Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Nhận xét về bài viết của ô Phạm Trần liên quan đến bầu cử cộng đồng thủ đô

$
0
0



----- Forwarded Message -----

Sent: Thursday, July 28, 2016 10:49 AM
Subject: Hoàng Ngọc An nhận xét về bài của Phạm Trần (Cử Tri đã quyết, cộng đồng có tuân)-July 27, 2016


Hoàng Ngọc An

Nhận xét về bài viết của ô Phạm Trần liên quan đến bầu cử cộng đồng thủ đô
Ông Phạm Trần, SBTN-DC, gần 70 tuổi, vừa gửi bài có tựa : Cử Tri đã quyết, cộng đồng có tuân”? Chúng tôi xin có vài nhận định về bài của ông PT như dưới đây. Vị nào không đồng ý và muốn phản bác xin cứ tự nhiên trong vòng lễ giáo vì ô PT nhận định khá chính xác như sau về người Hoa Thịnh Đốn (những con người Thủ đô“ vốn nhân hậu và đàng hòang).

1-Tựa bài sẽ phản ảnh nội dung chính. Đọc tựa, độc giả sẽ hình dung vầy: theo ô PT, cử tri đã chọn người A, vậy cộng đồng có tuân theo không? Chúng tôi hơi bối rối trong cách diễn giải của ô PT. Cử tri là người trong cộng đồng. Vậy nếu ông PT ám chỉ số đông cử tri thuận theo A thì tại sao ông phải đặt câu hỏi “cộng đồng có tuân?” Còn nếu ông PT nói nôm na theo kiểu văn lớp 9 như vầy thì mọi người hiểu liền tút suỵt ( đa số cử tri đã quyết,liên danh B có tuân). Khổ nỗi ngài PT thích văn vẻ nên muốn chơi chữ cho sang (cử tri/cộng đồng) cơ. Chúng tôi nhớ năm 2015, ngài PT cũng thích hoa lá cành nên ngài văn vẻ vầy khi hỏi bà Tạ Phong Tần ( ngọn gió nào đưa chị tới đây?), Bà Tần nhà ta đốp ( Chả có ngọn gió nào cả. Tôi đi máy bay tới đây!). Xin mời quý vị xem lại bài viết về vụ này ở đây  để thấy  ngài PTkhoe chữ nghĩa và cứ thế bị bà Tần “đốp” lia lịa: Phạm Trần PV Tạ Phong Tần ở SBTN-DC-quá tệ hại vì ô PT nói 2/3

2- Ô PT viết“Như vậy, liệu quyết định bầu Chủ tịch của Hội đồng đại diện có dựa vào  lá phiếu của đa số cử tri hay sẽ tùy vào tình cảm riêng tư, phe phái hoặc “mánh lới Hội đòan” để đảo ngược lòng dân ?”
Hoàng Ngọc An:đọc câu này của ô PT, chúng tôi lại nhớ đến bà Tuyết Mai. Bà TM cũng viết thư đánh động sự gian lận của các tổ chức nhóm như thế. Bà TM còn gào lên inh ỏi vầy (Chúng ta không thể ngồi yên để xem bọn nó CHÀ ĐẠP DÂN CHỦ Ở TẠI HTD).Kết quả người chà đạp là UCV Đinh Hùng Cường! Cái hay đáo để là cũng bà TM, sau đó lại nức nở khen việc các hội đoàn vợ con ô ĐHC gia nhập ồ ạt là đúng . Cái hay đáo để khác là bà hô hào mọi người bầu cho “người tài đức ĐHC”.

3- Ô PT viết(Giữa lúc hòa bình như thế lại thấy xuất hiện một số bài viết hay tuyên bố đao to búa lớn thiếu nghiêm chỉnh của  những người không phải là cư dân vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, hay chẳng có nhiệm vụ gì với Cộng đồng  mà chỉ muốn xía mũi vào khuấy đục cuộc tranh cử.).
Hoàng Ngọc An:
3.1-Copy lại từ mail tôi trả lời ô Thoms Pham khi ông này có luận điệu tương tự ngài PT. Trích Hoàng Lan Chi:  cộng đồng người Việt toàn thế giới có điềm chung là người Việt. Mọi vấn đề liên quan  đến sinh hoạt của người Việt tị nạn cộng sản  dù xảy ra ở bất cứ vị trí địa lý nào thì nghĩa vụ của toàn thể người Việt quốc gia hải ngoại là phải lên tiếng. Cá nhân chúng tôi cũng như cư dân khắp nơi đã đóng góp cho cộng đồng thủ đô khi biểu tình chông Khải, Dũng hay cho cộng đồng NY ( Ngày Văn Hóa QT). Chúng tôi không can thiệp vào việc quý vị tổ chức tết trung thu, vd vậy, vào ngày 12 hay 13 nhưng nếu Ban Tổ Chức đã để đèn lồng có sao vàng thì nghĩa vụ chúng tôi là phải lên tiếng.”(ngưng trích)
Ngài PT là người viết bình luận thời sự thì ngài cho tôi hỏi vì sao bầu cử TT Mỹ mà các nước khác cũng “chõ mõm” vào vậy?
3.2-Tiếp, ngài viết vầy ( bài viết thiếu nghiêm chỉnh, xía mũi khuấy động) mà ngài không dẫn chứng thì …sao đây thưa ngài đại phóng viên? Khi ngài đã chụp mũ chúng tôi như thế thì ngài khuyên chúng tôi phải làm sao nhỉ? Cúi đầu im lặng ư? Hay bắt chước ngài Đinh Hùng Cường đi tìm một bài đánh dưới thắt lưng ngài, để phổ biến, nhé? Hay bắt chước các ủng hộ viên của ông ĐHC (Tuyết Mai, “luật gia” Bích Hà, Minh Nguyệt HH ) là gào lên và chụp cho ngài cái mũ VC vậy?
Tôi thì nghĩ vầy: cái mũ hay nhất cho ngài là “người bình luận  tiêu biểu của SBTN-DC”. Tiêu biểu đó là bài viết vạch ra cái  sai trái của bạn ông PT thì được coi là bài viết thiếu nghiêm chỉnh! Tiêu biểu đó là khi bà Bé Bảy hỏi Tổ Chức Cộng Đồng về các nhóm ghi danh ồ ạt, khi Hoàng Lan Chi tiếp tay báo động về thủ đoạn tranh cử của bạn ông PT thì được ngài PT gọi là “Xía mũi”. (cười).

4-Ông PT viết: (Tình trạng ô nhiễm này, tôi nghĩ cũng đã góp vào Quyết định “rút tên ra khỏi cuộc tranh cử Chủ tịch của CĐ HTĐ 2016 ” của Bà Trúc Nương trong Thư ngỏ gửi đồng hương ngày 13/06/2016.)
Hoàng Ngọc An: Ố là la, bà Trúc Nương tuyên bố rất rõ, thể theo lời kêu gọi của “người dân”, Bs Nguyễn Sơ Đông, (ô Đông lên án bầu cử không trong sáng), bà TN rút tên. Giấy trắng mực  đen rành rành như thế mà ngài PT tỉnh như ruồi khi nói rằng “những bài viết thiếu nghiêm chỉnh”, “thái độ xía mũi” đã làm bà TN rút lui? Có lẽ cần đưa ngài PT đi khám Bác Sĩ chăng?

5-Ô PT viết ( Tại các địa điểm bỏ phiếu, cử tri đã chứng kiến cuộc vận động tích cực và trong sáng của các cảm tình  viên của Bà Trúc Nương và ông Đinh Hùng Cường.Họ đã nhã nhặn trao danh sách với lời đề nghị khiêm tốn)
Hoàng Ngọc An:có lẽ đề nghị của chúng tôi là gửi ngài PT đi khám Bác Sĩ không ngoa. Hành động chèo kéo, làm loạn củanhóm ông ĐHC, mọi người đều chứng kiến tại Eden mà ông nói (nhã nhặn, khiêm tốn!). Xem ra, ngài PT đã để lương tâm đi vắng mất rồi.

5-Ô PT viết Các cử tri vùng Thủ đô đã chứng minh họ trưởng thành trong ý thức chính trị và có trách nhiệm cao khi cầm lá phiếu.
Hoàng Ngọc An: chúng tôi không biết danh sách cử tri Thật và cũng không biết họ đã bầu cho ai. Tuy nhiên, chúng tôi nhận xét vầy: với lực lượng đông đảo từ gia đình giòng họ Bs Đặng Vũ Chấn, và những “bè” của ô Đinh Hùng Cường mà ông Phạm Trần là một tiêu biểu ( xin phép cho chúng tôi đặt tên cho ô PT như vầy: “ông bè tiêu biểu”) thì cái ý thức/trách nhiệm cao mà ngài PT ca tụng chỉ là ý thức (phải giúp bạn) trách nhiệm (phải bầu cho bè).
Người Hoa Thịnh Đốn tử tế, có tự trọng, họ thừa hiểu một UCV (bỏ đồng đội ngay từ 21 tháng 4; làm xe hoa cho ngày July 4th cẩu thả để đến nỗi có ngôi sao vàng trên nền đỏ và sau khi ô Bùi Dương Liêm thấy, góp ý thì đã gỡ xuống; cho vợ con- bạn nails ồ ạt ghi danh để chiếm phiếu ưu tiên; không phản bác được lý luận của phụ nữ thì dùng chiêu đánh dưới thắt lưng là phổ biến mail trong đó có kẻ nặc danh chụp mũ, vu cáo đời tư người phụ nữ đó) không phải là người mà họ lựa chọn.

KL:  thưa ngài “bè tiêu biểu Phạm Trần”, Người Hoa Thịnh Đốn tử tế, tự trọng tiêu biểu đã minh danh trên đôi chân họ khi bày tỏ chính kiến bao gồm: Cựu TT Nguyễn Văn Lân, Chỉ Huy Phó, LD 81  Biệt Cách Dù, Cựu CT Liên Hội, (Ts Tạ Cự Hải), đương kim CT liên hội (ô Nguyễn Văn Tần), các tờ báo Thời Mới PNM, Thương Mại Miên Đông,  Đạo Hữu Từ Khải, và một số lớn quý bà.

Hoàng Ngọc An
7/2016


Bài liên quan:



__._,_.___

Posted by: Bai Chuyen 

VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU TẶNG CHÍ SỸ NGÔ ĐÌNH DIỆM

$
0
0

VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU TẶNG CHÍ SỸ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Trần Đông Phong - Gần đây, một vài vị khán giả của đài truyền hình STBN có liên lạc với người viết để hỏi thăm thêm về một bài thơ của cụ Phan Bội Châu tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933 mà họ đã nghe được trong một buổi nói chuyện giữa người viết và ký giả Tường Thắng, người phụ trách Chương Trình Lịch Sử Cận Đại trên đài truyền hình STBN, hồi mấy tháng về trước.
Người viết xin mượn bài viết này để trả lời cho câu hỏi đó.

Video: DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT 

Trong số những nhà cách mạng chống lại thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam thời đầu thế kỷ thứ 20, có hai người cùng họ Phan được toàn dân xem như là hai nhà cách mạng vĩ đại nhất, đó là cụ Phan Sào Nam tức là Phan Bội Châu và cụ Phan Tây Hồ tức là Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh từ trần tại Sài Gòn vào năm 1926 và Cụ Phan Bội Châu từ trần vào năm 1940, sau hơn 15 năm bị quản thúc tại Bến Ngự, Huế.
Cụ Phan Bội Châu sinh năm 1867, lớn hơn ông Ngô Đình Diệm 33 tuổi. Không rõ cụ có liên hệ gì với ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Diệm hay không, tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm thì còn quá trẻ cho nên cụ Phan Bội Châu không quen biết gì với ông vì cụ đã rời Huế lên đường đi làm cách mạng từ năm 1905, lúc đó ông Ngô Đình Diệm chỉ mới lên 4 tuổi.(Xem hình dưới đây). Sau khi bị bắt tại Thượng Hải vào năm 1925, người Pháp đưa cụ Phan Bội Châu về Hà Nội để đưa ra tòa. Cụ bị tòa án Pháp lên án tử hình vì tội chống lại chính quyền thuộc địa của người Pháp, tuy nhiên vì dư luận quần chúng trên toàn quốc cực lực phản đối bản án này cho nên Toàn Quyền Varenne đã phải giảm án tử hình xuống chung thân khôå sai và sau cùng thì lại giảm thành “quản thúc tại gia” và cụ bị đưa về an trí tại Huế vào năm 1926.

Gia đình ông Ngô Đình Khả (từ trái): Ngô Thị Giao. bà Ngô Đình Khả bồng Ngô Thị Hiệp (thân mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận,) Thượng Thư Ngô Đình Khả, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Khôi. (các ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Ngô Đình Cẩn chưa ra đời.) 
Hình chụp vào khoảng năm 1905. 
Nguồn: Vĩnh Phúc.
Hoàng Đế Bảo Đại và Thượng Thư Ngô Đình Diệm
Trong khoảng thời gian từ khi cụ Phan Bội Châu về sống tại Huế, ông Ngô Đình Diệm đang lần lượt giữ các chức vụ như Tri phủ Hải Lăng tại tỉnh Quảng Trị, Tri Phủ Hòa Đa tỉnh Phan Thiết, Huấn Đạo Đà Lạt, Tuần Vũ Phan Thiết v.v., do đó cho đến năm 1933, sau khi Hoàng Đế Bảo Đại từ Pháp trở về cầm quyền, nhà vua mới mời ông Diệm về giữ chức Thượng Thư Bộ Lại tại triều đình và đến lúc đó ông mới về sống ngay tại kinh đô Huế.
Trong cuốn hồi ký “Con Rồng Việt Nam,” Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng ông từ Pháp trở về nước để cầm quyền thì được Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài tiết lộ cho biết rằng Hoàng Đế Việt Nam không có quyền hành gì cả:
Bảo Đại: Nhưng còn quyền hạn của Trẫm, công việc của Trẫm? Các quan Thượng làm việc ra sao?
Nguyễn Hữu Bài: Kính tâu Hoàng Thượng, trước kia thì mỗi bộ tâu trình lên Hoàng Đế và đệ lên dự án để xin quyết định. Nhưng sau đức Tiên Đế Khải Định băng hà năm 1926 thì đã có một thỏa ước với nước Pháp, theo đó Nội Các sẽ họp dưới sự chủ tọa của viên Khâm Sứ, mình phải báo cáo và xin quyết định. Tòa Khâm Sứ ra chỉ thị, nhất là về ngân sách. Chính phủ Pháp thu thuế và trao lại cho Nam Triều đủ để trả lương cho nhân viên để có thể tồn tại. .. Thực tế, thỏa ước này đã trao hết quyền hạn cho viên khâm sứ, từ chính trị đến tư pháp. Ở Bắc Kỳ, hiện nay viên Thống Sứ ở Hà Nội đang nắm quyền Phó Vương rồi.
Bảo Đại: Vậy thì Trẫm còn quyền gì?
Nguyễn Hữu Bài: Hoàng Thượng còn giữ được quyền về . .. nghi lễ, quyền ân xá tội nhân, quyền phong sắc cho các thần linh, quyền cấp phát tưởng lục, phẩm hàm cho người sống hay người chết v.v.”
Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng sau đó ông đã vận động và tranh đấu để nắm lại quyền hành và ngày 10 tháng 12 năm 1932, ông đã công bố một đạo dụ loan báo ý định cầm quyền dưới hình thức quân chủ lập hiến. Ông cho biết rằng đạo dụ này được dân chúng, nhất là giới trẻ nhiệt liệt hoan nghênh và sang đến ngày 2 tháng 5 năm 1933 thì ông lại ban hành một đạo dụ mới đặt cơ cấu cho sự cải cách và ông trực tiếp nắm quyền lãnh đạo. Bảo Đại cho biết rằng ông đã mời một người trẻ tuổi là ông Ngô Đình Diệm về giữ chức Thượng Thư Bộ Lại:
“Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhứt là ông Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần Vũ Phan Thiết, để đảm trách Bộ Lại. Vốn dòng quan lại, anh ruột ông ta làm tổng đốc tỉnh Faifo. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh, liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ. Ngoài chức vụ thượng thư, Ngô đình Diệm còn là Tổng Thư ký cho Hội Đồng Hỗn Hợp về Canh Tân đã được ban bố năm trước, bao gồm các thượng thư Việt Nam và hàng công chức cao cấp Pháp. Ngô Đình Diệm được Nguyễn Hữu Bài trước khi về hưu tiến cử.”
Tuy nhiên chỉ mấy tháng sau ngày nhậm chức Thượng Thư Bộ Lại, ông Ngô Đình Diệm đã xin từ chức vì ông thấy rõ dã tâm của người Pháp là họ không bao giờ muốn trao trả quyền hành lại cho triều đình Việt Nam. Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng sau 4 tháng, vào đầu tháng 9 năm 1933, Ngô Đình Diệm liền xin gặp ông và nói:
“Tâu Hoàng Thượng, hạ thần đến để xin Hoàng Thượng cho từ chức và cũng xin Hoàng Thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng Thượng đã trao phó từ trước.

Bảo Đại: Quan Thượng, viên thư ký Nguyễn Đệ đã tâu trình Trẫm tất cả nỗi khó khăn của ông, nhưng Trẫm nghĩ rằng ông nên tiếp tục ở lại.
Ngô Đình Diệm: Tâu Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng tha tội cho kẻ hạ thần nhưng quả hạ thần không thể nào ở lại được. Ở lại chức vụ này, quả nhiên là một trò hề đau khổ cho kẻ hạ thần mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đã nắm lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn luôn nhân danh hòa ước bảo hộ nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ.
Bảo Đại: Quan Thượng, Trẫm hiểu tinh thầm trách nhiệm của Quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đã tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây còn dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. .. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu Châu, và như thế, sẽ có nhiều hậu quả đối với Á Châu mà Nhật Bản có thể là vai trò chủ chốt. Vì những lý do đó, Trẫm nhắc lời cho Quan Thượng sự yêu cầu của Trẫm lần nữa.
Ngô Đình Diệm: Kính tâu Hoàng Thượng, thật quả là điều mà hạ thần không thể kham nổi. Kẻ hạ thần không được quyền ở lại. Kính xin Hoàng Thượng cho phép kẻ hạ thần được rút lui”.
Ông ta khăng khăng một mực xin từ chức.
Bảo Đại: Được, Trẫm chấp thuận cho Quan Thượng từ chức. Quan Thượng đã muốn vậy thì Trẫm cũng chẳng thể nào làm gì được hơn. Mong rằng sự ra đi của Quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp để cho họ có một tầm nhãn quan rộng lớn hơn. Dù sao nữa, mong Quan Thượng hãy sẵn sàng, có thể ngày nào đó Trẫm lại cần đến quan Thượng và Trẫm sẽ cho vời.
Ngô Đình Diệm: Kính tâu Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng hãy tin tưởng lòng trung thành tuyệt đối của kẻ hạ thần.”
Cụ Phan Bội Châu và Ông Ngô Đình Diệm
Cụ Sào Nam Phan Bội Châu
Việc ông Ngô Đình Diệm treo ấn từ quan vào tháng 9 năm 1933 đã gây tiếng vang trên khắp nước, không những tại Trung Kỳ mà ngay cả tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ dân chúng ai ai cũng đều có lòng cảm phục. Và một trong những người đó là nhà cách mạng Phan Bội Châu đang bị người Pháp quản thúc tại Huế, lúc bấy giờ được dân chúng ở Huế gọi một cách đầy cảm tình là “Ông Già Bến Ngự.”
Khoảng ba tháng sau ngày ông Ngô Đình Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại, vào ngày 27 tháng 12 năm 1933, nhật báo Tiếng Dân ở Huế do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm có đăng tãi “Mười Bài Vô Đề” do cụ Phan Bội Châu cảm tác, trong đó có bài thứ 5 đặc biệt để tặng cho ông Ngô Đình Diệm:
Mười Bài Vô Đề

Cụ Sào Nam năm nay thường đau luôn, không được mạnh như mọi năm. Nhưng xu xác kém nhiều mà tinh thần vẫn khảng khái. Cụ mới làm 10 bài Vô Đề, bản báo lục đăng như dưới đây. T. D.V
Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
...(kiểm duyệt bỏ).. .
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi. 

Sào Nam Phan Bội Châu
(Tiếng Dân 27-12-1933) 


Khi cho đăng bài thơ này vào năm 1933, kiểm duyệt của người Pháp đã cắt bỏ câu thơ thứ tư cho nên trong bài chỉ còn có 7 câu mà thôi.
Bài thơ này tuy được lồng vào trong 10 bài vô đề nhưng hồi đó thì ở Huế ai cũng biết rằng cụ Phan Bội Chân đã làm bài thơ này để tặng cho ông Ngô Đình Diệm. Khoảng hai năm sau, chính cụ Phan Bội Châu đã xác nhận trong một bài phỏng vấn trên báo Ánh Sáng là Cụ đã sáng tác bài thơ này. Hơn nửa thế kỷ sau, trong bộ “Phan Bội Châu Toàn Tập” gồm 10 cuốn do ông Chương Thâu, giáo sư Sử Học của Hà Nội sưu tầm và biên soạn và nhà Xuất Bản Thuận Hóa ở Huế xuất bản vào năm 1990, trong phần chú thích, G.S. Chương Thâu có ghi rằng: “Bài này tác giả tặng NĐD.” Như vậy thì chính nhà sử học Chương Thâu của Cộng sản cũng phải thừa nhận là bài này “tác giả tặng NĐD,” tuy nhiên vì phải theo đúng quy luật và chỉ thị của chính quyền Cộng sản hiện nay, ông Chương Thâu và nhà xuất bản Thuâïn Hóa, cả ông giáo sư sử học cũng như là những người chủ trương nhà xuất bản này đều là đảng viên Cộng sản, do đó họ không được phép để nguyên tên tuổi của ông Ngô Đình Diệm mà chỉ để tên tắt là N.Đ.D. mà thôi.
Cụ Phan Bội Châu Không Hề Quen Biết Ông Diệm
Có nhiều người không có cảm tình với ông Ngô Đình Diệm thường đưa ra lập luận nói rằng sở dĩ Cụ Phan Bội Châu đã làm bài thơ nói trên để tặng cho ông Diệm là vì ông Diệm có một mối giao tình với Cụ. Lập luận này đã dựa vào những lời đồn đại nói rằng sau khi từ chức ông Ngô Đình Diệm vẫn thường lui tới thăm viếng Cụ Phan Bội Châu vì thế mà ông cựu thượng thư này đã chiếm được cảm tình của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Mới đây, trong một bài viết về Cụ Phan Bội Châu, nhà văn Huỳnh Hữu Ủy cũng cho biết như vậy: “Trong những người lui tới nhà cụ Phan, có một nhân vật đặc biệt là ông Ngô Đình Diệm, vừa từ chức Thượng Thư Bộ Lại, một nhân vật có tiếng thông minh và liêm khiết trong chính trường thời bấy giờ. Chính Cụ Phan Bội Châu cũng rất kính nể ông Diệm, cảm phục khí tiết của ông quan trẻ tuổi, nên có làm một bài thơ để tặng cho ông khi vị thượng thư đầu triều này từ bỏ quyền cao chức trọng để phản đối chính quyền Pháp và Nam triều tay sai.”
Sự đồn đại như vậy nghe ra thì cũng rất là hữu lý vì nhà của ông Ngô Đình Diệm rất gần nhà của Cụ Phan Bội Châu, khoảng cách chưa đầy một cây số (nửa mile) mà thôi. Nếu ai ở Huế thì cũng đều biết rằng căn nhà gia đình của ông Ngô Đình Diệm do Thượng Thư Ngô Đình Khả tạo dựng từ thế kỷ thứ 19 tọa lạc tại Phú Cam và Cụ Phan Bội Châu thì đã sống cuộc đời an trí cho đến khi tạ thế tại Bến Ngự. Mảnh vườn và gian nhà của cụ là do sự đóng góp của đồng bào toàn quốc qua lời kêu gọi của cụ Huỳnh Thúc Kháng, chủ nhiệm báo Tiếng Dân tại Huế và Luật sư Phan Văn Trường: “Tháng Giêng năm Đinh Mão (1927,) tôi nhờ có cụ Phan văn Trường quyên giúp được 2,500 đồng (một số tiền rất lớn hồi đó) mới mua được miếng đất làm cái lều ở Bến Ngự.” Khoảng cách về đường bộ từ Phú Cam về Bến Ngự, nếu đi dọc theo bờ sông Bến Ngự thì chỉ mất khoảng chừng mươi mười lăm phút, còn nếu đi dọc theo đường rầy xe lửa thì chỉ chừng chưa đến mười phút mà thôi. 
Ông Ngô Đình Diệm có đến thăm Cụ Phan Bội Châu trong thời gian Cụ còn sinh tiền hay không, điều đó ít ai được biết vì ông Diệm không hề nói đến hoặc những người thân cận của ông cũng không có đề cập đến chuyện này dù rằng sự quen biết cũng như là việc tới lui thăm viếng hay đàm đạo với nhà đại ái quốc Phan Bội Châu có thể được xem như là một vinh dự lớn lao đối với tất cả mọi người Việt Nam hồi thế kỷ thứ 20. 

Về phần Cụ Phan Bội Châu, Cụ có quen biết với cựu Thượng Thư Ngô Đình Diệm hay không thì chuyện đó dĩ nhiên là Cụ phải biết rất rõ.
Gần 2 năm sau ngày ông Ngô Đình Diệm từ chức, tại Huế có tin đồn nói rằng ông Diệm có thể sẽ trở lại phục vụ trong triều đình của Vua Bảo Đại và trong dịp này, Cụ Phan Bội Châu đã dành cho ông Lê Thanh Cảnh, phóng viên báo Ánh Sáng ở Huế một cuộc phỏng vấn dài hơn một tiếng đồng hồ. Bài phỏng vấn đó có đoạn như sau:
Ý Kiến Cụ Phan Bội Châu với Ông Ngô Đình Diệm
“Bây giờ tôi xin hỏi Cụ về tình hình trong nước ta hiện nay và ý kiến của Cụ về sự phục chức của ông Ngô Đình Diệm.
“Tôi mà thầy còn hỏi đến tình trạng trong nước? Cụ mỉm cười và nói với tôi như thế sau khi kéo một hơi thuốc lào dài. Cụ lại tiếp:
“Tôi có đi được nhiều đâu mà biết rõ, vả ông Ngô Đình Diệm xưa nay tôi cũng không được biết mặt hay hôi đàm một lần nào cả, nhưng lúc trước khi tôi nghe ông ấy thôi chức thượng thư, bỏ bốn năm trăm bạc lương một tháng, không tiếc gì đến lợi danh nữa thì tôi cũng có lòng khen. Hồi ấy tôi có làm một bài thơ nói về sự từ chức của ông Thượng họ Ngô:
“Ai ngỡ trần gian hãy có người,
Thoạt nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng giá rẻ vàng muôn lượng,
Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
Phơi tỏ với trời son một tấm,
Lom loem thây chúng bạc đôi ngươi.
.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..”
Còn hai câu sau thì thôi, cũng đừng biên làm chi nữa. Đọc bài thơ ấy thì rõ ý tôi đối với sự từ chức của ông Ngô Đình Diệm thế nào, mà tôi tưởng lúc tù chức ông không thất ý, thì đối với sự phục chức ngày nay ông cũng không lấy làm đắc ý.”
“Vâng, Cụ dạy thế rất phải, nhưng ngộ như ông Ngô Đình Diệm tự nhiên trở lại ghế thượng thư thì Cụ bảo thế nào?
“Chẳng có lẽ, nhưng nếu thật như thế thì cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vất đi.”
Thiết Mai Tôn Thất Cảnh

(Báo Ánh Sáng số 11 ngày 11 tháng 4 năm 1935) 
Qua bài phỏng vấn trên, Cụ Phan Bội Châu xác nhận là chính cụ đã làm bài thơ này để tặng cho ông Ngô Đình Diệm và Cụ chưa từng gặp mặt cũng như hội đàm lần nào với ông Ngô Đình Diệm. Như vậy thì bài thơ này cụ sáng tác vì lòng ngưỡng mộ đối với việc ông Ngô Đình Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại để chống lại chính sách của người Pháp chứ không phải vì tình quen biết nào cả.
Về hai câu cuối cùng trong bài thơ này, theo nhà văn Huỳnh Hữu Ủy thì cũng có người đã chất vấn Cụ về việc đã hạ mình đối với ông Ngô Đình Diệm: 
“Gần đây, ông Vương Đình Quang, nguyên là thư ký của Cụ Phan Bội Châu, trong một bài viết trên tạp chí Tiếng Sông Hương khoảng năm 1988 ở Huế, cũng có nhắc lại. Vương Đình Quang lúc bấy giờ đã thưa với Cụ Phan là tại sao Cụ lại hạ mình như vậy đối với Ngô Đình Diệm là một người lớp sau, trong khi Cụ là bậc trên, ở hàng cha, hàng anh. Nhưng Cụ Phan nói thẳng rằng Cụ là người hoạt động cách mạng, chứ nếu Cụ ở trong giới quan trường thì Cụ cũng không chắc được như ông Diệm.”
Trong bài phỏng vấn trên báo Ánh sáng năm 1935, có lẽ vì có tin đồn rằng ông Ngô Đình Diệm sẽ trở lại làm quan cho triều đình Huế cho nên Cụ Phan đã thất vọng đã trót làm hai câu đó, do đó mà Cụ nói với ông Tôn Thất Cảnh “thôi, đừng biên làm chi nữa” và nếu mà ông Diệm trở lại làm quan thì “cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vứt đi.” 
Như vậy thì bài thơ này được đăng lần thứ nhất trên báo Tiếng Dân chỉ có 7 câu và lần thứ nhì trên báo Ánh Sáng thì lại chỉ còn có 6 câu. Phải đợi cho đến năm 1957, tạp chí Văn Đàn của ông Phạm Đình Tân tại Sài Gòn mới đăng lại bài thơ này với đầy đủ nguyên văn 8 câu thơ như sau:
Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi. 

Ngô Đình Diệm Thay Thế Cụ Phan Bội Châu Làm Lãnh Tụ Phong Trào Cường Để
Như vậy thì cho đến năm 1935, năm năm trước ngày tạ thế, Cụ Phan Bội Châu chưa hề gặp gỡ và cũng chưa hề chuyện trò lần nào với ông Ngô Đình Diệm, cái cảm tình của Cụ dành cho ông Diệm trong bài thơ này cũng không bị “vứt đi” vì ông Diệm không hề trở lại làm quan cho triều đình Bảo Đại. Không những cảm tình với ông Ngô Đình Diệm không hề bị mất đi mà có lẽ càng tăng thêm là đằng khác vì sau khi Cụ từ trần thì ông Ngô Đình Diệm lại trở thành người lãnh đạo Phong trào Cường Để do chính Cụ Phan Bội Châu đưa sang Trung Hoa và Nhật Bản vào năm 1906. Trong phiên tòa của Hội Đồng Đề Hình Pháp xử tội Cụ tại Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 1925, Cụ Phan đã khẳng định Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là lãnh tụ của Cụ: 
“Ông Cường Để là người chủ mà tôi chỉ là người giúp việc. .. Họ đổ cho tôi là người chủ sự, chẳng qua là họ nghe tôi ra ngoài viết báo làm sách, ai ai cũng biết, vã nếu những người ấy có quả thật là người trong đảng của tôi đi nữa thì đầu đảng của tôi là ông Cường Để, chủ sự tất tự ông Cường Để chớ sao lại tự tôi?”
Cụ Phan Bội Châu tạ thế vào cuối năm 1940 và chỉ mấy năm sau đó thì ông Ngô Đình Diệm được tôn lên làm lãnh tụ Phong trào Cường Để. Chính nhân vật đứng hàng thứ nhì trong phong trào này là Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cho biết như sau:
“Khoảng cuối năm 1944, tôi được người Nhật đưa vào Sài Gòn. ..Ở đây, tôi gặp ông Ngô Đình Diệm. Lập trường của họ Ngô cũng là phò tá Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trên đường phục hưng đất nước.. . Ngày hôm sau có cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Ngô Đình Diệm đang trú ẩn tại một bệnh viện cũng bị trưng dụng nhường cho quân đội Nhật mà ngày nay là Bệnh viện Hồng Bàng. Sau cuộc gặp gỡ, họ Ngô được tôn làm vị lãnh tụ chung, một y sĩ (tôi) là phó lãnh tụ. (Ba người còn lại là Bác sĩ Lê Toàn, Vũ Đình Dy và Kỹ sư Vũ Văn An.) Về công việc thì Tổng Tư Lệnh Nhật ngỏ ý muốn giữ hai lãnh tụ ở Sài Gòn để tiện đàm luận và hoạt động về chính trị, còn người thứ ba (ông Vũ Văn An) vốn là đồng chí trong đoàn thể của họ Ngô sẽ sang Tokyo đại diện Ngô Lãnh tụ bên cạnh Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, còn hai anh em (Bác sĩ Lê Toàn và Vũ Đình Di) đại diện cho Việt Nam Ái Quốc Đoàn.” 
Tóm lại, Cụ Phan Bội Châu không hề quen biêt gì với ông Ngô Đình Diệm khi cụ sáng tác bài thơ Vô Đề thứ 5 đăng trên báo Tiếng Dân vào năm 1933 đê tặng cho ông Diệm. Cụ xác nhận là Cụ làm bài thơ này vì “tôi cũng có lòng khen” tức là khen ngợi ông Ngô Đình Diệm đã “không tiếc gì đến danh lợi nữa”. Vì vậy cho nên Cụ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông quan trẻ chỉ đáng hàng con cháu mình mà tình nguyện xin làm người đánh xe ngựa cho ông ta. Đến hai năm sau, khi nghe tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ trở lại làm quan tức là phục vụ cho quyền lợi của thực dân Pháp, Cụ đã giận dữ và không muốn nhắc lại hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ đó và lại còn nói thêm rằng nếu quả thật ông Ngô Đình Diệm muốn trơ ûlại làm quan thì “cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vứt đi.”
Có lẽ Cụ Phan Bội Châu đã không “vứt đi” cái mỹ cảm mà Cụ đã dành cho ông Ngô Đình Diệm qua bài thơ của Cụ viết vào năm 1933 vì ông Diệm không hề trở lại làm quan như người ta đồn đại, có lẽ “cái lòng khen” của Cụ cũng có thể tăng thêm nếu Cụ biết rằng sau khi Cụ tạ thế thì chính ông Ngô Đình Diệm là người tiếp tục vai trò của Cụ trong việc ủng hộ Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, người mà Cụ đã tôn thờ là Đảng Trưởng của Cụ từ năm 1906.
Cho đến khi chính phủ Laniel của Pháp ký kết với chính phủ Bửu Lộc trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam vào tháng 4 năm 1954, dù rằng đã có được mời nhiều lần nhưng ông Ngô Đình Diệm không hề nhận lời hợp tác với người Pháp. Phải đợi cho đến tháng 6 năm 1954, vì có lời mời khẩn khoản của Quốc Trưởng Bảo Đại yêu cầu về nước để cứu vãn tình hình vô vọng ở miền Nam Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm đã nhận lời thành lập chính phủ vào tháng 7 năm 1954 và sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Ngô Đình Diệm đã thành lập chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955.
Trong 9 năm cầm quyền, tuy Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng có phạm một số sai lầm về đường lối và chính sách, nhưng nói chung thì người Miền Nam đa số đều kính trọng sự liêm khiết, đức độ và lòng yêu nước của ông, ngay cả đến ông Hồ Chí Minh cũng phải thừa nhận rằng “ông Ngô Đình Diệm cũng là người yêu nước, theo cách của ông ấy.” 
Cho đến ngày bị bắn và đâm chết trên chiếc thiết vận xa M-113 trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, có lẽ ông Ngô Đình Diệm cũng đã chưa làm điều gì sai trái cho đến độ Cụ Phan Bội Châu phải “vứt đi” cái lòng khen của Cụ trong bài thơ đăng trên báo Tiếng Dân tại Huế vào cuối năm 1933. 
California Mùa Xuân 2007
Bảo Đại: “Con Rồng Việt Nam,” Nguyễn Phước Tộc xuất bản, California 1990 , trang 53-54.
Bảo Đại: sđd, trang 91-94.
“Phan Bội Châu Toàn Tập” Tập 5, Chương Thâu sưu tầm và biên soạn, nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 1990, trang 254-255.
Huỳnh Hữu Ủy: “Chung Quanh Khu Di Tích Vườn Mộ Sào Nam Phan Bội Châu ở Huế,” nguyệt san Thế Kỷ 21, California, số tháng 8 năm 2006.
Phan Bội Châu: “Những Năm Mão Trong Đời Tôi,” báo Tiếng Dân ngày 16 tháng 2 năm 1939.
Thiết Mai Tôn Thất Cảnh: “Hơn Một Tiếng Đồng Hờ cùng Cụ Phan Bội Châu,” báo Ánh Sáng, số 11 ngày 11-4-1933, Huế. Trích lại trong Phan Bội Châu Toàn Tập, Tập 4, trang 311-319.
Người viết đăng lại nguyên văn bài thơ này để độc giả thấy rằng có vài chữ khác nhau giữa bài đăng trên Báo Tiếng Dân năm 1933 và bài đăng trên báo Ánh sáng do chính Cụ Phan đọc lại.
Huỳnh Hữu Ủy: bài đã dẫn.
“Phan Bội Châu Toàn Tập,” Tập 4, trang 14-15. Đoạn này trích lại trong Vụ Án Phan Bội Châu của Bùi Đình do nhà xuất bản Tiếng Việt in tại Hà Nội năm 1950.
Nguyễn Xuân Chữ: “ Hồi Ký,” nhà xuất bản Văn Hóa, Houston, Texas, 1996, trang 243-244.

Trần Đông Phong


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?Q+G7lCBUSOG7iiBFTQ==?= 

Tại sao người hiền lành như Ông Diệm ... Chúa để xảy ra ngày 01-11-63 ?

$
0
0
 

--   Forwarded  Message  --
Than huu
SAIGON2016comeback
Kinh chuyen tiep


Có người  thc mc  :

Ti sao người hin lành nhưÔng Dim ...  Chúa đ xy ra ngày 01-11-63 ?


Có người nói ông Diệm con chiên đạo đức hiền lành, sáng nào cũng tham dự Thánh Lễ , cầu nguyện xong rồi mới ra văn phòng làm việc . Vậy mà sao Chúa không ra tay cứu ông ?  Chúa bât công và ác quá  !

  Quôc  Khanh 26-10-1961

  Nhưng bình  tâm nghĩ lại , nếu ông Diệm cũng chết tự nhiên và bình thường như Nguyễn Văn Thiệu , Dương Văn Minh ,  ... thì ngày nay đâu có việc :

           "  Hàng năm cđến ngày mng 01 tháng 11 ..."    ?



            Thiên Chua không buồn 




... và ông  Dim cũng không buồn



2016-06-25 9:50 GMT-04:00 Phaolo Thai <>:



   
On Saturday, 25 June 2016, 6:40, "Sung Le > wrote:




Thiên Chúa rt bun!


Sau biến c 11 tháng 9 năm 2001 ti M, con gái ca mt v ging thuyết ni tiếng được mi tr li phng vn trên truyn hình và người hướng dn chương trình đã hi cô ta như sau:

Ti sao Thiên Chúa li có th đ xy ra mt thm ha khng khiếp như vây ? 

Câu tr li ca thiếu n này tht là thâm thúy. “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rt bun vìđiu đó, ít nht là Ngài cũng bun bng chúng ta. T bao năm nay, chúng ta đã yêu cu Ngài đi ra khi trường hc, khi chính ph và khi đi sng ca chúng ta.  Ngài là người 'quân t' nên đã lng lng rút lui. 
 Làm sao chúng ta có th mong Chúa ban ơn lành và che ch chúng ta khi chúng ta đã khn thiết xin Ngài đ mc chúng ta mt mình? 

V nhng biến c mi xy ra như tn công khng b, bn giết trong trường hc, chiến tranh ..., tôi nghĩ rng mi sđã bt đu vi Madeleine Murray O’Hare, khi bà y than phin là không nên đc kinh trong trường hc na. Và chúng ta đã đng ý

Ri li mt người khác li cóý  kiến là chúng ta không nên đc Kinh Thánh nơi trường hc, cũng chính quyn Kinh Thánh trong đó dy chúng ta:  'Ch giết người, ch trm cp, yêu thương tha nhân như chính bn thân mình, v.v.', và chúng ta cũng đã đng ý

Sau đó bác sĩ Benjamin Spock li nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xu, vì chúng ta có th làm sai lch nhân cách bé nh ca chúng và làm cho chúng không biết t quý trng bn thân mình na. Con trai ca chính v bác sĩy khn thay đã t t. Người ta li nói rng mt chuyên viên chc chn phi biết mình nói gì, còn ông y nói vi chúng ta điu gì thì chng quan trng, và chúng ta cũng đng ý luôn. 

Bây gichúng ta li t hi là ti sao con chúng ta li không có lương tâm, ti sao chúng không phân bit được thin ác, và ti sao chúng ta có th nhn tâm giết chết mt người l, mt người thân hay chính mình.
Có thế sau khi suy nghĩ chín chn, chúng ta đi đến kết lun: chúng ta gieo nhân nào thì s gt quy. 

Tht kỳ l là con người có th vt b Chúa mt cách d dàng ri sau đó li t hi ti sao thế gii biến thành đa ngc. 

Tht kỳ l là chúng ta li có th tin nhng gì báo chí nói mà li nghi ng nhng gì Kinh Thánh nói.

Tht kỳ l là chúng ta gi cho nhau nhng chuyn vui cười qua email và chúng được truyn đi tiếp như la rơm, nhưng khi gi nhng thông đip v Thiên Chúa thì chúng ta li đn đo suy nghĩ trước khi gi đi tiếp. 

Bn cười à?

Tht kỳ l là khi bn gi đi thông đip này, có th bn không gi đi cho nhiu người lm trong danh sách ca bn, vì bn không biết h có tin Chúa không hoc h s nghĩ gì v bn.

Tht kì l khi chúng ta li lo s người đi nghĩ sao v chúng ta hơn là nhng gì Thiên Chúa nghĩ v chúng ta.  

Hãy chia sthông đip này nếu bn nghĩ nó đáng đáng gi đi. Nếu không, bn c vt nóđi, cũng chng ai biết đâu. 

Nhưng nếu bn ct đt chui suy nghĩ này, thì đng than phin v tình trng ti t ca thế gii chúng ta đang sng nhé!






Phaolo Thai






Hình Ảnh và Video Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10

$
0
0

Sent from my iPad

On Aug 2, 2016, at 1:10 PM, Hoa Pham > wrote:
 

Xin bấm vào link để xem hình ảnh

Monday, August 1, 2016

Hình Ảnh và Video Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10










Kính gởi Quý Niên Trưởng & Quý Chiến Hữu.
     Đại Nhạc Hội Cám ơn Anh, Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa Kỳ 10  tổ chức tại Khu Little Saigon Nam California đã được long trọng khai mạc lúc 12:30 PM ngày 31/7/2016, trể 30 phút vì trục trặc kỹ thuật.
     Sau nghi thức khai mạc, NT Phạm Đình Khuông, thay mặt BTC giới thiệu thành phần Quan Khách, các cơ quan truyền thông báo chí đến tham dự Đại Nhạc Hội.
     Bà Trung Tá Hạnh Nhơn, Chủ Tịch Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ Tử Sỉ VNCH đọc diển từ khai mạc Đại Nhạc Hội. Bà cũng là Trưởng Ban Tổ chức Đại Nhạc Hội cứu trợ kỳ 10..
     Các thành viên khác trong BTC đã tổ chức sinh nhật lần thứ 90 của Bà Hội Trưởng, NT NV Ức nêu nhữngđóng góp to lớn của Bà trong công việc điều hành hội cứu trợ TPB/VNCH trong thời gian qua. Năm nay bà thọ 90 tuổi. Mọi người bí mật tổ chức sinh nhựt 90 của bà, mong đồng hương có mặt hôm nay tại đây cùng hát bàichúc mừng sinh nhựt gởi đến Bà. BTC tặng hoa và tấm plage để mừng sinh nhựt Bà.
     Đồng hương New England tặng tấm check $39,146.16ngàn đồng, LS Nghĩa cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam CA đóng góp thêm khoảng chín trăm nữa cho tròn số 40 ngàn đồng USD.
     BS Kimbely Hồ cũng đóng góp 20 ngàn  USD..........
  Trục trc kỹ thuật rất đáng tiếc đã xảy ra, điện thoại của khán giả gọi vào đã bị tắc, điện thoại viên phụ trách phải gọi lại để tiếp chuyện khán giả trong việc tài trợ. Đây là trở ngại kỹ thuật đáng tiếc có thể ảnh hưởng không nhỏ về tài chánh của đại Nhạc Hội kỳ nầy.
     Phần văn nghệ do Trung Tâm Asia đảm trách, xen kẻ trong các tiếc mục báo cáo đóng góp của đồng hương trong ngày Đại Nhạc Hội rất là xuất sắc được đồng hương nhiệt liệt khen thưởng.
     Hình ảnh ghi lại được, xin kính chuyển đến Quý Vi.
     Xin mở Link để xem hình.
     Trân trọng kính chào.
     Thieu Vo






Đại Nhạc Hội ‘Cám Ơn Anh’ kỳ 10 thu được $600,000

July 31, 2016









Nghi lễ trước khi Đại Nhạc Hội chính thức bắt đầu. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)Nghi lễ trước khi đại nhạc hội chính thức bắt đầu. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Quốc Dũng/Người Việt
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh – Người Thương Binh VNCH Kỳ 10” tổ chức tại trường trung học Los Amigos, Fountain Valley, hôm Chủ Nhật, thu được tổng cộng $600,000, tính đến 7 giờ chiều, giờ California, theo ban tổ chức cho biết. Đó là chưa kể số tiền đóng góp bằng thẻ tín dụng chưa thể tổng kết trong ngày.
Thông thường, ban tổ chức vẫn tiếp tục nhận đóng góp của đồng hương sau đại nhạc hội, sau đó tổng kết, và sẽ có một buổi họp báo công bố tổng số tiền.
Đại nhạc hội được khai mạc lúc 12 giờ 30 trưa, trễ hơn dự định 30 phút, vì trục trặc kỹ thuật.
Tuy nhiên, ngay sau khi chấm dứt các nghi thức mở đầu, từng tràng vỗ tay giòn giã vang lên khi nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN, phát biểu: “Đã đến lúc chúng ta phải nói ‘Không’ với đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước làm nô lệ cho giặc Tàu phương Bắc; chúng ta phải nói ‘Không’ với đảng Cộng Sản Việt Nam độc tài, bạo tàn, hèn với giặc, ác với dân, cướp đất, cướp nhà người dân, và bán tài sản, tài nguyên quốc gia cho ngoại xâm.”
“Nói ‘Không’ chưa đủ, chúng ta phải đòi, chúng ta phải hành động. Chúng ta đòi đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lại cho người dân quyền làm người, quyền yêu nước, quyền bảo vệ tổ quốc Việt Nam, quyền được sống trong tự do, hạnh phúc, và công bằng,” từng lời nói của nhạc sĩ Trúc Hồ âm vang tại Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh – Người Thương Binh VNCH Kỳ 10” được tổ chức tại sân trường trung học Los Amigos, Fountain Valley, vào trưa Chủ Nhật, 31 Tháng Bảy.
Ông tổng giám đốc đài SBTN nói tiếp: “Mỗi thành phần người Việt trên toàn thế giới, trong và ngoài nước, chúng ta hãy đoàn kết. Mỗi người chúng ta phải làm một cuộc cách mạng bản thân của chính mình, chúng ta phải thay đổi, phải dấn thân, phải hy sinh cho tương lai của con cháu Việt Nam ở cả ba miền. Nếu chúng ta không đoàn kết, chúng ta sẽ không bao giờ làm được chuyện đó. Chúng ta đoàn kết, dẹp qua những dị biệt, cùng một mục đích, thì một ngày không xa Việt Nam chúng ta không còn đảng Cộng Sản độc tài, Việt Nam sẽ được toàn vẹn lãnh thổ, và Việt Nam của chúng ta sẽ không bao giờ làm nô lệ ngoại xâm.”
“Trong lịch sử hơn 4,000 năm, chúng ta chưa một lần khuất phục ngoại xâm. Chúng ta hãnh diện là người Việt Nam, chúng ta hãnh diện là người Việt Nam yêu nước, chúng ta hãnh diện là con cháu, là hậu duệ của VNCH phải có bổn phận bảo vệ toàn vẹn tất cả những người Việt Nam trên khắp nước, cả ba miền chứ không phải một miền. Đó là chúng ta phải làm để trả lại ơn của những người lính đã nằm xuống, đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ Việt Nam. Mộng của những người đó không thành, nhưng hậu duệ của người VNCH chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta đoàn kết,” ông khẳng định.
Nhạc sĩ Trúc Hồ chia sẻ: “Chúng ta không bao giờ quên những người lính VNCH đã chiến đấu, hy sinh để chúng ta được sống trong tự do. Dù xa quê hương nhưng người Việt hải ngoại chúng ta luôn luôn nhìn về Việt Nam, theo dõi từng diễn biến, từng tình hình, từng đời sống của mỗi người dân ở quê nhà. Chúng ta thật đau lòng khi phải thấy quê hương chúng ta đang dần dần giãy chết.”
“Tôi có mặt ở đây ngày hôm nay như là một hậu duệ của VNCH, không có VNCH chắc chắn không có Trúc Hồ. Nhờ văn hóa của VNCH, nhờ những người thầy mà tôi hiểu được thế nào là văn hóa, nhân bản của người VNCH chúng ta. Mỗi năm chúng ta cùng nhau tham dự Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh – Người Thương Binh VNCH, đây là một việc làm nhiều ý nghĩa và rất đẹp,” ông nói.
Để có được Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh – Người Thương Binh VNCH” đến kỳ 10 này, nhạc sĩ Trúc Hồ luôn âm thầm làm việc, và tạo phương tiện cho Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH có thể quyên góp một cách rộng lớn hầu giúp đỡ những thương phế binh và quả phụ VNCH trong nước qua hai đài truyền hình SBTN và SET 47.4. Không chỉ đồng hương khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, Úc, Canada theo dõi được chương trình này, mà bà con tại quê nhà Việt Nam cũng xem trực tiếp trên SBTN YouTube, SBTN Facebook.
Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, trưởng ban tổ chức và là hội trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, cho biết: “Đại nhạc hội ngoài trời ‘Cám Ơn Anh’ nhằm mục đích vinh danh người chiến sĩ VNCH, đồng thời gây quỹ giúp thương phế binh và quả phụ VNCH, do hội chúng tôi, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Trung Tâm Ca Nhạc Asia, đài truyền hình SBTN, đài truyền hình SET 57.4, Tổng Hội Sinh Viên với sự hợp tác của nhiều hội đoàn và các cơ quan truyền thông báo chí hải ngoại, cùng với sự tham gia của 100 ca nhạc sĩ, tám MC thượng thặng cùng thực hiện.”
“Chúng tôi không thể không nêu lên sự yểm trợ nhiệt tình của Trung Tâm Asia và đài SBTN hàng năm đã thực hiện chương trình văn nghệ thật đặc sắc, không quản ngại công phu, nhiều tốn kém, các ca nghệ sĩ danh tiếng tình nguyện đem lời ca tiếng hát dâng tặng các chiến sĩ thương binh mà không nhận thù lao, cũng như Ban Tù Ca Xuân Điềm, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Trung Tâm Văn Hóa… cũng vậy,” bà phát biểu.
Giọng bà hội trưởng chùng xuống: “Hiện nay, anh em thương binh cũng đã già yếu, bệnh hoạn nhiều vì sống trong khó khăn, buồn tủi, thiếu thốn, đã đến thời điểm lần lượt ra đi. Mọi người đều nhận thấy có bổn phận đền đáp công ơn của các chiến sĩ đã một thời xông pha dưới lằn tên mũi đạn bảo vệ miền Nam trước năm 1975, cho chúng ta được sống bình an để có được ngày hôm nay, mà phải mang thương tật suốt cả cuộc đời. Rất mong quý vị rộng lượng tiếp tục giúp đỡ để đem lại nhiều an ủi hơn, để anh em được có niềm vui và hãnh diện trong giai đoạn cuối đời, vì biết rằng chúng ta ở hải ngoại không bao giờ quên công lao của anh em.”
Sau phát biểu của bà trưởng ban tổ chức, không chỉ riêng bà, mà tất cả những người tham dự đại nhạc hội đều bất ngờ khi bà được thành viên trong hội gửi lời chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 đến bà ngay trên sân khấu.
Ông Vũ Trọng Mục, một trong những thành viên sáng lập hội, nói: “Hội HO được thành lập ngày 19 Tháng Sáu, 1992, anh em chúng tôi, các sáng lập viên, nhưng đến nay sứt mẻ nhiều hết rồi, còn lại ở đây gồm anh Nguyễn Phán, anh Lê Quý, và tôi. Hôm nay chúng tôi cám ơn bà hội trưởng đã lèo lái hội cho đến ngày hôm nay lớn mạnh. Xin kính chúc chị và các anh chị em trong hội có sức khỏe và phục vụ lâu dài để truyền hơi ấm, tình thương của đồng bào hải ngoại đến thương phế binh VNCH ở quê hương.”





Mừng sinh nhật cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn 90 tuổi. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)Mừng sinh nhật cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn 90 tuổi. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)Tiếp theo, anh Billy Lê, đại diện Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, đại diện cho giới trẻ trong cộng đồng người Việt quốc gia, nói: “Trong một tâm thư tôi đọc được, nêu rằng một cuộc chiến nào rồi cũng phải chấm dứt và chiến tranh Việt Nam là một trong những sự kiện đã để lại bao nhiêu tang thương, khổ đau đối với những người thương binh, nhất là những người lính trong QLVNCH. Đạo luật của chiến tranh và lòng nhân đạo đều ràng buộc rằng, những người thắng cuộc cũng như những người bại trận đều phải có trách nhiệm chăm lo đời sống cũng như tinh thần cho những người thương binh bất hạnh, không phân biệt đối xử. Nhưng tại Việt Nam, người dân vẫn còn chứng kiến những người lính trận mất một phần trên thân thể của họ phải cố gắng mưu sinh kiếm sống qua ngày. Họ là những người đã dành tuổi thanh xuân chiến đấu để bảo vệ cho sự tự do và dân chủ cho miền Nam. Đã hơn bốn thập niên trôi qua, họ vẫn sống với một số phận không may.”
Ông Lê Văn Sáu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Miền Nam California, phát biểu: “Từ khi đồng minh bỏ rơi Việt Nam để cho Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, cho đến ngày hôm nay cả thế giới ai cũng biết đó là một sự phản bội trắng trợn, thô bỉ, khó quên trong lịch sử nhân loại. Nhưng có một điều thế giới quên, là sự phản bội đó đã để lại bao nhiêu nỗi oái oăm cho người dân Việt Nam đang sống dưới chế độ Cộng Sản, và nhất là những chiến binh đã để lại một phần thân thể trên chiến trường.”
“Những người chiến binh thiếu may mắn đó với tuổi đời đã chồng chất, bệnh hoạn, họ đã sống đau khổ, tủi nhục trong tận cùng cuộc đời dưới chế độ Cộng Sản. Quý vị thử nghĩ, một anh chiến binh mù hai mắt, một anh chiến binh cụt hai chân dìu nhau trên đường phố để kiếm sống thì thử hỏi quý vị cái thương cảm nào cho bằng cái thương cảm này. Nếu đồng minh không phản bội chúng ta thì ngày hôm nay chúng ta không có đại nhạc hội như thế này,” ông nói thêm.
Nhạc sĩ Nam Lộc, một trong tám MC, nói: “Hôm nay chúng ta lại họp mặt ở đây để cùng tổ chức gây quỹ cứu trợ cho thương phế binh và quả phụ VNCH lần thứ 10. Trong một phút nào đó chúng ta sẽ ngậm ngùi cảm thấy rằng 10 năm trước đây tuổi trung bình của một người lính VNCH và những người thương phế binh đã ở tuổi 60, và 10 năm sau hiện nay họ đang ở tuổi 70 và đang sống những ngày cuối của cuộc đời. Suốt 10 năm qua chúng ta đã cố gắng gửi về quê nhà cho gần 60,000 thương phế binh nhưng trong số đó cũng cả hàng ngàn người đã lần lượt ra đi vì thiếu sức khỏe, thiếu dinh dưỡng, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, và chỉ trông cậy vào thân nhân, bạn bè, chiến hữu và đồng hương ở hải ngoại mà thôi.”
“Tuy nhiên, ngoài những vấn đề tiêu cực đó thì bên trong vẫn có những điều rất tích cực. Đó là đồng hương chúng ta vẫn tiếp tục và không bỏ cuộc, lúc nào cũng đáp ứng lại những lời kêu gọi của Hội HO. Chúng tôi mong quý vị hãy cố gắng tiếp tục trước khi quá trễ. Và điểm đặc biệt thứ hai, giới trẻ ở hải ngoại đã biết sự thành công, sự may mắn của họ ở hải ngoại là nhờ sự hy sinh xương máu, hy sinh một phần thân thể của những người chiến binh QLVNCH,” ông cho biết.
“Nhưng quan trọng hơn cả, giới trẻ trong nước hiện nay đã hiểu rõ chính nghĩa của những người lính VNCH. Họ biết rằng những người lính VNCH cầm súng chiến đấu không phải để phục vụ một chế độ nào, không phải phục vụ một đảng phái nào, mà họ chiến đấu để bảo vệ cho tự do, dân chủ và một Việt Nam nhân bản. Đó cũng là những gì mà giới trẻ tri thức trong nước, những người đã lên tiếng tranh đấu hiện nay và đồng bào Việt Nam ở trong nước đang tranh đấu cho một Việt Nam thật sự tự do, dân chủ và nhân bản. Đó cũng là lý do mà rất nhiều người trong nước đã đưa tay để đón nhận và hỗ trợ các thương phế binh và quả phụ VNCH,” nhạc sĩ nói thêm.





Chi phiếu hơn $248,000 do cộng đồng Houston, Texas, trao tặng. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)Chi phiếu hơn $248,000 do cộng đồng Houston, Texas, quyên góp được. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)Và mọi người ngạc nhiên đến thán phục khi được biết có một nhóm trẻ ở Houston, Texas, đã tổ chức buổi tiệc gây quỹ “Houston Cám Ơn Anh” vào Tháng Sáu vừa qua, và nhóm mang theo một chi phiếu trị giá $248,266.57 đến đại nhạc hội này. Đây là năm thứ hai Houston tổ chức để tiếp trợ với California.
Cô Christine Quỳnh, đại diện nhóm tổ chức ở Houston, cho biết: “Chúng tôi đến đây không chỉ mang theo tấm chi phiếu, mà mang cả tấm lòng, tình thương của đồng bào Houston đến đây. Đồng bào Houston không bao giờ quên ơn tất cả những người lính VNCH đã hy sinh cả tuổi xuân, và một phần thân thể của mình để bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ước mong rằng nghĩa cử của đồng bào Houston sẽ xoa dịu được nỗi đau, những mất mát mà chú bác thương phế binh VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được ngày hôm nay.”
“Vừa qua, chúng tôi có về Việt Nam để thăm một số thương phế binh VNCH, khi nhìn thấy những hình ảnh trước mắt, thật sự công việc gây quỹ của chúng ta rất nhỏ bé so với sự hy sinh lớn lao của các chú bác. Quý vị thử tưởng tượng, một tấm thân tàn phế 70 tuổi phải lê lết ngoài chợ để bán từng tấm vé số, nên đó là những gì thôi thúc tôi rất muốn làm được nhiều hơn, nhưng bàn tay tôi thì rất nhỏ bé. Ước mong tất cả đồng bào, anh chị em cùng trang lứa với tôi cùng đứng lên, cùng mở tấm lòng, để chia sẻ đến với những mảnh đời bất hạnh đã hy sinh cả tuổi xuân và thân thể của mình,” cô chia sẻ.
Đến phần văn nghệ, mở đầu là nhạc phẩm “Xuất Quân” của nhạc sĩ Phạm Duy do ban hợp ca là các cựu quân nhân QLVNCH với những lời hát hào hùng: “Ngày bao hùng binh tiến lên/Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến/Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành/Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành/Đi là đi chiến đấu/Đi là đi chiến thắng/Đi là mang mối thù thiên thu/Đi là đi chiến đấu/Đi là đi chiến thắng/Bước lên đây người Việt Nam…”
Tiếp theo là nhạc phẩm “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang do ban hợp ca Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH biểu diễn. Tất cả khán giả đều vỗ tay, giữ nhịp, hợp cùng ban hợp ca thể hiện ca khúc này. Bởi vì bài hát là tình đồng đội, tình huynh đệ chi binh mà ban hợp ca gửi đến anh chị em thương phế binh hiện còn đang sống trầm luân tại quê nhà ròng rã hơn 40 năm qua. Bài hát cũng được ban hợp ca gửi đến tất cả các chiến sĩ và người Việt quốc gia yêu nước vẫn còn đang tiếp tục kiên trì quyết liệt đấu tranh đến thắng lợi cuối cùng cho một Việt Nam thật sự tự do, dân chủ.
Sau đó là sự “xuất quân” của các ca sĩ thuộc Trung Tâm Asia. Theo như nhạc sĩ Nam Lộc nói: “Các nghệ sĩ có mặt trong chương trình hôm nay hoàn toàn miễn phí, không lấy một đồng thù lao nào và thậm chí những người từ xa về phải tự mua vé máy bay và thuê khách sạn ở.”
Ca sĩ Vương Phùng Sơn đã làm cả sân khấu dậy sóng khi thể hiện ca khúc “Việt Nam Tôi Đâu,” của nhạc sĩ Việt Khang: “Việt Nam Ơi/Thời gian quá nữa đời người/Và ta đã tỏ tường rồi/Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lửa khói/Mẹ Việt Nam đau/Từng cơn xót dạ nhìn đời/Người lầm than đói khổ nghèo nàn/Kẻ quyền uy giàu sang dối gian/Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất/Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta/Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội/Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu…”
—–
Liên lạc tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com













__._,_.___

Posted by: Luong Nguyen 

Nhân một nhà văn lớn của miền Nam trước 1975 vừa qua đời…

$
0
0



1936 - 2016

Nhân một nhà văn lớn của miền Nam trước 1975 vừa qua đời…
                                                                                                                    Song Chi - Thứ Tư 08/03/2016

 

Sau 30.4.1975, nhiều người miền Bắc vào miền Nam và nhận ra mình bị lừa, nhận ra sự dối trá của đảng và nhà nước cộng sản khi tận mắt chứng kiến sự phồn thịnh, sung túc, tự do, thoải mái, văn minh tiến bộ hơn hẳn của Sài Gòn và miền Nam. Nhưng đó chỉ mới là khía cạnh kinh tế, và sự tự do dân chủ. Còn những cái mất mát đáng tiếc nữa, nói lên sự ngu xuẩn, tội ác của nhà cầm quyền và sự éo le của lịch sử khi một chế độ lạc hậu, man rợ hơn lại thắng một chế độ văn minh hơn. Đó là sự mất mát của cả một nền văn học nghệ thuật tự do, đầy sáng tạo, đầy tính nhân văn, một nền giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” hay một xã hội đã xây dựng được tương đối một nền nếp đạo đức, quy củ, tôn trọng luật pháp…
Riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ngay sau tháng 4.1975, nhà cầm quyền đã ra lệnh tịch thu, đốt phá cho bằng hết những sản phẩm văn hóa “đồi trụy” của miền Nam. Cùng với một số lượng lớn quân nhân công chức, trí thức của chế độ VNCH, nhiều văn nghệ sĩ miền Nam cũng phải lên đường đi học tập cải tạo, những người còn lại hầu hết buông bút, bị gạt ra ngoài lề xã hội, vất vả mưu sinh bằng những công việc khác, chả liện quan gì đến nghiệp văn, như ra chợ trời bán thuốc lá, bán đồ cũ, thậm chí làm ruộng, chăn dê (như nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ chẳng hạn). Rồi nhiều người trong số họ lần lượt phải từ bỏ đất nước ra đi tìm tự do vì không chịu nổi đời sống tinh thần, chính trị, sáng tác bức bối, kỳ thị ở VN.
Hơn 41 năm sau, có lẽ chỉ có âm nhạc miền Nam là vẫn hiện diện thường xuyên trong đời sống tinh thần của người Việt trong và ngoài nước. Dù một số lượng tác phẩm và nghệ sĩ vẫn bị cấm biểu diễn, cấm phổ biến ở VN nhưng với những ai yêu âm nhạc miền Nam thì người ta vẫn có thể tìm nghe đủ hết, qua các kênh khác nhau. Nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trong nước ra bên ngoài biểu diễn và nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại trở về nước hát, làm việc, ngay cả những người từng lớn tiếng chống Cộng hay tuyên bố không bao giờ trở về khi chế độ cộng sản còn tồn tại…Nhưng văn chương thì khó hơn nhiều. (Và điện ảnh chẳng hạn, tất nhiên càng không có cơ hội). Hơn 41 năm, một nền văn chương miền Nam dưới chế độ VNCH cực kỳ phong phú, đa dạng, tự do, sáng tạo, vẫn bị xem như chưa hề tồn tại.
Sự ngu xuẩn của nhà cầm quyền là ở chỗ trong khi Trung Cộng đã và vẫn đang, sẽ là kẻ thù lâu dài của dân tộc VN, là mối đe dọa lớn nhất đối với chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ, thì nhà cầm quyền lại tiếp sức, tuyên truyền không công cho văn hóa của họ. Sách, tiểu thuyết Trung Quốc được in đầy rẫy trong các nhà sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc, kể cả những loại ngôn tình nhảm nhí cho tới những quyển sách ca ngợi Mao Trạch Đông, ca ngợi Đặng Tiểu Bình- kẻ đã ra lệnh phát động cuộc chiến 1979 để “dạy cho VN một bài học”; phim truyền hình Trung Quốc chiếu tràn lan dày đặc trên các kênh từ trung ương đến địa phương.
Tội ác của nhả cầm quyền là ở chỗ đã bức hại hàng trăm, hàng ngàn văn nghệ sĩ miền Nam sau 1975 khiến họ phải đi học tập cải tạo, phải lăn lộn với những công việc lao động vất vả để mưu sinh, khiến tài năng họ mỏi mòn, thui chột, cho dù khi phải sống thầm lặng trên quê hương hay khi phải lang bạt tha hương trên xứ người.
Đôi khi tôi cứ nghĩ, nếu không có biến cố tháng 4.1975 thì văn học dịch thuật, khảo cứu ở miền Nam còn tiến tới đâu? Thì những nhà thơ như Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, Trần Dạ Từ, Cung Trầm Tưởng, Trần Tuấn Kiệt,Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn), Du Tử Lê….; những nhà văn như Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng, Trần Thị NgH, Nguyễn Thị Hoàng, Mai Thảo, Võ Phiến, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ, Phan Nhật Nam, Cung Tích Biền, Hoàng Ngọc Biên…; hay mảng nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, triết học, phật giáo và công giáo với những cây bút như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Nhất Hạnh, Võ Hồng, Hoài Khanh, Phạm Công Thiện, các giáo sư và linh mục Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Thích, Hoàng Sỹ Quý, Nguyễn Khắc Xuyên, Kim Định…sẽ còn tiếp tục cho ra đời bao nhiêu tác phẩm, công trình khác nữa?
Và chắc chắn với bầu không khí tự do, yêu chuộng văn chương học thuật của miền Nam sẽ còn có rất nhiều gương mặt mới, thế hệ mới xuất hiện, nhiều nhà sách, tạp chí, nhiều nhóm văn nghệ, tư tưởng ra đời như đã có nhóm Bách Khoa, Nhân Loại, Nhận Thức (Huế), Tinh-Việt văn-đoàn, Sống Đạo, Phương Đông, Đối Diện, Sáng Tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ Hai Mươi, Gió Mới, Nghệ Thuật…Các tạp chí chuyên về tư tưởng, triết học như Tư Tưởng, Vạn Hạnh, Giữ Thơm Quê Mẹ, các nhà xuất bản Lá Bối, An Tiêm, Ca Dao..., và vô số những tờ báo, tạp chí văn học nghệ thuật như Sáng Tạo, Quan Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, Nhân Loại, Văn Đàn, Bách Khoa, Văn Học, Văn, Nghệ Thuật, Tiếng Nói…không thể kể hết.
Gia tài văn học nghệ thuật của VN vốn đã mỏng, đã ít ỏi, lại còn bị triệt hạ, thủ tiêu tàn nhẫn bởi “bên thắng cuộc”.
Như nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một nhà văn lớn của miền Nam vừa mới qua đời tối ngày 2.8.2016 tại Sài Gòn, nếu không có biến cố 30.4.1975 chắc chắn số lượng tác phẩm và sức sáng tạo của ông đã không dừng ở đó. Sau khi đi học tập cải tạo về, ông sống lặng lẽ bằng công việc vẽ tranh sơn mài cho đến khi nằm xuống vĩnh viễn. Vậy mà năm 2007, khi công ty Phương Nam và NXB Văn Nghệ tái bản bốn tập truyện của ông gồm: Nhan sắc - Đôi mắt trên trời - Tiếng sáo người em út - Cũng đành, ông vẫn bị “đấu tố” tưng bừng, bởi những cây bút đầy ghen tị, với nhân cách và tài năng “nhỏ bé” hơn ông.
Tính từ thế kỷ XX cho đến nay, lịch sử VN có quá nhiều biến cố bị che dấu, bị bóp méo, thậm chí bị xóa trắng, mà các nhà văn nhà thơ, nhà nghiên cứu cần tiếp tục viết nhiều, nhiều hơn nữa để cho các thế hệ sau và thế giới hiểu được sự thật, hiểu được những năm tháng sai lầm, ngang trái, bi kịch trên đất nước này.
Chỉ hy vọng rằng trong số những nhà văn còn lại của miền Nam phải im lặng sống tại quê nhà bao nhiêu năm hay phải tha hương trên đất khách vẫn giữ trong tim ngọn lửa văn chương chữ nghĩa, âm thầm viết để rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ được đọc những tác phẩm của họ. Và những nhà văn thuộc thế hệ hôm nay, sinh ra, lớn lên sau chiến tranh, trong và ngoài nước, nhưng canh cánh một tấm lòng đối với nước mẹ VN, cũng vậy.
Bởi đó là món nợ của văn nghệ sĩ trí thức đích thực đối với lịch sử và với đất nước.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Thư ngỏ gởi ông Khizr Khan - By Ray Starmann

$
0
0
 



Thư ngỏ gởi ông Khizr Khan - By Ray Starmann

Đại Úy Khan là một vị anh hùng. Tôi chắc chắn rằng những quân nhân mà ông đã phục vụ xem ông là một vị anh hùng. Tôi biết rằng Ông Khan và phu nhân cũng như vậy. 


Ông Khan thân mến;
Tôi, cũng giống như hàng triệu người Mỹ khác đã nghe thấy bài diển văn của ông đọc tại Đại Hội Đảng Dân Chủ vào tối thứ Năm.
Tôi mong gởi đến ông lời thiện cảm đối với cái chết của người con trai của ông, Đại Úy Humayun Khan, đã bị sat hại trong khi thi hành nhiệm vụ tại Iraq.
Là một cựu sĩ quan Quân Đội Hoa Kỳ và là cựu chiến binh của cuộc chiến Vùng Vịnh, tôi khẳng định có thể hiểu được sự đau đớn và khắc khoải của ông và phu nhân đã chịu đựng hằng ngày. Con trai của ông đã chết khi cứu lấy mạng sống của đồng đội. "Không có tình yêu nào lớn hơn tình của một người đã bỏ mạng sống của mình cho bạn hữu,"đó là lời của Đức Jesus nói trong Phúc âm John.
Đại Úy Khan là một vị anh hùng. Tôi chắc chắn rằng những quân nhân mà ông đã phục vụ xem ông là một vị anh hùng. Tôi biết rằng Ông Khan và phu nhân cũng như vậy. Xin yên lòng rằng hàng triệu cựu quân nhân cũng đều xem con trai của ông là một vị anh hùng.
Theo lời diễn giải của sách Ecclesiasticus thì danh của con trai ông hẳn sống mãi.


Con trai của ông đã làm một sự hy sinh tối thượng cho quốc gia của mình, một quốc gia mới mẻ đối với ông cùng gia đình, và là một quốc gia mà ông đã ôm ấp một cách không che dấu và thương yêu.
Khi ông và gia đình đến Mỹ từ Hồi Quốc, ông đã hội nhập vào xứ sở của chúng tôi. Ông đã tuyển chọn lối sống của nước Mỹ, đã học biết lịch sử của chúng tôi và rõ ràng là đã hấp thụ một mớ (điều luật) hiến pháp suốt thời gian qua.
Nhưng, có nhiều tín đồ Hồi Giáo tại Mỹ không những không thích hội nhập mà lại mong sống theo lề luật Sharia (của đạo Hồi).
Đây là điều không thể chấp nhận đối với người Mỹ. (Vì đối với họ) Chỉ có một lề luật của lãnh thổ (họ đang sống). Đó là Hiến Pháp của Hiệp Chủng Quốc (Mỹ).
Thưa ông Khan, như ông biết rõ, chúng ta đang sống trong thời đại bạo lực, thời đại nguy hiểm. Các tín đồ Hồi Giáo điên khùng từ bọn ISIS và các nhóm Thánh Chiến cực đoan đang tung hoành giết người và khủng bố khắp hoàn vũ.
Tôn giáo hòa bình của ông, Hồi giáo, không là gì khác ngoài cái tôn giáo của năm 2016. Đó là một sự kiện được xác định mỗi khi một tín đồ Hồi giáo bắn giết, cho nổ bom, chặt đầu và tra khảo những đàn ông, đàn bà và trẻ con vô tội. Điều này không có nghĩa là mọi tín đồ Hồi Giáo đều là những tên khủng bố, nhưng thưa ông, hầu hết mọi kẻ khủng bố đều hiển nhiên là tín đồ Hồi Giáo.
Sự tấn công khủng bố của tín đồ Hồi Giáo đã trở nên dấu ấn của thời đại.
Gạt đi những lời tuyên bố của vô tích sự và khờ dại của ông Barack Obama là nhà tư tưởng tả phái hư ảo, cùng các đồng sự có trí tuệ u tối như John Kerry, François Hollande, và Angela Merkel… nước Mỹ và Phương Tây đang lâm chiến với bọn Hồi Giáo Cực Đoan. Đây là công việc của ông Tổng Thống Hoa Kỳ để bảo vệ quốc gia của ông ấy chống lại mọi kẻ thù, thù trong lẫn giặc ngoài. Vô phước thay, Ông Obama lại lãng mạng hóa Hồi Giáo và từ chối chấp nhận hiện thực đã mang lại kết quả là cái chết của hàng ngàn người vô tội trên khắp thế giới.
Các nhóm như ISIS và Al-Quaeda có một mục tiêu, đó là hủy diệt hoàn toàn văn hóa Judeo-Christian, tôn giáo của chúng tôi và nếp sống của chúng tôi.
Nhiều người Mỹ có gia đình đã từng sinh sống ở đây hàng thập nhiên, và cả hàng thế kỷ. Nhiều gia đình như chúng tôi có thân nhân đã chiến đấu trong trận nội chiến Mỹ, Đệ Nhất và Đệ Nhị thế chiến, chiến tranh Cao Ly, Việt Nam và Bão Sa Mạc. Một số gia đình có thân nhân đã chiến đấu trong cuộc Cách Mạng nước Mỹ.
Chúng tôi không có kế hoạch để cho đất nước chúng tôi bị vồ nuốt bởi bọn Tín Đồ Hồi Giáo khùng điên. Thưa ông, chúng tôi là người Mỹ và không phải là thứ không vũ trang, bọn Âu Châu ám tà bởi chủ nghĩa xã hội giống như những xác chết biết đi. Người Mỹ chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ nước Mỹ. Trong khi những người theo Đảng Dân Chủ và Tự Do nhìn thế giới qua cặp kiếng màu hồng, thì những người theo phái bảo thủ hiểu rõ rằng thế giới này gồm có người tốt lẫn kẻ xấu. Sự xấu xa phải bị hủy diệt trước khi nó hủy diệt chúng ta.
Những biện pháp mạnh, biện pháp chiến tranh phải được xữ dụng để bảo vệ đất nước này khỏi bọn đang mong muốn tiêu hủy chúng tôi và nếp sống của chúng tôi.
Kế hoạch của ông Trump tạm thời chận đứng làm sóng di dân từ các nước Hồi Giáo là những nơi được biết đang hổ trợ hoặc chứa chấp bọn khủng bố … kế hoạch này không những là thực dụng mà còn là hiến định một cách hiển nhiên nhiên. Đó là nhiệm vụ hiến định của ông Tổng Thống Mỹ để bảo vệ đất nước này.
Không có cách nào để bênh vực cho nạn xâm lấn của hàng trăm ngàn di dân Hồi giáo từ các nước chiến tranh như Syria, Iraq, và Afghanistan.
Âu Châu đang bị tàn phá vì những người lãnh đạo bất cẩn như Angela Merkel, bà đã mở cửa của đất nước cho trận nước lũ của trên 1 triệu di dân không lai lịch tràn vào, không mang theo gì khác ngoài thái độ bất lương và một túi chứa đầy Thánh Chiến.
Phải chăng ông nghĩ rằng người Mỹ là ngu ??? Trong khi bọn tả phái sống trong mộng mị, thì phái hữu không phải vậy. Ông Trump hiểu rõ sự đe dọa đối với đất nước, và thưa ông, sự đe dọa đó không phát xuất từ các tín đồ Lutheran Thụy Điển có tên là Anna và Lars. Sự đe dọa đến từ Hồi Giáo Cực Đoan thưa ông !
Làm thế nào nhân danh Chúa mà cơ quan tiếp nhận di dân biết được ý đồ thực sự của một thanh niên 22 tuổi người Syria ? Không thể nào. Và ông cũng biết được rằng đó là điều không thể.
Làm thế nào nhân danh Chúa mà cơ quan tiếp nhận di dân biết được ý đồ thực sự của hàng trăm ngàn người tỵ nạn Syria và hàng ngàn tín đồ hồi giáo tạp nham khác đang muốn đến tại bờ biển của chúng tôi ?
Đó là điều không thể. Và ông cũng biết được rằng đó là điều không thể.
Dù cho ông, vợ ông, thế giới Hồi Giáo và hàng triệu người theo đảng Dân Chủ có bị xúc phạm bởi lời phát biểu của ông Trump thì sự việc này cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.
Dù cho ông, vợ, con trai ông trước đây có bị cấm không được di dân từ Pakistan qua Mỹ bởi kế hoạch thời chiến của ông Trump đi nữa thì chuyện này cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Bởi vì … (nhu cầu) an ninh của đất nước vĩ đại này đã vượt trên các nguyện vọng của quý vị và của những người khác đang muốn đến đây.Nước Mỹ không có bị ràng buộc phải mở cửa để vuốt ve những kẻ ngoại bang và những kẻ theo phái phóng túng trong chính quyền của chúng tôi.
Mọi lựa chọn khác ngoài chính sách của ông Trump đều khiến cho mạng sống của người Mỹ ngày càng bị nguy hiểm hơn. Thưa ông, đó là điều không thể chấp nhận được.
Ông đã tấn công ông Trump trước khán thính gỉa của thế giới, trong khi ông không thể hiểu được sự kiện rằng ông Trump đang (có nhiệm vụ) phải chống đỡ sự tấn công của ông, của Hillary Clinton và phe tả. Còn việc gì khác hơn thế để làm, thưa ông ??
Ông phải sống trong thế giới của thực tế chứ không phải trong thế giới của sự từ khước, lừa dối và sự kỳ quặc mà các đảng viên Dân Chủ phải chung sống trong suốt cuộc đời của họ khi mỗi ngày thức dậy.
Bọn Hồi Giáo Cực Đoan là kẻ thù của mọi người sống trên hành tinh này và đang tin vào tự do công lý. Khi bọn họ chưa bị hủy diệt thì đất nước này còn phải tự bảo vệ để khỏi bị sát hại bởi hai kẻ thù: thù trong và giặc ngoài.

Ray-Starmann, 
Biên tập viên trưởng của US Defense Watch

An Open Letter to Mr. Khizr Khan

By Ray Starmann
khan2-e1469756481826
Dear Mr. Khan:
I, like millions of Americans saw your speech at the DNC on Thursday night.
I wish to offer my sympathy for the death of your son, Captain Humayun Khan, who was killed in action in Iraq.
As a former US Army officer, and a veteran of the Gulf War, I can certainly understand the pain and anguish that you and your wife endure every day.
Your son died saving the lives of his fellow soldiers. As Jesus told his disciples according to the Gospel of John, Greater love hath no man than this, that a man lay down his life for his friends.
Captain Khan is a hero. I am sure the soldiers he served with regard him as one. I know you and your wife do. Rest assured that millions of veterans regard your son as a hero as well.
To paraphrase from the Book of Ecclesiasticus, your son’s name liveth for evermore.
Your son made the ultimate sacrifice for his country, a country that was new to you and your family and one which you openly embraced and certainly love.
When you and your family arrived to America from Pakistan, you assimilated into our country. You adopted American ways, learned our history and apparently you even acquired a pocketConstitution along the way. Good for you sir.
But, there are many Muslims in America who not only have no desire to assimilate, but wish to live under Sharia Law.
That is unacceptable to Americans. There is only one law of the land. That is the USConstitution.
As you well know, Mr. Khan, we live in violent times, dangerous times. Muslim madmen from ISIS and other radical Jihadi groups are on a murder and terror spree across the globe.
Your religion of peace, Islam, is anything but that in 2016. That is a fact that is confirmed every time a Muslim shoots, bombs, beheads and tortures innocent men, women and children. This does not mean that every Muslim is a terrorist, but most terrorists, sir, are indeed Muslims.
A Muslim terrorist attack has become the sign of the times.
Regardless of what the feckless, naïve, leftist ideologue Barack Obama and his dimwitted colleagues John Kerry, Francois Hollande and Angela Merkel state, the United States and the West are at war with Radical Islam. It is the job of the President of the United States to protect his nation from all enemies; foreign and domestic. Unfortunately, Mr. Obama romanticizes Islam and refuses to accept reality, which has resulted in the deaths of thousands of innocent people across the world.
Groups like ISIS and Al-Qaeda have one goal, the complete destruction of the Judeo-Christian culture, our religions and our way of life.
Many Americans have families that have been here for decades, even centuries. Many families like mine have relatives who fought in the Civil War, WWI, WWII, Korea, Vietnam and Desert Storm. Some families have relatives who fought in the American Revolution.
We don’t plan on letting our country be devoured by Muslim maniacs. We are Americans sir, and not unarmed, socialist European zombies. We will do what is necessary to protect theUnited States. While many Democrats and liberals see the world through rose colored glasses, conservatives understand that there is good and evil in this world. Evil must be destroyed before it destroys us.
Strong measures, wartime measures, must be taken to protect this country from those that wish to annihilate us and our way of life.
Mr. Trump’s plan to temporarily halt immigration from Muslim countries that are known to either support terrorism or harbor terrorist groups is not only pragmatic, but indeed it is constitutional. It is the constitutional duty of the President of the United States to protect this nation.
There is simply no way to vet hundreds of thousands of Muslim refugees from war zones like Syria, Iraq and Afghanistan.
Europe is being destroyed because reckless leaders like Angela Merkel have opened the continent’s doors to a flood of over one million undocumented Muslims arriving with nothing more than a bad attitude and a haversack of Jihad.
Do you think Americans are stupid? While the left lives in a dream world, the right does not. Mr. Trump understands the threat to his nation and the threat, sir, is not from Swedish Lutherans named Anna and Lars. The threat, sir, is from Radical Islam.
How in God’s name are US immigration authorities supposed to know the true intentions of a 22 year old Syrian man? It is impossible. You know it is impossible.
How in God’s name are US immigration authorities supposed to know the true intentions of hundreds of thousands of Syrian refugees and thousands of other sundry Muslims who wish to arrive on our shores?
It is impossible. You know it is impossible.
Whether you, your wife, the Muslim world and millions of Democrats are offended by Mr. Trump’s realistic view of the world is irrelevant.
Whether you, your wife and son would have been prohibited from emigrating from Pakistan to America under Mr. Trump’s wartime plan is irrelevant. The security of this great land supersedes your desires and the desires of others who wish to come here now. The United States of America has no obligation to open its doors in order to placate foreigners and liberals in our government.
To adopt any other course but Mr. Trump’s would be a cause for further endangering the lives of Americans every day. That, sir, is unacceptable.
You attacked Mr. Trump in front of a worldwide audience, yet you can’t understand the fact that he defends himself against attacks from you, Hillary Clinton and the left. What else is one to do sir?
We must live in a world of reality, not a world of denial, delusion and fantasy the Democrats inhabit every waking day of their lives.
Radical Islam is the enemy of everyone on this planet who believes in freedom and justice. Until it is destroyed, this nation must protect itself from enemies both foreign and domestic.
Ray Starmann, Editor-in-Chief, US Defense Watch






__._,_.___


Posted by: Hieu Doan <



    https://lh3.googleusercontent.com/proxy/FjXauq7WEiVMj2jibt9qxP7BMtsb-8kvffje_Lagpz2FDACgPSx1_GzbKC7cw7CU5CZ5lGRkXjdWQf8VN2hbTEjn8fELakWC8EPt8nY0Hw=s0-d
  Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh

Không hiểu nghĩa chữ "Sacrifice"
(VienDongDaily.Com - 01/08/2016)

khan2-e1469756481826
Luật sư Khizr Khan nói về Đại Úy Hymayun Khan -con trai ông

Sacrifice, dịch sang tiếng Việt là “hy sinh,” và hy sinh cũng còn là chữ đồng nghĩa với cụm chữ “bỏ mình vì nước,” khi câu chuyện viết về một người lính tử trận. Người không hiểu nghĩa chữ “sacrifice” là ông Donald Trump - người được đảng Cộng Hòa ủy thác đứng ra đang tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ.

Chữ “sacrifice” do Luật sư Khizr Khan nói lên trong Đại hội đảng Dân Chủ tối thứ Năm 28 tháng 7, 2016 tại trung tâm Wells Fargo Center, thành phố Philadelphia, Pennsylvania; ông Khan nói con ông - Đại úy Humayun Khan đã hy sinh, đền nợ nước, trong lúc tác chiến tại Iraq.                             

Đại Úy Humayun Khan

Gia đình Khan theo đạo Hồi, Đại Úy Humayun Khan tử trận trong lúc chiến đấu trên chiến trường Iraq năm 2004 chống bọn Hồi Giáo quá khích; ứng cử viên Dân Chủ -bà Hillary Clinton ca tụng thái độ hy sinh của người sĩ quan trẻ này bằng cách kể lại trường hợp tử trận của anh: trong lúc đi mở đường, đại đội do anh chỉ huy thấy một chiếc xe có vẻ khả nghi -không người ngồi trong xe, mà xe lại đậu bên một con đường vắng, không nhà cửa, cũng không có khách bộ hành.

Humayun cho đoàn xe tuần tiễu ngừng lại; ra lệnh cho binh sĩ xuống xe bố trí hai ven đường, rồi một mình anh thận trọng tiến lại quan sát chiếc xe mà anh nghi là một cạm bẫy địch; dĩ nhiên trong tư thế đại đội trưởng, Humayun có quyền cắt, một hay vài binh sĩ thực hiện cuộc thám sát nguy hiểm đó, nhưng là người chỉ huy có tinh thần trách nhiệm và thương yêu binh sĩ dưới quyền, anh tự đảm nhiệm công tác nguy hiểm đó.
Khi Humayun còn cách chiếc xe khoảng 10 bước thì xe phát nổ. Anh đi vào lòng đất Mỹ năm anh mới 28 tuổi. Cùng đứng với mẹ anh trước một cử tọa đông đến vài trăm ngàn người tham dự Đại Hội đảng Dân Chủ, bố anh nhắc đến cái chết vô cùng anh dũng của anh và nói ông hãnh diện vì con ông đã hy sinh vì nước.

\
Sinh năm 1976, đại úy Humayun Khan tử trận năm 2004, năm anh mới 28 tuổi
Luật sư Khizr Khan nói với phóng viên tờ Washington Post là ông di cư sang Mỹ năm 1970, vì Mỹ là tự do và là vận hội cho mọi người; móc túi lấy ra quyển “Hiến Pháp Hoa Kỳ” ông Khan nói ông muốn tặng Trump quyển sách quý giá đó; ông cũng yêu cầu vị thụ ủy của đảng Cộng Hòa vinh danh con ông, một chiến sĩ đã hy sinh vì nước.

Trump trả lời không phải chỉ có một mình Đại Úy Humayun Khan hy sinh, mà chính bản thân ông cũng hy sinh cho đất nước, hy sinh bằng cách tạo ra hàng ngàn jobs, hàng chục ngàn jobs. Trump đỡ đòn, nhưng đỡ không phải là thế võ sở trường của ông; sở trường của ông là đánh; ông không thể đánh Humayun, một chiến sĩ đã hy sinh mạng sống để phục vụ đất nước, ông cũng không thể đánh Khizr Khan, vì ông này là một luật sư sừng sỏ, đang gài ông vào thế kẹt chỉ có hai lối thoát: hoặc vinh danh một tử sĩ Hoa Kỳ, vốn người gốc Hồi Giáo, hoặc tiếp tục sỉ nhục người Hồi Giáo dù người đó đã hy sinh tính mạng cho sự sống còn của Hoa Kỳ.

Không tấn công bố con ông Khan được, Trump quay sang chỉ trích bà Ghazala, vợ ông Khizr Khan. Trump bảo phóng viên ABC trong chương trình This Week, “Anh có để ý thái độ của bà Ghazala không? Bả đứng như trời trồng; bả không có gì để nói à? Hay người ta cấm không cho bả nói?"

Câu hỏi ngớ ngẩn giúp Trump trả lời ông Khizr Khan và làm Trump hả dạ, mặc dù thật sự Trump không trả lời, mà chỉ tấn công vợ ông ta. Nhưng bà Ghazala cũng không vừa, hôm sau bà post lên mạng lá thư mang nội dung như sau:

“Donald Trump thắc mắc hỏi tại sao tôi không nói gì trong Đại Hội Dân Chủ, và nói ông ta muốn nghe tôi nói. Tôi xin trả lời ông ta: Tôi không cần nói gì cả mà toàn thể thế giới, toàn thể người Mỹ vẫn biết là tôi đau khổ, vì họ biết tôi là một bà mẹ Sao Vàng- a Gold Star mother. Địa vị của tôi nằm trong lòng yêu thương của mọi người.

Hội "Những Bà Mẹ Sao Vàng" có con hy sinh vì tổ quốc

- “Trump hỏi: "Tôi không có gì để nói à?"
- "Có chứ, tôi muốn nói về con tôi, Đại Úy Humayun Khan, tử trận 12 năm trước tại Iraq. Nó theo vợ chồng tôi đến định cư tại Hoa Kỳ năm nó
    mới lên 2; từ đó nó biết yêu nước, yêu nước Mỹ"....

“Ngày còn học đại học nó đã tình nguyện vào lớp quân sự ROTC tại University of Virginia; ngày đó cuộc tấn công 9/11/2001 chưa xảy ra. Không ai bắt buộc nó nhưng nó vẫn tình nguyện phục vụ. “Ngày nó qua Iraq, vợ chồng tôi vô cùng lo sợ; là người gốc Pakistan, tôi biết chiến tranh nguy hiểm đến mức nào. Là mẹ nó, tôi không màng nguy hiểm, nếu phải chấp nhận nguy hiểm để che chở con cái. Nhưng nhìn nó lao thân vào lửa đạn, tôi không chịu nổi.

"Tôi bảo con xin giải ngũ vì nó đã làm xong bổn phận quân vụ; nó trả lời, Má đừng lo; không có gì quá đáng đâu. "Tôi khuyên nó đừng xông xáo quá đáng, vì tôi biết nó sẽ xông xáo. Nó bảo tôi, Con là cấp chỉ huy, bổn phận con phải che chở cho binh sĩ thuộc cấp. Lúc nào nó cũng cảm thấy nó có bổn phận che chở cho binh sĩ, cho thường dân.

"Con tôi nó như vậy đó, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Về đến nhà thấy tôi đang hút bụi, nó giằng máy trong tay tôi rồi tự tay hút bụi, lau chùi nhà cửa sạch bóng. Nó dạy trẻ khuyết tật tập bơi lội. Nó thích làm vui đám trẻ bất hạnh đó; nó bảo tôi, Làm cho những đứa trẻ khốn khổ đó nở được một nụ cười là con sung sướng lắm.

"Nó muốn nối nghiệp bố: muốn làm luật sư để giúp người gặp khó khăn. “Donald Trump nói con tôi chỉ hy sinh một lần trong lúc ông ta hy sinh rất nhiều lần. Tội nghiệp, ông ta không hiểu chữ 'sacrifice' nghĩa là gì.”
Ông Paul Rieckoff, người thành lập hội “Iraq and Afghanistan Veterans of America,” (hội cựu chiến binh Mỹ gốc Iraq và A Phú Hãn) nhận định việc Trump so sánh những “hy sinh” của ông ta với những hy sinh của người tử sĩ không chỉ điên khùng, ngu dốt thôi, mà còn xúc phạm nữa.

“Ông ta chưa đi lính ngày nào, gia đình ông ta cũng không ai phục vụ trong quân đội trong lúc Hoa Kỳ đã lâm chiến gần hai thập niên, thì quả ông ta không biết gì nhiều về hiện tình đất nước. Vậy mà ông ta muốn tranh chức tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ!"

Cuộc tranh luận giữa ông Trump với vợ chồng một luật sư Hồi Giáo làm nhiều lãnh tụ Cộng Hòa khó chịu vì lập luận không lấy gì làm thông minh của ông.Hôm thứ Bảy, Thống Đốc Ohio, ông John Kasich viết trên Twitter, là  mọi người nên kính trọng và vinh danh những gia đình Gold Star.

Dân Biểu Colorado, ông Mike Coffman, một cựu chiến binh TQLC đã từng phục vụ trên chiến trường Trung Đông, tuyên bố, “Đã chiến đấu tại Iraq, tôi thấy khó chịu vì thái độ của ông Trump thiếu kính trọng gia đình tử sĩ.”

Bà AshLee Strong - phát ngôn viên của Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan - nói: “Ông Chủ Tịch Hạ Viện đã nhiều lần vinh danh những gia đình người Mỹ gốc Hồi Giáo có con hy sinh vì tổ quốc.” 
Phát ngôn viên của Nghị Sĩ Mitch McConnell - lãnh tụ khối đa số nghị sĩ tại Thượng Viện - nói: "Ông McConnell không chấp nhận lập trường của ông Trump, đòi cấm không cho người Hồi Giáo nhập cảnh vào lãnh thổ Hoa Kỳ".

Việc ông Trump vấp ngã trước chữ “sacrifice” không chỉ mang tính chất tiếu lâm, mà nó còn chuyên chở câu hỏi khó trả lời: “Tại sao một người dốt đến mức không hiểu nghĩa chữ sacrifice vô cùng thông dụng, lại có thể đánh bại được toàn thể 16 ứng cử viên tranh chức thụ ủy của đảng Cộng Hòa để hơn thua với bà Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Bạch Cung?”
Nguyễn Đạt Thịnh
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~





Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com




Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

PHẦN 3: TÌNH CHIẾN HỮU ÚC VIỆT SAU 1975

$
0
0


From: Huu Nguyen <
Sent: Thursday, 4 August 2016 1:28 AM
To:

PHẦN 3: TÌNH CHIẾN HỮU ÚC VIỆT SAU 1975
Từ trái, Hình 1: Colonel Jack L’Epagniol, Biệt Đội Trưởng Quân Báo Chiến Đoàn 1 Úc (1968) và Ch/h Huỳnh Bá Phụng; Hình 2: Major Alan Cunningham, Biệt Đội Trưởng Quân Báo Chiến Đòan 1 Úc ( thời gian 1969 và 1971 trở lại VN lần hai) và C/h Huỳnh Bá Phụng; Hình 3: Colonel Jack L’Epagniol, Alan Cunningham và Ô. Huỳnh Bá Phụng, mừng ngày tái ngộ trên đất Úc.
HUYNH BA PHUNG 11
Hình trên: Ch/h Huỳnh Bá Phụng, Colonel Bryant và Major Alan Cunningham, mừng ngày tái ngộ trên đất Úc.
Hỏi: Sau 1975, tình chiến hữu giữa Ch/h và những chiến binh Úc từng tham chiến tại VN, đã tiếp tục được duy trì và phát triển như thế nào?
Ch/h HBP: Năm 1982 khi đến Úc tôi đã gặp lại những bạn bè từng chiến đấu chung trước 1975 tại Núi Đất, dù họ sống rải rác tại các Tiểu Bang nhưng chỉ trong vòng 1 năm đầu tiên tôi đã gặp lại gần hết. Trong số đó có hai người bạn thân nhất. Người thứ nhất là Đại Tá Jack L‘Epagniol, làm việc tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát ACT. Ông này đã nghỉ hưu và hiện đang sống tại Canberra. Người thứ hai là Thiếu Tá Alan Cunningham. Ông này cũng đã nghỉ hưu hiện đang ở QLD. 
Một người bạn nữa là Trung Tá Bryant sống tận Tây Úc. Khi được bạn bè Úc báo cho biết tôi còn sống và hiện đang sống tại QLD ông nầy đã đến tận nhà thăm tôi. Nói tóm lại, trong suốt thời gian dài sống và sinh hoạt đấu tranh tại đây, những người bạn Úc từng chiến đấu chung với tôi tại VN, vẫn luôn sát cánh và chia sẻ cũng như hết lòng giúp đở, yểm trợ những khi tôi cần đến. Đặc biệt là việc xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt, chúng tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cựu chiến binh Úc từng tham chiến tại VN cùng với chúng tôi. 
Hỏi: Trước những hy sinh và đóng góp của Úc trong cuộc chiến tranh VN trước 1975 và định cư người Việt tại Úc sau 1975, ông thấy cộng đồng người Việt chúng ta đã tri ân Úc như thế nào?
Ch/h HBP: Trước những hy sinh cao cả của các quân nhân Úc trong cuộc chiến đấu chống CS Miền Bắc xâm lăng, bảo vệ Miền Nam, người Việt yêu tự do chúng ta, nhất là người Việt tỵnạn CS, hiện đang định cư tại Úc, phải luôn luôn có bổn phận tri ân nước Úc, tri ân quân đội Úc, đặc biệt là những quân nhân Úc đã bỏ mình trên chiến trường VN. Chúng ta phải vinh danh họ, khắc ghi tên tuổi họ trên bia đá, trong tâm khảm, để an ủi phần nào những gia đình đã hiến dâng mạng sống của chồng, cha, con, anh, em… trong cuộc chiến VN. Trong nhiều năm qua hầu hết cácTiểu bang trên nước Úc, trong đó có Tiểu Bang QLD, đều xây dựng Tượng Đài Tưởng Niệm chiến sĩ Việt-Úc. Việc xây dựngTượng Đài là để tri ân Chính Phủ Úc và quân đội Úc, đã chiến đấu giúp Miền Nam Tự do chống lại sự xâm lăng của CS. Nhân đây, chúng tôi cũng xin báo một tin mừng, cuối tháng 10 vừa qua, cô Trần Hương Thuỷ, Chủ Tịch CĐNVTD Wollongong đã thông báo, Đài Vinh Danh và Tưởng Niệm cho Quân Cán Chánh Việt Nam Cộng Hoà và Tử sĩ Úc hy sinh trong cuộc chiến Quốc-Cộng tại VN đã được Hội Đồng TP chấp thuận cho xây dựng tại công viên Mac Cabe Park, trung tâm thành phố Wollongong. Ngoài việc xây dựng Tượng Đài, cộng đồng người Việt và Hội CQN/QLVNCH tại các tiểu bang cũng đã tổ chức trọng thể lễ tri ân nước Úc trong suốt năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày quân đội Úc tham chiến bảo vệ tự do cho Miền Nam.
Tối Thứ Bảy 23 tháng 6 năm 2012, Hội CQN/QLVNCH/QLD đã long trọng tổ chức lễ Vinh Danh và Tri Ân Úc Đại Lợi nhân dịp kỷ niệm 50 năm Úc tham chiến chống CS Hà Nội xâm lăng, bảo vệ Miền Nam Tự Do. Hình trên: 5 bà Quả phụ Úc có chồng hy sinh tại VN, nhận Bằng Tri Ân của Hội CQN/QLVNCH/QLD
Hỏi: Như Ch/h vừa nói, mỗi năm Hội VVAA/QLD đều tổ chức trọng thể Lễ Kỷ Niệm Long Tân, với sự tham dự của đông đảo hội viên Hội CQN/QLD. Như vậy, qua gặp gỡ, trao đổi với những cựu chiến binh Úc, Ch/h thấy họ suy nghĩ gì về cộng đồng người Việt tại Úc, và tương lai tự do, dân chủ tại VN một khi không còn chủ nghĩa CS?
Ch/h HBP: Đây là một câu hỏi khá bao quát, để trả lời đầy đủ chắc phải tốn nhiều thời gian và đòi hỏi kiến thức chuyên môn. Điều đó vượt qúa khả năng của một người lính tác chiến đã lớn tuổi như tôi. Vì vậy tôi chỉ xin vắn tắt trả lời theo suy nghĩ cá nhân. Trước hết, tôi thấy những cựu chiến binh Úc từng tham chiến tại VN đều tự hào vì họ đã được chiến đấu cùng với quân dân VNCH để bảo vệ Miền Nam tự do. Họ cũng thừa nhận, nhờ có sự chiến đấu đó, nên Miền Nam được tự do 20 năm, và sau 1975, cộng đồng người Việt tại Úc mới được hình thành và phát triển như hôm nay. Họ cũng tin tưởng chỉ một vài thập niên nữa sự đóng góp của cộng đồng người Việt đối với xã hội Úc, sẽ không thua sút bất cứ một cộng đồng nào khác, kể cả cộng đồng chính mạch. Còn về “tương lai tự do, dân chủ tại VN một khi không còn chủ nghĩa CS”, nhiều cựu chiến binh Úc cũng tin tưởng, ngày đó không còn xa. Vì vậy, họ cũng mong mỏi chúng ta, những người Việt tỵ nạn CS, đặc biệt là các CQN/QLVNCH, nên giữ vững niềm tin, kiên cường đấu tranh chống CS cho đến ngày chủ nghĩa CS bị sụp đổ hoàn toàn tại VN. Họ cũng khẳng định, nếu trong quá khứ, người lính Úc đã chung vai sát cánh với chúng ta trong cuộc chiến chống CS, thì hiện tại và tương lai, khi nào VN còn CS, ngày đó, họ còn tiếp tục trong tình chiến hữu comrade-in-arms với chúng ta để chống CS.
Trung Kiên


__._,_.___

Posted by: loc huong 

Sau 40 Nam Bí Mat- THE Pentagon papers

$
0
0
 

From:minhta
Date: 4 August 2016 at 6:17:04 AM AEST
To:truchoang4
Subject:Fwd: Sau 40 Nam Bí Mat- THE Pentagon papers


Pentagon Papers

                                        Thân chuyển đến quý anh chị .
                                                    Đinh công Đức 
All files in the "Title" column are in PDF format.
Due to the large file sizes, we recommend that you save them
rather than try to open them directly.



Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng.  Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói.  Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay!   Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.
Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ.  Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ.  Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.


Ông Daniel Ellsberg là  người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội.  Ông từng là nhân viên của RAND Corporation.  Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.  Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.
Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ.  Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người.  Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng.  Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự.  Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt.  Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam.  Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.

Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng
Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.


Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang   .  Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.”  Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng.  Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ.  Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần.  Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất.  Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett.  Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917).  Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan. 
Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ.  Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor– let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.

Lời Kết: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng.   Trở lại vấn đề Biển Đông,  chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ.  Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.

Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này?  Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ?  Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?

--
Tuan Nguyen



 



__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

MT: .. Xin góp ý-kiến xây zựng !!! : Hình Ảnh Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10 Thứ Bảy 30 tháng 7 năm 2016

$
0
0

Matthew Trần:

Số tiền kếch sù mà ĐNH thu được hằng năm gần kã chục lần mà tỗng kết lên đến gần ..chục triệu đôla !!! đang nằm ỡ túi ai?

Tại sao đã mấy chục năm nay đám người tỗ chức không chịu  xây vài chục viện dưỡng lão đễ săn sóc, nuôi dưỡng hằng mấy chục ngàn TPB/QLVNCH mà đễ các chiến sĩ TPB/VNCH hằng ngày vất vưỡng đi xin ăn đầu đường xó chợ mấy mục năm nay!!

Thiệt tui không hiễu nỗi??!!

Nếu cứ đễ yên như vậy thì sẽ đến một ngày nào đó ..số mấy chục ngàn TPB/QLVNCH cũng sẽ biến mất khõi các đầu đường xó chợ, cần zì mà fãi tỗ chức ĐNHội  ..đnhè.. làm  chi ..đễ cám ơn họ !!

Họ sẽ biến mất trên mặt đất nầy ... còn đâu nữa mà cám ơn!!

Xin các cựu chiến hữu tại quốc nội cũng như hãi ngoại mạnh zạn góp ý-kiến xây zựng!!

MT


 From:Long Nguyen <
To:
Sent: Monday, August 1, 2016 11:07 AM
Subject: 1 DĐKTTG Fwd: CHUYỂN TIẾP : Hình Ảnh Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10 Thứ Bảy 30 tháng 7 năm 2016 


Saturday, July 30, 2016

Hình Ảnh Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10 Thứ Bảy 30 tháng 7 năm 2016













 









































     Kính gởi Quý Niên Trưởng & Quý Chiến Hữu.
Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 10  sẽ khai mạc và0 lúc 12:00 trưa ngàý 31//7/2016 đã huy động hàng trăm thiện nguyện viên để dọn dẹp & sắp xếp ghế trong các lều để đồng hương đến tham gia Đại Nhạc Hội ngồi.  Các thiện nguyện viên đến tiếp sức BTC từ các Hội Đoàn Quân Dân Cán Chính tại Quận Cam đã có mặt tại hiện trường từ trước 8:00 AM ngày 30/7/2016.
Do sự tích cực của mọi người, gần năm ngàn chiếc ghế đã được sắp xếp hoàn chỉnh vào lúc 9:30 AM.
     Chính quyền địa phương đã cử người đến nghiệm thu đạt tiêu chuẩn.
     Một số thiện nguyện viện vẫn ở lại tiếp tục giúp BTC dựng thêm những lều phụ khác như khu vực nhận điện thoại của đồng hương gọi vào đóng góp tài chánh cho đại hội.........
     Một số hình ảnh ghi lại trong phóng sự chuẩn bị cho ngày Đại Hội vào ngày mai, xin kính chuyển đến Quý Vị.
     Trân trọng kính chào.
     Thieu Vo
Posted by Nha Ky Thuatat 7:44 PM









--
Long Quang Nguyen


Cell: 714-399-8016



 Matthew Trần:

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Câu chuyện kể lại ! Vì sao tôi bị bắt ở Thái Lan?

$
0
0
 
Câu chuyện kể lại ! (Phần 11)
Câu chuyện kể lại !
Vì sao tôi bị bắt ở Thái Lan?
Tôi đến Thái ngày 5/5/2013 dưới sự giúp đỡ của anh Viên Kiên, anh Trần Quốc Hiền, anh Trần Ngọc Thành (LĐV), anh Hoa (bạn anh Thành), anh Thắng, anh Trần Phong và một số anh em khác.
Trước khi đến Thái thì có thời gian hơn 2 tháng ở Campuchia, 2 tháng đó tôi đã thời gian mất hết ví tiền, giấy tờ nên nhịn đói, ngủ lề đường 7 ngày. Chỉ xin nước của dân để uống. May mắn vượt biên qua biên giới Poipet và tới Bangkok. Trên đường tới Bangkok ngồi với toàn người Campuchia lao động bất hợp pháp tại Thái. Chỉ duy nhất có một mình tôi là người Việt. Ngồi trong khu nhà tập kết từ 10h sáng đến 12h đêm để được lên thùng xe trucks 7 5 tấn với khoảng 50 người. Trẻ có, già có nên không thể ngồi, khó thở đến mức lúc xuống xe nghĩ rằng còn sống là may.
Tôi về khu trọ cùng anh Trần Quốc Hiền và Thắng sau một đêm ngủ tại gia đình anh Viên Kiên. Tôi thuê một phòng cạnh một phòng anh chàng chạy tuktuk người Thái sau đó đến phòng gia đình anh Hiền. Tôi được anh chị Hiền, cháu Long và anh chị Thắng, anh chị Viên giúp đỡ rất nhiều. Cùng lúc có sự hỗ trợ của anh em đài ĐLSN và một số anh chị em khác. Ông chủ nhà trọ người Thái khá tốt và hiền lành, giúp đỡ chúng tôi nhiều thứ. Cháu Long sau một thời gian ở cùng cha mẹ, sang ở cùng tôi cho vui vì hai chú cháu cùng chơi game thức khuya cho vui.
Ở khu trọ đó trước đó còn một số người tị nạn người Việt đã dọn đi. Và đột nhiên sau đó một trong số đó trở lại khu trọ và dẫn theo một số người lạ mặt khá khả nghi. Đặc biệt, một người bạn thân của tôi đã từng nhiều lần giúp tôi trốn thoát cộng sản nhắn tin rằng cộng sản đang tung người tìm người bên Thái, đặc biệt là tôi. Vì vậy tôi anh Hiên quyết định thuê một nhà khác cũng của ông chủ nhà nhưng ở chung cư cùng với ông chủ nhà (Ông chủ nhà ở tầng 10, chúng tôi ở tầng 2). Lần này nhà rộng nên có 4 phòng, 2 ngủ, 1 khách, 1 bếp, tôi và cháu Long ở 1 phòng, anh chị Hiền ở 1 phòng.
Chúng tôi chuyển nhà mới được gần 1 tháng thì tôi được UN kêu lên phỏng vấn hồ sơ tị nạn của tôi. Trước ngày đi phỏng vấn vài ngày thì tôi nhận được email của google cảnh báo có sự tấn công của chính phủ. Xâm nhậm email và máy tính. Tôi là dân IT và khả năng bảo mật của tôi cũng không hẳn là giỏi nhưng cũng không để cộng sản bắt được suốt vài năm. Nhưng lần này email của tôi liên lạc bị tấn công bởi sự bảo trợ cấp chính phủ (Tôi gửi kèm hình ở đây).
Tôi đã chụp lại và khi đi gặp UN, tôi đã trình bày về vấn đề này với họ. Họ cho đây là việc không thể chấp nhận được.
Ngày 12/12/2013 là ngày tôi bị bắt. Khi về nhà tù I.D.C làm thủ tục lăn tay, lấy số tù xong thì hai cảnh sát trong lực lượng cảnh sát Thái hỏi tôi " Có biết vì sao mày bị bắt không ?". Tôi trả lời " Tôi đã chuyển nhà và không lộ gì cả, nhưng tôi đoán các anh bắt tôi được là do lộ I.P. Email của tôi bị tấn công". Cảnh sát Thái nói "Mày giỏi đấy, một người phụ nữ ở Việt Nam làm admin của tờ báo mày hay viết bài đã cho an ninh Việt Nam biết, hôm qua chúng tao tìm mày ở nhà cũ không được". Tôi nghĩ, chỉ có tờ DLB là tờ báo duy nhất tôi hợp tác lúc đó. Tôi không biết ai là admin là phụ nữ ở VN của DLB.
https://scontent-lga3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xft1/v/t1.0-9/12936729_261156817554527_9118715678730371346_n.jpg?oh=fbd0dcc409fe953c3e694e387b8c487d&oe=577EA612
Đúng là như vậy, vì khi tôi gặp anh Hiền ở tòa Ratchada ngày 13/12 thì anh Hiền cho biết cảnh sát Thái đến nhà cũ tôi ở và bắt hai người Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang và tìm tôi không được. Sau này tôi gặp Quang, Huy trong tù thì cũng xác nhận điều này.
Tôi để im câu chuyện đó trong lòng cho đến khi đã ở tù được vài tháng, trong 1 lần xuống sân tập thể dục, tôi gọi điện thoại công cộng trong sân tập nói chuyện với chú Nghê Lữ về nhiều chuyện thì được chú Nghê Lữ vô tình cho biết người phụ nữ được giải " Bảo vệ nhân quyền" khoe với chú Nghê Lữ là admin DLB tại Việt Nam.Và tôi đã biết người đó là ai. Mặc dù trước khi bị bắt tôi đã được người bạn thân làm an ninh báo cho tôi biết cần cẩn thận với Nguyễn Chí Đức và người đàn bà này nhưng tôi bận quá nên cũng để ngoài tai.
Xâu chuỗi với việc nhiều người bi bắt sau khi người đàn bà này thi thoảng bị công an mời vào đồn rồi lại ra thì thấy có gì đó không ổn. Đồng thời, DLB bị Nguyễn Tấn Dũng ra thông cáo cần phải dẹp. Cũng có người viết cho DLB xin tị nạn trước tôi (UN đã cho tôi biết là họ nắm rõ về sự nguy hiểm của những ai hợp tác cho DLB). Nhưng người phụ nữ làm admin cho DLB tại Việt Nam thì lại ung dung tuyên bố, tuyên cáo, vào đồn công an đi về dễ dàng. Người đấu tranh biết cô ta làm admin cho DLB mà cộng sản lại mù sao ?. Nhất là cô ta cũng công khai viết bài cho DLB.
Cảnh sát Thái nói và bằng chứng tôi bị tấn công email khi mà email đó dùng duy nhất với DLB cũng đã nói thêm nhiều điều. Ngoài ra khi còn ở VN, Campuchia khi mà người đàn bà đó chưa vào làm admin của DLB (Tôi chỉ liên lạc với anh Vũ Đông Hà) thì tôi vẫn an toàn. Nếu không thì tôi đã bị bắt ở VN chứ không phải ở Thái. Ngoài ra, bức ảnh trong hình truy nã của tôi mà công an Thái, công an VN có được là ảnh lấy từ máy tính của tôi lúc tôi chụp tại Thái Lan. UNHCR cũng nắm được điều này khi làm việc với tôi trong tù. Rõ ràng email của tôi liên lạc với DLB đã bị lộ nên mới bị chúng tấn công dưới sự bảo trợ của chính phủ dẫn đến lộ email, I.P và bị bắt.
Có nhiều điều tôi không còn muốn hợp tác với DLB vì : Quan điểm, Trình Độ của tôi không đủ. Nhưng điều chính yếu là vì nữ an ninh nằm vùng này vẫn còn tồn tại làm admin trên DLB. Trớ trêu thay chuyện Phạm Xuân Ẩn thời VNCH lại hiện hữu trong làng báo lề dân vì vậy tôi phải tránh xa nơi đó.
Còn tiếp ,...

Blogger Đặng Chí Hùng đến bến bờ tự do

 
Ngày từ nhà tù ra đi.
Ngày 2 tháng 9, Thượng Nghĩ Sĩ Ngô Thanh Hải đi công tác tại Âu Châu, Ngày 4 tháng 9, lần đầu tiên Đặng Chí Hùng được nói chuyện trực tiếp với Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải qua điện thoại. TNS. Hải đã gọi tôi từ số điện thoại nhà của chị Ca Dao và bác Nguyễn Quốc Nam tại Paris vào số điện thoại công cộng tại I.D.C và trấn an tôi rằng mọi việc diễn tiến tốt đẹp, tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian, hãy bình tĩnh chờ đợi.
Thật bất ngờ, 2 giờ sau khi nói chuyện với tôi. Văn phòng TNS Ngô Thanh Hải thông báo một tin phấn khởi là chữ ký xuất cảnh cho Đặng Chí Hùng đang được tiến hành. Nhưng đó là sau này tôi mới biết, tôi ở tù thì chỉ biết tin vào những gì TNS Ngô Thanh Hải và chính phủ Canada, văn phòng BPSOS và tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giúp đỡ mà thôi.
Ngay sau đó, Bộ di trú Canada mua vé máy bay cho tôi.
Trưa ngày 8/9, tôi tập thể dục ở sân nhà tù I.D.C như thường lệ.Thật bất ngờ, Lê Mạnh Hùng là bí thư thứ 1 của ĐSQ CSVN tại Thái lại gặp tôi. Anh ta vào làm việc với cảnh sát Thái về những người tù lao động tại Việt Nam. Anh ta nhìn thấy tôi và hỏi trước “Hùng chưa đi Canada à ?”. Tôi quay sang nói thẳng với anh ta trước mặt cảnh sát Thái, tù nhân người Việt mấy trăm người “Anh đừng tỏ ra đạo đức giả, vì cộng sản các anh tìm đủ mọi lý do gây khó nên tôi mới kẹt ở đây. Đừng tỏ ra tử tế nữa”. Hùng cúi đầu và quay đi không nói lời nào . (Chuyện CSVN ngăn tôi đi Canada từ Thái sẽ được kể trong các phần sau).
Chiều tối ngày 8/9/2014 tôi đang chơi với lũ trẻ con H’Mong là con nuôi tôi (hiện định cư tại Kitchener) thì có người gọi tên tôi qua cửa sổ nhà tù. Người của I.O.M đem vé cho tôi. Anh bạn người Thái nói tiếng Anh lơ lớ nói “ Anh có phải là Manh Hung Pham không ?”. Tôi trả lời là tôi đúng là Manh Hung Pham, và thông báo I.D.C number (số tù), ngày tháng năm sinh. Anh ta cười “Anh ở đây lâu quá rồi, giờ có vé cho anh đi Canada rồi !”.
Lúc đó tôi như người bừng cơn mê vì nỗi vui mừng khôn tả. Cả phòng tù từ Ta, Tây, Tầu… đều ùa đến chúc mừng vì tôi chơi vui với mọi người và họ rất mến tôi. Thật là hạnh phúc !
Tôi ký nhận bản copy vé máy bay mà tay run run, không cầm được nước mắt vì sẽ sớm thoát cảnh tù đầy, tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân tộc VN . Tôi cũng không quên cảm ơn và bắt tay nhân viên I.O.M đang chia vui cùng tôi.
 Như vậy là tôi đã cầm chiếc vé máy bay Air Canada xuất hành lúc 6.50 sáng ngày 10/9 với điểm đến là Toronto . Tuy nhiên mãi đến ngày 9/9 tôi vẫn rất lo lắng vì giấy xuất cảnh vẫn chưa có (Theo thông báo của luật sư người Thái làm việc cho UNHCR).
Chiều tối lúc 19h30 ngày 9/9, luật sư của UN lên phòng tù thông báo tin vui là đã có giấy xuất cảnh.
Tối 9/9 tôi mua đồ ăn nhẹ và được anh Hiền mua vào ít đồ ăn mặn, liên hoan chia tay cả phòng. Mọi người chúc mừng tôi. Tôi cho anh em H’Mong, trẻ con tiền và mỗi người tù dù Tây, Ta mỗi người 100 bath Thái coi như món quà chúc họ may mắn. Tôi chia tay với chú Lý Kim Thiên, một cựu sĩ quan không quân VNCH trong tù…Lúc nhân viên nhà tù mở cửa cho tôi xuống tầng 1 nhà tù lấy tư trang, Di và Phong là hai em bé H’Mong đã khóc òa lên vì phải chia tay tôi. Tôi cũng khóc…Nhưng bác phải đi nha Di và Phong. Rồi hai con cũng sẽ đi đến xứ sở tự do…(Đã nói ở trên).
Nhưng hình như số tôi phải trải qua những giờ phút phập phồng cho nên 7 giờ tối ngày 9/9, hai cảnh sát dẫn tôi ra phi trường Bangkok cùng với những người khác, sau khi những người khác đi định cư thì 2 người cảnh sát dẫn tôi…..trở về trại tạm giam IDC. Tôi đã gọi điện cho anh Hiền ra tiễn tôi nhưng mà khi biết mình phải quay lại tù, tôi gọi anh Hiền quay trở lại nhà. Thật buồn !
Tôi hỏi người cảnh sát Thái “Tại sao tôi lại quay lại nhà tù ?”. Anh ta nói “Đừng lo, tao cam đoan 100% mày đi Canada, không bị bắt về Việt Nam đâu. Nhưng mà cần phải có thêm giấy tờ của ông tướng I.D.C thì mày mới đủ giấy đi Canada”. Tôi biết nói gì đây ? Đành đi theo về nhà tù.
Tôi ngủ một đêm ở phòng thăm nuôi, không màn và cạnh nhà vệ sinh sực mùi nước tiểu. Tôi may mắn là lúc đi ra phi trường họ trả tôi đồ đạc do anh T.Q.Hiền gửi vào nên tôi có chiếc Samsung note 7.7 có sim điện thoại cắm vào là một chiếc phone. Tôi lên mạng check thông tin chuyến bay bằng 3G và gọi điện cho chị Ca Dao biết rằng tôi sẽ đến Canada bằng Terminal 1 của sân bay Toronto. Tôi dặn không cho ai biết vì mình đi thế này coi như thất bại, không làm gì được cho núi sông. Tôi không xứng đáng được chào đón như sự thật bà con đã đón tôi tại Toronto.
Sáng hôm sau lúc 4 giờ, hai cảnh sát Thái Lan đưa tôi ra phi trường Bangkok. Tôi ngồi trên Cabin xe tù theo lời đề nghị của anh cảnh sát. Anh nói với tôi trên đường “ Cảnh sát Thái không tin cảnh sát Việt Nam, chúng tao biết thừa ở Việt Nam mày cảnh sát ác lắm nên cũng muốn bảo vệ mày. Lúc nãy mày phải đi về nhà tù , tao thay mặt ông tướng I.D.C xin lỗi mày”. Tôi trả lời “Không có gì, giấy tờ thiếu nên về lại đợi cũng không sao”. Anh cảnh sát nói “Không “ Tụi tao nói dối mày cho mày yên tâm! Thật ra giấy tờ mày đầy đủ tất cả. Tụi tao sợ để mày ở sân bay hơn 5 tiếng, tụi công an VN không bắt được mày về mà hại mày chết thì tụi tao không ăn nói được với UNHCR và Canada được”. Tôi cảm ơn anh cảnh sát và gửi lời đến ông tướng I.D.C. Tôi cũng ký và tặng anh cuốn sách “Những sự thật cần phải biết” quyển 1(Chú Trần Phong Vũ gửi cho tôi 20 cuốn tặng bàn bè trong tù và tị nạn thông qua anh Trần Quốc  Hiền) cũng như giải thích tội ác của CSVN, tại sao tôi và đồng bào phải đi tị nạn. Anh cảnh sát Thái tỏ ra vui vẻ và hiểu biết rằng cộng sản Việt Nam chỉ khoác lác, anh cũng không thích công an Việt Nam.
Tại phi trường Bangkok, anh cảnh sát giao tôi cho người của I.O.M. Tôi gặp anh Hiền và chị Lộc ở sân bay, lúc đó Hùng mới thở phào nhẹ nhỏm và khi ngồi trên máy bay lúc 6h50 sáng thì mới thấy mình thật sự tự do.
Chuyến máy bay Air Canada 002 đáp xuống phi trường Toronto trễ hơn 20 phút. Thật bất ngờ, một phái đoàn hàng chục người gồm cộng đồng người Việt tại đây, các cơ quan truyền thông và đặc biệt có cả sự hiện diện của Dân biểu Ted Opitz cũng như nhân viên Bộ Di Trú đã sẵn sàng chờ đón tôi với hoa và cờ vàng ngập cả một góc phi trường. Tôi không hề biết mọi người biết tôi qua và đón tôi.
Lúc xong thủ tục tôi đã nói với em Vinh (Canadian gốc Việt) làm cho I.O.M để mở hành lý lấy lá cờ vàng  ba sọc đỏ do em Nguyễn Thiện Thành – thành viên tuổi trẻ yêu nước (hiện ở Mỹ) tặng lúc ở tù ra. Tôi muốn nhờ em Vinh chụp cho tôi vài bức ảnh với lá cờ vàng khoác trên vai để làm kỷ niệm. Nhưng thật bất ngờ tôi lại được chào đón bên ngoài phi trường bởi nhiều Bà con, hội đoàn và có cả phóng viên VBS, Thanh Tâm của SBTN... Quá hạnh phúc và xúc động !.
Ngay tại phi trường , Tôi đã được thông báo là được cấp ngay giấy chứng nhận thường trú dân mà không phải qua bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào. Tôi được đưa về một căn phòng của chính phủ tại 100 Lippicot trong màn mưa nhẹ của Toronto. Bữa ăn đầu tiên tại Canada là tại quán phở Hưng – Spadina Ave do vợ chồng chú Tấn, má Oanh và nhiều bà con đãi tôi…
Ăn phở ! Nhớ quê hương ngàn trùng, khóc vì xa quê, khóc vì hạnh phúc….!
Đặng Chí Hùng
Còn tiếp.
https://scontent-lga3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13007251_262916757378533_124311537583399031_n.jpg?oh=e5666684f7c44e89f2ffaf4d03f89024&oe=577D3211
Đây là song sắt buồng thăm nuôi tôi đã ngủ qua đêm trước khi tới Canada sau vài ngày không tắm, ngủ cạnh chỗ vệ sinh. Chỗ này cũng là chỗ chị Magret Hoang, anh TN Thành, T,s NĐ Thắng, chị Lộc, anh chị em BPSOS , anh Tuấn (Úc), anh em đài ĐLSN và anh em tuổi trẻ yêu nước....đã từng đến thăm tôi qua song sắt này.
***


Những nỗi gian nan
Tù, ai cũng chẳng thích tù. Nhưng hết tù ở Việt Nam rồi lại đến tù Thái. Người viết đã trải qua nó như một cơn ác mộng. Rồi thì ác mộng cũng qua, cho dù giờ đây đã ngồi ở xứ tự do, nhưng nó vẫn còn quanh đây như mới xảy ra hôm qua mà thôi…
Còn nhớ lại, khi chị Hương của Lao Động Việt vào thăm tôi lần thứ hai cùng chị Lộc vợ anh Hiền. Họ đem cho tôi hai chiếc áo của LĐV để ký tên. Chuyện hết sức bình thường, nhưng khi hai chị đem hai chiếc áo qua song sắt của trại giam thì tên an ninh Thái Lan mang cấp đại úy lại cầm chiếc áo xét tới, xét lui mặc cho đã vượt qua vòng kiểm soát thăm nuôi từ ngoài cửa. Tay an ninh trại giam còn hỏi hai chị rằng “Người này (Chỉ tôi) có phải là ngôi sao điện ảnh không mà đòi ký vào áo?”. Tôi và hai chị chẳng thèm trả lời bởi vì những gì chúng tôi làm không có gì sai, chúng tôi đang vì quê hương Việt Nam đau thương mà thôi…
Hai trong nhiều phiếu thăm tù mà chị Hương còn giữ lại được…
Cũng cần phải nói thêm, suốt 1 thời gian tôi ở nhà tù Thái Lan. Tôi không được áo tù màu cam như anh em tù bình thường khi thăm nuôi. Tôi phải mặc áo tù màu vàng và thăm nuôi riêng tức là 12h trưa chứ không phải là 10h như nguời tù di trú bình thường. Theo như cảnh sát Thái tiết lộ thì tôi bị coi là thành phần “đặc biệt nguy hiểm” nên phải thăm nuôi riêng, qua song sắt theo yêu cầu của đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Khi thăm nuôi không được thoải mái nói chuyện như anh em khác mà còn có sự chăm sóc của cảnh sát Thái ngồi cách đó không xa. Những điều này nhà báo Dương Phục khi thăm tôi ở tù Thái đã chứng kiến như cách chị Lộc, chị Hương vv…chứng kiến.
Sự phân biệt đối xử của cảnh sát Thái đối với tôi còn thể hiện ở việc họ giành phần lớn thời gian ở tù của tôi ở phòng 15A cùng với tên trưởng phòng người Tàu nổi tiếng ăn hiếp người ở trại I.D.C để uy hiếp tinh thần tôi. Như đã kể ở phần trước, hắn đã từng đánh tôi. Nếu không có sự can thiệp của UNHCR và giúp đỡ của anh Hiền Sỹ, có lẽ tôi sẽ phải ở mãi phòng 15A để mặc cho tên Tàu cộng này ăn hiếp. Chính một viên cảnh sát Thái đã tiết lộ rằng “Ông lớn cảnh sát rất thân với đại sứ quán Việt nam, họ muốn mày phải khổ sở và xin tự nguyện về nước cho cảnh sát Việt Nam bắt. Phòng 15A là phòng giam tù nhân luôn chuẩn bị tư thế bị dẫn độ về nước….”. Đó là sự thật không sai vì chính một số luật sư của UNHCR cũng cho biết về sự thật này.
Vâng ! Cái thân phận tù đày dù là xứ nào cũng vậy cả. Mặc dù biết rằng tù Thái đỡ hơn rất nhiều so với tù Cộng sản Việt Nam. Nhưng cái cách mà họ đối xử với tôi thật đáng buồn. Nó xuất phát từ bàn tay nhơ nhớp của lũ cán bộ đại sứ quán tại Thái Lan. Những tên đó, là những tên bức hại đồng bào lao động thông qua những lệ phí giấy tờ cắt cổ. Chỉ có thời nhà sản mới sinh ra loại người như thế.
Khi tôi đã chuyển lên phòng 5, cộng sản còn gài một người tù hình sự Việt Nam vào phòng tôi và nằm ngay cạnh tôi quãng đầu tháng 6 năm 2014. Nhưng tôi đã cảm hóa em, nói chuyện với em và cho em 1000 bath thêm vào mua vé máy bay về Hòa Bình. Em cảm ơn tôi và hứa sẽ sống tốt hơn khi về nước. Chẳng biết giờ em ra sao, nhưng tôi cầu chúc cho em không vấp phải con đường em đã qua. Và cần phải nói thêm, chính em và gia đình cũng là nạn nhân của chính sách lừa gạt của CSVN. Cụ thể, gia đình Tâm từ đời ông nội đã di cư sang Thái trong nạn đói 1945. Nhờ chính sách dân chủ, mở cửa của Thái nên gia đình em làm ăn khấm khá. Đến sau này, tin theo lời lừa phỉnh của Hồ Chí Minh và bè lũ cộng sản đã đem hết tiền bạc hồi hương và dâng cho “cách mạng”. Hậu quả là gia đình em trắng tay, cha em vất vả làm thuê kiếm sống và chính Tâm phải lang thang xứ người kiếm cơm, bị tù tội …Điều đó một lần nữa cho ta thấy, hậu quả của chế độ cộng sản không chỉ là với bản thân bất cứ cá nhân nào. Mà đó là hậu quả đến với cả một dân tộc Việt Nam.
Quay lại chuyện của tôi, khi tôi đã đến Canada, trong buổi ra mắt cám ơn đồng bào tháng 10 năm 2014 tại Toronto. Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải có đọc lá thư của Bộ Ngoại Giao Thái Lan gửi cho TNS Ngô Thanh Hải và tôi. Họ chúc tôi ở Canada may mắn. Vâng ! Tôi cảm ơn người Thái rất nhiều vì họ ít nhất không giao tôi cho quỷ dữ cộng sản như cách ông già người H’Mong Lào là cựu binh Vàng Pao cho chính phủ Lào. Tôi kể chuyện tù của tôi ra để thấy rằng, ở bên cấp dưới, sĩ quan cảnh sát Thái vẫn đang ngày đêm ăn hối lộ và thông đồng với đại sứ Việt Nam tại Thái để hà hiếp những người tù chính trị trong tù Thái. Cảm ơn người Thái đã giúp tôi đến bến tự do, những những gì sai trái của một số cảnh sát Thái thì cần phải lên tiếng bởi vì còn đó bao bạn bè, đồng bào của tôi còn đang phải sống vất vưởng tị nạn trên đất Thái hoặc trong những nhà tù khổ cực…
Nhưng thêm một điều đáng buồn hơn lại đến từ chính đồng bào của mình đối xử với mình. Đó là câu chuyện về một phái đoàn thăm người tị nạn của một hội cựu chiến binh VNCH từ Úc thăm tù I.D.C quãng tháng 4 năm 2014. Theo thông tin được biết từ bạn tù và anh em ở ngoài thì phái đoàn thăm tù này gồm nhiều vị lãnh đạo trong hội cựu quân nhân ở Úc. Hằng năm đến Thái thăm viếng, cho tiền và quà những người tù I.D.C và người dân tị nạn. Họ đã vào tù I.D.C thăm những em H’Mong và Thượng mà chính tôi làm hồ sơ tị nạn cho họ. Phái đoàn cũng thăm anh Hiền Sỹ, ông Mười vv…. Họ cũng không thăm và hỏi tôi lấy một tiếng. Dẫu rằng, tôi biết mình không là ai cả, tôi cũng không phải ghen tị với những bạn tù. Nhưng điều tôi đáng buồn rằng chính ông Lý Kim Thiên, cựu sĩ quan không quân VNCH trong nhà tù đã yêu cầu phái đoàn thăm tôi thì được trả lời rằng: “ Đặng Chí Hùng là một người giàu có, trong tù có hàng triệu bath Thái, không cần phải thăm nuôi…” .
Tôi có thể giàu có khi ở Việt Nam, khi chưa chống cộng. Tôi có xe hơi, có nhà cửa đàng hoàng năm 27 tuổi. Nhưng tôi đã mất tất cả từ khi bắt đầu tham gia đấu tranh vì quê hương dân tộc. Cả một đoạn hồi ký quý vị đã đọc cho thấy tôi đã phải nhịn đói khi trốn chạy cộng sản thế nào. Khi ở tù, tôi làm gì có tiền ngoài sự giúp đỡ của một số ít người thân quen để thêm vào bữa ăn tù. Vậy mà phái đoàn thăm tù kia không biết gì về hoàn cảnh của tôi mà dám nói rằng tôi có hàng triệu bath Thái trong tù thì thật đáng buồn. Cái đáng buồn hơn, không phải là vật chất mà là tinh thần. Chẳng lẽ những đồng hương, những người cùng chiến tuyến lại không thể thăm hỏi nhau sao ? Cớ sao phải nói đến chuyện giàu nghèo ở đây ? Thân tù đã khổ cực đủ bề, một lời động viên tinh thần cũng ấm lòng rồi mà ?.Kể ra không phải để oán hờn cho cá nhân tôi mà đó là điều nói lên cho nhiều người tù khác như tôi. Vâng ! Chúng tôi đã hi sinh tất cả, cuối cùng phải ngồi tù và lại mắc phải sự phân biệt cư xử từ chính những người thuộc “phe ta”…
Những điều đáng buồn đó đã đi qua, nhưng nó là ký ức không thể phai mờ trong tôi. Nhưng bên cạnh những nỗi gian nan thì vẫn còn có niềm an ủi. Những điều đó, sẽ được viết ở phần tiếp theo của hồi ký tù Thái của tôi.
Đặng Chí Hùng
04/08/2016
Còn tiếp...
__._,_.___


Posted by: Nmh547

ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ THƯ GỬI QUÝ VỊ SĨ QUAN HOA KỲ GỐC VIỆT.

$
0
0
ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ
THƯ GỬI QUÝ VỊ SĨ QUAN HOA KỲ GỐC VIỆT.


BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU

Lời mở đầu: Trung Cộng không còn theo chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx – Lénine. Chúng tái lập tượng thờ Khổng Tử để thực hiện chủ nghĩa Đại Hán. Các quốc gia Châu Á sẽ không chấp nhận tham vọng bành trướng của Trung Cộng, nên họ cần có sự hiện diện của sức mạnh Hoa Kỳ.  Bọn cầm quyền Việt Cộng ngu si, tin tưởng bám vào Trung Cộng thì “Còn Đảng, Còn Mình”. Cho nên, chúngsẽ thẳng tay đàn áp quần chúng Việt nổi dậy tàn ác hơn cả vụ Thiên An Môn để được tiếp tục làm đầy tớ Trung Cộng. Việt Nam là một vị trí chiến lược quan trọng nên sẽ không tránh khỏi làm địa điểm giao tranh của thế giới. Và dân Việt Nam sẽ không tránh khỏi thảm họa một lần nữa.
Tôi tin rằng cuộc đụng độ (dưới hình thức nào đó chưa biết) sẽ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng trong tương lai (không rõ bao xa).Các cấp chỉ huy quân sự gốc Việt trong Quân lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến mới sẽ đóng vai trò khôn ngoan hơn, hiểu biết dân tộc Việt hơn những tướng lĩnh Hoa Kỳ giúp ta trong thế kỷ trước. Tôi mong rằng loạt bài của tôi có cơ duyên được những sĩ quan Hoa Kỳ gốc Việt để mắt tới.
Thành phố Westminster, California, ngày 1 tháng 8 năm 2016.
Thân chào quý anh chị sĩ quan trong Quân lực Hoa Kỳ,
Có lẽ ông bà thân sinh của anh chị không bao giờ tưởng tượng được rằng một ngày kia con mình sẽ là cấp chỉ huy trong Quân lực Hoa Kỳ, một Quân lực hùng mạnh, tân tiến về kỹ thuật và nhân ái nhất hoàn cầu. Một Quân lực từng hai lần giải phóng Âu châu, xóa tan tham vọng Đại Đông Á của Nhật, đẩy lùi cuộc xâm lăng Liên quân Trung Cộng – Bắc Hàn. Một Quân lực đi cứu trợ thiên tai cho nhân loại. Và tôi cũng không ngờ sau một cuộc chiến chinh khốc liệt trên quê hương mà tôi còn có thể sống sót để được chứng kiến sự thành tựu của anh chị mà hy vọng nòi giống Việt của mình sẽ trường tồn.Tôi sẽ giải thích dần dần cho các anh chị hiểu tại sao tôi đặt kỳ vọng nơi các anh chị.
Việt Nam có một nhà văn tên là Nguyễn Mạnh Côn, viết cuốn sách “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” kể lại hoàn cảnh nước nhà vào thời đại của ông cho thế hệ mai sau hiểu. Tôi tuy không phải là văn, mà chỉ là nhà binh, nhưng cũng muốn theo bước chân người đi trước để thuật lại những sự kiện mà mình đã trải qua cho thế hệ trẻ hơn mình hay. Biết đâu mai sau cũng sẽ có người tiếp tục công việc của tôi?Biết đâu mai sau một trong các anh chị vốn mang dòng máu thiên tài quân sự Trần Hưng Đạo, Quang Trung mà trở thành danh tướng như Douglas MacArthur, một danh tướng mà tôi rất chuộng với câu nói bất hủ: Old soldiers never die; they just fade away”.
Tôi tình nguyện gia nhập vào Quân đội, chọn nghề nhà binh làm sự nghiệp, không phải vì sự thôi thúc do lòng yêu nước của người trai thời loạn đứng lên đáp lời sông núi, mà bởi vì một lý do lãng mạnrất sôi nổi: Tôi ước muốn sống cuộc đời ngang dọc, tung mây lướt gió của chàng phi công. Nhờ ơn di truyền của cha mẹ, tôi đã vượt qua rào cản của điều kiện sức khỏe như mắt, tai, tim, phổi phải tốtvà phản ứng tay chân đồng bộ nhịp nhàng. Nhờ bay lên cao, tôi khám phá quê hương mình quá đẹp, núi non quá hùng vĩ, nước biển xanh quanh bờ cát trắng thay đổi sắc màu mỗi buổi hừng đông và mỗi buổi chiều tà. Từ đó tình yêu đất nước trong tôi càng ngày càng nẩy nở dạt dào. Những đêm bay bao vùng canh chừng cho đồng bào an giấc: Hễ thấy nơi nào xuất phát đạn pháo của địch phóng vào thành phố hoặc đồn bót nào bị địch tấn công là bay đến can thiệp.Tôi bay loại phi cơ hỏa long (fire dragon) trang bị ba khẩu “minigun” sáu nòng, mỗi phút bấm cò thì có 18 ngàn viên đạn tuôn ra cùng với tiếng gầm dữ dội giống như con rồng phun lửa, nên chống biển người rất hiệu quả. Có những đêm phải bay hai phi vụ; có những đêm yên lành thì ôm cần lái bay lòng vòng trong khi phi hành đoàn ngủ gà ngủ gật. Trong những lúc nhàn rỗi như thế, tôi lao lung suy nghĩ về thân phận mình, thân phận dân tộc và cảm thấy sự phi lý của cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt. Tôi bay ngăn ngừa địch pháo kích, vừa để bảo vệ mạng sống những người vô tội, vừa để bảo vệ mạng sống những con chuột, những con rắn như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Trương Tấn Sang, Lê văn Đầy, Hạ Đình Nguyên … đang chui rúc trong các ngõ ngách làm giao liên cho những tên đặc công Việt Cộng đặt chất nổ hoặc mạng sống củanhững ông Tướng, những ông chính trị đang âm mưu với những tên Việt Cộng trá hình làm sư sãi nhằm lật đổ chính quyền. Khi nghe báo cáo kết quả con số địch quân bỏ xác quanh đồn do cuộc xạ kích đêm qua, tôi không cảm thấy vui, mà lại cảm thấy buồn buồn vì mình đã giết nhiều mạng người bị mấy thằng ở Bắc Bộ Phủ đẩy vàocảnh huynh đệ tương tàn bởi chiêu bài giải phóng láo lếu.
Tôi biết trước phe mình sẽ thua trong cuộc chiến này vì không một Quân đội nào dù thiện chiến đến đâu, dù trang bị khí giới tối tân đến đâu cũng không thể chiến thắng được, khi mà những phần tử được ta bảo vệ lại là bọn nằm vùng chui rúc vào hầu hết các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, tôn giáo, văn hóa, thương mãi. Hậu phương thường trực bị xáo trộn, thì tiền tuyến nào được yên lòng diệt giặc?Thà cứ ngây thơ, vô tư sống như cây tầm gửi, như bèo trôi dập dềnh theo con nước xuống lên, có lẽ tâm hồn mình sẽ thảnh thơi hơn, tôi chua xót nghĩ vậy!
Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, Hoa Kỳ yêu cầu các quốc gia đồng minh của mình hãy trả độc lập cho các quốc gia thuộc địa để chống lại chiêu bài giải phóng các dân tộc bị trị của Liên Xô. Đế quốc Anh ý thức thời kỳ chế độ thuộc địa phải chấm dứt, nên sửa soạn cho dân bản xứ có khả năng cầm quyền, chống lại sự tuyên truyền láo khoét của cộng sản. Do đó, không một nước nào dưới sự cai trị của Thực dân Anh bị rơi vào tay cộng sản. Nếu Đế quốc Pháp cũng thức thời như Đế quốc Anh, thì nhà cách mạng chủ trương tranh đấu ôn hòa bất bạo động Phan Chu Trinh sẽ thành Thánh như Mahatma Gandhi.Trái lại, Thực dân Pháp vì tham lam, kiêu ngạo với chiêu bài khai sáng các dân tộc bán khai, tiếp tục chiếm giữ Việt Nam làm thuộc địa, khiến cho phong trào đấu tranh giành độc lập có chính nghĩa. Những nhà ái quốc như Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Trương Tử Anh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trình, Huỳnh Thúc Kháng … đi làm cách mạng vì yêu nước, vì lý tưởng giành độc lập cho dân tộc. Họ không hề được đào tạo kỹ thuật đấu tranh bạo lực và không hề được quốc gia nào viện trợ vũ khí, tài chánh. Trong khi Hồ Chí Minh làm đơn xin vào học Trường Thuộc địa của Thực dân Pháp bị từ chối thì đi làm tay sai cho cộng sản Liên Xô, Trung Cộng (một loại Thực dân mới) để dâng Tổ Quốc cho đàn anh chủ trương thế giới đại đồng, vô sản chuyên chính.
Khi còn bé, tôi được nghe mẹ tôi kể rằng bác sĩ nhãn khoa Lê Đình Thám, người khai sinh ra các khuôn hội Phật học, chơi thân với bố tôi, thuyết phục bố tôi – bác sĩ Đặng văn Dư – tham gia vào đảng cộng sản. Bố tôi từ chối vì đơn giản lập luận rằng cộng sản là vô thần, coi tôn giáo là thuốc phiện cần bị tiêu diệt. Hai người đều là Phật tử thì làm sao sống còn trong cái chủ nghĩa đó? 
Mẹ tôi còn kể khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, viên Đại sứ người Nhật lai Pháp đề nghị vớiThủ tướng Trần Trọng Kim, một nhà sử học, rằng họ sẵn sàng tiêu diệt Hồ Chí Minh và toàn bộ tay chân thân cận của hắn thì cụ Kim từ chối và bảo rằng chuyện nội bộ anh em trong nhà sẽ tự giải quyết với nhau. Cái chết của dân mình là vì nhà sử học Trần Trọng Kim cứ tưởng cộng sản là người anh em. Bố tôi lúc bấy giờ là thư ký riêng của cụ Kim, nghe lời từ chối của cụ Kim thì rất buồn bã, thất vọng. Mẹ tôi còn kể rằng bố tôi thường dặn dò các anh tôi đừng bao giờ đi theo phong trào cộng sản. Cho nên người anh ruột của tôi là Đặng văn Châu và người anh thúc bá của tôi là Đặng văn Việt cùng học trường Thanh Niên Tiền Tuyến do luật sư Phan Anh lập ra dưới thời cụ Trần Trọng Kim, mà anh Việt thì theo cộng sản nhưng anh Châutôi thì chống lại cộng sản.
Hồ Chí Minh ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, anh Châu tôi bèn lái xe của trường Thanh Niên Tiền Tuyến từ Huế ra Hà Nội phản đối, nhưng ngang Thanh Hóa thì bị Công An của Trần Quốc Hoàn bắt giải về giam ở nhà tù Hỏa Lò chờ lãnh án tử hình. Trần Quốc Hoàn cùng quê quán ở Nghệ An với dòng họ Đặng, sinh cùng năm 1916 với bác sĩ Đặng văn Sung, người anh thúc bá khác của tôi (Thượng Nghị sĩ VNCH và Chủ nhiệm nhật báo Chính Luận) . Phan Mỹ, em trai của Bộ trưởng Thanh Niên Phan Anh dưới thời Trần trọng Kim, vào nhà tù khuyên anh Châu tôi tuyên thệ vào Đảng Cộng sản thì được tha, nhưng anh tôi từ chối. Người bạn cùng trường Thanh Niên Tiền Tuyến – một đảng viên cộng sản – dẫn anh tôi ra pháp trường để xử tử thì vừa đúng lúc Thực dân Pháp đổ bộ vào Hải Phòng, tiến lên Hà Nội, nên cả hai đều bị Pháp bắt. Thế là anh tôi thoát chết dưới tay cộng sản. 
Anh Đặng văn Việt đánh tan hai binh đoàn LePage và Charlton trên Đường Số 4, Bắc Việt, được Thực dân Pháp phong là Con Hùm Xám, nhưng sự nghiệp chiến trận vẻ vang của anh Việt dừng ngang chức Trung tá Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 74 cho tới ngày nay,vì cái tội con nhà quan lại. Trong khi đó thuộc cấp của anh Đặng văn Việt có người lên chức Tướng.
Bố tôi vốn khỏe mạnh, thường đi săn bắn và đánh quần vợt với vua Bảo Đại mà đột ngột qua đời lúc mới 55 tuổi. Trong dòng họ Đặng Văn và dòng họ Cao Xuân, ai nấy đều nghĩ rằng bố tôi chết tự nhiên. Về sau, đọc cuốn sách “Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc” của Phạm Khắc Hòe, quan Đổng lý Ngự Tiền văn phòng vua Bảo Đại, tôi ngờ rằng bố tôi chết đột ngột có thể do cộng sản thanh toán vì sợ bố tôi tiết lộ bác sĩ Lê Đình Thám, Phạm Khắc Hòe là cán bộ cộng sản nằm vùng. Nên nhớ rằng đối với cộng sản, dù cha con hay anh em, vợ chồng cũng sẵn sàng giết nhau vì quyền lợi của Đảng; chứ đừng nói là bạn hữu.
Ông Ngô Đình Diệm là người theo đạo Công Giáo, là một tín đồ vô cùng ngoan đạo, nhưng trên hết ông là người yêu nước, yêu dân Việt Nam. Được vua Bảo Đại chỉ định làm Thượng thư Bộ Lại (tức là chức Thủ tướng ngày nay) lúc mới 33 tuổi. Ông yêu cầu Thực dân Pháp thay đổi đường lối cai trị, cho người dân bị đô hộ có quyền tự do hơn, nhưng người Pháp không chấp nhận thì ông khẳng khái từ chức; chứ nhất định không chịu làm tay sai cho Thực dân. Con người dám từ bỏ chức quyền tột đỉnh như thế, chắc chắn phải có tình yêu nước cao độ.
Năm 1954, vua Bảo Đại một lần nữa yêu cầu ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng ở Miền Nam để đương đầu với Hồ Chí Minh ở Miền Bắc. Ông Diệm là người nhân đức, không ra lệnh giết ông Hà Thúc Ký – Chủ tịch Đảng Đại Việt Cách Mạng – từng kéo quân ra chiến khu Ba Lòng chống ông, hoặc không ra lệnh giết Hà Minh Trí ám sát hụt ông ở Ban Mê Thuột. Lời đồn đãi ông Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém khắp Miền Nam để chém đầu những nhà cách mạng(cộng sản) yêu nước là sự tuyên truyền vu khống của cộng sản và bọn tay sai thân Cộng phụ họa.
Nếu ông Ngô Đình Diệm là một Phật tử thuần thành, cộng sản vẫn dùng cán bộ đội lốt nhà sư để gây nên phong trào đấu tranh Phật giáo đòi hỏi quyền tự do tín ngưỡng để hạ bệ. Bằng chứng là cuốn 
Bạch Thư của Hòa thượng Thích Tâm Châu nơi trang 24 tiết lộ sự man rợ, tàn bạo của bọn cán bộ cộng sản đội lốt nhà sư trong băng đảng Ấn Quang như sau: “Tôi về tới VN Quốc Tự (VNQT), bước chân vào cửa văn phòng viện trưởng Viện Hóa Đạo (VHĐ) của tôi thì có một biểu ngữ nền vàng chữ đỏ ghi: MUỐN QUẦN CHÚNG TUÂN THEO KỶ LUẬT THÌ PHẢI THEO QUẦN CHÚNG. Tôi vào tới bàn giấy của tôi thì có một đĩa máu, một con dao và một huyết thư: “YÊU CẦU CÁC THƯỢNG TỌA TRONG VIỆN HÓA ĐẠO, KHÔNG ĐƯỢC THEO THƯỢNG TỌA TÂM CHÂU”. Tôi định lên chánh điện VNQT lễ Phật, tại đây có mấy vị tăng thanh niên không cho tôi vào chánh điện VNQT và hăm dọa, ai muốn vào chùa hãy bước qua xác chết của họ.
Tôi vô cùng chán nản, không biết cách nào vãn hồi trật tự được. Tôi trở về chùa Từ Quang. Về chùa Từ Quang cũng có một đĩa máu, một con dao và một huyết thư CẤM TÔI KHÔNG ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG NỮA. Và người trong chùa cho biết là họ hăm dọa sẽ đốt xe, ám sát. Và, chính các vị tăng thanh niên đang tụ tập tại Niệm Phật Đường Quảng Đức (Bàn Cờ) định sang chùa Từ Quang giết tôi. May có sư cô Vân biết được, cấp báo cho tôi biết. Tôi trốn thoát.”
Cộng sản đã chuẩn bị ngón đòn “tranh đấu” (hay trâu đánh?) dưới danh nghĩ Phất Giáo này từ khi sai ông bác sĩ nhãn khoa Lê Đình Thám đi thành lập các khuôn hội Phật giáo khắp nước từ khuya rồi. Các vị Hòa thượng đạo cao đức trọng, suốt ngày chỉ biết tụng kinh niệm Phật, không thể nào hiểu được âm mưu thâm độc của cộng sản. Nói rằng Phật Giáo lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm là nói láo mà ngày nay vẫn có người tin. Việt Cộng núp bóng Phật Giáo chủ động chuyện khuynh đảo. Về sau có những ông Tướng, ông chính trị gia xôi thịt, cơ hội chạy theo bợ đỡ những ông sư bà vãi nằm vùng để kiếm chức, kiếm địa vị; chứ họ làm gì có lý tưởng quốc gia với lại có đức tin vào Đức Phật? Tôi xin báo cho quý anh chị sĩ quan trong Quân lực Hoa Kỳ đừng bao giờ tin có phong trào đấu tranh Phật giáo dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Đó là sự đánh tráo khái niệm danh từ của bọn cộng sản tự đặt ra cái gọi là hàng Giáo Phẩm để thành phần phật tử ngu muội vái lạy mà thôi.
Các anh chị sĩ quan gốc Việt trong Quân lực Hoa Kỳ thân mến,
Với tư cách là người lính trong Quân lực Việt Nam từng cầm súng chống lại chủ nghĩa cộng sản, tôi đem những kinh nghiệm về cộng sản từ gia đình để kể cho anh chị hiểu những thủ đoạn ghê gớm của bọn bán nước. Mối thù cộng sản đã tàn hại gia đình họ Đặng chúng tôi ở Nghệ An là chuyện riêng tư; nhưng mối thù đối với bọn cầm quyền toa rập với kẻ thù truyền kiếp để tiêu diệt nòi giống Việt thì bất luận người khác chính kiến, khác quốc tịch đều phải có nghĩa vụ chống lại. Bởi vì đến như loài sinh vật trong thiên nhiên hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng còn được nhân loại bảo tồn, huống hồ là một giống nòi của con người? Chẳng lẽ dòng Lạc Việt trong Bách Việtsẽ bị tuyệt chủng, đều trở thành người Hán cả hay sao?
Xin hẹn quý anh chị thư sau.
Trân trọng,
Bằng Phong Đặng văn Âu





Chủ đề: Nhận xét về Đại Hội Đảng Dân Chủ

$
0
0

Trich: "Ông Nguyễn Lý-Tưởng là nhà giáo, nhà báo, cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, cựu tù nhân chính trị bị
Việt cộng giam tù 13 năm khắc nghiệt sau 1975 cùng nhiều quân dân cán chính ưu tú của Việt Nam Cộng Hòa.
Ông
một thành viên lãnh đạo Phong Trào Giáo Dân Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại, và là đương kim Chủ Tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng.
"
Toi muon hoi mot chut cho ro, neu nha-van Hoa Hoang Lan biet cho cau tra loi thi rat cam-on!
Nhu vay tuc la tuoc-hieu Giao-Su truoc ten nguoi viet "Gs Nguyen Ly Tuong" la ap-dung cho viec la truoc nam 1975 o Viet Nam, tuc la ong Nguyen ly Tuong day trung hoc o Viet Nam? 



On Aug 3, 2016, at 10:26 AM, Gop gio  [DANTOCVIET] <> wrote:
 
Kính chuyển cho rộng đường dư luận.
*Hoàn toàn tán thành với những nhận định của GS Nguyễn Lý Tưởng.
(GOPGIO 3-8-2016)

-- Forwarded Message -----
From:"Yen_vlink  wrote:

Chủ đề: Nhận xét về Đại Hội Đảng Dân Chủ


(GS Nguyễn Lý-Tưởng trả lời các câu hỏi của Mai Ly Đỗ về Đại Hội Đảng Dân Chủ...chương trình “Những Vấn Đề Hôm Nay” đài Phát Thanh Việt Nam lúc 6:30 PM giờ Oklahoma ngày Chúa nhật 31/7/2016)

(1): Xin Giáo sư cho biết những nét nổi bật của đại Hội Đảng Dân Chủ được tổ chức từ ngày Thứ Hai 25/7 đến ngày Thứ Năm 28/7/2016 tại thành phố Philadelphia vừa rồi?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:Đại Hội Đảng Dân Chủ đã diển ra trong 4 ngày từ Thứ Hai 25/7 đến Thứ Năm 28/7/2016 tại hội trường của ngân hàng Wells Fargo thuộc thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania là một trong 13 tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ từ thời lập quốc. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử và những giá trị truyền thống của nền văn minh Hoa Kỳ mà sử sách thường gọi là nên văn minh được thiết lập bởi người da trắng (tức nền văn minh Kitô giáo).


Các đại biểu của đảng Dân Chủ đã họp để thông qua chính sách và chính thức chọn ứng cử viên Tổng Thống đại diện cho Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ ngày 8 tháng 11 năm 2016 sắp tới (để tranh với đối thủ là Donald Trump, ứng cử viên chính thức của Đảng Cộng Hòa trong Đại Hội Đại Biểu Đảng Cộng Hòa trước đây một tuần được tổ chức tại thành phố Cleveland, tiểu bang Ohio).

-Đại Hội này có những điểm đặc biệt sau đây:
Khoảng 20,000 (hai chục ngàn) emails qua lại giữa các vị lãnh đạo trong Ban Chấp Hành Đảng Dân Chủ đã bị Wikileaks tiết lộ cho thấy có sự chèn ép bất công, phân biệt đối xử đối với ứng cử viên Bernie Sernders để ủng hộ Bà Hillary Clinton làm ứng cử viên chính thức của Đảng Dân Chủ ...Như vậy là không có sự công bằng ở trong Đảng. Dư luận cho rằng Bà Hillary Clinton có nhiều tiền, dư sức mua chuộc các vị lãnh đạo Đảng Dân Chủ để loại ông Bernie Senders...Chuyện nội bộ của Đảng Dân Chủ...làm sao Wikileaks biết được?

Người mà dư luận cho rằng đã tiết lộ các bí mật của CIA là Snowdden hiện đang bị luật pháp Hoa Kỳ truy tố và đang ẩn náu tại Nga. Do đó, Bà Hillary Clinton đã tuyên bố rằng việc tiết lộ này là do Nga làm với mục đích ủng hộ Donald Trump. Dư luận trong Đảng Dân Chủ quy trách nhiệm cho Bà Chủ Tịch Đảng là Debbie Wasserman Schultz và yêu cầu Bà phải từ chức ngay, không được chủ tọa Đại Hội.


Trước đó một ngày (24/7/2016) Bà Debbie ...đã nhận lỗi và tuyên bố sẽ từ chức Chủ Tịch Đảng sau khi tổ chức Đại hội xong. Nhưng đại biểu cử tri không chịu: không cho Bà đọc diễn văn khai mạc đại hội. Kết quả, Bà Phó Chủ Tịch Donna Brazile lên thay thế để đọc diễn văn khai mạc và chủ tọa, điều khiển đại hội.
Những người ủng hộ ông Bernie Sanders đã bảy tỏ sự phẫn nộ, la ó mỗi khi Bà này lên tiếng.

Dư luận cho rằng một Đảng có tên là Dân Chủ mà không có tinh thần Dân Chủ. Những người này mặc áo T-Shirt có tên ông Senders và cầm bảng có chữ ủng hộ ông Senders. Họ hô to : ủng hộ Sanders, không ủng hộ Hillary...Bên ngoài hội trường cũng có hàng ngàn người biểu tình phản đối và đòi vào bên trong. Cảnh sát giữ trật tự không cho họ áp sát hàng rào...Họ dùng loa gọi tên Hillary Clinton và la “boo” để phản đối.

Nghị sĩ Bernie Sanders, người tuyên bố sẽ theo Bà Hillary Clinton cho đến giờ phút cuối cùng để được các Đại Biểu của đại hội Đảng Dân Chủ quyết định chứ không chịu bỏ cuộc (mặc dù trên thực tế ông đã thua bà Clinton quá xa trong cuộc bầu cử sơ bộ ). ..Trước đây, ông Bernie Sanders đã từng tuyên bố “Bà Clinton không đủ tưc ách và khả năng làm Tổng Thống” nhưng hôm nay, ông đã tham dự Đại Hội và tuyên bố ủng hộ Bà Clinton. Lập tức, ông bị những người trước đây ủng hộ ông hô “đả đảo”.

Không khí trong hội trường rất căng thẳng, qua ngày thứ hai đã có hàng ngàn người bỏ ra về. Họ giương cao tấm bảng có hàng chữ “Walk Out”. Dư luận cho rằng Tổng Thống Obama đích thân dàn xếp để cho ông Sanders rút lui, nhường cho Bà Clinton để Bà được chọn làm ứng cử viên chính thức của Đảng Dân Chủ.
Vì thời giờ có giới hạn, và còn nhiều vấn đề khác về nội dung đại hội, tôi tạm ngưng ở đây, xin mời Cô Mai Ly nêu câu hỏi tiếp theo.

(2): Người ta nói rằng Đảng Dân Chủ đã tạo được sự đoàn kết nội bộ trong Đại Hội này. Theo nhận xét của Giáo sư, điều đó có đúng không?

GS Nguyễn Lý-Tưởng: Trong ngày khai mạc (25/7/2016) có 61 người đọc diễn văn nhưng chỉ có vài người có tên tuổi, được nhiều người biết đó là: Bà Nghị Sĩ Elizabeth Warren, ông Nghị Sĩ Bernie Sanders và bà Michelle Obama (phu nhân của Tổng Thống Obama, người được gọi là đệ nhất phu nhân). Các người này đều kêu gọi ủng bộ Bà Hillary Clinton. Bà Warren là người sát cánh với Bà Clinton trong các cuộc vận động trước đây, và dư luận đã một thời đồn đoán rằng Bà Hillary Clinton sẽ chọn bà này đứng chung liên danh. Nhưng cuối cùng, ông Nghị sĩ Tim Kaine được chọn.

Ông Bernie Sanders là người cho đến giờ chót mới chịu rút lui để cho Bà Clinton được Đảng đề cử. Ông Sanders là người có khuynh hướng xã hội... khi vận động tranh cử sơ bộ, ông Sanders đã nói “Bà Clinton không đủ tư cách và không xứng đáng làm Tổng Thống Hoa Kỳ”...bây giờ ông lên ủng hộ bà Clinton...điều đó đã làm cho những người ủng hộ lập trường của ông bất mãn và la ó, khiến cho người chủ tọa chương trình là Bà Marcia Fudge phải nhắc nhở: “Chúng ta là những người của Đảng Dân Chủ, chúng ta phải hành xử một cách dân chủ”.

Bà Michelle Obama phát biểu ca tụng Bà Clinton “là một người lãnh đạo tài ba” nhưng trước đây, vào năm 2008, khi ông Obama ra tranh cử Tổng Thống, Bà Michelle đã nói về Bà Hillary Clinton : “If you cannot run your own house, you cannot run the White House” (nếu bà không có khả năng quản lý gia đình, thì bà cũng không có khả năng quản lý quốc gia)...dụng ý của câu nói này là để vận động cho chồng bà được Đảng Dân Chủ chọn làm ứng cử viên Tổng Thống năm 2008.

Nói tóm lại, các bài diễn văn hoa mỹ của các diễn giả này đầy mâu thuẫn khiến cho người nghe thấy được sự giả dối của họ. Nói vậy mà không phải vậy. Sự đoàn kết này chỉ có ở thành phần lãnh đạo nhưng không có đối với thành phần cử tri của Đảng Dân Chủ vì đa số cho rằng họ bị “lừa dối” trong khi họ muốn biết sự thật, họ muốn nghe sự thật...

(3): Bà Hillary Clinton đã chọn ông Tim Kaine, Nghị Sĩ của Tiểu bang Virginia đứng chung liên danh. Nhiều người cho rằng Bà đã chọn đúng người, có lợi cho Bà...Theo nhận xét của Giáo Sư, điều đó có đúng không?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:Ông Tim Kaine là một người không có tai tiếng gì. Điều đó đúng. Nhưng ông là một người sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Công Giáo, ông đã từng được đào tạo từ tiểu học trong một trường Công Giáo của các Linh Mục Dòng Jesuiste (dòng Tên)và người ta xem ông là một người Công Giáo gương mẫu. Nhưng khi được tin ông nhận lời đứng phó cho Bà Clinton thì một Giám Mục người Mỹ đang cai quản Giáo Phận nơi ông Tim Kaine sinh sống đã gởi cho ông một email với nội dung “Người Công Giáo không thể ủng hộ người chủ trương Phá Thai”...Email này đã được nhiều người phổ biến.

Chúng ta nên hiểu rằng đạo Công Giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung, đều cho rằng “Phá Thai là phạm tội giết người”. Luật Công Giáo giải thích “hôn nhân là đi đến sự lưu truyền nòi giống cho nhân loại; trong sự kết hợp giữa nam và nữ không phải là để thỏa mãn thú vui xác thịt mà phải tôn trọng sự sống, phải chịu trách về kết quả của nó là có con cái. Ai chủ trương phá thai là phạm tội giết người”

Bà Clinton và Đảng Dân Chủ chấp nhận “hôn nhân đồng tính” và “cho được quyền phá thai” điều đó là trái với giáo lý và giáo huấn của đạo Công Giáo cũng như các tôn giáo khác. Vị Giám Mục nhắc nhở ông Tim Kaine điều này cũng có nghĩa là nói cho các cử tri Công Giáo biết lập trường của ông này đối với giáo lý, gíao huấn của Giáo Hội...Điều này có lợi hay có hại cho Bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 8 tháng 11, 2016 sắp tới. Đối với giới trẻ thì ông Tim Kaine không có vẻ hấp dẫn và không gây được sự sôi nổi đối với quần chúng trong các cuộc vận động.

(4): Trong Đại Hội Đảng Cộng Hòa, khi ông Donald Trump phát biểu thì phía sau lưng ông ta là một rừng cờ Hoa Kỳ. Tại sao trong Đại Hội Đảng Dân Chủ  không có cờ Hoa Kỳ?

GS Nguyễn Lý-Tưởng: Nhiều người có nhận xét này...Cá nhân tôi cũng có để ý đến chi tiết này...Có lẽ Ban Tổ Chức Đại Hội cho rằng không cần thiết phải trang trí bằng quốc kỳ...Nhưng đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại hiện nay, đặc biệt tại Hoa Kỳ, mỗi khi có sinh hoạt cộng đồng đều có cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hòa (cờ quốc gia VN trước 1975). Không có là không được. Có quốc kỳ để nhắc nhở tinh thần ái quốc, tinh thần biết ơn những người đã hy sinh bảo vệ và xây dựng đất nước này.

(5) Tại sao không thấy các diễn giả đề cập đến tình trạng an ninh quốc gia
và cuộc chiến chống ISIS?

GS Nguyễn Lý-Tưởng: Theo tôi, có lẽ những nhà chính trị của Đảng Dân Chủ không muốn cho mọi người thấy được sụ trầm trọng về tình hình an ninh của quốc gia Hoa Kỳ. Họ muốn che dấu điều gì đó? Có thể chính quyền của Tổng Thống Obama và Đảng Dân Chủ đang ở trong thế kẹt...Trong khi đó, ông Donald Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa đã nói thật cho dân chúng biết tình hình an ninh hiện nay: đối phó với Trung Cộng, đối phó với Hồi Giáo quá khích (ISIS)..

Ngoài những bài diễn văn và nội dung trả lời các cuộc phỏng vấn, ông Trump còn phổ biến một tài liệu về các âm mưu của Trung Cộng gây thiệt hại cho nước Mỹ như thế nào? Đó là những sự thật mà dân Mỹ cần phải biết.

(5) Tại sao trong đại hội Đảng Dân Chủ lại xuất hiện những người mẹ của những thanh niên da đen bị Cảnh sát bắn chết. Tại sao phải mời những người này đến và tại sao phải cho họ phát biểu trước Đại Hội? Họ là những người “vô tội” hay sao? Tại sao không mời mẹ hay vợ của những cảnh sát bị bắn chết?

GS Nguyễn Lý-Tưởng: Tôi rất ngạc nhiên khi thấy những bà mẹ của những thanh niên da đen bị cảnh sát bắn chết được mời phát biểu trước Đại Hội Đảng Dân Chủ! Theo báo chí đăng tải thì những người này có tiền án, có hành vi khả nghi, họ lang thang trong khu chung cư ban đêm, họ đã vật lộn với cảnh sát, định cướp súng cảnh sát; một người khác vào tiệm bán tạp hóa, ăn cướp rồi đánh nhau với chủ tiệm, kháng cự với cảnh sát...nói chung là có vấn đề...

Việc đưa những người mẹ của những tên này đến và cho họ phát biểu trước Đại Hội phải chăng là có chủ trương mỵ dân, muốn làm vừa lòng người da đen để kiếm phiếu cho Bà Clinton? Nhưng làm như vậy là thách thức pháp luật, là bất công đối với Cảnh sát là người đại diện cho chính quyền để thi hành luật pháp, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ xã hội.

(6): Trong bài phát biểu của Tổng Thống Obama giới thiệu Bà Clinton...Ông Obama nói rằng: Bà Clinton là người có kinh nghiệm, có khả năng lãnh đạo vì đã trải qua thời gian: là phu nhân của Thống Đốc, Phu nhân của Tổng Thống, Nghị Sĩ, Bộ Trưởng Ngoại Giáo...và cho rằng ông Donald Trump chưa có thời gian tham gia chính trị, không có kinh nghiệm lãnh đạo...Điều đó có đúng không?

GS Nguyễn Lý-Tưởng: Năm 2008, khi ra ứng cử Tổng Thống, ông Obama chưa có quá khứ về sinh hoạt chính trị, chưa có kinh nghiệm lãnh đạo chính quyền. Ông là một người rất trẻ, chỉ là một luật sư cũng chưa phải là người danh tiếng gì và mới chỉ sinh hoạt trong Quốc Hội với tư cách là Nghị Sĩ được hai năm!  Như thế mà cũng làm Tổng Thống được. So với cuộc đời của ông Trump từ khi ra đời tranh đấu, mặc dù chỉ giới hạn trong vấn đề kinh doanh nhưng ông cũng đã có lúc thành công, có lúc thất bại, công ty của ông có cơ sở làm ăn trong 12 quốc gia từ Âu sang Á...

Trong sự giao thiệp làm ăn, ông đã có những hiểu biết không những về lãnh vực kinh tế, tài chánh mà còn những hiểu biết về tình hình chính trị nữa. Tuổi đời 70 hay ngoài 70 với sự thành công của ông hiện nay trong vấn đề làm ăn, qua cuộc vận động tranh cử hiện nay, ông đã loại được tất cả các đối thủ chính trị trong đảng Cộng Hòa (trong đó có các thống đốc, các dân biểu, nghị sĩ...các chính trị gia tên tuổi của đảng Cộng Hòa)...như thế cũng đủ cho mọi người thấy được ông Trump là người có khả năng và kinh nghiệm lãnh đạo.

Ông Obama nói lấy có , nói lấy được...tôi nghĩ rằng nói như vậy không thuyết phục được cử tri. Ủng hộ Bà Clinton hay ủng hộ ông Trump là tùy theo lương tâm và tình cảm của mỗi cử tri.

(7) Tại sao Bà Clinton không bị truy tố trước pháp luật về các tội bất cẩn, vô trách nhiệm...Nếu ông Trump đắc cử Tổng Thống ngày 8 tháng 11/2016 sắp tới...Liệu trong tương lai, Bà có bị truy tố trước pháp luật hay không?

GS Nguyễn Lý-Tưởng: Trước khi Tổng Thống Bush (con) rời khỏi Nhà Trắng (White House), năm 2008, ông đã ký luật đặc xá cho cá nhân ông và cho một số người trong Đảng Cộng Hòa đã cộng tác với ông. Tôi nghĩ rằng Tổng Thống Obama cũng có thể làm như vậy để bảo vệ cá nhân ông và những người cộng tác với ông trong 8 năm ông lãnh đạo nước Mỹ. Nếu muốn bảo vệ Bà Clinton đến cùng thì Tổng Thống Obama có thể làm như TT Bush (con)

(8): Theo GS trong cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 8 tháng 11 năm 2016 sắp tới, ai sẽ đắc cử ? Ông Trump hay Bà Clinton?

GS Nguyễn Lý Tưởng: Năm 2008 là hết nhiệm kỳ thứ II của Tổng Thống Bush...với sự thất bại của Tổng Thống Bush con lúc đó...Đảng Cộng Hòa không có hy vọng tiếp tục lãnh đạo nước Mỹ thêm 4 năm nữa mà thông thường phải có thay đổi vì nguyện vọng của dân Mỹ lúc đó là phải thay đổi. Thời điểm 2008 là cơ hội thuận lợi cho bà Hillary Clinton...nhưng Bà không được Đảng Dân Chủ chọn làm ứng cử viên chính thức nên Bà đã mất đi một cơ hội. Người được chọn là Obama, một người da đen (điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ).

Nhiều người cho rằng lần này Bà Clinton được Đảng Dân Chủ đưa ra chắc Bà sẽ đắc cử vì Bà là phụ nữ đầu tiên ứng cử Tổng Thống. Nói như vậy cũng không hợp lý, vì nếu dân Mỹ muốn một phụ nữ làm Tổng Thống thì họ đã chọn Bà Clinton từ 2008 (vì là thời điểm thuận lợi, là cơ hội) Năm 2016 này không còn là cơ hội của Đảng Dân Chủ nữa mà là cơ hội của đảng Cộng Hòa. Qua các cuộc bầu cử Hạ Viện, Thượng Viện...

Đảng Cộng Hòa đã được đa số và ai cũng cho đó là cơ hội đang tới là của Đảng Cộng Hòa vì Dân Chủ đã lãnh đạo Hoa Kỳ 8 năm rồi (với bao nhiêu tai tiếng và thất bại). Lá bài Hillary Clinton đã cháy từ 2008 rồi, nay đưa ra lần nữa thì khó thành công lắm. Nước Mỹ hiện nay cần đổi mới, không phải đổi mới như Obama đã làm mà đổi mới khác với đổi mới của Obama. Đảng Cộng Hòa đã thay đổi cương lĩnh, thay đổi sách lược chính trị với con bài mới là Donald Trump.

Đoc kỹ cương lĩnh của Đảng Cộng Hòa thì rõ ràng là họ đã thay đổi cho hợp với thời thế, hợp với lòng dân. Donald từ tay trắng, không có vốn liếng chính trị gì nhưng bây giờ đã thật sự là có hậu thuần quần chúng. Điều này không phải chỉ có một mình tôi nói...mà nhiều người nói. Ai có con mắt chính trị thì sẽ thấy được điều đó. Tôi đã dấn thân vào con đường hoạt động chính trị, đã tham gia sinh hoạt chính trị, đi làm cách mạng từ khi mới 15, 16 tuổi (trải qua hơn 60 năm rồi) có thể tôi không đi bầu cử Tổng Thống và không ủng hộ ứng cử viên nào, nhưng tôi vẫn theo dõi cho biết tình hình...

Tôi không xem thường khả năng của ông Trump. Qua đại hội Đảng Dân Chủ, tôi thấy các nhà hùng biện của bên Dân Chủ (mà người số một là Tổng Thống Obama) chưa có ai hơn Trump. Khi Trump phát biểu trước công chúng thì không khí sôi nổi hẳn lên. Ông ta không ăn nói văn chương, không có những bài diễn văn kiểu Obama, không màu mè...nhưng cách nói và nhất là giọng nói đã gây sôi nổi cho quần chúng.

Những người ủng hộ Trump có vẻ “quá khích” như thời Hitler (1940-1945) điều đó bên phe Dân Chủ không có. Chính nhờ khả năng thu hút quần chúng mà ông Trump đã thắng 15 chính trị gia tên tuổi của Đảng Cộng Hòa, những người đã thắng phe Dân Chủ trong các cuộc bầu cử Dân Biểu, Nghị Sĩ, Thống Đốc..

Tôi không có thì giờ để nói hết những suy nghĩ của tôi ở đây. Nhưng tôi tin trong vòng 3 tháng nữa, quý vị sẽ thấy điều tôi nói là đúng. Khi tranh luận, tôi tin rằng Hillary Clinton không thắng được Trump. Người da trắng đi bầu đông. Người da trắng có trình độ về chính trị cao hơn người thiểu số, họ hiểu các vấn đề chính trị của nước Mỹ hơn người thiểu số. Hơn 70% cử tri là người da trắng, họ sẽ quyết định vận mệnh của nước Mỹ. Họ đóng thuế để xây dựng nước Mỹ, Tổng Thống Mỹ trong tay họ, kết quả do họ quyết định.



 ----------
Ông Nguyễn Lý-Tưởng là nhà giáo, nhà báo, cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, cựu tù nhân chính trị bị
Việt cộng giam tù 13 năm khắc nghiệt sau 1975 cùng nhiều quân dân cán chính ưu tú của Việt Nam Cộng Hòa.
Ông là một thành viên lãnh đạo Phong Trào Giáo Dân Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại, và là đương kim Chủ Tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng.




<Nhận xét về Đại Hội Đảng Dân Chủ-2_NguyenLyTuong.docx>

__._,_.___

Posted by: Tamika

CON CHIÊN TÂN TòNG Diệu Quyên -- Xướng Ngôn Viên SBTN -- TT ASIA

$
0
0
 

Đa s nhng hôn nhân CG hnh phúc đu xut phát t các ca đoàn nhà th . MC Diu Quyên là cháu ca Tướng Nguyn Khoa Nam , truyn thng vng tc lâu đi Huế .

Chính các li ca tiếng hát "  Yêu Chúa  Yêu người "  trong ca đoàn nhà thđã thm nhun sâu xa vào tâm hn -  làm con chiên tân tòng Diu Quyên ngày càng d thương , qua cách ăn nói lch thip trí thc  (  nhơn Chúa chăng  ?  )   NS Trúc H tng k chuyn trên Video Asia ,vượt biên qua Cam Bt ,  "... Mang trong người bc nh DM La Vang và xu chui tràng ht ... nên được thoát chết khi lính Cng Miên sp bn "  .

NS Trúc H tuy có vài tai tiếng vìăn nói lp bp  , nhưng nh hình nh người v MC DQ d thương bên cnh , nên TH được tiếng thơm lây .

On Saturday, August 6, 2016 12:35 AM, "HungThe t [diendanchinhtri]"<> wrote:

 
        Kính chuyển quývị, ht


----- Forwarded Message -----
From:"Be Nguyen bnguyen791 wrote  <>


 
Xướng ngôn viên Diệu Quyên tường trình từ thành phố Tacloban, Philippines. (Hình: Facebook Diệu Quyên)
Xướng ngôn viên Diệu Quyên tường trình từ thành phố Tacloban, Philippines. (Hình: Facebook Diệu Quyên)
Ðức Tuấn/Người Việt (thực hiện)
August 2, 2016
Nhắc đến Trung Tâm Asia và đài truyền hình SBTN người ta nghĩ ngay đến nhạc sĩ Trúc Hồ, nhà sản xuất và cũng là người khai thác chủ đề cho mỗi chương trình ca nhạc Asia, kiêm tổng giám đốc SBTN. Thế nhưng, bên cạnh Trúc Hồ lại là một tên tuổi không kém phần quan trọng.

Ðây chính là nhân vật mấu chốt trong việc liên lạc và điều hợp chương trình, là người nắm vai trò trung gian giữa các ca sĩ và nhà sản xuất trong hầu hết tất cả các chương trình ca nhạc của trung tâm Asia, một khuôn mặt quen thuộc trong những chương trình truyền hình Việt Ngữ. Nhân vật ấy không ai khác hơn chính là chị Nguyễn Khoa Diệu Quyên, xướng ngôn viên đài truyền hình SBTN kiêm MC của trung tâm Asia, và cũng là phu nhân của nhạc sĩ Trúc Hồ. Ngoài những tên gọi trên, giới phụ huynh học sinh và các em học sinh thường nhắc đến chị bằng một danh xưng trìu mến: cô giáo Diệu Quyên!Với hơn một giờ đồng hồ tiếp xúc, Diệu Quyên đã dành cho nhật báo Người Việt những chia sẻ thật chân tình về đời sống riêng tư trong gia đình cũng như những sinh hoạt cộng đồng của chị.Sinh trưởng tại Sài Gòn, nhưng Diệu Quyên sở hữu một nét đẹp hiền dịu và sang cả của miền sông Hương núi Ngự, nơi đã bao đời trở thành quê hương của dòng họ Nguyễn Khoa. Với một giọng nói dịu dàng từ tốn, chị đã cho chúng tôi một buổi chuyện trò hết sức thú vị như sau.

Ðức Tuấn (NV): Chào chị Diệu Quyên. Xin chị có đôi lời chia sẻ về lý do khiến chị có mặt ở đất nước Hoa Kỳ này, và những sinh hoạt cũng như những thành tựu của chị kể từ khi đặt chân đến miền đất tự do này.
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Chào Ðức Tuấn. Cám ơn Ðức Tuấn đã tạo điều kiện cho buổi tâm tình ngày hôm nay. Diệu Quyên cùng gia đình vượt biên vào Tháng Tư, 1978. Sau tám tháng ở trại tị nạn Pulau Tengah, Malaysia, gia đình được sang Mỹ định cư theo diện tị nạn vào cuối Tháng Mười Hai, 1978.Sang đến Mỹ cả nhà dọn về tiểu bang California nắng ấm này. Diệu Quyên tiếp tục học hết mấy năm trung học. Sau đó học đại học Cal State Long Beach. Diệu Quyên ra trường cùng lúc hai ngành kỹ sư điện toán và cử nhân toán. Sở dĩ Diệu Quyên chọn ngành kỹ sư vì thời gian đó hầu như ai cũng đổ xô theo ngành khoa học điện toán, vừa dễ kiếm việc, lương bổng lại cao. Nhưng nếu nói thích thì thật sự mình chỉ thích đi dạy học, được làm cô giáo như giấc mơ từ thuở thiếu thời.
NV: Chị có thể chia sẻ hoàn cảnh nào đẩy đưa chị từ một người kỹ sư tới một giáo chức như hiện nay?

Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Sau khi tốt nghiệp đại học, mình có làm kỹ sư được năm năm cho một công ty Mỹ. Tuy được trả lương cao nhưng làm hoài đâm chán, vì công việc luôn dính chặt với máy móc, với bốn bức tường. Ðồng nghiệp đa số lại toàn nam giới. Trong thâm tâm mình vẫn muốn làm một công việc có nhiều tiếp xúc trực tiếp với người hơn là với máy móc. Khi Diệu Quyên chia sẻ ý tưởng này với ông xã là anh Trúc Hồ, anh khuyên mình nên trở lại trường để theo học ngành sư phạm. Với kiến thức toán học sẵn có, lại được bà cố vấn học đường gợi ý, khuyến khích khi xem bảng tổng kết về điểm học cũng như những tín chỉ về toán của mình, Diệu Quyên đã chọn ngành sư phạm toán là bộ môn mà các học khu hiện đang rất cần tuyển nhiều người. Ðược chồng khuyến khích, nâng đỡ, Diệu Quyên đã trở lại trường, và hoàn tất chương trình sư phạm trong khoảng thời gian tổng cộng là một năm rưỡi. Nhanh thật! Mới đó mà tính đến nay mình đã có 21 năm trong nghề dạy học!

NV: Xin chúc mừng chị đã thành công trong việc lựa chọn cho mình một ngành nghề thích hợp. Vậy thì sau bao nhiêu năm gắn bó với ngành giáo dục điều gì làm cho chị cảm thấy thích thú và yêu nghề dạy học của mình, dù công việc nhà giáo thật không dễ chút nào, một nghề đòi hỏi nhiều trách nhiệm và kiến thức tổng quát, với một mức lương khá khiêm tốn so với lương kỹ sư.

Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Cám ơn Ðức Tuấn đã hỏi câu hỏi tế nhị này. Thành thật mà nói, nếu chọn nghề với mục đích kiếm nhiều tiền chắc chẳng mấy ai chọn ngành giáo dục. Do đó, nếu không có niềm đam mê và yêu nghề bạn sẽ không trở thành một thầy giáo, hay một cô giáo giỏi được.Vậy làm thế nào để có đam mê? Giống như bất cứ thầy cô giáo nào khi bước chân vào nghề dạy học, điều đầu tiên bạn phải yêu chính là thế giới của trẻ em, của các em đang tuổi lớn. Ðể được như vậy bạn phải tìm hiểu tâm lý các em, phải biết thông cảm và đồng hành trong cõi riêng của chúng. Có như vậy bạn mới có thể gần gũi và hiểu được các em, từ đó sự giảng dạy của mình mới đạt được kết quả cao.Về câu hỏi Diệu Quyên khám phá được sự gì thú vị sau từng ấy năm đi dạy? Xin trả lời rằng phần thưởng mà mình có được chính là tình người, là tính nhân bản qua sự hiểu biết của từng cá nhân các em học sinh. Khi mình biết được các em cần gì và muốn gì ở nơi thầy cô, mình có thể đáp ứng nhu cầu cho các em. Kiến thức mà thầy cô truyền đạt cho các em khác nào nước và phân bón để vun xới mảnh vườn nơi có những mầm non chờ được hé nụ. Ðó chẳng phải là một khám phá mới đầy thú vị sao?
NV: Ngoài việc dạy học ở trường, được biết chị cùng là một cô giáo dạy Việt Ngữ cuối tuần? Vậy chị có thể tiết lộ cơ duyên nào đã khiến chị trở thành một cô giáo Việt Ngữ thiện nguyện?
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Năm 2000, khi đứa con gái lớn được sáu tuổi, mình dẫn cháu đi ghi danh học Việt Ngữ ở trường Dũng Lạc ở Huntington Beach. Tại đây mình có gặp lại một số thầy cô từng làm việc trong những sinh hoạt văn nghệ thời sinh viên, học sinh. Lúc bấy giờ trường đang thiếu giáo viên thiện nguyện. Vì thế, khi các thầy cô gợi ý tại sao Diệu Quyên không ở lại dạy luôn thay vì chỉ đưa đón con, nghe lời khuyên có lý nên mình đã nhận lời. Dạy Việt Ngữ được ba năm, Diệu Quyên được mời vào Ban Ðại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California. Cho đến nay Diệu Quyên đã có 13 năm đồng hành cùng ban đại diện.
NV: Cám ơn chị. Thật là một điều may mắn và cũng là niềm hãnh diện cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã có được sự đóng góp nhiệt thành của những con người có khả năng và tấm lòng như chị. Khán giả của đài truyền hình SBTN từ mười mấy năm qua đều biết đến chị qua hình ảnh quen thuộc của một xướng ngôn viên. Ít lâu sau đó, khán giả của các chương trình văn nghệ Asia lại một phen ngạc nhiên đến bất ngờ khi thấy chị xuất hiện trên sân khấu dưới vai trò MC! Làm thế nào để chị nghiễm nhiên trở thành một MC mà không qua một trường lớp huấn luyện nào?
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Tình cờ thôi. Trước đó Diệu Quyên cũng từng làm MC tình nguyện cho một số hội đoàn gây quỹ. Tuy nhiên mình không nghĩ rằng sẽ có ngày “bị” làm MC cho các chương trình của Asia. Lần đầu tiên Diệu Quyên đã phải liều mình nhảy ra giúp Lâm Quỳnh trong một chương trình ca nhạc tại Ðại Hội Thánh Mẫu ở Missouri, khi anh Việt Dzũng, một trong hai MC của chương trình nhạc bị bệnh đột ngột nên không thể có mặt tối đó. May thay, nhờ sự thương mến ủng hộ của khán thính giả mà mình có được tự tin để cùng Lâm Quỳnh dẫn chương trình kéo dài ba tiếng đồng hồ một cách khá suôn sẻ.
Cặp đôi Diệu Quyên-Trúc Hồ và hai người con. (Hình: Diệu Quyên cung cấp)
Cặp đôi Diệu Quyên-Trúc Hồ và hai người con. (Hình: Diệu Quyên cung cấp)
Những lần sau đó khi Trung Tâm Asia tham gia tổ chức chương trình Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh để gây quỹ giúp các thương binh VNCH tại quê nhà Diệu Quyên cũng xuất hiện trên sân khấu bên cạnh anh Việt Dzũng, để cùng anh giới thiệu chương trình. Mới đầu thì run lắm, nhưng riết rồi cũng quen và lấy lại được bình tĩnh khi nhận ra trách nhiệm của mình để hoàn thành công việc. Từ ý nghĩ đó, Diệu Quyên không còn cảm thấy run nhiều như trước nữa. Tiếc là anh Việt Dzũng, một trong những MC gạo cội của Asia, đã bỏ tụi này đi xa rồi. Diệu Quyên cảm thấy mình rất may mắn được học hỏi và làm việc với các anh Việt Dzũng, Nam Lộc cùng các MC đồng nghiệp khác như Thùy Dương, chị Ngọc Ðan Thanh… và cả những người đã từng cộng tác với trung tâm Asia trong vai trò điều hợp chương trình. Tụi này làm việc và gắn bó với nhau như những thành viên trong một gia đình vậy đó!
NV: Nếu đặt chị trong hoàn cảnh phải lựa chọn giữa ba nghề: dạy học, xướng ngôn viên đài truyền hình, và MC giới thiệu chương trình, chị sẽ chọn nghề gì?
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: (Cười) Không chọn nghề nào hết! Ðùa một tí cho vui thôi! Ðôi khi cái duyên nó đến bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng và ngoài mơ ước! Nếu nói về mơ ước thì mình quả là có ôm mộng làm cô giáo từ hồi còn nhỏ, thời thơ ấu còn lẽo đẽo theo chân các bà sơ. Sau này vì nhu cầu của công việc, và nghe lời ông xã Trúc Hồ khuyến khích, mình tập tễnh vào nghề xướng ngôn viên để phụ giúp chồng trong thời gian SBTN vừa mới hình thành. Công việc MC như đã nói ở trên, cũng chỉ là một sự tình cờ không đến từ ý muốn. Diệu Quyên luôn nghĩ rằng khi đã chấp nhận ở một vị trí nào thì phải cố gắng làm tốt vai trò của mình. Ðó là một cách biểu lộ lòng tôn trọng và biết ơn tới quý khán thính giả của mình.
NV: Xin phép được hỏi chị một câu khá riêng tư. Ðức Tuấn có nghe qua về mối tình đầu của chị, nhưng vẫn thường tự hỏi những gì mình nghe qua có đúng như sự thật hay không vì nếu đúng như vậy thì chị quả là người rất may mắn.
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: (Mỉm cười) Mình cũng còn thắc mắc nữa đây, huống hồ là Ðức Tuấn. Từ trước tới giờ mình chỉ có một mối tình nên chắc gọi là mối tình đầu thì cũng đúng! Diệu Quyên quen Hồ từ những năm học trung học, khi ấy tụi này cùng tham gia sinh hoạt trong ca đoàn nhà thờ. Ấn tượng đầu tiên về Hồ là ngón đàn organ rất tuyệt vời của anh. Mình cảm thấy dần dần bị chinh phục bởi tài năng và tấm lòng giản dị chân thật cùng với sự khiêm tốn ở anh. Tình cảm bắt đầu nẩy nở như một định mệnh. Chúng tôi yêu nhau. Dĩ nhiên là cũng trải qua những khó khăn thử thách từ phía gia đình. Nhưng Chúa thương cho tụi này vượt qua được tất cả và còn giữ được nhau cho đến nay đã hơn 26 năm chung sống trong hôn nhân. Ðối với Diệu Quyên thì đây chính là hồng phúc của Ơn Trên đã ban cho mình.
NV: Cám ơn chị đã chia sẻ mối tình đầu rất đẹp. Mong rằng đó cũng là tình cuối dành cho những người suốt đời chỉ mang một mối tình như chị. Thưa chị Diệu Quyên, bí quyết nào đã giúp chị gìn giữ được hạnh phúc nhất là khi “nửa kia” của mình lại là một nghệ sĩ như nhạc sĩ Trúc Hồ?
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Thật sự thì có được hạnh phúc là một chuyện, nhưng giữ được hạnh phúc lại là một chuyện khác. Ðiều quan trọng trong đời sống hôn nhân là phải dành cho nhau sự tin tưởng và kính trọng. Ðiều này đòi hỏi ở tất cả những ai sống trong tình trạng đôi lứa, bất kể họ có là nghệ sĩ hay không. Vợ chồng mình đã thỏa thuận với nhau là sẽ không bao giờ giận nhau qua đêm. Nếu có xảy ra những phiền muộn hay giận hờn thì nhất định phải nói chuyện và làm lành với nhau rồi mới đi ngủ. Ðừng nên giữ kín những điều gì khiến mình phải ấm ức, trái lại vợ chồng nên chia sẻ với nhau càng nhiều càng tốt, và nên học thói quen chấp nhận lẫn nhau về tính tình khác biệt. Có như thế thì quan hệ vợ chồng mới trở nên khắng khít, bền vững. Mỗi khi gặp chuyện khó khăn cần phải giải quyết, bất kể là chuyện trong gia đình hay ngoài xã hội, Diệu Quyên thường tâm sự với ông xã. Những lần như thế Hồ luôn lắng nghe và thường cho mình những lời khuyên chân thành và thiết thực.
NV: Ở trường chị là cô giáo, là sếp chỉ huy học trò, và các em học sinh thì tuân theo sự chỉ dạy của cô Diệu Quyên. Vậy xin hỏi chị có khi nào chị quen với công việc “chỉ huy” này mà áp dụng với ông xã của mình không? Nếu có thì phản ứng của anh ấy ra sao?
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Có một lần Diệu Quyên có hơi quá, khi muốn chồng mình phải làm thế này, thế kia. Ðến khi anh ấy nhắc mình rằng: “Madame nên nhớ ta là chồng của nhà ngươi chứ không phải học trò nhà ngươi đâu!” Lúc đó mình mới cảm thấy lỡ lời và sorry ông xã! Mình cũng quên rằng anh cũng là “sếp” vì Hồ nắm giữ vai trò điều hành SBTN và trung tâm Asia.
NV: Với một thời khóa biểu quá bận rộn của một giáo sư trung học ban ngày, buổi chiều phải đọc tin tức cho SBTN, những chương trình ca nhạc của trung tâm Asia mà chị phải phụ giúp lên chương trình cho những buổi tập dợt, trình chiếu, chưa kể những hoạt động thiện nguyện giúp cộng đồng Việt Nam, làm thế nào để chị có giờ cho gia đình nhỏ của mình, nhất là vấn đề giáo dục con cái?
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Cám ơn Ðức Tuấn đã hỏi. Thật ra, khó mà chu toàn được mọi việc một cách hoàn hảo như mình muốn, vì không phải lúc nào mình cũng cân bằng được mọi việc. Ðược cái này thì mất cái kia. Cũng có lúc mình đam mê công việc mà quên dành thời giờ trò chuyện với con. Thế rồi, nhân một chuyến đi không dự tính cách đây gần hai năm (khoảng cuối Tháng Chín, 2014) khi xảy ra cuộc cách mạng ô dù của giới sinh viên học sinh ở Hồng Kông nhằm phản đối chính quyền Trung Cộng vi phạm quyền tự trị và tự do chính trị của người dân Hồng Kông, anh Trúc Hồ sắp xếp công việc để bay sang tận nơi ba ngày nhằm quan sát những cuộc biểu tình. Thấy bố Hồ đi, cháu Lý Bạch năm ấy đang học lớp 11, cũng muốn đi theo. Thế là hai cha con cùng lên đường. Khi trở về Mỹ, Lý Bạch thổ lộ đã học được bài học quý giá từ chuyến đi ngắn ngủi này. Lý Bạch có chia sẻ với mình rằng cháu cảm thấy quá may mắn và hạnh phúc khi được sống ở một đất nước có tự do dân chủ và nhân quyền như đất nước Hoa Kỳ, điều mà trước đây cháu chưa hề quan tâm nên đã không biết trân trọng. Lý Bạch rất cảm kích sự can trường của những người bạn trẻ tham gia cuộc biểu tình, đặc biệt là cậu học sinh Joshua Wong, tuy mới 17 tuổi, nhưng đã can đảm đứng ra lãnh đạo nhóm sinh viên, bất chấp sự đàn áp của cảnh sát dưới sự giật dây của chính quyền Trung Cộng.Từ chuyến đi này cháu đã thấy được bối cảnh của một xã hội không có tự do dân chủ mà chính quê hương Việt Nam của chúng ta đang phải hứng chịu. Như một sự mở mắt, Lý Bạch đã tỏ ra rất hãnh diện cũng như ủng hộ những công việc thiện nguyện mà bố Hồ đã và đang làm cho đất nước Việt Nam, tất cả không ngoài mục đích tranh đấu cho tương lai của một nước Việt Nam có tự do, nhân quyền và dân chủ. Tưởng cũng nên nhắc lại, là trong khoảng thời gian mấy năm vừa qua anh Trúc Hồ và đài SBTN có khởi xướng phong trào tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Ðây là một việc làm thiện nguyện và vô vị lợi nhằm gây dư luận quốc tế về sự đàn áp nhân quyền của chính quyền Cộng Sản Việt Nam trên nhiều lãnh vực chính trị, tôn giáo, quyền tư hữu, v.v… Diệu Quyên thấy rằng mình phải dành thời giờ để tâm sự với con cái nhiều hơn, về lý do tại sao ông bà cha mẹ chúng đang có mặt trên đất nước Hoa Kỳ này.Những bữa cơm tối là thời giờ mà gia đình có thể chia sẻ với nhau những sinh hoạt trong ngày. Ðó là những lúc mình hiểu thêm về con cái qua những câu chuyện nho nhỏ, qua đó mình biết được những nhu cầu của con cái để mà tìm cách đáp ứng những nguyện vọng của chúng. Những năm gần đây các cháu đã trưởng thành hơn, đã biết thông cảm với những việc làm thiện nguyện của cha mẹ. Cháu Lala đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với bố Hồ bằng tiếng Việt, về cuộc đời tị nạn của bố Hồ, về lý tưởng cũng như những tâm tư nguyện vọng của một người Việt tị nạn Cộng Sản sống trên đất nước Hoa Kỳ hôm nay. Qua những câu hỏi mà cháu đặt ra, mình thấy được rằng con cháu mình giờ đây cũng đã bắt đầu quan tâm đến cội nguồn của mình, và đó là bước đầu thành công trong việc giáo dục tư tưởng cho con em mình – những thế hệ thứ hai, thứ ba của người dân Việt hải ngoại, những người tị nạn Cộng Sản bất đắc dĩ phải sống bên ngoài tổ quốc.
NV: Ðức Tuấn rất cảm phục sự hy sinh của những con người đã không ngại dấn thân vào những công việc thiện nguyện. Chị có tâm tình nào gởi đến đồng hương, đặc biệt là các em học sinh?
Nguyễn Khoa Diệu Quyên: Diệu Quyên luôn trân trọng những ý kiến đóng góp và xây dựng của quý vị, ước mong quý vị luôn đồng hành với chúng tôi trong công cuộc phát huy tinh thần chính nghĩa quốc gia, nối tiếp truyền thống văn hóa dân tộc Việt của một Việt Nam Cộng Hòa để con cháu chúng ta, những người dân Việt lưu vong hiểu rằng chúng ta có một tổ quốc là nước Việt Nam cần được bảo vệ và gìn giữ.Các em học sinh Việt Ngữ thân mến, cô cám ơn sự hiện diện của các em trong những buổi học Việt Ngữ cuối tuần. Các em đã hy sinh thời giờ quý báu của mình, đến với thầy cô và các bạn để cùng trau giồi tiếng Việt mến yêu. Sự cố gắng của các em là một khích lệ lớn lao cho các thầy cô, cho ban giảng huấn của các trung tâm Việt Ngữ.
NV: Cám ơn cô giáo Diệu Quyên với buổi tâm tình hôm nay.
Đọc thêm

Một bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
Nhân dân
Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.
Tháng 11/2011

















__._,_.___

Posted by: loan nguyen 

RUPERT NUDECK ân nhân của người tị nạn Việt Nam

$
0
0
Show original message



                                     RUPERT NUDECK                                                                    ân nhân của người tị nạn Việt Nam

Ngày 31/5 vừa qua tại bệnh viện Koln ở nước Đức đã có một trái tim nhỏ ngừng đập ở tuổi 77. Một người ra đi ở tuổi gọi là thất thập cổ lai hy, điều đó có gì để gây xôn xao vì trên hành tinh này mỗi ngày có hơn 150,000 người từ trần với nhiều nguyên nhân.

Nhưng đây là một tin gây rúng động cho nhiều cộng đồng, đặc biệt là người VN di tản hiện đang sống tại Đức vì người đó là Tiến sỹ Ropert Nudeck , một nhà thần học thiên chúa giáo, một nhà báo, nhà hoạt động xã hội. Ropert Nudeck - Ông là ai? Thú thật trước đây Anh Tri tôi cũng chưa biết đến tính danh của ông, nhưng tình cờ nhận một email của một cộng đồng ngừơi Việt ở Đức đang kêu gọi nhau đến dự lễ cầu nguyện ông vào ngày 14/6/2016 tôi mới tò mò tìm hiểu tại sao một người Đức qua đời mà cộng đồng người Việt lại xôn xao báo tin và kêu gọi nhau đến nơi sẽ an táng ông để dự lễ tưởng niệm vậy.

Càng tìm hiểu về ông tôi lại càng say mê và ngưỡng mộ về những gì ông đã làm cho đồng bào của tôi trong thập niên 1970s khi hàng ngày ở miền Nam có hàng trăm người vượt biển đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ.

Thời đó do phương tiện truyền thông bị hạn chế, cũng như tin tức về người vuợt biên rất nhạy cảm theo quan điểm của nhà cầm quyền, nói chung chưa có face book, Twitter… như thời bây giờ nên những vụ đắm tàu, cướp biển tấn công, hãm hiếp người di tản, một số nước châu Á cho tàu quân đội ra xua đuổi tàu chở thuyền nhân khi vào lãnh hải của họ... ít người biết đến. Nhưng lúc đó ở các nước phương Tây tin tức này là thời sự, nó cũng như cảnh ta đang xem trên tivi mới đây về những người dân Somali, Lybia vượt biên chết hàng loạt trên biển. 

Tình cảnh thê lương cùng đường bị xua đuổi như tội đồ đã đánh động trái tim của tiến sỹ Ropert Nudert. Nó thúc đẩy ông dấn thân hành động bằng cách kêu gọi chính quyền Đức, cộng đồng xã hội,tôn giáo, các bằng hữu hãy cứu giúp những thuyền nhân VN đang bị nạn như thuyền hết xăng dầu, lương thực, chết máy, bị cướp bóc ... đang lênh đênh trên biển . Khi bị nhà cầm quyền từ chối, ông không nản lòng mà đã cầm cố ngôi nhà của mình, kêu gọi bạn bè thân nhân góp tiền của để đóng thuyền ra khơi cứu ngừoi VN. 

Câu chuyện về người có trái tim nhân ái này được ông Franz Alt, sau này là giám đốc đài truyền hình Baden kể lại vô cùng ấn tượng đối với tôi: Ông ấy gõ cửa xin tôi phát lời kêu gọi cộng đồng, tôi bảo không thể làm thế được vì một ý kiến cá nhân. Ông ấy kêu gào: "Chẳng lẽ chúng ta cứ nhìn thảm cảnh như vậy mỗi ngày sao?”, tôi trả lời:"Tôi có thể làm được gì?”– ông ấy trả lời: “Tôi có thể cầm cố ngôi nhà đang ở để khởi sự cho chuyến đi biển” . Tôi đành nhượng bộ trước quyết tâm của con người này và cho ông ấy 2 phút để phát sóng.

Đúng vậy, sau lời kêu gọi trên đài, chỉ 3 ngày sau cả nước Đức đã hưởng ứng với số tiền đóng góp lên đến 1.3 triệu mác (tiền Đức thời bấy giờ)-để thuê chiếc tàu CAP ANAMUR đầu tiên ra khơi vào ngày 9/8/1979 với sứ mệnh cao cả là cứu vớt người VN gặp nguy khốn trên biển Đông.

Tiếp theo đó là thêm 2 chiếc Cap Anamur được hạ thủy nhờ vào sự ủng hộ của những người có lòng từ tâm.
Trong thời gian 7 năm hoạt động (1979-1986) tổ chức Cap Anamur đã cứu vớt được 11.300 người vượt biển trên 223 chiếc ghe /thuyền và hầu hết được định cư tại nước Đức. Để làm được việc này chính ông, cùng với nhà văn Heinrich Boll, đoạt giải Nobel năm 1972, cùng thân hữu đã thuyết phục thành công chính quyền Đức cho thuyền nhân VN được nhập cư vào nước này.

Được biết ngoài việc cứu giúp cho người Việt, tổ chức do ông sáng lập đã có hoạt động giúp đỡ nạn nhân chiến cuộc tại Somali, châu Phi, Afganistan, Pakistan. Để tỏ lòng trân trọng công lao to lớn của ông, nhà cầm quyền Đức đã tặng ông huân chương Chevalier cao quý nhưng 2 lần ông từ chối.

Chính ông đã đánh động lương tâm của nhiều người, trong đó có người Mỹ và người VN tại Mỹ. Năm 1979, chính tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã ra lệnh cho 5 tuần dương hạm đi cứu vớt những thuyển nhân và cho họ được nhập cư vào Mỹ.
Hãy tưởng tượng từ 11.300 người từ năm 1979 đến nay gần 40 năm số lượng này tăng lên bao nhiêu, nếu tính luôn việc họ bảo lãnh cho người thân từ VN sang thì có hàng chục ngàn số phận đã đổi thay từ nhân duyên này.

Ngày 14/6 sẽ diễn ra lễ tưởng niệm một con người vĩ đại, nói như lời của ông thị trưởng nơi thành phố ông qua đời : "Ông Rupert Neudeck làm được việc cao cả của con người là cứu mạng người khác, nước Đức tự hào về ông".

Sẽ có nhiều người Việt Nam và con cái họ chịu ơn cứu tử của ông từ khắp nơi trên nước Đức đến dự lễ tưởng niệm, sẽ có nhiều lời tri ân, cảm phục tấm lòng nhân ái của ông. Riêng tôi, dù may mắn không là thuyền nhân trên các chuyến tàu thập tử nhất sinh đó, tôi vẫn ngưỡng mộ ông như một nhân cách cao quý, một trái tim vĩ đại - ông sẽ sống mãi trong lòng của những người tử tế biết trân quý tinh cảm, có lòng nhớ ơn. Tôi cũng muốn chia xẻ thêm tin về thời niên thiếu của ông:

Lúc còn bé, thời đệ nhị thế chiến ông và gia đình đã nhỡ một chuyến tàu tỵ nạn và chuyến tàu xấu số đó trúng thuỷ lôi của hồng quân Liên xô chìm ngoài biển mang theo trên 9000 người. Có lẽ biến cố này đã gây ấn tượng quá lớn với một cậu bé để khi trưởng thành nó thôi thúc ông làm một nghĩa cử gì đó cho những nạn nhân trên biển cả chăng?

Vĩnh biệt tiến sỹ Rupert Nudeck- ông ra đi về nơi thanh thản sau khi làm được việc lẽ ra của thượng đế làm là đem sự sống lần thứ hai cho hàng chục ngàn người, và nhờ đó ông trở thành bất tử.
Anh Tri 
7/6/2016








__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Nhắc Đến Tên Bill Clinton Chỉ Thêm Buồn Cho Quê Hương Việt Nam .

$
0
0
 


        Nhc Đến Tên Bill Clinton Ch Thêm Bun Cho Quê Hương Vit Nam  .


On Friday, August 12, 2016 3:53 AM, "sacvan le  wrote:


 
1. Mt vn đmà ai cũng phi nh: Khi các Tng Thng Cng Hòa nm quyn thì nước Mmnh, các k thù Trung Cng, Nga, Bc Hàn, Cuba, Irak, Iran, Nam M... đu câm ming, im thin thít, chlngtuyên b, bn súng lên tri đchi Mcũng bđánh tơi bi, còn khi Tng Thng thuc đng Dân Ch thì các nước trên tn công nước M lung tung, chi bi Mddi, thm chí Iran bt 128 nhân viên squán M giam cm cnăm (vi phm Quc TếCông Pháp: bang giao, ngoi giao) mà Đng Dân Chcũng câm ming chu nhc...

2. Đng dân Ch luôn theo chính sách bp dân ca cng sn: Tuyên bvì dân nghèo, tranh đu cho dân nghèo, đòi đánh thuếdân giu, đin hình làđánh thuếcác hãng buôn, hãng sn xut, ri các hãng buôn, các hãng sn xut tăng giá hàng, tăng giá hàng thì thuếcũng tăng... Hi ai phi tr tin giá hàng tăng, thuếtăng? Dĩ nhiên là dân nghèo (dân tiêu th). Người dân thì thích người ta ha hn giúp dân nghèo mà giúp cái kiu này thì chết dân nghèo chdân nghèo được giup ch nào?


[DienDanCongLuan]"
 

Cái khốn nạn và đau thương của dân miền Nam trước 75 là vì cơ cấu chính trị và đảng phái của nước Mỹ .  Lúc đó dân Mỹ gọi dảng Cộng Hòa là đảng Diều Hâu , chủ trương phải đánh mạnh , oanh tạc Hà Nội và quân viện thêm để miền Nam đủ sức tiêu diệt CS  .

  Trong khi đó đang Dân Chủ được gọi là đảng Bồ Câu , là đảng đối lập muốn thỏa hiệp với CS co sự hậu thuẫn của báo chí Mỹ thiên Tả.

Khi ông  Nixon , ông  Ford lên làm TT , thi  xui cho min Nam làđng Dân Ch chiếm đa s nm toàn Quc Hi luôn  ba nhim k .  T năm  1974 thi phe đa s DC quyết tâm trói tay ông Ford .

Tháng  ba 1975  TT  Ford ra trước Quốc Hội chi?  xin thêm  quân viện  300  triệu  cứu miền Nam , thì hơn một nửa phe Dân Chủ bỏ phòng họp ra về.   Cho nên mọi viện trợ kinh tế và quân viện đều bị cắt đứt hoặc giảm tối đa.

Nếu miền Nam không mất năm 75 thì trước sau gì cũng mất , khi chính trị Mỹ đặt quyền lợi đảng trên hết , miền Nam chỉ là con chốt trên bàn cờ thế giới mà thôi .



On Tuesday, August 9, 2016 3:43 PM, "Phu Van   wrote:


 
          Có những người mà Ô Aladin goi là CUỒNG DC thì làm sao họ còn nhớ được Bill Clinton, 1972 đã từng cầm đầu nhiều đoàn biểu tình phản chiến, và những tay phản chiến năm xưa đang năḿ quyền là PTT Joe Biden, Ngoai trưởng John Kerry, TĐ Ca Jerry Brown...họ cũng đâu còn biết Ôbamá năm ngoai đã vinh danh Jane Fonda....Tóm lại, nhà bình luận gia naò đó hữu lý cho răǹg chính quyền hiện nay là một chính quyền nhát chiến đđang được cầm đầu bởi nhưng̃ chính trị gia chém về. Phú Vân.


 
Bây gi cm lá phiếu trên tay .  Nh nhung  ngày ngi trong tù CS .

Nhng tù nhân chiến sĩ QLVNCH và tù ci to H.O.
__._,_.___

Posted by: nguyen thao 

LỄ KỶ NIỆM CHIẾN TRẬN LONG TÂN TẠI BRISBANE

$
0
0



From: Phuong B T Nguyen <
Sent: Thursday, 18 August 2016 5:30 PM
To:phonang
Subject: LỄ KỶ NIỆM CHIẾN TRẬN LONG TÂN TẠI BRISBANE

LỄ KỶ NIỆM CHIẾN TRẬN LONG TÂN TẠI BRISBANE

Phóng Viên Không Biên... Lai (Bạch Phượng)
Trong suốt thời gian quân đội Úc tham chiến tại Việt Nam, thì Long Tân là một trận đánh khốc liệt mà trong đó Đại đội D, thuộc Lữ đoàn lực lượng đặc nhiệm Hoàng Gia Úc với quân số là 108 người đã phải đương đầu với một lực lượng quân Việt cộng đông gấp 20 lần. Kết quả sau trận đánh, quân đội Úc có 18 người hy sinh, 24 người bị thương, về phía Việt cộng có 245 tên bỏ mạng.
Sáng nay, 18/8/2016, lễ kỷ niệm 50 năm chiến trận Long Tân đã diễn ra long trọng tại trung tâm thành phố Brisbane.
Khoảng 10 giờ 30 sáng, đông đảo cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam đã tụ tập đông đảo tại Reddacliff Place, đường George, trung tâm thành phố Brisbane.
Cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN chuẩn bị đi diễn hành
Một số cựu quân nhân VNCH cũng có mặt
Hàng năm đúng vào ngày 18/8, Hội Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại VN – Queensland, đều tổ chức kỷ niệm chiến trận Long Tân bằng một cuộc diễn hành với sự tham dự của Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH-Queensland, từ Reddacliff Place đến ANZAC Square và làm lễ̃ tại đây.
Đoàn diễn hành xuất phát
Đoàn diễn hành trên đường Adelaide
Năm nay cũng không ngoại lệ, cuộc diễn hành đã được cả trăm cựu chiến Úc tham dự. Dọc đường họ đã được dân chúng hai bên đường vỗ tay chào mừng và tán thưởng.
Quang cảnh địa điểm tổ chức buổi lễ tại Anzac Square
Phái đoàn Hội Cựu Quân Nhân - Qld
Phái đoàn Hội Cựu Quân Nhân - Qld
Buổi lễ kỷ niệm chiến trận Long Tân năm nay có sự tham dự của Toàn Quyền Queensland Paul de Jersey, đại diện chính phủ Queensland và đại diện phe đối lâp, đại diện Thị trưởng Brisbane, đại diện các hội đoàn quân đội Úc và đông đảo cựu chiến binh Úc và thân nhân cũng như các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà.
Ông Huỳnh Bá Phụng ngồi sau các tướng lãnh Úc trên khán đài danh dự
Sau nghi thức cầu nguyện tôn giáo và phần phát biểu, là phần đặt vòng hoa trước tượng đài Chiến Tranh Việt Nam.
Ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH-Qld đặt vòng hoa
Tiếp theo là phần cắm 18 cây thánh giá nhỏ trước tượng đài, biểu tượng cho 18 quân nhân Úc đã hy sinh trong chiến trận Long Tân.
Các cựu chiến binh Úc cấm các thánh giá trước tượng đài Chiến Tranh VN
Ông Peter Hindle, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Úc Tham Chiến tại VN - Queensland, đọc bài thơ cầu nguyện cho các cựu chiến binh.
Ông Peter Hindle
Tiếp theo là phút mặc niệm và buổi lễ chấm dứt với phần quốc ca Úc.
---------
Vài câu chuyện bên lề
Trong lúc chụp hình lưu niệm thì tôi thấy có hai em, một nam một nữ, chụp hình chung với các chú bác cựu quân nhân, tôi hỏi: “Hai em này là con cháu của chú bác nào vậy?”
Inline image
Một bác cho biết: “Hai em này người miền Bắc sang đây du học, họ tình cờ đi ngang qua thấy có buổi lễ và họ thích quá nên xin chụp hình chung với các anh em trong Hội Cựu Quân Nhân.”
Chụp hình lưu niệm
Tôi còn đang lăng xăng chụp hình thì một anh trong Hội CQN kêu tôi lại:
“Chị P ơi, bà này là phóng viên báo Courier-Mail, bả muốn hỏi thăm vài điều.”
Tôi gật đầu chào cô phóng viên.
Cô hỏi những người Việt mặc quân phục trong buổi lễ thuộc tổ chức nào.
Tôi trả lời: “Họ thuộc Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH-Qld, năm nào họ cũng được mời tham dự lễ kỷ niệm Long Tân. Đặc biệt năm nay, họ muốn gởi một thông điệp đến người dân Úc là nhà nước cộng sản VN có thể không muốn xem cựu chiến binh Úc là bạn, nhưng họ (cựu quân nhân VNCH) sẽ mãi mãi là đồng minh của các cựu chiến binh Úc và cộng đồng người Việt tại Úc sẽ luôn luôn xem các cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN là những anh hùng, vì họ đã cùng chúng tôi chiến đấu để bảo vệ lý tưởng tự do.”
Không những tôi là Phóng Viên Không Biên... Lai mà lại kiêm luôn vai trò Phát Ngôn Viên Không ... Giấy Phép.
------------------------------


__._,_.___

Posted by: loc huong 

Trận Long Tân 17-18 tháng 8 năm 1966

$
0
0
 

Show original message






Tai lieu ve quan su .






Trận Long Tân
17-18 tháng 8 năm 1966
Written by Trần Lý  

 
       Hàng năm vào những ngày 17 và 18 tháng 8, các Cựu chiến binh Úc thường tổ chức Ngày Long Tân để kỷ niệm chiến thắng quan trọng của Quân đội Hoàng Gia Úc trong thời gian tham chiến tại VNCH. Các Cựu chiến binh VNCH tại Úc cũng tham dự các cuộc diễn hành bên cạnh các cựu chiến binh Úc
     Chiến thắng Long Tân được ghi trong Quân sử Úc và được xếp ngang hàng với chiến tháng lẫy lừng Agincourt của Quân lực Hoàng Gia Anh.
     Trận Long Tân đã được viết lại với nhiều chi tiết rất tỉ mỉ từ các bản báo cáo ‘hậu hành quân’ của các đơn vị Úc tham chiến, ghi rõ ràng con số thương vong của binh si Úc, cùng với con số thiệt hại của CSBV, số lượng võ khí bị tịch thu.. Nhưng nếu dựa trên ‘Quân sử‘ của CSBV thì..họ chiến thắng và tiêu diệt toàn bộ..quân Úc đóng trên địa bàn Núi Đất (Phước Tuy) !? Và cho đến tháng 4/2015 , vẫn còn những bài báo trên ‘Quốc Phòng VN’..viết lại những sự kiện tưởng tượng theo kiểu ’..đồng chí Lê Tấn Tào súng AK, B40..bắn chết tại chỗ 36 tên Úc thu nhiều súng !!!
 
* Những sự kiện liên quan :
   Sau khi chính thức đưa quân vào tham chiến tại Nam VN, và để chứng tỏ HK không phải là quốc gia duy nhất chống lại sự xâm lăng VNCH của CSBV, tháng 4 năm 1964 TT Lyndon Johnson đã kêu gọi ‘more flags’ vận động các Đồng Minh tham gia gửi quân đến VN..Úc (ngay từ 1962 đã có những cố vấn chống chiến tranh du kích tại VN), năm 1965 đã gửi 1400 binh sĩ chiến đấu đến VN (con số binh sĩ Úc cao nhất, vào năm 1967 là 7672 binh sĩ)
   Lực luợng Hoàng Gia Úc đã chính thức nhận nhiệm vụ hoạt động độc lập tại Tỉnh Phước Tuy từ tháng 4 năm 1966. Tất cả các đơn vị Úc tại VN (trừ các đon vị KQ và HQ) được tổ chức thành Lực lượng Đặc nhiệm Úc Số 1 (1st Australian Task Force). Lực lượng này do Chuẩn tướng O.D Jackson chỉ huy gồm 2 TĐ 5 và 6 BB yểm trợ bởi hai Phi đoàn (PĐ 35 vận tải Caribou và PĐ 9 Trực thăng UH-1), một Trung đoàn Pháo binh 105mm gồm các Pháo đội 161 Tân Tây Lan, Pháo đội 103 Úc, một chi đoàn Thiết quân vận M113..
   Lực lượng Đặc nhiệm Úc chọn Núi Đất (Phước Tuy) làm nơi đóng quân. Núi Đất nằm cách Thị xã Bà Rịa 8 km về hướng Bắc. Về phương diện địa danh quân sự có 3 địa điểm được ghi là Núi Đất:
     - Căn cứ Úc (Núi Đất 1) NuiDat Basecamp YS 436-6767, nằm trên Đường 2, cách Saigon 60 km Đông Đông-Nam; 8 km Đông-Bắc Bà Rịa, trong một khu vực đồn điền cao su, trên một đồi cao 100m , rộng 800 m x 600 m.
     - Núi Đất 2, cao chừng 160 m, cách Đất Đỏ 9km về phía Bắc.
     - Núi Đất 3, cách Núi Đất 1 16 km về phía Đông, khoảng 2 km Bắc/Tây-Bắc Xuyên Mộc
   Long Tân, noi xẩy ra trận đánh nằm về phía Bắc Đuờng 52, khoảng 6 km Đông/Đông-Nam Núi Đất 1 (cách Vung Tàu 30 km về Đông-Bắc và khoảng 5 km Bắc Đất Đỏ..
 
* Thành phần tham chiến
   Vào thời điểm xẩy ra Trận Long Tân, thành phần tham chiến giữa Úc và CSBV đuợc ghi nhận
   - Phía Úc:
- 1 ATF (First Australian Task Force) gồm 2 Tiểu đoàn BB : 5 RAR và 6 RAR; các đon vị yểm trợ gồm 1 Chi đoàn APC (thiết vận xa), Trung đoàn 1 Pháo binh dã chiến Hoàng gia gồm 2 pháo đội Úc và 1 Pháo đội Tân Tây Lan trang bị đại bác 105 mm; các phi đội 3rd SAS, phi đội quan sát 161st trang bị phi co Cessna 180 và trực thăng Sioux H-13..Phi đội trực thăng gồm 8 chiếc UH-1 của Phi đội 9 RAAF đuợc đặt tại Vung Tàu. Riêng Căn cứ Núi Đất còn đuợc yểm trợ trực tiếp bởi Pháo đội A (6 đại bác 155) của Tiểu đoàn Pháo binh 2/35th Hoa Kỳ
   Trong trận Long Tân: ĐĐ D (106 nguời) của 6 RAR là đon vị trực tiếp đụng độ với CQ
       Các ĐĐ A và B là những đon vị tiếp ứng. ĐĐ A là đon vị tiếp cứu dùng Thiết vận Xa để đến chiến truởng.
 
   - Phía CSBV:
Hoạt động trong khu vực Phuớc Tuy là các đon vị thuộc Su đoàn 5 CSBV gồm 2 đon vị chính là các Trung đoàn 274 và 275. (Tr/Đ 274 là đon vị đa tham dự Trận Bình Giả-1965). SĐ 5 CSBV đặt căn cứ tại Mật Khu Mây Tào TrĐ 274 gồm 3 TĐ D800, D265 và D308 , có khoảng 2000 quân, hoạt động chính quanh Mật khu Hát Dịch. TrĐ 275, ở Mây Tào gồm các TĐ H421,H422 và H425, quân số khoảng 1800 nguời. Các đon vị yểm trợ gồm TĐ Súng nặng/Pháo binh trang bị các loại SKZ 75 mm, Cối 82mm, và Súng máy, 1 TĐ truyền tin, 1 TĐ công binh, 1 TĐ Đặc công cùng các đon vị y tế, hậu cần..
   Lực luợng địa phuong gồm TĐ Co động Tỉnh Bà rịa D445 gồm 3 ĐĐ BB C1-C2 và C3 cùng ĐĐ súng nặng C4, lực luợng khoảng 550 nguời. Ngoài ra còn khoảng 400 du kích địa phuong hoạt động trong vùng..
   Lực luợng chính trực tiếp trong Trận Long Tân là 3 TĐ thuộc Tr/Đ 245 Chính quy và TĐ 445 (địa phuong) cùng các đon vị dân công, y tế..
Tổng số quâm tham chiến : khoảng 1000 nguời.
* Diễn tiến trận đánh : (tóm luợc)
   Tác giả Nguyễn Đức Phuong trong ‘Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập (trang 318) đa tóm luợc diễn tiến trận đánh nhu sau (phần trong ngoặc là do Trần Lý bổ xung)
     2 giờ 30 sáng ngày 17.8.1966 CS đa pháo nhiều đạn súng cối và súng không giật vào Căn cứ Núi Đất. Pháo binh Úc đa phản pháo với tất cả 480 đạn truớc khi CS ngung pháo kích. Một pháo thủ Úc tử thuong cùng 23 binh si khác bị thuong. Thiệt hại vật chất tuong đối nhẹ (Truớc khi xẩy ra các cuộc pháo kích, QĐ Úc qua các tin tức tình báo, và theo dõi các cuộc điện đam của CQ, đa ghi nhận đuợc sự có mặt của một lực luợng quan trọng của CS tập trung trong vùng. Các toán tuần tiễu Úc đa đuợc gửi đi thám sát nhung không gặp quân CS.)
 
     Thiếu tá H. Smith, đại đội truởng ĐĐ D/ TĐ 6 đuợc lệnh càn quét vùng nghi ngờ đặt súng của quân CS. Quân số của ĐĐ gồm 108 nguời, phần lớn là binh si quân dịch, ĐĐ đuợc chia thành 3 Trung đội 10, 11, và 12.
       11 giờ sáng ngày 18, ĐĐ D bắt đầu di chuyển về phía Đông, với Tr/đ 12 tiến truớc. Một giờ sau ĐĐ B bàn giao vùng trách nhiệm lại cho ĐĐ D. Sau đó ĐĐ D đi vào rừng cao su Long Tân với Tr/đ 10 bên cánh trái , Tr/đ 11 bên cánh phi và Tr/đ 12 phía sau. Đến 3 giờ 40 chiều, 6 VC xuất hiện phía truớc Tr/đ 11, Tr/đ nổ súng, bắn bị thuong 1 VC, khiến các cán binh VC bỏ chạy , Tr/đ 11 tiếp tục truy lùng các cán binh CS này. ( Trung đội 11 đi đầu (do Trung úy (quân dịch) Gordon Sharp chỉ huy) đụng độ với một toán CQ, toán CQ này bỏ chạy sau khi để lại một xác chết. Toán tuần tiễu tiếp tục tiến ) Gần 2 giờ sau đó (khoảng 4 giờ 08) quân CS tác xạ mạnh vào Tr/đ 11 gây tử thuong tức khắc 2 khinh binh (CQ tấn công rất mạnh dùng hỏa lực gồm cả súng cối, lẫn đại liên) Tr/đ 10 bên cánh trái tiến xuống đề giải vây, cung đụng mạnh với quân CS. Th/tá Smith ra lệnh cho các Tr/đ thu hẹp tuyến phòng thủ duới hỏa lực rất mạnh của quân CS. Tuy nhiên Tr/đ 11 không thể lui quân vì đang bị bao vây: Tr/đ truởng đa tử thuong, cả Tr/đ chỉ còn khoảng 10 binh si đủ khả năng chiến đấu. (Duới con mua tầm tã, Lực luợng Úc chống trả bằng hỏa lực co hữu và đuợc pháo binh từ Núi Đất (cách noi đụng độ khoảng 5 km về huớng Tây) yểm trợ. Không yểm cung đuợc yêu cầu nhung không thực hiện đuợc do điều kiện thời tiết, không thể xác định mục tiêu để oanh kích chính xác). Đến 6 giờ chiều, pháo binh ngung tác xạ để các trực thăng có thể tiếp tế và tải thuong Quân CS lợi dụng tình thế đa gửi TĐ D445 sang phia Tây để bao vây hoàn toàn ĐĐ D. (Đến 5 giờ chiều, Thiếu tá Harry Smith, Đại đội truởng ĐĐ D đa nhận đuợc yêu cầu tiếp tế đạn cho các đon vị đang đụng trận. 2 trực thăng UH-1 của Không lực Úc đa bay sát ngọn cây trong đem để thả các thùng đạn xuống các vị trí yêu cầu (2 trực thăng này truớc đó đa đua các toán hòa nhạc đến biểu diễn tại Căn cứ Núi Đất) Sự phối hợp hỏa lực giữa các đon vị thuộc ĐĐ D cùng với sự yểm trợ Pháo binh từ Núi Đất là ngăn chặn đuợc cuộc tấn công của CQ, nhung CQ vẫn còn bao vây các toán quân Úc đang cố thủ).
   ĐĐ A thuộc TĐ 6 RAR cùng với chi đoàn thiết vận trên đuờng đến cứu viện đa đụng độ mạnh với TĐ D445 VC này. (Một ĐĐ khác của 6RAR đa đuợc lệnh tiếp viện để giải tỏa áp lực của CQ. Đoàn quân tiếp viện đa dùng các thiết vận xa của Chi đoàn 1st TQV vuợt các khe suối và đụng độ với toán CQ phục kích. 2 Trung đội của ĐĐ A đa rời xe và phản kích đánh tan đon vị CQ. Đon vị giải cứu đa bắt tay đuợc với ĐD D vào lúc 6 giờ 55 chiều, tuy CQ còn lẩn quất trong vùng. Quân Úc lập vị trí phòng thủ đem duới thời tiết mua-lạnh và di tản thuong binh duới ánh đen của các TV xa) Đon vị tăng viện của Úc đa bắt tay đuợc với Bộ chỉ huy ĐĐ D. ĐĐ B cùng với Tiểu đoàn truởng TĐ 6 cung đa đến chiến truờng. Quân CS bắt đầu rút lui.
   Sáng 19 2 Đ D/5 và D/6 Úc cùng với các thiết vận xa bắt đầu lục soát chiến truờng.
Diễn tiến trận đánh đuợc ‘Quân sử CSBV’ của Lực luợng võ trang QK 7 ghi lại nhu sau :
- ‘ Theo chỉ thị của SĐ, Tr/đoàn 5 (275) đa tổ chức tiến công quân Úc ở Núi Đất. Tháng 8/1966 đoàn cán bộ Su doàn và Tr/Đ 5 do đồng chí Trần Minh Tâm SĐ phó đa về Long Tân bám địa bàn, nắm quy luật hoạt động của quân Úc và bàn kế hoạch hiệp đồng tác chiến với lực luợng địa phuong.. Ban chỉ huy trận đánh gồm TM Tâm và Đặng Hữu Thuấn (Tỉnh đội truởng Bà Rịa ) tiến hành phuong án vận động phục kích để diệt quân Úc tại khu vực Long Tân.
     Vè lực luợng, ta sử dụng TR/Đ 5 (245) và TĐ 445 (Bà Rịa) tổ chức trận địa phục kích tại đoạn đuờng số 52 khu sở cao su Long Tân (còn gọi là sờ “đất gai”) trên một chính diện dài 2 km. TĐ 2 /TrĐ 5 và một ĐĐ của TĐ 445 đuợc tăng cuờng B40, DKZ57, bố trí phía Nam và Tây-Bắc của Ngã 3 đuờng bò và đuờng 52 làm nhiệm vụ chặn đầu địch. TĐ 3 bố trí phía Tây-Bắc đuờng 52 khoảng 800 m làm nhiệm vụ đột phá chính diện tại chùa Thất. TĐ 1, tăng cuờng thêm 2 ĐĐ của 445, bố trí ở 800 m Đông-Bắc đuờng 52, làm nhiệm vụ khóa đuôi’
Theo quân sử CS thì đây là một trận phục kích có kế hoạch để ‘diệt’ quân Úc. Tuy nhiên cứ theo những lời kể tiếp thì ..hoàn toàn không phù hợp với các diễn tiến kể trên, chua kể những chi tiết tuởng tuợng nhu ‘quân Úc lọt ổ phục kích.. bị bắn chết cả đoàn, bỏ chạy tán loạn., thiết giáp bị bắn cháy.. Quân Úc có cả ..hải pháo yểm trợ !?
* Tổng kết thiệt hại của 2 bên tham chiến
   Theo ghi nhận chính thức của Quân lực Úc :
   - Úc 17 binh si tử trận tại chiến truờng, một binh si khác chết do vết thuong quá nặng sau khi đuợc di tản. 24 binh si bị thuong. (Trong số binh si hy sinh 17 nguời thuộc ĐĐ D; 1 thuộc Thiết đoàn 1st APC) Tỷ lệ khoảng 1/3 quân số (106 nguời) tham chiến lúc đầu. Phần lớn binh si hy sinh và bị thuong là những binh si quân dịch, đua đến một số chỉ trích tại Úc về vấn đề sử dụng lính quân dịch trên chiến truờng.
   - Phía CQ (bao gồm Cán binh BV và quân địa phuong ) : 245 xác để lại trên chiến truờng, một số thuong vong mang đi khi rút chạy (Úc uớc luợng khoảng gần 350 cán binh) , gần nhu quân số của 2 Tiễu đoàn CQ. Khoảng 50 % thuong vong do pháo binh, số còn lại do súng nhỏ tại chiến truờng. Võ khí bị tịch thu gổm : 33 AK-47 ; 5 súng truờng SKS ; 7 trung liên nhẹ RPD ; 4 súng phóng rocket RPG-2; 2 súng không giật 57 mm; 2 carbine M1, 1 tiểu liên PPSh-41 ; 1 đại liên, 1 garand M1 và 1 tiểu liên Thompson. Trên 10,500 viên đạn súng nhỏ đủ loại; 300 lựu đạn; 40 đạn súng cối; 22 quả đan SKZ và 28 đạn RPG-2..3 Cán binh bị thuong bị bắt sống.
   Kết quả trận đánh theo CSBV thì là một thảm bại của Quân Úc ! :
   - Truyền đon của ‘Quân Giải phóng’ ghi ‘’đa diệt đuợc 700 lính Úc, đánh tan một tiểu đoàn và 2 Đại đội, phá hủy 2 chi đoàn thiết giáp Úc ‘ (!?). Tin này đuợc loan báo trên Đai Phát thanh HàNội ngày 27 tháng 8 năm 1966 và sau đó đuợc Đai Bắc Kinh loan tiếp !
Sau 1975, dù chiến tranh VN đa chám dứt, những nhà viết ‘Lịch sử QĐND’ của CSBV vẫn giữ nguyên quan điểm : ‘Lịch sử để phục vụ CS Chủ nghia’ nên tiếp tục đua ra những bài tuyên truyền, đối nghịch nhau về Trận đánh này.
- ‘Lịch sử SĐ 5 BB (VC) ‘ ..Lực luợng ta lại thuong vong lớn, hy sinh 32, bị thuong 60 đồng chí..Tuy vậy, trận đánh quân Úc tại Long Tân có ý nghia rất quan trọng: lần đầu tiên trên chiến truờng ta tiêu diệt 1 đại đội lính Úc..(!?)..’
- Quân sử (!) của ‘Lực luợng võ trang QK 7’ còn ghi ‘chiến tích’..ghê gớm hon : ..’Là trận đầu tổ chức vận động phục kích tiêu diệt quân Úc, có ý nghia rất quan trọng:..ta đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn quân đội Hoàng gia Úc, trong đó diệt gọn một đại đội lính Úc, bắn cháy 2 xe thiất giáp, giết và làm bị thuong hàng trăm lính Úc. Đồng chí Lế Tấn Tao dùng súng AK, B40 bắn chết tại chỗ 36 tên, thu nhiều súng(!)…(Bài này..không nói đến thiệt hại của quân BVCS ?)
   Thậm chí TĐ Co động D 445 (dù sau đó phải giải tán) còn đuợc thuởng ‘Huân chuong Đon vị Anh hùng của Quân Giải Phóng’.!
Nhận xét và Tổng kết :
   Trên phuong diện quân sự Long Tân là một chiến thắng không thể chối cãi của Quân đội Úc tại VNCH. Ký giả Úc Terry Smyth gọi là ‘ chiến thắng của Úc trong một trận đánh quan trọng của một cuộc chiến mà Hoa Kỳ đa thất bại’
   Tác giả Nguyễn Đức Phuong ghi :‘Trận Long Tân đa gây thiệt hại nặng cho TĐ D 445 VC và Tr/Đ 275 CSBV. Khoảng 1 năm sau đó, CS muốn lập TĐ D 440, nhung không tìm đuợc quân số tại địa phuong, nên thành phần hoàn toàn do cán binh xâm nhập từ miền Bắc. Tình báo cho biết nhiều bất đồng Nam-Bắc nên CS phải cho giải tán TĐ này vào cuối năm 1970. Đầu năm 1971 TĐ D 445 chỉ còn khoảng 80 binh si, nên phải phân tán thành những toán nhỏ..15 nguời..’
   Tuớng Westmoreland trong ‘A Soldier Report’ (trang 258) đa nhận xét về Trận Long Tân nhu sau : ‘ Trận đánh dữ dội nhất liên quan đến quân Úc xẩy ra vào mùa Hè năm 1966, khi 1 ĐĐ quân Úc càn quét khu rừng cao su đụng trận với một lực luợng CS gồm 1500 quân Trong 3 tiếng đồng hồ chạm súng duới con mua mùa tầm tã không quân không thể yểm trợ; một ĐĐ với hon 100 binh si đa chống trả lại các đợt tấn công biển nguời. Khi quân Úc can đạn, các phi công Úc đa can đảm liều mình bay trong đem và duới mua để đem đạn tiếp tế. Cung nhờ mua bão át tiếng động nên 2 ĐĐ thiết vận xa đa đến đuợc chiến truờng truớc khi quân CS kịp phát giác. Lực luợng tiếp cứu đa đánh tan đuợc cuộc bao vây của CS, buộc chúng phải rút lui bỏ lại 265 xác..’
Mãi đến năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn của Đai Truyền hình Úc,Nguyễn Minh Ninh, nguyên TĐ phó của TĐ Địa phuong D 445 mới chịu nhận ‘ Úc đa thắng trận Long Tân’ nhung còn co thêm là ‘VC đa thắng trận chiến’ (!)
Trần Lý (8-2015)
Tài liệu sử dụng:
     - Chiến tranh Việt Nam Toàn tập (Nguyễn Đức Phuong)
     - The Battle of Long Tân (Mc Neill)
     - Where We Were in VietNam (Michael Kelly)
     - Australia Armour in Viet Nam (Simon Dunstan)
     - Vietnam Anzacs (Kevin Lyles)

--
__._,_.___

Posted by: loc huong 

Sau ngày 30-04-75 , màn đêm buông xuống .

$
0
0
 

Sau ngày 30-04-75 , màn đêm buông xuống .

  QLVNCH anh dung và người dân Miền Nam không thua CS BV trên các chiến trường . Nhưng chúng ta cuối  cùng buộc phải đầu hàng thua trận vì báo chí , truyền hình Mỹ Thiên Tả Thân Cộng như  Walter  Cronkite , Ted Koppel , Dan Rather ..v..v..

Suốt cuộc chiến VN từ 1966 đến 1975 Đảng Dân Chủ Mỹ phát động hàng trăm cuộc biểu tình , xuống đường phản chiến một chiều. Tại Quốc Hội thì họ lại liên tục tìm cách trói tay người lính VNCH .




On Tuesday, August 9, 2016 3:43 PM, "Phu Van   wrote:


 
          Có những người mà Ô Aladin goi là CUỒNG DC thì làm sao họ còn nhớ được Bill Clinton, 1972 đã từng cầm đầu nhiều đoàn biểu tình phản chiến, và những tay phản chiến năm xưa đang năḿ quyền là PTT Joe Biden, Ngoai trưởng John Kerry,  TĐ Ca Jerry Brown...họ cũng đâu còn biết Ôbamá năm ngoai đã vinh danh  Jane Fonda....


Tóm lại, nhà bình luận gia naò đó hữu lý cho răǹg chính quyền hiện nay là một chính quyền nhát chiến đđang được cầm đầu bởi nhưng̃ chính trị gia chém về.   Phú Vân.

-----  -----

Cái khn nn vàđau thương ca dân min Nam trước 75 là vì cơ cu chính tr và đng phái ca nước M .  Lúc đó dân M gi dng Cng Hòa làđng Diu Hâu , ch trương phi đánh mnh , oanh tc Hà Ni và quân vin thêm đ min Nam đ sc tiêu dit CS  .

  Trong khi đó đang Dân Chđược gi làđng B Câu , làđng đi lp mun tha hip vi CS co s hu thun ca báo chí M thiên T.

Khi ông  Nixon , ông  Ford lên làm TT , thi  xui cho min Nam làđng Dân Ch chiếm đa s nm toàn Quc Hi luôn  ba nhim k .  T năm  1974 thi phe đa s DC quyết tâm trói tay ông Ford .

Tháng  ba 1975  TT  Ford ra trước Quc Hi chi?  xin thêm  quân vin  300  triu  cu min Nam , thì hơn mt na phe Dân Ch b phòng hp ra v.   Cho nên mi vin tr kinh tế và quân vin đu b ct đt hoc gim ti đa.

Nếu min Nam không mt năm 75 thì trước sau gì cũng mt , khi chính tr Mđt quyn li đng trên hết , min Nam ch là con cht trên bàn c thế gii mà thôi .



On Tuesday, August 9, 2016 12:00 AM, "Hoa HoangLan   wrote:


 
Sao li không "ăn nhu" hÔng ? Người b bnh tâm thn phân lit luôn b hoang tưởng, luôn nghĩ rng ai cũng ngu, ch có mt mình mình là khôn khi xoá E-mail đi, s không ai biết. Nếu có ai phát giác, thì chi bay chi biến , luôn ming "I don't know" nhưđon phim ký gi phng vn bà ta.
"I don't know" gn gàng và kho re !!!


Sent from my iPhone

On Aug 8, 2016, at 6:40 PM, Tamika Ito <> wrote:

Dzoi dat oi,
b
nh tâm thn phân lit hinh nhu tieng My la bipolar, khong co an-nhau gi den vu email ca! 

From: Hoa HoangLan <
Sent:Monday, August 8, 2016 2:46 PM
Subject: Hoa Kỳ : Donald Trump mang b
nh tâm thn ?

L gì cái trò tranh c thiếu t tế và kém lương thin ca đng Gian Ch, nht là ca cp v chng "Siêu Lươn Lo Hillary-Clinton"!

K gây ra v gian di "Delete E-mail" mi chính là k mang bnh tâm thn phân lit, bi vì h quên rng E-mail không th xoá mt tích được  !

Sent from my iPhonew
From:
Subject: Hoa Kỳ : Donald Trump mang bnh tâm thn ?



From:  [DienDanCongLuan]"<


Nhng tù nhân chiến sĩ QLVNCH và tù ci to H.O.  chc mãi mãi  không quên được hình nh  Bill  Clinton ,  tay trong tay cùng vi Jane Fonda và chng là Tom Hayden , TNS John Kerry  ..v..v..  phát đng hàng lot các cuc biu tình phn chiến,  vu oan giá ha  ... Nhc m lính M và QLVNCH trước 1975 .   Kêu gi phi b rơi VNCH .

Bây gi cm lá phiếu trên tay .  Nh li  nhung  ngày ngi trong lao tù CS .







































__._,_.___

Posted by: lien tran 

PICNIC HÈ 2016 TÂY NINH ĐỒNG HƯƠNG HỘI BẮC CALIFORNIA

$
0
0


PICNIC HÈ 2016 TÂY NINH ĐỒNG HƯƠNG HỘI BẮC CALIFORNIA

Lê Bình

Có lẽ đây là là hội đồng hương non trẻ nhất của cộng đồng người Việt tại Bắc California; đó là Tây Ninh Đồng Hương Hội Bắc California. Picnic Hè 2016 được tổ chức tại Emma Prusch Farm Park, 647 S. King Road, San Jose, CA 95116 từ 10:00am đến 4:00pm ngày Chủ nhật 14 tháng 8 năm 2016.

Có khoảng 200 đồng hương đã gặp nhau. Trong số quan khách và đồng hương tham dự người ta ghi nhận có các chức sắc đạo Cao Đài: Hiền Tài Hồ Văn Xưa, CTS Đào Minh Ánh, HT Nguyễn Thanh Liêm, các hiền huynh, hiền tỷ trong Ban Thế Đạo Bắc Cali, Tộc Đạo Santa Clara, Thánh Thất San Jose, Hương Đạo San Jose, Điện Thờ Phật Mẫu San Jose. Ông Phạm H. Thái đại diện Tây Ninh Đồng Hương Hội Nam California, và các Hội Ái Hữu, và một số quan khách Ông Mai Khuyên Khu Hội, và các cựu quân nhân, cảnh sát đã từng phục vụ tại Tây Ninh, Khiêm Hanh, Trảng Bàng, Gò Dầu…v.v. Đặc biệt năm nào cũng có mặt của một gia đình miền Bắc di cư vào Nam - định cư ở Mít Một - Gia đình của cựu Giáo sư Phạm Tài Đoan. Ông chẳng những là một giáo sư tại trường Trung Học Lê Văn Trung, thầy của nhiều thế hệ, (HT Nguyễn Thanh Liêm là học trò của GS Đoan) mà ông còn là một chức sắc của Đạo, Lễ Sanh Ngọc Đoan Thanh Phạm Tài Đoan. Về phía truyền thông báo chí: Nàng Thế Kỷ 21, Báo Thằng Bờm, Báo Đời Mới, Truyền Hình ViệTV…v.v.

Image result for PICNIC HÈ 2016 TÂY NINH ĐỒNG HƯƠNG HỘI BẮC CALIFORNIA

Trong cái nắng gay gắt như nắng Tây Ninh …như câu hát ”Tây Ninh nắng nung người, Đồng Tháp vắng bóng hồng thì tôi yêu ai…Ân tình theo gót chân…gặp nhau trong cơn lốc xưng tao gọi mày thương quá gần…Bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng của vạn người thân.”  Tây Ninh năm nay họp mặt trong nhà, hội trường rộng thoáng mát, có bàn ghế trải khăn trắng muốt, đường hoàng, thanh lịch, và gần gủi. Bức tranh lớn trên tường là cây cầu Quan 3 nhịp với núi Bà Đen sừng sững trên nền trời xanh thăm thẳm.

Nha sĩ Trần Minh Khiết, Hội trưởng, cho biết “Đây là cơ hội để gặp gỡ chào thăm và sinh hoạt của đồng hương và thân hữu Tây Ninh miền Bắc California vào mỗi mùa Hè.” Đầy là buổi picnic Hè lần thứ III. Cũng nên biết thêm, Tây Ninh Đồng Hương Hội đã được thành lập trong một buổi tiệc tại nhà hàng Phú Lâm San Jose vào ngày Chúa Nhật 16/3/2014.

Những người chịu trách nhiệm bắt một nhịp cầu cho đồng hương xa xứ đến với nhau hôm nay sau nhiều năm xa cách quê nhà;  Nha sĩ Trần Minh Khiết, Nhà báo Duy Văn, Nha sĩ Tô Mỹ Huệ, Ông Nguyễn Thành Hưng, Ông Trần Minh Quan, Ông Trần Văn Sung, Ông Đào Minh Ánh, Ông Nguyễn văn Bé, Ông Nguyễn văn Y, Nha sĩ Nguyễn Hữu Tường, Ông Nguyễn Đăng Khích, Bà Trương Vân Lang, Ông Nguyễn Văn Phép…và nhiều người khác đã có mặt từ sáng sớm lo chuẩn bị.

Lúc 10:00am BTC đón tiếp Quan khách, và Đồng hương, Gia đình & Thân hữu và mời vào bàn; thân nhân đồng hương chia nhau một chỗ ngồi gần gủi. Tiếng chào mời, thăm hỏi; sự vui mừng đã lấn át cái nắng nóng nung người ở bên ngoài.

Lúc 11.00 am, Nghi Lễ Khai Mạc Chào Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do đồng hương Nguyễn Cười điều khiển. Tiếp theo sau đó, hai người MC duyên dáng: Chị Vân Lang và Tô Mỹ Huệ đã giới thiệu Quan khách, Đồng hương, Gia đình và thân hữu.

Sau lễ chào cờ, trong phần chào mừng của  Ban Tổ Chức, Nha sĩ Trần Minh Khiết, thay mặt Tây Ninh Đồng Hương Hội ngỏ lời chào mừng. Ông nói rằng những tình cảm của người và vùng đất Tây Ninh đã tụ hội những con người hiền hòa, sự gần gủi và thắt chặt tình thân hữu, tương thân tương ái giữa những người đồng hương Tây Ninh xa quê hương… Cũng trong phần chào mừng, Hội trưởng Trần Minh Khiết không quên ngỏ lời cảm ơn những đồng hương Tây Ninh xa gần đã khích lệ và giúp đỡ. Đặc biệt những đồng trong Ban Tổ Chức đã cùng góp tay tạo nên không khí đầm ấm thân tình trong một ngày họp mặt hè thật vui.

Trong hàng quan khách, và thân hữu cũng nhân dịp nầy bày tỏ sự vui mừng và chúc cho Tây Ninh Đồng Hương Hội ngày càng phát triển và tình đồng huơng ngày càng thăm thiết hơn.

Sau phần nghi thức khai mạc, chào mừng; BTC đã mời quan khách và đồng hương dùng bữa ăn trưa thật thịnh soạn có món ăn chay, và nước giải khát…tất cả do BTC khoản đãi. Chương trình văn nghệ, trò chơi giải trí, và xổ số có thưởng do các mạnh thường quân yểm trợ.

Trong bữa ăn trưa, những câu chuyện kể về Tây Ninh, có kẻ còn người mất, người nhớ người không. Người ta nói về hồ Dầu Tiếng là của Bình Dương, hay Tây Ninh? Tại sao có tên gọi vùng đất nầy là Tây Ninh? Và có nhiều vùng đất Trảng…Trảng Bàng, Trảng Lớng, Trảng Sụp… nước sông Vàm Cỏ Đông sẽ chảy về đâu, bắt nguồn từ nơi nào bên Chân Lạp chăng? Câu chuyện cũng từ đó lan rộng ra…Đồng hương gặp lại nhau, thật vui, bà con được biết thêm nhiều về quê hương. GĐ anh Phạm Chu Ánh, Phạm Bằng Tường, con GS Phạm Tài Đoan, cho biết cha anh là người làm việc rất gần gủi với Đức Phạm Hộ Pháp (Hộ Pháp sanh quán Trảng Bàng), ông là người thông dịch cho Đức Hộ Pháp mỗi khi tiếp xúc với phái đoàn ngoại quốc.

Vùng đất Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là "Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm nhiều thú dữ như cọp, voi, beo, rắn.... Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển. Tây Ninh chỉ có nghĩa Trấn thủ giữ an ninh cho vùng đất phía Tây tỉnh Gia Định .

(Tháng 7/1836 Trương Minh Giảng  xin vua Minh Mạng lấy một phần đất phía Tây Bắc tỉnh Gia Định giáp giới nước Chân Lạp làm một phủ mới gọi là Tây Ninh với  hai huyện trực thuộc là Tây Ninh và Quang Hóa. Theo tờ tấu của Trương Minh Giảng việc lập Phủ Tây Ninh giáp nước Chân Lạp là để “Trong bền vững bờ cõi thành Gia Định” “Ngoài mạnh thêm thanh thế xứ Trấn Tây”(Tức là nước Chân Lạp của người Khmer đang do quan quân  người Việt bảo hộ).Và vua Minh Mạng đã đồng ý. Như vậy tên gọi Tây Ninh đã ra đời trong bối cảnh lịch sử này. Nó là tên của một phủ mới thuộc về tỉnh Gia Định vào đời vua Minh Mạng. Theo Gia Định Thành Thông Chí-Trịnh Hoài Đức).

Những người lính gặp lại nhau, họ nhắc lại các địa danh, những lần hành quân qua vùng đất…”nắng nung người”. Tây Ninh có mặt hôm nay để có dịp các địa danh Bến Kéo, Trảng Lớn, Bời Lời, Mít Một, Chợ Cầu, Gò Dầu, Gò Chai, Bến Sỏi, Khiêm Hanh….Ngã ba Vựa Heo, Suối Cạn, Suối Sâu, Bàu Năng, Tha La Xóm Đạo…được nhắc đến. Có bạn trẻ chỉ nghe qua radio đã đến để chào hỏi và tìm bạn học. Người trẻ người già nhắc lại nhiều kỷ niệm. Có những thanh thiếu niên chưa một lần về thăm quê (nội - ngoại) đã cảm nhận được tình quê hương qua cha mẹ và những ông bà chú bác có mặt hôm nay.

Cũng đến lúc phải chia tay.Lúc 4:00pm, BTC nói lời cảm tạ và bế mạc. Hẹn một lần gặp mặt sẽ không xa.

Một vài nét về Tây Ninh: (Theo Đại Nam Thực Lục, và Gia Định Thành Thông Chí) Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Kỳ. Tỉnh lỵ Tây Ninh nằm cách Sài Gòn khoảng 100 km theo đường quốc lộ 1 (nay là QL 22) hướng về Nam Vang, Cao Miên.

Vùng đất Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là "Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn... . Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển.

Về địa lý, Tây Ninh là gạch nối cao nguyên Nam Trung Kỳ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có sắc thái của vùng đồng bằng. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam và Đông Nam giáp Sài Gòn và Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp Kampong Cham, Campuchia.

Năm 1808, thành Gia Định, gồm có 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Năm 1832, vua Minh Mạng tiếp tục tổ chức hành chánh ở Gia Định, từ 5 trấn chia thành 6 tỉnh gồm có Gia Định (Phiên An), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, gọi là Lục Tỉnh. Lúc bấy giờ, vùng đất Tây Ninh thuộc Phiên An. Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An là tỉnh Gia Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và huyện Quang Hóa.

Theo Đại Nam Thực Lục thì vào khoảng tháng 3 (âm lịch) năm 1845, Đời Vua Thiệu Trị, Ông Cao Hữu Dực (quyền Tuyên phủ sứ Tây Ninh) cho chiêu mộ dân trong phủ Tây Ninh lập ra 26 thôn làng: Tiên Thuận, Phúc Hưng, Phúc Bình, Vĩnh Tuy, Phúc Mỹ, Long Thịnh, Long Khánh, Long Giang, Long Thái, An Thịnh, Khang Ninh, Vĩnh An, An Hòa, Gia Bình, Long Bình, Hòa Bình, Long Định, Phú Thịnh, Thái Định, Hòa Thuận, An Thường, Thuận Lý, Thiên Thiện, Hướng Hóa, Định Thái, Định Bình, đều thuộc phủ Tây Ninh.

Năm 1861, Sau khi Pháp chiếm Tây Ninh, việc cai quản ở 2 huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh. Năm 1868, hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều lần thay đổi, năm 1897 Tây Ninh gồm có 2 quận là Thái Bình, Trảng Bàng, trong đó có 10 tổng, 50 làng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện là tỉnh. Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó Cap St. Jacques (Vũng Tàu) tách ra thành tỉnh thứ 21. Tây Ninh lúc đó là tỉnh thứ 12.

Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định ấn định ranh giới Tây Ninh. Năm 1950, cắt một phần đất của Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh. Năm 1957, Tây Ninh chia thành 3 quận gồm có Châu Thành, Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng. Năm 1963, tỉnh Tây Ninh có thêm 4 quận là quận Phú Khương, Phước Ninh, Hiếu Thiện, Khiêm Hanh.

Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam và là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Núi Bà đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Trông xa xa, ngọn núi như chiếc nón lá nằm úp giữa vùng đồng bằng trù phú với những cánh đồng lúa xanh bát ngát, cây cối tươi tốt quanh năm. Núi Bà trải rộng 24km², gồm 3 ngọn núi là núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo, trong đó cao nhất là núi Bà Đen. Nói đến núi Bà, có Điện Bà, tức là chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Điện Bà ở lưng chừng núi với hai ngôi chùa là chùa Thượng và chùa Hang.

Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì quang cảnh hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa linh thiêng vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Trên núi có một số hang động được làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà…Với chiều cao 986m so với mực nước biển, ngọn núi Bà Đen được mệnh danh là “nóc nhà” Miền Đông Nam Phần.    

Theo các vị bô lão truyền miệng trong dân gian thì ngày xưa, núi Bà Ðen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật. Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, ở Trảng Bàng văn hay võ giỏi. Vào mỗi ngày rằm cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến.

Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý, trai tài gái sắc yêu nhau, cha mẹ gả cô cho chàng trai họ Lê. Lúc bấy giờ, Võ Tánh đang chiêu binh, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Lý Thị Thiên Hương ở nhà chờ chồng. Một hôm, cô đang lễ Phật trên núi thì gặp một bọn cướp đến cướp chùa, thấy người con gái đẹp vây bắt. Cô đánh đuổi bọn cướp, nhưng thế cô, mở vòng vây chạy thoát vào rừng rồi mất tích.

Trên chùa, vị hoà thượng trụ trì một ngày kia đang tụng kinh, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói: "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Ðông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đã chết lâu ngày nắng thiêu đốt thành màu đen nhưng không tan rã, bèn đem về chôn cất sau chùa. Lý Thị Thiên Hương rất linh hiển, ai cầu chi được nấy. Dân chúng quanh vùng tấp nập đến cầu xin. Từ đấy, ngọn núi được dân chúng truyền tụng là Núi Bà Đen  (kính trọng gọi là Núi Bà)

Câu chuyện ra tới tai Tả Quân Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt Cô bèn nhập vào xác một ngưòi con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng". Cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.

Theo lời kể, sau khi thành Bình Ðịnh thất thủ, Võ Tánh tự thiêu, chồng nàng (Lê Sĩ Triệt) đã thác, còn nàng chết trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Lê Văn Duyệt dâng sớ, phong cho cô Lý thị Thiên Hương "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Ðen ngày nay. Núi Bà Ðen nổi danh linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.

Tây Ninh là thánh địa của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài) có Tòa Thánh tại Long Hoa nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo Hồi và nhiều đạo khác. Tây Ninh có hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, đó là hồ Dầu Tiếng.

Tây Ninh nổi tiếng với các loại thực phẩm: Bánh Tráng nướng phơi sương gắn liền với địa danh Trảng Bàng. Để làm ra Bánh Tráng phơi sương phải qua nhiều giai đoạn khá công phu và cầu kỳ. Bánh Canh Trảng Bàng là một món ăn nổi tiếng của Tây Ninh có từ rất lâu đời. Muối tôm là một loại thực phẩm rất nổi tiếng của Tây Ninh. Mãng cầu Bà Đen được trồng tại khu vực gần núi Bà Đen; trái mãng cầu có quanh năm.
 Lê Bình
__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Bất chấp áp lực từ CSVN, thành phố Yarra-Úc chính thức công nhận Cờ Vàng

$
0
0


Bất chấp áp lực từ CSVN, thành phố Yarra-Úc chính thức công nhận Cờ Vàng

                                                                                                                                                                                       24/8/2016


                                                                            Ảnh: lyhuong.net

                                        - CSVN đang áp lực buộc thị xã Yarra- Úc từ bỏ kế hoạch treo Cờ Vàng

Như vậy là một lần nữa, cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc đã chiến thắng trong việc bảo vệ lá Cờ Vàng đại diện cho lý tưởng tự do của mình.
Bất chấp những áp lực từ chính quyền CSVN lên chính phủ Úc, vào ngày 23/08/2016, Hội Đồng Thành Phố Yarra-Victoria- Úc đã biểu quyết, chính thức thông qua quyết định công nhận Cờ Vàng. Trang mạng www.lyhuong.netđã chính thức đăng tải tin vui này đến với cộng đồng Người Việt Tự Do trên toàn thế giới.


The South Vietnam flag alongside the Australian flag/ Lá Cờ Vàng VNCH tung bay cạnh  lá cờ Úc Quốc
Quyết định này đã vô hiệu hóa những nỗ lực của Bộ Ngoại Giao CSVN trong việc ngăn chặn thêm một thành phố Úc công nhận Cờ Vàng.  Một lá thư phản đối của toà đại sứ CSVN gởi cho thành phố Yarra đã cho thấy sự tuyệt vọng đến mức bất lịch sự, không theo một khuôn khổ nghi thức ngoại giao tối thiểu của những “nhà ngoại giao” CSVN: một lá thư trống không, không có tên cơ quan / văn phòng hay tên người nhận, không có cả người ký tên... 
Sau đây là toàn văn thông báo của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria:

THÔNG BÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH CĐNVTD-VICTORIA

V/v: KẾT QỦA PHIÊN HỌP VIỆC TREO CỜ VÀNG CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ YARRA NGÀY 23-8-2016


      Kính thưa:

                                   •    Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
                                   •    Quý vị lãnh đạo các hội đoàn, đoàn thể
                                   •    Quý vị thương gia,
                                   •    Qúi vị đại diện truyền thông báo chí
                                   •    Cùng toàn thể đồng bào

Sau hơn 1 giờ đồng thảo luận và nhiều đề nghị một số kiến nghị, HĐTP Yarra đã quyết định:

·  Một lần nữa xác định cờ Vàng là biểu tượng của cộng đồng người Việt tại Úc và những đóng góp của cộng đồng chúng ta tại Úc, và;
·  Sẽ tu chỉnh lại chính sách bay cờ của HĐTP trước ngày 31/3/2017 để có thể kịp treo cờ tại tại một địa điểm của HĐTP vào ngày 19/6/2017 như chúng ta đã yêu cầu.

BCH/CĐNVTD Vic và Ủy ban vận động Cờ Vàng ghi nhận và cám ơn sự tham dự rất đông của các vị đại diện các tôn giao, rất nhiều các hội đoàn đoàn thể, quý thương gia, quý truyền thông báo chí và đồng bào đã không ngại thời tiết lạnh lẽo đến tham dự phiên họp quan trọng này.

Và cũng xin cám ơn tất cả quý vị đã trình bày trong phiên họp tối nay, cũng như những quý vị đã chuẩn bị nhưng không có cơ hội trình bày.  BCH chúng tôi chân thành cám ơn những nỗ lực của quý vị.

Việc công nhận Cờ Vàng là biểu tượng của cộng đồng chúng ta, là đại diện cho sự hy sinh,  đóng góp, thành công, là sự tri ân của giới trẻ chúng tôi đến các chiến sĩ QLVNCH, những người đã anh dũng hy sinh cũng như những thương phế binh đang sống vất vưởng, và 521 vị lính Úc đã hy sinh cũng như  gần 60,000 cán quân nhân Úc đã tham gia bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam.

BCH chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với HĐTP Yarra để bảo đảm Cờ Vàng sẽ được tung bay trên thành phố này như đã được biểu quyết thông qua.

Trân trọng

Nguyễn Phương Vỹ
Chủ tịch


Image result for Lá thư kém văn hóa của tòa đại sứ CSVN tại Úc gởi thành phố Yarra
Lá thư kém văn hóa của tòa đại sứ CSVN tại Úc gởi thành phố Yarra

~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live