Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam..Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016.

$
0
0
 

Thương Nhất Là Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu .
Người Tù Lương Tâm Thế Kỷ - CS nhốt tù 39 năm -


Kể từ khi ra tù , năm nào ông cũng dẫn một nhóm các Chiến Sĩ QLVNCH và Anh Em Thương Phế Binh đi thắp nhang cho TT .
  Được biết Ông Nguyễn Hữu Cầu là một Tân Tòng CG . Trong một phỏng vấn qua Video , ông cho biết rất nhiều Tù Nhân Lương Tâm khi ra khỏi tù CS đã tìm đến các cha DCCT xin học Giáo Lý và Rửa Tôi theo làm Con Chiên của Chúa Giê Su . 


  Khi gia nhập đạo Chúa  , ông nói xin nhận Tên Thánh là Jean Baptiste -  GIOAN BAOTIXITA -  để nhớ TT Ngô Đình Diệm .




On Monday, October 31, 2016 7:17 PM, "Nha Kỹ Thuật  [chinhnghia]"<> wrote:

 


Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam

Âm Thầm Hy Sinh trong Đêm Tối, thì Vinh Quang không vượt khỏi Bóng Đêm

Monday, October 31, 2016

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016.

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016. Ảnh: TMCNN

Posted by adminbasam on 31/10/2016
TMCNN
31-10-2016

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016. Ảnh: TMCNN
Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016. Ảnh: TMCNN

Ngày giỗ kỷ niệm 53 năm ngày Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và Bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu qua đời được tổ chức vào ngày 31.10.2016, ngày áp lễ các Thánh nam nữ của Giáo hội Công giáo. Thánh lễ như mọi năm được cử hành tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B.

Chủ tế Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum; Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN; Điều hành buổi lễ là cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT; cùng đồng tế có cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô, cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh, cha Giuse Maria Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc và các cha Dòng Chúa Cứu Thế: Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ, Phaolô Lê Xuân Lộc. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của hai Đan sĩ Đan viện Châu Sơn – Nho Quan và một số nữ tu.
Thành phần tham dự, chúng tôi nhận thấy có một số khuôn mặt quen thuộc trong các Tổ chức Xã hội Dân sự như: Luật sư Lê Công Định, Cựu TNLT Paulus Lê Sơn, Nhà báo Sương Quỳnh, Nghệ sĩ Ánh Hồng… Đặc biệt có những khuôn mặt đến từ Miền Bắc nước Việt Nam, những người không hề biết gì Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trước năm 1975 và nếu có biết chỉ là những thông tin một phía từ sự thông tin của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa: Bác sĩ Đại tá Quân đội nhân dân Đinh Đức Long, Kỹ sư Trần Bang và một số gương mặt khác. Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH. Và nhiều thành phần khác, số lượng tham dự khoảng gần 200 người.


h1Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum, chủ tế lễ giỗ tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm, tại nghĩa trang Lái Thiêu. Ảnh: TMCNN

h1Cùng đồng tế với Đức cha Micae có: Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ; cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT, điều hành buổi lễ; cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô; Cha Giuse M. Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc; cha P.X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh; cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT và cha Vinhsơn Phạm Trung Thành.

h1Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN.

Trước ngày tổ chức lễ giỗ, một nhóm bạn trẻ đã tình nguyện lên nghĩa trang làm sạch sẽ phần đất chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Trước đó, Ban quản trang đã cho cắm cọc, dựng rào thép B40 bọc toàn bộ nghĩa trang lại, khiến cho những ai muốn đến thăm phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông phải đi vào một cánh cổng cách đó khoảng 50m và xuyên qua những hàng mộ dày đặc.

Tuy nhiên, ngoài hai chiếc camera được gắn sẵn để quan sát chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B, nhà cầm quyền địa phương và Ban quản trang không hề có một thái độ nào gây trở ngại cho việc tổ chức lễ giỗ. Những an ninh mặc thường phục, mặt đeo khẩu trang, đầu đội nón an toàn vẫn được bố trí dày đặc xung quanh khu vực lễ giỗ, một vài an ninh đặc biệt xâm nhập sát ngôi mộ Cố Tổng thống G.B, nơi bàn dâng lễ. Những viên an ninh này bị mọi người phát hiện, sau những trao đổi ngắn ngủi để làm rõ sự hiện diện của họ, những viên an ninh này khá tôn trọng trật tự, nhưng vẫn âm thầm quay phim cận cảnh các diễn tiến của buổi lễ.

Trước giờ cử hành thánh lễ, nhóm người hiện diện đầu tiên đã cùng nhau cất lên Lời Kinh Mân Côi khởi sự cho buổi cầu nguyện lễ giỗ. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh nói vài lời về buổi lễ giỗ và giới thiệu tổng quát về đoàn đồng tế.

Hơn 10 giờ, Đức cha Micae đến cổng nghĩa trang, cùng đi với Đức cha có cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, DCCT và cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô. 

Thánh lễ bắt đầu khoảng lúc 10 giờ 10 phút, Đức cha Micae với lời mở đầu đã nói về thân thế và sự nghiệp của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm. Đức cha Micae gọi Cố Tổng thống là một danh nhân của dân tộc Việt Nam trước sự nể phục của những vị Tổng thống đương thời với ông như: Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu, Lý Thừa Vãn… Đức cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Đức cha cũng không quên kêu cầu nguyện cho các chiến sĩ hai miền đã bỏ mình vì Tổ quốc vì nền độc lập của dân tộc.


h1Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH.

h1
h1
h1Trẻ nhỏ được cha mẹ dẫn đi tham dự thánh lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô.

h1Số lượng tham dự lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và thân hữu khoảng gần 200 người.

Ngỏ lời trong bài giảng Lời Chúa, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành triển khai thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê (Bài đọc của ngày thứ hai tuần 31 Thường niên – 31.10.2016). “Thái độ khiêm tốn, lòng bác ái phục vụ trong yêu thương đưa mọi người đến sự hiệp nhất trong một thần khí. Cha Vinh Sơn nhắc lại bài Tin Mừng Chúa Nhật 31 Thường niên năm C, Chúa Giêsu bằng cử chỉ đầy lòng bác ái, khiêm tốn, Ngài dừng lại nơi người mù ở cổng thành Giêrikhô và chữa lành cho ông (Lc 19). 

Chúa Giêsu cũng đã hết sức khiêm nhường và đầy yêu thương ngước nhìn Giakêu gọi ông xuống và công bố ơn cứu độ. Đứng trước đông đảo những con người đầy quyền lực, danh vọng của xã hội, trước mắt Chúa chỉ có người nghèo, người bị bỏ đói là đối tượng để Ngài tìm kiếm phục vụ. Chúa Giêsu không chỉ nói mà chính Ngài làm, chính Ngài thực hiện lời giảng dạy, phục vụ trong khiêm tốn đầy yêu thương và hiệp nhất với tất cả những ai thành tâm thiện chí về một đoàn chiên duy nhất trong thần khí.”

“Trong bức tông huấn Niềm Vui Tin Mừng được Đức cha Phanxicô đưa ra 4 tiêu chuẩn để biện phân, một trong 4 tiêu chuẩn đó là “thời gian thì quan trọng hơn không gian”. Những ai ở Sài Gòn của những năm 60, 61, 62, 63 chứng kiến những cuộc xuống đường chống đối Cố Tổng thống Ngô, có cảm giác bạo loạn và phân rẽ, những người Miền Bắc nghe đầy những lời xấu xa về Cố Tổng thống Ngô.”
“Đã 53 năm đi qua, hình ảnh một con người khiêm tốn và yêu thương đã dần tỏ hiện. Hôm nay, hiện diện ở nơi đây trong ngày giỗ của Cố Tổng thống, đông đảo nhiều thành phần, từ già trẻ lớn bé, cả những người đến từ Miền Bắc Việt Nam, cả những người không cùng đạo Công giáo, sự khiêm tốn và tình yêu thương của Cố Tổng thống đã hiệp nhất mọi người ngày hôm nay trong lời kinh ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Và, sẽ còn hiệp nhất nữa, sự hiệp nhất sẽ lan tỏa ra cho mọi người.”
“Ngày mai, ngày lễ các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa. Sách Khải Huyền gọi các Thánh là những người từ những đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo của họ trong máu của con chiên. Cố Tổng thống G.B vì yêu thương và khiêm tốn, ông đã đón nhận những đau khổ trong cuộc đời của ông và những cái chết thê thảm vì bị những kẻ phản bội ra tay, sát hại một cách dã man, ông đã giặt áo của mình trong máu của con chiên. Hôm nay, chúng ta tạ ơn và ngợi khen Chúa trong cuộc đời của ông, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ông, cho dân tộc của chúng ta.”


h1Đức cha, Quý cha và cộng đoàn cùng dâng cho Cố tổng Thống G.B Ngô Đình Diệm và gia đình Cụ nén hương lòng.

h1Đức cha Miace thắp nén nhang cho Cụ G.B Ngô Đình Cẩn – Bào đệ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

h1Những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB tưởng nhớ đến Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm theo nghi thức của QLVNCH.

Sau thánh lễ, Đức cha Micae và mọi người thắp nhang, kính cẩn cúi mình trước mộ phần của cụ và các thân nhân của Cụ. Buổi lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.
Nguồn Blog Basam 
Posted by at 5:05 PM


Bài đã đăng





__._,_.___

Posted by: nguyen loan 

Lịch sử không có chữ “nếu”

$
0
0
  
 

LM Nguyễn Văn Khải, Diễn giả chính của buổi Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm năm 2016.
Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 53, ngày 30 tháng 10 năm 2016 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Little Saigon, Nam California.





=====================


LỄ TƯỞNG NIỆM TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - 2016 - Clip 3/4

LM Nguyễn Văn Khải, Diễn giả chính của buổi Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm năm 2016. Lễ Tưởng Niệm ...

                                     Lịch sử không có chữ “nếu”

“Cùng với một phần lãnh thổ lãnh hải vĩnh viễn mất vào tay Trung Cộng, sự phụ thuộc ngày càng nặng nề vào Bắc Kinh thì sự méo mó, biến dạng của nhân cách con người là những hậu quả cay đắng nhất mà dân tộc VN đang phải gánh chịu, trả giá. Những điều ấy hơn 50 năm trước hai anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu đã sớm nhìn ra trong khi Hồ Chí Minh, thậm chí cho tới những người lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay cũng chưa nhận ra”.
____
31-10-2016
Các linh mục cử hành buổi lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng các bào đệ Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn năm 2015. Nguồn: internet
Các linh mục cử hành buổi lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng các bào đệ Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn hồi năm ngoái. Nguồn: internet
Ngày 2.11 sắp tới là ngày giỗ lần thứ 53 của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông, Cố vấn Ngô Đình Nhu. Trên facebook mấy hôm nay có nhiều người viết status, viết bài, đăng hình đi viếng mộ hai người, có cả hình Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục giáo phận Kontum và đoàn đồng tế dâng lễ giỗ cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 31.10.2016.
Đáng nói là trong những người đi viếng có nhiều người trẻ, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, bao nhiêu năm bị tuyên truyền nhồi sọ những điều tối tệ về ông Diệm và chế độ VNCH, nhưng nhờ có internet, nhờ tiếp xúc với những nguồn thông tin bên ngoài, họ đã dần dần nhận ra sự thật.
Năm tháng lùi xa, lịch sử dù bị bưng bít, bóp méo bởi những người “thắng cuộc” nhưng cuối cùng sự thật vẫn được sáng tỏ.
Sự thật đã cho thấy rằng, nếu so sánh giữa hai con người, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì Tổng thống Ngô Đình Diệm mới chính là một con người thật sự yêu nước, có tinh thần quốc gia, tinh thần dân tộc, có khát vọng xây dựng một nước VN độc lập, giàu mạnh, tự cường về nhiều mặt đối với ngoại bang. Tổng thống Ngô Đình Diệm mới chính là con người có đời sống cực kỳ thanh bạch, không có một chút tai tiếng nào trong đời tư.
Trong khi đó, ông Hồ Chí Minh, người trước khi là lãnh tụ của đảng cộng sản VN đã từng làm việc cho đảng cộng sản Nga, đảng cộng sản Trung Quốc, mới chính là tội đồ của dân tộc khi đem học thuyết ngoại lai Mác Lênin, đem mô hình xây dựng đất nước của Nga Sô, của Tàu về áp dụng rập khuôn bất chấp có phù hợp hay không. Chính ông Hồ Chí Minh mới là người có tư tưởng phụ thuộc nặng nề vào Nga, Tàu, mê tín những lãnh tụ của Nga, Tàu như Stalin, Mao Trạch Đông…Chính ông Hồ Chí Minh là người quyết tâm nhuộm đỏ miền Nam, biến VN thành tiền đồn đánh Mỹ của phe XHCN, bất chấp cái giá máu xương mà dân tộc phải trả.
Bên cạnh đó, càng ngày người ta càng khám phá ra những mảng tối trong con người, cuộc đời của ông Hồ, chuyện vợ con trai gái, cả bí ẩn chưa được bạch hóa rằng ông Hồ có phải là Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc hay đó là hai con người khác nhau, ông Hồ có phải là người Tàu v.v…Về nhân vật Hồ Chí Minh, rõ ràng là còn rất nhiều bí mật sẽ phải được công khai một ngày nào đó.
Và nếu so sánh những điều Tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm được cho miền Nam trong thời gian tại vị, đã đặt những nền móng ban đầu để xây dựng một chế độ VNCH tự do, ấm no, nhân bản trong hoàn cảnh rất nhiều khó khăn lúc ấy với chế độ XHCN ở miền Bắc và ngay cả với các nước láng giềng trong khu vực thì càng thấy tầm nhìn, năng lực của Tổng thống và bào đệ của ông.
Người ta hay nói chế độ Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị nhưng khi dân trí chưa cao và đất nước lại còn phải đối phó với họa cộng sản thì rất khó để mà dân chủ một trăm phần trăm. Cứ nhìn các nước Đài Loan, Singapore vào những năm tháng đó và cả nhiều năm sau, những người lãnh đạo của họ có độc tài hay không. Quan trọng là người lãnh đạo có tài, có tầm, là người yêu nước thương dân, biết chọn con đường đúng cho đất nước, có khát vọng đưa đất nước trở thành giàu mạnh, phú cường, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Những điều đó có lẽ đúng với Tổng thống Ngô Đình Diệm hơn là ông Hồ Chí Minh hay các lãnh đạo kế tiếp của đảng cộng sản, những con người luôn luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Tổng thống Diệm cũng là người có hoài bão đi tìm một học thuyết, chủ thuyết phù hợp với dân tộc.
“Và Sử gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử này bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tưạ đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau:
“Ông Diệm tìm kiếm và khôi phục laị những giá-trị cổ-truyền làm nền tảng cho giaỉ-pháp canh tân xứ sở trong khi đó những người khác laị đi tìm những học thuyết ngoaị lai. . . .Dù sao đi nữa, Ông ta vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế giới này đều yêu mến các chiến-sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ đeo đuổi một lý-tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà-nước được xây dựng trên những giá-trị cổ-truyền tốt đẹp nhất của Á-châu và Tây-phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền-lơị chung và tôn trọng nhân-phẩm. Ông Diệm cho rằng Xã-Hội Chủ-nghiã và Tư-bản Chủ-nghiã đều là những học-thuyết cực-đoan cần có một hình-thức trung-gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá-trị ưu-tú nhất của cả hai để phục vụ cho lơị ích chung: công bằng đối với người này là tự-do của kẻ khác, cũng như loaị bỏ độc tài toàn chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ-nghiã cá-nhân.” (21-9-1962, tr.516) (“Chủ-Nghiã NHÂN-VỊ: Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ?”,Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn)
Đó chính là chủ thuyết Nhân-Vị, coi trọng con người.
Vẫn biết rằng lịch sử không có chữ “nếu”. Nhưng rõ ràng nếu Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu không bị đảo chính và bắn chết năm 1963, lịch sử miền Nam và kể cả lịch sử VN có lẽ đã khác.
Những điều Tổng thống Ngô Đình Diệm nói cách đây bao nhiêu năm như những lời tiên tri:
“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.”
Ngô Đình Diệm (Khánh Thành Đập Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955).
Rõ ràng sau 50 năm, hai trong số những hậu quả lớn nhất mà đất nước này, dân tộc này đã và đang phải chịu dưới sự cầm quyền duy nhất của đảng cộng sản, đó là VN đang phải đối mặt với nguy cơ bị lệ thuộc vĩnh viễn bởi Trung Cộng, và một xã hội bị suy đồi, tàn phá về mặt đạo đức. Nhân cách con người bị méo mó.
Những sự tụt hậu về kinh tế, kể cả văn hóa, giáo dục rồi cũng sẽ xây dựng lại được nhưng con người bị hỏng về mặt tư duy, đạo đức, thì sẽ mất thời gian hơn rất nhiều.
Xã hội VN bây giờ con người đối với nhau quá ác. Không có ngày nào mở tờ báo ra, bật TV lên mà chúng ta không đọc, nghe thấy những tin tức về cái ác hoành hành. Trong những vụ án xảy ra hàng ngày, trừ những vụ có động cơ, mục đích từ đầu là cướp, hiếp, thù oán cá nhân (những vụ này cũng ngày càng táo tợn, dã man) thì đáng sợ hơn là những vụ đánh, giết nhau chỉ vì những chuyện hết sức ngẫu nhiên, nhỏ nhặt; kẻ thủ ác trước đó là những con người hoàn toàn bình thưởng, chưa có tiền án tiền sự, có thể là bất cứ ai, thuộc bất cứ thành phần nào trong xã hội. Học sinh ngay từ nhỏ đã đánh nhau, làm nhục nhau, lột quần áo, bắt liếm chân…như kẻ thù. Dân đánh nhau, giết nhau. Quan bắn dân. Quan bắn quan. Giết người lạ đã đành, cha mẹ chị em con cái chồng vợ đâm chém nhau, tạt axit, đốt xăng, giết nhau…đầy rẫy.
Nguyên nhân thì các nhà báo, nhà giáo, các nhà xã hội học cũng đã chỉ ra nhiều. Nhưng rõ ràng những hành động độc ác bộc phát ấy là hệ quả của những bức bối dồn nén bên trong. Bức bối vì đủ thứ bất công, trái tai gai mắt, quá nhiều những sức ép trong đời sống hàng ngày. Nhưng sâu xa hơn, đó là hệ quả của một xã hội và một nền giáo dục không coi trọng con người.
Nhìn vào đâu cũng thấy cái ác. Dân ít học ác với nhau đã đành. Người có học, có vị trí xã hội, cái ác lắm khi có tác hại lớn hơn. Ví như người làm báo, làm truyền thông không có lương tâm có thể bằng những bài báo, chiến dịch quảng cáo không trung thực hại nhiều người. Những người buôn bán, sản xuất hàng hóa không có lương tâm thì cho đủ thứ chất độc hóa chất vào thực phẩm, thản nhiên làm hại đồng bào. Các công ty, nhà thầu không có lương tâm, làm ăn gian dối, gây ra bao nhiêu tai nạn lao động.
Chức càng cao mà tâm không có thì tác hại càng lớn. Trong vụ bão lũ ở miền Trung vừa qua, những nhà máy điện thản nhiên xả lũ làm chết hàng chục con người và đẩy hàng trăm, hàng ngàn người khác vào cảnh mất mát tài sản, trắng tay. Một chữ ký của những kẻ có quyền chức cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên, cho phép vận hành nhà máy thép Formosa dẫn đến những thảm họa môi trường gây thiệt hại nặng nề hàng chục năm cho đất nước, cho dân tộc. Nhưng sự vô lương tâm, cái ác chưa dừng lại ở đấy. Họ tiếp tục bao che, bảo vệ cho thủ phạm, trù dập người dân đứng lên biểu tình đòi Formosa bồi thường, họ tiếp tục đặt bút ký cho phép những dự án phá hoại môi trường khác, nào nhà máy thép ở Cà Ná Bình Thuận, nhà máy kẽm ở Lăng Cô Huế…
Họ thản nhiên bán rẻ đất nước này, tương lai của dân tộc này chỉ vì quyền và tiền. Vơ vét trong cơn cuồng loạn của những kẻ biết rằng con tàu VN đang đắm và cần phải hốt cho nhanh để rồi tìm bãi đáp ở một nơi an toàn, sung sướng khác.
Cái ác, vô lương tâm, cái tâm lý ở trọ trên đất nước mình ấy thật là phổ biến.
Cùng với một phần lãnh thổ lãnh hải vĩnh viễn mất vào tay Trung Cộng, sự phụ thuộc ngày càng nặng nề vào Bắc Kinh thì sự méo mó, biến dạng của nhân cách con người là những hậu quả cay đắng nhất mà dân tộc VN đang phải gánh chịu, trả giá. Những điều ấy hơn 50 năm trước hai anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu đã sớm nhìn ra trong khi Hồ Chí Minh, thậm chí cho tới những người lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay cũng chưa nhận ra.


                                         Vẫn tin tức về những mails của bà Clinton 

Thêm một tiết lộ rất tai hại cho bà Clinton: bà ta đã biết trước những câu hỏi trong cuộc tranh luận vòng sơ khởi với ông Sanders !
(điều này có thể chứng tỏ là D.Trump có lý phần nào khi ông này tố cáo là cuộc tranh cử này có nhiều điều gian lận...) 

Những tin giật gân và tiết lộ trong cuộc tranh cử giữa 2 phe
(đây là một cuộc tranh cử rất lạ mà 2 ứng cử viên được ví như "cùi với hủi", chương trình thực thụ và thiết thực cho đất nước thì không thấy đâu, chỉ thấy 2 bên tung đòn "dưới lưng quần"để chơi nhau...) 

Một tuần lễ cuối rất "dài"đối với bà Clinton
(sự cách biệt trong các cuộc thăm dò dư luận giữa bà Clinton và ông Trump đã dần dần rú ngắn lại và hiện nay đã có một vài thăm dò cho ông Trump dẫn đầu... Cái may của bà Clinton là đã có nhiều tiều bang đã đi bầu rồi trước khi nhhững vụ tai tiếng được tiết lộ, như hơn 40 % ở Florida v.v...) 



__._,_.___

Posted by: 

Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm

$
0
0


---------- Forwarded message ----------
From: Ngo Ky<
Date: 2016-10-30 9:43 GMT-07:00
Subject: Fwd: Mỹ chủ mưu thanh toán anh em T.T. Ngô Đình Diệm
To: ngokybolsa5@gmail.com


Kính gởi để kính tường và xin nhờ phổ biến.
Xin cám ơn.
Ngô Kỷ





Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán
anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Inline image 1
                
             Bức điện thư "Tối Mật" Mỹ ra lệnh thanh toán 
     Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, ngày 24 tháng 8 năm 1963.

Xin bấm vào Link Audio Youtube này:


Hoặc bấm vào Link Audio Youtube dưới, có những phim, ảnh khác với phim, ảnh Link trên, nhưng có cùng bài đọc.






Little Saigon 30 tháng 10 năm 2016

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Cứ mỗi năm vào mùa Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi xin phép post lại bài "Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm." Tôi cố gắng tổng hợp và chuyển ngữ các chi tiết liên quan đến sự nghiệp Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và biến cố đảo chánh năm 1963, vì tôi nghĩ đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước cần biết để mà "ôn cố tri tân." 

Là công dân nước Việt Nam dưới hai nền Cộng Hòa, tôi vô cùng cảm kích và thành kính biết ơn sự lãnh đạo cùng công lao đóng góp lớn lao của nhị vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi cực lực phản đối và lên án bất cứ tôn giáo nào, tổ chức nào, đảng phái nào, cá nhân nào cố tình bươi móc quá khứ, bóp méo sự thật lịch sử để dèm pha, nhục mạ, phỉ bảng, bỉ thử nhị vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với mưu đồ tạo ra mối chia rẽ giữa khối người Việt Quốc Gia, cũng như gây nên cảnh ly gián, thù hằn giữa những người Đệ Nhất Cộng Hòa và Đệ Nhị Cộng Hòa với nhau nhằm làm lợi cho Việt cộng.  

Kính mời quý vị bấm vào Link AUDIO YOUTUBE này: ttps://www.youtube.com/watch?v=oar-3bvfNWQ&feature=youtu.be

Hoặc bấm vào Link Audio Youtube dưới, có các phim, ảnh khác với Link trên, nhưng giống cùng bài đọc:

để nghe Anh Nguyên Khôi đọc bài "Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm" dài 90 phút với nhiều phim, ảnh đi kèm.

Đặc biệt trong bài này, tôi có kèm theo đây cái Link quyển sách "Đường Về Nhân Vị" do Cụ Dương Thành Mậu  biên soạn để dùng làm tài liệu học tập cho các khóa sinh Trung Tâm Huấn Luyện Nhân Vị Toàn Quốc tại Vĩnh Long trong thời Chính Phủ Cố Tổng Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để quý vị tham khảo:  http://www.chinhkhiviet.net/2016/09/cu-duong-thanh-mau-uong-ve-nhan-vi.html

Trích thư của Anh Dương Huỳnh Quang, con của Tác giả Dương Thành Mậu gởi Link sách "Đường Về Nhân Vị" cho Ngô Kỷ:

from:
Duong <>
reply-to:
Duong <q>
to:
date:
Sat, Oct 29, 2016 at 10:11 PM

Little Saigon ngày 29 tháng 10 năm 2016

Kính Anh Ngô Kỷ,

Trước hết tôi cám ơn Anh đã  để ý đến quyển sách "Đường Về Nhân Vị" do Thân Phụ tôi là Dương Thành Mậu biên soạn cho khóa sinh Trung Tâm Huấn Luyện Nhân Vị Vĩnh Long. Nay Thân Phụ tôi đã mất, nhưng sách của Ông đã được tái phổ biến để đóng góp phần nào cho đất nước và dân tộc Việt Nam, tôi tin là Thân Phụ tôi vui lắm.

Một lần nữa tôi đại diện cho gia đình chân thành cảm ơn Anh Ngô Kỷ và Quý Ân Nhân.

Tôi xin gởi đính kèm theo đây cái Link quyển sách "Đương Về Nhân Vị": http://www.chinhkhiviet.net/2016/09/cu-duong-thanh-mau-uong-ve-nhan-vi.html để Anh tùy nghi phổ biến.

Trân trọng kính chào Anh,

Dương Huỳnh Quang (ngưng trích)


Kính mời quý vị thưởng lãm.

Trân trọng,

Ngô Kỷ



Xin bấm Link dưới xem các hình ảnh Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong Google:



 
NDD40.gif picture by ximot


Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán
anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm

• Ngô Kỷ tổng hợp và chuyển ngữ
NDD1.gif picture by ximot
Tác giả:
Ngô Kỷ
Đảo chánh! đảo chánh!

Ngày 01 tháng 11 năm 1963, có thể chuyện đã trở thành cũ so với một đời người, nhưng lại quá mới nếu đem so với chiều dài của lịch sử. Từ trước đến nay, có rất nhiều cựu tướng lãnh, chính trị gia Việt Nam lẫn Mỹ viết những cuốn hồi ký nói về ngày đảo chánh, nhưng hầu hết đều có tính cách chủ quan và mang màu sắc đánh bóng, chạy tội.

Vì viết về "cái tôi" nên các chi tiết họ đưa ra chứa đầy thiên kiến, ích kỷ và cố tạo thành một "diễn đàn"để nhục mạ đối tượng nhằm thỏa mãn tự ái và trốn chạy mặc cảm tội lỗi. Vì không đồng ý với lề lối viết đó, nên chúng tôi cố gắng sưu tầm và trích dịch một số dữ kiện có tính cách khả tín vì được trình bày trùng hợp với nhau từ hơn chục quyển sách ngoại quốc. Các chi tiết này được thâu thập từ văn khố chính phủ, từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp, từ các bản tự thú hữu thệ và từ các buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ v.v...
  •  
  •  
NDD2.gif
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
  • Trong tập tài liệu này, có đề cập đến những chữ như "chính phủ Diệm", "Tổng Thống Diệm", điều đó không nhất thiết Tổng Thống Diệm là người đích thân hay trực tiếp ra lệnh, sắp xếp, thông tường tất cả mọi sự kiện, vấn đề đang xảy ra trong nước. Nhưng vì với chức vụ Tổng Thống, nên Tổng Thống Diệm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hành động, lời nói của thuộc cấp, luôn cả của ông bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn v.v...
  •  
  • Vì đề tài quá rộng lớn và vô cùng phức tạp, vì chúng tôi không phải là sử gia, do đó các chi tiết trong tập tài liệu chỉ có tính cách tóm lược mà thôi. Vì tôn trọng sự trung thực của vấn đề, chúng tôi cố gắng giữ vai trò thật khách quan trong khi dịch thuật, mà không suy diễn, không phân tích, không ca ngợi, không chỉ trích, không vu cáo, không bênh vực, không lên án, không bào chữa...
  •  
  • Chúng tôi chỉ ước ao những người từng chủ trương, tham dự cuộc đảo chánh năm 1963 nhân danh vì đạo pháp, vì tự do, vì dân chủ, vì nhân quyền, vì hạnh phúc, vì độc lập dân tộc, thì cũng xin đừng quên rằng hiện nay nơi quê nhà, Cộng Sản Việt Nam là một tập đoàn "đảng trị", đang kỳ thị, đàn áp, bắt bớ, giam cầm các lãnh tụ tôn giáo, đang đóng cửa, tịch thu các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, đang thủ tiêu, giết chóc các nhà chính trị đối lập, đang liếm gót giày Nga, Tàu, "đế quốc Mỹ", và đang vi phạm gấp hàng triệu lần những gì mà quý vị đã từng hô hào xuống đường, tranh đấu.


  • Nếu quý độc giả cần thêm tài liệu, hình ảnh, hay nguyên bản, xin liên lạc về: 
  • Ngô Kỷ, P.O.Box 836 , Garden Grove , Ca 92842.
  • ngokycali@gmail.com

NDD3.gif
Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm
Tiểu sử và sự nghiệp tổng thống Ngô Đình Diệm

Ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 trong một gia đình có 9 người con. Thân phụ là ông Ngô Đình Khả từng phục vụ dưới triều vua Thành Thái. Ông Diệm thuộc gia đình Công Giáo và từng có ý muốn lớn lên làm linh mục. Học trường Quốc Học Huế và tốt nghiệp lúc 16 tuổi. Sau đó ghi danh học trường Luật và Quản Trị của Pháp ở Hà Nội, tỏ ra là một sinh viên thông minh, xuất sắc và ra trường đứng đầu lớp. Tốt nghiệp, ông Diệm đi làm việc ngay cho chính phủ.

Ông tiến thân rất mau trên con đường công danh. Lần lượt ông được bổ nhậm vào các chức vụ: Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo Ninh Thuận tỉnh Phan Rang và Tuần Vũ Bình Thuận tỉnh Phan Thiết.

NDD5.gif
TT. Ngô Đình Diệm và gia đình tại Phú Cam, Huế
Là người Việt Nam ái quốc, ông Diệm chống đối sự đô hộ của Pháp và lên án chủ nghĩa Cộng Sản, mà theo ông đó là kẻ thù của người Việt Quốc Gia. Vì thấy ông Diệm có khả năng và năng động, nên vào ngày 02 tháng 03 năm 1933, Vua Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm nắm chức vụ Thượng Thư Bộ Lại đứng đầu nội các (tương đương với Bộ Nội Vụ).

Ông Diệm rất thích thú với công việc mới này, ông đưa ra một số biện pháp và chương trình cải tổ guồng máy cai trị, nhưng bị Vua Bảo Đại và Pháp từ chối. Thất vọng và bất mãn, ông từ chức và không giữ chức vụ gì sau đó nữa cho đến khi ông làm Thủ Tướng vào năm 1954.

Ông Diệm sống tại nhà của thân sinh gần Huế. Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nhưng ông từ chối với lý do Việt Minh giết anh cả của ông.

Năm 1949, Pháp lập lên chính phủ Bảo Đại, ông Diệm yêu cầu Vua Bảo Đại đòi Pháp nới rộng tự do cho đất nước, nhưng bị từ chối nên ông Diệm rất thất vọng.

NDD6.gif
Ngày 2 tháng 1 năm 1955, Tổng Thống Ngô Đình Diệm xuất hiện trong buổi lễ long trọng mừng ngày thành lập chính thể Việt-Nam Cộng-Hoà tại Sài Gòn.
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ và sống 2 năm tại Lakehurst , New Jersey . Ông đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam . Ông Diệm nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Hồng Y Francis Cardinal Spellman, Phát ngôn viên của Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Richard Cardinal Cushing, Linh Mục Raymond J. de Jaegher, Thượng Nghị Sĩ William F. Knowland, Thượng Nghị Sĩ John Kennedy, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd và Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ William O. Douglas.

Vào năm 1954, khi có triệu chứng Pháp thua tại Đông Dương và Cộng Sản có cơ hội chiếm Việt Nam , Hoa Kỳ quyết định can thiệp để thay thế Pháp và cố bảo vệ miền Nam Việt Nam . Chính phủ Mỹ muốn tìm người để ủng hộ. Lúc đó Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles biết được ông Diệm. Với tài quản trị, ái quốc, và chống Cộng triệt để, ông Diệm lấy được cảm tình của nhân dân Mỹ.
Vua Bảo Đại cử ông Diệm làm Thủ Tướng. Về nước ngày 25 tháng 06 năm 1954, ông Diệm lấy làm lo lắng và xót xa khi thấy quốc gia đang bị băng hoại, tham ô, và quan lại. Ông phải phấn đấu và giữ sáng suốt để đương đầu trước một hoàn cảnh đầy khó khăn, phức tạp và tế nhị khi hai cường quốc Pháp và Mỹ đang tranh giành xâu xé ảnh hưởng tại Việt Nam .


NDD7.gif

 NDD8.gif
Tổng Thống Mỹ Eisenhower với nghi lễ tiếp đón Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng 5 năm 1957.
Vào ngày 01 tháng 10 năm 1954, Tổng Thống Mỹ Eisenhower viết cho ông Diệm một lá thư và được Đặc Sứ Mỹ Donald R. Heath trao vào ngày 23 tháng 10 năm 1954 với nội dung Mỹ cam kết ủng hộ kinh tế và quân sự cho chính phủ Ngô Đình Diệm.

Những nhân vật Mỹ chính yếu đứng sau lưng ông Diệm thời đó là Giám Đốc Cơ Quan Trung Ương Tình Báo (CIA) Đại Tá Không Quân Edward G. Landsdale và Tướng J. Lawton "Lightning Joe" Collins, Đặc Sứ của Tổng Thống Eisenhower đặc trách miền Nam Việt Nam.

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Ông Diệm đạt 98.2% phiếu thắng Vua Bảo Đại, và ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam.

Trong 9 năm thăng trầm của lịch sử, có những lúc Tổng Thống Diệm phải đương đầu với ý muốn bành trướng quân đội Mỹ tại Việt Nam . Vì muốn có chủ quyền và khỏi mất chính nghĩa, nên Tổng Thống Diệm mạnh mẽ chống lại việc đưa lính "tác chiến" Mỹ vào Việt Nam, ông chỉ nhận viện trợ và cho phép Cố Vấn Mỹ vào Việt Nam mà thôi, sự kiện này đã sinh ra bất đồng giữa hai chính phủ.

Sau những chua cay ngọt bùi, khó khăn, nguy hiểm, vinh nhục trong chức vụ Tổng Thống, sự nghiệp và sinh mạng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã kết thúc vào năm 1963, mà bắt nguồn từ biến cố Phật Giáo ngày 08 tháng 05 năm 1963 tại Huế.




Diễn biến đưa đến đảo chánh

Ngày 05 tháng 05 năm 1963, thành phố cổ kính Huế treo đầy cờ và khẩu hiệu để mừng Đức Giám Mục Ngô Đình Thục, bào huynh của Tổng Thống Diệm. Trong số cờ đó có cờ của Giáo Hội Công Giáo Vatican tức cờ nửa vàng nửa trắng và hình Đức Giáo Hoàng. Biểu tượng này được nhìn như là Tòa Thánh Vatican công nhận miền Nam và đạo Công Giáo tại Việt Nam , xóa đi hình ảnh đô hộ của Pháp Quốc lâu nay.

Ngày 08 tháng 05 năm 1963, Phật tử tại Huế treo cờ Phật Giáo để mừng Đại Lễ Phật Đản thứ 2.507, nhưng chính quyền không cho phép. Vì tức giận, tối đó một số Phật tử kéo đến biểu tình tại đài phát thanh để phản đối chính quyền. Trong khi xô xát, một quả bom nhỏ hay một trái lựu đạn phát nổ, tình hình hổn loạn. Kết quả có 9 người chết, trong đó có một trẻ em, và 20 người khác bị thương.

NDD9.gif
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Sứ Mỹ Henry Cabot Lodge
Chính quyền quy kết Cộng Sản trà trộn đặt chất nổ giết người để gây xáo trộn. Phía biểu tình kết án Thiếu Tá Đặng Sỹ ra lệnh nổ súng giết người biểu tình. Theo lời kể của ông Lãnh Sự Mỹ tại Huế: "Lính chính quyền hốt hoảng vì tiếng nổ và la hét của đám biểu tình nên xả súng bắn vào đám biểu tình". Ông John Mecklin, Phát ngôn viên tòa Đại Sứ tuyên bố: "Cấm treo cờ Phật Giáo trong ngày Phật Đản không khác chi đi cấm người Mỹ hát nhạc mừng trong ngày Chúa Giáng Sinh". Cũng có tin cho rằng chính phủ Tổng Thống Diệm không cho phép treo cờ Phật Giáo lớn hơn và ngang hàng với cờ Quốc Gia Việt Nam vì đó là theo luật lệ của chính phủ đã có từ lâu, chứ không phải là cấm treo cờ Phật Giáo.

Vào thời điểm này, Phật giáo có khoảng 10.5 triệu người, và Công Giáo có khoảng 1.5 triệu người.

Hôm sau, ngày 09 tháng 05 năm 1963, hơn 10 ngàn người kéo đến nhà Tỉnh Trưởng Huế biểu tình và đòi hỏi 5 điểm:

1. Hủy bỏ lệnh cấm treo cờ Phật Giáo.

2. Phật Giáo được quyền bình đẳng như Công Giáo.

3. Không được đàn áp Phật Giáo.

4. Phật Giáo được quyền thờ phượng tôn giáo của mình.

5. Chính quyền phải bồi thường cho các gia đình nạn nhân, và phải trừng trị các người có trách nhiệm trong vụ bắn chết người trong ngày 08 tháng 05 năm 1963.

Ngày 15 tháng 05 năm 1963, phái đoàn Phật Giáo gồm 8 người từ Huế vào Sài Gòn trình kiến nghị cho Tổng Thống Diệm. Tổng Thống Diệm đồng ý hầu hết các yêu sách, và hứa sẽ điều tra. Tuy nhiên Tổng Thống Diệm không chịu bồi thường cho các gia đình nạn nhân vì sợ Phật Giáo làm tới. Nhưng tuần sau Tổng Thống Diệm đổi ý, không chịu nhượng bộ Phật Giáo, sự kiện này làm Phật Giáo bất mãn.

Ngày 28 tháng 05 năm 1963, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Lãnh Đạo Phật Giáo Việt Nam lên tiếng kêu gọi biểu tình. Tại Huế, hàng ngàn tăng ni xuống đường.

NDD10.gif
Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam : Ngô Đình Diệm
Tại Sài Gòn hàng trăm tăng ni biểu tình và tuyệt thực 48 giờ trước Quốc Hội. Đại Sứ Mỹ Frederick E. Nolting vắng mặt tại Sài Gòn, Bộ Ngoại Giao Mỹ Mỹ chỉ thị ông Phó Đại Sứ William C. Trueheart (Deputy Chief of Mission ) giải quyết.

Ngày 02 tháng 06 năm 1963, tại Huế, 500 sinh viên biểu tình chống chính quyền kỳ thị. Biến thành bạo động, cảnh sát dùng chó, lựu đạn cay tấn công đoàn biểu tình, 67 sinh viên bị thương phải vào bệnh viện. Chính quyền ra lệnh giới nghiêm Huế và cho cảnh sát, công an kiểm soát đường phố. 

Để tránh đụng chạm, Tổng Thống Diệm thải hồi 3 viên chức có trách nhiệm vụ bắn chết người biểu tình ngày 08 tháng 05 năm 1963, trong đó bị thải hồi có Thiếu Tá Đặng Sỹ. Chính quyền lên tiếng xin lỗi Phật Giáo, nói là các nhân viên chính quyền đã thiếu tế nhị khi hành xữ công tác và hứa sẽ cho một phái đoàn chính phủ tiếp xúc với Phật Giáo để bồi thường các gia đình nạn nhân.

Ngày 04 tháng 06 năm 1963, Phó Đại Sứ Trueheart gặp Ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống để yêu cầu giải quyết. Phật Giáo có gặp nhưng hai bên bất đồng ý kiến.

Ngày 07 tháng 06 năm 1963, bà Ngô Đình Nhu tức bà Trần Lệ Xuân ca ngợi tổ chức Phụ Nữ Liên Đới và lên án những vị lãnh tụ Phật Giáo do Cộng Sản giật dây.

Sáng ngày 11 tháng 06 năm 1963, Phát ngôn viên của Phật Giáo thông báo cho các phóng viên, ký giả Mỹ biết sẽ có một biến cố quan trọng sẽ xảy ra tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng thành phố Sài Gòn. Hàng ngàn tăng ni, phật tử đứng chung quanh, HòaThượng Thích Quảng Đức 73 tuổi ngồi bình thản tự thiêu bằng xăng. Chính quyền tuyên truyền rằng Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngồi bình tỉnh là do bị chích ma túy nên không biết nóng. 

Bà Ngô Đình Nhu tuyên bố về cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức: "Tất cả cái mà các vị lãnh đạo Phật Giáo đóng góp vào quốc gia này là đi nướng một vị tăng (barbecue)".. Chính quyền Tổng Thống Diệm cho rằng việc tự thiêu là do Cộng Sản sắp đặt, và chính Đại Sứ Mỹ Nolting cũng ủng hộ lời giải thích này, ông nói: "Theo tôi nghĩ, đây là do Việt Cộng. Động lực thúc đẩy việc này là do chính trị chứ không phải do vấn đề tín ngưỡng.".

NDD11.gif
Thượng Toạ Thích Quảng Ðức tự thiêu lúc 9:22 sáng ngày 11 tháng 6 nãm 1963
Cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức là ngọn lửa châm ngòi cho Phật Giáo đấu tranh kịch liệt và mạnh mẽ hơn. Hình ảnh tự thiêu đã gây xúc động nhân dân, chính phủ Mỹ và toàn thế giới. Chính phủ Mỹ lên án Tổng Thống Diệm. Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị Phó Đại Sứ Trueheart bí mật tiếp xúc với Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ để báo tin cho biết là Mỹ sẽ ủng hộ Phó Tổng Thống Thơ nếu Tổng Thống Diệm ra đi.

Vì thấy Đại Sứ Mỹ Nolting quá thân với Tổng Thống Diệm, nên Tổng Thống Kennedy tuyên bố thay thế Đại Sứ Nolting bằng tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge trong khi Đại Sứ Nolting đang đi Âu Châu mà không thông báo cho ông biết.

Đại Sứ Nolting chỉ được biết qua đài phát thanh mà thôi. Tức bực, Đại Sứ Nolting phát biểu: "Tôi nói thẳng là tôi nghĩ có một số người có thế lực tại Bộ Ngoại Giao, họ là những người rất vui mừng khi thấy tôi phải ra đi bởi vì họ muốn cho ông Diệm thật nhiều sợi dây thừng để ông tự treo cổ ông ta. Có một chiến dịch đạp đổ ông Diệm làm tôi nghĩ rằng nó phát xuất từ các ông Thứ Trưởng Averrell Harriman, Roger Hilsman và một số viên chức trong Tòa Bạch Ốc. Điều đó đi ngược lại sự cố vấn của CIA. Tôi muốn các điều tôi nói đây được ghi vào hồ sơ". 

Sau này, Tướng Maxwell D. Taylor, từng là Chủ Tịch Liên Quân Hoa Kỳ (Tổng Tham Mưu Trưởng) thời đó kể lại là Ban Cố Vấn của Tổng Thống Kennedy chia làm 2 phe: một phe thì muốn lật đổ Tổng Thống Diệm vì nói là "không thể thắng Cộng Sản nếu còn Tổng Thống Diệm", còn phía ủng hộ Tổng Thống Diệm mà trong đó có Tướng Taylor thì nói là "có thể chúng ta không thể thắng Cộng Sản nếu đi với Tổng Thống Diệm, nhưng nếu không đi với Diệm thì đi với ai?" Mọi người đều im lặng, không ai trả lời được câu này.

Ngày 16 tháng 06 năm 1963, Ủy Ban Chính Phủ và Phật Giáo ký bản Thông Cáo Chung, đồng ý thỏa mãn các đòi hỏi của Phật Giáo, nhưng lại không nhận trách nhiệm. Báo chí Mỹ, đài VOA chỉ trích chính quyền Tổng Thống Diệm. Phật Giáo thay thế Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết bằng Thượng Tọa Thích Trí Quang lãnh đạo cuộc đấu tranh. Theo báo cáo của CIA, Thượng Tọa Thích Trí Quang là người Bắc, sinh năm 1922, là "một người khôn lanh, thâm hiểm, không tình cảm, có mưu đồ chính trị và đầy tham vọng lãnh tụ".

Ngày 25 tháng 06 năm 1963, Trưởng Phòng CIA John Richardson tại Sài Gòn (CIA Chief Station) thất bại trong việc đứng ra điều đình giữa chính quyền Tổng Thống Diệm và Phật Giáo. Ông Cố Vấn Nhu nói: "Các lãnh tụ Phật Giáo không bao giờ tuyên bố và cũng không bao giờ chống Cộng Sản cả". Ông Nhu cũng chỉ trích thái độ mềm dẽo của Tổng Thống Diệm vì làm như vậy khiến cho chính quyền khó giải quyết vấn đề. Ông Nhu tuyên bố: "Nếu chính phủ không áp dụng luật pháp thì chính phủ sẽ sụp đổ và tôi là người đầu tiên nghĩ như thế". Ông Nhu hàm ý rằng trong tình trạng khẩn trương của đất nước, nếu cần, ông sẽ đứng ra ngoài tình cảm gia đình, ông có thể chống cả chính phủ và Tổng Thống Diệm.

Khi thấy phong trào đấu tranh của Phật Giáo bùng nổ mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo của Thượng Tọa Thích Trí Quang, Tổng Thống Kennedy hỏi ông Phụ Tá Tổng Thống Michael Forrestal rằng: "Họ là ai? Tại sao chúng ta không biết đến họ trước kia vậy?”

Những ngày cuối tháng 06 năm 1963, Phó Đại Sứ Trueheart tiếp xúc Tổng Thống Diệm hàng ngày để đòi hỏi Tổng Thống Diệm nhượng bộ Phật Giáo. Vì thấy Tổng Thống Diệm không nghe lời, Phó Đại Sứ Trueheart đe dọa Mỹ sẽ không ủng hộ chính phủ Tổng Thống Diệm. Bị xúc phạm bởi những lời đe dọa của Mỹ, kể từ đây Tổng Thống Diệm tỏ ra bất cần Mỹ, và kêu gọi dân chúng thắt lưng buộc bụng để độc lập với Mỹ.

NDD12.gif
Ông Ngô Đình Nhu
Ngày 04 tháng 07 năm 1963, tờ báo viết bằng Anh ngữ Times of Viet Nam do ông Nhu tài trợ viết bài tấn công Mỹ và nói Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vì bị chích ma túy. 

Tại Hoa Thịnh Đốn, các giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao phúc trình Tổng Thống Kennedy biết tình trạng bất ổn tại Việt Nam và kết tội ông Nhu phá hoại bản Thông Cáo Chung ký ngày 16 tháng 06.

Tại Hoa Thịnh Đốn, bàn tán xôn xao về kế hoạch loại ông Cố Vấn Nhu và bà Nhu ra khỏi chính quyền.. Đại Sứ Nolting được gọi họp tại Tòa Bạch Ốc. Tại đây, ông Nolting khuyến cáo Tổng Thống Kennedy rằng nếu đảo chánh sẽ tạo ra nội chiến, và ông Nolting hy vọng là ông có thể thuyết phục được Tổng Thống Diệm. Mặc dù Tổng Thống Kennedy đã tuyên bố bổ nhiệm ông Henry Cabot Lodge thay thế ông Nolting để làm đại sứ tại Việt Nam, nhưng Tổng Thống Kennedy lại chỉ định ông Nolting qua Sài Gòn lần nữa để thuyết phục Tổng Thống Diệm.

Ngày 11 tháng 07 năm 1963, Đại Sứ Nolting trở lại Sài Gòn. Tuyên bố với báo chí, ông nói ông qua lần này nhằm thuyết phục Tổng Thống Diệm thay đổi lập trường. Ông khuyến khích Tổng Thống Diệm lên đài phát thanh để nhận lỗi về việc tranh chấp với Phật Giáo.

Ngày 18 tháng 07 năm 1963, Đại Sứ Nolting dành cả ngày thuyết phục, khuyến khích, yêu cầu và ngay cả đe dọa Tổng Thống Diệm, tuy nhiên không đạt được gì khả quan cả, trừ việc Tổng Thống Diệm đồng ý lên đài phát thanh để hứa "cộng tác" chặt chẽ với Phật Giáo. Vụ tự thiêu lần thứ hai xảy ra.

Ngày 19 tháng 07 năm 1963, Tổng Thống Diệm nói trên đài phát thanh chỉ 2 phút. Với giọng nói lạnh lùng, Tổng Thống Diệm hứa hẹn rất ít, yêu cầu mọi người kính trọng chức vụ Tổng Thống của ông, và hứa sẽ chỉ định một Ủy Ban Chính Phủ khác điều tra các khiếu nại của Phật Giáo. Dù vậy, cảnh sát vẫn tiếp tục bao vây các chùa chiền bằng dây kẽm gai.

Ngày 05 tháng 08 năm 1963, tại Phan Thiết, sư Nguyên Hương tự thiêu bằng xăng.

Ngày 13 tháng 08 năm 1963, một vị sư ở Huế quấn cờ Phật Giáo tự thiêu. 

Tại Ninh Hòa, một ni cô ngồi tại nhà thờ Công Giáo tự thiêu. 

Ngày sau đó, một vị sư 71 tuổi tự thiêu trong sân chùa Từ Đàm Huế. 

Vì phong trào Phật Giáo đấu tranh mạnh tại Huế và Nha Trang, nên chính quyền Tổng Thống Diệm ban tình trạng thiết quân luật tại hai tỉnh này. Quân đội xao động, truyền đơn rải cùng các căn cứ lính. Các quân nhân bắt đầu mang khăn quàng vào tay ủng hộ Phật Giáo đấu tranh.

Ngày 14 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Nolting từ biệt Tổng Thống Diệm về Mỹ. Ông Nolting yêu cầu Tổng Thống Diệm thỏa hiệp với Phật Giáo và muốn Tổng Thống Diệm lên tiếng phủ nhận lời tuyên bố "đổ dầu vào lửa" của bà Nhu, cũng như muốn Tổng Thống Diệm cho biết ai là người thực sự lãnh đạo đất nước. Nếu Tổng Thống Diệm không thực hiện các điều kể trên thì "chính phủ Mỹ khó có thể tiếp tục giữ tình hữu nghị như hiện tại".
NDD13.gif
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Tổng Thống Diệm nói với Đại Sứ Nolting rằng Hoa Kỳ phải nên hiểu rằng việc rối rắm này "không phải do Phật Giáo mà cũng chẳng phải do gia đình ông tạo nên". Tuy nhiên, có lẽ vì chỗ thân tình với ông Nolting nên Tổng Thống Diệm hứa là sẽ đưa ra một bản Thông Cáo. Thế nhưng, trong buổi phỏng vấn ngày sau đó, Tổng Thống Diệm lại tuyên bố: "Chính sách liên kết với Phật Giáo của tôi không thể thực hiện được".

Chính phủ Tổng Thống Diệm muốn đánh một ván bài chót là đàn áp Phật Giáo thật mạnh mẽ, với hy vọng là nếu thành công thì đây là món quà đón tiếp tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge.. Mỹ cho đây là kế hoạch của ông Cố Vấn Nhu.

Ngày 15 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Nolting rời Sài Gòn. Ông Nhu cảnh giác cho các tướng lãnh Việt Nam biết chính sách Mỹ thay đổi và có thể Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam . Ông trưng dẫn bằng chứng là Mỹ vừa ký thỏa hiệp cấm thử bom nguyên tử với Liên Sô, có nghĩa là Mỹ đi hòa hoãn với Cộng Sản.

Ngày 20 tháng 08 năm 1963, mười vị tướng lãnh yêu cầu Tổng Thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật để quân đội có thể đưa các vị tăng ni ngoài Sài Gòn trở về chùa. Tối đó, ông Nhu tự ý hành động mà không thông báo cho các tướng lãnh. Tấn công chùa Xá Lợi, phá cửa chính bằng súng, lựu đạn cay, bắt bớ lên xe. Tại Huế, lực lượng an ninh dùng súng tiểu liên M1 bắn chùa Từ Đàm, bắn bể tượng Phật và tịch thu 30 ngàn mỹ kim của chùa. Gần chùa Diệu Đế, đàn bà, đàn ông, trẻ em đương đầu với cảnh sát. Sau năm tiếng đồng hồ xô xát cho đến khi có xe tăng tới, tại chùa có 30 người chết, 200 bị thương và chở giam 10 xe người.

Ngày 21 tháng 08 năm 1963, sau khi Tổng Thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật, ông Nhu ra lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) do Đại Tá Lê Quang Tung cầm đầu, và Cảnh Sát Dã Chiến (Combat Police) tấn công chùa chiền. Có khoảng 2 ngàn chùa chiền bị bố ráp trên toàn quốc và bắt giam hơn 1.400 vị tăng ni. Ít nhất có năm mươi đến hàng trăm người bị chết. Sự kiện này đã làm cho Mỹ tại Sài Gòn cũng như Hoa Thịnh Đốn bực tức và lên án Tổng Thống Diệm gắt gao. Tại Honolulu, ông Nolting gặp tân Đại Sứ Lodge và một số giới chức Mỹ. Ông Nolting gởi cho Tổng Thống Diệm một điện thư: "Đây là lần đầu tiên ông đã nuốt lời hứa với tôi". Hết sức chịu đựng, và không còn nhẫn nại được nữa, Tổng Thống Kennedy quyết định giao cho CIA giải quyết vấn đề.

Cũng trong ngày này, 6 giờ sáng, đài phát thanh Sài Gòn phát thanh lời Tổng Thống Diệm nói rằng 3 tháng thương thảo với Phật Giáo thất bại... Ông tuyên bố toàn nước đặt trong tình trạng thiết quân luật. Binh sĩ tại Sài Gòn mặc áo giáp, mang tiểu liên, lựu đạn cay và canh gác khắp các ngã đường, các cây cầu chính yếu. Xe Jeep trang bị súng lớn 30 caliber tuần tiểu thành phố. Sinh viên xuống đường biểu tình bất tuân lệnh thiết quân luật.

NDD14.gif

BộTrưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức, cạo trọc đầu để phản đối Tổng Thống Diệm và xin đi Ấn Độ tu học. Tệ hại hơn là Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ là ông Trần Văn Chương, thân sinh của bà Trần Lệ Xuân (tức bà Nhu) từ chức và chỉ trích chính quyền Tổng Thống Diệm là chế độ độc tài. Phái đoàn Mỹ cứu trợ phải quay trở lại Mỹ vì cảnh sát không cho phép máy bay hạ cánh. Chính phủ Mỹ bị hiểu lầm là đứng sau vụ đàn áp Phật Giáo.

Ngày 22 tháng 08 năm 1963, lúc 9 giờ 30 tối, tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge đến Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

NDD15.gif
CIA Lucien E. Conein
Ngày 23 tháng 08 năm 1963, Tướng Trần Văn Đôn mời ông CIA Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu để nhận thư trao tận tay cho tân Đại Sứ Lodge, nói là quân đội không có nhúng tay trong việc đàn áp Phật Giáo vừa rồi. (Ông Lucien Conein, CIA Operative, giữ vai trò chính yếu trong việc phối hợp với các tướng đảo chánh). 

Tướng Lê Văn Kim là phụ tá của tướng Đôn và là anh em rể của tướng Đôn đòi triệt hạ ông Nhu và yêu cầu chính phủ Mỹ lên tiếng ủng hộ thì quân đội sẽ đứng lên lật đổ chính phủ Tổng Thống Diệm.

Bí thư của Tổng Thống Diệm là ông Võ Văn Hải yêu cầu bảo toàn Tổng Thống Diệm nếu loại bỏ ông Nhu. Tân Đại Sứ Lodge báo cáo về Hoa Thịnh Đốn tất cả sự kiện, nhưng ông Lodge không ủng hộ việc loại bỏ ông Nhu. Ông Lodge khuyên nếu Mỹ ủng hộ đảo chánh thì nên núp trong bóng tối.

Bức điện văn tố cáo "ông Nhu đang bị dân chúng chán ghét"được gởi đến bàn ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Roger Hilsman. Ông Hilsman lên án ông Nhu và nói rằng nếu còn ông Nhu thì chẳng những đưa miền Nam Việt Nam vào thảm họa, mà còn kéo theo Mỹ xuống bùn đen nữa. Ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Chính Trị Vụ Averell Harriman cũng đồng ý là Mỹ không nên ủng hộ chính phủ Diệm-Nhu nữa.

Ngày 24 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Lodge đánh điện văn cho Bộ Ngoại Giao. Phụ Tá Ngoại Trưởng Hilsman phúc đáp, chỉ thị cho tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn tiếp xúc với các tướng lãnh để thực hiện đảo chánh. 

Trúng vào thứ bảy cuối tuần, Tổng Thống Kennedy, Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara không có mặt tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng các phụ tá của họ như ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Harriman, và ông Phụ Tá Tổng Thống Forrestal có mặt làm việc, với sự hỗ trợ của Phụ Tá Ngoại Trưởng Hilsman. Các người này thảo một bức điện văn để trả lời cấp tốc cho Đại Sứ Lodge. Bức điện văn "tối mật" ngày 24 tháng 8 năm 1963 này có nội dung như sau:

"Bộ Ngoại Giao gởi Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn để thi hành ngay lập tức.
Tối Mật. Không được phép phổ biến.
Chỉ đích thân Đại Sứ Lodge mới được phép đọc mà thôi. Đối với CINPAC/POLAD thì chỉ Đô Đốc Felt được phép đọc mà thôi.
Theo CAS Sài Gòn 0265 báo cáo về quan điểm của Tướng Đôn; Saigon 320, Saigon 316, Saigon 329. (Các con số là những ký hiệu mật mã).

NDD16.gif
Bức điện thư Mỹ ra lệnh thanh toán Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu ngày 24 tháng 8 năm 1963.


Bây giờ thì rõ là hoặc quân đội đề nghị lệnh thiết quân luật hoặc ông Nhu đã lừa họ. Ông Nhu đã lợi dụng tình trạng đó để tấn công chùa chiền bằng cảnh sát và Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung trung thành với ông ta, làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới ngỡ lầm rằng quân đội làm. Hơn nữa, cũng thật quá rõ là ông Nhu đã âm mưu sắp đặt ông ta vào vị trí chỉ huy.

Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung dưỡng tình trạng mà quyền hành lại nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và các thuộc hạ của ông để thay vào đó bằng quân đội tinh nhuệ và các chính trị gia có tư cách.

Nếu ông (tức Đại Sứ Lodge) cố gắng hết sức, nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối thì chúng ta phải đối đầu với một điều có thể xảy ra, là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể tồn tại được.

Ký tên: Hilsman, Forrestal, Ball, W.Everell Hariman." (ngưng trích)

Sau khi soạn bản điện văn này, ông Forrestal gọi Tổng Thống Kennedy đang nghỉ cuối tuần tại Hyannis Port , Massachusetts và đọc cho nghe. Tổng Thống Kennedy hỏi lại: "Có thể chờ cho đến thứ Hai để có đủ người họp được không?". Ông Harriman và Hilsman trả lời là "phải cần gởi gấp ngay bây giờ". Nghe thế, Tổng Thống Kennedy đồng ý và bảo "hãy gởi đi". Ông Hilsman cũng gọi báo cho Ngoại Trưởng Rusk và cũng được đồng ý cho phép gởi đi. Ông Hilsman gởi ngay điện văn này qua Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, và được coi như Mỹ "bật đèn xanh"đảo chánh.

Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Giám Đốc CIA McCone chưa được đọc bức điện văn trước khi gởi đi nên rất bất mãn. Đại Sứ Lodge nhận được điện văn và gởi ngay cho ông Xếp CIA William Colby, lúc đó đang làm Giám Đốc CIA Vùng Viễn Đông (Chief of the CIA's Far East Division) trụ sở tại Langley Virginia. Ông Xếp CIA Colby có quyền đọc tất cả điện văn tại trung tâm chỉ huy CIA ở Virginia .

Ngày 25 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Lodge báo cáo Bộ Ngoại Giao là ông đã nhận được bức điện văn, nhưng nói "căn bản quyết định vẫn là từ Hoa Thịnh Đốn".

NDD17.gif
Tướng Mỹ Maxwell Taylor và Tồng Thống Ngô Đình Diệm
Ngày 26 tháng 08 năm 1963, sáng thứ Hai, các cố vấn của Tổng Thống Kennedy chia làm hai phe: Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Maxwell Taylor phàn nàn Bộ Ngoại Giao quyết định làm bức điện văn ngày 24 tháng 08 mà không hội ý các nhân vật cao cấp, tạo nên sự nghi ngờ về mức độ thành công của việc đảo chánh. Bộ Trưởng Quốc Phòng và Giám Đốc CIA cùng quan điểm. Giám Đốc CIA McCone cho rằng: "Tổng Thống Diệm là người lãnh tụ xứng đáng nhất tại Việt Nam, và CIA cũng khó mà thực hiện được tinh thần bức điện văn ngày 24 tháng 08 năm 1963". Tổng Thống Kennedy khiển trách ông Phụ Tá Forrestel đã không chịu giữ lại bức điện văn cho tới thứ Hai. Ông Forrestal xin từ chức nhưng Tổng Thống Kennedy muốn giữ ông ta lại. Bộ Quốc Phòng bất đồng với Bộ Ngoại Giao nên muốn có thêm một cơ hội nữa để thuyết phục Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu.

8 giờ sáng, đài VOA lên tiếng chỉ trích cảnh sát của ông Nhu tấn công chùa chiền, và minh xác là quân đội không có nhúng tay. Đài VOA cũng tuyên bố Mỹ cắt viện trợ chính phủ Tổng Thống Diệm. Đại Sứ Lodge gọi Ngoại Trưởng Rusk phàn nàn về việc đài VOA đi thông báo việc cắt viện trợ, vì 11 giờ sáng này Đại Sứ Lodge sẽ gặp trình Ủy Nhiệm Thư cho Tổng Thống Diệm. Ông Ngoại Trưởng Rush gởi điện văn qua xin lỗi ông Lodge, và đài VOA đính chính không cắt viện trợ. Trong dịp này, Đại Sứ Lodge yêu cầu Tổng Thống Diệm loại trừ ông Nhu ra khỏi chức cố vấn, nhưng quá trễ vì lúc này ông Nhu đã trở thành tai, mắt và là bàn tay sắt của Tổng Thống Diệm.

Cũng trong ngày này, ông CIA Conein tiếp xúc với Tướng Trần Thiện Khiêm tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Khiêm khuyên ông CIA Conein tiếp xúc với Tướng Dương Văn Minh tức "Big" Minh. Tướng Minh đang là cố vấn quân sự cho Tổng Thống Diệm, và càng tréo cẳng ngổng nữa là ông ta cũng lại là Chủ Tịch Ủy Ban Đảo Chánh. Trong khi đó thì ông CIA AlSpera bay lên vùng cao nguyên để gặp tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh không nêu danh tánh các tướng tham dự đảo chánh, nhưng khi nghe nhắc đến tên tướng Khiêm thì tướng Khánh nói "chúng tôi thích vậy".

NDD18.gif
Ông Robert McNamara, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Đại Tướng Maxwell Taylor, Chủ Tịch Ủy-Ban Tham-Mưu liên quân Hoa Kỳ, đã đến Sài Gòn ngày 24 tháng 9 năm 1963 để hội kiến với ôngHenry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh chính phủ Việt-Nam Cộng-Hoà. Chuyến công du của hai Ông McNamara (trái) và Tướng Taylor (giữa) sang Việt Nam có mục đích tìm hiểu tình hình tại chỗ liên quan đến những xáo trộn xảy ra trong thời gian qua.
Thứ Ba ngày 27 tháng 08 năm 1963, Tổng Thống Kennedy họp các cố vấn cao cấp lại. Có cựu Đại Sứ Nolting tham dự. Ông Nolting không tin tưởng cuộc đảo chánh thành công vì ông cho rằng các tướng đảo chánh không can đảm như anh em ông Diệm-Nhu, họ không thống nhất mà lại chia rẽ, họ không có lãnh đạo thật sự và họ không có thực lực quân đội trong tay. Tổng Thống Kennedy hỏi lại ông Nolting: "Tại sao Tổng Thống Diệm không giữ lời hứa với chúng ta? Tại sao chính quyền Tổng Thống Diệm dùng sức mạnh đàn áp Phật Giáo? Bà Nhu hiện đang nắm chức quyền gì?". Ông Nolting cố bào chữa cho Tổng Thống Diệm và đề nghị chính phủ Mỹ nên cho thêm một cơ hội nữa để đòi Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu và truất quyền bà Nhu. Ông Nolting nói với Tổng Thống Kennedy rằng: "Ông Diệm và ông Nhu cũng giống như cặp song sinh Siamese dính nhau nên không thể tách ra được". Ông Nolting cũng nhắc cho Tổng Thống Kennedy biết về việc 3 năm trước đây, ông Đại Sứ Mỹ Durbrow cũng đòi Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu nhưng thất bại nên đã trở về Mỹ. Tổng Thống Kennedy mỉm cười và nói rằng: "Nếu ông nói đúng, thì chuyến đi của Đại Sứ Lodge kỳ này sẽ là chuyến đi ngắn nhất trong lịch sử". Cuối cùng Tổng Thống Kennedy vẫn giữ lập trường ủng hộ bức điện văn ngày 24 tháng 08.

Tại Sài Gòn tất cả trường học đóng cửa, ra lệnh bắt đối lập, tin tức đảo chánh loan truyền. Các tướng đảo chánh âm thầm di chuyển các đơn vị Dù vào Sài Gòn. Có 2 đơn vị Dù khác có thể tiến vào thủ đô trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Chính quyền Diệm-Nhu ra lệnh bố trí chống đảo chánh.








Người tín cẩn nhất của chính quyền Diệm-Nhu là Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Thủ Đô Sài Gòn. Trong tay có 2,500 lính Dù, 1,500 lính Thủy Quân Lục Chiến, 700 Quân Cảnh... Ngoài ra Tướng Đính có liên hệ với Sư Đoàn 5 Bộ Binh.

Chính quyền Diệm-Nhu có Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy 1,700 lính Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, 900 lính Lực Lượng Đặc Biệt và 700 Cảnh Sát Dã Chiến.

Ngày 08 tháng 08 năm 1963, ông CIA Conein gặp lại các tướng đảo chánh lần thứ nhì, gồm các Tướng: Dương văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim và Đại Tá Nguyễn văn Thiệu. Các tướng muốn Mỹ chính thức ủng hộ cuộc đảo chánh bằng sự lên tiếng của Đại Sứ Lodge.

Ông Trưởng Phòng CIA John Richardson khuyến cáo rằng tình hình không thể thối lui. Sài Gòn bây giờ đã biến thành một trại lính. Đây là trận đánh cuối cùng của gia đình Tổng Thống Diệm. Ông tiên đoán rằng các tướng đảo chánh sẽ thắng, tuy nhiên phải thuyết phục cho được Tướng Tôn Thất Đính và Đại Tá Lê Quang Tung gia nhập đảo chính. Đảo chánh sẽ chết nhiều sinh mạng. Ông Đại Sứ Lodge ủng hộ đảo chánh và nói rằng "nếu trễ sẽ bị thất bại". Trái với ý kiến của ông Trưởng Phòng CIA Richardson và Đại Sứ Lodge, Tướng Paul D. Harkins, Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Việt Nam nghi ngờ khả năng các tướng đảo chánh. Ông khuyên Mỹ nên đứng ngoài cuộc đảo chánh.

Tại Hoa Thịnh Đốn, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia họp ủng hộ đảo chánh. Cựu Đại Sứ Nolting phản đối nói rằng: "Nếu Mỹ bỏ rơi hai ông Diệm-Nhu tức là Mỹ đã nuốt lời cam kết trong quá khứ". Thứ Trưởng Ngoại Giao Harriman chống lại ý kiến ông Nolting, và chỉ trích ông Nolting đã không phục vụ quyền lợi nước Mỹ trong thời gian ông làm đại sứ tại Việt Nam .. Tổng Thống Kennedy phân vân, nhưng cuối cùng đồng ý ủng hộ cuộc đảo chánh, tuy nhiên ông muốn trao quyền quyết định cho Đại Sứ Lodge. Tổng Thống Kennedy nói với ông Lodge: "Tôi tin là ông sẽ không ngại ngùng khi đưa ra quyết định đình hoãn hay thay đổi kế hoạch đảo chánh nếu ông nghĩ là cần thiết".

NDD19.gif
Các tướng Kim, Đính, Đôn, Vỹ và Xuân tại nhà nghỉ Đà Lạt năm 1964
Bây giờ, Ngoại Trưởng Rusk tự tay gởi điện văn cho Đại Sứ Lodge, chỉ thị mọi cách phải loại bỏ cho được ông bà Nhu ra khỏi chính quyền. Khoan cắt đứt viện trợ mà hãy chờ cho đến khi nào các tướng sẵn sàng đảo chánh. Sợ rằng nếu Tổng Thống Diệm biết được thì Tổng Thống Diệm sẽ kêu gọi Bắc Việt ủng hộ để đánh đuổi Mỹ.

Ngày 29 tháng 08 năm 1963, Tổng Thống Kennedy gởi điện văn cho Đại Sứ Lodge: "Tôi chấp thuận tất cả những điều đề cập trong cái điện văn mà những vị khác gởi cho ông (tức bức điện văn "tối mật" ngày 24 tháng 8), và tôi ủng hộ các điều đó hết mình. Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức để có thể giúp ông hoàn thành sứ mạng này một cách mỹ mãn. Cho đến khi các tướng lãnh ra tay, tôi xin được dành cái quyền thay đổi kế hoạch hay đảo ngược chỉ thị vào giờ chót. Tôi hoàn toàn nhận hết trách nhiệm về bất cứ sự thay đổi nào, và tôi cũng chịu hoàn toàn trách nhiệm về kế hoạch này và hậu quả của nó".

Tại Sài Gòn, Chánh Phòng CIA Richardson và ông CIA Conein nhận điện văn của tướng Cố Vấn Quân Sự Tổng Thống Taylor từ Hoa Thịnh Đốn, đòi phải "suy nghĩ lại" việc ủng hộ đảo chánh. Vì 10 giờ sáng phải gặp lại Tướng Minh, do đó ông Chánh Phòng CIA Richardson ra lệnh cho ông CIA Conein không được tuyên bố gì mà chỉ đến nghe và về trình lại ý kiến của Tướng Minh thôi.

Tướng Minh đòi hỏi Mỹ phải chứng tỏ việc ủng hộ các tướng lãnh đảo chánh, bằng cách tuyên bố Mỹ cắt viện trợ kinh tế cho chính phủ Diệm. Đại Sứ Lodge điện về Ngoại Trưởng Rusk nói là quá trễ để mà suy nghĩ lại, ông nói: "Chúng ta đã bước sâu quá rồi nên không thối lui được, hãy dồn mọi nỗ lực ủng hộ các tướng đảo chánh ngay". Đại Sứ Lodge xin phép để Tướng Harkins tiếp xúc với các tướng đảo chánh và cũng yêu cầu Mỹ cắt viện trợ kinh tế chính phủ Diệm để các tướng đảo chánh tin tưởng có Mỹ ủng hộ. Cùng ngày, Tòa Bạch Ốc cho phép Tướng Harkins tiếp xúc các tướng đảo chánh và cho phép Đại Sứ Lodge cắt đứt viện trợ kinh tế chính phủ Diệm. 

Tổng Thống Kennedy gởi thư riêng cho Đại Sứ Lodge nói rằng Tổng Thống Kennedy ủng hộ các kế hoạch đảo chánh của ông Lodge. Tuy nhiên Tổng Thống Kennedy không đồng ý với ông Lodge về việc ông Lodge nói là "không thể thối lui được". Tổng Thống Kennedy nhắc Đại Sứ Lodge về kinh nghiệm đau thương tại Vịnh Con Heo ở Cu Ba. Tổng Thống Kennedy nói: "Kinh nghiệm dạy tôi rằng sự thất bại mang lại cái tệ hại nhiều hơn là việc đi thay đổi quyết định...Khi chúng ta làm, chúng ta phải thắng, nhưng nếu cần phải thay đổi quyết định thì cũng phải nên thay đổi, hơn là để thất bại".

Thứ Sáu, ngày 30 tháng 08 năm 1963, Tổng Thống Kennedy lo có cảnh tắm máu tại Sài Gòn. Ông đưa ra kế hoạch dự trù di tản gần 5,000 cư dân Mỹ tại Việt Nam . Một tàu chiến chở trực thăng, tàu tấn công, tàu destroyer nằm sẵn tại ven biển Việt Nam . Tại Okinawa, có 3,000 Thủy Quân Lục Chiến ứng trực 100%. Tại Bộ Ngoại Giao, Phụ tá Ngoại Trưởng Hilsman báo cáo lên Ngoại Trưởng Rusk rằng có thể trận đánh đảo chánh kéo dài quá lâu, và nếu vậy thì quân đội Hoa Kỳ phải nhảy vô vòng chiến để ủng hộ phe đảo chánh cho thành công.

Ngày 31 tháng 08 năm 1963, Tướng Minh thông báo cho Tướng Harkins biết là kế hoạch đảo chánh phải "trì hoãn".. Các tướng đảo chánh sợ sự thân thiết giữa Chánh Phòng CIA Richardson với Tổng Thống Diệm sẽ làm bại lộ kế hoạch đảo chánh. Tướng Harkins mời Tướng Minh đến cơ quan MACV, và hứa là Mỹ ủng hộ các tướng đảo chánh.. Tướng Khiêm thông báo cho Tướng Minh biết ý kiến của Mỹ.

Ngày hôm sau, Tướng Khiêm lại gặp Tướng Harkins. Tướng Minh lo hoạch định kế hoạch đảo chánh. Tướng Khiêm thì cho biết là các tướng không có đủ sức thắng lực lượng trung thành Tổng Thống Diệm. Lực lượng lính Bộ Binh sẽ không tham dự đảo chánh nếu không đánh tới cùng. Tướng Harkins và ông Chánh Phòng CIA Richardson báo cáo thẳng về Hoa Thịnh Đốn nói là kế hoạch đảo chánh bất thành. Đại Sứ Lodge than: "Không có ai, không có tổ chức nào trong đám tướng lãnh này làm nên trò trống gì cả". Tin tức các tướng bỏ cuộc đảo chánh khiến cho Tổng Thống Kennedy và các cố vấn tại Tòa Bạch Ốc hoang mang.

Đầu tháng 9 năm 1963, Tổng Thống Kennedy chỉ định Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara qua Việt Nam . Tháp tùng có một số cố vấn cao cấp trong đó có Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng William Bundy. Tại Việt Nam có 800 học sinh bị bắt nhốt.

Ngày 02 tháng 09 năm 1963, Tổng Thống Kennedy trả lời câu phỏng vấn của Walter Cronkite trên đài CBS rằng Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ miền Nam Việt Nam, nhưng ông nói tiếp: "Tôi không nghĩ là có thể thắng chiến tranh được trừ khi họ được nhân dân ủng hộ. Và theo ý tôi, trong 2 tháng qua chính phủ Diệm đã quá xa rời quần chúng". 

Phụ Tá Ngoại Trưởng Hilsman suy diễn lời chỉ trích trực tiếp và công khai này của Tổng Thống Kennedy rằng sẽ có một cuộc đảo chánh, nhưng không biết bao giờ xảy ra. Dù vậy, các tướng đảo chánh vẫn án binh bất động. Cùng ngày, phe ông Nhu viết bài trên báo Times of Viet Nam lên án Mỹ ủng hộ đảo chánh.

Ông Xếp CIA Colby nói: "Ý họ muốn khuyên chúng ta nên đứng ngoài". Bà Nhu viết bài chửi Mỹ. Bà xưng bà là người cứu tinh cho miền Nam Việt Nam, và bà còn tố cáo Mỹ và Cộng Sản giật dây Phật Giáo biểu tình làm loạn. Bà tố cáo Đại Sứ Lodge mưu sát bà. Để trả thù, em bà Nhu là ông Trần Văn Khiêm lập một danh sách ám sát lại người Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn với ký giả Úc Denis Warner, ông Khiêm tiết lộ các người Mỹ nằm trong danh sách bị ám sát đó có tên ông Chánh Phòng CIA Sài Gòn Richardson, ông CIA Conein và Phát Ngôn Viên Tòa Đại Sứ John Mecklin. Tình cảm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ căng thẳng và tồi tệ trầm trọng.

Trong thời điểm này, Hoa Thịnh Đốn bất mãn việc Pháp đứng làm trung gian giải quyết chiến tranh Việt Nam . Đại Sứ Pháp đến miền Nam Việt Nam thảo luận bí mật với Hồ Chí Minh và Tổng Thống Diệm qua trung gian của người Ba Lan tên Mieczyslaw Maneli, thành viên Polish Member of the International Control Commission, cơ quan này được thiết lập để quan sát Hiệp Định Genève. Trong suốt nhiều tháng, Maneli qua lại Sài Gòn - Hà Nội nhiều lần để tìm giải pháp thương thảo. Vào tháng 07 năm 1963, Bắc Việt đồng ý căn bản là lập chính phủ Liên Hiệp cầm đầu bởi Tổng Thống Diệm để miền Nam trở thành trung lập. Họ muốn Mỹ phải rút quân..

10 giờ 30 sáng ngày 6 tháng 9 năm 1963, tại buổi họp trong Tòa Bạch Ốc, Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, tức bào đệ của Tổng Tống John Kennedy nêu ra các câu hỏi: "Liệu có thắng hai ông Diệm-Nhu? Liệu ông Nhu có bị ông Diệm loại bỏ? Phải xử sự ra sao nếu không thể thắng ông Diệm được?". Cuối cùng ông Robert Kennedy đề nghị phải cứng rắn với Tổng Thống Diệm và cắt đứt viện trợ. Bộ Trưởng Quốc Phòng trả lời là không có cái tin tức nào chính xác cả. Tướng Taylor đề nghị cử Tướng Victor Krulak đi Việt Nam . Bộ Ngoại Giao cử ông Joseph A. Mendenhall tháp tùng.

6 giờ sáng ngày 08 tháng 09 năm 1963, hai viên chức này đến Việt Nam . Tướng Krulak phỏng vấn 80 cố vấn Mỹ luôn cả các viên chức cao cấp. Nhà Ngoại Giao Mendenhall lại dành thì giờ đi Sài Gòn, Huế, Đà Nẳng để thăm viếng một số bạn bè cũ.

Ngày 09 tháng 09 năm 1963, hai vị này trở về Hoa Thịnh Đốn phúc trình lại cho Tổng Thống Kennedy. Tướng Krulak báo cáo là "tinh thần chiến đấu cao và tốt. Việc xáo trộn chính trị không ảnh hưởng gì đến việc đánh giặc. Dân chúng ghét ông Nhu thôi chứ không ghét Tổng Thống Diệm". Trái lại, nhà ngoại giao Mendenhall thì báo cáo là "chính phủ Diệm bị dân chúng chán ghét, chế độ sắp sụp đổ, và không thể chiến thắng Cộng Sản được nếu còn Diệm-Nhu". Nghe xong hai báo cáo, Tổng Thống Kennedy ngơ ngẫn vì hai báo cáo hoàn toàn trái ngược nhau, khiến T.T. Kennedy phải hỏi: "Có phải là hai vị đã đến cùng một quốc gia không vậy?" Tuy vậy, Tổng Thống Kennedy ra lệnh cho các cố vấn nghiên cứu việc cắt viện trợ kinh tế Việt Nam .

Ngày 11 tháng 09 năm 1963, Tổng Thống Kennedy lại nói chưa thể cắt viện trợ chính phủ Diệm. Không được đảo chánh. Tổng Thống Kennedy muốn thuyết phục Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền...

Ngày 17 tháng 09 năm 1963, Hội Đồng An Ninh chỉ thị Đại Sứ Lodge hòa hoãn với Tổng Thống Diệm, nhưng bằng mọi cách thuyết phục Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu. Đại sứ Lodge rất bất mãn vì lệnh này, ông muốn đảo chánh Diệm và cắt đứt viện trợ. Đại Sứ Lodge liên lạc với Tướng Minh bàn việc đảo chánh. Hội Đồng An Ninh muốn tìm một giải pháp khác. Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Taylor qua Việt Nam để nhìn tận mắt tình hình Phật Giáo, và nếu cần thì phải áp lực Tổng Thống Diệm. Tháp tùng trong chuyến đi có ông Xếp CIA Colby, đại diện Tòa Bạch Ốc Forrestal, đại diện Bộ Ngoại Giao William Sullivan và Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng P. Bundy.

Trước khi trở lại Hoa Thịnh Đốn, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Taylor và Tướng Harkins ghé thăm Tổng Thống Diệm tại Dinh Gia Long. Tổng Thống Diệm hút thuốc liên miên và chỉ tay vào bản đồ để khoe thành tích tiến triển tốt đẹp. Ông McNamara nhắc Tổng Thống Diệm về các xáo trộn chính trị và tình hình nguy ngập. Tổng Thống Diệm không đồng ý và bào chữa rằng đó là do báo chí xuyên tạc làm người Mỹ hiểu lầm. Tổng Thống Diệm phàn nàn các học sinh nông nổi, thiếu giáo dục và không hiểu trách nhiệm nên gây rối trật tự, do đó không có giải pháp nào hơn là tống giam họ. Tổng Thống Diệm thú nhận đã để xáo trộn là vì ông "quá nhẹ tay và đối xử quá tốt với Phật Giáo".

Tổng Thống Diệm lên án Mỹ ủng hộ đảo chánh. Vì trước khi đi, Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh các nhân viên đừng có ý kiến gì về vấn đề này nên mọi người đều nín thinh. Bộ Trưởng McNamara hỏi tại sao chính phủ không cải chính những lời tuyên bố "ồn ào" của bà Nhu, và nhắc đến việc bà Chiang Kai-shek lạm quyền nên đẩy nước Tàu vào tay Cộng Sản. Tổng Thống Diệm biện minh rằng "bà Nhu là một dân biểu, nên bà có quyền phát biểu theo ý của bà. Người Mỹ phải thông cảm cho bà vì bà bị báo chí truyền thông tấn công và xuyên tạc bà với đầy ác ý". Phái đoàn không lấy làm thỏa mãn về thái độ của Tổng Thống Diệm.

Ngày 02 tháng 10 năm 1963, phái đoàn trở về Hoa Thịnh Đốn báo cáo tình hình với Tổng Thống Kennedy: "Về lãnh vực quân sự tốt, nhưng sự tai tiếng chính trị của hai ông Diệm-Nhu sẽ làm xấu đi". Thảo kế hoạch cắt viện trợ chương trình Commodity Import Program, đó là chương trình viện trợ kinh tế giúp Việt Nam 40% số lượng nhập cảng của quốc gia, và sinh ra một số ngân quỹ lớn cho quân đội. Tổng Thống Kennedy tuyên bố giờ phút này các cố vấn trong chính phủ ông không còn có những ý kiến dị biệt nữa.

NDD20.gif
Từ trái: 1. Tướng Dương Văn Minh.  2.Tướng Lê Văn Kim, 3. Mai Hữu Xuân.  4. Tướng Trần Văn Đôn.
Tướng Trần Văn Đôn gặp lại bạn cũ là ông CIA Conein tại Tân Sơn Nhất. Rồi lại hẹn gặp nhau lại tại Nha Trang, hai trăm dặm cách Sài Gòn. Phó Đại Sứ Trueheart ra lệnh ông CIA Conein không được tuyên bố gì cả, chỉ lấy tin tức mà thôi. 

Tại Nha Trang, Tướng Đôn công bố đảo chánh. Điều đặc biệt và quan trọng trong buổi họp này là có sự tham dự của Tướng Tôn Thất Đính. Tướng Tôn Thất Đính khoe rằng ông là người cứu Tổng Thống Diệm thoát khỏi cuộc đảo chánh tháng 8, từng cứu Tổng Thống Diệm thoát khỏi các vụ đụng đầu với Phật Giáo, Cộng Sản v.v... Vì những công lao đó nên Tướng Đính xin Tổng Thống Diệm trả ơn bằng cách bổ nhiệm ông làm Bộ Trưởng Nội Vụ, nhưng bị Tổng Thống Diệm từ chối nên Tướng Đính sinh ra thù vặt và bất mãn Tổng Thống Diệm. Tướng Đôn biết được tình cảnh ấm ức này nên đã tìm cách chiêu dụ Tướng Đính gia nhập đảo chánh. Tướng Đôn đề nghị ông CIA Conein gặp riêng với Tướng Minh.

Ngày 05 tháng 10 năm 1963, ông CIA Conein gặp Tướng Minh tại Sài Gòn, nói chuyện bằng tiếng Pháp. Tướng Minh đưa ra các điểm: 

- Phải biết lập trường của Mỹ có ủng hộ chính phủ mới tương lai không? 
- Không đòi hỏi Mỹ ủng hộ đảo chánh, nhưng Mỹ đừng cản đường. 
- Muốn Mỹ tái viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ mới. 

Tướng Minh đưa ra các kế hoạch giết ông Nhu và giết ông Ngô Đình Cẩn, bao vây Sài Gòn bằng lính, đánh thẳng vào phòng tuyến bảo vệ Phủ Tổng Thống. Ông CIA Conein không có ý kiến. Tướng Minh hẹn sẽ gặp lại.

Hoa Thịnh Đốn biết tin nên vừa háo hức mà vừa hồi hộp... Tổng Thống Kennedy nói với Đại Sứ Lodge rằng chính phủ Mỹ không muốn giật dây cuộc đảo chánh này, nhưng cũng không muốn bị hiểu lầm là cản trở đảo chánh hay từ chối viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền mới. Điều quan tâm lớn nhất của Hoa Thịnh Đốn là rủi cuộc đảo chánh thất bại thì Mỹ sẽ bị cáo buộc là cấu kết với đám đảo chánh chủ mưu phản loạn. Tòa Bạch Ốc ra lệnh Đại Sứ Lodge phải cẩn thận và làm sao để mà "có thể chối được". Các báo cáo liên quan đến tình hình đảo chánh phải báo cáo riêng, không được báo cáo chung với bản báo cáo thường nhật của Tòa Đại Sứ. Phải báo cáo riêng và báo cáo về Hoa Thịnh Đốn phải dùng qua ngã CIA, chứ đừng qua ngã lỏng lẻo Bộ Ngoại Giao. Hơn nữa, chỉ có Đại Sứ Lodge mới được quyền chỉ thị CIA hành động và chỉ thị bằng khẩu lệnh mà thôi. Đại Sứ Lodge nói với ông CIA Conein: "Nếu có gì trục trặc, tôi sẽ chối tuốt luốt".

Biết Tướng Minh chống Tổng Thống Diệm, Mỹ tuyên bố cắt viện trợ Tổng Thống Diệm, hứa ủng hộ tân chính phủ. Muốn chứng tỏ Mỹ ủng hộ các tướng đảo chánh, Mỹ triệu hồi ông Trưởng Phòng CIA Richardson về Mỹ vì cho rằng ông này thân thiện với Tổng Thống Diệm.

NDD21.gif
Ngày 26 tháng 10 năm 1963, ngày Quốc Khánh kỷ niệm năm thứ tám, thành lập VNCH, TT Ngô Đình Diệm duyệt binh cùng Tướng Dương Văn Minh, cố vấn Tổng Thống Phủ, mấy ngày sau, Dương Văn Minh tạo phiến loạn 1-11-1963 sát hại toàn gia đình TT Ngô Đình Diệm.
Ngày 05 tháng 10 năm 1963, Ông Giám Đốc CIA tại Mỹ McCone phản đối kế hoạch giết ông Nhu và muốn đứng ngoài cuộc đảo chánh. Tuy nhiên vẫn muốn theo dõi kế hoạch đảo chánh. Ông CIA Conein gặp Tướng Minh nói là Mỹ chống ám sát, do đó Tướng Minh nói: "Nếu quý vị không thích thì chúng tôi sẽ không đề cập đến nó nữa". Tướng Minh muốn biết quan điểm của Mỹ nếu có cuộc đảo chánh "sắp tới đây". Ông CIA Conein liên lạc với Đại Sứ Lodge và trả lời "bảo đảm ủng hộ chính phủ tương lai". Từ lúc này, ông CIA Conein biết là nhân vật mà ông cần liên lạc thường xuyên chính là Tướng trẻ Trần Văn Đôn. Có những cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa CIA và các tướng đảo chánh.

Ngày 17 tháng 10 năm 1963, Mỹ báo cho chính phủ Diệm biết là viện trợ Lực Lượng Đặc Biệt của ông Nhu chỉ được tiếp tục nếu được chỉ huy bởi quân đội. Tướng Đôn gặp Đại Sứ Lodge tại một buổi tiệc. Ông Lodge nói là không có nhận được dấu hiệu đảo chánh nào cả.

Ngày 24 tháng 10 năm 1963, Trung Tá Phạm Ngọc Thảo kéo quân vể Sài Gòn đảo chánh hụt vì các tướng đảo chánh tại Sài Gòn thay đổi kế hoạch.

Ngày 25 tháng 10 năm 1963, ông CIA Conein hỏi Tướng Đôn bao giờ đảo chánh? Tướng Đôn trả lời là không biết và hỏi lại ông CIA Conein có được phép của chính phủ Mỹ để thảo luận về cuộc đảo chánh không? Conein trả lời là Đại Sứ Lodge ra lệnh. Sau đó Tướng Đôn được Đại Sứ Lodge xác nhận tại phi trường.

Ngày 27 tháng 10 năm 1963, Tổng Thống Diệm mời vợ chồng Đại Sứ Lodge lên Đà Lạt gặp mặt. Sau nhiều lần thuyết phục nhưng Tổng Thống Diệm không nghe, Đại Sứ Lodge nói với Tổng Thống Diệm: "Thưa Ngài, tất cả lời đề nghị rõ ràng của tôi đều bị Ngài từ chối hết. Theo Ngài nghĩ thì liệu Ngài có thể làm cái gì mà điều đó có thể đem lại cái nhìn thiện cảm nơi người Hoa Kỳ?". Mỗi lần nhắc câu hỏi giống vậy thì Tổng Thống Diệm lại đổi đề tài.

NDD22.gif
Hình chụp tại Đà Lạt ngày 28 tháng 10 năm 1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Sứ Lodge trước 4 ngày xảy ra đảo chánh.
Ngày 28 tháng 10 năm 1963, Tướng Đôn gặp ông CIA Conein tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Đôn không cho biết chắc chắn ngày đảo chánh, nhưng nói là rất gần. Tướng Đôn nói sẽ thông báo cho Tòa Đại Sứ biết vài giờ trước khi bắt đầu đảo chánh. Tuy nhiên Tướng Đôn muốn Đại Sứ Lodge đừng đình chuyến bay Hoa Thịnh Đốn đã định vào ngày 31 tháng 10 năm 1963. Tướng Đôn cho biết nhiệm vụ Tướng Minh lo quân đội, Tướng Kim lo chính trị, và Tướng Đôn lo liên lạc với Mỹ. Hỏi về nhiệm vụ Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đôn nói Tướng Đính vì từng trung thành với Tổng Thống Diệm, nên do đó không dám giao trọng trách vì e ngại bị phản.

Ngày 29 tháng 10 năm 1963, Đại Sứ Lodge thông báo cho Hoa Thịnh Đốn sắp có đảo chánh. Nói rằng không thể trì hoãn được và không kịp thông báo cho Tổng Thống Diệm.

Ngày 30 tháng 10 năm 1963, Mc George Bundy gởi điện văn nói là Tổng Thống Kennedy vẫn còn ý muốn đảo chánh. Tổng Thống Kennedy chỉ thị Đại Sứ Lodge "nên can thiệp nếu cảm thấy kế hoạch đảo chánh nguy hiểm, chúng ta ủng hộ nếu thấy diễn tiến đảo chánh tốt, nhưng nếu thấy tình hình không thuận tiện thì trì hoãn lại để khỏi làm ảnh hưởng đến chỗ đứng của Mỹ tại Đông Nam Á". 

Bản điện văn thứ nhì của Tòa Bạch Ốc thì bày tỏ sự bất mãn và nói rằng "chúng ta không thể chấp nhận cái luận điệu cho rằng chúng ta không có đủ tư cách để trì hoãn hay ngăn cản cuộc đảo chánh". 

Đại Sứ Lodge nghĩ là chính phủ Mỹ muốn ngăn cản đảo chánh, do đó ông gởi một điện văn về Hoa Thịnh Đốn: "Đừng có nghĩ là chúng ta có quyền trì hoãn hay ngăn cản đảo chánh. Không thể thông báo cho Tổng Thống Diệm được vì làm như vậy là chúng ta phản bội các tướng lãnh đảo chánh".

Trái lại, đối với ông Xếp CIA Colby thì nhận định lại khác: "Bây giờ đảo chánh thì nói là do người Việt Nam làm, nhưng theo tôi nghĩ thì trên thực tế quyết định này đã được Tòa Bạch Ốc quyết định từ vài tuần trước, lúc mà trong cuộc họp báo công khai tuyên bố là cần có một bộ mặt mới trong chính phủ Việt Nam, ám chỉ muốn thay đổi hai anh em Diệm-Nhu. Chúng ta cắt ngân khoản CIA viện trợ Lực Lượng Đặc Biệt của ông Nhu, điều đó có nghĩa là khi chúng ta không đồng ý với họ chỗ nào thì chúng ta cắt chỗ đó. Mỹ đã bật đèn xanh để các tướng đảo chánh ra tay".

Tư Lệnh Mỹ tại Việt Nam , Tướng Harkins không tin tưởng Đại Sứ Lodge và cũng không tin tưởng các tướng lãnh đảo chánh. Ông nói: "Tướng Đôn nói dối, ông ta nói với ông CIA Conein là có đảo chánh trước ngày 02 tháng 11, nhưng lại nói với tôi là không có đảo chánh".

NDD23.gif
Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1/03/1901 - 11/02/1963)
Tướng Harkins ra lệnh Thủy Quân Lục Chiến lên bờ Việt Nam . Tướng Harkins gởi điện văn cho Tướng Taylor ở Mỹ bày tỏ sự chống đối âm mưu đảo chánh Tổng Thống Diệm. Ông nói: "Chúng ta ủng hộ T.T. Diệm trong suốt 8 năm khó khăn. Thật sai lầm nếu hạ ông xuống, đá ông lăn lóc và đi truất phế ông ta". Chống lại ý kiến ủng hộ đảo chánh của Đại Sứ Lodge, Tướng Harkins gởi điện văn cho ông Lodge: "Chúng ta phải cần thu thập thêm tin tức. Mặc dù Tướng Đôn tuyên bố là đảo chánh là do chính người Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên trong ngày gần đây rồi Mỹ cũng phải nhào vô dù có muốn hay không. Chúng ta cần phải tiếp tục ủng hộ Tổng Thống Diệm cho đến khi nào chịu đựng hết nổi".

Ngày 31 tháng 10 năm 1963, Hoa Thịnh Đốn gởi cho Đại Sứ Lodge một điện văn được coi là điện văn cuối cùng. Nội dung là chính phủ Mỹ ra lệnh: "Không được đứng về phe nào. Nếu tình thế xảy ra không rõ ràng, thì Mỹ phải đứng hòa hoàn giữa hai bên.. Nếu đảo chánh bị thất bại, tòa đại sứ nên cho phép họ tỵ nạn tùy theo sự quyết định của Đại Sứ Lodge. Nhưng cố gắng khuyến khích họ nên đi nơi khác tỵ nạn. Dù vậy, nếu có cuộc đảo chánh xảy ra thì Mỹ vẫn mong là nó thành công". Đại Sứ Lodge đình chuyến bay trong ngày này.

Ngày 01 thá ng 11 năm 1963, Tướng Trần Văn Đôn đến Bộ Tổng Tham Mưu lúc 7 giờ 30 sáng, 6 tiếng đồng hồ trước khi đảo chánh. Tướng Đôn chuẩn bị gặp Tướng Harkins và Đô Đốc Tư Lệnh Thái Bình Dương Harry D. Felt lúc 9 giờ 15 sáng. Đô Đốc Felt muốn gặp Tướng Đôn tại Bộ Tổng Tham Mưu nhưng Tướng Đôn lại muốn gặp nhau tại cơ quan MACV. Tướng Đôn nói chuyện bình thường. Ông nói nếu đảo chánh thành công thì sẽ thắng Cộng Sản. Trong khi nói chuyện, Đô Đốc Felt chỉ lên bản đồ hỏi rằng có 2 Tiểu Đoàn Dù chưa đồng ý gia nhập đảo chánh. Tướng Đôn bảo đảm là các lực lượng này trên đường đến Tây Ninh, Tây Bắc của Sài Gòn, sẽ kéo về thủ đô và chủ động cuộc đảo chánh.

9 giờ 45 sáng, Đô Đốc Felt rời MACV để đến thăm Tổng Thống Diệm. Tướng Đôn sợ Tổng Thống Diệm rời Sài Gòn nên nhờ Đô Đố Felt cầm chân Tổng Thống Diệm. Đại Sứ Lodge làm hẹn và muốn tham dự. Gặp mặt tại Dinh, Tổng Thống Diệm nói: "Mỗi lần Đại Sứ Mỹ đi Hoa Thịnh Đốn là có tin đồn đảo chánh. Tôi biết là đang có sửa soạn đảo chánh, nhưng tôi không biết ai chủ mưu vì họ giữ bí mật kỹ quá". Khi Đại Sứ Lodge sắp đi thì Tổng Thống Diệm kéo qua một bên và nói là ông sẳn sàng thực hiện những điều chính phủ Mỹ muốn ông ta làm. Nhưng đã quá trễ, lúc Đại Sứ Lodge và Đô Đốc Felt từ biệt thì lính đã bao vây thủ đô Sài Gòn.

11 giờ 45 sáng, Đô Đốc Feelt chào Tổng Thống Diệm trở lại CINCPAC, có Tướng Đôn và Tướng Harkins đi cùng. Đô Đốc Felt họp báo tại phi trường Tân Sơn Nhất. Sau khi Đô Đốc Felt đi thì Tướng Đôn và Tướng Harkins ăn trưa với nhau.

Đại Sứ Lodge ngồi lại nói chuyện với Tổng Thống Diệm tại Dinh Gia Long. Tổng Thống Diệm nói là Mỹ giật dây xúi Phật Giáo biểu tình và tung tin đảo chánh. Đại Sứ Lodge trả lời: "Thưa Ngài, nếu một người Mỹ nào hứa hẹn một điều gì sai trái thì tôi sẽ tống cổ họ ra khỏi nước ngay". Bào chữa cho ông Cố Vấn Nhu, Tổng Thống Diệm khuyên ông Lodge nên gọi nói chuyện với ông Xếp CIA Colby và cựu Đại Sứ Nolting để họ giải thích cho ông Lodge biết lý do tại sao Tổng Thống Diệm cần đến ông Nhu nhiều như vậy..

Trước khi Đại Sứ Lodge đứng ra về, Tổng Thống Diệm nói: "Xin ông vui lòng nói với Tổng Thống Kennedy rằng tôi là đồng minh tốt và thẳng thắn, tôi muốn là chúng ta nên thẳng thắn cùng giải quyết những vấn đề bây giờ hơn là nói về nó sau khi chúng ta đã mất tất cả".

NDD24.gif
CIA Lucien E. Conein
Khi Đại Sứ Lodge tiếp chuyện với Tổng Thống Diệm thì có một vị tướng đến nhà ông CIA Conein báo tin giờ đảo chánh sắp bắt đầu... Vị tướng này bảo ông CIA Conein mang tất cả số tiền lên Bộ Tổng Tham Mưu. Ông CIA Conein ôm 3 triệu đồng Việt Nam tương đương với 42,000 mỹ kim ra đi. Ông mang theo khẩu súng lục và mấy trái lựu đạn và một cái máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với các viên chức CIA khác. Theo ông Conein thì số tiền này được rút từ quỹ của CIA để dùng mua thực phẩm cho lính đảo chánh và bồi thường các gia đình có lính chết vì đảo chánh. Trước khi đến Bộ Tổng Tham Mưu, ông CIA Conein bấm mật mã 9,9...9,9...9,9 để thông báo đến các nhân viên CIA biết đảo chánh bắt đầu. Tuy nhiên, theo tờ báo Times of Viet Nam phát hành ngày 02 tháng 09 năm 1963, trên trang nhất có tựa lớn "CIA Tài Trợ Đảo Chánh" (CIA Financing Planned Coup d'Etat). Trong bài báo này có nói đến việc cơ quan CIA của Mỹ chi từ 10 triệu tới 24 triệu để tài trợ cho cuộc đảo chánh chính phủ Tổng Thống Diệm. Số tiền này được ứng ra để trả lương và tưởng thưởng cho lính, cảnh sát, công chức.. Và số tiền đó cũng được dùng để trả cho các tổ chức Phật Giáo, phong trào thanh niên đấu tranh, các cơ sở tuyên truyền và cho các trường hợp bất khả kháng. Tòa Đại Sứ Mỹ từ chối nguồn tin này. Khi hỏi Tổng Thống Diệm thì Tổng Thống Diệm nói: "Ông có nghĩ là tờ báo Times of Viet Nam lại đi in như vậy nếu đó không phải là sự thật?". Sau đó Tổng Thống Diệm có trưng dẫn một số bằng chứng để xác nhận điều đó là đúng.

Các tướng đảo chánh đã nối đường dây điện thoại từ Bộ Chỉ Huy Đảo Chánh và Tòa Đại Sứ.. Một đường dây điện thoại khác được bắt từ Bộ Tổng Tham Mưu đến tư thất của ông CIA Conein với mục đích để ông CIA Conein có thể liên lạc thường xuyên với 12 lính Biệt Kích "A" Team đang bảo vệ vợ con ông. Nếu đảo chánh bất thành, các người lính này sẽ tự động đưa vợ con ông ra khỏi nước. Ông CIA Conein đến Bộ Chỉ Huy Đảo Chánh khoảng 12 giờ 15 - 12 giờ 30 trưa. Tướng Đôn vắng mặt vì tiển Đô Đốc Felt ra phi trường. Khi Tướng Minh nhìn thấy người Mỹ thì hất hàm hỏi: "Ông làm gì đây?".. Ông CIA Conein trả lời là "Tôi được kêu tới đây". Tướng Minh dằn mặt: "Nếu đảo chánh thất bại thì ông phải đi cùng với chúng tôi".

Hầu hết các tướng lãnh trung thành với Tổng Thống Diệm hay theo đảo chánh đều đến Bộ Tổng Tham Mưu do Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Thiện Khiêm khoản đãi. Sau khi mọi người an tọa, Tướng Minh đứng dậy và tuyên bố đảo chánh, vừa lúc đó Quân Cảnh tràn vào phòng với súng tiểu liên vây xung quanh. Tướng Minh kêu gọi các tướng ủng hộ đảo chánh. Họ được phép rời phòng Tổng Tham Mưu nhưng không được ra khỏi Bộ Chỉ Huy.

Những vị còn ngồi tại chỗ, trong đó có Đại Tá Lê Quang Tung phản đối đảo chánh bị tống giam ngay. Tướng Minh sai đem cái máy thâu băng vào phòng, trong băng ông thâu lời tuyên bố đảo chánh, lên án gia đình Tổng Thống Diệm độc tài và hứa là quân đội có khả năng cai trị nước hơn. Tướng Minh đòi các tướng hiện diện ký vào bản tuyên cáo và hỗ trợ quân đội đảo chánh. Ông phân phát cho các tướng những cuốn băng để phân phối đến các đài phát thanh. Nếu đảo chánh thất bại thì các tướng không thể chối được việc mình tình nguyện tham gia đảo chánh.

1 giờ 30 quân đội phát động đảo chánh. Thông thường là đảo chánh ban đêm, nhưng lần này đảo chánh ban ngày nên lính chính phủ Tổng Thống Diệm không chuẩn bị ứng phó kịp thời. Lính đảo chánh mang khăn quàng đỏ, dấu hiệu đảo chánh tại miền Nam Việt Nam . Hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến tiến vào Sài Gòn từ Biên Hòa. Một tiểu đoàn Dù, một tiểu đoàn Bộ Binh từ Vũng Tàu. Hai tiểu đoàn Dù từ Bình Dương. Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Quân Trường gần đó. Đụng độ yếu ớt, quân đảo chánh chiếm phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Chỉ Huy Hải Quân, Bộ Quốc Phòng. Khoảng 500 Thủy Quân Lục Chiến bao vây Tổng Nha Cảnh Sát vì nơi đó phe Tổng Thống Diệm chứa rất nhiều vũ khí. Lính đảo chánh chiếm Sở Bưu Điện Trung Ương và Phòng Điện Tín. Phe chính phủ Tổng Thống Diệm tử thủ tại Đài Phát Thanh Sài Gòn và các đài phát thanh khác.

3 giờ chiều, Tướng Đôn gọi cho Tòa Đại Sứ để hỏi có kế hoạch nào để đưa Tổng Thống Diệm và gia đình ra khỏi Việt Nam nếu họ đầu hàng, Đại Sứ Lodge nói chắc chắn có máy bay vì chính Đại Sứ Lodge đang có máy bay sẵn dự định để chở ông đi Mỹ, nhưng ông hoãn lại chuyến bay.

3 giờ 30 chiều, quân đảo chánh chiếm Đài Phát Thanh. Đụng độ nặng nề nhất là tại lô cốt Cộng Hòa của lực lượng Phòng Vệ Phủ Tổng Thống gần Dinh Gia Long. Chiến xa của phe trung thành Tổng Thống Diệm bắn hỏa tiễn vào các cao ốc làm bể kiếng khiến dân chúng hốt hoảng di tản...

NDD26.gif
Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Khi nghe báo cáo là gặp sức kháng cự quá mạnh của phe Tổng Thống Diệm tại lô cốt Cộng Hòa, Tướng Khiêm gọi Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ tại Bộ Chỉ Huy Không Quân, Tướng Khiêm nói: "Kỳ, lính phòng vệ ông Diệm chống cự mạnh quá và thì giờ không còn nhiều nữa. Ngay bây giờ hay không còn dịp khác nữa, ông có sẵn sàng giúp đỡ không?" Kỳ trả lời: "Dĩ nhiên, ngay lập tức". Với tướng mạo màu mè, bộ râu kẽm, luôn choàng cái khăn cổ tím và mang bên mình cái súng lục cán mạ ngà voi, ông ra lệnh cho 2 phi công xuất trận. Khoảng 4 giờ chiều, hai chiếc máy bay T-28 xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, một chiếc từng dội bom Dinh Độc Lập năm 1962. Bom thả trật mục tiêu, một quả bom thả rớt xướng hầm trống của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bên kia Dinh Gia Long. Dù là bị oanh kích, nhưng trận đánh vẫn tiếp diễn tới tối.

Khi nhận được báo cáo đầu tiên về việc có quân đội tiến về Dinh Gia Long một cách bất thường, ông Nhu tỏ ra không mấy quan ngại. Ông nghĩ đó chính là nằm trong kế hoạch đảo chánh giả của ông gồm 2 phần: nhận diện và tiêu diệt đám đối nghịch chế độ. Phần một ám hiệu là Bravo I, một cuộc đảo chánh giả. Với rất nhiều đơn vị lính trung thành với chế độ trú đóng xung quanh Sài Gòn, các lực lượng này sẽ tấn công một số mục tiêu đã được định sẵn trong thủ đô. Khi cuộc tấn công bắt đầu, Tổng Thống Diệm và ông Nhu sẽ thoát xuống Vũng Tàu, cách Sài Gòn 50 dặm về phía Đông-Nam. Sau nhiều ngày vô luật lệ và xáo trộn, chính phủ của phe phản loạn sẽ ra mặt. Lúc đó những lực lượng lính trung thành với chính phủ Diệm sẽ tiến vào Sài Gòn và tiêu diệt phản loạn trong phần "phản đảo chánh" với ám hiệu Bravo II. Theo kế hoạch này, ông Nhu tiên đoán là "chúng ta sẽ lừa bọn tay sai của Mỹ rúc hết vào một cái rọ trong thủ đô".

Nhưng thật rủi cho anh em Tổng Thống Diệm, ông Nhu vì quá tin nên giao kế hoạch làm đảo chánh giả cho Tướng Tôn Thất Đính thực hiện. Vào trưa 01 tháng 11 ông Nhu cố liên lạc với Tướng Đính nhưng không gặp, ông Nhu liên lạc với các tướng trung thành chế độ nhưng cũng không gặp được, lúc đó thì ông Nhu mới nhận thức ra là đảo chánh thật. 

Khoảng sau 4 giờ chiều, Tổng Thống Diệm gọi Tướng Khiêm, người đã cứu Tổng Thống Diệm trong cuộc đảo chánh năm 1960. Thay vì nói chuyện với Tướng Khiêm, thì Tướng Đôn trả lời. Tổng Thống Diệm hỏi: "Các tướng đang làm cái gì vậy?". Tướng Đôn trả lời: "Thưa Ngài, thời điểm đã đến, quân đội phải đáp lại nguyện vọng của đồng bào".... Tổng Thống Diệm quở trách Tướng Đôn ăn nói thiếu lễ độ. Sau đó Tổng Thống Diệm tuyên bố là ông muốn thực hiện những điều cải tổ như ý quân đội miền Nam Việt Nam đòi hỏi trong tháng 09 rồi. Tổng Thống Diệm mời Tướng Đôn và những tướng lãnh khác vào Dinh Gia Long để thảo luận. Vì nhớ lại cái kinh nghiệm chua cay của cuộc đảo chánh thất bại 1960 khi Tổng Thống Diệm dùng kế hoãn binh để đoàn quân trung thành với ông có đủ thì giờ về giải cứu, do đó Tướng Đôn từ chối lời mời.

4 giờ 30 chiều, Tổng Thống Diệm gọi điện thoại cho Đại Sứ Lodge hiện đang ở nhà. Theo lời Đại Sứ Lodge báo cáo cho Bộ Ngoại Giao sau này, thì cuộc đối thoại có nội dung như sau:

"Tổng Thống Diệm: Có một số đơn vị lính phản loạn và tôi muốn biết thái độ của chính phủ Mỹ ra sao?

Đại Sứ Lodge: Tôi hiện không có đủ chi tiết để trình với Ngài. Tôi có nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi không biết nguyên do. Vả lại, bây giờ ở Hoa Thịnh Đốn là 4 giờ 30 sáng do đó chính phủ Mỹ chắc không thể có quan điểm gì.

Tổng Thống Diệm: Nhưng ông phải có vài ý kiến tổng quát chứ? Tôi là Tổng Thống... Tôi đã cố gắng thi hành những bổn phận của tôi. Bây giờ tôi muốn sử dụng cái bổn phận của tôi. Tôi tin là bổn phận trên tất cả.

Đại Sứ Lodge: Ngài lẽ dĩ nhiên đã làm những bổn phận của Ngài. Tôi cảm phục sự can đảm và công lao đóng góp lớn lao của Ngài vào quốc gia của Ngài. Không ai có thể tướt đi cái công ơn mà Ngài đã làm. Bây giờ tôi đang lo ngại cho sự an toàn tính mạng của Ngài. Tôi đã sắp xếp để đưa Ngài và em của Ngài ra nước ngoài để bảo toàn tính mạng nếu Ngài từ chức. Còn nếu như Ngài không đồng ý, thì tôi cũng đã sắp đặt để Ngài mang tước vị Quốc Trưởng và Ngài có thể ở lại đây an toàn.

Tổng Thống Diệm: Không, không, tôi không muốn vậy. Tôi muốn tái lập trật tự. Tôi phải tái lập trật tự.(cúp máy)

Tướng Đôn có kể lại là trong khi đang đảo chánh thì Tổng Thống Diệm gọi điện thoại nói chuyện với Tướng Đôn, Tướng Đôn nói với Tổng Thống Diệm: "Thưa Tổng Thống, tôi lấy làm tiếc về sự việc xãy ra, nhưng điều tôi muốn Tổng Thống bây giờ là hãy khôn ngoan và hiểu cho hoàn cảnh, và hiện có một chiếc máy bay đặc biệt sẵn sàng đưa Tổng Thống và gia đình ra khỏi nước nếu Tổng Thống đầu hàng vô điều kiện".

Cả chiều 01 tháng 11, nhiều tướng đảo chánh gọi vào Dinh kêu gọi Tổng Thống Diệm và ông Nhu đầu hàng.

4 giờ 30, Tướng Minh lên tiếng với ông Nhu rằng nếu ông Nhu và Tổng Thống Diệm không ra đầu hàng thì Dinh Tổng Thống sẽ bị pháo kích và dội bom. Phe đảo chánh mang Đại Tá Lê Quang Tung đến, ông ta là người chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt trung thành với Tổng Thống Diệm. 

Họ kê súng vào đầu Đại Tá Tung bắt gọi. Đại Tá Tung báo cáo thẳng là phe đảo chánh bắt giam tất cả tướng lãnh và viên chức trung thành chính phủ, và Tướng Khiêm với Tướng Đính đã gia nhập phe đảo chánh rồi. Đại Tá Tung kêu gọi đầu hàng, nhưng ông Nhu không chịu.

Tối hôm đó, phe đảo chánh trói tay Đại Tá Tung và em của ông ta giữ chức Phó Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt Họ bị giao cho cận vệ của Tướng Minh chở về Bộ Tổng Tham Mưu bắn chết và chôn vào 2 cái hố mới được đào...

5 giờ 15 chiều, Tướng Minh gọi Tổng Thống Diệm đầu hàng. Tổng Thống Diệm từ chối nói chuyện với Tướng Minh phản loạn và khinh bỉ cúp máy. Quá tức giận về thái độ của Tổng Thống Diệm làm bẽ mặt Tướng Minh trước binh sĩ, sau đó vài tiếng, Tướng Minh gọi lại vào Dinh, Tướng Minh dọa nếu anh em Tổng Thống Diệm không ra đầu hàng thì Dinh này sẽ trở thành "bình địa". Tổng Thống Diệm vẫn từ chối nói chuyện với vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chánh này. 

Để chứng tỏ lời đe dọa là thật, Tướng Minh ra lệnh tấn công vào Dinh. Lý do Tướng Minh chần chừ không tấn công là vì muốn giảm thiểu sự đổ máu của hai bên.. Hơn nữa, Tướng Minh và các tướng đảo chánh không có ý định tấn công vào Dinh là vì nghĩ là khi thấy lực lượng quân đội đảo chánh hùng hậu như vậy thì tự động anh em Tổng Thống Diệm ra đầu hàng. Sự từ chối giải pháp đầu hàng của Tổng Thống Diệm đã làm Tướng Minh và các tướng ngạc nhiên, bực tức vô cùng.

Không tướng nào muốn tấn công vào Dinh Gia Long cả. Tổng Thống Diệm hiện vẫn còn là khuôn mặt đáng kính. Họ không muốn mang tiếng nhục khi tấn công trực tiếp vào Tổng Thống Diệm. Các tướng đảo chánh chọn Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu vì Đại Tá Thiệu là người Công Giáo. Họ muốn người Công Giáo diệt người Công Giáo. Đó là lối lý luận và tính toán của các tướng đảo chánh theo đạo Phật.

Khoảng hơn 3 giờ sáng ngày 02 tháng 11 năm 1963, Đại Tá Thiệu tấn công Dinh Gia Long bằng vũ khí hạng nặng .50 caliber, 75 mm và xe tăng, phá sập cổng Dinh, dù vậy Tổng Thống Diệm cũng không chịu đầu hàng.

Rạng sáng, phe đảo chánh tiến vào Dinh Gia Long với cảnh tượng đổ nát, ngổn ngang. Họ tìm kiếm Tổng Thống Diệm và ông Nhu, lúc đó mới phát giác là hai ông đã thoát thân từ lúc 8 giờ tối hôm qua, tức buổi tối 01 tháng 11.

Anh em Tổng Thống Diệm trốn khỏi Dinh Gia Long bằng đường hầm bí mật cổng sau và chạy lên núp trong một nhà của người thương gia Tàu tên là Mã Tuyên tại Chợ Lớn vào lúc 9 giờ tối ngày 01 thá ng 11. Trong nhà này trang bị đầy đủ hệ thống điện thoại tối tân để Tổng Thống Diệm và ông Nhu gọi cầu cứu. Hai ông muốn lên cao nguyên hoặc xuống biển để đích thân điều động cuộc "phản đảo chánh", nhưng khi gọi không được ai thì hai ông thất vọng não nề. Hai ông có ý xin tỵ nạn tại tòa Đại Sứ Trung Hoa Quốc Gia nhưng thất bại.

6 giờ sáng, Tổng Thống Diệm gọi Tướng Đính ra lệnh các tướng đảo chánh đầu hàng.

6 giờ 20 sáng, Tổng Thống Diệm vẫn lại từ chối nói chuyện với Tướng Minh, nhưng lại gọi Tướng Đôn và chịu đầu hàng trong "danh dự". Hai ông muốn được hộ tống ra phi trường an toàn để đi ra khỏi nước. Tướng Minh vì bị Tổng Thống Diệm làm nhục mấy lần trước mặt binh sĩ nên không chấp nhận cho anh em Tổng Thống Diệm đầu hàng cho đến khi nào "người Việt ngưng giết người Việt", có ý là tại Dinh Gia Long vẫn đang còn đánh nhau. 

Ba mươi phút sau, Tổng Thống Diệm gọi lại Bộ Chỉ Huy Đảo Chánh, Tổng Thống Diệm báo là ông đã ra lệnh lính Phòng Vệ Phủ Tổng Thống ngưng bắn và ông đồng ý đầu hàng vô điều kiện. Lần này các tướng đồng ý.

Trong khi thương thảo, các tướng đảo chánh yêu cầu ông CIA Conein thu xếp máy bay chở Tổng Thống Diệm và gia đình ra khỏi nước. Ông CIA Conein gọi cho Phó Trưởng Phòng CIA David Smith. Chờ độ 10 phút thì ông Smith trả lời là cần 24 tiếng đồng hồ mới thu xếp có máy bay. Chính phủ Mỹ muốn đưa Tổng Thống Diệm bay đến một quốc gia khác tỵ nạn, có lẽ là Âu Châu, vì tại đó ông khó về để phục thù. Chuyến bay được chỉ thị phải bay trực tiếp và không được ngừng lấy xăng, và chỉ ở Guam mới có loại máy bay đó mà thôi. Ông CIA Conein báo lại cho các tướng đảo chánh biết lời của ông Trưởng Phòng CIA Smith, Tướng Minh gắt gỏng nói: "Chúng tôi không thể giữ họ lâu nữa được".

Chấp thuận lời đầu hàng của anh em Tổng Thống Diệm, Tướng Minh ra lệnh cho một chiếc xe thiết giáp M 113 và 4 xe Jeep đi đón anh em Tổng Thống Diệm do Tướng Mai Hữu Xuân và Đại Tá Dương Ngọc Lắm cầm đầu. Sau khi cái xe rời Bộ Tổng Tham Mưu thì được báo là anh em Tổng Thống Diệm không có tại Dinh Gia Long. Tướng Minh ra lệnh lục soát khu vực Sài Gòn, và do chỉ điểm của mật báo viên, các tướng đảo chánh mới biết là anh em Tổng Thống Diệm đang ở nhà thờ tại Chợ Lớn. Đoàn xe được lệnh đổi lộ trình và tiến về Chợ Lớn.

8 giờ 30 sáng, Tổng Thống Diệm và ông Nhu cùng mặc bộ đồ vest màu xám bị bắt tại nhà thờ Don Thanh mà hay gọi là nhà thờ Cha Tam tại Chợ Lớn trong khi họ đang cầu nguyện vì là ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn của đạo Công Giáo. 

Theo lời kể của một sĩ quan Việt Nam : "Tổng Thống Diệm thì chứng tỏ cái phong cách lịch sự, nhưng ông Nhu thì kèn cựa cho tới phút chót". Ông Nhu phản đối: "Các ông đem chiếc xe như vậy để mà chở Tổng Thống hả?". Hai tay bị trói ra đàng sau, hai ông bị đẩy vào trong chiếc xe thiết giáp M113. Trên đường về Bộ chỉ Huy, đoàn xe ngừng tại cổng xe lửa độ 5 phút. Theo hầu hết lời kể, thì chính cận vệ của Tướng Minh là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã bắn và đâm anh em Diệm-Nhu.

NDD27.gif
Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết chết trong xe thiết giáp.
Theo lời kể khác, thì Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa tài xế xe thiết giáp cũng là người giết hai ông. Theo lời kể của Tướng Khánh, người điều tra cái chết của Tổng Thống Diệm sau cuộc chỉnh lý nói rằng: "Đại Úy Nhung đã giết anh em ông Diệm. Nó là tên giết người chuyên nghiệp. Nó đã giết 40 người, nó gạch một gạch trên dao găm mỗi lần nó giết một người". Đại Úy Nhung bị Tướng Khánh giam năm 1964 nhưng không sống lâu để khai ai ra lệnh giết anh em Tổng Thống Diệm, và Đại Úy Nhung bị chết trong nhà tù bằng cách treo cổ...

Có nhiều mâu thuẫn giữa các tướng trong việc ai là người ra lệnh giết anh em Tổng Thống Diệm. Theo lời thuật của Tướng Đôn trong quyển hồi ký của ông ta thì Tướng Minh ra lệnh giết anh em Tổng Thống Diệm. Tướng Đôn viết: "Tôi khẳng định là Tướng Minh và một mình ông ta quyết định thôi". Trái lại, các sĩ quan cho rằng nếu không phải tất cả, thì hầu hết các tướng đảo chánh đã cùng quyết định giết Tổng Thống Diệm. Theo lời khai của Thiếu Tá Nghĩa thì "số mạng của Tổng Thống Diệm được quyết định bởi đa số tướng lãnh trong Ủy Ban Cách Mạng".

Theo ông xếp CIA William Colby thì: "Thật quá rõ ràng chính Tướng Minh đã giết anh em Diệm-Nhu". Trái lại, theo lời của một viên chức cao cấp CIA khác, ông George Carver thì hoài nghi: "Tôi không nghĩ là Tướng Minh quyết định một mình, vì theo cái bản tính của ông, ông ta thích thảo luận và chia xẻ trách nhiệm khi làm một quyết định quan trọng vì ông ta sợ đổ thừa sau này". 
Nhưng cũng theo người khác kể thì chính Tướng Mai Hữu Xuân đã ra lệnh giết.

Theo lời kể của ông CIA Conein thì khi ông ta rời Bộ Tổng Tham Mưu cũng cùng lúc với xe thiết giáp đi đón ông Diệm. Báo chí được mời tới Bộ Chỉ Huy Đảo Chánh (tức Bộ Tổng Tham Mưu). Về đến nhà, ông CIA Conein nhận lệnh của ông Phó Trưởng Phòng CIA Smith đòi đi kiếm Tổng Thống Diệm.
Khoảng 10 giờ 30 sáng, khi ông CIA Conein trở lại Bộ Chỉ Huy, thì các tướng nói là anh em Diệm-Nhu đã tự tử trong nhà thờ tại Chợ Lớn. Theo ông CIA Carver:"Cái việc cứng đầu tới giờ chót, tạo nên những cái chết vô ích cho đôi bên, và làm bẽ mặt Tướng Minh trước binh sĩ, tức anh em ông Diệm-Nhu đã ký vào một bản án tử hình". Tướng Minh bảo ông CIA Conein đến nhìn xác chết anh em ông Diệm-Nhu nhưng ông CIA Conein từ chối. Vì với con mắt nhà nghề tình báo, ông CIA Conein rất dễ nhận ra là bị giết hay tự tử, và điều biết đó sẽ rất là nguy hiểm. 

Xác hai ông được mang tới bênh viện St.Paul tại Sài Gòn để làm giấy khai tử, và được chôn tại một nghĩa trang dân sự cách nhà Đại Sứ Lodge một block đường mà trên mộ không có bia tên gì cả. Trong tờ giấy chứng tử thì lại đề ông Diệm là Thượng Thư thời Pháp thuộc chứ không phải là Tổng Thống, và đề ông Nhu là Quản Thủ Thư Viện, một chức vụ cũ rồi.

Tại Hoa Thịnh Đốn thì các cố vấn cao cấp của Tổng Thống Kennedy theo dõi sát nút cuộc đảo chánh từ lúc 1 giờ 30 sáng ngày 01 tháng 11 khi được CRITIC báo cáo là có đảo chánh. Vì việc Đại Tá Thảo kéo quân về Sài Gòn đảo chánh hụt trước kia làm cho Hoa Kỳ hơi bi quan về việc đảo chánh. Sau khi nối trực tiếp đường dây với Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam , Phụ tá Tổng Thống Forrestal nói chuyện với Phó Đại sứ Trueheart. Ông Trueheart báo cáo là "có ông CIA Conein túc trực bên bộ chỉ huy đảo chánh, và đây là cuộc đảo chánh thật. Bây giờ không còn các báo cáo hồi hộp nữa đâu". Nghe xong, ông Forrestal đánh thức Tổng Thống Kennedy và họ cùng xuống phòng Situation Room để theo dõi suốt cuộc đảo chánh.

Tướng Taylor có mặt với Tổng Thống Kennedy trong lúc đó đã ghi lại trong hồi ký như sau: "Khi nghe tin Tổng Thống Diệm bị giết, mặt mày Tổng Thống Kennedy tái méc và run lập cập. Ông bước vội ra khỏi phòng với cái trạng thái hốt hoảng chưa từng thấy. Trở lại phòng, Tổng Thống Kennedy nói với các phụ tá: "Tại sao họ phải làm vậy? Tổng Thống Diệm đã chiến đấu khổ nhọc trong 9 năm trời chống Cộng Sản, lẽ ra ông ta phải nhận được sự đền bù xứng đáng hơn là cái việc bị giết chớ ?!".
NDD29.gif
Lễ Tưởng Niệm  Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm 
tại Tượng Đài Việt Mỹ, thủ độ tỵ nạn Little Saigon
Ông xếp CIA Colby kể lại: "Tổng Thống Kennedy xúc động và buồn bã quá chừng. Ông ta cảm thấy như mình dự phần nào trách nhiệm về việc này". Tổng Thống Kennedy từng ủng hộ đảo chánh, rồi rút lui, rồi ủng hộ lại. Cố vấn đặc biệt của Tổng Thống Kennedy là ông Arthur Schlesinger nói: "Việc giết Tổng Thống Diệm và ông Nhu không nằm trong kế hoạch chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó. Vì nhiều lý do mà các tướng đảo chánh đã giết hai ông.

Cái chết của Tổng Thống Diệm làm Tổng Thống Kennedy buồn rầu bởi vì Tổng Thống Kennedy là con người đạo đức, ông ta không muốn người khác bị giết, hơn nữa người đó lại là vị nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, một phần khác nữa là Tổng Thống Kennedy sợ rằng cái chết của Tổng Thống Diệm sẽ lôi kéo thêm quân Mỹ vào Việt Nam "... Cũng theo Schlesinger thì vào thời điểm đó có 16 ngàn cố vấn Mỹ tại Việt Nam, và có 75 lính Mỹ chết.

Mặc dù Tổng Thống Kennedy mất bình tĩnh, nhưng các giới chức Mỹ thì bình thường. Quân đội và CIA thì luôn nhận thức rằng có đảo chánh là có đổ máu chết chóc. Tướng Taylor sau này nói rằng: "Thực hiện một cuộc đảo chánh không phải giống như một tiệc trà. Nó là một việc làm vô cùng nguy hiểm". Trước khi đảo chánh, Phó Đại Sứ Mỹ Trueheart có gởi một điện văn cho Bộ Ngoại Giao khuyến cáo rằng: "Thật nguy hiểm cho hai ông Diệm-Nhu có thể bị tử hình vì các tướng đảo chánh sợ rằng hai ông sẽ tìm cách trở về chiếm lại quyền". Còn ông Phụ Tá Ngoại Trưởng, Roger Hilsman, người đồng tác giả bức điện văn "tối mật" ngày 24 tháng 08 ủng hộ đảo chá nh, khi bị hỏi ông nghĩ gì khi bàn tay ông đang dính đầy máu, thì ông Hilsman dững dưng, tỏ vẻ chính phủ Mỹ không quan tâm lắm về cái chết của ông Diệm. Ông nói: "Cách mạng thì ghê gớm lắm. Người ta phải chịu trả giá chết chóc mà".

NDD30.gif
Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Theo lời của ông Thiện, Bí Thư Báo Chí của Tổng Thống Diệm nói là có phỏng vấn Tướng Kim, một tướng có thiện cảm với Tổng Thống Diệm trước kia nhưng nay tại sao theo phe đảo chánh, thì Tướng Kim trả lời: "Chính phủ Mỹ bảo chúng tôi chọn giữa Tổng Thống Diệm và viện trợ của Mỹ. Chúng tôi không còn chọn lựa nào khác hơn". Đang họp tại Pháp, vì quá mừng khi nghe được tin hai anh em Tổng Thống Diệm bị giết, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Cộng Sản reo lên: "Đây là một món quà từ Trời cho chúng tôi”

Bào huynh Tổng Thống Diệm là Đức Giám Mục Ngô Đình Thục và Bà Nhu đang ở nước ngoài khi đảo chánh. Vài ngày sau đảo chánh, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn sắp đặt cho 3 đứa con của ông bà Ngô Đình Nhu ra khỏi nước.

Ngày 02 tháng 11 quân đảo chánh vây nhà ông Ngô Đình Cẩn, ông Cẩn chạy đến trốn trong một nhà thờ Công Giáo tại Huế. Các Linh Mục đến Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế xin tỵ nạn cho ông Cẩn nhưng không được, vì theo luật quốc tế chỉ có Tòa Đại Sứ mới có quyền cho tỵ nạn mà thôi. Ông Lãnh Sự John Helble hỏi lệnh Tòa Đại Sứ và Bộ Ngoại Giao. Bộ Ngoại Giao chỉ thị Lãnh Sự Helble phải cho ông Cẩn tỵ nạn.

10 giờ 45 sáng, một mình ông Cẩn đến trú ẩn tại Tòa Lãnh Sự Huế. Tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Sư Đoàn I đến Tòa Lãnh Sự yêu cầu đừng chứa chấp ông Cẩn vì e dân chúng tràn vào không giữ an ninh nổi. Cùng ngày, tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế yêu cầu tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn di chuyển gấp ông Cẩn. 

Ông Lãnh Sự Helble kể :"Tôi được cho biết là sẽ đưa anh em ông Diệm-Nhu ra khỏi nước". Tháp tùng bởi một người sĩ quan Mỹ, ông Cẩn lên máy bay đi vào Sài Gòn. Hạ cánh Tân Sơn Nhứt, thay vì gặp một viên chức tòa Đại Sứ như đã hứa, nhưng ông CIA Conein đón bắt ngay ông Cẩn và giao cho quân đảo chánh giam giữ. Trên lúc chiếc máy bay chở ông Cẩn đang bay, thì Đại Sứ Lodge gọi về Hoa Thịnh Đốn báo tin là Tướng Đôn hứa sẽ cho ông Cẩn được xử án một cách phân minh và công bằng, bởi vậy ông quyết định giao ông Cẩn cho phe đảo chánh. 

Ông CIA Conein kể là Đại Sứ Lodge dặn: "Tôi sắp xếp chuyến bay đặc biệt này và ông phải giải giao người trên phi cơ này cho quân đảo chánh". Vào mùa Xuân 1964, ông Cẩn bị ghép đủ thứ tội như: tội thủ tiêu, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, làm thiệt hại kinh tế quốc gia mặc dù có lời xin ân xá của Đại Sứ Lodge. Ông Cẩn bị xử bắn ngày 09 tháng 05 năm 1964, tức 1 năm 1 ngày sau ngày nổi dậy biểu tình của Phật Giáo Huế.

NDD31.gif
Phó Tổng Thống Mỹ Johnson hội kiến Tổng Thống Ngô Đình Diệm tháng 05 năm 1961.

Ngày 22 tháng 11 năm 1963. Tổng Thống Kennedy bị ám sát chết tại thành phố Dallas, Texas, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson lên nhậm chức Tổng Thống Mỹ. Lúc còn là Phó Tổng Thống, ông Johnson từng qua hội kiến với Tổng Thống Diệm vào tháng 05 năm 1961 để bàn việc đưa quân Mỹ tham chiến Việt Nam. Vì cảm phục và nể trọng Tổng Thống Diệm, nên ông Johnson đã ca ngợi rằng: "Thủ Tường Diệm là một Churchill của Á Châu...Lịch sử xếp ông ta như là một trong những vĩ nhân của thế kỷ 20".

Sau cuộc đảo chánh 1963, đất nước liên tiếp trải qua bao cảnh chính biến và cuối cùng đưa cả một dân tộc vảo một thảm họa đen tối nhất lịch sử là để miền Nam Việt Nam rơi vào tay bọn Cộng Sản vô thần. Để rồi hôm nay đây, nơi đất khách quê người, chúng ta xót xa mang nỗi hờn vong quốc, và ngậm ngùi tiếc nhớ những kỷ niệm, dĩ vãng xa xưa!

Ngô Kỷ


Tham khảo và dịch thuật từ các sách sau đây:
- Lost Victory (William Colby)
- The Wound Within: America in the Vietnam Years, 1945-1974 (Alexader Kendrick) 
- Kennedy in Vietnam : American Vietnam Policy 1960-63 (William J. Rust)
- Beyon Vietnam : The United States and Asia (Edwin O. Reischauer)
- Can We Win In Vietnam ? (FranK E. Armdruster, Raymond D. Gastil, Herman Kahn, William Pfaff, Edmund Stillman)
- The Perfect War: The War We Coudn't Lose and How We Did (James William Gibson)
- VIETNAM An American Ordeal (George Donelson Moss)
- The Ten Thousand Day War VIETNAM :1945-1975 (Michael Maclear)
- THE UNFINISHED WAR Vietnam and the American Conscience (Walter H. Capps)
- The Vietnamese and Their Revolution (John T. McAlister,Jr/Paul Mus)
- Why we were in Vietnam (Norman Podhoretz)
- America 's Longest War THE UNITED STATES AND VIETNAM 1950-1975 (George C. Herring)
- In Retrospect THE TRAGEDY AND LESSONS OF VIETNAM (Robert S. McNamara)
- THE VIETNAM WAR Opposing Viewpoints (David L. Bender)
- The "Uncensored War" THE MEDIA AND VIETNAM (Daniel C. Hallin)
- Vietnam Crisis (Stephen Pan,PH.D.,-Daniel Lyons,S.J...)


VIDEO: Nhạc: Suy Tôn Ngô Tổng Thống  


Suy Tôn Ngô Tổng Thống


Ai bao năm từng in gót nơi quê người
(Ai bao năm vì sông núi quên thân mình)
Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do
Người cương quyết chống cộng, bài phong kiến bốc lột
Diệt thực dân đang rắc gieo tàn khốc

Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời
Gương hy sinh ngàn muôn kiếp không hề phai
Toàn dân quyết kết đoàn cùng chung sức với người
Thề đồng tâm xây đắp cho ngày mai

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Xin thượng đế ban phước lành cho người

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm
Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng Thống
Chung đắp xây nền thống nhất sơn hà.

Ngô Kỷ xin trích đăng lại các tấm hình mộ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Gia Đình ở dưới đây, từ Website "Hội Quán Phi Dũng." Các lời chú thích tên các ngôi mộ là của người chụp hình tại Việt Nam. Muốn coi chi tiết xin vào  http://hoiquanphidung.com/showthread.php?8187-M%E1%BB%99-Ph%E1%BA%A7n-NG%C3%94-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-VNHCH-v%C3%A0-Gia-%C4%90%C3%ACnh


Hình ảnh của 3 ngôi mộ,Mẹ và 2 anh em ông Diệm và ông Nhu (Mẹ nằm giữa)

nds2.jpg


Bia của Mẹ mấy anh em ông nằm giữa với tên Thánh LUXIA Phạm thị Thân-mất sau 2 
anh em Diệm-Nhu 2 tháng.

nds3.jpg


Bia bên phải của Mẹ là Ngô Đình Diệm, Tổng Thống nền Đệ Nhất Cộng Hòa - nhưng nay
chỉ được để 1 chữ HUYNH + tên Thánh mà thôi!

nds4.jpg

Bia bên trái Mẹ là Ngô Đình Nhu - cố bva61n là bào đệ của Ngô TT, nhưng nay chỉ 
được ghi một chữ ĐỆ + tên Thánh!
nds6.jpg


Bia phía xa bên trái - không nằm chung với anh em Diệm Nhu là Ngô Đình Cẩn - mất 2
sau cái chế của 2 anh em..! cũng chỉ tên + tên Thánh ..! 

nds7.jpg

Hoang sơ tiêu điều!

z3.gif picture by lekietlam
  Ngô Kỷ dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

















--

Tạp Chí Nàng Thế Kỷ 21
__._,_.___

Posted by: Nang Magazine 

THƯƠNG TIẾC CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM

$
0
0

THƯƠNG TIẾC CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM

Đốt nén nhang thơm tưởng nhớ Người
Kể từ cánh hạc khuất ngàn khơi
Năm ba Xuân tiếc vì sao vỡ
Bốn mốt Đông hờn hạt ngọc rơi *
Dân tộc cộng xô vào diệt chủng
Giang sơn đảng hiến để tồn ngôi
Niềm đau vong quốc khôn cùng ấy
Khiến kẻ thương quê mãi ngậm ngùi

Ngô Minh Hằng
*Saigòn hòn ngọc Viễn Đông

Bài họa :

CÒN AI CHÍ SĨ GIỐNG NHƯ NGƯỜI
( riêng tặng những kẻ không tử tế chửi tệ Ngô Tổng Thống  )

biết ai công chính để thay Người
Đất Nước mòn chờ mù mịt khơi
toàn đức  tự  tôn  đầu  đặc quánh
chỉ   tài  chê trách lưỡi  tuôn rơi
gian manh vô đạo kết vào chức
dối trá bất nhân chễm chệ ngôi
ngóng đợi tìm đâu người chí sĩ
Dân  ta  bạc phước xót bùi ngùi .

Tố Nguyên ( 02-11-2016 )

==================== 

GIẾT TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐỂ LÓT ĐƯỜNG CHO CỘNG SẢN BẮC VIỆT CHIẾM MIỀN NAM


TỔNG THỐNG LINH THIÊNG ! Đốt nén hương lòng Kính dâng Ngô Tổng Thống Người Chí Sĩ Anh Tài Đã VỊ QUỐC VONG THÂN Tổng Thống MUÔN DÂN! Tổng Thống MUÔN DÂN!!! Ng...
NPH










  

Lễ giỗ 53 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại mộ phần ông ở Lái Thiêu

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 31 tháng 10 năm 2016, các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức thánh lễ giỗ tại nghĩa ...

 
From: Yahoo <
Sent: Tue, Nov 1, 2016 10:27 am
Subject: Fw: Hàng trăm người đến tham dự thánh lể giổ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diêm ngay tại ngôi cổ mộ của Ngài.

On Tuesday, November 1, 2016 8:16 AM, Yahoo <> wrote:

Chào các bạn và quý DĐ,

Đã đến lúc lịch sử Việt Nam của những người Việt Nam chân chính và chính thống phải được khai ra.   Sự thật muôn đời vẫn là Sự thật. Xin mời xem youtube dưới đây.

DTPH 









Hàng trăm người viếng mộ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm


__._,_.___

Posted by: tuyen do 

Kennedy và cái chết của ông Diệm

$
0
0

      
Kennedy và cái chết của ông Diệm
Lữ Giang
Chúng tôi nhớ ngày 4.11.2013 đài BBC có đăng bài “Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệmnhưng không thấy có tên tác giả, còn bằng chứng đưa ra trong bài rất vu vơ và nơi quy chiếu không tìm thấy. Chúng tôi biết ngay đây lối viết xuyên tạc lịch sử thông thường của nhón Giao Điểm và BBC lại bị trúng kế, nên chúng tôi có viết thư yêu cầu BBC cho biết tác giả của bài đó là ai và đây có phải là quan điểm chính thức của BBC hay không. Nhưng đài BBC không trả lời.
Sau khi ông Diệm mới bị giết, có nhiều tin tức và bình luận nói rằng chính Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh đảo chánh và giết ông Diệm để đánh lạc hướng dư luận. Trong hồi ký, bà Ngô Đình Nhu cũng đã chép lại những tài liệu tuyên truyền lúc đầu này, không chịu kiểm soát lại. 
Image result for kennedy pictures
Nhưng từ năm 1991, khi tài liệu về sự bất đồng của Tổng Thống Kennedy trong việc tổ chức đảo chánh lật đổ ông Diệm đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố gần đầy đủ trong bộ “Foreign Relations of the Unitied States” (FRUS), Tập IV, 1961 – 1963, xuất bản năm 1991, lịch sử bắt đầu thay đổi. Sau đó cuốn hồi ký của ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara mang tên “In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam” được xuất bản năm1995 cho biết thêm nhiều chi tiết. Tiếp theo, Thư Viện John F. Kennedy cho công bố năm 1998 bộ băng thu tại tòa Bạch Ốc dài 37 tiếng, ghi lại những phát biểu của Tổng Thống Kennedy về cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963. Những tài liệu này đã nói lên sự thật lịch sử khá rõ ràng. Tuy nhiên, trong những ngày qua, một số tên lái sử để đánh lạc hướng dư luận vẫn dựa vào các tài liệu ngụy tạo cũ để quả quyết Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh đảo chánh và giết ông Diệm!
Chúng tôi đã vạch trần những sự láo phét này nhiều lần, hôm nay chúng tôi xin tóm lược lại một lần nữa.
KENNEDY BỊ KHỦNG HOẢNG
Trong cuốn hồi ký mang tên “In Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”, ông McNamara cho biết những gì đã xẩy ra tại Tòa Bạch Ốc sau khi nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị giết. Ông viết:
“Lúc 9 giờ 30 phút sáng 2 tháng 11, chúng tôi gặp nhau với Tổng Thống để tiếp tục cuộc họp chiều hôm qua, thảo luận về các biến cố. Khi buổi họp bắt đầu, chưa ai rõ số phận ông Diệm và ông Nhu ra sao. Đến nữa chừng, Mike Forrestal từ Phòng Tình Hình tông cửa chạy vào. Trạm CIA tại Saigon báo cáo rằng họ được các nhân vật đối tác của Saigon cho biết hai anh em ông đã tự vẫn “trên đường từ thành phố đến Bộ Tổng Tham Mưu...”
Khi Tổng Thống Kennedy nhận được tin này, mặt ông tái xanh. Tôi chưa bao giờ thấy ông xúc động mạnh đến như thế. Sau này Forrestal thuật lại rằng cái chết của hai người “đã làm cho ông buồn bực về cả phương diện luân lý lẫn tôn giáo... làm lung lay lòng tin tưởng... về những gì ông đã khuyến cáo liên quan đến Nam Việt Nam.”Arthur Schlesiger Jr. ghi nhận rằng Tổng Thống “buồn thảm và bối rối”, tinh thần xem ra suy sụp chưa từng thấy từ sau vụ thất bại ở Vịnh Con Heo.” 
“Đọc xong bản tin, Tổng Thống nghĩ đến ảnh hưởng của cái chết của hai người có tác dụng xấu ngay trong nước và ở hải ngoại... Tổng Thống nghĩ rằng sau hai mươi năm phục vụ quê hương Việt nam, sinh mạng ông Diệm không thể kết thúc như vậy. Lập luận của ông cũng giống như lời của Mao Trạch Đông đã nói với Edgar Snow trong một cuộc phỏng vấn năm 1965 rằng Hoa Kỳ không chịu nghe lời ông Diệm. Mao Trạch Đông cho biết bản thân ông và ông Hồ Chí Minh đều nghĩ rằng ông Ngô Đình Diệm là người có tài. Rốt cuộc, ông hỏi rằng sau khi giết ông Diệm thì chuyện giữa Thiên Đường và Địa Ngục có bình yên không? Những ám chỉ trong lời nói của Mao Trạch Đông về các biến cố tại Việt Nam chúng tôi mới được biết sau khi cả Trung Hoa lẫn Việt Nam mở văn khố của họ, nhưng quan trọng hơn, câu nói đó đang tạo rất nhiều vấn đề.
“Cái chết của ông Diệm đã làm Tổng Thống Kennedy xúc động, nhưng đó không phải là sự xúc động lớn nhất. Trong hồi ức, sự xúc động lớn nhất là chúng ta phải đối phó với một khoảng trống chính trị hoàn toàn ở Nam Việt Nam và không có căn bản nào để xúc tiến về bất cứ tiến trình nào phù hợp với các mục tiêu của Hoa Kỳ.”
(Robert S. McNamara, In Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”, Vintage Books, New York 1996, tr. 83 – 85).
Image result for ngô đình diệm pictures
Chiều thứ bảy 2.11.1963, lúc 6 giờ, Tổng Thống Kennedy cùng vợ và các con dùng trực thăng bay về ngôi nhà mới của ông ở Rattlesnake Mountain. Trong buổi cơm tối, bà Mary Gimbel, một người bạn của Tổng Thống, đã nói với ông về ông Diệm và ông Nhu:
- Họ đúng là những nhà độc tài.
Tổng Thống trả lời:
- Không, họ ở trong một tình trạng khó khăn. Họ đã làm cái tốt đẹp nhất mà họ có thể làm cho quê hương họ.
(Richard Reeves, President Kennedy, Profile of Power, Touchstone, New York 1994, tr. 651).
MỘT TÀI LIỆU QUAN TRỌNG
Ngày 24.11.1998, Thư Viện John F. Kennedy đã công bố bộ băng thu tại tòa Bạch Ốc dài 37 tiếng đồng hồ, trong đó có đoạn Tổng Thống Kennedy thừa nhận rằng chính quyền của ông phải chịu một phần trách nhiệm về việc ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Theo ông, một trong những lý do buộc ông phải đưa ra kết luận này, đó là bức điện gởi đến Saigon vào tháng 8 năm 1963. Bức điện này được coi như một sự chấp thuận mặc thị của chính phủ Hoa Kỳ về việc tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm. Sau đây là phần chính trong bộ băng có liên quan đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Hôm 4.11.1963, hai ngày sau khi ông Diệm bị ám sát, Tổng Thống Kennedy nói về công điện ra lệnh đảo chánh do Thứ Trưởng Ngoại Giao Averell W. Harriman gởi đi ngày 24.8.1963 như sau:
Theo sự xét đoán của tôi, bức điện đó đã được soạn thảo tồi tệ. Bức điện đó phải không bao giờ được gởi vào hôm thứ bảy. Tôi phải không bao giờ biểu đồng tình nếu không được bàn luận bàn tròn.”
Tổng Thống Kennedy nói ông đã gởi một bức điện khác để đình hoản lại nhưng kế hoạt đảo chánh đã được tiến hành rồi.
Phần băng ghi lại lời của Tổng Thống Kennedy ba tuần lễ trước khi ông bị ám sát tại Texas có đoạn như sau:
Tôi bị chấn động vì cái chết của Ngô Đình Diệm. Ông ta là một nhân vật khác thường. Trong khi ông ta bắt đầu gia tăng sự khó khăn trong vài tháng cuối cùng, ông ta đã có thể duy trì được đất nước về một mối trong 10 tháng cuối cùng.”
Lo lắng về những hậu quả có thể xẩy ra sau khi ông Diệm bị ám sát, Tổng Thống Kennedy nói:
Vấn đề là các tướng lãnh có thể ngồi lại với nhau và xây dựng một chính quyền ổn định hay công luận có chuyển đổi tại Saigon hay không”.
ĐỐI NGOẠI TRỞ NÊN XẤU ĐI
Trong cuốn hồi ký mang tên “The memoirs of Richard Nixon”, Tổng Tống Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm:
Tôi không thể nói – lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.”
Ông ta lắc đầu và kết luận:
Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn!Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.”
(Richard Nixon, The memoirs of Richard Nixon, Touchstone, New York 1990, tr. 256 – 257).
Trong cuốn “The Secret History of the CIA”, Joseph J. Trento cho biết Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh cho ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn năm 1963 điều tra xem việc gì đã xẩy ra và ai có trách nhiệm. Trả lời của ông Corson:
Mọi chỉ thị từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện.”
(On instructions from Averell Harriman... The order that ended in the deaths of Diem and his brother originated with Harriman and were carried out by Henry Cabot Lodge’s own military assistant.)
Phụ tá quân sự của Đại Sứ Henry Cabot Lodge được ông Corson nói ở đây không ai khác hơn là Trung Tá Lucien Conein.
Theo ông Corson, năm 1963, Harriman đã điều hành Việt Nam không cần hỏi ý kiến của Tổng Thống hay Tổng Trưởng Tư Pháp.
(Joseph J. Trento, “The Secret History of the CIA”, Carroll & Graf, New York, 2005, tr. 334 – 335).
RA LỆNH RÚT QUÂN VÀ BỊ HẠ SÁT
Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, trong cuộc họp báo ngày 14.11.1963, Tổng Thống Kennedy không còn tin tưởng vào cuộc chiến thắng tại miền Nam Việt Nam nữa, ông đặt câu hỏi:
Bạn có chào thua tại miền Nam Việt Nam không?”.
Rồi ông tự trả lời câu hỏi của chính mình:
Chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là cho nền an ninh của chúng ta, nhưng tôi không muốn Hoa Kỳ đưa quân tác chiến sang đó.”
Sau đó ông nói:
Giờ đây mục tiêu của chúng ta là đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước, cho phép Việt Nam tự duy trì lấy nước mình như là một quốc gia độc lập.”
Ông McNamara cho biết, qua nhiều cuộc thảo luận, Tổng Thống Kennedy đã đi đến kết luận rằng cuối cùng người Nam Việt Nam phải chính họ gánh vác cuộc chiến; Hoa Kỳ không thể gánh vác cuộc chiến đó cho họ (in the end, the South Vietnamese must carry the war themselves; the United States could not do it for them).
(Robert S. McNamara, In Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”,  tr. 86 – 87)
Lúc 12g30 ngày 22.11.1963 Tổng Thống Kennedy đã bị bắn chết khi chiếc xe limousine chở ông và đoàn tùy tùng đang đi từ Dealey Plaza đến phố Elm ở Dallas, Texas.
Ngày 26.11.1963 Tổng Thống Johnson đã phê chuẩn chỉ thị về an ninh quốc gia mang số NSAM 273, đảo ngược chỉ thị rút quân ra khỏi Việt Nam của Tổng Thống Kennedy.
Ngày 3.11.2016
Lữ Giang





__._,_.___

Posted by: Lu Giang <

Những lời trăn trối của Tổng thống Ngô Đình Diệm

$
0
0


 
Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 120
Những lời trăn trối của Tổng thống Ngô Đình Diệm


Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết chết trong cuộc đảo chính ngày 1.11.1963. Chính xác hơn, 53 năm đã qua nhưng thảm kịch ấy vẫn còn là trang sử cần phải được soi sáng.
Học giả Nguyễn Anh Tuấn, một trí thứchải ngoại đầy tâm huyết, đang viết một loạt bài với hy vọng khai quật nhiều sự thật còn bị chôn vùi dưới những tầng lớp thành kiến, phe cánh, mưu đồ chính trị...
Được sự đồng ý của ông Nguyễn Anh Tuấn, và nhân ngày 1.11.2016, mục này xin trích đăng một phần của bài đầu tiên liên quan đến cuộc phỏng vấn Tổng thống Ngô đình Diệm do nữ kỹgiả Mỹ Marguerite Higgins thực hiện tại Dinh Gia Long ngày 7.8.1963, không đầy 3 tháng trước khi ông bị hạ sát.
Theo Higgins cho biết, ông Diệm trong cuộc phỏng vấn này đặc biệt chú tâm tới những vấn đề hệ trọng của VN như chiến tranh, cơn khủng hoảng Phật giáo, và những đường lối đầy mâu thuẫn giữa các viên chức Hoa Kỳ, và làm thế nào để giải quyến những cơn khủng hoảng như thế ?
Ông Diệm chấp nhận nắm quyền hành quốc gia từ 1954. Thật khó mà hình dung  được hình ảnh ông Diệm như một nhà cách mạng đã nói với dân VN khi ông chấp nhận lèo lái con thuyền quốc gia đang trong cơn bão tố do Hoàng Đế Bảo Đại trao cho: “If I advance, follow me. If I retreat, kill me. If I die, avenge for me”. (Nếu tôi tiến lên, hãy tiến theo tôi. Nếu tôi tháo lui bỏ chạy, hãy giết tôi đi. Nếu tôi bị chết, hãy trả thù cho tôi).
                                         
Higgins đã bỏ ra hơn 5 tiếng đồng hồ để trao đổi riêng tư với TT Diệm về mối quan hệ ngoại giao giữa VN và HK. Mở đầu, Tổng thống Diệm nói:
“ Nếu người dân Mỹ hiểu được những khó khăn phức tạp của đất nước VN, và hiểu được bản chất của chiến tranh VN, do cộng sản gây ra mà hiện nay chúng tôi đang phải đối đầu gánh chịu. Cô Higgins đã đi nhiều về các vùng nông thôn. Cô đã gặp những người dân Thượng, với những giáo mác và những mê tín dị đoan của họ. Những người dân Chàm, Cao Đài, Hòa Hảo. Những người dân làng chất phát mộc mạc là những nơi thờ cúng tổ tiên khắp nơi tại VN. Cô Higgins hãy nói cho tôi nghe, thứ ngôn ngữ nào của dân chủ nghị viện có thể giải thích cho những con người như thế, khi ý nghĩa của dân chủ chưa tìm ra trong ngôn ngữ của họ.”
Với quá khứ của thời kỳ thực dân trên đất nước VN, Ông Diệm nói tiếp:’
“ Những người Pháp ra đi không để lại cho chúng tôi những di sản cao quý. Trong thời ký trước thực dân, ngay trong các làng người dân có thể đọc và viết. Bây giờ chúng tôi phải xây dựng lại...Nhưng chúng tôi phải xây dựng từ từ, bắt đầu từ các làng xã. Tại các  làng xã vốn đã có sẵn truyền thống dân chủ và quyền tự trị của các làng xã. Đó là một phần văn hóa Khổng giáo...Người dân làng gắn bó với việc thờ cúng tổ tiên...Và chúng tôi muốn loại bỏ những gốc rễ đã ăn xuống quá sâu trong truyền thống Khổng giáo của chúng tôi là tinh thần nho quan hủ bại trong việc xây dựng lại xã hội VN.
Tôi biết có nhiều người Mỹ và họ cho tôi là một thứ quan lại (mandarin)...Nhưng tôi hãnh diện với vai trò của tôi. Đó là những kinh nghiệm mà người Mỹ chưa từng trải qua - là giới quan lại trong hệ thống Khổng giáo, nhưng quan lại thì phải chính trực liêm chính. Đó là linh hồn của dân chủ. Chúng đã đi ngược lại truyền thống tốt đẹp đó để sao chép thứ “nho quan hủ bại” của quá khứ. Và  chúng tôi cũng muốn đem những di sản của chúng tôi vào thời hiện đại. Người Mỹ của cô đã hoàn tất những công trình xây dựng xã hội trên các dòng tư tưởng và những giá trị hoàn toàn khác biệt với các giá trị trong văn hóa của chúng tôi. Sau những cơn hỗn loạn tơi bời vừa qua của lịch sử VN và những phá hoại của CS. Ưu tiên số một của VN là ổn định và phải kiểm soát mọi việc thật chặt chẽ, người dân phải tôn trọng chính quyền và tôn trọng luật pháp quốc gia và có bổn phận bảo vệ trật tự quốc gia. Cô Higgins có nhận thấy khi tôi chấp nhận chấp chánh để điều hành guồng máy quốc gia,chính quyền trung ương đã đánh mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các vùng nông thôn. Những người Mỹ hiểu được những gì vế truyền thống quan lại với năm đức tính phải có mà Vương Dương Minh đã đưa ra làm tiêu chuẩn cho những người chăn dân giữ nước là chính trực liêm chính và coi dân như ruột thịt.  Những người Mỹ đang phá bỏ tâm lý của con người VN, và họ cũng chẳng hiểu được là họ đang làm gì vậy.
Báo chí và truyền thông ngoại quốc chế diễu kỷ luật quốc gia và tinh thần tôn trọng chính quyền của người dân và cổ súy vinh danh các quyền tự do dân sự (civil liberties) và các quyền khác của người dân cũng như cần phải có đối lập chính trị (political opposition). Nhưng quốc gia của chúng tôi đang đứng trước một cuộc chiến đâu vô cùng cam go và vô cùng khó khăn trước sự sống và sự chết (life and death). Ngay cả nước Mỹ và các quốc gia Tây Phương cũng đã từng giới hạn các quyền tự do dân sự trong hoàn cảnh khẩn cấp của chiến tranh”.
Về phía Mỹ Higgins muốn thấy nhận định của ông Diệm như thế nào? Và ông Diệm cho biết:
“ Ông Đại Sứ của cô đến và nói với tôi là tôi cần phải tạo ra một khuôn mặt tự do (liberal image) cho đất nước VN bằng cách cho phép các cuộc biểu tình trên các đường phố và cho các đảng chính trị đối lập hoạt động công khai...Tôi không thể nào nghe lời thuyết phục của Tòa Đại Sứ, đây là đất nước VN - đây không phải nước Mỹ. Chúng tôi có lý do chính đáng để cấm các cuộc biểu tình trước lò lửa của chiến tranh sôi bỏng như thế này,và lý do khác nữa là VC có mặt khắp mọi nơi...như thế chuyện gì sẽ xảy ra, và tai vạ nào sẽ mang đến cho chúng tôi, nếu VC xâm nhập len lỏi và trà trộn trong các cuộc biểu tình tại Sài Gòn này, chúng sẽ ném bom và sẽ giết hại nhiều dân của chúng tôi, và có cả báo chí ngoai quốc. Làm sao thoát hay chết cả lũ hay sao? Rồi đến những người thiên tả sẽ nói gì về tôi? Và họ có tin chính quyền của tôi khi chúng tôi nói rằng VC phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người hàng loạt như thế, cuối cùng chỉ có những người CS là hưởng được tất cả lợi lộc từ những cơn hỗn loạn như thế ! Cô nên suy nghĩ nhiều về những thảm họa đã xẩy ra cho người dân của chúng tôi tại thành phố Huế. Những quả bom plastic do chính VC ném ra...nhưng người Mỹ của cô đã thống trách ai? Họ đã đổ hết lỗi lầm lên đầu tôi - chỉ vì tôi là Tổng Thống nước VN tự do, và họ đổ tội luôn cho quân đội MN của chúng tôi. Đây không phải trò chơi đùa của bọn con nít. This is not child’s play.
Tôi đâu phải là người nặn ra những tên Việt cộng khủng bố. Tuy nhiên khi tôi nỗ lực để bảo vệ che chở những người dân của đất nước này, bảo vệ cả tính mạng của người Mỹ bằng một hệ thống an ninh chặt chẽ và hữu hiệu của cảnh sát và bảo vệ an toàn các đường phố, và khi làm những việc khó khăn như thế, tôi đã bị mọi người lên án là đàn áp Phật giáo”.
Khi đề cập đến những điểm đó, ông Diệm đột ngột hỏi lại Higgins:
“Cô Higgind ơi! Cô có biết tôi nghĩ gì về chính quyền Mỹ không? Phải chăng đơn giản tôi chỉ là một thứ bù nhìn của người Mỹ hay sao? Hoặc như tôi vẫn thường kỳ vọng - chúng ta có thể là những người cộng tác mật thiết với nhau vì chính nghĩa chung (common cause) không ?
Tại sao tôi lại đặt ra câu hỏi đó - bởi vì tôi đang cố gắng trở thành một người đồng minh trung thành với Mỹ. Tuy nhiên, gần như ngày nào tôi cũng nghe phát thanh của Đài Tiếng Nói HK (the Voice of America) và những nhà báo Mỹ thảo luận với Washington là - chúng ta duy trì để ông Diệm tiếp tục nắm quyền hay chúng ta lật đổ ông Diệm?
Chúng tôi là một nước nhỏ và nước Mỹ là một đại cường quốc. Tôi tôn sùng nước Mỹ về nhiều lãnh vực. Nhưng Tổng Thống Kennedy nghĩ thế nào nếu báo chí Việt Nam tràn ngập các bài viết toàn là những chuyện vẽ vời ra để kêu gọi người dân Mỹ lật đổ TT Kennedy?
Chúng tôi mang ơn những viện trợ của HK. Nhưng tôi muốn tin rằng nước Mỹ không phải vì viện trợ Mỹ mà biến thành một thứ phương tiện để Mỹ kiểm soát chính quyền VN. Chắc chắn chỉ có thể biện minh cho sự có mặt của Mỹ tại VN vì quyền lợi quốc gia của HK đòi hỏi phải trợ giúp VN để ngăn chặn làn sóng CS khỏi xâm lăng VN. Nếu sự thật là như thế thì cung cấp viện trợ cho VN như một phần trong sự hợp tác Việt-Mỹ trong chiến tranh để đánh bại CS. Nhưng bây giờ tôi nghe là HK sẽ cắt viện trợ nếu tôi không làm đúng những gì người Mỹ đòi hỏi. Hành xử như thế là quá kiêu căng phách lối khi đưa ra những đòi hỏi như thế không? HK có một nền kinh tế quá lớn lao và có nhiều điểm đáng kính trọng tôn vinh. Nhưng với sức mạnh của Mỹ là nước Mỹ đương nhiên có tất cả quyền để bắt buộc đồng minh của họ phải thi hành những yêu sách của Mỹ tại VN à?
Có phải chiến tranh VN đang diễn ra vô cùng khốc liệt và nóng bỏng, và đây là một thứ chiến tranh mà người Mỹ chưa bao giờ trải qua những kinh nghiệm như thế này. Nếu như HK đưa ra mệnh lệnh giống như bắt buộc tên bù nhìn phải cúi đầu tuân hành của họ, như vậy thái độ của HK có gì khác thực dân Pháp không? Tôi biết rõ HK đang giao tiếp âm thầm với những người VN ở đất nước này là những người đang âm mưu để lật đổ tôi. Những người này sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự tiếp tay và chấp thuận của những người Mỹ. Nhóm người VN này biết rõ điều đó”.
Higgins tiếp tục dò hỏi ông Diệm: “Thưa Tổng Thống, có phải thực sự ngài nghĩ rằng HK đang âm mưu lật đổ ngài hay sao ?”
Ông Diệm liền đáp lại: “Tôi không nghĩ là ông Đại Sứ Nolting muốn lật đổ tôi. Tôi cũng thấy không phải CIA Richarson đang có âm mưu lật đổ tôi. Tôi biết có một số viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao HK là những người đang sửa soạn đưa ra quyết định để loại trừ tôi. Tôi thực sự không biết tương lai đi về đâu. Tôi cũng không thể nào ngờ và tin được là HK đang quay lưng hãm hại đồng minh trung thành của họ, khi quốc gia đồng minh ấy đang bị bom đạn chiến tranh khói lửa ngút trời vây hãm bốn bề như thế này, và chúng tôi đang điêu đứng dấn thân trong cuộc chiến đấu để mong sống còn tồn tại của một dân tộc đau khổ tột cùng. Nhưng có một số người quá điên rồ mê sảng, và cả thế giới hình như cũng điên rồ mê sảng như thế.
Cô Higgins ơi! Thêm nữa, tôi hy vọng chính quyền HK của cô nên có cái nhìn sát thực tế vào nhóm tướng lãnh trẻ đang âm mưu chiếm đoạt chiếc ghế quyền lực quôc gia. Nhóm tướng lãnh này có thực sự trưởng thành chín chắn chưa, hoặc họ hiểu biết được bao nhiêu về phương diện chính trị quốc gia của họ. Làm sao nhóm tướng lãnh này có được một George Washington trong hàng ngũ quân đội của chúng tôi ? ”
Higgins nhận thấy cho đến khi những người Phật giáo tranh đấu tại Huế biến vụ Phật giáo thành bi kịch quá lớn lao, trong cơn khủng hoảng lớn lao này lực lượng chống đối TT Diệm có tầng lớp trí thức, và các tướng lãnh cùng các sĩ quan cao cấp khác trong quân đội MN.
Tất cả nhóm người này chỉ là thiểu số rất nhỏ bé trong dân số của quốc gia - họ thường xuyên tranh cãi ấm ĩ với nhau về những chuyện rất tào lao, họ không thể nào đồng ý với nhau về sự thay đổi chế độ hay làm bất cứ điều gì cho ra hồn. Hành động với những “âm mưu” rồi kết cục cũng chỉ là những “âm mưu” trong các quán cà-phê hay quán nhậu, tạo ra cảnh tranh khôn tranh dại, chẳng bao giờ giải quyết được chuyện gì, dù rất tinh ma quỉ quái đầy mánh khóe nhưng thường không có mục đích rõ ràng..
Để hỏi những kẻ âm mưu này xem có chương trình gì thảo luận cho tương lai của VN không, từ đó mới thấy những con người này có làm được gì khác không, có “dân chủ” hơn không, hoặc có hiệu năng hơn chế độ của ông Diệm hay không ? Những tướng lãnh và các sĩ quan cao cấp không có được một viễn kiến cho sự thay đổi và tiến bộ hơn một chính quyền dân sự mà họ đang âm mưu lật đô, nhưng họ còn nguy hiểm hơn,vì khi nắm giữ toàn bộ quyền hành quốc gia để phá tan nát quốc gia nếu họ hạ bệ ông Diệm.
Ông Diệm buốn bã trả lời: It is impossible”.
 “Điều đó không thể nào có được bởi vì những người Mỹ nên hiểu rằng về sự độc hại của những đam mê quyền hành vô độ trên đất nước này- thứ ham mê danh lợi đó là sản phẩm của bản chất bán khai và lạc hậu (premitive and backward). Của đất nước VN phát sinh từ hậu quả xấu xa của gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ở đó mọi người đoàn kết với nhau trên một điểm duy nhất, đó là lòng hận thù đối với thực dân Pháp. Tại HK ngay cả những người Cộng hòa và Dân chủ đã đoàn kết với nhau trên rất nhiều điểm - trên nền tảng triết lý về chính quyền, một phần là chính sách đối ngoại. Nhưng tại VN chưa hề có một sự thỏa thuận nào về chính quyền sẽ thành lập ra sao. Có một số thành phần tư sản không hiểu được một cách sâu xa cái gì đã gắn bó với toàn dân về ý nghĩa về một nền độc lập của một quốc gia.
Vì tầng lớp trí thức tư sản này là những phần tử hưởng đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp và vì thế họ khước từ không hợp tác tích cực trong việc xây dựng và củng cố nền độc lập quốc gia. Chúng tôi nghe nói có một số người VN đề nghị mở rộng sự bảo hộ VN của HK. Có lẽ họ hy vọng làm được như thế thì họ sẽ hưởng lợi từ những âm mưu của họ. Nếu HK ủng hộ cho những con người như thế sẽ là một sai lầm lớn lao vô cùng. Những dự mưu bất chính đó sẽ làm tan nát hết khát vọng tự do của người dân VN muốn thoát ách nô lệ của ngoại bang”. (ngưng trích)
Marguerite Higgins là một trong số rất ít nhà báo ngoại quốc lương thiện trong cuộc Chiến tranh Việt Nam (1955-1975). Và đây cũng là một trong số rất ít cuộc phỏng vấn mà TT Ngô Đình Diệm đã giành cho một nhà báo ngoại quốc. Rất tiếc, ba năm sau cuộc phỏng vấn TT Ngô Đình Diệm, Bà Higgins cũng đã qua đời, ở tuổi 45, không còn có mặt tại VN những năm tháng sau đó như một chứng nhân lịch sử để so chiếu “những lời trối trăng của TT Ngô Đình Diệm” với những gì xảy ra sau đó trên mảnh đất bất hạnh bị xâu xé bởi cả thù lẫn “bạn”.

Ký Thiệt





__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

53 năm rồi ... Vẫn còn người cầu nguyện cho ông . Chúa không nỡ lòng và Đức Phật cũng không nỡ lòng ...

$
0
0


53 năm ri   ... Vn còn người cu nguyn cho ông . 

Chúa không n lòng vàĐc Pht cũng không n lòng  ...


h1

 
"'San Le D.'

              Tuong Niêm TT NGÔ DINH DIÊM  01-11 ....BUÔN HAY VUI  ?

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG 
MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG 
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

Nếu ông Diệm cũng chết tự nhiên và bình thường như Nguyễn Văn Thiệu , Dương Văn Minh ,  ... thì ngày nay đâu có việc ...


h1


Đúng   ... !   Nếu ông Diệm cũng chết tự nhiên và bình thường như Nguyễn Văn Thiệu , Dương Văn Minh ,  ... thì ngày nay hàng năm tới ngày 1/11 đâu có những buổi lễ để tưởng nhớ tới công ơn của TT Diệm và vinh danh ông.

LDS


 


--   Forwarded  Message  --
Than huu
SAIGON2016comeback
Kinh chuyen tiep


Có người  thc mc  :

Ti sao người hin lành nhưÔng Dim ...  Chúa đ xy ra ngày 01-11-63 ?


Có người nói ông Diệm con chiên đạo đức hiền lành, sáng nào cũng tham dự Thánh Lễ , cầu nguyện xong rồi mới ra văn phòng làm việc .





Cầu nguyện  ...Vậy mà sao Chúa không ra tay cứu ông ?  Chúa bât công và ác quá  !


  Quôc  Khanh 26-10-1961


  Nhưng bình  tâm nghĩ lại , nếu ông Diệm cũng chết tự nhiên và bình thường như Nguyễn Văn Thiệu , Dương Văn Minh ,  ... thì ngày nay đâu có việc :

          

 "  Hàng năm cđến ngày mng 01 tháng 11 ..."    ?




On Thursday, November 3, 2016 3:01 AM, "Nha Kỹ Thuật > wrote:

 


Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam

Âm Thầm Hy Sinh trong Đêm Tối, thì Vinh Quang không vượt khỏi Bóng Đêm

Monday, October 31, 2016

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016.

Posted by adminbasam on 31/10/2016
TMCNN
31-10-2016

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016. Ảnh: TMCNN
Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016. Ảnh: TMCNN

Ngày giỗ kỷ niệm 53 năm ngày Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và Bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu qua đời được tổ chức vào ngày 31.10.2016, ngày áp lễ các Thánh nam nữ của Giáo hội Công giáo. Thánh lễ như mọi năm được cử hành tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B.

Chủ tế Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum; Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN; Điều hành buổi lễ là cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT; cùng đồng tế có cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô, cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh, cha Giuse Maria Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc và các cha Dòng Chúa Cứu Thế: Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ, Phaolô Lê Xuân Lộc. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của hai Đan sĩ Đan viện Châu Sơn – Nho Quan và một số nữ tu.

Thành phần tham dự, chúng tôi nhận thấy có một số khuôn mặt quen thuộc trong các Tổ chức Xã hội Dân sự như: Luật sư Lê Công Định, Cựu TNLT Paulus Lê Sơn, Nhà báo Sương Quỳnh, Nghệ sĩ Ánh Hồng… Đặc biệt có những khuôn mặt đến từ Miền Bắc nước Việt Nam, những người không hề biết gì Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trước năm 1975 và nếu có biết chỉ là những thông tin một phía từ sự thông tin của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa: Bác sĩ Đại tá Quân đội nhân dân Đinh Đức Long, Kỹ sư Trần Bang và một số gương mặt khác. Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH. Và nhiều thành phần khác, số lượng tham dự khoảng gần 200 người.


h1Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum, chủ tế lễ giỗ tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm, tại nghĩa trang Lái Thiêu. Ảnh: TMCNN

h1Cùng đồng tế với Đức cha Micae có: Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ; cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT, điều hành buổi lễ; cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô; Cha Giuse M. Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc; cha P.X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh; cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT và cha Vinhsơn Phạm Trung Thành.

h1Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN.

Trước ngày tổ chức lễ giỗ, một nhóm bạn trẻ đã tình nguyện lên nghĩa trang làm sạch sẽ phần đất chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Trước đó, Ban quản trang đã cho cắm cọc, dựng rào thép B40 bọc toàn bộ nghĩa trang lại, khiến cho những ai muốn đến thăm phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông phải đi vào một cánh cổng cách đó khoảng 50m và xuyên qua những hàng mộ dày đặc.

Tuy nhiên, ngoài hai chiếc camera được gắn sẵn để quan sát chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B, nhà cầm quyền địa phương và Ban quản trang không hề có một thái độ nào gây trở ngại cho việc tổ chức lễ giỗ. Những an ninh mặc thường phục, mặt đeo khẩu trang, đầu đội nón an toàn vẫn được bố trí dày đặc xung quanh khu vực lễ giỗ, một vài an ninh đặc biệt xâm nhập sát ngôi mộ Cố Tổng thống G.B, nơi bàn dâng lễ. Những viên an ninh này bị mọi người phát hiện, sau những trao đổi ngắn ngủi để làm rõ sự hiện diện của họ, những viên an ninh này khá tôn trọng trật tự, nhưng vẫn âm thầm quay phim cận cảnh các diễn tiến của buổi lễ.

Trước giờ cử hành thánh lễ, nhóm người hiện diện đầu tiên đã cùng nhau cất lên Lời Kinh Mân Côi khởi sự cho buổi cầu nguyện lễ giỗ. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh nói vài lời về buổi lễ giỗ và giới thiệu tổng quát về đoàn đồng tế.

Hơn 10 giờ, Đức cha Micae đến cổng nghĩa trang, cùng đi với Đức cha có cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, DCCT và cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô. Thánh lễ bắt đầu khoảng lúc 10 giờ 10 phút, Đức cha Micae với lời mở đầu đã nói về thân thế và sự nghiệp của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm. 

Đức cha Micae gọi Cố Tổng thống là một danh nhân của dân tộc Việt Nam trước sự nể phục của những vị Tổng thống đương thời với ông như: Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu, Lý Thừa Vãn… Đức cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Đức cha cũng không quên kêu cầu nguyện cho các chiến sĩ hai miền đã bỏ mình vì Tổ quốc vì nền độc lập của dân tộc.


h1Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH.

h1
h1
h1Trẻ nhỏ được cha mẹ dẫn đi tham dự thánh lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô.

h1Số lượng tham dự lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và thân hữu khoảng gần 200 người.

Ngỏ lời trong bài giảng Lời Chúa, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành triển khai thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê (Bài đọc của ngày thứ hai tuần 31 Thường niên – 31.10.2016). “Thái độ khiêm tốn, lòng bác ái phục vụ trong yêu thương đưa mọi người đến sự hiệp nhất trong một thần khí. Cha Vinh Sơn nhắc lại bài Tin Mừng Chúa Nhật 31 Thường niên năm C, Chúa Giêsu bằng cử chỉ đầy lòng bác ái, khiêm tốn, Ngài dừng lại nơi người mù ở cổng thành Giêrikhô và chữa lành cho ông (Lc 19).

 Chúa Giêsu cũng đã hết sức khiêm nhường và đầy yêu thương ngước nhìn Giakêu gọi ông xuống và công bố ơn cứu độ. Đứng trước đông đảo những con người đầy quyền lực, danh vọng của xã hội, trước mắt Chúa chỉ có người nghèo, người bị bỏ đói là đối tượng để Ngài tìm kiếm phục vụ. Chúa Giêsu không chỉ nói mà chính Ngài làm, chính Ngài thực hiện lời giảng dạy, phục vụ trong khiêm tốn đầy yêu thương và hiệp nhất với tất cả những ai thành tâm thiện chí về một đoàn chiên duy nhất trong thần khí.”

“Trong bức tông huấn Niềm Vui Tin Mừng được Đức cha Phanxicô đưa ra 4 tiêu chuẩn để biện phân, một trong 4 tiêu chuẩn đó là “thời gian thì quan trọng hơn không gian”. Những ai ở Sài Gòn của những năm 60, 61, 62, 63 chứng kiến những cuộc xuống đường chống đối Cố Tổng thống Ngô, có cảm giác bạo loạn và phân rẽ, những người Miền Bắc nghe đầy những lời xấu xa về Cố Tổng thống Ngô.”

“Đã 53 năm đi qua, hình ảnh một con người khiêm tốn và yêu thương đã dần tỏ hiện. Hôm nay, hiện diện ở nơi đây trong ngày giỗ của Cố Tổng thống, đông đảo nhiều thành phần, từ già trẻ lớn bé, cả những người đến từ Miền Bắc Việt Nam, cả những người không cùng đạo Công giáo, sự khiêm tốn và tình yêu thương của Cố Tổng thống đã hiệp nhất mọi người ngày hôm nay trong lời kinh ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Và, sẽ còn hiệp nhất nữa, sự hiệp nhất sẽ lan tỏa ra cho mọi người.”
“Ngày mai, ngày lễ các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa. Sách Khải Huyền gọi các Thánh là những người từ những đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo của họ trong máu của con chiên. Cố Tổng thống G.B vì yêu thương và khiêm tốn, ông đã đón nhận những đau khổ trong cuộc đời của ông và những cái chết thê thảm vì bị những kẻ phản bội ra tay, sát hại một cách dã man, ông đã giặt áo của mình trong máu của con chiên. Hôm nay, chúng ta tạ ơn và ngợi khen Chúa trong cuộc đời của ông, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ông, cho dân tộc của chúng ta.”


h1Đức cha, Quý cha và cộng đoàn cùng dâng cho Cố tổng Thống G.B Ngô Đình Diệm và gia đình Cụ nén hương lòng.

h1Đức cha Miace thắp nén nhang cho Cụ G.B Ngô Đình Cẩn – Bào đệ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

h1Những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB tưởng nhớ đến Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm theo nghi thức của QLVNCH.

Sau thánh lễ, Đức cha Micae và mọi người thắp nhang, kính cẩn cúi mình trước mộ phần của cụ và các thân nhân của Cụ. Buổi lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.
Nguồn Blog Basam 
Posted by at 5:05 PM


Bài đã đăng





__._,_.___

Posted by: Thu Doan 

Lê Văn Thắng (1952-2016) Xin cùng chị Thắng thắp một nén nhang tiễn anh lần cuối

$
0
0



Lê Văn Thắng (1952-2016)

Hay tin anh Lê Thắng 72 bệnh nhưng không ngờ anh đi sớm hơn bạn bè nghĩ. Một người bạn hiền lành luôn luôn qua...

Xin cùng chị Thắng thắp một nén nhang tiễn anh lần cuối .
Xin được chia xẽ cùng chị , nỗi mất mát quá đau đớn nầy . Dù anh đã đi xa nhưng chúng tôi , những bạn bè trường cũ luôn nhớ thương anh .( NT)
 ** Thiếu Uý Lê Văn Thắng, Ban 3/TD/249DPQ/BT viết lại trân Phú Long :

Nhớ lại "những ngày tái chiếm và tử thủ Phú Long " Thiếu Uý Lê văn Thắng, Phụ Tá Trưởng Ban 3/TD249/DPQ, hiện tạm cư tại Úc, cũng viết gần giống sử liệu:

Sau khi xuất viện từ bệnh viện Cà Mau, tôi được sự vụ lệnh thuyền chuyển về Bình Thuận, tháng 12/1974 .Tôi về lại Bình Thuận thân thương, nhìn lại trường cũ, thầy xưa, gặp lại bạn bè năm nào trong vui sướng. Tuy nhiên, về lại Bình Thuận lần này, tôi được đưa về Tiểu Đoàn 249/ ĐPQ của Thiếu Tá Phan Sang. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng lưng chừng núi Tà Dôn, cũng như ở Bình An và Bình Lâm, trên Liên Tỉnh Lộ 8 (Phan Thiết-Ma Lâm). 

Vì vết thương còn nhiều mủ, nên được làm phụ tá Ban 3 của Trung Úy Ba. Tôi chưa quen nhiều người tại Phan Thiết., ngoài những sĩ quan trong tiểu đoàn, như Trung Úy Thời (người Lại An), Đại Uý Tập (Mũi Né), Thiếu Úy Ba (bạn học cũ, PBC 72, Lại An), Thiếu Úy Quận (Y Sĩ Tiểu Đoàn).. Điều tôi thấy sung sướng là cấp số trong đơn vị đầy đủ. 

Tôi tự hào về Bình Thuận. Theo chỗ tôi biết, mỗi đêm ông anh em về nghỉ, và luân phiên hết người nọ đến người kia. Khi trở lại, có những anh em đem cá, mực lên nhậu chơi. Tinh thần này đã khác biệt hoàn toàn với những đơn vị của tôi tại Bạc Liêu. 

Tình huynh đệ chi binh, tình chiến hữu thật là đậm đà.

Khi còn đóng quân tại núi Tà Dôn, Trung Úy Ba đề cử tôi đi theo đoàn khai quang của Công Binh vài ngày để tiếp ứng khi cần. Khai quang gần Tùy Hòa. Ngày khai quang cuối cùng, màn đêm buông xuống. Hai anh Công Binh rủ tôi vào quán nhậu rồi đưa tôi về sau. Tôi không đi. Tôi gọi máy về nhờ Tiểu Đoàn cho người đến rước. Khi tôi được rước về Tiểu Đoàn, vừa bước xuống xe thì hay tin hai anh Công Binh khi nãy đã bị VC bắn lật xe chết rồi. Thế là tôi thoát chết trong gang tất.

Tháng 3/1975, mất Ban Mê Thuộc, "tàn quân" chạy trên quốc lộ 1. Tôi chỉ nghe kể là chết chóc nhiều trên đường chạy loạn. Người giết người để cướp vàng, tiền. Xe hết xăng bị đẩy khỏi đường.. Về đến Phan Thiết, những người này đốt kho xăng, bắn vào các tiệm ở đường Gia Long, đốt chợ Phan Thiết ... Sự thật thì tôi không nắm vững vì luôn luôn có mặt tại trận tuyến. Chúng tôi không lãnh lương trọn hai tháng 3 và 4/1975.

Đến đầu tháng 4/1974, Đại Úy Huỳnh Văn Quý thay thế Thiếu Tá Sang, làm Tiểu Đoàn Trưởng và tái chiếm Phú Long. Thị trấn này đã bị VC chiếm hai bên đường Quốc Lộ 1. Chúng tôi di chuyển lên từ hướng Phước Thiện Xuân, cách VC đang cố thủ tại Quốc Lộ 1 khoảng 50 thước. Nhiệm vụ thật nặng nề, vừa tái chiếm Phú Long, vừa bảo vệ tài sản và nhà cửa dân.
Đối với chiến thuật chiến tranh trong thành phố mà chúng tôi học được qua phim ảnh, người Mỹ đã dùng lựu đạn và vũ khí để chiếm lại từng căn nhà. Khi chiếm được khu vực nào thì nhà cửa của khu vực đó coi như thê thảm. QLVNCH thì nghèo nàn hơn, không thể dùng số lượng đạn dược như vậy cho chiến tranh trong thành phố. Vả lại, chúng ta cần bảo vệ cả tài sản dân.
Lúc này, dân Phú Long đã di tản hết. Tiểu Đoàn chúng tôi tiến từng bước một, chậm, vì VC nằm trong bóng tối đâu đó trong khi mình di chuyển trên hướng quan sát của địch. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng quân nới nào thì chỉ trong vòng 10 phút, VC pháo tới đó. Có lần, Đại Úy Quý đã đơn thân độc mã ra quan sát chiến trường. VC bắn vào áo giáp của ông mà đầu đạn vẫn còn trong áo.

Sau vài ngày, chúng tôi cũng đã giải tỏa được khu vực bên này Quốc Lộ 1, tiến đến được mặt đường, có chốt đóng ngay cầu Phú Long.

Tin đồn bắt đầu bất lợi là có nhiều đoàn xe VC tiến về Phan Thiết, Đại tá Nghĩa đã dời BCH từ Lầu Ông Hoàng ở Phú Hài, tới Bải Thương Chánh để chỉ huy và sẵn sàng rời bỏ Phan Thiết bất cứ giờ phút nào.

Trong tình trạng khẩn cấp, tôi được lệnh đi với một người xạ thủ súng cối 81ly, đến đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân. Tại đây, tôi làm bảng tác xạ, để kịp thời yểm trợ các vị trí khi được thông báo, bằng khẩu súng cối 81 ly, khá chính xác.

Thời gian không còn tác dụng trên chúng tôi hay nói đúng hơn, tôi không còn biết đến ngày tháng nữa. Sau này, tôi chỉ dựa vào sách để biết ngày mất Phan Thiết chứ thật tình tôi không biết là ngày 18, 19 hay 20/4/75.

Trong ngày cuối cùng, Trung Úy Ba gọi tôi lên đài quan sát coi VC đi về hướng nào. Đài quan sát tuy cao nhung tôi không thể thấy được gì. Đêm ấy, tôi được lệnh bắn cối dồn dập nhưng chính xác về các tọa độ được cho. Chúng tôi bắn đến viên đạn cuối cùng. Khi tôi báo cáo hết đạn 81, tôi được lệnh xếp càng súng, bỏ sẵn trên xe và đợi lệnh. Trung Úy Ba vừa cười vừa nói với tôi: " Thắng, mày đừng có chạy trước nghen". Tôi trả lời: " Tôi sẽ chờ Tiểu Đoàn, có đi thì cùng đi, có chết thì cùng chết".

Tôi theo dõi tình hình qua máy truyền tin của tôi. Một lát sau, có báo cáo từ chốt cầu Phú Long là xe tăng VC đến cầu Phú Long. Họ chạm trán nhưng không bên nào nổ súng, xin lệnh từ Tiểu Đoàn. Đại Úy Quý gọi về Tiểu Khu xin lệnh. Lệnh từ Tiểu Khu, Tiểu Đoàn chúng tôi về "Mã Trái Bí" chờ lệnh mới. Xe với súng cối chúng tôi chờ sản trước cổng đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân. Tiểu Đoàn chúng tôi di chuyển gần tới chỗ tôi.

Trưởng đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân mà tôi quên tên đã nói rằng: "Tiểu Đoàn chạy kệ họ, mình phải tử thủ. Đứa nào chạy tao bắn bỏ mẹ".
Chính câu nói này làm tôi vẫn còn thấy nhục nhã từ ngày cuối cùng của Phú Long, của Phan Thiết. Sau ngày mất Phan Thiết, trong thâm tâm tôi, tôi luôn luôn kính phục người trưởng đồn Nghĩa Quân này. Khi cải tạo ra, tôi hỏi thăm tin tức về anh ta và nghe nói anh ấy vào rừng tiếp tục chiến đấu. Tôi theo Tiểu Đoàn di chuyển về Mã Trái Bí (mật mã của Lầu Ông Hoàng), nằm đó chờ lệnh. 

Khoảng nửa tiếng sau, chúng tôi liên lạc được với Tiểu Khu và được lệnh về tăng phái cho Thiếu Tá Hàng Phong Cao (Hải Long). Tiểu Đoàn di chuyển suốt đêm về Mũi Né. Ai cũng mệt mỏi nhưng không có lệnh nghỉ ngơi. Tới gần sáng, chúng tôi đến cuối Rạng, gặp nhiều người lính bỏ ngủ, họ nói Thiếu Tá Cao (Chi Khu Trưởng Hải Long) đã ra tàu đi rồi. Vì Chi khu đả bỏ ngõ, nên Đại Uý Quý phải tìm thuyền đánh cá, để đưa TD249/DPQ về Vũng Tàu

 
 



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= 

ÂM MƯU GIẾT TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM NĂM 1963 ĐỂ LÓT CHO CS BẮC VIỆT CHIẾM MIỀN NAM VIET NAM THANG 4 NĂM 1975 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU của Ts NGUYỄN ANH TUẤN

Thông Báo / Military Collectors - Nhà Xuất Bản Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam

$
0
0


Thông Báo / Military Collectors - Nhà Xuất Bản Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam

Thông Báo / Military Collectors - Nhà Xuất Bản Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam
Bộ Sách về Cuộc Chiến Bí Mật gồm 5 cuốn và sẽ phát hành nay mai liên lạc email csvdvn@gmail.comđể mua sách vì số lượng phát hành có giới hạn, nên chỉ ưu tiên cho những ai ghi danh trước vào waiting list. Thành thật cám ơn

Bộ Sách Cuộc Chiến Bí Mật

 

 

Bộ Sách Cuộc Chiến Bí Mật

 






Posted by at 10:28 PM



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= 

MC Phan Anh có thể trở thành tổng thống Việt Nam?

Phản chiến một chiều -- Bất Công Cho NGƯỜI LÍNH VNCH

$
0
0
 
  
On Friday, September 23, 2016 10:03 PM, "HungThe t [diendanchinhtri]"<> wrote:


   Phản chiến một chiều   -- Bất Công Cho NGƯỜI LÍNH VNCH

 
      Kính chuyển quývị, xin tiếp phổ biến, 30/4/75 một vết thương không lành với những người con yêu cuả Tổ quốc VN, chỉ những kẻ giả nhân, nhà baó, bình luận gia, trí thức cơ hội, khóc bác trong tù, mới xấp mặt chóng quên baì học đau thương vì đâu nên nỗi, ht
    
BÀI  HOC  ĐAU THUONG  .

Chánh quyn VNCH trước ngày 30-04-75 đã quá lơ là trong trn chiến tuyên truyn , cho nên đãđ cho Đng Dân Ch làm mưa làm gió ti Quc Hi M .  Cái bt công đau đn nht , như trường hp TNS John Kerry năm 1971 , ra trước Thượng Vin M nói 45 phút thao thao bt tuyt , chđ vu oan và h nhc Lính M và người lính VNCH --  trong khi bênh vc vàđánh bóng k xâm lăng là H Chí Minh và CS BV .

Ông Bill Clinton và nhóm phn chiến cũng làm như vy , mang hình HCM và c MTGP khi xung đường đòi M rút quân ... Mc đích ch nhm cúp vin tr, trói tay VNCH , bt buc phi đu hàng CS , trong khi đó li ca tng CS .

Không bao gi nhóm phn chiến biu tình xung đường nói lên ti ác CS xâm lăng MN , như các v chôn sng Mu Thân 68 , mùa hèĐ La 72 , cho hàng trăm xe tăng vượt sông Bến Hi vào giết đng bào MN .

Các trn An Lc , Charlie , Bình Long , Qung Tr , Kontum ..v..v.  ..- Phn chiến mt chiu bt công là chđó
 


On Tuesday, August 9, 2016 3:43 PM, "Phu Van nguyenvan203@att.net  wrote:


 
          Có những người mà Ô Aladin goi là CUỒNG DC thì làm sao họ còn nhớ được Bill Clinton, 1972 đã từng cầm đầu nhiều đoàn biểu tình phản chiến, và những tay phản chiến năm xưa đang năḿ quyền là PTT Joe Biden, Ngoai trưởng John Kerry,  TĐ Ca Jerry Brown...họ cũng đâu còn biết Ôbamá năm ngoai đã vinh danh  Jane Fonda....


Tóm lại, nhà bình luận gia naò đó hữu lý cho răǹg chính quyền hiện nay là một chính quyền nhát chiến đđang được cầm đầu bởi nhưng̃ chính trị gia chém về.   Phú Vân.
---

Ông Bill Clinton oi ..!  Làm sao người Vit t nn có th quên Ông  ?








__._,_.___

Posted by: dieu lien 

CHIẾN SĨ TRẬN VONG

$
0
0

 photo 19-6-2011QL043-2_zpsa90db9cc.jpg
CHIẾN SĨ TRẬN VONG
 

tri   ân   liệt      đã   hy   sinh
vì nước vì dân dâng hiến mình
gan dạ hào hùng ngoài mặt trận
uy nghiêm oai vệ giữa tiền đình
xả thân không hỏi một phần thưởng
hành nghĩa chỉ đòi toàn thắng binh
lịch sử son vàng gương dũng cảm
đời đời ghi nhớ chiến công anh .


 Tố Nguyên

__._,_.___

Posted by: tuyen do 



 
Trung Cộng  chiếm Việt Nam không đem quân đánh- vì đã có tay sai Đảng Cộng Sản Việt Cộng - Chúng nuôi ngay khi Cáo Giả Hồ chui ở hang Pác Bó đến nay - Hán hóa bắt đầu thực thi qua mật ước Thành Đô - trước tiên giết hại Dân tộc Việt : Ở cao nguyên thải bùn đỏ qua khai thác quặng Bâu xít - ở đồng bằng sông rạch biển thải độc môi trường qua nhà máy Formosa - Cả Nước dân bị nhiễm độc gây bệnh tật mà chết - Chẳng lẽ dân mình chịu chết nhục nhã vậy sao - Công an,bộ đội đã thành công an Tàu , bộ đội Tàu - chứng cớ hiển nhiên : bắt nhốt dân khi dân đi khiếu kiện - đứng gác chặn khi dân biểu tình chống Formosa - Dân mình phải Sống - không thể chết nhục bởi giặc Tàu - Dân mình quyết đứng lên theo gương Tổ Tiên đã bao phen chống chúng xâm lược:
Đem đại nghĩa thắng hung tàn
lấy chí nhân thay cường bạo
- quyết không sợ chết để tìm  sự Sống bằng cách tham gia hiệp thông biểu tình thật đông toàn làng, toàn xã . toàn phố phường - Thế giới cùng hiệp thông dân ta - và luôn Tin tưởng khẩn cầu Ơn Trên phù hộ Dân ta  :
Đối tượng đấu tranh :  là tiêu diệt Đảng Việt Cộng các cấp

QUYẾT ĐẤU TRANH GIÀNH SỰ SỐNG

thông hiệp biểu tình quyết đấu tranh
đồng lòng bỏ  Đảng Cộng lưu manh
xua   dân  cho  Chệt  làm   nô   lệ
xóa nước Việt Nam  hạ   triệt  dần
quyết hiến mạng mình vì  tổ quốc
liều thân xương máu bởi tiền nhân
xông vào cõi  chết giành nguồn sống
vững mạnh Niềm Tin được cứu lành .

Tố Nguyên




__._,_.___

Posted by: tuyen do 

Xin chung tay - giúp đở và phổ biến rộng rãi MĐ Huỳnh Văn Tốt Cấp Bậc B1-Số Quân 70/112.288

$
0
0
 

MĐ Huỳnh Văn Tốt Cấp Bậc B1-Số Quân 70/112.288 - khóa dù 146 Thuộc DD15/ TĐ1ND - KBC 4563

Kính chuyển quý vị
Sáng nay Nhóm Thiện Nguyện chúng tôi ,có nhận một cuộc ĐT kêu cứu Từ Gia Đình của một MĐ . bị bệnh từ 20 năm nay < GĐ đã cố gắng hết sức - có lẻ tiền của trong nhà- bây giờ đã kiệt quệ , nên mới kêu cứu- xin giúp đở >
MĐ Huỳnh Văn Tốt
Cấp Bậc B1-Số Quân 70/112.288 - khóa dù 146
Thuộc  DD15/ TĐ1ND  -  KBC 4563
TĐT< Tr/tá Phạm Hy Mai >
SQ-Ban 3 < Đ/úy Nhỏ >
DDT-DD15 < Đ/úy La Trịnh Tường>
Tr-Đ-T -Tr Đ 2 <Th/úy Huỳnh Cao Dị >
Năm 1969 dự trận Vàm Cỏ Đông -Tây Ninh bị thương vào đầu Mảnh pháo kích vào màng tang trái - gây cho đương sự <nửa tỉnh nữa tưng tưng>
Cách đây gần hai mươi năm - 
Tốt té từ cầu thang < chung cư > gảy xương bánh chè Phải 
< Gia đình cũng có chạy chửa > nhưng giá thay khớp BV quá cao - nên đành bỏ mặc
Hoàn cảnh: vợ Tốt làm thuê <ai mướn gì làm đấy > để nuôi chồng 
Hai con - một trai một gái - tất cả đều nghèo
Nay lại thêm bệnh -Tiểu đường- huyết áp 
Như đã nói ở trên< gia đình qúa kiệt quệ, tài chánh >
không có BHYT - không tiền -đến BV- nên kêu cứu
Nếu muốn biết thêm thông tin về MĐ Huỳnh văn Tốt 
Xin liên lạc với con gái của Tốt tên là Huỳnh Thị Kim Phụng < ở cùng ĐC >
Địa chỉ Huỳnh Văn Tốt 
số 24/11 Đường Tô Hiến Thành -Phường 15 -Quận 10-Sài Gòn
ĐT < Của con gái Tốt>  Huỳnh thị Kim Phụng 0902470765
 Xin chung tay - giúp đở và phổ biến rộng rãi
 Kính chuyển với nhiều hảo ý
    Nhóm Thiện Nguyện MĐ
        Chào Cố Gắng



Bài đã đăng

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt

Tưởng Niệm và Tri Ân QLVNCH, trong ngày Chiến sĩ trận vong tại Hoa Kỳ

$
0
0
 


--
Kính Chuyêển
MG
Tưởng Niệm và Tri Ân QLVNCH,
trong ngày Chiến sĩ trận vong tại Hoa Kỳ
MƯỜNG GIANG


        Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) từng nói “ Ðất nước còn thì còn tất cả “.Bởi vậy sau ngày 1-5-1975, đồng bào Miền Nam đã mất hết mọi thứ kể cả quyền được làm người bình thường, khi chính phủ và quân lực VNCH không còn tồn tại, để bảo vệ họ như hồi Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và trăm ngàn cuộc chiến khắp mọi nẽo đường đất nước, cho tới ngay 30-4-1975 bị rã ngủ theo lệnh buông súng đầu hàng.

          Nói về sự hy sinh của Người Lính VNCH, tác giả Ý Dân đã đem hai lực lượng quân sự của hai miền Nam-Bắc VN so sánh và kết luận rằng : “ Cuộc chiến khốc liệt do Cộng sản Bắc Việt phát động bởi lệnh của Liên Xô và Trung Cộng nhằm cưỡng chiếm Miền Nam VN, bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản đệ tam quốc tế kéo dài đến 20 năm, với những hậu quả tang thương cho quê hương và dân tộc Việt “. Cộng sản Bắc Việt đã cho hàng triệu bộ đội xâm nhập vào tàn phá miền Nam. Chính phủ VNCH vì phải bảo vệ lãnh thổ và sinh mệnh đồng bào, nên đã chống trả hết sức dũng cảm và mãnh liệt. Người Việt mấy ngàn năm chung gốc nguồn, huyết thống, lịch sử và tổ tiên cha me, bổng dưng oan nghiệt bị ngoại bang áp đặt đứng về hai phía đồi nghịch hận thù, bôi mặt tàn sát lẫn nhau, trong hàng nghìn trận đánh lớn nhỏ suốt cuộc chiến này.

          Sau ngày 30-4-1975 mọi xảo trá lần lượt bị phơi bày từ mọi phía, cho thấy cuộc chiến VN hoàn toàn do Hồ Chí Minh và đảng CSVN làm theo lệnh của QTCS gây ra. Cũng vì vậy, Bắc Việt đã được viện trợ vũ khí ồ ạt của Khối CSQT mà đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng.. nên được trang bị từ vũ khí cá nhân tới cộng đồng. Trong khi đó, QLVNCH được Hoa Kỳ trang bị phần lớn quân dụng đã lổi thời và nhỏ giọt (kể cả chiến hạm, phi cơ, trọng pháo) nhưng Họ vẫn can đảm chiến đấu để bảo vệ hữu hiệu được miền Nam VN cho đến ngày đau thương mất nước

          Cũng nhờ tinh thần chiến đấu phi thường và sự hy sinh vô bờ bến của Người Lính, qua các trận đánh lừng danh trong quân sử mà điển hình là Tết Mậu Thân năm 1968, Bắc Việt bất ngờ đồng loạt tấn công 44 tỉnh lỵ của miền Nam VN, vẫn bị thảm bại ê chề, bỏ lại hơn 60.000 xác trên trận địa khi tháo chạy. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, người lính QLVNCH vẫn kiêu hùng đẩy lui được nhiều sư đoàn bộ đội Bắc Việt khi mưu toan thôn tính các tỉnh Quảng Trị, Kon Tum, Bình Ðịnh, Bình Long. Tất cá các trận đánh trên đều ác liệt, đẳm máu, nói lên sự thiện chiến của người lính QLVNCH phải đương đầu với quân số đông gấp bội và trang bị vũ khí tối tân của giặc. Kết quả nhiều sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt phải rút lui, bỏ lại nhiều chục ngàn tử thi và hằng trăm xác chiến xa bị bắn cháy, tại mặt trận.

          Nhưng số phận của người lính VNCH đã không may mắn bởi sự sắp đặt oan nghiệt của các thế lực quốc tế, qua bàn tay lông lá của đồng minh Mỹ. Rồi trong lúc chiến thắng gần kề, họ đã bị bức tử và đầu hàng. Ðưa ra lời nhận xét về người lính VNCH, nhà báo nổi danh Peter Kahn viết rằng “ người lính miền Nam VN đã chiến đấu cho lý tưởng tự do, nhưng rất tiếc họ đã bị trói tay, buộc chân, cắt giảm viện trơ..” . Tóm lại, không có quân đội nào, khi gặp hoàn cảnh cay nghiệt trên mà vẫn giữ được lòng trung thành tuyệt đối với Tổ Quốc và sự chịu đựng một cuộc chiến đấu lâu dài, tàn khốc như vậy. Còn nhà báo Denis Warner thì lên án gay gắt quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho QLVNCH vào lúc cần phải gia tăng. Sau cùng, để vinh danh người lính QLVNCH,nhà báo Peter Kahn đã đưa ra lời kết luận: “Rốt cuộc người lính QLVNCH đã tài giỏi hơn sự ước lượng của các chuyên gia quân sự trên thế giới. Phía mạnh hơn chưa hẳn là phía tốt hơn.”.

          Bộ đội CS Bắc Việt, nhà văn gái Dương Thu Hương viết rằng “ mục tiêu mà bộ đội Bắc Việt theo đuổi trong suốt cuộc chiến chỉ đem lại kết quả tai hại, là biến đổi xã hội văn minh VN bằng một mô hình xã hội man rơ.. “

          Tự ngàn xưa, quân đội Việt Nam luôn nổi tiếng kiêu hùng, nên đã đạt được nhiều chiến công hiển hách trong suốt dòng lịch sử của dân tộc, qua sứ mạng ngăn chống các cuộc chiến xâm lăng của giặc phương Bắc lẫn phương Nam, trong đó có cả Lào-Thái, bọn thực dân da trắng Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan.
Là con cháu của Tổ Tiên Hồng-Lac, chúng ta dù được sinh vào thế hệ nào chăng nữa, ra đời trong nước hay hải ngoại, vẫn luôn có bổn phận ngưỡng mộ và hãnh diện, về công đức vĩ đại “ dựng và giữ nước “ của tiền nhân, trong đó “ Quân Ðội VN bao đời “ là lực lượng chính yếu bảo vệ Tổ Quốc Hồng Lạc, khác hẳn với Bộ Ðội Cộng Sản Bắc Việt trước sau, trên dưới chỉ biết “ trung với đảng, hiếu với lãnh tụ “ và yêu nước là “ nước Xã Hội Chủ Nghĩa “ mà thôi !

          Với ý nghĩa thiêng liêng và cao quý trên, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được hình thành trong giai đoạn đất nước tạm chia (1955-1975), chống lại cuộc xâm lăng bằng quân sự của khối cọng sản đệ tam quốc tế, do Cộng Sản Bắc Việt đảm nhận. ÐÂY LÀ MỘT CUỘC CHIẾN SINH-TỬ của quân dân MIỀN NAM chống lại cuộc xâm lăng của bộ đội MIỀN BẮC, để giữ lại phân nửa gấm vóc giang sơn của Tiền-Nhân, không lọt vào gông cùm nô lệ của giặc đỏ.

          Ðây không phải là một cuộc chiến riêng của CỌNG SẢN BẮC VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ, như giới truyền thông phương Tây thời đó và ngay cả bây giờ, đã bóp méo sự thật với mục đích đầu độc dư luận thế giới để làm giảm uy tín của QLVNCH. Làm như vậy, Cộng Sản và thành phần ham sống sợ chết, đám con ông cháu cha, quan quyền nhà giàu được du học ngoại quốc, mới có cơ hội vừa ăn chơi trác táng, vừa chửi Mỹ , vừa tô son vẽ mặt cho đạo quân tiền phong cong sản tại Ðông Nam Á tức Bắc Việt, mới có được một chính nghĩa lý tưởng “ đánh đuổi Mỹ-Ngụy cứu nước “.Còn bọn phản chiến Miền Nam VN mới có chính danh “ để khước từ trách nhiệm và bổn phận “ đối với đất nước mình trong thời loan, mà “ giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh “.
Ðây mới chính là nổi thãm thê chất ngất của người Lính Miền Nam, trong hai mươi năm khói lửa. Vì định kiến, vì buông xuôi, vì thủ đoạn con buôn quốc tế. Tất cả đã dồn ép QLVNCH vào chân tường trong cuộc chiến đấu đơn độc, không hậu phương, không một chút tình quân-dân, cá-nước.. Trong đó thiệt thòi nhất, không phải là những đơn vị chính qui mà là những người lính cô đơn Nhân Dân Tự Vệ, Cán Bộ Xã Ấp, Xây Dựng Nông Thôn, Cảnh Sát Dã Chiến, Nghĩa Quân và Ðịa Phương Quân.. luôn phải sống chết với đất, với nhà, trực diện từng giây phút với Việt Cộng để bảo vệ ruộng đồng, làng xóm, đình chùa nhà thờ, những di tích lịch sử của tổ tiên bao đời tạo dựng và sinh mệnh trân quý của đồng bào.

          Hai mươi năm chiến đấu đời lính buồn ơi là buồn, trước mặt phải đối mặt với một kẻ thù gian xảo độc ác, mất hết thiên lương nhân tính vì đã bị chủ nghĩa nhồi sọ, cho nên chỉ biết có giết người để đạt mục đích được khắc sâu trong da thịt. Còn sau lưng bị đâm lén bởi hậu phương vô tình bạc bẽo và cuối cùng trên đầu là đồng minh Mỹ “ con buôn chính trị “ cùng với đại bàng trên thượng tầng cao ngất “ chia xương, bán máu lính “ để vinh thân phì gia . Xin được cảm ơn những Bộ Ðội VC Nguyễn Thùy,Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Hòa .. đã trung thực vẽ lên “ bức tranh vân cẩu “ của cuộc chiến VN, qua những hồi ký, tap ghi, truyện dài, truyện ngắn.. kể cả những bức thư tâm tình rất cảm động. Tất cả hầu hết, đều thẳng thừng xác nhận hay nói đúng hơn đã lên án “ chỉ có Bộ Ðội Bắc Việt hay Việt Cộng, vì thiếu thốn tình dục, thèm khát đàn bà, nên chỉ có chúng mới hãm hiếp phụ nử, chứ người lính VNCH đâu có lý do gì, để mà cuồng dâm cả xác chết của nử cán bộ VC ? như một vài kẻ khùng điên ngẩu hứng, muốn cho đời biết tên tuổi, đã bịa chuyện để làm hoen ố thanh danh của chính đồng đội mình .

          Cảm nhận đựợc thân phận nhược tiểu của đất nước và sự bất hạnh của dân tộc, nên người lính chấp nhận hy sinh đời trai, để làm tròn bổn phận cùng trách nhiệm của một con người có tim óc, cho tới trưa ngày 30-4-1975, khi TT.Dương Văn Minh bắt buông súng đầu hàng.

          Sau đó, cọng sản Hà Nội thẳng tay cướp bóc, chẳng những mọi chiến lợi phẩm của chính phủ VNCH từ công ốc, ngân khố, quân trang dụng, trong đó có mười sáu tấn vàng y của quốc gia, được Nguyễn văn Hảo giữ lại để nạp dâng công cho Bắc Bộ Phủ. Tệ nhất là VC táng tận lương tâm, cướp luôn tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào, mà trong số này có nhiều “ mẹ chiến sỉ VC “ đã từng nuôi dấu cán binh bộ đội, ủng hộ vàng bạc lúa gạo cho chúng sống còn để “ quậy nát đất nước “ trong suốt thời gian chiến tranh 1945-1975.

          Bao nhiêu bi kịch do Hà Nội đã tạo ra sau ngày Miền Nam VN bị cưởng chiếm, từ hành động cầy mồ người chết để trả thù đã bị thua VNCH trên chiến trường, tới việc VC cướp bóc tài sản, cưởng bức vợ con Người Lính Miền Nam ngã ngựa, hành hạ những phế binh, cô nhi quả phụ tử sĩ bị kẹt trong nước, với đủ thủ đoạn học được từ KGB, mà mới nhất là chiến dịch ‘ đuổi tận, giết tuyệt ‘ các thành phần trên, đang sống tại các chòi, dựng trong Nghĩa Ðịa Phước Bình, Sài Gòn và những nơi khác khắp mọi miền đất nước. Nơi nào VC cũng hung hăng tàn ác không hề thay đổi.

          Bốn mươi mốt năm tan hàng rã ngũ, quân-dân Miền Nam đã lần lượt đồng hành, qua hết chín tầng địa ngục trần gian nơi thiên đàng xã nghĩa. Nhưng người lính Miền Nam sinh ra trong khói lửa, trưởng thành chốn chiến trường, nên thễ xác dù đã bị bầm giập tan nát, tinh thần của người lính vẫn nguyên vẹn và không ai có thể thay đổi hay ngăn cản lý tưởng của họ. Công cuộc đấu tranh của Dân-Quân-Cán-Chính và thế hệ hậu duệ của VNCH từ mấy chục năm qua sau ngày mất nước, với chính quyền Cộng Sản VN trong nước cũng như tại Hải Ngoại, đã minh chứng hùng hồn, về sự chính danh và lý tưởng của người Quốc-Gia và QLVNCH.

          Ngày nay dù trong tay không còn súng đạn, đồng minh nhưng người Lính cũ năm xưa, vẫn tiếp tục con đường quang phục đất nước bằng tim óc, thân xác còn lại, có đồng đội bên canh cùng chiến đấu, đồng bào trong các Cộng Ðồng Tị Nạn ủng hộ giúp đở tiếp tay và hãnh diện nhất là sự dấn thân ồ ạt của những thành phần trí thức trong nội địa và hải ngoại. Tất cả quyết tâm đạt cho bằng được “ Chiến thắng cuối cùng “.Ðó là giựt xập chế độ bất nhân tàn bạo kẻ cướp của QTCSVN, cởi ách nô lệ thực dân mới, đang xiết cổ hơn 90 triệu đồng bào trong nước, thực thi nền dân chủ pháp trị, bình đẳng, tự do .. để cho người Việt lấy lại quyền làm người, đã bị Hồ Chí Minh và đồng bọn cướp mất từ tháng 9-1945 cho tới ngày nay. Ðược như vậy, người Việt mới có cơ hội ngẩn mặt nhìn trời và quyền tự quyết về vận mệnh cũng như số phận của Nước Việt, trước kẻ thù không đội trời chung “ Trung Cộng “ .

‘ dấu binh lửa nước non như cũ
kẽ hành nhân qua đó chạnh thương
phận trai già rủi chiến trường
chàng Siêu, tóc đã điểm sương mới về .’
(Chinh Phụ Ngâm Khúc )

          Tóm lại nếu không bị Mỹ và bọn trí thức nằm vùng hay thiên tả của Miền Nam bán đứng, chắc chắn VNCH cũng sẽ như Tây Ðức, Nam Hàn và Ðài Loan, không bị mất và sụp đổ vào tay Bắc Việt vào tháng 4-1975. Người VN sẽ không bị tủi nhục vì kiếp sống lưu vong đầu đường xó chợ, qua thân phận tị nạn, lao động, bán dâm và làm dâu bất đắc dĩ khắp chân trời góc biển.

Hai mươi năm chinh chiến, đâu đâu cũng có mặt những chiến sĩ hào hùng của QLVNCH như Dù, TQLC,BDQ,LLDB,TG,BB kể cả DPQ,NQ. Cùng lúc, tại các chiến trường hiểm nguy trên, không bao giờ thiếu bóng dáng của người lính áo đen, đang âm thầm hoạt động bên những thần tượng của quân lực, với nhiệm vụ tiếp cận, thông tin và mở rộng vòng tay đón đồng bào ra khỏi vùng mê lụy, chết chóc, mà VC gọi là khu giải phóng. Họ là những chiến sĩ vô danh của QLVNCH, đã có mặt khắp nước từ 1955-1975, đã chết, bị tù đày hành hạ dã man như bất cứ một người lính nào của miền Nam sau ngày 30-4-1975.

          Hởi ơi, một thời lịch sử hào hùng đã khép lại, bao chục năm buồn thảm đến đi trong thiên đường xã nghĩa nhưng vẫn không ngăn nổi phế hưng cuộc đời, trong đó thời gian đã làm sống lại những gương anh hùng liệt nữ của VNCH thuở nào đã nằm xuống vì đại nghĩa dân tộc từ 1955-1975. Và như thế viết lại những trang sử này cho dù không thể nói hết vì Những người Lính chiến đấu đơn độc trong mọi chiến trường khắp nước hay tại Bình Thuận, là những chiến sĩ vô danh thênh thang một cõi đi về.

          Còn hình ảnh nào đẹp và hào hùng hơn, khi lật qua những trang quân sử của VNCH, của một tướng lãnh hàng đầu, mà cấp bậc được gắn ngay tại mặt trận. Ðó là Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng TMT.QLVNCH, lúc còn Ðại Tá Tư Lệnh Lữ Ðoàn Nhảy Dù. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, lúc còn là Thiếu Tá Liên Ðoàn Trưởng LÐ Quan Sát 77, đã nhảy trực thăng vào chiến trường để tự mình điều động chỉ huy binh sĩ, trong trận Suối Ðá (Tây Ninh) vào năm 1964, trước tầm súng cá nhân của VC.

          Những ngày lửa máu Tết Mậu Thân 1968, làm sao quên được hình ảnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, xông xáo khắp các Mặt Trận Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh, để trực tiếp chỉ huy các đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến tại Ðô Thành, nên đã bị thương nhưng không chịu cho tải thương. Nhiều tướng lãnh khác cũng đã hy sinh tại chiến trường như Chuẩn tướng KQ Lưu Kim Cương, Nguyễn Bá Liên (Tư lệnh Biệt Khu 24), Trương Quang Ân (Tư lệnh SD23BB), Trương Hữu Ðức (Tư lệnh Thiết Giáp), Trung tướng Nguyễn Viết Thanh (Tư lệnh Quân Ðoàn 4), Ðại tướng Ðổ Cao Trí (Tư lệnh QD3). Ðại Tá Lê Ðức Ðạt (Tư lệnh SD22BB)..

          Mùa hè đỏ lửa 1972, Trung tướng Nguyễn văn Toàn (Tư lệnh QD2) đã bay vào trận địa tại Thị xã Kon Tum, để chỉ huy phá chốt. Tại Bình Thuận, từ 1969-1975, Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tiểu Khu Trưởng và Ðốc Sự HC Phạm Ngọc Cửu (Phó Tỉnh Trưởng) có đêm nào mà không tới các đồn bót, xã ấp, đại đội DPQ.. để ngủ chung với các đơn vị tác chiến. Tại Mặt Trận Phan Rang ngày 16-4-1975, từ Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (Tư lệnh Tiền Phương của QD3) tới Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang (Tư lệnh SD6KQ) và Ðại Tá Nguyễn Thu Lương (Lử Ðoàn Trưởng Nhảy Dù). Cả ba vị đều có trực thăng riêng để thoát thân, khi đại quân Bắc Việt tràn ngập khăp nơi. Nhưng vì không thể bỏ rơi thuộc cấp, tất cả đã đi bộ và bị giặc bắt tại chiến trường. Ðó là những tấm gương chói lọi trong quân sử, mà bất cứ đọc tới cũng phải kính phục, ngưởng mộ.

          Tóm lại, trong hàng ngủ tướng lãnh Miền Nam, đã có rất nhiều khuông mặt LỚN đầy UY VŨ HIÊN NGANG, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác.. nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Ðạo : “ Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần ố Nhất tướng công thành vạn cốt kho “ nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành . Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai.. ngay khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngủ đầu hàng Cọng Sản Ðệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.
Giá trị của con người giữa chốn ba quân, vinh hay nhục là thế đó !


Viết từ Xóm cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2016
MƯỜNG GIANG


__._,_.___

Posted by: Ho Dinh

Tử Thủ Đồi 31 Hạ Lào - Tr/úy Nguyễn Thanh Giang

Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Blog's

$
0
0


Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Blog's

Tin tức liên quan đến chương trình TPB/VNCH

Thursday, November 17, 2016

Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Hồ Phú Bông (Danlambao)

Tôi không nhớ chính xác là đã mấy mươi năm mới quay lại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, Sài Gòn! Nhưng dù bao nhiêu năm vật đổi sao dời thì ngôi giáo đường vẫn sừng sững tại đó. Cổng nhà thờ không trực diện với đường như các nhà thờ Huyện Sĩ, Ba Chuông hay Vườn Xoài... Cổng nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là đường chéo, cắt góc vuông của khu đất phía bên tay phải, nên thông thoáng rộng rãi dễ dàng hơn cho các phương tiện ra vô, đặc biệt trong các lễ lớn đỡ bị kẹt xe, kẹt đường.


Bài đã đăng




__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= 

Ngô Đình Diệm: Nhân dân không còn cam phận

$
0
0

TT  Đài  Loan  TƯỞNG GIỚI THẠCH   nói  :  Tiếc Quá  Cho Viêt Nam   !   100  Năm Nữa ,  Không Biết VN Có Được NGÔ ĐÌNH DIỆM  thứ  hai    không  ?


On Wednesday, October 28, 2015 7:51 PM, "NhanNguyen  [chinhnghia]  wrote:
    
----- Original Message -----
Subject:                                  NGÔ ĐÌNH DIỆM :
     NHÂN DÂN KHÔNG CÒN CAM PHẬN
 

          Ngô Đình Diệm: Nhân dân không còn cam phận
Lời người dịch: Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 5, 1957. Ông được tiếp đón trọng thể và đầy đủ danh dự dành cho bậc thượng khách của chính phủ Hoa Kỳ.

Thành công của Tổng thống Ngô Đình Diệm trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam Cộng Hòa còn non trẻ, đặc biệt trong việc tái định cư thành công gần một triệu người tỵ nạn từ miền Bắc, đều được các báo uy tín hàng đầu của Mỹ coi là "phép lạ". Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower đã đích thân ra đón ông tại phi trường, và vợ chồng Tổng thống Eisenhower đã dự tiệc chiêu đãi được tổ chức tại tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Washington.
Image result for Tổng thống Ngô Đình Diệm

Trong thời gian thăm viếng Hoa Kỳ, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã có vinh dự phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ.Bài diễn văn của ông "tuy ngắn nhưng đầy xúc động"đã nhận được nhiều tràng pháo tay hoan hô của các vị dân biểu Mỹ.
Related image


Bài diễn văn đã được đăng toàn văn trên tờ báo New York Times

vào ngày hôm sau. Toàn bộ tựa đề và các tiêu đề là của tờ báo này. Những phần trong ngoặc là từ biên bản của Quốc hội Hoa Kỳ. Và người dịch chân thành cảm ơn Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã gởi cho biên bản về bài diễn văn của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Ngô Đình Diệm - Nhân dân không còn cam phận
Thật là một vinh dự hiếm có cho tôi khi hôm nay có cơ hội phát biểu với quý vị. Phát biểu với quý vị trong tòa nhà Quốc hội này, nơi đã hun đúc nên số phận của một trong những quốc gia lớn trên thế giới.

Tôi tự hào mang đến quý vị dân biểu lỗi lạc của nước Cộng hòa Hoa Kỳ cao quý những lời chúc huynh đệ tốt đẹp nhất từ nhân dân Việt Nam. Tôi cũng mang đến đây sự bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam về sự giúp đỡ tinh thần và vật chất của nhân dân Hoa Kỳ. Nhân dân chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng rất lớn lẫn ý nghĩa sâu sắc của sự trợ giúp này.

Kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vừa qua, khi Châu Á phá tung xiềng xích, lương tâm của thế giới cuối cùng đã bừng tỉnh trước sự phát triển sâu sắc và tất yếu- sự ra đời của Châu Á độc lập. Từ đấy, nhận thức này đã đưa đến sự lên án bằng những lời lẽ cụ thể nhất chế độ bóc lột cũ mà, trong quá khứ, đã chi phối quan hệ giữa Đông và Tây.

Hiện nay thay thế vào đấy là những nỗ lực bền bỉ nhằm xác lập phương thức hợp tác quốc tế mới, thích hợp hơn với những nhu cầu thực sự của thế giới và với triết lý mới của Châu Á.

Chính cuộc chiến đấu giành độc lập, chính ý thức càng ngày càng sâu sắc của các dân tộc thuộc địa rằng nguồn gốc của sự nghèo khổ của họ là sự cản trở một cách có hệ thống sự phát triễn kỹ thuật, cùng với tinh thần dân tộc và xã hội ngày càng cao, tất cả đã kết hợp lại để tạo ra sự thay đổi toàn diện sâu sắc trong tâm trạng Châu Á và tất cả điều này đã cho dân chúng Châu Á sự năng động không thể nào cưỡng lại được.

            Nhân dân không còn cam phận

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016. Ảnh: TMCNN
Nhân dân Châu Á - vốn đã tủi nhục từ lâu trong nguyện vọng dân tộc của mình, nhân phẩm của họ đã bị tổn thương - giờ đây không còn cam phận và thụ động như trong quá khứ. Hiện giờ họ háo hức bồn chồn. Họ khao khát giảm bớt sự lạc hậu quá lớn về kỹ thuật. Họ đòi hỏi mạnh mẽ sự phát triễn kinh tế cấp bách và nhanh chóng, nền tảng tốt đẹp duy nhất cho sự độc lập chính trị dân chủ.
Các nhà lãnh đạo Châu Á - dù ý thức hệ của họ là gì chăng nữa- tất cả đều đối mặt với sự cấp bách bi kịch của những vấn đề xã hội và kinh tế. Dưới áp lực mạnh mẽ của nhân dân mình, họ buộc lòng chấp nhận kế hoạch kinh tế. Kế hoạch như thế nhất định gây ra những hậu quả chính trị nghiêm trọng.

Chính vì lý do này chủ đề chính của các cuộc tranh luận chính trị trong nước ở các quốc gia Châu Á đều tập trung vào mức độ kế hoạch cần thiết, phương pháp cần phải có để tạo ra những kết quả thực tế cấp bách.

Phải chăng mọi thứ nên được kế hoạch? 
Hay sự kế hoạch chỉ nên giới hạn vào các khu vực thiết yếu? Phải chăng nên chấp nhận những phương pháp dân chủ hay những phương pháp toàn trị tàn bạo?

Chính trong cuộc tranh luận này-ở tại nhiều nước không may bị ảnh hưởng bởi những lời hứa hẹn giả dối nhưng quyến rũ của chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa cộng sản, những nỗ lực đang nhằm gìn giữ nền dân chủ tự do qua viện trợ từ các nước công nghiệp Tây phương đóng vai trò rất quan trọng. Vì danh dự của con người, Hoa Kỳ đã đóng góp quan trọng nhất vào mục đích này.

Kính thưa quý vị trong Quốc hội, qua những điểm chính và khái quát chung, những điều này là những vấn đề các nước Châu Á đang đối mặt. Những điều này là những mục tiêu phải đạt được và là những phương cách phải được đề xuất. Những điều này cũng là những áp lực và cám dỗ trong nước mà các nhà lãnh đạo Châu Á đối mặt.
          
                  Khu vực nhạy cảm
Ở lục địa Châu Á rộng lớn, Việt Nam nhận thức mình ở khu vực nhạy cảm nhất. Mặc dù Việt Nam đối mặt với những vấn đề chung của các nước Châu Á khác, nhưng do vị trí địa lý chính trị nhạy cảm của mình những vấn đề của Việt Nam nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nằm ở một trong những điểm tiếp cận chiến lược những nguyên liệu quan trọng của Đông Nam Á-sở hữu những nguyên liệu này mang tính chất rất quyết định- bị cản trở phát triễn bởi một trăm năm đô hộ nước ngoài, bị cạn kiệt bởi mười lăm năm chiến tranh và tàn phá, nửa miền bắc của lãnh thổ Việt Nam lại rơi vào tay Cộng sản, Việt Nam tự do hiện ở trong hoàn cảnh bị đe dọa và nghiêm trọng hơn các nước Châu Á khác.

Bằng sự hy sinh to lớn của con người và nhờ vào viện trợ từ nhân dân Mỹ hào phóng, trong thời gian kỷ lục, Việt Nam tự do đã khắc phục thành công những hỗn loạn do chiến tranh và hiệp định Geneva tạo ra. Sự kiến thiết và ổn định quốc gia mà đã đạt được ấy đã giúp hội nhập gần một triệu người tỵ nạn vào nền kinh tế của 11 triệu người khác ở Việt Nam tự do và đã giúp thông qua những cải cách chính trị và kinh tế quan trọng.

Tuy nhiên, vào lúc tất cả Châu Á đang chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, vào thời điểm khi tất cả các vấn đề quan trọng đều nảy sinh cùng một lúc đối với các nhà lãnh đạo và đều dường như đòi hỏi giải quyết cấp bách, vào lúc khi tất cả đều phải được thực hiện trong bầu không khí căng thẳng cách mạng ngày càng cao, hơn các quốc gia khác, Việt Nam càng thấy cần thiết phải thông qua một số nguyên tắc, đường lối chỉ đạo hành động nào đấy, không chỉ để bảo vệ mình khỏi những cám dỗ toàn trị mà còn, trước hết, để giúp cho mình đạt được độc lập thay vì hỗn loạn, để bảo vệ hòa bình mà không hy sinh độc lập, để đạt được tiến bộ kinh tế mà không hy sinh các quyền tự do của con người.
               
              Trích dẫn học thuyết năm 1956
Chính vì những lý do này - dựa vào các cội nguồn văn hóa Châu Á, và trong truyền thống dân chủ Việt Nam của chúng tôi - tôi đã có danh dự định rõ học thuyết này trong thông điệp đọc trước Quốc hội Lập hiến vào ngày 17 tháng 4 năm 1956. Tôi xin mạn phép trích dẫn từ thông điệp ấy những đoạn ý nghĩa nhất, vì chúng tạo thành nền tảng của hiến pháp chúng tôi.
Tôi trích:
"Trong hoàn cảnh những lực lượng trấn áp vật chất và chính trị quá mạnh thường xuyên đe dọa chúng ta, chúng ta cảm thấy, hơn các dân tộc khác, nhu cầu rất quan trọng đặt cuộc sống chính trị của chúng ta trên một nền tảng vững chắc và thúc đẩy một cách rất chính xác những bước kế tiếp trong hành động của mình theo những đường lối mà sẽ chắc chắn tạo ra mức độ tiến bộ dân chủ lớn nhất.
(Vỗ tay.)

"Điều này chỉ có thể là duy linh, đường lối ấy con người theo đuổi trong hiện thực mật thiết của họ cũng như trong cuộc sống cộng đồng của họ, trong nghề nghiệp của họ cũng như trong sự theo đuổi tự do sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức, và tinh thần.
"Vì thế, chúng ta khẳng định niềm tin của mình vào giá trị tuyệt đối của con người, nhân phẩm của họ có trước xã hội và số phận của họ lớn hơn thời gian.
(Vỗ tay.)

"Chúng ta khẳng định mục đích chính đáng duy nhất của nhà nước là bảo vệ quyền tồn tại, quyền phát triễn tự do cuộc sống trí tuệ, đạo đức và tinh thần căn bản của con người.
"Chúng ta khẳng định dân chủ không phải là hạnh phúc vật chất cũng không phải là quyền lực tối cao của thành viên. Dân chủ về cơ bản là một nỗ lực trường tồn nhằm tìm ra những phương tiện chính trị đúng để đảm bào cho tất cả mọi công dân quyền phát triễn tự do và quyền sáng kiến, trách nhiệm, và cuộc sống tinh thần cao nhất."
(Vỗ tay.)

                  Chủ đề phát triển
Chúng tôi tin chắc rằng với những nguyên tắc chỉ đạo này như là chủ đề trọng tâm cho sự phát triển các thể chế chính trị của mình, Việt Nam sẽ có thể tạo ra chế độ chính trị và kinh tế mà không phải là một hệ thống đóng kín nhưng là hệ thống mở, càng ngày càng mở rộng cho đến khi nào hệ thống đạt đến các phương diện tự do của con người.

Việt Nam Cộng Hòa, nền cộng hòa non trẻ nhất ở Châu Á, chẳng bao lâu nữa sẽ tròn hai tuổi. Nền cộng hòa của chúng tôi sinh ra từ trong vô vàn đau khổ. Nền cộng hòa ấy đang can đảm đương đầu với cuộc cạnh tranh kinh tế với những người cộng sản, cho dù hoàn cảnh khó khăn và nghiêm trọng, mà mỗi ngày lại càng trở nên phức tạp hơn.
Việt Nam, tuy nhiên, có lý do chính đáng để tin tưởng và hy vọng. Nhân dân Việt Nam thông minh, tháo vát và can đảm. Họ cũng có thêm được sức mạnh nhờ sự giúp đỡ vật chất và tinh thần họ nhận được từ thế giới tự do, đặc biệt sự giúp đỡ từ nhân dân Mỹ.
Trong hoàn cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực cộng sản ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng tôi không thể nào lập lại biết bao nhiêu lần cho đủ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước sự giúp đỡ của Mỹ và nhân dân Việt Nam ý thức rất cao về tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, và số lượng của sự giúp đỡ này.
Quả thực, chưa bao giờ lúc nào trong lịch sử những cuộc xung đột phát sinh giữa các dân tộc lại quan hệ cấp bách như thế đến nền văn minh như những cuộc xung đột ngày nay.
              
                   Sự đóng góp kịp thời của Hoa Kỳ 
Chính qua những đóng góp kịp thời và đầy đủ cho sự kiến thiết cuộc sống kinh tế và kỹ thuật của chúng tôi-nhờ đấy tạo ra mức sống cao hơn-thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, đang khẳng định sự thành công của hệ thống hợp tác quốc tế mới.
Hành động này đã góp phần bảo vệ Đông Nam Á và ngăn cản những nguyên liệu trong vùng này không rơi vào tay Cộng sản.

Mặc dù nền kinh tế chúng tôi bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh, tàn phá, và chủ nghĩa thực dân, nhưng bây giờ nhân dân Việt Nam đang tăng gia đóng góp vào quốc gia mình. Cách đây vài tháng Quốc hội Lập hiến đã bỏ phiếu thông qua nhiều thuế mới và cao hơn nhằm mang lại thu nhập cần thiết cho ngân sách quốc gia. Mới đây sắc lịnh quân dịch quốc gia đã được ban hành và cách đây hai tháng chúng tôi đã đưa ra bản tuyên bố toàn diện về chính sách nhằm mục đích khích lệ đầu tư tư nhân từ nước ngoài.

Chính trên bình diện đạo đức cao cả này chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ rộng rãi và quên mình mà chúng tôi đã nhận được từ nhân dân Hoa Kỳ. Chính trên cũng bình diện này quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với quyền lợi của nhân dân thế giới tự do.
(Vỗ tay.)

Chính trên bình diện này cuộc chiến đấu của các bạn và cuộc chiến đấu của chúng tôi đều chỉ là một và giống nhau. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản.
(Vỗ tay.)
Chính trong niềm xác tín này và chính trong sự ghi nhớ sâu sắc và không bao giờ phai nhạt trong lòng về việc nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ đã theo dõi những nỗ lực của chúng tôi với tất cả sự thấu hiểu cảm thông chí tình tôi xin kết thúc, và lần nữa tôi cảm ơn Tổng thống, Chủ tịch Hạ Viện và quý vị trong Quốc hội về vinh dự đã dành cho tôi và cảm ơn quý vị đã ân cần lắng nghe.
(Mọi người đứng lên vỗ tay.)
 Trần Quốc Việt dịch (DanLamBao)


__._,_.___

Posted by: nguyen loan 

Kính chuyển quývị, Phóng sự phỏng vấn Gs Ts NguyễnTiếnHưng rất giá trị nghe và tiếp phổ biến

$
0
0
 


Có lẽ TT Thiệu là người bị  lương tâm  cắn rứt nhiều nhất cho tới ngày ông qua đời , nhất là khi ông Thiệu  hiểu được TT  Ngô Đình  Diệm , mang thân phận TT nước nhược tiểu như ông .

Trong khúc phim Video đặc biệt , GS Nguyễn Tiến Hưng nhắc lại việc ông Thiệu đã nói lên từ đáy lòng mình về  ba  đức  tính của TT  NĐ  Diệm:

  1 )  -    Tâm  hồn thanh liêm
  2 )    -  Một  lòng  đạo đức ,  chính trực
  3)    -   Một vị TT  yêu quê hương, đã hy sinh cả cuộc đời cho đất nước, quốc gia .


On Thursday, November 3, 2016 11:02 PM, "hungthe  [GoiDan]"<> wrote:
 
         Kính chuyển quývị, Phóng sự phỏng vấn Gs Ts  NguyễnTiếnHưng rất  giá trị nghe và tiếp phổ biến,  ht
---   --
 
Hàng Năm Vào Ngày 01-11,   HAI VỢ CHỒNG TT THIỆU ĐỀU XIN LỄ CẦU HỒN , TƯỞNG NIỆM TT NGÔ ĐÌNH DIỆM .

    Nghe tâm sự TT Thiệu giãi bày qua Video với GS Nguyễn Tiến Hưng , sự thật về đảo chánh 01-11-1963 . Ông  nói lên lòng tiếc thương TT Diệm , cho rằng TT Diệm một người đạo đức và yêu nước .
  Ông Thiệu nói về sự sai lầm nghiêm trọng của Tướng Dương Văn Minh ra lệnh dẹp bỏ ngay sau đảo chánh Hàng Rào Ấp Chiến Lược của TT Diệm.  .
   TT Thiệu nói  là hàng năm vào ngày 01 tháng 11 , vợ chồng ông đều luôn mời một Linh Mục CG vào dinh  Độc Lập để tất cả  cùng nhau  tưởng niệm và  dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn TT Ngô Đình Diệm .




----- Forwarded Message -----
From: Phung Nang Tran <phungnangtran  wrote
To:"khoahocsaigon
Sent:Wednesday, November 2, 2016 11:06 AM
Subject: Saigon TV 57.5 : Phóng Sự Đặt Biệt Với Bích Trâm Phỏng Vấn GS TS Nguyễn Tiến Hưng

Saigon TV 57.5 Phóng Sự Đặc Biệt Với Bích Trâm (from 1 to 6)





John Tran has shared a video playlist with you on YouTube



11
videos

PLAYLIST  by John Tran


--------- Forwarded message ----------
From: Gregory Hung <>
Date: 2016-10-30 11:45 GMT-07:00
Subject: BBC - "Năm năm vàng son 1955-1960 c
a VNCH"
To: Tran Nang Phung <t>



 

"Năm năm vàng son 1955-60" của Việt Nam Cộng Hòa - BBC Tiếng Việt

Ý kiến nói 1955-60 là giai đoạn rực rỡ nhất của Miền Nam, 'vừa hòa bình vừa phát triển', đạt thành tựu l...
"Năm năm vàng son 1955-60" ca Việt Nam Cộng Hòa
Author: Nguyễn tiến Hưng
Source: BBC
Posted on: 2016-10-31



T cao nguyên Tây Tng, con sông Cu Long cun cun chy như thác lũ xung phía nam qua tnh Vân Nam, ti Lào, Thái Lan, Kampuchia, ri Vit Nam trước khi ra Bin Đông.
May cho Min Nam là có h ln Tonle Sap Campuchia hút đi mt phn ln lượng nước t thượng ngun cho nên tđây dòng sông li un khúc hin hòa chy vào Min Nam.
Ti gn biên gii thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con s 9 được coi là may mn cho nên phi tìm ra cho được mt nhánh na, tuy là rt nh (dài khong 10 dm) đ cng li thành ra 9 nhánh, gi là Cu Long Giang.
Dòng sông Chín Con Rng un mình tưới nước cho vùng đng bng Nam B mu m, phì nhiêu tr thành va lúa ca c nước. Người nông dân nơi đây ch cn trng mi năm mt v là cũng đăn, li còn dư tha đ tiếp tế ra Min Bc và xut cng.
Khi đu gian khó
Nhưng trong mười năm chiến tranh lon lc, trên mt phn ba đt trng trt đã b b hoang, nhường ch cho nhng bi rm và c di lan tràn.
Mt phn ln h thng kênh rch cũng b khô cn hay sình ly. H thng bơm nước, thoát nước cũng b hư hi. Bi vy, sn xut thóc go ca Min Nam trong mười năm trước 1955 đã b gim đi đáng k.
Ngoài ra, các phương tin giao thông nhưđường b, đường st, cu cng và các cơ s công k ngh nhưđường trng, rượu bia, si bông cũng đu b hư hi.
Cho nên vào năm 1955, khi "Mt Quc Gia Va Ra Đi" như báo chí M tuyên dương thì quc gia y đã phi đi din vi bao nhiêu khó khăn khôn lường.
Ngân sách ca Pháp đ li thì tht eo hp, k sư, chuyên viên trong mi lãnh vc đu hết sc hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hu hết, đ li mt l hng ln cho c nn kinh tế ln hành chánh, giáo dc, y tế.
May mn là trong năm năm đu, t mùa Thu 1955 ti mùa Thu 1960, Min Nam cóđược năm năm vàng son, va có hòa bình li được đng minh Hoa k hết lòng ym tr vt cht và k thut cho nên đã thu lượm được nhiu kết qu có th nói là vượt bc.
Hi tưởng li thi gian y, nhiu đc gi chc còn nh li cái cnh thanh bình khi các em hc sinh mc áo chemise trng, qun xanh, các n sinh vi nhng chiếc áo dài trng tha thướt ngày ngày cp sách đến trường.
Cha m, anh em thì lo công vic làm ăn. Giu có thì chưa thy nhưng hu hết đã đăn đ mc, xã hi trt t, k cương. Tuy dù có nhiu bt mãn khó tránh v chính tr, tôn giáo và xã hi, nhưng tương đi thì ta phi công nhn rng đây là thi gian hào quang nht ca Cng Hòa Vit Nam.
Đnh cư gn mt triu người di cư t Min Bc
Công vic đu tiên và khn cp nht là phi đnh cư ti gn mt triu người, tương đương bng 7% dân s Min Bc di cư vào Nam.
Đoàn người này hoàn toàn 'tay trng' - chúng tôi gi làđoàn người 'bn không': không nhà ca, đt đai, tin bc, ngành ngh chuyên môn ngoài ngh nông.
Làm sao tìm được nơi ăn, ch, to dng li được công ăn vic làm, đào giếng nước, xây nhà thương, bnh xá, trường hc cho con em đđáp ng nhu cu? Ngoài vic hành chính, li còn tìm đâu ra bác sĩ, y tá, thy dy cho con em?
Sau này khi nói v thành công ca Tng thng Dim v vic này, TT Kennedy viết cho ông nhân ngày Quc Khánh 26/10/1961:
"Thưa Tng thng,
Thành tích mà Ngài đã đt được đđem li nim hy vng mi, nơi cư trú và s an ninh cho gn mt triu người lánh nn cng sn t Min Bc đã ni bt như mt trong nhng n lc đáng được tán dương nht, vàđược điu hành tt đp nht trong thi hin đi."
Tái thiết và phát trin nông nghip
Ưu tiên ca công vic tái thiết và phát trin phi là nông nghip vìđi đa s nhân dân làm ngh nông. Đng bng Cu Long là va lúa ca c nước, nhưng sn xut đã gim đi đáng k trong mười năm ly lon.
Thi tin chiến sn xut lên ti 4,2 triu tn (1939). Ti 1954 ch còn 2,5 triu tn. Cũng năm 1939 xut cng go là gn 2 triu tn, năm 1954 ch còn 520.000 tn.
Ti vùng đng bng, trong tng s là 7 triu hecta đt trng trt có ti 2,5 triu hecta (trên mt phn ba) b b hoang. Lúa go là mch máu ca người dân cho nên công vic đu tiên là phi đưa din tích này vào canh tác.
Đây là mt c gng vượt mc vì không nhng nóđòi hi phi tn phí nhiu tin bc, công sc, đ sa cha li h thng thy li, vét no kênh rch, li còn làm sao xây dng được quyn s hu đt đai và phương tin sn xut cho người nông dân.
Ci cách đin đa: Khó khăn và gii pháp thành công
Người khôn ca khó. Lo lng chính ca người dân là làm sao cóđược mt mnh đt đ sinh sng. Nếu như mnh đt y li nm gn sông nước thì là vàng.
t Nước tôi': đt và nước. Ch có Vit Nam ta là dùng hai chđt và nước đ ch quê hương, t quc mình vì tc đt là tc vàng.
Các bin pháp ci cách rung đt bt đu vào năm 1955 vi lnh gii hn đa tô (tin thuêđt) và nhng bin pháp giúp cho táđin (người nông dân thuê đt) cóđược s yên tâm v quyn s dng đt.
Ci cách đin đa là công vic rt khó khăn ca các chính phÁ Châu, nhưng Min Nam là khó khăn nht.
Làm sao mà ly rung ca người này chuyn cho người khác, nht là khi đt canh tác li tp trung vào mt s rt nhđi đin ch? H là nhng người nm thc quyn ti đa phương và gián tiếp, ti đô th. đng bng sông Cu Long, s tp trung quyn s hu đt vào mt sđin ch là cao nht vùng Đông Nam Á: ch có 2,5% đin ch màđã s hu ti mt na din tích canh tác, trung bình mi đin ch có hơn 50 mu đt.
Trước tình hung y, TT Dim đã phi đi mt vi mt khng hong xã hi rt có th xy ra nếu như phát đng mnh chương trình ci cách đin đa. Nhưng TT Dim vn đt vn đ này làưu tiên s mt ca chính sách kinh tế, bt đu ngay t 1955 bng vic ci t quy chế táđin.
Đ h tr cho nông dân được yên tâm khi đi làm thuê, đin ch phi ký hp đng vi táđin vđiu kin thuêđt: tin thuêđt, thi hn thuê, trin hn khếước, gim tô trong trường hp mt mùa.
Kết qu v nông nghip trong 5 năm rt kh quan: sn xut cây lương thc tăng 32%, vượt qua tt c mc sn xut thi tin chiến. Năm 1959, sn xut go lên 5,3 triu tn, cao nht trong lch s kinh tế Min Nam cho ti thi đim đó. V xut cng: vi tng s là 340.000 tn, năm 1960 cũng đánh du mc xut cng cao nht.
Phát trin công k ngh và quy chế'Quc tch Việt'
Dưới thi Pháp thuc, k ngh và tài nguyên hu như không được phát trin vì người Pháp chia ra hai vùng rõ rt: Min Bc tp trung vào k ngh và khai thác hm m, Min Nam thì căn bn là tp trung vào nông nghip, ch có mt s sn phm tiêu th như nhà máy bia, diêm qut, thuc lá, đc quyn thuc phin.
Bi vy t 1955, Min Nam b ct đt tiếp liu v than và khoáng sn. Chuyên viên k thut, k sư li tht ít i vì Pháp đã rút đi hu hết.
Tng bước, chính ph bt đu khai thác tài nguyên vi ba dán chính: m than Nông Sơn, thy đin Đa Nhim, và pht phát ti Hoàng Sa - Trường Sa. Lúc y thì chưa biết là có d tr du la ln nhng qun đo này.
Mt chuyn ít người biết là vic đi quc tch.
Nhiu người lên án hành đng ca TT Dim làđc tài khi ông đưa ra quy đnh vào hè 1955 căn bn là nhm vào các thương gia người Tu (đa s sinh sng Ch Ln): nếu mun làm ăn Vit Nam thì phi đi ra quc tch Vit Nam.
Chúng tôi nghiên cu thì mi hiu lý do sâu xa là vì thi gian y, cơ s k ngh Min Nam căn bn là thuc quyn s hu ca người Pháp, cho nên khi TT Dim quyết tâm đy Pháp ra khi Min Nam thìông tiên liu trước và mđường đ người Tu nhp quc tch Vit Nam vi mc đích làđ cho h (vì có nhiu vn liếng) s có th mua li nhng cơ s k ngh ca người Pháp.
Mt kích thích ni bt khác v kinh tế là chính sách ci m, ưu đãi đi vi các nhà đu tư ngoi quc: bo đm v chiến tranh, cam kết không tch thu hay quc hu hóa tài sn ca người ngoi quc, ưu đãi v thuế má và cho phép chuyn tin li ra ngoi quc.
H tng cơ s
Tái thiết mng lưới giao thông đã b hư hi trong thi chiến và xây dng thêm na làđòi hi tiên quyết cho vic phát trin kinh tế và xã hi.
Ti năm 1960, h thng đường b, đường st, đường thy và các tuyến hàng không đã được ci thin canh tân và m rng đáng k. H thng vn chuyn hin đi bao gm đường st, mt mng lưới các đường quc l, liên tnh l, hương l, đường thy vàđường hàng không.
Đường b: trong khong 9.000 dm đường, có hơn 2.000 dm là bê tông nha; 3.000 dặm đường có cán đá, và khong 4.000 dm làđường hương l.
Đường st: năm 1955 giao thông đường st cũng được sa cha và canh tân. Ti 1959 toàn h thng bao gm 870 dm, gm mt tuyến đường chính chy t Sàigòn đến Đông Hà, ni kết toàn b các tnh dc min duyên hi (nhiu khúc b ct đt trong 12 năm chiến tranh).
Mt chi nhánh đường st (có móc đ leo đi) đi t Phan Rang lên Đà Lt, và mt chng ni vi m than Nông Sơn. Mt khúc ngn v phía đông bc, đi t Sàigòn ti Lc Ninh.
Hàng không: hãng Hàng không Quc gia Vit Nam - Air Vietnam - được thành lp lúc đu đ bay trong nước. Ngoài phi trường Tân Sơn Nht, các phi trường được sa cha li và xây dng thêm gm Huế, Đà Nng, Nha trang, Qui Nhơn, Biên Hòa, Đà Lt, Ban mê Thut, Pleiku, Hi Ninh, Cn Thơ, Phú quc.
T ni đa, Air Vietnam bt đu bay ti Phnom Penh, Siem Reap, Bangkok, Vientianne và Savannakhet. Đường quc tế phn ln được đm nhim bi các hãng Air France, Pan American, World Airways, British Airways, Royal Dutch, Cathay Pacific và Thai Airways.
Ngân hàng và tin t
Thiết lp được mt ngân hàng trung ương và mt h thng ngân hàng thương mi đ thay thế cho Banque de L'Indochine và các ngân hàng thương mi Pháp Sài Gòn là mt thành qu ln ca thi đ Nht Cng Hòa.
Ngay t tháng 1/1955, Ngân Hàng Quc Gia Vit Nam được thành lp đ phát hành đng tin Vit Nam và thc hin các nghip v ca mt ngân hàng trung ương tân tiến.
Giáo dc vàđào to
Xét đến cùng, con người vn là yếu t quan trng nht trong vic phát trin kinh tế lâu dài. Trong thi k 1955-1960, Min Nam đã phát trin giáo dc rt nhanh.
Tiu hc: 1960, đã có ti 4.266 trường tiu hc công và 325 trường tiu hc tư thc. Tng s hc trò lên ti gn 1.200.000.
Trung hc: các trường trung hc công lp tăng t 29 lên 101 trường. Nguyên trường Gia Long: s hc sinh đã tăng t 1.200 lên ti 5.000.
Đi hc: trước năm 1954, Min Nam không cóđi hc. Mun hc c nhân phi ra Hà Ni. Năm 1955, chính thc thành lp đi hc Sài Gòn, ri ti Đi hc Huế, Đà Lt. Ti năm 1962 tng s sinh viên lên ti 12.000.
Xem như vy, thành qu ca "Năm Năm Vàng Son 1955-1960" là thi gian quý hóa nht ca lch s Cng Hòa Vit Nam.
Ngày Quc Khánh 26/10/1960 Tng thng Eisenhower viết cho TT Dim:
"Kính thưa Tng Thng,
Trong năm năm ngn ngi k t khi thành lp nước Cng hòa, nhân dân Min Nam đã phát trin đt nước ca mình trong hu hết các lĩnh vc. Tôi đc bit n tượng bi mt thí d. Tôi được thông báo rng năm ngoái hơn 1.200.000 tr em Vit Nam đã có thđi hc trường tiu hc, như vy là nhiu hơn gp ba ln so vi năm năm trước đó. Điu này chc chn là mt yếu t hết sc thun li cho tương lai ca Vit Nam. Đng thi kh năng ca Vit Nam đ t bo v chng li cng sn đã ln mnh mt cách không thđo lường được k t khi h tranh đu hu hiu đ tr thành mt nước Cng Hòa đc lp."
Hòa bình là mt điu kin tiên quyết cho xây dng và phát trin.
Nhân dân Min Nam đã cóđược năm năm vàng son đ làm ăn, sinh sng trong hoàn cnh tương đi là thanh bình. Tuy còn nghèo nhưng mi ngày li thêm mt bước tiến.
Bao nhiêu đc gi cao niên còn nh li nhng k nim êm đm v thi gian y. Thí d bn có thđi bt c nơi nào mt cách t do t Cà Mau ra ti tn Đông Hà. M sáng lên xe buýt ra Vũng Tu tm bin hay bui chiu đến ga xe la gn ch Bến Thành mua véđi Đà Lt.
Ch trong chc lát, con tu bt đu phun khói, còi tu rít lên trước khi khi hành. Khi mt tri hé rng thì tu chy ngang b bin cát trng Phan Rang, r trái ri ch leo tuyến đường st có móc đ trèo dc lên Đà Lt. Cái thú vui khi ri ga Đà Lt (đp nht Đông Nam Á) đ mau ti "Café Tùng" hay "Ph Bng" thưởng thc mt ly cà phê sa nóng thì khó có th din tđược.
Vi s thông minh, cn cù ca người dân Vit thì ch cn có hòa bình là tiến b trông thy. Người dân lam lũ vt v nhưng luôn vui vi cuc sng. Người nông phu không qun ngi thc khuya, dy sm đ cy sâu cuc bm, chđi cho ti ngày lúa vàng.


Tâm t
ưy luôn được phn nh trong thơ văn, âm nhc Min Nam trong thi gian này. Và khi thanh bình, con người li đi x vi nhau cho hài hòa thì mi vic - dù là tát cn c Bin Đông - cũng đu có thước mơ.
Tuy các kết qu phát trin kinh tế xã hi thi đó tht là nh nhoi theo tiêu chun ngày nay, nhưng là rt đáng k so vi các nước láng ging lúc y như ngay c Nam Hàn dưới thi Tng thng Lý Tha Vãn.
Min Nam thc sđãđt được nhng viên gch đu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát trin sau này ca Nam Hàn dưới thi Tng thng Phác Chính Hy. Xây dng và phát trin trong hòa bình đãđưa Min Nam ti ch vươn lên - kinh tế hc gi làđim ct cánh (take-off) đ tr thành mt cường quc ti Đông Nam Á.
Bui bình minh ca Nn Cng Hòa ("The First Day") tht là huy hoàng rc r. Nhiu quan sát viên ngoi quc cho rng đây chính là"mt cuc cách mng đã b mt đi" (the lost revolution) ca Min Nam Vit Nam.
Bài viết ca Giáo sư Tiến s Nguyn Tiến Hưng, trích dn t cun sách 'Khi Đng Minh Nhy Vào' mi xut bn ti Hoa K. Sinh năm 1935 Thanh Hóa, tác gi tng gi chc Tng trưởng Kế hoch ca Chính ph Vit Nam Cng hòa kiêm c vn ca Tng thng Nguyn Văn Thiệu trước 1975 Sài Gòn. Hiện ông đnh cư ti Hoa K. Ông là tác gi cun "Khi Đng minh Tháo chy" và làđng tác gi cun The Palace Files- H sơ Dinh Đc Lp, viết cùng Jerrold L. Schecter bng tiếng Anh.
-------------



__._,_.___

Posted by: nguyen thoa

Cuộc sống người dân miền Nam thời kỳ trước và sau thuộc địa Pháp (p1)

$
0
0


Cuộc sống người dân miền Nam thời kỳ trước và sau thuộc địa Pháp (p1)

Nguyễn Văn Lục

gal-2738680“Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu lợi những gì họ không lấy cắp được.” (Pierre Poivre)
Đất miền Nam còn gọi là miệt vườn.
Miền Nam mà tôi muốn nói ở đây là khoảng thời gian từ 1954-1975. Một miền Nam đầy triển vọng và tốt đẹp. Tôi vốn nặng lòng với miền Nam ngay từ khi di cư năm 1954. Miền Nam như một miền đất hứa mà mọi thứ đều khác và trội vượt đất Bắc về chiều không gian rộng rãi bao la, về tâm tình con người và nhất nếp sống xã hội cởi mở. Tôi lớn lên ở đó và trưởng thành cũng ở đó. Cho nên không lấy gì làm lạ khi tôi tìm đọc Sơn Nam; tên thật của ông là Phạm Minh Tày, sinh 11/12/1926, ở U Minh Hạ). Ông là người mở đường, là ông thày khai lối cho tôi biết miền Nam là gì. Tôi đã thích thú và tin vào những gì ông viết thấy thân quen và gần gũi. Tóm lại trong một dòng: miền Bắc khổ quá trăm chiều, miền Nam sướng quá, trăm chiều.
Tôi đọc ông như một khám phá trong sự ngợp choáng về sự giầu có, sung túc của dân miền Nam. Đọc ông sướng rên lên: Làm chơi ăn thật. Ông cho người đọc cảm tưởng là mọi thứ ở miền Nam từ đất đai, ruộng vườn, hệ sinh thái, cá tính con người, mọi thứ đều như một ân huệ trời cho, có sẵn từ bao giờ, ưu đãi biệt lệ mà con người đã không phải vất vả lao đao với cuộc sống.
Ông viết trong cuốn “Đồng bằng sông Cửu Long”, nét sinh hoạt xưa bằng thứ ngôn ngữ ngon ơ, sự dễ dãi của sự phóng bút, sự buông thả khó kiểm chứng. Ông cho hay lúa gạo miền Nam thừa mứa đến độ cơm gạo xấu. người không thèm ăn, dùng dể nuôi gà lợn. Khi mất mùa thì cho mất luôn vì trả công gặt còn đắt hơn tiền lúa thu hoạch được. Nhất là câu nhận xét có phần phách lối: Dân làm thuê ngại cúi xuống gặt lúa, sợ đau lưng!
Viết dễ dãi như thế ai tin được thì tin, xin trích lại đoạn văn làm bằng cớ:
“Thiên nhiên ưu đãi, lương thực và thực phẩm có thừa, công việc nhàn rỗi, áo quần nhà cửa, chữ nghĩa còn thiếu, nhưng so sánh với một số địa phương khác thì đồng bằng sông Cửu Long quả là nơi lạc thổ. Lúa xấu, cá khô xấu khó bán. Lúa xấu, gạo lứt thường để nuôi heo, gà vịt. Ghe rổi (chuyên chở cá) từ Chợ Lớn đến không bao giờ chịu tốn hao sở phí “cơm ghe bè bạn” để mua có vài mươi tạ cá (…) Mãi đến thời Pháp thuộc, ta còn thấy sự kiện khó tin nhưng có thể giải thích: ruộng mất mùa mỗi công còn thâu hoạch vớt vát chừng hai gịa nhưng đành bỏ luôn, cho hư hao tại chỗ, vì tiền mướn gặt lắm khi cao hơn tiền bán hai giạ lúa ấy, vả lại lúa mất mùa thường lép hột, khó bán, thợ gặt chán nản khi đi gặt khom sát đất “đau lưng”.
(Sơn Nam, “Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa & văn minh miệt vườn”, nxb Tp. HCM, 1985, tr. 36-37)
Hãy đọc thêm một đoạn nữa để nghe ông ca tụng mảnh đất Đồng Nai:
“Sông Tiền, (Cửu Long) và sông Hậu rất rộng lượng, đôn hậu, ít khi trở chứng, cho rất nhiều, ít khi lấy lại, nước lụt hằng năm không gây tai họa nếu con người biết quy luật. Xử lý khôn khéo, lần hồi ta có lúa, có cá đồng, cá biển, cây củi, vườn cây trái hoa mầu, gió sẽ mát hơn, nắng bớt oi bức, mưa bớt lầy lội.”
(Sơn Nam, Ibid., trang 10)
Đây là những câu nói khống, rất vô tội vạ:
“Từ khung cảnh hoang vu với cọp sấu, muỗi, mòng, bịnh tật, ta đã vạch được một chân trời quang đãng, vui tươi, có văn hóa.”
(Sơn Nam, “Đất Gia Định – Bến Nghé xưa & người Sài Gòn”, nxb Trẻ, TP HCM, in lần thứ hai, trang 75)
Đọc các đoạn văn trên, vừa vắn, vừa gọn, vừa kêu, vừa khoa trương, nhưng thiếu tất cả các dữ kiện. Lần hồi ta có lúa, có cá đồng, cá biển, vườn cây trái hoa mầu? Lần hồi là thế nào? Ai cho ta? Ta vạch một chân trời quang đãng? Ai vạch? Làm sao gió sẽ mát hơn vì có máy lạnh? Mưa bớt lầy lội vì có Pháp đào kênh, nạo rạch? Bịnh tật mà không có Yersin, Pasteur thì tử xuất sẽ là bao nhiêu?
Để có được những điều nhưng không ấy, cả một quá trình khẩn hoang hàng hai ba thế kỷ với sự có mặt của người Pháp và sự hy sinh vô bờ bến của lớp người đầu tiên đi khẩn hoang. Nghĩ đến Sơn Nam, ông còn là ông thầy của Trump!
Công bằng mà nới, người ta có thể đồng ý một phần như trong Phủ Biên Tạp Lục, cuốn sách đầu tiên của chúng ta viết về đất Gia Định với những câu thơ, câu hò nhắn nhủ nghe rất mùi mẫn như:
Ai về Gia Định thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn
Hay:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.
Nhưng từ văn chương đến cuộc đời là một quá trình sàng lọc, tẩy rửa, hư cấu bao nhiêu cho vừa?
Những người có chút chữ nghĩa như Sơn Nam, có thể chưa hề biết cầm cái phảng phạt cỏ, chưa hề kéo xe trên đó có một thằng Tây nặng gấp đôi người phu kéo, chạy với tốc độ việt dã 12 km/giờ mà không biết mệt. Nhưng người ngoại quốc như ông bác sĩ Morice đã viết vào năm 1872 như sau:
"Máy" xay lúa ơ r Gò Công. Tranh do Rolan vẽ theo hình do ông Thomsón chụp. Nguồn:  Docteur Morice,  "Voyane en CochinChine
“Máy” xay lúa ơ r Gò Công. Tranh do Rolan vẽ theo hình do ông Thomsón chụp. Nguồn: Docteur Morice, “Voyane en CochinChine
“Leur manière de vivre est la plus insuffisante et la plus antihygénique que l`on puisse rêver. (…) Il n’est peut-être pas un peuple qui ait un mode de se nourrir aussi monotone et ausi fidèlement partout”.
(Lối sống của họ thật thiếu thốn và mất vệ sinh đến độ người ta không có thể tưởng tượng ra được. Không biết có dân tộc nào mà có lối ăn uống đạm bạc đến nhàm chán ở khắp nơi như vậy).
(Docteur Morice, “Voyage en Cochinchine, 1872”, trong Le tour du monde, volume 30-1875-2nd semestre, page 369-385)
Về trường hợp Sơn Nam, tôi vẫn nghĩ một cách độ lượng là người ngoại quốc như Morice nhận xét về con người Việt Nam không sai:
“L’annamite n’a que deux âges: “Il est enfant ou il est vieillard. Sa jeunesse se prolonge longtemps. Quant à l’âge mur, il n’a qu’une très courte période.””
(Người Annam chỉ có hai tuổi: Họ là một đứa trẻ hoặc họ là một ông già. Tuổi trẻ của họ kéo dài rất lâu. Khi đến tuổi già thì chỉ còn là một thời gian ngắn).
(Dr. Morice, Ibid., Chapitre I)
Con người Việt Nam thường lạc quan tếu, lấy ăn nhậu phét lác làm đầu, bốc đến trời nên trẻ mãi. Đến lúc chững chạc, hết nổ thì lúc đó đã già.
Nhưng nếu biện luận nghiêm chỉnh thì khác.
Thứ nhất, những lớp người có vốn may mắn có chút chữ nghĩa, dù chỉ nhỏ như chiếc lá đa, gốc gác ở miệt vườn cũng được kính nể là thầy thiên hạ như Sơn Nam. Hoặc chữ nghĩa có cả bồ do học hỏi từ người Pháp như gs Nguyễn Thế Anh thì lại thường có một tình tự dân tộc thấm đậm, suy nghĩ không đơn giản như người dân thường, bén nhậy cũng có, và thường không muốn nhìn nhận các công trình của người Pháp làm ở Việt Nam, ngay cả những việc làm đem lại lợi ích tốt nhất cho Việt Nam mà vua quan nhà Nguyễn đã không làm được trong ít nhất hai thế kỷ. Tôi sẽ lý giải điều này trong những lập luận sắp tới và nhất là ở phần kết luận.
Vì thế, ngay trong phần “Nhận xét tổng quát”, mở đầu cuốn “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam, ông đã tránh né không nhắc nhở gì đến các công trình của người Pháp, hoặc viện chủ nghĩa dân tộc cực đoan như một thứ chân lý, đã phủi tuột tất cả công trình của người Pháp bằng một luận điệu lên án dễ dãi như sau:
“Thực dân Pháp đến, nhằm mục đích bóc lột nhân công rẻ tiền, và xuất cảng tài nguyên, đã thực hiện được vài việc đáng kể:
1. Cho đào kinh để chuyên chở lúa gạo, giúp giao thông vận tải được dễ dàng, đồng thời rút bớt nước vào mùa lụt từ Hậu Giang ra Vịnh Xiêm La. Vùng đất phèn, tạm gọi là phù sa mới, không còn bị nước ngập quá cao. Việc chuyên chở sản phảm về Sài Gòn ít tốn kém hơn trước.
Thành lập các tỉnh mới: Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, vùng này trở thành nơi dư lúa gạo, nhờ dân ít mà mức sản xuất cao. Khai khẩn rừng tràm và đồng cỏ.
2. Thúc đẩy việc làm ruộng sạ, nhờ chọn các giống lúa thích hợp hơn, giúp vùng đất thấp ở Long Xuyên, Châu Đốc và Đồng Tháp Mười canh tác được. Còn lại là vùng rừng Sác Cần Giờ, rừng Đước Cà Mau, vùng than bùn U Minh, vùng đất quá nhiều phèn chung quanh Hà Tiên và Đồng Tháp Mười.
3. Lập đồn điền cao su ở miền Đông.”
Việc lớn như thế, vĩ đại như thế mà chỉ coi là vài việc đáng kể! Hãy nghĩ lại xem, Nguyễn Ánh khi chiếm được Gia Định thì việc lớn đầu tiên ông làm là gì? Năm 1789, Nguyễn Ánh thắng được Tây Sơn, thâu được Sài Gòn thì ra lịnh xây đắp thành trì kiên cố. Ông cũng có công cho đào được hai kinh Vĩnh Tế và Thoại Hà. (Việc đào kinh thường bắt dân chúng trong vùng làm sâu, một năm phải làm sâu một số ngày nhất định. Sau này Pháp cho nạo vét lại kinh này).
Có lúc nào Nguyễn Ánh Gia Long nghĩ đến xây dựng và phát triển đất nước? Lên ngôi thì việc đầu tiên không phải là ban bỗng lộc cho bầy tôi đã vì mình lặn lội trong nhiều năm mà nghĩ ngay đến chuyện ân oán, xây thành quách và gửi một phái đoàn hùng hậu sang Tàu. Tôi đã đọc rất kỹ bản văn này và chỉ còn biết xấu hổ và nhục cho vua quan của mình. Và nếu nghĩ xa được đến đất nước thì chắc chắn ông đã phải chọn đất Gia Định làm kinh đô thay vì mảnh đất khô cằn, chật hẹp ở Huế! Chọn Huế là một thiển cận mọi mặt chỉ vì ông chỉ lo lắng bảo vệ cho sự an ninh của dòng họ thay vì xây dựng.
Tôi xin nêu một bằng chứng đầu tiên về công trình của Người Pháp. Đường bộ giao thông ở miền Nam trước khi người Pháp chiếm miền Nam hầu như chưa có. Mỗi cuộc tiến quân chinh phạt của Quang Trung Nguyễn Huệ là chờ đợi gió mùa kéo thủy binh vào Nam. Vì thế, con đường lộ duy nhất khi người Pháp đến xứ Nam Kỳ là trải đá con đường Trần Hưng Đạo nối Saigon với Chợ Lớn, sau đó trải nhựa. Đến năm 1872 thì đã hãnh diện có đại lộ Catinat, mạch sống của Saigon và Hotel gọi một cách kiêu hãnh là: Hotel de l’Univers. (Khách sạn hoàn vũ).
Hotel de l'Univers, 1906. Ảnh bưu thiếp 1909.
Hotel de l’Univers, 1906. Ảnh bưu thiếp 1909.
Vậy mà ngoảnh đi lại, cũng theo Sơn Nam, vào năm 1929 đã có:
“Quốc lộ Đông Dương, 1013 km; Liên tỉnh lộ, 1083; Tỉnh lộ, 1728 km. Tổng cộng 3824 km. Chưa kể 3243 là hương lộ xấu.”
(Sơn Nam, Ibid., Chương Tình hình các tỉnh dưới mắt người Pháp.)
Đến lượt Nguyễn Thế Anh 1939, nghĩa là chỉ 10 năm sau:
“Chính phủ bảo hộ đã cố gắng phát triển hệ thống giao thông. Chiều dài đường bộ đã lên đến con số 23.987 gồm 17.500 km lát đá, 5000 km trải nhựa. Và chi phí cho công việc này từ năm 1900 đến 1935 là: 145.800.000 đồng cho việc thiếp lập đường xe lửa và 44.900.000 cho việc thiếp lập đường bộ.”
(Nguyễn Thế Anh, “Việt Nam thời Pháp đô hộ”, Tủ sách sử địa Đại Học, Lửa Thiêng xuất bản 1970, trang 178-179)
Một chi tiết đáng ghi nhận, năm 1930 đã có phi trường Tân Sơn Nhất.
Ngoài cái tinh thần chủ nghĩa dân tộc có phần cực đoan, nhà văn Sơn Nam còn có liên hệ với cộng sản càng làm cho cái nhìn của ông vốn đã giới hạn càng trở thành hẹp hòi hơn. Sau 1975, Sơn Nam và Vương Hồng Sển là hai là nhà văn gốc gác miền Nam, được ân sủng không phải từ ruộng vườn mà từ nhà nước CNXH. Cả hai đã có cơ hội sáng tác nhiều nhất và khỏe nhất trong khi cả hai trăm nhà văn miền Nam khác, số phận hẩm hiu, đã bị tắt tiếng.
Sơn Nam với các cuốn Đất Gia Định xưa, Đồng Bằng sông Cửu Long, Người Sài gòn, Cá tính miền Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam v.v., và nhất là cuốn cuối đời của ông, Hồi Ký Sơn Nam- từ U minh thượng đến Cần Thơ – Ở chiến khu 9 – 20 năm giữa lòng đô thị – Bình An (2005).
Cho nên, cái sự ca tụng đất nước miền Nam ấy hẳn là có lý do bên trong của nó như trong cuốn Hồi ký cuối đời của ông. Hẳn là nó hợp với khẩu vị của chính sách nhà nước. Tuy nhiên, nó không đến nỗi quá lộ liễu như trường hợp Ca Văn Thỉnh, trong cuốn Hào khí Đồng Nai. (Ca Văn Thỉnh, nxb TP. HCM, 1983).
Đó là nhận xét cá nhân và cũng là nỗi không vui của tôi khi đọc sách của ông trước 1975 và sau 1975 cũng như khi đọc những tạp bút của Vương Hồng Sển.
Để công bằng, xin nói rõ, trước 1975, cuốn sách của ông mà tôi trân trọng nhất là cuốn Hương Rừng Cà Mau (1972, hai tập) với vài chục mẩu truyện ký về con người, về những sinh cảnh, về những tâm tình xem ra tầm thường của con người vùng đất mới. Nhưng lại đậm đà tinh con người. Mỗi con người là một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Mỗi câu truyện kể đều có sức chuyên chở một cái gì đó. Cái gì cũng “ngộ”, cũng lạ. Từ lối kể truyện, từ ngôn ngữ viết như nói, từ cách dùng từ, cách đặt tên cho truyện đến lạ, bàng bạc tính chất phác dân giả, quê mùa mà đầy tình nghĩa xóm làng.
Và theo tôi, đó là nét đẹp nhất trong văn chương miệt vườn của Sơn Nam.
Trở về với Sơn Nam, cái ngôn ngữ kể truyện của ông với chuyện cà kê dê ngỗng ấy là thế giới riêng của ông không cách gì bắt chước được. Không biết phải uống bao nhiêu nước sông Đồng Nai? Rồi truyền đời, kế thừa từ đời cha đời ông đến con cháu, tích lũy, gạn lọc mới có thể có được thứ ngữ cảnh đó chăng? Sau này, ngoại trừ trường hợp Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên đã là một lẽ, những thế hệ đàn em theo sát ông như Hồ Trường An, Kiệt Tấn cũng không bắt kịp.
Ngòi bút ấy kể cũng xứng đáng bậc thầy bắt nhớ đến Nguyễn Tuân ngoài Bắc. Nhưng hai cá tính, hai miền coi vậy mà khác biệt trùng trùng như nước với lửa. Kẻ chẻ chữ uốn nắn từng câu chữ coi có phần vất vả. Kẻ chơi chữ, viết như đùa, dông dài mà bắt phải nhớ mãi.
Những sách khác của ông như Cá tính miền Nam (nxb Trẻ, tái bản lần 2, năm 1997). Người Saigon (nxb Trẻ 1990) với nhiều tích cũ chuyện xưa, kể như thật mà không cần bằng cớ đã mất một phần phản ảnh tính chất “lãng mạn” chất phác của miền Nam trước 1975.
Nhưng dù muốn dù không, viết trước 1975 và sau 1975 hẳn có sự khác biệt về thái độ cầm bút. Cái cá tính miệt vườn của một Sơn Nam và cái ngông nghênh của một người cầm bút miền Nam ba dòng máu Việt, Hoa và Khờ me Vương Hồng Sển hẳn đã được thử thách và đẽo gọt?
Nhiều lúc có cảm tưởng ông Sơn Nam đã viết cương, tiểu thuyết hóa nhiều chuyện, nhiều chi tiết hư hư, thật thật. Không cương thì làm sao mà những kẻ trộm cướp, kẻ trốn sâu, lậu thuế, kẻ lang bạt kỳ hồ cũng trở thành những mẫu anh chị, những tay hảo hán có cái đạo đức giang hồ, chơi đẹp!
Chính ông khi viết Hương Rừng Cà Mau đã gởi một cuốn về cho người Bác (Bác Hai, khoảng 90 tuổi) vốn không biết chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ, phải nhờ thằng cháu đọc. Đứa cháu sau đó có viết một lá thư gửi lên Sài Gòn cho ông đại ý nói:
“Thằng này nói dóc, nghe được quá. Nói dóc mà có căn cứ.”
(Sơn Nam, “Hồi Ký Sơn Nam”, bốn tập, nxb Trẻ 2003,2005, trang 22)
Nó có cái đẹp của giang hồ, rầy đây mai đó tạo ra những mẫu người hùng kiểu Lương Sơn Bạc. Có những phong cách người Sài Gòn, có những hãnh diện với một Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của hay một Đồ Chiểu. Cái hãnh diện của người Sài Gòn thời Sơn Nam những năm 1930 đậm nét thuộc địa với ba nhu cầu lớn là Đá banh, Nhựt trình và Sân khấu Cải lương. Cái thứ ba là sản phẩm chính gốc có nhãn hiệu Saigon thì tiếc thay nay nó hầu như tàn lụi.
Viết cương phải chăng cũng là cá tính miền Nam? Bởi vì Sơn Nam hơn ai hết đã để lại cho đời sau cái câu chết người:
Người dân miền Nam thảnh thơi “vừa làm vừa chơi cũng đủ ăn”. Có thật như thế không?
Rồi đến hai cuốn sách mà tôi cho là có tính cách biên khảo nghiêm chỉnh nhất của ông là cuốn: Đất Gia Định xưa và cuốn: Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Ông viết thẳng băng từ đầu tới cuối, chẳng cần trich dẫn tài liệu lấy ở đâu, ai tin được thì tin, mặc dầu cuối sách ông có dẫn chứng một số sách đã đọc.
Chính về điểm này mà tôi muốn viết  về cuộc sống của người dân miền Nam dưới thời kỳ đầu thời Pháp thuộc. Có thể, nó trái ngược và không giống như Sơn Nam viết hay như Vương Hồng Sển trong Phong lưu cũ mới.
Nó là sự thật khốn khổ trăm chiều, bị bóc lột đủ kiểu chứ không nhàn hạ làm chơi ăn thật như Sơn Nam đã gieo vào đầu mọi người.
Cuộc sống ấy mới là cuộc sống thật không phải cuộc sống trong tiểu thuyết của nhà văn Sơn Nam. Hay trong các thú Nuôi chim, Đá gà, thú đá cá Thia Thia của Vương Hồng Sển, v.v.
Càng đọc Sơn Nam càng hiểu gián tiếp rằng việc khẩn hoang miền Nam cũng như việc đô thị hóa Saigon là một quá trình tiến bộ vượt bực sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự có mặt của người Pháp.
Tôi cho rằng cái thành công nhất, cái làm nên Sơn Nam là Sơn Nam, chính là nó phơi bầy ra cá tính miền Nam với những nét đặc thù của dân miệt vườn.
Một thắc mắc của tôi ở đây về phương diện nhân chủng học là một phần không nhỏ đám lưu dân vào miền Nam có gốc gác là dân Ngũ Quảng (miền Trung). Vậy mà bằng cách nào cũng những con người ấy khi vào vùng đất mới thì như lột xác, rũ bỏ quá khứ trở thành một con người mới.
Cái rũ bỏ ấy là lấy vọng cổ làm nguồn vui mới. Lấy tôn giáo cải biên làm tôn giáo mới.
Vấn đề người ở lại thì vẫn chìm đắm trong nếp sống cũ, hủ lậu và dậm chân tại chỗ, kéo dài hết thế hệ này sang thế hệ khác. Vấn đề người ra đi có cơ hội mở ra những chân trời mới, một tương lai tốt đẹp hơn cho chính họ và con cái họ.
Các cuộc di cư của dân miền Bắc vào miền Nam 1954 cũng như cuộc di tản của người miền Nam 1975 ra nước ngoài là hai bằng cớ rõ nét nhất: Ra đi chưa hẳn đã là thiệt thòi mất mát. Ra đi là tìm được một cuộc sống tốt đẹp cho chính mình và tương lai con cái mình. Cái mất trở thành cái được đến nỗi mọi sự so sánh xem ra vô nghĩa.
Và cái rũ bỏ quan trọng nhất của người bỏ xứ ra đi là rũ bỏ được cá tính con người cũ thành một con người mới.
Một con người với tính tình hào sảng, rộng lượng, cởi mở, chơi đẹp theo cách sống giang hồ, lấy tình nghĩa làm đầu, lấy bạn bè xóm làng làm phương châm. Nó khác hẳn con người cũ bon chen, ty tiện, tinh thần xã thôn bảo thủ, chật hẹp, tinh thần cha chú phân chia giai cấp trong một guồng máy cùm kẹp con người.
Người dân gốc gác cũ đi vào vùng đất mới thì việc đầu tiên họ làm là tự giải phóng mình ra khỏi cái nhà tù giam hãm họ từ bao đời của tinh thần xã thôn ấy.
Ra đi là lời nguyền giải thoát. Thường vì thế họ không có tâm tư tìm về cội nguồn gốc gác cũ nữa. Giã từ quá khứ, cái đã làm nên thân phận họ.
Giữa con người cũ và con người vùng đất mới có một sự đổi thay kỳ diệu. Đến độ nói đến người miền Nam thì không còn chút chi giống mới dân miền Trung nữa. Đó là hai sắc dân mặc dầu gốc gác là một. Điều ấy kinh nghiệm trong việc giao tiếp đến bây giờ vẫn có thể là đúng.
Thắc mắc này của tôi sau này có thể gợi ý cho một công trình nghiên cứu về nhân chủng học trong các cuộc di dân như hiện nay trên thế giới.
Nhưng trước hết, xin hãy tìm hiểu giai đoạn từ các Chúa Nguyễn trước khi người Pháp trực tiếp làm chủ xứ Nam Kỳ.
Tài liệu của các tác giả ngoại quốc viết về xứ Nam Kỳ trước thuộc địa
Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai đoạn trước thời kỳ thuộc địa Pháp. Có hàng trăm tác giả, tài liệu đầu nguồn qua các tên tuổi như Henri Cordier, Launay, Alexis Faure, các thừa sai như Baldinotti, Bori, Charles B. Maybon, Koffler, De Rhodes, La Bissachère, v.v.
Chỉ cần đọc Alexis Faure với “Les Francais en Cochinchine au XVIII siècle”, đặc biệt viết về Mgr Pigneau de Behaine, giám mục Adran (1891) đã là một kho tài liệu về giai đoạn Nguyễn Ánh Gia Long khôi phục giang sơn về một mối như thế nào rồi.
Một cuốn khác không kém quan trọng như “Histoire moderne du pays d’Annam (1592- 1820)” của Charles B. Maybon, Docteur ès-lettres, viết khá đầy đủ về giai đoạn mở đầu bang giao giữa Pháp-Việt Nam với Trịnh-Nguyễn, rồi Tây Sơn-Nguyễn Ánh và nhất là giai đoạn Bá Đa Lộc-Nguyễn Ánh cho đến khi Nguyễn Ánh băng hà.
Histoire moderne du pays d’Annam (1592- 1820), Charles B. Maybon, Docteur ès-lettres. Nguồn:
Histoire moderne du pays d’Annam (1592- 1820), Charles B. Maybon, Docteur ès-lettres. Nguồn: Librairie Plon, Paris
Maybon biết cuốn này vì nghĩ rằng người Pháp không mấy quan tâm đến sử Việt Nam, trừ cuốn “Cours d’hístoire d’Annamite” của Trương Vĩnh Ký viết năm 1875, vì thế, Maybon đã viết đầy đủ với nhiều chứng dẫn tài liệu mà Trương Vĩnh Ký đã không có đủ tư liệu để viết được.
Chưa kể đến các cuốn hồi ký lý thú của Barrow, Crawfurd, Hamilton, Dampier, Poivre. Trước đây ít người có cơ hội đọc những tác giả này, trong đó có người viết bài này, nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng rằng họ biết rõ về đất nước mình mà thực sự chẳng biết gì cả.
Cả một quá khứ được mở toang ra cho thấy cha ông chúng ta thực sự đã sống như thế nào? Nếu căn cứ vào những tài liệu vừa kể trên, phải nói thật với nhau, xã hội của cha ông chúng ta chỉ vừa ra khỏi xã hội bầy đoàn, chưa có khái niệm chính xác về đất nước, quốc gia dân tộc. Một xã hội còn bán khai, cùng lắm vượt qua thời kỳ hái luợm, du mục, săn bắn.
Tính chất nổi bật nhất là cha ông chúng ta vẫn chưa thực sự được khai hóa.
Cái văn hóa Trung Hoa truyền vào Việt Nam, từ nhiều đời, trải qua nhiều giai đoạn cuối cùng trước những thử thách phải đương đầu với thế giới Tây Phương, nó cho thấy sự yếu kém trước sức mạnh của tàu đồng, của súng thần công và kim địa bàn!
Đây là giai đoạn cho thấy thực chất chế độ vua quan là gì? Và nó cũng cảnh báo một sự suy tàn do sự ngu dốt, bảo thủ của họ.
Ở đây, xin chỉ giới hạn vào một vài cuốn tiêu biểu.
Tôi xin chọn các cuốn Hồi ký nhờ đó biết được đời sống thực, con người Việt Nam thực, nếp sinh hoạt thực của dân mình trước thời kỳ thuộc địa. Nó cho thấy sự thật là người Việt Nam trong giai đoạn các Chúa Nguyễn được gọi chung là La Cochinhchine, Đàng trong so với xứ Tonkin, Đàng ngoài còn ở một tình trạng bán khai ở nhiều mặt. Nếp sống văn minh chưa được khai hóa. Nói chung, nó cho thấy con người Việt Nam vóc người nhỏ bé, dị hình còn đi chân đất, đóng khố. Đời sống dân chúng cực nghèo khổ, bữa đói bữa no cộng thêm sự ngu dốt về mọi mặt cũng như mê tín dị đoan trước nếp sống văn minh của người Tây Phương.
Xin tóm tắt một vài đoạn trong cuốn hồi ký sau đây, bạn đọc sẽ thấy rõ điều đó.
Đó là cuốn “Voyage de Pierre Poivre en Cochinchine”. Transcrit et présenté par Henri Cordier. Cordier đã sao chép lại và đăng trong Revue de l’Extrême-Orient, năm 1887,t3, pp 81-121, 364-510.
Pierre Poivre  (1719-1786). Nguồn: La Galerie Napoleon
Pierre Poivre (1719-1786). Nguồn: La Galerie Napoleon
Những hồi ký của ông đã đưa ra rất nhiều nhận xét khá trung thực những gì ông đã quan sát, đã tiếp xúc với triều đình nhà Nguyễn với cái nhìn xa trông rộng. Nhưng qua cuốn hồi ký, tôi có cảm tưởng có nhiều điều cần xem xét lại. Riêng Bộ trưởng hải quân Pháp đã giao hai sứ mạng cho ông khi sang xứ Đàng Trong: một là làm sao tạo được mối quan hệ buôn bán với các Chúa Nguyễn. Hai là về mặt thương mại, cần thu thập những loại cây gia vị.
Về điểm này, Poivre được coi là người đi mở đường sớm nhất cho việc liên lạc buôn bán giữa Pháp và Việt Nam bên cạnh người Bồ Đào Nha và người Anh.
Tài liệu của Pierre Poivre đã được sao chép thành hai tập; Tập thứ nhất nhan đề “Voyage de Pierre Poivre en Cochinchine (Suite): Journal d’une voyage a la Cochinchine depuis le 29 aoust 1749, jour de notre arrivee, jusqu’au 11 fevrier 1750”. Tập thứ nhất từ trang 1-78, Tập tài liệu thứ hai từ trang 79-99 với nhan đề “Description de la Cochinchine (1749-1750)- Voyage du vaisseau de la compagnie le “Machault”, à la Cochinchine en 1749 et 1750”.
Cuốn sách tuy đề tên tác giả là Poivre, nhưng thật sự người viết là một sĩ quan tùy tùng của Poivre viết. Vì thế, có những đoạn nhắc đến Poivre ở ngôi thứ ba.
Nếu tính thời điểm của chuyến đi của Pierre Poivre vào năm 1749-1750 đến xứ Cochinchina thì đó là dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765). Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, cho đúc ấn Quốc Vương và được gọi là Võ Vương. Trong tài liệu của Poivre, ông cũng đích danh đề cập đến con người của Võ Vương, (Viou Gouvon), vị vua thứ 10 triều Chúa Nguyễn. Theo Poivre, hình dáng bề ngoài của Võ Vương là bình thường, có cái mũi quặp, đôi mắt đẹp, nước da tương đối không đen như phần đông dân chúng. Giọng nói dễ nghe, vui vẻ, nhưng có vẻ hơi tầm thường. Nói nhưng chuyện tầm phào. ( Xin xem tiếp ở phần sau)
Sau đây là tóm lược một số đoạn của cuốn sách, giúp hiểu rõ thực trạng dân xứ Đàng Trong thời đó như thế nào.
“Ngày 29 tháng 8 năm 1749 thì tầu cập bến Tourane và ở lại cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1750. (Poivre rời nước Pháp ngày 23 tháng 10, năm 1748, mất gần một năm mới đến Việt Nam.) Tại đây, đã có một ông đội, một ông xếp về quan thuế, tiếp đón. Poivre đã nhờ viên đội chuyển thư cho vua và một vài lá thư cho các thừa sai Pháp cũng như một hai người thông ngôn. Viên đội đã cho phái đoàn của Poivre một số tiền Việt Nam, một con bò, một số gà và hoa quả. Hôm sau thì phái đoàn của Poivre phải đi Faifo (Hội An) để gặp một vị quan lớn trông coi các thuyền bè ngoại quốc. Poivre đã khai báo số quà dùng để biếu tặng lên vua và khai số hàng hóa trên tàu. Sau đó, họ có dựng một căn nhà bằng tranh ở Tourane cho thủy thủ đoàn trú ngụ.”
(Pierre Poivre, “Journal d’un voyage à la Cochinchine”, 29-8-1749, trang 2-3. Những trích dẫn Poivre về sau sẽ chỉ ghi số trang.)
Giải thích thêm. Các tàu biển ngoại quốc đến Đàng Trong bắt buộc phả bỏ neo ở Tourane mà không thể ra thẳng Huế được. Đây cũng là một trong những lý do Pháp chiếm Sài Gòn sau này.Theo một tài liệu của tác giả Robert Kirsop, một người đã đến Đàng Trong và đã sống khoảng hai năm ở đấy cùng một thời với Poivre đã đưa ra một số chi tiết quan trọng giúp hiểu rõ công việc làm của phái đoàn Pháp hơn. Nhan đề tài liệu là “Oriental Repertory”, vựng tập Phương Đông, do Ngô Bắc dịch, Gio-o.com. Chúng tôi sẽ trích dẫn đầy đủ phần tài liệu này trong phần cuối viết về Poivre.
Theo sự tường trình của Robert Kirsop, các tàu đều bỏ neo ở vịnh Đà Nẵng. Sau đó phải mất hai ngày đường đến Hội An để đóng cước phí tùy theo tầu lớn nhỏ. Tàu của Poivre chính ra phải đóng 3000 quan, nhưng đã được miễn phí. Có ba người thông dịch mà họ gọi là nhà ngôn ngữ là: Miguel, dịch tiếng Pháp. Người khác dịch tiếng Bồ Đao Nha. Và một mùa phải trả cho họ chừng 200-300 quan tiền công.
Ngoại giao quà tặng
Việc buôn bán thuở xưa trước hết khởi đầu bằng quà tặng, chưa kể thuế bến đậu tùy theo trọng lượng của tàu, nhất là nguồn gốc của tầu. Không có lễ vật, coi như việc buôn bán không thành. Lễ vật đút lót từ trên xuống dưới không trừ một người nào. Phải chăng nó trở thành một thứ triết lý sống, một thứ văn hóa trong một xã hội còn kém cỏi mọi mặt. Các chúa được đút lót theo thứ bậc, ngay cả họ hàng, quan lại, tùy chức vụ và ai cũng có phần của mình. Việc “đánh thuế” rất tùy tiện, tùy theo tàu nước nào. Tàu ở Hải Nam, ở Ma Cao, ở Siam, ở Java chịu thuế khác tàu từ Tây Phương đến.
Theo nhận xét của Chaigneau viết vào ngày 3 tháng sáu 1819 như sau:
“Dans ce pays-ci, il n’est plus possible qu’aucun navire y vienne: ce sont tous les jours de nouveaux moyens de vexations poussés à l’excès”.
(Ở xứ sở này, không một tàu bè nào có thể đến đây được. Mỗi ngày lại có những sự sách nhiễu mới đến chỗ quá mức).
(Charles B. Maybon, “Histoire moderne du pays d’Annam”, Paris, Librairie Plon, trang 362)
Chưa kể các chúa Nguyễn cấm xuất khẩu các gỗ quý, kim loại quý, gạo và muối.
Đường bộ hầu như chưa có, mọi sự di chuyển đều bằng tàu bè, thuyền đủ loại. Trong đoạn văn dưới đây, phái đoàn Pháp phải mất bốn ngày đường để đi từ Tourane ra Huế, lúc dùng đường bộ, lúc dùng đường biển, rồi đường sông khi vào đến Huế.
“Poivre đã tặng vua một số ngựa và súc vật, cộng thêm 13 thùng lớn tặng vật và thư giới thiệu của vua nước Pháp mong muốn có trao đổi thương mại giữa hai nước. Sau khi mở một vài thùng quà thì viên quan lớn cho chở tất cả những thùng quà đó trên một chiếc tầu lớn bằng đường biển đến nhà vua. Còn các món quà nhỏ có thể chở bằng đường bộ thì giao cho một đội trưởng canh gác trông nom. [13 thùng quà này không biết vì sao không được chở vào Huế, theo như Poivre viết sau này. NVL]
Giờ buổi trưa thì ngưng mọi hoạt động vì trùng vào giờ sinh đẻ của vua.
Ngày 18 tháng 9, phái đoàn bắt đầu chuyến khởi hành đến triều đình nhà vua ở Huế. Chi phí chuyên chở do triều đình trả. Họ cho đánh mõ và dân làng ở đó gửi đến 100 cu li để khuân đồ trèo núi. Đường lên núi đã có lối đi, qua một vài cái vực và có cầu bắc qua. Nhưng những cầu này không vững chãi và rất nguy hiểm. Buổi trưa dừng lại ở một quán ăn trên núi và đến buổi chiều thì xuống núi. Đêm đó chúng tôi đã ngủ tại một làng bên bờ biển.
Dưới chân núi đã có một số gái điếm trực chờ sẵn ở đó để đón khách. Từ đây, đi thêm vài làng nữa trên những cánh đồng có trồng trọt, sau đó tới một làng có tên là “Cho mehe” nhưng dân làng đã bỏ trốn để khỏi phải khuân vác. Và phái đoàn đã phải thuê cu li khác trả tiền hậu hĩ, rồi phải trèo qua hai rặng núi thấp, nhưng dốc núi thẳng đứng mà phía sau nó là một cánh đồng có một con suối chẩy qua. Cuối cánh đồng này là một cửa sông, cửa ngõ vào Huế. Chúng tôi đã nghỉ trưa và ăn cơm sau đó lại thuê 4 thuyền tam bản lớn. Thuê người chèo thuyền và đi cả đêm. Tất cả đoạn đường từ Tourane đến đây, chúng tôi đều đi dọc theo bờ biển.
Mãi tới 10 giờ sáng ngày 22 mới tới Huế, ở “Chottiam”, rồi buổi trưa đến “Chôlé”.
(Trang 5-8)
Con đường từ Đà Nẵng-Huế phải đi mất 4 ngày. Việc di chuyển ở triều đình Huế củng như tại đất Nam Kỳ phần lớn là dựa trên thuyền bè, vì đường bộ hầu như chưa có.
Thế nhưng vào năm 1830, John Crawfurd, trong “Journal of an Embassy”, và đoàn tùy tùng người Anh, 80 năm sau, đã dùng tàu thủy một cách không khó khăn gì.
Khác hẳn thái độ tiêu cực của Pierre Povre, John Crawwfurd khi rời Huế ngày 17-10 để vào Tourane, ông nhìn quang cảnh thiên nhiên hai bên bờ sông một cách thích thú. Nhà cửa, ruộng vườn hai bên bờ sông, đời sống sinh hoạt của dân chúng nhiều chỗ nhộn nhịp. Ông đếm ra có đến 255 lò gạch ở hai bên bờ sông. Vì đây là mùa nước lụt, nhiều thuyền di chuyển ngay trên ruộng lúa để bắt cá trong khi chờ đợi mùa gặt tới trong vài tháng nữa. Trong khi thuyền dừng, ông được cho ở trong những căn nhà đầy đủ tiện nghi dành cho khách vãng lai.
(John Crawfurd, “Journal of An embassy”, From the Governor-general of India to the Courts of Siam and Cochinchina. London, 1830, tóm lược từ trang 427-435).
Tiếp tục đọc hồi ký của Pierre Poivre:
“Ngày 23 đến bái kiến nhà vua lúc 11 giờ. Để thêm trang trọng cho phái đoàn, Poivre đã cho 8 lính đi mở đường, ăn mặc chỉnh tề, súng đeo vai. Tiếp đến là Poivre và các sĩ quan, rồi đến các thủy thủ trên tàu. Cuối cùng là hai đầy tớ gốc Ấn Độ ăn mặc theo kiểu lính cipaye của Ấn Độ, đeo kiếm cạnh sườn cùng với các đầy tớ khác.
Buổi trưa, phái đoàn được dẫn vào cung điện. đến một tòa nhà lớn thường được gọi là nhà voi, vì vua thường có thú tiêu khiển với mấy con voi.
Trên dường vào cung điện là hàng rào lính đứng hai bên, tuốt gươm dơ cao. Còn độ 50 thước thì tới một cửa lớn, trong đó nhà vua ngồi trên một ngai có vương niệm bên trên, vua mặc áo của hoàng gia. Khi chừng còn độ 10 thước thì phái đoàn làm lễ cúi đầu theo lối người Pháp. Riêng viên thông ngôn tên Ruộng thì cúi gập đầu xuống đất ba lần.
Poivre đã trình bày lý do đến đây theo lệnh của vua nước Pháp, một vị vua mạnh nhất của Âu Châu và để dâng lên những lễ vật và mong có một thỏa ước thân hữu giữa nước Pháp và vua nhà Nguyễn. Nhà vua tỏ ra nhã nhặn và khả ái đã tò mò hỏi cả ngàn câu hỏi, đủ thứ chuyện. Nhà vua hỏi đoạn dường từ Âu Châu sang đây là bao xa. Poivre trả lời là 6000 dặm và phải mất 10 tháng trời để đi. Rồi hỏi thăm về tuổi vua nước Pháp, sức khỏe, gia đình, về quân lính, về hải quân. Rồi nhà vua tiến lại gần và ra dấu cho Poivre tiến lại để xem xét quần áo từng cái một và đặc biệt xem các bộ tóc giả và các chất bột rắc trên đầu làm cho tóc khô và dính cứng. Vua có vẻ không mấy ưa bộ tóc giả. Sau đó nhà vua ra lệnh đãi tiệc cho chúng tôi và phần ông cũng rút lui vào bên trong để ăn. Trong khi chờ đợi bữa ăn thì những quan hầu cận xúm lại chung quanh chúng tôi và tò mò một cách thô bạo, vừa nhìn xem, vừa sờ mó từng thứ, cởi cả cúc áo để xem, nhấc bỏ tóc giả, cởi giầy một cách thô bạo không ngượng ngùng gì.” (Trang 8)
Và sau đây là những nhận xét của Poivre về những gì ông quan sát thấy:
“Những người lính thì đều mang gươm dài chừng hơn một thước. Chuôi gươm thường trạm chổ và dược đánh bóng, một số được nạm bạc và khoảng 40 người lính có chuôi gươm nạm vàng. Những người này thuộc lính canh ở trong nội cung. |Họ phần đông đều gầy ốm yếu, quần áo thường bẩn thỉu. Chúng tôi phải chịu đựng trả lời những câu hỏi xấc láo và ngu dốt của họ. Sau đó, bốn người lính bê ra một cái bàn, trên đó bầy các món thịt và thịt hầm theo lối ăn uống của họ. Rồi vua cũng ra lại để xem và nói chuyện với chúng tôi. Họ cũng cho xử dụng dao muỗng bên cạnh các đôi đũa như người Trung Hoa. Rồi vua bắt chúng tôi phải nếm thử tất cả các món ăn đã được bày ra trên bàn và hỏi chúng tôi về mỗi món ăn ấy. Nhiều khi phải cố nhăn mặt nhăn mũi cố nuốt những món thịt hầm mà nhiều phần bị nhiễm độc. Phải nhìn nhận là người miền Đàng Trong là những tên đầu bếp dở. Đôi khi chúng tôi phải nhổ những gì đã ăn vào và vua cho là không vệ sinh vừa ăn vừa nhổ như thế. Nói chung thì bữa ăn vui vẻ và vua thì luôn cười nói.” (Trang 8)
Chúng ta đã quen với lối viết sử của các triều vua thời trước chỉ viết về triều đại các vua chúa. Đó là lối viết một chiều và thường thiếu khách quan và sự trung thực. Sự hiểu biết về sử của chúng ta thực sự là nghèo nàn và giới hạn, thiếu nhiều chi tiết và sự kiện cụ thể. Nhưng từ thế kỷ 17 khi có mặt của người Tây Phương đến Việt Nam thì có một khuynh hướng viết thứ hai do người Tây Phương viết, đặc biệt là do các giáo sĩ đi truyền giáo và các nhà buôn hoặc các nhà thám hiểm.
Poivre là một trong số những người ấy. Mặc dầu cuốn hồi ký của ông viết cách đây cả ba thế kỷ mà nhiều sự việc được nêu ra đọc thấy sống động, linh hoạt mà ngày nay ta vẫn có thể mường tượng được lối suy nghĩ, lối sống của vua Nguyễn. Nhiều khi ông đã không ngần ngại phơi bày trắng trợn nhiều tính nết xấu của các quan và của Võ Vương.
Cái cảm tưởng còn đọng lại nơi người viết là thấy tính cách vô tích sự, vô trách nhiệm của một thể chế vua chúa, quan lại. Họ chỉ lo tích thu hưởng thụ trên cái lưng khốn khổ của người dân thường trước nạn đói, nạn lụt lội, mất mùa. Họ tỏ ra bất cần.
Mình nhà vua đã có đến 300 cung phi, cung nữ để hầu hạ cung phụng. Vua đam mê tửu sắc nên phần đông các thế hệ hoàng tử, công chúa được sinh ra thường yểu mệnh. 30-40 người hầu chỉ lo truyện ăn uống, tắm rửa, đấm bóp, lo áo quần và vệ sinh cho mình nhà Chúa.
Nhà vua chỉ có mỗi công việc ăn và ngủ.
Mọi công việc triều chính giao vào tay hai ba vị quan và những người này mặc tình thao thúng vơ vét thêm một lần nữa.
Xin được trích nguyên văn đoạn này như sau:
“Ce prince est vain, ignorant, paresseux, avare, superstitieux et fort adonné aux femmes. Il a un séral de trois cents concubines d’où il ne sort jamais. Les affaires du royaume ne l’occupent point; il les abandonne à trois ou quatre mandarins qui abusent de l’autorité qui’il leur donne pour tyraniser le peuple.”
(Vị hoàng tử này là thứ vô tích sự, dốt nát, lười biếng, hà tiện, mê tín và mải mê phụ nữ. Ông có cả thẩy 300 nàng hầu nên không bao giờ ông ra ngoài. Công việc triều chính không làm ông bận tâm; ông phó mặc cho ba hoặc bốn vị quan, những vị này lợi dụng quyền thế có được trong tay hà hiếp dân chúng). (Trang 81).
Thú chơi như săn hổ, săn voi của ông thì có hàng trăm người phục dịch. Khi biết có con hổ thì một đám người lo giăng lưới. Đám người khác lo đánh trống, gõ mõ, nổi lửa để con mồi hoảng sợ chạy về phía có chăng lưới, ở đây đã sẵn có đám người túc trực chăng lưới bắt hổ. (Trang 25).
Săn voi đực thì cho vài con voi cái đã được thuần, bắt chúng chạy vào rừng tìm voi đực. Voi đực tìm đến thì voi cái chạy hướng dẫn nó vào một nơi có một vài voi đực được thuần hóa quây chung quanh. Rồi những người thợ săn tìm cách trói voi lại. Con voi đực bị trói sau đó bị bỏ nhịn đói cho đến khi voi yếu mệt. Sau đó họ cho nó tiếp tục ăn trở lại và cho bốn voi đực đã thuần kềm con voi đực đến tận bờ sông và ở nơi này voi được huấn luyện để thuần hóa.
Hổ Quyền là một di tích hết sức đặc biệt trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế. Nguồn:  http://www.huefestival.com/
Hổ Quyền là một di tích hết sức đặc biệt trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế. Nguồn: http://www.huefestival.com/
Có lần nhà vua còn tổ chức một buổi chiến đấu giữa hổ và đàn voi. Người ta chở những con hổ bị nhốt ở trong cũi đến một nơi gần con sông lớn của Huế. Phía đối diện, người ta cho 40 con voi đứng xếp hàng như thể đang chiến đấu. Nhà chúa cho lệnh chiến đấu bàng cách gõ nhiều lần vào một thanh tre. Nghe hiệu lệnh, một binh lính mở củi cho một con hổ ra khỏi chuồng. Con vật khốn nạn này trước đó đã bị rút hết móng và bị buộc mõm, yếu ớt nửa sống nửa chết, chân bị cột vào một cái cột. Rồi một con voi được ra hiệu lệnh tiến đến gần con hổ, nhấc bổng con hổ lên không đụng đậy, quất lên cao và cứ thế trò chơi, dơ lên quật xuống cho đến khi con hổ hoàn toàn chết. Sau đó lính đến dùng rơm đốt những cái râu con hổ vì sợ dân chúng đến bứt những sợi râu này để tẩm thuốc độc.
Trò chơi nhàm chán cứ thế tiếp tục cho đến con hổ thứ 18. Sở dĩ có trò chơi không công bằng này, vì nhà vua sợ những con voi bị giết, vì giá trị một con voi rất đắt tiền hơn một con hổ. Vả lại, voi vốn là con vật được như sức mạnh chính của triều đình. (Trang 57)
Poivre cho rằng đó là sự đánh giá sai lầm. Những con voi này chẳng có chút giá trị gì cả trước tiếng súng nổ của pháo đội Pháp. Chúng có hại hơn là có lợi. Nó cũng chẳng khác gi dàn súng đại bác được trưng bày trước dinh của chúa. Mà cũng không một ai có khả năng điều khiển khi cần. Cũng chẳng trông thấy bất cứ một viên đạn nào ở đó mỗi khi cần xử dụng. Chỉ khi nào nhà vua cần bắn biểu diễn hay thị uy thì mới ra lệnh chuẩn bị thuốc súng mà thôi.
Ngoài những người phục vụ như thế, còn có khoảng 10 ngàn quân lính đủ loại canh gác khắp nơi. Cộng chung có khoảng 40.000 người sống bám vào ngai vàng của vị chúa.
Sự tham lam của cải vật chất thì vô độ. Có lần có một vị quan lớn trong triều qua đời. Ông quan này thuộc loại giàu có để lại vô số của và gia tài, đất đai, vàng bạc. Nhà vua tự nhận là họ hàng và quyền thừa kế, không một ai dám cãi lại, mặc dầu mọi người đều biết vị quan này có nhiều bà con rất gần gũi mới là những kẻ thừa kế chính thức. Ông vua đã lấy hết số tiền là 200.000 quan, 6000 bánh vàng (pain d’or) của người quá cố để lại.(Trang 24).
Ngoài ra, nhà vua còn có tính tò mò quá thô kệch và quê mùa như khi nhà vua hỏi Poivre các cung điện ở đây có to lớn và đẹp hơn ở cung điện của vua bên Tây không? Dĩ nhiên,, Poivre nói khéo là các cung điện ở đây cũng đẹp, nhưng không thể so sánh với cung điện bên Tây vì hai lối kiến trúc khác nhau. Poivre thừa hiểu các cung điện bên Tây đều rộng bát ngát, xây cất kiên cố bằng đá, trần thiết quá công phu sang trọng làm sao cung điện nhà vua có thể so bì được. Ngoài ra nhà vua cũng như hàng quan lại đều có tính tham lam vô độ, việc tráo trở mua bán không sòng phẳng. Ngoài ra việc ăn ở thường thiếu vệ sinh và dơ bẩn từ quần áo đến nhà cửa cũng như sự ngu dốt về nhiều mặt cũng như việc mê tín. (Trang 7)
Theo Poivre, nhà vua cho xây dựng nhiều đền thờ, cạnh các bờ sông chỉ để thờ đủ các loại thần. Các chùa này do tiền của nhà vua bỏ ra xây cất đôi khi nhằm để vinh danh tổ tiên nhà vua. Bởi vì, các vì vua chúa xứ này sau khi qua đời trở thành thần thánh. Chùa được xây cất ở một nơi đẹp đẽ nhất, có tường xây bao bọc, có vườn rộng rãi. Muốn vào chùa có hai cửa nhỏ, còn cửa lớn dành cho nhà vua. Có đến bảy chùa được xây cất theo hàng như thế. Trong chùa có nhiều tượng những con sư tử cũng như rồng và tượng thần. Dưới mắt Poivre, các tượng này thường xấu xí, hình thù dị hợm, ở giữa có đốt một lò hương khói, cháy suốt ngày đêm cũng như những đèn và những ngọn nến mà mùi hương tỏa ra khắp nơi. Có khoảng 60 nhà sư sống nhờ bổng lộc của nhà vua cung cấp phần gạo, còn rau hoa quả thì có sẵn trong vườn. Công việc của họ là hát kinh kệ suốt đêm với sự hỗ trợ của tiếng trống và chuông. (Trang 17)
Poivre cũng dành nhiều thời gian để đi thăm các quan trong triều, nhất là hàng quan lại có họ hàng với nhà vua. Theo Poivre nhà cửa của các vị quan này thì thường quá nghèo nàn và tầm thường xem ra không xứng đáng với chức vụ của họ. Ông viết:
“Je remarque chez ce mandarin une vanité grossière, beaucoup d’indolence, un grand soin de s’ajuster, mais peu de dignité et de noblesse.” (Trang 9).
(Tôi nhận xét thấy nơi vị quan này một sự khoa trương kệch cỡm, biếng nhác, cố gắng thích nghi nhưng vẫn thiếu sự trang trọng và thanh cao)
Theo tục lệ nhà vua không nuôi dạy một đứa con nào của mình, trừ một đứa con sẽ kế thừa ngôi vua. Những đứa khác đẻ ra là được giao ngay cho các quan cận thần, giàu có. Họ có bổn phận nuôi dạy con của vua và được coi như bố nuôi của đứa trẻ. Vì thế, coi như nhà vua tránh được trách nhiệm nuôi dậy vô số con của các cung phi. Khi đứa trẻ được giao cho vị quan chăm sóc thì vua không còn quan tâm đến đứa trẻ đó nữa. Chính vị quan này phải lo chăm sóc và nuôi dạy đứa trẻ. Khi đã lớn thì đôi lần cho đứa trẻ vào cung để gặp mẹ nó. (Trang 12).
Poivre cũng dành một số cơ hội nói về dân tình. Theo ông, nhiều người dân quá khốn khổ đã bỏ xứ mà đi, nhiều người trốn sang xứ Cam Bốt hay Xiêm la. Có người đi đến tận đảo Pulo-condor. Tuy nhiên, đàn ông lại có quyền lấy nhiều vợ nếu có đủ tiền cấp dưỡng. Đa thê được cho phép. Nếu cần phải ly dị, người đàn ông chỉ cần mời viên quan và họ hàng đến chứng kiên đến dự một bữa tiệc, rồi tuyên bố bỏ vợ là xong. Con thì chia, nếu một con thì người chồng được giữ đứa con, hai con thì chia đôi, nếu ba con thì người chồng giữ hai đứa. Nếu người đàn bà ngoại tình thì bị kết án tử hình. Họ bỏ người đàn bà vào một cái rọ với một con heo và cho trôi sông. Người ta cũng dùng những con voi để trừng phạt người đàn bà phạm tội bằng cách cho voi giầy. (Trang 85)
Thành phố Huế là thủ đô của nhà vua, nằm trên một cánh đồng rộng và đẹp được vây quanh bằng những rặng núi và một con sông cắt ngang thành phố. Đường phố thì hẹp và lầy lội khi vào mùa mưa. Khu phố người Tầu tương đối rộng và sạch sẽ hơn. Dân số trong thành phố tương đối đông đảo, khoảng 60 ngàn người.
Mùa mưa ở xứ Huế kéo dài ngày nọ sang ngày kia, kéo dài vài tháng, gây lụt lội khắp nơi. Mọi sinh hoạt đều đình trệ. Mái nhà ẩm mốc mọc rêu xanh.
Chính John Crawfurd cũng ngao ngán chứng kiến cảnh những trận mưa liên tục và kéo dài trong suốt ba ngày. Bờ sông ngập nước. Nhà cửa chìm trong biển nước. (Crawfurd, ibid, trang 420-421).
Việc ngập lụt như thế kéo dài hàng bao thế kỷ và cho đến nay cảnh đó cũng vẫn diễn ra hàng năm.
Người dân họ có những hủ tục man rợ. Chẳng hạn, con gái làm điếm công khai và những người có tiền cũng như quan lại thường lấy những người này về làm vợ. Hoặc dùng những người đàn bà này làm quà tặng như thể người ta mời uống một tách trà hay ăn một miếng trầu. Trong khi người đàn bà có chồng mà ngoại tình có thể bị tử hình. Trong khi những cô gái điếm có thể công khai ngủ với bất cứ ai. Tuy nhiên, người thụ hưởng có nhiều phần liều lĩnh vì có thể mắc bệnh.
Luật phát cũng lỏng lẻo trong việc ăn trộm, ăn cắp. Việc cho vay lãi nặng nề bằng 100% vốn vay. Chưa kể hàng ngàn hủ tục độc hại khác nữa và được tuân thủ do thành kiến và sự ngu dốt. (Trang 88).
Cổ tục còn cho phép cha mẹ có quyền tuyệt đối trên những đứa con của mình. Con cái chỉ được phép ăn chung với cha mẹ khi đã trưởng thành. Sự tùng phục đi đến chỗ tuân thủ như một sự tôn thờ. Những lời nói cuối cùng của người cha trở thành lời trối trăng linh thiêng. Anh em thường không yêu thương nhau mà kèn cựa nhau, nghi ngờ nhau. Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu lợi những gì họ không lấy cắp được.
Dù cho giàu có, họ ăn uống hà tiện chỉ có cơm và cá mặn. Họ chỉ ăn thịt khi có dịp lễ lạc hoặc chỉ ăn thịt khi con vật già ốm yếu, hoặc chết. Thay vào đó, họ thích ăn thịt chó. Họ ăn uống dơ bẩn và thường ăn những món ăn mùi vị ghê tởm.
(Còn tiếp)



Do Thi Thuan 
FREE MẸ NẤM


----- Forwarded Message -----
From: Luc Nguyen Van <>
Sent: Saturday, November 12, 2016 6:36 AM
Subject: Re: Cậu nghe bạn trai này nói đi, cậu ấy bị tật 1 bàn tay, và rất hay noi về vân đề VN

Thân gửi các anh chị .. Ít khi nào có dịp co địa chỉ  nhieu anh chi  đè gửi bai.. Nhan tiện duoc dọc  tài lieuj cha Tỉnh gửi anh Vũ..

Xin gúi bài của Lục đẻ mòi anh chi đọc.. Phần một.


Luc

2016-11-11 11:41 GMT-05:00 thach trung <>:
Thân chuyển các bạn để  cố gắng dành 9 phút 20 giây để nghe và nhìn một bạn trẻ mang tật nơi bàn tay tái trong nước nói về bầu cử Mỹ để từ đấy nói về hiện trạng thờ ơ, vô cảm của người VN hôm nay. Lời người bạn trẻ cũng đang đặt ra cho mổi người chúng ta một điều gì để suy tư và tự vấn.
TPVu
---------- Forwarded message ----------
From: Tinh Nguyen Ngoc<>
Date: 2016-11-11 1:12 GMT-08:00
Subject: Fwd: Cậu nghe bạn trai này nói đi, cậu ấy bị tật 1 bàn tay, và rất hay noi về vân đề VN
To: Vũ Trần Phong <>

Xin anh dành mười phút nghe cho biết.
Pascal Tỉnh.


---------- Forwarded message ----------
From: Thao Mai<>
Date: 2016-11-11 15:39 GMT+07:00
Subject: Cậu nghe bạn trai này nói đi, cậu ấy bị tật 1 bàn tay, và rất hay noi về vân đề VN
To: Tinh Nguyen Ngoc <>





__._,_.___

Posted by: Thuan Do <
Viewing all 674 articles
Browse latest View live