĩ.

Thời gian năm mươi năm đã trôi qua, lịch sử đã bị bỏ quên, nỗi oan ngút tận trời xanh của Trưởng cơ quan tình báo chiến lược Việt Nam Cộng Hòa, Trung Úy Phan Quang Đông vẫn còn đó. Khi viết những dòng chữ về ông Phan Quang Đông, tôi không đóng vai một luật sư biện hộ cho ông. Tôi không có khả năng làm chuyện đó. Tôi chỉ là một đàn em, một chiến hữu của ông trong đời lính cũng như trong nghề nghiệp tình báo. 

Tôi chỉ có một ước nguyện là trình bày tất cả những sự thật, về trách nhiệm và bổn phận của ông đối với đồng bào, đối với đất nước mà tổ quốc và hồn thiêng sông núi, anh linh tiền nhân đã trao phó cho ông. Ông đã chu toàn trách nhiệm đó. Đây là một trách nhiệm quá cam go của chiến sĩ điệp báo Phan Quang Đông và những thuộc cấp đồng đội của ông. Họ đối đầu với quân thù cộng sản Bắc Việt ngay trên đất địch. Họ là những anh hùng trong bóng tối và âm thầm. Họ không bao giờ hưởng được ánh vinh quang. Tôi xin đưa một ví dụ để quý vị độc giả thấy rằng có những bí mật thuộc về an ninh quốc gia thật khó mà biết được, tương tự như trường hợp của cơ quan “Sở Nghiên Cứu Địa Lý" của ông Phan Quang Đông. Mọi chuyện đều nằm trong bóng tối cho đến khi sự việc mờ dần theo thời gian:

Tôi còn nhớ vào ngày 16/6/1966 thời gian Phật Giáo đấu tranh đang ở giai đoạn khốc liệt nhất tại Huế, và tôi mới từ Chi Khu Nam Hòa về chiếm Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên chỉ mới có 10 ngày. Bàn thờ Phật xuống đường khắp mọi nơi. Vào khoảng 11 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1966, điện thoại tại phòng làm việc tôi bỗng vang lên, tôi cầm ống liên hợp và trả lời:
- Thiếu Úy Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt: Tôi nghe.
Đầu dây bên kia:
-Tôi là Đại Úy Sơn, thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân xin báo tin buồn khẩn cấp cho Thiếu Úy và gia đình biết: Anh ruột của Thiếu Úy là Hải Quân Đại Úy Liên Phong vừa tử trận bên kia bờ Bắc. Chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với Thiếu Úy và gia đình trong thời gian sớm nhất để gia đình vào nhận xác Cố Hải Quân Đại Úy Liên Phong. Xin giữ liên lạc với chúng tôi.
-Vâng, xin cám ơn Đại Úy.

Gác điện thoại xuống, tôi ngồi yên bất động rất lâu… rất lâu… và hai giòng nước mắt đã chảy ước má từ bao giờ mà tôi không hay. 


HẢI QUÂN ĐẠI ÚY LIÊN PHONG,
ĐỀN NỢ NƯỚC NGÀY 16.6.66
TẠI VÙNG BIỂN THANH HÓA BẮC VIỆT NAM, LÚC 28 TUỔI

Ngày hôm sau cha tôi và các anh em tôi đi nhận xác, riêng tôi vì tình hình Huế lúc đó nên không thể rời nhiệm sở. Theo mong muốn của chị Liên Phong là chị Phạm Thị Phẳng và hai cháu gái con anh Liên Phong là Tôn Nữ Thùy Trang và Tôn Nữ Đoan Trang, cha tôi đã đồng ý để anh Liên Phong yên nghỉ tại Mỹ Tho cho gần chị Liên Phong và hai cháu mà không đưa về an táng tại Huế.

Hải Quân Đại Úy Liên Phong tốt nghiệp Khóa 8 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang thời Đệ I Cộng Hòa. Ra trường làm Sĩ Quan Đệ III Chiến Hạm HQ-9 sau đó làm Hạm Phó, rồi Hạm Trưởng HQ-9, rồi Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn xung phong tại Vũng Tàu.

Sau đó khi cuộc chiến bắt đầu lên cao điểm, anh tôi đã tình nguyện sang phục vụ một lực lượng tối mật của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đó là lực lượng Biệt Hải hay còn gọi Hải Tuần và còn nhiều tên nữa. Anh làm Hạm Trưởng một chiếc tàu PT, loại tàu xung kích chạy rất nhanh. Đây là loại tàu mà vào Đệ II Thế Chiến Trung Úy Kennedy đã từng làm hạm trưởng.

Lực Lượng Biệt Hải, hay Hải Tuần là một lực lượng tối mật của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và phối hợp với cơ quan Tình Báo CIA. Căn cứ được đặt bí mật tại Sơn Chà (?) Tiên Sa (?) thuộc vùng biển Đà Nẵng. Hoạt động của lực lượng nầy thường thuộc về đêm. Mỗi ngày, khi hoàng hôn bắt đầu phủ xuống, đoàn tàu PT, lực lượng bí mật của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa lướt sóng thật nhanh rời khỏi căn cứ bí mật tại Đà Nẵng. Lượt lượng bí mật vượt vĩ tuyến 17 tiến lên vùng biển Bắc trong đó có các vùng biển Nghệ An, Hà Tịnh, Thanh Hóa, hay vùng Vịnh Bắc Việt, hoặc hải cảng Hải Phòng v.v… và họ trở lại căn cứ bí mật tại Đà Nẵng vào rạng sáng hôm sau.

Những chiến sĩ can trường của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành sứ mạng gì trên vùng biển Bắc? - Đưa điệp viên của VNCH vào vùng hoạt động trên đất địch. - Đón những điệp viên của ta đã xong nhiệm vụ trở về từ đất địch. - Đột nhập, bất thần tấn công các căn cứ hải quân quan trọng của địch dọc theo bờ biển từ bắc vĩ tuyến 17 ra đến vịnh Bắc việt và ngay cả hải cảng Hải Phòng. -Bắt cóc một số ngư phủ miền Bắc hoặc cán bộ cộng sản đem về căn cứ bí mật tại miền Nam, nuôi dưỡng giáo dục sau đó tung họ ngược trở lại miền Bắc để họ hoạt động cho Việt Nam Cộng Hòa. -Và nhiều công tác bí mật khác mà không bao giờ được tiết lộ…

Điều cuối cùng mà gia đình chúng tôi biết về anh Liên Phong: Vào đêm ngày 15 tháng 6 năm 1966 trong khi đang hoạt động trên đất địch, trong vùng biển Thanh Hóa, tình trạng thời tiết xấu, biển đầy sương mù, Rada trên tàu PT lại bị hỏng, chiếc PT do anh chỉ huy đã rơi vào ổ phục kích của tàu địch. Anh và hầu như trọn vẹn các chiến hữu Hải Quân thuộc cấp của anh trên chiếc PT đã đền nợ nước.

Bao nhiêu năm trôi qua, kể từ ngày cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, đã có ai biết, có ai nhắc nhở đến những anh hùng vô danh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thuộc lực lượng Biệt Hải của Bộ Tư Lệnh Hải Quân, hoặc những chiến sĩ thuộc binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt đã nhảy Bắc, hay những điệp viên thuộc “Sở Nghiên Cứu Địa Lý” của ông Phan Quang Đông đã bỏ mình trên đất Bắc? Câu trả lời là không, vì chẳng ai biết được các hoạt động tối mật nầy. Tôi đơn cử trường hợp của anh tôi, Hải Quân Đại Úy Liên Phong với mục đích để độc giả thấy rằng khó mà biết được những cơ quan tình báo quân sự cũng như dân sự Việt Nam Cộng Hòa đã hoạt động ra sao. Những chiến sĩ đó khi họ đền nợ nước, họ chỉ là những anh hùng vô danh và họ sẽ mờ dần theo thời gian, đi vào cõi hư vô quên lãng!

Trở lại Cơ quan “Nghiên Cứu Địa Lý” của Ông Phan Quang Đông, việc làm của họ, thành hay bại chỉ có cấp chỉ huy trực tiếp của họ là Trưởng cơ quan Nghiên Cứu Chính trị tại Phủ Tổng Thống, và thượng cấp tối cao của họ là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm biết đến mà thôi.

Đây là một nhiệm vụ đối đầu với quân địch trên đất địch giống như nhiệm vụ của anh tôi, chẳng có dính dấp gì đến tình hình chính trị chính em tại miền Nam. Vậy mà tên Ác Tăng VC Thích Trí Quang đã chụp mũ cho ông Phan Quang Đông là “Mật Vụ Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo”, đem ông ra tòa án “Nhân Dân Cách Mạng” và xử bắn ông ta.

Từ nhiều năm nay tôi đi thuyết trình về Biến Động Miền Trung, về Huế - Thảm Sát Mậu Thân tại nhiều Tiểu Bang ở Hoa Kỳ, tại Âu Châu, và ở Úc Châu. Đâu đâu tôi cũng gào hét hãy trả lại sự thật cho lịch sử, trả lại công đạo cho Trung Úy Phan Quang Đông. Xin hãy để tên người anh hùng điệp báo nầy vào danh sách những chiến sĩ đã Vị Quốc Vong Thân.

Cuộc đời của ông Phan Quang Đông và gia dình ông đã nhận lãnh bao nhiêu đắng cay, bao nhiêu là thảm họa của đất nước do cộng sản gây ra: Cha mẹ bị cộng sản đấu tố chết tại miền Bắc. Chính ông bị Ác Tăng VC Thích Trí Quang và đám loạn tướng mở “Tòa Án Cách Mạng Nhân Dân” xử bắn.
Sau ngày 30/4/1975, Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thúy Toan cùng hai con dại là bé Phan Diễm Trâm và Phan Diễm Ly đã vượt biển “Đông” nhưng không bao giờ đến được bến bờ Tự Do, họ đã chìm sâu trong lòng biển lạnh, họ đã tìm về biển “Đông” về với về với người chồng, người cha, người Anh Hùng Phan Quang Đông.

Trung Úy Phan Quang Đông, xin ông an nghỉ: “Tổ Quốc Ngàn Đời Ghi Ơn Ông”.

Nhân đây tôi xin được chân thành cám Ông Bà Nguyễn Quang Hào hiện đang định cư tại Âu Châu, đặc biệt là Bà Nguyễn Quang Hào (tức Nguyễn Phương Minh) là em ruột của Bà Nguyễn Thúy Toan phu nhân của ông Phan Quang Đông đã cho tôi một số tài liệu quý báu và cần thiết khi viết về ông Phan Quang Đông.

Xin đặc biệt cám ơn: - Anh Phạm Văn Thông, anh Nguyễn Văn Sâm, cựu Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cả hai anh hiện đang định cư tại Đức Quốc. - Ông Phan Quang Điều, cựu Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ trong ngành An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. - Ông Đinh Quang Hân, cựu nhân viên phục vụ tại văn phòng ông Phan Quang Đông từ 1959-1963. - Ông Nguyễn T.H., Chánh Văn Phòng của ông Phan Quang Đông, và từ 1966-1974 là Chánh Văn Phòng Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế. 

Xin cám ơn tất cả quý vị đã giúp tôi hoàn thành tâm nguyện là trả lại công bằng và công lý cho Chiến Sĩ Điệp Báo Trung Úy Phan Quang Đông.

Tóm lại, qua âm mưu của Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, của Ác Tăng Cộng Sản Thích Trí Quang, và của đám loạn tướng, Loạn Tướng Nguyễn Khánh đã thành lập “Tòa Án Cách Mạng Nhân Dân” để xử tử ba người. Nhưng sau khi bọn họ thành công được với 2 người. Còn người thứ 3 là Thiếu Tá Đặng Sĩ thì bọn họ gặp phản ứng mạnh mẽ của Khối Công Giáo nên phải ngừng tay, buông đồ đao chờ thời cơ thuận tiện:

1)- Ông Phan Quang Đông - Bị xử bắn vào 1 giờ trưa ngày 9/5/1964 tức là ngày 28 tháng 3 năm Giáp Thìn, tại sân vận động Tự Do thuộc Quân III Thị xã Huế.

2)- Ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn - Bị xử bắn vào 5 giờ chiều cùng ngày 9/5/1964 tại khám Chí Hòa, Sài Gòn.

3)- Thiếu Tá Đặng Sĩ - Phó Tỉnh Trưởng Nội An Tỉnh Thừa Thiên, liên quan đến vụ nổ tại Đài Phát Thanh Huế vào tối Phật Đản ngày 8 tháng 5 năm 1963. Số phận của Thiếu Tá Đặng Sĩ cũng do Tướng Khánh quyết định, như số phận của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn và ông Phan Quang Đông cho vừa lòng ông Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge và tên đại gian ác VC Thích Trí Quang. Quyết định đó là tử hình Thiếu Tá Đặng Sĩ. 

Thế nhưng, sáng ngày 7/6/1964 Khối Công Dân Công Giáo đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn khoảng gần cả 100.000 người tại Công Trường Lam Sơn trước mặt Trụ sở Quốc Hội tại Thủ Đô Sài Gòn. Trong đoàn biểu tình đã có những biểu ngữ nội dung như:

“Lột mặt nạ bọn lợi dụng Cách Mạng để đàn áp công giáo” v.v… Trước thái độ và áp lực của đồng bào Công giáo, chiều ngày 7/6/1964, Tướng Khánh đã phái Chuẩn Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, Linh Mục Trần Tử Nhãn của Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình của Thiếu Tá Đặng Sĩ cho biết rằng: 

“Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình, và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do”.

Như vậy chúng ta thấy rõ rằng, chuyện sống chết của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn, ông Phan Quang Đông, và Thiếu Tá Đặng Sĩ đã được 3 thế lực sắp đặt từ trước: Thứ nhất là Cabot Lodge, thứ hai là đám tướng lãnh phản loạn mà đại diện là Tướng Nguyễn Khánh, và thế lực thứ ba là tên vong ơn bội nghĩa Ác Tăng VC Thích Trí Quang.

Để kết thúc phần trên, xin trích một đoạn trong bài viết của Thẩm Phán Nguyễn Cần về phần nhận xét của Luật Sư Võ Văn Quan, vị luật sư đã biện hộ cho ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn. Ở phần kết của bài biện hộ trong phiên tòa tại Tòa Án Cách Mạng 1/11/1963 như sau, Luật Sư Võ Văn Quan đã nói:
“Trong cuộc Cách Mạng Pháp vào năm 1789, Quốc hội gọi là Convention Nationale được bầu trong thời kỳ khủng bố (La Terreur) gồm đa số những người do tên độc tài khát máu Robespierre dùng áp lực để đưa vào. Trước khi đem Vua Louis XVI ra xét xử tại Quốc Hội, Robespierre đã tuyên bố phải cho bản án tử hình. Trong phiên tòa đặc biệt đó, nhiều người của Convention Nationale đã chất vấn  hằn học, mạt sát thậm tệ Vua Louis XVI cho biết trước rằng họ sẽ bỏ phiếu tuyên án tử hình. Khi đứng lên biện hộ cho Vua Louis XVI, Luật Sư De Sèze đã can trường nói thẳng với họ:


“Je viens ici chercher des juges, mais je ne trouve que des bourreaux.” (Tôi đến đây tìm những vị thẩm phán quan, nhưng tôi chỉ gặp những tên đao thủ phủ).

Vâng, các tướng Tướng Trần Văn Đôn, Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đỗ Mậu, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Dương Văn Minh, Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Nguyễn Chánh Thi, Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầuđã là đao phủ thủ giết chết một anh hùng sĩ quan tình báo Việt Nam Cộng Hòa. Một anh hùng khác làông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn, bên cạnh những đao phủ thủ mặc áo cà sa là các ác tăng VC tăng Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Hộ Giác, Thích Chánh Lạc, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ, Thích Tâm Châu, và những tên họ Thích khác đã góp máu vào cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu ngày 1/11/1963.
Đọc tiếp trong cuốn “Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc?” (650+ trang) 
_______________________________________ 


Các chương liên quan:







__._,_.___

Posted by: Doan Thu 

Phóng sự - Bài giảng và thánh lễ trước mộ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

$
0
0

On Sunday, , 2015 2:24 PM, " Viet Si  

 
Subject: VIDEOS-PHOTOS: Phóng sự "Đất Thánh": Bài giảng và thánh lễ trước mộ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 01.11.2014

  Phóng sự - Bài giảng và thánh lễ trước mộ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
http://youtu.be/vGktSYco7Vw
Đất Thánh
VRNs (02.11.2014)– Sài Gòn – Có một nhà văn nói: “Nếu bạn yêu một Nhà nước, đó là bạn yêu một quyền lợi, nếu bạn yêu một Tổ Quốc tức là bạn yêu một số phận”.

Xét cho cùng lịch sử cũng là câu chuyện của số phận những cá nhân: “History”.Số phận của những lãnh tụ của nền Cộng hòa Đệ nhất muốn hay không cũng ảnh hưởng đến một quốc gia non trẻ từng được gọi là Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi lan man nghĩ vậy khi một bạn trẻ rủ đi dự Thánh lễ cho anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm ở nghĩa trang Lái Thiêu vào ngày giỗ của ông 1/11 (các ông bị bắn vào sáng sớm ngày 2/11/1963).


Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, CSsR, Phó giám tỉnh DCCT VN kiêm bề trên Nhà Sài Gòn đang chia sẻ Lời chúa - Ảnh Bắp Nướng.


  Cha Giuse HĐc Tâm, CSsR, Phó giám tnh DCCT VN kiêm b 
trên Nhà Sài Gòn đang chia s Li chúa nh Bp Nướng.

C hai chú cháu đu là ln đu nên phi va đi va hi thăm.Đến gn nghĩa trang Lái Thiêu, thy có mt tp chng 4,5 chiếc xe máy đang dng vđường, chúng tôi ghé li đnh hi thăm thì người ph n ln tui tay cm mt bó hu trng nói:
- Các cu đi lên m C phi không? Chđây ri đi theo tui.

Một người đàn ông trung niên hỏi bà:

- Chị Sáu, nghe nói tụi nó sẽ “hốt” hả?

- Đừng lo, có gì mình nói lên thăm mộ người thân, người nhà tôi cũng nằm gần mộ Cụ.

Năm thành phố HCM (không phải Sài Gòn) di dời mộ hai anh em Cụ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để làm công viên Lê Văn Tám (một nhân vật không có thật) tôi đang ở Sài Gòn, định đến viếng thì đây đã biến thành công trường.Thời gian sau đó những người hàng rong bán những sợi dây bùa cho trẻ em đến chơi trong công viên này làm ăn khá phát đạt.
Nghĩ mà ngán ngẩm, một đội quân lúc nào cũng vỗ ngực “bách chiến bách thắng” mà sợ cả những người đã chết, đến cái tên cũng không cho được nhắc, mộ chí đề tên Thánh và hai chữ “Huynh” và “Đệ”.


7 linh mục DCCT và Dòng Đa Minh đồng tế cầu nguyện cho Quý cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Cố Lucia và các quân nhân đã qua đời tại phần mộ cụ Tổng Thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.


   7 linh mc DCCT và Dòng Đa Minh đng tế cu nguyn cho Quýc NgôĐình Dim, NgôĐình Nhu, NgôĐình Cn, bà C Lucia và các quân nhân đã qua đi ti phn m c Tng Thng đ nht Vit Nam Cng Hòa.

Lch sđược viết li bi nhng k thng trn dù sao đi na cũng không th kéo dài tui th. Mt đi người hay thm chí c mt triu đi cũng ch là chp mt so vi vĩnh cu. Lch s chính là vĩnh cu và là mt giá tr trường tn vì nó là S Tht.

Mt thanh niên tr có khuôn mt d thương đng cng nghĩa trang, thy tôi cu hi:

- Chú đi thăm mộ Cụ đúng không? Để con dắt chú đi.

Len lỏi trên một lối mòn hai bên là những đám cỏ gianh, cây dại mọc cao hơn cả đầu người, chàng thanh niên kể:

- Bọn con mới dọn cỏ hôm qua đó chú- Rồi cười:

- Chú cho con chút tiền café nha chú?

Ai mà từ chối được chứ trước vẻ mặt và nụ cười ấy.

Đã rất đông người đang ở trước hai ngôi mộ, tôi đến chào các Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cảm động trước những câu thăm hỏi thân tình của các Ngài, một vị nói:
- Anh cùng họ với Cụ đấy.
- Dạ thưa Cha, còn cùng là chi Trảo Nha nữa đấy ạ.

Cụ tổ của chi họ này ngày xưa là một Quận công trấn giữ phòng tuyến hai miền thời phân tranh Trịnh-Nguyễn.Ông có công rất lớn nên được Chúa Trinh gả con gái cho. Ông cũng nổi tiếng ngang tàng và đào hoa (có 11 bà vợ và 97 người con), khi bà Quận chúa ghen tuông, ông mang bà vào trả lại phủ Chúa, chúa Trịnh Tùng tức giận tước hết chức tước, bắt làm dân thường và tước cả quyền mang họ Ngô.Nhưng sau một thời gian lại được phục hồi và được ban một câu: “Khanh là trảo nha (nanh vuốt) của xã tắc”. Chi họ này lấy tên Ngô Trảo Nha từ dạo đó.

Một chi thiên di vào Quảng Bình và là thủy tổ của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hiếm có một dòng họ nào hoạnh phát và cũng bi thảm như vậy, người anh cả của Ngô Tổng thống là Ngô Đình Khôi cùng con trai là Ngô Đình Huân đều bị Việt Minh thủ tiêu ngay từ năm 1945 cùng với Thượng thư Phạm Quỳnh, rồi ba anh em đều bị giết trong cuộc đảo chính để lại nỗi xót thương ngậm ngùi suốt bao năm ròng. Ngày ông Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đình Diệm ra Hà Nội tham gia chính phủ, ông Diệm có hỏi: Tại sao lại giết anh tôi? Ông Hồ trả lời ra sao thì không thấy ghi lại, nhưng đó là chính là thái độ kiên quyết bất hợp tác của Ngô Chí sỹ.

Một Thánh Lễ rất đơn giản nhưng trang nghiêm, những người Công giáo không phải dâng Lễ cho một vị Tổng thống mà là một Thánh Lễ cho một đồng đạo, một người anh em Công chính, tôi như bị chìm ngập trong tiếng Thánh Ca du dương, trong tiếng đọc trầm bổng những lời Kinh Thánh trong sáng lạ thường.

Hai người mặc quân phục VNCH đứng nghiêm trước mộ giơ tay chào, không hiểu họ đang nói gì với người nằm dưới kia? Tôi thoáng thấy phía sau họ có một phụ nữ lén lau nước mắt.

Nhân dân muôn thuở là công bằng, họ ghi nhớ hết. Nấm cỏ xanh, nắm xương trắng rồi cũng thành cát bụi, rồi ai cũng nông vùi ba tấc đất cũng đến chỗ hết của muôn đời. Có chăng chỉ còn lại tiếng thơm đối với ai là một vĩ nhân hay tiếng nguyền rủa với những kẻ gian hùng.

Một đám mây bỗng dừng lại trên bầu trời, làm rợp mát cả vùng nghĩa trang đang nắng gắt. Một vị Linh mục giải thích:
- Với người Công giáo chúng tôi, nghĩa trang là nơi thờ tự, nơi dâng Thánh Lễ nên cũng được coi là Đất Thánh.

Vâng, tôi cũng tin sâu sắc vào điều đó.

“Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” - Kinh Thánh.

Ngô Nhật Đăng

Nguồn: Việt Nam Thời Báo FB.




--
Viet Si









__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam

$
0
0


---------- Forwarded message ----------
From: giao tran...


Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam


                Sản xuất (producer): GS Nguyễn Ngọc Bích
Viết lời cho phim (script writer): Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa
Dẫn phim: Ngọc Hà

Phim thực hiện công phu với nhiều tài liệu quý giá. Từ lịch sử lá quốc kỳ, quốc ca được trình bầy với hình ảnh chứng minh. Những câu chuyện về quốc kỳ VNCH thật cảm động như tại Sundre (Canada), anh Trần Nam mua cột cờ thứ 11 để treo và sau đó là những ngày đấu tranh để cờ vẫn tung bay. 

Câu chuyện tại Massachusetts , tại Đại Hội Trẻ Sydney…

Thật cảm động khi quốc kỳ của một dân tộc đã mất lãnh thổ vào tay cộng sản độc tài mà vẫn hiên ngang tung bay ngạo nghễ khắp thế giới.

Tôi đã khóc khi xem đoạn phim thuật lại trận đánh không tên của Thiếu Sinh Quân VNCH trong những ngày cuối 4/1975. Trận đánh của các những đứa con của quân đội chỉ ở độ tuổi 15,16 mà cộng sản không khuất phục được. 

Trận đánh mà cuối cùng cộng sản phải nhờ thân hào nhân sĩ điều đình và các đứa con oai dũng của Thiếu Sinh Quân đã ép được cộng sản phải chấp thuận cho các em được làm lễ chào quốc kỳ lần cuối. Tôi nhủ lòng, không lẽ con em quân đội chúng ta hào hùng thế mà bây giờ chúng ta không dựng lại được cơ đồ sao?

37 năm trôi qua. Chúng ta hãy tin tưởng rằng sự bạo tàn sẽ không thể tồn tại, cộng sản sẽ phải sụp đổ, trả lại ta sông núi. Dù tuổi ngoài 60,70, thậm chí 80, cũng hãy sống cho xứng đáng, đừng vì chút lợi danh mà phản bội. 

Nếu tất cả đều đồng lòng không chấp nhận cộng sản, không hòa hợp với cộng sản và sẵn sàng hỗ trợ người trong nước thì không lẽ lòng dân không đổi được số phần?

Hãy giữ vững tấm lòng son sắt với lá cờ chính nghĩa vì chúng ta là con Rồng, cháu Tiên, là giống da vàng không khuất phục bạo quyền. Chúng ta đã vượt bao gian khó để làm những việc không hề có trên thế giới là lá cờ vàng tung bay, bất chấp không còn lãnh thổ thì việc cướp lại giang san nơi những kẻ độc tài áp bức, lẽ nào không làm được?

Xin trân trọng cảm ơn Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa với những lời dẫn phim rất cảm động, cảm ơn ê kíp làm phim.

Mỗi tổ chức cộng đồng nên có một DVD phim này. Người dân nào cần thì cộng đồng sẽ copy. Mỗi gia đình nên có, phải có để nhắc nhở con em chúng ta về lịch sử lá cờ, về những câu chuyện rất cảm động khi bảo vệ lá cờ và những hình ảnh tuyệt vời khi cờ tự do phất phới bay khắp thế giới, từ lá cờ tự do trên cổ Giáo Hoàng, đến trên áo các vị dân cử khắp thế giới.
  




 ========================






__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Ra mắt sách về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

$
0
0


----- Forwarded Message -----
From: huyphuong le <
Sent: Sunday, March 20, 2016 10:49 PM
Subject: 1 DĐKTTG Ra mắt sách về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm


Ra mắt sách về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm 
Sunday, March 20, 2016 3:15:37 PM 

    Print    Email       

Bài liên quan





SANTA ANA, California (NV) - Nhà xuất bản Ignantius Press và Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân sẽ giới thiệu cuốn sách “The Lost Mandate of Heaven, the American Betrayal of Ngo Dinh Diem, President of Vietnam” (Thiên Mệnh Bị Đánh Mất- Sự Phản Bội của Hoa Kỳ Đối Với Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm), của tác giả Geoffrey Shaw, sống tại Toronto, Canada, vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, 3 Tháng Tư, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, 1538 Century Blvd., Santa Ana, CA 92703.

Trong cuốn sách này, tác giả Geoffrey Shaw dựa vào các tài liệu được giải mật từ các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ như cơ quan tình báo CIA, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Tòa Bạch Ốc, v.v... để trình bày một cách khoa học diễn tiến các sự kiện thực tế đưa đẩy đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một người mà ông công nhận đã được lãnh “thiên mệnh” theo truyền thống văn hóa Đông Phương để dẫn dắt dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến Quốc-Cộng từ sau khi đất nước bị chia cắt theo Hiệp Định Geneva năm 1954.

Với những chứng cớ xác thực trong tay, tác giả Geoffrey Shaw lên án chính quyền Tổng Thống John F. Kennedy vào năm 1963 đã quyết định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng cách xúi dục một cuộc đảo chánh vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, do một nhóm tướng lãnh Việt Nam tổ chức, mà người cầm đầu là Đại Tướng Dương Văn Minh.

Tác giả kết luận là sai lầm của chính quyền Kennedy đã làm mất đi cơ hội duy nhất có thể chiến thắng được Cộng Sản tại Việt Nam và hậu quả vô cùng tai hại là đã khiến cho Hoa Kỳ bị lún sâu vào cuộc chiến, làm chết hơn 58,000 chiến binh Hoa Kỳ và nhiều thế hệ người Mỹ bị “hội chứng Việt Nam” cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn hồi phục nổi. 

Đó là chưa kể hậu quả về phía Việt Nam với hàng triệu người bị thiệt mạng, cộng thêm làn sóng di tản khổng lồ thuyền nhân và bộ nhân vượt biển và đất liền liều mình đi tìm tự do kéo dài nhiều năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 khi Bắc Việt hoàn toàn xâm chiếm miền Nam. Theo ước tính của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, đã có khoảng 2 triệu người Việt Nam bỏ xứ ra đi, trong đó có hàng trăm ngàn người đã bỏ thây ngoài biển cả. 

Nếu chính quyền Kennedy không âm mưu loại bỏ chính quyền Ngô Đình Diệm vào năm 1963, lịch sử hai miền Nam Bắc Việt Nam sẽ đi theo một hướng khác mà nhiều người đoan (không phải đoán) chắc là sẽ tốt đẹp hơn.

Một thông điệp mang tầm ý nghĩa quan trọng hơn hết trong cuốn sách là Hoa Kỳ đã không học được bài học từ cuộc chiến Việt Nam mà ngày nay vẫn còn tiếp tục sai lầm khi muốn giải quyết vấn đề Trung Đông theo lề lối đã áp dụng tại Việt Nam. Đến đây tưởng cũng cần nhắc lại lời tuyên bố của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Làm bạn với Hoa Kỳ còn khó hơn là làm kẻ thù của họ...”

Tác giả Geoffrey Shaw tốt nghiệp trường Đại Học Manitoba, Canada, với bằng cấp tiến sĩ, chuyên môn về lịch sử ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Từ năm 1994 đến 2008, ông làm phụ tá giáo sư về lịch sử học cho trường Đại Học Quân Sự Hoa Kỳ. 

Ông viết nhiều tác phẩm và đi thuyết trình rộng rãi về sự dính líu quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung Đông. Ông hiện là chủ tịch Alexandrian Defense Group, một nhóm “nghiên cứu chiến lược” (think tank) về chiến tranh chống nổi dậy.

Buổi ra mắt sách tại Trung Tâm Công Giáo còn có sự hiện diện của bà Elizabeth Nguyễn Thu Hồng, cháu ruột cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và là em gái cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, từ Ontario, Canada, đến tham dự. 

Ông Joseph Cao, cựu dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, tiểu bang Lousiana, ứng cử viên thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của tiểu bang Lousiana năm nay, và ông Richard Botkin, tác giả và nhà sản xuất chính của phim “Ride The Thunder,” từ Sacramento, California, về tham dự. (HP)




Nghi can khủng bố Paris bị bắt sống ở Bỉ

Ngày này 41 năm trước 21-3-1975

$
0
0



---------- Forwarded message ----------
From: Thai Hai Nguyen

Ở cuối email có một câu chuyện di tản trên con đường liên tỉnh lộ 7B qua lời kể của một nhân chứng.
---------- Forwarded message ----------

Ngày này 41 năm trước 21-3-1975



Ngày 21 tháng 3 năm 1975 nguyên gia đình bị Cộng sản bắn chết ở quốc lộ 1,
gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản.

TẠI BAN MÊ THUỘT
- 2 giờ 20 sáng ngày thứ hai-10 tháng 3 năm 1975, quân Cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.

- 4 giờ chiều ngày thứ hai-10 tháng 3 năm 1975, quân Cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...

- 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) Theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh.
TẠI QUẢNG TRỊ
TẠI HUẾ
Ngày 21 tháng 3 năm 1975 nguyên gia đình bị Cộng sản bắn chết ở quốc lộ 1,
gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản.
Người phụ nữ này 1 mình dẫn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân với nỗi lo âu.
TẠI CỬA THUẬN AN
Chiếc xà lan Quân vận Vùng 1, di tản Quân & Dân chuyến cuối cùng từ Cửa Thuận An.
TẠI ĐÀ NẴNG
Ngày 27-28 tháng 3 năm 1975, người Đà Nẳng chạy trốn Cộng sản.
Ngày 27-3-1975 Chuyến máy bay dân sự đầu tiên của Mỹ mướn đáp xuống phi trường Đà Nẵng
để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội.
Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.
Sau đó thay đổi bằng 4 máy bay C-130 nhưng hỗn loạn vẫn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh
duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975
Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng.
Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối.
Người dân chạy trốn Cộng sản được câu lên tàu SS Pioneer Contender.
Một số người dân di tản đả được ngồi yên dưới hầm Tàu.
Những ngày cuối tháng 3-1975. Có 6 chiếc xà lan do các tàu kéo
từ Vũng Tàu ra Đà Nẵng để đưa người di tản.
Bến tàu Đà Nẵng rất hỗn loạn, nên các chiếc tàu thả neo ngoài xa,
dân dùng thuyền bè từ bờ ra tàu tại Đà Nẵng
Mỗi chiếc tàu chở được chừng 10 ngàn người thì nhổ neo về Cam Ranh.
Chiều ngày 28-3-1975, tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Những cảnh hỗn loạn xảy ra.
Cả chục chiếc thiết vận xa M-113 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu.
Sau đó có nhiều chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót,
số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê.
Tối 28-3-75 bọn Cộng sản pháo kích vô căn cứ
Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời.
Chiến Hạm HQ-802 nhổ neo xuôi Nam lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Và những số người dân khác. cố gắng dùng đủ loại phương tiện để chạy ra khỏi Đà Nẵng.
Phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi Cộng sản ngày 28 tháng 3 năm 1975.
Ngày 30 tháng 3 năm 1975 Dân tị nạn từ Huế, Đà Nẵng và các thành phố khác
chen chúc chạy trốn Cộng sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam.
TẠI TUY HÒA, PHÚ YÊN
Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cả các tỉnh trên
Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.
Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là
CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng.
Những người dân rút chạy khỏi cao nguyên ngày 19-3-1975 tại Phú Bổn, Kontum.
Một quân nhân VNCH trên trực thăng đã cứu bé trong cuộc di tản hỗn loạn
Đoàn xe nối đuôi qua cầu phao trên Sông Ba ngày 18-3-1975. Phú Yên.
Ngày 22-3-1975 một phụ nữ được trực thăng di tản ra khỏi Tuy Hòa,
ôm chặt con vào lòng với nỗi đau khổ vì người chồng còn kẹt ở lại.



41 năm qua,   xin được mời các anh chị đọc để nhớ về thăng trầm và  khổ đau cuả dân tộc mình trên chặng đường di tản trong biến động 1975 trên con đường tỉnh lộ 7B




(Viết cho những khốn khổ, những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi)      
Tôi gấp quyển sách đang đọc dở dang, đưa tay chùi vội những giọt nước mắt vừa lăn dài xuống má. Quyển sách đó có tựa đề thật đơn giản “Những người tù cuối cùng” của tác giả PGĐ   và chính anh cũng là một trong hai mươi người tù cuối cùng được thả ra sau hơn mười bảy năm bị giam cầm, tù đày trong lao tù Cộng sản. Anh và các bạn đã là nhân chứng sống của lịch sử. Những giòng chữ đó có hấp lực thật lạ lùng, càng đọc càng như bị kéo ngược về dĩ vãng - một dĩ vãng đau buồn và uất hận mà tôi đã cố chôn vùi thật sâu trong tận cùng của ký ức...
Sau biến cố tang thương của tháng 3 năm 1975 khi  Ban Mê Thuột bị thất thủ - là kéo theo những đổ vỡ-những mất mát-những chia lìa-những đọa đày-những uất hận của tập thể Quân Dân Cán Chính VIỆT NAM CỘNG HÒA của một quân đội hùng mạnh của những người con đã sống chết cho lý tưởng Tự Do và sự phồn vinh của dân tộc. Ba mươi sáu năm qua biết bao thăng trầm - nhưng mỗi lần nhớ về, lại là những lần nhói buốt, nó như vết thương lòng không thể nào lành. Tôi thầm cám ơn tác giả của quyển sách đó đã là động lực để tôi ngồi xuống ghi lại những hình ảnh mà tôi đã chứng kiến của buổi chiều hôm ấy...
Trong cái lũ lượt của đoàn người di tản từ PLEIKU và KONTUM qua con đường liên tỉnh lộ 7B. Con đường này bỗng nhiên ồn ào, náo nhiệt trong hỗn loạn, rồi tiếng gọi nhau vang dội cả một góc rừng. Tiếng khóc than, tiếng xe, tiếng súng nổ rền vang, hệt như đàn ong vỡ tổ, người chạy ngược kẻ chạy xuôi, tìm kiếm người thân bị thất lạc, đồ đạc vất bừa bãi, những chiếc xe hư bỏ lại trên đường ngỗn ngang. Tôi và HÙNG người em trai nhỏ, cũng tất bật trong đoàn người gian truân đó, bây giờ chỉ còn hai chị em, ba mẹ và các em còn kẹt lại Ban Mê Thuột, mấy bữa nay tôi đã chạy đôn chạy đáo để dò la tin tức gia đình, nhưng biết hỏi ai bây giờ, bởi chẳng ai biết rõ điều gì đã xảy ra.
Trong tâm trạng rối bời đó, tôi chỉ còn nhớ một điều là khi đến lớp, điều làm tôi ngạc nhiên là sĩ số các em học sinh đến trường chỉ còn một nữa, tôi đang tìm câu trả lời thì có một em học sinh đến gần bên tôi nhỏ nhẹ lên tiếng hỏi: 
- Thưa cô, ba mẹ em muốn biết là cô có muốn chạy loạn cùng xe với gia đinh em không?
      Chạy loạn!!! Tôi nghe tiếng chạy loạn mà tim nhói đau, có nghĩa là tôi phãi rời bỏ nơi chốn này, xa trường, xa học trò thân yêu của tôi, mà đi đâu kia chứ? Nhìn đứa học trò ngoan mà tôi thương nhất lớp chưa biết phải trả lời ra sao?
Tôi mới ra trường được vài tháng, nhận nhiệm sở ở đây, ngôi trường nằm trên ngọn đồi thoai thoải trông thật dễ thương, tuy mới về nhưng tôi được học sinh, phụ huynh học sinh và các đồng nghiệp thương mến chắc tại cái nhỏ nhoi, yếu đuối của tôi trong làn sương mù và cái se lạnh của PLEIKU chăng? Tôi nghĩ thế.
- Thưa cô, cô quyết định như thế nào ạ?
      Tiếng nhỏ nhẹ của người học trò lại cất lên, cắt ngang giòng suy tư của tôi, tôi lặng lẽ gật đầu. Thế là mọi chuyện cứ tuần tự đi qua như đã đuợc sắp xếp tự bao giờ để giờ này đây tôi cũng có mặt trong đoàn người di tản. Khi chiếc xe bị kẹt cứng, không thể nhích thêm một chút xíu nào, tôi nhảy xuống xe để được thoải mái một lát và đi lần về phía trước, bỗng nghe một giọng ru con lanh lảnh vừa ru, vừa khóc nghe thật não lòng!!...
- “Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời”.
Tôi lần theo tiếng ru hời đó, đến dưới gốc cây to thấy  một người đàn bà, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, ôm chặt đứa con trong lòng mà ru, tôi tò mò bước đến gần để hỏi thăm, chỉ vừa kịp nhìn thấy đứa bé có nước da xám sậm, tôi như muốn ngã qụy xuống, không biết đứa bé đã chết tự bao giờ, vậy mà người mẹ vẫn cất tiếng ru nảo ruột để ôm ấp, để vỗ về con mình. Tôi kêu thất thanh
- Xin giúp chị ấy, con chị đã chết rồi!
Thấy tôi la lớn tiếng, có mấy người đang ở gần đấy bèn chạy lại, nhưng không thể nào lấy được đứa bé ra khỏi vòng tay của chị, chị cứ ghì chặt đứa con của chị vào lòng, đứa bé như một bảo vật, một gia tài cuối cùng của chị, chị vừa khóc vừa ru “Con đi trường học, mẹ đi trường đời".
“Chị đã thi đậu trường đời rồi đó chị”, tôi thầm nhủ như thế, định mệnh oan nghiệt đã cướp đi người con yêu dấu của chị, chị cứ thế mà than van, “Con ơi! con bú đi con...” Tôi đưa tay bịt tai lại để không còn nghe giọng ru hời thống thiết của một người mẹ vừa mất đi đứa con nhỏ thân yêu.
Không thể chịu đựng thêm nữa, tôi vội quỳ xuống truớc khoảng đất trống gần đó mà lạy mười phương tám hướng vừa khóc, vừa van vái. Xin tha cho dân tộc con, cho đất nước con... Tôi úp mặt vào đôi bàn tay nhỏ bé kêu lên "Chúa ơi!"...
Bỗng một bàn tay, đặt lên vai tôi
-         Chị ơi, chạy mau đi, không kip nữa đâu.
Tiếng người em trai hối thúc. Tôi vội vàng đứng lên như người vừa hoàn hồn, tôi chạy như bay để lại sau lưng người đàn bà đang ôm ghì xác đứa con đã chết với tiếng ru hời bi thảm...
Ba mươi sáu năm trôi qua, chẳng biết người đàn bà với tiếng hát ru hời ấy về đâu???  
Phi Loan Hoàng thị Cỏ May


THÁNG BA TRÊN TỈNH LỘ 7B.

( Cảm tác theo hình ảnh và bài viết của Phi Loan- Hoàng Thị Cỏ May).

Tháng Ba trên tỉnh lộ 7B,
Đoàn người chạy loạn dài lê thê,
Người mẹ tất tả đôi quang gánh,
Gia tài là những đứa con kia.
                  Thằng anh túm áo mẹ bước theo,
                  Thằng em ngồi trong thúng thơ ngây,
                  Chắc nó tưởng trò chơi chốc lát,
                  Mẹ gánh về nhà như mọi ngày.
Theo dòng người mẹ nó bước mau,
Cha nó còn cố thủ dãi dầu?
Người lính tan hàng không đơn vị,
Những ngày cuối cùng anh ở đâu ?
                   Có người di tản từ Pleiku,
                   Phố núi cao, phố núi sương mù,
                   Hoa Dã Quỳ vẫn vàng đâu đó,
                   Nước vẫn trong xanh nước Biển Hồ.
Có người di tản từ Kontum,
Đạn bom xé nát rừng cao nguyên,
Người dân ngơ ngác rời thành phố,
Nỗi buồn cao như đỉnh Ngọc Linh.             
                Người ta gọi nhau trong hãi hùng,               
                Kẻ ngược người xuôi, đường mịt mùng ,
                Về Tuy Hòa hay đi Phú Bổn ?
                Có nơi nào bình yên hơn không?       
                       
Tiếng khóc, tiếng súng, tiếng còi xe,
Rợn người như từ ác mộng về,
Bên đường đồ đạc nằm vương vãi,
Người bên người mà vẫn phân ly.
                      Bao quân, dân, cán, chính miền Nam ,
                      Trên tỉnh lộ này đã hi sinh,
                      Quân đoàn 2 rút quân, triệt thoái,
                      16 tháng Ba năm 75.
Đường liên tỉnh lộ 7B ơi,
Bao tháng Ba qua, bao ngậm ngùi,
Bốn phương tám hướng đời dâu bể,
Ai có thể quên kỷ niệm này.
  Nguyễn Thị Thanh Dương.
      ( March 20, 2013 )







__._,_.___

Posted by: truc nguyen

TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU NHỮNG TÁC PHẨM ĐÃ NHẬN ĐƯỢC

$
0
0

 
Tiếp theo 
 
TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU NHỮNG TÁC PHẨM ĐÃ NHẬN ĐƯỢC

Kính thưa Quí Vị và Các Bạn

Nhận được một số tác phẩm Thơ, Sách, Tuyển Tập và Báo Chí, Ngô Minh Hằng xin chân thành cảm ơn Quí vị Tác giả và Quí vị Chủ Nhiệm - Chủ Bút có hảo ý gởi cho. Xin trân trọng giới thiệu những tác phẩm nhận được theo thứ tự thời gian với tất cả Quí Vị và Các Bạn yêu thích văn chương, nghệ thuật.

4/ Tuyển Tập VĂN THƠ NHẠC TÙ
Biên tập: Diên Nghị - Nhật Thịnh - Song Nhị - Vũ Đức Nghiêm
Thi văn Cội Nguồn xuất bản


Đúng như tên của tuyển tậpVĂN THƠ NHẠC TÙ,những tác phẩm thơ, văn và nhạc  được tuyển chọn cũng như những người đề xướng và hoàn thành tuyển tập phần nhiều là những vị kỳ cựu trong làng văn giới.  Những vị ấy là  Diên Nghị - Song Nhị - Vũ Đức Nghiêm - Nhật Thịnh.  Ngoài tài văn chương thi nhạc, họ còn là những người lính can trường từng vào sinh ra tử trên khắp 4 vùng chiến thuật để bảo vệ  miền Nam VN tự do, thanh bình, trù phú.  Nhưng không may, cơ trời vận nước, ngày 30/4/1975, nửa miền đất nước thân yêu ấy rơi nốt vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Ngay lập tức, hơn 1.000.000  quân cán chính của VNCH trở thành những người "Tù". Họ tù với bản án không thời hạn và được đảng CSVN hóa trang, khoác cho cái mị ngữ mỹ miều là "Học Tập Cải Tạo".  Như vậy, tất cả những người con ưu tú của chính thể VNCH, những người lính kiêu hùng của Quân lực miền Nam VN đều "được" Cách Mạng "khoan hồng" cho đi "học tập cải tạo".  Họ "học tập" trồng khoai, trồng sắn, đốn gỗ, chặt tre, vác đá, nuôi heo và "cải tạo" những vùng đất hoang vu sỏi đá, rừng thiêng nước độc thành ruộng bắp, vườn mì xanh tốt.  Làm việc vất vả thế, họ không được  ăn no, đau không thuốc uống nhưng vẫn phải thi đua để vượt chỉ tiêu.  Một số ít có nghề chuyên môn được về sớm nếu như chuyên môn của họ có nhu cầu. Số còn lại,  ở tù ít nhất cũng  phải 3 năm, còn phần lớn là 5, 7, 12, 17 năm và hơn nữa. Người lính QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu với chức vụ Đại úy  đã "học tập cải tạo" hai lần, tổng cộng 37 năm, khi về, tóc ông đã bạc, răng đã thưa, thể lực đã suy yếu nhưng tinh thần vẫn nguyên vẹn là người lính VNCH  kiên cường bất khuất.  Dù 37 năm tù qúa dài so với đời người nhưng người lính Nguyễn Hữu Cầu  vẫn còn may mắn hơn khoảng 165.000 người bạn tù của ông, (theo ước tính của Hoa Kỳ  * ) những người không có cơ hội được  về vì cách mạng "khoan hồng" đã cho họ ...đi học tập cải tạo trong lòng đất !!!.  

Dù trong hoàn cảnh tù đầy vô cùng khốn khó là thế, nhiều người vẫn giữ tròn tiết khí, mỉm cười coi nhẹ những gian lao, nhục nhã mà kẻ thù tung ra vùi dập họ. Xin mời Quí Vị và các Bạn chia sẻ mùa xuân trong tù đầy tiết tháo và bất khuất của
Thi sĩ Hà Thượng Nhân


XUÂN TRONG TÙ


Chúng ta đói khổ cách nào
Nắm tay chấp cái gian lao vẫn cười
Mùa Xuân cây cỏ xanh tươi
Xác tù, lòng vẫn lòng người tự do
Chia nhau từng hạt bo bo
Thương mình nghĩ lại thương cho kẻ thù
Mình tù hay họ là tù
Ai thua, ai được, ai ngu, ai hèn ?
Mặc lòng đổi trắng thay đen
Giao thừa thắp một ngọn đèn mừng nhau


Hà Thượng Nhân
Trại 6 Nghệ Tĩnh cuối 1979


"Học Tập Cải Tạo" chỉ là cái mị từ để lừa gạt đồng bào VN và thế giới của đảng CSVN. Thực chất của nó là để trả thù những người lính của VNCH một cách vô cùng tinh vi và ác độc. Sợ thế giới lên án, CSVN không thể giết được những người lính VNCH  trực tiếp thì gián tiếp giết họ bằng cảnh tù đày nhục nhằn khốn khổ từ tinh thần, vật chất và áp dụng những hình phạt nặng nề vô nhân đạo lên thân xác kẻ thù để người tù nào không đủ sức chịu đựng thì chết ngay hoặc chết từ từ. Thêm vào đó, chúng còn lợi dụng người tù, vắt cạn kiệt sức lực của họ để tạo ra của cải cho chúng chia nhau.  Hãy nghe văn thi sĩ Song Nhị tả về cảnh người tù khi anh đi vác đá:


Tôi Đi Giữa Đoàn Tù Vác Đá


Ở đây trời đất vừa thu lại
Còn một vòm đen chứa thế gian
Và cả loài người như đổi lốt
Bày trò dã thú lối chơi hoang
*
Tôi tưởng như mình vừa sống lại
Tự nghìn khiếp trước nỗi oan khiên
Oằn lưng gánh lấy hờn sông núi
Hiu hắt trong lòng đốm lửa thiêng
*
Tôi đi giữa chốn tàn quân ấy
Đội ngũ hùng binh đã một thời
Nghe tiếng - quân thù kia khiếp sợ
Một giờ cuồng nộ, súng gươm rơi
*
Tôi đi núi đổ đè thân phận
Đá cứa vai trần máu rướm tim
Cả một đoàn người xoay trái núi
Dời non chuyển đá dựng xà lim
*
Canh bạc đã về tay bạo chúa
Tình người đạo nghĩa đã nhường ngôi
Tôi đi dưới bóng thời nô lệ
Ngọn núi đè lên cả kiếp người
*
Đủ ngón đòn thù ân huệ lắm
Quất lên da thịt đã chai sần
Lưỡi dao sỉ nhục xuyên tim óc
Vết chém khoan hồng tươm xác thân
*
Sắt thép nào không tan với lửa
Thịt da mục rữa lẽ đương nhiên
Nhưng tâm và chí đoàn người ấy
Lửa đốt lò nung không thể mềm
*
Ở đây chất ngất hồn non nước
Vang bóng vua Lê buổi dựng cờ
Vọng tiếng Bình Ngô hồn Nguyễn Trãi
Đoàn người bước tới hẹn thời cơ


Song Nhị
Lam Sơn, Thanh Hoá 79

*ghi chú (http://www.thuvienhoasen.info/tvhsvn_tintucthoisuvn/ttts_vn-giam-giu-tu-chinh-tri-nhieu-nhat-tren-the-gioi.htm Trích: “Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do Robert Laffont”, S.A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997-Phần IV về Á Châu

**********************


5/  KÝ ỨC - Tập 1 &2  HUỲNH VĂN LANG  (2011)
Tác giả xuất bảnvà trình bày



Tác giả Huỳnh Văn Lang sanh năm 1922 tại Trà Vinh trong một gia đình đại điền chủ. Ông du học Pháp, Canada và Hoa Kỳ. Tháng 8/1954 Thủ tướng Ngô Đình Diệm mời ông về làm việc.  Ngay sau khi về, tháng 11/1954 Ông khởi xướng giáo dục đại chúng, thành lập hệ thống trường Bách Khoa Bình Dân. Năm 1955- 1962 Ông giữ chức Giám Đốc Viện Hối Đoái Quốc Gia, giáo sư kinh tế học Đại học Sư phạm Sài Gòn, sáng lập hội Văn Hóa Bình Dân và tạp chí Bách Khoa năm1957.

Sau gần 3 năm ngồi tù dưới nền Đệ Nhị cộng Hoà, Ông đi vào thương trường, thành lập Đông Phương Đại Cty,  Đại Á Ngân Hàng, Phương Hoàng Bảo Hiểm Cty, Phương Phương Export.  Cuối tháng Tư/1975 ông cùng gia đình chạy giặc CS, định cư tại
Hoa Kỳ. Ông về hưu năm 1995, khởi sự viết sách và tự xuất bản.


Những tác phẩm của Ông:

KÝ ỨC:
Gồm 3 tập:

Tập I. Thời kỳ thuộc Pháp  (1928-1955)
Tập II. Thời Kỳ VN độc lập (1955-1975)
Tập III. Thời kỳ lưu vong (1975-2010)

HỒI KÝ:

* Cờ Bạc (1995)
* Chuyện Đường Rừng (1999)
* Nhân Chứng Một Chế Độ (2000) gồm 3 tập

KHẢO LUẬN LỊCH SỬ

* Những Sự Kiện Lịch Sử Cần Xem Lại (2003)
* Công Chúa Sứ Giả Trung Hoa và Việt Nam (2004) gồm 2 tập

DU KÝ
* Đã Hơn Ba Mươi Năm Rồi (2006)

Đọc KÝ ỨCcủa Giáo Sư Huỳnh Văn Lang, đôi khi đọc giả gặp những phần đời của mình trong đó. Từ những ý nghĩ thơ dại, những trò chơi trẻ con đến những ước mơ về tương lai của tuổi trưởng thành, những gió bão của thời cuộc và thăng trầm của non sông đều cho độc giả một cảm tưởng gần gũi thân quen.

Xin chân thành cảm ơn Giáo Sư Huỳnh Văn Langđã cho Nmh sách quí.  Xin trân trọng giới thiệu những tác phẩm Ký Ức  1 & 2 của Tác giả Huỳnh Văn Lang với Quí Vị và Quí Bạn.  Vị nào cần mua những ấn bản trên, xin liên lạc với Tác Giả :



********************


6/Ba Tác Phẩm  
1)-Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc? (2008)
2)- Biến Động Miền Trung (2011)
3)- Huế - Thảm Sát Mậu Thân (2014)

Tác giả:  Thiếu tá Liên Thành

Tiểu sử: Thiếu Tá Liên Thành
Nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia
Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế


Thiếu Tá Liên Thành sinh ngày 1/12/1942 tại Huế, cháu nội của Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cháu địch tôn đời thứ năm của Vua Gia Long, thuộc dòng chính,
 tức Đông Cung Nguyễn Phúc Cảnh.
Thời trẻ, ông là học sinh Quốc Học Huế, đậu Tú Tài II Ban B năm 1961. Sinh viên Đại Học Huế, phân khoa Sử, niên khóa 1961. Tốt nghiệp Sĩ Quan trường Bộ Binh Thủ Đức
khóa 16 năm 1963.
*
Tại Việt Nam: 1963-1974

Sau khi tốt nghiệp trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức, Thiếu tá Liên Thành phục vụ tại các đơn vị:

* 1963 - 1966  Liên Đại đội trưởng Đại Đội tác chiến Địa Phương Quân. Chi Khu Phó, Chi Khu Nam Hòa, tiểu khu Thừa Thiên.
* 1966- 1968  Phó trưởng Ty ngành Cảnh Sát Đặc Biệt (Tình báo) Ty Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế.
* 1969- 12/1974  Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế.
Cấp bậc cuối cùng: Thiếu tá Quân Lực VNCH
*
Tại Hoa Kỳ

* Ngày 30/4/1975 ông và gia đình di tản qua Hoa Kỳ.
* 1984, Tốt nghiệp ngành Electronic Test Engineer (BS) tại California University Polytechnic Pomona, Hoa Kỳ.
* 1985-1987 làm việc tại hãng Hughes Aircraft Company, Dept Micro Electronic,  Santa Magarita, CA. Chức vụ Electronic test Engineer. 
* 1988-1989 nghỉ làm, tình nguyện đi giúp đồng bào VN tại các trại tỵ nạn Hồngkong, Thái Lan.  Giúp nhiều cảnh sát trong quân đội VNCH tại các trại tỵ nạn ởHongKong đi tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
* 1992-2002  Giữ chức vụ Tổng Lãnh Sự đặc trách Á Châu Sự Vụ của Cộng Hòa Vanuatu, kiêm nhiệm chức vụ đại diện cho Thủ Tướng Cộng Hòa Vanuatutại Hoa Kỳ.
* 2002 Nghỉ hưu
* 2008 ông thành lập Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam (UBTTTADCSVN) và ông là trưởng khối đến nay.

Tác giả Liên Thành là một trong những người Việt Nam nặng lòng với Quê Hương, dân tộc, nhất là với Huế, nơi ông đã được sinh ra, sống những ngày niên thiếu êm đềm của tuổi học trò thơ mộng, đã trưởng thành trong sự thấm nhuần lòng nhân bản và tinh  hoa đất nước. Hình ảnh uy nghiêm của núi Ngự, dịu dàng  thơ mộng của sông Hương đã tạo cho Liên Thành, người con của Huế một lòng yêu nước vô bờ.  Với trái tim của người trai Huế, ông đã phục vụ nơi chôn nhau cắt rốn của mình với chức vụ Phó Trưởng Ty rồi Chỉ Huy Trưởng trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia.  Nơi đây, Thiếu tá Liên Thành  luôn mong  đem tuổi trẻ, tình yêu, khả năng, nhiệt huyết và những kiến thức ông có để hết lòng tô điểm Huế cho thêm đẹp, giữ cho Huế thêm được an vui.  Nhưng ngay từ sau ngày 1/11/1963 Huế đã bị một màn sương âm u che mất ánh mặt trời và  những đám mây đen tụ về đồng loã. Năm 1966, lúc ông là Phó trưởng Ty ngành Cảnh Sát Đặc Biệt tại Thị xã Huế thì Huế có những bàn thờ Phật được đem xuống đường và năm 1968, Tết Mậu Thân thì Huế là mùa Xuân tắm máu lương dân để ngàn đời còn hờn đau cho trang sử Việt.
Không sao tả hết được nỗi đau trong trái tim của Huế khi nhìn thấy làng xóm mình bị bắn phá, đốt cháy. Hàng xóm, họ hàng, bạn hữu, đồng bào nam phụ lão ấu hiền lành chơn chất của mình bị VC xâu lại từng dây, dắt đi để bị đập đầu cho chết, bị vùi chôn sơ sài bằng những lớp đất phủ hững hờ mà những mảng tóc, những bàn tay còn chới với lộ ra.  Ba bốn chục năm sau, nỗi đau đớn ấy còn day dứt trong trái tim Thiếu Tá Liên Thành và nỗi hờn oan của Huế được giàn trải trong 3 tác phẩm:


1). Tác phẩm thứ nhứt- Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội
Đồ Dân Tộc? (2008)

Uỷ Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam, tái bản lần 1, 
California, USA,Tháng 5 năm 2014

Ngay trang đầu của cuốn Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội
Đồ Dân Tộc?  Tác giả đã ghi tạc tấm lòng:

Kính Dâng Hương Linh
- Các Vị anh Hùng Liệt Nữ
- Các Chiến Sĩ Quốc Gia thuộc mọi Lực Lượng đã hy sinh xương máu để
bảo vệ Tổ Quốc.
*
Thành Kính Tưởng Nhớ
Vong Linh các nạn nhân thuộc mọi thành phầnđã bị giặc Cộng thảm sát trong
Tết Mậu Thân 1968
*
Cảm Tạ
Quí Chiến Hữu Cảnh Sát Quốc Gia thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia
 Thừa Thiên - Huế đã khuyến khích tôi hoàn tất tác phẩm này
Liên Thành

Sách đẹp, dày 656 trang, bìa cứng, bốn màu, giấy tốt, in ấn công phu.
Nhiều hình ảnh về các nhân vật lịch sử và các biến cố được in trong sách.
Có hình các chùa Pháp Luân Công, Điều Ngự, Diệu Pháp, Bảo Phước,
Liên Hoa, các mô hình chùa Thích Ca Đa Bảo và Bát Nhã.

*
2). Tác phẩm thứ nhì - Biến Động Miền Trung (2011)
Những Bí Mật Chưa Được Tiết Lộ Giai Đoạn 1966-1968-1972
Uỷ Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tái bản lần thứ 2, 
California, USA,Tháng 5 năm 2014
Sách đẹp, dày 482 trang, bìa cứng, bốn màu, giấy tốt, in ấn công phu.  Biến Động Miền Trungcó 15 phân đoạn. Mỗi phân đoạn là một trang sử ghi lại những quyết định, những âm mưu, những hành tung, những hoạt động bí mật từ những năm 1966 của nhiều nhân vật liên quan đến sinh mạng của gần 7000 đồng bào Huế vừa bị thảm sát, vừa mất tích trong Tết Mậu Thân 1968. Ngoài những hình ảnh lịch sử,  độc giả  còn tìm thấy một số hình ảnh của chính tác giả trong đời binh nghiệp.
*
3). Tác phẩm thứ ba:Huế - Thảm Sát Mậu Thân (2014)
Tội Ác Của Đảng Cộng Sản Việt Nam 
Uỷ Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tái bản lần thứ 5 
California, USA,Tháng 5 năm 2014

Sách đẹp, dày 828 trang, bìa cứng, bốn màu, giấy tốt, in ấn công phu.  Huế - Thảm Sát Mậu Thân (2014) ghi lại mọi tình tiết về cuộc thảm sát của Tết Mậu Thân 1968, đồng thời cũng là một bản án về tội ác tắm máu dân VN của cộng sản VN, cần được truy tố trước tòa án quốc tế. Từng âm mưu thâm độc, từng hành động dã man, từng hoạt động bí mật từ những năm 1966 của những nhân vật ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đã gây nên cuộc thảm sát đau thương của gần 7000 đồng bào Huế và của nhiều ngàn đồng bào trên toàn thể miền Nam Việt Nam trong Tết Mậu Thân 1968 phải được toàn thể đồng bào VN xét xử hầu đem lại công bình và giải đi bao điều oan khuất cho dân tộc Việt nam nói chung và Huế, nói riêng. 
Đặc biệt, tác phẩm lịch sử  Huế - Thảm Sát Mậu Thân (2014) Tác giả
Liên Thành kính tặng:

- Toàn thể nạn nhân cuộc Thảm Sát Mậu Thân Huế và tất cả các nạn nhân trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam đã bị Việt cộng sát hại trong dịp Tết 1968.
- Trên 5000 anh chị em Lực Lượng CSQG Thừa Thiên/ Huế, BCH CSQG Thừa Thiên /Huế trong giai đoạn 1966-1975.
- Tất cả các chiến hữu QLVNCH đã tham gia trận chiến Mậu Thân Huế, các cấp chỉ huy và những Anh Hùng Tử Sĩ đã hy sinh để bảo vệ đồng bào và Cố Đô.
- Những chiến sĩ Đồng Minh Hoa Kỳ đã nằm xuống, đã bị cộng sản bắt vì bảo vệ đồng bào Việt Nam và Huế.
- Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, người con xứ Huế, vị chỉ huy lỗi lạc đã hy sinh rất nhiều cho lý tưởng chống cộng, cho Việt Nam và riêng cho Huế.
 Chân thành cảm ơn tác giả Liên Thành đã gởi cho Nmh 3 cuốn sách quí, những cuốn sách mà bất cứ người Quốc Gia thuần túy, có lòng yêu thương đất nước và xót xa cho đồng bào VN đều muốn có trong tủ sách gia đình cho con cháu sau này biết đến những gian truân của dân tộc, những thăng trầm của quê hương.  Nmh xin trân trọng giới thiệu ba tác phẩm:

1)- Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc? (2008)
2)- Biến Động Miền Trung (2011)
3)- Huế - Thảm Sát Mậu Thân (2014)

của tác giả: Thiếu Tá Liên Thành, Nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế với Quí Vị và Các Bạn.

Vị nào muốn có những cuốn sách trên, xin liên lạc:

Phone: 626-257-1057
P.O. Box 6147- Fullerton, CA 92834- USA

************
 Còn tiếp


__._,_.___

Posted by: Nmh5475@

Cuộc Đời Binh Nghiệp của ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN

$
0
0




---------- Forwarded message ----------
From: Phuong trinh
Date: 2016-03-21 23:44 GMT-04:00
Subject: Fwd: Tham khảo : Đại tướng Cao văn Viên .
To:



Sent from my iPad




“Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ Cộng Sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để kiếm sống. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?”
Denni





Cuộc Đời Binh Nghiệp của
ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH

Đặng Kim Thu


Ban Biên Tập: Bài viết trình bày các dữ kiện liên quan đến Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Tuy ông là một tướng lãnh thuần tuý, nhưng chắc chắn việc làm của ông có ảnh hưởng đến việc hình thành nền Đê Nhị Cộng Hoà, và sau này. Xin dành quyền nhận xét nhân vật lịch sử này cho quý vị độc giả.

Ông Cao Văn Viên sinh ngày 11-12-1921 tai Vientiane (Vạn Tượng), thủ đô Vương Quốc Lào. Cha mẹ của ông là ông Cao Văn Tý và bà Nguyễn Thị Võ, thương gia người Việt đã sinh sống lâu đời tại đây.

Lúc nhỏ, ông Viên theo học chương trình Pháp ở bậc tiểu học và trung học tại Vientiane, đậu bằng diplome (Trung Học Đệ Nhất Cấp) năm 1938, và vào học tại trường Cao Đẳng Thể Dục Thể Thao. Ra trường ông được bổ nhiệm làm huấn luyện viên thể dục ở một trường trung học tại tỉnh Paksé. Trong thời gian này, ông đậu bằng Tú Tài I.

Đầu năm 1949, khi gia đình ông hồi cư về Saigon, ông đã theo học khoá I trường Võ Bị Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Cùng theo học với ông có các ông Nguyễn Chánh Thi (Trung Tướng), Nguyễn Hữu Hạnh (Chuẩn Tướng), Trần Văn Xội (Đại Tá, Cục Quân Vận), Vũ Quang Tài (Đại Tá Nhảy Dù, Cục Trưởng Cục Xã Hội).

Tốt nghiệp thủ khoa với cấp bậc thiếu úy, ông được thuyên chuyển về Trung Đoàn 11 Bộ Binh Thuộc Điạ (11è Regiment Infanterie Coloniale - gọi tất là 11è RIC), bản doanh đóng ở Cần Thơ. Tại đây, ông gặp và kết thân với Thiếu Úy Trần Thiện Khiêm lúc hai người còn độc thân và ăn cơm chung. Thời gian sau, ông Viên kế hôn với bà Cecile Trần Thị Tạo năm 1925 tại xã Nhơn Mỹ, quận Kế Sách, Sóc Trăng. Trong khi đó, ông Khiêm kết hôn với bà Đinh Thuý Yến, quê ở Rạch Giá.

Năm 1951, ông được thăng trung uý, rồi được cử đi học khoá Chỉ Huy Chiến Thuật tại Trung Tâm Huấn Luyện Chiến Thuật tại Hà Nội. Trung Uý Nguyễn Văn Thiệu đã cùng học chung với ông. Mãn khóa, ông được cử giữ chức vụ Trưởng Phòng 2 Khu Chiến Hưng Yên. Trong khi đó, Trung Uý Thiệu thì được thuyên chuyển về trường Võ Bị Đà Lạt làm sĩ quan cán bộ cho khoá 5.

Năm 1952, ông được thăng đại uý, giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 10 Việt Nam, thay thế Đại Uý Huỳnh Bá Xuân (bị Việt Minh bắt khi đang đi hành quân). Cùng đơn vị với ông Viên có Thiếu Uý Nguyễn Viết Thanh, đại đội trưởng. (Sau này là cố trung tướng.) Cùng lúc, Đại Uý Trần Thiện Khiêm cũng làm tiểu đoàn trưởng một tiểu doàn khác, trong khi Đại Uý Nguyễn Văn Thiệu là Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Thuật Hưng Yên.
Đầu năm 1954, ông thay thế Đại Uý Nguyễn Văn Thiệu làm Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Thuật Hưng Yên. Đại Úy Thiệu được cử giữ chức Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Bộ Binh số 11.
Đầu năm 1955, ông được thăng thiếu tá và giữ chức Trưởng Phòng 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Cuối năm, ông bàn giao chức vụ cho Thiếu Tá Đồng Văn Khuyên, đi làm Tuỳ Viên Quân Sự ở toà đại sứ VN tại Hoa Kỳ.
Năm 1957, sau khi mãn nhiệm kỳ tùy viên, thay vì phải trở về VN, ông được chỉ định ở lại học khoá Chỉ Huy Tham Mưu tại Fort Leavenworth, Kansas. Cùng học với ông có Thiếu Tá Nguyễn Văn Thiệu.
Ngày 1-2-1958, ông được thăng trung tá tạm thời và làm Trưởng Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, thay thế Đại tá Nguyễn Văn Là làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát. Tháng 7-1958, ông đậu bằng Tú Tài Pháp.
Ông Viên đã kể lại rằng ông đã rất may mắn được chọn làm Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống. Khi vừa mãn khoá Chỉ Huy Tham Mưu tại Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ, ông về VN vào tháng 1-1958 và chờ Bộ TTM bổ nhiệm về đơn vị mới. Đúng lúc đó, Tổng Thống Diệm bảo Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, chọn một sĩ quan cấp tá có diện mạo sáng sủa, có học thức để trình diện ông. Đồng thời, Tổng Thống cũng bảo Tướng Trần Văn Đôn cũng chọn một người với cùng điều kiện. Đại Tướng Tỵ chọn ông Viên, trong khi Trung Tướng Đôn chọn Trung Tá Trần Ngọc Huyến. Khi ông Viên và ông Huyến vào trình diện Tổng Thống Phủ, ông Viên đã được chọn giữ chức Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống.
Ngày 26-10-59, ông được thăng trung tá thực thụ.
Trong một dịp đặc biệt, ông Viên đã kể lại về cuộc đảo chính 11-11-60 cuả Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, như sau:
“Đêm 11-11-60, khi nghe tiếng súng nổ ở hướng dinh Độc Lập, tôi (ông Viên) đích thân lái chiếc Peugeot 202 mang số ẩn tế đến Phủ Tổng Thống. Khi đi vòng tới phiá sau vườn Tao Đàn, một người lính Nhảy Dù xuất hiện, hùng hổ la to bảo tôi dừng xe. Tôi chưa kịp quay kiếng xuống hỏi chuyện gì thì anh ta nổ súng khiến kiếng trưóc vỡ tan. May mắn tôi không bị thương. Khi bước xuống xe, tôi được lệnh đến ngồi dưới gốc cây với vài quân nhân cũng bị bắt ngồi như tôi. Sáng hôm sau thì khi những người lính Dù bỏ đi. Tôi vào dinh Độc Lập thì được lệnh bàn giao chức vụ Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ cho Trung Tá Lê Như Hùng, nguyên tỉnh trưởng Kiến Hoà.
Sau đó, tôi đã được cử đi giữ chúc vụ mới là Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù, thay thế Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đào thoát sang Kampuchia. Ngay khi nhậm chức, tôi được thăng đại tá tạm thời. Rồi ngày Quốc Khánh 26-10-61, tôi được thăng đại tá thực thụ.
Ngày 1-11-1963, tôi bị bắt giữ ở Bộ Tổng Tham Mưu, cùng với một số sĩ quan được coi là trung thành với Tống Thống Diệm. Sáng ngày 2-11-63, khi ông Diệm và ông Như đã chết, tôi được cho về nhà nhưng bị quản thúc tại gia. Đến ngày 6-11-63, tôi được lệnh lên ngồi ở Phòng 2 BTTM chờ lệnh.
Ngày 8-11-63, tôi được Trung Tướng Trần Thiện Khiêm cho hồi phục chức vụ lữ đoàn trường lữ đoàn Nhảy Dù.”
Ông Viên kể thêm:
“Ngay khi trở về lữ đoàn Nhảy Dù, ông Khiêm đã gọi điện thoại cho tôi, nói:
- Tôi giúp anh về lại lữ đoàn Nhảy Dù nhưng chưa thông qua ông Minh. Sau này khi cần, anh phải giúp lại tôi.
- Chắc chắn rồi. Tôi trả lời.”
Sáng ngày 30-1-64, ông Khiêm gọi điện thoại cho ông Viên, với một câu ngắn gọn: “Tối nay nghe.” Hiểu ý ông Khiêm, buổi tối ông Viên đã đem lực lượng Nhảy Dù tham dự cuộc chỉnh lý do ông Khiêm điều động.

Ngày 1-3-64, ông bị thương trong cuộc hành quân ở Hồng Ngự, Cao Lãnh, lúc đang chỉ huy Tiểu Đoàn 1 và 8 Nhảy Dù xung trận.
Ngày 3-3-64, ông được thăng cấp Thiếu Tướng đặc cách tại mặt trận do Thủ Tướng Nguyễn Khánh gắn tại Tổng Y Viện Cộng Hoà. (Lúc này chưa ban hành sắc lệnh công nhận cấp chuẩn tướng.) Vì không dự trù trước, Tướng Khánh, bất chợt đến thăm Tổng Y Viện Cộng Hoà, đã hội ý với Tướng Khiêm về việc thăng cấp cho Đại tá Viên. Vì không có sẵn lon thiếu tướng, nên Tướng Khánh đã dùng tạm lon của Thiếu Tướng Lâm Văn Phát, Tư Lệnh Quân Đoàn III, cùng đi chung để gắn cho ông Viên.

Tháng 8-1964, ông đỗ cử nhân Văn Khoa.
Ngày 15-9-64, ông giao lại Lữ Đoàn Trưởng Nhảy Dù cho Đại Tá Dư Quốc Đống (Lữ Đoàn Phó) rồi nhận chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân, thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu đi giữ chức Tu Lệnh Vùng IV Chiến Thuật.
Ngày 12-10-64, ông bàn giao chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân cho Trung Tướng Trần Văn Minh (Minh “nhỏ”) để giữ chức Tư Lệnh Vùng III Chiến Thuật, thay thế Trung Tướng Trần Ngọc Tám đi làm Tổng Giám Đốc Bảo An Dân Vệ.
Trong thời gian Thiếu Tướng Viên làm Tư Lệnh, Vùng III đã xảy ra 3 trận đánh lớn và đẫm máu: trận Bình Giã vào cuối tháng 12-1964, trận Đồng Soài tháng 6-1965, và đồn điền cao su Michelin ở Dầu Tiếng vào tháng 6-65, khơi mào cho cuộc chiến đang trở nên ác liệt. Ngày 11-10-65, ông bàn giao chức Tư Lệnh Vùng III cho Thiếu Tướng Nguyễn Bảo Trị, đề làm Tổng Tham Mưu Trưởng thay thế Trung Tướng Nguyễn Hữu Có. (Tướng Có chỉ còn giữ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng.)
Ông được thăng trung tướng nhiệm chức ngày 1-11-65 và trở thành thực thụ ngày 19-6-66.
Lúc này Hải Quân khiếm khuyết chức vụ Tư Lệnh nên Trung Tướng Viên tạm thời kiêm luôn Tư Lệnh Hải Quân từ 14-9-66 đến 31-10-66, rổi giao lại cho Hải quân Đại Tá Trần Văn Chơn.
Ngày 28-1-67, ông kiêm nhiệm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay thế Trung Tướng Có bị cho lưu vong và giải nhiệm.
Ngày 4-2-67, ông được thăng cấp đại tướng nhiệm chức.
Đầu năm 1967, khi bản dự thảo Hiến Pháp sắp hoàn tất, có những dấu hiệu chia rẽ giữa hai ông Thiệu và Kỳ. Sự mâu thuẫn càng ngày càng trở nên gay gắt. Khi bản Hiến Pháp được chính thức công bố, cả hai ông đều tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Đại Tướng Viên nhận thấy nếu không hàn gắn và kết hợp đuợc hai ông lại, quân đội sẽ bị chia rẽ. Không chừng cả hai ông đều bị thất cử.
Đại Tướng Viên thấy mình cấp bậc lớn nhất, và tuổi tác cũng lớn hơn các vị tướng khác nên đúng ra dàn xếp để kết hợp hai người lại với nhau. Một người trẻ hơn, chức vụ cấp bậc tuy nhỏ hơn nhưng trong tay có nhiều quyền lực, nhiều vi cánh hơn. Người kia dù không có nhiều uy quyền, nhiều tay chân, nhưng thâm trầm, khôn ngoan, và có thủ đoạn chính trị. Chính vì thế nên không ai chiụ nhường ai.
Các tướng lãnh đã họp liên miên tại Bộ TTM nhưng các cuộc họp không đi đến một kết quả. Không khí buổi họp đôi lúc căng thẳng và ngột ngạt. Đại Tướng Viên đã phải bay đến các tư lệnh các vùng để tìm giải pháp nhưng cũng không xong. Cuối cùng, hội đồng tướng lãnh đã dùng kỷ cương quân đội và hệ thống quân giai ép ông Kỳ chiụ đứng vai phó tổng thống. Đổi lại, ông Thiệu nhường quyền đề cử thủ tướng, và chọn lựa các tổng, bộ trưởng cho ông Kỳ.
Sau khi hai ông đồng ý các điều kiện được nêu ra, Trung Tướng Thắng được giao nhiệm vụ viết lời cam kết và đưa ông Thiệu ký tên.
Cuối cùng, Đại Tướng Viên dã giàn xếp êm thấm một vụ tranh dành quyền lực tưởng chừng như không thể dàn xếp được.
Chuyện của ông Thiệu và Kỳ vừa được giải quyết thì Đại Tướng Dương Văn Minh, đang ở Thái Lan, cũng tuyên bố sẽ về VN ứng cử làm tổng thống. Làm sao đây? Nếu ông Minh về ứng cử thì biết đâu ông Minh sẽ đắc cử?
Để bảo đảm cho liên danh của ông Thiệu và ông Kỳ đắc cử, tướng Viên với tư cách là Bộ Trưởng Quốc Phòng đã ra thông cáo gởi cho Tướng Minh, như sau: “Vì lý do an ninh, chúng tôi không thể bảo đảm an toàn cho Đại Tướng về nước vận động tranh cử.” Thế là ông Minh rút lui.

Khi liên danh của ông Thiệu và ông Kỳ đắc cử, cả hai ông đếu muốn ông Viên vẫn giữ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng ông Viên nhứt định không nhận chức bộ trưởng quốc phòng nên giao cho Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, lúc đó đang là Tham Mưu Trưởng Liên Quân.

Ngày 1-11-67, ông Viên được thăng đại tướng thực thụ.
Rồi máu lửa Mậu Thân 1968 lan tràn khắp đất nước VNCH. Đêm mùng 1 rạng mùng 2 Tết, khoảng 2 giờ sáng, tiếng súng nổ vang khắp nơi. Người viết chưa kịp định thần là chuyện gì thì điện thoại reo. Người viết nhấc điện thoại, nói:
- Tư dinh Đại Tướng, Sỉ Quan Tùy Viên nghe. Xin lỗi, giới chức nào gọi?
- Tôi là sĩ quan trực Trung Tâm Hành Quân TTM báo cáo: “VC đang tấn công khắp 4 vùng chiến thuật. Chúng đang tấn công vào cổng số 4 Tổng Hành Dinh TTM. Đầu dây bên kia trả lời.
Người viết chưa kịp báo cáo thì Đại Tướng Viên bấm intercom:
- Chuyện gì vậy?
Sau khi nghe tôi báo cáo, ông ra lệnh chuẩn bị xe vào Bộ TTM. Tôi liền gọi hỏi Tổng Hành Dinh (THD) xem Cổng số 1 (cổng chánh) có an toàn hay không, để nắm vững tình hình, rồi chuẩn bị xe và lính hộ tống.
Chúng tôi đến TTM vào khoảng 3 giờ sáng. Chỉ Huy Trưởng THD, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân đều không có mặt. Cổng số 4 bị địch chiếm. Trường Sinh Ngữ Quân Đội và Trung Tâm Ấn Loát Phòng Tổng Quản Trị gần đó bị cháy. Nhận thấy không đủ binh sỉ để ngăn chận địch, Đại Tướng ra lệnh trại Hoàng Hoa Thám tăng cường một đại đội Dù (không hoàn chỉnh) làm lực lượng án ngữ không cho VC tiến thêm để chờ viện binh.
Tờ mờ sáng, Thiếu Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Tư Lệnh TQLC, điều động Tiểu Đoàn 2 TQLC tới phản công, giải toả Cổng số 4. Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, đang thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, và Tiểu Đoàn 41 BĐQ, đang tái huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Củ Chi, Đức Hoà, cũng được điều động về Saigon cùng một lúc.

Khi mọi người đang bận công việc, Phó Tổng Thống Kỳ tới gặp Tướng Viên và Tướng Khang nói chuyện. Khoảng 45 phút, ông Kỳ bỏ đi với vẻ mặt bực bội. (Chi tiết sẽ viết sau.) Sau đó, Đại Tướng Viên ra lệnh cho tôi gọi ChuẩnTướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB ở Mỹ Tho. Tôi chỉ nghe Đại Tướng nói:
- “Ráng tìm mọi cách đưa Tổng Thống về Saigon, càng nhanh càng tốt và bảo vệ an ninh tối đa cho Tổng Thống. Nếu có thể, anh cho đưa Tổng Thống về trước. Toán cận vệ có thể về sau.”

Tiếp theo, Đại Tướng Viên bảo Trung Tá Nguyễn Hữu Bầu, Chánh Văn Phòng, gọi phủ Tổng Thống. Đầu dây bên kia là một trung tá. Tôi chỉ nghe Đại Tướng nói:
-”Trung Tá cố gắng phòng thủ dinh cho chặt chẽ. Tôi sẽ gửi lực lượng tới giải toả ngay. Tổng Thống ở Mỹ Tho cũng sắp về tới.”
Thiếu Tướng Khang điều động ngay một đơn vị TQLC tới giải toả áp lực của địch, hiện đang chiếm một cao ốc bên hông phải dinh Độc Lập, ngay góc đường Nguyễn Du và Thủ Khoa Huân, có thể bắn thẳng vào dinh Độc Lập.

Tướng Viên và Tướng Khang đã ăn ngủ ngay trong Bộ TTM suốt thời gian dầu sôi lửa bỏng. Ban ngày, ông đi thị sát các mặt trận chung quanh Saigon, Chợ Lớn. Ban đêm, ông về giải quyết các công điện, công văn có tính cách khẩn tới khuya.

Một hôm, Đại Tướng Viên, cùng Đại tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ, tới mặt trận ở hãng ruợu Bình Tây, do TĐ41 BĐQ đang đánh nhau với VC. Khi đứng ngay chỗ Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn, hai ông đã bị một loạt AK bắn. Loạt đạn này đã gây tử thương cho 1 binh sĩ và gây thương tích cho 3 quân nhân khác. Thấy vậy, tôi đã đem theo áo giáp cho Đại Tướng. Hôm sau, Đại Tướng Viên cùng Đại Tá Hai thị sát một TĐ BĐQ đang đánh nhau với VC tại mũi tàu Phú Lâm. Khi đứng ngay Ban Chỉ Huy TĐ, tôi đã đưa cho ông áo giáp. Ông đã gạt ngang và nói với tôi:
- “Chú nhìn xung quanh đây xem có ai mặc áo giáp đâu. Chú đưa tôi mặc coi sao được.”

Một buổi sáng, Đại Tướng Viên vừa lên xe Jeep để đi thị sát mặt trận thì gặp ChuẩnTướng Nguyễn Ngọc Loan, cầm theo một tấm hình chụp tử thi của VC. Ông ta nói:
- Hình này là xác của Tướng VC Trần Độ. Bộ phận giảo nghiệm tử thi của Tổng Nha CS cũng xác nhận đây là xác của y. Đề nghị Đại Tướng tuyên bố cho báo chí v/v Tướng Trần Độ bị tử trận.

Đại Tướng Viên nói:
- Tôi chưa được Phòng 2 và Phòng 7 của TTM báo cáo về vụ này, vì thế tôi chưa đủ chứng cớ cụ thể. Nếu chỉ căn cứ vào tấm hình như vậy rồi tuyên bố một cách vô trách nhiệm, rồi Trần Độ lên tiếng thì còn gì mặt mũi cuả tôi. Nếu anh có đủ chứng cớ, anh, với tư cách Tổng Giám Đốc CSQG, cũng có thể tuyên bố được.
Nói xong, Đại Tướng Viên đi thị sát mặt trận ở cầu Tham Lương, đang có một TĐ Dù trấn đóng và đang giao chiến với VC. Ngày nào cũng vậy, ông thị sát mặt trận và thăm các lực lượng chủ yếu giải tỏa thủ đô là Nhảy Dù, TQLC, và BĐQ. Hễ nơi nào giải tỏa xong thì giao cho Cảnh Sát tiếp nhận để ổn định dân chúng đang sống quanh vùng.

Một ngày vào giữa tháng 2-1968, do có nhiều công điện thượng khẩn, ông ở lại văn phòng mà không đi thị sát mặt trận. Ông đang làm việc thì đường dây điện thoại nóng (hotline) chợt reo. Tiếng của TT Thiệu từ dầu dây bên kia vang lên:
- Đại Tướng có chỉ thị cho Tướng Loan mượn Thiết Giáp không? Sao có 6 chiếc M113 với Cảnh Sát Dã Chiến ngồi trên đó? Tôi đã ra lệnh cho Liên Đoàn An Ninh chận lại rồi. Đại Tướng xem ai cho muợn?
Hoá ra là Đại Tá Trần Văn Trọng, Cục Trưởng Cục Quân Cụ, đang có trong tay mấy chiếc M113 do Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp gửi qua Lục Quân Công Xưởng để bảo trì. Thấy mấy xe này, Tướng Loan hỏi mượn. Vì tình cảm bạn bè cùng khoá 1 Thủ Đức, ông đã nể nang giao xe cho ông Loan. Hành động của ông đã vô tình vi phạm “Huấn Thị Điều Hành Căn Bản” của Bộ Quốc Phòng. Vì thế, ông bị cách chức.

Khi Mậu Thân Đợt 2 xảy ra, sau vụ “tai nạn” của BĐQ tại trường Phước Đức ngày 2-6-68, không biết TT Thiệu hiểu lầm hay nghi ngờ điều gì nên quyết định gọi Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Đại Sứ VN tại Đại Hàn, về để thay Tướng Viên. Nhưng khi Tướng Trí về tới Saigon, TT Thiệu lại cử Tướng Trí thay thế Tướng Khang, Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Mặc dù không thay đổi Tướng Viên, nhưng TT Thiệu, không để cho ông đầy đủ quyền hạn theo đúng chức năng như trước, bằng cách từ từ lấy bớt quyền hành của ông. Từ đó, ông Viên buồn không còn tích cực nữa và cuối cùng làm đơn xin nghỉ.

Xin trích một đoạn ghi âm buổi nói chuyện giữa ông Viên và luật sư Lâm Lễ Trinh tháng 12-2004.

“Luật Sư Trinh hỏi:
- Trong “Hồi Ký Việt Nam Nhân Chứng” (trang 428-429), Tướng Trần Văn Đôn viết: “Có lần ông Thiệu than phiền ông Viên không làm việc nhiều, cứ ở mãi trong TTM làm việc mà không chịu đi ra ngoài thăm các đơn vị. Ông Thiệu nhờ tôi nói lại với Tướng Viên về vấn đề này. Ông Viên đã trả lời rằng ông đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp thuận. Ngoài ra, ông Thiệu còn lấy hết quyền, nên ông Viên cứ ở lại văn phòng làm việc mà thôi.” Mong anh (Đại Tướng Viên) xác nhận và giải thích.

Tướng Viên trả lời:
- Năm 1970, ông Thiệu ban hành một sắc lệnh thay đổi cơ cấu quân sự, tương quan giữa Bộ TTM với Quân Đoàn và Quân Khu. Với sắc lệnh mới, chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân vốn có một số quyền hành với Quân Đoàn, nay được đổi thành Tham Mưu Trưởng Bộ TTM và không có quyền hành với Quân Đoàn.
Khi lực lượng Biên Phòng giải tán để sát nhập với BĐQ, tôi đã đề nghị chọn vài liên đoàn BĐQ nòng cốt để thành lập một hoặc 2 sư đoàn BĐQ Tổng Trừ Bị, như Nhảy Dù và TQLC. Chỉ làm như vậy, Bộ TTM mới có lực lượng tiếp ứng quân đoàn khi cần thiết. Ông Thiệu đã trả lời là không cần thiết. Ông đã thay đổi ý kiến này khi gần mất nước. Thật là quá trễ!

Trước khi Hoà Đàm Paris tiến tới giai đoạn kết thúc, tình hình quân sự rất căng thẳng. TT Thiệu, với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân Đội, đã tập trung hết quyền hành trong tay bằng cách cho đặt một hệ thống truyền tin tại dinh Độc Lập. Ông Thiệu đã liên lạc thẳng với các quân khu, điều động trực tiếp các đơn vị, bổ nhiệm trực tiếp tư lệnh vùng, tư lệnh sư đoàn, trực tiếp ra lệnh hành quân, mà không cần tham khảo với ai. Bộ TTM lần hồi bị đẩy vào vai trò tuân hành và thị chứng. Bộ Quốc Phòng chỉ còn là “hộp thơ” giữa Tổng Thống và Bộ TTM. Trong 3 năm sau cùng của chế độ miền Nam, quyền chỉ huy quân đội dã hoàn toàn bị thu gọn vào dinh Độc Lập.

Vì không có điều kiện làm việc như trước kia, tôi đã mấy lần đệ đơn xin từ chức. Ông Thiệu đã yêu cầu tôi nán lại đợi ông chọn người thay thế, nhưng rồi ông bỏ lơ luôn không quyết định. Mãi tới khi Tổng Thống Trần Văn Hương bàn giao cho ông Dương Văn Minh, tôi cương quyết xin giải ngũ vì tôi đã không phục ông Minh từ lâu. Tôi là nạn nhân suýt chết dưới tay ông Minh mà!

Ông Hương hiểu rỏ hoàn cảnh của tôi nên chấp thuận. Người đi nhận giấy giải ngũ cho tôi là Đại Tá Nguyễn Kỳ Nguyện, Chánh Văn Phòng của tôi. Ngày 27-4-75, tôi rời VN trong tình trạng hợp lệ. Khi định cư tại Mỹ, tôi có dịp nói chuyện điện thoại với Tướng Đôn ở bên Pháp. Ông Đôn cho tôi biết rằng khi Tướng Minh nhận bàn giao từ ông Hương, ông Minh đã bảo ông Đôn giữ tôi lại đừng cho đi. Ông Đôn đã trả lời:
-”Lui” đi từ hôm qua rồi.”

Có lẽ ông Minh muốn giao tôi cho VC chăng? Ông Minh ghét tôi từ khi ông ta làm Cố Vấn Quân Sự cho TT Diệm. Lúc bấy giờ tôi làm Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ. Hồ sơ quân bạ của ông Minh, do ông Ngô Đình Nhu cất giữ, có ghi nhận xét về ông Minh bằng tiếng Pháp:
“Minh a la force d’un élephant mais cervelle d’un oiseau-mouche, un homme vénal et surtout n’entend rien à la politique.” (Minh có sức lực như một con voi, nhưng bộ óc của con chim sâu, con người dễ mua chuộc và nhứt là không biết gì về chính trị.)
Ông Minh đã hỏi tôi về lời phê của ông Nhu, nhưng tôi không dám tiết lộ. Vì thế, ông Minh để tâm ghét tôi từ đó.

Một câu hỏi khác của Luật Sư Lâm Lễ Trinh:
- Anh có nghĩ rằng rút bỏ miền Trung quá sớm, quá hấp tấp, và thiếu chuẩn bị không? Trung Tướng Trưởng từng xác nhận với tôi rằng vào đầu năm 1975, quân lực của ta ở Vùng I không yếu đến nỗi phải rút lui một cách hỗn loạn như vậy.

Đại Tướng Viên đáp:
- Dĩ nhiên là không có chuẩn bị. Với một đại đơn vị, việc rút quân cần chuẩn bị thật kỹ và phải có đủ thời gian. Tình hình thời cuộc biến chuyển khá nhanh và phức tạp nằm ngoài dự tính của Tướng Trưởng. Do đó, ông ta không thể xoay xở gì được.
Sau khi Ban Mê Thuôt mất, dân chúng Vùng I nghe tin đồn chính phủ sẽ cắt đất nhường cho địch nên hoảng sợ, tự động kéo vào Nam mà không ai ngăn cản nổi. Vì thế, ngày 12-3-75, Tướng Trưởng ra Huế, họp với các viên chức Hội Đồng Tỉnh, tuyên bố giữ Huế để dân chúng an tâm.
Ngày 13-3-73, Tướng Trưởng được lệnh vào Saigon họp. Trong phiên họp tại phòng hành quân ở dinh Độc Lập, có sự hiện diện của Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang, và tôi (ông Viên) TT Thiệu lấy cây viết gạch trên bản đồ VN, xóa vùng Cao Nguyên và Vùng I, rồi vạch một đường từ Ban Mê Thuột đến Nha Trang, rồi nói rằng chúng ta sẽ còn giữ phần đất dưới đường này. Từ đèo Cả trở ra Quảng Trị là phần đất dành cho Mặt Trận GPMN. Ông Thiệu nói với ông Trưởng:
- “Đây là chỉ thị của tôi. Phải thi hành, nhưng giữ bí mật. Không được nói lại cho ai!” (có lẽ tin này rò rỉ ra ngoài.)
Xong buổi họp, Tướng Trưởng theo tôi về văn phòng, có ý trình bày thêm về lệnh của ông Thiệu. Ông Trưởng nói:
-”Tôi không thể thi hành lệnh vừa rồi của Tổng Thống, vì tôi đã hứa với đồng bào ở Huế là tôi sẽ giữ Huế. Xin Đại Tướng chỉ thị một tướng khác để làm việc đó.”
Tôi trả lời việc này nằm ngoài quyền hạn của tôi. Tôi đề nghị Tướng Trưởng xin TT Thiệu được dự phiên họp ngày hôm sau, 14 tháng 3, tại Cam Ranh. Tướng Trưởng liền gọi điện thoại cho Đại Tá Võ Văn Cầm, Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống, để xin gặp TT Thiệu ở Cam Ranh.
Tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng nhưng không nhận được lời trả lời của Đại tá Cầm cho biết TT Thiệu có đồng ý gặp ông hay không?
Ngày 15-3-75, Tướng Trưởng lại bay vào Saigon xin gặp TT Thiệu, xìn từ chức hoặc cho giữ Huế vì còn đủ khả năng và phương tiện.
Ông Thiệu nói: “Thôi thì giữ Huế.”
Tướng Trưởng về Đà Nẵng họp Bộ Tham Mưu Quân Đoàn thông báo quyết định của TT. Nhưng chiều hôm đó, TT Thiệu lại điện thoại cho Tướng Trưởng:
- “Tôi đã suy nghĩ lại. Cụ Hương là người không rành về quân sự mà cũng nói nếu chúng ta quyết giữ Huế thì phải hy sinh cỡ 30 ngàn quân. Thôi hãy bỏ Huế đi!”

Tướng Trưởng chưa ra lệnh rút quân, nhưng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương phụ trách phiá Bắc đèo Hải Vân, đã di tản rồi.
o O o

Có người nói rằng, khi đương thời, ông đã không cáng đáng hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, còn thừa thì giờ đi học lấy bằng cử nhân. Điều này không hoàn toàn đúng, vì ông đã có bằng cử nhân từ năm 1964, trước khi làm tham mưu trưởng. Những năm sau cùng ông trở nên ít nhiều thụ động. Phải chăng chính vì thái độ không hoàn toàn ngả theo ông Thiệu khiến ông bị hiểu lầm? Phải chăng chính vì thế nên ông Thiệu giới hạn quyền hành của ông khiến ông không thể làm việc theo đúng chức năng?
Ông Viên cũng không thích dấy binh tạo phản. Trong tất cả các lần binh biến của các Tướng Lâm Văn Phát, Dương Văn Đức, Phạm Ngọc Thảo, ông Viên đều không dính dáng.

Khi bà Viên mất, ông sống một mình trong chung cư dành cho người già ở 4435 N. Pershing Dr., Arlington, Virginia. Trong một lần người viết sang thăm, ông nói:
-”Ông Kỳ nhiều lần thuyết phục tôi đảo chánh ông Thiệu.”
Lần đầu tiên vào sáng mùng 2 Tết, ngày đầu tiên của biến cố Mậu Thân 1968, Tướng Viên và Tướng Khang đang lo điều binh đối phó với VC trong TTM thì Tướng Kỳ thình lình tới đề nghị hai ông truất phế TT Thiệu lần đầu tiên, với lý do ông Thiệu nhẹ lo việc nước, nặng tình nhà, lo về quê vợ ăn Tết, bỏ bê đất nước đảo điên. Ông Kỳ cho biết ông ta đã viết lời hiệu triệu và nhật lệnh đã có sẵn trong túi. Nếu hai ông đồng ý, ông sẽ lên đài phát thanh tuyên bố truất phế TT Thiệu. (Lúc này, ông Thiệu còn đang ở Mỷ Tho.) Ông Kỳ cũng cho biết Tướng Loan đã đồng ý.
Đại Tướng Viện đã trả lời:
- “Tình hình như thế này, lo chống đỡ giặc ngoài muốn hụt hơi. Anh còn muốn gây thù bên trong nữa. Vậy anh giao đất nước này cho VC luôn đi!”

Tướng Khang cũng nói:
- “Anh có điên không? Lúc nào cũng muốn mình phải là số 1 mới chiụ. Đừng có hành động mù quáng.”
Đúng không hơn 5 phút, Tướng Kỳ tiu nghỉu đi ra.
Lần thứ hai, khi TT Thiệu không cho ông Kỳ quyền đề cử thủ tướng như lời cam kết trước đó. Ông Kỳ nói với ông Viên rằng ông Thiệu đã bội ước:
- “Đại Tướng phải làm sao đem lại sự công bằng chứ. Chính Đại Tướng chủ tọa buổi họp và đã chứng kiến ông Thiệu ký tờ cam kết đó mà. Đại Tướng phải tính sao chứ. Đâu thể để ông Thiệu nuốt lời hưá như vậy được.”

Ông Viên hiểu ông Kỳ muốn nói gì nên trả lời:
- “Bây giờ tôi không còn nhiều quyền như thời Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Hội Đồng Tướng Lãnh cũng đã giải tán vì không hợp hiến. Ông Thiệu bây giờ là Tổng Tư Lệnh tối cao. Tất cả tướng lãnh, kể cả tôi đều vào hàng, sau lưng Tổng Tư Lệnh. Tôi chẳng làm gì khác được.”
Lần cuối cùng vào đầu tháng 4-1975. Sau khi QĐ II thất bại trong vụ triệt thoái khỏi cao nguyên và Tướng Phú vào nằm ở bệnh viện Cộng Hoà, ông Kỳ đến gặp ông Viên, thúc dục (nguyên văn):
- “Anh và tôi (ông Kỳ) phải lật “thằng Thiệu”.
Ông Viên đã trả lời:
- “Ngày trước anh còn cầm cờ trong tay, khi anh phất có nhiều người theo. Bây giờ anh không có cờ, anh phất bằng tay không. Liệu có ai theo anh? Anh làm gì thì làm, tôi không tham gia.”
Nghe tôi khẳng định như vậy, trưóc khi về ông Kỳ giả lả đề nghị ông Viên:
- “Anh nói với ông Thiệu giao cho tôi hai sư đoàn bộ binh, một lữ đoàn kỵ binh, ba tiểu đoàn Pháo Binh, để tôi lấy lại Pleiku.”
Ông Viên đáp:
-”Còn quân đâu mà giao cho anh. Vả lại nếu còn quân thì thiếu gì tướng bộ binh có khả năng chỉ huy.”
Khoảng 15 phút sau, TT Thiệu trực tiếp điện thoại cho ông Viên và hỏi:
-”Ông Kỳ mới ghé thăm Đại Tướng.”
- “Có, đúng vậy. Ông Kỳ đề nghị xin trực tiếp cầm quân để lấy lại Pleiku.”
Ông Thiệu đã im lặng không hỏi thêm.
Ông Viên kết luận:
- “Nhu vậy chứng tỏ là trong Bộ TTM đã có sẵn “tai mắt” của ông Thiệu. Thử nghĩ xem, tôi đảo chánh để làm gì? Không lẽ để đưa ông Kỳ lên làm tồng thống?”
Làn sau cùng, người viết sang dự sinh nhật của Đại Tướng Viên vào tháng 12 năm 2007, vì được biết nếu không tham dự thì “không còn kịp”. Buổi hội ngộ này do anh Lý Thanh Tâm, cựu trung tá Phụ Tá Chánh Văn Phòng, tổ chức. Hôm đó có sự hiện diện của: Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và phu nhân, Đại tá Nguyễn Hữu Bầu và phu nhân, và một số thân hữu...
Hình như linh cảm biết mình không còn sống được bao lâu nên lời phát biểu của ông Viên đã giống như những lời trăn trối sau cùng. Mọi người tham dự đều tỏ ra xúc động. Người viết còn nhớ lời nói của ông:
- “Dù sao thì tôi cũng là một trong những người chiụ trách nhiệm để mất nước.Vì thế, khi tôi chết, xin đừng phủ cờ. Tôi thấy không xứng đáng được phủ trên quan tài của tôi lá cờ biểu tượng của hồn thiêng đất nước VNCH. Tôi không phải chết cho Tổ Quốc.
- Tôi cũng có phần trách nhiệm đã để cho một quân đội, hùng mạnh nhứt Đông Nam Á, phải tan hàng một cách tức tưởi, dù tôi không phải Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Vì vậy, tôi không xứng đáng được an táng theo nghi thức quân cách của QLVNCH dành cho các tướng lãnh.

- Cám ơn chú Lý Thanh Tâm đã giúp đỡ tôi trong lúc ốm đau, già yếu. Khi hữu sự, tôi muốn chú chỉ báo cho con gái tôi, rồi thiêu xác tôi ngay. Khi chú đã đem tro cốt của tôi rải ra ngoài biển xong thì mới báo cho mọi người.

Ngày 22 tháng 1 năm 2008, ông qua đời. Anh Tâm có nhắc lại ý nguyện của Đại Tướng cho anh Trân, em của bà Viên, rõ. Tuy nhiên anh Trân đã lý luận rằng:
- Chuyện một cựu đại tướng của QLVNCH chết lặng lẽ, không trống kèn, không người đưa tiễn là chuyện không hợp lý. Tụi VC ở trong toà đại sứ gần đây thấy vậy sẽ có cơ hội miả mai, bôi bác làm xấu mặt QLVNCH. Tôi xin phép cãi lịnh anh của tôi.

Thế là đám tang được tổ chức theo đúng nghi lễ của QLVNCH (trái ý ông Viên) để tiễn đưa linh hồn ông về cõi Nát Bàn, và để tiễn biệt một vị cựu Nguyên Soái của QLVNCH./.


“Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ Cộng Sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để kiếm sống. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?”
Denni












__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Cuộc gặp gỡ 10 phút với Tổng thống Obama của nam sinh gốc Việt 16 tuổi

$
0
0


Cuộc gặp gỡ 10 phút với Tổng thống Obama của nam sinh gốc Việt 16 tuổi

Tạ Di Đan và 9 hướng đạo sinh khác đứng chờ ở hành lang bên ngoài Phòng Bầu dục, ngắm những bức tranh trên tường trong tâm trạng hồi hộp. Cuối cùng, Tổng thống Barack Obama cũng xuất hiện. 
Ảnh: OC Register
Tạ Di Đan bắt tay Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu dục hôm 1/3. Ảnh: OC Register
8h22 sáng 1/3, Đan gửi tin nhắn cho mẹ, bà Võ Lan, với vỏn vẹn hai từ: "Nhà Trắng".
OC Register cho hay ở thành phố Cypress, bang California, nơi lúc đó mới 5h22, bà Lan cùng chồng là ông Tạ Lữ bật dậy nhận tin nhắn của con trai và những ngày sau đó, họ không ngủ được. 
Cậu con trai 16 tuổi của họ đang ở thủ đô Washington và thực hiện điều mà trong mắt họ là cả một giấc mơ: gặp mặt trực tiếp Tổng thống Mỹ Obama. 
Ông Lữ rời khỏi giường ngủ, bật máy tính lên. Màn hình cho thấy những đường ziczac màu xanh và những đốm màu cam, đó là hành trình của Đan sáng đó. Khi ông nhấp chuột vào, cảm giác hạnh phúc dâng lên trong ông: "Thằng bé thực sự đã đến đó rồi".
"Đây là cơ hội để con bắt tay tổng thống đấy", bà Lan nhắn lại cho con trai.
Đan là một trong 10 thành viên được chọn để đại diện cho Hội Nam Hướng đạo (BSA), tổ chức thanh thiếu niên lớn nhất Mỹ, trao bản phúc trình thường niên lên ông Obama nhân kỷ niệm 100 năm thành lập hội. BSA là một phần của phong trào Hướng đạo, tập trung vào việc tổ chức các hoạt động ngoài trời nhằm giúp thanh thiếu niên rèn luyện các kỹ năng sống, trí tuệ và thể lực để góp phần xây dựng xã hội.
Hàng năm, BSA trình báo cáo lên quốc hội và tổng thống về những thành tích nổi bật của hội trong năm. Các hội hướng đạo địa phương và quốc gia sẽ cử các thành viên tiêu biểu, đại diện cho 2,3 triệu thành viên của hội, đảm trách nhiệm vụ này và Đan là một trong số đó.
Đứng chờ tổng thống ở hành lang bên ngoài Phòng Bầu dục, Đan và 9 hướng đạo sinh còn lại khá hồi hộp. Em nhìn lên các bức tranh và tác phẩm nghệ thuật trên tường. 
Cuối cùng, ông Obama cũng xuất hiện, đích thân mở cửa và vẫy đoàn hướng đạo sinh vào trong. Các thanh thiếu niên trông khá căng thẳng nhưng ông Obama thì không.
Trong 10 phút ngắn ngủi tại Phòng Bầu dục, ông chia sẻ rằng ông cũng từng là hướng đạo sinh. Ông ca ngợi Đan và các hướng đạo sinh trẻ tài năng là những nhà lãnh đạo tương lai của nước Mỹ.
"Ông ấy làm mọi người đều cảm thấy thoải mái", Đan kể. "Em đã bắt tay ông ấy khi chúng em rời khỏi đó". Nam sinh nhấn mạnh rằng ông Obama có một cái bắt tay rất chắn chắn. 
cuoc-gap-go-10-phut-voi-tong-thong-obama-cua-nam-sinh-goc-viet-16-tuoi-1
Tạ Di Đan và gia đình. Ảnh: OC Register
Cùng đoàn hướng đạo sinh, Đan đã có chuyến đi 6 ngày tại Washington, gặp gỡ các quan chức cấp cao khác của chính quyền Mỹ như nữ dân biểu đại diện phe thiểu số tại hạ viện Nancy Pelosi, chủ tịch hạ viện Paul Ryan. Tuy nhiên, 10 phút tại Nhà Trắng vẫn là điểm nhấn khó quên nhất trong chuyến đi bởi Đan đã trở thành người gốc Việt đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với Tổng thống Obama. 
Nam sinh đa năng
Đan hiện là học sinh trường trung học Oxford ở Cypress với số điểm trung bình đạt gần tuyệt đối và chơi giỏi nhiều môn thể thao. Từ năm lớp 6, em đã giành được 8 huy chương trong cuộc thi phối hợp các môn nghệ thuật, viết luận, toán, khoa học của quận Cam. Đan còn có bằng lái thuyền buồm.
Đan dành hầu hết thời gian rảnh để sinh hoạt trong đội Thiếu sinh Hải quân Mỹ và BSA. Tuy nhiên, em nổi tiếng nhất với vai trò là người sáng lập Câu lạc bộ Đồng bạc Thông minh của trường Oxford. Đan nảy ra ý tưởng này cách đây vài năm, sau khi cha của em thông báo rằng ông có thể sẽ mất công việc kỹ sư phần mềm. Mục đích của câu lạc bộ là dạy cho các học sinh trung học cách quản lý tiền bạc và giá trị của việc tiết kiệm tiền từ khi còn trẻ. 
Tháng 11 năm ngoái, Đan đã đích thân mời được Bộ trưởng Tài chính của bang California ông John Chiang đến câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm về việc quản lý tài chính và phỏng vấn ông trước hàng trăm người. 
"Tôi tiếp nhận hàng trăm dự án nhưng dự án này rất nổi bật", Jeffrey Herrmann, chủ tịch điều hành Hội Nam Hướng đạo quận Cam, nhận xét. "Không có nhiều đứa trẻ làm được điều đó".
Nhờ những hoạt động ở Đồng bạc Thông minh, Đan đã đạt đến cấp bậc cao nhất của hướng đạo sinh là Đại bàng.
Đan đã mời được Bộ trưởng Tài chính của bang California ông John Chiang đến câu lạc bộ của mình để trao đổi kinh nghiệm về việc quản lý tài chính
Đan phỏng vấn Bộ trưởng Tài chính bang California John Chiang tại Câu lạc bộ Đồng bạc Thông minh của trường Oxford tháng 11/2015. Ảnh: OC Register
Với những thành tích xuất sắc trên nhiều phương diện, năm ngoái, nam sinh gốc Việt này còn được tờ báo uy tín của địa phương OC Register bình chọn vào tốp 100 người có ảnh hưởng nhất quận Cam. 
Anh Ngọc



__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

Ngày dài nhất tháng ba: "Tấm vải liệm bao thân xác không có túi"

$
0
0


                     Ngày dài nhất tháng ba:
                   "Tấm vải liệm bao thân xác không có túi"
                                                                                             Giao Chi, San Jose

               chuck feeney tuthien
                           Từ tỷ phú không xe hơi dinh thự, cho hết gia sản... đến mẹ con homeless không nhà
              
                                      Hãy giúp thức ăn Việt Nam cho homeless và cùng hát với Du Ca San Jose
Thưa Quý vị và các Bạn,
Đối với chúng tôi , ngày chủ nhật 20 tháng ba 2016 vừa qua là một ngày quá dài. Trong câu chuyện San Jose, xin kể hầu Quý vị và các bạn lần lượt các buổi sinh hoạt Cộng đồng như sau.
1) Hội chợ Y tế:
10 giờ sáng chủ nhật 20 tháng Ba, vợ chồng chúng tôi lên đường đến trường YB tham dự Hội Chợ Y tế của chương trình Sống Mạnh do tổ hợp của bác sĩ Trịnh Ngọc Huy tổ chức. Thầy Huy điều hành tổ hợp Y tế gồm danh sách cả trăm bác sĩ và đã liên tục tổ chức các kỳ Hội Chợ Y Tế 20 mươi năm qua. Bà con ta ngồi kín Hội trường để nghe trình bày về việc bảo vệ sức khỏe. Thuyết trình viên vừa trình bày vừa đặt câu hỏi. Quan khách trả lời trúng là có thưởng. Gặp bác sĩ Huy đang vội vàng tìm người mở thêm lối vào cho đủ chỗ đậu xe. Tôi hỏi ông tổ chức có thành công không. Bác sĩ Huy trả lời. Thành công bắt buộc. Chương trình không có bán vé. Làm gì không thành công.  
                             
2) Sinh hoạt hướng đạo:  
Ông bà có hai cháu sinh hoạt với Liên đoàn Ra Khơi ngay phía sau trường YB. Bèn vào thăm các cháu. Bà nội đưa tiền cho cháu để ngày mai đi học mua thức ăn trưa. Như vậy là tạm xong việc nội bộ gia đình. Ưu tiên số 1 hoàn tất.                                                                                       
3) Hội luật gia tân niên:
Dù Tết qua đã lâu rồi nhưng các hội đoàn vẫn còn mừng Xuân mới. Chúng tôi đến Dynasty dùng tiệc trưa với Hội Luật gia Việt Nam của ông bà trạng sư Nguyễn Hữu Thống.  
San Josehiện nay có 2 tổ chức đồng hương trong ngành Luật. Hội của Luật sư và hội của Sinh viên Luật. Cả hai đều sinh hoạt bên nhau vui vẻ. Mấy tháng trước chúng tôi tham dự họp mặt của Sinh viên Luật. Kỳ này anh em họp mặt tạm gọi là hội của ông bà Thống. Bà là cựu Luật sư, đương kim Chủ tịch và ông là cựu Chủ tịch nay là Luật sư cố vấn. Bạn bè tham dự trong tinh thần thân hữu gia đình. Cơm Tầu 8 món buổi trưa cũng rất là thịnh soạn. Ban vũ Hoa Tiên trình diễn nhiều màu sắc, văn nghệ tài tử với các tiếng ca cao niên cũng vô cùng não nuột. Dù vậy chúng tôi cũng phải từ giã về sớm. Còn buổi chiều nhiều chuyện phải tiếp tục.                                                                                                 
4) Du ca Đã Nẵng về San Jose:
Nhiếp ảnh gia Trương Xuân Mẫn kỳ nầy bỏ máy chụp hình để cầm lại cây đàn theo yêu của Nguyễn Đức Quang. Anh Mẫn vốn là trưởng đoàn du ca Đà nẵng từ hơn 40 năm trước nay thành lập du ca San Joseđã được 5 năm. Khoảng 3 giờ chiều chương trình mở đầu với hơn 20 đoàn viên làm luôn một loạt các bài sống động và hào hứng của Du Ca một thủa Sài Gòn. Các nữ du ca mặc áo bà ba trắng xuất hiện hết sức độc đáo như đem cả chân trời quê hương đến Hoa Kỳ. Sau loạt bài du ca thời xưa , lần lượt các bản nhạc du ca mới soạn thảo được giới thiệu với khán giả gần như là lần đầu tiên. Dù âm điệu và lời ca chưa quen thuộc nhưng  cũng có vẻ đã chinh phục được các khán giả trong tình cảm đầy vơi với những tràng pháo tay khích lệ. Cá nhân chúng tôi vốn hết sức hâm mộ các bài hát đầy tinh thần phấn khởi, tự tin và nhập cuộc của Du Ca Việt Nam, đặc biệt là nhạc và cách trình diễn của Nguyễn Đức Quang.
                                            
10 năm trước tại sân khấu trên đồi cao Cupertino, chúng tôi tổ chức mời Nguyễn Đức Quang lần đầu tiên xuất hiện với Trương Xuân Mẫn và Đồng Thảo đã gây hào hứng cho khán giả Bắc Ca Li. Và từ đó niềm hy vọng dâng lên như lời ca. Ngày nay bà con hết sức vui mừng thấy Du Ca sống lại ở bên này Thái Bình dương sau gần nửa thế kỷ. Chúng tôi cũng đã từng thưởng thức nhạc Trịnh Công Sơn trong bao nhiêu năm. Nhưng nhạc của ông Sơn mời gọi anh em ngồi xuống, trong khi nhạc của ông Quang kêu mọi người đứng lên. Cả hai người nhạc sĩ của một thời chiến tranh ngày nay không còn nữa. Nhưng nhạc của Quang vẫn còn vang vọng trong lòng người Việt Namviễn xứ mãi mãi về sau.
Dù chương trình hấp dẫn nhưng chúng tôi cũng phải về sớm để tìm đường đến tư gia anh chị Đỗ Trọng Linh để dự một buổi họp mặt khác.    
              
Trong khi hải ngoại tưởng niệm các chiến sĩ dân chủ ra đi thì tại quê nhà cộng sản lại cầm tù các chiến hữu tiếp tục đấu tranh cho dân chủ. Hình ảnh anh Ba Sàm và chị  Nguyễn Thị Minh Thúy ra trước tòa nhận bản án độc tài với nét mặt hết sức cương nghị và vô cùng bình thản. Rất đáng khâm phục.
5) Tưởng niệm các chiến hữu Dân Chủ:
Thực sự chúng tôi chỉ nghe tiếng mà không biết nhiều về tổ chức. Hôm nay mới biết thêm nhiều người nhưng các bạn đã chẳng còn ở cõi trần gian. Nhóm thân hữu và chiến hữu của tổ chức có danh hiệu là Họp Mặt Dân Chủ ngồi lại để tưởng niệm cho 6 vị đã ra đi trong thời gian qua. Trong đó có 2 người tôi quen biết là giáo sư Nguyễn ngọc Bích và bình luận gia Trần Văn Sơn.
Tôi xin phép gọi quý vị này là các nhà làm cách mạng. Tên tuổi của các vị khác có hình ảnh trên bàn thờ là quý ông Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Minh Diễm, Nguyễn Xuân Phước và Trần Văn Vân. Anh em nói rằng riêng ông Vân tự là Ba Vân khi qua đời tại San Jose có 300 bạn bè đi đưa. Quả thực là người có nhiều bằng hữu đáng kể.
Riêng phần tôi biết rằng ông Trần Văn Sơn nguyên là Trung tá Hải quân cũng là một trong các lãnh tụ của tổ chức Phục Hưng Việt Nam.Cũng nhân buổi họp mặt tưởng niệm các chiến hữu, chúng tôi có dịp gặp các thân hữu quen biết nhưng đến hôm nay mới hiểu rằng các bạn từ lâu vẫn kín đáo nằm trong tổ chức hay trong vòng thân hữu của các phong trào hướng về công cuộc xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam. 
Tôi chợt thấy dường như trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở hải ngoại các chiến sĩ Hải quân có nhiều người tiếp tục tham gia đại cuộc. Nhân dịp này chúng tôi cũng đóng góp ý kiến với các bạn Dân Chủ tại San Jose. Các chiến hữu Hải quân tiếp tục cuộc chiến tại hải ngoại được ghi nhận là quý ông Hoàng Cơ Minh, Trần Quốc Bảo và Trần Văn Sơn.
Trường hợp giáo sư Nguyễn Ngọc Bích ngoài khả năng trí tuệ, ngoài nhân cách đạo đức, chính khả năng hoạt động cho cộng đồng suốt 40 năm qua mới là điều quý giá mà người ra đi đã để lại. Để mở rộng ngày tưởng niệm ông Nguyễn Ngọc Bích toàn thể hải ngoại và tại Hoa Kỳ sẽ cùng tổ chức vào thứ bẩy nhân dịp 49 ngày nhằm 14 tháng 5-2016. Chúng tôi sẽ tổ chức vào buổi trưa tại đại sảnh quận hạt Santa Clara 70 W Hedding San Jose CA. Xin mời bà con và thân huu đến tham dự.
 6)Yểm trợ công đoàn:  Buổi chiều chủ nhật về khuya, chúng tôi lại được giới thiệu một tổ chức thành lập ngay tại San Jose trong số các anh chị em rất kiêm nhượng. Đó là hiệp hội yểm trợ công đoàn công nhân độc lập không cộng sản tại Việt Nam. Các bạn nghe có nhớ tới chuyện công đoàn tại Ba Lan trước đây đã nổi dạy thành công tại Đông Âu. Câu chuyện cũng tương tự như vậy. Nhân dịp Việt Namtham dự diễn trình kinh tế thế giới và vấn đề nhân công nghiệp đoàn sẽ tổ chức theo đường lối thế giới tự do. Tổ chức này sẽ họp mặt gây quỹ hoạt động vào ngày 7 tháng 5-2016. Muốn ủng hộ xin liên lạc cô Vĩnh Thah Thảo 408 420 7299.  
7)"Tấm vảiliệm bọc thân xác không có túi”
                           chuck feeney tuthien
                                                               
Nhà tỷ phú Chuck Feeney 
Chuyện saucùng này do bác Trần Đình Vỵ từ bên Pháp gửi qua.

Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó và keo kiệt. Nhưng việc làm lại khiến ông trở thành gương sáng cho các phú hào khác. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.
Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phốSan Francisconước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, đeo kính rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, chỉ thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ở San Francisco ra ngoài thường đi bằng xe buýt. Túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra hóa đơn khi trả tiền. Nếu bạn ở lại nhà ông, trước khi ngủ ông nhất định nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già “nghèo khó” như vậy, bạn có biết ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California125 triệu, cho đại học Stanford 60. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la xây 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã cho 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị tặng tiếp..
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS
.
Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền nhưng lại không thích tiêu tiền – ông là Chuck Feeney.
Trước mắt, Chuck Feeney còn nguyện vọng: Trong năm 2016 phải cho hết 4 tỷ đô la còn lại. Thực là một công việc quá vất vả. 
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống thì đồng thời phải quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffettđều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi quan niệm về tiền bạc.
Sau khi tin tức về việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Ai cũng đều có một câu hỏi: Làm sao ông Chuck Feeney có thể dửng dưng cho đi cả gia tài hàng tỷ đô la của mình ?
Để trả lời, ông Chuck Feeney mỉm cười kể một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống. Cuối cùng cũng chui vào lọt ! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Mỗi người đều là trần trụi khi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc lúc ra đi, không ai có thể mang theo tài sản và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”
Truyền thông hỏi thêm ông Chuck Feeney, nhưng vì sao ông lại phải cho hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải liệm bọc thân xác không có túi đựng.”
               
                
8) Homeless tại San Jose.                                                                  
Tại sao tôi lại kể chuyện này. Vì chúng tôi muốn xin tiền quý vị cho chương trình homeless tại San Jose. Nhiều thành phố giải quyết homeless bằng cách cấp cho khách giang hồ vé một chiều. Anh chị em xa nhà, tha phương cầu thực nhưng không may trở thành homeless. Nếu muốn về quê bèn được city cho vé tàu bay hay xe bus miễn phí. Vé một chiều. Càng đi xa càng tốt. Nhưng phải về miền quê. Từ Los Angeles mà xin vé đi New York là không được. Vì vài tuần sau bạn ta lại xin vé miễn phí từ New York về lại LA.
Riêng San Jose thì đã giải tỏa các khu Homeless gần nhà dân chúng hay các khu thương mại. Homeless đành phải chạy quanh. Chương trình homeless dọn ăn của IRCC hiện nay vẫn thu hẹp tại một chỗ. Các homeless tương đối đàng hoàng, có việc làm part time phải ở nơi tạm trú nhưng cũng không đủ ăn.
Chúng tôi dọn cơm Việt Namcho họ mỗi tháng một hay hai lần. Mỗi kỳ chỉ cần $500 là tạm đủ. Việc làm này liên tục từ 1992 đến này không hề gián đoạn. Gần một phần tư thế kỷ dành cho chương trình Thực Đơn Thân ái Việt nam cho khách không nhà, nay đang vất vả.  
Hiện chưa có tổ chức hay chưa có ai góp tiền cho năm nay 2016 từ tháng 3 đến tháng 12. Hy vọng có Quý vị nào nghe chuyện nhà tỷ phú Hoa Kỳ tại San Francisco mà động lòng nhân ái, gửi cho chúng tôi chút tiền hay nhận công tác một tháng thì thật là quí hóa. 
Chi phiếu xin gửi về:
                                              IRCC
                                              3017 Oakbridge Dr.
                                              San Jose - CA 95121
                                              USA
                                              Điện thoại: 408 316 8393.

Sẽ có biên lai trừ thuế. Trân trọng cảm ơn
Giao Chỉ, San Jose
~~~~~~~~~~~~~~~~
giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393
      
Giao Chỉ, SanJose City, Viet Museum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.
Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121
Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.



                                                                                   ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

This email has been sent from a virus-free computer protected by Avast.
www.avast.com
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung
Viewing all 674 articles
Browse latest View live