Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Nhà Văn Song Nhị Ra Mắt Tuyển Tập 50 Năm Cầm Bút

$
0
0
 

Nhà Văn Song Nhị Ra Mắt Tuyển Tập 50 Năm Cầm Bút

08/07/201600:00:00(Xem: 64)
Nhà Văn Song Nhị Ra Mắt Tuyển Tập 50 Năm Cầm Bút
Westminster, Nam California (Bình Sa)- - Tại hội trường Nhật báo Việt Báo 14841 Moran ST, Westminster, CA 92683 vào lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy ngày 2 tháng 7 năm 2016, Nhà văn Song Nhị đến từ San Jose đã tổ chức buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật ra mắt “Tuyển Tập Văn 50 năm Cầm Bút”.

Mặc dù tại Nam California một buổi chiều thật bận rộn với nhiều sinh hoạt của cộng đồng, nhưng rất đông người tham dự.

Phái đoàn đến từ San Jose có Nhà Báo Thanh Thương Hoàng và Lê Diễm, Nhà văn, nhà thơ Diên Nghị, Tiến Sĩ Lê Đình Cai và phu nhân, Nhà thơ Ngọc Bích, Nhà báo Nguyên Trung, Nhà báo Cao Ánh Nguyệt, Nhà Thơ Hùng Vĩnh Phước và phu nhân, Nhà Thơ Ngọc Bách, Kim Thư, Nhà văn Nguyễn Thiệp (Tràm Cà Mau), KQ. Lê Văn Hải… Ông bà Luật Sư Nguyễn Công đến từ San Francisco.

blank
Trong buổi ra mắt sách.

Nam California ngoài quý đồng hương thân hữu còn có sự tham dự của Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân và phu nhân nhà thơ Mai Hương, Cựu Dân Biểu Nguyễn Lý Tưởng, Ông Thái Tăng Hữu, Hội Đồng Hương Quảng Trị, Bác Sĩ Võ Thanh Thời, Nhà Thơ Sơn Hà Vi, Đốc Sự, Nhà Thơ Phùng Minh Tiến, ông Đinh Bá Tân, ông Phan Bá Kỳ, ông Dương Văn Duân, Giáo Sư Tôn Thất Mạnh Lương, ông Nguyễn Đăng Sửu, Cô Thu Đào Hội Phố Núi, Họa Sĩ An Phong…

Điều hợp chương trình MC. Như Hảo và KQ. Lê Văn Hải.

Trước khi chương trình khai mạc, Nhà Văn Song Nhị và phu nhân đã ký tặng sách “Tuyển Tập 50 Năm Cầm Bút” đến quý đồng hương thân hữu.

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm. Tiếp theo KQ. Nhà văn Võ Ý, Trưởng Ban tổ chức lên cảm ơn tất cả quý vị quan khách, văn thi hữu và đồng hương đã hưởng ứng lời mời của Ban tổ chức đến tham dự buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật hôm nay. Trong lời chào mừng thật ngắn gọn đã được những người tham dự tưởng thưởng một tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn Nhà Văn KQ Võ Ý.

Sau đó KQ. Võ Ý giới thiệu quan khách và đồng hương thân hữu tham dự.

Sau phần giới, Ban tổ chức mời Nhà Văn Diên Nghị lên giới thiệu tác giả. Trong phần giới thiệu Nhà Văn Diên Nghị cho biết: “Song Nhị, danh tính và vóc dáng quen thuộc trong sinh hoạt văn học nghệ thuật tại hải ngoại gần 20 năm qua..

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Hà Tĩnh, mảnh đất miền Trung khô cằn sỏi đá, lại là đất thiêng, sản sinh nhiều anh kiệt. Thi hào Nguyễn Du với Truyện Kiều, ngày nay trở thành danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm được chuyển ngữ hơn 30 thứ tiếng, mang lại niềm hãnh diện cho dân tộc Việt khắp cùng trời cuối biển.

blank
Trong buổi ra mắt sách.

Song Nhị thuộc dòng tộc Trần Kim, một trong những dòng tộc lớn, vào thế kỷ 17 (năm 1685) đã có vị quan nhất phẩm thời vua Lê Hy Tông, với công lao phò vua giúp nước.

Vào lứa tuổi học trò, niên thiếu, Song Nhị đã chạm mặt với bi kịch qua cuộc giảm tô và cải cách ruộng đất tàn bạo, man rợ năm 1950 -51 đến 1956 do cộng sản miền Bắc phát động. Sự việc xảy ra không từ đầu làng cuối xóm, không chỉ nghe nói, mà xảy ra ngay tại sân nhà gia đình, nạn nhân chính thực máu thịt chính mình…

Với quan điểm, lập trường Quốc gia rõ rệt, Song Nhị đã tham gia tranh đấu khéo léo nhưng không khoan nhượng, từ kinh nghiệm thu nhận qua quá khứ, và dù với cương vị, hoàn cảnh nào, sứ mạng chống độc tài cộng sản cũng được nêu cao.

Tháng Tư 1975, định mệnh miền Nam đã an bài, Song Nhị cũng chịu chung số phận lưu đày ra đất Bắc cùng với hàng vạn chiến hữu VNCH.

Anh vẫn là người tiên phong với ý thức phản kháng của một tù nhân, một nhân chứng, đồng thời là người cầm bút. Trong trại tù tỉnh Thanh Hóa năm 1980, khi có ba người bạn tù bị bắt đi trong giờ điểm danh vào phòng giam, khí thế sôi động hơn 700 bạn tù toàn trại, mỗi phòng tụ họp nhau hát những bài hát tranh đấu. Lúc đầu chỉ một tốp hợp ca, về sau hưởng ứng cả buồng thành một đại hợp xướng..

blank
Trong buổi ra mắt sách.

Dấu hiệu đấu tranh bắt đầu.

Sau ba ngày, lực lượng công an tràn vào trại, mở cửa phòng giam, đọc lệnh, còng tay và trói dẫn đi biệt giam một số.

Và Song Nhị là một, bị kiên giam trong sáu tháng.

Song Nhị, người đấu tranh đã trở thành người cầm bút, và là người cầm bút từ những cuộc đấu tranh suốt quá trình dài từ niên thiếu đến trưởng thành..

Anh viết khá nhiều, đủ thể loại, từ Thơ, Truyện, đến phiếm luận, phê bình.. Tác phẩm “50 Năm Cầm Bút” của một tác giả đã sống và viết, là nạn nhân, nhân chứng của chặng đường lịch sử đất nước, không chỉ mang giá trị nội dung rõ nét, còn biểu lộ tư duy và cốt cách của người viết. Song Nhị khát vọng nói lên Sự Thật, vì anh ý thức thiên chức và phẩm hạnh của người cầm bút trong thế giới Tự Do, khác hẳn với “bồi bút” của chế độ độc tài Cộng sản…

Người cầm bút kiên định, vô tư, không thành kiến cũng không thiên kiến. Lẽ phải trên hết, không khuất phục trước một áp lực nào; cũng không dễ ngã vào vòng quyến rũ cơ hội.

“50 Năm Cầm Bút” thể hiện, bày tỏ trung thực nhiều vấn đề hôm qua và hôm nay, văn hóa và văn học. Hy vọng bạn đọc tiếp cận tác phẩm để cùng cộng hưởng, chia sẻ với tác giả.”

blank
Trong buổi ra mắt sách.

Tiếp theo Tác Giả Song Nhị lên có đôi lời cảm tạ, trong đó có đoạn ông nói: “Thay mặt gia đình Cội Nguồn, cá nhân tôi và nhà tôi có mặt tại đây hôm nay xin chào mừng và cảm tạ sự hiện diện quý báu của quý liệt vị. Chúng tôi rất cảm kích trước tình cảm quý vị dành cho trong một buổi chiều cuối tuần của kỳ nghỉ lễ trọng đại: ngày lễ Độc lập lần thứ 240 của Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, xứ sở mà chúng ta là công dân trên quê hương thứ hai này…

Xin cảm ơn Ban tổ chức, quý anh chị Như Hảo và chương trình Radio Mẹ Việt Nam, nhà thơ/ nhà văn Hương Giang, nhà văn/KQ Võ Ý, nhà báo/KQ Lê Văn Hải cùng các anh chị văn nghệ sĩ phái đoàn đến từ Bắc Cali và các văn nghệ sĩ Nam Cali.

Xin cảm ơn Việt Báo cùng các cơ quan truyền thông báo chí đã phổ biến tin tức và giới thiệu về buổi sinh hoạt hôm nay…”

Ông tiếp: “Tác phẩm đệ trình trước quý vị gồm nhiều thể loại, còn gom góp được và có lựa chọn, để lưu giữ như “một chút gì để nhớ”. Mỗi bạn đọc đều có một sở thích riêng. Có người thích thơ, có người thích truyện, có người thích biên khảo, có người thích nghị luận, có người thích nhận định, phê bình.. Quý vị sẽ lật giở từng chương theo sở thích.

Trong tập này có một bài thơ tôi viết từ năm 1962 vào tuổi học trò khi trái tim còn nồng nàn lãng mạn, Và bài tùy bút “Tình ca Nhập cuộc”, viết tại quân trường Thủ Đức. Không hiểu sao tôi vẫn đọc đi đọc lại rất nhiều lần bài thơ và bài tùy bút này, mà không đọc nhiều những bài khác trong tác phẩm. Có lẽ là do bài viết xuất phát từ cảm xúc thao thức của traí tim nên dễ đi vào long người và chính tác động và cảm xúc của tác giả.

Xin cảm ơn nhà văn Diên Nghị, người bạn văn đàn anh của chúng tôi đã nói về tác giả. Và xin cảm ơn GS Lê Đình Cai sẽ trình bày đến quý vị và độc giả về tác phẩm tuyển tập văn 50 năm.”

Xin cảm ơn hai diễn giả Cao Ánh Nguyệt, Võ Ý và hai MC điều hợp chương trình một cách sống động.

blank
Trong buổi ra mắt sách.

Sau đó GS. Lê Đình Cai lên giới thiệu về tác phẩm, Ông cho biết:

“…. hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall defend, to the death, your right to say it”.

Nhà văn Song Nhị đã xuất bản được ba tác phẩm về thơ trước 1975. Sau năm 1975, tại hải ngoại, ông đã xuất bản được ba tác phẩm nữa về thơ – Tiếng Hờn Chiến Mã (Cội Nguồân California 1996, tái bản 2002), Về Lối Đi Xưa (Cội Nguồn 1999) và Tiếng Hót Loài Chim Di (Cội Nguồn 2002). Năm 2003 ông cho xuất bản tập Lưu Dân Thi Thoại (Khảo Luận Thơ, Cội Nguồn xb), cùng viết với nhà văn Diên Nghị. Tác phẩm “Lời Rao Giảng Của Thơ” của ông được xuất bản vào năm 2014, (NXB Cội Nguồn).

Riêng về văn, ông cho ấn hành tập bút ký tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” vào đầu năm 2010, tái bản vào tháng 8/ 2010; và mới đây “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút” do NXB Cội Nguồn ấn hành cuối năm 2015 tại California, Hoa Kỳ… Chính tác giả Song Nhị là người đã làm sống lại dòng chảy của thời gian đã qua, khơi lại nhịp thở của xã hội đương thời, lay động được những hồn ma ngủ quên trong nấm mồ oan khiên của lịch sử, dựng họ dậy để cùng ông lên tiếng thêm một lần nữa trước công luận thế giới về một giai đoạn tối tăm và bi thảm của lịch sử Việt tộc…”

“Tuyển tập Văn 50 Năm Cầm Bút” của tác giả Song Nhị dày đến 450 trang, gồm có tám chương, kể cả chương dẫn nhập, đề cập đến nhiều đề tài liên hệ đến sáng tác văn học, bút ký, tự truyện, khảo luận, tạp văn, phiếm luận…. mà người điểm sách chỉ gói trọn trong vài ba trang giấy thì làm sao mà nói hết những điều cần nói, dù đã giới hạn theo cách nhìn của một nhà giáo chuyên ngành sử học.

Cách hay nhất mà người viết xin được đề nghị với quý độc giả là hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall defend, to the death, your right to say it”.

(Được biết trong phần giới thiệu tác phẩm GS Lê Đình Cai đã có một bài khá dài để giới thiệu chi tiết rất đầy đủ, nhưng vì bản tin có hạn nên chúng tôi chỉ trích một vài đoạn ngắn để đăng trong bản tin nầy.)

Tiếp theo cảm nghĩ của Nhà Báo Cao Ánh Nguyệt, Chủ Nhiệm/ chủ bút Phụ Nữ Cali Magazine.

blank
Trong buổi ra mắt sách.

Trong phần trình bày Bà đã làm cho những người tham dự say sưa theo dõi, Bà nói:

“Mọi Thứ Không Được Phép Kết Thúc. Và Đó Là

TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT của tác giả SONG NHỊ

.... Sau “Nửa thế kỷ Việt Nam”, Song Nhị lại tiếp tục cho ra mắt TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT, điều này chứng minh ông vẫn rất hăng say và bền bỉ trong sự nghiệp sáng tác của mình. Tôi thật sự không biết đúng ra nên gọi ông là nhà thơ hay nhà văn, nếu không lầm thì ông đi vào nghiệp viết mở đầu bằng những bài thơ TÌNH (không chỉ là tình yêu đôi lứa mà chữ Tình ở đây hàm chứa cả quê hương, làng mạc, gia đình...). Những bài thơ được làm khi chỉ vào lứa tuổi đôi mươi đầy nhiệt huyết, sôi nổi nhưng vẫn nhẹ nhàng, mượt mà với những trăn trở về cuộc sống và con người.

Thế nhưng với Song Nhị sau những biến động của thời cuộc và những năm tháng tù đày khổ nhục, thơ văn của ông đã trở nên đanh thép và quyết liệt hơn. Viết bây giờ hình như không còn là sự trang trải cô đơn muôn thuở của những người cầm bút, mà là sự khắc khoải của những kẻ cảm thấy mình bất lực trước những biến đổi tang thương của đất nước…

Cái tâm trạng của một người tù vừa được thả ra, ngơ ngác và thảng thốt trong cay đắng với những đổ vỡ trước mắt, tiếng kêu đau thương của thân phận là đây.

Tuy nhiên mọi thứ không được phép kết thúc. Ai đó đã từng nói: "Một viên đạn bắn ra có thể chết một người, thậm chí vài chục người. Nhưng một quyển sách viết ra đủ sức giết hay cứu cả một thế hệ..."

Cách mà nhiều người đã chọn là dùng ngòi bút để thay cho súng đạn. Tác giả Song Nhị đã tự hỏi “Đi đâu?” thì ông đã có câu trả lời là đi tìm tự do và đi theo con đường thơ văn mà ông đã chọn lựa. Bao nhiêu năm qua ông vẫn tiếp tục viết lách. Phải có sự kiên nhẫn và một sức chịu đựng nào đó, hay có thể tạm mượn một câu Kiều: "Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa".

Mà đã gọi là nghiệp thì khó lòng từ bỏ. Và cũng trả lời cho tâm trạng “Về đâu”?

Một lần nữa Song Nhị đã lựa chọn sự trở về với Cội Nguồn. Chỉ có nguồn gốc mới đưa ta trở về với quê hương và dân tộc.”

Xen lẫn chương trình có phần trình diễn văn nghệ của anh chị em Nghệ Sĩ thân hữu, trong đó có hát những bản nhạc phổ từ thơ Song Nhị.

Ban tổ chức mời mọi người một bữa ăn nhẹ để cùng thưởng thức văn nghệ trước khi chia tay.

Quý đồng hương thân hữu muốn có những tác phẩm của Song Nhị xin liên lạc tác giả: (412) 661-4984 hoặc Email: 
levanchinh11@aol.com
Nguồn: Việt Báo

__._,_.___

Posted by: tuong pham

SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG TIỀN

$
0
0


 
SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG TIỀN

Không có một quốc gia nào không có tiền, doanh nghiệp chết hàng loạt, và nợ ngập đầu mà không bị xụp đổ vì ảnh hưởng kinh tế. Chính vì thế, nguời VN hải ngoại có một vũ khí mạnh mẽ nhưng không xử dụng đúng mức; mà ngược lại, bị CSVN lừa gạt nên người đã vô tình, vì tình cảm hay thoả mãn cá nhân mà nuôi chế độ CSVN hơn 41 năm qua là điều không thể chối cãi…

Để chận đứng Trung Cộng (TC) trong âm mưu thống trị thế giới, Hoa Kỳ đã xử dụng sự truyển thông hữu hiệu, thông báo sự tệ hại, nguy hiểm của hàng hoá Tàu, khiến thế giới tẩy chay, xuất cảng giảm; chỉ cần lợi tức giảm một nửa, TC thiếu ngoại tệ, đưa đến sự xáo trộn xã hội, tạo khó khăn kinh tế hiện nay, thị trường chứng khoán xuống dốc, tiền TC xuống giá, nợ xấu gia tăng, và đưa đến sự vỡ nợ trong một tương lai gần...

... Hãy suy nghĩ, trước năm 1975, chỉ vài trăm triệu cắt viện trợ của Hoa Kỳ mà miền Nam VN thất thủ; và bây giờ vài tỉ dollars gửi vào Việt-Nam hàng năm để nuôi CSVN một cách vô điều kiện, thì chúng ta cho là đâu có bao nhiêu?

Thiên thời đã đến, ô nhiễm môi trường tại VN khiến số người du lịch sẽ giảm xút rõ ràng, sự khó khăn của đồng bằng sông cửu long cũng đã xảy ra sẽ tạo sự hỗn loạn cho xã hội VN vì đói khổ; và vì ngoại tệ giảm, CSVN sẽ đối diện với sự vỡ nợ trong tương lai...

Chỉ cắt giảm ngoại tệ của CSVN, người Việt hải ngoại đã yểm trợ tích cực người dân trong nước đấu tranh hữu hiệu để lật đổ chế độ không có cái đầu CSVN và chống Trung Cộng: quyết không ủng hộ những tổ chức từ thiện, nhân đạo, tôn giáo, không đầu tư tại VN, và không du lịch VN. Tiền gửi vào VN cho người Việt tiêu dùng sẽ tạo mãi lực, khiến kinh tế đi chuyển, đưa đến xã hội ổn định, và kết quả là giảm sự đấu tranh của dân trong nước...

Trong giai đoạn này nên gửi đồ ăn vì môi trường độc hại. Phải làm việc với quốc gia nơi cư ngụ để hàng cứu trợ VN không lọt vào CSVN vì chúng sẽ xử dụng để nuôi công an đàn áp dân lành như Bắc Hàn đã áp dụng... Nếu phải gửi tiền vào trong nước, nguời Việt hải ngoại phải khuyên Người Việt trong nước phải tích cực tự cứu mình, và bảo vệ đất nước VN bằng những hành động sau đây:
1) áp dụng mọi phương pháp làm giảm thêm tiềm năng du lịch Việt Nam để giảm ngoại tệ, tạo bất ổn kinh tế, xã hội
2) không hối lộ để tạo công ăn việc làm cho bọn công an, cảnh sát, ... vì CSVN đã xử dụng sự hối lộ, tham nhũng như là một quyền lợi cho lũ động vật tương cận này để hăng say làm việc, đàn áp sự nổi dậy của người dân địa phương vì phải bảo vệ miếng ăn của chúng... và do đó, chính quyền CS trung ương được bền vững
3) không gửi ngoại tệ (dollars, yen, tiền nước ngoài..) vào ngân hàng CSVN, phải giữ ngoại tệ vì những điểm lợi thực tế như:
- lạm phát gia tăng tại VN, ngoại tệ đổi sẽ được nhiều hơn tiền lời ngân hàng trả
- ngoại tệ dễ dàng cất giữ không như vàng, tiền CSVN
- không mua vàng vì khó bán, khó tin tưởng, khó cất giữ, khó mang theo trong người
- khi cần, ngoại tệ xử dụng được khắp nơi
- CSVN thay đổi tiền, ngoại tệ được an toàn, không bị ảnh hưởng.

Nghĩ xa hơn nữa, nguời Việt phải quan tâm đến nạn đồng hoá đất nước; TC đến VN, đàn bà con gái VN sẽ là khối người cho đàn ông TC giải quyết sinh lý vì bên TC thiếu đàn bà; và sau đó, là sinh con tàu chệt để đồng hóa VN. Còn nữa, hơn 6000 người chết hàng ngày vì sự ô nhiễm bên TC sẽ là động lực để dân số tại những tỉnh kỹ nghệ TC di cư, chỉ cần 10% thôi thì cũng 70 triệu người đến Việt Nam vì không cần chiếu khán và sự trong lành của nước Việt... Số người TC nầy, sẽ tàn sát hết dân tộc VN trước là cướp tài sản cư ngụ, để không có sự đòi lại như CSVN đã gặp khi đuổi dân đi vùng kinh tế mới để cướp nhà cửa sau năm 1975, và sau đó, là sự đồng hoá như TC đã áp dụng tại Tân Cương, Tây Tạng và Mông Cổ.

Thêm vào đó, Người Việt hải ngoại gửi tiền, liên tục du lịch Việt Nam, và người Việt trong nước không nổi dậy chống bọn lãnh đạo CSVN... Điều này khiến nhiều quốc gia trên thế giới có cảm tưởng là: Người Việt Nam (hải ngoại và quốc nội) đã và đang đồng ý, chấp thuận, hài lòng, và ủng hộ chế độ CSVN này...

CSVN không lừa đảo được khối thế giới tự do, dân chủ; họ biết rất rõ là bọn lãnh đạo CSVN tham nhũng, hối lộ, không muốn thay đổi, thiếu khả năng xây dựng đất nuớc, áp dụng chính sách ngu dân để cai trị, muốn được bảo vệ nên nô lệ Trung Cộng để không bị mất đảng, và hiện tại đang đu dây với Mỹ để được sống còn... Nhưng CSVN đã lừa được người Việt tị nạn hải ngoại, CSVN đã ngụy biện, tuyên truyền là “nếu chúng ta không gửi tiền vào trong nước, thân nhân của chúng ta sẽ chết, người dân sẽ chết chứ bọn CSVN sẽ không chết... hãy nhìn những quốc gia như Bắc Hàn thì sẽ rõ”... Xin thưa với quí vị, Bắc Hàn hay sự khó khăn của Nga Sô hiện tại, sẽ không xụp đổ vì những quốc giá này không có nợ nần (ngoại trừ người dân nổi dậy tạo xụp đổ); ngược lại, CSVN nợ nần rất cao và dân oan nổi dậy khắp nơi, nếu không có ngoại tệ, đây là yếu tố chính để CSVN sẽ vỡ nợ và bị xụp đổ... thế giới tự do chờ đợi sự quyết tâm của người dân Việt Nam, và họ tôn trọng sự quyết định của người dân Việt Nam chúng ta. Họ không ủng hộ chế độ CSVN, họ không xen vào nội bộ của Việt Nam, họ chỉ ngoại giao với chính phủ đang cầm quyền, không có nghĩa là ủng hộ chế độ CSVN hiện tại...

Người Việt hải ngoại phải thức tỉnh và hiểu rằng CSVN còn tồn tại vì có ngoại tệ... Đau buồn thay là số ngoại tệ này được cung cấp bởi người Việt hải ngoại... Và 90 triệu dân trong nước phải sống trong đau khổ vì chế độ CSVN này còn sống... Nói khác đi, dân lành trong nước đang là nạn nhân của người Việt hải ngoại cung cấp ngoại tệ cho CSVN...

Sau đó, hậu Cộng sản, cộng đồng hải ngoại sẽ là bộ Ngoại Giao, là cān bản kinh tế vững mạnh cho đất nước, và với 1/2 triệu chuyên gia hải ngoại; người Việt chúng ta có tiền, có tài, có quyền, sẽ cùng nhau xây dựng một dân tộc no ấm, một VN hùng mạnh của Đông Nam Á châu trong một thời gian ngắn. Chỉ có sự hùng mạnh, VN sẽ là đồng minh của những cường quốc thay vì làm nô lệ cho Trung Cộng như bây giờ.

Mất miền Nam, sau 10 năm chiến tranh, nhiều người đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã cắt viện trợ... 41 năm qua, CSVN vẫn cưỡi đầu, cưỡi cổ dân, chúng ta đổ lỗi cho ai đã và đang nuôi chúng sống ?

Mong một sự tươi sáng, thay đổi cho Việt-Nam vì hành động sáng suốt của mỗi cá nhân chúng ta (tại hải ngoại và trong nước

Sent from my iPad

> On Jul 8, 2016, at 12:27 AM, 'San Le D.' [GoiDan] <> wrote:
>
> lộ

__._,_.___

Posted by: Gia Cao

Xin giới thiệu toàn quyển sách Tâm Hồn Cao Thượng do nhà văn Hà Mai Anh dịch thuật.

$
0
0

Xin giới thiệu toàn quyển sách Tâm Hồn Cao Thượng do nhà văn Hà Mai Anh dịch thuật.
TH



TÂM-HỒN CAO-THƯỢNG - Audio Book



 TÂM-HỒN CAO-THƯỢNG dịch ở cuốn Grand coeurs (Cuore) .  Cuốn tiểu-thuyết có giá-trị nầy nguyên của EDMOND DE AMACIS, triết-học Ý (1846-1908) do nhà văn Piazzi dịch sang Pháp-văn.

Truyện này là một loại sách “ giáo-dục bằng tình-cảm” có sức cảm-hóa lạ thường nên đã được dịch ra bằng 14 thứ tiếng và được giới thanh-niên học-sinh ham đọc.

Đó là một thiên ký-sự mô-tả đời sống một học-sinh 11 tuổi ở trong gia-đình, trong học-đưòng và ngoài xã-hội. Qua những trang ký-sự nầy ta nhận thấy nào tình âu-yếm của cha mẹ, lòng hiếu-thảo của con, nào sự tận-tụy của thầy, tình thân-ái của bạn rất thành-thực và bao-la. Ngoài ra nhiều tiểu-truyện lại còn gợi lòng ái-quốc ái-quần một cách thiết-tha và nêu những gương hy-sinh rất cao-cả.

Truyện không cầu-kỳ mà thực, tình tuy chất-phác nhưng thành , lời-lẽ cảm-xúc và hùng-tráng, cử-chỉ đầy nhân-ái hào-hiệp nên ảnh-hưởng dễ khiến cho những bạn đọc qua sách này, phong-độ thêm thanh quí và tâm-hồnthêm cao-thượng hơn.

                     Nam-Định, ngày 15 tháng 4 năm 1952
                                           Dịch giả
                                     HÀ-MAI-ANH


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


David Hà's photo.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Siêu thị đầu tiên ở miền Nam nước Việt.

$
0
0

 From: van tran < 
Subject: Siêu thị đầu tiên ở miền Nam nước Việt.

Siêu thị đầu tiên ở miền Nam nước  Việt.

          Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn, và có 
thể nói là toàn cõi miền Nam  nước Việt mở cửa năm 1967, 
mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn 
những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.

Nữ Tài tử Điện ảnh Kiều Chinh đến mua hàng tại siêu thị Nguyễn Du trước 1975 - 
 Ảnh: Tư liệu. 


          Một dịp sát tết, tôi được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa 
hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi, và đầy những thứ hàng hóa lạ lẫm. 
Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise 
bỏ vào quần, những chàng trai lính chiến, và nhiều phụ nữ bận áo dài. 
Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp 
hàng tính tiền, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.

          Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và 
Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, 
tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. 
Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên 
được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết 
những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa 
việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại xứ Việt mình các 
Trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương 
ổn định.

          Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ 
(Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động, 
cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một 
Chuyên viên Tài chính lên đường đi Philippines, theo lời mời của Tập đoàn siêu 
thị Makati ở thủ đô Manila, để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức, 
và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để  
quan sát  các siêu thị. 

Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên, và tổ chức 
một khu chợ Tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm Tết, vừa tổ 
chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
          Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một Kiến 
trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp 
với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên 
ở xứ Việt chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. 

Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ 
xách, hay xe đẩy, rồi đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ 
tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu 
ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít 
hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì
 siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một 
sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả 
tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe 
rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette, và Vespa rầm rập kéo 
đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách 
mua hàng một cách niềm nở và lịch sự !”.

          Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự
 kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây, 
và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu 
thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm...”. Anh được choàng băng kỷ niệm, và được 
ông Quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.

          Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng 
vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm, nhưng khi siêu thị được lập ra, số 
khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi 
ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm, và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 
triệu đồng thời đó.
          Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy 
rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng:  đây là việc làm “không 
tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền 
siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ 
nhận được nhiều thư tán thưởng, và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị 
cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. 
Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm 
mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.

.
          Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận
 hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu 
thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều 
người vẫn cho rằng: siêu thị ở xứ Việt bắt đầu quá muộn, mà không biết nó đã 
hình thành từ gần nửa thế kỷ nay, và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không 
khác gì các siêu thị bây giờ.


          Những hình ảnh tư liệu về siêu thị Nguyễn Du - siêu thị đầu tiên ở Việt Nam:

                            Đi trước cả Bangkok:
          Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông
Cung được SMI (Viện Siêu thị - Super Marketing Institute) mời
qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh
 nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như vậy, dù đang
trong hoàn cảnh chiến tranh đỏ lửa, Sài Gòn đã đi trước Bangkok,
một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ
thống siêu thị.








Những hình ảnh tư liệu về siêu thị Nguyễn Du - siêu thị đầu tiên ở xứ Việt. 


(Trích từ Sài Gòn - Chuyện đời của phố phần 2 ).

===

Sài Gòn thời đó, ai mà không biết Saigon Departo là bị 

chê “quê một cục” !.


Saigon Departo là dãy nhà phía bên trái, góc ngã tư Tự Do - Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi- Đông Du) 
- Ảnh: T.L.


          Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H.Thủy Ba bộ mặt 
của Tết Sài Gòn có nêu: “Đi đến đường Tự Do mà không ghé Saigon Departo 
thật là một thiếu sót. Trong dịp Tết đến, Saigon Departo được huy động toàn lực 
để... vét túi khách hàng giàu sang” !.

Khu bán đồ gốm sứ, sơn mài và quạt điện - Ảnh: T.L.


          Tác giả viết tiếp: “Dân nghèo mà vô đây thì đúng là cảnh chim chích lạc 
vào rừng. Các món nữ trang, mỹ phẩm, đến các đồ tiểu thủ công nghệ, chẳng 
hạn như đèn trang hoàng, giá cũng phải ba bốn chục ngàn một món. 
Dân nghèo  sức mấy mà sờ vào đó... Ít người tay xách nách mang vì có xe hơi
 bên cạnh, mua gì là họ gọi tài xế tống ngay lên đó chở về nhà...”.
          Nhiều người, nhất là giới phụ nữ, cố gắng đến Saigon Departo để xem 
ít nhất một lần cho biết, nhân tiện ghé cửa hàng thực phẩm Pháp gần đó mua bơ 
Bretel, hay cá mòi Sumaco, nước tương Maggi ăn với bánh mì cho bữa điểm tâm.



          Sự hiện diện của loại hình Trung tâm Bách hóa Tổng hợp ở nước Việt có 
thời gian không lâu, và do người Pháp lập nên. Nổi tiếng nhất miền Bắc là Gô đa 
(tiếng Pháp là Godard) sang trọng bậc nhất thời Pháp thuộc, nay là Tràng Tiền 
Plaza. Còn ở miền Nam, đó là Thương xá Tax. Tòa nhà bách hóa tổng hợp này 
có lịch sử lâu đời, được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, lúc đầu mang 
tên Les Grands Magazins Charner (GMC).

          Năm 1967, song song với việc thành lập siêu thị đầu tiên ở miền Nam, và 
có lẽ là của cả nước, một Trung tâm Bách hóa Tổng hợp đã được mở ra ở 
Sài Gòn, cạnh tranh thu hút khách với Thương xá Tax. Điều cần lưu ý là Trung 
tâm buôn bán này được vận hành khá bài bản, hiện đại không khác mấy hoạt 
động của các Trung tâm Bách hóa Tổng hợp hiện nay. Đó là Trung tâm Bách 
hóa Saigon Departo, thiết lập tại đường Tự Do, quận Nhứt (nay là đường Đồng 
Khởi), trực thuộc Sài Gòn Đại bách hóa Thương xá.


Khu bán đồ chơi và búp bê - Ảnh: T.L.


          Departo là cái tên do người Nhật đặt ra, tương tự như Department Store 
của Mỹ, Anh Quốc, nhưng quy mô nhỏ hơn. Saigon Departo mượn cái tên này
 nói lên tính chất và quy mô của Trung tâm. Như tất cả các Trung tâm Bách hóa,
 người dân đến đây có thể mua đủ loại vật dụng cho gia đình, đồ dùng hằng ngày, 
trong bếp, văn phòng, vải vóc quần áo, đồ dùng đi du lịch ... mà không phải đi 
đâu xa.

          Sau khi xuất hiện không lâu, cái tên Departo ở Sài Gòn đã mang ý nghĩa 
sành điệu. Không chỉ vì có bán nhiều đồ cao cấp, có cách bài trí hàng hóa tiện 
lợi và đẹp mắt, phong cách phục vụ mới mẻ như một làn gió mới thổi vào đời 
sống của người Sài Gòn thập niên 1960.




          Việc đào tạo nhân viên ở đây tiến hành khá bài bản trong điều kiện đang 
có chiến tranh là điều ít ai ngờ tới. Trước ngày 16.7.1967 là ngày chính thức mở
 cửa, ban Giám đốc Trung tâm này dành thời gian hơn nửa năm đi nghiên cứu thị 
trường, nghiên cứu các sản phẩm có thể kinh doanh. Họ lập một đoàn sang Nhật 
Bản, Hồng Kông, và vài quốc gia châu Âu để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, việc 
tuyển chọn nhân viên được tiến hành. Hơn 60 thiếu nữ bán hàng được tuyển 
dụng từ cuối năm 1966, có trình độ học thức khá, nói được tiếng Anh, Pháp và 
trình độ Trung học. Họ được ông Trần Thiện Ân, người của Bộ Kinh tế chính 
quyền Sài Gòn, đào tạo trực tiếp. Ông Ân từng tốt nghiệp chuyên ngành 
Department Store tại Mỹ, từng thực tập tại Trung tâm Bách hóa R.H.Macy tại 
New York 4 năm, nên nhiều kinh nghiệm và bài bản. Ông huấn luyện nhân viên
 từ lý thuyết đến thực hành về cách giao dịch, và cử chỉ niềm nở với khách, cách 
bán hàng, gói hàng, giới thiệu hàng .....
          Tuy chỉ có hai tầng, trệt và lầu chiếm 1.500 m2, Trung tâm có đủ các khu 
vực bán hàng: khu vật dụng trong nhà, khu mỹ phẩm, và đồ mỹ nghệ, thực phẩm 
công nghiệp như đồ hộp. Lầu hai bán vải vóc, quần áo trẻ em may sẵn, máy thu 
thanh, máy vô tuyến truyền hình, đồ điện. Tầng này có khu giải trí cho trẻ em, 
và khu vực giải khát có máy phát phim ca nhạc sử dụng đồng jeton bỏ vào lổ, 
để chọn phim. Hàng hóa ở đây 70% là hàng  ngoại quốc, và 30% hàng trong 
nước. Với cơ cấu hàng hóa đó, khách mua hàng là giới khá giả ở Sài Gòn và 
người ngoại quốc. Các dịp lễ Tết, cửa hàng rất đông khách.

.
Khu bán đồ gia dụng và khu giải trí cho thiếu nhi - Ảnh: T.L.


          Cùng với siêu thị Nguyễn Du và Thương xá Tax, Saigon Departo tạo
nên bộ mặt thương nghiệp hiện đại của Sài Gòn cách nay gần nửa thế kỷ, sớm 
thúc đẩy nền thương nghiệp mang tính cạnh tranh của người Sài Gòn và giúp 
dân chúng quen với mô hình buôn bán hiện đại, tiện dụng của thế giới trong 
điều kiện chiến tranh không dễ gì ra ngoại quốc đi du lịch tìm hiểu cuộc sống 
quốc tế.

                             Phạm Công Luận ./.






--

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Đây cũng là một trong số nguyên nhân chính góp phần làm sụp đổ VNCH.

$
0
0
  
_____________________________________________________________
"Tuyệt vời của cuộc đời là sự khác biêt !" 
Nếu quý vị không muốn tiếp tục nhận, xin viết đến  kqtuanbacao@gmail.com
Thành thật cám ơn.
Cao Bá Tuấn
  
"Bạc lòng nhưng chẳng cam lòng
mang theo nhục nước vào trong mộ phần" HHC  

On Monday, 11 July 2016, 7:22, "Tuan Ba Cao wrote:


Quá muộn 
Vận nước ?
Xin mời đọc
CBT

 Đây cũng là một trong số nguyên nhân chính góp phần làm sụp đổ VNCH.              
 
 

nhóm Văn Tuyển
tcCụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập
1* Mở bài
Tình báo là những hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.
Gián điệp là người hoạt động tình báo.
 
2* Gián điệp Cộng Sản trong chiến tranh Việt Nam



 Phạm Ngọc Thảo                           Vũ Ngọc Nhạ                     Phạm Xuân Ẩn
Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên Việt Cộng nằm vùng còn có những tên gián điệp hoạt động tình báo chiến lược xâm nhập vào hầu hết những cơ quan chính quyền, những tổ chức xã hội, tôn giáo, sinh viên, các cơ quan truyền thông, các ngành nghề, quốc hội…
Ngay cả những cơ quan an ninh, phản gián như Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Tổng nha Cảnh Sát QG, An ninh Quân Đội cũng có thành phần gián điệp Việt Cộng. Đau nhất là bên cạnh Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa cũng có cả một cụm gián điệp giữ những chức vụ quan trọng trong chiến lược chống Cộng Sản Bắc Việt.
Những tên tuổi như: Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy, hoạt động ttrong cụm tình báo A-22 trong Dinh Độc Lập.
 
3* Vũ Ngọc Nhạ
3.1. Lý lịch


              Vũ Ngọc nhạ                  Vũ Ngọc Nhạ (bìa trái) Phạm Xuân Ẩn (bìa phải)
Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.
Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.
 
3.2. Hoạt động
Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.


Vũ Ngọc Nhạ xuống tàu di cư (1955)      Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ
Vũ Ngọc Nhạ cùng 1 số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công giáo di cư vào Nam.
- Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người giúp việc” của Giám mục Lê Hữu Từ.
Năm 1958- Tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Đen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.
 
3.3Người Giúp Việc của Đức Cha Lê Hữu Từ


Trùm tình báo Mười Hương – Trần Quốc Hương
Một khuyết điểm lớn của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.
Tạo dựng niềm tin đối với Ngô Đình Cẩn.
Năm 1959- Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Đe Doạ Chế Độ” được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11-11-1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.
Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Đức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được xử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn”.
 
3.4. Xây dựng Cụm Tình Báo Chiến Lược A.22


                                                                          Đại tá Lê Hữu Thúy
Sau đảo chánh 1-11-1963, thế lực Công giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh mục Hoàng Quỳnh.
Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ”, do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã xử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Khối Công giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.
Năm 1967- Sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ) Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm Cụm Phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam.
Bắt đầu, Cụm A.22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hoè, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Đồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thuý (hay Thắng) mật danh là A.25.
Các điệp viên nầy được giao nhiệm vụ “Chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.
Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thuý là Huỳnh Văn Trọng làm “Cố Vấn” cho tổng thống Thiệu.
Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiến lược.
 
4* Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo
4.1. CIA phát hiện cụm tình báo A-22 trong Dinh Độc Lập


CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.
Giữa năm 1968- Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.
Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.
Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hoè, Nguyễn Xuân Đồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.
Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.
Cụm tình báo A.22 bị phá vở hoàn toàn.
Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu nảo là Phủ tổng thống cho đến các cơ quan khác, nhất là 1 “Cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.
4.2. Biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị


    Bút tích của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu viết cho Vũ Ngọc Nhạ
(…Tôi nhờ anh chuyển lời cám ơn Cha và những người bạn Mỹ đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều…)
Đây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự uỷ thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.
Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trác đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.
Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:
- Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hoè.
- Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.
Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu”.
 
4.3. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng CIA dàn cảnh
Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Đảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá:”Đó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Đàng”.
 
4.4. Tiếp tục hoạt động
Đầu năm 1973- Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đở của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 3″ của Dương Văn Minh.
Ngày 23-7-1973- Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh mục Giải Phóng”.
Năm 1974- Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong Trung tá QĐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình báo chiến lược, móc nối với Thành phần thứ 3 và khối Công giáo .
Ngày 30-4-1975- Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Độc Lập bên cạnh tướng Dương Văn Minh.
 
5* Vũ Ngọc Nhạ bị thất sủng
Ngày 30-4-1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.
Năm 1976- Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm Thượng tá.
Năm 1981- Được thăng Đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.
Năm 1987- Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Điệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong Thiếu Tướng.
Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7-8-2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức và Phạm Ngọc Thảo.
 
6* Gián điệp Phạm Xuân Ẩn
6.1. Thân thế và hoạt động



Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12-9-1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của Quân đội Cộng Sản Bắc Việt.
Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.
Theo học trường Collège de Can Tho.
Năm 1948- Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.
Năm 1950- Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Đây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.
Năm 1952- Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ủu viên Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.
Năm 1953- Phạm Xuân Ẩn được Lê Đức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.
Năm 1954- Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Đại tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Đông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.
Năm 1955- Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nồng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.
Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.
Năm 1957- Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.
Năm 1959- Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (Thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.
Năm 1960- Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hảng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…
Từ 1959 đến 1975- Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.
Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tĩ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ”.
Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.
Giai Đoạn 1973-1975- Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam ” của đảng CSVN.
Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .
Ngày 30-4-1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC hút đỗ cổng Dinh Độc Lâp. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng sản.
Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.
Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.
 
6.2. Bị thất sủng
Ngày 15-1-1976, trung tá “Trần Văn Trung”, tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang”.
Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch”.
Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30-4-1975 .
Năm 1986- Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.
Năm 1990- Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.
Năm 1997- Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.
Năm 2002- Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.
Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.
 
6.3. Ăn năn đã muộn 
Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản”.
Nhận định về Phạm Xuân Ẩn.
Lê Duẩn: Đã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.
Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA , tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói:”Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhựng chưa ai “Dẫn con mèo đi ngược” để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.” Hết trích.
Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó“.
 
7* Phạm Ngọc Thảo
7.1. Thân thế



  Đại tá Phạm Ngọc Thảo nói chuyện với các chức sắc Cao Đài
Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14-2-1922 tại Sàigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.
Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.
Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.
7.2. Hoạt động VC
Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bô. Đó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.
Được bổ làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 410, quân khu 9. (Có tài liệu nói là TĐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.
Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.
7.3. Lợi dụng giám mục Ngô Đình Thục
Sau Hiệp Định Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại nằm vùng.
Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.
Phạm Ngọc Thảo đã bị Đại tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh nầy thuộc địa phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Đình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1956- Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc Đại uý “Đồng Hóa”.
Năm 1956- Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, Tổng Giám đốc Viện Hối Đoái, Bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.
7.4. Lặn sâu trèo cao
Hoạt động trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa:
- Chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.
- Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.
Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình vào Binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Đình Nhu.
Năm 1957- Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.
Năm 1960- Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.
Năm 1961- Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức Tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian nầy, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.
Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.
Lý do là, Thảo đã thả hơn 2000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Định.
 
8* Phạm Ngọc Thảo tham gia các cuộc đảo chánh
8.1. Đảo chánh lần thứ nhất, 1963
Tháng 9 năm 1963, bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (Thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm.
Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, Biệt Động Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập, nhưng đã xin tỵ nạn chính trị ở Hồng Kông.
Sau ngày đảo chánh 1-11-1963, Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đỗ. Phạm Ngọc Thảo thăng chức Đại tá làm Tuỳ Viên báo chí trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm Tuỳ viên Văn hóa tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ.
 
8.2. Đảo chánh lần thứ hai năm 1965
Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.
Đảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20-2-1965 . Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19-2-1965 .
Ngày 19-2-1965. Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Đằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.
Ngày 20-2-1965. Hội Đồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.
Ngày 21-2-1965, các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH.
Ngày 22-2-1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động. (Một hình thức trục xuất ra khỏi nước)
Ngày 25-2-1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.
 
8.3. Bị bắt và qua đời
Ngày 11-6-1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Quân đội.
Ngày 14-6-1965, Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được thành lập do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch.
Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.
Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các Xứ Đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Đức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đở in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.
Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại“Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam”. (Võ Văn Kiệt)
Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.
Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Đan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.
Lúc 3 giờ sáng ngày 16-7-1965, Thảo vừa ra khỏi Đan Viện Phước Lý thì bị An ninh Quân Đội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xĩu vì đạn trúng vào càm. Khi tĩnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh mục Cường, Cha Tuyên Uý của Dòng Nữ Tu Đa Minh cứu chữa.
Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QĐ đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17-7-1965. 43 tuổi.





__._,_.___

Posted by: loc huong

Ô. Cao Xuân Vỹ kể việc Ô. Ngô Đình Nhu bí mật gặp Ô. Phạm Hùng Tác Giả: Minh Võ, San Diego

$
0
0
 
Matthew Trần:

Theo tui:Bài fõng vấn cũa ông Minh Võ với Ông Cao Xuân Vỹ (CXV)là một tài liệu lịch sữ có giá-trị.
Ông CXV là một fật tữ chân chính đã quy y với TT. Thích Minh Châu. Thế nhưng ông CXV vẫn theo fò TT Ngô Đình Diệmmột cách trung thành trong suốt thời zan mà TT. Ngô đình Diệm cầm quyền Miền Nam Việtnam cho đến khi bị đám tướng lãnh VNCH -- chũ-xướng là Tướng Dương văn Minh -- tham tiền zo Hoa Kỳ thuê, ziết chết, là một điều hiếm hoi.

Theo sự nhận xét cũa tui: Những điều zì mà ông CXV đã thuật lại đều trung thực, trong sáng và chính xác.

Thân ái,

MT
From:Huyền Nguyễn <
Date: Wed, 9 Sep 2015 14:31:43 +0000
Subject: Một bài phỏng vấn giá trị, không nên bỏ qua.

Ôn cố tri tân-Mời qúy vị đoc ̣ và phổ biến rộng rãi để cái gì của Ceasar hảy trả lại cho Ceasar-Sự Thật phải trả lại cho Sự Thật để Công Lý được sáng tõ.

Ô. Cao Xuân Vỹ kể việc Ô. Ngô Đình Nhu bí mật gặp Ô. Phạm Hùng
Tác Giả: Minh Võ, San Diego


ÔNG CAO XUÂN VĨ KỂ VIỆC NGÔ ĐÌNH NHU BÍ MẬT GẶP ÔNG PHẠM HÙNG Ở KHU RỪNG TÁNH LINH-BÌNH TUY

Như đã hứa, (1) ông Cao Xuân Vỹ, sau ba lần vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đã vui lòng dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để cống hiến bạn đọc một số hồi ức và kỷ niệm của ông trong thời gian đi theo Việt Minh kháng chiến rồi về hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm với tư cách là người phụ tá thân cận của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ và là cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

1. Hỏi: Thưa ông, nghe nói ông cùng quê Nghệ An với ông Hồ Chí Minh?

Đáp: Phải. Tôi người làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu ở về phía biển, còn ông Hồ ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn về phía núi.

2. Hỏi:Ông có thể cho biết gia đình ông có liên hệ gì với gia đình ông Hồ không?

Đáp: Tôi được biết ông cố tôi là cụ Cao Xuân Dục, thượng thư bộ học thuộc triều đình Huế có giúp đỡ thân phụ ông Hồ là Nguyễn Sinh Sắc về tài chính và khuyến khích, giúp đỡ ông ấy nhiều trong việc học hành để có thể đi thi và đậu phó bảng. Một phần vì ông Nguyễn Sinh Sắc là bạn học với ông nội tôi là Cao Xuân Tiếu. Đây là hình căn nhà ông nội tôi cho ông cử Sắc. (Ông Vỹ đưa xem hình căn nhà.)

3. Hỏi: Có tài liệu của phía Cộng Sản, như của Sơn Tùng và Nguyễn Đắc Xuân nói, khi thấy ông Nguyễn Sinh Sắc thi hỏng khoa Ất Mùi, (năm 1895), ông Cao Xuân Dục đã giúp cho ông Nguyễn Sinh Sắc được vào Huế, để có phương tiện và đủ sách vở hầu tiếp tục việc học và có thể thành đạt. Điều này có đúng không?

Đáp: Đúng. Ông cố tôi còn can thiệp để cho ông Nguyễn Sinh Sắc, dù không phải là con quan cũng được vào học ở Quốc Tử Giám. Đến khoa thi năm Tân Sửu (1901) chánh chủ khảo Cao Xuân Dục thấy khóa sinh Sắc không trúng tuyển đã cho lệnh xét lại bài thi của 4 thí sinh để rồi xin vua Thành Thái cho ông ta đậu phó bảng. Khóa ấy có 9 tiến sĩ, 13 phó bảng. Ông Sắc đậu phó bảng thứ 11.

4. Hỏi: Hồi còn nhỏ ông có biết về hoạt động của Cộng sản ở quê nhà và có chứng kiến các cuộc nổi dậy của Cộng Sản thường được gọi là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh không?

Đáp: Có. Phong trào này mạnh nhất ở hai huyện Nam Đàn và Thanh Chương. Nhiều người bị chết oan. Cộng Sản đã giết hai tri phủ. Vì thế phản ứng của chính quyền bảo hộ cũng rất quyết liệt. Pháp đem bom thả cũng giết nhiều người, trong số ấy có cả Cộng Sản lẫn thường dân. Cha tôi có kể lại rằng để đối phó với phong trào này, ông Nguyễn Hữu Bài, thượng thư bộ Lại của Triều Đình Huế, (tương đương với chức thủ tướng thời nay), đã cho áp dụng một kế hoạch chiêu dụ Cộng Sản khá thành công. Lúc ấy ông cố tôi cùng ở trong nội các Nguyễn Hữu Bài.

5. Hỏi: Khi Việt Minh cướp chính quyền ông ở đâu? và có ủng hộ họ không?

Đáp: Lúc ấy tôi đang học ở Hà Nội. Tôi nhớ là mấy tháng trước khi Việt Minh cướp chính quyền, thanh niên sinh viên Hà Nội chúng tôi rất hăng hái ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, vì là chính phủ của Việt Nam độc lập đầu tiên, dù phải nhờ có người Nhật lật đổ người Pháp. Nhưng chúng tôi rất phấn khởi và đã ủng hộ hết mình. Tiếc rằng bỗng nhiên chính phủ này từ chức ngày 7 tháng 8 (1945). Thật khó hiểu. Tuy từ chức nhưng chính phủ Trần Trọng Kim vẫn xử lý theo lệnh nhà vua. Khi mà Việt Minh tới trám vào chỗ trống chính trị này thì chúng tôi đã đi theo Việt Minh. Chúng tôi không biết Vit Minh là Cng Sản. Thực ra lúc ấy chả mấy người biết Việt Minh là Cộng Sản.

6. Hỏi:Ông có gặp ông Hồ bao giờ không?

Đáp: Có. Hồi ấy tôi ở trong phong trào thanh niên sinh viên tranh đấu. Chúng tôi được hai ông Hoàng Minh Giám và Phan Mỹ giới thiệu để gặp ông Hồ ở Bắc Bộ Phủ. Lúc ấy ông ấy có cái vẻ bề ngoài rất ân cần và dễ mến. Về sau tôi mới hiểu tại sao ông ấy đã chiêu dụ được nhiều người đi theo ủng hộ Việt Minh. Cho đến giờ này tôi vẫn nghĩ ông ta thật là thông minh và xảo quyt. Lại được tay Võ Nguyên Giáp cũng rất thông minh trợ tá đắc lực. Tôi học với Võ Nguyễn Giáp 4 năm, Tôi biết ông ta rất rõ. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tỏ ra sắc sảo và quả đoán… Rất “độc tài”. Nhưng dầu sao Võ Nguyên Giáp không thể sánh được với Ngô Đình Nhu. Còn Phạm Văn Đồng thì không đáng là học trò Ngô Đình Nhu.

7. Hỏi: Rồi tại sao ông lại bỏ Việt Minh?

Đáp: Vì chúng tôi kết án ông Hồ đã ký thỏa ước mồng 6 tháng 3, nhượng bộ Pháp quá nhiều. Hơn nữa họ đã hãm hi nhiều người yêu nước bất đồng chính kiến. Chúng tôi chạy sang phía Việt Cách của các ông Nguyễn Hải Thần và Nghiêm Kế Tổ…

8. Hỏi: Khi nào thì các ông rời Hà Nội?

Đáp: Liền khi cuộc chiến giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ ngày 19-12-46. Lúc ấy ông Hồ và đại bộ phận Việt Minh chạy lên Việt Bắc kháng chiến. Thì chúng tôi gồm 36 nhà trí thức và thanh niên sinh viên tranh đấu chạy vào khu Tư, gồm Thanh Nghê Tĩnh, để cùng với một số Việt Minh ôn hòa lập một phòng tuyến mới phi Cộng Sản chống thực dân và giúp dân mở mang về kinh tế và văn hóa. Có thể nói Liên Khu Tư lúc ấy như là một khu tự trị.

9. Hỏi:Ông có thể cho biết tên một số trong 36 nhà trí thức mà ông bảo đã rời Hà Nội vào Liên Khu Tư sau kháng chiến bùng nổ không?

Đáp: Tôi còn nhớ chẳng hạn có Luật Sư Trần Chánh Thành, các ông Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, sau này trở thành rể của ông Hồ Đắc Điềm, ông Nguyễn Duy Quang, người của ông Bảo Đại, ông Phan Huy Xương, anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán, ông Tôn Thất Trạch v.v… Các ông này về sau đã hợp tác với thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ông Trần Chánh Thành từng là bộ trưởng phủ thủ tướng, với ông Tôn Thất Trạch là đổng lý văn phòng. Ngoài ra, về phía thường dân tôi nhớ còn có bà Hòa Tường là một thương gia giầu có ở phố Hàng Đào cũng đi theo.
Tôi xin nói thêm ông biết điều này, là những vị này và tôi hồi đầu theo Việt Minh. Nhưng tất cả đều không phải Cộng Sản. Và ngay từ 1930 thì đã có hai phe cùng chống Pháp một bên là Đảng Cộng Sản, lúc ấy chưa có Việt Minh. Một bên là các nhân vật và tổ chức quốc gia phi Cộng Sản trong đó ngoài những người như ông Ngô Đình Diệm đã bắt đầu hoạt động từ đó, còn có các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà đảng trưởng là Nguyễn Thái Học và 13 đồng chí đã bị Pháp xử bắn.

10. Hỏi: Khi nào ông rời Liên Khu Tư vào Sài Gòn và gặp ông Ngô Đình Nhu?

Đáp: Chúng tôi rời Liên Khu Tư ra Hà Nội. Chứ chưa vào Sài Gòn. Lúc ấy là vào khoảng đầu năm 1953. Ông Hồ Chí Minh theo lệnh Stalin và Mao Trạch Đông khỉ sự chuẩn bị mở chiến dịch Giảm Tô và cải cách ruộng đất. Có người thân trong Việt Minh cho chúng tôi biết. Nên tìm đường chạy trước. Về sau trong họ tôi có nhiều người có chút tư điền bị đem ra đấu tố. Chị ruột tôi cũng bị giết. Tôi “dinh Tề” qua ngả Phúc Nhạc, Phát Diệm là khu an toàn tự trị dưới quyền trông coi của giám mục Lê Hữu Từ. Khó khăn lắm mới tới được Hà Nội. Hà Nội lúc ấy đang sống an bình dưới chính quyền Bảo Đại. Tôi đi thoát được là nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành. Ở Hà Nội tôi gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát từng hoạt động chung với chúng tôi thời 1945.
Trong thời gian còn ở Liên Khu Tư chúng tôi nghe biết cán bộ Cộng Sản trong tổ chức Việt Minh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cán bộ Trung Cộng. Sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa vào cuối năm 1949, ông ta đã bắt Hồ Chí Minh gửi một số lớn cán bộ Việt Cộng sang Tầu để tẩy não, cải tạo tư tưởng, bắt học tập chủ nghĩa Mao-ít. Vì cái chủ nghĩa này mà các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất đã đẫm máu với những vụ con tố cha, vợ tố chồng và nông dân tàn sát lẫn nhau thật rùng rợn. Làng tôi có ông hàn Lương biết mình sắp bị đưa ra đấu tố đã nhảy xuống giếng tự tử, vậy mà đội cải cách đã lôi xác ông lên để đấu cái thây ma. Chúng đánh nát bấy cái thây ấy. Tôi mong có người thâu thập những tin tức khắp nước về cuộc Cải Cách Ruộng Đất thời gian đó để cho mọi người biết Cộng Sản dã man chừng nào.

11. Hỏi: Khi nào thì ông gặp ông Ngô Đình Nhu?

Đáp: Cuối năm 1953. Tôi vào Sài Gòn thì gặp lại ông Trần Chánh Thành. Ông Thành giới thiệu tôi với ông Nhu. Ông Thành vào Sài Gòn năm 1952 cùng một lượt với phần lớn trong số 36 nhà trí thức đã vào Liên Khu Tư để kháng chiến chống Pháp nhưng bất hợp tác với Việt Minh. Lúc gặp lại tôi thì ông Thành đang làm cho tờ báo Xã Hội của ông Nhu, đồng thời tập sự luật sư với Luật Sư Trương Đình Du...

12. Hỏi: Theo chỗ chúng tôi biết thì ông Ngô Đình Nhu từng có 5 nhiệm vụ quan trọng: một là dân biểu Quốc Hội, hai là Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống, ba là thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, bốn là Tổng Bí Thư đảng Cần Lao Nhân Vị, và sau hết vào năm cuối cùng ông còn là chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược. Vậy ông ấy có một lực lượng nhân sự nào đáng kể để giúp thi hành chừng ấy nhiệm vụ không? Ví dụ ông ấy có mấy văn phòng? Có bao nhiêu nhân viên được ăn lương?

Đáp:Ông ấy chỉ có một mình thiếu tá Phạm Thu Đường làm chánh văn phòng, thường được gọi là chánh văn phòng ông Cố Vấn. Và dưới quyền thiếu tá Đường chỉ có 5 nhân viên, hầu hết tự túc. Không có ngân khoản nào dành cho ông Cố Vấn. Và phải nói thực khó hiểu là chính chức Cố Vấn này cũng chẳng được một văn kiện nào bổ nhiệm hay quy định nhiệm vụ. Thực tế ông Nhu chỉ giúp việc cho riêng ông Diệm với tư cách là phụ tá cho Tổng Thống. Người ta thấy việc ông làm thì gọi ông là Cố Vấn vậy thôi. Vì thế ông không có quyền hạn và nhiệm vụ gì chính thức.
Còn về thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, thì ông chỉ thị cho chúng tôi, phải tự túc. Mọi đoàn viên đều tự nguyện và tự túc theo tinh thần cách mạng. Cho nên cũng chẳng có quyền lợi gì.
Về văn phòng dân biểu, ông cũng không có. Thực ra ông ấy rất ít đi họp Quốc Hội. Chỉ khi nào có vấn đề chính sách quan trọng như Ấp Chiến Lược chẳng hạn, hay vấn đề “Giáo Dục nhân bản”, vấn đề “kinh tế tư hữu cơ bản” v.v.. thì ông mới tới trình bày mà thôi. Cho nên mọi thứ một mình ông cáng đáng. Tôi thật phục sức làm việc của ông Nhu.

13. Hỏi: Thế còn chức chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược thì sao? Có văn thư nào quy định không?

Đáp: Chức này thì có. Nhưng cũng chỉ là một thông tư của phủ Tổng Thống gửi đến các bộ, để việc ông chủ tọa các phiên họp Ủy Ban Liên Bộ được danh chính ngôn thuận. Ông Nhu quan niệm chương trình Ấp Chiến Lược là một cuộc cách mạng xã hội và chính trị, chứ không phải chỉ là một chiến lược để đối phó với sự xâm nhập và khủng bố của Cộng Sản mà thôi. Ông thúc đẩy các tỉnh trưởng khai hóa người dân quê theo tinh thần tam túc, nghĩa là tự túc về tư tưởng, tự túc về tổ chức và tự túc về kỹ thuật, để có thể làm chủ cuộc đời mình, làm chủ được xã hội, không bị lệ thuộc vào bên ngoài, vào ngoại bang. Ông để rất nhiều thì giờ đích thân soạn những bài thuyết trình có tính lý luận cao dành cho các cấp lãnh đạo chính phủ và cán bộ cao cấp, chỉ cho họ cách thức đưa những tư tưởng cao vào đầu óc thường dân qua những hình ảnh và ngôn ngữ bình dân dễ hiểu. Mục đích của ông là tiến dần tới một xã hội có tổ chức cao, có đầy đủ các phương tiện truyền thông, giao tế, kinh tế, văn hóa cao trong đó mỗi con người, “mỗi nhân vị”, đều được quan tâm đồng đều, chứ không biến con người thành những “cái đinh, con ốc” trong một guồng máy xã hội theo kiểu Cộng Sản. Ông tin tưởng rằng phương pháp đó về lâu về dài sẽ làm cho CS phải đầu hàng. Chứ không phải chỉ dựa vào những hàng rào giây kẽm gai. Dĩ nhiên ban đầu thì việc rào ấp là cần thiết để giữ cho Ấp Chiến Lược được an toàn trước sự phá hoại và tấn công của du kích CS. Quốc sách Ấp Chiến Lược mà thành công thì Cộng Sản sẽ thành cá bị tát ra khỏi ao, nằm trên đất.

14. Hỏi: Về đảng Cần Lao Nhân Vị, nó thành hình ra sao, và ai là những đồng chí cốt cán nhất của ông Nhu?

Đáp: Hai người cùng với ông Nhu sáng lập ra đảng Cần Lao Nhân Vị là các ông Trần Quốc Bửu và Huỳnh Hữu Nghĩa. Nhưng ban đầu các ông không gọi tên đảng là Cần Lao mà gọi là đảng Công Nông. Nhưng vì không muốn gợi ý về cái liên minh công nông của Cộng Sản, nên về sau các ông đổi ra là Cần Lao. Còn vế Nhân Vị thì sau nữa mới thêm vào theo đề nghị của ông Nhu. Ông Bửu, chủ tịch Liên Đoàn Lao Công có kinh nghiệm về đấu tranh nghiệp đoàn, đã quen ông Nhu khi còn ở bên Pháp. Và ông Huỳnh Hữu Nghĩa một tín đồ Cao Đài, là cố vấn chính trị của tướng Trình Minh Thế. Ông Nghĩa đã giúp ông Nhu chinh phục được tướng Thế, chứ không phải như có người Mỹ cho rằng ông Nhu có được ông Thế là nhờ đại tá Edward Lansdale. Ông Lansdale có can thiệp để quân của tướng Thế được hợp thức hóa và trả lương như Quân Đội Quốc Gia thì đúng. Người nào bảo Lansdale dùng tiền mua Tướng Thế là cố tình xuyên tạc để hạ uy tín của một vị tướng kiên cường anh dũng, thanh liêm mà anh em ông Diệm rất quý trọng. Khi nghe tin tướng Thế tử trận Tổng Thống Diệm đã ngất xỉu. Điều này tướng Lansdale có ghi trong hồi ký.
Văn phòng Tổng Bí Thư đảng Cần Lao cũng do một mình Thiếu Tá Phạm Thu Đường quán xuyến, kiêm nhiệm.

15. Hỏi: Ông Ngô Đình Diệm có giữ vai trò gì trong đảng Cần Lao không?

Đáp: Không. Ông ấy hoàn toàn ở ngoài và trên đảng Cần Lao. Với ông Diệm chỉ có Tổ Quốc và Quốc Dân. Tôi còn nhớ khoảng năm 1956, Tổng Thống gọi tôi vào bảo tôi lên cao nguyên đèo heo hút gió để quan sát nghiên cứu tìm ra những địa điểm thích hợp để lập các khu dinh điền, hòng đưa người kinh lên trấn giữ địa điểm mà ông bảo là vô cùng quan trọng về mặt chiến lược. Tôi thấy mình đi thì ông Nhu thiếu một trợ lý. Lại cũng hơi ngán cảnh cô đơn ở nơi xa lạ. Tôi bèn thưa với Tổng Thống: Công tác đoàn thể của ông Cố Vấn đang thiếu người. Tổng Thống nói: Đoàn thể gì. Dẹp. Tuy nhiên rồi ông cũng đấu dịu. Cứ đi đi. Thỉnh thoảng tôi sẽ lên với anh… Cũng cần thêm rằng ông Diệm rất quan tâm đến vùng cao nguyên. Ông thường nói: giữ được cao nguyên thì giữ được miền Nam. Và ông tìm cách đưa nhiều cán bộ và những người dân có kinh nghiệm với Cộng Sản lên đó lập nghiệp.

16. Hỏi: Ông nghĩ gì về việc chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế ông Bảo Đại?

Đáp: Nhiều người chê ông Diệm, là nhà Nho mà bất trung, không giữ lời thề trung thành với cựu hoàng. Nhưng tôi thấy không đúng. Trước hết chính cựu hoàng bảo ông Diệm chỉ thề trước Thánh Giá trung thành với Tổ Quốc. Thứ nữa, khi cựu hoàng triệu ông sang Pháp, ông Diệm đã sẵn sàng lên đường, dù biết sang đó sẽ mất chức thủ tướng.
Nhưng chính nhóm liên khu Tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes. Chúng tôi xúm vào yêu cầu ông ở lại lấy cớ tình hình không cho phép vắng mặt. Chúng tôi phải nói với thủ tướng rằng nếu Cụ bỏ chúng tôi lại mà đi một mình thì sinh mệnh chúng tôi ai sẽ lo? Chúng tôi đã bỏ tất cả vào đây là vì cụ, vì tin cụ sẽ bảo vệ phần đất tự do còn lại này, bảo vệ chúng tôi. Nay cụ nỡ lòng nào bỏ chúng tôi, bỏ đất nước này cho Thực dân, Cộng Sản? Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại.
Cuộc trưng cầu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hóa hành động của chúng tôi.

17. Hỏi: Có sử gia Mỹ bảo ngày 22 tháng 8 năm 1963, Thanh Niên Cộng Hòa đã tấn công chùa Xá Lợi cùng với Cảnh Sát và Lực Lượng Đặc Biệt. Điều này có đúng không?

Đáp:Hoàn toàn bịa đặt.Tổ chức này không phải để dùng vào những việc như vậy. Nó là tổ chức phi vũ trang mà.

18. Hỏi: Sử gia Mark Mayor viết trong tác phẩm Triumph Forsaken rằng gần ngày đảo chính, tỉnh trưởng Định Tường báo cáo với ông Nhu rằng đại tá Có là phụ tá của tướng Đính rủ ông ta làm đảo chính. Ông Nhu hỏi lại tướng Đính, thì tướng Đính xin đi chém đầu Có. Ông có biết vụ này không?

Đáp:Không cần tỉnh trưởng Định Tường báo cáo thì ông Nhu đã biết rồi. Nhưng ông muốn cứ để vậy để theo dõi.

19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?

Đáp:Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ (csBV) rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
- Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
- Rồi cho dân qua lại tự do
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ: miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư,
thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam.Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.

20. Hỏi: Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Ma-rốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?

Đáp:Dĩ nhiên là có. Vì Giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở Ma-rốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh.

21. Hỏi: Gần ngày đảo chính đại sứ Cabot Lodge có điện đàm với Tổng Thống Diệm. Lúc đó ông có ở bên cạnh Tổng Thống không?

Đáp: Không.

22. Hỏi: Trong cuốn "Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm", cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết rằng ông ta xin phép Tổng Thống đem xe tăng thiết giáp lên bộ tổng Tham Mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng Thống không cho. Ông có biết chuyện này không?

Đáp:Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng Thống.
Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?
Tôi thưa:Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?
Ông quát lên:Chết thì đã sao.
Đúng, đối với ông chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của ông là cái chết dần của miền Nam. Ông còn nói quân đội là để bảo vệ tổ quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng Thống.
Ông bảo tôi liên lạc với ông Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc Hội yêu cầu cho triệu tập Quốc Hội để ông ra từ chức trước Quốc Hội, hòng tránh cảnh đổ máu. Nhưng tôi gọi ông Lễ 4 lần không được.
Lúc ấy không phải chỉ có Lữ Đoàn xin lên tấn công tổng hành dinh của nhóm đảo chính. Mà còn có cả một đại đội biệt kích thuộc Lực Lượng Đặc Biệt đi hành quân ở Tây Ninh vừa về đến Sài Gòn cũng báo cáo là lực lượng phòng vệ của các tướng đảo chính ở Tổng Tham Mưu rất yếu, đại đội biệt kích xin phối hợp với 2 tiểu đoàn của Lữ Đoàn Phòng Vệ phủ Tổng Thống để đột kích vào bắt hết các tướng đảo chính. Tướng Nguyễn Văn Phú, lúc ấy còn là Thiếu Tá đã tiếp xúc với tôi về việc này. Nhưng như vừa nói. Tổng Thống không chấp thuận.
Viên đại úy đại đội trưởng Biệt Kích đề nghị cho lực lượng của Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống có xe bọc thép dẫn đầu tiến tới bao vây bộ Tổng Tham Mưu, còn đại đội của anh ta sẽ đột kích bọc hậu từ phía sân vận động vào bắt sống các tướng.
Tôi rất buồn bực và lấy làm khó hiểu tại sao ông cụ lại không cho đánh.Ông Nhu ngồi cạnh đó cũng chẳng nói gì.

23. Hỏi: Theo ông trong số các tướng lãnh lúc ấy ai có khả năng nhất?

Đáp: Tôi hầu như không tiếp xúc với các tướng. Ngay cả Phó Tổng Thống cũng vậy. Hầu như chẳng bao giờ gặp. Nhưng tôi có nghe ông Nhu nói ông Nguyễn Văn Thiệu, lúc ấy mang lon đại tá, là một tư lệnh (sư đoàn 5) giỏi nhất. Ông Nhu có nhận xét đó sau khi nghe ông Thiệu thuyết trình ở hội trường Suối Lồ Ồ.
Còn các tướng thì rất sợ Tổng Thống Diệm mỗi khi phải thuyết trình cho ông về tình hình an ninh. Bởi vì ông nắm vững tình hình và nhất là địa hình địa vật… địa lý của từng vùng. Kiến thức về quân sự của ông cũng rất uyên bác. Tôi được biết, khi mới về nước làm thủ tướng, ông đã yêu cầu tổng lãnh sự ở Hồng Kông mua cho ông tất cả tác phẩm của Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài để đọc và bắt ông Nhu phân tích nghiên cứu trình lên.

24. Hỏi: Nghe nói ông bà Nhu có một biệt thự đẹp lắm ở Đà Lạt. Ông có tới đó bao giờ không?

Đáp:Ông nói đến cái biệt thự này, tôi lại nhớ tới cái ông luật sư Trương Phú Thứ ở Seattle . Ông ấy muốn tìm cách phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu mà không sao được. Chẳng rõ tại sao ông ta biết nhà tôi, tìm đến xin tôi giới thiệu với bà Nhu. Tôi biết đã từ lâu bà ấy ẩn dật không muốn báo chí nhắc tới. Nhưng tôi biết bà ấy hãy còn quyến luyến ngôi nhà hai phòng ngủ của một người Pháp, bỏ hoang đã lâu mà anh em chúng tôi hùn tiền mua cho ông bà ấy vào khoảng năm 1960, mà không đủ tiền sửa chữa, cho nên đến khi ông Nhu bị sát hại và bà Nhu sống lưu vong, cũng mới chỉ sửa được phân nửa.
Tôi bảo ông Thứ hãy về Việt Nam, lên Đà Lạt chụp ảnh ngôi nhà ấy rồi mang theo sang Pháp, tìm cách đưa tấm hình đó tận tay bà Nhu thì may ra bà ấy cho gặp. Thì quả thật chắc ông đã biết, ông Thứ đã viết một bài cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong nói về bà Nhu ở tuổi gần bát tuần sống như một nhà tu ở Paris. Tôi mong ông Thứ có dịp phổ biến tấm hình này để độc giả thấy cái “ngôi biệt thự xinh đẹp” của ông bà Nhu.

25. Hỏi: Thống tướng Maxwell Taylor, Đại sứ Frederick Nolting và nữ ký giả Marguerite Higgins đều nói được Tổng Thống Diệm tiếp hơn kém khoảng 5 giờ đồng hồ. Ông có biết điều đó và có ý kiến gì không?

Đáp:Lúc ấy nhiều người nói tổng thống tiếp khách lâu quá. Tôi có trình ông, bảo người ta phê bình tổng thống độc thoại!
Ông cười. Ông bảo: Người Mỹ họ ít hiểu về dân tôc mình về lịch sử của nước mình. Mình phải lợi dụng lúc họ chịu nghe để nói cho họ hiểu chứ. Mấy người này đều chăm chú nghe tôi và đặt nhiều câu hỏi. tôi phải trả lời cho họ chứ
.

26. Hỏi: Gần ngày đảo chính Tổng Thống có mời ông bà Đại Sứ Mỹ lên Đà Lạt nghỉ tại biệt điện của Tổng Thống và dự dạ tiệc thân mật. Ông có biết họ thảo luận về việc gì không?

Đáp:Tôi có biết và nhớ là Tổng Thống đề nghị chính phủ Mỹ thông cảm những khó khăn của miền Nam và đừng ép ông phải cải cách gấp rút. Ông cũng hứa sẽ xem xét những đề nghị của chính phủ Mỹ một cách nghiêm chỉnh. Nhưng cần phải có thời gian. Phía ông Lodge thì nằng nặc đòi Tổng Thống phải đưa ngay ông Nhu ra ngoại quốc. Nhưng dĩ nhiên không bao giờ Tổng Thống nhượng bộ điều này được.

27. Hỏi: Xin ông tha lỗi, ông là Phật tử chứ ạ? Và trong vụ Phật Giáo có ai nhờ ông làm trung gian để thương lượng giàn xếp giữa chính quyền và bên Phật Giáo đấu tranh không?

Đáp:Phải, tôi là Pht tử đã quy y
– Ông vào phòng lấy ra một cuộn giấy mở cho tôi thấy tờ PHÁI QUY Y rồi nói tiếp –
Tôi quy y với thầy Thích Minh Châu. Khi vụ Phật Giáo xảy ra tôi có ra Huế gặp thầy Thích Trí Thủ để nhờ thầy can thiệp với Thượng Tọa Thích Trí Quang… nhưng Hòa Thượng Trí Thủ nói bây giờ các thầy trẻ học thức nhiều, họ có đường lối riêng, các sư già chúng tôi nói họ không nghe. Nên không kết quả. Nhiều người khác cũng can thiệp nhiều ngả khác, cũng không hơn gì. Hồi ấy còn cả một ủy ban của chính phủ gồm nhiều Phật tử đứng đầu là phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cố gắng dàn xếp. Nhưng bên Phật Giáo tranh đấu chỉ muốn lật đổ chính phủ thôi. Nên họ cố đưa ra những yêu sách không cách nào làm được. Tôi rất ân hận là không giúp gì được với tư cách là một Phật tử.

28. Hỏi: Theo ông thì ai cố ý giết hai ông?

Đáp:Theo tôi thì Dương Văn Minh. Còn ông Minh có nhận lệnh ở trên nào không thì không biết. Sở dĩ tôi dám quả quyết ông Minh, là vì chính ông Minh sai cận vệ của ông ta là đại úy Nguyễn Văn Nhung cùng đi với tướng Mai Hữu Xuân, để “thi hành nhiệm vụ”(!). Và Nhung đã leo lên xe bọc thép trong đó có hai anh em Tổng Thống. Nhung là một tay giết người không gớm tay, y còn khắc dấu vào cán dao găm mỗi lần giết được một người. Ngay tối mồng hai y còn khoe “con dao lịch sử” của y với con của tướng Đôn cơ mà. Đó là theo chính lời của tướng Đôn thuật lại trong Việt Nam Nhân Chứng. Còn tướng Xuân thì khi “đi đón ông cụ” về và ông cụ đã chết rồi, đã tới trước Dương Văn Minh giơ tay làm dấu, miệng nói: “Mission accomplie” (Nhiệm vụ hoàn thành).
Cứ theo những lời trên của tướng Đôn, thì không nghi ngờ gì người chủ trương và ra lệnh giết hai ông là tướng Big Minh.

29. Hỏi: Thời gian quấy rầy ông đã quá dài. Nhất là trong lúc ông còn bịnh nhiều. Xin cám ơn ông đã mất công trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Và nếu có thể được xin ông cho một cảm tưởng chung về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu.

Đáp:Tôi cũng xin cám ơn ông đã tốn công đi từ xa đến để cho tôi được có dịp nói lên vài điều trong số những gì mình còn nhớ được về thời gian dài phục vụ Đất Nước bên cạnh hai nhân vật lịch sử mà tôi hằng kính mến. Cứ mỗi lần nhớ đến hai cụ, tôi đều ngậm ngùi xót xa. Nhất là đối với cụ Diệm. Ông quá ngay thẳng, quá quân tử, quá rộng lượng, lúc nào cũng nghĩ tới làm cho dân đưc ấm no hơn.Vậy mà người ta nỡ hãm hại ông.Không phải chỉ có những ngày giỗ hai ông tôi mới khóc.
Cụ Vỹ dằn cơn xúc động bắt tay tôi khi tôi từ biệt ra về...

(1) Như đã trình bày trong bài “Ba giờ nghe một nhân chứng”.




__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

THẬM CẤP CHÍ NGUY VIỆT CỘNG ĐÃ TRÀN NGẬP Ở HẢI NGOẠI ?

$
0
0

Matthew Trần:

Kùng quý độc zã xa gần nội ngoại,

Tui nhận thấy: Sự nhận xét cũa anh VhTrưỡng rất ngay lành: sẽ zúp cho độc zã xa gần hiễu rõ thêm là tác zã  Kiêm Ái aka Lê Văn Ấn,đã viết sai chỗ nào, bày đặt bày điều ỡ chỗ nào, xin vui lòng zẫn chứngđễ dộc zã xa gần  kãnh zác.

Cám ơn.
MT

  From: Truong Vu <
 Sent: Wednesday, July 13, 2016 3:23 AM
Subject: Re: : THẬM CẤP CHÍ NGUY VIỆT CỘNG ĐÃ TRÀN NGẬP Ở HẢI NGOẠI ?

Ở xa xôi không biết Kiêm Ái thì còn tin Kiêm Ái.
Ở San Jose thì quá nhẵn rồi. Kiêm Ái viết bài này cũng giống như người đầu bếp dọn bữa cỗ thịnh soạn đãi khách. Nhưng lại trộn vào đồ ăn tí chất độc, thành thử khách xơi vào nhẹ thì ói mửa, nặng thì chết ngắc.
Vụ SV Hồ Phương thì lúc đầu ông chủ Tịch của Kiêm Ái là người năng nổ nhất lại không thấy Kiêm Ái nhắc đến ? Chắc K.A. lú rồi chăng ?
Chủ nhiệm kiêm chủ bút Tiếng Dan của Kiêm Ái là cháu yêu quý chưa khóc "Bác" nghìn lần trong tù cải tạo để kiếm cân đường, thì K.A. cũng cho cái "tình vờ" luôn. K.A. nên bẻ bút, quăng bút đi là vừa. Vì K.A. chỉ làm ồn, múa rối gây hỏa mù lung tung.
Chuyện nào ra chuyện đó, đừng quàng chuyện này qua chuyện kia gây hỏa mù làm bà con hoa mắt. Sợ ra ngoài mù nên chui hết ở nhà không còn dám đi chống bọn VC bán nước hại dân nữa. Khổ lắm !

  VHT

On Tuesday, July 12, 2016 6:29 PM, HIEN LEMINH <hienleminh1954@outlook.com> wrote:
Thế này thì Việt cộng giỏi quá rồi, chỗ nào Việt cộng cũng len lỏi vào được hết.
41 năm qua CĐNVHN hô hào chống cộng, lập đoàn thể này, tổ chức kia, rút cục toàn là của Việt cộng.
Nào là Việt Tân, Trung Tâm Băng Nhạc ASIA do Trúc Hồ làm Giám đốc, cho dù là tất cả những chương trình Yêu Lính, Nhớ Lính, Cờ Vàng 3 sọc đỏ treo đầy sân khấu, các MC Nam Lộc, Việt Dũng, Ngọc Đan Thanh điều khiển chương nói toàn lời chửi cộng, tố cộng, mặc dù Việt Dzũng sau khi về với cát bụi được vinh danh đặt tên đưng, nhưng cũng là Việt cộng. 
Đài truyền hình SBTN có những bài bình luận tố cộng, cũng bị Việt cộng mua chuộc biến thành đài TV "Sinh Bắc Tử Nam" của Việt cộng.  
Các nhà văn Quân Đội như Phan Nht Nam, Chu Tất Tiến, Tường Giang, Bằng Vũ và nhiều nhà văn nhà báo khác viết rất nhiều bài chống cộng cũng là Việt cộng. 
Một ông gốc Việt Nam được bầu làm Thượng Nghị Sĩ ở Canada cũng là Việt cộng. 
Một ông gốc Việt khác được bầu làm Thống Đốc một tiểu bang ở bên Úc cũng lại là Việt cộng.
Một Ông Giám Mục Công Giáo Úc mới nói ngày 30 tháng Tư còn gọi là Ngày gì gì đó, chứ chưa phải là đơn phương quyết định thay tên Ngày Quốc Hận cũng bị một anh hồi chánh rồi lại "hồi tà" tố cáo là  Việt cộng, rồi cũng được vài ông già gốc Quc Gia hít hà tiếp tay kết tội ông Gám Mục Công Giáo là Việt cộng.


Kiểm điểm lại thì... ôi thôi, còn chống cộng mần chi nữa nhỉ. Vì Việt cộng đã lan tràn khắp nơi, khắp chốn rồi, hang cùng ngõ xí đều có Việt cộng, Việt cộng tràn ngập ở hải rùi bà con ơi. 
Hãy coi chừng có ngày đang ngủ bị Việt cộng gõ cửa chụp thuốc mê, lôi đầu ra xe chạy về các tòa đại sứ Vc rồi chờ ngày cho lên máy bay về Việt Nam cho tù mút mùa l thủy đó...


Bi chừ bất cứ ai mà viết lách hay chửi bới thằng Hồ dâm tặc và cái đảng bán nước hèn với giặc, ác với dân cũng sẽ bị coi là Việt cộng.
Eo ơi ! sao bọn Việt cộng giỏi quá, thôi đừng hô hào chống công nữa kẻo lại b phanh phui ra là Việt cộng đó các C

"Shế shì" bi chừ còn biết tin ai không là Việt cộng nữa các cụ nhỉ.


Các hội Cựu Quân Nhân, HO, các đoàn thể đấu tranh chính trị ở hải ngoại, các Cộng Đồng NV hải ngoại chắc cũng là Việt cộng hết trơn rồi.
Thế là Việt cộng lại thắng luôn mấy triệu người Việt tị nạn ở hải ngoại một keo nữa, Sao chúng tài ba quá vậy hè !!! 


Cũng may, chúng ta còn Bà Khoa Hc Gia Dương Nguyệt Ánh "chưa bị" t là Việt cộng.

Có một điều lạ, là những tin tức tố cáo Hội đoàn này, tổ chức kia, hoặc các cá nhân nhà văn nhà báo nào đó là Việt cộng thì đều do những nhân vật chẳng có tên tuổi hay uy tín gì với Cộng Đng mà toàn là những tên đều có thành tích bất hảo như tên Hữu Nguyên, một đặc công đã hồi chánh bây giờ lại hồi tà, hoặc những tên thuộc loại chí phèo chứ không thấy một nhân vật nào có uy tín vi CĐNVTNCS cả.


Cho nên chúng ta cũng hãy còn yên tâm để tiếp tục chống cộng bằng mọi hình thức trong tầm tay của mỗi người.
Quý Vị có tinh thần chống hãy vững tin nhá, đừng vì mấy cái bài viết láo lếu mà nản lòng, thì Việt cộng lại "thừa thắng xông ra hải ngoại"đó.
lmh






Sent from Outlook




From:vneagle_11@yahoo.com<vneagle_11@yahoo.com>
Sent: Tuesday, July 12, 2016 3:25 PM
To: Btgvqhvn-1; Btgvqhvn-2; Btgvqhvn-3; DĐCL ; GỌI ĐÀN
Cc:webmaster@qh.gov.vn; info@ThuVienPhapLuat.vn; tuoitrevhn@aol.com; tuoitredoisong@gmail.com; tuoitrevn@yahoo.com;
Subject: Fw: MT: . . . . . . . // KIÊM ÁI Lê Văn Ấn: VIỆT TÂN LÀ VIỆT CỘNG?



  Matthew Trần:

Bài nhận xét cũa Kiên Ái aka Lê Văn Ấn (LVA) về "Việt Tân là Việt Cọng"? thật rõ ràng, khúc chiết, đễ người đọc nhận xét về tỗ chức Việt Tân đã hoạt động trong bao lâu nay, cho mục đích zì, kó lợi cho ai, đáng được độc zã  xa gần nội ngoại lưu tâm  và cãnh zác.

MT  

 VIỆT TÂN LÀ VIỆT CỘNG?

         KIÊM ÁI  Lê Văn Ấn

          Ở những bài trước, chúng tôi đã trích những tài liệu chính thức của Việt Tân để xác nhận Việt Tân và Việt Cộng đang cọng tác chặt chẻ với nhau từ trong nước ra hải ngoại. Ðiều đáng tủi hỗ cho người Việt Tị Nạn Cộng Sản là đảng Việt Tân lại cam tâm làm em hay tay sai đảng Việt Cộng! Chúng tôi cũng minh xác rằng từ trước đến nay, tuần báo Tiếng Dân vẫn gọi Việt Tân là Việt Cộng nối dài tại hải ngoại. Và sau khi chứng minh những điều xác định trên là đúng sự thật, chúng tôi cũng đã lưu ý đồng hương: chỉ tại đồng hương phần thì thiếu thận trọng, dễ tin, thiếu cương quyết, phần mau quên đã giúp Việt Tân phục vụ Việt Cộng đắc lực tại hải ngoại này. Chúng tôi cũng đưa ra mấy trường hợp ở mấy thời điểm khác nhau và các địa phương khác nhau để chứng minh: Việt Tân lúc nào cũng thế. Nói cách khác là Việt Tân ở Âu Châu, Mỹ Châu Úc Châu vẫn là em của Việt Cộng

          *Trung Thu năm 1999 tại Houston, Texas, đảng Việt Tân đã lợi dụng Tết Thiếu Nhi để phân phối lén lút lồng đèn của Việt Cộng, lòng đèn nào cũng có khẩu hiệu của Việt Cộng Hồ Chí Minh: “Vì các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến, cán bộ VC đi chân đất, đội nói cối… Sau khi bị lật tẩy với những chứng cớ không chối cãi được, Việt Tân đã phải công nhận các lồng đèn này của Việt Tân mua năm 1983 tại Hồng Kông?! Ðây là cái tình đồng chí  của Việt Tân đối với Việt Cộng. Phải lén lút, rình chờ có dịp là biểu lộ tình cảm thắm thiết với Việt Cộng, nói Việt Tân là em Việt Cộng có oan không?

          *Khi Trần Trường nịnh Việt Cộng để hình Hồ Chí Minh và lá cờ máu VC trong tiệm của hắn ta, đồng hương Nam Cali hợp cùng đồng hương các nơi khác về biểu tình 53 ngày đêm, ăn Tết luôn tại vỉa hè, trục xuất được Hồ Chí Minh và lá cờ máu. Trong 53 ngày đêm này Ðỗ Hoàng Ðiềm và Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu (của Việt Tân) không thấy mặt mũi đâu cả. Nhưng đến khi thấy Hồ Chí Minh và lá cờ máu phải cuốn gói, Ðỗ Hoàng Ðiềm liền xin phép Ban Tổ Chức Biểu tình tổ chức “Ðêm Không Ngũ”. Khi được chấp thuận Ðỗ Hoàng Ðiềm cũng Ðoàn Thanh Niên này lập tức dùng hình ảnh, tài liệu Việt Cộng “Tội Ác Mỹ Ngụy” chiếu slide show cho đồng bào coi, lại còn thả “bồ câu hòa bình” tâng bốc VC, bà Nguyễn Việt Nữ đã can ngăn chúng không chịu, đến khi bà tố cáo với đồng bào thì Ðỗ Hoàng Ðiềm “năn nỉ chị tha cho em một lần.” Ðỗ Hoàng Ðiềm và thanh niên “Phan Bội Châu” đã trả thù cho Trần Trường và Hồ Chí Minh cũng như lá cờ máu!

          *Cách đây mấy năm, đài phát thanh Chân Trời Mới của Việt Tân đã phát thanh 5 tuần liên tiếp bài viết của tên Việt Cộng Hà Dương Dực tuyên truyền cho Việt Cộng, mạt sát người Quốc Gia thậm tệ, thế mà từ những tên chóp bu cho đến ban biên tập, ban kiểm tin, ban phát thanh vẫn phát đủ 5 lần. Bị đồng bào phản đối Việt Tân phải nhìn nhận đó là bài tuyên truyền cho Việt Cộng. Chỉ có Việt Tân và Việt Cộng là một mới có những hành động khốn nạn như vậy.

          *Cộng đồng Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ đang có đề án xây bia kỷ niệm và cảm tạ Vương Quốc Bỉ đã đùm bọc giúp đỡ người Việt tị nạn Cộng Sản mấy chục năm qua. Hội Chuyên Gia, một toàn thể ngoại vi của Việt Tân lại phỏng tay trên tự ý xin giấy phép và “mọi sự đã hoàn thành” chỉ xin các hội đoàn đóng góp để trả chi phí 7 ngàn euros! Nếu cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản tại Bỉ không cương quyết, không buộc được Hội Chuyên Gia này ngưng việc làm “phỗng tay trên” như vậy, chắc chắn cái bia đó sẽ có lợi cho Việt Cộng.

          * Chủ trương hiện tại của Việt Tân là đánh phá các Ban Ðại Diện Cộng Ðồng địa phương, để rồi chúng đưa người của chúng vào, nếu thành công thì coi như Việt Cộng đã chiếm được chính quyền nơi đó. Mấy chữ “Quốc Gia chống Cộng” chỉ còn là cái vỏ, “vàng vỏ đỏ lòng” như tại Houston, Portland. Hiện nay, Việt Tân đang núp sau lưng LÐCT do những đảng viên Việt Tân giựt dây để lũng đoạn cơ chế cộng đồng tại Bắc California với chiêu bài ủng hộ Minh Dương hạ bệ Madison.

          Vì những tên Việt Tân hiện nay tại San Jose nói riêng, Bắc Cali nói chung đã bị đồng hương nhẵn mặt như Hoàng Thế Dân, Hoàng Hồ v.v… coi như đã bị cháy, nên bọn này rút vào bóng tối, chúng dùng lại những “cựu cán bộ” có thành tích “chống Cộng” để thi hành quỷ kế. Tuần báo Tiếng Dântừ khi góp mặt với giới truyền thông ở Bắc California, đã liên tiếp tố cáo trước dư luận đồng hương Mặt Trận Hoàng Cơ Minh lúc trước và Việt Tân bây giờ là bàn tay nối dài của Việt Cộng. Chúng tôi luôn luôn cảnh giác đồng hương với những chứng cớ cụ thể, với lập luận không thể phản biện, tuy nhiên, một mặt nếu kết anh em hay là cánh tay nối dài của Việt Cộng có thể chúng được sự yễm trợ của Việt Cộng, hoặc chúng học theo sách lược của Việt len lỏi vào nội bộ Cộng đồng để lủng đọan, gây chia rẽ.
Tại Bắc Cali này, ban đầu chúng dùng dịp tên tên Hồ Phươngbị Cảnh Sát đánh, hưởng ứng chủ trương của VC làm lớn chuyện để vu vạ cho Hoa Kỳ cũng đàn áp nhân quyền. Khi biết Hồ Phương là con Việt Cộng và vụ Hồ Phương xảy ra đã 2 tháng, không ai đá động đến, mãi cho đến khi VC nhúng tay vào, thế là báo chí và cả truyền hình Mỹ cũng được thuê mướn, thì những tên ở trong LÐCT mà kẻ giựt dây đầu tiên hô hào biểu tình, họp báo, để cưa ghế Cảnh Sát Trưởng, làm to chuyện vụ này không ai khác hơn là Huỳnh Lương Thiện, kẻ từng cầm đầu ngành truyền thông của Việt Tân.

          Sau loạt bài nói thẳng, nói thật của Tiếng Dân, hiện nay đồng hương phần nhiều cũng đã thức tỉnh. Chính sách hiện nay của Việt Tân là lũng đoạn để chiếm lấy các cơ sở Ban Ðại Diện Cộng Ðồng địa phương ở hải ngoại, mà Bắc California đang là mục tiêu của chúng.

          Cái thâm độc của Việt Tân hiện nay là bất cứ ai ở trong nước hoạt động vì tự do dân chủ mà bị Việt Cộng bắt, Việt Tân ở hải ngoại lập tức vu cho họ là “đảng viên Việt Tân” để Việt Cộng dễ bề tra tấn, lên án họ một cách vô tội vạ.
Chính Ðỗ Hoàng Ðiếm trong cuộc phỏng vấn của đài RFA do phóng viên Mặc Lâm phụ trách, Ðỗ Hoàng Ðiềm, Chủ tịch đảng Việt Tân đã không dấu diếm chủ trương và hành động độc ác của Việt Tân là gây khốn khó cho các cá nhân những nhà đấu tranh vì tự do dân chủ  ở trong nước và gia đình của họ.
          Ðược phóng viên Mặc Lâm hỏi: Thưa ông trên trang Web chính thức của Việt Tân ghi rằng “Phải đợi đến sau khi đảng Việt Tân lên tiếng tố cáo trước công luận, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam mới thú nhận viêc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng vào ngày 9 tháng 9 vừa qua.”Ông nghĩ sao nếu dư luận cho rằng đây là một hành động chứng tỏ Việt Tân đã trúng bẫy của Hà Nội?
          Ðỗ Hoàng Ðiềm đã trả lời: "Dạ thưa chúng tôi quan niệm như thế này, Hà Nội đã thường xuyên bắt giữ rất nhiều người và không bao giờ xét xử hoặc đem ra trước công luận là một thủ đoạn rất nguy hiểm, cách làm việc đó của họ rất tai hại…thành ra chúng tôi phải làm sao cho những người này được dư luận quốc tế biết tới.”
          Trước hết, dư luận đã biết rất sớm việc VC bắt giữ giáo sư Phạm Minh Hoàng, vì sau khi chồng bị bắt, bà Kiều Oanh đã báo động với truyền thông quốc ngoại, không phải đợi tới khi Web của Việt Tân lên tiếng. Và qua lời của Ðỗ Hoàng Ðiềm ai cũng hiểu rằng vì mục đích “làm sao cho những người này được dư luận quốc tế biết tới” mà Việt Tân “buộc lòng” phải nhận họ là đảng viên Việt Tân, dù họ có là đảng viên hay không. Ðây là cách gặp lửa bỏ tay người của đảng Việt Tân. Ðây là cách toa rập với Việt Cộng để hại người quốc gia chống Cộng.Vì ai cũng biết, một khi là đảng viên của một đảng chính trị thì phải biết ai móc nối mình, hệ thống tổ chức của đảng, hoạt động với ai, tài liệu, tài chánh, đã làm gì v.v… Nếu là người không phải là đảng viên, dù có tra tấn đến chết, nạn nhân cũng không thể khai báo gì cả, vì họ hoàn toàn không biết. Như vậy, chẳng những Việt Tân giúp Việt Cộng có cớ để giam cầm nạn nhân, có cớ để dàn dựng một tổ chức Việt Tân, có cớ để nói với dư luận rằng nạn nhân là một đảng viên của một đảng chính tri đang hoạt động tại nước ngoài. Sau cùng, vì có sự xác nhận của Việt Tân nên sự can thiệp của quốc tế sẽ không hiệu quả bằng một người dân bình thường vì bị áp bức mà nói lên tiếng nói công đạo. Ðây là những gì mà Việt Tân giúp Việt Cộng trừng trị bất cứ ai chống đối chúng, vì “họ là đảng viên Việt Tân” một đảng mà VC gán cho là khủng bố, mặc dù họ có một hành vi “khủng bố” duy nhất là “khủng bố dỗm”, liệng chất nổ không có ngòi nổ.
          Ðỗ Hoàng Ðiềm là một người bình thường, không chậm trí, không bị bệnh tâm thần mà lại là một người trí thức, được giữ chức vụ lớn nhất đảng, không thể nào lại có những suy nghĩ và hành động của người điên, hay chậm trí như vậy. Hơn nữa, đây là chủ trương của đảng Việt Tân, nghĩa là đã được “Trung Ương” thông qua.
          Bà Kiều Oanh, vợ giáo sư Phạm Minh Hoàng đã “khôn ngoan” hơn cả đảng Việt Tân khi không chấp nhận chồng mình là đảng viên Việt Tân. Chính những người đã  từng là học trò của giáo sư Phạm Minh Hoàng xác nhận giáo sư chẳng những khuyên sinh viên lo học trước đã, không nên gia nhập đảng phái kẻo vấp lầm nhất là đảng Việt Tân. Ðiều này cho thấy sự độc ác tàn bạo của Ðỗ Hoàng Ðiểm nói riêng và đảng Việt Tân nói chung. Việt Tân đã vu oan cho giáo sư Phạm Minh Hoàng, giúp cho Việt Cộng có cớ giam cầm giáo sư lâu ngày “vì nhu cầu điều tra”. Và khi đưa ra tòa, VC có cớ để buộc tội nặng nề nạn nhân. Trong lịch sử chính trị, chưa ai ngu dại đến nỗi khai ra tổ chức của mình. Và chính tổ chức mà người đó gia nhập cũng phủ nhận để đối phương không thể buộc tội nạn nhân. Thế mà Việt Tân chủ trương “cấp chứng minh thư” cho bất kỳ ai bị VC bắt. Việt Tân đã lên án sẵn để VC dễ bề trừng trị đối lập.

          Ðỗ Hoàng Ðiềm cho rằng VC khi tuyên án không căn cứ vào người có đảng hay không, như nữ luật sư Lê Thị Công Nhân là phát ngôn viên của đảng Thăng Tiến bị 3 năm tù trong khi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không nằm trong đảng phái lại bị 6 năm tù, vì vậy “Sau khi cân nhắc như tôi vừa nói lúc nãy thì tôi quyết định phải công bố sự liên hệ của 4 người này đối với đảng Việt Tân để chúng tôi có thể huy động sự đấu tranh một cách hữu hiệu hơn”.Ðây lại là một thứ ngụy biện man trá và dại dột nếu Việt Tân là đảng chống Cộng. Không thể lấy 2 trường hợp cá biệt để vu vạ cho những nạn nhân của Việt Cộng là đảng viên của mình. Ðộc ác hơn nữa là dành công lao đấu tranh của họ để đảng mình “có thành tích”. Nhưng, Việt Tân đã chủ trương hợp tác và xây dựng với Việt Cộng (nếu VC cho phép) và bảo đảm sự tồn tại của Việt Cộng trên đất nước cho đến năm 2025, như vậy thì Việt Tân chiếm đoạt “thành tích” đấu tranh của người khác làm gì?
Ðỗ Hoàng Ðiềm đã dấu đầu lòi đuôi, lạy ông con ở bụi này. Cho dù có đấu tranh thực sự đi nữa, cũng không nên lấy công lao của người khác làm thành tích của mình, nếu là người có liêm sỉ, có tư cách. Tiếc thay, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh ngày trước, Việt Tân hôm nay tập trung toàn những kẻ không tư cách và không liêm sỉ, vì nếu có tư cách và liêm sỉ họ không để lãnh tụ của họ chết 14 năm mới cho khai tử. Tàn bạo như vậy thì còn đâu là tư cách, còn đâu là liêm sỉ?
          Vấn đề dân oan là một vấn đề thuần túy xã hội, nguyên nhân là do cán bộ Việt Cộng tham nhũng, lạm dụng chức quyền để ăn cướp nhà đất ruộng vườn của đồng bào khiến họ phải đứng lên đấu tranh, nay Ðỗ Hoàng Ðiềm chứng nhận ông Nguyễn Thành Tâm, một dân oan là đảng viên Việt Tân là chụp cái mũ chính trị cho dân oan để Việt Cộng thẳng tay đàn áp họ, vì họ muốn lật đổ chế độ chứ không phải vì bị ăn cướp mà khiến nại. Nếu Ðỗ Hoàng Ðiềm điên thì có thể giải thích được, đằng này Ðỗ Hoàng Ðiềm và các lãnh tụ Việt Tân không điên, do đó, chỉ có thể giải thích là Việt Tân về hùa với VC để đàn áp dân chúng Việt Nam, để chính trị hóa vấn đề dân oan hay vấn đề VC ăn cướp của dân.
          Trong câu hỏi chót, phóng viên Mặc Lâm đã bác bỏ luận điệu ngoan cố của Ðỗ Hoàng Ðiềm, vì những đảng mà Ðỗ Hoàng Ðiềm vừa nêu đều là những đảng đang hoạt động ở trong nước, tôn chỉ mục đích rõ ràng bất bạo động. Còn đảng Việt Tân xuất phát từ hải ngoại, lại đã tạo được “thành tích khủng bố cuội”, liệng chất nổ ở ngoài cổng Tòa Lãnh Sự Việt Cộng mà lại không có ngòi nổ. Không ngờ, đây chính là dụng ý của Việt Tân, để Việt Cộng dựa vào đó lên án “cuội” Việt Tân là khủng bố, để những ai Việt Tân xác nhận là đảng viên của mình đều là những kẻ khủng bố. Khủng bố là một cái gì đáng ghê tởm, đáng lên án nặng nề. Ðó là dụng ý của 2 anh em Việt Tân và Việt Cộng để đàn áp dã man những ai đấu tranh chống lại Việt Cộng, dù họ không phải là kẻ khủng bố, dù họ không phải là đảng viên Việt Tân.
Một người tầm cỡ như Ðỗ Hoàng Ðiềm tất phải hiểu biết rằng trong khi bị địch bắt, họ có quyền tự do quyết định lời khai của họ, tùy theo trường hợp, hoàn cảnh và sự suy luận cá nhân. Ðằng này, Việt Tân tròng vào đầu họ một bản cáo trạng nặng nề là đảng viên Việt Tân, một đảng khủng bố. Việt Tân nói chung, Ðỗ Hoàng Ðiềm nói riêng phải bị luật pháp Hoa Kỳ trừng trị một khi các nạn nhân của chúng khiếu kiện.

          Qua những thành tích của Việt Tân trong quá khứ cũng như những gì mà Việt Tân vu vạ cho các nhà đấu tranh ở trong nước, chúng ta có thể kết luận Việt Tân chính là Việt Cộng. Hơn bao giờ hết, đồng hương tị nạn Cộng Sản, nhất là đồng hương Nam Bắc California xin hãy đề cao cảnh giác, tránh những cạm bẫy của Việt Tân cũng là cạm bẫy của Việt Cộng.

KIÊM ÁI Lê Văn Ấn



2016-07-11 7:31 GMT+01:00 'hungthe' via 1 DĐKT <usaelection@googlegroups.com>:
   

HẾT THUỐC CHỮA!
         
Khi cuốn phim "Terro in Little Saigon" mới được trình chiếu, mở màn cho cuộc tái điều tra truy tầm thủ phạm ám sát 5 nhà báo gốc Việt để đưa chúng ra tòa đền tội, một số người đón nhận nó với mối cảm xúc sâu xa! Vui mừng ra mặt, vì không lý do gì một cộng đồng tị nạn Cộng Sản được dung thân tại Quốc gia có nền dân chủ pháp trị, có quyền tự do ngôn luận vào bậc nhất thế giới như Hoa Kỳ mà những người Việt thoát khỏi ách Cộng Sản này lại sống trong sự ức chế của một bọn băng đảng xã hội đen, một nhóm Mafia! Thấy đồng hương bị giết mà không dám lên tiếng, bị các sắc dân khác coi người Việt là khủng bố. Chỉ có đảng Việt Tân vừa xem cuốn phim là cuống cuồng chạy đôn chạy đáo mong mượn cộng đồng làm khiên để núp, mượn những kẻ có cảm tình với Việt Tân lên tiếng binh vực, làm như Việt Tân là thủ phạm chính cống sắp bị đưa ra tòa vậy!

Ở San Jose này những đảng viên Việt Tân "tại chức" cũng như những tên đảng viên Việt Tân giả chết để sống (tuyên bố ly khai đảng Việt Tân nhưng âm thầm hoạt động cho đảng ... Việt Tân)) lập tức tổ chức một màn đấu tố cuốn phim và ký giả AC Thompson, với những lý luận vừa con nít, vừa gượng gạo: - Cuốn phim làm nhục cộng đồng, chuyện mấy chục năm rồi, FBI đã xếp hồ sơ còn khơi lại làm gì v.v..." trong đó có ông Vũ Văn Lộc lên tiếng một cách chụp giựt rằng:

"Tôi cho rằng cuốn phim đầu voi đuôi chuột, rất hại cho cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ. Tôi lên tiếng với tư cách là một công dân Mỹ gốc Việt. Tôi không lên tiếng cho Kháng Chiến hay Việt Tân. Tôi nhận thấy phim xử dụng tài liệu cắt xén đầy gian ý. Quý vị được mời phỏng vấn đều bị tay phóng viên Hoa Kỳ lừa dối, gài bẫy. Hỏi nhiều lần nhưng không nói theo ý của đạo diễn nên dùng rất ít."

Nó là thứ "đầu voi đuôi chuột" thì có đáng chi mà sao lại phản ứng một cách quá giận dữ như "nhảy đầm trên lửa"vậy? Nếu nó chỉ là "đầu voi đuôi chuột" nhưng là cuốn phim mở màn cho cuộc tái điều tra truy tìm thủ phạm ám sát 5 ký giả người Việt bị chôn vùi khỏa lấp, trước là minh oan cho người bị giết oan, hai là rửa cái nhục khủng bố của Mafia, “băng đảng xã hội đen", nếu cuốn phim cho Việt Tân là thủ phạm thì Việt Tân phải hợp tác với các nhà điều tra để đem thủ phạm chính cống bà Lang trọc ra trừng trị, luôn thể rửa oan cho Việt Tân, nhứt cử tam tứ tiện tại sao một nhà văn, một Đại Tá mà chỉ nhìn vào cái khía cạnh nhỏ mọn mà không nhìn vào mục đích to lớn của cuộc tái điều tra để truy tầm thủ phạm? Trả lời câu hỏi này thì người ta biết Vũ Văn Lộc là ai ngay lập tức.

Chê bai cuốn phim "Terro in Little Saigon" chưa đủ, Vũ Văn Lộc còn đóng vai "Đức Vua chưa nóng mặt mà thái giám đã ghen lồng, ghen lộn" làm như thái giám còn nguyên... "bì đạn", lên mặt dạy dỗ lẫn trách móc Nguyễn Thanh Tú:

"Anh lên án Việt Tân, và các nhân vật Trịnh Hội, Trúc Hồ....về các chiến dịch lừa bịp cộng đồng từ lãnh vực xã hội, đấu tranh cho đến việc quyên góp cho thương phế binh trong nhiều năm qua. Cụ thể lên án Trúc Hồ lợi dụng khai thác các bài ca của Việt Khang (chứ không phải Nguyên Khang đính chính của Kiêm Ái) bán băng làm giàu và không trả bản quyền xứng đáng cho tác giả. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng đây không phải là công việc làm ăn buôn bán. Đây là con đường tranh đấu vì lý tưởng với sự yểm trợ của hải ngoại dành cho các nhân vật trong nước. Trong công tác đấu tranh cách mạng, sẽ không bao giờ có được những tin tức về tài chánh thương mại thường tình. Không một nhà phản kháng nào trong nước khai nhận tiền tài trợ của hải ngoại để tranh đấu.

Việt Tân nhân danh "kháng chiến" chống Việt Cộng để quyên góp tiền của đồng hương rồi gây ra biết bao nhiêu tội ác đối với đồng hương; kể cả sau này trở thành đàn em của Việt Cộng tại hải ngoại, lừa bịp đồng hương thậm chí tiêu diệt những người đi theo Việt Tân để "kháng chiến", cái tội ác khiến trời không dung, đất không chứa là vì tiền bạc mà khiến thủ lãnh Hoàng Cơ Minh hy sinh ở biên giới Thái Lan-Lào, Việt Tân vẫn nói láo tỉnh bơ như Việt Cộng, thủ lãnh Hoàng Cơ Minh "đang lãnh đạo chiến đấu tại Việt Nam", lại còn "thêm mắm dặm muối", mỗi năm Xuân về Việt Tân lại sáng tác một bài chúc Tết đồng hương hải ngoại. mặc cho những hình ảnh, những bài viết về cái chết của thủ lãnh Hoàng Cơ Minh đầy dẫy khắp nơi, Việt Tân vẫn chối bai bải. Mãi đến 14 năm sau mới cho thủ lãnh Hoàng Cơ Minh được chết. Nhưng đối với Vũ Văn Lộc thì đó là chuyện đương nhiên của "kháng chiến", của "đấu tranh cách mạng". Không được lên án. Thì ra, mấy chữ "kháng chiến, đấu tranh", v.v... là bùa hộ mạng cho những kẻ lợi dụng để rút tỉa công lao, tiền bạc của đồng bào trong nước cũng như hải ngoại một cách vô tội vạ, thậm chí có quyền ám sát, giết hại những người khác đồng hương cũng không được đề cập đến.
  
So sánh quan niệm của ông Vũ Văn Lộc và của những kẻ "nhân danh kháng chiến" tại Hoa Kỳ thì y hệt như Việt Cộng. Vũ Văn Lộc biện hộ cho việc tham nhũng, việc lường gạt tiền bạc của đồng hương như sau (nguyên văn: "Tuy nhiên ai cũng biết rằng đây không phải là công việc làm ăn buôn bán".Đấu tranh cách mạng để lật đổ bạo quyền Việt Cộng không phải là "công việc làm ăn buôn bán"). Đúng, nhưng có những kẻ lợi dụng "đấu tranh cách mạng"để làm ăn buôn bán thì Vũ Văn Lộc nghĩ thế nào?

Vũ Văn Lộc nói ra một cách trắng trợn: "Đây là con đường đấu tranh vì lý tưởng với sự yểm trợ của hải ngoại dành cho các nhân vật trong nước". Nói cách khác là một sự bố thí không hơn không kém, và đã là bố thí thì người bố thí có quyền cho bao nhiêu thì cho, người nhận bố thí không được có ý kiến. Và ngay cả những người đã "góp của"ở hải ngoại cũng không có quyền có ý kiến. Lý luận này, quan niệm này mà cho rằng "Việt Tân là em Việt Cộng" còn sai vào đâu được? Cũng với quan niệm này mà lúc Lý Tống bị tội "cướp máy bay Thái Lan để thả truyền đơn tại Việt Nam, bị giam cầm tại Thái Lan", Vũ Văn Lộc đã đứng ra tổ chức "Tinh thần Lý Tống" quyên góp được 11,500 dollars (mười một ngàn năm trăm). Ai cũng tưởng mình đóng góp cho Lý Tống, nhưng khi Lý Tống trở về San Jose mới biết, Lý Tống chỉ nhận được 2 trăm đô nhưng...của người khác. Riêng Trúc Hồ khai thác nhạc Việt Khang, hô hào yểm trợ Việt Khang được mấy trăm ngàn đô, Việt Khang cũng nhận được "ân huệ yểm trợ" của Trúc Hồ 250 đô.
"Đây không phải là một công việc làm ăn buôn bán". Đúng, Vũ Văn Lộc nói đúng, đây chỉ là việc khai thác tâm huyết và xương máu của những nhà đấu tranh trong nước để làm giàu.

Trời đất nhìn xuống mà coi. Trúc Hồ, Trịnh Hội và Vũ Văn Lộc lợi dụng cuộc đấu tranh của những người trong nước để làm giàu, Việt Tân lợi dụng người trong nước để lập công với Việt Cộng. Mất nước không vì những người đấu tranh trong nước mà mất nước vì những tên lợi dụng cuộc đấu tranh đó để làm giàu, để nịnh bợ Cộng Sản Việt Nam. Đồng hương đọc đoạn văn sau đây để biết Việt Tân có phải là em Việt Cộng hay không:

"Ðược phóng viên Mặc Lâm hỏi: Thưa ông trên trang Web chính thức của Việt Tân ghi rằng “Phải đợi đến sau khi đảng Việt Tân lên tiếng tố cáo trước công luận, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam mới thú nhận viêc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng vào ngày 9 tháng 9 vừa qua.” Ông nghĩ sao nếu dư luận cho rằng đây là một hành động chứng tỏ Việt Tân đã trúng bẫy của Hà Nội?
          Ðỗ Hoàng Ðiềm đã trả lời: Dạ thưa chúngg tôi quan niệm như thế này, Hà Nội đã thường xuyên bắt giữ rất nhiều người và không bao giờ xét xử hoặc đem ra trước công luận là một thủ đoạn rất nguy hiểm, cách làm việc đó của họ rất tai hại…thành ra chúng tôi phải làm sao cho những người này được dư luận quốc tế biết tới.”

 Những kẻ bị Việt Cộng bắt mà "được" Việt Tân xác nhận là đảng viên Việt Tân thì bị xử phạt nặng nề, riêng Trần Khải Thanh Thủy khi đã đến được Hoa Kỳ, công khai xác nhận là đảng viên Việt Tân khi còn ở trong nước, do đảng viên Việt Tân Nguyễn Thanh giang giới thiệu thì ông Giang vẫn bình an vô sự. Thật là trái khoáy.

"Trong công tác đấu tranh cách mạng sẽ không bao giờ có được những tin tức về tài chánh thương mại thường tình. Không một nhà phản kháng nào trong nước khai nhận tiền tài trợ của hải ngoại để tranh đấu".

Vì Việt Khang "không có được tin tức về tài chánh thương mại thường tình" nên không biết rằng sản phẩm của mình đã bị Trúc Hồ lợi dụng để làm giàu. Nhưng Trúc Hồ đã công khai khai thác bản nhạc của Việt Khang, khai thác cuộc đấu tranh và cả tù tội của Việt Khang tại hải ngoại thì được công khai. Khiến cho Việt Khang "không ăn mà chịu" vì chắc chắn tay chân Công Sản đã báo cáo "lợi tức" của việc khai thác này và sẽ suy luận thế nào Việt Khang cũng đã nhận được tối thiểu cũng 50%. Trúc Hồ giết Việt Khang là ở chỗ đó.

Thật là "HẾT THUỐC CHỮA". Hẹn quí độc giả bài viết tới.

Kiêm Ái


Posted by: nhan nguyen

AI THƯƠNG TT NGÔ ĐÌNH DIỆM ?

$
0
0
                             
                                   AI THƯƠNG TT NGÔĐÌNH DIM  ?

Hàng năm 01 tháng 11 ti Đài Chiến Sĩ Vit M Nam Cali đu có làm l tưởng nim TT NgôĐình Dim . Nhng người trong ban t chc là nhng người Quân Dân Cán Chính ,  Tu nhân cai tao H.O. --  hoàn toàn  không  phân bit  tôn giáo .

C Cao Xuân V và Thượng Ngh S Lê Châu Lc là nhng người tin phong .  Sau đó có Đô Đc Trn Văn Chơn, Thiếu Tướng Nguyn Khc Bình, Giáo Sư Phm Trung Kho, Thiếu Tướng Trang Sĩ Tn,  ..v..v..  . 

Tt cđu là nhng  Pht T  chân chính  --  ch vì yêu thương và mun tr li công bng lch s cho TT NgôĐình Dim mà thôi .
  H hoàn toàn không có tham vng gi khi tui đi không còn bao lâu na .

Riêng C Cao Xuân Vđã cùng mt s thân hu làm l tưởng nh TT Dim ti gia vào ngay nhng ngày đu qua M


On Thursday, July 14, 2016 1:29 AM, "Lloyd Pham > wrote:

 



 
Thưa quí v có tm lòng đi tìm s tht lch s nht làđ tài "Ông C vn NgôĐình Nhu đi gp Phm Hùng....."

Tôi Phm L người đã cùng cu trung tá Hòe LLĐB đã gp c Cao Xuân Vĩ ti tư gia ca c. Khi nhc li vn đ này chính tôi đã nhc li s kin chính xác 100%, trước mt cu trung tá Hòe, chính c Cao Xuân Vĩ phi công nhn li tôi nói là s tht và c cũng xin li là nhm ln. Câu chuyn như sau :
" C Cao Xuân Vĩ chđưa ông c vn NgôĐình Nhu ra Bình Tuy bng chiếc xe Stationwagon Citroen deux chevaux

Sau đó chính trung tá tnh trưởng Bình Tuy Lê Văn Bường lái chiếc công xa Land Rover chuyên chy đường rng mang s VN 326. 
Tài xế chính là trung tá tnh trưởng Bình Tuy, trưởng xa làông c vn NgôĐình Nhu. 
Ngi phía sau xe là mt thiếu niên 14 tui ca Tng Đoàn Thanh Thiếu Niên Dân Vđược cđi theo...Chiếc xe chy t tòa tnh trưởng ra quc l và ngược đường chy lên hướng nhà máy đin sông Pha vàông c vn đã gp Phm Hùng đây. 
Đ cu đói cho bc Vit năm 1959 bng cách VNCH vin tr hai ngàn tn go gi v trao đi ly 200 tn than đá Hòn Gai đ chy đu máy xe la ca Ha Xa VNCH theo s sp xếp ca ông đi s Ba Lan trong y Hi Quc Tế ICC...

Sau đó đu năm Canh Tí 1960 ông H Chí Minh đã nhđi s Ba Lan gi mt cành đào vào chúc tết TT. NgôĐình Dim, trên cành đào bày trong đi snh dinh Đc Lp có 2 gii đ ghi :"Ch tch Nhà Nước Dân Ch VN  kính biếu Tng Thng Vit Nam Cng Hòa".
 Câu chuyn này là s tht 100% không h có chuyn nào gp g xy ra ti Bình Tuy trong rng Tánh Linh hết.
Sau ngày 1/11/1963 trung tá Bường phi trn sang Nam Vang mãi ti thi TT. Nguyn Văn Thiu mi tr v li VN vàđược gii ngũ....

Sau hơn 60 năm câu bé 14 tui ngi phía sau chiếc xe Land Rover mang bin s VN 326 vn còn sng ti bc California ,và bà v ca Trung Tá Lê Văn Bường là mt hoa khôi ca Bình Tuy thi đó hin còn sng ti Minesonta...
Mong quí v dù có ghét hay thương ông c vn NgôĐình Nhu cũng nên tôn trng s tht này. 
Hãy đ người chết cho quc gia dân tc được yên ngh

Trân trng.


Bác sĩ Phm L
Command Task Force 116
MACV-J.2/SOG/USN-N.2
Serial # 62A/700426






----- Forwarded Message -----
From:"Quocviet V
Sent: Wednesday, July 13, 2016 8:42 PM
Subject: [Nuoc_VIET] Ô. Cao Xuân Vỹ kể việc Ô. Ngô Đình Nhu bí mật gặp Ô. Phạm Hùng

 
BAI PHONG VAN CO GIA TRI

"'San Le D.'> đã viết:



KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN


----- Forwarded Message -----
From: Huyền Nguyễn <
Sent: Tuesday, July 12, 2016 4:34 PM
Subject: Một bài phỏng vấn giá trị không thể bỏ qua !



 


Date: Wed, 9 Sep 2015 14:31:43 +0000
Subject: Một bài phỏng vấn giá trị, không nên bỏ qua


Ôn cố tri tân-Mời qúy vị đoc ̣ và phổ biến rộng rãi để cái gì của Ceasar hảy trả lại cho Ceasar-Sự Thật phải trả lại cho Sự Thật để Công Lý được sáng tõ.

Ô. Cao Xuân Vỹ kể việc Ô. Ngô Đình Nhu bí mật gặp Ô. Phạm Hùng
Tác Giả: Minh Võ, San Diego

ÔNG CAO XUÂN VĨ KỂ VIỆC NGÔ ĐÌNH NHU BÍ MẬT GẶP ÔNG PHẠM HÙNG Ở KHU RỪNG TÁNH LINH-BÌNH TUY

Như đã hứa, ( 1) ông Cao Xuân Vỹ, sau ba lần vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đã vui lòng dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để cống hiến bạn đọc một số hồi ức và kỷ niệm của ông trong thời gian đi theo Việt Minh kháng chiến rồi về hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm với tư cách là người phụ tá thân cận của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ và là cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

                   


1. Hỏi: Thưa ông, nghe nói ông cùng quê Nghệ An với ông Hồ Chí Minh?
Đáp:
Phải. Tôi người làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu ở về phía biển, còn ông Hồ ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn về phía núi.

2. Hỏi:Ông có thể cho biết gia đình ông có liên hệ gì với gia đình ông Hồ không?
Đáp:
Tôi được biết ông cố tôi là cụ Cao Xuân Dục, thượng thư bộ học thuộc triều đình Huế có giúp đỡ thân phụ ông Hồ là Nguyễn Sinh Sắc về tài chính và khuyến khích, giúp đỡ ông ấy nhiều trong việc học hành để có thể đi thi và đậu phó bảng. Một phần vì ông Nguyễn Sinh Sắc là bạn học với ông nội tôi là Cao Xuân Tiếu. Đây là hình căn nhà ông nội tôi cho ông cử Sắc. (Ông Vỹ đưa xem hình căn nhà.)

3. Hỏi: Có tài liệu của phía Cộng Sản, như của Sơn Tùng và Nguyễn Đắc Xuân nói, khi thấy ông Nguyễn Sinh Sắc thi hỏng khoa Ất Mùi, (năm 1895), ông Cao Xuân Dục đã giúp cho ông Nguyễn Sinh Sắc được vào Huế, để có phương tiện và đủ sách vở hầu tiếp tục việc học và có thể thành đạt. Điều này có đúng không?

Đáp:Đúng. Ông cố tôi còn can thiệp để cho ông Nguyễn Sinh Sắc, dù không phải là con quan cũng được vào học ở Quốc Tử Giám. Đến khoa thi năm Tân Sửu (1901) chánh chủ khảo Cao Xuân Dục thấy khóa sinh Sắc không trúng tuyển đã cho lệnh xét lại bài thi của 4 thí sinh để rồi xin vua Thành Thái cho ông ta đậu phó bảng. Khóa ấy có 9 tiến sĩ, 13 phó bảng. Ông Sắc đậu phó bảng thứ 11.

4. Hỏi: Hồi còn nhỏ ông có biết về hoạt động của Cộng sản ở quê nhà và có chứng kiến các cuộc nổi dậy của Cộng Sản thường được gọi là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh không?

Đáp:Có. Phong trào này mạnh nhất ở hai huyện Nam Đàn và Thanh Chương. Nhiều người bị chết oan. Cộng Sản đã giết hai tri phủ. Vì thế phản ứng của chính quyền bảo hộ cũng rất quyết liệt. Pháp đem bom thả cũng giết nhiều người, trong số ấy có cả Cộng Sản lẫn thường dân. Cha tôi có kể lại rằng để đối phó với phong trào này, ông Nguyễn Hữu Bài, thượng thư bộ Lại của Triều Đình Huế, (tương đương với chức thủ tướng thời nay), đã cho áp dụng một kế hoạch chiêu dụ Cộng Sản khá thành công. Lúc ấy ông cố tôi cùng ở trong nội các Nguyễn Hữu Bài.




5. Hỏi: Khi Việt Minh cướp chính quyền ông ở đâu? và có ủng hộ họ không?
Đáp:
Lúc ấy tôi đang học ở Hà Nội. Tôi nhớ là mấy tháng trước khi Việt Minh cướp chính quyền, thanh niên sinh viên Hà Nội chúng tôi rất hăng hái ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, vì là chính phủ của Việt Nam độc lập đầu tiên, dù phải nhờ có người Nhật lật đổ người Pháp. Nhưng chúng tôi rất phấn khởi và đã ủng hộ hết mình. Tiếc rằng bỗng nhiên chính phủ này từ chức ngày 7 tháng 8 (1945). Thật khó hiểu.

 Tuy từ chức nhưng chính phủ Trần Trọng Kim vẫn xử lý theo lệnh nhà vua. Khi mà Việt Minh tới trám vào chỗ trống chính trị này thì chúng tôi đã đi theo Việt Minh. Chúng tôi không biết Vit Minh là Cng Sản

Thực ra lúc ấy chả mấy người biết Việt Minh là Cộng Sản.

6. Hỏi:Ông có gặp ông Hồ bao giờ không?

Đáp: Có. Hồi ấy tôi ở trong phong trào thanh niên sinh viên tranh đấu. Chúng tôi được hai ông Hoàng Minh Giám và Phan Mỹ giới thiệu để gặp ông Hồ ở Bắc Bộ Phủ. Lúc ấy ông ấy có cái vẻ bề ngoài rất ân cần và dễ mến. 
Về sau tôi mới hiểu tại sao ông ấy đã chiêu dụ được nhiều người đi theo ủng hộ Việt Minh. Cho đến giờ này tôi vẫn nghĩ ông ta thật là thông minh và xảo quyt. Lại được tay Võ Nguyên Giáp cũng rất thông minh trợ tá đắc lực.

 Tôi học với Võ Nguyễn Giáp 4 năm, Tôi biết ông ta rất rõ. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tỏ ra sắc sảo và quả đoán… Rất “độc tài”. Nhưng dầu sao Võ Nguyên Giáp không thể sánh được với Ngô Đình Nhu. Còn Phạm Văn Đồng thì không đáng là học trò Ngô Đình Nhu.

7. Hỏi: Rồi tại sao ông lại bỏ Việt Minh?
Đáp:
Vì chúng tôi kết án ông Hồ đã ký thỏa ước mồng 6 tháng 3, nhượng bộ Pháp quá nhiều. Hơn nữa họ đã hãm hi nhiều người yêu nước bất đồng chính kiến. Chúng tôi chạy sang phía Việt Cách của các ông Nguyễn Hải Thần và Nghiêm Kế Tổ…

8. Hỏi: Khi nào thì các ông rời Hà Nội?
Đáp:
Liền khi cuộc chiến giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ ngày 19-12-46. Lúc ấy ông Hồ và đại bộ phận Việt Minh chạy lên Việt Bắc kháng chiến. Thì chúng tôi gồm 36 nhà trí thức và thanh niên sinh viên tranh đấuchạy vào khu Tư, gồm Thanh Nghê Tĩnh, để cùng với một số Việt Minh ôn hòa lập một phòng tuyến mới phi Cộng Sản chống thực dân và giúp dân mở mang về kinh tế và văn hóa. Có thể nói Liên Khu Tư lúc ấy như là một khu tự trị.

9. Hỏi:Ông có thể cho biết tên một số trong 36 nhà trí thức mà ông bảo đã rời Hà Nội vào Liên Khu Tư sau kháng chiến bùng nổ không?

Đáp: Tôi còn nhớ chẳng hạn có Luật Sư Trần Chánh Thành, các ông Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, sau này trở thành rể của ông Hồ Đắc Điềm, ông Nguyễn Duy Quang, người của ông Bảo Đại, ông Phan Huy Xương, anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán, ông Tôn Thất Trạch v.v… Các ông này về sau đã hợp tác với thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ông Trần Chánh Thành từng là bộ trưởng phủ thủ tướng, với ông Tôn Thất Trạch là đổng lý văn phòng. Ngoài ra, về phía thường dân tôi nhớ còn có bà Hòa Tường là một thương gia giầu có ở phố Hàng Đào cũng đi theo.

Tôi xin nói thêm ông biết điều này, là những vị này và tôi hồi đầu theo Việt Minh. Nhưng tất cả đều không phải Cộng Sản. Và ngay từ 1930 thì đã có hai phe cùng chống Pháp một bên là Đảng Cộng Sản, lúc ấy chưa có Việt Minh. Một bên là các nhân vật và tổ chức quốc gia phi Cộng Sản trong đó ngoài những người như ông Ngô Đình Diệm đã bắt đầu hoạt động từ đó, còn có các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà đảng trưởng là Nguyễn Thái Học và 13 đồng chí đã bị Pháp xử bắn.

10. Hỏi: Khi nào ông rời Liên Khu Tư vào Sài Gòn và gặp ông Ngô Đình Nhu?

Đáp: Chúng tôi rời Liên Khu Tư ra Hà Nội. Chứ chưa vào Sài Gòn. Lúc ấy là vào khoảng đầu năm 1953. Ông Hồ Chí Minh theo lệnh Stalin và Mao Trạch Đông khỉ sự chuẩn bị mở chiến dịch Giảm Tô và cải cách ruộng đất. 

Có người thân trong Việt Minh cho chúng tôi biết. Nên tìm đường chạy trước. Về sau trong họ tôi có nhiều người có chút tư điền bị đem ra đấu tố. Chị ruột tôi cũng bị giết. Tôi “dinh Tề” qua ngả Phúc Nhạc, Phát Diệm là khu an toàn tự trị dưới quyền trông coi của giám mục Lê Hữu Từ. 

Khó khăn lắm mới tới được Hà Nội. Hà Nội lúc ấy đang sống an bình dưới chính quyền Bảo Đại. Tôi đi thoát được là nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành. Ở Hà Nội tôi gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát từng hoạt động chung với chúng tôi thời 1945.

Trong thời gian còn ở Liên Khu Tư chúng tôi nghe biết cán bộ Cộng Sản trong tổ chức Việt Minh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cán bộ Trung Cộng. Sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa vào cuối năm 1949, ông ta đã bắt Hồ Chí Minh gửi một số lớn cán bộ Việt Cộng sang Tầu để tẩy não, cải tạo tư tưởng, bắt học tập chủ nghĩa Mao-ít. Vì cái chủ nghĩa này mà các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất đã đẫm máu với những vụ con tố cha, vợ tố chồng và nông dân tàn sát lẫn nhau thật rùng rợn. Làng tôi có ông hàn Lương biết mình sắp bị đưa ra đấu tố đã nhảy xuống giếng tự tử, vậy mà đội cải cách đã lôi xác ông lên để đấu cái thây ma. Chúng đánh nát bấy cái thây ấy. Tôi mong có người thâu thập những tin tức khắp nước về cuộc Cải Cách Ruộng Đất thời gian đó để cho mọi người biết Cộng Sản dã man chừng nào.

11. Hỏi: Khi nào thì ông gặp ông Ngô Đình Nhu?
Đáp:
Cuối năm 1953. Tôi vào Sài Gòn thì gặp lại ông Trần Chánh Thành. Ông Thành giới thiệu tôi với ông Nhu. Ông Thành vào Sài Gòn năm 1952 cùng một lượt với phần lớn trong số 36 nhà trí thức đã vào Liên Khu Tư để kháng chiến chống Pháp nhưng bất hợp tác với Việt Minh. Lúc gặp lại tôi thì ông Thành đang làm cho tờ báo Xã Hội của ông Nhu, đồng thời tập sự luật sư với Luật Sư Trương Đình Du...

12. Hỏi: Theo chỗ chúng tôi biết thì ông Ngô Đình Nhu từng có 5 nhiệm vụ quan trọng: một là dân biểu Quốc Hội, hai là Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống, ba là thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, bốn là Tổng Bí Thư đảng Cần Lao Nhân Vị, và sau hết vào năm cuối cùng ông còn là chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược.
 Vậy ông ấy có một lực lượng nhân sự nào đáng kể để giúp thi hành chừng ấy nhiệm vụ không? 
Ví dụ ông ấy có mấy văn phòng? 
Có bao nhiêu nhân viên được ăn lương?

Đáp:Ông ấy chỉ có một mình thiếu tá Phạm Thu Đường làm chánh văn phòng, thường được gọi là chánh văn phòng ông Cố Vấn. Và dưới quyền thiếu tá Đường chỉ có 5 nhân viên, hầu hết tự túc. Không có ngân khoản nào dành cho ông Cố Vấn. Và phải nói thực khó hiểu là chính chức Cố Vấn này cũng chẳng được một văn kiện nào bổ nhiệm hay quy định nhiệm vụ. Thực tế ông Nhu chỉ giúp việc cho riêng ông Diệm với tư cách là phụ tá cho Tổng Thống. Người ta thấy việc ông làm thì gọi ông là Cố Vấn vậy thôi. Vì thế ông không có quyền hạn và nhiệm vụ gì chính thức.

Còn về thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, thì ông chỉ thị cho chúng tôi, phải tự túc. Mọi đoàn viên đều tự nguyện và tự túc theo tinh thần cách mạng. Cho nên cũng chẳng có quyền lợi gì.
Về văn phòng dân biểu, ông cũng không có. Thực ra ông ấy rất ít đi họp Quốc Hội. Chỉ khi nào có vấn đề chính sách quan trọng như Ấp Chiến Lược chẳng hạn, hay vấn đề “Giáo Dục nhân bản”, vấn đề “kinh tế tư hữu cơ bản” v.v.. thì ông mới tới trình bày mà thôi. Cho nên mọi thứ một mình ông cáng đáng. Tôi thật phục sức làm việc của ông Nhu.

13. Hỏi: Thế còn chức chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược thì sao? Có văn thư nào quy định không?
Đáp:
Chức này thì có. Nhưng cũng chỉ là một thông tư của phủ Tổng Thống gửi đến các bộ, để việc ông chủ tọa các phiên họp Ủy Ban Liên Bộ được danh chính ngôn thuận. Ông Nhu quan niệm chương trình Ấp Chiến Lược là một cuộc cách mạng xã hội và chính trị, chứ không phải chỉ là một chiến lược để đối phó với sự xâm nhập và khủng bố của Cộng Sản mà thôi. Ông thúc đẩy các tỉnh trưởng khai hóa người dân quê theo tinh thần tam túc, nghĩa là tự túc về tư tưởng, tự túc về tổ chức và tự túc về kỹ thuật, để có thể làm chủ cuộc đời mình, làm chủ được xã hội, không bị lệ thuộc vào bên ngoài, vào ngoại bang. Ông để rất nhiều thì giờ đích thân soạn những bài thuyết trình có tính lý luận cao dành cho các cấp lãnh đạo chính phủ và cán bộ cao cấp, chỉ cho họ cách thức đưa những tư tưởng cao vào đầu óc thường dân qua những hình ảnh và ngôn ngữ bình dân dễ hiểu. Mục đích của ông là tiến dần tới một xã hội có tổ chức cao, có đầy đủ các phương tiện truyền thông, giao tế, kinh tế, văn hóa cao trong đó mỗi con người, “mỗi nhân vị”, đều được quan tâm đồng đều, chứ không biến con người thành những “cái đinh, con ốc” trong một guồng máy xã hội theo kiểu Cộng Sản. Ông tin tưởng rằng phương pháp đó về lâu về dài sẽ làm cho CS phải đầu hàng. Chứ không phải chỉ dựa vào những hàng rào giây kẽm gai. Dĩ nhiên ban đầu thì việc rào ấp là cần thiết để giữ cho Ấp Chiến Lược được an toàn trước sự phá hoại và tấn công của du kích CS. Quốc sách Ấp Chiến Lược mà thành công thì Cộng Sản sẽ thành cá bị tát ra khỏi ao, nằm trên đất.

14. Hỏi: Về đảng Cần Lao Nhân Vị, nó thành hình ra sao, và ai là những đồng chí cốt cán nhất của ông Nhu?

Đáp: Hai người cùng với ông Nhu sáng lập ra đảng Cần Lao Nhân Vị là các ông Trần Quốc BửuHuỳnh Hữu Nghĩa. Nhưng ban đầu các ông không gọi tên đảng là Cần Lao mà gọi là đảng Công Nông. Nhưng vì không muốn gợi ý về cái liên minh công nông của Cộng Sản, nên về sau các ông đổi ra là Cần Lao. Còn vế Nhân Vị thì sau nữa mới thêm vào theo đề nghị của ông Nhu. Ông Bửu, chủ tịch Liên Đoàn Lao Công có kinh nghiệm về đấu tranh nghiệp đoàn, đã quen ông Nhu khi còn ở bên Pháp. Và ông Huỳnh Hữu Nghĩa một tín đồ Cao Đài, là cố vấn chính trị của tướng Trình Minh Thế. 

Ông Nghĩa đã giúp ông Nhu chinh phục được tướng Thế, chứ không phải như có người Mỹ cho rằng ông Nhu có được ông Thế là nhờ đại tá Edward Lansdale. Ông Lansdale có can thiệp để quân của tướng Thế được hợp thức hóa và trả lương như Quân Đội Quốc Gia thì đúng.
Người nào bảo Lansdale dùng tiền mua Tướng Thế là cố tình xuyên tạc để hạ uy tín của một vị tướng kiên cường anh dũng, thanh liêm mà anh em ông Diệm rất quý trọng. Khi nghe tin tướng Thế tử trận Tổng Thống Diệm đã ngất xỉu. Điều này tướng Lansdale có ghi trong hồi ký.
Văn phòng Tổng Bí Thư đảng Cần Lao cũng do một mình Thiếu Tá Phạm Thu Đường quán xuyến, kiêm nhiệm.

15. Hỏi: Ông Ngô Đình Diệm có giữ vai trò gì trong đảng Cần Lao không?

Đáp: Không. Ông ấy hoàn toàn ở ngoài và trên đảng Cần Lao. Với ông Diệm chỉ có Tổ Quốc và Quốc Dân. Tôi còn nhớ khoảng năm 1956, Tổng Thống gọi tôi vào bảo tôi lên cao nguyên đèo heo hút gió để quan sát nghiên cứu tìm ra những địa điểm thích hợp để lập các khu dinh điền, hòng đưa người kinh lên trấn giữ địa điểm mà ông bảo là vô cùng quan trọng về mặt chiến lược. Tôi thấy mình đi thì ông Nhu thiếu một trợ lý. Lại cũng hơi ngán cảnh cô đơn ở nơi xa lạ. Tôi bèn thưa với Tổng Thống: Công tác đoàn thể của ông Cố Vấn đang thiếu người. Tổng Thống nói: Đoàn thể gì. Dẹp. Tuy nhiên rồi ông cũng đấu dịu. Cứ đi đi. Thỉnh thoảng tôi sẽ lên với anh… Cũng cần thêm rằng ông Diệm rất quan tâm đến vùng cao nguyên. Ông thường nói: giữ được cao nguyên thì giữ được miền Nam. Và ông tìm cách đưa nhiều cán bộ và những người dân có kinh nghiệm với Cộng Sản lên đó lập nghiệp.

16. Hỏi: Ông nghĩ gì về việc chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế ông Bảo Đại?
Đáp:
Nhiều người chê ông Diệm, là nhà Nho mà bất trung, không giữ lời thề trung thành với cựu hoàng. Nhưng tôi thấy không đúng. Trước hết chính cựu hoàng bảo ông Diệm chỉ thề trước Thánh Giá trung thành với Tổ Quốc. Thứ nữa, khi cựu hoàng triệu ông sang Pháp, ông Diệm đã sẵn sàng lên đường, dù biết sang đó sẽ mất chức thủ tướng.
Nhưng chính nhóm liên khu Tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes. Chúng tôi xúm vào yêu cầu ông ở lại lấy cớ tình hình không cho phép vắng mặt. Chúng tôi phải nói với thủ tướng rằng nếu Cụ bỏ chúng tôi lại mà đi một mình thì sinh mệnh chúng tôi ai sẽ lo? Chúng tôi đã bỏ tất cả vào đây là vì cụ, vì tin cụ sẽ bảo vệ phần đất tự do còn lại này, bảo vệ chúng tôi. Nay cụ nỡ lòng nào bỏ chúng tôi, bỏ đất nước này cho Thực dân, Cộng Sản? Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại.
Cuộc trưng cầu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hóa hành động của chúng tôi.

17. Hỏi: Có sử gia Mỹ bảo ngày 22 tháng 8 năm 1963, Thanh Niên Cộng Hòa đã tấn công chùa Xá Lợi cùng với Cảnh Sát và Lực Lượng Đặc Biệt. Điều này có đúng không?
Đáp:
Hoàn toàn bịa đặt. Tổ chức này không phải để dùng vào những việc như vậy. Nó là tổ chức phi vũ trang mà.

18. Hỏi: Sử gia Mark Mayor viết trong tác phẩm Triumph Forsaken rằng gần ngày đảo chính, tỉnh trưởng Định Tường báo cáo với ông Nhu rằng đại tá Có là phụ tá của tướng Đính rủ ông ta làm đảo chính. Ông Nhu hỏi lại tướng Đính, thì tướng Đính xin đi chém đầu Có. Ông có biết vụ này không?
Đáp:
Không cần tỉnh trưởng Định Tường báo cáo thì ông Nhu đã biết rồi. Nhưng ông muốn cứ để vậy để theo dõi.

19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?
Đáp:
Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
- Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
- Rồi cho dân qua lại tự do
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.

20. Hỏi: Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Ma-rốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?
Đáp:
Dĩ nhiên là có. Vì Giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở Ma-rốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh.

21. Hỏi: Gần ngày đảo chính đại sứ Cabot Lodge có điện đàm với Tổng Thống Diệm. Lúc đó ông có ở bên cạnh Tổng Thống không?
Đáp:
Không.

22. Hỏi: Trong cuốn Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết rằng ông ta xin phép Tổng Thống đem xe tăng thiết giáp lên bộ tổng Tham Mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng Thống không cho. Ông có biết chuyện này không?
Đáp:
Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng Thống.
Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?
Tôi thưa:
Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?
Ông quát lên: Chết thì đã sao.
Đúng, đối với ông chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của ông là cái chết dần của miền Nam. Ông còn nói quân đội là để bảo vệ tổ quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng Thống.
Ông bảo tôi liên lạc với ông Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc Hội yêu cầu cho triệu tập Quốc Hội để ông ra từ chức trước Quốc Hội, hòng tránh cảnh đổ máu. Nhưng tôi gọi ông Lễ 4 lần không được.
Lúc ấy không phải chỉ có Lữ Đoàn xin lên tấn công tổng hành dinh của nhóm đảo chính. Mà còn có cả một đại đội biệt kích thuộc Lực Lượng Đặc Biệt đi hành quân ở Tây Ninh vừa về đến Sài Gòn cũng báo cáo là lực lượng phòng vệ của các tướng đảo chính ở Tổng Tham Mưu rất yếu, đại đội biệt kích xin phối hợp với 2 tiểu đoàn của Lữ Đoàn Phòng Vệ phủ Tổng Thống để đột kích vào bắt hết các tướng đảo chính. Tướng Nguyễn Văn Phú, lúc ấy còn là Thiếu Tá đã tiếp xúc với tôi về việc này. Nhưng như vừa nói. Tổng Thống không chấp thuận.
Viên đại úy đại đội trưởng Biệt Kích đề nghị cho lực lượng của Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống có xe bọc thép dẫn đầu tiến tới bao vây bộ Tổng Tham Mưu, còn đại đội của anh ta sẽ đột kích bọc hậu từ phía sân vận động vào bắt sống các tướng.
Tôi rất buồn bực và lấy làm khó hiểu tại sao ông cụ lại không cho đánh.Ông Nhu ngồi cạnh đó cũng chẳng nói gì.

23. Hỏi: Theo ông trong số các tướng lãnh lúc ấy ai có khả năng nhất?
Đáp:
Tôi hầu như không tiếp xúc với các tướng. Ngay cả Phó Tổng Thống cũng vậy. Hầu như chẳng bao giờ gặp. Nhưng tôi có nghe ông Nhu nói ông Nguyễn Văn Thiệu, lúc ấy mang lon đại tá, là một tư lệnh (sư đoàn 5) giỏi nhất. Ông Nhu có nhận xét đó sau khi nghe ông Thiệu thuyết trình ở hội trường Suối Lồ Ồ.
Còn các tướng thì rất sợ Tổng Thống Diệm mỗi khi phải thuyết trình cho ông về tình hình an ninh. Bởi vì ông nắm vững tình hình và nhất là địa hình địa vật… địa lý của từng vùng. Kiến thức về quân sự của ông cũng rất uyên bác. Tôi được biết, khi mới về nước làm thủ tướng, ông đã yêu cầu tổng lãnh sự ở Hồng Kông mua cho ông tất cả tác phẩm của Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài để đọc và bắt ông Nhu phân tích nghiên cứu trình lên.

24. Hỏi: Nghe nói ông bà Nhu có một biệt thự đẹp lắm ở Đà Lạt. Ông có tới đó bao giờ không?
Đáp:
Ông nói đến cái biệt thự này, tôi lại nhớ tới cái ông luật sư Trương Phú Thứ ở Seattle . Ông ấy muốn tìm cách phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu mà không sao được. Chẳng rõ tại sao ông ta biết nhà tôi, tìm đến xin tôi giới thiệu với bà Nhu. Tôi biết đã từ lâu bà ấy ẩn dật không muốn báo chí nhắc tới. Nhưng tôi biết bà ấy hãy còn quyến luyến ngôi nhà hai phòng ngủ của một người Pháp, bỏ hoang đã lâu mà anh em chúng tôi hùn tiền mua cho ông bà ấy vào khoảng năm 1960, mà không đủ tiền sửa chữa, cho nên đến khi ông Nhu bị sát hại và bà Nhu sống lưu vong, cũng mới chỉ sửa đưc phân nửa.
Tôi bảo ông Thứ hãy về Việt Nam, lên Đà Lạt chụp ảnh ngôi nhà ấy rồi mang theo sang Pháp, tìm cách đưa tấm hình đó tận tay bà Nhu thì may ra bà ấy cho gặp. Thì quả thật chắc ông đã biết, ông Thứ đã viết một bài cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong nói về bà Nhu ở tuổi gần bát tuần sống như một nhà tu ở Paris. Tôi mong ông Thứ có dịp phổ biến tấm hình này để độc giả thấy cái “ngôi biệt thự xinh đẹp” của ông bà Nhu.

25. Hỏi: Thống tướng Maxwell Taylor, Đại sứ Frederick Nolting và nữ ký giả Marguerite Higgins đều nói được Tổng Thống Diệm tiếp hơn kém khoảng 5 giờ đồng hồ. Ông có biết điều đó và có ý kiến gì không?
Đáp:
Lúc ấy nhiều người nói tổng thống tiếp khách lâu quá. Tôi có trình ông, bảo người ta phê bình tổng thống độc thoại!
Ông cười. Ông bảo: Người Mỹ họ ít hiểu về dân tôc mình về lịch sử của nước mình. Mình phải lợi dụng lúc họ chịu nghe để nói cho họ hiểu chứ. Mấy người này đều chăm chú nghe tôi và đặt nhiều câu hỏi. tôi phải trả lời cho họ chứ.

26. Hỏi: Gần ngày đảo chính Tổng Thống có mời ông bà Đại Sứ Mỹ lên Đà Lạt nghỉ tại biệt điện của Tổng Thống và dự dạ tiệc thân mật. Ông có biết họ thảo luận về việc gì không?
Đáp:
Tôi có biết và nhớ là Tổng Thống đề nghị chính phủ Mỹ thông cảm những khó khăn của miền Nam và đừng ép ông phải cải cách gấp rút. Ông cũng hứa sẽ xem xét những đề nghị của chính phủ Mỹ một cách nghiêm chỉnh. Nhưng cần phải có thời gian. Phía ông Lodge thì nằng nặc đòi Tổng Thống phải đưa ngay ông Nhu ra ngoại quốc. Nhưng dĩ nhiên không bao giờ Tổng Thống nhượng bộ điều này được.

27. Hỏi: Xin ông tha lỗi, ông là Phật tử chứ ạ? Và trong vụ Phật Giáo có ai nhờ ông làm trung gian để thương lượng giàn xếp giữa chính quyền và bên Phật Giáo đấu tranh không?
Đáp:
Phải, tôi là Pht tử đã quy y… – Ông vào phòng lấy ra một cuộn giấy mở cho tôi thấy tờ PHÁI QUY Y rồi nói tiếp – Tôi quy y với thầy Thích Minh Châu. Khi vụ Phật Giáo xảy ra tôi có ra Huế gặp thầy Thích Trí Thủ để nhờ thầy can thiệp với Thượng Tọa Thích Trí Quang… nhưng Hòa Thượng Trí Thủ nói bây giờ các thầy trẻ học thức nhiều, họ có đường lối riêng, các sư già chúng tôi nói họ không nghe. Nên không kết quả. Nhiều người khác cũng can thiệp nhiều ngả khác, cũng không hơn gì. Hồi ấy còn cả một ủy ban của chính phủ gồm nhiều Phật tử đứng đầu là phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cố gắng dàn xếp. Nhưng bên Phật Giáo tranh đấu chỉ muốn lật đổ chính phủ thôi. Nên họ cố đưa ra những yêu sách không cách nào làm được. Tôi rất ân hận là không giúp gì được với tư cách là một Phật tử.

28. Hỏi: Theo ông thì ai cố ý giết hai ông?
Đáp:
Theo tôi thì người ra lệnh trực tiếp là tướng Dương Văn Minh. Còn ông Minh có nhận lệnh ở trên nào không thì không biết. Sở dĩ tôi dám quả quyết ông Minh, là vì chính ông Minh sai cận vệ của ông ta là đại úy Nguyễn Văn Nhungcùng đi với tướng Mai Hữu Xuân, để “thi hành nhiệm vụ”(!). Và Nhung đã leo lên xe bọc thép trong đó có hai anh em Tổng Thống. Nhung là một tay giết người không gớm tay, y còn khắc dấu vào cán dao găm mỗi lần giết được một người. Ngay tối mồng hai y còn khoe “con dao lịch sử” của y với con của tướng Đôn cơ mà. Đó là theo chính lời của tướng Đôn thuật lại trong Việt Nam Nhân Chứng. Còn tướng Xuân thì khi “đi đón ông cụ” về và ông cụ đã chết rồi, đã tới trước Dương Văn Minh giơ tay làm dấu, miệng nói: “Mission accomplie” (Nhiệm vụ hoàn thành). Cứ theo những lời trên của tướng Đôn, thì không nghi ngờ gì người chủ trương và ra lệnh giết hai ông là tướng Big Minh.

29. Hỏi: Thời gian quấy rầy ông đã quá dài. Nhất là trong lúc ông còn bịnh nhiều. Xin cám ơn ông đã mất công trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Và nếu có thể được xin ông cho một cảm tưởng chung về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu.
Đáp:
Tôi cũng xin cám ơn ông đã tốn công đi từ xa đến để cho tôi được có dịp nói lên vài điều trong số những gì mình còn nhớ được về thời gian dài phục vụ Đất Nước bên cạnh hai nhân vật lịch sử mà tôi hằng kính mến.Cứ mỗi lần nhớ đến hai cụ, tôi đều ngậm ngùi xót xa. Nhất là đối với cụ Diệm. Ông quá ngay thẳng, quá quân tử, quá rộng lượng, lúc nào cũng nghĩ tới làm cho dân đưc ấm no hơn.Vậy mà người ta nỡ hãm hại ông.Không phải chỉ có những ngày giỗ hai ông tôi mới khóc.
Cụ Vỹ dằn cơn xúc động bắt tay tôi khi tôi từ biệt ra về...

(1) Như đã trình bày trong bài “Ba giờ nghe một nhân chứng”.

__._,_.___

Posted by: tran lien

Vài Nét Hoạt Động của BIỆT KÍCH DÙ/QLVNCH tại Bắc Việt của Trung Tá Nguyễn Văn Vinh

$
0
0

Kính thưa quý chiến hữu thân thương cùng quý dộc giã xa gần nội ngoại, 
Dễ tưỡng niệm Ngày Quân Lực 19/6 VNCH, chúng tôi sẽ fỗ biến tiếp tài-liệu:

Thân ái, 
Matthew Trần
Chũ-trương hệ thống BTGVQHVN-1,2&3 // HNN  (2008) 

Vài Nét Hoạt Động của BIỆT KÍCH DÙ/QLVNCH tại Bắc Việt
của
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh

VNCH đã giữ vững được cuộc sống tự do trong suốt 21 năm ngắn ngủi nhưng đầy gian truân, máu và nước mắt, đầy sự hy sinh của biết bao nhiêu người.  
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử hình và đã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất. Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt?  
Bài viết sau đây là của Trung Tá Nguyễn Văn Vinh, người trực tiếp phụ trách các toán Biệt Kích Dù được thả xuống Bắc Việt, sẽ cho chúng ta biết những nét đại cương về tổ chức các đơn vị Biệt Kích, các hoạt động của họ và cách thức điều hành của cơ quan tình báo Hoa Kỳ. 
o O o

Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt  
Ít ai biết đến các tênP45, Sở Bắc hay Sở Khai Thác, tiền thân của Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu.
Đó là những bí danh của một cơ quan tình báo chiến lược, được thành lập từ cuối năm 1958, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống và nằm trong mạng lưới chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH.
Cơ quan này được Hoa Kỳ yểm trợ cả về tài chánh lẫn các phương tiện cần thiết để thực hiện cuộc chiến tranh không quy ước chống miền Bắc CS.
Sau Hiệp định đình chiến Geneva, vĩ tuyến 17 được chọn làm vùng phi quân sự và sông Bến Hải là biên giới thiên nhiên, ngăn cách 2 miền Nam Tự Do và Bắc CS. Quân đội viễn chinh Pháp, dưới áp lực của Hoa Kỳ, đã phải kéo cờ tam tài xuống khỏi dinh Norodom, nhường chỗ cho quốc kỳ VN tung bay tại dinh Độc lập vừa được đổi tên và đổi chủ.
Để đáp lại, quân đội Pháp đã không nương tay, xóa sạch mạng lưới tình báo mà họ đã khổ công gầy dựng trong nhiều năm tại miền Bắc. Đây là một sự thiệt hại khá lớn cho ngành tình báo non trẻ của miền Nam.  
Trong khi đó, CS đã để lại tại miền Nam vô số cơ sở tình báo mà họ đã gầy dựng trong suốt thời kỳ chống Pháp, trong đó phải kể đến các thân nhân của các cán bộ và bộ đội tập kết. Thêm vào đó, các khuyết điểm to lớn chồng chất của 2 chế độ lỗi thời Thực dân và Phong kiến đã làm mồi nuôi dưỡng các phong trào chống đối trong nội bộ miền Nam, rất thuận lợi cho các cán bộ CS nằm vùng khai thác.
Dù vậy, ngành tình báo miền Nam, tuy phải xây dựng trễ và phải đặt nền móng từ đầu, nhưng lại được hưởng ứng nồng nhiệt vì đa số người Việt thời ấy, nhất là đồng bào di cư, các bộ lạc dân tộc thiểu số, các đảng phái chính trị và tín đồ các tôn giáo, đã thấy rõ bộ mặt gian dối của CS.
Có người đã chứng kiến những vụ tàn sát hay đấu tố dã man các thành phần quốc gia yêu nước nhưng bất đồng chính kiến với CS và có khi họ chính là thân nhân của các nạn nhân đó.
Ngoài ra, những tài liệu sống động như cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sốngđã gây được một ấn tượng ghê tởm CS trong mọi tầng lớp nhân dân miền Nam.
Nắm được các yếu tố thuận lợi trên đây, Sở Bắc đã gấp rút gửi nhân viên đến các trại định cư, liên lạc với các vị lãnh đạo tinh thần cũng như các bộ lạc dân tộc thiểu số, chiêu mộ các thanh niên nhiệt tình yêu nước còn thân nhân ở tại miền Bắc, để cấp tốc đưa về huấn luyện và tạo vỏ bọc thuận lợi, đưa họ về quê quán hoạt động.
Từ những năm đầu tiên đến năm 1966, các toán xâm nhập miền Bắc thường xử dụng một trong những phương cách sau đây:
- Nhảy dù đêm vào vùng mục tiêu.
- Xâm nhập đường biển bằng thuyền mẹ, và từ đó sử dụng thuyền con bơi vào vùng công tác.
- Xâm nhập vào vùng phi quân sự, vượt sông Bến Hải và lén lút đi bộ vào điểm công tác, móc nối với thân nhân đã nằm vùng, hoặc giới chức được tín nhiệm tại địa phương. Trường hợp sau này thường phải xử dụng “bona fides” để nhận nhau.
- Cử chuyên viên phục vụ tại Tòa Đại Sứ của một vài nước thứ 3 như Lào, Cam-bốt, Pháp, Thái Lan hay Hong Kong …  rồi từ đó tuyển mộ và huấn luyện các công tác viên có khả năng, và tạo cho họ cái vỏ bọc thích hợp cũng như giấy tờ hợp lệ để họ dễ dàng xâm nhập vào miền Bắc hoạt động. Phương pháp này đã được nghiên cứu tỉ mỉ, nhưng vì quá tốn kém nên chỉ được thực hiện từng giai đoạn.
Tuy có nhiều hình thức xâm nhập khác nhau như vừa trình bày trên, nhưng trong bài này, tôi (Trung Tá Nguyễn Văn Vinh) chỉ xin đề cập đến những toán Biệt Kích xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không mà thôi, vì đây là phần việc mà chính tôi đã đảm nhận trong nhiều năm tại cơ quan tình báo chiến lược này.  
Những chuyến bay đêm  
Các toán Biệt Kích Dù thường được thả xuống miền Bắc vào những đêm trăng. Mùa trăng thuận lợi cho công tác này bắt đầu từ ngày mồng 10 – 20 âm lịch hằng tháng. Giờ giấc được chọn tùy thuộc vào điều kiện an ninh và thời tiết tại vùng công tác. Để có đủ phương tiện đối phó với các bất trắc có thể xảy ra khi toán chạm đất, các nhân viên Biệt Kích Dù phải mang theo các trang bị cá nhân khá nặng nề. Ngoài súng tiểu liên Swedish K. của Thụy Điển hoặc Sten của Anh hay Uzi của Do Thái có trang bị ống giảm thanh và 3 đơn vị hỏa lực, họ còn phải đèo thêm các dụng cụ khác trên 20 món, nào bidon nước, bản đồ vùng mục tiêu, địa bàn, lựu đạn, 3 ngày lương khô, đèn bấm, pamean, dao găm, túi cứu thương cá nhân, cà mèn, pháo hiệu (pen flare), đồng hồ đeo tay, radio v.v… 
Các dụng cụ này thường được mua ở các nước thứ 3 và không một trang cụ nào được mang nhãn hiệu Hoa Kỳ hay miền Nam VN. Các đồ trang bị tập thể nhưng dụng cụ phá hoại, đồ cứu thương, lương thực dự trữ dùng cho 3 tháng v.v…đều được đóng thành kiện. Máy truyền tin dự trữ và máy beacon là máy phát tín hiệu có tầng số nhất định, được đặt tại kiện hàng số 1. Các toán viên khi nhảy dù xâm nhập vào đêm, chiếc dù có thể bị ảnh hưởng của gió, bạt ra xa cách bãi thả 1-2 km. Nhưng nhờ các radio cá nhân, họ có thể dễ dàng bắt tín hiệu từ máy beacon phát ra, để đi về hướng tập trung. 
Thông thường, các nhân viên quê quán vùng nào được thả về mục tiêu vùng đó. Để đảm bảo an ninh cho công tác, mục tiêu và nhiệm vụ của toán chỉ được thuyết trình vào giờ chót, trước khi lên máy bay.
Các chuyến xuất phát trong những năm đầu đến năm 1964, chính cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ đã yểm trợ cho các chuyến bay bí mật này và lộ trình duy nhất được xử dụng là Tân Sơn Nhất – Đà Nẵng – Vùng mục tiêu. 
Tại Đà Nẵng, đợi lúc trời tối, phi cơ cởi bỏ hết mọi huy hiệu trước khi khởi hành xâm nhập vào vùng hành quân. Phi cơ được xử dụng là loại DC7 hoặc DC6. Phi hành đoàn thường là người Trung Hoa. Tuy nhiên, cũng có lúc phi hành đoàn là người VN, được tuyển chọn trong số sĩ quan có khả năng và được tín nhiệm nhất của Không Quân Việt Nam. Phó TT Nguyễn Cao Kỳ hồi còn mang lon Đại úy, đã nhiều lần làm phi công chính thức cho các phi vụ đặc biệt này.
Đến cuối năm 1966, Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ rút vào bóng tối, nhường chỗ cho MAC-SOG, một cơ quan tình báo quân sự, thay thế yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật. 
Khi cường độ chiến tranh VN đi đến giai đoạn khốc liệt nhất thì nhu cầu tin tức gia tăng cao, do đó số toán Biệt Kích Dù hoạt động phải được tăng cường nhiều hơn. Các phương tiện xâm nhập cũ được thay thế bằng C123 hoặc C130 và nơi phát xuất được chuyển sang Nakor-Phanum, một sân bay nằm sát biên giới Thái-Lào hoặc sân bay đón nằm ở phía Đông -Bắc Thái Lan. Từ các nơi đó các toán Biệt Kích Dù được chuyển qua trực thăng CH3 để bay băng qua lãnh thổ Lào, tiến về vùng mục tiêu nằm trên ranh giới Lào-Việt. Cũng có lúc mục tiêu được lựa chọn nằm sâu trong nội địa Bắc Viêt.
Trực thăng là phương tiện xâm nhập vừa rẻ tiền vừa tiện lợi nhưng lại là phương tiện kém an toàn nhất, vì tiếng động cơ quá lớn, địch dễ phát hiện. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân thất bại của công tác Biệt Kích tại miền Bắc?. Vấn đề này đã được phía VN quan tâm và nêu lên nhiều lần trong các phiên họp Việt-Mỹ, nhưng phía đối nhiệm không quan tâm. 
Số phận những con chim lạc loài  
Đến cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán là còn giữ được liên lạc với Trung Ương, đó là các toán Tourbillon (1962), Ares(1962), Remus(1963), Easy(1963) và Eagle(1963). 
Theo đánh giá chung của các chuyên viên hữu trách Việt – Mỹ thì cả 5 toán này hình như đã bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là toán Ares 
Sự tin tưởng này có thể đúng vì lý do sau đây:
Vào những năm đầu ở trại “cải tạo”, tôi thường bị cán bộ, không biết thuộc cơ quan nào và cấp nào, đã thay nhau thẩm vấn tôi về các toán Biệt Kích. Một trong những lần thẩm vấn ấy, tôi bị 3 tên cùng một lúc thay nhau hạch hỏi suốt buổi sáng, khiến tôi không còn sức chịu đựng, tôi đã bị gục ngã vì tức giận và xây xẩm. Họ cho người dẫn tôi về phòng, nhưng 2 giờ sau lại kéo tôi lên tiếp tục thẩm vấn. Họ dùng đủ trò ma giáo “hỉ, nộ, ái, ố”, … lúc thì mời tôi hút thuốc lá “có cán” (tức loại thuốc có đầu lọc, một loại thuốc cao cấp vào thời ấy), lúc lại đập bàn quát mắng, khinh bỉ. Họ chưa bao giờ đánh đập tôi lúc thẩm vấn, nhưng họ đã dùng những lời rất cộc cằn và thô lỗ để áp đảo tinh thần tôi.  
Một điều làm tôi quan tâm hơn cả là họ hỏi tôi rất nhiều về toán Ares, như trưởng toán tên gì, quê quán ở đâu, tuổi tác độ bao nhiêu, dáng điệu bên ngoài như thế nào, có những đặc điểm gì, những liên hệ gia đình, địa chỉ của các người thân lúc ở miền Nam, v.v… Tôi thầm nghĩ nếu Ares đã thật sự nằm trong tay họ thì mắc mớ gì họ phải hỏi tôi những chuyện thừa thải ấy. Tôi có lý do để không trả lời họ, vì Ares đã xuất phát năm 1962, trước khi tôi được thuyên chuyển về Sở Bắc. Tuy nhiên, hôm nay tôi xin nói ra đây những gì tôi có thể nói ra được. Một vài chi tiết khác tôi thấy chưa thể tiết lộ lúc này vì có thể phương hại đến sự an toàn của toán đó, nếu quả thật toán đó đến nay vẫn còn dấu được tung tích.
Ares hay Hạ Long có tên thật là …, một cán bộ trung cấp và là đảng viên CS bị khai trừ vì bất mãn. Anh đã theo đoàn người di cư vào Nam năm … và được một giới chức miền Nam báo cáo lên ông Ngô Đình Nhu. Tổng Thống Diệm và ông Nhu đã lưu tâm và giúp đỡ cho người này. Sau đó, Sở Bắc đã cử người đến tiếp xúc thuyết phục và bố trí cho anh trở về Bắc hoạt động. Anh đã đồng ý và đã được đưa xâm nhập vào Vịnh Hạ Long năm 1962, rồi từ đó tiến dần về cảng Hải Phòng và nhà máy điện Uông Bí. Đây là 2 mục tiêu mà anh có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo mọi sinh hoạt. Ares tỏ ra rất tích cực trong mọi nhiệm vụ giao phó, và điều rất kỳ lạ là anh đã mộ mến Tổng ThốngNgô Đình Diệm một cách khác thường. Hàng năm, trước ngày Song Thấthoặc26/10, anh đều có đánh điện chúc mừng TT Diệm và nguyện trung thành phục vụ tổ quốc.
Khi nghe tin TT Diệm bị giết qua đài phát thanh, anh rất thắc mắc và sau khi được Trung Ương xác nhận, anh đã tỏ ra chán nản tột độ. Dù vậy, anh vẫn thi hành mọi công tác giao phó một cách chu đáo. Những chuyến tàu cập bến Hải Phòng, nhất là các tàu chở vũ khí hay quân dụng, đã được anh theo dõi và báo cáo khá chi tiết. Ngoài nhiệm vụ trên, anh còn báo cáo kết quả oanh tạc của một số mục tiêu khác nhau như cầu Hàm Rồng và nhà máy điện Uông Bí ở quanh vùng Hải Phòng.
Để giúp anh thi hành nhiệm vụ trong thời gian anh bị bị bịnh sốt rét, Trung Ương đã chấp thuận đề nghị của anh, tuyển mộ thêm người em ruột và một hai người khác trong họ hàng, để phụ anh thực hiện quan sát các mục tiêu ở xa. Trong những năm 1966, 1967 và 1968, bệnh sốt rét của anh trở nên trầm trọng, nhưng Trung Ương không tiếp tế cho anh được vì địa điểm nhận tiếp tế của anh nằm trong Vịnh Hạ Long đã bị lộ. Thêm vào đó, vùng biển Hải Phòng bị Mỹ gài mìn khiến mọi cố gắng tiếp tế bằng thuyền cho anh đều không thể thực hiện được.
Khoảng giữa năm 1968, do lời yêu cầu của phía VN, Hoa Kỳ đã tìm được kế hoạch tiếp tế cho Ares. Trung Ương báo ngay cho anh tọa độ một số bãi thả tiếp tế và yêu cầu toán đến tận nơi nghiên cứu và báo ngay địa điểm ưu tiên được chọn. Sau khi nhận phúc đáp, Trung Ương đã hướng dẫn các chi tiết mà toán phải thi hành để có thể nhận tiếp tế đúng như dự liệu.
Đến ngày N, giờ G, một đoàn phản lực đã xuất hiện bắn phá một số mục tiêu ở Hải Phòng, cùng lúc đó một phản lực cơ khác đã bắn một thùng “container” đựng hàng tiếp tế xuống thửa ruộng đã ấn định và được Ares đánh dấu bằng 2 cụm khói trắng như đã chỉ thị. Cách tiếp tế này đã được thực tập 2 lần tại trại Long Thành và cả 2 lần đều đem lại kết quả mong muốn. Trong container đựng hàng tiếp tế, ngoài lương thực, thuốc men, áo quần còn có 10 khâu vàng để toán trao đổi thực phẩm hoặc thuốc men mỗi khi cần đến. Ngoài các vật dụng trên, còn có 4 lá thơ, trong đó có một lá thơ thăm hỏi của Trưởng công tác, còn 3 lá thơ khác được dán bì kín. Toán được chỉ thị dán tem vào và tuần tự gởi đến một địa chỉ trung gian tại Thái Lan. Mỗi thơ đều có dấu hiệu riêng mà toán không được biết lý do.
Chỉ trong một thời gian ngắn, 2 thơ có nội dung thường đã đến tay người nhận, thơ còn nguyên xi không bị mở, nhưng thơ thứ 3 có “gài” một tài liệu bí mật giả tạo lại không đến tay người nhận. 2 tháng sau, khi được Trung Ương hỏi về lá thơ này thì toán cho biết, trên đường đi tới bưu điện, bị còi báo động, đương sự phải chạy tìm hầm trú ẩn, không may đánh rơi lá thơ xuống vũng bùn nên đương sự đã không gửi. Lý do này đã khiến bạn đồng minh Hoa Kỳ nghi ngờ lòng trung thành của Ares.  
Nhiệm vụ mới  
Đến năm 1968, sau đợt tấn công của địch vào dịp Tết Mậu Thân, Nha Kỹ Thuật phải lãnh nhận thêm rất nhiều công tác ngoại biên với những toán mới được thành lập:
– Các toán STRATAlà những toán quân nhân được huấn luyện thuần thục để thi hành những công tác đột kích hay phá hoại các căn cứ địch nằm trên lãnh thổ Bắc Việt.
– Các toán PICK-HILLlà những toán người Miên gốc Việt hoạt động trong lãnh thổ Cam-bốt, có nhiệm vụ quan sát và phá hoại các căn cứ địa của VC nằm trên lãnh thổ nước láng giềng Cam-bốt.
– Các toán EARTH-ANGEL, còn được gọi là Đề Thám, là những toán được thành lập với thành phần tù binh bộ đội Bắc Việt hồi chánh. Các toán này hoạt động rất đắc lực, được trang bị như bộ đội chánh quy miền Bắc. Nhờ đó họ len lỏi vào vùng địch khá dễ dàng và đã nhiều phen lập được nhiều thành tích đáng kể. Một số toán viên sau đó đã gia nhập Quân đội VNCH.  
– Các toán SINGLETONhoạt động riêng biệt từng cá nhân. Họ là những Việt kiều từng sống nhiều năm tại Cam-bốt, được móc nối trở lại hoạt động nằm vùng tại Mimote, Krek, Sihanoukville, Kratié, Ba Thu v.v… Đây là những nơi địch đặt căn cứ quân sự và hoạt động rất mạnh. Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo hoạt động địch và hướng dẫn phi cơ oanh tạc lúc cần thiết.  
Ngoài các toán hoạt động như trên, còn có chương trình công tác lừa địch và ly gián địch, được gọi là chương trình Borden, mà toán viên là những tù binh bộ đội Bắc Việt cứng đầu. Họ được học nhảy dù vài hôm trước khi được trang bị như một toán viên rất trung thành của miền Nam: một bản đồ, lệnh hành quân, thơ giới thiệu v.v… Các thứ này được dấu kín trong áo nhảy và chỉ được trao cho toán viên tù binh cứng đầu mặc vào trước khi được thả dù xuống vùng địch chiếm đóng.
Các chương trình mới này đã đem lại những kết quả hết sức khích lệ, nên phía Hoa Kỳ đã yêu cầu phía VN chấm dứt liên lạc với 5 toán còn lại ở miền Bắc, bằng cách ra lệnh cho các toán ấy tìm cách xâm nhập qua Lào, trình diện với bộ đội Vang Pao hoặc rút về miền Nam. Tuy nhiên, nhiều tháng sau khi lệnh được ban hành, không một toán nào xuất hiện.  
Hướng về những người anh em kiêu hung 
Các Biệt Kích Dù bị CS bắt đã phải chịu đủ thứ cực hình. Tuy vậy, họ vẫn giữ vững tinh thần quốc gia và đồng đội. Thái độ cương quyết của họ đã phải làm các cán bộ CS khâm phục và gọi họ là những người “không cải tạo được”. Mãi đến một thời gian lâu sau khi VNCH bị chiếm đóng, CS mới tuần tự tạm trả tự do cho các tù nhân Biệt Kích.
Người được trả sớm nhất đã phải ở tù suốt 15 năm và người lâu nhất trên 20 năm. 
Khi họ trở về, chúng ta đã biết thêm được nhiều chuyện đã xảy ra khi họ công tác tại Bắc Việt. Tuy nhiên, vẫn còn một số toán bặt tin, trong đó có toán VOI do anh Trần Hiếu Hòa làm trưởng toán cùng với 4 toán viên.
Toán Ares mà tôi đã đề cập ở trên và một vài toán khác nữa, cũng đang nằm trong danh sách những toán mất tích này. 

Phải chăng họ đã bị thủ tiêu hay đã hy sinh trên đường thi hành nhiệm vụ.“Hy sinh trong bóng tối, tất cả vì Tổ quốc”,đó là phương châm hành động mà mọi Biệt Kích đã chấp nhận khi gia nhập vào binh chủng này.
Tôi còn nhớ năm 1970, các sĩ quan trong Bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật đã được xem một cuốn phim mà một đơn vị VNCH vừa tịch thu được của bộ đội Bắc Việt khi tấn công vào một căn cứ địch ở Mimot, Cam-bốt. Cuốn phim ghi lại phiên tòa xét xử một toán Biệt Kích mang tên toán Jackson, hoạt động tại vùng Nghệ Tĩnh. Bản cáo trạng rất dài, luận tội rất nặng “nào là tay sai đế quốc Mỹ, tay sai Ngô Đình Diệm, nào là xúi dục nhân dân lật đổ chính quyền và phá hoại tài sản nhân dân v.v…  
Toán Jackson đã bị bắt toàn bộ với tất cả vũ khí và chất nổ khi toán phá chiếc cầu thứ 2 tại Cửa Lò. Hầu hết toán viên đã lãnh án tử hình, chỉ 1-2 người lãnh án chung thân. Điều làm anh em chúng tôi xúc động và hãnh diện, là được chứng kiến thái độ hiên ngang và bình tĩnh của các toán viên khi bản án tử hình được tuyên đọc.
Theo lời một nhân chứng quê ở Thọ Ninh, bà con với một toán viên cho biết, 6 người lãnh bản án tử hình đã bị bắn ngay sau đó, và lời nói cuối cùng của họ là:  
Việt Nam Cộng Hòa muôn năm !
Tổng Thống Ngô Đình Diệm muôn năm !  
Anh em chúng tôi là những người đã đi qua nhiều trại “cải tạo” ở miền Bắc và đã được nghe nói rất nhiều về những việc làm đáng phục của anh em Biệt Kích. Trong số đó có các vị linh mục, đại đức tuyên úy, các bạn bè của tôi đã sống chung trại với các anh ấy. Ngoài ra, các tù hình sự miền Bắc mà đa số chúng tôi thường gọi họ bằng danh từ “bọn hình sự”, vì phần đông họ thuộc thành phần bất hảo, trộm cướp, đâm chém, giết người … khi được hỏi về anh em Biệt Kích thì họ tỏ vẻ rất khâm phục.  
Họ nói với tôi:“Các anh Bê Ka là những người rất hào hùng, cán bộ trại cũng phải nể, các anh ấy rất kỷ luật và đoàn kết với nhau, họ thương nhau và giúp đỡ nhau. Khi một người bị biệt giam được thả hay bị ốm, là các anh khác tìm cách giúp đỡ. Dù ai cũng đói, nhưng họ nhịn bớt phần ăn để bồi dưỡng cho anh em bị bệnh hay bị ốm. Đã có những anh Bê Ka cướp súng bắn cán bộ rồi chạy thoát, có nơi các anh toàn bộ đứng lên làm reo tuyệt thực không đi lao động, nhưng cán bộ trại cũng đành phải làm ngơ …”  
Riêng cá nhân tôi, trong 13 năm tù CS, đã không may mắn gặp lại các anh em Biệt Kích, nhưng tôi không bao giờ quên những con người hào hùng cùng chung lý tưởng đã cùng chung sống với nhau trong tình huynh đệ chân thành. Tôi là người đã từng sống chung với họ ở trại huấn luyện Long Thành và lúc họ lên đường đi công tác, tôi đã tiễn chân hoặc nhiều khi đã cùng với họ bay vào vùng mục tiêu xâm nhập, đưa tay vẩy chào họ khi họ rời máy bay … Những kỷ niệm đó khó quên được.  
Những kỷ niệm khó quên 
Tôi nhớ lại năm xưa, có lần trước ngày lên đường công tác, tôi lái xe đưa một nhân viên của tôi đến thăm lần cuối người bạn gái, hay nói đúng hơn, một người yêu, có nhà ở hẻm xứ Bùi Phát, trên đường Trương Minh Giảng, nay đổi tên là Lê Văn Sỹ. Đến nơi, người thanh niên ấy vội vã bước xuống xe như muốn tận dụng những giây phút ngắn ngủi và quý báu còn lại. Khoảng 10 phút sau, anh trở ra với người bạn gái đi theo tiễn chân, trên tay anh còn mang một gói quà nhỏ mà tôi đoán chắc đó là quà kỷ niệm của người yêu. Họ nhìn nhau, mắt đẫm lệ, và tôi chỉ biết im lặng cảm thông nỗi buồn chan chứa đang xâm chiếm 2 tâm hồn. Xe chạy được một quãng đường, người thanh niên ấy quay nhìn tôi, vừa nói vừa mở món quà: ”Đây, anh xem, quà cô ấy tặng em”.
Tôi liếc nhìn, thấy một nắm tóc thề được gói trong một chiếc áo lót. Cả hai chúng tôi đều im lặng trên đường về trại. 
Lần khác, một nhân viên của tôi cũng sắp lên đường, anh đến gặp tôi và trao cho tôi một chồng thơ khá dày đã đề bì sẵn và nói:
”Anh Dũng, anh biết em là con một, em đi nhưng em đã không dám nói thật với mẹ em. Vì vậy, em nhờ anh mỗi tháng đến thăm mẹ em và trao cho mẹ em một bức thơ này, nói là em đang đi học ở ngoại quốc gửi về để mẹ em yên tâm”. 
Tôi xúc động nhìn người thanh niên ấy với tất cả lòng yêu thương và mến phục. Tôi đã nhận thơ anh giao và hàng tháng, tôi đã đến thăm mẹ em và trao cho bà quả phụ ấy bức thư của con bà. Nhưng đau đớn thay, lá thơ cuối cùng của anh đã được trao mà “khóa học” của anh vẫn chưa mãn.  
Hai nhân viên Biệt Kích mà tôi vừa kể trên đây, cả 2 đều trở về từ cõi chết, sau gần 20 năm sống trong lao tù CS, một anh hiện đang sống ở Cali, đó là anh Lâm, em ruột của anh Nguyễn Ngọc Trâm, còn người kia, trước ngày tôi rời Saigon, anh ấy đang vất vả hành nghề thợ mộc ngoài Vũng Tàu. Hy vọng một ngày không xa, anh Độ cũng như bao nhiêu anh hùng Biệt Kích khác còn ở VN sẽ được đoàn tụ với chúng ta tại quê hương thứ hai này.  
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh  
Tiễu sữ
cũa Trung Tá Nguyễn Văn Vinh (NVV):  
Houston Sept. 04, 2011
Matthew Trần  
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh (NVV) hơn tôi (MT) dộ 3,4 tuỗi và có bà con xa với tôi: Chúng tôi cùng quê ỡ làng Dốc Sơ và nhà cách nhau một xóm. Làng Dốc Sơ nằm về hướng Bắc cách thành fố Huế dộ 5,6 cây số, zọc theo quốc Lộ 1.  
(Làng Dốc sơ cũng kó giáo xứ Dốc sơ: Nơi mà sau nầy  (1980?) dã một thời gian, trỡ nên giáo xứ dược kai quãn bỡi linh mục dáng kính Tadêô Nguyễn Văn Lý dối dầu với csVN trong vụ chúng ngăn cãn lần Cha Tadêô dưa dám thanh niên trong họ di hành hương Dức Mẹ Lavang).  

Vào tuỗi niên thiếu, chúng tôi dều được gia-đình cho vào Huế dễ học. Chúng tôi không học chung cùng trường nhưng khi “hè về”, chúng tôi dều trỡ về làng và thường gặp nhau hàng ngày trong các trò tiêu khiễn cũa tuỗi trẽ như: câu cá, bắn chim.. Nếu dược sáp giữ trâu "mời" chúng tôi theo tụi nó vào các trò chơi ban dêm thì chúng nó sẽ cho chúng tôi ăn trái cây mà chúng nó di "ăn trộm" dược từ các vườn có trái trong làng như: thanh trà, bưỡi, mít, cam, quýt ..vv. Những vườn nầy cũng thuộc các gia đình bà kon cũa chúng tôi cã !!  Dó là thời vàng son cũa tuỗi trẽ mà bây chừ chúng tôi không thễ níu kéo lại dược.  
Hình như anh NVV dược gọi nhập ngũ vào khóa 3 SQTB/TD (dầu 1953) thì fãi. Tôi dược gọi nhập ngũ 6 tháng sau: Khóa 4 SQTB/TD (1953-54).  
Suốt thời gian trong quân ngũ, diều khôi hài là thĩnh thoãng chúng tôi gặp nhau, chúng tôi nhận thức ra nhau là cã hai chúng tôi dều: dội mũ nồi (béret) xanh lục đậm, với huy hiệu (logo) LLĐB, bằng Dù và mặc dồng fục bằng vãi zù hoa, cã 2 chúng tôi dều tự nhận biết là cùng binh chũng LLĐB nhưng chúng tôi không biết là người kia ỡ dơn vị nào, giữ chức vụ gì.
Trong LLĐB chúng tôi “không” có thói quen tìm hiễu công việc cũa nhau. Chúng tôi vẫn có những SQ mặc thường fục và dược zùng xe zân sự mang số ẫn tế. Thĩnh thoãng chúng tôi gặp nhau trên các dường fố trong lúc lái xe ngược chiều thì chúng tôi .. hoặc là nhìn nhau mĩm cười .. hoặc là dưa tay vẫy.. thế thôi.  

Vào những ngày zầu sôi lữa bõng trước khi VNCH bị tên fãn quốc: tướng Dương Văn Minh bán dứng cho csBV (30/04/1975) bằng cách lên dài fát thanh ra lệnh cho chiến sĩ khắp nơi dầu hàng dịch .. vào một hôm nào dó (April 28?/1975) trên dường dến bộ TTM (giai doạn nầy tôi fục vụ ỡ Bộ TTM), tôi gặp Tr. Tá NVV lần cuối cùng khi anh từ ngõ sân bay Tân Sơn Nhất lái xe nhà với gia đình ra, chúng tôi có ngừng xe dễ noái chuyện vài fút. Đầu dề không ngoài việc hõi thăm nhau về các quyết dịnh hệ trọng liên quan dến việc zi tãn khoãi Vietnam.
Anh NVV có hõi tôi về quyết dịnh cũa tôi và anh cho biết là HK dã lo việc zi tãn cho anh và gia dình trong ngày hôm nay (April 28?/1975) nhưng anh & gia dình đã không vào fi trường dược !! Mọi ngã - ra vào - dều có xe kẹt cứng hết .. nên anh & gia dình dang trỡ ra ..

Tôi cho anh hay là nhờ trong thời gian trước dó, tôi đã dược fục vụ như là TVQL/ QLVNCH tại Đại Hàn, nên có liên hệ tương dối mật thiết với DAO (VP TVQL/HK) và DAO có hứa sẽ giúp fương tiện zi tãn. Nguyên thũy, gia-đình tôi được zự trù zi chuyễn bằng máy may, nhưng vào ngày zự-trù, fi trường TSN bị địch fáo kích, vì vậy, cuối cùng, gia đình chúng tôi được zi tãn bằng đường thũy (từ Tân Kãng, SG).  
Thế rồi chúng tôi không gặp nhau nữa cho dến …. năm 1992, khi tôi từ Mỹ về Vietnam dễ lo vấn dề riêng tư gia đình và dã gặp lại anh NVV khi tôi di xem lễ ngày Chũ-Nhật tại DCCT ỡ dường Kỳ Dồng, Sàigòn.  
Vào giai doạn dó thì anh NVV dã dược csVN trã tự zo. Gia dình anh có lập một cái tiệm cho thuê "băng" chuyện film (lúc nớ chưa có DVD) bằng nhựa. Nó nằm đâu đó trên dường Trương Minh Giãng (cũ). Business không dến nỗi tệ lắm.  
Anh NVV hơi chán nãn khi nhận thức là tôi vừa “về hưu” (1991?) và đang về Việtnam lúc dó tôi vào 56 tuỗi thì anh NVV trong zai đoạn chờ  chực dễ dược fõng vấn hầu dịnh cư tại HK. Anh khá lo lắng cho tương lai.  
Trong thời gian chờ dợi dễ dược HK fõng vấn, anh may mắn dược một cựu nhân viên dang dịnh cư tại HK, gỡi cho anh một bài báo (lá kãi) có hình ãnh cũa anh & một dám nhân viên BK cũ. Bài báo mô tã hoạt dộng cũa anh trong quá khứ. Vì vậy, cuộc fõng vấn cũa fía HK dối với anh trỡ nên zễ zàng. Họ giúp dỡ gia dình Tr.Tá NVV tối da dễ dược zi chuyễn sớm.  

Thế rồi gia dình cũa Tr.Tá NVV qua dịnh cự tại Baton Rouge (Louisiana) theo lời khuyến khích cũa một cựu nhân viên cũa anh.  
Vào lúc nớ thì Tr.Tá NVV với tuỗi dã trên zưới 6 bó, anh sống với sự trợ giúp cũa chính fũ HK. Nhân viên kũ cũng hăng hái giúp dỡ trong khã năng. Các kon cái cũa anh thì vừa qua, họ chĩ kiếm dược các công việc với dồng lương khiêm nhượng mà thôi. 
Độ 5, 6 năm sau, một cựu nhân viên khác cũa anh, mời gia dình anh lên Denver (CO) dễ dịnh cư và người nầy hứa là sẽ giúp dỡ cụ thễ hơn (chỗ ỡ  free thì fãi). Hình như hoàn cãnh người nầy may mắn hơn nên họ hoặc là thuê bao .. hay xây một ngôi nhà đễ cho gia đình Trung Tá Vinh ỡ mà chẵng fãi lo zì về tiền  thuê  mướn ..

Thế là gia dình Tr Tá NVV lại zi chuyễn một ngoai nữa. Koai bộ lần nầy cuộc sống tương dối được thoãi mãi hơn. Thêm vào dó, một người rễ cũa anh  (cựu giáo sư Anh Văn bên VN) và người vợ, nhân zịp Bưu Diện HK dang mỡ kỳ thi tuyễn nhân viên. Không biết 2 vợ chồng chuẫn bị ra răng mà khi thi tuyễn vào, diễm cũa mỗi người là 100 % !! Tối da !! Thế là kã 2 vợ chồng dều dược thu nhận vào các positions tốt. Lương khá.  

Mấy sáp nhõ sau dó cũng dã lai rai bắt dầu ra trường. Thế là cuộc sống cũa gia dình Tr. Tá NVV dược bão dãm. Anh Chị hằng ngày chĩ có chăm lo việc tinh thần (tôn giáo) mà thôi.  
Thế rồi chuyện fãi dến dã dến. Chị Vinh dã qua dời vì một bạo bệnh ngặt nghèo. Như vậy cũng dã kách dây hơn mười năm.
Tr. Tá NVV cũng di theo chị dộ 3, 4 năm sau.
  
May God rest their souls in peace.  

Houston, TX  2008 
Matthew Trần aka Trần Đình Phục (TĐP)

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

PENTAGON PAPERS: SAU 40 NĂM, HỒ SƠ MẬT VỀ VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN MỚI ĐƯỢC GIẢI TỎA

$
0
0


PENTAGON PAPERS:
SAU 40 NĂM, HỒ SƠ MẬT VỀ VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN MỚI ĐƯỢC GIẢI TỎA


http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/* * *

All files in the "Title" column are in PDF format.
Due to the large file sizes, we recommend that you save them
rather than try to open them directly.

Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ởGeorge Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.


Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.



Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay!


Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.

Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?
image

Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.


August 6, 2007: Daniel Ellsberg, who released the Pentagon Papers in 1971,
participating in a die-in against nuclear weapons in front of the LLNL West Gate.

Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Douglas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.



Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.

Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.



Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.

Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.


                                                                                                                            
Richard Nixon - Henry Kissinger
Lời Kết:
Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Xin góp một tay để bảo vệ cộng đồng thủ đô

$
0
0
 


----- Forwarded Message -----

Sent: Sunday, July 17, 2016 7:53 PM
Subject: Xin Góp Một Tay Để Bảo Vệ Cộng Đồng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn -July 2016

Hoàng Lan Chi
Xin góp một tay để bảo vệ cộng đồng thủ đô

Cộng đồng thủ đô Hoa Thịnh Đốn có một vị trí quan trọng vì gần DC. Do đó xin quý bạn giúp một bàn tay trong bầu cử ở đây. Xin hãy đọc và chuyển tiếp đến thân hữu khắp nơi cũng như thân hữu ở VA,MD và DC.
Ngày 24 tháng 7, 2016 sẽ bầu các “liên danh cá nhân”. Đây là bước một cho việc bầu chủ tịch cộng đồng. Dưới đây là số thứ tự của các “liên danh cá nhân”, sẽ sát cánh với bà Trúc Nương. Xin hãy bầu cho các liên danhnày.
Trước đây,  bà Trúc Nương, nghe theo lời kêu gọi của BS Nguyễn Sơ Đông, rút lui không ứng cử trách vụ chủ tịch cộng đồng nhưng từ giờ đến tháng 9 còn nhiều biến chuyển. Hoàng Lan Chi không hề quen biết bà TN trước đây. Vô tình xem youtube bà TN gặp gỡ cử tri do Liên Hội CCS tổ chức, HLC kinh ngạc và sau đó vui mừng vì HLC cho rằng đã xuất hiện một khuôn mặt mới, còn trong veo, lại là Nữ, để lèo lái cộng đồng thủ đô Hoa Thịnh Đốn : quả là “dễ thương”. Sau khi xem hết youtube, HLC đã viết bài và kêu gọi mọi người  ủng hộ vì tất cả những gì mà HLC chứng kiến ở youtube cho thấy đây là một UCV sáng giá: từ nhân thân (cha là Võ Bị Khóa 2, chồng là quân nhân Mỹ từng bị vc treo giá), trình độ ( tốt nghiệp ĐH Việt  Nam và Hoa Kỳ), hoạt động chống cộng sản (tham gia các tổ chức chống cộng cuả Hoa Kỳ), hoạt động xã hội (Hội Trưởng Hội Phụ Nữ HTĐ) đến hoạt động cộng đồng (tham gia Tổ Chức Cộng Đồng thủ đô NK 2014-2016).  Điều tuyệt vời nhất là dung mạo bà Trúc Nương cho thấy đây là một phụ nữ tiêu biểu cho VNCH: đôn hậu, nhu mì, nề nếp, lịch sự, nhã nhặn, có giáo dục. Điều tuyệt vời thứ hai: bà sẽ đặt cộng đồng dưới kim chỉ nam là Liên Hội CCS về chính trị và sẽ mời đối thủ cùng cộng tác.






Xem youtube về bà Trúc Nương ở đây:  https://youtu.be/Tb0Mr8SB97g




























__._,_.___

Posted by: Bai Chuyen 

Vài nét về Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị bọn tay sai thảm sát

$
0
0
 

1.- Vài nét về Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị bọn tay sai thảm sát
Đại Tá Hồ Tấn Quyền sinh năm 1927 tại Đà Nẵng, xuất thân từ Khóa 1 Sĩ
Quan Hải Quân Nha Trang, có vợ và 8 người con. Ông được cử làm Tư Lệnh
Hải Quân VNCH từ ngày 6.8.1959 cho đến ngày 1.11.1963 là ngày ông bị
hạ sát, lúc đó ông mới 36 tuổi. Hai vị Tư Lệnh Hải Quân VNCH trước ông
là Đại Tá Lê Quang Mỹ và Trung Tá Trần Văn Chơn. 

Trước khi được chỉ định làm Tư Lệnh, Đại Tá Quyền là Tham Mưu Trưởng Hải Quân cho ông Chơn.

Đại Tá Hồ Tấn Quyền được coi là người có lòng nhiệt thành và có nhiều
công lao trong việc xây dựng binh chủng hải quân. Ông là người có sáng
kiến thành lập Lực Lượng Hải Thuyền để ngăn chặn sự xâm nhập người và
vũ khí của quân đội miền Bắc. Đặc biệt, ông rất trung thành với Tổng
thống Ngô Đình Diệm.

Trong cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 của nhóm Vương Văn Đông và Nguyễn
Triệu Hồng, Đại Tá Quyền đã đích thân đem 2 đại đội của Tiểu Đoàn 2
Thủy Quân Lục Chiến vào dinh Độc Lập, hợp sức với Liên Binh Phòng Vệ
Phủ Tổng Thống bảo vệ dinh.

Ngày 27.2.1962, khi hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dùng
máy bay dội bom dinh Độc Lập, Đại Tá Quyền chỉ đạo các chiến hạm Hải
Quân bắn đạn bay đan kín vùng trời, bảo vệ dinh Độc Lập. Máy bay do
Phạm Phú Quốc lái bị bắn rơi ở Nhà Bè, còn phi cơ do Nguyễn Văn Cử lái
bay được qua Cao Mên.

2.- Việc hạ sát Đại Tá Quyền.
Để thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm theo kế
hoạch của CIA, các tướng Việt Nam phụ trách tiến hành cuộc đảo chánh
đã gặp một trở ngại lớn là không thuyết phục được Đại Tá Hồ Tấn Quyền
tham gia. Vì thế, Tướng Dương Văn Minh, người lãnh đạo cuộc đảo chánh,
phải tìm cách loại Đại Tá Hồ Tấn Quyền và vô hiệu hoá lực lượng Hải
Quân. 

Tướng Dương Văn Minh đã móc nối được với những sĩ quan Hải Quân
sau đây chống lại Đại Tá Hồ Tấn Quyền:
- Trung Tá Chung Tấn Cang, Chỉ Huy Trưởng Giang Lực,
- Thiếu Tá Khương Hữu Bá, Chỉ Huy Trưởng Duyên Lực.
- Thiếu Tá Trương Ngọc Lực, Chỉ Huy Trưởng Vùng III Sông Ngòi.
- Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang, gốc Thủy Quân Lục Chiến, Chỉ Huy
Trưởng Giang Đoàn 24 Xung Phong, kiêm Chỉ Huy Trưởng Đoàn Giang Vận.
Thiếu Tá Trương Ngọc Lực và Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang là hai người
được Đại Tá Hồ Tấn Quyền đặc biệt nâng đỡ và được coi là như người
thân của Đại Tá Quyền, nên nhóm đảo chánh đã thuyết phục hai sĩ quan
này gài mưu bắt giam hay giết Đại Tá Quyền.

Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang cho biết Thiếu Tá Lực đã nói với ông như
sau:
“Ông Quyền trung thành với ông Diệm lắm, không cách nào thuyết phục
ông ta theo phe cách mạng được đâu, mà có khi còn nguy cho tính mạng
và đại cuộc. Ông Lực được ông Minh (Dương Văn Minh) cho biết là giữa
Tổng Thống Diệm và ông Quyền có một kế hoạch di tản bí mật bằng tàu
Hải Quân khi có biến, lánh nạn khi có đảo chánh. Chi tiết thế nào thì
không được biết, chỉ nghe ông Lực nói lại mà thôi.”

Khoảng 10 giờ sáng hôm 1.11.1963, ngày lễ Chư Thánh được nghỉ buổi
sáng, Đại Tá Quyền đã đi đánh tennis với Trung Tá Đặng Cao Thăng. Để
thực hiện việc loại trừ Đại Tá Quyền, Thiếu Tá Lực đã đến sân tennis
mời Đại Tá Quyền đi Thủ Đức ăn trưa, mừng lễ sinh nhật thứ 36 của Đại
Tá Quyền, do một số anh em Hải Quân tổ chức. Đại Tá Quyền không muốn
đi vì đã được điện thoại mời đến họp tại Bộ Tổng Tham Mưu vào buổi
trưa. Thiếu Tá Lực năn nỉ mãi ông mới chấp nhận.

Đại Tá Quyền đã trở về nhà thay quần áo rồi lái chiếc xe citroen đen
chở Thiếu Tá Lực và Đại Úy Giang cùng đi lên Thủ Đức. Đại Tá Quyền cầm
lái, Thiếu Tá Lực ngồi ở ghế trên, bên cạnh Đại Tá Quyền, còn Đại Úy
Giang ngồi ở ghế sau. Khi xe từ xa lộ Biên Hoà rẽ vào đường đi Thủ
Đức, xe nghiêng, Thiếu Tá Lực ngã vào Đại Tá Quyền rồi rút dao găm ra
đâm Đại Tá Quyền. Đại Tá Quyền nhanh tay đỡ và giựt được cây dao găm,
đâm vào tay Thiếu Tá Lực. Khi hai người giằng co nhau, xe ủi xuống lề
đường

. Đại Úy Giang ngồi ở ghế sau chồm lên dí súng vào vai phải Đại
Tá Quyền và nổ súng. Đại Tá Quyền ngả gục trên tay lái, con dao găm
đầy máu rớt xuống phía trước. Ngay lúc đó, một chiếc xe dân sự do tài
xế của Thiếu Tá Lực lái từ sau chạy tới. Thiếu Tá Lực và anh tài xế bê
xác Đại Tá Quyền bỏ vào thùng xe dân sự và cả ba lên xe này chạy về
Sài Gòn.

Theo bà Đại Tá Quyền, bác sĩ bệnh viện Cộng Hòa cho bà biết ông Quyền
bị giết khoảng 11 giờ trưa, nhưng được đưa về nhà Tướng Lê Văn Kim,
đến 11 giờ 30 tối mới được đưa vào bệnh viện Cộng Hoà. Trung Tá Lực đã
chiếm luôn chiếc xe citroen của chồng bà.

CHIẾM BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN
Thiếu Tá Lực và Đại Úy Giang cấp tốc trở lại Sài Gòn, thay quần áo tác
chiến Hải Quân và đến ngã ba Bến Bạch Đằng và đường Nguyễn Huệ vào lúc
1 giờ trưa, để đón 2 đại đội khoá sinh từ Trung Tâm Huấn Luyện Quang
Trung lên, do Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu đích thân trao lại. Thiếu Tá Lực và
Đại Úy Giang hướng dẫn đoàn xe chở 2 đại đội này chạy ào vào chiếm Bộ
Tư Lệnh Hải Quân. Quân nhân Hải Quân thấy sĩ quan Hải Quân hướng dẫn
đoàn xe, nên không chống cự, vì thế việc chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân
không gặp trở ngại nào.

Trong khi Đại Úy Giang phân chia lính bộ binh tước khí giới và canh
gác Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Thiếu Tá Lực Lực chạy thẳng vào Văn Phòng Tư
Lệnh Hải Quân, nói với Trung Tá Đặng Cao Thăng, Tham Mưu Trưởng Hải
Quân: “Cách Mạng đem quân tới chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân”. Sau này, Phó
Đề Đốc Đặng Cao Thăng cho biết Tổng Thống Diệm có gọi ông. Hết sức
bình tĩnh, ông Diệm hỏi Hải Quân ra sao, anh Quyền đâu. Ông chỉ thị
phải đẩy quân của Thiếu Tá Lực ra. Nhưng lúc đó Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã
bị tước khí giới rồi, ông không làm gì được.

Trong thời gian này, có 2 máy bay của Không Quân bay rất thấp quanh Bộ
Tư Lệnh Hải Quân, có lẻ để uy hiếp Hải Quân. Các chiến hạm liền nổ
súng dày đặc bầu trời. Đặc biệt, chiến hạm HQ-06 đậu tại cầu A, vị trí
1, do Đại Úy Đỗ Kiểm làm Hạm Trưởng, bắn lên rất dữ dội. Thiếu Tá Lực
yêu cầu Trung Tá Thăng ra cột cờ trước Bộ Tư Lệnh ra lệnh cho các
chiến hạm ngưng bắn. Người trực tiếp áp tải ông là Trung Úy Thái Quang
Chức. em của Trung Tướng Thái Quang Hoàng, một sĩ quan thuộc đơn vị
của Đại Úy Giang.

Lúc 1 giờ 30, Trung Tá Chung Tấn Cang đem đoàn chiến đĩnh sang chiếm
Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Ông đứng trên chiếc Monitor Combat (Tiền Phong
Đĩnh) do Trung Sĩ Thạch Sơn lái và ra lệnh cặp vào cầu tàu Tư Lệnh.
Sau đó ông lên Văn phòng Tư Lệnh đảm nhiệm vai trò Tư Lệnh Hải Quân.
Hôm sau, 2.11.1963, Trung Tá Cang được thăng Đại Tá, Thiếu Tá Lực được
thăng Trung Tá và Đại Úy Giang được thăng Thiếu Tá.

Sau này Thiếu Tá Giang cho biết một hôm Trung Tá Lâm Ngươn Tánh, lúc
ấy là Tham Mưu Trưởng, đã kéo ông ra kè xi măng ở bờ sông trước cầu C
và nói: “Tụi bây liệu đường đi đâu thì đi xa đi. Tụi nó dự trù giết
mày và thằng Lực đó.” Ít lâu sau, Trung Tá Lực được cử đi làm Tùy Viên
Quân Sự tại Hán Thành, còn Thiếu Tá Giang được đổi ra Phú Quốc, làm cố
vấn cho vị chỉ huy Hải Quân tại đây
__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

KHÔNG NGỜ TÔI ĐƯỢC ĐÓN NHẬN PHÉP LẠ NHIỆM MẦU!

$
0
0

KHÔNG NGỜ TÔI ĐƯỢC ĐÓN NHẬN PHÉP LẠ NHIỆM MẦU!

Thiếu Tá Liên Thành (ngồi)
(1)Inline image
Liên Thành
Hai tiếng “phép lạ” chúng ta thường nghe nói đến, tuy đơn sơ nhưng đầy bí nhiệm và thật khó xác định theo sự giải thích của khoa học, nhất là về lãnh vực y khoa. Nói cách khác, “phép lạ” là một thực thể do Đấng Tạo Hóa Chí Tôn đầy quyền phép nhiệm mầu can thiệp vào, như trường hợp của tôi sau đây:
Tôi là: NGUYỄN PHÚC LIÊN THÀNH,
Sinh ngày: 1 tháng 12 năm 1942.
Nơi sinh: thị xã Huế
Học sinh: Trường Quốc Học, Huế.
Sinh viên: Đại Học Huế, phân khoa: Sử Địa.
Tôn giáo: Phật giáo.
Cha tôi là cụ Nguyễn Phúc Tráng Cử. Mẹ tôi là Nguyễn Thị Vy
Ông nộitôi là Ngài Kỳ Ngoại Hầu Cường Để; ngài là cháu đích tôn của Đông Cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai cả của vua Gia Long).
Còn bà nội tôi có người em ruột là Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ I Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Ngoài ra, Hòa Thượng Thích Chơn Kim,nay đã 82tuổilà anh chú bác của tôi,và Hòa Thượng Thích Chơn Trí là chúhọ của tôi .
Trong gia đình, mẹ tôi đã đem anh chị em chúng tôi vào Chùa An Lăng đểlàm lễ Quy Y  do thầy Thích Thiện Lạc (thường gọi là thầy Ngoạn) đứng chủ lễ, nên anh chị em chúng tôi đều có Pháp Danh, và pháp danh của tôi là:  Nguyên Tịnh.
Ngôi chùa An Lăng này nằm về phía tây Nam thành phố Huế, chỉ cách thành phố khoảng hai cây số, đối diện với trụ sở xã Thủy Phước, cách làng Phủ Cam khoảng một cây số. Có ai ngờ thầy Thích Thiện Lạc và ngôi chùa An Lăng, sau này lại đi vào sự nghiệp quân ngũ của đời tôi, nhất là lại xẩy ra vào những ngày áp lễ Giáng Sinh năm 1970 (xin đọc BĐMT, tr. 355-363).
Năm 1962 tôi tình nguyện nộp đơn xin theo học Khóa 16 Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức.
Ra trường, tôi được thuyên chuyển về Chi Khu Nam Hòa giữ chức vụ Đại đôi trưởng tác chiến, kiêm Chi Khu Phó, chi khu Nam Hòa.
Từ ngày 6-6-1966 đến cuối năm 1974, tôi được biệt phái về lực lượng CSQG, giữ chức Phó Trưởng Ty ngành Cảnh Sát ĐặcBiệt (Tình báo), tiếp theo là Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy CSQG tỉnh  Thừa Thiên và thị xã Huế.
Thời gian trên đây là cao điểm của cuộc chiến Quốc - Cộng (Nam - Bắc) do bọn tài phiệt buôn bán vũ khi chiến tranh của Mỹ mà tay sai đắc lực của họ là: Thứ Trưởng Ngoại Giao William Averell Harriman, Đại Sứ Henry Cabot Lodge, Jr., Trung Tá Tình Báo Lucien Conein..., chủ trương và điều khiển. Họ dùng bọn tay sai của họ hợp cùng bọn cộng sản miền Bắc đánh phámiền NamViệt Nam,mà quân đội cùng toàn dânmiền Nam hợp lực với chính quyền VNCH đồng loạt kề vai sát cánh chống lại cuộc xâm lăng của quân cộng sản phương Bắc, bọn này lại còn được tiếp taybởi đám tay sai nằm vùngcủa chúng tại miền Nam Việt Namdưới lớp áo thầy tu.  
Những biến cố thảm khốctrong cuộc chiếntrên đã ập xuống chođồng bàoThừa Thiên-Huế nói riêng, và cho cả nhân dânmiền Nam Việt Nam nói chung. Đồng thời còn liên lụy đến sinh mệnh của tổ quốc và dân tộc Việt Nam chúng ta phải gánh chịu, mà hậu quả tai hại là ngày đau thương 30-4-1975…
Ngày 29-4-1975 tôirời Việt Nam sang sống lưu vong tại Hoa Kỳ.
Tuy vận nước nổi trôi, thân phận là kẻ lưu vong tỵ nạn nơi xứ người, nhưng tôi vẫn không thể quên bổn phận và trách nhiệm của một người con dân nuớc Việt, nhất là của người lính VNCH. Vì tôi luôn tâm niệm rằng: Tôi có một tổ quốc: Nước Việt Nam. Vì thế, ngày đêm tôi luôn nguyện cầu ƠN TRÊN, cầu xin anh linh các anh hùng dựng nước, các anh hùng giữ nước cùng hương hồn các chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc hãy thương đến dân tộc Việt Nam chúng ta.
Nên tôicùng một số anh em đồng đội trong quân ngũ cũ, nhất là anh em trong lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế ngồi lại với nhau để cùng nhau hướng về quê mẹ Việt Nam trong khả năng của mình. Tôi còn nhớ lại lời của Tổng Thống Đệ I VNCH Ngô Đình Diệm trước đây đã cảnh giác:
Nếu Cộng Sản miền Bắc chiếm được miền Nam, thì toàn thể nước Việt Nam sẽ trở thành quận hay tỉnh nhỏ của Trung Cộng. Yếu tố còn lại chỉ là thời gian”.
(Đồng Tâm, Tuy Hòa ngày 17-9-1955)
Cộng sản Việt Nam và bè lũ Việt Gian nằm vùng của chúng đã bóp méo và tẩy xóa tất cả những sự thật về tội ác chiến tranh cùngtội ác diệt chủng của bọn chúng đã gây ra chođồng bào miền Nam Việt Nam. Là một chứng nhân và cũng là một tác nhân trong thời gian dài của cuôc chiến 1963-1975, tôi cảm thấy có bổn phận đưa ra những bằng chứng, những sự thật tàn ác do bọn chúng đãgây ra trên quê hương chúng ta.
Vì thế, trong nhiều đêm dài thao thức, băn khoăn, và hình như có sự thôi thúc huyền diệu nào đó, nêntôi bắt đầu viết lại những biến cố đã xẩy ra tại miền Trung từ năm 1966 đến 1972 dưới nhan đề: “Biến Động Miền Trung” (Những Bí Mật Chưa Tiết Lộ). Ban đầu bài viết của tôi được một số anh em chiến hữu đăng trong Tập San Biệt Động Quân. Nhưng càng ngày các anh em chiến hữu cũng như độc giả khắp nơi càng thương mến. Rồi hầu hết họ đều đề nghị tôi in thành sách để phổ biến rộng rãi, nhất là lưu lại cho các thế hệ con cháu chúng ta sau này. Nên tháng Năm năm 2008, THBĐQ/QLVNCH tại Hoa Kỳ đã xuất bản lần thứ nhất, và in lần thứ 11vào tháng Năm năm 2014. Tất cả 12 lần.
Như tôi đã vừa trình bày trên, ngoài sự thôi thúc huyền diệu nào đó, còn có các anh chị em chiến hữu xa gần và độc giả khắp nơi đề nghị tôi viết tiếp những uẩn khúc chưa được tiết lộ mà tôi đã mục kích, nên tôi viết thêm quyển “HUẾ - THẢM SÁT MẬU THÂN”. Quyển sách này được xuất bản tháng Năm năm 2011, và được in lần thứ năm vào tháng Năm năm 2014. Tấ cả sáu lần.
Cũng tâm trạng thao thức và thao thức! Băn khoăn lại băn khoăn! Huyền diệu lại thôi thúc! Đề nghị và khích lệ! Nên tôi không thể nào để mãi trong lòng, bằng cách viết thêm quyển “THÍCH TRÍ QUANG, THẦN TƯỢNG HAY TỘI ĐỒ DÂN TỘC?”. Quyển này được xuất bản vào đầu tháng Giêng năm 2014 và được in lần thứ hai vào tháng Năm 2014. Như vậy đã được in hai lần.
Tôi không dám tự hào là biết hết, hay tự cho mình viết không thiếu sót, vì tôi cũng chỉ là một con người “nhân vô thập toàn”. Nhưng tôi chỉ viết lại trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn tôi được trao phó, cũng như viết lại những sự việc chúng tôi phải đương đầu, phải trực diện hay mục kích.
Công việc đang tiến triển tốt đẹp thì hai biến cố đau buồn đã xẩy đến cho bản thân tôi:
1. Hai đốt xương sống số 5 và số 4 đã đè sát vào nhau và đè cả chùm dây thân kinh chạy xuống hai chân làm cho tôi mỗi ngày mỗi đau. Trong bẩy năm dầu,kể từ năm 1999 đến tháng 12 năm 2015 tình trạng còn có thể chịu đựng được những cơn đau, nhưng từ sau thời gian đó, đau nhức hai chân suốt ngày đêm, di chuyển rất khó khăn nên tôi thường phải dùng xe lăn.
Tôiđã đi khám bệnh và được trắc nghiệm MRI. Với kết quả trắc nghiệm MRI, bác sĩ khuyên tôi phải mổ xương sống để điều trị, nếu không sẽ bị liệt hai chân.
2. Vào tháng Bẩy năm2014 tôi lại bịphát hiện thêm bệnh ung thư máu (Lukinia)
Theođnghị trên của bác sĩvề mổ xương sống, tất cả mọi người trong gia đình, cũng như một số anh em thân tín của tôi đều không muốn tôimổđể điều trị bệnh đau hai đốt xương sống. Lý do rất chính xác là trong 100 trường hợp mổ xương sống,có đến 95% bệnh nhân sau khi mổ xong đã phải nằm liệt giường từ sáuthángđến mộtnămhay lâu hơn nữa, hoặc sẽ nằm liệt luôn, không bao giờ đi được nữa.
Đang phân vân giữa hai lời khuyên của bác sĩ là phải mổ, và của gia đinh cùng một số anh em thân tín là không nên mổ. Giữa lúc đang băn khăn, tôi thầm nguyện xin ƠN TRÊN soi sáng. Bỗng nhiên! Một điều lạ lùng là tôinghĩ đến anh H. Anh H. là độc giả ba quyển sách nói trên của tôi. Tôi chỉ gặp anh ấy một lần khi tôi lên San Jose ra mắt sách.  Sau đó anhH. vì còn mua thêm vài bộ cho mấy người bạn thân hay tặng cha H. nào đó. Vì thế chúng tôi thỉnh thoảng chỉ qua lại với nhau qua email hay telephone, chứ thực sự chúng tôi cũng không thân nhau. Thế mà không hiểu tại sao, thay vì tôi gọi cho anh em chiến hữu rất thân tín, sát cánh và sống chết với tôi trong những năm khói lửa từ 1966 đến 1972 tại Thừa thiên - Huế, lúc ấy sinh mạng anh em chúng tôi nằm “trong đường tơ kẽ tóc”, mà nay họ cũng đang ở gần tôi đây, để thổ lộ nỗi đớn đau của tôi với họ, mà tôi lại nghĩ tới anh H. Nên tôi liền gọi điện thoại cho anh H. ngay. Rồi cuộc nói chuyện giữa chúng tôinhư sau:
- Hello, xin lỗi ai đầu dây đấy!
- Anh H.! Liên Thành đây anh, anh khỏe không? Anh còn nhớ tôi chứ?
- Ư! Ư! À! Nhớ rồi. Cám ơn Liên Thành. Liên Thành khỏe không? Chắc có chuyện gì vui, phải không?
- Không có chuyện gì vui cả, nhưng có chuyện rất buồn muốn nói với anh. 
- Sao vậy? Chuyện gì? Liên Thành nói đi!
- Tôi có chuyện này muốn nói với anh. Ngoài vợ con tôi ra, tôi giữ kín, chưa hề cho bất cứ ai biết. Anh H. này! Lâu nay hai chân tôi đau quá, đi cà nhắc, nên phải dùng xe lăn hai tháng rồi. Theo lời khuyên của bác sĩ là phải mổ, vì hai đốt xương sống đè lên nhau, ép chùm dây thân kinh chuyền xuống hai chân, đau lắm! Nếu không mổ chỉ trong thời gian rất ngắn hai chân tôi sẽ bị liệt luôn.  Theo ý gia đình và anh em bạn bè quý mến lại khuyên không nên mổ vì rất nguy hiểm.Tôi thật lưỡng lự. Không biết làm sao. Nếu không mổ, hai chân tôi đau nhức lắm. Mà tôi cũng đã ngồi xe lăn hai tháng rồi. Đi lại khó quá!  Như thế cũng như liệt hai chân rồi. Thêm vào đó xương sống tôi đau nhức suốt ngày đêm.
- Thật là khó quá Liên Thành nhỉ! Tôi cũng được biết: Mổ xương sống rất nguy hiểm và rất dễ bị liệt, mà trường hợp của Liên Thành nếu không mổ, không trước thì sau chân Liên Thành cũng liệt thôi, lại thêm ngày đêm xương sống đau buốt. Thất khó quyết định quá. Nhưng rất nhiều trường hợp sức người và lý trí không thể giải quyết được, mà chỉ biết cầu nguyện xin ƠN TRÊN giúp đỡ soi đường chỉ lối cho mình thôi.
- Anh nói đúng, từ khi còn ở trong quân đội, hay về Cảnh Sát, mỗi khi gặp trườnghợp nguy hiểm, hay bí lối, bí đường tôi thường cầu xin Phật Mẹ,tức Phật Bà Quan Âm giúp đỡ. Anh biết tôi là Phật tử mà.
- Đó là điều mình muốn nói với Liên Thành đấy. Chỉ còn cách cầu xin ƠN TRÊN cứu giúp thôi.  Liên Thành biết không, Phật Mẹ của Liên Thành chính là Đức Mẹ của người Công Giáo đó.
- Vậy sao anh?
- Đúng như vậy. Liên Thành biết không? Trong chuyến vượt biển của người bạn rất thân với tôi, gặp bão thật nguy hiểm giữa biển khơi. Người bạn tôi thuật lại với tôi và với nhiều người nữa như sau:
“Thuyền của chúng tôi bị gió bão ùn ùn ập tới, lại bị thuyền cướp biển đuổi theo làm cho con thuyền chở chúng tôi chao đảo, sắp lật nhào. Mọi người trong thuyền hoảng hốt, khóc thảm, la hét. Một bà lên tiếng quát: “Khóc than la lối được cái gì! Hãy cầu khấn Trời Phật đi! Thế là, những người Công Giáo miệng luôn luôn lặp đi lặp lại: Lạy Đức Mẹ Maria, cứu chúng con với! Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cứu chúng con! Nếu Mẹ không ra tay cứu, chúng con chết hết. Còn người Phật giáo cũng luôn luôn kêu cầu: Lạy Phật Bà Quan Âm, xin cứu độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn trong cơn nguy khốn này. Lạ thay! Khoảng vài phút sau, một BÀ mặc áo trắng toát phủ xuống tận chân, ngang lưng thắt dây vải màu xanh dương từ từ hiện ra giữa đám mây đen kịt và sấm chớp liên hồi. Thế là tự nhiên gió đổi chiều. BÀ ra dấu cho thuyền chúng tôi đi theo BÀ. Thuyền chúng tôi đi được khoảng hai phút thì gặp tầu Cap Anamur của Tây Đức từ từ tiến tới vớt. Ngay lúc đó BÀ biến mất. Thuyền cướp biển cũng không thấy nữa. Mọi người trong thuyền mừng rỡ kể sao cho xiết. Người Công Giáo tin là Đức Mẹ đến cứu, nên luôn miệng: “Xin cảm tạ Đức Mẹ đã cứu chúng con. Thật là phép lạ Đức Mẹ cứu chúng con! Còn người Phật giáo nói là Phật Bà quan Âm đến cứu độ chúng sinh. Nam Mô A Di Đà Phật! 
Đó, Liên Thành thấy chưa? Trên đây chỉ là một trường hợp điển hình thôi. Chứ trên đường đồng bào mình vượt biển gặp nhiều lắm. Sở dĩ tôi biết rõ chuyện này, vì tầu Cap Anamur của Tây Đức vớt thuyền nhân đều đưa đến trại tỵ nạn Puerto Princesa, Palawan, Phi Luật Tân để lập thủ tục chờ đi định cư. Tôi ở chung với họ trong trại tỵ nạn này khoảng gần một năm, nên tôi có dịp tiếp xúc với nhiều thuyền nhân đồng cảnh ngộ như trên; những người Công Giáo đều nói: Trong cơn nguy khốn Đức Mẹ hiện đến cứu họ. Còn người Phật giáo nói: Phật Bà Quan Âm đến cứu độ chúng sinh. Cũng “BÀ đó” thôi.
À! Liên Thành có biết Đức Mẹ hiện ra cứu giúp giáo dân ở Quảng Trị thời vua chúa cấm đạo không?
- Sao không biết. Tôi người Huế mà. Tôi cũng đã đến viếng nhà thờ La Vang ở Quảng Trị hai lần.
- Liên Thành có biết chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức (Lourdes), Pháp không?
- Biết chứ. Nơi đó thiêng và nổi tiếng lắm. Tôi còn nghe nói: nhiều người đến đó hoặc không thể đến được nhưng xin được nước thánh Đức Mẹ Lộ Đức uống là hết bệnh, phải không? À! Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Maria khác nhau thế nào? Sao nhiều Đức Mẹ thế? Đức Mẹ nào thiêng hơn Đức Mẹ nào?
- Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima v. v. chỉ là một Đức Mẹ Maria thôi. Tuy nhiên Đức Mẹ Maria hiện ra tại địa phương nào, người ta lấy địa danh đó kèm sát hai chữ Đức Mẹ để cho mọi người được biết Đức Mẹ hiện ra tại nơi đó, và để cho dễ nhớ. Còn tên chính của Đức Mẹ là Maria. Liên Thành đã biết Đức Mẹ La Vang, QuảngTrị, Liên Thành cũng đã nghe biết Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes), Pháp. Vậy tốt rồi. Nếu Liên Thành tin và cần mình sẽ gửi cho Liên Thành một miếng cao Lá Vằng nhỏ và một ít nước suối Đức Mẹ Lộ Đức.
- Vâng, anh gửi cho tôi ngay đi! Tôi tin và cần lắm.
- Được! Tôi sẽ gửi cho Liên Thành ngay chiều nay. Khi nhận được, Liên Thành cắt miếng cao Lá Vằng ra to bằng móng tay cái, bỏ vào tách nước sôi, khuấy cho tan; nhỏ thêm vài giọt nước suối Đức Mẹ Lộ Đức vào tách nước đó, trước khi uống Liên Thành thành tâm cầu xin Đức Mẹ cứu chữa Liên Thành.
Sau đó Liên Thành cứ xin hẹn đi mổ xương sống như thường. Liên Thành tính từ ngày nhận được Cao Lá Vằng và nước suối Đức Mẹ Lộ Đức
cho đến ngày đi mổ là bao nhiêu ngày. Liên Thành cắt miếng cao Lá Vằng ra thành bấy nhiêu miếng nhỏ. Mỗi ngày Liên thành uống một miếng pha lẫn với nước suối Đức Mẹ Lộ Đức. Nhớ chừa lại ít nước suối Đức Mẹ để thoa vào hai chân, nhất là trước khi mổ, Liên Thành nhờ người nhà thoa nước suối Đức Mẹ lên chỗ bác sĩ sẽ mổ lưng Liên Thành. Làm vậy đi! Tôi tin thế nào Đức Mẹ cũng sẽ giúp Liên Thành bằng an.
- Nhưng tôi là người ngoại đạo mà anh.
- Chúa và Đức Mẹ là của tất cả mọi người, không riêng gì ai. Liên Thành nghe mình và cứ làm vậy đi.
- Được, cám ơn anh. Tôi nghe lời anh.
Rồi khoảng bẩy giờ tối ngày 27 tháng Tư năm 2016, tôi lại nhận được điện thoại của anh H. như sau:
- Hello Liên Thành! Tôi là H. ở San Jose đây.
- Vâng! Tôi nhận 5/5. Xin “ngài” tiếp tục.
- Trước khi đem cao Lá Vằng và nước suối Đức Mẹ Lộ Đức ra bưu điện gửi cho Liên Thành, tôi đã đem vào nhà thờ Maria Goretti, San Jose, đặt dưới chân tượng Đức Mẹ và thánh Giuse cầu nguyện cho Liên Thành. Sau đó, tôi lại đặt trước bàn thờ Chúa và quỳ cầu nguyện khá lâu. Không hiểu vì sao tự nhiên người tôi nóng bừng khiến tôi chao đảo gần ngã xuống. Tôi gượng đứng dậy nhưng không được. May thay! Một người Mexicô cũng đang cầu nguyện gần đó đến nâng tôi đứng lên. Thật khó hiểu.
Tôi cần mang vào nhà thờ Maria Goretti khấn nguyện cho Liên Thành để được yên tâm. Rất tiếc, vì nhà thờ Giáo Xứ Đức Mẹ Lang Vang chúng tôi do cha Phêrô Huỳnh Lợi làm cha xứ, bị cháy rụi từ ngày 20-8-2012 rồi. Nên cha con chúng tôi đang thất thểu “tha phương cầu thực”. Nói cho đúng, cha con chúng tôi đang thuộc diện “churchless”. Hì! Hì! Hì! Nhưng chúng tôi đặt hết niềm tin vào Đức Mẹ, thế nào Đức Mẹ cũng giúp chúng tôi sẽ xây nhà thờ khác rộng rãi và khang trang hơn nhiều.
À! Tôi vừa gửi email cho Liên Thành đấy. Nhớ mở cả hai bài kèm theo và đọc kỹ, nhé!”
- Yes, Sir.
- Good luck! God bless you!
Sau đó, tôi vội mở email và mở hai bài đính kèm do anh H. gửi, dưới đây:

SỰ KIỆN ĐỨC MẸ LA VANG, VIỆT NAM. 

Dưới triều vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con vua Quang Trung), nhà vua bách hại đạo Công Gìáo rất gắt gao, nên các nhà truyền giáo và giáo dân phải trốn lên rừng sâu núi thẳm để giữ đạo.
Nhắc đến “giáo dân phải trốn lên rừng sâu núi thẳm để ẩn trốn và giữ đạo”, chúng ta ai cũng biết: Ngày 17-8-1798 vua Cảnh Thịnh ban hành một chiếu chỉ cấm đạo rất gắt gao, một số các tín hữu ở gần đồi Cổ Vưu, Dinh Cát, Quảng Trị, phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại khu rừng có cây “lá vằng”. Nơi này là chốn rừng thiêng nước độc; lại thêm hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân lùng bắt, thú dữ ăn thịt. Các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên ChúaĐức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau. 
Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, bỗng nhiên họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Giêsu Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Đức Mẹ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó vì đạo. Mẹ bảo họ hái một loại lá cây (lá vằng) có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: "Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ che chở chúng con trong cơn hoạn nạn"…
Sau cơn bách hại, các tín hữu cùng các giới chức địa phương đã dựng một ngôi đền khiêm tốn tại đây để tạ ơn và tôn kính Đức Mẹ. Rồi họ thường tới đây lấy “lá vằng” về sắc thành thuốc uống khi mắc bệnh hiểm nghèo. Vì thế một vài thầy lang thuốc Bắc đã sắc “lá vằng” làm thành cao để bán cho những ai cần đến.
Từ đó nơi núi đồi Cổ Vưu, Dinh Cát, Quảng Trị với rừng cây “lá vằng” xanh tươi đã trở nên Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang (La Vang đọc theo tếng Pháp) của toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
 Rồi, thể theo sự thỉnh cầu của HĐGMVN ngày 13-4-1961 họp tại Huế, ĐGH Gioan XXIII ban hành sắc lệnh nâng ngôi Đền Thánh Đức Mẹ La Vang khiêm tốn đó lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Sắc lệnh được ban hành ngày 22-8-1961 tại Roma, cạnh Đền thờ thánh Phêrô, có Ấn Ngư Phủ.
Thừa lệnh ĐGH Gioan XXIII, ký thay: HY Quốc Vụ Khanh Angelo Dell Acqua.
(Trích tài liệu từ TTGM Huế. Bài viết đầu tiên về sự kiện trên do một linh mục thừa sai người Pháp (M.E.P.) viết bằng tiếng Pháp, mà tiếng Pháp không có chữ “á, ằ”, nên họ viết theo âm “La Vang”. Từ đó người Việt chúng ta cũng quen gọi “La Vang” luôn.”


Inline image

 SỰ KIỆNĐC MẸ LĐC (LOURDES), PHÁP

Linh mục Giuse Nguyễn Hữu An
Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous  ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần
Lộ Đức là trung tâm hành hương quốc tế. Tôi được diễm phúc hành hương đến Đức Mẹ Lộ Đức. Từ Rôma qua hướng Tây Ban Nha, vượt đỉnh Pyréné đến miền Nam nước Pháp. Lộ Đức nằm ở một vị trí khá hẻo lánh, thuộc một tỉnh nhỏ. Nơi đây, từng giờ từng phút, khách thập phương tấp nập đổ về để dâng lễ, cầu nguyện và xin ơn với Đức Mẹ.
Khi bước vào Vương Cung Thánh Đường Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi thấy bên phải, có phiến đá cẩm thạch ghi lời tuyên bố long trọng của Đức Giám Mục Laurence về những lần hiện ra của Đức Mẹ: "Chúng tôi tuyên bố rằng Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần trong hang động Massabielle, gần thành Lộ Đức (Lourdes); rằng sự hiện ra này mang tất cả những tính cách của sự thật, và các giáo hữu đều đã tin là chắc chắn. Chúng tôi xin dâng cách khiêm nhượng sự phán đoán của chúng tôi cho Sự Phán Đóan của Đức Giáo Hoàng, Vị được giao trọng trách chèo lái Giáo Hội hoàn vũ ".

  Inline image
Hang Đá Nơi Đức Mẹ Hiện Ra

Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần tại Hang đá Lộ Đức, từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 07 năm 1858.
Ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã thiết lập Ủy Ban Điều Tra về những lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Massabielle. Công việc điều tra kéo dài trong 4 năm.
Trang web: lourdes-france.com, cho biết công việc nghiên cứu điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện. Sau bốn năm, ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Giám Mục, nhân danh Giáo Hội, nhìn nhận những lần hiện ra là đích thực. Giáo Hội nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, dựa trên chứng từ xác quyết của cô Bernadette Soubirous.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII chấp thuận mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Giáo Hoàng Piô X cho phép toàn thể Giáo Hội mừng lễ này vào ngày 11-2 hàng năm.
Hành hương về Lộ Đức, tôi được hiểu biết thêm nhiều về lịch sử và sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi qua thiếu nữ Bernadette.
Bernadette là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc, không biết viết, con một gia đình nghèo ở Lộ Đức. Gia đình cô tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam. Nơi tồi tàn này, cả gia đình gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette làm nơi nương thân. Đức Mẹ muốn chọn một cô bé nơi nghèo hèn để làm sứ giả của Mẹ.
Theo lời kể của Bernadette: Hôm đó là thứ Năm, ngày 11.02.1858, cô được nghỉ học, Bernadette xin phép mẹ đi nhặt củi. Bình thường theo dọc bờ sông Gave, có rất nhiều cành cây khô. Nhưng suốt buổi sáng đó, dường như chị em của Bernadette không nhặt được bao nhiêu. Bernadette mới tiến đến một hang động gần đó mà dân làng quen gọi là Massabielle. Cô đang loay hoay nhặt củi, từ trong hang đá, một thiếu nữ diễm lệ xuất hiện và đứng trên một tảng đá, ánh sáng bao trùm cả hang Massabielle. Theo lời cô mô tả, người thiếu nữ chỉ trạc độ 16, 17 tuổi. Bernadette tưởng mình như đang mơ. Cô bước thêm bước nữa. Người thiếu nữ diễm lệ chỉ mỉm cười. Trong cơn xúc động, Bernadette lấy tràng chuỗi từ trong túi áo ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. Khi Bernadette vừa lần xong chuỗi Mân Côi, người thiếu nữ làm hiệu cho cô tiến lại gần hơn. Bernadette say sưa ngắm nhìn và tiếp tục đọc kinh cho đến khi ánh sáng bao trùm người thiếu nữ nhạt dần và tắt hẳn.
Cô về nhà kể lại biến cố ấy, nhưng chẳng ai tin cô. Chính cha mẹ cô cũng không muốn cho cô trở lại hang đá nữa. Nhưng như có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó khiến cô vẫn trở lại hang đá ấy.
Sau lần này, cô còn được trông thấy “người thiếu nữ diễm lệ” hiện ra 17 lần nữa. 
Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18.02.1958, người thiếu nữ ấy mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”.
Trong 15 ngày tiếp đó, người thiếu nữ đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều. Cô kể: “Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy sám hối, hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây, hãy đến uống và rửa ở suối này, phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy, Bà còn nói với tôi ba điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà ba lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy, Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực: ‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’”. Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng Pháp là: “Je suis l’Immaculée Conception”, và dịch sang tiếng Việt Nam là: ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội’
Các bậc khôn ngoan chống đối, dân chúng xúc động, cảnh sát thẩm vấn Bernadette nhiều lần. Cô bình thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa. May mắn là cô không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn. Các nữ tu dạy học cũng tỏ ra bất bình, còn Bernadette vẫn luôn giữ được thái đô khiêm tốn lịch sự. 
Ngày 25.2.1858, một đoàn người cảm kích theo cô, sau khi cầu nguyện Bernadette đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rồi quì xuống. Theo lệnh của “người thiếu nữ diễm lệ”, cô Bernadette cúi xuống lấy tay cào đất, rồi lật một hòn đá nhỏ lên. Bỗng dưng một dòng nước vọt lên. Dòng nước đó đến nay cứ chảy mãi, cứ 24 tiếng đồng hồ là có khoảng 120.000 lít nước chảy ra.

Inline image


Khách hành hương đang lấy nước suối Đức Mẹ Lộ Đức.

Chúng tôi dâng lễ tại hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra. Cạnh bàn thờ dâng lễ là mạch nước chảy không ngừng từ trong Hang Đá ra. Ngày nay, mạch suối này được dẫn xuôi theo Nhà thờ tới chân tháp để khách hành hương tới lấy nước và uống nước suối này. Tôi uống liền mấy ly và đem về 5 lít nước để tặng cho bà con giáo dân.”……
Sau khi nói chuyện với anh H., nhất là đọc hai bài viết trên, tồi bồi hồi nôn nóng mong chờ cao Lá Vằng và nước suối Đức Mẹ Lộ Đức.
Việc gì đến sẽ đến. Khoảng hai giờ chiều ngày 29-4-2016 tôi nhận được cao Lá Vằng và nước suối Đức Mẹ Lộ Đức. Tôi liền gọi điện báo tin cho anh H. biết. Đầu dây kia, anh H. nói:
- Liên Thành uống chưa? Nếu chưa, Liên Thành uống ngay đi!
- Nhà tôi đang chờ nước sôi.
- Nhớ làm đúng những điều tôi đã dặn.
- Yes, sir.
Tôi liền cắt cao Lá Vằng bỏ vào tách nước sôi, khuấy cho tan; rồi nhỏ thêm vài giọt nước suối Đức Mẹ Lộ Đức vào. Trước khi uống, tôi thành tâm lâm râm cầu nguyện trong niềm tin thiết tha nơi Đức Mẹ. Uống xong, tôi cảm thấy rần rần như kiến bò nơi hai đốt xương sống ép vào nhau. Sau đó tôi cảm thấy buồn ngủ và thiếp đi. Tỉnh dậy, tôi nhờ nhà tôi nâng tôi đứng dậy và dìu tôi ra khỏi xe lăn. Ban đầu nhà tôi và con gái tôi dìu tôi bước đi chậm chậm, từ từ; nhưng rồi tôi bước đi nhanh hơn và đi được năm vòng trong nhà. Đến tối tôi lại tập đi, rồi bước đi một mình và đi nhanh hơn nhiều. Tôi đi vòng quanh nhà bếp, ra phòng khách trước sự chứng kiến của nhà tôi và các con tôi. Mọi người đều sững sờ, hốt hoảng nhìn thấy tôi bước đi như vậy. Riêng tôi, tôi cảm nhận ƠN TRÊN thương tôi đến nỗi tôi muốn ứa nước mắt. Sau khi chúng tôi bình thản lại, tôi bàn với nhà tôi và các con tôi: Tôi quyết định đi mổ trong niềm tin và phó thác vào Đức Mẹ. Tất cả đều đồng ý với tất cả tấm lòng cậy trông vào Đức Mẹ.
Sáng ngày 2-5-2016, tôi liền xin liên lạc với bác sĩ mổ xương sống cho tôi. May mắn tôi gặp trực tiếp ông ta. Đó là:
Dr. Kiester, P. Douglas
Phone: 888-546-7002
Bệnh viện UCI của Trường Đại Học UCI. Orange County. CA. 92868.
Hồ sơ bệnh lý của tôi (MRN): 2405944. ACCT: 2053060907
Dept: Orthopaedics and Spine Center.
101 City Dr. PAVIII
Orange, CA. 92868
Trong khi nói chuyện với ông ta, tôi đã nêu lên những lo lắng của gia đình và bạn bè về xác suất thành công của cuộc giải phẫu thường rất thấp.Bác sĩ Kiester cho biết: ông ta sẽ cố gắng hết sức, nhưng ông ta không dám bảo đảm mặc dầu ông ta chuyên về mổ xương sống từ lâu rồi, và cuộc giải phẩu của tôi có thể kéo dài từ bốn đến năm tiếng đồng hồ vì trường hợp của tôi rất khó. Sau đó ông ta sẽ giữ tôi lại bệnh viện vài ngày để theo dõi và y tá tập đi cho tôi đến khi nào tôi có thể đi được.
Chương  trình mổ ban đầu ấn định lúc hai giờ chiều ngày 9-5-2016.
Nhưng trước đó một ngày, tức là ngày 8-5-2016 văn phòng Bác Sĩ Kiester thay đổi giờ mổ là 7:15 sáng cũng ngày 9-5-2016, như vậy tôi phải có mặt tại bệnh viện lúc 5:00 sáng ngày 9-5-2016.

CHUYỆN LẠ XẨY ĐẾN
Để chuẩn bị “lên đường”. Chiều ngày 8-5-2016, tôiđã lấy cao Lá Vằng bỏ vào ly nước sôi, khuấy tan, đồng thởi tôi nhỏ vài giọt nước suối Đức Mẹ Lộ Đức vào. Trước khi uống tôi lại thầm thĩ cầu nguyện một cách tha thiết với Đức Mẹ:
 “Lạy Đức Mẹ, con là một Phật tử. Xin Đức Mẹ cứu giúp con. Con biết đời người sinh lão bệnh tử là chuyện thưởng tình phải đến, nhưng  nếu cuộc giải phẩu nầy không thành công, con sẽ trở thành kẻ tàn phế suốt đời thì công việc chung của đất nước chúng con, mà lâu nay anh em chúng con hằng ấp ủ sẽ tiêu tan hết. Con lạy Mẹ!Xin Mẹ cứu giúp con”
Sau lời cầu xin đó tôi uống hết ly nước cao Lá Vằng với nước suối Đức Mẹ Lộ Đức trong niềm tin yêu và phó thác, rồi tôi cảm thấy yên lòngthư thả nghỉ ngơi.
Sáng hôm sau, tức ngày 9-5-2016con trai tôi,Huy Dũng đưa tôi đến bệnh viện UCI tại thành phố Orange , CA khi trời chưa sáng.
Trên đường đi tôi ngồi im lặng, không lo, không sợ, mà chỉ nghĩ đến quê hương Việt Nam
“41 năm rồi, dân tộc và quê hương tôi vẫn còn bị chìm đắm dưới chế độ cộng sản. Những ngườiViệtQuốc Giatrong nước và ngoài nước đã làm được gì cho đất nước; tôi và anh emchiến hữu của tôi đã làm được gì. Tôi xúc động”.
Xe gần đến bệnh viện, bỗng con trai tôi hỏi tôi:
- Ba!
- Gì con,
- Ba lo hả?
- Không! Con. Ba cảm thấy bình thản.
- Ba yên tâm đi! Hồi đêmanh chị em chúng con đã đọc kinh cầu xin Đức Mẹ cho ba.
Tôi nhìn con và trả lời âu yếm:
- Ba cám ơncác con.

Đến đây tôi xin mở một dấu ngoặc đơn.
(* Nhà tôi, Nguyễn Thị Ngọc Phú theo đạo Công Giáo từ năm 1957.
* Con trai tôi, Huy Dũng sau ngày tốt nghiệp Electrical Engineer từ Đại Học Cal State Fullerton, CA, nó đã xin phép tôi theo đạo Công Giáo, tôi bằng lòng. Vú bọ của nó là cha mẹ của một người bạn học thân tình với nó; tính đến nay cũng đã hơn hai mươi năm rồi.
* Con trai trưởng tôi, Antony Huy hiện là Đại Tá trong Lực Lượng Lục Quân Hoa Kỳđã tham chiến tại Irac, và A Phú Hãn,cũng đã xin phép tôi theo đạo Công Giáo; tôi cũng bằng lòng
* Con gái tôi, Công Huyền Tôn Nữ Xuân Thi,Nha Sĩ, phòng mạch tại Las Vegas, cũng đã xin phép tôi  được theo đạo Công Giáo; tôi cũng bằng lòng.
* Con gái tôi, Công Huyền Tôn Nữ Nhật Thi, Bác Sĩchuyên khoa về thần kinh, có chồng cũng là bác sĩchuyên khoa mổ mắthiện cùng làm tại bệnh viện Kaisser tại Milpitas, Bắc Cali, cũng đã xin phép tôi được theo đạo Công Giáo, tôi cũng bằng lòng .
* Con gái tôi, Công Huyền Tôn Nữ Mộng Thi, chồng là Bác sĩ gây mê tại bênh viện ở Las Vegas cũng đã xin phép tôi được theo đạo Công Giáo; tôi cũng bằng long. 
* Con trai tôi, Huy Quang, một trong 100 kỹsư điện toáncủa hệ thống Hỏa Tiễn Lá Chắn của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Nó cũng là Mục Sưcủa một nhà thờ Tin Lành tại Thành phố Brea, Nam Cali; tôi cũng bằng lòng .
Tôi còn nhớ nămnó 31 tuổi,nó đã tặng một quả thận của nó để cứu sống một bé gái.Gần đây nó đã nhận haiem bé tàn tật 100% về thể xác và trí não, về làm con nuôi, để săn sóc cho haiem nhỏ tật nguyện đó.)

Trở lại việc mổ xương sống của tôi.
Inline image
GIẤY NHẬP VIỆN
Lúc 5:15 sáng ngày 9-5-2016, con trai tôi đã làm xong thủ tục nhập viện cho tôi. Sau đó tôi được đưa về phòng chờ đợi đđưa vào phòng mổ.
Khoảng 7 giờ sáng tôi được đưa đến phòng mổ,thời gian di chuyển khoảng 5 phút. Nằm trên chiếc giường được y tá đẩy đi, tôi lập lại lời cầu xin:
“Xin Đức Mẹ, xin Đức Mẹ giúp con”
Người đầu tiên tôi gặp trong phòng mổ là bác sĩ Kiester P. Duoglas, ông ta là một bác sĩ lớn tuổi với gương mặt rất hiền, ông nói nhỏ nhẹ với tôi:
- Yên tâm!
- Thank you, Dr.
Người kế tiếp là bác sĩ gây mê (tôi không nhớ tên) cũng là một bác sĩ người Mỹ, ông ta đứng sát đầu giường tôi, và nói rất nhỏ nhẹ:
- Tôi là bác sĩ gây mê, anh sẽ ngủ trong bình yên, ông ta nhìn tôi và mở mụ cười rất bình yên.
Thank you, Dr.
Sau đó ông ta chụp vào mặt mũi tôi bộ phận để thở và gây mê, tôi chờ đợi... chỉ khoàng vài giây đồng hồ sau tôi có cảm giác nóng ở đầu và… đi vào hôn mê…….  Rồi…

 Inline image
TÔI MỚI TỪ PHÒNG MỔ RA

Tôi nghe tiếng gọi rất xa… rất xa… vọng lại... Ba!… Ba!…
Tôi mở mắt nhìn thấy khuôn mặt xinh xắn của con gái út tôi, tôi nghe nó nói:
- A! Ba tỉnh rồi, tỉnh tồi.
Tôi nhìn thấy nhà tôi và các con tôi đng chung quanh.
Nhiều người hỏi:
- Ba tỉnh rồi, ba có đau không, đau lắm không?
Tôi trả lời:
- Không đau gì cả, các con ạ!
Con gái út tôi nói:
- Có lẽ còn thuốc tê nên ba chưa đau, mà sao bác sĩ mổ nhanh vậy. Ông ta nói phải từ 4 đến 5 tiếng mà, sao chưa đầy hai tiếng đã xong.
Tôi hỏi con tôi mấy giờ rồi, ngày hay đêm?
9:45 sáng ba à. Ba mới từ phòng mổ ra mà.
Từ giờ đó cho đến gần 12 giờ khuya ngày 9-5-2016tôi vẫn không thấy đau nơi chỗ mổ sau lưng.Y tá lâu lâu lại hỏi tôi có đau không? Họ lấy thucgiảmđau cho tôi. Tôi trả lời:
- Không, tôi không thấy đau gì cả.
Bà y tá nói:
- Đây là việc hết sức ngạc nhiên, bởi vì vết mổ của ông dài gần 12 inches. Nhiều người như ông đã phải uống thuốc giảm đau liên tc. Còn ông không đau là làm sao? Thật lạ quá!
Tôi lại ngủ thiếp đi lúc nào tôi không biết. Rồi vì có ai đang lay nhẹ vai tôi, tôi mở choàng mắt ra, đó là bác sĩ Kiester.
Bác sĩ Kiester nhìn tôi với nụ cười thật hiền hỏi:
- Anh khỏe không? Có đau lắm không?
- Không, Dr. Cám ơn Dr. Mấy giờ rồi, thưa bác sĩ?
- 6:30 sáng ngày 10-5-2016. Anh đã ngủ yên suốt đêm.
Tôi nhìn khuôn mặt ông ta thoáng có vẻ đăm chiêu và hoài nghi, nên tôi hỏi:
- Sao Dr. đến sớm vậy?
- Tôi đến xem anh như thế nào. Cuộc mổ ngày hôm qua tôi đã sắp xếp phòng mổ và dự trù trong năm tiếng đồng hồ, nhưng tôi đã mổ rất nhanh và chính xác,chỉ trong vòng hai tiếng. Trong khi mổ tôi cảm thấy có điều gì huyền nhiệm nên mới nhanh và chính xác như vậy. Thật khó diễn giải theo y khoa. Cuộc giải phẫu thật tốt đẹp. Tuyệt vời! Suốt đêm qua tôi trằn trọc và cảm thấy hình như có ơn lạ về trường hợp của anh, nên sáng nay tôi đến sớm xem anh thế nào.
- Cám ơn Dr.
- Chốc nữa, khoảng 9 giờ tôi cho người đến tập cho anh đi, ngày nào anh đi được tôi mới cho anh về.
Khoảng hơn 9 giờ sáng, một nam y tá therapist đến phòng với walker và một dây bằng vải.
Anh ta giới thiệu anh là người sẽ tâp cho tôi đi mỗi ngày một lần theo lệnh của bác sĩ Kiester, và anh sẽ trình cho bác sĩ biết, đến khi nào tôi đi bình thưòng, vững chắc, bác sĩ sẽ cho tôi về nhà.
Trong phòng tôi lúc đó có nhà tôi và các con tôi. Anh y tá đỡ tôi dậy bước xuống giường và chỉ cho tôi cách dùng walker, đng thởi anh ta cũng cột giây vải bề ngang gần bằng bàn tay quanh eo tôi, tay mặt anh nắm lấy dây vải đề phòng tôi ngã quỵ, sẽ kéo đỡ tôi dậy.
Chúng tôi bắt đầu đi. Tôi đi trước với waiker và anh y tá đi sau sát tôi.
Trước sự quan sát theo dõi của y tá, và sự chứng kiến của nhà tôi và các con tôi, tôi đi một cách bình thường chân dơ cao,bước ra khỏi phòng.
Ra khỏi phòng tôi bước đi như một người bình thường, đi nhanh và chân dơ cao như lính đi duyệt binh. Anh y tá vừa mừng vừa ngạc nhiên, anh ta hỏi tôi:
- Anh không đau sao, nhìn anh đi, tôi tưởng anh như không phải là bệnh nhân.
Tôi trả lời:
- Không, tôi không thấy đau gì cả,và rất mừng không còn đi cà nhắc như trước khi chưa mổ.
Anh ta để tôi đihai vòng trong hành lang dài của bệnh viện. Anh ta cười và nói với tôi:
- OK, tốt lắm, tốt lắm. Tôi cho anh diểm A+. Tôi sẽ trình cho bác sĩ Kiester biết ngay.
Tôi nói với anh y tá tôi muốn đi một vòng nữa được không?
- Được chứ!  Đi một vòng nữa đi!
Sau đó tôi trở về phòng, anh y tá nói cho các con tôi nghe, bọn chúng rất mừng và ngạc nhiên lắm.
Khoảng 30 phút sau anh y tá trở lại bảo con tôi đến văn phòng ký giấy vì bác sĩ cho tôi về. Mọi người đều sửng sốt, ngỡ ngàng. Ai cũng lắc đầu khó hiểu.
Tôi rời khỏi bệnh viện UCI vào hồi 10:54 sáng ngày 10-5-2016. Thời gian tính từ khi tôi bắt đầu vào phòng mổ lúc 7:15 sáng ngày 9-5-2016, và tôi rời bệnh viện về nhà sáng lúc 10:54 sáng ngày 10-5-2016. Tính ra tôi chỉ ở trong nhà thương 27 tiếng 39 phút.
Bác sĩ Kiester, các y tá, nhất là y tá therapist cho tôi, ai ai cũng ngạc nhiên về trường hợp của tôi. Vì Những ai đã bị thương tích hay giải phẫu dù nhỏ hay lớn, sau khi thuốc tê hết hiệu lực, nhất là từ khoảng 10 tiếng đồng hồ trở đi, nơi vết thương hay vết mổ đó đau buốt thật khó diễn tả. Vì thế, các bác sĩ điều trị thường cho bệnh nhân thuốc giảm đau, và y tá phụ trách luôn luôn hỏi bệnh nhân có đau không để họ cho uống thuốc. Trường hợp của tôi cũng vậy, bác sĩ Kiester cho tôi thuốc ENDOCET TAB 5-325 MG, số lượng: 58 viênđể giảm đau. Ông ta còn dặn tôi cách sáu tiếng đồng hồ uống một viên, và uống hết. Sau đó, nếu cần ông ta lại cho thêm. Lạ thay! Tôi không đau chút nào, nên tôi không uống một viên nào cả. Bác sĩ Kiester, các y tá đều rất ngạc nhiên, họ xem tôi như không phải bệnh nhân vừa mới mổ xương sống ngày hôm trước.
  Inline image
GIẤY XUẤT VIỆN

Trước khi ra về, Bác sĩ Kiester dặn tôi rất kỹ: phải dùng walker để di chuyển ít nhất một tuần; đứng lên ngồi xuống v.v. phải hết sức cẩn thận, mặc dù ông ta đã biết rất rõ tôi đã đi lại bình thường ngay trong bệnh viện.
Về nhà, trong hai ngay đầu, vâng lời bác sĩ dặn, tôi đi bằng walker, nhưng đến ngày thứ ba tôi bỏ nó vào một góc tường vì thấy không cần dùng nó nữa.
Một điều lạ lùng là từ khi được đưa từ phòng mổ về phòng tỉnh dưỡng ở bệnh viện và sau đó về nhà, tôi không hề bị đau nhức ở vết mổ. Ai ai cũng ngạc nhiên. Đúng là chuyện khó tin nhưng có thật. 
Như quý vị đã biết, 100 % những người bị mổ xương sống và dây thân kinh sau lưng hầu như tất cả đều bị bại liệt nằm trên giường từ sáu tháng đến một năm, hay vài năm hoặc vĩnh viễn. Thế mà tôimổ sáng ngày hôm trước, sáng hôm sau tôi đã dậy đi, và gần 10:54 giờ sáng bác sĩ cho về. Đây chính là PHÉP LẠ.
Bác sĩ Kiester còn dặn thêm: Nếu mọi việc đều tốt đẹp hoàn toàn, thì phải từ bốn đến sáu tuần tôi mới có thể lái xe được. Nhưng tuần lễ thứ hai vì công việc rất cần mà không tiện nhờ ai, tôi đã tự lái xe đi và về khoảng 200 miles mà vẫn bình thường, chỉ hơi mỏi lưng một tí chứ không đau gì cả.
Ngày 9-6-2016, đúng một tháng sau ngày mổ, tôi trở lại tái khám với bác sĩ Kiester P. Douglus, sau khi chụp quang tuyến X nơi chỗ mổ để xem bên trong, bác sĩ Kiester cười và nói với tôi :
- Ông về được rồi. Từ nay trở đi, tôi không còn lý do gì để gặp ông nữa.
Lòng đầy xúc động, tôi nắm chặt tay ông ta và nói:
- Tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi xin hết lòng cám ơn bác sĩ.
Vẫn nụ cười hiền lành đó, Dr. Kiester bắt tay tôi và chúc tôi may mắn, bình yên….
*
*    *
Một Chuyện lạ nữa. Một ngày trước ngày tái khám với bác sĩ Kiester, tức ngày 8/6/2016, tôi theo định kỳ đi khám căn bệnh ung thư máu với bác sĩ của tôi là:
Dr.Gurpreet S.Multani
Phone: 714-432-9200
Địa Chỉ: 11180 Warner Ave, Ste: 467
Fountain Valley, CA.92708
Sau khi thử máu và khám xong, bác sĩ Multami nói vi tôi:
“Chúc mừng ông, căn bệnh hầu như không còn nữa. Số lượng bạch huyết cầu đã trụt xuống như ý tôi mong muốn, từ nay ông là người bình thường. Nếu cần, từ nay tôi chỉ gặp ông khoảng ba tháng một lần, để thử máu, theo dõi số lượng bạch huyết cầu mà thôi….”
Tôi ngước mặt lên trời, nghẹn ngào, ứa nước mắt thầm thĩ: Con cám ơn Đức Mẹ. Lại một PHÉP LẠ nữa!

Inline image

VẾT MỔ SAU BA NGÀY
Inline image

VẾT MỔ SAU BẨY NGÀY

Được biết tôi vừa trải qua căn bệnh ung thư máu và trải qua một cuộc mổ xương sống đầy nguy hiểm, các chiến hữu, nhất là anh em cảnh sát quốc gia cùng sát canh với tôi trước đây, họ kéo nhau đến thăm, và sửng sốt khi tôi vén áo cho họ nhìn vết mổ sau lưng tôi còn đỏ. Thế mà tôi bước đi bình thương, không đau buốt gì hết.
Rồi Chúa Nhật, ngày 19-6-2016 vừa qua, kỷ niệm ngày QLVNCH, cũng là ngày nhớ ơn cha (Father’s Day) của Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của chúng ta, một số bạn hữu và chiến hữu (khoảng gần 20) người, trong đó có những người ở tiểu bang khác được tin cũng về thăm tôi. Sau khi biết rõ mọi diễn tiến về bệnh tình của tôi, ai ai cũng sửng sốt, thốt lên. Thật khó tin, khó hiểu. Đây chính là PHÉP LẠ! Phép lạ nhiệm mầu.
Sau đó, trong tình thân mật, tôi vui đùa hỏi:
- Ai Công Giáo? Giơ tay lên!
Nhiều người giơ tay.
- Ai Phật giáo hay ngoài Công Giáo? Giơ tay lên!
Cũng nhiều người giơ tay.
Tôi vui đùa nói tiếp: Đức Mẹ không chơi với các bạn Công Giáo nữa, vì các bạn được ơn Đức Mẹ nhiều rồi. Bây giờ Đức Mẹ chỉ chơi với những người ngoài Công Giáo hay Phật giáo như tôi thôi. Thế là cả phòng khàch của chúng tôi ồn ào như “Ong vỡ tổ”. Vui ơi, là vui! Vui ơi, là vui!
Ngay lúc ấy bình nước đang trên bếp cũng vừa sôi, nhà tôi pha trà, không quên nhắc tôi bỏ vào một miềng cao Lá Vằng nhỏ và nhỏ thêm mấy giọt nước suối Đức Mẹ Lộ Đức vào bình trà, rồi mời anh em cùng uống để chia sẻ niềm vui với gia đình tôi và cùng chúng tôi tạ ơn Đức Mẹ….
Rồi, cuộc vui nào cũng mau qua. Xum họp nào rồi cũng chia tay.
Tôi bịn rịn bắt tayvà tiễn biệt các bạn cùng các chiến hữu. Nhìn họ ra về, người ngồi trong chiếc xe lăn, người đi sau chiếc walker, người với cây gậy chậm chạp bước đi, vừa đi vừa ngoái lại vẫy tay từ biệt. Tôi cố cắn môi ngăn dòng nước mắt và thầm nghĩ: Ôi thời oanh liệt của đất nước tôi, cũng là của chúng tôi! Nay chữ “oanh” đã mất, chỉ còn lại chữ “liệt”.
Tôi bùi ngùi trở vào phòng, ngước nhìn tượng Đức Mẹ Lộ Đức (do anh chị Đoàn Q. trên San Jose, cung kính mang từ hang đá Loudes, Pháp về tặng anh H. đã trên 10 năm. Nay anh H. tặng lại chúng tôi) đang ngự trên bàn làm việc của tôi. Tôi xúc động thưa với Đức Mẹ:
Lạy Mẹ! Con xin Mẹ hỏi Chúa giúp con, nhé! Sao Chúa và Mẹ tương con đến thế!  Vì Người đã trao quyền phép cho Mẹ để cứu đứa con hoang này….
Thầm thĩ với Đức Mẹ xong, tôi vội nghĩ mình cần phải ghi lại những sự kiện trên đây, với mục đích gì thì quý vị quá biết.
Đồng thời tôi xin ghi ơn quý ân nhân, (nhưng vì khiêm tốn quý vị không cho phép tôi nêu tên quý vị ra đây) đã dâng lời cầu nguyện ƠN TRÊN cho tôi, nên bệnh ung thư máu và việc mổ xương sống của của tôi đem lại kết quả tốt đẹp không thể tưởng tuợng được. Đúng là Phép Lạ nhiệm mầu.
Tuy nhiên con xin mạn phép và cám ơn cha già cố H., mặc dù con chưa hân hạnh gặp cha lần nào, nhưng qua anh H. và tình thương, cha hằng dâng lễ cầu nguyện, rồi lại gửi thêm nước suối Đức Mẹ Lộ Đức cho con. Tuy số lượng rất khiêm tốn, nhưng “…nghĩa so nghìn trùng”.
Anh không quên cám ơn em, ba cũng không quên cám ơn các con, hằng cầu nguyện, an ủi, khích lệ ba, nên gia đình chúng ta mới được diễm phúc như ngày hôm nay…
*
*    *
California mới bắt đầu vào mùa Hè nên thời tiết hơi nóng. Tôi mở cửa sau bước ra vườn. Đêm trăng rằm tối  nay tuyệt đẹp. Tôi chạnh lòng nhìn về quê mẹ nằm bên kia bờ biển Thái Bình; thổn thức đến ứa nước mắt vì: Đất nước Việt Nam cũng đang bị những “tế bào ung thư máu” hoành hành và lưỡi giao mã tấu đangchuẩn bị đè xuống “mổ xương sống” đất nước tôi như trường hợp của tôi vậy. Vì thế, tôi lại nhớ đến lời nhắc nhở:

Nếu Cộng Sản miền Bắc chiếm được miền Nam, thì toàn thể nước Việt Nam sẽ trở thành quận hay tỉnh nhỏ của Trung Cộng. Yếu tố còn lại chỉ là thời gian”. 
(Đồng Tâm, Tuy Hòa ngày 17-9-1955)
Biết làm sao đây? Tôi chỉ biết cúi đầu khấn nguyện: Xin Đức Mẹ cứu đất nước chúng con thoát khỏi “hai căn bệnh trầm kha” trên, như Mẹ đã vừa cứu con vậy. Mà chỉ có Mẹ mới cứu được thôi.
Đang miên man, thổn thức thì đâu đây văng vẳng tiếng hát Mỹ Huyền réo rắt đưa tôi về thực tại, nhưng lại càng làm tôi tê tái cõi lòng:

Đêm khuya trăng mơ mắt trông về trong cõi xa mờ, 
Nơi xa xăm kia tôi say nhìn quê cũ dấu yêu. 
Ôi tình quê hương nới chốn xưa có người mẹ hiền, 
Tóc màu hoa bạc chiều chiều mắt ngấn lệ vì con. 
Ra đi con dâng đời cho gió mưa, 
Quê người ngồi nhớ đến ngày vui qua. 
Gió chiều thường nhắc khúc ca biệt ly, 
Cố nhìn quê cũ lẩn trong sương mờ. 
Mẹ ơi! Ra đi đời con sá chi, 
Mơ ngày ngồi dưới ánh đèn lâm ly. 
Bên mẹ thường hát khúc ca ngày đi, 
Ai ngờ rồi cũng đến khúc phân ly. 
Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ Vi
ệt Namơi...!”

Liên Thành
Đêm 19-6-2016 tại nam California
Chú thích: (1)Liên Thành, đang chỉ huy trấn áp cuộc biểu tình chống chính phủ VNCH của sinh viên thân cộng đại học Huế. (Trích T.T.Q.T.T. hay T.Đ.D.T., tr. bìa sau))
Liên Thành
P.O.Box: 6147
Fullerton, CA 92834
Phone: (626) 257-1057
__._,_.___

Posted by: sacvan le 

VẺ VANG người Mỹ GỐC VIỆT (tỵ nạn CSVN tại hãi ngoại)

$
0
0

  

VẺ VANG người Mỹ GỐC VIỆT
(tỵ nạn CSVN tại hãi ngoại)

 From:"Be Nguyen
Sent: Wednesday, July 20, 2016 11:30 AM
Subject: [XOM_NHA_LA_YAMAHA] Những sĩ quan Hoa Kỳ gốc Việt đang phục vụ và chiến đấu trong quân lực Hoa Kỳ 

 
Hình ảnh những sĩ quan Hoa Kỳ gốc Việt đang 
phục vụ và chiến đấu trong các quân chủng Hải, Lục, 
Không quân, Thủy quân lục chiến và các lực lượng Duyên 
phòng và Đoàn y tê công cộng Hoa Kỳ.

https://i1.wp.com/vausa.us/wp-content/uploads/2014/11/200x200VAUSALOGO.jpg

Huy hiệu hội quân nhân người Mỹ gốc Việt.
Army Brigadier General Viet Xuan Luong

Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, Tham mưu trưởng bộ tư lệnh lục quân 
trung ương Hoa Kỳ. (Photo: javadc.org).
https://i0.wp.com/bloximages.newyork1.vip.townnews.com/roanoke.com/content/tncms/assets/v3/editorial/f/8a/f8a0961d-64b6-5f87-b602-be83825a096d/5755e815a7e70.image.jpg

Chuẩn tướng Lapthe Flora (Châu Lập Thể), Vệ binh quốc gia, tiểu bang Virginia (Photo:roanoke.com).
https://i2.wp.com/bloximages.chicago2.vip.townnews.com/militarynews.com/content/tncms/assets/v3/editorial/6/f4/6f47f71a-5484-52be-906b-12b4df002c5a/51e80dc139bcf.image.jpg

Đại tá William H. Selly III, Tham mưu trưởng bộ tư lệnh an ninh không gian mạng thủy quân lục chiến, kiêm 
trưởng phòng 2 các lực lượng bộ chiến Hoa Kỳ tại Irag, được Thượng viện chấp thuận thăng cấp chuẩn tướng  
vào ngày 26 tháng 5 năm 2016 (Photo: Harry Gerwien).


Đại tá Thomas Nguyễn, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh phòng thủ hỏa tiễn và không gian lục quân/Bộ tư lệnh các lực lượng lục quân chiến lược Hoa Kỳ (Photo: smdc.army.mil).
https://i2.wp.com/vausa.us/wp-content/uploads/2015/03/0218-978x1024.jpg

Đại tá Tôn Thất Tuấn , Tùy viên quốc phòng Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam (Photo: vausa).
https://i0.wp.com/cdn.csgazette.biz/cache/r960-386f346b8c7ec7c8d77ace75f61c0fad.jpg

Đại tá Danielle J Ngô, công binh lục quân Hoa Kỳ, nguyên sĩ quan phụ tá quân sự cho Đại tướng Chủ tịch ủy ban quân sự khối NATO 
“hình chụp khi còn mang cấp trung tá” (Photo: gazette.com).

254f6f3

Đại tá Trần T Chung, công binh luc quân, Chỉ huy trưởng kế hoạch thuộc đệ tam lục quân (Third US Army)/Bộ tư lệnh lục quân trung ương 
(U.S. Army Central). Photo: media.licdn.com.
https://c2.staticflickr.com/8/7298/27445941572_4c57db30af_b.jpg

Hải quân đại tá Lê Bá Hùng, Hải đội trưởng hải đội 7 khu truc hạm (flickr.com/photos/compacflt/albums).
https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/07/26265-11666171_892736037458679_659667493485410510_n.jpg?w=657&h=435

Đại tá Thu Phan Getka, Bác sĩ nha khoa hải quân Hoa Kỳ (Photo: Naval Postgraduate Dental School).
https://i1.wp.com/www.bettercharacterbetterlife.com/public/frontend/uploads/kceditor/images/45-2.jpg

Đại tá Nguyễn Huấn, ngành cơ khí hải quân Hoa Kỳ. (Photo:bettercharacterbetterlife.com).
https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/07/ce2c5-trung2bta2bbac2bsi2bhq2bhoang2bn2btuan2bva2bsong2bthan.jpg?w=662&h=421

Đại tá Hoàng Ngọc Tuấn, Bác si hải quân Hoa Kỳ, “hình chụp khi còn mang cấp trung tá” (Photo: votruongtoan.org).
USAF Col Harold T Hoang

Đại tá Harold T. Hoàng, Chỉ huy trưởng phòng 6, điều hành hệ thống an ninh không gian mạng và hệ thống C4 của 
Bộ tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (North American Aerospace Defense Command) tại Peyton, tiểu bang 
Colorado, (Photo: linkedin.com).
https://scontent-syd1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/10370997_773664955988714_6239303420474329816_n.jpg?oh=14f6857dd95a0fd8d278bba0e459b793&oe=57ED936E

Đại tá Bác sĩ Lynda K. Vũ, Chỉ huy trưởng phi đoàn 48 quân y hàng không không gian không quân Hoa Kỳ (photo: 48 AMDS is on facebook).
https://scontent-syd1-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/12891508_1157406517622936_54632726735181121_o.jpg

Đại tá Bác sĩ Trịnh Bá Minh Trí, Chỉ huy trưởng phi đoàn 349 quân y hàng không không gian không quân Hoa Kỳ (photo: facebook.com/349AMW).
https://vuthat.files.wordpress.com/2015/09/thuy12.jpg?w=657&h=438

Đại tá Vũ Thế Thùy Anh, Dược sĩ  đoàn y tế công cộng Hoa Kỳ, (United States Public Health 
Service Commissioned Corps). Photo: vuthat.files.wordpress.com.
https://i0.wp.com/vausa.us/wp-content/uploads/2016/04/0116-905x1024.jpg

Tân đại tá Mimi Phan, Dược sĩ đoàn y tế công cộng Hoa Kỳ, “hình chụp khi còn mang cấp trung tá” (United States Public Health Service Commissioned Corps). Photo: vausa.
bn-st.
July 2016






For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Thiếu tá VNCH Liên Thành: Thà bất hiếu hơn là bất trung !!!Bắt một tên Việt Cộng nằm vùng trong chùa chứ không phải bắt một nhà sư!

$
0
0
On Tuesday July 05, 2016 1:35 PM, siontroi  wrote:

          Kinh hoàng báo chí M viêt v Mu Thân 68


The shadowy political arm of Vietnam's dissident Buddhist minority helped the Communists when they almost overran this ancient imperial capital, South Vietnamese officials said Monday.
They pointed out, however, that although the population is 80 per cent Buddhist, only a minoritysupported the Communists. As many people as possible fled when the Communists came.
U.S. officials are reluctant to speak about the Buddhist movement that supported the Communists,although they are said to have amassed impressive evidence.


Có lẽ TT Liên Thành là người biết rõ nhất về hoạt động của CS nằm vùng và các Nhà Sư CS đội lốt tu sĩ , cạo đầu mặc áo cà sa kể từ năm  63 đến MT 68 ở miền Trung và Huế.  Ngay cả các Nhà Sư PG chân chính cũng là nạn nhân của CS.


Inline image     
TT Liên Thành ( ngôi )


  Trong trường hợp MT 68 này , TT Liên Thành phải bỏ qua phần hiếu với mẹ để làm nhiệm vụ thì cũng đúng thôi .Tội nghiệp nhà yêu nước TT Liên Thành

   Nguyện cầu hương linh gần 7,000 dân Huế bi CS chôn sông sớm siêu thoát.



Thiếu tá VNCH Liên Thành: Thà bt hiếu hơn là bt trung!!!

From: Tuan Phan<

Subject: Thi
ếu tá VNCH Liên Thành: Thà bt hiếu hơn là bt trung !!!

Bắt một tên Việt Cộng nằm vùng trong chùa chứ không phải bắt một nhà sư!
          - “Nói hắn thả Thầy ra, đời thủa nhà ai hắn lại đi bắt Thầy đã làm lễ quy y và đặt Pháp danh cho hắn, thằng con bất hiếu”.
Mẹ tôi cũng như hằng trăm ngàn Phật tử ở Huế, họ đối với quý Thầy một lòng tôn kính, điều Thầy nói, việc Thầy làm tất cả đều đúng, tuyệt đối phải nghe lời Thầy dạy. Tôi bắt những tên Việt cộng đội lốt thầy tu, hoạt động cho Việt cộng, Thầy Ngoạn hoạt động cho Việt cộng, chứ đâu bắt Thầy Ngoạn đạo đức tu hành như Mẹ tôi và hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế vẫn lầm tưởng.
      Đối với Mẹ, tôi là thằng con bất hiếu, đối với hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế tôi là thằng phản đạo, "nỗi oan này biết ngỏ cùng ai, thôi đành. . . kiếp làm thân chịu”. 
          Đoạn văn màu xanh trên đây trích từ trang 315 trong quyển “Biến Động Miền Trung, Những bí mật lịch sử về các giai đoạn 1966 – 1968 – 1972”, - một tác phẩm nổi tiếng của Liên Thành,  Cựu Thiếu tá, Chỉ Huy Trưởng Lực lượng  Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên – Huế.
          
         LẠM BÀN:
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
                                                                                                                                                                                (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)


Tục ngữ Việt có câu “Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh” và lịch sử nước Việt muôn thuở không phai mờ các tấm gương yêu nước thương nòi của Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Cô Giang, Cô Bắc v.v…., điều nầy chứng minh trung thành với quốc gia dân tộc và cả hiếu hạnh với cha mẹ tổ tiên là bổn phận của mọi người, bất luận giới tính nam hay nữ!


Theo Phật Giáo nói chung và riêng Phật Giáo Hòa Hảo, Ân TỔ TIÊN CHA MẸ và Ân ĐẤT NƯỚC là hai Ân hàng đầu trong Tứ Đại TỨ ÂN, trên cả Ân TAM BẢO và Ân ĐỒNG BÀO NHÂN LOẠI. (Đức Huỳnh Giáo Chủ: ...hễ nước mất thì cơ sở của Đạo bị lấp vùi; nước còn nền Đạođược phát khai rực rỡ. Hiệu Triệu. Sấm Giảng TVGL trang 435).


Thân mẫu của ông Liên Thành là một Phật tử ngoan đạo, kính trọng triệt để ông Thầy truyền giới cho gia đình! Như đa số Phật tử, đặc biệt là nữ Phật tử đã thấm nhuần tư tưởng “Kính Phật Trọng Tăng” hay ngược lại Trọng Tăng tức là…Kính Phật. Nhưng Phật thiệt thì…xa xăm, còn Tăng thì hiện tiền, vào chùa gặp Tăng (dù là...ma/ ác tăng) như thấy…Phật (!?).


Liên Thành  bắt giữ thích Thiện Lạc, thầy truyền giới của gia đình ông là một hành động gây “sốc” cho bà mẹ của ông. Nhưng Liên Thành có lý do chính đáng và với sự cương quyết, ông đặt lòng trung thành với quốc gia dân tộc lên trên cái gọi là sự hiếu thảo tầm thường. 


Điều thứ hai, Liên Thành phân biệt rạch ròi đâu là lằn ranh Đạo - Đời vì một tên Việt Cộng nằm vùng không bao giờ là một nhà sư chân chánh, pháp danh thích Thiện Lạc (thầy Ngoạn, chùa An Lăng)!

Trước đó, Liên Thành đã bắt giữ “nhà sư” thích Như Ý (Chùa Trà Am là em ruột HT thích Trí Thủ - Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Phật Giáo Ấn Quang). Khi thẩm vấn, ông bắt tên nầy cởi cởi áo cà sa, mặc thường phục để hiện nguyên hình là một tên VC nằm vùng!


Trung Hiếu không vẹn hai bề, Liên Thành thà mang tiếng bất hiếu (hiếu …ngoài da) hơn là bất…trung! Nếu sau nầy bà thân mẫu của Liên Thành hiểu thế nào là “Tổ Quốc Trên Hết”, bà sẽ hài lòng về vụ “thầy  Ngoạn – thích Thiện Lạc”, “thầy thích Như Ý” cùng một lô “thầy” khác ở Huế bị bắt vì tội làm “Giặc Nhà Chùa”, giả dạng tu hành, nằm vùng hoạt động cho Việt Cộng, hại Đời phá Đạo.


Tuấn Aet Phan

TR LI S THT CHO NHNG GÌĐÃ THT S XY RA TRONG S VIT VI ĐY Đ BNG CHNG C TH, KHÔNG TH NÀO CHI CÃI ! 


 photo e954bd69-09a5-4216-97df-810db51acbb9_zps787f0b1d.jpg
 

 photo bf03aa4b-a734-4bde-b453-3ca1f9693870_zps941e32a8.png

 photo TUONG LOAN DEP GIAC CONG DAU TROC 1966_zpsxutwm9tq.jpg


ĐÂY ! BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ !  - ĐẾN BAO GIỜ HUNG THỦ TRONG VỤ THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN 1968 ĐỀN TỘI TRƯỚC DÂN TỘC ???

 photo MAU THAN 1968 IN HUE - TU DAM PAGODA IS THE HEADQUARTER OF VC FOR EXECUTION CIVILIANS_zpsnzwacgdl.jpg

The shadowy political arm of Vietnam's dissident Buddhist minority helped the Communists when they almost overran this ancient imperial capital, South Vietnamese officials said Monday.
They pointed out, however, that although the population is 80 per cent Buddhist, only a minoritysupported the Communists. As many people as possible fled when the Communists came.
U.S. officials are reluctant to speak about the Buddhist movement that supported the Communists,although they are said to have amassed impressive evidence.
Lt. Col. Phan Van Khoa, the provincial chief, charged that remnants of the old Buddhist "struggle movement" were active in collaborating with the invading Communists. This is the antigovemment movement that was crushed when the Saigon government sent forces to Hue in June of 1966.
Phan said the most prominent monks stayed more or less neutral. He said the Communists even had selected a new province chief from the movement, a Hue University professor who fled when U.S. Marines cleared the Communists from the southern part of the city.
Phan had to hide in an attic of the city hospital when the Communists overran most of Hue Jan. 31 and stayed there for seven days until he was freed.
He says, and U.S. sources confirm, that the large Tu Dam pagoda, about five miles northwest of Hue, was the Communist command post for the attack.
  photo HUE STREETS BARRICADDED BY THICH DON HAU_zpsyacxpvti.jpg
THNG LÙN XÁC NHN BN  ĐI LT PHT GIÁO  ĐÃ LT Đ VÀBO HÀNH PHÁ HOI AN BÌNH CA VNCH :
The religious movement was credited with bringing about the fall of the Diem government in 1963 and instigated the widespread 1966 Buddhist revolt in South Vietnam's northern region.
  photo vo van ai xac nhan_zpsbqaiocsc.jpg
 photo VO VAN AI WAR ON AMERICAN_zpsqccmhllx.jpg
The Report from Gen. William Westmoreland to President Lyndon B. Johnson ( LBJ)   
 photo          WESTMORELANDSREPORT1_zps3f98e53d.jpg

 photo WESTMORELANDSREPORT2_zps67a98498.jpg
WASHINGTON - In a special report to President Johnson, Westmoreland has urged support of Thieu's action as a necessary security measure because of Tri Quang's recent anti-government activities.The President was inf
__._,_.___

Posted by: kim thuy <

TÂM SỰ CỦA MỘT TÙ BINH CHIẾN TRANH

$
0
0

  

From: Thomas D. Tran <
 Sent: Saturday, July 23, 2016 3:56 PM
Subject: Fwd: Fw: Ủy Ban Truy Tố Tội ác Đảng CS VN

Chuyển đọc và chuyển tiếp tối đa bài “Tâm Sự Của Một Tù Binh Chiến Tranh” do Thiếu Tá Phan Văn Phước viết. Khi bị bắt chỉ là thiếu úy Đai Đội Trưởng ĐĐ 956 ĐPQ thuộc TK Thừa Thiên kiêm Trưởng căn cứ Lương Mai thuộc quận Phong Điền giáp ranh tỉnh Quảng Trị.
Tôi nghĩ rằng sau khi được Trung Đòan X Việt Cộng phóng thích sau khoảng 3 năm giam cầm, thiếu uý Phan văn Phước đã tái ngũ và đã tuần tự được thăng lên cấp Thiếu Tá khi biến cố 30/4/1975 xẩy ra. Tôi viết chi tiết có dấu chấm trên chữ I và có gạch ngang trên chữ t để tránh ngộ nhận và xuyên tạc.
Tôi rất cám ơn Thiếu Tá Phước đã viết ra nhiều điều vô hình chung Xác Nhận những gì tôi đã viết trên diễn đàn đặc biệt là nghệ thuật lợi dụng khai thác những người chẳng may lọt vào tay cộng sản: Chúng thả ra đấy nhưng giao công tác và nắm trong tay những bằng chứng như quay phim, chụp ảnh, thu hình, thu tiếng khiến cho KHÔNG Dám phản bội chúng. Điều này chứng tỏ những gì tôi đã đọc qua tài liệu tịch thu của cs và đã thưa quý vị là đúng. Một cựu công chức VNCH làm việc ở cơ quan quan trọng, có thân nhân còn ở VN, khi về thăm VN thì Không thể nào tránh bị cs giao công tác. Tôi muốn viết nhiều về bài viết của Thiếu Tá Phước nhưng rất tiếc là máy computer viết quá chậm, và cũng không muốn “dẵm chân” lên tác giả khiến bài viết bị “loãng”.
Tôi sẽ là người rất tệ bạc, vô ơn nếu không có đôi lời cảm ơn Thiếu Tá Phan Văn Phước khi “kính nể tôi qua các emails về mọi mặt trên diễn đàn”.Câu viết đơn sơ của Thiếu Tá Đã Vô Hiệu Hóa những lời chụp mũ tôi là cộng sản nằm vùng, là thi hành NQ 36 của cs, là Giặc cờ vàng,là đội l.. .. khi tôi gọi chúng là bọn lưu manh, đá cá lăn dưa, cặn bã xã hội. Chúng Không Đáng cho tôi ra lời kể cả kẻ chống lưng cho chúng nếu có. Xin Thiếu Tá Phước nhận lời cảm ơn chân thành của tôi.
Mong quý vị chuyển tiếp tối đa bài viết của Th/Tá Phan Văn Phước này vì tôi vẫn bị giới hạn chuyển tới nhiều địa chỉ. Đa tạ
TDT

From: phuoc phan<
Date: 2016-07-23 7:49 GMT-05:00
Subject: Fw: Ủy Ban Truy Tố Tội ác Đảng CS VN
To: Thường Trần Doãn <>, Phuoc Phan <>


Kính thưa Đại Tá Trần Doãn Thường,

Vì lòng kính nể Đại Tá qua các Email của Đại Tá về mọi mặt, trên diễn đàn, nay em kính chuyển đến Đại Tá, Đại Niên Trưởng của em, bài viết  TÂM SỰ CỦA MỘT TÙ BINH CHIẾN TRANH để kính tường. Kính đề nghị Đại Tá bỏ chút thì giờ đọc để chia sẻ cùng em út. Thành thật đa tạ Đại Tá. Kính cầu chúc Đại Tá nhiều sức khỏe cùng quý quyến  gặp mọi điều an bình và hạnh phúc. 

Thân Kính.

Em Phan Văn Phước. 


                          clip_image002

             Orange County, California.USA. Ngày 7/7/2016

XIN QUÝ ĐỒNG BÀO VÀ QUÝ CHIẾN HỮU ĐỌC THIÊN HÔI KÝ CỦA CỰU THIẾU TÁ PHAN VĂN PHƯỚC, ĐỂ:
-THẤY SỰ HY SINH CAO CẢ CỦA NGƯỜI LÍNH VNVH CHO TỔ QUỐC, CHO QUÊ HUONG, CHO ĐỒNG BÀO VIỆT NAM MẾN YÊU.
-ĐỂ TỐ CÁO TỘI ÁC CHIẾN TRANH VÀ TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA ĐẢNG CỌNG SẢN VIỆT NAM TRƯỚC CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ.

TRÂN TRỌNG
LIÊN THÀNH
TRUNG TÂM TRƯỞNG
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH UBTTTADCSVN

                                            __________

LỜI MỞ ĐẦU
CỦA THIẾU TÁ PHAN VĂN PHƯỚC
NGUYÊN THIẾU TÁ TIỂU  ĐOÀN TRƯỞNG,TIỂU ĐOÀN THANH LONG 530/ĐP/BIẬP.
TIỂU KHU KIÊN GIANG, QUÂN KHU 4.VÙNG IV CHIẾN THẬT.
                                 ________


Dưới đây là hồi ký của một người “Tù Binh Chiến Tranh” bị giam cầm trong vùng rừng núi Hạ Lào, ở vào thời kỳ chiến tranh VN bắt đầu cao điểm từ năm 1965, 1966 và  1967.  Chúng tôi xin ghi lại đây những hình ảnh đau thương, những kỷ niệm kinh hoàng, khiếp đảm cùng những thương tích vẫn còn hằn sâu trên cơ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin gởi gấm tâm sự của mình xuyên qua những bài học tập chính trị và những lời xác nhận của các Cán bộ cao cấp của đảng CSVN và qua đó, quý vị sẽ thấy được những sự thật phũ phàng, vô cùng đau lòng, cùng những điều bí mật ít tai biết, do chính Cán bộ cao cấp của CSVN xác nhận. Thế mà trong hơn 5, 6 chục năm qua, biết bao học giả trí thức “giác ngộ CM”, các chính trị gia xôi thịt thuộc thành phần thứ ba, các vị lãnh đạo tinh thần“tiến bộ” cứ chối cãi quanh co để chạy tội hoặc nhiều khi họ lại còn đổ lỗi, kết tội cho những người vô tội phải bị tù oan! Bài viết hơi dài vì có nhiều đoạn liên hệ với nhau, mỗi đọan là một câu chuyện có đầy đủ hỷ nộ ái ố, có nhiều đoạn cho thấy những bí mật chưa  ai biết! Những điều tôi trình bày là tất cả sự thật, không hư cấu, nên có thể làm phiền lòng ai đó. Kính mong quý vị thông cảm vì đây là sự thật!

Chúng tôi hy vọng sẽ không làm mất thì giờ của quý vị. Kính mời quý vị đọc để cảm thông và cùng chia sẻ trong ngậm ngùi một thời đất nước MNVN tươi đẹp lại bị nhiễu nhương trong điên loạn để đưa đến ngày mắt nước 30.04.75!
                                           
Trân trọng.

Phan Văn Phước. Khóa 13/SQTBTĐ. 

             TÂM SỰ CỦA MỘT TÙ BINH CHIẾN TRANH

Trung Đoàn X CSBV do Trung tá Hiệu làm Thủ Trưởng và Thiếu tá Ngọ làm Cán bộ chính trị kiêm Bí thư TrĐ. Một Trung đội cảnh vệ đóng ở lưng chừng đồi do Thượng sĩ Mưu chỉ huy để giữ an ninh mặt tiền của BCH/TrĐ đóng ở trên đồi. Cạnh bờ suối là nhà bếp do Cán bộ Sinh cùng 6 anh nuôi đảm trách. Trại có chừng trên dưới 100 quân để giữ an ninh và phòng thủ BCH/TrĐ. Toàn thể cán bộ và bộ đội cùng các đơn vị trực thuộc đóng quân bao trùm một vùng rộng lớn trong vùng rừng núi Hạ Lào, họ sống trong những ngày lao động sản xuất, học tập chính trị và hành quân bình thường mỗi ngày như mọi ngày.

Ngoài số cán bộ và bộ đội cơ hữu kể trên, còn có mộtTù Binh Chiến Tranhđó là Thiếu Úy Phan Văn Phước nguyên Đại Đội Trưởng ĐĐ 956/ĐPQ thuộc TK Thừa Thiên kiêm Trưởng căn cứ Lương Mai thuộc quận Phong Điền giáp ranh tỉnh Quảng Trị.  Kể từ đêm 12.12.1965, căn cứ Lương Mai bị cộng quân vây hãm và bị pháo kích liên hồi vô cùng nghiêm trọng. Ngay từ giờ phút đầu tiên, đơn vị đi tiền đồn đã chạm địch, nhưng vì gặp phải lực lượng địch quá đông và hỏa lực hùng hậu nên đơn vị đã bị tổn thất. Tôi liền cho lệnh đơn vị rút lui, trở về căn cứ theo lộ trình đã ấn định. Mục đích để săn sóc các binh sĩ bị thương và tăng cường quân số phòng thủ. Chúng tôi đã nhiều lần xin phi pháo yểm trợ để giải tỏa áp lực địch, nhưng gặp thời tiết xấu, mưa to gió lớn của xứ Huế, mây mù bao phủ, trần mây quá thấp, nên việc yểm trợ của phi pháo vô cùng trở ngại và rất hạn chế. Có một lần, 2 phi tuần F105 của Mỹ từ căn cứ Đà Nẵng bay ra đánh bom yểm trợ, nhưng qua trung gian hướng dẫn mục tiêu của Cố Vấn Mỹ ở TT Hành Quân của TK/TT, nên phi tuần đầu tiên đã đánh bom trật mục tiêu, làm hư hại nặng hệ thống phòng thủ, nhưng rất may không gây tử thương, chỉ có 4 binh sĩ bị thương. Riêng phi tuần thứ hai đã bay vòng hai lần nhưng không nhìn rõ mục tiêu vì mây mù bao phủ và trần mây quá thấp, nên đã đem bom thả biển, thế là xong! Đơn vị chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu vừa tu bổ hệ thống phòng thủ trong tình huống vô cùng khó khăn vì địch quân pháo kích liên hồi và rất cô đơn vì không có đơn vị tăng viện, trong khi đạn dược chẳng còn bao nhiêu. Nhưng lệnh tử thủ thì vẫn cứ duy trì, không cho chúng tôi rút lui để bảo toàn lực lượng, vì đây là cứ điểm vô cùng quan trọng, ngoài ra TT/HQ của BCH/TK còn hứa sẽ có lực lượng để giải tỏa áp lực địch vào sáng ngày mai. Ngày mai, một ngày mai không bao giờ đến! Vì đêm nay 20 rạng 21 tháng 12 năm 1965, vào lúc 03 giờ sang, VC dùng chiến thuật tiền pháo hậu xung, sau những đợt pháo kích hạng nặng kinh hoàng, hầm truyền tin chỉ huy bị sập gần hết và tôi đã bị trọng thương bất tỉnh trong hầm chỉ huy...

Bất giác, tôi mở mắt ra bởi cái lạnh kỳ lạ đang xâm chiếm toàn thân và một ánh đèn pin cực mạnh đang chiếu thẳng vào mắt tôi, mở mắt tôi thấy lờ mờ 4, 5 tên bộ đội đang đứng vây quanh tôi, nạt nộ om sòm, đồng thời tôi nhận ra hai tay mình đã bị trói, mặc dầu cánh tay trên bên phải như đang bị gãy và đầu đã bị thương.Chúng để tôi nằm dưới đất, bên cạnh cái giếng và dùng gàu múc nước giếng trong mùa đông giá rét 2,3 độ, tạt mạnh khắp người tôi nhiều lần, cho đến khi tôi tỉnh lại, vì bị chấn động bởi cái  lạnh bất ngờ, nên toàn thân người tôi run rẩy liên hồi và miệng tôi đánh bò cạp không ngừng, rồi tôi lại thiếp đi hồi nào không rõ, vì các vết thương ở tay và đầu làm tôi kiệt sức. Thế là cuộc đời tù binh bắt đầu từ đó, chẳng khác nào một giấc mơ buồn!

Tôi là người tù cô đơn, độc nhất vô nhị trong trại tù nầy vì tôi lao động một mình và học tập chính trị cũng một mình với CB Hiệu hay CB Ngọ, học tập thì không có bút, giấy để ghi, chỉ ngồi lắng tai nghe nhưng phải ghi nhớ đầy đủ và chính xác, nếu không sẽ bị "cắt cơm!".Như trường hợp, có một lần, theo bài học: "Tổng kết 6 tháng đầu năm, quân và dân ta đã tiêu diệt 7 B52, 16 F105 và F5, 42 xe bọc thép,  127 tù binh Mỹ Ngụy và bắt sống 23 giặc lái Mỹ." Một tuần sau, đến phiên tôi trả bài, làm sao tôi có thể trả lời đầy đủ chính xác những con số trên, vì trong lúc học tập thì không được ghi chú; nên tôi đã trả lời không đúng và đôi khi số lượng còn thấp hơn so với bài học! Thế là tôi bị“cắt cơm” 3 ngày; một danh từ rất đơn giản nhưng vô cùng kinh hoàng, vì cái đói dày vò, hành hạ cơ thể, nhiều đêm không ngủ được! Rút kinh nghiệm lần sau, tôi yêu cầu CB đọc lại những con số 2, 3 lần, vì tôi kém trí nhớ; đến khi trả bài, để cho dễ nhớ, tôi đã trả lời“tròn số lượng”. Nghĩa là nếu bài học là 7 xe tăng bị cháy, tôi trả lời 10 xe bị cháy, 3 máy bay bị bắn rơi, tôi trả lời 5 máy bay bị bắn, 56 tù binh Mỹ Ngụy, thành 60 tù binh Mỹ Ngụy; thế là tôi được CB Hiệu và CB Ngọ khen học tập có tiến bộ và đôi, ba lần như thế, thì tôi được thưởng một củ khoai. Đây quả là lối học tập nhồi sọ hạ cấp, đày dọa con người bằng cái đói khổ! Bắt con người nói láo giống như con một vẹt để được một củ khoai!!

Sau nầy, qua học tập chính trị, tôi được biết, để kỷ niệm lần thứ 5 ngày thành lập MTDTGPMN  20.12.1960, Cộng quân không chỉ phải tấn công dứt điểm căn cứ Lương Mai do tôi chỉ huy bằng mọi giá, vì căn cứ nầy nằm trên yết hầu để ngăn chận đường xâm nhập tiến quân của chúng từ biên giới Lào Việt xuống các tỉnh khu Trị Thiên Huế, mà chúng còn đánh phá đồng loạt khắp mọi nơi hầu tiêu hao và cầm chân các đơn vị của Ta không cho tiếp viện lẫn nhau.
Ngoài ra vào cuối năm 1966, để kỷ niệm lần thứ 6 ngày thành lập MTGPMN, CB Hiệu, Trung tá Thủ trưởngcòn đọc một số tài liệu để giải thích lý do và thời điểm đã thành lập MTDTGPMN và bắt tôi phải học thuộc như sau: “Trong những năm đầu dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Cách Mạng đã biết được có rất nhiều nhà trí thức, nhân sĩ của MNVN bất mãn vì không được trọng dụng hay vì tranh giành quyền lực trong guồng máy Ngụy Quyền không thành công, nên đã bát mãn với chế độ Ngô Đình Diệm. Do đó Đảng và Nhà Nước ta đã chỉ thị cho các Cán Bộ cơ sở hạ tầng của ta đang hoạt động khắp các nội thành MNVN phải móc nối, thuyết phục bọn họ trở về với CM sẽ được trọng dụng qua những chánh sách đãi ngộ xứng đáng của CM, đồng thời tìm mọi cách đưa bọn họ rời thành vào bưng theo CM như L/s Nguyễn Hữu Thọ.v...v..Thêm vào đó, có rất nhiều cấp chỉ huy của Quân Đội Ngụy như anh Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Phạm Ngọc Thảo vì bất đồng quan điểm chính trị đảng phái, có người vì bị thất sủng nên đã chống đối chế độ NĐDiệm, họ đã đứng ra lãnh đạo một số binh lính ngụy làm một cuộc binh biến vào ngày 11.11.1960 nhưng bất thành. Sau đó anh ĐT NCThi đã bay qua Cambodge ẩn trốn dưới sự che chở của CM và đã được CM quan tâm chiếu cố đãi ngộ xứng đáng. Nên đến năm 1963, sau khi toàn dân MN lật đổ chế độ NĐDiệm thì anh ĐT NCThi đã trở về nước và đã hoạt động theo CM rồi lần lược thăng cấp lên đến Trung Tướng chỉ huy QĐI, lãnh đạo nhiều đơn vị quân đội ly khai để lập Miền Trung Tự Trị, vào những tháng 6, 7, 8, 9,10 năm 1966, nhưng vì thiếu quyết tâm nên cũng bất thành! Nhưng dầu sao hành động của anh Trung tướng NCThi cũng đã tạo những bước thuận tiện cho công cuộc giải phóng đất nước.”

“Ngay sau khi cuộc binh biến 11.11.1960 của anh ĐT NCThi bất thành, Đảng và nhà nước ta vô cùng sáng suốt nhận định là đại đa số đồng bào và quân đội ngụy ở MNVN đã bất mãn và nhất tề đứng dậy đòi lật đổ chế độ NĐDiệm.
Cuộc binh biến bất thành ngày 11.11.1960 của anh ĐT NCThi là thời cơ thuận tiện để Đảng và Nhà Nước ta thành lập MTDTGPMN do L/s Nguyễn hữu Thọ làm Chủ Tịch MT và bà Nguyễn thị Định làm Tư lệnh các lực lượng võ trang giải phóng, để tạo chính nghĩa trong và ngoài nước và làm thành một lực lượng hùng mạnh có tổ chức nhằm hổ trợ chính trị lẫn quân sự cho đồng bào Miền Nam VN tiếp tục công cuộc chống Mỹ cứu nước và giải phóng quê hương. MTGPMN thành lập đúng 1 tháng 9 ngày sau cuộc đảo binh biến bất thành của anh ĐT NCThi.”   Như vậy Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi có phải là cảm tình viên, là ân nhân hay là anh hùng của cách mạng? Vì ông đã hai lần làm lợi cho CS và MTGPMN, lần thứ nhất làm cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 bất thành, lần thứ hai dùng binh lính của Quân Đoàn I để theo Phật Giáo đòi lập Miền Trung tự trị, chia hai đất nước của Miền Nam VN, đã tạo những bước đột phá ban đầu để tiếp tay cho việc mất nước vào ngày 30.04.75?

Sau đó CB Ngọ bắt tôi phải học thuộc nhiều bài ca của MTGPMN và bắt tôi đơn ca mỗi khi lên lớp học tập chính trị, nếu bài nào không thuộc sẽ bị “cắt cơm!”  Chính vì thế mà đến nay, tôi vẫn còn nhớ nhớ một phần: “Quê hương ta Nam Việt Nam sôi sục căm...hờn. Bao đau thương giục lòng ta hãy đòi nợ máu. Nông thôn hãy vùng lên, trí thức ta cùng tiến. Biển động sóng dậy như thủy triều đang dâng cao.  Một ngày mai...” hay“Giải phóng Miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước.v...v.”

Là một thanh niên sống có lý tưởng, lòng đầy nhiệt huyết, yêu thích đời Lính nên tôi đã tình nguyện gia nhập Quân Đội VNCH ở tuổi 19, để bảo vệ quê hương và dân tộc, nhưng rủi thay tôi đã bị bắt làm tù binh. Hôm nay xuyên qua học tập với những bài kích động dồn dập lòng yêu nước và tình yêu thương đồng bào với những lời lẽ thiết tha cùng những bài viết đầy cảm xúc ca ngợi lòng yêu nước, tình đồng bào dưới ngọn cờ CM của hai nhà văn mà tôi rất yêu thích, đó là nhà văn Thanh Tịnh “Ngày Tựu Trường” của ngày xưa và ngày nay “Giòng Sông Hương Là tinh thần Của Cuộc CM Miền Trung Tự Trị” cùng nhà văn thơ Xuân Diệu “Giao Lại Tuổi Xuân” của ngày xưa và ngày nay (quên tên) đã xoáy động tâm tư tình cảm của tôi, nên nhiều khi tôi đã quên thân phận mình là một tù binh chiến tranh và một đôi khi tôi đã hòa nhập với lòng rộn ràng sôi sục căm thù hòa theo bao lời ca điệu nhạc của các bản hùng ca của MTGPMN!...Nhưng sau đó, qua nhiều đêm nằm suy đi gẫm lại, tôi lần theo dấu thời gian và dựa vào các yếu tố của dữ kiện, tôi vô cùng thắc mắc và tự hỏi:

Ngày thành lập MTGPMN 20.12.1960 là thời điểm chưa có bất kỳ một bóng dáng giặc Mỹ xâm lược nào trên toàn cỏi MNVN.  Mà chỉ có vài ba trăm Cố Vấn Mỹ đến giúp VN phát triển và xây dựng đất nước theo mô hình của các nước tự do, tiến bộ trên thế giới. Cũng giống như tại Miền Bắc CS đã có hằng trăm, hằng ngàn cố vấn Nga, Tầu giúp Miền Bắc tiến Lên XHCH. Điều đó đâu có gì là sai trái, vì mỗi Miền Nam, Bắc đều có quyền tự do lựa chọn chánh thể chính trị riêng của mình. Trong lúc đó là chưa kể đến hơn 320,000 quân của Tầu Cộng đã qua giúp MBVNđế đảng CSBV rảnh tay tiến hành cuộc xâm lăng MNVN”. (theo tài liệu của TQ vừa mới phổ biến để kể công với CSVN)

Tôi xin hỏi MTGPMN thành lập để kêu gọi, vận động đồng bào Miền Nam VN sôi sục căm hờn ai và hô hào, xúi giục đồng bào Miền Nam hãy đòi nợ máu với ai, khi toàn cỏi MNVN không có bóng dáng một người lính tác chiến Mỹ nào?  Trong lúc đó, đồng bào MNVN đang sống trong cảnh thanh bình và thịnh trị, gồm những người dân hiền lành, lương thiện đang cần cù để xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc và chưa bao giờ gây nợ máu với với ai.Chính trong thời điểm nầy, những Cán bộ Cộng sản nằm vùng được Việt Minh cài lại tại MNVN sau ngày 20. 07.1954 chia đôi đất nước,  phối hợp  cùng những anh du kích VC ở địa phương là con, em hay bà con thân thuộc của những Cán bộ đi tập kết ở Miền Bắc vừa mới trưởng thành. Ban ngày họ trốn trong các hầm bí mật ở bờ ruộng, ngoài bụi tre, dưới gậm giường, trong chuồng trâu hay dưới chuồng bò;  Rồi đêm đêm họ lại hiện về như những bóng ma trong những bộ bà ba đen, đầu đội nón tai bèo, chân mang dép râu tay cầm súng trường Nga, Tầu hay Nội Hóa để đi thâu thuế, thu lúa, xin lương thực. Nều người dân nào không cho hay chống đối thì bị giết ở đầu đình hay bị chặt đầu giữa chợ với những bảng cáo trạng:“Đây là thành phần phản động, chúng phải bị đền tội”được viêt bằng máu của nạn nhân vô tội và treo trước ngực của những thi thể không đầu! Đây là hành động khủng bố lương dân vô tội  vô cùng man rợ, ai thấy đều phải rùng mình ớn gáy! Nhiều khi họ về bắt thanh niên nam nữ lên rừng huấn luyện 1, 2 tháng để trở thành bộ đội, rồi họ lại trở về gây chết chóc đau thương cho dân lành. Trên đây là những điều chính mắt tôi thấy tại chợ Hà Trung, Hà Trữ thuộc quận Vinh Lộc, khi tôi còn là một cậu học sinh 15,16 tuổi cùng theo anh Hồ Trung, người bạn học ở trọ trong nhà tôi, về quê nghỉ hè. Và ngay cả sau nầy, khi tôi là một Sĩ quan tác chiến, tôi cũng chứng kiến những cảnh tương tự trong các cuộc hành quân bình định hay lùng và diệt địch phối hợp với Đại Đội Hắc Báo/SĐI do Đ/u Phạm Văn Đính chỉ huy vào năm 1964 tại chợ Đồng Di, Tây Hồ thuộc quận Phú Vang giáp ranh quận Hương Thủy,nơi có hằng trăm hố chôn người tập thể trong vụ thảm sát Mậu Thân 68,hay tôi cũng được nghe chính những gia đình nạn nhân vô tội kể lại.

Vậy ai là người phải sôi sục căm hờn?  Và ai là người giục lòng ta hãy đòi nợ máu? Phải chăng ăn xuôi nói ngược hay ăn ngược nói xuôi, bắt râu cha nọ, đặt cằm mẹ kia hay ngụy tạo để tuyên truyên xuyên tạc sự thật, đánh lừa đồng bào là sở trường muôn thuở của MTGPMN và của người Cộng Sản VN?

Những bài ca tiêu biểu cho MTDTGPMN đều chứa đầy sắt máu, rờn rợn, thật đáng sợ! Những bài ca, những lời tuyên truyền đầy xảo trá điêu ngoa để kích động lòng căm thù, xúi dục giết người để đòi nợ máu! Những bài ca, những lời tuyên truyền đầy lừa bịp để kích động tình đồng bào và lòng yêu nước, đã đánh lừa được những kẻ trí thức khoa bảng, những chính trị gia xôi thịt thuộc thành phần thứ 3, những vị lãnh đạo tinh thần đã tiếp tay cho VC để gây nên cảnh chiến tranh tương tàn Người Việt Giết Người Việt trong 21 năm qua, với bao cảnh máu đổ thịt rơi, bao gia đình ly tán! 

Mãi sau khi MTGPMN thành lập được 5 năm,theo tài liệu học tập:“MTGPMN từ không đến có, từ có đến phát triển vững mạnh và tạo nhiều thắng lợi to lớn và tung hoành trên khắp các chiến trường Miền Nam VN.” Thì sau đó, người lính tác chiến Mỹ đầu tiên mới đặt chân lên cảng Đà Nẵng vào Tháng 5 Năm 1965để bảo vệ cuộc sống an lành của đông bào Miền Nam và ngăn chận cuộc xâm lăng của CSBV trong mưu đồ nhuộm đỏ MNVN.

Xuyên qua các tài liệu học tập với sự xác nhận của các Cán bộ CS cấp cao thì rõ ràng MTGPMN là tay sai của CSBV. Vì sau ngày 30. 04.1975, MTGPMN đã tan biến thành không khí vì không còn cần thiết nữa và L/s Nguyễn Hửu Thọ Chủ tịch và bà Nguyễn Thị Định TL các LLVTGP đã trở thành những người nộm để đuổi chim bên bờ ruộng. Chính MTGPMN hay CSBV đã gây nợ máu với đồng bào Miền Nam nói riêng và toàn cõi đất nước VN nói chung và đã làm cho gần 6 triệu thanh niên nam nữ của hai miền Nam Bắc phải hy sinh tuổi thanh xuân một cách oan uổng và hằng vạn vạn thương binh đang sống trong đau khổ vì nghèo đói bệnh tật!” 

Có một điêu vô cùng kỳ lạ đã làm cho tôi luôn thắc mắc và tự nghĩ là trong tất cả mỗi lần học tập, hay nghe đài Giải phóng là CB Hiệu /Ngộ đều hết lời kể tội và nguyền rủa vô cùng thậm tệ cố TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, mặc dù hai vị đã bị thảm sát cách đây 3, 4 năm; Chỉ vì một lý do duy nhất là ông NĐDiệm đối thủ cực kỳ lợi hại của HCMinh và ông NĐNhu là người đã lập Quốc Sách  Chiến Lược: “Mồ ma thằng Diệm, Mồ ma thằng Nhu là hai kẻ thù số một của nhân dân ta vì đã rước Đế Quốc Mỹ vào giày xéo quê hương và giết hại đồng bào ta. Chúng nó là  hai tên đại tội đồ của dân tộc VN vì đã lập ra hàng rào Ấp Chiến Lược, một hàng rào rộng lớn bao trùm khắp MNVN để giam giữ đồng bào ta và ngăn cách CM với nhân dân. Nếu Ấp Chiến Lược còn thì Cách mạng đã chết ngay từ trong trứng nước! Vì ACL đã ngăn cách tình cảm và tách rời nhân dân với CM nên CM không còn chỗ tựa để được tiếp tế lương thực như trước, nên vô cùng khốn đốn, rất đói khổ. Chính trong thời điểm nầy, bọn Ngụy Quân, Ngụy Quyền thường tuyên truyền để chê bai và chế riễu CM bằng những hình vẽ ba anh bộ đội thân hình ốm teo, mặt mày xơ xác cùng đeo một cành đu đủ không gãy! Đồng thời ACL đã ngăn chặn nhân dân ta không còn cơ hội để che chở cho CM, nên rất nhiều CB đã bị sát hại và CM phải chịu tổn thất nặng nề, nên các lực lượng võ trang Giải Phóng của ta phải phân tán vào các an toàn khu để chờ lệnh. Dưới sự lãnh đạo tài ba và vô cùng sáng suốt của đảng ta, liền cài nhiều CB của MTGPMN để thành lập và đẩy mạnh các phong trào đấu tranh nhân dân, ngay trong lòng địch như phong trào đấu tranh của  sinh viên học sinh bãi khóa, lao đông thợ thuyền, tiểu thương đình công bãi thị, đặc biệt là phong trào đấu tranh của Phật Giáo dưới sự lãnh đạo của các ông Tăng, ông Thầy tiến bộ, rất nhiệt tình với CM cộng với toàn thể các gia đình Phật tử là một tổ chức có quy củ, quy mô rộng lớn có đến 80% dân số  VN là Phật tử, nên vô cùng hùng mạnh; Đồng thời CM đã gởi nhiều CB vào ngay tận sào huyệt đầu nào của Ngụy quân, Ngụy quyền để bắt tay với một số Tướng lãnh và quan chức Ngụy bất mãn, tham tiền để cùng toàn dân nhất tề đứng dậy làm cuộc binh biến ngày 01.11.1963 đã lật đổ chế độ độc tài gia đình trị NĐDiệm và đập đổ cái gọi là Quốc Sách ACL để giải phóng đồng bào thoát cảnh bị giam cầm, kềm kẹp.  Cuộc binh biến thành công là thành quả tuyệt vời của CM và của  Nhân dân ta. Kể từ đó, CM đã sống lại và  tiếp tục cuộc hành trình CM chống Mỹ cứu nước và ngày càng lớn mạnh như ngày nay.”  Dựa trên các tài liệu có giá trị cao của quốc nội lẫn quốc ngoại và căn cứ vào thực tế thì chính TT NĐDiệm và ông NĐNhu đã cương quyết chống đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại MNVN. Chính vì sự cương quyết chống đối nầy, mà hai anh em TT NĐDiệm phải nhận lãnh hai cái chết vô cùng đau thương bởi một số Tướng lãnh bất nghĩa, bất nhân vì tham tiền! Tôi có cảm tưởng đảng CSVN gặp phải TT NĐDIệm chẳng khác nào đỉa phải vôi nên họ rất lo sợ! Do đó cái điệp khúc kết tội và nguyền rủa Cố TT NĐ DIệm cứ được CB Hiệu/Ngọ kể cả Bộ đội lập đi lập lại hằng trăm, trăm lần như kinh nhật tụng! Đồng thời họ còn bắt tôi phải học thuộc nếu không thì bị “cắt cơm”, nên tôi vẫn còn nhớ ràng mạch như trên đến ngày hôm nay. Theo lời các CB cao cấp của CSBV đã xác nhận Quốc Sách Ấp Chiến Lược là một chướng ngại vật Thiên la Địa võngđã gây bao trở ngại vô cùng to lớn, tạo muôn vàn khốn đốn đối với MTGPMN, thật khó lòng chống đỡ và đang trên đà bị tiêu diệt. Kế hoạch lập ACL đối với MTGPMN chẳng khác nào là loại thuốc trừ sâu cực mạnh, là loại thuốc “DDT tăng cường”đối với các loài sâu bọ, côn trùng đang phá hoại mùa màng xanh tươi của đồng bào MNVN! Vậy những kẻ nhẫn tâm đã sát hại tàn nhẫn hai anh em Cố TT NĐDiệm và những kẻ đã ra lệnh dẹp bỏ, đạp phá Ấp Chiến Lược. Họ là ai? 

Lâu ngày rồi cũng quen và tôi đã quen với cái không khí yên tĩnh của chốn núi rừng thanh vắng; Tôi quen với tiêu chuẩn đói khổ của ‘cách mạng’ dành cho tù binh với khẩu hiệu không được kêu ca: “Đó là sắn khô, khoai khô nấu thành cơm hay sắn tươi mài nấu thành cơm, vài ba lễ lớn trong năm thì mới có gạo nấu cơm; đồ ăn toàn là nước muối chấm rau tàu bay luộc, củ chuối luộc.hay Môn Thục (môn rừng) nấu canh với muối.v...v.Tiêu chuẩn ngày hai bữa ăn, mỗi bữa chỉ hơn một chén sắn hay khoai hoặc cơm!” Vì hoàn cảnh khó khăn của cach mạng! Tôi vui với hoa cỏ bốn mùa, chim chóc, bướm và những đàn kiến thông minh là những người bạn thân yêu hằng ngày của tôi, sau những giờ lao động hay ngày nghỉ. Nhưng lòng tôi luôn luôn vô cùng lo sợ vì những đợt máy bay B52 trải thảm ghê rợn, tàn phá núi rừng và gây tử thương cho VC vô số và không biết khi nào đến phiên mình! Đó là chưa kể đến những trận mưa bão của chất độc màu da cam; đó là một loại bột trắng để khai quang rừng xanh, nghe nói rằng đây là chất hóa học rất độc hại cho sức khỏe con người, nhưng đối với tôi nào có ngại ngùng chi, vì bụng luôn luôn quá đói, nên mỗi khi lượm hay mót được củ khoai, củ sắn là vội lấy áo lau lau thật nhanh gọi là giữ vệ sinh và bỏ ngay vào miệng để không cho cán bộ thấy, vì nếu bị phát hiện, tôi sẽ bị phạt “cắt cơm,”  Hai chữ nghe thật đơn giản, nhưng đối với tôi vô cùng thê thảm trong hoàn cảnh nầy! Thế là xong đời củ khoai, củ sắn và lòng hả hê “phấn khởi” vì có một ngày vui! Hạnh phúc hằng ngày của tôi thật là đơn giản“chỉ cần thêm một củ khoai.” 

Thỉnh thoảng Trại có nhiều đơn vị đi công tác xa độ 2, 3, 4 tháng mới trở về. Sau mỗi lần trở về, thường có rất nhiều cán bộ và bộ đội bị thương vong, không khí trong Trại trông thật buồn thảm với nhiều gương mặt đưa đám ma! Mỗi lần như thế là CB Hiệu và CB Ngọ lại gọi tôi lên lớp học tập chính trị để kể tội ác của Mỹ Ngụy và bắt tôi phải liên hệ bản thân và phải  khai báo những tội lỗi của minh qua những chiến công trước đây. Ban đầu tôi chỉ khai báo tượng trưng cho qua chuyện, nên bị phê bình vô cùng gay gắt: "Cách mạng và nhân dân nhiều khi đã hy sinh mạng sống của mình để đội mưa bom bão đạn mà đi tải gạo từ đồng bằng lên đây, để nuôi anh học tập cải tạo; Thế mà anh không thành khẩn liên hệ khai báo qua học tập. Đây cũng là một tội ác! Vì nếu anh không gây nhiều nợ máu, thì làm sao anh làm ĐĐT được."  Nghe lời kết tội mà rùng mình, ớn lạnh. Rồi bọn họ nhìn tôi bằng đôi mắt hình viên đạn canon 20 ly, họ muốn cơ thể tôi cũng phải banh xác như các đồng chí của họ đã bị chết thảm trên chiến trường!...Những lần như thế, thì ngay chiều hôm đó, tôi bị "cắt cơm"chỉ còn lại một chén sắn hay khoai, mất đi 1/4! Bị phạt lâu mau, tùy theo mức độ khai báo thiếu thành thật. Đối với họ, vấn đề tư tưởng chính trị là tối quan trọng. Tôi đã phải trải qua những tháng ngày sống trong cô đơn đầy ác mộng bởi những hăm doạ, khống chế tư tưởng và bị những cơn đói hành hạ triền miên, cọng thêm những lo sợ vì B52!

Chính vì sự căng thẳng nầy nên có nhìều đêm tôi mơ thấy mình trốn trại, đã đi được nhiều ngày với một đoạn đường khá xa, đang bị bộ đội đuổi theo tìm kiếm và bị bắn trọng thương; Sau khi bị bắt lại, một tên CB nói: “Vết thương thằng nầy quá nặng, cho nó một phát là xong đời.”...Bỗng tai tôi nghe một tiếng đùng, làm tôi tỉnh giấc, lòng vô cùng hồi hộp, tim đạp mạnh liên hồi vì hoang mang lo sợ ngỡ mình đã chết rồi. Tôi lấy tay sờ đầu, sờ ngực rồi sờ bụng vẫn còn cảm giác, như vậy mình vẫn còn sống! Tôi ngồi bất dậy, chấp hai tay tạ ơn Trời Phật liên hồi. Sáng mai, trước khi đi lao động, tôi tìm xem tiếng động đêm qua là cái gì? mộng hay thật? Thì ra, một cành cây khô nằm ngang trên mái lán, nhà tôi ở.

Có một buổi chiều trời mưa buồn và gió lạnh, tôi đứng tựa cửa hầm chống B52 nhìn trời mưa đầy u ám và đếm những giọt mưa, miệng lâm râm bài "Giọt mưa trên lá" với ca sĩ Lệ Thu để giết thời gian và giải sầu qua những kỷ niệm của một thời xa xưa...Tinh cờ tôi trông thấy ở đồi bên kia, một người ở trần, mặc quần đùi đang vác một bó củi đã chặt, di chuyển về hướng nhà bếp, để giao cho anh nuôi, giống như tôi thường làm. Giao củi xong, anh ta trở về lại bên kia đồi, tôi thấy anh dáng người cao trên 1.80 m, nước da trắng, thân hình gầy guộc, tóc dài quá ót, có râu mép và rau quai nón, tôi đoán đây là Tù Binh Mỹ. Đây là lần đầu cũng là lần cuối trông thấy anh, trong gần 2 năm bị giam cầm tại đây. Tự nhiên mình cảm thấy ấm lòng như mình đang có bạn.

Trung tuần tháng 5, một đoàn cán bộ gái gồm khoảng 25, 30 cô, miệng nói cười oang oang từ dưới suối tiến lên BCH Tr/Đ,  cùng lúc các anh Cán bộ và Bộ đội từ trên đồi chạy xuống vui tươi chào hỏi và có khi họ ôm chầm lấy nhau như đã quen biết hay đã hẹn hò từ trước. Kể từ hôm đó, những gương mặt nghiêm nghị, có khi đằng đằng sắt khí của cán bộ và bộ đội, cùng bầu không khí yên tĩnh của trại đã nhường chỗ cho những lời ca tiếng hát và những gương mặt rạng rỡ, hớn hở như mọi người đang chờ đón những niềm hạnh phúc bất tận sắp đến. Ngày sang đêm 16, 17, 18 tháng 5 vẫn tràn đầy những bữa tiệc khao quân và ca hát. Qua những đêm ngày, tôi thấy cán bộ và bộ đội thường đi cặp kè với các cán bộ nữ từng đôi một, nhứt là những buổi sáng, người nam dẫn người nữ đi vệ sinh rất tình tứ, mặc dầu trông họ rất thểu não, bơ phờ mệt mỏi, đi thì nghiêng qua nghiêng về như muốn té. Đường đi từ BCH TrĐ ra các cầu tiêu, tất cả mọi người đều phải đi ngang qua lán của tôi ở, nằm thụt xuống dưới chân đường đi gần 1 mét, nên tôi trong thấy đầy đủ và nhận xét rất rõ ràng....

Đêm 19.05.1967, kỷ niệm sinh nhật HCMinh, sau khi tàn tiệc mọi người ôm nhau ngủ ngon lành để nằm mơ thấy bác, vì suốt đêm qua họ cứ hát đi, hát lại “như có bác hồ trong ngày vui đại thắng”, “bác cùng chúng cháu hành quân” hay “hôm qua em mơ gặp bác hồ”.v...v....Cảnh tịch mịch đã trở lại với núi rừng, xa xa một vài tiếng chim kêu vượn hú, tôi nằm co ro trong hầm chống B52 và tự cố gắng dỗ giấc ngủ, nhưng không làm sao ngủ được vì bao ý nghĩ bông lung đang nối tiếp theo sau hay lòng mình đang linh cảm một điều gì không may...Cuối cùng vì quá mệt, tôi đã thiếp đi lúc nào mà không hay.

Hú...hú...hú...hú...hú...rầm...rầm...rầm...rầm...rầm. đó là âm thanh ghê rợn của những tiếng rít từ trên trời cao lao xuống và những tiếng nổ kinh hoàng của hằng trăm, hằng trăm và hằng trăm trái bom từ các máy bay B52 đang trải thảm xuống đầu chúng tôi. Ngay khi phát hiện âm thanh ghê rợn đầu tiên, tôi liền chuyển qua thế nằm chống bom B52, người co quắp lại, toàn thân người nằm tựa trên hai chân và hai tay, đầu kê trên hai bàn tay chồng lên nhau và hai tay ôm lấy đầu, dùng hai chân và hai tay như một cái lò xo để giảm độ chấn động của bom B52. Bỗng một, hai rồi ba trái bom nổ kinh hoàng rất gần chỗ tôi ở, hình như một, hai trái bom trúng phía dưới Suối hay nhà bếp hoặc ở bên kia đồi có người tù binh Mỹ. Vì sức ép quá mạnh, làm người tôi văng dựng lên cao, rồi rớt xuống nhiêu lần làm hai cùi tay, hai cùi chân và lồng ngực đau nhói, đầu choáng váng đau và miệng tôi chảy nước rít rít có lẽ là máu, nhưng chưa rõ từ đâu vì trời vẫn con tối, độ 3,4 giờ sáng.  Không khí trại giam ở trên đồi cao BCH/TrĐ và chỗ tôi ở vẫn tiếp tục im lìm, ngoại trừ những tiếng  gọi nhau xôn xao, có khi lớn tiếng từ hướng nhà bếp, dưới bờ suối và phía bên kia đồi. Tôi đoán không lầm, có từ 3 đến 4 chiếc B52 đã rải bom trong phi vụ nầy, vì có đến 4 lần tiếng bom bị gián đoạn, cách nhau khoảng 3, 4 phút; Giữa những lần tiếng bom B52 gián đoạn, tôi mới nghe được những tiếng kêu cứu kinh hoàng, tiếng hú thất thanh thảm thương của những bầy khỉ, thú rừng và chim chóc đang bị thương vong réo gọi nhau, nghe thật thương tâm! Tôi vẫn nằm yên lắng tai nghe ngóng để chờ sáng. Trong đêm khuya thanh vắng, tôi chợt nghe những tiếng khóc với giọng nữ và tiếng của nhiều bộ đội trao đổi với nhau một cách cấp bách, tôi thầm đoán đã có nhiều người bị thương vong...

Trời vừa hừng sáng, cán bộ Mưuđứng trước hầm chống bom B52 của tôi và nói lớn: “Anh Phước khỏe chứ?  --“báo cáo cán bộ tôi bị tức ngực và chảy máu miệng, u đầu, chóng mặt!” Cb Mưu nói tiếp: “Cố gắng khắc phục, nhiều người còn thảm hại hơn anh. Trại chúng ta đã bị địch phát hiện. Anh có 30 phút chuẩn bị tư trang để chuyển trại. Khẩn trương, khẩn trương”....Tôi vùng dậy gom tư trang gồm 2 bộ áo quần Nam Định lọai phế thải, kể cả bộ đang mặc, một cái mùng rách dùng làm mền, một lon gô đựng canh, một bình đông đựng nước, một rá nhỏ vừa đựng cơm, vừa đùng làm chén ăn cơm và muỗng đủa làm bằng tre nứa.

Đúng giờ, tiếng CB Mưu từ dưới suối vọng lên:”Anh Phước xong chưa, xuống tập trung để cùng đi.” –“Vâng, tôi xuống ngay”. Khi tôi đến bờ suối thì toán bộ đội cảnh vệ gồm 10 người đã sẵn sàng và CB Mưu nói: “Chúng ta sẽ dời qua trại mới, đường đi sẽ mất một ngày, nhưng hôm nay chúng ta sẽ đi lâu hơn vì Đế Quốc Mỹ vừa đánh bom sáng nay, nên phải đi khẩn trương mới kịp trước khi trời tối. Bắt đầu xuất phát.” Trên đường đi, toán bộ đội thay nhau chặt cây, mở đường đi, nhìn cảnh cây cối ngã nghiêng và núi rừng bị tàn phá bởi những hố bom to bằng những thửa ruộng, sâu cả chục mét mà lòng thầy rùng mình ớn lạnh trước sức công phá của những quả bom B52 mà cộng quân thường gọi là những con ma B52 vì chỉ thấy những hố bom, tàn phá và chết chóc mà không nghe tiếng và không thấy máy bay. Trên đường đi, nhìn đâu đâu cũng thấy toàn những cảnh cây cối ngã nghiêng, núi rừng bị tàn phá vô cùng khốc liệt với những hố bom rất rộng và sâu cùng vô số xác thú rừng như những điệp khúc bất tận của một bản nhạc đau thương đầy điêu tàn và chết chóc, hòa lẫn với nỗi lo sợ cho thân phận mình, ngày mai ra sao vì dịp may không đến hai lần, làm sao tôi thoát khỏi cảnh hãi hùng nầy!.....Chúng tôi đến trại mới lúc hơn 7 giờ chiều, vì là mùa hè và trại ở hướng tây nên trời vẫn còn sáng.

Đây là lán trại cũ của một đơn vị CSBV đã bị tổn thất nặng nề gần như tan rã, đã bị điều đi nơi khác để tái bổ sung quân số và huấn luyện bổ túc, nên trại nầy đang bị bỏ trống. Tôi được “bố trí” vào một lán nhỏ 2x3 mét đã có sẵn hầm chống B52. Tôi sống ở đây, ban ngày thì đi lao động, chiều về nghe đài giải phóng, rất ít khi học tập chính trị như trước. Sau một thời gian khá lâu, vào một buổi sáng, CB Mưu xuống lán tôi báo cho biết: “Anh chuẩn bị mặc áo quần chỉnh tề xuống hội trường làm việc với các Cán bộ cấp cao, khi có lệnh gọi” rồi CB Mưu chỉ hướng đi về hội trường vì đây là trại mới. Tôi định hỏi CB Mưu vài điều nhưng không kịp vì anh đã bước đi. Tôi vội thay áo quần mà lòng vừa bồn chồn và lo lắng, không rõ điều lành hay chuyện dữ. Miệng tôi lâm râm niệm danh hiệu Phật để giữ tâm hồn được bình tĩnh.

Độ 10 giờ sáng ngày 02. 09. 1967, tôi được CB Mưu hướng dẫn lên hội trường. Bước vào hội trường tôi vô cùng ngạc nhiên về sự trang hoàng và sắp xếp bàn ghế rất uy nghi có vẻ rờn rợn. Chính giữa hội trường là bàn thờ Tổ Quốc trải khăn màu đỏ, có hình HCMinh to tướng, trông rất dễ sợ vì ông nầy mà cả dân tộc phải điêu linh! Có hai bình Hoa bằng ống nứa với hoa lá rừng và hai cây đuốc bằng ống nứa đang cháy lập lòe và cặp sát hai bên bàn thờ. Từ ngoài nhìn vào bàn thờ, bên trái là một bàn dài gồm 4, 5 ghế, bên phải là một cái bệ cho người điều khiển chương trình. CB Mưu chỉ cho tôi đứng vào một góc đầu hội trường chờ lệnh. Một lát sau, một Thượng úy đi đầu tiếp theo sau là một tiểu đội CSBV với súng đạn đầy đủ, kế đến là 4 CB cấp cao gồm một Đại tá (lạ), Tr tá Hiệu Thủ trưởng, Tr tá (lạ) và Th tá Ngọ, Bí thư. Sau khi ổn định vị trí. CB Ngọ điều khiển chương trình đọc lớn: “Yêu cầu anh Phan Văn Phước tiến lên trước bàn thờ Tổ Quốc” CB Mưu hướng dẫn tôi từ cuối phòng đi lên trước bàn thờ rồi Cb Mưu lui ra. Kể từ giờ phút nầy tôi được chụp hình quay phim làm cho tôi vô cùng hoang mang lo sợ không biết chuyện gì đây!?  Sau phần nghi thức chào cờ, CB Ngọ nói: “Kính thưa đồng chí cấp cao, Đại Diện Thiếu Tướng Tư Lệnh các Lực Lượng Võ Trang Giải Phóng Khu Trị Thiên Huế, hôm nay Trại làm lễ trả tự do cho anh Phan Văn Phước, nguyên Thiếu úy Đại Đội Trưởng ĐĐ 956/ĐPQ thuộc TK Thừa Thiên kiêm Trưởng đồn Lương Mai, đã bị quân đội cách mạng khu Trị Thiên Huế bắt làm tù binh ngày 20.12.1965, sau thời gian 2 năm học tập cải tạo anh PVPhước đã tiến bộ về mọi mặt lao động cũng như học tập chính tri, rất xứng đáng được hưởng lượng khoan hồng của Cách Mạng. Nay Mặt Trận khu Trị Thiên Huế quyết định trả tự do cho anh PVPhước để anh về cùng đồng bào tiếp tục công cuộc đấu tranh chống Đế Quốc Mỹ Xâm Lược, lật đổ chế độ Thiệu Kỳ giải phóng đất nước xây dựng XHCN, Yêu cầu anh PVPhước quỳ xuống.” CB Mưu tiến lên hướng dẫn tôi cách quỳ xuống một chân phải, chân trái chống lên, hai bàn tay chồng lên nhau và để trên đầu gối trái, thân mình thẳng đứng. Tôi quỳ xong, CB Mưu lui ra và CB Ngọ nói: “Anh PVPhước hãy làm theo sự hướng dẫn của tôi, sau mỗi câu tôi hô cương quyết, thì anh Phước phải hô lớn theo cương quyết 3 lần, đồng thời bàn tay phải nắm lại và đưa mạnh lên cao....Lễ tuyên thệ bắt đầu.”

Thứ nhất: Cương quyết không cầm súng đánh thuê cho Đế Quốc Mỹ xâm lược và trở về cùng nhân dân chống Mỹ cứu nước; lật đổ chế độ Thiệu Kỳ. Cương quyết...CQ...CQ.
Thứ hai: Cương quyết hợp lực cùng sinh viên học sinh, cùng đồng bào, cùng các vị lãnh đạo tôn giáo và quân đội ly khai đòi quân đội Mỹ cút về nước và lật đổ chế độ Thiệu Kỳ.  Cương quyết...CQ...CQ.
Thứ ba:  Cương quyết chấp hành và chu toàn mọi công tác do Cách mạng, Măt trận giao phó.     Cương quyết ...CQ...CQ.

Lễ trả tự do và tuyên thệ chấm dứt, yêu cầu anh PVPhước đứng dậy. Kế đến CB Ngọ trao cho tôi chiếc ví mà trại đã lưu giữ kể từ khi tôi bị bắt và bảo tôi kiểm soát tiền bạc. Sau khi kiểm soát, tôi xác nhận: “Báo cáo CB số tiền 250 đồng VNCH đầy đủ” Anh Đại tá Chủ tọa ngồi giữa, liền đưa ngón tay trỏ chỉ thẳng vào người tôi và nói với giọng Hải Phòng: “Anh vừa mới tuyên thệ đó, chưa đầy vài phút mà anh đã lói Việt Lam Cộng Hòa rồi. Tai sao anh không lói 250 đồng Ngụy?" Tôi sợ quá nên trả lời: "Tôi xin nhận khuyết điểm và hứa từ nay sẽ chú ý hơn.’’ Cũng anh CB Chủ tọa mặt nghiêm nghị, cũng lấy ngón tay trỏ nhịp nhịp chỉ về phía tôi nói lớn: “Nhớ đấy, nần sau nưu ý đừng tái phạm, nhớ đấy.”  Trở lại chuyện tư trang tôi nói: “Báo cáo CB còn thiếu tấm hình của cháu Minh Ái, con gái đầu lòng của chúng tôi." CB Ngọ tiến về phía tôi, hai tay cầm tấm hình cháu Minh Ái xé dọc làm hai mảnh và nói: “Chúng tôi sẽ giữ một nửa tấm hình và trao cho anh một nửa tấm hình còn lại, đây là dấu hiệu chúng ta nhận nhau.” Tôi vô cùng bàng hoàng ngạc nhiên hỏi: “dấu hiệu nhận nhau nghĩa là sao thưa CB?” CB Ngọ trả lời: “Theo lời tuyên thệ thứ ba, CM hay MT sẽ cử người đến gặp anh và trao nhiệm vụ cho anh, anh phải chấp hành cho tốt, nhân dân đang ở bên anh, theo dõi anh, họ là tai mắt của CM. Nửa tấm hình nầy là dấu hiệu nhận nhau, để xác nhận chúng ta là người của MTGPMN”. Ối trời ơi! Ngày đêm tôi mong chờ mau chóng được trả tự do, hôm nay thật sự trả tự do theo kiểu nầy, chẳng khác nào tôi bị tù treo của cả hai chế độ Quốc Gia và Cộng Sản! Nhưng trong hoàn cảnh nầy, tôi nào biết làm sao hơn! Từ chỗ lo âu, tôi liền hít vào thở ra nhẹ nhàng, không để cho họ thấy và để lấy lại sự bình tĩnh. CB Ngọ cấp phát “Giấy Trả Tự Do” cho tôi và yêu cầu tôi phát biểu cảm tưởng trong ngày vui trọng đại nầy, có CB cấp cao đến chủ tọa. Tôi nói lời cảm ơn và phát biểu qua loa cho qua chuyện, vì trong lòng tôi đang ngổn ngang chất đầy những ưu tư lo lắng cho tương lai sau nầy, không biết trôi về đâu! Buổi lễ như tạm chấm dứt, đến phần ăn liên hoan với nồi cháo vịt.

Trong lúc chuẩn bị bàn ghế và thức ăn, anh Đại tá Chủ tọa gọi tôi đến ngồi bên cạnh và thân mật dặn dò: “Khi về đến thành, anh có hai nhiệm vụ trước mắt. Một nà phải phổ biến sâu rộng càng nhiều càng tốt, đến các bạn bè dân sự cũng như trong ngụy quân, ngụy quyền, tại những lơi công cộng đông người như bến xe, bến tàu v..v. về tánh khoan hồng và nhân đạo của CM và của MTGPML đã đối xử tử tế, không đánh đập hay tra tấn. Đặc biệt anh phải lói cho càng nhiều nính Ngụy càng tốt: “hàng thì sống, chống thì chết.” Hai nà anh phải tham gia đấu tranh cùng toàn dân, cùng học sinh, sinh viên, Phật tử, cùng các vị nãnh đạo tôn giáo, cùng các đơn vị ngụy quân ny khai như anh Tướng Nguyễn Chánh Thi Trưởng QĐ I đã ý thức Cách Mạng đòi nập Miền Trung Tự Trị, đòi Mỹ cút về nước, đòi nật đổ chế độ Thiệu Kỳ.v...v. Anh nghe rõ chứ?” Nghe xong lòng tôi ngao ngán! Thì ra bấy lâu nay mọi cuộc xuống đường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Phật Giáo, Công Giáo cùng sự tham gia đông đảo của đồng bào, học sinh, sinh viên, Phật tử cũng như các đơn vị quân đội ly khai như Sư Đoàn 1, Quân Đoàn I đều do VC và MTGPMN tổ chức và lãnh đạo! Còn gì đau đớn nào bằng, khi các chiến sĩ QLVNCH ngày đêm phải hy sinh mạng sống với VC trên chiến trường và chính bản thân mình phải chịu cảnh tù binh khốn cùng để bảo vệ hậu phương ổn định cho đồng bào mình sống trong ấm no, tự do hạnh phúc; bảo vệ quý Thầy mình sống trong an nhiên tự tại để tu học và cứu độ chúng sanh, để cho ông TrT NCThi của mình mau lên lon từ Đại Tá lên Trung Tướng, mau lên chức từ tư lệnh SĐ1 lên TL QĐI, chỉ 2, 3 năm (1963-1965). Thì tại hậu phương đồng bào mình, quý Thầy mình, TrT NCThi của mình và các chiến hữu mình lại cùng nhau đâm sau lưng chiến si không thương tiếc!Theo như lời xác nhận của CB cấp cao của VC, như vậy mọi cuộc biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu, đốt công sở, phá thư viện Hoa Kỳ, chống tham nhũng, đảo chánh giết TT Ngô Đình Diệm, chỉnh lý, đem bàn thờ Phật xuống đường, để gây chia rẽ trong lòng dân, làm náo loạn hậu phương là thành quả của CM và MTGPMN, một thành quả không có tiếng súng, không hao tốn sinh mạng. Bất chiến tự nhiên thành!  Quý Thầy mình, đồng bào mình, TrT NCThi của mình và các chiến hữu ly khai của mình có hay biết điều nầy hay không!? Nực cười thay cho những người nhân danh trí thức, tu sĩ, chánh khách, dân biểu, nghị sĩ thuộc thành phần thứ ba luôn chống đối hai chế độ VNCH, sau ngày 30.04.75,  họ được trọng dụng trong một thời gian ngắn của buổi giao thời, rồi sau đó họ bị vắt chanh bỏ vỏ, họ lại ba chân bốn cẳng, bán sống bán chết tìm đường vượt biên, họ hiện đang sống khắp các nước trên thế giới và họ vẫn tiếp tục chê bai, kết tội, nhục mạ hai chế độ tốt đẹp VNCH qua những lời ngụy biện của những kẻ trí thức với những ngôn từ hoa mỹ để bào chữa hay che đậy những việc làm sai lầm tội lỗi của họ trong quá khứ.Câu hỏi đặt ra là tại sao những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS nầy không ở lại quê nhà để xây dựng thành công chế độ XHCN mà  một thời họ đã tích cực hy sinh và mơ ước?

Mọi thứ đã ổn định, thịt vịt thì chặt bằng 2 lóng tay, tôi ăn được hai chén rưỡi với ba, bốn miếng thịt, sao mà ngon lạ lùng, ngon hết biết, vì đây là lần đầu tiên sau 2 năm không gà chẳng vịt, nên quên cả ưu tư phỉền muộn! Nhưng sau khi ăn cháo xong, tôi nhớ lại mọi diễn tiến, cử động lớn nhỏ trong buổi lễ, đều được quay phim và chụp hình đầy đủ. Lòng tôi lại vô cùng nghi ngờ, hoang mang và lo ngại, vì nếu bị phát thanh, phát hình và chính phủ VNCH hay được thì đời mình sẽ ra sao với những hình ảnh tuyên thệ nầy? Niềm vui chưa trọn thì nỗi buồn lo lại đến! Ở tù thì sợ bị mất xác vì B52! Được trả tự do tưởng vui mừng, nay thì sợ VC móc nối giao nhiệm vụ! Nhiệm vụ không thi hành thì bị ám sát hay thủ tiêu!

Đứng trước những tình huống xẩy ra quá đột ngột và bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng đã làm cho tôi vô cùng hoang mang lo sợ, mất bình tĩnh, thiếu sáng suốt và suy nghĩ lung tung. Sau nhiều đêm ngày suy nghĩ, tôi thấy chính phủ VNCH có luật pháp và QLVNCH có quân pháp, có tình và có lý, nên tôi tin tưởng sẽ chứng minh "mình vô tội." Vì đây là âm mưu của CSVN giàn dựng, ngoài sự hiểu biết của tôi, để chính phủ và QĐ hiểu lầm nghi ngờ là tôi đã theo VC, đồng thời sẽ áp dụng kỷ luật QĐ để hành hạ tôi, làm cho tôi đau khổ rồi bất mãn, chán ghét chế độ, sau đó tìm đường lên núi trốn theo VC, đúng như lời chúng đã dụ dỗ tôi. Với một tấm lòng trung thành sắt đá với chính thể VNCH, tôi sẽ dùng mọi lời lẽ của trí óc và con tim mình để trình bày tất cả sự thật về  âm mưu thâm độc nầy của VC. Từ đó tôi thường tự nhủ: "Hãy bình tĩnh sống.”

Sau đó tôi được nghỉ dưỡng sức gần một tháng để chuẩn bị di chuyển một lộ trình dài. Trong thời gian nầy,  CB Mưu bắt tôi phải tập thể dục mỗi sáng 2 giờ để rèn luyện cơ thể và đặc biệt là hai chân, vì tôi đang bị phù thủng nặng, sợ tôi đi dường không nổi. Đến ngày ấn định, chúng tôi từ gỉã trại mới và lên đường về miền xuôi tức vùng đồng bằng, đối với tôi tức là đoàn tụ với gia đình, lòng vui mừng vô kể.  Đoàn chúng tôi đi gồm có 12 người, CB Mưu và 10 BĐ trang bị đầy đủ vũ khí kể cả B40.  Chính 10 người nầy đã mang lương thực gồm gạo, muối và bột ngọt cùng dao, rựa, riù để khai quang!. Còn riêng tôi chỉ mang tư trang cá nhân như đã kể trên mà thôi, vì lý do an ninh! Trên đường đi chúng tôi nghỉ đêm qua nhiều đơn vị CSBV, nhiều trạm giao liên, nhiều điểm tiếp liệu và nhiều bản làng người Lào. Đồng thời, tôi cũng thấy nhiều đơn vị bộ đội quân số đông và nhiều đoàn nhân công nam nữ xuôi ngược lên về. Tôi cũng thấy hằng chục, hằng chục, hằng trăm bộ đội làm đường, sửa đường mòn HCM bằng những cây cổ thụ với sức người, không có cơ giới. Đặc biệt tôi cũng thấy nhiều Bộ đội bị thương tật hay bệnh hoạn mặt mày xanh xao, gầy yếu phải tự cùi gạo để ăn, chống gậy mà đi, gặp CB Mưu đi ngược chiều hỏi đường đến bệnh viện hay đường về Miền Bắc! Lòng tôi vô cùng thương hại và tự hỏi: “Làm sao những người ốm o, gây mòn với tấm thân gầy guột xanh xao như thế nây có thể tìm đường đi đến nơi đến chốn? Thương thay cho một kiếp người Bộ đội”. Vào một buổi chiều, chúng tôi đến Ngã Ba Chiến Lược nằm trên đường mòn HCM. Ngủ đêm tại đây, sáng hôm sau chúng tôi đổi hướng về Nam và ngủ lại nhà dân. Đêm đó chúng tôi bị đánh bom B52, những trái bom nổ cách chúng tôi độ 300, 500 mét. Trời hừng sáng, CB Mưu đã đứng trước hầm chống B52 của tôi để hỏi thăm và cho biết đêm qua có 4 BĐ bi thương vì tức ngực và bị thương nhẹ ở đầu. Lo săn sóc các vết thương cho 4 BĐ nên đến gần trưa, chúng tôi bắt đầu đi về hướngKhe Tre và tiếp tục đi thêm 7, 8 ngày nữa, chúng tôi đến Nam Đông. Sau dó phải vượt qua những con suối lớn, dốc đá rất cao. Trong lúc đôi dép Bình Trị Thiên tôi mang là đôi dép râu cũ nên rất dễ sút quai, do đó khi leo lên gần đến đỉnh thì tôi bị trượt chân và rơi trở lại suối một đọan khá xa và bị thương nặng ở tay, nhẹ ở  đầu. CB Mưu liền cùng hai Bộ đội trèo xuống suối băng bó vết thương và dùng dây cột kéo và đỡ tôi lên. Lên đến đỉnh, tôi nằm nghỉ một hồi khá lâu rồi tiếp tục điSau đó chúng tôi gặp sông Ô Lâu là thượng nguồn của giòng sông Hương.

Chúng tôi đi cặp theo sông Ô Lâu có nhiều thung lũng, đường đất bằng dễ di. CB Mưu thường đi cặp kè bên tôi để trò chuyện cho tôi quên đau đớn, trong lúc đường còn xa. Xuyên qua những hành động, cử chỉ, lời nói của CB Mưu từ lúc còn ở các Trại cũng như trên đường đi đã làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên và có cảm tình vì tôi là người đa cảm. Tự nhiên tôi liên tưởng đến cuốn phim La Chaine, do tài tử Tony Curtis và  Sydney Poitier đóng, đoạt 5 giải Oscar. Câu chuyện về hai tù nhân vượt ngục, một da đen Sydney Poitier và một da trắng Tony Curtis, họ bị dính liền nhau bởi cái còng số 8. Ban đầu họ rất căm ghét nhau vì tinh thần kỳ thị chủng tộc đã ăn sâu trong máu! Nhưng họ lại luôn bị dính liền với nhau bởi một cái còng số 8 là sợi dây oan nghiệt! Một sợi dây đã gây bao trở ngại khó khăn qua bao ngày tháng vất vả, khổ cực đầy nguy hiểm vì đói khổ,  trong lúc họ cùng tìm đường thoát thân trước sự săn đuổi bởi nhiều Cảnh Sát và đàn chó săn. Họ đã cùng nhau hợp lực đấu tranh để cùng tìm cái sống trong cái chết. Có một lần người tù da đen đã cố gắng hết sức mình đến quên cả mạng sống để cứu mạng anh tù da trắng đang bị ngập chìm trong vũng sình lầy dày đặc, càng vùng vẫy anh cáng lún sâu, thật khó lòng sống sót! đó là tình ngườiđã được biểu hiện một cách rõ rệt nhất. Từ đó họ mang ơn nhau, có sự cảm thông và thương nhau như anh em ruột thịt. Sau đó họ phá được còng số 8 và chia tay nhau.Trước khi chia tay, anh tù da đen dặn dò anh tù da trắng: "Nhớ đi đường cẩn thận, lần nầy cậu sập hầm không còn ai cứu cậu đâu nhé." Họ cười trong ngấn lệ và chào chia tay, mỗi người đi mỗi ngả.

Hoàn cảnh của chúng tôi cũng tương tự như thế, trước đây chúng tôi ở hai chiến tuyến, thề sống chết trên chiến trường và căm thù nhau vì ý thức hệ Tự Do và CS. Nhưng qua những tháng ngày cùng chia nhau bao hiểm nguy, gian khổ, trong từng giờ từng phút, đêm cũng như ngày! Chúng tôi cùng tìm cái sống trong cái chết, dưới mưa bom bảo đạn vô tình, không phân biệt bạn thù. Cộng với những sự quan tâm, an ủi chân tình mà CB Mưu đã dành cho tôi, đôi khi tôi không còn có cảm giác ngăn cách giữa một Cán bộ quản giáo và một người tù binh nữa. Chúng tôi không bị dính liền nhau bởi cái còng số 8 vô tri, mà chúng tôi bị liên hệ với nhau bằng sự lo lắng và quan tâm đến sự an nguy của nhau, sau những giây phút kinh hoàng. Chúng tôi dính liền nhau bằng một sợi dây vô hình, nhưng rất gần gũi, đó là Tình Người, Tình Người Việt Nam.

Rồi cuối cùng chúng tôi đã về đến một làng nhỏ của người VN sống bằng nghề đốt than. Chúng tôi sống ở đây một thời gian khá dài để chờ Toán Giao Liên số 1từ đồng bằng lên dẫn đường cho chúng tôi về đồng bằng trong an toàn. Trong thời gian nầy chúng tôi có dư thì giờ nên thường cùng ngồi trò chuyện với nhau, có nước lá rừng nóng và kẹo đậu phụng tự chế do tôi ứng tiền để mua đường, đậu.  Một hôm, CB Mưu ngồi lấy mấy ngón tay bấm bấm, tính tính gì đó rồi nói;"Như vậy chúng ta đã đi 38 ngày đường". Luôn tiện tôi  hỏi: “Tại sao trên đường đi, tôi không thấy bóng dáng một người đàn ông hay thanh niên, thiếu nữ nào, mà chỉ thấy toàn là ông già, bà lão, đàn bà và trẻ em mà thôi?” CB Mưu trả lời: “Tất cả thanh niên, thiếu nữ đều đã tình nguyện đi Bộ đội hết cả rồi, vì đi BĐ họ được CM lo cho đầy đủ.” Cuộc trò chuyện đến phần cởi mở, tôi hỏi CB Mưu: "Lâu ngày rồi sao tôi không thấy CB Sinh và 6 anh nuôi?". CB Mưu Trả lời: "Buồn lắm, 7 chiến sĩ đó đã hy sinh vì bom trúng ngay nhà bếp, kéo theo 3 cô bạn gái của họ." CB Mưu im lặng một lúc vì  xúc động nói tiếp; "Ở đồi bên kia, lán trại cũng bị san bằng và nhiều chiến sĩ hy sinh,  trong đó có cả tù binh" Như vậy CB Sinh cộng 6 anh nuôi chia cơm cho tôi mỗi ngày và người tù binh Mỹ với bộ râu quai nón dài mà tôi gặp hôm trước, giờ đây đã yên nghỉ, với họ như vậy là sung sướng, nhưng lòng tôi vẫn thấy thương hại và tội nghiệp cho họ vì khi sống thì đói khổ, không nhà, chết thi không mồ, không áo quan! Thành thật chia buồn cùng các anh.

Chiều nay toán giao liên số 1 vừa đến gặp CB Mưu và họ họp bàn đến khuya, trong một lán nhỏ sau vườn. Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường lúc 10 giờ sáng, xuất phát từ nhà dân sát chân núi dãy Trường Sơn. Chúng tôi di chuyển trên thế đất bằng dễ đi, có rừng cây bao phủ rất dễ ngụy trang. Đến 6 giờ chiều, chúng tôi dừng lại trong một khu rừng cây để chờ toán giao liên số 2 từ sông Mỹ Chánh đến đón nhận, để đưa chúng tôi băng qua quốc lộ số 1. Đến 8 giờ tối, toán giao liên số 2 vẫn chưa đến và có lệnh rút lui vì có đơn vị thiết giáp Mỹ vừa đến phục kích trên lộ chiều nay! Thế là đoàn chúng tôi ba chân bốn cẳng tháo chạy về lại hướng nhà dân, trên đường về tôi thấy có thêm nhiều đoàn nhân công nằm ở phía sau chúng tôi, hồi nào không rõ. “Chạy khẩn trương, khẩn trương” lời CB Mưu thúc hối, trên đường chạy, thỉnh thoảng chúng tôi nghe nhiều tiếng đạn pháo binh bắn bay vèo vèo trên đầu. Chúng tôi về đến nhà dân lúc 3 giờ sáng.  Mặc dầu mới ngủ lúc 3, 4 giờ sáng, nhưng sáng hôm sau, CB Mưu đã đánh thức chúng tôi lúc 7 giờ sáng để lo chuẩn bị cơm nước rồi xuất phát lúc 10 giờ, giống như ngày hôm qua. Hôm nay là ngày thứ 2, rồi ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 tất cả mọi diễn tiến đều giống như ngày đầu tiên; nên mọi người đều quá mệt mỏi vì ngủ, nghỉ thì ít mà vừa đi  vừa chạy vừa tránh đạn pháo binh thì nhiều, ai nấy cũng kêu ca vì đuối sức! Rồi đến ngàỳ thứ 7, thứ 8, thứ 9, thứ10 tất cả vẫn đi đi về về như cũ, không có gì thay đổi, vì đơn vị thiết giáp Mỹ vẫn còn phục kích trên lộ! Sức chịu đựng của cơ thể con người cũng có hạn, với tôi chỉ còn là cái xác không hồn, cơ thể rã rời, không còn ham muốn gì cả, chỉ muốn đựơc chết một cái êm ái. Nằm nghỉ trong nhà dân, thấy hai bác chủ nhà cắm hoa rừng và quét dọn bàn thờ. Tôi hỏi: “Hôm này lễ gì vậy, thưa Bác?” bác chủ nhà trả lời: “Hôm nay là ngày 14 ta, cúng vong linh đó con.”  Tôi sực nhớ, tôi có một Bà Dì tên TTTúy Anh chết “bất đắc kỳ tử” rất linh thiêng mà tôi thường thắp nhang khấn nguyện vào mỗi tối 14 hay 30 âm lịch mỗi tháng, khi còn ở nhà. Thế là từ giờ phút đó tôi luôn réo gọi tên Dì tôi: “Xin Dì mau mau đến cứu con. Con nay quá kiệt sức, không còn đi được nữa. Xin Dì linh thiêng gia hộ cho con qua lộ được đêm nay vì Ba Má con, vợ con con đang mong chờ con. Nếu không được, xin Dì cho con trúng vài ba quả đạn pháo binh thật chính xác để kết liễu cuộc đời đầy bất hạnh của con một cách êm ái. Nếu được một trong hai lời cầu xin trên, con xin cúi đầu trăm lạy, ngàn lạy.” Suốt ngày hôm đó, ngoài giờ ăn cơm sáng, thời gian còn lại kể luôn cả thời gian đi đường hôm nay, tôi luôn luôn réo gọi tên Dì tôi và tự nhiên tôi cảm thấy an tâm và tự tin hơn vì lòng tràn đầy hy vọng. Tuy trong người đã kiệt sức, nhưng tôi vẫn theo kịp đoàn người đi, một sức mạnh vô hình đã đẩy tôi đi, thật khó giải thích. Đến khu rừng rậm quen thuộc trong 10 ngày qua, chúng tôi nghỉ chân để chờ toán giao liên số 2 từ Mỹ Chánh lên. Độ 8 giờ tối, chúng tôi bắt tay được toán giao liên và được biết lộ trình đã được khai thông, mọi người reo mừng nhưng đã bị hãm lại vì sự an toàn của mọi người. Đêm nay 14 âm lịch, trăng gần tròn, to, gần lại và sáng, trên trời lấp lánh đầy sao như đang nhảy múa hòa lẫn với nỗi vui mừng hạnh phúc bất tận đang nhảy múa trong lòng tôi. Càng vui mừng, tôi càng réo gọi tên Dì tôi với bao lời tạ ơn và hai tay xá xá lạy lạy!

Chúng tôi theo toán giao liên băng qua quốc lộ số 1 rồi  đi dọc theo sông Mỹ Chánh về đến làng Lương Mai, dân làng đốt đèn xôn xao vui mừng để đón chồng, con, cháu vừa đi dân công lâu ngày trở về được bình an vô sự. Làng nầy trước đây do ĐĐ 956/ĐP và Căn Cứ Lương Mai do tôi chỉ huy để giữ anh ninh. Nay đã bị VC chiếm đóng như một vùng giải phóng. Tôi đựợc bố trí ngủ qua đêm tại nhà dân. Qua một đêm ngủ ngon lành, sau bao ngày mất ngủ, sáng mai thức dậy, tôi thấy trên bàn một mâm cơm đã dọn sẵn gồm cá kho và canh rau muống. Hai bác chủ nhà ân cần mời tôi ăn cơm, tôi xin phép đợi CB Mưu và các anh BĐ, nhưng hai bác bảo tôi cứ ăn một mình để bù lại những ngày thiếu thốn vì CB Mưu đã ăn ở chỗ khác rồi! Tôi ăn liền 3 chén cơm một cách ngon lành, như chưa bao giờ ngon bằng sáng nay. Đến hơn 8 giờ sáng, CB Mưu đến dẫn tôi đi ra chợ Lương Mai. Vừa đến chợ, tôi thấy đồng bào tập trung rất đông chung quanh một sân khấu kê bằng những tấm ván dài. CB Mưu dẫn tôi đứng cạnh sân khấu và báo cho tôi biết khi có yêu cầu, tôi phải lên phát biểu cảm tưởng về việc CM khoan hồng tha tội cho tôi và cảm ơn đồng bào đã cùi gạo lên núi nuôi tôi ăn, học tập tiến bộ để có ngày hôm nay! Theo đúng chương trình của buổi lễ, tôi đã làm đúng theo lời yêu cầu và hướng dẫn của CB Mưu, nên tôi được vỗ tay liên hồi và bị chụp hình lia lịa! Sau cùng, một anh CB địa phương cao nhứt trong đám đã phát cho tôi hai bộ áo quần bà ba màu trắng, loại vải quyến được nhúng hồ rất cứng, có hai túi, cổ tròn, một nón lá, một cái bị lác đựng áo quần. Buổi lễ chấm dứt, một CB bảo tôi lui phía sau sân khấu lột bỏ bộ áo quần cải tạo và mặc gấp bộ aó quần bà ba mới.

Vài ba CB địa phương cùng CB Mưu và các anh BĐ đã đưa tôi đi một đoạn đường dài hướng về bờ sômg Mỹ Chánh, một chiếc đò đã đậu sẵn. Tại đây là điểm chia tay, trước khi tôi chào bước xuống đò thì CB Mưu tiến lên trao cho tôi một gói Trầmđộ một ký lô, CB Mưu nói: “Đây là quà tặng của đồng chỉ thủ trưởng Hiệu, vì biết anh là người theo đạo Phật và thường hay đọc kinh mỗi đêm, nên đồng chí tặng anh để về cúng Phật và ông bà để ấm tình CM.” Tôi đón nhận gói trầm thì CB Mưu tiến đến ôm chầm lấy tôi và tôi ôm lấy CB Mưu. CB Mưu thì thầm: “Đi đường cẩn thận, nhớ giữ gìn sức khỏe.” Cầm gói Trầm trong tay mà lòng bùi ngùi một hồi lâu, rồi quay mặt bước xuống đò. Đò rời bến, ra giữa sông mà CB Mưu và các anh BĐ vẫn còn đứng vẫy tay chào...Đò cập bến, tôi bước lên bờ với những bước chân nặng nề trong tấm thân tiều tụy vì đang mang bệnh phù thủng nặng và một mụt nhọt ở thời kỳ cuối, to gần bằng cái chén ở dưới mông, đi cặp sông Mỹ Chánh theo con đường làng vắng người mà lòng bâng khuâng bồn chồn khó tả. Đôi khi tôi tự nhủ cuộc đời như giấc mộng Nam Kha “Kê Vàng” hay đúng hơn là một diễn viên trên sân khấu của một câu chuyện buồn! “Mới ngày nào mình là một Thiếu Úy ĐĐT, mặc quần áo trận, đầu đội nón sắt, chân mang botte de chaud (shoe), tay cầm súng Colt 45 chỉ huy rất oai phong! Rồi bị bắt làm tù binh, mặc áo quần bộ đội loại phế thải, chân đi dép râu, đầu đội nón lá rách, tay khi cầm cây cuốc đào đất trồng khoai sắn, khi cầm cái rựa để đốn cây hay chẻ củi,  ăn bữa đói, bữa no nhờ có thêm một củ khoai,  trông thật đau lòng! Rồi được trả tự do thành bác nông dân trong bộ áo quần bà ba trắng toát, đầu đội nón lá, chân đi dép râu, tay xách bị lác, trông thật không giống ai!... 

Ham mơ mộng nghĩ sự đời, tôi đến gần đồn Nghĩa Quân giữ an ninh cầu Mỹ Chánh lúc nào mà không hay. Các anh Nghĩa Quân chận lại và nhìn tôi với ánh mắt hiếu kỳ và hỏi: “Anh là ai mà dám đến gần đồn, có chuyện chi?” Tôi liền nói: “Tôi là Th/úy PVPhước ĐĐT ĐĐ956/ĐP Trưởng Đồn Lương Mai bị VC bắt làm tù binh, nay được trả tự do; yêu cầu báo cho BCH/TK/TT biết, bây giờ tôi phải làm thế nào?  Sau đó được lệnh bảo tôi phải đón xe đò tự túc về trình diện BCH/TK/TT. Vì nếu TK đem xe ra đón, khi trở về thì Trời đã tối, đường không an ninh. Thế là tôi đón xe đò tự túc về đến An Hòa thì trời đã chiều, đến giờ tan sở, nên tôi đã đón xe cyclo về nhà tại Kim Long bên cạnh khuôn Kim An vào lúc 5, 6 giờ chiều.

Đứng trước cổng nhà, tôi tần ngần quan sát một hồi rồi bước qua hai trụ cao lớn và đi giữa hai hàng giậu chè tàu cao ngang hông, khi đến hòn non bộ ngay chính giữa sân nhà, cách thềm nhà vài thước thì tôi dừng lại, tay phải cầm nón lá nghiêng nghiêng che mặt.  Một người đàn bà tay bồng em bé, đang đứng tựa cửa nhìn tôi chăm chú lấy làm ngạc nhiên và hỏi: “Xin lỗi ông tìm ai?” tôi vẫn đứng lặng yên. Trong khung cảnh buổi hoàng hôn vắng lặng, vào mùa đông của xứ Huế có mưa bay lất phất, người đàn bà cô đơn có vẻ lo sợ nên đã gằn giọng và lớn tiếng hỏi tôi như lần trước. Tôi không thể cầm lòng để đùa lâu được, nên đã hạ nón lá xuống, bước tới hai ba bước và nói: “Anh nầy Em”.Một âm thanh quen thuộc đã xa vắng từ lâu ngày, nay bỗng lại trở về đã làm cho nhà tôi quá đỗi vui mừng, nên đã để mạnh tay em bé xuống nền nhà và lao mình xuống từ trên thềm nhà cao, không kể nguy hiểm,
...“Anh nầy Em”.Một âm thanh quen thuộc đã xa vắng từ lâu ngày, nay bỗng lại trở về đã làm cho nhà tôi quá đỗi vui mừng, nên đã để mạnh tay em bé xuống nền nhà và lao mình xuống từ trên thềm nhà cao, không kể nguy hiểm, tôi bước lên vội đỡ và đón lấy nhà tôi. Hai chúng tôi ôm nhau một hồi lâu với bao nỗi hạnh phúc sung sướng, nửa mừng nửa tủi đến nghẹn ngào không nói được nên lời. Bỗng những tiếng khóc oa oa của con tôi trên thềm cao đã đưa chúng tôi về cảnh thật. Lời nói đầu tiên nhà tôi hỏi: “Anh có khỏe không?” và tôi cũng hỏi lại như thế. Chúng tôi cùng quay mặt lại, cùng tiến lên để bồng con tôi đang khóc, thì mạ tôi dưới nhà chạy lên la lớn: “Tụi bây làm chi để em khóc dữ rứa?” Cùng lúc đó nhà tôi nói: “Má ơi, Anh Phước đã về.”  Sau một hồi nhìn nhìn, ngó ngó thằng con trai đang bị phù thủng, mặt to “bằng cái thúng”,mạ tôi mới nhận ra tôi và òa lên khóc: “Ôi trời ơi, con của Mạ!”với ánh mắt vừa thương hại vừa vui mừng. cháu Minh Ái con gái đầu lòng ở nhà sau cũng chạy lên mừng Ba mới về. Thế là 5 Má con, Bà cháu ôm nhau khóc trong nỗi vui mừng đoàn viên, ngay dưới ngưỡng cửa nhà, trước bàn thờ Phật.  Mạ tôi kéo tay tôi vô nhà và bảo tôi ngồi nghỉ một lát, rồi đi tắm rửa, nghỉ ngơi cho khỏe.  Mạ tôi không quên dặn dò: “Con ở trong rừng sâu nước độc lâu ngày, có nhiều sơn lâm chướng khí đã tích tụ trong người rất nhiều chất độc. Nên con phải chờ mạ nấu Chè Môn ăn xổ độc, rồi con mới được gần vợ con. Nghe chưa?  -- Dạ dạ, con xin cảm ơn Má.

Đêm nay, chúng tôi có một bữa cơm đoàn tụ sau bao ngày xa cách, một bữa cơm mà tôi hằng mơ ước trong những ngày ở tù, nay đã trở thành sự thật. Có xa cách mới thấy trân quý những giờ phút gần gũi. Ôi còn gì vui sướng hạnh phúc nào bằng!  Mọi người ai ai cũng lộ vẻ hân hoan vui mừng khó tả. Trước khi bắt đầu vào bữa, Ba tôi yêu cầu mọi người cúi đầu tạ ơn Chư Phật, Chư Vị Bồ Tát và ông bà Tổ Tiên đã gia hộ cho chúng tôi có được buổi đoàn viên hôm nay. Tôi tiếp lời, ngoài ra con xin cả nhà cũng nên cảm ơn Dì Tâm, vì Dì đã cứu con vượt qua lộ trong giờ phút hiểm nghèo! Mọi người cùng làm theo sự hướng dẫn của Ba tôi. Bữa cơm tuy đơn sơ vì không kịp chuẩn bị trước, nhưng rất ngon vì tràn đầy tiếng cười và trong lòng mọi người đều thể hiện nỗi vui mừng khó tả. 

Riêng tôi là người hạnh phúc nhất trần gian vì ngoài việc gặp lại Ba Má và 5 em, tôi còn được gặp vợ, cháu Minh Ái con gái đầu lòng với tấm hình bị xé làm đôi và cháu Quốc Phong con trai đầu lòng của tôi, khi nó vừa tròn 1 tháng tuổi thì tôi bị bắt làm tù binh. Cơm nước xong, đến phần gia đình hàn huyên tâm sự, mọi người đều đóng góp vào câu chuyện nên không khí khi thì tiếu lâm vui nhộn, lúc thì cảm động bùi ngùi không cầm được nước mắt vì vui mừng và hạnh phúc! Má tôi là người mở đầu câu chuyện: “Vợ con đi tìm xác chồng, sau khi được tin Đồn Lương Mai do tôi chỉ huy bị thất thủ và mất liên lạc, không biết sống chết ra sao và sau đó, BCH/TK/Thừa Thiên cùng TrĐ 3 /SĐ1 đang hành quân phối hợp để tái chiếm. Binh sĩ bị thương vong được trực thăng tải thương đưa về bệnh viện Nguyễn Tri Phương nằm trong khuôn viên BTL/SĐ1. Thế là vợ con từ sáng sớm đã đi xuống BV NTPhương để tìm xác chồng, bất cứ chiếc trực thăng tải thương nào đáp xuống là vợ con ba chân bốn cẳng chạy lại để quan sát từng anh thương binh một và hỏi thăm về số phận của con và mở từng chiếc Poncho xem mặt để nhận diện tìm xác chồng, vì trong số những người bị thương đều không phải là con. Những gia đình nhận được xác chồng cha thi họ đi lo hậu sự; còn vợ tôi môt mình chờ đến chiều mới trở về nhà. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, vợ con đều đi và về như thế, mỗi lần về đến nhà là khóc với than: Ông Trời ơi là Ông Trời, sao mà quá bất công, mọi người ai cũng nhận được xác chồng, còn con thì không! Như vậy chồng con bị cọp beo thú rừng ăn mất xác rồi con chi nữa. Ông Trời ơi là Ông Trời.” Vừa nghe xong câu nói quá ngây thơ, đầy tình nghĩa vợ chồng của một ngưới đàn bà 19 tuổi  có một con và đang bụng mang dạ chửa, trong những lúc quá đau khổ đến điên lọan vì không tìm được xác chồng. Tất cả đều im lặng như đang lắng nghe những giọt lệ nóng đang lăn tròn trên gương mặt mọi người với lòng yêu thương, quý mến và trân trọng. Đến đây tôi choàng tay ôm chặt vợ tôi vào lòng, hôn nhẹ và nói đùa: “Anh cảm ơn em, nhưng mà hồi đó em nhận được xác anh thì bây giờ chúng ta đâu có ngồi bên nhau như thế nầy.”  Mọi người đều cười, em gái tôi tiếp lời: “Chị Nguyệt may phước lắm đó, nếu chị nhận được xác anh Phước thì bây giờ chị trở thành Bà Quả Phụ Phước rồi.”

Má tôi tiếp tục câu chuyện: “Câu than khóc trên như là điệp khúc được vợ con lập đi lập lại nhiều lần, ngày cũng như đêm, đến nỗi không ai can ngăn được! Mãi đến khi có một chú thương binh cụt mất cánh tay trái, vết thương vẫn chưa lành, đến báo tin: “Con tên là Vy lính của ĐĐ 956/ĐP là một trong 11 người bị VC bắt làm tù binh. Chính Th/úy Phước đã xin VC thả con về nhà để chữa trị vết thương vì quá nặng, máu ra quá nhiều, không có thuốc cầm máu, chỉ băng tạm bằng miếng vải mùng nên rất khó sống! Thêm vào đó Th/úy còn nói con chỉ là binh nhất mới đi lính chỉ một năm không biết gì, Nếu VC cần gì Th/úy là ĐĐT sẽ khai báo đầy đủ.  Sau đó VC nhờ dân đưa con về một y trạm nằm trong lãnh thổ tỉnh Quảng Trị” Kế đến chú Vy trao cho vợ con một mảnh giấy nhỏ: Anh vẫn còn sống và bị bắt làm tù binh. Thương nhớ Em ráng nuôi con. Thương nhớ Ba Má và các em nhiều. Con, anh Phước, và kể từ đó, vợ tôi mới yên trí không còn khóc than nữa.”...Sau đó độ 9 tháng, vợ tôi nhận được giấy mời qua ĐĐ Hành Chánh Tiếp Vận/TKTT để nhận tiền tử tuất là tiền lương 12 tháng dành cho những người bị chết hay bị mất tích trên 9 tháng.

Kế đến Ba tôi đứng dậy, đi mở tủ lớn lấy ra ba hộp bánh Biscuit Lu để lên bàn và nói: “Đây là số tiền tử tuất của con, gồm một trăm mười bốn ngàn đồng($114,000.00) mà vợ con đã trao cho Ba Má giữ kể từ ngày nhận nó.Tại sao Ba Má lại giữ số tiền nầy?...Sau khi vợ con đi nhận được số tiền trên, cùng chiều ngày hôm đó, cũng trong một bữa cơm gia đình như hôm nay, vợ con tay cầm số bạc vừa nhận được, lễ phép thưa với Ba Má và gia đình:“Đây là số tiền tử tuất của anh Phước con, Ba Má là người có công sinh thành dưỡng dục chồng con và lâu nay Ba Má lại thương yêu và lo lắng cho con như con ruột thịt, cho mẹ con chúng con cùng ở chung một mái nhà dưới sự đùm bọc của Ba Má và các em. 

Con cảm thấy quá hạnh phúc, nên con không cần đến số tiền lớn lao như thế này. Con xin gởi lại Ba Má để chi dùng trong gia đình.”  Ba Má tôi nhứt mực khước từ: “Đây là tiền xương máu của chồng con và là cha của các cháu, con nên giữ số tiền nầy để làm vốn nuôi con và phòng thân sau nầy” Nhưng vợ con cũng nhất quyết không nhận. Cuối cùng Mẹ con đề nghị: “Thôi được, nếu con đã nhất quyết không nhận thì Ba Má đành phải nhận dùm và cất giữ ở đây, chờ thằng Phước trở về, Ba Má sẽ giao trả lại cho các con.” Quả là một ý kiến hay giải quyết êm đẹp mọi bề, thế là Ba tôi đã để tiền vào 3 hộp bánh Biscuit Lu và cất giữ cho đến hôm nay và trao lại cho vợ chồng chúng tôi: “Bây giờ hai con hãy nhận lấy số tiền nầy để làm vốn xây dựng cuộc đời tương lai.” Hai vợ chồng chúng tôi đưa tay đón nhận và tôi đáp lời: “Trước tiên chúng con xin chân thành cảm ơn Ba Má và các em đã thương yêu lo lắng an ủi vợ con con trong thời gian con bị họan nạn.

 Chính nhờ tấm chân tình và lòng thương yêu thiết tha đó đã giúp cho vợ con có tinh thần và nghị lực để chờ đợi con. Con xin lạy hai lạy gọi là tạ ơn Ba Má và một lạy để cảm ơn các em.”...Bữa cơm đoàn viên sum họp để chào đón người về từ cõi chết đã kết thúc một cách nhẹ nhàng cách đây 50 năm, nhưng những hình ảnh, những tình cảm diễn biến theo từng câu chuyện đầy tình nghĩa của Cha Mẹ đối với dâu con, lòng chung thủy trong tình nghĩa vợ chồng và lòng hiếu thảo của đạo dâu con như những tâm hồn cao thượng đã khắc sâu trong lòng chúng tôi mỗi khi nhắc đến như vừa mới xẩy ra ngày hôm qua.

Sáng nay tôi đi trình diện BCH/TK/TT, sau khi Phòng 2/TK lấy tin tức về tình hình địch mà tôi biết được trên đường đi 49 ngày, họ chuyển tôi qua Ty An Ninh Quân Đội Tỉnh TT. Tôi ngồi đợi trong một phòng thẩm vấn rộng, hơi lành lạnh, tường sơn màu lam đậm có ghi một hàng chữ thật lớn màu đỏ “Ở đây tai vách, mặt rừng” làm cho tôi phải cẩn trọng trong từng lời khai.  Một ông Đại Úy trẻ đẹp trai với một xấp hồ sơ dày cợm trên tay bước vào và để hồ sơ trên bàn, rồi giới thiệu ông là Đ/u Hướng.  Sau khi thăm hỏi xả giao và bắt đầu thẩm vấn tôi: “Thiếu úy được VC phóng thích kể từ ngày 02.09.1967, hôm nay là ngày 21.12.1967, Th/u mới đi trình diện. Như vậy trong thời gian gần 4 tháng qua Th/u ở đâu, làm gì và tiếp xúc với những ai?” Tôi trả lời: “Trong 4 tháng qua, tôi vừa ở tù vừa đi bộ vượt Trường Sơn với 11 bộ đội VC.” Đ/u Hướng có vẻ không tin và gắt giọng hỏi: “Làm sao Th/u lại ở tù, khi VC đã phóng thích Th/u với đầy đủ hình ảnh và truyền đơn như thế nầy?” Đ/u Hướng đưa ra rất nhiều hình ảnh của buổi lễ phóng thích và tuyên thệ cùng với quyết định trả tự do kể từ 2.9.1967 mà các lực lượng hành quân của Sư Đoàn 1, Tiểu Khu TT và các xã ấp đều nhận được.  Tôi trả lời: “ Vâng đúng như thế, VC phóng thích tôi ngày 2.9.1967, nhưng chúng lại lưu giữ tôi hơn 2 tháng trên đất Lào và bắt tôi đi bộ 49 ngày vượt núi, trèo đèo, băng suối dưới mưa bom bão đạn của QĐVNCH và Đồng Minh, nên tôi mới vừa về đến nhà chiều hôm qua.” Đ/u Hướng như muốn điên lên và đứng dậy tiến về phía tôi và nói giận dữ: “Th/u đùa với tôi à, không bao giờ có trường hợp nầy xẩy ra. VC đâu có dư cơm, dư gạo, dư người để nuôi ăn 2 tháng và dẫn Th/u đi vòng vòng chơi 49 ngày? Tôi vẫn bình tĩnh trả lời lịch sự: “Xin Đ/u bớt nóng giận, tất cả mọi điều tôi khai đều là sự thật.” Đ/u Hướng mở to mắt hỏi: “Th/u lấy gì làm bằng chứng là sự thật?  Ở tù chung với ai? Trại tù của Th/u có bao nhiêu người?  Có ai cùng được thả về như Th/u không?” Cũng cách trả lời như trước: “Tôi không có bằng chứng nào. Tôi là người tù độc nhất vô nhị trong trại tù nầy. Chỉ một mình tôi được thả, ngoài ra tôi không biết một ai.”Đ/u Hướng thở ra lắc đầu lia lịa, hai tay gãi đầu và rời khỏi phòng, bước xuống sân đi đi lại lại suy nghĩ một hồi lâu, sau cùng Đ/u Hướng trở lại, nhẹ nhàng hỏi tôi: “Ngoài ra Th/u còn có gì để trình báo với cơ quan an ninh không?” Tôi xin tường trình: “Sau khi làm lễ phóng thích và tuyên thệ, VC có lấy một tấm hình con gái của tôi và xé dọc làm hai mảnh. Họ trao cho tôi một mảnh 1/2 tấm hình và họ giữ 1/2 tấm hình. Họ nói hai nửa tấm hình nầy là dấu hiệu nhận nhau, mỗi khi có người của MTGPMN đến giao công tác cho tôi.”Đ/u Hướng vô cùng ngạc nhiên, đứng dậy và hỏi gằn giọng: “VC sẽ giao công tác cho anh? Thế thì anh hứa với họ thế nào?” Tôi thong thả lấy 1/2 tấm hình ra và trả lời: “Đúng thế, trong lúc làm lễ phóng thích tôi, VC nói sau nầy, họ sẽ tìm đến tôi và giao công tác cho tôi. Riêng tôi không hứa hẹn gì cả. Đó là tất cả sự thật và đây là 1/2 tấm hình là dấu hiệu nhận nhau với VC. Tôi xin giao nạp cho quý cơ quan tùy nghi.” Gương mặt Đ/u Hướng tươi lên và mắt sáng ra, đầu gật gù nói: “Thôi được, hôm nay Th/u nhắn gia đình mang cơm và tư trang để ở lại Ty ANQĐ chờ lệnh.” Chiều hôm đó Má tôi, vợ con tôi bới cơm, mang áo quần vào thăm tôi tại nhà tạm giam của Ty ANQĐ. Má tôi hỏi tôi: “Tại sao họ lại giữ con lại đây, trong lúc con đang bị phù thủng nặng, lại thêm có một mụt nhọt lớn bằng cái chén ở mông, không thể ngồi thẳng được?” Tôi trấn an Má và vợ tôi: “Không sao đâu Má, có lẽ cơ quan An Ninh cần thêm một vài tin tức, nên vài ba ngày rồi con sẽ về với Má, với em. Xin Má và em yên tâm vì mình là người Quốc Gia mà, có gì đâu mà lo sợ.” Sau ba ngày làm việc và 3 đêm ngủ tại nhà tạm giam của Ty ANQĐ, tôi nhận được Sự Vụ Lệnh vào trình diện Cục ANQD tại số 8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sàigòn.

Sáng hôm đó, một buổi sáng mùa đông giá lạnh, có mưa bay lất phất và gió nhẹ, Má tôi cùng vợ và hai con tôi tiễn đưa tôi tại phi trường Phú Bài. Đến giờ máy bay sắp cất cánh, Má tôi nắm tay cháu gái, đứng bên cạnh vợ tôi tay bồng cậu con trai vẫy tay, vẫy tay chào để tiễn đưa một người chồng bất hạnh, sau bao tháng ngày xa cách, vừa được trả tự do, thì lại bị cách ly 3 ngày 3 đêm tại nhà tạm giam của Ty ANQĐ và giờ đây, lại một lần nữa phải chia ly! Còn gì đau buồn và tủi thân cho bằng thân phận của một người vợ lính có chồng bị làm tù binh của VC! Tôi ngồi trong lòng chiếc C123 của Không Lực Hoa Kỳ bắt đầu cất cánh, đầu tôi choáng váng và người thì ngột ngạt vì những tiếng động cơ rầm rầm chát chúa và quá, quá lớn gần giống như những âm thamh ghê rợn quen thuộc của hôm nào! Sau khi máy bay bình phi, tôi nhắm mắt và lòng thầm nghĩ: “Thế là lại thêm một đoạn đường chiến binh đầy chông gai, với bao chướng ngại vật, lắm hố sâu tường cao và nhiều dây tử thần đang mở ra trước mắt đón chờ tôi...Nhưng không sao, vì tôi đã tự nhủ với lòng mình “Hãy bình tĩnh sống!” "Đời buồn thì chim đã không kêu, Hoa nở tức là Trời không dữ."

Phan Văn Phước. Khóa 13 SQTBTĐ
        Thanh Long. KBC 4005





--
Thomas D. Tran

Không Nói, Không Viết, Không Làm
những gì có lợi cho cộng sản.


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


G I Ả T H I Ế T v à G I Ả T H U Y Ế T

$
0
0
G I Ả    T H I Ế T    v à    G I Ả    T H U Y Ế T
Trần Trung Chính
Tôi nghe đến 2 nhóm chữ Giả Thiết và Giả Thuyết trong khi vừa bước lên lớp đệ thất  (lớp 6 sau này) của bậc trung học : giáo sư dạy môn Toán đề cập đến “ Giả Thiết “ khi bắt đầu dạy đến 3 trường hợp bằng nhau của một tam giác. Trong khi đó trong môn Vạn Vật (science naturelle),” Giả Thuyết”  Laplace là giả thuyết đầu tiên được mọi người nhắc đến về sự thành lập của các tinh cầu (planete) trong hệ thống  Mặt Trời.

Theo từ điển tiếng Việt, có 2 định nghĩa của Giả Thiết :
Định nghĩa thứ nhất : điều cho trước trong một định lý hay một bài toán , để căn cứ vào đó mà suy ra một kết luận của định lý hay để giải một bài toán.
Định nghĩa thứ hai : điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, để suy luận, để giả định. Thí dụ : loại bỏ những giả thiết thiếu căn cứ.-Giả thiết là tình hình sẽ xấu hơn.
Nhóm từ Giả Thuyết chỉ có một định nghĩa : điều nêu ra trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, chưa được chứng minh.

Có nhiều người chỉ trích, phê phán và thậm chí chửi rủa cá nhân tướng Hoàng Cơ Minh và tố chức Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam (gọi tắt là Mặt Trận). Xét về tính chất bền bỉ và dai dẳng, cá nhân người viết nhận thấy chỉ có 4 người (theo thứ tự thời gian), đó là :
1) Bằng Phong Đặng Văn Âu , sang Mỹ từ tháng 4 / 1975 , cựu Thiếu Tá Không Quân
2) Kim Âu Hà Văn Sơn, sang Mỹ từ đầu thập niên 1990, cựu thông dịch viên trong tổ chức CIDG (Civil Irregular Defense Groups = Dân Sự  Chiến Đấu do LLĐB của Hoa Kỳ thành lập, thường được gọi là Biệt Kích Mỹ)
3) Lão Móc Nguyễn Thiếu Nhẫn, đây là bút danh của cựu đại úy quân báo Nguyễn Văn Nghiêm, sang Mỹ từ đầu thập niên 1980.
4) Nguyễn Thanh Tú, sinh năm 1965, con trai của cố ký giả Đạm Phong- người bị giết vào năm 1982 ở Texas, Nguyễn Thanh Tú tấn công vào Mặt Trận và Đảng Việt Tân dưới chiêu bài “vì chữ Hiếu, đi tìm công lý và sự thật cho cái chết của ký giả Đạm Phong”
Cả 4 người vừa nêu trên đã đưa ra trước công luận những  giả thiết :
Giả thiết số một: tướng Hoàng Cơ Minh lợi dụng lòng yêu nước và căm thù Cộng Sản của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đã quyên góp được một số tiền lớn và thành lập Mặt Trận ( tuy tất cả 4 người đều nói là số tiền lớn, nhưng không ai nêu được con số đích xác)
Giả thiết số hai: tướng Hoàng Cơ Minh mưu đồ tư lợi riêng nên đem thân nhân trong gia đình vào hàng ngũ lãnh đạo của Mặt Trận (nhất là kiểm soát các sự việc liên quan đến tài chánh ) và đẩy những người đã cộng tác lúc ban đầu ra khỏi tổ chức , thí dụ như Đại Tá Phạm Văn Liễu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy, nhà văn kiêm nhà báo Cao Thế Dung …
Giả thiết số ba: tướng Hoàng Cơ Minh và Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận không bao giờ công khai hóa số tiền thu được cũng như số tiền đã chi tiêu.
Giả thiết số bốn:  Lập chiến khu “ma” (video quay tại Hoa Kỳ nhưng nói là thành lập chiến khu tại biên thùy Thái Lan – Lào hay biên thùy Thái- Cambodia.
Giả thiết số năm: phóng đại số chiến binh tình nguyện gia nhập Mặt Trận, đồng nghĩa với tục ngữ “có ít xít ra nhiều ”, thí dụ Mặt Trận tuyên bố có khoảng 10,000 tay súng tại biên thùy Thái –  Lào chả hạn.
Giả thiết số sáu:  Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận tiếp tục lừa dối người Việt Hải Ngoại sau khi tướng Hoàng Minh đã chết hồi 1987 mà vẫn tiếp tục từ hải ngoại gửi thông điệp chúc Tết đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước.
Giả thiết số bẩy: đột nhiên vào mùa hè năm 2001, Ban Lãnh Đạo Mặt Trận làm Lễ Truy Điệu cho tướng Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân đã hy sinh trên đường tìm về nước , mà không đưa ra bất cứ lời giải thích nào khiến cho đến nay (2016) vẫn chưa ai biết sự thật của sự dấu diếm tin tức.

Với  7 giả thiết vừa nêu, tôi nghĩ rằng trọng tâm của định đề (hay định lý) đã được ông Kim Âu Hà Văn Sơn - đanh thép  pha lẫn hùng hổ - kết án “Hoàng Cơ Minh là thiên cổ tội nhân” và ông Nguyễn Thanh Tú đã kết luận “ Mặt Trận đứng ra tổ chức ám sát ký giả Đạm Phong” rồi sau đó ông Tú còn đòi hỏi Ban Lãnh Đạo hiện nay của Đảng Việt Tân phải gánh lấy trách nhiệm về cái chết của cha ông ta .

Tôi sẽ không đưa bất cứ lời biện hộ nào cho 7 giả thiết vừa nêu trên vì tôi không phải là thành viên của Mặt Trận , vai trò biện hộ hay bào chữa cho những cáo buộc vừa nêu, phải do thành viên cao cấp của Mặt Trận tuyên cáo, nhưng chúng ta cũng cần để ý là phía Mặt Trận (hay Ban Lãnh Đạo của Đảng Việt Tân) không bao giờ đề cập đến các vấn đề nhậy cảm như vậy.

Tôi chỉ nêu ra một số giả thuyết liên quan đến 7 giả thiết vừa liệt kê để độc giả có thêm được những dữ kiện hầu tiến gần đến những sự thật đã diễn tiến hơn 30 năm trước, tôi nói tiến gần đến sự thật vì những cá nhân tham dự đã tàn lụi theo năm tháng vì tuổi tác và bệnh hoạn khiến chúng ta không thể tiếp xúc  để minh xác được bất cứ điều nghi ngờ  nào.

Giả thuyết thứ nhấttài chánh của Mặt Trận hoạt động không do người Việt Tỵ Nạn đóng góp . Tôi căn cứ vào thống kê để quyết chắc như vậy. Số người Việt ra đi vào cuối tháng 4/1975 được nhập vào Hoa Kỳ khoảng 180,000 người. 2 năm 1976 và 1977 hầu như không có ai vượt biển. Tới năm 1978, xảy ra vụ “nạn kiều” mới có chuyện “ra đi chính thức” và ra đi “bán chính thức” , những người tỵ nạn này phải đến cuối năm 1980 mới gia tăng nhiều, chính phủ Mỹ cho nhập cư vào Hoa Kỳ khoảng 1981 -1982. Do đó, khi thành lập Mặt Trận vào năm 1982 thì không thể có con số 01 triệu người trên toàn thế giới. Đã thế, lương căn bản chỉ có khoảng 2.50 dollars/ giờ thì làm gì có chuyện mỗi người góp 10 dollars cho tổ chức Kháng Chiến (với lại đâu phải cả một triệu người – nếu có -đều đi làm và có tiền đóng góp).

Tôi không tin rằng số tiền do người Việt Hải Ngoại  sẽ nằm trong account của ông Hoàng Cơ Định (hay của bất cứ người ẩn danh nào khác), lý do thật giản dị vì personal account của ông Định sẽ không mua được vũ khí đạn dược và quân trang quân dụng của các tay buôn lậu vũ khí có tầm vóc quốc tế !!!
Tôi cũng tin tưởng rằng nguồn tin nói rằng quỹ sinh hoạt của Mặt Trận do người Việt Tỵ Nan đóng góp là do chính Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận đưa ra với mục đích đánh lạc hướng những soi mói của các phần tử phản chiến của HK, của những ký giả cần lấy tin tức giật gân…nhằm che dấu nguồn gốc của số tiền đích thực mà Mặt Trận có được.

Giả thuyết thứ hai : Tướng Hoàng Cơ  Minh trở thành lãnh tụ của phong trào Kháng Chiến Chống Cộng Sản Việt Nam là do chính phủ của Tổng Thống Reagan đề cử .
Tổng Thống Jimmy Carter là một Tổng Thống quá hiền và yếu đuối, chính sách đối ngoại của ông đặt trên nền tảng “năn nỉ” cho nên ông chỉ tại vị được một nhiệm kỳ 4 năm (1976 – 1980). Dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan mới bắt đầu nhúc nhích chuyện “phản công”, cho nên tướng Hoàng Cơ Minh sinh sống bằng nghề thợ sơn,  suốt trong nhiệm kỳ của Jimmy Carter. Richard Armitage giữ một chức vị khá quan trọng trong cơ quan CIA, thừa lệnh của Tổng Thống Reagan mưu tìm thành lập tổ chức Kháng Chiến để phản công đánh lại khối Cộng Sản đang lấn chiếm khắp nơi. Khi Richard gặp tướng Hoàng Cơ Minh  bàn thảo chi tiết thực hiện, lúc đó tướng Hoàng Cơ Minh mới từ bỏ nghề thợ sơn, đứng ra thành lập cơ sở kháng chiến và chiêu mộ nhân sự. Trong địa vị nhân viên CIA cao cấp , Richard Armitage chắc chắn là đã có tiếp xúc  với nhiều người Việt Nam khác, nhưng do thâm tình quen biết , ông này chỉ “tin cậy” một mình tướng Hoàng Cơ Minh mà thôi.
Giả thuyết thứ ba : Dù nội các Ronald Reagan chủ chiến, nhưng Quốc Hội Hoa Kỳ do Đảng Dân Chủ kiểm soát mọi việc chi tiêu của chính phủ nên Richard Armitage phải đi tìm nguồn tài chánh khác. Dựa trên cuộc điều trần của Trung Tá Oliver North trong vụ IRAN – CONTRA, tôi phỏng đoán là Richrad Armitage đã tìm được nguồn tài trợ khác để tướng Hoàng Cơ Minh có phương tiện hoạt động, đó là một nhà tỉ phú nào đó cho tướng Hoàng Cơ Minh mượn tiền nhưng phải trả lại vốn (có thể vì muốn giúp CIA của chính phủ Reagan nên người nhà giàu này không tính tiền lời). Chính việc phải trả lại tiền vốn cho vị “mạnh thường quân “ số tiền đó, nên tướng Minh chọn chuyên viên kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Kế Hoạch trong Mặt Trận (điểm lại các anh hùng hảo hán đã tham gia Măt Trận từ 1981 – 1982, xem ra chỉ có một ông Nguyễn Xuân Nghĩa có kế hoạch kinh doanh và quản trị để điều hành Mặt Trận).

Ghi chú của người viết : Chính quyền Reagan bị quốc hội Hoa Kỳ đàn hạch về 2 tội, báo chí thường gọi là vụ án IRAN – CONTRA.
Về Iran : chính quyền Reagan bán vũ khí cho Iran khi có chiến tranh xảy ra giữa Iran và Iraq (luật của Quốc Hội làm ra cấm buôn bán với Iran sau khi Iran cầm giữ hơn 40 nhà ngoại giao Hoa Kỳ làm việc trong Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Teheran ) để coi như “ tiền chuộc” hơn 40 con tin đang bị cầm giữ.
Về CONTRA : phe Cộng Sản do Daniel Ortega cầm đầu dưới tên Sandinista cướp được chính quyền tại Nicaragua vào năm 1979. Chính quyền Reagan viện trợ tiền bạc và vũ khí cho phe chống Cộng có tên là Contra, quốc hội Mỹ không muốn hành pháp Mỹ dính líu đến chuyện này, nhưng điều tra thì thấy một bà già tỷ phú Mỹ cung cấp tiền bạc chứ không phải CIA (lâu quá nên tôi không nhớ tên). Bà già tỷ phú Mỹ tuyên bố thẳng thừng trước quốc hội Hoa Kỳ : “…chính bà ta cung cấp tiền bạc cho phe Contra vì không muốn Cộng Sản vào nước Mỹ qua ngả Trung Mỹ ”. Quốc hội Mỹ không có điều khoản luật lệ nào cấm một cá nhân cho tiền riêng của mình như vậy, nên sau đó cũng không đả động gìđến vấn đề này .

Từ trường hợp của nhóm Contra, tôi suy ra rằng Richard Armitage đã nhờ một tỷ phú nào đó cung cấp tài chánh cho tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận. Ký giả Đạm Phong tưởng rằng trong vai trò nhà báo, ông ta có thể phanh phui được những khuất tất của Mặt Trận. Ký giả Đạm Phong chỉ là nhà báo, không phải là người làm chính trị  hay nhân viên tình báo, ông ta không biết rằng làm như vậy thì ông ta bán được báo nhưng nhân vật tỷ phú đóng vai “mạnh thường quân “ cho tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận cảm thấy danh tiếng và công việc làm ăn của ông ta có thể bị nguy hiểm nên đã thuê mướn sát thủ đưa ký giả Đạm Phong đi tàu suốt.

Giả thuyết thứ tư : khi nhận được một số tiền lớn như vậy, tướng Hoàng Cơ Minh bắt buộc phải chọn người em ruột của mình là Tiến Sĩ Hoàng Cơ Định nắm giữ hầu bao mặc dù vào thời điểm 1981, các lãnh vực khác, ông Hoàng Cơ Định cũng không hơn gì các người danh tiếng khác.Đó là vì sự tin tưởng.

Cũng nên lưu ý rằng, đầu não của Mặt Trận tập trung về San José mà không phải là Nam California (có số người Việt đông hơn). Câu trả lời hợp lý nhất vì thập niên 1980, San José phát triển mạnh mẽ từ kỹ nghệ điện tử và computer nên nhân công dễ kiếm việc làm, đồng thời có tiền có vốn đem đầu tư vào nhà đất và thị trường chứng khoán thì sẽ mau kiếm lời. Có lẽ Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận đã đi trước thiên hạ về lãnh vực đầu tư này, nên đã dễ dàng trả số tiền vay mượn cho vị “mạnh thường quân” năm xưa. Như vậy sau khi trả nợ xong, những gì còn lại , trên mặt lý lẽ là của Mặt Trận.

Giả thuyết thứ năm : những cuộc Đông Tiến của Mặt Trận xuất phát từ Thái Lan xâm nhập vào lãnh địa nước Lào không phải là công việc đưa người và vũ khí vào trong nước Việt Nam để tổ chức gây bạo loạn lật đổ chính quyền Cộng Sản Việt Nam.

Những ai tin rằng Mặt Trận nếu có đem được vài ngàn người trở về Việt Nam thì sẽ tạo ra bạo loạn để lật đổ chính quyền Việt Cộng thì đó là suy nghĩ của những người quá ngây thơ và xem thường khả năng quân sự của quân đội CSVN. Trong chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953 , khi Kim Nhật Thành xua quân đội xâm lăng Nam Hàn, đuổi quân Nam Hàn của  Lý Thừa Vãn xuống tận phía cực Nam của bán đảo Triều Tiên chỉ còn khoảng 10 kilometer là ra biển. Để cứu nguy, tướng Mac Arthur đổ quân vào hải cảng Inchon cắt Hàn Quốc ra làm 2, quân Bắc Hàn phải ra đầu hàng khoảng 180,000 người. Vị trí địa lý của Inchon tương tự như thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định của Việt Nam ta, quân Cộng Sản Bắc Hàn bị thua trong cuộc đổ bộ này vì các tướng lãnh của Bắc Hàn và Trung Cộng chưa bao giờ có kinh nghiệm về hỏa lực của Hải Quân Hoa Kỳ yểm trợ cho Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Binh tiến chiếm mục tiêu trên đất liền . Vùng biên giới Thái – Lào mà tướng Hoàng Cơ Minh làm tuyến xuất phát,  quá xa tầm yểm trợ hỏa lực của Hải Quân Hoa Kỳ cũng như không được bất cứ sự yểm trợ nào của quân lực Thái Lan, như vậy tướng Hoàng Cơ Minh xâm nhập đất Lào để làm gì ?

Tình hình chính trị của Hoa Kỳ đang bị cái gọi là “hội chứng Việt Nam” , cho nên chính phủ Reagan bị trói tay về mặt ngân sách không thể mở bất cứ mặt trận vũ trang nào tại 3 nước Đông Dương Việt  - Miên – Lào. Tuy nhiên Hoa Kỳ thừa sức gây ra mặt trận “quấy rối” tại Đông Dương để buộc Cộng Sản VN phải duy trì một lực lượng quân sự lớn hầu giữ được các vùng vừa chiếm được (Việt Cộng gọi là “thành quả cách mạng” ).

Chúng ta thấy tại vùng biên giới Cambodia – Thái Lan, Hoa Kỳ qua trung gian của Thái Lan đã trợ giúp cánh quân sự của nhóm Sihanouk và nhóm hữu khuynh của tướng Som San, còn Trung Cộng thì trợ giúp phe Khmer Đỏ, sự quấy rối này làm cho Việt Cộng phải duy trì khoảng 200.000 quân sĩ tại lãnh thổ Cambodia. Ở miền Nam VN, tình báo của Pháp phối hợp với CIA trợ giúp nhóm Trần Văn Bá – Mai Văn Hạnh đổ bộ vào Cà Mau. Tuy ông Trần Văn Bá bị xử tử nhưng phe Bắc Việt đã loại hẳn phe tập kết và phe MTGPMNVN ra khỏi guồng máy chính quyền, đồng thời phải tuyển dụng và duy trì số lượng Công An rất lớn. 

Phía Lào thì không có sẵn những lực lượng chống Cộng như ở Cambodia và miền Nam VN, cho nên tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận phải đóng vai trò xâm nhập quấy rối : sự hiện hữu của các kháng chiến quân nhiều lần mở những cuộc hành quân Đông Tiến cũng làm cho Việt Cộng phải tăng thêm quân số cho vùng biên giới Thái – Lào, nếu cộng chung 2 nhóm binh lính VC trên lãnh địa của Lào, số quân có thể suýt soát 100,000 người.

Về mặt lâu dài, trong tình trạng không mấy khấm khá về mặt kinh tê, số quân trú phòng tại 3 vùng chiếm đóng vừa kể, sẽ là một gánh nặng mà Gorbachev gọi là “tình trạng xuất huyết nội của Liên Sô hồi 1990”. Thực tế cho thấy vào năm 1992, CSVN tuyên bố rút quân hoàn toàn tại Cambodia tuân theo Road Map mà Tổng Thống Bush đưa ra.

Giả thuyết thứ sáu : Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận không công bố cái chết của tướng Hoàng Cơ Minh vì vấn đề trốn thuế thừa kế.

Khi tôi còn ở VN, tôi đã đi xem phiên tòa xử các kháng chiến của MT bị bắt đồng thời với các hình ảnh chứng tỏ tướng Hoàng Cơ Minh đã bị giết tại vùng biên giới Lào. Nhiều người thắc mắc tại sao Mặt Trận không đề cử hay bầu ra một lãnh đạo mới ? Vấn đề này hoàn toàn tùy thuộc vào lãnh vự “thuế vụ”, trước khi Mặt Trạn chính thức sinh hoạt, tướng Hoàng Cơ Minh đã đứng ra apply và xin license hoạt động như một cơ sở business có sinh lời. Nếu chính thức điền khuyết hoặc thay thế tên của người lãnh đạo Mặt Trận, thì đương nhiên nhân vật mới này phải đóng thuế thừa kế cho chính phủ (tương tự như người cha qua đời, con trai hưởng quyền thừa kế căn nhà, muốn thành phố hay county cấp thẻ chủ quyền căn nhà, thì sở hữu chủ mới phải đóng thuế thừa kế, vì có income không do sức lao động nên tỷ lệ đóng thuế thừa kế thường là 60%)

Năm 1991, Mặt Trận bị District Attoney của Santa Clara County truy tố ra tòa về tội trốn thuế, ông Hoàng Cơ Định không bị hề hấn gì vì ông chỉ là người thừa hành của tướng Hoàng Cơ Minh (tướng Hoàng Cơ Minh là người đứng tên trên license hoạt động của Mặt Trận) . District Attorney lên Pentagone để sưu tra về số vốn mà Mặt Trận thủ đắc, nhưng Bộ Quốc Phòng trả lời là hồ sơ chưa được “giải mật” nên Tòa Án không thể mở ra xem được .District Attorney đạt giấy mời cựu Giám Đốc Trú Sứ của CIA tại vùng Đông Nam Á ra Tòa làm nhân chứng (ông này đã nghỉ hưu). Ông Trùm CIA tại ĐNA xác nhận có tuyên thệ là ông biết tướng Hoàng Cơ Minh đã tử nạn tại Lào từ 1987 (không có giấy khai tử, mà chỉ có báo cáo của nhân viên cấp dưới). Ngay sau đó, District Attorney tuyên bố case của tướng Hoàng Cơ Minh bị dismissed vì Tòa Án không thể truy tố người đã chết.

Giả thuyết thứ bảy : Năm 1992, ông Hoàng Cơ Định kiện báo chí (gồm các ông, Vũ Ngự Chiêu, Cao Thế Dung, , Nguyễn Thanh Hoàng báo VNTP…). Coi như ông Hoàng Cơ Định thua kiện, phe bên kia hí hửng reo vui (tôi không rõ ông Hoàng Cơ Định phải tốn bao nhiêu tiền đẻ bồi thường về mặt vật chất. Nhưng theo suy nghĩ chủ quan của tôi, ông Hoàng Cơ Định đã tung một mục tiêu giả để kéo dư luận không hướng vào chủ điểm “tiền của Mặt Trận từ đâu tới và sau khi tướng Hoàng Cơ Minh chết thì tiền sẽ đi về đâu ??

Giả thuyết thứ tám : năm 2001, Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận mới làm Lễ Truy Điệu cho Tướng Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên đường xâm nhập về nước. Tuy không giải thích tại sao năm 2001 mới làm Lễ Truy Điệu, cá nhân tôi cho rằng Ban lãnh Đạo của Mặt Trận sợ bị  IRS audit. Mặc dù vào năm 1991, Tòa Án miễn truy tố một người đã chết, nhưng cơ quan Thuế Vụ có quyền audit trong vòng 10 năm sau khi cơ sở kinh doanh đóng cửa. Thời điểm năm 2001 là vượt hơn 10 năm (tính từ 1991) cho nên IRS không có tính cách pháp lý để mở lại hồ sơ thuế vụ. 

Đây chính là thời điểm thuận lợi để Ban Lãnh Đạo Mặt Trận chính thức công bố và thừa nhận tướng Hoàng Cơ Minh đã qua đời (ông Nguyễn Thiếu Nhẫn diễu cợt bằng câu nói “vắng mặt chuyển qua từ trần)

Những người đã nêu ra những giả thiết cũng là những người đơn phương đưa ra phán quyết xác định những định lý mà họ muốn mọi người đồng thuận.
Nhiều người Việt tại hải ngoại có lòng với đất nước cảm thấy không hài lòng với cách làm việc của Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận vì họ thấy có sự chênh lệch giữa lý tưởng chống Cộng và hiện thực. Cá nhân người viết bài này chỉ đưa ra những giả thuyết mà không bênh vực hay phản đối bất kỳ một ai vì quyền quyết định thái độ ứng xử là hoàn toàn tùy thuộc người đọc.

Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi toàn bộ bài viết này.
San José ngảy 3 tháng 7 năm 2016

Trần Trung Chính
.




NHỚ BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

$
0
0

 
From: Van Mai Nguyen<
Date: 2016-07-26 10:25 GMT+02:00
Chủ đề: BÀ NGÔ ĐÌNH NHU xuan
NHỚ BÀ NGÔ ĐÌNH NHU 
                                                          
Mùa Phc Sinh li đến.  Chúa sng li trong nim hoan lc ca con cái Chúa và vì Chúa sng li cũng đ cho chúng con được sng li trong vinh quang.  Bui sáng l Phc Sinh năm 2011, Bà NgôĐình Nhu đã trút hơi th cui cùng ti mt bnh vin La Mã trong khi mi người đang rn ràng mng l Chúa Phc Sinh.  Bàđã chết đi trong ánh sáng ca Chúa Phc Sinh.  Bàđãâm thm và lng l trên đường đi v Nhà Cha như mi bui sáng bà li thi đơn côi đi dâng thánh l bt đu cho mt ngày mi.  Bàđã sng li trong nim tin yêu vô cùng nơi Thiên Chúa là nơi bàđã ngày đêm cy trông và nương ta trong nhng tháng ngày đau kh nơi trn gian.
 Rt nhiu người đt câu hi rng trước khi lìa trn bà NgôĐình Nhu có trăn tri qua tiếng nói hay bút tích không.  Câu tr li là có và đây là li trăn tri ngn gn được bà viết bng tiếng Pháp:

"Tôi Trần Lệ Xuân, Dân biểu lập Hiến Pháp,Dân biểu quốc Hội, Chủ tịch Phong trào Phụ Nữ Liên Đới,Vâng lệnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm,với sự đồng ý của chồng tôi, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, rời Viêt Nam sang các nước Tây Phuơng tranh đấu cho sự thật và độc lập của đất nước tôi, trong lúc tôi rời đất nước các thế lực Tây Phương đã dùng nhóm phản loạn, phản bội lại chính quyền Dân Chủ và Độc Lập Việt Nam Cộng Hoà, đã sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Gia tộc của Tổng Thống và chồng tôi,  sứ mệnh của tôi càng trở nên khó khăn hơn, khi còn gái của tôi Ngô Đình Lệ Thủy bị sát hại vì muốn nói lên tiếng nói sự thật, sứ mệnh của tôi chưa hoàn tất, tôi vẫn làcon dân Việt Nam Cộng Hoà, vẫn là Sứ Giả của nước Việt đến hơi thở cuôi cùng với Sự Vụ Lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm"

Bà Ngô Đình Nhu được Tổng Thống Ngô Đình Diệm trao phó một sứ vụ vô cùng khó khăn và nặng nề. Thân nhi nữ cô độc gánh vác sứ vụ đội đá vá trời chống đỡ lại những mưu mô và kế hoạch thâm độc của Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế được sự thông đồng của Mỹ để triệt hạ chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà. Bà đã vẫy vùng trong một vũng lấy của những gian manh xảo quyệt của các hệ thống truyền thông quốc tế và ác tâm của một đường lối vô nhân đạo mà chánh quyền Hoa Kỳ đương thời chỉ với một mục đích phục vụ quyền lợi của một nhóm tư bản đứng sau toà Bạch Cung đã tàn nhẫn xuống tay đưa cả dân tộc Việt Nam vào vòng điêu linh thống khổ.  Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đặt quyền lợi và danh dự quốc gia hơn cả mạng sống mình đã bị thảm sát vô cùng dã man. Bà Ngô Đình Nhu cũng bị tắt tiếng sau cái chết đau thương của vị nguyên thủ quốc gia. 

Bà Nhu được giao phó nhiệm vụ “tranh đấu cho sự thật và độc lập của đất nước”.
Bà lên đường với một sự vụ lệnh của Tổng thống và bà đã vô cùng dũng mãnh quyết liệt chống chọi với bọn truyền thông gian manh quốc tế và những xảo quyệt của chính quyền Hoa Kỳ. 
Mùa thu năm 1963 cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn bà Nhu mạt sát và lên án những người được gọi là bạn, là đồng minh Hoa Kỳ ngay tại một địa điểm chỉ cách Toà Bạch Cung mấy con đường. Nhiều người cho đó là một hành vi thiếu khôn ngoan nhưng có ai thấu hiểu đó chỉ là những tiếng kêu tuyệt vọng của một người lương thiện trước khi bị bọn gian manh thổ phỉ hành quyết.  
Đọc những dòng chữ trăn trối của bà Nhu thì không ai có thể phủ nhận được tâm huyết của bà với non sông đất nước.  Nằm trên giường bệnh trong giờ phút lâm chung nhưng bà không nghĩ đến những oan cừu khổ nạn mà bà và cả gia đình bà phải thống khổ chịu đựng.  Bà không thù oán những người đã cầm súng bắn vào chồng bà bởi vì bà nói “đó là một bọn ngu dốt” không đáng đếm xỉa đến. Nhưng hơi thở cuối cùng của bà vẫn trông về quê hương yêu dấu mà bà đã can đảm dự phần trong công trình xây dựng một quốc gia thanh bình thịnh vượng,toàn dân sống trong tự do no ấm. Bà tiếc nuối vì sứ mạng đã bị trù dập và không hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Bà vẫn tự gánh vác trọng trách đó cho đến hơi thở cuối cùng trong đơn côi lặng lẽ cho dù đó chỉ là những ước vọng của những giây phút tàn hơi. 
Một lãnh tụ chánh trị khoe đã gặp bà Nhu và nghe than thở “thời của tôi đã hết rồi”. 
Đây cũng chỉ là một tưởng tượng nghèo nàn của vị lãnh tụ này mà thôi.  Bởi vì những giây phút cuối đời thì bà Nhu khẳng định:
vẫn là Sứ Giả của nước Việt đến hơi thở cuôi cùng với Sự Vụ Lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm... 

Bài viết này đến tay độc gỉả nhân ngày giỗ thứ năm bà Ngô Đình Nhu.  Từ sau ngày Đệ Nhất VNCH sụp đổ, bà Nhu  sống đơn độc nơi đất khách quê người gần như hoàn toàn cách biệt với những sinh hoạt chộn rộn của một con người.  Người yêu kẻ ghét với những lời khen tiếng chê đã không lọt qua bức tường căn phòng nhỏ hẹp của một người muốn rũ bỏ tất cả những oan cừu trần gian. Bà sống khổ hạnh như một nữ tu ngong ngóng trông chờ giây phút “đoàn tụ” với ông chồng mà bà hết lòng yêu thương và kính phục.

Gần đây có một quyển sách viết về bà Nhu bằng tiếng Anh với tựa đề FINDING THE DRAGON LADY của tác giả Monique Demery và vừa được dịch sang tiếng Việt Nam với một loại chữ nghĩa văn thể rất kệch cỡm : MADAM NHU TRẦN LỆ XUÂN QUYỀN LỰC BÀ RỒNG. Tác giả Demery đã có một thời gian “học tập” ở Hà Nội, nói tiếng Việt thành thạo giọng đặc Hà Nội. Tôi có xem qua quyển sách này, không có gì gọi là tư liệu hay lịch sử.  Từ đầu đến cuối chỉ là những sao chép vụng về  chẳng có một giá trị nào dù rất nhỏ nhoi. Vào Google đánh chữ Bà Ngô Đình Nhu thì có đến gần 4 triệu tài liệu và bài viết nói về bà Nhu được đăng tải rải rác trên nhiều mạng lưới vi tính từ nhiều quan điểm khác nhau đã được bà Demery vơ vét làm của riêng mình rồi nặn óc sáng chế ra một cái tựa sách nghe ra cũng độc mồm độc miệng. Bà Demery viết và đọc tiếng Việt Nam thành thạo nên đa số những cái gọi là “tài liệu hiếm qúy” trong quyển sách này đã từ lâu xuất hiện trên các mạng lưới vi tính Việt ngữ. Tựa đề của cuốn sách trong bản dịch tiếng Việt với mấy chữ QUYỀN LỰC BÀ RỒNG có thể làm người đọc hình dung ra hình ảnh của một “bà rồng” mặt sắt đen xì dữ tợn hung ác nhưng trong cả cuốn sách chỉ toàn là những nhai đi nhai lại nhàm chán trên các mạng lưới vi tính Việt ngữ chứ chẳng thấy “bà rồng” đâu.   

Tác gi Demery s bin minh như thế nào khi gán ghép cho bà rng mt giai thoi như sau:   

 When her brother-in-law, President Ngo Dinh Diem, had once questioned the modesty of Madame Nhu’s slim-fitting tunics, referring to their décolletage, she is said to have silenced him with a withering reply: “It’s not your neck that sticks out, it’s mine. So shut up”
(P.18)
Một dịch giả dễ tính có thể chuyển dịch những dòng chữ này một cách giản lược như sau: 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm tỏ vẻ không được hài lòng vì cái áo dài hở cổ của bà Nhu.  Nhưng bà em dâu đã xấc xược trả lời ông anh chồng: “Cái cổ tôi hở ra chứ không phải cổ của ông.  Vậy thì ông câm mồm đi.”

Đọc những dòng chữ bặm trợn này thì ai cũng có thể lượng giá được khả năng viết lách của tác giả và giá trị của quyển sách.

Đã rất lâu tôi có xem một phim tài liệu của hai nhà nữ nhân chủng học người Mỹ làm công việc khám phá một bộ lạc gần như tuyệt chủng ở trong rừng rậm Phi châu và chưa hề có bất cứ một tiếp xúc dưới bất cứ hình thức nào với thế giới bên ngoài. Hai nhà nữ nhân chủng học này đã lặn lội trong những điều kiện vô cùng gian khổ và đã đến được nơi muốn đến.  Hai cô gái xinh đẹp này đã sống với hai người đàn ông hiếm hoi còn lại của bộ tộc này như vợ chồng trong thời gian một năm. Họ học tiếng nói cũng như ăn uống sinh hoạt như một thành viên của bộ tộc và như là những người vợ của hai người đàn ông còn lại của bộ tộc trước ngày bị hoàn toàn diệt chủng. Hai cô gái trở về Mỹ đã cống hiến cho thế giới một tài liệu phong phú và những thước phim chân thực sống động vô cùng qúy giá. Họ đã tự mang cả thân mình ra để làm một công việc mà họ say mê và bằng mọi cách phải đạt đến mục tiêu tuy rằng phương cách làm việc của họ không đáng được khuyến khích và đề cao. 

Tác giả Demery cũng chỉ nghe và biết đến bà Nhu qua báo chí và những bài viết trên các mạng lươí vi tính mà thôi. Trong cuốn sách, bà Demery xác nhận có hẹn gặp bà Nhu hai lần nhưng cả hai lần bà Nhu đều thất hẹn. Mặc dù bà Nhu sống đời ẩn dật tự giam hãm mình trong một căn phòng nhỏ nhưng bà Nhu cũng có những chọn lựa và suy tính trong các giao tiếp rất hiếm hoi. Bà Demery hẹn gặp bà Nhu ở nhà thờ Saint Leon là nơi bà Nhu đi lễ hàng ngày. Thế nhưng đến ngày giờ hẹn thì bà Nhu lại không đến.Lần sau thì bà Nhu hẹn gặp tại nhà, bà Demery đến đúng hẹn nhưng bà Nhu lại không mở cửa. Bà Nhu cũng chẳng mặn mà gì với những gặp gỡ này và cố tình hủy bỏ cuộc hẹn.

Vậy thì ngoài những sao chép trên các mạng lưới vi tính và chưa một lần được gặp bà Nhu thì bà Demery lấy gì và biết gì để viết về cả một cuộc đời cay đắng nghiệt ngã của bà Nhu? 

Rất nhiều người có chung một quan điểm là nếu bà Nhu có mặt tại dinh Gia Long vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 thì cục diện của vụ phản loạn chắc chắn đã không xẩy ra như vậy. Là thân nữ nhi nhưng bà Nhu lại có một dũng chí và rất quyết liệt trong những tình huống dầu sôi lửa bỏng. Thưở sinh thời, Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ nhiều lần tiếc nuối nói nếu như bà Nhu không đi ra nước ngoài thì chắc là vụ phản loạn đã bị dẹp tắt ngay từ những tiếng súng lạch cạch của mấy chú tân binh quân dịch từ trung tâm huấn luyện Quang Trung. Ông Duệ nói rằng bà Nhu rất kính trọng và phải nói là rất sợ ông anh chồng Tổng Thống nhưng lúc cần phải lên tiếng thì bà cũng rất mạnh bạo. Nhiều người truyền miệng câu chuyện bà Nhu bị Tổng Thống Diệm giận dữ ném cái gạt tàn thuốc lá vào người thì đó cũng chỉ là một bịa đặt nhảm nhí. 
Nghị sĩ Lê Châu Lộcnguyên là tùy viên của Tổng Thống Diệm xác nhận là bà Nhu cũng như tất cả những người khác muốn gặp Tổng Thống thì đều phải đi qua một lịch trình xếp đặt của Chánh văn phòng Phủ Tổng Thống. Rất ít khi bà Nhu xin gặp Tổng Thống và những lần diện kiến ngắn ngủi dăm ba phút đó thì bà Nhu ăn mặc rất chỉnh tề, cánh cửa văn phòng Tổng Thống mở rộng và bên ngoài là các sĩ quan tùy viên và nhân viên văn phòng. Nếu bà Nhu là một loại đàn bà đanh quánh hỗn láo thì chắc hẳn là thiên hạ sẽ được nghe và nhìn thấy những hoạt cảnh ồn ào chợ búa trong những ngày tháng nơi xứ lạ quê người.

Tổng Thống Diệm đặc biệt qúy mến bà Nhu vì đã mạnh bạo hoàn thành bộ luật gia đình và nhất là bà Nhu đã sinh ra hai người con trai để nối tiếp dòng họ Ngô Đình. 
Ông Ngô Đình Luyện có hai đời vợ nhưng cũng chỉ có một binh đội đến mười cô con gái, mãi đến người con út mới được một mống con trai. Con trai lớn của bà Nhu là Ngô Đình Tráclấy vợ người Ý và bây giờ cũng có cháu gọi là ông nội rồi. 
Người con trai nhỏ là Ngô Đình Quỳnhlàm việc ở nước Bỉ và không lập gia đình cũng đã trên sáu mươi tuổi. 
Từ sau năm 1963, ông Ngô Đình Trác sống ở Roma và chưa một lần đi ra khỏi nước Ý. Câu chuyện đồn thổi bà Nhu cho ông Trác sang Mỹ để xin lỗi người này người kia cũng chỉ là một bịa đặt láo khoét mà thôi.

Các tài liệu về vụ phản loạn 1 tháng 11 năm 1963 do Hoa Kỳ điều động đã được hoàn toàn giải mã. Đám quân nhân và các tổ chức liên hệ chỉ thi hành những mệnh lệnh từ một bọn kiêu binh tác oai tác quái lợi dụng sự nhu nhược của một ông tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Bà Nhu biết và hiểu rõ phương cách điều hành của các cơ chế chánh trị Mỹ. Tất cả đều bị sai khiến bởi các thế lực đứng sau toà Bạch Cung. Nói một cách rõ ràng là những thế lực đó được điều hành và nhận chỉ thị từ những nhóm Do Thái có thực lực nắm giữ huyết mạch chánh trị và tài chánh của nước Mỹ. Cũng chính những thế lực này, qua bàn tay của Henry Kissingerđã dâng hiến nước Việt Nam Cộng Hoà cho khối cộng sản quốc tế.

Khi nói về cái chết thảm thương của Tổng Thống Ngô Đình Diệmông Cố Vấnthì bà Nhu cũng chỉ nhỏ nhẹ nói “Tổng thống của nó mà nó còn giết thì tổng thống của mình nó coi ra gì”. Chữ “nó” đây bà Nhu cố ý nói về các thế lực Do Thái trong chính trường Hoa Kỳ. 
Tổng Thống Kennedyđã bị bắn chết trước mắt hàng triệu dân Mỹ mà cho đến nay hơn một nửa thế kỷ sau vẫn không một cá nhân hay tổ chức nào dám phanh phui ra tên tuổi của đứa đã cầm súng bắn vào đầu Tổng Thống Kennedy. 
Những thế lực này mạnh đến nỗi ngay khi ông Obama được đảng Dân Chủ đề cử cũng đã vội vàng bay sang Do Thái “trình diện”. Trong suốt gần hai nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama chưa hề có một lời nói hay hành động nào làm mích lòng Do Thái. Đôi khi cũng có tiếng bấc tiếng chì nhưng đó chỉ là những trình diễn có xếp đặt mà thôi. 
Bà Nhu rất căm thù những nhóm quyền lực Do Thái đứng sau toà Bạch Ốc.Cũng chính bọn này đã mua chuộc được hầu như tất cả giới truyền thông quốc tế để cùng toa rập với nhau triệt hạ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà rồi sau đó dâng hiến cho cộng sản quốc tế. Khi nói về cái chết của cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy, bà Nhu vẫn có những câu hỏi về vai trò của tổ chức tình báo Do Thái trong tai nạn giao thông thảm khốc này.  

Ai cũng biết là từ ngày tủi nhục vất vưởng nơi quê người, bà Nhu sống rất nghèo khổ, nhiều năm sống trong cơ hàn.
Trong một bài viết, tôi có đề cập đến nhà bà Nhu là một đơn vị gia cư trong một chung cư bề thế ở thủ đô Paris. Địa chỉ của chung cư đó là số 24 Rue du Suffrene, Paris 15.Tôi viết một cách lập lững rằng một tỷ phú người Ý vì thương cảm nên đã cho bà Nhu một số tiền kếch xù để mua một lúc hai đơn vị gia cư, một để ở và cái khác cho thuê lấy tiền sinh sống. Sự thật không phải như vậy.Vị tỷ phú này có lòng từ tâm và rất thương cảm hoàn cảnh của bà Nhu. Tuy nhiên vị tỷ phú này biết sử dụng và đầu tư đồng tiền một cách rất khôn ngoan bên cạnh lòng nhân ái cứu giúp người hoạn nạn.  Bà Nhu được vị tỷ phú này nhờ mua một lúc hai đơn vị gia cư của một chung cư ở vị trí rất đẹp ở thủ đô Paris bởi vì bà Nhu vẫn còn những liên lạc với một số chính khách Pháp và có thể nhờ cậy các vị này trong việc thương thảo mua bán. Bà Nhu đã nhờ một vị cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua hai đơn vị gia cư.  Không ai biết những cam kết và hợp đồng giữa bà Nhu và vị tỷ phú người Ý như thế nào nhưng ai cũng biết là lúc còn sống thì bà Nhu sinh sống ở một đơn vị và cái khác cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn để có tiền chi tiêu. Chỉ một thời gian ngắn sau khi bà Nhu từ trần thì các con của vị tỷ phú này đã tiến hành thủ tục pháp lý lấy lại hai đơn vị gia cư này.  Việc chuyển giao đã tiến hành một cách âm thầm và êm đẹp. Tất nhiên trị giá của hai đơn vị gia cư này đã cao hơn nhiều lần lúc mua. 

Trong một lần tôi đang nói chuyện với bà Nhu thì chuông điện thoại reo, bà Nhu đứng lên cầm ống điện thoại nhờ người gọi lấy dùm cái chụp đèn ở ngoài tiệm về. Bà Nhu nói với tôi là rất thích cái chụp đèn bằng vải này nhưng vì quá cũ nên có chỗ bị rách. Bà nhờ người mang ra tiệm sửa lại nhưng tiền công sửa quá đắt, đến cả gần một trăm euros nên thôi không sửa nữa. Nếu bà Nhu có mười bẩy tỷ Mỹ kim như một vài “sử liệu” tiết lộ thì đâu có phải tính toán đắn đo gì với số tiền công sửa cái chụp đèn này.

Sau ngày phản loạn 1-11-1963, để lấy điểm với một vài phe nhóm và bọn tay sai nằm vùng của cộng sản Bắc Việt thì những người nắm quyền đương thời cũng trình diễn ra những cái gọi là ủy ban điều tra tội ác và tài sản nhà Ngô.  Cuối cùng thì những ủy ban này với bao nhiêu hận thù và điêu ngoa gian dối sau khi vắt cạn kiệt ác tâm cũng đã chế tạo ra được hai cái “sử liệu” rất hoành tráng để đưa vào “chính sử”. 
  • Thứ nhất là bà Nhu có mười bẩy tỷ Mỹ kim, hai thương xá ở Paris và một đồn điền ở Ba Tây.
  • Thứ nhì là Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tàn sát ba trăm ngàn Phật tử ở miền Trung. 
Các “sử gia chân chính” đã xác nhận như vậy thì chắc hẳn phải là “chính sử”.!!!  

Chung cư 24 Rue du Suffren Paris 15

Nói và viết về bà Ngô Đình Nhu thì toàn là những chuyện buồn phiền đau khổ.  Vậy xin kể một chuyện vui vui: 
-Một thanh niên người Ý bảnh trai con nhà gia thế cùng cha mẹ thưa chuyện với bà Nhu xin cưới cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Khoa Roma. Trong lúc vui vẻ chuyện trò thì bà Nhu nói với chàng rể tương lai rằng mỗi tuần lễ bà chỉ ăn hai hay ba lần thôi, nếu anh có thể ăn uống được như vậy thì tôi sẽ gả út cưng cho. Anh chàng này vẫn có lòng kính phục bà mẹ vợ tương lai nên xin hai tháng để thử thách. Sau hai tháng nhịn ăn nhịn uống, rồi cũng quen dần.Bởi vậy anh chàng gầy đét như con mắm khô, chỉ thấy da bọc xương. Cho đến bây giờ, mặc dầu cô vợ yêu qúy đã chết vì một tai nạn xe cộ nhưng anh này vẫn giữ thói quen ăn uống như vậy. 

Con người ta ai rồi cũng sẽ trở về cát bụi. Nhớ bà Ngô Đình Nhu với hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi, đức hạnh và hết lòng vì quê hương đất nước. 
Nguyện cầu hương hồn bà an vui nơi cõi Hằng Sống.

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

PICNIC NGÀY HỘI HÈ CỦA LÍNH VNCH VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2016 TẠI SAN JOSE BẮC CALIFORNIA

$
0
0

Mi Đc Tin ca N Phóng viên NGC DUNG trên VietPress USA. Xin vui lòng chuyn tiếp đ nhiu gia đình M gc Vit ti Bc California và thân hu t các nơi khác có dp đến cùng tham dđông vui :

PICNIC NGÀY HI HÈ CA LÍNH VNCH VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2016 TI SAN JOSE BC CALIFORNIA
Wednesday, July 27, 2016:
Hình ảnh Ngày Hè Picnic 2015 vừa qua của Lính và Gia đình.. 
Năm 2016 sẽ tổ chức lớn hơn, vui hơn
Thiệp Mời mọi bà con trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Bác Cali hay các nơi khác về tham dự
VietPress USA (27/7/2016): Các Hội Đoàn Quân Đội VNCH sẽ tổ chứcPicnic Ngày Hè của Lính và Gia Đình 2016 vào lúc 10:30 AM sáng Chủ Nhật ngày 31 tháng 7 năm 2016 sắp tới tại: LAKE CUNNINGHAM PARK  số 2305 WHITE ROAD San Jose, CA 95148.


Hằng năm vào mùa hè, ở miền Bắc California có 8 Hội Đoàn Quân Đội VNCH tổ chức buổi Picnic Ngày Hè của Lính và Gia Đình để thắt chặt tình đoàn kết trong tinh thần “Huynh Đệ Chi Binh” giữa các Quân Binh Chủng trong Quân đội và Quân Dân Cán Chính VNCH tại miền Bắc California.


Ẩm thực tại Picnic Ngày Hè của Lính và Gia đình
Buổi Picnic này mang tính đoàn kết, yêu thương, chăm lo giữa những gia đình lính VNCH và gia đình của Dân Cán Chính nhằm mục đích giúp cho thế hệ thứ 2, thứ 3, thứ 4 , những đứa con, đứa cháu sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ nói chung và tại vùng Bắc California nói riêng có dịp gặp gở, trò chuyện, vui đùa với nhau, cùng nhau nói tiếng Việt, cùng nhau chơi những trò chơi của người Việt và những trò chơi trẻ con tại Hoa Kỳ như:  Đố vui có thưởng, trò chơi kéo co. 


Đặc biệt có tặng cho các em nhỏ bong bóng đủ màu sắc được uốn với nhiều hình dạng khác nhau như hình cây kiếm, hình con mèo, con chó, con gấu, thỏ, v.v.. Ngoài ra còn có các họa sĩ trẻ vẽ trên gương mặt các trẻ em hình chim, thú, lá hoa tùy theo ý thích của các em lựa chọn. Ngày hội Hè Picnic của Lính và Gia đình năm 2016 còn có rất nhiều trò chơi vui nhộn, đặc biệt có thưởng do các mạnh thường quân và các tổ chức bảo trợ.


Buổi Picnic này có phần văn nghệ của trên 20 ca sĩ địa phương trình diễn với các bài hát nhạc lính, các bản tình ca tuyệt vời của thủa Sài-gòn trước năm 1975; các bài hát đồng quê làm cho chúng ta nhớ đến quê hương miền Nam Việt Nam thân yêu đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm từ ngày 30/4/1975.


Được biết bà Hội Trưởng Thu Nguyệt và các cô nữ Quân nhân trong Hội Nữ Quân Nhân San Jose chuẩn bị thật chu đáo phần ẩm thực cho trên 1.200 phần ăn với các món như thịt heo nướng vĩ, sườn bò Đại Hàn nướng, thịt gà nướng ăn với bánh mì, bún, cà-ri, v.v., Phần tráng miệng sẽ có nhiều loại trái cây mùa hè rất ngon được tuyển chọn kỹ càng cùng với các thức uống được ướp lạnh sẽ do các cô Nữ Quân Nhân phục vụ khoản đãi quý quan khách, thân hữu và gia đình.

Ban Tổ Chức kính mời tất cả các đồng hương người Việt Quốc Gia đến tham dự thật đông đảo để buổi Picnic Ngày Hè của Lính và Gia Đình Miền Bắc Cali tại san Jose sẽ là kỷ niệm đẹp khó quên.


Sự hiện diện đông đảo của quý đồng hương trong buổi Picnic này là một đóng góp giúp cho các thế hệ con em gốc Việt noi gương để giữ gìn truyền thống Việt Nam mãi mãi lưu truyền dù ở hải ngoại.


Nữ Phóng Viên NGỌC DUNG.

VietPress USA

VietPress USA - description

__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 





Ðại Nhạc Hội ngoài trời
“Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH” Kỳ 10

Ngày Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016, từ 12g trưa đến 8g tối
Tại Trường Trung Học Los Amigos, 16566 Newhope St., Garden Grove, CA 92708


 
                                                             ĐẠI NHẠC HỘIASIA 2016

Với sự phối hợp tổ chức của:

- Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP/VNCH
- Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California
- Trung tâm ca nhạc Asia & đài truyền hình SBTN
- Tổng Hội Sinh Viên
Cùng nhiều hội đoàn và cơ quan truyền thông báo chí hải ngoại

Vé đồng hạng $10

Chi phiếu bảo trợ xin ghi: ÐNH Cám Ơn Anh Kỳ 10, và gửi về:

* Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP/VNCH P.O Box 25554, Santa Ana, CA 92799 hay
* Ðài SBTN & TT ASIA P.O Box 127, Garden Grove, CA 92842 Hoa Kỳ

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
                                 * On Friday, July 29, 2016 7:22 AM
                                            Duc Ngo <thienduc00@yahoo.com> wrote:
                                            Em có 100 vé Quý Anh Chị nào cần vé tham dự Đại Nhạc Hội Cám ơn Anh
                                            thì mua giùm cho em.  Cám ơn nhiều.
                                            Em Đức



Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung"

Tội Nghiệp hai Vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu

$
0
0
 
Tội Nghiệp hai Vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu

Công việc ông cố vấn Ngô Đình Nhu tiếp xúc với Phạm Hùng chỉ mới là khởi đầu (một lần)... tìm hiểu dọ ý VC mà thôi, chưa có tiếp xúc chính thức nào... Chỉ căn cứ vào việc dọ dẫm... sơ khởi mà kết án cụ Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu "theo VC" là hồ đồ... là bố láo... Công việc tiếp xúc với Phạm Hùng của ông Ngô Đình Nhu đã ngưng tại đó, chưa có một liên lạc nào chính thức... 

Công việc là do Mỹ áp lực đem quân vào Việt Nam ép buộc Việt Nam phải theo đường chống cộng "lạc quan tếu của Mỹ", Mỹ chẳng hiểu gì về cộng sản và cũng chẳng hiểu gì về tâm tình của người dân Việt Nam. Mỹ chỉ "ngây thơ" tin tưởng là Mỹ có sức mạnh {vũ khí} là sẽ đánh bại VC như Đệ Nhất (1914-1918) và Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945). 

Đối phó với sách lược cộng sản (lợi dụng chiêu bài Giải Phóng Dân Tộc của VC (nói riêng) và Cộng Sản (nói chung) là đấu tranh chính trị, không phải đơn giản như hai cuộc thế chiến ở trên. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã công bố chính sách tố cộng rõ rệt và sau này Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói "Đừng nghe những gì Việt Cộng nói mà hãy nhìn những gì Việt Cộng làm" mà trong vụ Tầu Việt Nam Thương Tín "tranh đấu đòi về Việt Nam theo Việt Cộng" của ít nhất 3 sĩ quan cấp tá của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Trung Tá Trần Đình Trụ, Thiếu tá Vương Thế Tuấn (2 người là sĩ quan Hải Quân), Thiếu Tá Thái Văn Hòa (cảnh sát dã chiến) cho thấy trình độ chính trị của sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa (lên đến cấp tá chứ không phải là ít học như anh em binh lính và hạ sĩ quan mà có thể tha thứ được) còn kém cỏi như thế nào. 

Việc ngụy biện là nhớ vợ con mà đòi về là chuyện vớ vẩn, không phải là chí khí của nam nhi "ra đi không vương thê nhi" của bao chiến sĩ tổ tiên Việt Nam đã liều thân quên hết gia đình vợ con mà theo Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Nguyễn Huệ, trước mặt chỉ có đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ tổ quốc...

Than ôi! Cụ Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Văn Thiệu đã kỳ vọng ở lớp trai trẻ "có học, trí thức" mà rốt cuộc "lớp trẻ ngây ngô" như vậy thì thật đáng thương cho hai vị lắm vậy

Lê Văn Sắc
__._,_.___

Posted by: sacvan le 



Bây giờ Hoa Hoàng Lan mới nói được câu "Đảng Dân Chủ sao giống cộng sản!!!" Trễ quá rồi!!!
Chính sách của Đảng Dân Chủ giống hệt cộng sản từ lâu rồi: Luôn luôn luôn tuyên bố tranh đấu cho dân nghèo, tăng thuế nhà giầu... mà tăng thuế nhà giầu thì nhà giầu tăng giá hàng bán ra, mà dân nhà nghèo như vậy sẽ bị tăng giá mà không biết (dân ta đỉnh cao trí tuệ mà), rồi phải trả thuế gia tăng theo giá hàng lên giá!!!

Còn nhiều lắm...

Đảng Dân Chủ hèn với giặc, ác với dân... Các đời tổng thống Dân Chủ có bao giờ dám chống Nga Cộng, Tầu Cộng và các kẻ cuồng tín Hồi Giáo (như Saddam Hussein) đâu, còn các Tổng Thống Cộng Hòa, ông nào cũng chơi ngon... không hèn với giặc, ác với dân "tăng thuế nhà giầu để nhà giầu tăng giá bán như chính quyền Dân Chủ "kín đáo, khéo léo" tăng thuế với dân nghèo...

__._,_.___

Posted by: sacvan le 

Viewing all 674 articles
Browse latest View live