Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

TRUNG-TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG ĐẠI-BIỂU CHÍNH-PHỦ TẠI VÙNG I

$
0
0

TRUNG-TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG
ĐẠI-BIỂU CHÍNH-PHỦ TẠI VÙNG I

TƯ-LỆNH Quân-Ðoàn I & Quân-Khu I Ngô Quang Trưởng được hầu hết mọi người khâm-phục. Ông đã dành nhiều tâm-trí, công-sức, và thì-giờ vào các cuộc hành-quân hơn là vào công việc văn-phòng. Ông thường-xuyên mặc chiến-phục, đội mũ sắt, mang áo giáp, bay đến tận từng đồn+chốt khắp Quân-Khu, để quan-sát, nghiên-cứu tình-hình tại chỗ, và kiểm-tra tác-phong kỷ-luật của các cấp quân-nhân. Bản-thân ông ít thích truy-hoan, nên cấm sĩ-quan thuộc quyền đến khiêu-vũ ở các nhà hàng ca+vũ+nhạc, khiến các Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng tại Quân-Khu I cấm luôn cả các phòng trà ca-nhạc tổ-chức khiêu-vũ cho bất-cứ giới khách hàng nào.

Ðó là tóm-tắt những nét chính về Tướng Trưởng được nhiều người nhận thấy hoặc đồn miệng với nhau.

Riêng đối với tôi, ông còn là Ðại-Biểu Chính-Phủ, tức Thủ-Hiến, của Vùng I, nhất là sau khi Tòa Ðại-Biểu Chính-Phủ đã bị giải-tán, chức-vụ Phụ-Tá Hành-Chánh cho Tư-Lệnh Quân-Khu cũng bị bãi-bỏ luôn. 

Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu cử-nhiệm các Tiểu-Khu-Trưởng và Ðặc-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng. Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu trực-tiếp điều-khiển Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng sở-tại, đồng-thời cũng là Chủ-Tịch Hội-Ðồng Bình-Ðịnh & Phát-Triển cầm đầu công-tác chuyên-môn của đa-số các Bộ quan-trọng thuộc Chính-Quyền Trung-Ương thực-hiện trong lãnh-thổ Quân-Khu mình. Tóm lại, Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng là Trưởng Chính-Quyền tại Miền Trung.

Tôi trích sao riêng gửi cho ông biết điều-khoản trong Sắc-Lệnh của Thủ-Tướng quy-định việc tôi, Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt cấp Vùng, trực-tiếp báo-cáo tình-hình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, liên-quan đến an-ninh và chính-trị nội-bộ, thuộc thẩm-quyền của Ðại-Biểu Chính-Phủ, là chức-vụ mà ông kiêm-nhiệm hiển-nhiên.
Sau đó, tôi chính-thức tường-trình lên ông những vấn-đề nội-chính của Quốc-Gia.

Vấn-Ðề Quân-Nhân Vô-Kỷ-Luật


Khi người lính ở trong quân-sở hoặc quân-cứ thì quân-phong quân-kỷ có thể được xem là việc riêng trong gia-đình Quân-Lực; nhưng một khi người lính đã đi ra ngoài thì mọi ngôn-ngữ cử-chỉ dù nhỏ-nhặt cũng ít nhiều ảnh-hưởng đến mối quan-hệ giữa Quân và Dân.
So với tổng-số quân-nhân tại-ngũ thì tỷ-lệ cá-nhân vô-kỷ-luật chỉ là một con số nhỏ; nhưng những việc làm sai-quấy của số ít này đã gây bất-bình và ác-cảm không ít trong dân-nhân đối với binh-giới nói chung, tạo thành một vấn-đề trong lãnh-vực chính-trị nội-bộ của chế-độ Việt-Nam Cộng-Hòa.

Khi nào có một người nào vi-phạm luật-pháp hoặc luật-lệ hiện-hành mà mặc quân-phục rõ-ràng hoặc tự-xưng là quân-nhân, thì Cảnh-Sát chỉ cần báo cho Quân-Cảnh đến chấp-lý mà thôi. Thế là Cảnh-Sát, ở đây, là Cảnh-Sát Sắc-Phục, không theo-dõi, thống-kê, phân-loại, so-sánh tăng/giảm, tìm hiểu nguyên-nhân, v.v...; vả lại, dù có muốn cũng không làm được, vì không biết rõ tính-danh, số quân-tịch, cấp-bậc, đơn-vị, nội-dung sự phạm-pháp, cách giải-quyết, và kết-quả thế nào.

Nhưng đó lại là một vấn-đề nội-chính. Nó thuộc phạm-vi nghiên-cứu của Ngành Ðặc-Biệt (Cảnh-Sát Ðặc-Biệt); nó xảy ra trong vùng sinh-hoạt của người dân, là vùng mà tôi đã đề-nghị và Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu sở-quan đã đồng-ý giao cho Ngành Ðặc-Cảnh chịu trách-nhiệm về an-ninh chung; và nó cũng là một mục-tiêu hoạt-động hàng ngày của chính Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng.
Phải bảo-toàn hình-ảnh tốt đẹp của người chiến-sĩ đang hy-sinh xương máu trên chiến-trường; phải duy-trì mối tình khắng-khít cá+nước quân−dân; phải xóa sạch mọi tỳ-vết, không để cho kẻ thù khai-thác vơ đũa cả nắm chê-bai hàng-ngũ Quốc-Gia chúng ta.

Lần đầu tiên là vào cuối năm 1973, tôi nêu đề-tài này lên trong một buổi họp đặc-biệt của nhóm người tạm gọi là Ủy-Ban Phối-Hợp Tình-Báo Quân-Khu I, mà Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng giao cho Đại-Tá Hoàng Mạnh Ðáng, Tham Mưu Trưởng, đại-diện, chủ-tọa các buổi họp hằng tuần. Tôi lấy Quốc-Lộ số I là con đường bộ huyết-mạch nối liền từ Thủ-Đô Sài-Gòn ra các tỉnh Miền Trung và miệt ngoài, đoạn từ Sa-Huỳnh cực-Nam của Tỉnh Quảng-Ngãi ra đến Ðèo Hải-Vân cực-Bắc của Tỉnh Quảng-Nam, trong đó có Thị-Xã Ðà-Nẵng, để làm bối-cảnh điển-hình. Trên con đường này, không những chỉ có sự đi lại của mọi tầng-lớp và thành-phần dân-nhân, các loại ngoại-kiều, mà còn có sự hiện-diện thường-xuyên và tập-trung hoạt-động của mọi cơ-quan và đơn-vị thi-hành luật-pháp và duy-trì an-ninh trật-tự chung. Vào thời-điểm đó, trung-bình hai tháng là có một vụ quân-nhân dùng súng bắn bừa vào xe đò chở đầy hành-khách đang chạy trên Quốc-Lộ số I, gây thương-tích cho một vài thường-dân.

Trong phòng làm việc của Đại-Tá Ðáng có một bộ-phận giống như chi-nhánh của hệ-thống nội-đàm mà tôi đoán là máy chính nằm trong phòng làm việc của Trung-Tướng Trưởng. Có lẽ ông đã mở máy mà nghe Ủy-Ban chúng tôi thảo-luận những gì.

Lần họp kế sau, Đại-Tá Ðáng khéo-léo nhắc chúng tôi đừng đề-cập nhiều những vấn-đề nội-bộ, ý nói vì có Người Bạn Ðồng-Minh (viên-chức CIA cố-vấn của Ðặc-Cảnh) và thông dịch-viên cùng nghe.

Tôi còn nhớ ngày xưa, khi tôi còn làm giám-đốc chương-trình phát-thanh “Tiếng Nói Quân Ðội” tại Ðệ-Nhị Quân-Khu, tôi phải đệ-trình bản thảo bài xã-luận của tôi viết hằng ngày lên cho Thiếu-Tướng (sau này là Trung-Tướng) Lê Văn Nghiêm, Tư-Lệnh Quân-Khu, duyệt trước, để được đọc trên Ðài vào chiều cùng ngày và được đăng trên báo “Tin Tức” phổ-biến khắp Quân-Khu vào sáng hôm sau. Có một lần, bài xã-luận của tôi nhắc-nhở tài-xế quân-xa tuân giữ luật-lệ lưu-thông khi lái xe trên đường thành-phố.

Tôi quan-niệm rằng: khi một người lính, dù là hạng chót (binh nhì), đứng gác ở một cổng đồn, anh ta có quyền chận đường một ông Bộ-Trưởng; khi một nhân-viên Quan-Thuế (dù là hạ-đẳng) soát hàng ở một phi-trường, anh ta có quyền lục xách một viên đại-tướng; vậy thì, khi một đại-diện Cảnh-Sát (dù là sơ-cấp) kiểm-soát xe cộ, tại sao anh ta lại không có quyền chỉ-dẫn đúng luật đi đường cho các tài-xế quân-xa?
Tướng Nghiêm phê vào bên lề bản thảo của tôi hai chữ “con cú”. Phòng Năm chúng tôi đoán ý ông cho rằng bài xã-luận ấy có phần cay-cú hoặc xoi-mói như “cú vọ” (?), nên đã xếp bỏ.
Phần đông cấp trên không muốn nghe người khác nói đến khuyết-điểm của cấp dưới thuộc phần trách-nhiệm của mình.

Tuy nhiên, việc của tôi thì tôi vẫn phải làm. Ngoài Tư-Lệnh Quân-Khu ra, tôi còn báo-cáo lên Trưởng Ngành Ðặc-Biệt Trung-Ương, là Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây. Nơi đây chuyển lên Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia kiêm Ðặc-Ủy-Trưởng Trung-Ương Tình-Báo, là Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình, để ông trình tiếp lên Tổng-Thống. Như thế thì Trung-Ương vẫn biết đến vấn-đề đó như thường.
Sau đó, tôi không trình-bày sự-việc nói trên trong các buổi họp như thế nữa. Tôi làm công-văn báo-cáo hằng tháng lên Tư-Lệnh Quân-Khu.
So-sánh thì thấy, vào cuối năm 1973, trung-bình hai tháng mới có một vụ, gây thương-tích cho một vài thường-dân; nhưng đến mấy tháng đầu năm 1975, liền trước ngày thất-thủ Quân-Khu địa-đầu này, tổng-số thống-kê mỗi tháng đã lên đến cả chục vụ, gây cả tử-thương cho nhiều hành-khách, trong đó có một số là quân-nhân, và có lần cho cả một tu-sĩ của Ðạo Kitô.

Vấn-Đề Kiểm-Soát các Cựu-Can & Cựu-Cán Việt-Cộng


Phong-trào phản-đối Chiến-Tranh Việt-Nam ở Hoa-Kỳ và một số nước khác đã mở đường cho Hiệp-Ðịnh Paris 1973. Hậu-quả trầm-trọng và cụ-thể nhất là Mỹ giảm bớt dần dần để rồi chấm dứt hẳn viện-trợ cho Việt-Nam Cộng-Hòa.
Sau vụ Việt-Cộng tổng-tấn-công Tết Mậu-Thân năm 1968, hoạt-động của Quân-Lực cũng như của Ðặc-Cảnh gia-tăng tối-đa; do đó, số cán-bộ, bộ-đội, và cơ-sở địch bị bắt cũng gia-tăng rất nhiều. Chính-Quyền phải xây-cất thêm trại tạm giam ở mỗi Tỉnh, một số trại giam thuộc Trung-Ương, và một trại tập-trung tại mỗi Vùng Chiến-Thuật, để gom lại các phần-tử nguy-hiểm được đưa từ các Tỉnh về.

Thực-sự, trách-nhiệm của Ngành Ðặc-Cảnh chỉ giới-hạn trong việc bắt hung-thủ và nghi-can, điều-tra, lập hồ-sơ truy-tố trước Ủy-Ban An-Ninh, hoặc chuyển nội-vụ qua Tòa Án Quân-Sự Mặt Trận; còn thì chỉ đích-thân tạm giữ một số ít đối-tượng đặc-biệt trong một thời-gian ngắn cần-thiết cho việc hỏi cung hoặc xây-dựng thành mật-viên, tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn là nơi hội đủ các điều-kiện tiêu-chuẩn tối-thiểu được sự cố-vấn và yểm-trợ trực-tiếp của các chuyên-gia Hoa-Kỳ.
Ngoài ra, chế-độ giam-giữ và đối-xử trước khi thành-án thì thuộc phần đảm-trách của các Trại Tạm Giam ở phía Sắc-Phục của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực, Trung-Tâm Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ, hoặc Trại Giam Tù-Binh Cộng-Sản Việt-Nam thuộc Bộ Quốc-Phòng; và sau khi thành-án thì do Tổng-Nha Cải-Huấn hoặc Bộ Tổng-Tham-Mưu quản-lý và kiểm-soát cho đến ngày các đương-nhân được trả tự-do.
Tuy thế, Ngành Ðặc-Cảnh vẫn là cái đích chính của mọi sự chỉ-trích liên-quan đến tù và trại giam. Do đó, Ngành Ðặc-Cảnh bị đặt trong một tình-trạng tiến/thoái lưỡng-nan.
Một mặt thì hứng chịu phần lớn dư-luận công-kích là chế-độ có quá nhiều tù và trại giam: trại giam thì thiếu tiện-nghi, mà tù thì bị ngược-đãi, thậm-chí tiếng lóng “bị nhốt chuồng cọp”, là một hình-thức kỷ-luật áp-dụng ở đâu ngoài Ngành Ðặc-Cảnh, cũng bị dịch sai và hiểu lầm một cách có ác-ý là tù bị nhốt chung chuồng với cọp.
Một mặt thì phải rút ngắn thời-gian điều-tra, lập hồ-sơ; riêng tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn thì phải đi trước các trại giam khác về việc: tăng thêm thức ăn; trổ thêm cửa sổ; tăng thêm hệ-thống ánh-sáng và vệ-sinh, y-tế; giảm bớt số người giam chung trong mỗi phòngnghĩa là tăng thêm phòng giam, nhưng đồng-thời lại phải giảm bớt tổng-số phòng giam!

Tình-hình chung được đặt dưới sự kiểm-soát thường-xuyên và bất-thần của vô-số tổ-chức và nhân-vật: trong Chính-Quyền thì ngoài các Thanh-Tra nội-bộ từ cấp Trung-Ương xuống đến cấp Vùng còn có Biện-Lý, các phái đoàn Viện Giám-Sát, Dân-Biểu, các cơ-quan Y-Tế, Xã-Hội, v.v...; ngoài Chính-Quyền thì có các tu-sĩ thuộc mọi giáo-hội, các hội-đoàn từ-thiện, các nhà báo, v.v..., chưa kể áp-lực từ các nhóm tranh-đấu, như “Phong-Trào Ðòi Cải-Thiện Chế-Ðộ Lao-Tù”, v.v...

Căng nhất là vào cuối năm 1972, giai-đoạn chuẩn-bị gấp rút cho Hiệp-Ðịnh Paris 1973, Chính-Quyền Trung-Ương trù-liệu giảm bớt trại giam bằng cách đóng cửa, hoặc bỏ bớt một số phòng, và giảm-thiểu tù bằng nhiều cách: chỉ giữ lại một số can-phạm quan-trọng và nguy-hiểm nhất, còn thì trả tự-do cho những cá-nhân được sự bảo-lãnh của thân-nhân là công-chức hoặc sĩ-quan cao-cấp của Việt-Nam Cộng-Hòa; cho những phần-tử có khai-báo thật-thà được hưởng quy-chế hồi-chính-viên; chuyển những cán+cơ hoạt động có vũ-trang qua diện tù-binh để trao-trả cho đối-phương; phóng-thích, nhưng chỉ-định cư-trú, một số đông những cựu-can, cựu-cán có tiền-án tiền-tích hoạt-động cho Việt-Cộng, tuy không hội đủ yếu-tố để bị kết tội giam lâu nhưng bị xét thấy có hại cho an-ninh chung, và những cán-binh tuy xin ra hồi-chánh nhưng tránh né khai-báo và có chỉ-dấu là trá-hàng, v.v...

Ngoại-trừ các tù-nhân đang còn thụ-án và các tù-binh đang chờ được trao trả cho bên kia, tất cả các thành-phần trên đều là đối-tượng cho Ngành Ðặc-Cảnh giám-thị, theo-dõi, và nếu cần thì đương-đầu.

Nhưng Ngành Ðặc-Cảnh lại không được hỏi ý-kiến về nơi chỉ-định cư-trú cho các đối-tượng này.

Thời-gian đó, nhiệm-sở của tôi là Vùng II. Một hôm, trong một buổi họp của Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II, tại Nha-Trang, Phó Tư-Lệnh là Đại-Tá Nguyễn Đứt, chủ-tọa, đã ra lệnh cho Bộ Tham-Mưu thuộc quyền hội-ý với các Tỉnh-Trưởng để chọn một Tỉnh trong Quân-Khu làm địa-hạt chỉ-định cư-trú chung cho tất cả các cựu-can, cựu-cán và hồi-chính-viên đặc-biệt nói trên tập-trung về từ các Tỉnh và Thị-Xã khác khắp Quân-Khu.

Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II không mời Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng II cùng dự buổi họp này.

Bản-thân tôi vốn có những quan-hệ công-vụ chặt-chẽ với các sĩ-quan cao-cấp đứng đầu các cơ-quan Quân-Báo và Quân-An ở cấp Quân-Ðoàn và Quân-Khu, nên tuy không được mời đến nhưng tôi vẫn lợi-dụng điều đó để đến dự các buổi họp nội-bộ của họ mỗi sáng sớm tại Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu.

Qua chỉ-thị của Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II, tôi thấy rõ là Trung-Ương muốn thay-thế các trại giam hữu-hình, mà diện-tích chỉ xấp-xỉ một ô phố, bằng những trại giam vô-hình, mà sức chứa là lãnh-thổ của cả một Tỉnh, vô-vàn rộng lớn hơn. Biện-pháp ấy chắc-chắn sẽ bị đả-phá dữ-dội hơn, nhất là bởi giới truyền-thông nước ngoài, tai-hại vô cùng cho chế-độ Miền Nam.

Không thể im-lặng đồng-tình, tôi đã đứng lên phát-biểu ý-kiến:
– Tôi tin là sẽ không có một Tỉnh-Trưởng nào, nếu thật-sự là Tỉnh-Trưởng, mà lại thuận nhận cho Tỉnh mình trở thành một địa-phương quản-thúc tù.
Ðại-tá Đứt bất-bình, nhìn thẳng mặt tôi:
– Anh tưởng là tôi không trừng-phạt được các Tỉnh-Trưởng nào không tuân lệnh của Quân-Khu sao?

Cũng như phần đông các nhà lãnh-đạo ở cấp quốc-gia, ông quan-niệm mỗi Tỉnh-Trưởng chỉ là một Tiểu-Khu-Trưởng, nên lấy con mắt quân-sự mà nhìn chính-sự, và áp-đặt mệnh-lệnh hành-pháp bằng kỷ-luật nhà-binh.

Sau khi nghe ý-kiến của tôi qua thông-dịch-viên, các viên-chức cao-cấp trong Bộ Tư-Lệnh Cố-Vấn Quân-Sự và Viện-Trợ Kinh-Tế của Hoa-Kỳ (MAC-CORDS) đã đưa ngón tay-cái chĩa lên trời về phía tôi mà gật gật đầu. Thấy thế, tôi không nói gì thêm.

Sau đó, không có Tỉnh nào được chọn làm lãnh-thổ quản-thúc tù chính-trị cho toàn Vùng II.
*
Biện-pháp áp-dụng từ đó cho đến sau ngày đã có Hiệp-Ðịnh Paris là cho trở về quê cũ, người nào làng nấy, cư-trú cố-định và hạn-chế đi lại, các cựu-can cựu-cán và hồi-chính-viên đặc-biệt mà tin-tức tình-báo cũng như nhận-xét của các giới-chức Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ và Phục-Hoạt thuộc Bộ Chiêu-Hồi đã xếp vào loại “mìn ngụy-trang”, “khổ-nhục-kế”, chưa cho phép tự-do hoàn-toàn. 

Tùy theo sự xếp loại, các phần-tử ấy phải đến trình-diện mỗi tháng, mỗi hai tuần, hoặc mỗi tuần, tại Phòng Ðặc-Cảnh Quận sở-tại; tại đây, nhân-viên chuyên-trách có lập một cuốn sổ, để các đương-nhân khi đến thì ghi tên, tuổi, địa-chỉ, ngày giờ đến trình-diện, và ký tên vào, làm bằng-chứng đã được kiểm-soát để lưu hồ-sơ.

Tại Vùng I, tin-tức nội-tuyến cho biết có một số phần-tử thuộc diện nói trên đã tái-hoạt-động cho Việt-Cộng. Tôi liền đích-thân đến thử một số Xã thuộc Tỉnh Quảng-Nam để tìm hiểu tại chỗ xem sao.

Về việc trình-diện: có một số người liên-hệ đã ăn nên làm ra, hoặc đã trở thành đảng-viên quan-trọng của Việt-Nam Quốc-Dân Ðảng, không còn đến trình-diện tại Phòng Ðặc-Cảnh Quận hoặc Cuộc Cảnh-Sát Xã nữa, mà chính nhân-viên hữu-trách phải mang sổ đi tìm, bất-cứ ở đâu, lúc nào, có khi gặp rồi mà còn phải chờ chực, để được đối-tượng ký-chỉ vào sổ trình-diện, cho có hình-thức là đã kiểm-soát họ rồi.
Về việc chỉ-định cư-trú và hạn-chế đi lại: dân-chúng được tự-do đi lại và cư-trú; trừ một ít trường-hợp đặc-biệt, Cảnh-Sát không soát-xét tờ khai gia-đình; Cảnh-Sát cũng ít phối-hợp công-tác với Xã-Trưởng. Do đó, có một số phần-tử nguy-hiểm đã rời khỏi địa-phương; họ được các Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Chánh Xã nguyên-quán cấp giấy phép cho chính-thức ra đi, nhất là vào các thị-xã, đặc-biệt là vào Ðà-Nẵng, là những nơi họ bị cấm đến, để thoát khỏi sự kiểm-soát của cơ-quan an-ninh và dễ tái-hoạt-động sau khi đã đổi vùng. Lúc đầu thì ít, về sau thì càng ngày càng nhiều.
Cả một vấn-đề hệ-trọng như thế, mà mấy năm trời không ai hay biết gì.

Vấn-Đề Dân Quê Bỏ Làng Ði Theo Việt-Cộng


Vào khoảng cuối năm 1973, trung-bình vài tháng mới có một vài thanh-nam miền quê vắng nhà lâu ngày; điều-tra thì được biết họ đã lén-lút vào rừng theo cộng-quân.
Tôi cũng cho lập bảng thống-kê hàng tháng về sự-kiện này thì thấy con số mỗi ngày một gia-tăng.
Cũng như đối với các vấn-đề khác, tôi ra lệnh cho cấp dưới ghi-nhận, báo-cáo, lập bảng thống-kê, rồi so-sánh mức-độ và cường-độ tăng/giảm thế nào, không phải chỉ để biết suông mà thôi.
Tôi đã chỉ-thị cho các Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh/Thị trình lên Tỉnh-Trưởng sở-tại với đề-nghị có biện-pháp ngăn+trừng. Tôi cũng đã trình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, đồng-thời trình lên Trưởng Ngành Ðặc-Cảnh Trung-Ương, để các nơi này trình tiếp lên cho Tổng-Thống được biết về vấn-đề này.
Về phần Cảnh-Lực thì tại mỗi Xã cũng như mỗi Phường đều có một Cuộc Cảnh-Sát, nhưng chỉ là Cảnh-Sát Sắc-Phục, kiểm-soát vệ-sinh, điều-khiển lưu-thông, kiểm-tra dân-số, chấp-lý các vụ vi-phạm luật-lệ hình-sự và thể-lệ hành-chánh hiện-hành. Ðúng ra thì họ cũng có bổn-phận ngăn-chận không để người dân từ vùng Quốc-Gia di-chuyển qua vùng cộng-sản, vì là vi-phạm quy-định hành-chánh; nhưng phần lớn họ chỉ giới-hạn nhiệm-vụ trong việc thỉnh-thoảng xét hỏi giấy tờ những người khả-nghi, còn những gì hằng ngày có liên-quan đến cộng-sản, tức là chính-trị, thì họ phó mặc cho Ngành Ðặc-Cảnh đảm-đương.

Vậy mà Trung-Ương không thiết-lập cơ-cấu Ðặc-Cảnh xuống thấu cấp Xã, mặc dù Việt-Cộng từ xưa đã biết xây-dựng cơ-sở từ cấp Tổ Tam-Tam leo lần lên cấp Khóm Thôn, trong từng Xã một, rồi tiến lên cấp cao hơn.

Ðể đối-phó với Việt-Cộng ở cấp Xã, Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia chỉ-định Trưởng Cuộc Cảnh-Sát Xã kiêm-nhiệm đại-diện Ngành Ðặc-Cảnh tại địa-phương mình; nhưng hầu hết các viên-chức này không am-thạo, mà cũng không ham-thích, công-tác chính-trị và phản-gián, vả lại không có nhân-viên đặc-trách tại Cuộc để giữ phần-hành chuyên-môn, nên tuy có đại-diện mà cũng gần như không.

Dù theo lý-thuyết thì mỗi Cuộc đều có một vài nhân-viên phụ-trách Chương-Trình “Phụng Hoàng”, xem như để đương-đầu với Việt-Cộng, nhưng trên thực-tế thì đa-số các nhân-viên này chỉ là những thư-ký văn-phòng, lấy tài-liệu từ Ủy-Ban Phụng-Hoàng Quận, hầu hết do Ngành Ðặc-Cảnh cung-cấp, để lập hồ-sơ, thống-kê, biểu-đồ, về tình-hình hạ-tầng cơ-sở địch, chỉ để thuyết-trình mỗi khi có phái-đoàn đến thanh-tra hoặc mang đi họp, chứ hiếm khi tự mình thu-thập tin-tức hoặc tự mình tìm bắt tên Việt-Cộng nào.
Về phần chính-quyền Xã thì tuy có một Ủy-Ban Hành-Chánh nhưng nhiều nơi mọi việc đều do một mình Xã-Trưởng nắm trong tay.
Thật ra, các vấn-đề quan-trọng đều do chính-quyền Quận chủ-trì. Xã-Trưởng chỉ dự họp, dự lễ, ký các loại hộ-sự chứng-thư; cũng có nơi thì lập danh-sách nhận tiền trợ-cấp di-tản, bồi-thường thiệt-hại chiến-tranh, v.v...
Hầu hết Xã-Trưởng đều không quan-tâm đến việc dân làng bỏ trốn theo đối-phương; nhưng, dù có bận lòng thì cũng không làm gì được, vì không có lực-lượng, không chỉ-huy được Cảnh-Sát hay Nghĩa-Quân. Ða-số Xã-Trưởng chỉ có mặt trong Xã vào ban ngày, còn ban đêm thì về ngủ ở quận-lỵ hoặc tỉnh-lỵ cho được an-toàn.

Trong tình-trạng chiến-tranh, nòng-cốt của chính-quyền Xã là một trung-đội Nghĩa-Quân, do một hạ-sĩ-quan thuộc Chi-Khu biệt-phái đến chỉ-huy. Lực-lượng quân-sự này canh gác một số yếu-điểm vào ban đêm.

Từ năm 1973, Quân-Lực thành-lập thêm một tổ-chức lãnh-thổ cấp Xã, gọi là Phân-Chi-Khu, do một sĩ-quan đứng đầu, chỉ-huy đơn-vị Nghĩa-Quân nói trên.

Phân-Chi-Khu hầu như là một văn-phòng tham-mưu hơn là một bộ chỉ-huy hành-quân. Và không phải Phân-Chi-Khu-Trưởng nào cũng ở lại tại Xã vào ban đêm.
Phân-Chi-Khu-Trưởng, có lính dưới quyền, trở thành một thế-lực mâu-thuẫn với Xã-Trưởng.

Trong một đại-hội Phân-Chi-Khu thuộc Quân-Khu I tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Nghĩa-Quân Hòa-Cầm, ở ngoại-ô Ðà-Nẵng, do Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ-tọa, nhiều Phân-Chi-Khu-Trưởng đã chỉ-trích các Xã-Trưởng là già-yếu, học-lực thấp, thiếu năng-động, v.v... trong lúc không có mặt các Xã-Trưởng.

Tổng-Thống Thiệu đã gợi ý cho các Phân-Chi-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Xã-Trưởng thay thế các người này.
Báo-chí đã tường-thuật cái nhíu mày của Đại-Sứ Hoa-Kỳ, và đặt câu hỏi: tổng-thống nghĩ gì khi đòi xóa bỏ tư-cách dân-cử của Xã-Trưởng, là nhân-vật được dân bầu vào Hội-Ðồng Xã và Hội-Ðồng này cử ra, trong lúc Hội-Ðồng Xã là một đơn-vị dân-cử cơ-bản trên đường dân-chủ-hóa để còn tiến tới bầu-cử Quận-Trưởng, Tỉnh-Trưởng, Thị-Trưởng, là các cấp còn lại trong hệ-thống Chính-Quyền Quốc-Gia?

Dân làng bỏ theo Việt-Cộng là một căn bệnh truyền-nhiễm. Chính-Quyền đã không ngừa bệnh mà cũng không chữa bệnh đúng cách. Chế-độ không chịu nhìn thấy những nguyên-nhân đánh mất niềm tin của người dân, và cũng không chịu chọn những phương-sách thích-ứng để khôi-phục lại niềm tin ấy, vì đã đặt quân-sự lên trên chính-trị và dân-sự, cả sau khi tình-hình đất nước đã mở vận-hội cho thế đối đầu quân-sự được bổ-sung thêm bằng thế đấu-tranh chính-trị trực-diện với kẻ thù. Vấn-đề này đã vượt lên trên khả-năng và trách-nhiệm của một Tư-Lệnh Quân-Khu, tức Chính-Quyền Vùng, đặc-biệt là Tướng Trưởng, viên tướng biên-thùy không có tham-vọng chính-trị nên giới-hạn cái nhìn tình-hình trong con mắt nhà-binh.

Riêng tại Vùng I, vào những tháng cuối-cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa, trung-bình mỗi tháng đã có hằng chục vụ dân làng bỏ vùng Quốc-Gia vào rừng núi sống với Việt-Cộng: không còn lẻ-tẻ từng người lâu lâu lén-lút một lần, mà là cả gia-đình, nhiều gia-đình đồng loạt, công-khai chuyển-nhượng nhà đất và thanh-toán tài-sản, ồn-ào chuẩn-bị, và ngang-nhiên kéo đi, cả giữa ban ngày, trước mắt các cơ-cấu chính-quyền và đơn-vị quân-lực tại hương-thôn.
*
Trong các buổi họp tại Quân-Khu, các cấp lãnh-đạo không đề-cập gì đến các vấn-đề then-chốt mà tôi đã nêu ra như trên.

Dù phía Việt-Nam Cộng-Hòa có cố giữ kín trong nội-bộ, nhưng chắc gì phía Hoa-Kỳ đã không nắm được những điểm khuyết/nhược đó trong sách-lược và thực-lực của Ðồng-Minh mình...




__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

Một người Việt được vinh danh Người Hùng Thầm Lặng

$
0
0




Một người Việt được vinh danh Người Hùng Thầm Lặng
                                                                                      RFA - 14.4. 2016

Một người Việt được vinh danh Người Hùng Thầm Lặng
Cựu trung tá Trần Ngọc Huế và 2 nữ sinh Mỹ thắng giải phim tài lieu “Người Hùng Thầm Lặng”
nói về ông, do Lowell Milken Center trao tặng.

                                                                                            AUDIO

Lowell Milken Center là một trung tâm giáo dục đào tạo tầm vóc quốc tế, hoạt động trong tư cách một tổ chức vô vị lợi với mục đích tìm tòi, khám phá và phổ biến những câu chuyện lịch sử về những cá nhân mà việc làm và cuộc đời của họ đã tạo ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến người khác.
Tại Hoa Kỳ, Lowell Milken Center tọa lạc tại Fort Scott mạn Nam thành phố Kansas City, tiểu bang Kansas vùng Trung Tây Hoa Kỳ.

Vào ngày 24 tháng Tư tới đây, trung tâm Lowell Milken ở Fort Scott sẽ khánh thành LMC Hall Of Unsung Heroes, phòng triển lãm những người hùng thầm lặng, trong đó một góc được dành ra để trưng bày hình ảnh về một chiến binh Việt Nam, cựu trung tá Trần Ngọc Huế, mà những người Mỹ quen biết gọi ông là Harry Huế.

Cùng ngày, cuốn phim tài liệu về cuộc đời binh nghiệp, những chiến công cùng những năm tháng tù đày của tù binh chiến tranh Trần Ngọc Huế cũng được trình chiếu tại LMC Hall Of Unsung Heroes.
Nhờ cuốn phim này mà hai nữ sinh trung học Seaman ở thành phố Topica, Andie Sovergren và Hailey Reed đoạt giải thưởng 10.000 đô la của LMC For Unsung Heroes.

Chuyện bắt đầu từ tháng Tám 2014, cô giáo Susan Sitternauer, được chọn làm thành viên của Phòng Triển Lãm Những Người Hùng Thầm Lặng 2 năm trước, đã  hướng dẫn Andie Sovergren cũng như Hailey Reed thu thập  mọi thông tin để dựng một cuốn phim tài liệu ngắn về cựu trung tá Trần Ngọc Huế, Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam... (tiếp theo)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

 


On Sunday, 17 April 2016, 11:49, Peterson Hoang <hoangpeterson@yahoo.com> wrote:


Một người Việt được vinh danh Người Hùng Thầm Lặng

By on April 14, 2016
Một người Việt được vinh danh Người Hùng Thầm Lặng
Cựu trung tá Trần Ngọc Huế và 2 nữ sinh Mỹ thắng giải phim tài liệu “Người Hùng Thầm Lặng” nói về ông, do Lowell Milken Center trao tặng.
Lowell Milken Center là một trung tâm giáo dục đào tạo tầm vóc quốc tế, hoạt động trong tư cách một tổ chức vô vị lợi với mục đích tìm tòi, khám phá và phổ biến những câu chuyện lịch sử về những cá nhân mà việc làm và cuộc đời của họ đã tạo ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến người khác.
Tại Hoa Kỳ, Lowell Milken Center tọa lạc tại Fort Scott mạn Nam thành phố Kansas City, tiểu bang Kansas vùng Trung Tây Hoa Kỳ.
Vào ngày 24 tháng Tư tới đây, trung tâm Lowell Milken ở Fort Scott sẽ khánh thành LMC Hall Of Unsung Heroes, phòng triển lãm những người hùng thầm lặng, trong đó một góc được dành ra để trưng bày hình ảnh về một chiến binh Việt Nam, cựu trung tá Trần Ngọc Huế, mà những người Mỹ quen biết gọi ông là Harry Huế.
Cùng ngày, cuốn phim tài liệu về cuộc đời binh nghiệp, những chiến công cùng những năm tháng tù đày của tù binh chiến tranh Trần Ngọc Huế cũng được trình chiếu tại LMC Hall Of Unsung Heroes.
Nhờ cuốn phim này mà hai nữ sinh trung học Seaman ở thành phố Topica, Andie Sovergren và Hailey Reed đoạt giải thưởng 10.000 đô la của LMC For Unsung Heroes.
Chuyện bắt đầu từ tháng Tám 2014, cô giáo Susan Sitternauer, được chọn làm thành viên của Phòng Triển Lãm Những Người Hùng Thầm Lặng 2 năm trước, đã  hướng dẫn Andie Sovergren cũng như Hailey Reed thu thập  mọi thông tin để dựng một cuốn phim tài liệu ngắn về cựu trung tá Trần Ngọc Huế.
Thành  tích của Harry trong cuộc chiến Việt Nam cho chúng tôi thấy ông là một người hùng thầm lặng, sự can đảm vô cùng của ông trong lúc chiến đấu, đặc biệt trong việc giải cứu các binh sĩ Mỹ tại Huế…
– Ông Norm Connard
Tháng Năm 2015, cuốn phim hoàn tất, được LMC chọn vào phòng triển lãm Những Người Hùng Thầm Lặng sẽ khai trương ngày 24 tới đây như Thanh Trúc vừa thưa cùng quí vị:
Khi được chọn làm thành viên của phòng triển lãm Những Người Hùng Thầm lặng, thử thách họ đề ra cho tôi là tìm ra một người bình thường nhưng lại có thành tích khác thường, mà đã tác động lớn lao đến nếp nghĩ và lối sống của những người chung quanh.
Là giáo viên dạy sử, điều bà Sitternauer thường chú ý đến là chiến tranh Việt Nam. Bên cạnh đó, bà có người chú vốn là phi công trực thăng trong thời chiến ở Việt Nam. Trung úy Gary Worthy bị trúng đạn và tử thương trong một phi vụ trên chiến trường Việt Nam. Chính vì lẽ đó, giáo viên Sitternauer kể tiếp, thoạt đầu bà chỉ nghĩ là nên chọn  trường hợp tiêu biểu về một chiến binh Mỹ để khai thác:
Thế nhưng khi đọc mẩu chuyện về một người lính Việt Nam là ông Harry Trần Ngọc Huế ở trên mạng, tôi đã đổi ý và nghĩ là nên tìm hiểu về ông kỹ càng hơn hầu có thể thực hiện một cuốn phim tài liệu về ông.
Sau khi hỏi ý kiến học sinh trong lớp, cô giáo Sitternauer được sự hưởng ứng của Andie và Haily cùng với cô khai thác đề tài cựu trung tá Trần Ngọc Huế:
Với tôi Harry là một người lính can trường, trung thành, đáng tin cậy. Tôi nghĩ ông ta đã mang vinh dự lại cho những sĩ quan trong quân lực miền Nam Việt Nam. Ông là một sĩ quan hết lòng với binh sĩ của mình để có thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn nhất của một người lính khi lâm trận. Có dịp gặp ông một lần trước đây tôi biết mình đã không lầm khi gán cho ông những đức tính như vậy.
Đó là dịp ông Trần Ngọc Huế về Kansas dự buổi lễ trao giải thưởng của Trung Tâm Lowell Milken cho hai nữ sinh tác giả cuốn phim tài liệu nói về ông.
Một con người dũng cảm
unnamed[2]-400

Bộ phim Vietnam, The War That Made Australia, do Hội Cựu Chiến Binh Vietnam Australia thực hiện, có phần nói về ông Trần Ngọc Huế.

Đến lúc này thì hai tác giả trẻ tuổi của cuốn phim tài liệu về ông Trần Ngọc Huế đã lên lớp 12 của trung học Seaman. Chia sẻ cảm tưởng với Thanh Trúc, Andie Sovergren nói:
Chúng tôi  hãnh diện vì cuốn phim đã hoàn tất và được chọn. Cuộc đời của ông Trần Ngọc Huế là câu chuyện lịch sử mà không phải ai cũng biết đến. Không có nhiều người ở đây biết tới thì mình phải làm sao cho mọi người biết bởi vì ông ta  xứng đáng được như vậy. Chuyện cứu hai binh sĩ Hoa Kỳ là một phần, còn phần khác cũng quan trọng không kém là ông đã tìm cách bảo toàn sinh mạng của thuộc cấp ngay trong lúc ông đã bị thương rất nặng. Theo tôi đó là hành động của một con người dũng cảm và biết hy sinh cho người khác.

Dưới mắt Hailey Reed, câu chuyện về một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, một chiến binh như ông Trần Ngọc Huế và cuộc chiến Việt Nam là những điều một người trẻ như cô không hề biết đến:
Thế nhưng câu chuyện của ông ấy đã tác động rất nhiều đến bản thân tôi. Tôi nhận thức được ông là người đã làm nhiều điều xứng đáng nhưng việc làm của ông không được nhiều người biết tới.

Điều này rất quan trọng bởi cuộc chiến Việt Nam đã bị nhìn một cách sai lệch, tôi tin phải có lúc người Mỹ cần hiểu rõ hơn về những người từng chiến đấu cùng quân đội Mỹ ở Việt Nam, cần hiểu rõ về những con người như ông Harry Huế, những người đã bị mang tiếng xấu vì những thông tin thiên lệch. Rất quan trọng để giới trẻ Hoa Kỳ có cái nhìn trung thực hơn về cuộc chiến Việt Nam, về những gì đã thực sự xảy ra cho những người cầm súng chiến đấu trong quân đội của miền Nam lúc bấy giờ.

Về lý do trường hợp Harry Trần Ngọc Huế được chọn như một trong những biểu tượng của ngày khai trương, nhà giáo dục, giám đốc điều hành Trung Tâm Lowell Milken, ông Norm Connard, cho biết:
Thành tích của Harry trong cuộc chiến Việt Nam cho chúng tôi thấy ông là một người hùng thầm lặng, sự can đảm vô cùng của ông trong lúc chiến đấu, đặc biệt trong việc giải cứu các  binh sĩ Mỹ tại Huế, là một hành động dũng cảm. Chúng tôi ghi nhận nơi ông từ  một người đến Mỹ trong tư cách di dân để rồi trở thành một công dân tốt, yêu nước, trở thành một biểu tượng gương mẫu cho mọi người trẻ ở đất nước này noi theo.

Chiến tranh nào cũng có tù binh mà gian khổ nhất của trần gian phải nói là tù binh của cộng sản Bắc Việt … Họ cho ăn đói, mặc rét rồi họ cách ly họ đánh đập này kia, đủ thứ hết trên đời.
– Ông Trần Ngọc Huế
Tưởng cần nhắc trước đó, cuộc đời binh nghiệp của cựu trung tá Trần Ngọc Huế đã được thể hiện qua ngòi bút của tiến sĩ Andrew Wiest, đại học Southern Mississipi. Tác  phẩm mang tên Vietnam’s Forgotten Army, Heroism And Betrayal In The ARVN, tạm dịch Một Quân Đội Bị Lãng Quên, Anh Hùng Và Sự Phản Bội Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mô tả những trận đánh của cựu trung tá Trần Ngọc Huế từ Mậu Thân cho đến Hạ Lào cho đến lúc ông bị vây bắt ở Tchepone. Một chi tiết về sự phản bội là chuyện trung tá Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 56 Sư Đoàn 3, đã dẫn một trung đoàn ra đầu hàng quân Bắc Việt. Viết lời tựa cho quyền sách là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ James Webb, một cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam.
Đối với ông Trần Ngọc Huế, hiện ngụ tại tiểu bang Virginia từ năm 1991 khi qua Mỹ theo diện HO, điều ông sẽ bày tỏ khi được mời phát biểu trong ngày khánh thành phòng triển lãm Những Người Hùng Thầm lặng ở Trung tâm Lowell Milken là:
Người Mỹ đã nghĩ đến cá nhân tôi, nhưng tôi sẽ đọc diễn văn và tôi xin trân trọng nói với họ rằng người anh hùng vĩ đại và không được ca tụng nhất đó là quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cá nhân tôi chỉ là một đóng góp nhỏ bé trong tập thể quân đội và đất nước của tôi. Tôi nghĩ danh dự này là một cơ hội để các thế hệ hôm nay và mai sau nhớ đến một quân lực bất hạnh, hy sinh rất nhiều, chiến đấu rất anh dũng nhưng cuối cùng đã bị quên lãng.

Xuất thân là  thiếu sinh quân, sau gia nhập sinh viên sĩ quan khóa 18 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, khi ra trường ông được điều về Sư Đoàn 1 Bộ Binh, trú đóng tại thành phố Huế. Trong vụ tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, trung úy Trần Ngọc Huế chỉ huy một đại đội Hắc Báo đã chiến đấu  giải vây cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, từ đó cùng các đơn vị bạn dốc toàn lực lấy lại  thành phố Huế bị quân miền Bắc tiến chiếm:

Trận đánh Mậu Thân Huế kéo dài 26 ngày đêm, cuối cùng giải phóng được thành phố Huế, treo lại cờ Việt Nam Cộng Hòa trên kỳ đài Phú Vân Lâu. Mậu Thân Huế đó là đơn vị Hắc Báo cũng đã cứu được hai Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ canh gác trực thăng tại phi trường trong thành nội.

Giải cứu 2 lính Mỹ
Sự kiện Đại Đội Hắc Báo của ông Trần Ngọc Huế phá vòng vây, chiếm lại phi trường thành nội và giải cứu 2 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong phi trường này, được ghi trong quyền sách của tiến sĩ Andrew Wiest. Vị sĩ quan cố vấn Mỹ, chứng kiến hành động giải cứu 2 người lính Mỹ là trung tá James Coolican.

Lowell-Milken-and-Norm-Conard1

Ông Lowell Milken (trái) và ông Norm Conard. Photo courtesy of mff.org
Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, quân lực miền Nam tấn công qua Lào nhằm mục đích cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh và khu hậu cần của  quân cộng sản tại thành phố Tchepone của Nam Lào. Khi đó ông Trần Ngọc Huế là trung tá tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2 Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tháng Ba năm 1971, trong lúc chỉ huy trận đánh giải vây cho các đơn vị bạn, ông  bị thương nặng và bị bắt, khởi đầu 13 năm tù đày của một tù binh chiến tranh qua các trại giam khét tiếng ở miền Bắc:
Tôi đã bảo lính của tôi cố gắng chạy thoát và tôi nằm lại sau cùng là họ bắt tôi.

Họ đưa tôi ra Hà Nội và tôi bị nhốt tại Hỏa Lò, mà Mỹ gọi là Hanoi Hilton đó, ba bốn tháng thì về trại tù Sơn Tây mà trước đó biệt kích Mỹ từng đổ bộ xuống để giải cứu tù binh Mỹ nhưng tù binh Hoa Kỳ đã được di chuyển đi chỗ khác. Tôi ở Sơn Tây đến năm 72 thì họ đưa lên Cao Bằng. Trại đó rất kiên cố, nhốt tù bằng những cell nhỏ lắm,  không đủ không khí để thở nữa mà trên đó lại lạnh.

Sau đó họ đưa lên Yên Bái là trại tù mà khi chúng tôi lên thì thấy còn giam giữ những tù binh hồi thời Điện Biên Phủ. Cuộc sống tù binh là di chuyển nhiều chỗ lắm, Yên Bái, Cao Bằng, trở về lại Yến Bái rồi sông Kỳ Cùng, nhiều chỗ lắm.

Đó là giai đoạn tù binh, ông Trần Ngọc Huế kể tiếp, đến sau ngày 30 tháng Tư 1975 thì chuyển qua giai đoạn quân dân cán chính miền Nam ra các trại tù lao cải ở miền Bắc :
Sau tháng Tư năm 75, khi anh em cải tạo trong này ra thì chúng tôi được qua nhập chung với cải tạo và đi nhiều chỗ lắm. Năm 78 họ đưa tù binh lên Tây Bắc làm con đường chiến lược, đó là khu vực khi mình đi qua con sông  Bảo Hà thì dân thường bảo chỉ thấy tù đi qua không bao giờ thấy tù đi trở lại. Tôi nhớ vùng đó là anh em tù binh mình chết nhiều lắm.
Ông cũng từng đi qua trại tù Ba Sao, cũng là một nhà tù khắc nghiệt mà Thanh Trúc có nhắc đến với quí vị trong bài trước. Tháng Tư năm 1982 ông được đưa về Nam, cuối năm 1983 ông được trả tự do, kết thúc gần 13 năm tù gian khổ:
Chiến tranh nào cũng có tù binh mà gian khổ nhất của trần gian phải nói là tù binh của cộng sản Bắc Việt. Họ đối xử không giống như chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối xử với tù binh của họ. Họ cho ăn đói, mặc rét rồi họ cách ly họ đánh đập này kia, đủ thứ hết trên đời.

Nhất là chúng tôi, tù binh của Hạ Lào,  giống như tù binh mà vô thừa nhận. Cộng sản bảo chúng tôi là tù binh của Mặt Trận Lào Yêu Nước. Quân đội chính qui cộng sản bắt được chúng tôi bên Lào rồi đưa ra giam giữ tại Hà Nội, Sơn Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái. Sau Hiệp Định Paris đáng lẽ chúng tôi được trao trả thì họ bảo chúng tôi thuộc thẩm quyền Mặt Trận Lào Yêu Nước họ giam giữ lại. Tôi là tù binh được thả sau cùng đó.

Ngày khánh thành Phòng Triển Lãm Những Người Hùng Thầm Lặng của Trung Tâm Lowell Milken ở Kansas rơi  vào thời điểm người Việt hải ngoại chuẩn bị tưởng niệm 41 năm Sài Gòn sụp  đổ.

Cùng lúc với sự kiện này ở Kansas , tại Australia Chúa Nhật tuần tới  đài truyền hình SBS sẽ cho chiếu tập 3 của cuốn phim Vietnam, The War That Made Australia.
Đây là bộ phim dài 3 tập do Hội Cựu Chiến Binh Australia thực hiện, nói về chiến tranh Việt Nam mà quân đội Úc từng tham chiến, trong đó có sự đóng góp của cựu trung tá Trần Ngọc Huế khi ông được mời sang Úc hơn một năm về trước.

RFA







__._,_.___

Posted by: loc huong 

DANH SÁCH 2 (THÁNG 4.2016) Đại hạ giá từ ngày 1 tháng 4 năm 2016 tới hết ngày 30 tháng 4 năm 2016

$
0
0
 
DANH SÁCH 2 (THÁNG 4.2016)
Đại hạ giá từ ngày 1 tháng 4 năm 2016 tới hết ngày 30 tháng 4 năm 2016

15 truyện ngắn giải Văn học nghệ thuật Làng Văn 1990
9 tác giả: Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Tam Thanh, Phùng Nhân, Võ Hoài Nam,.
Làng Văn (Canada), 1991
15 truyện ngắn trúng giải, 336 trang;
Nguyên giá: 14 mỹ kim

50 câu hỏi đáp phòng, trị bệnh giòn xương
Tác giả: Mã Tại Tùng,
Sách hướng dẫn y khoa phổ thông, rất bổ ích cho độc giả đứng tuổi, 112 trang.
Nguyên giá: 5 mỹ kim

Cặp mắt quay lại
Tác giả: Nguyễn Đức Lập
Làng Văn (Canada), 1992
14 truyện ngắn, 234 trang
Nguyên giá: 12 mỹ kim

Cấp cứu những tai nạn thường gặp
BS Nguyễn Viết Lượng
Cẩm nang y khoa cần thiết cho mọi gia đình và các tổ chức thanh thiếu niên sinh hoạt ngoài trời, gồm 5 kỹ thuật cấp cứu căn bản, bong gân, sai khớp, gãy xương, vết thương, điện giật, chết đuối, say sóng, say nắng, nhiễm trùng; 144 trang.
Nguyên giá: 7 mỹ kim

Chọn hướng nhà và bố trí nội thất theo thuật phong thủy
Tác giả: Nguyễn Hà
Sách hướng dẫn căn bản về phong thủy, quan sát địa thế, gò, lùm, yếu huyệt, nguyên khí, phương vị cát
hung, bố trí nhà bếp, bàn thờ, bồn nước; 96 trang.
Nguyên giá: 7 mỹ kim

Chuyện đồng hương
Nguyễn Hoài Phương
Làng Văn (Canada), 2002
16 truyện ngắn; 208 trang.
Nguyên giá: 10 mỹ kim

Cơn mưa đầu mùa
Tác giả: Diệu Tần
Làng Văn (Canada), 1991
9 truyện ngắn, 220 trang.
Nguyên giá: 10 mỹ kim

. Cười cho đời đỡ khổ
Tác giả: Cả Cười (Nguyễn Hữu Nghĩa) sưu tập và nhuận sắc
Làng Văn (Canada), 2005
Truyện cười, 128 trang.
Nguyên giá: 7 mỹ kim

. Cười chay
Tác giả: Cả Cười (Nguyễn Hữu Nghĩa) sưu tập và nhuận sắc
Làng Văn (Canada), 2005
Truyện cười, 128 trang.
Nguyên giá: 7 mỹ kim

. Cười khì
Tác giả: Cả Cười (Nguyễn Hữu Nghĩa) sưu tập và nhuận sắc
Làng Văn (Canada), 2005
Truyện cười, 128 trang.
Nguyên giá: 7 mỹ kim

. Cười tủm
Tác giả: Cả Cười (Nguyễn Hữu Nghĩa) sưu tập và nhuận sắc
Làng Văn (Canada), 2005
Truyện cười, 128 trang.
Nguyên giá: 7 mỹ kim

. Cười vui cho đời tươi
Tác giả: Cả Cười (Nguyễn Hữu Nghĩa) sưu tập và nhuận sắc
Làng Văn (Canada), 2005
Truyện cười, 128 trang.
Nguyên giá: 7 mỹ kim

Tác giả: Nguyễn Hữu Nghĩa
(Hội Nhà Văn VN Lưu Vong)
Bài vào tập của Võ Phiến
Làng Văn (Canada), 1988
25 bài du ký hát rong trên các lục địa Âu, Á, Úc, Mỹ; 180 trang. Nguyên giá: 8MK

Luyện dưỡng sinh
Tác giả: Nguyễn Minh Kính
 sách hướng dẫn cách tự xoa bóp, bấm huyệt giảm đau, chống mệt mỏi và phòng ngừa bệnh tật, thích hợp cho độc giả đứng tuổi, 152 trang. Nguyên giá: 7MK

Nắng muộn thu vàng
Tác giả: Cao Xuân Lý
Làng Văn (Canada), 1998
17 truyện ngắn, 216 trang.
Nguyên giá: 12 mỹ kim

Nghệ thuật tỏ tình
Tác giả: Hoàng Lan
Sách tìm hiểu tâm lý phụ nữ, hướng dẫn phương pháp làm quen và chinh phục phái yếu, một số thư và thơ tỏ tình tiêu biểu; 192 trang. Nguyên giá: 7 mỹ kim

Ngọn đèn chưa thắp
Tác giả: Ngô Tịnh Yên và Ngọc Anh
(Hội Nhà Văn VN Lưu Vong)
Làng Văn (Canada), 2004
10 bài tạp bút của Ngô Tịnh Yên và 7 bài nhận định văn học của Ngọc Anh, 176 trang. Nguyên giá: 10MK

Như một vết chim bay
Tác giả: Hoàng Nga
(trong ban biên tập chủ lực của tạp chí Làng Văn)
Làng Văn (Canada), 1999
13 truyện ngắn, 224 trang.
Nguyên giá: 12 mỹ kim

Nước mình nước Mỹ
Tác giả: Ngô Du Trung
Bài vào tập của Mai Thảo
Làng Văn (Canada), 1991
13 truyện ngắn, 208 trang.
Nguyên giá: 10 mỹ kim

. Ông quan lém lỉnh
(The Quick-witted Madarin)
Cung Vũ & Bích Giao
Tranh: Vi Vi
Làng Văn (Canada), 2008
Sách song ngữ Anh Việt bằng tranh dành cho thiếu nhi (7 tới 12 tuổi), 32 trang màu khổ lớn.
Nguyên giá: 10 mỹ kim


. Thần núi Ba Vì
(The Moutain God of Ba-Vi)
Cung Vũ & Bích Giao
Tranh: Vi Vi
Làng Văn (Canada), 2008
Sách song ngữ Anh Việt bằng tranh dành cho thiếu nhi (7 tới 12 tuổi), 32 trang màu khổ lớn.
Nguyên giá: 10 mỹ kim


. Trái đất và người Ra-đê
(The Earth and the Rhade People)
Cung Vũ & Bích Giao
Tranh: Vi Vi
Làng Văn (Canada), 2008
Sách song ngữ Anh Việt bằng tranh dành cho thiếu nhi (7 tới 12 tuổi), 32 trang màu khổ lớn.
Nguyên giá: 10 mỹ kim

Phong thủy dành cho doanh nghiệp
Phương cách thiết kế đồ án tòa nhà, tên và bảng hiệu, định hướng cơ sở thương mại, thực dụng, dễ hiểu.
112 trang. Nguyên giá: MK

Phù tang tạp lục
Tác giả: Vi An
Làng Văn (Canada), 1994
13 tạp bút về quốc gia, xã hội và cộng đồng người Việt tại Nhật; 216 trang.
Nguyên giá: 10 mỹ kim

Tháp Bà, tháp Nhạn, giấc hương quan
Tác giả: Diên Khánh
 Làng Văn (Canada), 1996
16 bài viết về quê hương, 224 trang.
Nguyên giá: 12 mỹ kim

Thơ văn trên đất tuyết
Tác giả: 26 tác giả trong Văn Bút Việt Nam Ontario (Cung Vũ, Đỗ Quang Vinh, Hoàng Chính, Khải Chính, Lê Kim Ngân, Lê Hữu Mục, Nguyên Hương, Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Thị Vinh, Trà Lũ, Tống Minh Long Quân, Việt Chi,..)
 Văn Bút VN Ontario (Canada), 1997
Tuyển tập thơ văn, 228 trang. Nguyên giá: 12MK

Thương tiếc
Tác giả: Ngọc Anh
Làng Văn (Canada), 2002
10 truyện ngắn, 222 trang.
Nguyên giá: 10 mỹ kim

Trong cơn vật vã
51 tác giả Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (Cao Mỵ Nhân, Cung Vũ, Diệu Tần, Duy Lam, Đào Trường Phúc, Hà
Bỉnh Trung, Hoàng Bảo Việt, Hoàng Chính, Khải Chính, Lãm Thúy, Lê Thị Nhị, Lê Thị Ý, Lộc Quy, Minh Đức Hoài Trinh, Nghiêu Minh, Ngọc Anh, Ngô Tịnh Yên, Nguyễn Bá Dĩnh, Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Huy Phước, Nguyễn Mạnh An Dân, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Tư, Nguyễn Văn Thông, Phong Vũ, Sơn Tùng, Thủy Trang, Trần Long Hồ, Trần Ngân Tiêu, Trần Quốc Bảo, Tống Minh Long Quân, Tuệ Nga, Vi Khuê, Việt Phương, Vũ Nam,..)
Tranh:  Văn Bút, 1998
 tuyển tập thơ văn, 304 trang.
Nguyên giá: 15 mỹ kim

Tuyển tập Văn Bút Việt Nam Ontario 1999
32 tác giả (Cung Vũ, Đỗ Quang Vinh, Hoàng Chính, Khải Chính, Lê Hữu Mục, Lê Kim Ngân, Nguyên Hương, Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Thị Vinh, Phạm Khắc Trung, Tống Minh Long Quân, Thi Giang, Tự Tỉnh, Việt Chi,..)
 Văn Bút VN Ontario (Canada), 1999
Tuyển tập thơ văn, 260 trang. Nguyên giá: 12MK

Tuyết thư
Tác giả: Nguyên Hương
Làng Văn (Canada), 2000
 tạp bút; 203 trang
Nguyên giá: 10 mỹ kim

- - - - - - - - - - -


CHÔM CHÔM YÊU DẤU
Trần Diệu Hằng
Tập truyện ngắn (11 truyện), 208 trang.
Nguyên giá: 10MK

CHUÔNG ĐÊM
Ngô Nguyên Dũng
Tập truyện ngắn (10 truyện), 176 trang.
Nguyên giá: 10MK

ĐÊM
Ngô Nguyên Dũng
Truyện dài, 136 trang.
Nguyên giá: 7MK

ĐỒI LÁ KHÔ
Nguyễn Tư
Tập truyện ngắn (7 truyện), 200 trang.
Nguyên giá: 10MK

GIA ĐÌNH CÚN
Ngô Nguyên Dũng
Tập truyện ngắn gia đình (16 truyện),
186 trang.
Nguyên giá: 10MK


HẠNH PHÚC NHƯỜNG
Hoàng Du Thụy
Tập truyện ngắn (8 truyện), 208 trang.
Nguyên giá: 10MK

KIẾP NGƯỜI
Ngọc Anh
Tập truyện ngắn (13 truyện), 224 trang.
Nguyên giá: 1MK

MƯA TRÊN BẾN VẮNG
Cao Xuân Lý
Tập truyện ngắn (10 truyện), 208 trang.
Nguyên giá: 12MK

NHỮNG ĐIỂM NÓNG TRÊN THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Đào Trường Phúc
Tổng kết và nhận định (10 truyện), 240 trang.
Nguyên giá: 12MK

NHỮNG MÙA TRĂNG TAN
Phan Các Chiêu Hằng
Tập truyện ngắn (8 truyện), 224 trang.
Nguyên giá: 12MK

NHỮNG NGẢ ĐƯỜNG TÌNH
Cao Xuân Lý
(Tập truyện ngắn (10 truyện), 224 trang.
Nguyên giá: 12MK

SAU MÙA BÃO BIỂN
Cao Xuân Lý
Truyện dài, 224 trang.
Nguyên giá: 12MK

TIẾNG NÚI
Ngô Nguyên Dũng
Tập truyện ngắn (8 truyện), 276 trang.
Nguyên giá: 14MK

TÌNH KHÚC
Hoàng Chính
Truyện dài, 224 trang.
Nguyên giá: 12MK

VẾT THƯƠNG NGÀY CŨ
Cao Xuân Lý
Tập truyện ngắn (10 truyện), 212 trang.
Nguyên giá: 12MK

VŨ MÔN
Nguyễn Trung Tâm
Tập truyện ngắn (11 truyện), 208 trang.
Nguyên giá: 10MK

VUI BUỒN NGHỀ NGHIỆP
13 tác giả: Phạm Thăng (4 bài), và Văn lang Trần Văn Ân, Trần Văn Miêng, Cầu Thủ Quèn, Lê Quang Ngà, Nguyễn Ang Ca, Huyền Vũ, An khê Nguyễn Bính Thinh, Hồ Văn Đồng, Tế Xuyên, Ngọc Kỳ Lân, Nguyễn Đức Hiển, Hà Liên Tử.
Hồi ký nghề làm báo tại Sài Gòn trước 1975 (16 bài),
272 trang.
Nguyên giá: 14MK

XÓM CŨ
Phạm Thăng
Tập truyện ngắn quê hương, viết về đời sống dân gian miền Nam Việt Nam trước 1975 (8 truyện), 238 trang.
Nguyên giá: 12MK

GHI CHÚ:
. Giá sách $1/cuốn + cước phí đi Mỹ $1/cuốn (độc giả ở các nước khác xin liên lạc trước để biết cước phí)
.Trả thêm $3 (tiền gói) nếu mua ít hơn 30 cuốn; nếu mua nhiều hơn 30 cuốn, miễn trả $3 này.

.Trả qua Paypal cho địa chỉ email <langvan@langvan.net>
Hoặc trả bằng chi phiếu (check) cho “Lang Van” và gửi về:
      Lang Van
     250 North Sercice Road
     Grimby, Ontario L3M-4E8
     Canada
(chỉ cần gửi chi phiếu cá nhân – nếu trả bằng money order, phải dùng International money order).












__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-

Hoa Kỳ sẽ nhớ Barack Obama, một vị Tổng thống vĩ đại

$
0
0

 

Hoa Kỳ sẽ nhớ Barack Obama, một vị Tổng thống vĩ đại
                                                                                                 Soha - 

Nước Mỹ sẽ nhớ Obama, một vị Tổng thống vĩ đại

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama

Người dân Mỹ, dù vẫn còn hơi sớm, hẳn đã phần nào cảm nhận được sự thật rằng: Barack Obama thực sự xuất chúng. Và nước Mỹ rất may mắn khi có ông.

Trên nhiều khía cạnh, Obama tài giỏi hơn những gì người Mỹ nghĩ, và chắc chắn là hơn rất nhiều so với điều kẻ thù của ông sẵn sàng thừa nhận. Nhưng một ưu điểm của việc vĩ đại là mọi nhận định của phe đối lập đều chẳng hề quan trọng.
Theo tổng biên tập của tạp chí GQ, Jim Nelson, trong tương lai, vị thế của Obama trong lòng công chúng chắc chắn sẽ vươn cao hơn cả Bill Clinton, và trở thành một trong những Tổng thống thuộc đảng Dân chủ vĩ đại nhất từ thời Franklin Roosevelt.
Điều này, theo ông Nelson, bắt nguồn từ bản chất phong cách lãnh đạo đặt trọng tâm vào việc để lại một "di sản" (legacy) mà Obama vẫn luôn theo đuổi.
Bill Clinton được tôn sùng bởi ông thu hút, là người chỉ đạo việc chấn hưng lại nền kinh tế, thay đổi và nâng tầm đảng Dân chủ.
Còn Barack Obama sẽ được nhiều đời sau ca ngợi bởi ông, bên cạnh việc làm được những điều Clinton từng thành công, còn thay đổi và nâng tầm hình ảnh người Tổng thống trong lòng dân.
Di sản của Obama thuộc hàng chắc chắn sẽ đi vào sử sách. Bởi từ xưa đến nay luôn có một luật bất thành văn: "Thời thế tạo anh hùng".
Nội chiến, Chiến tranh Thế giới, khủng hoảng và đình trệ kinh tế là những yếu tố cấu thành nên một Tổng thống vĩ đại, và cũng chính bởi lý do này, những Washington, Lincoln hay Roosevelt được yêu mến hơn hẳn người kế nhiệm.
Cũng giống như Obama, các vị Tổng thống này đều phải đối phó với trở ngại, vượt qua nó và rồi đưa nước Mỹ tiến lên.
Theo đánh giá của nhà báo Jim Nelson, Tổng thống Obama sẽ vượt qua vị trí của Bill Clinton trong lòng người Mỹ. Ảnh: Pete Souza
Theo đánh giá của nhà báo Jim Nelson, Tổng thống Obama sẽ vượt qua vị trí của Bill Clinton
trong lòng người Mỹ. Ảnh: Pete Souza
Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân người Mỹ xem thường những Jimmy Carter và Herbert Hoover. Trong nhiệm kỳ của mình, họ có thực sự yếu kém như ngày nay ta vẫn nói hay không? Có lẽ là không hẳn, ông Nelson viết.
Nhưng hai vị Tổng thống trên, khi gặp phải tình thế bất lợi lại rút lui chỉ sau một nhiệm kỳ, đẩy đất nước rơi vào cảnh khốn khó hơn trước. Vậy là di sản "đi tong".
Ngoài những thành tựu cụ thể như Obamacare, cứu vãn nền kinh tế hay khiến Mỹ cởi mở hơn với người đồng tính, Tổng thống Obama cũng sở hữu các điểm sáng khác giúp ông nổi bật lên trong chiều dài lịch sử.
Trở thành Tổng thống da màu đầu tiên tất nhiên là một trong số đó. Dù vậy, đúng như Martin Luther King Jr. từng mơ ước, thời gian trôi qua, ông sẽ được đánh giá dựa trên khả năng nhiều hơn trên màu da của mình.
Khả năng đó bộc lộ rõ ràng mỗi khi những cá nhân phản đối ông đứng ra cố gắng bôi nhọ hay ngờ vực về tính "Mỹ" của Obama. Ông vượt lên trên tất cả.
Và, may mắn thay, ông đưa gần như cả nước Mỹ theo cùng. Không chỉ lãnh đạo đất nước, vị Tổng thống này còn dẫn dắt cả xúc cảm và suy nghĩ của người dân, điều khó khăn hơn gấp bội phần.
Obama sẽ sớm được thừa nhận là một trong những vị Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Getty
Obama sẽ sớm được thừa nhận là một trong những vị Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Getty
Thời điểm Mỹ rơi vào cảnh phân hóa, các mối bất hòa thêm sâu sắc, Obama luôn xuất hiện như một "tấm gương sáng", khiến tất thảy đều muốn lắng nghe và noi theo.
Do thiên phú, một trong những điều cốt yếu đưa ông tới Đài danh vọng lại từng là tài hùng biện.
Obama trước đây vấp phải không ít chỉ trích do "dựa dẫm" vào các bài diễn thuyết, như thể người phản đối ông cho rằng trò chuyện với đất nước như một khối thống nhất, gắng sức kết nối hay truyền cảm hứng tới người dân, là một hành động thiển cận.
Song, những câu từ then chốt vào giây phút quyết định không chỉ khiến chúng ta ngưỡng mộ các nhà lãnh đạo tài năng, đó còn là điều đầu tiên chúng ta nhớ về họ.
Nhắc đến Lincoln, người ta nghĩ ngay tới bài diễn văn Gettysburg, đối với Roosevelt, đó là loạt bài phát thanh trò chuyện với nhân dân.
Về phần Obama, từng bước đi của ông đều được tính toán thấu đáo, từ bài diễn văn nhậm chức đầy xúc động, bài diễn thuyết về chủng tộc và tôn giáo tới bài phát biểu sau vụ xả súng hàng loạt hay câu nói mở màn tại Cuba ("Chúng ta đều là người dân châu Mỹ").
Trong rất nhiều khoảnh khắc lịch sử, Barack Obama luôn biết cách chạm tới những mặt tốt đẹp nhất của con người, ngay cả trong tình cảnh khó mà tìm được điều gì tốt đẹp.
Tài hùng biện chính là một trong những điểm cốt yếu nhất đưa Obama vào Đài Danh vọng của các Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters
Tài hùng biện chính là một trong những điểm cốt yếu nhất đưa Obama vào Đài Danh vọng của các Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters
Cuối cùng, đường cong lịch sử có xu hướng đi xuống. Tình đoàn kết của nước Mỹ ngày một mỏng manh hơn, khả năng làm việc của hầu hết chính trị gia giảm sút, công việc của Tổng thống vì vậy cũng sẽ ít mang tính chiến thuật hay thương thuyết hơn trước.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ chính người Tổng thống phải đảm đương là dẫn đường và đoàn kết người dân toàn quốc bất cứ khi nào, theo bất cứ cách nào có thể.
Bằng cách này, Obama đã "soi đường chỉ lối" cho nước Mỹ tiến về phía trước.
Có lẽ hiện nay nhiều công dân Mỹ vẫn chưa nhận thức được rõ ràng, nhưng đối diện với tình cảnh hỗn loạn tăng cao, con người ta rồi sẽ càng thêm khao khát mối đoàn kết dân tộc.
Vậy nên, trong tương lai, bất kì người nào diễn thuyết lôi cuốn nhất về tình cảm thiêng liêng này sẽ được tôn vinh. Và có lẽ, trong lĩnh vực trên, ít ai đánh bại được Tổng thống Obama.
Cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi năm nay, với sự xuất hiện của một ứng viên tai tiếng như Donald Trump, chỉ càng khắc sâu sự khác biệt, nâng Obama lên một tầm cao mới, như thế ông đến từ một thế kỉ khác, văn minh hơn rất nhiều.
Dù điều gì xảy ra tiếp theo, theo ông Nelson, người Mỹ sau này cũng sẽ nhìn lại lịch sử, và cùng nhau gật gù thừa nhận rằng: "Một Tổng thống như Obama thật hiếm. Và ta thật quá may mắn khi có ông".
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung"

Hai huyền thoại thời trang bất tử của Việt Nam

$
0
0

 
From: Hien Do <
Sent: Sunday, April 17, 2016 7:10 AM
Subject: 1 DĐKTTG Hai huyền thoại thời trang bất tử của Việt Nam

Hai huyền thoại thời trang bất tử của Việt Nam

Eva 17/04/2016 

Hoàng hậu Nam Phương và bà Trần Lệ Xuân luôn được nhắc nhớ bởi vẻ đẹp và thẩm mỹ thời trang tuyệt vời.
Nam Phương Hoàng hậu

Vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam không chỉ được hậu thế nhắc nhớ bởi lòng nhân từ và phẩm hạnh cao quý mà còn bởi hình ảnh thời trang vô cùng thanh nhã. Nguyễn Hữu Thị Lan là tên thật của Hoàng hậu Nam Phương .
Bà được nhiều người "thần tượng" cả trí tuệ và nhan sắc. Là một phụ nữ quý tộc có học thức, tiếp thu văn hóa phương Tây và hấp thụ tinh hoa phương đông từ gia đình.

Theo những ảnh tư liệu còn lại, Hoàng hậu Nam Phương mặc đẹp cả trang phục truyền thống và trang phục Tây phương. Hoàng hậu tôn nghiêm trong hoàng phục với áo rồng mũ phượng. Đẹp cao quý với áo dài truyền thống. Bà thường chọn vòng cổ, hoa tai, cài áo để kết hợp cùng áo dài. Cũng có hình ảnh hoàng hậu mặc áo dài, đội khăn chít.

Trong những bộ âu phục đương thời, Nam Phương Hoàng hậu vẫn giữ vẻ đẹp đài các, sang trọng. Những đường nét Á Đông trên gương mặt dường như đồng điệu hoàn hảo với phục sức phương Tây. Hoàng hậu đeo vòng cổ ngọc trai, đội mũ lệch và mặc những chiếc váy dài qua gối.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 1
Hoàng hậu Nam Phương mặc hoàng phục.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 2
Hình ảnh bà Nguyễn Hữu Thị Lan trong lễ tấn phong hoàng hậu năm 1934.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 3
Hoàng hậu Nam Phương thường mặc áo dài, đội khăn chít trong thời gian trước năm 1945.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 4
Bà thường chọn khăn chít, vòng cổ, hoa tai, và cài áo để kết hợp với áo dài truyền thống.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 5
Hình ảnh hoàng hậu mặc áo dài dể tóc theo lối phương Tây thật có nét gần gũi với thời nay.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 6
Hoàng hậu mặc áo dài bên hoàng tử và công chúa.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 7
Nam Phương trong những bộ âu phục chỉn chu và thấm đẫm phong cách quý tộc. Với mũ, vòng cổ ngọc trai, cài áo , áo cỗ chữ V kín đáo, mái tóc hoàng hậu được uốn lọn gọn gàng, sang trọng.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 8
Hoàng hậu cùng vua Bảo Đại, bà hoàng Việt Nam mặc suit thanh lịch.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 9
Hoàng hậu Nam Phương mặc áo choàng, hình ảnh ghi lại trong năm 1938.




Trần Lệ Xuân
Người phụ nữ quyền lực trên chính trường đồng thời là biểu tượng thời trang một thời của Sài Gòn. Bà Trần Lệ Xuân được cho là người khởi xướng mẫu áo dài cổ thuyền cách tân. Bỏ đi phần cổ dựng kín đáo để dem tới cái nhìn thoáng hơn cho trang phục truyền thống.

Hầu hết hình ảnh của Trần Lệ Xuân là gắn với chiếc áo dài cách tân. Bà thường chọn một số phụ kiện như găng tay, mũ có mạng che, cài áo và trang sức ngọc trai để kết hợp với áo dài.

Kiểu áo dài cổ thuyền khoét sâu đã được gọi với cái tên "Áo dài Trần Lệ Xuân". Cùng với áo dài, bà Nhu còn theo đuổi lối trang điểm tân thời, kẻ lông mày đen, đậm, kẻ mắt đen cong vút và màu son tươi thắm.

Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 10
Bà  Trần Lệ Xuân mặc chiếc áo dài cổ thuyền  trứ danh và thần thái cuốn hút.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 11
Bà chăm chút cho những phần nhỏ nhất như chiếc cài áo, mái tóc vấn cao sang trọng.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 12
Những trang sức đồng bộ, tinh tế góp phần tạo nên hình ảnh "hoàn hảo".
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 13
Trần Lệ Xuân trở thành một biểu tượng thời trang.
Hai huyen thoai thoi trang bat tu cua Viet Nam - Anh 14
Người phụ nữ ghi dấu ấn thời trang cá nhân sâu đậm của Việt Nam những năm cuối thế kỷ 20.
Theo Min (Khám Phá






__._,_.___


Posted by: <vneagle_11@yahoo.com>

LỄ VINH DANH CỰU CHIẾN BINH ÚC VÀ CỰU QUÂN NHÂN QLVNCH ĐÃ HY SINH BẢO VỆ MIỀN NAM VIỆT NAM.

$
0
0

LỄ VINH DANH CỰU CHIẾN BINH ÚC VÀ CỰU QUÂN NHÂN QLVNCH ĐÃ HY SINH BẢO VỆ MIỀN NAM VIỆT NAM.




alt


Tin Úc Châu - Thứ Năm ngày 14 tháng 4 Quốc Hội tiểu bang Victoria Úc Đại Lợi đã tổ chức Lễ chính thức công nhận, vinh danh và tri ân những cựu chiến binh Úc tham chiến tại miền Nam Việt Nam và các cựu quân nhân QLVNCH những người đã sát cánh bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do.<!->
Buổi lễ cũng đánh dấu 50 năm trận chiến Long Tân trận đánh nổi tiếng nhất của quân đội Úc khi tham chiến tại Việt Nam. Trận chiến diễn ra trong hai ngày 18 và 19/8/1966 có sự tham dự của đơn vị biệt đội Delta 6RAR với 18 binh sĩ Úc thiệt mạng, 24 người bị thương.

Trên 100 cựu chiến binh Úc - Việt và đại diện các hội đoàn tham dự buổi lễ vinh dự này. Buổi lễ đã được ông Thủ Hiến Daniel Andrews khai mạc với sự tham dự của một số Bộ Trưởng chính phủ ông Luke Donnellan Bộ Giao Thông, ông John Eren Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến binh và ông Robin Scott Bộ trưởng Bộ Sắc Tộc .

Những quan khách tham dự Lễ Vinh Danh được chia ra làm 2 nhóm để tham dự cả Hạ viện và Thượng viện. Ở mỗi Viện chừng 10 dân biểu và nghị sỹ mỗi người có 90 giây để tuyên bố ghi nhận sự kiện. Đây là 1 sự kiện lịch sử vì lần đầu tiên cả Lưỡng Viện Quốc Hội Úc vinh danh các cựu chiến binh anh dũng bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam. Được biết Cộng đồng đang vận động một buổi lễ tương tự tại Quốc Hội Liên Bang.

Sau buổi lễ là buổi tiếp tân liên hoan tại ANZAC HOUSE với sự phát biểu của bà Nguyễn Phượng Vỹ chủ tịch CĐNVTD Victoria, ông Võ Trí Dũng chủ tịch CĐNVTD Úc châu, ông Albert Lê Phụ Tá Phó Chủ Tịch Nội vụ CĐNVTD Victoria, ông Bob Elworthy Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc và ông Nguyễn Công Minh Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân Úc châu và Victoria.

Sau cùng là một cuộc họp báo cho hai ông Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến binh John Eren và Bộ trưởng Bộ Sắc Tộc Robin Scott.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
15-4-2016

alt


alt


alt



alt


alt


Câu chuyện về bức tượng "Thương Tiếc" tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà

$
0
0
 

Câu chuyện về bức tượng "Thương Tiếc" tại nghĩa trang Quân Đội Biên HoàBức tượng “Thương Tiếc”, nặng 10 tấn, cao hơn 6m, được đặt tại cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa


Khi cuộc chiến leo thang khốc liệt, năm 1966 Nghĩa trang Quân đội tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, bắt đầu không còn đủ đất để các tử sĩ VNCH yên nghỉ. Chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải tính đến việc thành lập một nghĩa trang mới và địa điểm được lựa chọn nằm dọc theo phía tay trái của xa lộ Biên Hòa (nay là xa lộ Hà Nội) nếu từ hướng Sài Gòn đi Biên Hòa.

Kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia, Đại úy Nguyễn Thanh Thu, được lệnh của Tổng thống Thiệu lên đường đi Phi Luật Tân để nghiên cứu mô hình xây dựng Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila (American Cemetery in Manila), được coi là một nghĩa trang đẹp nhất Á châu.

Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila (Hình tác giả chụp tại thủ đô Manila, năm 2003)

Năm 2003, tôi đã có dịp đến Phi Luật Tân và viếng Nghĩa trang Hoa Kỳ tại thủ đô Manilla [1]. Nghĩa trang có tên American Cemetery, đây là nơi chôn cất thi hài quân nhân Mỹ và đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương vào thời thế chiến thứ hai.

Nghĩa trang mằn trên một khu đất rộng 615,000 mét vuông, trồng cỏ xanh rì vây quanh là những hàng cây rợp bóng mát. 17,206 ngôi mộ chiến sĩ được đánh dấu bằng các thập tự giá và xếp hàng thẳng tắp như một đội quân thầm lặng. Điểm xuyết cho nghĩa trang là một vài tượng đài kỷ niệm ghi những dòng chữ tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng “vị quốc vong thân”.

Sau chuyến đi tham khảo tại Phi Luật Tân, Đại úy Thu sẽ phải trình đề án lên Tổng thống Thiệu để giao cho công binh xây dựng một nghĩa trang mới mang tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ông còn gợi ý phải có một tác phẩm điêu khắc tại cổng vào nghĩa trang để nói lên sự tri ân của mọi người tại hậu phương trước những tử sĩ được chôn cất tại đây.

Đại úy Nguyễn Thanh Thu xin 1 tuần để suy nghĩ về dự án và trước khi ra về anh còn được Tổng thống Thiệu nhắc nhở bằng những lời rất thân tình: “Anh cần chú ý đến ý nghĩa của nghĩa trang phải xoay quanh “cục nhưn” là bức tượng… Tôi đặt nhiều hy vọng vào anh…”.

Tất cả mọi chuyện chỉ bắt đầu một cách giản dị như vậy. Tuy nhiên, đối với nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu đó là thời gian anh trăn trở nhiều nhất với những ý tưởng của một nghệ sĩ sáng tạo cho một công trình mang tầm vóc quốc gia nói lên lòng tri ân của mọi người đối với những chiến sĩ đã bỏ mình ngoài chiến trường.

Trong suốt một tuần lễ, hầu như ngày nào anh cũng có mặt tại nghĩa trang Hạnh Thông Tây để chứng kiến những cảnh tang tóc, đau thương của vợ con tử sĩ. Nhà chứa xác đầy nghẹt, những chiếc hòm chưa chôn còn mịt mù nhang khói tại những khu phải căng lều bạt chờ chôn… trong khi trực thăng vẫn hàng ngày tiếp tục chở xác về nghĩa trang.

Ngày cuối cùng của một tuần tìm ý tưởng là vào một buổi trưa Thứ Sáu trên đường từ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây anh Thu ghé vào một quán nước gọi ly đá chanh. Và đây chính là giờ phút “định mệnh” khi anh nhìn thấy một người lính thuộc binh chủng Nhảy dù ngồi trước những chai bia và hai cái ly…

Anh lính ngồi nói chuyện với cái ly thứ hai trước sự ngạc nhiên của chủ quán lẫn khách uống nước. Hình như anh lính là người vừa thăm bạn được chôn cất tại Nghĩa trang Hạnh Thông Tây. Một ly anh cúng bạn và một ly anh uống. Anh ngồi vừa uống vừa nói chuyện với chiếc ly!

Cảm động trước hình ảnh một người lính khổ sở khi phải mất bạn, anh Thu cầm ly nước chanh bước qua bàn lảm quen. Anh lính ngước lên nhìn anh Thu với vẻ khó chịu vì sự riêng tư của mình bị người lạ làm phiền và tiếp tục trở về với ly bia “cúng” bạn.

Anh Thu cũng bị lúng túng vì thái độ “bất hợp tác” của anh lính nhảy dù. Mấy cô bán hàng lại cười khúc khích, có lẽ các cô nghĩ nãy giờ có một người “điên” ngồi uống bia nói chuyện với cái ly và bây giờ lại thêm người “điên” nữa lân la đến làm quen.

Người lính tiếp tục gục đầu ngồi độc thoại, phớt lờ những lời xã giao làm quen của anh Thu. Dường như anh tưởng bị quân cảnh hỏi giấy nên lẳng lặng móc bóp giấy tờ cho anh Thu mà không hề ngước mắt nhìn và tiếp tục uống!

Anh Thu cầm bóp trở về bàn mình và ghi lại tên anh lính: Võ Văn Hai, cấp bậc Hạ sĩ, binh chủng Nhảy dù, cả tên tiểu đoàn lẫn KBC (Địa chỉ Khu Bưu Chính của quân lực VNCH). Khi anh Thu trả lại giấy tờ, Hạ sĩ Võ Văn Hai nhét vào túi với vẻ bất cần, cũng không thèm ngước mặt nhìn lên.



Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Khuya Thứ Sáu anh Thu mới bắt đầu vẽ để sáng Thứ Bảy trình Tổng thống. Từ 8g tối đến 6g sáng anh phác thảo được 7 bản vẽ trong tiếng súng và bom thỉnh thoảng vọng về Sài Gòn. Những ý nghĩ ở một hậu phương yên bình trong khi những người lính ngày cũng như đêm xả thân ngoài chiến trường khiến anh Thu dồn hết tâm trí vào những nét vẽ của anh.

Anh Thu hôm đó chỉ ngủ 2 tiếng thì bị đánh thức bởi tiếng chó sủa, thì ra theo lời của vợ anh: “Có người đến nhà mời anh đi trình dự án!”. Họ đến sớm để mời anh đi ăn sáng trước khi gặp Tổng thống Thiệu. Lần trước đây anh gặp Tổng thống để bàn về dự án tại Bộ Tổng tham mưu nhưng lần trình dự án lại là tại dinh Gia Long.

Lịch gặp Tổng thống vào lúc 9 giờ sáng như vì Tổng thống còn đang tiếp khách nên anh Thu trong lúc đi lại trên hành lang dinh Gia Long bỗng nảy ra câu hỏi “Tại sao lại không vẽ Võ Văn Hai?”. Nghĩ là làm ngay. Anh tưởng tượng một bố cục dựa trên hình ảnh Hạ sĩ Hai ngồi nhớ bạn tại quán nước.

Anh trở ngay vào phòng Đại tá Cầm, tùy viên của Tướng Thiệu, chụp một cây bút nguyên tử, lấy trong giỏ rác một bao thuốc lá và rút mảnh giấy bọc bao thuốc trở ra hành lang ngồi vẽ lại hình ảnh Hạ sĩ Hai.

Một lần nữa, “định mệnh” lại ra tay: trong 7 bản vẽ mang theo, anh Thu thấy bản cuối cùng, một “tốc họa” trên bao thuốc lá tại dinh Gia Long, là bản anh ưng ý nhất. Đến khi vào gặp Tổng thống, anh trải 7 bản vẽ lên sàn nhà trước bàn làm việc, bản vẽ cuối cùng trên bao thuốc lá anh vẫn còn cầm trên tay.

Tổng thống Thiệu sau khi đi tới, đi lui ngắm 7 bản vẽ, ông nói: “Anh là “cha đẻ” của dự án này nên theo ý anh, bức nào làm anh hài lòng nhất”. Phải nói, anh Thu là người thật thà, chất phác, anh thẳng thắn trình bày:

“Thưa Tổng thống, nếu Tổng thống cho tôi chọn lại thì bản vẽ mới đây tôi vừa nghĩ ra và vẽ vội trên bao thuốc lá lại là bản vẽ tôi ưng ý nhất… nhưng tôi sợ mình quá vô lễ để đưa ra tại đây”.

Tổng thống Thiệu vui vẻ và đồng ý xem “tốc họa” trên bao thuốc lá. Ông cầm bản phác thảo Hạ sĩ Võ Văn Hai về ngồi trên ghế ngắm nghía, một lúc sau ông nói: “Anh Thu à, người nghệ sĩ hay lãng mạn lắm mà chiến sĩ của mình thực tế hơn, họ cần một cái tên cho đề tài, anh cho tôi biết đề tài của bức hình là gì đây?”.

Anh Thu lần lượt đề nghị các tên: (1) Khóc bạn, (2) Tình đồng đội, (3) Nhớ nhung, (4) Thương tiếc và (5) Tiếc thương. Cuối cùng Tổng thống chọn tên “Thương Tiếc” cho bức phác họa Hạ sĩ Võ Văn Hai ngồi nhớ bạn. Tổng thống còn nhắc nhở phải làm sao nói lên được ý nghĩa vừa thương tiếc bạn bè nằm xuống nhưng cũng phải thể hiện tinh thần chiến đấu của người lính VNCH lúc nào cũng vững tay súng.

Bất ngờ, Tổng thống yêu cầu anh vẽ một bản thứ hai lớn hơn, vẽ tại chỗ, ngay ở dinh Gia Long. Thế là với dụng cụ giấy vẽ, bảng đen và các loại màu được cung cấp ngay theo yêu cầu, anh Thu bắt đầu… “ra tay” trước mặt Tổng thống Thiệu và một số sĩ quan thân cận của ông.

Anh Thu có thêm yêu cầu cần một người ngồi làm mẫu… và trong số các sĩ quan hiện diện, chính Đại tá Cầm “xung phong” làm… người mẫu! Thực ra thì hình ảnh Đại tá Cầm mặc quân phục chỉnh tề, “ủi hồ láng cóng”, không thích hợp với hình ảnh người lính thật sự nhưng đó chỉ là một hình ảnh gợi ý để sáng tác cấp tốc.

Anh Thu còn xin thêm thêm 1 khẩu súng trường cho Đại tá Cầm để trên đùi, đó là khẩu Garant M1 đang được quân đội sử dụng trên chiến trường… Anh cũng đề nghị trong lúc anh vẽ, tất cả mọi người miễn đặt câu hỏi, vì nếu như thế anh sẽ mất sự tập trung trong sáng tác và sẽ thất lễ nếu anh không dừng vẽ để trả lời.
Khó khăn của anh Thu là phải hoàn thành tác phẩm trong một thời gian gấp rút, anh tâm sự: “Lúc bấy giờ, không biết có một điều xui khiến vô hình nào đó mà tôi xuất thần phóng bút vẽ lại Hạ sĩ Hai… Không biết là tôi vẽ hay là ai nữa!”.


Nguyễn Thanh Thu

Sau khi Tổng thống Thiệu ký tên vào bức “tốc họa”, anh Thu chỉ có 3 tháng để hoàn tất công trình tượng đài trước ngày 1/11/1967, ngày Quốc khánh của VNCH. Vấn đề trước mắt là đi tìm “người mẫu” Võ Văn Hai trong quán nước ngày trước tại Gò Vấp. Anh đã tìm đến đơn vị của Hạ sĩ Hai và gặp vị Thiếu tá phụ trách đơn vị.

Thoạt đầu khi nghe anh Thu trình bày vấn đề, vị Thiếu tá có vẻ băn khoăn, suy tính… nhưng khi thấy tận mắt bức họa có chữ ký của Tổng thống Thiệu, ông lại hãnh diện khi có người lính thuộc đơn vị nhảy dù của mình được chọn làm biểu tượng cho người lính VNCH tại nghĩa trang…

Vị Thiếu tá còn ra lệnh cho tập họp đại đội với súng ống đầy đủ để anh Thu chọn “người mẫu”, vì theo ông, trong đơn vị có nhiều người cao to tới 1,7 hoặc 1,8 mét, còn Hạ sĩ Hai chỉ cao chừng thước 1,6… Chính ông Thiếu Tá cũng chọn được 4 người lính lực lưỡng trong hàng đầu còn anh Thu thì chỉ réo tên Võ Văn Hai ở gần cuối hàng quân.

Anh Thu được giao 5 người lính nhảy dù để làm mẫu cho bức tượng Thương Tiếc trong vòng 3 tháng. Anh cũng nói riêng với các “người mẫu”, sự thật anh chỉ cần Hạ sĩ Hai, nhưng tất cả đều được nghỉ phép 3 tháng tại Sài Gòn với điều kiện chỉ được mặc quần áo dân sự để không bị quân cảnh làm khó dễ.


 Anh Thu bên bản sao bức tượng “Thương Tiếc”



Chính hình ảnh Võ Văn Hai ngồi tiếc thương bạn trong quán nước đã ám ảnh anh Thu để sáng tạo ra bức tượng “Thuơng Tiếc” ngồi trước cửa Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ngày ngày, anh Hai trong bộ quần áo dân sự đạp xe lên nhà anh Thu, tại đây anh thay bộ quân phục, với ba lô, súng đạn đầy đủ để ngồi làm mẫu.
Một hôm, khi bức tượng gần hoàn chỉnh chỉ còn thiếu chi tiết khuôn mặt, anh Thu đã cố tình để cho người lính ngồi một mình trong phòng, còn anh kín đáo quan sát qua bông gió trên tường. Đây là dụng ý của nhà điêu khắc muốn để anh ngồi một mình nhớ đến người bạn đã qua đời.

Anh Thu có thể thấy từng đường nét diễn biến trên khuôn mặt lúc anh lính ngồi buồn một mình và nhà điêu khắc đã phác họa lại trên giấy khuôn mặt anh. Phần mình, Hạ sĩ Võ Văn Hai lại sợ đã làm chuyện gì khiến Đại úy Nguyễn Thanh Thu phiền lòng nên cho anh về sớm mà không biết ông đã bí mật quan sát!

Khuôn mặt người lính “Thương Tiếc” bạn được tái hiện qua bức tượng trong cuộc phỏng vấn

Khoảng 3 giờ sáng anh Thu thức dậy để bắt đầu giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng của bức tượng: nét mặt của người lính. Anh dùng đèn cầy để lấy ánh sáng chiếu vào nhiều góc cạnh, qua đó anh có thể sửa lại nét mặt người lính theo những gì anh phác họa.

Loại ánh sáng nhân tạo qua ánh đèn cầy có tác dụng điều chỉnh các góc cạnh của tác phẩm theo hướng người nghệ sĩ di chuyển từ nhiều phía. Anh Thu hoàn toàn bị cuốn hút vào những cảm xúc trên khuôn mặt người lính. Đó là những giây phút chỉ mình anh và nhân vật của bức tượng trong ánh sáng mờ ảo của cây đèn cầy.

Sau một giấc ngủ ngắn, anh tỉnh dậy sáng hôm sau để quan sát và so sánh công trình của mình đêm qua dưới ánh đèn cầy với ánh sáng ban ngày. Anh mừng vì khuôn mặt của người lính giữa ánh sáng tự nhiên ban ngày và ánh sáng nhân tạo từ đèn cầy vẫn hiện lên một nét buồn ray rứt.

Như vậy là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu có thể hài lòng với công trình nghệ thuật kéo dài 3 tháng của mình. Và chúng ta được chứng kiến pho tượng “Thương Tiếc” ngồi trước cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa từ năm 1967 cho đến sau ngày 30/4/1957. 



Bức tượng “Thương Tiếc” được đắp lại cho cuộc phỏng vấn

Chuyện bây giờ mới kể về bức tượng “Thương Tiếc” được viết lại theo nội dung cuộc phỏng vấn của Lê Xuân Trường với nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu qua một video clip dài 36,57 phút vừa xuất hiện trên Youtube, bạn đọc có thể theo dõi qua địa chỉ:

https://m.youtube.com/watch?v=IJbgQGqBsCA&rdm=17jwyp50u&client=mv-google

Cuộc phỏng vấn của Nguyễn Xuân Trường với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Trong clip này, ở phần cuối dài hơn 5 phút, có đề cập đến thời gian đi học tập cải tạo của Đại úy Nguyễn Thanh Thu. Anh tâm sự cuộc đời của mình dính liền với tác phẩm Tiếc Thương, từ “danh vọng” đến “thê thảm”. Tại trại cải tạo trong thời gian bị “biệt giam” 22 tháng trong “thùng conex” [2] với lời buộc tội: “Tướng lãnh, sĩ quan xong giặc rồi là hết, còn anh vẫn lưu lại tư tưởng phản động qua tác phẩm….”.

Cán bộ trong trại chắc cũng chưa từng thấy bức tượng “Thương Tiếc” mà chỉ nghe đồn qua người Sài Gòn vì bức tượng đã bị giật sập và nấu thành kim loại sau năm 1975. Khi ở trong trại được khoảng 8 tháng, có lần “quản giáo” trong trại đề nghị anh Thu khai chỉ đóng vai phụ giúp trong việc tạc tượng còn tác giả đã ra nước ngoài!

Anh Thu đã trả lời một cách khẳng khái rằng anh đã “làm” thì anh “chịu”, tàu chìm thì anh chìm theo, máy bay rớt thì anh rớt theo, tượng chết thì anh chết theo… chứ không thể nào khác được. Anh Thu đã phải trả giá về sự “ngoan cố” của mình, nhưng một “phép lạ” đã xảy ra trên đường ra pháp trường sử bắn…

Nguyễn Thanh Thu diễn tả lại cảnh vì sao anh bị… điếc

Người xem video clip này dễ dàng nhận thấy giữa người phỏng vấn Lê Xuân Trường và người được phỏng vấn, anh Nguyễn Thanh Thu, đôi lúc không có sự “ăn ý” trong đối thoại. Chỉ ở đoạn cuối mới có câu trả lời tại sao anh Thu đã bị “điếc” trong thời gian đi cải tạo khiến cho những đối thoại trong cuộc phỏng vấn không được “trơn tru” như bình thường.

Nguyên do tại sao xin bạn đọc theo dõi phần cuối câu chuyện bây giờ mới kể trên video clip đã dẫn.

Bức tượng Thương Tiếc sau 30/4/1975  ***

Chú thích:
[1] Xem thêm bài viết “Phi Luật Tân thời hậu SARS” tại:
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/10/phi-luat-tan-thoi-hau-sars.html
[2] Thùng Conex: loại thùng bằng sắt để chứa hàng hóa trong quân đội Mỹ ngày xưa, có kích thước khoảng 3 mét mỗi chiều. Ngày nay thường thấy loại thùng này lớn hơn được chuyên chở trên các xe container.
[3] Xem thêm bài viết “Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa” tại:
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/nghia-tu-la-nghia-tan-nghia-trang-quan.html[/BLOCK]



Attachments area
Preview YouTube video Interviews Sculptor Nguyen Thanh Thu by Le Xuan Truong

Interviews Sculptor Nguyen Thanh Thu by Le Xuan Truong





__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Người cựu chiến binh Mỹ và tấm ảnh 33 năm Nguyễn Vạn Lý

$
0
0


 From: Tuyet Nguyen <
Sent:Sunday, April 17, 2016 10:23 PM
Subject: Fwd: Người cựu binh Mỹ và tấm ảnh 33 năm 

 
Người cựu chiến binh Mỹ và tấm ảnh 33 năm
Nguyễn Vạn Lý

A Vietnamese Soldier and young girl


    Đây chỉ là một tấm ảnh nhỏ, sờn cũ từ nhiều thập kỷ rồi. Nhưng tấm ảnh nhỏ bé ấy kể lại một câu chuyện ly kỳ và cảm động, và ám ảnh một chiến binh Mỹ tại Việt Nam trên 30 năm - cái hình ảnh một cô gái nhỏ chưa hề quen biết đã dẫn người cựu chiến binh Mỹ làm một cuộc hành trình trở lại Việt Nam, để hàn gắn đau thương quá khứ và tìm sự bình yên cho tâm hồn mình.

    Ðối với Rich Luttrell, người cựu chiến binh Mỹ, thì đi tìm một người con gái trong ảnh là một việc làm khó khăn nhất trong đời ông. Ông ngồi nhìn rừng già bên dưới chiếc Boeing 747, thần kinh căng thẳng với những xúc cảm đè nén. Nhưng tất cả những gì Rich có thể trông thấy là tấm ảnh ấy. Hình ảnh người con gái nhỏ ấy có gì mạnh mẽ đến nỗi Rich phải trở lại Việt Nam?

    Cô gái nhỏ ấy là ai? Tại sao Rich không thể chịu đựng được nỗi buồn bã của đôi mắt cô gái trong tấm ảnh? Rich thú nhận, "Mỗi khi tôi nhìn lại tấm ảnh, tôi dường như bị mê hoặc. Tôi cảm thấy đúng như thế kể từ ngày ấy, trong một cánh rừng già cách nước Mỹ nửa vòng trái đất."Ðó là cái giây phút mà một hành động thời chiến đã tạo cho Rich một gánh nặng trong suốt 33 năm.

    Năm 1967, Rich Luttrell gia nhập quân đội, khi là một thiếu niên 17 tuổi. Ðây là một cơ hội cho Rich thoát cảnh nghèo trong một khu gia cư rẻ tiền tại Illinois. Ông bỗng thấy mình trưởng thành, có được hai đôi giầy ống, một đôi giầy mới, và những quân phục mới. Trong đời ông, chưa bao giờ ông có nhiều quần áo như thế trong một lần. Ông nghèo, nhưng có lòng ái quốc. Ông quyết định ra đi và gia nhập Chiến đoàn dù 101. Giống như nhiều thanh niên khác, Rich được huấn luyện cho cuộc chiến tại Việt Nam.

    Ngày Rich tới đơn vị, chiếc trực thăng hạ cánh xuống một khu rừng già tại Việt Nam, và ông trông thấy những người thuộc trung đội ông đứng đó - cũng trạc tuổi ông. Có những người trông rất ngầu - nhất là mắt họ. Ông hoảng sợ kêu lên, "Lạy Chúa, con sẽ phải đường đầu với những gì ở đây?"

    Rich đã được huấn luyện như mọi người, để chiến đấu trong điều kiệncủa địch quân, nghĩa là phải chiến đấu du kích - đêm đi nằm phục kích, lùng và diệt địch. Lúc ấy Rich chỉ vừa mới 18 tuổi. Chàng thiếu niên bé bỏng từ khu gia cư rẻ tiền tại Illinois bỗng thấy mình ở trong một hoàn cảnh mà không một sự huấn luyện nào đủ sửa soạn cho rừng già Việt Nam. Tại đây trời nóng hoặc mưa, hoặc cả mưa và nóng. Không có nhà cửa, không giường chiếu, không nghỉ ngơi, và không ngừng sợ hãi. Rich chỉ là một thiếu niên gầy gò, vai đeo chiếc ba lô to hơn lưng, và phải học điều luật căn bản đầu tiên: phải tiếp tục tiến bước, tiến bước và tiến bước mãi.

    Có những lúc Rich phải trèo núi, và muốn chảy nước mắt và kêu lên, "Lạy Chúa, xin dừng lại. Con không thể đi được nữa. Và chúng tôi vẫn cứ phải tiểp tục như thế, từ sáng sớm tới đêm tối. Tôi nghĩ tôi sẽ phải làm gì khi đụng trận? Tôi không thể di chuyển được nữa. Tôi quá mệt. Tôi sẽ làm sao nếu gặp địch quân? Tôi chưa sẵn sàng cho một trận đánh."

    Và một ngày đặc biệt đã làm thay đổi tất cả. Hôm ấy nóng như thường lệ, giống như mặc áo choàng đứng trong một phòng bốc hơi nóng vậy. Rich không biết địch quân chỉ cách ông vài thước trong rừng già.

    Rich kể lại, "Từ khóe mắt tôi trông thấy một động đậy. Tôi có thể trông thấy một binh sĩ Việt Cộng ngồi tựa vào khẩu AK 47. Ðây là lần đầu tiên tôi trông thấy một lính Việt Cộng. Suốt đời tôi, tôi chưa bao giờ trông thấy họ."

    Rich mới 18 tuổi, và bỗng nhiên vô cùng sợ hãi, người như đóng băng lại. Ông biết không thể không làm gì, và ông phải có phản ứng, phải làm một cái gì. Ðấy là quyết định của Rich. Ông ở trong tầm đạn của địch quân. Cái chết chỉ cách một nhịp tim đập. Rich quay lại và nhìn thẳng mặt người lính Việt Cộng. Ông kể lại, "Dường như chúng tôi chăm chú nhìn nhau một lúc lâu. Và rồi giống như một chuyển động chậm, tôi bóp cò súng tự động của tôi. Tên địch ngã gục xuống. Ngay sau đó là một trận đụng độ dữ dằn. Tôi chưa đủ kinh nghiệm để nhào xuống đất. Và có một người nào đó giúp tôi, đẩy tôi nằm xuống."

    Rich có thể nhận thức rằng người lính Việt Cộng ấy đã có thể giết chết ông trước khi ông trông thấy hắn. Rich công nhận, "Chắc chắn như vậy. Và cho tới bây giờ tôi vẫn lấy làm lạ, và tự hỏi tại sao hắn không bắn tôi?"

    Nhưng đó không phải là điều ám ảnh Rich nhiều năm sau đó. Không phải là súng nổ, và cũng không phải việc giết người. Ngoài chiến trường thì lúc nào cũng có quá nhiều súng nổ và người chết.

    Chàng thanh niên 18 tuổi Rich Luttrell cuối cùng đã đụng địch quân và thoát chết. Người lính Việt Cộng ấy đáng lẽ ra đã giết Rich rồi. Nhưng kết quả ngược lại. Rich toát mồ hôi, chất adrenalin tỏa ra khắp người và cảm thấy như không đứng vững nữa, vì hành động vừa giết người.

    Thiếu kinh nghiệm, Rich tỏ ra rất xúc động sau vụ giết người lần đầu tiên, và kinh hoàng thấy các bạn đồng đội đi tìm kỷ vật trên xác địch quân. Có người cúi xuống rút ví của tên địch vừa mới bị Rich bắn chết. Một mẩu giấy rơi ra; Rich cúi xuống nhặt lên:đó là một tấm ảnh nhỏ nhô ra một nửa, trông giống khuôn mặt một cô gái nhỏ có mái tóc dài. Rich rút tấm ảnh ra, chỉ to bằng một con tem. Ðó là ảnh một người lính và một cô gái nhỏ. Họ là ai? Phải chăng đó là người lính Việt Cộng đã chết? Có phải người lính là bố cô gái không?

    Rich quyết định giữ tấm ảnh ấy. Ðúng ra, ông ngồi xuống, cúi nhìn người lính chết và nhìn tấm ảnh, rồi lại nhìn mặt anh ta. Hai người trong tấm ảnh quá trang nghiêm, quá buồn. Phải chăng họ chụp tấm ảnh này ngay trước khi họ từ giã nhau - trước khi người lính bỏ con gái ở lại, để ra đi và để bị Rich bắn chết. Rich cảm thấy đau đớn lắm. Nhưng chỉ trong vài phút, trung đội của Rich phải di chuyển. Rich nhét tấm ảnh vào ví.

    Cái gì đã khiến Rich phải giữ tấm ảnh? Rich trả lời, "Tôi không biết. Tôi đã suy nghĩ cả triệu lần rồi. Cái phần đầu tiên tôi trông thấy trong tấm ảnh là cô gái, và cô ta có một cái gì buồn bã lắm."

    Nhưng Rich không phải là một người lính bất đắc dĩ, không muốn giao chiến chiến với địch quân. Nếu Rich muốn sống thoát khỏi cuộc chiến, ông phải học cách giết người mà không hối tiếc, và Rich đã trở thành một chiến binh như thế.

    Tại cái nơi ghê gớm ấy, Rich mau lẹ trở nên cứng cỏi. Cuối cùng Rich là người được giao nhiệm vụ giải tỏa những đường hầm của địch quân. Ông trở nên thiện nghệ cận chiến. Rich đã nhìn thấy các bạn đồng đội tử trận. Ông quen giết địch quân, và cầu nguyện được thoát chết. Một lần trong đêm tối trên một ngọn đồi, đạn pháo kích nổ quanh mình và nghe thấy bạn đồng đội la hét và bị tan xác, Rich đưa ba lô lên che đầu và cầu nguyện, "Lạy Chúa, xin cho con đừng trúng đạn."Rich không nghĩ ông có thể tiếp tục được như thế trong sáu tháng nữa.

    Khi Rich chỉ còn 20 ngày nữa là được trở về Mỹ thì ông gặp nạn. Ðơn vị ông bị phục kích; ông được giao nhiệm vụ xông ra cứu một đồng đội bị bắn hạ. Trong lúc cứu bạn đồng đội, Rich bị trúng đạn vào lưng, và chính vết thương này giúp Rich được hồi hương sớm. Trong lúc ông được đưa lên trực thăng tải thương, Rich cảm thấy có lỗi, và bị dằn vặt vì những câu hỏi, Ta bỏ đi đâu? Ta sẽ làm gì? Ta bỏ dồng đội lại hay sao?

    Rich hồi hương với một hộp đầy huân chương, và kết hôn với Carole, một người bạn gái tại quê nhà. Thập niên 60 nhường chỗ cho thập niên 70; ông không bao giờ nói về cuộc chiến ấy. Thời đại đã thay đổi. Rich có đời sống riêng - hai người con gái, một việc làm tốt tại Sở Cựu Chiến Binh Illinois. Ông cố gắng quên cuộc chiến Việt Nam, và tập trung vào tương lai với Carole.

    Carole nói, "Chồng tôi thực sự không nói về chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm. Ðó là một cái gì chồng tôi muốn giữ rất riêng tư và giấu kín."

    Rich có thể trốn tránh cuộc chiến, nhưng không không thể trốn tránh được cô gái nhỏ mà ông mang trong ví. Thực sự đã có một ràng buộc đặc biệt giữa Rich và cô gái trong tấm ảnh. Ðây là một điều lạ lùng. Rich đã chứng kiến và đã quên nhiều kinh hoàng trong cuộc chiến, nhưng khuôn mặt của cô gái trong tấm ảnh cứ tiếp tục ám ảnh tâm trí ông. Tấm ảnh nặng không tới một gam mà đè nặng tâm trí ông một cách khủng khiếp.

    Vào mùa Giáng Sinh, các con gái ông thường hỏi mẹ mua quà gì cho Rich, và quà tặng ông thường nhận lại là ví da. Hàng ngày người ta thường rút ví ra để trả tiền bằng tiền mặt hoặc bằng credit card, và mỗi lần như thế, Rich lại có dịp kéo tấm ảnh nhỏ ra. Ðối với Rich thì đó là một cô gái tội nghiệp, đã không còn bố chỉ vì ông.

    Rich biết nếu ông không giữ tấm ảnh thì ông đã không có những ý nghĩ tội lỗi này. Rich xác nhận, "Tôi hoàn toàn đồng ý. Sau nhiều năm tôi thành thực nói là đã có nhiều lần tôi hối tiếc đã giữ tấm ảnh ấy."

    Carole rất thông cảm và ủng hộ chồng, nhưng bà thấy chồng muốn thoát khỏi ám ảnh ấy thì phải vất tấm ảnh ấy đi. Một lần bà hỏi chồng, "Tại sao anh không vất bỏ tấm ảnh? Hãy liệng bỏ nó đi, loại nó khỏi cuộc đời anh, để anh có thể quên và tiếp tục sống."

    Nhưng Rich không thể liệng bỏ hoặc hủy hoại tấm ảnh được. Ông biết ông phải làm một cách đặc biệt nào đó, phải làm một cách trong kính trọng và danh dự, bởi vì ông nghĩ người lính ấy là một người can đảm.

    Năm 1989, hơn hai mươi năm sau khi từ Việt Nam trở về, việc giải quyết tấm ảnh đã rõ ràng và cấp bách. Rich và Carole nghỉ phép hàng năm. Hai người quyết định đi thăm Bức Tường Kỷ Niệm Chiến Binh Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Tại đó Rich biết mình phải làm gì với tấm ảnh nhỏ cũ kỹ này. Rich nghĩ rằng cách tốt nhất là bỏ tấm ảnh tại Bức Tường.

    Ngồi trong khách sạn, Rich quyết định phải làm cho đúng. Ông ngồi trên giường với một tập giấy trong tay. Ông suy nghĩ tìm cách nói chuyện với người lính trong tấm ảnh. Trong vài phút, Rich viết xong một lá thư ngắn, gồm có một vài điều ông vẫn từng muốn nói. Ông viết:

    Thưa ông, trong suốt 22 năm nay, tôi giữ ảnh ông trong ví. Hôm ấy tôi mới có 18 tuổi, khi chúng ta trông thấy nhau trên con đường mòn gần Chu Lai, Việt Nam. Xin tha thứ cho tôi đã giết ông. Ðã nhiều lần trong những năm qua, tôi nhìn ảnh ông và người con gái tôi đoán là con ông. Mỗi lần tim tôi bừng cháy với nỗi đau tội lỗi. Xin ông tha thứ cho tôi."

    Mỗi khi Rich đọc lại những hàng chữ trên đây, và ngay cả bây giờ, ông lại cảm thấy một cái gì. Ngày hôm sau, Rich đặt tấm ảnh và lá thư ngắn ấy tại chân Bức Tường, bên dưới tên của 58,000 binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam. Rich nói, "Hành động ấy giống như sự đứng nghiêm chào lần cuối cùng. Người lính ấy chết vì chiến đấu cho niềm tin của ông ta. Và đây là một cách vinh danh và tôn kính ông ta."

    Vào lúc ấy hai người không còn là kẻ thù nữa. Rich nói, "Ông ta không còn là kẻ thù nữa, mà là một người bạn. Giống như chào vĩnh biệt một người bạn. Vào lúc đó, giống như tôi vừa chấm dứt một trậnđánh, buông ba lô xuống để nghi ngơi. Cái gánh nặng tôi mang nay không còn nữa."Phải, tất cả đã mất rồi, và Rich bây giờ cảm thấy nhẹ nhõm, tự do và thoải mái.

    Làm thế nào Rich biết được sức mạnh thực sự của tấm ảnh nhỏ bé ấy, của cô gái nhỏ có đuôi tóc, mà bây giờ không còn nhỏ nữa?

    Tấm ảnh của Rich đã mất rồi. Mặc cảm tội lỗi cũng mất luôn. Cái gánh nặng đã được vất bỏ tại Bức Tường hùng vĩ ấy. Và trở lại Illinois, Rich và Carole bắt đầu cuộc đời mới, sau khi nghe lời khuyên của vợ loại bỏ tấm ảnh để tránh cái tâm trạng ngã lòng mỗi khi trông thấy tấm ảnh. Rich vất bỏ tấm ảnh năm 1989.

    Hoặc Rich tưởng đã có thể vất bỏ được. Hàng ngày, hàng trăm người bỏ lại nhiều kỷ vật tại Bức Tường này. Và mọi vật kỷ niệm, dù tầm thường hay thiêng liêng, đều được nhân viên của công viên thu thập lại - kể cả tấm ảnh nhỏ và lá thư xin lỗi của Rich. Tấm ảnh ấy tình cờ nằm trên cùng của một cái hộp, và nằm ngửa lên. Và cũng tình cờ Duery Felton, một cựu chiến binh Mỹ khác, trông thấy. Durey hiểu ngay đây là một cái gì khác thường.

    Duery là quản lý phòng sưu tập tại đài Kỷ Niệm Chiến Binh Việt Nam. Ông tự hỏi tấm ảnh này là gì, và cầm lên xem. Ông đã từng trông thấy đủ thứ tại Bức Tường, nhưng chưa bao giờ thấy ảnh một binh sĩ địch quân. Ông vui sướng trông thấy bộ quân phục màu xanh lá cây ấy.

    Trong hơn 30 năm Duery chưa bao giờ trông thấy bộ quân phục màu xanh ấy. Một câu hỏi hiện lên trong tâm trí ông "Người con gái này là ai? Có phải là con gái hay cháu gái của người linh Việt Cộng này?"

    Rồi Duery đọc lá thư xin lỗi của Rich. Ông nhớ lại khi còn chiến đấu tại Việt Nam, ông đã từng giúp khiêng xác đồng đội, những bao đựng xác và những ponchos. Ông đọc lá thư về việc giết người ấy. Thực là khó khăn khi phải làm quyết định ấy, một duyết định chỉ làm trong vài giây đồng hồ, nhưng người ta sẽ phải ân hận suốt đời. Durey cảm thấy có một cái gì an ủi, khi   được biết có người cũng trải qua kinh nghiệm ấy, và viết lại lên giấy.

    Duery dùng lá thư xin lỗi và tấm ảnh của Rich trong các cuộc trưng bầy về Bức Tường, dậy cho thế hệ mới về chiến tranh, và chiến đấu trong chiến tranh có hậu quả gì cho con người. Tấm ảnh ám ảnh Rich bao nhiêu năm, bây giờ lại mê hoặc một cựu chiến binh Việt Nam khác.

    Cái gì trong tấm ảnh ấy mạnh mẽ đến nỗi bây giờ đến lượt Duery phải ôm giữ nó và không bỏ đi được? Có thể tấm ảnh đã vang vọng lên trong tâm thần của Duery, và gây một hậu quả sâu xa cho ông.

    Dĩ nhiên tại Rochester, Illinois, Rich không biết gì về Duery. Rich tiếp tục cuộc đời của ông. Ông chứng kiến hai con gái trưởng thành và sinh con đẻ cái. Bây giờ ông cưng chiều hai cô cháu ngoại của ông. Ông tìm cách đưa người con gái trong tấm ảnh ra khỏi tâm trí ông.

    Nhưng người con gái ấy bây giờ lại ám ảnh Duery Felton. Khi một nhà xuất bản yêu cầu Duery giúp in ra một ấn bản về Bức Tường, ông biết rằng ông phải đưa tấm ảnh của cô gái và lá thư xin lỗi vào ấn bản ấy. Duery nói, "Tấm ảnh này ám ảnh tôi nhiều năm, và tôi không biết cô ta là ai."

    Cuốn sách có tựa là "Của Dâng Hiến Tại Bức Tường" và in tấm ảnh và lá thư xin lỗi của Rich. Ðây là một cuốn sách đơn giản, trình bày những hình ảnh, những ám ảnh, những kỷ niệm và lòng kính trọng của những người có liên hệ với Bức Tường. Một hôm cuốn sách này xuất hiện trên bàn giấy của dân biểu tiểu bang Ron Stephens. Stephens lật từng trang cuốn sách, và tới một trang đặc biệt có một tấm ảnh mà ông chưa từng trông thấy, và bỗng nhiên ông bị xúc động mạnh. Ông chợt nhận thức ông biết người lính ấy, ông biết tấm ảnh ấy.

    Làm thế nào ông Stephens biết được tấm ảnh ấy? Ông ta chưa bao giờ nhìn thấy tấm ảnh, nhưng ông đã nghe người bạn thân là Rich kể nhiều lần. Stephens nói, "Tôi thực sự tuột xuống khỏi Bức Tường, và ngồi phiá sau Bức Tường cầm tấm ảnh này và biết nó là tấm ảnh của Rich. Tôi biết câu chuyện Rich bỏ tấm ảnh tại chân Bức Tường. Chúng tôi nói về chuyện này nhiều lần rồi."

    Năm 1996, bảy năm sau khi Rich nghĩ có thể chào vĩnh biệt tấm ảnh lần cuối cùng, thì ông Stephens vội vã lái xe lại ngay văn phòng của Rich. Rich đang họp với một người nào đó, nhưng Stephens xen vào và nói, "Tôi cần nói chuyện với anh,"và đặt cuốn sách lên bàn của Rich, và yêu cầu Rich mở trang 53.

    Rich mở trang 53 của cuốn sách, và trước mắt ông là tấm ảnh và lá thư xin lỗi gửi người lính Việt Cộng ông bỏ lại bên Bức Tường. Rich lập tức xúc động và bật khóc. Vẫn tấm ảnh người con gái ấy, và đôi mắt buồn bã chăm chú nhìn ông, không chịu quay đi chỗ khác. Rich có cảm tưởng như người con gái muốn buộc tội ông. Lúc ấy Rich như ở trong một cơn ác mộng, và muốn hỏi cô gái muốn gì ở ông.

    Nỗi ám ảnh cũ bây giờ trở lại với Rich, mạnh mẽ hơn bao giờ. Rich biết ông phải lấy lại tấm ảnh. Thế là Rich liên lạc với Durey, người cũng đang bị tấm ảnh ám ảnh. Durey bay từ Hoa Thịnh Ðốn tới Illinois, và tận tay trao trả Rich tấm ảnh. Thực là một truyện kỳ lạ. Hai người đàn ông không quen biết nhau, chưa từng gặp nhau, nay ôm nhau khóc vì một cô gái nhỏ mà cả hai đều không biết.

    Rich cầm lấy tấm ảnh, và tâm hồn ông là một vết thương tái phát. Ông biết ông phải tìm cách hàn gắn vết thương này. Một buổi tối ông cho vợ biết đây có thể là một sự huyền bí hoặc là định mệnh. Nhưng dù là gì, ông cảm thấy ông phải trả lại tấm ảnh này, có nghĩa là ông sẽ đi tìm người con gái trong tấm ảnh và gia đình người lính Việt Cộng đã bị ông giết.

    Nếu như ông biết người con gái ở đâu thì công việc dễ dàng quá, chỉ việc bỏ tấm ảnh vào phong bì và gửi tấm ảnh này ra khỏi cuộc đời của ông. Nhưng ông không làm thế được. Ông không biết tên và địa chỉ người con gái. Ông không có một ý niệm bây giờ người con gái trông như thế nào.

    Carole cố gắng khuyên nhủ ông đây là một việc không đơn giản và không thể thực hiện được. Ông không thể đi Việt Nam tìm người con gái được, vì ông không biết tiếng Việt, không quen một ai tại Việt Nam. Ngay tìm một người tại Hoa Kỳ cũng đã khó khăn lắm rồi, huống chi tìm một người hoàn toàn xa lạ cách đây hơn 30 năm, già hơn 30 tuổi trong một quốc gia hoàn toàn khác lạ, nhất là quốc gia ấy từng có thái độ thù nghịch với Hoa Kỳ.

    Ðây là những lý do đúng và hợp lý để loại bỏ ý định của Rich. Bà vợ nhấn mạnh, "Nếu chồng tôi quyết định thực hiện ý định thì ông ấy cứ việc tự đi mà làm. Tôi không cản trở chồng tôi. Nhưng tôi nói với chồng tôi việc này không thể làm được, hãy bỏ cuộc và quên đi, không đáng làm đâu. Tôi thực sự đã chán ngấy chuyện này rồi."

    Carole công nhận bà đã chán nghe chuyện về tấm ảnh này rồi. Ðây chỉ là một sự ám ảnh. Carole cũng bị đau đớn như Rich vậy, mặc dù lý do khác nhau. Cái mà Carole ao uớc là Rich cỏ thể quên được nỗi ám ảnh và tìm được sự bằng an của tâm hồn.

    Tấm ảnh của hai bố con người lính Việt Cộng đã âm thầm làm nhiệm vụ trong nhiều năm. Nhưng bây giờ nó gây hứng khởi cho một việc làm được coi là không thể thực hiện được. Rich chỉ muốn được cô gái ấy buông tha, và Rich sẽ cố gắng tìm cô ta, nếu đó là điều cô gái ấy muốn.

    Rich không biết tên và địa chỉ cô gái, và bây giờ hình dáng cô ta trông thế nào, bao nhiêu tuổi, và nhất là cô ta còn sống không? Nhưng Rich biết ông phải tìm ra người con gái. Rich nghĩ nếu ông công khai cho mọi người biết ông đang tìm cô gái thì có lợi hơn. Vì thế Rich trả lời một cuộc phỏng vấn cho tờ báo St. Louis Post Dispatch, và câu chuyện được đăng lên trang nhất của tờ Post Dispatch.

    Rich cứ tiến hành dự định. Ông gấp bài báo ấy, nhét vào một phong bì cùng với một lá thư gửi cho Ðại sứ Hà Nội tại Hoa Thinh Ðốn. Rich giải thích với ông Ðại sứ rằng ông muốn một sự giúp đỡ để tìm ra người con gái, và gia đình người lính trong tấm ảnh. Ông dại sứ hứa chuyển tài liệu về Hà Nội và cho biết phải có phép lạ mới có kết quả.

    Giống như tìm kiếm một cây kim trong đống rơm. Ðây là một quốc gia có 80 triệu dân. Chính Rich cũng không tin tưởng lắm. Rich thực tình không hy vọng sẽ có kết quả. Từ đáy lòng ông đã không tin tưởng, nhưng ông biết đây là một việc phải làm. It nhất ông phải thử cho biết.

    Và thế là một bản sao của tấm ảnh được gửi tới Hà Nội, tại đấy chủ bút một tờ báo nhận thấy đây là một truyện hấp dẫn. Ông ta cho đăng tấm ảnh với lời kêu gọi “Có ai biết những người này không?”

    Nếu bài báo ở Hà Nội không đạt mục tiêu ngay thì nó cũng âm thầm tạo ra kết quả. Báo chí có hai công dụng: công dụng thứ nhất là thông tin, và công dụng thứ hai là trở thành báo cũ để gói hàng. Chính công dụng thứ hai này đã đưa tới két quả.

    Một người ở Hà Nội gửi một món quà về quê biếu mẹ. Ông ta dùng cái tờ báo đăng tấm ảnh của Rich để gói món quà, và gửi về cho bà mẹ ở một niềm quê xa. Tuy thế câu chuyện cũng có thể chấm dứt ở đây - nếu không vì một tình cờ, bài báo đó đã về đúng chỗ.

    Mảnh giấy báo gói đồ ấy về tới một làng quê xa Hà Nội, tại đó bà mẹ mở gói đồ của con, và trên tờ giấy báo nhàu nát, hình ảnh người lính Việt Cộng đập vào mắt bà gìa. Bà ta biết người trong tấm ảnh. Thế là bà ta cầm tờ báo đi tới một thôn xóm nhỏ bé, và bảo cho chị em một nhà kia biết tấm ảnh là bố của họ.

    Thật là một điều không tưởng, giống như tấm ảnh nhất định không chấp nhận bị từ chối. Trái với mọi khó khăn tưởng như không qua được, tấm ảnh như một mũi tên trúng đích.

    Từ Mỹ quốc cách xa ba ngàn dặm, Rich sẵn sàng chờ đợi lâu dài hơn nữa. Nhưng chỉ vài tuần sau, một lá thư của Ðại sứ Hà Nội tới hộp thư của ông. Lá thư đó viết:

    "Có một người tên là Nguyễn Văn Huệ viết thư cho biết ông ta tin rằng tấm ảnh của ông chính là ảnh của thân phụ ông ta, và người con gái nhỏ ấy là chị ông ta

    Ba mươi năm sau khi trông thấy tấm ảnh lần đầu, cuối cùng Rich biết người con gái ấy còn sống. Trong suốt cuộc đời, người con gái ấy ở cùng một chỗ. Như vậy Rich đã tìm thấy người con gái ấy, tên là Lan, và đã có con cái.

    Thực là không ngờ đối với Rich. Thoạt đầu ông không thể tin kết quả mau lẹ như vậy. Rich rất xúc động và tự hỏi không biết những người con này có thú ghét ông vì đã giết cha họ không. Ông bắt đầu lo lắng hai người con có thể hiểu lầm về việc ông tham chiến tại Việt Nam. Rich rất cởi mở và thành thực. Vì trong thư của người con có nói tới tội lỗi và lòng hối tiếc của ông. Ông thấy cần phải bày tỏ cho họ biết có sự khác biệt giữa tội lỗi và hối tiếc. Rich mang trong lòng một mặc cảm tội lỗi nào đó vì cái hành động giết cha của họ, nhưng ông không hề có một hối tiếc nào với tư cách của một quân nhân, cũng không hối tiếc đã tham chiến tại Việt Nam. Và ông nghĩ rằng điều quan trọng là họ phải hiểu như thế.

    Rich mong đợi gì ở hai người con này? Dẫu sao ông cũng đã giết cha họ. Ông không mong đợi gì, không biết họ thù ghét và tức giận ông hay không. Người con gái mất bố ấy cảm thấy thế nào? Nàng có coi ông như một con quái vật trong những năm ấy không? Con gái của ông sẽ nghĩ thế nào về một người đã giết ông?

    Rich không có nhiều thời giờ suy nghĩ về phản ứng của hai người con này vì một lá thư thứ hai đến với ông. Lần này chính cô gái trong tấm ảnh viết cho ông. Ông vội chạy đi tìm người thông dịch. Lá thư viết:

Kính gửi ông Richard, đứa nhỏ mà ông đã chăm sóc qua tấm ảnh trong hơn 30 năm bây giờ đã trưởng thành rồi. Dứa nhỏ ấy đã trải qua nhiều đau khổ trong tuổi thơ ấu vì đã mất bố và nhớ thương bố. Tôi hy vọng ông sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình tôi.

    Niềm vui và hạnh phúc? Rich vô cùng kinh ngạc. Như vậy cô gái đã tha thứ cho Rich? Nhưng tin vui vừa nhận được thì tất cả dường như rơi vào tuyệt vọng. Sau một cuộc điều tra nội bộ, chính phủ Hà Nội kết luận thân phụ của Nguyễn Thị Lan không thể là người trong tấm ảnh, bởi vì hồ sơ quân đội chứng minh thân phụ cô ta không tử trận tại nơi Rich nhớ đã bắn chết ông ta.

    Rồi ba gia đình khác cho Rich biết tấm ảnh ấy là của họ. Người trong ảnh là bố họ, chứ không phải là bố của Nguyễn Thị Lan.

    Làm sao Rich có thể biết chắc tin nào đúng. Người Việt Nam không giữ được hồ sơ thật chính xác. Có khoảng 3 triệu người Việt chết trong cuộc chiến mà tới nay vẫn còn 300,000 lính Việt Cộng được coi là mất tích.

    Nhưng rồi có một lá thư nữa xác định niềm tin của Rich đã đạt tới kết cục. Ðó là thư của một đồng đội của người lính trong ảnh, một người quen biết thân phụ của Nguyễn Thị Lan kể từ khi hai người còn nhỏ, và đã chiến đấu bên nhau. Người ấy đoan chắc người trong tấm ảnh là cha của Nguyễn Thị Lan.

    Bây giờ Rich rất tin vào kết quả cuối cùng. Khi sự việc đã sáng tỏ, Rich trao đổi nhiều thư từ với gia đình, và đi đến quyết định trao trả lại tấm ảnh cho gia đình người chết. Thoạt dầu Rich định gửi trả lại bằng thư, nhưng rồi cuối cùng Rich hiểu. Chính ông phải bay sang Việt Nam, mang theo tấm ảnh ấy. Ông nghĩ đây là điều ông cần làm và phải làm.

    Nhưng làm thế nào Rich có thể đương đầu với Việt Nam, với cô gái và gia đình cô ta? Chính Rich có thể nào nhìn tận mặt kẻ đã giết cha mình trong chiến tranh không? Rich không biết câu trả lời. Ông nhận rằng có một sự nguy hiểm, không biết gia đình người tử sĩ sẽ phản ứng thế nào.

    Việc gặp gia đình người lính Việt Cộng không dễ dàng đối với Rich. Nhưng chính tại đây vào mùa xuân năm 2000, Rich sửa soạn đương đầu với quá khứ. Ông cảm thấy bị cuốn trôi theo sự việc, như thể ông bị chi phối bởi câu chuyên mà chính ông khởi đầu. Ðôi khi Rich thấy khó hiểu, nhưng vẫn nghĩ rằng đây là việc chính đáng mà ông phải làm.

    Nhiều năm trước ông đã thề không bao giờ trở lại Việt Nam nữa. Ông đã chứng kiến quá nhiều cảnh bắn giết, quá nhiều kinh hoàng. Tất cả những đau khổ ấy phản chiếu trong tấm ảnh nhỏ ấy.

    Tấm ảnh ấy có lẽ chụp tại một tiệm ảnh địa phương nào đó, tại dó người lính cùng chụp với người con gái để làm kỷ niệm cho cha nhớ con và con nhớ cha, khi ông ta ra đi chiến đấu. Giống như một vật có đời sống, tấm ảnh ấy đi từ một binh sĩ tử trận trên một con đường mòn, tới một người lính Mỹ, đài kỷ niệm chiến tranh, một cuốn sách, một chiếc ví, và tới một gói trên đuờng hồi hương.

    Rich và Carole lên máy bay. Không còn đường rút lui nữa. Ðối với Rich, cuộc hành trình này sẽ đánh dấu sự khởi dầu của một chấm dứt. Sự chấm dứt một nỗi ám ảnh trên 30 năm của một tấm ảnh người lính Việt Cộng và con gái.

    Không có gì ám ảnh hơn là khuôn mặt cô gái, mà Rich biết bây giờ không còn giống như thế nữa. Nhưng chính Rich cũng đã thay đổi và ngay cả Việt Nam nữa. Ðối với Rich, Việt Nam vừa xa lạ vừa gần gũi. Trên tất ca, nó là cái gì làm căng thẳng trí óc. Ngày hôm trước khi gặp nhau, Rich rất căng thẳng. Ông nói, Tôi thà phải ra trận còn hơn phải gặp cô gái này.”

    Ðó là một ngày thứ Tư u ám tại Hà Nội. Trời có vẻ sắp mưa trong lúc Rich bước lên một chiếc xe van để làm một chuyến đi hai giờ rưỡi tới làng của Lan. Chiếc xe chạy qua một vùng rất xa lạ, qua những chợ dầy những khuôn mặt ngạc nhiên trông thấy một đám du khách và người Mỹ tóc bạc này.

    Càng gần tới làng, trên xe van Rich càng bồn chồn cựa quậy. Rồi bỗng nhiên, Rich và Carole tới nơi. Ðây chính là nơi người lính ảm đạm nghiêm trang ấy từng sống và có con cái. Ðây là nơi người lính ấy không bao giờ trở lại.

    Rich hoang mang, Và sau dó bước qua một bức tường đá, Rich trông thấy người đàn bà. Rich tin chắc đã trông thấy người đàn bà này rồi. Rich phải mất vài phút để lấy lại bình tĩnh, rồi tiến lại phía người đàn bà. Và bây giờ hai người đối diện nhau. Hai người chưa từng thấy nhau bao giờ. Trong vài giây, hai người không biết nó gì. Họ là hai người thân mật nhưng xa lạ. Ông lập lại câu nói tiếng Việt mà ông đã học thuộc lòng:

    “Hôm nay tôi trả lại tấm ảnh của cô và cha cô mà tôi đã giữ 33 năm. Xin tha thứ cho tôi.


    Cuối cùng tất cả tuôn ra - như một sự giải thoát đau đớn kinh hoàng. Dường như ngay lúc này người con gái cuối cùng đã có thể chịu được sự đau khổ, khóc gọi người cha mà cô không thực sự biết rõ.

    Cô ôm lấy Rich và khóc. Cô ôm chặt lấy Rich như thể Rich chính là cha cô, cuối cùng đã trở về từ cuộc chiến. Người em cô cho biết cả hai chị em dị đoan tin rằng linh hồn người cha sống qua Rich. Ðối với họ, ngày hôm nay linh hồn cha của họ đã trở về với họ.

    Cả làng tuôn ra xem tấm ảnh trả lại. Thực ra đó là một đại gia đình, tất cả làng thương tiếc người tử sĩ. Họ biết điều ấy có ý nghĩa như thế nào đối với Lan, và tấm ảnh đã gây xúc động cho mọi người.

    Người ta có thể trả lại thế nào một cái gì mạnh mẽ như tấm ảnh ấy? Một lần Rich đã nghĩ tới một nghi thức trang trọng, nhưng cuối cùng chỉ là một câu nói đơn giản của Rich, Nói cho cô ấy biết đây là tấm ảnh tôi lấy từ ví của cha cô ấy cái ngày tôi bắn chết ông ta, và hôm nay tôi mang trả lại.”

    Người con gái nhỏ ấy nay đã 40 tuổi, và đây là lần đầu cô ta cầm được hình mình và hình cha trong tay. Cô ta vùi mặt vào hình ảnh người bố. Ðây là lúc cô ta có thể nhìn bố gần nhất kể từ khi cô lên 6 tuổi và người bố ra đi. Như thể tất cả gánh nặng đã hoán chuyển trong khi tấm ảnh nhỏ này truyền tay. Bây giờ chính Rich là người an ủi Lan.

    Ðây là tấm ảnh duy nhất và đầu tiên của người lính Nguyễn Trọng Ngoạn mà con cái có được. Lan và người em tên Huệ đặt tấm ảnh lên bàn thờ cha mẹ. Rich cũng tham dự nghi lễ cầu nguyện trước bàn thờ.

    Rich nói,Thân phụ của họ là một người can đảm, và ông chết là một chiến sĩ can trường. Ông ta không bị đau đớn. Tôi rất tiếc.”

    Lan và Rich ôm nhau khóc. Hiển nhiên bây giờ Lan đã tha thứ cho Rich. Và trong những giờ sau đó, Rich trở nên gần như một người trong gia đình. Rich có dịp gặp lại bạn đồng đội của người lính đã chết, và những kẻ thù cũ trao đổi những kỷ niệm chiến tranh, như thể họ là đồng đội cùng chiến đấu bên nhau, trong cái góc nhỏ bé này của thế giới, nơi có những mộ bia ghi tên những chiến binh Bắc Việt không trở về.

    Nhưng có lẽ còn có một cái gì đáng kể hơn nữa. Một cái gì trong Rich, bây giờ đã thay đổi 33 năm sau khi Rich bóp cò súng trong khu rừng già nóng nực ấy, trong cái ngày khó hiểu ấy. Bây giờ Rich đã tự tha thứ cho mình.

    Rich bước đi, tự nhủ việc này “quá khó.” Rất khó cho Rich trở lại được đây, và cũng quá khó cho Rich từ giã nơi đây. Rich và Lan ôm nhau từ biệt. Trở lại xe van, Rich bật lên khóc.

    Ba mươi ba năm trước đây, Rich tới quốc gia này để tham chiến. Hôm nay ông trở lại để tìm hoà bình. Ông bỏ lại tấm ảnh và cả một hồn ma nữa. Cái ám ảnh của cô gái cuối cùng đã mất đi, thay thế bằng hình ảnh một người đàn bà vẫn còn sống sau cái chết của thân phụ, và cũng đã tha thứ cái người đã giết cha mình.

    Tấm ảnh đem Rich và Lan lại gần nhau và có thể giúp họ liên kết với nhau nữa. Rich cho biết ông sẽ liên lạc với Lan và gia đình. Ông cũng hy vọng câu chuyện ông đã đương dầu với quá khứ có thể giúp những cựu chiến binh khác đương đầu được với hoàn cảnh của họ. Nhiều cựu chiến binh đã trở lại Việt Nam 25 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt.

    Ðối với Rich trở lại Việt Nam với tấm ảnh ấy giống như trở lại dự trận đánh cuối cùng. Và bây giờ chuyến trở lại Việt Nam đem lại cho Rich nhiều an ủi. Ông bây giờ đã trút được gánh nặng.

    Gần một năm sau Rich vẫn còn mang trong lòng cái giây phút cuối cùng ấy, giống như một lá bùa may mắn, cái giây phút thay đổi của đời ông. Ông nói,Khi tôi cầm tay và ôm cô ta, tôi cảm thấy như bỏ ba lô xuống và nghỉ ngơi, mọi thứ đều xong cả rồi.”

    Rich vẫn chưa hiểu được - làm thế nào ông đã giết một người, mà lại chiếm được cảm tình gia đình của người ông đã giết? Làm thế nào những đau khổ trong những năm ấy, bỗng nhiên biến mất một cách giản dị như thế.

    Trước khi trở lại Việt Nam, Rich không thể che giấu những mối lo lắng ông cảm thấy về Việt Nam - những nỗi đau buồn về tấm ảnh tội lỗi - những cảm xúc như thế thật là rõ ràng tại Việt Nam. Bây giờ những cảm giác ấy đâu? Rich nghĩ rằng ngay khi ông trông thấy người con gái ấy, các cảm giác ấy biến mất. Chính cô gái là người giải tỏa những cảm giác tội lỗi của ông.

    Hai bên vẫn trao đổi thư tín, Rich và chị em Lan và Huệ. Huệ, người con trai viết cho Rich,Trong thời gian ông viếng thăm gia đình tôi, mọi người trong làng nhận thấy ông là người rất tốt và tử tế. Khi ông rời Việt Nam, tôi cảm thấy như cha tôi đã trở về.”

    Trong một thời gian lâu dài, một góc tim của Rich buồn bã lạnh lẽo. Bây giờ trái tim ấy hân hoan ấm áp trở lại. Ông nói, Bây giờ chỉ là niềm vui, không còn đau buồn nữa.

    Hành động đầy thiện tâm của Rich không những giúp Rich thoát khỏi nỗi ám ảnh khôn nguôi trong suốt 33 năm, mà còn đem lại an ủi lớn lao cho hai người con của người lính Việt Cộng đã bị Rich bắn chết, vào một ngày mùa hạ trong khu rừng già ấy. Những tâm hồn một thời phong ba bão táp, nay đã có thể yên nghỉ.


***




__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam

$
0
0


From: 16 tranmuoisau
Date: 2016-04-18 6:39 GMT-05:00
Subject: Những ngày cuối cùng ở Việt Nam – Đinh Từ Thức
To:

 
Bài đọc suy gẫm:  Bài điểm phim “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và Phép lạ bị lãng quên”, tác giả Đinh Từ Thức tức “The Last Days in Viet Nam”, phim tài liệu do đạo diễn Rory Kenedy thực hiện. Hình ảnh chỉ là minh họa.

  Những người Mỹ xuất hiện trong The Last Days in Viet Nam. Hình dưới:  Đại Tá Stuart A. Herrington người trách nhiệm điều hợp cuộc di tản từ tòa Đại sứ Mỹ trả lời phỏng vấn.

Last Days in Vietnam là bộ phim tài liệu mới nhất về những ngày cuối cùng trước khi VNCH tan rã vào 30 tháng Tư, 1975. Trước đây đã có hai bộ phim tài liệu với nội dung tương tự: The Fall of Saigon The Lucky Few. Bộ phim mới này đã gây tiếng vang trước khi được phổ biến rộng rãi.

Last Days in Vietnam do Rory Kennedy, con gái út của Bộ Trưởng Tư Pháp và Nghị Sĩ bị ám sát Robert Kennedy, sản xuất cho hệ thống PBS, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nam VN rơi vào tay cộng sản. Bộ phim này mới được chiếu ra mắt tại một số rạp ở California, và Washington DC vào tháng 9 và đầu tháng 10, 2014, và sẽ được cho chiếu rộng rãi vào tháng Tư, 2015. Vì nội dung tương tự, có người tưởng lầm đây là một trong hai bộ phim cũ được chiếu lại. Thật ra, The Fall of SaigondoMichael Dutfield sản xuất cho Discovery Channel đã ra đời từ 1995, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất Sài Gòn. Còn The Lucky Few do Hải Quân Hoa Kỳ (US Navy) sản xuất năm 2010, vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày mất miền Nam VN, ghi lại vai trò của hộ tống hạm USS Kirk trong cuộc di tản của toàn thể hạm đội VNCH từ Sài Gòn tới Philippines.

“Hậu sinh khả uý”, tuy cùng là những tài liệu và nhân vật thật, nhưng bộ phim mới nhất có những ưu điểm so với hai bộ phim trước. Về mặt kỹ thuật, Last Days in Vietnam được chiếu ở rạp, với màn ảnh lớn và âm thanh tốt, làm tăng cảm giác của người xem. Về nội dung, tuy cũng là phim tài liệu như hai bộ phim trước, nhưng phim này “có đầu có đuôi” như một cuốn phim truyện. Xem xong, ngoài những hình ảnh đặc biệt, có khi lần đầu tiên được thấy, cuốn phim còn để lại trong lòng người xem những điều đáng suy nghĩ, về danh dự, về trách nhiệm, và tình người.

Từ hoà bình không danh dự…
Hội nghị bàn tròn tại Paris, Hiệp định Ba Lê 1972 thực ra là hiệp định đơn phương giữa Mỹ và cs. Bắc việt.
Cuốn phim đã bắt đầu bằng hình ảnh và tài liệu về kết quả Hội nghị Hoà bình Paris 1973: Chấm dứt chiến tranh trong danh dự. Nhưng những người ký tên vào Hiệp Định, và những người long trọng hứa bảo vệ hoà bình bằng mọi giá đã coi thường danh dự của mình. Sau khi quân chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam, và sau khi Tổng Thống Nixon phải từ chức vì vụ Watergate, chiến tranh tiếp diễn tàn ác hơn trước khi có hiệp định hoà bình.

Frank Snepp, một cựu nhân viên CIA xuất hiện trong phim, nói Hiệp Định Paris là một ‘tuyệt tác mơ hồ” (masterpiece of ambiguity), hàm ý văn bản Hiệp định Hoà bình thiếu rõ ràng, khiến cộng sản Hà Nội có thể gia tăng chiến tranh, chiếm trọn miền Nam trong hai năm. Nhận định này không chính xác. Với Cộng Sản, những người theo cơ hội chủ nghĩa, khi đặt bút ký vào một thoả hiệp, là nắm lấy một điểm tựa đề chờ cơ hội, bất chấp văn bản thoả hiệp rõ ràng hay mơ hồ. Dù văn bản thiếu rõ ràng, khi cơ hội chưa tới, họ vẫn có thể chờ. Khi Nixon từ chức vào năm 1974, và Quốc Hội Hoa Kỳ bác yêu cầu tháo khoán 722 triệu Mỹ kim cuối cùng đã hứa viện trợ cho Sài Gòn, là cơ hội trời cho, Hà Nội không còn sợ Mỹ trừng phạt, dù hiệp định hoà bình rõ ràng hay không, họ vẫn tăng tốc cuộc chiến chiếm trọn miền Nam. Bằng chứng là Hiệp Định đình chiến Genève 1954 đã quy định rõ ràng các viên chức thuộc chính quyền Quốc Gia phải vào phía Nam, và phe Việt Minh phải tập kết ra phía Bắc vĩ tuyến 17. Nhưng, lãnh đạo hàng đầu của cộng sản như Lê Duẩn, đã cố tình vi phạm Hiệp Định ngay khi nó mới được bắt đầu thi hành, đã lên tầu cho mọi người thấy, rồi nửa đêm trốn ở lại, đặt cơ sở cho cuộc chiến sau này.
Với những người cộng sản, và đôi khi cả những người không cộng sản, danh dự chỉ là cái vỏ bọc cho cơ hội.
Chỉ hai năm sau khi Washington và Hà Nội đạt được “hoà bình trong danh dự” tại Paris, bản đồ VN dưới vĩ tuyến 17 đã bị nhuộm đỏ trong nháy mắt, đưa tới hồi kết không thể tránh: Mỹ rời khỏi Việt Nam. Nhưng ra đi như thế nào, vào lúc nào, và với ai, là điều không đơn giản.

Đến trách nhiệm của người đi 
Quân Mỹ chiến đấu đã rút hết khỏi VN từ sau Hiệp Định Paris, tuy vậy, vẫn còn lại mấy ngàn người Mỹ là nhân viên ngoại giao, các chuyên viên kỹ thuật, kiến thiết, doanh nhân, ngân hàng…. Mỹ có trách nhiệm đưa hết người Mỹ về nước, và trách nhiệm cả với những người Việt đã tin tưởng, cộng tác, hay làm việc cho Mỹ. Vào tháng Tư, tin tình báo cho biết quân cộng sản cố lấy Sài Gòn để mừng sinh nhật HCM vào ngày 19 tháng 05, 1975. Mỹ cố gắng hoàn tất việc ra đi vào cuối tháng Tư. Ngược dòng với những người đôn đáo cố gắng ra đi, có những người từ ngoại quốc liều lĩnh quay lại Sài Gòn, như cựu đại uý bộ binh Mỹ Stuart Herrington, cố gắng xoay xở đưa bạn bè hoặc thân nhân người Việt ra đi. Có bốn kế hoạch ra đi đã được dự trù: đầu tiên là máy bay thương mại, thứ nhì là máy bay quân sự, kế tiếp là tầu thuỷ, cuối cùng là máy bay trực thăng ra Hạm Đội số 7.

Các kế hoạch trên đã không thể thực hiện như dự tính. Những ngày cuối tháng Tư 1975, có tới năm ngả di tản khỏi Sài Gòn:
1- Đi theo ngả DAO, diễn ra trong mười ngày cuối cùng của tháng Tư, dành cho nhân viên quân sự người Mỹ, người Việt và thân nhân hoặc những người quen biết. Đây là cuộc di tản sớm nhất, kín đáo nhất, do một số giới chức quân sự Mỹ chủ trương, không qua sự đồng ý chính thức hoặc dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền VNCH. Có người đã dùng chữ “lậu” (black-ops) để chỉ ngả ra đi này, bằng máy bay quân sự Mỹ, lúc đầu là máy bay vận tải C-141 và C-130, từ Tân Sơn Nhứt tới căn cứ không quân Mỹ Clark Airbase ở Philippines. Sau khi Tân Sơn Nhứt và khu DAO tại đây bị pháo kích sáng sớm 29-04, trực thăng được sử dụng để chở người ra Hạm Đội 7. Rất ít hình ảnh được phổ biến cả từ nơi đi và nơi đến của ngả di tản này.
2- Đi theo ngả Toà Đại Sứ Mỹ. Đây là cuộc di tản ồn ào nhất, lộ liễu nhất, và được chú ý nhiều nhất, bắt đầu từ sáng 29, chấm dứt sáng sớm hôm 30 tháng Tư, sẽ nói thêm.
3- Đi bằng tầu Hải Quân VNCH, rời Sài Gòn tối 29, tập trung ở Côn Sơn ngày 30 tháng Tư, tới căn cứ Hải Quân Mỹ ở Subic Bay, Phi Luật Tân, ngày 07 tháng Năm, sẽ nói ở cuối bài.
4- Một số cá nhân hoặc nhóm, một mình hoặc cùng với thân nhân đi bằng trực thăng loại nhỏ Huey của VNCH, một số không đủ nhiên liệu bay xa, được cho đáp xuống hộ tống hạm Mỹ USS Kirk, hoạt động gần đất liền hơn Hạm Đội 7. Vì không đủ chỗ chứa, 13 trực thăng sau khi đáp đã bị đẩy xuống biển. Số đông hơn đủ nhiên liệu bay tới Hạm Đội 7, gần 20 tầu, dưới quyền chỉ huy từ soái hạm Blue Ridge, xếp hàng chờ đợi cách Vũng Tầu khoảng trên ba chục cây số. Tướng Nguyễn Cao Kỳ tự mình lái trực thăng chở Tướng Ngô Quang Trưởng cũng đáp xuống Blue Ridge. Một quân nhân Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ kể lại, nhìn lên trời lúc đó, trực thăng tị nạn đông như đàn ong về tổ. Có 5 chiếc bị đụng bể khi đáp, mảnh vỡ bay tứ tung, xuýt gây tai nạn. Một chiếc rớt xuống biển.

Điều lạ trong Last Days in Vietnam, vào thời máy quay phim còn rất hiếm, không rõ bằng cách nào bộ phim đã có được hình ảnh chuyến đi đầy kịch tính của gia đình thiếu tá phi công Nguyễn Văn Ba, từ khi ông lái chiếc trực thăng khổng lồ CH-47 đáp xuống sân vận động gần nhà, đón vợ và ba con nhỏ, bay đến USS Kirk. Trực thăng quá lớn, dài hơn 30 mét và nặng trên 10 tấn, nếu đáp xuống, có thể gây tai nạn, hoặc làm đắm tầu. Ông Ba đã tài tình cho máy bay quần rất thấp, hai con và vợ với con gái út một tuổi lần lượt nhảy xuống, để những bàn tay thuỷ thủ đỡ lấy. Riêng ông Ba, đã điều khiển cho trực thăng nghiêng về một phía, tạo thế cho cỗ máy trị giá trên 30 triệu đô la “chổng gọng” trên mặt biển, cùng lúc phóng ra từ phía kia, lặn xuống để tránh những mảnh vỡ khi máy bay chạm nước. Mọi người hồi hộp căng thẳng chờ đợi, rồi reo hò mừng vui thấy đầu ông nhô lên khỏi mặt nước. Không phải chỉ có mình thiếu tá Ba và vợ con ông là những người liều lĩnh. Những ai tự nguyện đứng dưới bụng chiếc trực thăng nặng hơn hai chục ngàn cân để đỡ người nhảy xuống, cũng là những người can đảm cùng mình; chỉ một sơ sẩy nhỏ, cũng toi mạng.
Trực thăng CH-47 lái bởi Thiếu tá Phi công Nguyễn Văn Ba bay xà trên USS Kirk – 1087


5- Đi bằng tầu buôn vào sáng 30 tháng Tư, như Việt Nam Thương Tín, Trường Xuân, xà lan, và nhiều tầu nhỏ khác. Ngả di tản này cũng đầy hiểm nguy gian khổ. Chính trên boong tầu Việt Nam Thương Tín, nhà văn nhà báo Chu Tử đã thiệt mạng vào trưa 30-04 vì mảnh đạn pháo kích của cộng sản bắn đuổi theo người ra di, trước cửa sông Lòng Tảo, ngang Vũng Tầu. Tầu Trường Xuân chở tới bốn ngàn người, vớt từ nhiều thuyền nhỏ, thiếu thốn đủ thứ, gian nan tới được Hồng Kông.
Còn một cuộc ra đi nữa bằng tầu, từ Cần Thơ, ít người biết tới. Khi được phỏng vấn về cuốn phim Last Days in Vietnam, Rory Kennedy cho biết đã có đầy đủ tài liệu về chuyến đi này, nhưng sợ quá rườm rà, đã loại khỏi bộ phim. Ông Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ, khi được lệnh sử dụng hai trực thăng để ra đi cùng những nhân viên người Mỹ, đã không đành lòng bỏ lại các nhân viên người Việt và thân nhân của họ, sợ họ sẽ bị cộng sản bách hại. Vì tình người, hành động theo lương tâm, ông bỏ trực thăng, dùng tiền của mình mua hai chiếc tầu, chở tất cả 450 người rời lãnh sự quán theo sông ra biển. Hành trình cũng đầy gian nan, vừa bị bắn, vừa bị phía hải quân VNCH cản trở. Cuối cùng cũng ra tới biển.
Cuốn phim Last Days in Vietnam chỉ chú trọng nhiều tới cảnh ra đi từ Toà Đại Sứ, không có cảnh tới Hạm Đội 7; một phần cảnh tới USS Kirk, và ít hơn về quang cảnh trên Hạm Đội Việt Nam. Hoàn toàn vắng bóng cuộc ra đi theo các ngả 1 và 5. Ấy là chưa kể cuộc di tản của không quân VNCH, trước đó các phi công đã được lệnh lái một số phi cơ chiến đấu qua Thái Lan.
Một vài hình ảnh từ tòa Đại sứ Hoa Kỳ 

Trực thăng cuối cùng rời khỏi (hình dưới)

Người khổng lồ chậm chạp
Vì tình hình biến chuyển quá nhanh, sau khi phi trường Tân Sân Nhứt bị pháo kích vào đêm 28 rạng sáng 29, phá hư một số máy bay, đường băng, và hai Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ thiệt mạng tại khu vực DAO, chỉ còn kế hoạch cuối cùng được thi hành: Di chuyển bằng trực thăng từ Toà Đại Sứ ra Hạm Đội 7. Mật hiệu tập trung để ra đi bằng mẩu tin “thời tiết Sài Gòn nóng 105 độ F và đang lên”, tiếp theo là bài White Christmas được phát đi trên đài radio quân đội Mỹ vào khoảng hơn 10 giờ sáng 29. Những ai đợi lúc đó mới rời nhà, coi như quá trễ. Trước Toà Đại Sứ đã đông nghẹt, khó chen chân vào. Theo nhân chứng Jim Kean, sĩ quan chỉ huy Đại Đội C Thuỷ Quân Lục Chiến có nhiệm vụ canh giữ Toà Đại Sứ, số đông lúc đó khoảng 10 ngàn người.
Thi hành một công tác lớn, dù là cỡ chiến dịch, thường chỉ do một bộ chỉ huy ra lệnh. Kế hoạch của Mỹ rút khỏi VNCH vào ngày cuối cùng liên hệ tới nhiều cơ quan, nhiều cấp chỉ huy khác nhau, ở rải rác trên nửa địa cầu, trải rộng 12 múi giờ. Vì thế, đã gặp nhiều trục trặc và chậm trễ đáng tiếc. Tổng Thống Ford và Ngoại Trưởng Kissinger trực tiếp theo dõi, và ra chỉ thị từ Bạch Ốc. Đón người là Hạm Đội 7, chỉ huy từ soái hạm Blue Ridge, dưới quyền bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii. Phương tiện di chuyển và nhân sự thi hành thuộc Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến, chỉ huy từ chiến hạm Okinawa. Người chỉ huy tại hiện trường Sài Gòn là Đại Sứ Martin.
Sau khi tự mình tới Tân Sơn Nhứt quan sát những thiệt hại do cộng sản pháo kích gây ra vào hồi sáng sớm, Đại Sứ Martin đồng ý di tản theo kế hoạch cuối cùng bằng 75 trực thăng của TQLC, chở người từ Toà Đại Sứ ra thẳng Hạm Đội 7. Một số người không thể vào được Toà Đại Sứ đã được bốc từ các địa điểm khác bằng trục thăng nhỏ, đưa vào khu DAO ở TSN, lên trực thăng lớn ra Hạm Đội 7. Bức hình nổi tiếng thế giới, chụp những người nối đuôi nhau trên cầu thang dẫn lên trực thăng, nhiều người vẫn tưởng là đậu trên nóc Toà Đại Sứ. Thật ra, đó là toà nhà ở số 22 đường Gia Long, bên dưới là trụ sở USAID, tầng trên cùng do CIA sử dụng.
 Di tản qua ngả văn phòng C.IA.  Hình đính kèm là Bác sĩ Trần Kim Tuyến, người cuối cùng lên máy bay.

Kế hoạch “Frequent Wind” được chính thức loan báo bắt đầu vào lúc 10:51 sáng 29 tháng Tư. Nhưng vì các cấp chỉ huy mỗi thành phần trách nhiệm phải liên lạc, thảo thuận và xác nhận với nhau, rồi cấp thừa hành phải đợi lệnh từ cấp chỉ huy trực tiếp của mình. Kết quả là mãi tới 12:15 PM kế hoạch mới được lệnh thi hành. Nhưng vẫn còn điều cần làm sáng tỏ, ví dụ, giờ nào là giờ chính thức; giờ GMT, giờ Washington, giờ Hawaii, giờ Okinawa, hay giờ Sài Gòn? Rồi vì quá nhiều thông tin viễn liên được gửi qua gửi lại giữa các cấp chỉ huy, hệ thống truyền tin bị quá tải, trục trặc. Cuối cùng, đến 3 giờ chiều, kế hoạch mới thực sự bắt đầu. Chiếc CH-53 đầu tiên bốc người từ Toà Đại Sứ đáp xuống tầu Blue Ridge vào lúc 3:40. Nếu không có những trục trặc chậm trễ này, khoảng thời gian phí phạm từ gần 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đã giúp được hàng ngàn người đi thoát.

Tự mình làm con tin (Đại Sứ Martin – hình dưới) 
 Qua lời phát biểu của các viên chức xuất hiện trong Last Days in Vietnam, cũng như theo quan điểm của một số bài điểm phim, Đại Sứ Martin là một người thiển cận, không biết rõ tình hình, và cứng đầu. Mãi đến những ngày cuối cùng, ông vẫn không chịu thừa nhận tình trạng tuyệt vọng của VNCH, không chính thức cho thi hành cuộc triệt thoái khỏi VN. Và cho đến ngày chót, ông vẫn cưỡng lại lệnh ra đi, cố ở lại cho đến lúc không thể trì hoãn thêm.
Người viết bài này nghĩ rằng Đại Sứ Martin là một người có tinh thần trách nhiệm cao, sáng suốt, và rất nặng tình với người Việt Nam.
Mọi người thừa biết, không có võ khí của Nga, Tầu, miền Bắc không thể đánh miền Nam, và không có sự giúp đỡ của Mỹ, miền Nam không thể ngăn được bước tiến của miền Bắc. Ngay cả những nước mạnh hơn, và trong thời bình, như Tây Đức và Nam Hàn, mỗi nơi cũng cần tới mấy chục ngàn quân Mỹ đồn trú thường trực, để đối phó với cộng quân khi cần. Cho nên, giây phút Mỹ chính thức cuốn gói rời Sài Gòn, là tín hiệu toàn miền Nam rơi vào tay cộng sản. Xã hội sẽ náo loạn, ngay cả người Mỹ cũng khó rút đi an toàn. Đợi cho đến sáng 29, sau khi có điện văn chính thức của tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, yêu cầu Mỹ rút trong vòng 24 giờ, Đại Sứ Martin mới chính thức thi hành kế hoạch di tản. Như vậy, trên danh nghĩa, Mỹ ra đi vì bị đuổi, không phải tự ý bỏ đi. Sau này, qua một cuộc phỏng vấn, được hỏi tại sao đuổi Mỹ trong tình trạng nguy ngập như thế, ông Mẫu cho biết đã làm theo yêu cầu của Đại Sứ Martin.

Chiều 29 tháng Tư, Toà Đại Sứ có hai bãi đáp dành cho hai loại trực thăng CH-46 trên nóc nhà, và CH-53 dưới sân đậu xe, sau khi đã đốn một cây me lớn. Washington chỉ thị Đại Sứ Martin ra đi sớm, và người Mỹ đi ưu tiên. Ông Martin không chống lại lệnh thượng cấp, nhưng chần chừ không chịu đi. Đồng thời, quy định người đi trên mỗi chuyến bay theo tỉ lệ khoảng 10 người có một người Mỹ. Ngoài ra, một số nhân viên toà đại sứ Nam Hàn, đã vào được Toà Đại Sứ Mỹ, luôn yêu cầu được ưu tiên ra đi, nhưng chỉ được đối xử như mọi người.

Phi công định ngừng cầu không vận khi trời tối. Toà Đại Sứ yêu cầu tiếp tục, cam kết có đủ ánh sáng, bằng cách gom một số xe hơi lại, cùng chạy máy, mở đèn pha chiếu thẳng vào bãi đáp. Hơn 9 giờ rưỡi tối, có lệnh từ Hạm Đội 7 chấm dứt kế hoạch vào lúc 11 giờ. Ông Đại Sứ vẫn yêu cầu tiếp tục. Khoảng nửa đêm, lại có lệnh chỉ còn 20 chuyến bay nữa, trong khi vẫn còn 850 người chờ được bốc, chưa kể 225 Quân nhân Thuỷ Quân Lục Chiến. Bên ngoài, vẫn còn hàng chục ngàn người.

Khoảng 4 giờ sáng 30 tháng Tư, Đại Uý phi công Gerald L. “Gerry” Berry, được lệnh đáp chiếc CH-46 trên nóc Toà Đại Sứ, và phải đợi đến khi Đại Sứ Martin lên máy bay, mới được cất cánh. Ông Martin vĩnh biệt nhiệm sở lúc 4:58 phút. Sau ông, chỉ còn những chuyến bay chở Thuỷ Quân Lục Chiến ra đi. Ông Martin đã tự biến mình thành con tin, để Bạch Ốc không thể ngừng sớm cuộc di tản. Tuy nhiên, ông đã không thành công hoàn toàn; số người kẹt lại trong khuôn viên Toà Đại Sứ khoảng trên dưới 400.
Tư Lệnh Hạm Đội 7, Phó Đô Đốc George Steele, cũng có cùng quan điểm:
“Một điều không được biết nhiều là Đại Sứ Martin tìm cách đề mang đi một số lớn người Việt từ Toà Đại Sứ. Nó có vẻ như một con số bất tận, và người cùng máy móc của chúng tôi bắt đầu thấm mệt…Tôi không muốn cho bắt ông. Nhân vật số ba của Đại Sứ Quán đáp xuống Blue Ridge xác nhận báo cáo rằng Đại Sứ bệnh và kiệt sức. Qua lòng thành đối với các đồng nghiệp Việt Nam của chúng ta, ông đã cố gắng giữ cho cuộc di tản kéo dài bất tận, và theo quan điểm của tôi, ráng giữ cho nó tiếp tục bằng cách tự mình không ra đi” (*).
Phép lạ bị lãng quên
Trong một bài phổ biến trên RFA sau khi xem Last Days in Vietnam, Tổng Biên Tập của đài này là nhà báo lão thành Dan Southerland viết:
Cuốn phim cũng kể câu chuyện về Richard Armitage (hình bên), khi đó 30 tuổi, sĩ quan cố vấn của hải quân Việt Nam, về sau đảm nhiệm những chức vụ cao cấp trong Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời các Tổng thống Reagan và Bush.Armitage làm việc chặt chẽ với hạm trưởng tàu Kirk cùng các sĩ quan hải quân khác để đưa 30 chiếc tàu của Hải quân Việt Nam cùng với mấy chục tàu đánh cá và tàu vận tải đầy người tị nạn trốn chạy khỏi Việt Nam. Đài Truyền thanh Quốc gia (NPR của Hoa Kỳ) trong phóng sự riêng về chiến hạm USS Kirk, đã viện dẫn thống kê cho thấy có tới 30 ngàn người chen chúc nhau trên những con tàu này. Một số tàu không thể nhúc nhích được, tàu khác phải kéo đi. Nhiều chiếc khác bị vô nước. Thật là một phép lạ khi đoàn tàu ấy, với sự giúp đỡ của người Mỹ, đã vượt được cả ngàn dặm về hướng đông để đến được bờ bến Philippines an toàn.  Nếu gọi đây là “phép lạ” thì người viết bài này, nhờ may mắn có mặt trên chiến hạm HQ-3, soái hạm của đoàn tầu Việt Nam, có thể nói rõ những ai đã làm được phép lạ này, và họ đã bị lãng quên ra sao.

 Đại Tá Hải Quân Đỗ Kiểm.
Sau này, xem các bộ phim The Fall of Saigon, Lucky Few, Last Days in Vietnam, tôi mới được biết Đại Tá Hải Quân Đỗ Kiểm, là người được trao trách nhiệm tổ chức đưa toàn bộ hạm đội VN ra đi, để khỏi rơi vào tay cộng sản. Trên HQ-3, tôi cứ đinh ninh Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh là người chỉ huy chuyến đi. Trên tầu, còn nhiều tướng lãnh cao cấp hơn, nhưng chỉ thấy Tướng Minh (thuỷ thủ gọi là “Đô đốc Minh” – hình như trong hải quân, ai đeo sao cũng được gọi là “Đô Đốc”) qua lại, đôn đốc, ra chỉ thị, hay lên tiếng trên hệ thống loa phát thanh. Chiều 30 tháng Tư 1975, ba chục chiếm hạm của VNCH tập trung ở Côn Sơn, đa số chở đầy người tị nạn, chưa biết sẽ đi đâu. Được hỏi, Tướng Minh nói vẫn chưa biết đi đâu. Ông thêm: Có một sĩ quan liên lạc sắp đến từ Hạm Đội 7, ông này sẽ cho biết mình đi đâu. Với thái độ phấn khởi, Tướng Minh tiết lộ thêm: “Tay” này còn trẻ, rất có cảm tình với Hải Quân VN, tên là Richard Armitage, biết nói tiếng Việt, có tên Việt là Trần Văn Phú, vì thánh tổ hải quân VN họ Trần, Văn là tên đệm của đa số đàn ông VN, Phú là giầu = rich, từ tên Richard. Khi ông Armitage, thường phục, từ tầu liên lạc nhỏ leo lên HQ-3, đã được Tướng Minh chào đón nồng nhiệt. Sáng 01 tháng 05, sau khi vớt thêm một số người từ Côn Sơn, cũng như một số người xuống tầu nhỏ trở về, đoàn tầu được lệnh nhổ neo, trực chỉ Philippines.

Nhìn toàn cảnh, đoàn chiến hạm VNCH xếp hàng ba, mỗi hàng 10 chiếc, cùng di chuyển trên mặt nước yên lặng xanh như thuỷ tinh, giống như trong một cuộc thao diễn khổng lồ, rất ngoạn mục. Ban đêm, đoàn tầu lên đèn sáng trưng, như cả một thành phố di chuyển. Nhưng thực trạng, đó là những chiếc tầu rất cũ, Mỹ đã phế thải trước khi viện trợ cho VN tái sử dụng. Không hiểu trong tài khoản viện trợ, chúng đã được định giá ra sao. Có thể dân Mỹ vẫn tưởng, tiền thuế của họ đã được dùng để mua tầu mới viện trợ cho VN. Đoàn tầu di chuyển rất chậm, có chiếc phải ròng dây kéo đi. Có chiếc bị nước vào, phải phân chia người tị nạn sang các tầu khác, rồi bị bắn chìm. Đi từ Côn Sơn đến Phi, bình thường, chỉ mất hai ngày hai đêm. Đoàn tầu Việt Nam đã phải đi ròng rã trong một tuần.

Hộ tống hạm Mỹ USS Kirk đã hướng dẫn, săn sóc, tận tình giúp đỡ, tiếp tế thuốc men và thực phẩm. Nhưng Hạm Trưởng Jacobs, cũng như sĩ quan liên lạc Armitage, không phải là các nhà phù thuỷ có tài hô phong hoán vũ, “bốc” cả đoàn tầu với 30 ngàn người tị nạn đem từ Việt Nam qua Phi. Cái “phép lạ” làm được công việc này, chính là đoàn thuỷ thủ Hải Quân VNCH.
Đại tá Đỗ Kiểm cho biết, chủ đích của kế hoạch là đem tất cả đoàn tầu ra đi, và thuỷ thủ cùng thân nhân đi càng nhiều càng tốt. Nhưng trước ngày đi, trong khi tướng lãnh và sĩ quan cao cấp biết trước để chuẩn bị, tổ chức cho thân nhân và bạn hữu ra đi, tất cả thuỷ thủ bị cấm trại trăm phần trăm. Trước khi ra đi, họ chỉ được vài giờ về đón gia đình. Sợ không sửa soạn kịp, hoặc không kịp trở lại sẽ mang tội đảo ngũ, nhất là chưa biết sẽ đi đâu, đa số quyết định đi luôn. Hôm sau tại Côn Sơn, sau khi biết lệnh đầu hàng, một số đã xuống tầu nhỏ trở về.

Những thuỷ thủ còn gắn bó với tầu, trên nguyên tắc, vì quân ngũ không còn tồn tại, họ không còn bổn phận phục vụ và tuân lệnh cấp trên. Không ai còn quyền ra lệnh, sai bảo họ nữa. Họ, đương nhiên biến thành người tị nạn, như bất cứ ai khác, muốn làm thì làm, không muốn thì thôi. Cũng chẳng còn chính quyền để trả lương cho họ. Tập thể thuỷ thủ này đã làm việc trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cả về tinh thần, và vật chất. Về tinh thần, trong khi cấp trên của họ, và cả những người ngoài không quen biết mà họ đang phục vụ, đem được gia đình, bạn hữu đi theo, riêng họ, nặng trĩu lo âu, không biết gia đình ra sao. Điều kiện làm việc của họ khó khăn hơn, chật chội hơn, thiếu thốn hơn, vất vả hơn, vì phải làm thay cho những người vắng mặt, và giúp đỡ hàng ngàn người tị nạn. Từ người lái tầu tới thợ máy, vẫn phải giữ cho mọi việc hoạt động đều đặn. Riêng phần việc nhà bếp gia tăng gấp bội, vừa phải phục vụ các thượng khách và gia đình, vừa phải cung cấp cơm cháo cho đồng bào tị nạn. Trong tình trạng như vậy, các thuỷ thủ vẫn cố gắng chịu đựng, làm việc trong kỷ luật, trật tự, và tinh thần trách nhiệm, đưa đoàn tầu và người tị nạn tới bến.

Thật ra, chẳng có phép lạ nào hết. Đó chỉ là thành tích đáng kính phục của các thuỷ thủ Hải Quân VNCH, những đơn vị cuối cùng trong quân lực vẫn còn hoạt động theo đội ngũ, một tuần sau lệnh đầu hàng, để phục vụ đồng bào. Trong gần 40 năm qua, đã có những cuộc gặp gỡ của đông đảo người tị nạn, để cảm ơn Hạm Đội 7, cảm ơn USS Kirk, nhưng chẳng thấy ai nhắc đến, ghi ơn, hay vinh danh những người lính Hải Quân VN đã tạo thành tích được coi như “phép lạ”.
***
Trong một bài đăng trên New York Times ngày 04 tháng 09, 2014, nhà điểm phim A. O. Scott viết rằng “Bây giờ, thời gian đã qua lâu, liên lạc Mỹ Việt đã bình thường, sẽ là điều tốt nếu được nghe tiếng nói của một vài người từ phía bên kia, để được biết những người lính đã suy nghĩ như thế nào khi họ vào Sài Gòn lúc người Mỹ ra đi”. Nhà điểm phim này chắc chưa có cơ hội xem The Fall of Saigon ra đời cách đây 20 năm. Lúc ấy, Mỹ Việt vừa tái lập bang giao, và hai người phía bên kia đã có cơ hội lên tiếng trong phim, là Trần Văn Trà, và viên sĩ quan cấp tá chỉ huy đoàn quân tiến vào Sài Gòn. Không cần nhớ rằng chỉ hai năm trước 1975, phía bên kia đã ký vào Hiệp Định Hoà Bình Paris, quy định nhân dân miền Nam sẽ định đoạt tương lai của mình, Tướng Trà nói rằng: Mong đợi thương thuyết vào phút chót chỉ là ước mơ tuyệt vọng của những kẻ biết mình thua cuộc, chúng tôi đã dứt khoát đạt chiến thắng bằng quân sự. Còn viên sĩ quan cấp tá, đề cập việc binh sĩ VNCH cởi bỏ quân phục sau lệnh đầu hàng, nói: “Họ phải làm như vậy, vì biết rằng, đối với những người đã cầm súng bắn vào Quân Đội Nhân Dân, thế nào chúng tôi cũng phải tiêu diệt.” Cho nên, trong Last Days in Vietnam, không có tiếng nói của phía bên kia, là điều hay. Nếu không, nó sẽ làm hư cả cuốn phim, như để một vài con ruồi đáp vào tô phở ngon.

Trong khi tòa Đại sứ Hoa Kỳ di tản thì cuộc chiến vẫn tiếp diễn từ nhiều ngả vào thành phố Sài Gòn.

Last Days in Vietnam, như đã trình bầy, tuy khá hơn hai bộ phim tài liệu trước có cùng nội dung, nhưng cũng chỉ mới trình bầy được một phần, chừng ba chục phần trăm, về toàn cảnh những gì xẩy ra trong mấy ngày cuối tháng Tư cách đây 40 năm. Tuy vậy, đối với nhiều người gốc Việt, bộ phim này cũng đáng giữ làm kỷ niệm, và cho con cháu coi, để chúng biết được một phần, ông bà cha mẹ chúng đã ra đi trong hoàn cảnh như thế nào. Chẳng biết mười năm sau, trong dịp kỷ niệm 50 năm, có còn phim nào, với thêm hình ảnh mới nữa không?

Có một cảnh vào ngày cuối ở Sài Gòn, chưa ai có được, và có lẽ chẳng ai có, đã đươc Larry Berman kể trong Perfect Spy. Đó là cảnh diễn ra chiều 29 tháng Tư: Sau hai lần đến trước Toà Đại Sứ Mỹ mà không vào được, theo chỉ dẫn của Dan Southerland, ký giả của báo Christian Science Monitor, “Điệp Viên Hoàn Hảo” của Hà Nội là Phạm Xuân Ẩn chở Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, vốn được coi là “Trùm mật vụ” của Đệ Nhất VNCH, tới trụ sở CIA ở 22 Gia Long. Ông Tuyến đến đúng lúc cánh cổng đang hạ xuống, và chuyến trực thăng chót đang sửa soạn cất cánh. Được Ẩn đẩy vào, ông Tuyến chạy vội lên nóc nhà. Một cánh tay từ trực thăng đưa ra kéo bổng ông lên. Đó là tay Tướng Trần Văn Đôn, thành viên nhóm đảo chánh, đã từng hạ lệnh bắt và đầy ông Tuyến ra Côn Đảo.

Bạn đọc có thể xem phim này ở đây .
Với phụ đề Việt Ngữ

Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.




Links:

,___




"Lap Phan > wrote:

 

OVM4TV 154

Thứ Hai ngày 18-04-2016

Càng nghiên cứu về lịch sử CS, quá trình đấu tranh cách mạng của họ, tôi càng thấy tôi không thể hiểu được điều nầy :

"Vì sao có nhiều người, thậm chí cả những người trí thức,
vẫn còn mê CS và đi theo phục vụ cái chế độ mà tôi thấy 
so với các thứ bạo quyền trong lịch sử kim cổ, chưa có chế độ nào ác hơn, xấu hơn, và đáng tởm hơn cái chế độ nầy..." 

                            cid:ii_in35n9fy1_1541f2b91e9a9652

cid:ii_in35l7dx0_1541f2a1a1090047

Và cho đến ngày hôm nay, vẫn còn vô số triệu người muốn vượt biên "thoát củi xổ lồng" trốn khỏi VN bằng đủ mọi cách, từ "gia đình đoàn tụ", "mua chổ để được đi lao động nước ngoài", "lấy chồng Việt kiều", " bán thân làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài", "đi du học nước ngoài rồi trốn lại không về nước", "gửi con cháu ra nước ngoài theo diện đầu tư", "giả vờ đi du lịch rồi trốn ở lại không về"...Nói chung, một chế độ mà "cái cột đèn nó biết đi thì nó cũng sẽ đi". 
Vậy đó, mà người dân vẫn cam chịu sống dưới ách của họ đến hơn 70 năm rồi, thì thật tình tôi không hiểu, hoàn toàn không hiểu ??? Tôi nghi ngờ hai chữ "bất khuất" của dân tôi...

  Mời quí anh chị theo dõi Truyền Hình Người Việt Hải Ngoại OVM4TV 154:
NDT


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3

GÓP NHẶT BÊN LỀ ĐẢO CHÁNH 1-11-1963

$
0
0
 

GÓP NHẶT BÊN LỀ ĐẢO CHÁNH 1-11-1963
Nguyễn Đăng Trình
Trong bài Hoài cảm, nhân ngày giỗ Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu thứ 37, cựu Đại tá Trần khắc Kính viết về Đỗ Mậu:
 "Tháng trước có nghe tin ông Ðỗ Mậu trở về thăm viếng Việt Nam, đã ngồi xe lăn lên Ðài Truyền hình Hà Nội trả lời phỏng vấn để ca tụng chế độ Xã Nghĩa. Cuốn sách "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi" (VNMLQHT) đã được bầy bán ở Saigon, ngay từ năm 95. Không thể lấy bút mực nào mà ghi cho hết những hành vi phản bội này. Ðành phải mượn tạm một bài thơ đã từng được báo Văn Nghệ Tiền Phong đăng tải:
TƯỚNG TÀI VÕ.... LẠY!
"Lạy Trung tá xin tha mạng sống."
Trả lời đi! Có đúng hay không?
Hay là lời nói trôi sông.
Khẩu từ vô chứng lạy xong chối dài!"
Sinh vi tướng" tướng tài võ lạy
Năm sáu ba võ ấy dở ra,
Làm cho tan cửa nát nhà.
Ðất bằng bỗng nổi phong ba ngất trời!
Quân cẩu tặc, mặt người dạ thú,
Sách in ra "mợ nó" nhục lây,
Cháu con nội ngoại một bầy,
Ngàn năm bia miệng lỗi này tại ai?
Bài thơ này do Trung tá Phúc làm khi thấy cuốn sách VNMLQHT được xuất bản. Ông cho biết định bắn chết Ðỗ Mậu khi lên tầu nhỏ. Ðỗ Mậu phải quỳ xuống chắp tay lạy ông, mới được tồn mạng. Ðỗ Mậu huênh hoang tự khoe trong VNMLQHT là mạng "Sinh vi tướng, tử vi thần!"
Kể từ ngày chính thể hợp pháp, hợp hiến Ðệ Nhất Cộng hòa cáo chung, không ai xa lạ gì với những vụ lon cách mạng, lon lèo, lon phường chèo! Ngay như một tên lái xe đò cũng còn được tấn phong ngang xương là Ðại Tá Thanh Tùng, thì có nghĩa lý gì cái lon tướng cách mạng? Cận Thần, Thần nào? Thần ngành nanh đỏ mỏ, hay là thần ông bình vôi ở các gốc cây đa trước đình miếu? Tục truyền rằng những kẻ phản trắc quá ác nhân ác đức, mà chết lại gặp giờ trùng, thì khó có thể siêu thoát, trở thành cô hồn. Ở quê hương ta, cúng cô hồn là vào ngày Rằm tháng Bẩy, cúng cháo lá đa (cháo nấu đặc đựng trong các bù đài uốn trọn bằng lá đa xếp đầy mâm):
Tiết tháng Bẩy mưa dầm sùi sụt
Tốt hơi may lạnh lẽo xương khô
Não người thay buổi chiều thu
Ngàn lau nhuộm bạc, lá ngô nhuộm vàng...
(Văn tế Cô hồn của cụ Nguyễn Du)
Trên đất Mỹ này cúng cô hồn lại được tổ chức vào ngày đầu tháng 11.(1) Không cúng bằng cháo lú mà cúng bằng kẹo bánh. Trong ngày lễ Halloween các nhà phải chuẩn bị sẵn kẹo để phân phát khi các cô hồn (hóa trang ma, quỷ, tiên nữ, phù thủy, thần chết) lũ lượt tới xin. Nếu không cho, chúng sẽ lật sấp những thùng đựng rác! Bữa sau ngày lễ Halloween là lễ Cầu Hồn (Fête des Morts) vào sáng ngày mồng 2 tháng 11. Cũng lại là ngày giỗ Tổng thống Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô đình Nhu. Cái mốc để ghi nhớ và khó có thể quên được bàn tay vấy máu lãnh tụ của tên phản bội, phản Ðảng Hoành Linh! (1)"
Mùa Biển Ðộng, Trọng Thu Canh Thìn,
Trần khắc Kính .

( 1)- Hoành Linh là bí danh của Đỗ Mậu- Ngày Halloween là chiều 31-10)
Tiết lộ về vai trò của Đảng Đại Việt trong vụ đảo chánh 1-11-1963,Tướng Tôn thất Đính viết:


“ Đương nhiên tôi nghĩ ngay đến sự phản bội rõ ràng của Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm , đã nối cánh tay dài cho đảng Đại việt trong biến cố quân sự ngày1-11-1963 và giờ đây đã ra tay làm cuộc chỉnh lý 30-1-1964, mở đầu cho bao nhiêu luân lạc, làm tan hoang cả đất nước, quê hương, cho đến ngày 30-4-1975 sau đó. Do đấy, các người phản quốc đầu tiên của giai đoạn này chính là Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm, sử dụng Nguyễn Khánh làm bung sung, để hai tướng lãnh đầy tham vọng này nấp đằng sau lưng Khánh mà hành động...” ( dòng 10-30 cột 1, trang 5, bài Tết ở Tiên Sa, Tôn thất Đính ,giai phẩm Chánh Đạo, Xuân Ất Hợi 1995).
Ông Đính viết tiếp :
“..Với chừng ấy dữ kiện đã đủ cho thấy đảng Đại Việt đã lợi dụng được Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm, để bước thứ nhất là giết được Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu, và bước thứ hai là cướp chính quyền cho đảng vào cuộc chỉnh lý 30-1-1964.
Tuy nhiên Hoa kỳ đã không để họ thành công, chỉ xử dụng họ như lá bài lót đường cho chính sách can thiệp Mỹ vào Việtnam, mà Tổng thống Ngô đình Diệm cùng các cấp lãnh đạo quân sự Việt Nam Cộng Hòa đã từng chống lại....”(dòng 29-0, cột 3,trang 53-Tết ở Tiên sa- Giai phẩm Chánh Đạo, xuân Ất Hợi 1995).
Trong khi đó, theo Tiến sĩ Phạm văn Lưu hiện ở Úc cho biết:
....”Theo tài liệu của Bộ ngoại giao, do ông Phạm văn Lưu phanh phui, chính Cabot Lodge chủ trương sát hại hai ông Diệm Nhu. Vì hai ông này “cứng đầu”, nghĩa là hai ông này không chấp nhận cuí đầu ngoan ngoãn, Mỹ bảo gì làm nấy, quyết tâm bảovệ chủ quyền và quốc thể của Việt nam. Vì vậy mà một số quan chức thực dân Mỹ (Harriman, Hilsman, Forrestal...) mưu giết hại hai ông, và với sự hợp tác của một số giới chức và chính khách Việt nam, họ đã thành công trong việc này, nghĩa là... tạo điều kiện cho Hoa Kỳ đặt quyền bảo hộ lên Việt nam và đưa Việt nam vào tay cộng sản khi quyền lợi riêng tư của họ được thoả mãn...”
…………………………………
Với một số chứng liệu nhỏ nhoi nêu trên, cũng đã soi sáng được một phần nào cái nguyên cớ phản quốc, làm tôi mọi cho ngoại bang để phá nước trục lợi cá nhân, và tham vọng ngông cuồng của đám tướng lãnh được Pháp đào tạo và bảo kê nhưng hết thời, phải quỳ mọp van lạy ngoại bang Hoa kỳ, trong đó phải kể tội đám Tướng Tá làm nội gián cho CIA Mỹ trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng chính trị Mỹ-Pháp tại VN và toàn Đông Dương (Việt-Miên-Lào), mà Trần thiện Khiêm và Mai hữu Xuân đứng đầu sổ luận tội khi lịch sử lên tiếng.
 Nguyễn đăng Trình






 





__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

HẬU DUỆ VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM ỨNG CỬ CHÁNH ÁN TÒA THƯỢNG THẨM QUẬN CAM - CALI

$
0
0
 
 

 HẬU DUỆ VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM
ỨNG CỬ CHÁNH ÁN TÒA THƯỢNG THẨM QUẬN CAM - CALI


Ứng Cử Viên Phạm Đình Thụy, ứng cử Chánh Án Tòa Thượng Thẩm Orange County, ghế 40.
(Hình: Ứng cử viên cung cấp)
Kính thưa quý vị,
Xin hân hạnh giới thiệu: Phạm Đình Thụy, một Hậu Duệ của Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt ứng cử vào chức vụ Chánh Án Toà Thượng Thẩm Quận Cam, California.
Phó Biện Lý Quận Los AngelesPhạm Đình Thụy là  thứ nam của ông bà Phạm Đinh Thừa. Ông Phạm Đình Thừa xuất thân từ Khóa 19 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Xin thông báo đến quý đồng hương và quý vị cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tin vui này để hỗ trợ tinh thần Hậu Duệ /QLVNCH đang sinh hoạt trong dòng chính tại quốc gia này và luôn luôn mong muốn có cơ hội tốt hơn để phục vụ hữu hiệu hơn. 

Kính xin quý vị chuyển tiếp và phổ biến rộng rãi tin vui này.
Trân trọng,
      Nguyễn Thị Bé Bảy 
      Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH/ HTĐ & PC

         Bùi Dương Liêm
         Truyền Hình Việt Namvùng Hoa Thịnh Đốn


Inline image

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Phó Biện Lý Phạm Đình Thụy, ứng cử chức Chánh Án Tòa Thượng Thẩm
Quân Hạt Orange, Nam California
                                                                Thanh Phong/VienDongDaily.Com - 12/04/2016
Inline image
 
Ứng cử viện Phạm Đình Thụy (giữa) và song thân tại tòa soạn báo Viễn Đông. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

WESTMINSTER - Ngày bầu cử 7 tháng 6, 2016 sắp tới, trong số hai ứng cử viên tranh cử chức Chánh Án Tòa Thượng Thẩm tại Orange County có một người gốc Việt là ông Phạm Đình Thụy, Phó Biện Lý tại Los Angeles.
Sáng thứ Hai, ngày 11 tháng 4, 2016 ông Phạm Đình Thụy cùng với song thân đến thăm tòa soạn báo Viễn Đông và nhân cơ hội này, chúng tôi đã phỏng vấn ứng cử viên Phạm Đình Thụy cũng như thân phụ ông là ông Phạm Đình Thừa để đồng hương biết thêm về một người trẻ gốc Việt dấn thân trong dòng chính Hoa Kỳ, phục vụ cộng đồng Việt Nam.

Viễn Đông: Xin kính chào ông bà Phạm Đình Thừa và Phó Biện Lý Phạm Đình Thụy đã đến thăm chúng tôi. Được biết, trước đây ông từng tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, vậy xin ông cho biết qua một chút về mình.

Phạm Đình Thừa: Tôi tốt nghiệp khóa 19 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vào cuối năm 1964. Sau khi ra trường tôi về phục vụ tại Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Qua Hoa Kỳ vào năm 1975, lúc đó Phạm Đình Thụy mới gần 5 tuổi. Khi qua Mỹ, chúng tôi được một nhà thờ Lutheran bảo trợ về tiểu bang Indiana. Ở đây được hơn một năm, lạnh quá tôi qua thăm bà chị tại California, thấy khí hậu bên này tốt quá, và nhà Bank tại San Franciso cũng đang tuyển người, tôi thi đậu và dọn nhà qua ở miền Bắc California để đi làm.

Tôi có 5 người con đều học tại Nam California, nên năm 2005 sau khi nghỉ hưu tôi dọn về Los Angeles và ở đây cho đến hôm nay. Cuộc sống cũng tương đối ổn định, nay thấy cháu trai có óc tiến thân, muốn được dịp phục vụ cộng đồng Việt Nam mình nên hai chúng tôi đi theo để hỗ trợ cháu.”

Sau khi hỏi thăm ông Phạm Đình Thừa, chúng tôi hỏi ứng cử viên Phạm Đình Thụy:

VĐ: Trước tiên xin anh nói qua một chút về mình.

Phạm Đình Thụy: Năm nay cháu 45 tuổi, còn độc thân, con của một gia đình cựu quân nhân Quân Lực VNCH, di tản qua Hoa Kỳ vào năm 1975.
Cháu theo học tiểu học, trung học rồi vào trường Whitter College, năm 1992 cháu tốt nghiệp Cử Nhân Sinh Hóa (BA in Biochemistry).
Năm 1996, tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật Khoa (Juris Doctor) tại Washburn Law School, Topeka, Kansas. Sau đó đảm nhiệm chức vụ Phó Biện Lý (Deputy District Attorney) Quận Los Angeles, California trong 10 năm, và ba năm giữ chức vụ Phụ Tá Luật Sư Biện Hộ Công (Deputy Public Defender) tại Quận Kern, California.

VĐ: Tại sao anh muốn ứng cử chức Chánh Án Tòa Thượng Thẩm tại Quận Cam?

P.Đ. Thụy: Quận Cam là nơi có đồng hương Việt Nam cư ngụ đông đảo nhất tại hải ngoại. Cháu là con một sĩ quan QL/VNCH, cháu mong muốn được phục vụ cộng đồng người Việt trong lãnh vực luật pháp, dĩ nhiên cũng phục vụ tất cả các sắc dân khác. Đó là nguyện vọng của cháu.

VĐ: Mục tiêu ra tranh cử của anh là gì?

P.Đ. Thụy: Mục đích của cháu khi ra tranh cử chức Chánh Án Tòa Thượng Thẩm tại Quận Cam là để thực thi công lý một cách công bằng cho mọi người, vì có nhiều người Việt do không thông thạo tiếng Anh nên có khi bị bắt lầm, thậm chí có những vụ bị Cảnh Sát bắn hạ khi họ ra lệnh mà nạn nhân không hiểu nên không thi hành, hoặc có những trường hợp trong gia đình có người bị tâm thần quậy phá, khi kêu cảnh sát can thiệp lại không nói rõ người nhà bị tâm thần khiến đã có những trường hợp chết oan. Cháu muốn những trường hợp đó không còn tái diễn và dĩ nhiên còn nhiều việc khác nữa...

VĐ: Trong kỳ bầu cử tháng 6 sắp tới, có bao nhiêu người cùng ra tranh cử chức Chánh Án Tòa Thượng Thẩm với anh?

P.Đ. Thụy: Chỉ có một người Phó Biện Lý Quận Cam là Larry Yellin tranh cử với cháu.

VĐ: Ngoài việc kêu gọi đồng hương bỏ phiếu cho mình, anh có cần sự giúp đỡ về tài chánh? Nếu có thì gửi về địa chỉ nào?

P.Đ. Thụy: Vâng, cháu rất cần giúp đỡ về tài chánh để có phương tiện tranh cử, nên xin quý đồng hương giúp đỡ cháu.
Nếu muốn giúp tài chánh cho cháu, cháu có một Website: Pham4judge.com; xin vào Website này để biết chi tiết về sự trợ giúp, và gử về P.O. Box 88893, Los Angeles, CA 90009. Điện thoại: (714) 395-6077.

VĐ: Để được đồng hương ủng hộ, anh có điều gì cần nói?

Phạm Đình Thụy: Qua nhật báo Viễn Đông, kính xin quý vị lãnh đạo các tôn giáo, quý bậc trưởng thượng và quý đồng hương cho cháu một cơ hội, vì là một người trẻ, xuất thân trong gia đình cựu quân nhân QL/VNCH và đã có nhiều năm phục vụ trong ngành luật pháp Hoa Kỳ, cháu tin rằng, với khả năng và kinh nghiệm, cháu có thể phục vụ cộng đồng một cách hữu hiệu.

Ngoài ra, cháu cũng tha thiết kính xin tất cả quý cô bác, anh chị, em nếu không ủng hộ cháu, xin cũng cứ đi bầu, vì đó là quyền lợi, là sức mạnh của cộng đồng Việt Nam chúng ta. Cháu cũng xin cám ơn Ban Giám đốc Nhật báo Viễn Đông đã cho cháu cơ hội để đến với quý đồng hương và mong được quý vị hỗ trợ trong kỳ bầu cử ngày 7 tháng Sáu sắp tới.

Ông Phạm Đình Thừa: Nhân cơ hội này, tôi và nhà tôi cũng như cháu Thụy thành thật cám ơn Bác sĩ Chủ Nhiệm, ban Giám đốc và toàn thể anh chị em trong tòa báo Viễn Đông và xin kính chúc quý vị nhiều sức khỏe để phục vụ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



                 Đại diện Nhóm Cùi 19 thuộc diễn đàn Tứ Hải:

               - Chúc mừng và xin được góp vui cùng Anh Chị Phạm Đình Thừa/19E.
               - Thân chúc Cháu Phạm Đình Thụy đắc cử vẻ vang, đường hoạn lộ ngày một
                 thăng tiến để phục vụ Cộng đồng Người Việt tại Quân Cam, Nam Cali.
                 Nhat Lung

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
  
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

TRUNG-TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG...(hồi ký) ĐẠI-TÁ NGUYỄN HỮU DUỆ

$
0
0
 
 TRUNG-TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG
ĐẠI-BIỂU CHÍNH-PHỦ TẠI VÙNG I
  
 
TƯ-LỆNH Quân-Ðoàn I & Quân-Khu I Ngô Quang Trưởng được hầu hết mọi người khâm-phục. Ông đã dành nhiều tâm-trí, công-sức, và thì-giờ vào các cuộc hành-quân hơn là vào công việc văn-phòng. Ông thường-xuyên mặc chiến-phục, đội mũ sắt, mang áo giáp, bay đến tận từng đồn+chốt khắp Quân-Khu, để quan-sát, nghiên-cứu tình-hình tại chỗ, và kiểm-tra tác-phong kỷ-luật của các cấp quân-nhân. Bản-thân ông ít thích truy-hoan, nên cấm sĩ-quan thuộc quyền đến khiêu-vũ ở các nhà hàng ca+vũ+nhạc, khiến các Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng tại Quân-Khu I cấm luôn cả các phòng trà ca-nhạc tổ-chức khiêu-vũ cho bất-cứ giới khách hàng nào.
Ðó là tóm-tắt những nét chính về Tướng Trưởng được nhiều người nhận thấy hoặc đồn miệng với nhau.
 
Riêng đối với tôi, ông còn là Ðại-Biểu Chính-Phủ, tức Thủ-Hiến, của Vùng I, nhất là sau khi Tòa Ðại-Biểu Chính-Phủ đã bị giải-tán, chức-vụ Phụ-Tá Hành-Chánh cho Tư-Lệnh Quân-Khu cũng bị bãi-bỏ luôn. Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu cử-nhiệm các Tiểu-Khu-Trưởng và Ðặc-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng. Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu trực-tiếp điều-khiển Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng sở-tại, đồng-thời cũng là Chủ-Tịch Hội-Ðồng Bình-Ðịnh & Phát-Triển cầm đầu công-tác chuyên-môn của đa-số các Bộ quan-trọng thuộc Chính-Quyền Trung-Ương thực-hiện trong lãnh-thổ Quân-Khu mình. Tóm lại, Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng là Trưởng Chính-Quyền tại Miền Trung.
 
Tôi trích sao riêng gửi cho ông biết điều-khoản trong Sắc-Lệnh của Thủ-Tướng quy-định việc tôi, Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt cấp Vùng, trực-tiếp báo-cáo tình-hình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, liên-quan đến an-ninh và chính-trị nội-bộ, thuộc thẩm-quyền của Ðại-Biểu Chính-Phủ, là chức-vụ mà ông kiêm-nhiệm hiển-nhiên.
Sau đó, tôi chính-thức tường-trình lên ông những vấn-đề nội-chính của Quốc-Gia.
 

Vấn-Ðề Quân-Nhân Vô-Kỷ-Luật

 
Khi người lính ở trong quân-sở hoặc quân-cứ thì quân-phong quân-kỷ có thể được xem là việc riêng trong gia-đình Quân-Lực; nhưng một khi người lính đã đi ra ngoài thì mọi ngôn-ngữ cử-chỉ dù nhỏ-nhặt cũng ít nhiều ảnh-hưởng đến mối quan-hệ giữa Quân và Dân.
So với tổng-số quân-nhân tại-ngũ thì tỷ-lệ cá-nhân vô-kỷ-luật chỉ là một con số nhỏ; nhưng những việc làm sai-quấy của số ít này đã gây bất-bình và ác-cảm không ít trong dân-nhân đối với binh-giới nói chung, tạo thành một vấn-đề trong lãnh-vực chính-trị nội-bộ của chế-độ Việt-Nam Cộng-Hòa.

Khi nào có một người nào vi-phạm luật-pháp hoặc luật-lệ hiện-hành mà mặc quân-phục rõ-ràng hoặc tự-xưng là quân-nhân, thì Cảnh-Sát chỉ cần báo cho Quân-Cảnh đến chấp-lý mà thôi. Thế là Cảnh-Sát, ở đây, là Cảnh-Sát Sắc-Phục, không theo-dõi, thống-kê, phân-loại, so-sánh tăng/giảm, tìm hiểu nguyên-nhân, v.v...; vả lại, dù có muốn cũng không làm được, vì không biết rõ tính-danh, số quân-tịch, cấp-bậc, đơn-vị, nội-dung sự phạm-pháp, cách giải-quyết, và kết-quả thế nào.

Nhưng đó lại là một vấn-đề nội-chính. Nó thuộc phạm-vi nghiên-cứu của Ngành Ðặc-Biệt (Cảnh-Sát Ðặc-Biệt); nó xảy ra trong vùng sinh-hoạt của người dân, là vùng mà tôi đã đề-nghị và Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu sở-quan đã đồng-ý giao cho Ngành Ðặc-Cảnh chịu trách-nhiệm về an-ninh chung; và nó cũng là một mục-tiêu hoạt-động hàng ngày của chính Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng.
Phải bảo-toàn hình-ảnh tốt đẹp của người chiến-sĩ đang hy-sinh xương máu trên chiến-trường; phải duy-trì mối tình khắng-khít cá+nước quân−dân; phải xóa sạch mọi tỳ-vết, không để cho kẻ thù khai-thác vơ đũa cả nắm chê-bai hàng-ngũ Quốc-Gia chúng ta.
 
Lần đầu tiên là vào cuối năm 1973, tôi nêu đề-tài này lên trong một buổi họp đặc-biệt của nhóm người tạm gọi là Ủy-Ban Phối-Hợp Tình-Báo Quân-Khu I, mà Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng giao cho Đại-Tá Hoàng Mạnh Ðáng, Tham Mưu Trưởng, đại-diện, chủ-tọa các buổi họp hằng tuần. Tôi lấy Quốc-Lộ số I là con đường bộ huyết-mạch nối liền từ Thủ-Đô Sài-Gòn ra các tỉnh Miền Trung và miệt ngoài, đoạn từ Sa-Huỳnh cực-Nam của Tỉnh Quảng-Ngãi ra đến Ðèo Hải-Vân cực-Bắc của Tỉnh Quảng-Nam, trong đó có Thị-Xã Ðà-Nẵng, để làm bối-cảnh điển-hình. 

Trên con đường này, không những chỉ có sự đi lại của mọi tầng-lớp và thành-phần dân-nhân, các loại ngoại-kiều, mà còn có sự hiện-diện thường-xuyên và tập-trung hoạt-động của mọi cơ-quan và đơn-vị thi-hành luật-pháp và duy-trì an-ninh trật-tự chung. Vào thời-điểm đó, trung-bình hai tháng là có một vụ quân-nhân dùng súng bắn bừa vào xe đò chở đầy hành-khách đang chạy trên Quốc-Lộ số I, gây thương-tích cho một vài thường-dân.
 
Trong phòng làm việc của Đại-Tá Ðáng có một bộ-phận giống như chi-nhánh của hệ-thống nội-đàm mà tôi đoán là máy chính nằm trong phòng làm việc của Trung-Tướng Trưởng. Có lẽ ông đã mở máy mà nghe Ủy-Ban chúng tôi thảo-luận những gì.
Lần họp kế sau, Đại-Tá Ðáng khéo-léo nhắc chúng tôi đừng đề-cập nhiều những vấn-đề nội-bộ, ý nói vì có Người Bạn Ðồng-Minh (viên-chức CIA cố-vấn của Ðặc-Cảnh) và thông dịch-viên cùng nghe.
 
Tôi còn nhớ ngày xưa, khi tôi còn làm giám-đốc chương-trình phát-thanh “Tiếng Nói Quân Ðội” tại Ðệ-Nhị Quân-Khu, tôi phải đệ-trình bản thảo bài xã-luận của tôi viết hằng ngày lên cho Thiếu-Tướng (sau này là Trung-Tướng) Lê Văn Nghiêm, Tư-Lệnh Quân-Khu, duyệt trước, để được đọc trên Ðài vào chiều cùng ngày và được đăng trên báo “Tin Tức” phổ-biến khắp Quân-Khu vào sáng hôm sau. Có một lần, bài xã-luận của tôi nhắc-nhở tài-xế quân-xa tuân giữ luật-lệ lưu-thông khi lái xe trên đường thành-phố.
Tôi quan-niệm rằng: khi một người lính, dù là hạng chót (binh nhì), đứng gác ở một cổng đồn, anh ta có quyền chận đường một ông Bộ-Trưởng; khi một nhân-viên Quan-Thuế (dù là hạ-đẳng) soát hàng ở một phi-trường, anh ta có quyền lục xách một viên đại-tướng; vậy thì, khi một đại-diện Cảnh-Sát (dù là sơ-cấp) kiểm-soát xe cộ, tại sao anh ta lại không có quyền chỉ-dẫn đúng luật đi đường cho các tài-xế quân-xa?
Tướng Nghiêm phê vào bên lề bản thảo của tôi hai chữ “con cú”. Phòng Năm chúng tôi đoán ý ông cho rằng bài xã-luận ấy có phần cay-cú hoặc xoi-mói như “cú vọ” (?), nên đã xếp bỏ.
Phần đông cấp trên không muốn nghe người khác nói đến khuyết-điểm của cấp dưới thuộc phần trách-nhiệm của mình.
 
Tuy nhiên, việc của tôi thì tôi vẫn phải làm. Ngoài Tư-Lệnh Quân-Khu ra, tôi còn báo-cáo lên Trưởng Ngành Ðặc-Biệt Trung-Ương, là Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây. Nơi đây chuyển lên Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia kiêm Ðặc-Ủy-Trưởng Trung-Ương Tình-Báo, là Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình, để ông trình tiếp lên Tổng-Thống. Như thế thì Trung-Ương vẫn biết đến vấn-đề đó như thường.
 
Sau đó, tôi không trình-bày sự-việc nói trên trong các buổi họp như thế nữa. Tôi làm công-văn báo-cáo hằng tháng lên Tư-Lệnh Quân-Khu.
 
So-sánh thì thấy, vào cuối năm 1973, trung-bình hai tháng mới có một vụ, gây thương-tích cho một vài thường-dân; nhưng đến mấy tháng đầu năm 1975, liền trước ngày thất-thủ Quân-Khu địa-đầu này, tổng-số thống-kê mỗi tháng đã lên đến cả chục vụ, gây cả tử-thương cho nhiều hành-khách, trong đó có một số là quân-nhân, và có lần cho cả một tu-sĩ của Ðạo Kitô.
 

Vấn-Đề Kiểm-Soát các Cựu-Can & Cựu-Cán Việt-Cộng

 
Phong-trào phản-đối Chiến-Tranh Việt-Nam ở Hoa-Kỳ và một số nước khác đã mở đường cho Hiệp-Ðịnh Paris 1973. Hậu-quả trầm-trọng và cụ-thể nhất là Mỹ giảm bớt dần dần để rồi chấm dứt hẳn viện-trợ cho Việt-Nam Cộng-Hòa.
Sau vụ Việt-Cộng tổng-tấn-công Tết Mậu-Thân năm 1968, hoạt-động của Quân-Lực cũng như của Ðặc-Cảnh gia-tăng tối-đa; do đó, số cán-bộ, bộ-đội, và cơ-sở địch bị bắt cũng gia-tăng rất nhiều. Chính-Quyền phải xây-cất thêm trại tạm giam ở mỗi Tỉnh, một số trại giam thuộc Trung-Ương, và một trại tập-trung tại mỗi Vùng Chiến-Thuật, để gom lại các phần-tử nguy-hiểm được đưa từ các Tỉnh về.
 
Thực-sự, trách-nhiệm của Ngành Ðặc-Cảnh chỉ giới-hạn trong việc bắt hung-thủ và nghi-can, điều-tra, lập hồ-sơ truy-tố trước Ủy-Ban An-Ninh, hoặc chuyển nội-vụ qua Tòa Án Quân-Sự Mặt Trận; còn thì chỉ đích-thân tạm giữ một số ít đối-tượng đặc-biệt trong một thời-gian ngắn cần-thiết cho việc hỏi cung hoặc xây-dựng thành mật-viên, tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn là nơi hội đủ các điều-kiện tiêu-chuẩn tối-thiểu được sự cố-vấn và yểm-trợ trực-tiếp của các chuyên-gia Hoa-Kỳ.
Ngoài ra, chế-độ giam-giữ và đối-xử trước khi thành-án thì thuộc phần đảm-trách của các Trại Tạm Giam ở phía Sắc-Phục của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực, Trung-Tâm Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ, hoặc Trại Giam Tù-Binh Cộng-Sản Việt-Nam thuộc Bộ Quốc-Phòng; và sau khi thành-án thì do Tổng-Nha Cải-Huấn hoặc Bộ Tổng-Tham-Mưu quản-lý và kiểm-soát cho đến ngày các đương-nhân được trả tự-do.
 
Tuy thế, Ngành Ðặc-Cảnh vẫn là cái đích chính của mọi sự chỉ-trích liên-quan đến tù và trại giam. Do đó, Ngành Ðặc-Cảnh bị đặt trong một tình-trạng tiến/thoái lưỡng-nan.
Một mặt thì hứng chịu phần lớn dư-luận công-kích là chế-độ có quá nhiều tù và trại giam: trại giam thì thiếu tiện-nghi, mà tù thì bị ngược-đãi, thậm-chí tiếng lóng “bị nhốt chuồng cọp”, là một hình-thức kỷ-luật áp-dụng ở đâu ngoài Ngành Ðặc-Cảnh, cũng bị dịch sai và hiểu lầm một cách có ác-ý là tù bị nhốt chung chuồng với cọp.
Một mặt thì phải rút ngắn thời-gian điều-tra, lập hồ-sơ; riêng tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn thì phải đi trước các trại giam khác về việc: tăng thêm thức ăn; trổ thêm cửa sổ; tăng thêm hệ-thống ánh-sáng và vệ-sinh, y-tế; giảm bớt số người giam chung trong mỗi phòngnghĩa là tăng thêm phòng giam, nhưng đồng-thời lại phải giảm bớt tổng-số phòng giam!
 
Tình-hình chung được đặt dưới sự kiểm-soát thường-xuyên và bất-thần của vô-số tổ-chức và nhân-vật: trong Chính-Quyền thì ngoài các Thanh-Tra nội-bộ từ cấp Trung-Ương xuống đến cấp Vùng còn có Biện-Lý, các phái đoàn Viện Giám-Sát, Dân-Biểu, các cơ-quan Y-Tế, Xã-Hội, v.v...; ngoài Chính-Quyền thì có các tu-sĩ thuộc mọi giáo-hội, các hội-đoàn từ-thiện, các nhà báo, v.v..., chưa kể áp-lực từ các nhóm tranh-đấu, như “Phong-Trào Ðòi Cải-Thiện Chế-Ðộ Lao-Tù”, v.v...
 
Căng nhất là vào cuối năm 1972, giai-đoạn chuẩn-bị gấp rút cho Hiệp-Ðịnh Paris 1973, Chính-Quyền Trung-Ương trù-liệu giảm bớt trại giam bằng cách đóng cửa, hoặc bỏ bớt một số phòng, và giảm-thiểu tù bằng nhiều cách: chỉ giữ lại một số can-phạm quan-trọng và nguy-hiểm nhất, còn thì trả tự-do cho những cá-nhân được sự bảo-lãnh của thân-nhân là công-chức hoặc sĩ-quan cao-cấp của Việt-Nam Cộng-Hòa; cho những phần-tử có khai-báo thật-thà được hưởng quy-chế hồi-chính-viên; chuyển những cán+cơ hoạt động có vũ-trang qua diện tù-binh để trao-trả cho đối-phương; phóng-thích, nhưng chỉ-định cư-trú, một số đông những cựu-can, cựu-cán có tiền-án tiền-tích hoạt-động cho Việt-Cộng, tuy không hội đủ yếu-tố để bị kết tội giam lâu nhưng bị xét thấy có hại cho an-ninh chung, và những cán-binh tuy xin ra hồi-chánh nhưng tránh né khai-báo và có chỉ-dấu là trá-hàng, v.v...
Ngoại-trừ các tù-nhân đang còn thụ-án và các tù-binh đang chờ được trao trả cho bên kia, tất cả các thành-phần trên đều là đối-tượng cho Ngành Ðặc-Cảnh giám-thị, theo-dõi, và nếu cần thì đương-đầu.
 
Nhưng Ngành Ðặc-Cảnh lại không được hỏi ý-kiến về nơi chỉ-định cư-trú cho các đối-tượng này.
Thời-gian đó, nhiệm-sở của tôi là Vùng II. Một hôm, trong một buổi họp của Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II, tại Nha-Trang, Phó Tư-Lệnh là Đại-Tá Nguyễn Đứt, chủ-tọa, đã ra lệnh cho Bộ Tham-Mưu thuộc quyền hội-ý với các Tỉnh-Trưởng để chọn một Tỉnh trong Quân-Khu làm địa-hạt chỉ-định cư-trú chung cho tất cả các cựu-can, cựu-cán và hồi-chính-viên đặc-biệt nói trên tập-trung về từ các Tỉnh và Thị-Xã khác khắp Quân-Khu.
Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II không mời Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng II cùng dự buổi họp này.
Bản-thân tôi vốn có những quan-hệ công-vụ chặt-chẽ với các sĩ-quan cao-cấp đứng đầu các cơ-quan Quân-Báo và Quân-An ở cấp Quân-Ðoàn và Quân-Khu, nên tuy không được mời đến nhưng tôi vẫn lợi-dụng điều đó để đến dự các buổi họp nội-bộ của họ mỗi sáng sớm tại Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu.
 
Qua chỉ-thị của Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II, tôi thấy rõ là Trung-Ương muốn thay-thế các trại giam hữu-hình, mà diện-tích chỉ xấp-xỉ một ô phố, bằng những trại giam vô-hình, mà sức chứa là lãnh-thổ của cả một Tỉnh, vô-vàn rộng lớn hơn. Biện-pháp ấy chắc-chắn sẽ bị đả-phá dữ-dội hơn, nhất là bởi giới truyền-thông nước ngoài, tai-hại vô cùng cho chế-độ Miền Nam.
Không thể im-lặng đồng-tình, tôi đã đứng lên phát-biểu ý-kiến:
– Tôi tin là sẽ không có một Tỉnh-Trưởng nào, nếu thật-sự là Tỉnh-Trưởng, mà lại thuận nhận cho Tỉnh mình trở thành một địa-phương quản-thúc tù.
Ðại-tá Đứt bất-bình, nhìn thẳng mặt tôi:
– Anh tưởng là tôi không trừng-phạt được các Tỉnh-Trưởng nào không tuân lệnh của Quân-Khu sao?
 
Cũng như phần đông các nhà lãnh-đạo ở cấp quốc-gia, ông quan-niệm mỗi Tỉnh-Trưởng chỉ là một Tiểu-Khu-Trưởng, nên lấy con mắt quân-sự mà nhìn chính-sự, và áp-đặt mệnh-lệnh hành-pháp bằng kỷ-luật nhà-binh.
 
Sau khi nghe ý-kiến của tôi qua thông-dịch-viên, các viên-chức cao-cấp trong Bộ Tư-Lệnh Cố-Vấn Quân-Sự và Viện-Trợ Kinh-Tế của Hoa-Kỳ (MAC-CORDS) đã đưa ngón tay-cái chĩa lên trời về phía tôi mà gật gật đầu. Thấy thế, tôi không nói gì thêm.
Sau đó, không có Tỉnh nào được chọn làm lãnh-thổ quản-thúc tù chính-trị cho toàn Vùng II.
*
Biện-pháp áp-dụng từ đó cho đến sau ngày đã có Hiệp-Ðịnh Paris là cho trở về quê cũ, người nào làng nấy, cư-trú cố-định và hạn-chế đi lại, các cựu-can cựu-cán và hồi-chính-viên đặc-biệt mà tin-tức tình-báo cũng như nhận-xét của các giới-chức Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ và Phục-Hoạt thuộc Bộ Chiêu-Hồi đã xếp vào loại “mìn ngụy-trang”, “khổ-nhục-kế”, chưa cho phép tự-do hoàn-toàn. 
Tùy theo sự xếp loại, các phần-tử ấy phải đến trình-diện mỗi tháng, mỗi hai tuần, hoặc mỗi tuần, tại Phòng Ðặc-Cảnh Quận sở-tại; tại đây, nhân-viên chuyên-trách có lập một cuốn sổ, để các đương-nhân khi đến thì ghi tên, tuổi, địa-chỉ, ngày giờ đến trình-diện, và ký tên vào, làm bằng-chứng đã được kiểm-soát để lưu hồ-sơ.
 
Tại Vùng I, tin-tức nội-tuyến cho biết có một số phần-tử thuộc diện nói trên đã tái-hoạt-động cho Việt-Cộng. Tôi liền đích-thân đến thử một số Xã thuộc Tỉnh Quảng-Nam để tìm hiểu tại chỗ xem sao.
Về việc trình-diện: có một số người liên-hệ đã ăn nên làm ra, hoặc đã trở thành đảng-viên quan-trọng của Việt-Nam Quốc-Dân Ðảng, không còn đến trình-diện tại Phòng Ðặc-Cảnh Quận hoặc Cuộc Cảnh-Sát Xã nữa, mà chính nhân-viên hữu-trách phải mang sổ đi tìm, bất-cứ ở đâu, lúc nào, có khi gặp rồi mà còn phải chờ chực, để được đối-tượng ký-chỉ vào sổ trình-diện, cho có hình-thức là đã kiểm-soát họ rồi.
Về việc chỉ-định cư-trú và hạn-chế đi lại: dân-chúng được tự-do đi lại và cư-trú; trừ một ít trường-hợp đặc-biệt, Cảnh-Sát không soát-xét tờ khai gia-đình; Cảnh-Sát cũng ít phối-hợp công-tác với Xã-Trưởng. Do đó, có một số phần-tử nguy-hiểm đã rời khỏi địa-phương; họ được các Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Chánh Xã nguyên-quán cấp giấy phép cho chính-thức ra đi, nhất là vào các thị-xã, đặc-biệt là vào Ðà-Nẵng, là những nơi họ bị cấm đến, để thoát khỏi sự kiểm-soát của cơ-quan an-ninh và dễ tái-hoạt-động sau khi đã đổi vùng. Lúc đầu thì ít, về sau thì càng ngày càng nhiều.
 
Cả một vấn-đề hệ-trọng như thế, mà mấy năm trời không ai hay biết gì.
 

Vấn-Đề Dân Quê Bỏ Làng Ði Theo Việt-Cộng

 
Vào khoảng cuối năm 1973, trung-bình vài tháng mới có một vài thanh-nam miền quê vắng nhà lâu ngày; điều-tra thì được biết họ đã lén-lút vào rừng theo cộng-quân.
Tôi cũng cho lập bảng thống-kê hàng tháng về sự-kiện này thì thấy con số mỗi ngày một gia-tăng.
Cũng như đối với các vấn-đề khác, tôi ra lệnh cho cấp dưới ghi-nhận, báo-cáo, lập bảng thống-kê, rồi so-sánh mức-độ và cường-độ tăng/giảm thế nào, không phải chỉ để biết suông mà thôi.
Tôi đã chỉ-thị cho các Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh/Thị trình lên Tỉnh-Trưởng sở-tại với đề-nghị có biện-pháp ngăn+trừng. Tôi cũng đã trình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, đồng-thời trình lên Trưởng Ngành Ðặc-Cảnh Trung-Ương, để các nơi này trình tiếp lên cho Tổng-Thống được biết về vấn-đề này.
Về phần Cảnh-Lực thì tại mỗi Xã cũng như mỗi Phường đều có một Cuộc Cảnh-Sát, nhưng chỉ là Cảnh-Sát Sắc-Phục, kiểm-soát vệ-sinh, điều-khiển lưu-thông, kiểm-tra dân-số, chấp-lý các vụ vi-phạm luật-lệ hình-sự và thể-lệ hành-chánh hiện-hành. Ðúng ra thì họ cũng có bổn-phận ngăn-chận không để người dân từ vùng Quốc-Gia di-chuyển qua vùng cộng-sản, vì là vi-phạm quy-định hành-chánh; nhưng phần lớn họ chỉ giới-hạn nhiệm-vụ trong việc thỉnh-thoảng xét hỏi giấy tờ những người khả-nghi, còn những gì hằng ngày có liên-quan đến cộng-sản, tức là chính-trị, thì họ phó mặc cho Ngành Ðặc-Cảnh đảm-đương.
Vậy mà Trung-Ương không thiết-lập cơ-cấu Ðặc-Cảnh xuống thấu cấp Xã, mặc dù Việt-Cộng từ xưa đã biết xây-dựng cơ-sở từ cấp Tổ Tam-Tam leo lần lên cấp Khóm Thôn, trong từng Xã một, rồi tiến lên cấp cao hơn.
Ðể đối-phó với Việt-Cộng ở cấp Xã, Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia chỉ-định Trưởng Cuộc Cảnh-Sát Xã kiêm-nhiệm đại-diện Ngành Ðặc-Cảnh tại địa-phương mình; nhưng hầu hết các viên-chức này không am-thạo, mà cũng không ham-thích, công-tác chính-trị và phản-gián, vả lại không có nhân-viên đặc-trách tại Cuộc để giữ phần-hành chuyên-môn, nên tuy có đại-diện mà cũng gần như không.
Dù theo lý-thuyết thì mỗi Cuộc đều có một vài nhân-viên phụ-trách Chương-Trình “Phụng Hoàng”, xem như để đương-đầu với Việt-Cộng, nhưng trên thực-tế thì đa-số các nhân-viên này chỉ là những thư-ký văn-phòng, lấy tài-liệu từ Ủy-Ban Phụng-Hoàng Quận, hầu hết do Ngành Ðặc-Cảnh cung-cấp, để lập hồ-sơ, thống-kê, biểu-đồ, về tình-hình hạ-tầng cơ-sở địch, chỉ để thuyết-trình mỗi khi có phái-đoàn đến thanh-tra hoặc mang đi họp, chứ hiếm khi tự mình thu-thập tin-tức hoặc tự mình tìm bắt tên Việt-Cộng nào.
Về phần chính-quyền Xã thì tuy có một Ủy-Ban Hành-Chánh nhưng nhiều nơi mọi việc đều do một mình Xã-Trưởng nắm trong tay.
Thật ra, các vấn-đề quan-trọng đều do chính-quyền Quận chủ-trì. Xã-Trưởng chỉ dự họp, dự lễ, ký các loại hộ-sự chứng-thư; cũng có nơi thì lập danh-sách nhận tiền trợ-cấp di-tản, bồi-thường thiệt-hại chiến-tranh, v.v...
Hầu hết Xã-Trưởng đều không quan-tâm đến việc dân làng bỏ trốn theo đối-phương; nhưng, dù có bận lòng thì cũng không làm gì được, vì không có lực-lượng, không chỉ-huy được Cảnh-Sát hay Nghĩa-Quân. Ða-số Xã-Trưởng chỉ có mặt trong Xã vào ban ngày, còn ban đêm thì về ngủ ở quận-lỵ hoặc tỉnh-lỵ cho được an-toàn.
 
Trong tình-trạng chiến-tranh, nòng-cốt của chính-quyền Xã là một trung-đội Nghĩa-Quân, do một hạ-sĩ-quan thuộc Chi-Khu biệt-phái đến chỉ-huy. Lực-lượng quân-sự này canh gác một số yếu-điểm vào ban đêm.
Từ năm 1973, Quân-Lực thành-lập thêm một tổ-chức lãnh-thổ cấp Xã, gọi là Phân-Chi-Khu, do một sĩ-quan đứng đầu, chỉ-huy đơn-vị Nghĩa-Quân nói trên.
Phân-Chi-Khu hầu như là một văn-phòng tham-mưu hơn là một bộ chỉ-huy hành-quân. Và không phải Phân-Chi-Khu-Trưởng nào cũng ở lại tại Xã vào ban đêm.
Phân-Chi-Khu-Trưởng, có lính dưới quyền, trở thành một thế-lực mâu-thuẫn với Xã-Trưởng.
 
Trong một đại-hội Phân-Chi-Khu thuộc Quân-Khu I tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Nghĩa-Quân Hòa-Cầm, ở ngoại-ô Ðà-Nẵng, do Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ-tọa, nhiều Phân-Chi-Khu-Trưởng đã chỉ-trích các Xã-Trưởng là già-yếu, học-lực thấp, thiếu năng-động, v.v... trong lúc không có mặt các Xã-Trưởng.
Tổng-Thống Thiệu đã gợi ý cho các Phân-Chi-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Xã-Trưởng thay thế các người này.
Báo-chí đã tường-thuật cái nhíu mày của Đại-Sứ Hoa-Kỳ, và đặt câu hỏi: tổng-thống nghĩ gì khi đòi xóa bỏ tư-cách dân-cử của Xã-Trưởng, là nhân-vật được dân bầu vào Hội-Ðồng Xã và Hội-Ðồng này cử ra, trong lúc Hội-Ðồng Xã là một đơn-vị dân-cử cơ-bản trên đường dân-chủ-hóa để còn tiến tới bầu-cử Quận-Trưởng, Tỉnh-Trưởng, Thị-Trưởng, là các cấp còn lại trong hệ-thống Chính-Quyền Quốc-Gia?
 
Dân làng bỏ theo Việt-Cộng là một căn bệnh truyền-nhiễm. Chính-Quyền đã không ngừa bệnh mà cũng không chữa bệnh đúng cách. Chế-độ không chịu nhìn thấy những nguyên-nhân đánh mất niềm tin của người dân, và cũng không chịu chọn những phương-sách thích-ứng để khôi-phục lại niềm tin ấy, vì đã đặt quân-sự lên trên chính-trị và dân-sự, cả sau khi tình-hình đất nước đã mở vận-hội cho thế đối đầu quân-sự được bổ-sung thêm bằng thế đấu-tranh chính-trị trực-diện với kẻ thù. Vấn-đề này đã vượt lên trên khả-năng và trách-nhiệm của một Tư-Lệnh Quân-Khu, tức Chính-Quyền Vùng, đặc-biệt là Tướng Trưởng, viên tướng biên-thùy không có tham-vọng chính-trị nên giới-hạn cái nhìn tình-hình trong con mắt nhà-binh.
 
Riêng tại Vùng I, vào những tháng cuối-cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa, trung-bình mỗi tháng đã có hằng chục vụ dân làng bỏ vùng Quốc-Gia vào rừng núi sống với Việt-Cộng: không còn lẻ-tẻ từng người lâu lâu lén-lút một lần, mà là cả gia-đình, nhiều gia-đình đồng loạt, công-khai chuyển-nhượng nhà đất và thanh-toán tài-sản, ồn-ào chuẩn-bị, và ngang-nhiên kéo đi, cả giữa ban ngày, trước mắt các cơ-cấu chính-quyền và đơn-vị quân-lực tại hương-thôn.
*
Trong các buổi họp tại Quân-Khu, các cấp lãnh-đạo không đề-cập gì đến các vấn-đề then-chốt mà tôi đã nêu ra như trên.
 
Dù phía Việt-Nam Cộng-Hòa có cố giữ kín trong nội-bộ, nhưng chắc gì phía Hoa-Kỳ đã không nắm được những điểm khuyết/nhược đó trong sách-lược và thực-lực của Ðồng-Minh mình...
 


__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

Tổng kết cuộc chiến tết Mậu Thân (1968)

$
0
0

From:Quyet Nong <
Sent: Tuesday, April 19, 2016 8:23 AM
Subject: 1 DĐKTTG Tổng kết cuộc chiến tết Mậu Thân (1968)

Tổng kết cuộc chiến tết Mậu Thân (1968)













Trần Gia Phụng (Danlambao) - Gần đây, vào cuối năm 2012, ở trong nước xuất hiện bộ phim tài liệu dài 12 tập, mỗi tập dài 30 phút, nhan đề là “Mậu Thân 1968” của đạo diễn Lê Phong Lan do Trung Tân Phim Tài Liệu và Phóng Sự của Đài Truyền Hình Việt Nam, phối hợp với hãng phim Truyền Hình Bản Sắc Việt Nam sản xuất, đã trắng trợn chối bỏ sự thật, thay trắng đổi đen, nhằm xóa bỏ tội ác CS trong vụ tàn sát Tết Mậu Thân. Dư luận dân chúng Huế đã lên án gay gắt bộ phim nầy. Dù CS luôn luôn chủ trương bóp méo lịch sử để chạy tội; dù những nấm mồ dưới lòng đất có thể đã bị tiêu hủy qua thời gian; nhưng những nấm mồ trong tim dân chúng Huế và dân chúng Nam Việt Nam vẫn còn đó. Lịch sử vẫn còn đó. Làm sao CS chạy tội được trước lịch sử! “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”


1. Thiệt hại về nhân mạng và tài sản 

Theo thống kê của Bộ Tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cho đến cuối tháng 3-1968, tổng số tử vong trên toàn lãnh thổ VNCH của các bên lâm chiến trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968) của cộng sản (CS) là:

VNCH: 4,954 sĩ quan và binh sĩ, 14,300 thường dân. (Trong số thường dân nầy, Huế mất khoảng trên 2,000 người.) 

Cộng sản 58,373 sĩ quan và binh sĩ. 

Hoa Kỳ: 3,895 sĩ quan, binh sĩ và nhân viên Hoa Kỳ (gồm tất cả quân binh chủng).

Đồng minh: 214 sĩ quan và nhân viên Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan và Thái Lan trong các phái bộ viện trợ quân sự tại VNCH.(Phạm Văn Sơn, sđd. tr. 35.)

Số 14,300 thường dân tử nạn là những người đã được khai báo, kiểm kê, trong khi đó còn rất nhiều người mất tích, chết không được khai báo, kiểm kê, nhất là những người ở thôn quê, trong những vùng do cả hai bên (VNCH và CS) kiểm soát. 

Trong cuộc tổng tấn công của CS nhân dịp Tết Mậu Thân, tổng số thiệt hại về nhà cửa ở các thành phố ước lượng khoảng 4,5 tỷ đồng VNCH (lúc bấy giờ) theo đó: 84,983 nhà bị hư hại từ 50 đến 100%, 30,343 nhà thiệt hại tới 50%. Riêng tại Sài Gòn, 18, 507 nhà bị thiệt hại từ 50% đến 100%. (PTGDVNHN, sđd. tr. 222. Sách nầy trích số liệu trên đây từ sách The Vietcong Massacre at Hue của bác sĩ Elje Vannema, New York: Nxb. Vintage Press, 1976.) 

Theo Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ, sự thiệt hại trong khu vực kỹ nghệ lên tới 4,541,800,000 đồng đối với 84 cơ xưởng. Riêng ngành dệt, thiệt hại 2,985,400,000 đồng. (Đoàn Thêm, 1968 Việc từng ngày, sđd. tr. 129.)

2. Quân sự

Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, khác với chiến tranh du kích, là sự đối đầu trực tiếp công khai giữa quân lực VNCH và lực lượng CS trong đó có bộ đội chính quy Bắc Việt Nam và MTDTGP. Cuộc tổng tấn công của CS thật sự đã đạt được yếu tố bất ngờ khá cao. (James J. Wirtz, sđd. tr. 28.) 

Dầu tổng tấn công bất ngờ, CS hoàn toàn thất bại, không chiếm được các thành phố như chủ trương ban đầu của CS. Nhiều nơi, CSVN phải rút về mật khu, bưng biền, rừng núi, hay tránh sang biên giới Lào và Cao Miên. 

Tài liệu CSVN sau nầy công khai xác nhận sự thất bại nặng nề của họ. “Cuối tháng 9 [1968], hoạt động quân sự của ta [CSVN] đã ngừng lại. Sau một thời gian dài liên tục tấn công vào đô thị - chỗ mạnh của địch trong điều kiện chúng đã bố phòng, lực lượng ta bị tiêu hao, bổ sung không kịp, tiếp tế khó khăn, phải rút về củng cố...” “Lực lượng vũ trang bị tiêu hao không được bổ sung. Tiếp tế lương thực rất khó khăn. Ở Tây nguyên, toàn bộ số gạo còn lại của năm 1968 chỉ còn phần ba so với số lượng tồn kho năm 1967. Dự trữ lương thực đến giữa năm 1969 chỉ đủ nuôi bộ đội ta trong khoảng một tuần...” (Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, tr. 35 và tr. 57. Lưu Văn Lợi là nhân viên phái đoàn BVN tại hội nghị Paris, sách viết ở trong nước. Bản in đưa bán ra nước ngoài, không đề nơi và năm xuất bản.)

Quân lực VNCH tuy lúc đầu bất ngờ, nhưng nhờ khả năng phản ứng nhanh lẹ, nên đã mạnh mẽ chận đứng được những đợt tấn công của CS khắp nước, gây thiệt hại lớn lao cho CS. Con số 58,373 cán binh CS tử thương có thể còn thấp so với số thực sự CSVN mất mát. 

Sau vụ Tết Mậu Thân, khi được tổng thống Hoa Kỳ gởi sang thị sát chiến trường Việt Nam ngày 23-2-1968, tướng Earle G. Wheeler, trong báo cáo gởi về Washington D.C., đã nhấn mạnh: “Các lực lượng võ trang Việt Nam Cộng Hòa đã kháng cự cuộc tấn công ban đầu với một sức mạnh thần kỳ.” (Tường trình của tướng Earle G. Wheeler được tướng Yves Gras (người Pháp) trích dẫn trong bài"L'autre armée Vietnamienne, L'engagement des Vietnamiens dans la guerre d'Indochine (1945-1975)", đăng trong sách Indochine: Alerte à l'histoire của một nhóm tác giả, Académie des Sciences d'Outre-Mer [Viện Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại], Institut de l'Asie du sud-est [Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á] và Association nationale des anciens d'Indochine [Hiệp Hội Quốc Gia Cựu Chiến Binh Đông Dương] đồng xuất bản, Paris, 1985, tr. 279.) 

Khi bình luận về trận Mậu Thân, ông Yves Gras, một tướng lãnh Pháp, cũng đã viết: “Quân đội Nam Việt giữ vai trò chủ yếu trong các trận đánh bẻ gãy cuộc tấn công của phương Bắc trong Tết Mậu Thân vào tháng 2 năm 1968." (Yves Gras, bài đã dẫn.) 

Phía CS cũng rất bất ngờ về sức chiến đấu bền bĩ của quân lực VNCH. (Leo J. Daugherty, Gregory Louis Mattson, NAM, a Photographic History, New York: MetroBooks, 2001, tr. 314.) Một viên tướng CS tham gia trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đã thú nhận: “Nhưng mặt khác, trong Tết Mậu Thân, ta không đánh giá đúng về tương quan lực lượng ta địch cụ thể lúc ấy, không thấy hết khả năng còn lớn của địch và điều kiện còn hạn chế của ta, đề ra yêu cầu quá cao sức thực tế ta có...” (Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, TpHCM: Nxb. Văn Nghệ Thành Phố, 1982, tr. 57.)

Một điều tàn ác là sau khi CS rút lui, dân chúng phát hiện nhiều xác binh sĩ CS bị cột vào các ổ súng phòng không bằng xích sắt, đặt trên hoàng thành bao chung quanh thành nội Huế, nghĩa là binh sĩ CS không thể trốn chạy được, mà phải chiến đấu tại chỗ cho đến chết. (Nhiều người viết, Technology and the Air Force: A Retrospective Assessement, Washington D.C: Air Force History and Museums Program, United States Air Force, 1997, tr. 129.)

3. Chính trị

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của CS vào các thành phố VNCH tạo ra những phản ứng khác nhau tại Việt Nam và Hoa Kỳ. 

Cộng sản vi phạm quyết định hưu chiến, mở cuộc tổng tấn công trong dịp Tết thiêng liêng trên toàn cõi miền NVN, tàn sát dân chúng vô tội làm cho dân chúng kinh sợ. Chẳng những dân chúng không hưởng ứng lời kêu gọi tổng khởi nghĩa của CSVN, mà dân chúng còn trốn tránh vùng CS tạm chiếm, bỏ chạy về phía quân đội VNCH và quân đội Mỹ. Uy tín của quân đội VNCH và chính phủ VNCH lên cao trong lòng dân chúng Việt Nam.

Ở ngoài nước, cuộc tổng tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân (1968) của CS đã gây một tiếng vang lớn trên thế giới, tạo một đòn tâm lý khá nặng đánh vào dân chúng Hoa Kỳ. Việc quân đội CS đột kích vào các thành phố NVN khiến cho dân chúng Hoa Kỳ, ở xa Việt Nam nửa vòng trái đất, nghĩ rằng tình hình quân sự VNCH quá xấu, nên họ lo ngại về số phận của thân nhân trong quân đội Hoa Kỳ đang chiến đấu tại Việt Nam. 

Đó là cơ hội tốt cho phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ hoạt động mạnh. Những gia đình có thân nhân thuộc thành phần động viên, tham gia tích cực các cuộc biểu tình, vận động rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Phong trào phản chiến Hoa Kỳ luôn luôn khuếch đại và bôi đen những hoạt động của quân đội Đồng minh và VNCH. 

Ví dụ tấm hình đại tá Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia xử tử tại chỗ ngày 1-2-1968 một cán binh CS trên đường Sư Vạn Hạnh Sài Gòn, gần chùa Ấn Quang. Đại tá Loan nổi giận vì nguyên cả gia đình của một sĩ quan Cảnh sát, thuộc quyền của ông, ngay trước đó đã bị cán binh nầy giết chết. (Leo J. Daugherty, Gregory Louis Mattson, NAM… sđd. tr. 266.) 

Tấm hình nầy do Eddie Adams chụp. Do tấm hình nầy, Eddie Adams được giải Pulitzer về báo chí ở Hoa Kỳ năm 1969. Tấm hình nầy gây những ảnh hưởng bất lợi về chính trị cho VNCH. Cộng sản và phản chiến Hoa Kỳ lợi dụng tấm hình nầy để tuyên truyền đòi Hoa Kỳ rút quân. 

Về sau, tác giả tấm hình, Eddie Adams đã viết trên tuần báo Time, số Chủ nhật 24-6-2001 như sau: “Bức ảnh này đã thực sự làm xáo trộn đời ông [Nguyễn Ngọc Loan]. Ông không bao giờ trách cứ tôi. Ông nói nếu tôi không chụp tấm hình này, thì người khác cũng sẽ chụp, nhưng tôi cảm thấy áy náy với ông và với gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn giữ liên lạc với ông. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau cách đây khoảng sáu tháng, khi ông rất yếu. Khi được tin ông mất, tôi gửi hoa phúng điếu và đã viết, "Tôi xin lỗi. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi.[Tôi đang khóc ông.]" 

Trong khi đó, phong trào phản chiến Hoa Kỳ cố tình bỏ qua những cuộc khủng bố và tàn sát của CSVN, nhứt là vụ tùng xẻo dã man và chôn sống người tại Huế trong Tết Mậu Thân. Một ký giả Đức có mặt tại Huế, chứng kiến cảnh một toán phóng viên truyền hình Mỹ thờ ơ nhìn các mồ chôn tập thể. Khi có người hỏi tại sao không quay cảnh các mồ tập thể nầy thì một phóng viên Mỹ trả lời: “Chúng tôi đến đây không phải để quay phim tuyên truyền chống cộng.” (UweSiemon-Netto,Đức - A repoter’s love for a wounded people, California: 2013, tr. 252.)

Khi rút lui, quân CS đã đưa đi theo một số nhân vật tên tuổi như thượng tọa Thích Đôn Hậu (chùa Từ Đàm, Huế), các ông Lâm Văn Tết, Trịnh Đình Thảo (Sài Gòn)...

4. Những thay đổi quan trọng

Để tăng cường sức mạnh quân sự, tướng Westmoreland xin chính phủ Mỹ tăng viện khẩn cấp một trung đoàn TQLC và một lữ đoàn Nhảy dù thuộc sư đoàn 82. Ngày 13-2-1968, bộ Quốc phòng Mỹ chấp thuận tăng 10,500 quân. (John S. Bowman, sđd. tr.20.)

Mười ngày sau, khi đại tướng tham mưu trưởng Liên quân Earle Wheeler đến Việt Nam, ngày 23-2-1968, đại tướng Wesmoreland đưa ra đề nghị tăng thêm 206,000 quân đến Việt Nam, nhưng đề nghị nầy không được chấp thuận. (Stanley Karnow,Vietnam, a History, New York: The Viking Press, 1983, tr. 551.)

Cũng trong ngày 23-2-2968, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh thay hai tư lệnh quân đoàn cùng một lúc. Thiếu tướng Lữ Lan thay thiếu tướng Vĩnh Lộc làm tư lệnh Quân đoàn II, và thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng thay thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh giữ chức tư lệnh Quân đoàn IV. 

Ngày 27-2-1968, tướng Edward Lansdale (trở lại Việt Nam làm việc tại Tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn từ 1965), đề nghị với đại sứ Mỹ là Bunker giúp củng cố quyền lực tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhằm chấm dứt tình trạng lưỡng đầu trong chế độ VNCH, tức bắt đầu giảm quyền của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. (Chính Đạo, Mậu Thân..., tr. 348.)

Trong tháng 2-1968, chính quyền VNCH ra lệnh “bảo vệ an ninh”, một hình thức giam lỏng, một số nhân vật chính trị, như thượng tọa Thích Trí Quang, đại đức Thích Hộ Giác, đại đức Thích Liễu Minh, luật sư Trương Đình Du, Âu Trường Thanh, Trần Thúc Linh, Hồ Thông Minh (mới từ Pháp về), nhằm tránh bị CS lợi dụng, theo giải thích của chính quyền. Ngày 11-4-1968, Hồ Thông Minh và Trương Đình Du được thả ra. Hồ Thông Minh bị trục xuất về Pháp, còn Trương Đình Du bị bắt lại ngày 1-5-1968. Việc “bảo vệ an ninh” cho các tu sĩ chấm dứt ngày 30-6-1968. (Đoàn Thêm, 1968 Việc từng ngày, sđd. tr. 226.) 

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Robert McNamara, từ chức từ ngày 29-11-1967, nhưng sau biến cố Tết Mậu Thân mới rời chức vụ ngày 29-2-1968, và được Clark Clifford thay thế. (Clifford làm việc đến khi tân tổng thống Richard Nixon nhận chức 20-1-1969.)

Trong cuộc họp báo ngày 22-3-1968, tổng thống Johnson tuyên bố hai sự thay đổi quan trọng: 1) Sẽ đưa đại tướng Westmoreland lên làm tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ từ ngày 2-7-1968 và đại tướng Creighton W. Abrams sẽ thay thế Westmoreland tại Việt Nam. 2) Đô đốc Ulysse Grant Sharp, tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ giải ngũ trong tháng 7-1968 và đô đốc John McCain, Jr. sẽ lên thay. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 103.) 

Về phía CS, do MTDTGP thiệt hại nặng nề trong cuộc tổng tấn công. Lãnh đạo đảng LĐ ở Hà Nội nhân cơ hội nầy, đưa cán bộ và bộ đội từ BVN vào NVN điền thế, củng cố và điều khiển chặt chẽ MTDTGP. Nói cách khác, từ đây MTDTGP không còn những thành phần tuy đối kháng với chính thể NVN, nhưng chưa hoàn toàn quy phục Hà Nội. Cũng từ đây, CS Hà Nội nắm phần điều khiển 100% MTDTGPNVN.

Tuy CS thất bại về quân sự trong cuộc tổng tấn công, nhưng CS đã gây được tiếng vang trên thế giới và đặc biệt tại Hoa Kỳ, nơi đang diễn ra phong trào phản chiến, đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam. Phong tào phản chiến Hoa Kỳ sẽ rất dữ đội trong năm sau, 1969.

Kết luận

Lúc đầu, đảng LĐ tức đảng CSVN tìm cách chối bỏ trách nhiệm về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi của một ký giả Tây phương vào năm 1969, bộ trưởng bộ Quốc phòng Bắc Việt Nam lúc đó, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chối rằng Hà Nội không tổ chức tổng tấn công Tết Mậu Thân: "Chúng tôi không dính gì tới chuyện đó. Chuyện đó do Mặt trận [Dân tộc Giải phóng] thực hiện." (Don Oberdorfer, sđd. tr. 45. Nguyên văn: "We had nothing to do with it. The [National Liberation] Front put it on.") Tuy nhiên, theo những tài liệu càng ngày càng được phát hiện rõ ràng, cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân hoàn toàn do đảng LĐ ở BVN chủ trương. 

Đảng LĐ bất kể truyền thống cổ truyền về ngày Tết dân tộc, không tôn trọng những cam kết về hưu chiến, bất ngờ tổng tấn công để giành lấy thắng lợi. Đảng LĐ không thành công trên chiến trường. Miền NVN vẫn đứng vững. Đảng LĐ không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa. 

Dân chúng không hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa của CS, bỏ vùng CS tạm chiếm, chạy về phía quân đội VNCH. Dân chúng lại ghê sợ những sáng kiến giết người dã man của cán bộ CS, nhất là việc chôn sống người. Cuộc tổng tấn công và tàn sát của CS là một thông điệp đỏ gây khủng bố và khiếp sợ cho dân chúng thành phố NVN đối với CS. Từ đây, chẳng những dân chúng nông thôn mà cả dân chúng thành phố cũng rất hãi hùng bàn tay sắt máu của CS. Đó là lý do vì sao khi ra hải ngoại, một số người có thân nhân bị CS tàn sát, không dám lên tiếng tố cáo CS, vì sợ bà con trong nước bị CS giết tiếp. 

Nói chung, dầu thất bại về quân sự, CS Hà Nội đã đạt được các dự tính chính trị quan trọng qua biến cố Tết Mậu Thân, gây chấn động mạnh ở Hoa Kỳ khiến những cuộc biểu tình phản chiến càng ngày càng gay gắt. 

Một điểm cần ghi nhận thêm là để xóa dấu vết tội ác trong biến cố Mậu Thân tại Huế, sau khi chiếm được miền Nam năm 1975, CS tuyên phong “liệt sĩ” cho một số người bị CS giết, đổ tội cho “Mỹ Ngụy” chứ không phải CS sát hại. Đểu đến thế là cùng. Gia đình những “liệt sĩ” nầy không dám từ chối sự phong tặng vì sợ CS tàn sát thêm lần nữa. 

Gần đây, vào cuối năm 2012, ở trong nước xuất hiện bộ phim tài liệu dài 12 tập, mỗi tập dài 30 phút, nhan đề là “Mậu Thân 1968” của đạo diễn Lê Phong Lan do Trung Tân Phim Tài Liệu và Phóng Sự của Đài Truyền Hình Việt Nam, phối hợp với hãng phim Truyền Hình Bản Sắc Việt Nam sản xuất, đã trắng trợn chối bỏ sự thật, thay trắng đổi đen, nhằm xóa bỏ tội ác CS trong vụ tàn sát Tết Mậu Thân. Dư luận dân chúng Huế đã lên án gay gắt bộ phim nầy. 

Dù CS luôn luôn chủ trương bóp méo lịch sử để chạy tội; dù những nấm mồ dưới lòng đất có thể đã bị tiêu hủy qua thời gian; nhưng những nấm mồ trong tim dân chúng Huế và dân chúng Nam Việt Nam vẫn còn đó. Lịch sử vẫn còn đó. Làm sao CS chạy tội được trước lịch sử! “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.” 

Hết

Những phần đã đăng bởi Danlambao:


(Toronto, 17-4-2016)












__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Phỏng vấn Giáo Sư gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016

$
0
0


From: 'Diep Le'
Date: 2016-04-20 18:14 GMT-07:00
Subject: Phỏng vấn Giáo Sư gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016
 
Phỏng vấn Giáo Sư gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016
Tuesday, April 19, 2016 6:26:50 PM
Bài liên quan

Thủy Phan/ Người Việt
WESTSMINTER, California (NV) – Tác phẩm “The Sympathizer” của ông Nguyễn Thanh Việt, giáo sư gốc Việt chuyên ngành Văn Học tại trường đại học University of Southern California, vừa đoạt giải Pulitzer dành cho tiểu thuyết năm 2016.

Phóng viên báo Người Việt phỏng vấn Giáo Sư Việt khi ông đang có mặt tại Massachusetts để giới thiệu cuốn tiểu thuyết khác của mình, mang tên “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memoris of War.”
Chân dung Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt và cuốn sách đoạt giải Pulitzer dành cho tiểu thuyết năm 2016 "The Sympathizer". (Hình: Facebook của Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt)

Người Việt (NV):
Ông cảm thấy như thế nào khi biết tin mình đoạt giải Pulitzer năm nay?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi đang ở một mình trong phòng thì trang mạng Facebook và Twitter của tôi bắt đầu đưa lên các thông tin về một người gốc Việt đoạt giải Pulitzer. Tôi rất bất ngờ khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ mọi người, đặc biệt là cả những người ở Việt Nam chưa có cơ hội đọc được sách của tôi. Mọi người rất phấn khởi khi có một tác giả gốc Việt đoạt giải năm nay.

NV:Có bao giờ ông nghĩ cuốn sách “The Sympathizer” của mình sẽ đoạt giải Pulitzer không?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện đó. Tôi thấy rất vui khi cuốn sách được xuất bản và càng thấy ngạc nhiên hơn nữa khi nhiều độc giả biết đến nó trước khi nó đoạt giải Pulitzer. Tôi không nghĩ là tác phẩm này có cơ hội thắng giải Pulitzer vì thường các tác phẩm đoạt giải trước đây không làm lung lay tâm tình của độc giả. Còn tác phẩm của tôi, tôi muốn nó có thể chạm đến trái tim người đọc.

NV: Vì sao ông lại nghĩ vậy?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về con người Việt Nam mà cụ thể hơn là chiến tranh Việt Nam. Tôi nhận ra rằng mỗi cá nhân người Việt đều có cái nhìn và trải nghiệm khác nhau về cuộc chiến này. Đó chính là cách mà chiến tranh tồn tại và cách mà con người nhớ đến nó. Tôi không muốn mọi người tin rằng suy nghĩ và nhận thức của họ về cuộc chiến là đúng mà tất cả mọi người, mỗi bên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với chiến tranh. Cuốn sách này không chỉ về chính trị, nó còn mang một ít chất hài hước, bi kịch, bản năng con người và bí ẩn.

NV: Về sự ủng hộ của độc giả?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Sư ủng hộ của độc giả cho thấy rằng cuốn sách này không chỉ là sự chúc mừng chỉ riêng cá nhân tôi mà còn hơn thế nữa. Giải thưởng này không chỉ là biểu tượng dành cho cộng đồng gốc Việt mà còn cho các sắc dân khác. Nó đại diện cho tất cả mọi thành phần ở Mỹ và niềm tin của họ.

NV: Ông mừng vinh dự này như thế nào?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Gia đình tôi đang ở Los Angeles nên tôi chưa thể tổ chức ăn mừng với gia đình được. Nhưng chắc chắn sẽ là có một buổi ăn mừng nho nhỏ với vợ và con của tôi khi tôi bay về lại California vào thứ Sáu này.

NV:Ông nghĩ giải thưởng này có làm thay đổi cách giảng dạy cũng như cách viết văn của ông?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi viết cuốn sách này trước tiên là cho chính bản thân và niềm tin của tôi chứ không cho bất cứ ai khác. Tôi không có ý định thay đổi nó. Ngay cả cuốn sách sau “The Sympathizer” là “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memories of War” cũng được viết cùng mục đích này. Tôi vẫn làm những gì mà tôi làm. Điều khác biệt duy nhất chính là nó là phương tiện để tôi có thể chia sẻ niềm tin của tôi.

NV:Ông có lời nào với các bạn trẻ gốc Việt muốn theo đuổi con đường viết văn chuyên nghiệp?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi muốn nhắn nhủ rằng dù bạn trẻ hay già thì văn chương là một phần của lịch sử, di sản và văn hóa của chúng ta. Có một sự thật đáng buồn rằng niềm đam mê hay tìm tòi về văn chương đang dần dần bị thay thế bằng các thứ khác. Đối với các bạn muốn theo đuổi nghệ thuật văn chương, tôi khuyến khích họ lắng nghe trái tim mình và tin tưởng vào câu chuyện mà mình sáng tác.



Posted by: <vneagle_1

Khán giả rơi lệ với vở diễn cuối cùng của đoàn kịch Sống Túy Hồng

$
0
0
 
Khán giả rơi lệ với vở diễn cuối cùng của đoàn kịch Sống Túy Hồng
Tuesday, April 19, 2016 6:03:04 PM

FacebookPrintEmailGoogle+Twitter
Bài liên quan





Ðức Tuấn/Người Việt
FOUNTAIN VALLEY, California 

(NV) - Bức màn nhung khép lại, vở kịch “Cuối Ðời Thương Nhớ” vừa chấm dứt, trên sân khấu chỉ còn kịch sĩ Túy Hồng ngồi lại. Vừa lúc đó đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc bước nhanh ra, bà cho biết chương trình biểu diễn của đêm nay hoàn tất, và mời tất cả diễn viên cùng bước ra sân khấu để chào biệt khán giả...

Phía dưới, khán giả đứng yên, họ vẫn chưa muốn ra về, chỉ vì muốn chứng kiến giây phút cuối cùng chia tay với nghệ sĩ Túy Hồng.


Diễn viên Kim Hiền trong vai Yến Tuyết đang ôm mẹ là bà Phủ (Túy Hồng). (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Câu nói: “Ðây là giây phút cuối cùng của đoàn kịch Sống - tạm biệt mãi mãi...” của MC Ðức Tiến, đã làm nhiều người xúc động, có giọt nước mắt lăn tròn trên khuôn mặt gầy gò của nhân vật chính hôm nay, kịch sĩ Túy Hồng. Bà cho biết không cầm được xúc động bởi tình thương của khán giả, sự lưu luyến của mọi người đã làm mềm lòng người nghệ sĩ, mặc dù trước lúc bước ra sân khấu, bà dặn lòng “đừng để nước mắt rơi,” thế mà vẫn không được...

Khán giả cứ thế lần lượt bước lên sân khấu, trao tặng những bó hoa, và họ ôm hôn thắm thiết, cũng như nói lời từ biệt, chúc kịch sĩ Túy Hồng vui khỏe...

Càng về khuya chương trình càng thấm đậm, cả căn rạp đầy kín người của suất hát thứ hai, đêm diễn cuối cùng vở kịch “Cuối Ðời Thương Nhớ” của đoàn kịch Sống Túy Hồng, mọi người vẫn ngồi yên, chẳng hiểu vì kịch hay, hoặc vì tình cảm bịn rịn của khán giả dành cho nghệ sĩ Túy Hồng đã giữ chân họ lại, không muốn ra về?

Ðó là một trong nhiều hình ảnh rất xúc động của buổi diễn cuối, mà sau nhiều tháng trời dàn dựng, cuối cùng “ngày ấy đã đến,” đoàn kịch Túy Hồng đã hoàn tất trọn vẹn món quà có một không hai của họ gửi tặng đến khán giả thương yêu.
Chương trình được thực hiện đúng như dự kiến, tại rạp Saigon Performing Arts Center, thành phố Fountain Valley, hai suất trưa 1 và chiều 7 giờ tối.

Tờ chương trình ghi 1 giờ trưa và 7 giờ tối, nói là nói thế thôi, chứ thật ra cả hai suất đều ghi nhận bắt đầu khá trễ, và chương trình buổi trưa lại có nhiều tiết mục linh tinh xảy ra, nên thời gian dài hơn như dự kiến, kéo theo sự chậm trễ cho buổi diễn tối.

Thành phần ca nghệ sĩ tham gia vẫn không có gì thay đổi với các ca nghệ sĩ tên tuổi như Túy Hồng, Kim Hiền, Chí Tâm, Phượng Mai, Lâm Duy Phương, Eliza Ngô, Nhật Kim Anh, Trương Minh Quốc Thái, Ðoàn Thanh Tài, Anh Dũng, Minh Phượng, Loan Thanh, Ðức Tiến, Mai Vy, Nguyễn Tiến Dũng, Bích Thảo, Leon Vũ, Thanh Tâm, vũ đoàn Thanh Tâm, vũ đoàn Hương Tràm, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc.

Mở đầu chương trình là trích đoạn cuối của vở bi trường kịch “Áo Người Trinh Nữ.”

Màn cuối cùng của kịch “Cuối Ðời Thương Nhớ.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Nói với chúng tôi, kịch sĩ Túy Hồng cho biết: “Ðó là vở kịch đầu tiên Túy Hồng chính thức gia nhập thế giới sân khấu của đoàn ca kịch Dân Nam...”

Tiếp theo sau đó kịch sĩ Túy Hồng nhắc lại những gì đã xảy ra với đoàn kịch Sống Túy Hồng sau biến cố 1975, những gian nan, khổ cực của đoàn kịch Sống khi bắt đầu trở lại tại hải ngoại vào những năm 1976, 1977... Lúc đó có sự góp mặt của những tên tuổi gạo cội như Hùng Cường, La Thoại Tân...

Cả chương trình có hai MC, là Minh Phượng và Ðức Tiến.
Phần giữa chương trình là một vài tiết mục ca nhạc của các anh chị em ca sĩ như Bích Thảo, Nguyễn Tiến Dũng, Mai Vy, Leon Vũ...
Cuối cùng là toàn bộ bi hài kịch “Cuối Ðời Thương Nhớ,” cảm tác theo tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, biên kịch, đạo diễn: Nguyễn Thị Minh Ngọc.

Bối cảnh của kịch “Cuối Ðời Thương Nhớ” là làng quê miền Nam Việt Nam, khoảng thập niên 50-60, nội dung của kịch xoay quanh câu chuyện của cô tiểu thư Yến Tuyết (Kim Hiền đóng), cô là con gái duy nhất của bà Phủ (kịch sĩ Túy Hồng đóng), do nhẹ dạ cô Yến Tuyết bị người anh rể bà con dụ dỗ, chuốc rượu có bỏ thuốc mê, sau đó phá đời con gái của cô...
Câu chuyện từ từ đi vào những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn với nhiều câu chuyện tình cảm gây cấn bất ngờ xảy ra.

Hầu như mọi vai diễn của các anh chị em nghệ sĩ trẻ như Kim Hiền, Trương Minh Quốc Thái, Anh Dũng, Ðoàn Thanh Tài, Minh Phượng, Chí Tâm, Loan Thanh... Ðều rất trọn vẹn, mỗi người có một vị trí riêng của họ, và ai cũng làm chủ được vai trò của mình, kiểm soát được từng lời nói, hành động của mình trên sân khấu.

Tuy nhiên xuất sắc nhất vẫn là nghệ sĩ Túy Hồng, Anh Dũng, Kim Hiền, Trương Minh Quốc Thái... Họ thể hiện được tính cách nhân vật, và mang đến cho khán giả sự hồi hộp, cuốn hút, theo dõi sát từng chi tiết của vở kịch.

Mảng khác của vở kịch là từ đầu đến cuối, các diễn viên chỉ biết thể hiện trọn vai trò của mình, nội dung của kịch chỉ gói gọn trong kịch bản “Cuối Ðời Thương Nhớ” chứ không hề nhắc nhở về sự kiện đây là suất diễn cuối cùng của đoàn kịch Sống, diễn viên không tạo áp lực cho chính họ, mà ngược lại, họ đẩy tất cả “cao trào” của vở kịch về phía khán giả, để khán giả tự khám phá, và khi lên đến đỉnh điểm là những giọt nước mắt đồng cảm của người khán giả hòa vào chung với từng cử chỉ, hành động và lời nói của người nghệ sĩ đang diễn trên sân khấu.

Phần âm thanh, ánh sáng do công ty Premier Production và Bảo Lộc đảm trách phần âm nhạc phụ họa cho kịch, cũng rất tốt.

“Ðời ca hát ngày tháng cho người mua vui, đời son phấn làm mất bao ngày thơ ngây...” Ca khúc “Ánh Ðèn Màu” do ca sĩ Thanh Thúy trình bày, cứ tiếp tục vang lên mang lại cảm xúc bịn rịn cho sự chia tay giữa kịch sĩ Túy Hồng và khán giả ở những giây phút cuối cùng, khi ánh đèn sân khấu tắt hẳn, bức màn nhung khép lại.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên

$
0
0
 

 
 

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên

Đinh Từ Thức
image

Last Days in Vietnam là bộ phim tài liệu mới nhất về những ngày cuối cùng trước khi VNCH tan rã vào 30 tháng Tư, 1975. Trước đây đã có hai bộ phim tài liệu với nội dung tương tự: The Fall of Saigon The Lucky Few. Bộ phim mới này đã gây tiếng vang trước khi được phổ biến rộng rãi.

Last Days in Vietnam do Rory Kennedy, con gái út của Bộ Trưởng Tư Pháp và Nghị Sĩ bị ám sát Robert Kennedy, sản xuất cho hệ thống PBS, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nam VN rơi vào tay cộng sản. Bộ phim này mới được chiếu ra mắt tại một số rạp ở California, và Washington DC vào tháng 9 và đầu tháng 10, 2014, và sẽ được cho chiếu rộng rãi vào tháng Tư, 2015. Vì nội dung tương tự, có người tưởng lầm đây là một trong hai bộ phim cũ được chiếu lại. Thật ra, The Fall of SaigondoMichael Dutfield sản xuất cho Discovery Channel đã ra đời từ 1995, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất Sài Gòn. Còn The Lucky Few do Hải Quân Hoa Kỳ (US Navy) sản xuất năm 2010, vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày mất miền Nam VN, ghi lại vai trò của hộ tống hạm USS Kirk trong cuộc di tản của toàn thể hạm đội VNCH từ Sài Gòn tới Philippines.

“Hậu sinh khả uý”, tuy cùng là những tài liệu và nhân vật thật, nhưng bộ phim mới nhất có những ưu điểm so với hai bộ phim trước. Về mặt kỹ thuật, Last Days in Vietnam được chiếu ở rạp, với màn ảnh lớn và âm thanh tốt, làm tăng cảm giác của người xem. Về nội dung, tuy cũng là phim tài liệu như hai bộ phim trước, nhưng phim này “có đầu có đuôi” như một cuốn phim truyện. Xem xong, ngoài những hình ảnh đặc biệt, có khi lần đầu tiên được thấy, cuốn phim còn để lại trong lòng người xem những điều đáng suy nghĩ, về danh dự, về trách nhiệm, và tình người.
Từ hoà bình không danh dự…
Cuốn phim đã bắt đầu bằng hình ảnh và tài liệu về kết quả Hội nghị Hoà bình Paris 1973: Chấm dứt chiến tranh trong danh dự. Nhưng những người ký tên vào Hiệp Định, và những người long trọng hứa bảo vệ hoà bình bằng mọi giá đã coi thường danh dự của mình. Sau khi quân chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam, và sau khi Tổng Thống Nixon phải từ chức vì vụ Watergate, chiến tranh tiếp diễn tàn ác hơn trước khi có hiệp định hoà bình.

Frank Snepp, một cựu nhân viên CIA xuất hiện trong phim, nói Hiệp Định Paris là một ‘tuyệt tác mơ hồ” (masterpiece of ambiguity), hàm ý văn bản Hiệp định Hoà bình thiếu rõ ràng, khiến cộng sản Hà Nội có thể gia tăng chiến tranh, chiếm trọn miền Nam trong hai năm. Nhận định này không chính xác. Với Cộng Sản, những người theo cơ hội chủ nghĩa, khi đặt bút ký vào một thoả hiệp, là nắm lấy một điểm tựa đề chờ cơ hội, bất chấp văn bản thoả hiệp rõ ràng hay mơ hồ. Dù văn bản thiếu rõ ràng, khi cơ hội chưa tới, họ vẫn có thể chờ. 

Khi Nixon từ chức vào năm 1974, và Quốc Hội Hoa Kỳ bác yêu cầu tháo khoán 722 triệu Mỹ kim cuối cùng đã hứa viện trợ cho Sài Gòn, là cơ hội trời cho, Hà Nội không còn sợ Mỹ trừng phạt, dù hiệp định hoà bình rõ ràng hay không, họ vẫn tăng tốc cuộc chiến chiếm trọn miền Nam. Bằng chứng là Hiệp Định đình chiến Genève 1954 đã quy định rõ ràng các viên chức thuộc chính quyền Quốc Gia phải vào phía Nam, và phe Việt Minh phải tập kết ra phía Bắc vĩ tuyến 17. 

Nhưng, lãnh đạo hàng đầu của cộng sản như Lê Duẩn, đã cố tình vi phạm Hiệp Định ngay khi nó mới được bắt đầu thi hành, đã lên tầu cho mọi người thấy, rồi nửa đêm trốn ở lại, đặt cơ sở cho cuộc chiến sau này.

Với những người cộng sản, và đôi khi cả những người không cộng sản, danh dự chỉ là cái vỏ bọc cho cơ hội.

Chỉ hai năm sau khi Washington và Hà Nội đạt được “hoà bình trong danh dự” tại Paris, bản đồ VN dưới vĩ tuyến 17 đã bị nhuộm đỏ trong nháy mắt, đưa tới hồi kết không thể tránh: Mỹ rời khỏi Việt Nam. Nhưng ra đi như thế nào, vào lúc nào, và với ai, là điều không đơn giản.

Đến trách nhiệm của người đi
Quân Mỹ chiến đấu đã rút hết khỏi VN từ sau Hiệp Định Paris, tuy vậy, vẫn còn lại mấy ngàn người Mỹ là nhân viên ngoại giao, các chuyên viên kỹ thuật, kiến thiết, doanh nhân, ngân hàng…. Mỹ có trách nhiệm đưa hết người Mỹ về nước, và trách nhiệm cả với những người Việt đã tin tưởng, cộng tác, hay làm việc cho Mỹ. Vào tháng Tư, tin tình báo cho biết quân cộng sản cố lấy Sài Gòn để mừng sinh nhật HCM vào ngày 19 tháng 05, 1975. Mỹ cố gắng hoàn tất việc ra đi vào cuối tháng Tư. Ngược dòng với những người đôn đáo cố gắng ra đi, có những người từ ngoại quốc liều lĩnh quay lại Sài Gòn, như cựu đại uý bộ binh Mỹ Stuart Herrington, cố gắng xoay xở đưa bạn bè hoặc thân nhân người Việt ra đi. Có bốn kế hoạch ra đi đã được dự trù: đầu tiên là máy bay thương mại, thứ nhì là máy bay quân sự, kế tiếp là tầu thuỷ, cuối cùng là máy bay trực thăng ra Hạm Đội số 7.
Các kế hoạch trên đã không thể thực hiện như dự tính. Những ngày cuối tháng Tư 1975, có tới năm ngả di tản khỏi Sài Gòn:

1- Đi theo ngả DAO, diễn ra trong mười ngày cuối cùng của tháng Tư, dành cho nhân viên quân sự người Mỹ, người Việt và thân nhân hoặc những người quen biết. Đây là cuộc di tản sớm nhất, kín đáo nhất, do một số giới chức quân sự Mỹ chủ trương, không qua sự đồng ý chính thức hoặc dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền VNCH. 

Có người đã dùng chữ “lậu” (black-ops) để chỉ ngả ra đi này, bằng máy bay quân sự Mỹ, lúc đầu là máy bay vận tải C-141 và C-130, từ Tân Sơn Nhứt tới căn cứ không quân Mỹ Clark Airbase ở Philippines. Sau khi Tân Sơn Nhứt và khu DAO tại đây bị pháo kích sáng sớm 29-04, trực thăng được sử dụng để chở người ra Hạm Đội 7. Rất ít hình ảnh được phổ biến cả từ nơi đi và nơi đến của ngả di tản này.

2- Đi theo ngả Toà Đại Sứ Mỹ. Đây là cuộc di tản ồn ào nhất, lộ liễu nhất, và được chú ý nhiều nhất, bắt đầu từ sáng 29, chấm dứt sáng sớm hôm 30 tháng Tư, sẽ nói thêm.

3- Đi bằng tầu Hải Quân VNCH, rời Sài Gòn tối 29, tập trung ở Côn Sơn ngày 30 tháng Tư, tới căn cứ Hải Quân Mỹ ở Subic Bay, Phi Luật Tân, ngày 07 tháng Năm, sẽ nói ở cuối bài.

4- Một số cá nhân hoặc nhóm, một mình hoặc cùng với thân nhân đi bằng trực thăng loại nhỏ Huey của VNCH, một số không đủ nhiên liệu bay xa, được cho đáp xuống hộ tống hạm Mỹ USS Kirk, hoạt động gần đất liền hơn Hạm Đội 7. Vì không đủ chỗ chứa, 13 trực thăng sau khi đáp đã bị đẩy xuống biển. Số đông hơn đủ nhiên liệu bay tới Hạm Đội 7, gần 20 tầu, dưới quyền chỉ huy từ soái hạm Blue Ridge, xếp hàng chờ đợi cách Vũng Tầu khoảng trên ba chục cây số. 

Tướng Nguyễn Cao Kỳ tự mình lái trực thăng chở Tướng Ngô Quang Trưởng cũng đáp xuống Blue Ridge. Một quân nhân Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ kể lại, nhìn lên trời lúc đó, trực thăng tị nạn đông như đàn ong về tổ. Có 5 chiếc bị đụng bể khi đáp, mảnh vỡ bay tứ tung, xuýt gây tai nạn. Một chiếc rớt xuống biển.

Điều lạ trong Last Days in Vietnam, vào thời máy quay phim còn rất hiếm, không rõ bằng cách nào bộ phim đã có được hình ảnh chuyến đi đầy kịch tính của gia đình thiếu tá phi công Nguyễn Văn Ba, từ khi ông lái chiếc trực thăng khổng lồ CH-47 đáp xuống sân vận động gần nhà, đón vợ và ba con nhỏ, bay đến USS Kirk. Trực thăng quá lớn, dài hơn 30 mét và nặng trên 10 tấn, nếu đáp xuống, có thể gây tai nạn, hoặc làm đắm tầu. 

Ông Ba đã tài tình cho máy bay quần rất thấp, hai con và vợ với con gái út một tuổi lần lượt nhảy xuống, để những bàn tay thuỷ thủ đỡ lấy. Riêng ông Ba, đã điều khiển cho trực thăng nghiêng về một phía, tạo thế cho cỗ máy trị giá trên 30 triệu đô la “chổng gọng” trên mặt biển, cùng lúc phóng ra từ phía kia, lặn xuống để tránh những mảnh vỡ khi máy bay chạm nước. Mọi người hồi hộp căng thẳng chờ đợi, rồi reo hò mừng vui thấy đầu ông nhô lên khỏi mặt nước. Không phải chỉ có mình thiếu tá Ba và vợ con ông là những người liều lĩnh. Những ai tự nguyện đứng dưới bụng chiếc trực thăng nặng hơn hai chục ngàn cân để đỡ người nhảy xuống, cũng là những người can đảm cùng mình; chỉ một sơ sẩy nhỏ, cũng toi mạng.
clip_image002
                                                                      Trực thăng CH-47 lái bởi Thiếu tá Phi công Nguyễn Văn Ba bay xà trên USS Kirk
5- Đi bằng tầu buôn vào sáng 30 tháng Tư, như Việt Nam Thương Tín, Trường Xuân, xà lan, và nhiều tầu nhỏ khác. Ngả di tản này cũng đầy hiểm nguy gian khổ. Chính trên boong tầu Việt Nam Thương Tín, nhà văn nhà báo Chu Tử đã thiệt mạng vào trưa 30-04 vì mảnh đạn pháo kích của cộng sản bắn đuổi theo người ra di, trước cửa sông Lòng Tảo, ngang Vũng Tầu. Tầu Trường Xuân chở tới bốn ngàn người, vớt từ nhiều thuyền nhỏ, thiếu thốn đủ thứ, gian nan tới được Hồng Kông.
Còn một cuộc ra đi nữa bằng tầu, từ Cần Thơ, ít người biết tới. Khi được phỏng vấn về cuốn phim Last Days in Vietnam, Rory Kennedy cho biết đã có đầy đủ tài liệu về chuyến đi này, nhưng sợ quá rườm rà, đã loại khỏi bộ phim. Ông Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ, khi được lệnh sử dụng hai trực thăng để ra đi cùng những nhân viên người Mỹ, đã không đành lòng bỏ lại các nhân viên người Việt và thân nhân của họ, sợ họ sẽ bị cộng sản bách hại. Vì tình người, hành động theo lương tâm, ông bỏ trực thăng, dùng tiền của mình mua hai chiếc tầu, chở tất cả 450 người rời lãnh sự quán theo sông ra biển. Hành trình cũng đầy gian nan, vừa bị bắn, vừa bị phía hải quân VNCH cản trở. Cuối cùng cũng ra tới biển.
Cuốn phim Last Days in Vietnam chỉ chú trọng nhiều tới cảnh ra đi từ Toà Đại Sứ, không có cảnh tới Hạm Đội 7; một phần cảnh tới USS Kirk, và ít hơn về quang cảnh trên Hạm Đội Việt Nam. Hoàn toàn vắng bóng cuộc ra đi theo các ngả 1 và 5. Ấy là chưa kể cuộc di tản của không quân VNCH, trước đó các phi công đã được lệnh lái một số phi cơ chiến đấu qua Thái Lan.
Người khổng lồ chậm chạp
Vì tình hình biến chuyển quá nhanh, sau khi phi trường Tân Sân Nhứt bị pháo kích vào đêm 28 rạng sáng 29, phá hư một số máy bay, đường băng, và hai Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ thiệt mạng tại khu vực DAO, chỉ còn kế hoạch cuối cùng được thi hành: Di chuyển bằng trực thăng từ Toà Đại Sứ ra Hạm Đội 7. Mật hiệu tập trung để ra đi bằng mẩu tin “thời tiết Sài Gòn nóng 105 độ F và đang lên”, tiếp theo là bài White Christmas được phát đi trên đài radio quân đội Mỹ vào khoảng hơn 10 giờ sáng 29. Những ai đợi lúc đó mới rời nhà, coi như quá trễ. Trước Toà Đại Sứ đã đông nghẹt, khó chen chân vào. Theo nhân chứng Jim Kean, sĩ quan chỉ huy Đại Đội C Thuỷ Quân Lục Chiến có nhiệm vụ canh giữ Toà Đại Sứ, số đông lúc đó khoảng 10 ngàn người.
Thi hành một công tác lớn, dù là cỡ chiến dịch, thường chỉ do một bộ chỉ huy ra lệnh. Kế hoạch của Mỹ rút khỏi VNCH vào ngày cuối cùng liên hệ tới nhiều cơ quan, nhiều cấp chỉ huy khác nhau, ở rải rác trên nửa địa cầu, trải rộng 12 múi giờ. Vì thế, đã gặp nhiều trục trặc và chậm trễ đáng tiếc. Tổng Thống Ford và Ngoại Trưởng Kissinger trực tiếp theo dõi, và ra chỉ thị từ Bạch Ốc. Đón người là Hạm Đội 7, chỉ huy từ soái hạm Blue Ridge, dưới quyền bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii. Phương tiện di chuyển và nhân sự thi hành thuộc Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến, chỉ huy từ chiến hạm Okinawa. Người chỉ huy tại hiện trường Sài Gòn là Đại Sứ Martin.
Sau khi tự mình tới Tân Sơn Nhứt quan sát những thiệt hại do cộng sản pháo kích gây ra vào hồi sáng sớm, Đại Sứ Martin đồng ý di tản theo kế hoạch cuối cùng bằng 75 trực thăng của TQLC, chở người từ Toà Đại Sứ ra thẳng Hạm Đội 7. Một số người không thể vào được Toà Đại Sứ đã được bốc từ các địa điểm khác bằng trục thăng nhỏ, đưa vào khu DAO ở TSN, lên trực thăng lớn ra Hạm Đội 7. Bức hình nổi tiếng thế giới, chụp những người nối đuôi nhau trên cầu thang dẫn lên trực thăng, nhiều người vẫn tưởng là đậu trên nóc Toà Đại Sứ. Thật ra, đó là toà nhà ở số 22 đường Gia Long, bên dưới là trụ sở USAID, tầng trên cùng do CIA sử dụng.

Kế hoạch “Frequent Wind” được chính thức loan báo bắt đầu vào lúc 10:51 sáng 29 tháng Tư. Nhưng vì các cấp chỉ huy mỗi thành phần trách nhiệm phải liên lạc, thảo thuận và xác nhận với nhau, rồi cấp thừa hành phải đợi lệnh từ cấp chỉ huy trực tiếp của mình. Kết quả là mãi tới 12:15 PM kế hoạch mới được lệnh thi hành. Nhưng vẫn còn điều cần làm sáng tỏ, ví dụ, giờ nào là giờ chính thức; giờ GMT, giờ Washington, giờ Hawaii, giờ Okinawa, hay giờ Sài Gòn? 

Rồi vì quá nhiều thông tin viễn liên được gửi qua gửi lại giữa các cấp chỉ huy, hệ thống truyền tin bị quá tải, trục trặc. Cuối cùng, đến 3 giờ chiều, kế hoạch mới thực sự bắt đầu. Chiếc CH-53 đầu tiên bốc người từ Toà Đại Sứ đáp xuống tầu Blue Ridge vào lúc 3:40. Nếu không có những trục trặc chậm trễ này, khoảng thời gian phí phạm từ gần 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đã giúp được hàng ngàn người đi thoát.
clip_image004
Tự mình làm con tin
Qua lời phát biểu của các viên chức xuất hiện trong Last Days in Vietnam, cũng như theo quan điểm của một số bài điểm phim, Đại Sứ Martin là một người thiển cận, không biết rõ tình hình, và cứng đầu. Mãi đến những ngày cuối cùng, ông vẫn không chịu thừa nhận tình trạng tuyệt vọng của VNCH, không chính thức cho thi hành cuộc triệt thoái khỏi VN. Và cho đến ngày chót, ông vẫn cưỡng lại lệnh ra đi, cố ở lại cho đến lúc không thể trì hoãn thêm.

Người viết bài này nghĩ rằng Đại Sứ Martin là một người có tinh thần trách nhiệm cao, sáng suốt, và rất nặng tình với người Việt Nam.

Mọi người thừa biết, không có võ khí của Nga, Tầu, miền Bắc không thể đánh miền Nam, và không có sự giúp đỡ của Mỹ, miền Nam không thể ngăn được bước tiến của miền Bắc. Ngay cả những nước mạnh hơn, và trong thời bình, như Tây Đức và Nam Hàn, mỗi nơi cũng cần tới mấy chục ngàn quân Mỹ đồn trú thường trực, để đối phó với cộng quân khi cần. Cho nên, giây phút Mỹ chính thức cuốn gói rời Sài Gòn, là tín hiệu toàn miền Nam rơi vào tay cộng sản. Xã hội sẽ náo loạn, ngay cả người Mỹ cũng khó rút đi an toàn. Đợi cho đến sáng 29, sau khi có điện văn chính thức của tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, yêu cầu Mỹ rút trong vòng 24 giờ, Đại Sứ Martin mới chính thức thi hành kế hoạch di tản. Như vậy, trên danh nghĩa, Mỹ ra đi vì bị đuổi, không phải tự ý bỏ đi. Sau này, qua một cuộc phỏng vấn, được hỏi tại sao đuổi Mỹ trong tình trạng nguy ngập như thế, ông Mẫu cho biết đã làm theo yêu cầu của Đại Sứ Martin.
Chiều 29 tháng Tư, Toà Đại Sứ có hai bãi đáp dành cho hai loại trực thăng CH-46 trên nóc nhà, và CH-53 dưới sân đậu xe, sau khi đã đốn một cây me lớn. Washington chỉ thị Đại Sứ Martin ra đi sớm, và người Mỹ đi ưu tiên. Ông Martin không chống lại lệnh thượng cấp, nhưng chần chừ không chịu đi. Đồng thời, quy định người đi trên mỗi chuyến bay theo tỉ lệ khoảng 10 người có một người Mỹ. Ngoài ra, một số nhân viên toà đại sứ Nam Hàn, đã vào được Toà Đại Sứ Mỹ, luôn yêu cầu được ưu tiên ra đi, nhưng chỉ được đối xử như mọi người.

Phi công định ngừng cầu không vận khi trời tối. Toà Đại Sứ yêu cầu tiếp tục, cam kết có đủ ánh sáng, bằng cách gom một số xe hơi lại, cùng chạy máy, mở đèn pha chiếu thẳng vào bãi đáp. Hơn 9 giờ rưỡi tối, có lệnh từ Hạm Đội 7 chấm dứt kế hoạch vào lúc 11 giờ. Ông Đại Sứ vẫn yêu cầu tiếp tục. Khoảng nửa đêm, lại có lệnh chỉ còn 20 chuyến bay nữa, trong khi vẫn còn 850 người chờ được bốc, chưa kể 225 Quân nhân Thuỷ Quân Lục Chiến. Bên ngoài, vẫn còn hàng chục ngàn người.

Khoảng 4 giờ sáng 30 tháng Tư, Đại Uý phi công Gerald L. “Gerry” Berry, được lệnh đáp chiếc CH-46 trên nóc Toà Đại Sứ, và phải đợi đến khi Đại Sứ Martin lên máy bay, mới được cất cánh. Ông Martin vĩnh biệt nhiệm sở lúc 4:58 phút. Sau ông, chỉ còn những chuyến bay chở Thuỷ Quân Lục Chiến ra đi. Ông Martin đã tự biến mình thành con tin, để Bạch Ốc không thể ngừng sớm cuộc di tản. Tuy nhiên, ông đã không thành công hoàn toàn; số người kẹt lại trong khuôn viên Toà Đại Sứ khoảng trên dưới 400.

Tư Lệnh Hạm Đội 7, Phó Đô Đốc George Steele, cũng có cùng quan điểm:
“Một điều không được biết nhiều là Đại Sứ Martin tìm cách đề mang đi một số lớn người Việt từ Toà Đại Sứ. Nó có vẻ như một con số bất tận, và người cùng máy móc của chúng tôi bắt đầu thấm mệt…Tôi không muốn cho bắt ông. Nhân vật số ba của Đại Sứ Quán đáp xuống Blue Ridge xác nhận báo cáo rằng Đại Sứ bệnh và kiệt sức. Qua lòng thành đối với các đồng nghiệp Việt Nam của chúng ta, ông đã cố gắng giữ cho cuộc di tản kéo dài bất tận, và theo quan điểm của tôi, ráng giữ cho nó tiếp tục bằng cách tự mình không ra đi” (*).

Phép lạ bị lãng quên
Trong một bài phổ biến trên RFA sau khi xem Last Days in Vietnam, Tổng Biên Tập của đài này là nhà báo lão thành Dan Southerland viết:
Cuốn phim cũng kể câu chuyện về Richard Armitage, khi đó 30 tuổi, sĩ quan cố vấn của hải quân Việt Nam, về sau đảm nhiệm những chức vụ cao cấp trong Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời các Tổng thống Reagan và Bush.
Armitage làm việc chặt chẽ với hạm trưởng tàu Kirk cùng các sĩ quan hải quân khác để đưa 30 chiếc tàu của Hải quân Việt Nam cùng với mấy chục tàu đánh cá và tàu vận tải đầy người tị nạn trốn chạy khỏi Việt Nam. 

Đài Truyền thanh Quốc gia (NPR của Hoa Kỳ) trong phóng sự riêng về chiến hạm USS Kirk, đã viện dẫn thống kê cho thấy có tới 30 ngàn người chen chúc nhau trên những con tàu này. Một số tàu không thể nhúc nhích được, tàu khác phải kéo đi. Nhiều chiếc khác bị vô nước. Thật là một phép lạ khi đoàn tàu ấy, với sự giúp đỡ của người Mỹ, đã vượt được cả ngàn dặm về hướng đông để đến được bờ bến Philippines an toàn.
Nếu gọi đây là “phép lạ” thì người viết bài này, nhờ may mắn có mặt trên chiến hạm HQ-3, soái hạm của đoàn tầu Việt Nam, có thể nói rõ những ai đã làm được phép lạ này, và họ đã bị lãng quên ra sao.

Sau này, xem các bộ phim The Fall of Saigon, Lucky Few, Last Days in Vietnam, tôi mới được biết Đại Tá Hải Quân Đỗ Kiểm, là người được trao trách nhiệm tổ chức đưa toàn bộ hạm đội VN ra đi, để khỏi rơi vào tay cộng sản. Trên HQ-3, tôi cứ đinh ninh Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh là người chỉ huy chuyến đi. Trên tầu, còn nhiều tướng lãnh cao cấp hơn, nhưng chỉ thấy Tướng Minh (thuỷ thủ gọi là “Đô đốc Minh” – hình như trong hải quân, ai đeo sao cũng được gọi là “Đô Đốc”) qua lại, đôn đốc, ra chỉ thị, hay lên tiếng trên hệ thống loa phát thanh. Chiều 30 tháng Tư 1975, ba chục chiếm hạm của VNCH tập trung ở Côn Sơn, đa số chở đầy người tị nạn, chưa biết sẽ đi đâu. Được hỏi, Tướng Minh nói vẫn chưa biết đi đâu. 

Ông thêm: Có một sĩ quan liên lạc sắp đến từ Hạm Đội 7, ông này sẽ cho biết mình đi đâu. Với thái độ phấn khởi, Tướng Minh tiết lộ thêm: “Tay” này còn trẻ, rất có cảm tình với Hải Quân VN, tên là Richard Armitage, biết nói tiếng Việt, có tên Việt là Trần Văn Phú, vì thánh tổ hải quân VN họ Trần, Văn là tên đệm của đa số đàn ông VN, Phú là giầu = rich, từ tên Richard. Khi ông Armitage, thường phục, từ tầu liên lạc nhỏ leo lên HQ-3, đã được Tướng Minh chào đón nồng nhiệt. Sáng 01 tháng 05, sau khi vớt thêm một số người từ Côn Sơn, cũng như một số người xuống tầu nhỏ trở về, đoàn tầu được lệnh nhổ neo, trực chỉ Philippines.

Nhìn toàn cảnh, đoàn chiến hạm VNCH xếp hàng ba, mỗi hàng 10 chiếc, cùng di chuyển trên mặt nước yên lặng xanh như thuỷ tinh, giống như trong một cuộc thao diễn khổng lồ, rất ngoạn mục. Ban đêm, đoàn tầu lên đèn sáng trưng, như cả một thành phố di chuyển. Nhưng thực trạng, đó là những chiếc tầu rất cũ, Mỹ đã phế thải trước khi viện trợ cho VN tái sử dụng. Không hiểu trong tài khoản viện trợ, chúng đã được định giá ra sao. Có thể dân Mỹ vẫn tưởng, tiền thuế của họ đã được dùng để mua tầu mới viện trợ cho VN. Đoàn tầu di chuyển rất chậm, có chiếc phải ròng dây kéo đi. Có chiếc bị nước vào, phải phân chia người tị nạn sang các tầu khác, rồi bị bắn chìm. 

Đi từ Côn Sơn đến Phi, bình thường, chỉ mất hai ngày hai đêm. Đoàn tầu Việt Nam đã phải đi ròng rã trong một tuần.

Hộ tống hạm Mỹ USS Kirk đã hướng dẫn, săn sóc, tận tình giúp đỡ, tiếp tế thuốc men và thực phẩm. Nhưng Hạm Trưởng Jacobs, cũng như sĩ quan liên lạc Armitage, không phải là các nhà phù thuỷ có tài hô phong hoán vũ, “bốc” cả đoàn tầu với 30 ngàn người tị nạn đem từ Việt Nam qua Phi. Cái “phép lạ” làm được công việc này, chính là đoàn thuỷ thủ Hải Quân VNCH.

Đại tá Đỗ Kiểm cho biết, chủ đích của kế hoạch là đem tất cả đoàn tầu ra đi, và thuỷ thủ cùng thân nhân đi càng nhiều càng tốt. Nhưng trước ngày đi, trong khi tướng lãnh và sĩ quan cao cấp biết trước để chuẩn bị, tổ chức cho thân nhân và bạn hữu ra đi, tất cả thuỷ thủ bị cấm trại trăm phần trăm. Trước khi ra đi, họ chỉ được vài giờ về đón gia đình. Sợ không sửa soạn kịp, hoặc không kịp trở lại sẽ mang tội đảo ngũ, nhất là chưa biết sẽ đi đâu, đa số quyết định đi luôn. 

Hôm sau tại Côn Sơn, sau khi biết lệnh đầu hàng, một số đã xuống tầu nhỏ trở về.

Những thuỷ thủ còn gắn bó với tầu, trên nguyên tắc, vì quân ngũ không còn tồn tại, họ không còn bổn phận phục vụ và tuân lệnh cấp trên. Không ai còn quyền ra lệnh, sai bảo họ nữa. Họ, đương nhiên biến thành người tị nạn, như bất cứ ai khác, muốn làm thì làm, không muốn thì thôi. Cũng chẳng còn chính quyền để trả lương cho họ. Tập thể thuỷ thủ này đã làm việc trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cả về tinh thần, và vật chất. Về tinh thần, trong khi cấp trên của họ, và cả những người ngoài không quen biết mà họ đang phục vụ, đem được gia đình, bạn hữu đi theo, riêng họ, nặng trĩu lo âu, không biết gia đình ra sao.

 Điều kiện làm việc của họ khó khăn hơn, chật chội hơn, thiếu thốn hơn, vất vả hơn, vì phải làm thay cho những người vắng mặt, và giúp đỡ hàng ngàn người tị nạn. Từ người lái tầu tới thợ máy, vẫn phải giữ cho mọi việc hoạt động đều đặn. Riêng phần việc nhà bếp gia tăng gấp bội, vừa phải phục vụ các thượng khách và gia đình, vừa phải cung cấp cơm cháo cho đồng bào tị nạn. Trong tình trạng như vậy, các thuỷ thủ vẫn cố gắng chịu đựng, làm việc trong kỷ luật, trật tự, và tinh thần trách nhiệm, đưa đoàn tầu và người tị nạn tới bến.

Thật ra, chẳng có phép lạ nào hết. Đó chỉ là thành tích đáng kính phục của các thuỷ thủ Hải Quân VNCH, những đơn vị cuối cùng trong quân lực vẫn còn hoạt động theo đội ngũ, một tuần sau lệnh đầu hàng, để phục vụ đồng bào. Trong gần 40 năm qua, đã có những cuộc gặp gỡ của đông đảo người tị nạn, để cảm ơn Hạm Đội 7, cảm ơn USS Kirk, nhưng chẳng thấy ai nhắc đến, ghi ơn, hay vinh danh những người lính Hải Quân VN đã tạo thành tích được coi như “phép lạ”.
***
Trong một bài đăng trên New York Times ngày 04 tháng 09, 2014, nhà điểm phim A. O. Scott viết rằng “Bây giờ, thời gian đã qua lâu, liên lạc Mỹ Việt đã bình thường, sẽ là điều tốt nếu được nghe tiếng nói của một vài người từ phía bên kia, để được biết những người lính đã suy nghĩ như thế nào khi họ vào Sài Gòn lúc người Mỹ ra đi”. Nhà điểm phim này chắc chưa có cơ hội xem The Fall of Saigon ra đời cách đây 20 năm.

Lúc ấy, Mỹ Việt vừa tái lập bang giao, và hai người phía bên kia đã có cơ hội lên tiếng trong phim, là Trần Văn Trà, và viên sĩ quan cấp tá chỉ huy đoàn quân tiến vào Sài Gòn. Không cần nhớ rằng chỉ hai năm trước 1975, phía bên kia đã ký vào Hiệp Định Hoà Bình Paris, quy định nhân dân miền Nam sẽ định đoạt tương lai của mình, Tướng Trà nói rằng: Mong đợi thương thuyết vào phút chót chỉ là ước mơ tuyệt vọng của những kẻ biết mình thua cuộc, chúng tôi đã dứt khoát đạt chiến thắng bằng quân sự. 

Còn viên sĩ quan cấp tá, đề cập việc binh sĩ VNCH cởi bỏ quân phục sau lệnh đầu hàng, nói: “Họ phải làm như vậy, vì biết rằng, đối với những người đã cầm súng bắn vào Quân Đội Nhân Dân, thế nào chúng tôi cũng phải tiêu diệt.” Cho nên, trong Last Days in Vietnam, không có tiếng nói của phía bên kia, là điều hay. Nếu không, nó sẽ làm hư cả cuốn phim, như để một vài con ruồi đáp vào tô phở ngon.

Last Days in Vietnam, như đã trình bầy, tuy khá hơn hai bộ phim tài liệu trước có cùng nội dung, nhưng cũng chỉ mới trình bầy được một phần, chừng ba chục phần trăm, về toàn cảnh những gì xẩy ra trong mấy ngày cuối tháng Tư cách đây 40 năm. Tuy vậy, đối với nhiều người gốc Việt, bộ phim này cũng đáng giữ làm kỷ niệm, và cho con cháu coi, để chúng biết được một phần, ông bà cha mẹ chúng đã ra đi trong hoàn cảnh như thế nào. Chẳng biết mười năm sau, trong dịp kỷ niệm 50 năm, có còn phim nào, với thêm hình ảnh mới nữa không?

Có một cảnh vào ngày cuối ở Sài Gòn, chưa ai có được, và có lẽ chẳng ai có, đã đươc Larry Berman kể trong Perfect Spy.

 Đó là cảnh diễn ra chiều 29 tháng Tư: Sau hai lần đến trước Toà Đại Sứ Mỹ mà không vào được, theo chỉ dẫn của Dan Southerland, ký giả của báo Christian Science Monitor, “Điệp Viên Hoàn Hảo” của Hà Nội là Phạm Xuân Ẩn chở Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, vốn được coi là “Trùm mật vụ” của Đệ Nhất VNCH, tới trụ sở CIA ở 22 Gia Long.

 Ông Tuyến đến đúng lúc cánh cổng đang hạ xuống, và chuyến trực thăng chót đang sửa soạn cất cánh. Được Ẩn đẩy vào, ông Tuyến chạy vội lên nóc nhà. Một cánh tay từ trực thăng đưa ra kéo bổng ông lên. Đó là tay Tướng Trần Văn Đôn, thành viên nhóm đảo chánh, đã từng hạ lệnh bắt và đầy ông Tuyến ra Côn Đảo.
——————
* “One thing not generally known is that Ambassador Martin was attempting to get large numbers of Vietnamese evacuated from the Embassy. lt appeared to be a bottomless pit, and as our men and machines began to tire … I did not want him captured. The number three man in the Embassy arrived on board the Blue Ridge and reported the Ambassador to be ill and exhausted. Through loyalty to our Vietnamese colleagues. he was going to keep that evacuation going indefinitely, and in my opinion, force it to keep going by not coming out himself.”

Mọi bài vở post lên Diễn Đàn xin Email về:
               cstd75@yahoo.com   


.



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Việt Nam Cộng hòa tại Olympic

$
0
0
 
 Việt Nam Cộng hòa tại Olympic Munich (Đức) năm 1972
VNCH tại Olympic Helsinki (Phần Lan) năm 1952
Cờ vàng tại Olympic – Munich 1972.
Việt Nam Cộng hòa tại Olympic Melbourne (Australia) năm 1956.
Cờ vàng tại Olympic – - Melbourne 1956.


Cờ vàng tại Olympic – Tokyo 1964.



Cờ vàng tại Olympic – Munich 1972.
 



Việt Nam Cộng hòa tại Olympic Roma (Italia) năm 1960.

 Việt Nam Cộng hòa tại Olympic Mexico năm 1968.
 

From: Diep Le
Sent: Wednesday, April 20, 2016 6:27 PM
To:'baninhnt
Subject: RE: Có thể bạn quên

http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1316389911.jpg

Xe La Dalat

Hảng xe Citroën đã thiết lập một cơ xưởng ở Đông Dương vào năm 1936, trụ sở lúc đầu đặt tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ hiện nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Dưới thời VNCH được dời đi và đổi tên thành Công Ty Xe Hơi Citroën, sau là Công Ty Xe Hơi Saigon.


From: Diep Le
Sent: Tuesday, April 19, 2016 6:22 PM
To:'baninhnt
Subject: Có thể bạn quên

Hoàng Ngọc Diêu's photo.
Một trong những chiếc đồng hồ Alfana còn sót lại.
Nguồn: Vietnam Bulletin - Industrial Developement of Vietnam (9/69).

Có thể bạn chưa biết.
Hoàng Ngọc Diêu
Cho đến năm 1967, Việt Nam Cộng Hoà đã có đến 4 công ty chế tạo đồng hồ: Vinawa, Tân Việt Nam, Alfana và Vikyco (còn gọi là Việt Long Kỹ Nghệ Công Ty). Mỗi năm 4 công ty này sản xuất 25 ngàn đồng hồ đeo tay, 75 ngàn hệ thống báo động, đồng hồ treo tường chạy bằng pin và bằng điện.

Theo tường trình của tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 1969, các công ty chế tạo đồng hồ có kế hoạch nhập những thiết bị tân tiến từ Hoa Kỳ và Tây Đức để đi đến chỗ sản xuất linh kiện 100% trong nước thay vì phải nhập khoảng 40% linh kiện (với 60% linh kiện được chế tạo tại Việt Nam).

Sau 1975, các hãng sản xuất này hoàn toàn biến mất.





__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Tàu Trường Xuân - Chuyến hải hành định mệnh của một Con tàu nổi tiếng trong ngày mất nước

$
0
0


Tàu Trường Xuân - Chuyến hải hành định mệnh
của một Con tàu nổi tiếng trong ngày mất nước
                                                                                   Giao Chỉ - San Jose

                                                                                                              Click! Click! Click!


Tháng 4 năm 1975-Saigon
Một con tàu ngơ ngác ra khơi 
Một thuyền trưởng tuyệt vọng
Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh
Cuộc hành trình không bờ bến
Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi
Hai người tự tử thủy táng
Hai đứa trẻ ra đời
Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1
Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2
Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh

Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ).

Và giới thiệu người con gái của biển Đông: Chiêu Anh. (Shining Light).Chuyện này tôi kể đi kể lại. 10 năm trước. 5 năm trước và cho đến bây giờ. Trăm năm sau biết ai có còn kể lại...

* * *

                               
                                                                        Con tầu còn nằm trên bến đợi người ...

Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần đình Trường. Ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước. Ông qua đời và dường như sắp giỗ lần thứ ba...


                                                                             
                                                                            Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy     

Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại NamĐịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt.

Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh.

                                    
TàuTrường Xuân khởi hành lúc 1giờ 25 phút trưa ngày 30/4/75

Thông thường thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào. Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.

Saigonhấp hối

Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cả 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.

Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Đài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia, xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.
Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Đài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng. Đó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.

Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ

Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai. Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Đứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay chuyến cuối cùng không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình bà tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên tàu Trường Xuân.

Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.

Đứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Đứa bé mới chịu ra đời. Đó là câu chuyện 40 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 40 năm sau.  

Trở lại với Trường Xuân

Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề.

Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh.

Đủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do.

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An.

Song An là ai ? Đây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon.

Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được.

Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay.

Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân.

Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon.
Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Namđưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Đừng đưa nữa “.

Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó. Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào.

Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon.

Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương.

Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Đây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly.

Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia. Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”.

Ông thuyền trưởng NamĐịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ.

Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi. Tại sao ?

Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người.

Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn.

Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu. Có thể Thượng Đế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai.
 Đó là con tàu Đan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Đan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa?

Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Đan Mạch thở dài.

“Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”

Ra đời giữa trời biển mênh mông

Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Đứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Đông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo. Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Đan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi. Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Đan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.

Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !

Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời.

Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.

Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông.

Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng.

Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác.

Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Đan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi.

Đó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas. Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.

Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Đan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm.

Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.

Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha.

Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Đại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.

Một thế hệ tương lai 

Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977.

Pharmacie BUI tại Gia nã Đại có từ ngày đó. Đứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York.

Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau:

 “Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống xót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Đó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Đời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Đan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Đan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New YorkSan Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống xót, một Trường Xuân Baby.”

40 năm nhìn lại

Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2015 chúng ta có 40 năm nhìn lại. Nhưng 5 năm trước  chúng tôi đã chọn nhiều nhân vật hay sự kiện để giới thiệu. Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.

Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Đan Mạch.
Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù. Bây giờ lại nhắc lại. Mãi mãi không quên .

Chuyến đi của Trường Xuân

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigontháng 4 đen. Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định. Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 40 năm nhìn lại. Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới. Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển. Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua...Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại...Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi...

Nhân dịp 40 năm, tôi viết chuyện Trường Xuân. Phần tiếp theo là cụ Lũy kể lại.
Giao Chỉ - San Jose
~~~~~~~~~~~~~~~~
giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393
      
Giao Chỉ, SanJose City, Viet Museum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.
Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121
Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.



**************************************************


Hồi tưởng lại 41 năm trước ...
về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân
                                                                                       Phạm Ngọc Lũy

Tháng 11/1974, tàu Trường Xuân ra Hòn Khói lấy muối để chở đi Singapore. Gió Đông Bắc thổi mạnh, lùa từng cơn gió giật vào vịnh, khiến những ghe nhỏ không thể cặp vào tầu để vợi muối. Số muối dự định chở sang Singaporephải bỏ lại đến 1 phần 3.

Tàu Trường Xuân rời Việt Namđang lúc tình hình chiến sự nghiêm trọng. Giao kèo chuyên chở hàng hóa trong vùng Đông Nam Á đến hết tháng 6/75 mới có thể trở về Việt Nam. Tôi thật sự lo lắng miền Namkhông thể đứng vững, vì đồng minh đã bỏ chạy, còn Bắc quân có cả một hậu phương rộng lớn: Trung Cộng và các nước trong khối Liên Xô. 

Trường Xuân đến Singapore, ghé Bangkok, rồi đi Phi Luật Tân... Hết Cebu đến Manila, qua Ternate Nam Dương rồi đến Balik Papan thuộc Borneo.Trong khi đó coi trên TV thấy tình hình đất nước ngày một khẩn trương. Qua đài BBC, VOA, hết Quảng Trị, Đà Nẵng, Qui Nhơn, đến Nha Trang, miền Cao Nguyên Trung Phần rơi vào tay Cộng Sản. Quân đội miền Nam tiếp tục di tản, cảnh dân chạy loạn thật hỗn loạn, bi thảm. Những sà lan, những ghe thuyền chở đồng bào tị nạn từ miền Trung trôi dạt ngoài biển, không lương thực, không nước uống. 

Hình ảnh những bao rác đựng xác trẻ con đem từ các sà lan xếp thành hàng dài ngoài bãi biển Vũng Tàu cùng những hình ảnh bầy trẻ lạc cha mẹ trong các trại tị nạn đã gây nhiều bàng hoàng và xúc động mãnh liêt.

Tôi không phải là một sĩ quan trong quân đội cầm súng chống quân thù. Tôi là một nhà hàng hải, có thể giúp được gì cho Quê Hương, cho đồng bào trong cảnh khói lửa điêu linh này? Tôi rất muốn được giúp đồng bào tôi, được cùng chia xẻ với đồng bào trong giờ phút đau thương này. Ngồi trên con tàu cách xa quê hương ngàn dặm mà lòng tôi bồn chồn như lửa đốt... 

Tôi cố hồi tưởng và viết lại những sự kiện đã giúp cho 3628 đồng bào chúng tôi bất chấp hiểm nguy, cùng nhau vượt biển khơi để tránh khỏi rơi vào tay Cộng Sản và đi tìm Tự Do.

Sau đây là diễn tiến của nhiều việc đã đưa đến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân. Những sự kiện mà sau này lúc ngẫm nghĩ lại thì tôi thấy dường như đã được sắp đặt một cách huyền diệu để đưa tàu Trường Xuân ra khơi, để thử thách mọi người trên tàu phải phấn đấu để đạt được niềm ước vọng quí giá là hai chữ Tự Do. 
                              
Bến Kho 5 - Khánh Hội,Saigon ngày 30/4/1975


Tàu Trường Xuân rời bến Kho Năm, Khánh Hội, Saigon hồi 1 giờ 25 phút trưa ngày 30/4/1975 sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và quân Cộng sản tiến chiếm Saigon hồi 10 giờ sáng.
Diễn tiến lịch trình của Trường Xuân như sau... (tiếp theo)
Phạm Ngọc Lũy
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

                                                                        ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung"<

LINH-MỤC NGUYỄN KIM BÍNH

$
0
0

LINH-MỤC NGUYỄN KIM BÍNH
 
 
CÓ người ngạc-nhiên tại sao tôi lại bố-trí vào các chức-vụ chỉ-huy dưới quyền của tôi một số sĩ-quan lúc đầu tưởng chỉ bình-thường chứ không hơn gì số khác mà đáng lẽ theo thường-tình thì tôi đã phải chiếu-cố nhiều hơn, nhất là khi tôi trọng-dụng Đại-Úy Nguyễn Công Văn.
Nhiều người vốn có ác-cảm với Văn, vì anh khắt-khe với các thuộc-viên của mình và hay chỉ-trích công-tác của nhiều Tỉnh và Quận trong Vùng; nhưng tôi biết rõ lý-do thầm-kín là vì anh hay nói-năng động-chạm đến phía Đạo Phật trong lúc anh là tín-đồ của Đạo Kitô.
Tôi thì không hề phân-biệt tín-ngưỡng, vả lại nhìn thấy ở anh có những ưu-điểm: tuy đã lớn tuổi mà còn làm việc hăng-say, hiểu-biết sâu-sắc các sáng-kiến mà tôi đề ra, tận-tụy thực-hiện các kế-hoạch công-tác đặc-biệt, theo chiều-hướng mới, đúng ý của tôi.
 
Văn gốc Quảng-Bình, cùng quê với cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, cư-ngụ trong khu Thanh-Bồ Đức-Lợi, vùng đất hầu như dành riêng, nếu không nói là “tự-trị”, của các đồng-bào Kitô-Giáo ở Đà-Nẵng, là nơi đã từng xảy ra một cuộc xô-xát đẫm máu giữa một số tín-đồ quá-khích thuộc hai đạo khác nhau, mà qua nhiều năm ấn-tượng vẫn còn chưa phai.
 
Buổi tối hôm đó, tôi vào thăm bạn Trần Xuân Tự, Thiếu-Tá Trung-Tâm-Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Cảnh-Sát Sơ-Cấp Vùng I, thuê nhà ở trong vùng này. Anh than với tôi là bị láng-giềng gây sự khi anh gõ mõ tụng kinh. Khi xe tôi ra đến cổng, Nhân-Dân Tự-Vệchận hỏi, đòi ghi tên-tuổi để trình lên “Cha”. Tôi gọi Văn đến can-thiệp. Anh nạt đám kia:
– Tụi bay vô-lễ với cả “ông-nội” của tụi bay à?
Tôi chưa kịp cười thì anh đã tiếp:
– Tao là “cha” của tụi bay, mà ông này thì là “cha” của tao, tức là “ông nội” của tụi bay đó!”
 
Tôi vẫn mong có một cơ-hội nào đặc-biệt cho viên Phó Sở Tác-Vụ này trổ tài, nói đúng hơn là đảm-trách và hoàn-thành một công-tác bất-thường nào đó, mà phần quan-trọng nhất, cũng là phần khó-khăn nhất, thì tôi phải cần đến anh, vì chỉ có một mình anh, mới thực-hiện xong. 
Và cơ-hội ấy đã đến.
*
Việc bổ-nhiệm Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệvà Trung-Tá Hoàng Thế Khanhlàm Tỉnh-Trưởng & Thị-Trưởng và Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Thừa-Thiên & Thị-Xã Huế, theo như đề-nghị của tôi, đáng lẽ đã thỏa-mãn được ước-vọng trước mắt của Linh-Mục Nguyễn Kim Bính, giúp ông “hòa dịu” lại với Chính-Quyền địa-phương.
Nhưng, ngược lại, có sẵn công-quyền và công-lực trong tay con chiên của mình, Linh-Mục Nguyễn Kim Bínhngười được xem như trái tim và linh-hồn của nhóm Kitô-Giáo cực-đoan Miền Trunglại thấy đó là cơ-hội để không còn sợ sẽ bị đàn-áp trong các cuộc xuống đường. Ông liền mạnh-dạn tiếp tay với Linh-Mục Trần Hữu Thanh, hoạch-định chương-trình hành-động tiếp theo, dự-định rộng-lớn và đồng-thờimột loạt biểu-tình tuần-hành khắp các Tỉnh+Thị có “Giáo-Dân Tranh-Đấu” trên toàn cõi Việt-Nam Cộng-Hòa.
Khi đã biết chắc quyết-tâm của “Phong-Trào Chống Tham-Nhũngsắp-sửa trở thành biến-cố quan-trọng có ảnh-hưởng xấu cho an-ninh chungthì Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia một mặt báo-cáo lên Tổng-Thống, một mặt trông-cậy vào nỗ-lực đối-phó của các Tỉnh-Trưởng liên-hệ, nhất là khả-năng duy-trì trật-tự công-cộng của các lực-lượng Cảnh-Sát địa-phương.
Tuy thế, thay vì trước đâyở Huế mà bị giải-tán là ở các nơi khác cũng sẽ bị trấn-áp tức-thờithì nay ở Huế không còn bị trở-ngại nữa, là ở các nơi khác trên toàn-quốc cũng sẽ noi theo, tiếp-tục chống-phá chính-quyền. Huếcái nôi của Miền Trungsẽ là nơi phát-nguyên của cả một chiến-dịch đại-quy-mô đã được chuẩn-bị sẽ gây biến-loạn, dồn Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu tới đường cùng.
 
Kinh-nghiệm cho thấy, chỉ trừ trường-hợp vừa rồi tại Tỉnh Thừa-Thiên, dưới thời Đại-Tá Tỉnh-Trưởng Tôn Thất Khiên và Thiếu-Tá Chỉ-Huy-Trưởng CSQG Liên-Thành, là một ngoại-lệđàn-áp cuộc xuống đường/tuần-hànhcòn thì các Tỉnh-Trưởng khác thường không tự mình tận-dụng quyền-hành và phương-tiện sẵn có dưới quyền của mình, mà chỉ đòi-hỏi và chờ-đợi Trung-Ương đưa Cảnh-Sát Dã-Chiến từ Sài-Gòn ra trấn dẹp giùm.
Nay mai, nếu sự lộn-xộn xảy ra cùng lúc tại nhiều địa-phương thì lấy đâu ra cho đủ lực-lượng CSDC mà tiếp-viện cho các nơi?
 
Sự lựa-chọn giản-dị nhất mà ít tốn-kém nhất là Bộ Tư-Lệnh CSQG/Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương chấp-thuận cho tôi tự mình toàn-quyền giải-quyết vấn-đề, mà không cần có nhân-lực, tài-lực, hay vật-lực gì tăng thêm.
*
Tôi chỉ cần đọc lướt lại vài đoạn trong cuốn an-bum tài-liệu tham-chiếu mà tôi tự mình cập-nhật-hóa và luôn luôn mang theo bên mình như vật phòng-thân, chỉ trong dăm phút là tôi đã có thể phác-họa ra trong đầu óc mình một kế-hoạch hành-động với những biện-pháp áp-dụng trong từng tình-huống biến-chuyển của mỗi giai-đoạn thi-hành.
Đây là cơ-hội để tôi sử-dụng Đại-Úy Nguyễn Công Vănđúng chỗ và đúng lúc nhất.
 
Tôi cử Thiếu-Tá Ngô Phi Đạm, Chánh Sở Tác-Vụ, làm Trưởng, và Văn làm Phó, một Toán-hai-người đại-diện cho tôi, Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng I, đến Huếđể thi-hành một sứ-mạng đặc-biệt.
 
Trước hết, Toán Đặc-Mệnh ấy của Vùng, cùng với Chánh Sở Đặc-Cảnh Trương Công Đảm (đã đến thay-thế Thiếu-Tá Trương Công Ân) của Thừa-Thiên/Huế, bí-mật đến gặp điệp-viên sinh-viên Hoàng Kim Khánh, sắp-xếp cho Khánh đứng ra công-khai xác-nhận trước cuộc họp báo, theo đúng sự thật, rằng mình đã được Việt-Cộng kết-nạp, bố-trí cho xâm-nhập vào Ban Lãnh-Đạo Hành-Động Chung của “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” với tư-cách đại-diện tập-thể Sinh-Viên Đại-Học Huế, với chủ-đích là lợi-dụng các cuộc xuống đường sắp tới, do Linh-Mục Nguyễn Kim Bính cầm đầu và có sinh-viên tham-gia, để đột-nhập các công-sở, tấn-công các nhân-viên chính-quyền, phá-hoại các kho tàng và tiện-nghi công-cộng, mở đường cho các đơn-vị đặc-công xung-kích của Việt-Cộng đánh phá tổng-quát hoặc từng phần ngay ở thị-thành.
Then-chốt của lời khai chứng là Khánh tránh né tiết-lộ chi-tiết về Trần Văn Hội và các cán-bộ Việt-Cộng nằm vùng, chỉ mô-tả sơ một vài cá-nhân nào đó như là phần-tử phiến-tặc đã trực-tiếp chỉ-thị và giật dây Khánh hoạt-động, mà luôn luôn ở trong bóng tối và che kín mặt nên anh không thể nhận-diện được; mục-đích là để anh sẽ không bị đồng-bọn trừng-phạt nếu đã làm vỡ tổ-chức.
Đồng-thời, để xác-nhận rằng Khánh quả thật đã bị Việt-Cộng móc nối sai-khiến, Đặc-Cảnh sẽ trích đưa ra các báo-cáo của đường dây Đặc-Nhiệm giám-thị và theo-dõi Khánh, cùng với các tấm ảnh lén chụp Khánh tiếp-xúc với những kẻ lạ mặt trong đêm khuya, các đoạn băng lén ghi-âm những lời đối-thoại của Khánh với các kẻ ấy, biên-bản soát-xét và tịch-thu được trong người Khánh một số tài-liệu gồm có báo-chí, truyền-đơn của Việt-Cộng, cùng với chỉ-thị của cán-bộ chỉ-đạo anh, và báo-cáo viết tay của chính anh định gửi cho chúng trong đó có nhắc lại một số vấn-đề đã được anh báo-cáo nhiều lần trước rồi.
Khánh sẽ bình-tĩnh và rõ-ràng đọc lời khai-thú để Đặc-Cảnh ghi-âm trước, dự-trù khi ra họp báo nếu rủi anh bị khan tiếng, chóng mặt, lời trình-bày thiếu tính thuyết-phục tự-nhiên, thì Ban Tổ-Chức sẽ cho phát cuốn băng ghi-âm này; Khánh sẽ trả lời mọi câu hỏi của cử-tọa, nhất là của giới truyền-thông.
 
Kế đến, để đề-phòng trường-hợp Hoàng Kim Khánh có thể thay-đổi thái-độ vào phút chót, Toán Đặc-Mệnh cũng làm những việc tương-tự đối với sinh-viên Trần Văn Hội.
Hội được cô-lập để không nghe biết diễn-tiến về phần trình-bày của Khánh. Đến khi nếu Khánh phản-bội chúng tôi trong cuộc họp báo thì Hội sẽ được đưa ra ngay. 
Hội có nhiều ưu-thế hơn, nếu được đối-chất với Khánh. Khi đó thì Đặc-Cảnh buộc lòng phải công-khai-hóa hồ-sơ tuyển-dụng Khánh, lời cam-kết cộng-tác cùng một số báo-cáo và những tài-liệu mà anh đã nạp cho Đặc-Cảnh lâu nay; đồng-thời Đặc-Cảnh cũng phải phá vỡ điệp-vụ Trần Văn Hội luôn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng bố-trí cho Hội tránh né tiết-lộ lý-lịch hành-tung của các cán-bộ Việt-Cộng nằm vùng cũng như từ mật-khu lén về, một phần là để bảo-vệ các điệp-vụ khác quan-trọng hơn, vì Đặc-Cảnh cũng đã khống-chế tuyển-dụng được một số trong các cán-bộ ấy rồi; một phần là để giúp Hội khỏi bị Việt-Cộng kết tội nếu làm hại chúng; xem như chỉ một mình Hội bị lộ thì một mình y và số cơ-sở dưới y phải chịu hy-sinh mà thôi.
Ngoài ra, chúng tôi cũng dự-trù chuẩn-bị sẵn ít nhất là một cán-bộ hoặc cơ-sở Việt-Cộng khác, là điệp-viên của Đặc-Cảnh, được cầm chân sẵn, để nếu cả Khánh lẫn Hội đều không đáp-ứng kế-hoạch thì chúng tôi sẽ cần nhờ đến phần-tử này.
Nguyên-tắc phân-phần [ngăn-cách] đã được tuyệt-đối tôn-trọng để Khánh cũng như Hội người này không biết gì về những sắp-xếp của chúng tôi dành cho người kia.
Trước cuộc họp báo, Đặc-Cảnh không cho hai chứng-nhân ấy đi xa ra khỏi tầm kiểm-soát của mình; đến đêm rạng ngày đã định thì cả hai đều được cầm chân mỗi người tại một nhà an-toàn riêng, chờ đến phiên mình.
*
Tuy nhiên, chìa-khóa của vấn-đề không phải chỉ là sự thỏa-thuận hợp-tác của Khánh và Hội, mà trọng-tâm công-tác của Toán Đặc-Nhiệm của Vùng là đạt được thái-độ thân-thiện, sự hợp-tác của Linh-Mục Nguyễn Kim Bínhđối với chúng tôi.
Trong bầu không-khí căng-thẳng giữa số “Giáo-Dân Tranh-Đấu” mà Linh-Mục Bính cầm đầu, với Chính-Quyền mà chúng tôi thay mặt, không ai thích-hợp hơn Nguyễn Công Văn trong nhiệm-vụ tiếp-xúc và thuyết-phục ông tham-dự cuộc họp báo này.
Có sự hiện-diện của Linh-Mục Bính thì cuộc họp báo mới thành-công.
 
Tôi chỉ-thị Thiếu-Tá Đạm và Đại-Úy Văn tổ-chức cuộc họp báo tại Viện Đại-Học Huế, nhất là tại Trường Đại-Học Văn-Khoa ở đại-khách-sạn Morin cũlà trung-tâm sinh-hoạt của tất cả các Khoa, cũng là trụ-sở của Tổng-Hội Sinh-Viên Huếmời Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệ, tân Tỉnh/Thị-Trưởng địa-phương chủ-tọa, Giáo-sư Lê Thanh Minh Châu, Viện-Trưởng Viện Đại-Học Huế, đồng-chủ-tọa, với quan-khách là hầu hết các nhân-vật tai-mắt đứng đầu Hội-Đồng Tỉnh và Thị-Xã, Tòa Án, các cơ-quan hành-pháp, các đơn-vị quân-sự, Tổng-Hội Sinh-Viên, các trường trung-học, Hội Văn-Nghệ-Sĩ & Ký-Giả, Luật-Sư-Đoàn, Y-Sĩ-Đoàn, Dược-Sĩ-Đoàn, Phòng Thương-Mại, các giáo-hội, các nghiệp-hội, đài phát-thanh, đài truyền-hình, Ty Thông-Tin, v.v... 
Trọng-tâm của cuộc họp báo, theo chương-trình phổ-biến bên ngoài thì là tố-cáo cộng-sản xâm-nhập vào các đoàn-thể dân-chúng, nhưng theo nội-dung mà tôi phác-họa cho cặp Đạm+Văn thì là tố-cáo Tổng-Hội Sinh-Viên Đại-Học Huế và nhóm “Giáo-Dân Tranh-Đấu” trong Phong-Trào Chống Tham-Nhũng của Linh-Mục Bính đã bị cộng-sản xâm-nhập vào lợi-dụng.
 
Họp báo tố-cáo sinh-viên ngay tại Viện Đại-Học của họ, trong lúc “Sinh-Viên Tranh-Đấu” chống Chính-Quyền, mà lại do Ngành Đặc-Cảnh chủ-trì, trong lúc Đặc-Cảnh đã bị sinh-viên tố-cáo là đã bắt cóc khủng-bố sinh-viên, là một việc làm đầy thách-thức.
Nhưng tôi ước-tính là dù cho các sinh-viên hiện-diện có phản-đối ngay tại hội-đường đi nữa thì cuộc họp báo vẫn cứ diễn ra như thường, vì nếu sinh-viên mà bạo-động thì tức là họ trực-tiếp xúc-phạm Chủ-Tọa-Đoàn và quan-khách, những người này tất-nhiên sẽ không phản-đối nếu Cảnh-Sát dùng biện-pháp thích-ứng để ổn-định trật-tự.
Ngoài ra, hệ-quả của cuộc họp báo là đã có một tiền-lệ cho Đặc-Cảnh vào làm việc ngay trong khuôn-viên Viện Đại-Học, và công-khai xác-nhận vị-trí của Viện-Trưởng là nếu không đứng hẳn về phía Chính-Quyền thì cũng là phải đứng giữa, chứ không đứng hẳn về phía sinh-viên, nhất là “Sinh-Viên Tranh-Đấu” như giới này vẫn mong.
 
Tóm lại, tôi không sợ sinh-viên, song tôi rất ngại Cha Xứ Phú-Cam, họ đạo và là trú-quán lâu đời của dòng họ Ngô Đình.
Tố-cáo rằng “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” đã bị cộng-sản lợi-dụng mà nếu không có Linh-Mục Nguyễn Kim Bínhhiện-diện thì cuộc họp báo sẽ không có hiệu-quả.  Mà mời ông đến dự một cuộc họp báo như thế thì: một là ông sẽ dứt-khoát chối-từ; hai là ông sẽ đến để lớn tiếng phủ-nhận nội-dung của cuộc họp báo, vì ông là một người kiêu-căng, tự cho là mình chống Cộng triệt-để không thể dễ bị cộng-sản đánh lừa, nóng tính, lại mang mối hận đã bị Cảnh-Sát Dã-Chiến của Thiếu-Tá Liên Thành xịt nước đẩy lui kỳ rồi.
Linh-Mục Bính mà phản-đối thì sinh-viên sẽ phản-đối theo, khi đó Cảnh-Sát sẽ không dám hành-động gì, vì Chính-Quyền sở-tại là Đại-Tá Duệ, Tỉnh+Thị-Trưởng, cùng Trung-Tá Khanh, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực, đã là người cùng phía với linh-mục ấy rồi.
Đó là lý-do và mục-đích của việc tôi biệt-đãi Đại-Úy Nguyễn Công Văn từ lâu nay.
*
Tại Huế, Văn đã hành-động đúng theo ý tôi. Anh là tín-hữu của Linh-Mục Bính, lại là dân gốc Quảng-Bình, gần-gũi trong tinh-thần đồng-đảng đồng-đạo đồng-địa với ông, lại là đại-diện chính-thức của Ngành Đặc-Cảnh cấp Vùng, đích-thân đến với ông, tự-nguyện đứng ra giúp ông gỡ rối, trong lúc lâu nay các cơ-quan chính-quyền cấp Tỉnh sở-tại đã xem ông như không có mặt trong địa-phương mình, huống chi cấp Vùng thì ở xa xôi.
Việc đó đã tạo thuận-lợi cho kế-hoạch của tôi.
Thiếu-Tá Ngô Phi Đạmđã nhường cho Đại-Úy Nguyễn Công Văn trình-bày; và Văn đã nhân-danh một Kitô-Hữu, một cựu đảng-viên Đảng Cần-Lao, tiết-lộ với Linh-Mục Bính những gì có thể có hại cho uy-tín của ông, của cả Phong-Trào Chống Tham-Nhũng do ông cầm đầu ở Miền Trung, mà Văn biết được qua các điệp-vụ mà Văn dự phần đảm-trách.
Văn gợi ý là khi ra trình-bày trước cử-tọa Văn sẽ xác-nhận [bịa] rằng chính Linh-Mục Bính đã có báo riêng cho Đặc-Cảnh biết là ông đã đề-cao cảnh-giác và đã có nghi-ngờ Hoàng Kim Khánh ngay từ lần đầu tiên Khánh nhân-danh tập-thể sinh-viên Huế đến tiếp-xúc với ông để bàn về việc công-khai đại-diện sinh-viên Huế tham-gia phối-hợp hoạt-động với Phong-Trào. Lời xác-nhận đó sẽ cứu-vớt danh-dự cho ông, cho Phong-Tràocủa ông, và còn tăng thêm giá-trị cho cá-nhân ông nữa, khiến ông thấy được thỏa-mãn tự-ái, nên ông đã sốt-sắng nhận lời tham-dự cuộc họp báo của chúng tôi.
Linh-Mục Nguyễn Kim Bínhđã nhận lời tham-dự, thì cặp Duệ+Khanh lại càng tích-cực hơn trong việc giúp-đỡ chúng tôi tổ-chức và thực-hiện cuộc họp báo mà tôi thiết-kế và cặp Đạm+Văn phối-hợp với Sở Đặc-Cảnh Tỉnh/Thị Thừa-Thiên–Huế, bây giờ do Trương Công Đảmđứng đầu, chiếu từng chi-tiết mà chấp-hành.
*
Tôi vẫn ở lại tại trụ-sở Ngành Đặc-Cảnh Vùng I để tiếp-tục điều-hành mọi công-tác khắp Vùng, và dự-trù sẽ chỉ ra Huế khi nào Đạm+Văn gặp trở-ngại. Tất-nhiên tôi cũng tính sẵn những việc nếu cần phải làm liên-quan đến cuộc họp báo nói trên.
 
Theo nguyên-tắc của Ngành Đặc-Cảnh, mọi công-tác cài-cấy người vào hàng-ngũ Việt-Cộng hoặc móc-nối người của đối-phương làm tay-trong cho ta đều đòi-hỏi nhiều phương-tiện, mà, sau Lý-Tưởng [Tinh-Thần] và Tình-Cảm, thì chủ-yếu là Quyền-Lợi [Tiền].
Các huấn-luyện-viên tình-báo đều có phác-họa cho học-viên thấy là trong các hoạt-động tương-lai mọi viên-chức sẽ được cấp nhiều tiền; các độc-giả, khán-giả của sách báo và phim kịch cũng thấy là các điệp-viên tiêu tiền như nước. Nhưng Ngành Đặc-Cảnh mà hoạt-động chính là tình-báo thì không được Cấp Trên cấp cho một xu nào, nên phải nhờ đến sự tài-trợ của Người Bạn Đồng-Minh.
Mà Người Bạn Đồng-Minh thì họ xem điệp-vụ của Đặc-Cảnh do họ tài-trợ như là điệp-vụ của chính họ, và họ chỉ muốn nuôi-dưỡng lâu dài để ở lâu, đi sâu và trèo cao, nên ít khi chịu phá vỡ. Bộ Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương cũng như Phủ Đặc-Ủy Trung-Ương Tình-Báo cũng cần có những điệp-vụ chiến-lược, nín thở ở lì trong nội-bộ địch, nên hạn-chế việc phá vỡ. Bản-thân tôi cũng đã suýt bị trọng-phạt khi ra lệnh cho các Tỉnh/Thị thuộc quyền phá vỡ một số điệp-vụ hiện có để phục-vụ cho Kế-Hoạch “An Trung” vào dịp Tết Nguyên-Đán 1975.
Vì thế, tôi phải khó-khăn lắm mới thuyết-phục được Bộ Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương cũng như các Người Bạn Đồng-Minhliên-quan để họ bằng lòng hy-sinh các điệp-viên Hoàng Kim KhánhTrần Văn Hội, và thêm một vài cán-bộ Việt-Cộng khác nữa, nếu cần.
 
Như thế là tôi đã có đủ điều-kiện để bật đèn xanh, một mệnh-lệnh cuối cùng, cho Thiếu-Tá Đạm và Đại-Úy Văn tiến-hành cuộc họp báo.
*
Và cuộc họp báo ấy đã được diễn ra tốt đẹp đúng y như tôi dự-kiến, và đã được phổ-biến trên báo-chí, đài phát-thanh và đài phát-hình tại Thủ-Đô Sài-Gòn và khắp các nơi trên toàn-quốc.
(Một thắng-lợi nội-bộ đáng ghi nhận là Hoàng Kim Khánhđã thành-thật và linh-động hợp-tác với chúng tôi trong cuộc họp báo ấy, nên Ngành Đặc-Cảnh khỏi phải hé lộ biệt-tác của Trần Văn Hộicho nên khỏi phải đốt cháy một số điệp-viên liên-quan.)
*
Linh-Mục Nguyễn Kim Bính với Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệvà Trung-Tá Hoàng Thế Khanhđã nhiệt-thành góp phần to lớn vào cuộc họp báo với mục-đích bảo-vệ thanh-danh của Cha Xứ Kitô-Giáo Phú CamPhong-Trào Chống Tham-Nhũng chống chế-độ Nguyễn Văn Thiệu.
Còn Ngành Đặc-Cảnh Vùng I do tôi lãnh-đạo và chỉ-huy, qua Ngô Phi Đạm+Nguyễn Công Văn của Sở Tác-Vụ cấp Vùng và qua Trương Công Đảm của Sở Đặc-Cảnh Thừa-ThiênHuế, đã làm tròn một sứ-mệnh trọng-đại, theo trách-nhiệm nghề-nghiệp của mình, là chận đứng được âm-mưu của cộng-sản len-lỏi vào giật dây các đoàn-thể dân-nhân, chấm dứt tình-hình hỗn-độn do nhóm sinh-viên hiếu-động thuộc Tổng-Hội Sinh-Viên Huế, là khối đại-học lớn mạnh thứ nhì sau Tổng-Hội Sinh-Viên Sài-Gòn, và nhóm tín-đồ Kitô-Giáo cố-chấp trong Phong-Trào Chống Tham-Nhũng mà trung-tâm phát-khởi biểu-tình là họ đạo Phú-Cam, Huế, gây nên.
 
Cuộc họp báo của chúng tôi, vào tháng 2 năm 1975, đã dập tắt hết mọi mưu toan của cả Tổng-Hội Sinh-Viên Huế lẫn Phong-Trào Chống Tham-Nhũng và cả Việt-Cộng, mà ý-đồ và nỗ-lực sau cùng của “liên-minh” ấy là tái-phát-động các cuộc xuống đường do Linh-Mục Nguyễn Kim Bính cầm đầu, mà họ tin chắc là từ nay trở đi thì không còn bị Cảnh-Sát đàn-áp nữa: các tỉnh+thành khác, nhất là Thủ-Đô Sài-Gòn, và các địa-phương đông dân Kitô-Giáo cũng như có nhiều sinh-viên, cũng sẽ thừa thắng từ Huế mà xông lên, đồng-loạt gây xáo-trộn khắp toàn-quốc, đưa đến xung-đột đẫm máu giữa nhiều phe phái khác nhau.
Ðó là quyết-tâm trước hết của nhóm các Linh-Mục Trần Hữu ThanhNguyễn Kim Bính, mà theo phân-công thì Linh-Mục Bính điều-khiển từ Huế vào các tỉnh Miền Trung, còn Linh-Mục Thanh, ngôn-sứ của chủ-nghĩa “Nhân-Vị”, chủ-tịch “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” ở trung-ương, thì đảm-trách lãnh-đạo hoạt-động tại các phần đất còn lại trong Miền Nam.
 
Nếu tôi không thực-hiện được lời hứa với Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, đại-diện Chính-Quyền Trung-Ương, mà để cho các sự-kiện nói trên xảy ra theo ý của các kẻ chủ-trương, thì có thể một Việt-Nam Cộng-Hòa vô-chính-phủ đã tự sụp-đổ sớm hơn đại-nạn vào Tháng Tư Đen 1975.
 
Chúng tôi đã phục-hồi và duy-trì được trật-tự công-cộng tại hậu-phương, để các chiến-sĩ chống Cộng ở tiền-tuyến an-tâm chiến-đấu, không bị đâm sau lưng, ít nhất thì cũng cho đến tận ngày Cộng-Sản Bắc-Việt Xâm-Lược vi-phạmHiệp-Định Paris, tiến quân cưỡng-chiếm Miền Nam.

                                         
 
 
 
 
 
 






__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

Thư ngỏ kính gởi anh Đỗ Văn Phúc

$
0
0
 


On Monday, April 25, 2016 8:34 PM, "Thach Nguyen  [thaoluan9]"<> wrote:

 
     Kính anh Phúc,

     Trong s 12 người ký tên, đóng tin xin tham d cái gi là Hi Ngh VN War Summit có tên anh. Tôi ch quen biết có anh, nên mo mui viết my dòng này xin gi đến anh, mà thc tế là gi đến toàn th quí anh. Kính xin quí anh thông cm vàđng phin trách.

     Kính anh Phúc và quí anh, my tháng nay, tôi bnh nm bp mt ch, vô tình đc đước tin các anh ký tên tham d cái trò ma mãnh này mà lòng bàng hoàg khôn t. Không lý quí anh không biết bn Kissinger và Kerry là hng người nào? Không lý quí anh không biết rng lch s chiến tranh VN sau na th k qua đàđược phơi by ra ánh sáng hết c ri? Không lý các anh không đc nhng s tht mà c chính bn chóđ này công khai thú nhn? Vy thì còn gì na đ mà phi tranh lun, phi làm sáng t??? S tht đã sáng t như ban ngày là bn cóđđã phn bi chúng ta, bán đng chúng ta cho bn CS bán nước min Bc. Bn này mun xóa s mt Dân Tc có tên là VN đ dâng cho Tu cng.

     Mt s tht không th ph nhn mà rt ít ngươi trong chúng ta nhn ra rng, th sc ra, bn CS min Bc không th nào thng chúng ta ni. Chúng phi dùng ngươi min Nam làm công cđđánh min Nam. Cái chiêu thc này ngày nay vn còn hu hiu và chúng vn tiếp tc s dng mà không ai nhn ra. Vì thế, tt c nhng người min Nam nào mù quáng tiếp tay cho CS, to điu kin, môi gii đ CS thôn tính cng đng t nn thìđu là nhng k phn bi cn phi tiêu dit. Đây là con đường hp lý nht đ tiêu dit CS. Xin các anh đng quét dn nhà ca đ rước bn giết người vào nhà.

      Còn mt chuyn này na vô cùng quan trng kính xin các anh lưu ý. Đó là bn Nguyn Phú Trng vàĐinh Lâm Thăng đang phá b"Thư Vin Quc Gia VN Saigon." Trên đi này ch có sú vt mi không cn đến sách v. Hành đng ca hai tên này là bin pháp cui cùng ca ch nghĩa CS súc vt hóa con người. Hành đng này tàn bo, dã man, và vô văn hóa hơn v ngày xưa Tn Thy Hoàng đt sách, chôn hc trò. Văn minh con người không ch c nhng ngôi nhà cao tng, nhng sân golf xanh mướt, nhng con đường rng thêng thang, mà là mt nên văn minh và văn hóa tiên tiến. Văn minh chiếc trng đng Đông Sơn, Ngc Lũ, nn văn hóa lúa nước, văn hóa Óc Eo, và nht là nên Dân Ch"PHÉP VUA THUA L LÀNG" không đáng cho chúng ta hãnh din sao? Chúng ta bt chước nn dân chÂu M v hình thc thc hin, nhưng v ni dung ca mt nn dân ch chân chính - t do cá nhân quyết đnh - thìÂu M nên hc ca VN. Trên c thế gii t c chí kim không có nn dân ch nào hơn được nên dân ch ca VN đâu.

     Viết đến đây là quá mt ri. Kính xin các anh tnh táo li mt tí cóđược không? Xin các anh suy xét đ nghe k hèn này mt ln cóđưọc không đ tránh vic say này con cháu chúng ta s chi ông bà chúng là ngu si, hèn, và bc nhược?

     Hà tiến Nht xin đi ơn các anh lm lm.

Duyên Lãng Hà Tiến Nht

    
    


Posted by: Thach Nguyen 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live