Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước....Tổng Thống Ngô Đình Diệm " Lời Trăn Trối Cuối Cùng "

$
0
0

        

MOT Y CHI CHONG CONG
               MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG



                                                                                                                                                                      
__._,_.___

Posted by: Hieu Doan 
Show original message
On Sunday, November 20, 2016 3:56 AM, "Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước > wrote:

 

Image result for happy thanksgiving

Tổng Thống Ngô Đình Diệm " Lời Trăn Trối Cuối Cùng "

Fall Leaves

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
 ( X – H – C – N )

Xua     Hất    Con Người chính Cộng nô
Xuống Hàng CNgựa   đám  tam  vô
Xúi     Hiềm Cay Nghiệt quân gian ác
Xô     Hám  Chua Ngoa   bọn  tội  đồ
Xét    Hỏi   Cửa   Nhà  hòng  bóc  lột
Xực   Hôi   Của   Nợ   thỏa  tham   ô
Xạo   Hùa  C    Nước quên nguồn cội
Xiết   Hại  Chính Nhân đẩy xuống mồ

Tố Nguyên
__._,_.___

Posted by: tuyen do 
Paperless Post




__._,_.___

Posted by: 8406news 

Thành quả hỗ tương: Ấn Quang-Cộng sản

$
0
0

Friday, October 7, 2011

Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh-Thành quả hỗ tương: Ấn Quang-Cộng sản


Thành quả hỗ tương: Ấn Quang-Cộng sản
 
Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh
 


.






 
Người ta có thể tóm lược rất nhiều thành quả trong cuốn sách của cộng sản Việt Nam nhận cuộc đấu tranh của phật giáo từ 1963 làm thành quả của “đảng ta”. Ví dụ, cuốn “Phong Trào Tranh Đấu Chống mỹ Của Giáo Chức, Học Sinh, Sinh Viên Sài Gòn” của Hồ Hữu Nhật do nhà xuất bản “thành phố Hồ Chí Minh”  phát hành năm 1984:
 
“Dưới trào Ngô Đình Diệm:
 
“Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hậu thuẫn vững chắc của nhiều tổ chức: Gia đình Phật tử, Sinh viên Phật tử, Học sinh Phật tử, Thanh niên Phật tử. Năm 1962 gia đình Phật tử tập hợp được 200 trăm ngàn người, năm 1964 có 400 ngàn . Đảng đã có cơ sở trong các tổ chức đó. Các chùa, trường Bồ Đề, Viện Hóa Đạo, trở thành trung tâm đấu tranh và phát xuất những cuộc mít tinh biểu tình chống ngụy quyền (trang 88-89)”.
 
“Sau khi Diệm đổ:
 
“Cuộc đấu tranh chính trị sôi sục và quyền chủ động phần nào trong tay Phật giáo, nhưng đảng ta đã chỉ đạo cơ sở kịp thời tham gia hỗ trợ, nâng khí thế phong trào lên với qui mô toàn quốc (trang 98)”.
 
“Ngoài ra ta cũng nắm được ban chấp hành Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh (nhiệm khóa 1966-1967). Chủ tịch Hoàng Tiến Dũng, Tổng thư ký Phan Long Côn, một trung tâm công khai, có uy tín trong sinh viên Phật tử và đồng bào Phật tử cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
 
Đối với tổ chức cấp cao nhất của Phật giáo, đảng ta đã mời Hòa thượng Thích Thiện Hoa ra tranh cử và Hòa thượng đã đắc cử Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (trang 106).
 
HT Thích Thiện Hoa
 
“Đây, kết quả 13 năm viện trợ Mỹ !”
“Nhân Lễ Phật đản 5.5.1966, tại Viện Hóa Đạo, học sinh, sinh viên cắm một băng giấy trên chiếc xe Mỹ bị họ đốt cháy: 
Mạng người Việt Nam không thể đổi bằng đô la và bom đạn Mỹ - Rút ngay quân đàn áp ra khỏi Đà Nẵng …”.
nhiều tấm bảng dựng trước Viện Hóa Đạo vẽ hình châm biếm Tổng thống Mỹ Giôn Xơn (Johnson), khẩu hiệu chống khủng bố trong cuộc đấu tranh ngày 20.5.1966
 
Bên ngoài, từ ngày 3 đến ngày 10.6.1966 , Phong trào Bàn thờ phật xuống đường, gây cản trở giao thông, làm rối sào huyệt cuối cùng của địch, 10 xe Mỹ bị đốt trong đợt này (trang 130)”.
 
Đó là tại Sài Gòn do chính cộng sản Việt Nam khai ra. Sài Gòn là trung tâm quyền lực và quốc tế của Việt Nam Cộng Hòa, ảnh hưởng của đạo Phật không nhiều, Việt cộng công khai xâm nhập hàng ngũ Phật giáo, còn tại các tỉnh miền Trung, nhất là “Liên khu 5” cũ của Việt Minh, Việt cộng làm mưa làm gió đến cỡ nào trong các tổ chứ Phật giáo.
 
Sự giống nhau ở phương cách đấu tranh, sự lẫn lộn giữa thành quả đạt được của Việt cộng và phe phái đội lốt Phật giáo đã khiến nhiều người nghĩ Phật giáo là Việt cộng, coi Thích Trí Quang như một cán bộ cao cấp của Việt cộng. Đức Quốc trưởng Bảo Đại đã viết trong cuốn: Con rồng Việt Nam:
 
“Vậy thì ai đã xúi dục họ gây loạn, ai ? Họ ở đâu tới ? Làm sao mà biết được nếu họ từ Hà Nội vào hay từ Bắc Kinh tới ?” (trang 9).
 
Họ là ai ? Vì họ không nói ra, tôi chỉ còn cách suy đoán và nghĩ rằng các chính khách tăng lữ muốn xoay chiều lịch sử Việt Nam, mong cho Việt Nam độc đạo, độc tôn, tăng lữ có vai trò lãnh đạo và thống trị như ở Iran. Nếu quả đúng như vậy, tôi báo động để mọi người Việt Nam phải cương quyết chống lại như đã chống lại chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản Việt Nam rồi phải sập, chúng ta phải chuẩn bị đương đầu với những vấn đề hóc búa của quê hương ngày nay.
 
Tôi nghĩ rằng, những tăng lữ chính khách của Phật giáo chưa bỏ tham vọng muốn đạo mình trở thành độc tôn bằng sự đồng hóa với quốc gia. Mới đây, tôi đọc lời phát biểu của “Hòa thượng” Thích Huyền Quang trong tang lễ của “Hòa thượng” Thích Đôn Hậu, đoạn văn này như sau:
 
“Cơ sở của giáo hội (Phật giáo) là nông thôn, thành thị, cao nguyên và hải đảo”.
 
Đây là đối tượng của quốc gia chứ không không phải của đạo giáo. Đạo giáo muốn nhập nhằng đồng hóa với quốc gia bằng cách coi quốc gia như giáo hội của mình theo kiểu mẫu của Iran. Ngày nào đó, nếu điều này trở thành sự thực thì thật là điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam vậy.
 
 
Tôi xét xử
 
Có một tòa án vượt lên trên tất cả các tòa án của xã hội loài người, là tòa án lương tâm. Tòa án ấy, nằm trong tận đáy lòng của mỗi người và mỗi người tự làm quan tòa cho chính mình, để xét xử những việc đã và đang xẩy ra mà mình biết được. Ý thức về sự công bằng, lòng kính trọng lẽ phải là căn bản của mọi công lý. Công lý ấy vượt thời gian, vượt không gian, không tùy thuộc vào chủng tộc hoặc văn hóa xã hội: Công lý bất diệt nội tại trong mỗi con người.
 
Người ta đã kết tội Tổng thống Ngô Đình Diệm những cái “tội” như: “độc tài gia đình trị, tội kỳ thì và đàn áp Phật giáo” và sau cùng gần như bất lực, họ cố tìm cho ra một vài khuyết điểm của đời sống cá nhân. Có một cái “tội”, mà theo tôi là “tội” chính mà họ không nói ra: “Ngô Đình Diệm là người Công Giáo tốt, xử Ngô Đình Diệm là xử cả Giáo hội Công Giáo”.
 
Cụ Đoàn Thêm viết:
 
“Không một văn kiện hay một huấn thị nào ấn định khuyến cáo các nghi thức và cử chỉ với người lãnh đạo; tôi chỉ thấy ông ra lệnh không được gọi ông bằng Cụ. Ông không hề ngỏ ý bắt đứng dậy chào ông trước khi coi phim hay nghe hát. Không bao giờ ông đòi hỏi tổ chức Thánh Bổn Mạng hay sáng tác cho ông bản nhạc suy tôn”.
 
Xem thế, những việc điếu đóm, suy tôn… ông Diệm không phải do sự “kiêu căng, hợm hĩnh” của ông mà do bọn vô liêm sĩ nịnh bợ. Bọn ấy chính là bọn phản lại ông Diệm sau này.
 
Về nếp sống của Tổng thống Ngô Đình Diệm:
 
Sĩ quan Lê Công Hoàn, tùy viên của ông Diệm khi bị quân “cách mạng” bắt đi, bị hỏi rằng: “Có nhìn thấy đàn bà nào vào phòng riêng của ông Diệm ? Tổng thống Diệm có giao du với bà Nhu hay không ?”.
 
Sĩ quan Lê Công Hoàn trả lời:
 
“Tôi quả quyết không bao giờ có chuyện như vậy. Nếu có mà tôi bảo là không, tôi xin chịu mất cái đầu.
 
“Tổng thống Ngô Đình Diệm ở trong một căn phòng riêng, ngủ trên tấm đi-văng gỗ. Ông già Ẩn tối chăng màn, sớm tháo gỡ. Tổng thống ăn riêng, đầu bếp của ông rất nhàn hạ: sáng ông điểm tâm bằng cháo trắng với dưa chua hoặc cá thu kho mặn, trưa thường dùng trái cây hoặc rau sà-lát trộn dấm hoặc súp-lơ; bắp cải luộc. Bữa ăn chính của ông là bữa tối. Thứ cơm ông dùng là cơm gạo lức đỏ… ông ăn như một người trung lưu của xứ Quảng Bình hay xứ Huế. Ông không uống được rượu (13)”.
 
Đọc những lời chứng trên, người ta nghĩ đời sống riêng tư của Tổng thống Ngô Đình Diệm quá đơn sơ, ông xứng đáng là đệ tử của Thánh Gandhi.
 
Những kẻ thù nghịch với Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thất bại không thể tìm ra một lỗi lầm nhỏ nào trong cuộc đời tư khiêm tốn và nghèo khó của ông.
 
Bằng những chứng cớ trình bày ở trên:
 
- Không ai tìm thấy một tội phạm hình sự nào trong suốt cuộc đời của ông Diệm.
- Không ai tìm thấy những điều đáng chê trách trong cuộc đời của ông Diệm.
- Ông Diệm tận tụy phục vụ quốc gia, đặt lợi ích của đất nước lên trên mọi sự.
 
Bởi đó,
 
- Tổng thống Ngô Đình Diệm rất xứng đáng được tôn vinh là nhà ái quốc.
- Tổng thống Ngô Đình Diệm xứng đáng được xem là người công chính.
 
Thế mà,
 
Những ai đã cố tình giết chết ông
Những ai nhẩy múa trên xác chết của ông
Những kẻ đã cố tình bôi bẩn cuộc đời ông
 
Những kẻ ấy đều phải bị phán xét theo lẽ công bằng. Đó là công lý ngàn đời, dù Đông hay Tây, dù tín ngưỡng nhà Phật hay nhà Chúa, nhân loại đều có mẫu số chung về thiện-ác.
 
 
Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh



MỤC LỤC






Nhớ Lại Những Năm Thanh Bình Trên Quê Hương

$
0
0
 


On Tuesday, November 22, 2016 5:06 AM, "vneagle_11@    wrote:

 


Những DVD mô tã hầu hết các sinh hoạt cũa VNCH
Rất hay & Cãm động 
- http://www.youtube.com/watch?v=N_MY46xkm_I&feature=related     Tap 1
-
http://www.youtube.com/watch?v=86yRu17cZ6o&feature=related        Tap 2
-
http://www.youtube.com/watch?v=-7GRy0lBnq4&feature=related        Tap 3
 -
http://www.youtube.com/watch?v=XIzRKRrBx7c&NR=1                       Tap 4
 -
http://www.youtube.com/watch?v=5KM0daehGNc&NR=1                    Tap 5
 -
http://www.youtube.com/watch?v=3Zmymdna2tk&NR=1                      Tap 6
                         - http://www.youtube.com/watch?v=YeNb9Ps3yuI&feature=related       Tap 7

                         - http://www.youtube.com/watch?v=yUHSP8gARV0&feature=related   Tap 8


Nhon Nguyen nhon3   wrote:

Xin Repost một lần bài viết nghiêm chỉnh về "Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa "

Nguyễn Thành Nhơn
Đốc sự Hành chánh Quốc gia
Trung úy Trừ bị BPNN
Số quân 57/174010



Kính chuyển đến Quý vị và các Bạn

Nhân ngày 23 tháng Mười
Ngày Trưng Cầu Dân Ý
Bước đầu tiên xây dựng
Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
Ngày 26 tháng 10 năm 1956
Viết đôi dòng tưởng nhớ
Công đức của tiền nhân
Tổng thống Ngô Đình Diệm
Và bào đệ Ngô Đình Nhu
Kẻ sĩ, hào kiệt Đất Việt
Vì yêu nước thương dân
Mà vị Quốc vong thân

Nguyễn Nhơn





      
TT Diệm ngủ trưa trong một chuyến đi thăm dân làng quê .
       
  ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trời vào thu, tháng mười, bâng khuâng nhớ nghĩ về những ngày tháng tuổi thanh xuân, hăm hở học hành, xây dựng tương lai.
Ngày 26 tháng 10 năm 1956, chàng trai tuổi mười tám, đứng trên xe kiệu hoa, mừng ngày thành lập Đệ nhất Việt Nam cộng hòa, vung mạnh tay chém rắn ba đầu Phong – Thực – Cọng.
Nhớ ngày học lớp nhứt trường tỉnh, một bửa chánh chủ tỉnh Thủ Dầu Một Bonami (?) ghé thăm lớp học, bắt lỗi thầy Nguyễn Văn Kia giảng ngữ pháp tiếng Tây sai. Mặc dầu thầy tranh cải đỏ mặt, tía tai, nó vẫn cậy quyền nạt nộ.
Cho nên khi đậu xong tú tài mới xin thi vào Học viện Quốc gia Hành chánh Saigon, ý muốn tham dự vào nền hành chánh công quyền trong tinh thần dân chủ dưới nền pháp chế cộng hòa, vì công bằng, bình đẳng, không cậy quyền áp chế người thấp cổ, bé miệng.
Đầu đề bài thi tuyển về nghị luận thật đơn giản với một câu ngắn gọn:
Tổng thống Việt Nam cộng hòa nói: “ Học đến tận nơi, hỏi đến tận chốn, hiểu thật thông suốt, hành thật chu đáo “. Gã học trò nhà quê đầu óc giản dị, cứ đem những điều cơ bản về thuyết tri hành hợp nhất của Vương Dương Minh mà viết. Trong ba giờ thi, chỉ viết được bốn năm trang rồi tịt. Vậy mà rốt rồi cũng đậu được vào học viện nổi tiếng Đông Nam Á thời ấy.

Chương trình học tập thời ấy thiệt là nặng. Tuy rằng học về khoa quản trị hành chánh công quyền Âu Mỹ, thầy dạy, trò học vẫn trên tinh thần truyền thống Á Đông. Thay vì nói, cai trị là tiên liệu, thầy Tôn Thất Trạch giảng “ tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu “. Thay vì nói phục vụ công chúng, thầy giảng thiệt lâu về phục vụ công ích, công thiện.
Năm thứ nhất học lý thuyết. Qua năm thứ hai có những buổi đi khảo sát các chương trình “ Phát triển Cộng đồng.”
Để chống lại chủ thuyết cọng sản triệt tiêu quyền tư hữu, VNCH chủ trương Hữu sản hóa đại chúng.
Đầu tiên là chương trình hữu sản hóa tài xế xe Taxi. Ở Saigon hồi đó, chủ cho thuê loại xe taxi Renault 4 nhỏ như con bọ hung. Chánh phủ cho nhập cảng loại xe du lịch kiểu mới Dauphine Alpha mới tinh, bán trả góp cho tài xế lái taxi.
Trọng đại hơn là sách lược Quốc gia “ Người cày có ruộng “ hữu sản hóa giới nông dân. Chánh phủ truất hữu ruộng của điền chủ trả bồi thường bằng công khố phiếu, bán cho mỗi hộ nông dân ba mẫu trả góp. Về sau thời Đệ nhị VNCH nhận thấy như vậy chậm chạp không theo kịp tình hình biến chuyển mau lẹ nên cấp miển phí thay vì bán trả góp.
Về các chương trình phát triển cộng đồng, ngoài Miền Trung có Hợp Tác Xã Sịa, tỉnh Thừa Thiên nỗi tiếng với nhà máy xay lúa lớn, hiện đại phục vụ xay xát cho nông dân cả vùng Quận Phong Điền.

Khu Trù Mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, Cần Thơ nức tiếng thời ấy là biểu tượng cho chương trình phát triển nông thôn.
Cọng sản thường rêu rao: quân dân như cá nước nhằm xu mị lợi dụng dân tiếp tế, che chở cho du kích vc ẩn núp quấy phá. Để cô lập bọn chúng VNCH tiến hành sách lược “ Ấp chiến lược “. Đệ nhất VNCH nổi tiếng Đông Nam Á về chính sách chống du kích nầy. Vì vậy mà cọng sản Bắc Việt phải xẻ dọc Trường Sơn đưa bộ đội vào Nam chiến đấu trực tiếp.
Từ năm 1955 đến 1959 là những năm Miền Nam ổn định và phát triển mạnh mẻ. Hệ thống giáo dục mở rộng trên nền tảng Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng vừa vun bồi truyền thống dân tộc vừa phát triển kiến thức khoa học, kỷ thuật.
Đến cuối năm 1960, tình hình bỗng nhiên đột biến. Đầu tiên là một nhóm nhân sĩ thường được kêu là nhóm Caravelle ( tên một nhà hàng lớn trên đường Catinat ) ra tuyên cáo đòi cải tổ chánh phủ.
Đêm 10 rạng 11 tháng 11 năm 1960, một lực lượng binh chủng nhảy dù tấn công bót Catinat tức là trụ sở Tổng nha Công an. Một tiểu đoàn tấn công thẳng vào Dinh Độc Lập tức Phủ Tổng thống. Tình hình vô cùng nguy ngập: Cầu Bình Lợi bị một đại đội nhảy dù của Trung úy Đào Văn Lượng phá sập một nhịp để ngăn chặn sư đoàn 5 về giải cứu. Ở Phú Lâm, một đại đội dù thiết lập nút chặn để ngăn chặn lực lượng thiết giáp từ Quân khu 5 Cần Thơ về cứu viện. Trong tình cảnh ngặt nghèo như vậy, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mưu trí liên lạc với các đảng phái chủ mưu đão chánh hứa hẹn sẽ hội họp để thảo luận về việc thành lập chánh phủ Liên hiệp Đoàn kết Quốc gia. Trong khi ấy, Đại đội Liên binh phòng vệ dinh Tổng thống đã hết đạn, giá súng, đưa Tổng thống vào chỗ ẩn trú chờ lực lượng dù vào tiếp thu dinh Độc Lập. Bỗng nhiên lực lượng dù ngưng tấn công và án binh bất động. Đó là do mấy người làm chánh trị cơ hội mắc kế hoãn binh của Ngô Tổng thống nên ra lịnh ngưng bắn.
Hừng sáng ngáy 11/11/1960, đoàn xe thiết giáp từ Quân khu 5, Cần Thơ kéo về giải cứu bị một Đại dội dù ngăn chặn ở Phú Lâm. May đâu viên Trung úy Đại đội trưởng mới nhậu nhẹt với Thiếu tá Trần Cửu Thiên, Tỉnh trưởng Cần Thơ trong buổi lễ khao quân mấy bửa trước nên giải tỏa hàng rào chặn cho vị nầy thông qua. Đoàn thiết giáp thừa thế vượt qua nút chặn, tiến vào giải vây dinh Độc Lập.
Cả tiểu đoàn nhảy dù của Đại úy Trần Văn Hai lẫn đám thanh niên, sinh viên do các đảng phái xách động biểu tình trước dinh Tổng thống đều bị thiết giáp đẩy lui và rút chạy.
Về sau xãy ra câu chuyện về khí phách của những nhân vật đảng phái đứng đàng sau vụ đảo chánh bất thành: Khi bị bắt vào vào Nha An ninh Quân đội, BS. Phan Quang Đ. Thủ lãnh Đại Việt khóc lóc tỉ tê. Thiếu tá Nguyễn Bạch Ngọc, ủy viên Chánh phủ Tòa án Quân sự Mặt trận Vùng 3 sau nầy, khi ấy là tùy viên hầu cận Tổng thống Ngô Đình Diệm thuật lại thái độ của tổng thống về cái chết của lãnh tụ Quốc dân đảng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam: Khi được tin Nhất Linh tự tử, tổng thống thật buồn phiền, than thở, làm sao mà khổ thân làm vậy! Chỉ chịu khó ít bửa là mọi việc được giải quyết, làm sao mà phải tự vẩn! Và suốt mấy hôm, tổng thống còn tỏ vẻ phiền muộn.

Nội vụ chỉ diễn ra trong một đêm, hậu quả tác động vào vận nước thật lớn lao: Từ ngày ấy về sau, uy thế VNCH suy yếu không bao giờ phục hồi lại được!

Nhân khi nội bộ tranh chấp, giặc cọng thừa cơ nổi dậy: Phát “ Đồng Khởi Bến Tre ” định chiếm tỉnh lỵ Trúc Giang ra mắt cái tổ chức bù nhìn việt gian gọi là Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. May nhờ Thiếu tá Phạm Ngọc Thảo, Tỉnh trưởng Kiến Hòa, vốn gốc kháng chiến Bến Tre, mưu trí tổ chức phản nội tuyến, bẻ gãy đồng khởi của “ chị ba Định, “ tư lịnh phó cái gọi là lực lượng quân sự GPMN, đánh cho đồng khởi te tua không còn manh giáp.
Việc nầy vừa yên, việc khác kế tiếp: Dù đồng khởi thất bại, tháng 12 năm 1960, vc vẫn cho ra mắt Mặt trận GPMN ở Tân Biên, Tây Ninh, từ đó mở rộng chiến tranh đánh phá Miền Nam. Mở đầu là trận đánh úp hậu cứ sư đoàn 13 ở Trảng Sụp, Tây Ninh vào dịp Tết 1961.

Tôi có duyên nợ với Khu Trù Mật Vị Thanh – Hỏa Lựu. Năm 1961, khi đi thực tập ở Cần Thơ, thỉnh thoảng được tháp tùng Thiếu tá tỉnh trưởng Trần Cửu Thiên đi thăm khu vực nầy. Sau một năm làm việc tại Phủ ĐUTUTB, tháng 4, 1963 được bổ nhiệm Trưởng ty Nội An kiêm Đặc trách Ấp Chiến Lược Tỉnh Tân Lập Chương Thiện mà tỉnh lỵ là Khu Trù Mật Vị Thanh ngày trước.
Ba năm về trước, Khu trù mật Vị Thanh chỉ có một nhà lồng chơ nhỏ tương đương với ngôi chợ của một quận lỵ trung bình. Dọc theo bờ kinh Xà No chỉ có một dãy phố trệt. Giờ đây khu chợ đã có thêm mấy dãy phố lầu, xem ra cũng có phần thị tứ như một tỉnh lẽ, mặc dầu là giữa đồng ruộng mênh mong, sát cạnh rừng U Minh vc như rươi.
Tôi nói về nhiệm vụ Ty Nội An là nhằm góp thêm chút ít ý kiến về cái gọi là “ Pháp Nạn 1963 “ dẩn tới sự sụp đổ thảm thương của nền Đệ Nhất VNCH. Phòng quan trọng của Ty Nội An là Phòng Chánh trị Sự vụ. Nơi đó tập trung các chỉ thị về an ninh do trung ương đưa xuống và các báo cáo về an ninh do các cơ quan an ninh và các Quận trong tỉnh báo cáo về. Nghĩa là cơ quan phổ biến các chỉ thị của trung ương để thi hành và tổng hợp tình hình an ninh trong tỉnh để báo cáo về Bộ Nội vụ. Do đó, trưởng ty Nội An biết rõ tình hình của Phật giáo đồ ở địa phương. Về các huấn thị của chánh phủ, không có mật lịnh nào về đàn áp Phật giáo. Trái lại là nhiều huấn thị liên tiếp lệnh cho tỉnh trưởng giải thích cho các giới tôn giáo về lập trường của chánh phủ trên căn bản tuyên cáo giữa Ủy ban liên bộ của chánh phủ và Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo.
Cho nên câu chuyện pháp nạn nếu có, chỉ xãy ra ở Sài gòn và Huế do mưu đồ chánh trị của Mỹ và cọng sản dàn dựng qua trung gian của nhóm Ấn Quang chớ chẳng phải pháp nạn Phật giáo gì hết trơn.
Vì vậy mà khi cuộc đảo chánh 1 tháng 11, 1963 xãy ra, quân chính ở cái tỉnh lẽ kế bên rừng U Minh ngơ ngác không biết vì sao sự thể lại xãy ra như vậy!
Cũng nói cho rõ, bọn việt cọng đâu có giỏi giang gì, trong khi các đơn vị quân đội được lịnh phe đão chánh án binh bất động, tỉnh lỵ Chương Thiện hầu như bỏ ngỏ, đến nổi tỉnh trưởng phải đem hết Shotgun Ấp chiến lược và đạn dược ra phát cho công chức tự tổ chức phòng thủ cơ quan và Ty Nội An tổ chức một đoàn tuần tiểu bảo vệ tỉnh lỵ. Vậy mà đám địa phương quân vc trong rừng U Minh sát bên không làm ăn gì được.

Ngày nay, mọi sự đã sáng tỏ, những oan khuất của Vị Đệ nhất Tổng thống VNCH đã được bạch hóa.

Cũng xin thêm một đoạn khi nói về Đệ nhất VNCH chỉ bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp ngày 26 tháng 10 năm 1956 xem ra không được đầy đủ.

Có lẽ nên nhấn mạnh về ngày 7 tháng 7 năm 1954 mà sau nầy thường ghi nhớ là ngày Song Thất tức là ngày Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm trình diện nội các, chính thức chấp chánh trong tình hình hầu như tuyệt vọng:
Ngày 20 tháng 7 Hiệp ước Genève chia đôi Đất nước.
90 ngày kế tiếp chánh phủ tân nhiệm phải tiếp nhận hơn 900 ngàn đồng bào Miền Bắc lìa bỏ mồ mả tổ tiên trốn chạy cọng sản vào Nam tìm Tự do.
Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu trưởng Quân Đội Quốc Gia bất tuân lịnh Thủ tướng.
Các giáo phái Cao – Hòa – Bình rục rịch khởi loạn.
Pháp ngầm gây khó khăn, ám trợ Bình Xuyên gây loạn ở Thủ Đô Sài Gòn.
Người Mỹ thấy vậy cũng toan tính rút lại sự yểm trợ chánh phủ Ngô Đình Diệm.

Chỉ đến khi, Thủ tướng và nhóm thân cận, bằng quyết tâm và mưu trí, lật ngược được thế cờ thì Pháp mới chịu buông tay và Mỹ mới tích cực yểm trợ.

Nhờ vậy, chánh phủ toàn quyền Ngô Đình Diệm mới tiến hành được cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, thiêt đặt bước đầu tiên cho việc xây dựng nền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.

Cũng ghi thêm ra đây một chi tiết về sự huyên truyền về cái gọi là gia đình trị và kinh tài cần lao.

Gần đây, tình cờ được đọc bài ký sự của Giáo sư Lê Tấn Lộc thuật lại cuộc đối đáp của Cố vấn Ngô Đình Nhu với hai sinh viên thiên cọng về hai vấn đề kể trên trước cuộc tiếp tân ở Viện Pháp Việt ( Institut Franco – Vietnamien ) Paris:

May mắn thay, lòng tin tưởng vào khả năng đối đáp của vị Cố vấn Tổng Thống VNCH trước những câu hỏi hốc búa của hai sinh viên “yêu nước” - yêu XHCN! - trong khuôn viên Institut được đền bù xứng đáng:

-Thưa ông Cố vấn,
sinh viên yêu nước thứ nhứt hỏi. Xin ông vui lòng xác nhận hay phủ nhận chuyện ông cho chuyển ngân bất hợp pháp hai tỷ đô-la sang một ngân hàng ở Thụy Sĩ. Có phải ông định dùng số tiền nầy kinh tài để củng cố chế độ “gia đình trị” do Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ xướng chăng?

Có tiếng vỗ tay lét đét từ phía “cò mồi” do các phần tử “yêu nước” gài.

Ông Cố vấn chờ tiếng vỗ tay chấm dứt, điềm tĩnh trả lời:

-Có! Chúng tôi có một ngân khoản ở Thụy Sĩ. Nhiều hơn con số anh đưa ra. Tôi không tiết lộ con số chính xác vì nó liên quan tới An Ninh Quốc Phòng. Đó là một ngân quỹ bí mật. Muốn sử dụng phải hội đủ 5 nhóm mật mã của 5 vị trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia mà tôi là một thành viên. Có lẽ anh ở ngoại quốc quá lâu, nên không theo dõi hiện trạng đất nước.
Người Mỹ đang áp lực chúng tôi theo đường lối chính trị của họ. Chúng tôi không muốn hoàn toàn lệ thuộc vào họ, đánh mất chủ quyền quốc gia. Nên quỹ bí mật nầy nhằm đảm bảo sự độc lập của chúng tôi trong việc điều hành quốc sự… Hy vọng tôi đã trả lời thỏa đáng điều anh thắc mắc…

Cử tọa không vỗ tay rầm rộ, nhưng gật gù tán thưởng. Sinh viên “yêu nước” bẽn lẽn rời khuôn viên Institut.

-
Thưa ông Cố vấn,
sinh viên “yêu nước” thứ hai sừng sõ “chất vấn” tiếp. Ông vẫn chưa trả lời dứt khoát Tổng Thống Ngô Đình Diệm có áp dụng chế độ “gia đình trị” tại miền Nam không?

Lại có tiếng vỗ tay lét đét!

-
Như ông bạn anh vừa hỏi tôi, tôi nghĩ rằng anh cũng đã xa quê hương rất lâu. Tôi xin tóm lược hiện tình đất nước từ ngày Ngô Tổng Thống về chấp chánh đến nay, để đặt câu hỏi ngược lại với anh:

Giả thử anh là Thủ tướng Ngô Đình Diệm, về nước năm 1954 khi thực dân Pháp còn tiếp tục khuyến khích các phần tử thân Pháp lật đổ chính quyền, cũng như yểm trợ, xúi giục các giáo phái có thành tích bất hảo như thổ phỉ đánh phá quân đội quốc gia, trước cảnh dầu sôi lửa bỏng do các phần tử đối nghịch tạo nên, rắp tâm tiêu diệt anh, nếu phải chọn cộng sự viên sẵn sàng chết sống có nhau vì đại cuộc, giữa hai người đồng tài, đồng sức, đồng chí hướng, một bên không là thân bằng quyến thuộc, một bên là cật ruột, anh có cảm thấy gần như không cách chi anh không hành sử như Tổng Thống Ngô Đình Diệm chăng?

Sinh viên “yêu nước” thứ hai âm thầm lủi mất.”

Vậy đó, tư cách của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đáng mặt sĩ phu Việt Nam yêu nước là như vậy đó!

Nhân ngày kỷ niệm Đệ nhất VNCH 26 tháng Mười, viết đôi dòng tưởng nhớ công đức tiền nhân, về một thời Miền Nam tự do, no ấm, tương đối thanh bình với một nền cộng hòa non trẻ xây dựng trên nền tảng Dân Tộc – Nhân bản, hướng về một xã hội Việt Nam công bình, nhân ái, phát triển và thịnh vượng.

Nguyễn Nhơn
( Một môn đệ Quốc gia Hành chánh
theo truyền thống Học – Hiểu – Hành )










__._,_.___

Posted by: doan thu 

Tạ ơn trời, tạ ơn người (Tâm thư thứ tư của cựu sĩ quan cao cấp không quân QLVNCH Bằng Phong Đặng Văn Âu thân gửi quý vị quân nhân Mỹ gốc Việt).

$
0
0
 

Việt Sĩ



On Saturday, November 26, 2016 4:26 AM, AU DANG <bangphong033@gmail.com> wrote:

Dear Anh Hùng,

Tôi nhờ anh chuyển bức thư tôi viết gửi các anh chị Sĩ quan gốc Việt trong Quân Lực Hoa Kỳ đến Tướng Lương Xuân Việt và những sĩ quan khác (nếu anh biết địa chỉ email của họ).
Xin cảm ơn anh,

Bằng Phong Đặng văn Âu

ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ
THƯ THỨ TƯ GỬI QUÝ VỊ SĨ QUAN HOA KỲ GỐC VIỆT

XIN TẠ ƠN TRỜI, XIN TẠ ƠN NGƯỜI

BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU
Thành phố Westminster, California, ngày Lễ Tạ Ơn, thứ Năm,  24 tháng 11 năm 2016.

Quý Anh Chị Sĩ Quan gốc Việt trong Quân Lực Hoa Kỳ thân mến,
Hôm nay, hơn hai tuần lễ sau ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi viết thư này gửi đến anh chị để Tạ Ơn Trời Đất. Sáng Thứ Năm, ngày 10 tháng 11, tôi vừa dắt chiếc xe đạp ra khỏi nhà để đến phòng tập thể dục, thì gặp người hàng xóm của tôi. Anh ấy nói: “Đêm qua, tôi sang nhà bạn để chúc mừng bạn vì ông Trump, người mà bạn ủng hộ, đã đắc cử. Mấy bài viết của bạn về cuộc bầu cử rất thuyết phục, nhưng tại sao bạn chỉ nhắm vào các sĩ quan gốc Việt trong Quân Lực Hoa Kỳ, mà không nhắm đến tất cả đồng bào Việt Nam tị nạn trên đất Mỹ?”. Tôi đáp: “Bạn nên mừng cho nước Mỹ thì hơn, vì nước Mỹ vừa thoát nạn. 

Tôi chọn đối tượng là các anh chị sĩ quan gốc Việt để tâm tình, bởi vì họ với tôi cùng trên một trang sách” (We are on the same page). Thật vậy, anh chị là quân nhân và tôi cũng là quân nhân, nên hiểu nhau một cách dễ dàng. Chúng ta ý thức điều nào là quan trọng hàng đầu cho Đất Nước: Đó là an ninh quốc gia. Bởi vì cha ông ta dạy: Có AN CƯ, mới có LẠC NGHIỆP. Hơn nữa, tuy chúng ta được đào tạo từ quân trường của hai quốc gia khác nhau, nhưng đều được tôi luyện các đức tính: “Honor, Honesty, Integrity and Responsability”để áp dụng mà phụng sự Đất Nước.

Trước năm 1975, thanh niên Miền Nam có người không muốn chọn nghiệp binh cho tương lai mình. Nhưng chế độ quân dịch bắt buộc họ phải làm nghĩa vụ, nên đành bước chân vào quân ngũ. Các anh chị sống ở Mỹ, chế độ quân dịch đã hủy bỏ, mà các anh chị tình nguyện vào quân trường, một nơi bị hành xác và kỷ luật nghiêm minh, ra trường phải lăn vào chốn lửa đạn mà đồng lương không bằng nghề khác. Tôi trộm nghĩ rằng các anh chị muốn thay mặt cha mẹ mình để đền ơn hơn 50 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ đã nằm xuống cho tự do của Miền Nam Việt nam; thay mặt cha mẹ mình đền ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình mình. 

Tôi cảm phục tấm lòng biết ơn và hiếu thảo của các anh chị.
Năm 2008, tôi mừng cho nước Mỹ có một người Da Đen làm Tổng thống. Ít nhất người Da Trắng đã có hành động sám hối, chuộc tội cho tổ tiên của họ vì đã ngược đãi người Da Đen. Nay người Da Trắng bầu lên một người Da Đen làm Tổng Thống là một sự hòa giải hòa hợp chủng tộc rất đáng ca ngợi. Nhưng đáng tiếc người Da Đen đó là ông Barack Hussein Obama, mang dòng máu Hồi giáo (một tôn giáo coi kẻ khác đạo với mình là bất trung – Infidel – cần phải loại bỏ) từ người cha sùng bái chủ nghĩa cộng sản. Lúc nhỏ Obama học trường Hồi Giáo (ở Indonesia), Khi lớn lên, Obama lại được người thầy là Frank Marshall Davis – lãnh tụ cộng sản Mỹ –  nhồi nhét tư tưởng “Xã Hội Chủ Nghĩa”.  

Ông Obama đã bỏ đạo Hồi, trở thành người “Christian” để bước lên nấc thang chính trị tột đỉnh tại quốc gia “In God We Trust”.  Nhưng trong thực tế, Obama chỉ là người “Christian giả” bởi vì ông chọn nhà thờ của ông Jeremiah Wright, một mục sư đứng trên bục giảng nguyền rủa “God Damn America”. Tôi cảm thấy tiếc cho những công dân yêu tự do như các anh chị – có cha mẹ là nạn nhân cộng sản – tình nguyện gia nhập Quân Đội để đền ơn Quốc Gia cưu mang mình, lại bị phục vụ dưới quyền một vị Tổng Tư lệnh có xu hướng Xã hội Chủ nghĩa. Một chủ nghĩa gây thảm họa cho nhân loại, mà nạn nhân Việt Nam tới giờ này còn rên xiết.

Tổng thống Obama không yêu nước Mỹ, bởi vì ông không thèm đứng nghiêm, đưa tay lên ngực chào Quốc kỳ và ông từ chối cài “American Lapel Pin” (cờ Mỹ) lên ve áo như những công chức cao cấp khác trong chính quyền Mỹ. Obama không cảm thấy tự hào đứng dưới lá cờ quốc gia mình – một biểu tượng thiêng liêng cao quý – mà nhiều chiến sĩ anh hùng đã hy sinh xương máu để ông được ngồi vào chiếc ghế Tổng thống hôm nay. Ngoài ra, cái thái độ ngồi dựa ngửa vào lưng ghế bành và gác hai chân lên bàn trong những cuộc họp với các Bộ trưởng, Tướng lãnh ở Tòa Bạch Ốc, chứng tỏ Obama coi khinh những kẻ phục vụ quyền lợi và lý tưởng tự do của Mỹ.

Là Tổng thống Da Đen, ông Obama không làm cho đời sống vật chất của người Da Đen khả quan hơn, giáo dục của người Da Đen nâng cấp hơn. Trái lại, tội phạm gia tăng hơn trong Cộng đồng Da Đen. Ông tạo ra tình trạng thù ghét Cảnh sát và cổ súy khẩu hiệu: “Black Life Matters”. Obama chỉ lợi dụng người Da Đen cho chủ trương phân hóa xã hội của mình, giống như cộng sản lợi dụng nông dân đấu tranh giai cấp để chia rẽ nòi giống Việt. Chưa có thời nào ở Mỹ lại có những phần tử nhân danh công bằng xã hội để phục kích (ambush) cảnh sát. Những trí thức trong đảng Dân chủ không nhìn thấy âm mưu của Obama làm tác hại tương lai Mỹ, giống như trí thức Việt Nam tôn thờ Hồ Chí Minh.

Trưởng khối đa số – Nghị sĩ Harry Reid ở Thượng Viện và Chủ tịch Hạ viện Dân biểu Nancy Polosi chỉ thị đảng viên Dân chủ của mình sử dụng lá phiếu giống như gia nô (tôi tớ), chỉ biết vâng vâng, dạ dạ theo Obama; chứ không thèm quan tâm đến những dự luật mà Obama đưa ra là có hại cho nền kinh tế, an ninh, quốc phòng. Khi mất cái thế đa số ở Thượng và Hạ viện, Obama là Tổng thống ký nhiều Lệnh Hành pháp (Executive Order) hơn các Tổng thống tiền nhiệm để qua mặt Lập Pháp. Nếu phía đối lập công kích, phe Dân chủ Obama liền quy cho đối thủ của họ là kỳ thị chủng tộc (Racist), y hệt cộng sản chụp mũ bất cứ ai chống lại chúng là Việt Gian. Vốn mang mặc cảm kỳ thị Da Đen từ thời cha ông, những người Da Trắng không dám phản ứng, vì sợ bị gán cho chữ “Racist”.

Tôi đề nghị các anh chị tìm đọc những tác phẩm của Ronald Kessler như cuốn “First Family Detail” tường thuật những mẩu chuyện do các Mật Vụ (Secret Service) kể. Ronald Kessler là một ký giả danh tiếng và có uy tín. Sách của ông thuộc hạng “best-seller” và ông từng đoạt giải thưởng báo chí.

Đây là trích đoạn nói về bà Hillary: “She is another phony. Her personality would change the instant cameras were near. She hated, with open disdain the military and Secret Service. She was another who felt people were there to serve her.
Và đây là trích đoạn nói về vợ chồng Obama: Clinton  all over again - hates the military and looks down on the Secret Service. He is egotistical and cunning. He looks you in the eye and appears to agree with you but turns around and does the opposite. He has temper tantrums.She is a complete bitch who basically hates anybody who is not black, hates the military and looks at the Secret Service as servants
Và tiếp theo là một mẩu chuyện về Tướng McChrystal xin từ chức: When former  U.S.  Military, Commander in  Afghanistan, General McChrystal, was called into the Oval Office by Barack  Obama, he knew things weren't going to go well when the President accused him of not supporting him in his political role as President. “It's not my job to support you as a politician, Mr. President;
it's my job to support you as Commander-in-Chief,”
McChrystal replied, and he handed Obama his resignation.”

Obama và Hillary Clinton đều có chung đặc tính: Khinh ghét Quân đội và Tướng lĩnh. Có lẽ các anh chị đều biết rõ điều đó, nhưng vì kỷ luật Quân đội nên không tiện nói ra? Thông thường, các vị Tổng thống sắp mãn nhiệm kỳ giữ vị thế trung lập để cho các đảng viên trong đảng của mình tranh chức đại diện đảng ra tranh chức Tổng thống với đảng đối lập. Riêng Obama đã chuẩn bị bà Hillary Clinton làm con “gà độ” của mình từ bảy năm trước để tiếp tục thực hiện di sản (legacy) của mình. Dưới đây là nhận xét và suy luận của tôi:
Barack Obama được hướng dẫn bởi những người thầy cộng sản, nên ông hành động rập khuôn theo phương châm cộng sản: “Cứu Cánh Biện Minh Phương Tiện”. Obama hiểu rất rõ hai vợ chồng Clinton cực kỳ say mê quyền lực, nên cả hai sẽ không từ chối làm bất cứ điều gì để đạt mục đích.

 Do đó, chưa biết chừng, Obama đã xúi Hillary sử dụng “Private Server” để làm những chuyện khuất tất, (như mua quan bán chức) nhằm qua mặt cơ quan An Ninh. Nếu không nhờ có WikiLeaks, chúng ta không thể biết Obama từng liên lạc 18 emails với  Hillary qua Server đó. Thế là Hillary bị vào tròng “blackmail” của ông Obama, giống như luật sư Nguyễn Hữu Thọ chẳng phải là cộng sản mà bị cộng sản blackmail, đành theo cộng sản để nhận chức Chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, phản dân hại nước. Là nạn nhân của cộng sản, người tị nạn chúng ta không thể không đặt nghi vấn về âm mưu của Obama.

Hoa Kỳ giống như Việt Nam trong thời kỳ Quốc Cộng, đang đối mặt với cuộc chiến tranh giữa Bảo Thủ (Conservative) và Phóng Túng (liberal) mà phe Phóng Túng có rất nhiều phần trăm đoạt thắng lợi trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, bởi vì Hillary được tài phiệt gốc Do Thái tả khuynh như George Soros, Mark Cuba, được chủ báo gốc Do Thái tả khuynh như các đại nhật báo Washington Post, New York Times, Los Angles Times, tài tử Hollywood và 10 Đại học danh tiếng ủng hộ (endorse) thì chắc chắn “thắng lợi sẽ về ta”, như cộng sản thường rêu rao.

Các anh chị Sĩ Quan gốc Việt trong Quân Lực Hoa Kỳ thân mến,
Tôi nhận thấy trường hợp ông Donald J. Trump ra tranh cử rất giống trường hợp ông Ngô Đình Diệm:
Ông Ngô Đình Diệm đã nguyện đi tu, nhưng do Hoàng Đế Bảo Đại kêu gọi lòng yêu nước và trách nhiệm với xứ sở, nên ông đành phải nhận lời yêu cầu của vua Bảo Đại.
Ông Donald J. Trump, một tỉ phú giàu sang tột đỉnh, vợ đẹp con khôn, mà vì nhìn thấy Đất Nước bị bọn Liberals (khuynh tả) gây chia rẽ, làm lụn bại nền kinh tế quốc gia, nên đành dấn thân vào cuộc đua tranh đầy gió tanh mưa máu. Nếu ông Trump cứ thản nhiên hưởng thụ sự xa hoa của mình, thì thanh danh của ông không bị bôi bẩn một cách đê tiện của đối phương.

Ông Ngô Đình Diệm nhận lãnh chức Thủ tướng mà quân đội và tài chánh còn nằm trong tay bọn Thực dân Pháp. Tay sai Thực dân như Bảy Viễn, Ba Cụt, Nguyễn văn Hinh, Trần Đình Lan, Vương văn Đông quấy phá (đảo chánh năm 1960) đã đành, mà còn bị những đảng phái Quốc Gia Chống Cộng như Quốc Dân đảng, Đại Việt và tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo âm mưu lật đổ.

Ông Donald J. Trump bị băng nhóm Obama – Clinton bằng mọi cách, bằng mọi phương tiện, quyết tâm bôi nhọ, chê bai không đủ khả năng lãnh đạo đã đành, mà còn bị trong Đảng tẩy chay, phá hoại. Là gương mặt quần chúng suốt 30 năm, Trump chưa từng bị ai vu cho cái tội kỳ thị chủng tộc, chống nữ quyền; Nay ra tranh cử thì bị bọn liberals và truyền thông khuynh tả chụp cho đủ thứ tội vào đầu.

Ông Ngô Đình Diệm đã mang lại ổn định, xây dựng Miền Nam từ điêu tàn, đổ nát sau chiến tranh thành một Quốc gia trù phú, thịnh vượng, tự do, được nhiều nước trên thế giới nhìn nhận. Đã có thời kỳ ông Ngô Đình Diệm được thế giới ví như Jawahalal Nehru, vị Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Sự thành công của ông Ngô Đình Diệm được xem là phép lạ. Người phàm không thể làm được. Thế mà quân Việt Cộng và tay sai chụp cho các thứ tội, nào là độc tài, tay sai Đế quốc, gian dâm với bà Nhu…!

Ông Donald J. Trump, người chưa từng bước chân vào trường tranh đấu chính trị, đã chiến thắng mười bảy lãnh tụ tên tuổi trong đảng có thành tích. Rồi ông Trump lại chiến thắng một đối thủ có ưu thế tiền bạc,  được chính quyền đương nhiệm, tài phiệt, trí thức tả khuynh, phụ nữ, Da Đen, Latino ủng hộ. Tôi đánh giá kỳ tích của ông Trump trong cuộc tranh cử vừa qua là cũng nhờ phép lạ từ Trời.

Tôi đã mất ăn, mất ngủ, tinh thần căng thẳng nhiều tháng trời theo dõi cuộc chạy đua của hai ứng cử viên Cộng Hòa và Dân Chủ. Nếu Hillary Clinton, vì bàn tay trót nhúng chàm đầy tội lỗi, đành trở thành một thứ tay chân bộ hạ của Obama mà thắng cử, thì nước Mỹ sẽ tiếp tục đường lối phân hóa chủng tộc của Obama. Như thế nước Mỹ sẽ không còn ở vai trò lãnh đạo thế giới. Và khi nước Mỹ đánh mất vai trò lãnh đạo thế giới của mình là khi thảm họa thế giới xảy ra.

“HÒA BÌNH QUA SỨC MẠNH” Peace Thru Strengh là một chủ trương đúng. Bằng cớ là Tổng thống Jimmy Carter chủ trương đường lối mềm mỏng thì Iran mới dám bắt nhốt nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ làm con tin. Nhưng khi Ronald Reagan vừa đắc cử thì Iran vội vàng thả con tin ra ngay. Obama vừa lên ngôi Tổng thống, vội vàng đến các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông cúi rạp mình xin lỗi các Quốc Vương Ả Rập. Nên chú nhóc Kim Jong Un của Bắc Hàn mới dám thách thức chiến tranh nguyên tử với Mỹ; Việt Cộng buộc Obama đến Hà Nội vào ban đêm và chẳng tiếp đón theo nghi thức ngoại giao xứng đáng dành cho Tổng thống như đón Tập Cận Bình bằng 21 phát súng đại bác; Bắc Kinh không thèm đẩy thang đến máy bay Air Force I, Obama đành bấm bụng dùng cầu thang cơ hữu để xuống từ đuôi máy bay. 

Trong khi các lãnh đạo thế giới đến họp G-20 được Trung Cộng tiếp đón đúng nghi lễ thì đủ biết thế giới coi khinh Obama đến mức nào. Tinh thần “hữu nghị” của Obama đối với Hồi giáo và Cộng sản, khiến cho nhân dân Mỹ có lòng tự trọng, tự ái rất bất mãn. Nhân dân Việt Nam hớn hở chào đón Obama, không phải vì cá nhân Obama. Họ chào đón người đại diện Nước Mỹ, vì họ tin tưởng rằng chỉ có Nước Mỹ mới có thể cứu họ ra khỏi nạn Hán hóa của Trung Cộng.

Ca dao ta có câu: “Dù ai nói ngả nói nghiêng; Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Khi cái kiềng mất một chân, tất nhiên cái nồi trên kiềng sẽ đổ. Chân con vạc gầy, cao lêu nghêu mà đứng vững cũng nhờ chân nó có ba ngón bám chặt vào đất để giữ thăng bằng. Cũng vậy, thế giới được bình ổn, thăng bằng hay chăng thì phải có ba cường quốc giữ vị thế quân bình giống như cái kiềng ba chân hay giống như ba ngón của chân con vạc. Ba cường quốc hiện nay là Hoa Kỳ, Nga và Trung Cộng.

Như trong thư trước tôi viết gửi các anh chị, nay xin lặp lại. Nếu Tổng thống Vladimir Putin của Nga có nhúng tay vào sự thắng lợi của Donald Trump, thì tôi cho rằng Putin là một lãnh tụ có cái nhìn xa trông rộng (viễn kiến). Chẳng phải Putin yêu quý gì Hoa Kỳ, nhưng Putin nhận thấy Obama đẩy nước Mỹ tiến nhanh, tiến mạnh lên Xã Hội Chủ Nghĩa thì sớm muộn gì Hoa Kỳ cũng sẽ sụp đổ như Liên Xô. Và Putin ý thức rằng Nga không thể giành địa vị cường quốc số 1 với Trung Cộng, vì kinh tế Nga (ở hạng 16 thế giới) không giàu bằng Trung Cộng, dân số không đông bằng Trung Cộng. Cho nên, Putin thà để cho Hoa Kỳ giữ địa vị cường quốc số 1, còn hơn là Trung Cộng, một quốc gia vừa thoát nạn nghèo khó lạc hậu do anh nông dân nhà quê Mao Trạch Đông lãnh đạo, vừa mới giàu lên một tí, liền có thái độ hống hách và thể hiện tham vọng bành trướng Đại Hán giống thời Trung cổ. Nếu Trung Cộng thống trị thế giới, hơn một tỉ tư dân Tàu sẽ ngang nhiên vượt Hắc Long Giang (biên giới giữa Nga và Trung Công) sang cắm dùi mà Nga đành bó tay.

Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ là vô địch, chẳng có kẻ thù nào có thể đánh bại như lời hùng hổ răn đe của Tướng Mark Milley, Tham Mưu trưởng Lục quân Mỹ. Nhưng sự phân hóa chủng tộc với chủ trương “Black Life Matters”, “War Against Police” và Truyền thông Liberal, Đại học Liberal theo đuổi xu hướng xã hội thì sớm muộn gì nước Mỹ cũng tự động sụp đổ! Nói tóm lại, nếu Hoa Kỳ rơi vào tay Hillary Clinton bù nhìn của Obama ắt Hoa Kỳ mất vị trí lãnh đạo hoàn cầu. Lúc đó, hoặc Quân Đội làm cuộc đảo chánh lật đổ bọn khuynh tả; hoặc chiến tranh thế giới thứ III chắc chắn sẽ xảy ra.

Tuy phe Dân Chủ đã thất bại từ Hành Pháp đến Lập Pháp, nhưng họ vẫn ngoan cố, không chịu nhìn nhận đường lối khuynh tả của họ không được đa số nhân dân Mỹ đồng tình. Khi thì họ đổ lỗi cho Nga nhúng tay vào nội tình chính trị Mỹ; khi thì họ trách Giám đốc FBI Comey đòi mở lại hồ sơ điều tra Hillary vào phút chót; khi thì nghi ngờ computer đếm phiếu không chính xác. Rõ ràng cái đảng Dân chủ chỉ là một tập đoàn mè nheo, cào đầu ăn vạ giống như đứa con nít. 

Sau khi Hillary Clinton gọi điện thoại chúc mừng, Donald Trump đã đọc một bài diễn văn với tinh thần hòa giải hòa hợp rất được dư luận đồng ý tán thưởng. Khi gặp Obama ở Tòa Bạch Ốc, Trump không đòi hủy bỏ toàn bộ Obamacare như hồi tranh cử, mà còn muốn giữ vài điều khoản như cha mẹ có thể bảo hiểm sức khỏe cho con đến 26 tuổi và cấm các hãng bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm cho người mua có tiền sử bệnh hoạn.


 Trong tiến trình chọn người để thành lập Nội Các, Trump tỏ ra đoàn kết với kẻ đã cạn tàu ráo máng chỉ trích mình. Trump niềm nở tiếp đón Mitt Romney tham gia chính phủ, mời bà Thống đốc Tiểu bang South Carolina – Nikki Haley – một phụ nữ gốc Ấn Độ làm Đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc, chứng tỏ Trump rất chính trị; chứ không phải là loại con buôn ngu dốt như phe Dân chủ chê bai. Trump trước tiên cử người vào các vị trí: Tham Mưu trưởng Tòa Bạch Ốc (White House Chief Staff), Cố vấn An Ninh Quốc gia (NSA), Trung Ương Tình Báo (CIA), Bộ trưởng Tư Pháp (lãnh đạo FBI) chứng tỏ cho chúng ta hiểu rằng ông coi nền An Ninh Quốc Gia là ưu tiên hàng đầu. Trump tuyên bố hàng năm chỉ lãnh lương 1 dollar danh dự; chứ không nhận 400 ngàn đồng thuế của dân. Và Trump giảm thiểu thời gian nghỉ hè để dành thì giờ làm việc nước. Thiện chí đó đủ cho ta thấy Trump thật tình yêu nước, muốn cống hiến đời mình để chống lại sự suy trầm do Obama đem lại. Trump quyết tâm làm sạch hệ thống tham nhũng do các “lobbyists” hối lộ quan chức chính quyền.

Trái lại, trong cuộc tiếp đón ông Trump ở Tòa Bạch Ốc, Obama cam kết sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của mình để Donald Trump lãnh đạo nước Mỹ thành công, bởi vì sự thành công của Trump là sự thành công của nhân dân Hoa Kỳ. Sau cuộc bầu cử có kết quả, các cuộc biểu tình chống phá Trump xảy ra trên các thành phố lớn một cách dữ dội, như tại các Tiểu bang New York, Chicago, Porland … Biểu tình chống Trump không phải là biểu tình phản đối ôn hòa (Protest), mà là biểu tình tạo loạn (Riot), đập phá để cướp bóc. Theo điều tra của Cảnh Sát, người biểu được tỉ phú George Soros trả tiền và phần đông những người biểu tình không đi bầu. Thế mà Obama không hề có một lời kêu gọi người biểu tình đừng bạo loạn, Cho nên Obama chỉ là một Ngụy Quân Tử giống như cộng sản, nói một đường làm một nẻo, mỵ dân, nhưng hành động thì tồi bại.

Trong chuyến du hành ngoại quốc cuối nhiệm kỳ, Obama chê bai Trump ở Hy Lạp; đứng bên cạnh bà Thủ tướng Đức, Obama tuyên bố sẽ im lặng, không yêu cầu người biểu tình Mỹ gây bạo động trở về nhà. Sang Peru, Obama hăm dọa sẽ lên tiếng chống lại sự kỳ thị của Trump, giống như một nhà hoạt động (activist) dân quyền; chứ không phải là một Tổng thống về hưu như George W. Bush.

Đảng Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Obama không còn là đảng Dân chủ của Franklin D. Roosevelt với New Deal, của John F. Kennedy với câu nói bất hủ: “Hãy tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ Quốc, đừng đòi hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho mình”. Cái đảng Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Obama người không kính trọng lá cờ Mỹ mới có chiêu bài “Black Life Matters”, nạn phục kích giết Cảnh Sát, nạn tài tử Hollywood bội phản đòi bỏ nước Mỹ ra đi nếu Trump đắc cử. Đảng Dân chủ đang rơi vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo vì đã dành hết công suất để ủng hộ Hillary, mà vẫn thất cử. Do vi phạm nhiều tội như nói láo, không giữ bí mật quốc gia được Obama bày mưu tính kế, nên Hillary đã thảm bại một cách đau đớn. Đảng Dân chủ không nhận ra mình bị Obama kéo theo con đường “Xã Hội Chủ Nghĩa” khiến 70% dân chúng đánh giá chệch hướng (wrong track); lại tồn tại những phần tử Harry Reid, Nancy Pelosi, Chuck Schumer … vẫn tiếp tục sử dụng lá bài kỳ thị chủng tộc (Racist) để chia rẽ xã hội.

Mặc dầu Donald Trump tỏ ra hòa hoãn để đoàn kết, như tuyên bố không chủ tâm truy tố Hillary, dù khi tranh cử đã hô hào “Lock Her Up”. Thế mà khi Trump chọn một nhân vật vào chức vụ gì đó thì phía đảng Dân chủ la lối ầm ỉ: “White Male Supremacy”, mặc dầu cái anh đàn ông to mồm đó cũng là Da Trắng, giống như những ông trí thức Việt Nam con nhà giàu ủng hộ Hồ Chí Minh chủ trương vô sản!

Là người Việt Nam, tôi luôn luôn ghi nhớ lời dạy của Tổ tiên: “Đoàn kết thì Sống; Chia rẽ thì Chết”.  Là quân nhân bị mất nước vào tay cộng sản, tôi suy nghĩ rằng người trí thức thì phải có viễn kiến để  thấy trước tương lai mà hướng dẫn dân tộc vào đường ngay nẻo chính. Hồ Chí Minh chẳng phải là kẻ tài ba xuất chúng, nhưng tại trí thức Việt Nam mê sảng, hoang tưởng mà cúi mình phục vụ cho một kẻ tàn ác vô ơn (giết bà Nguyễn thị Năm và biết bao ân nhân trong kháng chiến), nên đưa đến mất nước.

Tổng thống Abraham Lincoln, lãnh đạo đảng Cộng Hòa, có công giải phóng người Da Đen ra khỏi cuộc đời nô lệ; chứ không phải đảng Dân Chủ. Tổng thống đảng Dân chủ Harry Truman, Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Byrd là đều thành viên của nhóm Klu Kluk Klan (KKK). Có người công dân Hoa Kỳ nào biết điều đó không?  

Ngày nay đảng Dân Chủ chỉ lợi dụng người Da Đen trong mỗi kỳ bầu cử để hốt phiếu, hào phóng chính sách Welfare khiến người Da Đen mất khả năng tự lập. Theo thống kê, dưới sự lãnh đạo của ông Barack Hussein Obama,  người Da Đen càng ngày càng nghèo hơn, thất học nhiều hơn, tội phạm nhiều hơn. Chỉ có hạng to mồm như Al Sharpton là giàu có. Đó là một chủ trương thâm hiểm làm mất tiềm năng đóng góp cho Đât Nước Hoa Kỳ trở nên giàu mạnh. Hễ ai bày tỏ lòng yêu nước đều bị đảng Dân chủ chụp cho cái mũ kỳ thị chủng tộc. Thậm chí khẩu hiệu “Make American Great Again” của Donald Trump cũng bị Bill Clinton phê bình Trump có âm mưu thể hiện Chủ Nghĩa Dân Tộc! Chủ trương của Donald Trump về biên giới phía Nam chẳng khác gì những điều mà Bill Clinton đọc trong bài diễn văn  trước lưỡng viện Quốc Hội năm 1995, thì nay Bill Clinton gán cho Donald Trump chủ trương kỳ thị chủng tộc. Luận điệu của Clinton sao giống cái mồm điêu ngoa Việt Cộng thế?!

Nước Mỹ cần có những người lãnh đạo can đảm, thẳng thắn như bà Thủ tướng Úc Châu, Julia Gillard, dám dõng dạc nói với người Islam đại ý rằng: “Đất Nước này được dựng lên bởi người Christian. Chúng tôi chấp nhận đơn xin của các bạn đến Đất Nươc này thì các bạn phải tuân thủ luật lệ Đất Nước này. Các bạn không thể đem luật Hồi giáo (Sheria Law) buộc chúng tôi phải thi hành. Nếu các bạn không hài lòng, chúng tôi không ngăn cản các bạn ra đi”.

Đã có trường hợp viên Thiếu tá Hồi giáo gốc Trung Đông – tên Nidal Hasan – xả súng giết chết 13 quân nhân tại căn cứ Fort Hood và nhiều trường hợp giết người tương tự xảy ra, nhưng Obama và bà Hillary chủ trương cho nhập cư hàng chục ngàn người Hồi giáo mà không thể sưu tra lý lịch. Hillary cũng có chủ trương cho nhập cư ào ạt người Hồi giáo như Obama, nên tôi rất lo lắng nếu anh chị chỉ huy một đơn vị có người Hồi giáo quá khích nằm vùng. Vì thế, cử tri nào bỏ phiếu bầu cho bà Hillary là không biết sự tích Trojan Horse (con Ngựa gỗ thành Troie) ở Hy Lạp xảy ra năm 670 trước Thiên Chúa hoặc không nhớ Miền Nam mất vào tay cộng sản vì bọn nằm vùng phản phúc.

Do đó, về nội trị Donald Trump phải triệt để sưu tra lý lịch người nhập cư để quân khủng bố không thể trà trộn, phải giáo dục quần chúng cảnh giác âm mưu kỳ thị chủng tộc với chiêu bài “Black Life Matters” do đảng Dân chủ xúi giục; áp dụng pháp luật một cách công bằng và minh bạch để không một ai được ngồi xổm trên pháp luật, khiến cho người dân tự động xếp mình vào kỷ cương, nâng đỡ người nhập cư hợp pháp học tập nếp sống dân chủ và yêu nước Mỹ. Về đối ngoại, Mỹ phải xem Nga là đồng minh chiến lược để ngăn “Họa Da Vàng” của Tàu mà Napoléon Bonarparte đã cảnh báo từ thế kỷ 18 và để tiêu diệt ISIS, vì Nga cũng bị bọn Hồi giáo quá khích (Radical Islam) coi như kẻ thù nguy hiểm cần tiêu diệt.

Miền Nam Việt Nam quá nhân đạo, thiếu quyết tâm tiêu diệt cộng sản nên đã bị bọn lãnh đạo độc tài man rợ, khát máu  của Miền Bắc xâm chiếm, như nhà văn Dương Thu Hương nhận định khi lần đầu bước chân vào nhà sách ở Miền Nam. Nếu người yêu nước Mỹ không cương quyết chận đứng chiêu bài “Black Life Matters” kỳ thị chủng tộc của phe cánh Liberals thì Nước Mỹ sẽ có thể rơi vào hoàn cảnh giống như Miền Nam Việt Nam. Bởi vì bọn Tầu Cộng, bọn chiến binh Hồi giáo quá khích vẫn không ngừng nuôi tham vọng tiêu diệt nền văn minh Hoa Kỳ.

Donald Trump dù nói lên được nỗi tức giận của dân Mỹ đối với âm mưu của Obama dẫn nước Mỹ  vào con đường “Xã Hội Chủ Nghĩa” như các nước Bắc Âu, mà nếu không nhờ có WikiLeaks tiết lộ những bí mật của đảng Dân chủ và của bà Hillary thì Trump sẽ không thể nào đoạt được thắng cử vẻ vang như vừa qua. Sở dĩ chính trị các nước Âu Châu theo đường hướng xã hội phóng túng (Liberal Society) được là nhờ sức mạnh quân sự Hoa Kỳ (khối NATO). Vậy có thể khẳng định rằng bao lâu sức mạnh Mỹ không còn, thì hoặc thế giới sẽ bị thống trị bởi Tầu Cộng hoặc bởi quân Hồi Giáo Cực Đoan.

Lời Thiên Chúa dạy: “Sự Thực Giải Phóng Con Người”. Nhân Mùa Tạ Ơn, tôi viết bài này để tạ ơn Trời Đất đã sắp đặt cho anh chàng người Úc châu tên là Julian Assange – Chủ bút tờ báo WikiLeaks – tiết lộ những âm mưu đen tối, tham nhũng của đảng Dân Chủ để giúp một thương gia chưa từng hoạt động chính trị – Donald Trump – đoạt chức Tổng thống để thanh lọc cái định chế (establisment) thối nát của cả hai đảng. Donald J. Trump là nhà đại cách mạng sẽ làm thay đội Hoa Kỳ và Thế giới. Thiết nghĩ Donald Trump nên đặc biệt ân xá cho ông Julian Assange đã tiếp tay cho mình thành công bước đầu.

Trong Mùa Lễ Tạ Ơn có lẽ một số anh chị em Sĩ quan gốc Việt trong Quân lực Hoa Kỳ phải ra tiền tuyến, không được sum họp gia đình, tôi xin gửi lời cám ơn sự hy sinh gian khó của quý anh chị đã thay mặt chúng tôi đền ơn nước Mỹ. Một ngày kia các anh chị sẽ có dịp lãnh đạo nước Mỹ.

Bằng Phong Đặng văn Âu Email Address: bangphong033@gmail.com ; Tel: 714 – 276 – 5600   

__._,_.___

Posted by: "Vie^.t Si~" 

Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu: kẻ khôn làm đầy tớ thằng ngu hai lần !

$
0
0

Image result for Sau cuộc trưng cầu dân ý 1955


Sau cuộc trưng cầu dân ý 1955  , toàn thể quốc hội khi nhóm họp để công bố hiến pháp VNCH ngày 26-10- 1956 , tất cả thành viên  QH  đều bỏ phiếu tín nhiệm Ông Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống .




Nhân dp tưởng nim ngày 01 tháng 11  :


Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu:  kẻ khôn làm đầy tớ thằng ngu hai lần !

Phạm Quang Trình


Khi Mỹ âm mưu lật đổ TT Ngô Đình Diệm  và nền Đệ Nhất Cộng Hòa bằng việc mua chuộc một số tướng lãnh đóng vai trò chủ chốt thì mặt khác, Mỹ cũng liên hệ và mua chuộc những nhân vật dân sự bằng những hứa hẹn quyền lợi và chức tước. Những nhận vật đó gồm: Ông bà Đại sứ Trần Văn Chương ở Hoa Kỳ, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Phủ Tống Thống Nguyễn Đình Thuần, Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống Võ Văn Hải và đặc biệt là Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu... Người viết muốn nhấn mạnh đến nhân vật Vũ Văn Mẫu ở đây.
      
Image

Giáo sư Vũ Văn Mẫu có bằng Thạc sĩ Tư Pháp, được chính phủ Ngô Đình Diệm cho làm Khoa Trưởng Trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, sau cất nhắc lên làm Bộ Trưởng Ngoại Giao từ 1955 đến 1963.



Trên cương vị Bộ Trưởng Ngoại Giao, nhờ nội bộ ổn định và nhất là bằng vào uy tín của chính quyền  Đệ Nhất Cộng Hòa và cá nhân TT Ngô Đình Diệm, Giáo sư Vũ Văn Mẫu nghiễm nhiên trở thành một trong những khuôn mặt sáng giá của chế độ. Trong thời gian làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Giáo sư Vũ Văn Mẫu vẫn được tiếp tục giảng dạy tại Đại Học Luật Khoa các lớp ban Cử Nhân và ban Cao Học. Đặc biệt, các sách giáo khoa (Cours) do Giáo sư biên soạn như Dân Luật Khái Luận, Dân Luật Lược Khảo, vân vân đã được các sinh viên đón mua cách nồng nhiệt, và đó cũng là món huê lợi không phải là nhỏ. Chức vụ, quyền hành và lợi lộc tưởng chưa mấy nhân vật nào được ưu đãi hơn. Theo Giáo sư Vũ Quốc Thúc, TT Ngô Đình Diệm tỏ ra rất nể trọng GS Vũ Văn Mẫu và GS Vũ Quốc Thúc. Cả hai ông đều được TT Ngô Đình Diệm trân trọng kêu bằng “Ngài”. Vậy mà sau khi được Mỹ móc nối và hứa hẹn, GS. Vũ Văn Mẫu đã trở mặt, quay đúng 180 độ ngay sau biến cố Phật Giáo cũng do CIA Mỹ đạo diễn, cạo đầu, xin từ chức và xin đi hành hương Ấn Độ. Việc làm của GS Vũ Văn Mẫu dĩ nhiên như đổ thêm dầu vào lửa sau vụ “bị thiêu sống” của TT Thích Quảng Đức làm cho tình hình bang giao Việt - Mỹ đang căng thẳng, trở nên gay cấn hơn, tạo thêm lý do để Mỹ xúi giục bọn tướng lãnh phản bội chuẩn bị ra tay.



            
Image


Tưởng rằng sau đảo chánh 1-11 thành công, GS. Vũ Văn Mẫu sẽ nắm vai trò quan trọng như chức vụ Thủ Tướng, nào ngờ được bố thí cho chức Đại Sứ tại Anh Quốc. Nhưng chưa đầy 4 tháng thì cuộc Chỉnh Lý của Nguyễn Khánh xầy ra khiến Giáo sư mất luôn chức Đại sứ để trở về Trương Luật dạy học kiếm ăn.

GS Vũ Văn Mẫu xuống tóc “tranh đấu cho Hoà Bình, Dân Chủ, Tự Do”.

Sau một thời gian thậm thụt đi theo phe Phật Giáo Ấn Quang không ăn cái giải vì đám sư này quyết liệt tẩy chay mọi hoạt động của Chính quyền VNCH thì sự nghiệp chính trị của GS Vũ Văn Mẫu kể như kết thúc. Nhưng đột nhiên, đám sư sãi Phật Giáo Ấn Quang nghĩ lại nếu cứ tiếp tục tẩy chay chính quyền thì tự cô lập mình và phe Phật Giáo Việt Nam Quốc Tự của TT Thích Tâm Châu được chính quyền công nhận sẽ thắng thế. Phật Giáo Ân Quang liền tung ra Liên Danh Hoa Sen ứng cử vào Thượng Nghị Viên 1973 do GS. Vũ Văn Mẫu đứng Thụ Uỷ cùng một số nhân vật như Bác sĩ Nguyễn Duy Tài, Tôn Thất Niệm, Tôn Ắi Liêng, Trần Quang Thuận, vân vân đồng thời ủng hộ Dương Văn Minh ra tranh cử Tổng Thống. Nhưng khi thắng cử vào Thượng Nghị Viện rồi, Liên danh Hoa Sen cũng vẫn chỉ là thiểu số không nắm được một chức vị nào cả. Đã vậy, Nghị sĩ Nguyễn Duy Tài trong Liên danh Hoa Sen lại trở cờ chạy theo phe thân chính quyền, được chức Chủ Tịch Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện.  Suối gần 2 năm trời ở Thượng Viện, Liên danh Hoa sen và NS Vũ Văn Mẫu chẳng làm nên trò trống gì. Qua năm 1975, tình hình mỗi ngày thêm biến đổi, ông được phe Ấn Quang cử làm Chủ Tịch Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc mà Văn phòng đặt tại Khối Dân Tộc Xã Hội Hạ Nghị Viện. Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu theo chỉ đạo của Ấn Quang đang nhắm đóng vai trò đại diện “Thành thành phần thứ ba” trong Chính Phủ ba thành phần. Nhưng vì thiển cận không nhìn xa trông rộng, không thấy được nước cờ Hoa Kỳ và đối phương đang đi nên cuối cùng trở thành công cụ hốt rác cho Mỹ. Ngày 28-04-1975, vừa mới nhậm chức, thì cùng với Dương Văn Minh, ông nhân danh là Thủ Tướng Chính Phủ tuyên bố: “Yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ” không phải để có “Chính Phủ Hòa Hợp Hòa Giải” mà là đầu hàng cách nhục nhã Cộng Sản ngày 30-04-1975.

Nhiều nhân vật cho biết, vào những giờ phút cuối, khi Dương Văn Minh bị áp lực của Việt Cộng sắp sửa tuyên bố đầu hàng, “Thủ Tướng một ngày” Vũ Văn Mẫu đã tỏ ra hoảng sợ cũng muốn tìm đường chạy trốn nhưng quá muộn, đành phải cúi đầu theo Dương Văn Minh vào Dinh Độc Lập đón tiếp bọn ăn cướp!  Bị kẹt lại Việt Nam, Vũ Văn Mẫu cũng như Dương Văn Minh, nhờ “công lao hãn mã đầu hàng vô điều kiện” nên Cộng Sản tha cho khỏi phải đi “học tập cải tạo” trong các trại tù như bao Quân Dân Cán Chính VNCH khác, mà chỉ bị học tập tại chỗ.  Mấy năm sau, khi tìmh hình ổn định, Việt Cộng cho ông qua Pháp định cư.

Năm 1988, ông viết Hồi Ký “Sáu Tháng Pháp Nạn của Minh Không Vũ Văn Mẫu” để kể tội chế độ Ngô Đình Diệm, một chế độ đã đối xử rất tử tế với ông: cử làm Bộ Trưởng Ngoại Giao suốt từ 1955 dến 1963, một Bộ Trưởng ở lâu nhất trong chức vụ.

Đọc bài giới thiệu Hồi Ký “Sáu Tháng Pháp Nạn” của GS. Vũ Văn Mẫu do Giao Điểm xuất bản năm 2003 trên Internet, người ta thấy ông chê bôi, chỉ trích chế độ Ngô Đình Diệm và các nhân vật trong gia đình Tổng Thống Diệm một cách gay gắt không tiếc lời. Chưa hết, ông tấn công Dụ Số 10 do Bảo Đại đưa ra nhưng lại đổ tội cho TT Ngô Đình Diệm là “thủ phạm vì nó mà gây nên Pháp nạn.

Người viết tự hỏi: Giáo Sư Vũ Văn Mẫu, một nhân vật chính trị lớn, một nhà ngoại giao có tầm vóc, một Luật gia nổi tiếng, một Kẻ Sĩ thời đại tại sao lại có hành động như vậy?  Đáng lý ra với tư cách là một Luật gia nổi tiếng, một nhân vật lớn của chế độ (Bộ Trưởng Ngoại giao), một tín đồ Phật Giáo thuận thành với “Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi”, một kẻ sĩ thời đại “Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ  bất năng khuất”, đã được chế độ ưu đãi trân trọng, thì nếu có những gì sai trái xẩy ra, phải có bổn phận lên tiếng can ngăn, cảnh giác, trình bày điều hơn lẽ thiệt để sửa đổi và để cứu nguy chết độ, chớ sao lại bỏ ngang chơi trò “cạo đầu”, đổ thêm dầu vào lửa, đâm sau lưng Lãnh Tụ? Là một nhân vật được Tổng Thống rất nể trọng, tại sao ông không có can đảm đặt thẳng vấn đề với Tổng Thống khi họp Hội Đồng Nội Các hay lúc gặp gỡ riêng liên hệ đến lãnh vực ngoại giao? Vậy mà ông ngậm tăm, không làm gì cả ! Có phải vì ông cũng là thứ người hèn nhát, chỉ biết gọi dạ bảo vâng? Nếu quả tình GS Vũ Văn Mẫu xứng đáng với những danh xưng đó, thì những ai chịu suy nghĩ cũng khó mà tìm được lời giải đáp. Vì cho đến giờ phút này, vẫn chưa có ai chứng mình được rằng Dụ Số 10 đã gây thiệt hại những gì cho Phật Giáo, ngoại trừ luận điệu xuyên tạc chế độ Ngô Đình Diệm là “gia đình trị” và “kỳ thị tôn giáo”. Nói cho cùng, Dụ số 10 chỉ là cái cớ để mấy nhà sư tranh đấu lợi dụng nhằm gây bất mãn cho mục tiêu lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Còn trên thực tế, vì nhu cầu tổ chức của chính phủ Quốc Gia Việt Nam, vua Bảo Đại ban hành Dụ số 10 để cơ quan hành chánh căn cứ vào đó mà làm việc với các tổ chức đoàn thể. Trên nguyên tắc, Phật Giáo là một tổ chức thì cũng phải ghi tên, đăng ký như các đoàn thể tổ chức khác. Nhưng cũng trên thực tế là Chính quyền của TT Ngô Đình Diệm không hề áp dụng Dụ số 10 với Phật Giáo. Chẳng những thế, chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa còn tỏ ra trân trọng giúp đỡ tận tình Phật Giáo xây Chùa, cho sư tăng xuất ngoại du học, vân vân và có thể nói đó là thời Phật Giáo phát triển mạnh nhất.

Xin hỏi lại mấy ông sư tranh đấu: Ai cho tiền xây Chùa Xá Lợi? Ai cho đất để xây Chùa Vĩnh Nghiêm? Ai cho các vị sư nổi tiếng như Thích Quang Liên, Thích Thiên Ân, Thích Nhất Hạnh, vân vân du học ngoại quốc? Có phải là chính Phủ Ngô Đình Diệm hay ai khác?  Hỏi tức là trả lời. Vậy mà chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ vì Chủ quyền Quốc gia, chống đối lại việc Mỹ muốn đưa quân vào Việt Nam đã bị hàm oan và trở thành nạn nhân?

Luận điệu nói rằng chính phủ Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo cũng sai. Tầm cỡ như TT Ngô Đình Diệm hay ông Cô vấn Ngô Đình Nhu đâu có ngu xuẩn hay dại dột làm những điều tệ hại như thế. Còn đối với Giáo Hội Công Giáo thì vì chưa được Tòa Thánh Vatican coi là trưởng thành, nên vẫn còn nằm dưới sự quản trị của Hội Thừa Sai Paris tức là MEP (Mission Étrangère de Paris) chớ chẳng phải ưu đãi gì. Vậy mà mấy ông đã “vọng ngữ” tức là nói láo rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, thật không thể tưởng tượng được mồm ép của mấy ông “sư hổ mang”! Các ông đả kích Chính quyền Ngô Đình Diệm về Dụ số 10 để rồi lại gửi văn thư 13-01-1964 xin phép Bộ Nội Vụ của Chính quyền quân phiệt ban hành Nghị định cho phép thành lập Giáo Hội, công nhận Hiến Chương  của mấy ông thì có khác gì “nhổ ra rồi lại nuốt vô”! Bởi thế, càng hô hào thống nhất lại càng chia rẽ! Thống nhất rồi mới tự chia ra hai phe: Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang! Vì có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nên ngày nay mới có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (quốc doanh). Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Đó cũng là luật nhân quả của nhà Phật!  Pháp nạn ở đâu mà ra? Pháp nạn nằm trong lòng mấy ông đó! Nhưng Dụ Số 10 thì vẫn còn giá trị pháp lý và nó vẫn chưa hề bị hủy bỏ, ít ra là cho đến ngày 30-04-1975 .

Trở lại trường hợp GS Vũ Văn Mẫu, quả thật làm Kẻ Sĩ không phải dễ. Có học vị cao, có chức tước lớn cũng chưa bảo đảm hành động tốt và có đạo lý làm người. Khi đã tối mắt vì quyền lợi và chức tước thì Đạo Lý cũng sẽ bị giục vô thùng rác, dù đó là thùng rác của lịch sử. Tất cả những hành động của GS Vũ Văn Mẩu kể từ khi cạo đầu đã lột trần bản chất con người ông. Càng về sau thì sự thật con người của ông càng lộ ra những cái mà người có lương tri, đạo lý phải lắc đầu: một tên hoạt đầu chính trị!

Nhân danh là một trí thức, một nhà ngoại giao lớn, một chính trị gia có hạng, một luật gia nổi tiếng, vậy mà ông Vũ Văn Mẫu đã nghe lời dụ dỗ của ngoại bang, cạo đầu chống đối chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, một chế độ hợp hiến, hợp pháp, hợp đạo lý để làm tay sai cho Dương Văn Minh, một tên tướng tham, hèn, ngu dâng nốt Miền Nam cho Cộng Sản.

Người ta nói: “Làm đầy tớ cho thằng khôn hơn làm thầy thằng ngu.” GS Vũ Văn Mẫu, thay vì làm thầy thằng khôn, lại dại dột đi làm đầy tớ cho thằng ngu, không phải một lần (1963) mà tới hai lần (1975) cho tên tướng tham, hèn, ngu Dương Văn Minh nên thân bại danh liệt là cái chắc.

Thời thế biến chuyển. Lòng người thay đổi. Chỉ vị lợi lộc và thiếu suy nghĩ, những kẻ võ biền như bọn tướng lãnh đâm thuê chém muớn xuất hiện. Những trí thức nửa mùa hoạt đầu như Hoàng Cơ Thụy, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Oánh, và sau cùng như Vũ Văn Mẫu nổi lên a dua cũng không thiếu. Người ta nói: “Khôn ba năm dại một giờ”. Bọn chính khách hoạt đầu điếm đàng này thì “khôn ba năm, dại một đời”. Cái dại chẳng những làm hại chính bản thân nó mà làm hại cả một dân tộc!

            Image result for Sau cuộc trưng cầu dân ý 1955




Sau cuộc trưng cầu dân ý 1955  , toàn thể quốc hội khi nhóm họp để công bố hiến pháp VNCH ngày 26-10- 1956 , tất cả thành viên đều bỏ phiếu tín nhiệm Ông Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống .





Phạm Quang Trình


Trích trong “những nhân vật dân sự”
(Lời trối trăng của Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu 2)




On Wednesday, November 2, 2016 5:38 AM, "Véronique Thùy Hương [PhungSuXaHoi]"<> wrote:

 


2016-11-02 7:12 GMT+01:00 Nguyen Dang Trinh t[datviet] <k>:
 
          
              LỄ CẦU NGUYỆN CHO CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
    
           VÀ QUÂN-DÂN-CÁN CHÍNH TỬ NẠN TRONG BIẾN CỐ 1/11/1963

       Ngày mai Thứ Tư vào lúc 8: 00PM
       tại Thánh Đường Chúa Ba Ngôi: 2040 Nassau Dr San Jose CA 95122
sẽ có Thánh Lễ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Quân-Dân-Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã tử nạn trong biến cố đau thương của đất nước ngày 1/11/1963.

Trong tinh thần tưởng niệm và Văn Hóa Trọng Ân của Dân tộc Việt, kính mời Quý vị không phân biệt Tôn giáo, Tín ngưỡng cùng hiệp thông với BTC, đến tham dự buổi lễ Cầu nguyện này như một nghĩa cử Báo đáp và tưởng nhớ công ơn Vị khai sáng nền Cộng Hòa và Quân-Dân-Cán-Chính VNCH đã bỏ mình vì chính nghĩa Quốc Gia.

Trân trọng

Nguyễn đăng Trình


__._,_.___

Posted by: le huong <

Thiếu Tá Trần Quốc Anh, Quân Lực Hoa Kỳ Đặc San Gươm Thiêng – Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu

$
0
0
 
        Nếu viết theo kiểu chữ cuả ô Thomas Trần Đinh̀ Phục, không có chữ Y thì bà naỳ có tên là Hoaǹg Minh Thuí. Phú Vân.


----- Forwarded Message -----
From: Huu Nguyen <
To: SAIGONTIMES <
Sent: Wednesday, November 30, 2016 7:04 AM
Subject: Fwd: Bà Hoàng Minh Thuý, Chủ báo Xây Dựng, nên đọc bài Phỏng vấn Ông Trần Quốc Anh và Thư Ngỏ của Ông....

Kính thưa Quý vị,

Ngày 29 tháng 11, 2016, qua Diễn Đàn Chính Nghĩa, chúng tôi nhận được email của ông Trần Văn Hiếu, trình bầy về sự bất mãn của ông trước việc Bà Hoàng Minh Thúy, chủ báo Xây Dựng, xuyên tạc chuyện đời tư của một người có lòng phục vụ CĐ, mà theo ông, người đó là “Trung Tá Lục Quân HK Trần Quốc Anh, Chủ Tich CĐNVQG tại Houston, một người trẻ rất dễ thương, có nhiều năm sinh hoạt giúp đỡ cho CĐ, rất được lòng các Chú Bác cựu QN QLVNCH.” Tiếp theo phần trình bầy của ông là nguyên văn Thư Ngỏ của ông Trần Quốc Anh (nguyên văn xin click vô đây). Dù không được đọc bài viết của bà Hoàng Minh Thuý, và không biết rõ đầu đuôi câu chuyện, nhưng những dòng chữ chân tình của ông Trần Quốc Anh trong Thư Ngỏ, đủ để chúng tôi thấy quý trọng và tin tưởng ông. Hơn nữa, qua thư trả lời của ông Trần Văn Hiếu, chúng tôi được biết, ông Trần Quốc Anh tác giả Thư Ngỏ, chính là ông Trần Quốc Anh, trong tư cách Hậu Duệ QLVNCH và Thiếu Tá Quân Lực Hoa Kỳ vào cuối năm 2013, đã trả lời phỏng vấn của Đặc San Gươm Thiêng, Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu, trong sốđặc biệt Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 – Vinh Danh Nữ Quân Nhân QLVNCH.

Trong sự quý trọng và tin tưởng ông, cùng sự cảm động trước ân tình ông đã dành cho Đặc San Gươm Thiêng, chúng tôi thấy có bổn phận, giới thiệu cùng Quý vị nguyên văn bài Phỏng vấn của Đặc San Gươm Thiêng, cùng Thư Ngỏ của ông, với hy vọng, bà Hoàng Minh Thuý và những người liên hệ, nên có sự ứng xử cần thiết và nhanh chóng, xứng đáng với sự dấn thân đóng góp và niềm tin của ông Trần Quốc Anh và Thiên An, hiền thê của ông. Chúng tôi cũng ước vọng, được Quý vị quan tâm, chia sẻ và phổ biến. Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về  huunguyen@saigontimes.org.
Trân trọng,
Hữu Nguyên

LOGO CDM ORIGIN.jpg
Phỏng vấn Hậu Duệ QLVNCH

Thiếu Tá Trần Quốc Anh, Quân Lực Hoa Kỳ
Đặc San Gươm Thiêng – Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu
LGT (Gươm Thiêng): Thiếu Tá Trần Quốc Anh tình nguyện tham gia quân đội Mỹ vào năm 1994, theo ngành tình báo quân sự. Đơn vị đầu tiên của ông là Đại đội B, Tiểu đoàn 303 tình báo quân sự tại FT Hood, Texas. Năm 1997, ông được tuyển chọn theo học khóa sĩ quan ở FT Bending, Georgia. Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy quân y, ông được gửi đến Đức quốc làm Trung đội Trưởng Trung đội 1, Đại đội B, Tiểu đoàn 226 y tế hậu cần (medical logistics Battalion). Năm 2000, ông trở về Hoa Kỳ làm Đại Đội Phó / Đại đội D, 232 tiểu đoàn đào tạo quân y. Năm 2002, ông chuyển qua làm sĩ quan trừ bị và phụ trách về hậu cần (Logistics Officer, S-4) cho Tiểu đoàn 4010 Bệnh viện quân đội. Năm 2004, ông được chuyển qua lực lượng cơ động 18 tháng với trách nhiệm sĩ quan đào tạo (Training Officer, S-3) cho Bệnh viện quân đội, tại FT Riley, Kansas. Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Đại Đội Trưởng Đại đội HHC, Tiểu đoàn 4010 Bệnh viện quân đội. Năm 2009, ông giữ chức vụ trưởng phòng nhân lực (Personnel Officer, S-1) cho Tiểu đoàn 4010. Từ năm 2011 đến nay, với cấp bậc Thiếu Tá, ông phụ trách văn phòng thông tin công nghệ (information technology, S-6) cho Tiểu đoàn 4010. Để tìm hiểu về thế hệ hậu duệ VNCH trong quân đội Mỹ, chúng tôi đã đề nghị phỏng vấn ông và được ông chấp thuận. Ban Biên Tập Đặc San Gươm Thiêng (GT) chân thành cảm ơn thì giờ quý báu của ông, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả nguyên văn bài phỏng vấn ông qua email.

saigonannual2014p001
Hình bìa Đặc San Gươm Thiêng, Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu, sốĐặc biệt Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 – Vinh Danh Nữ Quân Nhân QLVNCH.
GT: Quốc Anh vui lòng cho biết đã đến Mỹ khi nào, trong hoàn cảnh nào? Kỷ niệm nào về VN khiến Quốc Anh nhớ nhất?
Quốc Anh: Trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng, bảo vệ Miền Nam Tự Do, ba của tôi là một quân nhân QLVNCH và ông đã hy sinh cho đất nước. Sau khi CS chiếm Miền Nam, gia đình tôi đã chịu đựng không biết bao nhiêu gian nan, nguy hiểm, để tìm tự do. Đến năm 1982 anh hai của tôi tên là Vượng, em trai tôi tên là Khánh và tôi may mắn thoát khỏi ngục tù cộng sản Việt Nam, vượt biên đến trại tỵ nạn Galang và ở đó một năm trước khi đến Mỹ định cư. Anh Vượng tôi là Thiếu Uý của QLVNCH, bị CS nhốt làm tù binh 7 năm, từ năm 1974 đến năm 1981. Sau khi được trả “tự do” và ở với cộng sản chỉ có một năm, anh Vượng đã quyết tâm vượt biên với hai em qua Hoa Kỳ. Cám ơn Chúa, sau nhiều lần vượt biên trong suốt sáu năm, Mẹ tôi và chín anh em tôi đã được đoàn tụ ở New Orleans, Louisiana. Còn về kỷ niệm, mỗi người trong chúng ta ai cũng có những kỷ nhiệm đẹp trong lúc còn trẻ. Riêng tôi, lúc còn trẻ ở Việt Nam, tuy rất là nghèo nhưng tôi vẫn nhớ những ngày anh em tôi rất hứng thú, dậy sớm nhẩy hàng rào chạy ra ruộng để bắt dế. Chiều chiều leo cây hái trái cây ăn thật thơm ngon. Những nét đẹp này chỉ có Việt Nam mới có. Tôi không tìm được những kỹ nhiệm đẹp đó ở nước Mỹ tuy giầu có này.
GT: Quốc Anh đã tham gia quân đội Mỹ từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào? Cấp bậc, chức vụ của Quốc Anh hiện nay?
Quốc Anh: Ngay khi còn bé, tôi đã rất thích đời sống quân ngũ. Khi học trung học, bạn bè hay gọi tôi là “Colonel” (Đại Tá) và tôi rất vui khi được gọi như vậy. Vì vậy, ngay sau khi học xong đại học với văn bằng cử nhân hóa học, tôi đã tình nguyện ghi tên vô quân đội Mỹ. Hiện tôi là Thiếu Tá Lục Quân Hoa Kỳ, phụ trách thông tin công nghệ (information  technology) cho một bệnh viện quân đội ở New Orleans, LA. Là một quân nhân, tôi đã phục vụ cho đất nước được 19 năm.
GT: Hiện quân đội Mỹ thường phải tham chiến bảo vệ hòa bình ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Mỹ đi lính không bắt buộc. Vậy tại sao Quốc Anh lại chấp nhận nguy hiểm, tình nguyện tham gia quân đội Mỹ?
Quốc Anh: Ba của tôi là lính, hai người anh của tôi cũng là lính của QLVNCH. Lúc nhỏ, tôi thường hay đi với Ba tôi vô trại lính chơi. Nghề lính đã thấm trong máu của tôi từ bé. Khi tôi tình nguyện tham gia vào quân đội Mỹ, tôi không có nghĩ gì về nguy hiểm. Lúc đó tôi chỉ nghĩ về lúc tôi còn ở Việt Nam, được thấy những người lính VNCH, trong đó có ba và các anh tôi, dũng cảm chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ quê hương. Sau này, khi CS chiếm được Miền Nam, tôi còn ở Việt Nam nên lúc nào cũng sợ hãi, ăn nói gì cũng phải cẩn thận, sợ rằng công an sẽ bắt mình hay gia đình mình đi tù. Sống một cuộc sống không còn tin ai hết. Sợ rằng làng xóm mình là người nằm vùng, sợ rằng nếu mình nói xấu cộng sản thì họ sẽ tố cáo mình. Kể cả anh em họ hàng mình cũng không tin ai được. Không có quyền tự do ăn nói, no freedom of speech. Học trong lịch sử thì tôi biết nước Mỹ rất chống cộng. Mỹ lúc nào cũng sẵn sàng ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, tôi đã tình nguyện đi lính với hy vọng noi gương cha anh, tôi có thể đóng góp phần nhỏ bé của mình trong việc ngăn chặn sự bành trướng của khối cộng sản và sự độc tài, phi dân chủ. Tôi không muốn sống trong khối cộng sản. Và tôi cũng không muốn bất cứ trẻ em nào trên thế giới sống trong khối cộng sản như tôi đã phải sống trong 6 năm dưới chế độ cộng sản.
GT: Quốc Anh cho biết, đời sống sinh hoạt, huấn luyện tại quân trường Mỹ như thế nào? Có kỷ niệm gì đặc biệt ở quân trường và quân ngũ?
Quốc Anh: Phải công nhận rằng, lúc đầu mới vô quân trường đào tạo cơ bản, basic training, rất là khổ cực. Tại sống ở Mỹ quen rồi, sướng qúa rồi, cho nên khi vô quân trường đào tạo mới biết khổ sở. Nhưng riết rồi cũng quen. Bây gời thì lại thích đi quân trường tập luyện. Đời sống sinh hoạt của lính Mỹ cũng có này mất kia. Lính thường di chuyển đi đây đi đó. Tôi được chuyển qua nước Đức và đóng đô bên đó ba năm, thật là vui, được thăm nhiều nước, có cơ hội làm quen với nhiều bạn bè Việt sống tại các nước Âu Châu. Tôi cũng có nhiều kỷ niệm đặc biệt trong quân ngũ. Khi xa nhà, anh em quân nhân Mỹ gốc Việt lúc nào cũng thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Tại bất cứ hoàn cảnh nào, khi anh em lính, người Mỹ gốc Việt, gặp nhau lúc nào cũng ân cần, hỏi thăm đến nhau. Lâu lâu anh em gặp nhau, ban đêm nấu mì ăn chung, tán phét với nhau qua đêm, cũng làm cho anh em đỡ nhớ nhà, đỡ nhớ đồ ăn Việt Nam và đặc biệt là càng yêu thương vợ con hơn. Vì vậy, đi nhiều xa nhà nhiều, nhớ gia đình nhiều, đến khi có vợ có con rồi thì không thích đi xa nữa.
GT: Theo Quốc Anh, người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ gặp thuận lợi gì và khó khăn gì?
Quốc Anh: Anh em người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như, vì là cộng đồng thiểu số, cho nên anh em Việt lúc nào cũng chịu khó học hỏi, chịu khó làm việc nhiều hơn để chứng minh rằng người Mỹ gốc Việt làm việc không thua ai hết. Thêm vào đó, anh em quân nhân Mỹ gốc Việt rất dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh vì có nhiều kinh nghiệm thích ứng. Từ khi vượt biên qua Mỹ, chúng tôi đã phải thích ứng với đời sống bên Mỹ, phải thích ứng khi còn trên ghế nhà trường, nên khi vô lính cũng dễ dàng thích ứng với đời sống và việc làm của lính. Thêm vào đó, anh em Việt phần đông thông minh hơn các sắc dân khác. Vì thế, quân nhân Mỹ gốc Việt lên chức rất nhanh. Trong quân đội Mỹ có rất nhiều anh em gốc Việt làm sĩ quan, mang cấp bậc thiếu tá và trung tá. Nhưng cấp bậc đại tá thì chưa có nhiều bao nhiêu (2013 – chú thích SGT). Tuy nhiên, người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn nhất là ngôn ngữ, nhất là đối với anh em lớn tuổi. Vì tiếng Anh không giỏi nên kỹ năng giao tiếp thì cũng không hay. Muốn lãnh đạo giỏi, muốn chỉ huy hay, thì cần kỹ năng giao tiếp cao. Thêm vào đó văn hóa của Mỹ khác với văn hóa của Việt, cho nên làm việc với các lính sắc tộc khác gặp nhiều khó khăn hơn.
GT: Quốc Anh biết gì về cuộc chiến tranh bảo vệ MiềnNam tự do trước 1975? Về quân đội VNCH trong đó có những nữ quân nhân QLVNCH? Về sự tham chiến bảo vệ Miền Nam tự do của quân đội Mỹ, Úc?
Quốc Anh: Tôi không biết nhiều về chiến tranh Việt Nam, ngoài những bài học lịch sử ngắn trong lúc học trong trường, hoặc nghe các chú bác kể lại cho nghe. Tôi biết có rất nhiều lính Mỹ và Úc đã tham chiến ở Việt Nam. Trước khi thăng chức, các sĩ quan Mỹ đều phải trở lại trường quân sự để học bổ túc thêm về cách lãnh đạo. Vì Quân Đội Mỹ không muốn lập lại lỗi lầm xưa khi ở Việt Nam, nên trong trường đào tạo sĩ quan quân sự Mỹ, lúc nào cũng có hai hay ba bài học về chiến tranh Việt Nam. Nhờ vậy, chúng tôi biết về chiến tranh Việt Nam. Còn về nữ quân nhân QLVNCH, quả thật chúng tôi chưa bao giờ được đọc hoặc nghe kể về họ. Tuy nhiên, tất cả những ai đã cống hiến xương máu, tuổi thanh xuân cho cuộc chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ Miền Nam tự do, chúng tôi đều kính trọng và biết ơn họ. Hy vọng, qua Đặc San Gươm Thiêng kỳ này với chủ đề “Vinh danh Nữ Quân Nhân QLVNCH”, thế hệ hậu duệ VNCH chúng tôi sẽ biết về những hy sinh của Nữ Quân Nhân  QLVNCH.
GT: Quốc Anh biết gì về “Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAAFA”, và Quốc Anh có phải là hội viên hay không?
Quốc Anh: Không những tôi biết “Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAAFA”, mà tôi còn là một trong những anh em lãnh đạo cho Hội này. Tôi là operation officer, S-3 officer, là người viết kế hoạch cho Hội, tập luyện về kế hoạch đó, và thực hiện kế hoạch đó cho Hội. Anh chị em trong Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt hợp tác với nhau, học hỏi lẫn nhau, để giúp đỡ nhau. Mong chú bác và các bạn vào trang http://www.VAAFA.org để biết thêm về hội của chúng tôi.
GT: Vai trò của phụ nữ trong quân đội Mỹ như thế nào? Phụ nữ Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ có những điểm gì đặc biệt không, Quốc Anh?
Quốc Anh: Phụ nữ đã và đang đóng góp rất nhiều trong quân đội Mỹ, đặc biệt là trong ngành quân y. Trong tiểu đoàn, bệnh viện quân đội (Army Hospital) của tôi, một nửa là phụ nữ. Đặc biệt hơn nữa là phần đông sĩ quan phụ nữ người Mỹ gốc Việt làm trong ngành quân y. Họ là bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ… Và tôi nghĩ các chú có quyền hãnh diện với con cháu Hai Bà Trưng của quí vị. Tuy các sĩ quan Mỹ gốc Việt này là bác sĩ, nha sĩ… nhưng họ vẫn dấn thân, sẵn sàng phục vụ cho quê hương thứ hai là Hoa Kỳ. Được vậy là nhờ ở sự dậy dỗ, chăm lo của thế hệ cha anh, và thế hệ hậu duệ chúng tôi đang đi theo bước chân của quí vị. Chúng tôi là con cháu của những anh hùng, chúng tôi rất hãnh diện vì mình là con cháu của những anh hùng, và chúng tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền, như mười một anh em lính Mỹ gốc Việt đã hy sinh mạng sống của mình trong lúc chiến tranh để bảo vệ tự do cho Hoa Kỳ.
GT: Là thế hệ hậu duệ VNCH, Quốc Anh ước mơ gì cho cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN hiện nay?
Quốc Anh: Không có dân tộc nào hiểu cộng sản Việt Nam nhiều hơn là người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là những người đã sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Tuy là thế hệ hậu duệ, nhưng trong suốt sáu năm sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam, tôi đã rất sợ hãi CS và hiểu rõ bản chất tàn ác bất nhân của CS. Qua đến bên Mỹ rồi, tôi mới thực sự biết tự do là gì. Tôi mới hiểu tại sao Ba tôi và biết bao nhiêu Anh Hùng đã hy sinh mạng sống của họ để chống CS bảo vệ tự do cho Miền Nam. Lúc đó tôi mới biết giá trị của tự do, lúc đó tôi mới yêu qúi tự do. Lúc đó, tôi muốn theo bước Ba tôi, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam. Vì vậy, ước mơ của tôi là tất cả những ai đang sống trong nước VN được sống tự do và nước Việt Nam sớm có dân chủ và nhân quyền. Tôi cũng tin tưởng mãnh liệt, chủ nghĩa cộng sản sẽ không thể tồn tại lâu được, trước sau gì nó cũng sụp đổ, và sụp đổ trong một ngày rất gần./.
Đặc San Gươm Thiêng, Xuân Giáp Ngọ 2014
————————
Thư Ngỏ Của Trần Quốc Anh
Kính thưa qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn, Quý Lãnh Đạo Tinh Thần, Các Hội Đoàn, Đảng Phái Chính trị, Quý Dân Cử, Quý Đại Diện Các Cơ Quan Công Quyền, Các Cơ Quan Truyền Thông, và Quý Đồng Hương:
Kính thưa Cô Hoàng Minh Thúy:
Qua số báo ngày 26/11/2016 phát ra trong tịêc ra mắt Liên Danh Độc Lập ngày 26/11/2016 tai Ocean Palace, Cô đã có những lời viết rất nặng nề và oan ức về cháu. Và ông Nguyễn Thái Học đã mạ lị (slanded) cháu trong tịêc ra mắt Liên Danh Độc Lập ngày 26/11/2016 tai Ocean Palace, nói cháu bán bia không có license và bị bắt. Thứ nhất, người có tên Trần Quốc Anh bị cáo buộc (alleged) bán bia không có license không phải là cháu, mà là một người khác trùng tên với cháu. (Ehibit A. This information can be ascertained via the public record) Cô có thể coi lại ngày sinh và số an sinh xã hội để xác nhận. (Ehibit B. This information can be ascertained via the public record) (Also, his case was dimissed – Ehibit C. This information can be ascertained via the public record.) Cá nhân cháu, cháu chưa hề bán bia bao giờ.
Thứ hai, những lời Cô viết rất oan và tội nghiệp cho người vợ mới của QA là Thiên An.
Qua rất nhiều lời cầu nguyện và suy nghĩ, cháu đã quyết định mạo muội viết Bức Thư Tâm Thư này với mục đích muốn giải tỏa những thắc mắc và minh chứng những dữ kiện không được đúng theo sự thật mà cô đã viết.
Cháu nghĩ chuyện này rất riêng tư, rất đau khổ của gia đình cháu, cho nên cháu không muốn nói ra. Nhưng để tránh sự hiểu lầm và để ngăn chận những tin đồn thất thiệt không mang lợi ích gì cho Cộng Đồng, và nhất là cho một người bạn của cháu, một người phụnữ Việt Nam đoan trang và có lý tưởng nay đã trở thành người vợ hiền của cháu, cháu xin trình bày đến Cô và Qúy Vị về việc riêng tư của gia đình để Cô và quý vị hiểu rõ.
&&&
12 năm về trước, khi cháu còn trẻ, cháu làm quen với một cô gái người Trung Hoa tên là Jamie. Hai đứa cháu đã kết hôn tại tòa án và Jamie quyết định đổi tên họ thành Jamie Trần. Cháu và Jamie chưa bao giờ kết hôn trong nhà thờ hoặc trong chùa. Sau khi kết hôn, Jamie đã làm giấy tờ vào quốc tịch Hoa Kỳ. Sau này cháu mới hiểu ra là Jamie lấy cháu với mục đích duy nhất là mang hết gia đình từ Trung Quốc sang Mỹ. Mười hai năm dài, cháu đi làm nuôi Jamie ăn học và bảo lãnh hết gia đình Jamie từ Trung Hoa sang Hoa Kỳ đễnuôi dưỡng. Cháu đã không ngần ngại những tốn kém về vật chất, nhưng qua 12 năm, cháu qúa đau khổ về mặt tinh-thần nhưng vẫn phải nhẫn nhục vì đứa con gái yêu dấu.  Tánh tình của cháu vàJamie quá có quá nhiều sự khác biệt. Thí dụ như Jamie là người Trung Hoa du học, cháu là người Việt tị nạn cộng sản. Jamie nhấtđịnh không thích tham gia việc Cộng Đồng và hay nhiếc mắng, khóchịu mỗi khi cháu đi làm việc cho CĐ mặc dầu cháu đã nhiều lần nănnỉ, giải thích. Cháu thì thích làm việc Cộng Đồng vì Cộng Đồng Người Việt là chiếc nôi đễ giúp chúng ta ngồi lại với nhau để nhớ rằng chúng ta là người Việt Quốc Gia Ty Nạn Cộng Sản.
Sau khi Jamie bảo lãnh được Cha Mẹ qua và đỗ Bằng Thạc Sĩnăm 2014, Jamie thay đỗi rất nhiều. Cháu có thể chịu đựng tất cả với những tánh nết kỳ quái của Jamie, nhưng có một điều là mỗi khi Jamie chửi Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hèn yếu và mọi rợ, cháu không thể chịu đựng và chấp nhận được vì tinh thần Quốc Gia của cháu không cho phép. Thêm vào nữa, Jamie bắt đầu có bạn trai.
Ngày 25/12/2014, ngay trong ngày Lễ Giáng Sinh, Jamie vàcháu đã đồng ý ký giấy ly thân. Hai người đồng ý là trong khi ly thân, Jamie có quyền đi lại với người bạn trai của cô ấy, và ngược lại, cháu cũng có quyền đi tìm và làm bạn với người khác. (Ehibit D.)
Một tháng sau khi ký giấy ly thân, Jamie dọn ra ở nhà mới trị gía hơn $300K, còn cháu thì ở lại nhà cũ trị gía chỉ có $100K. Cháu và Jamie ra ở riêng gần 8 tháng và Jamie thường xuyên rủ bạn traitới nhà Jamie chơi. Vì lời hứa với Jamie, cháu không hề phàn nàn, trách móc. Tháng 1, 2015, Jamie nghe theo lời luật sư cố vấn và hốicháu phải điền đơn ly dị gấp. Lý do là vì Jamie bây giờ đã đỗ Bằng Thạc Sĩ Kỹ Sư Điện sau 12 năm nhờ có cháu chăm lo cho Jamie đi ăn học.  Jamie đã có việc làm mới với mức lương hơn$100.000.00/năm cộng với tiền về hưu, cho nên Jamie không cần cháu nuôi dưỡng nữa. Jamie đe dọa nếu cháu không ký giấy xin ly dị, Jamie sẽ không cho cháu gặp con gái. Vì thương yêu con gái, cháu đồng ý ký đơn. Jamie hứa nếu cháu chịu điền đơn ly dị, Jamie sẽ không làm khó dễ cháu nữa.
Tuy nhiên, đến tháng 7, 2015, Jamie lại mướn luật sư riêng để đòi thêm tiền và quyền lợi từ quỹ hưu trí. Tháng 8 năm 2015, vu ly dị của cháu đã chính thức kết thúc. Lòng của cháu rất đau đớn nhưng phải nhắm mắt làm ngơ và chịu ký kết giao nhượng tài sản vì nếu không, Jamie sẽ không cho cháu quyền thăm viếng đứa con gái duy nhất của cháu.
Như đã giao ước, cháu đồng ý cho Jamie có bạn trai, rủ bạn trai về nhà, thì ngược lại, cháu cũng có quyền quen biết một người bạn gái khác. Jamie và cháu đã ký giấy ly thân ngy 25/12/2014 với sự thỏa thuận là hai bên đều có quyền có bạn trai hay bạn gái . (Exhibit D.) Năm 2015, trong các dịp sinh hoạt cộng đồng, cháu may mắn quen một người phụ nữ Việt Nam rất đoantrang và hiền lành tên là Thiên An. Thiên An là một người Mỹ gốc Việt và Cô rất yêu thương Tổ Quốc Việt Nam, Dân Tộc, và đồng bào Việt Nam với tất cả tấm lòng. Cô ấy cũng cùng chung một lý tưởng chống cộng và phục vụ Cộng Đồng với cháu. Thiên An tham gia rất nhiều công tác thiện nguyện và giúp cho Cộng Đồng rất là đắc lực. Cháu rất quý mến, kính trọng và thương yêu người bạn gái Việt Nam diệu hiền này. Mỗi khi cháu có những điều buồn bực nội tâm và mất niềm tin, Thiên An đã phục hồi cho cháu niềm hy vọng ở tương lai.
Sau đây là sự việc xảy ra đầu tuần Tháng Tám, 2015 làm cho một số các Cô Chú nghe lời vu khống và hiểu lầm cho cháu:
Cuối đầu tuần tháng Tám, 2015, theo thỏa thuận, cháu được đón con gái mang về nhà. Tuy nhiên, chiều thứ Sáu khi Cháu đến nhà của Jamie để rước con gái thì không có ai ở nhà. Cháu kêu điện thoại nhà, text, gọi điện thoại di động của Jamie, text Ipad của con gái, kêu điện thoại ông bà Ngoại, nhưng vẫn không ai trả lời. Cháu buồn cả đêm Thứ Sáu, ăn ngủ không được vì nhớthương con. Cháu bị sốt và bị cúm cho đến sáng thứ Bảy lại kêu phone, text, điện thoại di động của Jamie, text iPad của con, kêu ông bà Ngoại, nhưng lại vẫn không ai trả lời.  Cơn buồn của cháu biến thành sợ hãi vì nghĩ rằng mình đã mất con, sợ rằng Jamie mang con đi tỉnh khác. Vì quá lo lắng cho nên cháu đã gọi Thiên An đến để cầu nguyện với cháu. Cháu cũng gọi Thiên Anđến nhà để nấu cháo và cạo gió cho cho đỡ bệnh. Lúc đó cháu rất cần có một người đến an ủi và cho cháu một niềm hy vọng.
Như đã trình bày, vì thiếu ăn thiếu ngủ cho nên người cháu cảm thấy khó chịu, uể oải và bị sốt nên Thiên An nói cháu nằm trên giường cho Thien An cạo gió. Cạo gió xong, Thiên An muốn làm cho cháu vui nên đề nghị học tiếng Việt cho cháu quên đi nỗi buồn. (Thiên An lúc nào cũng khuyến khích và dạy thêm cho cháu tiếng Việt.) Vì là bạn thân của cháu, nên Thiên An đã nằm kế bên dạy học tiếng Việt cho cháu và bày tỏ niềm an ủi. (Thiên An rất giỏi tiếng Việt và rất thích dạy cháu về lịch sử nước VN mà Cô họcđược từ Bố Mẹ của Cô ấy khi còn nhỏ). Thiên An là một người bạn tốt và hy sinh rất nhiều cho cháu. Cám tạ Ơn Trên đã cho cháuđược gặp gỡ và làm quen với Thiên An.
Tuy không có phép của cháu, nhưng cháu không ngờ Jamie tới nhà của cháu, quay phim và chụp hình cháu và Thien An trong phòng ngủ. (Thiên An thì đang mặc quần tây và áo sơ mi rất đàng hoàng. Còn cháu thì mặc quần short vì Thiên An vừa mới cạo gió cho cháu xong). Mấy ngày sau đó, Jamie đã tàn nhẫn bỏ những hình ảnh này lên Facebook. Điều quan trọng sự kiện xảy ra đúng 8 tháng sau ngày 25/12/2014, ngày mà Jamie và cháu đã ký giấy ly thân với sự thỏa thuận là hai bên đều có quyền có bạn trai hay bạn gái. (Exhibit D.)
Tháng 8, 2015, Jamie đăng trên Facebook hình và phim của cháu và Thiên An đễ tao điều kiện cho vu ly dị. Jamie ra điều kiện là nếu muốn lấy hình xuống, cháu phải ký và giao lại hết số tiền 401K của cháu cho Jamie, tiền dành dụm để cho con gái đi học sau này.
Cháu muốn nhấn mạnh là cháu và Thiên An đã không làm gì sai. Cháu khẳng định rằng mục đích Jamie bỏ phim hình của cháu lên Facebook không phải là muốn cháu trở về và làm lại mái ấm gia đình. Đã từ lâu, Jamie đã thằng thừng nói cô ta không còn yêu thương cháu nữa, và Jamie nhiều lần nói cháu thua người bạn trai Trung quốc của Cô ta. Mục đích chính của Jamie là làm tổn thương đến danh dự của cháu để có lợi riêng cho Jamie khi ra tòa. Sau đó, cháu và Jamie đã ký giấy ly dị, chấm dứt một giai đoạn đầy căng thẳng và đóng lại một trang sử đầy đau buồn và nước mắt. (Exhibit E.) Và cảm tạ Thiên Chúa, cháu và Thiên An đã kết hôn một thời gian gần đây và hiện nay Thiên An đang sắp làm mẹ.
Như tất cả các Bậc Trưởng Thượng trong Cộng Đồng, Các Hội Đoàn, Các anh chị Cố Vấn và nhiều đã biết, với tình trạng gia đình đầy khó khăn của Quốc Anh trong những năm qua, nhưng cháu không bao giờ ngưng hoạt động trong mỗi sinh hoạt với cươngvị Chủ Tịch. Cháu đã cố gắng quên đi niềm đau khổ để làm việc mỗi ngày và không bao giờ từ chối bất cứ những công việc gì mà qúy vị giao phó. Như đã chứng minh gần 3 năm qua, cháu đã cố gắng hết sức để sát cánh với Cộng Đồng và cháu tình nguyện phục vụ Cộng Đồng dưới sự hướng dẫn của các Bậc Trưởng Thượng với tất cả khả năng của Quốc Anh.
Cuối thư, cháu xin cám ơn và trân qúy sự cầu nguyện, hướng dẫn và dạy dỗ, cũng như tình thương yêu mà quý vị đã dành cho cháu và những người tuổi trẻ của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston trong những ngày tháng qua va những ngày tháng sắp đến trên con đường phục vụ tha nhân. Những ngày buồn bã đã qua đi, cháu sẽ mãi mãi là một người Con, người Cháu, người Em của Qúy Vị để cùng phục vụ đất nước Hoa Kỳ, đất nước Việt Nam và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia không Cộng Sản và hơn 90 Triệu Đồng Bào đang đau khổ ở Quê Nhà. Cháu và vợ cháu là Thiên An nguyện sẽ mãi mãi đồng hành với Quý Vị. Cháu cũng xin quý vị hãy chúc phước và cùng chia xẻ niềm vui với mái ấm gia đình Việt Nam nhỏ bé của cháu và Thiên An. 
Kính Thư
Trần Quốc Anh.




__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Tháng Ba Gẫy Súng

$
0
0



Tháng Ba Gẫy Súng

Friday, December 2, 2016

Anh Linh Tữ Sĩ Đoàn Công Tác 72 và Tháng Ba Gẫy Súng




haclong726

Nov 29 at 4:50 AM

Trước hết xin giới thiệu về mình. Tôi tên Nguyễn Chánh, thành viên toán 726 do thiếu uý Quách Tố Long làm trưởng toán, là 1 trong 3 toán của đoàn 72 được lệnh hành quân lên đỉnh Đồng Đen, tức cao độ 66 vào cuối tháng 3/75. Chúng tôi gồm: thiếu uý Quách Tố Long, chuẩn uý Chung Tử Ngọc, Thạch Neary, Châu Chốp, Lê Phước Hậu, Đặng Kim Hùng và tôi v.v.. cùng 2 toán khác và trung đội 3 TQLC mà tôi không nhớ cụ thể của đại đội mấy thuộc tiểu đoàn nào đã cố gắng triệt thoái sau khi mất liên lạc với chỉ huy, nhưng chúng tôi đã không bao giờ trở về với đơn vị của mình được nữa. Chúng tôi bị bỏ rơi một cách không thương tiếc. 

Từ lúc đó đến sau, chúng tôi phải chấp nhận tất cả mất mát, tủi nhục của kẻ thua cuộc. Phải bị tù đày, đi kinh tế mới và những đau đớn khác cả thể xác lẫn tinh thần. Nhưng, chúng tôi đã vượt lên và tồn tại. Tôi đã gặp anh Nguyễn Quang Đợi, cựu nhân viên toán 723. Thật ra, anh ấy đã giải ngũ trước khi tôi là thành viên của đoàn 72. Chúng tôi đã ôm nhau khóc, những giọt nước mắt hờn tủi của những người lính bất hạnh. Nhưng, chúng tôi không trách ai kể cả người đứng đầu quốc gia. Chúng ta chỉ là con số không trong cuộc chơi của những thế lực muốn phân chia thế giới.

Hôm nay, viết những dòng nầy gửi đến anh không phải để xin giúp đỡ vì thật ra, các anh cũng phải tự lực cánh sinh chứ đâu có ngồi mát ăn bát vàng và tôi cũng không quen vòi vĩnh, đòi hỏi người khác ban phát cho mình ơn huệ. Tôi chỉ muốn tìm lại dấu tích xưa của một thời dấn thân, một thời hào hùng của tuổi trẻ và cũng muốn nhắn nhủ với các anh rằng đâu đó trên quê hương VN vẫn còn những ánh mắt và đôi tay luôn mở rộng chờ ngày đoàn tụ.
  Gửi đến anh lời chào NKT!


Sau khi thụ huấn tại Yên Thế, đầu năm 1975, bọn tôi 4 đứa gồm: Lê Phước Hậu, Đặng Kim Hùng, Lê Văn Tam và tôi cùng về đoàn 72. Hậu, Hùng và tôi được bổ sung toán 726 của thiếu uý Quách Tố Long. Tam về toán khác. Riêng tôi sau đó được đi học khoá pháo binh 1 tháng. 

Kết thúc khoá học là nhận lệnh hành quân luôn nên tôi thật sự cũng không biết nhiều lắm. Lúc đầu, tôi rất tức giận vì bị bỏ rơi, nhưng sau khi đọc hồi ký của vị chỉ huy Trưởng đoàn 72, tôi hiểu các anh cũng không thuận lợi hơn gì, vì vậy tôi cũng nguôi ngoai và thay vào đó là sự xót xa cho thân phận người lính. Nếu có dịp về thăm anh Đợi, chúng ta sẽ tâm sự nhiều hơn. Vài ngày nữa tôi cũng sẽ ghé anh ấy. Chào anh nhé! Nếu có thể cho tôi gửi lời thăm anh em. À, hình như đại tá Liêu Quang Nghĩa CHT sở LL vừa mất phải không anh?



To

Nov 30 at 9:49 AM

Em khoá 8/74 Đồng Đế. Lúc còn ở quân trường em là khoá sinh đại đội trưởng đại đội 847, còn Lê Phước Hậu là KS đại đội phó, thuộc tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng. Em không biết Trần Minh Ngà. Em và Hậu cùng vào toán 726 của anh Long, nhưng Hậu đã bung lựu đạn tự sát khi triệt thoái từ Đồng Đen xuống và đụng độ với vc. Chuyện nầy anh Long, anh Ngọc đã biết. Sau mấy ngày trong rừng, tụi em ra Đà Nẵng khi đã bị vc chiếm rồi. Anh Long, Ngọc và những người còn lại, kể cả trung đội TQLC đến chùa tỉnh hội tá túc. 

Nhưng, lúc đó lính và dân chạy giặc đông quá mà nghe vc sẽ lùa lính và dân đi trước mở đường nên em rủ một thằng lính TQLC đi bộ về SG. 2 đứa đến Châu Ổ, Quảng Ngãi thì bị bắt đưa đi cải tạo. Cuối năm 75, tụi nó cho về (nhà em lúc đó ở Bà Chiểu), nhưng gia đình em phải đi kinh tế mới vì gia đình em là lính VNCH (ba trong đại đội 2 trinh sát dù). Từ đó đến nay, em vẫn luôn tìm kiếm số anh em NKT còn lại, nhưng họ cũng giống mình là luôn dấu thân phận nên thật khó khăn khi tìm họ. Chỉ có một thằng bạn học tên Phạm Duy nó nói ở Nha (bên hông Bộ TTM) và nó là con nuôi đại tá Đoàn Văn Nu giám đốc. Em biết anh Đợi là nhờ đọc mấy bài viết của anh trên mạng nên tìm đến. Em cũng có người thân định cư bên Mỹ, em có nhờ liên lạc với anh, nhưng nó nói không được nên em không thể làm gì hơn. Sau nầy, em có được cái iPhone 5 nên việc truy cập thuận lợi hơn



Dec 1/2016

Khi anh nhắc đến ch/uý Vui, em nhớ đến anh nầy vì sau khi triệt thoái từ ĐĐ xuống cái làng ở chân núi thì đụng độ với vc. Lúc ấy, 3 toán của mình và trung đội 3 TQLC chạy lên ngọn đồi gần đó tính vòng qua làng ra ngã 3 Huế. Anh Vui đi phía trước cách em khoãng 15m, sau lưng em cách khoãng 5m là Hậu (chắc Hậu là người cuối cùng). Dù súng nổ vang trời, anh Vui vẫn đi thanh thản như không có gì xãy ra. Bỗng, sau lưng anh một cột khói bốc lên, đất đá văng tứ tán.

 Một trái đạn pháo đã nổ sau lưng anh ấy. Khi khói bụi tan đi, em không thấy chiếc ba lô của anh ấy đâu nữa, quần áo cũng bị rách vài nơi, nhưng anh ấy vẫn đi lên đồi và khuất sau mấy bụi sim. Lúc nầy, em và Hậu vẫn lóp ngóp dưới ruộng. Hậu đã quá mệt nên dừng lại và xin em một trái lựu đạn. Em quăng cho nó một trái M67 và nói nó cố gắng lên (em và Hậu cùng là khoá sinh chỉ huy đại đội 847 và cũng gần nhà nên phải nói là rất thân).

 Em tưởng nó sẽ dùng lựu đạn khi cận chiến hoặc bị thương không cứu được. Nhưng, khi em bò thêm vài bước tới được bờ ruộng, em quay lại báo cho nó biết thì em thấy nó nhắm mắt mà 2 tay ôm bụng. Em hốt hoảng kêu lên: Hậu !!! thì cũng vừa lúc một tiếng nổ vang lên, lửa trùm lên người nó rồi nó ngã vật ra sau. 

Em đã khóc vì từ lúc đó em đã mất đi người bạn thân nhất của mình. Sau đó, em vừa khóc vừa leo lên bờ chạy vào mấy bụi sim, nơi mấy anh em mình bắn trả lại tụi vc. Anh Long thấy em khóc nên có vẻ bực bội (chắc anh quê trước mấy anh em TQLC) nên hỏi: làm cái gì mà khóc. 
Em trả lời: Hậu chết rồi. Em thấy anh ấy lặng đi một lúc rồi quay mặt qua chổ khác không nói gì thêm nữa... Có thể anh Ngọc đã sót trường hợp hy sinh của Hậu cũng nên. Nhắc đến điều nầy nghe buồn lắm nhưng biết làm sao? 
Em chỉ mong tên của Hậu cũng được lưu vào quân sử của NKT để bên kia thế giới nó không bị tủi thân. Mong anh hiểu

http://altsnkt.blogspot.ca/2016/08/anh-linh-tu-si-nha-ky-thuat.html


Dec 2/2016

Sau khi học tập cải tạo về, em có ghé nhà Hậu để báo tin, nhà nó ở trên đuờng Kỳ Đồng, nay là Lê Văn Sĩ, quận 3. Em thuật lại vụ việc Hậu rút lựu đạn tự sát, má nó chửi em: Sao đưa lựu đạn cho nó? Rồi bà khóc thê thảm. Em cũng lặng lẽ rút lui. Em rất hiểu tâm trạng của một người mẹ bị mất con nên em không giận bà ấy mà trái lại em tự dằn vặt mình với câu hỏi: Phải chi mình đừng đưa lựu đạn cho Hậu nhỉ? Giờ thì QLVNCH không còn nữa! NKT không còn nữa nên nói điều nầy ra không phải đòi hỏi quyền lợi nầy kia. Ở cõi vĩnh hằng chắc Hậu cũng đã an vui. Nhưng, những người còn sống như anh em mình có trách nhiệm phải nhớ những người đã nằm xuống vì lý tưởng bảo vệ tổ quốc để sự hy sinh của họ không còn vô nghĩa. Xin hãy ghi tên Lê Phước Hậu vào bảng tử sĩ NKT anh Hoà nhé



Dec 2/2016


Từ đó đến nay em không dám ghé nhà Hậu lần nào nữa. Với lại, đã hơn 40 năm qua không biết nhà nó còn đó hay đã đi nơi khác và em cũng không nhớ đường vào nhà nó. Nhưng em sẽ cố gắng

Tử Sĩ Đoàn  Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật


Trung Tá Nguyễn Đức Phó CHT Đoàn 72 Hy Sinh tại Đoàn Công Tác 72 Sơn Trà Đà Nẵng Việt Nam
Thiếu Tá Nguyễn Văn Tùng CHP Đoàn 72 Hy Sinh tại Đoàn Công Tac 72 Sơn Trà Đà nẵng Viet Nam
Thiếu Uý Lê Văn Trung Đoàn 72 Trực Thăng Bốc Toán bị bắn rơi khu vực đường mòn 545 đèo Mủi Trâu Quảng Nam Việt Nam 
Trung Sĩ Phạm Hữu Lương Nước Đà Nẵng Việt Nam Chuẩn Úy Nguyễn Trọng Vui và Trung Sĩ Lê Phước Hậu truyền tin đều tuẩn tiết (tự sát bằng lựu đạn)thuộc địa phận Xã Hòa Thanh, Quận Hòa Vang, Quảng Nam- Đà Nẵng. tháng 3/1975

Chuẩn Uý Nguyễn Văn Nam Đoàn 72 Hy Sinh tai nạn Trực Thăng Non Nước Đà Nẳng Việt Nam Chuẩn Uý Phạm Đình Trung Đoàn 72 ( sau năm 1975 mất tại Hoa Kỳ)

Thượng Sĩ Nguyễn Châu Đoàn 72
Thượng Sĩ Trần Trung Thành Đoàn 72 Hy Sinh tại Đoàn 72 Sơn Trà Đà Nẵng 
T/S I Nguyễn Đức Sinh Đoàn 72 Hy Sinh khu Tam Bien 

T/S I Nguyễn Rất Đoàn 72 Hy Sinh Đồng Đen Quảng Nam Vietnam 
Trung Sĩ Huỳnh Tấn Dũng Đoàn 72 Hy Sinh Toán Đặc Biệt thuộc tỉnh Quảng Nam 

Trung Sĩ Huỳnh Thanh Phong Đoàn 72 Hy Sinh tại Đà Nẵng
Trung Sĩ Đào Hồng Thuỷ Đoàn 72 Hy Sinh trong chuyến Công Tác tại Tam Biên 

Trung Sĩ Lê Hương Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Thành Lai Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Văn Bảy Đoàn 72

Trung Sĩ Nguyễn Văn Quang Toán 723 Đoàn 72 
Trung Sĩ Nguyễn Văn Quy Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Minh Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Mùi Đoàn 72 Hy Sinh 

Trung Sĩ Nguyễn Tươi Đoàn 72
T/Si  Nguyễn Hữu Hùng Hy Sinh trong khi thi hành công tác Cây số 17 Huế Việt Nam
Trung Sĩ Tạ Tánh Đoàn 72 Hy Sinh trong khi thi hành công tác tại Huế Việt Nam 
T/Si Nguyễn Đức Phước Toan 729 Hy Sinh 27 tháng 1 nam 1973 tại cây số 17 Huế
Trung Sĩ Trần Quang Taì Đoàn 72 Hy Sinh trong khi thi hành công tác tại Helen Huế 
Trung Sĩ Trần Nam Đoàn 72
Trung Sĩ Trương Đình Đức Đoàn 72
Trung Sĩ Vũ Ngọc Hinh Đoàn 72
Trung Sĩ Mai Tấn Sử Đoàn 72 Hy Sinh Helen Huế

Trung Sĩ Nguyễn Văn Tư Đoàn 72 Hy Sinh tai nạn Trực Thang Non Nước Đà Nẵng 
Binh Nhất Trần Phỏng Đoàn 72 Hy Sinh tại nạn Trực Thăng Non Nước Đà Nẵng 

Thượng Sỉ Hồ Đắc Bảy 
Trung Sỉ Lê Văn Thành Non Nước Đà Nẵng 
Chuẩn Úy Hùynh Minh Thọ ( mất tại VN sau năm 1975)
T/Si Nguyễn Hoài Nam tử trận tai Tam Biên năm 1971.
Tr/s Hà văn Nhường Non Nước Đà Nẵng.

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= <

MẶT THẬT NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO MÀ LƯƠNG TÂM ĐÃ MỜ ĐỤC HOẶC RUỖNG NÁT

$
0
0

---------- Forwarded message ----------
From: Vang Tho HUA<
Date: 2016-12-03 11:43 GMT-08:00
Subject: MẶT THẬT NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO MÀ LƯƠNG TÂM ĐÃ MỜ ĐỤC HOẶC RUỖNG NÁT
To:


Kính mi đc:

Trân Trng
TinParis.net

MẶT THẬT NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO MÀ LƯƠNG TÂM ĐÃ MỜ ĐỤC HOẶC RUỖNG NÁT
NGUYỄN THIẾU NHẪN -    


*
*  *


Dẫn nhập: Vừa qua, trên các diễn đàn điện tử có loạt bài “Viên Linh: một nhân cách lạ lùng” của Kiều Phong tức nhà văn Lê Tất Điều (LTĐ). 
Nhà văn bình vôi LTĐ đã “chơi tục” bằng cách “đánh dưới thắt lưng” nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc(NTC)  để bênh “nhà văn con lươn” Nhật Tiến. 
Bà NTC cũng đã ‘tốc váy, quai cồng” phản ứng dữ dội. “Nhà văn con lươn” bèn giở trò ma đã áp dụng trước đây bằng cách xúi con cái và “bọn âm binh” tìm mọi cách đánh phá bà NTC. 
Bài viết sau đây hy vọng sẽ giúp độc giả có cái nhìn chính xác về nhân cách của những kẻ cầm bút mà lương tâm đã mờ đục hoặc ruỗng nát.
*
<>Trong quyển tạp luận “Máu Mực Bể Dâu” do Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do Hải Ngoại xuất bản năm 2002, chúng tôi đã có cho in lại các bài viết “Máu Mực Bể Dâu”, “Người Đi Hái Phù Dung”, “Trả Lời Nhật Tiến”, “Thư gửi Thế Uyên”. “Người Ăn Phải Bả” được viết từ năm 1987 đến năm 1995 để tố cáo đích danh các nhà văn Thế Uyên, Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, cựu Tướng Đỗ Mậu là những tên tay sai Việt Cộng, đã thi hành nhiệm vụ “đặc công văn hóa” để tiếp tay Ban Kiều vận của Cộng sản Việt Nam (CSVN) trong mặt trận tuyên vận tấn công vào cộng đồng Người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản.

–Nhà văn Thế Uyên (đã quá vãng) là một cựu tù nhân chính trị qua Mỹ theo diện H.O. nhưng đã viết những bài báo hù dọa các anh em H.O., khuyên anh em chỉ nên chí thú làm ăn, không nên tham gia các hoạt động chính trị chống Cộng vì sẽ bị cơ quan di trú INS “hỏi thăm sức khoẻ.” Thế Uyên cũng đã “khoe” với nhà văn Túy Hồng khi nhà văn này định cư ở Seattle, tiểu bang Washington là cai tù Việt Cộng đã đem tập thơ “Đất Khách” của nhà thơ Thanh Nam (đã quá vãng), phu quân của nhà văn Túy Hồng, vào trại tù hăm dọa và khuyên các tù nhân sau khi được trả tự do không nên qua Mỹ (sic!)

Khi Thế Uyên viết bài “Dominici Đỗ Minh Trí và Việt Nam Quê Hương Tôi” tỏ ý “ngậm ngùi buồn khi được đọc trên vài tờ báo nào đó thấy những lời lẽ chê bai, chụp mũ cộng sản và phản bội dân tộc cho những người như Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan…” tôi đã rất ứa gan viết bài “Thư Gửi Thế Uyên” đăng trên nhật báo Người Việt ở Nam California. Thế Uyên đã ngậm câm miệng hến vì những lý lẽ của tôi đưa ra.
Vì những bài viết cũng như những việc làm thân Cộng của mình, nhà văn Thế Uyên đã bị 19 hội đoàn tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington công khai tố cáo, cô lập.Thế Uyên (cháu gọi văn hào Nhất Linh là cậu) hiện nay đã lộ rõ mặt là kẻ đã làm ăn với CSVN trong công tác đưa đón các sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ du học.

-Cựu Tướng Đỗ Mậu (đã quá vãng), sau khi được nhóm Giao Điểm chấp bút viết quyển “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” và quyển “Tâm Thư” thóa mạ chế độ miền Nam, chê bai cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản, ca tụng Việt Nam xã nghĩa “mới lên từng giờ”, ca tụng “Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước,” được Hồng Quang thuộc nhóm Giao Điểm là một nhóm Phật Giáo thân Cộng tại Hoa Kỳ đưa về Việt Nam, đi xe lăn lên đài truyền hình CSVN tiếp tục ca tụng VC, khoe khoang là người cùng quê với Võ Nguyên Giáp. Chuyện có vẻ bi hài là ông “nhà văn mầm non” này mặc dù trong bao nhiêu năm ở hải ngoại lúc nào cũng ra rả ca tụng Việt Nam xã hội chủ nghĩa “mới lên từng giờ”, nhưng ông ta đã không ở lại sống ở Việt Nam mà lại trồi đầu về Mỹ và chết già ở Nam California.

 Với bao nhiêu công lao hãn mã của tên Tướng phản lại chủ của mình là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm,  phản bội lại chế độ mà mình đã từng hưởng bổng lộc để sống cuộc sống sa hoa, phú quý, Đỗ Mậu đã được CSVN “trả công bội hậu” bằng một vòng hoa phúng điếu gửi đến đám tang có mấy chữ “Toà Đại sứ Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa,” nhưng những người phụ trách tang lễ của nhóm Giao Điểm đã phải vội vã đem giấu vào kẹt cửa vì sợ bàng dân thiên hạ biết được CSVN đã “trả công” cho tên Tướng phản chủ sẽ làm lộ bộ mặt “nằm vùng” của nhóm Giao Điểm.

-Nhà văn Nhật Tiến được CSVN thưởng công  trong việc cổ võ giao lưu văn hóa, ca tụng “trăm hoa vẫn nở trên quê hương” trong nhiều năm bằng cách cho in chung với người em là nhà văn Nhật Tuấn (đã quá vãng) quyển “Quê Nhà – Quê Người.” Nhà văn Nhật Tuấn  khi qua đời “được” Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn “ban” cho một bằng tưởng lệ (sic!)
Khi đạo diễn VC Trần Văn Thủy đến Hoa Kỳ để tiếp tay WJC trong công tác “nhuộm đỏ căn cước” của 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản, Nhật Tiến đã kêu gọi y chang như cái cách kêu gọi của những tên chóp bu VC như Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải là phải nên “ổn định để phát triển” đất nước. Nhà văn Nhật Tiến đã hỗn xược gọi những người Việt tỵ nạn không cùng quan điểm với ông ta là “những cái đầu đông đá (sic!)”

Nhà văn Nhật Tiến là một nhà văn đã thành danh trước năm 1975;
Nhật Tiến là một nhà văn đã từng lãnh Giải Thưởng Văn Chương của chế độ miền Nam;
Nhật Tiến là một nhà văn vào năm 1963 đã đọc điếu văn trước khi linh cửu của văn hào Nhất Linh hạ huyệt bằng những lời hoa mỹ:

“… Cái chết của văn hào sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi sáng con đường tăm tối của chúng tôi đang đi, là niềm khích lệ lớn lao cho những khó nhọc mà chúng tôi sẽ gặp gỡ, là tấm gương sáng láng mà mãi mãi những kẻ cầm bút đi sau như chúng tôi phải soi vào để suy gẫm. 
Chúng tôi nguyện trước anh hồn của văn hào là chúng tôi sẽ nhất quyết theo đuổi con đường cao đẹp mà văn hào đã vạch ra. 
Đó là sự hoàn thành sứ mạng cao quý của các nhà văn. 
Đó là sự chống đối mãi mãi bạo quyền và bạo lực 
Đó là sự đòi hỏi đến kỳ cùng quyền tự do được sống làm người của toàn thể dân tộc, như ý muốn của văn hào trước khi nhắm mắt…”   
Những lời đầy mùi vị hôn đít bạo quyền của nhà văn Nhật Tiến khi trả lời phỏng vấn của cán bộ VC Trần Văn Thủy trong quyển “Nếu Đi Hết Biển”chỉ ghi thêm những vết ô nhục cho nhà văn Nhật Tiến!  
*
Cách đây nhiều năm, chúng tôi đã lên tiếng báo động về những kế hoạch đánh phá của CSVN vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản trong bài viết “Từ Du Kích Chiến Đến Vận Động Chiến Trong Mặt Trận Tuyên Vận Của Việt Cộng Tại Hải Ngoại.”
Trận “vận động chiến” tổng tấn công vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản đã được “phát pháo lệnh” qua việc phái đoàn do Nguyễn Đình Bin, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN đến Washington DC, Houston để móc nối với bọn tay sai nằm vùng đang “mai phục” trong cộng đồng tỵ nạn, và đến San Francisco để tiếp nhận phi cơ mua chịu của Hoa Kỳ.

Qua việc VC mua chuộc Thị Trưởng Willie Brown của thành phố San Francisco tổ chức buổi tiếp tân tại Tòa Thị Chính tại thành phố này, một số tay sai VC đã lộ diện. Nhưng, phải đến khi phái đoàn của Vũ Khoan, Phó Thủ Tướng VC đến Hoa Kỳ thì, CSVN đã phải “lật ngửa” những lá bài tẩy mà chúng đã nuôi dưỡng trong hàng chục năm trời.
*
Trong cuộc họp báo “Bạch Hóa Hồ Sơ Những Đặc Công Việt Cộng” tại Trung tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Việt Nam Bắc California, “cả hai, nguyên và đương nhiệm chủ tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California, các ông Phạm Hữu Sơn, Nguyễn Tái Đàm đều tỏ ý rằng, những kẻ tay sai của Việt Cộng mà công luận đồng hương địa phương đang đề cập đến như một làn sóng phẫn nộ lan truyền cùng khắp cộng đồng là gồm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, luật sư Nguyễn Hữu Liêm, ca sĩ Ái Vân, nhà báo Trần Đệ, bà Quinn Trần và cán bộ VC Trần Tiến.” (Bán tuần báo Sàigòn USA số 626, Thứ Ba, 23-12-03).

Và luật sư Nguyễn Tâm, trong buổi hội thảo với những dẫn chứng thực tế, xuất xứ rõ ràng, rành mạch về những bài viết, những lời tuyên bố, phát biểu trong những lần hội thảo với những người cùng nhóm (nhóm Việt Studies do Cao Huy Thuần, Ngô Vĩnh Long [con của bà Ngô Bá Thành – kẻ đã từng tuyên bố CSVN không đem các sĩ quan QLVNCH đi trình diện học tập cải tạo ra xử tử là khoan hồng lắm rồi (sic!)]… – ghi chú của người viết) trước đây đã đăng trên báo chí, kể cả báo của VC trong nước được tuần tự trình bày trước cử toạ, luật sư Nguyễn Tâm đã kết luận:
“Với những chứng tích không thể chối cãi được về những hành vi của mình, luật sư Liêm đã tự minh định rõ ràng là ông ta đã tách rời, phản bội lại cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam mà ông ta đã từng là người đồng cảnh để làm tay sai cho ngụy quyền Hà Nội.” (Bài báo đã dẫn).
*
Là một người viết văn, làm báo ngay từ khi đặt chân đến Hoa Kỳ, tôi xin trình bày những hiểu biết của tôi về việc CSVN đã móc nối với một số bồi bút, tay sai đã được bố trí tại hải ngoại để từng bước thực hiện công tác giao lưu văn hóa để đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản.
1.Bước đầu tiên được tay sai VC và bọn phản chiến Mỹ thực hiện vào năm 1987.
Tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, một sinh viên du học trước năm1975 đã vận dụng Trung Tâm William Joiner (WJC) thuộc trường đại học Massachusetts, Boston (UMB) mời hai nhà văn Lê Lựu và Ngụy Ngữ qua để nói chuyện về “lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam.”

Lê Lựu là một nhà văn miền Bắc, cấp bậc Đại Tá. Ngụy Ngữ là một nhà văn miền Nam. Vào thập niên 60, Ngụy Ngữ, theo tôi biết, lúc đó, mang cấp bậc Trung sĩ QLVNCH, nhưng khi qua Mỹ để nói về “lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam” thì được giới thiệu là Trung úy QLVNCH, xuất thân từ Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Khi về nước, Lê Lựu viết quyển “Một Thời Lầm Lỡ & Trở Lại Nước Mỹ.”  Anh nhà văn này đúng là “nói láo như Vẹm” khi viết trong quyển sách khoe khoang lếu láo là “ở Mỹ có người năn nỉ đề nghị mua nhà cho anh ta ở để anh ta… viết văn,” và “tờ Washington Post đã mời anh ta làm chủ bút. (sic!)” (Trình độ “đái ra Anh ngữ” như ông dịch giả Nguyễn Ngọc Bích, người có thành tích lẫy lừng là đã dịch hai chữ “bể dâu” ra Anh văn là “mulberry sea” còn chưa dám viết liều như Lê Lựu!)

Ngụy Ngữ khi đến miền Đông Hoa Kỳ có liên lạc với họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, do đó, khi về nước anh ta viết bài “Gặp Gỡ Ở Mỹ” đăng trên tờ Đoàn Kết là tờ báo của “Việt kiều yêu nước” ở Pháp, chê bai “tự do ở Mỹ như miếng bíp-tết thối” và khoe là đã liên lạc điện thoại với các nhà văn Mai Thảo, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Thái Lãng… Bài viết đuợc báo chí Việt ngữ ở Hoa Kỳ phổ biến khiến các nhà văn được Ngụy Ngữ nêu tên phải lên tiếng đính chánh là mình “bị” Ngụy Ngữ gọi điện thoại và phải trả lời vì trước kia có quen biết. Tưởng cũng nên biết là các nhà văn Võ Phiến (đã quá vãng), Nguyễn Xuân Hoàng là những người trước năm 1975 đã có công “lăng xê” Ngụy Ngữ. Nhà văn Võ Phiến “lăng xê” Ngụy Ngữ trên tạp chí Bách Khoa. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng lúc đảm nhiệm chức Tổng thư ký tạp chí Văn khoảng năm 1972, có đăng tải truyện ngắn “Con Thú Tật Nguyền” của Ngụy Ngữ. Truyện này bị Bộ Thông Tin VNCH kiểm duyệt phải xé bỏ. Sau 1975, truyện ngắn này được một đạo diễn VC quay thành phim “Karma” (tạm dịch Nghiệp Quả) để tuyên truyền cho VC.
     2 -Không hiểu vô tình hay cố ý, vào năm 1993, nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, trong buổi ra mắt sách “Người Di Cư Nhức Đầu Vừa Phải” của nhà văn Nguyễn  Bá Trạc tại phòng họp của thành phố San Jose tại số 70 đuờng Hedding đã thực hiện bước thứ 2 của công tác giao lưu văn hóa là đã tổ chức buổi hội luận với chủ đề “Hoàn Cảnh Và Tâm Tình Của Những Người Cầm Bút Hải Ngoại.” Các tham luận viên của buổi hội thảo gồm các nhà văn Đào Khanh (lúc đó dịch tin cho tờ Thời Báo), Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Liên, nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc. Nhà thơ Hà Thượng Nhân (đã quá vãng) cũng có tên trong danh sách tham luận viên, nhưng ban tổ chức cho biết vì bị bệnh và người thay thế là Thượng Văn (tức ký giả Lâm Văn Sang của tuần báo Việt Mercury [đã đình bản] và hiện nay – năm 2007- là Tổng thư ký tuần báo VTimes, ở San Jose). Điều hợp viên là các ông Lê Đình ĐiểuGiám đốc điều hành nhật báo Người Việt (đã chết), Vũ Văn Lộc và Nguyễn Bá Trạc.

Trong bài thuyết trình của mình, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã lược qua các giai đoạn sinh hoạt văn nghệ tại hải ngoại từ năm 1975 đến năm 1993 và sau đó đề cập đến 3 vấn đề:
-Cách biệt giữa thế hệ già và trẻ lớn lên ở xứ người.
-Có tự do viết ở hải ngoại hay không?
-Giao lưu văn hóa giữa hải ngoại và quốc nội.

Cựu Trung tá Nhảy Dù Bùi Đức Lạc đã chất vấn về những đoạn văn mà nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã viết về người lính Nhảy Dù (như chuyện nhà văn này viết lính Nhảy Dù QLVNCH cắt lỗ tai VC xỏ xâu đeo.) Nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã đưa ra lời xin lỗi đối với tập thể những người lính Nhảy Dù QLVNCH nếu ông đã vô tình có những lời lẽ không tốt với tập thể những chiến sĩ oai hùng này.

Chúng tôi, lúc đó là chủ bút tuần báo Đại Dân Tộc xuất bản tại San Jose, đã đặt câu hỏi với ông Vũ Văn Lộc về vấn đề “giao lưu văn hóa giữa hải ngoại và quốc nội – mà nhà văn Nguyễn Mộng Giác vừa đặt ra – nếu xảy ra thì chúng ta đã tạo diễn đàn cho Việt Cộng”. Ông Vũ Văn Lộc cho biết là ông ta “chống hợp lưu và giao lưu” (nguyên văn). Nhưng sau này, chính ông Vũ Văn Lộc, với bút hiệu Giao Chỉ đã viết lời giới thiệu “khoe” cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến là khách mời của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, là “nhà văn trong nước viết bài phản kháng đợt đầu tiên,” gọi những ngày sau tháng 4-1975 là “thời kỳ Thống Nhất đất nước” (với hai chữ “Thống Nhất” do ông Vũ Văn Lộc viết hoa) khi giới thiệu bài viết “Ngọn Gió Thổi Những Chiếc Lá Bay Qua Đại Dương” của cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến lấy từ tạp chí Hợp Lưu do Khánh Trường chủ trương đăng lại trên mục “Tạp ghi” của tờ Thời Báo.

    -Bước thứ 3, nhà văn Nguyễn Mộng Giác tham dự cuộc hội thảo “Bể Dâu Conference Vietnam and America 1995”tại trường đại học San Francisco do Việt gian Vũ Đức Vượng, là một sinh viên du học trước năm 1975, tổ chức.

Buổi hội thảo có phần bình văn lấy từ tuyển tập truyện ngắn “The Other Side Of Heaven” (Phía Bên Kia Thiên Đường). Tuyển tập gồm 18 truyện ngắn (6 truyện ngắn nguyên bản Anh ngữ, 12 truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam gồm 4 truyện ngắn ở trong nước của các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái và 8 truyện ngắn của các nhà văn hải ngoại (Võ Phiến, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Vũ, Andrew Lâm, Phan Huy Đường, Lai Thanh Hà).

Buổi hội thảo đã bị hàng trăm người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản phản đối. Trong khi hàng trăm người đứng dưới trời giá rét để đưa cao các biểu ngữ phản đối:
“Ai gây ra cuộc bể dâu 
Việt gian, Việt Cộng làm đau dân mình!”
thì, bên trong hội trường, nhà văn Nguyễn Mộng Giác xin xỏ với hai nhà văn đi từ trong nước là Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái chuyển lời xin nhà cầm quyền Cộng sản để “hàn gắn những vết thương xưa cũ và hòa giải dân tộc (!)”

Một thời gian sau, theo tin báo chí, nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng đã được cán bộ văn hóa cao cấp của CSVN là Mai Quốc Liên tưởng thưởng – như đã tưởng thưởng cho nhà văn Nhật Tiến – bằng cách cho in và phát hành ở trong nước quyển tiểu thuyết “Sông Côn Mùa Lũ” mà ông ta là tác giả.
  Bước thứ 4, tham gia chương trình “Tái Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài”(Re)contructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora) do William Joiner Center (WJC) thực hiện.
Trong chương trình tuyển chọn đợt đầu có sự hiện diện của hai cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi đã bị ông Nguyễn Hữu Luyện, một Sĩ quan Biệt kích Nhảy Bắc bị VC giam cầm 27 năm, đứng chung với 11 nguyên đơn kiện WJC.

Trong đợt tuyển chọn thứ hai, niên khóa 2001-2002 có Đặng Tiến, một tay thiên Cộng hạng nặng ở Paris, cũng là một sinh viên du học trước năm 1975, Và luật sư Nguyễn Hữu Liêm tức Henry Liêm. Luật sư Nguyễn Tâm đã tố cáo những hành động “đặc công văn hóa” của ông này tại tòa soạn báo Sàigòn USA vào ngày 13-12-2003 và tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng vào ngày 20-12-2003 vừa qua.

Trong danh sách 15 người được tuyển chọn cho chương trình viết về người Việt ở nước ngoài của WJC cho niên khóa 2002-2003, có tên các nhà văn Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong là những người thay phiên nhau làm chủ bút tạp chí Văn Học. (Hiện nay, chắc là vì đã hoàn tất nhiệm vụ (?!) nên tạp chí này đã được giao lại cho Cao Xuân Huy [đã quá vãng], tác giả Tháng Ba Gãy Súng.)

Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (đã quá vãng) là chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Văn trước đây do nhà văn Mai Thảo thực hiện tại hải ngoại. Ông này trước kia là Tổng thư ký của nhật báo Người Việt, tạp chí Thế Kỷ 21. Đã từng là Tổng thư ký tuần báo Việt Mercury tại San Jose. Hiện nay (2007) đứng tên Chủ biên tuần báo Việt Tribune do vợ ông ta là Trương Gia Vy đứng tên Chủ nhiệm.

Trong những bài viết với mục đích đánh phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản, ca tụng Việt Cộng của Nguyễn Hữu Liêm, thì những bài viết đánh phá “nặng ký” như các bài “Cái âm điệu tủi thân, bi đát” được đăng trên tạp chí Văn do nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng làm chủ nhiệm, chủ bút; bài “Cái tật văn chương tào lao” được đăng trên tạp chí Văn Học do hai nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong thay nhau làm chủ bút; và bài “Đi tới từ bài học Bích Câu” được đăng tải trên tuần báo “ốc Mỹ mượn hồn Việt” Việt Mercury do Nguyễn Xuân Hoàng làm Tổng Thư ký và Trần Đệ đứng tên chủ nhiệm.

Qua các “sự biến” (xin mượn chữ của Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ) trên đây cho thấy những người chủ trương các tạp chí Văn, Văn Học, tuần báo Việt Mercury đã liên kết thành một mạng lưới truyền thông đăng tải những bài viết của Nguyễn Hữu Liêm để tạo hỏa mù làm rối loạn cộng động trong trận “vận động chiến” tổng tấn công vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản tại Bắc California, sau khi Tổng lãnh sự Nguyễn Mạnh Hùng được phép toàn quyền sử dụng hàng tỷ Mỹ kim của cái gọi là Quỹ Hỗ Trợ Cộng Đồng.
*
Như trong các bài viết trước đây chúng tôi đã báo động là sau các trận “du kích chiến”, CSVN sẽ mở trận “vận động chiến” tổng tấn công vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại, trong đó có âm mưu thâm độc của William Joiner Center (WJC) thuộc trường Đại học Massachusetts Boston với dự án “(Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” được WJC dịch ra Việt ngữ là “Tái Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài” do tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, một sinh viên du học trước năm 1975, giám đốc đương nhiệm của chương trình nghiên cứu về người Việt tỵ nạn cộng sản của WJC/UMB, phối hợp với những tên Mỹ phản chiến như Kevin Bowen, David Hunt, đồng giám đốc của Trung tâm William Joiner.

Tên “trí thức đỏ” Nguyễn Bá Chung đã trả công cho những tên tay sai là Nguyễn Hữu Liêm và Đặng Tiến được được tham gia chương trình “Tái xây dựng diện mạo…” người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản niên khóa 2001-2002.
Và hai nhà văn “đặc công văn hóa” đã mai phục từ lâu trong văn giới hải ngoại là Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong cũng đã được tên Việt gian Nguyễn Bá Chung “trả công bội hậu” bằng cách cho hai ông nhà văn này tham dự “cuộc hiếp dâm lịch sử,” sửa lại căn cước của người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản của WJC trong niên khóa 2002-2003.

Qua việc tuần báo Việt Mercury, tạp chí Văn, tạp chí Văn Học đăng tải các bài viết rác rưởi, điên cuồng đánh phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chê bai cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản của Nguyễn Hữu Liêm, cùng với việc Quinn Trần, một thành viên của các tổ chức VNHelp (do Vũ Đức Vượng sáng lập), Viet Heritage Foundation được nhật báo San Jose Mercury News tôn phong làm “lãnh tụ,” “đại diện,” “phát ngôn nhân” của 146,000 người Việt thuộcquận hạt Santa Clara và sau đó, y thị đã cùng Trần Đệ, chủ nhiệm tuần báo Việt Mercury tổ chức đón tiếp Vũ Khoan, Phó Thủ tướng VC tại thành phố Mountain View đã làm lộ rõ các bộ mặt “đặc công văn hóa” của các nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Xuân Hoàng.

Nhà văn Hoàng Khởi Phong, tức cựu Đại úy Quân Cảnh Nguyễn Vinh Hiển của QLVNCH. Theo lời “tự thú” của ông ta trong quyển “Nếu Đi Hết Biển” thì ông ta đã “chạy trốn tổ quốc” khi VC cưỡng chiếm miền Nam. Xin miễn có ý kiến đối với một sĩ quan QLVNCH đã đào ngũ trong thời chiến, nay lại còn hãnh diện “khoe” với tên VC Trần Văn Thủy là đã “chạy trốn tổ quốc!” Nhà văn Hoàng Khởi Phong, kẻ tự nhận là mình “chạy trốn tổ quốc” hiện nay đã về sinh sống tại Việt Nam.

Các ông Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng là giáo sư của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cả hai ông đều là nhà văn “thành danh” trước tháng Tư năm 1975. Nay, vì chút danh lợi cuối đời, các ông này đã cam tâm làm lợi cho VC, làm tay sai cho chủ Mỹ quay lại đánh phá những người đã từng đồng cảnh với mình là cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản.
Đáng giận thay, mà cũng tội nghiệp thay!
*
“Tôi nhận mọi trách nhiệm trước pháp luật, và trên hết, trước lương tâm của một con người còn tin tưởng giá trị làm người” khi trình bày những hiểu biết của tôi về những nhà văn, nhà báo “đặc công văn hóa” đã và đang ra sức đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản. Xin mượn một câu viết của Thượng Toạ Thích Tuệ Sĩ để chấm dứt bài nói chuyện hôm nay.

Xin cám ơn Ban tổ chức đã cho chúng tôi cơ hội trình bày vấn đề để “lật tẩy những nhà văn, nhà báo “đặc công văn hóa” tại hải ngoại.
Xin cám ơn đông đảo quý đồng hương hiện diện hôm nay.
NGUYỄN THIẾU NHẪN
(*) Viết lại từ bài thuyết trình tại Diễn Đàn Cộng Đồng: “Bạch Hóa Hồ Sơ Những Đặc Công” do Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng ngày 20-12-2003. Có bổ túc thêm nhiều chi tiết để các độc giả không có tham dự buổi họp hiểu rõ vấn đề.






__._,_.___

Posted by: Lucky Ride 

Chương Trình Cây Muà Xuân Chiến Sĩ TPBVNCH 2017. Từ các Ân Nhân Phần 2 Đêm Nhạc Vàng Thu Áo Lính Oslo ngày 24 tháng 09 năm 2016 tại Nauy

Góc. Với Thương phế binh quê nhà..Nhật Tân PBC72

$
0
0


Friday, December 9, 2016

Góc. Với Thương phế binh quê nhà..Nhật Tân PBC72

 

 

Góc. Với Thương phế binh quê nhà..Nhật Tân PBC72

buổi đó vì đời làm lính trận tàn cơn lửa loạn chịu thương đau nay trơ nắm đất hoang vô chủ định mệnh gì...

 

buổi đó vì đời làm lính trận
tàn cơn lửa loạn chịu thương đau
nay trơ nắm đất hoang vô chủ
định mệnh gì đâu quá nghẹn ngào.
(Thơ Mường Giang)


Chuyện người Thương binh


Có lần từ Mỹ về Phan thiết
theo bạn nhậu chơi tận Phú Long
bữa tiệc nhà giàu đầy rượu thịt
đời vui như lạc cảnh tiên bồng


Đang lúc ngã nghiêng cười ngặt nghẽo
bỗng ai vừa trổi khúc bi ai
tiếng đờn vọng cổ hờn, than, oán
não ruột trời ơi, nước mắt nhòa


Ra ngõ gặp anh người hát dạo
cụt chân, mù mắt, lết xe lăn
phong trần nhuộm bạc đời trai trẻ
nhưng nét nam nhân vẫn khắc hằn.


Mấy chục năm sầu, bao biển lệ
Mà anh vẫn giữ áo hoa rừng
chiến y chằng chịt tram lần vá
bạc phếch, đoạn trường lắm thảm thương


anh hát toàn bài chinh chiến cũ
điệu ru nước mắt, nát tim người
hò, xề, sang, xứ như òa thét
khiến kẻ vong gia cũng tả tơi


tàn tiệc mỗi người trôi một nẻo
loạn ly đời thế, mấy ai vui ?
tôi về xứ lạ làm bồi Mỹ
quên chuyện long đong, khóc lẫn cười


nhân có bạn từ Phan Thiết tới
hỏi tin người hát dạo thương binh
mới hay anh đã ôm đàn chết
giữa một đêm mưa trước mái đình


buổi đó vì đời làm lính trận
tàn cơn lửa loạn chịu thương đau
nay trơ nắm đất hoang vô chủ
định mệnh gì đâu quá nghẹn ngào.


Mường Giang
(Trích trong tập thơ :
 Bất chợt bâng khuâng nỗi nhớ nhà .
 Xuất bản năm 2010)


Góc. Với Thương phế binh quê nhà..


Anh họ tôi bị thương trong trận đánh ở Bình Dương.Trận đó, đơn vị anh đánh xáp lá cà dữ dội, anh bị thương bởi một trái lựu đạn VC ném ra lúc xung phong lên "chốt" của họ. Dì tôi nói, số anh phước lớn nhờ Trời Phật độ trì và bà phát tâm nguyện ăn chay ba tháng liền. 
Anh bị thương khá nặng, hôm đưa anh về Tổng y viện Cộng hoà tôi không thể nhậnra. Anh mê man suốt tuần lễ, và bởi vết thương lở loétđau đớn, bác sĩ phải chích thêm thuốc giảm đau nên lúc nào anh mơ mơ hồhồ. Tuần lễ đầu anh không nhận ra người quen dù tôi dí mặt sát mắt anh.
 Anh đàn, hát hay lại đẹp trai nên rấtđào hoa và cũng lắm bồ. Ngày nào cũng có người đẹp ghé thăm Họ ngồi bên cạnh anh suốt buổi và họ đụng nhau chan chát  Riết rồi tôi không biết ai là bồ ruột của anh, và tôi phải binh ai nếu các chị giận hờn nhau . 
Dì tôi rất phiền về điều nầy. Trong những người đẹp thăm anh, dì chỉ thích chị Lài, mà so với nhan sắc, chị Lài e khó đánh bật những đối thủ tóc dài da trắng , ăn mặc đúng " mốt' Các nàng đi tới đâu, tiếng huýt gió đuổi theo không ngớt
Tôi không biết anh thích ai trong số mỹ nhân đó, nếu thắc mắc, anh chỉ cười hề hà ra điều
 " Rồi em sẽ biết "
Anh bị thương không nhẹ, hai cánh tay gần như tê liệt. Nhưng rồi với ý chí, anh miệt mài tập vật lý trị liệu và sau đó đã hồi phục được khá nhiều. 
Anh hầu như sống tách biệt với thế giới bên ngoài, nhiều lần tôi thấy anh đưa bàn tay lên nhìn ngó, cặp mắt vừa đau khổ vừa tuyệt vọng.Tôi biết, cuộc sống anh từ đây về sau không còn gì vui thú khi anh phải vĩnh viễn rời bỏ cây đàn. 
Không những rời bỏ đàn, anh xa lánh luôn cả những người yêu cũ. Anh nói, với vết thương cả thể xác lẫn tâm hồn, anh khó có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai, đôi khi là gánh nặng cho họ.
Trải qua ba lần 29 ngày tái khám, ra hội đồng giám định y khoa, anh thuộc diện thương binh loại hai và được giải ngũ. 
Mặc dì tôi khóc lóc, làm mình làm mẩy, anh một mực viết đơn xin ở lại quân đội.
Anh nói. Đời lính đã ngấm quá sâu vào máu thịt anh rồi . Anh không thể cởi bỏ bộ đồ lính. 
Anh nhớ nó còn hơn nhớ người yêu.
Tháng 3 /75 Anh bị thương lần nữa, và khi VC chiếm miền Nam, bọn chúng đuổi anh cùng những thương bịnh binh khác ra khỏi Tổng y viện Cộng hoà. Điều duy nhất gia đình biết từ người bạn lính cũng bị thương,  là ngày ấy, thấy anh chống nạng đi trên đường trong dòng người lũ lượt thê thảm.
Tôi không hề nghe tin tức gì về anh, dù bao lần tìm kiếm  trong những người quen cũ. Trong bấy nhiêu năm, hy vọng rồi tuyệt vọng , tôi nghĩ, không chừng bây giờ , dì tôi đã gặp anh ở thế giới bên kia .
Nhiều lần, nhìn hình ảnhnhững người thương phế binh quê nhà, tôi lại nhớ tới anh, gầy gò trong bộ đồ mầu xanh nhạt của bịnh viện, bàn tay thương tật của anh vịn vào bức tường, lê từng bước. Có thể anh đã chết trong trại tù, chết trên đường vượt biên giới hoặc, nếu anh còn sống, cũng sẽ như hàng ngàn những người thương phế binh khác đang sống vất vưởng đâu đó, không nhà cửa, bán vé số, hát dạo, đi ăn xin . ..
Cuộc chiến đã qua hơn bốn mươi năm, lớp tuổi của anh và đồng đội, bao nhiêu người còn sống ? Những người còn sống, ai sẽ trả lại công bằng cho họ, và, kiếp sống của họ, có thể gọi là kiếp người ? 
Tôi thương anh, thương những người thương phế binh Việt nam Cộng hòa mà số phận đã đặt để họ, bi thảm như số phận đất nước tôi ..
Họ đang sống từng ngày trong bịnh tật, nghèo đói ở đất nước phân biệt đối xử vàđầy rẫy hận thù .. 
Xin cho tôi được gửi tới các anh , lòng biết ơn của chúng tôi ..
Và anh tôi. Có thể anh còn sống đâu đó. Và, nếu sống mà không bằng chết thì lựa chọn nào sẽ làm ta bớt đau đớn hơn ?
Posted by at 5:51 PM


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?

Một kịch bản huyền ảo, “Henry Kissinger bị phản đối khi đến Oslo”

$
0
0
 


Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam - Unknown Soldiers Blog's

Âm Thầm Hy Sinh trong Đêm Tối, thì Vinh Quang không vượt khỏi Bóng Đêm

Tuesday, December 13, 2016

Một kịch bản huyền ảo, “Henry Kissinger bị phản đối khi đến Oslo”

BÊN DÒNG LỊCH SỬ và TÁC GIẢ

Kissinger phục vụ nhiều đời tổng thống để đại diện cho Skull & Bones 322 như là một LÊ LAI Liều Mình Cứu Chuá (Skull & Bones 322 muốn che dấu những bộ mặt tội phạm chiến tranh như Prescott Bush, Averell Harriman…)


Cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tiến sỹ Henry Kissinger đã có bài phát biểu tại diễn đàn giải Nobel Hoà bình hôm cuối tuần qua bất chấp phản đối từ một số giới ở Oslo, Na Uy. (Theo tác giả là hoàn toàn dư luận nhân gian đều bị phỉnh gạt một cách thần sầu quỷ khóc. 


Kissinger chỉ là một sinh vinh Harvard nổi trội tài ba được thủ lảnh kiêm thống đốc New York tìm thấy tại đại học Harvard và thuê mướn làm đại diện cho War Industries Board không khác gì ngày hôm nay, Donald Trump lên thì chi tiêu quốc phòng với số tiền chống mặt thì thấy rỏ thế nào là America-first/WIB)

Ông Kissinger, người được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng công cụ Mỹ là Tổng Tư Lịnh, Lê Đức Thọ như ngày hôm nay tổng tư lịnh đầu bạc Nguyễn Chí Vịnh, (khác với người cha cũng từng tuổi ấy nhưng tóc đen huyền vì không có máí tóc tam trùng dựng lên bởi cuộc sống như chỉ mành treo chuông)đã một lần nửa “cò mồi” dùng bài diễn văn ở Oslo để mô tả tổng thống vừa đắc cử Donald Trump "là tính cách chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ". 


Vì Trump được Secret Society được chọn lựa để hạ đo ván csVN + csTQ trong 4 năm sau cùng của Eurasia-1 để qua Eurasia-II (2020-2120)

- Có nghĩa khi nhảy vào Việt Nam bằng vị tướng anh hùng thế chiến, TT Eiseihower đảng Cộng Hoà thì lần nầy giải quyết VN cũng bằng TT Trump (mượn danh là đảng Cộng Hoà có nó mới lạ và hấp dẩn)


Ông cũng nói cần thận trọng, không nên đánh giá ông Trump qua những lời “đại ngôn” của ông ta vì như một cái loa của Secret Society mà thôi. Bởi thế cho nên từ nay trở đi Trump ăn nói khá trầm tỉnh và chửng chạc vì là cái loa của Secret Society.


Trước diễn đàn mang tên “Nobel Peace Prize Forum Oslo” (10-11 tháng 12, 2016), tại Na Uy và trên thế giới đã có nhiều lời phản đối sự hiện diện của ông Kissinger là vô cùng trật lất hay nói cách khắc là ngở ngẩn, thã Bom lạc “mục-tiêu”


Đơn phản đối ông đến Na Uy đã nhận được ít nhất 7000 chữ ký tính đến ngày 9/12/2016 thì phải khen sự tài tình của Lucifer Skull & Bones 322.


Tại diễn đàn, hai cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Henry Kissinger và Zbigniew Brzezinski có bài phát biểu về Hoa Kỳ và hòa bình thế giới sau bầu cử tổng thống (The U.S. and World Peace after the Presidential Election).


Theo các báo châu Âu, giới phản đối nhắc lại “các tội ác chiến tranh” của ông Henry Kissinger ở Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, và Nam Mỹ như kết án một tài tử chuyên viên đóng vai bạo chúa mà thôi.


Tội ác chiến tranh gì… do tập đoàn nào… và mục tiêu gì… có phải là America-first?


Những người phản đối nói rằng ông Kissinger đã 'đạo diễn' các đợt oanh kích bằng không quân tại Việt Nam và Campuchia nhằm vào thường dân và cũng đứng đằng sau các chế độ độc tài tàn bạo ở châu Mỹ La Tinh trong thập niên 1970 và 1980.

Secret Society đã rào trước đón sau nên nay dụ miệng thế gian đòi đem ông ra xử thay vì mời đến phát biểu tại Diễn đàn Giải Nobel Hòa bình là do hoạt cảnh phải dựng lên để kết thúc “Xoáy Trục” mà thật ra là “Roll-Back 2010-2020” (thời gian giải thể csVN + csTQ)


Lê Lai thời đại, Henry Kissinger không phải bị mà được cần đưa ra toà thế các tội phạm chiến tranh đang lánh mặt


Herman Rojas nói về Kissinger, thân nhân của những nạn nhân thời kỳ độc tài Pinochet tại Chile. Tuy thế, ông Kissinger, 93 tuổi, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thứ 56, vẫn đọc bài diễn văn hôm 11/12/2016 tỉnh bơ vì sau lưng ông có bức tường thép chóng đạn cũng như hoả tiển.


"Ông ta cần bị đưa ra tòa," Herman Rojas, thân nhân của những nạn nhân thời kỳ độc tài Pinochet tại Chile nói với trang NTB. Các Bonesmen ở dưới 9 tầng địa ngục cũng như Bushes, John F Kerry rất an tâm qua màn hoạt cảnh nầy. Thật Secret Society đầu tư một số tiền khá lớn cho Truyền Thông Xám để hoá giải tội ác tài trời của Skull & Bones 322 nhứt là một nước Tàu cạn kiệt tài nguyên người dân hít thở bằng màn khói bao trùm CO2 và đang chuẩn bị nổi lên đòi tự trị vì những món hàng tiêu dùng 99 Cents bị trả lại mà TQ buộc phải chở về cố hương hay phải trả tiền XÃ RÁC.


Phát biểu bên ngoài tòa Aula tại Oslo cùng những người biểu tình khác, Herman Rojas gọi Kissinger là 'tên tội phạm chiến tranh'.


Richard Falk viết trên trang Global Rearch rằng "Kissinger đã dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội ác hình sự của các chính phủ nước ngoài nhằm vào thường dân nước họ..."


"Chính quyền Hoa Kỳ đã tung ra đợt Ném bom Giáng Sinh để gây sức ép lên Hà Nội, buộc Hà Nội đầu hang (mà xin đầu hàng Secret Society không cho bằng chiến thắng ĐBP trên không) và cũng để ủng hộ cho đồng minh tham nhũng ở Sài Gòn  và dung và bảo vệ NTD cho ĐCS thả giàn tham nhũng một thời gian rồi bứng nguyên ĐCS xuống lấy lại tài sản đả mua trả tiền vũ khí Mỹ sau.


Lê Đức Thọ, về phía mình, đã coi việc xấu xa đó (của Hoa Kỳ) làm lý do để không chấp nhận Giải Nobel Hòa bình, trong khi Kissinger thì chấp nhận nhưng cũng không đến dự lễ trao giải,"ông Richard Falk viết.


Nhưng thật ra Richard Helms đã nói nhỏ: “Đừng nhận giải hoà bình Nobel nghe ông nội… vì còn phải đánh chiếm miền Nam và Cambodia nữa. Chúng tôi đã trả tiền cho 700 triệu tấn vũ khí tối tân cho công nhân LX bắt đầu ngay bây giờ dựa vào phong toả các hải cảng bằng Mìn điện từ MK-52 Mine. Trong khi LX sẽ bí mật dùng AN-10 chở SAM-2 vô cùng tối tân để phòng thủ Hà Nội vào 1979. Mục đích chúng tôi coi vũ khí TQ ở mức độ nào để ứng xử khi cần. Vì thế mấy thằng cu phi công chừa ra phi trường lớn không thả Bom phá hủy phi đạo là vậy và cũng để cho TQ ăn cắp công nghệ khi viện trợ bằng đường xe hoả.


Hoa Kỳ đang xét lại vì hết thời chính sách “Một Trung Hoa: do Trump điện thoại cho nử TT Đài Loan?


Cuộc gặp lịch sử Mao - Nixon 1972 chuyển hướng quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc  - Gần đây dư luận phương Tây chú ý đến một cuộc gặp của ông Henry Kissinger với tổng thống đắc cử Donald Trump gần đây. Vì xưa nay Kissinger là nhân vật tiềm ẩn chuyên theo dỏi trục hoang lộ Eurasia-1 có điểm nào không thông suốt thì lấy xà ben nại lên các hòn đá tảng chấn đường như TT Kennedy và TT Diệm thì phải khai quang lập tức trong khả dụng hành quân 100%.


Được biết sau đó ông Kissinger cũng đã đi Bắc Kinh với tư cách thượng khách của chính quyền Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. (Mao, ĐTB, GTD cũng như TCB đều là công cụ của Mỹ đưa lên)

Nhưng ngay khi ông Kissinger ở Bắc Kinh, ông Donald Trump có cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, gây choáng váng cho Trung Quốc.


Được cho là người dàn xếp cho chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon sang thăm Mao Trạch Đông năm 1972, tiến sỹ Kissinger nêu ra định hướng để Hoa Kỳ lại gần Trung Quốc nhằm chống lại Liên Xô theo Tam Quốc Chí Tân Thời bằng chuyên cơ chỉ chở độc nhứt 1 “passenger đi đêm” là F-4 Phantom. 


ALL WEATHER OPERATIONS GUIDE, còn TT Richard Nixon thì dùng Cell Phone lên lạc đại sứ Mỹ ở Moscow để “lấy le” với Mao chơi và còn đòi tặng không một chiết Boeing 707 và phi hành đoàn huấn luyện cho phi công TQ nữa chớ.


Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Trung Quốc và cắt quan hệ với Đài Loan tức Trung Hoa Dân quốc rồi VNCH sau (đừng lo thua trước thắng sau)

Nay thì có vẻ như Donald Trump đang xem xét lại chính sách 'Một Trung Hoa' mà Kissinger và Brzezinski dày công vun đắp.


Theo một bình luận trên AFP (12/12/2016), thì ông Trump "đang thử thách quan hệ với Trung Quốc đồng thời lại ve vãn Nga" lập lại thế Tam Quốc Chí Tân Thời một lần nửa như lịch sử là một chuyện tái lập không nhừng.


Hòan cầu thời báo phê phán ông Donald Trump sau các phát biểu về chính sách 'Một Trung Hoa'

Secret Society luôn luôn chủ đạo chính sách cho sỉ quan trực thượng phiên thứ 45; Tin mới nhất từ Hoa Kỳ cho hay cũng hôm 12/12/2016, bà Carly Fiorina, cựu ứng viên tổng thống, đã vào thăm và thảo luận về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với ông Donald Trump ở văn phòng của ông tại New York.


Trả lời báo chí sau cuộc gặp, bà Fiorina nói hai người đã bàn về cách 'tái khởi động' chính sách ngoại giao của Mỹ theo tham mưu của Bonesmen. Bà xác nhận ông Trump và bà chia sẻ quan điểm rằng "Trung Quốc là đối thủ đang lên quan trọng nhất". Và đã đến decent interval lôi xuống để đưa Ấn Độ lên thế như bài của tác giả diển giải “Siêu Chiến Lược Eurasia-1 (1920-2020)


Thậm chí bà Fiorina còn tìm cách 'lật ngược' các cáo buộc rằng tin tặc Nga có thể là tác giả các vụ tác động vào bầu cử Mỹ vừa qua bằng câu nói bà và ông Trump "thảo luận cả về vụ tin tặc, không rõ đó là tin tặc Trung Quốc hay chỉ là thứ ai đó nói là từ Nga", theo nguyên văn lời trích của AFP từ Washington DC. Vở kịch nầy khó ai hiểu nổi chiêu thức của Secret Society mà tác giả thấy hơi quen quen bao trùm trong khí quyển hoả mù.


*-Trump sửa tánh trầm tỉnh nghe theo sự cố vấn của Secret Society- TQ bây giờ không còn pháp lý trong vùng biển đông nữa vì bị lưới Skull & Bones lồng lọng giăng mắc, khi tòa trọng tài bác bỏ đường 9 đọan của TQ vậy bất cứ những hành động bất cẩn nào của TQ trên biển đông đều phạm pháp quốc tế mà Secret Society sẽ để cho Đệ-3 VNCH dại cho một bài học không phải để đời mà để chia TQ ra 5 tiểu quốc Cộng Hoà do người Đài Loan lảnh đạo.


Mỹ và quốc tế có quyền bảo vệ luật pháp quốc tế mà TQ cũng là thành viên. Sau khi Mỹ tách Nga ra khỏi TQ thì TQ kể như một mình, một ngựa chỉ ba cái nước tép con như Campuchia.. theo TQ thôi chả nghĩa lý gì. Nếu khôn, TQ phải hết sức cẩn thận, sữa lại cái tánh ba gai, côn đồ đi. Làm "việc thiện"đi là vừa. 


Ông Trump chứ không phải ông Obama bị nhét vào mồm giải hoà bình Nobel. Đảng cộng hòa và đảng dân chủ cũng phải bó tay với ông ta là điều mới lạ không cần chính khách mà chiến thắng vẻ vang mới vui chớ?. Đó là nguyên nhân khi tranh cử ông dùng tiền túi của mình là chính. Nhà giàu làm chính trị có khác!   

                                                            QUEENBEE-1

Posted by at 10:41 AM



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= 

Giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm Để Mở Đường Cho CS Chiếm Miền Nam Vào Tháng 4 Năm 1975

$
0
0


Tiec Thuong Dai Ta TL HQ Ho Tan Quyen


---------- Forwarded message ----------
From: tnvvirg4
Date: 2016-12-13 21:03 GMT-08:00

Trong mt ln hi ng thế gii Nhóm Phượng V gm các cu GS Thy Cô và HS hai trường Quc Hc vàĐng Khánh Huế trước đây ti Nam California , mt cu HS QH có nói v lch s Trưởng Quc Hc Huế .

  Ông cũng k li là mt s HS QH đng ra ngăn cn vic đp b Bc tượng ca C NgôĐình Kh ( người sáng lp và là hiu trưởng đu tiên ) nhưng không thành công . Rt nhiu HS QH đã khóc khi chng kiến vic phá tượng C NĐK


On Wednesday, November 23, 2016 4:25 PM, [HoiNghi]"  wrote:

  Cụ Ngô Đình Khả làm Quan Thượng Thư Bộ Lại ( chức Thủ Tướng ngày nay ) cho Vua Thành Thái . Ông là một nhà yêu nước nhất trong triều đình nhà Nguyễn --  một Đại Quan trung thành nhất trong quyết tâm chống lại chính quyền Thực Dân Pháp .
  Cụ NĐ Khả được Vua Thành Thái cho đứng ra thành lập trường Công Lập đầu tiên ở Huế , 1904  - nhằm giáo dục các quan chức triều đình Huế và con cái của các Vua Triều Nguyễn . Đó là trường Khải Định.  Đến năm 1954 trường được đổi tên là Trường Quốc Học Huế .
  Vua Thành Thái ra lệnh cho đúc bức tượng Cụ Ngô Đình Khả thật lớn nằm giữa khuôn viên trường và cử ông làm hiệu trưởng đầu tiên  .
Sau biến cố đảo chánh 1-11- 63 , Tướng Dương Văn Minh ra lệnh đập bỏ tượng cụ Ngô Đình Khả.

                        TỘI NGHIỆP CỤ NGÔ ĐÌNH KHẢ

  Sau ngày 30-04-75 Chính quyền CS  tuyên truyền và  gian trá  viết lại  lịch sử . CS vu oan , đổ tội cho Cụ là làm Việt gian chống lại triều đình Huế



On Tuesday, October 25, 2016 1:24 PM, 
"Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước   wrote:







Image result for Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền



Cái Chết của Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền

CÚI ĐẦU TRƯỚC ANH LINH
HẢI QUÂN ĐẠI TÁ HỒ TẤN QUYỀN

Hai mươi mốt Lê Lai hai mươi hai Lê Lợi
Mùng một Hồ Tấn Quyền mùng hai Ngô Đình Diệm
Nghĩa khí cao! Tấm gương Hồ Tấn Quyền 
Trung QUÂN Ái QUỐC DANH thơm lưu truyền

Trần Việt Lê Chân

TÀI LỆU HẢI SỬ TUYỂN TẬP 






Image result for Thống Ngô Đình Diệm


Giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm 
Để Mở Đường Cho CS  Chiếm Miền Nam Vào Tháng 4 Năm 1975






TỔNG THỐNG LINH THIÊNG !


Đốt nén hương lòng
Kính dâng Ngô Tổng Thống
Người Chí Sĩ Anh Tài 
Đã VỊ QUỐC VONG THÂN

Tổng Thống MUÔN DÂN! Tổng Thống MUÔN DÂN!!!

Người thắp Phương Đông ánh sáng Rực TRỜI 
Người đáng Non Sông Tôn Vinh ĐỜI ĐỜI 
Người lưu Dân Tộc một tấm gương soi 
NGƯỜI vẫn muôn đời sống mãi trong tôi!

Tổng Thống Linh Thiêng! Tổng Thống Linh Thiêng!!!

Bốn mươi năm Tổ Quốc trong xích xiềng
Bốn mươi năm Quốc Nhục triền miên 
Bốn mươi năm vận nước đảo điên
Nén Hương Lòng DÂNG! Tổng Thống Linh Thiêng!!!


Trần Việt Lê Chân


Tưởng Niệm Húy Nhật Thứ 53 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm






Dưới thi TT Dim , ln lượt có ba v ch tch Hi Đng Giám Mc VN :
      -  Đc Cha  GiuSe  Trn Văn  Thin
      - ĐC  Philipphê  Nguy
n Kim  Đin
      -  ĐC Phao Lô  Nguy
n Văn  Bình .

   TT Dim  chưa  bao gi có dp hân hnh tiếp đón các v ch tch HDGM trên hay tiếp phái đoàn Linh muc -Tu Sĩ nam nu CG , hay  Hi Đng GM VN ti dinh Đc Lp , dinh Gia Long , Ph TT  .


   Tuy nhiên ...
Hàng  năm vào  ngày Quc Khánh 26-10 , TT Dim đu tiếp đón các phái đoàn Tu Sĩ Pht Giáo vi đy lòng kính trng và yêu thương .



 
        
       CÁC TU SĨ PG  &   TT  NGÔ ĐÌNH DIM  LUÔN YÊU THƯƠNG NHAU

Image

On Tuesday, November 22, 2016 3:38 AM, "vneagle_11   wrote:


From:Peter Duong <>
 Sent:Monday, November 21, 2016 7:51 PM


          Thượng Tọa THÍCH THÔNG LAI Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm

TT THÍCH THÔNG LAI  Đã Dâng Hương Cúi Chào Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm tại NT GX Đức Mẹ La Vang
Một bà CG Bắc Kỳ DC 54 tại NT La Vang Houston cho biết trước đây Hội Cựu Quân Nhân gồm có Đại Tá  Trương Như Phùng, ĐT Nguyên Van Nam,  Đại Úy TSQ  Hồ Sắc, Di Cư BK ... tổ chức tưởng niệm cố TT  Ngô Đình Diệm tại nhà thờ La Vang. 
Người ta thường thấy:

-Thượng Tọa Thích Thông Lai mặc áo cà sa vàng, theo sau 
-Thiếu Tướng Văn Thành Cao,
-Đại tá Trương Như Phùng, 
-Các Hội đoàn quân đội... lên dâng hương cúi đầu chào trước bàn thờ tưởng niệm TT Diệm và các chiến sĩ QLVNCH .
Sau đó , người ta mời TT Thích Thông Lai ngồi vào ghế danh dự hàng đầu trong nhà thờ.
Mỗi lần như vậy, cả nhà thờ hơn ngàn giáo dân đều yên lặng kính trọng chào Thượng Tọa- TT nổi bật lên trong chiếc áo cà sa màu vàng.
Nhiều người ngạc nhiên về điều kỳ lạ này.

Ngạc nhiên hơn nữa là Chùa  A Di Đà của Thượng Tọa có tượng  Đức Mẹ  La Vang.
 Trong sân chùa có hình tượng năm tướng lãnh VNCH tự sát ngày 30-04-75.

On Monday, June 22, 2015 11:02 AM, "'  Thomas  D. Tran'  
 
Kính chuyển mời quý vị nghe trước. Bài phỏng vấn dài 59 phút nên tôi chưa thể nghe lúc này vì có nhiều việc phải làm.
Tôi rất tin lời GS Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ nên kính chuyển mời nghe trước.
Kính
TDT

From: TQuang Ton<>
Date: 2015-06-22 10:52 GMT-05:00
Subject: Fw: Fwd: Phỏng vấn Hòa Thượng Thích Thông Lai
To: Tue Ton-That <>


 Lap-Loan Nguyen <> wrote:


---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Be Ta<>
Ngày: Chủ Nhật, ngày 21 tháng 6 năm 2015
Chủ đề: Phỏng vấn Hòa Thượng Thích Thông Lai Tới:

Phỏng vấn  TT  Thích Thông Lai

===>TTT THÔNG LAI / ĐÀI SGN 51.3 HOUSTON "Mặt Đối Mặt" May 16, 2015

Mời nghe phỏng vấn thật thú vị, chưa bao giờ được nghe nhu vậy...

Thomas D. Tran


Không Nói, Không Viết, Không Làm
những gì có lợi cho cộng sản.








__._,_.___

Posted by: Loan Nguyen

ĐỒNG BÀO BẮC KỲ DI CƯ VÀO NAM LÁNH NẠN CỘNG SẢN 1954

$
0
0
 

Tông công gân môt triêu ruoi  nguoi vào  Nam .  -- TU DO - HANH PHUC --  Tai cac khu tru  mât  --  Mo mang khân hoang lâp âp cac dinh diên tru phu .

Co giây chu quyên dât dai .

KHÔNG  TÔN  MÔT XU  ...  SUONG  QUA  !



ĐNG BÀO BC K DI CƯVÀO NAM LÁNH NN CNG SN 1954



60 năm nhìn li cuc di cư 1954 Vĩnh Bit Hi Phòng

Kính dâng hương hồn Cậu Mợ,

với lòng tri ân sâu xa. 


Khi cu
c Di Cư 1954 din ra, tôi va lên 10 tui, đang sng vi gia đình Hi phòng, cái thành ph hi cng đã trthành chng cui cùng đi vi hàng trăm ngàn người Vit min Bc mun di cư vào Nam thay vì li sng dưới s cai tr hà khc phi nhân bn ca Vit Minh, tên gi ca nhng người cng sn hi y. 



Cũng cái thành ph
hi cng này đã là nơi Bác sĩ Trung úy Hi quân M, Thomas A. Dooley, và vài quân nhân Mđã làm vic trong sut 11 tháng, tgia tháng 8 năm 1954 ti gia tháng 5 năm 1955, đgiúp dân tnn n đnh sc khe trước khi gi h lên tu Mdi cư vào Nam. Kết quca thi gian hot đng này đãđược Bác sĩ Dooley ghi li trong cun hi ký“Deliver Us From Evil” (“Xin cu chúng tôi khi mi sd, trích t mt câu trong Kinh Ly Cha ca tín đ Thiên Chúa giáo) xut bn vào năm 1956.(*) Cun sách, mô t, vi squan tâm chân thc, xót xa ca mt v lương y mi ra trường, nhng giao tiếp ca ông vi dân di cưtcác vùng quê đv, phn ln là nhng giáo dân thuc đo Thiên Chúa, đói rách và bnh hon, và nghe k v nhng cnh hung tàn bo ngoài sc tưởng tượng mà nhng người dân quê phi gánh chu do nhng người cng sn cung tín gây ra. 



Cha m tôi không cóýđnh di cư vào Nam. Cha mtôi nguyên là con nhà nông thuc gii đin ch. Ông bà cùng sinh ra vào khong năm 1910, và ln lên làng Trình Xá, huyn Thanh Oai, tnh HàĐông. Cha tôi là con trai duy nht trong mt gia đình gm năm chem. Ông hc lc ch xong được bng tiu hc, và vi tí vn liếng hc thc đó, ông được bu làm lý trưởng, hay xã trưởng, thi vua chúa xưa là hương mc, có trách nhim trông coi tài sn công và tư ca làng. Hi còn nh tôi nghe mtôi k chuyn là, vìông có máu mê c bc, nên có cái trin đđóng du trên nhng giy tsang nhượng rung đt bà ni tôi nm giluôn, còn cn thn cun trong rut tượng qun quanh bng sut ngày đêm cho chc ăn, đông không t do bán rung đt ca gia đình. Do đy, mi ln có ai ti xin ông lý trưởng đóng nhn mt sang nhượng bt đng sn nào đó, ông li phi nói vi m cho mượn cái trin. Có l cái say mê nht ca ông là xe hơi và máy móc mà nhng ln ra tnh chơi ông đã thy, và cóđý theo giõi vic làm ăn ca mt ông chú ca tôi, ch mt hãng xe đò Hà Ni. 



Tôi không nhông bà quyết đnh dn ra tnh vào năm nào, vì ch có tnh ông mi được tho mãn lòng say mê máy móc xe hơi, song căn c vào năm và nơi sinh, là tnh Sơn Tây, ca các anh ch kếtôi, thì có l vào khong năm 1940 hay trước đóđôi năm. Tóm li trong đám anh ch em 11 đa ti tôi thì ba người đu sinh quê, năm người, trong đó có tôi là th by, ra đi Sơn Tây, và ba đa em cui cùng sinh Hi Phòng. Thot đu cha tôi làm công cho người ta. Dn dàông tu được mt cái xe chhành khách, dy anh C và vài người cháu trai đng la hc lái, sa xe và đi theo làm lơ xe. Có ln, m tôi k, chiếc xe đò ca ông b quân đi Pháp trưng dng đi sang tn bên Miên, Lào mà mtôi không được tin tc gì ti hai tun, cui cùng ông v k chuyn bà mi hay. Ông làm ăn vt v nuôi mt by con lúc nhúc. Cũng nh schu khó cn cù ca ông mà hi xy ra nn đói năm 1945 giết chết ctriu người min Bc, gia đình tôi ln bé không có ai b thiếu ăn c.

Trí nh
ca tôi bt đu ghi nhn được là lúc gia đình tôi đã dn xung Hi Phòng, có lvào cui thp niên 1940. Nh nên không biết gì v tình hình chiến ssôi đng hi y, nhưng tôi nhcó ln anh lơ xe ht hi chy v gia ban ngay, nói không ra hơi, báo vi cha tôi, vn vn, “Ông ơi, xe b mìn lt ri! Cha tôi lng người chết đng, mtôi ngưng mi vic đang làm tht thn nhìn cha tôi, trong khi lũ nhchúng tôi biết đã ti lúc đi ch khác chơi.

Cha tôi, nh
ư nhiu người Vit khác, là người có khnăng sinh tn mnh m, sn sàng vượt qua mi tr ngi và bt hnh ca đi sng đlo cho gia đình. Vào các năm trước cái gi là Chiến thng Đin Biên Ph, ri tiếp theo là vic ký kết Hip đnh Genève vào mùa hè năm 1954 gia Pháp, chính ph Bc Vit ca HChí Minh, Lào, Trung Cng, Liên Xô và Anh (Hoa Kỳ t chi không ký, còn chính phNam Vit Nam không nm trong nhng phe ký nên không chp nhn Hip đnh đình chiến này) được ký kết, cha tôi đã làm ch mt hãng xe ch hành khách gm cxe đò và xe nh, hình như hiu Citroen, không rõ ti sao gi là xe lô-ca-xông, tôi đoán t chlocation, ngược xuôi các tuyến đường Hà Ni Hi Dương Kiến An – Hi Phòng và Hi Phòng Đ Sơn, tôi nhđi khái thế. Hãng xe ca cha tôi tên là Đông Bình, nên ngui ta hay gi cha m tôi làÔng BàĐông Bình, chúng tôi là con Ông Bà Đông Bình. Tôi không bao gi có dp hi ti sao ông chn tên đó, nhưng nghĩ có lđó là do khao khát được nhìn thy hoà bình trên gii đt dc theo b bin Thái Bình Dương lâu nay chiến tranh trin miên này. Hai người anh h con my bà bác rut ca tôi cũng mi người được cha tôi nâng đtu được mt hay hai xe ch hành khách, tđt tên là Bc Bình và Nam Bình. Tôi không rõ vì sao cha tôi không nghĩ ti vic mua bt đng sn, mà sut thi gian sng Hi Phòng ông thuê nhà chkhông mua. Tôi còn nh ngôi nhà chúng tôi trước khi di cư vào Nam làs3 Ngõ Nghĩa Li, mt đu ngõ gp đường Cát Dài, vàđu bên kia đng mt đường ry xe la nm bên cnh mt hsen mà hình nh vn còn in trong trí nhtôi, mà loài sen là hoa tôi rt thích. Không mua nhà đt có l vì cha tôi thy không cn thiết vìông chc chn s tha hưởng nhiu rung đt đ li ca bà Ni tôi khi bà qua đi.

Vào nh
ng ngày trước khi kết thúc cuc chiến mà sách v gi là Cuc Chiến tranh Đông Dương ln thnht (1946-1954) và nhiu người trong chúng ta cho là không cn thiết vì sau Đ nh Thế chiến đa scác nước thuc đa đu ln lượt trước sau ly li được đc lp mà không cn đ máu, tin d tnhà quê ra: Bà Ni tôi bchết sau khi b trúng mt mnh mc chê vào đu trong khi đang trn dưới mt cái phn gvào mt đêm n. Bà tôi chết khi được 84 tui, tuy già nua nhưng ccòn khá minh mn. Mi ln nhđến Bà Ni thì tôi không thkhông nh ti mt ln v quêăn Tết, tôi miết bên nhàông cu rut vìđó có các người em h c tui tôi hay ln hơn. Đến giđi ng, bà tôi lm cm tay xách cây đèn du tay chng gy sang đón v nhưng tôi không chu v. Tôi snhng nét già nua nhăn nheo ca bà mt phn, nhưng s nht là cái quan tài bng gsơn đbà sm sn đ trong cái gian đu nhà chuyên đcha thóc go và các đ lnh knh khác.

Hi
p đnh Genève được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, chia ct Vit Nam làm hai, min Bc do Vit Minh cai tr, min Nam sau đó tr thành mt quc gia mi. Người dân hai min có 300 ngày đchn nơi mình mun sinh sng. Quê tôi là mt trong nhng vùng được Vit Minh tiếp thu sm nht vào cui năm 1954. Cha tôi quyết đnh gi v chng anh C vàđa con gái đu lòng mi được my tháng vnhà quê sng. Cùng đi vi anh ch C là anh Sáu, tôi và thng em Chín. Nhưnhiu ch gia đình Vit xưa, cha tôi ít khi gii thích lý do ông có mt quyết đnh nào đó, hoc có thì ông cũng chbàn vi anh C, vì khi viết bài này tôi hi Ch Năm, người chkếtôi, ch cũng nói không rõ ti sao cha tôi quyết đnh gi mt scon v quê ngay sau khi đình chiến. Tôi suy đoán là th nht, anh C hi y bđng viên, đã mc đlính (tôi còn nh, mc dù hi y chmi 9, 10 tui, đã trmt trước vđp trai khác thường ca ông anh trong bquân phc mu rêu khít khao vi thân hình và cái nón chào mào cùng mu), có l là bngũ v quê sng, có thlà do ý mun ca cha m tôi vì lo cho cu con c. Ngoài ra, có thcha tôi, cũng nhưđa s người Vit thành thhi y chưa biết gì v hu qu ca các cuc ci cách rung đt đm máu đã vàđang din ra các làng quê nhưng chưa vti làng tôi, nên ông gi mt s con v quêđtin thtrông nom rung đt chăng.

Chúng tôi v
quê sng được vài tháng vào cui hè vàđu thu, thì mt ba chNăm, hi y mi 14 tui song tính nhanh nhn nên được cha tôi tin cy giao phó vic đi đi v vđem tin bc và thông tin, được cha tôi gi v bo thu xếp v Hi Phòng đđi Nam. Đ tránh nghi nglà cóýđnh đi Nam và có thbbao vây gi li, khi ra ti Hàni, lúc y cũng đã được tiếp thu, chúng tôi phi gi b như s sinh sng đó, bng cách thuê mt căn phòng nguyên là lp hc trong mt n tu vin và trường hc mà hu hết nhân sđã di cư, nm trên đường Hai Bà Trưng, đít tun. Anh Sáu và thng Chín thìđã theo ch Năm v Hi Phòng trước, còn tôi li vi gia đình anh chCđgiúp trông con cho ch. Đcho màn trình din có v thc hơn, tôi còn được ghi danh đi hc lp ba hay tư mt trường công ti đây. Tt nhiên vì là con nít nên tôi không được cho biết các mưu tính đó ca các người ln.

Khi chúng tôi chu
n bđi Hi Phòng thì tôi được người ln dn dò là nếu có ai hi đi Hi Phòng làm gì thì nói làđi thăm người nhà sp đi Nam đ khuyên hli, đng đi Nam na vì nước nhàđãđc lp tdo. Ngoài ra, riêng tôi còn được giao thêm mt vic na, đó là khi các cán b Vit Minh sp khám đến ch Cđang bếcháu bé thì tôi phi tìm cách cu vào đùi con bé tht mnh đnó phi khóc ré lên và ch C sđưa nó cho tôi bo bế ra ngoài. Thếnhưng chính vic đó li làm cho người ncán b khám ch Ccàng sinh nghi, túm tôi li và lt ly hai chiếc giy trên chân con cháu, lôi ra và tch thu hai cc giy bc tin Đông Dương còn mi tinh. Tuy thế, chúng tôi sau đó cũng được phép lên xe đi Hi Phòng, ch có mtin li. Ca đi thay người, chtôi a nước mt suýt xoa tiếc ca song t an i. Lúc y chúng tôi hoàn toàn không biết ti nhng cnh tìm đường vượt thoát vô cùng thương tâm ca bao nhiêu ngàn con người mun tìm đường ti Hi Phòng, mt thành phđang hp hi song vn còn là nơi còn cho h cái hy vng ti được Đường ti TDo Passage to Freedom – như tên Chiến dch Đường Ti T Do do Hi Quân Hoa Kđm trách, bên cnh Pháp và Anh lo phn chuyên ch người vào Nam bng máy bay.(**)

N
ếu trong cuc Di cư 1975 và sau đó, câu hi ca hu hết người Vit Min Nam, trong mt cái xã hi vô vng mà“đến c cái ct đèn nếu biết đi thì cũng tìm cách đi”, là làm sao đđi; thìthi đim 1954 tình thếphc tp hơn, và câu hi ln nht ca hlà nên đi hay . Trước hết, mt trong nhng điu khon ca Hip đnh Genève là hai năm na, vào năm 1956, scó mt cuc tng tuyn cđ thng nht đt nước và người dân hai min Nam Bc tđnh đat ly thchếchính tr thích hp. Đây chính là điu đã, theo tôi, khiến nhiu người dân min Bc quyết đnh li đ ch cái ngày không bao giđến đó, mt phn cũng vì quá mt mi vi chiến tranh và mun thy hoà bình bng mi giá, và cũng vì tiếc ca, bên cnh nh hưởng bi mt chiến dch tuyên truyn ráo riết ca Vit Minh. Tuyên truyn và c da nt, nht làđi vi dân quê, rng tu há mm ca M sđưa h ra bin ri m cái cng mm đó và trút h xung bin, hoc thy th M s nướng con nít ăn tht nếu đến vi h, vv. Và thhai là do y ch có mt sít nghe biết, chng nhân thì li càng ít hơn, được nhng cuc tàn sát giết hi vàđy đa nhng người không cùng chính kiến ca người cng sn.

Cha tôi, tôi nghĩ, thu
c loi người đã quá mt mi vi chiến tranh, mun tin vào cái vin nh tng tuyn c năm 1956, và nht là tiếc ca, ca do ông đã tn bao m hôi nước mt to dng nên vàđt đai màông tưởng là sđược tha hưởng ca bà tôi. Tuy vy, ông cũng còn bán tín bán nghi, chưa quyết s có di cưhay không. Và có lđ cho d dàng quyết đnh vào phút chót, cha tôi bo anh Cđem gia đình anh và mt scác em vào Nam, trong đó có ch Ba, chNăm, anh Sáu và tôi.

Nghe bi
ết s phi đi Nam vi chúng tôi, chBa khóc lóc thú nhn đang yêu anh Tun và mun được cha tôi chp thun cho ly anh, mà gia đình anh Tun thìđã nht đnh li. ChBa là người đp nht trong đám sáu ch em gái chúng tôi, và khá tân tiến: ch là người đu tiên trong gia đình tôi đi un tóc, và chcòn hc chơi đàn guitar na. Tôi hay ngi xem chgy đàn và hát bài Dưâm, có llà bài chchn đhc đánh đàn, nên tôi rt nhbài đó vì nghe ti nghe lui. Cha tôi tt nhiên là rt tc gin vì bđy vào mt trường hp khó x: trước khi chp thun cho ch Ba ly anh Tun, ông li còn phi xin t hôn vi gia đình anh Nhân, là người đã làm đám hi vi ch Ba, ch ch ngày cưới. Vic chBa t hôn vy mà cũng thành mt tin trên mt tbáo đa phương, tôi còn nhđãđc được. Dù vy, ch Ba cui cùng cũng được toi nguyn: ly chng trong mt đám cưới chy tang rt đơn sơ, vì bên gia đình chng đang có tang. Nghe nói ch bmchng đi xkhông tt. Nhiu năm tháng sau đó, tôi được đc my cái bưu thiếp ch gi vào xin mt chiếc xe đp. Tôi không nh li yêu cu ca chcóđược đáp ng. Chđã qua đi vì bnh tiu đường cách đây gn hai thp niên.

Khác v
i đa sngười di cư 1954 đáp tu M, chúng tôi được di tn bng máy bay do Pháp cung cp. Đó là vào mt ngày tháng 3 năm 1955, vàđy là ln đu tiên tôi được đi máy bay, nên bng dlàm reo, ói lên ói xung, ngi trên xe GMC ch tphi trường Tân Sơn Nht đến nhàông chúđường Phan Đình Phùng đ tá túc tm, tôi vn còn ói. Chúng tôi va mi n đnh ch mt căn nhà g, không có cu tiêu riêng, thuêđược bên Khánh Hi chưa được bao lâu thì có thư ca cha tôi nói ông đã quyết đnh li, bo my anh em trong Nam tlo liu ly. Tôi khóc xưng c mt, nghĩ tđây s không còn gp li cha m và các em, nht là Tám, cô em thua tôi hai tui song hai đa rt gn nhau t hi nh. Ch Năm mi 15 tui, phi khai gian lên hai tui đxin đi làm sau khi hc ly được cái bng đánh máy, ri sau đó va đi làm va đi hc thêm tiếng Anh. Anh C thì mướn xe taxi ch khách, trong khi ch Cđi buôn qun áo t trong Ch Ln ri thuê sp ch bán li. Anh Sáu và tôi còn nh, 12 và 10 tui, nên được đi hc.

Tôi làm quen v
i đi sng ca vùng đt mi có tên là Sàigòn, thy cái gì cũng l. Mt vài chi tiết mà tôi thy ngnghĩnh, nói lên đc tính ddãi và si li ca người Min Nam: Đi mua đgiá năm cc, tc 50 xu, đưa tgiy mt đng, người bán hàng thn nhiên xé tgiy bc làm đôi cái rt, đưa tr li mình mt na. Tôi thích li làm bánh mì ca min Nam, đy tính sáng to: ngoài tht ngui hay ba tê còn cóđchua, ngò và dưa leo, mà bên Mbây gi chúng ta gi là Vietnamese sandwich.

Nh
ưng cái tôi thích nht ca Min Nam là vô s truyn bng tranh, mt loi sách không thy min Bc, và nhng nhà cho thuê truyn, thay thế cho nhng thư vin công cng không hin hu Sàigòn nói riêng và Vit Nam nói chung. Min Nam, tđy, mra không biết bao nhiêu là cơ hi, so vi Min Bc sau ngày bc màn tre buông xung. Ktngày bt đu cm bút sáng tác, đc bit sau khi đc cun sách Trăm Hoa Đua NTrên Đt Bc ca Hoàng Văn Chí (***), tôi thường cthhình dung mình sra th nào nếu ln lên Min Bc. Có l, ging như mt nhà phê bình Min Bc nói vài năm tr li đây, rng nếu hđược sng Min Nam thì h cũng sáng tác nên nhng tác phm đâu thua ca văn ngh sĩ ca Min Nam, và ngược li.

Th
ếri đùng mt cái, li có thư ca cha tôi nói quyết đnh đi Nam. Lúc by giđã gn ti ngày Vit Minh tiếp thu Hi Phòng. Nhà ca cha m tôi cũng là nơi các người thân trong htlàng quê, mượn lý do “đi Hi Phòng khuyên người thân li vì nước nhàđãđc lp t dođxin giy thông hành di chuyn, ti tm trong khi ch ngày lên tu đi Nam. Cha mtôi chc đã nghe không thiếu các thm cnh ci cách rung đt và đa ch bđu t và xtcác vùng quê, bên cnh các chuyn cm đo, giáo dân bbuc đi hc tp chính trvào đúng lúc có Thánh L, các giáo sĩ btra tn, hành hung. Mt trong nhng chuyn kinh hoàng nht là vic mt ông linh mc bVit Minh đóng by cây đinh xung quanh đu gi làm mão gai, được vài giáo dân ch ti tri tm chúHi Phòng dưới sđiu đng ca Bác sĩ Dooley đnhông cu cha.(****)

Th
y không th li được na, cha m tôi bán tng bán tháo tài sn đđi Nam, bng lòng nhn vàng thay vì tin mt, hi y là tin Đông Dương có in hình ông Bo Đi. Nhng gì không bán được hay mun gi li thì giao cho chTý, đãvi gia đình tôi được vài năm đnuôi em gái út ca tôi, đi theo tu Mchvào Nam, cùng vi anh Tư vàÚt, cn ngày Hi Phòng đóng ca. Tóm li, gia đình tôi tng cng gn hai chc người thì chia nhau đi Nam thành bn đt, kcđt chHai theo chng lúc y có quc tch Pháp di cưvào Đà Nng trước mi người trong gia đình.

Khi cha m
tôi đem vàng đi bán, đnh đmua mt căn nhàđ gia đình an cưvà lo chuyn xây dng li cuc đi thì khám phá ra là toàn vàng gi. Tôi có th hình dung ra ni đau đn ca ông bà khi tui ngoài 40, cht thy hai bàn tay trng, vi mt lũ con mà phn ln còn nh, ti mt vùng đt lhoc.

Dù v
y, tôi không h nghe ông bà than phin hay nui tiếc đã b mi thđđem anh chem tôi đi Nam. Tôi s mãi mãi ghi ơn ông bàđã chn la Min Nam làm nơi cho anh ch em tôi ln lên, trong mt không khí tdo dù là tương đi. Ch tiếc là 20 năm sau, chúng tôi li phi đi đu vi thêm mt ln b ca b nhà ra đi ti nhng nơi còn xa hơn tBc vào Nam, tut tn bên kia đi dương nghìn trùng. Và không đa nào trong vài anh ch em chúng tôi đi thoát được khi Vit Nam vào nhng ngày cui cùng ca tháng 4 năm 1975 đã đem theo đuc cha mgià. Cha tôi không mun đi, nói đã ln tui, rng ông không dính dáng gì ti chính quyn Cng Hoà hay M, nên chng lo, và có lcũng không mun nhvà con cái. Mtôi thì rt mun đi khi Vit Nam, nhưng thy cha tôi không mun đi nên cũng lng lgt nước mt nhìn chúng tôi ln lượt biến mt khi cuc đi bà.

M
tôi mt khong mt năm sau ngày Sàigòn tht th, có lvì b tim. Cha tôi n li con cái bng lòng đi Mđoàn t vào đu năm 1983, nhưng cũng ch sng được tám tháng thì qua đi, vì bnh mt phn, song có lvì cm thy quá cô qunh.

Trùng Dương




















__._,_.___

Posted by: le huong 

Giáng Sinh này Nhớ Giáng Sinh xưa, trên chiến trường Bắc Ruộng (Bình Tuy) năm 1965.

$
0
0
--
Kính Chuyên
MG


Giáng Sinh này Nhớ Giáng Sinh xưa,
trên chiến trường Bắc Ruộng (Bình Tuy) năm 1965.
HỒ ĐINH
Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn43/Sư Đoàn 18BB=KBC 4424

         Chúng tôi đang chuẩn bị nhận thêm tiếp tế, thì có lệnh rút gấp về Xuân Lộc, để tăng cường cho chiến trường Bắc Ruộng, thuộc quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy đang bị Việt Cộng cưởng chiếm. Hôm đó là ngày 20 tháng 12 năm 1965.

          Sáu giờ chiều, Tiểu đoàn đã rút ra Liên Tỉnh lộ 4 (Củ Mi-Tân Phong), đợi xe tới rước. Ngồi bệt bên vệ đường, phía bên trong là rừng cao su ngút ngàn, như muốn nuốt trửng con lộ đất đỏ ngoằn nghèo buồn hiu muôn thuở, Hôm nay sao nó hiền lành quá. Nhưng sự đời dâu biển biết đâu mà mò, nên ai biết trong chốc lát, khi đoàn xe chở lính lăn bánh, bao nhiêu bất trắc lại sẽ dồn dập đến, vì du kích ba tỉnh Bình Tuy-Long Khánh-Phước Tuy, rất là thiện nghệ trong việc gài mìn bẩy, đặt hầm chông, bắn sẽ, quăng lựu đạn và ám sát dân lành. Lính đâu có sợ bị phục kích nhưng mười người như một , rất sợ trúng mìn bị thương, phải cưa chân tay hay trở thành phế nhân què, đui, dung nhan hủy hoại. Lúc đó đời trai coi như đã dứt, vì em sẽ giã từ gác trọ, để lên xe hoa với kẻ khác. Hai tháng qua, ngày đêm lặn lội trong rừng sâu trên mưa nắng, dưới đĩa vắt, rắn mìn chông được gài giắng khắp vùng Xuyên Mộc, Ðất Ðỏ, Ðức Thành. Ðôi giày bố và bộ đồ trận, được đổi mới đợt trước trong căn cứ Phú Mỹ, doanh trại của Chiến Ðoàn 43BB, cũng đã rách nát bạc màu, thì nay lại có lệnh lội tiếp không có ngày N.

           Ðoi lính VNCH trước năm 1975 tàn nhẫn và bi thảm thế đó, nên đôi lúc thoáng nghĩ bâng quơ và nay nhìn lại, thì thật là bất công, thiệt thòi và bị đời hiếp đáp quá đáng. Rồi càng thấy tức cười hơn, khi nhìn lại những thành phần bệnh hoạn no cơm ấm cật, vô ý thức và chỉ vì muốn phô trương tài năng của mình, mà tận tuyệt chà đạp trên sự khổ đau của lính, những người đã bán mạng mình, để bảo vệ sự sống ký sinh cho họ.

           Ôi còn mùi gì khiến ta phải nôn mửa hơn, khi khắp nơi trên quê hương máu lửa ngập trời , bao nhiêu nam nữ thanh niên, lần lượt nối tiếp, bỏ trường , bỏ lớp, quên tình yêu và gia đình thi hành bổn phận, tiến ra sa trường hứng đạn lãnh mìn. Trong lúc đó, lại có một bọn tìm đủ mọi cách để trốn quân dịch ở ngoại quốc hay ngay trong lòng đô thị, không bao giờ biết tới chiến trường, nên không phải đối đầu với sự chết chóc và đui mù hay giả bộ không biết sự tàn bạo dã man, có một không hai của Việt Cộng, tay sai cuả Cọng Sản đệ tam quốc tế.

          Trong khi bộ đội Bắc Việt hàng hàng lớp lớp tấn công quân dân Miền Nam, thì đám phản chiến,mà hầu hết đều tự xưng là trí thức, khoa bảng, nhưng mặt thật chúng chỉ là đệ tử của Che Guevara,The Beatles, Bertrand Russell, Jean Paul Sartre, Herbert Marcuse., liên tục biểu tình đòi hòa hợp hòa giải với giặc.. Nhưng hề hơn hết có lẽ là những thây ma không tim không óc, chẳng khác nào hình nộm, luôn đấm ngực đòi hòa bình hay nằm dài chờ bồ câu trắng hiện ra trong máu lệ. Ðã vậy còn la ó , xiên xỏ, gào khóc liên hồi đâm sau lưng người lính trận :

“ Hãy ngồi xuống đây
như loài thú hoang
yêu nhau ngoài đồng
dưới nắng ban mai phô thân trần truồng
kiếp sống hoang sơ..”
( Lê Uyên Phương )

          Ăn chơi trác táng rồi la ó rên rỉ nhưng nào đã hết đâu, mà còn nữa, còn rất nhiều những đau đớn xót xa, những âm thừa nhứt nhối, cứ thản nhiên rói mãi vào tâm can người lính, khiến nhiều lúc cũng muốn như họ, trốn quân dịch hay mang mặt nạ để nhân danh lãnh tụ, tôn giáo., bịp chúng lánh đời. Sau đó tìm hang ổ rất bình yên ở hậu tuyến để phá hoại chính quyền

“ Giã từ em, anh đi trung sĩ
em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
bao giờ hết việc nước non
về nhà đã có Mỹ con anh bồng..”
- “ Tôi có người yêu chết trận Pleime
Tôi có người yêu chết trận Ashau
Tôi có người yêu nằm chết cong queo
Chết vùi lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mình không manh áo.
Mẹ mong con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Một ngục tù trên quê hương
Người Việt Nam quên nòi giống “
( Trịnh Công Sơn )
- “ Con về thăm mẹ
tay cầm lưỡi lê
mẹ nhìn ngơ ngác
ngủ đi con, ngủ đi con
rồi ngày mai khôn lớn
giết bạn bè, anh em
bán nước mà làm quan ..”
( Miên Ðức Thắng )

          Mỗi lời hát là một trái phá, từng ca khúc như một hầm xăng, đốt phá cháy đỏ lòng người yêu nước dữ dội. Rồi sau ngày 30-4-1975 tàn mùa chính chién, lũ Việt gian phản chiến hết thời bị vắt chanh bỏ vỏ, lăn lóc nổi trôi trong biển đời đen bạc, hối hận cũng đã muộn màng :

“ Gọi quê hương mà nhớ
Quê hương ? còn có quê hương sao ?
Khi đất nước không còn chiến tranh
Rợ Hồ từ núi về thành
Bạn bè trăm đứa, vừa xanh nấm mồ ..”

          Vẩn vơ nghĩ bậy, nên xe đã tới Trại Lý Công Uẩn, Tân Phong trên quốc lộ 1, lúc nào không biết. Trời cuối tháng trăng mọc muộn, thêm vào đó lại có mưa phùn gió bấc, nên bốn hướng tối đen mù mịt. Trong khoảnh khắc chết cóng của không gian , chỉ còn có tiếng côn trùng rã rích, một vài con cú tìm mồi , cất giọng kêu than não nuột. Mặc kệ, lính tráng vẫn im lặng ngủ ngồi trên xe chờ sáng. Xa xa tù cõi mịt mờ, bổng vang vang tiếng chuông nhà thờ, từng hồi văng vẳng, như muốn chiêu hồn những người lính của Tiểu Ðoàn 1, Trung Ðoàn 43.. sắp bước vào cõi mộ địa. Nỗi buồn bất chợt làm hồn hoang xao xuyến, ta đã bỏ trường xưa, lớp cũ, bạn bè và thầy cô thân thương từ bao giờ nhỉ ? Gần quá mà cũng thật xa, không muốn nghĩ mà lòng cứ thổn thức vô vàn. Nhưng tất cả cũng chỉ là định mệnh, giống như những đào kép đang diễn các vở tuồng tự do dân chủ, bảo vệ đạo pháp hay gì gì đó, trên sân khấu đời. Tất cả thật xa hoa thừa thải, nhất là lúc này lính đang sắp tới một chiến trường khốc liệt, khi trời hừng sáng.

          Tiểu đoàn lên đường ngay, sau khi đã nhận đủ tiếp tế và đạn dược. Ðiểm hẹn là Tánh Linh . Cuộc đổ quân coi như an toàn và hoàn tất lúc một giờ trưa ngày 21-12. Hoài Ðức và Tánh Linh là hai quận miền núi, nằm về phía tây của tỉnh Bình Tuy, nguyên là phần đất phía nam thuộc phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận, được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, cắt để thành lập tỉnh mới vào năm 1957. Vùng này nằm sâu trong thung lũng sông La Ngà, phát nguyên từ cao nguyên Di Linh, chảy suốt vùng, một nhánh đổ vào Biển Lạc dưới chân núi Bảo Ðại, nhánh còn lại chảy tới Trị An và nhập vào sông Ðồng Nai, ra biển Ðông ở Vũng Tàu. Quận Hoài Ðức hay Nam Sông có các xã Võ Ðắc (Huyện lỵ), Chánh Ðức, Võ Xu, Duy Cần và Trà Tân tương đối an ninh. Quận Tánh Linh hay Bắc Sông, gồm các xã Sùng Nhơn, Mê Pu, Nghị Ðức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Tà Pao và Lạc Tánh (Quận lỵ) có nhiều xã xôi đậu, dân chúng gồm người Kinh, Chàm, Thương ăn ở lẫn lộn nhưng đa số thân hay theo VC.
          Ở đây rừng núi chập chùng, đầy rẩy thú dử, dân quân du kích, cùng với sự hiện diện của Công trường 7 Chính qui Bắc Việt, luôn luôn gây áp lực mạnh, cho các lực lượng quân sự ở đây dù các Trung Ðoàn 43,48 và 52 của SD18BB, luân phiên hiện diện trấn giữ và bảo vệ dân chúng trong vùng. Tuy vậy tình hình vẫn không khả quan mấy, vì một số lớn di dân Nam Ngãi, được TT Diệm , giúp từ miền Trung đói nghèo tới đây khai khẩn sinh sống trong cac khu trù mật, sau khi phát tài và đủ lông cánh, đã phản bội Quốc Gia, thân hay theo VC chống lại chính quyền

          Cũng do sự tác tệ này, nên mới có cái gọi là Ðồng khởi năm 1959 tại Xã Bắc Ruộng, quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Do quyết tâm cưỡng chiếm cho dược Miền Nam VN bằng võ lực, Hà Nội đã lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cho đám khoa bảng trí thức no cơm ấm cật Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình, Hồ Thu.. làm lãnh tụ bù nhìn. Tại Bình Thuận, ngày 2-9-1959 Sáu Tú nhân danh đảng, tuyên bố thành lập Ðơn Vị 2-9 do Phạm Hoài Chương (hiện còn sống mang quân hàm thiếu tướng cọng sản), làm Chỉ huy trưởng kiêm chính trị viên. Ngoài ra còn có Nguyễn Hội, nằm vùng trong trường trung học Phan Bội Châu Phan Thiết, từ 1955-1958, là bí thư chi bộ kiêm y tá, làm chỉ huy phó, bí thư chi đoàn, phụ trách hậu cần ( Nguyễn Hội đã bị DPQ/BT bắn chết tại Ðồn Trinh Tường , Phan Thiết ngày mùng 2 Tết Mậu Thân 1968). Ðơn vị 2-9 lúc đó có 3 tiểu đội, trong số này có một tiểu đội người Thương. Riêng số du kích người Việt, đa số ở Nhơn Thiện trong Mật khu Lê Hồng Phong. Chính đơn vị này đã tham dự trận đánh xã Bắc Ruộng năm 1959, trong chiến dịch Ðồng Khởi, trong đó có Mõ Cày (Bến Tre) và Trà Bồng (Quảng Ngãi).

          Quận Tánh Linh nghèo nàn xơ xác, từ đầu cổng tới cuối làng, đếm được vài trăm nếp nhà, nằm hai bên con đường đất đỏ, từ Ga Suối Kiết vào. Huyện đường xây gạch lợp ngói nhưng lâu ngày hứng chịu nhiều đợt tấn công của quân thù, cộng thêm mưa rừng gió núi, nên tường mái đã loang lổ nhiều vết đạn và đất đỏ. Bên trong có hai dãy nhà lụp sụp, xây cất bằng ván lợp tôle, là nơi cơ quan hành chánh làm việc. Tất cả cũng xiêu vẹo tồi tàn , như chính thân phận nghèo nàn, bất hạnh của dân và lính trong cơn binh lửa. Phố chợ Lạc Tánh nằm kế bên Huyện đường, càng bi đát hơn. Nhiều nhà cửa của dân địa phương bỏ đi lánh nạn cọng sản, đã trở nên hoang phế, tang thương, cỏ lau mọc xum xê, hàng cột cháy đen loang lổ đứng im lìm. Quê hương Việt Nam là thế đó, nơi nào cũng tang tóc hắt hiu, thảm cảnh chiến tranh nồi da xáo thịt, vắt máu đồng bào đem bán cho Nga, Tàu, Mỹ, Nhật, càng nghĩ càng thêm thống hận.

          Bốn giờ chiều, Tiểu đoàn xuất quân, xe chở lính tới xã Huy Khiêm, rồi từ đó lội rừng, tấn công chiếm lại Bắc Ruộng. Hai Tiểu đoàn 2 và 3/43 cũng đã được điều động , từ hai hường Võ Xu, Nghi Ðức về án ngữ hai mặt tây, bắc. Riêng Ðại Ðội Trinh Sát 43, thì được trực thăng vận, nhảy vào lòng địch . Cuộc hành quân giải tỏa thật qui mô nhưng kết quả rất bấp bênh, vì tánh mạng của đồng bào vô tội, đang bị giặc bắt làm con tin trong xã.

          Bắc Ruộng đã hiện ra trong tầm mắt, sau con dốc đất đỏ thoai thoải, cây trái mái tranh chìm ngập trong màn lửa khói mịt mù. Ðại đội đi đầu đã bắt đầu chạm địch, từ trong Ấp bắn ra. Tiếng súng của hai phía nổ rền trời đất, nào đại liên, M79, súng lớn, súng nhỏ lẫn tiếng bom rơi từ máy bay oanh tạc. Việt Cộng ngụy trang lá cây, chạy có đàn trong các giao thông hào kiên cố . Bên ngoài đồng ruộng bao quanh, lúa đã bắt đầu trổ bông sửa, mùi thơm đưa đẩy trong gió, khiến cho cảnh vật thật là trớ trêu bi thảm, làm cho ai cũng muốn kêu trời, hỏi sao lại gây dựng nên nỗi này ?

“ kẻ thù của ta, đâu phải là ngươi
giết người đi thì ta ở với ai ?
kẻ thù ta tên nó là gian ác
tên nó là vô lương
tên nó là hờn căm
tên nó là hận thù
mang cái rổ danh từ
chia rẽ chúng ta..”
( Phạm Duy)

          Lũ gian ác, chia rẻ, vô lương tìm hoài không thấy, chỉ biết giờ này chúng tôi theo lệnh, là phải làm sao cứu cho được đông bào , đang bị kẹt giữa hai lằn đạn, cho nên cuối cùng là phải thanh toán gấp mục tiêu và chấp nhận thương vong, vì hỏa lực của giặc rất mạnh. Tuy vậy, tới tám giờ tối, quân ta vẫn không tiến được vào Ấp, dù vòng vây xiết thêm đôi chút. Các đại đội đều lấy bờ đất của vòng đai bên ngoài Ấp chiến lược và bờ ruộng làm phòng tuyến tránh đạn nằm chờ, vì đêm tối không phân biệt được phương hướng, địch bạn. Ruông đang trong mùa mưa nên ngập nước, từng đàn đỉa đói đánh hơi người, kéo nhau tới xin chút huyết của lính. Trên trời thì muỗi rừng bay dày đặc, vo ve khắp mặt mũi tay chân. Mặc kệ, tất cả đều im lặng rình rập, để dành cái sống đang nằm trong đường tơ kẻ tóc, của đạn súng vô tình. Giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt, hỏa châu soi sáng cả bầu trời, súng nổ, đạn réo, người vật, cỏ cây đang sống đọng, bổng phút chốc trở nên vô tri , dưới sự tàn phá của chiến tranh.

          Có làm lính mới thông cảm nổi khó khăn của người lính VNCH, bởi vì ta và giặc Hồ, cùng đều là người Việt Nam, nên dù thế nào chăng nữa, vẫn còn một chút tình nòi giống, cho nên nhiều đơn vị đã phải khựng điếng trước nghịch cảnh nồi da xáo thịt. Rốt cục chỉ vì thương hại mà lãnh chịu nhiều thương vong, vì VC là cầm thú không tim óc, nên chúng không bao giờ biết tình cảm, chỉ nghĩ tới làm sao để đạt chiến thắng, bất chấp thủ đoạn, kể cả việc sát hại hay giữ đồng bào làm con tin. Giờ mới hiểu là tại sao VC và người dân trong vùng bị chiếm, chỉ sợ có các lực lượng Ðồng Minh, nhất là quân Ðại Hàn . Vì những người này không bao giờ cần phân biệt ai là dân, du kích, chính quy VC, hễ bắn giết họ, thì lập tức bị trả đũa ngay, không một chút nhân nhương, thương hai. Bi kịch tại Mỹ Lai, quận Sơn Tịnh, Quảng Ngải, là một chứng minh. Riêng hai tỉnh Phú Yên và Bình Ðịnh khét tiếng của Quân Ðoàn 2 vì có nhiều VC, nhưng khi Sư Ðoàn Thanh Long và Mãnh Hổ tới trấn đóng tại vùng này, thì VC nhất là du kích, hầu như là rút đi chỗ khác, vì vỏ quít dầy đã có móng tay nhọn, tàn bạo gặp dã man, cuối cùng giặc phải tháo chạy. Thế là vùng đó được bình an.

           Ngược lại người lính VNCH, ngoài vấn đề bị khinh ghét ngộ nhận vì VC tuyên truyền, chúng ta là lính đánh thuê cho Mỹ, nên dân chúng đả tỏ thái độ thù nghịch rõ rệt, dù thực chất ta tới đây để bảo vệ tài sản và sinh mạng của họ. Cũng đâu có trách được, vì người dân lúc đó đâu có khác gì con sâu cái kiến, nằm giữa dao thớt, nên chỉ biết nghe lời những kẻ có súng đạn trong tay, để giữ lấy mạng. Hành quân đến làng ấp nào cũng vậy, chỉ thấy đàn bà con gái bụng to vì mang thai. Lính tò mò hỏi chồng đậu, thì trả lời là đã đi làm ăn xa. Ðiều này cho thấy sự hiện hữu thường xuyên của giặc khắp mọi nơi, nhưng vì chế độ của miền Nam qua nhân từ, nên rốt cục thành bất lực không kiểm soát được.

          Sáng hôm sau, khi mặt trời vừa thoát được dãy núi Ông trước mặt, chim chóc bắt đầu rời tổ tìm mồi, thì các cánh quân của Tiểu đoàn 1/43, dưới quyền Tiểu Ðoàn Trưởng, Ðại Uý Ngô Đình Trung ( Khóa 16 SQ/VBDL, vừa thay thế Cố Thiếu Tá Ngô Văn Diệp, TDT bị phục kích chết tại Trảng Bàng tháng1-1965. Riêng Ðại Uý Trung cũng bị trọng thương, gãy hai chân , trong trận TD 1/43 bị Công Trường 7 Chính quy VC tràn ngập vào tháng 7/1966 tại Võ Su, Bình Tuy), cũng tiến được vào Ấp. Lính từng người một cẩn thận, vì chông bẩy, mìn lựu đạn còn gài khắp nơi. Quân tiến theo con đường đá lỏm chởm chạy ngang Xã Bắc Ruộng, thấy VC đào rất nhiều hầm hố giao thông hào. Khắp nơi súng vẫn còn nổ và khói lửa thì mịt trời. Ðó đậy giặc bỏ lại nhiều xác bộ đội cháy đen, nằm co quắp lẫn lộn với túi gạo, thắt lưng đạn cùng quần áo bừa bãi. Tất cả hiện ra thật là bi đát, khiên cho ai được chứng kiến cũng phải đau xót, phiền muộn. Chiến tranh là vậy đó, chỉ có những người VN thấp cổ bé họng là hứng chịu tang thương, còn xếp chúa hay các lãnh tụ, thì muôn đời rung đùi, đâu có biết tới.

          Theo lệnh, Tiểu đoàn 1/43 có trách nhiệm lục soát Thôn 1 và 2, về hướng nam của xã. Trong ánh nắng ban mai rực rỡ, có thể nói Bắc Ruộng đã tan vỡ hoàn toàn. Dưới những mái nhà bị sụp đổ vì bom dạn, mùi tử khí bốc lên nồng nặc. Trọn một gia đình, mẹ và ba con nhỏ, nằm chết đen queo thê thảm bốn ngày qua. Nói chung khắp nơi, moi tranh hay tôle lên là tìm thấy xác người.. Ruồi nhặng, sâu bọ gặp thời cơ, tha hồ rỉa rói xương thịt vô tri bất động . Mưa lại lâm râm rơi nhẹ khắp nơi, tăng thêm mùi hôi thối , làm cho lính đã mệt mỏi lại càng căng thẳng thần kinh , trước nỗi đau cùng tận của đồng bào. Một tốp con nít, đàn bà xanh mét, hốc hac, từ những căn nhà hai bên đường, túa ra chạy theo lính. Thôn xóm vẫn im lìm trong cảnh tiêu điều, hầm hồ cá nhân đầy mắt đất. Thảm cảnh không cầm nổi nuớc mắt, khi lính phát hiện đuợc đôi vợ chồng già nua, ẩn trú dưới hầm kín mấy ngày qua, dù cụ bà bị thương nặng ở đầu nhưng không dám kêu cứu, vì sợ VC bắt dẫn theo vào rừng.

          Buổi trưa, Tiểu đoàn mới vào Ấp giữa.Ðây là khu vực của Trường Sơ Cấp và Nhà thờ Thiên Chúa Giáo Bắc Ruộng. Nhưng tất cả cũng đả sụp đổ hết rồi, chỉ còn trơ lại mấy bức tường cháy và xác người chết nằm la liệt. Giặc Cộng khôn ranh, biết Chính phủ cũng như QLVNCH, không bao giờ dám làm tổn hại tới những cơ sở tôn giáo trang nghiêm như Ðình làng, Chùa Miễu và Nhà thờ. Bởi vậy, giặc Hồ đã chiếm nhà thờ Bắc Ruộng, để đặt Bộ Chỉ Huy quân sự, cũng như các giàn hỏa tiễn phòng không bắn máy bay. Kết quả cả chúng và các cơ sở đều đã tan nát dưới sự tàn phá của bom đạn vô tình.

          Thánh đường giờ mơí im vắng thật sự . Bàn ghế gãy đổ, mái nhà cũng bay mất. Tượng Ðức Chúa Jésus ngả nghiêng xiêu vẹo. Ðôi cánh thiên thần như chập lại để vượt khỏi tầng mây. Kinh sách, các lọ nước thánh tung toé lăn lóc trên sàn nhà. Nhưng thảm nhất, là phía sau chiếc bệ thờ bằng gỗ, có sáu xác chết đả sình thối. Trong số này có Ngài Cha Xứ Bắc Ruộng, nằm bất động, tay hình như đang còn lần từng hạt chuỗi, để cầu nguyện cho nhân thế, được ơn lành, phước lớn, hòa bình và hoan lạc. Nhìn Ngài nằm chết thê thảm, người lính chiến có tâm hôn chai đá, cũng đã phải gào thét thật to, để hỏi Thượng Ðế Chí Tôn, đang ngự trên ngôi cao tận chín tầng mây diễm tuyệt, rằng bao giờ dân tộc Việt Nam, mới được tắm trong bể ánh sáng mà Thiên Chúa hằng rao giảng ? Bao giờ trần gian mới được hoan lạc và hòa bình ? Bao giờ các nạn nhân chiến cuộc , mới có được những đoá hoa hồng, hoa súng, những điệu nhạc thanh thoát, để thế nhân vượt qua bể khổ trầm luân của biển đời :

“ Maria, tâm hồn tôi ớn lạnh
run như run thần tử thấy long nhan
run như run hơi thở chạm tơ vàng
nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến..”
(Hàn Mặc Tử )

          Thượng Ðế đã thật sự đi rồi, nên không còn ai can ngăn nổi loài người, đâm chém bắn giết lẫn nhau. Chán nản quá, chúng tôi rời nhà thờ , sau khi đem khiêng các xác chết về địa điểm tập trung, trước trường học, để tiếp tục lục soát cho hết khu vực trách nhiệm. Nắng vẫn le lói sáng rực nhưng không khí khắp nơi vẫn ớn lạnh, tiêu điều. Ðây là khu nhà hậu của giáo đường, aó quần, cối xây, lúa gạo vẫn còn vương vãi trong ngoài, nhưng người ở đây thì đã chết hết rồi. Kìa là hình ảnh của ba cô giáo làng, khi giặc về không chạy thoát được, nên đã chụm đầu vào chết chung ở nơi này vì các mảnh bom đạn của cả hai phía. Sự chết của ba nàng, quả là tàn nhẫn dữ dội. Aó tím áo xanh trinh nguyên rạng rỡ, chưa được bao nhiêu tuổi đời, đã thành áo quan, ôm ấp hình hài các em nơi núi rừng miên trường thảm tuyệt.

          Ðúng, phải và rất hay như gã nhạc sỷ họ Trịnh đã hát :

“ Tôi có người yêu làm giáo làng
vừa chết tại trận Bắc Ruộng
không hận thù, nằm chết như mơ
từ nay tôi quên tiếng người ..”
( Trịnh Công Sơn )

          Tới chiều, cuộc lục soát coi như hoàn tất. Tát cả các xác chết của ta, địch và dân chúng đều được gom lại trước sân cỏ Thanh đường. Những người bị thương nặng, được trực thăng chở về Bệnh viện Võ Ðắc và Xuân Lộc điều trị, cứu chửa. Các Tiểu đoàn của Trung Ðoàn 43 chia khu vực, để dọn dẹp và giúp dân trong xã dựng tạm lại nhà cửa, khói lửa, hầm hố khắp nơi được dập tắt và lấp kín. Ban Quân Y/Trung Ðoàn 43 và Tỉnh Ðoàn Bình Ðịnh Xây Dựng Nông Thôn Bình Tuy, cũng được điều động khẩn cấp tới Bắc Ruộng, để phát thuốc, chẩn bệnh và cứu trị các nạn nhân chiến cuộc

          Sáng ngày 24-12, công tác coi như phần nào hoàn tất, Trung Ðoàn 43 BB được lệnh về Long Khánh, sau khi bàn giao Xã Bắc Ruông lại cho một Tiểu Ðoàn Ðịa Phương Quân, từ Hàm Tân di chuyển tới. Nhưng người trong Ấp lại ùa theo lính rất đông để xin vào các trại tị nạn. Chắc họ không còn dám tin ai nửa, kể cả các du kích địa phương, đang lẩn quẩn ẩn trốn ở bìa rừng, chờ Lính Trung Ðoàn 43 rút, là mò về tiếp tục khuấy phá người dân khốn khổ. Tại Tánh Linh, trong khi ngồi chờ xe tới rước , nhìn cảnh tượng dân chúng trốn ra được, trước khi Bắc Ruộng bị giặc Cộng cưởng chiếm, hỏi han tìm kiếm thân nhân lẫn lộn trong đoàn quân, muốn rơi nước mắt. Con ơi, má ơi, em ơi. Tiếng cưòi khóc của đồng bào vang dội như muốn phá vỡ , cái không khí trầm mặc muôn thu của phố núi Lạc Tánh..

          Quân đến rồi đi, đêm nay tiểu đoàn được tạm thời nghĩ xã hơi nơi phương phố Xuân Lộc. Tỉnh lẻ của miền đất đỏ, đang làm dáng với hoa đèn lộng lẫy. Các xóm đạo Bảo Hòa, Bảo Ðinh, Bảo Toàn và Khu vực Nhà thò Chính Tòa trước chợ, đầy ấp tín đồ con chiên, mừng vui ngày Chúa Giáng Sinh. Họ đâu có biết, ở một nơi nào đó, cũng tại một thánh đường , có Ngài Cha Xứ và ba cô giáo làng, vừa mới rời khỏi trần gian , để giúp cho thế nhân, sớm tìm laại được hòa bình và hoan lạc.

          Thế rồi đời lính cứ lặng lờ xuôi ngược. Chuyện của ngôi thánh đường Bắc Ruộng, có ngài cha xứ và ba cô giáo làng nằm chết,như theo khói lửa chiến tranh và thời gian trôi vào quên lãng. Bởi vì cuộc chiến càng lúc càng ác liệt và hằng ngày đã có không biết bao nhiêu chùa, nhà thờ, các vị chân tu bị giặc Hồ tàn phá và giết chết, trên khắp mọi nẻo đường đất nước.

          Năm 1978 sau mưới hai năm xa cách, tôi lại về thăm Bắc Ruộng, nơi mà một thời người lính chiến của Trung Ðoàn 43 Bộ Binh, từng giẫm nát. Nhưng lần này chúng tôi về với thân phân của một tù binh cọng sản, để lao tác, chặt rừng, xẻ núi, đào kinh, vét mương và lấp kín các hố bom, hầm đạn của thời nào. Bắc Ruộng vẫn như buổi nào, con đường tỉnh lộ nối xã với Lạc Tánh và Sùng Nhơn vẫn lầy lội và lởm chởm đá. Nhà cửa dân chúng đã xây dựng lại, cây trồng có phần xum xuê hơn trước, vì chiến tranh đã dứt. Người cũ cảnh mới trùng phùng trong ngấn lệ. Nhưng có một điều là dân chúng đã không xây lại ngôi thánh đường củ, đã bị tàn phá năm 1965. Nền nhà xưa cỏ lau mọc cao hơn đầu, những hàng cột vôi và các bức tường gạch cháy, vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Dãy nhà hậu cũng biến mất, chỉ còn trơ lại cái sân đất trống rỗng đầy cỏ dại, nằm im vắng thẫn thờ trong gió lạnh, nhìn cuôc bể dâu thêm ngao ngán đoạn trường :

“ Trấn bắc hành cung cỏ dãi dầu
khách đi qua đó chạnh niềm đau
mấy tòa sen rớt, mùi hương ngự
năm thức mây phong, nếp áo chầu
người xưa cảnh cũ nào đâu tá ?
( Bà Huyện Thanh Quan )

          Qua màn lệ mắt của kẻ tù, tôi hình như đã thấy những tà áo tím, áo xanh của các em giáo trẻ năm xưa và màu áo chùng đen của ngài cha xứ. Tất cả như đang lồng lộng trong gió và trên chín tầng mây cao. Người đang đưa tay vẩy gọi và thầm bảo rằng “ các con hãy giữ niềm tin và phấn đấu “

          Nhưng chao ơi, đợi tới bao giờ ?


 Xóm Cồn Hạ Uy Di
Mùa Giáng Sinh 2016

HỒ ÐINH
TD1/TrD43/SD18BB
Kbc 4424



__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

Nhật Tiến, nhà văn của tuổi thơ

$
0
0
 
Gửi Viên Linh:

On Sunday, December 25, 2016 6:06 PM, VietHai Tran <> wrote:




Nht Tiến, nhà văn ca tui thơ

Một thuở chập chững bước vào trung học ghé hiệu sách Khai Trí của ông Nguyễn Hùng Trương, trên con lộ Lê Lợi quen thuộc, nhịn ăn quà sáng để dành tiền mẹ cho bê tác phẩm trên kệ mà lòng thấp thỏm thèm nhỏ dãi. 
Ừ, hihi... nào, tiền trao cháo múc, khuâng sách chữ nghĩa bề bề về nhai ngấu nghiến cho sướng tâm tư, cho no bộ não, cho thỏa con tim ngày cũ, chả "ke"đến dạ dày, bởi vì cái thuở xa xa ấy ta ở xa xa nhà thương, ta chả cần các vị toubib thiên thần nào cả, chữ nghĩa của sách vở nuôi ta cho ta những lục phủ ngũ tạng vốn hoàn mỹ. L'état de santé est à zéro faute tout le temps, oui c'est vrai toujours,...

Ôi nhớ lại những ngày vui đã qua, những ngày mài đũng đáy quần trên ghế nhà trường. Chuyện ngày xa xưa ấy, tôi nhớ những tác phẩm của Lê Tất Điều quyến rũ túi bạc bữa lủng, bữa mong manh của tôi dán mắt cú vọ vào những truyện: Tình Bạn Của Đôi Guốc, Những Giọt Mực,... loạt tập sách Tuổi Hoa của nhà văn Quyên Di, hoa gì cũng đọc cả, rồi lớn hơn tí nữa với tác phẫm Doãn Quốc Sỹ như Gìn Vàng Giữ Ngọc, Dòng Sông Ðịnh Mệnh, Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều,... Nhưng lúc ở tuổi babylac xổ sữa, nhổ giò lên trung học, tôi mê thích hai tác phẩm Những Vì Sao Lạc và Chim Hót Trong Lồng, cốt truyện rất thích hợp với tâm trạng tuổi nhỏ, những quyển sách truyện thiếu nhi loại bông tím PG của nhà văn Quyên Di, đọc sách trong nỗi say sưa, mến mộ của tôi.


Rồi nay khi ngao du trên net lại bắt gặp câu nói bôi bác, trong thái độ kẻ viết như kẻ cả xấc xược, ngạo mạn, thô lỗ chữ nghĩa, câu văn trắc nết của bạn đã được ném trả về cho chữ nghĩa của bạn vậy. Le style, c’est l’homme, "đọc chi cho mất thì giờ.”,  phường tuồng nào nỡ buông những dòng vô tâm, vô đạo như thế này:

"Tôi vốn không đọc Nhật Tiến, tác giả của những truyện về trẻ mồ côi, về các bà sơ có lòng nhân ái, những đề tài thích hợp với mấy cậu nhỏ thuở mơ làm văn sĩ, bước vào giai đoạn sáng tác thì nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.”

Những ý tưởng khiêu khích, bôi bác trong khi tuổi đời, quỹ thời gian của bạn không còn bao nhiêu, bạn nhé. Êh mà bạn này, bạn không đọc thì kệ xác bạn, hà cớ gì bạn phải buông những lời lẽ cộc cằn, nặng nề khi nghe, chói tai nghịch thính nhĩ như thế nhỉ? Hãy nhìn quanh bạn đi nhé, "Dis-moi avec qui tu traînes, et je te dirai qui tu es" (proverbe espagnol), hay "Dites-moi qui est votre ami et je vous dirai qui vous êtes" (proverbe russe), rồi "Dites-moi ce que vous pensez que vous êtes et je vais vous dire ce que vous n'êtes pas." (Henri Frédéric Amiel [1821-1881]), thêm "Dites-moi ce que vous faites attention et je vais vous dire qui vous êtes." (José Ortega y Gasset [1883-1955]). Bạn công kích văn chương Nhật Tiến, êh thử cho xem bạn để gì lại cho tuổi thơ, một quả trứng vịt to tổ bố ư ? Tôi gửi bn những văn phong thanh cao khác hơn bạn, những cảm nhận thanh tao của những cái nhìn thoáng hơn bạn nhé:

"Với hơn 20 tác phẩm đã xuất bản, với nhiều thể loại, các tác phẩm chính của Nhật Tiến đều có liên hệ tới tuổi thơ. Nhật Tiến được mệnh danh là nhà văn của tuổi thơ bất hạnh, nhà văn của khuynh hướng xã hội. Võ Phiến trong bài viết về Nhật Tiến trong bộ Văn Học Miền Nam đã đưa ra nhận xét: “Lúc bấy giờ ai cũng biết ở Miền Nam có nhiều tác giả tên tuổi viết về giới trẻ thơ. Mỗi vị một vẻ. Trẻ em trong truyện Duyên Anh thường là những trẻ đáo để. Đám trẻ của Lê Tất Điều hầu hết đều có nét tinh nghịch. Trong Nhật Tiến là trẻ bất hạnh”. [VHMN, truyện 2, tr.1270, Nxb Văn Nghệ 1999]"

(đọc Ngô Thế Vinh, "Nhật Tiến Thềm Hoang Vẫn Một Tráng Sinh Lên Đường")

"Như đa số chúng ta đều biết, ông Nhật Tiến là một nhà văn, nhưng ít ai biết và nghĩ rằng chính ông Nhật Tiến còn là nhà giáo Bùi Nhật Tiến dạy toán, lý, hoá trung học. Theo tôi, chính tinh thần khoa học đã là cái khuôn hướng dẫn mọi sinh hoạt của ông, khiến ông làm được rất nhiều việc trong cùng một lúc. Mỗi tuần ông dạy từ 40 đến 50 giờ. Tinh thần kỷ luật và khoa học ấy còn được bao phủ bằng tinh thần hướng đạo, khiến những suy nghĩ và hành động của ông tràn ngập những suy tư về xã hội. Cuộc sống bận bịu như thế nhưng nhà văn Nhật Tiến, trong 20 năm ở Miền Nam, ông đã có gần 20 tác phẩm được xuất bản, mà hầu như tác phẩm nào cũng mang nặng tinh thần xã hội, như Những Người Áo Trắng, Chuyện Bé Phượng. Đặc biệt khi Miền Nam ổn đinh, năm 1961, giải văn học nghệ thuật lần đầu tiên được tổ chức, do chính Tổng Thống Ngô đình Diệm đứng ra trao giải, cuốn Thềm Hoang của nhà văn Nhật Tiến đã được trao tặng giải nhất, khi ấy ông mới có 25 tuổi. Nội dung cuốn sách nói về hoàn cảnh của những người nghèo khổ, khốn cùng của xã hội. Trong khi đó, đây cũng là lúc người ta có khuynh hướng ca tụng những tư tưởng hiện sinh đang ồn ào ở xã hội tây phương, ảnh hưởng khá khá mạnh vào sinh hoạt văn học Việt Nam. Cuốn sách của ông như một người độc hành trên con đường quê nghèo khổ. Biết thế, nhưng ông vẫn lặng lẽ đi một mình với những trang sách ngập tràn những thương yêu, những hàn gắn, an ủi những con người bất hạnh."

(đọc "Phan Lạc Tiếp Viết Về Nhà Văn Nhật Tiến")

"Nhật Tiến là một nhà văn tranh đấu, dùng văn chương để xoa dịu những bất công xã hội, những hận thù hờn oán trong con người. Ở Nhật Tiến, tuổi thơ khốn khổ, xã hội nghèo đói, quê hương chiến tranh và hòa hợp dân tộc là những đề tài chính.
Ngay từ những tác phẩm đầu tay Những người áo trắng, Những vì sao lạc, Nhật Tiến đã nghiêng mình xuống những số phận mồ côi, những đứa trẻ lạc loài. Khi chiến tranh lan rộng, ông viết về thảm cảnh của những đứa bé tàn tật, nạn nhân của bom đạn, về những gia đình ly tán, anh theo mặt trận, em đi lính cộng hòa… và sau này khi ra hải ngoại, ông tranh đấu cho con đường hòa hợp hòa giải dân tộc giữa người Việt trong và ngoài nước.
Nhật Tiến là một nhà văn hiện thực, hướng thượng. Cái đích mà ông muốn đạt tới là lòng nhân ái, tình tương trợ giữa người và người, ông muốn bào mòn những bất hạnh trong cuộc sống lầm than, xóa bỏ hận thù giữa hai chiến tuyến để tìm đến tình thương, tình người."

(đọc "Nhật Tiến Qua Nhà Phê Bình Văn Học Thụy Khuê").

"Viết về Nhật Tiến, Võ Phiến trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan đã đưa  ra nhận xét là Nhật Tiến đã viết những cuốn truyện  “đầy lòng nhân ái với lời văn trong sáng, giản dị”. Nhật Tiến vẫn xuất hiện  với một ngòi bút nhân ái đó. Lòng nhân ái làm ông vẫn tin chắc là tình người còn mãi trong con người và sẽ phát hiện trong những giây phút của sự thật. Phải chăng lòng tin đó cũng là đặc tính của con người nhà văn có khuynh hướng luân lý mà Võ Phiến đã xếp Nhật Tiến ?

Phát biểu về những truyện viết về Việt Nam, Nhật Tiến cho biết trong những năm đầu, ông viết để tố cáo những bất công, đàn áp của Cộng Sản. Trong giai đoạn sau, ông viết về những chuyển hóa nhận thức ngay từ chính những người đã tham dự vào xã hội Cộng Sản. Những điều đó, ông thực hiện được trong  “ Một Thời Đang Qua” .
Trong một lần khác, Nhật Tiến đã nói về công việc sáng tác của ông như sau :

“ Viết là truyền thông với người  đọc sự rung động của chính mình về một hoàn cảnh nào đó trong cuộc đời, để gợi lên  trong mỗi người tinh thần liên đới của mỗi cá nhân với tập thể. Còn ngắn hay dài, đó chỉ là vần đề kỹ thuật.” ..."

(đọc "Bảo Lâm Đọc Một Thời Đang Qua Của Nhật Tiến").

"Nhà văn Nhật Tiến là nhà văn của tuổi thơ, của những bức xúc về một cuộc chiến tranh và là một người lưu lạc suy ngẫm về thân phận của mình và của chung một thế hệ phải trải qua những ngày chiến tranh và những ngày hậu chiến tranh mà những bi thảm, những bất toàn của xã hôi lại còn đáng sợ hơn thời còn khói lửa.Ông viết với tâm cảm mà những ý nghĩ trung thực được biểu lộ không e ngại và là tiếng nói được lắng nghe từ công luận.
Có rất nhiều chân dung nhà văn Nhật Tiến : nhà văn của tuổi thơ bất hạnh, nhà văn của hiện thực xã hôi, nhà văn của lưu lạc xứ người mà mẫu chân dung nào cũng đều có nhiều cá tính văn chương và trong mỗi dòng chữ, mỗi ý tưởng đếu có những thông điệp trao gửi theo....
Di cư vào Nam, ông xuống Bến Tre dạy học ở trường Quang Trung và cuối tuần ông không về Sài Gòn, ở lại trường nên có thời giờ sáng tác. Ông hoàn tất “Những người áo trắng“ lấy không gian và thời gian của Hà Nội kể lại chuyện của một cô nữ tu trẻ nguyện tận hiến dâng đời cho Thiên Chúa. Một giáo sư cùng dạy học với ông là Trương Cam Vĩnh đọc và thích thú với tiểu thuyết này và mang về cho nhà văn Nhất Linh đọc và cho ý kiến . Văn hào Nhất Linh rất khen ngợi và khuyến khích ông nên xuất bản thành sách. Thế là năm 1959, nhà văn Nhật Tiến đã in tác phẩm đầu tay “Những người áo trắng“ và bắt đầu cho một hành trình văn chương kéo dài đến hơn nửa thế kỷ sau. Những tác phẩm tiếp theo là Những Vì Sao Lạc, Tay Ngọc, Chuyện Bé Phượng, Chim Hót Trong Lồng..."

(đọc Nguyễn Mạnh Trinh, "Nhà văn vẫn đứng ngoài nắng : Nhật Tiến")

Hay những nhận xét của Nguyễn Vy Khanh trong "Thế-giới nhân-bản của Nhật Tiến", xem link sau: 


Văn học & Nghệ thuật Nguyễn Vy Khanh trong "Thế-giới nhân-bản của Nhật Tiến"

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong sự sâu thẳm cùa cảm nghĩ riêng tôi, Trần Văn Tui, Búa Cẩu Xồm, thì nhà văn Nhật Tiến vung nét bút chân phương diễn tả những nghịch cảnh xã hội trong những tác phẩm của ông, ông tạo ra những nhân vật trong truyện được xây dựng, ông mô tả tâm lý những nhân vật đóng trọn vẹn vai trò của họ. Ví dụ như Lão Đối có người con trai theo CS, tức "thằng Đực" trong truyện "Giấc Ngủ Chập Chờn". Tâm lý hai cha con được biểu lộ qua những mẫu đối thoại rất bình dị của người dân quê làng xã ở miền Nam.

Văn chương của Nhật Tiến dành nét nhân ái, hiền hòa đối với trẻ thơ, như truyện "Chuyện Bé Phượng" sống trong trại mồ côi, hay truyện "Chim Hót Trong Lồng" với bé Hạnh bị bỏ trong nội trú ở với các soeurs, bà mẹ đi miết. Những bà mẹ của bé Hạnh, bé Phượng sống xa con mình, chuyện thương tâm trẻ thơ của những vết thương xã hội. Tác phẩm Nhật Tiến trang trải những tiếng lòng cô đơn của các em. Bé Hạnh trong truyện Chim Hót Trong Lồng cho thấy tâm lý trẻ thơ thèm thuồng cầu mong sao cho ngày dài kia sớm đến ngày Chủ Nhật để về với người mẹ.

Những truyện ngày xưa đó đã ảnh hưởng đến tôi nhiều, vì trẻ thơ cần phải được che chở, bảo vệ. Xin cám ơn nhà văn Nhật Tiến.

Trần Văn Tui, Búa Cẩu Xồm.
(aka Việt Hải Los Angeles).

Mùa Giáng Sinh Với Con Tôi, Việt Hải Los Angeles:



__._,_.___

Posted by: Lucky Ride 

TT Tôn Thất Đính :- NƯỚC MẮT CÁ SẤU HAY SUỐT ĐỜI LƯƠNG TÂM CẮN RỨT ...??

$
0
0
 



Vài năm truớc đây , Vủ Nhân SBTN Vidéo phỏng vấn Tướng TT Đính về TT NĐ Diệm.. Người ta thấy ông nghẹn ngào nói không thành tiếng ,ông nói rằng TT Diệm chêt là vì người quá hiền lành và hàm ý nói Tướng Dương Văn Minh là  người trực tiếp ra lệnh giết anh em TT Ngô Đình Diệm .

TT Diệm hằng năm nếu không về Huế thăm Mẹ ( Cụ Bà Ngô Đình Khả ) thì đều nhờ Tướng Đính về thặm. TT Diệm khi gắn những lon sao Tướng cho TT Đính thi` hoàn toàn thương yêu Tướng Đính như con cháu trong nhà.


Lỗi lầm ln nhât của  TT   Diệm là bổ nhiệm Tướng Đính làm Tư Lệnh Quân Đoàn Ba,  -  QĐ 3- QK3 chiến thuật là quân đoàn quan trong nhất miền Nam- Thủ đô SG- và TT Diệm bổ nhiệm ông kiêm luôn Tổng Trấn Sài Gòn và Gia Định...Mọi việc đi đứng của TT Diệm nằm trong tay Tướng Đính


Cho nên khi được TT Thích Trí Quang va TT Thích Đôn Hậu móc nối và áp lực  --  Khi nhận tiền của Mỹ để phản bội ân nhân , TT Đính gian dối ra sức chưởi rủa nguo.c la.i  thầy mình ,  thì số phận TT Diệm bắt buộc phải chết thôi.

Sau đó TT Đính dính vào máu tử hình Ông Ngô Đình Cẩn qua tòa án Cách mạng .

Có lẽ suốt đời lương tâm của TT Tôn Thất Đính bị ám ảnh không bao giờ được ngủ yên .
Người dân California thường thấy ông đi lang thang và say xỉn rất tội nghiệp .
 
Cuộc đời sắc sắc không không--Một lời cầu nguyện cho ông  bình an bên kia thế giới không còn hận thù
.





On Thursday, December 29, 2016 9:33 PM, "Lap Phan  wrote:

 

Tôi posted lên video nầy do phóng viên Malcolm Browne quay năm 1963 và sau đó được nhà báo David Halberstam tường thuật lại đúng sự kiện như các bạn đã thấy trong video nầy. Tôi mong mọi người trả sự thật về cho lịch sử. Tôi đã là một nhân chứng sự kiện lịch sử nầy, đã đi theo đoàn biểu tình xuất phát từ chùa Kỳ Viên Tự đi dọc theo đường Phan đình Phùng và dừng lại tại ngã tư Phan đình Phùng và Lê văn Duyệt. Sau đó mọi việc diển tiến đúng như bài tường thuật bên dưới mà tôi highlighted màu vàng cho quí vị dễ thấy. Lúc đó tôi đang ở đâu? Thưa quí vị, tôi đang đeo trên một trụ điện ngay góc ngã tư cùng với một ký giả ngoại quốc để quan sát. Và tôi làm chứng, Thượng Tọa Thích Quảng Đức sau khi ra khỏi xe, đã ngồi xuống, chấp tay niệm Phật  và sau đó, một vị sư khác cầm bình xăng đứng phía sau đổ xăng từ trên xuống đầu Ngài. Ngọn lửa chạy từ phía ngoài chạy vào chỗ Thượng Toạ Quảng Đức đang ngồi chấp hai tay niệm Phật như quí vị thấy trong hình. Điều nầy cho thấy TT Quảng Đức không thể tự tay bật diêm lữa. Lúc đó, tôi đã khóc cũng như nhiều người chung quanh đã khóc vang  khi sự kiện kinh khủng nầy đã xảy ra một cách thật bất ngờ , không ai tiên đoán trước được sự việc. Tôi chứng kiến cho đến khi ngọn lửa tàn và nhục thể của Ngài đã ngã xuống, cong lên , sau đó được hai vị sư khác đặt trên lá cờ Phật Giáo, cuốn lại và mang đi.

Điều tôi không hiểu cho đến ngày hôm nay là, tại sao lúc đó có rất nhiều Cảnh sát và công an, mật vụ có mặt lúc đó lại không có một phản ứng gì để ngăn cản sự việc xảy ra, để rồi sự kiện nầy đã trở thành một biến cố thời sự lớn nhất, xúc động mảnh liệt trên toàn thế giới, có khả năng giật sập chế độ đệ nhất cộng hoà Ngô đình Diệm sau đó , đưa đến một chuổi những sự kiện đau lòng bất lợi cho sự ổn định của miền Nam sau đó dẫn đến cuộc bại trận ngày 30 tháng tư 1975 của quân đội miền Nam...Giả sử lúc đó họ ra tay ngăn cản thì có lẽ số phận miền Nam đã khác, và lịch sử cũng không đến nổi nghiệt ngã cho dân tộc VN như thế nầy. Âu cũng là thiên định, số trời quí vị ơi.


[Full HD] Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại góc Nguyễn Đình Chiểu-...

Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức[2], (1897 - 11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa, người đã...

[Full HD] Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại góc Nguyễn Đình Chiểu-CMT8

32,746

  

123,340 views
 
Published on Jul 7, 2014
Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức[2], (1897 - 11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa, người đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tấm ảnh chụp hòa thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi chết, thi hài của Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là biểu tượng của lòng trắc ẩn, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị Bồ tát, làm tăng sức ảnh hưởng của vụ tự thiêu lên dư luận.

Sự việc diễn ra tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt[a][22] (nay là ngã tư phố Nguyễn Đình Chiểu và đường Cách mạng tháng Tám). Thích Quảng Đức đi ra từ chiếc ô tô cùng với hai nhà sư khác. Một người đặt một tấm nệm xuống đường còn người kia mở cabin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5 gallon. Vì đoàn diễu hành đang tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh mình, Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư cùng đi bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm: "Nam Mô A Di Đà Phật" trước khi đồng đạo châm lửa từ xa [24]. Lửa nhanh chóng thiêu rụi áo cà sa và da thịt của vị hòa thượng, khói đen bốc lên từ cơ thể đang cháy bùng của ông

Hành động của Thích Quảng Đức đã làm tăng sức ép của quốc tế đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới việc tổng thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên, những cải cách như đã hứa đó lại được thực hiện một cách chậm chạp hoặc không hề được thực hiện, khiến tình hình càng trở nên xấu hơn. Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, Lực lượng đặc biệt trung thành với cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai tổng thống, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bố ráp chùa chiền trên cả nước, lấy được trái tim của Thích Quảng Đức. Một số nhà sư khác cũng đã tự thiêu theo gương Thích Quảng Đức[3]. Cuối cùng, cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11 đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam.

·         Notice

·         Category

·         License

    • Standard YouTube License

 






So many websites seem to say that Đức self-immolates, or that he 'struck a match and dropped it on himself' but it's pretty clear here that his comrade with the petrol can pours a trail and lights it?
  

  

  
  
  
  
  
  
a di đà phật
  
omg...
  
Bi đánh thuốc mê rồi og nầy phá đám . Làm cho đất nước rối ben lên . Góp phần làm sụp đỗ chế động vnch







Ông Quảng Độ bỉ thiêu chứ không phải tự thiêu .Xem cho Kỷ ,có ông thầy chùa đổ xăng khắp người của ông ,và tiếp tục kéo dài xăng theo bướt lui đến gần 1 ông khác .Ông này mới cuối xuống châm lữa .Lữa mới bắt đầu bén từ đó đến người Ông ta. ...Xem cho kỷ đi ....
  
what was the reason of this????
  

+jay adams Back in Vietnam in the 60's, the government was strictly Roman Catholic, but the country was majority Buddhist. The government tried to force people to convert to Catholicism by giving all the best jobs, homes, benefits and rights (etc) to Catholics and those who converted. The Buddhists were having none of it and put on a number of such demonstrations. Actually, a few monks volunteered but he was the most senior and pulled rank.

 1  
He was against war and fighting and he wanted to get a message all the way to America because he hated the way the Americans where treating the monks
  
Nam Mô A Di Đà Phật!
  

  [ ]

Up next

alt1:32


alt20:19
alt12:02

alt4:35

alt1:06
alt5:17

alt7:47
alt29:36

__._,_.___

Posted by: Loan Nguyen 

Giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ____TT Ngô Đình Diệm Không Cần Đươc Khen

$
0
0

Dưới thi TT Dim , kinh tế min Nam tiến mnh , đng đu Đông Nam Á . Thi đó ai hc đa lý Vit Sđu biết min đng bng sông Cu Long là va lúa ln nht thếgii , cò bay thng cánh . Chúng ta thường cu đói nước Xiêm La nghèo kh , ( nay là Thái Lan )  .
  Vi
c cu giúp dân Tây Tng đói kém thi 59-60 là mt vic làm ddàng ngay cđi vi mt người dân trù phú min Nam ,  Tng Thng Dim  không cn Đươc Khen .
. Làm vic nhân đo thì tùy lương tâm , không cn phi cóĐc Đt Lai Lt Ma hay chính phn Đxác nhn .



TT Ngô Đình Dim
đã t
ng giúp go cho dân Tây Tng t nn ti n Đ ?







Vài tháng trước trên internet xuất hiện bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH” với nội dung chính:

“Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động. Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng.

Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng Ngài. Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông.

Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm. Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.

May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam… Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất”.

Vài hôm sau tôi nhận bài viết phản bác bài viết trên với cái tựa khá dài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ”” của tác giả Nguyễn Kha. Tác giả dành khá nhiều công sức để tìm kiếm gần như tất cả các phương tiện truyền thông thông dụng, từ google cho đến các trang web Tây Tạng và nhất là nghe kỹ youtube thu lại buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở chùa Viên Giác.

Theo tác giả Nguyễn Kha, ngoài ba lần nhắc đến Việt Nam trong chiến tranh, trong toàn bộ buổi thuyết pháp “Đức Dalai Lama đã không còn đả động gì đến Việt Nam nữa. Nhất là Ngài HOÀN TOÀN KHÔNG NÓI MỘT TIẾNG “PRESIDENT DIEM” HAY MỘT TIẾNG “RICE DONATION” NÀO CẢ. Do đó, dĩ nhiên là không có câu chuyện hoang đường “Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm” đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.” như “Chị Hoa Lan” đã gian trá phịa ra”.

Một lần, bạn tôi, Luật sư Nguyễn Xuân Phước ở Dallas gọi để thảo luận về chuyện “TT Ngô Đình Diệm tặng gạo cho dân Tây Tạng” này. Tôi nói với anh, trên quan điểm chính trị và nhân đạo, tôi tin là có nhưng thú thật tôi không chứng minh được bằng tài liệu nào. Biết tôi sắp đi Đức, anh Phước dặn tôi để đích thân nhờ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Hannover xác nhận dùm chuyện “hàng tấn gạo” này. Tôi hứa sẽ bạch với thầy.

Tôi đến Hannover chiều thứ Năm tuần trước. Lần đầu đến viếng chùa Viên Giác, nhưng về tình cảm, với tôi đây là chuyến trở về. Viên Giác Hannover không có bóng đa già và những mùa thu ngập lá như Viên Giác Hội An. Viên Giác Hannover không có thằng bé ngồi nhìn bóng trăng soi trên sân gạch mà nhớ đến mẹ mình trong những đêm rằm Vu Lan tháng Bảy như Viên Giác Hội An. Cây đa già đã chết, thằng bé đã đi xa nhưng ký ức của một phần đời cô đơn nhất vẫn còn nguyên vẹn trong tâm hồn nó.

Sau những chuyện riêng tư, thăm hỏi sức khỏe, tôi bạch với Hòa thượng Thích Như Điển trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác hôm 20 tháng 9, 2013, khi ngài thuyết pháp, khi ngài trò chuyện, khi ngài nói trong chương trình, khi ngài thăm hỏi ngoài chương trình, có bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến việc “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” không?

Hòa thượng Như Điển xác định “Không”.

Nhưng rồi hòa thượng nói tiếp, sau khi đọc bài viết chính hòa thượng cũng thắc mắc về chuyện “hàng tấn gạo” và bảo các đệ tử, trong đó có nhiều người tu học tại Ấn Độ truy cứu tài liệu để tìm xem nếu Việt Nam Cộng Hòa đã từng viện trợ gạo cho nhân dân Tây Tạng. Ngày 7 tháng 8 vừa qua, hòa thượng nhận được kết quả truy cứu.


Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần tặng gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng





Hoà Thượng Như Điển trước chùa Viên Giác, Đức



Tài liệu xác nhận Việt Nam Cộng Hòa đã có cứu trợ gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn, và không chỉ cứu trợ “hàng tấn gạo”, vài chục tấn mà đã gởi hai lần tổng cộng một ngàn năm trăm tấn gạo qua trung gian chính phủ Ấn. Hòa thượng chuyển cho tôi nguyên văn tài liệu và cả đường link dẫn đến tài liệu. Ngài cũng khuyến khích tôi dịch các đoạn liên hệ đến Việt Nam để phổ biến cho công chúng.

“Sự thật cần phải làm sáng tỏ”, thầy dặn tôi như thế.

Tôi thật có duyên với câu chuyện “hàng tấn gạo” này vì người đón gia đình tôi ở phi trường và cả nhà ga Berlin lại là chị Hoa Lan. Chúng tôi không biết nhau trước. Chị ở Berlin nên Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác nhờ chị đón chúng tôi ở phi trường, đưa sang nhà ga đi Hannover và đón chúng tôi khi về lại Berlin. Khi chị đón tôi ở nhà ga Berlin, trên đường về khách sạn, tôi hỏi có phải chính chị đã nghe đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không?

Chị Hoa Lan trả lời “Không”.

Chị Hoa Lan cũng không biết ai đã dùng tên chị để đưa vào bài viết. Vì tôi đã được hòa thượng xác nhận bằng tài liệu chính thức của chính phủ Ấn nên việc chị Hoa Lan có nói hay không, không còn là chuyện quan trọng.

Giá trị của tài liệu

Tài liệu do Hòa thượng Như Điển chuyển dày 116 trang do Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách và Quốc Hội Tây Tạng (Tibetan Parliamentary and Policy Research Centre) công bố năm 2006. Trung tâm đặt văn phòng tại H-10, 2nd Floor, Lajpat Nagar – III, New Delhi – 110024, INDIA.

Đây là tổng kết các biên bản ghi lại các buổi phỏng vấn các lãnh đạo trong chính phủ Ấn Độ. Những người được phỏng vấn có Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru, Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon, Bộ trưởng Thương mại Shri D.P. Karmarkar, Thứ trưởng Ngoại Giao Shri A.K. Chanda, Bộ trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Shri T.T. Krishnamachari và nhiều viên chức cao cấp khác có liên hệ đến tiến trình định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn từ năm 1952 đến năm 2005.

Phỏng vấn Thủ tướng Nehru

Ngày 19 tháng 12 năm 1960, người phỏng vấn tên Shri Harihar Patel hỏi Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru:

“Thủ tướng vui lòng cho biết tên các quốc gia, cơ quan cứu trợ tư có liên hệ đến công việc cứu giúp và định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn và số lượng cũng như tên các trại do các cơ quan đó điều hành tại Ấn, Sikkim và Bhutan?”

Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru:

“Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tỵ nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo”.

Các cơ quan thiện nguyện tư cung cấp thức ăn, áo quần, thuốc men v.v. gồm có:

(1) Co-operative for American Relief Everywhere;
(2) American Emergency Committee for Tibetan Refugees;
(3) Catholic Relief Services in India;
(4) National Christian Council of India;
(5) World Veterans’ Federation;
(6) Indian Red Cross Society;
(7) Junior Chamber International;
(8) The Buddhist Society of Thailand.
Không có một trại tỵ nạn nào được đặt dưới sự điều hành bởi các cơ quan từ thiện ngoại quốc.”


Phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon

Ngày 30 tháng Tư, 1962, người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon:

“Thủ tưởng có vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã đề nghị tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”.

Bộ trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon đáp “Đúng vậy, thưa ông”.

Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ một lần mà hai lần và cũng không chỉ vài ngàn mà hàng trăm ngàn tấn gạo là chuyện thật.

Người xác nhận nghĩa cử cao quý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không phải là một viên chức cấp thấp chăm lo công việc cứu trợ hay một phóng viên báo chí góp nhặt tin tức đó đây mà chính từ lời phát ngôn trang trọng của cố Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru, người có thẩm quyền cao nhất của chính phủ Ấn và cũng là nhà kiến trúc nên quốc gia dân chủ Ấn Độ hiện đại ngày nay.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng gạo cả hai lần đều qua trung gian của chính phủ Ấn và các trại tỵ nạn Tây Tạng ngày đó như Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru xác nhận, đều đặt dưới quyền điều hành của các cơ quan xã hội Ấn nên đức Đạt Lai Lạt Ma có thể không biết.

Lý do không “hoang đường” mà rất đơn giản và dễ hiểu

Về mặt nhân đạo, việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng phát xuất từ tình người. TT Ngô Đình Diệm đâu cần phải vượt qua hàng rào tôn giáo như người viết bài gán ghép cho cố tổng thống. TT Ngô Đình Diệm cũng không phải “âm thầm” giúp đở chỉ vì ngài là “Tổng Thống Công Giáo” mà lại giúp đở “những người Phật Giáo Tây Tạng”. Đạo Công Giáo chẳng những không cấm cản mà còn khuyến khích con cái Chúa giúp đỡ những người khó khăn, đói khát, chịu đựng không cùng tôn giáo. Hình ảnh Mẹ Teresa sẽ mãi mãi như ánh trăng thương yêu soi sáng sông Hằng Hindu Ấn Độ. Hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau 1975 đã vượt qua được chặng đường đầu đầy khó khăn phần lớn cũng nhờ vào bàn tay cứu giúp của những người không cùng tôn giáo.

Về mặt chính trị, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm chắc chắn biết rằng Việt Nam Cộng Hòa và Tây Tạng có nhiều điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử và địa lý chính trị. Hai dân tộc từng chịu đựng dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, hai quốc gia nhỏ chịu số phận vùng trái độn sát biên giới Trung Cộng, hai cuộc di dân tìm tự do trong đói khát, chịu đựng, viện trợ gạo, do đó, là một cách để thế giới thấy rằng Việt Nam Cộng Hòa luôn đứng về phía những người cùng chiến tuyến tự do. Tổng thống Ngô Đình Diệm không làm việc đó trong “âm thầm” mà đã chính thức thông báo cho Thủ tướng Ấn Độ Shri Jawaharlal Nehru biết và được thủ tướng vui mừng đón nhận.

Ngày nay rất nhiều quốc gia có cảm tình với Tây Tạng nhưng trong thời điểm 1960 chỉ vỏn vẹn bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp trực tiếp vào việc cứu trợ dân tỵ nạn Tây Tạng. Và trong số bốn quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa có thể là nước nghèo nhất về của cải nhưng giàu hơn nhiều cường quốc về lòng nhân đạo.

Hai lý do đó chẳng “hoang đường” nhưng rất đơn giản và dễ hiểu mà vị lãnh đạo một quốc gia cùng số phận với Tây Tạng hẳn phải biết.

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có đức tính sống cao cả hơn và có một tâm hồn trong sáng hơn nhiều người đang “ca tụng” hay “vinh danh” ngài. Nếu biết kính trọng, hãy để ngài là cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, đừng cô lập ngài thành một vị “Tổng Thống Công Giáo”. Lịch sử để lại nhiều vết thương đau nhưng không có vết thương đau nào là của riêng Công Giáo hay Phật Giáo mà là vết thương đau của dân tộc.

Phản bác bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH”, tác giả của bài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ” cũng chẳng xây dựng hay tích cực gì hơn. Thái độ hiềm khích, hằn học thể hiện ngay trong cách dùng từ, đặt tựa.

Không thể đánh giá một con người đã sống, một biến cố đã xảy ra hơn nửa thế kỷ bằng tiêu chuẩn ngày nay. Phương pháp đó thiếu đặc tính khách quan và lịch sử. Dân chủ là một tiến trình từ thấp đến cao, từ non trẻ đến trưởng thành chứ không phải là một sản phẩm được chế tạo theo một công thức, mẫu mực nhất định hay được nhập từ một quốc gia nào.

Nền dân chủ Mỹ trả giá bằng sinh mạng của sáu trăm ngàn người lính hai miền trong năm năm nội chiến. Nền dân chủ Nam Hàn cũng phải chịu đựng ám sát, đảo chính, độc tài, tham nhũng trước khi trở thành một trong G20 của thế giới ngày nay.

Việt Nam Cộng Hòa, sau hiệp định Geneva, từ một thường dân cho đến nguyên thủ quốc gia đều bắt đầu hành trình dân chủ đầy gai góc bằng hai bàn tay trắng, vừa học vừa hành trong máu và nước mắt. Không ai muốn nhưng đã để lại những hố sâu, những vết nứt trên đường đi của các thế hệ hôm nay. Một người Việt Nam có trách nhiệm, nếu không giúp lấp lại những cách ngăn, không giúp xoa dịu nỗi đau, không giúp bắt một nhịp cầu cảm thông thì cũng không nên đào sâu thêm hố hận thù, chia rẽ trong lòng một dân tộc đang quá khao khát thương yêu và đoàn kết.

***
Tham khảo:
Indian Parliament on the issue of Tibet RAJYA SABHA DEBATES 1952 -2005
(_http://www.tpprc.org/publication/rajya_sabha_debates_on_tibet-2006.pdf)


Prague, chiều 26-8-2014
© Trần Trung Đạo
© Đàn Chim Việt
























__._,_.___

Posted by: le huong 

Báo thiếu nhi Sài Gòn trong ký ức

$
0
0

Báo thiếu nhi Sài Gòn trong ký ức

Image result for Báo thiếu nhi Sài Gòn trong ký ức
Qua những trang báo dành cho độc giả thiếu nhi như Tuổi Xanh, Tuổi Hoa, Thiếu Nhi, Thằng Bờm... thế hệ tôi, những cậu học trò ở Đà Nẵng cũng đã ít nhiều hình dung ra Sài Gòn từ năm tháng ấy.

Những tờ báo gắn liền với tuổi thơ
Khoảng thập niên 1960, khi đang học tiểu học, ở nhà tôi có mua thường kỳ tờ báo Tuổi Xanh, tòa soạn trong Chợ Lớn; Chủ nhiệm Trần Quang Khải, Thư ký tòa soạn Bảo Vân, ban biên tập còn có các nhà giáo quen thuộc như Hà Mai Anh, Bùi Văn Bảo, Nguyễn Khắc Lộc…

Đến lúc lên trung học, tôi mới thật sự “gắn bó” với Sài Gòn. Nói như thế vì năm học lớp 8, lần đầu tiên tôi được in thơ trên báo Thiếu Nhi. Có lẽ suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên “159 Thiệu Trị, Phú Nhuận, Sài Gòn, ĐT: 42152”. Đó là địa chỉ tòa soạn của tờ báo mà ông chủ Nhà sách Khai Trí Nguyễn Hùng Trương là chủ nhiệm, nhà văn Nhật Tiến làm chủ bút. Địa chỉ ấy, tôi đã nhiều lần nắn nót ghi trên bì thư khi gửi thơ, văn cộng tác. Rồi thỉnh thoảng có đôi lần được đăng. Sướng đứt đuôi con nòng nọc.

Nhân đây nói luôn, các “mầm non văn nghệ” mà bây giờ đã “thành danh”, thời đó thường ký bút danh rất “oách”, như Nguyễn Nhật Ánh ký Hoài Mộng Diễm Thư, Nguyễn Thái Dương ký Nguyễn Mặt Trời, Phạm Sỹ Sáu ký Ngy Xuân Sơn, Nguyễn Văn Nhân ký Bạc Hà, Phan Vân Sơn ký Mừng Hoang Vu, còn tôi ký Thiên Bất Hủ… Nhà thơ Đoàn Vị Thượng lại ký tên thật Trần Quang Đoàn, còn nhà văn Khôi Vũ, ngay từ hồi đó đã “ngon lành” lắm rồi, vì anh phụ trách chuyên mục Khu vườn hạnh phúc trên báo Tuổi Hoa với tên thật Nguyễn Thái Hải. Nhắc lại để thấy, có nhiều thế hệ viết lách ở miền Trung đã tạo dựng “cơ nghiệp” ban đầu là từ các báo ấn hành tại Sài Gòn.

Một trong những điều khiến chúng tôi một thời say mê, là sự xuất hiện của nhiều cây bút nặng lòng với giáo dục, mà khi nhìn thấy tên của họ là các bậc phụ huynh yên tâm. Đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn đọc lại Thư chủ nhiệm do ông Nguyễn Hùng Trương in trên mỗi kỳ báo Thiếu Nhi. Đó là các bài viết về sống đẹp, ý thức công dân, kỹ năng sống… thông qua những câu chuyện triết lý nhẹ nhàng, tương tự như loại sách Hạt giống tâm hồn hiện nay. Rồi lại náo nức với tiểu thuyết phơi-dơ-tông (feuilleton) đăng từng kỳ như Tiếng hú trên đỉnh non Chà Hóc (Vũ Hạnh), Khi ông cậu quý bị đắm tàu (Minh Quân)… và nhất là Thuở mơ làm văn sĩ (Nhật Tiến). Chính các tác phẩm này đã dẫn dắt thế hệ tôi thêm sự quyết liệt khi… “dấn thân vào văn chương”. Bên cạnh đó, còn là các chuyên mục như Tay ngọc bên bếp hồng, Ảo thuật, Khéo tay, Thủ công, Sáng tác của em, Cuộc thi sáng tác, Vui cười…

Phải nói thêm sự yêu thích ấy còn là vì tranh bìa in ốp sét (offset) rất đẹp. Thời đó, họa sĩ Vi Vi “làm mưa làm gió” trên nhiều trang bìa của các báo thiếu nhi. Sức lao động của ông thật khủng khiếp. Tuần nào cũng có tranh bìa mới. Và thêm nữa là họa sĩ Nguyễn Tài cũng “hớp hồn” bọn tôi qua các truyện tranh dài kỳ như Mười ngày trên đảo Rồng, Cùng đi với tử thần, Tí Ti qua ống kính bác Sáu Râu… Riêng tờ báo Tuổi Hoa còn thực hiện tủ sách với 3 loại truyện dài theo chủ đề: Hoa Đỏ (phiêu lưu mạo hiểm, trinh thám), Hoa Xanh (tình cảm nhẹ nhàng về gia đình, bạn bè), Hoa Tím (dành cho lứa tuổi 16 - 18). Các cây bút thường hay viết cho tủ sách này là Hoàng Đăng Cấp, Thùy An, Quyên Di, Mỹ Lan, Nguyễn Thái Hải, Nguyễn Trường Sơn…

Sách bán “xon” ở sài gòn
Còn nhớ, những tờ báo như Thằng Bờm, Thiếu Nhi đều thành lập những Thi văn đoàn, Bút nhóm nhằm quy tụ độc giả nhí tại các tỉnh, thành nơi đó cùng sinh hoạt chung. Ở Đà Nẵng, chúng tôi họp mặt vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần tại Nghĩa Trủng. Đồng phục đi sinh hoạt là quần xanh, áo trắng có phù hiệu trường, lớp đang theo học. Đôi lúc, các anh phụ trách tổ chức đi cắm trại nơi xa, đốt lửa trại, chơi mật mã… Sinh hoạt cộng đồng này diễn ra đều đặn, có quy củ. Phải nói thế hệ trẻ con chúng tôi trưởng thành và yêu thơ văn là từ đấy.

Làm sao có thể quên lúc báo Thiếu Nhi tổ chức thì làm “bích báo” tức “báo tường” dành cho Gia đình Thiếu Nhi ở các địa phương cùng tham gia. Quà thưởng ngày ấy, từ Sài Gòn gửi về cho chúng tôi là các tác phẩm thuộc Tủ sách Tuổi Thơ do Nhà sách Khai Trí tài trợ. Nhờ đó, chúng tôi đã được đọc Dinh Thầy (Phan Du), Thần điểu và hoa hồng (Thẩm Thệ Hà), Cái quai chèo (Nguyễn Văn Xuân), Người bạn mới (Nhật Tiến), Trung thu của bác đèn xếp (Lê Tất Điều)… Loại sách này mỏng, giấy đẹp, chỉ vài chục trang in, tương tự như loại Tủ sách Vàng của NXB Kim Đồng hiện nay.

Đến năm 1974, tôi quyết liệt phải vào Sài Gòn cho bằng được. Các anh phụ trách Gia đình Thiếu Nhi ở Đà Nẵng lúc đó chỉ mới học lớp 12 đã mua vé của Hãng xe đò Phi Long - Tiến Lực dẫn các cậu nhóc chúng tôi “hành phương Nam”. Phải đi để thỏa mơ ước mãnh liệt vì thèm khát phải biết Sài Gòn, do ma lực, hấp dẫn của vùng đất này mà mình chỉ mới biết qua các trang báo.

Nhất là bấy giờ, trên báo Thiếu Nhi có in bài Một vòng thị trường sách bán xon trên vỉa hè Sài Gòn của Bách Khoa. Càng đọc càng xốn xang, càng thèm thuồng bởi cái đoạn này: “Trung tâm của thị trường sách xon là lề đường Công Lý, khúc ngã tư Lê Lợi đến gần ngã tư Hàm Nghi. 

Một rừng sách báo tràn ngập hai bên vỉa hè: sách bày la liệt dưới đất, sách nằm ngổn ngang trên sạp gỗ đóng sơ sài, sách dựng hai bên bờ tường, sách nằm trong thùng sữa, sách chất thành đống, cao thành ngọn dưới gốc cây, bên miệng cống, không mái che, không thảm lót, sách chen chúc với chỗ đậu xe hơi, lấn át nơi dựng xe máy, choán cả đường đi của mọi người chen chúc. Lạc vào đây, người ta ngợp mắt vì sách, lách qua sách mà đi, giẫm lên sách mà lấn tới, bò lổm ngổm trên từng đống sách để bới, để tìm, gặp những cuốn không vừa ý thì liệng đại xuống rồi lại bới nữa, tìm nữa… dưới ánh nắng gay gắt như đổ lửa hay dưới bầu trời vần vũ đe dọa của cơn mưa. Những ai thích sách, yêu sách, ít tiền mà vẫn muốn có sách cất giữ, không thể ghé một lần. 

Đối với dân mọt sách, đã từng bỏ ra cả ngàn bạc mua một quyển sách mỏng teo trong tiệm sách, hẳn thấy giá cả sách ở đây quả là một… thiên đường” (báo Thiếu Nhi số 96 ngày 1.7.1973).
Thật hạnh phúc, một cậu học trò tỉnh lẻ năm học lớp 9 là tôi đã được đặt chân đến “thiên đàng” ấy. Và vẫn còn giữ lại ký ức tươi đẹp từ năm tháng tuổi thơ trong trẻo và đáng yêu.
Lê Minh Quốc
__._,_.___

Posted by: Lucky Ride 

ĐÀ LẠT TRƯỜNG VÕ BỊ VÀ DẤU BINH LỬA.

$
0
0

ĐÀ LẠT TRƯỜNG VÕ BỊ VÀ DẤU BINH LỬA.

Nguyễn Mạnh Trinh
Những năm của thập niên 70 có lẽ là những năm đẹp nhất của cuộc đời tôi. Ở tuổi mới lớn, nhìn mọi sự việc đơn giản, cái lãng mạn của tuổi trẻ đã mang sự suy nghĩ đi xa hôn thực tế cuộc sống. Lúc ấy, chiến tranh bắt đầu tàn khốc. Những người bạn cùng lớp, có đứa đã mặc quần áo lính và cũng có đứa đã nằm xuống với lá cờ vàng ba sọc dỏ trên mộ và hàng chữ "Tổ Quốc Ghi ơn".

Vào giảng đường, thi rớt một năm là vào quân trường ngay. Trong cái không khí ấy, chúng tôi đã đọc những trang bút ký chiến tranh của những người đi lính trước, để tưởng tượng ra những khổ nhọc mà sau này, khi đã bắt đầu đoạn đường chiến binh sẽ hiểu thấu. Có những bài viết, làm xúc động sâu xa. Có những câu thơ mang đến sự chia sẻ tột cùng.
Chúng tôi đọc Nguyễn Bắc Sơn. Chúng tôi đọc Phan Nhật Nam. Thấy Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi. Thấy Dấu Binh Lửa. Thấy Mùa Hè Đỏ Lửa. Thấy những người chết và những người đang lầm lũi trong khói lửa chiến tranh.


Mot goa phu VNCH khóc thuong chong anh dung den no nuoc
Những bài hát, có hình dáng chiến tranh, có khăn tang cô phụ, có hình tượng của một thời núi xương sông máu, dù phản chiến hay cổ võ chiến đấu, với lời ca từlàm nhỏ lệ chúng tôi. Thân phận con người trong cơn bão lốc như chẳng còn chút giá trị. Viết về một thời đại ấy, là kể lại những kỳ tích mà mấy chục năm sau, lớp tuổi trẻ tiếp theo lớn lên khó tưởng tượng nồi !  Dù rằng, những tác phẩm ấy chỉ nói lên một phần không toàn diện cuộc chiến. Một nửa, là dòng chữ Phan Nhật Nam, một nửa là câu văn Bảo Ninh. Bao nhiêu năm qua, thống hận đã hết nhưng đau xót vẫn còn !  Những vết thương vẫn chưa lành miệng.

Nhưng, có người nói bây giờ mà đọc bút ký chiến tranh của thời xa xưa ấy thì hơi… chậm tiến. Chiến tranh đã qua lâu lắm rồi, đã hàng nửa thế kỷ, bây giờ nhắc lại có ích gì, như hành động cứ moi mãi vào vết thương tâm của cả một dân tộc.
Viết bút ký chiến tranh, là phản ánh lập trường chính trị một cách chủ quan, chỉ là một cách nhìn của một phía và chỉ soi rọi đến một nửa chân lý mà thôi. Đọc những trang sách viết về chiến tranh, chúng ta có thể rõ ràng mường tượng vị trí chính trị. Từ Phan Nhật Nam đến Bảo Ninh, từ Trần Hoài Thư đến Trần Mạnh Hảo. Dù thời điểm sáng tác có khác, dù hoàn cảnh, môi trường có khác, chiến tuyến có khác, nhưng những giòng chữ viết của họ phần nào nói lên được tâm cảm của người lính trong bão lốc chiến tranh.

Nhưng, trên phương diện văn học sử, những tác phẩm như Dấu Binh Lửa, như Nỗi Buồn Chiến Tranh … chính là những ghi chép lại của tâm tư một thời, những ngày khốc liệt nhất của lịch sử. Khác với vai trò của một văn công tuyên truyền, họ mang cái lửa của những người tuổi trẻ sống trong một thời kỳ không thể có một quyết định nào khác hơn là cầm súng. Những người không thích chém giết mà vẫn phải lao mình vào lửa đạn !

Tôi đọc Phan Nhật Nam trong tâm cảm ấy. Dấu Binh Lửa, Dọc Đường Số 1, Mùa hè Đỏ Lửa, là những bút ký ghi lại một thời mà chúng ta đều gắng quên mà phải nhớ !  Một thời kỳ mà những suy tư đã dằn vặt lên những “con người” biết nghĩ đến phát điên lên được !  Thực tế lịch sử đã tròng tréo lên nhau hết mắc míu này đến liên hệ kia. Những thế lực ngoại quốc chi phối, những tâm cảm bức bối nhược tiểu, những con đường đi ít có ánh sáng mặt trời. Tuổi trẻ bị đẩy vào mê cung và quanh quẩn lồng lộn trong những chấn song giới hạn như trong một bẫy rập.

Hình như, bút ký chiến tranh Dấu Binh Lửa đã gây nên rất nhiều phản ứng trong giới cầm bút. Nhà thơ Đỗ Quý Toàn đã cho rằng đây là một kiệt tác viết về chiến tranh. Nhà báo Chu Tử cũng phát biểu như thế. Những dòng chữ, viết bằng máu và mồ hôi của một chiến trận có thực và những phẫn nộ có thực đã thuyết phục được người đọc. Đến nỗi, những người cầm bút phía đối nghịch bên kia như Tô Hoài và Nguyễn Tuân cũng phải nhận rằng quả thực Phan Nhật Nam đã viết tác phẩm của mình bằng máu, nhưng là một loại máu bị nhiễm độc. Và, khi chấm dứt chiến tranh, Phan Nhật Nam đã nếm biết bao nhiêu đòn thù, với những ngày biệt giam dài dằng dặc.
Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. (HÌNH ẢNH: sưu tầm)


Dù ở bất cứ một nhãn quan chính trị nào, ở những kết luận, đều chung một nhận định, chữ viết của Dấu Binh Lửa, Mùa Hè Đỏ Lửa là những dòng chữ của văn chương mang nỗi niềm của tuổi trẻ một thời đại rất là đặc biệt Việt Nam.
Trước khi là lính, Phan Nhật Nam là một sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Đà Lạt (Khoa' 18). Tôi để ý thấy ông ít tôn sùng một thần tượng nào, nhưng khi nhắc về Trường Mẹ của mình, ông đã viết với sự tôn trọng. Hơn nữa, với cả một tâm tình đằm thắm mà ông đã có từ thuở hoa niên. Những người, mà ông gọi là thầy, là niên trưởng, hay niên đệ, trong văn chương ông, đều có nét chung mang nhân bản của những mẫu người yêu đất nước và mong muốn hòa bình dù phải bắt buộc cầm súng. Những lời ông ngỏ, như những tâm sự gửi đến, để chia sẻ:

“…Tôi ở lính tám năm, năm nay 26 đi lính năm 18. Suốt tám năm của một thời lớn lên, tôi đem tặng hết cho quân đội, không phải đến bây giờ tôi thất vọng chán nản vì công danh không toại ý, cuộc sống bị ép buộc không đúng như mơ ước nên cay cú hằn học với nhà binh.
Không như vậy, tôi đi lính năm 18 tuổi vào học trường tình nguyện ra làm ông "quan một" (thieu' uy'). Chẳng có ai lôi kéo tôi vào trường ấy, tôi tự động hăng hái hãnh diện để trở thành một Sinh Viên Sĩ Quan với ý nghĩ đã chọn đúng cho mình một hướng đi, một chỗ đứng dưới ánh mặt trời mọc. Tôi có những rung động thật thành thực khi đi trong rừng thông, hương nhựa thông tỏa đặc cả một vùng đồi, sung sướng vì thấy đã đưa tuổi trẻ vào trong một thế giới có đủ mơ mộng và cứng rắn, một thế giới pha trộn những ước mơ lãng mạn hào hùng. Chuyển quân trong sương đêm, trong mây mù, ánh lửa mục tiêu của một đêm đông, trong hốc núi hoang vắng, thế giới mạo hiểm giang hồ của Jack London phảng phất đâu đây.

Tôi say mê và thích thú với những khám phá mới mẻ đó. Nắng cao nguyên trong những ngày cuối năm vàng tươi rực rỡ, đứng ở đồi nhìn xuống hồ Suối Vàng trong vắt yên lặng, người như muốn tan vỡ thành muôn ngàn mảnh nhỏ theo cơn gió bay chập chờn qua vùng đồi trùng điệp và tan đi trong nước hồ xanh ngắt…”

Không phải cảm giác và tâm tưởng ấy là của riêng tác giả Dấu Binh Lửa. Mà hình như của chung những chàng lính “sữa” quân trường VoBi Dalat. Huấn nhục không làm vơi chất lãng mạn mà còn tạo thành một truyền thống để những cực nhọc thăng hoa thành những kỷ niệm đẹp một thời.


Đà Lạt, phong cảnh hữu tình, người cũng đẹp và trời đất bốn mùa cũng có nét đẹp cách riêng. Sống ở trong môi trường ấy, óc tưởng tượng đã phát triển để thấy được cái lồng lộng vô biên của cuộc nhân sinh. Thực tế cũng có nhiều trắc trở, ngày tháng rồi sẽ kéo dài những mệt mỏi, nhưng trong rực rỡ những hy vọng vẫn là những bản hoan ca của một tuổi trẻ thanh xuân. Không phải là những bài hát mị lính rẻ tiền kiểu “anh tiền tuyến, em hậu phương” mà là những tâm tư chất ngất hùng tráng của những câu thơ hào hùng thuở nào nhắc đến một thời trăng treo vó ngựa. Phan Nhật Nam viết về những ngày ở Trường Mẹ:
“…Phải nói thật những ngày ở lính đầu tiên của tôi đầy trong sáng và đẹp đẽ. Trong sáng như giấc mơ của số tuổi 19, giấc mơ mù mờ có cánh chim trắng bay chậm rãi qua rừng thông. Nhưng đời sống nhà binh không hẳn là vậy, nó còn có sĩ quan cán bộ, có nghi lễ, có đủ những phiền toái hỗn độn mà đời sống dân sự không ai nghĩ ra được. Nên khung trời đầy sương mù bí mật ngoài khung cửa sổ hiện ra như một thách thức đối với đời sống kìm kẹp của tôi hiện tại.

Đây cũng là một thời gian thật khủng hoảng, mỗi đêm nhìn về phía thành phố đầy ánh đèn tôi không ngủ được, tưởng như có một tiếng gọi của đời sống ở bên ngoài quân ngũ đang nhắc nhở thúc dục, một đời sống thực sự tôi không có.
Từ khung cửa sổ nhìn xuống những triền đồi im lặng chạy dài trong sương mù và đằng xa ánh đèn xanh của vườn Bích Câu ma quái diễm ảo, tôi thấy rõ trong tôi có một nỗi cô đơn khủng khiếp hiện hình sừng sững. 

Những lúc ấy tôi thấy được con người thực của mình, một gã trai trẻ viễn vông, thấy rõ những cười đùa ban ngày, những buổi học, bữa ăn tập thể không ảnh hưởng gì đến con người trong tôi. Không thể có được một ý niệm về chuyên môn quân sự mà bằng tất cả mọi cách nhà trường cố nhét vào trong đầu óc. Những đội hình tác chiến, cung cách chỉ huy, chi tiết kỹ thuật về vũ khí trôi qua trí não mơ hồ như một cơn gió nhẹ.

Hai năm sống ở mái trường đó như một cơn gió phiếm du. Những giây phút thực nhất là phiên gác nửa đêm về sáng dưới ánh đèn pha của vọng gác kho đạn, tôi khám phá được một thế giới của cây cỏ đang thở, đang lớn lên, những giây phút khoảng năm giờ sáng, sau phiên gác nhìn xuống phòng sĩ quan trực, người lính kèn im lặng đưa lên môi thổi bài kèn báo thức. Và giây phút thực nhất không gì hơn suốt ngày Chủ Nhật một mình một ngựa chạy như bay vào hướng đồn Daksard. Con đường đỏ còn ướt sương đêm, trời chưa tan hẳn mù, ngựa phi như gió cuốn, ngựa đi vào trong một vùng mù đặc, rừng thông chuyển động ào ào, cả trời cao nguyên tan biến chập chờn theo vó ngựa. Kết quả sau hai năm ăn nhờ chánh phủ tôi được biến thành ông "quan một" ra trường đi binh chủng hung hãn nhất…”

Vào lửa đạn, đi qua từ những chiến trường này đến trận chiến nọ, trải qua bao nhiêu thăng trầm binh nghiệp, bao nhiêu lần thương tích, bao nhiêu lần thấy cái lý tưởng thời xưa bị vầy đạp, vẫn thấy sáng ngời những ngày tháng quân trường, vẫn thấy niềm hãnh diện xuất thân từ ngôi Trường Mẹ vẫn chưa nhạt phai.

“…Tôi ra trường năm 1963, thời gian chiến tranh bắt đầu nặng và hỗn loạn không phải chỉ thuần túy ở sự kiện chiến tranh nhưng đã bắt đầu gây mầm bùng nổ ở lòng người. Lẽ tất nhiên là sĩ quan nhà nghề, xuất thân từ quân trường mà quyền hành của khóa đàn anh không phải chỉ để thi hành kỷ luật nhưng là một ám ảnh khủng khiếp cho khóa dưới. Chỉ một cái quắc mắt của Nguyễn Xuân Phúc (Khóa 16) khi bước lên bục gỗ, hai trăm người của khóa tôi co rúm tê liệt như con nai chết trước nhãn quan khủng khiếp của con hổ. 

Một sinh viên sĩ quan Khóa 19 vì quá sợ niên trưởng nên dù trái lựu đạn đã bật kíp nhưng cũng không dám ném đi vì chưa nhận được lệnh (trong bài học ném lựu đạn tất cả các động tác đều theo lệnh) nên hậu quả trái đạn nổ trên tay.
Tôi biến thành một người lính thực thụ, trận lớn, trận nhỏ, chiến dịch hai tháng, ba tháng, dài ngắn, từ Sài Gòn trở ra Bến Hải, tôi đi đủ. Những địa danh xa xôi bất kỳ một xó xỉnh hiểm hóc nào của miền Nam nay tôi cũng có thể biết rõ một cách tường tận. 

Từ những miền quá nổi tiếng như Khe Sanh, Cồn Tiên đến những làng nhỏ từ cửa Việt đi ra: Diêm Hà Trung, Diêm Hà Nam, cái làng nhỏ cuối thung lũng sông Kim Sơn, làng Hà Tây, đèo ông Hổ đổ xuống Phù Củ ra Phù Ly, Phù Cát thẳng đến biển là núi Lồi, đầm Trà Ổ, xuống phía Nam là đầm Nước Ngọt. Lên đến Pleiku, trực thăng vận xuống phía nam biên giới Lào Việt đầu ngọn sông Ia-Drang… Đâu đâu tôi cũng đến.

Năm thứ nhất, năm thứ hai, thứ ba tôi sống thoải mái, vì đã đi đủ, nhìn đủ. Tôi cũng chấp nhận cho sự góp mặt ở chiến cuộc. Góp mặt để chấm dứt chiến tranh. Thắng bại không kể, nhưng cốt yếu là không ở ngoài, không chạy trốn trong khi bạn bè những người cùng trang lứa đang tham dự, đang ngã chết. Dù bên này hay bên kia, chết trong thù hận…”
Chỉ có người ở trong cuộc mới hiểu được nỗi nhọc nhằn của một cuộc chiến phi lý. Ngoài tiền tuyến hy sinh, trong khi hậu phương thì bị phá nát bởi những tên vô trách nhiệm không một chút ý thức nào về dân tộc và quốc gia.

Có những người trước khi vào lính là những sinh viên hay biểu tình tranh đấu nhưng khi gia nhập quân ngũ lại cảm thấy giận dữ khi máu xương và mồ hôi của mình và đồng ngũ mình bị phí phạm một cách cực kỳ vô ích. Cũng như, có những người lính, sau nhiệm vụ của mình, đã cầm bút như một cách thế để nói lên nỗi niềm tâm sự của mình.
Thú thực tôi cũng không tâm đắc mấy với những ngôn từ như nhà thơ lính, nhà văn lính. Ở một thời kỳ mà tất cả sinh lực, tất cả những tinh hoa của đất nước đều dồn hết vào quân đội thì chữ lính đi sau có phải là thừa thãi không? Nhà văn, nhà thơ là đủ rồi, hà tất còn phải thêm chữ lính làm gì? Đâu có phải đó là dấu mộc của tấm giấy chứng nhận tại ngũ để trình cho cảnh sát đứng gác đường xét hỏi… Thời chiến tranh, mọi người phải hoàn tất nhiệm vụ của mình với đất nước, với xã hội mình đang sống.

Tôi nghĩ đến cái mộng ước của Ðại Tá Trần Ngọc Huyến, chỉ huy trưởng trường Võ Bị Đà Lạt một thời. Ông muốn hình thành một lớp quý tộc mặc quân phục với tiêu chuẩn văn võ toàn tài. Từ bước đầu rèn luyện ở quân trường, không phải chỉ là những kiến thức về quân sự, về chuyên môn, mà còn cả những phương cách để học làm người nữa. Một mẫu người kiểu mẫu cho một thời đại. Bằng mọi cách, với tất cả nỗ lực ông kiến tạo một tiêu chuẩn mẫu mực mới cho phong cách và chân dung một sĩ quan hiện dịch.
Tiếc là thời gian đã không đủ để có một trắc nghiệm chính xác. Nhưng, từ những người con xuất thân từ Trường Mẹ, họ đã không làm phụ lòng những mộng ước mong mỏi trên. Địa linh thì có nhân kiệt. Đỉnh Lâm Viên vòi vọi cao nhưng không phải là chẳng thể vượt qua !

Bây giờ, đọc những trang sách, lại thấy phảng phất đâu đây mùi nhựa thông buổi sáng hay mầu hoa quì vàng làm ngây ngất lòng người. Cái sương mù bây giờ ở xứ người có làm nhớ đến màn sương mù đặc của Phan Nhật Nam thuở trước ?  Ai làm người lính gác đêm, nhìn thành phố mờ tỏ ánh đèn có thấy xao xuyến nỗi nhớ mong nào đó ?  Kỷ niệm sẽ rất đẹp, khi lúc ta đang tuổi xuân, lòng bừng bừng men rượu của cuộc sống sắp đến.

Đà Lạt, nơi có những người lính alpha đỏ trên vai, và những cô gái nữ sinh Bùi Thị Xuân, Couvent des Oiseaux, … đầy e ấp. Ở đó có những mối tình đẹp nhưng cũng có những cuộc chia tay buồn bã. Hoa mimosa, hoa anh đào, hoa quì`có một buổi nào nở rộ ?  Những người lính, lên đường mang giấc mộng của mình đi đến chiến trường, nơi trăng treo vó ngựa, nơi sinh tử mịt mù.
Và với Phan Nhật Nam, trong câu chuyện kể hoài không đủ, viết ngàn chương thiếu một tờ, biết đâu, về sau, những lớp con trẻ lớn lên đã thấy được những cảnh ngộ của cha ông trong một thời lịch sử có quá nhiều phức tạp…
Nguyễn Mạnh Trinh .


Phố Núi Pleiku

Joomla! - the dynamic portal engine and content management system

__._,_.___

Posted by: Quang Nguyen 

"Nhà Sư Của Tôi" Cố Hoà Thượng Thích Thanh Long

$
0
0
Kính chuyn quýđc gi Vit Nam thân thương trong và ngoài nước.

Việt Sĩ




"Nhà Sư Của Tôi"đã bênh vực "ÔngCha Nghiêu" như thế nào?Hay là "Nhà Sư Của Tôi"đã phải làm "kiểm điểm" Rút Kinh Nghiệm về việc Ngài liệng chiếc mền đỏ cho một thanh niên "dân tộc"!
Ðể Tưởng niệm "Nhà Sư Của Tôi"
Cầu chúc Ngài sớm siêu thăng Lạc Quốc.
Hoàng Ngọc Liên

 
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Ðại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Ðạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ Nguyễn Quốc Quỳnh và kẻ viết bài này đều có nhiều kỷ niệm tại đây, nhất là với cố Thượng Tọa Thích Thanh Long, nguyên Giám Ðốc Nha Tuyên Uùy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sở dĩ bài NSCT thiếu một vài câu chuyện về Ðại Sư Thanh Long, vì là bài viết ngắn để đăng trên Bản Tin Chùa Vạn Hạnh (Raleigh, North Carolina) mà số trang có hạn. Lẽ ra trước khi in bài này trong tập tản văn, tôi phải bổ túc, nhưng đã sơ xuất. Nay xin... chuộc lỗi bằng bài viết này.
Do một cơ duyên... tiếp nối với cụ Thanh Long, cả gần mười năm sau khi Ðại Sư viên tịch tại chùa Giác Ngạn Sài Gòn, tôi viết về Cụ. Và một chuỗi sự việc liên quan đến Cụ do bài NSCT, đưa tới việc Thượng Tọa Thích Thiện Tâm về Trụ Trì tại Chùa Vạn Hạnh; việc tôi liên lạc với thân hữu bên nước Ðức sau khi bài này được đăng lại trên Nguyệt San Viên Giác của Thượng Tọa Thích Như Ðiển; việc tôi có thêm nhiều thân hữu là Phật Tử, vì tôi là người theo Thiên Chúa Giáo mà viết bài rất trân trọng sùng kính một vị Chân Tu bên Phật Giáo.
Mỗi lần chúng tôi, những anh em đồng cảnh tù "cải tạo", nhắc đến Thượng Tọa Thích Thanh Long, ai nấy đều thành kính nhớ về Cụ như một vị anh hùng trong lòng chúng tôi.
Ở  một cõi không còn hệ lụy, vị sư già của chúng tôi biết được điều này hẳn không vui lòng. Bởi Cụ vẫn cho mình là một Oâng Sư Nhà Quê, bình thường, giản dị, không muốn ai đề cao mình.
Cụ chia sẻ phần ăn của mình cho bạn tù, như một hành động phải làm như thế mà không hề có ý hành thiện để gây công đức. Thỉnh thoảng được Phật Tử - chùa Giác Ngạn -, hay vợ chồng người Công Giáo gần nhà thờ Ba Chuông ra thăm nuôi, Cụ chia thức ăn cho kỳ hết, sau đó lại nhận phần "bo bo" như... thường. Nhiều bạn tù thấy dưới chân sàn nằm của mình có bịch "ni-lông" thức ăn, đều chắp tay vái, hướng về phía chỗ cụ nằm. Anh em biết là của cụ cho. Trong đồng cảnh "đói muôn năm", ngoài cụ ra, ít ai còn có thể bớt phần ăn, phần "thăm nuôi" của mình để phân chia bằng hết cho các bạn tù, như Cụ?
Bọn "chèo" không ưa cụ, dĩ nhiên, vì:
- Anh Nong, Anh nề mề thế?
Cụ thong thả:
- Nào tôi có lề mề bao giờ đâu!
- Anh còn cãi hả?....
và:
- Anh vất túi bo bo qua hàng rào cho bọn bên kia nhận, anh tưởng cán bộ không biết sao? Anh vi phạm nội quy...
- Thì bọn trẻ đói quá...
- Anh nà bướng nắm! Tôi cảnh cáo anh!
Cụ bị làm "kiểm điểm nhiều lần mà lần nặng nhất là tội "mua bán đổi chác" với một thanh niên dân tộc thiểu số. Xin kể lại chuyện này hầu bạn đọc, như sau:
Trong thời gian làm "Trực Buồng", Cụ Thanh Long có nhiệm vụ xuống nhà bếp gánh hai thùng nước sôi về "chế" vào các "gô" - lon sữa guigoz được bạn tù dùng để nấu nướng hay đựng nước uống. Vào một buổi chiều cuối năm, vừa xuống nhà bếp - trên dốc bờ suối chạy ngang qua trại Thanh Phong - Cụ nhác thấy thấp thoáng có một thanh niên Thượng đi ngang qua. Hé mắt nhìn qua hàng rào cọc tre, cụ thấy người này co ro trong manh áo hở hang. Cái lạnh mùa đông miền núi với những cơn mưa bụi khiến mặt anh tái mét. Nhìn quanh không thấy có gì trở ngại, cụ lên tiếng vừa đủ cho anh nghe:
- Này!
Thanh niên nhìn qua kẽ hở của hàng rào:
- Cụ bảo gì?
- Anh đợi đó, tôi đi lấy cho chiếc mền!
- Mền?
- Phải rồi, là cái chăn cho ấm!
Thanh niên mừng rỡ nhìn theo Cụ thoăn thoắt đi vào phía trong.
Chỉ một lát sau. Cụ guộn chiếc mền đỏ - một trong hai cái mền màu đỏ mà "Trại" phát cho tù, cùng với chiếc áo trấn thủ cũ mèm, còn dính máu, là tất cả phương tiện "chống rét" theo tiêu chuẩn - qua hàng rào cọc tre.
Nhưng Cụ già sức yếu, đã lấy đà để liệng chiếc mền qua nhưng nó chỉ qua được gần phân nửa, phần còn lại bị máng trên đầu những cọc tre nhọn hoắt. Bên ngoài, anh càng kéo mép mền xuống, nó càng dính chặt vào đầu cọc.
Ðúng vào lúc đó, tên chèo ngồi trên vọng gác nhận ra sự việc bất thường. Gã báo động. Thấy tình trạng nguy hiểm cho người bên ngoài, Cụ bảo anh:
- Ði lẹ đi!
Thanh niên vừa chạy xuống bờ suối thì tên "cán bộ trực trại" hầm hầm bước tới. Y lớn tiếng:
- Anh Nong! Anh nàm gì ở đây?
Cụ điềm tĩnh:
- Tôi lấy nước về cho Ðội!
Y chỉ tay lên chiếc mền đỏ máng trên hàng rào?
- Anh vất chiếc chăn này cho ai bên ngoài?
- Tôi đâu biết là ai?
Y nạt lớn:
- Anh chối hả?
Cụ vẫn thong thả:
- Nào tôi có chối gì đâu?
- Tại sao anh vất chiếc mền cho người bên ngoài?
- Vì tôi thấy anh ta lạnh quá!
Y dằn từng tiếng:
- Anh... mua bán đổi chác hả?
Cụ cười:
- Cán bộ nghĩ coi, trên người anh ta chỉ có chiếc quần đùi và manh áo rách, có gì  đểø tôi... mua bán đổi chác?
- Anh còn cãi hả. Anh vi phạm nội quy. Nẽ ra tôi cùm anh một chân...
- Tùy cán bộ thôi!
- Nhưng thấy anh già yếu, tôi bắt anh nghiêm chỉnh nàm kiểm điểm. Anh nghe rõ chưa?
- Nghe rõ, cán bộ!
Trước khi quay đi, y còn dọa Cụ:
- Anh phải thành thật khai báo, nghiêm khắc kiểm điểm và nộp nên văn phòng tôi ngay chiều nay. Anh nắm được chưa?
Cụ muốn phì cười khi trả lời y:
- Nắm được rồi, cán bộ.
Chiều hôm ấy, khi chúng tôi xếp hàng .. vô chuồng. Tên trực trại nói với cụ Thanh Long, khi cụ bước qua trước mặt y:
- Anh Nong! Sao chưa nộp kiểm điểm?
Cụ vẫn thong thả:
- Tôi trực buồng làm bao nhiêu việc, thì giờ đâu mà viết. Cán bộ lại chưa cho giấy bút, tôi lấy gì để viết?
Y nạt liền:
- Viết thư cho gia đình thì anh có giấy bút...
Cụ không chịu:
- Nào tôi có gia đình đâu mà viết thư...
Có tiếng cười phía sau của bạn tù còn đợi vào buồng. Tên trực trại quay lại nhưng không bắt được kẻ nào vừa phát ra tiếng cười ấy, y khoát tay:
- Vào buồng đi. Tôi sẽ cho anh giấy bút nàm kiểm điểm. Sáng mai nộp cho tôi!
Sáng hôm sau, tên trực trại đòi nộp bài kiểm điểm thì cụ làm ra bộ không hiểu:
- Tôi nghĩ sáng nay viết thì chiều nay nộp, nếu tôi tranh thủ viết kịp...
Y quát:
- Tại sao tối qua anh không viết?
Cụ cười:
- Làm sao tôi thấy đường viết, khi không đủ ánh sáng?
- Không nôi thôi với anh! Anh nà bướng lắm. Trưa nay anh phải viết xong tờ kiểm điểm, nếu không, tôi cùm anh!
Cụ không trả lời nữa. Tên trực trại bỏ đi.
Sau đó, Cụ không làm trực buồng nữa, ra lao động như trước.
* * *
Hôm ấy, sau khi "trại viên" sắp hàng ngồi theo từng đội trên sân "tập kết" chờ báo cáo xuất trại đi "lao động là vinh quang", tên trực trại lớn tiếng:
- Anh Nghiêu đâu?
Linh Mục Nghiêu đứng lên:
- Có tôi!
- Anh nên đây! Ðứng bên cạnh tôi và nhìn xuống sân tập kết.
Chờ cho vị linh mục già an vị, tên trực trại ... phát:
- Trước toàn Trại, tôi cảnh cáo trại viên Nghiêu về tội nề mề trong nao động, gây ảnh hưởng xấu đến phong trào thi đua sản xuất vụ Ðông Xuân!...
Một cánh tay giơ lên, cùng với giọng nói quen thuộc của Thượng Tọa Thích Thanh Long mà phần đông anh em tù đều kêu là bố:
- Tôi có ý kiến!
Tên trực trại vốn không có hảo cảm với Cụ, y chưa kịp phản ứng thì  Cu đãï lớn tiếng:
- Thưa cán bộ trực trại, tôi không đồng ý cho rằng ông cha Nghiêu...
Y ngắt lời cụ:
- Cho anh nói nại: anh Nghiêu! Không có ông cha nào ở đây cả!
Cụ nói tiếp:
- Tôi không đồng ý cho rằng anh Nghiêu lề mề trong lao động. Tôi nhận thấy anh Nghiêu rất... tích cực, luôn đạt chỉ tiêu do trại đề ra. Chỉ là anh Nghiêu lớn tuổi nên không được nhanh nhẹn...
Tên trực trại xua tay:
- Anh Nong ngồi xuống! Tôi nhắc: Trại cảnh cáo anh Nghiêu, cảnh cáo nuôn anh Nong về tội cũng nề mề nao động, còn thêm tội bao che nữa. Nếu các anh không sửa đổi, Trại sẽ có biện pháp.
Y nhìn qua phía ông cha Nghiêu:
- Anh Nghiêu và anh Nong sáng nay nên phòng cán bộ trực trại "nàm việc".
... Chúng tôi nhìn theo nhị vị chân tu trở về buồng.
Nhiều năm sau, những anh em tù từng chứng kiến khung cảnh một vị Thượng Tọa lớn tiếng bênh vực một vị linh mục ngay trong ngục tù cộng sản bất chấp mọi hậu quả,không bao giờ quên được.
Còn nữa, hình ảnh các ông sư, ông cha ngồi chồm hổm nấu nướng ngoài sân rồi ăn chung với nhau... luôn hiện ra trong những giấc mơ của tôi, dù đang sống ở Hoa Kỳ.
Tôi còn được biết Linh Mục Tống Thiện Liên (TX) đã "meo" món quà 100 mỹ kim để Welcome Thượng Tọa Thiện Tâm (hồi ngài còn ở Atlanta), khi vị sư khả ái này mới tới Mỹ.
Thử hỏi những sự thật này, mấy ai nghĩ được là đã xảy ra?
Các vị tu hành khả kính trong tù, chỉ cảm nhận tình người của nhau, không bao giờ có chuyện mất đoàn kết giữa những chiến sĩ quốc gia, vì màu sắc tôn giáo. Quý vị ấy mến thương nhau thănh khẩn khiến bạn tù đều được noi gương. Sau khi ra tù, các vị thường qua lại,  thăm hỏi nhau thân thiết từ trong cũng như ngoài Nước.
Thế mà ở đâu đó sau này, ngay trên những nước Tự Do, vẫn còn những chuyện chia rẽ giữa một số - dù rất ít - con người Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo!
Cụ Thanh Long, "Nhà Sư Của Tôi", thần thông quảng đại, hẳn đau lòng về những chuyện chia rẽ, nếu còn xảy ra trong công đồng người Việt Quốc Gia, như thế.
 
Miền Ðông  Hoa Kỳ, Cuối năm 1999
Hoàng Ngọc Liên

__._,_.___

Posted by: "Vie^.t Si~" 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live