Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

BIỂU TƯỢNG CỜ VÀNG TẠI QUỐC HỘI ÚC

$
0
0

On Thursday, 13 October 2016, 18:17, Phuong B T Nguyen <> wrote:

BIỂU TƯỢNG CỜ VÀNG TẠI QUỐC HỘI ÚC
Bạch Phượng

“Oxley là một nơi tập hợp nhiều văn hóa huy hoàng, trong số những gia đình từ bên kia bờ đại dương nay đã gọi nước Úc là nhà có cả một cộng đồng người Việt sinh động. Hôm nay tôi mang chiếc và vạt này để ủng hộ màu cờ của miền Nam Việt Nam, và tôi công khai tuyên dương những người đàn ông và đàn bà can đảm đã chiến đấu cho một Việt Nam tự do và dân chủ.
Tôi xin nghiên mình trước sự hy sinh của hàng ngàn người Úc gốc Việt đã xem Oxley là nhà. Họ là biểu tượng của câu chuyện về sự thành công trong việc vượt qua mọi trở ngại và hoàn thành một cuộc vượt biển đầy nguy hiểm hầu tìm cuộc sống tốt đẹp hơn tại Úc cho mình và cho gia đình. Có nhiều người mà tôi hãnh diện gọi là bạn, trong đó có Phượng Nguyễn, người chị Việt Nam của tôi và Bác sĩ Bùi Trọng Cường, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc châu – tiểu bang Queensland.”
Đó là trích đoạn của bài diễn văn đầu tiên (maiden speech) của Milton Dick, Dân biểu Liên bang đơn vị Oxley, tại Quốc Hội Úc, chiều thứ Tư 12 tháng 10 năm 2016. (Xem nguyên văn tiếng Anh bên dưới)

youtu.be
Biểu tượng cờ vàng tại Quốc Hội Úc - Bài diễn văn đầu tiên (maiden speech) của Milton Dick, Dân biểu liên bang đơn vị Oxley, tại Quốc Hội vào thứ Tư 12/10/2016.
           

Đây là truyền thống của Quốc Hội Úc. Dân biểu hay Nghị sĩ lần đầu tiên đắc cử sẽ có cơ hội phát biểu và họ sẽ nói về lập trường chính trị hay mục tiêu tranh đấu hoặc họ có thể cám ơn những người đã ủng hộ họ.
Tôi rất tiếc đã không có mặt tại Canberra để nghe Milton đọc bài diễn văn đầu tiên, nhưng tôi và một vài thân hữu cũng như nhân viên của anh đã xem trực tuyến tại văn phòng của anh ở Forest Lake.
Tôi xin cám ơn Milton Dick đã mang cờ vàng vào Quốc Hội Úc. Cám ơn anh đã đứng về phía những người Việt yêu chuộng tự do và dân chủ. Tôi vô cùng xúc động trước nghĩa cử này của anh.
-------------------------
Hôm thứ Ba 04/10/2016, bà thơ ký của Milton Dick điện thoại cho tôi:
“ Phượng ơi, Milton bảo tôi nhờ Phượng kiếm hay mua dùm anh ấy một cái cà vạt cờ vàng.”
- Để làm gì?
- Milton muốn đeo cà vạt cờ vàng khi anh ấy đọc diễn văn đầu tiên tại Quốc Hội vào thứ Tư tuần tới.
- Vậy thì chừng nào Milton đi Canberra?
- Milton sẽ bay xuống Canberra vào cuối tuần này.”
Wow! Một dân biểu muốn mang biểu tượng cờ Việt Nam Cộng Hoà để phát biểu tại Quốc Hội Úc! Bằng mọi cách tôi phải tìm cho được cà vạt cờ vàng cho Milton Dick.
Đầu tiên tôi gọi điện thoại cho ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân – Queensland. Ông Phụng cho biết là Hội hiện không còn một cái cà vạt cờ VNCH nào cả, sẽ đặt mua. Ông nói 8 năm trước khi Milton đắc cử nghị viên thì ông có tặng cho Milton một cái.
Vâng, tôi nhớ điều đó, nhưng 8 năm là thời gian dài, biết đâu cà vạt đó đã bị hư hao nên Milton muốn tìm cái khác để thay thế.
Vấn đề là tôi phải tìm gấp trước khi Milton đi Canberra vào cuối tuần.
Tôi nhớ đến một anh trong Hội Cao Niên đã từng cung cấp cà vạt cờ vàng cho các anh trong ban họp ca của Hội. Tôi liền gọi cho anh và may quá, anh có một cà vạt cờ vàng, giống như kiểu của các anh trong Hội Cựu Quân Nhân. Anh nói sẽ sẵn sàng mang đến văn phòng của Milton Dick và biếu tặng vào ngày mai. Cám ơn anh nhiều!
Anh dặn tôi là nói với Milton cà vạt đó là của Hội Người Việt Cao Niên – Queensland tặng, đừng nói là của cá nhân anh. Hội Cao Niên thật may mắn có được một hội viên như anh!
Nếu như các bạn thắc mắc anh là ai thì tôi xin thưa anh là người đóng vai Trần Bình Trọng trong hoạt cảnh “Đất Việt – Tiếng Vọng Ngàn Đời” hôm lễ kỷ niệm 30 năm thành lập của Hội Cao Niên. He he he...
-------------
Nguyên văn tiếng Anh (trích đoạn nói về cộng đồng người Việt)
Oxley is a glorious melting pot of cultures, including a vibrant Vietnamese community among other families from across the seas who now call Australia home. Today I wear a tie in support of the colours of the flag of South Vietnam, and I publicly acknowledge those brave men and women fighting for a free and democratic Vietnam.
I pay tribute to the sacrifices made by the thousands of Vietnamese Australians who call Oxley home. They represent a true success story in overcoming adversity and completed a dangerous journey across the seas to give themselves and their families a chance for a better life in Australia. There are many that I am proud to call friends, including my Vietnamese sister Phuong Nguyen and the president of the Queensland chapter of the Vietnamese Community in Australia, Dr Cuong Bui.


__._,_.___

Posted by: loc huong 

Tiệc Gây Quỹ Tái Tranh Cử Đơn Vị 149, Houston, Texas Của Dân Biểu Hubert Võ

$
0
0




From: Tran Tri Hoang
Date: 2016-10-13 9:23 GMT-05:00
Subject: Tiệc Gây Quỹ Tái Tranh Cử Đơn Vị 149, Houston, Texas Của Dân Biểu Hubert Võ


 
Tiệc Gây Quỹ Tái Tranh Cử
Đơn Vị 149, Houston, Texas
Của Dân Biểu Hubert Võ
                                                                           Phóng viên Xây Dựng
(Tạp Chí Xây Dựng – Năm Thứ 33 – số 848 – phát hành ngày 15-10-2016 tại Houston – Texas)

     Tháng 11 năm nay, 2016 sẽ có cuộc bầu cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ và nhiều đơn vị hành chánh, trong đó có  bầu lại chức vụ Dân Biểu tại thành phố Houston, Texas.
Năm nay, đơn vị 149 là nơi ông Hubert Võ (Dân Chủ) đã từng “đứng trụ” sáu nhiệm kỳ (12 năm), có sự dự tranh của một ứng cử viên gốc Việt là Nha sĩ Chu văn Cương, tức Bryan Chu.
Dân Biểu Hubert Võ đã sinh hoạt quá lâu với cộng đồng 6 nhiệm kỳ, nên cử tri đều biết quá rõ, cho nên phóng viên chúng tôi, xin được giới thiệu vài nét chính, về người đối thủ tuổi trẻ (trạc 50) thuộc đảng Cộng Hoà.
Vợ chồng ông Chu Cương- Nha sĩ Chu Thùy Linh, đang có văn phòng hành nghề vùng Northwest (Advanced Dental, 5203 FM 1960 Rd. W Houston, TX 77069).
Nha sĩ Chu Cương là người “đẻ ra Liên Danh Hợp Nhất. Liên Danh này sau đó đắc cử, trở thành Ban Đại Diện CĐNVQG Houston và vùng Phụ cận. Từ ngày đó, Nha sĩ Chu Cương trở thành Cố Vấn cho tổ chức này.
 Thời gian làm cố vấn cho Ban Đại Diện CĐ, song song với các sinh hoạt của Ban Đại Diện CĐ, trong tiến trình ra tranh cử chức vụ Dân Biểu, trong mục đích để làm quen với cư dân vùng Southwest, người ta thấy vợ chồng ông luôn tìm cách xuất hiện trước đồng hương cư ngụ vùng.  Cá nhân ông Chu Cương, thường làm MC để điều khiển các chương trình do Ban Đại Diện Cộng Đồng NVQG tổ chức (trong khu thương mại Hồng Kông 4). Vợ ông, Nha sĩ Thùy Linh giữ vai trò Hội trưởng Hội Phụ Nữ Âu Cơ.  Bà thường đưa Hội Âu Cơ  vào các sinh hoạt của Ban Đại Diện Cộng Đồng NVQG tổ chức, để lấy tiếng và kiếm tiền cho Hội Âu Cơ  (bán áo thun, bán cờ, cà vạt có hình cờ VNCH).
                                                                             ***
Cuộc vận động tranh cử chức vụ Dân Biểu đơn vị 149, đã bắt đầu từ mấy tháng qua, sau khi ứng viên Nha sĩ Chu văn Cương, chuyển tên dời nhà (19 tháng 10, 2015) về khu vực Southwest, theo điều kiện tối thiểu qui định (phải ở trong khu vực một năm).
Nhưng, có lẽ quá hấp tấp, không nghiên cứu, ông đã chọn... lộn địa chỉ (1001 Westpark Dr. Apt 83, Houston TX 77042).
Đây là l căn chung cư, rộng 560 sq., 1 phòng tắm, 1 phòng ngủ, trị giá $25,316.00 đô la.. Căn chung cư này rất cũ, trước đây là của Luật sư Hoàng Duy Hùng.
Nha sĩ Chu Cương đã “lộn” địa chỉ, vì chung cư này nằm trong đơn vị 137 chứ không phải đơn vị 149, là nơi ông sẽ ra dự tranh với Dân Biểu đương nhiệm Hubert Võ.
Và, sau khi vợ chồng ông đi bỏ phiếu sớm (26 tháng 2, 2016) Nha sĩ Chu Cương mới biết mình lầm, nên ngày 8 tháng 3, 2016, ông đã mua  căn nhà, trong đơn vị 149, trên đường Sharpcrest.
Căn nhà này rộng 1,370 sq.ft., trị giá  $92,566.00, nằm sau lưng đại lộ Bellaire góc đường Bell Park. Ông đã ghi địa chỉ này trên Bằng Lái Xe.
Sau đó ngày 1 tháng 6, ông bán căn chung cư cho ông Nguyễn Hoàng Sa, là một thân hữu.
Vợ chồng Nha sĩ Chu Cương vẫn là chủ nhân căn nhà rộng: 5.618 sq.ft., 5 phòng ngủ, 4 phòng tắm, có hồ bơi, khu sang trọng, gần phòng mạch. Nhà này trị giá trên 5 trăm ngàn đôla, thuộc đơn vị 150.
                                                                               ***
Từ hai tháng nay, trên khu phố Bellaire, là nơi tập trung đông đảo các cơ sở thương mại Việt Nam, chùa VN, nhà thờ VN, hình ảnh của ứng viên Chu Cương đã cắm đầy. Người ta khi đó mới nhớ ra rằng, trong các tiệc Xuân của nhiều hội đoàn tổ chức trong dịp mừng tân niên 2016, Nha sĩ Chu văn Cương đã tìm phương tiện để xuất hiện, đi “chào bàn”. Sự kiện này nằm trong tiến trình tranh cử, như một sự ra mắt, mong ước toàn thể cử tri gốc Việt chú ý, rủ nhau đi bầu cho ông. Bởi vì, với các cử tri nhiều sắc dân khác, thì ông là khuôn mặt mới toanh, không có thành tích hoạt động. Nha sĩ Chu Cương cũng quảng cáo trên báo, trên đài phát thanh, trên đài truyền hình, kêu gọi cử tri dồn phiếu cho mình, sau khi kể thành tích (Chủ tịch đảng, Chủ tịch hội v.v.), bằng cấp (hai văn bằng Kỹ Sư.)...
Ngược lại, bên phiá Ban Vận Động cho đương kim dân biểu Hubert Võ vẫn “bình chân như vại”, mặc dù khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (ông đã cống hiến phần đất), hay văn phòng Trung Tâm Nhà Việt tọa lạc trên con đường Bellaire, là cơ sở thương mại do ông Hubert Võ làm chủ, suốt hai tháng 8, 9, vẫn không thấy biển, bảng (?)… Sự kiện này, khiến phiá ủng hộ ông Dân Biểu đương nhiệm sốt ruột, vì bên phiá đối thủ tung tin, nhận định là.. ông không cần phiếu cử tri gốc Việt v.v.
Trên các diễn đàn, yểm trợ viên của cả hai bên, đã lời qua tiếng lại, đả đảo, bênh vực, để kiếm điểm, để bảo vệ cho “con gà” của mình.
                                                                                  ***
Buổi tiệc GÂY QUỸ:
 Nhằm mục đích gây quỹ cho sự tái tranh cử này, chiều Chủ nhật 2 tháng 10, 2016, một buổi cơm đã tổ chức tại nhà hàng Phoenix Seafood, vùng Tây Nam, có văn nghệ phụ diễn với trưởng ban tổ chức là cụ Trương Túc (cố vấn Hội cựu SVSQ/TVB/QGVN) và 3 cựu chủ tịch Cộng đồng NVQG Houston: Nguyễn văn Nam, BS Trần văn Tính, Đỗ Minh Đức.
Với giá vé $35/khẩu phần, chương trình này đã thu hút khoảng 400 người tham dự, đa số là cử tri vùng Tây Nam và rất đông thành viên đang sinh hoạt trong các hội đoàn Quân đội và hội Đồng Hương.
Houston đang vào mùa Thu nên tiết trời rất đẹp. Nhà hàng Phoenix là một đại tửu lầu, bãi đậu xe rộng rãi, nên rất thuận tiện cho sự tập họp đông đảo thực khách. Hôm nay, phòng ăntrang hoàng sang trọng và đẹp mắt như khung cảnh một tiệc cưới. Ghế bọc satin màu vàng mỡ gà, trên sân khấu và  trên mỗi bàn ăn đều có hoa tươi (Elegance Flowers cung cấp). Quý bà trong Ban Tiếp Tân diện áo dài màu sắc rực rỡ, tươi vui niềm nở đưa khách vào chỗ ngồi. Ban Thủ Quỹ chăm chú ghi sổ thiệp mời, vé vào cửa, tiền đóng góp..
Dưới sự điều hợp của MC Trần Trí Hoàng, buổi cơm gây qũy  diễn tiến suông sẻ, khởi đầu từ 6 giờ chiều cho đến 10 giờ 30 khuya, gây được sự thích thú theo dõi của cử toạ.
Sau phần chào mừng của cụ Trương Túc, có phần chiếu phim (slide show) tiểu sử đương kim Dân Biểu Hubert Võ, phát biểu của hai khuôn mặt đang sinh hoạt trong thành phố:
-Nhận định về Nhân Cách và Tư Cách của ứng viên (10 phút) là phần phát biểu của LS Steven Diêu (thế hệ một rưỡi - khoảng 50 tuổi) - đang làm việc tại văn phòng Biện Lý, quận hạt Harris.
Bài Phát Biểu Của Luật Sư Steven Dieu:
Kính thưa anh Dân biểu Hubert Võ, quý bậc trưởng thượng, quý lãnh đạo hội đoàn, tổ chức đấu tranh, cựu Nghị viên Richard Nguyễn, quý cô, chú, và các anh chi em:
Lại một nửa, cộng đồng người Việt tại đơn vị 149 phải chọn lựa giữa hai ứng cử viên người Mỹ gốc Việt.  Hai năm về trước, cuộc tranh cử giữa anh Dân biểu Hubert Võ và Luật sư Hoàng Duy Hùng mang hình thức của một cuộc đối kháng ý thức hệ.  Nhưng cuộc tranh cử lần này, cử tri phải chọn lựa qua tư cách và nhân cách của hai ứng cử viên.
Đúng vậy, kính thưa quý vị,
Cái Dũng cần thiết của người lãnh đạo trước tiên là tư cách và nhân cách của họ.
Cử tri đơn vị 149 phải chọn lựa giữa đức tánh điềm đạm, khiêm nhường của Dân biểu Hubert Võ và cá tánh kiêu ngạo thích phô trương, tự tôn tự đại của Ứng cử viên Chu Văn Cương.
Cá nhân tôi ngưỡng mộ đức tính khiêm nhường của anh Hubert Võ.  Đức tính khiêm nhường giúp cho chúng ta không kiêu căng ngạo mạn khi đứng trên đỉnh cao của quyền lực danh vọng, và nhờ vậy giúp chúng ta làm được nhiều việc lợi ích cho xã hội.
Khiêm nhường có nghĩa là duy trì niềm tự hào về bản thân, về thành tích, và về gía trị của mình, và không khoe khoang kiêu ngạo. Tính khiêm nhường là đối nghịch của tính khoe khoang ngạo mạn.  Khiêm nhường tức là tự tin trong im lặng, không cần phô bày ra bên ngoài.
Ngoài những nhiệm vụ về lập pháp tại quốc hội Tiểu Bang Texas thông qua những dự luật có mục đích mang lại lợi ích cho cư dân đơn vị 149 nói riêng và người dân Texas nói chung, anh dân biểu Hubert Võ đã âm thầm giúp đỡ việc xây đài tưởng niệm chiến sĩ Việt Mỹ, thành lập trung tâm sinh hoạt NhàViệt để phục vụ tập thể đồng hương, vận động Quốc hội Texas để treo cờ Vàng trong tất cả các trường đại học tại tiểu bang Texas, tranh đấu cho Nghị Quyết Cờ Vàng (258), đứng ra tổ chức diễn hành hàng năm vào mùa Tết Nguyên Đán, Vinh danh các tướng lãnh Quân lực VNCH đã hy sinh cho tự do bằng đặt tên đường trong khu vực đông dân cư người Việt.
Kính thưa Quý Vị, khi quí vị tiếp xúc với anh Dân Biểu Hubert Võ, chắc quý vị cũng đồng ý với tôi là anh có một đức tính ‘điềm đạm và hòa nhã’.   Đức tính điềm đạm và hòa nhã là một cách cư xử lịch thiệp và biết tuân theo lề lối chuẩn mực trong phong tục truyền thống xã hội Việt Nam.  Mặc dù anh thành công trong thương trường và hiện là Dân Biểu của tiểu bang Texas, nhưng khi anh trò chuyện với chúng ta, anh vẫn giữ sự kính trọng quí vị như bậc trưởng thượng.
Ngoài ra, anh còn có đức tính nhân ái đối với đồng hương chúng ta.  Tôi xin đưa ra một việc làm nhân đạo của Dân Biểu Hubert Võ. Năm 2007, khi cơn bão Ike thổi đến Houston.  Rất nhiều đồng bào Việt Nam chúng ta tại khu vực gần biển bị mất nhà cửa và đồ đạc. Mặc dù, không nằm trong đơn vị 149, Dân Biểu Hubert Võ đã sẵn sàng giúp đỡ đồng bào Việt Nam tại khu vực San Leon, Kemah, Dickerson City. Anh đã giúp đồng hương có những trailers, mobile homes để sống tạm thời và lo thực phẩm cho gia đình họ.
Trái ngược với đức tánh điềm đạm và khiêm nhường của Dân Biểu Hubert Võ, Ứng cử viên Chu Văn Cương thường thích khoe khoang, thích phô trương, tự cao tự đại. Ứng cử viên Chu Văn Cương thường lên TV, radio khoe khoang sinh trưởng trong gia đình danh giá, hai ba bằng cấp đại hoc, cao học, hai ba văn phòng làm việc.  Thích phô trương anh ta là chủ tịch đảng phái tranh đấu nầy, phó chủ tịch đảng phái tranh đấu nọ, vợ làm chủ tịch đảng phái nầy, phó chủ tịch đảng phái nọ.
Thêm vào đó, Ứng cử viên Chu Văn Cương còn chê bai Dân Biểu Hubert Võ không có thành tích nào đáng kể, không thấy vợ Dân Biểu Hubert Võ ra sinh hoạt như vợ anh ta.
(Hình: Tướng Trang Sĩ Tấn, Đại tá Trương Như Phùng, Đại tá Nguyễn văn Nam. . . .)
Chu Văn Cương cũng thích phô trương là anh ta có công thành lập liên danh Hợp Nhất, thành lập ban Quản trị Cộng Đồng, Chủ tịch cố vấn và dìu dắt Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm. Ngặt một điểm là Ứng cử viên Chu Văn Cương có thật tình ra phục vụ cộng đồng và giúp người Việt tại Houston hay, anh ta chỉ lợi dụng danh nghĩa hoạt động HĐĐD Cộng Đồng để làm bàn đạp cho mưu lợi cá nhân, tạo cơ hội để gây quỹ và tuyển mộ thành viên cho đảng phái chính trị của anh ta?
Chu Văn Cương lại quên không phô trương, hoặc khoe khoang chính anh ta là cánh tay nối dài của Hoàng Duy Hùng và phe nhóm Hoà Hợp Hòa Giải.  Hai bằng chứng rõ ràng cho chúng ta thấy Chu Văn Cương là cánh tay nối dài của Hoàng Duy Hùng.  Thứ nhất, những người hiện đang tận tình giúp vận động tranh cử cho Chu Văn Cương là đàn em trung thành của Hoàng Duy Hùng.  Thứ nhì, sau khi Hoàng Duy Hùng thua anh Hubert Võ, Hoàng Duy Hùng chuyển nhượng căn nhà tại địa chỉ 10001 Wespark Dr., Apt# 83, Houston TX 77072, thuộc đơn vị 137 lại cho Chu Văn Cương, để Chu Văn Cương ghi danh và tuyên bố ra tranh cử chống anh Hubert Võ.
(Hình: Hội Thủy Quân Lục Chiến Houston)
Nếu Chú Văn Cương che dấu không cho cử tri biết anh ta là cánh tay nối dài của Hoàng Duy Hùng, thì Hoàng Duy Hùng cũng che dấu không cho Chu Văn Cương biết là căn nhà Hoàng Duy Hùng bán không có nằm trong đơn vị 149. Những thủ đoạn che đậy, dấu diếm của Chu Văn Cương và Hoàng Duy Hùng chính là bản chất của họ.
Với cá tánh dối trá và dấu diếm, ứng cử viên Chu Văn Cương không đủ tư cách làm người lãnh đạo đại diện tập thể cộng đồng người Việt chúng ta tại Houston, nói riêng hay Texas, nói chung.
Trong cuộc bầu sơ bộ tháng Ba vừa qua, quí vị có biết rằng cá nhân Chu Văn Cương và vợ không bỏ phiếu được cho anh ta hay không? Cử tri người Việt ủng hộ ứng cử viên Chu Văn Cương thì bỏ phiếu được, nhưng cá nhân Chu Văn Cương và vợ thì lại không được.  Lý do đơn giản thôi? Chu Văn Cương đã dấu không cho đồng bào biết, là lúc đó anh ta không có cư ngụ trong đơn vị 149, bởi vì nhà mua lại của Hoàng Duy Hùng không có ở trong đơn vị.
(Hình: Hội Đồng Hương Thái Bình)
Những thủ đoạn dấu diếm, che mắt đồng bào của Chu Văn Cương cũng khá giống như thủ đoạn dối trá của Hoàng Duy Hùng khi đi đêm với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam năm 2012.
Chúng ta có thể dùng quá khứ để đánh giá hiện tại, và nhìn hiện tại để xét đoán tương lai.
Chu Văn Cương và những người vận động viên của anh ta lên TV lập luận:  “Dân biểu Hubert Võ làm 12 năm rồi, chúng ta cần phải thay đổi người mới.”
Kính thưa quý vị,
Ngụ ngôn Mỹ có câu: Đừng có sửa cái gì, nếu nó không có bị hư.  Tôi xin mạn phép sửa câu ngụ ngôn này lại một tí cho hợp thời: Đừng lấy cái xấu thay đổi cho cái tốt đang có.
Đó là những lý do tại sao tôi ủng hộ anh Dân Biểu Hubert Võ. Trong cuộc lựa chọn người tiếp tục lãnh đạo này, tôi kêu gọi toàn thể quý vị cùng góp tay vận động giúp anh Hubert Võ tái đắc cử.  Những quý vị cư ngụ ngoài khu vực 149, chắc chắn quý vị có thân quyến, bạn bè cư ngụ trong khu vuc 149 này.  Xin quý vị giúp một tay kêu gọi bạn bè thân thuộc hãy bỏ phiếu cho anh Hubert Võ trong tháng 11 sắp tới.
Trân trọng kính chào và thành thật cảm ơn tất cả quý vị.

-“Nhận định về Thành Quả của Dân biểu Hubert Võ (20 phút), do cựu quân nhân - Ông Phạm văn Hoà, cựu Sinh viên Sĩ Quan Khoá 18/Trường Võ Bị QGVN phát biểu:

Kính thưa:
Quý vị Trưởng thượng và quý Niên Trưởng trong QLVNCH,
Quý cơ quan truyền thông,
Quý hội đoàn quân đội, quý hội Ái hữu,
Dân biểu Hubert Võ
Quý đồng hương, thân hữu,
Cảm ơn ban vận động tái tranh cử Dân biểu Hubert Võ, đơn vị 149 đã có nhã ý cho tôi phát biểu về DB Hubert Võ trong buổi gây quỹ hôm nay. 
Thưa quý vị,
Tôi, Phạm văn Hòa, cựu quân nhân QLVNCH, người cùng quê quán với DB Hubert Võ, rất hân hạnh được nói về người dân biểu quý mến của chúng ta, và lý do tại sao chúng ta nên bầu tái nhiệm Dân Biểu Hubert Võ đơn vị 149, trong kỳ bầu cử vào ngày 8 tháng 11 tới đây.
Thưa quý vị,
Houston Chronical là tờ báo Anh ngữ tại Houston có uy tín, ngày 26/10/2012, đã có bài viết ca ngợi thành tích DB Hubert Võ, xin tạm dịch như sau:
(Hình: Bà Hubert Võ & Hoàng Minh Thúy)
Kể từ khi đắc cử vào hạ viện Tiểu Bang Texas năm 2004, Hubert Võ đã giữ lời hứa vận động với cơ quan lập pháp để có đủ ngân sách cho chương trình CHIP (Children Health Insurance Plan), yểm trợ giáo dục và phục vụ những điều thiết yếu tại địa phương. Trong những vấn đề quan yếu, đây là một người bênh vực quyền lợi cho dân đáng được tin cậy. Hubert Võ đã nhận định, đúng đắn về tình trạng ngân sách thiếu hụt xảy ra hàng năm. Ông ta đáng cho cử tri tin tưởng, vì cách nhận định CHÂN THẬT của MỘT CHÍNH TRỊ GIA.
“Since his first election to the Texas House in 2004, Vo has fulfilled his promises of working to fully fund CHIP, support education and serve local needs at the Legislature. A reliable defender of these important issues, Vo rightfully points out that budget fights will happen every year due to a structural budget shortfall - the kind that we can’t trust our way out to Voters should appreciate this sort of HONEST TALK FROM A POLITICIAN”. (*)

Thưa quý vị,
Một DB hết lòng lo an sinh xã hội và phúc lợi cho người dân, trẻ em nghèo (CHIP) chẳng những cho địa hạt ông mà cho cả tiểu bang Texas. Tầm ảnh hưởng được báo chí ca ngợi; trong khi ứng viên đối thủ bị tranh tụng nơi tòa án vì cách điều trị bệnh nhân.
Thử hỏi ai xứng đáng để được cử tri tin tưởng trong kỳ bầu cử đơn vị 149 sắp tới?   
Câu hỏi tức trả lời: DÂN BIỂU HUBERT VÕ!  
THÀNH TÍCH DÂN BIỂU HUBERT VÕ TRONG 6 NHIỆM KỲ: 
Thấm thoát đã 12 năm, 6 nhiệm kỳ, dân biểu Hubert Võ hoàn thành mỹ mãn trọng trách mà người dân khu vực 149 giao phó.
Lần đầu tiên, năm 2004, ông đã thắng chánh trị gia lão luyện Hoa Kỳ, được xem là một trong những người quyền lực tại Hạ viện tiểu bang Texas: Ông Talmadge Loraine Heflin, Dân Biểu Khu Vực 149 từ năm 1983 (lúc đó là Chủ tịch Ủy Ban Đặc Biệt, Chair of Appropriate Commitee). Ông Hubert Võ thắng với sĩ số thật sít sao (50.03 / 49.96) chỉ khác biệt 33 phiếu. 
20,695 votes (50.03 percent) to Heflin’s 20,662 (49.96 percent), a difference of 33 votes.Heflin sought a recount[6] but then withdrew his challenge after an investigation concluded that Vo had won by at least 16 votes.  (*)
Hai năm sau, 2006, ông HEFLIN tái tranh cử với Dân Biểu Hubert Võ; lần này ông HV thắng với sĩ số khá cao (54.27 / 45.72) 
Heflin polled 10,632 votes (45.72 percent), or roughly half his raw vote from 2004, toVo’s 12,621 (54.27 percent).  (*)
Và hai năm trước (2014), ông thắng Al Hoàng (55 / 45)
(11,954 ~ 55% v/s 9,820 ~ 45%). (*)
Suốt 12 năm, DB Hubert Võ đã đệ nạp nhiều dự luật, Ông là tác giả, hoặc đồng tác giả; ông đã bảo trợ hay đồng bảo trợ nhiều dự luật khác đang còn hiệu lực ảnh hưởng đến an sinh xã hội, học đường, kinh tế, chánh trị liên hệ đến nhiều sắc dân khu vực ông gồm (Ấn độ, Trung Hoa, Đài Loan, Azerbaijan . . Việt Nam và dĩ nhiên đa số là người Mỹ sanh trưởng tại đây).  Theo thống kê dân số, khu vực 149 có khoảng 172,000 dân gồm:
20.5% Trắng
59.4% Đen & Mễ
20.1% Các sắc dân khác, trong đó có VN.
Thưa quý vị,
Với thành tích tại nghị trường trong quá khứ, ông đã thành công và được sự tín cẩn của nhiều sắc dân trong khu vực trách nhiệm, và cộng đồng người Việt.  Ông cũng quan tâm và được sự hỗ trợ của các hội đoàn quân đội và ái hữu.  Trong khi đó, đối thủ của ông có lẽ âm thầm trong việc phục vụ dân sinh nên không mấy ai biết, họa chăng trong những lúc gần ngày tranh cử. 
Vậy câu hỏi đặt ra:  Ai là người đáng được bầu chọn THỰC TÂM tranh đấu cho quyền lợi dân chúng trong khu vực 149? 
Câu hỏi tức câu trả lời:  DÂN BIỂU HUBERT VÕ! 

SAU 12 NĂM PHỤC VỤ,
Đặc biệt trong năm 2015, có 26 dự luật đa số ông là tác giả, đã ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, an sinh . . .  Trong đó có dự luật:
(Hình- Từ trái qua phải: LS Bảo, L/S Ý, Ô. Ngô Lân, DB Hubert Võ và 3 cô trong “Nhóm Cám Ơn Anh”)
HRC-140 năm 2015 (Vo, Parker, Davis, Yvonne, Koop, Andia) khuyến khích các cơ quan  công quyền không treo cờ Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam (tức CS Việt Nam), thay vào đó treo “Cờ Tự Do và cờ Di sản Truyền thống” (Tức cờ VNCH). 
(Urging goverment entities to cease display of the Socialist Republic of Viet Nam, and to instead fly the Freedom Flag & Heritage Flag). (*)
Dự luật này tương tự như:
Nghị định HRC-258 năm 2009 (ông là tác giả cùng với 59/150 đồng viện)  khuyến khích trường Đại Học UH cùng các học viện cao cấp không treo cờ Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam (tức cờ CS Việt Nam), thay vào đó treo “Cờ Tự Do và cờ Di sản Truyền thống” (Tức cờ VNCH).
(2009 Urging the University of Houston and other institutions of higher education to cease displaying the flag of the Socialist Republic of Vietnam and to replace it with the Freedom and Heritage Flag 148/150)Đã được thông qua vào lúc 8 giờ 05 phút tối 5/30/2009. (*)
Sau 12 năm hoạt động tại nghị trường, DB/HV hiện là thành viên:
Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và phát triển ngành Tiểu Thương (Economic and Small Business Development, Vice Chair)
Thành viên Ủy ban Hành Chánh Hạ Viện (House Administration, Member)
Thành viên Ủy Ban Bảo Hiểm (Insurance, Member)
Thành viên Ủy Ban An Toàn Công Cộng (Public Safety, Member)
Ngoài nhiệm vụ dân cử, ông còn hoạt động trong cộng đồng liên quan đến dân sinh, chính trị, tôn giáo, giáo dục, mà tiêu biểu là: Nhân viên Hội đồng Quản trị: Alief Super Neighborhood,  Alief Young Men Club of America, Vietnamese Chamber of Commerce, Harris County Democrats, Houston Appartment Ass., Builder & Realtor . . .).

Thưa quý vị,
Với thành tích trong nghị trường được đồng viện tín cẩn, giữ các chức vụ trọng yếu
Với thành tích phục vụ quần chúng trong các hoạt động cộng đồng,
Với tinh thần quốc gia, chống Cộng cao độ tiếp nối thế hệ cha ông. Điển hình là việc nhượng đất trong khu thương mại của ông đường Bellaire để xây cất ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ VIỆT MỸ, còn gọi là KHU TƯỢNG ĐÀI;
Nơi đây tôn nghiêm tưởng niệm và thờ phượng anh linh Chiến Sĩ VNCH và Đồng Minh, đồng bào tử nạn đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam
Nơi đây cờ-vàng-ba-sọc-đỏ phát phới ngày đêm, và là:
Nơi tổ chức các buổi lễ hàng năm điển hình là ngày 30-4, ngày 19-6.
Trong khi người tranh cử với DB Hubert Võ, dù có cơ hội trong thời gian Cố Vấn cho Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn ở Houston, đã không giúp Cộng Đồng tránh xáo trộn mà ngược lại gây thêm phân hóa.
(Hình: Hội Võ Bị QGVN Houston)
Thử hỏi ai là người đáng tín nhiệm trong kỳ bầu cử Đơn Vị 149.
Câu hỏi tức trả lời:  DÂN BIỂU HUBERT VÕ!
Thưa Quý vị,        
THÀNH QUẢ ĐƯỢC NGƯỜI VIỆT KHẮP NƠI BIẾT ĐẾN NHẤT:
Năm 2007 - nhiệm kỳ Lập pháp thứ 80, Dân biểu Hubert Võ đã đệ trình - đề án thiết lập Khu Quản Trị Quốc Tế) International Management District (IMD), mà chúng ta được biết đến qua tên “Khu Thương Mại Quốc tế” (International Business District).  Đem an ninh và thương mại thịnh vượng cho toàn khu vực, giúp các tiểu thương VN được an toàn làm ăn buôn bán. 
(Texas State Representative Hubert Vo suggested the creation of a management district.[2] The 80th session of the Texas Legislature created the district in 2007).  (*)
Nghị Định HRC-258 và Dự luật HRC-140 không cho treo cờ CS/VN thay vào đó treo cờ VNCH
(Hình: Hội Đồng Hương Bình Thuận)
Thực hiện bảng tên đường Việt Nam tại khu Bellaire
Hạ cờ VC tại trường Đại Học Lone Star Community College (tháng 8/16)
Hạ cờ VC tại Used Car Auto Dealer ở khu North Houston (tháng 9/16).
Thưa quý vị,
Với thành quả trong quá khứ và trong năm nay, cho thấy Dân Biểu Hubert Võ sau thời gian 12 năm / 6 nhiệm kỳ hoạt động tại Hạ Viện Tiểu Bang Texas, đã gặt hái được thành quả tốt đẹp, giúp dân chúng trong khu vục 149 nói riêng, và trong cộng đồng người Việt tại Hải ngoại, được phúc lợi, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, giữ gìn phong tục tập quán của từng sắc dân trong khu vực ông đại diện. 
Đặc biệt tinh thần chống Cộng cao độ.  Dân biểu Hubert Võ xứng đáng được cử tri trong khu vực, tin tưởng và TÁI ĐẮC CỬ VÀO CHỨC VỤ DÂN BIỂU KHU VỰC 149 TRONG KỲ BẦU CỬ THÁNG 11 TỚI ĐÂY.    
                     *
                    **
Thưa quý vị,
Sau 41 năm quê hương Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản, tình trạng chúng ta từ TỴ NẠN CS, đến CÔNG DÂN HOA KỲ nơi quê hương thứ hai.  Quyền ứng cử, quyền đầu phiếu là quyền căn bản chúng ta cần thi hành để thể hiện tinh thần yêu nước, để nói lên ước vọng tương lai trong XÃ HỘI mà TỰ DO, BÌNH ĐẲNG VÀ NHÂN QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG.
CS vẫn còn đó, đang hiện diện trong thành phố Houston ẩn hiện trong Tòa Tổng Lãnh Sự.  Thi hành nghị quyết 36 của CS là kim chỉ nam của họ xâm nhập làm phân hóa Cộng Đồng chúng ta.  Là chiến sĩ VNCH đã bao năm chiến đấu can trường cho dù trong tình huống đơn độc, mà chúng ta không nản chí; gương hy sinh tuẫn tiết của quý Tướng lãnh và Chiến sĩ QLVNCH còn lưu danh, bằng chứng là các tên đường khu Bellaire.
Là người Việt yêu chuộng Tự do:
Khi nào còn ngọn cờ-vàng-ba-sọc-đỏ phất phới, như trong vùng Bellaire này, thì chúng ta đâu lo gì Tòa Tổng Lãnh Sự CS. 
Khi nào còn hậu duệ của lớp người tỵ nạn với tinh thần Chống Cộng, với sở học, đi vào DÒNG CHÍNH xã hội Hoa kỳ trên đường CHÍNH TRỊ, KINH DOANH, HỌC ĐƯỜNG, KHOA HỌC, thì chúng ta có nhiệm vụ hỗ trợ, khuyến khích và hậu thuẩn để lớp con cháu được thành công.
Chúng ta không lo ngại các đảng phái chánh trị ủng hộ bất cứ ai, bởi Ý DÂN LÀ Ý TRỜI.  Nhưng bài học ông Talmadge Heflin còn đó, nên MỖI LÁ PHIẾU CỦA CHÚNG TA DỒN CHO DÂN BIỂU HUBERT VÕ RẤT QUAN TRỌNG.
Vậy thưa quý vị, 12 năm phục vụ đồng hương, Dân Biểu Hubert Võ đã hoàn thành nhiệm vụ dân cử với tâm huyết, làm sao nói hết.  Trên đây chỉ là những điểm đặc biệt trình bày cùng quý bà con cử tri, để: 
 TÁI CỬ DÂN BIỂU HUBERT VÕ LÀ ĐÚNG CÂU “CHỌN MẶT GỬI VÀNG”.CHẮC CHẮN ĐƠN VỊ 149 SẼ CÒN TIẾP TỤC THĂNG HOA VÀ DÂN CHÚNG AN CƯ LẠC NGHIỆP. 
Trân trọng kính chào quý vị,
Xin cầu chúc buổi gây quỹ tranh cử thành công.
(*) Sources Internet, Wikipedia.org, và house.state.tx.us/members
                        *
Ông Phạm văn Hoà, đã nghĩ hưu, từng là Hội Trưởng Hội cựu Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Houston, ông cũng là cựu Hội Trưởng Hội Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
(Hình: Hội Biệt Động Quân)
*Phần giới thiệu cá nhân Dân Biểu Hubert Võ (5 phút) do Nha sĩ Nguyễn văn Diệu, ngắn gọn:
Nha sĩ Nguyễn văn Diệu ví von các Bảng Tên Đường nằm trên đại lộ (Bellaire) sầm uất nhất vùng Houston, như là một Hàng Rào Ấp Chiến Lược thời Đệ I Cộng Hoà, để phân biệt ranh giới của 2 ý thức hệ: Quốc Gia và Cộng Sản. Dân Biểu Hubert Võ có công rất lớn khi dùng Luật để thành lập cơ quan Quản Trị Khu Vực Thương Mại (The International Management District) là nơi tập trung đông đảo các cơ sở thương mại của người gốc Á Châu trong khu vực 149.
Hôm nay, trong hội trường có đông đảo các khuôn mặt chủ nhân nhiều công ty tham dự: Ông bà Steve Lee, Greatland Invetment, LS Phạm Ngọc Bảo, Giám Đốc Công ty Địên Lực V-247, ông Ngô Lân, Giám đốc Việt TV, Cô Christine Quỳnh AB Realty Mortgage và nhiều khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng, đa số là cựu quân nhân cao niên. Người tặng 1 ngàn, kẻ tặng $500, $200, $100, $50 v.v. lần lượt được MC xướng danh trong tiếng vỗ tay ròn rã. Ban Tổ Chức có đãi Bia (Henecken), Rượu vang. Thức ăn nhiều món, rất ngon do nhà hàng Phoenix phục vụ. Phần văn nghệ sôi động, do ca sĩ Kim Phượng sắp xếp, với đông đảo ca sĩ địa phương (Hoàng Tường, Trần Thanh Tùng, Tô Văn, Đặng Vi, Hồng Hà, Lệ Hằng, Thúy Hằng, Bình Thân, Quốc Dũng, Hoàng Phong, Hoàng Mai, bé Mai Trâm....). Bài hát “Cám ơn VNCH” của nhạc sĩ Hoàng Cầm sáng tác, có ca từ  rất ý nghĩa:
-Cám ơn VNCH cho chúng tôi những ngày gấm hoa
Cho chúng tôi nhân quyền, cho chúng tôi độc lập và tự do để toàn dân được hạnh phúc
(Hình: Tam ca Lệ Hằng, Đặng Vi, Kim Phượng)
Cám ơn người lính VNCH- đem máu xương giữ gìn Quốc Gia
Bao chiến công lẫy lừng, cám ơn những anh hùng từng nằm xuống để bảo vệ miền Nam

Hỡi những ai đi sai đường lạc lối!
Hỡi những ai theo giặc Tàu mộng xâm lăng
Cùng toàn dân đưa tay lên, thề đập tan bao âm mưu, xây dựng lại dân chủ cho Việt Nam.
Cám ơn VNCH- cám ơn những nhà đấu tranh
Không núng nao lao tù,bao hiểm nguy không sờn
Thề tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam
Cám ơn VNCH
Cám ơn những Anh hùng Việt Nam
do ban tam ca gồm: Đặng Vi, Lệ Hằng, Kim Phượng trình bày, đã được chủ nhà hàng (Jimmy Hứa) tặng $500 đô la nhập qũy tranh cử.. Ngoài ra, nhạc phẩm “Houston Thành Phố Tôi Yêu”, của Hoàng Văn và Hoàng Cầm, do ca sĩ Kim Phượng hát cũng được hoan hô nhiệt liệt, nội dung ca tụng thành quả của cựu Nghị viên Richard Nguyễn và Dân Biểu Hubert Võ, đã dựng bảng tên đường mang tên những anh hùng Quân Đội đã tự xử trong ngày tàn cuộc chiến:
Thành phố Houston tôi yêu như yêu giòng sông
Thành phố Houston nơi đây nắng ấm tình nồng
Thành phố Houston con đường quen lối,  bây giờ có tên Saigon yêu dấu

Thuở ấy đến đây, tôi như con chim lạc bầy
Chẳng biết tương lai tâm tư xao xuyến vơi đầy
Đường phố trong tôi quanh co đi về muôn lối
Mang theo bao niềm yêu mới, nói sao nên lời
Qua bao nhiêu năm dài lòng tôi vương mang ưu hoài
Dừng đây qua bước chân lạc loài ai ơi!!
Còn đó đất nước thân yêu, giờ đây đau xót bao điều
Hình bóng phố xá cô liêu trong chiều Thu hắt hiu

Thành phố Houston tôi yêu như bao người yêu
Thành phố xôn xao nghe quen tiếng ai gọi chào
Suốt bao năm rồi về đây thương nắng bên trời
Tình yêu bao la khắp nơi mong đời mãi vui

 Dịp này Hội Biệt Động Quân được mời lên sân khấu nhận Bằng Tuyên Dương của Tiểu Bang, một anh quân nhân đại diện bày tỏ sự ủng hộ Dân Biểu Hubert Võ.

* Phần xổ số ($5 đô la/vé) với các phần quà giá trị của:
-Công ty Địên Lực V-247 tặng (6 tháng xài điện miễn phí) do giám đốc LS Phạm Ngọc Bảo tặng.
-3 hộp Uno Box tivi, trị giá $100/cái do Giám đốc Ngô Lân tặng.
-01 ghế Massage trị giá $1,500 do công ty T4Spa tặng,
- 40 Hộp kem nuôi da, dưỡng da, trị giá mỗi phần $70 đô la do Dược sĩ Diệu Thảo tặng.
-Hai gift card mỗi cái $100 đô la, do Elegance Flowers tặng,
-14 Độc Bình rất đẹp, do chủ chợ Mama tặng.. 
Mọi người thích thú theo dõi các tiết mục văn nghệ xen vào phần xổ số, do sự điều hợp rất vui nhộn của MC Trần Trí Hoàng.
KẾT:
Tóm lại, chương trình Gây Qũy do Nhóm Thân Hữu Hubert Võ tổ chức trong đêm Chủ Nhật ngày 3 tháng 10, 2016 coi như thành công về hai phương diện tài chánh và tinh thần.            
Mười giờ tối.... Trước khi chia tay, ông Dân Biểu Hubert Võ lên máy vi âm, tâm tình với khoảng 30 người còn ngồi lại, những công tác ông đã làm trong tư cách thành viên của Khối Dân Biểu Á Đông trên toàn quốc, để đem quyền lợi cho sắc dân thiểu số về phương diện Health Care.
Ông cũng ân cần cám ơn sự quan tâm, chia xẻ của cử tri, sự tận tụy của các thân hữu đã yểm trợ, đã sốt ruột, khi thấy bên đối phương diễn tiến rầm rộ mà bên này không thấy gì.  Ông nói rằng sự họat động tranh cử của ông phải theo tiến trình và cố vấn của Ban Vận Động Bầu Cử. Tổ Chức này đã thành lập trong 6 nhiệm kỳ vừa qua... và họ đã luôn giúp cho ông đạt hiệu quả trong cuộc tranh cử, vì đơn vị 149 bao gồm nhiều sắc dân.
 (Chúng tôi được biết, trong đơn vị 149, thành phần cử tri được ghi nhận như sau:
20.5% (Trắng), 59.4% (da mầu + Mễ), 20.1% (các sắc dân gốc thiểu số, bao gồm VN).
10 giờ 30: Trong không khí mát mẻ của một đêm mùa Thu, nhóm khách còn ngồi lại trong nhà hàng, đã “đánh cá” với nhau, về tỷ số thắng của phe này và tỷ số phiếu thua của phe kia..
Thôi, cứ chờ đến ngày 4 tháng 11, ta sẽ biết, ai là Tổng Thống Hoa Kỳ và ai là Dân biểu đơn vị 149.
Quí vị đừng quên, địa điểm bầu cử sớm, cũng như chính thức tại: Alief ISDAdministration B uilding, 4250 Cook Rd., Houston TX 77072.
Phóng Viên Xây Dựng

Posted by: Tran Tri Hoang <trantrihoang@yahoo.com>

._,___


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2=BF=C2=B

Đọc “ Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam “

$
0
0



Đọc “ Từ  Nhóm Bút Việt đến
Trung Tâm Văn Bút Việt Nam “

                                                       Nguyễn Mạnh Trinh. 

                                                Image result for Đọc “ Từ  Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam “
  
Nhà văn Nhật Tiến vừa phát hành tác phẩm “ TNhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam“. Một tác giả tuổi vừa tám mươi đã in một tác phẩm viết về những kinh nghiệm của đời cầm bút của mình, có lẽ là một hiện tượng đẹp. Với cuộc sống thăng trầm nổi trôi theo từng biến cố của dân tộc, những nhận định được ghi chép lại chắc có những giá trị đáng kể. Nhất là , với những dữ kiện có liên quan đến chính trị, thời sự và văn học.

 Với  cảm quan của một người đọc sách, coi trọng việc học hỏi từ sách vở, tôi đọc tác phẩm trên của nhà văn Nhật Tiến với sự trân trọng đặc biệt. Tôi tìm thấy nhiều chi tiết có thể làm sáng tỏ những điều mà tôi nghĩ còn mù mờ chưa chuẩn xác. Dĩ nhiên, đó là ý nghĩ của riêng tôi. Bài viết này như  một góp ý về một tác phẩm mà trong nhận xét của mình, là một tác phẩm có giá trị và nhiều chất tích cực.

     Nhà văn Nhật Tiến chủ trương nhà xuất bản Huyền Trân trong  một thời gian khá dài  từ năm 1959 đến nay hơn nửa thế kỷ và tác phẩm Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam là tác phẩm xuất bản mới nhất.

Tác phẩm này viết về một thời kỳ đặc biệt của hai mươi năm văn học miền Nam mà những sinh hoạt ấy đáng kể là những hoạt động của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Trong bối cảnh của một nền văn học tự do khai phóng,  một tổ chức Văn Bút được thành lập quy tụ nhiều thế hệ cầm bút gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, các nhạc sĩ, các họa sĩ, các nghệ sĩ trong ngành sân khấu, điện ảnh và các giới  chức trong ngành giáo dục. 

Từ ngày chính thức thành lập từ tháng 10 năm 1957 đến tháng tư năm 1975, Trung Tâm Văn Bút đã có nhiều cống hiến cho kho tàng văn hóa dân tộc  với những tác giả và tác phẩm có thể coi như điển hình cho những sinh hoạt văn học nghệ thuật tiêu biểu. Ghi chép lại những sinh hoạt ấy thành những tài liệu văn hóa có lẽ là một việc làm cần thiết, nhất là sau cuộc đốt sách giam tù văn nghệ sĩ miền Nam của chế độ Cộng sản. Vì nhiều lý do,  sự thực  đã  bị nhìn ngắm sai lạc, dẫn đến sự tam sao thất bản và dẫn đến tình trạng những lớp người trẻ sinh sau, lớn lên và trưởng thànhh đã có những  nhận định mù mờ không rõ ràng về những hiện trạng văn hóa của những thời kỳ trước.

  Nhà văn Nhật Tiến viết:
“  Được chính thức thành lập từ tháng 10 năm 1957 qua nghị đĩnh số 111 BNV/NA/P5 của Bộ Nội Vụ VNCH, Hội đã liên tục hoạt động không ngưng nghỉ cho tới tháng 4 năm 1975. Trải gần 20 năm ròng rã ấy đã có biết bao nhiêu sinh hoạt của Hội đóng góp vào công cuộc xây dựng và vun trồng nền băn hóa của Miền Nam Việt Nam mà nếu có thể ghi chép lại thì cũng gom được thành một tài liệu văn học hữu ích cho các thế hệ sau.
 Nhưng tiếc thay, cuộc phần thư năm 1975 do nhà cầm quyền Cộng Sản tiến hành đã thiêu hủy hết bao nhiêu là tài liệu sách báo quý giá kể cả những tài liệu liên quan đến Văn Bút Việt Nam

  Rồi thời gian qua đi, các vị làm văn hóa lão thành vốn đã từng tạo dựng nên hội Văn Bút và nắm giữ nhiều kỷ niệm quý giá về Hội này thì hầu hết đã qu tiên cả như Nhất Linh, Đỗ Đức Thu, Vi Huyền Đắc, Bũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Đào Đăng Vỹ, Vương Hồng Sển, Tam Lang Vũ Đình Chí, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, L.M.Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền… Cho nên nếu dù ai có quan tâm cách mấy về việc viết lại  các sinh hoạt cũa hội Văn Bút thì cũng thấy đều gần như bó tay vì số lượng tài liệu còn tìm thấy được lại quá ít oi.
Tuy nhiên một tổ chức văn hóa như thế mà không có tài liệu nào viết về nó dù chỉ một cách tương đối thì cũng thật là đáng tiếc. Vì vậy nhân danh một hội viên thuộc thế hệ hậu sinh đã có dịp gặp gỡ và làm việc chung với nhiều bậc tiền bối như Vi Huyền Đắc, Đào Đăng Vỹ, Hồ Hữu Tường, L.M.Thanh Lãng,… tôi tự thấy có bổn phận phải gom góp tài liệu dù rất ít ỏi để viết về những sinh hoạt của Văn Bút kể từ nhóm Bút Việt cho đến Trung Tâm Văn Bút qua cả một chặng đường dài từ 1957 cho đến 1975”

    Tác phẩm gồm 6 chương sáchh với một bố cục  bao gồm từng thời điểm hoạt động với những sự kiện  văn học có tính xác thực rút từ văn bản, hay nói một cách giản đơn là nói có sách , mách có chứng.

     Từ chương I, tiến trình thành lập & nội quy, đến chương II những sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút để mở ra những ngộ nhận về Văn Bút ở Chương III. Chương IV là những chân dung tác giả tiêu biểu của V ăn Bút qua những cuộc sinh hoạt hội họp. Qua đó, những phác họa chân dung, tiểu sử của nhà văn Đỗ Đức Thu, nhà văn hóa Vương Hồng Sển, nhà văn Phạm Việt Tuyền, kịch tác gia Vi Huyền Đắc, thi sĩ Vũ Hoang Chương, Linh mục Thanh Lãng, nhà văn Hồ Hữu Tường. Chuơng V là Văn Bút với đời sống xã hôi và chính trị qua công tác cứu trợ bão lụt,  cũng như những sự kiện về tên Việt  Gian Cộng Sản nằm vùng Vũ Hạnh  và Văn Bút với quyền tự do cầm bút. Chương sách sau cùng là một hồi ức của nhà văn Nhật Tiến về ngày cuối cùng ở trụ sở Trung tâm Văn Bút vẽ lại một cảnh tượng vỡ đàn xảy nghé của  đất nước Việt Nam.

Điều mà tôi thích thú nhất là đọc trong các phác họa chân dung của các nhà văn tiền bối của Văn Bút và khi gấp lại cuốn sách thì hình như những chân dung ấy hiện ra trong trí nhớ tôi dù tôi chưa gặp họ bao giờ. Truớn năm 1975, tôi chỉ là một người đọc bình thường và hay tưởng tượng ra các nét đáng yêu của những chân dung văn học mà mình thần tượng. Bây giờ đọc lại qua những trang sách của “ Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam” thì những chân dung ấy hiển hiện ra, không những là hình tượng của một cá nhân mà còn có những nét biểu hiện thời thế mà họ đã sống và đã viết.. Ở đó tôi tìm thấy được những mẫu nhân vật tiêu biểu cho văn học Việt Nam với nhiều cá tính đặc sắc qua nhận định chừng mực thẳng thắn của tác giả Nhật Tiến. Ông đã phối hợp từ văn bản các tài liệu và những kỳ niệm, những tiếp cận cá nhân để tạo thành những phác họa sống động cũa những tư liệu có giá trị.

 Hình như có một chút đồng cảm với tôi từ tác giả “Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam”

 Tôi  đọc nhà văn Nhật Tiến  khi ông viết về nhà văn hóa Hồ Hữu Tường :
Phải thành thật mà nói tôi đã thấy mình bé nhỏ và bỡ ngỡ như một kẻ hậu sinh trước những bậc đại tiền bối khi được hân hạnh cùng đứng chung với Hồ Hữu Tường ở Ban Thường Vụ Văn Bút. Ông là một nhân vật khét tiếng ngay từ khi tôi còn chưa được sinh ra kìa!  Vì năm 1930 ông đã ở Pháp cộng tác với nhà cách mạng Phan Văn Hùm viết báo bằng tiếng Phap. Tờ La  Verité( Sự Thực) chống đối việc Pháp xử từ anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ VNQDĐ. Ông cũng ở trong ban biên tập tò La Lutte( Tranh Đấu) xuất bản ở Sài Gòn năm 1934 cùng với các danh nhân nổi tiếng có tên trên bảng dường là nhà cách mạng Nguyễn An Ninh và Trần Văn Thạch. Tuy nhiên ông không mang một cái vẻ gì là một nhân vật kỳ bí oanh liệt như những tài liệu lịch sử viết về ông cả. Mặc dù đã vào tù ra khám nhiều lần kể cả đi tù Côn Đảo nhưng ông vẫn giữ được vóc dáng đẫy đà, vầng trán cao đôi lông mày rậm, bạc với nụ cười thoải mái phô bộ hàm răng hơi lớn quá khổ. Bình thường ông bận thường phục nhưng cũng có lần ông đến họp trong bộ áo nhà tu mầu vàng từ đầu tới chân. Hồi đó nhà thơ Phạm Thiên Thư cũng tới họp Văn Bút,  đầu cạo trọc  mặc áo thầy tu…”

  Dù phần đông những người có quan tâm đến  Trung Tâm Văn Bút và  hai mươi năm văn học miền Nam đều có cùng chung những quan điểm và tâm cảm kể trên nhưng cũng có những ngộ nhận hoặc có những nhận xét vội vàng không có sở cứ lý luận vững chắc.  Hình như tác giả Nhật Tiến muốn làm rõ ràng những sự kiện tạo thành ngộ nhận ấy.

     Ngay trong chương I, Tiến Trình Thành Lập Trung Tâm Văn Bút và Nội Quy có phần chất vấn nhà thơ  Viên Linh . Nhà văn Nhật Tiến  đề cập đến những nhận định của ông này về Trung Tâm Văn Bút .

 Sự “chất vấn” bắt nguồn từ một nhận định của nhà thơ Viên Linh, chủ nhiệm  tạp chí Khởi hành và chủ tich Trung Tâm Văn Bút VN Hải Ngoại, trong đoạn văn trích từ cuốn  Chiêu Niệm Văn Chương Vũ Hoàng Chương Lịch Sử Thơ”:
Trung Tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng, cho kịp thời với Đại Hội Văn Bút ở Tokyo vào năm 1957 lúc ông Phạm Trọng Nhân làm lãnh sự tại Nhật cuối cùng đã do Việt Cộng điều hành qua bàn tay của Thanh Lãng và Phạm Việt Tuyền”
 Như vậy nhà thơ  Viên Linh đã cho rằng Trung Tâm Văn Bút Việt Nam được thành lập do nhu cầu Chống Cộng nhưng cuối cùng lại do  Việt Cộng điều hành. Một nhà văn  đã làm chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam ở hải ngoại mà viết như thế có phải là một sự kiện “ động trời “ không  ?

  Nhà văn Nhật Tiến đã “ chất vấn “ nhà thơ Viên Linh:
Đưa ra một chi tiết động trời như thế nhưng ông Viên Linh không hề nêu ra được một bằng chứng nào cho thấy” Trung tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng cho kịp thời với Đại Hội Văn bút ỏ Tolyo vào năm 1957”.

Ông Trần Kim Tuyến tài năng cỡ nào mà có thể khuynh loát được 19 nhà văn , nhà thơ, nhà biên khảo trong đó có cả những bậc lão thành như Đỗ Đức Thu, Vương Hồng Sển, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Tam Lang Vũ Đình Chí, Tchya Đái Đức Tuấn, Đào Đăng Vỹ, Lê Văn Siêu, Bùi Xuân Uyên…
Tôi chính thức yêu cầu ông Viên Linh  trưng bằng cớ về chuyện này
  Nhà văn Nhật Tiến còn nhận định về ý tưởng của nhà thơ Viên Linh cho rằng bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập Văn Bút để chống Cộng.  Chẳng lẽ 19 nhà văn , nhà thơ , nhà biên khảo có mặt trong nhóm sáng lập Văn Bút không có ai chống Cộng hay sao mà lại phải nhờ ông Trần Kim Tuyến thúc đẩy. Và như vậy ai đã thúc đẩy họ  di cư từ Bắc vô Nam sau hiệp định Genève? Có phải cũng ông Trần Kim Tuyến chăng? Vả chăng việc thành lập Hội Văn Bút đâu có phải chỉ vì mục đích chống Cộng. Nhiều hội viên trong tổ chức Văn Bút Quốc Tế là những nước Cộng sản như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư  thì họ chống Cộng ở chỗ nào? Hiến chương của Văn Bút Quốc Tế mà một người  từng làm Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại phải bắt buộc thông hiểu mà sao lại viết như thế?

 Nhận định thứ hai của Viên Linh mới gây sửng sốt cho mọi người” Cuối cùng Trung Tâm Văn Bút đã do Việt Cộng điều hành qua bàn tay Thanh Lãng và Phạm Việt Tuyền”.
Nhà văn Nhật Tiến nhận định trong sự phẫn nộ:
Xin hỏi ông Viên Linh” bàn tay Thanh Lãng Phạm Việt Tuyền lông lá cỡ nào mà khuynh loát được gần cả 200 hội viên để đến nỗi Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đã trở thành công cụ cho Việt Cộng điều hành.
 Tất nhiên ông Viên Linh sẽ nêu bằng cớ là Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đã can thiệp cho cây bút nằm vùng Vũ Hạnh bị bắt được thả ra. Nhưng nếu chỉ có một chuyện đó thôi mà đã la lên là Văn Bútđã do Việt Cộng điều hành thì thái độ cầm bút đó là hết sức hàm hồ là vu cáo là thiếu sự ngay thẳng khi cầm bút. Sự bịa đặt lớn lối và vô trách nhiệm này đã ngồi xổm lên công luận trong nhiều năm ròng rã kể từ khi linh mục Thanh Lãng lên làm chủ tịch Văn Bút đồng thời sổ toẹt mọi công lao đóng góp cho nền  Văn Hóa Việt Nam của biết bao nhiêu Hội Viên Văn Bút trong thời gian này

 Viên Linh cũng trong bài viết trong Chiêu Niệm Văn Chương kể trên đã buộc tội:
Ông ( tức Linh Mục Thanh Lãng)đã được Hà Nội thu dụng làm việc tiếp ỏ Đại Học Văn Khoa. Và Phạm Việt Tuyền thì bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “ nhà văn ngụy” trước khi chịu nhục không nổi phải bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp
Và  nhà văn Nhật Tiến cũng cật vấn:
Xin ông Viên Linh cho biết GS Phạm Việt Tuyền đặt bàn giấy đăng ký các nhà văn Ngụy tại địa điểm nào, thời điểm nào ở Sài Gòn và xin nêu thêm vài tên tuổi nào  của những nhà văn Ngụy  đã trực tiếp ghi danh tại bàn giấy của GS  Phạm Việt Tuyền??” .

 Là một người đọc sách, tôi có ý nghĩ thế nào về sự chất vấn của nhà văn Nhật Tiến với nhà thơ Viên Linh?

 Tôi chỉ muốn mình là một người học trò khi đọc những trang sách để thu góp cho mình một kiến thức khả dĩ chính xác. Và như thế những câu chất vấn kể trên không phải là của một cá nhân với một cá nhân mà nó đã thành một vấn đề của những người lưu tâm đến văn hóa văn nghệ.

Nhà văn Mai Thảo đã viết “ Nhật Tiến vẫn đứng ở ngoài nắng” Ông  nói về những cơn nắng chói chang dữ dằn đổ lửa “ của dân tôc Việt Nam. Những cái nắng của thế kỷ, bỏng cháy trên vai trần  của hàng triệu con người lầm than trên trái đất, của những con người bị mất quyền làm người, nạn nhân của thế lực tiền bạc và thế lực bạo lực. Những cái nắng nhễ nhại  trên bãi mìn  nơi Phan Nhật Nam  lê gót  tù nhân như đi trên thủy tinh vỡ. Những cái nắng  ngùn ngụt ở  Gia Trung, nơi những Doãn Quốc Sỹ, những Nguyện Sĩ Tế, mệt lả mồ hôi mang vác những thân cây nặng ne trong thân phận của người tù khổ sai.  Và những cái nắng của ngày vượt biên khát đắng và thiêu đốt con người. Hay cái nắng của đảo hoang Ko Kra , nơi những hải tặc hiện hình làm quỷ sứ. Những cơn nắng thiêu cháy con người  , những đỏ lửa hun đốt  cõi đời ,

Với cá tính như vậy, nhà văn Nhật Tiến viết tác phẩm  mới nhất của mình với tâm cảm thẳng thắn của một người tôn trọng sự thật. Với những ngộ nhận ông thẳng thắn đề cập đến không khoan nhương.

 Trong chương III, Giải Tỏa  Những Ngộ Nhận về Nhóm Bút Việt , chúng ta  đã tìm được nhiều chi tiết để học hỏi thêm  và hiểu biết về văn học miền Nam nhưng chưa thấu đáo lắm.  Sự việc bắt đầu từ câu trả lời của nhà văn Mặc Đỗ trong bài phỏng vấn của nhà văn Lê Phương Chi. Nhà văn Mặc   Đỗ đã trả lời câu hỏi:“ anh nghĩ thế nào về nhóm Bút Việt? Nếu chúng tôi mời anh gia nhập nhóm Bút Việt có trở ngại gì cho cho cá nhân nhà văn Mặc Đỗ với nhóm Quan Điểm chăng? Bằng câu trả lời:
“  câu hỏi gay go nhưng tôi xin nói sự thực Cho tới hôm nay tôi chưa hết khó chịu mỗi khi nghe nói tới PEN, tới những hoạt động của hội viên PEN nhân danh nhà văn Việt Nam. Chắc chưa ai quên PEN Việt Nam được hình thành như thế nào để kịp dư hội nghị Đông Kinh. Tôi buồn thấy một số nhà văn chúng ta ít kiêu hãnh quá. Giả thử hồi đó họ biết kiêu hãnh hơn, từ chối không bán rẻ tên tuổi lấy một chuyến đi, văn chương Việt Nam sẽ vinh hạnh hơn. Đừng nói nhận là hy sinh, vì văn chương Việt Nam không cần ai phải hy sinh hết. Mà hy sinh nỗi gì, hồ sơ PEN Đông Kinh còn đó để minh chứng kết quả sự có mặt của PEN Việt Nam. Chẳng qua có một số ít người nhân danh đám đông những người cầm bút Việt Nam để đi du lịch hoặc nếu có thể để quảng cáo tên tuổi cho riêng mình, văn chương và nhà văn Việt có lợi gì?

Từ vụ Đông Kinh đến nay, bao lần có hội viên PEN đi dự hội nghị ở ngoại quốc nhất nhất đều nhân danh các nhà văn Việt Nam nhưng thử hỏi họ đi về có ai biết tới, họ đã nhân danh nhà văn Việt Nam làm được những gì ở hội nghị.

Tôi lấy một ví dụ cụ thể vì gần nhất, là vụ nhà thơ Vũ Hoàng Chương nhân danh nhà văn Việt Nam đi dự hội nghị ở Nam Tư. Vấn đề đặt ra ở hội nghị hay đến như vậy, tất nhiên PEN Việy Nam phải được thông báo từ lâu  lắm, mà có ai được biết để thâu góp ý kiến thực sự của nhà văn Việt Nam. 

Kịp tới khi đi, hội thầm lặng cử người đi, người đi cũng im lìm ra đi, rồi lặng lẽ trở về, không kèn không trống. Nước chúng ta đang nghèo đói thông tín viên, một cây bút như Vũ Quân mà đi về không được lấy một bài báo- báo cáo đăng nơi công luận cho anh em ở nhà được biết. Tại sao. Vũ Quân không viết? Nếu viết thiếu gì báo đăng. Ít nhất cũng cần tỏ rằng mình có trách nhiệm chứ. Đằng này Vũ Quân kênh kiệu chờ một phóng viên của Tin Sách tới phỏng vấn mới kể lể qua loa vài chuyện vô trách nhiệm. Hội nghị bàn bạc ra sao đại diện các nhà văn Việt Nam can thiệp như thế nào vào cuộc thảo luận, ý kiến phát biểu ra sao phản ứng của hội nghị như thế nào? Chờ  hội nghị  in cuốn sách tổng kết rồi gửi qua và để riêng các ông hội viênPEN Việt Namđọc thì chán quá!

 Do sự có mặt của PEN Việt Nam, thế giới có biết đến văn chương Việt Nam hay không, cứ đọc qua những lời đối thoại của Vũ Quân với mấy phóng viên báo chí tại Bled đủ thấy thiên hạ nhìn chúng ta bằng con mắt tò mò vì chúng ta là của lạ hơn là họ bắt buộc phải biết đến chúng ta vì chúng ta đáng được đếm xỉa tới trên mặt đất này hay vì chúng ta có Nguyễn Du( Tại sao đi đâu cũng đưa mãi Nguyễn Du ra? Đã có những người ngoại quốc khi nói cuyện tới văn học Việt Nam đã phải dặn trước là miễn nói tới Nguyễn Du. Chúng ta tôn thờ Nguyễn Du, điều đó đúng nhưng lhông phải hết thẩy những người ngoại quốc chưa thấu hiểu được những đặc thù của tiếng Việt đều thú Nguyễn Du cả đâu và không phải cần  có Nguyễn Du rồi bây giờ khoanh tay kênh kiệu là đủ cho thế giới biết đến ta)

 Tôi buồn nghĩ đến chuyện đã qua và chuyện bây giò nên không hề nghĩ có dịp nào gia nhập PEN Việt Nam. Tôi tài sức đâu mà thay đổi được tổ chức hiện tại nhưng cứ ngồi đó mà nhìn những tàn tích của sự kém kiêu hãnh của ngòi bút thì càng buồn thêm! Tôi nghĩ rằng đóng góp tác phẩm vào với anh em cùng nghề đã tạm đủ( tuy đôi khi hoàn cảnh riêng khiến cho sự đóng góp không mãn ý)đóng góp bằng cá nhân mình hãy để chờ dịp thuận tiện và cần thiết

   Đọc trong  trang 88,  thấy:
Để minh xác trước lời phê phán của nhà văn Mặc Đỗ” :
Từ vụ Đông Kinh tới nay, bao lần có hội viên PEN đi dự hội nghị ở ngoại quốc nhất nhất đều nhân danh các nhà văn Việt Nam nhưng thử hỏi họ đi về có ai biết tới, họ đã nhân danh nhà văn Việt Nam làm được những gì ở hội nghị xin phổ biến lại bài tường thuật của ký giả Lê Phương Chi “ Hội Nghị Văn Bút Quốc Tế  lần thứ 33 tại Bled với Thi sĩ Vũ Hoàng Chương  Đại Biểu Trung Tâm Văn Bút Việt Nam”. nội dung của bài viết này đã phác họa lại một sinh hoạt văn học quốc tế mà nhà thơ Vũ Hoàng Chương đại diện cho các nhà văn Việt Nam đã được chú ý và  có nhiều cuộc phỏng vấn có ảnh hưởng khá rộng trên trường quốc tế. 

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã nói về sinh hoạt của Văn Bút Việt Nam trong thời điểm ấy, cũng như  những công trình dịch thuật từ Việt ngữ sang các ngôn ngữ thông dụng trên thế giới như Anh  hay Pháp ngữ. Ông cũng nhắc đến những bản dịch từ Nguyễn Du, Nhất Linh, sang Anh ngữ. Và Pháp ngữ cũng như đã dịch sang Việt ngữ các tác phẩm văn học Tây phương  như thơ của Lamartine, truyện của  Balzac, kịch của Shakespeare, Corneille, và văn xuôi của Ernest Hemingway, Williams Faulkner, Albert Camus. Vì Việt ngữ có vị trí khiêm tốn trên thế giới nên dù có nhiều văn tài nhưng khó có cơ hội để nổi danh như các nhà văn viết bằng các ngôn ngữ thông dụng  trên thế giới.

Như vậy lúc trở về thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã có tường trình về hội nghị  và được phổ biến trên các phương tiện của Việt Tấn Xã, Đài Phát Thanh Sài gòn và nhiều nhật báo, tạp chí đã phổ biến rộng rãi. Và nhà văn Nhật Tiến  cho biết mỗi khi nhận được thư mời tham dự hội nghị quốc tấ Văn Bút, Ban Thường Vụ đều thông báo cho các hội viên và mở cuộc hội luận tại ngay trụ sở về đề tài của Văn bút Quốc Tế đưa ra cho năm đó. Một điểm tế nhị là nhà văn Mặc Đỗ không phải là hội viên nên dĩ nhiên Ban Thường Vụ không có bổn phận phải tường trình với ông mỗi khi cử người đi tham dự bất cứ Hội nghị Quốc tế cần xuất cảnh nào.  Và đi  tham dự hội nghị Vn Bút Quốc tế thì xưng danh Phái Đoàn Việt Nam là chính danh và sự kiện” chẳng qua một số ít người nhân danh đám đông những người cầm bút Việt Nam để đi du lịch , hoặc nếu có thể, để quảng cáo tên tuổi cho riêng mình, văn chương và nhà văn Việt nam có lợi gì?” không hiểu nhà văn Mặc Đỗ có biết  chính xác những trường hợp ấy không hay chỉ là võ đoán mà thôi.

 Trong khi nhà thơ Viên Linh  đã viết không nương tay để hạ gục một cựu Tổng Thư Ký Văn Bút trước năm 1975  thì một  người khác, nhà thơ Du Tử Lê li khen không tiếc lời đến nỗi xóa bỏ mọi công lao của những người khác cùng có trách nhiệm  điều hành chung. Trong bài viết “ Phạm Việt Tuyền, người chọn vắng mặt” đăng trên nhật báo Người Việt có nhiều điều cần phải làm sáng tỏ và để mọi người hiểu rõ về  một sinh hoạt kéo dài suốt hai mươi năm văn học miền Nam. 

 Nhà văn Nhật Tiến trong đoạn văn :Trung Tâm Văn Bút Việt Nam  Những Điều Cần Nói Rõ”  đã có những nhận định khá chính xác về sự kiện trên. Khi nhà thơ Du Tử Lê cho rằng không có sự tận tụy kiên nhẫn quên mình của  Phạm Việt Tuyền thì sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam thời đó không có gì đáng nói thì ông đã “xổ toẹt” tất cả công sức của những vị đã đóng góp bền bỉ tích cực của các tên tuổi Lẫy  lừng như Vũ Hoàng Chương, Vương Hồng Sển, Tam Lang Vũ Đình Chí,Đông Hồ Lâm Tấn Phác,  Vi Huyền Đắc , Linh mục Thanh Lãng, Đỗ Đức Thu, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hồ Hữu Tường , Nghiêm Xuân Việt…

 Trong bài viết, nhà thơ Du Tử Lê nhớ lại :
Giữa thập niên 1960 để tạo sinh hoạt đều đặn cho hội, họ Phạm đưa ra sáng kiến mỗi tháng mời một hội viên thuyết trình về một đề tài văn học hay nghệ thuật do hội viên đó tự chọn. Nơi chốn ( luôn luôn là thính đường trường Quốc Gia Am Nhạc ở đường Nguyễn Du) cùng những nhu cầu khác như người phụ diễn, trợ huấn cụ, quảng bá tin tức, mời khách tham dự… đều do đích thân ông liên lạc, cung ứng. Diễn giả chỉ cần cho biết đề tài bài nói chuyện mà không phải đưa ông duyệt trước…”

 Nhà văn Nhật Tiến đã nêu ra những điểm không chính xác của đoạn văn này. Với tư cách một người sinh hoạt lâu năm trong TTVB VN, Ông khẳng định việc mỗi tháng mời một hội viên thuyết trình về một đề tài văn chương không phải là sáng kiến riêng của ông TTK Phạm Việt Tuyền mà là kết quả của sự bàn soạn cặn kẽ của Ban Thường Vụ.

 Cũng như việc điều hành tổ chức cũng phải có nhiều người tham gia và  ông TTK không thể nào  “ đích thân “ lo toan đến cả những công việc đa đoan như nhu cầu người phụ diễn, trọ huấn cụ, quảng bá tin tức… còn địa điểm tổ chức những buổi thuyết trình văn học không phải luôn luôn là thính đường của  trường Quốc Gia Am Nhạc mà nhiều khi phải di chuyển đi các nơi khác thí dụ như hội trường của Đại học Văn Khoa chẳng hạn.  Còn sự kiện  diễn giả chỉ cần cho biết đề tài bài nói chuyện mà không phải đưa duyệt trước không phải là sự dễ dãi xuề xòa của ông Phạm Việt Tuyền mà là chủ trương tôn trọng tự do của người cầm bút theo Hiến chương Văn bút Quốc tế.

 Năm 1965, nhà thơ Du Tử Lê được TTVB VN mời nói chuyện. Ông kể trong bài viết:Trước khi nhận lời tôi hỏi ông, tại sao, một người tên tuổi uy tín như ông lại không phải là một trong những người đầu tiên thực hiện kế hoạch? Ông đáp” thì các anh các chị cứ chịu khó nói trước đi. Khi không còn ai khác lúc đó tới phiên tôi cũng đâu có muộn màng gì…” Tôi hiểu ông trung thành với chủ trương “tránh mang tiếng

Theo nhà văn Nhật Tiến thì nhà văn Phạm Việt Tuyền đã có hai buổi nói chuyện vào năm 1962 và 1963 thì vào năm 1965 nhà thơ Du Tử Lê mới tham dự tức là sự việc đã thành thông lệ rồi thì việc nhường nhịn trước sau có đặt thành vấn đề hay không? Vậy thì làm gì có chuyện Phạm Việt Tuyền trả lời Du Tử Lê :
” thì các anh các chị cứ chịu khó nói trước đi. Khi không còn ai khác lúc đó tới phiên tôi cũng đâu có muộn màng gì… Tôi hiểu ông trung thành với chủ trương “ tránh mang tiếng.”

 Và nhà văn Nhật Tiến kết luận:
Ô hay! Là Tổng Thư Ký của một Hội đứng ra tổ chức các buổi nói chuyện hnag tháng tha thiết mời người khác nói trong khi chính mình thì cũng đã nói tới hai buổi rồi thì tại sao lại có chuyện “ Tránh mang tiếng”

Hay là ông muốn nói rằng ông Tổng Thư ký tránh mang tiếng là tranh giành chỗ nói của người khác.. nhưng đó chỉ là sự suy diễn, chứ ý của Du Tử Lê trong bài biết thì đã quá rõ ràng. Vả lại chẳng bao giờ làm chuyện công vụ cho văn bút mà ông Phạm Việt Tuyền lại sợ mang tiếng”

 Đọc chương sách cuối bài viết “ Ngày cuối ở trụ sở Trung Tâm Văn Bút” sao tôi cảm thấy bùi ngùi quá. Có phải đó là một kỷ niệm buồn của nhà văn Nhật Tiến mà còn làm cho chúng ta  nhớ lại những ngày tháng tư năm 1975 ấy. Cho dù lúc ấy  có người còn con nít .Đối  với một đứa  trẻ chưa trưởng thành  mà sự hãi hùng vẫn còn mấy chục năm sau thì nỗi đau ấy với mọi người thì còn sâu đậm đến bực nào? Nhà văn Nguyễn Đức Sơn cũng có mặt ở Trung Tâm Văn Bút  lúc ấy và cũng chia sẻ với mọi người nỗi bùi ngùi của một người mất nước. Và trong cái  tính khí bất thường của mình…
  Khi đọc đến những dòng chữ cuối của cuốn sách tôi thấy mình đã thêm một chút cẩn trọng khi cầm bút. Chữ nghĩa không phải là nói chơi, phải hiểu sự quan trọng khi phát biểu một vấn đề gì.

    Từ những điều mà nhà văn Nhật Tiến đề cập đến, tôi hiểu rằng với sự thẳng thắn khi bầy tỏ, ông muốn  thế hệ sau hiểu biết rõ ràng hơn và minh bạch hơn về những sinh hoạt văn chương của một thời đại đầy biến động và vì nhiều lý do tạo ra vì chiến tranh nên cái nhìn để nhận định và quan sát không được trung thực. Những thế hệ  sinh trưởng  sau từ năm  1975 ở hải ngoại và cả ở trong nước làm sao hiểu biết được  sự thực nếu không đọc hoặc tìm hiểu một cách cặn kẽ thì làm sao biết được  cuộc sống của thế hệ cha anh với những trầm bổng thế sự  và những hệ lụy lịch sử dân tộc. Nói chuyện văn chương trung thực, có phải lúc nào cũng cần thiết?
                                                            
NGUYỄN MẠNH TRINH



















__._,_.___

Posted by: michael bui 

TRẢI QUA MỘT CUỘC BỀ DÂU , NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG

$
0
0


    Ông Dim du sao cũng đã chết theo vn nước tang thương . 

Nếu người BK Di Cư Công Giáo nói vông Dim thì là chuyn thường , nhưng nếu nghe nhng người không CG như Thiếu Tá Liên Thành hay Đi Úy  TNLT  Nguyn Hu Cu , Nghi Sy  Lê Châu Lôc  ... thì trung thc và d th hơn .



             


    Nhân dp tưởng nim  50  năm ngày  01-11   TT Ngô Đình Dim  .

Mt đoá hoa đơn sơ nh bé ca nhng người Pht T Chùa TĐàm ,  Huế  gi v TT  .
Nghĩa t là nghĩa tn .



 

On Friday, October 14, 2016 10:38 PM, Hoaiviet Nguyen > wrote:





                                                                T ỨC ÓI MÁU
                                                Ai gieo chi cảnh biển dâu
                                     Mây sầu, biển thảm đớn đau hận thù..                                       
                                                          HV.

      Như đã nhiều lần chúng tôi trình bày trước đây,  số phận  Việt Nam chẳng khác gì như một con cờ trên bàn cớ Quốc tế. Các cường quốc  chia phe đánh nhau,  xem các tiểu nhược quốc lâm trận như  là những mòn hàng đổi chác, đi đêm rồi thí luôn không thương tiếc,  miễn sao có lợi cho mình. Việt Nam dầu muốn dầu không nằm trong thế kẹt, đành phải chấp nhận cuộc chơi quốc tế.



 image

                          Nhân sinh trong cõi Ta Bà
                          Hơn thua, thắng bại  đều là phù du.

     Đúng thế, Các nhược tiểu , nếu muốn sống còn  phải biết tự lực, tự tồn . Luôn luôn cảnh giác thù trong giặc ngoài.  Phải biết phân biệt ai là bạn ai là thù. Kẻ thù nguy hiểm nhất chính là  “ giặc sát cạnh ta  mà không cảnh giác “ muôn đời bị hà hiếp, Và khi Việt Nam là một nước nhỏ, không đủ sức chống lại nước lớn hiếp đáp mình thì Việt Nam cần liên minh nước lớn để sống. Do đó việc Việt Nam tuyên bố không liên kết phe phái nào là tự đào lổ chôn sống  mình vậy . Ngoài ra ,  Chính quyền phải thực sự là vì dân như cá với nước. Tuyệt đối không nuôi ong tay áo. Rước rắn cắn gà . VNCH trước đây đã vấp phải lỗi lầm rất lớn đó là quá khoan hồng  đối  với kẻ phản nghịch trong chính sách chiêu hồi..Thứ đến là  qúa tự tin, không biết liên minh quân sự với một nước lớn làm bảo kê khi có chiến tranh. Trong khi  Việt Cọng có bảo kê của Tàu Cọng. Đa số các sư sãi trong các chùa là  Việt Cọng trá hình. Chính quyền Không dám  bỏ tù các tên VC mang áo cà sa , vì sợ mang tiếng đàn áp phật giáo. Chùa chiền là nơi ẩn nấp an toan của Việt Cọng như lời tăng thống phật giáo tuyên bố “ Đình chùa là mái nhà dân tộc “ chứa chấp cán bộ Cọng Sản an toàn nhất .Công an, cảnh sát có nhiệm vụ bao vây  truy lùng Việt  Cọng ẩn núp trong chùa là hợp lý, nhưng phật giáo gọi là đàn áp phật giáo ? Áp dụng  dụ số 10 thời Bảo Đại  Cấm treo cờ tôn giáo ngang hàng với cờ Quốc gia tại nơi công cọng thì phật giáo cho  là kỳ thị phật giáo? Nhưng thực sư tăng sĩ phật giáo  chỉ vịn cớ tạo chiêu bài ác ý vì lý do chính trị làm đảo chánh mà thôi . Sự việc đã quá lộ liễu như ban ngày cả thế giới đều biết .




image


                                                 Sư tăng Việt Cong trá hình   
                                           Ngày thời tụng niệm, tối rình giết dân.

      Chính Tổng Thống  Ngô Đình Diệm chẳng những đã chỉ thị  các tỉnh thị thành nên tránh đụng chạm đến các tăng sư phật giáo, mà còn  khuyến khích các thầy xây chùa, trường học càng nhiều càng tốt. Sau nầy chính phật giáo đã lấy ân trả oán bằng cách nhúng tay vào máu sát hại vị nguyên thủ Quốc gia Việt Nam đã ban ân huệ cho phật giáo rất nhiều hơn ai hết..  Phật giáo đã mang trọng tội phản quốc đối với toàn dân Việt Nam khi tổ chức phật tử  vào rừng  rước quân Cọng  vào giải phóng Miền Nam Việt Nam .
       Như mọi người đều biết, phật giáo  VNTN là một tổ chức quá lỏng lẻo do đó các sư Cọng dễ dàng  ẩn danh. Chùa là nơi  trú ẩn an toàn nhất của cán bộ Miền Bắc vào  đánh phá VNCH. Chính sách khoan hồng của VNCH không dám bắt bớ các sư Cọng nằm vùng lại còn nuôi dưỡng gián điêp nhị trùng, dung túng Việt Cọng núp dưới màu áo nâu sòng  là đạo quân trá hình như giặc “ thầy chùa” hoạt động công khai  kích động phật tử nhẹ dạ Làm loạn , đem bàn thờ phật chiếm các công lộ, làm mất an ninh công cọng . Nướng cháy phật tử.  Chứa chấp các tên Cọng Sản từ Bắc vào Nam hoạt động như  tăng thống Thích Đôn Hậu đã nhiều lần họp bí mật với các tên Võ nguyên Giáp , Lê Duẩn v.v.  trong chùa Thiên Mụ để thông qua kế hoạch tổng công kích tết Mậu Thân 1968  giết gần năm ngàn thường dân vô tội tại Huế 1968. Chứng tích còn rành rành không thể chối cãi. Thật đúng là sư Cọng có cái lưỡi không xương nhiều đường chối quanh.



image


     Ngày nay lịch sử VNCH đã sang trang , quý vị cũng như chúng tôi , chúng ta nên khách quan nhận xét những chính biến trước năm 1975 để rút ra những bài học để đời cho hậu thế khỏi đi vào vết xe đổ mà lịch sử đã ghi dấu. Chúng ta nhờ ơn trên cho còn sống sót tới ngày hôm nay là đại phước.

Những vị cao niên từ lục, thất tuần trở lên, không ai không chứng kiến cảnh nồi da xáo thịt, hoặc đã nghe bà con thân thuộc kể lại những đau thương nhà tan cửa nát, vợ xa chồng, con mất cha. Chết không toàn thây trên rừng sâu, biển cả sau 1975. Thật khủng khiếp, Việt Cọng dã man, vô nhân đạo đến thế ư ? Sao quý vị không dám lên tiếng đòi hỏi trả lại công bằng danh dự cho cố tổng thống Ngô Đình Diệm và các  chiến sĩ VNCH đã làm ơn cho quý vị  nay đã nằm sâu dưới lòng đất Mẹ, không có cơ hội biện minh  ?  Quý vị có biết im lặng là  vô tình đồng lỏa với kẻ thù không ? Xin hãy vì lương tâm can đảm làm chứng nhân thời đại.



    Đa số quý vị đã sống quá nửa đời người, chúng ta hãy bình tâm thử hỏi, do ai , bởi ai gây nên biển máu, núi xương của nhân dân Việt Nam ?.  Chúng tôi, không dám đổ lỗi cho bất cứ ai có trách nhiệm hay không trách nhiệm phải nhận lỗi , nhưng ít ra chúng ta cũng nên tự kiểm mình đã làm được gì hữu ích góp phần xây dựng đất nước VNCH cường thịnh, người dân có được một đời sống ấm no hạnh phúc bình  quyền, bình đẳng, công bình tự do thực sự trong chế đô VNCH chưa  ?  Chúng ta hãy thử đi lùi về quá khứ  tìm hiểu và so sánh hai Miền Nam Bắc sau Hiệp địng Geneve 1954 với sau  ngày giải phóng 1975,  thì sẽ biết thế nào là giá trị Tự Do Bình Đẳng và Độc tài Đảng trị. ?  Sự thật mà nói, tất cả mọi người dân Việt Nam  nếu được tự do phát biểu thì  chắc chắn họ không ngần ngại nói thật rằng chế độ VNCH hoàn toàn có tự do tôn giáo . Tư do dân chủ nhân quyền.
Những kẻ vu khống VNCH đàn áp tôn giáo thì chính là những kẻ ấy thuộc  thành phần Việt Cọng trắng trợn đổi trắng thay đen, vô liêm sỉ, không đáng tin. Dưới chế độ XHCNVN hoàn toàn độc tài chuyên chính. Bóp chết tư  do tôn giáo. Thế mà các Sư Cọng vẫn ca tụng XHCNVN là ưu việt. Đúng là sư khốn nạn luôn luôn  xúi trẻ con ăn cứt gà, kích động phật tử xuống đường làm loạn , nhúng tay vào máu sát hại chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM  mục đích bức tử VNCH. Do đó, ngày nay người dân đều có một nhận xét chung là chính phật giáo đã đâm sau lưng các chiến sĩ VNCH, rước giặc vào nhà giết hại đồng bào ruột thịt.  Đó là sự thật mà hiện nay phật giáo không dám đối diện với sự thật. Chính cha ông, chú bác, anh chị em của các bạn biết rất rõ bức tranh xã hội của VNCH thời đó nhưng vì hoàn cảnh chưa cho phép khai ra sự thực mà thôi .


 image

       Thật đúng vậy, ngày nay trắng đen đã rõ, phải không thưa quý vị quân dân cán chính VNCH ? trừ những tên Việt gian hiện đang nằm vùng tại hải ngoại cố tình xuyên tạc , vu khống mạ lỵ VNCH, hầu “ cả vú lấp miệng em “  như Võ văn Sáu, nhóm Giao Điểm phật Cọng, sư Cọng, thân nhân phản tướng .Thật trớ trêu. Người  dân Miền Nam đang được sống tư do an bình hạnh phúc thịnh vương dưới mái nhà ấm cúng đầy tình huynh đệ VNCH lại bị Việt Cọng vào trấn lột từ A đến Z, từ chết đến tù chung thân mà gọi là giải phóng hay sao . ?



 image

                                               Miền Nam dân sống  bình yên,
                                           Giặc vào hiếp vợ cướp luôn cửa nhà.

         Nói trắng ra,  nếu  không có phật giáo  nhúng tay tham gia đảo chính 1/11/63 thì sức mấy  Mỹ Cọng  có thể đảo chánh thành công và chắc chắn không có ngày 30/4/75 xảy ra . Biết đâu  gió xoay chiều, Miền Bắc sẽ được giải phóng  đúng hơn,  phải không thưa quý vị. ? Hỏi tức là đã trả lời  không cần biện minh.

Vì mỗi khi nghĩ tới ngày đại tang của toàn dân Việt Nam tức  là ngày chí sĩ Ngô Đình Diệm và các anh hùng tử sĩ  “ Vị Quốc Vong Thân” trong ngày đẩm máu 1/11/63 thì nước mắt người viết tự nhiên tuôn trào trong uất nghẹn  và không khỏi căm tức bọn giặc thầy chùa đã gây nên biết bao thảm cảnh đau thương mãi cho đến các hậu duệ mai sau vẫn  lảnh đủ. Thật buồn cho dân tộc Việt Nam  quá bất hạnh có cái tổ chức  gọi là GHPGVNTN quốc doanh bám trụ trên dãi đất chử “ S “của con Rồng cháu Tiên nầy..


 image

       Do vậy ngày nay mỗi lần  nhắc tới quốc nhục 1/11/63 , là người Việt Nam yêu nước tự do không ai không khỏi tức ói máu vì  Chính người Việt Nam đã giết người Việt Nam ,  và vì  Việt Nam chưa có kinh nghiệm liên minh quân sự đủ mạnh làm cái dù che chở khi hữu sự.
Cầu ơn trên phù hộ đất nước chúng ta mãi mãi trường tồn, bất tử .

                        HOÀNG ĐẠI LONG.

                                  20/7/2016






















__._,_.___

Posted by: lien tran 

Chiến Sĩ Vô Danh

$
0
0



Hôm nay nhận được tin của gia đình Trung Sĩ Lôi Hổ Vũ Hữu Ry mất tích vào tháng 10 năm 1974, 4 Trung Sĩ Nhảy Toán vừa 18 tuổi và một Binh Nhất 24 tuổi. Gia Đình mong tin hơn 40 năm qua và mẹ già nay đã 90 vẫn còn mong con tin. Xin quý vị phổ biến và chiến tranh vẫn theo đuổi chúng ta cho đến bao giờ ?


Chiến Sĩ Vô Danh

Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát / Mẹ khấn đôi lời con có nghe / Vì nước bỏ mình là bất tử / Xưa nay chinh chiến mấy ai về.

Friday, October 14, 2016

Tìm Thân Nhân Mất Tích Đoàn 2 SLL Trung Sĩ Vũ Hữu Ry

 Chào bác Phạm Hòa, cháu là người thân của Trung sĩ Vũ Hữu Ry số quân 76/115.323 đơn vị Toán Phong Lôi Đoàn 2 Sở Liên Lạc, Nha kỹ thuật, sau khi nhận tin mất tích từ năm 1974, gia đình đã nhiều lần tìm kiếm nhưng vẫn không có được chút thông tin gì về người thân, theo tìm hiểu trên mạng, biết bác cùng đơn vị với Bác Ry nhà cháu, nay cháu gởi những thông tin gia đình còn giữ, mong sự giúp đỡ của mọi người để có thể biết được chút gì đó về thông tin của Bác Ry, còn sống hay đã mất, nếu mất biết ở đâu để gia đình mong đưa hài cốt về hoặc nếu còn sống thì đang như thế nào. Bố mẹ đã gần 90 tuổi vẫn mong tin tức hàng ngày của con  
Vũ Phương

Toán Phong Lôi, thuộc Đoàn 2 Sở Liên Lạc
Trong chuyến hành quân gồm 4 Hạ Sĩ Quan ra trường và về đơn vị gồm:
Toán Trưởng Toán Phó, Truyền Tin 
Hậu vệ đều 18 tuổi, chỉ có duy nhất tiền đạo là Binh Nhất Mang Lu 24 tuổi.
Toán mất tích trong công tác thuộc Quân Đoàn 2, Toán xâm nhập vào vùng ngày 4 tháng 10 năm 1974. Tại mục tiêu V21, đến ngày 8 tháng 10-74 trong lúc toán di chuyển thì bị chạm địch và mất liên lạc. Sau thời gian tìm kiếm và không có kết quả và đã được đơn vị báo cáo mất tích kể từ ngày 17 tháng 10 năm 1974


1- Trung Sĩ Lê Văn Khanh SQ 76/116.219

2- Trung Sĩ Vũ Hữu Ry SQ 76/115.323
3- Trung Sĩ Võ Bình Dân SQ 76/003.397
4- Trung Sĩ Nguyễn Vũ Thông SQ 76/146.345
5- Binh Nhất Mang Lu SQ 70/413.583

Quý anh em biết tin tức về Tr/Sĩ Vũ Hữu Ry xin liên lạc về Phạm Hòa @ Nhakythuat@yahoo.com
 

 




__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt

Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Blog's

$
0
0


Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Blog's

Tin tức liên quan đến chương trình TPB/VNCH

Monday, October 17, 2016

Xin bấm vào link để xem Video

Họp Báo Công Bố Kết Quả Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10 / Thứ Bảy 15 tháng 10 năm 2016



Video Họp Báo phần trả lời câu hỏi





Video phần 3 và phần 4













Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10 thu được $1,279,000

October 16, 2016
Thuyết trình đoàn trong cuộc họp báo công bố kết quả tài chính Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10, từ trái, Luật Sư Đỗ Phủ, ông Nguyễn Văn Ức, bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, và ông Nguyễn Phán. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Nguyên Huy/Người Việt
GARDEN GROVE, California (NV)– Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10 vừa qua thu được tổng cộng $1,279,000.85, theo ban tổ chức cho biết trong buổi họp báo sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười, tại Thư Viện Việt Nam, Garden Grove.

Chủ tọa buổi công bố kết quả là cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, hội trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, cùng ông Nguyễn Văn Ức, phó hội trưởng ngoại vụ; ông Nguyễn Phán, phó hội trưởng nội vụ, và Luật Sư Đỗ Phủ, phó tổng giám đốc đài truyền hình SBTN.

Bà Hạnh Nhơn, cũng là trưởng ban tổ chức đại nhạc hội, cho biết, ban tổ chức cũng chi ra tổng cộng $119,000 cho chi phí tổ chức.

Bà cho biết kết quả tốt đẹp này có được là do sự nỗ lực không quản ngày đêm của rất nhiều người và bà rất hãnh diện khi thấy đồng hương người Việt khắp nơi đã tích cực đóng góp.
Tiếp đó Luật Sư Đỗ Phủ cho biết: “Đây là một trách nhiệm mà đài SBTN, đài truyền hình SET, và Trung Tâm Asia buộc phải làm và chúng tôi sẽ còn tiếp tục mãi đóng góp vào công việc chung này.”
Trước kết quả vô cùng khích lệ này, ông Nguyễn Văn Ức cho biết: “Hàng năm hội còn nhận được khoảng trên dưới $200,000 từ những mạnh thường quân và những ân nhân yểm trợ.”

Tiếp đó ông Ức công bố chi tiết những tiết mục chi tiêu cho việc tổ chức. Khi kết thúc, ông cho biết danh sách chi tiêu này có những chứng từ được lưu tại hội.
Ông Nguyễn Văn Nhựt, tổng thư ký hội, tiếp đó lược trình về các tiêu chuẩn cứu trợ thương phế binh VNCH từ nhẹ như cụt một bàn chân hay tay được cứu trợ $100, như cụt một chân, một tay, mù một mắt được trợ cấp $150, nặng như cụt hai tay hai chân mù hai mắt… được trợ cấp $250, quá nặng như cụt hai tay mù mắt cụt hai chân, liệt toàn thân được trợ cấp $300. Người mới được biết đến hội, được trợ cấp lần đầu là $300. Thương phế binh bị chết được trợ cấp $200, nằm bệnh viện được $300.

Tiêu chuẩn với quả phụ VNCH được áp dụng chung là $100 (so với trước đây chỉ có $50). Lần đầu tiên sẽ được $200, nằm bệnh viện $300, và khi chết được $200.
Về việc cứu xét các hồ sơ, hội thường căn cứ trên một số tài liệu cũ như Bản Cáo Tri, Chứng Chỉ Tại Ngũ, Báo Cáo Tổn Thất, Tóm Lược Hồ Sơ…
Về việc gửi tiền, qua một công ty gửi tiền với đầy đủ chứng cứ tiền trợ cấp đến tận tay thương phế binh qua phiếu hồi báo hoặc thư xác nhận.
Người đặt sáu câu hỏi (đội nón), mà đa số người tham dự cho là không xây dựng, bị phản đối. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)Người đặt sáu câu hỏi (đội nón), mà đa số người tham dự cho là không xây dựng, bị phản đối. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) 

Ông Nguyễn Phán cho biết chương trình hội kêu gọi Mỗi Gia Đình Nhận Cứu Trợ Một Thương Phế Binh cũng đạt được kết quả tốt đẹp. Từ ngày chương trình được thực hiện, qua năm năm đã có tới 936 ân nhân tham gia và cứu trợ được 1,800 thương phế binh VNCH ở Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Phán, chương trình này mong được sự tham gia đông đảo hơn vì hiện hội đã nhận được gần 20,000 hồ sơ, nhưng mới chỉ giải quyết được trên 8,000 hồ sơ. Nếu chương trình Mỗi Gia Đình Nhận Cứu Trợ Một Thương Phế Binh được hưởng ứng thêm, số hồ sơ tồn đọng tại hội sẽ được vơi bớt.

Về việc hồ sơ giả hay thương phế binh giả, ông Nguyễn Phán cũng cho biết hiện nay, ở mỗi tỉnh tại Việt Nam có một vài thương phế binh tình nguyện cộng tác với hội trong việc điều tra thực hư những hồ sơ, nhất là những trường hợp hội nghi ngờ có sự mờ ám. Sự cộng tác nhiệt thành này từ trong nước đã giúp cho hội loại bỏ được những hồ sơ gian trá, đội lốt thương phế binh VNCH.

Đến phần trao đổi ý kiến giữa ban tổ chức với người tham dự, có một người lên đặt một lúc đến sáu câu hỏi mà đều là những câu hỏi không được khách quan, trung thực từng được gửi tới ban tổ chức và đã được giải thích tường tận, nên đã bị nhiều người tham dự la ó phản đối, khiến buổi họp báo bị mất trật tự trong ít phút.

Dù vậy, chủ tọa đoàn cũng vẫn hòa nhã giải thích lại một vài dư luận cố ý xuyên tạc công việc rất tốt đẹp này của ban tổ chức gồm Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, đài truyền hình SBTN, đài truyền hình SET, Trung Tâm Asia, và các hội đoàn quân cán chính VNCH.


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= 

Chuyện người thương binh.

$
0
0


Chuyện người thương binh.

Chúng ta đã làm gì? 
                                              
 Ông nhà báo Mỹ ở Sacramento lại vừa hỏi tôi, 40 năm qua chuyện gì đáng kể trong cộng đồng Việt Nam. Tôi kể rằng chuyện thành công về định cư của từng gia đình thì ai cũng nhận thấy. Mỗi gia đình đều làm chủ một mái nhà. Thế hệ thứ hai 85% tốt nghiệp trung học và 60% tốt nghiệp đại học. Mỗi nơi đều có ban đại diện cộng đồng đó là quan niệm của các nhà lãnh đạo muốn kết đoàn để có tiếng nói chung. 

Nhưng có khi ước mong làm đại diện quá mạnh mẽ nầy sinh tranh chấp, đó cũng là chuyện thường tình.Từ thân phận tỵ nạn, người Việt trở thành công dân. Cử tri gốc Việt đi bầu và các ứng cử viên Việt Nam trở thành dân cử. Nghị viên, giám sát viên, thị trưởng, nghị sĩ, dân biểu tiểu bang và tương lai còn mở rộng trong lảnh vực dân cử ngành lập pháp.  

Rất nhiều người Việt tham gia vào các lãnh vực công quyền, khoa học, tư pháp, giáo dục, thương mại, ngoại giao và quốc phòng.Tuy nhiên, dù có khác biệt nhưng tinh thần chống Cộng vẫn là mẫu số chung và nơi nào cũng tranh đấu để các chính quyền địa phương công nhận ngọn cờ vàng là biểu tượng chung của cộng đồng. Gián tiếp hay trực tiếp, người Việt tỵ nạn đi trước đã mở đường cho việc đón thuyền nhân, đón tù cải tạo, đón con lai và sau cùng tiếp tục lâu dài là đoàn tụ gia đình. Về chuyện quê nhà, hải ngoại từ những năm đầu tìm cách quang phục quê hương. 

Biết bao hy sinh bất thành cho đến khi thế giới thay đổi thì công cuộc đấu tranh thực tế nhằm vào việc đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Công tác cụ thể là hải ngoại âm thầm rồi công khai tìm cách bảo toàn Nghĩa trang Quân đội tại Biên Hòa. Đề tài hôm nay xin nói đến chuyện người thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Câu chuyện số một trong loạt bài 40 năm nhìn lại.


Cảm ơn anh thương binh
.
Thành tích đáng hãnh diện nhất là các chương trình hải ngoại lo cho thương binh và quả phụ còn ở lại Việt Nam. Ngay từ những năm đầu tin tức ghi nhận từ Pháp, Mỹ hay Úc châu luôn luôn có nhiều cá nhân và tổ chức đứng ra quyên góp để giúp đỡ các thương binh VNCH. 

Tin tức và hình ảnh thương binh VNCH bị xua đuổi ra khỏi Tổng y Viện mở đầu cho giai đoạn cay đắng của phe chiến bại. Phần lớn thương binh sống trong các hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Sau 75, đời sống dưới chế độ cộng sản cả nước lầm than, nói gì đến thương binh của miền Nam. Người Việt hải ngoại đã nhìn ra nhu cầu. 

Không cần có lệnh của chính phủ, không cần phải tìm hiểu nghiên cứu xâu xa. Người Việt về thăm quê nhà thấy ngay anh lính chiến với áo hoa dù đi hát rong nhạc vàng tiền chiến. Thấy anh thương binh đi bán vé số ngoải chợ. Những món quà tình nghĩa đã trao tay và tin tức đem trở lại với chúng ta. Quyên góp gửi quà về cho anh em bắt đầu trở thành phong trào. 

Từ những ngọn lửa thương yêu nhỏ bé hơn 20 năm qua, lời cảm ơn anh đã bắt đầu tạo thành ngọn đuốc soi sáng lương tâm hải ngoại với tiếng tăm vang dội. Một hội đoàn từ Nam CA có ý định tổ chức quyên góp quy mô trong đại nhạc hội. Anh Huy Phương và bà Hạnh Nhơn tìm gặp nghệ sĩ Nam Lộc và Việt Dzũng họp bàn. 

Khi được sự nhận lời của nhạc sĩ Trúc Hồ từ sân khấu Asia, lần lượt các đại nhạc hội tổ chức hàng năm. Đến khi thêm SBTN nhập cuộc thì sân khấu tổ chức từ Nam Bắc CA trở thành danh tiếng toàn thế giới. Kỳ Cảm ơn Anh lần thứ 9 năm 2015 tại San Jose vừa qua ghi nhận thành tích một triệu 200 ngàn. Thành quả vĩ đại thể hiện tấm lòng của hải ngoại hướng về quê nhà. Quả thực húng tôi không quên anh.

Đem thương binh VNCH qua Mỹ.                   
Cô Janet Nguyen đã theo đuổi con đường chính trị nhiều năm qua bắt đầu từ miền Nam California. Xuất thân từ nghị viện thành phố, cô thành công khi ra tranh cử Giám sát viên quận Cam. Mới đây cô đã trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên gốc Việt tại tiểu bang California. Chắc hẳn cô đã từng tham dự nhiều lần các đại nhạc hội Cám ơn anh. 

Vì xúc động qua hình ảnh thương phế binh VNCH. Vì hưởng ứng sự nhiệt thành của cộng đồng Việt Nam với đề tài Thương phế binh. Vì thể theo ý nguyện của cử tri gốc Việt hay thực sự chỉ đơn thuần là vì lòng nhân đạo. Cách gì thì ý nguyện của cô cũng rất tốt. Cô Nguyễn đã vận động thành công để thuợng và hạ viện tại Sacramento đồng ý thông qua một nghị quyết đưa lên quốc hội Hoa kỳ yêu cầu ban hành các điều luật cần thiết để đem thương binh Việt Nam qua Mỹ. Tuy nhiên đây mới chỉ là một thỉnh nguyện

. Bước kế tiếp rất cần một hay nhiếu văn phòng dân biểu liên bang đứng ra bảo trợ và mở đường cho công tác rất dài hạn. Trong hoàn cảnh nước Mỹ ngày nay đang bối rối vì tỵ nạn Âu châu, việc đưa thương binh tàn phế Việt Nam qua Mỹ hoàn toàn là công tác nhân đạo, có thể là nhu cầu của hai quốc gia Việt Mỹ hay không. Phải chăng ước mong này có thể mở đường cho các giải pháp khác.

Vấn nạn bắt đầu:                                        
Tin thương binh đi Mỹ vừa loan ra thì ở Việt Nam đã có người tìm cách làm ăn dưới hình thức mở dịch vụ giúp đỡ thương binh chuẩn bị hồ sơ. Người ta e ngại rằng anh chị em thương binh ở quê nhà có thể bị lừa bịp. Có người hiểu rằng ước mong đưa thương binh qua Hoa Kỳ vẫn còn nhiều trở ngại phải vượt qua và không chắc có vượt qua được không. Nhưng cũng có người hy vọng rằng ước mong vẫn có thể thành sự thực. 

Trình bày một cách đơn giản là mọi chuyện phải bắt đầu có người viết dự án luật trình lên hạ viện rồi tùy trường hợp thượng viện để mắt đến hay không do tính chất quan trọng của chương trình. Những khía cạnh nhân đạo, nhu cầu tài chánh, và những dư âm của cuộc chiến Việt Nam từ hơn 40 năm trước có còn ghi dấu trong tâm tư những nhà làm luật của Hoa Kỳ hay không. Phía hành pháp tức là chính quyền có đồng thuận với dự án hay không. Đi sâu vào việc nghiên cứu, nhiều câu hỏi  sẽ phải được giải đáp.     

VNCH có bao nhiêu thương binh;        
Đúng như vậy, văn phòng nào viết dự án sẽ cần phải đấy đủ các dữ kiện. Trung bình một hồ sơ thương binh VNCH qua Mỹ sẽ có bao nhiêu người trong gia đình. Hoàn cảnh mỗi gia đình ra sao. Để giúp cho Hoa Kỳ định cư một gia đình sẽ tốn phí là bao nhiêu? Đề nghị sẽ đem bao nhiêu thương binh và gia đình qua. Lựa chọn trên tiêu chuẩn nào. Dù là rất khó khăn, những người viết để nghị vẫn không thể dự trù đưa tất cả 100% thương binh qua Mỹ. 

Bắt buộc phải ghi đề nghị cụ thể thí dụ là 5 ngàn gia đình. Trong thời hạn là 5 năm. Từ các dự kiến này, các chuyên viên nghiên cứu sẽ phải tìm cho ra con số thương binh VNCH hiện tại Việt Nam là bao nhiêu người? Trong buổi tiệc thân mật tại San Jose tháng trước, cô Janet có hỏi tôi con số này. Tôi hứa sẽ tìm hiểu và trả lời sau. Anh Nam Lộc cũng có hỏi chúng tôi tài liệu này. Sau đây là tin tức chúng tôi ghi lại để gửi cho toàn thể quý vị quan tâm.

Tổn thất trong chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Namđã gây ra cái chết từ 2 đến 5 triệu người Việt (tùy từng nguồn khác nhau). Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương;

Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Từ 250.000đến 316.000 tử trận hoặc mất tích và 1.170.000 bị  thương. Con số khác là 220.357 tử trận được tác giả Lewy trích dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng hơn 250.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 316.000 tử trận. Viet Museum note. 

Trong chiến tranh Viet Nam 1 chết là có từ 6 đến 7 thương binh. Trong số bị thương một nửa tàn phế từ 50% đến 100%. Cụt 1 tay là 50%, mất tứ chi là 100%. Tàn phế dưới 50% thân thể không tật nguyền, không mù què nhưng vẫn được giải ngũ và được coi là thương binh, hưởng phụ cấp thương binh.         

Bộ đội cộng sản Việt Nam    

Theo tài liệu Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (54-75) của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có:1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác) 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.                 
Viet Museum note: Con số thương binh cộng sản thấp vì số lớn bị thương nhưng không được cứu thương nên nằm chết tại chiến trường. Trở thành tử sĩ.

Thương Binh VNCH.  Năm 1975 thống kê tổng số 1 triệu 200 ngàn thương binh sau cuộc chiến 21 năm (54-75) Tuy nhiên, phần lớn thương binh tử sĩ hy sinh trong 10 năm từ 65-75. Đa số là chiến binh trẻ. Tuy nhiên cũng có thương binh từ giai đoạn đầu ghi trong thống kê đến 1975 không còn nữa. Các thương binh không tật nguyền cũng đã trở thành dân thường. Như vậy vào tháng tư 1975 có khoảng trên 400 ngàn thương binh VNCH với thương tật rõ ràng (mù què). Sau 40 năm, tính đến nay còn lại trên 200 ngàn thương phế binh với thương tật. Tuổi trung bình từ 65 đến 70.( From Wikipedia, the free encyclopedias.) Đại tá Chu Văn Hồ hàng tháng thuyết trình cho trung tướng Đồng Văn Khuyên cho biết con số tử trận có danh tính và số quân đầu năm 1975 là 300,000.

Ghi Chú riêng. Nếu con số VNCH tử trận 300 ngàn thì số bị thương phải là 300x6= Một triệu 800 trăm ngàn.Tuy nhiên, cần nhắc lại hàng triệu chiến sĩ có chiến thương bội tinh nhưng vẫn trở lại đơn vị chiến đấu vì không bị tàn tật. Họ không phải là phế binh vì mù què. Con số thương binh tàn tật hiện nay còn sống trên toàn thể miền Nam có thể vào khoảng tối đa là 50 ngàn. Hơn nửa con số này không có liên lạc với các cơ quan từ thiện.
    Ngồi lại với nhau                                                               

Sau 40 năm cuộc chiến đã tàn nhưng di sản chiến tranh vẫn còn nằm trên thương tích của các chiến binh tàn tật. Hình ảnh các buổi họp mặt thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại dòng Chúa cứu thế Sài Gòn mãi mãi là vết thương in trong lòng hải ngoại. Vấn đề thương binh VNCH là một đề tài quan trọng và tế nhị. Việc giúp đỡ hay tìm cách đưa qua Mỹ có thể chỉ là một ước mơ vĩ đại. Nhưng giấc mơ này có thể đưa đến các giải pháp khác, tuy đã muộn hơn 40 năm nhưng có phần cụ thể hơn. 

Chuyện này không thể tranh luận qua các diễn đàn báo chí hay internet. Cần ngồi lại với nhau. Rất cần ngồi lại với nhau... Với một tấm lòng mở rộng, tha thứ cho người và tha thứ cho chính mình. Nhiên hậu mới nói chuyện đồng hương, chiến hữu và nhân đạo. 
Giao Chỉ, San Jose.

 Xin vào youtube sau đây để nghe buổi nói chuyện cùng đề tài.

Posted by at 1:11 AM


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= 

KQVNCH va hai chien Hoang Sa

$
0
0

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm ! 
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

https://vulep-books-links.blogspot.com.au/2013/05/1-chi-tiet-lich-su-kqvnch-va-cuoc-hai_20.html

KQVNCH va hai chien Hoang Sa
 Image result for KQVNCH va hai chien Hoang Sa


Image result for KQVNCH va hai chien Hoang Sa
Sent from my iPad

F-5A và A-1H (Phi trường Đà Nẵng 1973)

Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Đọc Cuốn ‘Hải Chiến Hoàng Sa’” của tác giả Trần Bình Nam, đăng trên ubhoangsa(dot)org:

“Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.

Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngả ngủ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.

Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.”

Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Trích từ 3 trong số 16 bài phỏng vấn các nhân vật thuộc mọi giới, trong và ngoài HQ, trực tiếp liên hệ đến trận hải chiến Hoàng Sa” đăng trên blog vinhdanhcovang(dot)wordpress(dot)com:

“Thiếu Tá Không Quân Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 538 Không Quân VNCH dự định đánh bom các chiến hạm TC tại Hoàng Sa

… Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là tinh thần hăng say của anh em phi công F5E lúc bấy giờ. Cho đến nay, khi tôi tham khảo với một số anh em phi công tham dự cuộc chuẩn bị hành quân hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tất cả đều lấy làm tiếc rằng đã không có cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Hoàng Sa…”

Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Hoàng Sa Nỗi Buồn Lịch Sử” của tác giả Long Ly, đăng trong website Nguyenthaihocfoundation(dot)org. Bài dài khoảng 6 trang, trong đó có rất nhiều chi tiết có tính cách lịch sử:

“Hôm nay thực sự những bài học kinh nghiệm huấn luyện về không chiến sắp được ứng dụng, có lẻ chỉ khoảng nửa giờ sau khi cất cánh từ Đà Nẳng. Tôi đã nóng lòng chờ những giây phút ấy, chưa bao giờ xảy ra trong đời, tôi thầm nhủ phải coi chừng những chiếc Mig 21, khó nuốt, nhưng không thắng thì huề,nhất định không chịu thua.

Đến 1 giờ, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì chuẩn bị cất cánh, ông Thiếu Tá Giàu- người chỉ huy trận đánh- đi họp vẫn chưa về. 1giờ 30 , 2giờ, 2 giờ 30, rồi 3 giờ ,vẫn chưa được lệnh.Lúc đó tôi nghĩ đi trể như vậy, lúc về tối mất, không mấy thuận lợi nếu phải về trong trường hợp ít xăng và đáp xuống phi trường Phù Cát còn khá xa lạ với những phi cơ F5. Khoảng 5 giờ chiều mới biết cuộc hành quân oanh tạc Hoàng Sa bị huỷ bỏ vì :
“Mỹ không cho đánh “(???)

Ngày hôm sau, tôi không có tên trong lịch trình trực bay , nhưng không đi đâu được, vì đang cấm trại 100% nên vẫn quanh quẩn ở phòng trực phòng không. Tại Đà Nẳng, lúc nào cùng có 3 phi tuần F5 trực phòng không. Phi tuần Xray trực 5 phút, Zulu trực 15 phút, Whisky trực 30 phút ( có nghĩa khi báo động , phi tuần Xray bằng mọi cách phải cất cánh trong vòng 5 phút, sau đó phi tuần Zulu được đôn lên thành 5 phút, sẵn sàng cất cánh nếu cần, phi tuần Whisky đôn lên thành 15 phút và sẽ thành trực 5 phút nếu phi tuần Zulu phải cất cánh.)

Khoảng 3 giờ chiều, tình hình vẫn bình thường. Trung uý Chinh người trực phi tuần 5 phút đến gặp tôi, xin tôi trực thế cho một lát, để về đưa con đi bác sĩ. Tôi nhận lời vì chúng tôi vẫn thường giúp nhau, xem như anh em. Tôi lấy mủ bay ra phi cơ, gở mủ bay của Trung uý Chinh ra, nối ống dưỡng khí và dây vô tuyến vào ( vì mỗi người có mủ bay riêng, đã được điều chỉnh cho phù hợp với đầu của mình ).Khoảng 3 giờ 30, lúc đó Trung uý Chinh vừa chạy xe vào khu vực phòng không, đang mặc bộ G suit thì báo động.

Tôi vội chạy ra phi cơ,Trung uý Chinh cũng chạy theo gọi tôi; Long để tôi bay cho.

Tôi vừa chạy vừa trả lời :Không kịp đâu, tôi đã đổi mủ bay rồi.Nói xong, tôi liền leo vào phòng lái, mở nút battery, khoát hai quai dù vào, khoá Seat Belt lại, đội mủ bay, đeo mặt nạ dưỡng khí vào.

Trong khi tôi làm những việc đó một chuyên viên phi đạo vừa nổ máy, vừa giúp tôi nối giây G suit. Khi anh ta bước xuống, rút cầu thang là tôi đóng ngay nắp phòng lái, tống ga vọt khỏi ụ đậu.

Đài kiêm soảt không lưu Đà Nẳng thông báo ngay trên tần số vô tuyến cao độ 20.000 ngàn feet và hướng bay 045 mà đài kiểm báo Panama- ở trên đỉnh núi Sơn Chà- yêu cầu để dể dàng nhận thấy mục tiêu.

Lúc ấy mọi chuyện xảy ra rất nhanh, tôi không còn nhớ gì ngoài những phương thức cất cánh khẩn cấp, chạy ra phi đạo, không chần chừ, tống ga tối đa, mở afterburner, chiếc số 1 chạy trước, tôi bám sát theo, phi cơ lao nhanh trên phi đạo.

Hôm ấy vì chuẩn bị đánh Hoàng Sa nên phi cơ mang ba bình xăng phụ, phải chạy hơn một nửa phi đạo mới cất cánh được. Có lẻ từ khi báo động đến khi chúng tôi gấp bánh lại khoảng 3 phút rưỡi, không lâu hơn khoảng thời gian ấy. Khi đang bay lên cao, chúng tôi liên lạc với đài kiểm báo Panama xin diển tả mục tiêu.

Được cho biết hai phi cơ Mig 21 cất cánh từ Hải Nam bay về hướng Đà Nẳng còn cách phi tuần chúng tôi vào khoảng 100 dặm. Tôi bay dạt ra xa, hơi lùi về phía sau đối với chiếc số 1 trong đội hình không chiến. Trung uý Tảo bay số 1 liên tục hỏi Panama về mục tiêu vì 100 dặm tuy mắt thường không nhìn thấy nhưng hai phi cơ siêu thanh bay đối đầu nhau (head on ) thì chỉ chốc lát là ở bên cạnh nhau ngay.

Chúng tôi tập trung quan sát kỹ lưỡng chung quanh , chưa thấy Mig đâu, lúc đó, ở phi đoàn gọi hotline lên Panama dặn chúng tôi nhớ vứt ba bình xăng phụ trước khi không chiến. Tôi vừa bay vừa nghĩ, chắc đụng thật rồi, nút nhả ba bình xăng phụ ở vi trí Standby chỉ cần bấm nút là ba bình xăng phụ sẽ tách rời khỏi máy bay.

Tôi liếc nhanh hoả tiển Sidewinders đã sẵn sàng khai hoả, tôi vặn nút volume tầm nhiệt của hoả tiển không không nghe cho rõ, để khi không chiến, hoả tiển bắt được hơi nóng của phi cơ địch sẽ báo lên bằng âm thanh nghe được bằng head phone gắn trong mủ bay.

Trung uý Tảo vừa liên lạc với Panama vừa quan sát mục tiếu, tôi cũng thế, theo dấu chiếc số 1, đồng thời cũng quan sát thật kỹ, mình phải thấy Mig trước, nhưng Panama im lặng vô tuyến một lát rồi yêu cầu chúng tôi giữ cao độ 20.000 feet và bay vòng trở lại , vì hai phi cơ Mig 21 của Trung Cộng đã quẹo về hướng Hải Nam.

Chúng tôi bay bao vùng vòng tròn ngoài biển cách phi trường Đà Nẳng khoảng 80-100 dặm.Thực ra Trung Cộng muốn thử phản ứng của Không Quân VNCH và chúng ta đã phản ứng rất nhanh, cất cánh ngay trước khi Mig xâm nhập khộng phận và nếu có xảy ra không chiến thì chúng ta kể như có lợi thế vì gần Đà Nẳng và khá xa Hải Nam.

Sau khi đã chỉ định danh sách những người bay các phi tuần còn lại, nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10 phi tuần, mỗi phi tuần hai chiếc. Phi cơ cất cánh bay cuối cùng là một chiếc RF-5, do một vị thiếu tá phi đoàn 522 lái có nhiệm vụ bay qua chiến trường chụp hình kết quả cuộc oanh tạc do những chiếc F5 bay trước ném bom xuống.

Khoảng 10 giờ sáng, tất cả những phi công tham dự cuộc hành quân đặc biệt này lên Sư đoàn họp, nghe thuyết trình kế hoạch đánh Hoàng Sa. Chẳng mấy khi những cấp sĩ quan cấp nhí như tụi tôi được vào phòng họp này, nên thấy có vẻ hơi lạ.

Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I Không Quân thuyết trình tình hình và kế hoạch ném bom. Từng phi tuần cất cánh từ Phi trường Đà Nẳng, cách bờ biển 100 dặm, nếu thấy chiếc tàu nào đều đánh chìm vì Hải Quân của chúng ta đã rút về phòng thủ ở trong vòng 100 dặm, các tàu của các nước khác đã được thông báo và yêu cầu tránh xa vùng Hoàng Sa.

Chỉ có 10 phút không chiến, không được ở lâu, khi về bay chếch xuống hướng Nam, đáp xuống phi trường Phù Cát chứ không về Đà Nẳng nữa sợ phi cơ Mig bay chận hậu. Nếu máy bay Mig đuổi theo những chiếc F5 bay về Phù Cát, thì nó sẽ bị những chiếc F5 cất cánh từ phi trường Đà Nẳng lên chận đuôi nên sẽ không dám bay xa xuống hướng Nam.

Khi nghe thuyết trình như vậy, lúc ấy tuy còn rất trẻ nhưng tôi đã hình dung được chưa chắc mình đã bay được đến Hoàng Sa mà chắc chắn trận không chiến sẽ diển ra vào khoảng không phận 120 dặm cách Đà Nẳng cũng như đảo Hải Nam của Trung Cộng, vì khi chúng ta cất cánh lên bay về hướng Hoàng Sa, máy bay Mig sẽ lên nghênh cản ngay và cuộc đối đầu sẽ diển ra trong khoảng toạ độ đó.

Đến khi thuyết trình về hệ thống cấp cứu nếu chúng tôi phải nhảy dù trong trường hơp khẩn cấp. Đại Tá Tư Lệnh Phó SDIKQ cho biết…Cách bờ biển 50 dặm sẽ có hai chiếc tàu Hải Quân . Trên mỗi tàu có hai chiếc trực thăng, sẽ bay đi cấp cứu trong vòng 50 dặm nữa.

Như vậy, nếu mấy anh nhảy dù trong vòng 100 dặm thì cứu được, còn ngoài 100 dặm sẽ không cứu được vì quá xa. Một vị Trung Uý hỏi…Đệ thất hạm đội Mỹ có cấp cứu khi chúng tôi nhảy dù ngoài tầm cấp cứu của chúng ta ? Đại Tá trả lời ngay:” Đệ Thất Hạm Đội từ chối không cứu”.

Lúc đó chúng tôi hiểu ngay Mỹ đã bật đèn xanh và làm ngơ cho Trung Cộng cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta.

Là những chiến sĩ VNCH ai không đau lòng khi bị Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, lấy mất mảnh đất do cha ông đã đổ bao công lao, xương máu tạo nên, giữ gìn cho đến ngày nay…

Những cuộc chiến đấu dũng cảm, đẫm máu như Tết Mậu Thân 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972, những trận đánh lừng danh trên khắp lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, nhất quyết không để một tấc đất vào tay kẻ thù, vậy mà Trung Cộng lại ngang nhiên, công khai xăm lấn Hoàng Sa, với sự im lặng ủng hộ của CSVN, với sự phủi tay của Hoa Kỳ. Những phi công F5 được chỉ định oanh tạc Hoàng Sa không ai từ chối, trái lại tinh thần rất cao, sẵn sàng tung cánh dầu không có sự yểm trợ của Không Quân và Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.

Trước khi vào nghe thuyết trình, chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ có sự tham dự ném bom của Không Quân Hoa Kỳ như họ đã từng bay những phi vụ yểm trợ, đánh phá Việt Công tại miền Nam cũng như tại miền Bắc trước khi có hiệp định Paris. Hoặc ít ra không trực tiếp oanh tạc, phi cơ Mỹ cũng bay Air Cover cho KQVNCH an toàn oanh tạc Hoàng Sa.

Nhưng thực tế, họ đã từ chối, tại sao vậy ?.Lúc đó chúng tôi không hiêu có phải Mỹ đã bỏ rơi chúng ta hay họ muốn thử xem thực lực của KQVNCH có khả năng vươn nổi cánh sắt đến những mục tiêu xa xôi như Hoàng Sa ?

Buổi thuyết trình hành quân đang khựng lai vị hệ thống cấp cứu rất hạn chế thì bổng cửa phòng hop mở ra Đại Tá Võ Văn Sĩ, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở phi trường Biên Hoà và môt sĩ quan Không Quân cao câp khác tôi không biết tên, cả hai bước vào phòng họp.
Đại Tá Sĩ chỉ ngay vào Thiếu tá Hồ Kim Giàu nói :”Giàu, đừng nóng“. 

Hai vị sĩ quan cao cấp mới đến tiêp xúc với Đại Ta Tứ Lệnh Phó Sư Đoàn I KQ một lát và sau đó ra lệnh cho tất cả các phi công rời phòng họp.

Về khu trực phòng không, chúng tôi được lệnh chuẩn bị cất cánh, có lẽ vào khoảng 1 giờ chiều. Ai nấy sẵn sàng, kiểm tra lại G suit, xem lại những dụng cụ cấp cứu trong chiếc áo lưới, cân thận gài chặt khẩu súng P38, biết đâu đến lúc cần đến nó ! Tôi mở sẵn bản đồ hành quân. Hoàng Sa nhỏ bé thật, có nhiều đảo nhỏ nhưng không có một mục tiêu được chỉ định rõ ràng.

Tôi cố học thuộc lòng tần số liên lạc của phi trường Phù Cát để khi trở về không lạng quạng mò mẩm. Tôi hình dung lại những bài học không chiến đã được tập luyện kỹ lưỡng tại Hoa Kỳ cũng như những phi vụ thực tập hàng ngày ở Phi Đoàn 538. Tôi có niềm tự tin không đến nổi nào, có thể sẽ thắng. Khi thực tâp tại vùng sa mạc Arizona, đã nhiều lần tình cờ không chiến với các phi cơ F4. F100 ( cũng bay những phi vụ huấn luyện về không chiến) chính tôi cũng thấy ngang ngữa, không có gì thua sút họ cả.

Tôi ôn lại những kỷ niệm năm xưa với những dự tính oanh tạc Hoàng Sa năm 1974 của phi đoàn mà tôi phục vụ để thấy những nỗi đắng cay của chúng ta, của một nước kém phát triển, của một quốc gia còn non trẻ nhưng gặp thảm hoạ chiến tranh đã bị các nước lớn khuynh đảo.”

Sinh Tồn chuyển 
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
PHỎNG VẤN CỰU THIẾU TÁ KQVNCH HỒ KIM GIÀU

Fr: Tweety Nguyen 
Phỏng vấn ông Hồ Kim Giàu, liên quan đến bài báo đăng tải trên tờ Thanh Niên với tựa đề: “Không Quân VNCH Lên Kế Hoạch Giành Lại Hoàng Sa”

Thứ Ba, ngày 14.01.2014 
Kính thưa quý thính giả, ngày 19 tháng Giêng sắp tới đánh dấu 40 năm Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN. Khác với các năm trước, báo chí lề đảng thường im lìm không nhắc nhở gì đến biến cố này, năm nay nhiều báo, đài đã đăng bài, đọc tin, chiếu phim về trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng. Chẳng hạn tờ Thanh Niên đã đăng một loạt gần một chục bài về cuộc chiến này, kể cả những bài phỏng vấn các quân nhân Hải Quân VNCH và thân nhân các tử sĩ của trận chiến này. 

Trong số đó có bài phỏng vấn đại tá Nguyễn Thành Trung với tựa đề "Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Lên Kế Hoạch Giành Lại Hoàng Sa", trong đó Ông Trung cho biết có 5 phi đoàn máy bay F-5 chuẩn bị tham chiến, với tên các phi đoàn trưởng, và kế hoạch đánh chìm 40 tàu Trung cộng... 

Nhưng sự thật về kế hoạch không chiến này như thế nào? Không quân VNCH đã chuẩn bị tham chiến ra sao? Có bao nhiêu máy bay được điều động? Kế hoạch tác chiến thế nào? Tại sao báo Thanh Niên lại đăng bài phỏng vấn hoàn toàn sai lạc như vậy? 

Để trả lời các câu hỏi trên đây, mời quý thính giả theo dõi buổi thảo luận của chúng tôi với ông Hồ Kim Giàu, cựu thiếu tá Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 538 F-5, đơn vị Không Quân được chỉ định chuẩn bị để tham chiến trong trận Hoàng Sa. Ông Hồ Kim Giàu tham dự buổi thảo luận này từ thành phố Las Vegas, Hoa Kỳ. 

Cũng cần nói rõ Nguyễn Thành Trung là cán bộ CS nằm vùng, được cài vào làm sĩ quan Không Quân của VNCH, và ngày 8 tháng 4, 1975 đã ném bom Dinh Độc Lập tại Sài Gòn. 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++
Phỏng vấn Cựu Thiếu Tá Không Quân HỒ KIM GIÀU, Quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa

(Trích HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19-1-1974 do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa – UBHS- soạn thảo, ấn hành tháng Mười năm 2010). 


Thiếu Tá HỒ KIM GIÀU gia nhập Không Quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1961, và du học Hoa Kỳ đầu năm 1962, tốt nghiệp Trường Huấn luyện Phi công Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, tháng 3 năm 1964. Khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc ngày 19 tháng 1 năm 1974, ông đang đảm nhận chức vụ quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 tại Ðà Nẵng. Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại lúc 9:30 AM ngày 21 tháng 4 năm 2010, và được bổ túc thêm trong cuộc trao đổi điện thoại lúc 11AM ngày 27 tháng 4 năm 2010. 

1. UBHS: 
Xin Thiếu Tá cho biết chức vụ và trách nhiệm của mình vào thời điểm xảy ra trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974? 

Th/T Giàu: 
Tháng 6 năm 1973, tôi được đề cử đi học một khóa tu nghiệp về F-5E tại Arizona và sau đó được chuyển qua học tại Trường Không Chiến ở căn cứ Không Quân Hoa Kỳ Nellis, Las Vegas. Sau khi tốt nghiệp trở về nước ngày 23 tháng 12 năm 1973, tôi được BTL/KQVNCH chỉ định làm quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 tại Ðà Nẵng. Từ Sài Gòn, tôi bay ra Đà Nẵng nhận nhiệm vụ ngay ngày 24 tháng 12 năm 1973. Trận Hải Chiến Hoàng Sa xảy ra giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc ngày 19 tháng 1 năm 1974 trong lúc tôi đang chỉ huy Phi Ðoàn này. Nhiệm vụ của Phi đoàn là bảo vệ không phận VNCH, ngăn chận phi cơ Bắc Việt từ bên kia vĩ tuyến 17 tấn công lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật. 

2. UBHS: 
Xin Thiếu Tá nói rõ thêm về Phi Ðoàn 538. 

Th/T Giàu: 
Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 được thành lập năm 1972, mang tên "Hồng Tiễn", trực thuộc Không Đoàn 61 Sư Đoàn 1 Không Quân Đà Năng. Phi Đoàn được trang bị phi cơ F-5E là loại phi cơ phản lực tối tân nhất của Không Quân VNCH. Theo bảng cấp số, phi đoàn được trang bị 24 phi cơ F-5E và 36 phi công; nhưng vào thời điểm lúc xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, phi đoàn 538 chỉ có khoảng gần 20 phi công và 17 phi cơ, gồm 1 chiếc F-5B dùng để huấn luyện, 4 chiếc F-5A, và 12 chiếc F-5E. Công tác thường nhật của chúng tôi là trực không chiến, các phi công phải ăn, ngủ ngay bên cạnh phi cơ; khi có lệnh, chúng tôi phải cất cánh ngay, trong vòng chỉ từ 1 phút 30 giây đến 2 phút 30 giây. Mỗi ngày có 2 phi tuần ứng trực nghênh cản, mỗi phi tuần 2 chiếc máy bay. Những phi công không ứng trực thì phải thao dợt không chiến và huấn luyện duy trì khả năng. 

3. UBHS: 
Trước khi trận Hải Chiến giữa HQ/VNCH và HQ/TQ xảy ra, BTL/HQ/V1DH có triệu tập một buổi họp để thảo luận kế hoạch bảo vệ Hoàng Sa. Buổi họp do Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, là Tư Lệnh BTL/HQ/V1DH chủ tọa, về phía Không Quân có Chuẩn Tướng Nguyễn Ðức Khánh là Tư lệnh SÐ1KQ tham dự. Thiếu tá có biết việc này không? và Thiếu Tá có nhận được lệnh gì liên quan đến buổi họp này không? 

Th/T Giàu: 
Tôi không biết có buổi họp này. Sáng ngày hôm 19 tháng 1 năm 1974, là lúc xảy ra trận Hải Chiến Hoàng Sa, chúng tôi cũng không nhận được lệnh gì cả. Phi đoàn chúng tôi vẫn làm nhiệm vụ thường lệ là trực không chiến, bảo vệ không phận VNCH, ngăn chận phi cơ Bắc Việt từ bên kia vĩ tuyến 17 xâm nhập vào các thành phố phía Bắc Vùng I Chiến Thuật. 

4. UBHS: 
Xin Thiếu Tá cho biết diễn tiến sau đó như thế nào? 

Th/T Giàu: 
Khoảng 12 giờ trưa ngày 19 tháng 1 năm 1974, tôi được Tư Lệnh SÐ1KQ là Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh kêu lên gặp ông tại văn phòng. Ông cho biết trận chiến Hoàng Sa đã diễn ra, hai bên đều bị thiệt hại; một chiến hạm của Hải Quân, HQ10 bị chìm. KQ/VNCH nhận được lệnh từ Phủ Tổng Thống qua BTL/QÐ1-QK1, thiết lập mốt kế hoạch hành quân tấn công bằng bom chiến hạm TQ tại Hoàng Sa. Chuẩn Tướng Khánh ra lệnh cho tôi chuẩn bị ngay một lệnh hành quân, xử dụng các phản lực cơ F-5E tấn công các chiến hạm TQ tại Hoàng Sa trong thời gian sớm nhất. Trở về phi đoàn, tôi tức tốc chuẩn bị kế hoạch hành quân. Đến sáng sớm hôm sau, tức là sáng ngày 20 tháng 1, 1974, kế hoạch tấn công ném bom chiến hạm TQ ở Hoàng Sa đã hoàn tất với các chuẩn bị như sau: 
- Lực lượng tấn công gồm: 
- 2 phi tuần ném bom đi đầu, mỗi phi tuần có 3 phi cơ F-5E. Mỗi phi cơ mang thêm 2 bình xăng phụ dưới cánh, 1 bình săng phụ dưới bụng, và 2 trái bom MK 82, mỗi trái nặng 500 pounds. Hai phi tuần này có nhiệm vụ tấn công bất cứ chiến hạm nào của TQ có mặt tại Hoàng Sa. Ngoài bom, các phi cơ này còn trang bị 2 hỏa tiễn không-không AIM-9J và đại bác 20 ly M39. 
- 2 phi tuần hộ tống cho hai phi tuần ném bom, mỗi phi tuần có 2 chiếc, mỗi phi cơ mang 3 bình xăng phụ như trên. Khi lâm chiến với phi cơ địch thì các bình săng phụ được ném bỏ để dễ bề xoay trở. 
- Chiến thuật: 
- Các phi tuần mang bom cất cánh trước và bay lên đến 20,000 bộ, bình phi và bay thẳng ra Hoàng Sa. Chọn cao độ 20,000 bộ vì vừa tiết kiệm được săng và thuận lợi cho việc tấn công tàu địch. Các phi tuần hộ tống cất cánh liền sau đó.
- Nhiệm vụ 2 phi tuần ném bom là khi đến mục tiêu, mỗi phi cơ chỉ thả 1 "pass" và giải tỏa về hướng Chu Lai – Phù Cát. Hướng này thuận lợi vì xa Hải Nam, căn cứ nhà của máy bay TQ, nếu chúng truy kích ta thì sẽ không đủ săng quay về. 
- Nhiệm vụ của 2 phi tuần hộ tống và nghênh cản là bay sau và bay cao hơn. khoảng 3000 bộ để quan sát vòm trời, tìm địch và đánh cản để bảo vệ các phi tuần ném bom. 
- Lực lượng yểm trợ: 
- Về kỹ thuật, Không Đoàn 10 Kỹ Thuật thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa phối hợp cùng Không Đoàn Kỹ Thuật Tân Sơn Nhất đã chuyên chở ra Đà Nẵng ngay trong đêm 19/1 các vật dụng và vũ khí cần thiết tăng cường thêm cho cuộc hành quân để dự phòng cuộc chiến kéo dài. 
- Trung Tâm Kiểm Soát Không Lưu Panama theo dõi để phát hiện các phi cơ địch. 
- Tôi cũng đề nghị tăng cường:
1. o2 trực thăng để cấp cứu khi cần.
2. o1 máy bay vận tải C-130 bay ở độ cao 20,000 bộ trên không phận Chu Lai để làm trạm chuyển tiếp truyền tin.
3. oSử dụng mạng lưới phòng không diện địa của Quân Ðoàn I để yểm trợ trường hợp có phi cơ địch truy kích vào nội địa.
4. o1 chiến hạm Hải Quân VNCH để yểm trợ trên biển khi cần.
Về chỉ huy, tôi sẽ bay dẫn đầu phi tuần ném bom và chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này. Rất tiếc, vì đã qúa lâu nên tôi không thể nhớ hết tên các phi công của từng phi tuần tham dự cuộc hành quân này. 

5. UBHS: 
Xin Thiếu Tá cho biết điều gì xẩy ra sau đó? 

Th/T Giàu: 
Khoảng 6 giờ sáng ngày 20 tháng 1, 1974, tôi trình kế hoạch hành quân vừa hoàn tất lên Chuẩn Tướng Khánh, và cho biết mọi thứ đã sẵn sàng. Chúng tôi được lệnh chờ. Trong thời gian chờ đợi, tôi và anh em phi công rất nóng lòng. Tôi nhớ đã 3 lần điện thoại hỏi Tướng Khánh nhưng đều được trả lời tiếp tục chờ. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi có tham dự 2 buổi thuyết trình quân báo để biết diễn biến tình hình. Nguyên ngày 20 tháng 1, chúng tôi chờ đợi vẫn không có lệnh xuất quân. Mãi đến gần trưa hôm sau, tức ngày 21 tháng 1, 1974, tôi được Tướng Khánh thông báo, và tôi còn nhớ rất rõ nguyên văn câu nói của Tướng Khánh, là "Phủ Đầu Rồng ra lệnh hủy bỏ cuộc hành quân Hoàng Sa". 

6. UBHS: 
Nếu lệnh hành quân tấn công chiến hạm TQ của KQ/VNCH không bị hủy bỏ, với kinh nghiệm tác chiến và kiến thức chuyên môn, Thiếu Tá có thể phỏng đoán được kết quả cuộc hành quân này sẽ như thế nào? 

Th/T Giàu: 
Khó có thể đánh giá kết quả của một cuộc hành quân khi mà cuộc hành quân đó không xảy ra, và lại là một cuộc không chiến đầu tiên của anh em phi công KQ/VNCH. Tuy nhiên, trong tình huống lúc bấy giờ, tôi nghĩ chúng ta có một số yếu tố thuận lợi. Một là tinh thần các phi công rất cao, rất hăng hái vì đây là hành động bảo vệ đất nước chống xâm lăng, lại thêm tâm lý nóng lòng trả thù cho đồng đội vì nghe tin một chiến hạm HQVN bị chìm. Hai là chúng ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng, và trận chiến diễn ra trên đất nhà. Mặc dù F-5E có một vài bất lợi so với MIG-21 như tốc độ hơi chậm hơn và xoay trở tương đối khó khăn hơn ở độ cao trên 20,000 bộ, nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định sự thắng lợi khi giao chiến trên không. Các phi công TQ cũng như phi công VNCH đều chưa từng có kinh nghiệm không chiến, nhưng chúng ta có điểm lợi hơn là đã được huấn luyện kỹ thuật chiến đấu trên không của các phi công đày kinh nghiệm của Không Quân Hoa Kỳ. Thêm nữa, về vũ khí, chúng ta có hỏa tiễn không-không AIM-9J tối tân hơn (1)! 

Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là tinh thần hăng say của anh em phi công F5E lúc bấy giờ. Cho đến nay, khi tôi tham khảo với một số anh em phi công tham dự cuộc chuẩn bị hành quân hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tất cả đều lấy làm tiếc rằng đã không có cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Hoàng Sa. Nhân đây tôi xin cám ơn Đại Úy Nguyễn Văn Vạn và Trung Úy Lưu Chinh đã nhắc tôi một số chi tiết về cuộc hành quân này mà vì thời gian qúa lâu nên tôi không còn nhớ đày đủ. 

7. UBHS: 
Xin Thiếu Tá cho biết, trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện trên, tức là từ trưa 19 tháng 1 khi Thiếu Tá nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân, đến trưa 21 tháng 1, khi có lệnh hủy bỏ, Thiếu Tá có nhận được tin tức hay sự giúp đỡ gì từ phía Hoa Kỳ không? 

Th/T Giàu: 
Hoàn toàn không! Tôi chỉ nhận lệnh trực tiếp từ Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư Lịnh Sư Đoàn 1 Không Quân Đà Nẵng. Cần biết là từ sau khi có Hiệp Định Paris đầu năm 1973, các đơn vị quân đội đều không còn cố vấn Hoa Kỳ nữa./.

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/lichsu1501161731.shtml



__._,_.___

Posted by: loc huong 



Ðể tưởng nhớ Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng và các Anh Linh Chiến Sĩ VNCH đã tử trận trong cuộc hải chiến Hoàng Sa.

Cuộc hải chiến Hoàng Sa đến nay đã trên 36 năm. Với thời gian và tuổi tác có khi người viết đã không còn nhớ hết được tất cả sự việc xảy ra lúc đó. Kính mong quí Hạm Trưởng và những người tham dự sẵn lòng bỏ qua. Ðồng thời xin được bổ sung những điều còn thiếu sót trong bài viết.

PHẦN I – TƯỜNG THUẬT CỦA BIỆT HẢI NGUYỄN CHÂU


Sau khi chương trình Việt Nam hóa chiến tranh được thành hình thì Trung Ðội Dân Sự Chiến Ðấu đóng ở trên đồi Hoa Sim được giải tán. Trung Ðội này trước đây chuyên lo phụ trách về vấn đề phòng thủ an ninh những nơi như Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải (SPVDH/NKT/BTTM), Căn Cứ Trần Hưng Ðạo của Lực Lượng Hải Tuần và Trại 9 của Lực Lượng Biệt Hải (còn gọi là Blackrock).  Ðồi Hoa Sim sau đó được chuyển giao cho các toán Biệt Hải, còn Trại 9 của Biệt Hải ở Sơn Trà thì được Bộ Chỉ Huy Biệt Hải bàn giao lại cho các Chiến Ðoàn Công Tác, thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM trú đóng.


Từ ngã ba Tiên Sa (Ðà Nẵng) đi ra, vừa qua khỏi trạm gác Ðài Kiểm Báo Không quân (còn gọi là Cầu Trắng) là trông thấy căn cứ Ðồi Hoa Sim, được đặt trên một mỏm núi khá thấp, nằm về bên phải và cách Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải của Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại một con đuờng. Trước đây, Phó Ðề Ðốc Thoại đã từng là vị Chỉ Huy Trưởng của Sở Phòng Vệ Duyên Hải khi còn ở cấp bậc Trung Tá. Trái ngược với một số tin tức bên ngoài đơn vị cho rằng Lực Lượng Biệt Hải (LLBH) đã được giải thể khi Hoa Kỳ rút quân về nước năm 1972. Thực tế đã cho chúng ta thấy rằng sau khi được dời về trú đóng trên Ðồi Hoa Sim, các công tác hoạt động của Lực Lượng Biệt Hải vẫn còn tiếp tục và trực thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải/Nha Kỹ Thuật cho đến ngày cuối cùng. Bằng chứng là sau ngày đi công tác Hoàng Sa về ngày 10 tháng 4 năm1974, tôi nhận được văn thư  của Sở mang số 0259/TTM/NKT/SPVDH/CTCT, tuyển chọn tôi (Nguyễn Châu) trong số 132 chiến sĩ xuất sắc nhất của QLVNCH trên toàn quốc để về thủ đô Sàigòn tham dự ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1974.



Anh lính chiến Cộng Hoà,,,,,BỐN MƯƠI NĂM QUỐC HẬN Không Quên Thân Phận Người Thương Phế Binh VNCH

$
0
0




Anh lính chiến Cng Hoà


Anh lính chi
ến ca thi gian xa trước
Thu
thanh niên anh xếp bút nghiên
Vì ch
ng tr Cng quân anh lên đường nhp ngũ
B
n thân anh chng mơước công danh

Bao ph
điêu tàn bao làng quê sp đ
B
i bn người theo ch nghĩa ngoi lai
Bao gia đình nát tan bao lòng ng
ười ai oán
Cu
c chiến tranh tàn thm cnh li quay lui

Đ
a đu phía bc li nhường cho Tàu đ
H
i đo bin Đông đã bán đt cho người
T
ư bn nước ngoài xâm lăng ni đa
S
c con người đem rao bán khp nơi

Anh lính chi
ến bây gi cũng chng thèm danh li
Nh
ưng xót thuơng rut tht quê nhà
Dù bà con hay t
t cđng bào
Máu đã ch
y rut làm sao êm tiếng

Anh lính chi
ến bây gi không còn cung kiếm
D
u súng trên vai không đn bn ai
Nh
ưng đường lương chính là con đường muôn tha
Anh quy
ết chíđi theo đến hơi th cui cùng.



Đng Quang Chính

  


Sinh Hoạt và Đời Sống

Friday, October 21, 2016

BỐN MƯƠI NĂM QUỐC HẬN Không Quên Thân Phận Người Thương Phế Binh VNCH

            Còn nhớ lại những ngày tháng tư của bốn mươi năm về trước (30-4-1975), không biết sao mà năm đótrời bổng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu lệ Phước Long, Phan Rang, Phan Thiết, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn.
            Trong cơn mưa nước mắt năm ấy, có máu, thây người và xác của những cánh hoa học trò, làm nhuộm hồng áo người lính và đồng bào chiến nạn, chạy theo cơn mưa, mịt mù đạn pháo.


“ Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi
dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi
tuý ngọa sa trường, quân mạc vấn ?
cổ lai chinh chiến, kỹ nhân hồi ”


            Bốn câu thơ cổ trong bài ‘ Lương Châu Từ ‘ của Vương Hàn (687-726) đã nói lên thân phận của người lính chiến, sống và chết không có biên giới, nên mấy ai dám nghỉ tới chuyện trở về ?  Và giọt mưa nào đây vừa lăn trên má, đã khiến cho người lính già bồi hồi nhớ lại, một thời chinh chiến củ, những căn hầm tránh pháo ngập mưa, những nấm đất đào đấp vội vàng, để vùi bạn vữa ngã gục và những thương binh rên xiết, đang chờ cấp cứu.


Kính chuyển hình ảnh anh em TPB trong chương trình Vàng Thu Áo Lính 2016 sau chương trình này sẽ đến chương trình Mùa Giáng Sính 2016

Hình ảnh anh em TPBVNCH Nhận quà Đợt 2 từ tấm lòng biết ơn anh chị em tại Nauy .Chương Trình Vàng Thu Áo Lính 2016

 

 

Hình ảnh anh em TPBVNCH Nhận quà Đợt 2 từ tấm lòng biết ơn anh chị em tại...

 




























Posted by at 8:35 AM

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt

Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh trong buổi ra mắt sách “Những câu chuyện về... đàn bà” tại Sài Gòn.

$
0
0

 Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh trong buổi ra mắt sách “Những câu chuyện về... đàn bà” tại Sài Gòn. 

(Hình: Nguyễn Tấn Cứ)
Nguyễn Tấn Cứ

Có thể xem Tuấn Khanh là một nhạc sĩ phản kháng khi anh bật lên ca khúc “Hãy gấp trang báo, tắt TV” để dấn thân vào màn đêm gai góc đáng sợ, như một tiếp nối không ngừng từ âm vang của nhạc trẻ trong thập niên 90 đầy cô đơn khắc khoải. Thế hệ phải gánh chịu nhiều biến động của đất nước và không biết làm cách nào để thoát ra khỏi những tuyên truyền sáo rỗng mà chế độ hàng ngày nhét vô trong đầu họ.

Tuấn Khanh là một tiếng nói buồn bã lẻ loi của thời đại, khi phải hàng ngày chứng kiến những bất công chà xát lên mặt cuộc sống. Đó là một thế hệ không biết đi đâu, làm gì, sống ra sao trong ngục tù giả dối của chủ nghĩa cộng sản. Họ chỉ có tình yêu và Tuấn Khanh là người ngợi ca lên niềm khát khao của họ.

Trong những ca khúc bụi bặm mang đậm chất đường phố của tuổi trẻ thị thành, với ý thức muốn vùng thoát ra khỏi những hàng rào kiểm duyệt, Tuấn Khanh bằng tiếng hát, đã cố giúp cho những người bạn đồng trang lứa của mình hiểu rõ hơn về thân phận mong manh vô vị trong một thể chế đang gieo rắc vào đầu họ những hạt mầm câm điếc.

Và dường như âm nhạc vẫn chưa đủ, khi mà “món nợ tình xa” (nhạc Tuấn Khanh) cả đời anh cũng không thể “trả” hết khi anh hiểu rằng mình không thể cứ mãi như vậy.

Cho dù trong thế giới “showbiz” dưới trướng của chế độ anh đã đạt được một vị trí “ngon ăn” khi liên tiếp được đề cử ngồi vào những vị trí “giám khảo” trên TV, những chương trình truyền hình thực tế như “Vietnam Idol” hay “Giọng Hát Việt…” Nhưng Tuấn Khanh đã từ bỏ thứ ánh sáng chói chang đó, những phồn vinh giả tạo chỉ làm Tuấn Khanh cô đơn hơn khi phải chứng kiến những pha tranh ăn, giành chỗ hư vị trên những sân khấu tanh hôi xôi đậu rập rờn.

Và một blogger Tuấn Khanh đã xuất hiện như một tiếng thét trong dòng đời trắng đen hỗn độn. Blogger Tuấn Khanh, bằng lối viết khác thường, không giống một ai trong các loại “công báo” được bảo kê bởi quyền lực độc tài nhà nước, Khanh xuất hiện như một hiện tượng thông tin đương đại ngoài luồng, không chính thức, như một tiếng nói gan ruột của giới trẻ mà bấy lâu nay đã không có ai nói giùm cho họ.

Tuấn Khanh dường như đã quên hẳn mình là một nhạc sĩ và anh đã dấn thân như một hình thức chống lại cường quyền, chống lại những bất công đen tối đang chà đạp lên số phận những con người thấp cổ bé miệng. Cùng với sự bùng nổ của thế giới mạng, blogger Tuấn Khanh đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy để những người trẻ có thể nhìn thấy mình trước những điêu ngoa xảo trá.
 Tuấn Khanh ký tặng sách cho độc giả tại buổi ra mắt sách “Những câu chuyện về… đàn bà” hôm 16 Tháng Mười, 2016. (Hình: Nguyễn Tấn Cứ) 

Những bài viết của Tuấn Khanh như một tô cháo nóng hổi trong cơn đói, như một loại phao cứu sinh trong cơn sóng đục, như một đóm lửa đồng hành trên con đường tăm tối. Nó làm cho những tay búa kiểm duyệt của chế độ tức tối nhưng không thể làm được gì, khi mà lượng truy cập càng ngày càng cao, và ngòi bút của Khanh cũng ngày càng lên tay ảo diệu.

Với một lối viết thông minh, biết liên kết những sự kiện, phương thức thể hiện rành mạch, sinh động sạch sẽ, cùng với ý thức của một ngòi bút công dân tự do, Tuấn Khanh đã chế biến những bài báo của mình như một món ăn nhiều bổ dưỡng. Nó gần như là một “đoản văn”… mà chỉ có những tay phóng viên có nghề mới có thể sử dụng nhuần nhuyễn để xoi thẳng vào lòng người đọc.

Và Tuấn Khanh đã có thể gặt hái được thành quả của mình bằng một tập hợp những “tạp bút” đa dạng đã từng được đăng trên Blog hay Facebook của mình, chính thức được nhà xuất bản Phụ Nữ ở trong nước in và phát hành hôm 16 tháng 10, 2016 tại Sài Gòn, với một tập sách có cái tựa hơi “mời gọi mung lung bí ẩn” là “Những câu chuyện về… đàn bà.”

Và “chuyện về những người đàn bà” này – cần được đọc kỹ và phải hiểu đây là những thân phận tận đáy xã hội mà chỉ có Tuấn Khanh mới thấu hiểu được.

Họ không ở lầu son gác tía, không hoa hậu, người mẫu hay ca sĩ người đẹp, trong thế giới showbiz, mà họ chính là những người mẹ nghèo, những người đàn bà phải gánh chịu nhiều oan khuất, những người chị, người em lam lũ ở tít ngoài quê vô Sài Gòn kiếm sống và qua những trang viết “đầy thương cảm rưng rưng nước mắt.”
Tuấn Khanh đã lên án, bày tỏ thái độ, với những khuôn mặt đen đúa của bọn quan quân của chế độ, đang ngày đêm truy bức dân đen ở ngay trên đất nước khốn khổ này.

http://www.nguoi-viet.com/dien-dan/tuan-khanh-nhac-si-phan-khang-tren-dau-con-chu/

NHÀ NGÔ “ĐI ĐÊM” VỚI NHÀ HỒ ?

$
0
0
 
NHÀ NGÔ “ĐI ĐÊM” VỚI NHÀ HỒ ?
 
I
Bài-viết của Ô. Nguyễn Văn Lục
 
        11/  Ông Nguyễn Văn Lụcvừa mới phổ-biến trên Đàn Chim Việtmột bài-viết nhan đề “Maneli với Ngô Đình Nhu, chuyện gì đã xảy ra?” và kết-luận rằng:
 
Cuối cùng chỉ còn tài liệu gốc trong văn khố Ba Lan là có sở để chứng tỏ một cách khẳng định là không có một giao thiệp chính thức nào giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính phủ miền Bắc.
Chuyện đi đêm giữa Maneli và ông Ngô Đình Nhu là một sự giàn dựng từ đầu tới cuối.
 
        12/  Trong bài-viết gồm 2 phần nói trên, Ô. Nguyễn Văn Lụcđã đề-cập đến hai vấn-đềkhác nhau:
        12a/  Chuyện đi đêmgiữa Mieczyslaw Maneli (Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lantrong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến) với ông Ngô Đình Nhu, mà Ô. Lụccho là một sự giàn dựng.
        12b/  Mối giao thiệp chính thứcgiữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính phủ miền Bắc, mà Ô. Lụccho là không hề có.
 
        13/  Đây là một lối chơi chữcủa Ô. Nguyễn Văn Lục, để tránh né Sự Thật Lịch-Sửmà mọi người đều đã thấy rõ:
        13a)  Ô. Ngô Đình Nhuđã công-khai(trước mặt các nhà ngoại-giao ngoại-quốc) tiếp-xúc với Ô. Maneli, rồi sau đó đã hẹn gặp và lén-lútnói chuyện (tức là đi đêm) với Ô. Maneli, thì làm sao mà gọi là một sự giàn dựng từ đầu đến cuốiđược?
        13b)  Ô. Ngô Đình Nhuđã lén-lúttiếp-xúc (tức là đi đêm) với đại-diện CSVN thì làm sao mà gọi là giao-thiệp chính-thứcđược? 
 
        14/  Vì Ô. Nguyễn Văn Lụcviết về 2 vấn-đề nói trên xen-lẫn với nhau, nên tôi trình-bày tách-biệt 2 vấn-đề ấy ra, để độc-giả dễ theo-dõi.
 
II
Vụ Maneli “đi đêm” với Ngô Đình Nhu
 
        21/  Trong bài-viết liên-hệ, Ông Nguyễn Văn Lụcđã xác-nhận các điểm sau đây là đúng sự thật
        21a)  Ô. Maneliđến dự buổi tiếp-tân vào ngày 25-8-1963của tân-Ngoại-Trưởng Trương Công Cừu (thay-thế cựu-Ngoại-Trưởng Vũ Văn Mẫuvừa từ-chức để phản-đối chính-sách tôn-giáo của Nhà Ngô).  Trong buổi tiếp-tân này, có đại-sứ MỹCabot Lodge.  Đại-sứ PhápRoger Lalouette,  đại sứÝGiovanni Orlandi, và khâm-mạng Tòa ThánhĐức ChaSalvatore Asta, là những người đã giúp-đỡ cho Ô. Maneli gặp Cố-Vấn Ngô Đình Nhu trong dịp này.  Ô. Nhuđã công-khai nói với Ô. Maneli rằng Ô. Nhu có thể tiếp riêngÔ. Maneli lúc nào cũng được, và Đại-Tá An sẽ sắp-xếp việc này.
        21b)  Sau đó, đại-sứ Ấn-ĐộRam Chundur Goburdhun gọi báo cho Ô. Maneli biết là Ô. Nhu hẹn gặp Ô. Maneli vào lúc 10 giờ sáng ngày 2-9-1963; rồi Đại-Tá An cũng gọi cho Ô. Maneli xác-nhận ngày giờ như trên [và nơi chốn] Ô. Nhugặp riêng (tức là đi đêm) với Ô. Maneli.
 
        22/  Ông Nguyễn Văn Lụcviết rằng Ô. Maneli chỉ bí-mậtgặp Ô. Nhumột lần vào ngày 2-9-1963rồi thôi, vì sau đó thì chính-phủ Ba Lanđã cấm không cho Ô. Maneligặp Ô. Nhunữa; và kết-luận rằng Vụ Maneli “đi đêm” với Ngô Đình Nhumột sự giàn dựng
        Nhưng, theo các tài-liệu do chính Ô. Lụctham-khảo, nhất là tập Poland and Vietnam, 1963: New Evidence on Secret Communist Diplomacy and the "Maneli Affair"by Margaret K. Gnoinskathì sự thậtlà:
        22a)  Ô. Maneliđã đến Việt Nam2 lần: lần đầu 1954-1955với tư-cách cố-vấn pháp-lý và chính-trị cho Phái-Đoàn Ba-Lantrong Ủy-Hội Quốc-Tế, lần sau 1963-1964với tư-cách Trưởng Phái-Đoànấy. 
        Lần thứ hai này, Ô. Maneliđến Sài-Gònvào đầu năm 1963, liền được Trưởng Phái-Đoàn Ấn-Độtrong Ủy-Hội Quốc-Tếlà Ông Ramchundur Goburdhunđề-cập đến vấn-đề thiết-lập các đường dây liên-lạc giữa hai miền BắcNam Việt-Nam.  Đầu tháng 3-1963, Ô. Manelibáo-cáo về Ba-Lanrằng Tổng-Thống Ngô Đình Diệmđã hứa với Ô. Goburdhunlà Ô. Diệmsẽ tự mình thoát Mỹvà đứng vào hàng-ngũ Ấn-Độ[trung-lập].  (Trước đây, Lê Xuân Nhuậnđã đoán đúngvề việc này, trong bài “Gạo Tàng-Hình”, Mục 53, Khoản 54, và Đoạn 54c.Ngô Đình Nhucũng đồng ý như thế.  (Có lần Bà Nhuở trong biệt-thự của viên đại-sứ Ấn-Độđến 4 tiếng đồng-hồ.)  Điều cần-thiết là phải thực-hiện các cuộc tiếp-xúc NamBắc Việt-Nammà địa-điểm thuận-tiện là Tân-Đề-Li(thủ-đô Ấn-Độ) vì ở đây đã có sẵn đại-diện ngoại-giao của cả 2 Miền. 
        Nguyên là trước khi Ô. Maneliđến Sài-Gòn, ý-tưởng trung-lập-hóaViệt-Namđã được Ba-Lankhởi-xướng vào đầu năm 1963, khi Ông Adam Rapackingoại-trưởng Ba-Langặp Ông Jawaharlal Nehruthủ-tướng Ấn-Độtại Ấn-Độtrong các ngày 20 đến 22-1-1963.  Ô. Rapackiđề-nghị một kế-hoạch trung-lập-hóa Nam Việt-Namqua việc chọn-lựa một tân-chính-phủ thay-thế chính-phủ Diệmvà có thể đàm-phán với Bắc Việt-Nam.  Được sự đồng-thuận của Ô. Nehru, Ô. Rapackinói chuyện ấy với Ông Galbraithlà đại-sứ Hoa-Kỳ.  Ô. Galbraithđáp-ứng tích-cực và đưa ra kế-hoạch của chính mình, xem như phù-hợp với quan-điểm của Tổng-Thống MỹKennedy, dựa vào khuôn-mẫu Lào[đã trung-lập-hóa].  (Thật ra, đại-sứ MỹẤn-ĐộGalbraithchỉ nói cương như thế, chứ chưa nhận được chỉ-thị gì từ TT Kennedy.)  Tuy nhiên, Ô. Galbraithđã ngỏ ý của mình như trên với các đại-diện Ba-Lantrong Ủy-Hội Quốc-Tế.
        22b)  Vì Ba-Lannằm trong Khối Cộng-Sản Quốc-Tế, nên sáng-kiến của Ba-Lanđược chuyển đến các nước CS khác, kể cả VNDCCH, mà đứng đầu là Liên-Xô.  Tháng 2-1963, Trung-Ương Đảng Liên-XôCC CPSU (Central Committee of the Communist Party of the Soviet Union) bày-tỏ thái-độ tích-cực đối với sáng-kiến này.
        22c)  Ngày 22-3-1963, Ông Manelibáo-cáo về Ba-Lan, rằng Ông Hà Văn Lâu, sĩ-quan liên-lạc của VNDCCH[CS Miền Bắc] tại Ủy-Hội Quốc-Tế, và các viên-chức Liên-Xô, đã khuyến-khích Ô. Maneli“mở rộng tối-đa các cuộc tiếp-xúc” trước khi có các quyết-định mới tại Hà-Nội.  Ô. Manelicũng yêu-cầu giữ các thông-dịch-viên Ba-Lanlại tại Việt-Nam, khoan rút họ về nước, vì sẽ cần có họ ở Nam Việt-Nam.  
        22d)  Tóm lại, Ông Maneli, Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lantrong UHQT, đã được biết về sáng-kiến trung-lập-hóaNam Việt-Namdo Ngoại-Trưởng Ba-Lancủa mình đề-xướng, đã thông qua Liên Xô, và được đại-sứ MỹẤn-Độloan-truyền; do đó, Ô. Manelimới xông-xáo dính vào việc trao-đổi tin-tức giữa 2 Miền, để thi-hành kế-hoạch Rapacki-Galbraithmà chính Ô. Lụccho là có giá-trị (nếu được thi-hành thì sẽ không có cuộc thảm-sát anh+em Diệm+Nhu) từ tháng 2-1963cho đến tháng 9-1963sau ngày được Ô. Ngô Đình Nhubí-mậttiếp-xúc.  (Sau đó, Ô. Manelibị [Liên-XôBa-Lan] cấm gặp lại Ô. Nhu, vì CS Bắc-Việtđã ngả hẳn về phía Hoa Cộng [chủ-chiến, tấn-chiếm Miền Nambằng vũ-lực] chống lại Liên-Xôrồi).
         Bởi vậy không thể gọi vụ Maneligiàn dựng từ đầu đến cuối.
       
        23/  Ông Nguyễn Văn Lụcviết rằng:
 
Cho nên, cuộc tiếp tân của ông Trương Công Cừu vào chiều ngày 25 tháng 8, 1963 trong đó có việc khâm sứ Salvatore Asta giới thiệu đại sứ Ba Lan Maneli với ông Ngô Đình Nhu, mở đầu cho một loạt những tin đồn thất thiệt.
Những tin đồn đủ thứ này củng cố cho quyết định loại trừ anh em Diệm-Nhu của Cabot Lodge và tướng lãnh Việt Nam.
Và cũng rất có thể suy đoán, chính vị khâm sứ này vừa giới thiệu Maneli cho ông Nhucũng chẳng ai khác thông báo “cuộc tiếp xúc của ông Nhu với đại sứ Ba Lan” cho đại sứ Cabot Lodge? Phải chăng không ai khác ngoài người bạn tín cẩn của ông ta là Khâm Sứ Salvatore Asta?
 
        Như thế, Ô. Nguyễn Văn Lụcđã quên biến-cố Công Đồng Vatican IIđược Giáo-HoàngJohn XXIIItuyên-bố triệu-tập từ năm 1959, đã chính-thức khai-mạc từ ngày 11-10-1962, để đổi mới nhiều điều cho thích-nghi với các mối liên-hệ giữa Tòa Thánh với thế-giới hiện-thời, trong đó có việc Công Đồng Vatican II dù đề-cập đến nhiều vấn-đề nhưng không còn lên án [chống] cộng-sảnnhư trước đó nữa.  (Nguồn:)
 
        Từ đó, Tòa Thánh Vatican thay-đổi chiến-lược, chấp-nhận chung sống hòa-bình với những người cộng-sản.
 
        Không chống-Cộngnữa, nên Khâm Mạng Tòa ThánhSalvatore Astahợp-tác với đại-sứ Ấn-ĐộRam Chundur Goburdhun(Khối “Không Liên-Kết”) và đại-sứ PhápRoger Lalouette(chủ-trương trung-lập-hóaViệt Nam) giúp Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lantrong Ủy-Hội Quốc-Tế Mieczyslaw Maneli (cộng-sản) bí-mật gặp Cố-Vấn Ngô Đình Nhutrong ý-đồ “đi đêm với CSVN... ; đồng-thời cung-cấp tin-tức chống-Diệmcho đại-sứ MỹCabot Lodgeđể căn-cứ vào đó mà báo-cáo về Hoa-Thịnh-Đốnrằng Diemhimself cannot be preserved”... ; dần dần đưa đến tình-trạng ngày nay (cộng-sản cũng là con-cái của Chúa, cũng là anh+em của ta).
 
III
Vụ Ngô Đình Nhu “đi đêm” với CSBV
 
        31/  Trong bài-viết liên-hệ, Ông Nguyễn Văn Lụcđã xác-nhận các điểm sau đây là đúng sự thật
        31aCành đàocủa Chủ-Tịch VNDCCH Hồ Chí Minh gửi vào chúc Tết Tổng-Thống VNCH Ngô Đình Diệmđầu năm 1963
        Nhưng Ô. Lục lại dám viết:  “Hậu ý của người cho cành đào thì không ai biết được”; nghĩa là chính Ông Ngô Đình Diệmvà Ông Ngô Đình Nhumà cũng không biết hậu ýcủa Ông Hồ Chí Minhkhi gửi biếu cành đào đó?
        31b)  Tệ-nạn “độc-tài, gia-đình-trị, đàn-áp Phật-Giáo, tham-nhũng” dưới chế-độ Diệm
        Ô. Lụcviết rằng [việc phía đối-lập lên án các tệ-nạn ấy] thật ra cũng không sai lầm.
 
        32/  Ông Nguyễn Văn Lụctrích-dẫn Ô. Nguyễn Ngọc Giaophản-bác Ô. Vũ Ngự Chiêulà người đã viết rằng Ô. Ngô Đình Nhu bí-mật gặp Ô. Phạm Hùng (Ô. Cao Xuân Vỹtrả lời Ô. Minh Võcũng xác-nhận việc này là có), với lý-luận rằng vào thời-điểm đó Ô. Phạm Hùngcòn làm Phó Thủ-Tướng ở Hà-Nội
        Nhưng Ô. Lụcquên rằng Mặt Trận Giải-Phóngchỉ là tay sai của Cộng-Sản Bắc-Việt ở Miền Nam, đâu dám tự-ý làm gì khi chưa được CSBV ra lệnh; mà Ô. Phạm Hùngthì là Ủy-Viên Bộ Chính-Trị, Bí-Thư Trung-Ương Đảng, Trưởng Ban Thống-Nhất [Đất Nước]của Trung-Ương Đảng, và Phó Thủ-Tướng của Chính-Phủ VNDCCH.  Với các tư-cách đó, Ô. Phạm Hùng [cao cấp và lớn quyền hơn MTDTGPMN] có thể tự mình hoặc được đặc-phái vào Miền Namgặp Ô. Ngô Đình Nhutrong vấn-đề quan-trọng này.
 
        33/  Ông Nguyễn Văn Lụcbác-bỏ mọi lời chứng của tất cả những tác-giả Việt-Namcũng như ngoại-quốc nào viết về các cuộc đi đêm(tiếp-xúc bí-mật) giữa Ông Cố-Vấn Ngô Đình Nhuvới các đại-diện CSVN, nhất là Phạm Hùng.  Ô. Lụckết-luận là “không có một giao thiệp chính thức nào giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính phủ miền Bắc.”  Nói như thế thì chẳng khác gì nói rằng quả thật đã có rất nhiều cuộc tiếp-xúc của Ô. Nhuvới nhiều đại-diện của CSVN nhưng đều chỉ là đi đêm, lén-lút, bí-mật, chứ không có lần nàogiao-thiệp chính-thứccả.
        Các tác-giả khác (Nguyễn Văn Châu, Vũ Ngự Chiêu, Tôn Thất Đính, Nguyễn Hưng Đạt, Trần Văn Đôn, Đại-Úy Hạp, Hoàng DuyHùng, Lê Mạnh Hùng, Lữ Giang, LM Trần Văn Kiệm, Ngô Kỷ, Đỗ Mậu, Trần Kim Tuyến, Việt Thường...) có thể bị xem là  đối-lập, bất-mãn, bàng-quan; nhưng các tác-giả phe tathân-Diệm, hoài-Ngômà cũng không tin lời chứngcủa họ hay sao?
        Ô. Lụcnghĩ gì về các trường-hợp sau đây:
 
        33a)  Ông Minh Võphỏng-vấn Ông Cao Xuân Vỹđược Ô. Vỹtrả lời là Ô. Vỹcùng đi với Ô. Nhu, tới vùng Việt Cộng kiểm-soát ở Quận Tánh Linh (Tỉnh Bình-Tuy) thì một mình Ô. Nhuđi về phía trước độ vài trăm mét, có Ô. Phạm Hùngchờ ở đó.
        Nhưng Ô. Nguyễn Văn Lụcbảo là Ô. Vỹbịa
        Lúc Ô. Cao Xuân Vỹtiếp và trả lời Ô. Minh Võ thì Ô. Vỹđã 3 lần vào cấp-cứu và điều-trị tại bệnh-viện.  Đó là năm 2007, tức là 32 năm sau ngày VNCH sụp đổ, và 44 năm sau ngày nhị vịDiệm+Nhuqua đời.  Là một người phụ-tá thân-cận củaÔng Ngô Đình Nhu, Ô. Vỹhẳn đã đau xót rất nhiều, nhất là về lý-do các ông họ Ngôra đi; thì có lẽ nào Ô. Vỹlại nhẫn-tâm dựng lên một câu chuyện hoàn-toàn bịa như Ô. Nguyễn Văn Lụcviết, để bôi bẩn thêm các thần-tượngcủa đời mình?
        Cách đây không lâu, trong một cuộc hội-luận có thu-hình với Ô. Lâm Lễ Trinh, Ô. Cao Xuân Vỹcũng vẫn xác-nhậnviệc Ô. Ngô Đình Nhubí-mật tiếp-xúcvới Ô. Phạm Hùng.  (Nguồn:)
 
        33b)  Ông Tôn Thất Thiệnlà một nhân-vật trí-thức thân-cận với Tổng-Thống Ngô Đình Diệmvà Cố-Vấn Ngô Đình Nhu.
        Trong bài biên-khảo của Lê Xuân Nhuậnvề cuốn sách “Chính Đề Việt Nam”, có đoạn f) viết như sau:
        “Nay, chỉ còn tôi(Tôn Thất Thiện) là người nhân chứng duy nhứt...  Tôi làm nhân chứng những điều sau đây do chính ôngNhuđã tiết lộ trong một cuộc họp báo với ký giả ngoại quốc vào cuối tháng 9, năm 1963.  Tôi là thông dịch viên trong buổi họp báo đó, và tôi đã nghe và thông dịch hai điều sau đây:  ông(Ngô Đình Nhu) đã tiếpTrần Độngay ‘trong phòng này’, văn phòng của ông (Nhu), nơi mà ông đang tiếp các ký giả (ngoại quốc); Trần Độcó hỏi ông (Ngô Đình Nhu), vân vân...” Tức là rốt cuộc, Ông Tôn Thất Thiệnđã kết-luận rằng “Ông Nhuquả thật đã có tiếp xúc với phía Cộng Sản.”  Thế thì một số phần-tử hoài-Ngôlâu nay ngoan-cố không chịu tin vào chuyện đó, nay đã hết đường chối-cãi.  (Nguồn:)
       
        33c)  Trong cuộc phỏng-vấn Ngô Đình Nhu(trong bộ phim “Vietnam: A Television History” ngày 02-11-1982, do Open Vaultthực-hiện, Nhukể lại nỗ lực của Ông Ngô Đình Nhutrong việc tiếp xúc vớiBắc Việt:
‟Vì cộng sảnkhông làm gì được; thay vì leo thang chiến tranh họ đã gởi người đến nói chuyện với chồng tôi; rồi họ lật lọng nói là chồng tôi đi nói chuyện với họ. Đó là nói láo. Không đúng chút nào. Họ là người đi bước đầu.”
        Tức là Ông Ngô Đình Nhu(Đệ-Nhất VNCH) dù sao cũng đã có nói chuyện bí mật[đi đêm] vớiCSBV.  (Nguồn:)
 
        33d)  Trong một cuộc bút-luận giữa Lê Xuân Nhuận với bác-sĩ Nguyễn Thị Thanh, Bà Thanhđã viết như sau:
<<From: Dr Nguyen Thi Thanh
Date: 13 sep. 2008 12:40
Subject: TONG THONG NGO DINH DIEM LA NGUOI YEU NUOC YEU DAN
NĂM 1962, TT NGÔ ĐÌNH DIỆM NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG HÒA GIẢI ĐẦU TIÊN VỚI CSBV

ĐỂ TRÁNH LỆ THUÔC NGOẠI BANG

 VÀ CHIẾN TRANH NỒI DA XÁO THỊT
 
...  Và cũng vào thời ấy đường lối CSBV rất sát máu.  Vậy mà TT Ngô Đình Diệmđã cương quyết đi theo dường lới dân tộc.  Người đã phát biểu một câu nói lịch sử với ba tôi:"Thà rằng mình chịu nhục với anh em còn hơn bị nhục nhã với ngoại bang…Ba tôi là dân biểu Ban Mê Thuộc, trông coi Dinh điền rừng cấm, đàn em thân tín của cụ Diệm, người nghĩ rằng sớm muộn Cụ Diệm sẽ bắt tay với Cụ Hồ...
...Một ngày kia ba tôi đi họp Sài gòn về Ban Mệ Thuộc. báo tin cho mạ tôi rằng cuối tuần ông Cụ Diệm và ông Nhu sẽ lên Ban Mê Thuộc đi săn...
... Sáng thứ bảy quảng vào mùa hè 1961 hay 1962 tôi không nhớ rõ... cả tỉnh Ban Mệ Thuôc chộn rộn dậy thật sớm.  Toàn thể quân cán chính tấp nập sửa soạn, đi đón cụ Diệm và ông Nhu lúc 5 giở sáng đế cùng thẵng tiến vào rừng xanh BMTđi săn...
...  Đến gần 8 giờ [tối] ba tôi mới về đến nhà, người bơ phờ, xất ba xất bất, mặt tái mét nhưng vẩn cười gượng... Ba tôi cho hay đây là cuộc đi săn tráo trộn. ba tôi kể:
...  Một điều quá sức ngạc nhiên là đi săn mà ông Cụ và ông Nhuđều mặt đồ tây complet, cravate đàng hoàng, ông cụ măc bộ đồ tơ tằm 'Tussor', tay cầm baton.  Mọi người vào rừng, lúc đầu đi xe hơi một đoạn, sau bỏ lại xe đi ngựa và đi bộ.  Quân đội tỏa ra bao vây khắp nơi.  Đi từ 6 giờ sáng đến chừng hơn 11 giờ trưa đến một khoảng xa rừng cấm., thì ông Cụ ra lệnh ngưng lại dùng cơm trưa.  Ăn uống vui vẻ nghỉ ngơi chừng hơn một giờ.
...  Sau đó ông Cụ quay lại nói với mọi người rằng:  "Chúng tôi mời quý vị ngồi nghĩ cho khỏe ở đây, tôi và ông cố vấn sẽ đi với nhau mà thôi."  Mọi người phản kháng.  Quân đội đòi bao vây bảo vệ.  Ông cụ dẹp hết.  Ông Cụ Diệmmặc Veste, đội mủ, tay xách baton cùng ông Nhucuốc bộ đi sâu vào rừng...  Trời gần sập tối, mọi người mướt mồ hôi lo sợ thì đến 6 giờ hơn ông Cụ Diệmvà ông Nhulủi thủi từ trong rừng đi ra.  Mọi người đều im lặng không một tiếng nói. Tất cả đều nhanh chóng ra về, và đưa ông Cụ thẵng lên tàu bay chờ sẵn về thù đô Sài Gòn.
... Ba tôi kết luận:  "Rõ ràng đây là ông Cụ thực hiện lời ông Cụ đã nói với tui nhiều lần, thà chịu nhục với anh em, còn hơn nhục với ngoại bang.  Rõ ràng là ông Cụ đi nói chuyện với CSBV và với Mặt Trận giải  Phóng miền Nam, chua biết ra răng đây."  Sau đó, ba tôi được ông Cụ gọi về Sài Gònba tôi mới được biết hôm đó ông Cụ Diêm và ông Nhu gặp đại diện đảng CSBV và đại diện MTGPMN nói chuyện, hai bên thỏa thuận nhiều điềm...  Đó là lần độc nhất Cụ Diệm gặp gở phe bên kia không công khai, qua mặt Mỹ...
Đây là lần gặp gở đầu tiên đích thân Cụ Diệm đi gặp mà tôi biết rõ ràng và là nhân chứng.
... Sau đó còn vài cuộc gặp gở khác ở Di Linh vv.  Cụ Diệm không đi gặp ai nữaCoi như có sự dổng thuận giữa hai bên, đặt biệt là giữa TT Ngô Đình Diệm và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ts. Bs. Nguyễn Thị Thanh>>
        Muốn xem nhiều hơn, và phần phát-biểu của Lê Xuân Nhuận, thì xin mời vào:
 
        LÊ XUÂN NHUẬN   
(còn nữa)   
Tham-khảo:





__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

THUẬN THÌ SỐNG MÀ CHỐNG THÌ CHẾT

$
0
0

 
THUẬN THÌ SỐNG MÀ CHỐNG THÌ CHẾT
 

Tôn Nữ Hoàng Hoa  --  TIÊC  THUONG  TT  ND DIệM 

Sau bài viết Mãnh Lực Đồng Tiền, có nhiều người hỏi tôi tại sao tôi support ông Donald Trump?

Như tôi đã thưa với qúi vị là trong bài viết Mãnh Lực Đồng Tiền, có nhiều người  Mỹ rất xúc cảm trên câu nói của ông Donald Trump là : " Tôi có tiền, vì vậy tôi sẽ không bị lệ thuộc vào những ai có tiền" .

Cũng chính câu nói đó cùng những đánh phá của những người cùng Đảng đã đưa tôi về những ngày tháng đau thương trong quá khứ, thời điễm đầu đời của Chính quyền đệ nhất  VNCH mà nay chỉ còn lại dư âm trên nỗi niềm mộ địa..

Tháng giêng năm 1961 Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Sô Viết Nikita Khrushchevcam kết sẽ hổ trợ cho bất cứ một cuộc chiến tranh giải phóng nào trên thế giới nhất là đối với Việt Nam qua Hồ Chí Minh một tên tay sai đắc lực của Cộng Sản Quốc tế.

Cùng lúc đó, ngày 20 cùng tháng Tổng Thống Kennedy sau khi nhậm chức Tổng Thống thứ 35 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ  cũng đã tuyên bố là : "... chúng tôi sẽ trả bất cứ giá nào, chịu đựng bất cứ gánh nặng nào , đáp ứng bất kỳ khó khăn nào để  hỗ trợ bất kỳ người bạn nào chống lại mọi kẻ thù, để đảm bảo sự tồn tại của tự do". mà Tổng Thống  mãn nhiệm Eisenhower đã nói với tôi là  " sẽ phải gửi quân "vào Đông Nam Á”

Có người cho rằng Chính quyền Kennedy còn trẻ trung chưa đủ kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan đến khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng ông  Robert Mc Namara 44 tuổi , cùng với các nhà hoạch định dân sự được tuyển chọn sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định của Nhà Trắng đối với một chiến lược cho Việt Nam trong vài năm tới..

Dưới sự lãnh đạo của họ, Chính quyền  Hoa Kỳ nghĩ rằng sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế để buộc một giải pháp chính trị ở Việt Nam . Tuy nhiên Hoa Kỳ chưa thấu hiểu được kẽ thù một Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương trường kỳ kháng chiến cho đến khi hắn ta thực hiện được sự thống  nhất VN để Nga Sô bành trướng thế lực.

Thang 5 năm 1961 Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson sang thăm Việt Nam và khen ngợi sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm như một Winston Churchill của Á Châu.

Cũng vào tháng 5 năm 1961 Tổng Thống Kennedy đã gởi 400 Lính "Mũ Xanh" làm "Cố Vấn Đặc Biệt" trong việc chống Chiến Tranh Du Kích trong chiến thuật Du Kích Chiến của Việt Cộng

Vai trò của Green Beret là thành lập một Lực Lượng Đặc Biệt ( Civilian Irregular Defense Groupss ) (CIDG) ở vùng Cao Nguyên trung tâm của Miền Nam Việt Nam dưới sự điều khiển của CIA .

Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ làm việc trực tiếp với các Bộ Lạc Người Thượng trong các Làng Buôn trong tỉnh Darlac . Họ thiết lập một loạt căn trại kiên cố dọc theo các dãy núi để tránh sự xâm nhập của Cộng Quân Bắc Việt

Mùa Thu năm đó Việt Cộng mở rộng một cuộc chiến với  26.000  Cộng quan khởi động một số cuộc tấn công  vào quân đội Nam Việt Nam . VC đã thắng trận.

Trong những năm đầu của cuộc chiến mà theo Dr. Lewis Sorley đã từng là Cố Vấn Tham Mưu cho hai Tham Mưu Trưởng chiến trường Nam Việt Nam là Tướng Creighton và Westmoreland đã nói trong buổi Hội Luận do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng StPete- Clearwater - Largo Florida tổ chức vào ngay 7 tháng 5 năm 2016 rằng :" ban đầu VNCH thua là bởi Mỹ viện trợ cho VNCH toàn là những vũ khí từ thời Đệ Nhị Thế Chiến rất cồng kềnh với vóc dáng của người VN trong khi VC đưọc Nga Sô và Trung Cộng viện trợ những súng đạn tân tiến.”

Tháng Mười 1961 , để nhận thức đúng đắn tình hình quân sự tại chiến trường Nam VN hai nhà cố vấn đặc biệt và thân tín của Tổng Thống Kennedy là ông Maxell Taylor và  Walt Rostow đã đến thăm Việt Nam. Họ báo cáo với TT Kennedy rằng "Nếu bỏ ngỏ Nam Việt Nam thì đó là một vấn đề rất khó khăn để giữ Đông Nam Á"

Ông Maxell Taylor cũng đồng thời đề nghị Tổng Thống Kennedy nên mở rộng số lượng các cố vấn quân sự tại miền Nam VN cũng như gửi vào miền Nam thêm 8000 lính chiến.

Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cũng đề nghị TT Kennedy gửi thêm sáu Sư Đoàn (200.000) lính Mỹ vào Nam Việt Nam nhưng TT Kennedy quyết định không gửi thêm bất cứ quân chiến đấu nào.

Tháng 10 năm 1961 Vào ngày kỷ niệm lễ Quốc Khánh thứ sáu của Việt  Nam Cộng Hoà Tổng thống Kennedy gửi thư cho Tổng thống Diệm và cam kết " Hoa Kỳ cương quyết giúp đở chính quyền Nam Việt Nam để giúp Việt Nam bảo vệ nền độc lập của mình .."

Sau đó, Tổng thống Kennedy đã gửi thêm các cố vấn quân sự cùng các đơn vị trực thăng để giúp quân đội  Nam Việt Nam trong cuộc chiến.

 TT Kennedy giải thích cho  việc mở rộng vai trò quân sự của Hoa Kỳ tại Nam VN  như có nghĩa là để ngăn chận Cộng Quân Bắc Việt chiếm Nam Việt Nam, phù hợp với chính sách của chính phủ  Hoa Kỳ  đã theo đuổi từ năm 1954" Số lượng quân sự của các cố vấn gửi bởi TT Kennedy cuối cùng đã vượt qua con số trên 16.000.

Tháng 12 năm 1961, Việt Cộng quân du kích bây giờ kiểm soát nhiều vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam và thường xuyên phục kích quân lính miền Nam Việt Nam .

27 Tháng 2 1962 một cuộc thả bom vào Dinh Độc Lập là do hai sĩ quan Không Quân VNCH . Ông Phạm Phú Quốc cho biết ông thả bom vào Dinh Độc Lập là muốn thực hiện tiến trình chuyển hướng sự lãnh đạo tại Nam Việt Nam .

Tháng 3 năm 1962, Chính quyền Nam VN tái định cư chương trình Ấp Chiến Lược để người dân nông thôn thành lập các thôn được tăng cường bảo vệ bởi lực lượng dân quân địa phương hầu ngăn chận Cộng quân len lõi vào người dân.

Tháng 5 1962 - Việt Cộng Tổ chức các đơn vị tiểu đoàn nhỏ hoạt động ở miền trung Việt Nam . Cũng trong tháng 5 năm  1962 Bộ trưởng Quốc phòng McNamara thăm Nam Việt Nam và báo cáo về Hoa Kỳ là "chúng ta đang chiến thắng cuộc chiến tranh tại nam VN".

Tháng 8 năm 1962.  Một trại Lực Lượng Đặc Biệt khác của Hoa Kỳ được thiết lập tại Khe Sanh để giám sát quân Bắc Việt xâm nhập xuống đường mòn Hồ Chí Minh.

Ngày 03 Tháng 1 năm 1963. - Một chiến thắng của Việt Cộng trong một cuộc ác chiến đã được báo chí Mỹ đăng trên trang nhất trong đó họ tường thuật chỉ có 350 du kich VC đã đánh bại quân Việt-Mỹ và đã giết 3 thành viên phi hành đoàn trực thăng Mỹ

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1963 các cuộc biểu tình của Phật giáo lan rộng. cùng với những việc  tự thiêu đến chết như một hành động phản đối. Việc tự thiêu được các nhà làm phim và nhiếp ảnh gia phản chiến thu thập rồi phổ biến tại Mỹ đã gây xúc động cho công chúng Mỹ cũng như Tổng thống Kennedy

Và cũng trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 , khoảng giữa đầu tháng 7/1963 Tướng Trần văn Đôn đã bi mật liên lạc với CIA tại Saigòn trình bày về sự dàn dựng một cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống  Ngô Đình Diệm.

Ngày 22 tháng 8 năm 1963 Mỹ thay đổi Đại sứ tại Nam VN ông Henry Cabot Lodge đến nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Saigon.

Ngày 26 tháng 8 năm 1963 Đại sứ Henry Cabot Lodge lần đầu tiên gặp Tổng Thống Diệm. Qua câu chuyện Đại sứ Lodge cho TT Diệm biết là theo chỉ thị của TT Krennedy thì TT Diệm phải thay đổi nhân sự trong guồng máy chính quyền và nhất là phải sa thải Cố Vấn Ngô Đình Nhu . Tổng Thống Diệm cho biết đây là chuyện nội bộ của Nam VN và TT Diệm cho biết Hoa Kỳ chỉ là Đồng Minh với VNCH trên công cuộc giữ Tự Do cho Đông Nam Á . Sau đó TT Diệm đã từ chối bàn bạc về những sự việc khác.

Ngày 29 tháng tám , 1963 Đại sứ Henry Cabot Lodge  gửi một thông điệp hối thúc về  Washington tuyên bố rằng  ": ... Theo quan điễm của tôi thì chúng ta không thể có khả năng thắng cuộc chiến tranh  dưới chính quyền Diệm"

Tổng thống Kennedy sau đó đã để cho Đại sứ Cabot Lodge toàn quyền hành động ở Nam Việt Nam . Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge bí mật liên lạc với đám tướng phản loàn để tiến hành một cuộc đảo chánh . Tuy nhiên ở đó chính quyền Kennedy vẫn còn lo âu cuộc đảo chánh khó thực hiện vì vẫn còn rất nhiều Tướng Lãnh liêm sĩ rất trung thành với TT Diệm 

Để dàn dựng cho tính trong sạch và hợp lý của chính quyền Hoa Kỳ trong việc đảo chánh sắp tới. Ngày 02 tháng 9 năm 1963 TT Kennedy đã có một cuộc phỏng vấn với Walter Cronkite và cho biết là chính phủ Nam Việt Nam có thể lấy lại sự hổ trợ của Hoa Kỳ "với một sự thay đổi chính sách và nhân sự trong chính quyền"

Một tháng sau.. Ngày 02 tháng 10 năm 1963 make sure không có trở ngại trong cuộc đảo chánh TT Diệm, Tổng thống Kennedy gửi Đại sứ Henry Cabot Lodge một thông điệp căn dặn ông Đại Sứ phải nắm thế chủ động trong việc móc nối và khuyến khích cuộc đảo chánh nhất  là phải nắm chắc việc xử dụng các tướng lãnh phản loàn để đãm bảo không có gì trục trặc.

Ngày 5 tháng 10 Đại sứ Cabot Lodge báo cáo về Washington là cuộc đảo chánh chính quyền đã sửa soạn xong do Tướng  Dương Văn Minh cầm đầu. Tướng Minh xin Hoa Kỳ  bảo đảm rằng viện trợ của Hoa Kỳ đến Nam Việt Nam sẽ tiếp tục sau khi loại bỏ TT Diệm và khẩn thiết yêu cầu Hoa kỳ "chỉ đứng đàng sau làm thợ điện nhưng không tham dự cuộc đảo chánh"

Kịch bản này rất hợp "gu" với Hoa Kỳ . Các tướng lãnh phản loàn chỉ muốn nguỵ trang một màn kịch với diễn xuất của riêng mình mà không cần bất kỳ sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ. Tổng thống Kennedy Okay ngay. CIA tại Sài Gòn sau đó đã được lịnh KHÔNG CAN THIỆP VÀO CUỘC ĐẢO CHÁNH LẬT ĐỔ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM.

Ngày 28 tháng 10 năm 1963, Đại sứ Henry Cabot Lodge báo cáo về Hoa Thịnh Đốn là cuộc đảo chánh sắp xảy ra .

 Ngay 29 thang 10 năm 1963 Hoa Thịnh Đốn vẫn còn lo ngại về cuộc đảo chánh không thành nên đã chỉ thị cho Đại sứ Cabot Lodge dời lại nhưng Cabot Lodge cho biết đã muộn các tướng phản loàn đã tiến hành cuộc đảo chánh  .

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, đại sứ Cabot Lodge đến gặp TT Diệm tại Dinh Độc Lập từ 10 giờ sáng đến trưa. Sau khi Đại sứ Cabot Lodge rời Dinh Độc Lập thì đúng 1:30 trưa  ngày hôm đó cuộc đảo chánh bắt đầu . Quân đội của đám tướng phản loạn ầm ầm vào Saigòn bao quanh dinh Độc Lập. TT Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã bị mắc kẹt trong Dinh và từ chối tất cả lời kêu gọi đầu hàng. TT Diệm đã cố gắng điện thoại cho các tướng phản loạn nhưng thất bại. Sau đó TT Ngô Đình Diệm đã gọi cho Đại sứ Cabot Lodge và hỏi về "thái độ của Hoa Kỳ trong cuộc đảo chánh này": Đại sứ Cabot Lodge trả lời là :"...Bây giờ là 4:30 sáng nên Hoa Thịnh Đốn không thể có thái độ được". Sau đó Đại sứ Cabot Lodge giả nhân giả nghĩa như Mèo Khóc Chuột quan ngại đến tính mạng của TT Diệm. TT Ngô Đình Diệm cũng trả lời lại là " Tôi đang cố gắng phục hồi trật tự"

Vào lúc 8 giờ đêm hôm đó TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã thoát ra khỏi Dinh Độc Lập và đến một nơi khác an toàn hơn. Đó là một căn nhà thuộc vùng ngoại ô của một đại thương gia người Tầu

Sáng hôm sau 02/11/1963 lúc 3:00 giờ sáng một trong những người tuỳ tùng của TT Diệm phản bội đã thông báo nơi trú ẩn của Tổng Thống và ông Cố Vấn Nhu . Đám tướng phản loàn bắt đầu cuộc săn lùng . Vào 6 giờ sáng hôm đó nhận thấy tình hình vô vọng TT Ngô Đình Diệm đã yêu cầu cho ông đầu hàng từ phía nhà thờ Công giáo . TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị tống vào mặt sau của xe tăng bọc thép chở lính. Trong khi di chuyễn về Saigon . Chiếc xe tăng dừng lại và cả hai TT Ngô Đình Diệm lẫn Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị sát hại.

Saigon nửa khóc, nửa cười trên xác chết của TT Diệm và sự sụp đổ của Chính quyền đệ nhất VNCH. Một chính quyền vừa mới bước ra khỏi “coma” của 100 năm bị Pháp đô hộ chưa bình phục hẵn mà đã bị bức tử vì vị lãnh đạo đất nước đã khí khái giữ vững tinh thần độc lập của mình và không chịu lệ thuộc dưới bất cứ một siêu quyền lực nào.

20 ngày sau khi giết TT Ngô Đình Diệm qua tay đám tướng phản loàn. Tổng Thống Kennedy  đã bị ám sát tại Dallas Texas

Donald Trump cũng đã tuyên bố một câu khí khái na ná như của TT Ngô Đình Diệm ngày nào. Trump bảo :"Tôi có tiền thì tôi sẽ không lệ thuộc dưới bất cứ ai có tiền"

Câu nói ấy cho tôi liên tưởng một âm thanh trong quá khứ khi tuổi đời mới 20. Lờ mờ trong ký ức là tiếng khóc và giọt nước mắt không kiềm chế đưọc đã rơi xuống khi phải hạ một tấm hình của một chí sĩ QUỐC GIA, MỘT VỊ LÃNH TỤ YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC VÀ ĐÃ PHẢI CHẾT KHI BẢO VỆ
TINH THẦN  ĐỘC LẬP CUẢ ĐẤT NƯỚC MINH .
Liệu Donald Trump có thực hiện được nguyện vọng và chí hướng của mình trước những bàn tay lông lá đang tung hoành??

Tôn Nữ Hoàng Hoa
23/8/2016





__._,_.___

Posted by: kim thuy 

Chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn

$
0
0



Chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn

27/10/201606:37:00(Xem: 1335)
Chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn
Chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn
 
Giao Chỉ, San Jose
 
      
Chiến Hữu Đỗ Hữu Nhơn với chúng tôi là bạn đồng khóa. Cùng một lớp tuổi. Năm xưa ở tuổi 20. Người miền Trung, người miền Bắc. Người miền Nam. Cùng động viên nhập ngũ tháng 3 năm 1954. Tên là khóa Cương Quyết số 2. Cương Quyết đầu tiên đã vào học được 3 tháng. Bây giờ đến lượt chúng tôi. Thanh niên miền Nam và miền Trung vào trường Thủ Đức với 3 đại đội. Thanh niên miền Bắc được đưa vào trường Đà Lạt có 2 đại đội. Chúng tôi cùng ra trường tháng 10 năm 1954. Đất nước đã chia đôi. Các thiếu úy trẻ  chỉ còn về các các đơn vị từ Ca mau đến Bến Hải. Đám Bắc Kỳ chúng tôi mất Hà Nội. Sau 21 năm chúng tôi cùng miền Nam xây dựng 2 nền cộng hòa rồi cùng chia tay vì thảm họa nước mất nhà tan. Một số di tản 75. Nhiều chiến hữu ở lại trải qua trên dưới 10 năm tù lao động cải tạo. Những anh em may mắn gặp nhau đầu thập niên 90 tại đất Hoa Kỳ. Cương Quyết Đà Lạt họp khóa nhiều lần . Cương Quyết Thủ Đức cũng gặp nhau nhiều lần. Mấy năm trước chúng tôi họp chung cả Thủ Đức lẫn Đà Lạt. Tuy 2 bên không biết nhau trong quân trường nhưng đã nhiều phen là chiến hữu suốt 2 thập niên quân vụ. Hôm nay, tại San Jose ghi dấu Cương Quyết số 2 của cả 2 trường cùng ở một phương trời lận đận. Anh Đỗ Hữu Nhơn Trung Kỳ mời các chiến hữu cả Nam và Bắc kỳ đến uống rượu mừng ông bà trong kỷ niệm 60 năm hôn lễ. 



Tôi muốn giới thiệu chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn với các bằng hữu bốn phương. Nhưng biết nói gì đây. Biết viết làm sao. Ông chiến binh già của tôi 21 năm quân ngũ một vợ 5 con. Người sinh viên sỹ quan trẻ tuổi vốn là học sinh trường  Khải Định, Huế  sớm vô quân đội, sớm lập gia đình nhưng năm 1961 đã nhẩy dù xuống mật khu Hải Yến. Nếu các bạn đã từng ở lính trên 20 năm chắc biết chuyện mật khu Hải Yến ra sao. Đó là mật khu của phe ta nằm sâu trong lòng đất địch. Vào thì dễ mà ra thì khó. Chuyện cha Hóa với cái mật khu trong rừng Cà Mau phải viết riêng một bài. Thời đó Liên đoàn 77 đã bắt anh trung úy trẻ cùng một toán lực lượng đặc biệt đầu tiên nhẩy dù đêm xuống miền đất cuối cùng của miến Nam giáp vịnh Thái Lan. Để hiểu biết về anh bạn cao niên vô cùng nguyên tắc chúng tôi xin bạn vàng cho coi lại tài liệu và cuộc đời. Đời trung tá Đỗ Hữu Nhơn gồm nhiều giai đoạn. Sớ 1 là đời chiến binh. Số 2 là các huy chương, số 3 là các quân trường, số 4 là giai đoạn hơn 8 năm tù cộng sản và thứ 5 là chuyện xuất ngoại. Gia đình ông ngày nay xum họp tại San Jose sau khi có đủ các mẫu hàng. Có các con vượt biển thành công. Có con đi đoàn tụ và có cả gia đình HO qua Mỹ. Trải qua 21 năm quân vụ ông Nhơn có đủ các loại huy chương. Ông trải qua tất cả các quân trường. Nơi ông đi học và nhiều nơi ông là người đứng lớp dạy học trò. Là một trong các sĩ quan Lực lượng đặc biệt đợt đầu tiên, ông đã nhiều phen  vào sinh ra tử. Trong suốt đời quân ngũ, Việt Nam Cộng Hòa đã giao cho ông không phải một quận mà lần lượt làm quận trưởng ba quận kiêm chi khu trưởng 3 vùng đất oan nghiệt. Ngay tại quận đầu tiên ông đã tham dự vào trận Diên Khánh để được cả ba tổng thống VNCH, Đại Hàn và Hoa Kỳ ban thưởng huy chương. Biết bao nhiêu sĩ quan VNCH đã từng làm quận trưởng ở những vùng chiến tranh nhưng chưa ai mà trong liên tiếp 10 năm từ 1965 đến 1975 lần lượt nhận chức và bình định từ quận này qua quận khác. 
 Những thành tích cuộc đời ông quận Nhơn cũng chưa xuất sắc bằng cuộc đời người tù lương tâm Đỗ Hữu Nhơn. Đọc qua nhật ký trong tù mới thấy được những quyết tâm của người sỹ quan lực lượng đặc biệt. Người tù câm nín, âm thầm ghi lại từng ngày từng giờ trong lao tù cộng sản. Tuyệt đối không oán thù, không cường điệu. Sự ghi nhận từng ngày từng giờ chứng tỏ ông còn hoàn toàn tin tưởng ở tương lai. Không hề thất vọng. Ông tin chắc sẽ có ngày chiến thắng. Ngày tìm được ánh sáng tự do. Ngày sẽ thoát khỏi ngục tù. Xin các cùng tôi đọc nhật ký hành quân suốt 60 năm qua của trung tá Đỗ hữu Nhơn. Đi lính viết nhật ký hành quân đã đành. Đi tù cũng vẫn là hành quân và sau cùng lập hồ sơ đi Mỹ cũng là hành quân. Khi qua Mỹ năm 1990 ông lại tiếp tục hành quân. Đỗ hữu Nhơn là cựu chiến sĩ thứ thiệt. Suốt 25 năm ở đất Hoa Kỳ ông tham dự hầu hết các sinh hoạt cộng đồng, các cuộc biểu dương các kỳ hội họp. Không bao giờ mỏi mệt. Được như vậy bởi vì ông có một gia đình vợ con hòa thuận và nhiệt tình với người chồng, người cha người ông luôn luôn là biểu tượng của một gia đình hãnh diện.    Bạn Đỗ hữu Nhơn, anh em cùng khóa cần hiểu thêm ông để hãnh diện vì ông. Ai đã từng sống trong đặc khu Hải Yến năm 1961 và ai là những người dân của ba quận Diên Khánh, Vĩnh Xương và Ninh Hòa sẽ mãi mãi nhớ đến ông..Sau đây là bản tướng mạo quân vụ và cả cuộc đời tù đầy được tóm tắt lại:  
Đỗ Hữu Nhơn: (1) Đời quân ngũ.
1954
-1954: Học sinh lớp Đệ tam C (Ban Sinh ngữ) Trường Trung học Khải Định, Huế (niên khóa 1953-1954)
-Động viên Khóa 4 Phụ (Cương Quyết 2) Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
14 tháng 03 năm 1954 
Nhập ngũ ngày 14 tháng 03 năm 1954. Mãn khóa ngày 01 tháng 10 năm 1954 với cấp bậc Thiếu úy Trừ bị.-Thuyên chuyển về Tiểu đoàn 2 BVN, Liên đoàn Lưu động số 6 do Trung tá Nguyễn hữu Có chỉ huy, giữ chức vụ Trung đội trưởng của Đại đôi 3.                 
                                    
1955 
 
01.03.1955:  Sĩ quan Tiếp Liệu Tiểu đoàn 1/6. 10.10.1955:  Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy Tiểu đoàn 1/6, đóng quân ở Bắc Môn Phường,Tỉnh Quảng Ngãi.
1956
01.04.1956:  Đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1/6.
Sư đoàn 2 Bộ Binh được thành lập.Toàn bộ di chuyển ra Đà Nẵng, đóng quân trong Xã An Thái, phía Hữu ngạn Sông Hàn). Trung đoàn 6 đóng quân trong Phi trường Đà Nẵng,  Đại đội 4 đóng quân trong Xã Hòa Cầm, huyện Hòa Vang,Tỉnh Quảng Nam  
                        
Thăng cấp Trung úy trừ bị tạm thời:     04.08.1956
Thăng cấp Trung úy trừ bị chính thức: 01.10.1956
Chuyển sang Hiện dịch.

1957
14.08.1957: Theo học Khóa A, Khóa đầu tiên Sĩ quan Lực Lượng Đặc biệt Việt Nam tại Trường Biệt đông đội Thể dục,Thể thao Đinh tiên Hoàng, Đồng Đế, Nhatrang do Toán A/LLĐB Mỹ từ Okinawa (Nhật bổn). sang huấn luyện.Sở Liên Lạc Khai Thác Địa Hình, trực thuộc Phủ Tổng Thống, gọi đích danh lên đường thụ huấn
1958
01.01.1958:Thuyên chuyển từ Tiểu đoàn 1/6 về Liên đội Quan sát số 1 sau đổi thành Liên đoàn 77 Lực Lượng Đặc Biệt. Đơn vị đóng quân bên trong Trường Biệt Động Đội Nhatrang.
04.03.1958: Theo học Khóa Nhảy dù tại Bộ Tư Lệnh Nhảy dù (Trại Hoàng hoa Thám),Sài gòn. Lúc bấy giờ đứa con trai đầu lòng mới được 25 ngày sanh.  
04.04.1958: Mãn khóa Dù, trả về đơn vị cũ, làm Huấn luyện viên Phá hủy, Phá hoại, Thuốc nổ, Mìn, Bẫy.
1960
16.02.1960: Theo học Khóa 13 Sĩ quan Tham mưu tại Trường Đại học Quân sự Sài gòn (trong Trại Trần hưng Đạo), thời gian kéo dài 6 tháng.Trung tướng Trần văn Minh, Chỉ huy trưởng Trường. Trung tá Hoàng xuân Lãm, Giám đốc Khóa học.
16.07.1960: Mãn Khóa Tham mưu, trả về đơn vị cũ tiếp tục làm Huấn luyện viên.
Trong thời gian vừa huấn luyện, vừa xây dựng, vừa phát triễn, đơn vị thường xuyên mở các cuộc hành quân thực tập ngắn hạn và dài hạn vào các Mật khu địch như Mật khu Tỉnh ủy Hòn Giũ (Khánh hòa); Mật khu Lê hồng Phong (Phan Thiết); Chiến khu D (Võ Đất, Tánh Linh); Khe Sanh, Lao Bảo; Biên giới Lào Việt...
1961 Nhẩy dù xuống Hải Yến 
01.02.1961: Liên đoàn 77 Lực Lượng Đặc Biệt chỉ định làm Trưởng toán A Hành quân & Huấn luyện, danh hiệu Toán Con Ó, (Toán Tiểu đoàn), thâm nhập bằng dù vào ban đêm xuống Xã Tân hưng Tây, Quận Cái Nước, Tỉnh An Xuyên. Đây là Toán A/LLĐB đầu tiên, xuất phát hành quân để trắc nghiệm kết quả sau khi được LLĐB Mỹ huấn luyện. Liên đoàn 77 Lực Lượng Đặc Biệt báo cáo lên Sở Khai thác địa hình Phủ Tổng Thống. Nơi đây đúc kết đệ trình lên Bộ Tổng Tham Mưu, lên Tổng Thống để có kế hoạch phát triển LLĐB/VN sau nầy.


Cha Nguyễn lạc Hóa, Đại úy Quốc Dân đảng của Trung hoa Dân Quốc (Tưởng giới Thạch). Khi Cộng sản chiếm trọn Trung hoa, Cha hướng dẫn trên một trăm gia đình người Nùng theo Cha đến lập nghiệp ở Móng Cáy, Bắc Việt. Khi Hiệp định Geneve được ký kết, chia đôi đất nước, Cha lại đưa số gia đình nói trên sang Cao Miên lập nghiệp, làm phu cho Đồn diền cao su. Tổng thống Ngô đình Diệm chấp thuận, cho phép Cha thành lập một Chiến khu chống Cộng ở khu vực miệt rừng tràm Cà Mau, gần bờ Vịnh Thái Lan, ngay trong lòng địch, với số con chiên thuộc thành phần dân tộc Nùng di cư. Lúc mới thành hình, mang tên là Giáo xứ Bình Hưng (sau nầy đổi danh xưng thành Biệt khu Hải yến).
 
Vào ngày giờ được ấn định, một Toán A/LLĐB nhảy dù đêm xuống Biệt Khu Hải Yến.
Toán làm gi? Đi đâu? Khi nào đi? Đi bằng phương tiện gi? Đi thời gian bao lâu?... người không có nhiệm vụ, kể cả gia đình, hoàn toàn không biết.
Tôi đứng ở cửa máy bay, hai tay chống vào thân tàu, đầu ló ra ngoài tìm bãi thả. Phi cơ bay quần quần hơn nửa giờ đồng hồ. Khi bay ra biển đông, nước biển ánh lên màu bạc. Khi bay vào nội địa, rừng tràm, rừng đước đen kịt, đen ngòm ! Phi công định bay về theo lệnh, bỗng nhiên một số ánh lửa bùng sáng lên trong đêm đen lần lượt Toán nhảy dù ra ngoài. Hôm nay Trời hơi có gió. Những cánh dù bay lạc ra khỏi bãi. Gần 2 giờ sau, khoảng 3 giờ sáng, Toán Tiếp nhận mới đón đủ 14 người. Người nào, người nấy quần áo ướt nhẹp, giày vớ sũng bùn.Nhiệm vụ của Toán LLĐB nhảy dù xuống, ở lại giúp Cha tổ chức đơn vị; huấn luyện; trang bị vũ khí; thiết lập hệ thống tình báo và phản tình báo; thiết lập hệ thống truyền tin & liên lạc; hệ thống tiếp liệu; quân y & tản thương, hướng dẫn hành quân.
Khi công tác châm dứt, để tưởng thưởng công lao tôi đã được thăng cấp Đại úy tạm thời và ân thưởng Huy chương Anh Dũng. 01.10.1961: Lên đường du học Hoa kỳ.          

1962
01.01.1962: Mãn khóa học, về nước, thuyên chuyển về đơn vị cũ.
20.04.1962- Giữ chức vụ Chỉ huy Trưởng trại Hòa Cầm, Đà Nẵng, huấn luyện Lực Lượng Dân sự Chiến đấu, Thanh niên chiến đấu bảo vệ Ấp Chiến lược, Trail forces (Lực lượng tìm và theo dõi đường mòn).
26.12.1962: Chỉ huy trưởng B5/77 (Toán Trung đoàn) kiêm Chỉ huy Trưởng Trại Dù Tho (Ba Xuyên).
1963
16.08.1963 Thăng cấp Đại úy chính thức:              
1964
01.07.1964: Được chỉ định theo học Khóa Sĩ quan Bộ Binh Cao cấp (Advanced Infantry Career Course) tại Trường Bọ Binh Fort Benning, Georgia, USA.
1965 Trận Diên Khánh.
29.03.1965: Mãn khóa, về nước giữ chức vụ Trưởng khối Quân huấn Trung tâm huấn luyện LLĐB Đồng bà Thìn (Cam ranh).
16.06.1965: Sĩ quan Phụ tá Chỉ huy trưởng TTHL/ĐBT kiêm Trưởng Khối Quân huấn.
Vào khoảng đầu năm 1965, Bộ Tư Lệnh LLĐB/VN và Liên đoàn 5 LLĐB Hoa kỳ di chuyển từ Sài gòn ra Nhatrang. Thành lập Trại Trung Dũng gồm Bộ Chỉ huy Trại và 4 Đại đội Biệt kích, đồn trú trong Thành Diên khánh. Nhiệm vụ: bảo vệ 2 Bộ Tư Lệnh Việt Mỹ (Vòng đai Phi trường) và hành quân lưu động trong toàn Tỉnh.
26.10.1965: Tôi được Bộ Tư Lệnh LLĐB/VN chọn và giới thiệu sang Tỉnh. Tỉnh đề nghị Bộ Nội Vụ  bổ nhiệm tôi vào chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Diên khánh thay thế Đại úy Hoàng kim Ninh.
Thời gian nầy, tình hình an ninh Quận Diên khánh không mấy tốt đẹp. Tối đến, dân chúng đều co cụm về Khu vực Thành và Quận lỵ. Tôi còn nhớ rõ, mấy tháng đầu tôi nhậm chức, có tháng đụng trận nhỏ đến 22 lần trong đêm. Lần hồi, trong Chương trình Bình định & Phát triễn của Chương trình Xây dựng Nông thôn + những cuộc hành quân liên miên của các Lực Lượng Biệt kích, Địa phương Quân, Nghĩa quân, tình hình mỗi ngày được cải thiện. Bộ Tư lệnh Sư đoàn Bạch Mã Đại hàn đóng quân trong Ấp Đắc Lộc, Xã Vĩnh Phương, giáp ranh với Quận Diên Khánh. Một Đại đội Đại hàn đóng quân trên đỉnh Núi Hòn Ngang, Xã Diên Sơn, Quận Diên Khánh, cung cấp an ninh xa, luôn mở những cuộc hành quân bên ngoài.
Tuy vậy, những cuộc đụng độ cấp Trung đội trở xuống giữa Lực Lượng Biệt kích, Địa phương quân, Nghĩa  
Ttrong thời gian tôi làm Quận trưởng Diên Khánh (từ ngày 26.10.1965 đến 23.07.1969), có khoảng 3 trận đụng độ cấp Trung đội (2 lần đụng độ với Biệt kích trong Xã Diên An; một lần đụng độ với Nghĩa quân trong Ấp Bình Khánh, Xã Diên Hòa). Đụng độ cấp nhỏ, không kể. Mỗi lần đụng độ cấp Trung đội, địch rút lui, bỏ lại vài chục xác đếm, được tại chỗ.
Một trận đánh lớn, cấp Tiểu đoàn, đã xảy ra  vào cuối năm 1968 tại Âp Phú Lộc, Xã Diên Thủy, Quận Diên Khánh (Việt Cộng đặt tên là Chiến dịch Quần Bám Trụ) kéo dài một ngày, một đêm. Bên ta, có Pháo binh và Phi cơ yểm trợ. Lực Lượng diện địa gồm BKQ + ĐPQ + NQ. Lực Lượng Đại hàn ở vòng đai bên ngoài, xa xa, không trực chiến.
Sau một ngày, một đêm giao chiến, địch rút lui, bỏ lại 67 xác chết (đếm tại chỗ). Xác được mang vể để tại đầu cẩu Phú Lộc. Thân nhân đến nhận diện. Nếu đúng, cho phép mang về chôn. Số còn lại, Chính quyền sở tại lo việc mai táng tập thể.
Trong trận đánh nầy tôi được Tướng Tư lệnh Sư đoàn Bạch Mã Đại hàn, đại diện Tổng thống Pac Chung Hy trao gắn Huy chương Võ công bội tinh (Wharang) tại Quận đường Diên Khánh.
Sau trận đánh nầy, tình hình an ninh trong Quận được cải thiện tốt đẹp.
                           
1968
01.02.1968  Thăng cấp Thiếu tá nhiệm chức:         
01.04.1968  Thăng cấp Thiếu tá thực thụ:  

 1969
23.07.1969: Tôi được bổ nhiệm giữ chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Quận Vĩnh Xương,Tỉnh Khánh hòa. (Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Khánh hòa lúc bấy giờ là Trung tá Lê Khánh và Trung tá Lý trọng Lễ).Trong ngày tôi lên đường dự Lễ bàn giao chức vụ Quận trưởng Vĩnh Xương, một đoàn xe chở Quân, Cán, Chính và Thân hào Nhân sĩ Quận Diên khánh theo sau đưa tiễn tôi và cùng vào Hội trường Quận Vĩnh Xương tham dự Lễ.
1970
                            
01.07.1970    Thăng cấp Trung tá nhiệm chức
1971
01.01.1971   Thăng cấp Trung tá thực thụ
15.10.1970: Tôi được đề cử theo học bổ túc Khóa 5 Quân chánh mở tại Trường Đại học Quân Y, Sài gòn. Thụ huấn xong, trở về đọn vị đảm nhiệm chức vụ cũ.
 01.01.1971  Thăng cấp Trung tá thực thụ:              
1972
24.05.1972: Tôi nhận lệnh của Đại tá Lý bá Phẩm, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Khánh hòa cấp tốc ra  Ninh hòa thay thế Thiếu tá Nguyễn văn Dơi trong chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Ninh Hòa. Ngồi quận Ninh Hòa cho đến ngày mất nước. Sau đó là trận tù :Cải tạo".    

Đỗ Hữu Nhơn (4) TÙ CỘNG SẢN. 
QUÁ TRÌNH TÙ CỘNG SẢN SAU KHI MIỀN NAM BỊ MẤT  (30/4/1975) :  
1975 
 1.5.1975 Trình diện đăng ký tại khóm 9, Cư xá Lữ Gia , phường Phú Thọ, quận 11,  Ủy Ban Khởi nghĩa Huyện 11, Thành phố Hồ Chí Minh. 
10-5-1975(sáng) : Trình diện đăng ký tại 91 Trần hoàng Quân, Chợ Lớn.  Ban An Ninh Nội Chính Ủy Ban Quân Quản Thành phố Sài Gòn Gia Định 
10-5-1975 (chiều) :   Trình diện đăng ký Đảng phái ( Đảng Dân Chủ), Ban An Ninh Nội Chính  Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Trường Bác Ái. 
 14-6-1975 (chiều 5 tháng 5 ÂL)  Trình diện tập trung đi HỌC TẬP CẢI TẠO thực tế là TÙ KHỔ SAI LƯU ĐÀY BIỆT XỨ VÔ THỜI HẠN tại trường DONBOSSCO Gò Vấp, Gia Định.
16-6-1975 :  12 giờ đêm xe chở tù di chuyển, 7 giờ sáng 17-6-1975 đổ tù xuống trại Long  Giao (Long Khánh). Đây là doanh trại của Sư Đoàn 18 Bộ Binh Quân Đội  Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian này vừa lao động, vừa học 10 bài căn bản Cũa Chủ nghĩa Xã hội.

10-11-1975  :  Xe di chuyển tù từ Trại Long Giao về trại Tân Hiệp, Suối Máu, Biên Hòa.                                                                  

1976
10-6-1976 :  20 giờ xe chở tù, bịt kín mui, từ trại Tân Hiệp đến Tân Cảng ( New Port). Xuống tàu thủy chạy cận duyên ra miền Bắc Xã hội Chủ Nghĩa. 
 
13-6-1976 :  17 giờ tàu thủy đến Bến Thủy, Vinh. 19 giờ lên tàu hỏa chạy bằng củi và than đá. Hơn 60 người tù đực nhốt trong một toa chở súc vật, cửa toa đóng kín.Tàu ngừng lại ở Ga Thanh Hóa và Ga Cổ Loa để nhận bánh mì và ruốc chà bông Trung Quốc. Tàu hỏa đến Ga Yên Bái lúc 2 giờ đêm 
 
15-6-1976.   5 giờ sáng các cửa toa tàu buộc chặt bằng dây kẽm gai được chặt bằng búa.Tù được đổ xuống. Hai Sĩ quan cấp Trung Tá bị ngộp thở, đã chết từ lâu trong toa tàu trên đường di chuyển. 
 
15-6-1976 :  Xe chở tù đến Trại 3, Liên trại 1. Trại do Quân đội quản lý. Trại lợp bằn mái nứa, vách đan bằng nứa, sườn nhà và cộ bằng cây bường, cây vầu. Tất cả được buộc bằng mây và giang. Trại cất dựa vào vách núi. Thuộc địa phận xã Việt cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ( Hoàng liên Sơn). Thời gian này Trại trồng cây lương thực ( sắn, bắp đậu . . .); chặt và cưa thành khúc 3m cây bồ đề để sản xuất cây diêm quẹt và giấy . . . 

13-9-1976  : Lệnh chuyển trại. Rời trại 3. Di chuyển bộ trên 36 km trong một ngày. Tối ngủ đêm tại Bến ca nô Thác Bà. 
14-9-1976  :  Di chuyển bằng ca nô ( khoảng 2 giờ). Ca nô cặp bến Mỹ gia. Tiếp tục di chuyển bộ 5km để đến Trại 8, Liên trại 4, Đoàn 776. Trại cất bằng cây, bương, vầu, lồ ồ, nứa, dựa vào vách núi thuộc xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái ( Hoàng Liên Sơn). Thời gian này Trại khai hoang, phá rừng,Trồng cây lương thực, đốn vật liệu cây rừng để xây cất thêm doanh trại, Ngoài ra cung cấp vật liệu cây rừng để xây dựng doanh trại Đoàn 776 tại Cẩm Nhân. Trại còn phụ trách công tác làm đường từ Trại đến Cẩm Nhân.
 
1977-1978 
30-10-1977   : Lệnh chuyển trại. Di chuyển bộ từ Trại đến tạm trú qua đêm tại một ngôi Trường. Đoạn đường dài độ 20 km. 
31-10-1977  : Xe chở tù đến Trại Vĩnh Quang do công an quản lý. Trại nằm trong xả Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú ( Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ). VĩnhYên cách Hà Nội 63 Km. Vĩnh Yên cách trại Vĩnh Quang 28 km. Từ miền Thượng Du Bắc Việt nay chuyển về miền Trung Du. Biên chế vô đội chuyên làm chè ( trồng chè, chăm bón chè, cắt xén chè, hái chè, sao chè,đóng gói chè. . .). Các Đội khác sản xuất lương thực( trồng cây lương  thực, nuôi gia súc, đào ao thả cá . . . ) 
 
1979-1981
15-2-1979   Dự khóa Chính trị 1 tháng tuổi do Bộ Nội Vụ tổ chức và điều hành. Mục đích: Viết về con người và tổ chức chế độ củ + Hồi chánh viên
.
 
1982
2-5-1982   Lệnh chuyển trại. Xe chở tù từ trại Vĩnh Quang đến Ga Bình Lục ( Nam Định). Lần đầu tiên trong đời bị mang còng số 8. Còng chung với Thiếu tá Từ phục vụ ở Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Ngủ đêm trong Ga Bình Lục, Chờ tàu về Nam. 
3-5-1982   11 giờ trưa, lên tàu tại Ga Bình Lục, chuyển về Nam.  
6-5-1982    Tàu đến Ga Giá Rai, Long Khánh lúc 2 giờ sáng. Di chuyển bộ 4 km về  Trại  Xuân Lộc. Phân trại A, Đội 21A,  Z 30A ĐồngNai. Chuyên phá rẩy, trồng  cây lương thực. Trong thời gian lao động kham khổ, cực nhọc, bị lao, ra máu 2 lần, nằm bệnh xá của trại 1 tuần lể.
.
1983
 17-6-1983    Có tên trong Quyết Định Tha. Về đến nhà tối 18-6-1983 ( lệnh ký 20-6-1983) kết thúc 8 năm 6 ngày tù tội. Quản chế tại địa phương 12 tháng. Quyết định tha số 16 QĐ ngày 1/6/1983 của Bộ Nội Vụ.Giấy ra trại số 482/GRT ngày 20/6/1983 của Trại Xuân Lộc do Thượng tá Trịnh  xuân Thích, Trưởng Trại ký tên và đóng dấu. Được tha ra khỏi Trại với  Bệnh án lao phổ, giản phế quản, xuất huyết, nằm trong bệnh xá trong Trại Xuân Lộc
.
1984 
 
19-5-1984    Phục hồi quyền công dân. Quyết định số 07/QĐ ngày 19-5-1984 của Ủy Ban Nhân Dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ chí Minh. Phường 4, quận Bình thạnh trao lại ngày 24-7-1984. Địa chỉ tạm trú tại Thành phố Hồ chí minh: ( gia đình không có hộ khẩu tại Thành phố, (trừ Đức con trai trưởng) (1)  33/27A Vạn Kiếp , phường 4 ( nay đổi thành phường 3), quận Bình  Thạnh, Thành phố Hồ chí Minh từ 19-7-1983 đến 18-1-1989. (2)  522/2B đường Cù Lao, phường 2, Khu vực 4, Quận Phú Nhuận , Thành phố Hồ chí minh. Căn nhà này lúc đầu thuê, sau mua, trị giá 1 cây vàng( Ông bà nội cho vàng).
.
Đỗ Hữu Nhơn: (5) Xuất ngoại 
Từ năm 1981 đến năm 1985, nhịn ăn, nhịn tiêu, dành tiền bạc, gửi “CHUI’ nhiều hồ sơ sang Bangkok ( Thái Lan), xin cho gia đình nhập cảnh MỸ theo chương trình Ra Đi Có Trật Tự  Orderly Deparure Program) Tòa Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan cấp Thư Giới Thiệu (Letter of Introdution) đề ngày 20-6-1985 với số IV 44249 và Visa Entry Working List số 30002
.
1984 
Nộp đơn xin xuất cảnh đi Mỹ tại công an quận Bình Thạnh, Biên nhận số 224/BN đề ngày 28-11-84.  Công an quận Bình Thạnh  báo tin đã chuyển hồ sơ lên công an Thành phố Hồ chí minh. Giấy báo tin số 154/GB/ANCT đề ngày 17-1-85 của trưởng công an quận Bình Thạnh. Giấy mời bổ túc hồ sơ xuất cảnh đề ngày 19-11-88 và 11-11-89 của trưởng phòng quản lý người nước ngoài và xuất nhập cảnh Thành phố Hồ chí minh. Thư mời của Sở Ngoại Vụ, Thành phố Hồ chí minh: diện TÙ CHÍNH TRỊ (HO 5 ). Sơ vấn ngày 31/7/1990. Nộp hồ sơ 13-8-1990.
.
1990
Phái Đoàn Mỹ phỏng vấn ngày 16-8-1990. Chích ngừa ngày 17-8-1990. Khám sức khỏe ngày 20-8- và 21-8-1990. Sơ kết tình trạng sức khỏe ngày 23-8-90. Tổng kết tình trạng sức khỏe ngày 30-8-90. Đăng ký chuyến bay 15-11-90. Cân hành lý ngày 11-12-90.    Rời Việt Nam lên đường đi Mỹ ngày 14-12-1990. Ở lại Thái lan từ 14-12-90 đến 20-12-90 rời Thái Lan 7 giờ 30 sáng, đến Mỹ cùng ngày. Đi máy bay Hãng NORTHWEST (BOEING 747) từ Thái bay đến Nhật, từ Nhật đến SEATLE (WASHINGTON STATE). 10 giờ 30 đi máy bay Boeing 737 của Hãng AIR AMERICA, ghé phi trường Portland ( OREGAN STATE), 
 Đến Phi trường San Francisco (CALIFORNIA) lúc 16 giờ 30 ngày 20-12-1990.
Nguồn : Viêt Báo on line
__._,_.___

Posted by: tuong pham 

TƯỞNG NHỚ CÔNG ƠN TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

$
0
0


 
Nhân ngày giỗ thứ 53

TƯỞNG NHỚ CÔNG ƠN TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

LS.Lê Duy San


“Tôi tiến, hãy tiến theo tôi.
Tôi lùi, hãy giết tôi.
Tôi chết, hãy nối chí tôi”
Ngô Đình Diệm


 Ngày 7/5/1954 Diện Biên Phủ thất thủ. Hoàng Đế Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Biết tình hình khó khăn, ông đã từ chối mấy lần nhưng Hoàng Đế Bảo Đại vẫn năn nỉ. Sau cùng, ông đã đòi phải được tòan quyền về dân sự cũng như quân sự ông mới nhận lời. 

Ngày 7/7/1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 20/7/1954, Hiệp Định Jenève được ký kết phân chia nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. 

Về nước đúng lúc đất nước bị chia đôi, miền Nam lại chia năm xẻ bẩy: nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nào phe thân Pháp, phe thân Cộng. Quốc gia thì chậm tiến, xã hội thì đầy dẫy tệ đoan, dân trí thì thấp kém. Ruộng vườn thì bị bỏ hoang, đường xá, cầu cống thì bị Việt Cộng phá hoại. Ðó là chưa kể đến sự phá hoại ngấm ngầm của thực dân Pháp và Việt Cộng. Ngay cả người Mỹ cũng chưa hoàn toàn tin tưởng cụ Diệm. Các chính trị gia thì mỗi người một ý. Không những thế, ông còn phải lo cho cả triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản.

Trong bài này, chúng tôi xin trình bầy 2 vấn đề: Thiết lập nền Đệ I Công Hoà và những thành quả của chính phủ Ngô Đình Diện trong 9 năm cầm quyền.


I/ Thiết lập nền đệ Nhất Cộng Hoà.

Noí tới vấn đề thiết lập nền Đệ I Cộng Hoà Việt Nam, chúng ta không thể không nói tới vấn đề truất phế Hoàng Đế Bảo Đại tức cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/10/1955.

Tuy ông Diệm đã được Hoàng Đế Bảo Đại trao toàn quyền về dân sự cũng như về quân sự. Nhưng thực tế về quân sự, tướng Nguyễn Văn Hinh là Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội. Tướng Hinh lại là người thân Pháp, luôn luôn chống đối ông Diệm và có âm mưu đảo chánh lật đổ ông Diệm. Nhưng âm mưu đảo chánh bất thành và tướng Hinh bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Ngày 28/3/1955, Bình Xuyên nổi loạn, pháo kích vào dinh Độc Lập rồi mấy ngày sau đó tấn công vào thành Cộng Hoà.  

Trước tình thế khó khăn như vậy, vậy mà Hoàng Đế Bảo Đại lại gây khó khăn cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bằng cách từ Cannes (Pháp Quốc) gửi ngay một công điện vào  ngày  28/4/1955,  triệu hồi Thủ Tướng Diệm qua Pháp nói là để “tham khảo ý kiến”,

Theo luật sư Lâm Lễ Trinh thì ý đồ của Hoàng Đế Bảo Đại là để cất chức Thủ Tướng Diệm vì ông Diệm đã khai trừ tướng Nguyễn Văn Hinh và đã đóng cửa sòng bài Đại Thế Giới của Bẩy Viễn là nơi cung cấp tiền bạc cho Bảo Đại và muốn thay thể bằng Lê Văn Viễn tức Bẩy Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy cảnh sát, công an..

 Bị đẩy vào chân tường, Thủ Tướng Diệm đã tham khảo ý kiến hội đồng nội các rồi phúc đáp: “Hội đồng Nội Các không đồng ý để ông xuất ngọai giữa tình thế rối ren của xứ sở và một Hội nghị các chánh đảng và nhân sĩ quốc gia sẽ được triệu tập ngày 29/4/55 tại dinh Độc Lậpđể cho biết ý kiến “Thủ Tướng có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Quốc Trưởng hay không?” Hội nghị này gồm có 18 chính đảng, đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam trong đó có ba tổ chức nổi bật và có thực lực là: VN Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) mà bí thơ là Nguyễn Bảo Tòan, VN Phục Quốc Hội (Cao Đài) do Hồ Hán Sơn thay mặt và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến VN của Trịnh Minh Thế do Nhị Lang đại diện.
          
Ông Nhị Lang, tác giả cuốn sách Phong Trào kháng chiến Trịnh Minh Thế cho biết “Đúng 10 giờ sáng ngày 29/4/55 Hội nghị khai mạc, Thủ Tướng Diệm tiến vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, sau khi ngỏ lời chào mừng Hội Nghị, ông tuyên bố: “Để qúy ngài được tự do thảo luận” rồi ông kiếu từ đi ngay…”

Trong khi các hội viên yên lặng chăm chú đọc chương trình nghị sự, thì ông Nhi Lang đứng lên tuyên bố:“Thưa quí vị, tôi được chỉ thị của  đòan thể chúng tôi là Mặt trận Quôc gia Kháng chiến Việt Nam đến đây gặp quí vị không phải đề nói chuyện về việc Thủ Tuớng  Ngô Đìng Diệm có bổn phận hay không bổn phận thi hành lệnh của Bảo Đại. Mà trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề, là đã đến lúc chúng ta cần trút bỏ quyền hành của ông Quốc trưởng vô dụng kia đi. Là vì ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo quốc gia. Thử hỏi, thành phố Sài Gòn đang có biến, dân chúng đang xôn xao lo sợ, tại sao ông Bảo Đại lại chọn ngay lúc này để bắt buộc Thú tướng phải bỏ nước sang bên Pháp xa xôi kia, để ‘’tham khảo ý kiến?’’ Tham khảo cái gỉ? Phải chăng đây là mưu kế để nhắm lật đổ Chánh phủ này? Vậy tôi xin tuyên bố dứt khoát, nếu quí vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo đại ngay bây giờ, thì tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng hội này ngay!’’.

Trong khi cử toạ còn đang bang hoàng và sửng sốt thì đại tá Hồ hán Sơn, đại diện tướng Cao đài Nguyễn thành Phương đứng lên và tuyên bố tiếp: “Nhân danh Việt Nam Phục Quốc hội, chúng tôi đồng ý với mặt trận Quốc gia kháng chiến, yêu cầu quí vị đừng bận tâm tới lệnh triệu thỉnh vô lý của Bảo đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc cách mạng, chấm dứt ngay vai trò của ông Quốc trưởng Bảo Đại kia đi cho xong. Nếu ý kiến nầy không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc!’’

 Phiên họp kéo dài 7 tiếng. Đúng 5 giờ chiều, Chủ Tịch Nguyễn Bảo Tòan mời Thủ Tướng Diệm xuống phòng họp để nghe kết qủa. Kết qủa gồm có 3 điểm sau:

          * Truất phế Bảo Đại.

          * Giải tán chính phủ Diệm và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

          * Tổ chức tổng tuyển cử, thành lập chế độ cộng hòa.

 Ông Nhị Lang viết: “Khi Thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy. Thủ Tướng Diệm lộ vẻ đăm chiêu và nói bằng một giọng trầm mặc: “Xin qúy ngài cho tôi được có thì giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề quan trọng này”.

Ngay ngày hôm sau, 30/4/55, cụ Diệm lại nhận được thêm một công điện thứ 2 triệu hồi ông Diệm sang Pháp. Đây có thể nói là giọt nước cuối cùng đã buộc ông Diệm phải đi tới quyết định truất phế ông Bảo Đại.  

Như vậy, việc truất phế Hoàng Đế Bảo Đại không phải hoàn toàn do Thủ Tướng Diệm quyết định mà là do cả một Hội nghị gồm có 18 chính đảng, đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam quyết định.Ông chỉ là người quyết định sau cùng và quyết định của ông cũng đứng trên quyền lợi của quốc gia dân tộc chứ không phải quyền lợi của cá nhân hay phe phái.

Với cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/10/1955, Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế và ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống. Tổng Thống Diệm đã cho bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để sọan thảo bản Hiến Pháp cho nước Cộng Hòa Việt Nam và bản Hiến Pháp này đã được Tổng Thống Diệm ban hành ngày 26/10/1956.


II/ Những thành qủa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sau 9 năm cầm quyền.

 1/ Về Hành Chánh: Cải biến Trương Quốc Gia Hành  thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

Trường Quốc gia Hành chánh ở Đà Lạt thành lập từ năm 1952thời Quốc gia Việt Nam. Chương trình học là 1 năm. Đến năm 1955 thì trường được chuyển về Sài Gòn và đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Alexandre de Rhodes gần Dinh Độc lập sau dời về trụ sở mới ở số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3. Đây là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa nhằm đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chương trình học là 3 năm.

2/ Về Quân đội: Cải biến Trường Võ Bị Liên Quân ĐàLạt thànhTrường Võ Bị Quốc Gia ĐàLạtvà nâng cao trình độ các TT Huấn Luyện Hải Quân và Không Quân Nha Trang.

Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (tiếng Pháp: École militaire Inter-armes) thành lập năm 1950, nhằm đào tạo sĩ quan cho quân đội quốc gia Việt Nam, thời gian thụ huấn là 1 năm. Sang thời Đệ I Cộng hòa Việt Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959theo nghị định của Bộ Quốc phòng đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch cho ba binh chủng: hải quân, lục quân, và không quân cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chương trình thụ huần là 2 năm, sau tăng lên 3 năm.

Ngòai ra các Trung Tâm Huyấn Luyện Không Quân Nha Trang, Trung Tâm Huấn Luyên Hải Quân Nha Trang …, cũng được nâng cao trình độ kiến thức để đào tạo các sĩ quan có khả năng cho hai ngành Không Quân và Hải Quân cho quân lực VNCH. Ai muốn vào 2 binh chủng này phải có bằng Tú Tài và phải qua một kỳ thi tuyển.

3/ Về Giáo Dục: Việt Hóa Trung Học và Đại Học, Thành lập thêm Đại Học Huế.

Trước khi ông Diệm về nước, chỉ có mỗi một Viện Đại Học đó là Viện Đại Học Hà Nội. Sau năm 1954 được di chuyển vào Nam. Không những trường Đại Học mà hầu hết các trường  Trung Học ở miền Nam lúc bấy giờ vẫn còn giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Tới khi Thủ Tướng Diệm về nước chấp chính, nền giáo dục được cải tổ và Việt Ngữ được dùng để giảng dậy không những ở cấp Tiểu Học mà cả ở cấp Trung Học. Riêng cấp Đại Học thì vì vấn để thiếu giảng viên Việt Ngữ nên được Việt hóa dần dần.

Chỉ 2 năm sau ngày nền Đệ I Cộng Hoà được thành lập, nhiều trường trung và tiểu học đã được thành lập thêm. Số học sinh trung học đã tăng lên 40% và số học sinh tiểu học đã tăng lên 60%. Trường Quốc Gia Nông Lâm Súc thành lập năm 1955, sau đổi thành trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc. Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, sau đổi thành Đai Học Kỹ Thuật Phú Thọ và Viện Đại Học Huế cũng được thàng lập vào năm 1957.

Chỉ 2 năm sau ngày nền Đệ Nhất Cộng Hoà được thành lập, nhiều trường Tiểu học và Trung học đã được thành lập thêm. Số học sinh tiểu học đã tăng lên 60% và số học sinh trung học đã tăng lên 40%.

4/ Về Nông nghiệp: Thành lập Khu Trù Mật, Hữu Sản Hóa Nông Dân.

Phong trào Cải Cách Ruộng Đấtở miền Bắc của Cộng Sản dùng biện pháp đấu tố, tra tấn dã man và chém giết địa chủ để cướp đất của họ, nhằm tiêu diệt giới điền chủ và bần cùng hóa người dân, khiếncả trăm ngàn người dân vô tội bị chết chỉ vì họ có vài ba mẫu ruộng. Trái lại, chương trình Cải Cách Điền Địaở miền Nam do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện nhằm hữu sản hóa nông dân. Đối với điền chủ, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các viên chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn một cách thỏa đáng, chứ không tịch thu, đấu tố như miền Bắc. Chương trình này bị gián đoạn vì biến cố 1/11/63 và được tiếp tục vào những năm 1971, 1972, 1973 (6).

5/ Về Kinh Tế và kỹ nghệ.

“Kế hoạch 5 năm” đầu tiên từ 57-61 được thực hiện để kỹ nghệ hoá đất nước đã làm gia tăng sự sản xuất lúa gạo và cao su. Khu Kỹ Nghệ Biên Hoà được thành lập. Nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy ván ép được xây cất và các viện bào chế dược phẩm được thành lập. Đường xe lửa xuyên Việt được tái lập.

6/ Cải tạo xã hội: Bãi bỏ chế độ đa thê, Bài trừ tệ đoan xã hội.

Năm 1961 luật Gia Đình được bàn hành, chế độ đa thê bị bãi bỏ. Các tệ đoan xã hội như cờ bạc, hút sách v.v … bị bài trừ khiến xã hội trở nên lành mạnh. Đời sống kinh tế của người dân miền Nam ổn định và sung túc không như người dân miền Bắc phải sống dưới chế độ tem phiếu. 

7/ Về Tài Chánh: Thành lập Ngân Hàng Quốc Gia và Viện Hối Đoái.

Ngày 3/12/1954, Thủ Tướng Diệm ký sắc lệnh thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam một cách gấp rút để có thể hoạt động từ 1/1/1955, khi Hoa Kỳ viện trợ trực tiếp cho Việt Nam và Viện Hối Đoái để phụ trách các giao dịch về ngoại tệ.

Ngòai những thành qủa trên, Tổng Thống Diệm còn cho thành lập khu Trù Mật, khu Dinh Điền, thi hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược và phát động Phong Trào Tố Cộng, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã ra bản Tuyên Cáo vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 mở đầu chiến dịch Chiêu Hồi khiến cho Cộng Sản miền Bắc lo sợ.


III/ Kết luận.

Về nước trong trong tình thế nhiễu nhương, đầy khó khăn, vậy mà ông đã ổn định được miền Nam, thu hồi được chủ quyền từ tay người Pháp và lập lên nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Với một thể chế dân chủ tuy không được hoàn hảo như các nước tân tiến tây phương nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã đem lại cho người dân được hưởng một cuộc sống tự do dân chủ, no ấm và một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng. Trong khi đó, miền Bắc, cho tới năm 1975  người dân vẫn còn phải sống dưới chế độ ngu dân, độc tài và đói khổ.

 Có thể nói, kể từ khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho Việt Nam cho tới bây giờ, chưa có một vị Tổng thống, Quốc Trưởng hay Chủ Tịch nước nào đạo đức, liêm khiết và hết lòng vì nước, vì dân bằng Tổng thống Ngô Đình Diệm. Và cũng kể từ khi Việt Nam được độc lập tới nay, cũng chưa có chính phủ nào thực hiện được những thành quả tốt đẹp cho quốc gia dân tộc như chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Có thể nói: Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đã tái thiết miền Nam sau chiến tranh Việt Pháp 1946-1954, đã đưa miền Nam Việt Nam trở thành một quốc gia có một nền kinh tế tốt đẹp và một quân đội hùng mạnh. Còn ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam chì lo phá hoại, lo chiến tranh và lo khủng bố, giết hại đồng bào miền Nam vô tội.

Không phải chỉ có người Việt Nam chúng ta mới mới kính trọng Tổng Thống Diệm mà nhiều người ngọai quốc trong đó có Giáo Sư Sử Gia Edward Miller và Sử Gia Henry Fairbanks cũng phải cộng nhận ông là một người có hoài bão thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị tốt đẹp nhất của Tây Phương và khôi phục những giá trị cổ truyền tốt đẹp (của Đông Phương) làm nền tảng cho phương thức canh tân xứ sở. Tổng Thống Tưởng Giới Thạch thì nói: “Một trăm năm nữa thì Việt Nam cũng không thể tìm được một người như Tổng Thống Ngô Đình Diệm” và Tổng Thống Eisenhower cũng phải công nhận ông là : Một người phi thường “He’s a miracle man”. Phó TT Hoa Kỳ Johnson cũng đã ca ngợi rằng: “Tổng Thống Diệm là một Churchill của Á Châu...Lịch sử xếp ông ta như là một trong những vĩ nhân của thế kỷ 20”.

 Từ ngày miền Nam xụp đổ người dân miền Nam đã nhận thức được ông Ngô Đình Diệm là người thế nào và đâu là nguyên do thực sự đưa đến sự xụp đổ của miền Nam, thì hầu như khắp nơi trên thế giới, nơi nào có đông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách trang nghiêm và long trọng vào tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ công ơn của cố Tổng Thống Diệm.

 Những việc làm của Tổng Thống Diệm không phải là không có khuyết điểm và thiếu sót. Nhưng với những thành quả mà ông đã đạt được, dân tộc Việt Nam sẽ đời đời nhớ ơn ông. Rồi đây, khi đất nước Việt Nam thanh bình và chế độ Cộng Sản không còn, chắc chắn sẽ có những kỳ đài, những quảng trường, những trường học, những đại lộ mang tên NGÔ ĐÌNH DIỆM, để tưởng nhớ  vị tổng thổng đầu tiên của Việt Nam đã vị quốc vong thân.


LS.Lê Duy San


__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

Họp Mặt Cựu Học Sinh Phan Bội Châu Phan Thiết Niên Khóa 1964 - 1971 ngày 29 tháng 10 năm 2016 tại Phan Thiết

$
0
0


Nhớ Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết

Nơi gặp gở các Cựu Học Sinh Trường Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết

Saturday, October 29, 2016

Họp Mặt Cựu Học Sinh Phan Bội Châu Phan Thiết Niên Khóa 1964 - 1971 ngày 29 tháng 10 năm 2016 tại Phan Thiết

Hình ảnh và Video do Đặng Chung PBC71 thực hiện

 





































Bài đã đăng năm 2016

·         Bải đã đăng 2015






__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= 

Lễ Động Thổ Hoàn Tất Giai Đoạn Một Vườn Văn Hóa Việt Tại San Jose

$
0
0


Thư của BS Nguyễn Xuân Ngãi và lễ động thổ hoàn tất giai đoạn 1 Vườn Truyền Thống Văn Hoá Việt

 
 Trưa hôm nay, thứ Sáu 28/10/2016  theo thư mời của nghị viên Nguyễn Tâm đơn vị 7, đã có buổi lễ động thổ hoàn tất giai đoạn 1 Vườn Truyền Thống Văn Hoá Việt 1245 Robert Ave. San Jose
Theo như nghị viên Nguyễn Tâm qua cuộc phỏng vấn của nhà báo  Nguyễn Xuân Nam Calitoday thì "theo chúng tôi biết cách nay 8 tháng, thành phố đã ký văn bản thông báo cho tổ chức cũ  chấm dứt và kể từ tháng 8/2016 đã chấm dứt toàn bộ mọi quan hệ đối với tổ chức  vườn Việt. 

Vì vậy đây là một trong những công viên bình thường của thành phố, chỉ có cái tên là Vườn truyền thống Văn Hoá Việt  và nghị viên Nguyễn Tâm cũng đã gửi thư mời đến BS Nguyễn Xuân Ngãi ( người được xem như là chủ trương và thành lập vườn Văn Hoá Việt ). Nhưng  BS Nguyễn Xuân Ngãi  trả lời không tham dự được   vì  vào giờ chót có một bệnh nhân cần chữa trị"

   Nhưng qua một bức thư  của BS Nguyễn Xuân Ngãi gửi cho ô. Noberto Duenas, City manager ngày 27/10/2016, BS Nguyễn Xuân  Ngãi cho biết ông đã nhận được thư   mời  ( email)tham dự lễ động thổ  hoàn tất giai đoạn 1 vườn Văn Hoá Việt của Nghị viên Nguyễn Tâm  và Nguyễn Mạnh và ông hoàn toàn ngạc nhiên về  sự kiện này vì hai lý do như sau : ( nguyên văn bằng Anh ngữ)

1-  Before receiving this email, I have had no prior discussion with Coucilmember Tam Nguyen  regarding this event
2- The construction for phase 1A is not expected to finish until the end of December

Để rộng đường dư luận, xin mời quý vị xem link phóng sự lễ động thổ dưới đây của Calitoday thự hiện dài khoảng 10 phút và thư của Bs Nguyễn Xuân Ngãi ( attach đính kèm )


On Friday, October 28, 2016 3:04 PM, THU DUC <> wrote:


Image result for le-dong-tho-hoan-tat-giai-doan-mot-vuon-van-hoa-viet-tai-san-jose.html
Thân gởi đến Qúy Thân hữu xem lá thư Bác sĩ Ngãi, trong file đính kèm.
Cám ơn
HVK


Image result for le-dong-tho-hoan-tat-giai-doan-mot-vuon-van-hoa-viet-tai-san-jose.html


Image result for le-dong-tho-hoan-tat-giai-doan-mot-vuon-van-hoa-viet-tai-san-jose.html
Image result for le-dong-tho-hoan-tat-giai-doan-mot-vuon-van-hoa-viet-tai-san-jose.html
Sent from Yahoo Mail

Quà Giáng Sinh 2016 từ lòng biết ơn các ân nhân tại Nauy Đêm Nhạc Vàng Thu Áo Lính Oslo ngày 24 tháng 09 năm 2016.

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

$
0
0
Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
Đăng ngày 31.10.2016 

GNsP (31.10.2016) – Ngày giỗ kỷ niệm 53 năm ngày Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và Bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu qua đời được tổ chức vào ngày 31.10.2016, ngày áp lễ các Thánh nam nữ của Giáo hội Công giáo. Thánh lễ như mọi năm được cử hành tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B.

Chủ tế Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum; Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN; Điều hành buổi lễ là cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT; cùng đồng tế có cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô, cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh, cha Giuse Maria Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc và các cha Dòng Chúa Cứu Thế: Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ, Phaolô Lê Xuân Lộc. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của hai Đan sĩ Đan viện Châu Sơn – Nho Quan và một số nữ tu.

Thành phần tham dự, chúng tôi nhận thấy có một số khuôn mặt quen thuộc trong các Tổ chức Xã hội Dân sự như: Luật sư Lê Công Định, Cựu TNLT Paulus Lê Sơn, Nhà báo Sương Quỳnh, Nghệ sĩ Ánh Hồng… Đặc biệt có những khuôn mặt đến từ Miền Bắc nước Việt Nam, những người không hề biết gì Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trước năm 1975 và nếu có biết chỉ là những thông tin một phía từ sự thông tin của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa: Bác sĩ Đại tá Quân đội nhân dân Đinh Đức Long, Kỹ sư Trần Bang và một số gương mặt khác. Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH. Và nhiều thành phần khác, số lượng tham dự khoảng gần 200 người.

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016

Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum, chủ tế lễ giỗ tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm, tại nghĩa trang Lái Thiêu.

Cùng đồng tế với Đức cha Micae có: Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ; cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT, điều hành buổi lễ; cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô; Cha Giuse M. Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc; cha P.X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh; cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT và cha Vinhsơn Phạm Trung Thành.

Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN.

Trước ngày tổ chức lễ giỗ, một nhóm bạn trẻ đã tình nguyện lên nghĩa trang làm sạch sẽ phần đất chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Trước đó, Ban quản trang đã cho cắm cọc, dựng rào thép B40 bọc toàn bộ nghĩa trang lại, khiến cho những ai muốn đến thăm phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông phải đi vào một cánh cổng cách đó khoảng 50m và xuyên qua những hàng mộ dày đặc.

Tuy nhiên, ngoài hai chiếc camera được gắn sẵn để quan sát chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B, nhà cầm quyền địa phương và Ban quản trang không hề có một thái độ nào gây trở ngại cho việc tổ chức lễ giỗ. Những an ninh mặc thường phục, mặt đeo khẩu trang, đầu đội nón an toàn vẫn được bố trí dày đặc xung quanh khu vực lễ giỗ, một vài an ninh đặc biệt xâm nhập sát ngôi mộ Cố Tổng thống G.B, nơi bàn dâng lễ. 

Những viên an ninh này bị mọi người phát hiện, sau những trao đổi ngắn ngủi để làm rõ sự hiện diện của họ, những viên an ninh này khá tôn trọng trật tự, nhưng vẫn âm thầm quay phim cận cảnh các diễn tiến của buổi lễ.

Trước giờ cử hành thánh lễ, nhóm người hiện diện đầu tiên đã cùng nhau cất lên Lời Kinh Mân Côi khởi sự cho buổi cầu nguyện lễ giỗ. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh nói vài lời về buổi lễ giỗ và giới thiệu tổng quát về đoàn đồng tế.

Hơn 10 giờ, Đức cha Micae đến cổng nghĩa trang, cùng đi với Đức cha có cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, DCCT và cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô. Thánh lễ bắt đầu khoảng lúc 10 giờ 10 phút, Đức cha Micae với lời mở đầu đã nói về thân thế và sự nghiệp của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm. Đức cha Micae gọi Cố Tổng thống là một danh nhân của dân tộc Việt Nam trước sự nể phục của những vị Tổng thống đương thời với ông như: Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu, Lý Thừa Vãn… Đức cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Đức cha cũng không quên kêu cầu nguyện cho các chiến sĩ hai miền đã bỏ mình vì Tổ quốc vì nền độc lập của dân tộc.

Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH.




Số lượng tham dự lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và thân hữu khoảng gần 200 người.

Ngỏ lời trong bài giảng Lời Chúa, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành triển khai thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê (Bài đọc của ngày thứ hai tuần 31 Thường niên – 31.10.2016). “Thái độ khiêm tốn, lòng bác ái phục vụ trong yêu thương đưa mọi người đến sự hiệp nhất trong một thần khí. Cha Vinh Sơn nhắc lại bài Tin Mừng Chúa Nhật 31 Thường niên năm C, Chúa Giêsu bằng cử chỉ đầy lòng bác ái, khiêm tốn, Ngài dừng lại nơi người mù ở cổng thành Giêrikhô và chữa lành cho ông (Lc 19). 

Chúa Giêsu cũng đã hết sức khiêm nhường và đầy yêu thương ngước nhìn Giakêu gọi ông xuống và công bố ơn cứu độ. Đứng trước đông đảo những con người đầy quyền lực, danh vọng của xã hội, trước mắt Chúa chỉ có người nghèo, người bị bỏ đói là đối tượng để Ngài tìm kiếm phục vụ. Chúa Giêsu không chỉ nói mà chính Ngài làm, chính Ngài thực hiện lời giảng dạy, phục vụ trong khiêm tốn đầy yêu thương và hiệp nhất với tất cả những ai thành tâm thiện chí về một đoàn chiên duy nhất trong thần khí.”

“Trong bức tông huấn Niềm Vui Tin Mừng được Đức cha Phanxicô đưa ra 4 tiêu chuẩn để biện phân, một trong 4 tiêu chuẩn đó là “thời gian thì quan trọng hơn không gian”. Những ai ở Sài Gòn của những năm 60, 61, 62, 63 chứng kiến những cuộc xuống đường chống đối Cố Tổng thống Ngô, có cảm giác bạo loạn và phân rẽ, những người Miền Bắc nghe đầy những lời xấu xa về Cố Tổng thống Ngô.”

“Đã 53 năm đi qua, hình ảnh một con người khiêm tốn và yêu thương đã dần tỏ hiện. Hôm nay, hiện diện ở nơi đây trong ngày giỗ của Cố Tổng thống, đông đảo nhiều thành phần, từ già trẻ lớn bé, cả những người đến từ Miền Bắc Việt Nam, cả những người không cùng đạo Công giáo, sự khiêm tốn và tình yêu thương của Cố Tổng thống đã hiệp nhất mọi người ngày hôm nay trong lời kinh ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Và, sẽ còn hiệp nhất nữa, sự hiệp nhất sẽ lan tỏa ra cho mọi người.”

“Ngày mai, ngày lễ các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa. Sách Khải Huyền gọi các Thánh là những người từ những đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo của họ trong máu của con chiên. Cố Tổng thống G.B vì yêu thương và khiêm tốn, ông đã đón nhận những đau khổ trong cuộc đời của ông và những cái chết thê thảm vì bị những kẻ phản bội ra tay, sát hại một cách dã man, ông đã giặt áo của mình trong máu của con chiên. Hôm nay, chúng ta tạ ơn và ngợi khen Chúa trong cuộc đời của ông, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ông, cho dân tộc của chúng ta.”

Đức cha, Quý cha và cộng đoàn cùng dâng cho Cố tổng Thống G.B Ngô Đình Diệm và gia đình Cụ nén hương lòng.

Đức cha Miace thắp nén nhang cho Cụ G.B Ngô Đình Cẩn – Bào đệ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB tưởng nhớ đến Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm theo nghi thức của QLVNCH.

 Đức Cha Micae - Paulus Lê Sơn
Sau thánh lễ, Đức cha Micae và mọi người thắp nhang, kính cẩn cúi mình trước mộ phần của cụ và các thân nhân của Cụ. Buổi lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.
Pv.GNsP

http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/10/31/le-gio-52-nam-co-tong-thong-ngo-dinh-diem/

Viên Linh: Một nhân cách lạ lùng

$
0
0
Viên Linh: Một nhân cách lạ lùng
(1)
Kiều Phong

Đọc xong cuốn “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút VN (1957-1975)” của nhà văn Nhật Tiến, rồi bài nhận định về giá trị tác phẩm này của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh… ngẩn ngơ cả ngày. Nhớ các bậc tiền bối có công tạo dựng và duy trì một nơi quy tụ đẹp đẽ của văn giới miền Nam. Nhớ những công trình lớn lao của hội đã góp phần làm phong phú cho nền văn chương của quê hương đất nước thân yêu thủa nào.
Và bồi hồi nhớ nhà văn Minh Đức Hoài Trinh cùng nhà báo Đạo Cù Trần Tam Tiệp.
Sau 75, Hội Văn Bút, như tất cả các hội đoàn khác, tự ý giải tán hoặc bị bức tử. Hội viên thì phần lớn như cá nằm trên thớt, chờ ngày chế độ mới ra tay bắt bớ, giam cầm. Tác phẩm của họ bị đốt, hoặc trưng bày trong những phòng triển lãm tội ác Mỹ Ngụy.  Hội Văn Bút Quốc Tế cũng mặc nhiên coi hội Văn Bút Việt Nam đã chết theo miền đất tự do cuối cùng của nước Việt.
Người nhất định không chịu chấp nhận cái chết ấy là bà Minh Đức Hoài Trinh.
Trong một phiên họp của đại hội Văn Bút Quốc Tế, sau ngày mất nước, bà lên diễn đàn thỉnh cầu Hội chấp nhận là Hội Việt Nam còn sống nhăn, bằng cớ là có nhiều hội viên, cũng như bà, được tị nạn ở các nước tự do. Tất cả những hội viên may mắn này sẽ tiếp tục duy trì hội Văn Bút tạm đặt trụ sở ở Hải Ngoại, sinh hoạt bình thường.
Thế là hội viên những nước thiên tả, hoặc vốn thù ghét Việt Nam Cộng Hòa nhâu nhâu lên tấn công bà. Có tên khẳng định VNCH chết ngày 30 tháng tư bảy lăm, hội Văn Bút Việt Nam cũng tạ thế cùng ngày. Chỗ trống phải dành để chờ Hội Văn Bút Việt Cộng. Có đứa xỏ xiên: Đám nhà văn nhà thơ lưu vong ấy mai mốt sẽ thành công dân nước họ định cư, tha hồ gia nhập hội Văn Bút Tây, Mỹ, Canada, Úc… quên VN đi!
Chủ tịch và ban chấp hành của hội cũng xác định là xưa nay, hội chưa từng chấp nhận một hội Văn Bút nào có kèm hai chữ “hải ngoại”.
Tuy cũng có một số hội viên ủng hộ bà, nhưng không nhiều. Lúc bầu phiếu, phe chống có đa số áp đảo, bà thua, Văn Bút Việt Nam tiếp tục tắt thở.
Không sờn lòng, nản chí, cùng luật sư Trần Thanh Hiệp, nhà thơ Nguyên Sa, nhà báo Trần Tam Tiệp, bà Minh Đức Hoài Trinh bền bỉ tranh đấu.
Đại hội nào bà cũng dự, bài diễn văn nào của bà cũng nhấn mạnh vào truyền thống và chủ trương tốt đẹp của hội: bênh vực và bảo vệ quyền tự do tư tưởng của hội viên và những người cầm bút khắp thế giới. Hội Văn Bút Việt Nam, từ chủ tịch đến đa số hội viên hiện đang là nạn nhân của một chế độ độc tài, sắt máu. Tác phẩm của họ bị đốt, bản thân họ bị cầm tù. Họ không thể kêu cứu với hội quốc tế và tường trình về hoàn cảnh khốn cùng của họ vì liên lạc với nước ngoài là một trọng tội, bị ghép tội danh “làm gián điệp cho ngoại bang” có thể lãnh án tử hình. Chấp nhận “hội Văn Bút VN hải ngoại” là tạo một nhịp cầu. Hội hải ngoại sẽ có những cách riêng để liên lạc với hội viên trong nước và có bản tường trình về hoàn cảnh hiện tại của họ cho hội quốc tế lên tiếng, can thiệp, bênh vực.
Lời bà càng ngày càng thấm khi chính các hội viên thiên tả cũng nhìn thấy sự thật. Và năm1979, Đại Hội Văn Bút Quốc Tế lần 44 họp ở Rio de Janeiro, Brazil đã chấp nhận Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (Vietnamese Abroad PEN Centre) với số phiếu 25/12.
Người phụ nữ Việt Nam chân yếu tay mềm ấy, năm này qua năm khác, đã giang tay chống đỡ căn nhà Văn Bút, không để cho trận Hồng Thủy cuốn phăng nó đi, như tất cả các kiến trúc chính trị, văn hóa thuộc về miền Nam xưa. Bà thành công. Và Văn Bút VN là hội đoàn duy nhất của miền Nam tự do còn giữ được tư cách pháp nhân quốc tế.
Từ ngày đó, Văn Bút VN tường trình đầy đủ cho Hội Quốc Tế về tình trạng bị tù đầy, đàn áp của các hội viên và giới cầm bút ở VN, đồng thời cũng đưa ra nhiều sáng kiến. Đại Hội nào cũng có ghế trống, chỗ ngồi tượng trưng dành cho những hội viên vắng mặt vì bị cầm tù.
Sau, không còn tượng trưng nữa, hội VN đề nghị Hội Quốc Tế nhận tất cả các hội viên đang bị đầy đọa ở quê nhà là Hội Viên Danh Dự.
Sáng kiến này được hưởng ứng, Hội Viên một số nước Âu Châu nhận luôn nhiều nhà văn, nhà thơ VN là Hội Viên danh dự của chính quốc gia họ. Và vì các quốc gia ấy rất tôn trọng văn giới cho nên họ gửi khi thì nhà báo, khi thì nhân viên ngoại giao tới Việt Nam, tìm đến thăm hỏi, phỏng vấn, và giúp đỡ các “Hội viên Văn Bút Danh Dự” của nước họ. Có nhà văn, nhà thơ đã được đón từ Việt Nam đến định cư tại quốc gia nhận các vị này là hội viên.
Tất cả những chuyện ấy đã không xảy ra nếu không có nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, vị Chủ Tịch đầu tiên của Văn Bút VN Hải Ngoại. Và cũng có nhiều chuyện tốt đẹp đã không xảy ra nếu không có ông nhà báo Đạo Cù Trần Tam Tiệp, Tổng thư ký của hội.
Ông Tiệp là Trung Tá Không Quân, gia nhập làng viết phiếm luận với bút hiệu Đạo Cù. Ông không là hội viên trước 75. Nhận chức Tổng thư ký của Văn Bút VN Hải Ngoại, ông phải cáng đáng đủ chuyện thượng vàng hạ cám, vì ban chấp hành của hội trần xì có hai người sinh hoạt thường xuyên: Bà Chủ Tịch và ông Tổng Thư Ký.
Nhưng chu toàn nhiệm vụ Tổng Thư ký chỉ là chuyện nhỏ.
Đại bàng gẫy cánh rơi xuống Paris đành chọn nghề nghiệp mới. Ông Đạo Cù làm trưởng toán sĩ quan an ninh chuyên trách việc bảo vệ các hãng xưởng, các cơ sở thương mại. Sắc phục tề chỉnh, uy nghi, chức tước nghe kêu boong boong, nhưng ông Nguyên Sa lại diễn nôm, dịch huỵch toẹt sang tiếng Việt là “nghề gác dan”. Chủ nhân các cơ sở, hãng xưởng Tây chắc trả công dựa trên bản dịch của Nguyên Sa, nên lương ông Đạo không cao mấy.
Ông cư ngụ trong căn gác xép trên nóc một ngôi nhà cũ. Bề rộng của căn nhà – theo lời mô tả của ông Bồ Đại Kỳ – “Cũng to hơn cái chuồng chim bồ câu một tí. Chỉ tội mái thấp quá. Đến thăm nó, đi đứng mà quên lom khom là bươu đầu sứt trán như chơi!” Gác xép cũng có cửa sổ, là một khung gỗ với miếng gỗ che có gắn bản lề như cánh cửa. Khi cần thưởng thức trời xanh, mây trắng, nắng vàng… ông Đạo chỉ cần dùng một cây gậy đẩy miếng gỗ che lên, chống cho nó mở toang ra là có ngay khung trời thơ mộng. Thỉnh thoảng quên đóng “cửa sổ”, đi làm về thấy gió thu, lá thu và cả… mưa thu tràn vào đầy nhà, chiếu giường ướt nhẹp.
Ông chịu sống cần kiệm, khắc khổ như thế để có tiền gửi về giúp các bạn văn.
Bất cứ nhà văn, nhà thơ nào dù không là hội viên của Trung Tâm Văn Bút, mà ông liên lạc được, ông đều gửi quà. Hồi ấy, dịch vụ gửi quà chưa có. Ông Đạo phải tự mua từng món, tự đóng thùng rồi khuân vác, đáp mấy chuyến metro đưa tới nhà bưu điện.
Chính nhờ ông Tổng thư ký của hội chịu vất vả ngược xuôi trên đường phố Paris, vai vác những thùng quà to tướng mà nhiều nhà văn nhà thơ có thêm chút sinh lực, đồng thời níu được đường giây liên lạc để chuyển những tin tức, những tác phẩm viết chui ra hải ngoại. Và bà Chủ tịch luôn luôn có những bản tường trình phong phú, chính xác về tình trạng của văn giới ở quê nhà để trình cho Hội Văn Bút Quốc Tế.
Ông Đạo Cù xuôi ngược trên đất lạ, quê người, khi tay xách nách mang, khi khiêng trên vai những thùng quà nặng tình văn hữu, giữ liên lạc chặt chẽ, thăm hỏi, giúp đỡ bạn văn còn kẹt ở quê nhà với tất cả khả năng, sức lực của mình.
Bà Minh Đức Hoài Trinh phong thái tha thướt dịu dàng nhưng lời lẽ chém đinh chặt sắt, đăng đàn, phó hội hiên ngang đương đầu với đa số những hội viên đầy trí tuệ nặng lòng thù nghịch Việt Nam Cộng Hòa, ghét luôn văn giới miền Nam. Họ xô bà ngã trong nhiều năm, bà vẫn đứng dậy, cương quyết tiến tới và cuối cùng đã giành được một chỗ đứng trên văn đàn quốc tế cho tập thể người Việt lưu vong.
Mấy thập niên qua rồi, nhớ lại thủa ấy, vẫn thấy cần gửi đến bà nhà văn, ông nhà báo thêm một lời tri ơn.
Văn Bút VN Hải Ngoại vừa được chấp nhận là hoạt động tích cực, đưa ra nhiều sáng kiến vừa đẹp vừa thực tế như chọn những nhà văn nhà thơ đang bị đàn áp, cầm tù là “Hội Viên Danh Dự” để có danh chính ngôn thuận can thiệp, giúp đỡ… Hội ta được từ chủ tịch đến các hội viên quốc tế cảm phục và quý trọng ngay.
Khi nhà thơ Viên Linh được bầu làm Chủ tịch nhiệm kỳ 1993– 1995, sự quý trọng ấy vẫn còn.
Ông Viên Linh có tài tổ chức, nhiều sáng kiến lạ nên thời ông làm chủ tịch, VBVNHN coi bộ hoành tráng nhất, trông xôm tụ như một triều đình. Nhiều quan chức lắm! Cô Tà Cúc cũng được cho làm Quan Lớn Văn Bút. Nhớ mang máng hình như cô được thụ phong chức Trưởng Ủy Ban Phụ nữ. Chả hiểu sao mà hội văn bút lại có một ban đặc trách chuyện quý bà, quý cô, mà tên ủy ban cũng mù mờ, lửng lơ, khó hiểu. Quan Trưởng ban Tà Cúc lãnh đạo phụ nữ của hội? ở quận Cam? hay cai trị toàn thể phụ nữ khắp ta bà thế giới?
Nhiều văn hữu chê “nhăng nhố, lố bịch quá” rồi cười lăn. Riêng tôi, bé đã mê phường chèo, hát bội, lớn lại nghiền thêm món cải lương, thích những chuyện diêm dúa, hoa hòe hoa sói, mũ áo xênh xang, cờ xí rợp trời, trống chiêng dậy đất… nên khoái cái triều đình văn bút này quá xá, quà xa. Ai nói gì thì nói, Kiều mỗ nhất định coi triều đại văn bút Viên Linh là thời kỳ cực thịnh, xôm tụ, mầu mè sặc sỡ bậc nhất trong lịch sử Hội Văn Bút nước nhà.
Chuyện rắc rối, bi thương chỉ xảy ra vào thời gian cuối nhiệm kỳ, khi Chủ Tịch Viên Linh quyết định không rời ngôi báu, muốn trị vì toàn dân Văn Bút thêm một vài nhiệm kỳ nữa.
Tôi tưởng chuyện ấy đối với ông dễ ợt. Ông là người có tài, lãnh đạo hội khéo léo, tái ứng cử là trúng liền một khi. Chẳng ngờ có nhiều đứa muốn hạ bệ ông. Số hội viên thân cận được hưởng ơn mưa móc cũng nhiều, nhưng vẫn là thiểu số. Đám hội viên phó thường dân đông hơn, bất mãn với tác phong lãnh đạo của Chủ Tịch, nhất định bắt Viên Linh đi chỗ khác chơi, nhường ghế cho người khác.
Cuộc chiến tranh dành ngôi báu khốc liệt của hội lập tức nổ ra, lan rộng, khói lửa ngập tràn đến cả những nhà văn, nhà thơ không là hội viên, chẳng dính dáng gì tới hội. Chúng tôi bị vạ lây!
Một hôm tôi nhận được thư Viên Linh, trong có một bản tuyên bố, tuyên cáo, hay nhận định gì đó, quên rồi. Nội dung tuyên cáo đại khái là: Chúng tôi ký tên dưới đây là những người làm văn học, đồng lòng nhất trí quyết định rằng: Hội Văn Bút phải thuộc về văn giới, phải được một vị trong văn giới làm Chủ Tịch. Vai trò lãnh đạo một hội văn chương không thể để lọt vào tay một nhà buôn (hay nhà khỉ gì đó, cũng quên rồi.)
Hóa ra người tranh ngôi với Viên Linh đang thắng thế, gom được nhiều phiếu, có thể cướp ngôi của chàng tới nơi. Chàng đành hô hào văn thi hữu bốn phương, ra tuyên cáo phản công, uýnh lại địch bằng chiến thuật biển người, tấn công thẳng vào cái lý lịch “không phải là nhà văn” của đối thủ.
Tuyên cáo được soạn thảo rất văn chương và hùng hồn, đọc xong, đồng ý liền. Nhưng đến mục ký tên thì bà con khựng lại, thấy kỳ kỳ. Những người lờ đi không ký, bị Viên Linh thù lâu lắm.
Riêng tôi, may phước lại được ông gọi điện thoại đến tận nhà truy kích. Tôi thành thật thưa với ông rằng: Trước sau tôi vẫn thích thơ Viên Linh và quý trọng văn tài ông. Tôi cũng thật lòng tin rằng ông xứng đáng làm Chủ Tịch Hội Văn Bút thêm năm bảy nhiệm kỳ, hay làm suốt đời, muôn năm trường trị cũng chẳng sao. Nhưng ký kiến nghị, tuyên cáo để xúm xít ủng hộ ông, tấn công một địch thủ tầm thường nào đó thì tôi thấy hơi quá đáng.
Tưởng bị Viên Linh giận, nghỉ chơi. Không ngờ ông lại rộng lượng “ghi nhận thiện chí của bạn”, cho tôi vào danh sách những nhà văn nhà thơ (cỡ chín, mười người) tuy không ký tuyên cáo nhưng “ĐỒNG Ý QUA ĐIỆN THOẠI”.
Thế là thoát nạn. Tình văn hữu giữa chúng tôi vẫn bền vững, không sứt mẻ tí teo nào. Mừng ơi là mừng!
Nỗ lực bảo vệ ngôi báu đến mức đó là nhất. Thiên hạ khó ai bì. Nhưng than ôi! Mưu sự tại Viên Linh mà thành sự tại đám hội viên bầu bán linh tinh. Ông đành dẹp cuộc bầu cử, tự ý lưu nhiệm dài hạn, cho nó chắc ăn.
Các hội viên bị Chủ Tịch Viên Linh đàn áp, truất quyền ứng cử, bầu cử, thì ức quá. Tháng 2/1996, họ họp đại hội ở Houston, bầu nhà văn Sơn Tùng làm chủ tịch. Ông này đúng là nhà văn. Cái tuyên cáo hết thiêng. Nhưng ông Viên Linh cứ ngồi ỳ ra, nhất định không rời bỏ ngai vàng. Thế là Hội ta năm ấy được mùa, của ăn của để, có tới hai Chủ Tịch lận.
Tự lưu nhiệm thêm hai năm chưa thấy đã đời. Năm 1997, Viên Linh dàn xếp cho bù nhìn Đặng Văn Nhâm lên làm chủ tịch, để lui vào hậu trường tiếp tục cai trị thêm một nhiệm kỳ nữa. Như thế, trước sau, triều đại Viên Linh kéo dài 6 năm, gấp rưỡi một nhiệm kỳ của Tổng Thống Mỹ Quốc. Trong thời gian này những hội viên ghê tởm hành vi của Viên Linh xúm lại đả kích sự tham quyền cố vị, lỳ lợm, trâng tráo của ngài Chủ Tịch tự ý lưu nhiệm. Quân triều đình kháng cự rất dũng mãnh. Cuộc giao tranh kéo dài hàng năm. Đóng cửa choảng nhau trong nhà cứ bất phân thắng bại hoài, đôi bên sốt ruột làm đơn gửi hội Văn Bút Quốc Tế, kiện tụng, tố cáo tội ác của địch thủ lia chia.
Thế là hội Văn Bút Quốc tế phải thi hành một biện pháp chưa từng có trong lịch sử Văn Bút Thế Giới. Văn Bút Quốc Tế bắt Văn Bút Việt Nam há miệng, tống cho mấy viên thuốc ngủ, bắt ngủ say sưa – gọi là dormant– khỏi léo nhéo cãi nhau, kiện tụng lằng nhằng, làm phiền người lớn.
Tính đến hôm nay, Hội ta đã bị Hội Quốc Tế bồng lên, rót vào tai những lời ru êm ái “ngủ đi em mộng bình thường” hai lần!
Quyết tâm: đã lên chức Chủ Tịch rồi thì nhất định ngồi lì, tử thủ, của ông Viên Linh làm Văn Bút VN Hải Ngoại tan hoang, hội viên bẽ bàng, mắc cỡ. Hội Quốc tế nhìn hội ta nếu không nỡ khinh bỉ, thì cũng khó nín cười!
Tiếc công sức của bà Minh Đức Hoài Trinh, ông Trần Tam Tiệp đã phục sinh cho chúng ta một Hội Văn Bút được Hội Quốc Tế yêu quý, kính trọng.
Thương cho quý vị hội viên sau này phải hứng chịu một di sản quái dị của ông Chủ Tịch có nhân cách lạ lùng. 



  

Viên Linh: Một nhân cách lạ lùng

Viên Linh: Một nhân cách lạ lùng (1) Kiều Phong Đọc xong cuốn Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút V...


Viên Linh: Mt nhân cách l lùng
(phn 2)
Ki
u Phong



Lòng say mê chức Chủ Tịch Văn Bút làm Viên Linh có những hành động kỳ quái hiếm thấy ở một nhà thơ.

Khi thực sự mất ghế, ông vừa tiếc vừa hận, và vì thế hình như bị khủng hoảng tinh thần. Thay vì chỉ giận những đứa giành mất ngôi báu, những hội viên bất trung, không xả thân bảo vệ triều đình, bỏ sang hàng ngũ địch v.v…, ông lại rất bất ngờ trút hết sự căm hờn lên Hội Văn Bút nguyên thủy và các vị tiền nhiệm.







Cùng với hội Văn Bút VN trước 75, Linh Mục Thanh Lãng, Chủ tịch, và Giáo sư Phạm Việt Tuyền, Tổng thư ký, bị Viên Linh chụp mũ, vu cáo, bôi bẩn và thóa mạ thậm từ.


Trong cuốn sách có nhan đề trang trọng và phảng phất nhang khói thiêng liêng: “Chiêu Niệm Văn Chương – Vũ Hoàng Chương Lịch Sử Thơ”, nhà thơ Viên Linh hạ bút: 

“Trung Tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng, cho kịp thời với Đại hội Văn Bút ở Tokyo vào năm 1957…” 

“…cuối cùng [Trung Tâm Văn Bút Việt Nam] đã do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền.”

Chỉ với một đoạn văn vài dòng, Viên Linh đã hoàn toàn thành công trong sự nghiệp sỉ nhục đích danh hội Văn Bút Việt Nam, cùng toàn thể hội viên, nhất là 19 vị sáng lập như Đỗ Đức Thu, Vương Hồng Sển, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Tam Lang Vũ đình Chí, Tchya Đái Đức Tuấn, Đào Đăng Vỹ, Lê văn Siêu, Bùi Xuân Uyên (bút hiệu Hi Di, chủ nhiệm tạp chí Thế Kỷ ở Hà Nội trước 1954) ..v.v.

Nếu công bằng, không ác ý, Viên Linh đã viết: “Nhờ bác sĩ Trần Kim Tuyến gợi ý và giúp đỡ phần thủ tục, Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đã được thành lập rất nhanh để kịp thời cử đại diện tham dự Đại hội Văn Bút ở Tokyo vào năm 1957…” 

Còn thành lập để làm gì thì ông Viên Linh nếu còn lương tri và một tí tẹo lòng kính trọng dành cho tiền nhân, không nên tự tiện trả lời một cách hàm hồ, nhảm nhí như vậy. 

Lập Trung Tâm Văn Bút VN làm gì? Câu trả lời rõ ràng, đầy đủ chi tiết đã được ghi trong Hiến Chương của Văn Bút Quốc Tế. Chủ Tịch Viên Linh chắc đã đọc qua.

Nhưng Viên Linh khẳng định “… thành lập để chống Cộng” với cái ý bỉ thử. Để hỗ trợ cho lập luận của mình, ông dựa vào lời nhà văn Mặc Đỗ, một người cũng rất nhiệt thành trong việc chỉ trích Hội Văn Bút và phỉ báng các hội viên sáng lập:

“Cho tới hôm nay tôi chưa hết khó chịu mỗi khi nghe nói tới PEN (Trung Tâm Văn Bút Việt Nam)… Chắc chưa ai quên PEN Việt Nam được hình thành như thế nào để kịp dự hội nghị Đông Kinh. Tôi buồn thấy một số nhà văn chúng ta ÍT KIÊU HÃNH QUÁ. Giả thử hồi đó họ biết kiêu hãnh hơn,TỪ CHỐI KHÔNG BÁN RẺ TÊN TUỔI LẤY MỘT CHUYẾN ĐI, văn chương Việt Nam sẽ vinh hạnh hơn…”, và: “chẳng qua có một số ít người nhân danh đám đông những người cầm bút Việt Nam để đi du lịch…”

Viên Linh thì: Hội do BS Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng. Mặc Đỗ thì: hội viên sáng lập toàn là những người thiếu liêm sỉ (ông dùng chữ văn hoa lịch sự vờ vịt là “ít kiêu hãnh”), đã bán rẻ tên tuổi lấy một chuyến đi… và niềm vinh hạnh của văn chương VN bị xuống cấp từ ngày Hội Văn Bút ra đời…v.v.







Tin lời hai ông, các thế hệ sau tưởng thi sĩ Vũ Hoàng Chương sau khi lập hội Văn Bút bỗng “ít kiêu hãnh quá” “bán rẻ tên tuổi lấy một chuyến đi” và từ từ biến thành Tố Hữu của miền Nam. Còn Hội Văn Bút thì thật xấu xa và các hội viên (nhất là các vị sáng lập), là những con người tham lam, ti tiện.

Xấu xa quá đi chớ, vì xưa nay, ai cũng biết chỉ ở miền Bắc và các nước Cộng Sản, độc tài mới có những hội văn chương được thành lập để phục vụ nhu cầu chính trị của chế độ. Không ai ngờ là năm 2000, lại có ông cựu Chủ Tịch của hội Văn Bút VN Hải Ngoại phùng mang trợn mắt lớn tiếng tố cáo: Hội Văn Bút Việt Nam, một hội văn lớn nhất của miền Nam, chi nhánh của Văn Bút Quốc Tế, cũng do ông Trùm Mật Vụ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để phục vụ nhu cầu chống Cộng của nhà nước, chứ có vì văn chương văn học gì đâu! Nghĩa là xứ Tự Do và xứ Cộng Sản chẳng khác gì nhau.

Giới cầm bút miền Bắc bị đoàn ngũ hóa, lập hội, kết bè để phục vụ giới cầm quyền, ta thông cảm và xót thương. Họ phải đành hy sinh quyền tự do tư tưởng để bảo vệ sự an toàn bản thân, sự sống của gia đình. Còn các nhà văn miền Nam cơm no áo ấm, quyền tự do sáng tạo được tôn trọng, thế mà vì thèm những chuyến “du lịch ngoại quốc” đã “bán rẻ tên tuổi” lập hội làm tay sai cho ông Trùm Mật vụ, khiến cho văn chương miền Nam bị kém vinh hạnh! Làm nhà văn Mặc Đỗ mắc bệnh khó chịu kinh niên, cả đời cứ nghe cái tên hội là lại bị cơn khó chịu nó hành! Khổ ghê lắm! 

Tư cách hội viên Văn Bút làm phiền quý ông Mặc Đỗ, Viên Linh đến như thế thì thật đáng xấu hổ.

Nếu Viên Linh chịu khó thêm vài chữ vào câu văn vu cáo, chụp mũ ấy, biến nó thành: “Trung Tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến VÀ CIA thúc đẩy thành lập để chống Cộng…” thì gần 200 hội viên Văn Bút VN sẽ hóa ra bồi bút của Mỹ Ngụy hết trơn và chắc chắn ông sẽ được Hà Nội triệu về ban ngay cho chức Chủ Tịch ban Tuyên Giáo, danh giá vô cùng. Tiếc ghê!

Thóa mạ hội Văn Bút và toàn thể hội viên tàn tệ đến thế vẫn chưa hả dạ. 

Ở vế thứ hai, Viên Linh leo thang “Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đã do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền.”






Nghĩa là Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền thuộc diện Việt Cộng nằm vùng. Còn tất cả các hội viên và các vị Chủ Tịch, Tổng Thư Ký… của hội – trong đó có cả thi sĩ Vũ Hoàng Chương mà ông cung kính chiêu niệm – đều là một lũ ngu si đần độn, bị Việt Cộng “điều hành” xỏ mũi lôi đi mà không hay. 
Năm 1957 thì bị thúc đẩy lập hội phục vụ nhu cầu chính trị của chế độ Cộng Hòa, nhưng rồi làm bồi bút cho Mỹ Ngụy cũng không nên thân, cuối cùng lại hóa ra một lũ phản quốc, bị Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền, tay sai Việt Cộng, múa tay điều khiển, bắt phục vụ chế độ Cộng Sản, mà vẫn khờ khạo chẳng biết! Oh la la!

Như thế, theo lời tố cáo của nhà thơ Viên Linh thì Trung Tâm Văn Bút VN là nơi quy tụ đông đảo những đầu óc đần độn, ngu si nhất hoàn cầu.

Đến đây, tôi tưởng sự nghiệp sỉ nhục hội Văn Bút đã đạt đỉnh cao, vượt tiêu chuẩn, và Viên Linh đã hả hê, ngừng tay. Nhưng không, chẳng biết vì lý do gì, cái tên Phạm Việt Tuyền vẫn làm trái tim nhà thơ sôi sục lửa căm hờn. Ông vận dụng trí sáng tạo, đẻ ra được một tác phẩm vu cáo tuyệt vời, hay ho gần bằng những áng văn chương truyền đơn chụp mũ đánh phá nhau của những hội đoàn hữu danh vô thực đang điên cuồng tranh phần xôi thịt.

Viên Linh viết:

“Ông (tức LM.Thanh Lãng) đã được Hà Nội thu dụng làm việc tiếp ở Đại học Văn khoa; và Phạm Việt Tuyền thì bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”… ngụ ý rằng Chủ Tịch Thanh Lãng thành tích nằm vùng yếu kém, chỉ được lưu dụng, còn Tổng thư ký Phạm Việt Tuyền hăng say phục vụ Bác Đảng nên được “đặt bàn giấy đăng ký các nhà văn Ngụy”, quyền hành to ngang tầm một Công an Văn Hóa!

Chắc nhà văn Nhật Tiến hết sức phẫn nộ. Nhưng trong bài chất vấn Viên Linh, lời lẽ ông vẫn rất nhẹ nhàng, hiền hòa: 

“Xin ông Viên Linh cho biết GS Phạm Việt Tuyền đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy” tại địa điểm nào, thời điểm nào ở Sài Gòn và xin nêu vài tên tuổi nào của những “nhà văn Ngụy” nào đã trực tiếp ghi danh tại bàn giấy của GS. Phạm Việt Tuyền.

Nếu không trả lời được những câu hỏi này tức là ông đã xuống tay độc ác với chính đồng nghiệp của mình bằng sự bịa đặt và do đó không biết chính ai sẽ là người chịu nhục đây?

Một cựu Chủ tịch Văn Bút VN Hải Ngoại viết không nương tay, vô bằng cớ để hạ gục một cựu Tổng Thư Ký Văn Bút trước 1975 vốn đã dầy công lao đóng góp cho Văn Bút thời đương nhiệm thì không biết vì lý do gì nếu không phải đó chỉ là sản phẩm của một ngòi bút có lúc đã thiếu lương tâm của người cầm bút.”







Phản ứng của Viên Linh sau khi nhận được lời “chất vấn” là im lặng, chứng tỏ nhà văn Nhật Tiến đã lầm. Sự “thiếu lương tâm của người cầm bút” này không chỉ xảy ra “có lúc”, chốc lát, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, như nhà văn nghĩ một cách đầy bao dung. Nó có tuổi thọ vài thập niên rồi. Nên ta không lạ khi thấy Viên Linh yên lặng, để cô Tà Cúc trả lời giùm như… thường lệ. (Chiến thuật đánh đấm này siêu việt lắm. Địch thủ nhắm ngay mặt Viên Linh giương cung bắn, chỉ thấy trúng tà áo, tà váy của Tà Cúc không hà! Khôn ghê chưa!)

Tà Cúc là ai? 

Nhìn cách nhà thơ Viên Linh đối xử với cô thì đoán cô là một “thần đồng văn chương” của thời đại này. Cô đang giữ chức Thư Ký Tòa Soạn của tạp chí Khởi Hành. Cách đây hơn hai thập niên, khi Viên Linh lên ngôi chủ tịch, “thần đồng” Tà Cúc đã được phong làm Quan Lớn trong triều đình Văn Bút.

Đây là một vài đoạn văn tiêu biểu thể hiện rất rõ nhân cách, đạo đức và văn phong của cô:

Trong thư gửi cho bậc tiền bối Nhật Tiến, nhà văn lớn từ văn chương đến tuổi tác (cụ NT đã ăn mừng thượng thọ bát tuần), cô viết: 

“…tôi rất xấu hổ vì đã có thời, trong vòng hai năm nay, coi tác giả NT như một người quen …” “…chớ nên làm tôi xấu hổ một lần nữa…” và “…phản bác Nhật Tiến là một chuyện dễ dàng, nhưng phản bác một người mà tôi biết rõ đã thua kém tôi quá sức về kiến thức chuyên môn và khả năng lý luận thì không quân tử chút nào [nên tôi không thèm phản bác]!”

Trong thư gửi cho nhà văn Bác sĩ Ngô Thế Vinh, một bậc trưởng thượng, một nhân cách lớn với những tác phẩm và công trình nghiên cứu kéo dài nhiều thập niên để góp phần tìm sinh lộ cho dân tộc, được không những văn giới mà đồng bào cả trong và ngoài nước quý trọng, cô Tà Cúc viết:

“Bạn Ngô Thế Vinh – Thú thật, tôi rất ngán ngẩm khi phải viết loại nửa-thư -nửa -bài này cho một người mà chữ “bạn” chỉ là một lối xưng hô lịch sự… Theo tôi, không có gì chứng minh sự thiếu liêm khiết trí thức và Ngụy quân tử của bạn hơn bằng…”

Tạm hai món ăn chơi thế thôi nhé, bạn đọc thân mến! Trích dẫn thêm, lỡ có bạn nào lợm giọng buồn nôn, không đọc tiếp được, thì hư hết đại sự. 

Những câu văn vừa trích dẫn, với giọng lưỡi kiêu căng, láo xược, làm chữ nghĩa tủi thân vì trao duyên nhầm tướng cướp, làm tổ tiên, ông bà, cha mẹ, nếu còn nhớ truyền thống dân tộc, luân thường đạo lý Việt Nam, phải xấu hổ, nhục nhã, khóc thét lên trong mộ vì cái sinh vật vô luân các vị lỡ để lại trên đời… 

Vậy mà văn chương Tà Cúc phỉ báng, thóa mạ các văn hữu lại được nhà thơ Viên Linh hết sức nâng niu, tôn kính. Ông âu yếm, trang trọng đăng hết lên tạp chí Khởi Hành! 

Như thế, xét cho cùng, cô Tà Cúc cũng không hẳn đã có cái nhân cách đáng tởm vào bậc nhất. 
Kiều Phong
(còn tiếp)
***

(Bài viết của anh Kiều Phong đã là nguồn cảm hứng khiến cô nghĩa muội của tôi đem cặp câu đối cũ ra trình bày lại. Cũng là lý do khiến cô ấy tìm lại tấm hình cũ và thật đẹp của chị MĐHT hầu giới thiệu với chúng ta. Những chữ “thiên nga vượt bức thành biên giới” vừa muốn ví MĐHT như loài chim thiên nga, vừa nhắc tới thành tích của bà trong việc làm cho Văn Bút Quốc Tế phải công nhận Văn Bút VN tự do, bỏ chế độ CS thoát ra hải ngoại – THB) 

Cám ơn anh Trần Huy Bích. Mời bạn đọc xem hình và câu đối:

Tưởng Niệm & Vinh Danh Cố TT Ngô Đình Diệm & Nền Đệ I VNCH

$
0
0

Diễn Ðàn Yểm Trợ Khối 8406
Diễn Ðàn Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ
Hội Ðồng Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho VN

Tranh Ðấu Cho Nền Dân Chủ Pháp Trị,Tôn Trọng Nhân Quyền & Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ


  
Audio Youtube



Chủ Nhật Oct 30, 2016


 Chủ Đề

ởng Niệm & Vinh Danh Cố TT Ngô Đình Diệm & Nền Đệ I VNCH

(1963-2016) 

1- Bối cảnh tình hình chính trị xã hội VN khi Chí Sĩ Ngô Đình Diệm chấp chánh 1954

2- Thế Giới đã quan tâm đến Thù Tướng & Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra sao khi nền Đệ I VNCH ra đời ?

3- Thành quả xây dựng Đất Nước rực rỡ như thế nào sau 9 năm cầm quyền của Cố TT Ngô Đình Diệm ?

Diễn Giả: TS Nguyễn Anh Tuấn

(Khoa học chính trị tổ chức công quyền & Bang giao quốc tế)



Trân Trọng, 
  
Lạc Việt


……………………….

NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI CỦA TT DIỆM GỞI CHO NƯỚC MỸ TRƯỚC KHI TỪ CHỐI ĐƯỢC TỴ NẠN CHÍNH TRỊ TẠI TÒA ĐẠI SỨ HK, HIÊN NGANG CHỜ ĐÓN CÁI CHẾT VÌ NƯỚC VÌ DÂN.
Nhóm Phát Huy Tinh Thần Ngô Đình Diệm
Và nền Cộng Hòa Việt Nam

Maggie Higgins đã dành cả một chương 9 trong cuốn Our Nightmare of Vietnam để viết về TT Diệm. Theo Higgins Ngô Đình Diệm là một vị quan lạị bị ngộ nhận quá nhiều. Khi cụ Diệm bị HCM bắt tại Tuyên Quang, lúc đó cụ Diệm đang đói và rất đau khổ. HCM đã nói với cụ,” Tôi đã sẵn sàng dành cho ông một chức vị cao trong chính quyền. Tôi mong ông đến sống cùng tôi và ở trong dinh Toàn Quyền.”
Cụ Diệm nói thẳng vào mặt HCM, “ ông và tôi hoàn toàn khác nhau về tương lai của nước VN”.

Rồi cụ Diệm nói thêm, “ông có bảo đảm là ông không áp đặt chế độ độc tài vô sản trên đất nước này không ? Tôi đã chứng kiến người CS của ông khi cai trị tỉnh Phan Rang và Phan Thiết...họ đã hành xử như những tội phạm...làm thế nào để tôi tin được ông ? Bàn tay của nhũng người CS của ông đẫm máu những người Quốc Gia lương thiện...ông đã giết anh tôi là tỉnh trưởng Quãng Ngãi.” HCM chống chế: “tôi chẳng hề biết về việc anh của ông...đất nước đang hỗn loạn,ông đang buồn bực...hãy ở lại đây với tôi...Chúng ta phải sát cánh bên nhau làm việc để chống thực dân Pháp”
Cụ Diệm nói thẳng thừng với HCM:

Tôi không tin là ông hiểu được loại người như tôi. Hãy nhìn thẳng vào mặt tôi xem tôi có phải là loại người biết sợ hãi hay không ?”

HCM nói:

Không...ông không là loại người như thế.”

Cụ Diệm nói ngay:
tốt lắm ! bây giờ tôi đi nhé.”

Và HCM đã để cụ Diệm lặng lẽ ra đi. Vì thế HCM rất tôn kình cụ Diệm.
Phlippe Deviller,một sử gia hữu hạng đương thời của Pháp đưa ra nhận định như sau: “Ngô Đình Diệm được mọi người biết đến là một con người chính trực liêm chính vẹn toàn (perfect integrity),một con người đầy năng lực và rất thông minh”
Riêng sử gia nổi tiếng Paul Mus thì cho rằng: “ông Diệm là một lãnh tụ phe Quốc Gia được kính trọng nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất”
The most respected and the most influential nationalist leader.
Khi người Nhật chiếm Đông Dương vào Đệ II Thế Chiến cũng cố gắng mời cụ Diệm cộng tác,nhưng ông đã từ chối. Người Pháp trước và sau Dệ II Thế Chiến đã bao lần mời ông hợp tác và bổ nhiệm ông vào các chức vụ quan trong,ông cũng đã từ chối luôn.

Hoàng Đế Bảo Đại đã hai lần mời ông vào 1945 và 1949,ông đều từ chối.
Mãi tới lần thứ ba vào 1954 ông mới nhận lời làm thủ tướng.
Vào 1933 cụ Diệm đã yêu cầu Pháp cải cách chính trị để trả lại một số quyền hành cho Việt Nam để cải tạo xã hội mà lo đời sống người dân. Người Pháp không chấp nhận nên ông đã rũ áo từ quan về làm ruộng để chờ thời.
William Henderson,chuyên gia trong Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế của HK,thường chỉ trích ông Diệm,nhưng phải đồng ý rằng, “Hồi tưởng lại chính quyền chống CS của Ông Diệm và sự củng cố vững mạnh quyền hành để xây dựng một nước VN tự do thật là một phép lạ chính trị lớn lao lần đầu tiên mới thấy.”
Sau Hội Nghị Geneve,Henderson tiếp tục phát biểu:

Miền Nam Việt Nam dường như đang rơi vào cơn hỗn loạn. Với những mục đích rất thực tế,ông Diệm đã dúng quyền hành rât hữu hiệu để chế ngự những hỗn loạn của vùng Sài Gòn và các thành phố...Mặc dù Geneve đã được ký kết, Việt Minh đã để lại tại MN những tổ chức bí mật,ngay sau khi VM triệt thoái khỏi MN ,các cán bộ CS vẫn kiểm soát các vùng nông thôn,họ liên tục gia tăng những xâm nhập vào quân đội,công an và viên chức hành chánh tại MN. Nhiệm vụ loại trừ CS của ông Diệm vô cùng khó khăn,nhưng với những chiến thuật chiến tranh tâm lý và chiến tranh chính trị, tất cả là những nỗ lực loại trừ CS rất hữu hiệu.

Vào giữa 1956,phần đông các quan sát viên nhận thấy những người CS,dù tiềm năng bao nhiêu chăng nữa,củng không thể đe dọa được chế độ của ông Diệm được nếu không có trợ giúp bên ngoài. Thực tế cho thấy ông Diệm đã tái tổ chức lại quân đội và cảnh sát để gia tăng sức mạnh của MN. Trong lúc chưa đủ sức để đối đầu nếu có những cuộc tấn công của CSBV vào MN,nhưng tình hình an ninh của MN đã được bảo vệ và duy trì tốt đẹp.

Ông Diệm dồn mọi nỗ lực của quyền hành để lo cho đời sống của các nông dân MN mà ông cho là chiếm 80% dân số MN.
Bất cứ một phê phán nào công bình cũng phải thừa nhận là đời sống của nông dân MN đã đạt những tiến bộ quá tốt đẹp.

Trong khi 1954 đến 1964 tất cả nông dân Miền Bắc dưới sự thống trị độc tài khát máu của HCM và CSBV đã dở sống dở chết với tất cả sự đói khát và khiếp đảm trong cải cách ruộng đất gây ra làm cho 50.000 người chết và 100.000 người lao động tập thể cưỡng bách đã làm cho kinh tế MB hoàn toàn sụp đổ thê thảm.
Higgins cho biết,phần lớn những lời chỉ trích đầy hận thù ông Diệm lại không nhắm vào những gì ông làm và đã thành đạt,mà họ chỉ nhắm vào những phương pháp,và những kỹ thuật điều hành guồng máy quốc gia.

Henderson còn nói thêm: “ những ngày khởi đầu là những ngày phủ đầy bóng tối,phần lớn các cuộc chống đối chính trị đã được khuất phục,những quyền dân sự chưa được lý tưởng. Các cuộc bầu cử tự do còn xa vời,và những phương pháp đem ra xử dụng để có sự ủng hộ của quấn chúng vẩn độc đoán. Nhưng những vấn nạn hai năm đầu gần như tràn ngập khi ông Diệm nắm quyền hành,trong lúc người dân Việt vẫn thiếu hẳn sự hiểu biết và ý thức về dân chủ...Nhưng phải nhìn nhận sự thật là ông Diệm đã dâng hiến tất cà cho chính nghĩa dân chủ đã thể hiện trong đường lối ai trị quốc gia hơn là gia tăng sự độc tài.

Nói một cách khác,ông Diệm chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn, dân chủ theo Tây Phương và đó là lý do chính yếu người ta nhắm vào để chỉ trích bất công với ông.”

NHỮNG LỜI NHẮN NHŨ NƯỚC MỸ TRỞ THÀNH NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI NHỜ HIGGINS TRAO LẠI CHO NƯỚC MỸ TRƯỚC KHI BỊ THÍCH TRÍ QUANG VÀ DƯƠNG VĂN MINH GIẾT.


Mageurite higgins bước vào Dinh Độc Lập ngày 7 tháng 8-1963,đây là nhà báo sau cùng đã đến phỏng vấn TT Diệm liên tiếp hơn 5 tiêng đồng trước khi ông nằm xuống, và đây cũng là lời nói sau cùng với nước bạn đồng minh của VN của ngưỡi lãnh tụ mà Paul Mus nói là “ một lãnh tụ trong hàng ngũ Quốc Gia đáng kính trọng nhất và có ảnh hưởng lớn lao nhất Việt Nam “.

Theo Higgins cho biết,ông Diệm trong cuộc phỏng vấn này đặc biệt chú tâm tới những vấn đề hệ trong của VN như chiến tranh,cơn khủng hoảng Phật giáo,và những đường lối đầy mâu thuẫn giữa các viên chức HK,và làm thế nào để giải quyến những cơn khủng hoảng như thế ?

Ông Diệm chấp nhận nằm quyền hành quốc gia từ 1954. Thật khó mà hình dung được hình ảnh ông Diệm như một nhà cách mạng đã nói với dân VN khi ông chấp nhận nắm giữ quyền hành để lèo lái con thuyền quốc gia đang trong cơn bão tố do Hoàng Đế Bảo đại trao cho:

If I advance,follow me. If I retreat,kill me. If I die,avenge for me”
Nếu tôi tiến lên,hãy tiến theo tôi. Nếu tôi tháo lui bỏ chạy,hãy giết tôi đi. Nếu tôi bị chết,hãy trả thù cho tôi”.

Higgins đã bỏ ra hơn 5 tiếng đồng hồ để trao đổi riêng tư với TT Diệm về mối quan hệ ngoại giao giữa VN và HK.

Tổ Thống Diệm đã nói:
 Nếu người dân HK hiểu được về những khó khăn phức tạp của đất nước VN,và hiểu được bản chất của chiến tranh VN,do cộng sản gây ra mà hiện nay chúng tôi đang phải đối đầu gánh chịu. Cô Higgins đã đi nhiều về các vùng nông thôn. Cô đã gặp những người dân Thượng,với những giáo mác và những mê tín dị đoan của họ. Những người dân Chàm,Cao Đài,Hòa Hảo. Những người dân làng chất phát mộc mạc là những nơi thờ cúng tổ tiên khắp nơi tại VN.
Cô Higgins hãy nói cho tôi nghe,thứ ngôn ngữ nào của dân chủ nghị viện có thể giải thích cho những con người như thế, khi ý nghĩa của dân chủ chưa tìm ra trong ngôn ngữ của họ.

Với quá khứ của thời kỳ thực dân đất nước VN”
Ông Diệm nói tiếp:’

 Những người Pháp ra di không để lại cho chúng tôi những gia sản cao quý. Trong thời ký trước thực dân,ngay trong các làng người dân có thể đọc và viết. Bây giờ chúng tôi phải xây dựng lại...Nhưng chúng tôi phải xây dựng từ từ,bắt đầu từ các làng xã. Tại các làng xã vốn đã có sẵn truyền thống dân chủ và quyền tự trị của các làng xã...Dó là một phần văn hóa khổng giáo...Người dân làng gắn bó với việc thờ cúng tổ tiên...Và chúng tôi muốn loại bỏ những gốc rễ đã ăn xuống quá sâu trong truyền thống Khổng giáo của chúng tôi là tinh thần nho quan hủ bại trong việc xây dựng lại xã hội VN.

Tôi biết có nhiều người Mỹ và họ cho tôi là một thứ quan lại (mandarin)...Nhưng tôi hãnh diện với vai trò của tôi...Dó là những kinh nghiệm mà người Mỹ chưa từng trải qua---là giới quan lại trong hệ thống Khổng giáo, Nhưng quan lại thì phải chính trực liêm chính. Đó là linh hồn của dân chủ. Chúng đã đi ngược lạ truyền thống tốt đẹp đó để sao chép thứ “nho quan hủ bại” của quá khứ.

Và chúng tôi cũng muốn đem những di sản của chúng tôi vào thời hiện đại. Người Mỹ của cô đã hoàn tất những công trình xây dựng xã hội trên các dòng tư tưởng và những giá trị hoàn toàn khác biệt với các giá trị trong văn hóa của chúng tôi. Sau những cơn hỗn loạn tơi bời vừa qua của lịch sử VN và những phá hoại của CS. Ưu tiên số một của VN là ổn định và phải kiểm soát mọi việc thật chặt chẽ, người dân phải tôn trọng chính quyền và tôn trọng luật pháp quốc gia và có bổn phận bảo vệ trật tự quốc gia. Cô Higgins có nhận thấy khi tôi chấp nhận chấp chánh để điều hành guồng máy quốc gia,chính quyền trung ương đã đánh mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các vùng nông thôn...Những người Mỹ hiểu được những gì vế truyền thống quan lại với năm đức tính phải có mà Vương Dương Minh đã đưa ra làm tiêu chuẩn cho những người chăn dân giữ nước là chính trực liêm chính và coi dân như ruột thịt. Những người Mỹ đang phá bỏ tâm lý của con người VN,và họ cũng chẳng hiểu được là họ đanh làm gì vậy.


Bao chí và truyền thông ngoại quốc chề riễu kỷ luật quốc gia và tinh thần tôn trọng chính quyền của người dân và cổ súy vinh danh các quyền tự do dân sự (civll liberties) và các quyền khác của người dân cũng như cần phải có đối lập chính trị (political opposition). Nhưng quốc gia của chúng tôi đang đứng trước một cuộc chiến đâu vô cùng cam go và vô cùng khó khăn trước sự sống và sự chết (life and death). Ngay cả nước Mỹ và các quốc gia Tây Phương cũng đã từng giới hạn các quyền tự do dân sự trong hoàn cảnh khẩn cấp của chiến tranh “.

Về phía Mỹ Higgins muốn thấy nhận định của ông Diệm như thế nào ?
Và ông Diệm cho biết:
 Ông Đại Sứ của cô đến và nói với tôi là tôi cần phải tạo ra một khuôn mặt tự do (liberal image) cho đất nước VN bằng cách cho phép các cuộc biểu tình trên các đường phố và cho các đảng chính trị đối lập hoạt động công khai...Tôi không thể nào nghe lời thuyết phục của Tòa Đại Sứ,đây là đất nước VN---đây không phải nước Mỹ. Chúng tôi có lý do chính đáng để cấm các cuộc biểu tình trước lò lửa của chiến tranh sôi bỏng như thế này,và lý do khác nữa là VC có mặt khắp mọi nơi...như thế chuyện gì sẽ xảy ra,và tai vạ nào sẽ mang đế cho chúng tôi,nếu VC xâm nhập.len lỏi và trà trôn trong các cuộc biểu tình tại Sài Gòn này,chúng sẽ ném bom và sẽ giết hại nhiều dân của chúng tôi,và có cả báo chí ngoai quốc .

Làm sao thoát hay chết cả lũ hay sao ? Rồi đến những người thiên tả sẽ nói gì vế tôi ? và họ có tin chính quyền của tôi,khi chúng tôi nói rằng,VC phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người hàng loạt như thế,cuối cùng chỉ có những người CS là hưởng được tất cả lợi lộc từ những cơn hỗn loan như thế ! Cô nên suy nghĩ nhiều về những thảm họa đã xẩy ra cho người dân của chúng tôi tại thành phó Huế. Những quả bom plastic do chính VC ném ra...nhưng người Mỹ của cô đã thống trách ai ? Họ đã đổ hết lỗi lầm lên đầu tôi---chỉ vì tôi là Tổng Thống nước VN tự do ,và họ đổ tội luôn cho quân đội MN của chúng tôi. Đây không phải trò chơi đùa của bọn con nít
This is not child’s play

Tôi đâu phải người nặn ra những tên việt cộng khủng bố. Tuy nhiên khi tôi nỗ lực để bảo vệ che chở những người dân của đất nước này,bảo vệ cả tính mạng của người Mỹ bằng một hệ thống an ninh chặt chẽ và hữu hiệu của cảnh sát và bảo vệ an toàn các đường phố, và khi làm những việc khó khăn như thế.
Tôi đã bị mọi người lên án là đàn áp Phật giáo”.

Khi đề cập đến những điểm đó,ông Diệm đột ngột hỏi lại Higgins:

 Cô Higgind ơi ! cô có biết tôi nghĩ gì về chính quyền Mỹ không ? Phải chăng đơn giản tôi chỉ là một thứ bù nhìn của người Mỹ hay sao ? Hoặc như tôi vẫn thường kỳ vọng---chúng ta có thể là những người cộng tác mật thiết với nhau vì chính nghĩa chung (common cause) không ?
Tại sao tôi lại đặt ra câu hỏi đó---bởi vì tôi đang cố gắng trở thành một người đồng minh chung thành với Mỹ. Tuy nhiên,gần như ngày nào tôi cũng nghe phát thanh của Đài Tiếng Nói HK (the Voice of America) và những nhà báo Mỹ thảo luận với Washington là---chúng ta duy trì để ông Diệm tiếp tục nắm quyền hay chúng ta lật đổ ông Diệm ?

Chúng tôi là một nước nhỏ bé và nước Mỹ là một đại cường quốc. Tôi tôn sùng nước Mỹ về nhiều lãnh vực. Nhưng Tổng Thống Kennedy nghĩ thế nào nếu báo chí Việt Nam tràn ngập các bài viết toàn là những chuyện vẽ vời ra để kêu gọi người dân Mỹ lật đổ TT Kennedy ?

Chúng tôi mang ơn những viện trợ của HK. Nhưng tôi muốn tin rằng nước Mỹ không phải vì viện trợ Mỹ mà biến thành một thứ phương tiện để Mỹ kiểm soát chính quyền VN.

Chắc chắn chí có thể biện minh cho sự có mặt của Mỹ tại VN,ví quyền lợi quốc gia của HK đòi hỏi phải trợ giúp VN để ngăn chặn làn sóng CS khỏi xâm lăng VN. Nếu sự thật là như thế,thì cung cấp viện trợ cho VN như một phần trong sự hợp tác Việt-Mỹ trong chiến tranh để đánh bại CS. Nhưng bây giờ tôi nghe là HK sẽ cắt viện trợ nếu tôi không làm đúng những gí người Mỹ đòi hỏi. Hành xử như thế là quá kiêu căng phách lối khi đưa ra những đòi hỏi như thế không ? HK có một nền kinh tế quá lớn lao,và có nhiều điểm đánh kính trọng tôn vinh. Nhưng với sức mạnh của Mỹ là nước Mỹ đương nhiên có tất cả quyền để bắt buộc đồng minh của họ phải thi hành những yêu sách của Mỹ tại VN à ?

Có phải chiến tranh VN đang diễn ra vô cùng khốc liệt và nóng bỏng,và đây là một thứ chiến tranh mà người Mỹ chưa bao giờ trải qua những kinh nghiệm về một cuộc chiến như thế này. Nếu như HK đưa ra mệnh lệnh giống như bắt buộc tên bù nhìn phải cúi đầu tuân hành của họ, như vậy thái độ của HK có gì khác thực dân Pháp không ? Tôi biết rõ HK đang giao tiếp âm thầm với những người VN ở đất nước này là những người đang âm mưu để lật đổ tôi. Những người này sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự tiếp tay và chấp thuận của những người Mỹ. Nhóm người VN này biết rõ điều đó “

Higgins tiếp tục dò hỏi ông Diệm:

 Thưa Tổng Thống có phải thực sự ngài nghĩ rằng HK đang âm mưu lật đổ ngài hay sao ?
Ông Diệm liền đáp lại:

 Tôi không nghĩ là ông Đại Sứ Nolting muốn lật đổ tôi. Tôi cũng thấy không phải CIA Richarson đang có âm mưu lật đổ tôi. Tôi biết có một số viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao HK là những người đang sửa soạn đưa ra quyết định để loại trừ tôi. Tôi thực sự không biết tương lai đi về đâu. Tôi cũng không thể nào ngờ và tin được là HK đang quay lưng hãm hại đồng minh trung thành của họ,khi quốc gia đồng minh ấy đang bị bom đạn chiến tranh khói lửa ngút trời vây hãm bốn bề như thế này, và chúng tôi đang điêu đứng dấn thân trong cuộc chiến đấu để mong sồng còn tồn tại của một dân tộc đau khổ tột cùng. Nhưng có một số người quá điên rồ mê sảng,và cả thế giới hình như cũng điên rồ mê sảng như thế.

Cô Higgins ơi ! thêm nữa,tôi hy vọng chính quyền HK của cô nên có cái nhìn sát thực tế vào nhóm tướng lãnh trẻ đang âm mưu chiếm đoạt chiếc ghế quyền lực quốc gia. Nhóm tướng lãnh này có thực sự trưởng thành chín chắn chưa, hoặc họ hiểu biết được bao nhiêu về phương diện chính trị quốc gia của họ. Làm sao nhóm tướng lãnh này có được một George Washington trong hàng ngũ quân đội của chúng tôi ? ”

Higgins nhận thấy cho đến khi những người Phật giáo tranh đấu tại Huế biến vụ Phật giáo thành bi kịch quá lớn lao,trong cơn khủng hoảng lớn lao này lực lượng chống đối TT Diệm có tầng lớp trí thức,và các tướng lãnh cùng các sĩ quan cao cấp khác trong quân đội MN.

Tất cả nhóm người này chỉ là thiểu số rất nhỏ bé trong dân số của quốc gia---họ thường xuyên tranh cãi ấm ĩ với nhau về những chuyện rất tào lao,họ không thể nào đồng ý với nhau về sự thay đổi chế độ hay làm bất cứ điều gì cho ra hồn. Hành động với những “âm mưu” rồi kết cục cũng chỉ là những “âm mưu” trong các quán cafe hay quán nhậu,tạo ra cảnh tranh khôn tranh dại,chẳng bao giờ giải quyết được chuyện gì,dù rất tinh ma quỉ quái đày mánh khóe nhưng thường không có mục đích rõ ràng..
Để hỏi những kẻ âm mưu này xem có chương trình gì thảo luận cho tương lai của VN không,từ đó mới thấy những con người này có làm được gì khác không,có “dân chủ” hơn không,hoặc có hiệu năng hơn chế độ của ông Diệm hay không ? Những tướng lãnh và các sĩ quan cao cấp không có được một viễn kiến cho sự thay đổi và tiến bộ hơn một chính quyền dân sự mà họ đang âm mưu lật đô,nhưng họ còn nguy hiểm hơn,vi khi nắm giữ toàn bộ quyền hành quốc gia để phá tan nát quốc gia nếu họ hạ bệ ông Diệm.

Ông Diệm buốn bã trả lời:

It is impossible
 Diều đó không thể nào có được,bời vì những người Mỹ nên hiểu rằng về sự độc hại của những đam mê quyền hành vô độ trên đất nước này---thứ ham mê danh lợi đó là sản phẩm của bản chất bán khai và lạc hậu (premitive and backward). Của đất nước VN phát sinh từ hậu quả xấu xa của gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ở đó mọi người đoàn kết với nhau trên một điểm duy nhất,đó là lòng hận thù đồi với thực dân Pháp. Tại HK ngay cả những người cộng hòa và dân chủ đã đoàn kết với nhau trên rất nhiều điểm---trên nền tảng triết lý về chính quyền,một phần là chính sách đối ngoại. Nhưng tại VN chưa hề có một sự thỏa thuận nào về chính quyền sẽ thánh lập ra sao. Có một số thành phần tư sản không hiểu được một cách sâu sa cái gì đã gắn bó với toàn dân về ý nghĩa về một nền độc lập của một quốc gia.

Vì tầng lớp trí thức tư sản này là những phần tử hưởng đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp và vì thế họ khước từ không hợp tác tích cực trong việc xây dựng và củng cố nền độc lập quốc gia. Chúng tôi nghe nói có một số người VN đề nghị mở rộng sự bảo hộ VN của HK. Có lẽ họ hy vọng làm được như thế thì họ sẽ hưởng lợi từ những âm mưu của họ. Nếu HK ủng hộ cho những con ngườ như thế sẽ là một sai lầm lớn lao vô cùng. Những dự mưu bất chính đó sẽ làm tan nát hết khát vọng tự do của người dân VN muốn thoát ách nô lệ của ngoại bang”.
Tôn Thất Thiện,một học giả và trí thức VN đã đề cập những vấn đề như Higgins đã quan sát thấy. Ông ta viết rằng:

 Nền độc lập của VN đánh dấu một khởi đầu đầy dẫy những khó khăn,hoàn cảnh không giống một thế kỷ khi người Pháp cai trị. Khi thực dân Pháp cai trị người VN đối đầu với vấn đề thực dân rất đơn giả. Đó làm làm thế nào để loại trừ thực dân Pháp...Sự thống trị của thực dân Pháp đã tạo ra hậu quả là làm tiêu tan mọi hiệu năng cần có khi cai trị quốc gia,về tổ chức,về lãnh đạo và trách nhiệm đều mất hết...người VN đã học hỏi làm thế nào để phá hoại---vật chất,tinh thần và xã hội. Họ không có trách nhiệm trong việc điều hành quốc gia,họ cũng không có cơ hội để học hỏi làm thế nào để bảo vệ,để phát triển.để xây dựng,để suy nghĩ và hành động xây dựng.”

Trong suốt buổi nói chuyện với TT Diệm cho thấy ông nắm vai của một vị quan đầy đau khổ và bị ngộ nhận quá nhiều. Ông không chối bỏ sự cai trị quốc gia trong bàn tay mạnh của quyền hành,nhưng ông lý luận rằng,tình thế với muôn vàn khó khăn mà không có sức mạnh thì làm sao cai trị được đất nước này, với những hỗn loạn triền miên và thảm nạn phe phái tranh dành sâu xé sẽ làm tiêu tùng tất cả trước một hoàn cảnh vô cùng khẩn trương liên tục vì bạo lưc đe dọa và vây hãm không ngừng của CS.

TT Diệm bước trên một chặng đường quá gian nan khổ ải để xây dựng dân chủ và để xoa dịu những cơn giận dữ của HK là những người đang viện trợ cho VN. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa được ông bố vào tháng 10-1956,theo đúng tinh thần của Hiến pháp HK. Hệ thống chính trị theo tổng thống chế đã được thành lập,bởi vì VN đang cần một hành pháp thật vững mạnh. Nhưng bầu cử chưa thực sự được tự do theo tiêu chuẩn của TP. Làm thế nào để 80% nông dân sống trong các làng xã và nhiều thị dân các thành phố cũng chưa biết đọc tên đề trên các lá phiếu,họ chưa hiểu quan niệm về hiến pháp. Chưa hiểu được sự ưng thuận của toàn dân khi lựa chọn chính quyền ra sao,không biết bầu cử phiếu kín là như thế nào,cũng chẳng biết thế nào là phân chia quyền hành và kiểm soat để thăng bằng quyền hành như thế nào,và những nguyên tắc dân chủ cũng chưa bao giờ nghe thấy.

Tổng Thống Diệm giải thích rằng:

 Tiến trình thực hiện bầu cử diễn ra rất từ từ,và người dân sẽ từ từ hiểu dược những bài học dân chủ căn bản khi đem vào thực tế.”
Phần lớn,Higinns cho biết,cuộc phỏng vấn dành nhiều thời gian để đề cập đến những lời lên án kết tội chính quyền của những người Phật giáo quá khích.
Tổng Thống Diệm đưa ra lời nhận định của ông như sau :


 Thế giới TP đã có những cuộc chiến tranh tôn giáo,nhưng ở VN chưa bao giờ có chiến tranh tôn giáo,người VN chưa hề xung độ sát hại lẫn nhau vì lý do tôn giáo,dân Việt chúng tôi có cái nhìn rất bao dung về tôn giáo (tolerant people) hãy nhìn chúng tôi và những mối liên hệ với nước Tàu. Chúng tôi đã chiến đấu và đánh bại người Tàu trong các cuôc xâm lăng chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi đuổi được những kẻ xâm lăng,và giữ lại tôn giáo của họ như Phật giáo và Khổng giáo. Các vị vua theo Khổng giáo chiến đấu chống lại những người Công giáo không phải vì tôn giáo của họ mà vì họ lo sợ các tu sĩ Công giáo là móng vuốt của đế quốc thực dân...Mặc dù chúng tôi loại trừ thực dân nhưng chúng tôi giữ lại đạo Công giáo của họ làm tôn giáo của chúng tôi “
 Tôi thực sự không hiểu được những người Mỹ. Ông Đại Sứ của cô đã kêu gọi tôi phải tìm cách hòa giải với những người Phật giáo,nhưng lại không chịu nói để bảo vệ và chống đỡ cho những lời buộc tội chúng tôi thật phi lý của những người Phật giáo đang chống đối tôi. Tôi vẫn giữ đường lối thương thảo với những người Phật giáo. Nhưng nếu tôi phải giữ thái độ im lặng. Tại sao người Mỹ không chịu nói lên sự thật---đó là những hoạt động của những người Phật giáo chẳng dính dáng gì đến lãnh vực tôn giáo,và đó là cuộc tranh đấu bạo lực để lật đổ chính quyền của cộng sản và chúng tôi.

Hoặc giả Washington có thể nhìn tôi như một thằng điên ?Chắc hắn chỉ có người điên,ngay trong lúc chiến tranh đang diễn ra sôi bỏng,mà đột nhiên lại đi đánh nhau với những người Phật giáo là những thành phần quan trọng trong dân. Nhưng tôi bảo đảm với cô Higgins ,tôi chẳng phải người điên rồ. Tôi đã làm mọi việc trong quyền hạn của tôi để xoa dịu (placate) những ngườ Phật giáo này.

Tôi đã đưa ra một sự thỏa thuận với họ về việc treo cờ và sở hữu tài sản. Tôi đã cung cấp tất cả tài liệu cho Ủy Ban Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra gồm cả báo chí và cung cấp luôn cho những người Phật giáo. Tại sao những người Phật giáo lại từ chối những thỏa thuận mà tôi đã đưa ra cho họ ? Cô Higgins ơi ! Tôi thấy có cộng sản và Việt cộng đày trong các ngôi chùa đó,và chúng tôi đã biết chính xác sự thật đó. Cô đã từng theo dõi các cuộc biểu tình, cô đã nghe những bài diễn văn đày nội dung phá hoại,ngay cả chính quyền HK cũng khó mà bao dung nổi,nhất là không được phép làm như
vậy trong lúc chiến tranh đang sôi xục nóng bỏng. Thật là lạ lùng,ngược lại--- chính quyền HK lại nói tôi nên giữ im lặng và nên chấp nhận tất cả.

This regime is to sit silently and accept all this.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi ngồi im lặng xuôi tay không làm gì cả ? Và trên những trang nhất của báo chí sẽ thấy nhiều người tự thiêu hơn để thế giới thấy hình ảnh của tôi như ma quỉ. Chúng tôi càng thụ động (passive) bao nhiêu thì càng có nhiều cuộc biểu tình nổi lên bấy nhiêu. Làm sao tôi có thể---ngay trong lúc chiến tranh khủng khiếp đang bốc cháy khắp,mà tôi cứ để sự hỗn loạn tơi bời cứ tiếp diễn liên tục trên các đường phố như thế hay sao ? Chúng tôi phải có tr
ách vụ ưu tiên số một những việc phải làm. Đó là đương đầu với chiến tranh “.

Higgins cho biết,cuộc phỏng vấn TT Diệm được làm trên hai cách. Có những câu hỏi đã được viết xuống,và những câu trả lời cũng được viết thành văn. Tât cả đã được lưu vào hồ sơ. Cuộc trao đổi diện dối diện sẽ không được xử dụng cho đến khi nào cơn khủng hoảng này chấm dứt.
Sau khi higgins rời khỏi Dinh Độc Lập sau 5 tiếng đồng hồ,Đầu óc Higgins mệt nhoài,nhưng vẫn còn hăng hái.

Cuộc đối thoại giữa Higgins và TT Diệm rất hấp dẫn,lôi cuốn,không chí thoáng nhìn vào tâm tư của một vị lãnh tụ Á Đông da vàng,bởi vì Higgins đã cảm nhận được ý nghĩa về những lập luận mà TT Diệm đưa ra chính là những vấn đề gắn liền với sự sống và sự chết của chế độ ông Diệm. Nếu ông không thể thuyết phục được Washington tương tư những gì ông đã nói với Higgins thì khôi phục lại quan hệ với HK không thể nào làm được. Và như thế,như chuyện gì xảy ra và ông sẽ không bao giờ cứu vãn được chế độ của ông,và bảo vệ được sự ổn định tại VN.

Dù ông có lỗi lầm gì đi chăng nữa,TT Diệm là một học giả minh triết và là một sĩ phu xuất chúng trong thời đại của ông.(. Brilliant scholar and intellect). Những chúng liệu lịch sử của Higgins cho thấy trong cuộc trao đổi giữa Higgins và TT Diệm,đều có trích dẫn lời của Thomas Jeffreson,Plato,.Khổng Tử, Đưc Phật và Lão Tử.

Ông Diệm nói:

 Thế giới TP cần cho chúng tôi có đủ thời gian. Mặc dù những người TP chưa nhận ra hình thức dân chủ của ĐP,với tinh thần dân chủ luôn luôn là một phần tinh hoa của văn hóa Á Đông. Nền dân chủ này có liên quan đến tât cả các tôn giáo. Triết lý Ấn Độ giúp cho linh hồn con người siêu thoát. Đức Phật truyền bá sự bình đẳng trong thế giới con người,và những giá trị đạo đức của Khổng giáo. Tinh thần dân chủ có thể tìm thấy khắp nơi tại VN,đặc biệt là trong các làng xã,ở đó chúng tôi xây dựng dân chủ. Những người dân sống trong các làng xã tự cai trị lấy chính họ. Từ từ khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi sẽ tiến tới một nền dân chủ ỏ cấp độ lớn hơn,tức là xây dựng một xã hội và một quốc gia dân chủ. Những giá trị đó sẽ được rút ra từ những giá trị dân chủ của văn hóa TP.

Nhưng điều không thể nào làm được---hay chỉ là ảo tưởng khi nghĩ rằng một giải pháp cho chính trị Á Châu là sao chép một cách mù quáng các phương pháp của TP
Điều mà người dân HK chưa hiểu được là một quốc gia có một nền kinh tế rât lạc hậu và đang phải gánh chịu một cuộc chiến tranh quá khốc liệt và tàn bạo, chúng tôi phải chiến đấu khốn khổ với chiến tranh du kích của CS,là những con người quỉ quyệt nhất,gian manh nhất và độc ác nhất thế giới.

Không có một quốc gia nào có thể hành động khác như chính quyền VN đang hành động trên sự chết và sự sống. Xin mọi người hãy chỉ cho tôi thấy có một quốc gia Á Phi nào trong những giờ phút sinh tử này có thể cổ súy cho chế độ dân chủ theo tinh thần ĐP. Cô đã thấy tại Moscow nơi đó là tổng hành dinh của chế độ độc tài lâu đời nhất, tuy nhiên lại muốn có một chế độ dân chủ tự do cho lục địa Phi Châu.

Mục đích của Quốc Tế CS đã quá rõ ràng. Nếu các quốc gia đón nhận lời đề nghị của CS.các quốc gia đó dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho CS nuốt chửng họ. Chúng tôi có lực lượng cảnh sát và an ninh,bởi vì trước tình thế hiện nay là chống lại những đòi hỏi của CS mà chúng tôi biết rõ từ làng này qua làng khác,ai là người đối đầu với những áp lực và đe dọa của CS và VC. Cái mà người ta thường gọi là chế độ độc tài---thực ra là những hành động bắt buộc phải có cho một chính quyền muốn sống còn và tồn tại được,và sẽ không bị CS nghiền nát. Có làm như thế mới chống đỡ được chiến tranh. Và bất cứ là ai sau tôi cầm quyền lãnh đạo chiến tranh,họ sẽ bắt buộc phải xử dụng những phương pháp như tôi,hoặc đất nước này sẽ mất vào tay cộng sản.
Và nếu những người Mỹ hiểu được tình thế cực kỳ nguy hiểm,và còn biết bao vấn đề khó khăn không thể nào vác nổi trên đôi vai của quốc gia chúng tôi. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng,người Mỹ sẽ không còn nỗ lực để đầu độc dư luận nước Mỹ khi nhìn vè VN nữa. “

Ông Diệm tra vấn nước Mỹ:

 Có thực sự nước Mỹ hiểu được là cuộc chiến đấu gian khổ của chúng tôi với cộng sản là gì không ? Đây là một cuộc chiến tranh toàn diện (total war),một cuộc chiến tranh khác thường không lấy chiến trường để quyết định.Nhưng là một cuộc chiến với những nỗ lực làm tiêu hao soi mòn từ từ tinh thần của đối phương,một cuộc chiến tranh mở ra trên khắp các mặt trận,chính trị,kinh tế,ngoại giao,tuyên truyền và quân sự,và mở ra trên tầm mức quốc tế trên khắp thế giới. Nếu nhìn vào bản đồ thế giới,người ta có thể nhận ra ở điểm nào với thời gian là ba năm chiến tranh với CS gây ra đã làm thay đổi bộ mât của thế giới kể từ Đệ II Thế Chiến. Và nếu chúng tôi có mặt tại VN để đối đầu với chiến tranh do CS gây ra một cách thành công---rồi từ bài học thành công trong chiến tranh VN, chúng tôi sẽ giúp cho cả thế giới chống lại làn sóng CS. Và đó là việc làm chúng tôi đang làm. Đừng quên rằng trong cuộc chiến tranh này bên nào vũng tâm bề chí chiến đấu tới giờ phút cuối---người đó sẽ thắng”.
Higgins nhìn lại những sự kiện đã được viết xuống, cô bị những lời nói của TT Diệm đã làm chấn động mạnh mẽ vào tâm tư của cô.
 Those who come after me “.
những người kế tục vai trò lãnh đạo của tôi” TT Diệm nói:
 Cái chìa khóa của mối tương quan liên hệ ngoại giao với cường quốc như HK và một tân quốc gia vừa mới được độc lập như trường hôp của VN; hoặc là tôi lãnh đạo đất nước này,hay những ai kế tiếp vai trò lãnh đạo của tôi---Điều tiên quyết phải đòi hỏi là---luôn luôn tôn trọng nguyên tắc nền tảng về quyền tối thượng (sovereignty) của tân quốc gia độc lập của VN. Tân quốc gia độc lập (the new national independence)---ở đó biết bao con người đã chiến đấu trong máu,nước mắt và mồ hôi để dành lại nền độc lập với bao trầm luân khổ ải chồng chất của họ “
Cuối cùng Higgins đã kết thức cuộc phỏng vấn và trao đổi với TT khi quay qua hỏi TT Diệm về nền tảng triết lý chính trị của thuyết “nhân vị” đem ra ứng dụng vào VN. Nhưng không nên dịch “personalism” mà nên hiểu thuyết nhân vị qua chủ nghĩa “nhân bản” ( humanism) thì chính xác hơn.

Rõ ràng là ông Diệm muốn bả vệ tôn giáo của ông,và ông đã từ chối rằng triết lý của thuyết nhân vị không có gì liên quan đến giáo lý của Công giáo. Dây là điều đã được nhắc đi nhắc lại,và đa khiến cho ông bất bình,vì ông đã bị người ta kết tội là tìm cách để áp đặt Kito giáo lên những người không phải Kito giáo. Vì thế ông Diệm nói với Higgind rằng,thuyết nhân vị rất gần những lời dậy của Khổng Tử.
Ông Diệm giải thích:
 Quan niệm của thuyết Nhân Vị thực ra rất đơn giản. Những người CS quan niệm cá nhân con người hiện hữu để phục vụ nhà nước. Ngược lại,thuyết Nhân Vị cho rằng nhà nước phải phục vụ cá nhân,an sinh xã hội và tự do cá nhân của con người phải được bảo vệ . Nhưng tự do không phải món quà của ông già Noel. Người nông dân của chúng tôi phải học cách hợp tác với chính quyền trong việc bảo vệ tự do bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ cộng đồng.

Mỗi làng phải tự họ thành lập nên các lực lượng để bảo vệ chính họ,xây dựng các tiện ích công cộng cho các hạ tầng cơ sở như ấp chiến lược,để góp tay vào loại trừ VC.

Tiếng nói của dân được bày tỏ trong các cuộc bỏ phiếu kín trong các ấp chiến lược để tổ chức và tuyển chọ để tổ chức nên cá Hội Đồng Làng Xã. Trước thời thực dân trong các làng đều có tài sản của cộng đồng và tài sản riêng tư của mỗi người dân. Cộng đồng làm chủ đất đai của cộng đồng,dùng vào việc giúp cho người dân nào không có đất canh tác sẽ canh tác trên các đất công mà sống---và con người khi sống đói khổ thì khó bảo vệ được sự chính trực của họ. Về phương diện kinh tế,vấn đề lớn trong các nghành kỹ nghệ hóa,là làm sao tìm được sự thăng bằng giữa quyền lợi quốc gia hay cộng đồng với quyền lợi riêng tư của mỗi người dân,đó là nhu cầu đòi hỏi phải có mới bảo vệ được đời sống của dân và cả đời sống quốc gia. Đó là điều phù hợp với khát vọng về truyền thống,phong tục,tập quán và nhu cầu của đất nước VN. Tại VN của chúng tôi,điều mà TP gọi là một nền kinh tế hỗn hợp. Vì chúng tôi thiếu vốn đầu tư ngoại quốc nên chính quyền phải đóng vai trò lớn trong thời kỳ kỹ nghệ hóa.

 Trong một tình thế luôn luôn hỗn loạn liên tục đe dọa,nhu cầu cần thiết đầu tiên là trật tự và an ninh (security and order) thật vững vàng để xây dựng VN với đặc tính và với con người hoàn toàn VN của chúng tôi. Sự nhấn mạnh của chúng tôi vào thuyết Nhân Vị với cách nói là tât cả những điều như thế có thể và phải thực hiện cho bằng được trong phạm vi giới hạn bắt buộc bởi sự sống của người dân”
Higgins tiếp tục hỏi TT Diệm về HCM vào tháng 7-1963 à cả hai Miền Nam và Miền Bắc nói chuyện với nhau,sau cùng là tiến đến thống nhất hai miền Nam-Bắc. Ông Diệm nói rằng:

 Có rất nhiều người nói đến chuyện thống nhất đất nước,nhưng lại rất it người biết thế nào để thống nhất đây ?.Thống nhất thì phải hòa giải và tôn trọng tự do của người dân. Có rất ít người Quốc Gia chịu làm áp lực với những người cộng sản Bắc Việt,đó là những người đi xâm lăng chiếm đoạt MN của chúng tôi. Lạ lùng thay,lại quay qua quốc gia nạn nhân (victimized nation) đang bị xâm lăng để áp lực hòa giải và thóng nhất. Miền Nam tự do dân chủ và Miền Bắc độc tài CS, ai là nạn nhân của ai ? ai xâm lăng ai ?
Chúng tôi đang sống trong lò lửa hừng hực của chiến tranh kéo dài suốt bao năm,mặc dù như vậy chúng tôi vẫn không chịu cúi đầu khuất phục trước những đoàn quân xâm lăng bạo ngược của CSBV,bời chúng tôi muốn cứu vãn nền độc lập của chúng tôi và vẫn muốn tiếp tục nắm lấy cơ hội để được sống trong tự do. Bất cứ chương trình thống nhất nào không bảo vệ được những giá trị của độc lập và tự do và tự chủ sẽ phản bội lại những hy sinh của toàn dân VN từ 1954, và những năm xây dựng nền Cộng Hòa của chúng tôi”

Sau khi Higgins rời khỏi Dinh Độc Lập sau cuộc trao đổi với TT Diệm suốt 5 tiếng đồng hồ chưa đưa đến một kết luận. Sau những ngày kế tiếp Higgins đã tìm thấy những sự kiện dồn dập để chứng minh cho những lý luận rất biện chúng (dialectical arguments) của ông Diệm:những hình ảnh được chụp bởi những phóng viên với một nhóm cảnh sát mặc sắc phục,những thông kê về những người đào ngũ trong hàng ngũ VC. Các tài liệu do kết quả của các cuộc điều tra về biến cố tại Huế,gồm có cả những cuốn sách và báo chí viết về nhiều khía cạnh của đời sống tại VN. Đặc biệt là cuốn The Struggle for Indochina của Ellen Hammer,viết bằng tiếng Pháp,cùng với chữ viết bằng bút chì của ông Diệm như sau :

 Tối thiểu cô Hammer là người đã cố gắng tìm hiểu xem chúng tôi đang làm những gì. Hammer đặt trong bối cảnh của Á Châu mà ở đó chúng tôi điều hành đất nước và chiến đấu trong chiến tranh.”

Sau đây là những điểm chính yếu đã được Hammer viết xuống:

 Xã hội VN không giống các xã hội TP. Vì thế ngôn ngữ chính trị của TP không thể nào diễn tả đời sống VN mà không hết sức thận trọng,nếu không thì sẽ nguy hiểm với những ngộ nhận và rắc rối vô cùng”
Hammer nhận thấy,
 Xã hội VN mang tính chất của chế độ quân chủ chuyên chế và cũng có một số khía cạnh vế dân chủ. Mặc dù quyền hành nằm trong tay Hoàng Đế,mọi khía cạnh của đời sống VN được đặt trên nền tảng đạo đức của Khổng giáo. Những lời dậy của Khổng Tử đặt nặng về chủ nghĩa nhân bản (humanism) mang tính cách hài hòa,để đưa ra luật lệ cho từng cá nhân,chú ý tới vai trò của dân trong chính quyền,đó là những trách vụ và sự liên hệ giữa dân và chính quyền. Khi thực dân Pháp cai trị VN, xã hội VN không khác xưa kia; mặc dù quyền hành chính trị nằm trong tay Pháp nên không tránh được những mất mát trong lối sống,truyền thống xã hôi và gia đình là nơi bảo vệ những giá trị truyền thống cho quốc gia.
Khổng giáo ăn sâu vào lối sống của người dân Việt,và là nguồn gốc của văn hóa VN,không cần biết thuộc tôn giáo nào,hay đối với Công giáo và Phật giáo,đều nhấn mạnh đến trách nhiệm,đúng như thuyết Nhân Vị chủ trương. của cá nhân với xã hội.
Trong thế giới Khổng giáo,phong cách chính trị ràng buộc bởi hàng loạt các tiêu chuẩn đạo đức dành cho bất cứ ai khi phục vụ quốc gia phải có đủ tiêu chuẩn ...với nước VN,việc tuyển chọ các thành phần ưu tú tinh hoa vào hệ thống chính quyền,hoặc tuyển chọn các quan hoàn toàn tùy thuộc vào giáo dục và hệ thống tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển rất kỹ lưỡng,các viên chúc được tuyển chọn nhắm vào tài năng của họ. Trong hệ thống Khổng giáo được áp dụng vào một xã hội mà trong đó mỗi cá nhân đều biết vị trí và bổn phận của họ. Bất cứ quyền gì mà một cá nhân có được phải xuất phát từ chức năng của họ và từ vai trò của họ mà xác định vị trí của họ trong xã hội.

Vào 1954 khi ông Diêm nắm giữ quyền hành như bổn phận tuân thủ quyền hành đã mất tại các thành phố trước đây.
Nhưng từ khi ông Diệm xây dựng chế độ Cộng Hòa,từng bước một,trên nền móng đã từng ăn sâu trong xã hội Á Đông trên cá tiêu chuẩn của Khổng giáo,cùng với sự nhấn mạnh đến những quyền của cá nhân...trong sự phát huy một tín điều chính trị (poltical credo) xuất phát từ những gốc rễ mà những người chân chính tại Á Châu rất thích. Những việc làm của ông Diệm là đưa tự do vào Á Châu cũng như mở rộng nước Việt Nam Cộng Hòa.”

Cuối cùng Higgins nhận ra là ông Diệm là một mẫu mực điển hình của một người lãnh tụ và một người sĩ phu minh triết của Đông Phương. Ông bị những người TP có mặc cảm tự tôn của những con người tự cho là mình siêu đẳng (superiors) nhìn ông Diệm như những con người Á Đông hạ đẳng thấp hèn ( inferiors)vì TP có sự thành tựu vế khoa học kỹ thuật và chế dộ tư do dân chủ. Họ cho Á Châu phải học của TP mọi thứ và Á Châu chẳng đem được gì cho TP. Trong lúc ông Diệm đang cố gắng phục hồi lại những giá trị đạo đức của Khổng giáo để xây dựng dân chủ cho NỀN CỘNG HÒA VIỆT NAM trong một bối cảnh kinh hoàng của chiến tranh mà CSBV đang gây ra. Ông cần sự trợ giúp và cảm thông của thế giới TP,nhưng bất hạnh thay,phần đông những người TP đã nghiêng về “tả phái” (left wing) nên đã dành tất cả tình cảm và trợ giúp cho CSBV tại MNVN là một quốc gia Á Châu lạc hậu đang khốn đốn dở sống dở chết trong lò lửa của chiến tranh thì lại bị toàn những chỉ trích và phỉ báng lăng nhục rất tàn bạo và bất công.

Higgins cho rằng một phán quyết của lịch sử ( historical verdict ) về ông Diệm không thể nào phỏng đoán lơ mơ được. Hoặc giả ông là một tiên tri ,một con quỉ,một vị thánh,vị anh hùng ( prophet,devil,saint,national hero ) của dân tộc VN hay một lãnh tụ xấu xa---thì cần đòi hỏi phải có đủ thời gian và nắm vững tất cả sự kiện mới có thể phê phán được. Nhưng người ta khó mà có được một cái nhìn vế TT Diệm chính là một vị quan đã bị hiểu lầm và ngộ nhận quá nhiều. ( Our Nightmare of Vietnam,pages157-179 )


QUA LỜI TRĂN TRỐI---TT DIỆM ĐÃ TRAO CẢ SINH MỆNH CỦA RIÊNG ÔNG VÀ TRAO LUÔN CẢ DÒNG SỬ MỆNH ĐEN TỐI NHẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT VÀO TAY NƯỚC MỸ VÀ NHỮNG KẺ ĐANG ÂM MƯU PHẢN LOẠN ĐỂ HỌ TỰ TÌM LẤY SỰ SỐNG HAY SỰ CHẾT CHO MNVN.



Hawaii ngày 15 tháng 10-2016
Công Dân Nguyễn Anh Tuấn
Political scientist

__._,_.___

Posted by: 8406news 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live