Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

QUỐC HẬN.

$
0
0
QUỐC HẬN.


QUỐC HẬN.. sự ác hiện hình!..
QUỐC HẬN.. vì mất yêu thương!..
QUỐC HẬN.. bởi lũ bạo cường!..
QUỐC HẬN.. mất nguồn nhân ái!!!..


QUỐC HẬN.. gian tà ám hại!..
QUỐC HẬN.. công lý đấm chìm!..
QUỐC HẬN.. Dân Tộc đảo điên!..
QUỐC HẬN.. cậy quyền cướp của!..


QUỐC HẬN.. chức cao lòn cuối!..
QUỐC HẬN.. tham quan đầy túi!..
QUỐC HẬN.. mất hết cửa nhà!..
QUỐC HẬN.. sống bãi tha ma!..


QUỐC HẬN.. vì bác đảng ta!..
QUỐC HẬN.. đảng bán Hoàng Trường!..
QUỐC HẬN.. Nam Quan, Bản Giốc!!!…
QUỐC HẬN.. nước reo tiếng khóc!!!.


QUỐC HẬN.. đàng con phản quốc!!!..
QUỐC HẬN.. cho mẹ VIỆT NAM!!!..
QUỐC HẬN.. xác mẹ hao mòn!!!..
QUỐC HẬN.. Việt gian xẻ bán!!!!!!…


QUỐC HẬN.. nô lệ Hán bang!!!..
QUỐC HẬN.. khổ ải ngập tràn!..
QUỐC HẬN.. ai dấy thương đau!..
QUỐC HẬN.. đất nước đổi mầu!..


QUỐC HẬN.. từ có cờ sao!!!!!..
QUỐC HẬN.. dâng trào khắp lối!..
QUỐC HẬN.. toàn dân bị lùa vào bóng tối!!!!!..
QUỐC HẬN.. không ai có tư cách sửa đổi!!!!!..


Bởi vì.. còn “cờ sao” VIỆT NAM còn tâm tối!!!..
Đốt bỏ cờ sao, cộng lời xin lỗi!..
Với đồng bào.. với Mẹ VIỆT NAM…
Tự nhiên.. ngữ từ “QUỐC HẬN”.. dần dần tan biến!!!..
Mẹ VIỆT NAM ơi.. Mẹ VIỆT NAM ơi!..
Ngày 30/04/75. Cho đến muôn ngàn đời sau.
Nó vẫn mãi là ngày QUỐC HẬN cho Mẹ VIỆT NAM…
Nếu đảng csVN chưa có lời xin lỗi cùng Mẹ và Dân Tộc VIỆT NAM!!!…


An tôn: Phan Văn Hải.



On Friday, 24 March 2017, 10:48, "ROSA LE 

*JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN*

$
0
0

From: 
 

Kính chuyển để tùy nghi nhận định, đặcbiệt quý vị đã ở tù chung với VTA.

Bài viết của ông Phạm Liễn về nhạc sĩ Vũ Thành An rất rõ ràng, quá nhiều nhân chứng sống, rất đáng tin cậy Ở trại cải tạo tôi có viết một bài thơ về VTA. Qua Mỹ đã sửa lại một vài chi tiết cho phù hợp với những tin tức mới nhận được về ông nhạc sĩ một thời tôi đã yêu mến này. Nhân tiện xin gởi đến quý anh chị đọc để vui buồn tùy ý.

Bài thơ ở cuối trang.
Phạm Đức Nhì
                                  -   -   -   -    -

*JEAN-MARIE-THÉRÈSE  VŨ THÀNH AN*
Phạm Liễn

  *Cuộc Rửa Tội Chui.*
Đầu năm 1981, vào một buổi chiều khi các tù nhân trong trại đã bị lùa vào "chuồng", VŨ THÀNH AN được Bộ Nội Vụ Cộng sản Hà
Nội cấp riêng cho một mình một chiếc "ô tô con" (xe Jeep) chở đến trại Hà Tây. Điều đó nói lên niềm ưu đãi của Việt cộng đối vói một tù cải tạo thuộc loại VIP. VŨ THÀNH AN(VTA) được Ban giám thị trại Hà Tây tiếp nhận và đưa thẳng về Ban Trật Tự Thi Đua ở góc trại, nơi mà những thành phần tự giác (free man) được sống thoảimái, được tự do đi lại ngày đêm trong vòng tường đai của trại tù.Theo tên thiếu úy Kế, cán bộ giáo dục việt cộng lúc ấy cho biết thì AN có giấy của Bộ Nội Vụ đưa về để trại sắp xếp cho anh ta làm Trật Tự  Thi Đua trại cải tạo Hà Tây. Thông thường thì việc di chuyển tù từ trại nọ đến trại kia, Việt cộng thường dùng xe môlôtôva của Liên Xô hoặc xe tải của Trung cộng, bắt tù đi bộ hoặc đi bằng xe trâu, trường hợp  đi bằng "ô tô con" là rất hiếm thấy.

Hai ngày sau, từ nhóm tự giác VŨ THÀNH AN về nhập đội cải thiện và văn nghệ ở buồng giam số 1.
Tình hình sinh hoạt chung, về mặt nội qui kỷ luật thì lúc này VC có chiều hướng nới lỏng không như cách đây một năm. Không còn cảnh truy lùng bắt bớ nấu nướng linh tinh,  nói tiếng nước ngoài, ca hát nhạc vàng, làm cây Noen, vui đùa tụ tập đọc sớ táo quân hay hội họp nhau để hát xướng cầu nguyện.
Bọn cai tù thì mặc kệ còn đám chó săn ăng ten cũng không lai vãng rình mò như trước
Luồng gió mới thực sự đang xoay chiều. Nhiều tin vui cho tù dồn đến trại do các thân nhân  thăm nuôi từ Miền Nam ra. Lúc này các phái đoàn Ân xá Quốc tế, Hồng Thập Tự Quốc Tế, các phái đoàn Công Giáo và Tin Lành của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới như Thụy Điển, Ba Lan, Tây Đức, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Gia Nã Đại, Úc, kể cả Liên Sô v.v ra vào tấp nập như đi chợ, đến trại tù quan sát. Thân phận người tù đang được xem như món hàng chiến lược sắp đem xuất cảnh. Người ta tin rằng sắp có những cuộc trả giá để cho các tù nhân chính trị được thả ra và cho đi định cư ở ngoại quốc . Tù nhân đang chuẩn bị tinh thần, đua nhau học sinh ngữ và định hướ́ng cho mình một "đường binh" tương lai gần như trong tầm tay.  Đối với những người chưa theo đạo, họ đang đắn đo giữa ngã ba đường để chọn cho mình một đức tin tôn giáo. Khi đội Tuyên úy ở Thanh Phong chưa chuyển về Hà Tây thì các anh em công giáo vẫn âm thầm truyền đạo và rửa tội lẫn cho nhau. Cao trào theo đạo xem như đang nở rộ như nấm gặp mưa, aicũng đinh ninh sửa soạn ngày mai sẽ đi định cư ỏ Hoa Kỳ hay những nước tự do trên thế giới.  
  Tin tức từ khu F, biệt giam các tướng lãnh vượt ra khỏi bức tường ngăn là linh mục Phan Phát Huồn mớí bị đưa vào khu F cách ly khỏi đội Tuyên úy mấy hôm, ông đã cấpkỳ rửa tội cho 3 ông tướng theo đạo công giáo gồm các ông Lê Minh Đảo, Lê Văn Tư và Phan Đình Thứ tự Lam Son. Trong khi đó, các tướng khác như Nguyễn Hữu Có, Lê Trung Trự̣c, Lý Bá Hỷ đang tiếp xúc với mục sư Dương Kỳ để xin theo đạo Tin Lành. Còn ở khu giam bên ngoài thì có Đại tá Dương Quang Tiếp Cảnh sát Quốc gia, Đại tá Phùng Ngọc Ẩn Không Quân cũng vừa gia nhập vào đại gia đình công giáo...     Nếu nói rằng đây là Ơn Thiên Triệu hay nói cách khác là Ơn Thiêng Liêng từ trời thì cũng chỉ đúng nửa phần vì cũng có kẻ cơ hội chủ nghĩa xin vô đạo không phải vì Chúa mà là vì một dụng ý khác đầy tính toán. Nhũng tên ăng ten chó săn khét tiếng tại Hà Tây như Đỗ Công Thành, Phạm Thái bây giờ bị co cụm lại với nhau và run sợ bị trả thù. Chúng báo cáo và xin cai tù bảo vệ nhưng dường như không được đáp ứng. Chúng đã bị vắt chanh bỏ vỏvà đang bị bỏ rơi gần như tuyệt vọng. Không những thế, bọn cai tù còn thẳng thừng trả lời với bọn ăng ten rằng chuyện của các anh thì các anh phải tự lo lấy Còn những loại  làm ăng ten nửa kín nửa hở thì đang rụt vòi trốn tránh. Nhũng trận đòn đánh ăng ten vừa diễn ra hôm qua là tấm gương trướcmắt . Vừa đóng cửa buồng thì đội trưởng Phạm Thái đã bị nhóm Thành Đỏ cắt dây điện và trùm chăn bề hội đồng. Phạm Thái phải đưa sang buồng giam khác vì sợ mất mạng.Trước nguy cơ  này VŨ THÀNH AN rất lo sơ,̣ không dám gặp ai, không dám đi ra ngoài một mình, sợ nhất là hai nhóm tù biệt kích Yên Bái là thành phần còn sống sót trong những cuộc nhảy dù ra Bắc trước 1975 và nhóm Mỹ Phước Tây.
Sau cùng VTA đã tìm cách thoái thác không dám nhận làm Trật Tự Thi Đua nữa và xin về buồng 1 ở đội Cải Thiện và Văn Nghệ lân la làm quen và xin cầu cứu các anh em tù Công Giáo che chở. Đây là dịp VŨ THÀNH AN xin theo đạo. *Đêm 19 tháng 3 năm 1981, VŨ THÀNH AN được anh em tù "rửa tội chui " tại Buồng giam số 1 trại cải tạo Hà Tây.*
Đêm nay máy điện bị hư, những ngọn đèn dầu tù mù không nhìn rõ mặt người chỉ vừa đủ ánh sáng để khỏi va chạm
vào nhau. Tại một góc sàn trên, một nhóm tù Công giáo đang tụm đầu vào nhau cầu nguyện và làm lễ rửa tội cho VŨ THÀNH AN. Tham dự hôm ấy  có các tù nhân thuộc buồng giam số1 gồm các ông Nguyễn Văn Mân, ông Trần Cảnh Chung, ông Nguyễn Lý Tưởng, ông Nguyễn Văn Độ, ông Huỷnh Văn Trứ, ông Nguyễn Thành Tiên, ông Vũ Công
Định, ông Trần Khắc Khoan, ông Nguyễn Vạn Hùng ...Riêng ông Định là không thuộc Công Giáo. VŨ THÀNH AN hôm nay ngoan ngoãn như một con chiên hiền lành và chọn tên thánh của mình là :
*JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN*
Ông Nguyễn Văn Mân, người lớn tuổi
nhất  nhận cầm đầu . Người đổ nước trên đầu VŨ THÀNH AN và đọc kinh rửa tội  là ông Nguyễn Thành Tiên. Ông Nguyễn Thành Tiên, một người hiền lành như đất, cả trại tù ai cũng mến. Những anh em trong buồng bị mắc bệnh lao ai cũng tránh xa thì ông lại đến làm thân với họ, truyện trò, ănuống và hút chung ống điếu với họ và không sợ lây lan. Ông đi tu sắp được làm linh mục thì xin về vì gia đình hiếm hoi. Trước năm 1975 ông là Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Khánh Hoả có hai người con trai tu Dòng Châu Sơn Nha Trang và một người con gái là Dì Phước.. Sau vụ rử̉a tội cho VŨ THÀNH AN ông kể lại cảm nghĩ của ông như sau: *" Nước Trời chẳng đóng cửa ai. Khi có người lầm lỗi trở về  thì cả thiên đàng mở hội. Tôi thú thật rằng khi đổ nước trên đầu VŨ THÀNH AN và đọc câu* " Ego te baptizo in nomine Patris et Filii et Spiritu Santi "
*bất giác tôi nghĩ đến cố Đại Tá SƠN THƯƠNG nên trong lòng tôi
không được vui."* Thương thay, chẳng bao lâu sau, ông Nguyễn Thành Tiên  người rửa tội cho VTA đã qua đời tại Hà Tây khi đang lao động cuốc đất lúc 10 giò 30 sáng ngày 25 tháng 2 năm 1982.
Từ sau khi theo đạo Chúa, VŨ THÀNH AN tạm> kể như an lòng vì được nấp trong cái pháo đài của một số anh em công giáo. Thế nhưng dưới cái nhìn hoài nghi của nhiều tín hữu khác, VTA đáng sợ hơn Việt cộng. Có người thắc mắc tại sao VTA lại có đến 3 tên thánh?  Khi qua đời đọc kinh sẽ rắc rối. Chẳng hạn *"chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồnGioan, Maria và Têrexa VTA được lên chốn
nghỉ ngơi* ...!" Tuy vậy những tù nhân trong trại Hà Tây nói chung, vẫn coi VŨ THÀNH AN là một đối tượng nguy hiểm cần phải đề phòng.
    Ngày 18 tháng 3 năm 1983, VŨ THÀNH A
N được chuyển về trại tù Nam Hà. An được đưa vào đội Văn nghệ của Phạm Kim Quy, cựu Đại tá Cảnh sát Quốc gia cũng ở tại buồng 1 cho tới ngày ra tù.
Trại Nam Hà lúc đó cũng sôi động về khí thế diệt ăng ten, tại đây có đội 20 quy tụ những thành phần "phục
quốc" rất trẻ từ Miền Nam.

VŨ THÀNH AN ở tù đúng 9
năm 6 tháng 17 ngày. Được tha ra khỏitrại ngày 12 tháng 1 năm 1985. Đợt tha nàyphần đông là những tùnhân có máu mặt hoặc thuộc loại connhà giầu. Chỉ cần gọi giađình đem một cây vàng( 1 lạng vàng) ra đặt cọc, nộp cho Việt cộng ởHà nội rồi về chờ lệnh tha mà khôngcần xét hồ sơ ác ôn hay nợmáu. Khi được tha về sẽ có ngườiđến tận nhà thu số tiền cònlại (4 lạng vàng nữa). Đây là đợt tháo khoán cuối cùng cho bọn tham nhũng Hà Nội vơ vét tài sản của tù cải tạo nếu muốn đượcvề với gia đình sớm hơn người khác .Khiếu Thiện Kế (nghị sĩ) làkẻ mánh mung móc nối làm ăn trong vụ nàyvì y có người chị ruột rấtcó thế lực tại Hà Nội.
Con gái bà này là một nữ minh tinhđiện ảnh Việt cộng và là con dâu củaLê Duẫn.
Được tha cùng ngày với VŨ THÀNH AN có
giám sát viên Đào ThanhQuế em rể Bộ trưởng Canh nông TônThất Trình, đại úy ĐPQ Ngô XuânThu dân biểu Pleiku, trung tá Vũ Công ĐịnhThiết Giáp,  và 62 viênchức khác. Đa số là khách hàng củaKhiếu Thiện Kế.
Về chuyện đời tư, VŨ THÀNH AN dường như chưa hề hé lộ với ai vàcũng chẳng ai thèm đề cập đến. TạiHà Tây có một lần được gọira thăm nuôi. Một người đàn bà dắt đứa con trai từ Sàigòn đến thăm rồi từ đó không bao giờ gặp lại nữa .VŨ THÀNH AN có người chịruột tên Liên làm công cho một bà cóchồng lính Mỹ có 3 đứa conlai. Bà này có 2 tiệm photocopy ở ngã tưBảy Hiền và trên đườngLý Thái Tổ Sàigòn.
VŨ THÀNH AN từ chối chương trình HO-8
để đi theo gia đình con lainày vào năm 1990 và phải ở lại Phi LuậtTân nửa năm sau mới đượcvào Hoa Kỳ tức là năm 1991 và hiện nayđịnh cư tại Portland , Oregon.

  *Sang Hoa Kỳ, đội lốt thần linh, trốn vào nhà thờ**.*  Ai cũng biết VTA là một nhân vật rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ vì ông là một nhạc sĩ tên tuổi, một cựu tù nhân chính trị và hiện là một phó tế của giáo hội công giáo La Mã - địa phận Portland, Oregon - hơn nữa ông là giám đốc chương trình Bát Gạo cho các cụ già ở Việt Nam, có nhiều cơ sở hoạt động không những ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, có nhiều cơ sở và tài sản ở Việt Nam, có biệt thự mua cho các cụ già ở thành phố nghỉ mát Đà Lạt v.v.
Ngay tại thành phố Houston Texas, ông có nhà để cho vợ chồng Trung sĩ Quẩn trông nom và cho thuê. Ông có cung nô bộc tốt cho nên không cần thuê mướn tà lọt để phục dịch và hầu hạ. Những cuộc quyên tiền nào cũng có vợ chồng Trung sĩ này "đeo bám ăn theo" vì lao tư> lưỡng lợi. Ngoài biệt tài chiêu dụ đồng hương quyên góp tiền bạc dưới mọi hình thức, từ tổ chức văn
nghệ gây quỹ tại các nhà hàng đến việc đi xin tiền các giáo hữu, các tín đồ tại các nhà thờ, họ đạo, các chùa chiền thánh thất, ông còn kinh doanh buôn bán dưới danh nghĩa Têrêxa Charity, thậm chí còn bán cả thẻ điện thoại và các loại thuốc dược thảo tăng cường sinh lý cho đàn ông và phụ nữ. Ai dám cả gan mà chọc tức VŨ THÀNH AN thì không chết cũng bị thương, chớ xem thường mà toi mạng !  Bây giờ VTA vững như bàn thạch, tiền tài, danh vọng dư thừa, còn sợ gì a
i nữa! Vừa ngồi đếm tiền đô la, vừa ca hát " *Xóa hận thù đi thôi. Hãy mở lời tha thứ.."* Miệng lưỡi y hệt như Vẹm, giết người xong còn muốn người chết phải lên tiếng. Thật là thâm ác!

VŨ THÀNH AN ngoài bảy bó, các bạn đồng tù với ông hôm nay cũng bằng hay hơn tuổi ông, có những người đã quá cố, có những người còn sống già nua tóc bạc răng long, mắt mờ tai điếc, kệ mặc thiên hạ sự, ai làm gì mặc nấy,  không thiết tha với chuyện đời quanh
mình.  Nhưng thưa ông AN, chuyện đâu còn đó, người sống có thể tha thứ cho ông nhưng đối với người đã chết thì hồn oan của họ vẫn còn đeo đẳng và không bỏ qua những tội ác của ông.
Từ hơn tháng nay, hầu như ngày nào cũng có e-mail đăng tấm hình của ông và bài viết của tác giả Trần Trung Chính với nhiều ý kiến không mấy thuận lợi cho VTA. Dường như có sự thôi thúc thiêng liêng nào đó của người đã khuất. Và xem trên TV hình ảnh ông VŨ THÀNH AN  mặc tu phục y hệt như mấy linh mục, áo đen cổ cồn trang trọng làm nhiều người tưởng lầm ông là những bậc tu hành thật sự. Ông đã bị chê bai và mất cảm tình vì ông là một kẻ ngạo mạn. Ông nên phân biệt tu phục và lễ phục. Lễ phục ông mặc trong nhà thờ như các cậu giúp lễ chứ không được mặc đi chơi ngoài phố. "Bay nâng mình lên thì Ta sẽ hạ bay xuống". Đó là lời Chúa.

*VŨ THÀNH AN muốn trở thành tên cộng sản quốc tế : POPLOV !* Trong một tài liệu viết tay, nghị sĩ Trần tấn Toan là người ở cùng trại Phú Sơn 4 nhưng không ở cùng đội cùng buồng với VTA, ông Toan có những nhận xét như sau : (trích nguyên văn) *" Tôi không là "nạn nhân" cũng không quen thân ông AN. Những điều tôi biết về ông không do liên hệ cá nhân giữa ông với tôi mà có, nhưng do tôi quen lắng nghe, quan sát và suy nghĩ về nhũng điều xảy ra quanh mình, trong đó có trường hợp VTA.*
*Ông AN ở tù 10 năm*, *chuyển qua 5 trại (Long Thành, Phú Sơn 4, Thanh Phong, Hà Tây, Nam Hà). Ở Long Thành, ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua,ở Phú Sơn 4 ông là đội trưởng la
ođộng sản xuất và một đôi lần được trại giao cho đặc trách dàn dựng chương trình văn nghệ ca nhạc kịch. Chính ỏ hai nơi này, từ 1975 đến 1979, mà những hành độngcủa ông đã di lụy cho ông tới bây giờ.* *Hoạt động nổi bật của ông ở Long Thành là sáng tác các ca khúc chính trị. Chẳng phải một mình ông AN viết ca khúc chính trị nhưng vì ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua nên cai tù chọn những bài của ông bắt anh em toàn trại tập hát. Mỗi lần hát ai cũng tức anh ách. Ông AN và nhũng lời hát chính trị của ông trở nên đề tài đàm tiếu trong anh em từ đó.* *Ra Bắc, tới Phú Sơn 4 (PS4) ông AN làm đội trưởng lao động. Trại PS4 kỷ luật khắt khe, lao động khổ cực, công an luôn luôn gây sức ép, anh em mệt mỏi thể xác, mệt mỏi tinh thần, mỗi giây phút thư dãn
đều quý như vàng mà cũng hiếm như vàng. **Ông AN thì có một niềm tin vào Xã Hội Chủ Nghĩa đã trở thành một thứ "Thép Đã TôiThế Đấy"ở Phú Sơn 4. Ông tin tưởng chấp nhận và tuân hành triệt để kỷ luật và nội quy của trại vốn đã sẵn hà khắc. Hình như ông cho rằng đó thực là chìa khóa của
giải phóng và tiến bộ. Tôi không cùng đội với ông nhưng hồi đó có dịp quan sát ông lâu dài ở một tầm gần, thấy ông giống như tên Paplov (!) bị mờ mắt vì cái hào nhoáng gỉa tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học,triệt để dấn thân xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa.* *Như ở trên đã viết, không phải chỉ có một mình ông AN mà cũng có nhiều anh em khác rơi vào tình trạng "giác ngộ" chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên ông AN "nổi" nhất có lẽ vì ông thâm tín hơn nhũng người khác. Lại cũng vì ông là đội trưởng nên việc ông khắc nghiệt với bản thân mình đã ảnh hưởng bất lợi đến đời sống anh emđồng đội vốn đã sẵn cực khổ . Do đó ông bị nhiều nguòi oán hận
phê phán..."*
*Tội ác VTA ? Nguyên nhân nào khiến Đại tá
SƠN THƯƠNG tự vẫn ?*  Bài báo ANTENNA và CON NGƯỜI của tác giả Trần Trung Chính viết về VŨ THÀNH AN làm ăng ten ỏ trại tù Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái ( Lạng Sơn ) có liên quan tới cái chết của cố Đại Tá SƠN THƯƠNG đã đăng trên các báo SÀIGÒN NHỎ của Bà Hoàng Dược Thảo cũng như báo DÂN VIỆT của Bà Đoan Trang năm 1995và 1996, sau đó đã được saochép lại và phát tán khắp nơi gây xôn xao> dư luận một thời trong cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Người ta không ngờ một nhạc sĩ tên tuổi có tước vị phó tế  như VŨ THÀNH AN hôm nay lại đốn mạt hèn hạ đến thế !
*Dù đúng hay sai, VŨ THÀNH AN vẫn là "bị cáo" trên dư luận và bị mang tiếng trong vụ tự vẫn của cố Đại Tá SƠN THƯƠNG.* Ông SƠN THƯƠNG được xem là người hùng sát Cộng của QLVNCH. Năm 1953 ông đã mang lon Thiếu Úy và có huy chương cao quý nhất từ Quân Đội Pháp. Chuyển sang Quân Đội Việt Nam ông được ưu tiên gửi vào Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt học bổ túc sĩ quan năm 1954. Ông là người Miên quê quán Trà Vinh. Khoảng đầu thập niên 1960, ông chỉ huy đại đội Biệt Động Quân vẫy vùng ở Khu
Chiến Thuật Tiền Giang, đánh đâu thắng đó. Lúc nào ông cũng đeo cái nanh heo Rừng cứumệnh trên cổ theo phong tục của người Miên. Sau chiến thắng Ấp Bắc1 năm 1961, ông được thăng cấp đại úy và làm Tiểu Đoàn Truỏng BĐQ biệt phái cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Tiểu Đoàn "Sơn Thương"được trang bị súng AR14 - AR15 cùng lúc với Đại úy Lý Tòng Bá chỉ huy thiết đội xe tăng lội nuóc M113 và với đội trực thăng H21 của không quân thực hiện nhũng cuộc hành quân "Lùng và Diệt" thống thuộc  SĐ7BB để trác nghiệm khả năng tác chiến.
Năm 1964, ông SƠN THƯƠNG nổi tiếng với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia - Thạch Trụ. Danh hiệu tiểu đoàn Sơn Thương đã một thời đối phương run sợ. Sau đó ông được đổi về làm Tiểu Khu Phó Tiêủ Khu Vĩnh Bình và chức vụ sau cùng là Giám Đốc Nha Miên Vụ thuộc Bộ Phát Triển Sắc Tộc. Dù ở cương vị nào, ông cũng khiêm nhường, sống hài hoà vói tất cả mọi người. Một cái may đến với VŨ THÀNH AN, ôngAN phải cám ơn Linh Mục Nguyễn Hũu Lễ đã vô tình cứu ông trong thời gian này vì đem sự kiện BÙI ĐÌNH THI ra toà tước quyền tỵ nạn và trục xuất về Việt Nam vì y làm ăng ten tay sai cho Việt cộng, y đã sát hại Dân biểu Đặng Văn Tiếp và ông Lâm Thành Văn trong trại tù Thanh Cẩm. Vụ này được đồng hương chú ý hơn nên câu chuyện Antenna VŨ THÀNH AN còn treo lơ lửng như cái thòng lọng tại đó. Bùi Đình Thi đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, trả về Việt Nam thì Việt cộng không nhận nên bị đưa đến một hòn đảo nào đó và y đã chết. LM Nguyễn Hửu Lễ đã viết cuốn Hồi Ký TÔI PHẢI SỐNG dầy 650 trang, mấy chục ngàn cuốn bán chạy như tôm tươi nhờ bức ảnh ông đứng chụp chung với vợ chồng Bùi Đình Thi ở Westminster California ngày 9-̣9-̣1996.
*Ai biết rõ vụ tự vẫn của Đại Tá SƠN THƯƠNG ở trại Phú Sơn 4 ?* Theo như các tài liệu ghi nhận thì khi xảy ra vụ tự vẫn của ông Sơn Thương, trong trại Phú Son 4 vẫn còn 200 tù nhân chính trị trong đó có 22 linh mục và một số viên chức chính quyền và quân đội được biết sau đây: Các qúy ông : Ông Trần Huỳnh Thanh Phủ Tổng Thống, Trung tá Nguyễn Lô Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 7 ND, Thiếu Tá Văn Hiệp Vân Trưởng F Cần Thơ, Dân biểu Bác Sĩ Trần Cao Để
Vũng Tàu, Dân biểu Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Cử, Dân biểu Trương Vi Trí, Nghị sĩ Nguyễn Khoa Phước bào đệ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Nghị sĩ Trần Tấn Toan, Nghị sĩ Khiếu Thiện Kế, Thiếu tá Trần Văn Hên
khóa 19 VBQGVN, ông Nguyễn Bá Lộc Thanh Tra Kinh Tế Vùng 4 VNCH, ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngọai Giao VNCH, ông Đỗ Duy Chí Bộ Kinh Tế VNCH, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm... và còn nhiều quý ông đã một thời ở trại Phú Sơn 4 mà chúng tôi không biết tên.

    Năm 1982, chúng tôi gặp ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngoại Giao VNCH ở Hà Tây. Ông Diễm nói chính ông là người cho Đại tá Sơn Thương mượn tiền lưu ký để mua khoai mì. Ông Sơn Thương bị làm nhục nên đã uống 20 viên Chloroquine tự tử. Ông đã gục ngã tại sân tập họp đi lao động và được anh em khiêng xuống bệnh xá. Lúc chết trong túi áo ông có bức thư tuyệt mạng.
Năm 1988, một nhân chứng nữa là ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm, con trai của cụ Thẩm Phán Nguyễn Mạnh Nhụ, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn đã lấy bóng đèn ra thề sống chết trước mặt vị Hoà Thượng và tôi tại ngôi chùa ở đường Trương Minh Giảng Sài Gòn rằng Đại Tá Sơn Thương đã chết vì Anten VŨ THÀNH AN. Hôm gặp tôi, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm mới ở tù ra và đang đi bán ô mai cam thảo kiếm tiền nuôi gia đình.
   Vấn đề Antenna VŨ THÀNH AN và vụ tự vẫn của ĐT Sơn Thương cho đến nay vẫn chưa ai làm sáng tỏ . Trong THƯ NGỎ của VŨ THÀNH AN tung ra để chống đỡ dư luận thì ông AN cố bám víu vào ông Toan : "Nguyên Thượng nghị sĩ Trần Tấn Toan, người đã chúng kiến cái chết của Đại Tá Sơn Thương vì đã ở cùng đội
cùng phòng vói ông Sơn Thương lúc đó."Điều này ông Toan đã nói ở đoạn trên ông Toan phủ nhận ông không ở chung đội chung buồng vói ông Sơn Thương.
Đọc kỹ bài viết 18 trang của ông Toan, có một thắc mắc lớn của người đọc là không hiểu ông Toan ở đội nào trong trại Phú Sơn 4 ? Ông Toan cũng không nói  buồng trưởng, đội trưởng của ông Sơn Thương là ai? Trong suốt  bài viết của ông Toan không hề đề cập đến yếu tố mà mọi người cần biết đó là
cái nguyên nhân nào đã khiến ông Sơn Thương phẫn uất mà chết.   Ông Trần Tấn Toan là người Công Giáo và sinh hoạt chung ở cùng đội văn nghệ trại Nam Hà trong những tháng cuối cùng trước khi VŨ THÀNH AN  xuất trại cho nên ông Toan cũng có phần nào tình cảm dành cho AN, ông đã kết luận bài viết có tính cách bỏ ngỏ như để làm vui lòng một người bạn : (trích nguyên văn)
  "Ai muốn kiểm chứng việc ông AN không liên can gì đến vụ tự̣ vẫn của ông SƠN THƯƠNG thì tôi xin giói thiệu tìm hỏi hai người mà phẩm cách cá nhân và tư cách nhân chứng rất đáng tin cậy. Người thứ nhất là ông Nguyễn Ngọc Diễm...Âu Châu Sụ Vụ Bộ Ngoại Giao qua Mỹ năm 1991 ở tiểu bang Miền đông không rõ địa chỉ và người thứ hai là ông Đỗ Duy Chí ... hiện nay là EligibilityTechnician tại Santa Ana, California..."Ông Toan viết tiếp " Về vụ tự̣ vẫn của Đại Tá SƠNTHƯƠNG, tôi hy vọng rằng sẽ có lúc một anh em nào ở "đội 4 xây
cất " Phú Sơn 4 nêu ra để bạch hóa vấn đề trước công luận..."
............... Vài lời chia sẻ với ông AN :
Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng
lòi ra. Bàn tay con người không thể che nổi ánh sáng mặt trời. Tiếng lành đồn xa... và câu chuyện của ông từ Nam ra Bắc, từ Long Thành đến Phú Sơn 4ngay cả các bà mẹ, bà vợ của các anh em tù nhân chính trị, thân cò lặn lộinuôi chồng nuôi con, hầu như cả nước đều biết.
Những tháng đầu ở trại Long Thành đã có nhiều người say nắng đưa xuống bệnh xá trong số đó có một người chết ở khối tình báo vì những sản phẩmtrí tuệ quái đản giết người của ông VTA đẻ ra để ca tụng bọn Việt gian cộng sản tháng tám cháy da người, 4000 người tù là những viên chức mà bọn VC gán cho cái tên "ngụy quân, ngụy quyền có nợ máu" phải ngày ngày riu ríu ra sân ngồi xổm, không một mảnh nón che đầu, mồ hôi nhễ nhại, vừa vỗ tay vừa hát những bài ca do ông sáng tác và chỉ đạo theo điệu "Son Đố Mì ".   " Toàn dân vui mừng, mừng người trai thanh niên bộđội, mừng miền nam hôm nay ta giải phóng... Trồng khoai trồng đậu, trồng tình thương trong tâm hồn người, trồng niềm tin cho con tim đổi mới..." và cùng với những sản phẩm dị hợm khác ca tụng dao găm, lựu đạn, mã tấu, súng trường AKA chẳng kém những loại nhạc không tên của ông, nếu nói về số lượng.  Tại Phú Sơn 4, ông đã quì gối giang tay kính cẩn cúi đầu lên giọng ca tụng công ơn trời biển của "bác đảng", đã thi ân cho ông được tái sinh lại kiếp người.  Ông có biết nhục  và hổ thẹn khi nó đã trở thành bia miệng ngàn đời sao !   Miền Nam bị giặc phương Bắc xâm chiếm bằng súng đạn của Nga-Tàu và chúng ta đã bị bạn bè Đồng Minh bỏ rơi, hàng trăm ngàn quân dân cán chính và nhân dân miền Nam đã chịu chung số phận chết chóc tù đày, gia đình ly tán, nước mất nhà tan. Hoàn cảnh thất thế phải xử thế theo tìnhhuống nhưng vẫn bảo toàn phẩm cách, không tự giết chết danh dự của mình. Tôi kể lại một mẩu chuyện ở Hà Tây mà đích thân tôi chứng kiến cho ông nghe:  Sáng sớm vừa mở cửa khu, tùnhân Vĩnh Thái đội nhà bếp vừa đẩy xe nước uống tới cổng để phát cho tù trước khi đi lao động thì một nữ cán bộVC cũng xuất hiện đội trên đầu một thúng thịt lợn chết đem rao bán cho tù.  Nhìn những miếng thịt thâm tái của con lợn chết đêm qua, ông Nguyễn Văn Độ, thiếu tá Cảnh sát Đặc biệt  lên tiếng :  -" Này cán bộ ơi ! Hôm nay thứ sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giê su chịu đóng đinh và chịu chết cho nên chúng tôi ăn chay kiêng thịt. Xin cán bộ thông cảm."  Mụ cán bộ này bỗng tru mõm ra như một con chó dại : -"
A..a.a . Thế , thế cái thằng Giê su nó là ai mà các anh sợ nó thế ?"Ông Nguyễn Văn Độ, có biệt danh là Độ Mù vì ông mang kính cận, đã thản nhiên tươi cười lấy tay chỉ lên trời và nói: -"Ông ấy là ông Trời, làm ra Sấm Sét ! Trời sắp mưa rồi. Cán bộ nên về đi !"   Ngoài trời lấm tấm mưa nhưng không lấn át được độ hương nồng của Hoa Soan ngào ngạt trong tuần Phục Sinh năm ấy. Đấy là cách ứng xử cao thượng của người thất thế!     Về cái chết của cố Đại tá SƠN THƯƠNG, hiện nay ông VTA vẫn là bị cáo dù chỉ là dư luận nhưng nó vẫn còn âm ỉ như một đống than. Chỉ một làn gió nhẹ sẽ bùng lên. Ông AN có nghĩ rằng nó sẽ trở thành một vụ án Bùi Đình Thi thứ 2 ?  Ở một xứ tự do công bằng và dân chủ như Hoa Kỳ thì chuyện gì cũng có thể xảy ra và không có ngoại lệ nào cho bất cứ ai ...
Tôi có lời khuyên cuối cùng cho ông sau đây :
Thứ 1.  Nên công khai thú nhận những việc đã làm "Mea Culpa ! Mea Culpa" và cúi đầu xin tha thứ như ông đã từng quỳ gối giang tay trước bọn cai tù.
Thứ 2. Đừng lớn tiếng kêu gọi "Xóa Bỏ Hận Thù" như một con nợ muốn quỵt nợ của người cho vay nợ. Đó là trái phép công bằng. Có 2 thứ tội của con người thấu tới trời xanh :  Tội trái phép công bằng và tội giếtngười. "Xóa Bỏ Hận Thù" là chính sách của VC trong Nghị Quyết 36 nhằm lừa phỉnh nhuộm đỏ đồng bào hải ngoại.
Thứ 3. Muốn bạch hóa những lỗi lầm của ông ở trại Phú Sơn 4, muộn còn hơn không, ông nên thành thật viết ra trên giấy trắng mực đen để giải tỏa những thành kiến hoặc ngộ nhận về ông. Ông nên tự bào chữa cho mình hơn là chờ đợisự mời gọi nhân chứng theo ý kiến của nghị sĩ Trần Tấn Toan vì ông là một đội trưởng của trại Phú Sơn 4. Ông nhận biết vụ tự sát của cố Đại tá SƠN THƯƠNG như thế nào ? Nguyên nhân từ đâu gây ra? Theo ông thì ai là người chịu trách nhiệm về cái chết thương tâm oan nghiệt này nếu người đó khôngphải là ông.   Hy vọng  lời nói của ông sẽ có sức thuyết phục và được mọi người lắng nghe nhất là những người thân, vợ con, anh em và đồng đội của cố ĐT Sơn Thương.    Hãy can đảm lên hỡi thầy phó tế JEAN-MARIE-THÉRÈSE  VŨ THÀNH AN

                                                       = = = = = = = = = = =

     Thơ Phạm Đức Nhì  :   VŨ THÀNH AN HAI LẦN  “ PHỤC  SINH ”

Chúa Giê- Su chết trên thập tự giá
cứu chuộc loài người
sau đó ngài sống lại
hồn xác bay lên trời
nhớ sự kiện thánh linh ấy
mỗi năm ta mừng Lễ Phục Sinh

Năm 75 có anh nhạc sĩ sợ bị đóng đinh nên đi đâu cũng phân bua
-cả với người không quen biết- rằng “*Vũ Thành An đã chết.*
*cho một con người mới phục sinh*
*con người thế hệ Hồ Chí Minh*
*với tư tưởng Lê Nin Kác Mác” (1)*

An còn mở lòng soạn nhạc ngợi ca chế độ mới vinh quang thấy thế ai cũng tưởng rồi An sẽ hết đời sống ở Việt Nam nào ngờ An cũng … mò qua Mỹ lên đài phát thanh nói toàn lời can trường đạo nghĩa

Chúa Giê- Su có một lần chết
một lần sống lại
rồi lên trời
ngự bên hữu đức Chúa Cha
Vũ Thành An ranh ma
có đến hai lần chết
hai lần phục sinh

Con cắc kè xanh
vào lùm bụi đỏ
nên biến thành màu đỏ
ra khỏi bụi
lại đổi màu da lần nữa
Vũ Thành An lại hoàn Vũ Thành An
xảo trá và rất … hèn.

Phạm Đức Nhì







__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Lại một năm nữa tháng Tư đen

$
0
0


...Chúng ta hãy cùng nhau tưởng nhớ ngày Quốc Hận 30/4 để lưu truyền cho những thế hệ sau này cái nhục mất nước để giới trẻ khỏi bị CS bóp méo sự thật và bị nhồi sọ. Hãy cho giới trẻ biết thế nào là Cộng sản, thế nào là Quốc Gia Tự Do, Dân Chủ để hậu thế có thể nhận thức được đâu là chánh đâu là tà. Đó là bổn phận của chúng ta đối với thế hệ con cháu sau này./.

 
Lại một năm nữa tháng Tư đen

Image result for Lại một năm nữa tháng Tư đen
Cánh dù lộng gió

Image result for Lại một năm nữa tháng Tư đen
Chỉ còn vỏn vẹn 1 tháng nữa là tới ngày Quốc Hận 30/4/1975. 42 năm đã trôi qua dưới sự thống trị của đảng CSVN với những mỹ từ “Chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước”.

Miền Nam chúng ta đã kiên cường chống lại bọn giặc xâm lăng cho đến khi có lời kêu gọi của tướng Dương Văn Minh sau đó Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì tuân lệnh cấp trên đã buông súng để tránh cho phần đất còn lại khỏi đổ máu. Để sau năm 1975 CSVN đã rêu rao là QLVNCH “đã cởi quần áo bỏ chạy”, sự sỉ nhục này những người lính bảo vệ miền Nam VN đã cắn răng chịu nhục 42 năm tròn.

Ngay sau khi chiếm được miền Nam Cộng sản Việt Nam đã 3 lần đổi tiền cướp sách túi người Dân. Đau đớn thay, sau “đại thắng mùa xuân” cộng sản đã thi hành triệt để câu nói “Nhà Ngụy ta chiếm, vợ Ngụy ta xài, con Ngụy ta sai” của Nguyễn Hộ (Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành Hồ lúc bấy giờ), chúng chiếm hết những cao ốc nhà cửa của các đơn vị hành chánh và quân sự của VNCH, những người bỏ nước ra đi, những gia đình có cha, hoặc chồng là Sĩ Quan QLVNCH cũ, sau khi đã kêu gọi họ đi trình diện học tập cải tạo, thực tế là đem đi đày đọa cho đến chết, nếu không có chương trình HO do chính phủ Mỹ can thiệp để họ và gia đình họ được xuất ngoại đi đoàn tụ tại Hoa Kỳ.

Chính Đỗ Mười là người đứng ra tổ chức đánh Tư Sản Mại Bản, triệt thu tài sản của các công xưởng tư nhân để đem vào Quốc Doanh hóa, Hợp Tác Xã và đánh đổ những người giàu có ở khắp miền Nam nhất là tại Sài Gòn. Sau khi tịch thu toàn bộ tài sản của họ khiến họ sống dở, chết dở, nhiều người uất ức đã tự tử, tìm đường xuống tàu vượt biên, lớp chết dưới biển làm mồi cho cá, lớp bị bắt, bị tù đày vì tội “phản quốc”. Nhà cửa bị chiếm sạch phải cuốn gói bồng bế nhau lôi lai lên vùng “kính tế mới”, nơi nước mặn, đồng chua, rừng núi hoang vu để khai đất trồng trọt sống qua ngày với những cơn sốt rét rừng ập đến không thuốc men, không lương thực, không quần áo lành lặn, mỗi năm 2m vải thô, lấy đâu ra áo quần lành lặn, vì phải đi nương đi rẫy, làm “thủy lợi” không công cả tháng, vì đảng CS tuyên truyền “lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”, Cắm đầu cắm cổ cuốc đất chai cả tay, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, để tìm cái cục “vinh quang” mà chẳng thấy nó đâu. Lớp chết vì bệnh tật không thuốc thang, không đầy đủ lương thực vì suy dinh dưỡng, chính tôi cũng đã được cái hân hạnh đảng CS “ban cho” ăn cơm tứ quý, gia đình 5 người, mỗi bữa một lon gạo, một ít củ mì, một ít củ khoai, một ít bo bo, thức ăn dành riêng cho bao tử con ngựa ở các nước Liên Sô cũ viện trợ cứu đói cho “XHCNVN anh em”, 2 năm tròn khi mới lên vùng “kinh tế mới”..

Sau 42 năm ròng rã khai phá đất bỏ roang, rừng núi có cơ sở, có nhà cửa khang trang đâu vào đó, nhiều người đã bị đảng CS quay lại tịch thu cái “vinh quang” hết sạch không còn miếng đất cắm dùi, phải lang thang đầu đường, xó chợ xách đơn đi khiếu kiện từ Nam chí Bắc.

Các “bà mẹ VN Anh Hùng” giờ cũng không còn đất sống với đảng CS khi đã đề ra mỹ từ “Mẹ VN Anh Hùng”. Nói chung, đảng thích chỗ nào, nhắm chỗ nào là đảng trưng dụng ngay, vì “đất đai là của Dân nhưng mà nhà nước quản lý”. Các Mẹ nuôi dưỡng “cán bộ” hoặc có con đi theo đảng CS giờ đã sáng mắt sáng lòng hầu hết.

Năm nay 2017 đảng CSVN đang chuẩn bị ăn mừng năm thứ 42 ngày “thống nhất đất nước, phỏng hết miền Nam” như đảng hằng tuyên truyền.

Sẽ có vạn người vui và triệu người buồn như cựu TTg Võ Văn Kiệt đã từng tuyên bố trước khi đoàn tụ với Boác Hù Vĩ Đại.

Ngày đó mọi người dân miền Nam bùi ngùi thương tiếc một chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Hòa đã bị chôn vùi, nhưng chưa chết trong lòng mỗi người Dân miền Nam. Chúng ta hãy cùng nhau tưởng nhớ ngày Quốc Hận 30/4 để lưu truyền cho những thế hệ sau này cái nhục mất nước để giới trẻ khỏi bị CS bóp méo sự thật và bị nhồi sọ. Hãy cho giới trẻ biết thế nào là Cộng sản, thế nào là Quốc Gia Tự Do, Dân Chủ để hậu thế có thể nhận thức được đâu là chánh đâu là tà. Đó là bổn phận của chúng ta đối với thế hệ con cháu sau này./.

Ngày 27/03/2017


Cánh dù lộng gió
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Cuộc di tản của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và người thương binh

$
0
0

...ngày 30 tháng 4 khi VC vào Saìgòn, chúng đã đuổi tất cả thương bệnh binh VNCH ra khỏi bệnh viện.

Cuc di tn ca trường Võ B Quc Gia Vit Nam và người thương binh

Trong buổi tiệc của Hội Võ Bị Âu Châu, niên trưởng Nguyễn Thanh Đoàn K21, thuộc Bộ Chỉ Huy trường Võ Bị, kể cho Phạm Xuân Sơn K30 nghe việc trường Võ Bị di chuyển khỏi Đà lạt vào những ngày cuối tháng 3/1975. 

Khi di chuyển về đến Bình Tuy thì có một SVSQ khóa 30 bị thương nặng, khó sống được trong hoàn cảnh hỗn độn thiếu thốn trăm bề, nhưng NT Đoàn vẫn cầu nguyện xin ơn trên ban cho người SVSQ đó được tai qua nạn khỏi. Cho đến ngày hôm nay trong lòng niên trưởng vẫn nghĩ đến người SVSQ bị thương đó và không biết sống chết thế nào? Niên trưởng Đoàn hỏi Sơn có biết tin tức về người bạn đồng khóa đó không? Cảm động trước tấm lòng của người sĩ quan đàn anh, Sơn đã cho NT Đoàn biết người bị thương đó là Phan Văn Lộc, còn sống và hiện đang ở Mỹ. 

Đó là tóm tắt nội dung email của Sơn gửi cho tôi kèm theo số phôn và địa chỉ email của niên trưởng Đoàn. Tôi, Phan Văn Lộc, khóa 30 rất xúc động trước tấm chân tình của niên trưởng Nguyễn Thanh Đoàn K21 nên đã tiếp xúc ngay với NT. Chuyện bị thương và tử thương trên chiến trường, trên đường đi tản là quá bình thường, hơn nữa sự việc đã xảy ra cách nay ba mươi mấy năm đi vào quên lãng là chuyện thường tình. Nhưng một sĩ quan còn nhớ tới vết thương của một SVSQ mà ông không biết tên, thì quả thật không bình thường chút nào mà đầy lòng nhân ái.

Là em áp út trong một đại gia đình có truyền thống tôn ti, tôi xin cám ơn tấm lòng của niên trưởng Nguyễn Thanh Đoàn, của các niên trưởng K21, của tất cả quý niên trưởng. Xin cám ơn trường Mẹ, trường VBQGVN đã sản sinh ra những người con đầy “tình tự Võ Bị” và rồi trở thành những cấp chỉ huy đầy ắp tình đồng đội, tình chiến hữu ngoài chiến trường. 

Câu chuyện xảy ra đã hơn ba mươi mấy năm, giờ đây nhờ những buổi họp mặt, nhờ nhắc lại kỷ niệm cũ, chiến trường xưa của niên trưởng Đoàn khiến dĩ vãng trở về như một cuốn phim quay lại trước mắt tôi, xin phép quý huynh đệ cho tôi kể lại chuyện xưa, chuyện những SVSQ bỏ trường mà ra đi vào nơi lửa đạn.

Sau khi mãn mùa quân sự năm thứ hai và bước vào mùa văn hóa, khóa 30 cũng như các khóa khác khi đi học văn hóa vẫn phải trang bị vũ khí đầy đủ để sẵn sàng tác chiến vì tình hình chiến sự bên ngoài càng ngày càng trở nên khốc liệt. Ngày 30 tháng 3 năm 1975, lúc 3 giờ chiều Trung Đòan SVSQ được lệnh trở về doanh trại để chuẩn bị cuộc di hành xa với đầy đủ hỏa lực tác chiến. Khỏang hơn 4 giờ chiều, liên đội G, H rời khỏi trường Mẹ bằng cổng Nam Quan trên 4 chiếc GMC. Ra đi lần nầy chúng tôi không ngờ đây là lần vĩnh biệt ngôi trường thân yêu mà chúng tôi đã sống một năm 4 tháng 4 ngày 15 giờ.

Liên đội G, H chúng tôi được đưa xuống bảo vệ Cầu Đất, còn các liên đội khác thì trải dài cho đến đập thủy điện Đa Nhim. Ngày hôm sau dân cư trong thị xã Đà Lạt biết được các SVSQ đã rời trường Võ Bị nên họ bắt đầu bỏ Đà Lạt để ra đi. Đến 7 giờ tối chúng tôi được lệnh của Trung Đoàn di chuyển theo hai bên lề đường để bảo vệ cho dân Đà Lạt di tản, chúng tôi đi bộ suốt đêm mãi đến 5 giờ sáng hôm sau chúng tôi mới qua khỏi đèo Sông Pha thuộc quân Đơn Dương và dừng quân tại đây chờ các liên đội khác tập hợp đầy đủ.

Vì liên đội G, H đi đầu nên chúng tôi có thời giờ nghỉ chân chờ cho cả Trung Đòan tập hợp đầy đủ dưới chân đèo Sông Pha. Tôi nằm đại bên lề đường, đầu gác lên balo đưa mắt nhìn chung quanh, bạn bè trong đại đội nằm rải rác khắp nơi, xa xa từng đoàn người di tản từ Đà Lạt, theo quốc lộ hướng về Bình Tuy. Cả một đoàn người hỗn độn, nào là tiếng động cơ của GMC, xe dân chính và tiếng người hoà lẫn nhau như một điệu nhạc quay cuồng mặc dù trong tâm tư của tôi trầm lắng và buồn bã về cuộc di tản nầy. 

Tôi nghĩ là chúng tôi không thể nào trở về ngôi trường thân yêu đựơc nữa, rồi giấc ngủ đã đến với tôi lúc nào tôi không hay, mãi cho đến khi bị cái đá của một người bạn đồng khóa vào chân tôi mới chợt tỉnh dậy thì trời đã sáng. Nhìn đồng hồ tay tôi thấy kim chỉ 7 giờ 30 sáng, cả Trung Đoàn SVSQ được lệnh tập hợp và lần lượt lên xe GMC để tiếp tục cuộc hành trình hướng về Bình Tuy. Lần nầy cuộc hành trình của Trung đòan SVSQ không lẻ loi vì có thêm vị Chỉ huy trưởng khả kính của chúng tôi là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ dẫn đầu mặc dù ông có sẳn trực thăng dành riêng cho ông.

Đòan xe ca chúng tôi đi đầu, theo sau là cả một đòan người di tản, hễ xe của chúng tôi đi đến đâu là dân chúng bỏ nhà đi theo bằng đủ mọi phương tiện mà họ có thể dùng, kể cả xe bò tạo nên một làn sóng người khổng lồ di tản xuôi Nam. Xe chúng tôi chạy qua Phan Rí. Tôi nhận thấy nơi đây không còn chính quyền kiểm soát nữa, cướp bóc nổi lên khắp nơi. Mãi đến chiều ngày hôm đó, chúng tôi được lệnh dừng quân tại Phan Thiết và Trung Đòan SVSQ đóng quân phòng thủ trong trường Tiểu Học cách toà tỉnh trưởng không xa.

Một đêm an lành trôi qua. Đang đắm chìm trong giấc ngủ, quên hết cả trời đất sau một cuộc hành trình mệt mỏi thì chúng tôi bị đánh thức bởi một tiếng nổ long trời lở đất. Bừng tỉnh dậy tôi mới biết Việt Cộng đang pháo kích vào Phan Thiết, một trái đã rơi trúng hầm xăng của toà Hành Chánh tỉnh, tôi thấy một cụm lửa bốc cao hơn 20 thước mặc dù tôi đứng tại trường tiểu học. 

Ngay lúc đó chúng tôi được lệnh phân tán mỏng, vì sợ sau khi pháo kích Việt Công sẽ tấn công. Chờ mãi không thấy động tỉnh gì trung đòan được lệnh tập hợp và lên xe tiếp tục cuộc hành trình tiến về Bình Tuy.Lúc ny trên quc l v Bình Tuy chúng tôi di chuyển rất khó khăn vì làn sóng người di tản quá đông kể cả dân chúng cùng quân đội từ vùng 1 chạy về tạo nên một đoàn người di tản vô trật tự. Biết bao nhiêu cảnh thương tâm đã xảy ra trước mắt tôi. Nào cha mẹ lạc mất con, vợ mất chồng, người chết vì đạn lạc, kẻ chết vì bị rơi xuống đường bị xe cán, thân xác họ được người đồng hành mang để đại bên lề đường!

Xế chiều, đòan xe của chúng tôi đến ngã ba Bình Tuy, nơi đây có một chiếc cầu bắc qua con kinh nhỏ nhưng mùa này không có nước chảy qua và cầu đã bị VC giựt mìn xập từ lâu, được công binh sửa chửa tạm bằng những vỉ sắt của phi đạo để cho xe qua tạm. Kế bên cầu có một ngọn đồi, địa phương quân đóng giữ để bảo vệ cầu. Khi đòan xe của chúng tôi qua cầu thì bị địa phương quân bắn xuống không cho qua nên Tướng Thơ điện vào Bình Tuy hỏi thì được Tướng Nhật (K10) tư lệnh chiến trường Bình Tuy cho biết vì giữ an ninh cho tỉnh ông không cho lệnh vào Bình Tuy khi trời tối nên Tướng Thơ ra lệnh cho Trung Đòan SVSQ nghỉ lại qua đêm, chờ sáng sẽ tính sau.

Hôm sau, 5 giờ sáng, được lệnh của Tướng Thơ, Trung Đòan SVSQ bắt đầu di chuyển vào Bình tuy, dẫn đầu là thiết giáp M113, một xe jeep, một chi đội Thiết Giáp, một đại đội Biệt Động Quân, tất cả đều chịu dưới quyền chỉ huy của Tướng Thơ. Không ngờ khi chiếc xe jeep đã qua được bên kia cầu, xe M113 còn đang ở giữa cầu thì bị 2 trái B40 của VC từ trên đồi bắn xuống, một trái làm cháy chiếc M113, trái khác làm lật chiếc xe jeep. 

Tôi đứng trên chiếc xe GMC cách xa hơn 200 thước. Trước xe GMC là xe của Tướng Thơ và chiếc thiết giáp của trường do Đại Úy Lập chỉ huy.Trước sự việc xảy ra như vậy Tướng Thơ mới ra lệnh cho NT Cần, thủ khoa K20 là giáo sư của Trường gọi điện vào Bình Tuy thì được biết đồn Đia Phương Quân trú đóng trên đồi đã bị mất liên lạc hồi 12 giờ đêm hôm qua. Phải diệt chốt để vượt qua, Tướng Thơ ra lệnh phá chốt để vào Bình Tuy, những chiếc thiết giáp được dàn hàng ngang và SVSQ cùng Biệt Động Quân từng chiếc tiến lên chiếm đồi. VC từ trên đồi bắn xối xả xuống, nào là đại liên, B40, và AK47, cho nên tôi, NT Xù K28 cùng NT Hoà K27 (SĐI, từ vùng 1 về, gặp trường di tản nên đi chung luôn) nhảy xuống mô đất gần đó để tránh đạn. Chúng tôi nghe một tiếng nổ thật lớn, buị cát bay mịt trời, sau đó chúng tôi kiểm soát lại coi có ai bị thương không? Nhìn qua NT Xù tôi thấy tay của NT bị một mảnh đạn trúng chảy máu, tôi nói:
_ Tay của NT bị thương rồi, để tôi băng cho.
Tôi lấy băng cá nhân trên nón của NT Xù để băng cho anh. Trong lúc tôi đang băng thì NT Xù nhìn nơi ngực của tôi có vết máu chảy ra, NT la lên:
_ Ngực anh Lộc cũng bị thương.

Tôi vội vạch áo ra thì thấy ở ngực bên phải có một lỗ nhỏ và máu đang chảy ra, NT Hoà nghe được vội chạy tới bắt tôi nằm xuống và băng vết thương cho tôi, đồng thời NT la lớn lên:
_ Lộc đã bị thương nặng, có y tá nào gần đây xin tiếp cứu.
May có một anh y tá của trường ở gần đó chạy đến và băng bó cho tôi, có lẽ do kinh nghiệm cứu thương, anh thấy tôi bị ở ngực lại thở khò-khè nên anh biết tình trạng của tôi, anh vội ta la lên:
_ Anh nầy bị thương xuyên qua phổi, cần phải đưa vào bệnh viện gấp, nếu không máu sẽ đông lại rất nguy hiểm đến tính mạng.

May cho tôi, có một NT K26 (tôi quên tên) mang được một chiếc xe jeep từ trường về, NT vội chạy đến dìu tôi lên xe và la to:
_ Có anh SV nào theo tôi đưa anh nầy vào bệnh viện không?
Người bạn thân cùng trung đội là Võ Đình Nhân nhảy lên xe ôm tôi cho NT chạy xe về hướng Bình Tuy.

Mặc dù nửa người của tôi tê cứng, nhưng đầu óc tôi vẫn còn tỉnh táo, tai tôi vẫn con nghe tiếng đạn hai bên nổ dòn …rồi dần dần tôi thiếp trong hôn mê không còn biết gì nữa….Tôi bừng tỉnh dậy khi ai nắm vai lay động và nghe tiếng Võ Đình Nhân nói:
_ Lộc! Lệnh trên không cho lính đi tản lẻ tẻ vào Bình Tuy nên tao chỉ được đưa mầy đến đây, NT K26 và tao sẽ đỡ mầy xuống đây để chờ xe cứu thương đưa mầy vào bệnh viện. Mầy yên tâm, NT Nhật đã gọi xe cưú thương tới rồi. Tao phải trở lại chỗ cũ để di chuyển theo trường, chúc mầy bình an.

Tôi nhờ Nhân lấy sợi dây chuyền tôi đang đeo trong cổ ra, sợi dây chuyền có tượng Phật mà bà nội tôi đã đeo vào cổ tôi trước khi từ giã gia đình để vào trường Võ Bị. Cầm tay Nhân tôi nói:
_ Nhân, mày giúp tao, đưa sợi dây chuyền nầy cho bà nội tao, nói với bà nếu tao không về là tao đã chết, bà đừng ra đây tìm xác tao rất nguy hiểm, tao cảm ơn mầy, tạm biệt…
Chưa nói hết câu tm bit mày và niên trưởng..” thì tôi thiếp đi, hồn lâng lâng như đi vào khoảng không, tất cả những hình ảnh từ thời ấu thơ, hình ảnh những người thân yêu trong gia đình kể cả hình ảnh của người yêu lần lượt hiện ra trong trí tôi. 

Sau nầy khi nghe tôi kể lại, những người lớn tuổi cho biết đó là sự việc xảy ra cho người sắp lìa đời. Thm nhuần triết lý của đạo Phật do ông bà nội tôi thường giảng dạy, tôi nghĩ đời sống con người có sinh thì phải có tử, đó là định luật tự nhiên của tạo hoá cho nên lúc đó lòng tôi rất bình thản, cũng may vì nửa bên người không còn cảm giác nên tôi không cảm thấy đau đớn vì vết thương.

Tôi bị đánh thức bởi một tiếng nói rất to:
_ Các anh đưa anh SV nầy đến bệnh viện ngay.
Tôi vội đưa mắt nhìn về phía phát ra tiếng nói, tôi nhìn thấy một quân nhân đứng trên thiết vận xa M113, trên nón sắt của ông có 2 ngôi sao, bảng tên là Trần Văn Nhật. Sau nầy tôi mới biết là Tướng Trần văn Nhật K10 xuất thân từ trường VBQGVN, lúc đó ông là Tư Lệnh chiến trường Bình Tuy.

Người đứng đối diện với Tướng Nhật là một vị Đại Uý Quân y, ông chào đáp lễ Tướng Nhật rồi quay qua giúp anh y tá đưa tôi lên xe cứu thương, hối anh tài xế chạy lẹ lên.

Tôi chợt thấy niên trưởng K26 và Nhân còn tần ngần đứng đó, họ chưa đi mà còn ở lại với tôi cho tới khi xe cứu thương từ trong Bình Tuy đến. Xúc động biết chừng nào, có lẽ tim tôi bóp mạnh và mắt tôi mờ đi, tôi chỉ kịp nhận ra những bàn tay huynh đệ trường mẹ vẫy vẫy khi xe tải thương rồ máy, tôi muốn vẫy tay lại “vĩnh biệt” các anh nhưng đưa tay lên không được khiến tôi nấc lên mấy lần. Thấy vậy người bác sĩ ngồi bên cạnh vỗ vỗ nhẹ lên ngực tôi an ủi:
_ Trước đây tôi có phục vụ tại Trường Võ Bị một thời gian nên tôi xem anh như người thân, anh đừng lo, tôi sẽ tận tình giúp anh.

Đến bệnh viện, ông tìm Đại Úy Bác sĩ Trưởng ngay để chữa cho tôi. Lúc đó miệng tôi cứng lại, không nói được nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo. Bác sĩ lấy tên và loại máu trên thẻ bài của tôi xong gọi 2 y tá đưa tôi vào phòng cấp cứu và chính tay ông đã giải phẫu thông phổi cho tôi.

Xong phần giải phẫu và băng bó vết thương, ông nói sẽ tiếp máu cho tôi, vì tôi bị mất máu nhiều quá nhưng rất tiếc loại máu của tôi không còn, ông nói sẽ cố gắng tìm kiếm những quân nhân và thương binh nhẹ trong bệnh viện có cùng loại máu .
Nghe BS nói mà tôi lòng tôi vẫn bình thản, tôi nghĩ nếu số tôi còn sống thì ơn trên sẽ giúp cho tôi tìm được người cùng máu. Một lúc sau BS trở lại nói:
_ Mạng anh lớn lắm vì có một anh lính TQLC bị thương nhẹ có cùng loại máu với anh và chịu hiến máu cho anh, tôi cảm ơn dùm anh rồi

Tôi đã nhận máu của một người lính mà tôi không biết mặt biết tên, ơn nghĩa nầy tôi không biết sao đền đáp chỉ biết cầu Trời Phật cho anh vạn sự an lành. Sau đó tôi đã thiếp đi, khi tôi tỉnh dậy thì trời đã tối, nhìn đồng hồ trên tường, kim chỉ 9 giờ tối, đảo mắt nhìn quanh tôi thấy thương binh nằm chật kín cả phòng, không đủ chỗ phải nằm trên băng ca

Một đêm an bình trôi qua tại bệnh viện Bình Tuy, khỏang 10 giờ sáng, một bác sĩ đến thăm tôi và kể cho tôi biết ông tốt nghiệp trường Quân Y, mỗi năm khi đến mùa quân sự, khóa của ông phải ra Đà Lạt thụ huấn chung với khoá 19 Võ Bị do đó ông luôn nghĩ ông cũng xuất thân từ trường Võ Bị nên ông tận tình với tôi như đàn em. Tôi và ông tâm sự với nhau, một lúc sau ông nói:
_ Tôi sẽ tìm một cô y tá có gia đình ở Saì Gòn để cho theo anh về Tổng Y Viện Cộng Hoà nội trong chiều nay, 3 giờ chiều sẽ có chuyến bay chở thương binh về bệnh viện Cộng Hoà. Tôi nghĩ Bình Tuy sẽ mất, với tình trạng vết thương quan trọng này, anh sẽ gặp nguy hiểm lắm nếu không được tiếp tục săn sóc.

Nói xong ông cầm tay tôi thật lâu, lắc lắc như muốn nói thêm rồi ra đi. Tôi nhắm mắt ngủ một giấc cho đến khi nghe một giọng nói trong trẻo của một người con gái đánh thức tôi dậy. Trước mắt tôi là bác sĩ và một cô y tá đứng kế bên, ông giới thiệu cô tên là Hồng, cô sẽ săn sóc và theo tôi về Saì Gòn và cô sẽ ở lại Sài Gòn. À ra thế, nhất cử lưỡng tiện, chứ mạng sống của một SVSQ chưa một ngày ra trận dễ gì được ưu đãi đặc biệt như thế. Nhưng tôi vẫn thấy vui nên nói lời cám ơn vị bác sĩ và cô y tá Hồng .

Khi về đến Tổng Y viện Cộng Hoà tôi được đưa vào phòng cấp cứu để BS giải phẫu lại một lần nữa.Tôi mê man và khi tỉnh dậy thấy mình đang nằm phòng khác là phòng hồi sinh ở tầng hai, đó là ngày 5 tháng 4 năm 1975, ngày mà tôi không bao giờ quên được vì khoảng 9 giờ 30 sáng tên phản bội Nguyễn Thành Trung đã dội bom vào dinh Độc Lập.

Tôi nằm ở đây được một tuần, trong thời gian nầy tôi nhờ người báo tin cho gia đình lên thăm. Sau đó tôi được chuyển qua khu phục hồi của sĩ quan. Vì thiếu phòng nên 3 người ở chung một phòng. Trong phòng tôi gồm có một chuẩn uý Địa Phương Quân bị thương ở bụng, ruột già phải cho ra ngang hông, một thiếu uý Lôi Hổ bị đạn xuyên từ cằm lên đầu, anh nằm đây hơn 3 tháng để chờ tái giải phẩu. Lúc nào trên môi anh cũng nở nụ cười và luôn miệng hát:
Trên nòng súng quê hương…tổ quốc đã nghiêng mình…

Đến hôm nay tôi không biết vị thiếu úy đó còn sống hay đã chết vì
ngày 30 tháng 4 khi VC vào Saìgòn, chúng đã đuổi tất cả thương bệnh binh VNCH ra khỏi bệnh viện. Những ngày sau đó tình hình Sài Gòn thêm sôi động, gia đình tôi ở Sài Gòn đã đưa tôi về nhà, mời y tá đến săn sóc vết thương cho tôi…
Tôi chỉ là một người lính chưa ra trận mà đã bị trọng thương và đã may mắn được mọi người thương, cứu tôi khỏi bàn tay của tử thần trong khi những quân nhân chiến đấu thực sự trên chiến trường thì không được may mắn như tôi, biết bao các anh đã nằm xuống bên vệ đường, trong rừng sâu, trên đồi cao để đồng bào được bình an. 

Đã ba mươi mấy năm qua, vết thương trên da thịt tôi đã lành nhưng vết thương lòng vẫn còn đang rỉ máu. Tôi không bao giờ quên được ngày 30 tháng 4, lúc 9 giờ sáng, tôi chết lặng người khi nghe trên đài phát thanh tiếng của Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho quân nhân các cấp buông súng đầu hàng!!!
Gần đến ngày đau buồn của đất nước, tôi xin chia sẻ niềm đau cùng những người trai trẻ như tôi với bầu nhiệt huyết và mộng tang bồng hồ thỉ mang hoài bão lấp biển vá trời phải đành gián đọan nửa đường với lòng uất hận…

Tôi viết lên nhng dòng ch ny để gi li tri ân đến các niên trưởng, bác sĩ, y tá, bạn cùng khóa, những quân nhân các đơn vị bạn đã giúp đở, cứu mạng sống của tôi. Những tấm chân tình đó đã nói lên tình tự Võ Bị của các cưụ SVSQ cũng như những người đã từng một thời đến với Trường Mẹ, của những người cùng chung chiến tuyến. Tôi rất hãnh diện là một cưụ SVSQ của Trường VBQGVN, là một người lính của QLVNCH, hiện tại cũng như mãi mãi về sau…

Phan Văn Lộc (Cựu SVSQ K30 TVBQGVN)


--

QLAC260
.





__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

Những đoạn rời nhân Tháng Tư buồn

$
0
0

 

Những đoạn rời nhân Tháng Tư buồn

Nguyễn Mạnh An Dân
Image result for Những đoạn rời nhân Tháng Tư buồn

 - ...Ai biết được, về đâu, hàng hàng lớp lớp những xác thân quấn vội poncho để lại bên lề đường, dưới lùm cây, bên bờ suối, trong rừng, trên núi, giữa kinh rạch, trong bưng biền với bao cơm sấy có tấm giấy nhàu nát viết vội: Đây là binh nhì..., binh nhất..., hạ sĩ..., thiếu úy..., đại úy... nhờ quí vị hảo tâm nhắn tin về địa chỉ… như một cố gắng cuối cùng của đồng đội dành cho nhau. Ai biết được ra sao, những đơn vị, những người lính, chiến đấu đơn độc, và chết thầm lặng ở một nơi nào. Ai biết được ra sao, bây giờ, những mồ hoang bên bờ rào trại giam ở Cổng Trời, Sơn La, Vĩnh Phú, Kum Tum, La Hai, Đồng Phú... Nhiều lắm, nhiều lắm, những người lính không biết nghĩa trang, những người lính không kịp về nằm cạnh bạn bè ở quê hương cuối cùng của mình. Những người lính sống lặng lẽ và chết vô danh. Người lính. Bao năm qua, giờ này, anh ở đâu?...

1.
Ở đâu đó, tôi có đọc một mẫu tin nhỏ đăng mờ lấp trong vô số những tin tức khác trên một tờ báo Mỹ. Mẫu tin không phải là một loại Hot News gây sự chú ý của nhiều người nhưng chắc chắn nó có thể làm ấm lòng những người lính, làm ứa lệ những người từng là lính, nhất là những người lính của cái quân đội hào hùng và bi uất của chúng ta: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mẫu tin cho biết đại khái là: Trên một chuyến bay dân sự từ phi trường của một quốc gia vùng Trung Đông về Mỹ, lúc phi cơ sắp cất cánh, có 11 binh sĩ Hoa Kỳ vừa hoàn tất nhiệm vụ ở chiến trường hồi hương lên tàu. Những người lính trẻ này lầm lũi đi qua khoang tàu "First Class"đắt giá dành cho những khách đặc biệt và hướng về phía cuối tàu, nơi mà họ nghĩ chỗ của họ đã được dành sẵn ở đó. Một người khách ở khoang đặc biệt rời chỗ ngồi, đứng lên tươi cười nắm tay một người lính trẻ và nói: Bạn trẻ, bạn xứng đáng ngồi ở đây. Ông hơi nghiêng người, tay phải đưa lướt qua chổ ngồi của mình trong tư thế mời, vừa lịch sự vừa trân trọng. Mười người khách khác cũng đứng lên và 11 người lính trẻ đã trở thành những VIP trên chuyến tàu hồi hương của mình. Thái độ của 11 vị khách kể trên thật ra không phải là điều gì lớn lao lắm nhưng nó mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn: Sự trân trọng và lòng biết ơn của những người ở hậu phương đối với những chiến sĩ ngoài tiền tuyến, những người đã anh dũng chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì những mục tiêu cao cả mà tổ quốc và quân đội đã trao phó cho họ. Người lính không bao giờ bị lãng quên, họ xứng đáng để được nhớ tới, họ xứng đáng để có một chỗ đứng trang trọng trong lòng những chiến hữu và đồng bào họ.

Lại xin kể về một bản tin cũ: Rất muộn màng, 34 năm sau những gì đã làm trên chiến trường Việt Nam, vào những ngày cuối năm 2000, một cựu chiến binh Hoa Kỳ đã được Tổng Thống Bill Clinton trao tặng huân chương danh dự tại Tòa Bạch Ốc: Hạ sĩ quân y Alfred Rascon.

Ngày 16 tháng 3 năm 1966, tiểu đội của Hạ sĩ Rascon, thuộc lữ đoàn 173 Không vận Hoa Kỳ được điều động tới tăng viện cho một tiểu đoàn dù. Trong trận chiến này Hạ sĩ Rascon đã làm quá những gì mà đơn vị mong chờ và đòi hỏi ở một người lính. Vào đầu trận đánh, nghe tiếng kêu cứu, Rascon đã nhào lên và thấy binh nhì William Thompson, xạ thủ đại liên bị thương nặng. Rascon nằm phủ lên người thương binh và liền hứng một mảnh lớn của quả đạn pháo vào hông. Anh kéo Thompson lùi lại phía sau chỉ để nhận ra anh này đã chết. Khi biết binh nhất Larry Gibson hết đạn, Rascon bò lên kéo dây đạn của Thompson cho Larry, hai trái lựu đạn nổ trước mặt chát chúa, mảnh bay trúng mặt Rascon. Thấy binh nhất Neil Haffey bị trúng thương, Rascon lại nằm phủ người trên người thương binh và lãnh đủ phát nổ. Thấy quân địch bò đến gần khẩu đại liên và hai thùng đạn, mặc đầu đã bị thương nhiều chổ, Rascon lại vùng lên chạy tới kéo khẩu đại liên và số đạn còn lại cho đồng đội trước khi ngất đi. Thành tích của Alfred Rascon được phúc trình lên thượng cấp và được đề nghị Huân Chương Danh Dự (Medal Of Honor), huân chương cao quí nhất của quân đội Mỹ. Thật đáng tiếc, giấy tờ thất lạc và tấm huân chương đã không đến tay người lính can trường này. Tuy nhiên, hành động dũng cảm và sự hy sinh vô bờ của người lính luôn sống trong lòng các đồng đội của anh, và nhiều người đã vận động liên tục để sự hy sinh của người lính không bị lãng quên. Trong lễ tuyên dương, người lính già 54 tuổi Rascon đã nói:“Không có sự phân biệt sắc tộc, màu da trong tiểu đội sát cánh chiến đấu bên nhau. Trong quân đội, những gì anh làm mỗi ngày là nhiệm vụ, danh dự và can đảm.”

Nói sao hết về sự hy sinh và lòng can trường của người lính. Tác giả Kathy Trần, trong một bài viết của bà đã kể cho chúng ta nghe về một người lính khác: Cựu Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Mike Corrado, phục vụ quân đội từ năm 1992 đến năm 1997. Ông giải ngũ nhưng trái tim của ông luôn hướng về những anh em đồng đội của mình và với tư cách là một nhạc sĩ, ông đã thực hiện đĩa nhạc “My Watch” để nói về những người lính đang chiến đấu, về những đóng góp và hy sinh của họ đối với tổ quốc.

Nhiều đoạn trong bài hát đã làm chúng ta bồi hồi, xúc động:

“...And my blood runs red, white and blue.
I’ll brave the cold, the rain, the pain and the bullets, so you don’t have to”

Tạm dịch:

“...Và dòng máu tôi mang màu đỏ, trắng và xanh.
Tôi sẽ can đảm chịu đựng lạnh lẽo, mưa dầm, đớn đau và bom đạn để bạn được bình an.”

Hoặc

“...Don’t worry about me. I’ll be all right... Just care your children and sleep tight. I’ll keep you safe on my watch tonight...”

“...There’s a promise I need you to make. While I’m gone, you take care of the love and I’ll deal with the hate...”

Tạm dịch:

“...Xin đừng lo cho tôi, tôi sẽ bình yên. Hãy lo cho bầy trẻ và hãy ngủ ngon. Tôi sẽ giữ cho mọi người an toàn trong phiên gác đêm nay...”

“... Tôi chỉ muốn bạn hứa với tôi một điều: Khi tôi đi rồi, bạn hãy lo chuyện yêu thương, hãy để tôi chiến đấu chống hận thù...” (Kathy Trần).

Tôi đã viết khá nhiều về những người lính, nhưng tôi không có lời nào để nói về người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cả. Tôi muốn như vậy vì tôi biết những người lính đó đã ở trong lòng chúng ta, đang và sẽ mãi mãi như vậy và đó là điều trân quí nhất, trân quí hơn tất cả mọi lời nói. Dẫu sao cũng xin mượn mấy lời tâm huyết của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để kết luận cho đoạn viết ngắn này:

“Cám ơn anh, những người của từng thế hệ, những người đã chết trong quên lảng hay đang sống thiệt thòi trầm mặc trong nỗi đớn đau riêng.

Đừng đợi thấy vinh quang từ chiến thắng, xin hãy ngưỡng mộ và tri ân ngay từ buổi ban đầu của sự góp mặt đầy quả cảm...”

2.
Khá lâu trước đây, tôi có được nghe đâu đó một bản nhạc buồn, rất hay nhưng buồn. Bản nhạc đại khái có những câu như sau:

“Tôi biết tôi sẽ buồn, khi một mình lang thang trên đất khách, tôi biết tôi sẽ buồn, khi một mình sống với cô đơn...”
... 
“...Đi, tôi vẫn đi, dầu gì tôi vẫn đi, đi để được nói tiếng yêu thương, đi để được nói những sự thật. Đi, dầu gì tôi vẫn đi...”

Đi, tôi vẫn đi, dầu gì tôi vẫn đi. Những lời xé lòng trên không chỉ của nhân vật xưng tôi trong bản nhạc mà nó là tiếng kêu trầm thống của ngàn người, vạn người, triệu người, của cả một dân tộc. Mới đây, tại thành phố Houston Hoa Kỳ, đã có hơn một trăm người tham gia vào đoàn quay phim của đài BBC để dựng lại cảnh ra đi nát lòng này vào những ngày cuối cùng của Sài Gòn trong cơn hấp hối.

Từng đoàn người hớt hải chạy vào phi trường Tân Sơn Nhất, tường đoàn người thất tán túa xuống bến Bạch Đằng; từng đoàn người chen lấn vào khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ. Những chiếc trực thăng cất lên, có người bám được lên tàu, có người kẹt lại thê thảm, cả người trên tàu và người ở lại đều chảy nước mắt. Chuyện đã cũ rồi, nhưng cảnh dựng lại cũng làm chảy nước mắt nhiều người Nước mắt không chỉ có trên mặt những người Việt Nam chua xót với cuộc bể dâu mà chính mình là những nạn nhân trong cuộc, mà nước mắt còn ngập tràn trên mi những nhân viên ngoại quốc bàng quang. Nỗi đau quá lớn của cả một dân tộc đủ để làm mủi lòng tất cả mọi người hiện diện.

Đoạn phim tiếp nối với những đọa đày của người ở lại, những cô đơn, lạc lõng, những tất bậc áo cơm để xây dựng lại cuộc đời từ con số không, từ bàn tay trắng của những người di dân tỵ nạn lạc loài.

Hàng trăm “diễn viên” dù không chuyện nghiệp nhưng đã làm hết sức mình để làm sống lại những hình ảnh đau thương về một giai đoạn đầy bất hạnh của chính mình, của đồng bào mình, của dân tộc mình. Họ làm việc có lẽ không vì món thù lao khiêm tốn mà đoàn làm phim chi trả mà họ làm việc vì muốn góp phần nói lên cho toàn thế giới hiểu được người Việt Nam đã tha thiết với tự do như thế nào và đã phải trả những gì để đạt được điều đó.

Đời anh gắn liền đám đông.
Tự do hoặc chết chứ không cúi đầu
Người mà chẳng khác ngựa trâu
Hỏi em mơ ước sống lâu làm gì
Sống hèn thà chết ngay đi...
(Nguyễn Hữu Nhật)

Người tỵ nạn Việt Nam, những người có truyền thống lâu đời gắng liền với quê hương, nguồn cội đã đứt ruột lìa xa cố hương, làm thành một làn sóng tỵ nạn lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Họ cần cơm áo ư! Không phải. Họ cần ngọc ngà châu báu, nhà cao cửa rộng ư! Không phải. Cái mà họ cần quí giá hơn mọi giá trị vật chất trên cõi đời này: Tự Do.

Anh em chúng tôi
Những người Việt Nam mất nước
Chúng tôi mất quê hương nhưng thừa đảm lược
Chúng tôi mất tư do nhưng dư nhân phẩm làm người
Ôi! Những con người thừa mứa an vui
Hiểu sao được dân tôi khổ đau và kiêu hãnh
Chúng tôi có trái tim nồng nàn ngay thẳng
Chúng tôi có trái tim bất khuất quật cường
Có sá gì một chút áo cơm
Có tiếc gì một chút sống thừa nhục nhã
Ngày hôm nay chúng tôi muốn thét to cùng tất cả
Chúng tôi là con người
Bao năm rồi vì thế giới an vui
Đã nhận cho mình vòng gai khổ hận
Hai mươi năm đâu tiếc máu xương ngoài mặt trận.
Mười lăm năm nào thiếu hùng tâm ngay chốn ngục tù
Có ai như chúng tôi xứng đáng làm người
Có ai như chúng tôi dám đổi tự do bằng mạng sống
Chúng tôi ngẩn cao đầu giữa trời cao đất rộng.
Kiêu hãnh đạp lên dĩ vãng muộn phiền.
(Nguyễn Mạnh An Dân)

Hơn ba mươi năm đã qua kể từ ngày tháng tư bi thảm đó, cộng đồng người Việt ty nạn đã trở mình, đã lớn mạnh. Thế hệ thứ nhất đã ổn định, đã vươn lên trong mọi lãnh vực. Thế hệ thứ hai đã thành đạt và thăng tiến. Nhiều trăm ngàn chuyên viên ưu tú các ngành. Nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh to lớn và thịnh đạt do người Việt làm chủ ở khắp mọi nơi. Nhiều nhân tài người Việt đã góp mặt trong guồng máy chính quyền các cấp ở các quốc gia tạm dung. Người tỵ nạn Việt Nam đã có gần như đầy đủ những gì con người mơ ước nhưng họ vẫn thiếu một thứ mà họ cần: Quê hương và người tỵ nạn vẫn luôn là những người “di tản buồn” bởi quê hương họ, đồng bào họ không vui. Biết bao tiếng gọi thiêng liêng đã và đang thôi thúc người tỵ nạn nỗ lực hết sức mình để hy vọng một ngày quê hương thực sự có tự do, dân chủ và nhân quyền, khi ấy, niềm vui của người tỵ nạn mới trọn vẹn bởi đồng bào họ sẽ có những gì họ đã có.

Hãy ước mơ và hy vọng. Hãy cùng nhau biến ước mơ thành hiện thực.

3. 
...Nhớ nghĩa trang quê bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
(Du Tử Lê).

Cô xướng ngôn viên còn trẻ, rất trẻ; chắc chắn cô chưa có mặt trên cõi đời này khi pho tượng tiếc thương được dựng lên trước nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Không chừng cô còn chưa có mặt khi bức tượng đó bị giật sập xuống. Tuy nhiên cô đã nhỏ lệ khi đọc hai câu thơ nhắc về pho tượng, nhắc về những người lính. Nét mặt cô, giọng nói của cô không mang vẻ nhập vai, đóng kịch, nước mắt có từ một đau xót thật, một tiếc thương thật từ tận trái tim người. Cảm ơn cháu gái, cảm ơn những tấm lòng Việt Nam. Cô xướng ngôn viên ngừng lại một chút, có lẽ để tự dằn cơn xúc động, có lẽ để nỗi xúc động đủ thời gian trùm tỏa trong lòng những người hiện diện rồi cô nghẹn ngào nói tiếp: Bức tượng ngày nay đã không còn, nó đã bị xóa đi sau tháng tư buồn nhưng hình ảnh những người lính luôn sống trong lòng chúng tôi, trong lòng quí vị, trong lòng mỗi chúng ta, những người Việt Nam.

Pho tượng đã không còn, nghĩa trang - quê của bạn bè ta - cũng không còn. Đau đớn lắm nhưng đó chưa phải là tất cả. Ai biết được, về đâu, những người lính nằm lại trên đỉnh đèo Hải Vân, trên đường 19, trên bờ biển Qui Nhơn, trên Tỉnh lộ 7, ở Phan Rang, ở Bình Long, ở Xuân Lộc, ở khắp các mặt trận lớn, nhỏ, có tên, không tên trong những giờ phút sinh tử cuối cùng. Ai biết được, về đâu, hàng hàng lớp lớp những xác thân quấn vội poncho để lại bên lề đường, dưới lùm cây, bên bờ suối, trong rừng, trên núi, giữa kinh rạch, trong bưng biền với bao cơm sấy có tấm giấy nhàu nát viết vội: Đây là binh nhì..., binh nhất..., hạ sĩ..., thiếu úy..., đại úy... nhờ quí vị hảo tâm nhắn tin về địa chỉ… như một cố gắng cuối cùng của đồng đội dành cho nhau. Ai biết được ra sao, những đơn vị, những người lính, chiến đấu đơn độc, và chết thầm lặng ở một nơi nào. Ai biết được ra sao, bây giờ, những mồ hoang bên bờ rào trại giam ở Cổng Trời, Sơn La, Vĩnh Phú, Kum Tum, La Hai, Đồng Phú... Nhiều lắm, nhiều lắm, những người lính không biết nghĩa trang, những người lính không kịp về nằm cạnh bạn bè ở quê hương cuối cùng của mình. Những người lính sống lặng lẽ và chết vô danh. Người lính. Bao năm qua, giờ này, anh ở đâu?

4.

“Hạ kỳ!’. Súng bắt đều tay
Xin chào đất nước lần này nữa thôi!...
(Nguyễn Tư - Hạ Kỳ Lần Cuối)

Nhiều chục năm trước, từ một doanh trại buồn thảm nào đó trong những giờ phút bi uất cuối cùng của đời binh nghiệp đang bị bức tử, người lính Nguyễn Tư đã nhỏ lệ. Rất nhiều người đã nhỏ lệ, cả một dân tộc đã nhỏ lệ và đều xé lòng trong giờ phút “Hạ Kỳ Lần Cuối”.

Quốc kỳ được hạ xuống nhưng nó không mất đi, nó luôn sống trong lòng, nó mãi bay trong tim mọi đứa con Việt Nam, như một lời hịch, như một tiếng gọi thiêng liêng, nó truyền lan từ thế hệ này đến thế hệ kế tiếp. Người trẻ Lữ Anh Thư, cô sinh viên dấn thân, một trong những người đầu tiên khơi dậy phong trào tranh đấu cho cờ Vàng trở thành biểu tượng của người Việt tự do trên thế giới; người trẻ Lê Cung, võ sĩ ba lần vô địch thế giới, luôn xuất hiện trong y phục cờ vàng và luôn khoát lá cờ biểu tượng của tổ quốc trong những giờ phút vinh dự nhận giải vô địch, người trẻ Bùi Thanh Thảo, người chiến binh trong quân lực Hoa Kỳ đã thượng cờ vàng trong ngày lễ Lao Động tại Thủ Đô Baghdah. Hiện đã có 8 tiểu ban, 56 thành phố, quận hạt thuộc 24 tiển ban khác nhau công nhận cờ vàng ba sọc đỏ như là biểu tượng của người Việt tự do.

Anh Nguyễn Tư, có lẽ sẽ có ngày chúng ta nhỏ lệ thêm một lần nữa trước lá cờ tổ quốc, không phải là giọt lệ buồn như ngày nào mà là giọt lệ vui mừng ngày được nhìn thấy biểu tượng của tự do, dân chủ và nhân quyền tung bay khắp trời quê hương. Chúng ta có quyền ước mơ và hy vọng. Phải không?


















29.03.2017

Nguyễn Mạnh An Dân
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

NGÀY TANG CHUNG CỦA CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM

$
0
0

  NGÀY TANG CHUNG CỦA 
CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM 
Dương Hoài Linh

NGÀY 30/4/1975 RỒI ĐÂY SẼ LÀ NGÀY TANG CHUNG CỦA 
CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM CHỨ KHÔNG CHỈ RIÊNG VNCH VÀ CÁC "THUYỀN NHÂN".

Xin long long trọng báo với các bạn rằng đó là một sự thật chắc chắn như 1+1= 2.

Có thể bây giờ do nhận thức rất nhiều người Việt trong nước vẫn tổ chức ăn mừng ngày đau thương này không tính con cháu của chính quyền cộng sản, DLV và dân chủ giả tạo. Các nhà đấu tranh dân chủ thật có gốc gác cộng sản vẫn xem đây là ngày thất bại của một chính thể VNCH, họ chỉ thoáng một chút bùi ngùi chứ chưa hề động tâm lắm. Nhưng nếu suy nghĩ sâu xa họ sẽ day dứt ,ân hận,nuối tiếc ,xót xa khi để cho cái ngày này xảy ra.

Khi bánh xích xe tăng đầu tiên cán nát Dinh Độc Lập 11: 30 ngày 30/4/1975 cả miền bắc đổ ra đường vỗ tay ăn mừng chiến thắng. Một bi hài trớ trêu của lịch sử vì họ không hề biết rằng họ đang ăn mừng cái ngày dân tộc Việt Nam đặt một chân vào vòng nô lệ của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Những người có tầm nhìn lịch sử sâu xa như tổng thống Mỹ Reagan đã thấy được tương lai . Ông nói "Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau."

Tại sao người Mỹ lại nói như vậy ? Và cũng tại sao ông Ngô Đình Nhu cũng khẳng định :"Sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa."
( Chính đề Việt Nam) ?

Bởi lẻ họ đã nhìn ra dã tâm xâm lược của Trung Cong , một nước khổng lồ có 1,3 tỷ dân , điều mà lịch sử ông cha ta 4000 năm đã hết sức cảnh giác.

Tại sao Nhật Hoàng ngay sau khi kết thúc thế chiến đã không ngần ngại bị tước hết quyền lực bởi một bản hiến pháp do quân đội viễn chinh áp đặt để đặt quyền dân chủ lên trên tất cả? Bởi vì ông biết Nhật đang sống cạnh Trung Hoa, chỉ có nền dân chủ và nước Mỹ mới cứu lấy nước Nhật khỏi bị Trung Cong nuốt chửng.

Tại sao người Mỹ chỉ vào miền Nam để ngăn chặn cộng sản mà bỏ qua 8 bức thư kêu gọi của Hồ Chí Minh gởi cho tổng thống Mỹ Truman? Bởi vì họ biết rõ Hồ Chí Minh là người của "Quốc tế cộng sản" , một tên nội gián do Trung Hoa cài đặt. Họ thực hiện đường lối "NO WIN" là biết tự lượng sức mình ,không thể đương đầu với một đất nước đông dân như Trung Hoa, điều đã từng xảy ra khi ủng hộ Nam Hàn đuổi Bắc Hàn đến sông Áp Lục. Đánh nhau với Trung Cong trên một lãnh thổ sát nách họ là một sự sa lầy cho cả nước Mỹ. Khi rời bỏ miền Nam họ cũng vô cùng luyến tiếc . Nhưng không còn cách nào khác. Nước Mỹ không nợ gì nhân dân miền Nam, không hề phản bội nhân dân Việt Nam vì họ đã để lại mảnh đất này 58.000 binh sĩ và hàng trăm tỷ Mỹ Kim. Họ đã giải quyết rốt ráo vấn đề hậu quả của chiến tranh bằng các chương trình tái định cư ODP, HO, con lai...

Chính nhân dân Việt Nam nợ nhân dân Việt Nam.

Món nợ nhận thức. 

Tổng thống Mỹ Reagan cũng có một câu nói để đời :"Dân chủ đáng giá chết để đổi lấy, bởi vì nó là một cơ chế chính phủ danh dự nhất được thành lập bởi nhân loại."

Tiếc rằng người dân Việt nam chẳng hề thấm thía câu nói này.

Chỉ có một chính phủ dân chủ mới có thể ngăn chặn được xâm lược. Nhưng những người lính miền Bắc không hề hiểu thế nào là dân chủ. Họ đang cầm súng hủy hoại ngay chính tương lai dân tộc mình nhưng họ vẫn cứ nghĩ là đang chiến đấu cho ngày hòa bình,thống nhất đất nước.

Đến hôm nay ta có thể khẳng định chắc chắn rằng nước Việt Nam thực sự đã mất vào tay Trung Cong, không có cách gì cứu vãn. Bởi vì nó đã diễn ra trong cả một quá trình cả trăm năm chứ không phải chỉ vài năm gần đây.

Mất từ khi dân tộc Việt Nam để Việt Minh cướp chính quyền.

Mất từ khi dân tộc Việt Nam để Võ Nguyên Giáp thanh toán các đảng phái đối lập trong vụ án Ôn Như Hầu và tiến hành độc đảng.

Mất từ khi Hồ Chí Minh cầu cứu Trung Cong , Phạm Văn Đồng ký kết công hàm thừa nhận lãnh hải 12 hải lý của Chu Ân Lai.

Mất từ khi tiến hành cải cách ruộng đất đặt dưới tay các cố vấn Trung Cong.

Mất từ khi chủ nghĩa xét lại của ông Hoàng Minh Chính bị bóp chết.

Mất từ khi Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đưa quân đánh chiếm miền Nam.

Và đỉnh điểm của mất nước là đúng vào thời điểm bánh xích xe tăng cán nát cột cờ dinh Độc Lập. Vì chỉ có một nền dân chủ mới giữ được nước mà thôi. Nền dân chủ ấy chết xem như nước đã mất và 30/4 chính là ngày tang chung. Tang cho cả những người lính đang cầm súng tiến hành cái gọi là "giải phóng Sài Gòn". Không ,họ không hề giải phóng . Phải gọi chính xác là họ đang đặt những viên đá đầu tiên cho một ngàn năm nô lệ của giặc phương Bắc.

Những gì xảy ra sau này chỉ là mối bất hòa của hai kẻ đã từng thông đồng với nhau trước đó. 

17/2/1979 đừng nghĩ rằng đó là một cuộc chiến chống xâm lược. Không hề. Đó chỉ là một cơn tức giận của gã chủ nợ với con nợ muốn phản bội giấy nợ đã ký để quay qua tên chủ nợ khác (Liên Xô). 
Và 4/3/1988 chỉ là xoa giận chủ nợ nên hy sinh 64 con tốt thí. Năm 1990 chính là năm ký kết giao kèo hồi quy và 30 năm sau đó là để cụ thể hóa tiến trình này.

Việt Nam chỉ có thể chống lại một trận chiến xâm lược khi quân đội xâm lược đó mặc áo lính. Khi quân đội đó mặc áo dân và đã thâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam thì vô phương. Điều này cũng giống như quân đội Mỹ,một quân đội hùng hậu nhất thế giới cũng phải bó tay khi dân Việt Nam mặc áo lính. Vì họ không thể giết dân nên đành phải kéo quân về.

Trung Cong lại là sư phụ của Việt Nam về "chiến tranh nhân dân". Chúng sẽ dùng dân Tau tại Việt Nam để nội ứng ngoại hợp. Chưa kể lực lượng quân sự của Trung Cong đưng thứ hai tren thế giới Cho dù quân đội này có đứng yên làm bia cho dân Việt Nam tập bắn, bắn cũng không hết vì chúng quá đông. Chết lớp này có lớp khác bổ sung ngay.

Khi anh đã mở cửa cho giặc vào nhà thì anh phải chấp nhận sự thật cho dù đau đớn nhất. Một sự thật đã được báo trước. Nhưng đáng buồn cười khi trong nước vẫn còn những kẻ đăng lên FB chửi xéo ngày 30/4 là ngày thất trận của bọn cờ vàng ,ba que, chụp những tấm hình khoe về xa lộ Việt nam đẹp và hiện đại như thế nào...

Chúng ta không thể trách họ mà chỉ tội nghiệp thay cho họ,tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam. Bởi một lẻ đơn giản tư duy và tầm nhìn của họ chỉ đến mức đó.







"1893"






quoc-ky-vnchCTSQVNCH

__._,_.___

Posted by: THOMAS DO

Những bản dịch Thơ ngụ ngôn La Fontaine sang tiếng Việt

$
0
0


Những bản dịch Thơ ngụ ngôn La Fontaine sang tiếng Việt

Gần năm thế kỷ trôi qua, những bài học đạo đức ý nghĩa được truyền tải một cách dí dỏm và hấp dẫn trong Thơ ngụ ngôn La Fontaine dường như vẫn còn giá trị trong thời hiện đại. Sau bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh được in thành sách lần đầu tiên vào năm 1916, một số dịch giả khác, trong đó có Nguyễn Trinh Vực, tiếp tục chuyển ngữ những vần thơ của thi hào Pháp một cách thuần Việt hơn và hợp với truyền thống Việt Nam. Kể từ đầu những năm 1980, nhiều nhà xuất bản như Giáo Dục, Kim Đồng, Văn Học, Thế Giới, Mỹ Thuật, luôn quan tâm tái bản Thơ Ngụ ngôn La Fontaine của hai dịch giả trên.

Tháng 01/2017, sau hơn 100 năm bản dịch sang tiếng Việt đầu tiên được phát hành, nhà xuất bản Nhã Nam và Hội Nhà Văn cho tái bản tác phẩm song ngữ Việt-Pháp Thơ Ngụ ngôn La Fontaine (dịch ra văn vần) do dịch giả Nguyễn Trinh Vực thực hiện với phần tranh minh họa của họa sĩ Mạnh Quỳnh và được nhà xuất bản Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) phát hành năm 1945.
Trả lời RFI tiếng Việt, anh Nguyễn Xuân Minh, trưởng phòng bản quyền của NXB Nhã Nam, giải thích lý do chọn ấn bản song ngữ này :
“Nhã Nam được thành lập bởi bốn người rất yêu sách và đam mê văn học mà trong số đó có một người sưu tầm sách cũ và sách cổ. Trong bộ sưu tập của anh đấy có cuốn Truyện cổ La Fontaine do dịch giả Nguyễn Trinh Vực dịch và họa sĩ Mạnh Quỳnh minh họa. Ngoài ra cũng có bản của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh, cũng do họa sĩ Mạnh Quỳnh minh họa. Nhưng vì bản dịch của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có rất nhiều nhà xuất bản khác của Việt Nam tái bản rồi và bản dịch của Nguyễn Trinh Vực cũng là một bản dịch xuất sắc không kém cho nên Nhã Nam muốn giới thiệu lại bản dịch này cho độc giả, với các hình minh họa rất đẹp và đậm đà chất Việt Nam của họa sĩ Mạnh Quỳnh”.
Đúng vậy, những vần thơ tiếng Pháp được dịch giả Nguyễn Trinh Vực tài tình chuyển sang các thể thơ dân gian Việt Nam quen thuộc, dễ đi vào lòng người như lục bát, song thất lục bát, lục bát gián thất hay thơ năm chữ, với nhiều điển tích cổ của Việt Nam. Nội dung câu chuyện lại rất đỗi bình dị, được hư cấu từ những nhân vật chính là những con vật thân quen, cùng với phần tranh minh họa gần gũi với văn hóa Việt của họa sĩ Mạnh Quỳnh càng lôi cuốn người đọc. Chính vì điểm này, Nhã Nam quyết định tôn trọng bản gốc năm 1945.
“Ấn bản 2017 của Nhã Nam xuất bản Truyện cổ La Fontaine tôn trọng hoàn toàn bản được xuất bản lần đầu tiên. Tuy nhiên, có một số quy tắc chính tả đã thay đổi rất nhiều nên chúng tôi chỉ chỉnh sửa một chút xíu phần chính tả và dựa theo quy tắc chính tả hiện hành. Ngoài ra, các cách thức trình bày, minh họa và cách đặt minh họa từng trang, kể cả phần song ngữ, đều hoàn toàn tôn trọng theo ấn bản xuất bản lần đầu tiên”.
Ấn bản năm 1945 chỉ được in mầu ở trang bìa đầu và cuối, còn bên trong là hình vẽ đen trắng. Đáng tiếc là có rất ít thông tin về sự nghiệp của Nguyễn Trinh Vực. Còn họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh (1917-1991) được biết đến như một họa sĩ tiên phong trong lĩnh vực sáng tác truyện tranh của Việt Nam. Ông là cây cọ chủ lực cho tờ báo nhi đồng đầu tiên Cậu Ấm - Nhi đồng giáo dục (02-05/1935), sau này được đổi thành Cậu Ấm Cô Chiêu (1935-1937). Khi minh họa cho Thơ Ngụ ngôn La Fontaine, những con vật hiện ra ngộ nghĩnh, thân quen dưới nét vẽ của Mạnh Quỳnh. “Ngay cả con vật dữ tợn như sư tử, sói… cũng đều biết cười ! Và trông nét mặt chúng đáng yêu làm sao !”, như một nhà bình luận từng viết.
Bìa Truyện Ngụ ngôn La Fontaine, bản dịch của Nguyễn Trinh Vực năm 1945, NXB Nhã Nam tái bản năm 2017.NXB Nhã Nam
Dịch tác phẩm nước ngoài để làm giầu văn học và chữ quốc ngữ
Trước bản dịch của Nguyễn Trinh Vực, cần phải nhắc đến bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhiều trí thức cựu học nhưng theo xu hướng cởi mở và trí thức tân học rất chú ý đến văn học Pháp. Với họ, dịch các tác phẩm Pháp là cơ sở để sáng tác văn học Việt Nam. Vì thứ nhất văn xuôi (văn vần) còn chưa phổ biến, ngoại trừ các thể loại thơ. Thứ hai, chữ quốc ngữ còn nghèo nàn và chỉ được một bộ nhỏ trí thức và quan lại sử dụng. Vì vậy, viết báo và dịch văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp, là các cách hiệu quả để cải thiện và làm giầu chữ quốc ngữ.
Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, thi sĩ La Fontaine được phiên âm qua Hán-Việt là Lã Phụng Tiên. Khi làm chủ biên tờ Đại Nam Đăng Cổ Tùng báo, ông Nguyễn Văn Vĩnh dịch nhiều bài trong tuyển tập Thơ Ngụ ngôn La Fontaine và lần lượt đăng trên báo từ năm 1907, như Con ve và con kiến hay Con sói và con chiên con (con cừu)…
Năm 1916, Nguyễn Văn Vĩnh cho xuất bản hai tập Thơ Ngụ-ngôn của La Fontaine tiên-sanh diễn quốc âm trong nhóm III của tủ sách “Phổ thông giáo khoa thư xã”(Bibliothèque franco-annamite de vulgarisation) do François-Henri Schneider, ông chủ nhà in kiêm nhà xuất bản cùng tên, thành lập. Cũng trong nhóm III, chuyên về Văn Học, Nguyễn Văn Vĩnh còn cho in thêm một số tác phẩm văn học dân gian khác của Pháp, như Truyện trẻ con của Perrault tiên-sanh diễn nôm (les Contes de Perrault), Télémarque phiêu lưu ký (les Aventures de Télémarque), Bil Blas de Santillane, Guilliver phiêu lưu ký (le Voyage de Guilliver)
Năm 1928, lần đầu tiên tập Thơ Ngụ ngôn La Fontaine gồm 44 bài của Nguyễn Văn Vĩnh được họa sĩ Mạnh Quỳnh minh họa trong ấn bản do NXB Trung Bắc Tân Văn phát hành Đến năm 1943, tập thơ được NXB Alexandre de Rhodes tái bản. Trong phần “Mấy lời của dịch giả”, nhà trí thức Nguyễn Văn Vĩnh viết :
“Tập dịch-văn này tôi làm ra kể đã lâu năm lắm rồi, khi còn ít tuổi, chưa làm văn vần bao giờ, mà đọc qua thơ La Fontaine cũng phải cảm-hứng, chấp chảnh nên vần, tuy lắm câu văn còn lấc-cấc lắm, nhưng các bạn độc-giả, cũng nhiều ông xét quá rộng cho là dụng công dịch lấy đúng. Đúng đây là đúng cái tinh-thần, chứ không có nề gì những chữ “hổ” đổi làm “sư-tử”, “cái gậy” đổi ra “con chó”, khiến cho những người thắc-mắc được một cuộc vui, ngồi soi-bói từng câu từng chữ, mà kể được ra có ba bốn chỗ dịch lầm…”
Bản dịch Thơ Ngụ ngôn La Fontaine của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh in lần đầu năm 1916, bản microfiche lưu tại BNF.RFI / Tiếng Việt
Sức lôi cuốn gần 5 thế kỷ…
Thơ ngụ ngôn La Fontaine nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng thế giới dù đã gần… 500 tuổi ! Nhiều ấn bản đặc sắc, có minh họa hay sách đọc, vẫn thường xuyên được tái bản tại Pháp dành cho độc giả nhí từ 6 tuổi.
Jean de La Fontaine sáng tác thơ ngụ ngôn (Fables) trong khoảng những năm 1668 đến 1696, dưới triều đại vua Louis XIV, nổi tiếng thịnh vượng trong vương triều Pháp. Văn hóa cổ đại, đặc biệt là văn học Hy Lạp-La Mã, rất được ưa chuộng trong giai đoạn này. La Fontaine sử dụng một loại hình văn học thuần cổ đại, đó chính là truyện ngụ ngôn, để dạy dỗ hoàng tử.
Toàn bộ tác phẩm của La Fontaine được chia thành ba tập và lần lượt được đề tặng cho ba người thân cận của nhà vua : tập thứ nhất (xuất bản năm 1668) được dành cho thái tử kế nghiệp ; tập thứ hai (1678) dành cho Quý bà Montespan, ái phi được nhà vua sủng ái từ bốn năm qua ; tập cuối (1693) được đề tặng cho Louis de France, công tước vùng Bourgogne và là cháu của vua Louis XIV.
Các câu chuyện ngụ ngôn, được kể bằng văn vần hay bằng thơ, miêu tả cỗ máy hoạt động của chính thể chuyên chế thông qua biện pháp nhân cách hóa một số loài vật, như con hổ tượng trưng cho vương quyền. Thông qua những đoạn hội thoại và khéo léo sử dụng nghệ thuật trào phúng giữa những con vật, các câu chuyện có dụng ý “uốn nắn những phong tục, tật xấu bằng tiếng cười” với một bài học đạo đức rút ra sau mỗi câu chuyện hoặc được giải thích ở cuối hay ngay đầu bài.
Tôn trọng nguyên bản tập thơ được dịch từ năm 1945, NXB Nhã Nam giúp độc giả so sánh quá trình cải tiến của tiếng Việt, giới thiệu một tác phẩm văn học nổi tiếng của Pháp, song cũng qua đó, khẳng định những lời khuyên đầy ý nghĩa trong tập thơ ngụ ngôn vẫn còn giá trị trong xã hội hiện nay.
“Khi tái bản hiện nay, thì sách song ngữ Anh-Việt sẽ phổ biến hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có rất nhiều người yêu văn học Pháp và yêu Pháp ngữ nên chúng tôi vẫn quyết định tái bản song ngữ Pháp-Việt, một phần là dành cho các học sinh học tiếng Pháp có thể trau dồi thêm. Ngoài ra, chúng tôi nghĩ khi đã tái bản một ấn bản cũ thì nên tôn trọng ấn bản đó và chỉ chỉnh sửa tối thiểu có thể. Tôi nghĩ là tác phẩm này vẫn được độc giả Việt Nam đón nhận, dù có nhiều người không biết tiếng Pháp, thì họ vẫn có thể đọc phần tiếng Việt và xem phần tranh minh họa mà bỏ qua phần tiếng Pháp. Còn những người quan tâm đến phần dịch và biết tiếng Pháp thì vẫn có thể tham khảo”.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

BỐN MƯƠI HAI NĂM NHÌN LẠI 30 tháng 4/1975 – 30 tháng 4/2017

$
0
0


BỐN MƯƠI HAI NĂM NHÌN LẠI
                              30 tháng 4/1975 – 30 tháng 4/2017
                                      Xin phổ biến rộng rãi.
                                                Liên Thành

BỐN MƯƠI HAI NĂM NHÌN LẠI
                   30 tháng 4/1975 – 30 tháng 4/2017
Thưa Đồng bào, Thưa Quý Chiến hữu,

30/4/1975 - 30/4/2017
 đúng bốn mươi hai năm, với trên 3 triệu đồng bào Việt Nam lưu vong khắp quả đất nầy để tránh bầy thú dữ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bốn mươi hai năm, quả thật  không ngắn đối với một đời người, cũng nên nhìn lại ta có được cái gì, ta chưa có cái gì, và Cộng sản Việt Nam muốn gì nơi chúng ta?
               
                             TA CÓ ĐƯỢC CÁI GÌ SAU 42 NĂM QUA ?                           

Thưa Đồng bào, Thưa Quý Chiến hữu,
Trước tiên, chúng ta đã có thế hệ thứ 2 trên bốn mươi tuổi, và thế hệ thứ 3 cũng đã hai mươi tuổi. Chúng ta có những giáo sư đại học, những kỹ sư, những bác sĩ, những luật sư, những khoa học gia lừng danh, những thương gia triệu phú, và nhiều sĩ quan người Mỹ gốc Việt từ hạ sĩ quan, sĩ quan, đến cấp tướng trong quân lực Hoa Kỳ Nhiều người gốc Việt mang nhiều quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau. Nói tóm lại, chúng ta có được một khối lượng chất xám đáng được nể trọng.

                                       Về Tổ Chức Hội Đoàn
Chúng ta có các loại hội đoàn chống cộng: Có Tập Thể Chiến Sĩ VNCH có tướng, có tá, có úy, có binh, có lính; có Hội Không Quân; Hội Hải Quân; Hội Nhảy Dù; Hội Thủy Quân Lục Chiến; Hội Biệt Động Quân; Hội Lực Lượng Đặc Biệt; Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia; Hội Quân Cảnh; Hội Võ Bị; Hội Thủ Đức; Hội Quốc Gia Hành Chánh; Hội Tù Nhân Chính Trị, v.v…
Chúng ta có các hội đồng hương từ Bến Hải đến Cà Mâu: Hội Đồng Hương Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Biên Hòa, Rạch Giá, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đồng Tháp, v.v… Tính ra cũng cả hơn trăm hội đồng hương.

Chúng ta có những đảng phái chính trị lâu đời: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng, Tân Đại Việt, và cả vài ba chục đảng phái quốc gia khác nữa.

Chúng ta có những nghị viên thành phố, có thị trưởng, có thượng nghị sĩ tiểu bang, v.v… Có nhân viên làm cho mọi ngành an ninh; có tướng có tá, là những quân nhân  Mỹ gốc Việt, hoặc Canada, Âu Châu, Úc Châu. Tất cả đang tham gia vào dòng sinh hoạt chính của những xứ sở đó.
Chúng ta cũng đã có tổ chức Kháng Chiến bịp của ông Phó Hải quân Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Ông Minh và một đám trí thức, cựu sĩ quan VNCH, một vài nhân vật cao cấp của chính phủ VNCH, Dân biểu VNCH, và anh em cháu chắt của ông ta đã tạo dựng ra phong trào kháng chiến gọi là Phong trào Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh. Mục đích của ông Hoàng Cơ Minh và anh em ông ta khi thành lập phong trào nầy là chỉ để phỉnh gạt tiền bạc của đồng bào, chứ không phải là một tổ chức kháng chiến thật sự nhằm chống lại chính quyền tàn bạo của cộng sản Việt Nam.

Tệ hại hơn nữa bọn họ còn thành lập toán ám sát gọi là K-9 để sát hại những ai  tố cáo, chống lại việc làm sai trái phỉnh gạt đồng bào của bọn họ. Điển hình là bọn chúng đã bắn chết vợ chồng ông ký giả Đạm Phong tại Washington, D.C. khi vợ chồng ông ký giả nầy phanh phui những việc làm xấu xa của bọn chúng.

Hoàng cơ Minh bị bắn chết vì nội tuyến vậy mà tổ chức nầy vẫn giấu kín, mãi 18 năm sau mới công bố Ông Hoàng Cơ Minh đã chết. Che giấu cái chết của ông Hoàng Cơ Minh không ngoài mục đích là tiếp tục dùng hồn ma của ông ta để phỉnh gạt đồng bào.

Tổ chức kháng chiến Hoàng Cơ Minh đã bị khai tử sau khi bị đồng bào phát giác là một tổ chức bịp và
khi mà tổ chức nầy bị sở thuế IRS của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ tuy tố ra tòa vì tội trốn thuế…

Theo tôi, chúng ta có quyền để tên ông Hoàng Cơ Minh vào danh sách những tên Tội đồ Dân tộc, bởi lẽ những hành động bịp của ông ta, của tổ chức ông ta, đã đánh mất niềm tin của đồng bào đối với những tổ chức, cá nhân đang thật sự dấn thân trên bước đường giải phóng quê hương và dân tộc thoát khỏi chế độ bất nhân, tàn bạo của đảng cộng sản Việt Nam hiện tại.

Hiện tại chúng ta có Đảng Việt Tân,Đảng Việt Tân là từ Viết tắt của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Việt Tân được thành lập do những thành phần cao cấp trong tổ chức phong trào kháng chiến Hoàng Cơ Minh, và do anh em, cháu chắt của ông Hoàng Cơ Minh thành lập sau khi phong trào kháng chiến Hoàng Cơ Minh bị khai tử.

Điều đáng lưu ý là tổ chức Việt Tân là tổ chức kháng chiến của Hoàng Cơ Minh tái sinh, và tổ chức nầy hiện tại có thêm Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày tức Nguyễn văn Hải, Nữ Đại úy Công an cộng sản Tạ Phong Tần, v.v… Những nhân vật nầy sau thời gian trãi qua kế hoạch khổ nhục kế trong trại tù của cộng sản việt Nam, để tạo niềm tin của đồng bào hải ngoại rằng bọn họ là những người chống đối chế độ cộng sản trong nước. Những thành phần nầy đã được tình báo cộng sản đưa ra hải ngoại hoạt động. Bọn chúng hiện đang hoạt động dưới cái dù của đảng Việt Tân. Việt Tân, hay Việt Tanh, hay Việt Cộng, xin tùy đồng bào suy nghĩ, phân tích, để gọi cho đúng danh xưng của tổ chức nầy.

Hiện tại chúng ta cũng có Ông Nguyễ Hữu Chánh, trước năm 2008 là Thủ Tướng “Chánh Phủ Việt Nam Tự Do” tại Orange County, sau 2008 là Chủ tịch Liên Minh Dân Tộc.

Ông Nguyễn Hữu Chánh tên thật là Nguyễn Hữu Danh, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1952 tại thôn Vĩnh Phú, xã Cát Thắng, huyện huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định. Học lực Cán sự Công chánh.
1982 vượt biên đến trại tỵ nạn Bataan.
1985 định cư tại Nam California, khu Little Sài Gòn.
1982  thành lập công ty Vinamotor.
1989 với danh nghĩa giám đốc Vinamotor về Việt Nam đầu tư làm ăn.
1995 bị trục xuất khỏi Việt Nam về tội lừa đảo.

Ngày 25/7/2004, tại hội trường Sequoia Center trên đường Orangthorepe Ave. thuộc thành phố Bueva Park, CA, Hoa Kỳ, trước hàng ngàn cử tọa, Thái Hiến, nguyên phụ tá của Nguyễn Hữu Chánh đặc trách về vấn đề Campuchia nói rằng từ năm 1975-1982 Nguyễn Hữu Chánh toàn buôn lậu, lừa đảo, bị công an Việt Nam bắt, nhiều lần Thái Hiến phải đưa Nguyễn Hữu Chánh đi trốn từ Sài Gòn về Đắk Lắk và Kontum.

Năm 1997 ông thành lập “Chính phủ Việt Nam Tự Do”, rồi “Chính Phủ Lâm Thời VN Tự Do”, và cuối cùng là “Chính Phủ Việt Nam Tự Do”. Ông giữ chức Thủ Tướng.

Theo tuyên bố của Ông Nguyễn Hữu Chánh, thì từ 1995 đến nay 2017  ông đã bố trí  lực lượng của ông dọc biên thùy Việt Nam, đợi ngày quang phục quê hương. Nhiều người nghe ông đã hiến tặng hoặc cho ông mượn tiền để phục quốc. Đã 22 năm người ta mòn mõi trông chờ ngày ông về nước dựng cờ quang phục quê hương trên thủ đô Hà Nội, nhưng chẳng thấy đâu.

Chuyện Chính phủ Việt Nam Tự Do và ông Thủ Tướng Nguyễn Hữu Chánh là chuyện dài nhân dân tự vệ.  Đồng bào tỵ nạn Việt Nam khắp nơi đều có nghe danh ông Nguyễn Hữu Chánh. Đúng hay sai, thật hay bịp thiết nghĩ đồng bào đã quá biết. Xin dành sự phán đoán cho đồng bào. Viết dài dòng làm chi cho thêm tốn công.

Hiện chúng ta cũng có Ông Đào Minh Quân, Thủ tướng Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời.

Trước 1975 Ông Đào Minh Quân là sĩ quan trong quân lực VNCH, cấp bậc Trung Úy, phục vụ tại Tiểu Khu Tỉnh Quảng Trị. Định cư tại Hoa Kỳ, ông
thành lập công ty ráp bảng (board) điện tử, và làm ăn khấm khá nhờ buôn bán chip bộ nhớ của bộ phận điện tử trung tâm (CPU), vì vào thời đó, loại chip nầy rất hiếm; đám côn đồ Việt Nam thường đánh cắp loại Chip nầy của các hãng điện tử Mỹ vào đêm, xong rồi đem bán ra ngoài thị trường chợ đen. Vào khoảng thời gian 1997, cùng tranh đua với Nguyễn Hữu Chánh, ông Đào Minh Quân thành lập “Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời” và cũng tự phong là Thủ Tướng.

Cũng đã 22 năm trôi qua, ông thường tuyên bố chính phủ của ông có sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, sẽ lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam. Khẩu hiệu của ông là lật đổ bạo quyền cộng sản Việt Nam, nhưng không làm khổ dân (?), và muốn gia nhập vào chính phủ của ông phải là người chống cộng, phải đạp mặt Hồ Chí Minh qua bức hình ông trải ra dưới đất. Làm được điều đó mới là người chống cộng, và khi đó ông mới kết nạp vào chính phủ “Quốc Gia Lâm Thời” của ông.
Có một điều cũng cần phải nói đến để quý chiến hữu Quân lực VNCH rõ, mặc dầu Đào Minh Quân trước đây chỉ là Trung Úy tại Tiểu Khu Quảng Trị, nhưng nay là Thủ tướng. Ông đã gắn cấp bậc Đại tướng (4 sao) cho một sĩ quan cấp Đại úy Quân lực VNCH trước 1975 cũng làm tại Tiểu Khu Quảng Trị.

Quý chiến hữu có ai muốn được gắn chức Thống tướng 5 sao thì xin hãy gia nhập vào Chính phủ Quốc Gia Lâm Thời của ông Thủ tướng Đào Minh Quân. Có hy vọng lắm đó!

Gần đây dân Bolsa ở vùng Little Sai Gòn thiếu đường té đ...khi thấy ông Thủ Tướng Đào Minh Quân mặc bộ vest màu trắng, đi xe Li-mô-din, có cảnh sát Mỹ thứ thiệt [do do ông ta thuê] đi mô tô hộ tống,  ghé thăm dân cho biết sự tình tại khu chợ ở đường Bolsa, và cũng để đàn em của ông Đào Minh Quân quay phim, chụp hình đưa lên youtube.

Cách đây chỉ mới mấy ngày, ông Thủ tướng tuyên bố ông không làm Thủ tướng của chính phủ Quốc Gia Lâm Thời nữa vì theo ông, Chính phủ Mỹ không cho, nên ông quyết định làm Tổng thống VNCH Đệ III. Ông cho  phổ biến trên Youtube  mở
Hội Nghị Diên Hồng, trưng cầu dân ý theo lá phiếu.Bầu Thủ tướng Đào Minh Quân vào chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Đệ III.

Xin khẩn cấp thông báo đồng bào ngụ tại vùng Quận Cam, có ai nhìn thấy Ông Đào Minh Quân, xin gọi số điện thoại 911 để Cảnh sát gọi xe cứu thương đến đưa ông ta vào nhà thương điên kẽo tội nghiệp ông ta!

                              Chúng ta có 9 đài truyền hình
 57.2 đến 57.8 và 57.10,  57.11.  Hai phần ba trong số đài truyền hình nầy không còn giữ dược bản chất tiếng nói của người Việt Quốc Gia phải bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản. Có thể họ vì tài chánh eo hẹp mà phải chấp nhận tài trợ của nghị quyết 36 của đảng cộng sản Việt Nam.
Thử mở đài truyền hình trên mà nghe, mà xem:
- Ngôn ngữ họ dùng trong các bản tin hằng ngày là thứ ngôn ngữ chính cống của đám cộng sản Việt Nam: Nào là “Lính thủy đánh bộ”, nào là “máy bay lên thẳng”, nào là “bóng đá”, nào là “đảm bảo”, v.v…
-Nội dung tin tức: trong 60 phút thì 30 phút dành cho tin Hoa Kỳ, tin thế giới, tin Á Châu; gần 30 phút dành cho tin Việt Nam. Nội dung tin Việt Nam dành cho những hoạt động của chính phủ Cộng sản Việt Nam, những nhân vật từ chính quyền,  hàng lãnh đạo cao cấp trong đảng cộng sản Việt Nam. Những hình ảnh ghi lại các hoạt động của quân dội và công an cộng sản. Đau lòng nhất là hình ảnh cờ đỏ sao vàng, cờ máu của bọn chúng bay phất phới trên màn hình TV.
Đến giờ giải trí thì toàn là phim được cung cấp từ Việt Nam sang, như hình ảnh công an, bộ đội cộng sản tràn đầy trên màn hình TV.  
Việt Net 54.5 là đài TV của cộng sản Việt Nam.

CHÚNG TA CÓ NHẠC VIỆT CỘNG VÀ CỜ MÁU TRÊN KHU PHỐ BOLSA, KHU LITTLE SAIGON THỦ ĐÔ CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN.

Gần đây tại khu phố Bolsa có hằng chục quán ăn , cơ sở kinh tài của cộng sản được khai trương hoạt động. Nhạc cộng sản được mở lớn trong quán ăn cho dân tỵ nạn cộng sản Việt Nam “thưởng thức.”
Xin nghe tâm sự của một người trẻ, tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ.

Tôi xin phép quý Ô/Bà Xet Vovan, Qui Tran, và PT Nguyễn được trích sao đoạn email mà quý Ông/Bà đã phổ biến rộng rãi trên Net.
Tôi xin cám ơn,
Liên Thành

--------- Forwarded message ----------
From: Xet vovan 

Date: 2017-04-04 9:46 GMT-07:00
Subject: Fwd: Fw: Nhạc Đỏ tai Bolsa [2 Attachments]
To: 
--------- Forwarded message ----------
From: Qui Tran 
Date: 2017-04-04 9:38 GMT-07:00
Subject: Fw: Nhạc Đỏ tai Bolsa [2 Attachments]
                                                                                                            To: 
On Tuesday, April 4, 2017 4:29 AM, TP Nguyen <> wrote:
XIN QUÝ VỊ KHÔNG VÀO ĂN NHÀ HÀNG NÀY NỮA
Letamanh                                                                                                                         Xin mời quý vị đọc bài này.                                                                                                Quý vị thấy sao ?
Nguoi VN hai ngoai dau buon tuong niem 42 nam bien co lich su?  Thang Tu Den, vay ma` ngay giua pho Bolsa Nhạc Đỏ CS lai vang  len o? tiệm Vua Bún Bò “  9211 Bolsa Ave# 120 Westminster CA 92683 theo loi ke? cua Ngọc ( ban học Gia Long voi chau truoc 75 ) .
 Nguoi VN hai ngoai dau buon tuong niem 42 nam bien co lich su?  Thang Tu Den, vay ma` ngay giua pho Bolsa Nhạc Đỏ CS lai vang  len o? tiệm  “Vua Bún Bò “  9211 Bolsa
Ave# 120 Westminster CA 92683 theo loi ke? cua Ngọc ( ban học Gia Long voi chau truoc 75 ).
Ngày thứ Sáu vừa qua , 1 người bạn giới thiệu mình đi ăn Bún Bò Huế  ở 1 nhà hàng mới mở trong khu chợ Á Đông, tiệm Vua Bún Bò.Vì Ngọc đến sớm hơn cô bạn, trong lúc chờ thì Ngọc play cell phone. Bỗng dưng tai Ngọc nghe giọng một ca sĩ nào đó đang thổn thức " Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn  Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây …
Ngọc như bị điện giật, hốt hoảng nhìn xung quanh vì không biết mình đang ở đâu? Vài giây sau định thần lại "Ôi Trời! Mình đang ở giữa  LTSG , phố Bolsa mà chuyện gì vậy, tại sao tôi lại nghe bài hát này vậy....nhìn 1 vòng xung quanh nhà hàng, tất cả mọi người đang chăm chỉ ăn uống và cười nói như chẳng hề có chuyện gì xảy ra. Tôi còn nhớ rất rõ lần đầu tôi được nghe bài hát này là từ loa phóng thanh ở đầu phố nhà tôi, có lẽ là ngày thứ 2 hay thứ 3 gì đó sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà đoàn xe tăng của bọn CS rầm rộ tiến vào SG, ủi sập cổng dinh Độc Lập, và nghênh ngang nghiến nát các con đường thân yêu của thành phố SG. Tôi là Boat people, tôi đã trả giá bằng cả tính mạng để đi tìm Tự Do, bỏ g/d, bỏ quê hương, bạn bè, vậy mà giờ đây ở giữa mảnh đất Tự Do của tôi, không khí trong lành của tôi, sau hơn 30 năm lưu lạc, mà bây giờ bọn chúng đang len lỏi qua đây, đang âm mưu làm gì....bây giờ là mùa Tháng Tư Đen, bọn chúng thật là đã quá ngông cuồng. Tôi gọi cậu Bồi bàn lại và nói tôi muốn đổi đĩa CD khác, cậu ấy hỏi tại sao. Tôi bảo tôi không muốn nghe bài hát VC đó. Cậu ấy nói là sẽ đi vào hỏi ông chủ. Ông chủ đứng ở cashier nói vọng ra là vì mấy đứa trẻ không biết. Ông ta khoảng 60 tuổi, tôi đứng lên và nói với ông. Họ không biết nhưng ông có biết không? Ông ta nhìn tôi, tôi chậm rãi bảo với ông rằng "đây là xứ tự do, ông có quyền đổi đĩa CD hay không, nhưng tôi thì có quyền bước ra khỏi tiệm này để không nghe và tôi cũng sẽ khuyến cáo bà con, bạn bè của tôi không nên đến đây. Thì ông ta mời tôi ngồi xuống và đổi CD  khác. Bạn chúng tôi đến, 2 chúng tôi ở đó khoảng 15-20 phút, khi bạn tôi ra thanh toán tiền thì...bài hát đó lại được phát lại. Tôi đi ra khỏi tiệm, chụp 1 tấm hình của căn nhà hàng.
Suốt 3 ngày nay , lòng tôi rất là khó chịu, ray rức...... Tuy chỉ là 1 bài hát nhưng sao có thể oang oang rống lên ca tụng 1 mối tình của 1 anh cán và 
1 chị cán đang len lỏi trên đường mòn HCM vào Nam, hát lên giữa phố Bolsa của mình vậy chứ!  Nếu mọi người đều thờ ơ như những người mình nhìn thấy ở nhà hàng thì 1 ngày nào đó, bọn chúng sẽ phát bài Như có bác Hồ...trong ngày vui DT(sic). Liệu chỉ là 1 nhà hàng như vậy hay là đã có bao nhiêu nhà hàng đã nhận chỉ thị của bọn CS????
Hết trích

                   clip_image001

            Cờ đỏ sao vàng, cờ máu của cộng sản Việt Nam
         xuất hiện trên đại lộ Bolsa, Litlle Sài Gòn, nam Cali

-Chúng ta có tổ chức Cộng Đồng Việt Nam tại một số các thành phố lớn trên lãnh thổ Hoa kỳ. Tại Nam Cali có 2 cộng đồng:

a/- Cộng đồng Việt Nam Nam Cali của ông Đại Tá Lê Khắc Lý, do Ông Ngãi Vinh làm Chủ Tịch. Bộ tham mưu gồm vợ chồng Nguyễn văn Hòa, Lý trí Anh tức Ngọc Phương Nam, con gái Lý Đại Nguyên và lực lượng chủ lực là đoàn Thanh niên
Cờ Vàng thường gọi là Thanh niên Cờ Chùa của Chùa Điều Ngự, Thích Viên Lý.

b/- Công Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali. Hiện tại Chủ tịch cộng đồng nầy là ông Bùi Phát, vừa là Chủ tịch cộng đồng, vừa là Nghị Viên thành phố Garden Grove, kiêm phó Thị Trưởng thành phố Garden Grove,CA.

Ngày 22 tháng10 năm 2015 Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam Tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh mở tiệc tại Thành Phố Los Angeles, CA, USA. Trên bàn danh dự VIP gồm có vợ chồng Đại sứ Phạm Quang Vinh, Tổng lãnh sự cộng sản tại San Francisco Trần Thị Hiếu Hạnh, và một người mà tôi đăng bức hình dưới đây, xin đồng bào và quý chiến hữu nhìn kỹ xem có phải ông nầy là ông Bùi Phát, Chủ Tịch Cộng Đồng Người VIệt Quốc Gia Nam Cali hay không? Nếu không phải thì xin bỏ qua, còn nếu đúng là Bùi Phát, thì xin cho tôi nói thẳng: Chúng ta thất bại nặng quá, kẻ nội thù nguy hiểm hơn kẻ ngoại thù nhiều. Xin đồng bào và quý chiến hữu lưu tâm, bằng không chúng ta chỉ là:

Dã Tràng xây cát biển đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì. 

              clip_image002
Chủ Tịch Người Việt Quốc Gia Nam Cali-USA Bùi Phát(?) bí mật tham dự buổi tiệc do Đại sứ cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, Phạm Quang Vinh, khoản đãi tại một khách sạn thuộc Thành Phố Los Angeles, CA, USA.

-Về Tôn Giáo
Chúng ta có Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, v.v...và đám oan nghiệt cộng Tăng, ma Tăng, dâm tăng,nằm vùng trong
Phật giáo, lấy danh xưng là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.Sau 30/4/1975 Đám cộng tăng, tham tăng, dâm tăng oan nghiệt nầy vẫn bám sát đồng bào tỵ nạn để kiếm sống dơ bẩn như loại ký sinh trùng. Lợi dụng sự cuồng tín của  một số đồng bào Phật tử, bọn chúng bịp bợm đủ điều, phịa chuyện tên điệp viên cộng sản Thích Quảng Độ “đang trực diện đối đầu với cộng sản để giải trừ Quốc Nạn và Pháp Nạn”để bọn chúng rút tiền bạc của đồng bào Phật tử  tại hải ngoại.

Tiền đầy túi chia nhau không đều, cắn xé nhau; cuối cùng mạnh  thằng nào thằng đó  kiếm sống. Cái ung nhọt oan nghiệt Phật giáo Việt Nam Thống Nhất vỡ mủ. Bây giờ thì tại hải ngoại có 3 đám: 
              
Thích Quảng Độ và Võ văn Ái vẫn là PGVNTN nhưng bị Thích Giác Đẵng ở Texas cướp mất danh xưng bằng cách xin giấy phép hoạt động tại Hoa Kỳ có danh xưng là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Bây giờ thì tại Hoa Kỳ Quảng Độ và Võ Văn Ái chỉ có hoạt động chui mà thôi.
Thích Viên Lý khôn hơn không thèm chơi chung, tách riêng thành lập Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kiếm được tiền chẳng phải chia chác cho ai nữa.

Ngày nay dịch vụ xây chùa rất khấm khá, hằng trăm ngôi chùa lớn nhỏ mọc lên tại quận Cam, nam Cali. Có những ngôi chùa như chùa Điều Ngự của Thích Viên Lý mới khánh thành khoảng 7 tháng nay, trị giá ngôi chùa nay cũng trên 4 triệu đồng USD. Thử hỏi tiền từ đâu?

Hiện nay bọn này còn thêm một dịch vụ hái ra tiền là lợi dụng luật nhập cư truyền giáo của Chính phủ Hoa Kỳ. Bọn nầy bảo lãnh những kẻ giả là sư sãi từ Việt Nam sang, cứ mỗi người Thầy lấy lệ phí nhẹ nhẹ thôi, là 40,000.00 USD cho mỗi đầu trọc, nam hay nữ cùng cùng giá không bớt một xu. Hiện chùa nào cũng đông đảo quý Đại đức, Ni cô, rất trẻ từ Việt Nam qua.

Còn chưa nói đến trường đào tạo sư quốc doanh tại Quy Nhơn, Bình Định của Bộ Công an Cộng sản Việt Nam đào tạo cán bộ sư Công an đưa ra hoạt động tại hải ngoại. Bọn nầy hiện rất đông, khoảng 2,000 sư quốc doanh đã có mặt tại các chùa ở Hoa Kỳ, đặc biệt là từ nam đến bắc California.     
                  
                    TA CHƯA CÓ CÁI GÌ SAU 42 NĂM QUA?

Cứ tưởng rằng với những thứ chúng ta có thì ngày về quang phục quê hương của trên 3 triệu đồng bào tại hải ngoại sẽ rất ngắn, nhưng có ngờ đâu ngày về mỗi ngày một dài ra. Bởi lẽ cái mà chúng ta hiện không có lại đóng một vai trò tối quan trọng cho ngày về, đó là:
- Chúng ta không có lãnh đạo.
- Chúng ta không còn có phong độ hào hùng và lòng can đảm của những ngày tháng cũ trước 1975. Chúng ta cầu an và sợ hãi.
- Chúng ta không đoàn kết thành một lực lượng có cùng một ý chí.
- Chúng ta không có tham mưu, không kế
hoạch, thiếu phối hợp.
- Chúng ta không có tình báo hỗ trợ, cung cấp tin tức, không nắm vững địch tình.
- Chúng ta mơ tưởng hão huyền, chạy theo bánh vẽ của những con buôn chính trị.
- Chúng ta bị xé ra từng mảnh nhỏ, rời rạc như những nắm cát.
- Chúng ta không có được câu chào nhau quyết tâm hằng ngày của người Do Thái trước ngày họ lập quốc: “Mai Về Jerusalem".

Thử nhìn lại, bao nhiêu hội đoàn bao nhiêu tổ chức, đảng phái, và tổ chức Tập thể Chiến sĩ VNCH đã làm được gì trong 42 năm qua? Có chăng chỉ là những Tuyên ngôn, Tuyên cáo. Có chăng là những buổi lễ hằng năm như Ngày Quốc Hận 30/4, Ngày Quân Lực 19/6, ngày Tết Việt Nam Chúng ta với khăn đai, áo, mão, với quân phục chỉnh tề, với huân chương, với dây biểu chương đầy ngực, hiên ngang diễn hành trên đại lộ Bolsa, Little Saigon, Nam Cali… và sau đó xếp tàn y lại để dành năm sau.

Có chăng là Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, 2 tượng Đức Trần Hưng Đạo của 2 nhóm, tượng nào cũng
nhỏ như thằng Cu tí, thật là tội cho vị Anh hùng Dân tộc; những nghị quyết của một số thành phố, tiểu bang công nhận lá cờ thiêng, cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta. Bốn mươi hai năm rồi, chỉ có vậy thôi sao?

Thưa quý hội đoàn, Thưa quý đảng phái Quốc gia, Thưa Quý Liên Hội, Thưa Quý tập thể quân lực VNCH, Thưa Quý Tổng Hội CSQG/VNCH: Xin quý vị suy ngẫm lại.

Trong khi đó thì chính phủ Hoa Kỳ càng ngày càng xích lại gần hơn với cộng sản Việt Nam. Như chúng ta đã biết ngày 25/7/2013 Tổng Thống Hoa Kỳ Obama và Chủ Tịch cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố: "Thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam."

Vậy thì người Việt quốc gia tại hải ngoại cần phải nhận định sáng suốt, liệu chúng ta có thể nhờ Hoa Kỳ trong công cuộc lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam hay không? Hay rồi cũng giống như ngày xưa, ngoài mặt Hoa Kỳ đã từng tuyên bố VNCH là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do tại vùng Đông Nam Á, mà bên trong thì theo tài liệu giải mật mới đây vào 8/2004, trong cuốn băng ghi âm cuộc điện đàm giữa Kissinger và Tổng Thống Nixon, Tổng Thống Nixon đã nói rằng: "Dù bất cứ cách nào, miền Nam Việt Nam có thể không bao giờ tồn tại". Hoặc trong cuộc đối mặt giữa Kissinger và Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, Kissinger đã nói rằng: “Chúng tôi thật sự muốn chấm dứt cuộc chiến nầy, và như Thủ tướng đã biết chúng tôi đã mở đầu thương lượng với chính phủ Hà Nội từ năm 1967”.

Nêu lên vấn đề trên để quý vị hội đoàn các tổ chức chống cộng chúng ta phải cẩn thận. Xin đừng chạy theo bánh vẽ của đám con buôn chính trị. Người Việt tỵ nạn cộng sản lại sẽ biến thành công cụ cho bọn chúng theo từng giai đoạn, từng nhu cầu mà thôi.

Trong khi đó, như chúng ta cũng đã biết, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tung ra Nghị Quyết 36, không ngoài mục đích thâu
tóm trên 3 triệu “khúc ruột ngàn dặm” quay về với bọn chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

1- Bọn chúng dùng những đòn phép đánh phá, gây rối loạn, bôi nhọ chụp mũ những cá nhân quốc gia chân chính nào chống đối bọn chúng.

2- Bọn chúng mua chuộc những hội đoàn, những cá nhân ham danh, hám lợi.

3- Bọn chúng mua chuộc báo chí, ký giả, các đài phát thanh, các đài truyền hình.

4- Bọn chúng khai thác triệt để chiêu bài tôn giáo để thâu tóm đồng bào Phật tử hải ngoại qua một số cộng tăng, ma tăng của lực lượng Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước và hải ngoại.
5- Bọn chúng cài người của bọn chúng xâm nhập vào các tổ chức, các hội đoàn của người Việt Quốc gia để rồi đưa những tên Việt cộng, Việt gian nầy ra tranh cử các chức vụ trong các cơ quan hành pháp, lập pháp của chính quyền sở tại. Những hoạt động nầy trong mưu toan thôn tính toàn bộ cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

6/Tổng cục Tình báo cộng sản Việt Nam cũng đã cho ra đời một số tổ chức và cá nhân đối lập giả tạo, hoạt động trong nước, và tinh vi dàn cảnh với một số chịu khổ nhục kế, sau đó bố trí đưa số cơ sở nầy xuất cảnh ra hải ngoại hoạt động
, ví dụ như Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn văn Hải, nữ Đại úy công an Tạ Phong Tần, v.v...

7/ Tại Quốc nội, bọn công an dùng một vài tên cò mồi làm thủ lãnh phát động các cuộc biểu tình chống đối chính phủ cộng sản, trong một vài vấn dề hết sức thực tế, đây là chiếc bẫy để tóm bắt các thành phần đồng bào thật sự chống đối bọn chúng.

Bốn mươi hai năm qua, những oan nghiệt vẫn không buông tha cho chúng ta, những người Việt quốc gia phải bỏ nước ra đi.  Những oan nghiệt nầy đã có tác dụng rất xấu cho hơn 3 triệu người Việt tại hải ngoại và hơn 90 triệu đồng bào trong nước, đó là:

1/ Phong trào kháng chiến bịp của tên tội đồ dân tộc Hoàng cơ Minh
và hậu thân của phong trào kháng chiến bịp, lừa đảo đồng bào là Tổ chức Việt Tân, Việt tanh.

2/Tổ chức chính phủ “Việt Nam Tự Do”  bịp của ông cán sự công chánh Nguyễn Hữu Chánh với cả “mấy chục ngàn quân kháng chiến ma, đang trải dọc biên thùy”.

3/ Tổ chức “Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam” của ông Trung úy Đào Minh Quân Tiểu Khu Tỉnh Quảng Trị T75, tự phong làm Thủ tướng.
Ông đã gắn cấp bậc bật từ cấp trung tá, đại tá, đến cấp đại tướng 4 sao cho một số anh em cựu quân nhân mà trước 1975 từng là hạ sĩ quan, sĩ quan cấp úy nay theo ông ta. Ông lại sắp trở thành
Tổng Thống Đệ III Việt Nam Cộng Hòa qua lời kêu gọi của ông trên YouTube trong mấy ngày vừa qua.

4/ Cuối cùng là đám cán bộ cộng sản Việt Nam nằm vùng trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại

5/ Đám Cộng tăng, tham tăng, dâm Tăng len lõi vào Phật  giáo với tên Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang tung hoành lừa phỉnh đồng bào hải ngoại như:

- Thâu tóm tiền bạc của đồng bào bỏ túi, xây chùa ba bốn triệu đồng dollars, qua các buổi lạc quyên cứu trợ đồng bào trong nước. Các buổi lễ của Phật giáo. Đem văn nghệ, ca sĩ khoe mông, khoe vế, với quý thầy, tiệc cơm chay ủng hộ quý thầy, v.v...

-Tán tỉnh hiếp dâm nữ tín đồ , hiếp dâm gái vị thành niên.Những việc này đã xảy ra ở các chùa tại California, Texas, và Colorado mà điển hình là
vụ Thích Chánh Lạc hiếp dâm 2 trẻ gái vị thành niên, đã bị Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra tòa với tiền bồi thường 4 triệu đồng US dollars.

Một điểm lạ lùng là đứng trước những tên cộng tăng, dâm tăng, tham tăng tồi bại và dơ bẩn như vậy, mà có những sĩ quan Quân lực VNCH cấp Đại tá vẫn chắp tay cúi đầu : “Bạch thầy...con...”, Trời hởi trời! Ông Đại tá ơi! Mất trí rồi sao? Hắn là thằng cộng tăng, hắn là thằng dâm tăng, hắn là thằng tham tăng đó ông Thiếu tá, ông Trung tá, ông Đại tá của Quân Lực NVCH, ơi! Các ông không biết sao?

Hắn đang móc tiền trong túi ông để xây chùa 4 triệu đồng làm tài sản riêng. Hắn đang móc tiền trong túi của ông để về nuôi 2 con vợ của hắn, vợ lớn và vợ bé. Hắn đang quyến rũ vợ ông bằng cách bỏ thuốc mê, thuốc khích dâm, vào tách trà nóng và mời vợ ông uống để rồi dẫn vợ ông vào phòng hắn, hiếp dâm vợ ông. Hắn đang rờ rịt con gái ông đó, hiểu không, biết không, Quý ông Sĩ quan quân lực VNCH mất trí kia.

Thưa Đồng bào,
Thưa quý Chiến hữu,

Bốn mươi năm nhìn lại, chúng ta đã nói quá nhiều, nào là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm, nào là chống cộng, nào là quang phục quê hương, nào là giải thể chế độ cộng sản, v.v…

Những oan nghiệt mà tôi vừa đề cập với quý vị ở phần  trên hiện đang hiện hữu cùng đồng bào và quý chiến hữu hằng ngày. Nếu chúng ta không vô hiệu hóa mọi hoạt động của đám bịp oan nghiệt này, thì hãy khoan nói đến chuyện quang phục quê hương, giải thể chế độ cộng sản, vì chúng ta không đủ khả năng làm chuyện đó. Kẻ nội thù nguy hiểm hơn kẻ ngoại thù nhiều.

Bốn mươi hai năm nói phét đã quá đủ!

"Thuốc đắng đã tật, sự thật mất lòng."
Xin đồng bào và quý chiến hữu thứ lỗi cho những lời nói và những nhận xét tình hình ta và địch sau
42 mươi năm nhìn lại, có lẽ đã làm cho đồng bào và quý chiến hữu không vui.

Xin đa tạ.

Nam California 4/7/2017.
Những ngày cận kề ngày Quốc Hận 30/4.
Liên Thành
    

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

304 bài hát để nhớ ngày 30 tháng 4

$
0
0

304 bài hát để nhớ ngày 30 tháng 4


Cao-Đắc Tuấn


- Tóm Lược: Âm nhạc miền Nam trước ngày 30-4-1975 là một kho tàng nghệ thuật phong phú của Việt Nam, cho thấy mức sáng tạo tuyệt vời, tinh thần tự do và nhân bản, phản ảnh tình người, củng cố niềm tin, nhắc nhở tình thương yêu, và tô điểm lòng ái quốc của người miền Nam. Tôi lựa ra 304 bài hát mà tôi rất ưa thích và dùng nhan đề và các trích dẫn ngắn của những bài hát này, lồng vào câu chuyện về cuộc đời, tình người, và quê hương, để đánh dấu ngày 30 tháng 4. Tôi chỉ chú trọng đến nội dung qua nhan đề của các bài hát và không đề cập đến các khía cạnh âm nhạc (thí dụ, giai điệu, tiết tấu), lời ca (thí dụ, cách dùng chữ, kỹ thuật), và tác giả Một số rất ít bài được viết trước năm 1954 ở miền Bắc, nhưng được lưu hành rộng rãi ở miền Nam, và do đó được coi như thuộc về âm nhạc miền Nam. Hẳn nhiên tôi có nhiều thiếu sót, nhưng tôi nghĩ những ca khúc này thể hiện sức mạnh vô bờ bến tiềm tàng trong âm nhạc miền Nam. Sức mạnh này vẫn còn mãi, nếu không muốn nói là ngày càng lớn mạnh.

***

Hầu như bất cứ ai sinh sống trong miền Nam trước ngày 30-4-1975 cũng nhận ra những ca khúc miền Nam thời ấy nói lên cuộc sống họ trên các giai đoạn và khía cạnh của cuộc đời trước ngày cộng sản chiếm đóng miền Nam vào ngày 30-4-1975. Đó là vì lời ca tiếng nhạc miền Nam trước ngày 30-4-1975 là bài Hương ca vô tận ru vào lòng người "những lời yêu đương,""chuyện tình gãy gánh giữa đường,""nỗi buồn quê hương," hay "mưa giăng thác đổ đêm trường."Âm nhạc miền Nam còn có những tình ca quê hương diễn tả "quê hương tôi ấp ủ Trường Sơn, quê hương tôi là đây nước chảy xuôi nguồn, sông cát dài biển xanh Thái Bình." Tiếng hò của hội trùng dương kết hợp tiếng sông Hồng, tiếng sông Hương, và tiếng sông Cửu Long, "ba chị em là ba miền, nhưng tình thương đã nối liền, gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên."

Tôi không bao giờ quên những ngày xưa thân ái trong quãng thời gian tôi sống trong miền Nam, từ tuổi thơ, tuổi học trò, tới tuổi yêu đương và tuổi trưởng thành trong thời chiến tranh.

Ba mẹ tôi là người Bắc. Khi ba tôi gặp mẹ tôi, thấy mẹ tôi là cô Bắc Kỳ nho nhỏ và có nét hiền lành, nên có lòng thương yêu, và hai người lấy nhau. Ba mẹ tôi di cư vào Nam vào năm 1955, khoảng 6 tháng sau ngày hiệp định Geneva năm 1954. Như những gia đình theo chuyến đò vĩ tuyến hoặc con tàu khổng lồ chuyên chở dân di cư vào Nam, gia đình chúng tôi là một phần của đoàn người lữ thứ trốn chạy cộng sản vì "miền Bắc giờ đau thương tràn khắp đồng sâu."Đối với ba mẹ tôi, nỗi lòng người đi của hai người bấy giờ là chỉ muốn thoát ly chế độ cộng sản tìm cuộc sống thanh bình tự do cho gia đình. Sau này, ba mẹ tôi rất ngạc nhiên khi biết có những người vợ ở trong miền Nam khắc khoải trong giấc ngủ cô đơn hàng đêm trông chờ chồng tập kết ra Bắc trở về, kêu gọi "người bên vĩ tuyến, xin nhớ quay về khung trời miền Nam sống trong tình thương."

Ba mẹ tôi không vào thẳng Sài Gòn, lúc đầu cư trú ở Đà Nẵng, Nha Trang, sau cùng mới định cư ở Sài Gòn cho tới tháng 4 năm 1975. Vì còn quá nhỏ, tôi có rất ít trí nhớ về Đà Nẵng và Nha Trang, "miền quê hương cát trắng."

Mẹ tôi là một cô gái quê không được cho đi học, nhưng mẹ tôi đã cho chúng tôi, và nhất là tôi, một mối tình ca sâu đậm về tiếng Việt, khiến "tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời." Nếu tôi có chút khả năng và ý thích về nghệ thuật, văn chương, và thi ca, đó là có từ mẹ tôi. Ba tôi rất nghiêm trong việc dậy dỗ con cái trong khi mẹ tôi lúc nào cũng chiều các con, và lo lắng cho các con mọi chuyện từ quần áo, ăn uống, thuốc men, đến học hành, sách vở. Nếu anh em chúng tôi có được chút gì ngày nay, đó cũng là do ơn nghĩa sinh thành vĩ đại của ba mẹ tôi. Tôi không nhớ tuổi đời mẹ tôi chồng chất như thế nào, nhưng qua bao năm tháng, nhất là từ khi sang định cư ở Hoa Kỳ, tôi càng biết rõ mẹ tôi"tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày," và "bao năm nuôi đàn trẻ thơ nhỏ dại, cầu mong con mình có một ngày mai." Mỗi lúc dưới ánh đèn khuya, tôi "nhớ khi mẹ lo sớm chiều, nhớ nụ cười khi nâng niu, đôi tay run run ánh mắt dịu hiền." Mẹ tôi tuổi con gà, lại càng làm tôi nghĩ đến hình ảnh bà mẹ quê với "vườn rau, vườn rau xanh ngắt một mầu; có đàn, có đàn gà con nương náu; mẹ quê, mẹ quê vất vả trăm chiều; nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu."

Ba mẹ tôi và tôi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1975 khi tôi đã trưởng thành, nhưng tôi nhớ mãi những kỷ niệm với mẹ tôi những ngày tôi còn bé ở Việt Nam. Tôi thường tưởng tượng hình ảnh quê mẹ "nơi chốn xưa có người mẹ hiền, tóc màu hoa bạc chiều chiều mắt ngấn lệ vì con" và vui mừng khi còn bông hồng cài áo. Giờ đây bông hồng không còn trên áo nữa nhưng tôi không thể nào quên được lòng mẹ"bao la như biển Thái Bình dạt dào" với tình thương yêu con cháu vô bờ bến.

Khi tôi lớn hơn, ý nghĩa chữ "mẹ" không còn hạn hẹp trong căn nhà tôi ở, mà còn bao trùm toàn thể đất nước. Lối về đất mẹ là "đường xưa còn ấp ủ bóng trăng gầy" và "mẹ ơi chỉ còn đất mẹ mà thôi." Tôi rất thích nghe mẹ tôi ru vì nghe như tám điệp khúc với lời thề "Mẹ Việt Nam ơi! con xin ghi xin khắc nguyện lời thề." Những đóa hoa cài mái tóc khiến "Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắc." Mẹ Việt Nam không chỉ là mẹ sông hồ, mẹ núi non, mà còn là Mẹ trùng dương"cho con luôn luôn tôm to cá lớn tươi ngon đầy thuyền." Ngay cả tên nước Việt Nam! Việt Nam! cũng gắn bó với nôi bên mẹ vì "Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời, Việt Nam hai câu nói bên vành nôi." Càng lớn lên trong miền Nam, tôi càng phát huy niềm hãnh diện về đất nước Việt Nam quê hương ngạo nghễ với những hình ảnh kiêu hùng của "máu ta từ thành Văn Lang dồn lại, xương da thịt này cha ông ta miệt mài."

Tuổi thơ quả là một thiên đường. Dù không sống ở vùng quê, tôi thường vẽ ra cảnh tượng tôi là em bé quê, ngất ngưởng trên mình trâu nghêu ngao, "ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ." Tết trung thu là dịp vui đùa, khi đêm đến, tôi và mấy đứa bạn rước đèn tháng tám quanh xóm, chỉ chỏ lên thằng cuội trên trời, "bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già ôm một mối mơ."

Từ lúc còn nhỏ, tôi đã biết đến những chuyện cổ tích và huyền thoại về đất nước Việt Nam. Một mẹ trăm con là "truyện cũ trong tích xưa" với "năm mươi con vượt đồi non" và "năm mươi con dọc Trường Sơn." Tôi bị mê hoặc bởi tích Hòn vọng phu về người vợ "bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về" và những câu chuyện kỳ bí như chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ và thiếu phụ Nam Xương. Các câu chuyện lịch sử ghi khắc trong tâm khảm tôi mạnh mẽ. Tôi nhớ các trận trên Bạch Đằng Giang, con sông "hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng." Vào lớp Nhất tiểu học (lớp 5), trường tôi tổ chức một buổi văn nghệ trong đó có màn nhạc kịch về Hội Nghị Diên Hồng với diễn viên là học sinh trong trường. Tôi hừng chí khi nghe mấy đứa bạn trên sân khấu đồng thanh quát to "Hy sinh" sau câu hỏi "Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?"

Học đường là nơi dậy dỗ tôi nên người và giúp tôi phát huy trí tuệ, đạo đức, và tình yêu thương đất nước. Trong suốt các năm tiểu học, chúng tôi hát Quốc ca, bài "Tiếng gọi công dân" với giai điệu hùng hồn và lời kêu gọi thiết tha. Lên trung học, chúng tôi chào cờ và hát quốc ca ngay giữa sân trường mỗi sáng thứ hai cho những lớp học buổi sáng. Lá cờ vàng ba sọc đỏ in đậm trong tâm khảm tôi từ đó. Tinh thần yêu nước được củng cố vào giờ thể dục khi chúng tôi đồng ca bài "Khỏe vì nước" với lời kêu gọi: "Thanh niên ơi, hồn thiêng núi sông đợi chờ! Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ." Khi lên trung học, trong cảnh chiến tranh nhiều đứa bạn tôi bỏ học, gia nhập quân đội. Có nhiều kỷ niệm trường cũ tình xưa, khi trở về trường cũ để biết "bạn cũ xa rồi, có người về đất buông xuôi, năm ba đứa bạt phương trời, hai thằng chờ đầu quân năm tới."

Học đường còn là nơi tôi có những mối tình nhỏ bé. Thực ra, ở tuổi học trò, tình yêu thường được chớm nở trong tuổi dậy thì cho tới Đại học. Ở tuổi mười ba, cũng có thể có tình yêu khi "áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường." Hầu như ai cũng có dịp đi qua con đường tình ta đivà các chàng trai kêu lên "hỡi người tình Văn Khoa,""lá đổ để đưa đường cho người tình Trưng Vương," và "hỡi người tình Gia Long."

Thực ra, với tôi, mối "tình"đầu của tôi không xảy ra ở trung học hay đại học, mà xảy ra ở tiểu học. Tôi "yêu" một cô gái lúc tôi 9 tuổi. Tôi gặp em khi đi học lớp hè. Giây phút đầu tiên tôi gặp em trong lớp, tôi ngây ngất vì em có tóc mai sợi vắn sợi dài và làn da trắng. Tôi không bao giờ dám nói chuyện với em, một phần vì em học trên tôi một lớp, một phần vì tôi quá nhút nhát. Một hôm, khi thầy cho tan học sớm, tôi lẽo đẽo đi theo em về nhà để điều tra nhà em ở đâu, y như trong cảnh ngày xưa Hoàng thị. Quãng đường dài độ hai cây số. Khi sắp về đến nhà, em rẽ vào một khu cư xá, nhưng tôi nhát quá nên không dám đi theo vào khu cư xá. Thế rồi, lớp học hè mau chóng hết. Ngày cuối cùng, ông thầy cho phép đám học trò ăn uống ca nhạc. Em hát bài "Nếu hai đứa mình." Tôi cứ nghĩ đến câu "nếu hai đứa mình không về cùng chung lối đường" trong bài mà cảm thấy rộn niềm vui. Sau buổi tíệc cuối cùng đó, tôi không còn gặp em nữa. Trong suốt hơn mười năm sau đó, tôi thường đi trên con đường xưa em đi và qua khu cư xá, hy vọng gặp em đi ra, nhưng cho tới ngày tôi rời Sài Gòn, con đường còn đó, mà bóng dáng em vẫn bặt tăm. Tôi nhớ mái tóc em dài quá vai và tự hỏi về đâu mái tóc người thương. Ngay cả cho đến bây giờ, quá nửa thế kỷ, nghìn trùng xa cách, thỉnh thoảng tôi vẫn thắc mắc không biết em bây giờ ra sao

Nhà tôi ở trong một ngõ rẽ từ một đại lộ. Tôi có được diễm phúc là hàng xóm quanh nhà tôi có nhiều cô gái đẹp. Có cô láng giềng tuyệt đẹp có làn da trắng bóc đã khiến "tôi mơ trời xuân bao tươi thắm, đôi mắt trong đen màu hạt huyền, làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng." Thế rồi, thời gian trôi qua, gia đình cô dọn đi nơi khác, khiến anh em chúng tôi tiếc rẻ vô vàn. Các cô khác trong xóm rồi cũng dần phai mờ, có người có bồ, có người dọn đi. Ngoài các cô hàng xóm, tôi cũng để ý các cô hàng nước, cô bán cuốn bò bía đầu ngõ nhà bạn tôi. Tuy tôi chẳng có chuyện tình nào với họ, các cô gái xinh đẹp này cho tôi những xúc cảm đậm đà đầu tiên về tình cảm trai gái.

Khi ba tôi cho tôi lái xe gắn máy, tôi bắt đầu nổi loạn. Tuy nhiên, ban đầu tôi vẫn nhút nhát, chỉ dám gác cổng các trường nữ nhìn các cô nữ sinh tan học mà không dám tán tỉnh. Thế rồi, tôi thay đổi dần dần và trở nên bạo dạn hơn. Tôi theo đuổi một cô nữ sinh trường Nguyễn Bá Tòng, sau này chuyển sang trường Lê Văn Duyệt. Nàng không thật đẹp, không có cặp mắt như đôi mắt người Sơn Tây"u uẩn chiều luân lạc," nhưng nàng có nét dịu dàng thùy mị của một cô gái miền Nam thuần túy Tôi lẽo đẽo theo nàng cả tháng trời đến độ ghi nhớ bảng số xe gắn máy của nàng cho đến bây giờ, mê mệt tự hỏi bao giờ biết tương tư. Nàng biết tôi đi theo nhưng gặp nhau làm ngơ dù nàng và tôi "chung một đường, kẻ trước, người sau" cả tháng trời. Sau cùng, tôi thu hết can đảm chận xe nàng tại góc gần nhà nàng, cạnh con đường nhà nàng thơ mộng rạp lá, lắp ba lắp bắp ngỏ lời đầu tiên với nàng. Có lẽ sự vụng về của tôi động được lòng nàng. Thế là từ đó, nàng là người yêu chính thức của tôi và con đường nhà nàng trở thành con đường mang tên em.

Trong giai đoạn đầu, những chuyện hẹn hò với nàng khiến tôi than vãn, "Hẹn chiều nay mà sao không thấy em, gió hiu hiu, lòng bỗng nghe lạnh thêm." Tôi vẫn thường bước những bước chân âm thầm "khi người yêu không đến, tuổi xuân buồn lặng căm." Dần dà, chúng tôi thân thiện với nhau và gần gũi nhau nhiều hơn, nhưng mối tình tôi với nàng rất ngây thơ trong trắng, không có chuyện qua cầu gió bay mà như giấc mộng dưới hoa khi chúng tôi "gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ, mây ngàn gió núi đọng trên mi." Nàng và tôi yêu nhau một cách hiền lành, như hai người bạn. Tôi chẳng bao giờ thắc mắc hỏi ai nói yêu em đêm nay hoặc đặt giả thiết nếu ta đừng quen nhau. Chúng tôi yêu nhau trong sự kính trọng và không cần phải có những hứa hẹn hoặc điều kiện trăng sáng vườn chè như "anh chưa thi đỗ thì chưa thì chưa động phòng."

Như những người bạn thân, chúng tôi chở nhau đi học, hẹn nhau sau giờ học, đùa nghịch với nhau vô tư, hỏi nhau những câu hỏi ngu ngơ bây giờ tháng mấy"rồi hỡi em?" hoặc đố nhau những câu đố ai cắc cớ, "đố trăng mấy tuổi trăng già, để em để em lên tiếng mặn mà mặn mà yêu anh," hoặc dựa đầu bên nhau dưới gốc cây, ru em từng ngón xuân nồng với "bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm." Có những hôm nàng đến nhà tôi trong chiếc áo dài trắng và nón lá mang hình ảnh người em không đợi khiến tôi xao xuyến. Tôi không nhất thiết yêu nàng với đủ mười thương, nhưng chỉ cần "một thương tóc xõa mơ màng, hai thương em ăn nói mặn mà có duyên" cũng đủ làm tôi hạnh phúc. Chúng tôi cũng đề cập đến chuyện hôn nhân, đến cảnh gia đình hạnh phúc dưới túp lều lý tưởng và hai trái tim vàng, nhưng chỉ nói chuyện đó cho vui, chứ thực ra chúng tôi không dự tính hôn nhân quá sớm. Thuở đầu tiên trong cuộc tình thật hạnh phúc, như dư âm xa xưa "hẹn em từ muôn kiếp trước, nhớ em mấy thuở bạc đầu." Tôi yêu em"vì ta ghét buồn, yêu em vì ta ghét hờn, yêu em vì ta khinh khi dối gian." Với tôi, những tháng ngày đầu tiên của cuộc tình thật nên thơ khi ngày đó chúng mình"có anh mơ lại mộng ngời, và se tơ kết tóc giam em vào lòng thôi." Lúc ấy, tôi nghĩ tôi sẽ yêu nàng suốt đời và thường nói niệm khúc cuối, "dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời."

Nhưng rồi, một thời gian sau, khoảng 1-2 năm, tôi cảm thấy có thay đổi trong tình cảm tôi dành cho nàng, và dằn vặt không hiểu tôi có ngộ nhận tình yêu hay không. Những cảm xúc nồng nàn lúc ban đầu bớt dần. Tôi có cảm tưởng mối tình tôi với nàng như tình là sợi tơ"mong manh." Thỉnh thoảng có lúc tôi muốn gửi nàng một tình khúc cho em"như hoa đem tin ngày buồn, như chim đau quên mùa xuân"để cho nàng biết tôi muốn thoát ra khỏi vũng lầy của chúng ta. Vào những tháng ngày cuối của chuyện tình không suy tư, tôi nhận ra "tình yêu mới vừa hôm qua, mà nay mắt trông mắt cay." Có những buổi trưa chờ nàng tan học bên bàn bi-da, tôi ngậm ngùi nghĩ đến "nắng chia nửa bãi chiều rồi, vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu."

Tôi và nàng không bao giờ chính thức nói lời xa nhau, nhưng hai người ít gặp nhau hơn, cho tới ngày tôi và gia đình rời Sài Gòn. Tôi không rõ lý do tại sao có sự xa nhau, nhưng có lẽ là lỗi của tôi, vì nàng là người em sầu mộng, "là gái trong song cửa," trong khi tôi "là mây bốn phương trời" và "theo cánh gió chơi vơi." Trong những tháng ngày không liên lạc với nàng, tôi nghĩ tới nàng và muốn nói với nàng về chuyện chúng mình. Có những đêm tôi thao thức, tự hỏi đêm nay ai đưa em về và mơ đến dạ khúc cho tình nhân vào "ngày em thắp sao trời, chờ trăng gió lên khơi." Thỉnh thoảng, tôi coi mối tình với nàng như trong ca khúc "Bài không tên số 2" vì "kỷ niệm xưa đã chết, cơn mê đã chiều," và "tình yêu đã hết," nhưng không đến nỗi "xót xa đã nhiều." Tôi cũng vui là đối xử với nàng tốt đẹp, như trong ca khúc "Bài không tên số 4" vì "đời con gái cũng cần dĩ vãng. mà em tôi chỉ còn tương lai," và không để cho ngày em hai mươi tuổi là ngày khiến em phải "tay cắt mái tóc thề, giã từ niềm vui nhé, buồn ơi hãy chào mi."

Tuy chuyện tình giữa nàng và tôi chẳng có gì đẹp đẽ, nó cũng không tệ hại như nhiều chuyện tình khác Ít ra tôi nghe theo lời khuyên đừng nói xa nhau, hoặc không van xin ai cho tôi tình yêu. Ngoài ra, tôi không bị đau buồn vì người yêu đi lấy chồng, khiến mình tưởng như tôi đưa em sang sông, hoặc lên cơn sầu tím thiệp hồng, luyến tiếc nhìn những tà áo cưới. Tôi còn may mắn hơn nhiều người than khóc cho cuộc tình như trong ca khúc "Bài không tên cuối cùng," dằn vặt với câu hỏi "mưa bên chồng, có làm em khóc, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng," hoặc than thở cho duyên kiếp mình, "Em ơi nếu mộng không thành thì sao, non cao đất rộng biết đâu mà tìm"

Cũng may, cuộc tình hai ba năm đó của tôi không đến nỗi là hai năm tình lận đận, và không có những hận thù chua chát, muốn giết người trong mộng, tự trách mình là ta yêu em lầm lỡ, nuối tiếc cho cuộc tình lỡ, hoặc than khóc cho tình đầu tình cuối"khi một ngày một người đã ra đi," hoặc đau khổ tê tái với nửa hồn thương đau và "nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt." So với các chuyện tình của thiên hạ, tôi thấy nàng và tôi rất may mắn, không đưa đến những kết cục bi thương như chuyện tình người trinh nữ tên Thi, chuyện tình Lan và Điệp, hoặc Thúy đã đi rồi. Đôi khi tôi nghĩ nàng và những cô gái khác là những mối tình xa, khi "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ." Họ là những người đi qua đời tôi"trong những chiều đông sầu" và cho tôi cái ảo ảnh"yêu cho biết sao đêm dài, cho quen với nồng cay"để rồi "cũng theo hư không mà đi."

Nói đến tình yêu là phải nói đến phong cảnh và thiên nhiên. Tình người ăm ắp chứa chan một phần vì miền Nam có phong cảnh hữu tình, đồng ruộng mênh mông, bờ biển bát ngát, sông ngòi, rừng núi, vùng cao nguyên, và vùng ̣đồng bằng. Mây, gió, mưa, nắng, trăng, sao đóng góp thêm cho nét thơ mộng của đất nước miền Nam.

Hàn Mặc Tử là người đầu tiên tự nhận là sở hữu chủ của mặt trăng và rêu rao, "Ai mua trăng, tôi bán trăng cho; trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ." Ánh trăng hiền hòa thể hiện trăng thanh bình vẽ ra hình ảnh "một đêm ánh trăng thanh rọi xuống khắp đồng quê bao la." Trăng còn thường được coi là nhân chứng cho các lời thề thốt có lẽ do bởi nét huyền bí của ánh trăng mơ màng trong đêm tối. Do đó, lời trăng thề thường được nhắc nhở trong cuộc tình vào "một đêm trăng sáng lung linh, bên đồn canh vắng im lìm." Tại miền quê miền Nam, trăng còn có ý nghĩa đặc biệt, thường được liên kết với mùa màng và tình yêu. Với tình lúa duyên trăng, khung cảnh trở nên thơ mộng: "mây bay qua, ánh trăng chiếu dần vào ruộng đồng bao la; nghe xa xa, mấy câu hát vè vọng từ đầu thôn đưa về."

Những cảnh có vật di động trôi chảy như như mây, nước, sông hồ, suối, biền làm tăng phần thơ mộng hoặc cảm xúc cho con người. Còn gì thơ mộng hơn cảnh trăng mờ bên suối, ngắm suối mơ, hoặc ngẩn ngơ nhìn những con thuyền không bến. Tại những nơi hẻo lánh xa xôi, có những con đò chiều là "đò của người thôn nữ, chờ đưa người viễn xứ." Bãi biển bao la tạo nên nỗi biển nhớ"tên em gọi về, gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya." Trong những cơn mưa hồng, ta có thể cảm nhận "trời ươm nắng cho mây hồng," và "mây âm thầm mang gió lên." Tất cả những cảnh vật thiên nhiên đó tạo nên tình yêu thương quá Việt Nam nhẹ nhàng và đơn giản như "em nghe gì không hỡi em, con chim nó hót vang đầu hè."

Khi tôi có dịp đi tới vùng đồng quê miền Nam, tôi mới biết được cảnh đẹp miền Nam qua những con sông nhỏ, ruộng lúa phì nhiêu, và những cô thôn nữ xinh tươi ca hát những khúc ca ngày mùa và tiếng hò miền Nam, và các em bé ca hát về tía em má em. Tôi có dịp lái xe gắn máy qua những con đường quê chật hẹp, băng qua mấy nhịp cầu tre, rẽ vào đường về hai thôn, trải qua chiều làng em, đi qua những mái tranh trong xóm khi nắng lên xóm nghèo, hoặc đi vào lối về xóm nhỏ nơi có "vài cô gái nhỏ to vui chuyện trò."Đêm về, cuộc sống ruộng đồng trở nên mê hoặc, với ánh trăng về thôn dã và hình ảnh gạo trắng trăng thanh với "tiếng chày khua" văng vẳng đâu đây.

Tôi nghe kể những mối tình của các chàng trai và các cô gái trong miền quê qua những dịp gặp nhau nơi đồng ruộng. Những mối duyên quê thật đơn sơ, chỉ cần "dăm miếng trầu cay một buồng cau trắng" mà nên vợ thành chồng, hoặc tình thắm duyên quê với "tình nồng thắm xuyên qua bao mái tranh," dẫn đến đám cưới trên đường quê, với "cô dâu con con y trang mỹ miều, cô dâu non non dung nhan mặn mà." Có lần, sau cuộc tình với nàng, tôi đến quê bạn tôi, nó có cô em gái thật dễ thương, khiến lòng tôi xao xuyến, thầm ca khúc hát ân tình, mơ tưởng đến "tình Bắc duyên Nam," và lo lắng đến nụ tầm xuân, sợ lỡ duyên khi nàng trách "sao anh không hỏi những ngày em còn không?"

Ngoài khoảng thời gian ngắn sống ở Đà Nẵng và Nha Trang lúc tôi còn bé, tôi có đến miền Trung vài lần. Tôi đến thăm viếng thành phố buồnĐà Lạt khi tôi 17 tuổi, và ngây ngất với những cô nữ sinh đi học có cặp má đỏ hồng hồng trông thật dễ thương. Nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất là cảnh Đà Lạt hoàng hôn khi ánh chiều tà rải nhẹ trên đồi thoai thoải. Tôi không biết có ai lên xứ hoa đào"dừng chân bên hồ nghe chiều rơi" nhưng tôi biết chắc tôi "nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai." Lúc bấy giờ tôi không biết đến đồi thông hai mộ nên không ghé thăm để trải qua "một chiều rừng gió lộng một chiều rừng."

Tôi chưa từng bao giờ đến Huế, nhưng biết đến Huế qua văn chương thi ca và nỗi đau thương trong Tết Mậu Thân năm 1968. Những lời kêu gọi ai ra xứ Huế cho biết "bến Vân Lâu còn sâu thương nhớ, thuyền Bến Ngự còn đợi anh về." Có người thơ mộng hóa cơn mưa trên phố Huế, cho biết "tiếng mưa còn vương kỷ niệm ngày quen nhau dưới chân Thiên Mụ, anh còn nhớ không?"

Tôi đã tới Vĩnh Long, Cần Thơ, Thốt Nốt, nhưng chưa đến Hà Tiên, và các tỉnh cao nguyên miền Trung. Tôi chỉ biết những nơi đó qua trí tưởng tượng, nhìn cảnh Hà Tiên thật đẹp với "những bóng dừa xanh mát biển khơi," nghe văng vẳng tiếng hát Mường Luông, ngắm nụ cười sơn cước, lắng nghe sơn nữ ca, thưởng thức chiều lên bản Thượng, tiếc thương mối hận Đồ Bàn, và trân quý còn một chút gì để nhớ tới Pleiku.

Tuy nhiên, cho dù Đà Lạt mộng mơ, Huế thùy mị, và vùng đồng quê dễ thương, Sài Gòn vẫn ghi đậm trong tâm khảm tôi. Khi tôi có dịp đi khắp nơi trong Sài Gòn, tôi mới ý thức được tại sao Sài Gòn được mệnh danh "Hòn Ngọc Viễn Đông" bấy giờ. Thật vậy, Sài Gòn đẹp lắm. Có những ngày tôi "dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai, từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay." Những con đường thơ mộng, bùng binh đông xe cộ, biệt thự im lìm tạo nên những tương phản độc đáo. Tôi say mê với đêm đô thị khi "màn đêm xuống dần, muôn ánh đèn đột nhiên như ngời sáng," và nhớ mãi những buổi chiều Sài Gòn thứ bảy"ngàn hoa trên đường."

Sài Gòn là thành phố lớn, đông dân Nhiều người thuê mướn phòng hoặc gác ở trọ mang nặng nỗi buồn gác trọ vì "gác lạnh về khuya cơn gió lùa, trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa," hoặc có căn nhà ngoại ô, "một căn nhà xinh có hoa thơm trái hiền; gần kề lối xóm, có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn." Như tại các thành phố lớn khác, Sài Gòn có đủ mọi hạng người và có những thay đổi trắng đen bạc tình bạc nghĩa. Nhưng người miền Nam không lấy làm chua chát hoặc có thái độ tiêu cực về thói đời gây ra "đường thương đau đày ải nhân gian," mà có một cái nhìn lạc quan bảo nhau hãy ngước mặt nhìn đời và kêu gọi "cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi."

Tình cảm con người nhiều khi thay đổi theo sinh hoạt ngoài đường và thời gian trong một ngày. Buổi sáng, khi rạng đông, ta thường có ý chí phấn đấu, tưởng chừng nghe "cung kèn rạng đông, đang uy linh lừng vang trên không, đang thiết tha hùng hồn, khơi chí gan Lạc Hồng." Buổi chiều thường diễn ra chậm chạp trong ngày, ngắn dài tùy theo mùa. Đối với một người lữ khách, buổi chiều có thể tạo nên một nỗi buồn man mác nào đó, "trên đường về nhớ đầy, chiều chậm đưa chân ngày, tiếng buồn vang trong mây." Buổi chiều của mùa thu còn gây nhiều xúc cảm, vang lại tiếng xưa. Khi trời trở tối, sau một ngày mệt mỏi, ta cảm thấy cô đơn khi đi trong xóm đêmhoặc buồn ngủ trong phố đêm. Nhưng không phải ai cũng muốn ngủ vào ban đêm. Thực vậy, hoa nở về đêm là dịp để những người đang yêu tìm ra được chân lý của tình yêu: "tình yêu đẹp nghìn đời là tình yêu khi đơn côi."

Sống trong miền Nam, nhất là Sài Gòn, mà không nhắc đến chuyện mưa nắng là một việc thiếu sót. Ở miền Nam thực ra chỉ có hai mùa: mưa và nắng.

Mưa ở Sài Gòn thường là những cơn mưa xối xả, nhưng không kéo dài. Tôi không biết mẹ tôi, khi nhìn trời mưa, có so sánh mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội hay không. Tôi chẳng bao giờ hỏi và chỉ thưởng thức cơn mưa Sài Gòn theo ý thích tôi, nhất là nghe những giọt mưa thu"thánh thót rơi" ngoài hiên, những giọt mưa trên lá"bỡ ngỡ, xôn xao, cuống quít, dạt dào," hoặc tiếng mưarơi trong "nhịp mưa rơi nhuộm tím bầu trời, gió đêm vi vu muôn ngàn lời." Nhiều khi, tôi thấy chẳng thà như giọt mưa còn sướng, vì chẳng phải lo âu gì, mà lại được tự do, reo hò với lá cây. Tuy nhiên, mưa thường không gợi ra niềm vui hạnh phúc, như trong ca khúc "Tuổi đá buồn" khi "trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, từng ngón tay buồn, em mang em mang." Mưa cũng khiến nhiều chàng trai nhớ đến người yêu, như trong ca khúc "Diễm xưa" khi "mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ."

Có những cơn mưa đêm ngoại ô tầm tã, hoặc những cơn mưa nửa đêm, khiến nhiều người "đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi." Có người tưởng tượng mưa rừng có linh hồn của chính nó, và kêu gọi "Mưa rừng ơi! Mưa rừng! Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên." Cơn mưa cũng là dịp các chàng trai thú tội với người em hiền như ma sœur khi "đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa." Những cơn mưa lại càng làm nhiều người đau buồn với kiếp nghèo, khi bước đi trên "đường về đêm nay vắng tanh," lắng nghe "rạt rào hạt mưa rớt nhanh."

Nếu mưa làm nhiều người bực bội vì bị ướt át, thì những tia nắng luôn luôn đem lại sức sống vui tươi. Thực vậy, nắng đẹp miền Nam không những tô điểm miền Nam mà còn đem sức sống và tình cảm cho con người miền Nam. Những tia nắng chiều gợi lại chuyện tình ngày nào khi "qua bến nước xưa lá hoa về chiều, lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa." Những buổi chiều nhạt nắng làm tăng tình yêu thương miền quê khi "hoàng hôn phai nắng, chân trời xa vắng, còn đâu tiếng tiêu buông." Những người lãng mạn tưởng tượng giọt nắng hồng là "giọt nắng đi hoang vào mắt em buồn" và nắng thủy tinh có "màu nắng hay là màu mắt em." Những kẻ thất tình, chơi vơi riêng một góc trời nào đó nhưng vẫn ví von "tình yêu như nắng, nắng đưa em về, bên giòng suối mơ." Nhiều chàng trai lãng mạn nhớ người yêu, khi "nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông."

Tuy nhiên, người miền Nam không bao giờ chịu nhận miền Nam chỉ có hai mùa: mưa và nắng. Đất nước miền Nam thơ mộng quá, con người miền Nam dễ thương quá, thì làm sao chỉ có hai mùa được? Nhiều người tưởng tượng miền Nam có đủ cả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Mùa Xuân dường như lúc nào cũng liên quan đến Tết nhất. Mùa xuân miền Nam thật thơ mộng, lãng mạn. Trong không khí vui nhộn của những ngày Tết, mọi người cùng nhấc ly rượu mừng, "chúc người binh sĩ lên đàng, chiến đấu công thành,"đánh tan lũ giặc Bắc cộng xâm lăng. Người dân miền Nam kể câu chuyện đầu năm, khi người người "trên đường đi lễ Xuân đầu năm, qua một năm ruột rối tơ tằm." Có người hứa với người yêu rằng anh cho em mùa Xuânkhi "nụ hoa vàng mới nở," và mơ tưởng mộng chiều xuân, tự hỏi, "mối tình đầu xuân ai thấu chăng?" Nhiều người gửi những cánh thiệp đầu Xuân hỏi nhau, "xuân đến rồi đây nào ai biết không?" Mùa Xuân cũng là mùa thiên hạ cưới nhau. Có những đám cưới đầu xuân thật dễ thương, của những đôi uyên ương là bạn từ bé. Một tục lệ người dân miền Nam không quên là đi coi bói, hỏi về chuyện tình tài tương lai, nhất là các cô muốn biết thiên duyên tiền định thế nào.

Trong cảnh chiến tranh, nhiều chiến sĩ đón mừng xuân với nỗi niềm bâng khuâng thiếu thốn, đón Xuân trong phút giao mùa, tiếc với người tình rằng "quà xuân anh chẳng có, gác giặc từng giờ, đời lính chiến lấy gì gửi về em?" Người lính nơi tiền đồn, trong phiên gác đêm Xuân, "đón giao thừa một phiên gác đêm, chào xuân đến súng xa vang rền." Người xa gia đình, viết thư cho mẹ cho biết xuân này con không về hoặc viết lời cảm ơn về những món quà Tết như "bánh chưng mẹ già tự tay gói gửi cho con."

Mùa hè là mùa vui tươi nhưng cũng là mùa buồn cho tuổi học trò vì xa trường trong ba tháng. Mỗi độ hè về, hoa phượng rực nở, trong khi mọi người vui vẻ vì "trời hồng hồng sáng trong trong," có những cô cậu học trò mang nặng nỗi buồn hoa phượng. Có những thương ca mùa hạ, khi "tiếng ve nức nở chan chứa, sân trường còn lại hai đứa." Vào những ngày cuối năm học, các cô cậu học trò thường ghi lại cảm nghĩ trong quyển lưu bút ngày xanhtrước khi xa nhau. Thế rồi, ngày họp mặt lần cuối đến, bạn bè bắt tay từ giã. Ngày tạm biệt là ngày buồn cho mọi học sinh khi "bên xác hoa âu sầu vì tả tơi, ngàn ve buông tiếng nỉ non như thương cho người đi." Trong cảnh chiến tranh, mùa hè có nhiều ý nghĩa. Có người muốn đưa em vào hạ, hứa với người tình "mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày." Mùa hè còn là mùa nắng ngập, trắng xóa thiên nhiên, gợi những cuộc tình dở dang. Nhiều chàng trai thương nhớ hạ trắng, "gọi nắng, trên vai em gầy đường xa áo bay."

Từ mùa hè qua mùa thu có sự thay đổi của sắc hoa màu nhớ khi "hoa phượng rơi đón mùa thu tới." Mùa thu thường đem lại nỗi buồn vì cảnh lá rơi ngập đường và màu sắc tàn úa của hoa lá. Có người nhớ mùa thu chết khi "ngắt đi một cụm hoa thạch thảo." Tuy nhiên, có người không đồng ý, tin rằng mùa thu còn đó, và kêu gọi, "Xin đừng nói, xin đừng nói thu chết rồi! Không, thu vẫn sống, đem hình bóng cho cuộc đời." Cho dù mùa thu sống hay chết, vẫn có những giọt nước mắt mùa thu"khóc ai trong chiều," hoặc tiếc nuối thu sầu, khi "mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ, trời chiều man mác buồn nát con tim." Buổi chiều mùa thu dễ tạo ra hoài cảmđến nỗi "lòng cuồng điên vì nhớ, ôi đâu người, đâu ân tình cũ?" Cảnh thu vàng gợi nhiều cảm xúc khi "lang thang trên đường; hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương." Tình cảm do ngọn trúc đào còn ví von "mùa thu lá rụng bay vào sân em."

Nhưng không phải mùa thu nào cũng gợi đến buồn thương, chia ly, tang tóc. Người miền Nam là người yêu đời, vì vậy thiên nhiên buồn bã không làm mất đi tinh thần vui tươi và lạc quan. Mùa thu đem đến ước mơ đoàn tụ, khi chàng trai tặng mùa thu cho em, với những lời ngọt ngào lãng mạn, và ao ước "hai chúng ta sẽ cùng chung lối, em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương." Mùa thu còn được gọi là mùa thu yêu đương khi chàng trai muốn "đôi ta mãi như người tình, vui đời hẹn hò, khi trên giòng suối, khi trên đồi buồn."

Cho dù mùa thu đem lại nỗi buồn chia ly hay vui đời lãng mạn, nó luôn luôn được đi theo bởi mùa Đông lạnh lẽo khiến nhiều người cảm thấy cô đơn. Có người day dứt với chuyện tình dang dở, than thở mối sầu đông. Có người tiếc nuối mùa đông của anh và luyến tiếc mối tình chết theo mùa đông. Mùa đông cũng là mùa tiễn biệt và mong chờ hội ngộ, khi sương lạnh chiều đông"vương tiếng thở của người nguyện đợi chờ nghẹn ngào giờ tiễn đưa." Thời tiết lạnh lẽo làm nhiều người lãng du cô liêu nhớ đến người thương yêu trong cảnh đêm đông.

Tuy nhiên, mùa đông còn là dịp lễ Giáng Sinh khi mọi người, bất kể tôn giáo, hân hoan mừng ngày Chúa sinh ra đời. Tuy gia đình tôi theo Phật Giáo, tôi vẫn thường cùng các bạn đi tới các nhà thờ quanh Sài Gòn, nhìn đám đông người, nhất là các cô gái xinh xắn, đi dự lễ trước buổi ăn réveillon, ngắm nhìn cảnh vật thu nhỏ trưng bày của hang Bê Lem, nơi "đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa," và lắng nghe bài thánh ca buồn, khi "Noel năm nào chúng mình có nhau."

Thiên nhiên và khí hậu có ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống người miền Nam. Nhưng cho dù mưa nắng, xuân hạ thu đông, đa số người miền Nam có tinh thần lạc quan, và nhẫn nại để vượt qua những khó khăn của cuộc đời. Đối với họ, sức mấy mà buồn, và khi nỗi buồn đến, họ chỉ nhún vai, "buồn ơi bỏ đi Tám," hoặc nghèo mà không ham, "nghèo mình nghèo mà mình không ham." Ngoài ra, người miền Nam ưa chuộng cuộc sống tự do, nghệ sĩ. Chỉ cần có một cây đàn là cuộc sống trở nên Ô mê ly"đời sống với cây đàn, tình tính tang dạo phím rồi ca vang." Có người thích cuộc sống lãng tử, không ràng buộc, để rồi ngày nào đó, dừng bước giang hồ. Có người thích sống với thiên nhiên, rừng núi, đốt ngọn lửa bừng sáng trong "màn đêm chơi vơi buông lơi, gió rừng reo xuyến xao khung trời." Những tay giang hồ anh chị với cuộc đời phóng đãng có vết thù trên lưng ngựa hoang vì họ là những con "ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời, đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời." Những thiếu nữ miền Nam còn được biểu hiện qua thiên nhiên tạo nên huyền thoại người con gái với "loài ngọc đá mang tên em,""loài hoa trắng mang môi em," hoặc "loài rêu biếc mang mắt em."

Trong khi gia đình, học đường, tình yêu, con người, đất nước, và thiên nhiên là những hình ảnh thơ mộng và tốt đẹp của miền Nam hiền hòa, cuộc chiến tranh tạo bởi cộng sản Bắc Việt là một thảm kịch bi thương cho cả hai miền Nam Bắc. Hàng chục ngàn thanh niên miền Bắc rời bỏ gia đình quê nhà, theo lệnh đám lãnh đạo cộng sản dưới sự điều khiển của cộng sản Nga Tàu, xâm lăng miền Nam bắt đầu từ cuối thập niên 1950 và leo thang dần dần, gieo rắc máu lửa kinh hoàng và tàn phá đất nước khắp nơi.

Cực đỉnh của cuộc chiến có lẽ là Tết Mậu Thân năm 1968. Tại Sài Gòn, quân cộng sản bị đẩy lui, trà trộn vào khu dân cư, khiến cuộc phản công của quân lực miền Nam Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thật khó khăn. Nhà cửa cháy, dân bồng bế chạy thoát nơi giao chiến trên khắp tám nẻo đường thành. Đó là lần đầu tiên tôi nghe tiếng trực thăng quần trên không cả đêm và thấy những đóm mắt hỏa châu"bừng lên trong màn tối." Sự tàn ác dã man của những người cộng sản được kể lại qua câu chuyện một đêm, khi lũ quân cộng sản bắn giết đứa bé thơ, để bà mẹ đau thương "đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh, vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời." Trận chiến tại Huế là trận khốc liệt nhất và cho thấy bản chất dã man vô nhân đạo của cộng sản Bắc Việt qua cuộc thảm sát hàng ngàn người dân hiền lành vô tội. Có người ngã vào cơn mê chiều khi lũ cộng sản là "đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng" khiến "đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá, Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi." Người dân Huế không quên câu chuyện một chiếc cầu đã gẫy khiến cho "cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi, nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài."

Sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, lệnh Tổng động viên được ban hành. Tôi có những người anh họ gia nhập quân đội trước đó. Một người anh trong nhà tôi gia nhập quân đội dưới lệnh Tổng động viên. Ba mẹ tôi không muốn anh đi chiến dịch nhưng không làm sao hơn được. Trong những tháng ngày anh ở trong trung tâm huấn luyện, gia đình chúng tôi thăm anh đều đặn và biết đến vườn Tao ngộ qua những lần thăm viếng đó. Rồi sau đó, qua mấy năm, những đứa bạn ngày nào cùng lớp trong trung học lần lượt gia nhập quân đội, trong khi một số lớn khác, kể cả tôi, có hoãn dịch vì lý do học vấn. Những cô gái có người yêu đi lính viết những bức tâm thư"nói rằng nước non đang mong, đi quân dịch là thương nòi giống." Chiến tranh đã cho người vào cuộc chiến, những thanh niên phải gác bút thư sinh, giã từ những người thân yêu và nhất là người tình, trả lại em yêu"khung trời đại học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát."

Các người anh và các bạn tôi đi theo đủ mọi binh chủng và các ngành đặc biệt và ở rải rác khắp nơi trên lãnh thổ miền Nam. Những cô gái có người yêu đi lính thường hỏi giờ này anh ở đâu? Nhưng dù họ thuộc binh chủng nào, họ là những người trai xếp áo thư sinh, nguyện trên đầu súng"ta đi tổ quốc đã vươn mình, trên lưỡi lê căm hờn hờn căm như triều sóng."

Một đứa bạn tôi đi Hải quân. Đối với nó, cuộc đời chỉ là tình ca người đi biển, "chiều nay ra khơi, thoáng thấy mắt em nhuốm buồn." Con tàu lênh đênh trên đại dương vẽ ra nhưng cụm hoa biển trắng xóa. Khi người yêu trách móc không viết thư, nó bào chữa lính mà em vì "tàu lắc lư làm sao viết thư tình." Những chàng phi công phản lực còn thấy tuyết trắng trên không khi con chim sắt "vượt cao vút cao, mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần." Những phi công lãng mạn lái phi cơ trong một chuyến bay đêm mơ màng tưởng tượng sứ mạng mình là "níu áo hằng nga, ngồi bên dẫy ngân hà." Những chiến sĩ lục quân có lẽ thực tế hơn có thể vì họ đối diện quân thù gần gũi hơn. Một người anh họ của tôi là sĩ quan nhảy dù, nhưng anh rất hiền, nói năng nhỏ nhẹ. Tôi không thể hình dung anh là thiên thần mũ đỏ"với áo hoa mũ đỏ chân mang bốt đờ sô, khi sa trường khi trong thành phố," như nhiều lính dù lên điểm vì "là thiên thần giữa trời mây."

Có người đóng quân ở các tỉnh biên giới là kẻ ở miền xa, trải qua những đêm trên vùng đất lạ, đối diện vùng trước mặt của quê hương thân yêu đang bị giày xéo bởi đoàn quân xâm lăng từ miền Bắc. Cảnh tượng nửa đêm biên giới khiến nhiều chiến sĩ trẻ nhớ đến người mẹ hiền. Có người thức khuya qua đêm tiền đồn cô đơn, lạnh lẽo, nghĩ đến gia đình và người yêu. Có người đi hành quân trên các vùng núi non, gần làng quê gia đình, ngồi ôm súng gác trong không khí dày dặc sương trắng miền quê Ngoại, và nhớ đến những ngày họ ở bên người tình, ngồi bên nhau trong quán nhỏ tâm tình hoặc nằm trên bãi cỏ đầy bông cỏ may, nhìn bầu trời trong xanh. Trong những cuộc quân hành, họ "qua vùng khô cặn, mồ hôi thành biển mặn trên môi," hoặc qua những khu rừng lá thấp với "rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi." Với những người có bạn gái, họ có vài lời tình viết vội cho người yêu trong những lúc nghỉ ngơi trong cuộc hành quân. Vì đi xa lâu ngày, nhiều người lo âu người yêu sẽ quên mình. Họ thường hỏi người yêu sao chưa thấy hồi âm và bày tỏ nỗi âu lo, khiến người yêu vội viết thư để trả lời một câu hỏi"Anh vắng nhà hoài em có nhớ?"

Các anh, các bạn tôi, và những người chiến sĩ VNCH, tham gia nhiều trận đánh kinh hồn trênbốn vùng chiến thuật. Là lính trận xa nhà, họ rất nhớ gia đình, bạn bè, người tình, và mong mỏi được nghỉ phép về thăm nhà. Họ không vui mỗi khi bị cấm trại một trăm phần trăm không được đi phép. Họ khao khát những ngày nghỉ phép và "mong những khi gần nhau dù không lâu là bao nhưng sẽ đẹp bằng chuyện thần thoại hoang đường." Có người được 24 giờ phép về thăm gia đình và bạn gái như người xa về thành phố. Có người được ở lâu hơn, độ một tuần. Nhưng rồi, ngày vui qua mau, các bạn tôi lại trở về chiến trường, bỏ lại thành phố sau lưng. Trước khi các bạn tôi giã biệt Sài Gòn, chúng tôi thường gặp nhau biệt kinh kỳ tại các quán cà phê và uống ly cà phê cuối cùng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi tụi nó trở lại chiến trường. Với những người có người yêu hoặc vợ, mỗi lần ra đi là quyến luyến nói lời tạ từ trong đêm và hứa hẹn không bao giờ ngăn cách. Có đứa chia sẻ tâm sự người lính trẻ với người yêu rằng "từ khi anh thôi học, từ khi đôi lứa đôi đời, từ sông ngăn núi trở, tạ từ không nói nên lời."

Có những lúc trăng tàn trên hè phố tôi thấy những "người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước lê qua đường phố." Nhiều người là bạn thời còn đi học và tình cờ mười năm tái ngộ tại đơn vị, vui mừng "suốt đêm không ngủ bên tách cà phê đen chúng ta ôn chuyện đời." Những cảnh gặp nhau trước khi các người lính lên đường làm đậm đà tình anh lính chiến. Họ không cần phải nhắc nhở nhau xin anh giữ trọn tình quê vì ai cũng thề không phản bội quê hương.

Đa số chiến sĩ VNCH có người yêu thường có hai mối tình: tình yêu tổ quốc và tình yêu trai gái. Nhiều người tự hào về người tình và quê hương và tính chất đa tình trong cuộc tình họ. Nhưng chuyện tình của những người chiến sĩ VNCH thường có chuyện buồn thương vì xa cách và những hậu quả đau thương của chiến tranh. Có những cặp vợ chồng khi hội ngộ thường trộm nhìn nhau vì bỡ ngỡ ngại ngùng sau thời gian xa cách, và người vợ "mơ thấy một ngày con níu chân cha." Có người băn khoăn hỏi người tình, nếu em không là người yêu của lính, thì "em sẽ nhớ ai Chủ Nhật trời xinh?" Những người đi hành quân thường nghĩ đến người yêu dọc đường, khi đi qua những đồi hoa sim"tím chiều hoang biền biệt," hoặc hái hoa trinh nữ khi "qua một rừng hoang gió núi theo sang rũ bụi đường trên vai." Nhiều khi, trong cuộc chiến, người ra đi không phải là người lính trận mà là người em gái hậu phương của họ, từ cô vợ trẻ khâu vá áo anh sứt chỉ đường tàcho tới người hôn thê trong mối tình thiên thu.

Những lá thư viết từ KBC (Khu Bưu Chính) còn là nhịp cầu tri âm móc nối những người lính và những người em gái hậu phương. Những mối tình anh tiền tuyến em hậu phương nhiều khi dẫn đến hôn nhân với đám cưới nhà binh khi "em sẽ là cô dâu đẹp tuyệt vời."Đôi khi, cuộc sống hôn nhân với người lính có những chuyện ghen tuông, đưa đến cảnh hờn anh giận em, khiến anh chồng lính phải van xin, "Anh đi lâu lâu mới về, yêu thương cho nhau dài nhé, mười lăm ngày phép đi vèo buồn nhớ mang theo."

Trong khi những người chiến sĩ VNCH chiến đấu nơi tiền tuyến chống lại quân cộng sản xâm lăng, thì những người thân yêu nơi hậu phương lo âu đêm ngày. Nhiều cô gái xa vắng chồng hay người yêu đi ra ngoài chiến trường, nhớ thương người yêu, "ngày anh xa vắng em không trang điểm đợi chờ, những đêm gió lạnh đầu hè, khuê phòng phủ kín tâm tư," hoặc bày tỏ tình chàng ý thiếp, "từ chàng xa vắng, lên đường ruổi rong chiến chinh."

Nhờ những người vợ, người yêu, người em nơi hậu phương, những chiến sĩ VNCH trở nên cứng cáp và có niềm tin mạnh mẽ. Những cô gái hậu phương, có người yêu là lính hay không, thường ca ngợi lính, cho biết tôi nhớ tên anh bằng cách "viết tên anh trên lá trên hoa,""trong trái tim tôi,""trên đá, trên vôi," hoặc "ngập nẻo đường đi ngàn lối." Có người bày tỏ nỗi lòng thương anh qua lời tri ơn,"non sông cho sức trai xây đắp, đi lên người chiến binh đất nước," hoặc khẳng định tình yêu anh đâu emđó. Trong những dịp đơn vị trở về thủ đô, những cô gái hậu phương vui mừng đón chào anh về thủ đô"chúng tôi chờ mong, với vạn niềm tin với muôn tình thương." Những người em hậu tuyến này là nhữngcánh hoa thời loạn tô điểm những "câu chuyện tình người hùng và giai nhân." Do đó, tuy tay cầm súng, những chiến sĩ VNCH vẫn hiểu sức mạnh của tình yêu và phải thốt lời đa tạ, "Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng, ngày nao súng phải lạnh lùng."

Không ai muốn là người chết trở về cho dù "từ ngục tối hay mộ sâu," nhưng đó không là một sự lựa chọn. Rất may là những người anh và bạn bè tôi vẫn còn nguyên vẹn sau cuộc chiến, trừ người anh họ đi lính Nhảy dù tử trận. Có rất nhiều người không được may mắn. Có người tặng kỷ vật cho em "là hòm gỗ cài hoa," hoặc "trên chiếc băng ca," hoặc "đôi nạng gỗ." Có người trở thành thương binh khi ngày trở về, "bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre." Nhiều người nhớ người thương binh khi "chàng về, chàng về nay đã cụt tay." Nhiều người là những chiến sĩ vô danh, hoặc trở thành người tình không chân dung"để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này." Có những người vợ tưởng như còn người yêu cho dù "ngày mai đi nhận xác chồng."

Cuộc chiến đã đưa nhiều người vào lịch sử. Bài hát "Huyền sử ca một người mang tên Quốc" ghi nhớ phi công Phạm Phú Quốc. Ca khúc "Người ở lại Charlie" tưởng nhớ trung tá Nguyễn Đình Bảo, tử thủ tại chiến trường Charlie. Ca khúc "Anh không chết đâu anh" vinh danh "người anh hùng mũ đỏ tên Đương."

Trong cuộc chiến tranh khốc liệt, chính phủ VNCH đặt ra chương trình Hồi Chánh kêu gọi ngày về của những người lầm đường lạc lối theo cộng sản, "tung cánh chim tìm về tổ ấm," và đón chào họ về dưới mái nhà, "người ơi, mau về đây, về bên bếp hồng tay cầm tay." Chương trình này đã đem lại hạnh phúc cho hàng trăm ngàn người cộng sản trở về với chánh nghĩa quốc gia.

Những ước mơ của người miền Nam rất đơn giản. Có người chỉ mơ ước cho tôi được một lần"nhìn hoa giăng đầu ngõ." Có người biểu lộ ý tôi muốn"tìm đến thiên nhiên," hoặc "sống như loài hoa hiền." Có người nguyện cầu qua lá thư trần thế cầu mong "an vui cho người đầu tuyến, trẻ thơ yên tâm sách đèn, để mẹ hiền con hết ưu phiền." Cho dù đất nước khốn khó và chiến tranh gây cảnh điêu tàn, ai cũng xin chọn nơi này làm quê hương vì "ta còn những người thật yêu nhau biết bao thiết tha." Các người anh, các bạn tôi, và tôi mong mỏi ngày nào qua cơn mêđời để trở về cuộc sống bình an. Khi hiệp định Paris được ký vào năm 1973, ai cũng mơ ước một mai giã từ vũ khíđể "trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi rồi." Nhưng cuộc chiến cứ tiếp tục, ngày càng khốc liệt. Tôi đã gặp những người chiến sĩ như các anh các bạn của tôi "trên khắp nẻo đường đất nước mến yêu" và ai cũng có cùng một tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước như nhau và mơ ngày đất nước thanh bình.

Nhưng giấc mơ thanh bình đó tiêu tan vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi cuộc chiến tranh súng đạn chấm dứt, chỉ để nhường lại những năm tháng đen tối nhất của người dân Việt Nam trong ngục tù cộng sản. Những bài hát miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 là những ngọn nến soi sáng ngục tù tăm tối đó và khơi dậy sức mạnh vĩ đại của tình yêu và tổ quốc Việt Nam. 304 bài hát ở trên được chọn để nhớ ngày 30 tháng 4.

8/4/2017


© 2017 Cao-Đắc Tuấn
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

BÀI THƠ VIẾT RIÊNG CHO NGÀY QUỐC HẬN

$
0
0


30/4/1975. Ai cũng biết là ngày.

“QUỐC HẬN”!..

Cái ngày gắn liền với lịch sử “Dân Tộc” VN.

CÁI GÌ CỦA LỊCH SỬ.
THÌ KHÔNG AI CÓ THỂ SỬA ĐỔI!..
 

Bởi Vì: Sự ác chưa từng có!..
Đối với Tiền Đồ Tổ Quốc và "Dân Tộc"..VIỆT NAM!!!..


Và tại sao gọi là "QUỐC HẬN"!!!..

  
QUỐC HẬN.. sự ác hiện hình!..
QUỐC HẬN.. khi mất yêu thương!..
QUỐC HẬN.. bởi lũ bạo cường!..
QUỐC HẬN.. tiêu nguồn nhân ái!!!..

QUỐC HẬN.. gian tà ám hại!..
QUỐC HẬN.. công lý đấm chìm!..
QUỐC HẬN.. Dân Tộc đảo điên!..
QUỐC HẬN.. Toàn dân khốn khổ!..

QUỐC HẬN.. chức cao lòn cuối!..
QUỐC HẬN.. tham quan đầy túi!..
QUỐC HẬN.. cướp của phá nhà!..
QUỐC HẬN.. sống bãi tha ma!..

QUỐC HẬN.. bởi bác đảng ta!..
QUỐC HẬN.. đảng bán Hoàng Sa!..
QUỐC HẬN.. Nam Quan, Bản Giốc!!!...
QUỐC HẬN.. Nước reo tiếng khóc!!!..

QUỐC HẬN.. đàng con phản quốc!!!..
QUỐC HẬN.. cho mẹ VIỆT NAM!!!..
QUỐC HẬN.. xác mẹ hao mòn!!!..
QUỐC HẬN.. Việt gian xẻ bán!!!!!!...

QUỐC HẬN.. nô lệ Hán bang!!!..
QUỐC HẬN.. khổ ải ngập tràn!..
QUỐC HẬN.. ai dấy thương đau!..
QUỐC HẬN.. đất nước đổi mầu!..

QUỐC HẬN.. ai người vô cảm!!!..
QUỐC HẬN.. đứa mất lương tri!!!..
QUỐC HẬN.. bởi kẻ vô tình!!!..
QUỐC HẬN.. mãi còn ngụy tạo!!!..

QUỐC HẬN.. từ có cờ sao!!!!!..
QUỐC HẬN.. dâng trào khắp lối!..
QUỐC HẬN.. toàn dân bị lùa vào bóng tối!!!!!..
QUỐC HẬN.. không ai có quyền sửa đổi!!!!!..

Bởi vì.. còn “cờ sao” VIỆT NAM còn tâm tối!!!..
Đốt bỏ cờ sao, cộng lời xin lỗi!..
Với Đồng Bào.. với (Mẹ VIỆT NAM)…
Tự nhiên.. ngữ từ “QUỐC HẬN”.. dần dần tan biến!!!..

Mẹ VIỆT NAM ơi.. Mẹ VIỆT NAM ơi!..

Hồn thiêng sông núi đâu đây.. "chữa lành" cho những khối óc vô hồn,
Vô cảm, vô tri, vô tâm, vô giác, vô tình, vô thức, và vô giáo dục!!!..
Bốp méo sự thật một cách man rợ, ác nhân!!!.. con người sao còn ác hơn dã thú!!!.. cầu xin cho họ tỉnh thức.. và phải biết.

(Ngày 30/04/75. Cho đến muôn ngàn đời sau).
Vẫn mãi là ngày "QUỐC HẬN"..đi vào lịch sử. Với Mẹ VIỆT NAM…
Nếu đảng csVN, chưa có lời xin lỗi cùng Mẹ và Dân Tộc VIỆT NAM!!!...


Tôi đây anh lính binh đơ.
Nhìn đời hạ bút thẩn thơ giải sầu!
Vì đâu thế cuộc bể dâu!..
Vì mù "Dân Trí".. khổ đau dân tình!..
Muốn cho "Dân Tộc".. hồi sinh...
Tập tành "Dân Trí".. óc mình mở mang...
"Tổ Quốc".. lâm cảnh nguy nàn!!!..
Mở mang "Dân Trí".. (Cơ Hàn).. đổi ngay...



(ĐA NHÂN SIÊU VIỆT BẠI CƠ ĐỒ)!..

ĐẤT NƯỚC CHẲNG BẰNG AI!!!..


Anton: Phan Văn Hải





On Tuesday, 11 April 2017, 10:13, "Nmh547<> wrote:

 


BÀI THƠ
VIẾT RIÊNG
CHO NGÀY QUỐC HẬN
(Thương mến về Quê Hương và Đồng Bào Việt Nam, riêng tặng tuổi trẻ trong và ngoài nước để ghi nhớ thời điểm một nhóm người manh tâm thay đổi sự thật của lịch sử, lấy ngày Quốc Hận 30/4 làm Ngày Diễn Hành Tự Do, VIETNAM FREEDOM MARCH.)




Ba Mươi Tháng Tư :Độc tài cướp nước
Ba Mươi Tháng Tư:
Dân tộc đau buồn
Ba Mươi Tháng Tư:
Máu đỏ quê hương
Mà ai  bảo "Ngày Tự Do"?  Lạ nhỉ !!!
                     *
Ngày Tự Do ư ???  Hỡi đâu, công lý ???
Ngày Tự Do ư ???  Tráo trở ngôn từ !!!
Ngày Tự Do sao bốn cõi âm u ?
Sao rúng động bàng hoàng người thế giới?
                     *
Ngày Tự Do sao có bày lang sói
Đêm đến nhà gõ cửa bắt dân đi  ?
Sao có giết người ác độc tinh vi
Như học tập, như khoan hồng, cải tạo ???
                     *
Ngày Tự Do sao dối lừa, gian xảo
Súng đã buông, người vẫn trả thù người ?
Cũi sắt thê lương lạnh tiếng ma cười
Bao cái chết trong oan khiên, sầu muộn !!
                     *
Ngày Tự Do sao đất, nhà, vườn, ruộng
Của dân đen, ai cướp rất vô tình !
Sao triệu con người đẵn gỗ, đào kinh
Không khác cảnh xa xưa: thời nô lệ !? 
                     *
Ngày Tự Do sao phải lìa quê mẹ
Tan tác anh em, chia biệt vợ chồng ?
Bất chấp sóng cuồng, hải tặc, biển Đông
Để tìm nghĩa nhân quyền vùng đất lạ !
                     *
Ngày Tư Do sao tình đời nghiệt ngã
Người nhìn người e ngại, dối lừa nhau !
Bức vách có tai, điên đảo, cơ cầu
Tên tuổi sổ đen, chuyên hồng, báo cáo
                     *
Ngày Tự Do sao độc tài chỉ đạo
Dân chẳng có quyền cay đắng, than van ?
Nuốt lệ căm hờn, mộng vỡ, mơ tan
Thương xã hội đang tận cùng băng hoại !!!
                     *
Ngày Tự Do sao muôn lòng tê tái ?
Đắng miệng khoai sùng, gạo mốc, bo bo
Sách giáo khoa sao rèn luyện học trò
Những thù hận, những dối gian lịch sử  !?
                     *
Biển Việt Nam xanh tóc dài thiếu nữ
Bản Giốc, Nam Quan, sao cắt dâng Tàu ???
Mặt cúi, lưng cong, ai, kiếp chư hầu
Mà lừa mị: Đây, tự do,  tự chủ !? 
                     *
Ba mươi năm với tham tàn dã thú
Ai thành tên tư bản đỏ sang giàu ???
Ai muốn tiền tài, ngôi vị dài lâu
Dùng nghị quyết làm đấu tranh suy nhược ?
                    *
Ba Mươi Tháng Tư :Tự Do đất nước
Sao triền miên dân tù ngục tội tình ???
Ra điêu ngoa, miệng lưỡi giống hồ tinh !
Không, ngày đó với ta:
NGÀY QUỐC HẬN !!
                    *
Tuổi trẻ Việt Nam, hỡi giòng bất khuất !
Nào, đứng lên, vì dân tộc, sơn hà !!
Độc ác phải tàn, chính nghĩa khai hoa
Mau xin dựng một
MÙA XUÂN HUYỀN DIỆU !


Ngô Minh Hằng
23/1/2005



HQ 14 và Những Tháng Cuối Của Cuộc Chiến

$
0
0



From:






HQ 14 và Những Tháng Cuối Của Cuộc Chiến - Phạm Thành


 1. Lời Tựa
Sau khi chuyển giao Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp II (HQ 14) cho Hải Quân Hoa Kỳ tại Subic Bay năm 1975, gia đình chúng tôi nhập trại tỵ nạn tại Goam và sau đó được đưa qua lục địa Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1975 để nhập trại tỵ nạn Indian Town Gap, Pennsylvania. Đến tháng mười 1975, chúng tôi được xuất trại, về định cư tại thành phố nhỏ Wilkes Barre thuộc tiểu bang Pennsylvania. Sau đó, theo công việc làm, chúng tôi dời lên Long Island, New York; và cuối cùng, chuyển về Annapolis, Maryland. Tôi đã về hưu cách đây ba năm lúc 71 tuổi, hiện sống với vợ tại Annapolis. Hai con gái của chúng tôi đã lập gia đình. Chúng tôi có 2 cháu ngoại.

Từ khi đến Hoa Kỳ, nhiều lần nhớ đến anh em cùng chiến hạm, tôi muốn viết lại vài dòng để làm mối dây liên lạc và cùng ôn lại quá khứ. Nhưng vì bận bịu với gia đình, học hành, và việc làm, nên tôi cứ hẹn rày hẹn mai mãi. Cho đến tuần trước, khi nói chuyện với anh Trần Thanh T, bạn cùng khóa 13 Hài Quân Nha Trang với tôi, T khuyên tôi nên viết lại một bài ngắn gởi đăng trên Đặc San của Đại Hội Hải Quân VNCH Toàn Cầu 2017, để chia sẽ với các chiến hữu Hải Quân VNCH, tôi mới quyết định viết bài này, với mong ước được ôn lại kỹ niệm cũ và liên lạc với anh em thuộc HQ 14, những chiến hữu đã cùng tôi chiến đấu bảo vệ tự do, chia sẽ vui buồn, hiểm nguy, nhọc nhằn gian khổ, nhất là trong những tháng cuối của cuộc chiến. Tôi xin cầu mong cho anh em và gia đình ở ngoại quốc và trong nước luôn được mọi sự binh an.

Vì tôi còn giữ được quyển nhật ký riêng tôi viết trong thời gian ấy, nên ngày tháng và các chi tiết quan trọng trong bài này đều chính xác. Ngoại trừ một số ít chi tiết dựa trên trí nhớ, có thể sai lạc chút ít. Mong anh em HQ 14 đính chính giùm. Tôi rất mong được liên lạc và tiếp nhận ý kiến xây dựng của anh em. Email của tôi: thanh.pham.navy@gmail.com


HQ 14 trong ngày Lễ Quốc Khánh tại Thương Cảng Saigon

2. HQ 14 vào sửa chữa Tiểu Kỳ
Sau chuyến công tác dài trên ba tháng đầy sóng gió, HQ 14 trở về Saigon ngày 13 tháng 3 để vào Tiểu Kỳ, Thủy thủ đoàn ai cũng vui mừng vì được gần nhà hơn một tháng. Riêng tôi, đây cũng là dịp được gần vợ con. Chúng tôi cưới nhau đầu nằm 1973.  Đến nay, con gái đầu lòng của chúng tôi đã sắp tròn một năm. Tôi cần thời gian để làm quen với nó. Hồi nó mới sanh ra, tôi còn làm hạm trưởng HQ 404, sau đó được thuyên chuyển qua HQ 14. Từ đó đến nay, chiến hạm tôi đã hải hành dài hạn liên miên, cứ mỗi lân về bến, nó lại đứng xa xa nhìn tôi như người xa lạ. Tôi cảm thấy thấm thía với cuộc đời Hải Quân và cũng thông cảm hơn với nhân viên của tôi.

Theo thường lệ, khi chiến hạm về Saigon, tôi cho nhân viên làm việc đến 12 giờ trưa thì hai phần ba được đi bờ cho đến sáng hôm sau. Nhưng trong thời gian Tiểu Kỳ, mọi người phải làm việc đến bốn giờ chiều. Ngoài công việc liên lạc Hải Quân Công Xưởng  liên quan đến viêc sửa chữa máy chánh, máy điện, hệ thống phòng tai, điện tử, truyền tin... thủy thủ đoàn còn phải lo lảnh đạn hải pháo tại Thành Tuy Hạ, lảnh tiếp liệu tồn kho, bảo trì chiến hạm hằng ngày, huấn luyện các nhiệm sở Phòng Tai, Tác chiến...
Sau khi sửa chữa Tiểu Kỳ hoàn tất vào ngày 24 tháng 2, Trường Chiến Hạm bắt đầu chương trình Huấn Luyện HQ 14 tại bến, và sau đó, tại Vũng Tàu, cho đến ngày 8 tháng 3.
 
3. Chuyến Công Tác Vùng I Duyên Hải
Sáng ngày 21 tháng 3, chỉ vài ngày sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh Triệt Thoái Quân Đội khỏi Vùng Cao Nguyên, tôi lên BTL/HQ/P3 nhận lệnh công tác đi bảo vệ dàn khoan Ocean Prospector, cách Côn Sơn 188 hải lý về phía đông nam. Nhưng sau đó, trên đường đi, vào lúc 3 giờ 30 chiều, tôi lại nhận được lệnh đổi hướng đi công tác V1ZH. Biển tương đối êm và chúng tôi có một chuyến hải hành thoải mái. Ngồi trên đài chỉ huy, ngắm sao trời và những ngọn đèn le lói từ các ghe đánh cá nhấp nhô trên sóng nước, tôi lại suy nghĩ miên man đến cuộc chiến, không biết mai đây số phận của Miền Nam sẽ đi về đâu. Tôi tự nhủ, dù sao tôi và thủy thủ đoàn vẫn phải giữ vững tinh thần chiến đấu cho đến phút cuối cùng. Chúng tôi vẫn còn hy vọng!

Mãi đến 6 giờ chiều ngày 23, HQ 14 mới đến BCH/V1ZH. Tôi cặp cầu Tiên Sa và lên trình diện TL/V1ZH, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại. Tôi được lệnh khởi hành ngay trong đêm đến khu vực hành quân 1B1, ngoài cửa Thuận An, để yểm trợ Bộ Binh rút quân về nam, qua đường biển. Đô Đốc Thoại có hỏi tôi “ Hạm Phó của anh có đủ khả năng chỉ huy chiến hạm khi có bất trắc gì xảy ra cho anh không?” Tôi mạnh dạn trả lời “Thưa Đô Đốc, tôi đã huấn luyện Ham Phó đầy đủ”. Đô Đốc Thoại nói thêm “Khi ra đến vùng hoạt động, anh chờ khi có lệnh của tôi thì tách ra, thành lập một phân đội riêng, và tiến ra gần vĩ tuyến 17. Phân đội của anh có nhiệm vụ ngăn chặn và tiêu diệt các chiến hạm, chiến đỉnh Bắc Việt khi chúng tiến vào Nam”. Tôi chào Đô Đốc Thoại và về chiến hạm ngay. Biết rằng tình thế đã đến giai đoạn nguy ngập.

3.1. HQ14 bị Không Quân VNCH bắn
HQ 14 đến vùng hành quân ngoài cửa Thuận An lúc 2 giờ sáng ngày 24. Đến 9 giờ sáng, tôi bắt đầu cho chiến hạm đi theo đội hình dưới sự điều khiển của HQ 07. HQ 08 cũng đã đến vùng và nhập đội hình. Khoảng trưa, tôi quan sát thấy Bộ Binh hành quân bên trong, chắc cũng để yểm trợ rút quân. Tôi không có tần số để liên lạc với Bộ Binh. Lúc này HQ 709 đã được lịnh rời vùng hành quân, trở về Tiên Sa. Như vậy, trong vùng chỉ còn HQ 07, HQ 8, HQ 609, và HQ 14.

Vào khoảng sau 4 giờ chiều, tôi được lệnh tách ra khỏi đội hình để thành lập phân đội riêng, và tiến ra vĩ tuyến 17. Tôi lên đài chỉ huy để đích thân điều khiển chiến hạm. Nhưng trước khi tôi có thì giờ thành lập phân đội gồm HQ 14 và HQ 609, tôi nghe hai tiếng nổ thật chát chúa như tiếng bom. Nước tung tóe gần trước mũi chiến hạm. Nhìn lên bầu trời trắng đục, đầy mây trắng bao phủ, tôi thấy hai chiếc máy bay A 37 mà tôi biết chắc là của Không Quân VNCH, vì sáng nay có vài máy bay loại này bay lượn bên trong, yểm trợ hành quân của bộ binh. Sau này, khi có dịp gặp lại vài nhân viên của HQ 07 tại Pennsylvania năm 2016,  họ cũng xác nhận với tôi như thế . Hai chiếc máy bay này lợi dụng thời tiết, bay cao trên mây để tránh bị phát giác và bất thần nhào xuống, thả 2 quả bom, nhắm chiến hạm tôi nhưng trật. Chúng bay vút đi. Chiến hạm không hư hại.

Vì tình trạng an ninh trong vùng hành quân này không mấy khẩn trương, tôi chỉ cho 1/3 nhân viên ứng chiến. Tôi cho gọi nhiệm sở tác chiến 100/100 và không ra lịnh bắn trả, vì tôi ước lượng, nếu bắn hạ được một hay cả 2 chiếc A 37 này thì chắc chắn bộ chỉ huy Không Quân từ Đà Nẵng sẽ nghĩ HQ 14 chắc chắn là chiến hạm địch và sẽ gởi ra một phi đội phản lực F5 để bắn chìm HQ 14. Tôi cho chiến hạm chạy zic-zac và ra lịnh thay lá cờ nhỏ trên cột cờ chính bằng lá cờ lớn nhất cho dễ thấy từ xa. Nhưng bất thần, chỉ vài phút sau, một lần nữa, hai chiếc máy bay này vòng trở lại, ném thêm 2 quả bom nữa. Lần này, các quả bom cũng không trúng chiến hạm, chỉ rơi trên biển, bên hữu hạm gần phòng ăn của đoàn viên. Nhưng các mảnh bom bay tung tóe, đâm thủng rất nhiểu lỗ bên hữu hạm. 

Rủi thay, đúng lúc này, nhân viên đang chạy lên nhiệm sở tác chiến, ngang phòng ăn, vì vậy tổng số nhân viên bị thương lên thật cao. Thêm vào đó, 4 nhân viên ở các nhiệm sở 40 ly, 20 ly, và hầm máy bị tử trận. Sau đây là tổng kết tổn thất của chiến hạm:
Tử trận (5): TSI/VC Bùi Đức Hùng (40 ly), TS/CK Trần Văn Trung (hầm máy), HIS/VC Đặng Hữu Thành (20 ly), TT/TS Lưu Chảy (40 ly), HIS/QK Lê Văn Quí. Theo nhật ký, tôi ghi 4 tử trận, nhưng lại liệt kê tên 5 người. Điều này cần kiểm chứng.

Bị thương nặng (10): TT/TS Nguyễn Hữu Trí, TT/TS Nguyễn Văn Hinh, HS/QK Nguyễn Xuân Quí, HS1/KT Nguyễn Văn Hòa, HS1/GL Cao Ngọc Bé, HS1/PT Hồ Thanh Siêng, TS/VC Nguyễn Văn Hùng, TS/GL Nguyễn Văn Vỉnh, TT1/TX Hồ Văn Sáu.
Bị thương nhẹ (10): ThS/VC Nguyễn Văn Thủ, TS1/VC Phạm Văn Túc, TS1/TP Trần Thiểu, TS/TV Nguyễn Văn Bình, HS1/CK Lê Văn Hùng, HS1/TP Đoàn Văn Ba, TT/TS Nguyễn Hữu Phúc, TT/TS Trần Văn Minh, TT/TS Hoàng Thanh Long, ThS/KT Trần Đình Phương.

Tổn thất vật thể: Cơ khí, Điện khí, Vỏ tàu, Phòng tai, Vũ khí, Vô tuyến, và vật dụng linh tinh Máy điện hư. Hệ thống tay lái điện bất khiển dụng. Hệ thống vô tuyến bất khiển dụng, không liên lạc được với BTL/HQ/V1ZH, phải dùng máy truyền tin cầm tay để cố gắng liên lạc với các chiến hạm trong vùng hành quân. Y Tá và thủy thủ đoàn đã nỗ lực tối đa để săn sóc và cứu chữa các nhân viên bị thương, sửa chữa máy điện, hệ thống truyền tin… Cuối cùng HQ 07 đã nghe được và đến phụ giúp tải thương, nhưng vì biển động, phải tách ra và chỉ có một số nhân viên tử thương và bị thương được đưa qua HQ 07 để chuyển về Bệnh Viện Duy Tân Nẵng.

Sau khi máy điện và hệ thống truyền thanh được sửa chữa xong,  HQ 14 liên lạc được với BTL/HQ/V1ZH để báo cáo và xin về cặp cầu Tiên Sa để tải thương và sửa chữa. HQ 14 về cặp cầu sáng sớm ngày 25. Các nhân viên bị thương được chở qua bệnh viện quân đội Duy Tân bên Đà Nẵng để điều trị. CCYTTV/HQ bắt đầu cấp tốc sửa chữa để chiến hạm có thể chạy về Saigon. Tối ngày 26, tôi được lệnh chở gia đình Hài Quân về Saigon. Ngay sau đó, chiến hạm bắt đầu tiếp nhận gia đình quân nhân cho đến sáng hôm sau.

            Nghĩ rằng Đà Nẵng sẽ thất thủ trong một ngày rất gần, tôi mượn xe của CCYTTV/HQ, chạy qua bệnh viện Duy Tân xin cho tất cả nhân viên của tôi được xuất viện và cuối cùng, tất cả đều được chuyển về bệnh xá CCYTTV/HQ, ngoại trừ một nhân viên giám lộ bị gảy mất một cánh tay, phải ở lai thêm để điều trị. Tôi rất buồn vì tôi muốn, khi chiến hạm khởi hành, tôi sẽ đem tất cả các nhân viên của tôi về Bệnh Xá HQ Bạch Đằng (Saigon). Đi ngang qua thành phố Đà Nẵng, tôi thấy người đi lố nhố đầy đường. Không biết họ đi đâu, đi tìm đường về Saigon? Hay là Việt Cộng đã trà trộn vào dân? Tuy không có bạo động, tình thế có vẽ hỗn loạn. Tôi biết chắc Đà Nẵng sẽ mất nay mai.

Sau này nghĩ lại, tôi vẫn ân hận mãi. Biết đâu, nếu tôi cho bắn hạ hai chiếc máy bay khi chúng trở lại lần thứ nhì thì thiệt hại nhân sự sẽ giảm thiểu đi không? Có thể F5 sẽ không ra? Nhưng tôi lại tự an ủi, nếu F5 ra, bắn hỏa tiển, thì thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều, có thể tôi và phần lớn nhân viên đã không còn có mặt trên quả đất này nữa. Dù sao, đây là một biến cố đau lòng nhất trong đời chỉ huy của tôi. Nó sẽ đeo đẵng tôi suốt đời. Xin linh hồn của các nhân viên chiến hạm đã hy sinh vì tổ quốc trong biến cố này hiểu cho tôi, và nếu tôi lầm lỗi, xin được tha thứ. Với các nhân viên bị thương, tôi cũng xin lỗi và mong có dịp gặp lại để cùng nhau tâm sự.

Vào năm 2007, tôi có dịp đọc quyển hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại” của Đô Đốc Thoại. Ông có đề cập đến việc HQ 14 bị bắn, nhưng không thể xác nhận ai đã bắn hoặc ai đã ra lệnh.

3.2  Di Tản Gia Đình HQ từ Đà Nẵng về Vũng Tàu
Sáng ngày 30 tháng 3, một số gia đình Hài Quân đã lên tàu nhưng chưa đầy đủ. Tôi được lệnh đem chiến hạm ra neo trong vũng Tiên Sa, chờ tiếp nhận thêm cho đủ khoảng 600 người. Sau khi thả neo, tôi đi quanh chiến hạm vài vòng để biết tình trạng của các gia đình quá giang, rồi lên đài chỉ huy ngồi quan sát. Dãy núi Tiên Sa sừng sững trước mặt. Trong nhiều năm qua, tôi đã ra vảo hải cãng này nhiều lần, đã thưởng thức vẽ đẹp thiên nhiên thơ mộng, hòa lẫn với mây trời sóng nước, mà tâm hồn thấy thoải mái, dù chỉ trong chốc lát, trước khi con tàu ra khơi, lướt sóng đại dương! Nhưng hôm nay, tôi cảm thấy buồn thấm thía, linh cảm một mất mát lớn sắp xảy ra. Tôi sẽ không bao giờ có dịp đem con tàu trở lại vùng biển này nữa!


Hải Cảng Tiên Sa

Tôi trở lại thực tế! Một số ghe nhỏ đang chèo đến gần lái của chiến hạm và nhân viên canh gác ra hiệu cho họ ngưng lại, chờ lệnh của tôi. Tôi đi ra sân sau chiến hạm, nhìn những khuôn mặt hốt hoãng của người lớn lẫn trẻ con, tôi không cầm lòng được! Họ chỉ là những người dân, không thuộc gia đình Hải Quân, đang hớt hãi tìm đường chạy trốn Cộng Sản. Trên tàu không ai quen biết với họ. Tôi ra chỉ thị cho sĩ quan và nhân viên áp dụng các tiêu lệnh an ninh trước khi cho họ lên tàu.

Gia đình Hải Quân tiếp tục lên tàu. Đến chiều, HQ 14 khởi hành về Saigon. Chiến hạm về đến Vũng Tàu chiều 31, tháng 3. Theo lịnh chuyên chở, tôi cho các gia đình HQ và khách quá giang lên Vũng Tàu, trước khi chiến hạm tiếp tục về Saigon. HQ 14 về đến Bến Bạch Đằng ngày 1 tháng 4 và cặp tai cầu E trong HQCX để tải thương và sửa chữa. Chiếu theo tập hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại” của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cũng trong ngày này, Đà Nẵng đã bỏ ngỏ. Đô Đốc Thoại và tất cả lực lượng yểm trợ V1ZH đã rời vùng này, trực chỉ Qui Nhơn dưới sự điều động của BTL/HQ. Sau đó, Phó Đề Đốc Thoại được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Chiến Thuât (OTC) để yểm trợ Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đang đảm nhiệm chúc vụ Tư Lệnh Chiến Trường Qui Nhơn kiêm Tổng Trấn Qui Nhơn.

Trong thời gian này, tôi có dịp gần nhà. Con gái tôi vừa được một năm và đã nhận ra tôi. Chiều chiều, tôi bế nó đi quanh chung cư Phạm Thế Hiển. Nó mở mắt lớn, tò mò nhìn khung cảnh chung quanh. Tôi thấy thương nó quá và, trong chốc lát, tạm quên thế sự đang biến chuyển từng giây phút. Sinh hoạt quanh chợ Phạm Thế Hiển vẫn bình thường, nhưng nhìn ánh mắt của phần lớn các bà, các cô bán hàng, tôi thấy những nét ưu tư thật khó tả. Tôi nghe đồn, nhiều gia đình đang tìm đường chạy.

Có một đêm, sau bữa ăn tối, hai vợ chồng tôi ngồi, bàn bạc với nhau về tình hình cuộc chiến. Tôi cũng không biết quyết định của các “ông lớn” trong Hải Quân như thế nào. Vợ tôi hỏi “Em và con có thể lên tàu đi công tác với anh không?” Tôi ngần ngừ một lúc rồi lấy hết can đảm đáp “Chắc không được đâu em. Tàu anh là tàu chiến Vã lại, nếu anh cho em và con đi thì anh phải cho gia đình tất cả thủy thủ đoàn đi. Điều này chắc không được”. Vợ tôi buồn buồn nói “Thôi, anh cứ yên lòng mà đi. Ở lại nhà, em sẽ lo săn sóc con. May ra Cậu (bố của vợ tôi) có thể tìm phương tiện máy bay cho gia đình đi, vì Cậu làm cho cơ quan Mỹ ở Saigon. Nếu khi mất nước, anh thấy an toàn để về đón gia đình, thì anh về. Nếu không, anh cứ đi ra ngoại quốc và tìm cách liên lạc với em sau”. 

Tôi thấy cảm động quá, nghẹn ngào thương cho sự hy sinh và phục cho lòng can đảm của vợ tôi. Tôi muốn ôm vợ tôi vào lòng để an ủi. Nhưng biết nói gì đây trong hoàn cảnh bất định này? Tôi chỉ khẻ gật đầu, ngồi yên lặng, cố nén hai dòng lệ muốn trào ra. , rồi quay qua nhìn con gái chúng tôi đang ngủ say. Nhiều lần trước, khi nhìn nó ngủ, tôi thường mơ đến cảnh thanh bình sau chiến tranh, và Miền Nam chiến thắng. Vợ chồng tôi sẽ nắm tay nó, dẫn đi Sở Thú, đi về Huế, về Hải Phòng thăm quê nội ngoại… Nhưng bây giờ, giấc mơ đó hầu như đã tiêu tan, chỉ còn cầu mong có một phép mầu xảy ra để quân nhân VNCH đâp tan được âm mưu xâm lược của CSBV. Nếu không, xin cho tất cả sẽ được an toàn và có dịp đoàn tụ ở một nơi nào đó, trên một xứ tự do. Nơi ấy có thanh bình, công lý, và dân chủ. 

4. Công Tác Vùng III Duyên Hải
Trong lúc HQCX tiến hành việc sửa chữa vỏ tàu, và các hệ thống đã hư hỏng trong biến cố vừa qua tại V1ZH, nhân viên chiến hạm lo bảo trì súng phòng không, hệ thống máy chánh, hải pháo, radar, truyền tin, phòng tai, vận chuyển… và xin tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt… để chuẩn bị cho chuyến công tác sắp đến. Tôi chỉ định Thiếu Úy T lo hồ sơ tử tuất cho các nhân viên đã tử trận, lo chuyển giao di sản, và đón tiếp thân nhân. Tôi cho gởi TT/TS Nguyễn Văn Hùng nhập TYV Cộng Hòa.   

Ngày 2 tháng 4, tôi chỉ định Hạm Phó, SQ/CTCT, và Y Tá lên Bệnh viện HQ Bạch Đằng đón bà Trần Nguơn Phiêu đến thăm thương binh. Tôi định sẽ đến nếu không bận. Nếu bận, tôi sẽ đến thăm anh em ngày hôm sau. Tôi cho thao dợt Nhiệm Sở Phòng Không mỗi ngày lúc 3 giờ chiều.
Ngày 8 tháng 4, lúc 8:30 sáng, một chiếc F5 của Không Quân bắn Dinh Độc Lập. Hải Quân chỉ định các chiến hạm sau ứng chiến phòng không: HQ 5, HQ 17, HQ 5, HQ 229, HQ 329, HQ 606, và HQ 231.

Lúc này Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đã tràn vào Bình Định, Qui Nhơn, và Phú Yên. Bộ Binh từ Tuyên Đức rút về Đà Lạt, sau đó Đà Lạt mất. Quân đội ta vẫn còn trấn giữ các tỉnh từ Nha Trang trở xuống. Tôi không nghe đồn có một mật ước nào cả giữa Mỹ và Trung Cộng. Trong lúc này, Miền Nam vẫn giữ lập trường “Không cắt đất, không chấp nhận liên hiệp”. Hải Quân vẫn còn giữ vững V3ZH, V4ZH, và V 4 Sông Ngòi, tuy nhiên tất cả đều đang trong tình trạng báo động.

Hiện tại, thủy thủ đoàn HQ 14 gồm có 17 sĩ quan, 37 hạ sĩ quan, và 54 đoàn viên hiện diện. Ngoài ra còn 12 nhân viên đi phép và 7 nhân viên còn nằm bệnh viện. Thêm vào đó, tôi còn tiếp nhận 70 nhân viên tạm trú thuộc HQ 2, 3, 07, 11, 12, 16, 800, và 228.
Sáng ngày 8 tháng 4, một F5 thuộc Không Quân VNCH bắn Dinh Độc Lập. Hải Quân được lệnh ứng chiến phòng không. Tôi chỉ thị Thiếu Úy T và toán ẩm thực đi chợ thêm để dự trữ cho chuyến công tác dài hạn sắp đến.

Sáng ngày 12 tháng 4 lúc 9 giờ sáng, HQ 14 khởi hành công tác V3ZH. Chiến hạm ra khỏi sông Lòng Tảo, đến Vũng Tàu và nhập V3ZH lúc 1 giờ trưa. Sau khi chuyển giao tất cả nhân viên tạm trú cho HQ 802, tôi cho chiến hạm trực chỉ phía bắc Vũng tàu, để thay thế HQ 618. Đến ngày 16, lúc 10 giờ 45 sáng, tôi khởi hành đi Phan Thiết. Nhưng đến 12 giờ 30 sáng lại được lệnh đổi đường đi Phan Rang. Lúc này Phan Rang đã bị Cộng Sản tràn ngập. Chuẩn Tướng Nhật và TKT/TK Khánh Hòa đã lên được HQ 3. Không có tin tức gì về Tướng Nghi. Ban đêm HQ 14 tuần tiểu từ Hòn Lao đến Lagran. 

Tôi cho báo cáo về Trung Tâm Kiểm Soát Cam Ranh tình trạng kỹ thuật và đạn dược trên HQ 14 như sau: máy điện số 2, bơm cứu hỏa số 2, và motor số 2 của Frigo bất khiển dụng. Chiến hạm hiện tồn trử 110 ngàn lít dầu, trên 5 ngàn lít nhớt, 20 tấn nước ngọt, 441 viên đạn đại bác 76 ly, trên 3 ngàn đạn 40 ly, trên 13 ngàn đạn 20 ly, một số đạn đại liên và  chiếu sáng. Với khả năng này, và nếu máy điện số 1 (máy điện duy nhất còn khiển dụng) vẫn chạy tốt thì chiến hạm còn khả năng hoạt động vài tháng nữa, không cần tiếp tế. 

Chỉ còn vấn đề thực phẩm, chỉ còn khoảng 2 tuần, ngoại trừ gạo còn rất nhiều. Tôi cho cắt bớt khẩu phần thịt và rau vì không biết bao giờ mới được ghé bến tiếp tế, và không tiên liệu được chiến tranh còn kéo dài bao lâu nữa. Đồng thời tôi giới hạn việc dùng nước ngot, vì máy chế tạo nước ngọt đã hư từ lâu. Tiêu lệnh này được áp dụng từ Hạm Trưởng đến đoàn viên. Sau này nghĩ lại, tôi thấy cảm phục nhân viên của tôi nhiều về tinh thần kỹ luật, can đảm, và sức chịu đựng lớn lao của họ.

Trưa ngày 18 tháng 4, chiến hạm đến gần mủi Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Nơi đây Quốc Lộ 1 có môt đoạn ngắn  chạy ra tận biển. Sau này, chiếu theo bài tường thuật “Măt Trận Phan Rang” (http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/MatTranPhanRang.htm), tôi biết được bên trong đất liền, tuần trước, hai Lữ Đoàn Nhảy Dù và Quân Đoàn 3 còn hiên ngang trấn thủ Địa Đầu Giới Tuyến này mặc đầu đã bị thiệt hại nặng, nay Phan Rang đã bị Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tràn ngập. Một người bạn thân của gia đình bên vợ tôi, Đại Úy Đinh Quốc Tuấn thuộc Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã anh dũng chiến đấu và đã tử trận ngày 15.  Sau đó, Trung Tướng Nghi cũng đã bị đich bắt.  


Vị Trí HQ 14 tại Vùng Biển Cà Ná, Phan Rang

Tôi cho chiến ham tiến vào cách bờ khoảng  9 ngàn yards để quan sát. Nhìn qua ống nhòm, trên Quốc Lộ 1, tôi thấy xe tăng, xe chuyển vận, đại pháo của CSBV đang kéo nhau đi sờ sờ trên quốc lô, hướng về nam. Tôi nóng máu. Suốt thời gian làm Duyên Đoàn Phó ZD 13 ở Cửa Tư Hiền, nhiều lần tôi đã dẫn quân đi phục kích và chạm tráng với CSBV khi chúng chuyển quân từ Phú Thứ, qua Quốc Lộ 1 để vào dãy Trường Sơn. Anh em chúng tôi đã hạ chúng sát ván. Nay thấy tận mắt đoàn xe của chúng đang đi lừ lừ giữa thanh thiên bạch nhật, tôi không chịu nổi.

 Tôi quyết dùng hết hỏa lực để làm chậm bước tiến của chúng, để quân ta có thêm thời giờ rút lui. Tôi vận chuyển chiến hạm vào gần bờ thêm chút nữa và đích thân hướng dẫn hải pháo 76 ly bắn vòng cầu vào toán quân xa này. Viên đầu tiên rơi gần quốc lộ. Qua ống nhòm, tôi thấy chúng dừng lại. Tôi điều chỉnh và cho bắn tiếp, nhưng vô hiệu. Sóng biển chỉ lắc một tí là đạn rơi sai đi vài chục yards! Bắn một hồi, thấy bụi mù bay tung tóe, nhưng không biết có mảnh đạn nào trúng chúng nó không, tôi đành cho ngưng để tiết kiệm đạn, đồng thời vận chuyển chiến hạm ra xa bờ để tránh đạn địch, có thể bắn ra từ đại pháo của chúng.

Một lúc sau, qua máy truyền thanh trên đài chỉ huy, tôi nghe giọng nói của Hạm Trưởng HQ 11 gọi tiếp viện. Trước đó, HQ 11 đã tiến vào bờ gần Cà Ná để bắn triệt hạ một cây cầu nhằm trì hoản địch. Cầu không sập, trái lại CSBV bắn ra tới tấp, và HQ 11 cần HQ 14 yểm trợ hải pháo để rút ra xa bờ. Lập tức, tôi gọi nhiệm sở ứng chiến 100/100 đồng thời cho HQ 14 tiến hết tốc lực về phía cầu. Càng lúc càng gần bờ.

 Tôi leo lên đài quan sát nhỏ bên trên đài chỉ huy, tay chỉ hướng bắn cho hải phào 40 ly, miệng la hét để kích thích nhân viên. Đạn 40 ly nổ rang dọc theo bờ biển. Một lúc sau, HQ 11 rút ra đến chỗ an toàn, tôi cho bắn cầm chừng và rút tàu về vị trí cũ. Tôi gởi công điện thỉnh cầu thượng cấp kêu gọi Không Quân ra bắn đoàn quân xa của CSBV nhưng được trả lời “Không Quân đang lo yểm trợ trấn thủ Saigon”.

Lúc này, HQ 17 đã đến vùng và đảm nhận OTC. Đô Đốc Minh, trên HQ 3, đến điều động tại chổ. Hồi trưa này, nhìn lên trên rặng núi bên trong, tôi thấy hàng trăm ánh sáng nhỏ nhấp nhánh, tôi biết quân ta đã tan rã, có lẽ đang tìm đường rút lên núi. Một số  trong đó thuộc Lữ Đoàn 2 Biệt Động Quân. Họ đang ra hiệu. Tôi thấy thương cho họ quá. Cũng như tôi, họ đang căm hờn nhìn địch tiến về Saigon. Nhưng khác với tôi, họ là những anh hùng, quả cảm chiến đấu, nhưng không còn đường tiệt thoái. Quân CSBV đã tràn ngập và đang lùng kiếm khắp nơi. Họ không thể rút ra biển.Vài cấp chỉ huy của họ đã lên được HQ 3 và có mật hiệu để liên lạc với họ, nếu họ rút ra được gần bờ biển Cà Ná.

Một lúc sau, tôi được lệnh cho tàu vào bờ thi hành công tác rút quân của Bộ Binh, trong lúc đoàn quân xa, đại pháo của địch còn di chuyển liên tục trên quốc lộ. Vì HQ 14 thuôc loại tuần dương, và tôi không có một tin tức tình báo nào trên bờ, đem chiến hạm vào đó không khác gì làm mục tiêu cho chúng bắn, nên tôi đề nghị môt giải pháp và được chấp thuận: Tôi sẽ dùng ghe Duyên Đoàn và ghe dân đánh cá để ban đêm tiến vào bờ chuyển quân.

Nhìn ra ngoài khơi, tôi thấy một đoàn ghe của Duyên Đoàn đang tiến về nam. Tôi xin thượng cấp cho tôi xử dụng 2 ghe Yabuta, và chỉ định vài nhân viên lên hai ghe này để chỉ huy việc đón quân Bộ Binh trên bờ. Tôi dặn dò hai thuyền trưởng Yabuta  và các nhân viên của tôi các việc phải làm, cho họ mật hiệu đánh đi và mật hiệu nhận khi đến gần bờ. Các mật hiệu này do cấp chỉ huy Bộ Binh trên HQ 3 cung cấp. Tôi bảo họ nhớ đem theo vài khẩu súng, vài cây đèn pin để ra hiệu, hai máy truyền tin, và cố gắng gom góp một ít ghe đánh cá để cùng đi vào bờ (tôi định sẽ trả công cho các ghe đánh cá này sau khi công tác hoàn tất), chờ đến lúc trời tối thì khởi hành đi. Tôi còn dặn họ, tắt máy truyền tin để khỏi bị địch phát giác, chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Trời vừa sập tối, tôi ngồi trên đài chỉ huy chiến hạm, theo dõi đoàn ghe của các cảm tử quân đang tiến vào bờ cho đến khi không còn thấy họ nữa. Trên Quốc Lộ 1, đoàn quân xa của CSBV vẫn đều đều tiến về nam. Lòng tôi nôn nóng, cầu nguyện cho họ được bình an trở về. Nếu tôi được toàn quyền quyết định, chưa chắc tôi đã gởi họ đi, vì sự thành công của công tác này quá mong manh. Nếu thất bại, bị địch bắn tiêu diệt,  thì hậu quả thật vô lường.

Suốt đêm tôi thao thức chờ tin đoàn ghe vớt Bộ Binh trở về, nhưng chờ mãi vẫn không thấy tăm hơi! Tôi lo ngại vô cùng. Mãi đến rạng đông vẫn không thấy bóng các ghe này. Tôi vận chuyển chiến hạm vào gần bờ hơn, dùng ống nhòm để quan sát. Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng nổ lớn, một cột nước trắng tóe lên cách tàu độ một ngàn yards. Biết đại pháo của địch vừa bắn ra, tôi cho chiến hạm chạy ra xa. Đúng lúc này, qua ống nhòm, tôi thấy xa xa đoàn ghe bốc quân đang từ từ tiến ra. Tôi mừng vô kể. 

Họ đã xa bờ! Nhưng chỉ có 2 chiếc Yabuta. Còn các ghe đánh cá ở đâu, mọi người có an toàn hay không, tôi tự hỏi. Khi 2 ghe này cặp bên tả hạm, nhân viên báo cho tôi biết các ghe đánh cá sợ quá, đã biến đi mất trong đêm, trước khi vào đến bờ. Họ cho ghe đi dọc theo bờ suốt đêm mà chỉ liên lạc được và vớt khoãng 20 người.

 Tôi khen ngợi anh em đã can đảm thi hành trách vụ. Tôi tiếp nhận quân nhân Bộ Binh và cho họ tạm trú trên chiến hạm, đồng thời cám ơn và chào từ giả các chiến hữu trên Yabuta trước khi họ trở về đơn vị. Sau này, cách đây độ 5 năm, tôi có gặp lại Đại Úy T mới được biết anh thuộc Duyên Đoàn này và có hiện diện lúc đó tại Mũi Né. Không ngờ chúng tôi đã quen nhau nhiều năm tại Mỹ mà không biết đã có dịp cộng tác với nhau một khoảnh khắc ngắn trong thời gian cuối của cuộc chiến.

Ngày 19 tháng 4, CSBV tràn ngâp Phan Thiết. Tôi được lệnh V3ZH gọi chiến hạm về Vũng tàu để nhận tiếp tế và đị công tác quần đão Trường Sa. Trưa ngày 20, HQ 14 về đến gần Hòn Bà, Vũng Tàu. Ngày 21, tôi thả neo ngoài Vũng Tàu, nhận thêm trên 3 ngàn viên đạn 40 ly và 330 viên 76 ly do HQ 08 tiếp tế, và cho ban ẩm thực đi chợ, đồng thời cho các quân nhân và dân sự tạm trú lên bờ. Qua các đài truyền thanh, tôi được biết Tổng Thống Thiệu đã giao quyền lãnh đạo quốc gia cho Thủ Tướng Trần Văn Hương. Nhật lịnh của Đại Tướng TMT/QLVNCH: “Bảo vệ bờ cõi, đánh bại quân xâm lăng, bảo vệ Vùng 3 và Vùng 4”. Tuần trước, tôi mong có một hiệp ước nào đó giữa Mỹ và Trung Cộng để bắt buộc CSBV ngưng lại tại Phan Thiết. Nhưng sau khi Phan Thiết mất. Tôi không còn hy vọng nữa.

5. Công Tác Quần Dảo Trường Sa
Lúc 9 giờ 30 tối ngày 21, HQ 14 khởi hành đi Trường Sa theo chỉ thị của BTL/HQ, thừa lệnh Bộ Tổng Tham Mưu. Cùng đi, có HQ 17 làm OTC. Vì HQ 17 khởi hành trước và chạy nhanh hơn nên sẽ đến Trường Sa trước. Chúng tôi được tiêu lệnh từ Bộ TTM: “Không được khai hỏa trước khi đối đầu với đich tại Trường Sa”.  Địch là ai, không biết rõ. Tôi chỉ được biết trong các ngày vừa qua, có tin một số máy bay lạ xuất hiện trên đảo. Nhiệm vụ của HQ 14 và HQ 17 là bảo vệ sinh mạng của lực lượng Địa Phương Quân đồn trú trên quần đảo này.

HQ 14 đến quần đảo Trường sa lúc 4 giờ chiều ngày 23 tháng 4. Quần đảo Trường Sa  cách Vũng Tàu 305 hải lý về phía Đông. Các đảo này là những cồn cát rất thấp, bao quanh bởi nhiều đá ngầm và san hô. Việc vận chuyển quanh quần đảo này tương  đòi khó khăn, nhất là ban đêm tối, dù chiến hạm có radar. Cần nhất là máy định vị trí LORAN, nhưng máy này đặt trên HQ 14 đã hư từ lâu, không đươc sửa chữa.

HQ 17 và HQ 14 chia nhau đi tuần tiểu trên quần đảo này. HQ 17 quan sát thấy một ngọn cờ đỏ trên đảo và ra lịnh  HQ 14 bắn triệt hạ. Cứ mỗi lần đạn 76 ly nổ, cả ngàn con hải âu trắng lại bay lên ngập trời, rồi đáp xuống ngay! Ngày đầu tình hình tương đối yên lặng. Đến quá nửa đêm ngày 25, có hai tàu lạ xuất hiện ở đảo Nam Yết, một ở hướng đông và một ở hướng tây. HQ 17 và HQ 14 gọi nhiệm sở tác chiến, rượt theo hai tàu này. Chúng bỏ chạy mất dạng. Đến 7 giờ sáng, 2 echo xuất hiện trên radar, cách HQ 17 gần 4 ngàn yards, nhưng chúng đi xa dần. HQ 17 xin chỉ thị BTL/HQ Saigon và được đáp: “Phải báo cáo trước khi hành động”. Tôi mong được chỉ thị “Tùy nghi hành động” thì dễ cho chúng tôi hơn!

Ngày 28, HQ 14, HQ 17, và Địa Phương Quân được lệnh rút khỏi Trường Sa, về Vũng Tàu. Tôi khởi hành trước. HQ 17 ở lại để tiếp nhận Địa Phương quân cho xong trong ngày và  trực chỉ Vũng Tàu. Vào lúc 5 giờ chiều, tôi nghe lễ bàn giao chức Tổng Thống giữa Cụ Trần Văn Hương và Đại Tướng Dương Văn Minh đã diễn ra tại Dinh Độc Lập.
Trên đường vể gần đến Vũng Tảu, tôi thấy “rồng hút nước” (những cột nước cuốn lên trời do sức xoáy cực mạnh của gió). Suốt 8 năm trên biển, đây là lần đầu tiên tôi thấy hiện tượng này. Người xưa tin rằng đây là một điềm xấu! Xa xa tôi thấy vài chiến hạm Mỹ. 

HQ 14 về đến Vũng tàu trưa ngày 29 tháng 4. Quang cảnh ngoài khơi Vũng tàu lúc đó thật tấp nập, nào chiến hạm Mỹ, nào thương thuyền ngoại quốc đến tiếp nhận dân sự do lời yêu cầu của chánh phủ Hoa Kỳ, nào ghe chở dân đến thương thuyền, nào trực thăng Mỹ bốc quân Mỹ và thường dân di tản  từ Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon, lên chiến hạm.

 Tôi nghĩ đến gia đình vợ con, không biết tất cả bây giờ ở đâu, có an toàn không. Chắc nhân viên của tôi cũng cùng tâm trạng. Nhưng không ai nói với ai điều gì. CSBV đã tiến đến gần Saigon và đang pháo kích Tân Sơn Nhất. Tôi cố thẩm định tình thế xem có nên liều đem chiến hạm về Saigon hay không, tuy nhiên tôi không có tin tức gì chính xác. Ngay cả bên trong Vũng Tàu, tôi cũng không biết rõ.

Trong lúc còn phân vân, tôi được lịnh của V3ZH cho tất cả chiến hạm dưới sự điều động của vùng này được tan hàng và các Hạm Trưỡng được toàn quyền quyết định, có nghĩa BTL/HQ không còn ra lịnh nữa.

Nghe vậy, tôi lặng người, nghĩ đến mất nước. Một biến cố đau lòng tôi tiên đoán hơn cả tháng qua, nay đã đến! Nhưng tôi kềm chế được tình cảm của mình ngay. Bình tỉnh, tôi quyết định đưa HQ 14 ra ngoại quốc. Tôi nghĩ đi Philippines rất gần, nhưng không chắc được tiếp nhận. Vì vậy tôi cho nhân viên Giám Lộ chuẩn bị các hải đồ từ Vũng Tàu đến đảo Goam để tôi vẽ đường đi vì, qua tin trên các đài truyền thanh,  tôi biết tại đó chánh phủ Hoa Kỳ đang tiếp nhận quân nhân và thường dân VNCH tị nạn Cộng Sản
Tức tốc, tôi triệu tập một buổi họp ngắn, gôm có các Sĩ Quan, Quản Nội Trưởng, một số Hạ Sĩ Quan, và một số nhỏ đoàn viên. Tôi cho họ biết ý định của tôi và phân công cho mọi người trong việc giữ gìn an ninh cho chiến hạm và thủy thủ đoàn. 

Đại khái, mỗi người giữ một cây súng cá nhân, tất cả súng cá nhân còn lại và lựu đạn phải giữ trong kho và khóa lại cẩn thận, quản thủ chìa khóa kho sung, bảo vệ các súng trên bong tàu, phản ứng cần thiết và cấp thời khi một nhân viên có hành động gây hấn hoặc nội loan.

Thật ra, qua hơn nữa năm trường cùng sống chết với anh em, tôi đã biết rõ tinh thần kỹ luật cao độ và tình cảm của anh em đối với tôi. Tôi không tin có môt sự việc đáng tiếc nào sẽ xảy ra. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, đây là môt biện pháp mà bất cứ cấp chỉ huy cẩn trọng và có trách nhiệm nào, cũng cần áp dụng trong trong trường hợp đặc biệt này.

Tôi cho tập họp anh em để nói chuyện. Khi tôi đến đứng trước hàng quân, anh em nghiêm chỉnh chào tôi như thường lệ. Nhưng thoáng nhìn ánh mắt của họ, tôi thấy hầu hết đều đượm một nét buồn sâu xa, hay hơn nữa một thất vọng. Chắc họ đã biết những gì đã xảy đến. Ngừng một chút, tôi nhẹ nhàng báo tin cho họ. Tôi nói “Chúng ta đã cùng nhau chiến đấu một thời gian dài, hy vọng sẽ chiến thắng. 

Nhưng hôm nay, không may, chúng ta đã bại trận. CSBV đã tiến vào Saigon. Tôi quyết định đem chiến hạm ra ngoại quốc, đến môt nước tự do.  Anh nào muốn theo tôi, đứng ra bên này. Anh nào muốn trở về với gia đình, đứng ra bên kia”. Sau một hồi lưỡng lự, anh em đứng ra hai bên. Tôi cho Hạm Phó và Quản Nội Trưởng ghi tên các anh em muốn trở về. Số người trở về tôi không ghi trong nhật ký, chỉ nhớ thoang thoáng trên 30 người.

Trời đã về chiều, tôi bắt đầu tìm phương tiện cho anh em vào bờ để về nhà. Hồi trưa nay tôi thấy hằng trăm chiếc ghe nhỏ đưa dân sự từ Vũng Tàu ra tàu buôn ngoại quốc. Tôi định nhờ họ chở anh em vào bờ và trả bằng dầu. Nhưng bây giờ các ghe này biến đi đâu mất. Tôi cho tàu chạy vòng vòng để tìm kiếm. Khi trời sụp tối tôi cho rà trên radar xem có thấy gì không, nhưng vô vọng. 

Tôi muốn khởi hành đi Goam ngay để ra đến hải phận quốc tế, và càng xa càng tốt, sợ máy bay CSBV có thể rượt theo. Chỉ cẩn thận thôi, vỉ tôi ước đoán chiến đấu cơ Mig của chúng chưa đến Saigon. HQ 17 đã khởi hành đi từ lâu. Nhưng tôi đã hứa với nhân viên là cho họ vào bờ, bây giờ làm sao đây?

Trong lúc đang tấn thối lưỡng nan, tôi được công điện mật của Đô Đốc Minh gọi tập trung tại Côn Sơn để cùng đi. Tuy không biết đi đâu, nhưng vì tin Đô Đốc Minh nên tôi cho trực chỉ Côn Sơn. Trong lúc này Cộng Sản nằm vùng trong BTL/HQ liên tiếp gọi máy dụ dỗ các hạm trưỡng đưa tàu về Saigon.

6. Chuyến Di Tản Cuối Cùng: Vũng Tàu - Côn Sơn - Subic Bay, Philippines
Sáng hôm sau, ngày 30, trên đường đi Côn Sơn, tôi gặp vài chiếc LCVP chở toán sửa chữa lưu động chạy tìm đường đi. Tôi cho vớt tất cả. Trong lúc họ lên tàu, một nhân viên giám lộ từ LCVP leo lên, đến chào tôi. Tôi nhận ra ngay, đó là nhân viên của tôi đã bị gảy mất một tay trong lúc Không Quân bắn HQ 14 ngoài cửa Thuận An. Lúc đó anh đang đứng cạnh tôi trên đài chỉ huy. Anh nằm điều trị tại bệnh viên Duy Tân, và khi chiến hạm rút khỏi Đà Nẵng tôi không can thiệp cho anh ra được vì vết thương của anh vẫn còn đang rỉ máu. 

Anh cho biết, khi CSBV tràn vào Đà Nẵng, anh đã thoát ra được và theo một nhóm nhỏ Biệt Kích tìm về Saigon bằng đường biển. Mọi người đều mừng cho anh và nhân viên y tá săn sóc cho anh tận tình. Vài ngày sau, khi gặp chiến hạm Mỹ, tôi xin cho anh được chuyển qua điều trị Từ đó, tôi không được tin tức gì về anh nữa. Trên đường đến Côn Sơn, tôi vớt thêm nhiều dân sự và gia đình quân nhân, tổng cộng trên 100 người.
Vào buổi chiều trên đường đến Côn Sơn, khi đang ngồi trên đài chỉ huy, tôi được HQ 3 gọi máy cho biết có gia đình vợ tôi trên chiến hạm. 

Tôi vừa mừng, vừa ngỡ ngàng, tại sao vợ tôi lại lên được HQ 3, hay là gia đình ai không. Từ lúc khởi hành đi công tác V3ZH đến nay, chúng tôi không có tin tức gì của nhau cả. Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng là đúng. Tôi yêu cầu được nói chuyên trực tiếp với vợ tôi trên máy. Nhưng bị từ chối, bảo tôi phải chờ vì máy quá bận rộn. Mãi đến tối HQ 3 mới gọi lại cho tôi nói chuyện với vợ tôi. Nhưng vợ tôi chẵng nói được câu nào. Sau này hỏi lại mới biết vợ tôi không biết phải bấm máy khi nói. 

Thay vì, tôi nghe dọng nói của ông cậu ruột nhà tôi, ông Trần Van L. Ông cho tôi biết vợ con tôi và gia đình bên vợ, tổng cộng 19 người đang có mặt trên tàu. Tôi mừng quá, không kịp hỏi tại sao, chỉ hứa sẽ đón qua tàu tôi khi được phép. Nhưng cái mừng của tôi không trọn vẹn. Tôi thấy buồn cho nhân viên của tôi. Từ Hạm Phó trở xuống, không ai có thân nhân đi được cả. 

Sau này, khi gia đình vợ tôi được chuyển qua HQ 14, tôi được nghe kể lại chi tiết viêc chạy từ nhà ở bên Chí Hòa đến khi lên được HQ 3. Đoạn đường tuy không xa, nhưng thật hồi hôp và bất định. Mấy ngày trước đó, gia đình vợ tôi từ chung cư Phạm Thế Hiển chạy qua Chí Hòa cho gần đường lên phi truòng Tân Sơn Nhất. Nhưng không vào phi trường được vì Cộng Sản pháo kích. Đến chiều 29, trong khi CSBV pháo kích, đạn nổ nghe rất gần, và cả nhà ngồi chung dưới đất cầu nguyện, ông anh ruột của nhà tôi, Trung Úy L, và ông cậu ruột, Thiếu Tá Trần Quốc B thuộc bộ TTM đã về hưu, dùng xe Honda 2 bánh chạy đi tìm đường. Ra đến đầu ngõ, gặp một người bạn. Cô này cho biết trưc thăng Mỹ đang bốc người ở bến Bạch Đằng. Hai người chạy ra bến Bạch Đằng xem tình hình. Khi đến nơi, họ không thấy trực thăng đâu, chỉ thấy những vòng kẻm gai dăng ngang cổng vào BTL. Nhiều quân nhân HQ cầm súng ở thế tác chiến đứng gác. Thỉnh thoảng, có vài quân nhân HQ đưa gia đình vào. Hai người bàn bạc “chắc HQ đang di tản”, hãy về đưa gia đình ra đây rồi tính sau. 

may ra vợ tôi có thể xin vào được. Cả nhà, 19 người gồm cả bà con, chạy ra bến Bạch Đằng. Dọc đường, thỉnh thoảng lại thấy nhân dân tự vệ đang bắn chỉ thiên, chỉ lo bị chúng chận đường. Một lúc sau, đến được cổng BTL/HQ. Nhà tôi tiến đến, đưa ra một tấm hình của tôi chụp chung với cố vấn Mỹ khi tôi còn làm hạm trưởng HQ 612, và xin cho vào, nói tôi là hạm trưởng HQ 14 đang công tác ngoài khơi. Nhân viên gác cổng chỉ liếc qua rồi gạt đi. Vợ tôi thất vọng nghĩ thầm: Thế là vô phương rồi! May thay, đúng lúc đó, một sĩ quan HQ mang huy hiệu hạm trưởng từ trong đi ra. Nhận ra đó là Thiếu Tá Nguyễn Thụy Đ, cùng khóa với tôi mà vợ tôi được gặp một lần cách đây mấy năm về trước. Vợ tôi nhờ giúp đỡ và cả nhà được vào. Nhưng vào trong cổng rồi cũng không biết đi đâu. Bỗng nhiên, lúc đó một đoàn người trong một cơ sở bên trong đi ra và lên tàu. Cả nhà cứ theo họ và cuối cùng lên được HQ 3.

Đến Côn Sơn, sau khi chuyển các nhân viên muốn về nhà qua một hỏa vận hạm được chỉ định về Việt Nam, tôi cho chiến hạm ra khơi chạy vòng vòng đến sáng mới vào cặp với các chiến hạm khác.
Khoảng 9 giờ sáng, tất cả chiến hạm cùng nhau khởi hành qua Subic Bay, cách Côn Sơn 900 hải lý, với vận tốc trung binh 6 hải lý/giờ, vì có nhiều chiến hạm hư hõng phải chạy chậm.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2 tháng năm, HQ bắn chìm HQ 474 vì chiến hạm này hầu như bất khiển dung.

Đến sáng ngày 3 tháng 5, HQ 14 cặp HQ 3 nhận thực phẩm và một số gia đình, trong đó có gia đình vợ tôi. Tình trạng biển trong các ngày qua thật êm, nhờ vậy không ai ói mửa.
Suốt buổi sáng ngày 5, chiến hạm Kirk (USS Kirk, DE 1087) tiếp tế thực phẩm cho đoàn tàu VNCH. Trung úy Don Swain và Trung Sĩ Richardson thuộc USS Kirk lên HQ 14 để chuẩn bị bàn giao chiến hạm cho HQ Hoa Kỳ. Sau này, khi đọc hồi ký của Đại Tá Kiểm và video The Lucky Few của HQ Hoa Kỳ tôi mới biết rõ vì sao phải bàn giao ngoài khơi thay vì trong hải cảng. Hồi đó Philippine đã công nhận ngụy quyền CSBV mà chúng đã tự đặt cho mình cái tên thật trái ngược với bản chất của nó, “VN Dân Chủ Cộng Hòa”.

 Vì vậy, Philippines nhất quyết từ chối việc nhập hải cảng Subic Bay của các chiến hạm VNCH. Cuối cùng, các cấp lảnh đạo của HQVN trên soái hạm HQ 3 và chánh phủ Hoa Kỳ đã tìm ra một giải pháp hợp lý: Chuyển giao các chiến hạm HQVN cho HQHK ngoài khơi Subic Bay, theo thỏa ước “Khi nào VNCH không còn dùng các chiến hạm này nữa, thì phải trả lại cho Hoa Kỳ”. Ngoài ra, để giữ thể diện cho HQ/VNCH, một lễ bàn giao cần được cử hành trên tất cả chiến hạm VNCH hiện diện ngoài khơi Subic Bay, gồm có: HQ 3, 11, 12, 14, 228, 229, 231, 401, 470, 505, 618, 800, 607, 17, 08, 1, 404, 16, 502, 471, 5, và 801.

Ngày 6 tháng 5, HQ 14 còn cách Subic Bay 87 hải lý, thủy thủ đoàn được lệnh ném tất cả đạn dược, lựu đạn và súng cá nhân xuống biển, đồng thời vô hiệu hóa tất cả hải pháo và chuẩn bị kế toán nhiên liệu, nước ngọt, tình trạng chiến hạm để bàn giao ngày hôm sau.
Sáng ngày 7 tháng 5, các chiến hạm VNCH đã tập trung ngoài khơi Subic Bay. Đến trưa, lễ bàn giao chiến hạm bắt đầu trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động. Trên HQ 14, tất cả thủy thủ đoàn và nhân viên quá giang đều tham dự. Trung Úy Don Swain, đại diện HQHK, tiếp nhận chiến hạm. Cảm động nhất là nghi thức hạ kỳ VNCH. Sau đó là lễ thượng quốc kỳ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Sau khi lễ bàn giao chấm dứt, thủy thủ đoàn gở lon ném xuống biển, một số giữ lại để kỹ niệm. Không ai nói vói ai, rơm rớm nước mắt. Lá quốc kỳ VNCH vừa hạ xuống, đươc trao cho tôi. Tôi vẫn giữ gìn, trân quí nó cho đến ngày hôm nay. Lá quốc kỳ nhuộm màu phong sương này đã phất phới tung bay trên HQ 14 suốt mấy tháng cuối cùng của cuộc chiến. Phần tôi, ngoài mặt tôi vẫn giữ nét nghiêm trang, nhưng trong lòng, tôi đang khóc. Một cuộc chiến dài đăng đẵng đã chấm dứt trong đau thương, thất vọng! Bao nhiêu quân sĩ, tướng tá anh dũng của Quân Lực VNCH đã thương vong. Bao nhiêu gia đình đau khổ, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất bố. Tất cả hy sinh đó chỉ nhắm một mục đích: Bảo vệ Miền Nam Tự Do. Nay, tất cả hy vọng đã trở thành mây khói!



Lể Hạ Quốc Kỳ VNCH trên HQ 14
Lễ Thượng Quốc Kỳ Hoa Kỳ

Tuy đã nhận bàn giao, Trung Úy Don Swain vẫn yêu cầu tôi tiếp tục điều khiển nhân viên và đưa chiến hạm vào trong Subic Bay. Lần lượt, các chiến hạm vào hải cảng. HQ Hoa Kỳ không cho phép các hạm trưởng VNCH tự cặp cầu và HQ Hoa Kỳ cũng không đủ phương tiện để chuyên chở tất cả thủy thủ đoàn và người quá giang vào bờ. Vì vậy, tôi phải vận chuyển HQ 14 chờ trong hải cảng đến khi tàu kéo của HQ Hoa Kỳ dòng chiến hạm vào cặp cầu. Sau đó, tôi có vài lời từ giả nhân viên quá giang và thủy thủ đoàn trước khi họ rời chiến hạm.

Theo lời yêu cầu của HQ Hoa Kỳ, tôi cho Trung Úy Dân và vài nhân viên cơ khí cùng vô tuyến Tuấn tiếp tục ở lại chiến hạm để lo máy móc cho đến khi tôi rời chiến ham và tàu dòng của HQ Hoa Kỳ hoàn tất việc đưa HQ 14 ra buộc phao trong hải cảng thì tắt hết máy móc và theo tàu dòng vào bờ.
Khi tôi vào phòng ăn sĩ quan, các sĩ quan an ninh của HQ Hoa kỳ đã có mặt ở đó, chờ tôi cho biết tình hình trên quần đảo Trường Sa trong thời gian HQ 14 hoạt động quanh quần đảo này.

Sau khi thuyết trình cho họ, tôi cùng gia đình rời chiến hạm. Tuy tôi không còn mang cấp bậc, anh quân nhân TQLC Hoa kỳ đang đứng gác hạm kiều vẫn nhận ra tôi và nghiêm chỉnh đưa tay chào. Tôi chào lại anh, và quay lại chào lá quốc kỳ Mỹ, chào HQ 14 thân yêu một lần chót, và rời chiến hạm. Bây giờ, cũng như tất cả nhân viên của tôi, tôi sẽ bắt đầu một hành trình mới đến đất tự do. Cuộc hành trình này, tuy không nguy hiểm, nhưng chắc không kém cam go, bất định.

Viết tại Hoa Kỳ ngày 22 tháng 3 năm 2017
Phạm Thành
 
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

​Nhật Ký Hành Quân

$
0
0


Nhật Ký Hành Quân
Trần Ngọc Toàn
Ngày 1 tháng 4 năm 1975: Cơ xưởng hạm 802 được lệnh từ Phủ Tổng Thống ghé bến Rạch Dừa đổ quân TQLC di tản từ Cam Ranh lên Vũng Tàu. Quân số gần 16 ngàn quân còn sót lại của Sư Đoàn TQLC chỉ còn khoảng 3 ngàn tay súng kể cả Tư lệnh.

Tôi được lệnh trở lại Hậu cứ của Tiểu đoàn 4 TQLC tại Trại Hoàng Hoa Thám trên đường Lê Lợi, xéo Trường Thiếu Sinh Quân, nhìn vào chân Núi Lớn. Với lưng 2 Đại đội tân lập, rút từ Tiểu đoàn 3 và 4 TQLC để thành lập Tiểu đoàn 18 TQLC theo kế hoạch năm 1974, tôi được lệnh thành lập lại Tiểu đoàn 4 TQLC khi đơn vị cũ của tôi bàn giao cho Thiếu tá Đinh Long Thành, xuất thân từ Khóa 19 Võ Bị, đã bị bỏ rơi trên bờ biển Thuận An, Huế, vào ngày 23 tháng 3 năm 1975.
Do Tư lệnh tạm trú tại cư xá của Tiểu đoàn trưởng, tôi cùng đám tùy tùng lăn vào khu tạm trú và Câu lạc bộ.Sau hơn 1 tháng dài mất ngủ từ Quãng trị, tôi mặc nguyên chiến phục ngả người xuống tấm nêm êm ái, dù không có tấm trải, thiếp đi như chết.

Rạng sáng ngày 2 tháng 4 năm 1975, tôi bị một người giật mạnh hai vai cố đánh thức tôi dậy.Mãi một lúc sau tôi mới tỉnh ngủ và nhận ra người bạn cùng khóa Võ Bị mặc chiến phục Bộ binh với cấp hiệu Trung tá. Hồ Văn Hòa vẫn giử chặt một tay tôi, nói lớn: “Toàn Cao Bồi! Tao là Hồ Văn Hòa đây” Thảo nào lính gác TQLC đã cho Hòa vào tận giường ngủ của tôi.Tôi cố trấn tĩnh: “ Ừ, tao biết rồi. Mày đi đâu lạc vào đây?” Hòa nói giọng sang sảng:” Tao chạy từNha Trangvề đây. Mày cho tao mượn một chiếc xe Jeep để về Sài Gòn” Tôi ngồi thẳng lên, trả lời:” Tình hình bây giờ biến động không ngừng, mày biết rồi. 

Tao sẽ bảo Chỉ Huy Hậu cứ cho mày mượn một chiếc xe Jeep. Nhưng mày phải hứa với tao là cho xe về lại Vũng Tàu ngay trong ngày. Còn nếu mày không giữ lời thì nhớ từ nay đừng thấy mặt tao nửa.” Hòa cười đáp:” OK nghe rỏ 5/5 rồi.” Nửa tiếng đồng hồ sau, Hòa tươi tĩnh bắt tay tư giả tôi lên xe về Sài Gòn.Từ đó, tôi không gặp lại Hồ Văn Hòa mãi đến năm 1990 ở Nam California. Hòa nổi danh trong trận đánh VC ở Chợ Lớn vào Tết Mậu Thân 1968 khi chỉ huy Tiểu đoàn 35 Biệt Động Quân rồi sau đó lên như diều gặp gió.

Khối Bổ Sung của TQLC đã đưa xuống Hậu Cứ TĐ4 TQLC từng đơn vị cấp Đại đội để nhanh chóng tái lập Tiểu Đoàn 4 TQLC. Lập tức đơn vị nhận lệnh lập Chốt kiểm soát tại Cầu Cây Khế để thanh lọc vô số quân lính di tản về từ Miền Trung với vũ khí nhưng không còn đơn vị.
Ngày 3 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC tân lập nhận lệnh phối trí quân phòng thủ Vũng tàu, từ Bãi Dâu đến Bến Đình. An ninh và trật tự đã vãn hồi sau nhiều đợt người chạy giặc từ Miền Trung vào.
Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC tiếp tục nhận thêm quân số bổ sung cùng với một số lính và Sĩ quan tản lạc, thoát về từ Đà Nẵng.
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, quân số tham chiến của Tiểu đoàn 4 TQLC đã vượt lên con số 700 với trang bị đầy đủ. Trong khi, tin tức ghi nhận Nha Trang đã lọt vào tay Cộng Sản.

Ngày 6 tháng 4 năm 1975, tin tức từ thân nhận ở Sài Gòn cho biết Mỹ đang chuẩn bị di tản ra khỏi Việt Nam.Một Sĩ quan TQLC Hoa Kỳ mang cấp Trung Tá từ Ham Đội 7 bay vào gặp các đơn vị trưởng TQLC để lấy tin tức về cuộc di tản ở Quãng trị và Đà Nẵng. Ông ta chú trọng đến việc cư xử của CS với tù binh.
Tin tức cho biết, từ Văn phòng Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ ở Sài Gòn, Trung tá Joey Stricklandđã bàn giao và trở về Mỹ.

Ngày 7 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4TQLC được lệnh bảo vệ chiếc tàu buôn neo ngoài khơi cửa Cần Giờ khi lương thực được Tiếp vận của Sư Đoàn TQLC thực hiện.Nghe nói chiếc tàu này do người cha của Trung Úy Nguyễn ngọc Toàn, Biệt đội Quân Báo Sư đoàn làm chủ.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tin tức từ Bưu điện Vũng Tàu cho thấy mổi ngày các Thành phố Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Rang đã rơi vào tay Cộng Sản. Tình hình chính trị ở Sài Gòn ngày cang rối beng.

Lữ đoàn 468( Trừ) với Tiểu đoàn 14 và 16 TQLC đang hành quân diệt địch ở Long An.
Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 14 TQLC do Trung tá Nguyễn Văn Cảnh chỉ huy từ Thủ Đức di chuyển về Vũng tàu để bàn giao vị trí phòng thủ với Tiểu đoàn 4 TQLC.

Ngày 15 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC được lệnh lên xe đi Biên Hòađặt dưới quyện của Lữ Đoàn 147 TQLC do Đại Tá Nguyễn Năng Bảo chỉ huy.
Tiểu đoàn 4 TQLC được phối trí trên một hương lộ từ Quốc lộ I vào bờ sông Đồng Nai, tiếp giáp với Tiểu đoàn 2TQLC phía Tây Bắc và Tiểu đoàn 6 TQLC phía Đông Nam. Trấn giữ trên trục lộ QL I là Tiểu đoàn 6 TQLC dưới quyền Trung tá Lê Bá Bình. Chỉ Huy Tiểu đoàn 2 TQLC “ Trâu Điên” là Thiếu tá Trần Văn Hợp.
Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Phối trí lực lượng dọc theo tuyến phòng thủ, phối hợp hàng ngang với Tiểu đoàn 2 TQLC sát bờ sộng Đồng Nai, hướng về phía cánh đồng cỏ vốn được mệnh danh là Hố Nai. VC pháo vào Phi trường Biên Hòa và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 147 TQLC. Tầm đạn pháo trệch ra ngoài cả cây số với hàng chục quả pháo nổ vào khu dân cư Công giáo di cư năm 1954.

Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn tiếp nhận 4 tân Thiếu Úy tốt nghiệp khẩn cấp từ Khóa 28 và 29 của Trường Võ Bị Quốc Gia đã di tản khỏi Đà Lạt về Long Thành. Là khóa đàn anh, Tiểu đoàn trưởng phải nói rỏ  tình hình chiến sự cho đàn em và nhắc họ luôn bám sát theo đơn vị dưới mọi tình huống..Bốn tân Sĩ quan được phân phối đến 4 Đại đội tác chiến

Ngày 18 tháng 4 năm 1975, một số hỏa tiển TOW được đưa đến Tiểu đoàn để tăng cường hỏa lực chống xe Tăng T54 của CS. Tiếp tế từ Hậu cứ Vũng Tàu lên cho biết Sư đoàn 18 Bộ binh đang bị áp lực nặng của 3 Sư đoàn CS Miền Bắc từ Cao nguyên Ban Mê Thuộtvà Phan Rang đang tháo lui về Phước Tuy.
Ngày 19 tháng 4 năm 1975, tin cho biết Không quân Việt Nam đã thả xuống vùng Dầu Giây 2 quả bom CBU của Mỹ sót lại tiêu diệt cả Trung đoàn CS.
Ngày 20 tháng 4 năm 1975, Thiết giáp T54 của CS mon men xuống từ Túc Trưng ngay trên Quốc Lộ I đã bị Tiểu đoàn 6 TQLC bắn hạ 2 chiếc khiến địch quay đầu chạy ngược về hướng Bắc. Không thấy quân bộ tùng thiết. Có lẽ, CS nghe tin quân đội Cọng Hòa đã tan rả .

Ngày 22 tháng 4 năm 1975, tin tức cho biết Pnom Penh của Cao Miện đã rơi vào tay Kmer Đỏ. Khi cùng Thiếu tá Trần Văn Hợp ra Ngà Ba Tam Hiệpghé một Tiệm Mì đã gặp Nhiếp ảnh viên chiến trường Sean Flynn cho biết đã thoát hiểm về Sài Gòn. Được biết Sean Flynn là con trai của tài tử HollywoodErol Flynn ghé vào mượn xe lên Dầu Giây săn ảnh. Theo Flynn, Kmer Đỏ đã tàn sát dân Miên không gớm tay với cuốc xẻng, mã tấu khi chiếm được Nam Vang nhưng chàng ta không tin CS Việt Nam sẽ tắm máu Miền Nam do hiệp ước với Hoa Kỳ.
Gia đình từ Sài Gòn chạy lên thỉnh cầu bỏ đơn vị để về Sài Gòn di tản theo đề nghị của Trung Tá Strickland. Thà chết chứ không đào ngũ và yêu cầu gia đình tự lo lấy.

Ngày 23 tháng 4 năm 1975, Thiết đoàn 3 Kỵ Binh và một số quân của Sư đoàn 18 BB đã rút về Long Bình.Phòng tuyến của TQLC từ Long Thành đến Hố Nai vẫn còn nguyên vẹn với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC do Đại Tá Nguyễn Thành Trí Tư Lệnh Phó chỉ huy trấn đóng tại Long Bình.
Ngày 24-25-26-27-28 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn đật trong tình tráng báo động nhưng tuyệt nhiện không thấy bóng dáng VC, ngoại trừ pháo dằn mặt hàng đêm.

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, vào lúc 4 giờ chiều nhận lệnh rút quân theo Quốc Lộ I và tập trung tại cầu Đại Hàn Biên Hòa chờ lệnh. Đơn vị dừng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoản III hoàn toàn bỏ trống. Văn phòng của Tư Lệnh vẫn con nguyên với đèn sáng và Cờ hiệu 3 sao cùng với bảng tên Trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Phía bên kia đường QLI, Trung Tá Nguyễn Lô, với danh hiệu truyền tin “Sông Lô” đã gọi máy liên lạc hàng ngang và cho biết sẽ rút theo hướng cầu Sắt Biên Hòa về Sài Gòn. Trọn một đêm thức hành quân bộ về tới chân cầu Đại Hàn.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại Tá Tư Lệnh Phó họp các Đơn vị trưởng phia bên kia cầu với lệnh rút quân về Căn cứ Sóng Thần. Với 5 chiếc quân xa điều động được, các đơn vị luân phiên lên xe về Thủ Đức. Số còn lại tiếp tục mở đường bộ dọc theo Quốc Lộ I. Lúc 10 giờ, Hạ sĩ Nguyễn Văn Sơn cầm chiếc máy Radio nhỏ chạy tới nói cà lăm: “Ông Dương Văn Minh kêu gọi buông súng, Đại bang ơi” Nổi điên, Tiểu Đoàn trưởng gạt phắt la:”Dẹp đi. Tiếp tục về Căn cứ Sóng Thần rồi tính sau” Đoàn quân tiếp tục về tới Căn cứ Sóng Thần ở Thủ Đức.

Đứng trước hàng quân, Tiểu đoàn trưởng nói:” Bây giờ chúng ta không còn cấp chỉ huy nửa. Các anh em hảy bỏ súng xuống trong Trại rồi ra về.Nhớ mang theo đầy đủ thực phẩm và quần áo.Ai ở vùng quê đừng vội về nhà vì bọn du kích rất nguy hiểm.Ai muốn mang vũ khí thì hảy nhớ dấu cho kỷ..Thày trò nhìn nhau ngơ ngẩn rồi âm thầm chia tay trong tiếng súng và Đại bác vọng lại từ hướng Lái Thiêu.Đám đệ tử của Tiểu đoàn trưởng đã nhanh chân tìm đâu ra bộ quần áo dân sự cho “Đại Bàng” thay ra. Đại bàng thủ khẩu súng Colt 45 sau lưng để ngừa bất trắc. Thế là hết!
Trần Ngọc Toàn, cựu Tiểu Đoàn Trửơng TĐ4 TQLC

TNT

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

Người Lính Già Vừa Chết Đêm Qua

$
0
0

Người Lính Già Vừa Chết Đêm Qua

Trần Trung Đạo


Người lính già Việt Nam
Vừa mới chết đêm qua
Trên đường phố San Jose bụi bặm
Anh đã đi bao nhiêu nghìn dặm
Ðến nơi đây chỉ để chết âm thầm
Không một phát súng chào
Không cả một người thân
Không ai nói với anh một lời tiễn biệt.Người lính già Việt Nam
Như con thú hoang lạc loài
Trên freeway nhộn nhịp
Một tiếng rên thảng thốt chảy trong mưa
Một chiếc lá cuốn đi theo cơn gió cuối mùa
Một tiếng nấc rã rời trong đêm vắng.Vợ anh đâu?
Sao không về đây vuốt mắt
Con anh đâu?
Sao không đến vấn khăn tang
Anh ra đi như anh đến
Rất vội vàng
Chẳng còn ai trên đời để khóc.Nhân loại văn minh có nhiều cách sống
Nhưng đồng bào tôi có những kiểu chết rất lạ đời
Người vợ mang thai
Ôm lấy chồng cùng nhảy xuống biển khơi
Ðể khỏi phải rơi vào tay giặc Thái
Cho sóng biển Ðông nghìn năm còn ru mãi
Một bài ca chung thủy vọng về Nam
Ðể mỗi sớm chiều khi thủy triều dâng
Tổ quốc sẽ được bồi thêm
Bằng máu anh thịt chị.Có những bà mẹ nửa đêm thức dậy
Ði bán máu mình mua gạo nuôi con
Ðường về chưa tới đầu thôn
Bà gục chết không kịp nhìn mặt con lần cuối
Ðứa con út cũng chết dần trong cơn đói
Miệng còn thì thào hai tiếng “Mẹ ơi !”
Những giọt máu tươi đã giết chết hai người
Sẽ đọng lại trong nghìn trang lịch sử
Cho nước sông Hồng bao giờ cũng đỏ
Như màu máu Mẹ Việt Nam.Ðêm qua thêm một đứa con
Vừa mới chết trên đường phố San Jose nhộn nhịp
Anh không chết ở Hạ Lào, Bình Long, Cửa Việt
Anh không chết ở Hàm Tân, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn
Chết ở đây đất lạ sẽ thêm buồn
Trên mộ bia anh thêm một dòng chữ MỹMột người Việt Nam sinh nhầm thế kỷ
Và chết cũng nhầm nơi
Ðêm nay bên kia bờ trái đất xa xôi
Quê hương anh vẫn còn chìm trong lửa đỏ.Tôi gởi anh đôi dòng thơ
Từ trái tim của một thằng em nhỏ
Cũng lạc loài lưu lạc như anh
Chúng ta, hai chiếc lá chung cành
Bay phơ phất trước từng cơn bão tố
Ngủ đi anh bình yên nơi chín suối
Ðau thương nầy em sẽ viết thay anh.
 Trần Trung Đạo
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Tìm về những ngôi mộ thuyền nhân

$
0
0

Tìm về những ngôi mộ thuyền nhân

THIÊN Y

 

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986. (Hình: Bùi Văn Phú)

Trong suốt tuần qua, đài phát thanh Saigon ở Houston, tiểu bang Texas, đã truyền đi các bản tường trình trực tiếp về chuyến đi thăm mộ phần những thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình ở Biển Ðông trên đường tìm tự do. Theo đó, một phái đoàn khoảng 60 người đến từ Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, phần nhiều là những thuyền nhân đã sống sót sau các cuộc vượt biển đầy hiểm nguy với sóng gió và hải tặc. Chuyến đi thăm này dự định kéo dài trong ba tuần đi đến một số hải đảo trong vịnh Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương, nơi có nhiều xác thuyền nhân bị chôn vùi dưới ba tấc đất, không quan tài, không kim tĩnh!
Theo những thuyền nhân vượt thoát trong những khoảng thời gian khác nhau các năm trước đây, nay tham gia phái đoàn cho biết, mục đích và ý nghĩa chuyến đi này là để thăm viếng, tưởng niệm và cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo cho các thuyền nhân có số phận không may đã bỏ mình trên biển cả do sóng dữ hay bị hải tặc sát hại trên đường vượt biển.Vì vậy trong phái đoàn này có sự tham gia của một số tu sĩ như một linh mục Công Giáo và một hòa thượng ở thành phố Houston, Hoa Kỳ và một linh mục Công Giáo đến từ Ðài Loan.
Ngoài ra còn có năm nhà sư và một số tu sĩ Phật Giáo Thái Lan tình nguyện tham gia phái đoàn đến các hải đảo để cầu nguyện cho linh hồn các thuyền nhân tử nạn còn vất vưởng nơi đây được sớm siêu thoát. Ðồng thời, phái đoàn cũng mang theo khoảng 70 bảng mộ bia đề tên những người mà thân nhân họ biết đã bị vùi chôn trên các hoang đảo mà họ từng trôi dạt vào bờ, đã chết đói chết khát hay bị hải tặc hãm hiếp, sát hại…
Chuyến đi này gợi nhớ thảm cảnh của những người Việt Nam tìm đường vượt biên, khởi sự chỉ vài năm sau ngày 30 Tháng Tư 1975, ngày Cộng Sản Bắc Việt cướp được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, thiết lập chế độ độc tài toàn trị trên cả nước, khiến nhiều người phải liều thân bỏ nước ra đi tìm tự do. Hành động cướp chính quyền này của nhà cầm quyền CSBV 42 năm trước đây (1975-2017) từng bị coi là vi phạm trắng trợn Hiệp Ðịnh Paris ngày 27 Tháng Giêng 1973 do chính họ là một trong bốn bên đã hợp soạn và ký kết. Vì theo khoản (b) điều 9 Chương IV quy định “Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam” đã ghi như sau:
“b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của Miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.”
Khoản (a) điều 11 thì ghi, “Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính lẫn nhau để thành lập Hội Ðồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần ngang nhau…”
Ðây là điều 15 của chương V Hiệp Ðịnh Paris quy định rất rõ ràng: “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào… Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam thỏa thuận…”
Thế mà thực tế đã xảy ra hoàn toàn trái ngược trước sự làm ngơ của những cam kết quốc tế bảo đảm cho việc thực thi ghi trong bản “Hiệp Ðịnh Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam.” Hệ quả là, tuy chấm dứt được thảm trạng của cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn,” nhưng đã xô đẩy cả một dân tộc vào nhiều thảm trạng khác trong hòa bình (theo nghĩa không còn tiếng súng) sau cuộc chiến. Vì sau khi nắm quyền thống trị độc tôn trên cả nước, đảng và cầm quyền CSVN đã thi hành các chủ trương, chính sách cực kỳ gian ác gây nhiều khổ lụy cho nhân cả nước, nhất là với dân Miền Nam mới “giải phóng” mà họ miệt thị gọi là “dân ngụy, ngụy quân, ngụy quyền.”
Ngay những ngày tháng năm đầu sau 30 Tháng Tư 1975, Việt Cộng đã thực hiện chủ trương chính sách tập trung lao động cải tạo hàng trăm ngàn sĩ quan quân đội và các viên chức chỉ huy hành chánh các cấp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa; đưa đến thảm cảnh ly tán gia đình, đẩy những người vợ trẻ con thơ vào cuộc sống bơ vơ, quẫn bách đến cùng cực, phải bươm trả kiếm sống bằng đủ mọi nghề. Một số đông vợ con những người tù cải tạo không biết làm gì để sống ở các thành thị, đã phải tự nguyện hay bị dụ dỗ, cưỡng ép đi lập nghiệp các vùng kinh tế xa thành thị, ở những nơi rừng thiêng, nước độc, cực khổ, thiếu thốn trăm bề.
Nhiều người trong số họ đã chết vì thiếu ăn, thiếu thuốc điều trị khi bệnh hoạn. Tiếp theo sau là các cuộc đổi tiền, đánh tư sản đợt I, đợi II, hầu hết dân miền Nam dân thường cũng như những người bị ghép vào diện bị đánh tư sản đều trắng tay,… Nhưng đây mới chỉ là những thảm cảnh mà nhà cầm quyền Việt Cộng đã gây trước mắt cho những quân, dân, cán chính chế độ VNCH ở miền Nam, còn có một thảm trạng lâu dài khác sau hòa bình cho các thế hệ con cháu họ, được tóm gọn trong ba câu thơ (1)
“Hòa bình, thống nhất, tự do đâu?
Lý lịch bao đời đeo thân phận?
Con thơ cam chịu đến bạc đầu…”

Ðứng trước những thảm trạng sau chiến tranh, trong hòa bình trên, tất cả dân miền Nam như bị nhà cầm quyền chế độ mới dồn vào con đường cùng. Nhiều người đã tìm cách vượt thoát ra cảnh khốn cùng bằng cái chết hay tìm đường vượt biên bằng mọi cách và mọi giá, kể cả đánh đổi mạng sống để “tìm sự sống trong cái chết.” Chính hiền thê của tôi dã có lúc quẫn bách vì quá khổ cực kiếm sống nuôi ba con thơ dại với một mẹ chồng, đã có ý định bỏ lại tôi trong tù tìm đường vượt biên. Nếu ngày đó (1979), vợ con tôi đi vượt biển, liệu có đến được bến bờ tự do hay cùng chung số phân với hàng triệu thuyền nhân phải vùi thân trong bụng cá hay trong lòng biển cả? (2). Theo ước đoán của cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, thì có khoảng 5 triệu người việt Nam đã vượt biên sau ngày 30 Tháng Tư 1975, nhưng chỉ sống sót đến được các trại tỵ nạn trong vùng khoảng ba, bốn triệu; số còn lại mất mạng trong rừng sâu (một số ít vượt biên bằng đường bộ) hay bỏ xác trên biền cả hay bị nạn hải tặc sát hại (với đa số vượt biên bằng đường biển).
Thành ra, chuyến đi thăm mộ phần và cầu nguyện cho linh hồn các thuyền nhân Việt Nam bỏ mình trên Biển Ðông trên đường tìm tự do của phái đoàn 60 người lúc này, ngoài mục đích và ý nghĩa linh thiêng cao đẹp mà những người tham gia phái đoàn bày tỏ, thiết tưởng còn có ý nghĩa đặc biệt hơn. Vì nó diễn ra trong thời khoảng gần ngày 30 Tháng Tư 1975, ngày đánh dấu kết thúc cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt” để lại nhiều di hại cho dân tộc. Vì sự kết thúc này, nếu đã chấm dứt được những thảm cảnh trong chiến tranh, thì lại xô đẩy nhân dân cả nước Việt Nam vào một thảm trạng trong hòa bình mà thực tế còn tệ hại hơn nhiều, do chế độ độc tài toàn trị CSVN gây ra.
Giờ đây sau 42 năm kết thúc cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1975-2017), thiết tưởng phe Việt Cộng (đảng và nhà cầm quyền CSVN hiện nay) đã gây ra các thảm trạng trước và sau chiến tranh, trong hòa bình, cho nhân dân và đất nước, cần cúi mặt ăn năn thống hối, thay vì tiếp tục ăn mừng như một “chiến thắng” (mà thực chất chỉ là chiến thắng giả tạo); tuy có trễ nhưng chưa muộn. Ðồng thời, phe Việt Quốc (các chính đảng quốc gia, các tổ chức, cá nhân chống cộng vì dân chủ cho đất nước) cũng cần cúi mặt ân hận thay vì nuôi dưỡng hận thù. Vì trong quá khứ đã không làm được những điều cần làm để bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị ở miền Nam, tạo cơ hội cho phe Việt Cộng có tư thế và điều kiện thủ ác, không chỉ gây ra những thảm trạng trước mắt mà còn di hại nhiều mặt lâu dài cho nhân dân và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
———–
Chú thích:
(1) và (2): Là hai câu thơ trích trong một bài thơ vợ tôi là Liên Hương viết trong nhật ký khi tôi bị bắt cầm tù vì tội “phản động” (tham gia Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam 1978-1981).

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"<

Nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh qua đời

$
0
0

Nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh qua đời

12/04/2017

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh và tác phẩm “Vá Cờ.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Một nhiếp ảnh gia mà tên tuổi gắn liền với những bức ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam vừa qua đời.

Nhiếp ảnh gia quân đội Việt Nam Cộng Hòa, Trung Tá Nguyễn Ngọc Hạnh, thuộc Binh chủng Nhảy dù, từ trần vào lúc 5 giờ 30 sáng thứ Ba 11 tháng 4, 2017 tại San Jose Health Care and Wellness Center, thọ 90 tuổi, theo tin của báo Người Việt.
Ông Hạnh được thế giới biết đến vì những bức ảnh về chiến tranh Việt Nam. Ông được nhiều giải thưởng cao quý do các hội nhiếp ảnh trên thế giới trao tặng. Là một quân nhân trong một binh chủng lừng danh của Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh tượng hào hùng và đau thương của người lính cũng như dân chúng trong vùng lửa đạn, nên những bức ảnh qua ống kính của ông làm xúc động hàng triệu người trên thế giới.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng như các quân cán chính cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa, ông bị cầm tù hơn 8 năm trong các trại tù ở cả hai miền nam, bắc. Những người từng ở tù chung với ông tại trại Nam Hà A, trên đường đi từ Phủ lý (Nam Định) đến Chi Lê (Ninh Bình) vẫn chưa quên một Nguyễn Ngọc Hạnh giàu lòng nhân ái. Ông thường đi xin khoai sắn của những anh em tù vừa mới được thăm nuôi, không ăn thức ăn trại phát, để mang cho các tù hình sự, bệnh hoạn, ốm đói, bị nhốt riêng trong một phòng gần bệnh xá của trại.
Được trả tự do về lại miền Nam nhờ sự can thiệp của các hội nhiếp ảnh và các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh đã từ chối lời mời cộng tác của hội nhiếp ảnh thành phố và kiếm sống bằng nghề đạp xích lô.
Sang Mỹ định cư, ông bắt tay ngay vào việc tổ chức các lớp nhiếp ảnh và thành lập Hội Nhiếp ảnh Việt Nam tại San Jose vào năm 1990, đến năm 2000 trở thành Hội Nhiếp ảnh Việt Nam Bắc California.
Ông từng chia sẻ với đài VOA rằng nhờ đạp xích lô đi các nơi trong thành phố, ông gặp những bạn tù cũ và cùng nhau tổ chức vượt biên thành công đến Philippines vào năm 1989 và sau đó định cư tại Mỹ.
Ông say mê nhiếp ảnh đến nhiều khi quên cả gia đình. Ông Đỗ Lịnh Dzũng, chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam thời bấy giờ cho biết: “Một lần ông tâm sự với tôi là nghề nhiếp ảnh không phải là nghề làm giàu, ông kể là lúc trước ông đam mê nhiếp ảnh bỏ bê cả gia đình. Ông say mê quá sức, bao nhiêu tiền của đổ vào máy ảnh, thi cử, in ảnh. Có một hôm ông đi chụp về ông hỏi vợ hôm nay có gì ăn không thì bà mới lấy một rổ huy chương của ông bà gom hết, đổ vào chảo và nói ‘Đây này ăn đi.’”
Trong lời phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Nhiếp ảnh vùng Hoa Thịnh Đốn 4/11/2012, ông Hạnh từng chia sẻ:
“Lời nhắn của tôi sau chót hết, là yêu ảnh phải đồng nghĩa với yêu quê hương đất nước. Quốc gia ta đang cần gì trong giai đoạn này? Quốc gia đang cần những trang thanh niên có tấm lòng son dạ sắt hòng nâng đỡ quốc gia đang nghiêng ngã. Tôi xin nhắn lại quý vị nhiếp ảnh gia của VNPS vùng Hoa Thạnh Đốn rằng một cái click máy ảnh của quý vị có thể cứu quê hương trong 5 phút cuối cùng. Xin quý vị quan niệm như vậy và tôi nhắn đi nhắn lại ban quản trị rằng phong cách của một người nhiếp ảnh phải đi kèm theo phong cách của một người Việt Nam yêu nước vì quốc gia ta đang nghiêng ngã. Tâm huyết của tôi là các anh đã được trời phú cho nhìn ra cái đẹp, những cái đẹp của quê hương, của cô gái đồng ruộng, của thành phố. Tốt! Nhưng phải kèm theo cái đẹp điêu linh của quê hương hiện tại. Mất nước đến nơi rồi, thức tỉnh lại vì một cái click của anh cứu được quê hương hay mất quê hương.”
Chắn chắn lời nhắn nhủ của nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh sẽ mãi mãi ở trong lòng những người bạn say mê nhiếp ảnh dù giờ đây ông không còn bên cạnh các học trò mến yêu của ông nữa.
Theo tờ Người Việt, linh cữu của ông hiện được quàn tại Oak Hill Memorial Park, thành phố San Jose, bang California và sẽ được an táng vào khoảng cuối tháng Tư vì gia đình còn phải chờ một vài người con từ Na Uy về Mỹ dự tang lễ.

·         Hà Vũ


Cựu Trưởng ban Việt ngữ VOA từ trần

11/04/2017

Cựu trưởng ban Việt ngữ VOA, ký giả Nguyễn Đình Vinh
Cựu Trưởng ban Việt ngữ đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Vinh, vừa qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.

Gia đình cho biết ông Vinh (pháp danh Thiện Hạnh) từ trần lúc 11:30 tối ngày 7 tháng 4, năm 2017, nhằm ngày 11 tháng 3 năm Đinh Dậu, tại thành phố Annandale, bang Virginia, vì căn bệnh ung thư.
Ông là một trong những thành viên kỳ cựu của VOA Việt ngữ, với nhiều chục năm thâm niên cống hiến cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trong tổng chiều dài trên dưới nửa thế kỷ ông làm việc cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Ông từng là phát thanh viên, biên tập viên, trưởng ban biên tập, trước khi trở thành người đứng đầu VOA Việt ngữ vào năm 2007.
Ông là người đầu tiên 'rẽ ngoặt', mở đường chiều hướng truyền thông đa phương tiện cho VOA tiếng Việt, và cũng là người đề xuất ý tưởng lập chuyên mục Blogger cho VOA Việt ngữ, làm phong phú nội dung chương trình với các bài phân tích, nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ông về hưu cuối tháng 5 năm 2010 để ‘vui thú điền viên’ và quây quần cùng con cháu.
Với lòng yêu nghề và kiến thức hiểu biết uyên bác, hai năm sau, ông trở lại với VOA trong tư cách ‘một cố vấn’, phụ trách biên tập nội dung các bài viết từ các blogger đóng góp cho Blog và Diễn Đàn của VOA Việt ngữ. Từ năm 2012, mỗi tuần ông vẫn đều đặn trau chuốt, chỉnh sửa từng bài viết cho hai chuyên mục đó đến tận đầu tháng này, khi ông đột ngột thông báo ngưng hợp đồng làm việc vì lý do sức khỏe.
Ông Jing Zhang, chủ bút phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của đài VOA, một trong những cấp trên trực tiếp của 10 trưởng ban ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt, Thái, Lào, Campuchea, Indonesia, Miến Điện, Tây Tạng, tiếng Hàn, tiếng Quan Thoại, và tiếng Quảng Đông, nhận xét về cựu đồng nghiệp của mình:
“Ông Vinh là một người bạn gần gũi. Đối với tôi, ông ấy là một nhà ngôn ngữ xuất sắc cũng như một nhà báo có hiểu biết rộng. Ông ấy hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa, chính trị Việt Nam. Thời ông ấy còn làm việc với VOA, tôi đã học hỏi nhiều điều từ ông ấy. Tôi cũng rất ấn tượng về phong cách lịch lãm của ông ấy, điềm tĩnh và nhẹ nhàng, rất tử tế lịch sự. Ông là người rất tử tế. Trong suốt thời gian dài, ông ấy là một biên tập giỏi cho VOA Việt ngữ, là người coi sóc nhiều nội dung mà chúng tôi đưa lên sóng, lên web. Ông ấy là một biên tập viên rất kỹ lưỡng và chuyên nghiệp.”
Tác giả Thiện Ý, một trong những ngòi bút thường xuyên đóng góp bài vở cho trang Diễn Đàn của VOA, trong dòng tâm sự gửi VOA viết rằng: “Tôi vô cùng sửng sốt và xúc động…Thế là từ nay tôi mất một người bạn tâm giao mà cho đến nay tôi vẫn chỉ biết tên mà không biết mặt, mặc dù trong hơn ba năm qua, từ khi gửi bài cho đài VOA, chúng tôi đã có dịp thư từ qua lại.”
Trong đoạn đường hưu trí ngắn ngủi cuối đời, ông Vinh không quên dành thời gian tiếp tục đóng góp cho cộng đồng người Việt nói riêng, và cho đất nước Hoa Kỳ nói chung, bằng cách thiện nguyện giúp đỡ những người nghèo khó, già yếu, neo đơn, bệnh tật.
Ông rất ít góp mặt trong các sự kiện hội hè của cộng đồng, nhưng người ta lại thấy ông tại các bệnh viện trong vùng, thông dịch miễn phí cho các bệnh nhân gốc Việt không rành tiếng Anh. Người ta vẫn bắt gặp ông hay lui tới các nhà dưỡng lão hay các khu sinh sống của những người hưu trí, cao niên trong tư cách người tình nguyện giao bữa ăn miễn phí do chính phủ trợ cấp.
“Có nhận ắt phải có cho đi. Sức mình làm được gì thì làm cho xã hội. Mình may mắn hơn nhiều người thì giúp lại những người kém may mắn. Tuổi xế chiều lấy đó làm niềm vui,” ông Vinh từng chia sẻ như thế.
Trong thời chiến tranh Việt Nam, ông Vinh từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa từ năm 1957 đến 1964. Một năm sau, ông làm việc cho Văn phòng Phủ Tổng thống đến giữa năm 1966 thì chuyển sang công tác cho Không quân Mỹ tại Bangkok, Thái Lan. Từ năm 1968 đến năm 1991, ông làm việc cho Cục Thông tin Truyền thông Nước ngoài thuộc đại sứ quán Mỹ ở Bangkok trước khi gia nhập đài VOA năm 1993.
Ông ra đi lặng lẽ trong vòng tay yêu thương của vợ con và các cháu. Lời ông nói sau cùng với gia đình, theo lời người vợ: "I'm happy."
Linh cửu ông được quàn tại nhà tang lễ National Funeral Home, số 7482 đường Lee Highway, thành phố Falls Church, bang Virginia.
Lễ phát tang diễn ra từ 8 đến 9 giờ sáng, ngày thứ Bảy, 15/4/2017.
Lễ viếng bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều.
  • 16x9 Image

Trà Mi-VOA

 

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Bài học ngày Quốc Hận 30/4/1975

$
0
0

Bài học ngày Quốc Hận 30/4/1975

Châu Văn Thịnh

"Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!"

 
 


Quốc Hận, nghĩa là Hận Nước. Hận vì nướcViệt Nam Cộng Hòa đã bị đảng cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cướp mất. Hận vì những nỗi đau thương của hàng triệu người dân vô tội đã bị bọn cộng sản giết chết, bỏ tù. Hận vì bị cướp nhà, cướp của, Hận vì những đồng bào của mình đã bị bỏ mình dưới biển Đông, hay trên rừng khi trốn chạy giặc cộng  v...v... Hận, Hận đến vô bờ, vô bến; thế nhưng, cho đến hôm nay, ngày Quốc Hận lần thứ ba mươi bảy lại sắp đến, mà chúng ta, những người Việt Nam không cộng sản; đặc biệt là Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn chưa có một kế cách gì để rửa cho sạch mối Hận nước, mà chỉ biết tổ chức lễ Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 mà thôi !

Nói ra những điều này, thì thật đáng buồn, vì nếu cứ ngày lại ngày qua, năm này sang năm khác, vẫn không có gì thay đổi, thì e rằng, đã 37 năm qua, rồi còn bao nhiêu lần Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30/4 nữa, khi chúng ta, những người thuộc thế hệ cha anh sẽ lần lượt trở về với bụi tro, thì liệu lớp người trẻ tuổi ở các thế hệ sau, có còn nhớ, còn nghĩ đến chuyện phải giành lại đất nước đang nằm trong tay của Việt cộng và Tầu cộng hay không?!

Câu hỏi ấy, có lẽ không phải của riêng ai, mà chắc những người lớn tuổi cũng cùng ý nghĩ như thế khi nhìn về quê hương với những cảnh sống cơ cực của đồng bào, với hình ảnh của bọn giặc Tầu đang tung hoành ở khắp nơi, mọi chốn cả ba miền đất nước, thì có ai mà không khỏi đau buồn. Nhưng đau buồn, khóc than, cũng không làm thay đổi được hiện tình của đất nước. Do vậy, nên chúng ta, những người đi trước đã có được những bài học máu xương, những kinh nghiệm đầy nước mắt, thì không thể làm ngơ trước đại họa Bắc thuộc, mà không biết phải còn chịu bao nhiêu năm, hay vĩnh viễn phải hoàn toàn bị Hán hóa theo như sách lược của Tầu cộng và Việt cộng, mà con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất là Hán hóa qua các chương trình học tiếng Tầu cho trẻ em từ bậc tiểu học.

Con đường mà cả dân tộc Việt phải đi đến là như thế, chứ không thể thay đổi, nếu như chúng ta vẫn cứ ngồi nhìn nhau, khóc than qua những lần Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/1975, qua những nghi thức chào cờ Vàng ba Sọc Đỏ, hô những câu khẩu hiệu, rồi ôm nhau khóc, và lại cứ "hẹn gặp lại trong cuộc biểu tình năm sau nhé" ! Nghĩa là chỉ có biểu tình ngày Quốc Hận 30/4 hàng năm, chứ không thể nào thay đổi !

KHÔNG ! Chúng ta" không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng, dân tộc ta sắp phải đắm chìm..."; mà chúng ta phải đồng tâm, hiệp ý để mưu tìm cho ra những kế sách để giành lại đất nước, để cùng nhau trở về, đem cắm những lá Cờ Vàng ba Sọc đỏ, và chào Cờ Vàng Chính Nghĩa Quốc Gia ngay trên đất nước Việt Nam, chứ không phải chỉ cầm những lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên tay trong những cuộc biểu vào ngày Quốc Hận 30 tháng Tư hàng năm nữa.

Tuy nhiên, chúng ta, những người đi trước, đã từng chiến đấu dưới lá cờ Chính Nghĩa, nhưng bây giờ do tuổi đời đã già, sức đã yếu, khó có thể đạt thành ý nguyện; vì thế, chúng ta phải đem những kinh nghiệm, những bài học quý giá của mình mà truyền đạt lại cho những lớp người trẻ tuổi hơn, họ là những người có kiến thức thuộc hàng ngũ Dân, Quân, Cán , Chính Việt Nam Cộng Hòa. Những người này họ còn đủ sức khỏe sẽ cùng lớp thanh niên trẻ tuổi, để cùng ngồi lại với nhau, để tìm cho ra những kế sách mà giành lại quê hương. Chúng ta không thể chần chờ gì nữa, để rồi sau khi chúng ta nằm xuống, thì biết đâu đất nước Việt Nam đã không còn trên bản đồ của thế giới nữa!

Xin mọi người hãy hướng về quê cha, đất tổ, để thấy được rằng, bọn Việt cộng, mỗi ngày chúng lại càng thêm tàn ác với đồng bào, và chúng lại càng thêm những mưu ma chước quỷ, như năm nay, vì thấy được những sự phản kháng của người dân, nên chúng càng cần phải bảo vệ cho cái đảng cướp cộng sản, bảo vệ bộ máy cầm quyền, nên chúng đã thực hiện đủ hết cả 36 chước của chúng. Như tôi đã đề cập đến, những ngày này, bọn chúng đang quảng cáo rầm rộ cho những chuyến du lịch có giá rất rẻ từ trong đất liền ra hải đảo như Phú Quốc, có cả những "dịch vụ câu cá, vui chơi, văn nghệ ..."   từ các khu du lịch đến các ngôi chùa cổ, đúng vào ngày 30/4/2012. Cùng lúc, hôm nay, chúng còn quảng cáo cho ngày "đại hạ giá" vừa bán vừa cho cũng đúng vào ngày 30/4/2012.

Mặt khác, tại hải ngoại, thì lũ tay sai Việt cộng lại cố bôi xóa cho được Ngày Quốc hận 30/4, để biến thành những ngày vui chơi, hoặc vô thưởng, vô phạt: "ngày thuyền nhân - ngày tự do". Đó là những cách mà bọn Việt cộng tay sai của Tầu cộng đã làm từ trong cho đến ngoài nước, để cố làm cho mọi người, đặc biệt là cho đồng bào miền Nam phải quên đi một ngày đau thương nhất, là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975 !

Quốc Hận ! Chúng ta Hận vì mất nước, vì nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta đã bị cướp đoạt. Do vậy, bằng mọi giá, chúng ta phải giành lại, chứ không phải chỉ có tổ chức những cuộc biểu tình, mà chúng ta phải cùng nhau kết hợp những cuộc biểu tình song song với những hành động thực tiễn, cùng hướng về quê hương để hỗ trợ cho tất cả đồng bào hiện đang công khai hoặc âm thầm tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do,dân chủ, nhân quyền để mong sớm thoát khỏi những bàn tay hung tàn của hai kẻ thù chung là Việt cộng và Tầu cộng.

Lịch sử đã cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá, mà một trong những bài học ấy, là bài những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh lúc bị giặc Tầu bắt, khi bị giải đến Ải Nam Quan, thấy Nguyễn Trãi theo sau Cha mà khóc lóc, thì Nguyễn Phi Khanh đã quay lại và nói:

"Con đừng khóc lóc mà làm gì, mà hãy quay về lo  Rửa Hận cho Nước, trả thù cho Cha, đó mới là đại trung đại hiếu".

Và vâng lời Cha dặn dò, Nguyễn Trãi đã giữ trọn vẹn  hai chữ Hiếu-Trung. Còn chúng ta, không thể vì một lý do gì mà không thể Rửa Hận Nước, trả thù nhà. Chúng ta là những công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã từng được sống dưới thể chế Cộng Hòa tự do, dân chủ tại miền Nam; nhưng cũng  vào thời ấy, thì tại miền Bắc, đồng bào ruột thịt của chúng ta đã phải chịu biết bao những đau thương và mất mát qua những "Cuộc cải cách ruộng đất - Nhân Văn Giai Phẩm...". Chính vì thế, cho nên cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng chủ trương Bắc tiến để giải phóng tất cả đồng bào ở bên kia vĩ tuyến. Nhưng tiếc rằng, những điều ấy không trở thành sự thật, thì người khai sáng thể chế Cộng Hòa tại miền Nam đã bị bọn đâm thuê chém mướn sát hại, trong lúc sự nghiệp hãy đang còn dang dở !

Ngày hôm nay, khi hướng về quê cha đất tổ, là chúng ta đều thương cảm cho tất cả đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Chúng ta đã thấy một gia đình nạn nhân của đảng cộng sản VN, là gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn, họ đã lâm nạn từ những ngày Tết Nhâm Thìn, 2012, cho đến hôm nay mà cả ba anh em họ Đoàn vẫn còn nằm trong khám lạnh,  bọn Việt cộng đã không cho vợ con, gia đình thăm viếng. Chẳng những vậy, mà bọn chúng còn ghép họ vào những "tội giết người - chống người thi hành công vụ - sai phạm ...", nữa, và vợ con của  họ vẫn còn phải sống trong lo âu, sợ hãi!

Chúng ta hãy nhìn xem những hình ảnh, trong đó có những trẻ em, và của những người dân vô tội, đã bị bọn công an Việt cộng dã man giết chết, hoặc đánh đập đến trọng thương, tàn phế, họ đã nằm chết trên những vũng máu, miệng của họ đã trào ra những dòng máu oán hờn tức tưởi, họ đang rên xiết quằn quại trong những cơn đau đớn tột cùng cả thể xác đến tinh thần. Thế nhưng, bọn công an man rợ này, đã có tên nào bị kết tội là "giết người" hay không ? !

KHÔNG! Chúng ta không thể ngồi yên. Chúng ta phải Rửa Hận cho Nước, phải giải hết những oán cừu cho những đồng bào nạn nhân khốn khổ ấy.

Chúng ta hãy lắng nghe những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh đã nói, phải nén những đau thương, nuốt những dòng nước mắt vào trong tim, để lo rửa thù cho nước, và trả hận cho đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Nước đã mất về tay của kẻ thù truyền kiếp là lũ giặc Tầu, thì chúng ta phải cùng nhau giành lại đất nước.

Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!


Huntington Beach, CA 92649,
5/4/2012
Châu Văn Thịnh


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

VĨNH BIỆT NỮ CỰU TRUNG TÁ VNCH NGUYỄN THỊ HẠNH NHÂN, CHỦ TỊCH HỘI H.O. CỨU TRỢ TPB VÀ QUẢ PHỤ VNCH VỪA QUA ĐỜI 90 TUỔI

$
0
0

Nghĩa tử nghĩa tận người ta không thèm nói mày mà khiêu khích thì con ma cà rồng đó bị chửi đó nghe con
Chẳng có ai bịa  đặt cả cứ nhìn việc làm của chúng mày là quà rõ rồi. 
Đừng để những người công chính phải thẳng tay nghe chưa bầy thú hoang lạc loài liếm láp, bán xương thương phế binh VNCH.


On Tuesday, April 18, 2017 9:39 PM, "Tú Minh Lê  [GoiDan]"<> wrote:

 
Mấy người nào đã từng vu khống bà Hạnh Nhân ăn chận tiền cứu trợ TPB thì nay nên úp cái mặt xuống cầu tiêu xám hối đi...



From:"VietPress USA News Agency
To:
Sent: Tuesday, April 18, 2017 6:25 PM
Subject: [Daploisongnui] VĨNH BIỆT NỮ CỰU TRUNG TÁ VNCH NGUYỄN THỊ HẠNH NHÂN, CHỦ TỊCH HỘI HO. CỨU TRỢ TPB VÀ QUẢ PHỤ VNCH VỪA QUA ĐỜI 90 TUỔI

 
VietPress USA Thành Kính Phân Ưu:

VĨNH BIỆT NỮ CỰU TRUNG TÁ VNCH NGUYỄN THỊ HẠNH NHÂN, CHỦ TỊCH HỘI H.O. CỨU TRỢ TPB VÀ QUẢ PHỤ VNCH VỪA QUA ĐỜI 90 TUỔI
Tuesday, April 18, 2017:
Vĩnh biệt nữ Cựu Trung tá VNCH NGUY64N THỊ HẠNH NHÂN, Chủ tịch Hội
H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH vừa qua đời 

ngày 18/4/2017 tại Bệnh viên Fountain Valley, Nam California.
VietPress USA (18/4/2017): VietPress USA nhận được tin buồn bà Nguyễn Thị Hạnh Nhân, cựu nữ Trung tá VNCH, một người tận lực hy sinh nững tháng năm cuối đời để vận động gây quỹ giúp cứu trợ các anh em Thương Phế Binh VNCH và các gia đình Cô Nhi Quả Phụ VNCH còn kẹt lại trong chế độ CsVN tại quê nhà; nay vừa qua đời ở tuổi 90 vào lúc 01:43am ngày Thứ Ba 18/4/2017 tại bệnh viện Fountain Valley, California, USA.


Tin do nhạc sĩ Nam Lộc gởi cho Truyên hình SBTN và phổ biến đến các báo chí, Internet lúc 03:00am Thứ Ba 18/4 viết rằng: “…Tôi vừa từ bệnh viện Fountain Valley trở về nhà, sau khi chứng kiến giờ phút lâm chung của người chị dấu yêu, cựu Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Qủa Phụ VNCH.


Tôi may mắn là thành viên duy nhất của hội được có mặt cùng với 8 người con cùng hàng chục dâu rể và các cháu nội ngoại của bà Hạnh Nhơn chứng kiến giờ phút bà trút hơi thở cuối cùng và đã được bệnh viện chính thức ghi nhận là 1:43AM sáng Thứ Ba, April 18, 2017.


Vì phải đi lưu diễn xa nên mãi đến 8 giờ tối hôm qua tôi mới về lại Orange County và đi thẳng từ phi trường đến bệnh viện thăm chị, được nắm bàn tay mềm mại và ấm cúng của chị và đọc kinh, niệm Phật cầu nguyện cho chị. Đến 9 giờ tối thì tôi từ giã chị và hẹn với các cháu trong gia đình là sẽ trở lại vào chiều mai khi người con thứ 9 của chị từ xa bay về để cùng gia đình đọc chúc thư do chị để lại.

Nữ cựu Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhân,
Chủ tịch Hội HO HO Cứu Trợ TPB và Qủa Phụ VNCH
Tuy nhiên khoảng nửa đêm, thì cháu Huy, người con trai trưởng của chị gọi tôi cho biết là bà đang hấp hối và có thể ra đi bất cứ giờ phút nào. Tôi chạy vội vào bệnh viện và cùng toàn thể gia đình chứng kiến giờ phút lâm chung của một trong số những người phụ nữ đáng kính nhất của cộng đồng người Việt tại hải ngoại và của tập thể TPB/QLVNCH.


Tôi cùng xin mạn phép được thay mặt gia đình để chia sẻ cùng quý anh chị, và thân hữu, đặc biệt là các chiến hữu cũng như một số cơ quan, đoàn thể đã từng cộng tác với bà Hạnh Nhơn nói riêng và Hội HO Cứu Trợ TPB nói chung một vài chi tiết khá quan trọng sau đây:


Dựa theo chúc thư để lại thì bà Hạnh Nhơn xin yêu cầu đừng làm lễ phủ cờ, mà thay vào đó chỉ xin đặt hai lá cờ nhỏ VNCH và Hoa Kỳ trên quan tài của bà mà thôi. (Cháu Huy trong gia đình cho biết lý do bà viết trong chúc thư “xin không được phủ cờ”vì bà cho rằng vinh dự này chỉ dành cho các chiến sĩ hy sinh ngoài trận tuyến mà thôi!)


Gia đình đã chọn nhà quàn Peek Family ở Westminster để cử hành tang lễ và dự định sẽ diễn ra trong 3 ngày Thứ Sáu 28, Thứ Bẩy 29 và Chủ Nhật 30 Tháng Tư, 2017…


Bà Hạnh Nhơn, ân nhân của thương phế binh và quả phụ VNCH, qua đời - hưởng thọ 90 tuổi.
Tin này được bà Trâm Lý, con gái bà Hạnh Nhơn, xác nhận với nhật báo Người Việt. Khi biết tin, nhà báo Huy Phương, một người thân thiết và sát cánh với bà Hạnh Nhơn trong công tác giúp thương phế binh và quả phụ VNCH nhiều năm qua, thốt lên: “Xin cầu nguyện cho chị Hạnh Nhơn. Nghĩ rằng chuyện sẽ tới, nhưng khi tới, không khỏi xót xa”
Nữ cựu Trung tá VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhân trong một sinh hoaa5t cộng đồng tại Hoa Kỳ
Khi hay tin, ông Trần Văn Lý, một thương phế binh VNCH, viết trên email:
"Tin sét đánh ngang tai
Một tượng đài vừa đổ!
Nay chị lìa bể khổ
Để về cõi vĩnh hằng
Chúng em gạt nước mắt
Đành chúc chị bình an!"


Nhà báo Huy Phương cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ gặp gỡ các cháu trong gia đình để bàn thảo việc cáo phó theo chúc thư của chị ghi lại cho tôi. Sau đó tôi sẽ thông báo cho tất cả diễn tiến của tang lễ.

Sở dĩ bà Hạnh Nhơn được coi là “ân nhân của vô số thương phế binh và quả phụ VNCH” vì bà là Hội trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, người đứng đầu các đại nhạc hội Cám Ơn Anh, gây quỹ giúp thương phế binh và quả phụ VNCH tại quê nhà.

Đại nhạc hội này nay đã trở thành một trong những sự kiện lớn nhất của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Mỗi năm, hội giúp hàng chục ngàn cựu chiến binh VNCH bị mất một phần thân thể, cùng những phụ nữ có chồng hy sinh, trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của bà, cùng phối hợp với các tổ chức, trung tâm ca nhạc, và cơ quan truyền thông, đại nhạc hội Cám Ơn Anh nay được luân phiên tổ chức ở Nam và Bắc California, mỗi năm thu được cả trăm hoặc cả triệu đô la, do đồng bào hải ngoại đóng góp, gởi về Việt Nam giúp rất nhiều người

Đại nhạc hội lần thứ 10 hồi năm ngoái thu được tổng cộng $1,279,000.

Theo nhiều tài liệu, bà Hạnh Nhơn nhập ngũ năm 1950 ngành hành chánh tài chánh, với công việc là phát lương cho “đệ nhị quân khu” sau gọi là Quân Ðoàn I. Kế đến, bà là thiếu úy rồi trung úy sĩ quan tiếp liệu tại quân y viện Nguyễn Tri Phương. Sau đó bà được thuyên chuyển về Trung Tâm Huấn Luyện và Trường Nữ Quân Nhân và rồi lên lon đại úy làm việc tại văn phòng đoàn nữ quân nhân của Bộ Tổng Tham Mưu. Năm 1969, bà là thiếu tá trưởng phòng nghiên cứu. Sau đó, bà được chuyển qua Không Quân và lên trung tá năm 1972.

Sau Tháng Tư, 1975, bà bị Cộng Sản bắt đi tù nhiều nơi khác nhau, bao gồm Long Giao, Quang Trung, Hóc Môn, Z30D, Hàm Tân, và Long Thành.

Sau khi ra tù, năm 1990, bà định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO2.
Ban đầu, bà là phó chủ tịch Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị, phụ tá cho ông Nguyễn Hậu là chủ tịch thời bấy giờ. Công việc của bà là làm giấy tờ bảo lãnh cho các cựu quân nhân QLVNCH không có thân nhân bảo lãnh.
Sau đó, bà làm hội trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH cho tới nay.


Trong một lần trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt hồi năm 2011, khi được hỏi lý do khiến bà hăng say trong công việc cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH, bà cho biết: “Tôi cảm thấy vui khi được cùng đồng hương Việt Nam và các hội đoàn tổ chức Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ I và các lần sau này là vì tình huynh đệ chi binh. Là lính, tình cảm ấy nặng lắm.”

Bà không giấu được xúc động khi nhắc đến những giây phút làm hồ sơ cứu trợ, hoặc khi đọc những lá thư hồi báo của các thương phế binh, hay từ gia đình các quả phụ, gởi về cho hội: “Tôi tưởng tượng lúc họ vui khi nhận được tiền, con cái họ có thêm miếng cơm, có thêm tấm áo, gia đình họ ấm lòng khi đồng bào ở hải ngoại xa xôi vẫn nghĩ đến và nhớ ơn sự hy sinh của họ.” (Trích tin của Đ.D.)


Nhân đây, ký giả Hạnh Dương và toàn thể Ban Biên Tập, Nhân viên trị sự, quảng cáo của Thông tấn xã VietPress USA và các phóng viên nhiếp ảnh, Cameramen của VietPressUSA-TV xin thành thật chia buồn cùng tang quyến và càu nguyện cho Linh hồn nữ chiến sĩ cựu Trung tá VNCH NGUYỄN THỊ HẠNH NHÂN được sớm về nơi cõi phúc đời đời.


VietPress USA
VietPress USA

VietPress USA

Vietnamese American News Agency


Chín lần Cảm Ơn
                                    Giao Chỉ, San Jose

cid:ii_j1n81b1v0_15b7ff08b5157a18

Giao Chỉ San Jose viết về lần tổ chức Đại Hội Cám Ơn Anh tại San Jose năm 2015. Năm nay 2017,Đại Hội dự trù sẽ trở lại San Jose nhưng không còn cô Hạnh Nhơn nữa. Cô ra đi 9 giờ tối ngày 17.4.2017. Xin đọc lại chuyện cũ để tưởng nhớ người xưa.
Kỳ Đại hội Văn nghệ "Cảm Ơn Anh, người thương phế binh VNCH" tại San Jose đã ghi nhận có sự hiện diện của nhiều vị niên trưởng trong quân đội. Đô đốc Trần văn Chơn 95 tuổi vẫn không quản tuổi già bình tĩnh ngồi giữa trưa nắng với hàng ngàn khán giả. Một vị cao niên khác là Trung tướng Hoàng Xuân Lãm 87 tuổi. Mới đây có tin ông qua đời nên bác đến tham dự cũng để bày tỏ ý nghĩa của lời ca nổi tiếng. "Anh không chết đâu em."Đó là các vị cao niên trong hàng quan khách danh dự. Người đứng ra nhận trách nhiệm là Đại tá Không quân Nguyễn Hồng Tuyền. Năm nay ông 85 tuổi. Mấy năm trước tưởng người đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây.
Vị nữ lưu số một của cộng đồng bền bỉ 9 năm qua là Trung tá Nữ quân nhân Không quân Hạnh Nhơn 87 tuổi. Chị là Hội trưởng của tổ chức đứng mũi chịu sào tổng cộng 9 kỳ Đại hội. Không có thành tích nào lớn hơn có thể so sánh với "9 lần gươm báu trao tay, thuyền quyên thay thế anh hùng một phen". Tổng cộng kỳ nầy tổ chức lần thứ 3 tại San Jose thu được trên tám trăm ngàn. Trong đó có Canada góp 100 ngàn và riêng Texas đưa về 300 ngàn. Nếu tính chung tất cả các kỳ tổ chức thu được gián tiếp và trực tiếp con số đã lên đến trên 7 triệu mỹ kim. Trong khi đó hồ sơ thương phế binh ghi nhận hôm nay trên 14 ngàn.
Trung tá Hạnh Nhơn, nguyên Trưởng đoàn Nữ quân nhân Không quân khi đứng ra nhận công tác hơn 10 năm qua, chị không biết đã bắt đầu trở thành con tằm."Nàng"đã mang thân làm kiếp con tằm, dù cho đến thác vẫn còn vương tơ".
Câu chuyện năm xưa bắt đầu từ khi nhà văn Huy Phương dẫn cô Hạnh Nhơn lại gặp nghệ sĩ Nam Lộc. Xem ra chính Nam Lộc là người mở đường cho chương trình Cảm Ơn Anh từ đầu. Khi trận thứ nhất mở màn, Trúc Hồ vận dụng tối đa các nghệ sĩ của Asia nhập cuộc và tiếp theo sau này là phương tiện của truyền hình SBTN. Với khả năng truyền thông mở rộng toàn thể giới, tiếng ca của Asia chuyên chở hùng ca cùng nước mắt Việt Nam Cộng Hòa đã đem lại tiền bạc gửi về cho thương phê bình ở quê nhà.

Những yếu tố thành công

40 năm xưa, khi miền Nam thất thủ, Ngày 30 tháng tư một trăm ba mươi tư ngàn người chạy thoát. Ngày 15 tháng 5-1975 chiến hạm của Đệ Thất hạm đội Hoa Kỳ rút khỏi biển Đông sau khi vớt hết dân ty nạn. Từ sau ngày đó, những con thuyền ra đi được coi là thuyền nhân đầu tiên. Những chuyến đi liên tiếp kéo dài từ 75 đến 95 với hơn 1 triệu người vượt biển. Tiếp theo là ODP, HO, con lai... chúng ta làm thành các cộng đồng tại hải ngoại. Ngày nay tổng cộng có 3 triệu dân tỵ nạn rải rác khắp năm châu.
Nhưng chúng ta đã để lại 16 ngàn tử sĩ tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Đã để lại hơn 50 ngàn thương binh và trên 100 ngàn quả phụ.. Ngay từ giữa thập niên 80 khi Việt Dzũng viết bài ca gửi chút quà về quê hương thì đã có nhiều người nghĩ đến thương binh chiến hữu còn ở lại Sài Gòn. Hai mươi năm sau, giữa thập niên 90 khi người Việt về thăm gia đình thì việc cứu giúp thương phế binh đã trở thành phong trào tại Âu châu, Úc châu, Canada và Mỹ châu. Qua đến thập niên đầu thế kỷ 21 thì lời cảm ơn anh mạnh mẽ cất lên bằng tiếng hát đã trải qua 9 mùa thu từ 2006 đến nay 2015.

Trong số các phong trào quần chúng hải ngoại 40 năm qua thì Cảm Ơn Anh đã trở thành truyền thống tốt đẹp và thành công nhất. Yếu tố căn bản là lòng người vẫn hoài niệm tinh thần Việt Nam Cộng Hòa và người lính Cộng Hòa. Đã gần nửa thế kỷ trải qua mà nam nhi vẫn còn muốn mặc bộ quân phục oai hùng và nữ nhi vẫn mãi mãi là người yêu của lính. Thêm vào đó, cuộc chiến ngày này không phải bằng vũ khí mà bằng phương cách đấu tranh chính trị thì nghệ sĩ, danh ca đã trở thành chiến sĩ và truyền thông Việt ngữ đã chuyển tải các thông điệp cảm ơn anh vô cùng hữu hiệu để nhận về tình nghĩa từ khắp bốn phương trời. Trong việc phối hợp tổ chức xem ra vẫn có nhiều khiếm khuyết, nhưng tinh thần hợp tác vì mục đích chúng đã thể hiện được sự thành công tốt đẹp sau cùng. Về phương diện quản trị và điều hành tài chánh lên đến hàng triệu mỹ kim, chắc hẳn cũng có nhiều điều cần cải tiến và công bố. Chúng tôi sẽ có dịp tìm hiểu và đóng góp ý kiến xây dựng sau này. Nhưng nói chung sự hưởng ứng của đồng bảo là điều quan trọng nhất. Xin chúc mừng đại hội thành công.
Chuyện bên lề:
Các nghệ sĩ như Nam Lộc, Khánh Ly, Ý Lan, Kiều Chinh, Việt Dzũng và nhiều tài danh khác đã từng đến thăm viếng Viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Buổi tối chủ nhật thêm anh chị Trúc Hồ là những người khách thăm viếng rất muộn. Sau một ngày dài đại hội, Trúc Hồ và Diệu Quyên đến vào lúc 7 giờ chiều. Kelley Park đã chính thức đóng của từ 5 pm nhưng Viet Museum cũng mở cửa đặc biệt dành cho người thanh niên vượt biên đường bộ hơn 30 năm trước. Trúc Hồ đến thăm Museum đồng thời cũng thăm lại người bạn văn nghệ Việt Dzũng với đầy đủ hình ảnh và đôi nạng sắt được lưu lại ở đây cả trăm năm sau. Sau khi thăm viếng suốt một giờ,

Trúc Hồ hỏi bác Lộc rằng cháu có thể làm được chuyện gì. Tôi nói rằng bác là quá khứ, cháu là hiện tại. Museum này là di sản quý giá từ quá khứ muốn giao cho hiện tại để chuyển cho tương lai. Hãy xử dụng phương tiện của Asia và SBTN để hải ngoại quan tâm đóng góp di sản và nuôi dưỡng lâu dài. Bản thông điệp từ quá khứ đã trao cho hiện tại vào buổi tối sau một ngày dài đại hội văn nghệ lần thứ 9 tại San Jose.
Đăng lại để tưởng niệm chị Hạnh Nhơn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Giao Chi, San Jose -giaochi12@gmail.com -(408) 316 8393
      
Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.
Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121
Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 
__._,_.___

Posted by: Chinh Nghia 

Cựu nữ Trung Tá VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn từ trần

$
0
0

Cựu nữ Trung Tá VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn từ trần
Image result for Cựu nữ Trung Tá VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn từ trần
                                                                                     Ảnh: Báo Trẻ Online

Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, đại gia đình cựu chiến sĩ VNCH, các anh em thương phế binh VNCH còn ở lại quê nhà đã mất đi một trong những con người biểu tượng đáng kính của cộng đồng: nữ cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và QP VNCH.

Theo tin từ nhạc sĩ Nam Lộc cho biết, nữ cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn- người phụ nữ gắn liền lòng bác ái, gắn liền với những chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh- đã chính thức vĩnh viễn ra đi vào lúc 1:43 phút sáng THứ Ba, 18/04/2017, tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California.
Sau đây là nguyên văn thư của nhạc sĩ Nam Lộc gởi cho SBTN và bằng hữu vào 3 giờ sáng nay 18/04:

Tôi vừa từ bệnh viện Fountain Valley trở về nhà, sau khi chứng kiến giờ phút lâm chung của người chị dấu yêu, cựu Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và QP VNCH.

Tôi may mắn là thành viên duy nhất của hội được có mặt cùng với 8 người con cùng hàng chục dâu rể và các cháu nội ngoại của bà Hạnh Nhơn chứng kiến giờ phút bà trút hơi thở cuối cùng và đã được bệnh viện chính thức ghi nhận là 1:43AM sáng Thứ Ba, April 18, 2017.   

Vì phải đi lưu diễn xa nên mãi đến 8 giờ tối hôm qua tôi mới về lại Orange County và đi thẳng từ phi trường đến bệnh viện thăm chị, được nắm bàn tay mềm mại và ấm cúng của chị và đọc kinh, niệm Phật cầu nguyện cho chị.
Đến 9 giờ tối thì tôi từ giã chị và hẹn với các cháu trong gia đình là sẽ trở lại vào chiều mai khi người con thứ 9 của chị từ xa bay về để cùng gia đình đọc chúc thư do chị để lại.
Tuy nhiên khoảng nửa đêm, thì cháu Huy, người con trai trưởng của chị gọi tôi cho biết là bà đang hấp hối và có thể ra đi bất cứ giờ phút nào. Tôi chạy vội vào bệnh viện và cùng toàn thể gia đình chứng kiến giờ phút lâm chung của một trong số những người phụ nữ đáng kính nhất của cộng đồng người Việt tại hải ngoại và của tập thể TPB QLVNCH.

Tôi cùng xin mạn phép được thay mặt gia đình để chia sẻ cùng quý anh chị, và thân hữu, đặc biệt là các chiến hữu cũng như một số cơ quan, đoàn thể đã từng cộng tác với bà Hạnh Nhơn nói riêng và Hội HO Cứu Trợ TPB nói chung một vài chi tiết khá quan trọng sau đây:

1/ Dựa theo chúc thư để lại thì bà Hạnh Nhơn xin yêu cầu đừng làm lễ phủ cờ, mà thay vào đó chỉ xin đặt hai lá cờ nhỏ VNCH và Hoa Kỳ trên quan tài của bà mà thôi. (Cháu Huy trong gia đình cho biết lý do bà viết trong chúc thư “xin không được phủ cờ” vì bà cho rằng vinh dự này chỉ dành cho các chiến sĩ hy sinh ngoài trận tuyến mà thôi!).

2/ Gia đình đã chọn nhà quàn Peek Family ở Westminster để cử hành tang lễ và dự định sẽ diễn ra trong 3 ngày Thứ Sáu 28, Thứ Bẩy 29 và Chủ Nhật 30 Tháng Tư, 2017…”

Đoàn Hưng / SBTN
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
(543)

Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Là người Việt Nam hãy ghi nhớ ngày Quốc Hận 30 tháng Tư

$
0
0

 
Là người Việt Nam hãy ghi nhớ ngày Quốc Hận 30 tháng Tư

Lão Ngoan Đồng


Nước đã mất, nhà đã tan, gia đình ly tán! Ý nghĩ nầy in sâu vào trong trí não của những người đang lênh đênh trên biển cả, trong những chiếc thuyền nhỏ bé mong manh, phú thác mạng sống của mình cho vận mệnh rũi may, những mong thoát khỏi ngục tù của những người cộng sản từ miền bắc, đang xây cất trên toàn cõi quê hương yêu dấu.


Người dân trốn chạy quân Bắc cộng

Trên đường trốn chạy, lìa bỏ quê cha đất tổ, đã có hàng trăm ngàn người vùi thây trong biển cả, trong bụng cá, trong bàn tay sát nhân của bọn hải tặc khát máu. Cũng có những người vượt thoát bằng đường bộ, xuyên qua ngã Cambochia, Lào, và cũng không ít người đã chết đói vì lạc đường, hoặc bị giết bởi bọn Miên cộng, Lào cộng. Số còn lại, hơn 2 triệu người đã đến được bến bờ tự do với hai bàn tay trắng, và có rất nhiều người bỏ lại sau lưng những người thân yêu trong gia đình, dòng họ. Hầu hết những thuyền nhân đó đã nói với các phái đoàn tiếp nhận định cư của các nước: “Thà chết trên biển cả còn hơn sống trong chế độ của Việt cộng (tạm dịch: Rather die on the high sea than live under the Vietnamese communist regime). Điều đó đã nói lên cái ý chí liều chết để đi tìm TỰ DO.

Thảm cảnh đó đã làm cho thế giới bàng hoàng, xúc động. Họ đã gọi những ngưòi trốn chạy khỏi quê hường nầy bằng một biệt danh, mà trong lịch sữ loài người chưa từng có: “BOAT PEOPLE” (Thuyền Nhân).

Thảm cảnh đó khởi đầu vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà bọn cộng sản Việt Nam, từ miền Bắc, đã bất chấp hiệp định Paris 1973, với sự trợ gíúp của khối cộng sản quốc tế, đã tấn công và cưỡng chiếm miền Nam, nước Việt Nam Cộng Hòa, với sự hững-hờ của thế giới không cộng sản.

Cái hận đã mất nước và cái hận đã bị đồng minh phản bội, đưa đến cảnh nước mất nhà tan, gia đình phân cách, chia ly, đã tạo nên sự thống hận trong lòng người dân Việt kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Từ đấy, chúng ta, những người Việt hải ngoại và kể cả đồng bào quốc nội, gọi ngày 30 tháng tư hàng năm là NGÀY QUỐC HẬN.


Không có từ ngữ nào để diễn tả ngày đó chính xác hơn từ ngữ Ngày Quốc Hận. Nó diễn tả không những đúng về mặt hiện thực mà còn đúng về mặt tâm linh. Ngày đó, đời sống của những con người Việt Nam trên toàn quốc đã bị thay đổi một cách toàn diện, từ tốt đẹp biến thành cùng khổ; từ tương lai trong sáng trở thành tăm tối, không có ngày mai. Trong lòng mỗi người đều bị đè nặng bởi nỗi niềm u uất, căm phẩn vì đang bị một lũ người vong bản, tay sai của ngoại bang, dốt nát, tàn ác cai trị bằng chánh sách vô nhân nhứt trần gian. Đời sống của người Việt Nam không hơn không kém gì với đời của một con vật: ngoan ngoản thì được cho ăn, bằng không thì bị bỏ đói cho đến ngày tàn tạ.

Trong lòng mỗi con dân Việt, ai mà không nhớ đến ngày 30 tháng Tư, ngày đổi đời đó?

Tuy nhiên, mỗi người nhớ đến nó một cách khác nhau.

Cái nhớ sâu sắc nhất, không bao giờ quên là tuổi thanh niên đã bị hủy hoại trong các nhà tù gọi là trại “cải tạo”. Những rường cột của Quốc Gia đã bi kềm hãm trong ngục tù khổ sai, ăn không đủ no, bệnh không thuốc chữa. Bọn người ác độc lợi dụng sức người hom hem yếu đuối đó, bắt họ đi làm mướn, làm thuê, làm những việc khổ sai, chúng lấy tiền bỏ vào những cái túi tham không đáy. Những người tù “cải tạo” đó, bị hành hạ không những trên thể xác, mà cả tinh thần của họ cũng bị dày vò cả ngày lẫn đêm, bằng những lời chửi bới, hăm dọa, kể cả những đòn thù bằng đánh đập, biệt giam trong những thùng sắt ngột ngạt, nóng bỏng khi nắng lên, không cho nước uống, và còn nhiều trường hợp đem người chống đối bọn chúng ra xử bắn tại nơi đông người. Những hành động nầy, bọn cai tù tàn ác, gọi là những “bài học chính trị do Bác và Đảng chủ trương” đối với những người sa cơ, thất thế.

Những người tù khốn khổ đó là ai?

Họ là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã xả thân mình để bảo vệ phần đất miền Nam củaTổ Quốc, giữ gìn an ninh cho ngưòi dân miền Nam được sống một đời sống thanh bình, an cư lạc nghiệp.

Họ là những công chức phục vụ cho chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa, để xây dựng một quốc gia hùng mạnh phú cường, có phần trội hơn so với các nước lân bang như Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan...

Họ là những nhà tư bản đã góp công xây dựng nền kinh tế phồn thịnh cho nước Việt Nam Cộng Hoà.

Họ là những người trong ngành giáo dục, đã tận tụy và miệt mài với trách nhiệm mở mang trí óc cho những thanh thiếu niên, mong xây dựng nên một thế hệ kế tiếp, văn minh, thông thái hữu dụng cho quốc gia.

Những người tù khốn khổ nầy đã bị buộc tội là đã phục vụ cho chánh quyền trước, đã gíup đỡ cho “Ngụy Quân, Ngụy Quyền chống phá lại cách mạng của nhân dân” (sic).

Ngoài những người đã bị bắt đi làm “tù cải tạo”, những người dân thường sống tại các đô thị cũng bị đày đọa không kém. Họ đã bị ép buộc đi đến những nơi hoang dã, thâm sơn cùng cốc, mà bọn cầm quyền ác ôn là “nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (hiện giờ là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”), gọi là “vùng kinh tế mới”. Nơi đây chỉ với hai bàn tay trắng, không thể nào tìm được cách sinh nhai. Sau khi đuổi họ đi “vùng kinh tế mới”, “nhà nước” đã tịch thu tất cả tài sản, cơ ngơi của họ để phân phát cho những cán ngáo, đã có công với nhà nước trong viêc cưỡng chiếm miền Nam.

 

Ở nông thôn, không còn ai có quyền có ruộng đất, dù rằng những mảnh đất do ông cha từ nhiều đời trước để lại cho con cháu. Tất cả ruộng đất đều quy về “hợp tác xã”. Người nông dân canh tác trên những mảnh đất ruộng vườn đó, được thu hoạch do quyết định của bọn đầu sỏ xã ấp, bằng một chính sách gọi là “bảng chấm công”. Ai nịnh bợ hay theo phe chúng thì được chia nhiều hơn. Do vậy, đời sống của người ở nông thôn thiếu thốn rất trầm trọng, có nơi đã có người chết vì đói, mà điều nầy chưa hề xảy ra trong lịch sử của miền Nam Việt Nam: VNCH.

Tóm lại, sau khi bọn cường đạo cộng sản Việt Nam nhờ súng đạn của Trung cộng, của Liên sô, đã xâm lăng và cưỡng chiếm được nước Việt Nam Cộng Hòa, thì toàn thể trên 26 triệu người dân miền Nam, bị cướp giựt một cách trắng trợn, không khoan nhượng, bị nhốt trong một nhà tù vĩ đại, đó là quê hương của mình, bị đày đọa vô cùng tàn ác, sống như một con thú không hơn không kém.

Tình cảnh của người dân Việt Nam hiện nay, năm 2014, đã qua 39 năm, không khác gì ngày bắt đầu cuộc đổi đời 30 tháng 4 năm 1975. Có khác chăng là lối sống giàu sang, xa hoa, trụy lạc của những tên “cán bộ” Việt cộng và gia đình họ. Còn người dân ngày càng bị đàn áp mạnh mẽ hơn, bằng những thủ đoạn, bằng những xảo thuật nghề nghiệp, gian manh hơn, ác độc hơn...

Đã là người Việt Nam thì không ai có thể quên, trong lòng ai cũng đang âm ỉ một nổi hận. Những kẻ nào quên đi là họ cố ý bị “bịnh quên” để đổi lấy những đồng tiền dơ bẩn, đẫm ướt máu của đồng bào quốc nội. Họ đã quên đi ơn nghĩa của quốc gia cưu mang họ như một người tỵ nạn. Họ đã quên đi lòng bao dung của cộng đồng tỵ nạn đã đùm bọc, giúp đỡ họ, đến khi họ thành tài, nổi tiếng, thì vì họ xem đồng tiền lớn hơn bánh xe trâu (câu nói khinh miệt của dân miền Nam), họ phủi hết đi ơn nghĩa, trở lại hợp tác với kẻ thù, tiếp tay với bọn Cộng Phỉ, đàn áp ngược lại đồng bào của mình.

Để kết luận, cầu mong tất cả đồng bào Việt Nam hãy ghi nhớ, ngày Quốc Hận 30 tháng 4, bởi vì ngày đó là ngày mang đến nỗi uất hận, xót xa cho cả nước, chúng ta hãy tưởng niệm đến quê hương đã mất đi, tưởng nhớ và tri ơn đến những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do cho quê hương và đồng bào. Hãy tưởng nhớ đến những người tỵ nạn cộng sản kém may mắn đã chết trên đường đi tìm tự do. Và quan trọng nhất là hãy làm một vài việc gì đó mà mình có thể, để góp bàn tay với đồng bào quốc nội, đập nát chế độ Việt cộng, để sớm gây dựng lại một Nước Việt Nam Tự Do Nhân Bản và Phồn Vinh, để cho ngày quốc hận trở thành không còn hận nữa, mà chỉ còn là ngày đen tối nhất được ghi lại trong lịch sử Việt Nam.


Lão Ngoan Đồng
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"<

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN TẠI VƯƠNG QUỐC ANH ỦY BAN TỔ CHỨC BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HẬN 30/4

$
0
0


CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN TẠI VƯƠNG QUỐC ANH

ỦY BAN TỔ CHỨC BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HẬN 30/4


THƯ MỜI
THAM GIA CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4


Kính gởi: Quý cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản,
              Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản,
              Và quý Đồng hương tỵ nạn Cộng sản tại Vương Quốc Anh.

Thưa quý vị,

Lại một năm dài nữa trôi qua, người dân và đất nước Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong gọng kìm cai trị của đảng Cộng sản Việt nam!

Theo thời gian, đảng Cộng sản cướp quyền lãnh đạo để cai trị đất nước bằng độc tài đảng trị, sắt máu cho đến nay đã trên 70 năm tại miền Bắc và 42 năm tại miền Nam.

Là người Việt Nam, chúng ta luôncầu mong cho đất nước Việtsớm được độc lập và thanh bình thịnh trị, cho mọi người, mọi nhà được an hưởng hạnh phúc ấm no, công lý và hòa bình được trải dài từ Ải Nam Quan đến tận Mũi Cà Maucủa Tổ Tiên Lạc Hồng để lại; ngõ hầu con cháu sẽ chung tay xây dựng lại căn nhà Việt Nam ngày càng tươi đẹp, hòa ái, thắm đượm tình tự dân tộc mà hàng ngàn năm qua Ông Cha chúng ta đã hy sinh bao máu xương, gian nguy, để xây dựng, đắp bồi lưu lại cho hậu thế.

Thế nhưng, 30/4/1975, đảng Cộng sản Việt Nam đã thôn tính xong nước Việt Nam Cộng Hòa bằng mệnh lệnh, súng đạn, vũ khícủa Ngasô và Tàu cộng, để chúng khởi đầu một giai đoạn tiêu diệt ý chí, sức đề kháng chống ngoại xâm cùng lòng yêu nước của nòi giống Việt. Đồng thời, với những hành vi buôn dân, bán nước bằng cách dâng bán từng phần những lãnh thổ và lãnh hải của đất nước, mà công khai nhất là Cộng sản Việt Nam đã ký kết cho "Công ty Formosa"được "làm chủ" tại Hà Tĩnh tới 70 năm, khiến cho không riêng ngư dân miền Trung phải gánh chịu vô vàn khốn khổ, mà cả dân tộc phải bị nhiễm hóa chất độc hại cho đến nhiều chục năm sau nữa.

Vì vậy, chúng ta những người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại hãy hướng về quốc nội, cùng nhau ủng hộ những cuộc biểu tình vì môi sinh và đòi buộc Formosa phải rời khỏi Việt Nam.

Quốc Hận 30 tháng Tư!

Thao thức từng giây, từng phútvới ước mong, cầu nguyện, đồng tâm hiệp lực để góp phần với sức mạnh của toàn dân đứng lên giành lại quyền làm người, giành lại tự do, quyền tự quyết của dân tộc, để chung tay xây dựng lại nền dân chủ và nhân bản trên quê hương yêu dấu.

Năm nay, tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4lần thứ 42, một cuộc biểu tình sẽ được tổ chức như sau:

-  Thời gian                  :  Chúa nhật, 30/04/2017,từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 00.
Địa điểm tập trung    : Palace Gate, Kensington Road, Kensington Gardens, London, W8.  (chỗ cũ, như thường lệ)
Địa điểm biểu tình     : Trước sứ quán Cộng sảnViệt Nam , Victoria Road, London, W8.

Chúng ta cùng nhau lên án trước dư luận quốc tế những hành động bán nước, hại dân trong suốt hơn 42 năm qua của đảng Cộng sản Việt Nam sau khi cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa, vi phạm trắng trợn hiệp định Paris 1973, về Việt Nam.

Kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước đồng lòng đứng lên lật đổ bạo quyền Cộng sản, giành lại chủ quyền đất nước và đánh đuổi giặc Tàu cộng xâm lăng ra khỏi lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.

Chúng tôi kính mời quý Đồng hương cùng tham dự thật đông đảo cuộc biểu tình Quốc Hận năm nay.


Trân trọng,

Thay mặt Ban Tổ Chức,

Ông Ngô Ngọc Hiếu


Để biết thêm chi tiết, xin quý vị liên lạc với những đại diện sau đây:

Birmingham:Các Ô.  - Lê Phát Định 07960 856335.- Lê Thành Lập 07947 627184
London :Ô. Ngô Ngọc Hiếu 07956289246.


GHI CHÚ:

·         Đồng hương vùng Tây Bắc và Midlands sẽ có xe đưa đi London biểu tình và đón về trong ngày, địa điểm tập trungtrước Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn vùng Midlands và xe Coach sẽ khởi hành đi London đúng 09 giờ 00sáng Chúa nhật 30/04/2017.
·         Vì không biết hết địa chỉ của tất cả quý Đồng hương. Kính mong quý vị nhận được thư mời này xin vui lòng phổ biến đến mọi người thân quen. Chân thành cám ơn.


Chương Trình Cuộc Biểu Tình Quốc Hận 30.4

Sẽ được tổ chức vào Chúa nhât, ngày 30.4.2017

12:30 – 14:00  Ðồng bào tập trung (địa điểm Palace Gate chỗ cũ như thường lệ).
14:00 – 14:10  Tuần hành đến địa điểm Biểu Tình (trước sứ quán VC).
14:10 – 14:20  Chào Quốc Kỳ và Mặc Niệm.
14:20 – 15:35  Phát biểu của các Cộng đồng, Hội đoàn và nhân sĩ đấu tranh.
15:35 – 15:45  Tuần hành trở về địa điểm trập trung.
15:45 – 16:00  Lời cảm tạ đồng hươngcủa Ban Tổ Chức và giải tán.



Bản đồ hướng dẫn đến địa điểm tập trung và Biểu Tình Quốc Hận 30.4



__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live