Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Lời tiễn biệt cựu DB Trần Văn Sơn của nhà báo Huỳnh Lương Thiện. [3 Attachments]

$
0
0
http://www.vietvungvinh.com/2016/03/loi-tien-biet-cuu-db-tran-van-son-cua.html

Thân bằng quyến thuộc và các thân hữu đang tụng kinh tiễn đưa hương linh Tâm Đạt Trần Văn Sơn.
Lời tiễn biệt cựu DB Trần Văn Sơn của NB Huỳnh Lương Thiện.
• NB Huỳnh Lương Thiện thuật lại vụ họp báo đầu tiên tại
   hải ngoại của 3 dân biểu tỵ nạn tại Nhật ngày 30-4-1977

Kính thưa tang gia và quý vị hiện diện trong tang lễ cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn.

Tôi rất hân hạnh được Ban Tổ Chức Tang Lễ cho vài phút để thưa chuyện cùng quý vị.

Dịp này, tôi sẽ nói về một số kỷ niệm, cái duyên gặp gỡ, được làm việc chung với cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn, mà theo tôi, đó là một trong những may mắn của cuộc đời mình.

Tôi gặp ông lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1977 tại thành phố nhỏ Kominato, cách Tokyo khoảng 100 cây số trong một trường hợp hy hữu. Đó là lúc chiếc tàu dầu Ryuko Maru của Nhật vớt được 34 người VN trốn thoát, đang lênh đênh trên biển. Trong số thuyền nhân ấy, có ông và hai vị dân biểu khác là ông Trần Văn Thung và ông Nguyễn Công Hoan đang hiện diện trong căn phòng này. Lúc ấy, tôi là một nhân viên của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Nhật lo việc đón tiếp đồng bào tỵ nạn đến Nhật.

Vào thời điểm ấy, trong số người tỵ nạn này, có mặt 3 vị dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có cả một vị đương nhiệm dân biểu của CHXHCNVN là Nguyễn Công Hoan, qủa là một tin gây chấn động. Càng chấn động hơn cho dư luận Nhật Bản, cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Nhật khi cả 3 vị muốn họp báo để công khai tố cáo tội ác của bạo quyền Việt Cộng, sau 2 năm cưỡng chiếm miền Nam.

Tàu vượt biên chứa 34 người, trong số đó có 3 cựu dân biểu VNCH.
Hình trên tàu Nhật cứu vớt 34 người vượi biên trong đó có 3 vị dân biểu. DB Trần Văn Sơn đang quàng lá cờ Vàng trên người.
Tổ Chức Người Việt Tự Do đã hoan nghênh quyết định họp báo này. Là một thành viên, tôi được giao nhiệm vụ phối hợp với 3 vị này để chuẩn bị các công tác cho buổi họp báo hình thành, trong khi phía Cao Uỷ Tỵ Nạn và chính phủ Nhật chống đối việc họp báo.

Nguyên nhân chống đối là do sự phản đối quyết liệt của Tòa Đại Sứ Việt Cộng ở Tokyo. Trong vị thế của chính phủ Nhật lúc ấy khá tế nhị và cả Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, họ đã tìm mọi cách gây khó dễ, áp lực…, thậm chí họ sẵn sàng mua chuộc với số tiền lên đến triệu đô la để ngăn chận cuộc họp báo này.
Vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ, ông Misei, cũng là "xếp" của tôi thời điểm ấy, đã nói với các vị dân biểu rằng: "Nước Nhật hợp tác với Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ cứu vớt các ông vào đất Nhật là vì lý do nhân đạo. Nếu các ông tổ chức họp báo, thì đó là một hành động chính trị. Hành động này gây rắc rối cho chính phủ Nhật, không thể chấp nhận được. Điều này có thể đưa đến việc trục xuất các ông về lại VN hay nước Nhật sẽ không đón tiếp người tỵ nạn VN nữa. Đó là chưa kể vợ con các ông còn kẹt tại VN sẽ bị chính quyền CS trả thù."

Lời phát biểu đầy hăm dọa và cả răn đe cách cứng rắn này đã không lung lạc được quyết tâm của các vị dân biểu VNCH. Tôi còn nhớ, Dân Biểu Trần Văn Sơn đã trả lời với vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn: "Chúng tôi liều chết ra đi là để nói cho thế giới biết về những nỗi thống khổ của nhân dân VN đang xảy ra dưới chế độ phi nhân Việt Cộng. Vì thế, chúng tôi quyết định sẽ họp báo để nói lên sự thật này và chấp nhận bất cứ hậu quả nào. Nếu vì cuộc họp báo này mà đồng bào chúng tôi không được nước Nhật cứu giúp nữa, thì đó là điều hết sức đáng tiếc. Chúng tôi tin rằng đồng bào của chúng tôi sẽ thông cảm và tán thành việc làm cần thiết này. Nếu vì cuộc họp báo này mà gia đình chúng tôi bị nhà cầm quyền Việt Cộng trả thù, trù dập thì chúng tôi xem nỗi đau khổ đó như là sự góp phần vào nỗi đau chung của cả dân tộc dưới chế độ Việt Cộng."

Phần tôi, đã thuê mướn được phòng hội tại một khách sạn ở Kominato để tổ chức họp báo, giờ chót đã được thông báo hủy bỏ vì áp lực từ Tokyo.

DB Trần Văn Thung đã nói: "Nhờ anh Thiện nói lại với họ là chúng ta đã thông báo cho các ký giả biết cả rồi. Các vị ký giả sẽ từ Tokyo lên đây dự buổi họp báo này. Nếu không để chúng tôi họp báo trong khách sạn cho đàng hoàng, thì chúng tôi sẽ kéo nhau ra bãi biển để họp báo. Rồi xem, ai xấu mặt cho biết".

Còn Dân Biểu Nguyễn Công Hoan muốn qua tôi, nói với vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn: "Các ông đừng dọa gửi trả chúng tôi về VN. Hãy để chúng tôi họp báo xong, rồi đem chúng tôi ra bắn ngay tại đất Nhật cũng được".

Theo tôi, chính những phản ứng đầy lý lẽ có sức thuyết phục,  và quyết liệt đó, mà việc ngăn cấm không còn nữa. Buổi họp báo vẫn được tổ chức tại khách sạn ở Komonato vào đúng ngày 30-4-1977 như dự định. Chính phủ Nhật còn bố trí cả toán cảnh sát đến giữ an ninh.

Cuộc họp báo đã diễn ra rất thành công với nhiều ký giả, phóng viên TV Nhật và ngoại quốc tham dự, ngồi chật cả phòng hội. Đặc biệt, còn có ký giả nổi tiếng của tờ Newyork Times là Henry Kammp tham dự. Cuộc họp báo lịch sử này đã gây được tiếng vang lớn,  tại Nhật và trên thế giới. Cuộc họp báo ấy là một vố nặng đánh vào bạo quyền Việt Cộng lúc bấy giờ.

Cuộc họp báo của 3 vị dân biểu tại Nhật ngày 30/4/1977 
Dấu ấn đặc sắc ấy theo tôi suốt quãng đường dài cho đến hôm nay…

Chúng tôi có cơ duyên, được tiếp tục làm việc chung với nhau những lần sau đó, trên con đường đấu tranh chống bạo quyền Việt Cộng để đem lại Tự Do Dân Chủ cho VN.

Sau khi sang Hoa Kỳ, Dân Biểu Trần Văn Sơn và một số chiến hữu của ông đã thành lập Tổ Chức Phục Hưng VN. Mối quan hệ giữa TC Phục Hưng với TC Người Việt Tự Do chúng tôi lại càng gắn bó hơn. Cho đến năm 1981, TC Phục Hưng VN và Người Việt Tự Do đồng ý cùng kết hợp với Lực Lượng Quân Dân VN  do Tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo để thành lập "Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam".

Ngày 13-6-1981, một phái đoàn đại diện 3 tổ chức lên đường đi Thái Lan gồm: Tướng Hoàng Cơ Minh đại diện cho Lực Lượng Quân Dân Việt Nam, anh Đỗ Thông Minh đại diện cho TC Người Việt Tự Do và Dân Biểu Trần Văn Sơn đại diện cho TC Phục Hưng VN được cử làm trưởng đoàn công tác rời phi trường San Francisco đi Bangkok để gặp một vị Tướng Thái, mà bây giờ tôi có thể nói tên là Tướng Sut Sai, để bàn về sự giúp đỡ của Thái trong việc lập chiến khu. Tiễn quý vị này lên đường, chỉ có duy nhất một người, người may mắn đó là tôi. Ra về, sau khi tiễn các anh lên đường, lòng tôi trĩu nặng, vui buồn, âu lo lẫn lộn.

Sau này, khi thấy không thể tiếp tục làm việc chung với nhau, DB Trần Văn Sơn và Tổ Chức PHVN quyết định rút ra khỏi Mặt Trận trong âm thầm, không giải thích, hay chỉ trích, hay giành phần phải về mình như chúng ta thường thấy trong các trường hợp khác. Điều đó càng làm chúng tôi mến phục anh Trần Văn Sơn và Tổ Chức PHVN hơn.

Riêng cá nhân tôi, sau đó, cũng rời khỏi Mặt Trận và chuyển qua ngành truyền thông, xuất bản Tuần Báo Mõ và Nhà Xuất Bản Mõ Làng ở San Francisco. Một lần nữa, Tuần Báo Mõ bé nhỏ của tôi may mắn được sự cộng tác của cựu DB Trần Văn Sơn qua bút danh là Trần Bình Nam.

Những bài bình luận sâu sắc, lý luận vững chãi đã làm tên tuổi BLG Trần Bình Nam ngày càng nổi tiếng. Nhà Xuất Bản Mõ Làng cũng hân hạnh đã xuất bản 3 tuyển tập bình luận chính trị của Trần Bình Nam.

Một kỷ niệm đáng quý khác với cựu DB Trần Văn Sơn là tháng 10 năm ngoái 2015, chúng tôi tổ chức ngày “Đỗ Thông Minh, Hành Trình 45 Năm Hoạt Động” tại Bắc Cali. Dân Biểu Trần Văn Sơn, dù đang lâm trọng bệnh, cũng đã sốt sắng nhận lời tham dự, và sẽ là một trong các diễn giả chính yếu của buổi sinh hoạt này. Rất tiếc, do sức khỏe không thể lên Bắc Cali được, nhưng ông vẫn cố gắng hoàn thành bài tham luận về anh Đỗ Thông Minh rất súc tích, giá trị và nhờ Bác sĩ Đinh Xuân Dũng thay mặt phát biểu tại buổi sinh hoạt.

Nhân đây, chúng tôi xin chuyển lời chia buồn sâu sắc đến tang gia của hai vị khác trong Ban Tổ Chức nói trên là Kỹ Sư Nguyễn Tấn Thọ ở Bắc Cali và anh Đỗ Thông Minh ở Tokyo.

Một điều trân quý khác, là bức thư ngắn ông gởi cho tôi gần đây, chưa tròn một tháng. Qua đó, để thấy được tâm tình ông luôn hướng về vận mệnh của quốc gia dân tộc, dù sắp lìa xa nhân thế.
Bức thư ông viết ngày 25 /02/2016 như sau:

"Thân gửi anh Thiện,
Tôi xin gửi đến anh tài liệu này tôi mãi e ấp trong 4 năm qua. Trong tài liệu có anh, có tôi, và những người đồng thời… Xin anh và tòa soạn tùy nghi."

Đó là bài viết “80 Năm Làm Nhân Chứng cho một giai đoạn lịch sử Việt Nam”.

Tôi chưa kịp đăng tải tài liệu qúi giá này thì nhận được hung tin ông đã vĩnh viễn ra đi.

Thưa quý vị, trên bước đường hoạt động, tôi đã gặp rất nhiều vị đàn anh đáng kính.

Đối với tôi, anh Trần văn Sơn là một trong những vị đàn anh, rất đáng kính đó. Là vị lãnh đạo rất xứng đáng để noi theo. Từ tư cách đến kiến thức, từ lời nói đến hành động và nhất là tấm lòng son sắt trọn một đời dấn thân cho quê hương.

 Sự vĩnh viễn ra đi của anh quả là một mất mát rất lớn không những cho gia đình mà còn là cho cuộc đấu tranh chung.

Thưa anh Trần Văn Sơn.
Hôm nay em đến đây để nghiêng mình thắp một nén nhang tưởng nhớ đến anh.
Xin tiễn đưa hương linh Tâm Đạt- Trần Văn Sơn về nơi cõi Phật.
Chúc anh an giấc nghìn thu.

Huỳnh Lương Thiện



 Xin chuyển bài viết của nhà báo Huỳnh Lương Thiện đọc trong buổi tang lễ của cựu Dân biểu  Trần Văn Sơn  tại San Diego.

Trong bài này có nhiều chi tiết rất lý thú mà nhà báo Huỳnh Lương Thiện kể lại vụ họp báo đầu tiên ở hải ngoại  của 3 dân biểu tỵ nạn tại Nhật ngày 30/4/1975

 Ngoài ra , một số thành viên và thân hữu của Tổ chức Họp mặt Dân Chủ tại San Jose  cũng đã tổ chức một buổi tưởng niệm  cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn và 5 vị khác như quý ông : GS Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Minh Diễm, Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Xuân Phước, Trần Văn Vân vào lúc 4 giờ chiều ngày Chủ Nhật , 20 tháng 3 năm 2016 với hơn 50 quan khách & thân hữu &  giới truyền thông,báo chí tham dự như quý ông Huỳnh Lương Thiện (  Mõ  San Francisco ) , Nguyễn Xuân Nam ( Calitoday ), Thư Sinh,  Nguyễn Khoa Thái Anh, nhà thơ Song Nhị, Diên Nghị ( tạp chí Cội Nguồn ) tại tư gia của một thân hữu nằm trên ngọn đồi Evegreen nhìn xuống thung lũng hoa vàng San Jose, theo như bài tường thuật ngắn gọn, xúc tích  của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc dưới đây :

Inline image 3
 Hình ảnh  Phạm Bằng Tường
Tưởng niệm các chiến hữu Dân Chủ

Vũ văn Lộc
"Thật sự chúng tôi chỉ nghe tiếng mà không biết nhiều về tổ chức . Hôm nay mới biết thêm nhiều người, nhưng các bạn đã chẳng còn ở cõi trần gian. Nhóm thân hữu và chiến hữu của tổ chức có danh hiệu  là Họp Mặt Dân Chủ ngồi lại để tưởng niệm cho 6 vị đã ra đi trong thời gian qua. Trong đó có 2 người tôi quen biết là GS Nguyễn Ngọc Bích và bình luận gia Trần Văn Sơn. Tôi xin phép gọi quý vị này là các nhà làm cách mạng. Tên tuổi của các vị khác  có hình ảnh trên bàn thờ  là quý ông  Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Minh Diễm, Nguyễn Xuân Phước và Trần Văn Vân. Anh em nói rằng riêng ông Vân tự là Ba Vân khi qua đời tại San Jose có 300 bạn bè đi đưa. Quả thực là người có nhiều bằng hữu đáng kể..

Inline image 2
 Hình ảnh Phạm Bằng Tường

Riêng phần tôi biết rằng ông Trần Văn Sơn nguyên là Trung Tá Hải Quân cũng là một trong các lãnh tụ của tổ chức Phục Hưng VN. Tôi chợt thấy dường như trong Quân Lực VNCH ở hải ngoại , các chiến sĩ Hải Quân có nhiều người tiếp tục tham gia đại cuộc. Cũng nhân buổi họp tưởng niệm các chiến hữu quen biết , nhưng đến hôm nay  mới hiểu rằng các bạn từ lâu vẫn kín đáo nằm trong tổ chức  hay trong vòng thân hữu của các phong trào hướng về công cuộc xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam " ( Vũ Văn Lộc , trích trong tuần báo Việt Tribune, số 517 ngày 25/3/2016 )
Inline image 4
Từ trái : ô. Hải Nguyên ( đại diện Tổ chức Phục Hưng VN ), ô. Ngô văn Quang, ô. Đỗ Trọng Linh ( Hình ảnh Phạm Bằng Tường )

Lời tiễn biệt cựu DB Trần Văn Sơn của NB Huỳnh Lương Thiện.

Vào thời điểm ấy, trong số người tỵ nạn này, có mặt 3 vị dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có cả một vị đương nhiệm dân biểu của CHXHCNVN là Nguyễn Công Hoan, qủa là một tin gây chấn động. Càng chấn động hơn cho dư luận Nhật Bản, cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Nhật khi cả 3 vị muốn họp báo để công khai tố cáo tội ác của bạo quyền Việt Cộng, sau 2 năm cưỡng chiếm miền Nam.
NB Huỳnh Lương Thiện thuật lại vụ họp báo đầu tiên tại hải ngoại của 3 dân biểu tỵ nạn tại Nhật ngày 30-4-1977.

Kính thưa tang gia và quý vị hiện diện trong tang lễ cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn.
Tôi rất hân hạnh được Ban Tổ Chức Tang Lễ cho vài phút để thưa chuyện cùng quý vị.
Dịp này, tôi sẽ nói về một số kỷ niệm, cái duyên gặp gỡ, được làm việc chung với cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn, mà theo tôi, đó là một trong những may mắn của cuộc đời mình. 

 
Tàu vượt biên chứa 34 người, có 3 cựu dân biểu VNCH.

Tôi gặp ông lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1977 tại thành phố nhỏ Kominato, cách Tokyo khoảng 100 cây số trong một trường hợp hy hữu. Đó là lúc chiếc tàu dầu Ryuko Maru của Nhật vớt được 34 người VN trốn thoát, đang lênh đênh trên biển. Trong số thuyền nhân ấy, có ông và hai vị dân biểu khác là ông Trần Văn Thung và ông Nguyễn Công Hoan đang hiện diện trong căn phòng này. Lúc ấy, tôi là một nhân viên của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Nhật lo việc đón tiếp đồng bào tỵ nạn đến Nhật.

Vào thời điểm ấy, trong số người tỵ nạn này, có mặt 3 vị dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có cả một vị đương nhiệm dân biểu của CHXHCNVN là Nguyễn Công Hoan, qủa là một tin gây chấn động. Càng chấn động hơn cho dư luận Nhật Bản, cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Nhật khi cả 3 vị muốn họp báo để công khai tố cáo tội ác của bạo quyền Việt Cộng, sau 2 năm cưỡng chiếm miền Nam. 

Tổ Chức Người Việt Tự Do đã hoan nghênh quyết định họp báo này. Là một thành viên, tôi được giao nhiệm vụ phối hợp với 3 vị này để chuẩn bị các công tác cho buổi họp báo hình thành, trong khi phía Cao Uỷ Tỵ Nạn và chính phủ Nhật chống đối việc họp báo.

Nguyên nhân chống đối là do sự phản đối quyết liệt của Tòa Đại Sứ Việt Cộng ở Tokyo. Trong vị thế của chính phủ Nhật lúc ấy khá tế nhị và cả Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, họ đã tìm mọi cách gây khó dễ, áp lực…, thậm chí họ sẵn sàng mua chuộc với số tiền lên đến triệu đô la để ngăn chận cuộc họp báo này. 

Cuộc họp báo của vị dân biểu tại Nhật ngày 30/4/1977 

Vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ, ông Misei, cũng là "xếp" của tôi thời điểm ấy, đã nói với các vị dân biểu rằng: "Nước Nhật hợp tác với Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ cứu vớt các ông vào đất Nhật là vì lý do nhân đạo. Nếu các ông tổ chức họp báo, thì đó là một hành động chính trị. Hành động này gây rắc rối cho chính phủ Nhật, không thể chấp nhận được. Điều này có thể đưa đến việc trục xuất các ông về lại VN hay nước Nhật sẽ không đón tiếp người tỵ nạn VN nữa. Đó là chưa kể vợ con các ông còn kẹt tại VN sẽ bị chính quyền CS trả thù."

Lời phát biểu đầy hăm dọa và cả răn đe cách cứng rắn này đã không lung lạc được quyết tâm của các vị dân biểu VNCH. Tôi còn nhớ, Dân Biểu Trần Văn Sơn đã trả lời với vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn: "Chúng tôi liều chết ra đi là để nói cho thế giới biết về những nỗi thống khổ của nhân dân VN đang xảy ra dưới chế độ phi nhân Việt Cộng. Vì thế, chúng tôi quyết định sẽ họp báo để nói lên sự thật này và chấp nhận bất cứ hậu quả nào. Nếu vì cuộc họp báo này mà đồng bào chúng tôi không được nước Nhật cứu giúp nữa, thì đó là điều hết sức đáng tiếc. Chúng tôi tin rằng đồng bào của chúng tôi sẽ thông cảm và tán thành việc làm cần thiết này.

Nếu vì cuộc họp báo này mà gia đình chúng tôi bị nhà cầm quyền Việt Cộng trả thù, trù dập thì chúng tôi xem nỗi đau khổ đó như là sự góp phần vào nỗi đau chung của cả dân tộc dưới chế độ Việt Cộng."

Phần tôi, đã thuê mướn được phòng hội tại một khách sạn ở Kominato để tổ chức họp báo, giờ chót đã được thông báo hủy bỏ vì áp lực từ Tokyo. 

DB Trần Văn Thung đã nói: "Nhờ anh Thiện nói lại với họ là chúng ta đã thông báo cho các ký giả biết cả rồi. Các vị ký giả sẽ từ Tokyo lên đây dự buổi họp báo này. Nếu không để chúng tôi họp báo trong khách sạn cho đàng hoàng, thì chúng tôi sẽ kéo nhau ra bãi biển để họp báo. Rồi xem, ai xấu mặt cho biết". 

Còn Dân Biểu Nguyễn Công Hoan muốn qua tôi, nói với vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn: "Các ông đừng dọa gửi trả chúng tôi về VN. Hãy để chúng tôi họp báo xong, rồi đem chúng tôi ra bắn ngay tại đất Nhật cũng được".

Theo tôi, chính những phản ứng đầy lý lẽ có sức thuyết phục và quyết liệt đó, mà việc ngăn cấm không còn nữa. Buổi họp báo vẫn được tổ chức tại khách sạn ở Komonato vào đúng ngày 30-4-1977 như dự định. Chính phủ Nhật còn bố trí cả toán cảnh sát đến giữ an ninh.

Cuộc họp báo đã diễn ra rất thành công với nhiều ký giả, phóng viên TV Nhật và ngoại quốc tham dự, ngồi chật cả phòng hội. Đặc biệt, còn có ký giả nổi tiếng của tờ Newyork Times là Henry Kammp tham dự. Cuộc họp báo lịch sử này đã gây được tiếng vang lớn,  tại Nhật và trên thế giới. Cuộc họp báo ấy là một vố nặng đánh vào bạo quyền Việt Cộng lúc bấy giờ.

Dấu ấn đặc sắc ấy theo tôi suốt quãng đường dài cho đến hôm nay…  

Chúng tôi có cơ duyên, được tiếp tục làm việc chung với nhau những lần sau đó, trên con đường đấu tranh chống bạo quyền Việt Cộng để đem lại Tự Do Dân Chủ cho VN.

Sau khi sang Hoa Kỳ, Dân Biểu Trần Văn Sơn và một số chiến hữu của ông đã thành lập Tổ Chức Phục Hưng VN. Mối quan hệ giữa TC Phục Hưng với TC Người Việt Tự Do chúng tôi lại càng gắn bó hơn. Cho đến năm 1981, TC Phục Hưng VN và Người Việt Tự Do đồng ý cùng kết hợp với Lực Lượng Quân Dân VN  do Tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo để thành lập "Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam".

Ngày 13-6-1981, một phái đoàn đại diện 3 tổ chức lên đường đi Thái Lan gồm: Tướng Hoàng Cơ Minh đại diện cho Lực Lượng Quân Dân Việt Nam, anh Đỗ Thông Minh đại diện cho TC Người Việt Tự Do và Dân Biểu Trần Văn Sơn đại diện cho TC Phục Hưng VN được cử làm trưởng đoàn công tác rời phi trường San Francisco đi Bangkok để gặp một vị Tướng Thái, mà bây giờ tôi có thể nói tên là Tướng Sut Sai, để bàn về sự giúp đỡ của Thái trong việc lập chiến khu. Tiễn quý vị này lên đường, chỉ có duy nhất một người, người may mắn đó là tôi. Ra về, sau khi tiễn các anh lên đường, lòng tôi trĩu nặng, vui buồn, âu lo lẫn lộn.

Sau này, khi thấy không thể tiếp tục làm việc chung với nhau, DB Trần Văn Sơn và Tổ Chức PHVN quyết định rút ra khỏi Mặt Trận trong âm thầm, không giải thích, hay chỉ trích, hay giành phần phải về mình như chúng ta thường thấy trong các trường hợp khác. Điều đó càng làm chúng tôi mến phục anh Trần Văn Sơn và Tổ Chức PHVN hơn.

Riêng cá nhân tôi, sau đó, cũng rời khỏi Mặt Trận và chuyển qua ngành truyền thông, xuất bản Tuần Báo Mõ và Nhà Xuất Bản Mõ Làng ở San Francisco. Một lần nữa, Tuần Báo Mõ bé nhỏ của tôi may mắn được sự cộng tác của cựu DB Trần Văn Sơn qua bút danh là Trần Bình Nam. Những bài bình luận sâu sắc, lý luận vững chãi đã làm tên tuổi BLG Trần Bình Nam ngày càng nổi tiếng. Nhà Xuất Bản Mõ Làng cũng hân hạnh đã xuất bản 3 tuyển tập bình luận chính trị của Trần Bình Nam.

Một kỷ niệm đáng quý khác với cựu DB Trần Văn Sơn là tháng 10 năm ngoái 2015, chúng tôi tổ chức ngày “Đỗ Thông Minh, Hành Trình 45 Năm Hoạt Động” tại Bắc Cali. Dân Biểu Trần Văn Sơn, dù đang lâm trọng bệnh, cũng đã sốt sắng nhận lời tham dự, và sẽ là một trong các diễn giả chính yếu của buổi sinh hoạt này. Rất tiếc, do sức khỏe không thể lên Bắc Cali được, nhưng ông vẫn cố gắng hoàn thành bài tham luận về anh Đỗ Thông Minh rất súc tích, giá trị và nhờ Bác sĩ Đinh Xuân Dũng thay mặt phát biểu tại buổi sinh hoạt. 
Nhân đây, chúng tôi xin chuyển lời chia buồn sâu sắc của hai vị khác trong Ban Tổ Chức  là Kỹ Sư Nguyễn Tấn Thọ ở Bắc Cali và anh Đỗ Thông Minh ở Tokyo. đến tang gia ô. Trần Văn Sơn .

Một điều trân quý khác, là bức thư ngắn ông gởi cho tôi gần đây, chưa tròn một tháng. Qua đó, để thấy được tâm tình ông luôn hướng về vận mệnh của quốc gia dân tộc, dù sắp lìa xa nhân thế.
Bức thư ông viết ngày 25 /02/2016 như sau:

"Thân gửi anh Thiện,
Tôi xin gửi đến anh tài liệu này tôi mãi e ấp trong 4 năm qua. Trong tài liệu có anh, có tôi, và những người đồng thời… Xin anh và tòa soạn tùy nghi."

Đó là bài viết “80 Năm Làm Nhân Chứng cho một giai đoạn lịch sử Việt Nam”.
Tôi chưa kịp đăng tải tài liệu qúi giá này thì nhận được hung tin ông đã vĩnh viễn ra đi.

Thưa quý vị, trên bước đường hoạt động, tôi đã gặp rất nhiều vị đàn anh đáng kính. Đối với tôi, anh Trần văn Sơn là một trong những vị đàn anh, rất đáng kính đó. 

Là vị lãnh đạo rất xứng đáng để noi theo. Từ tư cách đến kiến thức, từ lời nói đến hành động và nhất là tấm lòng son sắt trọn một đời dấn thân cho quê hương.

 Sự vĩnh viễn ra đi của anh quả là một mất mát rất lớn không những cho gia đình mà còn là cho cuộc đấu tranh chung.

Thưa anh Trần Văn Sơn.

Hôm nay em đến đây để nghiêng mình thắp một nén nhang tưởng nhớ đến anh.

Xin tiễn đưa hương linh Tâm Đạt - Trần Văn Sơn về nơi cõi Phật.
Chúc anh an giấc nghìn thu.

Huỳnh Lương Thiện 


__._,_.___

Posted by: tuong pham 

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU, NĂM MƯƠI NĂM CÔ ĐƠN

$
0
0
 



 
BÀ NGÔ ĐÌNH NHU, NĂM MƯƠI NĂM CÔ ĐƠN

Madame Nhu - Trần Lệ Xuân.jpg

Thưa quý vị, quý bạn thân mến,

Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, đã mất đúng vào ngày Chúa sống lại, cách đây 5 năm. Chỉ còn hai hôm nữa là lễ Phục Sinh năm nay. Trong nỗi vui mừng Chúa sống lại, tiện nhân xin gửi bài viết đã cũ, như một nén hương lòng tưởng niệm Bà Nhu nhân ngày giỗ lần thứ năm. KT

kim thanh


Tin từ Ngô Đình Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.

Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và những người mà tôi biết chắc vẫn còn ái mộ, quý mến  –hoặc ít ra không thù ghét– Bà Ngô Đình Nhu, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không như những phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà gửi tặng Hội JECU (Thanh Sinh Công Đại Học) năm xưa, được Ngô Đình Lệ Thủy trao cho tôi (xin đọc bài “Ngô Đình Lệ Thủy, hồng nhan mệnh yểu”).

Bà Ngô Đình Nhu là người nổi tiếng thuộc dòng họ Ngô Đình, và người liên hệ trực tiếp với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa duy nhất còn sống sót, vừa ra đi. Dù thương hay ghét Bà, ai cũng phải công nhận Bà là một nữ lưu thông minh, có tài có sắc, một cộng sự viên đắc lực, quả cảm của chồng và anh chồng. Qua hai nền Cộng Hòa, chưa có một phụ nữ tầm cỡ public figure (người của quần chúng) Việt Nam nào làm tôi thấy cảm phục và hãnh diện như Bà Ngô Đình Nhu. Cho dù, dĩ nhiên, Bà chưa hoàn hảo, cũng như bất cứ ai trên đời. Trước và sau vụ đảo chánh 1963, Bà là mục tiêu tấn công của những nhà báo, và chính khách Việt Nam và ngoại quốc, đầy thiên kiến, thiếu công bằng, nhất là Mỹ, chưa nói Cộng sản đội lốt tôn giáo, đối lập, “cách mạng”, đã không ngần ngại vu khống, xuyên tạc, đổ lỗi, thêu dệt đủ điều, kể cả về đời tư của Bà. Đọc tất cả những tài liệu đã được giải mật, và những sách báo cũ, và những sách báo mới trên các Diễn Đàn Hải Ngoại và Việt Nam-Việt Cộng –những diễn đàn của Đui Chột, của Thù Hận, của Ác Độc– tôi thấy bất nhẫn và buồn nôn trước sự hèn hạ, nhỏ nhen của con người, vì dù sao Bà cũng chỉ là một phụ nữ và không giữ một chức vụ chính thức nào trong chính quyền. Bọn họ, kể cả Mỹ và Tây Phương, không mã thượng, anh hùng đủ, than ôi, để đánh Bà bằng một cánh hoa hồng, nhưng đã dùng mọi thứ dao búa. Họ dã man, trên phương diện tinh thần, không khác chi một Gia Long đã hành hình, về thể xác, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái 16 tuổi bằng cách cho voi dày.

Bà là hiện thân và nạn nhân của Bất Hạnh như một trong những nữ nhân vật chính tuyệt đẹp của những vở bi kịch Hy Lạp. Nhưng khác với họ luôn vùng lên, phản kháng, chất vấn Thượng Đế, Bà đã im lặng, chấp nhận mệnh số nghiệt ngã, và âm thầm chịu đựng tất cả những sầu khổ, oan khiên, bất công, suốt một nửa thế kỷ.

Một điểm nữa, ngời sáng, về con người của Bà, mà tôi tin rằng đến cả kẻ thù cũng không thể phủ nhận. Khi chồng bị thảm sát, Bà còn trẻ đẹp lắm  –điều mà báo chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng Bà ở vậy, thờ chồng, nuôi đàn con còn vị thành niên, không có của chìm của nổi, không lầu son gác tía, nhờ tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu có bằng chứng Bà phạm vào hai điều cấm kỵ này, chắc chắn báo chí và công luận Mỹ và Việt Nam, vốn thù nghịch, đã không bao giờ để Bà yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia. Không xuất hiện trước đám đông. Không cho nhân gian thấy tóc đổi màu, những dấu chân chim in trên đuôi mắt và những tàn phai bởi thời gian, theo gương những mỹ nhân tự thuở xưa. Không tuyên bố này nọ. “Thời của tôi qua rồi”, bà thường nói với những người quen biết, như một lời giã biệt thế gian. Không mang tiếng, không bồ bịch, không bước thêm bước nữa. Không vì tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, Bà xứng đáng nhận lãnh bằng khen “Tiết Hạnh Khả Phong”.

Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi yêu mến Bà như một người mẹ (bà kém mẹ tôi một tuồi). Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng Bà, trước vòng vây khốn của thù trong giặc ngoài. Kính trọng Bà như một thần tượng. Làm sao tôi không xúc động khi nghe tin Bà đã bước vào một cuộc hành trình cuối cùng, ngày Chúa chết trên cây thập giá và sống lại, để từ nay vĩnh viễn thuộc về của Tuổi, nói theo Edwin Stanton, belongs to the Ages. 

Nhà danh họa thuộc phái ấn tượng Auguste Renoir của những tuyệt phẩm chan hòa ánh sáng và màu sắc, những năm cuối đời, bị bệnh thấp khớp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học trò của ông, danh họa Matisse, thấy vậy, thương ông, đã hỏi: “Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?” Renoir ngước nhìn khung vẽ, trả lời: “Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp sẽ còn lại.”

Tôi muốn nhắc lời của Renoir, để nói về Bà, trong một nghĩa nào. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đình Nhu sẽ qua đi. Cũng như đau đớn thân xác của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhưng vẻ đẹp của hai bà sẽ tồn tại. Vĩnh viễn.

Tôi biết những kẻ chống và ghét Bà sẽ khó chịu vì bài viết của tôi. Không sao. Đời mà. Tuy nhiên, xin những kẻ ấy xử sự cao thượng một chút, như một con người. Hãy để Bà yên nghỉ, ít nhất trong thời gian này. Chờ sau ba tháng, một năm, mười năm nữa, rồi hãy chìa ra nanh vuốt, cũng chưa muộn.

Tôi muốn báo tin cho các thân hữu của tôi và xin họ đọc một kinh, cầu nguyện cho linh hồn Bà mau về Cõi Vĩnh Hằng, và tìm được Bình An đích thực. Sau năm mươi năm cô đơn.


Kim Thanh
Thứ sáu tuần thánh (Good Friday) 3/25/2016




__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

TIN VUI CHO QUÍ VỊ SƯU TẬP TÀI LIỆU LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

$
0
0
 
(nếu quí vị không nhìn thấy hình, xin bấm vào pdf attachment ở dưới cùng để xem)


TIN VUI CHO QUÍ VỊ SƯU TẬP TÀI LIỆU
LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
30 năm mới có một lần:
Nhà sách Làng Văn Online
“đại hạ giá” trong 30 ngày
từ ngày 1 tháng 4 năm 2016
tới hết ngày 30 tháng 4 năm 2016

Sách của người Việt vùng Việt Nam Cộng Hòa ngày càng hiếm tại hải ngoại. Sách in từ trước 1975 không còn được tái bản như 30 năm trước. Sách mới hầu như không còn xuất bản. Sách VNCH sẽ hoàn toàn biến mất từ 10 tới 15 năm nữa! Căn cước tị nạn đang phai mờ. Đây là dịp cuối cùng để mọi người chung tay giữ lại một vài mảnh vụn cho mình. Hãy mua để giữ, dù chưa có thì giờ đọc ngay. Hãy mua để chụp lại, hay đánh chữ lại, đăng trên website lưu cho đời sau hay giới thiệu một dòng văn học Việt với 90 triệu người trong nước. Hãy mua biếu bạn bè, thân nhân làm quà. Hãy mua tặng các đoàn thể, thư viện công cộng.


Nhân dịp 30 tháng 4, giới thiệu sách
CHIẾN TRANH VIỆT NAM TOÀN TẬP
của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương
do nhà xuất bản Làng Văn ấn hành



      Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập là một tác phẩm lớn, đúc kết toàn diện, nghiêm chỉnh và chính xác về chiến-tranh Việt-Nam trên bình-diện quân-sự. Tác giả đã tập trung tài liệu về các trận đánh tiêu biểu từ năm 1963, thời điểm Cộng Sản bắt đầu đưa chiến tranh sang giai-đoạn mới, cho đến khi Miền Nam hoàn toàn lọt vào tay Cộng-Sản Bắc Việt năm 1975. Cho đến nay, đây là quyển sách duy nhất liệt kê theo thứ tự và đi sâu vào chi tiết các trận đánh trong khoảng thời gian vừa kể, nhất là các trận đánh mà thành phần tham dự chủ lực là các đơn vị thuộc Quân lực VNCH. Căn-cứ vào cường-độ chiến-tranh và mức độ tham chiến của hai phía Quốc Cộng, khoảng thời-gian nầy có thể chia ra làm ba giai-đoạn; quyển sách do đó gồm có 4 chương.
      Chương 1 tóm tắt bối cảnh lịch-sửđể độc giả có một ý niệm tổng quát về những biến chuyển liên quan đến cuộc chiến tranh Việt-Nam trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1975.
      Chương 2 ghi lại các trận đánh trong hai năm 1963-64 khi Cộng-Sản Bắc-Việt bắt đầu phát-động chiến-tranh xâm-lượctại Miền Nam.
      Chương 3 mô tả giai-đoạn VNCH và đồng-minh chống Cộng-Sản xâm-lược. Giai-đoạn nầy bắt đầu năm 1965, kéo dài đến mùa hè năm 1972 khi VNCH nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các quốc-gia đồng-minh.
      Chương 4, bắt đầu với sự rút lui của quân-đội đồng-minh theo hiệp-định Ba-Lê năm 1973. QL/VNCHtiếp tục cuộc chiến chống xâm-lược một cách đơn độc, cho đến khi CSBV cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam vào năm 1975.
      Về tài-liệu tham-khảo, tác-giả đã cố gắng sưu tập từ cả hai phía Tự do và Cộng-Sản để đưa đến cái nhìn tổng thể.
      Về nội-dung, tác-giả trình bày một cách trung thực những sự kiện đã xảy ra. Quá khứ đã trôi qua mấy mươi năm, cùng với sự sụp đổ của chủ-nghĩa Cộng-Sản đã đủ để chứng-minh tất cả. Ðể đạt tới mức chính-xác trên phương-diện sử liệu, tác-giả đã liên-lạc những chứng nhân lịch-sử, ghi nhận hoặc kiểm chứng những điểm liên hệ.
      Về hình thức, các tài-liệu tham-khảo và bản đồ liên hệ được đặt ở phần cuối của từng trận đánh để độc-giả có thể tra cứu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

      Tóm tắt nội dung:
      53 trận đánh lớn với sơ đồ mặt trận, diễn tiến, kết quả.
-          1963-1964, QL/VNCH chiến đấu đơn độc (chưa có quân Đồng Minh): Ấp Bắc, Đầm Giơi, Hiệp Hòa, Suối Đá, An Lão, Bình Giã.
-          1965-1972 (có Đồng minh): Vũng Rô, Ba Gia, Phụng Dư, Đồng Xoài, Đức Cơ, Bố Đức, Vạn Tường, Pleime, Ia Drang, Bàu Bàng, Hành quân Masher/White Wing, A-Shau, Hành quân Attleboro, Long Tân, Hành quân Cedar Falls, Hanh quân Junction City, Cồn Tiên, Rạch Ba Rài, Dakto, Khe Sanh, Tổng công kích Mậu Thân, Làng Vây, Đại Độ, Khâm Đức, Lam Sơn 719, Căn cứ Hỏa lực Mary Ann, Mùa hè 1972.
-          1972-1975, QL/VNCH chiến đấu đơn độc (sau khi Đồng minh tháo chạy): Hồng Ngự, Cửa Việt, Sa Huỳnh, Quảng Đức, Hoàng Sa, Hành quân Trí Pháp, Hành quân Svay Riêng, Tống Lê Chân, Thượng Đức, Phước Long, Chiến dịch 275, Lui binh trên tỉnh lộ 7B, Lui binh tại Quân đoàn 1, Phan Rang, Xuân Lộc, “Chiến dịch Hồ Chí Minh” của CS Bắc Việt.
-          Phụ-bản A sơ-lược sự hình thành và phát-triển của QLVNCH.
-          Phụ-bản Bgiải-thích cơ-cấu tổ-chức của các đơn-vị quân-đội Mỹ tham chiến tại Việt-Nam.
-          Phụ-bản Cviết về quân-đội CSBV và Việt-Cộng.
-          Phụ-bản D liệt kê một số quân-cụ tiêu biểu.
-          Phụ bản E và G là hai văn kiện lịch sử: Hiệp-định Genève năm 1954 dẫn tới việc thành lập nước Việt-Nam Cộng-Hòa và Hiệp-định Ba-Lê năm 1973 đưa đến sự cáo chung của chính thể tự do đó.

Các tướng lãnh VNCH đóng góp tài liệu: Nguyễn Xuân Thịnh, Vĩnh Lộc, Bùi Đình Đạm, Nguyễn Duy Hinh, Lê Minh Đảo, Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Quang Lưỡng, Mạch Văn Trường, Phạm Duy Tất, Hồ Văn Kỳ Thoại.

Tác giả Nguyễn Đức Phương, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 27 Sĩ quan hiện dịch, Hải quân thiếu úy, tốt nghiệp Tiến sĩ Cơ khí tại Anh quốc năm 1983, phục vụ trong Bộ Quốc phòng nước Anh.

Sách Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập khổ lớn, bìa cứng, dày 960 trang, nguyên giá 45 mỹ kim.
Làng Văn “sales” trong 30 ngày với giá 30 mỹ kim bao luôn cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí).

Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada



Bộ sách của Bùi Anh Trinh:

-      Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam
-      cận và hiện đại, tập 1
(bìa cứng có jacket, 864 trang khổ lớn)
 
-      Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam
cận và hiện đại, tập 2:
(Chuyện nước non đau lòng tới ngàn năm)
(bìa cứng có jacket, 512 trang khổ lớn)
 
BoiCanhLichSu BAT BiaTruoc.jpg  BoiCanhLichSu BAT BiaSauTap2.jpg  BoiCanhLichSu BAT BiaSauTap1.jpg

Sách Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam cận và hiện đại khổ lớn, bìa cứng, dày tổng cộng gần 1400 trang khổ lớn, bìa cứng , nguyên giá 45 mỹ kim, Làng Văn “sales” trong 30 ngày với giá 35 mỹ kim bao luôn cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí).

            Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
            Hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
            Làng Văn
            250 North Service Road
            Grimsby, Ontario L3M-4E8
            Canada




 http://www.langvan.net/shop/bicnhlchschnhtrvncnhindi-p-2424.html













Bộ sách của Tự Tình Nguyễn Nhật Tân:

Hình ảnh người Việt đất Việt
trong tranh Nguyễn Nhật Tân

HinhAnh NNT.jpg  HinhAnh NNT BiaSau.jpg  HinhAnh NNT TieuSu.jpg

            Tập sách giữ lại các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Tân, người được giới hội họa coi là minh họa gia xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông đã vẽ khoảng 3000 bức minh hoạ cho tạp chí Làng Văn trong 18 năm, và tranh bìa cho khoảng 200 cuốn sách tại hải ngoại.
            Hình ảnh người Việt đất Việt trong tranh Nguyễn Nhật Tân gồm hai phần: minh họa cùng bài viết về hội hoạ của NNT, và một số bài viết của Võ Phiến, Lê Hữu Mục, Võ Đình, Hồng Huy và Nguyễn Hữu Nghĩa về tác giả và tác phẩm.
            Phần hội họa gồm các bộ tranh Nguyễn Nhật Tân, chia ra hai phần: Người Việt, có Phụ nữ, Mẹ con, Bà cháu, Văn nhân, Hí họa và Đất Việt, có Nét đẹp quê hương, Chim chóc, Hoa quả, Thú và sinh vật nhỏ, Mười hai con giáp.
            Sách dày 352 trang khổ lớn, đóng bìa cứng có jacket. Nguyên giá: 35 mỹ-kim. “Sale” trong đợt này: 15 mỹ kim bao gồm cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí tính riêng).
Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
Hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada



Thạch kiếm
ThachKiem.jpg  ThachKiem.jpg ThachKiem.jpg ThachKiem.jpg

            Bộ truyện võ hiệp Nhật Bản do Tự Tỉnh (bút hiệu viết văn của họa sĩ Nguyễn Nhật Tân) phóng tác.
            Thạch kiếm, đúng ra là “thạch và “kiếm”, là bộ truyện thiền học kiếm đạo, tiểu thuyết cuộc đời của Miyamoto Musashi (Cung Bản Vũ Tàng), căn cứ vào các sự kiện lịch sử Nhật bản thời tiền bán thế kỷ 17, sau khi Tokugawa Ieyasu thắng trận quyết định tại Sekigahara, trở thành Shogun.
            Giá trị của Thạch kiếm đã vượt qua biên giới quốc gia, trở thành áng văn bất hủ của toàn cầu. Thạch kiếmvạch ra con đường cam go của thiền đạo, khuyến khích trau giồi nghị lực nội tâm bằng sự tiết dục và phát huy tình yêu thiên nhiên.
            Nhân vật chính của truyện, Thạch Đạt Lang (tức Cung Bản Vũ Tàng) là một người có thật, kiếm thủ vô địch của Nhật. Vào những năm cuối cuộc đời, ông sống trong hang đá, viết cuốn Ngũ đại kỳ thư, được dân tộc Nhật đời sau nghiên cứu để vực dậy từ đống tro tàn thảm bại trong Đệ nhị Thế chiến, tiến dần lên hàng đại cường trong khối G7, và hiện này trực tiếp đối đầu với Trung Cộng để bảo vệ hải đạo Biển Đông.
            Bộ sách gồm 4 tập, dày khoảng 1300 trang, nguyên giác: 60 mỹ kim. “Sale” trong đợt này: $30 mỹ kim bao gồm cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí tính riêng).
Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
Hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada



ĐẶC BIỆT HƠN NỮA!

            Nếu độc giả mua cả 4 tựa:Chiến tranh Việt Nam toàn tập (Nguyễn Đức Phương), Bối cảnh lịch sử Việt Nam cận và hiện đại (Bùi Anh Trinh), Hình ảnh người Việt đất Việt trong tranh Nguyễn Nhật Tân (tranh Nguyễn Nhật Tân và 4 tác giả viềt về NNT) cùng Thạch kiếm (Tự Tỉnh), thay vì trả tổng cộng 110mỹ-kim, quí vị chỉ phải trảUS$100.00bao gồm cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí tính riêng).
Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
Hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada










__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-b=C3=A1o_v=C3=A0_nxb_L=C3=A0ng_Van?= 

10 năm Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 240 (01-04-2016)

$
0
0


On Friday, April 1, 2016 7:25 AM, Toma Thien < wrote:

Kính gởi đến Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên và Quý Độc giả bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 240 (ra ngày 01-04-2016) và bài xã luận của bán nguyệt san. Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban biên tập
10 năm Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 240 (01-04-2016)
          Đầu năm 2006, có hai nhà trí thức đấu tranh dân chủ ở Sài Gòn là giáo sư Trần Khuê và kỹ sư Đỗ Nam Hải ra Hà Nội. Họ đi thăm và gặp gỡ nhiều nhân vật cộng sản đã phản tỉnh hay có tinh thần dân chủ như các ông Hoàng Minh Chính (nguyên viện trưởng Viện triết học Mác-Lê), Lê Hồng Hà (đại tá công an, nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội), đại tá quân đội Phạm Quế Dương, cựu chiến binh Trần Đại Sơn, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, tiến sĩ Phan Đình Diệu, nhà văn Hoàng Tiến, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, gia đình trung tướng Trần Độ, gia đình 2 tù nhân chính trị vẫn còn trong ngục là chị Vũ Thúy Hà vợ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn và chị Bùi Thị Kim Ngân vợ của nhà báo Nguyễn Vũ Bình…. Họ trao đổi sâu rộng về hiện tình đất nước và bàn phương hướng phối hợp đấu tranh chung, cùng hành động vì một mục tiêu: đẩy mạnh hơn nữa công cuộc dân chủ hóa toàn diện đất nước. Cụ thể trước mắt là soạn thảo một Tuyên ngôn Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam theo kiểu “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc, bản hiến chương lịch sử mà nhiều trí thức, văn nhân, nghệ sĩ nước ấy đã đưa ra vào tháng 01-1977, từ đó tạo nên một phong trào dân chủ ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến cuộc Cách mạng Nhung năm 1989, giải thể chế độ cộng sản hoàn toàn.
          Do nắm được tính chất nghiêm trọng của vụ việc, cảm thấy nó đe dọa thể chế chính trị độc đoán hiện tồn của mình, Ba Đình đã chỉ thị cho Bộ công an và Bộ công an chỉ đạo Tổng cục an ninh, Cục A42, Sở công an Hà Nội (và sau đó là mọi sở công an khắp cả nước) tăng cường giám sát mọi hành động của nhóm dân chủ này: từ tư gia đến nhà trọ, từ điện thoại đến điện thư của họ đều bị theo dõi ráo riết. Thậm chí công an còn bắt giữ kỹ sư Đỗ Nam Hải khi anh đang ở trong một quán internet để thẩm vấn và khám hộp thư điện tử của anh (vào cuối tháng 2-2006).
          Đầu tháng 3-2006, kỹ sư Đỗ Nam Hải vào lại Sài Gòn với sứ mạng chấp bút Tuyên ngôn theo phác thảo chung từ Hà Nội. Sở dĩ được giao việc này vì trước đó anh đã nổi tiếng với 5 bài tiểu luận về tình hình đất nước xã hội dưới bút hiệu Phương Nam. Cùng làm việc này với giáo sư Nguyễn Chính Kết và Thượng tọa Thích Không Tánh, anh tiếp tục bị công an Sài Gòn theo dõi điện thư, khám xét và niêm phong máy tính, thậm chí vào đầu tháng 4 còn giam giữ anh tại quận Phú Nhuận hầu ngăn chặn anh hoàn thành dự thảo. Tuy nhiên, kỹ sư Hải đã kịp gửi bản nháp đến cho nhiều nhà dân chủ miền Trung lẫn miền Bắc để cùng nhau duyệt lại. Và cuối cùng, chính nhóm linh mục đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền ở Huế (Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, thành lập từ năm 2001) đã hoàn thiện văn bản và tung ra chiều ngày 08-04-2006 với tên chính thức “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho VN 2006” kèm danh sách 118 người (ghi cả nghề nghiệp và địa chỉ, thuộc mọi miền đất nước, do linh mục Nguyễn Văn Lý tập hợp). Thật ra, Tuyên ngôn này không phải là đột khởi đột hiện. Trước đó đã có nhiều bản văn dọn đường cho nó. Như Lời kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội bù nhìn 2007 (17-10-2005), Lời kêu gọi cho Quyền Thông tin Ngôn luận (22-02-2006), Lời kêu gọi cho Quyền công nhân Việt Nam (19-3-2006), Lời Kêu gọi cho Quyền thành lập và hoạt động đảng phái Việt Nam (06-4-2006).

          Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam sở dĩ nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của quốc nội và quốc tế, của nhiều đồng bào yêu nước và nhiều chính khách, tổ chức dân chủ năm châu, chính vì đó là một bản văn mang tính tranh đấu công khai, mạnh mẽ của nhân dân, nhận định rõ ràng chính xác về thực trạng đất nước và quy luật lịch sử, đặt ra mục tiêu thích hợp, phương pháp đúng đắn và ý nghĩa cao đẹp; nó lại phát sinh từ giữa một chế độ độc tài toàn trị kể từ Cách mạng tháng 8 1945. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại vài điểm trong nội dung của Tuyên ngôn mà từ 10 năm qua đã trở thành –có thể nói thế- nguồn hứng, tinh thần, động lực và ngọn đuốc cho phong trào dân chủ tại Việt Nam.  
          Về thực trạng của Việt Nam, Tuyên ngôn xác định cách thẳng thắn và can đảm: “Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội”. Nhưng “rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản VN đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu. Đã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình. Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản VN tráo trở không thực hiện. Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là bạo lực và khủng bố trấn áp !... Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-4-1975 thì bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân VN. Chính cái bóng ma ấy… đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân VN. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc VN”.
          Về quy luật lịch sử hay qui luật phổ biến toàn cầu, Tuyên ngôn không ngại cho thấy chính những người cộng sản đang đi ngược bánh xe lịch sử: “Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn trị nào, dù cộng sản hay không cộng sản, cũng đều bị chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay là cho đến nay, Dân tộc VN vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN hiện hành… Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi !” Việc này đưa đến hậu quả: “VN hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa”. Cái đó nằm quy luật chung do chính thực tiễn xác nhận: “Bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả”. Do đó “Liên Xô, cái nôi cộng sản, cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ”.
          Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của công dân trước vận mệnh Đất nước, những người ký Tuyên ngôn giãi bày cùng toàn thể Đồng bào quốc nội và hải ngoại:
          - Mục tiêu đấu tranh:Mục tiêu cao nhất… là làm cho thể chế chính trị ở VN hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu”.
          “Mục tiêu cụ thểlà thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây : - Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc, điều 19,2… Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền. - Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21… Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính. - Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lập và Quyền Đình công chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, điều 7 và 8… Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền. - Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 18… Các Tôn giáo này phải hoạt động độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền”.
          Phương phápđấu tranh: “Hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này…. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm mọi cách giúp Đồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu quả”.

          Ý nghĩa cuộc đấu tranh:Làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Đảng cộng sản VN vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chôn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn”.
          Lướt qua Tuyên ngôn, không ai không nhận thấy đó thực là những nhận định sáng suốt và những đường lối đúng đắn để xây dựng đất nước trong hiện tại và tương lai. Thế nhưng, do lòng tham lam vô độ muốn nắm mọi quyền lực để thu vén mọi quyền lợi, do niềm tin tưởng mù quáng vào bạo lực và lừa gạt như phương tiện quản lý đất nước và điều hành xã hội, do sự lệ thuộc và quỵ lụy đê hèn đối với đảng cộng sản Trung Quốc vốn ngày càng biểu lộ dã tâm thôn tính nước Việt, đảng cộng sản VN đã và đang thản nhiên gạt bỏ hoàn toàn nội dung của Tuyên ngôn, do đó –như thực tế chứng minh- họ càng đẩy Đất nước vào bao khủng hoảng, đẩy Xã hội vào bao cảnh nhiễu nhương, đẩy Nhân dân vào bao cảnh khốn cùng, đẩy chính bản thân đảng vào bao bế tắc, từ đó đẩy Quốc gia vào nguy cơ bị Bắc thù đại hán xóa sổ. Thành ra, toàn dân hãy nhân kỷ niệm 10 năm Tuyên ngôn Tự do Dân chủ mà quyết tâm đứng lên, nắm lấy vận mệnh của mình, giành lại dân chủ tự do cho mình.
          BAN BIÊN TẬP







__._,_.___

Posted by: 8406news <

Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỹ thuật cao.

$
0
0


Matthew Trần:

Đối với tên Hồ Ngọc Nhuận (HNN), các độc zã xa gần nôi ngoại ..xĩ vã hắn như ri là nhẹ lắm đó !!

Tui kũng định kiếm một vài kục fẫn đễ ném vào mặt hắn nhưng kác bạn lấy hết rồi, chẵng kòn thừa cục mô ... uỗng thiệt !!

Noái cho ngay: Tên HNNhuận chờ cho tới bây chừ (hết 9 rưỡi fần 10 đời người kũa hắn) mới nhận thức được kái thực chất kũa “thiên đàng CS ra răng” thì là quá trễ !!

Thiệt đáng đời cho một tên CS đóng kịch làm thành fần thứ 3 zỡ ẹt …

MT

From:Thomas D. Tran <>
Sent: Friday, April 1, 2016 4:13 PM
Subject: Fwd: Fw: Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỹ thuật cao.

Chuyển đọc và chuyển tiếp tối đa. Tên tham danh hám vị Hồ Ngọc Nhuận nay đã thấm chưa? Chắc hẳn y "cay cú" lắm nên mới thố lộ trong thư này! Những kẻ tham danh hám lợi trong nước cũng như ở hải ngoại hãy đọc thư này để làm răn.

TDT

From: TQuang Ton<
Date: 2016-04-01 9:32 GMT-05:00
Subject: Fw: Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỹ thuật cao.
To: Tue Ton-That <anvihy
Này Hồ Ngọc Nhuận,
Ngươi và đồng bọn trong cái gọi là "khối đối lập"đâu rồi ? Sao không làm một phát biểu tình tuyệt thực xem chơi ! Đám ngươi đừng mơ ước được vào bệnh viện dành cho "cán bộ lão thành của đảng ". Tả oán chi vô ích, chỉ để người ta cười va thêm ghét .
Ngươi gieo nhân thì ngươi gặt quả . Nhân quả có ngay trong kiếp này của ngươi đó .
Quyền và lợi chúng chia nhau chưa đủ , phải giành giật uýnh nhau chí choé, đâu có phần dư để chia cho đám phản phúc các ngươi ? Biết điều thì cúi đầu tạ tội với tổ quốc, với đồng bào và cắn răng mà chịu để chờ ngày "nấp sau nãi chuối ngắm gà khỏa thân".
T. 

From:  <lan19
 >
Sent: Thursday, March 31, 2016 3:26 PM
Subject: Fwd:  Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỹ thuật cao.

Bạn  thân mến,
Cám ơn bạn đã gửi cho một bài viết tả oán Bịnh Viện Bình Dân của thằng chó chết Hồ Ngọc Nhuận. Thằng này còn mày mắn quá nên nó chưa chết dưới tay của các bác sĩ Việt Cộng. Còn nhớ ngày nào, nó không đi lính, nó làm dân biểu, chuyên môn phá rối VNCH. Nó là mot thằng xách động biểu tình, cảnh sát và lực lượng an ninh của chúng ta rất khổ vì nó. Sau 1975 tôi nghe nói nó ủng hộ Việt Cộng và vui sướng với chế độ mới, bây giờ nó lại tả oán. Đời là thế, phá phách rồi tưởng khá hơn té ra lại tệ hơn. Với thằng này, không lẽ tôi phải đi cầu nguyện Trời, Phật hay Chúa cho nó chết để đến tội ư? Xin hãy để cho nó sống trăm tuổi và chứng kiến những điều tồi tệ mà nó một phần đóng góp sự xụp đổ của VNCH. Đáng đời cho một kẻ phò trợ bọn Việt Cộng!

Sent: 3/30/2016 10:24:32 P.M. Central Daylight Time
Subj: Fw:
Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân i đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỷ thuật cao.



Hồ ngọc Nhuận


Nhà báo, cựu dân biểu VNCH Hồ Ngọc Nhuận
Thân gửi các bạn tôi và các con cháu tôi,
                                                                
     Từ hơn ba năm qua tôi bị chứng đau cột sống  lưng nó hành, đi lại hoạt đông rất khó khăn.Cách đây vài năm tôi lại bị thoát vị bẹn bên phải, phải mổ.Xui nữa, vừa rồi cái bẹn bên trái tôi nó lại đe dọa không chịu nằm yên...
     Sáng thừ Tư, ngày 23/3/2016, do có người giới thiệu, tôi đến khám ở BV Bình Dân, khu KTC (KỹThuậtCao), với một PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ BÁC SĨ, để được cho đi làm các xét nghiệm cần thiết , chuẩn bị điều trị : mổ.Sau các xét nghiệm , nhân viên BV yêu cầu tôi phải có mặt đúng 07 giờ sáng hôm sau tại BV để làm thủ tục nhập viên, không được trễ, "vì trễ sẽ gặp trở ngại trong việc nhập viện".
     Sáng hôm sau, thứ Năm, 24/3/2016, tôi đến BV không đúng hẹn 7 giờ, mà đến lúc  06 giờ 30. Vì tôi thà đến sớm để chờ, hơn là để bị  kẹt xe trễ hẹn ơ BV thì "chết". Cô nhân viên BV tiếp tôi lúc 07 giờ 15, kêu tôi chờ  đến hơn 09 giờ, rồi  giao  cho vài cô nhân viên khác hướng dẫn tôi làm thủ tục nhập viện ...Sau khi nhập viện ở một phòng 02 giường, tôi được yêu cầu các việc sau : - ngưng ăn lúc 20 giờ để được bom thuốc rửa ruột ; - ngưng uống nước hay bất cứ thứ gì từ 12 giờ đêm , "nếu có lỡ nuốt một ngụm nước gì thì phải thành thật khai báo với bác sĩ" ; - đúng 05 giờ 30 sáng ngày thứ Sáu 25/3/2016, phải ở tư thế sẵn sàng để được đưa đi "tập trung", mổ.
     Đúng hẹn 07 giờ  sáng ngày thừ Sau, 25/3/2016, tôi cùng khoảng 20 bệnh nhân khác được tập trung ra hành làng để được đưa đến  phòng mổ. Đúng hơn là phòng chờ mổ, nằm chung khu với phòng mổ.Cứ hai bệnh nhân được cho nằm chung một giường , để chờ được kêu tên...cho đi mổ hay để được hỏi mấy câu gì đó.Có một bệnh nhân nữ được một bác sĩ đến gặp,nói :  " Bệnh thận của bà có thể không mổ nội soi được, vì mổ nội soi không thể cắt thận đưa ra ngoài được. Bà hiểu không ?"...Lát sau lại có một bác sĩ khác đến nói : " Bà nghe bác sĩ nói đây : Cái thận của bà đã bị hư rồi, phải cắt vụt đi. Mổ nôi soi không phải là không cắt  bỏ thận được. Khoa học bây giờ hiên đại lắm, mổ nội soi mà vẫn cắt lậy thận ra được, không cần phải mổ hở...Bà có nghe tôi nói không, có hiểu không mà mặt bà cứ trơ ra  như vậy ?...".
     Khoảng 09 gờ 30 hơn , sau khi đã sẵn sàng chờ được gọi tên từ lúc 05 giờ 30 sáng, và nhịn khát  để nằm ngồi chờ từ lúc 12 giờ đêm, tôi được một ông bác sĩ trẻ đến gặp, hỏi tên tuổi, và mấy câu hỏi cũ mà tôi đã từng được hỏi trong hai ngày qua. Rồi vỗ vai tôi, nói  : "Ông sẽ được mổ ưu tiên vì ông lớn tuổi". Cái ưu tiên  của tôi kéo dài thêm 2 tiếng, rồi 2 tiềng nữa.Mắt tôi hoa, tai tôi ù, đầu và ngực tôi nặng trịch. Đúng 13 giờ, tôi đến gặp một nhân viên trong phòng, yêu cầu được gặp bác sĩ điều trị. Người ta kêu tôi chờ...
     Không còn sức để chờ, tôi mở cửa bước ra ngoài như một cái máy, mong được gặp ai đó hay các con tôi.Xuống được cầu thang, tôi bước đi hướng ra cổng BV như một người mông du,giữa sự kinh ngạc tột cùng của đông đão bà con bênh nhân và thân nhân . Một cô nuôi bệnh chạy đến hỏi tôi đủ điều, lật xem cái vòng bệnh nhân đeo ở cổ tay tôi, rồi chạy vụt đi tìm các con tôi. Các con tôi cũng sợ thất thần cả buổi sáng , mà không biết chờ tôi chỗ nào, gặp ở đâu. Bởi khi tôi còn chờ trong  phòng chờ mổ, nhiếu bệnh nhân mới được tiếp tục đưa đến . Các bà con nầy nói : "Các ông bà ở đây chờ, tụi tui ở trong phòng chờ, bà con thân nhân ở ngoài chờ. Mà khổ nhất là bà con thân nhân, vì họ không biết người nhà đã được mổ hay chưa, mổ rồi sao cả buổi không thấy ra, không biết tin lành hay tin dữ... Các con tôi cũng ở trong trường hợp nầy , cả buổi sáng. Và ở nhà tôi nữa... 
     Trước tình trang bơ phờ thê thảm bi đát của tôi, các con  tôi quyết định bỏ lại hết  để đưa tôi về... Dù có xảy ra việc gì...
     Tôi viết mấy dòng  nầy để vui mừng thông báo cùng bạn bè và các con cháu tôi, rang: tôi nay đã hoàn hoàn "thoát hiểm"ở BV/BD/Khu KNC, và đã an toàn về nhà. Và đang nằm dưỡng sức. Vệc gì sẽ xảy đến với tôi nữa thì tôi không biết.
     Tôi cũng xin nói thêm rằng : cái bệnh viện Bình Dân nầy tôi đã từng biết nó từ khi nó mới ra đời hồi Đệ nhất VNCH. Tôi cũng đã từng chứng kiến những bước thăng trầm của nó , theo dòng thời gian, với các bác sĩ bậc thầy như cố giáo sư Phạm Biểu Tâm, cố giáo sư Ngô gia Hy, và nhiều bác sĩ tên tuổi khác mà tôi từng quen biết. Không ngờ nó lại "lột xác xã hôi chũ nghĩa"đến như vậy.!
      Dù sao thì tôi vẫn còn muốn bám víu vào một chút  gì đó còn lại của cái Sài Gòn cũ "không xã hội chũ nghĩa" của tôi , trong đó có cái BV/BD, từ thời Đệ Nhất VNCH, " không xã hội chũ nghĩa hay cộng sản chũ nghĩa", để mà thương , mà nhớ...
     Thân mến,
      Hồ ngọc Nhuận

 Sài Gòn,  ngày 26/3/2016


Đôi lời Lá thư trên là của nhà báo, cựu dân biểu VNCH Hồ Ngọc Nhuận báo tin cho bạn bè biết về tình trạng sức khỏe của ông, nhưng lá thư còn cho thấy tình trạng y tế của Việt Nam ( đặc biệt Sài Gòn cũ) hiện nay. Được phép của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, một trong những người bạn của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, chúng tôi xin phép được đăng lá thư của ông với lời tự thú của ông: "...Vô bệnh viện Bình Dân là do tôi tự nguyện đút đầu vô, để được trãi nghiệm. Quả thật họ đối xử rất quái đản với bệnh nhân từ các tỉnh đến..."





__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

40 năm sau khi Hoa Kỳ để mất Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Ðồng Minh mất luôn Biển Nam Hoa

$
0
0

On Tue, Mar 29, 2016 at 6:01 AM -0700, "Canh Lam"<c> wrote:
Kính chuyn.
CSL
---------- Forwarded message ----------
From: ty nguyen<t>
Date: 2016-03-29 7:00 GMT+11:00
Subject: SAU 40 NAM HOA KY BO VIETNAM ????
To: ": : : nguyenvantan2000

FXavvy@aol.com

12:35 PM (2 hours ago)
to me, vuong8717
Bài viết khá hay, nên đọcNTC
40 năm sau khi Hoa Kỳ để mất Việt Nam Cộng Hòa, 
Hoa Kỳ và Ðồng Minh mất luôn Biển Nam Hoa
(Vann Phan)


Hoa Kỳ, quốc gia nằm ở phía Đông Thái Bình Dương - chứ không phải Cộng Sản Trung Hoa - với tiềm lực quân sự chế ngự toàn thể đại dương này, vẫn thường được coi là cường quốc Thái Bình Dương bởi lẽ Hạm Ðội Thứ 7 trực thuộc Hạm Ðội Thái Bình Dương có tổng hành dinh đóng tại Yokosuka trên đảo Honsu của Nhật Bản và có cả thảy 3 hàng không mẫu hạm, hằng nghìn máy bay cùng hằng trăm chiến hạm cũng như tiềm thủy đĩnh đủ cỡ, đủ loại, đang là lực lượng hùng mạnh vô địch trải rộng khắp miền, từ Guam tới Okinawa và từ Singapore cho tới Sydney.

Nhưng vị thế đó rồi đây sẽ không còn nữa khi Cộng Sản Trung Hoa, gọi cho gọn là Trung Cộng, đang ngày càng bành trướng thế lực trên biển (và có thể là cả trên bộ nếu một mai Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Cộng chiếu theo bản “Thỏa Thuận Thành Ðô” đầy bí ẩn được ký kết giữa hai Ðảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam hồi năm 1990), đặc biệt là tại hai Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Nam Hoa (South China Sea), nơi lực lượng hải quân Trung Cộng đang đối đầu quyết liệt với lực lượng hải quân của hai quốc gia Ðông Nam Á nhỏ bé hơn họ nhiều, là Cộng Sản Việt Nam, nước gọi Biển Nam Hoa theo cách riêng của họ là Biển Ðông, và Phi Luật Tân, nước gọi vùng biển này là Biển Tây (West Philippine Sea), căn cứ vào vị trí địa lý của vùng biển đó đối với đảo quốc này.

*Thế yếu hiện nay của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Mỹ, Ấn Ðộ và Nhật Bản
Trong mấy năm trở lại đây, cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản và Ấn Ðộ đều ráo riết ve vãn Cộng Sản Việt Nam, lộ liễu nhất là trong và sau cuộc khủng hoảng bang giao giữa hai nước cộng sản “anh em” kia, do việc Trung Cộng bất thình lình đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu bên trong hải phận (lãnh hải) Việt Nam trên Biển Nam Hoa để dò tìm dầu khí, với ý đồ không giấu diếm là muốn đặt Cộng Sản Việt Nam vào tình thế đã rồi là toàn bộ, hay ít ra cũng là hầu hết, Biển Nam Hoa đã thuộc chủ quyền của Trung Cộng, nếu như Cộng Sản Việt Nam và thế giới không có phản ứng gì.

Thật ra, những quốc gia tự do, dân chủ đó nỗ lực ve vãn - và có khi còn tỏ ra chiều chuộng thái quá - quốc gia Cộng Sản tại Ðông Nam Á này chẳng phải vì họ yêu thương gì lắm dân tộc Việt Nam hoặc cái Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang cai trị đất nước đáng thương đó mà chẳng qua là vì Cộng Sản Việt Nam, nước có cảng nước sâu Cam Ranh tốt hơn cả Rio de Janeiro của Brazil, đang giữ một vị thế chiến lược cực kỳ quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất, tại phía Tây Thái Bình Dương, bởi vì Biển Nam Hoa ngoài khơi Việt Nam là thủy lộ huyết mạch từ Thái Bình Dương thông qua Ấn Ðộ Dương của các nước có kỹ nghệ phát triển và có nền kinh tế lớn trong vùng, như Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Ấn Ðộ và Hoa Kỳ. Nếu Biển Nam Hoa lọt vào tay một cường quốc hùng mạnh và tham tàn như Trung Cộng thì coi như không riêng gì Việt Nam và Phi Luật Tân mà tất cả các nước nêu trên, luôn cả Thái Lan, Mã Lai Á, Singapore, Indonesia, Brunei và Úc Ðại Lợi, cũng khốn đốn lây.

Bề ngoài, có vẻ như cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Nam Hoa vẫn đang diễn tiến chứ chưa ngã ngũ, nghĩa là cả Trung Cộng lẫn Cộng Sản Việt Nam và Phi Luật Tân, cùng với các quốc gia ở phía Nam vùng biển này, là Mã Lai Á, Indonesia và Brunei, không ai thật sự nắm quyền kiểm soát hết Biển Nam Hoa. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Cộng đang làm chủ vùng biển đó, cho dù Hoa Kỳ và thế giới, trong đó có Ấn Ðộ và Nhật Bản, có muốn hay không, chỉ vì một lẽ đơn giản là, trong thế giới ngày nay, khi Liên Hiệp Quốc chỉ là một tổ chức bù nhìn của các cường quốc, nguyên tắc mạnh được, yếu thua theo tiến trình đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên trong Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin (Evolutionism/Darwinism) mới là yếu tố quyết định sự sống còn của một giống người hay của cả nhân loại - chứ không riêng gì loài động vật - đặc biệt là các nước nhược tiểu như Cộng Sản Việt Nam trước nanh vuốt của các quốc gia hùng mạnh và tham tàn như Trung Cộng. Vả lại, Cộng Sản Việt Nam, vì bị Trung Cộng kèm kẹp trong vòng ảnh hưởng của họ, chưa hề có được một cường quốc quân sự nào cam kết bảo vệ bằng một hiệp ước phòng thủ chung, như trường hợp Nhật Bản và Phi Luật Tân là hai quốc gia cũng đang đối đầu với Trung Cộng trong vấn đề chủ quyền biển đảo nhưng lại đang được Hoa Kỳ cam kết bảo vệ.

Qua bao cuộc thử thách trên thế giới từ cuối thế kỷ trước cho tới nay, đặc biệt là trong các biến cố tại Georgia, Iran, Syria và Ukraine (Crimea), Hoa Kỳ, siêu cường duy nhất của thế giới, viện cớ tiền bạc và tài nguyên đang cạn kiệt dần, đã chẳng dại gì mà hy sinh quyền lợi của mình để giúp đỡ kẻ cô thế chống lại cường quyền, mong tiếp tục giữ vững biệt danh “tay sen- đầm quốc tế” do phe Cộng Sản gán ghép cho Washington từ thời Chiến Tranh Lạnh đến nay.

Vả lại, Trung Cộng từng tuyên bố công khai và thẳng thừng rằng họ sẽ hành động một mình (vì họ quá mạnh khiến cả siêu cường Hoa Kỳ cũng chùn bước) chứ không chấp hành bất cứ phán quyết nào, dù có lợi hay có hại cho họ, của các tòa án quốc tế trong vấn đề tranh chấp tại Biển Nam Hoa, trong đó có Tòa Án Luật Biển Quốc Tế (International Tribunal for the Law of the Sea) và Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration), đừng nói chi tới Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Ðông (Declaration on the Conduct of Parties, DOC/South China Sea Code of Conduct) từng được các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) và Cộng Sản Trung Hoa thỏa thuận.

Vì Hải Quân Trung Cộng hiện đang là lực lực mạnh nhất trên Biển Nam Hoa ngày nay, cho nên họ cứ tự tiện ra vào nơi đây như chỗ không người, muốn đưa giàn khoan dầu tới đâu thì cứ tới, muốn nới rộng đảo nào hay bãi đá nào tại Hoàng Sa và Trường Sa thì cứ làm, và muốn vẽ bản đồ lãnh thổ của họ bao trùm tới đâu trên Biển Nam Hoa thì cũng cứ tùy ý muốn của họ, như trường hợp cái bản đồ gồm 9 đoạn đứt khúc (nine - dotted line) của vùng biển này do họ công bố, mà Cộng Sản Việt Nam ưa gọi một cách nôm na là “Ðường Lưỡi Bò” sau khi Hà Nội đã thất bại trong việc ngăn chặn sức liếm láp cực kỳ khó chịu của cái lưỡi bò đó. (1)

Hoa Kỳ, và cả Ấn Ðộ cũng như Nhật Bản, các cường quốc khác của thế giới có quyền lợi hàng hải trên Biển Nam Hoa, rất bực tức và lo ngại, nhưng chẳng làm gì được Trung Cộng trong lúc này, và có thể là cả trong tương lai dài lâu nữa.

*Nguyên do khiến các cường quốc Hoa Kỳ, Ấn Ðộ và Nhật Bản đành bất lực nhìn Trung Cộng chiếm hết Biển Nam Hoa
Các lý do quân sự, chính trị và kinh tế đã đưa đẩy 2 cường quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản ở Thái Bình Dương và cường quốc Ấn Ðộ ở Ấn Ðộ Dương bó tay nhìn Cộng Sản Trung Hoa nuốt trọn Biển Nam Hoa, chận đường các thương thuyền và tàu chiến Hoa Kỳ và Nhật Bản đi từ Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương và ngược lại, buộc Ấn Ðộ phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ chính sách “Hướng Ðông” (“Look East”) có từ hồi 1991 qua bốn đời Thủ Tướng: P.V. Narasimha Rao, Atal Bihari Vajpayee, Manmohan Singh, và Narendra Modi.

Không hiểu Cộng Sản Việt Nam nghĩ sao chứ Hoa Kỳ khá lo buồn khi nhìn đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo lớn nhất trong Quần Ðảo Hoàng Sa từng bị quân Trung Cộng đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa hồi Tháng Giêng năm 1974, trở thành một căn cứ quân sự quy mô, với một phi trường có khả năng tiếp nhận các chiến đấu cơ phản lực và một quân cảng hoàn chỉnh, nơi trú đóng của 4,000 hải quân và thủy quân lục chiến Trung Cộng. Người Mỹ biết rằng đây chính là một “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm” của hải quân Trung Cộng một khi chiến tranh xảy ra tại Ðông Nam Á giữa Trung Cộng và các lực lượng muốn duy trì tự do hàng hải trên Biển Nam Hoa.

Ðến Tháng Giêng năm 2015, Hoa Kỳ lại lo lắng nhìn Bãi Ðá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở quần đảo Trường Sa, mà Trung Cộng từng chiếm cứ khỏi tay Cộng Sản Việt Nam hồi năm 1988, nay đã được Trung Cộng biến thành một căn cứ quân sự. Trước đó, hình ảnh từ vệ tinh do thám Mỹ chụp được cho thấy Trung Cộng đã ra sức hút cát đại dương và tô bồi thêm cho đảo Gạc Ma (Johnson South Reef), cũng từng bị Trung Cộng cướp khỏi tay Cộng Sản Việt Nam trước đây để biến thành đảo riêng của họ, rồi nối dài thêm phi đạo của một phi trường mà họ mới dựng lên nơi đây thành một sân bay quân sự có thể dùng cho các chiến đấu cơ phản lực. 

Nếu Hoa Kỳ không để cho Trung Cộng cưỡng chiếm Quần Ðảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974 trong thế kỷ trước thì Trung Cộng đã không có một đầu cầu thiết yếu để xua quân đánh chiếm luôn nhiều đảo và bãi đá khác trên quần đảo Trường Sa ở phía Nam của Hoàng Sa. Về lỗi lầm tày trời này thì cặp bài trùng Richard Nixon và Henry Kissinger, tổng thống và ngoại trưởng Mỹ hồi thập niên 1970, trước hơn ai hết, phải hứng chịu mọi trách nhiệm trước lịch sử. (2)

Nhật Bản cũng lo buồn không kém Hoa Kỳ khi thấy Trung Cộng bành trướng tiềm năng quân sự tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Hải Quân Nhật Bản từng chiếm đóng và trấn giữ suốt thời gian Nhật Bản hất cẳng Pháp để nắm quyền cai trị ba nước Việt-Miên-Lào trên bán đảo Ðông Dương thuộc Pháp. Với kinh nghiệm tại Biển Hoa Ðông (East China Sea) ở phía Ðông Trung Cộng và phía Tây Nhật Bản, nơi Trung Cộng từng thiết lập một Vùng Cấm Bay (No-Fly Zone/Air Defense Identification Zone), không cho phép phi cơ dân sự và quân sự của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và các nước khác bay qua, Nhật Bản biết rằng, rồi đây, tàu thuyền và phi cơ của họ cũng sẽ không được phép đi ngang qua Biển Nam Hoa một khi Trung Cộng quyết tâm áp đặt một Vùng Cấm Bay tương tự giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi họ đang có các căn cứ quân sự, mà bản doanh có thể được đặt trên chiếc “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm,” tức là trên đảo Phú Lâm trong Quần Ðảo Hoàng Sa hoặc có thể là trên một số hòn đảo và bãi đá khác tại Quần Ðảo Trưởng Sa nữa. (3)

Phần mình, Ấn Ðộ đang ưu tư, lo lắng đứng nhìn thời thế thay đổi tại Biển Nam Hoa khi Trung Cộng dần dà chiếm đóng hết đảo này tới đảo khác trên hai Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có một sức mạnh nào cản nổi, bởi vì cả Cộng Sản Việt Nam và Phi Luật Tân đều không đủ sức mạnh - hoặc thiếu quyết tâm, như trong trường hợp rất đáng nghi ngờ của Cộng Sản Việt Nam - để kiềm chế hoặc ngăn chặn sức bành trướng quân sự của Trung Cộng trong vùng, trong khi Hoa Kỳ, cho tới nay, chỉ nói mà không làm, nên Trung Cộng chẳng hề nao núng.

Là một cường quốc lớn tại Á Châu, Ấn Ðộ cảm thấy cần thiết phải có tự do lưu thông hàng hải tại Biển Nam Hoa để tàu thuyền và phi cơ của họ có thể an toàn đi lại từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại thông qua eo biển Malacca, nằm giữa bán đảo Mã Lai Á và đảo Sumatra của Indonesia. Ngay cả việc dò tìm dầu khí của các công ty dầu Ấn Ðộ tại thềm lục địa của Việt Nam cũng sẽ không thể thực hiện được một khi Trung Cộng đã chiếm trọn Biển Nam Hoa và lên tiếng đòi chủ quyền trên tất cả các giếng dầu phong phú trong vùng biển này.

Nguồn tin thông tấn xã AFP hôm 27 Tháng Giêng năm 2015 cho hay Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ Tướng Ấn Ðộ Narendra Modi đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia trên thế giới bảo đảm “an ninh hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt tại Biển Ðông (tức Biển Nam Hoa)” qua một thông cáo chung nhân dịp nhà lãnh đạo Mỹ kết thúc chuyến viếng thăm Ấn Ðộ. Trước đó, vào ngày 25 Tháng Giêng, cùng lên tiếng trong một bản tuyên bố nhan đề “Tầm Nhìn Chiến Lược Chung cho Vùng Á-Châu-Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương” (“Joint Strategic Vision for the Asia-Pacific and Indian Ocean”), Tổng Thống Obama đã cùng với Thủ Tướng Modi xác định rằng hai quốc gia Mỹ và Ấn rất quan ngại về “những căng thẳng chung quanh các cuộc tranh chấp lãnh hải” tại Biển Nam Hoa. Ngày 28 Tháng Giêng năm 2015, các ngoại trưởng thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) nhóm họp tại Mã Lai Á đã cùng nhau bày tỏ sự lo ngại về chuyện Trung Cộng liên tục đòi chủ quyền tại nhiều khu vực trong Biển Nam Hoa, đặt các quốc Ðông Nam Á vào thế phải đối mặt với tham vọng bá quyền nước lớn của Trung Cộng trong khi không có nước nào trong vùng đủ sức đối đầu về quân sự với nước láng giềng phương Bắc khổng lồ đó. (4)

*Vì đâu nên nỗi?
Sự thể này có nhiều nguyên do, trong đó có các nguyên do sau:

1. Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Cộng
Việc Hoa Kỳ bỏ cuộc nửa chừng, để cho Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt (1975) và kèm theo đó là việc Hoa Kỳ, chỉ một năm trước đó, đã làm ngơ không can thiệp để cho Trung Cộng chiến mất quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa (trong trận Hải Chiến Hoàng Sa giữa Hải Quân Trung Cộng và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19 Tháng Giêng năm 1974), là sai lầm chiến lược lớn lao nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ trước, (5) mặc dù Hoa Kỳ vẫn được tiếng là kẻ đã chiến thắng cuộc Chiến Tranh Lạnh (1945-1991) trong tư cách là cường quốc lãnh đạo Thế Giới Tự Do và nghiễm nhiên trở thành siêu cường Số 1 của thế giới sau sự sụp đổ của Cộng Sản Ðông Âu và sự tan rã của Liên Xô, tức Liên Bang Xô Viết. Có điều, Trung Cộng cùng 2 chư hầu của họ tại Á Châu, là Việt Nam và Bắc Hàn, cũng như Cộng Sản Cuba thân Liên Xô ở Tây Bán Cầu, đã không sụp đổ theo đúng các đánh giá khôn ngoan nhất mà loài người có thể đưa ra trong thế kỷ trước.

Có thể lúc bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1973-1975, các chính trị gia Mỹ, nhất là Quốc Hội Mỹ (là kẻ nắm hầu bao trong mọi cuộc chiến), chỉ có mục đích thiển cận là nhằm tiết kiệm mỗi năm chừng nửa triệu Mỹ kim tiền viện trợ - Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ cần có thế đặng giữ vững Miền Nam Việt Nam - để dành số tiền đó lo cho phúc lợi của dân chúng Mỹ trong nước. Ðâu có ai biết rằng, vì để mất Việt Nam Cộng Hòa trong thế kỷ trước, qua thế kỷ này Hoa Kỳ đã phải chi ra mỗi năm hàng chục tỉ Mỹ kim để chống đỡ những ngón đòn của Trung Cộng trên khắp các mặt trận toàn cầu, đặc biệt là tại Biển Nam Hoa, thủy lộ sinh tử của Mỹ và các nước đồng minh từ Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương.

Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, chiếc tiền đồn chống Cộng của Thế Giới Tự Do, đã trở thành sự sụp đổ của chiếc tiền đồn của Hoa Kỳ và các nước đồng minh Á Châu của Mỹ, như Nhật Bản, Ấn Ðộ, Nam Hàn và Phi Luật Tân, trước tham vọng bá quyền của Trung Cộng tại Á Châu. Một Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại, với hải, lục không quân tinh nhuệ và với một đội quân được các chuyên gia quân sự đánh giá là hùng mạnh vào hàng thứ 7 trên thế giới trước năm 1975 mà còn được bảo vệ bằng một hiệp ước an ninh chung với Hoa Kỳ, sẽ làm Trung Cộng nản lòng trong bất cứ tham vọng bá quyền nào của họ, ít nhất là tại Ðông Nam Á và Biển Nam Hoa, đừng nói gì tới chuyện thách thức vị thế bá chủ của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.

Cần phải nói thêm rằng, ngoại trừ Israel - với cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái giàu mạnh và rất có thế lực tại Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng Hòa là đồng minh tốt nhất và đáng tin cậy nhất của Hoa Kỳ trong suốt dòng lịch sử nếu đem so với các đồng minh khác trên toàn thế giới, như Afghanistan và Iraq chẳng hạn, là những kẻ sẵn sàng xả súng bắn vào người bạn đồng minh Hoa Kỳ cho dù họ chưa hề bị bỏ bỏ rơi ngang xương như trường hợp của Miền Nam Việt Nam cách nay 4 thập niên.

Với những bộ óc khá ưu việt - cỡ bộ óc của các Giáo Sư Bửu Hội và Nguyễn Xuân Vinh thuộc thế hệ trước cũng như của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ loại bom ép nhiệt thermobaric, và Tiến Sĩ Nguyễn Ðịnh, cha đẻ loại vũ khí bắn tia Free Electron Laser, của Hoa Kỳ thuộc thế hệ hiện nay - và với tiềm năng dầu khí dồi dào tại thềm lục địa Miền Nam Việt Nam, thế giới không thể loại bỏ khả năng Việt Nam Cộng Hòa trở thành một cường quốc nguyên tử (vì lẽ sinh tồn tự nhiên của một nước nhỏ bên cạnh một nước láng giềng to lớn và hung ác), cho dù cường quốc này có thể cũng sẽ phải ẩn thân trong vòng bí mật như Israel.

 Ðó thật sự là cơn ác mộng của Trung Cộng, kẻ chưa hề biết sợ mà từ bỏ chủ trương bá quyền Ðại Hán. Và dĩ nhiên, hồi thế kỷ trước, một khi Trung Cộng thấy Hoa Kỳ quyết tấm giữ vững Miền Nam Tự Do để bảo vệ sườn phía Tây của Thái Bình Dương thì họ không bao giờ dám đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa như họ đã làm hồi năm 1974, chỉ 1 năm trước ngày Sái Gòn sụp đổ vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Còn chuyện đảo Gạc Ma và Bãi Ðá Chữ Thập - do Cộng Sản Việt Nam quản lý sau khi Việt Nam Cộng Hòa cáo chung - bị Trung Cộng đánh chiếm hồi năm 1988 thì chuyện đó sẽ không làm sao xảy ra được nếu Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

2. Hoa Kỳ giúp Trung Cộng phát triển kinh tế mong trục lợi từ một thị trường béo bở
Một lỗi lầm chiến lược trầm trọng vào bậc nhất khác của Hoa Kỳ trong thế kỷ trước di hại tới thế kỷ sau là Hoa Kỳ đã giúp Trung Cộng phát triển kinh tế những mong trục lợi từ một thị trường béo bở như thị trường đông cả tỉ người trên lục địa Trung Hoa, thay vì giúp Nga chấn hưng kinh tế sau khi Liên Xô tan rã.

Sự tồn tại dai dẳng và không thể nào đảo ngược lại được của chế độ độc tài Cộng Sản tại Trung Hoa - qua sự thất bại thảm thương và cay đắng của các phong trào đòi tự do, dân chủ tại Thiên An Môn (1989) và Hồng Kông (2014) - cho thấy Hoa Kỳ, với chính sách “Trợ Tàu, diệt Nga” thời Chiến Tranh Lạnh, đã tự ý tạo ra cho chính mình một kẻ thù mới hùng mạnh và nham hiểm bội phần so với kẻ thù cũ Liên Xô. Giờ đây, Trung Cộng đã trở thành đối thủ sinh tử của Hoa Kỳ, kẻ đang “tranh bá, đồ vương” với Hoa Kỳ trên khắp các mặt trận có quy mô thế giới.

Rõ ràng là nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Hoa Kỳ, thông qua việc chuyển nhượng khoa học, kỹ thuật không chút e dè của các công ty Mỹ lúc nào cũng tối mặt trước lợi nhuận thu vào bất kể quốc gia hưng vong, nền kinh tế Trung Cộng, chẳng bao lâu nữa sẽ (thật sự) vượt qua Hoa Kỳ để tiến lên vị thế hàng đầu thế giới vẫn do Hoa Kỳ nắm giữ từ sau Thế Chiến 2 đến nay. Có thể nói rằng, khi giúp Trung Cộng mở mang kinh tế (kéo theo kỹ thuật tân tiến), Hoa Kỳ đã vô tình giúp Trung Cộng khả năng mua sắm được hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng các tiềm thủy đĩnh nguyên tử và chế tạo được các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 cỡ Chengdu J-20 and Shenyang J-31, chẳng thua thua kém gì các siêu máy bay chiến đấu F-22 Raptors và F-35 Joint Strike Fighters Lightning II của Hoa Kỳ. (6)

Hồi Tháng Giêng năm 2015, trong một bài viết trên tạp chí The National Interest nhan đề “The Foreign Policy Essay: Why China Will Become a Global Military Power,” tức “Luận Về Chính Sách Ngoại Giao: Vì Sao Trung Cộng Sẽ Trở Thành Cường Quốc Quân Sự Của Thế Giới,” Oriana Skylar Mastro, giáo sư môn nghiên cứu an ninh tại trường Edmund A. Walsh School of Foreign Service thuộc Ðại Học Georgetown University, cho rằng sớm muộn gì rồi quốc tế cũng phải chấp nhận sự thể Trung Cộng là một cường quốc quân sự của thế giới.

Nguồn tin Tân Hoa Xã hồi cuối Tháng Mười Một năm 2014 từng cho hay “Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định thời đại Mỹ là siêu cường duy nhất thế giới sắp kết thúc, Bắc Kinh quyết tâm cạnh tranh sánh tầm ảnh hưởng với Washington tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.” Ðiều này cho thấy việc Trung Cộng lăm le thôn tính nhược tiểu Việt Nam chỉ nằm trong mục tiêu ban đầu của họ mà thôi, trong khi mục tiêu tối hậu của quân Ðại Hán là làm sao có thể thôn tính luôn cả siêu cường Hoa Kỳ.

Theo lời tiên đoán của đại văn hào Nga Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008), tác giả The Gulag Archipelago, tức quần đảo Gulag, từng sống lưu vong tại Mỹ năm 1974 nhưng sau đó chán ngán xã hội Mỹ chỉ biết chăm chú hưởng thụ vật chất mà xao lãng mặt tinh thần nên đã quay trở lại Nga năm 1994, Hoa Kỳ sẽ sụp đổ từ bên trong chứ không cần phải bị ai đánh từ bên ngoài, bởi vỉ đây là một siêu cường đầy những lỗ hổng, với cả hai đảng chính trị lớn chỉ biết lo cho quyền lợi của đảng mình (chẳng khác gì Cộng Sản, nhưng vẫn còn khá hơn), với “lục phủ, ngũ tạng” đều rệu rã, và với lòng hận thù chủng tộc sâu sắc tới độ nền pháp trị dữ dằn kiểu Mỹ vẫn không kiềm chế nổi.

Trung Cộng có thể sẽ không đối đầu với Hoa Kỳ qua một cuộc chiến tranh nguyên tử theo kiểu Bắc Hàn từng hăm dọa Mỹ, nhưng rõ ràng là họ đang dùng ngón đòn vật chất, mà tiền bạc là chính, để “mua đứt” các cơ sở kinh tế của Mỹ và gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo siêu cường này bằng cách tài trợ các chuyến đi du lịch đầy thú vui và lắm khoái lạc để sau này bắt bí, buộc “người tiêu thụ” các thú vui đó phải điều chỉnh chính sách quốc gia sao cho có lợi cho Trung Cộng. 

Từ cả chục năm nay, Trung Cộng đã thực hiện không biết bao nhiêu là cuộc tấn công trên mạng (cyber attacks) trong khuôn khổ cuộc chiến tranh điện toán (cyberwarfare) vào các cơ sở kinh tế, kỹ nghệ và quân sự của Mỹ nhằm đánh cắp khoa học, kỹ thuật cùng các thông tin thương mại, đồng thời sử dụng các chiêu thức tuy cổ điển nhưng hữu hiệu, trong đó có cả khổ nhục kế và mỹ nhân kế, với mục đích làm suy yếu giới lãnh đạo Mỹ lúc nào cũng ham vui và cần tiền để vận động bầu cử, song song với việc ráo riết cạnh tranh nhằm triệt hạ ảnh hường của Hoa Kỳ trên khắp thế giới, rõ rệt nhất là tại các nước Phi Châu và Nam Mỹ.

Cần biết rằng bản chất của người Mỹ là thực tiễn và ham thich tiền bạc nên họ rất dễ sa vào các bẫy sập của Trung Cộng. Cũng nên biết rằng, từ năm 1949, lúc cộng sản chiếm quyền tại Hoa Lục, cho đến nay, chính sách ngoại giao Ðại Hán của Cộng Sản Trung Hoa rất nhất quán và hầu như không hề thay đổi, dù là dưới thời Mao Trạch Ðông hay Ðặng Tiểu Bình hay Hồ Cẩm Ðào trước kia hoặc Tập Cận Bình ngày nay. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian kể trên, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã thiếu tình liên tục và có khi còn mâu thuẫn nhau trầm trọng, dưới đời 12 vị tổng thống, là Harry Truman, Dwight Eisenhower, John Kennedy, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter, Ronald Reagan, George W.H. Bush, Bill Clinton, George W. Bush, và Barck Obama.

3. Hoa Kỳ quá tự tin vào sức thu hút của chủ nghĩa tư bản và nền tự do, dân chủ
Một lỗi lầm lớn lao nữa của Hoa Kỳ là sự thể Chú Sam quá tự tin vào sức thu hút của chủ nghĩa tư bản và nền tự do, dân chủ của thế giới bên ngoài các xã hội độc tài, đảng trị tại Cộng Sản Trung Hoa, Cộng Sản Việt Nam, Cộng Sản Bắc Hàn và Cộng Sản Cuba. Khi giới thiệu chủ nghĩa tư bản vào Trung Cộng và Việt Nam, Hoa Kỳ cứ làm như là chủ nghĩa tư bản hay ho tới độ sẽ cảm hóa được dân chúng tại đây và làm say mê Bộ Chính Trị của các đảng Cộng Sản đang cai trị tại Bắc Kinh và Hà Nội tới mức họ sẽ bỏ phăng đi đường lối cộng sản mà chạy theo chế độ tự do, dân chủ do Hoa Kỳ bày vẽ. Sự thật thì cả hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam đều tương kế, tựu kế, cứ việc ngửa tay lấy tiền của từ “bọn tư bản” để rồi nỗ lực nuôi nấng và củng cố đảng cộng sản của mình cho ngày càng thêm bền vững.

Một ví dụ sống động là tấm gương do cựu đại sứ Mỹ tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Michael W. Michalak (2007-2011) để lại. Ông Michalak rất hãnh diện về nhiệm kỳ của ông ở Việt Nam, bởi lẽ chính trong thời gian này mà số du học sinh Việt Nam sang Mỹ du học đạt tới một đỉnh cao mới, với số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ vào cuối nhiệm kỳ của ông tăng gấp đôi so với lúc ông vừa mới nhậm chức cách đó 4 năm. Cũng như bao chiến lược gia tài ba trên đất Mỹ, vị đại sứ cứ tin rằng hễ giáo dục được càng nhiều con em các lãnh tụ cộng sản Việt Nam bao nhiêu theo lối Mỹ thì triển vọng các nhà lãnh đạo tương lai của Việt Nam từ bỏ chế độ độc tài, đảng trị hiện nay để chuyển sang chế độ tự do, dân chủ kiểu Mỹ càng tươi sáng hơn bấy nhiêu. 

Sự thật thì kết quả đã trái ngược hoàn toàn, bởi vì con cháu các lãnh tụ cộng sản được gởi đi du học tại Mỹ, khi nối ngôi cha ông của họ, đã không đưa đất nước đi theo chế độ tự do, dân chủ kiểu Mỹ - để chỉ có thể cai trị tối đa là 8 hay 10 năm giữa những lời phê phán và chỉ trích gay gắt trong một xã hội có tự do ngôn luận - mà họ đã ra sức trói buộc Việt Nam trong chế độ cộng sản độc tài để họ được quyền cai trị suốt đời mà không ai dám hé môi phản đối, cho dù đất nước đang có nguy cơ mất vào tay Trung Cộng nếu Việt Nam không chịu thay đổi thể chế chính trị. (7)

Tương tự như thế, đã có hằng nghìn trí thức và chuyên gia Trung Cộng, một số không nhỏ là con cháu các đảng viên gạo cội trong Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, từng du học Hoa Kỳ từ cuối thập niên 1970 tới nay, nhưng chưa hề có ai, khi leo lên tới vị trí lãnh đạo trong guồng máy cai trị của Bắc Kinh, nghĩ tới chuyện từ bỏ chế độ độc tài, độc đảng do phe cộng sản nắm giữ mà đi theo con đường đa nguyên, đa đảng để tạo cơ hội cho các đảng phái khác thay họ mà lên cầm quyền. (8)

*Thay lời kết
Trong những ngày tháng này, những người Quốc Gia của Việt Nam Cộng Hòa cũ còn ở trong nước hoặc đang ở hải ngoại sắp sửa tưởng niệm 40 năm ngày mất nước, tức tưởng niệm 40 năm biến cố Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, một biến cố mà mới đầu ai cũng tưởng như chỉ là nỗi bất hạnh riêng của 20 triệu đồng bào Miền Nam Việt Nam nhưng không ngờ lại là nỗi đau chung của cả một dân tộc gồm 90 triệu người đang phải sống dưới một chế độ chính trị bất công, bạo tàn và tồi tệ chưa từng thấy mà đành bất lực, không có cách nào dứt bỏ đi được, cứ y như là một thứ nghiệp báo phải mang vào thân mãi tới khi nào ông Trời ngó lại và cho thoát đi thì mới dứt được kiếp lầm than, hay nói như Nguyễn Du: “Ðã mang lấy nghiệp vào thân/Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa...”

Sau bao nhiêu tháng, năm sống cuộc đời lưu vong trên “đất khách” mà nay đã là quê hương mới của mình, người Việt tha hương có thể đã thấm thía với sự thật là hầu như cái ác đang thắng cái thiện trên khắp thế giới, chứ không riêng gì ở Việt Nam. Ðối với những ai còn vọng tưởng tới một tương lai xán lạn cho tổ quốc Việt Nam về sau, những người đó cần lưu ý ít nhất là 2 điều này:
1.     Khác với trường hợp nước Nga của ông Vladimir Putin qua vụ Ukraine, đối tượng mà Hoa Kỳ và các quốc gia Liên Âu tha hồ cấm vận kinh tế và chính trị, thế giới không thể nào cấm vận hoặc trừng phạt kinh tế và chính trị để ngăn chặn tham vọng bành trướng Ðại Hán của Cộng Sản Trung Hoa, cho dù nước này có hung ác đối với các nước nhược tiểu (cỡ Tây Tạng, Tân Cương hoặc Việt Nam) đến cách mấy đi nữa và lại còn đang rình rập để chờ cơ hội thâu tóm cả Hoa Kỳ, bởi vì quyền lợi kinh tế, tức là quyền lợi vật chất, của các nước tự do, dân chủ trên thế giới - nhất là Mỹ - tại Cộng Sản Trung Hoa đã quá chằng chịt và quá lớn lao tới độ không thể dứt ra được nếu họ không muốn chính mình cũng bị “hụt ăn.” Hơn nữa, thật khó cho các nền kinh tế hạng nhì, hạng ba của thế giới lại đi cấm vận nền kinh tế hàng đầu thế giới, một vị thế mà, chẳng sớm thì muộn, Trung Cộng sẽ giành được, bởi vì các công ty tại Mỹ và Âu Châu, vì thiếu tiền, vẫn cứ tiếp tục “bán mình” cho các nhà đầu tư Trung Cộng mà không hề biết lo cho tương lai của “tổ quốc” mình khi các kỹ thuật tân tiến do họ nắm giữ lọt vào tay một đối thủ nham hiểm. (9) Mà chừng nào Ðảng Cộng Sản Trung Hoa còn thì các Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Bắc Hàn vẫn tồn tại, và đó là chân lý bất di, bất dịch, cho dù sông có thể cạn, núi có thể mòn. Phải biết rằng, trong cuộc giằng co, nếu có, giữa Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam, thời gian luôn đứng về phía Trung Cộng chứ không phải về phía Cộng Sản Việt Nam, hay nói nôm na là “hễ ai dài hơi hơn thì người đó sống.” Mà rõ ràng là Trung Cộng lúc nào cũng dài hơi hơn. (10)
2.     Căn cứ vào quyết tâm không chịu rời bỏ chủ nghĩa Cộng Sản của các nhà lãnh đạo tại Hà Nội để Việt Nam có thể tách rời khỏi ảnh hưởng của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc cùng những lời tuyên bố và hành động của các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam trong và sau biến cố giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam hồi Tháng Năm năm 2014 khi họ chỉ coi đây là “chuyện nhỏ,” nên hiểu rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ không bao giờ ngã về phía Mỹ, Nhật Bản và Ấn Ðộ để hy vọng có thể giữ gìn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ như mọi người ngày đêm vẫn cứ tơ tưởng. (11) Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Ðộ cũng không cần phải cho tiền, tặng vũ khí cho Cộng Sản Việt Nam chống đánh Cộng Sản Trung Hoa làm chi cho uổng công và hao của.

Các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lúc nào cũng ỡm ờ và lập lờ trong vấn đề chống hay theo Trung Cộng - phần thì nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế để được o bế và cho không món này, món nọ, phần thì để xoa dịu đồng bào trong nước cho bớt đi sức đòi hỏi và chống đối - dù trong bối cảnh cảnh tổ quốc lâm nguy, làm cho các nhà lãnh đạo thế giới từ Barack Obama (cùng John Kerry) cho đến Shinzo Abe và Narendra Modi phải lăng xăng, lính quýnh, và làm cho toàn thể dân tộc Việt Nam bị trị cứ phải mừng hụt hoài. Thật là: “Người khôn ăn nói nửa chừng...” đúng y như câu ca dao thâm thúy của Việt Nam tự nghìn xưa từng nói vậy.

Ghi chú:
1.     Hoa Kỳ, và cả Nhật Bản cũng như Ấn Ðộ, đang ở trong một vị thế rất lúng túng khi muốn ngăn chặn Trung Cộng xâm chiếm toàn bộ Biển Nam Hoa, bởi vì nếu muốn làm như thế thì hai nước ở phía Tây và phía Ðông quay mặt vào vùng biển này, tức Cộng Sản Việt Nam và Phi Luật Tân, phải ở cùng chiến tuyến với họ. Trong khi đó, trên thục tế, Mỹ, Nhật và Ấn chỉ có được Phi Luật Tân, nước có một quân đội chẳng mạnh mẽ gì, là đồng minh quân sự trong khi Cộng Sản Việt Nam, từ trước tới nay, chưa hề là đồng minh của Mỹ, Nhật hay Ấn, ngoài điều may mắn duy nhất là Cộng Sản Việt Nam ngày nay đã thôi không còn coi Hoa Kỳ là “kẻ thù của nhân dân ta” nữa, mặc dù Hoa Kỳ từ trước tới nay vẫn vậy, chứ có khác gì đâu. Tình trạng này càng làm tăng thêm giá trị vô song của Việt Nam Cộng Hòa xưa cũ đối với Hoa Kỳ và các đồng minh Á Châu-Thái Bình Dương của họ. Nhưng chính Hoa Kỳ, chứ chẳng ai khác, đã tự mình để mất đi “quân cờ” Việt Nam Cộng Hòa từ hồi 1975 đến nay rồi, giờ đây Hoa Kỳ lấy cái gì mà đánh đấm nữa trên ván bài “chuyển trục về Á Châu” (“Pivot/Rebalancing to Asia”) của mình?
2.      
3.     Không gì trớ trêu hơn là sự thể, chỉ sau hơn 2 thập niên khi Liên Bang Xô Viết và Cộng Sản Ðông Âu sụp đổ - kéo theo sự sụp đổ của “liên minh ma quỷ Nga-Hoa” và nước Nga dân chủ dưới quyền Tổng Thống Boris Yeltsin đang trên đường trở thành một “đồng minh” của Mỹ và các nước dân chủ, tự do khác, nước Nga ngày nay của Tổng Thống Vladimir Putin, với lề lối cai trị chẳng khác gì của một tổng bí thư đảng cộng sản, đang biến Hoa Kỳ trở lại thành kẻ thù của mình, đồng thời còn quyết tâm phục hồi cái “liên minh ma quỷ Nga-Hoa” trước đây - qua việc Nga chấp nhận bán khí đốt và vũ khí tối tấn - cỡ máy bay chiến đấu SU-35 và hỏa tiễn phòng không S-400 cho Trung Cộng mà không còn sợ sệt gì cho an ninh biên giới của mình nữa- để chống lại Hoa Kỳ và Âu Châu. Chiến lược “Trợ Tàu, diệt Nga” của Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger nhằm đánh sụp cái “liên minh ma quỷ Nga- Hoa” nay đã trở thành công dã tràng xe cát.
4.     Hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới, Nhật Bản, chứ không phải Cộng Sản Việt Nam, rất có nguy cơ bị Trung Cộng đánh trước nay mai vì mối thù truyền kiếp giữa 2 cường quốc Á Châu này, nhất là vì cái nhục mà nước Trung Hoa vào thời trước khi cộng sản nắm quyền tại lục địa (1949) phải hứng chịu dưới bàn tay quân phiệt Nhật, từ vụ Quân Ðội Thiên Hoàng Nhật tấn công vào Lư Cầu Kiều cho tới vụ tàn sát hằng chục nghìn dân Trung Hoa ở Nam Kinh (The Nanking Massacre) - mà thế giới vẫn ưa gọi là Vụ Cưỡng Hiếp Nam Kinh (The Rape of Nanking)- trong 2 năm 1937 và 1938. Giới lãnh đạo Trung Cộng đã không giấu giếm ý đồ muốn rửa hận bằng một trận huyết chiến máu chảy thành sông, xương chất thành núi với Nhật Bản, chỉ ngặt một điều là Chú Sam hiện vẫn còn hùng mạnh và đang có hiệp ước an ninh chung với xứ Phù Tang nên Trung Cộng đành nghiến răng kèn kẹt mà nuốt giận. Nếu một mai Hoa Kỳ suy yếu và co cụm lại thì Nhật Bản sẽ biết tay Trung Cộng ngay. Ngày 22 Tháng Chạp năm 2014, thông tấn xã Kyodo của Nhật loan tin Trung Cộng đang ráo riết xây dựng một căn cứ quân sự lớn ngoài khơi tỉnh Chiết Giang gần quần đảo Diaoyu Dao (Ðiếu Ngư) - mà Nhật gọi là quần đảo Senkaku- nơi Trung Cộng và Nhật Bản vẫn tranh chấp chủ quyền dằng dai. Nguồn tin thông tấn xã AFP hôm 29 Tháng Giêng năm 2015 cho hay Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đã khởi đầu một loạt các cuộc tập tận trên bộ, trên không và trên biển nhằm “cải thiện khả năng chiến đấu” của các lực lượng võ trang của họ để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh cục bộ (local wars).” Rõ ràng là Trung Cộng đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự quyết liệt với Nhật Bản trong vùng Biển Hoa Ðông, chưa cần tính tới các nước nhỏ trong vùng Biển Nam Hoa.
5.     Một bài báo của Michelle FlorCruz trên tờ International Business Times, ngày 29 Tháng Giêng năm 2015, cho biết Hoa Kỳ tuyên bố cần đến sự trợ giúp của các máy bay tuần thám Nhật trên Biển Nam Hoa nhằm theo dõi cuộc tranh chấp lãnh hải đang gây căng thẳng giữa Trung Cộng và các quốc gia Ðông Nam Á. Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Nhật Bản và các quốc gia Ðông Nam Á ngày nay càng lo lắng về chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Trung Cộng tại Biển Nam Hoa chừng nào thì việc Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa vào tay cộng sản hồi thập niên 1970 trong thế kỷ trước càng trở nên một lỗi lầm chiến lược tày trời của Quốc Hội Hoa Kỳ thời đó.
6.     Theo tài liệu “Hải Chiến Hoàng Sa” của Wikipedia tiếng Việt, hồi năm 1970, Ðô Ðốc Elmo Zumwalt, tham mưu trưởng Hải Quân Hoa Kỳ, đã họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng Hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa. Nếu vậy, việc Hoa Kỳ làm ngơ cho Trung Cộng chiếm Hoàng Sa là chủ trương đã có từ lâu (1970) của (Hải Quân) Hoa Kỳ - nhằm tránh những cuộc đụng độ không cần thiết giữa lực lượng Mỹ và lực lượng các quốc gia đang lăm le tranh đoạt những hòn đảo và bãi đá thuộc Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, ngoài Việt Nam Cộng Hòa, còn có Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan) trong số các nước khác - chứ không phải là cuộc trao đổi quyền lợi giữa Nixon và Chu Ân Lai sau này, bởi vì chính sách “ngoại giao bóng bàn” giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng chỉ khởi sự từ hồi Tháng Tư năm 1971, và 1 năm sau đó, tức Tháng Hai năm 1972, mới diễn ra cuộc viếng thăm lịch sử (nhưng tai hại) của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Bắc Kinh.
7.     Theo Thông Tấn Xã Australian Associated Press, Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ Quan NSA của Mỹ, đã tiết lộ với tạp chí Ðức Der Spiegel rằng Trung Cộng đã đánh cắp được bản vẽ máy bay F-35 Lightning II từ công ty Lockheed Martin, nhà thầu chế tạo phi cơ này, hồi năm 2007, rồi dùng các chi tiết lấy được đó để chế tạo ra các chiếc Chengdu J-20 và Shenyang J-31.
8.     Tại cuộc hội thảo về “Quan Hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” (“Vietnam-United States: 20 more successful years”) do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Trị Quốc Tế của Hoa Kỳ và Ðại Học Portland của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức ở Hà Nội vào ngày 26 Tháng Giêng năm 2015, Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Cộng Sản Việt Nam, ông Ted Osius, có tuyên bố rằng “Hoa Kỳ mong muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập.” Hai nhân vật khác cũng lạc quan không kém về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là Murray Hiabert và Phương Nguyễn thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Trị Quốc Tế, đồng tác giả bài báo nhan đề “An Assertive China Opens the Door to Closer US-Vietnam Naval Ties,” tức “Một Nước Trung Hoa Hùng Hổ Ðưa Ðến Mối Quan Hệ Hải Quân Mỹ-Việt,” cho rằng nhờ Trung Cộng quá hung dữ nên Cộng Sản Việt Nam phải hợp tác quân sự với Hoa Kỳ. Cũng nhờ lạc quan, hồi năm ngoái, Hoa Kỳ đã bãi bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, mở đường cho các nhà buôn vũ khí Mỹ bán ra các máy bay, chiến hạm và súng ống tân tiến cho kẻ thù cũ của mình tại Ðông Nam Á mà không chút e dè rằng đây có thể là một con dao 2 lưỡi nếu nghĩ tới các bí mật về vũ khí của Hoa Kỳ từng được sang tay cho Trung Cộng qua ngã 2 đồng minh thân thiết của Mỹ (thời Chiến Tranh Lạnh) nhưng cũng có quan hệ này nọ với Trung Cộng, là Pakistan và Ðài Loan (Trung Hoa Dân Quốc xưa).
9.     Trái với tính toán của các chiến lược gia lỗi lạc của Hoa Kỳ trong mưu đồ cung cấp một nền giáo dục siêu đẳng để thâu tóm tinh hoa quốc tế, một số không nhỏ các khoa học gia ưu hạng gốc Trung Hoa, từng được đào tạo chuyên môn hoàn hảo tại các học viện kỹ thuật lừng lẫy của Hoa Kỳ, đã chọn con đường về nước cũ để phục vụ nhằm sớm đưa đất nước họ tiến lên địa vị siêu cường trên thế giới, bởi vì, bên trong mỗi một người Trung Hoa, luôn tiềm ẩn giấc mộng Ðại Hán, coi Trung Hoa là trung tâm hội tụ những gì là tinh hoa của thế giới. Việc các khoa học gia Mỹ gốc Trung Quốc ưa đánh cắp các bí mật của Mỹ trong lãnh vực kinh tế (trường hợp ông Kexue Huang hồi năm 2011) và quân sự (trường hợp của kỹ sư Chi Mak hồi năm 2005) để trao cho Trung Cộng và sự thể một số tướng lãnh đồng minh Ðài Loan của Mỹ đánh cắp bí mật quân sự và vũ khí rồi giao cho Trung Cộng (trường hợp các Tướng La Hiền Triết hồi năm 2011 và Hứa Nãi Quyền hồi năm 2015) đã chứng minh rằng người Trung Hoa có tinh thần dân tộc (Ðại Hán) cao hơn bất cứ giống người nào khác trên thế giới.
10.   Từ đầu thế kỷ 21 tới nay, Hoa Kỳ luôn tránh né chuyện đụng độ với Trung Cộng vì quyền lợi kinh tế chằng chịt của các tập đoàn tư bản Mỹ (chuyên giật dây các nhà lãnh đạo ở Washington) cũng có mà vì tâm lý “dại gì lại đem chén kiểu đổi chén sành” cũng có. Hồi Tháng Tư năm 2001, lúc Tổng Thống George W. Bush mới lên cầm quyền, vị tổng thống thuộc loại “cao-bồi Texas” này cũng không dám dùng hải và không quân phong tỏa đảo Hải Nam (như người ta cứ tưởng thế) để lấy lại chiếc máy bay thám thính đã bị Trung Cộng cưỡng ép hạ cánh xuống đảo này vì bị coi là đã xâm phạm không phận Trung Cộng trong một chuyến bay do thám. Trung Cộng bắt được chiếc phi cơ đó, một chiếc EP-3E ARIES II, và đã lấy đi nhiều bí mật quân sự cũng như tháo gỡ một số máy móc kỹ thuật trên chiếc phi cơ trước khi đem trả “cái xác không hồn” này về cho Mỹ. Cũng thế, trong vụ Iran tịch thu chiếc máy bay drone của Hoa Kỳ, một chiếc RQ-170 Sentinel, lạc đường bay qua biên giới nước này, hồi Tháng Chạp năm 2011, thời Tổng Thống Barack Obama, Mỹ đâu có dám hành quân lấy lại chiếc máy bay này. Iran đã kéo chiếc máy bay đó về một nơi thanh vắng và mời các chuyên gia quân sự háo hức của Nga và Trung Cộng đến phanh thây, xẻ thịt chiếc máy bay để ăn cắp kỹ thuật, rồi mỗi nước từ đó chế tạo ra những chiếc drone giống hệt như chiếc máy bay đáng thương đó của Mỹ. Giới lãnh đạo đa mưu, túc trí Bắc Kinh, chứ không phải Mạc Tư Khoa, đã ngồi quan sát rất kỹ phản ứng của Hoa Kỳ qua 2 vụ này để có thể đi các nước cờ kế tiếp. Các quốc gia Trung Cộng, Nga và Iran - không chừng còn có cả Bắc Hàn nữa - những kẻ ưa thách thức Hoa Kỳ, đều bắt mạch thấy Hoa Kỳ bây giờ cũng vẫn chỉ là một “con cọp giấy,” coi bộ còn tệ hơn thời Chiến Tranh Lạnh ngày nào nữa, bởi vì ngày nay quyền lợi to lớn của các đại công ty Mỹ luôn trói tay các chính quyền liên tiếp ở Washington không cho đụng tới Trung Cộng, trong khi các khoản chiến phí khổng lồ lại làm cho Mỹ phải nghĩ đi, nghĩ lại, nếu không nói là ngán ngẩm, trước viễn tượng phải lâm chiến với các nước khác như Nga hoặc Iran hoặc Bắc Hàn.
11.   Ðiều mỉa mai là sự tồn tại của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam chỉ dựa vào cái “không biết” và cái “biết” của chính người dân Việt Nam. Trước năm 1975, vì “không biết” chủ nghĩa Cộng Sản là tồi tệ, đa số dân chúng ở Việt Nam - kéo theo giới phản chiến tại Mỹ và các nước Âu Châu - đã đi theo hoặc hùa theo Cộng Sản để dẫn đến chiến thắng cuối cùng của họ tại Miền Nam Tự Do vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Sau năm 1975, chính vì “biết” rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ tồn tại lâu dài nếu họ cứ bám riết theo đàn anh Trung Cộng, một số người Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, bằng cách này hay cách khác, vẫn tiếp tục ủng hộ chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn đứng vững được nữa một khi nền kinh tế Trung Cộng sụp đổ - kéo theo xuống vực sâu giấc mộng tranh bá, đồ vương của Trung Cộng - theo như sự tính toán của một số kinh tế gia quốc tế hiện nay.
12.   Nếu Cộng Sản Việt Nam chịu từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản để đi theo con đường dân chủ đa nguyên, đa đảng thì Việt Nam sẽ không cần gì đến Trung Cộng. Nhưng nếu Cộng Sản Việt Nam vẫn cứ khư khư giữ lấy chế độ độc tài, đảng trị Cộng Sản (như họ đang làm hiện nay) thì đương nhiên là họ phải bám riết theo Trung Cộng để được che chở mà sống còn, thay vì chạy theo Mỹ để rồi cứ bị siêu cường này áp lực phải chuyển sang con đường tự do, dân chủ phóng khoáng mà họ cho là hay nhất (như họ đã từng làm đối với Miền Nam Việt Nam thời Ðệ Nhất Cộng Hòa dưới quyền của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, để rồi Việt Nam Cộng Hòa suy yếu rồi mất luôn vào tay Cộng Sản).


__._,_.___

Posted by: "San Le D." 

Khía Cạnh Triết Học Của Cuộc Ném Bom Dinh Độc Lập 1962 Trong Quan Hệ Với Pháp Nạn 1963

$
0
0
 

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

Ném bom vào dinh Tng Thng mà có khiá cnh TRIT HC ? M kiếp !
LDS

On Friday, April 1, 2016 5:50 AM, Tran Quang Dieu <> wrote:


●   Bản rời    
Khía Cạnh Triết Học Của Cuộc Ném Bom Dinh Độc Lập 1962
Trong Quan Hệ Với Pháp Nạn 1963
Minh Thạnh
 30-Mar-2016
 (Bài viết có giá trị lịch sử cho thế hệ trẻ muốn thỏa mãn thắc mắc xưa nay thường hỏi tại sao Dinh Độc Lập lại bị máy bay thả bom của Quân Đội tấn công năm 1962 dưới triều đại T.T Ngô Đình Diệm)
Cuộc ném bom Dinh Độc lập năm 1962 của 2 phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã được đề cập nhiều dưới các khía cạnh quân sự, chính trị, sử học, nghệ thuật, đã là một sự kiện làm tốn khá nhiều giấy mực, nhất là ở khía cạnh chính trị.
Về mặt quân sự, đây được coi là một cuộc ném bom rất chính xác trong hoạt động cường kích không quân, với kỹ năng nghiệp vụ cao, bất ngờ, táo bạo, áp đảo.
Về mặt sử học, người ta đã từng tranh luận xem đây là một cuộc ám sát hay đảo chính. Một số sử gia xem đây là một cuộc đảo chính dù mục tiêu giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng rất rõ ràng.
Hai máy bay cường kích đã làm chủ không phận Sài Gòn nửa giờ và liên tục tấn công xuống Dinh, trực diện với pháo phòng không bắn lại từ nhiều điểm, không phải là một cuộc ra tay ám sát ngắn ngủi.
Wikipedia tiếng Anh cũng cho rằng “Cử và Quốc hy vọng cuộc không kích sẽ cho thấy những lỗ hổng của chính quyền Diệm và kích hoạt một cuộc tổng nổi dậy” (Cử and Quốc hoped that the airstrike would expose Diệm's vulnerability and trigger a general uprising).
Chiến đấu cơ Skyraiders của Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử sà xuống sông Sài Gòn để chuẩn bị cho phi vụ ném bom Dinh Độc Lập của Tổng thống Diệm
Về nghệ thuật, có thể kể đến bài hát của Phạm Duy “Huyền sử ca một người mang tên Quốc” (các bản ghi âm của bài hát này hiện nay, vì lý do rõ ràng là bênh vực cho chế độ Diệm, đã bỏ đi lời ca ngợi Phạm Phú Quốc “bay lên đập vỡ bạo quyền”, hạ thấp người phi công này xuống chỉ là như một người tử trận trong chiến tranh).
Về mặt tôn giáo, có lời đồn đại hòa thượng Thích Tâm Châu là người cùng vạch kế hoạch cuộc ném bom với ông Nguyễn Văn Lực, một nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng, cha phi công Nguyễn Văn Cử, vì hòa thượng Thích Tâm Châu là bạn của ông Nguyễn Văn Lực. Lời đồn đại này xuất hiện sau tháng 11/1963, tức sau cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo.
Đây là một đồn đoán huyễn hoặc, không có cơ sở, vì chỉ từ quan hệ bạn bè mà suy diễn. Và vào năm 1962, mâu thuẫn giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm chưa phải đã lên cao như trong năm sau đó. Hiện nay, lời đồn đoán đó đã đi vào quên lãng. Các tài liệu sử học đáng tin cậy chỉ nói đến vai trò của ông Nguyễn Văn Lực trong cuộc đảo chính quân sự này.

Trong các tài liệu sử học mà tôi đọc được, đều không thấy đề cập đến mối liên hệ nào giữa cuộc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962 của hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc với pháp nạn Phật giáo 1963, dù một vài tài liệu có nói ông Phạm Phú Quốc là Phật tử (pháp danh Như Hưng). Bài viết này sẽ bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 sự kiện đó, từ khía cạnh triết học.
Tuy nhiên, cần xác định rõ không phải là Phật giáo miền Nam có liên hệ gì với cuộc không kích Dinh Độc Lập năm 1962, mà là chỉ ra những tác động của cuộc ném bom này về mặt triết học đối với tổng thống Ngô Đình Diệm trong hành động đàn áp Phật giáo. Chính vì vậy, nên đây là một câu chuyện có liên hệ đến Phật giáo và do đó trở thành đối tượng tìm hiểu của bài viết này.

Cuộc không kích Dinh Độc Lập năm 1962
Như đã nói, đây là một cuộc đảo chính, với lực lượng quân sự được sử dụng là không quân, tấn công vào nơi cư trú của gia đình Ngô Đình Diệm, là đầu não của chế độ này.
Cuộc đảo chính trước hết là vấn đề của mâu thuẫn giữa chế độ Ngô Đình Diệm và Việt Nam Quốc Dân Đảng, không có liên hệ gì đến Phật giáo. Khẳng định lại một lần nữa như thế để xóa tan lời đồn đại sự dính líu của Phật giáo miền Nam vào cuộc đảo chính này.
Lập kế hoạch cho cuộc đảo chính là ông Nguyễn Văn Lực, một người lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng, chống chế độ Ngô Đình Diệm, đã từng bị tù tội. Theo kế hoạch, con trai ông Lực, trung úy Nguyễn Văn Cử, phi công lái máy bay cường kích Skyraider A1 cùng với một đồng đội, trung úy Phạm Phú Quốc, sinh năm 1935, lái phi cơ cùng loại thứ 2 tấn công Dinh Độc Lập.
Dinh Độc Lập đang bị oanh kích sáng ngày 27-2-1962 (Ảnh: vnafmamn.com)
Bảy giờ sáng ngày 27/2/1962, cuộc tấn công đã diễn ra, khi 2 phi công nói trên điều khiển 2 máy bay cường kích quay về Sài Gòn trong một phi vụ ở đồng bằng sông Cửu Long và tấn công Dinh Độc Lập. Bom, rocket không điều khiển, đạn pháo đã được sử dụng, đánh chính xác vào cánh phía tây Dinh Độc Lập, nơi gia đình Ngô Đình Diệm cư trú, phá sập phần lớn cánh phía Tây của dinh thự này.
Hai máy bay đã không kích chỉ đánh vào mục tiêu một căn phòng trong Dinh Độc Lập và chịu đựng trong 30 phút đạn phòng không từ dưới đất bắn lên. Máy bay của Phạm Phú Quốc trúng đạn, bị rơi xuống sông Sài Gòn và phi công bị bắt giữ. Máy bay của Nguyễn Văn Cử bị đạn làm hư hại, hạ cánh khẩn cấp xuống Phnom Penh, phi công tị nạn chính trị.
Có cả máy bay cất cánh để không chiến, nhưng gặp trở ngại vì hỏa lực phòng không dưới đất không phân biệt được với máy bay tấn công Dinh Độc Lập.
Ngoại trừ bà Ngô Đình Nhu bị xây xát nhẹ ở tay, ông Ngô Đình Diệm và những người còn lại trong gia đình không hề hấn gì.
Bom, rocket không điều khiển, đạn pháo đã được sử dụng, đánh chính xác vào cánh phía tây Dinh Độc Lập, nơi gia đình Ngô Đình Diệm cư trú, phá sập phần lớn cánh phía Tây của dinh thự này. (Ảnh: LIFE Magazine)

Vấn đề triết học phát sinh từ cuộc không kích
Chính việc gia đình và cá nhân ông Ngô Đình Diệm không hề hấn gì đã tạo nên những tác động về mặt triết học. Tác động này diễn ra trên chính ông Diệm, gia đình, tức bộ máy cầm quyền, trung ương và các quan chức thân cận với gia đình này, gồm cả những binh lính, viên chức chính quyền cấp dưới của chế độ Ngô Đình Diệm.
Số đông người này đã chịu ảnh hưởng từ một chiến dịch truyền thông cho chế độ Ngô Đình Diệm phát động, mang màu sắc triết học.
Các phi công đảo chính đã thực hiện xuất sắc cuộc ném bom. Họ xác định đúng căn phòng Ngô Đình Diệm ở và thời điểm ông ta có mặt trong phòng. Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc nghĩ rằng cuộc ném bom đã đạt mục tiêu khi nhìn thấy khu vực được xác định của Dinh bị đánh sập hoàn toàn, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược (1).
  
Trái: Trung úy Phạm Phú  Quốc. Trung úy Nguyễn Văn Cử sau khi
hạ cánh khẩn cấp xuống Cambodia (Ảnh: vnafmamn.com)
Quả bom 230 kg đầu tiên đã ném trúng căn phòng ông Diệm đang ngồi đọc sách trong đó. Trái bom không nổ! Sau đó, Ngô Đình Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, vợ chồng ông Ngô Đình Nhu và các con nghe tiếng máy bay rít ngang kịp thời biết có cuộc không kích, đã trốn xuống tầng hầm ở cánh phía đông của Dinh.
Trong khi đó, bom và đạn pháo phá sập một phần cánh phía tây của Dinh.
Để hiểu được vấn đề triết học nảy sinh từ đây, chúng ta điểm qua về niềm tin tôn giáo và tư duy triết học của Ngô Đình Diệm và gia đình.
Ông Diệm theo đạo Ca tô La Mã một cách cực đoan, đồng thời, chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo. Ông ta tin vào “mệnh trời” trong sự nghiệp chính trị của mình. Toàn bộ gia đình Ngô Đình Diệm là những người ngoan đạo, cùng niềm tin như thế.
Niềm tin tôn giáo này có quan hệ chặt chẽ với hệ tư tưởng triết học của chính quyền Ngô Đình Diệm là triết học nhân vị. Triết học nhân vị của chính quyền Ngô Đình Diệm do Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị khai sinh, lấy từ triết học nhân vị Pháp, của một nhóm trí thức cấp tiến, đứng đầu là E. Mounier (1905 - 1950).

Sách “Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam”, Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, nhà xuất bản Hà Nội, 2001, đã viết như sau “Nhằm tạo ra một thứ triết học phục vụ lợi ích chính trị, Ngô Đình Nhu đã du nhập chủ nghĩa nhân vị của các nhà triết học Pháp để nhào nặn, tỉa rút, biến lý thuyết triết học này thành chỗ dựa để chống cộng sản” (trang 570).
Còn sách “Lịch sử triết học”, Bùi Thanh Quất, Vũ Tình (đồng chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục, 2001, nhận định triết học nhân vị ở miền Nam “gắn liền thần học với chủ nghĩa duy linh”. Chủ nghĩa duy linh ở đây là chủ nghĩa tôn thờ thượng đế, đấng thiêng liêng tạo ra vũ trụ, vạn vật con người. Tất nhiên, đó là chúa trời đạo Ca tô La Mã, trong bối cảnh cầm quyền của Ngô Đình Diệm.
Trong sách “Ảnh hưởng của triết học phương tây hiện đại ở Việt Nam”, Lê Thị Tuyết, Dương Quốc Quân đồng tác giả, nhà xuất bản Chính trị Hành chính, 2013, các tác giả viết: “Chủ nghĩa nhân vị được chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng như một công cụ chống cộng sản, nó hoàn toàn tương ứng với giáo lý của Công giáo. Đó vẫn chỉ như một giáo hội công giáo trung cổ, trung thành nghiêm ngặt với những giáo điều của cộng đồng Trent (1545-1563). Công giáo miền Nam Việt Nam muốn kiên trì những kỷ cương, đảm bảo tính liên tục của giáo lý, từ đó bác bỏ mọi cải cách”.

Đối với vai trò nhà cầm quyền, chủ nghĩa nhân vị thần thánh hóa vai trò người cầm quyền, mà ở đây là Ngô Đình Diệm và gia đình. Các tác giả Lê Thị Tuyết, Dương Quốc Quân (sách đã dẫn) nhận định: “Nó cho rằng quyền xã hội là quyền do Chúa ủy thác cho người nào đó, để người ấy thay chúa trị vì thiên hạ. Nó đòi hỏi mỗi nhân vị phải phục tùng quyền lực đó như “sứ mạng”, “trách nhiệm” đối với Đấng tạo hóa, thậm chí phải hy sinh tính mạng của mình cho quyền lực. Bổn phận đối với chính phủ còn cao hơn đối với cha mẹ, nếu bổn phận đối với cha mẹ mười phần, thì bổn phận đối với chính phủ còn gấp trăm, nghìn lần, vì đây là “ân huệ tràn trề”, “tình thương vô biên” của tạo hóa ban phát cho loài người.

Đề tài về quyền xã hội do chúa ủy thác này rất gắn với chủ nghĩa nhân vị Mỹ mà có lúc Diệm đã thừa nhận. Khác với nhóm E. Mounier ở Pháp, nó ra sức bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là việc bắt chước một học thuyết của nước ngoài. Đằng sau chủ nghĩa nhân vị Mỹ này, người ta thấy hiện lên hệ tư tưởng Khổng giáo với đạo tam cương hà khắc. Đó là vũ khí tinh thần cần thiết của tập đoàn địa chủ mại bản ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 của thế kỷ XX”.

Niềm tin vào “mệnh trời” ở Ngô Đình Diệm ngày càng củng cố sau các thành quả chính trị quân sự, như hạ bệ Bảo Đại, đánh dẹp Bình Xuyên và Hòa Hảo, mua chuộc tướng lĩnh quân đội Cao Đài, loại trừ Hộ pháp Phạm Công Tắc, dập tắt đảo chính của quân dù trước đó. 
Niềm tin “mệnh trời” ở Ngô Đình Diệm đã lên tới tột đỉnh khi bom đánh trúng phòng ông ở, lúc ông đang có mặt mà không nổ, nơi cư trú của gia đình ông bị san bằng mà hầu như không ai hề hấn gì. Ông Diệm coi đây là sự linh nghiệm của tôn giáo mà ông đang tôn thờ, sự xác tín của thứ triết học mà ông đang truyền bá. Ông ta tự xác định mình được sự che chở của Thượng đế theo mệnh trời một cách thiêng liêng, trở thành một tổng thống bất khả xâm phạm.
Do vậy, phản ứng của Ngô Đình Diệm sau cuộc ném bom không phải là bàng hoàng, hoảng hốt, sợ hãi, mà điềm tĩnh, tự tin, chiến thắng có phần đắc chí. Khía cạnh triết học của cuộc ném bom bắt đầu từ đây. Trong diễn văn ngắn trên đài phát thanh sau cuộc ném bom, ông Diệm nói mình thoát chết là do sự bảo vệ thiêng liêng.
Không lâu sau khi thoát hiểm, ông Diệm đi thăm các binh sĩ bị thương trong cuộc không kích, đơn vị không quân có máy bay không kích… Sau đó nữa là một thánh lễ tạ ơn được quảng bá rầm rộ như một cuộc khải hoàn vinh quang.
Bộ máy truyền thông của chính quyền Ngô Đình Diệm đã ra sức tuyên truyền cho điều được gọi là sự bảo vệ thiêng liêng này, nhằm củng cố cho quyền lực của chế độ.
Tất nhiên, việc thoát chết của tổng thống Diệm được sử dụng như một minh chứng cho triết học nhân vị với vị tổng thống “thiên mệnh”, được thượng đế che chở. Rằng việc cai trị của tổng thống là “do Chúa ủy thác”, không thể thay đổi, không thể đảo ngược.

Về khía cạnh tôn giáo, các thánh lễ tạ ơn được tổ chức ở các xứ đạo thể hiện niềm tin thiên chúa ủng hộ và che chở tổng thống, tổng thống là người trời, là bất khả xâm phạm. Từ đó, lan truyền những tin đậm màu sắc tôn giáo, như có người đã thấy Đức Mẹ hiện ra trên Dinh Độc Lập khi 2 máy bay Skyraider ném bom. Người ta coi việc bom rơi trúng phòng tổng thống mà không nổ là một phép lạ, một sự mầu nhiệm của ơn trên…
Cả tổng thống, gia đình, nhiều người trong bộ máy chính quyền và bộ phận tín đồ một tôn giáo đã như bị say thuốc trong chiến dịch tuyên truyền mang màu sắc triết học nhân vị. Họ tin cũng đúng, bởi ngoài cỗ máy tuyên truyền được huy động đến công suất đỉnh, còn một sự thật rất hiển nhiên và ấn tượng là Dinh Độc Lập sụp gần hết cánh trái, mà gia đình tổng thống, trong đó có giám mục Ngô Đình Thục vô sự. Trong khi đó, trong Dinh Độc Lập, có 3 người chết và 30 người khác bị thương.
Báo chí đăng bức ảnh bà Ngô Đình Nhu đứng trên đống đổ nát của Dinh Độc Lập, chỉ tay kẻ cả không phải với nét mặt đau xót, tiếc nuối, buồn bã, mà là kiêu hãnh, phấn chấn, tự tin. Một cuộc tấn công với 2 phi cơ đầy bom đạn, nửa giờ chiếm lĩnh bầu trời Sài Gòn, Dinh Độc Lập sụp đổ, nhưng nhà Ngô vẫn đứng vững, quyền lực vẫn nguyên vẹn. 
Báo chí đăng bức ảnh bà Nhu đứng trên đống đổ nát của Dinh Độc Lập, chỉ tay kẻ cả không phải với nét mặt đau xót, tiếc nuối, buồn bã, à là kiêu hãnh, phấn chấn, tự tin. (Ảnh: LIFE Magazine)
Những hệ quả
Các vấn đề triết học liên hệ đến việc ném bom Dinh Độc Lập, được cỗ máy tuyên tuyền của chế độ Ngô Đình Diệm khuếch đại, đã có những tác động ngược chiều và tai hại cho chính chế độ Ngô Đình Diệm.
Ngô Đình Diệm và gia đình từ tháng 2/1962, đã xử lý công việc chính trị với tư duy “thiên mệnh”, “được ơn trên bảo vệ” lên đến đỉnh điểm. Người ta thấy một sự ngạo mạn mang màu sắc duy tâm triết học. Tư duy ngạo mạn mang màu sắc triết học nhân vị đó đã đưa chế độ Ngô Đình Diệm lên đến đỉnh điểm độc tài, tàn bạo và mù quáng. Triết học nhân vị kiểu Ngô Đình Nhu được xác định đúng đắn trong thực tế và có tính chất thiêng liêng, nên ảnh hưởng của nó đối với hoạt động chính trị của chế độ Diệm trở nên tuyệt đối.
Triết học nhân vị trong môi trường như thế sau cuộc ném bom bất thành đến kỳ lạ đã làm Diệm và chế độ điều khiển chính sự miền Nam không còn bằng đầu óc của một nhà chính trị tỉnh táo nữa, mà bằng sự tự tin mụ mị, khinh thường tất cả phản ứng nguy hiểm. Pháp nạn 1963 diễn ra trong bối cảnh đó.
Triết lý trong sự kỳ thị và áp bức Phật giáo của chế độ Diệm là từ triết học nhân vị kiểu Nhu, được củng cố bởi niềm tin “thiên mệnh” lên tới cao điểm sau vụ ném bom. Tư tưởng công đồng Trent (1545-1563), cốt lõi của chủ nghĩa nhân vị kiểu Ngô Đình Nhu là tư tưởng coi mọi tôn giáo khác ngoài Ca tô La Mã đều là ma quỷ với sự miệt thị. Những người theo triết học nhân vị này, trong tình trạng say thuốc “thiên mệnh”, đã đối xử với Phật giáo một cách hết sức tàn bạo và không sợ những hậu quả có thể phát sinh. Chính điều đó đã dẫn chế độ Diệm đến chỗ sụp đổ.

Cuộc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962 có quan hệ gián tiếp với pháp nạn Phật giáo 1963 như vậy. Nó tạo một hiệu ứng triết học, từ đó ảnh hưởng đến hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với tất cả mọi trường hợp, trong đó có việc gây ra pháp nạn 1963. Có thể thấy điều này khi so sánh với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Giữa chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Phật giáo miền Nam cũng có mâu thuẫn, nhưng chính quyền Thiệu giải quyết vấn đề không bằng cơn say triết học nhân vị thiên mệnh, nên có những diễn tiến khác.
Quan điểm ảnh hưởng của triết học nhân vị thiên mệnh về tổng thống “mệnh trời” được đấng thiêng liêng bảo vệ cũng có thể làm những người tuy theo Diệm, thậm chí trong các lực lượng vũ trang, bán quân sự do Diệm Nhu lập ra, nuôi dưỡng nhưng đã đứng trơ ra nhìn cuộc đảo chính 1/11/1963, vì tin là tổng thống bất khả xâm phạm, giao phó mọi việc cho trời lo, mà trời rõ ràng cứu Diệm trong cuộc không kích 1962.
Bài này được viết để gởi đến những người bài Phật giáo ở hải ngoại đang toan tính phục hồi Ngô Đình Diệm cùng với triết học nhân vị. Cơn say thuốc triết học nhân vị từ 2/1962 cần được ghi nhận một cách nghiêm túc. Triết học nhân vị kiểu Ngô Đình Nhu đã lên đến đỉnh điểm từ những sự “mầu nhiệm” hay “phép lạ” như thế. Phục hồi Ngô Đình Diệm và những tư tưởng của ông ta qua triết học nhân vị, bài xích Phật giáo, chính là trở về với vết xe đổ hơn 50 năm trước. 
Lịch sử đã làm cho thuyết lý về sứ mệnh trị quốc thiêng liêng, về một tổng thống “mệnh trời” sụp đổ một cách thảm hại. Triết học nhân vị của Ngô Đình Nhu không phải chỉ là một mớ hỗ lốn triết học của E. Mounier, triết học nhân vị Mỹ, công đồng Trent, mà đã trở thành trò cười từ chiến dịch tuyên truyền sau cuộc không kích Dinh Độc Lập 1962. 
Những người lớn tuổi đã trải qua những ngày tháng hơn 50 năm trước nên nhớ lại việc này khi nói chuyện hoài niệm nhà Ngô. Còn những người trẻ ở hải ngoại thì nên biết có một chuyện bi hài như thế đã xảy ra, khi nghe những luận điệu “suy tôn Ngô Tổng Thống”.
Về mặt học thuật, bài viết muốn cung cấp cho bạn đọc nói chung một nội dung tìm hiểu mới về bối cảnh diễn ra Pháp nạn Phật giáo 1963, một vấn đề Phật giáo Việt Nam cần nghiên cứu.
Minh Thạnh
______________________________
(1)    Nhiều ý kiến quanh việc này. Có ý kiến cho rằng số vũ khí một máy bay cường kích Skyraider A1 mang theo, 3600kg mà ở đây là 2 chiếc, có thể san bằng Dinh Độc Lập, một tòa nhà xây dựng cuối thế kỷ XIX, lợp ngói, không bê tông cốt thép, khi đánh sập các cột chính. Nhưng Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử không muốn phá nát Dinh Độc Lập, mà chỉ nhắm đánh vào căn phòng riêng của Ngô Đình Diệm, là nơi ông này theo thông lệ có mặt vào buổi sáng sớm. Skyraider A1 là máy bay cánh quạt, có thể bay chậm và khi không kích Dinh Độc Lập đã bay rất thấp (150 mét, theo Wikipedia tiếng Anh, mục từ “1962 South Vietnamese Independence Palace bombing”), ném bom rất chính xác. Người viết bài này từng thấy phi công quân đội Sài Gòn dùng Skyraider A1 biểu diễn ném bom giả rơi đúng vào một chiếc thùng nổi trên sông Sài Gòn. Nếu san bằng Dinh Độc Lập thì cả gia đình Ngô Đình Diệm sẽ bị vùi trong đám đổ nát, kết quả có thể khác, nhưng nhiều người không liên quan đến gia đình họ Ngô sẽ đều chết hết. Chỉ vì 2 phi công đảo chính quá tự tin và không muốn hại người vô can, nên họ không đạt kết quả, chứ không có phép lạ gì ở đây. Trong bài “Phạm Phú Quốc và phi vụ thả bom Dinh Độc Lập, Sài Gòn, 1962”, đăng trên hon.net.co.uk, một phi công lái máy bay đánh chặn cuộc tấn công của Phạm Phú Quốc – Nguyễn Văn Cử viết rằng Phạm Phú Quốc có thả bom an toàn trên sông Sài Gòn trước khi đáp xuống nước. Bài này diễn giải “thả bom an toàn là thả bom mà ngòi nổ còn gài chốt, nên bom rời khỏi phi cơ, chìm xuống nước mà không nổ”.
Việc bom không được ném hết cho thấy các phi công đảo chính không có ý định san bằng Dinh Độc Lập.
Source: Phật Tử Việt Nam
Minh Thạnh



__._,_.___

Posted by: "San Le D." 

Ông Mã Tuyên và câu Sấm ký về già Hồ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm

$
0
0

From:"Tran Marie hangiangletuyen@gmail.com

    Ông Mã Tuyên và câu Sấm ký về
               già Hồ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Phạm Thắng Vũ


    
Ông Mã Tuyên thời 1963               Ông Mã Tuyên sau 30-4-1975

Hàng năm, cứ đến ngày 1 tháng 11 thì người dân Việt miền Nam VN đều nhớ lại ngày này trong năm 1963 mà ngày hôm sau, dẫn đến cái chết của Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và người em ruột là Cố Vấn Ngô Đình Nhu.

Có quá nhiều bài viết, tài liệu và sách báo đã nói về cái chết của hai người nầy. Ai là kẻ ra lệnh giết và tại sao họ bị giết chết khi (anh em tổng thống) đã chấp nhận đầu hàng (với đám tướng lãnh cầm đầu phe đảo chánh) thì sách báo (trong và ngoài nước) đã viết rất nhiều nên không cần phải viết lại vì sẽ nhàm. Tác giả xin viết khang khác một chút để quý anh chị trong diễn đàn VietLandnews đọc chơi.

     image.jpeg

Một người không chút dính dáng gì đến quân đội miền Nam VNCH, cũng không phải dân Bắc kỳ di cư 1954 mà chỉ vì một chút tình cảm riêng với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm mà gánh hoạ vào thân ngay sau khi đám tướng lãnh đảo chánh thành công. Đó là ông Mã Tuyên, một thương gia Việt gốc Hoa Triều Châu. Ông chuốc hoạ là vì đã… chứa chấp anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu trong cái đêm 1-11-1963. Khi đó ông Mã Tuyên tuổi độ trên 50, là tổng bang trưởng của 10 bang người Hoa tại vùng Chợ Lớn (thuộc quận 5 nội thành Sài Gòn). Thực sự, nhiều người biết chuyện anh em tổng thống Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu trong đêm lẩn trốn (từ dinh Gia Long) đã đến tá túc tại nhà ông Mã Tuyên nhưng hầu như không biết gì về nhân thân ông. Mặt mũi, gia cảnh? Ông Mã Tuyên đã kể lại giờ phút rồng đến nhà tôm như sau:

- Khi đó độ 5 giờ chiều, tôi và gia đình đang nghe tin tức radio tại nhà thì chuông điện thoại reo. Tôi bắt máy, đầu giây xưng là ông Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn ngỏ ý muốn gặp tôi gấp tại trụ sở Thanh Niên Cộng Hòa quận 5 (khi trước là khu cờ bạc Đại Thế Giới của Bẩy Viễn, cầm đầu lực lượng vũ trang Bình Xuyên). Tôi bảo tài xế đánh xe chạy đến đó, chờ đến 6 giờ 30 thì ông Đô trưởng mới đến và ông ta nói với tôi là:“Tổng thống muốn đến nhà Nị lánh nạn”, tôi nhận lời ngay và đi về nhà chuẩn bị.
Khoảng 7 giờ 30, hai xe Citroen chạy đến nhà tôi (số 34 đường Đốc Phủ Thoại) với tổng cộng 8 người gồm Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cố vấn Ngô Đình Nhu cùng các ông Đỗ Thọ, ông Đô trưởng và 4 nhân viên bảo vệ.

Ông Mã Tuyên cho biết, nghỉ ngơi tại nhà ông cho đến sau nửa đêm thì tổng thống Ngô Đình Diệm đưa cho ông một số giấy tờ và nhờ ông đốt đi. Tổng thống nhờ ông canh chừng máy điện thoại dưới nhà và tổng thống liên tục sử dụng điện thoại trên lầu để gọi đi nhiều nơi và cả các nơi khác gọi đến cho tổng thống nữa (nhà ông Mã Tuyên cả thẩy là 3 căn phố liền nhau gồm một tầng trệt và 2 tầng lầu. Ông gắn điện thoại trong các tầng lầu). Chuông điện thoại reo liên tiếp từ nửa đêm cho đến sáng. Tổng thống xuống tầng trệt khi trời đã sáng khi đó tiếng súng chỉ còn nổ thưa thớt trong đô thành, ông nhìn sắc diện của tổng thống Ngô Đình Diệm cho thấy tình thế đã trở nên tuyệt vọng.

Tổng thống cho ông Mã Tuyên biết Lữ Đoàn Phòng Vệ (bảo vệ Dinh Gia Long) đã ngưng tiếng súng rồi ông Mã Tuyên kể thêm cả hai ông Diệm, Nhu ngồi cầu nguyện sau đó dùng điểm tâm món bánh bao, xíu mại và uống cà phê chung với ông. Tổng thống hỏi ông Mã Tuyên về nhà thờ lớn nhất vùng Chợ Lớn ở gần đấy là nhà thờ Phanxico (mà người ta gọi là nhà thờ cha Tam) và cho biết hai anh em ông sẽ đến thánh đường đó. Sau khi tổng thống và ông cố vấn thay y phục khác xong thì tổng thống Diệm bảo ông Mã Tuyên đừng lái xe và cũng đừng đi theo bất tiện. Ông Mã Tuyên đã gọi người tài xế của mình, lái chiếc xe Traction mầu đen (thường đưa đón các con ông đi học) chở tổng thống, ông cố vấn cùng người tùy viên Đỗ Thọ đến nhà thờ cha Tam. Những diễn biến kế tiếp ở nhà thờ cha Tam thì báo chí đã đăng đầy nên PTV không kể.

5 ngày sau đó, ông Mã Tuyên bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (HĐQNHCM) bắt giam trong 3 năm. Tài sản của ông bị chính quyền tịch thu và đem bán đấu giá nhưng đồng hương (Việt gốc Hoa) mua lại được (trong cuộc đấu giá) và hoàn trả lại cho gia đình ông.

Nhiều nguồn tin đã nói là tư gia của ông Mã Tuyên là một hang ổ của CS và đây cũng là lý do dẫn đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu. (…hai ông Diệm-Nhu lại phạm vào một lỗi lầm ngoại giao to lớn là khước từ sự giúp đỡ về an ninh của Đại sứ Mỹ Cabot Lodge, chạy vào nhà Mã Tuyên là Trung Tâm Liên Lạc xưa nay của ông Nhu với MTGPMN (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam). Không phải cuộc binh biến 1-11-63 đã đưa đến cuộc thảm sát hai ông, mà chính quyết định liều lĩnh này, đã làm cho hai ông gánh lấy thảm hoạ! Sao lại đi đến một trung tâm liên lạc với CS mà Mỹ đã biết từ lâu rồi ! Hồi ký của tướng Tôn Thất Đính).

Việc Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đến nhà ông Mã Tuyên có người đã đặt nghi vấn là hai anh em ông Diệm-Nhu định nhờ ông nầy bắt liên lạc với MTGPMN để họ đưa vào mật khu như kiểu họ suy diễn từ trường hợp Trung tá Vương Văn Đông sau cuộc đảo chánh bất thành ngày 11-11-1960 đã nói ông ta nhờ MTGPMN giúp đưa qua Cam Bốt. Trong số những người đi theo ông Vương Văn Đông khi đó có cả Phan Lạc Tuyên (tác giả bài thơ được phổ thành bài hát Chiếc Đò Vĩ Tuyến), thi sĩ Thủy Thủ-Thái Trần Trọng Nghĩa (sau đó không lâu, thi sĩ Thủy Thủ tự sát trong mật khu của Việt Cộng).

Nếu cho là nhà ông Mã Tuyên là một cơ sở của CS thì tại sao chúng lại bắt ông ngay sau khi vừa chiếm được miền Nam VNCH sau ngày 30-4-1975. Lần đầu là 4 tháng rồi ông được thả nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chúng đã bắt ông lần nữa. Lần bắt thứ hai, chính quyền CS đã giam ông tới 4 năm tù.

Chỉ vì cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu tá túc qua một đêm tại nhà mà ông Mã Tuyên đã bị giam tù trong 3 lần tổng cộng trên 7 năm. Cả hai chính quyền (sau ngày 1-11-1963 và 30-4-1975) đều bắt và tra hỏi ông về… Cái Đêm Hôm Ấy (mượn tựa một bài viết của nhà văn quá cố Phùng Gia Lộc) xẩy ra trong nhà. Tại sao tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu lại đến tá túc ở nhà ông mà không phải nhà người nào khác? Có bí mật gì bên trong hay 2 anh em tổng thống không còn tin cậy một chút nào với người Việt?

Chính quyền CS cũng tịch thu cả 3 căn nhà của ông Mã Tuyên (ông Mã Tuyên có tới… 3 vợ và 13 người con theo lời kể của con gái ông là Mã Huệ Phương).

Người ta nói là ông Mã Tuyên đã không than van một lời nào về những tai ương đổ xuống gia đình và bản thân ông sau cái đêm định mệnh đó. Năm 1983, ông Mã Tuyên và gia đình chính thức rời Việt Nam đi định cư tại Đài Bắc-Taiwan rồi đến tháng 2 năm 1992 thì ông Mã Tuyên cùng một phần gia đình đã về lại Việt Nam (vùng Chợ Lớn) và qua đời trong tháng 9-1994.

Đã định cư tại Taiwan rồi nhưng ông còn chọn trở về lại Việt Nam và khi chết, dặn dò người nhà chôn cất tại nhị tì Triều Châu ở vùng Biên Hoà.

Có người nói ngay trong Sấm Trạng (Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm) cũng có tiết lộ về miền Bắc VNDCCH (thời ông Hồ Chí Minh) và miền Nam VNCH (thời tổng thống Ngô Đình Diệm). Câu sấm đó là:
Ta hồ vô phụ vô quân/Đào viên tán lạc ngô dân thủ thành

và họ giải thích: Ta (bộ Khẩu) than ôi; Hồ (bộ Sĩ) họ Hồ; Vô (bộ Hỏa) không có; Phụ (bộ Phụ) cha; Quân (bộ Khẩu) vua; Đào (bộ Mộc) cây đào; Viên (bộ Vi) vườn; Tán (bộ Phác) tan rã; Lạc (bộ Mộc) vui vẻ; Ngô (bộ Khẩu) họ Ngô; dân (bộ Thị) nhân dân; Thủ (bộ Miên) trông nom-gìn giữ; Thành (bộ Miên) kho chứa sách của vua hoặc (bộ Ngôn) sự chân thật và có 2 cách giải thích:

1/ Than ôi! bọn Hồ (chỉ đám CS cai trị) xã hội Việt Nam không còn cha (đấu tố, thoát ly gia đình theo CS nên không nhận gốc gác xuất thân); không còn vua (vua Bảo Đại thoái vị cũng do bọn này) gây cảnh gia đình ly tán, bạn bè ngoảnh mặt không nhìn nhau. Nói rộng là tiên tri về chế độ miền Bắc VNDCCH do bọn CS cai trị. Và, đào viên (từ tích 3 anh em Lưu-Quan-Trương kết nghĩa) tán lạc; Ngô dân (người họ Ngô) thủ thành (giữ được phong hóa (kho sách, sự chân thật)) tức Đệ Nhất Cộng Hòa (miền Nam VNCH).

2/ Than ôi! bọn Hồ cai trị làm đảo lộn phong hóa nước Việt (Ta hồ vô đạo vô quân) -Người họ Ngô bị vây hãm (thủ thành), anh em tan rã (3 anh em tổng thống Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu-Ngô Đình Cẩn bị giết, (anh) giám mục Ngô Đình Thục và em Ngô Đình Luyện phải lưu vong).
Câu Sấm viết bằng tiếng Việt nên không rõ sẽ như thế nào (khác nghĩa) trong bản chữ Nho (Tàu) và vì không chấm không viết hoa (lối chữ Tàu) nên tùy người diễn dịch. Thiển ý của PTV là thật rất khó hiểu được ý nghĩa thực của câu Sấm. Phải là người có căn cơ (nói theo bên đạo Phật) mới lĩnh hội được điều tiên tri (vị lai) của câu Sấm.

Lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm xong, tướng Dương Văn Minh khai tử luôn luật 10-59 (đặt CS ra khỏi vòng pháp luật) và quốc sách Ấp Chiến Lược là 2 điều mà bọn Việt Cộng nằm vùng rất sợ. Khi chính quyền miền Nam VNCH dồn dân vào sống trong các ấp chiến lược (có hàng rào bao chung quanh, cổng ra vào ấp được nghĩa quân miền Nam VNCH kiểm soát), dân lành buổi sáng sớm khi đi ra khỏi cổng ấp chiến lược (làm ruộng, bắt cá…) mỗi người chỉ mang theo được chút ít phần ăn trong ngày (cho bản thân) nên chỉ trong thời gian ngắn, đám Việt Cộng sống lẩn lút ở ngoài rừng-núi, đồng trống… không còn nguồn tiếp tế của người dân nên đành phải ra hồi chánh hoặc liều lĩnh đến gần các ấp để tìm các móc nối (với dân lành) đã bị nghĩa quân phục kích diệt gọn.

Thời gian tạm dung tại trại tị nạn Galang-Indonesia, PTV đã được nghe một cụ già đọc cho nghe một bài toàn chữ T (đứng đầu) về cuộc đảo chánh lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm, tiếc đã quá lâu và không kịp ghi lại nên chỉ nhớ được các đoạn như: tuân theo toan tính từ Thái Thú, tụi tướng tá tối trí, thiếu tri thức thêm thích tiền, tơ tưởng thăng tước, tụ tập trong thành Tổng Tham, tung thủ túc tấn trận. Tổng thống thấy tình thế tối tăm, tạm trốn tại tư thất Tàu. Tính tới, tính thoái, thấy tẩu thoát thật tuyệt toàn. Tổng thống thông tin tới tụi tướng, thương thảo tùy thế thời thế thế. Thôi thì thôi, thủ túc tặc tướng tới thánh thất tóm trói tổng thống, tống trong thiết tăng tích tắc triệt tiêu thảm thiết…

Năm 1982, chính quyền CS ra lệnh cải táng toàn bộ nghĩa trang trong nội đô Sài Gòn và định một thời hạn để các thân nhân lo liệu. Sau đó, phần mộ còn lại thì chính quyền sẽ giải quyết. Phần mộ 3 anh em tổng thống Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu-Ngô Đình Cẩn được cải táng đưa về nghĩa địa Gò Dưa-Lái Thiêu thuộc tỉnh Bình Dương. Người đứng ra bỏ tiền (25.000 $US) chi phí cho việc cải táng là ông Nguyễn Thanh Hoàng, chủ bút báo Văn Nghệ Tiền Phong chứ không phải từ bà con trong dòng tộc Ngô Đình hoặc giáo dân xứ đạo Công Giáo Hố Nai (được cụ Diệm đưa vào Nam năm 1954) như lời đồn đãi.

Vùng đất nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi (còn có tên gọi khác là Đất Thánh Tây) là một thế đất tốt vì nhiều phần mộ khi nhà hiếu cải táng, thấy thi thể trong áo quan vẫn còn nguyên chưa tiêu hủy. Đám âm công làm việc cải táng tại đây cho biết đất trong nghĩa địa thuộc loại đất 7 màu (khi cuốc từng lát đất, cầm lên xem tay xem, thấy lấp lánh các màu đỏ-xanh-lam-trắng…). Nhưng có người cho là tại đây, địa thế đất cao (so với chung quanh) và có thể do các từ trường trong đất, nguồn điện thiên nhiên qua lại… nên đã bảo vệ thi hài được như vậy. Không biết bọn thực dân Pháp khi chọn nơi đây làm nghĩa địa, họ có biết về thuật phong thủy? Phần mộ của anh em tổng thống Ngô Đình Diệm cũng vậy, thi thể đã khô và khi đám âm công làm việc, đại diện chính quyền có mặt tại chỗ và cho quay phim (không biết để làm gì, chắc lại chiều theo hiếu kỳ của một lãnh tụ CS Hà Nội nào đó muốn biết). Người chủ trương, quyết liệt (làm cho bằng được bất chấp lời khuyên của các người khác) giải tỏa các nghĩa địa trong thời điểm đó chính là Mai Chí Thọ (đại tướng công an CS và là em ruột của Lê Đức Thọ) và Mười Hương (còn có tên là Trần Quốc Hương) cựu trùm an ninh T4 (nội đô Sài Gòn thời còn chính quyền miền Nam VNCH). Lý do cho việc giải tỏa các nghĩa địa, Mai Chí Thọ viện dẫn cần đất làm công viên cho thiếu nhi, vệ sinh môi trường… nhưng thực tế ai cũng biết đây là một hành động trả thù (với cả những người đã chết), thất nhân tâm của y.

Phạm Thắng Vũ
Ngày 01 tháng 11 năm 2010

_Check out the automatic photo album with 1 photo(s) from this topic. 
image.jpeg

_._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Hồi ký cuả Kissinger viết về TT Nguyễn Văn Thiệu 1981

$
0
0

         Hân hạnh Fw ACE, xin tiếp tay phổ biến, cứ so sánh Hồ Chí Minh, Lê Duẩn với TT Ngô Đình Diệm và Nguyễn văn Thiệu, không ai không buồn, một nỗi buồn nhược tiểu. Sau caí chết (oan baó?) cuả TT Kennedy và nay Hoa kỳ đã đang trả caí giá rất cao với TC khi quay lại Châu Á Thaí bình dương, không biết niềm tin và lòng trung thành còn là giá trị căn bản cần thiết mà Hoa Kỳ phaỉ có với các nước đồng minh ? Phú Vân. 


From: HONG BUU <
Date: April 1, 2016 at 5:22:08 PM PDT
To: Khoa 1 HVCSQG <
Subject:Fw: Hồi ký cuả Kissinger viết về TT Nguyễn Văn Thiệu 1981
Reply-To: HONG BUU <>


Hồi ký cuả Kissinger viết về TT Nguyễn Văn Thiệu 1981


COI PHẦ̀N ANH NGỮ PHIÁ DƯỚI

Mỹ có tiếp tục chừng chừ với Hà Nội như đã từng với Bắc Việt nam 1973 ?

Kissinger viết về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1981, Kissinger ghi lại trong hồi ký nhận xét của ông về cá nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong thời gian ông Thiệu viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1973 :

  "…Cái ông ta cần là tiếp tục chiến đấu cho đến khi kẻ xâm lăng cuối cùng ra khỏi lãnh thổ.
Đây không phải là điều sai của ông nhưng công luận Hoa kỳ thì lại không chấp nhận….

  …Chúng ta biết rằng Băc Việt sẽ gia tăng sức ép, nhưng chúng ta đã không gia tăng lực lượng chống trả và quốc hội chúng ta sẽ bỏ phiếu bắt buộc chúng ta bước ra khỏi cuộc chiến này vô điều kiện nếu chúng ta vượt quá giới hạn…

  …Ông Thiệu luôn nhìn vào chuyện trước mắt là quan trọng nhất.
Cái gần nhất với ông không phải là hòa bình sau cùng mà là địch quân trước mắt

  …Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu, còndân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hy vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà Nội. Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ quan ngại vào những điều mong manh về sau này…

  Ông Thiệu càng lúc càng ghét cay ghét đắng tôi vì vai trò kiến trúc sư của tôi về thỏa ước hòa bình này. Trong lúc này tôi chỉ biết thông cảm sâu xa về nỗi bực tức của ông, nhưng chúng ta không có chọn lựa nào khác. Hoa Kỳ không thể phủ quyết khi Hà nội đã chấp thuận, những điều khoản rất hòa bình chúng ta đã đề ra với sự chấp thuận của ông Thiệu cho thời hạn ba năm.

Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta

Rõ ràng hàng triệu bàn chân trốn chạy về vùng ông Thiệu kiểm soát tránh xa vùng đất CS chiếm đóng tức đã bầu cho ông ta rồi.Thói thường hay đổ tội cho việc dội bom của chúng ta nhưng sau này chắc hẳn một điều là đó là phản ứng đối với tính bạo tàn của chế độ CS…

  Làn sóng di dân ào ạt vào thời đại chúng ta luôn luôn phát xuất từ các nước CS chứ không hề theo chiều ngược lại.Thê mà vẩn còn những thói khinh mạng, xúc phạm cùng đối xử bất xứng để dành cho cho bạn bè Tây phương chúng ta như trường hợp ông Thiệu năm 1973…

  Như là một phép lạ phát xuất từ lòng dũng cảm, ông Thiệu đã cố gắng lèo lái quốc gia trong giai đoạn cam go này, chiến đấu chống lại quân thù cố tâm xâm lấn và làm an tâm đồng minh nào chưa thông hiểu ông. Ông nổi bật với thỏa ứớc 1973 trong đó Hà Nội phải từ bỏ những đòi hỏi về chính trị từ bao lâu nay mà quay lại cho vấn đề ngưng bắn còn tốt hơn chúng ta mong đợi, tuy còn bấp bênh theo kỳ vọng của ông…

… Về riêng tư tuy tôi dành ít cảm tình về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông vì ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm ( nguyên văn: terrible loneliness ) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ.Ông chấp nhận những cảm tình và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao mòn đi…

  … Thực sự, chẳng còn gì nhiều để bàn thảo thêm nữa . Ông chẳng hề kêu van về công chuyện chúng ta bỏ lại cho ông và ngay cả cái dã tâm từ phía Hà Nội. Nhưng ông đưa ra một một sự kiện thưc tế trước mắt chúng ta là vi phạm từ phía Bắc Việt. Về riêng tư TT Nixon có bảo đảm với ông-cũng như TT đã từng công bố vào hôm 15 tháng Ba và vài nơi khác – rằng TT sẽ chống lại những vi phạm trắng trợn đó bằng vũ lực nếu thấy cần thiết. Cùng một lúc TT(tức Nixon) vừa năn nỉ vừa dọa dẫm ông Thiệu bắt miền Nam phải thi hành những điều khoản của hiệp định đề ra. ..

  Khi máy bay của ông cất cánh khỏi California, ông đã khui rượu uống mừng ghi nhớ sự hài lòng cùng khuây nguôi của ông từ cuộc nói chuyện với ông Nixon. Dù tánh ông hay nghi ngại cùng các dấu hiệu khó khăn tương lai đang tới dần–gồm thái độ do dự của chúng ta đối với sự vi phạm hiệp định của Hà Nội và lưỡng lự viện trợ kinh tế cho miền Nam
– thế mà lòng tin của ông không bao giờ thay đổi rằng Hoa kỳ sẽ đáp ứng viện trợ cho miền Nam trong trường hợp khẩn cấp.
  Đây cũng là niềm tin từng được các đồng minh khác của Hoa kỳ ấp ủ xưa nay, lòng trung thành từng tạo dựng nên một trong các giá trị căn bản của Hoa Kỳ chúng ta đối với thế giới thế nên chúng ta gắng làm sao đừng để nó vuột mất…"

  (Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. Từ trang 309 đến trang 315. Bản dịch của Xuân Khê).
 
 
2.- Kissinger recorded in his memoirs commented on individual President Nguyen Van Thieu in Thieu time visited the United States in April 1973:

"... What he needs is to keep fighting until the last invader out of the territory. It is not a wrong thing but his public, the United States does not accept ....

... We know that North Vietnam will increase the pressure, but we did not rise to fight back and force the parliament we will vote imperative we step out of this war if we unconditionally reached limit…

... THIEU always look at something immediate is the most important.  The closest one to him is not the final peace which is the immediate enemy ...

... After the ceasefire, we will withdraw the army on the other side of the hemisphere, and his nation remains a military situation continues to sacrifice for the fragile hope of independence in Indochina.  We were sure that our measures will restrain the ambitions of Hanoi.  But his eyes only concern us on the fragility of the latter ...

... THIEU increasingly detested me because as my architect of the peace agreement.  During this time I just know deep sympathy for his frustration, but we do not have any other choice.  The United States can not veto as Hanoi has approved, these terms are very peace we have set out with the approval of Thieu for period of three years.

Until today I respect him as a mirror Us fascinating of someone dare fight for the freedom of his nation, one who was later defeated by circumstances beyond his personal arms, country Mr. and even outside our decision ...
... Clearly, millions of feet fleeing the region Thieu control away from occupied lands ie CS voted for him already.  Habits are often blamed for the bombing of but later we surely one thing that it was a reaction against calculated brutality of the communist regime ...

... The wave of immigrants rushing into our time always comes from the communist country, but not in the opposite direction.  Nevertheless still the custom network contempt, insult and treat unworthy to spend for our Western friends as Thieu 1973 cases ...

... As a miracle comes from courage, Thieu was trying to steer the country in this tough stage, fighting against enemies trying to invade heart and reassuring allies do not understand him .  He featured in the 1973 accord that Hanoi must abandon political demands had long since turned to the problem that a ceasefire is better than we expected, though still precarious his expectations ...

... About privacy but I spend less sympathetic about Thieu but I respected him because he is a fighter who persist in terrible loneliness (Originally: terrible loneliness) after the withdrawal of the United States.  He accepted the sympathy and understanding for his meager.  That does not make him wear qualities go ...
... Really, there is nothing more to discuss further.  He did not moan about things we leave to him and even the malice from Hanoi.  But he gave a one facts before us is a violation of the North Vietnamese.  About privacy Nixon has assured him-as well as TT had announced on Monday 15 March and elsewhere - that the President will fight this blatant violation by force if necessary.  TT at the same time (ie Nixon) has implored both Thieu began intimidating southern debtors the terms of the proposed agreement.  ..

When his plane took off from California, he has opened alcohol drink to remember satisfaction with his calming relief from the conversation with Mr. Nixon.  Although his identity or doubt with the difficult future signs are coming down-including the attitude of our hesitation to violate the treaty of Hanoi and hesitant economic aid to South Vietnam - so that hearts His message never changed that the United States will meet for Southern aid in case of emergency.

It is also the belief ever other allies of the United States traditionally cherished, loyalty ever created one of the fundamental values of the United States for the world we so we do not try to do so let it go ... "

(Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. From page 309 to page 315. The translation of Xuan Khe).




__._,_.___

Posted by: Phu Van <

'The Lost Mandate of Heaven,' sách mới về cố TT Ngô Ðình Diệm

$
0
0

  



Gi cho BBC t Global Policy Institute, London
Đoàn Xuân Lc
Cập nhật: 09:04 GMT - thứ bảy, 2 tháng 11, 2013

Ngày 30-04-2013 , Các hi đoàn Cu Quân Nhân QLVNCH và Hi Cu Tù Nhân Chính Tr HO -  Texas làm l tưởng nim TT NgôĐình Dim và Các Tướng Lãnh VNCH tun tiết ngày 30-04-75


Tng thng NgôĐình Dim được cho là người có quan đim chng li s chđo ca Hoa K


Ngày 02/11/2013 là ngày tròn 50 năm ngày ông NgôĐình Diệm, v Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, và bào đệ của ông là Cố vấn NgôĐình Nhu, bị sát hại trong cuộc đảo chính năm 1963.

      Ti sao tưởng nim ông NgôĐình Dim    ?
Và trong nhng ngày này ti M, Pháp và mt s nước khác, cng đng người Vit Nam – trong đó có không ít người Công giáo đã và s t chc tưởng nim, cu nguyn cho h.
Riêng Vit Nam vào trưa ngày hôm nay (01/11), các Cha Dòng Cu Thế cũng đã dâng l ti nghĩa trang Mc Đĩnh Chi, Lái Thiêu, đ cu nguyn cho hai ông. Và có th, trong các Thánh l ngày mai Vit Nam và như nhiu nơi khác, cũng có nhiu người nhc tên và cu nguyn h.
Trong 50 năm qua đã có vô s tài liu, bài viết bng tiếng Anh, tiếng Vit, tiếng Pháp (ca người Vit cũng như người nước ngoài, thuc nhiu chính kiến khác nhau) vông NgôĐình Dim, v cuc đi, s nghip hay v gia đình ca ông. Trong sđó, có không ít ý kiến cho rng ông là mt v tng thng đc tài, bt lc và chếđ tng thng ca ông là chếđ gia đình tr.
Dư lun chung cũng không cón tượng tt vông, s nghip ca ông và gia đình ông, đc bit k t khi hòa thượng Thích Qung Đc t thiêu gia thành ph Sài gòn vào tháng 6 năm 1963. Biến cy làm cho dư lun thế gii và người Min Nam lúc y nói riêng có thêm ác cm vi ông và nó cũng là mt lý do quan trng dn đến s tht bi ca Đ nht Cng hòa do ông thiết lp.
Vic ông bám sát ht hai ln trước đó và bđo chính ri bám sát năm tháng sau v t thiêu y cũng chng t rng ông có không ít k thù, trong đó có nhng người tng là thuc h, gn gũi vi ông.
Hơn na, ông và gia đình ông b nhiu người trong đó có nhng người thng cuc, nhng người không cùng chung chuyến tiến vi ông ghét và bôi nh mt phn vìông và gia đình là nhng người chng Cng, là nhng người bi trn.
Nhưng điu đó không có nghĩa làông b tt c mi người ghét b hay không ai nhìn nhn, tôn trng ông và nhng đóng góp ca ông. Vic hàng năm vàđc bit năm nay có nhiu người, nhiu nơi t chc tưởng nim, cu nguyn cho ông chng minh điu đó.


Câu hi đt ra là ti sao vn có người yêu mến và tôn trng ông ?


                           Mt người liêm khiết
Dù có th có nhiu hc gi, các nhà nghiên cu không đánh giá cao vông, nhưng đa sđu nhn đnh rng ông là mt người trung thc, đo đc, liêm khiết.
Trong cun Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War in Vietnam: 1950-1963’, xut bn năm 2006, Seth Jacobs – mt trong nhng hc gi nước ngoài viết khá nhiu vông NgôĐình Dim và cũng có cái nhìn không my thin cm vông vn tha nhn rng ông là mt người trong sch, vô v li. Vì theo tác gi này, thm chí sau khi tr thành tng thng, ông vn sng mt cuc sng kh hnh.
Mt bài viết ca James MCAllister và Ian Schulte có ta đThe Limits of Influence in Vietnam: Britain, the United States and the Diem Regime, 1959–63’, được đăng trong tp chí Small Wars and Insurgencies, năm 2006, cũng cho rng ông Dim là mt người liêm khiết, đc hnh.
Theo cu Ði tá Lý Trng Song nay là Phó tế vĩnh vin (thường được gi là Thy Sáu Song), hin đang giúp ti Cng đoàn Công giáo London và người đã tng làm cn v cho ông NgôĐình Dim trong Ph Th tướng và Ph Tng thng t năm 1954 đến 1956 ông là mt người có li sng rt đơn sơ, nghèo khó. Chng hn, giường ng ca ông ch là mt cái divan (mt tm ván) tri bng chiếu, không có nm.
Có th ngày hôm nay có không ít người cm phc ông Dim vì h tìm nơi ông nhng đc tính đó – đc bit khi hđc và biết được tham nhũng đang tr thành quc nn ti Vit Nam.
Cũng theo cu Đi tá Song, ông Dim là mt người cóđy đ Nhân, Nghĩa, L, Trí, Tín vì ông xut thân t mt gia đình hiếu hc, làm quan và chu nhiu nh hưởng ca c Công giáo và Nho giáo.
Ông có đi sng kh hnh mt phn cũng vì trong nhng năm 1940 và 1950, ông đã tng sng trong các đan vin ti B và Pháp. Mt chi tiết được Thy Sáu Song nêu ra đ gii thích ti sao ông Dim không lp gia đình mt điu nhiu người đt câu hi vông là vìông Dim đãđi tu trong dòng Ba ca dòng Benedicto, mt dòng kh tu B. Và vìđã khn trong dòng này, ông không nghĩ ti chuyn lp gia đình và ch biết th phượng, kính mến Thiên Chúa và lo cho quc gia, dân tc.
Các tài liu viết vông, đc bit sách v, báo chí nước ngoài, đu nhn mnh rng ông là mt người Công giáo đo hnh, thánh thin. Đây cũng là mt lý do ti sao trong nhng ngày này người Công giáo tưởng nh và cu nguyn cho linh hn ông người có Tên Thánh là Gioan Baotixita (hay John Baptist theo tiếng Anh).
Hơn na, ông và ông Nhu bám sát vào ngày 02/11 đúng ngày Giáo hi Công giáo tưởng nh và cu nguyn cho nhng người đã qua đi. Vì vy, đâu đó có nhng Thánh l cho ông cũng là chuyn bình thường và là vic nên làm.
                              Mt người yêu nước


Hàng năm vn có người đến viếng m Tng thng NgôĐình Dim trong nước
Mt đim khác vông đu được nhiu người công nhn đó làông là mt người yêu nước, yêu dân tc. Chng hn, trong cun Patriots and Tyrants: Ten Asian Leaders’ xut bn năm 1999, Ross Marlay và Clark Neher, nhn đnh rng công và H Chí Minh đu là nhng người yêu nước nng nàn. Cóđiu đnh mnh, thi cuc và chính kiến đã biến h thành k thù ca nhau.
Mt chi tiết được các tài liu đ cp đến khi viết vông đó là vic ông t chc Thượng thư B li (gn tương đương vi chc Th tướng) trong chính ph Bo Đi năm 1933 đ phn đi vic Pháp không tiến hành nhng ci cách cn thiết đ trao thêm quyn t tr cho Vit Nam.
Trong bài ‘Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Dim, 1945-54’ – được coi là mt trong nhng nghiên cu quan trng, trung thc vông NgôĐình Dim được đăng trên Journal of Southeast Asian Studies, Edward Miller nêu rng trong thi gian ông Dim nm quyn (1954-63), có nhiu người Vit Nam và nhng nơi khác mô tông như là mt con ri ca Mđược Washington đưa lên nm quyn và giúp đ nhm thc hin nhng mc đích ca M trong thi k Chiến Tranh Lnh.
Nhưng theo tác gi này, các tài liu được viết t nhng năm 1960 tr v sau đu nhn mnh vic ông nht quyết t chi nhng li khuyên ca M và không mun chu s chđo ca M. Vic ông và chính quyn M cui cùng chia tay nhau là mt ví d.
Cu Đi tá Lý Trng Song cũng nhn mnh rng Tng thng Dim ch mun nhn vin tr ca M ch không chu sáp đt, can thip ca M và nht quyết t chi cho lính M vào Min Nam Vit Nam vìông cho rng cho quân đi nước ngoài chiếm đóng trên lãnh th Vit Nam làm cho chính ph ca ông mt chính nghĩa.
Cũng theo người cu cn v này, ông Dim là mt người yêu dân, yêu nước, yêu dân tc vì nếu không ông có th chn ra nước ngoài và tránh bám sát. Ông nhc li rng trước nhng ngày din ra cuc đo chính, Đi s M Sài gòn lúc đó là Henry Cabot Lodge gi đin thoi cho ông Dim vànói rng nếu ngài mun an toàn thì ti Tòa đi s vàông Dim đã tr li ‘đây là đt nước ca tôi, tôi không đi đâu hết.
Hơn na, cũng như Edward Miller nêu lên trong bài báo ca mình, trong nhng giai đon 1945-54 ông bôn ba ngoi cũng ch vì mun tìm con đường giúp đt nước thoát khi ách đô h ca Pháp và giành t do, đc lp. Trong cun sách ca mình, Seth Jacobs cũng nêu lên rng có th người dân Min Nam không thích ông như h tôn trng ông và khâm phc tinh thn dân tc mnh m nơi ông.
Giai đon khó khăn
Ngoài ra, dù mun hay không cũng phi tha nhn rng ông là mt người có tm nhìn, có tài. Nếu không ông chng bao gi có th tr thành Th tướng, Tng thng và lp nên nn Đ nht Cng hòa.
Nhưng trong thi năm nm quyn ca ông, min Nam Vit Nam nói riêng và Vit Nam nói chung, cũng như bt c quc gia nào trong thi đu hu thuc đa, phi đi din nhiu khó khăn.
Nhng khó khăn đó mt phn do tích cách, quan đim hay chính con người ông to nên. Chng hn Ross Marlay và Clark Neher nêu rng ông là người không thc cho mt hoàn cnh không th. Theo hai tác gi này là mt người Công giáo nhit thành ông li lãnh đo mt đt nước đa phn Pht giáo và nhng đc tính ca ông li tr thành nhng nhược đim hy hoi ông.
Cu Đi tá Lý Trng Song cũng cho rng vìông quá thánh thin, nhân tông b nhiu người khác li dng, ám hi.
Ri bi cnh min Nam Vit Nam, Vit Nam và thế gii nói chung lúc y cũng không d dàng gìđ có th xây dng mt th chế vng mnh, hiu qu, mt xã hi dân ch, t do và mt đt nước hòa bình, phát trin trong mt thi gian ngn.
Nhưng ch trong mt thi ngn ít hay nhiu ông đã làm được mt s vic quan trng. Chng hn, nhưĐi tá Lý Trng Song nêu lên, ông đã giúp dp được các phe nhóm, đng phái gây bt n cho Min Nam lúc đó. Theo Seth Jacobs đây cũng là mt thành công ca ông được người Min Nam ghi nhn.
Và trên hết, như Edward Miller nhn đnh, vic anh em ông b lt đ không th chng minh được rng nhng ý tưởng, dđnh ca h là luôn xu, vô hiu. Sau biến c 1963, Min Nam Vit Nam thay đi tng thng, chính ph liên miên và mi chuyn càng t hơn.
Đâu đó có nhiu ý kiến cho rng ông là mt người đc tài. Nhưng nếu so sánh ông, chính phông vi nhng chếđ cm quyn Đông Á, Đông Nam Á hay Min Bc Vit Nam trong giai đon y, chưa chc ông đãđc tài hơn nhng chếđđó.
Đt ông trong bi cnh như vy, ít hay nhiu đ thy rng cu Tng thng Ngô Đình Dim vàĐ nht Cng hòa ông thiết lp không t như mi người nhn đnh, mô t hay được nghe.
Đó cũng là mt lý do đâu đó có nhiu người Vit hi ngoi t chc tưởng nim, cu nguyn và công nhn đóng góp ca ông trong nhng ngày này.
Bài viết thể hiện nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

                                                                 30-04-2013 


 

__._,_.___


 'The Lost Mandate of Heaven,' sách mới về cố TT Ngô Ðình Diệm
Monday, April 4, 2016 1:14:36 PM
Linh Nguyễn/Người Việt
SANTA ANA, California (NV) - Buổi ra mắt sách “The Lost Mandate of Heaven”của tác giả Geoffrey Shaw, nói về sự phản bội của Hoa Kỳ đối với cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, do nhà xuất bản Ignatius Press và Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân tổ chức, diễn ra lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, 3 Tháng Tư, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Santa Ana, dưới sự chủ tọa của Giám Mục Mai Thanh Lương, cựu giám mục phụ tá Giáo Phận Orange.
Thay mặt ban tổ chức, MC Nguyễn Mạnh Chí và ông Joseph Hiếu mời cựu Dân Biểu Liên Bang Cao Quang Ánh, hiện đang ứng cử chức thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tiểu bang Lousiana, phát biểu, mở đầu buổi ra mắt sách.
“Tôi có dịp được đi nhiều nơi, tới cộng đồng nào của người Việt tôi cũng thấy lòng yêu nước, yêu dân của đồng bào mình,” vị cựu dân biểu nói.
“Hôm nay là một ngày rất quan trọng để tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, và người dân Việt phải có tự do tôn giáo. Xin quý vị cùng tôi noi gương yêu nước của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm,” ông Ánh nói trước khi cáo lỗi phải ra phi trường.
Giám Mục Mai Thanh Lương tiếp tục chương trình dành cho các diễn giả.
“Tôi nhớ mãi lời ông Cao Xuân Vỹ nói về vị tổng thống khả kính, rằng dù ông không phải là người Công Giáo, nhưng ông nghĩ cụ Diệm là thánh sống của thời đại chúng ta,” vị giám mục nói giữa tiếng vỗ tay của mọi người.
“Trong thâm tâm tôi, cụ Diệm là một người đạo đức bị Mỹ và một số tướng lãnh Việt Nam phản bội. Nếu ngài còn sống thì đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay đã sánh bước với các nước tiền tiến rồi,” Giám Mục Mai Thanh Lương khẳng định.
Kế đến, tác giả Geoffrey Shaw được mời phát biểu.
Ông nói ngắn gọn: “Tôi viết hết những sự thực tôi biết, với chứng cớ trong tay, nội các Kennedy đã xúi giục đảo chánh ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, để lật đổ chính quyền Ngô Ðình Diệm.”
“Tổng Thống Kennedy đã mất đi cơ hội duy nhất có thể chiến thắng Cộng Sản tại Việt Nam, và hậu quả tai hại khiến Hoa Kỳ bị lún sâu vào cuộc chiến, thiệt hại hơn 58,000 chiến binh Hoa Kỳ và hàng triệu người Việt Nam thiệt mạng. Tóm lại, lịch sử phải được nói lên sự thật,” ông Geoffrey Shaw khẳng định.
Bác Sĩ Nguyễn Văn Quát, thuộc Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân, trình bày cảm nhận sau khi ông đọc xong cuốn sách trong bốn ngày.
Bác sĩ nhấn mạnh vai trò rất tốt của cựu Ðại Sứ Mỹ Frederick Nolting, những thiên kiến xấu về Tổng Thống Ngô Ðình Diệm của ông Harriman, thứ trưởng ngoại giao thời bấy giờ, và giới truyền thông Mỹ.
Giáo Sư Lê Tinh Thông, đại diện Ngô Ðình Diệm Foundation, đọc diễn văn bằng Anh ngữ, nội dung nói lên cái chết tức tưởi của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và bào đệ Ngô Ðình Nhu.
“Chúng tôi mong mỏi những tổng thống Mỹ sau này hãy nhìn lại lịch sử một cách đúng đắn,” ông Thông nói. “Tôi không nhớ có một ai nói, đại khái rằng, ai cũng cũng có thể làm nên lịch sử, nhưng chỉ có vĩ nhân mới viết được lịch sử.”
Ông Richard Botkins, tác giả cuốn phim “Ride The Thunder,” cho biết ông đã đọc cuốn sách “The Lost Mandate of Heaven” ba lần, và sẽ đọc lại nữa.
“Không còn lời nào để tả bọn Cộng Sản ác độc hơn là gọi họ là bọn quỷ dữ,” ông kết luận.
Bà Elizabeth Thu Hồng Nguyễn, một người cháu trong gia đình Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, diễn tả nỗi khổ đau trong ký ức của bà.
“Tôi còn nhớ mãi những hình ảnh chết chóc, hết chôn người này đến chôn người khác trong gia đình. Tựa đề cuốn sách đánh động đến tim tôi và khiến tôi nhớ đến những kỷ niệm đau buồn ấy,” bà nói.
Sau đó, ban tổ chức mời tác giả Geoffrey Shaw, Giáo Sư Lê Tinh Thông, bà Thu Hồng, và Bác Sĩ Nguyễn Văn Quát lên bàn chủ tọa để giải đáp thắc mắc cho người tham dự.
Trước đó, đoàn trống Thiên Ân và một số nghệ sĩ trình diễn văn nghệ xen kẽ.
Về phía người tham dự, hầu hết đều không tỏ vẻ ngạc nhiên về nội dung cuốn sách, và tỏ lòng kính mến cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.
“Ðã đến lúc người Việt phải học được từ bài học lịch sử đau thương này, để tự tạo cho đất nước một nội lực, đủ để giữ được sự độc lập, chống chủ nghĩa độc hại của ngoại bang,” Bác Sĩ Vĩnh Thừa, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa, Garden Grove, chia sẻ.
Ông Hoạt Nguyễn, 67 tuổi, một cựu quân nhân Hải Quân VNCH, tâm sự: “Tôi mua sách cho con tôi đọc vì cháu thích học về lịch sử. Qua kinh nghiệm mà tác giả chia sẻ, tôi là cựu quân nhân, song hành với lịch sử, phải nhận ra Tổng Thống Diệm là người yêu nước, đã ra đi một cách tức tưởi.”
“Hãy nhớ câu của ông Ngô Ðình Nhu, rằng miền Nam Việt Nam nếu bị Cộng Sản chiếm thì nước Việt Nam, chỉ còn là vấn đề thời gian, sẽ rơi vào tay Trung Cộng,” ông Hoạt nói.
Ông Phạm Ðình Thụy, công tố viên Los Angeles County, ứng cử viên chánh án Orange County, tham dự và chia sẻ: “Ðây là lần đầu tiên tôi tham dự lễ chào cờ Việt Nam và nghe bà Thu Hồng nói rất hay. Tôi rất xúc động về cái chết của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.”
“Tôi ứng cử vì nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta phải tham dự chính quyền, để chúng ta có tiếng nói trung thực của cộng đồng người Việt,” ông nói.
Tác giả Geoffrey Shaw tốt nghiệp trường Ðại Học Manitoba, Canada, với bằng cấp tiến sĩ, chuyên môn về lịch sử ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á. Từ năm 1994 đến 2008, ông làm phụ tá giáo sư về lịch sử học cho trường Ðại Học Quân Sự Hoa Kỳ. Ông viết nhiều tác phẩm và đi thuyết trình rộng rãi về sự dính líu quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung Ðông. Ông hiện là chủ tịch Alexandrian Defense Group, một nhóm “nghiên cứu chiến lược” (think tank) về chiến tranh chống nổi dậy.
Sách “The Lost Mandate of Heaven, the American Betrayal of Ngo Dinh Diem, President of Vietnam” (Thiên Mệnh Bị Ðánh Mất - Sự Phản Bội của Hoa Kỳ Ðối Với Tổng Thống VNCH Ngô Ðình Diệm) giá $25 và có bán online qua nhà xuất bản Ignantius Press.
-----------------
Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com
__._,_.___

Posted by: Lu Giang




From:Thomas D. Tran <
Sent: Monday, April 4, 2016 7:01 PM
Subject: Fwd: [BTGVQHVN-2] Kính mời quý vị: Về ngôi nhà cổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã "hai lần gạ mua"

Chuyển đọc bài viết vể Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và căn nhà cổ, bài do bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền viết. Đây là một cây bút Trung Thực viết những gì đã thấy chứ không nổ sảng đê tự "đánh bóng mạ kền". Bài nên đọc và chuyển tiếp tối đa. Qua bài này và những bài khác viết trung thực về cố TT Ngô Đình Diệm thì không có cách gì có thể làm hạ uy tín của Người. Thật đáng kính phục dù là kẻ thù của Người toan ám sát Người.
TDT

From: Tran Marie
Date: 2016-04-04 16:36 GMT-05:00
Subject: [BTGVQHVN-2] Kính mời quý vị: Về ngôi nhà cổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã "hai lần gạ mua"





__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Những Ngày Cuối Cùng Tại Tỉnh/Tiểu Khu Bình Thuận

$
0
0



--
Kính Chuyển
MG
 Những Ngày Cuối Cùng
Tại Tỉnh/Tiểu Khu Bình Thuận
Mường Giang

(Phan Thiết 1966)

          Bốn mươi mốt năm về trước, thành phố Phan Thiết sau mấy cơn mưa đầu mùa, đẫm đầy nước mắt, máu lệ và đạn pháo kích của quân Bắc Việt, thêm sự tàn phá ghê gớm của đám đặc công, quân phạm, trà trộn trong đoàn di tản từ Miền Trung về, làm cho tháng 4-1975 mùa hè hoa phượng, không còn thơm nồng trong những trang lưu bút. Khắp nơi, những trận đánh long trời lở đất đã diễn ra hằng ngày, càng lúc càng ập sát Phan Thiết cũng như Sài Gòn. Trong cơn mưa rào nước mắt tháng tư, mọi người ai củng cố dầm mưa, để níu lấy một chiếc giây diều tuổi nhỏ, đang mong manh sắp đứt , giữa cơn bão tố loạn cuồng.

            Năm đó mưa đến sớm bất ngờ theo với tiếng súng nổ. Phía xa trên đỉnh Trường Sơn, lửa đạn cùng với giông chớp làm rung động đất trời. Những người lính trận Bình Thuận, đêm ngày phờ úa với chiếc ba lô và đạn súng, chạy theo cơn lốc giữa đời nhưng không biết rồi đời sẽ đi về đâu, vào những ngày tháng tư lửa loạn.

           
            Những ngày tháng tư, Phan Thiết càng lúc càng thêm cô quạnh, vì một số lớn người thành phố, trong số này hiện diện không ít các cấp chỉ huy quân cán chính có phương tiện, đã nối tiếp di tản về Nam lánh tai ương chiến nạn. Ðây là một sự thật não nùng của Ba trăm hai chục năm Bình Thuận, một nơi chốn luôn khóc tiển nhưng người đi, bọn nhà giàu sau khi vơ vét đầy bao bố tiền vàng chạy về Sài Gòn lập nghiệp ẩn tích làm sang. Lũ khoa bảng.thành đạt, những kẻ sống nghề cầm ca xướng hát, khi nổi tiếng với đời, cho dù có chôn nhao cắt rún ở dây, cũng vẫn cố chối, vì sợ mang tiếng với thiên hạ, bởi mùi nước mắm, cá mực và rơm rạ nơi thôn ổ, quê mùa. Nên những ai còn lại chắc là người nghèo, nhưng cũng ở lỳ trong nhà vì thời thế không biết đâu mà mò.

             Khắp nơi, ngoài gió mưa, bom đạn, gần như chỉ còn có những người lính trận, lúc nào cũng nhạt nhòa vì lệ và giọt mưa cô đơn, lăn vèo trên hai khóe mắt. Cứ đánh nhau và tiếp tục thay phiên chôn xác đồng đội, đồng bào bạn bè, giữa những cơn mưa sau chiến trận. Thảm nhất là lúc mà cỏ xanh vừa phủ đẹp trên nấm mộ của người lính, thì tháng 5-1975 mất nước, vài ngày sau đó, người chết tử thi chưa rã, đã bị giày mồ xới mộ để trả thù. Tháng tư, những căn hầm tránh đạn của lính , ngày mưa đêm gió, nước ngập tới võng, khiến cho lính lẫn quan, cứ mở to đôi mắt để mà nghe tiếng nước , từ trời ùa vào hầm sắp ngập tới bụng mình.

            Thân phận của người lính miền Nam là như vậy. Ngoài kia bom đạn của cả hai phía, ác liệt từng giây. Phải cám ơn những giọt mưa đã làm nhạt nhòa nước mắt của người lính, bao chục năm đã sống âm thầm, chịu đựng hy sinh, giữa một xã hội vong ân bạc nghĩa như chưa từng biết đến nỗi đau thương và chết chóc bao giờ.

            Thật thắm thiết biết bao, khi đọc lại những lời tâm sự đầy nước mắt của Ðốc sự Phạm Ngọc Cửu, một viên chức hành chánh, đã phục vụ tại Bình Thuận nhiều năm, từ Phó Quận trưởng Hải Long, Trưởng Ty Kinh Tế, Chánh Văn Phòng cho tới chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh Trưởng . Ông viết ‘ Chỉ có những kẻ tự cho rằng mình hoàn hảo, chỉ có những kẻ không làm một cái gì cả, để thấy khả năng mình ở đâu ? Nhưng lúc nào cũng chờ cơ hội để mà phê bình chỉ trích.’. Chính những kẻ này mới ganh tị, phỉ báng và bôi xấu quê hương mình.

             Ngày nay, trang sử Bình Thuận vẫn còn đó, hồn thiêng sông núi Phan Thành cũng đâu có tan biến, nên lúc nào anh linh của các cán bộ, chiến sĩ, đồng bào bị VC thảm sát oan khiên hay gục ngã khi đối mặt với giặc thù .Máu của họ đã tưới hồng thêm ruộng đồng, sông núi của quê hương. Tất cả đã trở thành những thiên hùng ca bất tử của quân dân Bình Thuận, cho dù xác thân của họ ngày nay đã tan biến theo cát bụi , vì mồ mả đã bị VC liên tiếp san bằng hay ra lệnh di dời, để lấy đất bán cho Việt kiều, xây khách sạn, sân golf và các tụ điểm du lịch.

1-Ngày 4-4-1975 : Bỏ Ngỏ Bình Thuận.
           
            Sáng mồng một tháng 4-1975, một cuộc họp được coi là lịch sử, đã được tổ chức tại Phòng khách danh dự  trong Tòa Hành Chánh tỉnh, gồm BCH. Hành chánh, Tiểu khu và bảy Quận trưởng. Ðây là một buổi họp đặc biệt, mục đích để tìm cách đối phó hữu hiệu với đoàn di tản chiến thuật, từ Cao nguyên và Miền Trung, sắp tới Phan Thiết vì kể từ đêm qua tới nay, Bình Thuận vẫn không hề nhận được một chỉ thị hay câu trả lời ‘Ðã ghi nhận’ , chừng ấy thôi, từ BTL SĐ23BB, QĐ2,Trung tâm hành quân của Bộ TTM/QLVNCH và Phủ Thủ tướng. Thời gian này, tại địa phương, VC chỉ quấy rối lẻ tẻ nhưng không gây thiệt hại nào đáng kể. Xa hơn, tình hình chiến sự Lâm Ðồng, vừa được Trung Tá Tỉnh Trưởng Vương Ðăng Phong cho biết rất sôi động, nhất là tại mặt trận giáp ranh với Quận Ðịnh Quán (Long Khánh). Phía Nam, QL 1 đã bị VC bít cứng ở Rừng Lá (Bình Tuy), quân số tập trung cả Quân đoàn, với ý đồ chuẩn bị một trận tấn công khủng khiếp vào SÐ18BB tại Xuân Lộc. Ở Bình Tuy cũng đã lập một nút chặn rất hùng hậu, từ Căn cứ 10, ở Ngã ba cây số 46 chạy tới Thị xã La Gi, với mục đích giải giới Ðoàn quân trên.

            Như vậy Ðoàn di tản chắc chằn sẽ bị khựng lại và dội ngược về Bình Thuận, chừng đó Phan Thiết sẽ hứng chịu toàn bộ sức nặng này. Ðể giải quyết một biến động tàn khóc, mà không một thẩm quyền nào, từ Trung Ương cho tới Quân Khu và các Tỉnh Thị đã bó tay, nên các cấp chỉ huy tại Bình Thuận, trong cuộc họp trên, đã đề nghị thật nhiều giải pháp như nhờ BTL.Không và Hải Quân, yểm trợ phương tiện, chuyển vận đoàn di tản từ Bình Thuận về Nam bằng máy bay và chiến hạm. Laị có những đề nghị có tính cách quân sự  như dùng mìn, đánh sập vài chiếc cầu lớn trên QL1, hay xử dụng pháo binh làm thành hàng rào hỏa lực và cuối cùng là thiết lập một nút chặn tại Cà Ná, ranh giới giữa Quân Tuy Phong và tỉnh Ninh Thuận.

            Nhưng dù có gọi cuộc di tản trên bằng một cái tên nào chăng nửa, thì đối với những người có trách nhiệm tại Bình Thuận, nó cũng được đánh giá như một cuộc tấn công vĩ đại nhất  từ trước tới nay, trong lịch sử chiến tranh của Ba Trăm Hai Chục Năm Miền Biển Mặn. Trong khi đó, không một ai có đủ thẩm quyền bắt nó dừng lại, mà chỉ hy vọng giới hạn phần nào sự tàn phá của nó, để tiết kiệm bớt máu xương của đồng bào, giảm thiểu thiệt hại vật chất, giữ được tinh thần chiến đấu của quân, cán, chính trong tình huống xôi động này.

            Hơn nữa các đối tượng trước mắt, tuyệt đại đa số không phải là địch, mà là một lực lượng vì hoàn cảnh phải di tản chiến thuật. Nên dù không một cấp chỉ huy nào nói ra hay chỉ thị, thì ai cũng phải hiểu rằng nó phải được che chắn an toàn, để tái phối trí, chứ không phải là đoàn quân phản loạn, thật sự chống lại quân Chính Phủ như tại Vùng I Chiến Thuật, vào những năm xáo trộn 1965-1967. Do đó, không một ai dám, kể cả Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên vào lúc đó, công khai ra lệnh tàn sát Họ. Cuối cùng cho dù có ra mặt đối phó, liệu ngăn cản đuợc hay không, trước một lực lượng đông đảo, tuy là ô hợp nhưng cũng đủ xe tăng, đại pháo, quân số và súng đạn để trả thù, tàn sát, tàn phá và cảnh nồi da xáo thịt giữa những người lính cùng chung một màu cờ sắc áo lại tái diễn, chẳng những có lợi cho giặc, mà còn trúng kế bọn Việt gian phản tặc, đám khoa bảng trí thức thân Cộng, đang thấp thỏm theo dõi tình hình từng giây phút, để mà viết bài đăng báo, làm vui đảng và ‘bác Hồ tặc Nguyễn Tất Thành’.Ðó là một bài toán nát óc, một sự khó khăn nhất trong cuộc đời quân ngũ, mà Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa Tỉnh/Tiểu Khu Trưởng phải quyết định trong phiên họp lịch sử hôm đó “Bỏ Ngỏ Thành Phố Phan Thiết” suốt thời gian Ðoàn Di Tản đi ngang qua.

            Rồi điều không ai muốn cũng phải làm trong khi đợi chờ. Tất cả đặt trong tình trạng báo động cao nhất. Ðối với các Ðơn Vị đóng dọc QL1, được lệnh lùi sâu vào phía trong, để tránh tình trạng ngộ nhận, khiêu khích giữa hai phía, và phải trở lại vị trí cũ ngay, để bảo vệ cầu đường thông suốt và ngăn chận mọi sự tấn công, đóng chốt của địch.

            Tại Phan Thiết,bắt đầu ngày 2-4-1975, đã có một số đồng bào và các gia đình cán bộ, công chức, quân đội., hưởng ứng theo lời kêu gọi của Chính quyền địa phương, đã tạm thời thu xếp lánh ra ngoại ô nhất là Phú Hài, Rạng, Mũi Né để tạm lánh nạn. Ty Dân Vận Chiêu Hồi, Ðại Ðội Chiến Tranh Chính Trị, Tỉnh Ðoàn CB/XDNT cùng với Xã Châu Thành Phan Thiết, cũng đã sử dụng tất cả phương tiện truyền thanh, để trấn an và kêu gọi đồng bào bình tỉnh, trước mọi tình huống xấu, để tránh nguy hiểm, thiệt hại tài sản và sinh mệnh. có thể sẽ xảy ra.

             Quận trưởng Hải Long được giao trách nhiệm, bảo vệ an ninh tỉnh lộ từ Phan Thiết tới Mũi Né, thông suốt 24/24, đồng thời bằng phương tiện sẳn có cùng phối hợp với Ty Giáo Dục và Thanh Niên, Tỉnh Ðoàn CB/XDNT.. thành lập các Khu Tạm Trú tại Trường Học, Chùa, Nhà Thờ, Nhà Lều Nước Mắm.. để chuẩn bị tiếp nhận đồng bào các nơi tới tạm trú. Quận Hàm Thuận giữ an ninh tuyệt đối trên QL1, từ Phan Thiết tới cây số 25 giáp ranh với Bình Tuy. Quận Thiện Giáo hành quân, mở rộng vòng đai, hạn chế VC pháo kích về thành phố, gây thêm chết chóc và hổn loạn khi có mặt đoàn di tản. Tiểu đoàn 229ĐP của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tiến được điều động về bảo vệ TK và Tòa Hành Chánh Tỉnh.

            Con đường huyết mạch, nối liền Phan Thiết với Phi trường và nhất là Quân Y Viện Ðoàn Mạnh Hoạch, đã được BCH. Tiểu Khu bảo vệ chặt chẻ và cẩn mật, để sẳn sàng chuyển vận các nạn nhân đến chữa trị. Ty Y Tế và Bệnh Viện Phan Thiết trên đường Hải Thượng Lãn Ông  hoạt động 24/24, đồng thời cũng lập thêm Hai Toán Y Tế cứu cấp lưu động, thường trực tại Trường Tiểu Học Ðức Thắng và Nam Phan Thiết, trên Ðại lộ Trần Hưng Ðạo, để kịp thời cứu cấp bệnh nhân, khi không thể chuyển vận họ tới được Bệnh viện hay QYV.

            Riêng Ty An Ninh QÐ , Ty Cảnh Sát QG và Phòng 2 TK sẳn sàng đối phó với Ðặc Công CS, bọn này đang trà trộn trong Ðoàn Di Tản, để kích động, khiêu khích, tạo hổn loạn kể cả đốt phá các cơ sở chính quyền , cây xăng, chợ búa. Riêng Xã Phan Thiết , phải theo dõi bọn trộm cướp, du đảng có tiến án, để ngăn chận kịp thời, bảo vệ sinh mạng và tài sản đồng bào. Ngoài ta Tiểu Khu phải thiết lập ngay Một BCH nhẹ, đóng trên Lầu Ông Hoàng vớí hệ thống truyền tin 24/24.

            Cuối cùng Tỉnh cũng đã dự trù kế hoạch dành cho giờ thứ 25, mở lại đường bay Dân sự Phan Thiết-Sài Gòn, ký hợp đồng thuê mướn các ghe tàu đánh cá tư nhân, để sẵn sàng chuyên chở cán bộ và gia đình, kể cả đồng bào khi cần thiết. Tiền thanh toán được rút từ Ngân khoản Khai Hoang Lập Ấp, hiện đang tạm đình chỉ, vì tình hình chiến sự. Ngoài ra Phái Viên Hành Chánh Phú Quý cũng đã chuẩn bị sẳn sàng một đoàn ghe, khi cần thiết sẽ vào Phan Thiết công tác.

            Ngày 2-4-1975, Bộ Tư Lệnh/ Quân Ðoàn II lần lượt tan hàng tại Pleiku và Nha Trang., và cuối cùng bị xóa tên, vào lúc 1giờ 45 trưa cùng ngày, qua quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH, sáp nhập phần lãnh thổ còn lại vào QÐIII. Một đêm trôi qua và cuối cùng Ðoàn Di Tản cũng đã vào lãnh thổ Bình Thuận. Các Quận Tuy Phong, Hải Ninh nhờ không nằm trên QL1 nên ít bị thiệt hại vật chất. Ngược lại Quận Hòa Ða bị tàn phá nặng nề, từ Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành,Chợ Lầu vào tới Lương Sơn nằm dưới chân núi Tà Dôn. Tiệm ăn, quán giải khát, cửa hàng tạp hóa đều bị cướp sạch.

            Trước tình hình như vậy, BCH/ Tiểu Khu Bình Thuận điều động Tiểu Đoàn 229/ĐP do Th/tá Nguyễn Hữu Tiến làm Tiểu Đoàn Trưởng, lúc đó đang làm nhiệm vụ giữ an ninh cho Khu định cư Nghĩa Thuận  nằm bên kia Đập Đồng Mới, thuộc xã Lương Sơn .Tiểu Đoàn rút về tăng cường cho Nam Bình Thuận. Vào ngày 1-4-75, Đại đội 4/248/ĐP do Tr/úy Nguyễn Tấn Hợi làm Đại Đội Trưởng thay thế T Đ /229/ĐP . Trong ngày này Tiểu Đoàn được  tăng phái cho Chi Khu Hàm Thuận, riêng Đại Đội 4/229/ĐP do Tr/úy Cao Hoài Sơn làm Đại Đội Trưởng, phụ trách bảo vệ Nông Trường Sao Đỏ và đồng bào hồi hương từ Campuchia tại Bình Tú, thế cho đơn vị của Đại úy Huỳnh Văn Quý đã di chuyển tăng cường cho mặt trận Ba Hòn (Kim Bình, Hàm Thuận ).

            Ngày 3-4-1975, toàn bộ Tiểu Đoàn 229/ĐP được lệnh di chuyển về phòng thủ bảo vệ Tiểu Khu và Tòa Hành Chánh Tỉnh . Đại đội 2/229 do Đại úy Lê Viết Duyên làm Đại Đội Trưởng, phòng thủ chu vi Tòa Hành Chánh . Đại đội 3/229 do Tr/úy Nguyễn Dương Quang làm Đại Đội Trưởng trú đóng tại Vườn Hoa, Lầu nước . Đại Đội 1/229 do Tr/úy Nguyễn Văn Thứ làm Đại Đội Trưởng, đóng từ Bưu Điện qua Ngân Khố dọc theo đường Hải Thượng Lãn Ông . Đại Đội 4/229 của Trung Uý Cao Hoài Sơn, đóng dọc theo đường Nguyễn Hoàng, bảo vệ mặt sau Tiểu Khu
.
            Một ngày đêm trôi qua trong hồi hộp lo sợ, cuối cùng đoàn di tản cũng tới Phan Thiết theo ngã Quốc Lộ 1 từ Bắc Bình Thuận , sau khi đã tàn phá tất cả trên đường đi, gồm các thị trấn Long Hương, Phan Rí Thành,Phan Rí Cửa, Chợ Lầu, Lương Sơn

 .....Tại Phan Thiết sáng ngày 4-4-1975,trên các con đường phố tràn ngập những quân xa, có cả Thiết giáp M113 và Tank M41, M48 . Xe Honda và người tràn ngập trên vỉa hè, tất cả các Chợ, Quán ăn, Tiệm tạp hóa, Cây xăng đều đóng cửa .

            Một số côn đồ trà trộn theo đoàn di tản, đã lợi dụng tình thế cướp giật. Đồng thời không ít Cộng quân đã đột nhập vào thị xã Phan Thiết, gây tình trạng rối ren hầu tìm cách đánh úp ta .Thành phố bị đập phá tan hoang, các cửa tiệm, cây xăng bị cướp phá . kể cả các kho chứa gạo dự trữ cũng bị cướp đi . Ai nhìn cảnh này lòng cũng đều đau như cắt, nhưng vì lệnh không được nổ súng, để tránh gây thêm hỗn loạn, dân lành sẽ chết và đặc cộng địch sẽ lợi dụng cơ hội giết thêm dân, rồi vu vạ cho ta . Đó là lý do Đại tá Nghĩa để Phan Thiết bỏ ngỏ, tránh cảnh huynh đệ tương tàn !

            Sáng ngày 4-4-75 tại Cầu Bằng Lăng ở đoạn đường vắng gần núi Tà Dôn, đoàn di tản đã bị VC phục kích. Có  hai binh sĩ của Đại đội 4/229 đang công tác may mắn thoát chết.Theo lời tường thuật của hai nhân chứng thì đoàn di tản bị thương vong rất nhiều, vì VC bắn bừa bãi vào đoàn xe, trên đó đa số là Dân chạy nạn từ vùng hỏa tuyến về . May nhờ có chiến xa tiến lên tiêu diệt địch quân,yểm trợ cho đoàn di tản tiếp tục tiến vê Phan Thiết .

            Cơn lốc tàn phá cuối cùng cũng đã tới, khi một số lượng lớn người và xe cộ di tản vào Phan Thiết, một số khác đi thẳng về Bình Tuy. Hỗn loạn khắp nơi, đến 10 giờ đêm thì bọn cướp đốt cháy ngôi Chợ Lồng trên đường Gia Long. ĐĐ4/229 của Tr/úy Cao Hoài Sơn đã được lệnh đến hiện trường, tìm cách giúp đỡ dân chúng chữa lửa cùng trấn áp bọn tội phạm thừa lúc hỗn loạn cướp phá. Tới hừng sáng mới dập tắt được đám cháy trong chợ thì VC bắt đầu pháo kích vào BCH / Tiểu Khu . Nhưng đạn lạc ra ngoài quanh Vườn Hoa, dọc bờ sông đường Trưng Trắc, và Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín . Có hai trái rớt vào khu dân cư ở Khu II Bình Hưng làm nhiều thường dân vô tội thương vong. Nhờ ta pháo trả kịp thời nên đã bịt kín họng súng của đích lúc đó đang đặt tại Xuân Phong, Đại Nẫm.

            10 giờ, địch lại pháo vào Phan Thiết nhưng rớt vào nhà dân, làm tử thương thêm vài người . Một bọn du đảng ở Lò Heo nhặt đâu được một chiếc xe Jeep quân đội bỏ lại, cắm cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tay cầm súng AK 47, mang băng đỏ, lái xe băng qua cầu Quan chạy khắp  phố như chỗ không người. Nhưng khi  tới trước rạp Chiếu bóng Bình Thuận và Khách sạn Anh Đào thì đụng ngay với Đại đội 1/229/ĐP của Tr/úy Nguyễn Văn Thứ . Những tràng đạn M16 của ta đã diệt gọn không sót một tên, xác chết nằm vắt trên xe, bọn này có lẽ bị VC nằm vùng giật dây, cho rằng chính quyền đã bỏ chạy hết, nên tìm cách cướp chính quyền lập công dâng đảng .

            Buổi trưa có hai hỏa tiễn 122 ly từ hướng Xuân Phong, Trinh Tường pháo vào trung tâm Phan Thiết làm thương vong thêm một số người . Chừng ấy đoàn di tản mới chịu rời thành phố nhưng lại rơi vào ổ phục kích của VC tại cây số 37 trên QL1. Số còn lại chạy thoát vào căn cứ 10 thì bị Tiểu Khu Bình Tuy giải giới hết .Tuy vậy Tiểu Đoàn 229/ĐP vẫn được lệnh tiếp tục bảo vệ Thị Xã Phan Thiết thêm hai  ngày mới rút.

            Ngay khi Phan Thiết được giải tỏa,Tỉnh Ðoàn CB/XDNT/BT, chỉ thị cho Ðoàn CB/XDNT từ Nông trường Sao Ðỏ về Trường Nam Tiểu Học, để tiếp nhận hơn 10.000 đồng bào chiến nạn, từ các tỉnh Cao nguyên và Duyên Hải Miền Trung chạy về. Sau đó, số đồng bào trên, đuợc chuyển tiếp bằng GMC, tới các Trại Tạm Cư, vừa được tỉnh thiết lập, dưới rặng dừa xanh, chạy dài từ Ðá Ông Ðịa, tới Trường Tiểu Học Rạng, thuộc Xã Thiện Khánh, Quận Hải Long. Ðoàn được tăng cường thêm 10 cán bộ địa phương của Phùng Bửu Hưng, phối hợp với Ty Giáo Dục và Ty Xã Hội dựng lều trại, lập danh sách cấp phát gạo, cá thịt hộp, chăn mền, quần áo cũ, thuốc men và các phương tiện, cho những gia đình muốn về Nam.

2-Những Ngày Cuối Cùng Của Tỉnh/Tiểu Khu Bình Thuận.

            Ngày 7-4-1975, sau khi Lâm Ðồng bỏ ngỏ, quân Bắc Việt từ Di Linh về tấn công Chi Khu Thiện Giáo và Trung Ðội Nghĩa Quân,bảo vệ Cầu Ngựa tại Xóm Gọ,đồng thời pháo kích vào TĐ230 ĐPQ, để chận đường tiếp viện. Trận chiến thật ác liệt., VC mở nhiều đợt tấn công nhưng đều bị chận tại hàng rào phòng thủ,bởi mìn Claymore, lựu đạn và những khẩu đại liên ở các lô cốt. Trận này, có sự tham dự của hai Ðại Ðội thuộc TĐ230, do Ðại Uý Tập và Trung Úy Sanh chỉ huy, thêm vào yểm trợ của Pháo Binh và Trực Thăng võ trang. Sáng ngày 8-4-1975, VC chém vè, bỏ lại chiến trường 72 xác chết, bên ta có 14 tử thương và nhiều binh sĩ thương nặng.

(Dương Vận Hạm 503 vớt quân cán chính  Phan Rang à Tuy Phong ngày 16/4/1975)

            Ngày 12-4-1975, VC lại pháo 130 ly vào quận Thiện Giáo, đồng thời chiếm Xóm Ðộng Giá, Phú Long, làm gián đọan lưu thông  trên QL1. Ðại Uý Huỳnh Văn Quý, được chỉ định thay thế Thiếu Tá Phan Sang, làm Tiểu Ðoàn Trưởng TĐ 249/ĐPQ. Đại Uý Nguyễn Văn Hạnh, một sĩ quan kỳ cựu thuộc Liên Đoàn 4BĐQ thuyên chuyển về Phan Thiết, được chỉ định làm Tiểu Đoàn Phó. Tiểu Đoàn được tăng cường thêm ÐÐ283/ĐPQ biệt lập của Ðại Uý Nguyễn Văn Ba (Một sĩ quan thuộc binh chũng LLĐB), đã tái chiếm lại được Cầu Phú Long và thị trấn, sau những trận đụng độ ác liệt kinh hồn. Ngày 15-4-1975, VC từ khắp nơi, pháo kích dồn dập vào Chi khu Thiện Giáo. kể cả các xã trên QL1 như Long Phú, Hòa Vinh, Tuỳ Hòa đang do Tiểu Đoàn 275ĐP trách nhiệm.Do trên Tiểu Khu cho lệnh Chi Khu di tản khỏi Ma Lâm và điều động TĐ230 về phòng thủ Phan Thiết.

            Ngày 16-4-1975, phòng tuyến Phan Rang vỡ, trước sự tấn công biển người của mấy sư đoàn và tăng pháo Bắc Việt. Các tướng lãnh Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Ngọc Sang, Ðại Tá Nguyễn Thu Lương.. cũng như hầu hết các sĩ quan trong Bộ Chỉ Huy/Tiền Phương của QĐ3, đều sa vào tay giặc tại chiến trường, ngoại trừ Tư Lệnh SĐ2BB là tướng Trần Văn Nhựt đuợc HQ đậu ngoài Vịnh Ninh Chữ cứu thoát. Cũng trong ngày, quân Bắc Việt ào ạt theo quốc lộ 1, qua Cà Ná, tiến vào lãnh thổ Bình Thuận. Giờ thứ 25 đã tới, một số quân cán chính Tuy Phong được Tàu Hải Quân vớt tại vịnh Cà Ná.

             Tại Bắc Bình Thuận, Đại đội 4/ TĐ 248/ĐP là đơn vị tiền phương xa nhất của TK Bình Thuận. Đơn vị đóng bên này Cầu Đá Chẹt (Cà Ná) là ranh giới của Tiểu khu Bình Thuận và Ninh Thuận trên QL1 . Vì tình hình chuyển biến quá nhanh, nên sau khi liên lạc về BCH/TĐ248 ĐP, Đại Đội 4  nhận được lệnh bỏ Cà Ná và rút toàn bộ Đại đội (-)  đến  đóng quân ở một  ngọn đồi thấp, đối diện với sở Nước Suối Vĩnh Hảo. Đây là một vị trí phòng thủ thiên nhiên rất lý tưởng, hơn nữa nếu nguy cấp Đại đội có thể rút ra phía sau núi là bờ biển 
 ..
            Lúc 10 giờ  sáng ngày 16-4-75, từ trên núi Trung Uý Nguyễn Tấn Hợi, ĐĐT/ĐĐ4/248ĐP qua ống dòm, phát hiện  đoàn xe địch di chuyển từ Cà Ná vào và dừng lại tại xóm Vĩnh Hảo . Lúc này mặt trận Phan Rang còn đang tiếp diễn ác liệt thì làm sao có thể phá hủy cầu Đá Chẹt được là đường duy nhất để đoàn quân tại Phan Rang lui quân . Đại Đội liên lạc về BCH/TĐ xin phi vụ để oanh kích đoàn xe địch đang dồn cục tại Vĩnh Hảo và phá hủy cầu Đá Chẹt. Lúc đó đoàn xe của CSBV chỉ cách ĐĐ4/248ĐP chừng  4-5 cây số và  BCH/TĐ 10 cây số.. Cuối cùng đơn vị trên đã  liên lạc được với không quân khoảng giữa trưa, chỉ rõ mục tiêu cần oanh kích cho viên Phi công là đoàn xe địch tại xóm Vĩnh Hảo, nhưng không hiểu vì lý do gì ? Hai chiếc F5 lại thả hai trái bom xuống vị trí đóng quân của ĐĐ4/248, cũng may bom lạc ra phía sau hướng về cầu Đại Hòa nên không ai bị thương vong .

            Theo Trung Uý Hợi qua máy vẫn nghe họ gọi danh hiệu mình là “Bản Thế” nhưng đã không lên tiếng . Ông sợ nếu họ biết được đơn vị  còn thì dám có thể ăn tiếp hai trái nữa lắm . Vì không nghe  trả lời nên phi công bay về hướng “ Lê Lai-Sơn Tây” tức Lương Sơn, để thanh toán 2 trái còn lại xuống một đơn vị nào đó mà họ biết!  Sau này có gặp Thiếu úy Đỗ Văn Khuyến ĐĐP/ĐĐ4/TĐ/212/ĐP đóng tại Đồn Cây Táo (hiện ở Seattle), nhờ  có theo dõi  tình hình trên máy, nên kịp thời  rút ra khỏi đồn Cây Táo và cuối cùng quả nhiên đồn này nhận 2 quả bom còn sót lại . Đoàn xe địch khi vào đến gần Lương Sơn thì bị chặn lại tại dốc Bà Chá với bãi mìn chống chiến xa làm 7 chiếc bị phá hủy . Dấu tích còn lại sau 1975 là xác 3 chiếc Tank địch còn nằm tại bờ Sông Lũy gần dốc Bà Chá xóm Ruộng Lương Sơn . Công lao này do Đại úy Vĩnh ĐĐT/ĐĐ1/TĐ212/ĐP .

            Cuối cùng toàn bộ ĐĐ4/248ĐP (-) cũng ra được tàu nhờ sự cứu vớt tận tình của Duyên Đoàn 27, nhưng thật vất vả. Gần sáng ngày 17-4-1975, Đơn vi trên được chuyển tới chiếc Dương Vận Hạm 503 đang lênh đênh ngoài vịnh Cà Ná - Cửa Xuất. Tàu đang thi hành công tác cứu vớt các đơn vị còn kẹt trên bờ. Lúc này các vị Sĩ quan Hải quân trên tàu ra dấu hiệu cho những chiếc ghe đánh cá lại gần, cho họ dầu nhờ họ đi vào bờ bốc lính ra . :

            Giữa lúc công tác cứu vớt các đơn vị bạn còn đang tiếp diễn, thì  pháo 130 ly của CSBV từ trong bờ bắn ra, vì chiếc DVH 503  rất gần vịnh Cà Ná. Nhiều quả đạn trúng pháo tháp chỉ huy và boong tàu . Trên tàu lúc này có rất ít người nên thương vong không đáng kể  . Chiếc tàu lắc lư dữ dội vì đã bị thương. Trong lúc đó, Hải pháo từ các Chiến Hạm khác  bắn  tới tấp vào chỗ đặt súng của địch để giải cứu cho DVH 503. . Nhờ vậy tiếng súng từ bờ biển bắn ra mới im bặt. Sau đó một chiến hạm khác cặp vào bên hông, giúp DVH 503 lấy lại thăng bằng khi được bơm nước ra và kè đi trong đêm tối. Tàu cập bến Vũng Tàu vào lúc 10 giờ sáng ngày 18-4-75. ĐĐ4/248ĐP  được đưa lên những chiếc xe GMC do quân cảnh hướng dẫn, về TTHL /Vạn Kiếp khu tiếp tân .

Hai chiếc trực thăng hư, bị bỏ lại trước Đài Chiến Sĩ Trận Vong Bình Thuận đêm 18-4-1975, hình của Ngô Đình Cường)

             3 giờ đêm 16 rạng ngày 17 tháng 4, đoàn xe tăng trên đã lọt vào bãi mìn chống chiến xa tại Dốc Bà Chá (Xóm Nùng) trên QL1 gần Lương Sơn, do Ðại Ðội 1. Tiểu Ðoàn 212/Liên Ðoàn 925 ÐP/Bình Thuận của Ðại Uý Vĩnh. Theo tất cả các nhân chứng hiện còn sống sót tại Hoa Kỳ, có 7 chiến xa gồm T54 và PT76 bị cháy hay hư hại nặng. Sau đó VC kéo đi 4 chiếc, 3 xe cháy còn lại hiện nằm tại Lương Sơn (Bắc Bình, Bình Thuận).

            Bắt đầu đêm 17-4-1975, lửa khói đã mịt mù khắp thành phố Phan Thiết. Hải Quân 07 và Hải vận hạm Ninh Giang HQ 403, được lệnh tới bờ biển Phan Thiết yểm trợ hỏa lực và chờ chuyển vận binh sĩ về Nam khi nguy ngập. Chiều ngày 18-4-1975, tăng pháo và đại quân Bắc Việt vào Phú Long, TĐ249 và Đ Đ283 ĐPQ kể cả Trung Ðoàn 6/SĐ2BB (từ Long Phú rút về đóng tại Phước Thiện Xuân) đều lui quân  ra hướng biển. Ác chiến đã xảy ra trên Liên Tỉnh Lộ 8 từ Tân Điền, Tân An, Trinh Tường giữa VC và các Tiểu Đoàn 202,229, Đại Đội trinh Sát  206 Tỉnh..mãi tới 8 giờ 30 tối cùng ngày, xe tăng VC , mới chỉ vào tới Cầu Trần Hưng Ðạo, sau khi vượt qua các chốt chận của TĐ275 ở Phước Thiện Xuân (Đi đường vòng) lúc này trên QL1, TĐ229 còn đang giữ vững tại Cầu Sở Muối. Do đó chúng  đã cố thủ tại các vị trị vừa chiếm được, mà không dám di chuyển tới các nơi khác, vì khắp Phan Thiết vẫn còn nhiều đơn vị cố thủ chờ lệnh  

            Sáu giờ chiều cùng ngày, Đại Tá Nghĩa và BCH Hành Quân Nhẹ tại Lầu Ông Hoàng rời vị trí di chuyển về gần cửa Thương Chánh chờ Tàu Hải Quân vớt. Trong đoàn có một  chiếc Thiết Vận Xa M-113 bên trong  chở nhiều thùng bạc do Bộ Tài Chánh vừa mới cấp cho Tỉnh vào trung tuần tháng 4/1975, nên chưa kịp phát cho một số Ðơn Vị ĐPQ+NQ, CB/XDNT.(lương tháng 4-1975). Chiếc xe bọc sắt này đã chìm không xa  Bãi Thương Chánh, khi lội ra Chiến Hạm và phần lớn tiền bạc đều bị VC tich thu, kể cả số tiền còm của các ngư dân quanh vùng mò tìm được. Riêng chủ ghe đưa Đại Tá Nghĩa ra chiến hạm, bị tù và chết trong trại giam, hiện còn người em ruột vượt biên đang ở Bắc CA, là một nhân chứng, xác nhận. Nhờ Đại Tá Nghĩa thoát chết khi bị té xuống biển, nên Ông đã liên lạc được với Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh lúc đó là Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải, mới có cuộc lui quân tại bến tàu Kim Hải.

(Tank T54 do Nga viện trợ cho CS Bắc Việt vào thị xã Phan Thiết đêm 18-4-1975, hình do Ngô Đình Cường chụp)

            Tại Phú Long, lúc 3 giờ chiều ngày 18-4-75 , sau khi bị trận địa mìn ở Dốc Bà Chá Lương Sơn làm cháy mất 3 chiếc và hư hại nhiều chiếc khác . Đoàn Tank địch sau hơn một ngày tán loạn nên chờ bộ binh tăng viện mới tiến vào Phú Long, Trước cả binh đoàn của địch có tăng pháo yểm trợ, các đơn vị phòng thủ lúc đó gồm  Tiểu Đoàn 249/ĐP + ĐĐ283 ĐP, Tiểu Đoàn 275/ĐP, ĐĐ290/ĐP của Đại Uý Nguyễn Duy Sâm, ĐĐ của Đại Uý Uý, cùng các đơn vị tăng phái của Sư Đoàn 2BB + Chi Đoàn Thiết Giáp .. lần lượt rút bỏ Phú Long di tản chiến thuật theo kế hoạch “Lui Binh”, hoặc ra Hải Long hay về Bình Tú, chờ các Chiến hạm  Hải Quân của BTL/V2DH đến chở về Vũng Tàu.
.
            Dù vậy, Tank địch chưa dám vượt qua cầu Phú Long vì sợ lại lọt vào trận địa mìn bẫy . Đại Đội 1/275 được lệnh giữ vững phía bên này cầu (thuộc xã Kim Ngọc) và tiêu diệt Tank địch . Lúc này đơn vị kiểm điểm lại chỉ còn 7 quả M72 vì đã bắn nhiều trong nửa tháng không được cung cấp thêm . Xe Tank địch thì rất nhiều như những con thiêu thân chờ đêm tối mới tràn qua cầu.

            Tr/úy Nguyễn Minh Luân liên lạc với Phòng 3/TK thì được biết đã có lệnh rút lui về Bình Tú, nhưng Tiểu Đoàn rút đi mà không thông báo cho đơn vị biết . Dầu vậy anh đã ra lệnh chờ xe Tank địch tới gần 30m mới cho bắn, để chắc chắn . Nhưng Tank địch không dám qua cầu mà rẽ đường vào Phước Thiện Xuân tấn công đồn Nghĩa Quân do anh Néo làm Trung Đội Trưởng. Tại đây một chiếc Tank T54 đã bị NQ bắn hạ . Trung úy Luân gọi Hải pháo bắn chận địch để đơn vị rút quân . Đơn vị anh từ đó đã về Thanh Hải và tan hàng tại đây, tự tìm đường đi về Vũng Tàu . Riêng anh nhờ một chiếc ghe vớt anh trên thúng khi đang lênh đênh ở ngoài biển đưa vào Vũng Tàu, gặp lại Tiểu đoàn tại dây .
    
 3-TRUNG ĐOÀN BÌNH THUẬN TẠI MẶT TRẬN PHƯỚC TUY VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI  THÁNG  4 – 75 
                            
             Theo lệnh lui binh, Tiểu đoàn 202/ĐP của Đại úy Huỳnh Văn Hoàng làm Tiểu Đoàn Trưởng, từ Đồn Tân An đã đến bến tàu Kim Hải từ khuya, phối hợp với Liên đội Bảo vệ Nông Trường Sao Đỏ, trước đây do Đại úy Huỳnh Văn Quý chỉ huy đóng tại Ba Hòn . Vừa dọn bãi vừa giữ an ninh cho Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch lúc đó do Y Sĩ Đại Uý Lê Bá Dũng XLTV/CHT , đồng thời di chuyển Thương Bệnh Binh ra bãi biển chờ tàu Hải quân vào đón . Sáng 19/4 thì Tiểu Đoàn 229ĐP của ThT Tiến , TĐ 275/ĐP của Thiếu tá Lê Văn Tư tại Kim Ngọc, Lại An, và Tiểu Đoàn 274/ĐP của Thiếu tá Trịnh Văn Bình là đơn vị đóng xa nhất tận Bầu Gia, Phú Hội, Mương Mán .. cũng đến được bãi biển Kim Hải .

            Ngoài ra còn có Đại đội 948 ĐPQ của Đại úy Mai Xuân Cúc và nhiều Đại Đội khác của các Tiểu Đoàn 249/ĐP, 230/ĐP cũng về được điểm hẹn . Nói chung thì hầu hết các đơn vị tại Nam Bình Thuận gần như có mặt đầy đủ tại đây, trừ lực lượng cơ hữu của Chi Khu Hàm Thuận, trong số này có Đại đội 288/ĐPQ của Đại úy Phạm Văn Sáu theo Thiếu tá Dụng Văn Đối di tản từ chiều 18-4-75 bằng đường bộ tới Hàm Tân và bị Tiểu Khu Bình Tuy giải giới tại đây, coi như tan hàng mạnh ai nấy lo kể cả Đại bàng . Riêng Chi Khu Hải Long do Thiếu Tá Hàng Phong Cao làm Chi Khu Trưởng rời Mũi Né vào trưa ngày 18-4-1975  bằng ghe chở nước mắm và chiếc Thương thuyền Hương Giang từ Nha Trang vào bi kẹt bỏ lại . Các đơn vị tại Bắc Bình Thuận gồm 4 Chi Khu Tuy Phong, Hải Ninh, Phan lý Chàm, Hòa Đa và Liên đoàn 925/ĐP đóng tại Lương Sơn, phần lớn cũng được di tản vào Vũng Tàu bằng tàu Hải quân và ghe đánh cá tại các bến Cà Ná, Long Hương, Phan Rí Cửa, Hòn Rơm.. Riêng Chi Khu Thiện Giáo coi như tan hàng trước ngày 16-4-75.

            Tại bãi biển Kim Hải tình hình mỗi lúc một thêm căng thẳng . Trời về trưa càng oi bức ngột ngạt, gió biển vẫn không đủ xoa dịu nỗi cái nóng của hơi cát bốc lên từ bốn hướng . Theo đúng kế hoạch lui quân của Bộ Tư Lệnh vùng II Duyên Hải, đầu tiên là sự xuất hiện của Duyên Đoàn 28 Phan Thiết, từ ngoài khơi vào bốc các Thương Bệnh Binh của QYV Đoàn Mạnh Hoạch . Kế tiếp là đoàn tàu Ferro Ciment và tàu há mồm ào ạt ủi bãi trong lúc thủy triều đang lên cao, lần lượt bốc hết các đơn vị tại chỗ . Trong lúc đó nhiều chiến hạm kể cả Chiến hạm Trần Khánh Dư HQ04 cũng tiến sát vào bờ, sẵn sàng nhả đạn yểm trợ cho các cánh quân bên trong, đang dồn dập ủi bãi đón người . Đại đội 4/229/ĐP do Tr/úy Cao Hoài Sơn chỉ huy là đơn vị rút sau cùng vì làm nút chặn cho đoàn người rút ra biển . Ba chiếc Hải thuyền tiến vào bờ đón đại đội 4/229/ĐP, lúc này bãi biển Kim Hải trở nên vắng lặng . Cuộc di tản Chiến thuật của Tiểu Khu Bình thuận và các đơn vị từ Phan Rang vào coi như kết thúc vào lúc 1 giờ trưa ngày 19-4-75, với sự thành công tuyệt diệu .

            Trong giây phút sắp từ giả Phan Thiết yêu thương, bỏ lai sau lưng vợ con, cha mẹ, bạn bè, không biết bao giờ mới gặp lại, trái tim người lính trận bổng dưng khựng điếng như vô cảm . Trên Soái Hạm Trần Khánh Dư HQ04, hiện đang có mặt Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, bên trong những boong tàu hơn 6000 quân được vớt từ bãi Kim Hải.

            Trong lúc đoàn tàu chưa rời bãi Kim Hải, thì có  tiếng còi báo động từ Soái hạm HQ04 vang lên .  “Phi cơ địch xuất hiện, tất cả vào vị trí chiến đấu” . Lệnh vừa dứt, đã thấy  các chiến sĩ  Hải quân đang khoắc vào mình chiếc áo phao màu cam, tiến đến các ổ súng Cao Xạ Phòng Không trên tàu . Trong lúc hệ thống Ra đa trên tháp chỉ huy không ngớt di động để tìm dấu vết phi cơ địch . Các tàu chở  lính được lệnh tách rời Soái Hạm và hướng về Nam . Cuối cùng giờ chót Phi cơ địch không tấn công đoàn tàu, nhưng Soái Hạm HQ04 ở lại vùng biển Phan Thiết để đoạn hậu bảo vệ đoàn tàu xuôi Nam .
 Gần tối đoàn tàu qua mũi Kê Gà với tháp Hải đăng chiếu sáng cả một vùng biển . mệt mỏi và say sóng, chúng tôi thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn, tới lúc ánh mặt trời chiếu vào mặt mới thức giấc .Nhìn ra ngoài thì thấy đây là Bến Đình nhưng tàu còn bỏ neo ngoài biển chưa cặp bến vì còn chờ lệnh Quân Trấn Vũng Tàu .

            Thiếu tá Nguyễn Hữu Tiến, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 229/ĐP, được sự ủy nhiệm của Đại tá Ngô Tấn Nghĩa lên bờ trước gặp Quân cảnh Quân Trấn Vũng Tàu để bàn kế hoạch giao nạp vũ khí, quân dụng cho Quân trấn vì sợ chúng tôi làm loạn khi được lên bờ .Từng người một bị khám xét, và bị tịch thu tất cả mọi thứ kể cả bản đồ, địa bàn trước khi lên Bến Đình . Chỉ có Thiếu tá Tiến là còn giữ được một khẩu Colt 45 và một máy PRC 25 dùng để liên lạc với Đại tá Nghĩa.
Hỡi ôi ! Đánh trăm trận không chết vì đạn pháo mìn chông của VC mà nay đoàn lính trận Bình Thuận lại bị chết nhục bởi đám Quân cảnh trong giờ thứ 25 này, qua những lệnh lạc từ trên trời rơi xuống . Nhưng chúng tôi là những người lính có kỷ luật và tuyệt đối tuân lệnh cấp chỉ huy, nên không có chuyện gì xảy ra .Nhưng đây cũng là lý do làm cho một số anh em lên được bờ thì bỏ về Sài Gòn vì trong tay không còn vũ khí và quyền chỉ huy, khiến lính không ra lính quan không ra quan . Một số cảm thấy bị xúc phạm đến danh dự khi bị đám quân cảnh trấn lột thẳng tay
.
            Nhưng trái lại, đồng bào tại Đặc Khu Vũng Tàu đã dành hết sự ưu ái nồng nhiệt đón tiếp đoàn quân di tản từ Bình Thuận vào . Dọc theo Bãi Trước gần cầu tàu, các quày thức ăn cung cấp tự do cho mọi người . Xen lẫn trong số này có các quày của các Soeur bên Thiên Chúa Giáo và quý Ni Sư Linh Sơn Tự . Các món ăn chay vừa ngon vừa gợi nhớ, làm cho các quân nhân Phật tử cảm động muốn khóc vì nhung nhớ gia đình, không biết giờ này họ ra sao ? Nói chung đồng bào và các đoàn thể ở Vũng Tàu, chính quyền đã tiếp đón thật nồng hậu những người con trở về từ giới tuyến . Mối ân tình sâu đậm ấy là những hình ảnh nồng nàn diểm tuyệt, luôn theo tôi trong suốt cuộc hành trình không bao giờ phai lạt trong suốt cuộc đời còn lại .Đoàn Quân xa gồm mấy chục chiếc luân phiên chở chúng tôi về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp ở Bà Rịa . Khi đi ngang qua Đặc Khu Vũng Tàu có ghé lại, để các cô Nữ Quân Nhân ủy lạo cấp phát cho mỗi người 5 gói mì tôm, của ít lòng nhiều nên chúng tôi vô cùng cảm động, nói lên được tình Huynh đệ Chi binh .Trưa 20-4-75 gần như các đơn vị di tản từ Phan Thiết vào đều có mặt tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc gia Vạn Kiếp Bà Ria. Tỉnh Phước Tuy, ngoại trừ một số ít bỏ ngũ trốn về Sài Gòn tìm thân nhân .

            Lúc đó  có khoảng 10.000 người tập trung về đây, đủ các quân binh chủng, nhưng đông nhất là Tiểu khu Bình Thuận hơn 3000 ngàn người . Trong khi đó từng đoàn xe GMC chở đầy binh sĩ Sư đoàn 18/Bộ Binh của Tướng Lê Minh Đảo vừa từ Xuân Lộc rút về được tái phối trí phòng thủ Sài Gòn Vũng Tàu, chạy ngược về hướng Long Thành trên QL15.
 Cũng tại Trung tâm Vạn Kiếp, thấy có mặt Đại tá Lại Văn Khuy, Liên Đoàn Trưởng 925/ĐP (Bắc Bình Thuận) và Thiếu tá Nguyễn Quốc Quân Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 212/ĐP . Sau khi chận đánh đoàn xe Tank địch tại dốc Bà Chá Lương Sơn, Đơn vị này rút quân theo lộ trình Lương Sơn, Sông Lũy ra Bàu Trắng trong mật khu Lê Hồng Phong để chờ tàu Hải quân đến đón . Đại úy Bá, Tiểu Đoàn Phó cùng một số binh sĩ vài chục người tách ra đi ngược về Lương Sơn tìm đường khác để đi, nhưng từ đó đến nay không nghe tin tức gì về đoàn quân này .

            Sáng ngày 19-4-75 Đại Đội Trưởng Đại Đội 1/212/ĐP, Đại úy Vĩnh là người trực tiếp chỉ huy phá chiến xa địch tại dốc Bà Chá Lương Sơn, cùng một số anh em dùng ghe nhỏ ra biển đón được 3 ghe giả cào lớn vào bờ rước toàn bộ BCH/Liên Đoàn 925/ĐP và binh sĩ còn lại của Tiểu đoàn 212/ĐP vào Vũng Tàu an toàn. Lúc này, Đại tá Khuy và Thiếu Tá Quân không mặc quân phục hiện cũng có mặt tại đó nhưng Thiếu tá Nguyễn Hữu Tiến được Đại tá Ngô Tấn Nghĩa chỉ định thay thế ông trực tiếp chỉ huy binh sĩ Bình Thuận trong thời gian ông về Sài Gòn xin lương bổng và tái trang bị cho đơn vị .

            Ngày 21 tháng 4-75 hầu hết các đơn vị từ Bình Thuận di tản vào được chở ngược về Đặc Khu Vũng Tàu và tập trung tại căn cứ Thủy Quân Lục Chiến ở Bãi Sau . Trung Đoàn Bình Thuận được thành lập và được tái trang bị vũ khí cùng quân trang quân dụng . Gạo được tiếp tế dư thừa nên một số đơn vị tính bán bớt để mua cá thịt cho anh em ăn . Ngày 22-4-75 Đại tá Nghĩa dùng trực thăng đáp xuống căn cứ TQLC Vũng Tàu mang theo  5 triệu đồng cấp phát tạm cho anh em mua thực phâm, mỗi người nhận tạm 200đồng/ngày . Ngày25 tháng 4 lại mang đến thêm 2 triệu đồng nữa . Đích thân Th/tá Nguyễn Hữu Tién nhận tiền và Tr/úy Cao Hoài Sơn giúp cấp phát số tiền này cho các binh sĩ Trung Đoàn Bình Thuận (Th/tá Tiến đã qua đời tại Úc vì bạo bệnh sau nhiều năm sống trong Trại tù CS ngoài Bắc) . Quân số Trung Đoàn Bình Thuận lúc đó khoảng 3000 người gồm Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, và Binh Sĩ các đơn vị tác chiến .

Riêng BCH/Tiểu Khu, BCH/Liên Đoàn 925, và các BCH Chi Khu, An ninh Quân Đội, các ban ngành coi như tan hàng ngày 19-4-75 , ngoại trừ  “ người Lính già Ngô Tấn Nghĩa, đã theo anh em đếngiờ phút cuối cùng từ mọi nẻo đường”.nên đã bị kẹt lại ở Sài Gòn dù ông có đầy đủ phương tiện để ra đi trong giờ phút cuối, nhưng ông vẫn không đi khi những chiến binh của Bình Thuận còn đó .

            Trong ngày 25-4-75, Đặc Khu Vũng Tàu cấp cho Trung Đoàn Bình Thuận một xe  Dodge, Các Tiểu Đoàn nhận lại Máy PRC 25 và bản đồ Tỉnh Phước Tuy . Lúc này bắt đầu hỗn loạn vì VC bắt đầu áp sát Thành Phố, pháo kích bừa bãi vào dân chúng đang tập trung tại Sân vận động . Phi trường bị pháo kích liên tục làm tê liệt các chuyến bay . Tệ hại nhất là tai Sân vân động, những người không nhà lại phải bồng bế nhau tháo chạy dưới làn pháo của VC. Hơn 10.000 người tại đây hoảng loạn kêu khóc rất thương tâm . Không thấy có ai có lấy một lời lên án hành động dã man này .Lương tâm loài người đâu rồi ? Các đài BBC , VOA, PHÁP đâu không tố cáo tội ác chống nhân loại này.

             Đạn bom lửa khói đã bắt đầu tiến vào đường phố, xác người cháy đen nằm trên lề đường, quân cướp giật lợi dụng hoành hành, làm cho tình hình thêm rối rắm . Tình hình trở nên nguy ngập khi Sư đoàn 18/BB được lệnh rút về Biên Hòa .Các Tiểu đoàn 274/ĐP của Th/tá Bình và 275/ĐP của Th/tá Tư chỉ huy thuộc Trung Đoàn Bình Thuận được lệnh bung ra Long Hải làm tiền đồn chận giặc, bảo vệ phía đông bắc thành phố Vũng Tàu .Các Đại đội biệt lập và Tiểu đoàn 229/ĐP trách nhiệm giữ căn cứ TQLC làm phòng tuyến chính, tiếp ứng cho các đơn vị bảo vệ Vũng Tàu. Ngày 29-4-75, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn và một số tùy viên thân cận từ Biên Hòa dùng Trực thăng đáp xuống Căn cứ TQLC, lúc đó do Trung Đoàn Bình Thuận trấn giữ . Buổi trưa cùng ngày các vị đã “di tản chiến thuật” bằng Trực thăng ra Hạm đội Mỹ đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu . Cùng lúc VC tấn công vào Long Hải, Trước sức tấn công dữ dội của địch và không có sự yểm trợ tối thiểu nào của Đặc Khu Vũng Tàu nên hai Tiểu đoàn 274/ĐP và 275/ĐP đã lui binh về căn cứ TQLC

             Trên QL15 dẫn vào Vũng Tàu, Cầu Cỏ May do TQLC đóng giữ, bị VC tấn công dữ dội nhưng gặp sự chống trả mãnh liệt nên gây nhiều thương vong cho giặc . Tại căn cứ TQLC do Trung đoàn Bình Thuận trấn giữ, Cộng quân bắt đầu tấn công bằng lối tiền pháo hậu xung cổ điển . Trung đoàn đã đánh với giặc trận chiến cuối cùng vô cùng oanh liệt .Từng đơn vị địch như những con thiêu thân lao vào, ác liệt nhất là mặt phái tây có rừng dương liểu, và động cát . Xác địch nằm ngỗn ngang vì mìn bẫy và những lằn đạn của ta . Tới chiều gần tối biết không thể nào ngăn chặn được nữa, Trung đoàn Bình Thuận rút đi dọc theo bãi biển tiến về Bãi Trước . Chúng tôi bỏ lại tất cả chỉ mang theo đạn dược,vũ khí nhẹ và lương thực vì vũ khí nặng không còn đạn nên phá hủy trước khi rút .

            Chúng tôi chiếm ngọn núi Nhỏ có tượng Chúa ngó ra biển làm vị trí phòng thủ . Đây là một căn cứ quân sự mà quân đội Nhật Hoàng đã xây dựng trước đây hồi Đệ nhị Thế chiến ( Có tài liệu nói do người Pháp xây dựng) . Trong đó có hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn kiên cố và có giếng nước . Dân chúng xung quanh kéo đến đây lánh nạn rất đông trên vài ngàn người . 
                       
            Lại một đêm dài không ngủ đi qua rất chậm như những đêm dài VN suốt 20 năm chinh chiến trên quê hương khổ đau . Tiếng súng trong thành phố vẫn tiếp diễn không ngớt, kéo dài tới cả buổi sáng ngày 30-4-75 và cuối cùng là lệnh đầu hàng của Tổng thống hai ngày Dương Văn Minh . Kết thúc vận hội của dân tộc VN Tự do, bước vào ngưỡng cửa của Thế giới đói nghèo .

            Bốn mươi mốt năm qua rồi, nhưng lịch sử cận đại của nước Việt vẫn còn đó chứ không sang trang như nhiều người đã ngộ nhận lúc ban đầu .Hãy nói lên những sự thật của lịch sử để tự trọng và xứng đáng là người cầm bút, là người Lính hay ít nhất cũng là một bình dân lương thiện . Đó là cách duy nhất đền đáp lại mối ân tình đối với người chiến sĩ một đời hy sinh hạnh phúc và mạng sống của mình cho đời .
 Người Lính Bình Thuận, những Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cán bộ Cảnh sát .. một đời xứng đáng để các thế hệ sau trân quý, noi gương . Chúng ta đã không lầm lẫn khi viết bất cứ một trang sử nào nói về “ Sự hy sinh cao quý của người lính VNCH".

            Sáng ngày 19-4-1975, hai Phản lực cơ A-37, được lệnh Quân Ðoàn III, thả bom đánh xập các cây cầu trên sông Mường Mán nhưng thả lạc mục tiêu, làm hư xập nhiều nhà cửa của đồng bào, trong khu phố Thương Mai, quanh các đường Gia Long, Nguyễn Tri Phương và Ngô Sĩ Liên.

            Tại Phan Thiết  sau ngày 1-5-1975, VC đã sát hại một số lớn Quân, Cán, Chính để trả thù. Ngoài một số anh em bị hạ sát ngay khi kẹt lai, từ 19 tới 30/4/1975, đã có không biết bao nhiêu người khác đã gục ngã trước đạn súng và lòng thù hận sắt máu cũa giặc sau ngày 1-5-1975. Giờ đây,qua ba mươi tám năm trầm thống hờn hận, dù đã vật đổi sao dời nhưng những người còn sống,một thời là nạn nhân hay nhân chứng, gia đình hoặc đồng bào địa phương, làm sao có thể quên được những hình ảnh dã man tàn khốc, mà họ đã chứng kiến được, khi VC .BT đã vô lương vô nhân đạo, bắn giết những kẻ ngã ngựa sa cơ..

            Ðời lính là như vậy đó, cho nên đâu cần phải là sử gia, nhà văn trí thức,hay những kẻ một thời nắm quyền hành, mới ghi lại được những thảm kịch của chiến tranh. Cá nhân của người viết chỉ là một quân nhân sinh trưởng tại địa phương nhưng trong mười năm quân ngũ, đã xuôi ngược mọi nẻo đường đất nước, khắp các vùng chiến thuật và ở trong nhiều đơn vị. Và điều vinh hạnh nhất của đời người, là đã cùng với quân dân Bình Thuận, sống trọn vẹn trong 18 ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975. Bởi vậy với tôi, tháng tư là một khoảng thời gian kỳ diệu, với những trang lịch sử đẳm máu treo lơ lửng trên đầu, luôn cho người lính già sống sót, môi cảm giác rất xa rất gần, như những người bạn cũ đã nằm xuống hôm qua, giờ chỉ biết nhớ mà không bao giờ gặp lại được.

            Ðó cũng là lời giải đáp thắc mắc mà tôi đã đeo đẳng suốt 38 năm qua, là đã không hề nuối tiếc cho bản thân mình.

            Bây giờ như mới hôm qua, những ngày tháng tư lửa máu tại Phan Thiết, xin kính cẩn tưởng niệm những người đã mất. Bổng thấy tâm hôn như chết khựng, không phải vì men rượu, mà là nỗi xót xa khi nghĩ tới những cơ cực của miền biển mặn, như đang úa vỡ ở cuối chân trời, trong đó có mẹ, có em, có quê hương gió cát, đang quằn quại trong thiên đàng Xã Nghĩa, không biết bao giờ mới ngoi lên được, để mà làm người.

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016
MƯỜNG GIANG
Cựu Tham Sự Hành Chánh 2
Phó Ty Cựu Chiến Binh Bình Thuận
KBC 4508

VIẾT QUA CÁC CUỘC PHỎNG VẤN :
-Cựu Đại Tá Tỉnh/Tiểu Khu Trưởng Bình Thuận Ngô Tấn Nghĩa
-Cựu Phó Tỉnh Trưởng Bình Thuận Phạm Ngọc Cửu
-Cựu XLTV Trưởng Ty Giáo Dục Thanh Niên Bình Thuận Phạm Quang Giai
-Cựu Trung Tâm Trưởng Chuân Chi BT Phan Bái
-Cựu Đại Uý Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 249ĐP Huỳnh Văn Quý
-Cựu Đại Uý Q.Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 202ĐP Huỳnh Văn Hoàng
-Cựu Đại Uý Trần Hữu Thân, ĐĐT/ĐĐ4/TĐ274/ĐP
-Cựu Đại Uý ĐĐT/ĐĐ290ĐP Nguyễn Duy Sâm
-Cựu Đại Uý ĐĐT/ĐĐ/948ĐP Mai Xuân Cúc-
-Cựu Trung Uý Cao Hoài Sơn ĐĐT/ĐĐ4/TĐ229ĐP
-Cựu Trung Uý Nguyễn Tấn Hợi ĐĐT/ĐĐ4/TĐ248ĐP
-Cựu Đại Uý Lê Văn Tuân Chi Khu Phó CK Thiện Giáo
-Lê Ngọc Lan Quận Đoàn Trưởng XDNT/BT
-Cựu Đại Uý Lê Phi Ô Tiểu Đoàn trưởng TĐ344ĐP/TK Bình Tuy
-Cựu Thiếu Tá Lê Văn Trung, Đại Uý Hàng Vinh Hiển, Nguyễn Văn Hạnh, Lê Bá Hùng..
-Cựu Trung Uý Phạm Ngọc Bảng Chỉ Huy trưởng CSQG Tuy Phong.
-Cựu Trung Úy Ngô Trúc Khánh (TKBT).
-Bà Quả Phụ Trương Đức Nghi, phu nhân cố Thiếu Tá Trịnh Văn Bình TĐT/TĐ274ĐP
-Bà Quả phu Hồ Ngọc Trai phu nhan cố Đốc Sự Phạm Ngọc Thành Phó QT Hòa Đa
-Bà Phan Thị Sâm Nhân Viên Quận Hải Long
-Cựu Trung Uý Vũ Mạnh Minh Trưởng Ban Truyền Tin Chi Khu Hàm Thuận
-Bà Nguyễn Thị Dung, Nhân Viên Ty Hành Chánh Bình Thuận

(Đồn xưa còn đó, người đâu tá ?


***























__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

Tháng Tư... ngu!...rất đáng đọc và suy ngẫm

$
0
0



From: Tuan Nguyen <
Sent: Wednesday, 6 April 2016 5:23 PM
To: Ba Quy Phan; BaoTri Do; Quang Dien Ba Quang; Cam Thao Do; Cao Mạnh Trần; Dan Thanh Tran; quang tran; Trach Nguyen; TichTran
Subject: Fwd: Fw: Tháng Tư... ngu! (bài của HUY PHƯƠNG) rất đáng đọc và suy ngẫm



----- Forwarded Message -----

Subject: Tháng Tư... ngu! (bài của HUY PHƯƠNG) rất đáng đọc và suy ngẫm

Tháng Tư... ngu!

(bài của HUY PHƯƠNG) rất đáng đọc và suy ngẫm

Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân mình trước, trong hàng nghìn cái ngu của thiên hạ, vì ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làm tôi mất nước.” Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lý chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng nghìn tân binh tại một trung tâm huấn luyện lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Sài Gòn, không chịu tìm đường chạy, vì cứ nghĩ mình gốc nhà giáo, hòa bình rồi, đi 'học” mấy ngày rồi về dạy học lại!

Ông Nghĩa Nguyễn (trái), một cựu binh sĩ VNCH, cùng con trai dự lễ tưởng niệm binh sĩ Việt-Mỹ tại Washington, DC, ngày 30 Tháng Tư, 2005. (Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)


Tôi ngu vì đã suy diễn hay hiểu sai thời gian đi “học tập,” nên chỉ đem theo 10 gói mì ăn liền Vifon, để ăn sáng trong 10 ngày, ngày thứ 11 đã ăn cơm nhà rồi!
Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia Định ra thông cáo tất cả các quân nhân cấp úy phải trình diện đi “học tập cải tạo,” mang theo tiền ăn trong 10 ngày, cấp tá mang theo tiền ăn cho một tháng. Sau này có người đi tù 17 năm ròng rã, chúng ta “chửi” Cộng Sản lừa dối, nhưng xem kỹ lại các văn bản, không thấy đoạn nào nói, cấp úy chỉ đi tù 10 ngày, cấp tá một tháng, mà chỉ nói “đóng tiền ăn.” Chẳng qua, vì chúng ta hay suy luận, và ngây thơ, khờ dại nên mắc mưu sự khôn lanh, xảo quyệt của kẻ thù, đó chính là vì chúng ta ngu!
Sau này, ra Bắc, chính tai tôi đã nghe một quản giáo cai tù nói rằng: “Đưa các anh ra biển thì cũng từ từ, trước hết là gần bờ, sau mới dần dần đưa các anh ra xa hơn, nếu không các anh chóng mặt, say sóng, chịu làm sao nổi!”

Tôi đoan chắc anh em chúng ta, nhất là quý vị tướng lãnh, nếu biết được những ngày tù không bản án, mà có người ra đi biền biệt 17 năm trời, chịu bao nhiêu khổ ải, nhọc nhằn, nhục nhã, thì một nửa trong chúng ta đã tự sát tại nhà mà chết, hoặc chạy vào rừng để rồi cũng chết vì súng đạn của Việt Cộng. May hay rủi, vì ngu mà chúng ta mới sống đến ngày hôm nay.

Khi đến các địa điểm trình diện, không ai nghĩ “đi tù” mà chỉ nghĩ “đi học.” Tại trường Trưng Vương, là nơi trình diện từ cấp phó giám đốc trở lên, hai vị, một từng là phó thủ tướng VNCH, dân biểu, một vị đã là thượng nghị sĩ, đi học còn mang theo gối ôm, và khi xếp hàng vào cổng, có vị đã giành đi trước, vì có giấy giới thiệu của Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia Định. Sau đó, bộ đội Cộng Sản mới ra lệnh: “Ai có giấy giới thiệu thì đứng qua một bên!” Giấy giới thiệu đây là giấy gọi “trình diện” cho các viên chức cấp cao, còn đối với cấp nhỏ thì chỉ có thông cáo chung trên báo chí, đài phát thanh.

Những ai còn đứng lấp ló ngoài cửa chưa chịu vào, còn nghi ngại dò la thì những chiếc xe mang tên nhà hàng Soái Kình Lâm, Đồng Khánh... mang thức ăn vào quý vị dùng bữa tối, hẳn đã đánh tan mối hoài nghi về thiện ý của người thắng trận.

Đến khi lên xe Molotova, phủ bạt kín rồi, chúng tôi vẫn còn lạc quan tin lời Cộng Sản được đưa đến chỗ đầy “đủ tiện nghi,” (chắc là có đủ điện nước, máy lạnh, sân bóng chuyền...) để học tập và khi biết đoàn xe ra đến xa lộ Biên Hòa, thì việc di chuyển lên Đà Lạt như cầm chắc trong tay. Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trường Chỉ Huy Tham Mưu, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị là những nơi lý tưởng nhất để “học tập.” Khi đến nơi ở tù rồi, Cộng Sản đưa tù vào một cái nhà kho, một trại gia binh hay một cánh rừng thì vẫn tin tưởng vào số ngày trong thông cáo, chờ ngày ra sân vận động Cộng Hòa làm lễ mãn khóa: “Quỳ xuống hỡi những cải tạo viên - Đứng lên hỡi những công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!”

Câu chuyện những người trên con tàu Việt Nam Thương Tín, Tháng Năm, 1975, sang đến đảo Guam rồi, lại đốt “barrack,” tuyệt thực đề đòi “về với tổ quốc,” là một bài học xót xa cho những người trong cuộc, có người phải trả giá bằng 17 năm tù. Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh kể chuyện, anh em “tù cải tạo” tại trại tù K2, Nghệ Tĩnh, gọi những người này bằng biệt danh “đội q...!”

Tại trại 15 NV. Long Thành, một nhạc sĩ đã hồ hởi sáng tác những bản nhạc được cai tù bắt cả trại hát: “Trồng rau, trồng đậu, trồng tình thương trong tâm hồn người...” Ra tới Bắc Thái lại thêm một bài “Ngày vui đã tới!” nhưng mà “ngày về” thì xa lắc xa lơ!
Thậm chí khi lên con tàu chở súc vật Sông Hương lưu đày ra Việt Bắc rồi, có người vẫn lạc quan “biết đâu nó chở tù miền Nam ra Đệ Thất Hạm Đội Hoa kỳ hay đi thẳng qua Guam để giao cho Mỹ!” Tàu chạy hơn một ngày một đêm rồi mà vẫn nghĩ là cập bến Đà Nẵng chứ không ai nghĩ là lên cảng Hải Phòng.

Ở trong nhà tù vẫn còn người tin tưởng “học tập, lao động” tốt thì được “Cách Mạng” cứu xét cho về với gia đình sớm, nên làm trối chết, kiệt sức, đấu tố anh em... để lấy điểm với cán bộ, cũng như đau xót cho quý bà ở nhà, dắt díu con cái đi vùng “kinh tế mới” cho chồng sớm được tha! Sau 10 “bài học tập,” tới buổi “thu hoạch” thì cứ nghĩ là viết hay thì được tha về, viết dở thì ở lại “học” tiếp.

Trước ngày 29 Tháng Ba, 1975, khi Cộng Quân chưa vào Đà Nẵng, một số người thuộc phe hòa hợp hòa giải tin tưởng thời cơ đã đến nên đã sắp đặt đưa Bác Sĩ Phạm Văn Lương lên làm thị trưởng Đà Nẵng, tin sau đó được đài BBC loan báo. Trong lần phỏng vấn bà quả phụ Phạm Văn Lương tại Nam California, bà xác nhận với chúng tôi Bác Sĩ Phạm Văn Lương chưa bao giờ là thị trưởng Đà Nẵng, nhưng có chuyện là khi có nguồn tin này, một vị trung tá đã đến gặp ông xin làm tài xế cho ông, để nhờ ông che chở, lánh nạn. Sao có người “ngu” đến mức như thế!

Ngày 5 Tháng Tư, 1975, Bác Sĩ Phạm Văn Lương cùng nhiều y sĩ khác bị đưa vào nhà tù Kỳ Sơn, và một năm vào ngày 3 Tháng Tư, 1976, Bác Sĩ Lương đã uống thuốc ngủ cùng 10 viên cloroquine để tự tử.

Trong những ngày cuối cùng của miền Nam, Tướng Dương Văn Minh vẫn còn tin tưởng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Nhưng cuối cùng, tiếng than cuối cùng tuyệt vọng của “Tổng Thống” Dương Văn Minh là: “Thầy giết tôi rồi!”

Có những người làm lớn hoặc từng “làm rung rinh nước Mỹ” mà còn ngây thơ như vậy, thì đừng trách chi một thằng lính như tôi tin tưởng vào lời của “cách mạng” đem đủ 10 gói mì ăn liền, là... ngu!
Quân tử, ngay thẳng, ngây thơ mà đối đầu với tiểu nhân, xảo trá, độc ác thì không chết cũng bị thương. Tôi đâm ra nghi ngờ rằng, khó “đem đại nghĩa để thắng hung tàn,” và thời nay thấy nhan nhản chuyện “cường bạo áp đảo cả chí nhân!”

Huy Phương



__._,_.___

Posted by: loc huong 

BẢN PHÚC TRÌNH CỦA LIÊN HIỆP QUỐC_____ Nỗi oan Thị Kính NDD [1

$
0
0

Xin kinh chuyên

---  Forwarded  Message --

On ,[chinhnghia]"<  wrote:

Ni oan Th Kính NDD 
 
Điu đáng bun là do h thng kim soát quá lng lo ca các chùa chin cho nên CS d len li, đưa công an cán b vào thao túng và kim soát . Thông thường ch mt hoc vài Nhà Sư, nhưng khi cn thì có ngay vài ba chc người mc áo cà sa vàng trong chùa .

Ca dao bình dân :
     Con vua thì c
làm vua
    Con  sãi
chùa c  quét lá đa

Ai mun m chùa hay m am miếu đđi tu c t nhiên . Ch vic mc áo cà sa và biết gõ mõ làđược . Không ai làm phin gì mình , t mình tu thân , ăn chay , tng kinh .

Su thât mât  long .


On Tuesday, October 27, 2015 9:42 PM, "Hoaiviet Nguyen n[chinhnghia]"<> wrote:

 



Posted by: Hoaiviet Nguyen <>











http://www.chinhnghia.com
http://www.kimau.com
http://www.tinhhoa.org
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

Sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống !
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
·         New Members2















1)- CPVNCH đã tận tình hợp tác với phái đoàn; phái đoàn có thể đi bất cứ nơi đâu mà họ muốn. Phái đoàn cũng đã tiếp xúc và lấy lời khai tất cả các nhân chứng mà họ thấy cần thiết.

2)- Đây là lần đầu tiên mà LHQ thực hiện một cuộc điều tra tại chổ về một chính phủ bị tố cáo vi phạm nhân quyền, nhưng không phải là do yêu cầu của LHQ, mà lại do lời mời của chính phủ đó.

3)- Chính phủ của TT. NĐD đã tạo cho phái đoàn điều tra một cảm tưởng rằng chính phủ sẵn sàng sửa chữa những sai lầm nếu đã phạm phải, cũng như chính phủ của TT Diệm tin chắc rằng những sự kiện căn bản sẽ chứng minh rằng chính phủ không có lỗi.

4)- Ông Đại Sứ Volio phái đoàn điều tra của LHQ đã kể lại một số chi tiết khi nghe lời khai của một người dự định tình nguyện tự vận bằng cách tự thiêu như sau:



“Có một vị sư trẻ mới 19 tuổi, khai với phái đoàn điều tra rằng, ông ta được một số sư sãi khuyến khích tự thiêu vì Hòa Thượng Hội Chủ Phật Giáo Thích Tịnh Khiết đã bị giết, hằng trăm Phật tử đã bị chính quyền dìm chết dưới sông Sài gòn, nhiều ni cô đã bị mổ bụng, và chùa Xá Lợi đã bị đốt cháy. 

Nhà sư 19 tuổi nầy được yêu cầu tình nguyện hy sinh tự vận vì Phật giáo, và được bảo đảm rằng ông ta sẽ được cho uống thuốc để không bị đau đớn, ngoài ra ông ta cũng được đưa 3 bức thư tuyệt mệnh đã được viết sẵn để cho ông ta ký vào. Ông ta bị cảnh sát bắt, ngăn chận cuộc tự thiêu của ông ta và cũng là kịp lúc nhà sư trẻ 19 tuổi nầy biết được những gì mà ông ta đã nghe các nhà sư kia kể cho ông chỉ là những chuyện láo khoét bịa đặt, độc ác và hoàn toàn thất thiệt. Tất cả chỉ là để kích động ông mà thôi.”

5)- Phái Đoàn cũng đã tìm gặp được một số nhà sư lãnh đạo Phật Giáo và thanh niên phật tử mà theo những báo cáo trước đây mà phái đoàn đã nhận được rằng những người nầy đã bị chính quyền của Tổng Thống Diệm giết chết, nay hóa ra đó chỉ là những báo cáo khống, không đúng sự thật.

6)- Phái Đoàn không tìm thấy bằng chứng nào xác nhận những báo cáo đã dược công bố nói rằng, có những nhà sư đã bị ném từ trên các tầng lầu cao xuống đất vào đêm Thiết quân luật 20/8/1963 khi lực lượng quân đội của chính quyền Tổng Thống Diệm mở cuộc hành quân lục soát chùa Xá Lợi.

7)- Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Dodd cũng gởi những báo cáo lên Thượng Nghị Sĩ James E. Eastland Chủ Tịch Nội An Thượng Viện ngày 17 tháng 2 năm 1964 những tin tức mà ông ta đã nhận được:

"Chúng ta đã nhận được những báo cáo rằng, chính phủ Diệm đã khủng bố tôn giáo một cách tàn nhẫn đến nỗi những người vô tội đã bị dồn vào thế phải tự vận để phản đối. Nhưng nay ta thấy sự thật không phải như vậy, mà sự thật là không hề có vấn đề khủng bố ai cả, và cuộc khuấy động nầy căn bản mang tính cách chính trị”.

Ngoài ra, Lời tuyên bố của Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Dodd như sau: 
"Những lời buộc tội chế độ Diệm tại Liên Hiệp Quốc không có căn bản, và không chấp nhận được." Theo ông ta, "những tài liệu tố cáo chất đống, quá nhiều, nhưng tất cả đều không chứng minh được đã có sự kỳ thị tôn giáo hay xâm phạm tự do tôn giáo”.

Tóm lại Bản Phúc Trình của Liên Hiệp Quốc đã chính thức kết luận rằng:

1)- Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo.

2)- Những người khai báo cho phái đoàn biết về vụ nầy thường là chỉ nghe nói lại và trình bày một cách mơ hồ, tổng quát.

3)- Mỗi nhân chứng đều cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể để trình với phái đoàn, nhưng rốt cuộc chỉ thấy có một vài hành vi lẻ tẻ, nhỏ nhặt, mang tính cách cá nhân mà thôi.

4)- Vì vậy căn cứ trên những sự kiện, bằng chứng đưa ra từ các người được phái đoàn phỏng vấn, phái đoàn đi đến kết luận rằng: Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông ta không chủ trương chính sách chống Phật Giáo vì lý do tôn giáo.

Chính Dân Biểu Sablocki của Đảng Dân Chủ thuộc Tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ, vào ngày 13 tháng 11 năm 1963 tại Hoa Thịnh Đốn đã tuyên bố rằng:
“Dù rằng vụ đảo chánh đã đem lại một đổi thay cho hiện trạng Việt Nam, thế nhưng bản trường trình của Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc vẫn có giá trị lịch sử trong việc giải minh vấn đề Phật giáo.”








From: Elvis Nguyen Tran<
Date: 2016-04-07 3:02 GMT+10:00
Subject: B
ch thư ca HT Thích Tâm Châu= Đ cho ai còn u mê c nghĩ Pht giáo VN b chính quyn VNCH đàn áp .
To:
Cc: "luckynguyen75



23
                            Hòa thượng Thích Tâm Châu trong Chiến tranh VN 
                                                      

        CỐ  TỔNG THỐNG THIỆU & HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM CHÂU

Bạch Thư Của Hòa Thượng Thích Tâm Châu: Đại Nạn Của Phật Giáo và đất Nước, 1966
Thượng tọa Thích Trí Quang - một thời "lừng lẩy" với bàn thờ
Phật xuống đường - xách động Tăng ni Phật tử, SVHS cùng với Khối Ấn quang
của HT. Thích Quảng Độ vang danh một cỏi "kiêu binh với lực lượng Phật giáo" quyết lật đổ Chính quyền hợp hiến, hợp pháp VNCH qua bàn tay máu của CSBV - [xem bài Tham vọng của HT. Quảng Độ trong E-mail kế]
Những chiếc áo cà sa khoát màu cờ máu một thời đánh phá
gay gắt hai nền Cộng hòa. Giờ đây đã sáng mắt ra với "thiên đường CS"
-Nhóm tranhđấu của Ấn Quang, được sự hộ trợ ngầm của CS nằm vùng.
 đều do bàn tay CS đạo diễn, làm hại cho Phật Giáo và quốc gia VN không nhỏ. Vì vậy, Phật Giáo không phải là không có trách nhiệm, liên đới đến sự để mất VNCH cho CS.
- Khi quân CS từ rừng về Saigon, đã có lần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chàọ
- Ngày 19-5-1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.
(lời ngài Hòa Thượng Thích Tâm Châu).

Sang năm 1966, Đại Hội Giáo Hội lại bắt buộc tôi phải làm Viện Trưởng thêm một nhiệm kỳ nữa. Giáo Hội e ngại các tướng lãnh tranh giành ảnh hưởng nhau, không thể có cơ sở vững vàng để xây dựng đất nước được, Giáo Hội yêu cầu Hội Đồng Lập Hiến. Sự yêu cầu này được phát động khắp các cấp Giáo Hộị Nhưng chỉ trong vài tháng việc yêu cầu bầu cửQuốc Hội Lập Hiến đã được Chính Quyền các Tướng lãnh chấp nhận vào ngày 14-4-1966.

Sau khi phong trào bầu cử Quốc Hội Lập Hiến đã được thỏa mãn, nhân danh Viện Trưởng, tôi đã gửi thư thông cáo tới các nơi biết : ngưng sự tranh đấu, và chỉ đặt các chương trình xây dựng đạo pháp mà thôi.

Ngày 2 tháng 5 năm 1966 tôi đáp máy bay sang Colombo, thủ đô nước Tích Lan, cùng đại biểu Tăng Già các nước soạn thảo Hiến Chương và thành lập Giáo Hội Tăng Già Thế Giới bắt đầu từ ngày 6-5-1966. và tôi đảm trách chức vụ Phó ChủTi.ch.
Từ Tích Lan trở về, tôi ghé thăm Malaysia và Singapore để cảm ơn sự hộ trợ tinh thần trong cuộc tranh đấu 1963 vừa qua.

Vào 11 giờ sáng ngày 29-5-1966, tôi về tới Saigon, được tin đang có biểu tình trong thành phố Saigon và một số nơi khác tại miền Trung. Tôi không hiểu, khi tôi đi vắng, ở nhà có Thượng Tọa Trí Quang, Thượng Tọa Thiện Minh, do đâu lại phátđộng lại phong trào tranh đấu ?

Tôi về tới VN Quốc Tự, bước chân vào cửa văn phòng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của tôi thì có một biểu ngữ nền vàng chữ đỏ ghi :
-"Muốn quần chúng tuân theo kỷ luật thì phải theo quần chúng".

Tôi vào tới bàn giấy của tôi thì có một đĩa máu, một con dao và một huyết thư:
-Yêu cầu các Thượng tọa trong Viện Hóa Đạo, không được theo Thượng tọa Tâm Châu".

Tôi định lên chánh điện VN Quốc Tự lễ Phật, tại đây có mấy các vị Tăng thanh niên không cho tôi vào chánh điện VN Quốc Tự và hăm dọa, ai muốn vào chùa hãy bước qua xác chết của ho..
Tôi vô cùng chán nản, không biết cách nào vãn hồi trật tự được. Tôi trở về chùa Từ Quang.

Về chùa Từ Quang cũng có một đĩa máu, một con dao và huyết thư

-"Cấm tôi không được hoạt động nữa".
Và, người trong chùa cho biết là họ hăm dọa sẽ đốt xe, ám sát. Và, chính các vị Tăng thanh niên đang tụ tập tại Niệm PhậtĐường Quảng Đức (Bàn Cờ) định sang chùa Từ Quang giết tôi. May có Sư Cô Vân biết được, cấp báo cho tôi biết. Tôi trốn thoát. (4)
Từ đó, tôi phải đi nghỉ, nay tại nhà này, mai tại nhà khác, nay tại Viện Nhu Đạo Quang Trung, mai tại Nha Tuyên Úy Phật Giáo.

Từ đó, VN Quốc Tự bị Tăng Ni và quần chúng theo CS nắm giữ, thao túng, liên tục ngày này qua ngày khác, ra đường Trần Quốc Toản, ngã 6 Saigon - Chợ Lớn biểu tình, đả đảo và đốt hình nộm Tổng Thống Mỹ, Tướng Thiệu, Tướng Kỳ.

Tôi không dám tới và làm việc tại Việt Nam Quốc Tự nữa.

Tại Huế, Đà Nẵng và vài nơi khác tại miền Trung cũng vậy, không sao vãn hồi được trật tư.. Lại thêm, sự xích mích giữa Tướng Nguyễn Chánh Thi và các Tướng tại Saigon. Nhóm Lập Trường ở Huế ra đời, đòi hỏi bầu Quốc Hội, đòi hỏi ngưng chiến tranh.

Kết cuộc, các Tướng Saigon mang quân ra vãn hồi trật tự miền Trung.

Thượng Tọa Trí Quang cùng nhóm tranh đấu tại Huế, kêu gọi Phật tử đem bàn thờ Phật ra đường, để ngăn cản bước tiến của Quân Đội Chính Phủ, cho các cán bộ CS nằm vùng, trà trộn tẩu thoát.

Phong trào mang bàn thờ Phật ra đường lan tràn khắp nơi và vào cả đến Saigon. Tại Saigon họ đem ảnh Phật ra để trênđống rác.
Nhìn cảnh tượng ấy tôi cảm thấy đau lòng, liền ra một thông bạch yêu cầu Phật tử không nên đem Phật ra đường.

Tại Đà Nẵng cũng như một số nơi khác, ngoài việc đem Phật ra đường, còn ghìm súng, nấp sau tượng Phật bắn ra, khi quân đội tiến vào kiểm soát chùa.

Đem Phật ra đường rồi, Thượng Tọa Trí Quang vào Tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên tuyệt thực. Sau, chính phủ đưa Thượng Tọa Trí Quang vào Saigon, ở nhà bác sĩ Nguyễn Duy Tài. Thượng Tọa vẫn duy trì việc tuyệt thực (có uống nước thuốc dưỡng sức), cho đến khi chính phủ quân nhân y lời hứa hồi tháng 4-1966, bầu cử Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 3-9-1966.

Sau khi thanh toán sự hỗn loạn tại Huế và một số tỉnh khác tại miền Trung, thì tại Đô thành Saigon, chính phủ cũng thanh toán xong nhóm náo loạn tại VN Quốc Tự. Tòa Đô Chính Saigon chính thức viết thư xin lỗi Giáo Hội :

"Vì nạn bất đắc dĩ phải thanh toán nhóm náo loạn tại Việt Nam Quốc Tự, chứ thực tâm, chính phủ không dám xâm phạm vào tôn giáo".

Tôi trở về làm việc tại Việt Nam Quốc Tự, nhưng một số các vị tranh đấu nhất định không về. Các vị cho rằng, chính phủxúc phạm đến tôn giáo và cho tôi là thân Chính Quyền. Tại miền Trung, Thượng Tọa Trí Quang cho tuyên truyền rằng : "Mỹ mua đứt Tâm Châu với 3 triệu Mỹ kim và cho tôi là cậu của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, đem quân đội ra tàn sát Phật tửmiền Trung v.v...".

Đó là chỗ nẩy sinh ra sự mâu thuẫn giữa tôi và các vị tranh đấu. Từ chỗ mâu thuẫn ấy, tại Saigon, Thượng Tọa Trí Quang và nhóm tranh đấu vu khống cho tôi là người Mỹ cho tôi 1 triệu Mỹ kim và trả lương cho tôi mỗi tháng là 20 ngàn Mỹ kim. Thực ra, tôi chưa được một dollar của Mỹ, chứ nói chi đến vạn, đến triệu. (6)

Tôi vẫn nhẫn nại làm việc, tuân theo lời dạy của Hòa Thượng Tăng Thống Thích Tịnh Khiết triệu tập Đại Hội Giáo Hội tại Việt Nam Quốc Tự từ chiều 21-10-1966.


Sự ra đời của Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang.
( Một ngày sau) Buổi chiều ngày 22-10-1966, Đại Hội mới duyệt xét chương trình nghị sự xong.
( Hai ngày sau) Bất ngờ, 3 giờ sáng ngày 23-10-1966, tại chùa Ấn Quang một số các Thượng Tọa đã lén lút thành lập Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất và đề cử Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm Viện Trưởng, coi như lật đổ tôi. Từ đó có ra Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang.

Vậy, đâu là chỗ chia đôi và lũng đoạn Giáo Hội Thống Nhất ? Sau đó, Viện Hóa Đạo Ấn Quang chuyển hướng theo đường hướng "Hòa Bình Khuynh Tả". Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử các vị ra nước ngoài liên lạc với các nhóm phản chiến, yêu cầu Mỹ rút quân, phản đối chính sách chống Cộng của Việt Nam Cộng Hòa, đòi hòa bình.

Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử Thượng Tọa Nhất Hạnh làm Trưởng Phái Đoàn Hòa Bình bên cạnh Hòa Đàm Paris.

Ấn Quang là một Phật Học Đường danh tiếng, cung ứng cho nhu cầu phát triển Phật Giáo miền Nam rất nhiều
Sau khi rút lui khỏi Viện Hóa Đạo, tôi trở ra chùa Từ Quang Vũng Tàu của tôi, vui cùng cảnh vật thiên nhiên, cho vơi bớt những sự ưu tư, vất vả.

Tại Saigon, Giáo Hội Thống Nhất Ấn Quang lại phát động phong trào tranh đấu, đòi hỏi không được tu chính Hiến Chương. (Thực vô lý, Ấn Quang chỉ có 3 Giáo Phái, Hội Đoàn, mặc dù Tăng Ni Phật tử đông. VN Quốc Tự có 8 Giáo Phái, Hội Đoàn - dù rằng người ít - vẫn có quyền tu chính Hiến Chương, chứ không phải hủy bỏ Hiến chương).
Đùng một cái, một hôm vào khoảng 7 giờ tối, một số Tăng tại chùa Ấn Quang, được sự hộ trợ của các dân biểu thân Ấn Quang có súng, như Kiều Mộng Thu v.v... đột nhập vào VN Quốc Tự bắt thượng Tọa Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Thiện Tường, cùng với rất đông chư Tăng, đem về nhốt tại chùa Ấn Quang.
Vẫn chưa yên. Lại một hôm khác, vào chập tối, phe Ấn Quang lại đem người, đem khí giới, tái chiếm VN Quốc Tự một lần nữa Lần này họ bắt hết Tăng chúng, lấy hết đồ đạc, nhiều máy may của VN Quốc Tự và đốt cháy một dãy nhà phía tay trái Quốc Tự. Nha Tuyên Úy Phật Giáo lại phải can thiệp để vãn hồi trật tư..
Sau biến cố này, Giáo Hội Thống Nhất tại VN Quốc Tự phải đề cử Thượng Tọa Thích Tâm Giác, Giám Đốc Nha TuyênÚy Phật Giáo, kiêm nhiệm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, mới yên.
Hai lần Ấn Quang đánh phá VN Quốc Tự như trên, hỏi ai làm nhơ nhớp cho lịch sử Phật Giáo VN ?
Sự việc rõ ràng như thanh thiên bạch nhật, mà nhóm tranh đấu của Ấn Quang, được sự hộ trợ ngầm của CS nằm vùng, lải nhải vu khống cho VN Quốc Tự chia rẽ Giáo Hội, Thích Tâm Châu phá hoại và lũng đoạn Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất. Thực như câu phương ngôn của Việt Nam thường nói : "Vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa ăn cướp vừa la làng". Cậy đông, lấy thịt đè người, mặc sức vu khống, thao túng không coi nhân quả là chi cả !

Cho đến nỗi những vị Tăng không biết chút gì về việc tranh đấu, việc xây dựng Giáo Hội, cũng như các vị Tăng, Ni Phật - từ ở xa, hay sau này, cũng a dua, hùa theo sự tuyên truyền nhồi sọ của nhóm tranh đấu Ấn Quang và CS nằm vùng trong suốt hơn 30 năm naỵ Thật tội nghiệp !

Nói thẳng thắn, cuộc chiến tranh Quốc Cộng tại Việt Nam, không có một tôn giáo, một đoàn thể nào, không bị CS nằm vùng gây chia rẽ, phá hoại. Thiên Chúa Giáo có những cán bộ gộc nằm vùng như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng v.v...

Thực sự, cuộc tranh đấu từ tháng 6-1966, cho đến nay chia đôi Giáo Hội, đều do bàn tay CS đạo diễn, làm hại cho Phật Giáo và quốc gia VN không nhỏ. Vì vậy, Phật Giáo không phải là không có trách nhiệm, liên đới đến sự để mất VNCH cho CS. Vấn đề này, chính Hòa Thượng Thích Huyền Quang cũng thường nhắc đi nhắc lại : CS từng tuyên bố : "Phật GiáoẤn Quang hai lần có công với Cách Mạng".

* Vấn đề hòa hợp hòa giải và các tạp sự sau đó.

Đầu thập kỷ 1970. hòa đàm Paris đang tiến đến hồi mặc cả có lợi nhiều cho CS, thì tại VN phe tranh đấu Ấn Quang, do Thượng Tọa Thích Trí Quang lãnh đạo, đã cho thành lập phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, do ông Vũ Văn Mẫu được coi là Thủ Lãnh. Phong trào này không được sự tán thành của hai Thượng Tọa Thiện Minh và Huyền Quang. Vì hai Thượng Tọa này không tán thành phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nên Thượng Tọa Trí Quang và phe nhóm của Thượng Tọa đã tung ra một chiến dịch bôi bẩn Thượng Tọa Thiện Minh và Thượng Tọa Huyền Quang một cách tàn nhẫn. 

Cũng vi chiến dịch này, trong suốt một năm, Giáo Hội Thống Nhất Ấn Quang không thể triệu tập được Đại Hội để bầu cửchức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo vì Thượng Tọa Thích Thiện Hoa đã viên tịch, khiến cho Thượng Tọa Thích Trí Thủlà một vị Tổng Vụ Trưởng phải đứng lên xử lý thường vụ.

Tình hình biến chuyển hoàn toàn bất lợi cho VNCH. Ngày 30-4-1975, là ngày cáo chung của chế độ VNCH. Những bộ mặt thân CS đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ.

- Khi quân CS từ rừng về Saigon, đã có lần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chàọ
- Ngày 19-5-1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.

- Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam-Bắc của CS, một Thượng Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh CS, kể công của Ấn Quang và đả kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm Châu.

Hòa Thượng Thích Tâm Châu


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2=BF=C2=BDCH?= 





Posted by: Kim Thy 

THÁNG TƯ LẠI NHỚ NHỮNG NGÀY QLVNCH TỬ CHIẾN TẠI XUÂN LỘC

$
0
0


--
Kính Chuyển
MG

THÁNG TƯ LẠI NHỚ NHỮNG NGÀY QLVNCH
TỬ CHIẾN TẠI XUÂN LỘC
HỒ ÐINH
Tiểu Ðoàn 1/Trung Ðoàn 43/ Sư Ðoàn 18 Bộ Binh
(Kbc 4424)


          Chiến tranh VN đã kết thúc từ 41 năm về trước, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho QLVNCH đang chiến đấu, phải buông súng vào giữa trưa 30-4-1975. Tất cả những sự kiện lịch sử của một thời loạn lạc, xáo thịt bằng nồi da của chính đồng bào mình, nay ngó lại, có khác gì ta đang ngồi xem một vở bi hài kịch rất tàn nhẩn vô duyên, ngắn ngũi, nên mở màn và kết thúc một cách vội vàng.

          Nhưng làm sao quên được hởi trời ? nhất là đối với những người trong cuộc, bất kể là dân hay lính, những ai được mắt thấy tai nghe, là nạn nhân hay thân quyến, phải sống trong địa ngục hãi hùng sau ngày ngưng bắn 1-5-1975, trong cảnh ngày đêm lúc nào cũng chết điếng, qua tiếng dọa thét, đập cửa xét nhà, bắt tội phạm của công an, cán bộ VC. Ðó là chưa nói tới những khuôn mắt dã man cầm thú của chúng, thể hiện bản chất tàn ác gớm ghê, mà mới đây toàn thể nhân loại, mới nhận diện đích thực, qua tấm hình ‘ lịch sử ‘ có một không hai , diễn lại cảnh VC bóp họng Linh Mục Nguyễn Văn Lý, trước cái gọi là Tòa Án.

          Ðọc ‘ Kẻ ở lại Thạch Hào ‘ của thi hào Ðổ Phủ đời Ðường, từ những câu thơ ‘ chiều trú xóm Thạch Hào. Ðêm nha lại bắt người. Ông già vượt tường trốn. Bà già ra cửa dòm.. Van rằng có con trai.Nghiệp Thành đều đi thú. Một đứa gửi thư nhắn. Hai đứa vừa chết trận.. Trong nhà không còn ai.. ’ ’ ’ Cũng đủ cho chúng ta hình dung lại khúc phim những ngày chinh chiến, trong đó nói lên thân phận của người trai thời tao loạn của cả hai miền Nam-Bắc VN, ai cũng cùng chung cảnh khổ, có khác chăng là khác ở chổ bị cưởng bức tại miền Bắc và tự nguyện thi hành bổn phận quân địch tại VNCH.

          Tại xứ Chùa Tháp, bộ mặt ác quỷ của Cộng Sản Quốc Tế qua Khmer Ðỏ xuất hiện sớm hơn VNCH 13 ngày. Lúc đó , thủ đô Nam Vang có hơn 2 triệu dân chiến nạn, từ khắp nơi chạy về. Cũng vì quân lực nước này quá yếu , nên vào những ngày cuối cùng, không thể bảo vệ được cho đồng bào mình, khiến họ bị Polpot giết hại thảm thê . Cuối cùng Mỹ phải bỏ rơi phi trường Pochentung dưới mưa pháo , cuốn cờ siêu cường cùng với tổng thống Lon Nol chạy trối chết bằng máy bay ra biển, mới toàn mạng. Ngày 17-4-1975, trên đường vào thủ đô, Polpot tàn sát dã man dân Cam Bốt, đến nổi cả xứ Chùa Tháp vang danh thế giới , qua những hình ảnh ‘ các cánh đồng xác người (the killing fields) ‘..Trong đợt tàn sát này, Polpot gần như thủ tiêu hết thành phần trí thức của đất nước mình, nên chúng ta cũng không lấy làm lạ , khi thấy Cộng Ðồng Người Miên tị nạn trên đất Mỹ, rất ít khoa bảng, trí thức.

          Trong khi đó tại VNCH, mặc dù gần nữa quân lực VNCH tại hai quân đoàn I và II tan rã sau cuộc lui quân vào những ngày đầu tháng 4-1975. Nhưng sau đó, những đơn vị còn lại của QLVNCH đã cũng cố và lấy lại tinh thần . Họ đã chiến đấu rất anh hùng và bạt mạng, coi cái chết nhẹ tợ lông hồng, dù ai cũng biết đó là giờ thứ 25 , chết không có tiền tử tuất, bị thương thì ráng mà cắn răng trăn trở với vết thương.. Ðiều này cho thấy gần hết những người đi chiến đấu tại Miền Nam VN, không vì tiền Mỹ mà đánh giặc thuê cho Mỹ.. như nhiều người trước đây đã hiểu lầm.

          Chính Họ dã đem xác thân mình ngăn tăng đở pháo khắp các mặt trận long trời lở đất tại Khánh Dương, Phan Rang, Phan Thiết, Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy, Long An, Tay Ninh, Hậu Nghĩa và Sài Gòn.

          Ngày nay ai cũng biết hết những thành tích của QLVNCH, qua thời gian tồn tại suốt 20 năm máu hận (1955-1975) giữa biền thù trời lệ, giặc ngoài, giặc trong, giặc đâm sau lưng chiến sĩ.. Mới đây, trong tác phẩm ‘ 55 days of the fall of South Vietnam’, tác giả Alan Dawson, có nhắc tới hai tiểu đoàn còn lại của Nam VN, chừng 600 người, giữa trùng vây của Bắc Việt , sau khi QLVNCH được lệnh rút bỏ Xuân Lộc. Chuyện có thật nhưng Alan viết sai dữ kiện, vì giờ chót rút quân, không có một đơn vị nào, kể cả Nghĩa quân, bị buộc ở lại để bảo vệ Xuân Lộc, lúc đó không còn giá trị chiến lược, vì Bắc Việt đã tìm đường khác để tiến quân về Sài Gòn. Ðơn vị bị kẹt lại là Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 43, SD 18BB, do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế làm Tiểu Ðoàn Trưởng. Trong suốt những ngày tử chiến tháng 4-1975, TD2/43/18 có nhiệm vụ đóng trên Núi Thi., ngoại ô thị xã Xuân Lộc, để bảo vệ dàn pháo của Su Ðoàn. Khi Tướng Lê Minh Ðảo, tư lệnh Mặt Trận Long Khánh, nhận lệnh của Bộ Tổng Thanm Mưu QLVNCH, qua lệnh trực tiếp của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3, ngay tại mặt trận, ‘ BỎ LONG KHÁNH’ và triệt thoái tất cả các đơn vị đang chiến đấu, gồm SD18BB, Tiểu Khu Long Khánh, Lữ Ðoàn1 Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân.. thì Tiểu Ðoàn 2/Trung Ðoàn 43/SD18BB là đơn vị cuối cùng, trong cuộc rút quân, vì còn có nhiệm vụ đánh nghi binh, chận đường, để giúp đại quân an toàn trở về cõi sống, nên bị thiệt hại nặng nề. Còn luật sư Nguyễn văn Chức thì dựa vào tài liêu của Hoàng Cơ Thụy và Frank Snepp, nên nói trực thăng tới bốc 4 tiểu đoàn còn lại của SÐ18BB, trong đó có Tướng Tư Lệnh Lê Minh Ðảo, Ðại Tá Trung Ðoàn Trưởng TrÐ43/18 là Lê Xuân Hiếu, đang bị 40.000 bộ đội Bắc Việt tràn ngập. Thật sự trong cuộc lui quân, từ tướng xuống tới hàng binh sĩ, không có ai được trực thăng tới bộc về, mà tất cả đều hành quân bộ. Lúc các cánh quân VNCH, hầu hết đã về gân như an toàn tại Bình Giả, Phước Tuy,thì TD2/43’18BB, chỉ một mình còn trong biển giặc như Alan Dawson mô tả. Sự thật là vậy đó, các nhân chứng như tướng Ðảo, các Ðại Tá Lược, Lến, Hiếu. Dũng, Công.. của SD18), Ðại Tá Phạm Văn Phúc-Tỉnh Trưởng Long Khánh, Ðại Tá Ðính , Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, các Tiểu Ðoàn Trưởng thuộc SD18BB, có tham dự trận đánh và cuộc lui quân như Nguyễn Phúc Sông Hương, Ý Yên-Phan Tấn Mỹ, Ðại Uý Lê Sơn, Chi Ðoàn Trưởng Thiết Ðoàn 5 Kỵ Binh, các Thiếu Uý Ðặng Phúc (Biệt Ðội Quân Báo), Ngô Gia Hậu (Phóng Viên), Nguyễn Hào (Phòng 3.SD).. và nhất là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2/TrD43/SD18BB, người từ cõi chết trở về, vào tù tại Bắc Việt và tới Mỹ qua diện HO.. đều là những nhân chứng sống, có đủ tư cách, để nói và viết những sự thật lịch sử.

          Cựu Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, Tư Lệnh SÐ18BB, cánh chim đầu đàn của Mặt Trận Long Khánh tháng 4 năm 1975, sau chuyến công tác tại Úc, trở lại Nam CA trước khi về nhà ở miền Ðông Mỹ. Ông tâm sự với những đồng đội cũ ‘ nói gì thì nói, niềm sung sướng nhất của tôi bây giờ là có dịp gặp lại các chiến hữu ngày xưa, để cám ơn họ đã cùng nhau sát cánh tử chiến với giặc Hồ tại mặt trận Xuân Lộc ‘.Ðời của những người lính già là thế đó, dù cho họ có mang cấp bậc nào chăng nữa, thì ước nguyện cuối cùng của người lính Miền Nam, cũng chỉ hướng về đồng đội, chiến hữu mà thôi. Tóm lại chiến sử trên, tuy không lật ngược được tình hình của đất nước lúc đó nhưng ít ra cũng giúp cho đồng bào có thêm thời gian di tản ra nước ngoài, tránh được những thảm họa, mà những người ở lại phải nhận chịu sau ngày 1-5-1975.

1-SƯ ÐOÀN 18BB VÀ CÁC ÐƠN VỊ TĂNG VIỆN, TỬ CHIẾN VỚI CỌNG SẢN BẮC VIỆT TẠI XUÂN LỘC THÁNG 4-1975 :

          Sau khi Sài Gòn thất thủ, ngày 2-5-1975 Peter Kahn chủ bút Wall Street Journal, giải báo chí Pulitzer, đã viết bài truy điệu Nam VN đăng trên báo này ‘ Quả thật sau cùng, quân lực VNCH đã rã ngũ vì tuân theo lệnh của tổng tư lệnh quân đội lúc đó, là tổng thống Dương Văn Minh. Nhưng đó không phải là một quân lực hèn nhát hoặc vô dụng, vì có một vài phần tử quan quyền đào ngũ chạy theo Mỹ. Sự thật , quân đội VNCH rất vững mạnh và chiến đấu dũng cảm khắp các mặt trận, đăc biệt là từ mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị, Kon Tum, Bình Ðịnh và An Lộc. Ðó là một quân đội xứng đáng được biết ơn, ca tụng vì đã giữỳ được từng mảnh đất quê hương, trước cuộc xâm lăng của cọng sản quốc tế, trong nhiều năm qua. Và cuối cùng vào những tuần lễ chót của tháng tư, khi người Mỹ đã chấp nhận đầu hàng giặc, thì người Lính VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu khắp nơi, và mặt trận XUÂN LỘC đã trở thành mồ chôn tập thể của những kẻ xâm lăng, bạo tàn. Nhờ vậy, một số người , VN lẫn My,ờ mới có cơ hội trốn chạy ra ngoại quốc, thoát được cảnh tù đầy địa ngục, chốn nhân gian cùng khốn tận tuyệt của cõi đời, khi rợ Hồ từ miền Bắc vào Nam làm chủ. Một số it này, hiện nay, dù đã cuối đời nhưng vẫn không giữ nổi khi phách và danh phận của đấng trượng phu, tướng lãnh, trí thức , khi đã quay lưng phản bội dân tộc, bôi mặt hợp tác với giặc, đề dầy xéo thêm nỗi đau tận tuyệt của đồng bào mình trong suốt 30 năm quốc hận, đối lấy chút hư danh cặn thừa trong vũng bùn ô uế xã nghĩa. Ðây là những hình nộm nói tiếng người, hằng ngày được VC bêu xấu trên báo chí, để miệng đời bôi bác rủa trù, chẳng những riêng chúng, mà lây xấu tới con cái dòng họ.

          Tháng tư ở Long Khánh, trời thường đổ những cơn mưa rào như trút nước, nhiều lúc lính đang hành quân trong rừng, có cảm tưởng như mình đang lênh đênh bơi trong biển khổ của cuộc đời. Và tháng tư năm 1975, trời hình như biết trước cơn bão táp của miền Nam, nên đổ mưa rất sớm. Trong mưa có gió, nên khiến cho cả thị xã Xuân Lộc, đỏ ối một màu vì xác hoa phượng vĩ ven đường, bị gió mưa dồn dập.

‘..đêm nay Xuân Lộc, vầng trăng khuyết
như một vành tang trắng đất trời
chân theo quân rút, hồn ta ở
nghe nước La Ngà cuồn cuộn trôi
.. em ơi tiếng tắc kè thê thiết
gọi giữa đêm dài quá lẽ loi
chân bước, nửa hồn chinh chiến dục
nửa hồn Xuân Lộc, gọi quay lui.. ’ ’ ’
( thơ của Nguyễn Phúc Sông Hương).

          Xuân Lộc là chiếc nôi đầu đời, mà người lính Tiểu Ðoàn 1, Trung Ðoàn 43 Biệt Lập, của Ðại uý Ngô Văn Diệp, từ miền xa cao nguyên Di Linh, tới hành quân và tru đóng vào giữa tháng 4-1964, coi như là đơn vị tiền phương thành lập Sư Ðoàn 10 bô binh vào ngày 16-5-1965, gồm ba Trung Ðoàn biệt lập, kỳ cựu của quân lực VNCH là Trung Ðoàn 43, 48 và 52.Trung Ðoàn 43 bô binh thoát thai từ Trung Ðoàn 404 thành lập tại Phan Thiết ngày 1-8-1954, trước khi biệt lập, trực thuộc SD15 khinh chiến, từng tham dự các chiến dịch Ðinh Tiên Hoàng, Nguyễn Huệ.. tại Nam Phần vào năm 1955.

           Trung Ðoàn 48 bộ binh thoát thai từ Trung Ðoàn 203 bộ binh, gồm các tiểu đoàn 47, 702 và 52. Sau đó cải thành Trung đoàn 48 bộ binh, thuộc Sư Ðoàn 16 khinh chiến, gồm các Trung Ðoàn 46, 47 và 48. Năm 1958 qua đợt cải tổ, SD16 khinh chiến bị bãi bỏ, các Trung Ðoàn 46,47 và 48 trở thành biệt lập. Sau này, Trung Ðoàn 47 bô binh cùng với Trung Ðoàn 43 qua nhiều lần hoán đổi đơn vị, để trực thuộc SD23 bộ binh, cuối cùng Trung Ðoàn 46 thuộc SD25BB, Trung Ðoàn 47 thuộc SD22 BB .

          Theo tinh thần Sự Vụ Văn Thư số 00326 ngày 6-3-1963, quyết định thay đổi danh hiệu mới cho Trung Ðoàn 32 ( nguyên Trung đoàn 101 BB với tiểu đoàn 5 (1/32), 13 (2/32) và 511 (3/32), của SD21Bộ Binh, trở thành Trung Ðoàn 48 Biệt Lập. Còn Trung Ðoàn 48 củ, đổi danh hiệu là Trung Ðoàn 32, trực thuộc SD21 Bộ Binh.

           Riêng Trung Ðoàn 52 được thành lập ngày 1-12-1954 tại Ðệ 1 Quân Khu, gồm các Tiểu Ðoàn 54 BVN, 704 và 713. Về sau, đổi danh hiệu là Trung Ðoàn 54 Biệt lập, trú đóng tại Ðà Nẳng. Ngày 14-2-1968, tướng Wheeler, chủ tịch Liên quân Mỹ,khi trả lời với báo chí,trong cuộc điều trần trước Hạ Viện Mỹ, là sáng nay tướng Westmoreland có báo, là đã tới thăm Trung Ðoàn 54 biệt lập, đóng ở phía nam Ðà Nẳng, để chúc mừng và tưởng thưởng cho Họ vì đã chận đứng được Sư Ðoàn 2 Bắc Việt , trong mưu toan chiếm Ðà Nẳng, vào Tết Mậu Thân. Còn Trung Ðoàn 135 Ðịa Phương , đóng tại Gia Ðịnh, trở thành Trung Ðoàn 52 Biệt Lập, sau đó Trung Ðoàn này trực thuộc SD18BB.

           Hai tiểu đoàn nổi tiếng nhất của SD18/BB là TD2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế và TD1/52 của Ðại Uý Huỳnh Văn Út, nhiều lần được vinh danh trước quân đội, vì thiện chiến và là đơn vị bắn cháy nhiều xe tăng của Bắc Việt tại trận địa. Năm 1974, hai chiếc T54 và PT76 của Bắc Việt, bị hai đơn vị trên bắn cháy, được kéo về làm kiểng trước sân Dinh Ðộc Lập, sau khi mất nước, mới bị VC phi tang. Ngoài ra, các Tiểu Ðoàn 1/52 ố 1/48 và nhất là TD3/52 của Thiếu Tá Phan Tấn Mỹ (Nhà văn Ý Yên) đã vang danh trong những ngày tử chiến tại Xuân Lộc vào tháng 4-1975.

          Từ tháng 6-1965, các Trung Ðoàn 43,48 và 52 đều có thêm Tiểu Ðoàn 4, nhưng tới tháng 2-1971, các Tiểu Ðoàn 4 đều bị giải tán và quân số được nhập vào các Tiểu Ðoàn còn lại. Về chiến thuật, Trung Ðoàn 43 là thành phần lưu động của Sư Ðoàn cũng như giữ Long Khánh-Xuân Lộc, Trung Ðoàn 48 trách nhiệm Chiến Khu D (Phước-Bình-Thành), còn Trung Ðoàn 52 có doanh trại tại Ðồi Phượng Vỷ, trên núi Chứa Chan, ở Ngã Ba Ông Ðồn (Gia Ray) Nhưng về sau,tình hình chiến cuộc gia tăng, nên các Trung Ðoàn thay phiên nhau trong các vùng trách nhiệm.

          Sư Ðoàn 10 BB sau đổi thành SD18BB vào ngày 1-1-1967 qua đề nghị của Tư lệnh lúc đó là Chuẩn tướng Ðổ Kế Giai. SÐ mang phù hiệu Nỏ Thần, đang lướt trên hai nền màu xanh da trời đậm và lợt, tượng trung cho bước chân của lính trong cõi mông mênh cùng tận, mà Nguyễn Cộng Trứ khi đề cập tới chí nam nhi, đã viết : ‘ tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, làm cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng ‘.Từ năm 1965-1969 qua các tư lệnh như Ðại Tá Nguyễn Văn Mạnh (16/5/1965-10-8-1965), Chuẩn Tướng Lữ Lan (10/8/1965-15/9/1966), Ðại Tá Ðổ Kế Giai (15/9/66-20/8/69), trong giai đoạn này, Sư Ðoàn 18BB bao vùng Khu 31 Chiến Thuật, gồm các tỉnh Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và Ðặc Khu Vũng Tàu, thuộc Vùng III Chiến Thuật. Từ ngày 20-8-1969 tới 4-4-1972,tư lệnh là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, vì bị Quân Ðoàn III, chia chặt thành từng mãnh, tăng phái khắp nơi, dưới quyền của các SD5 và 25 BB, nên binh sĩ có mặc cảm là đơn vị trừng giới, khiến cho SD18BB, bị xếp hạng chót trong bảng xép hạng đơn vị thuộc QLVNCH..

          Cá sống nhờ nước, lính chiến đấu giỏi khi gặp được cấp chỉ huy tài ba, can trường, thương lính và trên hết phải biết lội với lính trước súng đạn.. Ngày xưa, qua huyền thoại, điển tích và sách vở, ta biết giai nhân cùng danh sĩ, như có duyên nợ với nhau từ tiền kiếp. Dương Chí Hoán đời Ðường, nổi danh nhờ một ca kỹ hát bài Lương Châu Từ của mình. Tô Ðông Pha làm giúp một bài phú cho ca nhi Triệu Vân, mà lấy được một người vợ tài hoa ý hợp nhưng cảm động hơn hết, có lẽ là Giang Châu Tư Mã-Bạch Cư Dị (772-846), trong một đêm mưa rơi tầm tả, tiễn bạn trên Bến Tầm Dương, tình cờ gặp lại người ca kỹ năm nào nổi danh tài sắc chốn Trường An, qua một bản đàn tuyệt diệu, Danh Sĩ đã cảm hứng viết Trường Ca ‘ Tỳ Bà Hành’ cổ kim bất hủ.

          Trong đời binh nghiệp cũng vậy,suốt cuộc chiến VN, những nguời lính nhảy dù, biệt kích, thủy quân lúc chiến, biệt động quân.. được đồng bào miền nam thân thương quen gọi là các thiên thần, bởi vì hầu hết các đơn vị trên đã có nhiều cấp chỉ huy tài ba can trường. Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa.. luôn hòa mình với thuộc cấp của mình tại các tiền đồn hẻo lánh,bên những đơn vị nghĩa quân, cảnh sát dã chiến,xây dựng nông thôn và địa phương quân tại chiến trường.Nhờ vậy hai tỉnh Chương Thiện-Bình Thuận, bị cọng sản quậy phá nhiều nhất, lại là hai địa phương an ninh hạnh phúc cho tới 30-4-1975. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) dù bị lịch sử phán xét thế nào cũng kệ nhưng rõ ràng nhất, ông là một cấp lãnh đạo can đảm, biết chia xẻ gian lao, máu lệ với người chiến sĩ đang lăn xả trong bom đạn sa trường nguy hiểm nhất, ngay lúc trận tuyến chưa im tiếng súng, tại Quảng Trị, KonTum, An Lộc, Bình Ðịnh.. Tương tự, những người lính Nỏ Thần Miền Ðất Ðỏ, đã tao phùng-kỳ ngộ với một cấp chỉ huy năng động, thích hợp với những lính biệt lập 43,48 và 52 đã từng bị đầy ải khắp mọi miền đất nước, đâu có khác gì các Ðơn Vị Biệt Ðộng Quân Biên Phòng, Biệt Lập, không biết ai là Cấp Chì Huy tối cao của mình. Ðây cũng là một trong những yếu tố then chốt, đã vực dậy một Ðại Ðơn Vị sắp quỵ vì quá nản phiền. Nhờ đó mà SD18BB từ đội đít, lần lần dọc ngang và cuối cùng, đứng ưỡn ngực với các Ðơn Vị khác của Quân Lực trong bảng xếp hạng cuối đời.

          Ngày 4-4-1972, Ðại Tá Lê Minh Ðảo làm Tư Lệnh SD18BB, thế Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ. Gọi là Sư Ðoàn Trưởng cho oai, chứ lúc đó quân số còn lại của SD18BB vỏn vẹn chỉ có DD18 Trinh Sát, DD48 Trinh Sát và 1 Tiểu Ðoàn của Trung Ðoàn 48BB. Tất cả lính của Sư Ðoàn từ Thiết Ðoàn 5 kỵ binh, Trung Ðoàn 43, 48, 52 đều bị Quân Ðoàn III xử dụng, tận góc biển chân mây, khiến cho Tư Lệnh SD18BB lúc đó, thật ra còn thua Tiểu Ðoàn Trưởng, vì trong tay không còn một đơn vị nào thuộc về mình., để chỉ huy xử dụng.

          Khởi sự từ con số không, Tướng Ðảo, một sĩ quan thường bị cười nhạo là hành chánh vì quẩn quanh chỉ làm quận trưởng, tỉnh trưởng. Nhưng đó là một nhận xét có ác ý ganh tỵ, vì qua kinh nghiệm lịch sử cận đại VN, không thiếu gì những vị tá, tướng.. một đời lăn xả ngoài trận mạc, vẫn không được đời xưng tụng là tài giỏi. Ðể chứng minh người thật việc thật, tri hành phải hợp nhất, qua việc hành sử lúc ban đầu, với số đơn vị ít ỏi trong tay, đã biết khôn khéo, cũng như bỏ cái quan niệm ‘ lính chính quy-lính bảo an’, trong việc phối hợp hành quân cùng các Ðơn Vị Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân và Bình Ðịnh Xây Dựng Nông Thôn, kể cả Cảnh Sát Dã Chiến (Lúc đó toàn là chủ lực quân biệt phái hay thuyên chuyển về gần nhà).. tại các Tiểu Khu Long Khánh, Phước Tuy, nên chỉ một thời gian ngắn đã bình định xong vùng này. Rồi thì lần lượt Quân Ðoàn III, trả lại các Trung Ðoàn cơ hữu của SD18BB cho tướng Ðảo. Lúc đó,Trung Ðoàn 52BB, đang hành quân tại Bình Long, Trung Ðoàn 48BB trách nhiệm giữ nhà, nên chỉ còn Trung Ðoàn 43 của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, cùng tư lệnh là Ðại Tá Ðảo, xông pha hầu hết các miền đất dử của VC lúc bấy giờ , dẹp tan chiến khu Chà Rầy, Trung Lập, Củ Chi để giải vây cho quận Trảng Bàng. Tiếp đến, Trung Ðoàn 43 và Tướng Ðảo lại vào Bến Súc, Dầu Tiếng, giải vây Ðồn Ðiền Michelin, giữ được con đường huyết mạch từ Bình Dương-Bến Cát, mà trong trận Mùa hè đỏ lửa 72, quân tiếp viện của ta sử dụng để vào An Lộc.

          Tới cuối tháng 6-1972, SD5BB của Tướng Lê Văn Hưng, tuy vẫn giữ vững An Lộc nhưng đã bị tổn thất nặng nề, nên được điều động ra khỏi trận địa. Các đơn vị tăng phái của Vùng 4 CT như SD21BB, Trung Ðoàn 15/SÐ9BB.. cũng được trả về bản địa. Do trên, Quân Ðoàn III, sau khi hoàn lại đủ quân số cho Chuẩn Tướng Ðảo (đưọc gắn sao tai BTL Tiền Phơng QĐ3 tại Lai Khê), đã điều động toàn bộ SD18BB vào An Lộc, phối hợp với Liên Ðoàn 5 Biệt Ðộng Quân của Trung Tá Ngô Minh Hồng, chiếm lại toàn vẹn lãnh thổ Bình Long. Tháng 12-1972, sắp đến ngày ký Hiệp Ðịnh Paris, nên VC lại ồ ạt dành dân chiếm đất, vì vậy QDIII giao Bình Long-An Lộc cho Biệt Ðộng Quân và sử dụng SD18BB như một đơn vị Tổng Trừ Bị của Quân Ðoàn. Thời Trung Tướng Phạm Quốc Thuần thay Tướng Nguyễn Văn Minh làm Tư Lệnh QDIII, ngày 7-11-1973 đã cho tái lập lại Lực Lượng 3 Xung Kích, trước sau vẫn do Chuẩn Tướng Kỵ Binh Trần Quang Khôi, là một trong những tướng lãnh tài ba, anh hùng của QLVNCH chỉ huy. Ðại đơn vị này có bảng cấp số tương đương với một sư đoàn bộ binh nhưng về hỏa lực có phần hùng mạnh hơn vì được phối hợp tác chiến giữa bộ, thiết giáp và pháo binh., gồm 3 Chiến Ðoàn Thiết Giáp 315,318 và 322. Các Chiến Ðoàn đều tổ chức giống nhau, gồm 1 Tiểu Ðoàn BDQ, 2 Chi Ðoàn Thiết Vận Xa 113, 1 Chi Ðoàn Chiến Xa M48, 1 pháo đội cơ động 105 ly gắn trên xe M548 và 1 Trung Ðội Công Binh. Ðây là đơn vị trừ bị thứ 2 của QDIII, sau ngày ký hiệp định Ba Lê năm 1973. Từ đó chiến cuộc càng ngày càng tàn khốc, Bắc Việt ngoài số bộ đội có sẵn được Mỹ cho ở lại, còn có nhiều sư đoàn khác cũng ào ạt vào Nam, vì đường mòn Hồ Chí Minh coi như đã bị bỏ ngõ, tấn công khắp mọi nơi nhưng dữ nhất vẫn là những địa danh sát nách Sài Gòn như Ðịnh Quán, Củ Chi, Tam Giác Sắt, Phước Tuy.. hầu hết những vùng trên đều thuộc trách nhiệm của SD18BB. Tóm lại, từ năm 1972 tới đầu năm 1975, SD18BB dưới quyền của Tướng Lê Minh Ðảo, gần như xông pha trăm trận, nên đã hy sinh rất nhiều quân nhân các cấp. Nhờ vậy mà người lính Nỏ Thần đã trưởng thành trong khói lửa, quân kỳ của Sư Ðoàn được gắn nhiều anh dũng bội tinh, mang giây biểu dương màu quân công bội tinh, nhờ niềm hãnh diện đó, dân và lính miền đất đỏ, đã đánh một trận cuối cùng với giặc tại Xuân Lộc, vừa rửa hận cho Dân-Nước, vừa lưu danh ngàn đời trong Việt Sử, chống ngoại xâm do Bắc Việt mang từ Nga-Tàu về.

          Tháng 4-1974, Thượng Viện Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho Nam VN. Tại chiến trường, Bắc Việt xé bỏ hiệp ước vừa ký tại Ba Lê năm 1973, tấn chiếm Thường Ðức và Trại Tống Lê Chân. Ngày 9-8-1974, Nixon từ chức tổng thống vì vụ Watergate mang theo hẹn hứa giúp VNCH xuống mồ, vì Ford lên thay không bao giờ đếm xỉa tới., hoặc có muốn giúp miền Nam, thì nói cũng chẳng ai nghe, vì ông không phải là vị tổng thống do dân bầu lên theo luật định.

          Trước tình hình hỗn độn chính trị tại Mỹ,Bắc Việt tấn công và chiếm tỉnh Phước Long nhưng Hoa Kỳ vẫn im lặng, còn Ford theo B.Paulmer trong ‘ The 25 th year war ‘ năm 1984, đã tuyên bố là Hoa Kỳ dứt khoát không can thiệp vào chiến tranh VN. Thế là Hà Nội hồ hởi xâm lăng Miền Nam. Ngày 10-3-1975 đánh thành phố Ban Mê Thuột. Ngày 14-3-1975 rút bỏ cao nguyên bằng Liên tỉnh lộ 7, Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên. Ngày 20-3-1975 bỏ Huế, Quảng Trị. Nói chung hai cuộc lui quân, làm hàng trăm ngàn đồng bào vô tội, gia đình binh sĩ , chết và bi thương thảm thiết vì hỏa lực của cọng sản, bắn nhắm vào những người dân lánh nạn, trong đó phần lớn là người già, đàn bà, trẻ thơ vô tội. Tổng thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên.. chỉ một phút quyết định ngắn ngủi tại Cam Ranh đã làm mất 2/3 lãnh thổ, hủy diệt một nửa lực lượng quân lực tinh nhuệ của VNCH, trong đó có các Ðại đơn vị ưu tú như SD Dù, Thủy Quân Lục Chiến, SD1,23 BB và các Liên Ðoàn BDQ.. Như vậy sau ngày 2-4-1975, Quân Ðoàn 1 mất hẳn, QD2 chỉ còn Ninh Thuận-Bình Thuận, nên sáp nhập vào Quân Ðoàn III. Phan Rang-Phan Thiết và Xuân Lộc, trở thành vùng hỏa tuyến, vì là cửa ngỏ ( quốc lộ 1 ố 20), để Bắc Việt vào Sài Gòn.

          Ðể tấn công Long Khánh -Xuân Lộc, cọng sản Bắc Việt, tung vào chiến trường Quân Ðoàn 4, gồm 3 Sư Ðoàn 6, 7 và 341 và Sư Ðoàn 7 Việt Cộng, do tướng Bắc Việt là Hoàng Cầm và Hoàng Thế Thiệp chỉ huy. Về VNCH, ngoài SD 18 BB với các Trung Ðoàn 43 của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung Ðoàn 48 của Trung Tá Trần Minh Công, Trung Ðoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, Thiết Ðoàn 5 của Trung Tá Nguyễn văn Nô, Tiểu Khu Long Khánh của Ðại Tá Phạm văn Phúc và các Ðơn vị tăng phái như Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù của Ðại Ta Nguyễn văn Ðỉnh, đặc biệt là Tiểu Ðoàn 82 BDQ, thuộc LD24BDQ , của Thiếu Tá Vương Mộng Long, từ Quảng Ðức, Lâm Ðồng di tản về Xuân Lộc.. cùng với các SD 3,4 và 5 Không Quân, kể luôn các đơn vị Truyền Tin, Công Binh., đả đánh với quân xâm lăng cọng sản Bắc Việt, một trận để đời , như các trận Chí Lăng, Bạch Ðằng, Chương Dương, Xuân Kỹ Dậu, Rạch Gầm Xoài Mút, mà tổ tiên ta đã lưu lại nghìn đời muôn kiếp cho con cháu sau này, trong dòng sử Việt..

          Ngày nay đọc những trang sử trong cũng như ngoài nước, từ người thương cho đến kẻ thù Việt Cộng, kể cả bọn ăn cơm quốc gia thờ Hồ tặc, tất cả đều hớn hở hoặc cúi mặt, kính chào và ngưỡng mộ, cuộc chiến đấu thần thánh của người lính VNCH, trong lúc đất nước đã tận tuyệt, gần hết cấp lãnh đạo tối cao cõng vợ con và vàng bạc chạy theo Mỹ để cầu sinh, giữ chức. Giữa giờ thứ 25, trong lúc bên ngoài thì Ðồng Minh phản bội, bên trong đầy rẩy bọn trí thức, cha-sư, đầu hàng giặc Cộng, toa rập trù dập và đâm sau lưng người lính trí mạng.

          Trong ‘ Ðại thắng mùa xuân’, Văn Tiến Dũng, tổng tư lệnh bộ đội cọng sản Bắc Việt, đã thú nhận rằng ‘ Mặt trận Xuân Lộc vô cùng ác liệt và đẫm máu ngay từ ngày đầu tiên. Các sư đoàn 6,7,341 của ta, dù đã tấn công nhiều lần vào thành phố Xuân Lộc, nhưng nhiều lần đều gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung Ðoàn 43 địch, nên bị tổn thất nặng nề. Các đơn vị pháo của ta, đã sử dụng nhiều hơn cơ số đạn dược dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép bị bắn cháy.. ’ ’ ’ , còn D.Todd người ký giả Pháp thân cộng, trong tác phẩm ‘ Cruel April, the fall of Sai Gon ‘, đã viết ‘ tinh thần binh sĩ tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt, các đơn vị Dù và BDQ đã đến, đường Sài Gòn được thông. Các Sĩ quan QLVNCH đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác và nhanh chóng. Tình trạng chiến đấu của họ, gần giống như lúc còn quân đội Mỹ yểm trợ.. ’ ’ ’

          Như vậy qua hai lời phê phán trên, ta biết mặt trận Xuân Lộc vô cùng ác liệt và tinh thần chiến đấu của người lính VNCH dũng mãnh phi thường. Ðược như vậy, trước hết theo lời của tướng Lê Minh Ðảo, tư lệnh Sư Ðoàn 18 BB cũng là Tư lệnh Mặt Trận Long Khánh - Xuân Lộc từ ngày 8-4-1975 tới ngày 20-4-1975, đó là tinh thần của người lính quyết tâm chiến đấu tới cùng, vì từ trên xuống dưới không một ai đào ngũ hay bỏ theo giặc. Thứ hai do ta chủ động trận địa và sau rốt là tinh thần binh sĩ ổn định, khi thấy gia đình mình đã được di tản về hậu phương an toàn tại Long Bình.

2- CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC :

          Chiến trường Xuân Lộc gồm 3 mặt trận chính : Mặt trận Ngã ba Túc Trưng,, thành phố Xuân Lộc và Khu vực Núi Chứa Chan-Gia Ray. Do nắm được tình hình chính sự, biết chắc khi Phan Thiết-Lâm Ðồng thất thủ, Bắc Việt sẽ xuyên qua QL1 và 20 để về tấn chiếm Sài Gòn. Do trên Xuân Lộc sẽ là chiến địa đẫm máu. Biết như vậy, cho nên tướng Ðảo sớm chuẩn bị trận địa để chờ. Trườc hết, khuyến khích dân chúng có phương tiện, nên về lánh nạn binh lửa ở Biên Hoà hay Sài Gòn. Ðồng thời cho di chuyển trại gia binh, bệnh viện, thương bệnh binh cùng các phòng sở chuyên môn về hậu cứ tại Long Bình, làm một đầu cầu tiếp vận từ Trung ương tới Chiến trường. Tại Long Khánh, tướng Ðảo cho sửa sang tất cả các phòng tuyến trong cũng như ngoài thị xã, đào giao thông hào khắp nơi, để chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Chiếm lại tất cả các vị trí cao quanh Xuân Lộc, để quan sát địch từ mọi hướng. Ðem tất cả pháo dấu trong các vị trí đào sẵn, một số câu lên núi Thị và giao cho TD2/43 cuả Thiếu Tá Nguyễn Hửu Chế bảo vệ, chỉ để lại 2 khẩu cho Tiểu Khu Long Khánh và 2 khẩu khác cho Chiến Ðoàn 43 của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, trong thị xã Xuân Lộc sử dụng mà thôi. Lại đặt ba bộ chỉ huy Sư Ðoàn, một tại Xuân Lộc, một tại Tân Phong và một trên núi Thị có TD2/43 bảo vệ. Tất cả các Bộ Tư Lệnh Hành Quân, đều giống nhau, được thiết kế đầy đủ máy móc truyền tin kể cả đài siêu tầng số. Trong số này, BTL/HQ trên núi Thị giao cho Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, TDT/TD2/43 trách nhiêm, như một đài liên lạc giữa Tướng Ðảo và Quân Ðoàn cũng như các cấp tại Trung Ương, nhờ máy móc siêu tần đặt trên núi cao nên rất mạnh. Ngoài ra, nhờ có ba BTL/HQ nên tướng Ðảo để di chuyển liên tục, tránh phao địch. Về Truyền Tin của Ta cũng rất tài giỏi, nhờ thế nên đã bắt và giải mã được tần số của giặc, gần như biết trước lệnh tấn công của các đơn vị Bắc Việt, nên đã tránh được rất nhiều tổn thất. Riêng bộ tham mưu của SD18BB lúc đó gồm có : Tướng Lê Minh Ðảo là tư lệnh SD, Ðại Tá Lê Xuân Mai tư lệnh phó, Ðại Tá Huỳnh Thao Lược - tham mưu trường SD, Ðại Tá Hứa Yến Lến ố tham mưu phó hành quân tiếp vận và Ðại Tá Dương Phun Sang ố chánh thanh tra SD..

          Theo tất cả các cấp chỉ huy thuộc SD18BB còn sống , hiện đang ở Mỹ, hầu hết ai cũng xác nhận một sự thật rất quan trọng, đó là khi quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Xuân Lộc, thì Tướng Lê Minh Ðảo đang có mặt tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của SD18BB tại căn cứ Long Bình và chỉ một vài giờ sau đã bay vào biển máu bom đạn và xác người tại trận địa Xuân Lộc. Trong lúc đó, đại úy Nguyễn Khiêm, trưởng ban ba của TrD43/18 vì công vụ cũng có mặt tại Long Bình và chính Tướng Ðảo đã ra lệnh cho phi công chiếc C&C của TL, chở ông ta vào BTL/HQ tại Tân Phong.

          Bốn ngày đầu chưa có Lữ Ðoàn 1 Dù tăng viện nhưng Chiến Ðoàn 43 và các Tiểu Ðoàn Ðịa Phương Quân thiện chiến của TK Long Khánh, cùng TD82 BDQ vẫn giữ được Xuân Lộc. Từ ngày 12/4/75 , Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù của Ðại Tá Ðỉnh tăng viện, đảm trách mặt trận Gia Ray-Chứa Chan, nên tướng Ðảo đả dùng Trung Ðoàn 48 và Thiết Ðoàn 5 kỵ binh, làm lực lượng tiếp ứng khắp nơi. Cũng theo tướng Ðảo , trong trận Long Khánh, chỉ có cứ điểm Ngã Ba Túc Trưng, do Chiến Ðoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng trấn giữ, là khó khăn và ác hiểm nhất nhưng quân ta dù lực lượng ít ỏi so với quân biển người của Bắc Việt, vẩn anh dũng chống cự. Oanh liệt nhất là trận Ðồi Móng Ngựa, chỉ có hai đại đội của TD3/52 do Thiếu Tá Phan Tấn Mỹ, tức nhà văn nổi tiếng Ý Yên làm Tiểu Ðoàn Trưởng, đã giữ vững vị trí từ ngày 10-4 tới 15-4-75, qua nhiều đợt tấn công biển người, cấp Trung Ðoàn của SD6 Bắc Việt. Trận tử chiến trên Ðồi Móng Ngựa cũng như hai trái bom con heo tại Dầu Giây-Túc Trưng, đều là những huyền thoại đẹp nhất trên những trang cận sử vừa nở hoa vừa loang đỏ máu, mà sau này mỗi khi đọc tới, chắc ai cũng không thể ngăn nổi giọt nước mắt muộn màng, để khóc tủi cho những người lính trận năm nào, đã vì ai mà xả thân không tiếc hận.

           Ðánh mãi không lấy được Xuân Lộc, Văn Tiến Dũng điều động Trần văn Trà thay Hoàng Cầm nhưng chiến trường vẫn không thay đổi. Do trên Trà một mặt để SD7 VC ở lại cầm chân SD18 BB và Dù tại Xuân Lộc, mặt khác tấn công biển người vào các vị trí của Chiến Ðoàn 52, mở một đường máu từ Túc Trưng xuyên qua Biên Hòa, đối mặt với các Ðơn Vị phòng thủ của Lực Lượng 3 Xung Kích, của tướng Trần Quang Khôi. Riêng Chiến Ðoàn 52 của Ðại Tá Dũng, tuy bị tổn thất gần 1/2 quân số, nhưng cuối cùng vẩn mở được đường máu Từ ngã ba Túc Trưng về Biên Hòa.

3- HAI TRÁI BOM DAISY CUTTER VÀ CUỘC LUI QUÂN CỦA SD18 :

          Trong ‘ Ðứa con cầu tự ‘, ông Nguyễn Cao Kỳ nguyên Thiếu tướng QLVNCH, cựu tư lệnh Không quân, cựu chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, cựu phó tổng thống VNCH từ 1967-1971, có viết rằng chính ông ta là nhân vật đã ra lệnh sử dụng bom con heo tại mặt trận Xuân Lộc. Ai cũng biết từ sau năm 1972, ông Kỳ đã là một tướng lãnh bị phế thải, ngồi chơi xơi nước , trong tay ‘ không quân, không đơn vị ‘ . Cũng từ đó cho tới ngày 29-4-1975 bay trực thăng ra biển để đi Mỹ . Như vậy, sức nào để ra lệnh cho KQ đánh bom , một sự kiện quan trọng bậc nhất của an ninh quốc phòng quốc gia VNCH, lúc đó chỉ có chính Tổng Thống, Thủ Tướng và Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH mới có thẩm quyền quyết định.

          Bom Daisy Cutter , còn được gọi là bom con heo hay tiểu nguyên tử, có chiều dài và chièu cao gần tương đương với lòng chiếc vận tải cơ C130, trọng lượng là 7 tấn, gồm vỏ bọc và khối thuốc nổ 15.000 cân Anh TNT. Bom dùng mở bãi đáp cho cấp sư đoàn hay lộ quân trong bất cứ địa thế nào. Với con người, bom có tầm sát hại trong vòng bán kính 5 dặm Anh, hút hết dưỡng khí, làm cho người bị chết ngạt. Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975, Mỹ có để lại cho VNCH chừng 10 trái nhưng không có ngòi nổ. Trong trận Xuân Lộc, truyền tin của Bắc Việt gần như bị ta giải mả hết, nên nhờ đó mà Bộ tư lệnh của SD18BB đều biết trước. Nhờ vậy đã kịp thời xin không quân hay pháo binh, bắn hay giội bom vào các vị trí của địch hay xe tăng một cách vô cùng chính xác. Ngày 15-4-75, khi tướng Ðảo nhận tin vị trí của Chiến đoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, từ Ngã ba Túc Trưng xuống tới Dầu Giây, bị hai sư đoàn Bắc Việt 6 và 341 tràn ngập, nên đã xin tướng Nguyễn văn Toàn, tư lệnh QD3, trình Bộ TTM, sử dụng bom con heo, để ngăn chận và giải cứu Chiến đoàn 52. Do trên , trong ngày 15-4-1975, Bộ TTM đã dùng vận tải cơ C130A thả 2 trái bom khổng lồ này, xuống vị trí của Bắc Việt, từ Túc Trưng về tới Dầu Giây, khiến cả một quân đoàn Bắc Việt, gồm người, tăng, pháo như rối loạn trong ba ngày liền vì có quá nhiều thương vong. Vì Hà Nội la làng, Mỹ vi phạm hiệp định ngưng bắn, dùng bom nguyên tử và trở lại VN, nên Hoa Kỳ đã chở số bom con heo còn lại về Mỹ.

          Ngày 16-4-1975, phòng tuyến tại Phan Rang vở, các tướng lãnh Nguyễn Vĩnh Nghi, Pham Ngọc Sang, Ðại Tá Nguyễn Thu Lương và hầu hết các sĩ quan cao cấp trong Bộ tư lệnh tiền phương của QD3, vì đi bộ với lính (dù có máy bay), và Ðại Tá Lương, lúc đó đả cùng với các tiểu đoàn Dù về tới Cà Ná, nhưng ông cũng đã trở lại tìm hai tướng Nghi-Sang, nên đã bị giặc Cộng bắt giữa chốn ba quân. May mắn nhất vẫn là tướng Trần văn Nhựt ,Tư lệnh SD2 BB đang tham chiến tại mặt trận, nhờ lanh lẹ, nên leo L19, chạy kịp xuống tàu hải quân, đậu trong vịnh Ninh Chữ, sau đo cũng là một trong nhiều tướng lãnh tới Mỹ sớm. Ðêm 19-4-1975, Bình Thuận-Phan Thiết mất và Bình Tuy ngày 20-4-1975. Như vậy các tuyến phòng thủ trên QL1 và 20, dẫn về Long Khánh gần như khai thông. Tướng Nguyễn Văn Toàn vì không muốn Xuân Lộc, lúc đó lại trở thành một Ðiện Biên Phủ hay Khe Sanh, giữa trùng vây của hơn mấy vạn quân Bắc Việt như trước. Hơn nửa, khi Trần Văn Trà thế Hoàng Cầm, đã dùng SD7 Bắc Việt cầm chân quân ta, còn Lộ quân 4 thì tìm đường khác tại Ngã ba Túc Trưng về Biên Hoà. Ở đó, chỉ có Lực lượng 3 Xung Kích của tướng Khôi, cùng Trung Ðoàn 8 /SD5BB tăng phái, nên không đủ quân chống giữa. Do trên tướng Toàn đã xin Bộ Tổng Tham Mưu, chấp thuận bỏ Xuân Lộc, rút toàn bộ lực lượng đang chiến đấu tại đây gồm SD18BB, TK Long Khánh, Lữ Ðoàn Dù, BDQ về Phước Tuy, giữ Biên Hòa-Sài Gòn, và đã được chấp thuận, dù lúc đó, quân ta còn đầy đủ đạn pháo và tinh thần chiến đấu. Tại Gia Ray-Chứa Chan, Lữ Ðoàn Dù-BDQ-Thiết Ðoàn 5 và Trung Ðoàn 48/18 đang gom SD7 Bắc Việt vào rọ, để tiêu diệt.


          Theo tướng Ðảo, thì vào lúc 9 giờ sáng ngày 20-4-1975, tướng Toàn thân hành bay trực thăng vào BTL.SD18BB tại chiến trường Xuân Lộc, ban lệnh RÚT QUÂN, BỎ LONG KHÁNH của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tới Tướng Ðảo và CUỘC RÚT QUÂN hoàn toàn bằng đường bộ, không có ai được máy bay tới chở về. Quan trọng hơn hết, tất cả đều đi, không có 600 quân nào của Trung Ðoàn 43, do Ðại Tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại bán mạng, như một vài người đả vin vào tài liệu Mỹ, viết sử. Cảm động vô cùng, là khi Lữ Ðoàn 1 Dù của Ðại Tá Ðỉnh rút quân, đồng bào công giáo ở các xã Bảo Ðịnh, Bảo Toàn, Bảo Hòa.. đã đồng loạt rút theo, làm cho cánh quân này vì phải bảo vệ đồng nào tị nạn, nên bị thiệt hại nhiều nhất.

          Ngay khi nhận được lệnh, trong ngày 20-4-1975, tướng Ðảo ra lệnh cho Lữ Ðoàn 1 Dù, tấn công tới tấp SD7 VC để nghi binh. Trên núi Thị, rút hết pháo, chỉ để lại 2 khẩu cho Tiểu Ðoàn 2/43 bắn cầm chừng, làm giặc không biết đâu mà mò. Cuộc lui quân, bắt đầu, lúc 8 giờ đêm 20-4-1975, bằng Liên Tỉnh lộ 2, Tân Phong-Long Giao-Bà Rịa. Ðây cũng là một quyết định táo bạo, đồng thời cũng là một yếu tố bất ngờ mà Bắc Việt không bao giờ đoán nổi. Vì Liên tỉnh lộ 2 dài khỏng 40 km, từ khi quân Ðồng Minh rút, đường đã bị bỏ hoang và trở thành căn cứ địa cuả các lực lượng Du kích tỉnh cũng như Trung Ðoàn 33 chính quy Bắc Việt. Theo kế hoạch lui quân, Trung Ðoàn 48 của Trung Tá Trần Minh Công mở đường. Cánh 2 là đoàn cơ giới, pháo, chiến xa Thiết đoàn 5 của Trung Tá Nô. Ðặc biệt tướng Ðảo, đã mang trả lại cho QD3 hai khẩu đại pháo 175 ly cho mượn, có tầm bắn xa trên 30 km, đặt trên xe xích . Tất cả lực lượng này do Ðại Tá Hứa Yến Lến, tham mưu phó hành quân SD 18BB chỉ huy. Ðơn vị kế tiếp là DPQ và NQ Long Khánh của Ðại Tá BDQ. Phạm văn Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh. Cánh quân này, trong lúc rút bị đụng nặng, làm Trung Tá Tiểu Khu Phó tử thương. Còn Ðại Tá Phúc bị bắt và giải ngay ra Bắc, chịu nhiều năm tù khôc hận như các cấp Sĩ quan/QLVNCH sau ngày 30-4-1975. Tướng Ðảo đi bộ với cánh quân Trung Ðoàn 43 của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, hiện ở Oregon. Và cuối cùng là Lữ Ðoàn 1 Dù đoạn hậu. Theo kế hoạch lui quân, Tiểu đoàn 2/43 của Thiếu tá Chế từ Núi Thị xuống sẽ đi trước Lữ Ðoàn Dù, nhưng vì trục trặc chiến thuật, nên cuối cùng lại trở thành đơn vị cuối khi rời Long Khánh. Tóm lại cuộc lui quân coi như thành công, nhờ có tổ chức, kế hoạch và trên hết, chính tướng Ðảo cũng như tất cả các đơn vị trưởng từ Tỉnh Trưởng Phạm văn Phúc, Ðại tá Ðỉnh, Lữ Ðoàn trưởng Dù.. đều đi bộ và tác chiến như lính. Thử hỏi sao không đạt được chiến thắng ?.

4- NGƯỜI VỀ TỪ ÐỊA NGỤC :

          Tiểu Ðoàn Trưởng TD2/Trung Ðoàn 43/SD18BB là Nguyễn Hữu Chế, xuất thân từ khóa 13, sĩ quan trừ bị Thủ Ðức. Từ năm 1972 khi Ðại Tá Ðảo, về làm tư lệnh SD18BB, thay tướng Thơ, lúc đó Trung Úy Nguyễn Hữu Chế ở TD2/43 nhưng sau những chiến công rền vang khắp các mặt trẩn từ Chà Rầy-Trung Lập, tới Tam Giác Sắt-An Ðiềm, chỉ trong 1 năm, đã được vinh thăng ngay tại mặt trận , Ðại Uý rồiThiếu Tá và giữ TDT.TD2/43 là một đơn vị cùng với TD1/52 của Ðại Uý Út, là hai đơn vị kiệt hiệt nhất của SD18BB.

          Theo lời Thiếu Tá Chế, thì trong đêm lui quân 20-4-1975, lệnh hành quân ghi rõ : kể từ 12 giờ đêm, TD2/43 sẽ trở về hệ thống liên lạc của sư đoàn. Tiểu đoàn sẽ di chuyẻn trước, sau đó là Lữ Ðoàn 1 Dù, theo lộ trình về hướng Ðức Thanh-Bà Rịa. Lệnh là vậy nhưng thực tế vô cùng khó khăn, vì khi Lữ Ðoàn 1 Dù, cho lệnh TD2/43 trở về với hệ thống của sư đoàn 18BB, thì lúc đó đã 3 giờ sáng. Tiểu đoàn liền cho lệnh gom quân các tiền đồn về, trong đó có Trung Ðội Biệt Kích hoạt động tận núi Ma, cho nên tới 5 giờ sáng mơi hoàn tất việc thu quân. Vì vậy khi xuống núi Thị, thì trời đã rạng đông. Tiểu đoàn tiếp tục di chuyển theo lộ trình rút quân, gần tới Căn cứ Long Giao, lúc đó đã 7 giờ sáng, thì Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, Trung Ðoàn Trưởng TrD52/18 , bay trên chiếc C&C của Tư Lệnh, chuyển lệnh của Tướng Ðảo, ra lệnh cho TD2/43 phải hủy bỏ lộ trình củ như lệnh hành quân ban đầu và phải băng rừng, chuyển hướng về Long Thành, vì Bắc Việt đã phát giác SD18BB lui quân, mà đơn vị cuối cùng là TD2/43 nên ra lệnh cho SD7 VC phải truy sát cho tận tuyệt.Thật ra, lúc đo cũng còn một vài toán Ðịa Phương Quân và Nghỉa Quân, lạc đàn chạy theo. Nhưng trong tình cảnh hiểm nguy đó, làm sao biết được ai là bạn hay thù, hoặc có thể VC đã theo kíp họ, nên TD 2/43 đã tìm cách đổi hương, để giữ mạng.

           Khi rời núi Thị, quân số của TD2/43, kể cả tăng phái trong đó có nhiều SQ,HSQ, và binh sĩ Pháo Binh,hơn 600 người. Ngoài Hậu cứ của TD2/43 đã di chuyển trước với cánh quân của Trung Ðoàn, Bộ Chỉ Huy TD ngoài TDT Chế, còn có TDP là Ðại Uý Nguyễn Tấn Chi (Khóa 12 SQTB/TD), Trung Úy Võ Kim Thạch (DDT/DDCH), Trung Uý Nguyễn Văn Hào (DDT/DD1), Trung Uý Võ Văn Mười (DDT/DD2), Trung Uý Nguyễn Văn Hùng (DDT/DD3), Trung Uý Hà Văn Dương (DDT/DD4) cùng các Sĩ quan truyền tin, ban 2, ban 3 , quân y , sĩ quan tiền sát viên pháo binh..

          Nhưng sau lần liên lạc được với Ðại Tá Dũng, TD2/43 coi như lạc lỏng trong rừng sâu từ giây phút đó. Vùng này bốn bề xưa nay đầy rẩy các căn cứ cọng sản trong đó có mật khu Hắc Dịch nổi tiếng, đang có sự hiện diện của SD341 Bắc Việt tân lập. Từ đó, TD2/43 không còn ai liên lạc, chẳng có pháo binh, không quân hay thiết kỵ nào yểm trợ, vì mọi đơn vị bạn đều cách xa. Nhưng cũng may, từ khi được thành lập tại Phan Rí, tỉnh Bình Thuận vào năm 1955, qua danh xưng TD265, 84 sau đó là TD2/43 biệt lập cho tới ngày nay. Hầu hết các vị Tiểu Ðoàn Trưởng như Ðại Uý Nguyễn Văn Hai, cố Trung Tá Hắc Long Ðổ văn Tân, cố Trung Tá Hắc Long Nguyễn Văn Thoại và cuối cùng là Thiếu Tá Bảo Ðinh Nguyễn Hữu Chế, tất cả đều là những đơn vị trưởng tài giỏi, đầy kinh nghiệm hành quân trong vùng, biết địa thế rõ như lòng bàn tay, mà không cần phải xem bàn đồ., nhờ vậy mới không bị biển người cọng sản tiêu diệt. 


Từ 9 giờ sáng, TD2/43 đã bắt đầu chạm địch ở phía tây căn cứ Long Giao., nhưng vì không có quân bạn yểm trợ, nên Thiếu Tá Chế đã cố gắng đoạn chiến, đổi hướng nhiều lần lộ trình, vì không muốn gây thương vong cho đơn vị. Ðến chiều cùng ngày, khi TD2/43 vào tới bìa của một khu rừng rậm, sau khi nghĩ ngơi, Thiếu Tá Chế chia TD làm hai cánh, một do Ðại Uý Chi TDP chỉ huy, để hành quân xuyên rừng về Long Thành. Cũng từ đó, TD chạm địch liên miên, đến đổi cánh quân do Thiếu Tá Chế chỉ huy, chỉ còn vỏn vẹn có 28 người. Cũng trong đêm đó, toán người của Thiếu Tá Chế lại bị lọt vào vòng vây, nhưng nhờ trong số này còn có Trung Ðội Biệt kích thiện chiến nhất của TD, nên cuối cùng anh em thoát được.

          Ðến ngày thứ tư, TD đến gần Long Thành nhưng TT Chế vẫn không dám liên lạc truyền tin vì sợ lộ mục tiêu, dù lúc đó trên bầu trời lúc nào cũng có phi cơ của SD18BB bay tìm kiếm TD2/43. Tại căn cứ Long Bình, tiền trạm của TD2/43 do Trung Uý Nguyễn Văn Thắng, SQ ban 1 chỉ huy hậu cứ, điều động quân xa vào các bìa rừng ven Long Thành để đón lính TD2/43., đã vượt thoát được vòng vây, trở về cõi sống. Nói chung, cánh quân do Ðại Uý Chi, TDP chỉ huy gần như còn nguyên vẹn khi ra tới Long Thành. Nhưng trái lại, cánh quân của Thiếu Tá Chế lại đụng độ rất nặng, nhưng nhiều quân nhân còn sống sót, đã tìm được đường về điểm tãp trung. Dù đã liên lạc được với Ðại Tá Hiếu Trung Ðoàn Trưởng TrD43 vào buổi chiều ngày 24/4/1975 nhưng tới 9 giờ sáng hôm sau, bốn chiếc trực thăng của SD mới vào bốc người nhưng vẫn bị VC truy sát, không buông tha.

           Tại căn cứ Long Bình, Tiểu Ðoàn tập hợp lại, bổ sung và tiếp tục chiến đấu, sau khi thoát chết, để cùng với SD18BB và tướng Ðảo, cũng như tất cả các đơn vị trưởng, chiến đấu cho tới ngày 30-4-1975, mới phải buông súng, rã ngũ vì lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Riêng Tiểu Ðoàn Trưởng TD 1/43 là Ðại Uý Chu hiện ở Úc nhưng vào ngày 12-4-1975 được thay thế bởi Thiếu Tá Tùng. Thảm nhất là Tiểu Ðoàn Trưởng TD3/43, Ðại Uý Du, ngày tan hàng về nhà, thì bị giặc bất ngay, đem thủ tiêu mất xác.

           Trong ‘ Ðại thắng mùa xuân’, Văn Tiến Dũng, Tổng tư lệnh bộ đội miền Bắc, đã lấy lý do vì không kịp vẽ bản đồ Long Khánh, nên đã bị bại trận Xuân Lộc. Thật sự trong 12 ngày ác chiến, Bắc Việt đã tung vào chiến trường sáu Sư Ðoàn , gồm 6,7,341,325,10 và 304 để chọi với SD18BB, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, TD82BDQ và các TD.DPQ , Trung Ðội NQ của tỉnh Long Khánh. Kết quả có hơn 6000 cán binh bộ đội bị phơi thây tại chỗ và 37 chiến xa đủ loại bị bắn cháy.

          Ðể tưởng thưởng những quân nhân có công trong trận Xuân Lộc, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng lúc đó là Trung Tướng Ðồng Văn Khuyên, ban hành SVVT ân thưởng cho tất cả quân nhân các đơn vị đã tham chiến , được lên một cấp. Riêng Chuẩn tướng Lê Minh Ðảo, Tư lệnh Mặt Trận Long Khánh kiêm TL.SD18BB, được chính Tổng Thống Trần Văn Hương, vinh thăng Thiếu Tướng, đặc cách tại Mặt Trận từ ngày 25-4-1975.

          Bốn mươi mốt năm qua, cuộc chiến đã tàn theo năm tháng. Ngày nay ai có dịp được xuôi ngược trên các nẻo đường quê hương lửa khói xa xưa, từ cổng bắc của Thị Trấn Hố Nai, qua Bầu Cá, Trảng Bom, Hưng Lộc, Dầu Giây, lên Kiệm Tân, Túc Trưng, Ðịnh Quán .. hay về Xuân Lộc, Tân Phong, Long Giao, Gia Ray, không hiểu họ có còn nhớ chăng những ngày bi thảm tận tuyệt của đất nước vào cuối tháng 4-1975. Cũng chính tại Xuân Lộc, người dân cũng như lính tráng của miền cao su-đất đỏ, trước sự tàn bạo của giặc cộng xâm lăng Bắc Việt, đã phẩn nộ, tử chiến lần cuối cùng với rợ Hồ. Trong lúc tại Sài Gòn người ta tìm đường trốn khỏi nước, thì tại Xuân Lộc, người lính từ quan cho tới cấp binh nhì, binh sĩ quân dịch, từng giây lội trong hố máu, hầm xương, còn trên đầu thì đội bom hứng đạn, giành nhau từng vách tường cháy, đống gạch vụn, các công sự phòng thủ để giữ mạng . Tội nhất là những lính của TD2/43 đơn vị cuối cùng, đói khát chết chóc trong rừng sâu, giữa chốn ba quân, để tìm đường về cõi sống.

          Bỗng dưng thấy thật u uất ngậm ngùi, khi vô tình đọc được bài cổ thi ‘ Lưỡng Tây Hành’ của Trần Ðào thời Hậu Hán, nói lên thảm trạng chiến tranh, đến nỗi xác của những người lính tại sa trường, đã trở thành ‘ đống xương vô định cao hơn đầu ‘, mà tại hậu phương những người thiếu phụ vẫn cứ mãi bên án trông chồng ngoài quan tái. Hỡi ơi mới đó mà đã bốn mươ mốt năm đoạn trường máu lệ, tóc xanh thành tóc bạc, bạn bè thân thương một còn, chín mất, lưu lạc khắp ngàn phương, khiến mất cứ mãi ngóng tìm.

‘ nghiêng bầu mà hỏi
thiên hạ mang mang
ai người tri kỷ
lại đây cùng ta cạn một hồ trường
hồ trường, hồ trường
ta biết rót về đâu ?
( thơ của Nguyễn Bá Trác)

Bài viết qua các cuộc phỏng vấn :
-Thiếu Tướng Lê Minh Đảo,
Cựu Tư Lệnh SĐ18BB và Mặt Trận Long Khánh tháng 4/75
(tại Honolulu tháng 4/2010 trong Đại Hội Ân Tình IV)
-Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế
Cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/TrĐ43/SĐ18BB
(trong ngày ra mắt sách của MG tại Westminster tháng 6/2007)
-Các Cựu SQ/SĐ18BB : Đặng Trần Hoa, Tô Phạm Thái, Nguyễn Văn Liêu, Đặng Phúc..)
-Thiếu Uý Trần Đình Cảnh tại Honolulu
Cựu Trung Đội Trưởng TrĐ Trinh Sát/TĐ3/Tr52, trấn giữ Đồi Móng Ngựa..
-Tài liệu của Nguyễn Đức Phương, Phạm Phong Dinh..
-Sách báo trong và ngoài nước


Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016
HỒ ĐINH



__._,_.___

Posted by: Ho Dinh <

Bốn mươi mốt năm Quốc Hận (30/4/75-30/4/16) thêm thương Người Linh Bất Hạnh VNCH

$
0
0



--
Kính Chuyển
MG

Bốn mươi mốt năm Quốc Hận (30/4/75-30/4/16)
thêm thương Người Linh Bất Hạnh VNCH
                                                             MƯỜNG GIANG


          Hai mươi năm chinh chiến, QLVNCH đã có 250.000 người gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Tuy nay Chính Phủ cũng như QLVNCH không còn nửa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân-dân Miền Nam.

          Lịch sử của một quốc gia là những gì trung thực , mà người dân của nước đó đã ghi chép không hề thêm bớt. Nhờ vậy ta mới biết được về cuộc nội chiến của Hoa Kỳ xảy ra từ năm 1861-1865, cùng với thái độ của dân chúng và chính quyền nước Mỹ tại Miền Bắc là kẻ thắng trận, đã không hề lên án, bỏ tù hay trả thù những người Miền Nam bại trận. Ðã vậy, Hoa Kỳ còn ghi ơn tất cả những chiến sĩ của hai miền vừa nằm xuống trong cuộc chiến, vì lý tưởng riêng của họ.

           Thế chiến 2 kết thúc, Tòa Án quốc tế Nuremburg chỉ kết tội những Ðầu Sỏ trong phe Trục, mà không hề bắt bớ hay gây khó khăn cho quân nhân các nước Ðức-Ý-Nhật.. Năm 1920, Lãnh tụ kháng chiến quân Libya là Tướng Mukhta, bị người Ý bắt và tử hình. Nhưng chính Tổng Tư Lệnh Ý tại Bắc Phi  là người đã ở lại pháp trường, để lo lắng hậu sự cho vị anh hùng dân tộc Libya, vốn là kẻ thù của người Ý lúc đó.

          Tại VN, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền tây Nam Phần năm 1867, sau đó là thành Hà Nội năm 1873. Các tướng lãnh thủ thành đương thời là Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.. đã oanh liệt tử tiết theo thành mất và được kẻ thù là người Pháp, tôn kính mặc niệm như chính các tướng lãnh của họ. Sau rốt là số phận của 500.000 quân nhân Mỹ đã tham chiến tại VN, trong số này hơn 50.000 người tử trận. Ngày nay các chiến sĩ trên đã được quốc dân Hoa Kỳ trả lại công lý và danh dự, để họ hiên ngang ưỡn ngực, cũng như an giấc nghìn thu bên cạnh ông cha, một đời liệt sĩ. Tất cả đã chết cho lý tưởng quốc gia, sống vinh quang và yên nghỉ trong danh dự.

          Người lính VNCH trong suốt hai mươi năm binh lửa cũng vậy, đã phơi gan trải mật để bảo vệ cho đất nước và mạng sống của đồng bào, bị cọng sản quốc tế Bắc Việt xâm lăng giết hại. Tóm lại gần hết cuộc chiến, ở đâu có cọng sản khủng bố cướp bóc giết hại dân lành, là ở đó có sự hiện diện của người lính Miền Nam. Ở đâu có bóng cờ vàng ba sọc đỏ, là ở đó người dân trong vùng chiến nạn, tìm đủ mọi cách trốn thoát sự kềm kẹp của giặc cộng, để trở về vùng quốc gia nhờ che chở đùm bọc. Ai có làm lính tác chiến hay người cán bộ áo đen Bình Ðịnh Nông Thôn, Cán Bộ Xã Hội.. mới biết được thế nào là nổi thống khổ, trên đe dưới búa, cá nằm giữa dao thớt, người dân tay không hứng hai lằn đạn bạn thù, của người VN trong thời ly loạn. Có là người dân bị kẹt trong vùng xôi đậu, lửa khói bom đạn, mới thấu hiểu đời người lính gian khổ chết chóc  muôn trùng. Có là người dân quèn, nghèo sống đời cay cực, mới thương xót cho “ cảnh ba đồng, ba cộc “ của kiếp lính Miền Nam.

          Nhức nhối và mai mĩa nhất, đó là hiện tượng ‘ thuyền nhân tị nạn ‘ sau ngày 30-4-1975. Ngoài tuyệt đại đa số nạn nhân đích thực của CSQT, trong số này không thiếu mặt “ những tên tuổi lớn “ một thời chạy theo VC đâm sau lưng người lính, những nhà văn, nhà báo, cha cố.. kể cả thành phần suốt đời chỉ biết sống ký sinh vào xã hội.. cũng lợi dụng “ danh nghĩa người lính “ để được tị nạn chính trị. Ứa gan hơn là những tên VC trà trộn trong hàng ngũ những người vượt biên, vượt biển, sau khi tới được bờ đất hứa, chúng trở mặt ngay, để lộ diện thành công an, cán bộ, đảng viên như ngày nào.. để nạt nộ, hăm dọa đồng hương, qua cái đòn “ nếu theo Ngụy “, sẽ không được về VN để thăm nhà.

          Trong nổi chịu đựng hy sinh âm thầm nhưng thảm nhất là người lính đã không bao giờ được một lời an ủi tử tế của hậu phương, để yên tâm tiếp tục cầm súng giết giặc bảo vệ cho người dân. Trái lại họ còn bị muôn ngàn bất hạnh đeo đuổi suốt cuộc chiến. Thật vậy, khi cầm súng thì cô đơn, nửa đường bị hậu phương, đồng minh và lãnh đạo phản bội bán đứng. Ngày trở về thì bị giặc trả thù đầy đoạ, rồi chết thầm trong đói nghèo tủi nhục.

          Tiếp tay với những tâm hồn thác loạn, ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản, là bọn báo chí quốc tế bất tài, a dua, xu thời. Nhờ vậy mà cọng sản Bắc Việt, mới có cơ hội tung hoành một mình một cõi, thao túng vẽ vời huyền thoại, bóp mép lịch sử, để đầu độc các thế hệ VN đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ bạo tàn, độc đảng. Nhưng rồi gieo gió thì phải gặt bảo, chính sự khoắc lác dại khờ trên, đã đưa toàn bộ đảng cọng sản VN chìm trong cái vũng bùn ô nhục, khi bí mật lịch sử lần lượt được mọi phe phái bật mí và hồi tưởng.

          Câu chuyện tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn,vì không thể chịu nổi hành động dã man, đẩy các trẻ em trong xóm ra làm lá chắn đở đạn cho đồng bọn tẩu thoát. Vì quá tức giận không kềm chế được, nên tướng Loan đã rút súng Rouleau ngắn nòng, bắn chết tên VC chỉ huy là Bảy Lốp, tại ngả ba Vườn Lài (góc đường Vạn Hạnh, Minh Mạng và Vĩnh Viễn), trước mặt phóng viên Mỹ là Eddie Asams, nên đã chụp được tấm hình này, đem bán rao khắp thế giới và nhận được giải thưởng quốc tế.

          Sau ngày 30-4-1975 Tướng Loan tới tị nạn tại Hoa Kỳ, đã bị bọn phản chiến cùng với giới truyền thông Mỹ làm lớn chuyện. Thậm chí có Elizabeth Holtzman (nữ dân biểu DC bang New York) và Dân biểu Harold Sawyer (CH bang Michigan), đã kiện cáo, đòi Chính phủ Mỹ trục xuất tướng Loan ra khỏi Hoa Kỳ, vì tội vi phạm nhân quyền nhưng bị thất bại .

          Trước và sau ngày tướng Loan từ trần 14-7-1998, người phóng viên chụp tấm hình năm xưa Eddic Adams, đã viết một bài báo xin lỗi tướng Loan vì sự ray rứt hối hận của mình, trong đó có đoạn “ Ông đã làm công việc của ông, còn tôi làm bổn phận của tôi “. Ngày tướng Loan qua đời, Eddic lại viết thêm môt bài báo khác đăng trên tờ Times, đồng thời gới tới một vòng hoa phúng điếu, trên đó có đính một danh thiếp viết tay “ General, I ‘am so,so,so.. sorry “.Bao nhiêu đó, chắc cũng đủ làm nhức óc những tên “ sống nhờ người tị nan “ nhưng lúc nào cũng viết lách, làm báo ca tụng VC.

          Ðau đớn nhất là trận Hạ Lào 1971, cho dù các đơn vị đã tham chiến như SD Dù, TQLC, Sư Ðoàn 1 BB, Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ và Liên Ðoàn 1 BDQ có bị tổn thất nặng nề. Nhưng cuối cùng QLVNCH cũng đã đạt được mục đích của cuộc hành quân, là phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở hậu cần, tiếp liệu tại các mật khu, binh trạm tại đây. Lúc đó, chỉ có Ðại Úy Trương Duy Hy, Pháo đội trưởng PDC/44, tham dự cuộc hành quân, tại căn cứ Hỏa lực 30, là tác giả quyển Hồi ký “ Tử thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30, Hạ Lào “  là viết sự thật. Ngoài ra tất cả bọn phóng viên Mỹ&Tây phương đều ở Khe Sanh, hằng ngày nhìn cảnh máy bay tải thương xác lính và thương binh về tới tắp. Từ đó chụp hình, diễn dịch rồi gửi về nước, nói là QLVNCH đã thảm bại tại Hạ Lào, giống như hồi Tết Mậu Thân (1968).

          Riêng làng báo Sài Gòn cũng vậy, vì không có ai vào tận chiến trường để chứng kiện sự thật, nên chỉ đành “ chôm chĩa tin từ báo Mỹ “  rồi “ Mao Tôn Cương thành trận đánh cuối cùng không có đại bàng  “ rằng “ VC đâu có quân số đông đảo để đánh QLVNCH, mà chỉ sử sụng hỏa pháo. Ở đây làm gì có kho tàng như tình báo đã báo cáo láo”.  Tóm lại theo họ thì QLVNCH vì sợ hỏa lực của VC nên bỏ chạy . Có đọc những tin tức của báo chí Sài Gòn lúc đó, mới thấy máu của người Lính Miền Nam đã đổ suốt cuộc chiến, để bảo vệ cho  “ đám  này “,  thật là uổng phí và tội nghiệp cho những kẽ đã nằm xuống truớc ngày 30-4-1975.

          Nhưng người lính VNCH từ trước tới nay chỉ biết có cầm súng để chiến đấu giữ nước và bảo vệ sinh mạng cho người khác, chứ không quen viết lịch sử để ca tụng một chiều. Cho nên nếu có được một tiếng cảm ơn hay sự hồi phục danh dự, thì đó cũng chỉ là sự phản tỉnh của thế giới tự do khi đã biết được sự thật cùng ý nghĩa của cuộc chiến mà người Miền Nam phải bán mạng để chống ngăn giặc Bắc xâm lăng tới giờ phút cuối cùng. Ngoài ra còn có sự tưởng tiếc muộn màng của đồng bào hậu phương, đối với người chiến sĩ VNCH, khi chính bản thân và gia đình người dân  qua cuộc đổi đời, cũng đã trở thành nạn nhân tận tuyệt, của một chế độ bạo tàn, của những con người không có nhân tính, mà hôm qua chính người dân coi như thần thành, nên đã công khai giúp và theo chúng, đâm sau lưng đồng đội, đồng bào mình.

          Trong lúc đất nước đang lâm nguy vì giặc xâm lăng phương Bắc, trong lúc gần hết thanh niên nam nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội miền Nam, không phân biệt sang hèn, kinh thượng, bỏ nhà, bỏ lớp, bỏ hết tương lai của tuổi trẻ và đời người để lên đường ra biên cương chống giặc thù. Giữa lúc đất nước lầm than, muôn người khốn khổ vì chiến tranh do Hồ Chí Minh và cọng sản mang từ Liên Xô-Trung Cộng vào để dầy xéo non sông tổ quốc, thì tại hậu phương Miền Nam có một số người tự nhận mình là trí thức, giáo sư, tu sĩ, hầu hết đều đang độ xuân thì, mập mạnh nhưng lại tìm cách đứng bên lề cuộc chiến bằng đủ mọi lý do để được hoãn dịch, trốn nghĩa vụ làm trai trong thời tao loạn. Nếu vì sợ chết mà trốn đi lính, thì cũng còn có thể tha thứ nhưng những hạng người này, không bao giờ chịu để yên cho đồng bào và đất nước mình đang trăn trở trong cơn đau bom đạn, hận thù, đói nghèo và ly biệt. Họ hoàn toàn không thông cảm cho ai hết, ngoài cái lý tưởng đã thu lượm được, qua sách báo tây phương phản chiến và các kinh điển nhật tụng của thiên đàng xã hội chủ nghĩa, trong lúc được sống ở hậu phương, thừa mứa vật chất, đàn bà và thời gian để đâm thọt, phá hoại những người đang liều mạng xã thân bảo vệ mạng sống thừa thải ký sinh của mình. Hai nhân vật điển hình nhất trong bảng phong thần của thời đại này, không ai có thể vượt qua được. Đó là nhà tu Bất Hạnh và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

          Trong Tạp Chí Làng Văn số 235 xuất bản tháng 3-2003, tác giả Lâm Lễ Trinh có viết bài “ MTGPMN nói gì về Dương Văn Minh, Lực Lượng Thứ Ba và Chính khách Lưu Vong Miền Nam ? “ . Bài viết này tác giả trên đã dựa vào tài liệu của VC, từ ba quyển ký ức của Võ Nguyên Giáp và bộ sách “ Chung một bóng cờ “ của tập đoàn MTGPMN gồm Nguyễn Hửu Thọ, Trần Nam Trung, Trần Bạch Ðằng, Nguyễn Thị Bình..

          Nhờ bài viết trên ta mới biết , trong lúc đồng bào và chính phủ NVN đau khổ hấp hối vì bị Thế giới và Mỹ phản bội bán đứng cho CSQT, thì tại hậu phương, các chính khách con buôn của VNCH, đã múa rối bĩ ổi và chạy theo bợ đít VC để mong kiếm chút bã lợi danh sau cuộc đổi đời. Phan Nhẫn, một cán bộ VC hoạt động tại Paris viết “ Thích Thiện Châu và Mạn Ðà La, lãnh đạo Phật giáo tại Pháp là phe ta, có liên lạc mật thiết với Phật giáo trong nước. Su Thiện Châu đã về chầu Hồ và Mác năm 1998. Ở đây còn có cố đạo cấp tiến Nguyễn Ðình Thi, lập cái tổ chức lấy tên là “ Communauté Vietnamienne “ thường tụ họp với VC cũng như Trương Bá Cẩn, Lý Chánh Trung trong nước. Năm 1969 Hồ về chầu tổ Mac, các cố Nguyễn Ðinh Thi (Pháp), Vương Ðình Bích (Tây Ðức) và Trần Tam Tĩnh (Canada), đã tổ chức phát tang cáo Hồ thảm thiết và trang trọng.

          Cũng lời Phan Nhẫn kể “ Ngoài ra Ta còn đuợc sự hợp tác của các sĩ quan Sài Gòn, nguyên xuất thân từ lính khố xanh, khố đỏ Pháp, đang sống lưu vong tại Ba Lê như Ðổ Khắc Mai, Nguyễn Hữu Khương, Vương Văn Ðông, Nguyễn Văn Châu, Trần Ðình Thi.. Tất cả bọn lính tây trên đều nói là rất hối hận vì đã lở làm quan tại VNCH, nay hối ngộ nên xin đảng cho gia nhập, để chuộc lại những lỗi lầm “.Miền Nam đầy rãy sâu bọ như vậy, làm sao chúng ta khống mất nước ? Hung hăng nhât trong bon nay là Trần Ðính Lan do thâm thù VNCH đã trục xuất hắn về Pháp , sau khi lộ tẩy vụ muốn NVN trung lập, để thực dân trở lại. Bởi vậy từ năm 1966, Lan lập tại Paris cái gọi là “ Forces Libres du VN “, tận trung với “ bác đảng “  tìm đủ mọi cách quậy phá chính phủ QG. Khôi hài nhất là câu chuyện mà Nhẫn kể với giọng xõ lá “ thậm chí lúc bi bạo bệnh, Lan xin với đảng, phủ cho mình Lá Cờ Máu “, để nở mặt khi xuống âm ty trình diện Hồ. Ngay lúc Ban Mê Thuột bị Bắc Việt cưởng chiếm vào tháng 3-1975, Lan đã gọi điện thoại chúc mừng và lập đoàn đại biểu mang hoa tới mừng đảng tại Paris, khi nghe tin giặc Hồ đã hoàn toàn chiếm được Miền Nam trưa ngày 30-4-1975, sau lệnh bắt QLVNCH buông súng rã ngũ của TT hai ngày “ Dương Văn Minh “.

          Cũng trong bộ sách này, Phan Nhẫn đâu có tha các chính khứa xôi thịt của VNCH, đã chạy sang Pháp như Âu Trường Thanh, Hồ Thông Minh, Nguyễn Hữu Châu.. luôn to miệng nhận là “ Lực lượng thứ ba “, thành phần của nhóm đối lập Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Ðức, Lý Quy Chung, Lý Chánh Trung.. Cuối tháng 12-1972, Mỹ dội bom Hà Nội và Bắc Việt, bọn chính khứa trên la lối phản đối kịch liệt. Rồi khi Hiệp định ngưng bắn được ký kết , cuối năm 1973 bọn phản chủ tại Paris lại lập “ Uỷ ban nhân dân đòi thi hành HD Paris 1973 “ cùng lúc với “ Ủy ban đòi hòa bình và dân chủ “. Nhưng đau đớn nhất, là sự khinh bỉ của chính VC đối với bọn khoa bảng tuy có bằng cấp và học vị cao như núi, mà “ giá trị lại không bằng cục phân “ , qua lời chủi yêu của Phan Nhẩn “ Bọn chúng biết là khi Mỹ rút ,VNCH sẽ sụp đổ, nên đòi trung lập, hòa giải, hòa hợp với đảng ta, để có cơ hội trở về tham chính . Nhưng điều mai mĩa với chúng, là đảng ta có bao giờ muốn thế “.

          Ðể kết thúc bộ sách coi như vĩ đại nhất của đảng ta, bằng những lời thố lộ tâm huyết của ba đại chính khứa NVN gồm Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Xuân Oánh, Dương Văn Minh . Nhẫn ghi “ Nguyễn Hữu Có nói, đảng phải thông báo ra nước ngoài, để kẻ thù cũ cắn rứt lương tâm mà quay về với ‘bác’ “. Còn Oánh thì cảm tháy thoải mái, sau khi thoát được “sự kềm kẹp “ của Mỹ Nguỵ. Riêng TT Minh công bố hãnh diện được làm công dân xã nghĩa VN “. Ðó là thực chất của những khuôn mặt và tổ chức chính trị ‘ lực lượng thứ ba đối lập ‘ , đã nối giáo cho CSQT, tiêu diệt chính quyền Quốc Gia tại NamVN, rồi cuối cùng chính những người phản bội, cũng nhận chịu hậu quả thảm khốc về vật chất và tinh thần như mọi người, thêm vào đó là bia đá nghìn thu và bia miệng loan truyền miên viễn tiếng xấu xa, không làm sao rửa sạch, cho dù ngày nay vẫn còn ít người tuyên bố “ Nhờ Minh ra lệnh đầu hàng sớm, họ mới sống sót “ . Hởi ôi sống như cuộc sống của cả nước VN hiện nay, kể cả người Việt lưu vong, thì được sống thêm cũng đâu có ý nghĩa gì .

          Ngày nay ai cũng biết, cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1955-1975) rất đa dạng, phức tạp, khó có thể định nghĩa cho trọn vẹn. Nói chung tùy theo lý tưởng, ai muốn gọi thế nào cũng đều có ý nghĩa riêng với người trong cuộc. Cho nên với người Miền Nam VN, thì đây là một cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Cuộc chiến này hoàn toàn khác biệt với cuộc phân tranh của hai họ Trịnh Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, lúc đó chỉ là cuộc tương tàn nồi da xáo thịt để tranh giành quyền lãnh đạo của đất nước. Trái lại cuộc chiến lần này, người Miền Nam chiến đấu, vừa để tự vệ, vừa bảo vệ phân nửa mảnh đất VN, để khỏi bị Bắc Việt nhuộm đỏ bằng chủ thuyết cọng sản. Nhưng với bọn trí thức thiên tả, phản chiến nằm vùng lúc đó, lại trắng trợn phỉ báng, gọi QLVNCH là lính đánh thuê cho Mỹ.

          Chính bọn trí thức thiên tả này đã lợi dụng quyền tự do báo chí ngôn luận của VNCH, để viết lách, bôi nhọ, xuyên tạc, tuyên truyền phá nát hậu phương, đâm sau lưng chiến sĩ tiền tuyến, đang liều chết để bảo vệ đồng bào, trong đó có cả sinh mạng ký sinh của chúng.

          Cuối cùng, VNCH đã sụp đổ, kéo theo sự mất mát toàn diện mà người Việt QG đã tốn xương máu xây dựng. Người chạy thoát ra nước ngoài tuy không bị đau đớn thể xác nhưng tinh thần và sự dằn vặt, cũng đã làm cho họ điên đảo suốt quảng đời lưu vong nơi xứ người. Tội nghiệp nhất, cũng vẫn là Lính phải còng lưng cúi đầu gánh chịu những thảm tuyệt của kẻ thù man rợ, những điều mà chắc chắn thế giới tự do  không hề nghĩ tới, vậy mà vẫn tới trong địa ngục trần gian của các nước Cộng Sản, trong đó có CSVN.

          Ngoại trừ một số rất ít khôn ngoan hay có thân nhân VC bảo lãnh, hầu hết các cấp Quân, Công, Cán, Cảnh của Nam VN đều chịu sự hành hạ nơi chốn lao tù. Chúng bắt tất cả Sĩ quan và cán bộ, công chức, cảnh sát VNCH vào tù, qua cái gọi là “ Trại Cải Tạo “  để đánh lừa thế giới, về sự dã man tàn ác đối với tù nhân chiến tranh, trái với công pháp quốc tế đã qui định. Hầu hết các trại tù đều lập ở Miền Bắc và Bắc Trung Phần, phía bên kia vĩ tuyến 17. Tại Miền Nam, trại tù nằm trong rừng núi cheo leo, ma thiêng nước độc, để lao động khổ sai, chết dần mòn vì sự hành hạ của quản giáo và nổi cực khổ, đói lạnh nhưng ăn uống thì thiếu thốn với khẩu phần hằng ngày, chỉ lưng chén cơm gạo xấu, trộn với khoai bắp, còn những người bị biệt giam thì đói khát vì phần ăn phát rất ít. Nói chung là không còn bút mực nào để kể cho hết nổi hận hờn tủi nhục của người tù dưới chế độ CS. Ðói quá nên người tù phải ăn tất cả những gì có trước mặt như rắn, rít, ếch nhái, chuột, trùn đất, cào cào.. kể cả cỏ chai và cỏ diệu, thay cơm để đủ sức chống chọi với tử thần, lúc nào cũng như chực chờ sẳn bên cạnh :

‘ Ngày hành xác giữa núi rừng hoang vắng,
đêm ôm đầu thương tiếc chuyện ngày xưa
bạn bè đến đây càng lúc càng thưa
thằng nằm xuống, thằng đày sang trại khác
thằng chống lại thì xác thân tan nát
thằng bệnh đau thân xác cũng không còn
đem xác người đi phá núi dời non
đem mạng sống để gở mìn tháo đạn
thay trời dẫn nước vào sông đã cạn
thay trâu kéo cầy phá vỡ ruộng hoang
buổi sáng gượng vui nhìn lúa trổ bông
nữa đêm khóc thầm đời lính bất hạnh
tôi đã sống qua những ngày đói lạnh
tôi đã nhét đầy tài liệu buồn nôn
kiểm điểm nghìn câu cho tốt tốt hơn
để theo đảng biến người thành khỉ vượn .
(thơ mường giang). ’ ’

          Lính sống bị trả thù đã đành, cho tới những người lính đã chết , CSQT cũng không tha, thì nói chi thành phần Thương Phế Binh, Cô Nhi Tư Sĩ của VNCH, lại càng bị đoạ đày thê thảm.Tất cả năm tháng dù nay đã đi vào quân sử nhưng sự thật vẵn còn nguyên trước mắt, với hai cảnh đời hiển hiện như một chứng tích nghìn đời không phai mờ : Ðó là địa ngục VN sau 36 năm bị giặc chiếm đóng và giá trị đích thực của QLVNCH từ 1960-1975, đã có rất nhiều cấp chỉ huy tài ba lẫn đạo đức, văn võ vẹn toàn, được đào tạo từ các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á thời đó gồm các Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, Bộ Binh Thủ Ðức, Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị, Các Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Cảnh Sát,Trường Ðại Học Quân Sự.. chứ đâu phải chỉ có những tướng tá “ chó nhảy bàn độc “ từ thời Pháp thuộc, như Minh, Kỳ, Có, Mậu, Ðôn, Xuân, Kim, Khiêm.. bất tài vô tướng, khiến cho nhiều người vin vào các hình cây đó mà xuyên tạc, làm cho người Lính Miền Nam bị xấu hổ lây, không biết đâu mà “ dấu mặt “ khi chạm trán với sự thật.

          Ngày xưa người Lính VN, chiến đấu trong vinh quang, khi trở về cũng thật hiên ngang, giữa cảnh phu phụ trùng phùng, nồng ấm kết lại mối tình xưa :
          ‘..xin vì chàng, xếp bào cỡi giáp
          xin vì chàng giũ lớp phong sương
          vì chàng tay chuốc chén vàng
          vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng.. ’ ’
          ( Chinh Phụ Ngâm ố Ðặng Trần Côn và Ðoàn Thị Ðiểm)

          Ngày nay người chiến sĩ VNCH không có cái diễm phúc trên, vì suốt cuộc chiến hai mươi năm, ngoài mặt trận thì chống trả với kẻ thù trong nổi cô độc. Khi trở về lại bị kẻ thù đọa đầy, tù ngục và chết trong uất hận nghẹn ngào.

          Thử hỏi giữa cõi đời này, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Ngày nay, đã có không biết bao nhiêu người ,đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của lính. Không biết trong tâm tư đó, có một giây phút nào do lương tâm xao động, khiến trái tim người, chợt nghĩ tới những kẻ bất hạnh đã VỊ QUỐC VONG THÂN ?

          Xưa NGƯỜI LÍNH chiến đấu anh dũng trong khói lửa để bảo quốc an dân. Nay những người lính già còn sót lại sau cuộc chiến và lớp hậu duệ của lính năm nào, cũng đã và đang tiếp tục tranh đấu không ngừng, cho một ngày về QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG được sống thật với tự do và no ấm, như chúng ta hiện nay đang hưởng tại quê người.
         
          ‘..tội nghiệp, đời trai chưa thỏa chí
          sa trường dung ruổi đã phơi thây
          đoàn quân hùng liệt nay về đất
          hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy

          chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
          mà khóc quê hương khuất bến bờ
          nhớ lúc hát rừng nơi chiến địa
          mộng hoàng hoa, khép giữa hư vô ‘
           (thơ mường giang)

          Xin nghiêng mình trước đồng đội đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa Dân Tộc Việt. Cũng xin chân thành biết ơn Quý Ân nhân đồng hương khắp mọi nẻo đường viễn xứ, đã và đang hướng về những người lính cũ ngày xưa, giờ họ là Quả phụ, cô nhi và thương phế binh VNCH. đang kẹt ở quê nhà.


Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016
MƯỜNG GIANG


__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 










--
Kính Chuyển
MG
THÁNG TƯ LẠI VỀ,
    EM CÒN NHỚ ?
     thơ mường giang
gữi tâm vô lệ, phạm hoài hương, uyên nguyên, phạm đình thừa,
mặc nhân thế, các ngô, thọ trần, xuân an, tiếp sĩ trường, cát biển,
trâm kha, thiếu khanh, ngô trúc khánh, dung, nhật nguyễn, đức nguyễn, phạm hòa..,...


tháng tư năm đó, mình chia cách
em ở Nha Trang, giặc chiếm rồi
ta kẹt thành Phan, ngong ngóng đợi
từng đoàn di tản, mịt mù khơi

nhưng khói lửa tàn, mình cũng vẫn
mỗi người một ngã, cách mười phương
ta theo định mệnh, nai xiềng xích
em nổi trôi trong cảnh đoạn trường

nước mất, nhà tan, đời nghiệt ngã
ai còn ai mất, lạc hà phương ?
chỉ còn mê muội tìm trong gió
hình bóng em qua vạn nẻo đường

gặp bước khốn cùng, đành trốn chạy
thầm mong phút cuối được tin nhau
cho dù đã trở thành thiên cổ
hay vẫn còn đang lạc chốn nào

mấy chục năm xa, trường lớp cũ
cũng là phút cuối biệt tri âm
cố nhân giờ chỉ là hư ảnh
theo bước ta qua nẻo thăng trầm

tháng tư năm đó mình còn hẹn
sẽ hội ngộ nhau để gởi trao
tất cả tâm tình thời mộng mị
vui buồn, kỷ niệm lẫn thương đau

nhưng em sẽ chẳng bao giờ tới
binh lửa, gia phong hoặc đổi dời ?
buổi trước em từng quen lỗi hẹn
thì nay lần nữa, cũng thế thôi .

2 - QUÁN BÊN ĐƯỜNG

nơi quán khách, bên ngọn đèn hiu hắt
ta với hình sóng sánh chuyện mười phương
rồi bâng quơ nhớ tới chuyện sân trường
nhớ màu áo em yêu trong lớp học

tìm trên vách, tên bạn bè sống sót
moi giữa tim, dư ảnh kẻ thân sơ
loay hoay nhớ những bằng hửu vật vờ
xác đã mất nhưng hồn còn lẩn quẩn

kéo tất cả quây quần nơi quán vắng
đem tình người hàn gắn nỗi hờn căm
ta bao chục năm nhốt cuộc thăng trầm
cũng thả hết để hồn thơ mở hội

hỡi Phan Thiết, nơi đất người trôi nổi
hỡi em yêu, trong cổ mộ quê nhà
nhắc giùm ta kỷ niệm sắp phôi pha
để tiếp nối xót xa ngoài muôn dặm

ta sẽ giữ mối tình thơ nồng thắm
của trường xưa trên phím nhạc trơ vơ
ta sẽ cười vui trong lúc mỏi chờ
khi quán vắng qua đêm, buồn cô tịch


3 - CHỜ BẠN ĐÊM QUỐC HẬN

Vào quán bên đường, đêm quốc hận
Ta ngồi chờ bạn, uống rượu suông
Chao ơi, trăng đã treo đầu núi
Mà thấy ai đâu ở cuối đường?

Đã hẹn cớ sao còn tới trễ?
Kiếp người, tính được mấy lần vui?
Huống chi nhân thế như phù ảo
Mới đó, rồi tin đất đã vùi

Rượu nhắp đêm nay, nghe rất lạ
Ơ hờ, có máu lẫn trong men
Cho nên chỉ uống toàn cay đắng
Làm mắt cũng buồn, đẫm lệ hoen

Mê tĩnh, cuồng mơ, ta lại nhớ
Năm nao, ngất ngưởng quán biên cương
Bồ đào chưa cạn ly tương biệt
Ngựa đã hý vang, khắp nẻo đường

Đêm nay quán vắng, người lai vãng
Quanh quẩn mình ta ngất ngưởng say
Bạn chết từ khi Phan Thiết mất
Thì sao có thể đến nơi này?

Quán vắng, đèn khuya ta lại uống
Một ly khóc hận chuyện nước non
Một ly thương bạn không còn nữa
Một cốc tủi thân sống nhục hèn

Văng vẳng trời cao chim đã hót
Muộn phiền vây kín suốt trang thơ
Soi gương chợt thấy mình thêm lạ
Qua một đêm chờ đợi ngẩn ngơ..


4- TA SẼ LÀM GÌ NƠI XỨ LẠ ?

ta sẽ làm gì nơi xứ lạ ?
cho qua ngày tháng kiếp lang thang
trời ơi, mấy chục năm rồi đó
vẫn sống tha phương với bẽ bàng

đời thế bảo sao không uất nghẹn
sầu buồn đầy đọa suốt hồn thơ
đầm đìa máu hận từng trang giấy
nức nở nhòa phai nỗi ước mơ

sót chút tơ lòng nơi đáy huyệt
ta đem rao bán đổi hư danh
bên đường quán vắng thêm thê thảm
như xé tim đơn, khúc độc hành

ai khóc bên cầu sanh tử biệt ?
ta hờn nhân thế đã từ lâu
gây chi một cuộc đời dâu bể
nước mất nhà tan, vạn cổ sầu

buồn quá, sao ngăn dòng cảm lụy
bạn bè ly tán tận mười phương
người còn, say tĩnh bên hèn nhục
kẻ chết, mồ xiêu khắp vệ đường

cố nén cùng đời vui hạnh phúc
hay vùi tâm sự giữa cuồng say
nhưng càng hờ hững, càng mê đắm
định mệnh trời ơi, trọn kiếp này

biết sống làm sao nơi xứ lạ
với người muôn mặt, đất muôn phương
cợt đùa cho bớt dòng dư lệ ?
hay mặc cho thơ khóc đoạn trường.


5 - GIỜ ĐÂY SÔNG NÚI
     VẪN ĐAU THƯƠNG

tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
mười chín giặc về gieo khổ hận
đạn tăng nghiền nát vạn con tim

tháng tư hè tới ve rền hát
hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi

tháng tư bỏ mẹ ta ra biển
mười tám ngày nao chẳng xóa mờ
trên khắp nẻo đường quê lửa đạn
tay người biền mẫu vẫy con thơ

tháng tư mất nước sầu ly xứ
ta viết thơ say giữa cuộc say
với bạn với tình pha máu lệ
với đời thương hận úa sông mây

tháng tư biển lộng màu xanh gió
tiếng nhạn làm ta khóc nhớ nhà
mùi muối thấm vào da chát mặn
khiến càng héo hắt bước quê xa

tháng tư trong quán bên đường vắng
chờ bạn mình ta uống rượu suông
soi mặt vào ly thêm thấy lạ
sau bao nhieu năm hận miên trường

tháng tư lại tới buồn hơn trước
bạn bỏ ta đi tận cuối trời
đứa chết nghèo buồn nơi xóm biển
thằng phơi xác lạnh với đơn côi

tháng tư mất nước sao quên được
đồng đội năm nao xác ngập đường
nơi bến, trên tàu, trong xóm nhỏ
những ngày tù ngục sống thê lương

bao chục năm sầu trăng cổ mộ
mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù
quê cũ em lên cầu ngóng gió
bên này ta đợi chắc thiên thu

tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuộc
Phan Thiết tháng tư xác ngập đường
cả nước tháng năm thành địa ngục
giờ đây sông núi vận đau thương


6 - LẠI LÀM THƠ NHỚ BẠN

Trời lạnh tháng tư ra ngóng biển
trút ly rượu đắng xuống giòng sông
rượu tan vào sóng không từ biệt
nhưng vị nồng phơi khắp đất trời

nhờ nước chỡ lòng xuôi tám hướng
xin mời bằng hữu cõi miên man
những chàng khố rách đời Phan Thiết
có thủa chia nhau điếu thuốc tàn

những bạn một thời chinh chiến cũ
nhớ hoài nơi chốn bước quân qua
núi đồi, bờ rạ, sông cùng suối
vọng gát đêm trăng khóc nhớ nhà

những bạn chung tù đêm tịch mịch
chia nghe tiếng quát bóng đèn chai
sớt lon cháo cám heo từ bếp
thèm chut hơi men giữa bến đời

những bạn đầu trần kinh tế mới
ruộng về trợt té xuống cầu ao
đỉa chê hết máu không thèm tới
vàng vọt thân trai mảnh chiến bào

Phan Thiết nay xưa tình cũng cạn
bạn nằm rừng núi khó thăm nhau
bạn gần xe ngựa chia giai cấp
bạn chết mồ xiêu biết chốn nào?

chơi vơi niềm nhớ vàng trên giấy
mưa lại bay bay nhuộm lối sầu
thơ viết tình phơi trên nét chữ
khác đầy kè đá gởi về đâu

cố nhân giờ chỉ là đêm mộng
vũ trụ nhân gian một lối về
ngồi tiếc thủa còn manh áo bạc
tình quê, tình bạn cõi đam mê

ra biển ngữa tay mời bạn tới
thênh thênh mắt sóng chỉ hồn mình
cứ buồn chẳng biết vì sao nữa
thiên hạ còn đây chốn nhục vinh

thơ viết ngẩn ngơ càng tủi hận
đất trời lặng ngắt bạn bè ơi
vầng trăng ai nở chia hai mảnh
nửa gói tình quê, nửa lịm đời


7 - XIN MỜI HỒN BẠN
       CHỐN QUÊ XA

thơ viết muôn trùng thương với nhớ
càng thêm chất ngất hận miên man
chiều chiều ngóng biển mơ ngàn lối
chớm lạnh tình quê khóc ngỡ ngàn

tan hàng tận tuyệt sầu quan tái
thép bút ngồi khơi chuyện bể dâu
thoáng bóng bạn bè trong cốc rượu
vội mời nhưng có thấy ai đấu

làm sao quên được mùa tang tóc
bạn ở An Khê chết rục thây
bạn vượt sông Ba chìm đáy nước
bạn Phan Thiết cũng thịt xương bày

thương quá ngày nào tình chiến hữu
chiều quê quán gió tạm dừng quân
lang thang đời lính giường là đất
nhà vẫn trên yên gió ngựa dồn

tháng tư còn gọi nhau hò hẹn
sẽ cụng ly mừng bạn thăng quan
tiền lính dăm thằng chung cũng đủ
để mua thịt rượu phá cơn bưồn

nhưng bạn không về như đã hứa
tan hàng gục chết giữa đao binh
ta còn, nay sống hèn hơn cỏ
trơ mắt hắt hiu nuốt bất bình

thơ viết thương hoài mây viễn khách
quê xưa mù mịt gió ngày xưa
đôi bờ nước mãi vô tình cuốn
khiến kẻ hoài mơ luống rã rời

gởi chút tơ lòng trong chén rượu
xin mời hồn bạn chốn quê xa
về đây thơ nhạc như ngày cũ
để kẻ cô đơn bớt nhớ nhà

hận viết ngàn trang không thấy đủ
tình theo sương khói nhạt nhòa rơi
bạn chờ ba chục năm mòn mõi
vẫn biệt mù khơi cuối nẻo đời


Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016
mường giang

__._,_.___

Posted by: Ho Dinh <



Tháng Tư ra biển Đông ngồi khóc thương quá VN chịu Nhục-Hèn !

$
0
0
 


--
Kính Chuyển
MG

Tháng Tư ra biển Đông ngồi khóc
thương quá VN chịu Nhục-Hèn !
                                                          MƯỜNG GIANG

          Mấy hôm nay tình hình VN nóng và sôi động hơn bao giờ hết vì Trung Cộng lại ngang ngưọc đem giàn khoan HD-981 vào khai thác dầu khí ngay trong vịnh Bắc Việt. Giữa lúc đó, Phùng Quang Thanh lại nhân danh bộ trưởng quốc phòng mời tàu Trung Cộng ghé thăm hải cảng Cam Ranh. Ngoài biển Đông, đâu đâu tàu thuyền đánh cá của ngư dân VN cũng bị hải tặc Trung Cộng giết đuổi cướp bóc hàng ngày. Mấy ngàn năm qua kể cả thời Pháp thuộc, chưa bao giờ dân tộc VN lại khốn khổ lầm than như hiện tại.           

          Vì đâu đến nổi này ? vì dựa theo các nguồn sử liệu hiện nay, khi viết về nguồn gốc của dân tộc VN, đều cho rằng Người Việt là một trong những dân tộc dũng cảm và thông minh nhất trên thế giới, vì đã được hưởng nhiều đặc tính quý báu của các chủng tộc pha trộn. Họ là hậu duệ của nòi giống Mông Cổ, Bách Việt và Nam Á Ða Ðảo.. qua quá trình thiên di từ Trung Á tới đồng bằng Bắc Việt. Nhờ vậy suốt dòng lịch sử mấy ngàn năm, tổ tiên ta mới đương đầu nổi với nhiều cuộc xâm lăng diệt chủng của Tàu, Chiêm Thành, Lào-Thái, Cao Mên, thực dân Pháp-Nhật và nay là chủ nghĩa vô thần của đảng cọng sản đệ tam quốc tế. Bởi thế ngay từ buổi bình minh dựng nước, người Việt rất thạo thủy chiến, quen dùng thuyền, thời gian sống trên cạn ít hơn dưới nước, vì biển rạch sông hồ, vốn là những nơi chốn thân thương của linh hồn đất Việt.

          Chúng ta là con cháu của Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, theo cha ra biển và lâp thành nước Văn Lang, có nền văn minh phát triển từ sông nước. Do trên ngoài nông nghiệp, việc khai thác hải sản trên sông biển, vẫn là tiềm năng kinh tế muôn đời của dân tộc.

          Nên biển miên viễn vẫn là không gian sinh tồn của nòi giống Hồng Lạc, là bức trường thành “ nước “ bảo vệ non sông gấm vóc Việt. Vì vậy trong suốt lịch sử giữ nước chống ngoại xâm, sức mạnh của Thủy Quân Ðại Việt qua các triều đại Ngô, Ðinh, Tiền Lê, Hậu Lý và nhất là Nhà Trần.. đã tạo nên những chiến công hiển hách, làm vẻ vang người Việt, đất Việt, khiến cho con cháu ngày nay, mỗi lần đọc lại những trang sử cũ, đều cảm nhận sự hãnh diện trân quý, đối với tổ tiên mình. Những đia danh Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Hội An, Lô Giang, Rạch Gầm, Nhật Tảo, Hoàng Sa.. và đặc biệt là dòng sông thiêng Bạch Ðằng nơi xứ Bắc, muôn đời sống đẹp trong hồn người như nhà thơ Phạm Sư Mạnh đời Trần, đã không ngớt lời khen tặng :
”Vũ trụ kỳ quan, Dương Cốc nhật.
Giang san vượng khí Bạch Ðằng thâu “.

          Ngày nay đảng CSVN đã và đang bán dần mòn non sông gấm vóc cho giặc Tàu, chẳng những là biển, bờ, hải đảo, đất đai biên giới.. mà ngay tới làng mạc, phường phố tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ.. nơi nào cũng đã bị Hán hoá từ trong chữ nghĩa ra tới thực tế của cuộc đời. Tất cả đều do tổ tiên đã dựng và gìn giữ qua bao đời, bằng xương máu và nước mắt. Nhờ vậy mới có một nước Việt xinh đẹp bao đời, trải dài trên bờ Thái Bình Dương hơn 3300km, với non xanh nước biếc thật hữu tình. Sau lưng là bức tường thành Trường Sơn hùng vỹ, còn đất đai thì chạy suốt từ Ải Nam Quan tới tận Mui Cà Mâu, Hà Tiên ngút ngàn ruộng đồng vườn tược, nơi nào cũng đẹp xinh ngập tràn hồn quê trong nổi nhớ.

           Biển VN còn có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu km2 và 4000 hòn đảo, mà lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang) và Phú Quý (Bình Thuận), có diện tích gần bằng Tân Gia Ba. Nơi nào trên biển cũng đều có một triển vọng to lớn về khả năng khai thác khí đốt và dầu thô. Tóm lại, nếu là những vị lãnh đạo yêu nước, thương dân thưở trước như Trần Nhân Tôn, Lê Thánh Tôn, các Chúa Nguyễn Hoàng, Sải Vương, Hiền Vương, Quốc Chúa, Minh Mạng .. cho tới cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.. chắc chắc sẽ nhận ra ngay thực trạng của nước ta, người đông đất ít, tương lai của xứ sở, đều do biển quyết định, nên phải dồn hết năng lực và sức mạnh quân sự, để bảo vệ biển, đảo như Nhà Nguyễn và gần nhất là VNCH đã từng làm suốt 20 năm tồn tại (1955-1975).

          Từ sau ngày CSVN làm chủ cả nước, đảng chưa bao giờ nghiên cứu hay lo lắng bảo vệ lảnh hải của mình, dù biết rằng cái ăn của toàn dân phần lớn đều nhờ vào biển trước mắt. Ðó là thực trạng của sự khai thác hải sản, bừa bãi trên Ðông Hải, gần như lạm phát vô kỹ luật, từ sau năm 1975 tới bây giờ. Tóm lại tất cả đều là nỗi đau lòng, ngậm ngùi non nước, từ sự kê khai tổng trọng tải của hàng chục ngàn ngư thuyền cả nước, nhưng thực tế chưa bằng 1/10 tàu thuyền đánh cá của các nước trong vùng.

          Về sản lượng khai thác trên biển hiện nay của ngư dân VN theo các nguồn tin quốc tế, còn thua xa các nước Nhật, Péru, Ðài Loan, Ðại Hàn cả Thái Lan từ 25 năm về trước. Trong lãnh vực kinh tế, VN hiện có 62 hải cảng lớn nhỏ cả nước, nhưng con số chỉ nhằm phô trương, vì nhiều cảng cá xây lên, để có cơ hội cho cán bộ đảng từ nhỏ tới lớn, chia nhau ăn xén ngân khoản, sau đó bỏ hoang như ở Cà Mâu. Thực chất đã làm lu mờ cái uy thế hiển hach của một nước VN từ bao đời là một vị trí trung tâm của hải đạo bắc-nam, vùng Châu Á Thái Bình Dương. Ðồng thời cũng là cửa ngõ ra biển của Lào và nhiều tỉnh miền Nam Trung Hoa như Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây, qua các đường sông Hồng Hà, Mã và sông Cả.

          Từ năm 1995, VN đã bắt đầu sản xuất dầu khí của các mõ trên thềm lục địa nước ta, tại biển Nam quanh Côn Ðảo và quần đảo Trường Sa. Việc khai thác khí đốt cũng đã bắt đầu tiến hành từ đầu thập niên thế kỷ XXI. Ðây là nguồn lợi to lớn nuôi sống cả nước, sau lúa gạo và hải sản.Nhưng vì cần chỗ dựa lưng be bờ để giữ đảng tồn tại, sau khi Liên Xô và Ðông Âu sụp đổ, nên CSVN chẳng những đã không lo bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc, trái lại còn bí mật ký kết bán nhượng biển, nhiều lần với Tàu đỏ, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa là lảnh thổ lâu đời của Ðại Việt có từ thời vua Lê Thánh Tôn vào thế kỷ XVII.

          Ngày 25-12-2000, CSVN qua Lê Khả Phiêu, Ðổ Mười, Trần Ðức Lương, Võ Văn Kiệt.. tới Bắc Kinh để âm thầm ký kết bán đảo chia biển với Trung Cộng, qua cái gọi là Hiệp Ðịnh Phân Ðịnh Vịnh Bắc Bộ. Sự kiện trên đã bị dân chúng trong và ngoài nước phanh phui, công phẫn và phản đối dữ dội. Ðặc biệt là báo chí Pháp cũng lên tiếng phê phán và cười chê CSVN cả gan, khi dám nhân danh kẻ cầm quyền, để ký với giặc thù truyền kiếp của dân tộc là Trung Công, trong tình trạng bình thường của hai quốc gia độc lập. Ðây là một hiệp định vô lý, man rợ và bất bình đẳng nhất thế giới, mà chỉ có bè lũ bán nước buôn dân như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng (1958), cùng với băng nhóm không còn nhân tính, thiên luân và tim óc trong Bắc Bộ Phủ mới dám lỳ lợm hành động một cách mù quáng, mặc kệ cho cuộc tồn vong của dân tộc Việt.

          Nguyễn Tâm Bảo, một cán bộ kiều vận của Việt Cộng, đặc trách vùng Bắc Mỹ, trong một bức thư tối mật gửi đảng (Sever Ever Been Top Secret), đề ngày 30-6-1008, qua ám số i86 photobucket.com, đã viết ‘..thứ hai là quan hệ tế nhị với người anh lớn đã để lộ những kẽ hở. Việc chúng ta nhượng đất nhượng biển là một sai lầm, đụng chạm đến tinh thần dân tộc từ ngàn đời nay.. Làm sao để lèo lái tinh thần dân tộc theo hướng có lợi cho chúng ta, để thanh niên vẫn có chỗ xả xú pắp, mà vẫn tin rằng chúng ta không hề hèn nhát trước Trung Quốc, đồng thời việc đó không làm cho Trung Quốc tức giận..

           Ngày xưa, Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung và Chúa Trịnh, chỉ vì trong thế kẹt vạn bắt đắc dĩ, nên bó buộc phải ký dâng đất cho giặc. Thời nhà Nguyễn, Vua Tự Ðức cũng chỉ vì thua kém quân sự, nên buộc lòng phải ký kết những hiệp ước bất bình đẳng với kẻ thù nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để chuộc lại. Thực dân Pháp trong thời gian đô hộ nước ta, vì quyền lợi của chúng, cũng cắt nhiều đất của VN cho Tàu tại biên giới, đó là điều không thể tránh được với một quốc gia đã mất chủ quyền. Thời VNCH luôn luôn phải đương đầu với thù trong giặc ngoài, suốt 20 năm tồn tại, từ cố TT Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu, đã không hề bán nhượng hay làm mất một phân đất của tổ tiên. Tháng 1-1974, chỉ vì đồng minh Mỹ bán đứng, VC đồng lỏa với Tàu đỏ, đâm sau lưng nên đành để mất quần đảo Hoàng Sa trong máu hận, sau khi Hải Quân Miền Nam đã tử chiến với Trung Cộng và gây cho chúng nhiều thương vong thiệt hại.

          VC chỉ biết có đảng và quyền lợi cá nhân gia đình, đã công khai đầu hàng giặc Tàu, làm tổn hại đất nước, khiến dân tộc mất danh dự và trên hết là tạo sự bất hạnh cho ngư phủ VN phải hành nghề trên biển cả, bị giặc Tàu bắn chết qua tội danh xâm phản lãnh hải của chính nước mình. Hỡi ôi, chỉ vì muốn được làm nô lệ cho Trung Cộng để giữ đảng, mà VC đã làm mất của VN hơn 11.930 km2 biển. Riêng Hiệp Ðịnh gọi là Hợp Tác Nghề Cá, chưa hề được quốc hội thảo luận, cũng như biểu quyết phê chuẩn, nhưng VC lẫn Trung Cộng vẫn tuyên bố, cùng có hiệu lực như Hiệp Ðịnh Vịnh Bắc Bộ vào ngày 30-6-2004, mà hậu quả trước mắt là thảm cảnh đồng bào VN ngày ngày bị Tàu đỏ cướp bóc, hảm hiếp và giết hại trên biển đông, kể cả những lảnh hải thuộc chủ quyền VN sát bờ như Bán Ðảo Sơn Chà (Quảng Nam-Ðà Nẳng) mới đây vào tháng 6-2008.
          Tóm lại, từ việc Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng và đảng cọng sản, thừa nhận Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng vào năm 1958, cho tới những hiệp ước bất bình đẳng về việc phân định và hợp tác đánh cá trong vịnh Bắc Việt, đảng CSVN coi như đã dâng hiến toàn bộ hải sản, dầu khí của quốc gia cho giặc Tàu. Nên không ai ngạc nhiên khi nguồn tin Nông Ðức Mạnh sang Tàu về và phổ biến tấm dư đồ rách VN ngày nay trong đó không có các địa danh Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Hang Pắc Pó, Núi Tô Thị và hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, nay đã biến thành Huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Cộng.

          Mấy ngàn năm mở và dựng nước, linh hồn của dân tộc Việt là rừng thẳm biển xanh như đã ăn sâu vào ánh mắt nụ cười của mọi người. Nay thì rừng đã trụi còn biễn cũng đã phụ người. Chúng ta con cháu ngày nay khi nghĩ tới, chỉ còn đi tìm thuở vàng son của quá khứ, được lưu lại trong hồn biển trên đât cá đẳm đầy nước mắt, nắng gió và cái đói lạnh miên trường của kiếp người bất hạnh trên quê hương nhược tiểu VN.

          Có còn nổi buồn nào hơn nổi buồn của người ngư phủ VN, đứng trước quê hương mình trong nổi lặng im cay đắng, nhìn những tia nắng ráng chiều còn vương trên biển như tiếng vọng của ngày về một thời oai hùng trên sóng nước. Giờ chỉ còn lại hai bàn tay trắng của phận người nơi biển bạc.. sau những đợt xăng dầu lên giá, bảo táp bất thường và nạn Tàu Ô, Tàu Ðỏ hoành hành khắp Ðông Hải. Biên ôi, biển đã phụ Nguời !

1 - MÁU NHUỘM ÐÔNG HẢI VÌ VN GIỜ KHÔNG CÒN CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN :

          Ngày 12-1-2005, giặc Tàu ngang nhiên bắn chết chín ngư phủ Thanh Hóa, gây cho bảy người sống bị trọng thương, trong lúc đồng bào đang hành nghề trong vùng biển quen thuộc tại Vịnh Bắc Việt, quê hương của mình . Ðã thế chúng còn kiêu căng phách lối và tàn nhẫn hơn ác thú rừng xanh, qua hành động dã man chưa hề thấy, khi tịch thu một tàu đánh cá, kể cả xác người chết, mạng người sống bị thương và bắt thêm 8 người khác đem về bỏ tù tại đảo Hải Nam, bất chấp công luận thế giới và những con mắt trao tráo vô hồn của đảng VC. Sau đó, phát ngôn viên của Trung Cộng là Khổng Tuyên còn tru tréo vu cáo, ngư dân VN là hải tặc có vũ trang, đã cướp thuyền đánh cá của chúng trên biển, nên giặc phải giết người để tự vệ.

          Những thủ đoạn lưu manh bá quyền này, ngày nay ‘ Trời ‘ đã thay mặt các dân tộc nhược tiểu Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương, Quý Châu và VN để trả lại cho người Tàu một cuộc luân hồi nghiệp chướng trước mắt quá rõ ràng, qua hằng loại thiên tai, động đất liên tục xảy ra từ đầu năm 2008 mà nhức nhối nhất tại Tứ Xuyên. Những con sông sắp cạn nước, những hàng hóa xuất cảng bị tố cáo nguyền rũa khắp hoàn cầu và trên hết là lòng dân Trung Hoa kêu trời thán oán. Tất cả đã báo động về sự suy tàn sắp diễn ra của đế quốc Trung Hoa Ðỏ như trước đây vào đầu thập niên 90 tại Liên Bang Sô Viết.

           Còn nhớ hay không ? cơn hồng thủy biển Ðông sau tháng 5-1975 khi CSVN chiếm trọn Miền Nam và làm chủ đất nước. Chúng đã xua hằng triệu người VN ra biển, để thu đô la và vàng ròng qua chiến dịch xuất cảng người, kéo dài nhiều năm tháng. Vì thế hàng triệu người đã bỏ thây trong sóng nước, vì bảo tố và sự khủng bố của hải tặc Thái Lan, giữa lúc bỏ quê hương mình đi tìm tự do khắp xứ lạ. Nổi nhục hận hờn căm trên, tưởng đâu sẽ nguôi ngoai, khi VC chịu mở khẩu đổi mới, phần nào mang phúc lợi tới cho đồng bào trong nước, qua sự tiếp nhận nền văn minh nhân loại, như chúng từng rêu rao qua các chiêu bài ‘ nếu đi hết biển, vê nguồn, gọi đàn ‘ và mới nhất là ‘ Nối Vòng Tay Lớn ‘ để trí thức Hải Ngoại có cơ hội về nước phục vụ, làm giàu thêm cho đảng, đoàn và doanh nhân tư bản đó.

           Tất cả chỉ là bọt biển, nhìn vậy mà không phải vậy. Ðổi mới thì ra không phải để cho đồng bào no cơm ấm áo, mà mặt thật là để cứu đảng và giúp cho các thành phần cầm quyền, từ chóp bu ngồi trong bắc bộ phủ, cho tới cán bộ tép riu nơi phường xóm, tham nhũng của công, bóc lột dân chúng và bán nước làm giàu. Bởi vậy đổi mới càng khiến cho máu người Việt đau khổ thêm, khi VC mở biên giới Hoa-Việt, cùng toa rập buôn lậu, buôn người, buôn bán xì ke ma tuý với giặc Tàu, làm cho cả nước khốn đốn trong cảnh đói nghèo, tật bệnh và hủ bại trước những tệ đoan xã hội, mà Trung Cộng xuất cảng sang, mục đich đầu dộc người Việt thành bạc nhược, tha hóa, không còn lý trí để nghĩ tới sự chống xâm lăng khi giặc tới nhà.

           Ðổi mới, để giặc Tàu, qua bọn văn nô VC tay sai, phổ biến văn hóa Hán Tộc tràn lan khắp nước tới hải ngoại, để đồng hóa người Việt, một sự nghiệp mà chúng đã hoàn toàn thất bại trong quá khứ. Nhưng đỉnh cao nhất của thời đại chúng ta, là VC đổi mới để hợp thức hóa, nhưng cam kết bí mật với giạc Tàu, từ thời kỳ 1930 cho tới nay, qua các văn kiện chính thức được ký kết bởi các chóp bu đảng từ Hồ Chí Minh tới Nông Ðức Mạnh ngày nay. Và cũng chỉ cần dựa vào những văn kiện mà VC đã ký kết từ năm 1958 tới nay, Trung Cộng đã đủ lý do để lấn áp và đẩy VN vào thế chẳng đặng đừng, không thể nào lên tiếng hay phản đối được trước công luận thế giới. Chính Henry Kissinger khi còn là ngoại trưởng Mỹ, vào đầu năm 1974 đã lợi dụng các văn kiện này, đồng lỏa với Trung Cộng trong vụ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH.

          Năm 1982, các nước đã nhóm họp để ký công ước về luật biển, luật trời. Theo đó, thì khu vực phía nam, từ cửa sông Cồn Cỏ vào Mũi Cà Mâu, được xác định là thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nhưng Trung Cộng đã không thi hành ‘ luật quốc tế vừa ký kết ‘ khi vin vào văn kiện năm 1958, do Phạm Văn Ðồng, lúc đó nhân danh là thủ tướng nước VNDCCH, ký xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa đang thuộc chủ quyền VNCH, là Tây Sa và Nam Sa của Tàu. Bởi vậy Trung Cộng ngang nhiên, cấm VC cho đấu thầu các lô tìm dầu và khí đốt, ngoài khơi hai tỉnh Phú Yên-Khánh Hòa. Mới đây, khi liên doanh dầu khí VN và Mã Lai, loan báo đã tìm ra mỏ dầu và khí đốt rất lớn, trong vịnh Bắc Việt. Thấy dầu tối mắt, nên vài tuần sau Trung Cộng đem dàn khoan Kantan 3 vào hải phận VN, công khai hoạt động từ ngày 9/11 tới ngày 31-12-2004 và cho biết sẽ thảo luận sau. Rốt cục CSVN đã nhắm mắt để cho Tàu đỏ ngang dọc một trời, sau khi được chủ chia phần trong vùng biển bạc, dầu vàng.

          Trong lúc đó, hằng ngày tàu thuyền đánh cá và hải quân Trung Cộng ngang nhiên vào hải phận nước ta hành nghề hay cướp bóc, giết người, gây thiệt hại về tài sản và sinh mệnh cho các ngư phủ từ Thanh Hóa vào Ðà Nẳng-Quảng Ngải, trước sự đồng tình hay phản ứng lấy lệ của những Ðơn Vị bộ đội biên phòng.

           Ngoài khơi tỉnh Kiên Giang, hải tặc đội lớp sĩ quan binh lính Kampuchia, vượt biên giới vào hải phận VN dùng súng đạn giết bắn người, đồng thời bắt tàu thuyền đánh cá của ngư dân ta kéo về nước, chờ đem tiền tới chuộc. Do trên đã có không biết bao nhiêu vụ đụng độ đẫm máu giữa ta và bọn cướp biển, quanh quần đảo Hải Tặc và Phú Quốc.

          Xưa nay, Kiên Giang và Bình Thuận là hai vựa cá lớn nhất của VN. Tỉnh Kiên Giang hiện có diện tích 6248 km2, gồm có 5629 km2 đất liền và 619 km2 đất đảo, nằm về hướng tây nam bao gồm Hà Tiên, nên dân số tính tới cuối năm 1999 là 1.494.433 người. Biển Kiên Giang có lãnh hải rộng 63.290 km2, bờ biển dài 200km, với 105 đảo lớn nhỏ. Riêng Hà Tiên rộng 54 km, chung biên giới với Kampuchia.

           Ngoài khơi Phú Quốc có quần đảo Hải Tặc, nổi tiếng hung hiểm cả trăm năm qua. Thời Pháp thuộc, đảo Hải Tặc có tên hành chánh là làng Tiên Hải. Tên này nay vẫn giữ nguyên và trực thuộc Huyện Hà Tiên. Ðây chính là sào huyệt của bọn cướp biển quốc tế, gây nên các vụ cướp bóc, giết người trên các thuyền buôn tứ xứ, thường tới trao đổi mua bán ở các Hòn Kiến Vàng, Keo Ngựa, Trực Mâu, Long, Ðước, Ðốc.. quanh đảo Phú Quốc, trong vịnh Thái Lan.

          Sau tháng 5-1975 thời Hồ, đường ranh giới biển giữa VN và Kampuchia, được hai nước công nhân, tính từ Hòn Keo Ngựa (huyện Hà Tiên) tới Hòn Ðốc (huyện Phú Quốc). Khác với thời VNCH có lực lượng Hải Quân hùng mạnh, nên đã kiểm soát được gần như hải phận của VN. Trái lại suốt năm qua, vùng này bị hải tặc cướp bóc lộng hành như chỗ không người, vì VC đâu có rãnh lo đến sự an nguy và sinh mệnh của dân chúng, khi từ lớn đến nhỏ bận tham nhũng, buôn lậu để làm giàu và hưởng thụ.

           Theo báo chí loan tải chỉ riêng trong năm 1995, tại biển Kiên Giang đã có 17 lần đánh cướp tàu thuyền đánh cá của ngư phủ VN, mà thủ phạm là bọn hải tặc Kampuchia đội lớp hải quân Miên. Năm 1998, có 60 vụ cướp nhắm vào 138 ngư thuyền VN. Trong các vụ án trên, vụ cướp biển vào ngày 23-9-1998, được coi là nghiêm trong nhất. Trong vụ này, hải tặc Miên dùng một tàu lớn treo cờ hải quân Kampuchia, bắn phóng lựu và Ak47 vào một tàu đánh cá VN, đang hành nghề trong hải phận Kiên Giang. Tàu này mang số KG8065B, vừa chống cự và chạy trối chết về Phú Quốc, làm một ngư dân thiệt mạng.

           Tóm lại bọn cướp biển đang hoành hành trong hải phận VN ngày nay, rất đa dạng, phía bắc là bọn Tàu Ô-Tàu đỏ (Trung Cộng), còn ở mạn Nam là đám hải tặc Kampuchia. Chúng thường đội lớp hải quân, có tàu thuyền rất tối tân, loại Hino gắn thủy động cơ 6 bloc và còn chở thêm nhiều canô, chạy máy 50 ngựa. Trên tàu được trang bị đủ loại vũ khí như súng phóng lựu M79, đại liên M60, tiểu liên AK47, lưu đạn Mini, thủy pháo và máy bộ đàm HT10, liên lạc với nhau để báo động, ăn hàng hay chém vè khi bị nguy cấp.

           Nhưng đâu phải chỉ có hải tặc Kampuchia, mà còn có bọn cướp biển quốc tế, trong đó có lũ Tàu Ô cũng tới cướp bóc giết ngư dân VN trong vùng biển Kiên Giang. Năm 1996, biên phòng tỉnh này qua nguồn tin từ Mả Lai Á, đã chận bắt được một tàu cướp xuyên quốc gia của Trung Công, mang số D4460 với 25 tên cướp do một sĩ quan chỉ huy, tại vùng biển gần đảo Thổ Châu. Hà Nội sau đó, đã trả lại 25 tên cướp Tàu cho Bắc Kinh.

          Ngày nay Trung Cộng là một trong 17 nước hiện diện trong vùng biển Thái Bình Dương. có tàu đánh cá với trọng tải trên 100 tấn và xếp hàng đầu vì số lượng tàu chiếm tới 40%, bỏ xa Hoa Kỳ (chỉ có 5%), Nhật (3%) và Nam Hàn (2%). Ngoài ra tất cả tàu đánh cá của Trung Cộng, đều được trang bị các loại lưới có tầm bắt cá tới 50 hải lý. Do trên, tàu đánh cá Trung Cộng, chỉ cần tới những vùng biển, mà VC đã ký nhượng dâng bán cho giặc Tàu, được gọi qua danh từ hoa mỹ là “ vùng đánh cá chung “, để neo tàu, bủa lưới, là có thể tóm gọn hết hải sản toàn vùng của VN, từ Thái Bình vào tới Quảng Tri. Ngư dân VN chỉ còn biết khóc vì không biết làm gì hơn để kiếm nuôi sống mình và gia đình.

          Tại Bình Thuận, vùng biển giàu có và lớn nhất hiện nay của nước ta, tàu đánh cá Trung Cộng được địa phương gọi là “ hung thần trên biển cả “, ngày ngày cào, vơ, quét sạch những gì có trong biển, làm cho ngư dân bản địa xác xơ vì thu hoạch không đủ trả tiền xăng dầu, nói chi tới kiếm gạo nuôi miệng.

2 - BÌNH THUẬN QUÊ HƯƠNG TRONG NGẤN LỆ :

          Là tỉnh cuối cùng của Trung phần , Bình Thuận tiếp giáp và chịu ảnh hưởng từ kinh tế lẫn khí hậu, với khu vực miền đông Nam phần, quanh năm mưa ít nắng nhiều, tài nguyên rất phong phú nhưng bao đời nghề biển, làm nước mắm và chế biến các loại hải sản, vẫn là nguồn lợi chính.
Xưa nay người ta hay nói Bình Thuận là chốn biển bạc rừng vàng vì có một kho tàng vô giá dưới làn nước xanh, quả không ngoa chút nào và là sự thật, ít ra là thời gian từ 30-4-1975 trở về trước. Với chiều dài bờ biển 192 km, vùng lãnh hải rộng 52.000 km2 và thềm lục địa 21.600 km2. Khí hâu Bình Thuận ấm áp quanh năm, gồm 9 huyện thì 5 huyện ven biển. Ngoài ra còn có đảo Phú Quý hiện có trên 500 tàu thuyền đánh cá đủ loại. Bình Thuận có các hải lộ trong nước và quốc tế ngang qua, đồng thời là hậu phương trực tiếp trách nhiệm đối với quần đảo Trường Sa đang trong dầu sôi lửa đỏ, vì sự tranh chấp của nhiều nước trong vùng nhưng nguy hiểm và tàn bạo nhất vẫn là Trung Cộng qua đồng thuận của Ðảng ta đang muốn bán đứng cho giặc như Hoàng Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và vùng lãnh hải trong vịnh Bắc Việt.

          Biển Bình Thuận chạy dài từ Vĩnh Hảo, Tuy Phong ở phía bắc vào tận Cù Mi thuộc huyện Hàm Tân giáp ranh với Làng Phước Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ðây là vùng biển có trữ lượng hải sản rất lớn với đủ loại cá cũng như những đặc sản quý hiếm như Cá Ngừ Ðại Dương (ăn sống), các loại tôm, mực, các loài nhuyễn thể như sò điệp, sò lông, dòm, nghêu lụa, nghêu rằn, hàn mai, hào.. Khắp tỉnh cũng đã có hơn 1400 ha đất nuôi các loại tôm và các loài cá nước ngọt. Riêng các cơ cấu hạ tầng, nhờ vốn đầu tư và quỷ tài trợ của Liên Hiệp Quốc, các ngư cảng Phan Rí Cửa, La Gi, Liên Hương, Phú Qui và nhất là Bến Cá Cồn Chà-Ðức Thắng, được xây dựng rất qui mô và lớn nhất trong số 9 ngư cảng thuộc khu vực miền đông, vì đây là cửa ngỏ ra biển của các tỉnh Lâm Ðồng, Quảng Ðức, Tuyên Ðức, Phươc Long..

          Kiếm ăn ở trên bờ hay vươn ra khơi xa là ước vọng lớn của muôn người Bình Thuận. Hiện nay qua báo cáo của đảng thì thiên đường trước mắt là Trường Sa, vì ở đó ngư trường có trữ lượng hải sản rất lớn , lại quí và toàn là những mặt hàng xuất cảng. Nhưng thấy vậy không phải là vậy và lao đao nghề biển, lao đao thuế cũng vẫn là những giọt nước mắt luôn đong đầy trên má của giới thuyền chài. Biển là giả nhất là từ ngày thiên đàng xã nghĩa mở rộng và số tàu thuyền đánh cá toàn tỉnh đã lên tới 5000 chiếc , trong đó có 90 chiếc gắn máy trên 90 CV có thể hành nghề giáp hải phận quốc tế. Về chế biến thủy sản, dù VC đã ban hành cái gọi là luật Doanh nghiệp, mở gần 100 công ty nhưng tới nay vẫn không có gì thay đổi, ngư dân nghèo vẫn đói và cứ cuối mùa là phải mượn trước tiền của chủ ghe, đầu nậu, hàm hộ Việt lẫn Hoa như bao đời. Tất cả đều là con số báo cáo, nào là sản lượng tôm cá khai thác hàng năm trên 130.000 tấn nhưng chỉ xuất cảng ra nước ngoài có 10.000 tấn ( báo cáo 2003), chủ yếu là hàng sơ chế, bán tháo cho đại tư bản với giá trị chừng 25 triệu US/1 năm.

          Vì đâu có sự tác tệ đối với một tỉnh ngư nghiệp đứng đầu cả nước ? theo báo Bình Thuận thì có rất nhiều nguyên nhân như chỉ huy dở, công nghiệp sản xuất lạc hậu, báo cáo láo nên không thu hút được thị trường.. Nhưng trên hết là đói tiền vốn vì ngân sách quốc gia hay đầu tư, phần lớn đã bị cán quan và bọn hàm hộ, đầu nậu, Hoa kiều, trí thức đỏ chia chác ăn xén, nên không còn bao nhiêu để mua nguyên liệu hay đầu tư, nên chỉ còn chờ tiền của nhà nước cấp tiếp, rồi thì cứ vòng vo xén, chận như trước, rốt cục đâu lại vào đó, cứ chờ tiền. Riêng cái gọi là CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU quốc doanh Bình Thuận, từ năm 1975 tới nay, chỉ thua với lỗ và nhưc nhối hơn hết là ngư cảng Cồn Chà tân tiến, thế nhưng không thấy ai là tư nhân chính thức mua bán thủy sản của ngư dân, kể cả việc cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền
         
          Ba trăm năm qua, nghề biển vẫn là yếu tố kinh tế tuyệt đối của tỉnh Bình Thuận, mặc dù luôn luôn gặp phải những thăng trầm, thách thức và lao đao nghề biển lao đao thuế cũng như sự chết chóc thường trực của ngư dân trên biển, khi hành nghề. Theo tin tức thì mấy năm nay, nghề biển Bình Thuận quá xuống dốc nhất là tại Hàm Tân và cửa La Gi lại thường bị nghẽn do cát bồi. Thêm vào đó là thời tiết thất thường do Elmino, gây ra nhiều cơn bão biển nhiệt đới. Biển đói kéo theo mọi ngành nghề cùng đói, kể cả sự mua bán. Dân biển quen tính nổ, rất tự tin nên không bao giờ tính toán, vay nợ ngập đầu và khi không trả nổi thì sạt nghiệp. Nhiều người muốn làm giàu, nên đóng tàu to máy lớn nhưng chỉ có hai tay trắng, nên vay ngân hàng, đầu đậu, chủ dầu, chủ đá và hàm hộ. Do đó con cá lên bờ đã chia năm xẻ bảy, người chủ không còn là bao và khi mất mùa thì bó tay. Còn nửa, phải nộp đủ thuế biển , tàu thuyền mới được ra khơi, cho nên nhiều ngư dân rất sợ biển nhưng biết chuyển nghề gì ?Tóm lại ngư dân Bình Thuận hiện nay trong thiên đàng xã nghĩa, nộp thuế cho đảng rất cao, một điều mà trước năm 1975 không hề có. Thôi thì thuế là thuế, nào là Thuế Nghề Cá (TNC), Thuế Buôn Chuyên Hải Sản, Bảo Hiểm Thuyền Tàu, Lệ Phí Giao Thông và Thuế Phạt Nộp Chậm..

          Nghề biển bao đời là các bực thang và thảm trải để các chủ sản xuất nước mắm tại Bình Thuận làm giàu. Nhưng rồi vốn liếng và cơ sở xây dựng, tích lũy bao đời tại Ðức Thắng, Lạc Ðạo, Bình Hưng, Hưng Long.. đã bi Việt Cộng chiếm đoạt sạch láng, mặc dù hầu hết mấy ông nhà giàu làm nước mắm Bình Thuận, đi đêm và đóng thuế cho Việt Minh, Việt Cộng suốt cuộc chiến 1930-1975. Làm nước mắm là nghề không bao giờ bị lỗ lã, làm ít lời ít, càng làm nhiều thì càng giàu nhiều, đó là một chân lý. Thế nhưng bây giờ thì nó cũng lao đao như nghề biển vì thuế.

           Biển Bình Thuận giờ cũng ít cá hơn trước nhất là cá nục để làm nước mắm, nên phải dùng nhiều loại cá, vì vậy nước mắm không được tốt hay ngon như trước. Ðể có được nước mắm, phải cần một thời gian nhất định cho cá chín như cá nục ( 9 tháng), cá cơm ( 7 tháng). Ngày xưa hàm hộ Bình Thuận tiền vàng biển bạc nên chỉ ngồi chờ mắm chin để bán. Ngày nay phần lớn chủ làm nước mắm, ít vốn phải vay nợ ngân hàng hay tư nhân. Ðến khi cá thành nước mắm để bán, thì nợ cũng chồng chất. Cứ thế một vòng quay chậm rãi cứ tới nào là chôn vốn, phí tổn và thuế. Tất cả phải qua thủ tục đầu tiên cho cán bộ. Tóm lại do lắm chuyện buồn mà ngày nay nghề làm nước mắm cá biển truyền thống Bình Thuận, đang dần bị thay thế bằng nghề chế biến cá cơm, ruốc tươi hấp cách thủy, sấy khô đóng hộp xuất cảng. Nhưng Bình Thuận là xứ biển, cá dư hàng ngày không tiêu thụ hết, chẳng làm nước mắm thì làm gì ?

          Phan Thiết là thành phố biển, có kỹ nghệ sản xuất nước mắm ngon thơm và quy mô nhất nước từ lâu đời. Cái mùi hăng hắc khắp thành phố, thường là sau tháng chin âm lịch tới tết nguyên đán, chính là những bao xác mắm dùng làm phân bón cây xanh, rất được thông dụng tại Ðà Lạt. Nước mắm Phan Thiết-Phan Rí-Mũi Né ngon thơm nổi tiếng vì biển Bình Thuận có đủ loại cá làm mắm như cá nục, cá cơm, cá mòi, mực.. Ngoài ra khắp Bình Thuận còn sản xuất được loại muối rất ngon tại Vĩnh Hảo, Duồng, Phú Hài, Phan Thiết.. không ở đâu sánh bằng.Về phương pháp đánh cá, người Bình Thuận-Phan Thiết thường dùng các phương pháp kéo lưới chạy như giả, thụ động có lưới quay, lưới rùng, mành chà, rớ hoặc cố định như lưới quay, lưới chuồn, lưới đăng. Nghề câu thường là câu kiều, câu chạy và câu ống. Cuối cùng là nghề nò bẩy.
.
          Ngư trường Bình Thuận nhờ tiếp xúc với Biển Ðông và hải phận chạy tới quần đảo Trường Sa ở phía nam, nên rất rộng và có nhiều loại cá, tôm và loài nhuyễn thế quý hiếm mà các địa phương khác không có. Cá quý ở biển Bình Thuận có gần 50 loại và phân thành hai nhóm : cá ăn nổi và cá ăn chìm.

           Từ năm 1999 tới nay, vùng biển Bình Thuận có nghề MÒ SÒ mà địa phương gọi là MÒ NGHÊU LỤA. Bình Thuận có nhiều Sò Lông, Sò Ðiệp, Nghêu Lụa, Dòm.. với 500 thuyền và hàng ngàn thợ lặn hành nghề hàng ngày. Ða số những người làm nghề lặn cho chủ ghe, phần lớn nghèo, không có nghề khác, vì vậy hết mùa lặn lại làm bờ như phụ hồ, đốt than hay làm ruộng. Ðây là một nghề nguy hiểm, như báo Thời Ðời-Giáo Dục của VC mô tả, sinh mạng của người thợ lặn giao cho cái máy nén khí, nếu trục trặc thì xong mạng, vì tắt nghẽn nguồn cung cấp ôxy, người thợ lặn vì trồi mau lên mặt nước, khiến cho lượng Nitro tràn vào máu, làm tê liệt hệ thần kinh não tủy. Vả lại đây là nghề đem máu đổi cơm nuơi miệng, nên chủ và thợ không làm giao kèo trên giấy tờ, nên chủ không chịu trách nhiệm. Vẫn theo báo trên, thợ lặn chết không nhiều nhưng bị tai nạn nghề nghiệp thì không ít và chỉ riêng trong năm 2003, đã có 237 thợ lặn Bình Thuận bị liệt, điếc và lối loạn thần kinh, chỉ sau một mùa lặn.
         
          Hàng năm mùa sinh sản của mực từ tháng giệng tới tháng năm và cũng là mùa bóng mực lá. Các xã Chí Công, Phước Thể, La Gàn ( Tuy Phong), Phú Hài, Thanh Hải, Phan Thiết.. chuyên nghề bóng mực lá, thường ra khơi vào lúc 3-4 giờ chiều và vớt bóng trở vào bờ lúc 7-8 giờ sáng hôm sau. Bắt mực sống từ trong bóng bỏ vào túi nylon có nước biển, mực sẽ tươi rói cho tơí khi giao cho vựa hoặc nhà hàng. Riêng mực ống khi câu, thường bị dập túi mật nên không ngon bằng lá.

          Theo các ngư dân sống lão làng trong nghề câu mực, cho biết với cái đà nay ai cũng đổ xô đi bóng mực, thì chắc không lâu lắm, loài mực lá trên biển Bình Thuận sẽ tuyệt chủng. VC cũng thông cáo cấm ngư dân không được bóng mực lá trong mùa sinh sản từ tháng 2-6 nhưng nếu vậy thì sẽ lấy gì mua gạo và trên hết còn mực một nắng đâu để bọn tư bản đỏ ăn nhậu ?

          Mới đây lại nghe tin VC loan báo tìm thấy bốn mỏ dầu ở vùng thềm lục địa ngoài khơi Phan Thiết, cách bờ chừng 60 km. Các mỏ dầu trên có trữ lượng khoảng 70 triệu tấn và hai trong bốn mỏ trên chứa 300.000 tấn dầu, đã được đảng bán cho công ty Chevron của Mỹ. Dầu có ngoài khơi Bình Thuận tiền bạc thu được không biết ai hưởng nhưng cái nạn dầu tràn trên biển vì tàu chở dầu bi chìm tại La Gàn (Tuy Phong) và mới đây tại Mũi Kê Gà (Hàm Thuân) thì dân biển Bình Tuy, Phan Thiết lãnh đủ.

          Làm biển là nghề cha truyền con nối hết đời nọ tới đời kia, vì vậy dù biết đây là nghề hạ bạc bấp bênh nhưng không mấy ai muốn bỏ nghề. Trước tháng 4-1975, nhiều ngư dân Phan Thiết rất tài ba, điều khiển tàu thuyền từ bờ ra khơi hay ngược lại không cần la bàn bản đồ, mà chỉ căn cứ vào những chòm sao trên trời và kinh nghiệm. Họ nổi tiếng ‘ sát cá’ và nghe được chúng nói chuyện dưới đáy biển. Cho nên không cần phải có máy móc, cũng biết được biển nào có cá bò, cá hồi, cá thu, mực nang , mực ống.. cứ thế đem tàu tới thả lưới chở cá về.

          Nhưng sinh nghề thì tử nghiệp, ở VN ngày nay nói chung , Bình Thuận-Phan Thiết nói riêng, nhiều người làm biển chuyên nghiệp tổ truyền bao đời, giờ tất cả dường như chỉ còn lại hai bàn tay trắng. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2003, thời gian mà hai đảng Tàu đỏ và Việt Cộng công khai hóa vùng đánh cá chung trên biển riêng của nòi giống Lạc Hồng. Cũng kể từ đó những chiến tàu đánh cá của ngư dân từ 150 CV trở lên, hễ ra khơi là lỗ vốn. Riết lắm các chủ tàu đành cho người chủ khác mướn, để kiếm hơn triệu tiền Hồ mỗi tháng trả nợ cho ngân hàng. Rốt cục người mướn tàu cũng đói nên dành giao hoàn của nợ lại cho chủ đang lúc tuyệt vọng.

          Hởi ơi mấy đời tung hoành trên biển cả, người Bình Thuận Phan Thiết trước tháng 4-1975 chỉ làm chơi mà ăn thiệt. Nay thì khác rồi, vì làm thật chết bỏ nhưng vẫn không kiếm đủ cái ăn và nay lại phải đứng bờ nhìn biển, để cắt ruột đem tàu thuyền của mình giao cho ngân hàng nhà nước theo giá rẽ mat, để trừ một phần nợ đã vay. Nếu không nhà sẽ bị tịch biên còn mình thì vào tù.

          Tất cả cũng chỉ vì nghe theo lời xúi dại của cán bộ nhà nước, nhắm mắt vay nợ ngân hàng bạc tỷ để sắm máy móc tàu thuyền to lớn để đánh cá xa bờ, với mơ ước thoát được phận nghèo của người xóm biển. Nhưng biển giả biết đâu mà mò hơn nữa biển VN bây giờ là cái ao sau của Tàu đỏ, nên bao nhiêu ngư trường tốt, vựa cá đầy đâu có tới tay người dân Việt. Bởi vậy bao năm lăn lộn sống chết với biển. Rốt cục tay trắng vẫn trắng tay, người xóm biển trở về xóm nghèo với nợ nần thua lỗ phải bán tàu nhưng vẫn không đủ để trả nơ .

          Những người làm biển xưa nay, ngoài kiếm cơm nuôi thân và gia đình, Hầu hết họ hành nghề chỉ vì mê biển. Ai đã từng đi biển mà bảo là mình không có đam mê, thích thú mỗi khi đêm về một mình ngồi trên boang tàu nhâm nhi ly rượu với mấy con mực tười vừa câu lên được vùi vội trong bếp lữa. Nay thì biển đã phụ người làm cá khắp miền Nam. Ở đâu tàu thuyền cũng nằm đầy trong cạn, để chờ ngân hàng nhà nước xuống định giá mua lai trừ nợ. Ngư dân không bán thì tàu thuyền neo bến lâu ngày cũng trở thành đống sắt vụn mà thôi.

          Sống chết vì biển, những chủ tàu ngày xưa giờ muốn đi bạn cũng đâu phải dễ kể cả xin một chân khuân vác ở Bến Cá Cồn Chà Ðức Thắng, lương ngày chưa tới 1 đô la, cũng đâu phải là chuyện bình thường. Từ tháng 4-2005 VN bắt đầu tăng giá dầu đợt một rồi đợt hai với 60.000 tiền Hồ/1 lít dầu cặn. Do đó chi phí cho những tàu lớn đánh cá xa bờ tăng thêm mỗi tháng 90 triệu tiền Hồ, số tiền dành cho chủ lẫn bạn trong chuyến làm cá kéo dài 2 tháng.

          Trong khi đó tiền bán cá mực và các loại hải sản không tăng bao nhiêu so với vật giá và xăng dầu. Tình trạng trên khiến cho gần hết số tàu thuyền đánh cá xa bờ đành nằm ụ vì không kham nổi thua lỗ. Nhiều người vì miếng ăn, nên cố sức vật lộn với biển qua một chuyến đi kéo dài cả 100 ngày, mới mang về bờ chừng tấn cá tạp nhạp. Ðem bán trừ chi phí, nhiều lúc cả chủ lẩn bạn chỉ còn biết cười. Hởi ơi thời oanh liệt này còn đâu cái thuở ban đầu của ngày mở cửa đổi mới. Lúc đó không riêng gì Phan Thiết mà gần như khắp Bình Thuận từ Long Hương vào tới Cù My, tàu thuyền đánh cá tăng nhanh như ‘ nấm mọc trong mùa mưa’. Con sông Cà Ty từ đầu nguồn tới cửa Thương Chánh, đặc quánh tàu thuyền đủ loại hằng ngàn chiếc với công suất trên 60 CV. Việt kiều phương xa về thăm quê cũ, cứ chục hình đem ra hải ngoại, để cùng nhau mừng cho dân ta giờ đã thoát được cảnh nghèo.

          Nhưng tất cả đã trở thành ảo vọng vì tàu thuyền ngày một thêm nhiều, trong lúc sản lượng thì cứ tụt dần vì ngư trường bị thu hẹp khiến cho tàu lớn đánh cá xa bờ nay chỉ còn biết quanh quẩn ở những vùng biển đã cạn dần tôm cá. Rồi xăng dầu, thuế má cứ tăng mãi trong lúc giá cá đứng yên một chỗ theo quy định của nhà nước.

          Tất cả trở thành hổn loạn trong nổi ‘ chim trời cá nước ‘ muốn sống phải vật lộn với nghề, bởi không theo biển thì biết làm gì khác để mà sống ? Cả nước VN ngoài một thiểu số của đảng sống trong nhung lụa bạc vàng. Hầu hết còn lại nếu không làm nông thì chỉ biết sống bằng nghề biển. Ðó là tình cảnh làm biển ngày nay, lưới của tàu này bũa chồng lên tàu khác, Chỉ một vùng biển nhỏ còn lại của VN tại ngư trường Trường Sa, mà có hằng ngàn tàu đánh cá từ Bình Ðịnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận tới Kiên Giang ùa vào khai thác. Tất cả các loại hải sản lớn nhỏ đều bị vét sạch không chừa một thứ gì, miển sao bán kiếm thêm chút tiền là được.

          Bổng thấy thương vô cùng những người lính VNCH, tuy bị đời chửi rủa là đánh giặc mướn cho Mỹ, nhưng suốt thời gian 1955-1975, ngư phủ VN từ Cửa Việt vào tới Hà Tiên, ngày ngày giăng câu thả lưới, bạn với gíó mát trăng thanh, mà không sợ một kẻ thù nào kể cả VC. Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu nếu ngày nào tập đoàn CSVN bán nước còn nắm quyền. Chừng đó chúng chẳng bao giờ dám công khai giữ nước để chống lại kẻ thù truyền kiếp Tàu đỏ.

          Nên đừng bảo Biển đã phụ người mà tội nghiệp cho Biển /

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016
MƯỜNG GIANG




__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

Bà quả phụ ‘Mũ Đỏ Tên Đương’ cảm ơn cộng đồng hải ngoại

$
0
0

Bà quả phụ ‘Mũ Đỏ Tên Đương’ cảm ơn cộng đồng hải ngoại 
Sunday, April 10, 2016 2:50:15 PM 

Bài liên quan




Bà quả phụ ‘Mũ Đỏ Tên Đương’ cảm ơn cộng đồng hải ngoại

Bà Trần Thị Mai, quả phụ “Người Anh Hùng Mũ Đỏ Tên Đương,” xác nhận bằng thư viết tay và video vào ngày 6 Tháng ...


Linh Nguyễn/Người Việt

WESTMINSTER, Calif. (NV)
 - Bà Trần Thị Mai, quả phụ “Người Anh Hùng Mũ Đỏ Tên Đương,” xác nhận bằng thư viết tay và video vào ngày 6 Tháng Tư tại Sài Gòn, đã nhận đủ số tiền do thị trưởng thành phố Westminster, Tạ Đức Trí, gây quỹ tại hải ngoại.


Lá thư viết tay của bà quả phụ Nguyễn Văn Đương. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


Thư xác nhận của bà Trần Thị Mai viết: “Tôi, Trần Thị Mai, là vợ của cố Đại Úy Nguyễn Văn Đương. Tôi viết thư này để gởi lời cám ơn chân thành Thị Trưởng Tạ Đức Trí, độc giả báo Người Việt và cộng đồng người Việt hải ngoại đã giúp đỡ cho tôi.
“Không biết nói gì hơn, xin cầu chúc mọi điều may mắn nhắn đến với quý ân nhân.
Sài Gòn, ngày 6 Tháng Tư, 2016.”

Số tiền quyên góp trên là kết quả gây quỹ của Thị Trưởng Tạ Đức Trí qua trang Gofundme.com, được thực hiện trong bốn ngày, từ 20 đến 24 Tháng Ba.
Tại nhật báo Người Việt, thị trưởng Tạ Đức Trí bày tỏ: “Tôi cảm tạ đồng hương cùng tôi quyên góp ủng hộ bà quả phụ Nguyễn Văn Đương trong thời gian qua. Tôi lại càng cảm động hơn khi đọc những bài viết trên nhật báo Người Việt về hoàn cảnh khó khăn bà phải trải qua trong 40 năm trường. Lòng tôi thôi thúc, tự hỏi phải làm gì?”
“Đó cũng là lý do khiến tôi mạnh dạn kêu gọi đồng hương đóng góp. Kết quả đồng hương ủng hộ đông đảo thể hiện sự biết ơn của đồng bào hải ngoại, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của bà và gia đình trải qua trong 40 năm,” thị trưởng nhấn mạnh.
Nhân dịp này, thị trưởng Tạ Đức Trí cũng cám ơn ông D.T. Tôn, nhà hoạch định tài chánh, đã giúp cố vấn các thủ tục tài chánh, đảm nhận công việc kiểm toán; và ông Phạm Phú Thiện Giao, chủ bút nhật báo Người Việt, giúp phối hợp chuyển giao số tiền về Việt Nam.

Từ trái: Bà Đoàn Quế Anh (phu nhân Thị Trưởng Tạ Đức Trí), chủ bút Người Việt, Phạm Phú Thiện Giao, ông D.T. Tôn, Thị Trưởng Tạ Đức Trí và Tổng Thư ký Người Việt Online, Khôi Nguyên, tại tòa soạn nhật báo Người Việt. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Ông D.T. Tôn nói với Người Việt: “Khi được mời cố vấn, tôi nhận lời vì thấy cách gây quỹ mới lạ và mau chóng của thị trưởng.”
Sau 4 ngày gây quỹ, có 515 người vào đóng góp, số tiền tổng cộng quyên được là $32,615. Sau khi trừ lệ phí 5% trả cho Gofundme.com, 2.9% cho công ty kiểm toán Wepay và 30 cents cho mỗi một ân nhân đóng góp, số tiền còn lại là $29,975.80.
Câu chuyện về cuộc sống của gia đình bà quả phụ Nguyễn Văn Đương, do phóng viên Việt Hùng thực hiện tại Sài Gòn, gây xúc động dư luận hải ngoại. Rất nhiều độc giả vẫn cho rằng gia đình bà Nguyễn Văn Đương “chắc đã định cư tại Hoa Kỳ,” không ngờ họ vẫn còn sinh sống trong cực khổ tại Sài Gòn.
Ông bà Nguyễn Văn Đương và Trần Thị Mai có với nhau 4 người con, 3 trai, 1 gái. Hai người con trai đầu đã qua đời tại Cambodia, người con gái đã lập gia đình, người con trai út làm nghề lái xe ôm tại Sài Gòn.
Mục đích gây quỹ của thị trưởng Tạ Đức Trí, như đã nêu trên Gofundme.com, “một là giúp anh Nguyễn Viết Xa, người con trai út của cố Đại Úy Đương, hiện đang hành nghề xe ôm ở Sài Gòn, có chút vốn liếng mở một tiệm tạp hóa bán ở nhà để vừa có thu nhập mà vừa được ở gần để chăm sóc mẹ, như mong ước của anh. Thứ hai là giúp bà Trần Thị Mai có đủ tài chánh trang trải cho chuyến đi đến Hạ Lào, mà theo lời bà là 'muốn chứng kiến nơi ấy và biết đâu sẽ còn tìm được xương cốt' của anh hùng Nguyễn Văn Đương.”
Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com

Nguồn : Người Việt on line

__._,_.___

Posted by: tuong pham

Tỗng Giáo Phận Công Giáo Huế LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐỐC SƠ A. LƯỢC SỬ:

$
0
0

Tỗng Giáo Phận Công Giáo Huế   
LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐỐC SƠ  
A. LƯỢC SỬ 
I. THỜI XA XƯA (1674-1801)  
1. Pháp trường tử đạo tại làng Đốc Sơ: 1665.  
      Ba vị tử đạo đã bị Hiền Vương tra khảo và đem tới Đốc Sơ xử tử vào cuối 1/1665.
Đó là: Matthêô Ven, Đamasô Dao, và Marta Phước.
Tháng 4/1667 cha Ant. Hainques MEP. đã đến cải táng và gởi một phần hài cốt về cho Đức Cha Pr. Lambert de la Motte.
       Có mấy tín hữu Phường Đúc đã đặt tay trên Phúc Âm mà thề với cha Ant.Hainques là họ đã được bà Marta Phước tử đạo ban ơn lạ chữa lành bệnh. (Cf. A.Launay, Les documents historiques de la Cochinchine religieuse, tom.I, pp1-78; Sacerdos Indosinensis, 1927).
       Thật tiếc chúng ta không rõ địa điểm xử tử 3 vị tử đạo đích xác ở đâu trên đất làng Đốc Sơ. Nên biết: “Pháp trường tử đạo tại làng Đốc Sơ” đời chúa Hiền Vương khác với “Pháp trường tử đạo tại Cống Chém” cũng ở làng Đốc Sơ dưới đời Minh Mạng và Tự Đức.
       Chín năm sau cuộc tử đạo trên (1665-1674) người Đốc Sơ bắt đầu nhận ánh sáng đức tin. Đúng như lời Tertulianô đã nói: “Máu tử đạo là hạt giống sinh con nhà có đạo”.  
2. Thành lập giáo xứ năm 1674.  
       Theo báo cáo 3/1685 gởi về Tòa Thánh của cha Marinô Labbé MEP. (Sau nầy trở thành giám mục phó địa phận Đàng Trong (1704-) thì họ Đốc Sơ đã được thành lập năm 1674.  (Cf. A.Launay, op. cit., tom.I, pp. 326-378). Lúc bấy giờ trên toàn tỉnh Thừa Thiên chỉ có cha Manuêlê Bổn truyền giáo (từ 1673-). Vậy có lẽ chính cha Bổn đã thành lập giáo xứ.
       Cha Bổn người Huế, nguyên là thầy giảng, được gởi đi học tại chủng viện thánh Giuse của Hội Thừa Sai Balê tại Juthia (Thái Lan), thụ phong linh mục năm 1672. Cha cũng là vị linh mục tiên khởi xứ Huế.
       Năm 1675 Đức Cha Pr. Lambert de la Motte đến Kim Long ban phép Thêm Sức cho 4.500 người tập trung về từ 3 tỉnh Bình Trị Thiên, trong số đó có các tân tòng Đốc Sơ.
       Đây là lần đầu tiên bóng một vị Giám Mục xuất hiện tại Huế.
       Rồi đến 1693 Đức Cha Phanxicô Perez đến Đốc Sơ ban phép Thêm Sức. Và đây là lần đầu  một vị Giám Mục đến thăm Đốc Sơ.  
3. Hai sở vườn nhà thờ cũ.  
     - Sở vườn thứ nhất (1674-1862):  Phía trong làng, cách nhà thờ hiện tại 800m. Ngày nay chủ mới của vườn là người lương nhưng tin rằng trên đất thiêng không thể ở được, chỉ để làm vườn.  Có lẽ đây là vườn nhà thờ đầu tiên lúc họ Đốc Sơ mới thành lập. Nhà thờ bằng tranh tre, đơn giản như nhà thường dân. Lúc an bình thì cất lên làm nơi thờ phượng, lúc bắt đạo thì hạ xuống chất đống. Họ Đốc Sơ đã làm vậy biết bao lần khi “tĩnh” khi “động”! Và cũng chính vì để ẩn nấp cho an toàn khỏi mắt vua quan mà nhà thờ được chọn ở địa điểm phía sâu trong làng.
       Nhà thờ cũ tồn tại cho tới khi Tự Đức hạ sắc lệnh tha đạo năm 1862, tức là qua 188 năm giáo dân Đốc Sơ sống trong cảnh trốn tránh. Biết bao kỷ niệm, di tích lịch sử của họ Đốc Sơ gắn liền với mảnh đất quí giá ấy, mà ngày nay không còn hồ sơ lưu lại!    
     - Sở vườn thứ hai (1862-1897):  Phía ngoài làng, nhưng cách mặt tiền 100m. Chủ mới hiện nay là ông Anrê Nguyễn văn Vọng, nhưng đã vào Nha Trang, cho người cháu ở. Nhà kế cận là của ông Anrê Đặng văn Đoàn, cựu chủ tịch hội đồng giáo xứ Đốc Sơ.
     - Sở vườn thứ ba như  hiện có: do cha JB.Bùi quang Lợi mua năm 1899.  
4. Họ Đốc Sơ thuộc quyền Dòng Tên (1699-1773: 74 năm):  
       Sau khi cha Manuêlê Bổn mất, các họ đạo phía Bắc Thừa Thiên như Kim Long, Đốc Sơ, Dương Sơn,v.v… được giao cho các cha Dòng Tên.
      Từ 1700-1725, chúa Minh Vương lại bắt đạo dữ dội.
      Nhưng 1725-1750, dưới đời chúa Ninh Vương và đầu đời chúa Vỏ Vương, các giáo đoàn kinh đô được bằng an và phát triển rất mạnh.
      Riêng Đốc Sơ, theo báo cáo của cha Graff Sj. gởi cho đức khâm sứ  Tòa Thánh vào năm 1747 (tức 73 năm sau thành lập) thì số giáo dân vào quãng 100 người. 
       Năm 1750, Vỏ Vương hạ lệnh cấm đạo. Một số giáo dân lại bị bắt giam, đày ải, “thảo tượng”: đi bứt cỏ nuôi voi nhà nước, bị mang xiềng có kèm miếng đồng khắc chữ “tả đạo”.  
5. Họ Đốc Sơ thời nội chiến (1774-1801):    
       Dòng Tên dược giải tán 1773, Đốc Sơ cũng như các họ đạo khác được giao lại cho các cha thừa sai Balê và các linh mục bản xứ.
      Cha Marinô Phiên, rồi cha JB. Nhơn coi sóc họ Đốc Sơ và các họ phía Bắc Thừa Thiên.
      Từ 1773-1801 xảy ra nội chiến giữa 3 nhà Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn. Dân tình khốn khổ. Việc cấm đạo dữ dội nhất là từ năm 1798 do vua Cảnh Thịnh. Chính năm đó, Đức Mẹ hiện ra tại Lavang…
       Nhìn lại lịch sử thăng trầm của giáo xứ Đốc Sơ trong thời xa xưa, qua 227 năm (1674-1801) từ đời Hiền Vương tới đầu đời Gia Long, trải qua bao cơn bách hại, thế mà đức tin của tổ tiên ông bà vẫn tồn tại trên đất làng Đốc Sơ, thật là do ơn lạ mà Chúa dã ban cho.      
II. THỜI CẬN ĐẠI (1801-1862)  
1.Họ Đốc Sơ sống 25 năm bằng an (1801-1825):  
a. Dưới đời Gia Long (1801-1820) việc giữ đạo tạm được bằng an, nhưng dân chúng cực khổ, sưu cao thuế nặng, xây kinh thành, lăng Gia Long.
b. Minh Mạng lên ngôi (1820).Ông là con của bà Thuận Thiên Cao, vợ lẻ Gia Long, người làng An Hòa, gần Đốc Sơ. Minh Mạng ghét đạo, nhưng trong 5 năm đầu, ông để yên.  
2.Trải qua 8 năm trong lo sợ và đề phòng (1825-1833):  
Chiêu bài “tà đạo” được Minh Mạng đem ra áp dụng. Việc truyền giáo bị ngăn cản…  
3. Qua 29 năm cấm đạo (1833-1862):  
 Trong 8 năm đầu  bắt đạo công khai, Minh Mạng chỉ mới nhắm vào linh mục, các quan, binh sĩ, và những ai bị tố cáo; còn nhân dân được khuyên nên bỏ đạo, chứ chưa bắt vội.
       Vì thế với tinh thần đoàn kết lương giáo vẫn có tại Đốc Sơ, giáo dân được người lương che chở an toàn, không bị tố cáo như các nơi khác.
       Một số giáo dân Đốc Sơ, Kim Long, An Vân đã đến gần cửa An Hòa vào một sáng sớm trong tháng 11/1833, để tiễn đưa cố Phanđi lưu đày ra Lao Bảo (Quảng Trị).
        Giáo dân Đốc Sơ cũng thỉnh thoảng thăm viếng, tiếp tế lương thực cho các tù nhân Đức Tin tại nhà giam gần cửa An Hòa.
       Ngày 28/11/1835, cha JB Bùi văn Ngôn cải trang tới Đốc Sơ để giúp cha Anrê Trần văn Trông bị xử chém tại chợ An Hòa.
       Ngày 10/12/1840, cha Ngôn cũng tới Đốc Sơ để giải tội cho thánh Ximong Phan đắc Hòa bị chém tại pháp trường Cống Chémở làng Đốc Sơ.
       Vua Thiệu Trị lên ngôi và cai trị 7 năm (1841-1847). Tình hình tôn giáo tạm yên.  
       Đến thời Tự Đức (1848-) sắc dụ cấm đạo lần 1 được ban bố, nhưng thi hành nhẹ nhàng.
       Qua năm 1850, Tòa Thánh thành lập Giáo Phận Huế. Rồi Tự Đức ra dụ cấm đạo lần 2 vào năm 1851. Đức Cha chính Phan (Pellerin) mạo hiểm đi kinh lược, kín đáo đến Đốc Sơ vào mùa hè 1853 ban phép Thêm Sức tại tư gia, vì nhà thờ đã bị triệt hạ.
       Đến tháng 12, Đức Cha phó Bình (Sohier) lại đến thăm Đốc Sơ.
       Từ 1855-1862, Tự Đức quyết tâm tiêu diệt đạo Công giáo nên đã hạ 12 sắc dụ cấm đạo.
       Ngày 22/5/1857, quan thái bộc Micae Hồ đình Hy bị xử vì đạo tại chợ An Hòa. Có cha Anrê Nguyễn văn Lành đi với mấy giáo dân Đốc Sơ cách kín đáo, đến để giải tội cho ông.
       Ngày 6/10/1858, ông Cai Phanxicô Nguyễn văn Trung cũng bị xử tại chợ An Hòa. Cha Anrê Nguyễn ngọc Thoại tới giúp với sự hiện diện của vài bổn đạo Đốc Sơ.
       Ngày 24/10/1860, tới lượt quan Giuse Lê đăng Thị bị điệu tới chợ An Hòa để xử, có cha Martinho Nguyễn văn Thanh và mấy ông Đốc Sơ lẫn lộn trong dân chúng, đến để giải tội.
       Vào cuối tháng 10/1859, Tự Đức ra lệnh bắt giam chức việc các họ đạo tại Huế. Các vị Trùm, Câu, Biện, Giáp đầy các nhà tù, tra khảo dọa nạt, nhưng rất ít người chối đạo. Đồng thời áp dụng luật “phân sáp” giam giữ tất cả mọi người công giáo lại, thích 2 chữ “tả đạo” trên má, dọa nạt tra tấn…
       Ngày 5/6/1862, hòa ước Tự Do Hành Đạo được ký kết tại Sàigòn giữa 3 nước Việt-Pháp-Tây ban nha.
       Tại Huế 17/7/1862 Tự Đức hạ dụ tha đạo. Giáo dân ai về nhà nấy sau 11 tháng 8 ngày bị giam giữ theo lệnh “phân sáp”.  
III. TRANG SỬ NGÀY NAY (1862-1999).  
1. Đốc Sơ được tái thiết (1862-1868):  
       Giáo dân về lo sửa lại nhà cửa ruộng vườn. Các linh mục tới thăm viếng an ủi, ban  phép bí tích. Khoảng năm 1867, Đức Cha Bình (Sohier)cho mỗi họ đạo một số tiền để làm nhà thờ. Và Đốc sơ đã dựng nhà thờ mới trên sở vườn thứ hai.   
2. Số hồ sơ của các chiến sĩ đức tin bị đốt 1885.            
      Năm 1863 Đức Cha Bình ra thông cáo cho các họ đạo ghi chép hồ sơ các vị chiến sĩ Đức Tin để nạp cho Tòa Giám Mục. Đốc Sơ cũng đã thi hành lệnh nầy. Hồ sơ được giao cho cố chính Đăng (Danzelzer).
      Năm 1877 cố chính ra ở Di Loan (Quảng Trị) và mang theo tất cả.
      Năm 1885 quân Văn Thân nổi lên giết đạo, cố Chính chạy qua tị nạn bên chủng viện An Ninh. Văn Thân đốt nhà xứ Di Loan và tất cả hồ sơ tử đạo. Vì thế có người thắc mắc: “Tại sao Đốc Sơ đạo lâu đời lại ở gần kinh đô, vua quan bắt đạo mà không có một vị chiến sĩ Đức Tin nào cả?”
     “Xin thưa: Có! Nhưng vì hồ sơ bị đốt như nói trên”.
     cố Bernard Thới  viết: Một số đông chiến sĩ công giáo bị giam vì đạo tại ngục thất khám đường (gần cửa An Hòa) trong đó có anh PHILIPPHÊ ĐÍNH người họ BÀU ĐÔNG (TRIỀU SƠN TRUNG).  
3. Chưa có cha sở thường trú 32 năm (1867-1899):         
       Từ 1867 Đức Cha chia địa sở và đặt cha sở. Riêng họ Đốc Sơ không có cha sở tại chỗ, nhưng trực thuộc cha sở các nơi như sau:
 a) Họ Đốc Sơ thuộc địa sở An Vân (1867-1871):cha Luca Tín người Mỹ Lương (Quảng Bình).
 b) Họ Đốc Sơ thuộc địa sở Kim Long (1871-1899):cố chính Đăng và các vị kế tiếp…
       Trong thời gian nầy có Lm Nguyễn Hoằng tạm trú tại Đốc Sơ để qua kinh thành làm việc cho Nhà Nước. - Vua Tự Đức ban cho ngài chức Hồng Lô Tự Khanh kiêm Tham Biện Cơ Mật Viện.
- Vua Đồng Khánh bổ nhiệm cha làm việc tại Lục Bộ. Đến năm 1886 cha về hưu, rời Đốc Sơ để về quê quán làng Phương Tân, tỉnh Hà Tĩnh, Giáo Phận Vinh.
       Từ năm 1890 trở đi có các cha đến tạm nghỉ hoặc tạm trú tại Đốc Sơ:
- 1890-1891: cố Lộ (Yves-Maria Rault).
- 1891-1893: cha Tôma Nguyễn khắc Phú, người Phủ Việt (QB) phóù Kim Long trú Đốc Sơ.      
-1893-1894: cố Quí (Auguste Gilbert).          
4. Các cha quản xứ hoặc phụ trách (kiêm nhiệm) Đốc Sơ từ 100 năm nay: 1899-1999.    
1) Lm JB. BÙI QUANG LỢI: 1899-1906.
       Cha sở tiên khởi. Người gốc Nam Tây (Bái Trời, QT). Cha Lợi thấy sở vườn nhà thờ thứ 2 không được rộng rãi và quang ánh nên đã vận động họ Đốc Sơ mua lô đất nhà thờ thứ 3 như hiện có.
Trận bão lớn năm Thìn 1904 tàn phá nhà thờ rất nặng.
Năm 1906 cha Lợi bắt đầu khởi công xây lại nhà thờ thì được lệnh đổi lên An Vân. Ngài rất giỏi Việt văn và Hán văn, đã soạn hoặc dịch nhiều kinh mà ngày nay giáo dân vẫn thường đọc: Ngợi khen ông thánh Giuse.Bảy sự buồn cùng bảy sự vui ông thánh Giuse. Thân lạy ông thánh Giuse,…  
2) Cố BỔN (Jean Louis BONNAND): 1906-1919.                        
       Đức Cha Lộc đã xin được nhiều tiền để yểm trợ cho các nhà thờ. Cố Bổn tiếp tục công tác xây cất nhà thờ cao ráo và kiên cố như hiện thấy, nhưng chỉ có 5 gian. Cột kèo, đòn tay to tròn bằng gỗ lim. Bàn Thờ và Nhà Tạm chạm trổ công phu, 2 hàng lồng đèn màu hiện vẫn còn. Họ nhờ cậy Cố nhiều, đặc biệt là vấn đề người công giáo từ nơi khác đến nhập cư (Ngày xưa vấn đề “chính-ngụ” rất phức tạp).
     Cố Bổn chết đột ngột sau thánh lễ chủ nhật 30/11/1919. An táng trong nhà thờ. Thọ 65 tuổi. 39 năm LM. Quản xứ Đốc Sơ 13 năm. Cải táng ra trước sân nhà xứ ngày 13/3/1994.  
3) Lm Matthêô NGUYỄN VĂN THĂNG: 1919-1933.   
       Nguyên quán Sáo Bùn (Tam Tòa), quản xứ Đốc Sơ 14 năm. RIP!       
4) Lm Phaolô NGUYỄN VĂN MẦU: 1934-1949.  
       Nguyên quán Ngọc Hồ. Sinh năm1891. Thụ phong LM: 18/12/1920. Quản xứ Đốc Sơ 
       gần 15 năm. Tử : 8/5/1949. An táng trước nhà xứ Đốc Sơ.  
5) Lm Giuse NGÔ VĂN TRỌNG: 1949-1953.      
       Nguyên quán Kim Long. Trùng tu lại nhà thờ và nối dài 2 căn cung thánh và phòng lễ. 
       Xây trường tiểu học. Tổ chức lại các đoàn thể. Quản xứ Đốc Sơ 4 năm. Hiện ở USA.  
6) Lm Phaolô NGUYỄN VĂN HÓA: 1953-1955.
       Nguyên quán Tân Thủy. Quản xứ Đốc Sơ gần 3 năm.  
7) Lm Phêrô TỐNG VĂN HỘ: 1955-1964.
       Nguyên quán Phường Đúc. Quản xứ Đốc Sơ 9 năm.       
8) Lm Giacôbê NGUYỄN VĂN PHƯỢNG: 1965-1971.
       Nguyên quán Tam Tòa. Tết Mậu Thân 1968 bom đạn dữ dội. Người chết nhà sập. Nhà thờ, trường học, nhà các nữ tu bị hư hại một phần. Nhà xứ (làm từ đời cố Bổn) tan tành bình địa! Cha Phượng và giáo dân chạy tản mát tị nạn về phía Tri Lễ, Bàu Đông. Về lại Đốc Sơ, cha phải đi ở đậu nhà giáo dân, rồi về ở phòng lễ. Cha Phượng xây lại nhà xứ mới như hiện thấy. Sửa lại trường học.
Năm 1971 ngài rời Đốc Sơ qua ở Nhà Dục Anh, Kim Long. RIP!  
9) Lm Đôminicô NGUYỄN VĂN VĨNH: 1971-1974.         
        Nguyên quán Bùi Chu. Kỷ niệm để lại là một máy điện rất mạnh và hiện còn tốt . Nay Ngài làm quản xứ Nam Hưng, Hóc Môn, TP.HCM.  
10) Lm Phêrô LÊ ĐÌNH KHÔI: 1974-1975.
         Nguyên quán Đại Lộc (QT). Kỷ niệm: tượng Đức Mẹ do Trung tướng Trần văn Trung (con cũa cụ Ông Trần Văn Nghi và cụ Bà Nguyễn Thị Phiên người họ Đốc Sơ) dâng cúng đặt trước sân nhà thờ. Sau biến cố Giải Phóng 3/1975, gia dình di tản qua Pháp.  
11) Lm Phêrô HUỲNH ĐÌNH KINH: 1975-1977.
         Nguyên quán Phủ Cam. Sau Giải Phóng 1975, cha Kinh về Đốc Sơ hơn 1 năm thì bệnh nặng, chở qua bệnh viện, về Nhà Chung và mất. RIP!  
12) Lm Batôlômêô NGUYỄN QUANG ANH: 1977-1978.
          Nguyên quán Lê Xá (QT). Giáo sư Đại chủng viện, kiêm phụ trách họ Đốc Sơ lần 1.  
12 Bis) Lm Bat. NGUYỄN QUANG ANH: 1984-1987.
         Quản xứ Tây Linh, kiêm phụ trách Đốc Sơ lần 2. Cha Anh đã phải rất nhọc nhằn khi vừa coi sóc giáo xứ lớn Tây Linh, vừa phụ trách thêm 2 giáo xứ có 2 cha bị đi cải tạo! Hiện là giáo sư ĐCV.  
13) Lm Tađêô NGUYỄN VĂN LÝ: 1978-1981. 
          Nguyên quán Ba Ngoạt (QT). Năm 1981, Đức TGM Phil. Nguyễn Kim Điền cho cha Lý nghỉ làm lễ và mục vụ. Giao trách nhiệm cho cha Lê thanh Hoàng.
Đến năm 1983, thì cha Lý bị bắt đi cải tạo. Hiện Lm Lý dang bị giam giữ tại nhà tù Basao lần thứ 5 (2012 --?)  
14) Lm Gioakim LÊ THANH HOÀNG: 1981-1984.
         Quản xứ Tây Lộc, kiêm phụ trách Đốc Sơ. Kỷ niệm: đổi chuông bể của Đốc Sơ  lấy chuông tây nhỏ cho Họ Triều Sơn Trung. Xin chuông tây của nhà nguyện Viện Dục Anh cho Đốc Sơ. Đi cải tạo. Hiện là quản xứ Dương Sơn.  
15)   Lm Anrê NGUYỄN VĂN TRÚC: 1987-1994.
        Nguyên quán Sáo Cát (Quảng Bình). Phục hồi kỷ luật và nề nếp. Sửa trường học. Xây giếng bên nhà xứ. Nâng cấp đường làng, xây Cống Hồ Sen và Cống Nhà Thờ. Tổ chức lễ mừng 315 năm lãnh nhận đức tin (1674-1989) và xây nhà bia kỷ niệm trước đài Đức Mẹ. Dời mộ cố Bổn từ trong nhà thờ ra nằm cạnh bên mộ cha Mầu trước nhà xứ. Quản xứ 7 năm. Nghỉ bệnh tại Nhà Chung.  
16)   Lm Anrê NGUYỄN VĂN PHÚC: từ 5/11/1994 –   
5. Các linh mục chánh quán Đốc Sơ:  
1)Lm Pl. NGUYỄN VĂN LỤC (1876-1911): Con ông Giuse Nguyễn văn Tý và bà Anna Nguyễn thị Lụy. Học trò cố Soái (Chaiget). Thụ phong LM: 1904. Phó xứ Diêm Tụ. Hưu tại Đại Chủng Viện. Tử: 1911. Thọ 35 tuổi. 7 năm LM. An táng tại Đại Chủng Viện.  
2)Lm Gk. NGUYỄN VĂN DỤ (1877-1938): Con ông Phaolô Nguyễn văn Thi và bà Uxula Thị Tương. Học trò cố Soái. LM: 1906. Nhiệm sở : An Lộng, Linh Thủy, Thanh Tân. Mất và chôn tại Thanh Tân 1938. Thọ 61 tuổi. 35 năm LM. Cải táng về nghĩa địa TP. Thiên Thai.  
3)Lm Batôl. NGUYỄN VĂN ĐỨC (1896-1954): Con ông Anrê Nguyễn văn Niên và bà Anna Thị Sen. Học trò cha Dụ. LM: 1926. Nhiệm sở: An Lạc, Xuân Hòa, Dòng Thánh Tâm, An Do Tây. Mất và chôn tại An Do 1954. Thọ 58 tuổi. 28 năm LM.  
4)Lm Gk. NGUYỄN VĂN KHUYÊN (1904-1934): Con ông Phaolô Nguyễn văn Linh và bà Anê Thị Yến. Học trò cha Lược. LM: 1934. Nhiệm sở: Linh Yên. Mất tại bệnh viện. Chôn tại Đại Chủng Viện. Thọ 30 tuổi. Làm LM gần 4 tháng.   
5)Lm FX. NGUYỄN VÂN NAM: Con ông Anrê Nguyễn văn Thân và bà Maria Huỳnh thị Vang. Học trò cha Trọng. Sinh năm 1937. LM: 1969. 
Nhiệm sở: Quán Ngang, Bình Tuy (Phan Thiết), Gio Linh (PT). Hiện là chánh xứ Cù Mi (Phan Thiết).  
6)Lm FX. NGUYỄN NGỌC THU: sinh năm 1941. LM: 1970. Con Ông Phaolô Nguyễn Toàn và Bà Marta Trần thị Kiểu. Hiện là quản hạt Thủ Thiêm, TP.HCM.  
7)Lm Jos. PHAN TẤN THÀNH O.P.: Con ông Batôlômêô Phan tấn Hứa. Sinh: 1946. LM: 1972. Hiện là giáo sư thần học tại Đại Học Angelicum Rôma.   
8)Lm Louis NGUYỄN HẬU CSsR.: Con Ô. Anrê Nguyễn văn Ai và bà Maria Nguyễn thị Cúc, cháu ông câu Batôlômêô Nguyễn văn Khóa và bà Nguyễn thị Kính (Phủ Cam). Bà con với cha Dụ, Cha Đức. LM: 1975. Hiện ở PHÁP.  
9)Lm Gk. TRẦN TỬ HẢI: Sinh năm 1947. LM: 1975. Con Ông Đôminicô Trần tử Đồng và Bà Agatha Trần thị Minh. Sinh: 1947. LM: 1975. Hiện là quản xứ Phú Quý, Phú Nhuận, TP.HCM. ĐT: 08.990.0479   
10)Lm Giuse NGUYỄN VĂN LINH CM (Lazariste): Con ông Nguyễn văn Thoại, là chắt nội ông câu Khóa, gọi cha Hậu bằng chú lại.  Sinh: 1944. LM: 1976. Hiện là quản xứ Vinh Sơn, Dalat.   
11)Đức ông Pl. PHAN VĂN HIỀN: Người họ Tri Lễ. LM: 1981. Hiện làm việc tại RÔMA.  
12)Lm Pl. ĐẶNG NGỌC DUY:  Con ông Đặng văn Đàng. Sinh: 1957. LM: 1996. Hiện là phó xứ Dục Mỹ (Nha Trang).   
13)Lm Antôn MZ. PHAN TỰ CƯỜNG O.P.(Dòng Đa Minh): em ruột cha Phan tấn Thành. Sinh:1950. LM: 1995. Hiện là Bề Trên tu viện Martin, Hố Nai, Biên Hòa. ĐT: 061.881.318 E-mail: tcuongop@bdvn.vnd.net 
14)Lm Matthew NGUYỄN VĂN CÔNG: Sinh: 1962.  Con ông Nguyễn văn Chánh và bà Phan thị Dung. Bà con với các cha Lục, Dụ, Đức, Hậu, Linh. LM: 2000. Hiện làm LM quản hạt ở CANADA.  
15)Lm Gk. NGUYỄN ĐỨC MỪNG CSsR: Con ông Giuse Nguyễn đức Thoại (Bút) và bà Marta Nguyễn thị Đương. Sinh: 15/12/1950. Linh mục: 27/11/1993. Anh của thầy Batôlômêô Nguyễn đức Thịnh DCCT, và nừ tu Thu Hà. Hiện phục vụ tại Lâm Đồng, Gp Dalat.  
16)Lm Gs NGÔ VĂN ĐÀO CSsR: Con ông Gs. Ngô văn Thanh và Bà Ursula Nguyễn thị Hai. Sinh: 1936. LM:...... Hiện phục vụ tại USA.  
17)Lm Pr. LÊ VĂN KHÁNH:  Con ông Bênêđictô Lê Hiền và bà Anna Trần thị Vinh.Sinh:... LM: 2001.  Giáo phận Dalat.  
18)Batôlômêô NGUYỄN ĐỨC THỊNH CSsR: Con ông Giuse Nguyễn đức Thoại và bà Matta Nguyễn thị Đương. Em cha Mừng  DCCT  Sinh:... LM: 2001.  19)     
6. Tu sĩ nam nữ chánh quán đốc sơ:   
DANH SÁCH CÁC TU SĨ NGUYÊN QUÁN: GIÁO XỨ ĐỐC SƠ  
Stt     Tên thánhHọ  và Tên                         Cha Mẹ        Năm sinh  Năm  
Khấn Dòng         Tên Dòng Tu      Nơi làm việc hiện nay  
01      Michel        Nguyễn Ngọc Châu    Phaolô Nguyễn Văn Quang Matta Nguyễn Thị Dụ    26.04.1921           Dòng Biển Đức  Đan Viện Thiên An Huế  HT 005   054.826635
02      Blandine    Nguyễn Thị Miên        Phaolô Nguyễn Văn Quang
Matta Nguyễn Thị Dụ06.04.192905.08.1950Dòng Con Đức Mẹ
Vô Nhiễm  4C/1 Khiết Tâm,Tam Bình,
Thủ Đức Tp.HCM( 08.896329403
          Benedicte   Diệu Khánh        Pag.    Dòng Phaolô
thành Chartres   25 Yên Bái, Đànẵng 
04      Phaolô  
          Nguyễn Văn AnPhaolô Nguyễn Đãng Dẫn
Anna Phan Thị Dinh                      Dòng La San       USA
05      Phaolô       Phan Tấn ThịnhBatôlômêô Phan Tấn Hứa
Anna Hồ Thị Lý22.01.195201.11.1990Miền Dòng Giuse        HT 52 - 10 Võ Thị Sáu,
Nha Trang ( 058.881100
06      Anna          Phan Tấn Minh Trị      Batôlômêô Phan Tấn Hứa
Anna Hồ Thị Lý03.07.195331.05.1978Dòng Nữ Vương
Hoà Bình   254 Xô Viết Nghệ Tĩnh 
Ban Mê Thuột ( 050.855561
07          Nguyễn thị Thu Hà  (em của 2 Cha DCCT:
 Mừng + Thịnh) Giuse Nguyễn Đức Thoại
Matta Nguyễn Thị Đương                                Giáo xứ Đồng Xoài
08      Maria         Đặng Thị Mộng Hương        Phaolô Đặng Văn Nhật
Maria Nguyễn Thị Lựu        08.06.1960           14.09.1993Dòng MTG
 Quy Nhơn          302/9 đường 26.03, Gò Vấp,
Tp. HCM ( 08.8947265
09      Phaolô       Trần Văn Dũng  Giacôbê Trần Thưởng
M.Madalêna Lê Thị Tu         12.10.197115.08.1995Dòng Don BoscoGiáo xứ Liên Khương,
Huyẹân Đức Trọng, Lâm Đồng ( 063.843223
10                    Nguyễn thị Khánh Ly           Nguyễn văn Trúc
Nguyễn thị Hồng        #28 tuổi               MTG Chợ Quán
  11                    Nguyễn thị Bích Sơn           Nguyễn văn Trúc
Nguyễn thị Hồng        # 24 tuổi            Dòng Phaolô      
  12           Anne-Marie        Lê Thị Ngọc Oanh       François Xavier Lê Văn Trí
Marthe Phạm Thị Hải03.09.195405.07.1978Dòng MTG Dalat         115 Lê Lợi - Lộc Thanh - Bảo Lộc, Lâm Đồng ( 063.864730  
B. HIỆN TRẠNG GIÁO XỨ:  
1.Địa chỉ:  Nhà thờ Đốc Sơ, xã Hương Sơ, Thành phố Huế.   %  054. 530115
      E-mail:  nvphuc@dng.vnn.vn  
2.Địa thế:  Giáo xứ ĐỐC SƠ thuộc xã Hương Sơ, nằm về hướng Tây Bắc thành phố. Phía Đông giáp Hương Vinh, Tây giáp Triều Sơn Tây, Nam giáp cầu An Hòa, Bắc giáp Hương Toàn. Xã Hương Sơ gồm có 9 làng: An Hòa, An vân hạ, Đốc Sơ, Triều Tây, Đức Bưu, Dương Xuân, Tri Lễ, Lệ Khê, và Mỹ Lại . Trước kia xã Hương Sơ thuộc huyện Hương Trà, nay sáp nhập vào thành phố Huế.  
     a) Nhà Thờ Đốc Sơ  (14m x 27m): tọa lạc tại xóm ngoài của làng Đốc Sơ: Ngã Ba An Hòa vào cuối Hẻm số 1 (dài 300m) đường Đặng Tất . Giáo dân Đốc Sơ xa gần đã tích cực tu sửa lại trường học, nhà nữ tu (bỏ sở từ 1975), nhà thờ, nhà từ, nhà xứ,… Nhà thờ có chuông kiểu VN (như  chuông chùa) đúc đời Thành Thái.  
     b) Nhà Thờ Tri Lễ  (07m x 20m) tọa lạc trên đất làng Tri Lễ. Từ cầu Bạch Yến mới xây (sau Cửa Hậu của Thành Nội) thẳng về chợ và Cống Ba Cửa khoảng 2 Km, qua cầu rẽ trái 100m. Nhà thờ đã được trùng tu 1997.  
     c) Họ Triều Sơn Trung  còn gọi là Bàu Đông , ở giữa ruộng trên phần đất của xã Hương-Toàn, cách nhà thờ Đốc Sơ chừng vài cây số về hướng Bắc.    
3.  Bổn mạng nhà thờ Đốc Sơ:  THÁNH GIUSE THỢ.  Kính ngày 1/5
4.  Bổn mạng nhà thờ Tri Lễ :  LỄ TRUYỀN TIN.  Kính ngày 25/3
5.  Số giáo dân:    729
5b. Số giáo dân qua các thời kỳ:  Năm 1939:  502
                                                          Năm 1964:  449
                                                          Năm 1975:  442
                                                          Năm 1995:  574
                                                          Năm 2000:  729 
6.  Quản xứ                              :  Lm Anrê NGUYỄN VĂN PHÚC
7.  Sinh hoạt :
                       -  Giờ Lễ Chúa Nhật : 6g00 ; 16g30
                       -  Giờ lễ ngày thường: 5g30               
                       -  Các lớp giáo lý ngày Chúa Nhật:  07g30 – 09g30:  2 lớp thanh niên
                                                                                      14g30 – 16g30:  5 lớp thiếu niên
                       -  Xã hội từ thiện:…  
C. TRƯỜNG HỌC GIÁO XỨ TRƯỚC ĐÂY VÀ HIỆN NAY:  
- Trước 1975:  Trường tiểu học được thành lập từ 1950, do các nữ tu điều khiển và dạy dỗ.
- Sau 4/1975:  Chính quyền mượn để làm trường học, rồi  hợp tác xã chủi đót, nhà trọ cho công nhân, làm  nơi hội họp mỗi ngày Chủ Nhật… cho tới khi cơ sở bị trận bão lớn năm 1985 tàn phá hư hại nặng nề không thể dùng được nữa!  Giáo xứ tu sửa lại để dạy giáo lý, các lớp bổ túc, hội trường, văn phòng,…                  

       Đốc Sơ, 1/12/2002. NVP.
      Viết theo tài liệu của Lm Stanislas Nguyễn văn Ngọc, có biên tập lại.  
                                                               HẾT                                                                                                                       

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Người Chiến Sĩ VNCH vào ngày cuối cùng của cuộc chiến

$
0
0



 
 
  Người Chiến Sĩ VNCH vào ngày cuối cùng của cuộc chiến
Ngôn Sứ

Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua (*)


Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:


1. Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ - chương trình di tản “Frequent Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Sàigòn để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ. Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ “Rồng lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nòng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29 tháng 4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.




Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hy sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh.”

2. Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho cộng sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến Ðoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ “đón” quân cộng sản. Trong ngày 29 tháng 4, Tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy Dù, Biệt Cách, Biệt Ðộng Quân, Thủy Quân Lục Chiến... phải ngăn chận quân cộng sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh... Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon.




Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, Tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.) Những người lính chiến đấu này không có... radio! Họ không cần biết rằng quân cộng sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho cộng sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hy vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù cộng sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng cộng sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.


Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngã Tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng... Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng... bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?),để bắn xe tăng. Ðạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính cộng sản ở trong xe tăng.


Cánh quân cộng sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Ðộc Lập thì bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Ðại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Ðức Bà. Hầu như những cánh quân cộng sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính cộng sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon.

Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.


Bộ chỉ huy cộng sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho Tướng Lâm Văn Phát, Thiếu Tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.


Một câu chuyện khác do Tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt thiếu tướng,” rồi rút súng bắn vào đầu tự tử.


Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Ðô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào... lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Ðến 1 giờ trưa, Tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Ðô cho Tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó Tướng Ba Hồng mời Tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Ðáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của cộng sản (Tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998)


Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, cộng sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má...


3. Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề “Truy Ðiệu Nam Việt Nam” “...Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy... Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc.


Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn.”


4. Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4, 1975. Thứ Hai, 28 tháng 4, 1975 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Ðôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”


Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Ðà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “...Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Ðà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.”


Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” “Vì sao?” “Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản!”.... Các xe tăng đầu tiên của cộng sản vào Saigon từ phía Ðông, qua tỉnh lộ Thủ Ðức và Biên Hòa...

Bộ Binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều.


Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do.



Lữ Ðoàn 4 của sư đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của Ðại Tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh Sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. 

Ðến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. “Ðến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Ðỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh Ðại Tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Ðến 10 giờ đêm, Ðại Tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng...” Darcourt cho biết Ðại Tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.






       

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT

$
0
0


On Wednesday, April 13, 2016 5:15 PM, khongquanlevanhai <> wrote:

Giới Thiệu Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Chủ Nhật Tuần Này:
Ra Mắt Sách Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút Của Nhà Văn Song Nhị.

Vào lúc 1 giờ 30 chiều Chủ nhật  17 tháng 4 năm 2016
tại CLB Mây Bốn Phương/ Tòa soạn tạp chí NGUỒN,
số 730 South 2ND Street, San Jose, CA 95112

Nhà văn Song Nhị Ra mắt tác phẩm mới:
TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT
Nhà văn Song Nhị đã xuất bản  ba tác phẩm thơ từ trước 1975. Sau năm 1975, tại hải ngoại, ông đã xuất bản ba thi phẩm – Tiếng Hờn Chiến Mã (Cội Nguồn California 1996, tái bản 2002), Về Lối Đi Xưa (Cội Nguồn 1999) và Tiếng Hót Loài Chim Di (Cội Nguồn 2002).
Năm 2003 xuất bản tập Lưu Dân Thi Thoại (Khảo Luận Thơ, Cội Nguồn xb), cùng viết với nhà văn Diên Nghị. Tác phẩm “Lời Rao Giảng Của Thơ” của Song Nhị xuất bản vào năm 2014, (NXB Cội Nguồn).
Riêng về văn, tập bút ký tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” ấn hành đầu năm 2010, tái bản tháng 8/ 2010; và mới đây “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút” do NXB Cội Nguồn ấn hành cuối năm 2015 tại California, Hoa Kỳ.
“…. hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.





Thư Mời 
tham dự Buổi  Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật
**
CSTV CỘI NGUỒN / Tạp chí NGUỒN & BAN TỔ CHỨC 
Trân Trọng Kính Mời:   
Quý văn nghệ sĩ, quý cơ quan truyền thông báo chí, quý thân hữu và đồng hương vui lòng đến tham dự  buổi sinh hoạt VHNT giới thiệu tác phẩm mới

TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT, Tác Giả: SONG NHỊ

Vào lúc 1 giờ 30 chiều Chủ nhật  17 tháng 4 năm 2016
tại CLB Mây Bốn Phương/ Tòa soạn tạp chí NGUỒN,
số 730 South 2ND Street, San Jose, CA 95112  
Liên lạc tác giả: (408) 209 0292 

Buổi sinh hoạt có chương trình văn nghệ xuất sắc của các nghệ sĩ vùng Vịnh.
Sự hiện diện của quý vị là một khích lệ lớn lao dành cho tác giả và là một vinh dự cho Ban Tổ Chức trong ý hướng phát huy văn hóa và văn học nghệ thuật VN tại hải ngoại.
Rất mong được tiếp đón quý vị đúng giờ
TM. Ban Tổ Chức
Lê Văn Hải/ Song Nhị
== 
Buổi RMS được sự bảo trợ của
CSTV Cội Nguồn/ Tạp chí Nguồn
Tuần Báo Thằng Mõ
Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức Bắc California
Liên Hội Đồng Hương Quảng Trị Bắc California 
==
Liên lạc Ban Tổ chức:
Lê Văn Hải: 408 - 297 0545 (Tòa soạn Thằng Mõ)
Hùng Vĩnh Phước: 408 – 482 0733 §Diên Nghị 408 - 272 6889
Tiểu Muội  §Lê Diễm  §Hoàng Thưởng  §Thư Sinh  §
Lê Đình Cai  §Duy An Đông § Hồ Linh §Song Nhị (408) 209 0292
XIN LƯU Ý
Từ Story Rd - Keys đi theo hướng North đường số 3 quẹo trái đường Reed, quẹo trái đường số 2. Free Parking dưới cầu Freeway bên phải.  








 
Nhà văn Song Nhị đã xuất bản được ba tác phẩm về thơ trước 1975. Sau năm 1975, tại hải ngoại, ông đã xuất bản được ba tác phẩm nữa về thơ – Tiếng Hờn Chiến Mã (Cội Nguồn California 1996, tái bản 2002), Về Lối Đi Xưa (Cội Nguồn 1999) và Tiếng Hót Loài Chim Di (Cội Nguồn 2002). Năm 2003 ông cho xuất bản tập Lưu Dân Thi Thoại (Khảo Luận Thơ, Cội Nguồn xb), cùng viết với nhà văn Diên Nghị. Tác phẩm “Lời Rao Giảng Của Thơ” của ông được xuất bản vào năm 2014, (NXB Cội Nguồn). Riêng về văn, ông cho ấn hành tập bút ký tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” vào đầu năm 2010, tái bản vào tháng 8/ 2010; và mới đây “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút” do NXB Cội Nguồn ấn hành cuối năm 2015 tại California, Hoa Kỳ
.

“…. hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.

***
Người viết chú trọng đến các sáng tác về văn xuôi của nhà văn Song Nhị nhiều hơn, nhất là bút ký tự truyện hay phần biên khảo của tác giả. Và trong phạm vi chuyên môn của ngành sử học, người viết muốn đề cập đến các lý chứng, nhân chứng và vật chứng trong các tác phẩm của tác giả để giới thiệu đến bạn đọc các sử liệu có thể tin được, sàng lọc các diễn biến  của các biến cố mà tác giả đã sống qua, đã kể lại bằng mắt thấy tai nghe về những giai đoạn biến động lớn của dân tộc: Giai đoạn tranh chấp Quốc - Cộng, từ ngày Việt Minh cướp chính quyền (tháng 8 - 1945), phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất, đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam tháng 4 – 1975, rồi những năm tháng tù đày sau đó cũng được ông ghi lại mà ông là nạn nhân và là nhân chứng trực tiếp về chế độ lao tù khổ sai của cộng sản Việt Nam.

Từ “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” cho đến “Tuyển tập Văn 50 Năm Cầm Bút” thì bối cảnh của đất nước, thân phận của người tù đã được kể lại hết sức sinh động, chân thành, tác động rất mạnh lên cảm xúc của người đọc. Về tác phẩm “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”, người viết đã có bài nhận định giá trị về phương diện sử liệu của cuốn sách này.

“Chính tác giả Song Nhị là người đã làm sống lại dòng chảy của thời gian đã qua, khơi lại nhịp thở của xã hội đương thời, lay động được những hồn ma ngủ quên trong nấm mồ oan khiên của lịch sử, dựng họ dậy để cùng ông lên tiếng thêm một lần nữa trước công luận thế giới về một giai đoạn tối tăm và bi thảm của lịch sử Việt tộc.
(NTK.VN, Cội Nguồn California USA, tái bản lần thứ nhất 2010, tr. 487)

Cuối năm ngoái, 2015 nhà văn Song Nhị vừa cho ấn hành tác phẩm “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút 1965-2015” (Miscellanea. 50 Years of Song Nhi’s Writing Career). Đây là cuốn sách dày khoảng 450 trang, gồm 8 chương, kể cả chương dẫn nhập. Trong đó, các thể loại được sắp xếp như sau:
- Trả lời phỏng vấn (Chương hai, từ trang 21 đến 65)
- Sáng tác (Chương Ba tr. 66 – 130)
- Đoản bình, Quan điểm, Nhận định (Chương Bốn, tr. 131 – 182)
- Tiểu Phẩm – Khảo luận (Chương Năm, tr 183 – 247)
- Đọc sách, Giới thiệu tác phẩm (Chương Sáu, tr. 248 – 314)
- Bút Ký, Tự truyện (Chương Bảy, tr. 315 – 397)
- Tạp văn, Phiếm luận (Chương Tám, tr. 398 – 437).
Đọc kỹ mục lục chi tiết ở cuối sách (trang 437), độc giả dễ dàng theo dõi các chủ đề mà tác giả đã sáng tác, đề cập hay bàn luận tới.

Nhà phê bình văn học, Diên Nghị đã nhận xét trong lời tựa cuốn sách này: “Người nghệ sĩ, trong sinh họat xã hội được coi như một chứng nhân, quan sát và khám phá, dưới ánh sáng hiện thực tự do”. Nhà văn Song Nhị đã “tập hợp nhiều bài viết liên quan thời thế, con người, xã hội, quá khứ lùi xa và hiện tại sôi nổi, tập sách đã nói lên nhiều điều đáng suy gẫm”. (Song Nhị, sđd, lời tựa, tr. 8).

Đối với những nhà nghiên cứu, nhất là ngành sử học, những đóng góp về sử liệu trong các tác phẩm của nhà văn Song Nhị quả thật rất đáng kể. Cuốn “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” xuất bản năm 2010 là một tác phẩm có giá trị rất cao về phương diện sử học như người viết đã có dịp trình bày. Dù tác giả viết dưới dạng bút ký tự truyện, nhưng nội dung cuốn sách chất chứa những chứng liệu lịch sử rất có giá trị để tham khảo. “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Thời Chí chẳng hạn, một tác phẩm không phải thuần túy thuộc về sử học, hay Phù Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn, “Vũ Trung Tùy Bút” của Phạm Đình Hổ cũng là tập ghi chú, bút ký hoặc kể chuyện nhưng sau này đã được xếp vào loại các tư liệu có giá trị khi nghiên cứu về những biến cố liên hệ đến sinh hoạt xã hội của các thế kỷ trước.

Đánh giá một tác phẩm được coi là có giá trị sử học, phải trải qua các công đoạn: Cẩn án ngoại (External Study) và Cẩn án nội (Internal Study) thì sự sàng lọc mới kỹ càng. Xin thử xét qua “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” của Song Nhị trên phương diện cẩn án ngoại, tức xét về nhân thân của tác giả (tiểu sử), thân thế, sự nghiệp… liệu có đáng tin cậy hay không, có khả năng, trình độ trong việc ghi lại biến cố trung thực đến mức độ nào? Xong rồi đi vào nội dung của tác phẩm (cẩn án nội) để xét đến sự kiện, diễn biến của biến cố, sự chứng kiến trực tiếp hay gián tiếp, thấy hay nghe kể lại, động cơ tình cảm, thương ghét…. Là những yếu tố được xét đến trong gia đoạn cẩn án nội này.

Dựa vào những yếu tố như vậy thì cuốn “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” chắc hẳn sẽ được các nhà nghiên cứu hoặc các sinh viên ngành sử học sẽ chú trọng đến khi đề cập đến giai đoạn tranh chấp quốc - cộng từ 1945 đến 1975, nhất là cuộc cải cách ruộng đất kinh hoàng ở miền Bắc khi phe côïng sản lên nắm chính quyền. Các nhà nghiên cứu hay sinh viên ngành sử học khi muốn tìm hiểu giai đoạn đối đầu giữa hai phe Quốc gia và Cộng sản tại miền Nam VN trong những năm đầu và giữa thập niên 1960 thì NTKVN sẽ là tư liệu hàng đầu cần để tham khảo.

Với cách nhìn này, nên khi đọc tác phẩm “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút”, người viết đã chú trọng đến những chương sách mà bạn đọc có thể truy cập đến những sử liệu cho các đề tài về lịch sử cận và hiện đại (Chẳng hạn, chương Hai, chương Bốn, chương Năm và chương Bảy).

1.- Chương Hai: Trả lời phóng vấn
Bạn đọc có thể tìm hiểu về bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam qua việc tác giả trả lời cuộc phỏng vấn của Sinh viên Julie Pham. Quan niệm của tác giả về Quân Lực VNCH, về sự hiện diện của người Mỹ, nhất là lý do vì sao tác giả phải vượt tuyến vào miền Nam sau Hiệp định Geneve. Trong phần phỏng vấn Vietnam Film Club, nhà văn Song Nhị đã làm rõ thêm về thảm cảnh của phong trào Cải cách ruộng đất mà anh là nhân chứng sống trực tiếp của biến cố bi thảm này.

2.- Chương Bốn: Đoản bình, Quan điểm, Nhận định
Qua đề tài “Bốn Mươi năm nhìn lại những nhân vật phản chiến và phản tỉnh”, tác giả đã nhắc lại một số những nhân vật phản chiến tại miền Nam gồm các thành phần sinh viên, giáo sư, trí thức, tu sĩ Công giáo, Phật giáo đã góp công vào việc làm sụp đổ chế độ miền Nam. Số phận của họ ra sao trong chế độ cộng sản hện nay? Một số đã phản tỉnh và lên tiếng chống lại nhà cầm quyền cộng sản, chẳng hạn SV Đoàn Văn Toại, nguyên Chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Đào Hiếu….

Đặc biệt, tác giả nhắc đến phong trào phản chiến Mỹ từ giữa thập niên 60s là Jane
Fonda và Joan Baez.
Ca sĩ Joan Baez sau khi hồi tâm, đã dấn thân đến tận nơi để “điều tra”, tìm sự thật từ các trại tị nạn. Chính Bà là tác giả Thư Ngỏ 1979, với chữ ký của 78 nhân vật Phản Chiến Mỹ gởi nhà nước CHXHCN.VN cáo buộc những vi phạm nhân quyền trầm trọng với việc bỏ tù, ngược đãi quân cán chính VNCH, kêu gọi thả tù chính trị, tuân thủ nguyên tắc của bản Tuyên Ngôn QT Nhân quyền và Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị của LHQ.

Với đề tài “Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Dương Văn Minh: Công hay Tội, Khen hay Chê”, tác giả đã trình bày các quan điểm khen chê từ nhiều phía đối với hai nhân vật này, và kết luận: “Đến nay, từng thế hệ những người trong cuộc đã và đang ra đi. Lịch sử đang dò dẫm từng trang từ quá khứ, nhưng lịch sử đích thực không phải là những trang viết từ hôm qua, hôm trước, hôm nay. Thời gian sẽ trả lại sự thực cho lịch sử, thay vì những tình cảm khen chê chủ quan nhất thời. Và như lời ông Nguyễn Văn Ngân “Việc định công luận tội là công việc của lịch sử sau nầy” (Song Nhị, sđd, tr. 156).

3.- Chương Năm:  Tiểu Phẩm, Khảo Luận
Trong chương Năm, bài “Sài Gòn Ba Trăm Năm, Những Chặng Đường Lịch Sử” (tr. 184-189); bài “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt” (tr. 190 -202) và bài “Những Người Muôn Năm Cũ Hồn Ở Đâu Bây Giờ” (tr. 203 -212) đề cập đến những vấn đề lịch sử rất đáng lưu ý.

*- “Sài Gòn Ba Trăm Năm Những Chặng Đường Lịch Sử”: Sau khi đã đề cập một số sử liệu về sự hình thành của Sài Gòn trong giai đoạn đầu, tác giả chú trọng đến hình ảnh của Sài Gòn sau ngày 30-4-75 và đi đến kết luận: “Ngày nay Sài Gòn đang bị tha hóa, trụy lạc, băng hoại. Ngoài lớp vỏ và bộ mặt hồi sinh, thay đổi, bên trong, mọi nền tảng văn hóa dân tộc thoái hóa; đạo đức, luân lý suy đồi. Mọi giá trị tinh thần bị bóp nghẹt. Giới chức lãnh đạo đất nước đã lộ rõ là những kẻ tuân hành mệnh lệnh của kẻ thù phương Bắc. Đất nước đang đứng trước nguy cơ là chư hầu của Hán tộc” (SN, sđd, tr 189).

*- “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt”: Nàng công chúa kiều diễm mà  sử sách nhắc đến khá nhiều về công trạng giúp vua cha Trần Nhân Tông mở mang bờ cõi về phương Nam, khi nàng tuân lệnh phụ thân kết duyên với vua Chiêm là Chế Mân vào tháng 6 năm Bính Ngọ (1306). Nhà văn Song Nhị đã viết lại đề tài này hết sức sống động. Ngoài những tư liệu lịch sử đối chiếu được sử dụng làm nền cho bài viết, tác giả đã để cảm xúc của mình buông thả theo ngòi bút và khiến độc giả say mê qua các vần thơ đầy xúc động của ông:
“…. Ô Lý hai châu về xứ ngoại/ Bao đời xứ sở một quân vương/ Là đây tình sử trong thiên hạ/ Rồi mấy nghìn sau hậu thế lường?/ Rồi mấy nghìn sau đời kể lại/ Cơ đồ Chiêm Quốc một Công Nương/ Một trang sử viết thời Chiêm-Việt/ Một cõi sơn hà cũng khói sương….”(sđd, tr. 201).

*- “Những Người Muôn Năm Cũ Hồn Ở Đâu Bây Giờ”, với đề tài này, tác giả muốn nhắc lại hai nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn trong thời Pháp thuộc: Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) và Alexandre de Rhodes. Sử sách đã nói nhiều hai vị cố đạo này. Tuy nhiên, nhà văn Song Nhị lại lưu ý đến ngôi mộ của hai vị ấy sau khi nghĩa trang MẠC Đỉnh Chi và lăng Cha Cả ở khu vực ngã tư Lê văn Sỹ – Hoàng văn Thụ đã bị chính quyền CS san bằng năm 1984. Riêng Alexandre de Rhodes, người có công trong việc hệ thống hóa chữ quốc ngữ đầu tiên, một nhà bia kỷ niệm ông được xây trong khu đền Bà Kiệu (cạnh Hồ Gươn), khánh thành ngày 29-5-1941. Ngày nay tấm văn bia ghi công đức của Alexandre vẫn nằm chỏng chơ dưới tầng hầm của khu bảo quản di tích, số 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội. Trước sự việc này, nhà văn Song Nhị bày tỏ: “Văn hóa và đạo lý VN không bao giờ chấp nhận thái độ ấy. Tôi nghĩ, là con người, không riêng gì con người Việt Nam, vong ân mới là một trong những điều đáng chê trách….”(SN, sđd, tr. 212)

4.- Chương Bảy: Bút Ký, Tự truyện
Tác giả Song Nhị trong chương bảy này đã trình bày tám đề tài, trong đó có “Quê Cha Đất Tổ – Một chuyến Hành Hương” (đề tài 44, tr. 228) – “Quê Hương và Máu thịt” (đề tài 45, tr.347) có nhiều tư liệu giúp soi chiếu vào một số góc cạnh lịch sử của đất nước Việt Nam. Còn các đề tài khác chỉ nhằm giới thiệu đến độc giả những cảnh quan du lịch, thăm viếng như “Houston Du Ký”, giới thiệu một thành phố bang Texas, “Những ngày tình đầy trên xứ Kangaroo, (giới thiệu về Úc châu), “Paris, một thời Mơ mộng” và “London 60 năm ngày hội lớn” cũng vậy, nhằm giới thiệu đất nước và con người của Pháp quốc và Anh quốc.

Trở lại đề tài 44, “Quê Cha Đất Tổ – Một chuyến Hành Hương”, tác giả kể lại chuyến trở về thăm quê hương sau một thời gian rất dài xa cách trong “Sài Gòn và những đổi thay”: Mười sáu năm xa đất nước, nửa thế kỷ xa xóm làng – quê hương của tuổi thơ, nơi chôn nhau cắt rún, tôi trở về hành hương quê cha đất tổ, với tâm trạng của một kẻ “lạc loài”. (sđd, tr. 328).

Khi được hỏi cảm tưởng của ông về thành phố Sài Gòn ngày xưa và Sài Gòn bây giờ, nhà văn Song Nhị đã trả lời: “Tôi không biết trả lời thế nào cho vừa ý họ. Tôi liên tưởng tới đất nước, và những thành phố lớn của các quốc gia Đông Nam Á, như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Nam Hàn… trước năm 1975 họ đi sau Sài Gòn rất xa, thế mà giờ này Sài Gòn tụt lại sau họ cả trăm năm. Sài Gòn giờ đây có nhiều cao ốc, mọc lên lởm chởm, rải rác trên những con đường, tạo thành một cấu trúc tổng thể rời rạc, luộm thuộm….” SN, sđd, tr 330).

Nhân dịp chuyến trở về này, tác giả cùng gia đình tìm cách trở lại thăm quê làng Phú Gia, do vị thủy tổ họ Trần Kim (của tác giả) thiết lập từ thế kỷ 17. Đó là vị quan Nhất phẩm đời vua Lê Hy Tông (niên hiệu Chính Hòa 1685), được sắc phong vị hiệu “Tiền Tướng Thần Lại Trần Tướng Công Nhập Thị Nội Điện, hiệu Bố Nghệ Công” (SN, sđd, tr. 335). Sự ghi nhận này của tác giả đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhửng sử liệu rất có giá trị, nhất là cuốn “PHÚ GIA – LỊCH SỬ. SỰ TÍCH” do cụ thân sinh của tác giả, cụ Trần Kim Tần, bút danh Đông A Phúc Nhạc, xuất bản năm 2001 tại Hoa Kỳ.

Tác giả đã dựa vào cuốn sách này để giới thiệu cho độc giả nhiều địa danh lịch sử như đền Trăm Năm (Miếu thờ công chúa Liễu Hạnh, thiết lập từ thế kỷ thứ 17 với một giếng sâu nhiều chục mét, có nhiều truyền tích, huyền thoại linh thiêng). Hiện đã được chính quyền CS Hà Nội công nhận là di tích văn hóa. Phú Gia còn có đồn Sơn Phòng, xây dựng dưới thời Văn Thân chống Pháp. Chính nơi đây vua Hàm Nghi đã đến trú ngụ một đêm tại đền Công Đồng, sáng hôm sau trên đường trở ra Quảng Bình thì bị tên đội trưởng cận vệ Trương Quang Ngọc phản bội, bắt nhà vua giao cho Pháp. Cuộc kháng chiến của vua Hàm Nghi bị dập tắt từ đó. (SN, sđd, tr. 336-337).

Cũng trong chương “Dưới Khung Trời Quê xưa”, tác giả đã kể lại chuyến viếng thăm khu di tích kỷ niệm Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng trong văn học cổ điển của nước ta, được xây tại Đồng Cùng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tác giả đã kể lại chi tiết của cuộc viếng thăm, nhắc lại cuộc đời và sự ngiệp của của cụ. Cuối cùng tác giả đã cảm tác bài thơ “Về Lại Quê Nhà”, trong đó có đoạn: Tôi về tìm lại quê tôi/ Rưng rưng nước mắt khóc người nghìn thu/ Quê người tôi nhớ Nguyễn Du/ Quê tôi, tôi đứng giữa mù mịt xa…./ SN, sđd. tr.345).

***

“Tuyển tập Văn 50 Năm Cầm Bút” của tác giả Song Nhị dày đến 450 trang, gồm có tám chương, kể cả chương dẫn nhập, đề cập đến nhiều đề tài liên hệ đến sáng tác văn học, bút ký, tự truyện, khảo luận, tạp văn, phiếm luận…. mà người điểm sách chỉ gói trọn trong vài ba trang giấy thì làm sao mà nói hết những điều cần nói, dù đã giới hạn theo cách nhìn của một nhà giáo chuyên ngành sử học.

Cách hay nhất mà người viết xin được đề nghị với quý độc giả là hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.

Lê Đình Cai
(Giáo sư Sử Học














__._,_.___

Posted by: tuong pham 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live