Quantcast
Channel: Books-Hoi Ky.
Viewing all 674 articles
Browse latest View live

AI RA LỆNH GIẾT CỤ DIỆM ? TẠI SAO KHÔNG AI DÁM NHẬN?

$
0
0
 

Sau ngày 30-04-75 , các tướng tá dính vào văn tin CIA M giết C Ngô , trn đi đâu mt tiêu !

  Dân Virginia không ai mun thy hoc nhc đến tên Trn Thin Khiêm  . Nhiu người cho biết Mai Hu Xuân tr thành điên lon , ban đêm thnh thong đánh đu vào tường , nói sng :  " Xin C tha cho con ! ".

Ti nghip Trn Văn Đôn , không bao gi thy xut hin trong cng đng t nn VN hay trong các bui hp mt các binh chng QLVNCH.
  Thm thương nht là Tôn Tht Đính   , sang xn chiu say . Trong mt Video phng vn vi PV Vũ Nhân đài SBTN , Nam Cali , tướng Đính nghn ngào , xúc đng khi nói v cái chết ca TT Dim ... chết vì làm Tng Thng mà li quá hin lành .

   Khi cn nhc đến Dương Văn Minh vì ai cũng biết , chết không ai đăng báo chia bun . Không mt tướng lãnh nào đến viếng ...  Không có c vàng hi đoàn quân đi VNCH ti dàn chào hay thi kèn , đc điếu văn đưa tin gì ráo .


    ..  Thôi thì người Vit t nn CS tha th và mun quên hết .  Ch cu mong trang s bun đau đng bao gi lp li na .


On Thursday, October 19, 2017 5:05 PM, "'San Le D.'sanduyle@yahoo.com [DienDanPhuVan]"<DienDanPhuVan@yahoogroups.com> wrote:
 
KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG 
MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG 
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN



Subject:[GoiDan] Re: [DiendanDanToc] AI RA LỆNH GIẾT CỤ DIỆM ?

 

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG 
MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG 
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

Ti sao không ai dám nhn đã giết TT Dim ?
Ti vì giết TT Dim không nhng là mt sai lm mà còn là mt  đi ti đi vi dân tc VN.
lds

From:"Chau Vu  [DiendanDanToc]"<>
To:
Sent: Thursday, October 19, 2017 2:51 PM
Subject: Re: [DiendanDanToc] AI RA LỆNH GIẾT CỤ DIỆM ?

 

TẠI SAO KHÔNG AI DÁM NHẬN?

Kính thưa qúi vị,
Trong lịch sử lòai người, thông thường, sau khi một cuộc cách mạng hay đảo chánh thành công, khi nhà lãnh đạo độc tài tàn ác của chế độ cũ đã bị hạ sát, thì người ra lệnh hay kẻ trực tiếp giết nhà độc tài đó sẽ rất sung sướng hãnh diện và sẽ công khai vỗ ngực xưng tên về thành tích của mình.
Nhưng sự việc thông thường đó đã không xảy ra sau cái chết của hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu.
-     Về phía các tướng lãnh VN, không có một người nào, kể cả người đứng đầu cuộc đảo chánh là tướng Dương Văn Minh, đã dám nhìn nhận là mình đã ra lệnh giết   hai ông Diệm, Nhu. Cho đếm hôm nay, tất cả các tướng lãnh VN liên can trực tiếp trong biến cố này như tướng Trần Thiệm Khiêm, tướng Trần Văn Đôn, tướng Tôn Thất Đính, tướng Đỗ Mậu, tướng Nguyễn v ăn Thiệu… tất cả đều phủ nhận trách nhiệm của mình trước cái chết của hai ông Diệm, Nhu.
-     Ngay cả Đ Tá Dương Hiếu Nghĩa, vị sĩ quan trực tiếp chỉ huy chiếc xe thiết giáp, nơi mà hai Ông bị giết, cũng phủ nhận trách nhiệm của mình về hai cái chết này. Người ta đã đổ hết tội lỗi lên đầu Đại Úy Nhung rồi…giết người bịt miêng. Nhưng ngay cả viên Đại Úy này cũng không bao giờ dám nhận là mình đã ra tay hạ sát hai Ông .
-     Về phiá người Mỹ, cũng không có bất cứ một nhân vật nào đã dám nhìn nhận rằng mình là người đã ra lệnh hay chấp thuận cho việc hạ sát hai Ông Diệm Nhu, từ Tổng Thống Kennedy, Đại sứ Henri Cabot Lodge, Trung Tá CIA Lucien Conein, ông Harriman…

-     Tuy nhiên có lẽ câu chuyện mang tính khôi hài và trẻ con nhất trong biến cố này, đó là sau khi hai ông Diệm Nhu bị giết thì Hội Đồng Tướng Lãnh đã vô cùng hốt hỏang run sợ và đã chính thức ra thông báo tuyên bố rằng hai Ông Diệm Nhu đã … tự tử. Một sự nói dối trắng trợn đầy ngây ngô lố bịch và rất trẻ con.  

Như vậy không biết những cá nhân và những tổ chức liên hệ tới cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963, nhất là những người thường lớn tiếng tố cáo sự độc tài tàn ác của hai ông Diệm Nhu, nhất là của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có bao giờ qúi vị để tâm suy nghĩ về sự nghịch lý trên đây hay không?

Vũ Linh Châu.        
Phát biểu và chịu trách nhiệm hoàn toàn với tư cách cá nhân, không liên hệ tới bất cứ một tôn giáo, một nhóm hay một người nào khác.


On Thursday, October 19, 2017, 10:05:07 AM PDT, VIETLONG NGUYEN> wrote:


 


Lich sử VN đang bị làm rối tung như mớ bòng bong do những ác tâm và hèn nhát thủ đoạn của phe nhóm tham vọng chính trị bất lương, dùng Tôn Giáo làm đòn bẫy, dùng Tu sĩ làm lợi khí đấu tranh chiếm đoạt chính nghĩa, dùng quyền bính súng đạn để tiêu diệt CHÂN LÝ, biến ngụy biện Cộng Sản thành khí cụ NGỤY BIỆN QUỐC GIA để biện minh cho "lẽ phải bất lương" của tham vọng QUỐC GIÁO...và cuối cùng phải lưu vong , "mất cả chì lẫn chài", QUỐC GIÁO trở thành CỘNG SẢN GIÁO, đây là vết thương nhức nhối của cả toàn Dân Việt.
Lạc hướng đấu tranh bởi những ngọn giáo, lưỡi gươm "phục hận" kề sát cuống họng bắt phải tuân theo định luật " Nhân-Quả", những  cáo buộc vu vơ và đầy sợ hãi, cuối cùng, liu điu cũng đã nở rộ từ môi trường hoang tưởng liu điu như trong câu ca dao :
Trứng Rồng thì nở ra rồng
Liu điu lại nở ra giòng liu điu
Và “chu kỳ mưng mủ” đấu tranh cũng theo bước chân tham vọng quyền lực (như ông Trịnh Du đã tôn vinh –Trần kiều Ngọc-Nữ Tổng Thống VN Tương lai) mà trở lại để “CHỐNG ÁC-KHÔNG CHỐNG CỘNG” như binh biến 1963: “ Quân-Dân không chống Cộng nữa, mà chỉ CHỐNG ÁC” , và CS đã “bất chiến tự nhiên thành”.


 Bình tâm để gỡ rối từng gút chỉ trong búi chỉ rối là trách nhiệm của LƯƠNG TÂM thời đại, là trách nhiệm của mỗi CÔNG DÂN VNCH.
Trong mùa Tưởng Niệm các Chiến Sĩ VỊ QUỐC VONG THÂN, xin hãy thắp lên một nén TÂM NHANG TẠ LỖI hơn là đốt lên ngọn đuốc thiêu thân phá hoại cuộc đời. Xin gởi tới bài viết sau đây như một sự khởi đầu gỡ rối.

Nguyễn đăng Trình

AI RA LỆNH GIẾT CỤ DIỆM ? - Đặng Kim Thu

Inline image

Tác giả bài viết dưới đây là Ông Đặng Kim Thu, cựu SVSQ/TVBDL/K19, cựu tùy viên của Đại Tướng Cao Văn Viên, cựu quận trưởng quận Chợ Gạo.
Tóm tắt, vụ 1-11-1963 hoàn toàn do Mỹ chỉ đạo. Nhưng Mỹ không chủ trương giết anh em ông Diệm-Nhu ,  mà chính là  tướng  Dương Văn Minh.
Từ đơn vị tác chiến (tiểu đòan 41 BĐQ), tôi được lệnh về làm Sĩ quan Tuỳ Viên cho Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà Đại Tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu .<!>
Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của Đại Tướng, mới đầu tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20//TVBQGĐL, và sự cởi mở của ông bà Đại Tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút.

Những ngày đầu về ở trong dinh của Đại Tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v…
Ông bảo tôi:
– Thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng, ngoài giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả, nếu có vị tuớng tá nào muốn gặp tôi ngoài giờ làm việc, mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định có tiếp họ hay không, đặc biệt chú phải quan sát, xem vị tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không. Trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp, không cần phải hỏi tôi trước, hai vị đó là trung tướng Trần văn Đôn và trung tướng Tôn thất Đính. Mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa?
Tôi trả lời “dạ chỉ biết qua hình ảnh trên báo chí”. Ông bảo: “Cũng tốt, vậy thi ráng nhận diện nếu hai vị đó tới.”
Xong ông nhìn tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do nào mà hai ông cựu tướng này được đại tướng ưu ái như vậy.? Ông nói thêm:”chú muốn biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú nghe vì mai là chúa nhật có nhiều giờ rảnh hơn”
Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể:
“Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày Lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng thiếu tướng Khiêm mời vào Bộ Tổng Tham Mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ. Tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm. Đúng 1 giờ. hai qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau, đại tá Lê Quang Tung nói lớn:
– Họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây!
Vài phút sau đó có tiếng mở cửa, đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nới với vào:
– Mời đại tá Lê quang Tung – Lực Lượng Đặc Biệt và đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp trung tướng Dương văn Minh.
Vì đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau. Khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan khác còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi sĩ quan đó cùng tướng Đính dẫn tôi lên lầu gặp trung tướng Minh .


Đại úy  Nguyễn Văn Nhung  -  Cận  vệ của Tướng  Dương Văn Minh 

Tướng Minh nói:
– Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm “toi” nghĩ sao?
Tôi trả lời:
– Chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì.
Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chĩa vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi. 

Anh ta hỏi tôi :
Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không ?
Tôi đáp:
– Tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực.
Thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.
Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Có người hỏi: “còn đại tá Tung đâu? tôi nói “bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”.
Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp Trung tướng Minh lần nữa, lần này Trung tướng Minh nói với tôi:
– Có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon thiếu tướng cho “toi” liền.
Tôi trả lời rằng chuyện của trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lai “thầy” tôi thì tôi không làm, trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, đại tá Viên là chánh Võ Phòng rồi Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống);
Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa hết thì chánh văn phòng của thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó.
Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh . Độ 5,6 ngày sau trung tướng Khiêm “lên trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963” tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy Lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác.
Rồi sau đó không lâu tôi được trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu của trung tướng Minh thì trung tướng Minh bàn với trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của đại tá Lê quang Tung, nhưng trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng:

– Trước khi tiến hành cuộc “cách mạng” anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết đại tá Hồ tấn Quyền, giết đại tá Lê quang Tung, thiếu tá Lê quang Triệu  ... bây giờ anh muốn giết luôn đại tá Viên nữa sao? Hơn nữa dù “ lui ” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”.


Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là đại úy Phạm Bá Hoa giữ riêng tôi ơ đó, rồi ông Khiêm bảo:”Ai muốn kêu đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi”
Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó !”






__._,_.___

Posted by: thao nguyen 

45 năm nhớ về ngày ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN

$
0
0
From: Huy Dang



                                                                        45 năm nhớ về ngày
                                             ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN
                          An Lộc được giải tỏa 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972

Nhớ và mang ơn những chiến hữu đã nằm xuống để tô đậm Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

AnLoc July 3, 1972 - REINFORCEMENTS WELCOMED

Bỗng chốc thị trấn nhỏ về cực đông-nam phần cuối con đường 13 biến thành địa danh vang dội toàn thế giới... Guernica, Arden, Berlin của Thế Chiến lần Hai không còn ý nghĩa khi so với thị trấn bề dài 1800 thước và bề ngang từ cửa Phú Lổ đến hàng rào phòng thủ tiểu khu đo đúng 1000 thước. Trên diện tích bé nhỏ nầy, lại nhỏ hơn nữa của những ngày “tử thủ”, khi thành phố“co” lại với khoảng 900 thước bề dài còn lại. Một ô vuông cây số hứng chịu gần 60 ngàn quả đạn, đạn đại bác bắn tập trung từ mười vị trí trở lên trong 100 ngày vây khốn. Thế nhưng, An Lộc đã chịu đựng được. Quân và Dân ở An Lộc đã chịu đựng được. Chịu đựng- Sức mạnh tự nhiên không bờ, không đáy. Với nó, trong đó, Người Việt ngụp lặn miệt mài để tồn tại.

Sống! Thượng Đế ban món quà hiếm hoi quý giá này cho dân tộc ta quá khó khăn, hẹp lượng. Chỉ được sống, đám dân và lính ở An Lộc đã phải căng mình hứng chịu dài cơn bão săm sắp tiếng nổ và mảnh thép, trong ba tháng. Họ lên đến những “đỉnh”đau đớn chóng mặt, như từ một độ cao hai trăm thước, người mẹ sẩy tay đánh rơi đứa con khi trực thăng chao mạnh. Cái chấm nhỏ bé tội nghiệp rơi dần dần vào một cõi xa xăm mất hút...Không nghe được tiếng động của thân thể trẻ thơ đập mạnh trên đất đá. Không có tiếng thét bi ai của người mẹ mất con... Chỉ âm động phần phật cánh quạt phi cơ và gió bạt trên không gian im lặng. Từ đỉnh cao hai trăm thước đến vực sâu hai thước giữa lòng đất đỏ lạnh tanh, người cha bình thản ngồi xếp ngay ngắn, thẳng hàng hình hài năm đứa con và người vợ, sau khi đã đặt tay chân đúng vào thân thể của mỗi đứa. 

Nỗi đau đớn dài như con đường 13 từ An Lộc về Chơn Thành. Lai Khê, Bình Dương, An Lộc, Lộc Ninh... Tên đặt ra nghe sao quá thê thảm, tội nghiệp, làm gì có “bình an” nơi miền Đông tàn khốc này... Tất cả chỉ là ước vọng. Nói thật hơn, chỉ là những hư vọng khó có lần hiện thực- Ảo giác mù mờ khi con người đã đến đáy khốn cùng. Chạm tay sự chết.

Trong qui ước truyền tin quân đội, chữ A được đánh vần là“Alpha” hay “Anh Dũng”.An Lộc cũng bắt đầu với chữ A, thế nên tôi gọi “An Lộc là Anh Dũng”; tĩnh từ này đã được dùng quá nhiều, đến độ nhàm chán, nhưng ngoài nó ra không còn một danh từ nào xác thực và đúùng đắn hơn. Phải, An Lộc là Anh Dũng. Chiến đấu ở An Lộc- Sống ở An Lộc- Chết ở An Lộc - Tất cả đều trùng trùng tràn ngập, vây kín, kích động bởi tính chất anh hùng. Tôi không nói quá lời, với chân thật của người cầm bút và tấm lòng giản dị của người lính, xin xác nhận lại một điều: An Lộc - Anh Dũng. Yếu tính của thành phố, người và sự kiện nơi An Lộc là tỉnh từ giản dị đầy đủ kia. 

Mười năm kinh qua trận địa, bao nhiêu trang sách về binh sử đã được đọc, tất cả đều bị An Lộc vượt xa, vượt một tầm quá lớn mà không một trận chiến nào có thể bén gót được. Kiến thức quân sự, ý niệm chiến tranh, tất cả bị đổ nhào vô nghĩa, vô dụng với An Lộc. Chắc chắn như thế, nếu ai hằng đến sống, chết cùng với nơi chốn ấy một lần. Những “huyền thoại” về An Lộc đã được khai thác, nhưng không hết. Những người kiệt liệt của An Lộc đã được nhiều nhắc nhở nhưng chưa đủ. Tôi nối tiếp công việc này vì An Lộc không những chỉ có Tướng Hưng với các Trung Đoàn 8, 9, 48, 52 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh; Đại Tá Huấn với Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù; Liên Đoàn 3 BĐQ, và Đại Tá Nhật với thành phần cơ hữu Tiểu Khu Bình Long. Ngoài những lực lượng này, còn có Lữ Đoàn I Nhẩy Dù, đơn vị tham chiến từ ngày 7-4, bắt tay An Lộc lần một vào ngày 16-4 và lần thứ hai sau trận đánh trên tất cả các trận đánh, Tiểu Đoàn 6 Dù “clear” hai cây số còn lại vào đến Thanh Bình (hay đồn điền Xa Cam) trong“bốn mươi lăm phút chiến trận”.An Lộc được “bắt tay” lần thứ hai lúc 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.
. . . 
Vượt hẳn hết ý niệm từ trước, bỏ xa trí tưởng tượng đã xếp đặt, An Lộc không “hư” từng khu, không đổ từng khóm, An Lộc vỡ nát, vỡ tan tành, vỡ vụn...Không còn sự sống trên mặt đất, không còn dấu vết người trên mặt đất . . .

Phan Nhật Nam 
(Mủa Hè Đỏ Lửa)




Đây An Lộc !



"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Ai từng đi qua An Lộc một lần
Mỗi lớp đất là một từng máu thắm

Rừng cao su hai bên đường xanh thẳm
Từng được tưới bằng bao dòng máu đỏ tươi
An Lộc đã có lúc không còn tiếng nói cười
Không sự sống dù con giun con dế

An Lộc đó , mồ chôn trai thế hệ
Bao gia đình tan nát của cả 2 bên
Bị vướng vào cơn bão lửa kinh thiên
Tất cả đều gom vào đây ... An Lộc




Pháo cao xạ tự hành ZSU-57-2 do Liên Xô chế tạo viện trợ cho Bắc quân tan xác tại An Lộc 1972

Những vũ khí bạo tàn kinh khiếp nhất
Ðều được đem vào và thử lửa tại đây
Bao tuổi thanh xuân tràn nhựa sống căng đầy
Tất cả đều lên đường vào An Lộc

An Lộc , An Lộc ơi trận thư hùng tàn khốc
Vượt quá xa mọi khái niệm chiến trường
Và những gì là cuộc chiến đau thương
Không thể hiểu , nếu chưa vào ... An Lộc

Những con số làm người ta chóng mặt
Và cho dù giàu tưởng tượng đến đâu
Cũng khó hình dung sao trên mặt địa cầu
Lại có một bãi chiến trường như thế

Từ lon CoCa chí đến con búp bê
Cả lọ hoa đến đôi guốc gầm giường
Tất cả đều in hằn dấu vết tang thương
Vì chúng đã ở nơi đây ... An Lộc

Ðá chẳng thể lăn, cây không còn mọc
Tất cả đều như đang chìm đắm cõi âm
Vạn vật im lìm , nghiệt ngã , âm thầm
Kinh hoàng trùng trùng dấu còn in đậm

Tất cả ngôn từ đều đã dùng sạch nhẵn
Chỉ còn biết kêu lên hai tiếng ... than ôi !
Giấy mực không sao diễn đạt hết ý người
Khi bạn đứng ở trong lòng ... An Lộc



Từ mắt bạn thu những gì là tàn khốc
Từ tai bạn nghe những rên xiết khóc than
Từ mũi bạn ngửi mùi tử khí mang mang
Từ da rờn rợn những âm hồn ma quỷ

Ở An Lộc mọi giác quan không ngừng nghỉ
Cuối mắt đầu môi chí đến kẽ tay chân
Tất cả đều dựng lên cảnh giác âm thầm
Và tiếp nhận những gì từ ... An Lộc

Giống như bao thứ làm ra trên mặt đất
Những thứ nào từ An Lộc đem ra
Tất cả đều có dấu binh lửa in qua
Ðồ An Lộc có dấu hiệu riêng như thế

Lửa An Lộc không phải lửa lò rèn ống bễ
Lửa cháy bùng không do củi do than
Mà lửa cháy là do thịt do xương
Lửa Napalm , lửa xặc mùi tử khí

Mưa thì sao , mưa An Lộc cũng thế
Chẳng phải mưa phùn , lất phất gợi tình yêu
Chẳng phải mưa rào làm tươi mát buổi xế chiều
Mưa tan tác , mênh mông , cơn ... " mưa pháo ".



Mưa không đếm bằng 2 , 3 hay 5 , 6.
Mà đếm bằng hàng chục , với hàng trăm
Người đi mưa không mặc áo ny lông
Mà phải chui sâu thật sâu xuống đất

Pháo không đến từ 1 , 2 đại bác
Mà đến từ rải rác khắp nơi nơi
Pháo dọc, pháo ngang, pháo chéo, pháo liên hồi
" Hoả tập tiểu liên " , khắp đông , tây , nam , bắc.

Thiếu tá Nguyễn Sơn của LĐ81BCD tại An Lộc 14/6/1972

An Lộc không được giữ bởi những người rô bô sắt
Mà giữ bằng những người lính rất bình thường
Biết yêu gia đình và yêu tha thiết quê hương
Biết mê mệt , đắm say , trong vòng tay con gái

Những buổi chia tay làm lòng người ái ngại
Chiến tranh ơi sao thật lắm gian lao
Những cánh tay đưa vẫy vẫy nuốt nghẹn ngào
Tiễn các anh lên đường vào lửa đạn




Ngày 12-04-1972, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù mới đặt chân đến quận Chơn Thành sau 7 ngày chạm trán với Cộng quân để giải toả một khoảng đường không quá 30 cây số.
Image by © Bettmann/CORBIS



Những cánh Dù nằm trên vai ngạo mạn
Tuổi trẻ các anh sừng sững một đời trai
Những câu đùa pha lẫn chút mỉa mai
Của anh lính Nhảy Dù trong đơn vị

" Rớt tú tài thì anh đi trung sĩ
Em ở nhà em lấy Mỹ nuôi con
Ðến khi nào mà hết giặc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng … " 

Những thiếu nữ đang tiễn chồng đỏ mặt
Rúc đầu vào trong ngực áo người trai
Rừng Lai Khê còn văng vẳng tiếng ai
Ðang nghêu ngao bài ca "Rừng Lá Thấp".



Ai biết các anh chờ hành quân trước mắt
Mới nhìn qua tưởng đang cắm trại thôi
Sân bay này chứng kiến triệu lần rồi
Những nụ hôn đắm say giờ tiễn biệt

Những chia ly của tình yêu tha thiết
Ai cảm tình bằng người lính Việt Nam
Tôi tin rằng bên kia nửa giang san
Cũng có những cuộc chia tay như thế

Anh bộ đội lên đường vào đây để
Quyết một lòng chiếm trọn được miền nam
Rặng Trường Sơn bao thử thách gian nan
Không chặn nổi bước đoàn quân thiện chiến


Nhảy dù tăng viện vào chảo lửa An Lộc trên đường 13 
(Image by © Bettmann/CORBIS)

Nhưng An Lộc , các anh không thể tiến
Vì ở đây có một thứ lính rất người
Biết yêu đương , biết đùa nghịch , khóc , cười
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , và lính Nhảy Dù Nam Việt

Ðây An Lộc, chiến trường đầy cay nghiệt
Các công trường nhất quyết tiến mới thôi
Còn quân Nam, cũng nhất định chết không lui
Và An Lộc , trận thư hùng khủng khiếp

Một bên chiến đoàn 202 , 203 tùng thiết
Một bên thì cũng Lôi Vũ , Lôi Vân
Công trường 5, 7, 9 và Bình Long của Bắc Việt
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , Lữ Ðoàn Dù vào trận địa


13 Jun 1972, Lai Khe, South Vietnam --- 6/13/1972-Lai Khe, South Vietnam: Line of Helicopters of the U.S. First Air Cavalry Division land in formation at Lai Khe to pick up troops of the South Vietnamese Second Division and bring them to An Loc. 
Image by © Bettmann/CORBIS

Những thây người thi đua nhau ngã quỵ
Những thịt xương vụn tan nát rã rời
Những quyết tâm của hàng chục vạn con người
Tất cả đều dồn vào cơn binh biến

Từng xe tăng bị loại ra ngoài vòng chiến
Các đại bàng cũng tơi tả xác thân rơi
Ôi ! động địa kinh thiên , lở đất long trời
Hoá thành bụi cũng chỉ vì ... AN LỘC.

Ðổ nát , tan hoang , kinh hoàng , tàn khốc
Những thiệt hại làm nhức óc cả đôi bên
Một cánh quân Dù vừa mới bị xoá tên
Gần một công trường cũng phơi thây chật đất



Lưới lửa phòng không lừng danh Nam Bắc
Vẫn hàng ngày " tiếp đón " các đại bàng
Những cánh chim rơi , gần hết cả phi đoàn
Nhiều ụ phòng không cũng tan tành xác pháo

Ðêm Sài Gòn vẫn vui chơi tỉnh táo
Em ca ve ngồi lọt thỏm trong lòng
Vui đêm nay , mai em biết có còn không
Cô vũ nữ cúi đầu rưng nước mắt

Chuyện ngày maỉ Ôi! chuyện còn xa lắc
Lo làm chi cứ để đó tính sau
Rót rượu đi em , cho anh giải cơn sầu
Trước khi cất bước lên đường vào đơn vị

Và cứ thế , dòng dời trôi không ngừng nghỉ
Ai hay đâu những trắc ẩn chiến trường
Súng đạn , giai nhân , là những chuyện bình thường
Sao biết được cuộc đời mình tốt , xấu ?

Phi hành đoàn rơi , số phận càng đẫm máu
Xoa bột thuỷ tinh , viên phi công hỏng con ngươi
Lưỡi lê rọc quanh đầu người xạ thủ thét thấu trời
Khi mảnh tóc lẫn da đầu lột ngược

Trận địa nào mà người lính lo từ trước
Viên đạn sau cùng để dành lại chính anh
Ðược chết đi để khỏi bị hành hình
Chuyện chỉ có ở nơi đây ... AN LỘC


Khóc đồng đội


Người lính Biệt Cách Dù ngồi nắn ót kẻ tên trên bia mộ những đồng đội .

Hôm nay ngồi nhớ lại vùng địa ngục
Nhớ bạn bè thân xác đã tan hoang
Nhớ đến câu : " trai tuý ngoạ sa trường "
Chợt bỗng thấy trong tim mình đau thấu

Ngọn cỏ bụi cây , còn tanh tanh mùi máu
Góc núi ven rừng rợn tử khí vương vương
Nếu bạn dừng xe , bốc nắm đất vệ đường
Chắc cũng có bụi xương người trong đó

Ði vào rừng có thể đạp nhằm xương sọ
Hay cũng còn nhặt được khúc xương chân
Những dấu tích kia sẽ là những chứng nhân
Của vùng đất một thời là địa ngục ... !

Ôi .. An Lộc !
Bài thơ "Đây An Lộc !" kèm theo những hình ảnh từ HP của Hội Quán Phi Dũng với ký danh ST không biết có phải tên tác giả hay không?


LIFE Magazine Apr 28, 1972 (1) - REPORT FROM THE INFERNO - Giao tranh dữ dội tiếp tục tàn phá VN - Tường trình từ địa ngục


13 May 1972, An Loc, Vietnam --- South Vietnamese artillery soldiers during battle. 
(Image by © Henri Bureau/Sygma/Corbis)


22 May 1972, South of An Loc, Vietnam --- A South Vietnamese soldier takes cover behind some debris during fire from Communist 122 mm rockets. 
(Image by © Bettmann/CORBIS)



Một hàng gồm 5 xe tăng cộng quân bị bắn cháy bởi M-72 của các chiến sĩ LĐ81/BCD QLVNCH trên dốc đường Ngô Quyền, con đường dẫn vào An Lộc từ phía Lộc Ninh


Những người lính Liên Đoàn 3 BĐQ tải thương giữa xác tăng của Bắc quân trong thị trấn An Lộc


Người lính VNCH đứng trên xác tăng của cộng quân bị bắn cháy tại An Lộc


LIFE Magazine May 12, 1972 (4) - An Loc




Hình này của đại tá Walter Ulmer, cố vấn trưởng SĐ5BB , người thay thế đại tá William Miller vào ngày 10/5/1972, chụp vào một ngày đầu tháng 6/1972


30-6-1972 - CẢNH ĐIÊU TÀN CỦA AN LỘC -- Binh sĩ Nam VN khảo sát tàn tích của An Lộc khi giao tranh lắng dịu trong trận chiến kéo dài hai tháng giành giật tỉnh lỵ nhỏ bé này. Quân BV đã sử dụng toàn lực chiến xa, pháo đủ loại hủy diệt thị trấn này suốt gần 2 tháng nhưng đã không chiếm được An Lộc.


Trực thăng đổ quân tiếp viện phía nam An lộc giải tỏa toàn thể thị trấn trên QL13, ngày 13-6-1972




An Lộc 6/ 1972 - tượng đài chiến sĩ phía trước sân vận động Bình Long








Không ảnh khu vực đầu thị xã An Lộc, tháng 5-1972








AN LỘC (21/6/1972) -- NHỮNG VẬT NHẮC NHỚ SỰ HỦY DIỆT 
Tất cả những gì còn lại của một ngôi nhà, bên trái, là một vị thần hộ mạng gia đình người Hoa sau cuộc vây hãm kéo dài hơn hai tháng tại An Lộc. Chiếc sọ người nằm trên một xe tăng tan tành của quân Bắc VN là một vật nhắc nhớ khác về trận chiến dữ dội đã diễn ra tại thành phố tỉnh lỵ ở phía bắc Sài Gòn này. 
(AP Wirephoto)












Ngồi giữa đống đổ nát của chiến tranh, người lính Nam VN này đang rót một chén rượu để đặt lên mộ người vợ của mình tại An Lộc, phía bắc Sài Gòn. 
Người phụ nữ này đã được chồng chôn cất ngay trong ngôi nhà đổ nát của gia đình bà trong thành phố bị tàn phá nặng nề, nơi nhiều thường dân đã tử thương trong cuộc giao tranh.


Tuổi thơ An Lộc 1972





*******************

Thánh lễ đầu tiên sau hai tháng tạm ngưng kể từ ngày xảy ra trận chiến An Lộc. (Trong hình là Cha Minh, Chánh xứ An Lộc từ 1970) được tổ chức tại nhà Thờ An Lộc ngày 24 tháng 6, 1972




Ảnh chụp ngày 18/6/1972 tại An Lộc. Những người dân sống sót sau trận chiến An Lộc đang tham dự thánh lễ đầu tiên sau 2 tháng tại ngôi nhà thờ đổ nát của thành phố An Lộc. Cuộc chiến đã lắng dịu , cho phép người dân tại Thị trấn này rời khỏi các căn hầm trú ẩn. Để ý những bức tường và cột nhà đầy những vết đạn. 
(AP LASERPHOTO)


LD-81 BCD về hậu cứ Lai Khê từ Địa ngục An Lộc


Cái bắt tay lịch sử giữa Người Hùng Tử Thủ An Lộc, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng TLSĐ5BB và Đại tá Tư Lệnh Phó SĐND


Đại tá Điềm SD95, Đại tướng Cao Văn Viên, Chuẩn tướng TLSĐ5BB Lê Văn Hưng và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước hầm Chỉ Huy mặt trận An Lộc ngày 7 tháng 7-1972




















__._,_.___

Posted by: Truc Ch

Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm

$
0
0





Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán
anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm


             
             Bức điện thư "Tối Mật" Mỹ ra lệnh thanh toán 
     Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, ngày 24 tháng 8 năm 1963.


Xin bấm vào Link Audio Youtube này để nghe đọc bài viết và xem phim, ảnh:

Hoặc bấm vào Link Audio Youtube dưới, có những phim, ảnh khác với phim, ảnh Link trên, nhưng có cùng bài đọc.  https://www.youtube.com/watch?v=hgYWfCxcL5Y




Little Saigon ngày 23 tháng 10 năm 2017

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Cứ mỗi năm vào mùa Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi xin post lại bài "Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm." Tôi cố gắng tổng hợp và chuyển ngữ các chi tiết liên quan đến sự nghiệp Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và biến cố đảo chánh năm 1963, vì tôi nghĩ đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước cần biết để mà "ôn cố tri tân." 

Là công dân nước Việt Nam dưới hai nền Cộng Hòa, tôi cho rằng tinh thần và lý tưởng chống cộng sản Việt Nam là điều quan trọng hơn hết, vì vậy tôi vô cùng cảm kích và thành kính biết ơn nhị vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã lãnh đạo nhân dân miền Nam Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản Bắc Việt xâm lược, bảo vệ đất nước.

Do đó, tôi cực lực phản đối và lên án bất cứ tôn giáo nào, tổ chức nào, đảng phái nào, cá nhân nào cố tình bươi móc quá khứ, bóp méo sự thật lịch sử để dèm pha, nhục mạ, phỉ bảng, bỉ thử nhị vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với mưu đồ tạo ra mối chia rẽ giữa khối người Việt Quốc Gia, cũng như gây nên cảnh ly gián, thù hằn giữa những người Đệ Nhất Cộng Hòa và Đệ Nhị Cộng Hòa với nhau nhằm làm lợi cho Việt cộng.  

Kính mời quý vị bấm vào Link AUDIO YOUTUBE này: My chu muu giet TT.Ngo Dinh Diem

My chu muu giet TT.Ngo Dinh Diem

My chu muu giet TT.Ngo Dinh Diem

Hoặc bấm vào Link Audio Youtube dưới, có các phim, ảnh khác với Link trên, nhưng giống cùng bài đọc:

để nghe Anh Nguyên Khôi đọc bài "Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm" dài 90 phút với nhiều phim, ảnh đi kèm. 

Những gì tôi muốn nói thì tôi đã nói trong bài viết đính kèm ở dưới, kính mời quý vị thưởng lãm.

Trân trọng

Ngô Kỷ


Xin bấm Link dưới xem nhiều hình ảnh Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong Google:



 
Image result for ngô đình diệm
NDD40.gif                                                          picture by                                                          ximot





  
Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán
anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm

size=1 width="100%" noshade style='color:#9C0000' align=center>
• Ngô Kỷ tổng hợp và chuyển ngữ


NDD1.gif                                                          picture by                                                          ximot
Tác giả:
Ngô Kỷ
Đảo chánh! đảo chánh!

Ngày 01 tháng 11 năm 1963, có thể chuyện đã trở thành cũ so với một đời người, nhưng lại quá mới nếu đem so với chiều dài của lịch sử. Từ trước đến nay, có rất nhiều cựu tướng lãnh, chính trị gia Việt Nam lẫn Mỹ viết những cuốn hồi ký nói về ngày đảo chánh, nhưng hầu hết đều có tính cách chủ quan và mang màu sắc đánh bóng, chạy tội. 

Vì viết về "cái tôi" nên các chi tiết họ đưa ra chứa đầy thiên kiến, ích kỷ và cố tạo thành một "diễn đàn"để nhục mạ đối tượng nhằm thỏa mãn tự ái và trốn chạy mặc cảm tội lỗi. Vì không đồng ý với lề lối viết đó, nên chúng tôi cố gắng sưu tầm và trích dịch một số dữ kiện có tính cách khả tín vì được trình bày trùng hợp với nhau từ hơn chục quyển sách ngoại quốc. Các chi tiết này được thâu thập từ văn khố chính phủ, từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp, từ các bản tự thú hữu thệ và từ các buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ v.v...
·        

·          
NDD2.gif
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
·         Trong tập tài liệu này, có đề cập đến những chữ như "chính phủ Diệm", "Tổng Thống Diệm", điều đó không nhất thiết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đích thân hay trực tiếp ra lệnh, sắp xếp, thông tường tất cả mọi sự kiện, vấn đề đang xảy ra trong nước. Nhưng vì với chức vụ Tổng Thống, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hành động, lời nói của thuộc cấp, luôn cả của ông bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn v.v...

·        

·         Vì đề tài quá rộng lớn và vô cùng phức tạp, vì chúng tôi không phải là sử gia, do đó các chi tiết trong tập tài liệu chỉ có tính cách tóm lược mà thôi. Vì tôn trọng sự trung thực của vấn đề, chúng tôi cố gắng giữ vai trò thật khách quan trong khi dịch thuật, mà không suy diễn, không phân tích, không ca ngợi, không chỉ trích, không vu cáo, không bênh vực, không lên án, không bào chữa...

·        

·         Chúng tôi chỉ ước ao những người từng chủ trương, tham dự cuộc đảo chánh năm 1963 nhân danh vì đạo pháp, vì tự do, vì dân chủ, vì nhân quyền, vì hạnh phúc, vì độc lập dân tộc, thì cũng xin đừng quên rằng hiện nay nơi quê nhà, Cộng Sản Việt Nam là một tập đoàn "đảng trị", đang kỳ thị, đàn áp, bắt bớ, giam cầm các lãnh tụ tôn giáo, đang đóng cửa, tịch thu các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, đang thủ tiêu, giết chóc các nhà chính trị đối lập, đang liếm gót giày Nga, Tàu, "đế quốc Mỹ", và đang vi phạm gấp hàng triệu lần những gì mà quý vị đã từng hô hào xuống đường, tranh đấu.
·        

·         Nếu quý độc giả cần thêm tài liệu, hình ảnh, hay nguyên bản, xin liên lạc về: 
·         Ngô Kỷ, P.O.Box 836 , Garden Grove , Ca 92842.

·         ngokycali@gmail.com
·         (714) 404-7022


NDD3.gif
Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm
                      Tiểu sử và sự nghiệp tổng thống Ngô Đình Diệm

Ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 trong một gia đình có 9 người con Thân phụ là ông Ngô Đình Khả từng phục vụ dưới triều vua Thành Thái. Ông Diệm thuộc gia đình Công Giáo và từng có ý muốn lớn lên làm linh mục. Học trường Quốc Học Huế và tốt nghiệp lúc 16 tuổi. Sau đó ghi danh học trường Luật và Quản Trị của Pháp ở Hà Nội, tỏ ra là một sinh viên thông minh, xuất sắc và ra trường đứng đầu lớp. Tốt nghiệp, ông Diệm đi làm việc ngay cho chính phủ.

Ông tiến thân rất mau trên con đường công danh. Lần lượt ông được bổ nhậm vào các chức vụ: Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo                           Ninh Thuận tỉnh Phan Rang và Tuần Vũ Bình Thuận tỉnh Phan Thiết.


NDD5.gif
TT. Ngô Đình Diệm và gia đình tại Phú Cam, Huế
Là người Việt Nam ái quốc, ông Diệm chống đối sự đô hộ của Pháp và lên án chủ nghĩa Cộng Sản, mà theo ông đó là kẻ thù của người Việt Quốc Gia. Vì thấy ông Diệm có khả năng và năng động, nên vào ngày 02 tháng 03 năm 1933, Vua Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm nắm chức vụ Thượng Thư Bộ Lại đứng đầu nội các (tương đương với Bộ Nội Vụ). 

Ông Diệm rất thích thú với công việc mới này, ông đưa ra một số biện pháp và chương trình cải tổ guồng máy cai trị, nhưng bị Vua Bảo Đại và Pháp từ chối. Thất vọng và bất mãn, ông từ chức và không giữ chức vụ gì sau đó nữa cho đến khi ông làm Thủ Tướng vào năm 1954.

Ông Diệm sống tại nhà của thân sinh gần Huế. Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nhưng ông từ chối với lý do Việt Minh giết anh cả của ông. 

Năm 1949, Pháp lập lên chính phủ Bảo Đại, ông Diệm yêu cầu Vua Bảo Đại đòi Pháp nới rộng tự do cho đất nước, nhưng bị từ chối nên ông Diệm rất thất vọng.


NDD6.gif
Ngày 2 tháng 1 năm 1955, Tổng Thống Ngô Đình Diệm xuất hiện trong buổi lễ long trọng mừng ngày thành lập chính thể Việt-Nam Cộng-Hoà tại Sài Gòn.
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ và sống 2 năm tại Lakehurst , New Jersey . Ông đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam . Ông Diệm nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Hồng Y Francis Cardinal Spellman, Phát ngôn viên của Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Richard Cardinal Cushing, Linh Mục Raymond J. de Jaegher, Thượng Nghị Sĩ William F. Knowland, Thượng Nghị Sĩ John Kennedy, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd và Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ William O. Douglas.

Vào năm 1954, khi có triệu chứng Pháp thua tại Đông Dương và Cộng Sản có cơ hội chiếm Việt Nam , Hoa Kỳ quyết định can thiệp để thay thế Pháp và cố bảo vệ miền Nam Việt Nam . Chính phủ Mỹ muốn tìm người để ủng hộ. Lúc đó Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles biết được ông Diệm. Với tài quản trị, ái quốc, và chống Cộng triệt để, ông Diệm lấy được cảm tình của nhân dân Mỹ.


Vua Bảo Đại cử ông Diệm làm Thủ Tướng. Về nước ngày 25 tháng 06 năm 1954, ông Diệm lấy làm lo lắng và xót xa khi thấy quốc gia đang bị băng hoại, tham ô, và quan lại. Ông phải phấn đấu và giữ sáng suốt để đương đầu trước một hoàn cảnh đầy khó khăn, phức tạp và tế nhị khi hai cường quốc Pháp và Mỹ đang tranh giành xâu xé ảnh hưởng tại Việt Nam .
Image result for ngô đình diệm

Tổng thống Mỹ Eisenhower tiếp đón Tổng thống Ngô Đình Diệm 

trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng 5/1957 (Ảnh tư liệu).





 NDD8.gif
Tổng Thống Mỹ Eisenhower với nghi lễ tiếp đón Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng 5 năm 1957.
Vào ngày 01 tháng 10 năm 1954, Tổng Thống Mỹ Eisenhower viết cho ông Diệm một lá thư và được Đặc Sứ Mỹ Donald R. Heath trao vào ngày 23 tháng 10 năm 1954 với nội dung Mỹ cam kết ủng hộ kinh tế và quân sự cho chính phủ Ngô Đình Diệm.

Những nhân vật Mỹ chính yếu đứng sau lưng ông Diệm thời đó là Giám Đốc Cơ Quan Trung Ương Tình Báo (CIA) Đại Tá Không Quân Edward G. Landsdale và Tướng J. Lawton "Lightning Joe" Collins, Đặc Sứ của Tổng Thống Eisenhower đặc trách miền Nam Việt Nam.

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Ông Diệm đạt 98.2% phiếu thắng Vua Bảo Đại, và ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam.

Trong 9 năm thăng trầm của lịch sử, có những lúc Tổng Thống Diệm phải đương đầu với ý muốn bành trướng quân đội Mỹ tại Việt Nam . Vì muốn có chủ quyền và khỏi mất chính nghĩa, nên Tổng Thống Diệm mạnh mẽ chống lại việc đưa lính "tác chiến" Mỹ vào Việt Nam, ông chỉ nhận viện trợ và cho phép Cố Vấn Mỹ vào Việt Nam mà thôi, sự kiện này đã sinh ra bất đồng giữa hai chính phủ.


File:Lbj diem nolting.jpg

Lyndon Baines Johnson, President Ngo Dinh Diem of South Vietnam, and Frederick Nolting, US ambassador to SV, at Independence Palace May 12 1961

Sau những chua cay ngọt bùi, khó khăn, nguy hiểm, vinh nhục trong chức vụ Tổng Thống, sự nghiệp và sinh mạng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã kết thúc vào năm 1963, mà bắt nguồn từ biến cố Phật Giáo ngày 08 tháng 05 năm 1963 tại Huế.


Diễn biến đưa đến đảo chánh

Ngày 05 tháng 05 năm 1963, thành phố cổ kính Huế treo đầy cờ và khẩu hiệu để mừng Đức Giám Mục Ngô Đình Thục, bào huynh của Tổng Thống Diệm. Trong số cờ đó có cờ của Giáo Hội Công Giáo Vatican tức cờ nửa vàng nửa trắng và hình Đức Giáo Hoàng. Biểu tượng này được nhìn như là Tòa Thánh Vatican công nhận miền Nam và đạo Công Giáo tại Việt Nam , xóa đi hình ảnh đô hộ của Pháp Quốc lâu nay.

Ngày 08 tháng 05 năm 1963, Phật tử tại Huế treo cờ Phật Giáo để mừng Đại Lễ Phật Đản thứ 2.507, nhưng chính quyền không cho phép. Vì tức giận, tối đó một số Phật tử kéo đến biểu tình tại đài phát thanh để phản đối chính quyền. Trong khi xô xát, một quả bom nhỏ hay một trái lựu đạn phát nổ, tình hình hổn loạn. Kết quả có 9 người chết, trong đó có một trẻ em, và 20 người khác bị thương.


NDD9.gif
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Sứ Mỹ Henry Cabot Lodge
Chính quyền quy kết Cộng Sản trà trộn đặt chất nổ giết người để gây xáo trộn. Phía biểu tình kết án Thiếu Tá Đặng Sỹ ra lệnh nổ súng giết người biểu tình. Theo lời kể của ông Lãnh Sự Mỹ tại Huế: "Lính chính quyền hốt hoảng vì tiếng nổ và la hét của đám biểu tình nên xả súng bắn vào đám biểu tình". Ông John Mecklin, Phát ngôn viên tòa Đại Sứ tuyên bố: "Cấm treo cờ Phật Giáo trong ngày Phật Đản không khác chi đi cấm người Mỹ hát nhạc mừng trong ngày Chúa Giáng Sinh". Cũng có tin cho rằng chính phủ Tổng Thống Diệm không cho phép treo cờ Phật Giáo lớn hơn và ngang hàng với cờ Quốc Gia Việt Nam vì đó là theo luật lệ của chính phủ đã có từ lâu, chứ không phải là cấm treo cờ Phật Giáo.

Vào thời điểm này, Phật giáo có khoảng 10.5 triệu người, và Công Giáo có khoảng 1.5 triệu người

Hôm sau, ngày 09 tháng 05 năm 1963, hơn 10 ngàn người kéo đến nhà Tỉnh Trưởng Huế biểu tình và đòi hỏi 5 điểm:

1. Hủy bỏ lệnh cấm treo cờ Phật Giáo.


2. Phật Giáo được quyền bình đẳng như Công Giáo.


3. Không được đàn áp Phật Giáo.


4. Phật Giáo được quyền thờ phượng tôn giáo của mình.


5. Chính quyền phải bồi thường cho các gia đình nạn nhân, và phải trừng trị các người có trách nhiệm trong vụ bắn chết người trong ngày 08 tháng 05 năm 1963.

Ngày 15 tháng 05 năm 1963, phái đoàn Phật Giáo gồm 8 người từ Huế vào Sài Gòn trình kiến nghị cho Tổng Thống Diệm. Tổng Thống Diệm đồng ý hầu hết các yêu sách, và hứa sẽ điều tra. Tuy nhiên Tổng Thống Diệm không chịu bồi thường cho các gia đình nạn nhân vì sợ Phật Giáo làm tới. Nhưng tuần sau Tổng Thống Diệm đổi ý, không chịu nhượng bộ Phật Giáo, sự kiện này làm Phật Giáo bất mãn.

Ngày 28 tháng 05 năm 1963, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Lãnh Đạo Phật Giáo Việt Nam lên tiếng kêu gọi biểu tình. Tại Huế, hàng ngàn tăng ni xuống đường


NDD10.gif
Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam : Ngô Đình Diệm


Tại Sài Gòn hàng trăm tăng ni biểu tình và tuyệt thực 48 giờ trước Quốc Hội. Đại Sứ Mỹ Frederick E.  Nolting vắng mặt tại Sài Gòn, Bộ Ngoại Giao Mỹ Mỹ chỉ thị ông Phó Đại Sứ William C. Trueheart (Deputy Chief of Mission ) giải quyết.

Ngày 02 tháng 06 năm 1963, tại Huế, 500 sinh viên biểu tình chống chính quyền kỳ thị. Biến thành bạo động, cảnh sát dùng chó, lựu đạn cay tấn công đoàn biểu tình, 67 sinh viên bị thương phải vào bệnh viện. Chính quyền ra lệnh giới nghiêm Huế và cho cảnh sát, công an kiểm soát đường phố. 

Để tránh đụng chạm, Tổng Thống Diệm thải hồi 3 viên chức có trách nhiệm vụ bắn chết người biểu tình ngày 08 tháng 05 năm 1963, trong đó bị thải hồi có Thiếu Tá Đặng Sỹ. Chính quyền lên tiếng xin lỗi Phật Giáo, nói là các nhân viên chính quyền đã thiếu tế nhị khi hành xữ công tác và hứa sẽ cho một phái đoàn chính phủ tiếp xúc với Phật Giáo để bồi thường các gia đình nạn nhân.

Ngày 04 tháng 06 năm 1963, Phó Đại Sứ Trueheart gặp Ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống để yêu cầu giải quyết. Phật Giáo có gặp nhưng hai bên bất đồng ý kiến.

Ngày 07 tháng 06 năm 1963, bà Ngô Đình Nhu tức bà Trần Lệ Xuân ca ngợi tổ chức Phụ Nữ Liên Đới và lên án những vị lãnh tụ Phật Giáo do Cộng Sản giật dây.

Sáng ngày 11 tháng 06 năm 1963, Phát ngôn viên của Phật Giáo thông báo cho các phóng viên, ký giả Mỹ biết sẽ có một biến cố quan trọng sẽ xảy ra tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng thành phố Sài Gòn. Hàng ngàn tăng ni, phật tử đứng chung quanh, HòaThượng Thích Quảng Đức 73 tuổi ngồi bình thản tự thiêu bằng xăng. Chính quyền tuyên truyền rằng Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngồi bình tỉnh là do bị chích ma túy nên không biết nóng. 

Bà Ngô Đình Nhu tuyên bố về cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức: "Tất cả cái mà các vị lãnh đạo Phật Giáo đóng góp vào quốc gia này là đi nướng một vị tăng (barbecue)".. Chính quyền Tổng Thống Diệm cho rằng việc tự thiêu là do Cộng Sản sắp đặt, và chính Đại Sứ Mỹ Nolting cũng ủng hộ lời giải thích này, ông nói: "Theo tôi nghĩ, đây là do Việt Cộng. Động lực thúc đẩy việc này là do chính trị chứ không phải do vấn đề tín ngưỡng.".


NDD11.gif
Thượng Toạ Thích Quảng Ðức tự thiêu lúc 9:22 sáng ngày 11 tháng 6 nãm 1963


Cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức là ngọn lửa châm ngòi cho Phật Giáo đấu tranh kịch liệt và mạnh mẽ hơn. Hình ảnh tự thiêu đã gây xúc động nhân dân, chính phủ Mỹ và toàn thế giới. Chính phủ Mỹ lên án Tổng Thống Diệm. Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị Phó Đại Sứ Trueheart bí mật tiếp xúc với Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ để báo tin cho biết là Mỹ sẽ ủng hộ Phó Tổng Thống Thơ nếu Tổng Thống Diệm ra đi.

Vì thấy Đại Sứ Mỹ Nolting quá thân với Tổng Thống Diệm, nên Tổng Thống Kennedy tuyên bố thay thế Đại Sứ Nolting bằng tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge trong khi Đại Sứ Nolting đang đi Âu Châu mà không thông báo cho ông biết.

Đại Sứ Nolting chỉ được biết qua đài phát thanh mà thôi. Tức bực, Đại Sứ Nolting phát biểu: "Tôi nói thẳng là tôi nghĩ có một số người có thế lực tại Bộ Ngoại Giao, họ là những người rất vui mừng khi thấy tôi phải ra đi bởi vì họ muốn cho ông Diệm thật nhiều sợi dây thừng để ông tự treo cổ ông ta. Có một chiến dịch đạp đổ ông Diệm làm tôi nghĩ rằng nó phát xuất từ các ông Thứ Trưởng Averrell Harriman, Roger Hilsman và một số viên chức trong Tòa Bạch Ốc. Điều đó đi ngược lại sự cố vấn của CIA. Tôi muốn các điều tôi nói đây được ghi vào hồ sơ". 

Sau này, Tướng Maxwell D. Taylor, từng là Chủ Tịch Liên Quân Hoa Kỳ (Tổng Tham Mưu Trưởng) thời đó kể lại là Ban Cố Vấn của Tổng Thống Kennedy chia làm 2 phe: một phe thì muốn lật đổ Tổng Thống Diệm vì nói là "không thể thắng Cộng Sản nếu còn Tổng Thống Diệm", còn phía ủng hộ Tổng Thống Diệm mà trong đó có Tướng Taylor thì nói là "có thể chúng ta không thể thắng Cộng Sản nếu đi với Tổng Thống Diệm, nhưng nếu không đi với Diệm thì đi với ai?" Mọi người đều im lặng, không ai trả lời được câu này.

Ngày 16 tháng 06 năm 1963, Ủy Ban Chính Phủ và Phật Giáo ký bản Thông Cáo Chung, đồng ý thỏa mãn các đòi hỏi của Phật Giáo, nhưng lại không nhận trách nhiệm. Báo chí Mỹ, đài VOA chỉ trích chính quyền Tổng Thống Diệm. Phật Giáo thay thế Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết bằng Thượng Tọa Thích Trí Quang lãnh đạo cuộc đấu tranh. Theo báo cáo của CIA, Thượng Tọa Thích Trí Quang là người Bắc, sinh năm 1922, là "một người khôn lanh, thâm hiểm, không tình cảm, có mưu đồ chính trị và đầy tham vọng lãnh tụ".


Image result for ngô đình diệm

Thượng Tọa Thích Trí Quang

Ngày 25 tháng 06 năm 1963, Trưởng Phòng CIA John Richardson tại Sài Gòn (CIA Chief Station) thất bại trong việc đứng ra điều đình giữa chính quyền Tổng Thống Diệm và Phật Giáo. Ông Cố Vấn Nhu nói: "Các lãnh tụ Phật Giáo không bao giờ tuyên bố và cũng không bao giờ chống Cộng Sản cả". Ông Nhu cũng chỉ trích thái độ mềm dẽo của Tổng Thống Diệm vì làm như vậy khiến cho chính quyền khó giải quyết vấn đề. Ông Nhu tuyên bố: "Nếu chính phủ không áp dụng luật pháp thì chính phủ sẽ sụp đổ và tôi là người đầu tiên nghĩ như thế". Ông Nhu hàm ý rằng trong tình trạng khẩn trương của đất nước, nếu cần, ông sẽ đứng ra ngoài tình cảm gia đình, ông có thể chống cả chính phủ và Tổng Thống Diệm.

Khi thấy phong trào đấu tranh của Phật Giáo bùng nổ mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo của Thượng Tọa Thích Trí Quang, Tổng Thống Kennedy hỏi ông Phụ Tá Tổng Thống Michael Forrestal rằng: "Họ là ai? Tại sao chúng ta không biết đến họ trước kia vậy?”

Những ngày cuối tháng 06 năm 1963, Phó Đại Sứ Trueheart tiếp xúc Tổng Thống Diệm hàng ngày để đòi hỏi Tổng Thống Diệm nhượng bộ Phật Giáo. Vì thấy Tổng Thống Diệm không nghe lời, Phó Đại Sứ Trueheart đe dọa Mỹ sẽ không ủng hộ chính phủ Tổng Thống Diệm. Bị xúc phạm bởi những lời đe dọa của Mỹ, kể từ đây Tổng Thống Diệm tỏ ra bất cần Mỹ, và kêu gọi dân chúng thắt lưng buộc bụng để độc lập với Mỹ.


NDD12.gif
Ông Ngô Đình Nhu
Ngày 04 tháng 07 năm 1963, tờ báo viết bằng Anh ngữ Times of Viet Nam do ông Nhu tài trợ viết bài tấn công Mỹ và nói Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vì bị chích ma túy. 

Tại Hoa Thịnh Đốn, các giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao phúc trình Tổng Thống Kennedy biết tình trạng bất ổn tại Việt Nam và kết tội ông Nhu phá hoại bản Thông Cáo Chung ký ngày 16 tháng 06.

Tại Hoa Thịnh Đốn, bàn tán xôn xao về kế hoạch loại ông Cố Vấn Nhu và bà Nhu ra khỏi chính quyền.. Đại Sứ Nolting được gọi họp tại Tòa Bạch Ốc. Tại đây,ông Nolting khuyến cáo Tổng Thống Kennedy rằng nếu đảo chánh sẽ tạo ra nội chiến, và ông Nolting hy vọng là ông có thể thuyết phục được Tổng Thống Diệm. 


Mặc dù Tổng Thống Kennedy đã tuyên bố bổ nhiệm ông Henry Cabot Lodge thay thế ông Nolting để làm đại sứ tại Việt Nam, nhưng Tổng Thống Kennedy lại chỉ định ông Nolting qua Sài Gòn lần nữa để thuyết phục Tổng Thống Diệm.


Ngày 11 tháng 07 năm 1963, Đại Sứ Nolting trở lại Sài Gòn. Tuyên bố với báo chí, ông nói ông qua lần này nhằm thuyết phục Tổng Thống Diệm thay đổi lập trường. Ông khuyến khích Tổng Thống Diệm lên đài phát thanh để nhận lỗi về việc tranh chấp với Phật Giáo.

Ngày 18 tháng 07 năm 1963, Đại Sứ Nolting dành cả ngày thuyết phục, khuyến khích, yêu cầu và ngay cả đe dọa Tổng Thống Diệm, tuy nhiên không đạt được gì khả quan cả, trừ việc Tổng Thống Diệm đồng ý lên đài phát thanh để hứa "cộng tác" chặt chẽ với Phật Giáo. Vụ tự thiêu lần thứ hai xảy ra.

Ngày 19 tháng 07 năm 1963, Tổng Thống Diệm nói trên đài phát thanh chỉ 2 phút. Với giọng nói lạnhlùng, Tổng Thống Diệm hứa hẹn rất ít, yêu cầu mọi người kính trọng chức vụ Tổng Thống của ông, và hứa sẽ chỉ định một Ủy Ban Chính Phủ khác điều tra các khiếu nại của Phật Giáo. Dù vậy, cảnh sát vẫn tiếp tục bao vây các chùa chiền bằng dây kẽm gai.

Ngày 05 tháng 08 năm 1963, tại Phan Thiết, sư Nguyên Hương tự thiêu bằng xăng.

Ngày 13 tháng 08 năm 1963, một vị sư ở Huế quấn cờ Phật Giáo tự thiêu. 

Tại Ninh Hòa, một ni cô ngồi tại nhà thờ Công Giáo tự thiêu. 

Ngày sau đó, một vị sư 71 tuổi tự thiêu trong sân chùa Từ Đàm Huế. 

Vì phong trào Phật Giáo đấu tranh mạnh tại Huế và Nha Trang, nên chính quyền Tổng Thống Diệm ban tình trạng thiết quân luật tại hai tỉnh này. Quân đội xao động, truyền đơn rải cùng các căn cứ lính. Các quân nhân bắt đầu mang khăn quàng vào tay ủng hộ Phật Giáo đấu tranh.

Ngày 14 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Nolting từ biệt Tổng Thống Diệm về Mỹ. Ông Nolting yêu cầu Tổng Thống Diệm thỏa hiệp với Phật Giáo và muốn Tổng Thống Diệm lên tiếng phủ nhận lời tuyên bố "đổ dầu vào lửa" của bà Nhu, cũng như muốn Tổng Thống Diệm cho biết ai là người thực sự lãnh đạo đất nước. Nếu Tổng Thống Diệm không thực hiện các điều kể trên thì "chính phủ Mỹ khó có thể tiếp tục giữ tình hữu nghị như hiện tại".
NDD13.gif
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm


Tổng Thống Diệm nói với Đại Sứ Nolting rằng Hoa Kỳ phải nên hiểu rằng việc rối rắm này "không phải do Phật Giáo mà cũng chẳng phải do gia đình ông tạo nên". Tuy nhiên, có lẽ vì chỗ thân tình với ông Nolting nên Tổng Thống Diệm hứa là sẽ đưa ra một bản Thông Cáo. Thế nhưng, trong buổi phỏng vấn ngày sau đó, Tổng Thống Diệm lại tuyên bố: "Chính sách liên kết với Phật Giáo của tôi không thể thực hiện được".

Chính phủ Tổng Thống Diệm muốn đánh một ván bài chót là đàn áp Phật Giáo thật mạnh mẽ, với hy vọng là nếu thành công thì đây là món quà đón tiếp tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge.. Mỹ cho đây là kế hoạch của ông Cố Vấn Nhu.

Ngày 15 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Nolting rời Sài Gòn. Ông Nhu cảnh giác cho các tướng lãnh Việt Nam biết chính sách Mỹ thay đổi và có thể Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam . Ông trưng dẫn bằng chứng là Mỹ vừa ký thỏa hiệp cấm thử bom nguyên tử với Liên Sô, có nghĩa là Mỹ đi hòa hoãn với Cộng Sản.

Ngày 20 tháng 08 năm 1963, mười vị tướng lãnh yêu cầu Tổng Thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật để quân đội có thể đưa các vị tăng ni ngoài Sài Gòn trở về chùa. Tối đó, ông Nhu tự ý hành động mà không thông báo cho các tướng lãnh. Tấn công chùa Xá Lợi, phá cửa chính bằng súng, lựu đạn cay, bắt bớ lên xe. Tại Huế, lực lượng an ninh dùng súng tiểu liên M1 bắn chùa Từ Đàm, bắn bể tượng Phật và tịch thu 30 ngàn mỹ kim của chùa. Gần chùa Diệu Đế, đàn bà, đàn ông, trẻ em đương đầu với cảnh sát. Sau năm tiếng đồng hồ xô xát cho đến khi có xe tăng tới, tại chùa có 30 người chết, 200 bị thương và chở giam 10 xe người.

Ngày 21 tháng 08 năm 1963, sau khi Tổng Thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật, ông Nhu ra lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) do Đại Tá Lê Quang Tung cầm đầu, và Cảnh Sát Dã Chiến (Combat Police) tấn công chùa chiền. Có khoảng 2 ngàn chùa chiền bị bố ráp trên toàn quốc và bắt giam hơn 1.400 vị tăng ni. Ít nhất có năm mươi đến hàng trăm người bị chết. Sự kiện này đã làm cho Mỹ tại Sài Gòn cũng như Hoa Thịnh Đốn bực tức và lên án Tổng Thống Diệm gắt gao. Tại Honolulu, ông Nolting gặp tân Đại Sứ Lodge và một số giới chức Mỹ. Ông Nolting gởi cho Tổng Thống Diệm một điện thư: "Đây là lần đầu tiên ông đã nuốt lời hứa với tôi". Hết sức chịu đựng, và không còn nhẫn nại được nữa, Tổng Thống Kennedy quyết định giao cho CIA giải quyết vấn đề.

Cũng trong ngày này, 6 giờ sáng, đài phát thanh Sài Gòn phát thanh lời Tổng Thống Diệm nói rằng 3 tháng thương thảo với Phật Giáo thất bại... Ông tuyên bố toàn nước đặt trong tình trạng thiết quân luật. Binh sĩ tại Sài Gòn mặc áo giáp, mang tiểu liên, lựu đạn cay và canh gác khắp các ngã đường, các cây cầu chính yếu. Xe Jeep trang bị súng lớn 30 caliber tuần tiểu thành phố. Sinh viên xuống đường biểu tình bất tuân lệnh thiết quân luật.


NDD14.gif


Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức, cạo trọc đầu để phản đối Tổng Thống Diệm và xin đi Ấn Độ tu học. Tệ hại hơn là Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ là ông Trần Văn Chương, thân sinh của bà Trần Lệ Xuân (tức bà Nhu) từ chức và chỉ trích chính quyền Tổng Thống Diệm là chế độ độc tài. Phái đoàn Mỹ cứu trợ phải quay trở lại Mỹ vì cảnh sát không cho phép máy bay hạ cánh. Chính phủ Mỹ bị hiểu lầm là đứng sau vụ đàn áp Phật Giáo.

Ngày 22 tháng 08 năm 1963, lúc 9 giờ 30 tối, tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge đến Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.


Image result for ngô đình diệm

Đại Sứ Henry Cabot Lodge và Tổng Thống Ngô Đình Diệm


NDD15.gif
CIA Lucien E. Conein


Ngày 23 tháng 08 năm 1963, Tướng Trần Văn Đôn mời ông CIA Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu để nhận thư trao tận tay cho tân Đại Sứ Lodge, nói là quân đội không có nhúng tay trong việc đàn áp Phật Giáo vừa rồi. (Ông Lucien Conein, CIA Operative, giữ vai trò chính yếu trong việc phối hợp với các tướng đảo chánh). 

Tướng Lê Văn Kim là phụ tá của tướng Đôn và là anh em rể của tướng Đôn đòi triệt hạ ông Nhu và yêu cầu chính phủ Mỹ lên tiếng ủng hộ thì quân đội sẽ đứng lên lật đổ chính  phủ Tổng Thống Diệm.

Bí thư của Tổng Thống Diệm là ông Võ Văn Hải yêu cầu bảo toàn Tổng Thống Diệm nếu loại bỏ ông Nhu. Tân Đại Sứ Lodge báo cáo về Hoa Thịnh Đốn tất cả sự kiện, nhưng ông Lodge không ủng hộ việc loại bỏ ông Nhu. Ông Lodge khuyên nếu Mỹ ủng hộ đảo chánh thì nên núp trong bóng tối.

Bức điện văn tố cáo "ông Nhu đang bị dân chúng chán ghét"được gởi đến bàn ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Roger Hilsman. Ông Hilsman lên án ông Nhu và nói rằng nếu còn ông Nhu thì chẳng những đưa miền Nam Việt Nam vào thảm họa, mà còn kéo theo Mỹ xuống bùn đen nữa. Ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Chính Trị Vụ Averell Harriman cũng đồng ý là Mỹ không nên ủng hộ chính phủ Diệm-Nhu nữa.

Ngày 24 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Lodge đánh điện văn cho Bộ Ngoại Giao Phụ Tá Ngoại Trưởng Hilsman phúc đáp, chỉ thị cho tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn tiếp xúc với các tướng lãnh để thực hiện đảo chánh. 

Trúng vào thứ bảy cuối tuần, Tổng Thống Kennedy, Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara không có mặt tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng các phụ tá của họ như ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Harriman, và ông Phụ Tá Tổng Thống Forrestal có mặt làm việc, với sự hỗ trợ của Phụ Tá Ngoại Trưởng Hilsman. Các người này thảo một bức điện văn để trả lời cấp tốc cho Đại Sứ Lodge. Bức điện văn "tối mật" ngày 24 tháng 8 năm 1963 này có nội dung như sau:

"Bộ Ngoại Giao gởi Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn để thi hành ngay lập tức.
Tối Mật. Không được phép phổ biến.
Chỉ đích thân Đại Sứ Lodge mới được phép đọc mà thôi. Đối với CINPAC/POLAD thì chỉ Đô Đốc Felt được phép đọc mà thôi.
Theo CAS Sài Gòn 0265 báo cáo về quan điểm của Tướng Đôn; Saigon 320, Saigon 316, Saigon 329. (Các con số là những ký hiệu mật mã).


NDD16.gif
Bức điện thư Mỹ ra lệnh thanh toán Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu ngày 24 tháng 8 năm 1963.




Bây giờ thì rõ là hoặc quân đội đề nghị lệnh thiết quân luật hoặc ông Nhu đã lừa họ. Ông Nhu đã lợi dụng tình trạng đó để tấn công chùa chiền bằng cảnh sát và Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung trung thành với ông ta, làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới ngỡ lầm rằng quân đội làm. Hơn nữa, cũng thật quá rõ là ông Nhu đã âm mưu sắp đặt ông ta vào vị trí chỉ huy.

Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung dưỡng tình trạng mà quyền hành lại nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và các thuộc hạ của ông để thay vào đó bằng quân đội tinh nhuệ và các chính trị gia có tư cách.

Nếu ông (tức Đại Sứ Lodge) cố gắng hết sức, nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối thì chúng ta phải đối đầu với một điều có thể xảy ra, là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể tồn tại được.

Ký tên: Hilsman, Forrestal, Ball, W.Everell Hariman." (ngưng trích)

Sau khi soạn bản điện văn này, ông Forrestal gọi Tổng Thống Kennedy đang nghỉ cuối tuần tại Hyannis Port , Massachusetts và đọc cho nghe. Tổng Thống Kennedy hỏi lại: "Có thể chờ cho đến thứ Hai để có đủ người họp được không?". Ông Harriman và Hilsman trả lời là "phải cần gởi gấp ngay bây giờ". Nghe thế, Tổng Thống Kennedy đồng ý và bảo "hãy gởi đi". Ông Hilsman cũng gọi báo cho Ngoại Trưởng Rusk và cũng được đồng ý cho phép gởi đi. Ông Hilsman gởi ngay điện văn này qua Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, và được coi như Mỹ "bật đèn xanh"đảo chánh.


Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Giám Đốc CIA McCone chưa được đọc bức điện văn trước khi gởi đi nên rất bất mãn. Đại Sứ Lodge nhận được điện văn và gởi ngay cho ông Xếp CIA William Colby, lúc đó đang làm Giám Đốc CIA Vùng Viễn Đông (Chief of the CIA's Far East Division) trụ sở tại Langley Virginia. Ông Xếp CIA Colby có quyền đọc tất cả điện văn tại trung tâm chỉ huy CIA ở Virginia .

Ngày 25 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Lodge báo cáo Bộ Ngoại Giao là ông đã nhận được bức điện văn, nhưng nói "căn bản quyết định vẫn là từ Hoa Thịnh Đốn".


NDD17.gif
Tướng Mỹ Maxwell Taylor và Tồng Thống Ngô Đình Diệm


Ngày 26 tháng 08 năm 1963, sáng thứ Hai, các cố vấn của Tổng Thống Kennedy chia làm hai phe: Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Maxwell Taylor phàn nàn Bộ Ngoại Giao quyết định làm bức điện văn ngày 24 tháng 08 mà không hội ý các nhân vật cao cấp, tạo nên sự nghi ngờ về mức độ thành công của việc đảo chánh. Bộ Trưởng Quốc Phòng và Giám Đốc CIA cùng quan điểm. Giám Đốc CIA McCone cho rằng: "Tổng Thống Diệm là người lãnh tụ xứng đáng nhất tại Việt Nam, và CIA cũng khó mà thực hiện được tinh thần bức điện văn ngày 24 tháng 08 năm 1963". Tổng Thống Kennedy khiển trách ông Phụ Tá Forrestel đã không chịu giữ lại bức điện văn cho tới thứ Hai. Ông Forrestal xin từ chức nhưng Tổng Thống Kennedy muốn giữ ông ta lại. Bộ Quốc Phòng bất đồng với Bộ Ngoại Giao nên muốn có thêm một cơ hội nữa để thuyết phục Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu.

8 giờ sáng, đài VOA lên tiếng chỉ trích cảnh sát của ông Nhu tấn công chùa chiền, và minh xác là quân đội không có nhúng tay. Đài VOA cũng tuyên bố Mỹ cắt viện trợ chính phủ Tổng Thống Diệm. Đại Sứ Lodge gọi Ngoại Trưởng Rusk phàn nàn về việc đài VOA đi thông báo việc cắt viện trợ, vì 11 giờ sáng này Đại Sứ Lodge sẽ gặp trình Ủy Nhiệm Thư cho Tổng Thống Diệm. Ông Ngoại Trưởng Rush gởi điện văn qua xin lỗi ông Lodge, và đài VOA đính chính không cắt viện trợ. Trong dịp này, Đại Sứ Lodge yêu cầu Tổng Thống Diệm loại trừ ông Nhu ra khỏi chức cố vấn, nhưng quá trễ vì lúc này ông Nhu đã trở thành tai, mắt và là bàn tay sắt của Tổng Thống Diệm.

Cũng trong ngày này, ông CIA Conein tiếp xúc với Tướng Trần Thiện Khiêm tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Khiêm khuyên ông CIA Conein tiếp xúc với Tướng Dương Văn Minh tức "Big" Minh. Tướng Minh đang là cố vấn quân sự cho Tổng Thống Diệm, và càng tréo cẳng ngổng nữa là ông ta cũng lại là Chủ Tịch Ủy Ban Đảo Chánh. Trong khi đó thì ông CIA AlSpera bay lên vùng cao nguyên để gặp tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh không nêu danh tánh các tướng tham dự đảo chánh, nhưng khi nghe nhắc đến tên tướng Khiêm thì tướng Khánh nói "chúng tôi thích vậy".


NDD18.gif
Ông Robert McNamara, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Đại Tướng Maxwell Taylor, Chủ Tịch Ủy-Ban Tham-Mưu liên quân Hoa Kỳ, đã đến Sài Gòn ngày 24 tháng 9 năm 1963 để hội kiến với ôngHenry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh chính phủ Việt-Nam Cộng-Hoà. Chuyến công du của hai Ông McNamara (trái) và Tướng Taylor (giữa) sang Việt Nam có mục đích tìm hiểu tình hình tại chỗ liên quan đến những xáo trộn xảy ra trong thời gian qua.
Thứ Ba ngày 27 tháng 08 năm 1963, Tổng Thống Kennedy họp các cố vấn cao cấp lại. Có cựu Đại Sứ Nolting tham dự. Ông Nolting không tin tưởng cuộc đảo chánh thành công vì ông cho rằng các tướng đảo chánh không can đảm như anh em ông Diệm-Nhu, họ không thống nhất mà lại chia rẽ, họ không có lãnh đạo thật sự và họ không có thực lực quân đội trong tay Tổng Thống Kennedy hỏi lại ông Nolting: "Tại sao Tổng Thống Diệm không giữ lời hứa với chúng ta? Tại sao chính quyền Tổng Thống Diệm dùng sức mạnh đàn áp Phật Giáo? Bà Nhu hiện đang nắm chức quyền gì?". Ông Nolting cố bào chữa cho Tổng Thống Diệm và đề nghị chính phủ Mỹ nên cho thêm một cơ hội nữa để đòi Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu và truất quyền bà Nhu. Ông Nolting nói với Tổng Thống Kennedy rằng: "Ông Diệm và ông Nhu cũng giống như cặp song sinh Siamese dính nhau nên không thể tách ra được". Ông Nolting cũng nhắc cho Tổng Thống Kennedy biết về việc 3 năm trước đây, ông Đại Sứ Mỹ Durbrow cũng đòi Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu nhưng thất bại nên đã trở về Mỹ. Tổng Thống Kennedy mỉm cười và nói rằng: "Nếu ông nói đúng, thì chuyến đi của Đại Sứ Lodge kỳ này sẽ là chuyến đi ngắn nhất trong lịch sử". Cuối cùng Tổng Thống Kennedy vẫn giữ lập trường ủng hộ bức điện văn ngày 24 tháng 08.

Tại Sài Gòn tất cả trường học đóng cửa, ra lệnh bắt đối lập, tin tức đảo chánh loan truyền. Các tướng đảo chánh âm thầm di chuyển các đơn vị Dù vào Sài Gòn. Có 2 đơn vị Dù khác có thể tiến vào thủ đô trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Chính quyền Diệm-Nhu ra lệnh bố trí chống đảo chánh.

Người tín cẩn nhất của chính quyền Diệm-Nhu là Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Thủ Đô Sài Gòn. Trong tay có 2,500 lính Dù, 1,500 lính Thủy Quân Lục Chiến, 700 Quân Cảnh... Ngoài ra Tướng Đính có liên hệ với Sư Đoàn 5 Bộ Binh.


Chính quyền Diệm-Nhu có Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy 1,700 lính Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, 900 lính Lực Lượng Đặc Biệt và 700 Cảnh Sát Dã Chiến.

Ngày 08 tháng 08 năm 1963, ông CIA Conein gặp lại các tướng đảo chánh lần thứ nhì, gồm các Tướng: Dương văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim và Đại Tá Nguyễn văn Thiệu. Các tướng muốn Mỹ chính thức ủng hộ cuộc đảo chánh bằng sự lên tiếng của Đại Sứ Lodge.

Ông Trưởng Phòng CIA John Richardson khuyến cáo rằng tình hình không thể thối lui. Sài Gòn bây giờ đã biến thành một trại lính. Đây là trận đánh cuối cùng của gia đình Tổng Thống Diệm. Ông tiên đoán rằng các tướng đảo chánh sẽ thắng, tuy nhiên phải thuyết phục cho được Tướng Tôn Thất Đính và Đại Tá Lê Quang Tung gia nhập đảo chính. Đảo chánh sẽ chết nhiều sinh mạng. Ông Đại Sứ Lodge ủng hộ đảo chánh và nói rằng "nếu trễ sẽ bị thất bại". Trái với ý kiến của ông Trưởng Phòng CIA Richardson và Đại Sứ Lodge, Tướng Paul D. Harkins, Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Việt Nam nghi ngờ khả năng các tướng đảo chánh. Ông khuyên Mỹ nên đứng ngoài cuộc đảo chánh.

Tại Hoa Thịnh Đốn, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia họp ủng hộ đảo chánh. Cựu Đại Sứ Nolting phản đối nói rằng: "Nếu Mỹ bỏ rơi hai ông Diệm-Nhu tức là Mỹ đã nuốt lời cam kết trong quá khứ". Thứ Trưởng Ngoại Giao Harriman chống lại ý kiến ông Nolting, và chỉ trích ông Nolting đã không phục vụquyền lợi nước Mỹ trong thời gian ông làm đại sứ tại Việt Nam .. Tổng Thống Kennedy phân vân, nhưng cuối cùng đồng ý ủng hộ cuộc đảo chánh, tuy nhiên ông muốn trao quyền quyết định cho Đại Sứ Lodge. Tổng Thống Kennedy nói với ông Lodge: "Tôi tin là ông sẽ không ngại ngùng khi đưa ra quyết định đình hoãn hay thay đổi kế hoạch đảo chánh nếu ông nghĩ là cần thiết".


NDD19.gif
Các tướng Kim, Đính, Đôn, Vỹ và Xuân tại nhà nghỉ Đà Lạt năm 1964


Bây giờ, Ngoại Trưởng Rusk tự tay gởi điện văn cho Đại Sứ Lodge, chỉ thị mọi cách phải loại bỏ cho được ông bà Nhu ra khỏi chính quyền. Khoan cắt đứt viện trợ mà hãy chờ cho đến khi nào các tướng sẵn sàng đảo chánh. Sợ rằng nếu Tổng Thống Diệm biết được thì Tổng Thống Diệm sẽ kêu gọi Bắc Việt ủng hộ để đánh đuổi Mỹ.


Ngày 29 tháng 08 năm 1963, Tổng Thống Kennedy gởi điện văn cho Đại Sứ Lodge: "Tôi chấp thuận tất cả những điều đề cập trong cái điện văn mà những vị khác gởi cho ông (tức bức điện văn "tối mật" ngày 24 tháng 8), và tôi ủng hộ các điều đó hết mình. Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức để có thể giúp ông hoàn thành sứ mạng này một cách mỹ mãn. Cho đến khi các tướng lãnh ra tay, tôi xin được dành cái quyền thay đổi kế hoạch hay đảo ngược chỉ thị vào giờ chót. Tôi hoàn toàn nhận hết trách nhiệm về bất cứ sự thay đổi nào, và tôi cũng chịu hoàn toàn trách nhiệm về kế hoạch này và hậu quả của nó".

Tại Sài Gòn, Chánh Phòng CIA Richardson và ông CIA Conein nhận điện văn của tướng Cố Vấn Quân Sự Tổng Thống Taylor từ Hoa Thịnh Đốn, đòi phải "suy nghĩ lại" việc ủng hộ đảo chánh. Vì 10 giờ sáng phải gặp lại Tướng Minh, do đó ông Chánh Phòng CIA Richardson ra lệnh cho ông CIA Conein không được tuyên bố gì mà chỉ đến nghe và về trình lại ý kiến của Tướng Minh thôi.

Tướng Minh đòi hỏi Mỹ phải chứng tỏ việc ủng hộ các tướng lãnh đảo chánh, bằng cách tuyên bố Mỹ cắt viện trợ kinh tế cho chính phủ Diệm. Đại Sứ Lodge điện về Ngoại Trưởng Rusk nói là quá trễ để mà suy nghĩ lại, ông nói: "Chúng ta đã bước sâu quá rồi nên không thối lui được, hãy dồn mọi nỗ lực ủng hộ các tướng đảo chánh ngay". Đại Sứ Lodge xin phép để Tướng Harkins tiếp xúc với các tướng đảo chánh và cũng yêu cầu Mỹ cắt viện trợ kinh tế chính phủ Diệm để các tướng đảo chánh tin tưởng có Mỹ ủng hộ. Cùng ngày, Tòa Bạch Ốc cho phép Tướng Harkins tiếp xúc các tướng đảo chánh và cho phép Đại Sứ Lodge cắt đứt viện trợ kinh tế chính phủ Diệm. 

Tổng Thống Kennedy gởi thư riêng cho Đại Sứ Lodge nói rằng Tổng Thống Kennedy ủng hộ các kế hoạch đảo chánh của ông Lodge. Tuy nhiên Tổng Thống Kennedy không đồng ý với ông Lodge về việc ông Lodge nói là "không thể thối lui được". Tổng Thống Kennedy nhắc Đại Sứ Lodge về kinh nghiệm đau thương tại Vịnh Con Heo ở Cu Ba. Tổng Thống Kennedy nói: "Kinh nghiệm dạy tôi rằng sự thất bại mang lại cái tệ hại nhiều hơn là việc đi thay đổi quyết định...Khi chúng ta làm, chúng ta phải thắng, nhưng nếu cần phải thay đổi quyết định thì cũng phải nên thay đổi, hơn là để thất bại".

Thứ Sáu, ngày 30 tháng 08 năm 1963, Tổng Thống Kennedy lo có cảnh tắm máu tại Sài Gòn. Ông đưa ra kế hoạch dự trù di tản gần 5,000 cư dân Mỹ tại Việt Nam . Một tàu chiến chở trực thăng, tàu tấn công, tàu destroyer nằm sẵn tại ven biển Việt Nam . Tại Okinawa, có 3,000 Thủy Quân Lục Chiến ứng trực 100%. Tại Bộ Ngoại Giao, Phụ tá Ngoại Trưởng Hilsman báo cáo lên Ngoại Trưởng Rusk rằng có thể trận đánh đảo chánh kéo dài quá lâu, và nếu vậy thì quân đội Hoa Kỳ phải nhảy vô vòng chiến để ủng hộ phe đảo chánh cho thành công.

Ngày 31 tháng 08 năm 1963, Tướng Minh thông báo cho Tướng Harkins biết là kế hoạch đảo chánh phải "trì hoãn".. Các tướng đảo chánh sợ sự thân thiết giữa Chánh Phòng CIA Richardson với Tổng Thống Diệm sẽ làm bại lộ kế hoạch đảo chánh. Tướng Harkins mời Tướng Minh đến cơ quan MACV, và hứa là Mỹ ủng hộ các tướng đảo chánh.. Tướng Khiêm thông báo cho Tướng Minh biết ý kiến của Mỹ.

Ngày hôm sau, Tướng Khiêm lại gặp Tướng Harkins. Tướng Minh lo hoạch định kế hoạch đảo chánh. Tướng Khiêm thì cho biết là các tướng không có đủ sức thắng lực lượng trung thành Tổng Thống Diệm. Lực lượng lính Bộ Binh sẽ không tham dự đảo chánh nếu không đánh tới cùng. Tướng Harkins và ông Chánh Phòng CIA Richardson báo cáo thẳng về Hoa Thịnh Đốn nói là kế hoạch đảo chánh bất thành. Đại Sứ Lodge than: "Không có ai, không có tổ chức nào trong đám tướng lãnh này làm nên trò trống gì cả". Tin tức các tướng bỏ cuộc đảo chánh khiến cho Tổng Thống Kennedy và các cố vấn tại Tòa Bạch Ốc hoang mang.

Đầu tháng 9 năm 1963, Tổng Thống Kennedy chỉ định Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara qua Việt Nam . Tháp tùng có một số cố vấn cao cấp trong đó có Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng William Bundy. Tại Việt Nam có 800 học sinh bị bắt nhốt.

Ngày 02 tháng 09 năm 1963, Tổng Thống Kennedy trả lời câu phỏng vấn của Walter Cronkite trên đài CBS rằng Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ miền Nam Việt Nam, nhưng ông nói tiếp: "Tôi không nghĩ là có thể thắng chiến tranh được trừ khi họ được nhân dân ủng hộ. Và theo ý tôi, trong 2 tháng qua chính phủ Diệm đã quá xa rời quần chúng". 

Phụ Tá Ngoại Trưởng Hilsman suy diễn lời chỉ trích trực tiếp và công khai này của Tổng Thống Kennedy rằng sẽ có một cuộc đảo chánh, nhưng không biết bao giờ xảy ra. Dù vậy, các tướng đảo chánh vẫn án binh bất động. Cùng ngày, phe ông Nhu viết bài trên báo Times of Viet Nam lên án Mỹ ủng hộ đảo chánh.

Ông Xếp CIA Colby nói: "Ý họ muốn khuyên chúng ta nên đứng ngoài". Bà Nhu viết bài chửi Mỹ. Bà xưng bà là người cứu tinh cho miền Nam Việt Nam, và bà còn tố cáo Mỹ và Cộng Sản giật dây Phật Giáo biểu tình làm loạn. Bà tố cáo Đại Sứ Lodge mưu sát bà Để trả thù, em bà Nhu là ông Trần Văn Khiêm lập một danh sách ám sát lại người Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn với ký giả Úc Denis Warner, ông Khiêm tiết lộ các người Mỹ nằm trong danh sách bị ám sát đó có tên ông Chánh Phòng CIA Sài Gòn Richardson, ông CIA Conein và Phát Ngôn Viên Tòa Đại Sứ John Mecklin. Tình cảm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ căng thẳng và tồi tệ trầm trọng.


Related image

Ông Bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu

Trong thời điểm này, Hoa Thịnh Đốn bất mãn việc Pháp đứng làm trung gian giải quyết chiến tranh Việt Nam . Đại Sứ Pháp đến miền Nam Việt Nam thảo luận bí mật với Hồ Chí Minh và Tổng Thống Diệm qua trung gian của người Ba Lan tên Mieczyslaw Maneli, thành viên Polish Member of the International Control Commission, cơ quan này được thiết lập để quan sát Hiệp Định Genève. Trong suốt nhiều tháng, Maneli qua lại Sài Gòn - Hà Nội nhiều lần để tìm giải pháp thương thảo. Vào tháng 07 năm 1963, Bắc Việt đồng ý căn bản là lập chính phủ Liên Hiệp cầm đầu bởi Tổng Thống Diệm để miền Nam trở thành trung lập. Họ muốn Mỹ phải rút quân..

10 giờ 30 sáng ngày 6 tháng 9 năm 1963, tại buổi họp trong Tòa Bạch Ốc, Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, tức bào đệ của Tổng Tống John Kennedy nêu ra các câu hỏi: "Liệu có thắng hai ông Diệm-Nhu? Liệu ông Nhu có bị ông Diệm loại bỏ? Phải xử sự ra sao nếu không thể thắng ông Diệm được?". Cuối cùng ông Robert Kennedy đề nghị phải cứng rắn với Tổng Thống Diệm và cắt đứt viện trợ. Bộ Trưởng Quốc Phòng trả lời là không có cái tin tức nào chính xác cả. Tướng Taylor đề nghị cử Tướng Victor Krulak đi Việt Nam . Bộ Ngoại Giao cử ông Joseph A. Mendenhall tháp tùng.

6 giờ sáng ngày 08 tháng 09 năm 1963, hai viên chức này đến Việt Nam . Tướng Krulak phỏng vấn 80 cố vấn Mỹ luôn cả các viên chức cao cấp. Nhà Ngoại Giao Mendenhall lại dành thì giờ đi Sài Gòn, Huế, Đà Nẳng để thăm viếng một số bạn bè cũ.

Ngày 09 tháng 09 năm 1963, hai vị này trở về Hoa Thịnh Đốn phúc trình lại cho Tổng Thống Kennedy. Tướng Krulak báo cáo là "tinh thần chiến đấu cao và tốt. Việc xáo trộn chính trị không ảnh hưởng gì đến việc đánh giặc. Dân chúng ghét ông Nhu thôi chứ không ghét Tổng Thống Diệm". Trái lại, nhà ngoại giao Mendenhall thì báo cáo là "chính phủ Diệm bị dân chúng chán ghét, chế độ sắp sụp đổ, và không thể chiến thắng Cộng Sản được nếu còn Diệm-Nhu". Nghe xong hai báo cáo, Tổng Thống Kennedy ngơ ngẫn vì hai báo cáo hoàn toàn trái ngược nhau, khiến T.T. Kennedy phải hỏi: "Có phải là hai vị đã đến cùng một quốc gia không vậy?" Tuy vậy, Tổng Thống Kennedy ra lệnh cho các cố vấn nghiên cứu việc cắt viện trợ kinh tế Việt Nam .

Ngày 11 tháng 09 năm 1963, Tổng Thống Kennedy lại nói chưa thể cắt viện trợ chính phủ Diệm. Không được đảo chánh. Tổng Thống Kennedy muốn thuyết phục Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền...

Ngày 17 tháng 09 năm 1963, Hội Đồng An Ninh chỉ thị Đại Sứ Lodge hòa hoãn với Tổng Thống Diệm, nhưng bằng mọi cách thuyết phục Tổng Thống Diệm loại bỏ ông Nhu. Đại sứ Lodge rất bất mãn vì lệnh này, ông muốn đảo chánh Diệm và cắt đứt viện trợ. Đại Sứ Lodge liên lạc với Tướng Minh bàn việc đảo chánh. Hội Đồng An Ninh muốn tìm một giải pháp khác. Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Taylor qua Việt Nam để nhìn tận mắt tình hình Phật Giáo, và nếu cần thì phải áp lực Tổng Thống Diệm. Tháp tùng trong chuyến đi có ông Xếp CIA Colby, đại diện Tòa Bạch Ốc Forrestal, đại diện Bộ Ngoại Giao William Sullivan và Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng P. Bundy.

Trước khi trở lại Hoa Thịnh Đốn, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Taylor và Tướng Harkins ghé thăm Tổng Thống Diệm tại Dinh Gia Long. Tổng Thống Diệm hút thuốc liên miên và chỉ tay vào bản đồ để khoe thành tích tiến triển tốt đẹp. Ông McNamara nhắc Tổng Thống Diệm về các xáo trộn chính trị và tình hình nguy ngập. Tổng Thống Diệm không đồng ý và bào chữa rằng đó là do báo chí xuyên tạc làm người Mỹ hiểu lầm. Tổng Thống Diệm phàn nàn các học sinh nông nổi, thiếu giáo dục và không hiểu trách nhiệm nên gây rối trật tự, do đó không có giải pháp nào hơn là tống giam họ. Tổng Thống Diệm thú nhận đã để xáo trộn là vì ông "quá nhẹ tay và đối xử quá tốt với Phật Giáo".

Tổng Thống Diệm lên án Mỹ ủng hộ đảo chánh. Vì trước khi đi, Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh các nhân viên đừng có ý kiến gì về vấn đề này nên mọi người đều nín thinh. Bộ Trưởng McNamara hỏi tại sao chính phủ không cải chính những lời tuyên bố "ồn ào" của bà Nhu, và nhắc đến việc bà Chiang Kai-shek lạm quyền nên đẩy nước Tàu vào tay Cộng Sản. Tổng Thống Diệm biện minh rằng "bà Nhu là một dân biểu, nên bà có quyền phát biểu theo ý của bà. Người Mỹ phải thông cảm cho bà vì bà bị báo chí truyền thông tấn công và xuyên tạc bà với đầy ác ý". Phái đoàn không lấy làm thỏa mãn về thái độ của Tổng Thống Diệm.

Ngày 02 tháng 10 năm 1963, phái đoàn trở về Hoa Thịnh Đốn báo cáo tình hình với Tổng Thống Kennedy: "Về lãnh vực quân sự tốt, nhưng sự tai tiếng chính trị của hai ông Diệm-Nhu sẽ làm xấu đi" Thảo kế hoạch cắt viện trợ chương trình Commodity Import Program, đó là chương trình viện trợ kinh tế giúp Việt Nam 40% số lượng nhập cảng của quốc gia, và sinh ra một số ngân quỹ lớn cho quân đội. Tổng Thống Kennedy tuyên bố giờ phút này các cố vấn trong chính phủ ông không còn có những ý kiến dị biệt nữa.


NDD20.gif
Từ trái: 1. Tướng Dương Văn Minh.  2.Tướng Lê Văn Kim, 3. Mai Hữu Xuân.  4. Tướng Trần Văn Đôn.


Tướng Trần Văn Đôn gặp lại bạn cũ là ông CIA Conein tại Tân Sơn Nhất. Rồi lại hẹn gặp nhau lại tại Nha Trang, hai trăm dặm cách Sài Gòn. Phó Đại Sứ Trueheart ra lệnh ông CIA Conein không được tuyên bố gì cả, chỉ lấy tin tức mà thôi. 

Tại Nha Trang, Tướng Đôn công bố đảo chánh. Điều đặc biệt và quan trọng trong buổi họp này là có sự tham dự của Tướng Tôn Thất Đính. Tướng Tôn Thất Đính khoe rằng ông là người cứu Tổng Thống Diệm thoát khỏi cuộc đảo chánh tháng 8, từng cứu Tổng Thống Diệm thoát khỏi các vụ đụng đầu với Phật Giáo, Cộng Sản v.v... Vì những công lao đó nên Tướng Đính xin Tổng Thống Diệm trả ơn bằng cách bổ nhiệm ông làm Bộ Trưởng Nội Vụ, nhưng bị Tổng Thống Diệm từ chối nên Tướng Đính sinh ra thù vặt và bất mãn Tổng Thống Diệm. Tướng Đôn biết được tình cảnh ấm ức này nên đã tìm cách chiêu dụ Tướng Đính gia nhập đảo chánh. Tướng Đôn đề nghị ông CIA Conein gặp riêng với Tướng Minh.

Ngày 05 tháng 10 năm 1963, ông CIA Conein gặp Tướng Minh tại Sài Gòn, nói chuyện bằng tiếng Pháp. Tướng Minh đưa ra các điểm: 

- Phải biết lập trường của Mỹ có ủng hộ chính phủ mới tương lai không? 
- Không đòi hỏi Mỹ ủng hộ đảo chánh, nhưng Mỹ đừng cản đường. 
- Muốn Mỹ tái viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ mới. 

Tướng Minh đưa ra các kế hoạch giết ông Nhu và giết ông Ngô Đình Cẩn, bao vây Sài Gòn bằng lính, đánh thẳng vào phòng tuyến bảo vệ Phủ Tổng Thống. Ông CIA Conein không có ý kiến. Tướng Minh hẹn sẽ gặp lại.

Hoa Thịnh Đốn biết tin nên vừa háo hức mà vừa hồi hộp... Tổng Thống Kennedy nói với Đại Sứ Lodge rằng chính phủ Mỹ không muốn giật dây cuộc đảo chánh này, nhưng cũng không muốn bị hiểu lầm là cản trở đảo chánh hay từ chối viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền mới. Điều quan tâm lớn nhất của Hoa Thịnh Đốn là rủi cuộc đảo chánh thất bại thì Mỹ sẽ bị cáo buộc là cấu kết với đám đảo chánh chủ mưu phản loạn. Tòa Bạch Ốc ra lệnh Đại Sứ Lodge phải cẩn thận và làm sao để mà "có thể chối được". Các báo cáo liên quan đến tình hình đảo chánh phải báo cáo riêng, không được báo cáo chung với bản báo cáo thường nhật của Tòa Đại Sứ. Phải báo cáo riêng và báo cáo về Hoa Thịnh Đốn phải dùng qua ngã CIA, chứ đừng qua ngã lỏng lẻo Bộ Ngoại Giao. Hơn nữa, chỉ có Đại Sứ Lodge mới được quyền chỉ thị CIA hành động và chỉ thị bằng khẩu lệnh mà thôi. Đại Sứ Lodge nói với ông CIA Conein: "Nếu có gì trục trặc, tôi sẽ chối tuốt luốt".

Biết Tướng Minh chống Tổng Thống Diệm, Mỹ tuyên bố cắt viện trợ Tổng Thống Diệm, hứa ủng hộ tân chính phủ. Muốn chứng tỏ Mỹ ủng hộ các tướng đảo chánh, Mỹ triệu hồi ông Trưởng Phòng CIA Richardson về Mỹ vì cho rằng ông này thân thiện với Tổng Thống Diệm.


NDD21.gif
Ngày 26 tháng 10 năm 1963, ngày Quốc Khánh kỷ niệm năm thứ tám, thành lập VNCH, TT Ngô Đình Diệm duyệt binh cùng Tướng Dương Văn Minh, cố vấn Tổng Thống Phủ, mấy ngày sau, Dương Văn Minh tạo phiến loạn 1-11-1963 sát hại toàn gia đình TT Ngô Đình Diệm.


Ngày 05 tháng 10 năm 1963, Ông Giám Đốc CIA tại Mỹ McCone phản đối kế hoạch giết ông Nhu và muốn đứng ngoài cuộc đảo chánh. Tuy nhiên vẫn muốn theo dõi kế hoạch đảo chánh. Ông CIA Conein gặp Tướng Minh nói là Mỹ chống ám sát, do đó Tướng Minh nói: "Nếu quý vị không thích thì chúng tôi sẽ không đề cập đến nó nữa". Tướng Minh muốn biết quan điểm của Mỹ nếu có cuộc đảo chánh "sắp tới đây". Ông CIA Conein liên lạc với Đại Sứ Lodge và trả lời "bảo đảm ủng hộ chính phủ tương lai". Từ lúc này, ông CIA Conein biết là nhân vật mà ông cần liên lạc thường xuyên chính là Tướng trẻ Trần Văn Đôn. Có những cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa CIA và các tướng đảo chánh.

Ngày 17 tháng 10 năm 1963, Mỹ báo cho chính phủ Diệm biết là viện trợ Lực Lượng Đặc Biệt của ông Nhu chỉ được tiếp tục nếu được chỉ huy bởi quân đội. Tướng Đôn gặp Đại Sứ Lodge tại một buổi tiệc. Ông Lodge nói là không có nhận được dấu hiệu đảo chánh nào cả.

Ngày 24 tháng 10 năm 1963, Trung Tá Phạm Ngọc Thảo kéo quân vể Sài Gòn đảo chánh hụt vì các tướng đảo chánh tại Sài Gòn thay đổi kế hoạch.

Ngày 25 tháng 10 năm 1963, ông CIA Conein hỏi Tướng Đôn bao giờ đảo chánh? Tướng Đôn trả lời là không biết và hỏi lại ông CIA Conein có được phép của chính phủ Mỹ để thảo luận về cuộc đảo chánh không? Conein trả lời là Đại Sứ Lodge ra lệnh. Sau đó Tướng Đôn được Đại Sứ Lodge xác nhận tại phi trường.

Ngày 27 tháng 10 năm 1963, Tổng Thống Diệm mời vợ chồng Đại Sứ Lodge lên Đà Lạt gặp mặt. Sau nhiều lần thuyết phục nhưng Tổng Thống Diệm không nghe, Đại Sứ Lodge nói với Tổng Thống Diệm: "Thưa Ngài, tất cả lời đề nghị rõ ràng của tôi đều bị Ngài từ chối hết. Theo Ngài nghĩ thì liệu Ngài có thể làm cái gì mà điều đó có thể đem lại cái nhìn thiện cảm nơi người Hoa Kỳ?". Mỗi lần nhắc câu hỏi giống vậy thì Tổng Thống Diệm lại đổi đề tài.


NDD22.gif
Hình chụp tại Đà Lạt ngày 28 tháng 10 năm 1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Sứ Lodge trước 4 ngày xảy ra đảo chánh.


Ngày 28 tháng 10 năm 1963, Tướng Đôn gặp ông CIA Conein tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Đôn không cho biết chắc chắn ngày đảo chánh, nhưng nói là rất gần. Tướng Đôn nói sẽ thông báo cho Tòa Đại Sứ biết vài giờ trước khi bắt đầu đảo chánh. Tuy nhiên Tướng Đôn muốn Đại Sứ Lodge đừng đình chuyến bay Hoa Thịnh Đốn đã định vào ngày 31 tháng 10 năm 1963. Tướng Đôn cho biết nhiệm vụ Tướng Minh lo quân đội, Tướng Kim lo chính trị, và Tướng Đôn lo liên lạc với Mỹ. Hỏi về nhiệm vụ Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đôn nói Tướng Đính vì từng trung thành với Tổng Thống Diệm, nên do đó không dám giao trọng trách vì e ngại bị phản.

Ngày 29 tháng 10 năm 1963, Đại Sứ Lodge thông báo cho Hoa Thịnh Đốn sắp có đảo chánh. Nói rằng không thể trì hoãn được và không kịp thông báo cho Tổng Thống Diệm.

Ngày 30 tháng 10 năm 1963, Mc George Bundy gởi điện văn nói là Tổng Thống Kennedy vẫn còn ý muốn đảo chánh. Tổng Thống Kennedy chỉ thị Đại Sứ Lodge "nên can thiệp nếu cảm thấy kế hoạch đảo chánh nguy hiểm, chúng ta ủng hộ nếu thấy diễn tiến đảo chánh tốt, nhưng nếu thấy tình hình không thuận tiện thì trì hoãn lại để khỏi làm ảnh hưởng đến chỗ đứng của Mỹ tại Đông Nam Á". 

Bản điện văn thứ nhì của Tòa Bạch Ốc thì bày tỏ sự bất mãn và nói rằng "chúng ta không thể chấp nhận cái luận điệu cho rằng chúng ta không có đủ tư cách để trì hoãn hay ngăn cản cuộc đảo chánh". 

Đại Sứ Lodge nghĩ là chính phủ Mỹ muốn ngăn cản đảo chánh, do đó ông gởi một điện văn về Hoa Thịnh Đốn: "Đừng có nghĩ là chúng ta có quyền trì hoãn hay ngăn cản đảo chánh. Không thể thông báo cho Tổng Thống Diệm được vì làm như vậy là chúng ta phản bội các tướng lãnh đảo chánh".

Trái lại, đối với ông Xếp CIA Colby thì nhận định lại khác: "Bây giờ đảo chánh thì nói là do người Việt Nam làm, nhưng theo tôi nghĩ thì trên thực tế quyết định này đã được Tòa Bạch Ốc quyết định từ vài tuần trước, lúc mà trong cuộc họp báo công khai tuyên bố là cần có một bộ mặt mới trong chính phủ Việt Nam, ám chỉ muốn thay đổi hai anh em Diệm-Nhu. Chúng ta cắt ngân khoản CIA viện trợ Lực Lượng Đặc Biệt của ông Nhu, điều đó có nghĩa là khi chúng ta không đồng ý với họ chỗ nào thì chúng ta cắt chỗ đó. Mỹ đã bật đèn xanh để các tướng đảo chánh ra tay".

Tư Lệnh Mỹ tại Việt Nam , Tướng Harkins không tin tưởng Đại Sứ Lodge và cũng không tin tưởng các tướng lãnh đảo chánh. Ông nói: "Tướng Đôn nói dối, ông ta nói với ông CIA Conein là có đảo chánh trước ngày 02 tháng 11, nhưng lại nói với tôi là không có đảo chánh".


NDD23.gif
Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1/03/1901 - 11/02/1963)


Tướng Harkins ra lệnh Thủy Quân Lục Chiến lên bờ Việt Nam . Tướng Harkins gởi điện văn cho Tướng Taylor ở Mỹ bày tỏ sự chống đối âm mưu đảo chánh Tổng Thống Diệm. Ông nói: "Chúng ta ủng hộ T.T. Diệm trong suốt 8 năm khó khăn. Thật sai lầm nếu hạ ông xuống, đá ông lăn lóc và đi truất phế ông ta". Chống lại ý kiến ủng hộ đảo chánh của Đại Sứ Lodge, Tướng Harkins gởi điện văn cho ông Lodge: "Chúng ta phải cần thu thập thêm tin tức. Mặc dù Tướng Đôn tuyên bố là đảo chánh là do chính người Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên trong ngày gần đây rồi Mỹ cũng phải nhào vô dù có muốn hay không. Chúng ta cần phải tiếp tục ủng hộ Tổng Thống Diệm cho đến khi nào chịu đựng hết nổi".


Ngày 31 tháng 10 năm 1963, Hoa Thịnh Đốn gởi cho Đại Sứ Lodge một điện văn được coi là điện văn cuối cùng. Nội dung là chính phủ Mỹ ra lệnh: "Không được đứng về phe nào. Nếu tình thế xảy ra không rõ ràng, thì Mỹ phải đứng hòa hoàn giữa hai bên.. Nếu đảo chánh bị thất bại, tòa đại sứ nên cho phép họ tỵ nạn tùy theo sự quyết định của Đại Sứ Lodge. Nhưng cố gắng khuyến khích họ nên đi nơi khác tỵ nạn. Dù vậy, nếu có cuộc đảo chánh xảy ra thì Mỹ vẫn mong là nó thành công". Đại Sứ Lodge đình chuyến bay trong ngày này.


Ngày 01 thá ng 11 năm 1963, Tướng Trần Văn Đôn đến Bộ Tổng Tham Mưu lúc 7 giờ 30 sáng, 6 tiếng đồng hồ trước khi đảo chánh. Tướng Đôn chuẩn bị gặp Tướng Harkins và Đô Đốc Tư Lệnh Thái Bình Dương Harry D. Felt lúc 9 giờ 15 sáng. Đô Đốc Felt muốn gặp Tướng Đôn tại Bộ Tổng Tham Mưu nhưng Tướng Đôn lại muốn gặp nhau tại cơ quan MACV. Tướng Đôn nói chuyện bình thường. Ông nói nếu đảo chánh thành công thì sẽ thắng Cộng Sản. Trong khi nói chuyện, Đô Đốc Felt chỉ lên bản đồ hỏi rằng có 2 Tiểu Đoàn Dù chưa đồng ý gia nhập đảo chánh. Tướng Đôn bảo đảm là các lực lượng này trên đường đến Tây Ninh, Tây Bắc của Sài Gòn, sẽ kéo về thủ đô và chủ động cuộc đảo chánh.

9 giờ 45 sáng, Đô Đốc Felt rời MACV để đến thăm Tổng Thống Diệm. Tướng Đôn sợ Tổng Thống Diệm rời Sài Gòn nên nhờ Đô Đố Felt cầm chân Tổng Thống Diệm. Đại Sứ Lodge làm hẹn và muốn tham dự. Gặp mặt tại Dinh, Tổng Thống Diệm nói: "Mỗi lần Đại Sứ Mỹ đi Hoa Thịnh Đốn là có tin đồn đảo chánh. Tôi biết là đang có sửa soạn đảo chánh, nhưng tôi không biết ai chủ mưu vì họ giữ bí mật kỹ quá". Khi Đại Sứ Lodge sắp đi thì Tổng Thống Diệm kéo qua một bên và nói là ông sẳn sàng thực hiện những điều chính phủ Mỹ muốn ông ta làm. Nhưng đã quá trễ, lúc Đại Sứ Lodge và Đô Đốc Felt từ biệt thì lính đã bao vây thủ đô Sài Gòn.

11 giờ 45 sáng, Đô Đốc Feelt chào Tổng Thống Diệm trở lại CINCPAC, có Tướng Đôn và Tướng Harkins đi cùng. Đô Đốc Felt họp báo tại phi trường Tân Sơn Nhất. Sau khi Đô Đốc Felt đi thì Tướng Đôn và Tướng Harkins ăn trưa với nhau.

Đại Sứ Lodge ngồi lại nói chuyện với Tổng Thống Diệm tại Dinh Gia Long. Tổng Thống Diệm nói là Mỹ giật dây xúi Phật Giáo biểu tình và tung tin đảo chánh. Đại Sứ Lodge trả lời: "Thưa Ngài, nếu một người Mỹ nào hứa hẹn một điều gì sai trái thì tôi sẽ tống cổ họ ra khỏi nước ngay". Bào chữa cho ông Cố Vấn Nhu, Tổng Thống Diệm khuyên ông Lodge nên gọi nói chuyện với ông Xếp CIA Colby và cựu Đại Sứ Nolting để họ giải thích cho ông Lodge biết lý do tại sao Tổng Thống Diệm cần đến ông Nhu nhiều như vậy..

Trước khi Đại Sứ Lodge đứng ra về, Tổng Thống Diệm nói: "Xin ông vui lòng nói với Tổng Thống Kennedy rằng tôi là đồng minh tốt và thẳng thắn, tôi muốn là chúng ta nên thẳng thắn cùng giải quyết những vấn đề bây giờ hơn là nói về nó sau khi chúng ta đã mất tất cả".


NDD24.gif
CIA Lucien E. Conein


Khi Đại Sứ Lodge tiếp chuyện với Tổng Thống Diệm thì có một vị tướng đến nhà ông CIA Conein báo tin giờ đảo chánh sắp bắt đầu... Vị tướng này bảo ông CIA Conein mang tất cả số tiền lên Bộ Tổng Tham Mưu. Ông CIA Conein ôm 3 triệu đồng Việt Nam tương đương với 42,000 mỹ kim ra đi. Ông mang theo khẩu súng lục và mấy trái lựu đạn và một cái máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với các viên chức CIA khác. 


Theo ông Conein thì số tiền này được rút từ quỹ của CIA để dùng mua thực phẩm cho lính đảo chánh và bồi thường các gia đình có lính chết vì đảo chánh. Trước khi đến Bộ Tổng Tham Mưu, ông CIA Conein bấm mật mã 9,9...9,9...9,9 để thông báo đến các nhân viên CIA biết đảo chánh bắt đầu. Tuy nhiên, theo tờ báo Times of Viet Nam phát hành ngày 02 tháng 09 năm 1963, trên trang nhất có tựa lớn "CIA Tài Trợ Đảo Chánh" (CIA Financing Planned Coup d'Etat). 


Trong bài báo này có nói đến việc cơ quan CIA của Mỹ chi từ 10 triệu tới 24 triệu để tài trợ cho cuộc đảo chánh chính phủ Tổng Thống Diệm. Số tiền này được ứng ra để trả lương và tưởng thưởng cholính, cảnh sát, công chức.. Và số tiền đó cũng được dùng để trả cho các tổ chức Phật Giáo, phong trào thanh niên đấu tranh, các cơ sở tuyên truyền và cho các trường hợp bất khả kháng. Tòa Đại Sứ Mỹ từ chối nguồn tin này. Khi hỏi Tổng Thống Diệm thì Tổng Thống Diệm nói: "Ông có nghĩ là tờ báo Times of Viet Nam lại đi in như vậy nếu đó không phải là sự thật?". Sau đó Tổng Thống Diệm có trưng dẫn một số bằng chứng để xác nhận điều đó là đúng.

Các tướng đảo chánh đã nối đường dây điện thoại từ Bộ Chỉ Huy Đảo Chánh và Tòa Đại Sứ.. Một đường dây điện thoại khác được bắt từ Bộ Tổng Tham Mưu đến tư thất của ông CIA Conein với mục đích để ông CIA Conein có thể liên lạc thường xuyên với 12 lính Biệt Kích "A" Team đang bảo vệ vợ con ông. Nếu đảo chánh bất thành, các người lính này sẽ tự động đưa vợ con ông ra khỏi nước. Ông CIA Conein đến Bộ Chỉ Huy Đảo Chánh khoảng 12 giờ 15 - 12 giờ 30 trưa. Tướng Đôn vắng mặt vì tiển Đô Đốc Felt ra phi trường. Khi Tướng Minh nhìn thấy người Mỹ thì hất hàm hỏi: "Ông làm gì đây?".. Ông CIA Conein trả lời là "Tôi được kêu tới đây". Tướng Minh dằn mặt: "Nếu đảo chánh thất bại thì ông phải đi cùng với chúng tôi".


Hầu hết các tướng lãnh trung thành với Tổng Thống Diệm hay theo đảo chánh đều đến Bộ Tổng Tham Mưu do Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Thiện Khiêm khoản đãi. Sau khi mọi người an tọa, Tướng Minh đứng dậy và tuyên bố đảo chánh, vừa lúc đó Quân Cảnh tràn vào phòng với súng tiểu liên vây xung quanh. Tướng Minh kêu gọi các tướng ủng hộ đảo chánh. Họ được phép rời phòng Tổng Tham Mưu nhưng không được ra khỏi Bộ Chỉ Huy.


Những vị còn ngồi tại chỗ, trong đó có Đại Tá Lê Quang Tung phản đối đảo chánh bị tống giam ngay. Tướng Minh sai đem cái máy thâu băng vào phòng, trong băng ông thâu lời tuyên bố đảo chánh, lên án gia đình Tổng Thống Diệm độc tài và hứa là quân đội có khả năng cai trị nước hơn. Tướng Minh đòi các tướng hiện diện ký vào bản tuyên cáo và hỗ trợ quân đội đảo chánh. Ông phân phát cho các tướng những cuốn băng để phân phối đến các đài phát thanh. Nếu đảo chánh thất bại thì các tướng không thể chối được việc mình tình nguyện tham gia đảo chánh.


1 giờ 30 quân đội phát động đảo chánh. Thông thường là đảo chánh ban đêm, nhưng lần này đảo chánh ban ngày nên lính chính phủ Tổng Thống Diệm không chuẩn bị ứng phó kịp thời. Lính đảo chánh mang khăn quàng đỏ, dấu hiệu đảo chánh tại miền Nam Việt Nam . Hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến tiến vào Sài Gòn từ Biên Hòa. Một tiểu đoàn Dù, một tiểu đoàn Bộ Binh từ Vũng Tàu. Hai tiểu đoàn Dù từ Bình Dương. Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Quân Trường gần đó. Đụng độ yếu ớt, quân đảo chánh chiếm phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Chỉ Huy Hải Quân, Bộ Quốc Phòng. Khoảng 500 Thủy Quân Lục Chiến bao vây Tổng Nha Cảnh Sát vì nơi đó phe Tổng Thống Diệm chứa rất nhiều vũ khí. Lính đảo chánh chiếm Sở Bưu Điện Trung Ương và Phòng Điện Tín. Phe chính phủ Tổng Thống Diệm tử thủ tại Đài Phát Thanh Sài Gòn và các đài phát thanh khác.

3 giờ chiều, Tướng Đôn gọi cho Tòa Đại Sứ để hỏi có kế hoạch nào để đưa Tổng Thống Diệm và gia đình ra khỏi Việt Nam nếu họ đầu hàng, Đại Sứ Lodge nói chắc chắn có máy bay vì chính Đại Sứ Lodge đang có máy bay sẵn dự định để chở ông đi Mỹ, nhưng ông hoãn lại chuyến bay.

3 giờ 30 chiều, quân đảo chánh chiếm Đài Phát Thanh. Đụng độ nặng nề nhất là tại lô cốt Cộng Hòa của lực lượng Phòng Vệ Phủ Tổng Thống gần Dinh Gia Long. Chiến xa của phe trung thành Tổng Thống Diệm bắn hỏa tiễn vào các cao ốc làm bể kiếng khiến dân chúng hốt hoảng di tản...


NDD26.gif
Tổng Thống Ngô Đình Diệm


Khi nghe báo cáo là gặp sức kháng cự quá mạnh của phe Tổng Thống Diệm tại lô cốt Cộng Hòa, Tướng Khiêm gọi Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ tại Bộ Chỉ Huy Không Quân, Tướng Khiêm nói: "Kỳ, lính phòng vệ ông Diệm chống cự mạnh quá và thì giờ không còn nhiều nữa. Ngay bây giờ hay không còn dịp khác nữa, ông có sẵn sàng giúp đỡ không?" Kỳ trả lời: "Dĩ nhiên, ngay lập tức". Với tướng mạo màu mè, bộ râu kẽm, luôn choàng cái khăn cổ tím và mang bên mình cái súng lục cán mạ ngà voi, ông ra lệnh cho 2 phi công xuất trận. Khoảng 4 giờ chiều, hai chiếc máy bay T-28 xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, một chiếc từng dội bom Dinh Độc Lập năm 1962. Bom thả trật mục tiêu, một quả bom thả rớt xướng hầm trống của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bên kia Dinh Gia Long. Dù là bị oanh kích, nhưng trận đánh vẫn tiếp diễn tới tối.


Khi nhận được báo cáo đầu tiên về việc có quân đội tiến về Dinh Gia Long một cách bất thường, ông Nhu tỏ ra không mấy quan ngại. Ông nghĩ đó chính là nằm trong kế hoạch đảo chánh giả của ông gồm 2 phần: nhận diện và tiêu diệt đám đối nghịch chế độ. Phần một ám hiệu là Bravo I, một cuộc đảo chánh giả. Với rất nhiều đơn vị lính trung thành với chế độ trú đóng xung quanh Sài Gòn, các lực lượng này sẽ tấn công một số mục tiêu đã được định sẵn trong thủ đô. Khi cuộc tấn công bắt đầu, Tổng Thống Diệm và ông Nhu sẽ thoát xuống Vũng Tàu, cách Sài Gòn 50 dặm về phía Đông-Nam. Sau nhiều ngày vô luật lệ và xáo trộn, chính phủ của phe phản loạn sẽ ra mặt. Lúc đó những lực lượng lính trung thành với chính phủ Diệm sẽ tiến vào Sài Gòn và tiêu diệt phản loạn trong phần "phản đảo chánh" với ám hiệu Bravo II. Theo kế hoạch này, ông Nhu tiên đoán là "chúng ta sẽ lừa bọn tay sai của Mỹ rúc hết vào một cái rọ trong thủ đô".

Nhưng thật rủi cho anh em Tổng Thống Diệm, ông Nhu vì quá tin nên giao kế hoạch làm đảo chánh giả cho Tướng Tôn Thất Đính thực hiện. Vào trưa 01 tháng 11 ông Nhu cố liên lạc với Tướng Đính nhưng không gặp, ông Nhu liên lạc với các tướng trung thành chế độ nhưng cũng không gặp được, lúc đó thì ông Nhu mới nhận thức ra là đảo chánh thật. 


Khoảng sau 4 giờ chiều, Tổng Thống Diệm gọi Tướng Khiêm, người đã cứu Tổng Thống Diệm trong cuộc đảo chánh năm 1960. Thay vì nói chuyện với Tướng Khiêm, thì Tướng Đôn trả lời. Tổng Thống Diệm hỏi: "Các tướng đang làm cái gì vậy?". Tướng Đôn trả lời: "Thưa Ngài, thời điểm đã đến, quân đội phải đáp lại nguyện vọng của đồng bào".... Tổng Thống Diệm quở trách Tướng Đôn ăn nói thiếu lễ độ. Sau đó Tổng Thống Diệm tuyên bố là ông muốn thực hiện những điều cải tổ như ý quân đội miền Nam Việt Nam đòi hỏi trong tháng 09 rồi. Tổng Thống Diệm mời Tướng Đôn và những tướng lãnh khác vào Dinh Gia Long để thảo luận. Vì nhớ lại cái kinh nghiệm chua cay của cuộc đảo chánh thất bại 1960 khi Tổng Thống Diệm dùng kế hoãn binh để đoàn quân trung thành với ông có đủ thì giờ về giải cứu, do đó Tướng Đôn từ chối lời mời.


4 giờ 30 chiều, Tổng Thống Diệm gọi điện thoại cho Đại Sứ Lodge hiện đang ở nhà. Theo lời Đại Sứ Lodge báo cáo cho Bộ Ngoại Giao sau này, thì cuộc đối thoại có nội dung như sau:


"Tổng Thống Diệm: Có một số đơn vị lính phản loạn và tôi muốn biết thái độ của chính phủ Mỹ ra sao?


Đại Sứ Lodge: Tôi hiện không có đủ chi tiết để trình với Ngài. Tôi có nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi không biết nguyên do. Vả lại, bây giờ ở Hoa Thịnh Đốn là 4 giờ 30 sáng do đó chính phủ Mỹ chắc không thể có quan điểm gì.


Tổng Thống Diệm: Nhưng ông phải có vài ý kiến tổng quát chứ? Tôi là Tổng Thống... Tôi đã cố gắng thi hành những bổn phận của tôi. Bây giờ tôi muốn sử dụng cái bổn phận của tôi. Tôi tin là bổn phận trên tất cả.

Đại Sứ Lodge: Ngài lẽ dĩ nhiên đã làm những bổn phận của Ngài. Tôi cảm phục sự can đảm và công lao đóng góp lớn lao của Ngài vào quốc gia của Ngài. Không ai có thể tướt đi cái công ơn mà Ngài đã làm. Bây giờ tôi đang lo ngại cho sự an toàn tính mạng của Ngài. Tôi đã sắp xếp để đưa Ngài và em của Ngài ra nước ngoài để bảo toàn tính mạng nếu Ngài từ chức. Còn nếu như Ngài không đồng ý, thì tôi cũng đã sắp đặt để Ngài mang tước vị Quốc Trưởng và Ngài có thể ở lại đây an toàn.


Tổng Thống Diệm: Không, không, tôi không muốn vậy. Tôi muốn tái lập trật tự. Tôi phải tái lập trật tự.(cúp máy)


Tướng Đôn có kể lại là trong khi đang đảo chánh thì Tổng Thống Diệm gọi điện thoại nói chuyện với Tướng Đôn, Tướng Đôn nói với Tổng Thống Diệm: "Thưa Tổng Thống, tôi lấy làm tiếc về sự việc xãy ra, nhưng điều tôi muốn Tổng Thống bây giờ là hãy khôn ngoan và hiểu cho hoàn cảnh, và hiện có một chiếc máy bay đặc biệt sẵn sàng đưa Tổng Thống và gia đình ra khỏi nước nếu Tổng Thống đầu hàng vô điều kiện".


Cả chiều 01 tháng 11, nhiều tướng đảo chánh gọi vào Dinh kêu gọi Tổng Thống Diệm và ông Nhu đầu hàng.


4 giờ 30, Tướng Minh lên tiếng với ông Nhu rằng nếu ông Nhu và Tổng Thống Diệm không ra đầu hàng thì Dinh Tổng Thống sẽ bị pháo kích và dội bom. Phe đảo chánh mang Đại Tá Lê Quang Tung đến, ông ta là người chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt trung thành với Tổng Thống Diệm. 


Họ kê súng vào đầu Đại Tá Tung bắt gọi. Đại Tá Tung báo cáo thẳng là phe đảo chánh bắt giam tất cả tướng lãnh và viên chức trung thành chính phủ, và Tướng Khiêm với Tướng Đính đã gia nhập phe đảo chánh rồi. Đại Tá Tung kêu gọi đầu hàng, nhưng ông Nhu không chịu.


Tối hôm đó, phe đảo chánh trói tay Đại Tá Tung và em của ông ta giữ chức Phó Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt Họ bị giao cho cận vệ của Tướng Minh chở về Bộ Tổng Tham Mưu bắn chết và chôn vào 2 cái hố mới được đào...


5 giờ 15 chiều, Tướng Minh gọi Tổng Thống Diệm đầu hàng. Tổng Thống Diệm từ chối nói chuyện với Tướng Minh phản loạn và khinh bỉ cúp máy. Quá tức giận về thái độ của Tổng Thống Diệm làm bẽ mặt Tướng Minh trước binh sĩ, sau đó vài tiếng, Tướng Minh gọi lại vào Dinh, Tướng Minh dọa nếu anh em Tổng Thống Diệm không ra đầu hàng thì Dinh này sẽ trở thành "bình địa". Tổng Thống Diệm vẫn từ chối nói chuyện với vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chánh này. 

Để chứng tỏ lời đe dọa là thật, Tướng Minh ra lệnh tấn công vào Dinh. Lý do Tướng Minh chần chừ không tấn công là vì muốn giảm thiểu sự đổ máu của hai bên.. Hơn nữa, Tướng Minh và các tướng đảo chánh không có ý định tấn công vào Dinh là vì nghĩ là khi thấy lực lượng quân đội đảo chánh hùng hậu như vậy thì tự động anh em Tổng Thống Diệm ra đầu hàng. Sự từ chối giải pháp đầu hàng của Tổng Thống Diệm đã làm Tướng Minh và các tướng ngạc nhiên, bực tức vô cùng


Không tướng nào muốn tấn công vào Dinh Gia Long cả. Tổng Thống Diệm hiện vẫn còn là khuôn mặt đáng kính. Họ không muốn mang tiếng nhục khi tấn công trực tiếp vào Tổng Thống Diệm. Các tướng đảo chánh chọn Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu vì Đại Tá Thiệu là người Công Giáo. Họ muốn người Công Giáo diệt người Công Giáo. Đó là lối lý luận và tính toán của các tướng đảo chánh theo đạo Phật.


Khoảng hơn 3 giờ sáng ngày 02 tháng 11 năm 1963, Đại Tá Thiệu tấn công Dinh Gia Long bằng vũ khí hạng nặng .50 caliber, 75 mm và xe tăng, phá sập cổng Dinh, dù vậy Tổng Thống Diệm cũng không chịu đầu hàng


Rạng sáng, phe đảo chánh tiến vào Dinh Gia Long với cảnh tượng đổ nát, ngổn ngang. Họ tìm kiếm Tổng Thống Diệm và ông Nhu, lúc đó mới phát giác là hai ông đã thoát thân từ lúc 8 giờ tối hôm qua, tức buổi tối 01 tháng 11.


Anh em Tổng Thống Diệm trốn khỏi Dinh Gia Long bằng đường hầm bí mật cổng sau và chạy lên núp trong một nhà của người thương gia Tàu tên là Mã Tuyên tại Chợ Lớn vào lúc 9 giờ tối ngày 01 thá ng 11. Trong nhà này trang bị đầy đủ hệ thống điện thoại tối tân để Tổng Thống Diệm và ông Nhu gọi cầu cứu. Hai ông muốn lên cao nguyên hoặc xuống biển để đích thân điều động cuộc "phản đảo chánh", nhưng khi gọi không được ai thì hai ông thất vọng não nề. Hai ông có ý xin tỵ nạn tại tòa Đại Sứ Trung Hoa Quốc Gia nhưng thất bại.


6 giờ sáng, Tổng Thống Diệm gọi Tướng Đính ra lệnh các tướng đảo chánh đầu hàng.


6 giờ 20 sáng, Tổng Thống Diệm vẫn lại từ chối nói chuyện với Tướng Minh, nhưng lại gọi Tướng Đôn và chịu đầu hàng trong "danh dự". Hai ông muốn được hộ tống ra phi trường an toàn để đi ra khỏi nước. Tướng Minh vì bị Tổng Thống Diệm làm nhục mấy lần trước mặt binh sĩ nên không chấp nhận cho anh em Tổng Thống Diệm đầu hàng cho đến khi nào "người Việt ngưng giết người Việt", có ý là tại Dinh Gia Long vẫn đang còn đánh nhau. 


Ba mươi phút sau, Tổng Thống Diệm gọi lại Bộ Chỉ Huy Đảo Chánh, Tổng Thống Diệm báo là ông đã ra lệnh lính Phòng Vệ Phủ Tổng Thống ngưng bắn và ông đồng ý đầu hàng vô điều kiện. Lần này các tướng đồng ý.


Trong khi thương thảo, các tướng đảo chánh yêu cầu ông CIA Conein thu xếp máy bay chở Tổng Thống Diệm và gia đình ra khỏi nước. Ông CIA Conein gọi cho Phó Trưởng Phòng CIA David Smith. Chờ độ 10 phút thì ông Smith trả lời là cần 24 tiếng đồng hồ mới thu xếp có máy bay. Chính phủ Mỹ muốn đưa Tổng Thống Diệm bay đến một quốc gia khác tỵ nạn, có lẽ là Âu Châu, vì tại đó ông khó về để phục thù. Chuyến bay được chỉ thị phải bay trực tiếp và không được ngừng lấy xăng, và chỉ ở Guam mới có loại máy bay đó mà thôi. Ông CIA Conein báo lại cho các tướng đảo chánh biết lời của ông Trưởng Phòng CIA Smith, Tướng Minh gắt gỏng nói: "Chúng tôi không thể giữ họ lâu nữa được".

Chấp thuận lời đầu hàng của anh em Tổng Thống Diệm, Tướng Minh ra lệnh cho một chiếc xe thiết giáp M 113 và 4 xe Jeep đi đón anh em Tổng Thống Diệm do Tướng Mai Hữu Xuân và Đại Tá Dương Ngọc Lắm cầm đầu. Sau khi cái xe rời Bộ Tổng Tham Mưu thì được báo là anh em Tổng Thống Diệm không có tại Dinh Gia Long. Tướng Minh ra lệnh lục soát khu vực Sài Gòn, và do chỉ điểm của mật báo viên, các tướng đảo chánh mới biết là anh em Tổng Thống Diệm đang ở nhà thờ tại Chợ Lớn. Đoàn xe được lệnh đổi lộ trình và tiến về Chợ Lớn.


8 giờ 30 sáng, Tổng Thống Diệm và ông Nhu cùng mặc bộ đồ vest màu xám bị bắt tại nhà thờ Don Thanh mà hay gọi là nhà thờ Cha Tam tại Chợ Lớn trong khi họ đang cầu nguyện vì là ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn của đạo Công Giáo. 


Theo lời kể của một sĩ quan Việt Nam : "Tổng Thống Diệm thì chứng tỏ cái phong cách lịch sự, nhưng ông Nhu thì kèn cựa cho tới phút chót". Ông Nhu phản đối: "Các ông đem chiếc xe như vậy để mà chở Tổng Thống hả?". Hai tay bị trói ra đàng sau, hai ông bị đẩy vào trong chiếc xe thiết giáp M113. Trên đường về Bộ chỉ Huy, đoàn xe ngừng tại cổng xe lửa độ 5 phút. Theo hầu hết lời kể, thì chính cận vệ của Tướng Minh là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã bắn và đâm anh em Diệm-Nhu.


NDD27.gif
Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết chết trong xe thiết giáp.


Theo lời kể khác, thì Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa tài xế xe thiết giáp cũng là người giết hai ông. Theo lời kể của Tướng Khánh, người điều tra cái chết của Tổng Thống Diệm sau cuộc chỉnh lý nói rằng: "Đại Úy Nhung đã giết anh em ông Diệm. Nó là tên giết người chuyên nghiệp. Nó đã giết 40 người, nó gạch một gạch trên dao găm mỗi lần nó giết một người"Đại Úy Nhung bị Tướng Khánh giam năm 1964 nhưng không sống lâu để khai ai ra lệnh giết anh em Tổng Thống Diệm, và Đại Úy Nhung bị chết trong nhà tù bằng cách treo cổ...

Có nhiều mâu thuẫn giữa các tướng trong việc ai là người ra lệnh giết anh em Tổng Thống Diệm. Theo lời thuật của Tướng Đôn trong quyển hồi ký của ông ta thì Tướng Minh ra lệnh giết anh em Tổng Thống Diệm. Tướng Đôn viết: "Tôi khẳng định là Tướng Minh và một mình ông ta quyết định thôi". Trái lại, các sĩ quan cho rằng nếu không phải tất cả, thì hầu hết các tướng đảo chánh đã cùng quyết định giết Tổng Thống Diệm. Theo lời khai của Thiếu Tá Nghĩa thì "số mạng của Tổng Thống Diệm được quyết định bởi đa số tướng lãnh trong Ủy Ban Cách Mạng".

Theo ông xếp CIA William Colby thì: "Thật quá rõ ràng chính Tướng Minh đã giết anh em Diệm-Nhu". Trái lại, theo lời của một viên chức cao cấp CIA khác, ông George Carver thì hoài nghi: "Tôi không nghĩ là Tướng Minh quyết định một mình, vì theo cái bản tính của ông, ông ta thích thảo luận và chia sẻ trách nhiệm khi làm một quyết định quan trọng vì ông ta sợ đổ thừa sau này". Nhưng cũng theo người khác kể thì chính Tướng Mai Hữu Xuân đã ra lệnh giết.

Theo lời kể của ông CIA Conein thì khi ông ta rời Bộ Tổng Tham Mưu cũng cùng lúc với xe thiết giáp đi đón ông Diệm. Báo chí được mời tới Bộ Chỉ Huy Đảo Chánh (tức Bộ Tổng Tham Mưu). Về đến nhà, ông CIA Conein nhận lệnh của ông Phó Trưởng Phòng CIA Smith đòi đi kiếm Tổng Thống Diệm.


Khoảng 10 giờ 30 sáng, khi ông CIA Conein trở lại Bộ Chỉ Huy, thì các tướng nói là anh em Diệm-Nhu đã tự tử trong nhà thờ tại Chợ Lớn. Theo ông CIA Carver:"Cái việc cứng đầu tới giờ chót, tạo nên những cái chết vô ích cho đôi bên, và làm bẽ mặt Tướng Minh trước binh sĩ, tức anh em ông Diệm-Nhu đã ký vào một bản án tử hình". Tướng Minh bảo ông CIA Conein đến nhìn xác chết anh em ông Diệm-Nhu nhưng ông CIA Conein từ chối. Vì với con mắt nhà nghề tình báo, ông CIA Conein rất dễ nhận ra là bị giết hay tự tử, và điều biết đó sẽ rất là nguy hiểm 


Xác hai ông được mang tới bênh viện St.Paul tại Sài Gòn để làm giấy khai tử, và được chôn tại một nghĩa trang dân sự cách nhà Đại Sứ Lodge một block đường mà trên mộ không có bia tên gì cả. Trong tờ giấy chứng tử thì lại đề ông Diệm là Thượng Thư thời Pháp thuộc chứ không phải là Tổng Thống, và đề ông Nhu là Quản Thủ Thư Viện,một chức vụ cũ rồi.


Tại Hoa Thịnh Đốn thì các cố vấn cao cấp của Tổng Thống Kennedy theo dõi sát nút cuộc đảochánh từ lúc 1 giờ 30 sáng ngày 01 tháng 11 khi được CRITIC báo cáo là có đảo chánh. Vì việc Đại Tá Thảo kéo quân về Sài Gòn đảo chánh hụt trước kia làm cho Hoa Kỳ hơi bi quan về việc đảo chánh. Sau khi nối trực tiếp đường dây với Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam , Phụ tá Tổng Thống Forrestal nói chuyện với Phó Đại sứ Trueheart. Ông Trueheart báo cáo là "có ông CIA Conein túc trực bên bộ chỉ huy đảo chánh, và đây là cuộc đảo chánh thật. Bây giờ không còn các báo cáo hồi hộp nữa đâu". Nghe xong, ông Forrestal đánh thức Tổng Thống Kennedy và họ cùng xuống phòng Situation Room để theo dõi suốt cuộc đảo chánh.


Tướng Taylor có mặt với Tổng Thống Kennedy trong lúc đó đã ghi lại trong hồi ký như sau: "Khi nghe tin Tổng Thống Diệm bị giết, mặt mày Tổng Thống Kennedy tái méc và run lập cập. Ông bước vội ra khỏi phòng với cái trạng thái hốt hoảng chưa từng thấy. Trở lại phòng, Tổng Thống Kennedy nói với các phụ tá: "Tại sao họ phải làm vậy? Tổng Thống Diệm đã chiến đấu khổ nhọc trong 9 năm trời chống Cộng Sản, lẽ ra ông ta phải nhận được sự đền bù xứng đáng hơn là cái việc bị giết chớ ?!".


NDD29gif
Lễ Tưởng Niệm  Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm 
tại Tượng Đài Việt Mỹ, thủ độ tỵ nạn Little Saigon


Ông xếp CIA Colby kể lại: "Tổng Thống Kennedy xúc động và buồn bã quá chừng. Ông ta cảm thấy như mình dự phần nào trách nhiệm về việc này". Tổng Thống Kennedy từng ủng hộ đảo chánh, rồi rút lui, rồi ủng hộ lại. Cố vấn đặc biệt của Tổng Thống Kennedy là ông Arthur Schlesinger nói: "Việc giết Tổng Thống Diệm và ông Nhu không nằm trong kế hoạch chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó. Vì nhiều lý do mà các tướng đảo chánh đã giết hai ông.


Cái chết của Tổng Thống Diệm làm Tổng Thống Kennedy buồn rầu bởi vì Tổng Thống Kennedy là con người đạo đức, ông ta không muốn người khác bị giết, hơn nữa người đó lại là vị nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, một phần khác nữa là Tổng Thống Kennedy sợ rằng cái chết của Tổng Thống Diệm sẽ lôi kéo thêm quân Mỹ vào Việt Nam "... Cũng theo Schlesinger thì vào thời điểm đó có 16 ngàn cố vấn Mỹ tại Việt Nam, và có 75 lính Mỹ chết.


Mặc dù Tổng Thống Kennedy mất bình tĩnh, nhưng các giới chức Mỹ thì bình thường. Quân đội và CIA thì luôn nhận thức rằng có đảo chánh là có đổ máu chết chóc. Tướng Taylor sau này nói rằng: "Thực hiện một cuộc đảo chánh không phải giống như một tiệc trà. Nó là một việc làm vô cùng nguy hiểm". Trước khi đảo chánh, Phó Đại Sứ Mỹ Trueheart có gởi một điện văn cho Bộ Ngoại Giao khuyến cáo rằng: "Thật nguy hiểm cho hai ông Diệm-Nhu có thể bị tử hình vì các tướng đảo chánh sợ rằng hai ông sẽ tìm cách trở về chiếm lại quyền". Còn ông Phụ Tá Ngoại Trưởng, Roger Hilsman, người đồng tác giả bức điện văn "tối mật" ngày 24 tháng 08 ủng hộ đảo chá nh, khi bị hỏi ông nghĩ gì khi bàn tay ông đang dính đầy máu, thì ông Hilsman dững dưng, tỏ vẻ chính phủ Mỹ không quan tâm lắm về cái chết của ông Diệm. Ông nói: "Cách mạng thì ghê gớm lắm. Người ta phải chịu trả giá chết chóc mà".


NDD30.gif
Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


Theo lời của ông Thiện, Bí Thư Báo Chí của Tổng Thống Diệm nói là có phỏng vấn Tướng Kim, một tướng có thiện cảm với Tổng Thống Diệm trước kia nhưng nay tại sao theo phe đảo chánh, thì Tướng Kim trả lời: "Chính phủ Mỹ bảo chúng tôi chọn giữa Tổng Thống Diệm và viện trợ của Mỹ. Chúng tôi không còn chọn lựa nào khác hơn". Đang họp tại Pháp, vì quá mừng khi nghe được tin hai anh em Tổng Thống Diệm bị giết, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Cộng Sản reo lên: "Đây là một món quà từ Trời cho chúng tôi”


Bào huynh Tổng Thống Diệm là Đức Giám Mục Ngô Đình Thục và Bà Nhu đang ở nước ngoài khi đảo chánh. Vài ngày sau đảo chánh, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn sắp đặt cho 3 đứa con của ông bà Ngô Đình Nhu ra khỏi nước.


Ngày 02 tháng 11 quân đảo chánh vây nhà ông Ngô Đình Cẩn, ông Cẩn chạy đến trốn trong một nhà thờ Công Giáo tại Huế. Các Linh Mục đến Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế xin tỵ nạn cho ông Cẩn nhưng không được, vì theo luật quốc tế chỉ có Tòa Đại Sứ mới có quyền cho tỵ nạn mà thôi. Ông Lãnh Sự John Helble hỏi lệnh Tòa Đại Sứ và Bộ Ngoại Giao Bộ Ngoại Giao chỉ thị Lãnh Sự Helble phải cho ông Cẩn tỵ nạn.


10 giờ 45 sáng, một mình ông Cẩn đến trú ẩn tại Tòa Lãnh Sự Huế. Tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Sư Đoàn I đến Tòa Lãnh Sự yêu cầu đừng chứa chấp ông Cẩn vì e dân chúng tràn vào không giữ an ninh nổi. Cùng ngày, tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế yêu cầu tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn di chuyển gấp ông Cẩn. 


Ông Lãnh Sự Helble kể :"Tôi được cho biết là sẽ đưa anh em ông Diệm-Nhu ra khỏi nước". Tháp tùng bởi một người sĩ quan Mỹ, ông Cẩn lên máy bay đi vào Sài Gòn. Hạ cánh Tân Sơn Nhứt, thay vì gặp một viên chức tòa Đại Sứ như đã hứa, nhưng ông CIA Conein đón bắt ngay ông Cẩn và giao cho quân đảo chánh giam giữ. Trên lúc chiếc máy bay chở ông Cẩn đang bay, thì Đại Sứ Lodge gọi về Hoa Thịnh Đốn báo tin là Tướng Đôn hứa sẽ cho ông Cẩn được xử án một cách phân minh và công bằng, bởi vậy ông quyết định giao ông Cẩn cho phe đảo chánh. 


image040
Nhà tù Chí Hòa, Sài Gòn – ông Ngô Đình Cẩn nhận các nghi thức tôn giáo trước giờ ra pháp trường.
image041
Tòa án quân sự xét xử ông Ngô Đình Cẩn

Ông CIA Conein kể là Đại Sứ Lodge dặn: "Tôi sắp xếp chuyến bay đặc biệt này và ông phải giải giao người trên phi cơ này cho quân đảo chánh". Vào mùa Xuân 1964, ông Cẩn bị ghép đủ thứ tội như: tội thủ tiêu, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, làm thiệt hại kinh tế quốc gia mặc dù có lời xin ân xá của Đại Sứ Lodge. Ông Cẩn bị xử bắn ngày 09 tháng 05 năm 1964, tức 1 năm 1 ngày sau ngày nổi dậy biểu tình của Phật Giáo Huế.


NDD31.gif
Phó Tổng Thống Mỹ Johnson hội kiến Tổng Thống Ngô Đình Diệm tháng 05 năm 1961.

Ngày 22 tháng 11 năm 1963. Tổng Thống Kennedy bị ám sát chết tại thành phố Dallas, Texas, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson lên nhậm chức Tổng Thống Mỹ. Lúc còn là Phó Tổng Thống, ông Johnson từng qua hội kiến với Tổng Thống Diệm vào tháng 05 năm 1961 để bàn việc đưa quân Mỹ tham chiến Việt Nam. Vì cảm phục và nể trọng Tổng Thống Diệm, nên ông Johnson đã ca ngợi rằng: "Thủ Tường Diệm là một Churchill của Á Châu...Lịch sử xếp ông ta như là một trong những vĩ nhân của thế kỷ 20".


Sau cuộc đảo chánh 1963, đất nước liên tiếp trải qua bao cảnh chính biến và cuối cùng đưa cả một dân tộc vảo một thảm họa đen tối nhất lịch sử là để miền Nam Việt Nam rơi vào tay bọn Cộng Sản vô thần. Để rồi hôm nay đây, nơi đất khách quê người, chúng ta xót xa mang nỗi hờn vong quốc, và ngậm ngùi tiếc nhớ những kỷ niệm, dĩ vãng xa xưa!

Ngô Kỷ




Tham khảo và dịch thuật từ các sách sau đây:
- Lost Victory (William Colby)
- The Wound Within: America in the Vietnam Years, 1945-1974 (Alexader Kendrick) 
- Kennedy in Vietnam : American Vietnam Policy 1960-63 (William J. Rust)
- Beyon Vietnam : The United States and Asia (Edwin O Reischauer)
- Can We Win In Vietnam ? (FranK E. Armdruster, Raymond D. Gastil, Herman Kahn, William Pfaff, Edmund Stillman)
- The Perfect War: The War We Coudn't Lose and How We Did (James William Gibson)
- VIETNAM An American Ordeal (George Donelson Moss)
- The Ten Thousand Day War VIETNAM :1945-1975 (Michael Maclear)
- THE UNFINISHED WAR Vietnam and the American Conscience (Walter H. Capps)
- The Vietnamese and Their Revolution (John T. McAlister,Jr/Paul Mus)
- Why we were in Vietnam (Norman Podhoretz)
- America 's Longest War THE UNITED STATES AND VIETNAM 1950-1975 (George C. Herring)
- In Retrospect THE TRAGEDY AND LESSONS OF VIETNAM (Robert S McNamara)
- THE VIETNAM WAR Opposing Viewpoints (David L. Bender)
- The "Uncensored War" THE MEDIA AND VIETNAM (Daniel C. Hallin)
- Vietnam Crisis (Stephen Pan,PH.D.,-Daniel Lyons,S.J...)




VIDEO: Nhạc: Suy Tôn Ngô Tổng Thống  



Suy Tôn Ngô Tổng Thống


Ai bao năm từng in gót nơi quê người
(Ai bao năm vì sông núi quên thân mình)
Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do
Người cương quyết chống cộng, bài phong kiến bốc lột
Diệt thực dân đang rắc gieo tàn khốc

Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời
Gương hy sinh ngàn muôn kiếp không hề phai
Toàn dân quyết kết đoàn cùng chung sức với người
Thề đồng tâm xây đắp cho ngày mai

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Xin thượng đế ban phước lành cho người

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm
Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng Thống
Chung đắp xây nền thống nhất sơn hà.




Ngô Kỷ xin trích đăng lại các tấm hình mộ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Gia Đình ở dưới đây, từ Website "Hội Quán Phi Dũng." Các lời chú thích tên các ngôi mộ là của người chụp hình tại Việt Nam. Muốn coi chi tiết xin vào  http://hoiquanphidung.com /showthread.php?8187-M%E1%BB%9 9-Ph%E1%BA%A7n-NG%C3%94-t%E1%B B%95ng-th%E1%BB%91ng-VNHCH-v%C 3%A0-Gia-%C4%90%C3%ACnh






Hình ảnh của 3 ngôi mộ, Mẹ và 2 anh em ông Diệm và ông Nhu (Mẹ nằm giữa)


nds2.jpg


Bia của Mẹ mấy anh em ông nằm giữa với tên Thánh LUXIA Phạm thị Thân-mất sau anh em Diệm-Nhu 2 tháng.


nds3.jpg





Bia bên phải của Mẹ là Ngô Đình Diệm, Tổng Thống nền Đệ Nhất Cộng Hòa - nhưng nay chỉ được để 1 chữ HUYNH + tên Thánh mà thôi!


nds4.jpg



Bia bên trái Mẹ là Ngô Đình Nhu - cố bva61n là bào đệ của Ngô TT, nhưng nay chỉ được ghi một chữ ĐỆ + tên Thánh!
nds6.jpg





Bia phía xa bên trái - không nằm chung với anh em Diệm Nhu là Ngô Đình Cẩn - mất sau cái chế của 2 anh em..! cũng chỉ tên + tên Thánh ..! 


nds7.jpg



Hoang sơ tiêu điều!


image039
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các tướng lĩnh 
nền Đệ nhất Cộng Hoà Việt Nam .
Trong số các tướng trên đây chỉ có 2 ông theo đạo Công Giáo là tướng 
Huỳnh văn Cao và Đề đốc Hồ Tấn Quyền , các tướng còn lại đều là phật tử .
image034
image033
Một sĩ quan thuộc phe đảo chánh, vẻ mặt hớn hở, bên cạnh xác ông Ngô Đình Nhu
image043
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu trong hầm xe thiết giáp M-113, hai tay bị trói
image042

Lễ an táng Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu
image044
Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm 
và ông Ngô Đình Nhu 
tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi  - Douglas Pike Photograph Collection
Image result for Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu
Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu
 tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi - Douglas Pike Photograph Collection





  Ngô Kỷ dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm


Inline image 1




__._,_.___


Posted by: Ngo Ky <ngokyusa9@yahoo.com> 

AI RA LỆNH GIẾT CỤ DIỆM ?

$
0
0
 


Tướng Trn Văn Đôn nói vi Dương Văn Minh ti BTTM ngày 01-11-63 :

   ...  Trước khi tiến hành cuc “cách mng anh ( DV  Minh) có ha vi chúng tôi hn chế ti đa vìc gây đ máu các sĩ quan cp tá không ng h chúng ta,  anh đã cho  giết đi tá  H tn Quyn,  giết đi tá  Lê quang Tung, thiếu tá Lê quang Triu  ...  bây gi anh mun giết luôn  đi tá  Viên na sao ?  Hơn na dù lui không hp tác vi mình nhưng luiđâu có chng mình mà giết lui.


                               Trich Li Đi Tướng Cao Văn Viên


On Friday, September 22, 2017, 4:19:49 PM PDT, hungthe  [VN-TD] <> wrote:


 

   Thân chào
Anna Queen 
         PD

 


             AI RA LỆNH GIẾT  CỤ DIỆM  ?

    Đại Tướng
  CAO VĂN VIÊN


Kẻ đã ra lệnh giết tổng thống Ngô Đình Diệm :  Dương Văn Minh

Tác giả bài viết dưới đây là Ông Đặng Kim Thu, cựu SVSQ/TVBDL/K19, cựu tùy viên của Đại Tướng Cao Văn Viên, cựu quận trưởng quận Chợ Gạo.
        Tóm tắt, vụ 1-11-1963 hoàn toàn do Mỹ chỉ đạo.

  Nhưng Mỹ không chủ trương giết anh em ông Diệm-Nhu ,  mà chính là  tướng  Dương Văn Minh.
Từ đơn vị tác chiến (tiểu đòan 41 BĐQ), tôi được lệnh về làm Sĩ quan Tuỳ Viên cho Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà Đại Tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu .

Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của Đại Tướng, mới đầu tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20//TVBQGĐL, và sự cởi mở của ông bà Đại Tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút.

Những ngày đầu về ở trong dinh của Đại Tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v…
Ông bảo tôi:
– Thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng, ngoài giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả, nếu có vị tuớng tá nào muốn gặp tôi ngoài giờ làm việc, mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định có tiếp họ hay không, đặc biệt chú phải quan sát, xem vị tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không. Trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt . Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp, không cần phải hỏi tôi trước, hai vị đó là trung tướng Trần văn Đôn và trung tướng Tôn thất Đính. Mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa?
Tôi trả lời “dạ chỉ biết qua hình ảnh trên báo chí”. Ông bảo: “Cũng tốt, vậy thi ráng nhận diện nếu hai vị đó tới.”
Xong ông nhìn tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do nào mà hai ông cựu tướng này được đại tướng ưu ái như vậy.? Ông nói thêm:”chú muốn biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú nghe vì mai là chúa nhật có nhiều giờ rảnh hơn”
Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể:
“Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày Lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng thiếu tướng Khiêm mời vào Bộ Tổng Tham Mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ. Tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm. Đúng 1 giờ. hai qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau, đại tá Lê Quang Tung nói lớn:
– Họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây!
Vài phút sau đó có tiếng mở cửa, đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nới với vào:
– Mời đại tá Lê quang Tung – Lực Lượng Đặc Biệt và đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp trung tướng Dương văn Minh.

Vì đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau. Khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan khác còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi sĩ quan đó cùng tướng Đính dẫn tôi lên lầu gặp trung tướng Minh .


Inline image

              
           
         Đại úy  Nguyễn Văn Nhung  -  Cận  vệ của Tướng  Dương Văn Minh


Tướng Minh nói:
– Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm “toi” nghĩ sao?
Tôi trả lời:
– Chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì.



Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chĩa vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi.  Anh ta hỏi tôi :

– Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?
Tôi đáp:
– Tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực.
Thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.
Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Có người hỏi: “còn đại tá Tung đâu? tôi nói “bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”.
Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp Trung tướng Minh lần nữa, lần này Trung tướng Minh nói với tôi:
– Có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon thiếu tướng cho “toi” liền.
Tôi trả lời rằng chuyện của trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lai “thầy” tôi thì tôi không làm, trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, đại tá Viên là chánh Võ Phòng rồi Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống);
Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa hết thì chánh văn phòng của thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó.
Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh . Độ 5,6 ngày sau trung tướng Khiêm “lên trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963” tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy Lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác.

Rồi sau đó không lâu tôi được trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu của trung tướng Minh thì trung tướng Minh bàn với trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của đại tá Lê quang Tung, nhưng trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng:


Trước khi tiến hành cuộc “cách mạng” anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết đại tá Hồ tấn Quyền, giết đại tá Lê quang Tung, thiếu tá Lê quang Triệu  ... bây giờ anh muốn giết luôn đại tá Viên nữa sao? Hơn nữa dù “ lui ” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”.


Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là đại úy Phạm Bá Hoa giữ riêng tôi ơ đó, rồi ông Khiêm bảo:”Ai muốn kêu đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi”
Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó !”


VAI TRÒ CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN

TRONG CUỘC CHỈNH LÝ NGÀY 30-1-1964



Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm tổ chức tại Westminster, California ngày 26 tháng 10 năm 2014. Ban tổ chứ...


Một lần tôi theo Đại Tướng Viên ra Đà Nẵng thăm các đơn vị thuộc Quân Đoàn I. Tối lại, ngủ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng, lúc đó trung tá Lê chí Cường gốc nhẩy dù làm Thị Trưởng.
Đầu hôm thời tiết còn nóng, thầy trò tôi chưa ngủ được nên Đại Tưóng kể chuyện Đảo Chánh, chỉnh lý cho tôi nghe. Giờ đây thì chuyện dù đã xa xưa, nhưng thiết tưởng còn nhiều người chưa biết rõ, hoặc biết không chính xác, không đầy đủ, nên tôi mạo muội thuật lại những gì Đại Tá Viên kể cho tôi nghe với ước mong giúp quí vị độc giả đánh giá được 1 phần sự thực của 1 giai đoạn của Đất Nước.
Nguyên nhân đưa đến cuộc chỉnh lý 30-1-1964
Đại Tướng Viên kể rằng :
“ Trong nội bộ các tướng lãnh: sau ngày Đảo Chánh 1-11-1963 thành công, trong hàng tướng lãnh trụ cột của cuộc đảo chánh có những bất đồng ý kiến về việc thành lập chính phủ mới, về việc sắp xếp nhân sự và quan trọng hơn là sự tranh công tranh quyền giữa các tướng với nhau, cho nên dẫn tới sự chia rẽ.
Ngoài ra trung tướng Minh ỷ quyền là chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nên tỏ ra độc đoán trong mọi quyết định.
“ Chẳng hạn như ông Minh muốn đưa ông Nguyễn ngọc Thơ nguyên Phó Tổng Thống của ông Ngô Đình Diệm ra làm thủ tướng, nhìều tướng lãnh không đồng ý, vì cho rằng nguyên Phó Tổng Thống của chính phủ vừa bị lật đổ ra làm thủ tướng của chính phủ mới thì thật là vô lý, nhưng ông Minh cứ làm theo ý ông.
“Về phía Tòa Đại Sứ Mỹ thì ông Đăi Sứ đề nghị với ông Minh nên cử ông Trần quốc Bửu Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công ra lập chính phủ với lý do ông Bửu có nhiều uy tín trong giới bình dân và hiện trong tay ông Bửu có hơn 20 ngàn doàn viên của Tổng Liên Đoàn Lao dộng là lực lượng hùng hậu sẽ hỗ trợ cho chính phủ. Ông Dương văn Minh chẳng những không nghe mà còn ra lệnh cho thìếu tướng Đỗ Mậu bắt giam ông Trần quốc Bửu với lý do rất mơ hồ.
Thêm nữa, ông Minh lại gọi 2 người đã rời khỏi quân đội hồi năm 1955 đang lưu vong bên Pháp( vì chống ông Ngô đình Diệm) trở về hợp tác, đó là thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và đại tá Trần đình Lan (phòng2) trong quân đội Liên Hiệp Pháp; đìều này có vài tướng trẻ mới được thăng cấp như thếu tưóng Nguyễn hữu Có, Đỗ Mậu, thiếu tướng Dương ngọc Lắm, trung tướng Trần thiện Khiêm đều không đồng ý, bởi các vị này cho rằng ông Nguyễn văn Vỹ và ông Lan đã lỗi thời và đã rời khỏi quân đội lâu rồi, không còn thích hợp với quân đội hiện giờ nữa. Các ông Khiêm, Có, Lắm cho ràng, hiện nay trong quân đội có nhiều cấp tá trẻ có nhiều năng lực và được đào tạo chánh quy, cứ mạnh dạn giao việc cho họ, chứ cần gì phải gọi 2 người đó về hợp tác.
Ông Dương văn Minh chẳng thèm nghe mà vẫn cứ hành xử theo ý riêng mình dựa trên tình cảm cá nhân.
“Phần tôi (đại tá Cao văn Viên) thì mỗi ngày trình diện ở Bộ Tổng Tham Mưu, nghe nói ông Minh định cho tôi giải ngũ, nhưng nhờ trung tướng Khiêm tự ý cho tôi trở về nhẩy dù ngày 6-11-1963 mà không hội ý với ông Minh, vì việc này nằm trong thảm quyền của ông Khiêm.
Về sau mới biết, sở dĩ ông Khiêm hành động như vậy vì ngày 5-11-1963, ông Minh nói với ông Khiêm rằng đại tá Nguyễn chánh Thi ở Campuchia sắp về, ông Minh sẽ cho ông Thi chỉ huy lại Lực Lượng Nhẩy Dù, diều này chính ông Khiêm không muốn, nên hành động trước một bước, vì nếu để ông Nguyễn chánh Thi chỉ huy nhẩy dù thì khi ông Khiêm muốn mưu đồ gì cũng không thể xử dụng lực lượng nhẩy dù được vì ông Khiêm với ông Thi không thân nhau, vả lại cũng còn ngờ vực không biết ông Thi còn ôm mối hận ngàỳ 11-11-1960 cách 3 năm trước hay không.
Ngày 8-11-1963 đại tá Nguyễn chánh Thi từ Nam Vang đi đường xe về tới Gò Dầu Hạ, được ông Khiêm cho trực thăng đi đón về Tổng Tham Mưu, sau đó ông Khiêm cử ông Thi làm chủ tịch Ủy Ban Điều Tra tài sản và tội ác của ông Ngô đình Cẩn, thế là ông Thi trở ra miền Trung làm việc.
Từ những việc như vậy đưa đến những xích mích giữa ông Khiêm và ông Minh, rồi một ngày vào hạ tuần tháng 12-1963, ông Minh cử ông Khiêm đi công du qua Nhật và Đài Loan, ở nhà ông Minh giao cho Trung tướng Lê văn Kim thay thế trung tướng Khiêm giữ chức vụ Tham Mưư Trưởng Liên Quân ( không làm lễ bàn giao), đến khi ông Khiêm trở về thì ông Minh chỉ định ông Khiêm làm tư Lệnh Quân Đoàn III chia bớt nhiệm vụ của trung tướng Đính đang kiêm nhiệm Bộ An Ninh. Thời gian này Quân Đoàn III còn nằm trong trại Lê văn Duyệt Sài Gòn chưa dời lên Biên Hoà. Vậy là ông Khiêm bị hạ tầng công tác nên ông Khiêm trở nên bất mãn.
Nguyên nhân bên ngoài
Ông Dương văn Minh gây cho Đại Sứ Mỹ cú “sốc” đầu tiên là không nghe theo đề nghị của Đại Sứ Mỹ đề cử ông Trần quốc Bửu làm thủ tướng mà ông Bửu còn bị bắt giam với tội danh mơ hồ.
Sau khi đảo chánh thành công, ông Minh thường liên lạc với đại sứ Pháp ờ Sài Gòn, hơn là đại sứ Mỹ, và có vài lần ông Minh mời Đại Sứ Pháp đến dinh “Hoa lan” của ông Minh dùng cơm tối, có sự hiện diện của ông Đôn, ông Kim, ông Xuân …mà không có sự hìện diện của viên chức Mỹ nào cả. Việc này không qua khỏi cặp mắt “cú vọ” của cơ quan CIA ở Sài Gòn khiến họ đâm ra hoài nghi. Ngoài ra mỗi khi có việc phải giao tiếp với viên chức của toà đại sứ Mỹ và Bộ Tư Lệnh M.A.C.V, các ông Minh, Đôn, Xuân, Kim …chỉ nói toàn tiếng Pháp mà không nói 1 câu tiếng Anh nào, điều này cũng gây khó chịu và tự ái đối với các viên chức Mỹ không ít, và họ nghĩ là các tướng có khuynh hướng thân Pháp.
Tổng hợp những chuyện kể trên đưa đến cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964.
Chỉnh lý ngày 30-1-1964
Chiều ngày 29-1-1964 tướng Khiêm mời tướng Khánh ở Đà Nẵng về Sài Gòn, nói có chuyện cần bàn với tướng Khánh, rồi tướng Khiêm gặp tôi (Đại tá Viên) chỉ thị cho tôi chuẩn bị lực lượng nhẩy dù đi bắt 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính,Vỹ và người thứ 6 là thìếu tá Nhung (người đã giết ông Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu), thiếu tá Nhung đang ở trong nhà trung tướng Dương văn Minh.
Tôi đề nghị với trung tướng Khiêm nên giao người khác đi bắt ông Đôn và ông Đính, chứ tôi rất khó xử nếu phải đi bắt 2 người mà cách đây 3 tháng đã là ân nhân cứu tử tôi. Trung tướng Khiêm thấy đề nghị của tôi hợp lý nên giao cho tiểu đoàn 2 TQLC lúc đó do thiếu tá Cổ Tấn Tinh Châu làm TĐT đi bắt tướng Đôn và tướng Đính.
Lệnh tổng quát của trung tướng Khiêm cho 2 tôi và thiếu tá Châu là không được liên lạc hoặc tiếp xúc với bắt cứ ai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thời gian này tất cả mọi đơn vị muốn vào lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô phải có lệnh của Tư Lệnh QĐIII, và riêng TĐ2/TQLC vì đang đóng quân bên ngoài lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô nên tr/t Khiêm ký sự vụ lệnh giao cho 1 đại úy thuộc QĐIII đem đến cho TĐT/TĐ2/TQLC để di chuyển tiểu đoàn vào BKTĐ mà không bị ngăn cản.
Tr/t Khiêm ra lệnh cho thiếu tá Phạm bá Hoa chuẩn bị 1 xe dodge truyền tin để theo dõi việc đi bắt 5 ông tướng mà chính t/t Hoa phải trực máy truyền tin.
Giờ xuất phát đi bắt là 23 giờ và các đường giây điện thoại ở nhà 5 ông tướng đã bị ông Khiêm cho lệnh cắt đứt hết rồi, không liên lạc được với ai cả.
Đúng 23 giờ tôi được lẹnh xuất phát để bắt 3 ông tướng : Mai hữu Xuân, Lê văn Kim và Nguyễn văn Vỹ, rồi sau cùng đến bắt th/t Nguyễn văn Nhung tại nhà của ông Dương văn Minh.
Tiểu đoàn 2/TQLC được giao nhiệm vụ đi bắt 2 ông tướng Tôn thất Đính và Trần văn Đôn , cả 2 đơn vị xuất phá cùng một lúc.
Đến khoảng 2 giờ sáng 5 vị tướng : Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vô Bộ Tổng Tham Mưu, riêng th/t Nhung thì tôi đưa về trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của lữ đoàn nhẩy dù.
Trung tướng Nguyễn Khánh ở Đà Nẵng được trung tướng Khiêm mời về Sài Gòn từ chiều, đang ở nhà chờ, đến bấy giờ mới được tướng Khiêm mời vào BTTM cho biết:”Nhiệm vụ của tôi(tướng Khiêm) tới đây đã xong, phần còn lại tôi giao cho anh (tướng Khánh).chuẩn bị sáng mai anh họp báo
Tướng Khánh nói:”công của anh thì anh làm luôn đi”. Tướng Khiêm vẫn khước từ và gợi ý với tướng Khánh, khi họp báo cứ nói các ông đó cớ ý định “trung lập thân Pháp” nên mình phải ra tay ngăn chặn.
Trung tướng Khánh liền gọi ra Quân Đoàn I Đà Nẵng dặn dò chuyện gì đó, rồi dại tá Thi nghe được lièn bay vô Sài Gòn kịp sáng sớm vào TTM ngồi họp báo chung với tướng Khánh, điều này khiến báo chí và dân chúng tưởng rằng ông Khánh và ông Thi làm cuộc chỉnh lý, chứ không biết rằng trong đêm 1 mình tướng Khiêm đích thân chỉ huy 2 vị sĩ quan cấp tá là tôi và thiếu tá Cổ tấn tinh Châu đi bắt 5 ông tướng và thiếu tá Nhung, xong rồi mới giao cho ông Khánh.
Tóm lại ông Khiêm dọn sẵn “mâm cỗ” cho ông Khánh hưởng.
Hôm saụ 5 vị tướng bị chỉnh lý được phi cơ chở ra Đà Nẵng rồi vài ngày sau lại chở vô quản thúc ở Đà Lạt. Ông Khánh lên làm thủ Tướng từ lúc đó.
Số phận của th/t Nhung
Đại Tướng viên kể lại rằng:
“Khi tới nhà ông Minh để bắt t/t Nhung thì tôi gặp ngay tướng Minh, ông hỏi lệnh của ai biểu bắt,
Tôi (đại tá Viên) trả lời: lệnh của tr/t Trần thiện Khiêm.
Ông Minh hỏi : ông Khiêm hiện giờ ở đâu?
Tôi trả lời: thưa trung tướng tôi không biết.
Ông Minh lại hỏi tiếp:vậy đại tá nhận lệnh của ông Khiêm từ lúc nào? lý do nào bắt cận vệ của tôi.
“Tôi đáp: xin tr/t hỏi ngay tr/t Khiêm, còn tôi chỉ thi hành lệnh.
Liền đó tướng Minh bốc điện thoại gọi ai đó, nhưng gọi không được, bèn dằn mạnh điện thoại xuống bàn, thấy vậy tôi nói :”điện thoại bị cắt giây rồi, trung tướng không gọi được ai đâu”, tôi chào tr/t Minh rồi dẫn th/t Nhung ra xe đưa về trại Hoàng Hoa Thám
Tại đây tôi giao th/t Nhung cho sĩ quan an ninh nhẩy dù hỏi cung th/t Nhung, chủ yếu ở điểm: ai ra lệnh giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Nhu? Sĩ quan an ninh nhẩy dù đưa giấy, viết bắt ông ta tự viết lời khai để làm chứng cớ. Sau khi lấy lời khai xong, khuya ngày hôm sau sĩ quan an ninh ( cấp bậc trung úy)cho người vô phòng giam bóp cổ Nguyễn Nhung chết rồi lấy giây giầy”saut” của chính ông Nhung thắt vòng treo cổ Nguyễn Nhung lên trần nhà.
Đêm đó tôi về nhà ngủ, sáng sớm hôm sau, sĩ quan trực ở trại Hoàng Hoa Thám đìện thoại báo cáo tôi: th/t Nhung thắt cổ tự tử chết rồi, tôi bảo sĩ quan trực gọi bác sĩ Văn văn Của, lúc ấy là th/t y si trưởng ND ráng cứu chữa ông ta coi có thể sống lại được không? .
Sau đó y sĩ thiếu tá Văn văn Của điện thoại báo tôi: “Thưa đại tá hết phương cứu chữa rồi” và ông Của làm bản báo cáo, y chứng xác nhận, thiếu tá Nhung đã chết do thắt cổ tự tử”. Cuộc điện đàm này tôi có cài máy ghi âm để thủ thân về sau này.
Trong lời tự khai của th/t Nhung, ông ta nói răng ông Dương văn Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Nhu trướckhi đoàn xe về tới Bộ TTM, ngoài ra trên đường di chuyển nếu có sự bất trắc gì xẩy ra thì chỉ nghe theo lệnh của thiếu tướng Mai hữu Xuân mà thôi, khi ông Nhung đâm ông cố vấn Nhu thì bị ông Diệm chống cự quyết liệt nên buộc lòng ông Nhung phải giết luôn ông Diệm
Ngoài ra khi khám tử thi của t/t Nhung, sĩ quan an ninh lấy ra được một mẩu giấy viết sẵn giấu trong quần, định tìm cách gửi về nhà, nhưng chưa gửi được. Nội dung như sau:”Em ơi! Bọn Diệm , Nhu sống lại rồi, chắc anh phải chết, nếu anh có mệnh hệ gì,em phải ráng nuôi các con cho khôn lớn, anh đang bị nhốt trong lữ đoàn nhẩy dù”.
Lời tự khai và cái thơ riêng gửi cho vợ của t/t Nhung được đưa cho trung tướng Khánh giữ.”
Nhận định riêng của người viết:
Về cái chết của thiếu tá Nhung,tôi nghĩ rằng vị sĩ quan an ninh nhẩy dù không dám tự ý hành động, mà phải có lệnh của 1 trong 3 vị: tuớng Khánh, tướng Khiêm hoặc đại tá Viên? Nhiều lần tôi muốn hỏi đại tướng Viên nhưng lại rụt rè không giám hỏi vì sợ tướng Viên giận và cho rằng tôi tò mò.,
Theo tôi cuộc chỉnh lỷ 30-1-1964 chắc chắn phải có bàn tay “phù thủy” của Mỹ thúc dẩy cho tướng Khiêm thực hiện, mà nguyên nhân chánh là do trung tướng Dương văn Minh làm phật lòng người Mỹ, nhưng ông Minh không bị loại vì lúc bấy giờ dân chúng và khối phật giáo Ấn Quang vẫn còn xem ông Minh như người hùng ”cách mạng” nếu loại hẳn ông Minh sợ e có xáo trộn xã hội và sợ thượng toạ Thích trí Quang sách động Phật tử “xuống đường”ủng hộ ông Minh . Còn 5 ông tướng bị chỉnh lý vì thân tín với ông Minh nên bị làm vật tế thần, bị chụp lên đầu cái mũ”trung lập thân Pháp”, để chặt hết tay chân của ông Minh, biến ông Minh thành “con cua bị gẫy càng” ngồi đó nhìn ông Khánh tung hoành
Phụ chú;
Những điều tôi thuật lại cho quý độc giả trên đây là tôi được nghe đại tướng Viên kể lại lúc tôi đang là sĩ quan tùy viên của ông,
Sau này vào tháng 8 năm 2004, tôi từ Cali qua Virginia thăm đại tướng Viên trong 1 nursing home, tình cờ có đại tướng Khiêm tới, ông Viên, ông Khiêm và tôi cùng ngồi nói chuyện chung, đây là dịp may hiếm có, tôi hỏi đại tướng Khiêm vài điều mà tôi ấp ủ từ lâu vì không biết hỏi ai cho chính xác.
Tôi hỏi:
-Thưa đại tướng, em nghe nói ngày đảo chánh 1-11-1963 có 1 người Mỹ ở trong phòng của đại tướng ngay từ giờ phút đầu để theo dõi cuộc đảo chánh, em muốn biết lời đồn đó co đúng không?
Đại tướng Khiêm nói:
– Lời đồn đó đúng, người Mỹ đó là trung tá Conein, ông ta ở trong 1 phòng nhỏ sát phòng làm việc của tôi sau tấm vách ngăn mà không hề bước qua phòng tôi trong thời gian tiến hành đảo chánh. Tôi cho chú biết thêm, ông Conein này là 1 sĩ quan trưởng của 1 toán tình báo Mỹ đã từng nhẩy dù xuống vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc, Việt Nam năm1945 để giúp Hồ chí Minh đánh Nhật, ông ta là người biết nhiều về Hồ chí Minh và mặt trận Việt Minh.
Tôi hỏi tiếp :
– Thưa đại tướng, em được biết, sau khi đại tướng làm cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964 thiếu tá Nhung đã khai, ông Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Diệm, ông Nhu , lời khai đó chân thật không? Liệu sau lưng ông Minh có 1 thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh làm chuyện đó không?
Đại tướng Khiêm trả lới:
– Chú nghe kỹ tôi nói đây:”trước ngày đảo chánh (1-11-1963) tôi đưa ra 1 điều kiện tiên quyết với ông Minh, liên quan đến Tổng Thống Diệm như sau : phải bảo đảm sinh mạng Tổng Thống Diệm và để T/T Diệm bình an xuất ngoại. Ông Minh và ông Kim đều đồng ý, sở dĩ có ông Kim vì mới đầu ông Kim có 1 nhóm riêng cũng âm mưu đảo chánh, về sau 2 nhóm mới kết hợp lại.
Khi biết ông Diệm , ông Nhu bị giết, lúc ấy tôi mới biết luôn đại tá Quyền, đại tá Tung và em của đại tá Tung là Lê quang Triệu cũng bị giết, còn ông này (ông Khiêm vừa nói vừa nhìn qua ôngViên) cũng bị còng tay, may mà ông Đính thấy kip chứ không thì cũng theo Hồ tấn Quyền và Lê quang Tung rồi (ông Viên và ông Khiêm cùng cười).
Ông Khiêm nói tiếp:
– Tôi ở văn phòng của tôi trên lầu. Còn ông Minh, ông Kim, ông Đôn ngồi ở phòng của đại tướng Tỵ, lúc đó đại tướng Tỵ đang dưỡng bệnh, nên ông Đôn làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Họ hành động lén lút, giấu không cho tôi biết rồi họ quyết định với nhau tôi có hay biết gì đâu
Chú nghĩ coi: ông Diệm đã gọi đìện thoại bảo cho xe đến đón ông về TTM, như vậy nghĩa là ông đã đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng. Ông Minh, ông Kim độc ác quá! Cho nên tôi bất mãn với 2 ông ấy từ lúc đó.
Còn chú hỏi liệu có thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh giết ông Diệm, tôi cho chú biết thêm chi tiết này: khi ông Conein ở trong phòng nhỏ bước ra phòng tôi, trung tướng Minh cho ông ta biết ông Diệm và ông Nhu chết rồi, ông Conein tỏ ra tức giận không nói với ông Minh một lời,ông quay trở vào phòng và thốt lên một câu:”Do a terrible thing”rồì một lúc sau ông Conein bỏ ra về. Thế đó chú tự suy nghĩ”
Tôi cám ơn đại tướng Khìêm, rồi chúng tôi tiếp tục nói chuyện linh tinh khác suốt cả buổi sáng hôm đó.
Thân phận của một Quốc Gia nhược tiểu là như vậy.




Inline image


       Ông Dim đã gi đìn thoi bo cho xe đến đón ông v TTM, như vy nghĩa làông đãđu hàng ri, ti sao li giết người đu hàng.
   Ông Minh, ông Kim đc ác quá ! Cho nên tôi bt mãn vi 2 ông y t lúc đó.
                       




    Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng Kim Thu






__._,_.___

Posted by: huong thuy 

AI RA LỆNH GIẾT CỤ DIỆM ?

$
0
0
 


Tướng Trn Văn Đôn nói vi Dương Văn Minh ti BTTM ngày 01-11-63 :

   ...  Trước khi tiến hành cuc “cách mng anh ( DV  Minh) có ha vi chúng tôi hn chế ti đa vìc gây đ máu các sĩ quan cp tá không ng h chúng ta,  anh đã cho  giết đi tá  H tn Quyn,  giết đi tá  Lê quang Tung, thiếu tá Lê quang Triu  ...  bây gi anh mun giết luôn  đi tá  Viên na sao ?  Hơn na dù lui không hp tác vi mình nhưng luiđâu có chng mình mà giết lui.


                               Trich Li Đi Tướng Cao Văn Viên


On Friday, September 22, 2017, 4:19:49 PM PDT, hungthe  [VN-TD] <> wrote:


 

   Thân chào
Anna Queen 
         PD

 


             AI RA LỆNH GIẾT  CỤ DIỆM  ?
Image result for ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN
    Đại Tướng
  CAO VĂN VIÊN


Kẻ đã ra lệnh giết tổng thống Ngô Đình Diệm :  Dương Văn Minh

Tác giả bài viết dưới đây là Ông Đặng Kim Thu, cựu SVSQ/TVBDL/K19, cựu tùy viên của Đại Tướng Cao Văn Viên, cựu quận trưởng quận Chợ Gạo.
        Tóm tắt, vụ 1-11-1963 hoàn toàn do Mỹ chỉ đạo.

  Nhưng Mỹ không chủ trương giết anh em ông Diệm-Nhu ,  mà chính là  tướng  Dương Văn Minh.
Từ đơn vị tác chiến (tiểu đòan 41 BĐQ), tôi được lệnh về làm Sĩ quan Tuỳ Viên cho Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà Đại Tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu .

Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của Đại Tướng, mới đầu tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20//TVBQGĐL, và sự cởi mở của ông bà Đại Tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút.

Những ngày đầu về ở trong dinh của Đại Tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v…
Ông bảo tôi:
– Thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng, ngoài giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả, nếu có vị tuớng tá nào muốn gặp tôi ngoài giờ làm việc, mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định có tiếp họ hay không, đặc biệt chú phải quan sát, xem vị tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không. Trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt . Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp, không cần phải hỏi tôi trước, hai vị đó là trung tướng Trần văn Đôn và trung tướng Tôn thất Đính. Mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa?
Tôi trả lời “dạ chỉ biết qua hình ảnh trên báo chí”. Ông bảo: “Cũng tốt, vậy thi ráng nhận diện nếu hai vị đó tới.”
Xong ông nhìn tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do nào mà hai ông cựu tướng này được đại tướng ưu ái như vậy.? Ông nói thêm:”chú muốn biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú nghe vì mai là chúa nhật có nhiều giờ rảnh hơn”
Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể:
“Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày Lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng thiếu tướng Khiêm mời vào Bộ Tổng Tham Mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ. Tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm. Đúng 1 giờ. hai qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau, đại tá Lê Quang Tung nói lớn:
– Họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây!
Vài phút sau đó có tiếng mở cửa, đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nới với vào:
– Mời đại tá Lê quang Tung – Lực Lượng Đặc Biệt và đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp trung tướng Dương văn Minh.

Vì đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau. Khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan khác còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi sĩ quan đó cùng tướng Đính dẫn tôi lên lầu gặp trung tướng Minh .


Inline image

              
           
         Đại úy  Nguyễn Văn Nhung  -  Cận  vệ của Tướng  Dương Văn Minh


Tướng Minh nói:
– Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm “toi” nghĩ sao?
Tôi trả lời:
– Chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì.



Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chĩa vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi.  Anh ta hỏi tôi :

– Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?
Tôi đáp:
– Tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực.
Thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.
Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Có người hỏi: “còn đại tá Tung đâu? tôi nói “bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”.
Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp Trung tướng Minh lần nữa, lần này Trung tướng Minh nói với tôi:
– Có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon thiếu tướng cho “toi” liền.
Tôi trả lời rằng chuyện của trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lai “thầy” tôi thì tôi không làm, trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, đại tá Viên là chánh Võ Phòng rồi Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống);
Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa hết thì chánh văn phòng của thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó.
Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh . Độ 5,6 ngày sau trung tướng Khiêm “lên trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963” tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy Lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác.

Rồi sau đó không lâu tôi được trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu của trung tướng Minh thì trung tướng Minh bàn với trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của đại tá Lê quang Tung, nhưng trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng:


Trước khi tiến hành cuộc “cách mạng” anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết đại tá Hồ tấn Quyền, giết đại tá Lê quang Tung, thiếu tá Lê quang Triệu  ... bây giờ anh muốn giết luôn đại tá Viên nữa sao? Hơn nữa dù “ lui ” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”.


Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là đại úy Phạm Bá Hoa giữ riêng tôi ơ đó, rồi ông Khiêm bảo:”Ai muốn kêu đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi”
Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó !”

Image result for ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN
VAI TRÒ CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN

TRONG CUỘC CHỈNH LÝ NGÀY 30-1-1964



Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm tổ chức tại Westminster, California ngày 26 tháng 10 năm 2014. Ban tổ chứ...


Một lần tôi theo Đại Tướng Viên ra Đà Nẵng thăm các đơn vị thuộc Quân Đoàn I. Tối lại, ngủ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng, lúc đó trung tá Lê chí Cường gốc nhẩy dù làm Thị Trưởng.
Đầu hôm thời tiết còn nóng, thầy trò tôi chưa ngủ được nên Đại Tưóng kể chuyện Đảo Chánh, chỉnh lý cho tôi nghe. Giờ đây thì chuyện dù đã xa xưa, nhưng thiết tưởng còn nhiều người chưa biết rõ, hoặc biết không chính xác, không đầy đủ, nên tôi mạo muội thuật lại những gì Đại Tá Viên kể cho tôi nghe với ước mong giúp quí vị độc giả đánh giá được 1 phần sự thực của 1 giai đoạn của Đất Nước.
Nguyên nhân đưa đến cuộc chỉnh lý 30-1-1964
Đại Tướng Viên kể rằng :
“ Trong nội bộ các tướng lãnh: sau ngày Đảo Chánh 1-11-1963 thành công, trong hàng tướng lãnh trụ cột của cuộc đảo chánh có những bất đồng ý kiến về việc thành lập chính phủ mới, về việc sắp xếp nhân sự và quan trọng hơn là sự tranh công tranh quyền giữa các tướng với nhau, cho nên dẫn tới sự chia rẽ.
Ngoài ra trung tướng Minh ỷ quyền là chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nên tỏ ra độc đoán trong mọi quyết định.
“ Chẳng hạn như ông Minh muốn đưa ông Nguyễn ngọc Thơ nguyên Phó Tổng Thống của ông Ngô Đình Diệm ra làm thủ tướng, nhìều tướng lãnh không đồng ý, vì cho rằng nguyên Phó Tổng Thống của chính phủ vừa bị lật đổ ra làm thủ tướng của chính phủ mới thì thật là vô lý, nhưng ông Minh cứ làm theo ý ông.
“Về phía Tòa Đại Sứ Mỹ thì ông Đăi Sứ đề nghị với ông Minh nên cử ông Trần quốc Bửu Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công ra lập chính phủ với lý do ông Bửu có nhiều uy tín trong giới bình dân và hiện trong tay ông Bửu có hơn 20 ngàn doàn viên của Tổng Liên Đoàn Lao dộng là lực lượng hùng hậu sẽ hỗ trợ cho chính phủ. Ông Dương văn Minh chẳng những không nghe mà còn ra lệnh cho thìếu tướng Đỗ Mậu bắt giam ông Trần quốc Bửu với lý do rất mơ hồ.
Thêm nữa, ông Minh lại gọi 2 người đã rời khỏi quân đội hồi năm 1955 đang lưu vong bên Pháp( vì chống ông Ngô đình Diệm) trở về hợp tác, đó là thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và đại tá Trần đình Lan (phòng2) trong quân đội Liên Hiệp Pháp; đìều này có vài tướng trẻ mới được thăng cấp như thếu tưóng Nguyễn hữu Có, Đỗ Mậu, thiếu tướng Dương ngọc Lắm, trung tướng Trần thiện Khiêm đều không đồng ý, bởi các vị này cho rằng ông Nguyễn văn Vỹ và ông Lan đã lỗi thời và đã rời khỏi quân đội lâu rồi, không còn thích hợp với quân đội hiện giờ nữa. Các ông Khiêm, Có, Lắm cho ràng, hiện nay trong quân đội có nhiều cấp tá trẻ có nhiều năng lực và được đào tạo chánh quy, cứ mạnh dạn giao việc cho họ, chứ cần gì phải gọi 2 người đó về hợp tác.
Ông Dương văn Minh chẳng thèm nghe mà vẫn cứ hành xử theo ý riêng mình dựa trên tình cảm cá nhân.
“Phần tôi (đại tá Cao văn Viên) thì mỗi ngày trình diện ở Bộ Tổng Tham Mưu, nghe nói ông Minh định cho tôi giải ngũ, nhưng nhờ trung tướng Khiêm tự ý cho tôi trở về nhẩy dù ngày 6-11-1963 mà không hội ý với ông Minh, vì việc này nằm trong thảm quyền của ông Khiêm.
Về sau mới biết, sở dĩ ông Khiêm hành động như vậy vì ngày 5-11-1963, ông Minh nói với ông Khiêm rằng đại tá Nguyễn chánh Thi ở Campuchia sắp về, ông Minh sẽ cho ông Thi chỉ huy lại Lực Lượng Nhẩy Dù, diều này chính ông Khiêm không muốn, nên hành động trước một bước, vì nếu để ông Nguyễn chánh Thi chỉ huy nhẩy dù thì khi ông Khiêm muốn mưu đồ gì cũng không thể xử dụng lực lượng nhẩy dù được vì ông Khiêm với ông Thi không thân nhau, vả lại cũng còn ngờ vực không biết ông Thi còn ôm mối hận ngàỳ 11-11-1960 cách 3 năm trước hay không.
Ngày 8-11-1963 đại tá Nguyễn chánh Thi từ Nam Vang đi đường xe về tới Gò Dầu Hạ, được ông Khiêm cho trực thăng đi đón về Tổng Tham Mưu, sau đó ông Khiêm cử ông Thi làm chủ tịch Ủy Ban Điều Tra tài sản và tội ác của ông Ngô đình Cẩn, thế là ông Thi trở ra miền Trung làm việc.
Từ những việc như vậy đưa đến những xích mích giữa ông Khiêm và ông Minh, rồi một ngày vào hạ tuần tháng 12-1963, ông Minh cử ông Khiêm đi công du qua Nhật và Đài Loan, ở nhà ông Minh giao cho Trung tướng Lê văn Kim thay thế trung tướng Khiêm giữ chức vụ Tham Mưư Trưởng Liên Quân ( không làm lễ bàn giao), đến khi ông Khiêm trở về thì ông Minh chỉ định ông Khiêm làm tư Lệnh Quân Đoàn III chia bớt nhiệm vụ của trung tướng Đính đang kiêm nhiệm Bộ An Ninh. Thời gian này Quân Đoàn III còn nằm trong trại Lê văn Duyệt Sài Gòn chưa dời lên Biên Hoà. Vậy là ông Khiêm bị hạ tầng công tác nên ông Khiêm trở nên bất mãn.
Nguyên nhân bên ngoài
Ông Dương văn Minh gây cho Đại Sứ Mỹ cú “sốc” đầu tiên là không nghe theo đề nghị của Đại Sứ Mỹ đề cử ông Trần quốc Bửu làm thủ tướng mà ông Bửu còn bị bắt giam với tội danh mơ hồ.
Sau khi đảo chánh thành công, ông Minh thường liên lạc với đại sứ Pháp ờ Sài Gòn, hơn là đại sứ Mỹ, và có vài lần ông Minh mời Đại Sứ Pháp đến dinh “Hoa lan” của ông Minh dùng cơm tối, có sự hiện diện của ông Đôn, ông Kim, ông Xuân …mà không có sự hìện diện của viên chức Mỹ nào cả. Việc này không qua khỏi cặp mắt “cú vọ” của cơ quan CIA ở Sài Gòn khiến họ đâm ra hoài nghi. Ngoài ra mỗi khi có việc phải giao tiếp với viên chức của toà đại sứ Mỹ và Bộ Tư Lệnh M.A.C.V, các ông Minh, Đôn, Xuân, Kim …chỉ nói toàn tiếng Pháp mà không nói 1 câu tiếng Anh nào, điều này cũng gây khó chịu và tự ái đối với các viên chức Mỹ không ít, và họ nghĩ là các tướng có khuynh hướng thân Pháp.
Tổng hợp những chuyện kể trên đưa đến cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964.
Chỉnh lý ngày 30-1-1964
Chiều ngày 29-1-1964 tướng Khiêm mời tướng Khánh ở Đà Nẵng về Sài Gòn, nói có chuyện cần bàn với tướng Khánh, rồi tướng Khiêm gặp tôi (Đại tá Viên) chỉ thị cho tôi chuẩn bị lực lượng nhẩy dù đi bắt 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính,Vỹ và người thứ 6 là thìếu tá Nhung (người đã giết ông Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu), thiếu tá Nhung đang ở trong nhà trung tướng Dương văn Minh.
Tôi đề nghị với trung tướng Khiêm nên giao người khác đi bắt ông Đôn và ông Đính, chứ tôi rất khó xử nếu phải đi bắt 2 người mà cách đây 3 tháng đã là ân nhân cứu tử tôi. Trung tướng Khiêm thấy đề nghị của tôi hợp lý nên giao cho tiểu đoàn 2 TQLC lúc đó do thiếu tá Cổ Tấn Tinh Châu làm TĐT đi bắt tướng Đôn và tướng Đính.
Lệnh tổng quát của trung tướng Khiêm cho 2 tôi và thiếu tá Châu là không được liên lạc hoặc tiếp xúc với bắt cứ ai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thời gian này tất cả mọi đơn vị muốn vào lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô phải có lệnh của Tư Lệnh QĐIII, và riêng TĐ2/TQLC vì đang đóng quân bên ngoài lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô nên tr/t Khiêm ký sự vụ lệnh giao cho 1 đại úy thuộc QĐIII đem đến cho TĐT/TĐ2/TQLC để di chuyển tiểu đoàn vào BKTĐ mà không bị ngăn cản.
Tr/t Khiêm ra lệnh cho thiếu tá Phạm bá Hoa chuẩn bị 1 xe dodge truyền tin để theo dõi việc đi bắt 5 ông tướng mà chính t/t Hoa phải trực máy truyền tin.
Giờ xuất phát đi bắt là 23 giờ và các đường giây điện thoại ở nhà 5 ông tướng đã bị ông Khiêm cho lệnh cắt đứt hết rồi, không liên lạc được với ai cả.
Đúng 23 giờ tôi được lẹnh xuất phát để bắt 3 ông tướng : Mai hữu Xuân, Lê văn Kim và Nguyễn văn Vỹ, rồi sau cùng đến bắt th/t Nguyễn văn Nhung tại nhà của ông Dương văn Minh.
Tiểu đoàn 2/TQLC được giao nhiệm vụ đi bắt 2 ông tướng Tôn thất Đính và Trần văn Đôn , cả 2 đơn vị xuất phá cùng một lúc.
Đến khoảng 2 giờ sáng 5 vị tướng : Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vô Bộ Tổng Tham Mưu, riêng th/t Nhung thì tôi đưa về trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của lữ đoàn nhẩy dù.
Trung tướng Nguyễn Khánh ở Đà Nẵng được trung tướng Khiêm mời về Sài Gòn từ chiều, đang ở nhà chờ, đến bấy giờ mới được tướng Khiêm mời vào BTTM cho biết:”Nhiệm vụ của tôi(tướng Khiêm) tới đây đã xong, phần còn lại tôi giao cho anh (tướng Khánh).chuẩn bị sáng mai anh họp báo
Tướng Khánh nói:”công của anh thì anh làm luôn đi”. Tướng Khiêm vẫn khước từ và gợi ý với tướng Khánh, khi họp báo cứ nói các ông đó cớ ý định “trung lập thân Pháp” nên mình phải ra tay ngăn chặn.
Trung tướng Khánh liền gọi ra Quân Đoàn I Đà Nẵng dặn dò chuyện gì đó, rồi dại tá Thi nghe được lièn bay vô Sài Gòn kịp sáng sớm vào TTM ngồi họp báo chung với tướng Khánh, điều này khiến báo chí và dân chúng tưởng rằng ông Khánh và ông Thi làm cuộc chỉnh lý, chứ không biết rằng trong đêm 1 mình tướng Khiêm đích thân chỉ huy 2 vị sĩ quan cấp tá là tôi và thiếu tá Cổ tấn tinh Châu đi bắt 5 ông tướng và thiếu tá Nhung, xong rồi mới giao cho ông Khánh.
Tóm lại ông Khiêm dọn sẵn “mâm cỗ” cho ông Khánh hưởng.
Hôm saụ 5 vị tướng bị chỉnh lý được phi cơ chở ra Đà Nẵng rồi vài ngày sau lại chở vô quản thúc ở Đà Lạt. Ông Khánh lên làm thủ Tướng từ lúc đó.
Số phận của th/t Nhung
Đại Tướng viên kể lại rằng:
“Khi tới nhà ông Minh để bắt t/t Nhung thì tôi gặp ngay tướng Minh, ông hỏi lệnh của ai biểu bắt,
Tôi (đại tá Viên) trả lời: lệnh của tr/t Trần thiện Khiêm.
Ông Minh hỏi : ông Khiêm hiện giờ ở đâu?
Tôi trả lời: thưa trung tướng tôi không biết.
Ông Minh lại hỏi tiếp:vậy đại tá nhận lệnh của ông Khiêm từ lúc nào? lý do nào bắt cận vệ của tôi.
“Tôi đáp: xin tr/t hỏi ngay tr/t Khiêm, còn tôi chỉ thi hành lệnh.
Liền đó tướng Minh bốc điện thoại gọi ai đó, nhưng gọi không được, bèn dằn mạnh điện thoại xuống bàn, thấy vậy tôi nói :”điện thoại bị cắt giây rồi, trung tướng không gọi được ai đâu”, tôi chào tr/t Minh rồi dẫn th/t Nhung ra xe đưa về trại Hoàng Hoa Thám
Tại đây tôi giao th/t Nhung cho sĩ quan an ninh nhẩy dù hỏi cung th/t Nhung, chủ yếu ở điểm: ai ra lệnh giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Nhu? Sĩ quan an ninh nhẩy dù đưa giấy, viết bắt ông ta tự viết lời khai để làm chứng cớ. Sau khi lấy lời khai xong, khuya ngày hôm sau sĩ quan an ninh ( cấp bậc trung úy)cho người vô phòng giam bóp cổ Nguyễn Nhung chết rồi lấy giây giầy”saut” của chính ông Nhung thắt vòng treo cổ Nguyễn Nhung lên trần nhà.
Đêm đó tôi về nhà ngủ, sáng sớm hôm sau, sĩ quan trực ở trại Hoàng Hoa Thám đìện thoại báo cáo tôi: th/t Nhung thắt cổ tự tử chết rồi, tôi bảo sĩ quan trực gọi bác sĩ Văn văn Của, lúc ấy là th/t y si trưởng ND ráng cứu chữa ông ta coi có thể sống lại được không? .
Sau đó y sĩ thiếu tá Văn văn Của điện thoại báo tôi: “Thưa đại tá hết phương cứu chữa rồi” và ông Của làm bản báo cáo, y chứng xác nhận, thiếu tá Nhung đã chết do thắt cổ tự tử”. Cuộc điện đàm này tôi có cài máy ghi âm để thủ thân về sau này.
Trong lời tự khai của th/t Nhung, ông ta nói răng ông Dương văn Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Nhu trướckhi đoàn xe về tới Bộ TTM, ngoài ra trên đường di chuyển nếu có sự bất trắc gì xẩy ra thì chỉ nghe theo lệnh của thiếu tướng Mai hữu Xuân mà thôi, khi ông Nhung đâm ông cố vấn Nhu thì bị ông Diệm chống cự quyết liệt nên buộc lòng ông Nhung phải giết luôn ông Diệm
Ngoài ra khi khám tử thi của t/t Nhung, sĩ quan an ninh lấy ra được một mẩu giấy viết sẵn giấu trong quần, định tìm cách gửi về nhà, nhưng chưa gửi được. Nội dung như sau:”Em ơi! Bọn Diệm , Nhu sống lại rồi, chắc anh phải chết, nếu anh có mệnh hệ gì,em phải ráng nuôi các con cho khôn lớn, anh đang bị nhốt trong lữ đoàn nhẩy dù”.
Lời tự khai và cái thơ riêng gửi cho vợ của t/t Nhung được đưa cho trung tướng Khánh giữ.”
Nhận định riêng của người viết:
Về cái chết của thiếu tá Nhung,tôi nghĩ rằng vị sĩ quan an ninh nhẩy dù không dám tự ý hành động, mà phải có lệnh của 1 trong 3 vị: tuớng Khánh, tướng Khiêm hoặc đại tá Viên? Nhiều lần tôi muốn hỏi đại tướng Viên nhưng lại rụt rè không giám hỏi vì sợ tướng Viên giận và cho rằng tôi tò mò.,
Theo tôi cuộc chỉnh lỷ 30-1-1964 chắc chắn phải có bàn tay “phù thủy” của Mỹ thúc dẩy cho tướng Khiêm thực hiện, mà nguyên nhân chánh là do trung tướng Dương văn Minh làm phật lòng người Mỹ, nhưng ông Minh không bị loại vì lúc bấy giờ dân chúng và khối phật giáo Ấn Quang vẫn còn xem ông Minh như người hùng ”cách mạng” nếu loại hẳn ông Minh sợ e có xáo trộn xã hội và sợ thượng toạ Thích trí Quang sách động Phật tử “xuống đường”ủng hộ ông Minh . Còn 5 ông tướng bị chỉnh lý vì thân tín với ông Minh nên bị làm vật tế thần, bị chụp lên đầu cái mũ”trung lập thân Pháp”, để chặt hết tay chân của ông Minh, biến ông Minh thành “con cua bị gẫy càng” ngồi đó nhìn ông Khánh tung hoành
Phụ chú;
Những điều tôi thuật lại cho quý độc giả trên đây là tôi được nghe đại tướng Viên kể lại lúc tôi đang là sĩ quan tùy viên của ông,
Sau này vào tháng 8 năm 2004, tôi từ Cali qua Virginia thăm đại tướng Viên trong 1 nursing home, tình cờ có đại tướng Khiêm tới, ông Viên, ông Khiêm và tôi cùng ngồi nói chuyện chung, đây là dịp may hiếm có, tôi hỏi đại tướng Khiêm vài điều mà tôi ấp ủ từ lâu vì không biết hỏi ai cho chính xác.
Tôi hỏi:
-Thưa đại tướng, em nghe nói ngày đảo chánh 1-11-1963 có 1 người Mỹ ở trong phòng của đại tướng ngay từ giờ phút đầu để theo dõi cuộc đảo chánh, em muốn biết lời đồn đó co đúng không?
Đại tướng Khiêm nói:
– Lời đồn đó đúng, người Mỹ đó là trung tá Conein, ông ta ở trong 1 phòng nhỏ sát phòng làm việc của tôi sau tấm vách ngăn mà không hề bước qua phòng tôi trong thời gian tiến hành đảo chánh. Tôi cho chú biết thêm, ông Conein này là 1 sĩ quan trưởng của 1 toán tình báo Mỹ đã từng nhẩy dù xuống vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc, Việt Nam năm1945 để giúp Hồ chí Minh đánh Nhật, ông ta là người biết nhiều về Hồ chí Minh và mặt trận Việt Minh.
Tôi hỏi tiếp :
– Thưa đại tướng, em được biết, sau khi đại tướng làm cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964 thiếu tá Nhung đã khai, ông Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Diệm, ông Nhu , lời khai đó chân thật không? Liệu sau lưng ông Minh có 1 thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh làm chuyện đó không?
Đại tướng Khiêm trả lới:
– Chú nghe kỹ tôi nói đây:”trước ngày đảo chánh (1-11-1963) tôi đưa ra 1 điều kiện tiên quyết với ông Minh, liên quan đến Tổng Thống Diệm như sau : phải bảo đảm sinh mạng Tổng Thống Diệm và để T/T Diệm bình an xuất ngoại. Ông Minh và ông Kim đều đồng ý, sở dĩ có ông Kim vì mới đầu ông Kim có 1 nhóm riêng cũng âm mưu đảo chánh, về sau 2 nhóm mới kết hợp lại.
Khi biết ông Diệm , ông Nhu bị giết, lúc ấy tôi mới biết luôn đại tá Quyền, đại tá Tung và em của đại tá Tung là Lê quang Triệu cũng bị giết, còn ông này (ông Khiêm vừa nói vừa nhìn qua ôngViên) cũng bị còng tay, may mà ông Đính thấy kip chứ không thì cũng theo Hồ tấn Quyền và Lê quang Tung rồi (ông Viên và ông Khiêm cùng cười).
Ông Khiêm nói tiếp:
– Tôi ở văn phòng của tôi trên lầu. Còn ông Minh, ông Kim, ông Đôn ngồi ở phòng của đại tướng Tỵ, lúc đó đại tướng Tỵ đang dưỡng bệnh, nên ông Đôn làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Họ hành động lén lút, giấu không cho tôi biết rồi họ quyết định với nhau tôi có hay biết gì đâu
Chú nghĩ coi: ông Diệm đã gọi đìện thoại bảo cho xe đến đón ông về TTM, như vậy nghĩa là ông đã đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng. Ông Minh, ông Kim độc ác quá! Cho nên tôi bất mãn với 2 ông ấy từ lúc đó.
Còn chú hỏi liệu có thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh giết ông Diệm, tôi cho chú biết thêm chi tiết này: khi ông Conein ở trong phòng nhỏ bước ra phòng tôi, trung tướng Minh cho ông ta biết ông Diệm và ông Nhu chết rồi, ông Conein tỏ ra tức giận không nói với ông Minh một lời,ông quay trở vào phòng và thốt lên một câu:”Do a terrible thing”rồì một lúc sau ông Conein bỏ ra về. Thế đó chú tự suy nghĩ”
Tôi cám ơn đại tướng Khìêm, rồi chúng tôi tiếp tục nói chuyện linh tinh khác suốt cả buổi sáng hôm đó.
Thân phận của một Quốc Gia nhược tiểu là như vậy.




Inline image


       Ông Dim đã gi đìn thoi bo cho xe đến đón ông v TTM, như vy nghĩa làông đãđu hàng ri, ti sao li giết người đu hàng.
   Ông Minh, ông Kim đc ác quá ! Cho nên tôi bt mãn vi 2 ông y t lúc đó.
                       




    Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng Kim Thu






__._,_.___

Posted by: huong thuy 

TRẢ LẠI DANH DỰ CHO TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DI ỆM VÀ CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU [1 Attachment]

$
0
0
 


On Thursday, October 26, 2017 3:23 AM, "Lloyd Pham > wrote:

 
[Attachment(s) from Lloyd Pham included below]




 
TRẢ LẠI DANH D
CHO TỔNG THỐNG
NGÔ ĐÌNH DIỆM
VÀ CỐ VẤN
NGÔ ĐÌNH NHU

 




Bỉnh bút độc lập Phạm Lễ,
Ghi nhận và Tổng hợp.



Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

LỄ GIỖ 50 NĂM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ QUÂN-CÁN-CHÍNH VNCH ĐÃ HY SINH VÌ TỔ QUỐC. ...



 Sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, ngày 20 tháng 7 năm 1954, chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã phải lo định cư cho gần một triệu người dân miền Bắc và miền Trung (bên kia vĩ tuyến 17) có cuộc sống an cư lạc nghiệp tại miền Nam, tiến hành việc  lấy lại chủ quyền từ tay người Pháp qua việc rút ra khỏi khối đông dương, đổi tiền do Ngân Hàng Quốc Gia Việt nam ấn hành theo kim bản vị và ngoại tệ bản vị của đồng Mỹ Kim nhằm ngăn chặn sự phá hoại kinh tế do khối tiền của Pháp còn tồn tại ở ngân hàng Hà Nội, ổn định tình hình chính trị, xây dựng văn hoá giáo dục theo hệ thống hoá các trường dạy bằng tiếng Việt từ tiểu trung và đại học củng cố và xây dựng vững chắc cho nền Cộng Hòa trên vùng đất đầy dấu tích của chế độ thuộc địa và thực dân. Nhất là tiến hành quốc sách chống Cộng nhằm tiêu diệt hết hạ tầng cơ sở của Cộng Sản cố gài lại tại Miền Nam sau khi Việt Minh đã rút hết khoảng 80.000 cán binh CS ra miền Bắc theo các điều khoản quy định của bản hiệp định này.

 Những thành quả mà chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm thu hoạch được trong chín năm cầm quyền (1954-1963) cần phải được nghiên cứu lại trong tinh thần đánh giá công bình, đúng đắn dưới ánh sáng của lịch sử
.
Trong cuộc chiến giữa hai miền nam và bắc Việt Nam, điểm quan trọng trong sự tranh chấp Quốc-Cộng đó là vai trò của một hệ thống tư tưởng mà chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa đã x
xử dụng làm lợi khí đấu tranh để xây dựng các cơ chế dân chủ và xã hội. Chủ thuyết của miền nam lúc bấy giờ là chủ thuyết Nhân Vị vốn được coi là nền tảng tư tưởng hoạt động của Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng do ông Ngô Đình Nhu thành lập tại Sài gòn năm 1950.

Về phương diện tư tưởng, Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tiên liệu và ý thức về sự cần thiết của một chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông đã đưa ra “chủ thuyết Nhân Vị” hoàn chỉnh  để phù hợp với tình hình của một quốc gia Á châu, nhằm đối đầu với chủ nghĩa Cộng Sản ở miền Bắc.
Ngày 8-1-1963, trong cuộc nói chuyện với cử tọa gồm các nhà trí thức, giáo sư đại học, giáo sư trung học và cán bộ tại Trung Tâm Thị Nghè, ông Ngô Đình Nhu giải thích rằng:

"...mình đánh nhau với Cộng Sản, bây giờ Cộng Sản nó đánh mình với một Ý Thức Hệ, mà chúng ta không có một Ý Thức Hệ cứng rắn, rõ ràng, trong tâm trí chúng ta để đối lại, để có lẽ sống mà đánh Cộng Sản thì chúng ta sẽ bị ý thức hệ Cộng Sản lan tràn lung lạc."

Cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, một cuộc chiến mà ngay đến cái tên gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi , sau Nghị quyết 15 năm 1959 của CSBV và đạo luật 10/59 của chế độ VNCH đã được đánh dấu bởi những biến cố lịch sử quan trọng cần phải được nhìn đến trước khi đi sâu vào nghiên cứu lại sự kiện. Ông  Cố Vấn Ngô Đình Nhu nhấn mạnh:

" Muốn phục vụ con người trong xã hội thì con người đó phải tiến, xã hội đó phải tiến. Nhưng xã hội chỉ tiến được với những con người có ý thức nhiệm vụ. Cho nên, trên nguyên tắc, chúng ta phải nhìn nhận rằng cần phải có một ý thức hệ tiến bộ. Ý Thức Hệ chúng tôi chủ trương là Ý Thức Hệ Nhân Vị. Về Tư Tưởng Nhân Vị có nhiều thứ. Có thứ họ căn cứ vào một tín ngưỡng hữu hình, một tín ngưỡng chắc chắn, căn bản. Có thứ lại nhuốm phần nào vô thức... Ý thức hệ Nhân Vị chúng tôi chủ trương nó rất rộng rãi và không cần phải đi sâu vào các đạo giáo. Tất cả các đạo giáo, tất cả các triết lý khác, có thể cùng đi với chúng ta được trong ý thức hệ đó."

"Nhân là người. Vị là thứ bậc”. Nhân-Vị là tính cách con người sống đầy đủ con người theo thứ bậc của mình, đối nội cũng như đối ngoại. Theo nghĩa đó, hai chữ Nhân-Vị đầy đủ hơn chữ Personne Humaine của Pháp ngữ, vì hai chữ Personne Humaine nhấn mạnh đến ý nghĩa của chữ nhânmà ít chú trọng tới vị. Cần phải hiểu theo một ý nghĩa đầy đủ của cả hai chữ.

“Nhân là sống đầy đủ con người. Vị là sống theo đúng thứ bậc của mình trong những tương quan với người khác và vạn vật.”

 Như vậy thì quan niệm về nhân-vị tùy thuộc quan niệm về con người và quan niệm các tương quan.

"Chủ nghĩa Nhân Vị nhấn mạnh đến sự điều hòa những ước vọng vật chất cũng như tinh thần của cá nhân với các nhu cầu xã hội của cộng đồng và các nhu cầu chính trị của quốc gia. Nó nhằm tìm kiếm một con đường trung dung giữa chủ nghĩa cá nhân tư bản và chủ nghĩa tập thể mác-xít."


Một nữ ký giả Hoa Kỳ, bà Suzanne Labin, vốn có rất nhiều mối liên hệ với các viên chức của chế độ VNCH dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong cuốn sách Vietnam, an eye-witness account, có trích lại bài viết về chủ nghĩa Nhân Vị của bà Ngô Đình Nhu (đăng trên báo The Wanderer ngày 4.6.1964) lúc bấy giờ bà đang sống lưu vong ở hải ngoại sau biến cố đảo chính 1-11-1963.

"
Đối với những người tị nạn đã trưởng thành, cần lao nhân vị là những tiếng quen biết. Cũng có lẽ vì quen biết quá nên không mấy ai lưu tâm đến ý nghĩa của nó. Sự thật, mấy tiếng đó xếp lại bên nhau có thể tạo nên một phương châm thiết thực nhất và cao cả nhất cho đời sống cá nhân và xã hội. Cần lao nhân vị gọn gàng là một triết lý của đạo làm người. Cần lao không có nghĩa là làm việc suông, vì chữ “Cần” nói lên rằng người làm việc đang tâm hướng về một mục tiêu nào đó. Và mục tiêu này được tức khắc bày tỏ bằng hai tiếng nhân vị. Cần lao là để phát huy và để bảo tồn nhân vị, chứ không phải để phục vụ tư lợi hay để làm mọi cho giai cấp đấu tranh. Nói cách khác, “Cần Lao Nhân Vị” là đặt giá trị con người trên việc làm, và con người lấy việc làm để củng cố chỗ đứng của mình giữa trời và đất."

Khi chúng tôi nói đến sự tương phản giữa lao động và tư bản, không phải chúng tôi nói đến một quan niệm trừu tượng hay một mãnh lực phi vị (impersonal) đang chuyển hành trong cuộc sản xuất kinh tế. Đàng sau cả hai quan niệm đó (lao động và tư bản) vốn có con người sống động, con người như thấy được trong thực tế của cuộc đời.

Vì đó, vấn đề lao động trở thành vấn đề cần lao, nó không còn là nô lệ của lợi tức như trong chủ thuyết tư bản, hay nô lệ của đảng phái, như trong chế độ Cộng Sản, mà nó là của con người làm việc, của xã hội loài người. Thông điệp đề cập đến một lối xã hội hóa gọi là xã hội hóa thỏa đáng (satisfactory socialization) khác hẳn với lối xã hội hóa với nhà nước hay đảng làm chủ nhân ông của Cộng sản. Xã hội hóa thỏa đáng là đem một số các phương tiện sản xuất làm của chung nhưng dưới sự điều động của cần lao và tư bản. Như thế sẽ thực hiện được chủ thuyết bảo toàn giá trị con người, mà thông điệp gọi là thuyết nhân vị (personalism).

Với chính sách đặc thù của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, “Cần Lao Nhân Vị”là một chính sách được trình bày với màu sắc của địa phương. Con người không được quan niệm như là tối thượng, mà là một loại đầu đội Trời chân đạp đất. Ở trong tam tài “Thiên Địa Nhân”, con người không thể nào hơn Ông Trời, nhưng lại không thể nào thua vật chất. Đất, và tất cả những gì thuộc về đất, là để phục vụ con người. Nói m
ột cách khác, con người không thể hoàn tất phận sự của mình nếu không xử dụng vật chất. Cần lao, sự chăm chú làm việc, cốt là để thể hiện giá trị con người, cốt là để tô bồi chỗ đứng của con người.

- NHÂN VỊ- khoảng giữa trời cao và đất rộng.

Trong xã hội “CẦN LAO NHÂN VỊ”, cố nhiên không có cảnh con người làm nô lệ con người, huống hồ là làm nô lệ phương tiện sản xuất. Nơi đây, chỉ có đồng lao cộng tác để thành tựu cuộc cách mạng NHÂN VỊ,với hình thức không gian ba chiều.
Về chiều sâu, con người cần lao luyện tập cho có thành tâm thiện ý. Phải tu thân đã mới mong tề gia và bình thiên hạ. Việc cách mạng phải ăn cả về chiều rộng, vì con người cần phải tri kỷ, tri nhân, cho nên phải sống trong cộng đồng và phải cùng nhau đồng tiến. Chiều cao của cuộc cách mạng nhân vị là nhờ cần lao mà vươn lên, vươn đến Chân, Thiện, Mỹđể thông cảm với người lãnh đạo đất nước. Trong chính sách cần lao nhân vị, con người sẽ làm viên mãn điều mà "bổn phận và lương tri" bảo phải làm trong bất cứ trường hợp nào (nên nhớ lại lời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trả lời cho Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963, khi cụ Diệm hỏi đại sứ này về thái độ của Washington với cuộc chính biến).

Tư liệu sau đây nói về chính sách, kế hoạch quốc gia của VNCH lúc bấy giờ:

"Thuyết Nhân Vị Á Đông do La Sơn Phu Tử Thời Đại Ngô Đình Nhu đề xướng được ông giản lược bằng phương trình sau đây:

                                              “TAM TÚC + TAM GIÁC = TAM NHÂN”




A TAM TÚC
1.- Về Tư Tưởng là tự mình suy luận, cân nhắc mà lựa chọn một chính nghĩa để phụng sự và một khi đã chọn rồi thì không còn lay chuyển nữa. Chính nghĩa đó là cuộc cách mạng chính trị, xã hội, quân sự mà ta đang cụ thể hóa trong các Ấp Chiến Lược. Sau đó ta tự phát huy chính nghĩa trong tâm hồn, tự học tập và tự bồi dưỡng tinh thần của ta, không cần ai thôi thúc. Tự túc về tinh thần, về tư tưởng, thì tất nhiên trong mọi trường hợp khó khăn ta vẫn vững tâm, hoặc dù có nội loạn ở Thủ Đô Sài Gòn chăng nữa, thì ta cũng không bị hoang mang hay bị lung lạc. Tự túc về tư tưởng để phát huy và bành trướng chủ nghĩa. Muốn được vậy thì phải:


2.- Về Tổ chức và Tiếp Liệu, là tự ta tìm tòi, phát huy sáng kiến để có nhiều nhân vật lực để hoạt động, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. Chính phủ chỉ cần giúp ta một số vốn căn bản, dựa vào đó ta tìm cách biến cải thêm để hành động và mở rộng phạm vi hoạt động. Chẳng hạn hiện giờ ta thiếu kẽm gai để làm Áp Chiến Lược, thì ta cố gắng tìm vật liệu khả dĩ làm tê liệt cơ thể bất cứ ai động đến (như đồng bào Thượng đã làm trên cao nguyên); hoặc dùng địa hình địa vật để lồng hệ thống bố phòng ACL vào trong đó, đỡ cần đào hào hay rào kẽm gai. Muốn thực hiện Tự túc về Tổ chức thì cần phải:

3.- Về Kỹ thuật, là tự phát huy khả năng chiến đấu, và khai thác, phát triển khả năng của nhân vật lực sẵn có đến tột mức 100 phần trăm.

Ba bộ phận của Tam Túc có liên hệ mật thiết với nhau: muốn Tự túc về Tổ chức mà không Tự túc về Kỹ thuật thì Tổ chức không thành; thiếu Tự Túc Tư Tưởng thì tất nhiên sẽ không có Tự Túc Tổ Chức và Tự Túc Kỹ Thuật. Từ quan niệm Tam Túc đó phát sinh ra quan niệm Tam Giác.

B. TAM GIÁC là:

1.- Cảnh giác về Sức Khỏe (thể xác) nghĩa là không được đau ốm. Do đó ta phải tránh tất cả những việc làm phương hại cho thân xác ta như đau ốm, tứ đổ tường. Bảo đảm sức khỏe thì mới bảo đảm được khả năng làm tròn nhiệm vụ.

2.- Cảnh giác về Đạo Đức và Tác Phong Đạo Đức, vì tác phong và đạo đức là điều kiện cốt yếu của cán bộ, thiếu tác phong đạo đức sẽ chi phối tư tưởng, sẽ biến khả năng làm việc thiện ra việc ác, chưa kể việc thất nhân tâm.

3.- Cảnh giác về Trí Tuệ là phát huy óc sáng tạo, sáng tác khả năng chiến đấu của nhân vật lực sẵn có đến tột độ.

Vậy, không có sức khỏe, đau ốm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến óc sáng tạo và thu hẹp phạm vi hoạt động của đạo đức. Không có óc sáng tạo thì dù có sức khỏe, có đạo đức, cũng không có khả năng bồi bổ vào sự thiếu thốn nhân vật lực, là tình trạng của một nước chậm tiến. Có sức khỏe, có óc sáng tạo, nhưng không có đạo đức, thì sức khỏe ấy, óc sáng tạo ấy, sẽ phục vụ cho phi nghĩa, không phải cho chính nghĩa..." [8]

Thật sự  nhà lãnh đạo về tư tưởng Ngô Đình Nhu một La Sơn Phu Tử  thời đại của nền Đệ Nhất Việt NamCộng Hòađã thấy được sự cần thiết của một thứ vũ khí tư tưởng trong cuộc chiến tranh ý thức hệ đối diện với Miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng Sản. Tiếc thay khi Việt Nam Cộng Hòa và người sáng lập đang mang hoài bão để huấn luyện và trang bị cho cán bộ và nhân dân Miền Nam thứ vũ khí cần thiết này, thì Hoa Kỳ, người bạn đồng minh của chúng ta, đã không chia sẻ cùng một tâm thức như vậy. Trái lại đối với cộng sản Bắc việt thì Lê Duẩn sau khi bị “Toán Đặc Vụ Miền Trung” của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn gửi vào Sài Gòn bắt hụt ở Vườn Tao Đàn phiá sau Nhà Kiếng của Tổng Liên Đoàn Lao Công, sau khi thoát lưới tử thần của Toán Đặc Vụ Miền Trung do ông Dương Văn Hiếu chỉ huy thì chính Lê Duẩn đã báo cáo trước Bộ Chính Trị Cộng sản trong kỳ Đại Hội Đảng lần thứ hai tại Hà Nội vào cuối năm 1959 là:

 “Chúng ta đã gập đối thủ miền nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã lê máy chém đi cả nước để tiêu diệt chúng ta.”

Cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, một cuộc chiến mà ngay đến cái tên gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi , sau Nghị quyết 15 năm 1959 của CSBV để đối đầu với Đạo Luật 10/59 của chế độ VNCH đã được đánh dấu bởi những biến cố lịch sử quan trọng cần phải được nhìn đến trước khi đi sâu vào nghiên cứu lại sự kiện
Khu trù mật và Ấp chiến lược.

Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó qua việc thiết lập Phủ Tổng Ủy Dinh Điền để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất  Việt Nam Cộng Hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong chính sách an dân của mình.

Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác như Bình Tuy, Cái Sắn, Tân Mai…tùy ý họ lựa chọn.

Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là “Hệ thống Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược”được tổ chức và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức “Khu trù mật và Ấp chiến lược” là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh.

Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tĩnh Man Tiễu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi.

Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:

"
Mới đặt chức Tiễu phủ sứ ở cơ Tĩnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thự án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thư sức dân."

Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Việt Nam Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo anh minh của Ngô Tổng Thống và nhà chiến lược tài ba La Sơn Phu Tử Thời Đại Ngô Đình Nhu đã khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào nam và sau đó để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền nam.

Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Ngô  Đình Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập "Việt Cộng", tách địch ra khỏi dân giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:


* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).


* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).


Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).


* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.


* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ lên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.


* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...)


Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.

Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh."

Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản. [11]

Trong tác phẩm “
Ngo Dinh Diem en 1963: Une autre paix manqué”, tác giả Nguyễn Văn Châu, cựu Trung tá, nguyên Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng cho rằng sự chỉ trích chính quyền về Khu Trù Mật chỉ nhắm vào những chuyện xấu về nhân sự, và dư luận đối lập đi xa hơn nữa cho rằng chính quyền ép buộc dân bỏ làng mạc nhà cửa.

Đối với bài học lịch sử cũ về Ấp Chiến Lược, thiết tưởng cần đọc Suzanne Labin, một nhà văn kiêm phân tích gia vốn nhiều lần tới thăm Miền Nam Việt Nam trong thời gian Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, từng được Tổng Thống Ngô Đình Diệm tiếp kiến nhiều lần, đã có những buổi thuyết trình chính trị tại Sài Gòn và nói chuyện tại một số tỉnh. Trong cuốn sách Vietnam, an eye-witness account (bản tiếng Pháp nhan đềVietnam, révélation d'un témoin), Suzanne Labin từng viết:

"Khi nhà Ngô bị lật đổ, có tám ngàn(8,000) ấp chiến lược đã được thành lập xong và đang vận hành, với dự trù khoảng bốn ngàn ấp nữa cần thiết để bảo vệ cả nước. Nông dân sống rải rác dọc theo các con kênh, được yêu cầu dời chuyển để qui tụ lại thành nhiều làng, tập trung theo kiểu Âu châu. Mỗi làng được rào vững chắc bằng hàng rào kẽm gai hoặc hàng rào tre vót nhọn đằng sau có tăng cường hệ thống hào rộng gài mìn để chận đứng Việt Cộng mò vào ban đêm. Trong ấp, mỗi gia đình đều được khuyến khích đào một hầm trú ẩn ngay trước nhà họ.
Tại sao vậy?
Khi Việt Cộng tấn công, trước đây người dân thường quá sợ nên chạy tứ tung gây trở ngại cho lực lượng bảo vệ nhiều khi bắn cả vào người nhà mình. Từ khi có hầm trú, người già và trẻ con cứ việc núp dưới hầm để xạ trường quang đảng cho lực lượng chiến đấu hành sử”

Người dân làng được đoàn ngũ hóa theo tuổi tác, giới tính, và tùy theo khả năng mà được giao cho một phần vụ đặc biệt. Lực lượng tự vệ và thanh niên cộng hòa là những đơn vị chiến đấu; những dân làng khỏe mạnh khác thì tham gia công tác phòng vệ, thanh thiếu niên thì vót chông. Người có nhiệm vụ chiến đấu được cấp vũ khí cá nhân mang luôn bên mình ngay cả khi ở nhà. Nhiều làng mạc được trang bị thêm xe thiết giáp hoặc súng liên thanh. Máy truyền tin được cung cấp giúp cho các người bảo vệ ấp chiến lược có thể gọi ngay lực lượng chính quy đến một khi bị tấn công. Nhiệm vụ chính của làng là cầm chân kẻ thù, vô hiệu hóa chúng ngoài các vành đai của ấp, cố ngăn chúng không lủi mất vào rừng trong khi lực lượng chính quy kéo tới. Bấy giờ, Việt Cộng thấy quá khó khăn khi xâm nhập một vùng dân cư có phòng thủ và ngay cả rút lui cũng thấy nhiều trở ngại.

Bà Suzanne Labin còn nhắc lại câu nói có tính cách cô đọng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm rằng:

"...để nghiền nát quân thù giữa CÁI BÚA của sức mạnh cơ động và HÒN ĐE của các ấp chiến lược."

Bà cho rằng ấp chiến lược chính là tâm điểm của một cuộc cách mạng chính trị và xã hội : đó là lý do tồn tại của Ấp chiến lược vì đã đưa lại một nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ về kinh tế.

Chính sách Ấp chiến lược được thực hiện từ năm 1961 với sự cố vấn của Sir Robert Thompson, chuyên viên về chiến thuật phản nổi dậy người Anh cùng với hai người bạn là Desmond Palmer và Dennis Duncanson được kể là một kế hoạch táo bạo nhất của Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Nhận định tổng quát về kết quả của chính sách Ấp chiến lược, tác giả Nguyễn Văn Châu đã khẳng định:

"Quốc sách Ấp chiến lược sau hai năm đã thành công trong việc ngăn chặn làm cho Việt Cộng không còn sống bám rút bòn nhân dân. Vấn đề an ninh làng ấp được vững vàng hơn, quân đội chính quy quốc gia trở thành lực lượng hành quân chủ động gây cho du kích cộng sản nhiều thất bại đáng kể, khiến cho các lực lượng du kích rơi vào thế bị động và mất thăng bằng sau khi đã mất hạ tầng cơ sở. Tinh thần quân đội quốc gia lên cao, dân chúng được bảo vệ an ninh và du kích Việt Cộng càng ngày càng hồi chánh về đầu thú với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa."

Trong cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Tự Do Úc Châu nhân ngày kỷ niệm 43 năm TỔng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị Trần Thiện Khiêm và nhóm phản loạn hạ sát vào ngày 2 tháng 11 năm 1963 người viết đã xác nhận ưu thế của quốc sách ấp chiến lược gây cho lực lượng xâm lăng của Cộng Sản nhiều khó khăn và thất bại trước đây, đã thẳng thắn bày tỏ rằng: "Cùng với thời gian và sự tìm hiểu những tư liệu lịch sử, tôi thấy cần phải trả lại lẽ công bằng cho nhân vật lịch sử này... Tôi cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị."

Một khi chính sách Ấp chiến lược đã bị nhóm tướng lãnh làm đảo chánh giải thể, an ninh nông thôn bị bỏ ngỏ trăm phần trăm thì việc lực lượng võ trang VC xâm nhập thành phố một cách rất dễ dàng như sẽ thấy qua vụ Tết Mậu Thân thiết tưởng cũng là điều dễ hiểu. Nhóm quân phiệt cầm quyền chỉ cần có chỗ dựa là Hoa Kỳ mà không cần chỗ dựa cốt yếu là nhân dân. Bởi thế cho nên khi Hoa Kỳ bàn giao một nửa đất nước Việt Nam vào tay Cộng Sản, bọn họ chỉ có việc im lặng thi hành và một vài lời phản đối chỉ là cử điệu chiếu lệ, giả dối mà thôi.




 Công tác tình báo.


Nhắc lại các hoạt động tình báo thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa để thấy rằng qua biến cố Tết Mậu Thân như chúng ta sẽ bàn đến trong phần sau, dư luận đã lên án việc Hoa Kỳ và chính quyền của Đệ Nhị VN Cộng Hòa đã không coi trọng vấn đề tình báo trước các hoạt động của CS. Chính nhờ công tác tình báo được thực hiện rốt ráo và nghiêm minh dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã bảo đảm cho sự vững mạnh của chế độ trong một thời gian dài.

Cơ quan tình báo trung ương cần nói tới dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa là Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội của bác sĩ Trần Kim Tuyến, trực thuộc Phủ Tổng Thống tức là CIA/VN do sự gợi ý của Hoa Kỳ. Tác giả Vĩnh Phúc trong cuốn Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệmđã viết nhiều về Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội, cho biết có sự bất đồng giữa người Mỹ và hai ông Nhu-Tuyến về hoạt động của sở này, thí dụ "phía VNCH muốn thả người ra ngoài Bắc để phá hoại, rải truyền đơn tuyên truyền về chính trị..., trái lại Mỹ chỉ muốn tung người ra, cho nằm yên, len lỏi vào các hàng ngũ quần chúng, chính quyền và nếu có thể thì cả tổ chức Đảng, để tìm hiểu. Tuyệt đối không được có hành động phá hoại. Chỉ cần nằm cho thật yên, ghi nhận, và nếu được thì tìm cách leo càng cao, lặn càng sâu, càng tốt. Để đến khi nào hữu sự, cần thiết, thì mới ra tay hành động. Nhưng vẫn không phải là các công tác phá hoại. Người Mỹ đã huấn luyện nhân viên Việt Nam cách sử dụng các loại máy truyền tin, cách đưa tin, cách chôn giấu tài liệu, vũ khí, cách sử dụng hóa chất trong ngành tình báo..."

Ông Trần Kim Tuyến điều khiển, là một người tương đối trong sạch, có đạo đức, nhiệt tâm làm việc. Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội do ông điều khiển, có trên 500 nhân viên, mặc dù bị vài người trong bộ máy lãnh đạo chính quyền ghét nhưng cũng đã làm được nhiều việc trong lãnh vực an ninh, tình báo. Đó là chưa k
đến Tổng Đoàn Thanh Thiếu Niên Dân Vệ được điều động trực tiếp bởi ông cố vấn Ngô Đình Nhu.

Sau ngày chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ bởi đám tướng lãnh đại việt tay sai ngoại bang hận thù với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, họ đã xuyên tạc và bôi bẩn chế độ qua báo chí nói nhiều về tổ chức "Mật vụ Ngô Đình Cẩn"tại Miền Trung, nhưng thực chất họ hoàn toàn không biết một chút gì về tổ chức này, nên đã viết với giọng điệu vu khống, xuyên tạc đầy ác ý.

Trong tác phẩm “Dòng họ Ngô Đình, ước mơ chưa đạt” tác giả Nguyễn Văn Minh cho biết vào nửa năm đầu năm 1957, ông Ngô Đình Cẩn đã đề nghị lên Tổng Thống Diệm xin cho ông thực hiện một chính sách được ông gọi là "Chiêu Mời Và Sử Dụng Những Người Kháng Chiến Cũ","Để giúp thành phần này dễ dàng thấu hiểu và chấp nhận chính sách, ông cho áp dụng kỹ thuật khai thác và chế độ giam giữ đặc biệt đối với những người bị bắt. Danh từ CHIÊU MỜI sau được đổi là CẢI TẠO theo đề nghị của các cán bộ Cựu Kháng Chiến."

Sau khi đề nghị được chấp thuận, ông Ngô Đình Cẩn giao cho ông Dương Văn Hiếu thành lập Đoàn Công Tác Đặc Biệt gồm có 10 nhân viên với chủ trương cùng ăn chung, ở chung, chơi chung, ngủ chung với tù nhân Cộng Sản. Đoàn được tổ chức thành 4 ban: nghiên cứu, tuyên huấn, cải tạo, quản trị. Sau đây là ghi nhận của Dư Văn Chất, một cán bộ tình báo của CS trong cuốn “Người Chân Chính”:

 "Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một "siêu tổ chức" với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và tàn bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến Việt Cộng, ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử cho tới tiếng súng đồng khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn - Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá thẳng vào các cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên khu Ủy khu Năm, tỉnh ủy Thừa Thiên, thành ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở đặc khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới tình báo chiến lược của cộng sản trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ có một năm."

Theo tác giả Nguyễn Văn Minh, do phương pháp khai thác độc đáo, chế độ nhà tù đặc biệt chưa từng có, chính sách “
Cải Tạo Và Sử Dụng Những Người Kháng Chiến Cũ” đã thâu đạt được kết quả gây ngạc nhiên cho mọi người. Năm 1985, tôi có ở chung trại tù Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) với ông Lê Phước Thưởng, một cán bộ phái khiển của VC về đầu thú chính quyền quốc gia thời ông Ngô Đình Cẩn. Trong câu chuyện, ông Lê Phước Thưởng luôn luôn tỏ ra kính phục ông Ngô Đình Cẩn, và đúng như tác giả Nguyễn Văn Minh viết, ông Thưởng sẵn sàng đánh lộn với những ai nói xấu ông Cẩn hoặc Đoàn Công Tác Đặc Biệt.

Một cơ quan khác cũng chuyên lo về vấn đề an ninh, tình báo trong quân đội, đó là Nha An Ninh Quân Đội đặt tại Thủ đô Sài Gòn, và tại mỗi tỉnh đều có một Ty An Ninh Quân Đội phụ trách công tác này tại địa phương. Theo bài báo “Sớm đầu tối đánh”, trong thời gian Đỗ Mậu làm Giám Đốc An Ninh Quân Đội, vì biết khả năng kém cỏi của Đỗ Mậu nên "ông Ngô Đình Nhu đã giao cơ quan này cho bộ ba Tống Đình Bắc (nguyên Trưởng Ty Đặc Cảnh Miền Bắc), Tống Tấn Sĩ và Nguyễn Văn Minh phụ trách mọi công việc, vì Đỗ Mậu chẳng biết gì. Đỗ Mậu chỉ có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo. Thỉnh thoảng Đỗ Mậu cũng được giao cho một số công tác đặc biệt, nhưng Đỗ Mậu thường làm hỏng hoặc làm không đến nơi đến chốn."

Nói chung, các hoạt động tình báo dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tỏ ra hữu hiệu, không như tình báo dưới thời của Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vì nhân viên về sau kém khả năng, làm việc chiếu lệ, không có tinh thần nghề nghiệp và lòng nhiệt thành như thời gian Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Về tác phong vị lãnh đạo của người đã khai sáng ra bốn chữ “Việt Nam Cộng Hòa”, sử gia John M. Newman trong cuốn Tổng Thống John F. Kennedy và cuộc chiến Việt Namđã ghi:

"Khoảng đầu năm 1957 TổngThống Ngô Đình Diệm, bấy giờ là quốc trưởng, đã dùng quyền hành của mình để chế ngự các giáo phái bất phục tùng và nghiền nát các chi bộ Việt Minh ở đồng bằng sông Cửu Long; những thành tích này khiến tổng thống Eisenhower ca tụng ông ta là CON NGƯỜI THẦN KỲ của Á Châu."

Minh Hùng, tác giả Đời Một Tổng Thống, in tại Sài Gòn năm 1971, đã có ghi lại lời phát biểu của cụ Phan Bội Châu về việc ông Diệm rũ áo từ quan năm 1933 như sau:

"Ông Ngô Đình Diệm, con người có tâm huyết, biết thương giống nòi, biết nhục vong quốc, nên ông dám chống lại cường quyền, lui về ẩn tích, đợi thời tuyết sỉ. Đó mới là đáng bậc CHÍ SĨ, VĨ NHÂN, tất sau này cuộc Phục Hưng chỉ có hạng người ông Diệm mới làm nổi... Ta muốn tặng ông Diệm một bài thơ để tỏ lòng kính trọng bậc thiếu niên hiền triết... Ông Diệm bây giờ mới là ông lớn thật sự.”

Trong cuốn hồi ký Honorable Men/My life in the CIA, William E. Colby đã từng làm trưởng nhiệm CIA tại Sài Gòn từ tháng 6 năm 1960 đến 1962, đứng đầu ngành CIA từ năm 1973 đến 1975, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính sách của ông như sau:
“...Sau khi trình bày cho giám đốc McCone nghe, tôi cùng ông tới tòa Bạch Ốc trong chiếc Limousine của ông và tôi đã thú nhận với ông ta rằng cái chết của hai ông (Diệm Nhu) làm cho riêng cá nhân tôi rất đau lòng; tôi đã từng quen biết họ và kính trọng cả hai người; tôi là một trong số rất ít người Mỹ đã có cảm tình đó, đặc biệt là về phần ông Nhu...”

“Ấp chiến lược tại Việt Nam” ở sách của Colby, cho biết Colby đã nói nhiều về tính cương nghị và cái uy của Tổng thống Ngô Đình Diệm biểu lộ trong những cuộc khủng hoảng chính trị và gọi ông Diệm là nhà ĐỘC TÀI NHÂN TỪ:
“Thực vậy, ông Diệm điều hành công việc như một ông quan cai trị. MỘT NHÀ ĐỘC TÀI CÓ THIỆN TÂM (hay nhân từ, theo soạn giả), dùng quyền lực ép dân phải bắt tay vào công cuộc phát triển (cộng đồng), vì lợi ích của chính họ, bất chấp họ nghĩ gì về điều đó, độc đoán, thiếu dân chủ. Ông ta dùng - nhưng lại than phiền về - hệ thống thư lại do Pháp đào tạo vào công việc đó, vì ông tin rằng nó sẽ có thể được cải tiến dần dần và sẽ được thay thế bằng lớp người sắp tốt nghiệp từ những trường huấn luyện về hành chánh, quản trị của Mỹ.”

Ở một đoạn khác Colby viết: “Rõ ràng đây là giai đoạn đầu của “chiến tranh nhân dân”, (Cộng sản đang) động viên và tổ chức các lực lượng để dùng vào cuộc chiến. Và rõ ràng ở điểm này sự thách thức có tính chính trị và khuynh đảo, chứ không phải là thứ cần đến các bộ tư lệnh sư đoàn hay quân đoàn để đối phó. Mặt khác cuộc thách thức chính trị, tuy vậy, cũng chẳng phải là loại mà giới thượng lưu trí thức có thiện ý nhưng không có thực lực (cơ sở chính trị) ngồi trong khách sạn Caravelle để ra tuyên ngôn, kêu gọi lập “chính phủ lương thiện, công chính”, “một quân đội anh dũng được phấn chấn bởi một tinh thần duy nhất”, và một nền kinh tế “phồn vinh”, miễn là chính phủ thay đổi đường lối. Và như vậy, theo ý tôi, những khuyến cáo có tính mệnh lệnh của tòa Đại Sứ Mỹ ép ông Diệm phải bổ nhiệm những người chống ông vào trong chính phủ, và cổ võ một cuộc điều tra của quốc hội theo kiểu Mỹ xem ra rất không xác đáng. Theo thiển ý của tôi, cuộc đọ sức thực sự lúc ấy là ở thôn xã. Những vấn đề căn bản hơn nằm ở đó.”

Nhận xét của Colby được ghi nhận như sau khi ông tới thăm các vùng thôn quê Việt Nam:

“Đường xá được mở lại. Số trường học tăng nhanh ở thôn quê.
Chương trình ngũ niên Diệt Trừ  Sốt Rét xịt thuốc diệt muỗi được khởi sự để thanh toán bệnh sốt rét rừng. Sức sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng, xuất cảng gạo, lông vit... Những tiến bộ về kinh tế, xã hội lúc đó đã xuống đến nông thôn... Đặc biệt kế hoạch “Khu trù mật” năm 1959, là kế hoạch được Tổng Thống Diệm nâng niu nhất, bắt đầu với nhiều hứa hẹn. Những “đô thị” nông nghiệp được xây dựng trên phần đất truất hữu của địa chủ theo chương trình cải cách điền địa và được chia thành những khu trung tâm dân cư và vùng ruộng lúa...”

Nhưng chỉ một vài ngày sau biến cố 1-11-1963, Dương Văn Minh và nhóm tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chính như Lê Văn Kim, Trần Thiện Khiêm…đã cho lệnh phá bỏ 16.000 Ấp chiến lược, thả lỏng vòng rào kềm chế cho Việt Cộng mặc sức tung hoành ở nông thôn Miền Nam, bỏ tổ chức nghĩa quân, dân vệ, khiến Hoa Kỳ có cơ hội đổ quân ồ ạt vào Việt Nam, và chưa đầy 5 năm sau đã tạo một môi trường hết sức thuận lợi cho VC tiến hành cái gọi là cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa với những hệ lụy rất trầm trọng.

Tướng Tôn Thất Đính còn tuyên bố: "Ấp chiến lược đem lại ấm no nhưng không đem lại hạnh phúc".(Sic!)

Với cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu người mà chúng tôi xin được phép được ví ông như một La Sơn Phu Tử Thời Đại, những nhà lãnh đạo xuất sắc và tâm huyết của Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ đã đạp đổ một mẫu người thần tượng lãnh đạo của Miền Nam Việt Nam, những đối thủ đã từng gây lo sợ cho chính quyền miền Bắc của Hồ Chí Minh, và đặt lên một nhóm tướng lãnh Đại Việt cầm đầu đất nước mà chính Tổng Thống Hoa Kỳ Lindon B.Johnson mệnh danh là lũ côn đồ ác ôn đáng nguyền rủa (a goddam bunch of thugs), số phận của Miền Nam như vậy là đã được tính toán từ trước. Và biến cố Mậu Thân xảy ra cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên đối với ai có những chú tâm theo dõi thời cuộc lúc bấy giờ.

Khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị giết cùng với người bào đệ là cố vấn Ngô Đình Nhu sau khi nhóm tướng lãnh đại Việt làm đảo chánh đã đưa hai ông vào tra khảo  đánh đập tại Tổng Nha Cảnh Sát tr6n đường Võ Tánh, Hồ Chí Minh đã nói với ký giả Wilfred G. Burchett: "Tôi không ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế". Ellen J. Hammer trong cuốn A Death in Novembercho biết: "Đài phát thanh Hà Nội đã trích dẫn báo Nhân Dân nói rằng do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao năm để xây dựng."

Gần nửa thế kỷ sau suốt giòng lịch sử cận đại khi chúng tôi ngồi thu thập và viết lại những giòng chữ này thì những nhân vật nhúng tay vào việc giết hại Tổng Thống Ngô Đình Điệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đang trình diện trước một “ĐẠI HỘI OAN HỒN”   nơi âm phủ là tòa án lương tâm, chắc chắn Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Đương Văn Minh…của nhóm phản loạn sẽ trình với ngài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu về sự thật âm mưu đảo chánh và hạ sát vị sáng lập VNCH là do Trần Thiện Khiêm và Lê Văn Kim chủ trương.
Chúng tôi sẽ có dịp viết ve cêái chết thật sự của Đại úy Nguyễn văn Nhung trong trại giam Chí Hòa do cú đá của một trung sĩ giám thị (tôn thờ Ngô Tổng Thống), trước khi được chở về trại Hoàng Hoa Thám để ngụy trang cái chết tự tử. Nhân chứng sống là thiếu úy nhảy toán(1962-63) hiện có mặt tạo bắc California bị nhốt chung tại phòng giam ở Khám Chí Hòa.
Cũng như chúng tôi sẽ viết về thiếu Úy Hồng thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh là người đã ném quả lựu đạn ám sát ông tỉnh trửơng Thừa Thiên Nguyễn Phước Đảng khi xe ông ta tiến vào đài phát thanh Huế để kêu gọi sư sãi Huế ngưng làm loạn, thì tiếp theo là vụ nổ của chất Plastic do trung úy James Scott(nhiều sách viết lộn là Đại úy)… Sau đó thiếu Hồng đào ngũ về Sai gòn đăng lính vào TĐ.6 nhảy dù và bị chết tại trận Cái lậy.

Nhân ngày kỷ niệm QUỐC KHÁNH 26 THÁNG 10 LẦN THỨ 53 CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA DO TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH ĐIỆM VÀ CÔ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU SẮNG TẠO.

CM Magazine xin thắp nén hương lòng tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và La Sơn Phu Tử Thời Đại Cố Vấn Ngô Đinh Nhu. Nguyên xin Thiên Chuá Ba Ngôi phủ đầy hồng ân và thiên phước cũng như cất giữ linh hồn họ nơi nước thiên đàng. Và giờ này linh hồn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đinh Nhu chỗ Kẽ Đá Vững Anđang cất tiếng trong bài ca thánhNày Là Truyện Ký Tôi”. Amen.


Ngạn ngữ Á Rập có câu: "Nếu anh bị chó sủa, anh có cúi rạp mình xuống để cắn lại nó hay không?"

Chính vì vậy tôi không mất thì giờ để ý đến tiếng sủa của chúng.
Chúng thất vọng và nhục nhả vì bị tôi khinh rẻ nên chúng tự ái và mặc cảm mà quay qua "cắn" lung tung cho đỡ tức tối. 
 Hãy từ bi hỉ xả, lòng sẽ thanh thản.
Khẩu nghiệp ! Khẩu nghiệp !

“Phượng hoàng tắm nước ao tù.
 Người khôn nói với kẻ ngu cực lòng.”

 Tôi yêu bài thơ “NHỚ LỜI MẸ DẠY” của Phùng Quán, nên “yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét, dù ai cầm dao dọa giết, không nói ghét thành yêu, dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét”.

Đường đời có lắm mối sầu đau 
Uất hận sân si ngập nát đầu 
Chụp mũ người đời mình đại nạn 
Vu oan kẻ khác tự chôn sâu  
Già thân chửa chắc tâm bình trí 
Kém dạ  hùa theo chuyện bể dâu 
Tội nghiệp thân tàn danh tơi tả
Ngàn năm giử mãi mối u sầu 
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.

Nguồn: Wilson Center Digital Archive :

“Chính quyền Ngô Ðình Diệm trong những năm đầu (1954 - 60) đã gặt hái nhiều thành quả và có hậu thuẫn quần chúng. Những chương trình kiến quốc đề ra như Dinh điền, Khu trù mật, Ấp chiến lược... đều đi đúng đường mặc dầu cấp thừa hành không thực hiện đến nơi đến chốn. Riêng năm 1960, những thành quả kinh tế đưa Nam VN lên hàng thứ 3 tại Á châu, hơn Đại Hàn, Ấn, Thái… (1) Đây là một chính quyền quốc gia vững mạnh nhất, có chủ đạo, có tổ chức, có nhân sự hậu thuẫn, có cốt lõi trung ương chỉ đạo, có quốc tế ủng hộ (khối Thiên Chúa Giáo) kể từ sau chính phủ Trần Trọng Kim 1945.”
VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM
NGÔ TỔNG THỐNG MUÔN NĂM
 *** Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải của riêng nguời theo thiên chuá giáo.

*** Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải của riêng người di cư từ bắc vào nam.

*** Tổng thống Ngô Đình Diệm không phải là kẻ thù truyền kiếp của Phật Giáo.

***Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ là kẻ thù riêng của cộng sản VN mà thôi.


TOÀN DÂN VIỆT NAM

NHỚ ƠN NGÔ TỔNG THỐNG.
CỘNG SẢN ĐANG BƯỚC VÀO CÁC NGÕ NGÁCH CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG , ĐANG DÙNG CHÍNH NHỮNG NHÂN VẬT CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỂ PHÂN HÓA , LÀM TÊ LIỆT Ý CHÍ , LÀM NGAO NGÁN SỰ CHỐNG ĐỐI CHÚNG , XIN ĐỒNG BÀO CẨN THẬN , CHÚNG DÙNG TÔN GIÁO ĐỂ CHỬI BỚI LẪN NHAU , PHÁ NÁT NIỀM TIN THIÊNG LIÊNG CỦA CHÚNG TA , BÔI NHỌ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO CÁC TÔN GIÁO
 ĐÓ LÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG. AI THEO VÀ TIN ĐẠO NÀO CỨ MỘT LÒNG VỚI NIỀM TIN ẤY , ĐỪNG MẮC MƯU CHÚNG

Tham khảo

  • Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001.
  • Goodman, Allan E. Politics in War. Cambridge, MA: Harvard Univerity Press, 1973.
  • Keesing's Research Report. South Vietnam, A Political History 1954-1970. New York: Charles Scribner's Sons, 1970.
  • Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.
  • Masur, Matthew B. "Hearts and Minds: Cultural Nation-building in South Vietnam, 1954-1963." Ohio State University, 2004.
  • Nguyễn Văn Lục. Lịch sử còn đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008.
  • Penniman, Howard R. Elections in South Vietnam. Stanford, CA: Hoover Institution on War, Revolution and Peace, 1972.
  • Phạm Thăng. Tiền tệ Việt Nam.: Phạm Thăng, 1995.
  • Press and Information Office. Embassy of the Republic of Viet-Nam. News from Viet-Nam. Vol 10, No 10. Washington, DC: October, 1961.
  • Press and Information Office. Embassy of the Republic of Viet-Nam. News from Viet-Nam. Vol 10, No 11. Washington, DC: December, 1961.




__._,_.___


Posted by: lan nguyen 





Ô. LÊ CHÂU LỘC
 
        Ô. Lê Châu Lộc là một cựu Tùy-Viên của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, gần-gũi nên thấy và nghe nhiều điều về TT Diệm, do đó những lời kể lại của ông có một giá-trị nhất-định.
        Tuy nhiên, Ô. Lộcđã kể cho nhiều người nghe những chuyện, mà qua các bài viết lại thì rõ-ràng là không đúng Sự Thật.
 
I
Giải Thưởng Magsaysay
 
        I.1/Về cuộc bầu-cửTổng-Thống Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòanhiệm-kỳ II, có nơi viết là vào năm 1959, có nơi viết là vào năm 1962, trong khi Sự Thậtlà vào năm 1961.
        I.2/ Về số tiền thưởngcủa Giải Magsaysay, có nơi viết là US$10,000.00, có nơi viết là US$15,000.00.
        I.3/ Về thời-điểmnhận được Giải, có nơi viết là năm 1959, có nơi viết là năm 1962, thậm-chí có nơi viết là năm 1956, trong lúc Giải ấy chỉ được thành-lập vào năm 1957và qua năm 1958 mới phát lần đầu.
        I.4/ Về chùavị tu-sĩPhật-Giáonêu vấn-đề này với Tổng-Thống Diệm, có nơi viết là “tại một ngôi chùa nọ”, có nơi viết là “tại chùa Ấn Quang”; và có nơi viết là “một vị Thượng Tọa”, có nơi viết là “một Hòa Thượng khác”, có nơi viết là “thượng tọa Thích Thiện Hòa”.
        I.5/ Về cách gửi tiềnđến Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, có nơi viết là “nhờ Thủ-Tướng Nehru (của Ấn-Độ) chuyển số tiền này cho ngài, nhưng ông khước từ, nên đã phải tìm đường khác”, có nơi viết là “qua ngã Cơ Quan Tỵ Nạn”, có nơi viết là “qua New Delhi [thủ-đô Ấn-Độ], bảo ông Đỗ Vạn Lý đang làm Tổng Lãnh Sựở đó” chuyển giùm. (tham-chiếu)
 
II
Cành Đào tại Dinh Độc-Lập
 
        Về cành đào của Chủ-Tịch Việt-Nam Dân-Chủ Cộng HòaHồ Chí Minh gửi tặng Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-HòaNgô Đình Diệm, “Nghị sĩ Lê Châu Lộc, nguyên là tùy viên của TT Diệm sau này cho biết, chính ông là người đến nhận cành đào tại trụ sở Ủy Hội Quốc Tế để về trưng bày tại Dinh Độc Lập.”
        Nhưng Sự Thậtlà:  Việc ấy xảy ra vào đầu năm 1963, mà Dinh Độc-Lập thì đã bị các phi-công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom vào ngày 27-2-1962, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và các vị thuộc Phủ đã dời về Dinh Gia-Long cho đến ngày Cách-Mạng 1-11-1963Dinh Độc-Lập mãi đến năm 1966 mới được tái-thiết xong, thì làm sao mà cành đào được đem về và trưng-bày ở Dinh Độc-Lập vào đầu năm 1963 được? (Tham-Chiếu)
 
III
Lời Trối-Trăng của TT Ngô Đình Diệm
 
        Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã “thần khẩu buộc xác phàm” nói lên, lần thứ nhất và cũng là lần cuối-cùng, trong dịp lễ Quốc-Khánh 26-10-1963:
        “Tôi tiến, hãy tiến theo tôi!  Tôi lùi, hãy giết tôi đi!  Tôi chết, hãy trả thù cho tôi!
        Lời nói xui-xẻoấy liền được đưa vào sử sách, ngay từ giờ phút đó, 1963.  Các chính-khách, các sử-gia, các nhà-văn & nhà-báo Việt-Nam và quốc-tế ghi-nhận rõ-ràng.  Nó được liệt vào trong số danh-ngôn của các danh-nhân thế-giớilời “trối-trăng” của TT Ngô Đình Diệm.
        Thế mà, 48 năm sau, năm 2011, Ô. Lê Châu Lộc nói chuyện với B. Trần Lệ Tuyền, mỗi lầnbà ấy “hầu chuyện” ông, Ô. Lộcđều nhắc lại nhiều lần, để phải ghi nhớ những điều ông đã nói:
-       Tôi tiến. Hãy tiến theo tôi!
-       Tôi lui. Hãy giết tôi!
-       Tôi chết, Hãy nối chí tôi!
 
Năm 1963, Ô. Lê Châu Lộc là một tùy-viên.  Trong lúc quần-chúng, nhất là các nhà quan-tâm chính-trị, thời-cuộc, lắng nghe rán nhìn, chú ý đến câu nói “Tôi chết, hãy trả thù cho tôi! như là một điềm xấu, và lẽ tự-nhiên quan-sát phản-ứng của cử-tọa trên nét mặt của mọi người, thì tùy-viên chỉ nghe bằng nửa-lỗ-tai và thấy bằng nửa-con-mắt, vì tùy-viên bắt-buộc phải chống mắt nhìn chừng Tổng-Thống xem người có ra hiệu gì cho mình hay không, chổng tai xem người có ra lệnh gì cho mình hay không. 
Nhưng sau 1963, nhất là sau 1975, Ô. Lê Châu Lộc đã tiến rất xa trên đường học-vấn, trở thành một nhà khoa-bảng, một vị hàn-lâm, mà năm 2011ông phịa mấy tiếng “nối chí tôi” (trong lúc Ô. Ngô Đình Quỳnh, thứ-nam của Ô.B. Cố-Vấn Ngô Đình Nhu, vào năm 2013 (tham-chiếu), và nhà khoa-học chính-trị Nguyễn Anh Tuấn, vào năm 2015 (tham-chiếu), vẫn còn xác-nhận là “trả thù cho tôi,  thì không biết ông Lộcđã căn-cứ vào sách vở nào mà dám “chỉnhlời của Cụ Ngô? (tham-chiếu)
 


Hãy Trả Thù Cho Tôi (có bổ túc)


__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

Cái Chết Của TT Ngô Đình Diệm: Một món nợ lịch sử -

$
0
0

Trình Độ Ngoại Ngữ Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Vỹ Nhân Của Thế Giới


Trình Độ Ngoại Ngữ Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Vỹ Nhân Của Thế Giới

Trình Độ Ngoại Ngữ Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Vỹ Nhân Của Thế Giới Trình độ , trinh do , ngoại ngữ , ngoai ngu...

Cái Chết Của TT Ngô Đình Diệm: Một món nợ lịch sử -
Chu Mỹ Dung
image 
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam
 
I- Công Lao của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đối với Quốc Gia Việt Nam
Vì sao cái chết của TT Ngô Đình Diệm lại là một món nợ của lịch sử?
Vì đó là món nợ “quốc gia hưng vong” mà những kẻ giết người, những kẻ đã và còn đang thỏa mãn với hành động phi pháp này, cũng như những kẻ đã phỉ báng ông bằng những tội ác mà ông chưa từng bao giờ làm, phải nợ dân tộc Việt Nam một trang sử oan nghiệt: đó là vì mất ông mà quốc gia Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính, dẫn đến con đường Bắc Thuộc Hán hóa như ngày hôm nay.
<!>
Một cách đơn giản những kẻ giết người họ phải nợ quốc gia dân tộc vì họ đã giết nguyên thủ quốc gia trong tình trạng đất nước đang dầu sôi lửa bỏng cần sự dìu dắt của ông.
Nói một cách khác những kẻ giết ông và những kẻ đã hả hê về cái tội ác này đã “chặt đầu Việt Nam”, theo như cách nói của bà Ngô Đình Nhu. Còn nói theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì “Thus, as the nine-year rule of Diem came to a bloody end, our complicity in his overthrow heightened our responsibilities and our commitment in an essentially leaderless Vietnam” . (Pentagon Papers viii). . Chín năm cầm quyền của Diệm chấm dứt trong máu, sự đồng lõa của chúng ta trong việc lật đổ ông ta đã làm tăng thêm trách nhiệm cũng như sự trói buộc của chúng ta vào trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn không có lãnh đạo.
Hồi tưởng lại giai đoạn bi thảm đó, toà án nhân dân Phật Giáo Tranh Đấu gồm những nhà sư và các đội “Phật Tử Quyết Tử” đã đi khắp nơi và đã cuồng nhiệt gào thét các khẩu hiệu “Phật Giáo bị bách hại” “Đàn áp quý thầy” “Độc tài gia đình trị” “Mật vụ Nhu Diệm” “Diệm mà không Diệm”mà không cần phải đưa ra một bằng cớ nào cả. Chỉ cần nói có tội là đủ có tội!
Cụ thể người ta đã đấu tố chính quyền VNCH như sau: Hòa Thượng Hội Chủ Phật Giáo Thích Tịnh Khiết đã bị giết, hằng trăm Phật tử đã bị chính quyền dìm chết dưới sông Sài gòn, nhiều ni cô đã bị mổ bụng, và chùa Xá Lợi đã bị đốt cháy,các nhà sư đã bị ném từ trên các tầng lầu cao xuống vào đêm Thiết quân luật 20/8/1963 khi lực lượng quân đội của chính quyền Tổng Thống Diệm mở cuộc hành quân lục soát chùa Xá Lợi.
Thậm chí Phái Đoàn cũng đã tìm gặp được một số nhà sư lãnh đạo Phật Giáo và thanh niên phật tử mà theo những báo cáo trước đây mà phái đoàn đã nhận được rằng những người nầy đã bị chính quyền của Tổng Thống Diệm giết chết, nay hóa ra đó chỉ là những báo cáo khống, không đúng sự thật.” (Báo cáo của Đại Sứ Volio phái đoàn điều tra LiênHiệp Quốc)
Tóm lại, ông hoàn toàn vô tội, nhưng người ta đã giết ông và vu cho ông cái tội đó. Vì vậy nếu nói rằng chỉ có ở Miền Bắc mới có đấu tố mà Miền Nam không có, điều này xem ra không đúng.
Miền Nam cũng có đấu tố. Nguyên thủ quốc gia và Cố Vấn bị thảm sát ngày 2/11/1963, hai nạn nhân nữa đã bị hành quyết vào cùng một ngày 9/5/1964, các ông Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn, một nạn nhân nữa cũng đang chờ đợi đem ra pháp trường xử bắn, ông Đặng Sĩ, và hàng ngàn những mảnh đời đã bị đào tận gốc trốc tận rễ nơi chốn lao tù vì can tội “tay sai” của cái chính quyền “Nhu Diệm dàn áp Phật Giáo” đó
Tuy nhiên, không bàn tay nào có thể che nổi mặt trời. Năm mươi năm đã trôi qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn là Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà câu nói của TT Tưởng Giới Thạch “Một trăm năm nữa thì Việt Nam cũng không thể tìm được một người như Tổng Thống Ngô Đình Diệm” và câu nói của Tổng Thống Eisenhower “He’s a miracle man” là một hằng số không gì thay đổi được.
Nhân 50 năm ngày thác oan của Tổng Thống, xin được nhắc lại đôi dòng về ông
I- Thân thế, tiểu sử và nhân sinh quan của TT Ngô Đình Diệm:
Khi nói về TT Ngô Đình Diệm, nét điển hình mà người ta thấy được ở ông đó là một nhà nho trí thức nhưng lại theo tây học, dòng dõi quan quyền khoa bảng và một nhân cách liêm chính quân tử, một nhân vật chính trị thông minh kiệt xuất với tư tưởng chống cộng triệt để. Một cây trúc của quan niệm Á Đông




Cá nhân TT Ngô Đình Diệm là sự thể hiện đồng thời của cả ba triết lý Nho Giáo, Thiên Chúa Giáo và triết lý Đông Phương. Nền tảng Nho Giáo đã tạo cho cá nhân ông cách hành xử khắc kỹ, quân tử, Thiên Chúa Giáo đã đem đến cho ông đức bác ái, bao dung công chính, và triết lý văn minh phương tây đã đem đến cho ông kiến thức cấp tiến và cởi mở về tự do dân chủ. Và bao trùm lên tất cả các nền giáo dục Đông Tây mà ông đã được may mắn lãnh hội, đó là thượng đế đã ban cho ông tư chất thông minh và tấm lòng ái quốc yêu dân mãnh liệt
Nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có thể tóm tắt bằng câu nói của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, cháu ngài, khi nói với cậu mình với đức khâm sứ Tòa Thánh như sau như sau: Cậu Diệm của con là một người hoàn hảo
Những tài liệu của chính thức của VNCH ghi rằng ông sinh ngày 3 tháng 1năm 1901 tại Phước Quả, Thừa Thiên. Nguồn tuyên truyền nói rằng ông sinh tại Quảng Bình năm 1897 vì là con của vợ thứ cụ Ngô Đình Khả, nhưng không cho biết vợ thứ là ai, và sinh trước ĐGM Ngô Đình Thục. Nguồn tuyên truyền này có quá nhiều điểm vô lý. Trên thực tế Đức Giám Mục Ngô Đình Thục trông già dặn hơn TT Ngô Đình Diệm rất nhiều. Tóm lại qua sự việc về ngày sinh của ông, cho thấy người ta đã không từ nan bất cứ những gì để bôi nhọ ông
Là con trai thứ 4 trong một gia đình có truyền thống chính trị, nổi tiếng về lòng yêu nước và chống cộng triệt: ông anh cả Ngô Đình Khôi tổng đốc Quảng Nam và con là Ngô Đình Huân cả hai đã bị cộng sản giết, Ngô Đình Luyện đại sứ VNCH tại Anh, Ngô Đình Cẩn linh hồn thực sự của lực lượng tình báo Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung. Trong gia đình, Tổng thống Ngô Đình Diệm là người con tài ba đức độ nhất của Đại Thần Ngô Đình Khả. Ngoài thân phụ ra, ông còn chịu ảnh hưởng bởi dưỡng phụ Nguyễn Hữu Bài cũng là một nhà Nho ái quốc, đức độ uyên bác Đông Tây như cụ Ngô Đình Khả
TT Ngô Đình Diệm tư chất rất thông minh: 16 tuổi đổ nhì Thành Chung, 17 tuổi được mời dạy Quốc Tử Giám và 18 tuổi vào học trường Hậu Bổ ( tương đương với Quốc Gia Hanh Chánh) năm 21 đổ thủ khoa. Ông đặc biệt xuất sắc trong các môn học về hành chánh, luật pháp và chính trị . Ngay sau tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Quảng Điền Huế, Hải Lăng Quảng Trị. Bảy năm sau, 29 tuổi, ông được bổ làm Tuần Phủ Ninh Thuận và Bình Thuận, tức là tỉnh trưởng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Ninh Thuận và Bình Thuận có đời sống kinh tế khả quan, có chiến lược cụ thể đối phó với sự tuyên truyền của cộng sản và phá vỡ nhiều mạng lưới nằm vùng. Uy tín này lan đến triều đình cho nên năm 31 tuổi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại, tương đương với chức Thủ Tướng Chính Phủ. Năm 33 tuổi ông được mời kiêm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký hội đồng Hỗn Hợp Việt Pháp.
-Với chức vụ quan trọng bậc nhất quốc gia này, ông đòi hỏi nhiều quyền lợi cho đất nước. Ông yêu cầu người Pháp thực thi việc thống nhất đất nước bằng việc sát nhập Trung Kỳ và Bắc Kỳ , thực hiện dân chủ bằng cách cho phép Viện Dân Biểu được lo những vấn đề quốc sự giống như Quốc Hội. Nhưng đề nghị của ông không được Toàn Quyền Pasquier chấp thuận. Thấy việc tham chính của mình không thể đem lại lợi ích cho đất nước, ông xin từ chức Thượng Thư, chọn con đường làm thường dân để phục vụ đất nước theo cách riêng của ông, năm đó ông chỉ 33 tuổi.
Hành động từ quan này làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ PhápĐiều này chứng minh rằng ngay khi còn rất trẻ, ông đã là người không hề màng danh lợi. Nó cũng bẽ gãy luận điệu của những kẻ bất tài không được ông sử dụng đem lòng oán hận luôn rêu rao rằng ông độc tài tham quyền cố vị. Với tiết tháo xem thường danh lợi như vậy, những ai đến bây giờ còn cho rằng Tổng Thống là một người độc tài gia đình trị thì rõ ràng họ chỉ là những kẻ vu khống và muốn sửa đổi lịch sử, nhưng tiếc rằng họ chẳng bao giờ có khả năng làm điều đó.
Thâm tâm ông, con đường phục vụ quốc gia qua chức vụ Thượng Thư Bộ Lại không thể thực hiện được nên ông đã quyết định chọn con đường khác, đó là từ chức để có thì giờ học hỏi về chính trị luật pháp xã hội và cũng để kín đáo hoạt động chống Pháp. Trong 17 năm ở ẩn, ông đọc rất nhiều sách vở về chính trị phương tây, về cộng sản chủ nghĩa về các phong trào đòi độc lập. Song song với việc nghiên cứu chính trị, ông liên kết với các nhà cách mạng có uy tín khác như Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu trong phong trào Cường Để, ông cũng là đại diện chính thức của Kỳ Ngoại Hầu tại Việt Nam.
Ông đã từng nói “người Pháp chỉ là giai đoạn và sớm muộn gì Pháp cũng phải trao trả độc lập cho Việt Nam, mà cộng sản mới là nguy cơ trầm trọng và dài hạn. Tuy nhiên nếu giữ được Nam Kỳ là giữ được nước”. Theo ông, nếu Miền Nam lọt vào tay cộng sản thì cuối cùng sẽ lọt vào tay Trung Cộng. Chúng ta cũng hiểu một cách đơn giản : Nếu mất Nam Kỳ vào tay cộng sản là mất nước. Khi rời Dinh Độc Lập vì bị bọn phản tướng làm lọan, ông đã nói câu cuối cùng” Như ri là mất nước rồi!”. Điều này đã diễn ra đúng như lời nhận xét của ông 11 năm sau đó!
Có quá nhiều điều ông phát biểu từ mấy chục năm trước đã trở thành hiện thực. Người ta ca ngợi ông là người có viễn kiến chính trị, điều này theo chúng tôi chưa chính xác lắm. Ông không phải là một nhà tiên tri chính trị mà thực sự ông là một nhà toán học chính trị, tính toán chính xác đường bay quỹ đạo chính trị thuộc về chiến lược. Ông có sở học sâu sắc và một năng khiếu đặc biệt về chính trị cộng với tư chất thông minh đã làm ông trở thành người thấy xa trông rộng, một yếu tố không thể thiếu của lãnh đạo quốc gia
Pháp đánh giá được tiềm năng và tâm huyết của ông, vì vậy cuộc sống ẩn dật ngụy trang cho các hoạt động bí mật của ông không làm sao qua được tầm theo dõi của Pháp. Toàn Quyền Đông Dương Jean Decoux ra lệnh bắt ông đi đày ở Lào, ông được mật báo và trốn vào Sài Gòn. Một thời gian sau, ông bị Hồ Chí Minh bắt sau đó ông lại may mắn thoát khỏi bàn tay của y. Ông sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, tại đây, Kỳ Ngoại Hầu khuyên ông sang Mỹ để tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, mà không thể trông cậy vào Nhật hay chờ đợi gì từ Pháp.
Sang Mỹ, qua sự giới thiệu của Hồng Y Spellnam, ông được sự tiếp xúc và đánh giá cao của một số chính trị gia Hoa Kỳ, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas dân biểu Kennedy, Mike Mansfield v,v Ông tham gia diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Châu Á và hiểm họa cộng sản tại một số các trường Đại Học. Một số nhân vật trong quốc hội và chính quyền Hoa Kỳ đã chú ý đến ông, nhưng chưa bao giờ chính quyền Hoa Kỳ quyết định chọn ông làm một con bài chính trị. Giả thuyết cho rằng nhờ sự vận động của Hồng Y Spellman cho nên ông được chính giới Hoa Kỳ đưa về làm Thủ Tướng là một giả thuyết không đứng vững. Theo luật pháp Hoa Kỳ Hồng Y Spellman không có quyền và trên thực tế ông cũng không có khả năng can thiệp vào chính quyền Hoa Kỳ. Và nếu như được chính quyền Hoa Kỳ ủng hộ, thì những năm sau đó Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không phải nản lòng rời Hoa Kỳ bôn ba sang Châu Âu tìm kiếm sự hổ trợ khác
Tình hình Miền Nam trước khi TT NĐD về nước rất tuyệt vọng. Cựu hoàng Bảo Đại trong cuốn hồi ký đã xác nhận yêu cầu ông về lập chính quyền, ông từ chối và thưa rằng sau bao năm bôn ba, giờ đây ông muốn trải cuộc đời còn lại trong một tu viện dòng kín. Cựu Hoàng Bảo Đại lộ vẻ tức giận và dẫn ông vào một căn phòng vắng, đưa cho ông một cây thánh giá và nói rằng “ Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước mặt chúa là gìn giữ đất nước Việt Nam, ông phải bảo vệ nó để chống lại cộng sản, nếu cần phải chống cả người Pháp. Cầu nguyện hồi lâu một mình trong phòng kín, ông trở ra nói với cựu hoàng là ông nhận lời
Vì không đành tâm đứng nhìn đất nước rơi vào tay cộng sản, TT Ngô Đình Diệm nhận đã nhận lời. Để có thể chu toàn nhiệm vụ, ông đã yêu cầu cựu hoàng phải giao cho ông toàn quyền về quân sự lẫn dân sự để lèo lái đất nước. Trên thực tế, lúc đó Cựu Hoàng đã hoàn toàn không hề có binh quyền hay chính quyền gì cả để giao cho ông. Có chăng cựu hoàng đã giao cho TT Ngô Đình Diệm một Miền Nam đầy tham nhũng bài bạc đĩ điếm và thuốc phiện ma túy và những tay anh chị khét tiếng như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh, và giao cho ông sứ mạng nặng nề và nguy hiểm nhất đó chống lại bóng đen của khối cộng sản đang có sức mạnh khổng lồ về quân sự và tiền bạc để nuốt chửng Miền Nam
Miền Nam lúc đó, không có tổ chức quân sự cũng như kinh tế nào khả dĩ có thể đối đầu với đảng cộng sản đã có trên 24 năm kinh nghiệm, sẳn sàng sử dụng những thủ đoạn chính trị vô cùng tàn bạo nhất và sau lưng là nguồn viện trợ vũ khí tiền bạc dồi dào từ khối cộng sản Đông Âu, Liên Xô và quan trọng nhất là Mao Trạch Đông. Trong khi đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm chỉ có một mình ông và người em đang sống tại Việt Nam là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, đang cố gắng hết sức lực của mình để kiếm nguồn ủng hộ cho anh mình trong nước. Vì lý do đó cho nên chính quyền Hoa Kỳ đã không muốn phiêu lưu uy tín của họ để ủng hộ Thượng Thư Ngô Đình Diệm, mặc dù chính phủ Pháp lúc đó đang hết sức kiệt quệ, một điều kiện tốt cho Hoa Kỳ đang muốn thay thế Pháp có mặt tại Đông Dương .
Tóm lại, về thân thế sự nghiệp, tổng thống Ngô Đình Diệm trước khi về nước đã từng là một vị thượng thư trẻ tuổi không màng danh lợi, quyết tâm chống Pháp và chống cộng tới cùng. Và ông đã nhận lời cựu hoàng Bảo Đại để gìn giữ một quốc gia đang đứng trên bờ vực thẳm chờ cộng sản thâu tóm. Binh quyền không có mà chính quyền cũng không có, ông một thân một mình về nước đảm nhận sứ mệnh mà chỉ có một người ái quốc mãnh liệt mới dám an bài số phận bấp bênh đó cho mình. Do đó, lập luận cho rằng TT Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh là do sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ qua bàn tay của Hồng Y Spellman chỉ là sự dèm pha để phủ nhận tài năng của ông.
Người đã cậy nhờ chí sĩ Ngô Đình Diệm nắm lấy chức vụ thủ tướng không ai khác ngoài cựu hoàng Bảo Đại, như ông đã tự xác nhận trong cuốn sách “ Con rồng Việt Nam”. Và chỉ có vậy!
Đó là sự thật lịch sử mà không ai có thể chứng minh khác được!
II- Hoàn cảnh đất nước khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm về chấp chính:
Muốn đánh giá công hay tội của một vị lãnh đạo quốc gia, lịch sử phải xem xét gia tài mà vị lãnh đạo đó tiếp nhận trước khi điều hành đất nước, và so sánh với những đất nước có được sau khi họ rời chức vụ. Thế nhưng, đối với tổng thống Ngô Đình Diệm, những kẻ chê bai hay kết tội ông đều không bao giờ dám đề cập đến hoàn cảnh của Miền Nam vào thời điểm 1954.
Tại sao họ không dám đề cập? Bởi vì khi về nước, binh quyền mà ông có được là 12 người cảnh sát thay phiên nhau canh giữ dinh Gia Long. Miền Nam lúc đó hoàn toàn không có quan hệ lãnh đạo, mà chỉ có nạn thập nhị sứ quân. Đó là một con rắn không đầu, mỗi người thống trị một lãnh vực và khu vực. Tất cả những khuôn mặt nổi bật bấy giờ như Bảy Viễn, Ba Cụt, Lại Văn Sang, Nguyễn văn Hinh và các giáo phái v.v mỗi người hùng cứ một phương và thủ đắc các phương tiện kiếm chác tài chánh riêng cho mình, không ai chấp nhận từ bỏ quyền lực để phục vụ cho quốc gia dưới sự điều động của một chính phủ trung ương. Quân sự, kinh tế, ngoại giao, tài chánh, hối đoái, quan thuế đều thuộc quyền của Pháp và các tay sai Pháp, trong lúc đó thì Việt Cộng nằm vùng được cài đặt tràn đìa. Tổng Thống chỉ có quyền với 12 người cảnh sát gác dinh Gia Long và một ngân khố quốc gia trống rỗng, bên cạnh đó là một Miền Nam mà hạ tầng cơ sở bị phá hủy vì chiến tranh tàn phá nặng nề toàn bộ ruộng đồng bỏ hoang, thất học và thất nghiệp tràn lan, tham nhũng cờ bạc đĩ điếm, thuốc phiện và nguy hiểm nhất là mạng lưới cộng sản rất mạnh, đang được sự viện trợ của Tàu và Liên Xô từ lâu, đã và đang phát triễn dày đặc khắp đất nước. Bên cạnh đó là gánh nặng ngàn cân về an ninh chính trị và xã hội của một triệu người mới di cư từ Bắc vào Nam tháng 8 năm 1954.
Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho ông lúc bấy giờ là một nhân viên CIA Mỹ cố giúp ông để chiêu dụ những người đang nằm trong các phe phái khác, Đại Tá Edward Lansdale
Một cách ngắn gọn, Ông không có bất cứ một quốc gia đồng minh nào có thể nương nhờ khi ông về nước, trong khi đó cộng sản Hà Nội có cả một nguồn viện trợ khổng lồ từ Liên Xô, Đông Âu và đặc biệt là Trung Cộng và đã hoạt động từ năm 1930. Ông ngay cả cũng không có được một đảng phái hay một tổ chức quốc gia quan trọng nào làm hậu thuẫn, và tài chánh thì quá eo hẹp, trong khi đó thì ông lại có quá nhiều kẻ thù: Pháp và tay sai, các Giáo Phái và Bình Xuyên, mà nguy hiểm nhất là cộng sản. Một số các chính trị gia khác đồng ý hổ trợ cho ông vì lúc đó thật sự mà nói chẳng ai dám dấn thân lãnh nhận một tài sản quốc gia thảm thương như thế. Nhưng ông đã chấp thuận, vì chỉ một lẽ duy nhất: ông yêu nước!
 
III- Những thành tựu TT Ngô Đình Diệm đã đem lại cho đất nước
Sau 11 tháng cầm quyền trong sóng gió Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ổn định tình hình chính trị tuyệt vọng của Miền Nam nhờ vào uy tín và lòng can trường của ông. Sau 11 tháng theo dõi khả năng và những thành tựu của ông, chính phủ Eisenhower không còn thấy mình phiêu lưu khi hổ trợ cho Ngô Đình Diệm nữa, mới chính thức quyết định hổ trợ cho ông
Một số bài viết và dư luận cho rằng Mỹ đã hổ trợ và viện trợ rất nhiều cho TT Ngô Đình Diệm ngay khi ông về nước, nhờ vậy ông mới làm nên cơm cháo. Điều này hoàn toàn không đúng. Căn cứ vào các sự kiện lịch sử xảy ra lúc bấy giờ và căn cứ vào các tài liệu được giải mã cách đây hơn 15 năm thì quả thật số viện trợ cho TT Ngô Đình Diệm khi ông về nước trong 11 tháng đầu tiên hầu như chỉ là con số không. Nổi bật chỉ có sự tiếp xúc và vận động kín đáo của Đại Tá Edward Lansdale với các phe nhóm chính trị như Cao Đài Hòa Hảo để thuyết phục họ ủng hộ TT Ngô Đình Diệm v.v.
Xin dẫn chứng sự yểm trợ yếu ớt và đầy nghi ngờ của Hoa Kỳ cho chính phủ TT Ngô Đình Diệm giai đoạn 1954-1955 như sau:
Cứ hai lần mỗi tháng, Joe Lawton Collin, bạn thân tổng thống Eisenhower, và là đặc sứ của ông tại Sài Gòn, đề nghị tổng thống Eisenhower phải loại bỏ Diệm và thay thế bằng Phan Huy Quát hay Trần Văn Đỗ. Còn người Pháp thì khỏi nói, họ xem TT Ngô Đình Diệm là kẻ thù của họ. Hãy nghe tướng Pháp Paul Ely đại diện tối cao của Pháp phá đám với người Mỹ như sau:” Ông ta chỉ là tên bù nhìn tệ hại nhất không được nhân dân ủng hộ. Cho nên vì lợi ích của Việt Nam và lợi ích của thế giới, không nên cứu Diệm. Chính phủ Hoa Kỳ có lúc đã tin rằng chính phủ Ngô Đình Diêm sẽ không tồn tại quá sáu tháng và vì vậy họ chỉ viện trợ rất cầm chừng với thái độ chờ xem, và thậm chí đã có những chỉ dấu loại bỏ ông, như Collin đã ngày đêm thuyết phục tổng thống Eisenhower và tổng thống Eisenhower đã sắp sửa nghe lời Collin. Bất thần, trong tình huống tuyệt vọng đó, đầu tháng 5 năm 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm với lòng can đảm và sự sáng suốt, ông đã lật ngược thế cờ, triệt hạ những tên trùm Bảy Viễn, Lại Văn Sang, Nguyễn Văn Hinh, thu phục được sự ủng hộ của Cao Đài Hòa Hảo và các tướng như Trịnh Minh Thế. Với sự thành công tuyệt vời này, Hoa Kỳ từ đó mới dám thở phào viện trợ cho chính phủ TT Ngô Đình Diệm, triệu hồi Lawton Collin về nước.
Có thể tóm tắt công lao của tổng thống Ngô Đình Diệm trong việc tái thiết và ổn định Miền Nam qua lời nhận xét của một vĩ nhân thế giới, Tổng Thống Eisenhower như sau: He is a miracle man.
Không thần kỳ sao được khi từ một quốc gia bị sáu vấn nạn: một là là chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954, hai là vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân, ba là vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp, bốn là tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền, năm là thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự, sáu là, và nguy hiểm nhất là, phải đối đầu với khối cộng sản thế giới, ông đã làm cho Miền Nam trở thành Hòn ngọc Viễn Đông!
Ai có thể phản bác lại lời của Tổng Thống Eisenhower rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là một miracle man, một con người của huyền thoại?
Vài nét chính về những thành tựu trong việc tái thiết xứ sở dưới sự cầm quyền của TT Ngô Đình Diệm:
1/Cuộc di cư vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam năm 1954
Đây là một thành tích vĩ đại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà không ai có thể phủ nhận. Lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhớ công ơn của TT Ngô Đình Diệm
Đáp máy bay về nước ngày 26 tháng 6 năm 1954, ngày 30 tháng 6 ông bay ra Hà Nội để xem xét dân tình, ngày 20 tháng 7 năm 1954 Pháp và Bắc Việt ký hiệp ước chia đất nước Việt Nam, tổng thống Ngô Đình Diệm tuyệt vọng bay ra Hà Nội ngày 3 tháng 8, đọc một bài diễn văn kêu gọi dân chúng theo ông di cư vào Nam xây dựng đất nước tự do, và khoảng một triệu người đã nghe ông theo ông vào Nam với sự trợ giúp bằng không vận và đường hàng hải của Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Sĩ v.v
Ngày 4 tháng 8 cuộc di cư chính thức bắt đầu. Trong lúc chính quyền đang còn rất mong manh, bị sự chống đối và hoành hành của Bình Xuyên Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh, Tổng Thống đã lập Phủ Tổng Ủy Di Cư đảm nhận việc tiếp thu gần một triệu đồng bào Miền Bắc vào Nam. Lo ổn định đời sống cho khoảng một triệu người ồ ạt di cư vào Nam trong một thời gian chỉ hơn một tháng và gìn giữ cho đời sống vật chất an ninh xã hội tại Miền Nam không bị rối loạn phải nói là một công việc quá phi thường vượt quá sức của một chính phủ còn quá non trẻ, không tiền, trên nền tảng của một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, chia rẽ, tệ nạn xã hội và cộng sản hoành hành.
Hãy so sánh tất cả các cuộc di cư, nhập cư và tị nạn của tất cả các quốc gia trên thế giới đê thấy rằng chưa có một vị nguyên thủy quốc gia nào có khả nặng làm việc như Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Ông gìn giữ xã hội Miền Nam không bị rối loạn vì số lượng di dân quá bất thần và quá lớn, cung cấp những dịch vụ cần thiết như nhà ở thực phẩm y tế thuốc men, giáo dục cho một triệu người và nhanh chóng ổn định đời sống họ trong vòng vài tháng. Ai có thể phủ nhận được nỗ lực kinh khủng và khả năng tổ chức hiếm có, sử dụng, và theo dõi đồng tiền viện trợ một cách hữu hiệu, và đặc biệt là sự cần kiệm của chính phủ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trong vấn đề định cư một số quá lớn người như thế? Điều gì đã làm cho ông can đảm đứng ra lãnh nhận gánh nặng to lớn này và đã hoàn thành tốt đẹp công tác định cư cho cả triệu đồng bào trong tình thế bấp bênh của chính quyền và đất nước như thế? Không gì khác hơnđó chính là lòng yêu nước thương dân vô hạn và sự can đảm thông minh phi thường của ông!
2/Giáo dục và y tế: 
Trong khi ở Miền Bắc, giáo dục rất thiếu sót chương trình trung học chỉ có 10 năm, và đội ngũ khoa học kỹ thuật của họ rất tồi tệ, thì ở Miền Nam Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có những điểm sáng chói như sau: Chương trình trung học ở Miền Nam đúng theo tiêu chuẩn quốc tế là 12 năm. Chương trình đại học cũng có chất lượng của các nước phương tây. Xin được dẫn chứng vài vì dụ:
Chương trình mở mang giáo dục dưới thời TT Ngô Đình Diệm đem lại số học sinh và số trường trung học tiểu học tăng vọt hàng năm với tốc độ khoảng 60% 70%. Từ năm 1957 đến 1961, số học sinh và trường học tăng lên gấp 4. Ông cũng cho thành lập rất nhiều các trường dạy nghề. Về giáo dục đại học, tổng số sinh viên tăng trong vòng 3 năm là 60% vào năm 1957. Đại Học công lập Huế và đại học tư thục Đà Lạt được mở ra dưới thời của TT Diệm theo sau là Viện Đại học Sài Gòn The University of Saigon, là một viện đại học công lập, được thành lập vào năm 1957 dưới chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đây là viện đại học được xem là có uy tín nhất ở Miền Nam Việt Nam, cung cấp các giáo sư đi thỉnh giảng ở các viện đại học khác. Viện đại học này cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ. Năm 1961 ông cho thành lập Đại Học Y Khoa Huế. Số sinh viên chỉ trong vòng 3 năm sau khi ông về nước chấp chánh đã tăng lên gấp 4 lần đồng thời chính phủ cũng có chương trình cấp học bổng cho sinh viên du học ở các nước tiên tiến phục vụ mục tiêu Việt Nam hóa đội ngũ giáo sư đại học với tiêu chuẩn quốc tế. Trường Đại Học Y Khoa là một dẫn chứng cụ thể rằng Tổng Thống coi trọng quốc thể, vào năm 1961 trường này đã hoàn toàn không còn giảng viên người Pháp. Xin được lập lại, chỉ sau 5 năm cầm quyền, ông đã xây dựng được một trường hệ thống Đại Học mà các nước trong vùng phải kính nể. Ông đã chứng minh cho thế giới thấy người Việt Nam hoàn toàn không thua bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Nhiều bệnh viện nổi tiếng chẳng hạn bệnh viện Bình Dân cũng được thành lập để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho dân chúng và giảng dạy y khoa.
3/Kinh Tế:
 Nhờ kiến thức sâu rộng về chính trị, bản chất thông minh, trọng của công, cần kiệm và rất cẩn trọng trong việc sử dụng tiền viện trợ, ông đã lèo lái đất nước đưa đến bến bờ của sự thanh bình thịnh vượng và nhân quyền. Qua chương trình CIP ( Comercial Import Program), mỗi năm ông nhận viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ là 322 triệu năm 1955, và nhờ việc sử dụng hiệu quả và chính xác, viện trợ Mỹ đã tăng lên 450 triệu Mỹ Kim sau đó. Với sự trợ giúp này, ông lại nhanh chóng biến Miền Nam thành một hòn ngọc viễn đông trong một thời gian kỷ lục là ba năm, đến nỗi tổng thống Eishenhower đã đón ông với 21 phát súng đại bác. Xin được cụ thể hóa vài thành tựu nổi bật về kinh tế của ông như sau:
1.Toàn bộ hệ thống giao thông thủy bộ và đường xe lửa xuyên Việt được tái thiết lại, phục vụ nhu cầu thương mại và sản xuất và nông nghiệp. Chương trình cải cách ruộng đất và khuyến nông đã biến những thửa ruộng và đồn điền bỏ hoang thành những cánh đồng phì nhiêu và đồn điền trù phú, làm đem lại số gạo và cao su xuất cảng tăng vọt. Đơn cử là chỉ mới năm 1957 mà số gạo sản xuất là 3 triệu tấn, chăn nuôi heo gà vịt phát triễn mạnh và đã xuất cảng được một số lượng đáng kể hàng năm.
2.Điều quan trọng đáng nói là dù Miền Nam căn bản là một quốc gia nông nghiệp, ông vẫn quyết tâm biến Miền Nam trở thành một quốc gia kỹ nghệ. Giai đoạn này chúng ta thấy Miền Nam đã có những nhà máy ván ép, nhà máy giấy, nhà máy dệt, nhà máy xà bông, viện bào chế dược phẩm v.v. TT thống Ngô Đình Diệm là con người thấy xa trông rộng và rất chu đáo trong tất cả mọi kế hoạch phát triễn quốc gia. Chương trình mở mang và nâng cao chất lượng giáo dục song song với phát triễn kinh tế là một dự án đồng bộ và hoàn chỉnh nhằm chuẩn bị tài nguyên con người để thực hiện việc kỹ nghệ hóa Miền Nam. Các trường đại học và các trường dạy nghề đào tạo công nhân và chuyên viên kỹ thuật ở mọi mọi lãnh vực từ hành chánh đến khoa học đến kỹ thuật để có thể đáp ứng nhu cầu kỹ nghệ hóa đất nước. Trung tâm nguyên tử Đà Lạt và đập Đa Nhim cộng với 2 kế hoạch ngũ niên 1957 đến 1961, 1962-1967 và chương trình đẩy mạnh mở mang giáo dục là một bằng chứng về một kế hoạch phát triễn rất hợp lý và đồng bộ của tổng thống để có đủ tài nguyên vật chất và tài nguyên con người cho một quốc gia kỹ nghệ. Nếu tổng thống còn sống, thì chắn chắn Miền Nam còn tiến xa hơn Nam Hàn gấp bội, một Nhật Bản thứ hai cũng không phải là điều nói quá, vì ông và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu là người đã sống ở Nhật hiểu biết về Nhật. Tuy không tin tưởng và cũng không hợp tác với chính phủ Nhật, nhưng ông rất ngưỡng mộ thể chế chính trị, sự phát triễn kinh tế khoa học của Nhật. Khuôn mẫu chính trị và sự tiến bộ của Nhật Bản là điều TT Ngô Đình Diệm muốn Việt Nam đạt được.
4/ Quân sự và nội chính: 
Ông hết sức quan tâm đến vấn đề nội chính và quốc phòng. Để đối đầu với cộng sản, ông phân chia Miền Nam thành 4 vùng chiến thuật, không ngừng canh tân quân đội và Việt Nam hóa quân đội và đào tạo các chuyên viên hành chánh cao cấp của quốc gia. Ông hết sức chú tâm đào tạo một thế hệ sĩ quan trẻ có tiêu chuẩn ngang với quốc tế để thay thế hàng ngũ sĩ quan được Pháp đào tạo. Sự cải tổ sâu rộng và đầu tư hai trường quân sự lớn hàng đầu Đông Nam Á và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh là những ví dụ cụ thể.
- Học Viện Quốc Gia Hành Chánh:
Xuất thân là khôi nguyên trường Hậu Bổ, tức trường dạy về chính trị luật pháp và hành chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi chấp chánh, ông đã hết sức coi trọng công việc nội chính quốc gia. Ông bắt tay cải tổ trường QGHC mà trước đây đặt ở Đà Lạt và trực thuộc bộ Giáo Dục. 1954, ông cho dời trường về Sài Gòn và đặt học viện này dưới sự đào tạo và giám sát của Phủ Thủ Tướng sau đó thuộc phủ Tổng Thống, tức trực thuộc sư chăm sóc của ông
Chương trình học của học viện này do Michigan State University (MSU) trợ giúp trong việc soạn giáo trình. Kho sách của trường được coi là một trong những thư viện lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa. Sinh Viên cũng được huấn luyện quân sự ở các trường quân sự chuyên nghiệp như trung tâm huấn luyện Quang Trung, học chiến thuật ở rừng cao su Phú Thọ hay trung tâm Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám v.v Môn học chính của QGHC gồm những kiến thức như soạn thảo công văn, kế toán thương mại, định chế chính trị, luật hành chánh và cả quân sự. Tùy theo bằng cấp tốt nghiệp là tham sư, đốc sự hay giám sự, các chuyên viên hành chánh cao cấp này sẽ về làm việc tại các bộ như Bộ Nội vụ hoặc cơ quan hành chánh địa phương. Giám sự được bổ nhiệm ở các phủ bộ chuyên môn khác như Bộ Tài chánh, Tổng Nha Kế Hoạch. Sau khi ra trường thì chuyên viên được bổ dụng từ Phủ Thủ tướng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo hay Tổng Nha Ngân Sách và các Bộ cấp quốc gia cho đến các ty, các sở ở địa phương như phó tỉnh trưởng hoặc phó quận trưởng.
- Trường Võ Bị QGVN:
Tuy trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt được thành lập năm 1950 nhưng đên năm 1959 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới thực sự có những cải tổ sâu rộng và huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1961, TT Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại cơ sở đào tạo mới tại đồi 1515, ông đưa ra chương trình đào tạo 4 năm thay vì 3 năm như trước đây, nhưng vì những rối ren chính trị và ông bị thảm sát, mãi đến năm 1966 chính phủ tiếp theo mới thực hiện được chương trình này. Trường VBQGVN đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho Không Quân, Hải Quân và Lục Quân.
-Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1955 đến 1961 đã cung cấp 2/3 số sĩ quan cho QLVNCH và khoảng trên 90% các binh chủng như Thiết Giáp, Công Binh Pháo Binh Quân Nhu Quân Cụ truyền tin. Giữa tháng 10 năm 1961 ông lại tiếp tục cải tổ tách các trường đào tạo chuyên môn thành các trường riêng chỉ còn giữ lại Bộ Binh và Thiết Giáp là chính
-Phân chia các vùng chiến thuật: 42 tỉnh Miền Nam được chia làm 4 vùng chiến thuật với trách nhiệm bảo vệ các vùng chiến thuật này Quân Đoàn. Quân Đoàn 1 bản doanh tại Đà Nẵng, QĐ II tại Pleiku, Quân Đoàn III tại Biên Hòa, QĐ IV tại Cẩn Thơ.
Để thấy được thành công trong lãnh vực quân sự, chống trả lại các cuộc tấn công quân sự của khối cộng sản trong giai đoạn của tổng thống Ngô Đình Diệm, cần đánh giá sức mạnh quân sự của đối phương. Giai đoạn này đặc biệt là bắt đầu vào khoảng năm 1961, 1962 cộng sản gia tăng chiến tranh quân sự và gia tăng các hoạt động khủng bố, để cố chiếm lấy nữa nước còn lại nhằm phục vụ cho ý thức hệ cộng sản và gấp rút thỏa mãn ý đồ Hán Hóa Việt Nam của Trung Cộng. Dẫn chứng: trong giai đoạn chiến tranh từ năm 1954 đến 1975, luôn luôn có mặt của cán bộ Trung Cộng và ngay cả của tất cả các nước công sản khác như Tiệp Khắc, Cuba v.v tại Hà Nội. Có lúc con số lính Trung Cộng lên đến 300 ngàn. Hồ Chí Minh và những đảng viên trung ương đã đến tiếp kiến Chu Ân Lại ở Nam Ninh tháng 7 năm 1957 để cùng hợp tác soạn thảo kế hoạch cài cán bộ cộng sản nhằm phục vụ mưu đồ thôn tính Miền Nam. Kế hoạch này gồm 2 chiến lược chính đó là làm suy yếu chính quyền VNCH bằng các âm mưu gây bất ổn chính trị xã hội, hai là tấn công quân sự và tấn công khủng bố. Tất cả các kế hoạch này lấy tinh thần ái quốc chống ngoại xâm và bịa đặt vấn đề đàn áp Phật Giáo để lừa phỉnh lòng yêu nước và đánh lận tín ngưỡng của người dân VN. Sự hiện diện trong chiến tranh của bọn cộng sản Bắc Việt chỉ là bề ngoài, bên trong chính là Trung Cộng vẽ kế hoạch từng giai đoạn và cung cấp vũ khí tiền bạc. Như vậy chính phủ Ngô Đình Diệm đang đối đầu với cả một khối cộng sản lúc đó đang vô cùng mạnh, và nguy hiểm hơn nữa là khi chính quyền Kennedy đồng ý trung lập Lào, tạo đường giao thông cho Hà Nội liên tiếp đưa quân vào Miền Nam và làm gia tăng các trận tấn công quân sự của Hà Nội vào Miền Nam.
Tuy phải đương đầu với muôn vàn khó khăn như trên, nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã giữ cho hậu phương Miền Nam luôn thanh bình ấm no, người dân đi lại an toàn, không có nạn đắp mô xe đò đánh du kích v.v
5/ Ngoại giao: 
với sự thành cộng vượt bực về chính trị kinh tế và khống chế được cộng sản, ổn định Miền Nam một cách nhanh chóng, ông đã được rất nhiều các nguyên thủ quốc gia cũng như các nhân vật chính trị nỗi tiếng trên thế giới ca ngợi, chẳng hạn tổng thống Lyndon Johson vào năm 1955 và 1961 đã ca ngợi tổng thống Ngô Đình Diệm là Churchill của Châu Á, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch nói rằng 100 năm nữa Việt Nam cũng chưa tìm được người tài đức như TT Ngô Đình Diệm. Tổng Thống Eisenhower gọi ông là Miracle man, ông được giải thưởng Magsaysay và đã tặng số tiền này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trước uy tín cá nhân và những thành tựu vượt bực về kinh tế quân sự, Miền Nam đã được trên 80 quốc gia công nhận, rất nhiều nước mời tổng thống Ngô Đình Diệm công du, và vinh dự nhất là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và New York của ông đã được đích thân TT Eisenhower ra tận máy bay đón và chào mừng bằng 21 phát súng đại bác.
Cho đến bây giờ, thật hiếm hoi có một vị nguyên thủ quốc gia được Hoa Kỳ đón tiếp với thủ tục cao quý nhất như vậy. Đó là niềm vinh dự cho cá nhân TT Ngô Đình Diệm và cũng là niềm vinh dự cho chính thể VNCH và cho chính chúng ta hôm nay.
6/ Thành công về mặt an ninh tình báo:
Theo cuốn hồi ký của Đại Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng, số cán bộ cộng sản gài tại Miền Nam là 60 ngàn tên, sau 3 năm dưới sự cầm quyền của chính phủ TT Ngô Đình Diệm con số này chỉ còn lại 5 ngàn. Tức là trong ba năm chính phủ đã tận diệt trên 90% số cán bộ nằm trong màng lưới gián điệp. Đây là sự tự thú mà chính cộng sản sau 1975 đã đưa ra, như vậy thành công vô cùng to lớn này là do ai? công lao này là do ai? Nếu không phải là của TT Ngô Đình Diệm và các ông như Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn, Dương Văn Hiếu và toàn bộ hệ thống tình báo công an mật vụ của Đệ Nhất Cộng Hòa. Hế thống tình báo này đã bắt và loại trừ được 55 ngàn tên cán bộ cộng sản qua chiến dịch tình báo xâm nhập chiêu hồi và tố cộng, bẽ gãy âm mưu thâm nhập vào hệ thống quân sự dân sự và chính quyền VNCH. Hệ thống tình báo thời kỳ tổng thống Ngô Đình Diệm là một hệ thống vô cùng hữu hiệu và có công lớn với đất nước, đã phá vỡ một hệ thống tình báo cộng sản tinh vi và dày đặc, thế nhưng người ta vẫn lập đi lập lại như một thành ngữ: hệ thống mật vụ Nhu Diệm đàn áp Phật Giáo trong lúc kết luận điều tra của Liên Hiệp Quốc là hoàn toàn không tìm thấy bằng chứng đàn áp Phật Giáo của chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Liệu chúng ta có thể chấp nhận sự thật bị đánh tráo này không, hoặc để cho những kẻ cuồng tín tiếp tục vu khống?
Để đánh giá thành công này, chúng ta phải xem xét đến cách cài người vô cùng tinh vi của khối cộng sản có tên gọi là Lucy. Xin được điểm qua kế hoạch Lucy của Xô Viết để chúng ta thấy rằng loại trừ được hệ thống cộng sản nằm vùng không phải là một công việc dễ dàng mà là một công việc muôn vàn khó khăn mà hệ thống công an mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diêm và ông Ngô Đình Cẩn đã đạt được.
Kế hoạch Lucy là gì?
Đó là kế hoạch mà sau cách mạng Nga 1917, Nga đã chỉ thị cho các cán bộ cộng sản trẻ của mình ở lại trong hệ thống quân đội và chính quyền Đức dù lúc đó chính quyền Đức bị bại trận và số lính tình nguyện giải ngũ rất nhiều, chỉ còn lại khoảng 100 ngàn. Các cán bộ trẻ này vẫn sống một đời bình thường hoàn toàn không hoạt động tình báo gì cả. Nhóm này hiện diện trong các lãnh vực quân sự, dân sự và trong các ngành quan trọng của chính quyền. Hai mươi năm sau, khi thế chiến II bùng nổ 1939, các cán bộ cộng sản này trở thành những sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ quân đội Đức, tức là trở thành những tên cán bộ điệp viên cộng sản cho Nga ngay trong chính quyền nổi tiếng sắt máu tàn bạo và tinh vi của Hitler. Những tên sĩ quan cao cấp này của Đức đã cung cấp toàn bộ tin tức tình báo kế hoạch hành quân cho Nga và đã góp phần tạo nên chiến thắng cho Liên Xô trong trận đệ nhị thế chiến. Chính phủ Nhật Hoàng cũng bị bại trận trước Nga cũng trong môt tình huống tương tự khi một điệp viên cộng sản Đức trở thành một chuyên viên tín cẩn của chính quyền quốc xã Hitler làm việc cho tòa Đại sứ Đức tại Tokyo.
Điểm qua kế hoạch cài người Lucy để chúng ta thấy rằng việc loại trừ khoảng 55 ngàn điệp viên cộng sản tại Miền Nam mà Văn Tiến Dũng đã thừa nhận là một kỳ công của hệ thống “ Mật vụ Nhu Diệm” của ông Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn và Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung. Trở lại vấn đề cán bộ tình báo nằm vùng tại Miền Nam Việt Nam: Trong lúc chính quyền của TT Ngô Đình Diệm là một chính quyền mới khai sinh sau ngày chia đôi đất nước, chỉ thật sự có quyền lực và được Hoa Kỳ viện trợ đáng kể sau khi dẹp loạn Bình Xuyên Bảy Viễn và Nguyễn Văn Hinh, tức là 11 tháng sau khi về nước chấp chính, thì chính quyền CSVN lúc đó đã hoạt động được 24 năm, có ngân sách điều hành dồi dào và rất ổn định từ khối cộng sản quốc tế đặc biệt là Trung Cộng, nên đã tạo được một màng lưới gián điệp nguy hiểm nằm sâu và nằm sẳn trong tất cả các cơ quan dân sự, chính quyền, quân đội và tôn giáo của Miền Nam. Ngoài ra còn có thêm số cán bộ cộng sản từ Bắc được gởi vào Miền Nam qua làn sóng di cư 1954. Điều này giải thích lý do tại sao điệp viên cộng sản đã trở thành các đảng viên cao cấp trong các đảng phái quốc gia, trở thành các sĩ quan cao cấp, trở thành tướng lãnh, trở thành các nhà tu, nhà báo, các chính trị gia đối lập và thậm chí len lõi vào cả Dinh Độc Lập. Đó cũng giải thích lý do tại sao có quá nhiều tên cán bộ cộng sản giả dạng quốc gia mà chỉ sau 1975 dân chúng mới biết, chẳng hạn như Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ ni sư Huỳnh Liên, Thích Trí Quang v.v
Cuối 1956, khi thấy nền kinh tế và chính trị Miền Nam càng ngày càng vững mạnh, cộng sản Hà Nội và Bắc Kinh cùng với Liên Xô đổi chiến lược tấn công, đó là bên cạnh các cuộc tấn công quân sự, tổ chức chiến tranh khủng bố ám sát bắt cóc trên toàn Miền Nam gây hoang mang lo sợ trong dân chúng, đồng thời năm 1960, chúng đẻ ra tổ chức gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được lãnh đạo bởi những tên cộng sàn gộc pha trộn các trí thức thiên tả của Miền Nam, chẳng hạn Nguyễn Hữu Thọ, Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, rêu rao rằng đây là tổ chức do dân chúng Miền Nam nổi dậy chống chính quyền. Thủ đoạn chính trị này đã lừa bịp một số trí thức Miền Nam như Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa, Đoàn văn Toại v.v hăng say hoạt động cho chúng, đồng thời đã lừa bịp được dư luận thế giới rằng MTGPMN không phải là tổ chức cộng sản mà chỉ là do dân Miền Nam nổi dậy
Nói chung, chính phủ VNCH không phải chỉ đối đầu với cộng sản Miền Bắc, mà chính là đối đầu với Bắc Kinh và Nga, đòi hỏi chính phủ phải thấy xa trông rộng và bắt buộc phải giới hạn một số quyền tự do bình thường để khống chế số Việt Cộng nằm vùng ngụy trang trong các tổ chức báo chí, tôn giáo, học sinh sinh viên, tôn giáo v.vTrong đó đòi hỏi chính quyền phải chọn người tài giỏi tâm đầu ý hợp trong quan điểm và đường lối chống cộng. Số kết luận rằng chính phủ TT Ngô Đình Diệm độc tài, thì họ là những người đã nhắm mắt bịt tai để không thấy rằng, dưới thời chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm người dân có được các quyền căn bản về tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do biểu tình tự thiêu chống đối thóa mạ chính phủ, tuy vậy chính phủ vẫn thừa khả năng vô hiệu hóa mạng lưới tình báo cộng sản. Đó là một điểm son khi điểm lại lịch sử
Hãy nghe cộng sản ghi nhận về hệ thống an ninh tình báo mật vụ Nhu Diệm như sau:
“Từ 1957 đến 1958, tình thế dần dần đổi thay. Kẻ thù liên tục phá hoại sự thi hành hiệp định Geneva, củng cố và tăng cường một cách tích cực ngành an ninh quân sự và bộ máy hành chánh, từ trung ương xuống đến tận thôn xóm, ám sất tàn bạo cán bộ và thật sự đã phá hủy đảng ta một cách hữu hiệu…”
Chúng ta phải công bằng rằng tất cả những thành công về giáo dục, y tế, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nội chính, an ninh tình báo của TT Ngô Đình Diệm trong hoàn cảnh đất nước phải đương đầu với cộng sản Việt Nam, chống Nga, chống Bắc Kinh, là vượt quá sự mong đợi của người dân Việt Nam, vượt quá sự tiên liệu của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Uy tín của Miền Nam và của cá nhân của Tổng Thống lên cao đến mức TT Eisenhower, không những là vĩ nhân của Hoa Kỳ mà còn là vĩ nhân của thế giới, đã thân chinh đón ông tận cửa máy bay với thảm đỏ trải dài từ chân cầu thang và 21 phát súng đại bác chào mừng, là một chứng minh rõ ràng nhất mà không ai có thể phản bác về uy tín và thành công quá lớn của Tổng Thống
Tóm lại, những người cho rằng TT Ngô Đình Diệm độc tài đàn áp Phật Giáo gia đình trị, hầu như họ đã tránh né việc mà họ phải làm để thuyết phục dư luận rằng họ đúng, đó là họ phải so sánh tình trạng đất nước trước khi ông về, với một đất nước sau đó với 9 năm đất nước dưới quyền lãnh đạo của ông, rồi sự suy yếu bệ rạc xảy ra ngay sau khi đất nước không còn bóng dáng ông nữa. Những kẻ đánh giá sự nghiệp của một vị lãnh đạo quốc gia mà chỉ đưa ra tình hình bất ổn chính trị của đất nước do Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu gây ra vài tháng trước khi ông mất là một việc làm gian trá đánh lận con đen, tự làm giảm giá trị của mình và không ai có thể chấp nhận được. Vì vậy sự kết luận rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người không có tài tham quyền cố vị là những lời nói vô giá trị mà không lịch sử nào nhìn nhận.
Được đăng bởi Unknownvào lúc 10:11

 


__._,_.___

Posted by: tuyen do 

Kể chuyện Bố Mẹ Vợ bị hành quyết

$
0
0

Kể chuyện Bố Mẹ Vợ bị hành quyết

Thi sĩ Hữu Loan


Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, 

tác giả “MÀU TÍM HOA SIM”Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. <!>

Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..

Có lần tôi kể chuyện “bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi... Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ...

Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì…..tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo! Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …

Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm “soạn kịch bản”.

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: “yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.

Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôiTôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn …

Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.

Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim.. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!

Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …

Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi …

Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.

Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ..

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.

Năm 1988, tôi “ tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.


Màu tím hoa sim
(Nguyên văn của tác giả)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệrớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…


(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Hữu Loan


----- Forwarded Message -----
From: Tuyen Do <tonguyensa@gmail.com>
Sent: Sunday, October 29, 2017, 11:05:12 PM PDT
Subject: THI SI HUU LOAN :Kể chuyện Bố Mẹ Vợ bị hành quyết

Kể chuyện Bố Mẹ Vợ bị hành quyết

Thi sĩ Hữu Loan


Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, 

tác giả “MÀU TÍM HOA SIM”Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. <!>

Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..

Có lần tôi kể chuyện “bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi... Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ...

Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì…..tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo! Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …

Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm “soạn kịch bản”.

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: “yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.

Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôiTôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn …

Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.

Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim.. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!

Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …

Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi …

Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.

Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ..

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.

Năm 1988, tôi “ tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.


Màu tím hoa sim
(Nguyên văn của tác giả)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệrớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…


(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Hữu Loan
__._,_.___

Posted by: tuyen do <

Kể chuyện Bố Mẹ Vợ bị hành quyết

$
0
0

Kể chuyện Bố Mẹ Vợ bị hành quyết

Thi sĩ Hữu Loan


Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, 

tác giả “MÀU TÍM HOA SIM”Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. <!>

Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..

Có lần tôi kể chuyện “bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi... Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ...

Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì…..tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo! Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …

Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm “soạn kịch bản”.

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: “yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.

Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôiTôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn …

Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.

Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim.. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!

Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …

Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi …

Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.

Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ..

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.

Năm 1988, tôi “ tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.


Màu tím hoa sim
(Nguyên văn của tác giả)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệrớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…


(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Hữu Loan


----- Forwarded Message -----
From: Tuyen Do <
Sent: Sunday, October 29, 2017, 11:05:12 PM PDT
Subject: THI SI HUU LOAN :Kể chuyện Bố Mẹ Vợ bị hành quyết

Kể chuyện Bố Mẹ Vợ bị hành quyết

Thi sĩ Hữu Loan


Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, 

tác giả “MÀU TÍM HOA SIM”Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. <!>

Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..

Có lần tôi kể chuyện “bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi... Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ...

Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì…..tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo! Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …

Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm “soạn kịch bản”.

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: “yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.

Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôiTôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn …

Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.

Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim.. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!

Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …

Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi …

Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.

Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ..

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.

Năm 1988, tôi “ tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.


Màu tím hoa sim
(Nguyên văn của tác giả)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệrớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…


(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Hữu Loan
__._,_.___

Posted by: tuyen do <

Sài Gòn, tôi và chút kỷ niệm còn lại trong đời

$
0
0
 

Show original message


 
Sài Gòn, tôi và chút kỷ niệm còn lại trong đời
 
* Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu
Image result for Sài Gòn, tôi và chút kỷ niệm còn lại trong đời

Vốn là người miền Trung, lúc tuổi còn ấu thơ mãi vui đùa vớii bạn bè trong xóm nên khi bắt đầu vào bậc trung học đệ nhất cấp tôi mới lưu ý đến thành phố Sài Gòn, lý do là quí thầy cô khi đến nhậm chức thường hay giới thiệu từ đâu đến. Có Thầy tốt nghiệp đại học sư phạm đến từ Huế, Đà Lạt và có Thầy Cô từ Sài Gòn. Kể từ đó thủ đô Việt Nam Cộng Hoà mang tên Sài Gòn hiện hữu trong tâm trí của tôi.

Sau này vì lý do nghề nghiệp Ba Má tôi thỉnh thoảng vào Sài Gòn (SG) và mỗi lần về nhà kể lại cho nghe chuyến đi, nhờ vậy chúng tôi mới biết thêm về Sài thành, biết là thành phố SG sầm uất, với những ngôi nhà “cao chọc trời”, với những con đường dập dìu xe cộ, với nhiều cửa tiệm đầy hàng hóa đẹp được nhập cảng từ ngoại quốc v.v… qua sự tưởng tượng của trẻ thơ. Tóm lại Sài Gòn có rất nhiều cái lạ, cái đẹp, phố xá nhộn nhịp, ngựa xe đông đúc mà Thị xã nhỏ nơi tôi lớn lên không có và không thể nào so sánh được:

          Ai đến Sài Gòn cũng khen Sài Gòn lớn
          Ai đến Sài Gòn thấy chi cũng lạ hơn
          Người đông xe đông đường phố mênh mông

           …

Ước mơ được ghé thăm Sài Gòn chớm nở trong tôi từ khi nghe ba má nói về Sài Gòn nhưng … mãi đến khi học xong đệ tam, lần đầu tiên nhân dịp nghỉ hè tôi mới có cơ hội vào thăm vài tuần. Lúc đó tôi được ba gởi vào ở nhà của người bạn gần Việt Nam Quốc Tự nên đã có cơ hội làm quen với SG, một thời được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

Vào trú ngụ ở khu bàn cờ nhưng đâu biết tại sao người ta gọi như thế, rồi cũng đi dạo phố, xem phim ở rạp hát Kỳ Đồng, đi thăm sở thú, chợ Bến Thành v.v… và điều mà tôi không quên được là những ngày ở đây tôi “đã khóc” hơi nhiều vì hầu như ngày nào cũng ngửi hơi lựu đạn cay bởi các cuộc biểu tình liên tục trước khu Việt Nam Quốc Tự và cảnh sát muốn giải tán đoàn người biểu tình cho nên hay sử dụng loại vũ khí này. Dầu vậy trong trí óc của cậu học trò trung học lúc bấy giờ tôi vẫn còn giữ lại vài hình ảnh khó quên, đúng như nhạc sĩ Văn Phụng diễn tả:

          Cùng nhau đi tới Saigon
          Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do
          …
          Cùng nhau đi tới Saigon
          Là nơi du khách dập dồn …

          Người dân no ấm sống đời tự do
          (Ghé Bến Sài Gòn của NS Văn Phụng)

Lần thứ hai tôi vào Sài Gòn (SG) sau khi học xong bậc trung học. Lần này ở SG lâu hơn nên tôi có thời giờ để thăm viếng thành phố nhưng dù gì cũng chỉ là “khách phương xa” vì thế không dám nói nhiều về Sài thành. Vài tháng sau tôi từ giã gia đình, tạm biệt bạn bè rời VN đi xa, thật xa với lời hứa hẹn đơn sơ là sẽ có ngày trở lại. Trong suốt chuổi ngày bôn ba xứ người thỉnh thoảng một mình trong căn phòng trọ nhỏ tôi vẫn thường nghĩ về quê hương VN, nhớ gia đình bên kia bờ đại dương, để rồi thỉnh thoảng đêm đêm ngồi ôn lại quá khứ và dĩ nhiên làm sao quên được thành phố Sài Gòn, chỉ khác tác giả là tôi chưa có người yêu lúc đó để nhớ thương:

          Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi
          Nhớ Sài Gòn như nhớ người thương,
          Bao năm xa cách thiết tha miên trường
          Xuân sắc một thời em xinh như mộng,
          Đẹp ơi là đẹp, Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông
          (Nhớ Sài Gòn của Ns Bùi Kim Cương & Nhất Tâm)

Tôi nói riêng lại nhớ đến SG nhiều hơn nữa mỗi lần nhận được thư bạn bè từ VN gởi sang (thời đó chưa có internet). Mà không nhớ sao được khi vài cô bạn gái đàn em “chơi ác” nhắc khéo:

          Anh còn nhớ không anh ?
          Nhớ Sài Gòn mưa rơi thật nhiều
          Nhớ Sài Gòn bao nhiêu là chiều
          Nhớ Sài Gòn từng tiếng hát đêm
          (Sài Gòn 2 mùa)

Tuy chưa có dịp tìm hiểu nhiều về Sài Gòn vì chỉ ở đó hơn 5 tháng nhưng cũng đã từng dạo phố những chiều thu. So với cái lạnh chết người xứ mà tôi (bất đắc dĩ) tìm đến chẳng thấm vào đâu dù rằng cũng trải qua cái lạnh nhè nhẹ cuối năm của Sài Gòn ngày nào:

          Khoác chút áo màu ra phố
          Lang thang mùa Đông Sài Gòn
          Anh đi đâu mùa khốn khó
          Tôi (*) cô đơn đến ngại ngùng
          (Mùa đông Sài Gòn của Ns Nguyễn ngọc Thiện)
          *) Nguyên văn là: Em cô đơn đến ngại ngùng

Ngoài ra còn có vài kỷ niệm nhỏ, khác nữa khi trên đường đáp "xe Lam" xuống phố tò mò dừng chân ghé chợ Trương Minh Giảng, có thể nói đường đi xe Lam SG - Lăng Cha Cả trở nên quen thuộc đối với tôi trong suốt chuổi ngày sống tại đây. Nhiều lần đến Bưu Điện SG gởi thơ, sao mà đẹp và rộng lớn hơn bưu điện của Thị xã tôi ở, mới tận mắt nhìn thấy Ngã Sáu SG xe cộ qua lại sầm uất và nhờ lang thang hầu như mỗi ngày trên phố dạo đó nên đã có dịp biết đến khu Nhà Thờ Đức Bà, mới in gót giày của mình hai bên đường phố Nguyễn Huệ mà tôi từng thả bộ lui tới ngắm hoa, ngắm người người (thanh niên, thiếu nữ …) qua lại, xem tranh ảnh, báo chí sách vở, điã nhạc bày bán bên lề đường, để rồi khi thấy mỏi chân dừng lại bên chiếc xe bên lề uống một ly chanh trá, hoặc ăn trái cốc, ăn ly kem trong cái quán gần đó có máy điều hòa không khí, tránh nắng hè Sài Gòn tí xíu rồi sau đó đi dạo tiếp. Trưa nào không về nhà trọ thì ăn tô mì hay tô hủ tiếu hoặc phở tại các xe bán hàng cạnh bên. Phải công nhận, thời bình của miền Nam dân chúng có đời sống rất an lành, khó quên. Tôi có ghé thăm cư xá của Đại Học Khoa Học Sài Gòn để biết đời sống sinh viên mà người quen tôi may mắn được ở đó. Rất tiếc chưa biết đến các trường ĐH Sư Phạm, Luật-Văn Khoa hay ĐH-Nha-Y-Dược SG … Nói ra chắc có người sẽ cười nhưng nhờ vào Sài Gòn tôi mới có dịp đi xe Taxi, Xích Lô máy, đúng là dân "miền quê" mới lên tỉnh có khác nên thử cho biết, nhất là Xích Lô máy vì SG rộng hơn Thị Xã tôi lớn lên nhiều lắm.

Chưa hết, ở trọ gần Nhà Thờ Ba Chuông nên ít nhất một buổi chiều trong tuần tôi thường ghé quày bán hủ tiếu trên đường Huỳnh Quang Tiên ăn tô mì. Ăn mãi nên cô gái trông cũng dễ thương phụ mẹ chiều ra bán quen mặt luôn làm cô ta ngạc nhiên tí xíu theo cảm nhận của tôi. Thú thật, tôi vốn cù lần sợ gái lắm vì biết mình chưa có công danh sự nghiệp, cũng chưa là sinh viên hay sinh viên Sĩ Quan … nên chỉ trả lời khi được hỏi là tôi ở trọ gần đây, ăn uống "ở nhà trọ" thường quá rồi nên thay đổi không khí ăn phở, dùng mì và uống nước sinh tố của xe bán ngay bên cạnh. Ôi thôi biết bao nhiêu kỷ niệm nhỏ, đẹp của thời mới lớn với Sài Gòn ngày nào đối với mình vốn từ miền Trung VN vào. Lần cuối cùng sau khi ăn tô hủ tiếu mà tình cờ hôm đó cô ta múc bán tôi can đảm lên tiếng nói:"cám ơn cô là đã cho tôi có dịp thưởng thức những tô mì, tô hủ tiếu thơm ngon và nay xin từ giã cô và có lẽ đây là tô hủ tiếu chót tôi ăn vì … ngày mai tôi sẽ rời SàiGòn, đi xa, chưa rõ khi nào trở lại". Tôi không nói là đi đâu dù có thấy ánh mắt cô ta nhìn ngạc nhiên, lý do lâu nay tôi hầu như im lặng, không trò chuyện và chẳng nói mình là ai ngoài việc trả lời đến từ miền Trung khô cằn sỏi đá, ăn xong trả tiền cám ơn, rồi quay đi.

Tôi khăn gói rời SG VN vào cuối tháng 12, trời đang Đông. Thời gian trôi đi nhanh thật, sau vài năm xa xứ, giữ đúng lời hứa tôi đã trở lại quê hương, ghé thăm Sài Gòn vào mùa Xuân 1975 (và lần này ở gần Ngã Tư Bảy Hiền), phản ảnh phần nào tâm trạng của Nhạc Sĩ Khúc Lan:

          Sài Gòn nơi đi Sài Gòn chốn đến
          Ai bước chân đi chẳng mong ngày về
          Tàu nào ra khơi mà không nhớ bến
          Trở lại quê xưa vẹn một lời thề.
          (Sài Gòn Niềm Nhớ của Ns Khúc Lan)

Đây là lần thứ tư tôi đặt chân đến Sài Gòn sau nhiều năm cách biệt. Rất tiếc tình hình chính trị VN vào thời điểm này quá căng thẳng nên chỉ về miền Trung được vỏn vẹn có một tuần lễ thăm gia đình là tôi phải vào lại SG, và ở đó cho đến khi đổi được vé máy bay từ giã thành phố SG, sau khi Vùng I di tản, vùng II thất thủ và Cao Nguyên, Nha Trang bỏ ngỏ. Riêng tôi không bao giờ quên được thảm cảnh người dân miền Trung, Nam Trung phần và Lục Tỉnh của miền Nam di tản, họ bỏ tất cả, rời mái nhà ấm cúng, đau lòng nhìn cảnh vợ chồng bồng bế, gánh con cái trốn chạy cộng sản tìm đường vào Nam, hay đúng hơn là Sài Gòn. Gia đình thân nhân tôi cùng chung số phận và "tạm xa lánh Thị xã chúng tôi sống", với hy vọng tình hình lắng dịu để trở lại quê cũ. Nhưng không ngờ lần chia tay này cũng là lần chót vì sau đó VNCH thua trận, miền Nam VN bị cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm. Tôi mất nước từ 30.4.1975, xin tị nạn xứ người và thủ đô của VNCH ngày nào đã bị đổi tên. Dầu vậy, mỗi lần nhắc đến Hòn Ngọc Viễn Đông thì Sài Gòn vẫn là cái tên luôn ngự trị trong tim, không bao giờ phai nhạt đối với tôi nói riêng:

          Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
          như giòng sông nước quẩn quanh buồn
          như người đi cách mặt xa lòng ta hỏi thầm em có nhớ không
          …
          (Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của Ns Nguyễn Đình Toàn)

Cưỡng chiếm miền Nam VN xong - (tôi phải sử dụng từ "cưỡng  chiếm" cho dù ai đó vì lý do này hoặc lý do khác tránh né hay cho rằng cuộc chiến VN là một cuộc nội chiến. Nội chiến sao được (?) khi quá rõ ràng rằng cộng sản Bắc Việt nhờ sự tài trợ, giúp đỡ về mọi mặt của khối cộng sản thế giới, nhờ Nga, Tàu cộng trang bị xe tăng, vũ khí vượt Trường Sơn tràn vào miền Nam đánh chiếm, trong khi VNCH chỉ tự vệ và chỉ muốn bảo vệ phần đất Tự Do có đời sống nhân bản (?), chứ không ngược lại mà sự thật đã được bạch hóa qua nhiều tài liệu (sic), ngay cả Cuba (nếu không nhầm) cũng đã giúp quân sự để rồi chúng ta sau 1975 mọi người đều rõ csVN đã gởi hàng loạt lao công sang làm việc để trả nợ cho Tiệp, DDR, Ba Lan, Nga sô …) thì cuối cùng cộng sản áp đặt sự thống trị trên phần đất miền Nam chúng chiếm được. Quân-Cán- Chính VNCH hết lớp này đến lớp khác bị đẩy vào các trại cải tại, ra đi mà chẳng biết ngày về, gia đình ly tán. Ngoài ra, biết bao người miền Nam bị chúng tống đi vùng kinh tế mới, nhường nhà cửa lại cho cán bộ cộng sản hay bộ đội Chưa đủ, cộng sản đã xóa luôn tên thủ đô VNCH. Hãy nghe nhạc sĩ Trần Quang Lộc bùi ngùi tiếc thương dùm cho đồng hương miền Nam:
         
          Sài Gòn giờ đã thay tên
          Cũng như em đã đổi họ năm nào
          Sài Gòn vui buồn dấu trong tim
          Chỉ biết thương nhau bằng ánh mắt nhìn
          (Trả Lời Thư Em của Ns Trần Quang Lộc)

Một làn sóng tị nạn bộc phát trước và nhất là sau 30.4.1975. Người dân miền Nam vốn quen rồi với nếp sống Dân Chủ nên hàng triệu người đã liều chết vượt biển tìm Tự Do vì không thể nào sống an bình được dưới chế độ mới. Và sau khi sang được đến bờ Tự Do, định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó, người Việt tị nạn cộng sản - trong đó có người viết là người xin tị nạn chính trị vì cs - vẫn không quên thành phố Sài Gòn. Càng sống lâu nơi đất lạ, người Việt tị nạn mới có thể so sánh để rồi lại nhớ thương hơn về quê mẹ, về Sài Gòn của chúng ta thưở nào. Dẫu đang đi giữa thành phố hoa lệ Paris, Berlin, London, Amsterdam, Sydney … mà ngày nào từng mơ ước có dịp ghé thăm nhưng hình ảnh Sài Gòn còn lờn vờn trước mặt, kỷ niệm cũ chợt quay về…

Nhạc Sĩ Phạm Anh Dũng đã mượn lời nhạc phát họa cho chúng ta thấy vài hình ảnh của Hòn Ngọc Viễn Đông ngày xưa và nếu ai tình cờ nghe nữ ca sĩ Xuân Thanh với tiếng hát điêu luyện, ngọt ngào của “người con gái miền sông Hương núi Ngự” trình diễn bài hát này do Quốc Dũng hòa âm thì có lẽ sẽ giống tôi, nhớ Sài Gòn ghê lắm:

          Nhớ đến em nhiều này Sài Gòn ơi.
          Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng.
          (Nhớ Sài Gòn của Ns Phạm Anh Dũng)

Nhớ Sài Gòn (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Xuân Thanh hát, Quốc Dũng hòa âm (video: Xuân Thanh thực hiện theo hình ảnh do Lê Ngọc Châu ...


Khi rời Sài Gòn lần sau cùng thì tôi còn là một thanh niên trẻ. Thắm thoát đã hơn 42 năm biệt xứ kể từ tháng Tư năm 1975, chưa lần về thăm lại nên tôi nói riêng rất thích nghe các bản nhạc viết về SG (rất nhiều nhưng vì bài viết giới hạn nên chỉ giới thiệu vài bản nhạc tiêu biểu kể trên) hay thưởng thức những vần thơ do các thi sĩ sáng tác mà nội dung phản ảnh đúng phần nào tâm trạng của chính mình!. Tình yêu dành cho Quê hương, cho thành phố Sài Gòn nói riêng không vì sống lưu vong lâu năm xứ người mà phai nhòa trong tôi. Ngược lại là khác.

Nhiều Thi-Văn-Nhạc Sĩ mượn lời thơ dòng nhạc để viết về Sài Gòn, để tiếc thương một thành phố đã ăn sâu vào tâm thức người miền Nam VN nói chung dù bị đổi tên. Tâm trạng đó được Thi sĩ Miên Thụy (Hòa Lan) diễn tả qua thi phẩm “Còn Đây 1 Chút Nắng Mưa” tôi tình cờ thấy.
Vâng tôi đã xa Sài Gòn khá lâu, giống tâm trạng của cô em thi sĩ tôi quen, nên chẳng biết:

          Sài Gòn bây giờ mưa hay nắng
          Anh về chốn ấy đến bao lâu
          Nhớ nhặt dùm em chùm phượng thắm
          Vần thơ góp lại thưở ban đầu
           ….
           ….
          Sài Gòn anh về chiều rưng rưng
          Nơi đây em nhớ thương khôn cùng
          Kỷ niệm bao giờ em quên được
          Nơi đã nuôi em ngày lớn khôn
          (Còn Đây Một Chút Nắng Mưa của Miên Thụy_Hòa Lan)

Sài Gòn không nuôi tôi khôn lớn như đã nuôi tác giả MiênThụy. Tôi chỉ là khách lạ đến ở thời gian ngắn rồi đi, tuy vậy may mắn có vài kỷ niệm nhỏ, đẹp, khó quên với thành phố này. Cũng vì nỗi nhớ Sài Gòn nên tôi - ( hoàn toàn không phải là nhạc sĩ vì tự học mò hàm thụ cấp tốc để giải trí cho tuổi xế chiều ) kiểu điếc chẳng sợ súng mạo muội phổ bài thơ trên thành bản nhạc và đặt tên là "Sài Gòn Còn Đây 1 Chút Nắng Mưa" (đính kèm cuối bài viết).
Gần đây ngẫu nhiên thấy thêm bài thơ khác trên Internet, của Thi Sĩ Á Nghi (Canada). Nội dung bài thơ này khác với thi phẩm của Thi Sĩ MiênThụy, tuy cũng liên quan đến Sài Gòn.

          Phất phơ tà lụa trắng tinh
          Em đi ngang ngõ, bình minh mỉm cười
          Cặp ôm hưởng ấm hơi người,
          Mềm buông mái tóc, nền trời mây ghen,
          Đơn sơ guốc mộc thân quen,
          Môi em chúm chím ngoan hiền mạch nha.
          (Nữ  Sinh Sài Gòn của Á Nghi_Canada)

Bài thơ trên làm tôi nhớ đến các cô nữ sinh của Sài Gòn thưở nào!. Trong suốt 4-5 tháng sống ở đó cho đến khi giã từ SG hầu như ngày nào tôi cũng đi Xe Lam từ "nhà trọ" xuống phố. Thích thì sáng ghé đến tiệm ở khu phố chính (xin lỗi lâu quá quên tên) uống café, kêu dĩa xíu mại ăn với bánh mì và sau đó dạo phố nên thấy nhiều thiếu nữ xinh xắn - có thể là sinh viên hay nữ sinh Trung Học - trong ta áo trắng đi xe Lam hoặc xe đạp, Velosolex, Vespa/Honda Dame 50cc… đến trường. Trưa tan trường về thì cũng không thiếu những nữ sinh cho tôi âm thầm nhìn trộm, tình cờ cùng ngồi trong xe Lam từ Lăng Cha Cả xuống phố và ngược lại.
"Kẻ ở miền Xa"đến không rành cho nên tôi chỉ có thể đoán là nữ sinh Lê Bảo Tịnh mà tôi tình cờ nghe nhắc đến khi xe Lam dừng lại ở Cỗng Số Sáu, hay là nữ sinh Trường Nguyễn Bá Tòng khi vài cô nữ sinh vén áo dài bước xuống mỗi lần xe Lam ngửng gần hai trường này ….

Và trên con đường Nguyễn Huệ quen thuộc cũng không thiếu bóng dáng các nữ sinh duyên dáng, trông rất ngoan hiền thời đó vì hầu như ngày nào tôi cũng tà tà trên phố hay ghé thăm nhà sách Khai Trí tìm mua trước khi đi xa vài cuốn sách để mang theo đọc giải trí. Hai ba lần ghé Thảo Cầm Viên, dọc theo con đường Duy Tân dưới bóng mát nhờ hàng cây hai bên đường cũng có dịp ngắm mấy cô nữ sinh xinh đẹp với tà áo trắng, chắc là nữ sinh Trưng Vương.

Đi từ vài kỷ niệm nho nhỏ khó quên này và vì cái tính xí xọn không chừa, tính lựu đạn của dân miền Trung vẫn còn ít nhiều trong máu dù sống ở xứ người khá lâu vì vậy tôi cũng mạo muội phổ nhạc bài thơ "Nữ Sinh Sài Gòn" ghi trên (đính kèm cuối bài).

Chỉ mong rằng hai Nữ Thi Sĩ Miên Thụy và Á Nghi mà quý vị ít nhiều cũng nghe tiếng, nhất là những ai ưa thích Thơ-Văn có lần đọc qua các vần thơ mượt mà, trữ tình có, về quê hương chẳng thiếu và đặc biệt phản ảnh thân phận của người Việt tỵ nạn cộng sản đang sống lưu vong kháp nơi, hoan hỷ cho mọi sự nếu tôi lỡ làm hư bột hư đường Thơ của hai thi sĩ khi mình không phải là nhạc sĩ, vốn chỉ là người tự học mò xí xọn soạn tài tử thành nhạc (giải trí). Xin đa tạ.

Những người Việt tỵ nạn nào đang sống lưu vong như tôi chắc chắn luôn nhớ đến Quê hương Việt Nam, nhớ nơi mình sinh ra, lớn lên và quý vị nào một thời sống ở Sài Gòn từ thưở lọt lòng hay có lần dừng chân, ghé thăm chắc không quên được Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông xưa.
Vì vậy người viết chỉ biết hy vọng rằng một ngày không xa, VN sẽ được có Tự Do, Dân Chủ, không còn cộng sản hiện hữu; biến ước mơ thành sự thật, để có dịp:

          Thấy mình vừa trở lại quê hương
          Đã gặp người một trời yêu thương, cho lòng thêm chút ấm
          Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau,
          Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
và lúc đó chúng ta sẽ cùng nhau quây quần nắm tay vui mừng cất tiếng hát vang bản nhạc “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân:

     Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi ! Sài Gòn ơi !
     Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi ! Sài Gòn ơi !
 
© Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, Giữa Thu, Chiều ngày 26.102017)
- (Hình internet & tự minh hoạ)
- Xin đính kèm 2 bản nhạc "Sài Gòn Còn Đây 1 Chút Nắng Mưa" và "Nữ Sinh Sài Gòn"
Image result for "Sài Gòn Còn Đây 1 Chút Nắng Mưa" và "Nữ Sinh Sài Gòn
Image result for "Sài Gòn Còn Đây 1 Chút Nắng Mưa" và "Nữ Sinh Sài Gòn





__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Nhân ngày giỗ thứ 53 Tưởng nhớ công ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm

$
0
0

Xin mời đọc

From:DienDanCongLuan]
Sent: October-17-17 3:30 AM
To:DienDanCongLuan
Subject: [DDCL] Ls. Lê Duy San __ Tưởng nhớ công ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 

Cam on  LS  Lê Duy San .  Bài qua hay .


Nhân ngày giỗ thứ 53

Tưởng nhớ công ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Ls. Lê Duy San


Image result for Tổng Thống Ngô Đình Diệm

“Tôi tiến, hãy tiến theo tôi.
Tôi lùi, hãy giết tôi.
Tôi chết, hãy nối chí tôi”
Ngô Đình Diệm


 Ngày 7/5/1954 Diện Biên Phủ thất thủ. Hoàng Đế Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Biết tình hình khó khăn, ông đã từ chối mấy lần nhưng Hoàng Đế Bảo Đại vẫn năn nỉ. Sau cùng, ông đã đòi phải được tòan quyền về dân sự cũng như quân sự ông mới nhận lời. 
 




Ngày 7/7/1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 20/7/1954, Hiệp Định Jenève được ký kết phân chia nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. 

Về nước đúng lúc đất nước bị chia đôi, miền Nam lại chia năm xẻ bẩy: nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nào phe thân Pháp, phe thân Cộng. Quốc gia thì chậm tiến, xã hội thì đầy dẫy tệ đoan, dân trí thì thấp kém. Ruộng vườn thì bị bỏ hoang, đường xá, cầu cống thì bị Việt Cộng phá hoại. Ðó là chưa kể đến sự phá hoại ngấm ngầm của thực dân Pháp và Việt Cộng. Ngay cả người Mỹ cũng chưa hoàn toàn tin tưởng cụ Diệm. Các chính trị gia thì mỗi người một ý. Không những thế, ông còn phải lo cho cả triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản.

Trong bài này, chúng tôi xin trình bầy 2 vấn đề: Thiết lập nền Đệ I Công Hoà và những thành quả của chính phủ Ngô Đình Diệm trong 9 năm cầm quyền.




 Image result for Tưởng niệm TT Ngô Đình Diệm ngày 02-11-2013 Atlanta , Georgia



        Tưởng niệm   TT  Ngô Đình Diệm  ngày  02-11-2013   Atlanta ,  Georgia




I/ Thiết lập nền đệ Nhất Cộng Hoà.

Noí tới vấn đề thiết lập nền Đệ I Cộng Hoà Việt Nam, chúng ta không thể không nói tới vấn đề truất phế Hoàng Đế Bảo Đại tức cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/10/1955.

Tuy ông Diệm đã được Hoàng Đế Bảo Đại trao toàn quyền về dân sự cũng như về quân sự. Nhưng thực tế về quân sự, tướng Nguyễn Văn Hinh là Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội. Tướng Hinh lại là người thân Pháp, luôn luôn chống đối ông Diệm và có âm mưu đảo chánh lật đổ ông Diệm. Nhưng âm mưu đảo chánh bất thành và tướng Hinh bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Ngày 28/3/1955, Bình Xuyên nổi loạn, pháo kích vào dinh Độc Lập rồi mấy ngày sau đó tấn công vào thành Cộng Hoà.  

Trước tình thế khó khăn như vậy, vậy mà Hoàng Đế Bảo Đại lại gây khó khăn cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bằng cách từ Cannes (Pháp Quốc) gửi ngay một công điện vào  ngày  28/4/1955,  triệu hồi Thủ Tướng Diệm qua Pháp nói là để “tham khảo ý kiến”,

Theo luật sư Lâm Lễ Trinh thì ý đồ của Hoàng Đế Bảo Đại là để cất chức Thủ Tướng Diệm vì ông Diệm đã khai trừ tướng Nguyễn Văn Hinh và đã đóng cửa sòng bài Đại Thế Giới của Bẩy Viễn là nơi cung cấp tiền bạc cho Bảo Đại và muốn thay thể bằng Lê Văn Viễn tức Bẩy Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy cảnh sát, công an..

 Bị đẩy vào chân tường, Thủ Tướng Diệm đã tham khảo ý kiến hội đồng nội các rồi phúc đáp: “Hội đồng Nội Các không đồng ý để ông xuất ngọai giữa tình thế rối ren của xứ sở và một Hội nghị các chánh đảng và nhân sĩ quốc gia sẽ được triệu tập ngày 29/4/55 tại dinh Độc Lậpđể cho biết ý kiến “Thủ Tướng có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Quốc Trưởng hay không?” Hội nghị này gồm có 18 chính đảng, đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam trong đó có ba tổ chức nổi bật và có thực lực là: VN Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) mà bí thơ là Nguyễn Bảo Tòan, VN Phục Quốc Hội (Cao Đài) do Hồ Hán Sơn thay mặt và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến VNcủa Trịnh Minh Thế do Nhị Lang đại diện.
          
Ông Nhị Lang, tác giả cuốn sách Phong Trào kháng chiến Trịnh Minh Thế cho biết “Đúng 10 giờ sáng ngày 29/4/55 Hội nghị khai mạc, Thủ Tướng Diệm tiến vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, sau khi ngỏ lời chào mừng Hội Nghị, ông tuyên bố: “Để qúy ngài được tự do thảo luận” rồi ông kiếu từ đi ngay…”

Trong khi các hội viên yên lặng chăm chú đọc chương trình nghị sự, thì ông Nhi Lang đứng lên tuyên bố:“Thưa quí vị, tôi được chỉ thị của  đòan thể chúng tôi là Mặt trận Quôc gia Kháng chiến Việt Nam đến đây gặp quí vị không phải đề nói chuyện về việc Thủ Tuớng  Ngô Đìng Diệm có bổn phận hay không bổn phận thi hành lệnh của Bảo Đại. Mà trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề, là đã đến lúc chúng ta cần trút bỏ quyền hành của ông Quốc trưởng vô dụng kia đi. Là vì ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo quốc gia. Thử hỏi, thành phố Sài Gòn đang có biến, dân chúng đang xôn xao lo sợ, tại sao ông Bảo Đại lại chọn ngay lúc này để bắt buộc Thú tướng phải bỏ nước sang bên Pháp xa xôi kia, để ‘’tham khảo ý kiến?’’ Tham khảo cái gỉ? Phải chăng đây là mưu kế để nhắm lật đổ Chánh phủ này? Vậy tôi xin tuyên bố dứt khoát, nếu quí vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo đại ngay bây giờ, thì tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng hội này ngay!’’.

Trong khi cử toạ còn đang bang hoàng và sửng sốt thì đại tá Hồ hán Sơn, đại diện tướng Cao đài Nguyễn thành Phương đứng lên và tuyên bố tiếp: “Nhân danh Việt Nam Phục Quốc hội, chúng tôi đồng ý với mặt trận Quốc gia kháng chiến, yêu cầu quí vị đừng bận tâm tới lệnh triệu thỉnh vô lý của Bảo đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc cách mạng, chấm dứt ngay vai trò của ông Quốc trưởng Bảo Đại kia đi cho xong. Nếu ý kiến nầy không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc!’’

 Phiên họp kéo dài 7 tiếng. Đúng 5 giờ chiều, Chủ Tịch Nguyễn Bảo Tòan mời Thủ Tướng Diệm xuống phòng họp để nghe kết qủa. Kết qủa gồm có 3 điểm sau:

          * Truất phế Bảo Đại.

          * Giải tán chính phủ Diệm và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

          * Tổ chức tổng tuyển cử, thành lập chế độ cộng hòa.

 Ông Nhị Lang viết: “Khi Thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy. Thủ Tướng Diệm lộ vẻ đăm chiêu và nói bằng một giọng trầm mặc: “Xin qúy ngài cho tôi được có thì giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề quan trọng này”.

Ngay ngày hôm sau, 30/4/55, cụ Diệm lại nhận được thêm một công điện thứ 2 triệu hồi ông Diệm sang Pháp. Đây có thể nói là giọt nước cuối cùng đã buộc ông Diệm phải đi tới quyết định truất phế ông Bảo Đại.  
 



Như vậy, việc truất phế Hoàng Đế Bảo Đại không phải hoàn toàn do Thủ Tướng Diệm quyết định mà là do cả một Hội nghị gồm có 18 chính đảng, đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam quyết định.


Ông chỉ là người quyết định sau cùng và quyết định của ông cũng đứng trên quyền lợi của quốc gia dân tộc chứ không phải quyền lợi của cá nhân hay phe phái.

Với cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/10/1955, Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế và ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống. Tổng Thống Diệm đã cho bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để sọan thảo bản Hiến Pháp cho nước Cộng Hòa Việt Nam và bản Hiến Pháp này đã được Tổng Thống Diệm ban hành ngày 26/10/1956.


II/ Những thành qủa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sau 9 năm cầm quyền.

 1/ Về Hành Chánh: Cải biến Trương Quốc Gia Hành  thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

Trường Quốc gia Hành chánh ở Đà Lạt thành lập từ năm 1952thời Quốc gia Việt Nam. Chương trình học là 1 năm. Đến năm 1955thì trường được chuyển về Sài Gòn và đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Alexandre de Rhodes gần Dinh Độc lập sau dời về trụ sở mới ở số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3. Đây là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa nhằm đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chương trình học là 3 năm.

2/ Về Quân đội: Cải biến Trường Võ Bị Liên Quân ĐàLạt thànhTrường Võ Bị Quốc Gia ĐàLạtvà nâng cao trình độ các TT Huấn Luyện Hải Quân và Không Quân Nha Trang.

Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (tiếng Pháp: École militaire Inter-armes) thành lập năm 1950, nhằm đào tạo sĩ quan cho quân đội quốc gia Việt Nam, thời gian thụ huấn là 1 năm. Sang thời Đệ I Cộng hòa Việt Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959theo nghị định của Bộ Quốc phòng đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch cho ba binh chủng: hải quân, lục quân, và không quân cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chương trình thụ huần là 2 năm, sau tăng lên 3 năm.

Ngòai ra các Trung Tâm Huyấn Luyện Không Quân Nha Trang, Trung Tâm Huấn Luyên Hải Quân Nha Trang …, cũng được nâng cao trình độ kiến thức để đào tạo các sĩ quan có khả năng cho hai ngành Không Quân và Hải Quân cho quân lực VNCH. Ai muốn vào 2 binh chủng này phải có bằng Tú Tài và phải qua một kỳ thi tuyển.

3/ Về Giáo Dục: Việt Hóa Trung Học và Đại Học, Thành lập thêm Đại Học Huế.

Trước khi ông Diệm về nước, chỉ có mỗi một Viện Đại Học đó là Viện Đại Học Hà Nội. Sau năm 1954 được di chuyển vào Nam. Không những trường Đại Học mà hầu hết các trường  Trung Học ở miền Nam lúc bấy giờ vẫn còn giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Tới khi Thủ Tướng Diệm về nước chấp chính, nền giáo dục được cải tổ và Việt Ngữ được dùng để giảng dậy không những ở cấp Tiểu Học mà cả ở cấp Trung Học. Riêng cấp Đại Học thì vì vấn để thiếu giảng viên Việt Ngữ nên được Việt hóa dần dần.

Chỉ 2 năm sau ngày nền Đệ I Cộng Hoà được thành lập, nhiều trường trung và tiểu học đã được thành lập thêm. Số học sinh trung học đã tăng lên 40% và số học sinh tiểu học đã tăng lên 60%. Trường Quốc Gia Nông Lâm Súc thành lập năm 1955, sau đổi thành trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc. Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, sau đổi thành Đai Học Kỹ Thuật Phú Thọ và Viện Đại Học Huế cũng được thàng lập vào năm 1957.

Chỉ 2 năm sau ngày nền Đệ Nhất Cộng Hoà được thành lập, nhiều trường Tiểu học và Trung học đã được thành lập thêm. Số học sinh tiểu học đã tăng lên 60% và số học sinh trung học đã tăng lên 40%.

4/ Về Nông nghiệp: Thành lập Khu Trù Mật, Hữu Sản Hóa Nông Dân.

Phong trào Cải Cách Ruộng Đấtở miền Bắc của Cộng Sản dùng biện pháp đấu tố, tra tấn dã man và chém giết địa chủ để cướp đất của họ, nhằm tiêu diệt giới điền chủ và bần cùng hóa người dân, khiếncả trăm ngàn người dân vô tội bị chết chỉ vì họ có vài ba mẫu ruộng. Trái lại, chương trình Cải Cách Điền Địaở miền Nam do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện nhằm hữu sản hóa nông dân. Đối với điền chủ, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các viên chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn một cách thỏa đáng, chứ không tịch thu, đấu tố như miền Bắc. Chương trình này bị gián đoạn vì biến cố 1/11/63 và được tiếp tục vào những năm 1971, 1972, 1973 (6).

5/ Về Kinh Tế và kỹ nghệ.

“Kế hoạch 5 năm” đầu tiên từ 57-61 được thực hiện để kỹ nghệ hoá đất nước đã làm gia tăng sự sản xuất lúa gạo và cao su. Khu Kỹ Nghệ Biên Hoà được thành lập. Nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy ván ép được xây cất và các viện bào chế dược phẩm được thành lập. Đường xe lửa xuyên Việt được tái lập.

6/ Cải tạo xã hội: Bãi bỏ chế độ đa thê, Bài trừ tệ đoan xã hội.

Năm 1961 luật Gia Đình được bàn hành, chế độ đa thê bị bãi bỏ. Các tệ đoan xã hội như cờ bạc, hút sách v.v … bị bài trừ khiến xã hội trở nên lành mạnh. Đời sống kinh tế của người dân miền Nam ổn định và sung túc không như người dân miền Bắc phải sống dưới chế độ tem phiếu. 

7/ Về Tài Chánh: Thành lập Ngân Hàng Quốc Gia và Viện Hối Đoái.

Ngày 3/12/1954, Thủ Tướng Diệm ký sắc lệnh thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam một cách gấp rút để có thể hoạt động từ 1/1/1955, khi Hoa Kỳ viện trợ trực tiếp cho Việt Nam và Viện Hối Đoái để phụ trách các giao dịch về ngoại tệ.

Ngòai những thành qủa trên, Tổng Thống Diệm còn cho thành lập khu Trù Mật, khu Dinh Điền, thi hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược và phát động Phong Trào Tố Cộng, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã ra bản Tuyên Cáo vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 mở đầu chiến dịch Chiêu Hồi khiến cho Cộng Sản miền Bắc lo sợ.


III/ Kết luận.

Về nước trong trong tình thế nhiễu nhương, đầy khó khăn, vậy mà ông đã ổn định được miền Nam, thu hồi được chủ quyền từ tay người Pháp và lập lên nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Với một thể chế dân chủ tuy không được hoàn hảo như các nước tân tiến tây phương nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã đem lại cho người dân được hưởng một cuộc sống tự do dân chủ, no ấm và một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng. Trong khi đó, miền Bắc, cho tới năm 1975  người dân vẫn còn phải sống dưới chế độ ngu dân, độc tài và đói khổ.

 Có thể nói, kể từ khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho Việt Nam cho tới bây giờ, chưa có một vị Tổng thống, Quốc Trưởng hay Chủ Tịch nước nào đạo đức, liêm khiết và hết lòng vì nước, vì dân bằng Tổng thống Ngô Đình Diệm. Và cũng kể từ khi Việt Nam được độc lập tới nay, cũng chưa có chính phủ nào thực hiện được những thành quả tốt đẹp cho quốc gia dân tộc như chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Có thể nói: Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đã tái thiết miền Nam sau chiến tranh Việt Pháp 1946-1954, đã đưa miền Nam Việt Nam trở thành một quốc gia có một nền kinh tế tốt đẹp và một quân đội hùng mạnh. Còn ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam chì lo phá hoại, lo chiến tranh và lo khủng bố, giết hại đồng bào miền Nam vô tội.

Không phải chỉ có người Việt Nam chúng ta mới mới kính trọng Tổng Thống Diệm mà nhiều người ngọai quốc trong đó có Giáo Sư Sử Gia Edward Miller và Sử Gia Henry Fairbankscũng phải cộng nhận ông là một người có hoài bão thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị tốt đẹp nhất của Tây Phương và khôi phục những giá trị cổ truyền tốt đẹp (của Đông Phương) làm nền tảng cho phương thức canh tân xứ sở. Tổng Thống Tưởng Giới Thạch thì nói: “Một trăm năm nữa thì Việt Nam cũng không thể tìm được một người như Tổng Thống Ngô Đình Diệm” và Tổng Thống Eisenhower cũng phải công nhận ông là : Một người phi thường “He’s a miracle man”. Phó TT Hoa Kỳ Johnson cũng đã ca ngợi rằng: “Tổng Thống Diệm là một Churchill của Á Châu...Lịch sử xếp ông ta như là một trong những vĩ nhân của thế kỷ 20”.

 Từ ngày miền Nam xụp đổ người dân miền Nam đã nhận thức được ông Ngô Đình Diệm là người thế nào và đâu là nguyên do thực sự đưa đến sự xụp đổ của miền Nam, thì hầu như khắp nơi trên thế giới, nơi nào có đông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách trang nghiêm và long trọng vào tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ công ơn của cố Tổng Thống Diệm.

 Những việc làm của Tổng Thống Diệm không phải là không có khuyết điểm và thiếu sót. Nhưng với những thành quả mà ông đã đạt được, dân tộc Việt Nam sẽ đời đời nhớ ơn ông. Rồi đây, khi đất nước Việt Nam thanh bình và chế độ Cộng Sản không còn, chắc chắn sẽ có những kỳ đài, những quảng trường, những trường học, những đại lộ mang tên NGÔ ĐÌNH DIỆM, để tưởng nhớ  vị tổng thổng đầu tiên của Việt Nam đã vị quốc vong thân.


Ls. Lê Duy San




Xin mời đọc

From:DienDanCongLuan]
Sent: October-24-17 1:01 PM
To:DienDanCongLuan
Subject: [DDCL] Tưởng Niệm 02-11-2017 - - TT Diệm làm người Việt Nam hãnh diện trên toàn thế giới .

 

Nhìn đoàn quân danh d , quân phc đp đ , kiếm súng oai hùng .
Mi người lính đu mang c My riêng... chào đón TT đu tiên ca VNCH .  Tht quá hãnh din



 Trái li trong ba chc năm qua , các Tng Thng M tiếp đón các nhà lãnh đo CS VN qua nht nho , không cơm cháo gì nên thân ... coi người Vit Nam không có ký lô nào c .


Inline image
----

Trong lch s M tngày lp quc đến nay , chưa bao gi chính phvà nhân dân M nô nc tiếp đón mt v lãnh đo thếgii , nhưđã dành cho TT VNCH Ngô Đình Dim , 1957 .
   Ông Di
m tt nghip Trường Hu B ( tin thân ca Hc Vin Quc Gia Hành Chánh )    . Đây là trường do các giáo sư ging dy là người Pháp . Sau này khi lên TT , ông Dim đã thành lp Hc Vin QGHC , đào to nhng người con ưu tú trong chánh quyn  , có trình đ hc vn cao , nhm đưa đt nước lên văn minh hàng đu Á Châu  .

    Qua nhiu Video , TT Dim được Tng Thng M , PTT , Tòa Bch Ôc ra tn sân bay chào đón. Sau đó được cùng TT Eisenhower mi lên ngi trên xe chung chy khp thđô Washington , DC .
   Dân chúng M
nô nc chào đón Tiu Bang New York ... Hình lá cvàng ba sc đ VNCH tung bay ... Ngi trên xe gm có TT M , TT VNCH , Thng Đc New York  , chy qua ph xá New York .  Hàng chc ngàn dân M reo hò ,  thbông giy t các Buildings .

    Banners "  Welcome President NGÔ ĐÌNH DIM "  được treo trên đường ph New York.
    TT Di
m được mi nói chuyn trước din đàn Quc Hi M , có s tham d ca TT Eisenhower , PTT Nixon và Quc Hi M .
    TT Di
m đc din văn bng Anh Ng .





Image removed by sender.

Trình Độ Ngoại Ngữ Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Vỹ Nhân Của Thế Giới

Trình Độ Ngoại Ngữ Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Vỹ Nhân Của Thế Giới Trình độ , trinh do , ngoại ngữ , ngoai ngu...


Đim đc bit là đoàn xe Môtô cacnh sát M New York , ngon mc chưa tng thy bao gi dành cho lãnh đo thế gii .






On Friday, September 29, 2017 12:21 AM, "'San Le D.'s  wrote:
 
KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

LDS





 'hungthe' via 0 Tin Tức Việt Mỹ
<> wrote:
       
  Xin quývị, quýCH tiếp tay phổ biến rộng, ht

Thời Gian Trôi Nhanh Quá ... Lại Sắp Đến Lễ Cụ Diệm Rồi







Chu Mỹ Dung
Image removed by sender. image
 
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam

I- Công Lao của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đối với Quốc Gia Việt Nam




Vì sao cái chết của TT Ngô Đình Diệm lại là một món nợ của lịch sử?
Vì đó là món nợ “quốc gia hưng vong” mà những kẻ giết người, những kẻ đã và còn đang thỏa mãn với hành động phi pháp này, cũng như những kẻ đã phỉ báng ông bằng những tội ác mà ông chưa từng bao giờ làm, phải nợ dân tộc Việt Nam một trang sử oan nghiệt: đó là vì mất ông mà quốc gia Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính, dẫn đến con đường Bắc Thuộc Hán hóa như ngày hôm nay.
Một cách đơn giản những kẻ giết người họ phải nợ quốc gia dân tộc vì họ đã giết nguyên thủ quốc gia trong tình trạng đất nước đang dầu sôi lửa bỏng cần sự dìu dắt của ông.
Nói một cách khác những kẻ giết ông và những kẻ đã hả hê về cái tội ác này đã “chặt đầu Việt Nam”, theo như cách nói của bà Ngô Đình Nhu. Còn nói theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì “Thus, as the nine-year rule of Diem came to a bloody end, our complicity in his overthrow heightened our responsibilities and our commitment in an essentially leaderless Vietnam” . (Pentagon Papers viii). . Chín năm cầm quyền của Diệm chấm dứt trong máu, sự đồng lõa của chúng ta trong việc lật đổ ông ta đã làm tăng thêm trách nhiệm cũng như sự trói buộc của chúng ta vào trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn không có lãnh đạo.
Hồi tưởng lại giai đoạn bi thảm đó, toà án nhân dân Phật Giáo Tranh Đấu gồm những nhà sư và các đội “Phật Tử Quyết Tử” đã đi khắp nơi và đã cuồng nhiệt gào thét các khẩu hiệu “Phật Giáo bị bách hại” “Đàn áp quý thầy” “Độc tài gia đình trị” “Mật vụ Nhu Diệm” “Diệm mà không Diệm”mà không cần phải đưa ra một bằng cớ nào cả. Chỉ cần nói có tội là đủ có tội!

Cụ thể người ta đã đấu tố chính quyền VNCH như sau: Hòa Thượng Hội Chủ Phật Giáo Thích Tịnh Khiết đã bị giết, hằng trăm Phật tử đã bị chính quyền dìm chết dưới sông Sài gòn, nhiều ni cô đã bị mổ bụng, và chùa Xá Lợi đã bị đốt cháy,các nhà sư đã bị ném từ trên các tầng lầu cao xuống vào đêm Thiết quân luật 20/8/1963 khi lực lượng quân đội của chính quyền Tổng Thống Diệm mở cuộc hành quân lục soát chùa Xá Lợi.

Thậm chí Phái Đoàn cũng đã tìm gặp được một số nhà sư lãnh đạo Phật Giáo và thanh niên phật tử mà theo những báo cáo trước đây mà phái đoàn đã nhận được rằng những người nầy đã bị chính quyền của Tổng Thống Diệm giết chết, nay hóa ra đó chỉ là những báo cáo khống, không đúng sự thật.” (Báo cáo của Đại Sứ Volio phái đoàn điều tra LiênHiệp Quốc)
Tóm lại, ông hoàn toàn vô tội, nhưng người ta đã giết ông và vu cho ông cái tội đó. Vì vậy nếu nói rằng chỉ có ở Miền Bắc mới có đấu tố mà Miền Nam không có, điều này xem ra không đúng.
Miền Nam cũng có đấu tố. Nguyên thủ quốc gia và Cố Vấn bị thảm sát ngày 2/11/1963, hai nạn nhân nữa đã bị hành quyết vào cùng một ngày 9/5/1964, các ông Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn, một nạn nhân nữa cũng đang chờ đợi đem ra pháp trường xử bắn, ông Đặng Sĩ, và hàng ngàn những mảnh đời đã bị đào tận gốc trốc tận rễ nơi chốn lao tù vì can tội “tay sai” của cái chính quyền “Nhu Diệm dàn áp Phật Giáo” đó
Tuy nhiên, không bàn tay nào có thể che nổi mặt trời. Năm mươi năm đã trôi qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn là Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà câu nói của TT Tưởng Giới Thạch “Một trăm năm nữa thì Việt Nam cũng không thể tìm được một người như Tổng Thống Ngô Đình Diệm” và câu nói của Tổng Thống Eisenhower “He’s a miracle man” là một hằng số không gì thay đổi được.
Nhân 50 năm ngày thác oan của Tổng Thống, xin được nhắc lại đôi dòng về ông

I- Thân thế, tiểu sử và nhân sinh quan của TT Ngô Đình Diệm:
Khi nói về TT Ngô Đình Diệm, nét điển hình mà người ta thấy được ở ông đó là một nhà nho trí thức nhưng lại theo tây học, dòng dõi quan quyền khoa bảng và một nhân cách liêm chính quân tử, một nhân vật chính trị thông minh kiệt xuất với tư tưởng chống cộng triệt để. Một cây trúc của quan niệm Á Đông




Image removed by sender.




Cá nhân TT Ngô Đình Diệm là sự thể hiện đồng thời của cả ba triết lý Nho Giáo, Thiên Chúa Giáo và triết lý Đông Phương. Nền tảng Nho Giáo đã tạo cho cá nhân ông cách hành xử khắc kỹ, quân tử, Thiên Chúa Giáo đã đem đến cho ông đức bác ái, bao dung công chính, và triết lý văn minh phương tây đã đem đến cho ông kiến thức cấp tiến và cởi mở về tự do dân chủ. Và bao trùm lên tất cả các nền giáo dục Đông Tây mà ông đã được may mắn lãnh hội, đó là thượng đế đã ban cho ông tư chất thông minh và tấm lòng ái quốc yêu dân mãnh liệt
Nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có thể tóm tắt bằng câu nói của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, cháu ngài, khi nói với cậu mình với đức khâm sứ Tòa Thánh như sau như sau: Cậu Diệm của con là một người hoàn hảo
Những tài liệu của chính thức của VNCH ghi rằng ông sinh ngày 3 tháng 1năm 1901 tại Phước Quả, Thừa Thiên. Nguồn tuyên truyền nói rằng ông sinh tại Quảng Bình năm 1897 vì là con của vợ thứ cụ Ngô Đình Khả, nhưng không cho biết vợ thứ là ai, và sinh trước ĐGM Ngô Đình Thục. Nguồn tuyên truyền này có quá nhiều điểm vô lý. Trên thực tế Đức Giám Mục Ngô Đình Thục trông già dặn hơn TT Ngô Đình Diệm rất nhiều. Tóm lại qua sự việc về ngày sinh của ông, cho thấy người ta đã không từ nan bất cứ những gì để bôi nhọ ông
Là con trai thứ 4 trong một gia đình có truyền thống chính trị, nổi tiếng về lòng yêu nước và chống cộng triệt: ông anh cả Ngô Đình Khôi tổng đốc Quảng Nam và con là Ngô Đình Huân cả hai đã bị cộng sản giết, Ngô Đình Luyện đại sứ VNCH tại Anh, Ngô Đình Cẩn linh hồn thực sự của lực lượng tình báo Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung. Trong gia đình, Tổng thống Ngô Đình Diệm là người con tài ba đức độ nhất của Đại Thần Ngô Đình Khả. Ngoài thân phụ ra, ông còn chịu ảnh hưởng bởi dưỡng phụ Nguyễn Hữu Bài cũng là một nhà Nho ái quốc, đức độ uyên bác Đông Tây như cụ Ngô Đình Khả
TT Ngô Đình Diệm tư chất rất thông minh: 16 tuổi đổ nhì Thành Chung, 17 tuổi được mời dạy Quốc Tử Giám và 18 tuổi vào học trường Hậu Bổ ( tương đương với Quốc Gia Hanh Chánh) năm 21 đổ thủ khoa. Ông đặc biệt xuất sắc trong các môn học về hành chánh, luật pháp và chính trị . Ngay sau tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Quảng Điền Huế, Hải Lăng Quảng Trị. Bảy năm sau, 29 tuổi, ông được bổ làm Tuần Phủ Ninh Thuận và Bình Thuận, tức là tỉnh trưởng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Ninh Thuận và Bình Thuận có đời sống kinh tế khả quan, có chiến lược cụ thể đối phó với sự tuyên truyền của cộng sản và phá vỡ nhiều mạng lưới nằm vùng. Uy tín này lan đến triều đình cho nên năm 31 tuổi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại, tương đương với chức Thủ Tướng Chính Phủ. Năm 33 tuổi ông được mời kiêm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký hội đồng Hỗn Hợp Việt Pháp.
-Với chức vụ quan trọng bậc nhất quốc gia này, ông đòi hỏi nhiều quyền lợi cho đất nước. Ông yêu cầu người Pháp thực thi việc thống nhất đất nước bằng việc sát nhập Trung Kỳ và Bắc Kỳ , thực hiện dân chủ bằng cách cho phép Viện Dân Biểu được lo những vấn đề quốc sự giống như Quốc Hội. Nhưng đề nghị của ông không được Toàn Quyền Pasquier chấp thuận. Thấy việc tham chính của mình không thể đem lại lợi ích cho đất nước, ông xin từ chức Thượng Thư, chọn con đường làm thường dân để phục vụ đất nước theo cách riêng của ông, năm đó ông chỉ 33 tuổi.

Hành động từ quan này làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ PhápĐiều này chứng minh rằng ngay khi còn rất trẻ, ông đã là người không hề màng danh lợi. Nó cũng bẽ gãy luận điệu của những kẻ bất tài không được ông sử dụng đem lòng oán hận luôn rêu rao rằng ông độc tài tham quyền cố vị. Với tiết tháo xem thường danh lợi như vậy, những ai đến bây giờ còn cho rằng Tổng Thống là một người độc tài gia đình trị thì rõ ràng họ chỉ là những kẻ vu khống và muốn sửa đổi lịch sử, nhưng tiếc rằng họ chẳng bao giờ có khả năng làm điều đó.
Thâm tâm ông, con đường phục vụ quốc gia qua chức vụ Thượng Thư Bộ Lại không thể thực hiện được nên ông đã quyết định chọn con đường khác, đó là từ chức để có thì giờ học hỏi về chính trị luật pháp xã hội và cũng để kín đáo hoạt động chống Pháp. Trong 17 năm ở ẩn, ông đọc rất nhiều sách vở về chính trị phương tây, về cộng sản chủ nghĩa về các phong trào đòi độc lập. Song song với việc nghiên cứu chính trị, ông liên kết với các nhà cách mạng có uy tín khác như Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu trong phong trào Cường Để, ông cũng là đại diện chính thức của Kỳ Ngoại Hầu tại Việt Nam.

Ông đã từng nói “người Pháp chỉ là giai đoạn và sớm muộn gì Pháp cũng phải trao trả độc lập cho Việt Nam, mà cộng sản mới là nguy cơ trầm trọng và dài hạn. Tuy nhiên nếu giữ được Nam Kỳ là giữ được nước”. Theo ông, nếu Miền Nam lọt vào tay cộng sản thì cuối cùng sẽ lọt vào tay Trung Cộng. Chúng ta cũng hiểu một cách đơn giản : Nếu mất Nam Kỳ vào tay cộng sản là mất nước. Khi rời Dinh Độc Lập vì bị bọn phản tướng làm lọan, ông đã nói câu cuối cùng” Như ri là mất nước rồi!”. Điều này đã diễn ra đúng như lời nhận xét của ông 11 năm sau đó!
Có quá nhiều điều ông phát biểu từ mấy chục năm trước đã trở thành hiện thực. Người ta ca ngợi ông là người có viễn kiến chính trị, điều này theo chúng tôi chưa chính xác lắm. Ông không phải là một nhà tiên tri chính trị mà thực sự ông là một nhà toán học chính trị, tính toán chính xác đường bay quỹ đạo chính trị thuộc về chiến lược. Ông có sở học sâu sắc và một năng khiếu đặc biệt về chính trị cộng với tư chất thông minh đã làm ông trở thành người thấy xa trông rộng, một yếu tố không thể thiếu của lãnh đạo quốc gia
Pháp đánh giá được tiềm năng và tâm huyết của ông, vì vậy cuộc sống ẩn dật ngụy trang cho các hoạt động bí mật của ông không làm sao qua được tầm theo dõi của Pháp. Toàn Quyền Đông Dương Jean Decoux ra lệnh bắt ông đi đày ở Lào, ông được mật báo và trốn vào Sài Gòn. Một thời gian sau, ông bị Hồ Chí Minh bắt sau đó ông lại may mắn thoát khỏi bàn tay của y. Ông sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, tại đây, Kỳ Ngoại Hầu khuyên ông sang Mỹ để tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, mà không thể trông cậy vào Nhật hay chờ đợi gì từ Pháp.

Sang Mỹ, qua sự giới thiệu của Hồng Y Spellnam, ông được sự tiếp xúc và đánh giá cao của một số chính trị gia Hoa Kỳ, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas dân biểu Kennedy, Mike Mansfield v,v Ông tham gia diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Châu Á và hiểm họa cộng sản tại một số các trường Đại Học. Một số nhân vật trong quốc hội và chính quyền Hoa Kỳ đã chú ý đến ông, nhưng chưa bao giờ chính quyền Hoa Kỳ quyết định chọn ông làm một con bài chính trị. Giả thuyết cho rằng nhờ sự vận động của Hồng Y Spellman cho nên ông được chính giới Hoa Kỳ đưa về làm Thủ Tướng là một giả thuyết không đứng vững. Theo luật pháp Hoa Kỳ Hồng Y Spellman không có quyền và trên thực tế ông cũng không có khả năng can thiệp vào chính quyền Hoa Kỳ. Và nếu như được chính quyền Hoa Kỳ ủng hộ, thì những năm sau đó Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không phải nản lòng rời Hoa Kỳ bôn ba sang Châu Âu tìm kiếm sự hổ trợ khác
Tình hình Miền Nam trước khi TT NĐD về nước rất tuyệt vọng. Cựu hoàng Bảo Đại trong cuốn hồi ký đã xác nhận yêu cầu ông về lập chính quyền, ông từ chối và thưa rằng sau bao năm bôn ba, giờ đây ông muốn trải cuộc đời còn lại trong một tu viện dòng kín. Cựu Hoàng Bảo Đại lộ vẻ tức giận và dẫn ông vào một căn phòng vắng, đưa cho ông một cây thánh giá và nói rằng “ Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước mặt chúa là gìn giữ đất nước Việt Nam, ông phải bảo vệ nó để chống lại cộng sản, nếu cần phải chống cả người Pháp. Cầu nguyện hồi lâu một mình trong phòng kín, ông trở ra nói với cựu hoàng là ông nhận lời

Vì không đành tâm đứng nhìn đất nước rơi vào tay cộng sản, TT Ngô Đình Diệm nhận đã nhận lời. Để có thể chu toàn nhiệm vụ, ông đã yêu cầu cựu hoàng phải giao cho ông toàn quyền về quân sự lẫn dân sự để lèo lái đất nước. Trên thực tế, lúc đó Cựu Hoàng đã hoàn toàn không hề có binh quyền hay chính quyền gì cả để giao cho ông. Có chăng cựu hoàng đã giao cho TT Ngô Đình Diệm một Miền Nam đầy tham nhũng bài bạc đĩ điếm và thuốc phiện ma túy và những tay anh chị khét tiếng như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh, và giao cho ông sứ mạng nặng nề và nguy hiểm nhất đó chống lại bóng đen của khối cộng sản đang có sức mạnh khổng lồ về quân sự và tiền bạc để nuốt chửng Miền Nam
Miền Nam lúc đó, không có tổ chức quân sự cũng như kinh tế nào khả dĩ có thể đối đầu với đảng cộng sản đã có trên 24 năm kinh nghiệm, sẳn sàng sử dụng những thủ đoạn chính trị vô cùng tàn bạo nhất và sau lưng là nguồn viện trợ vũ khí tiền bạc dồi dào từ khối cộng sản Đông Âu, Liên Xô và quan trọng nhất là Mao Trạch Đông. Trong khi đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm chỉ có một mình ông và người em đang sống tại Việt Nam là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, đang cố gắng hết sức lực của mình để kiếm nguồn ủng hộ cho anh mình trong nước. Vì lý do đó cho nên chính quyền Hoa Kỳ đã không muốn phiêu lưu uy tín của họ để ủng hộ Thượng Thư Ngô Đình Diệm, mặc dù chính phủ Pháp lúc đó đang hết sức kiệt quệ, một điều kiện tốt cho Hoa Kỳ đang muốn thay thế Pháp có mặt tại Đông Dương .

Tóm lại, về thân thế sự nghiệp, tổng thống Ngô Đình Diệm trước khi về nước đã từng là một vị thượng thư trẻ tuổi không màng danh lợi, quyết tâm chống Pháp và chống cộng tới cùng. Và ông đã nhận lời cựu hoàng Bảo Đại để gìn giữ một quốc gia đang đứng trên bờ vực thẳm chờ cộng sản thâu tóm. Binh quyền không có mà chính quyền cũng không có, ông một thân một mình về nước đảm nhận sứ mệnh mà chỉ có một người ái quốc mãnh liệt mới dám an bài số phận bấp bênh đó cho mình. Do đó, lập luận cho rằng TT Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh là do sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ qua bàn tay của Hồng Y Spellman chỉ là sự dèm pha để phủ nhận tài năng của ông.
Người đã cậy nhờ chí sĩ Ngô Đình Diệm nắm lấy chức vụ thủ tướng không ai khác ngoài cựu hoàng Bảo Đại, như ông đã tự xác nhận trong cuốn sách “ Con rồng Việt Nam”. Và chỉ có vậy!
Đó là sự thật lịch sử mà không ai có thể chứng minh khác được!

II- Hoàn cảnh đất nước khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm về chấp chính:
Muốn đánh giá công hay tội của một vị lãnh đạo quốc gia, lịch sử phải xem xét gia tài mà vị lãnh đạo đó tiếp nhận trước khi điều hành đất nước, và so sánh với những đất nước có được sau khi họ rời chức vụ. Thế nhưng, đối với tổng thống Ngô Đình Diệm, những kẻ chê bai hay kết tội ông đều không bao giờ dám đề cập đến hoàn cảnh của Miền Nam vào thời điểm 1954.
Tại sao họ không dám đề cập? Bởi vì khi về nước, binh quyền mà ông có được là 12 người cảnh sát thay phiên nhau canh giữ dinh Gia Long. Miền Nam lúc đó hoàn toàn không có quan hệ lãnh đạo, mà chỉ có nạn thập nhị sứ quân. Đó là một con rắn không đầu, mỗi người thống trị một lãnh vực và khu vực. Tất cả những khuôn mặt nổi bật bấy giờ như Bảy Viễn, Ba Cụt, Lại Văn Sang, Nguyễn văn Hinh và các giáo phái v.v mỗi người hùng cứ một phương và thủ đắc các phương tiện kiếm chác tài chánh riêng cho mình, không ai chấp nhận từ bỏ quyền lực để phục vụ cho quốc gia dưới sự điều động của một chính phủ trung ương. Quân sự, kinh tế, ngoại giao, tài chánh, hối đoái, quan thuế đều thuộc quyền của Pháp và các tay sai Pháp, trong lúc đó thì Việt Cộng nằm vùng được cài đặt tràn đìa. Tổng Thống chỉ có quyền với 12 người cảnh sát gác dinh Gia Long và một ngân khố quốc gia trống rỗng, bên cạnh đó là một Miền Nam mà hạ tầng cơ sở bị phá hủy vì chiến tranh tàn phá nặng nề toàn bộ ruộng đồng bỏ hoang, thất học và thất nghiệp tràn lan, tham nhũng cờ bạc đĩ điếm, thuốc phiện và nguy hiểm nhất là mạng lưới cộng sản rất mạnh, đang được sự viện trợ của Tàu và Liên Xô từ lâu, đã và đang phát triễn dày đặc khắp đất nước. Bên cạnh đó là gánh nặng ngàn cân về an ninh chính trị và xã hội của một triệu người mới di cư từ Bắc vào Nam tháng 8 năm 1954.
Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho ông lúc bấy giờ là một nhân viên CIA Mỹ cố giúp ông để chiêu dụ những người đang nằm trong các phe phái khác, Đại Tá Edward Lansdale
Một cách ngắn gọn, Ông không có bất cứ một quốc gia đồng minh nào có thể nương nhờ khi ông về nước, trong khi đó cộng sản Hà Nội có cả một nguồn viện trợ khổng lồ từ Liên Xô, Đông Âu và đặc biệt là Trung Cộng và đã hoạt động từ năm 1930. Ông ngay cả cũng không có được một đảng phái hay một tổ chức quốc gia quan trọng nào làm hậu thuẫn, và tài chánh thì quá eo hẹp, trong khi đó thì ông lại có quá nhiều kẻ thù: Pháp và tay sai, các Giáo Phái và Bình Xuyên, mà nguy hiểm nhất là cộng sản. Một số các chính trị gia khác đồng ý hổ trợ cho ông vì lúc đó thật sự mà nói chẳng ai dám dấn thân lãnh nhận một tài sản quốc gia thảm thương như thế. Nhưng ông đã chấp thuận, vì chỉ một lẽ duy nhất: ông yêu nước!
 
III-Những thành tựu TT Ngô Đình Diệm đã đem lại cho đất nước
Sau 11 tháng cầm quyền trong sóng gió Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ổn định tình hình chính trị tuyệt vọng của Miền Nam nhờ vào uy tín và lòng can trường của ông. Sau 11 tháng theo dõi khả năng và những thành tựu của ông, chính phủ Eisenhower không còn thấy mình phiêu lưu khi hổ trợ cho Ngô Đình Diệm nữa, mới chính thức quyết định hổ trợ cho ông
Một số bài viết và dư luận cho rằng Mỹ đã hổ trợ và viện trợ rất nhiều cho TT Ngô Đình Diệm ngay khi ông về nước, nhờ vậy ông mới làm nên cơm cháo. Điều này hoàn toàn không đúng. Căn cứ vào các sự kiện lịch sử xảy ra lúc bấy giờ và căn cứ vào các tài liệu được giải mã cách đây hơn 15 năm thì quả thật số viện trợ cho TT Ngô Đình Diệm khi ông về nước trong 11 tháng đầu tiên hầu như chỉ là con số không. Nổi bật chỉ có sự tiếp xúc và vận động kín đáo của Đại Tá Edward Lansdale với các phe nhóm chính trị như Cao Đài Hòa Hảo để thuyết phục họ ủng hộ TT Ngô Đình Diệm v.v.
Xin dẫn chứng sự yểm trợ yếu ớt và đầy nghi ngờ của Hoa Kỳ cho chính phủ TT Ngô Đình Diệm giai đoạn 1954-1955 như sau:
Cứ hai lần mỗi tháng, Joe Lawton Collin, bạn thân tổng thống Eisenhower, và là đặc sứ của ông tại Sài Gòn, đề nghị tổng thống Eisenhower phải loại bỏ Diệm và thay thế bằng Phan Huy Quát hay Trần Văn Đỗ. Còn người Pháp thì khỏi nói, họ xem TT Ngô Đình Diệm là kẻ thù của họ. Hãy nghe tướng Pháp Paul Ely đại diện tối cao của Pháp phá đám với người Mỹ như sau:” Ông ta chỉ là tên bù nhìn tệ hại nhất không được nhân dân ủng hộ. Cho nên vì lợi ích của Việt Nam và lợi ích của thế giới, không nên cứu Diệm”. Chính phủ Hoa Kỳ có lúc đã tin rằng chính phủ Ngô Đình Diêm sẽ không tồn tại quá sáu tháng và vì vậy họ chỉ viện trợ rất cầm chừng với thái độ chờ xem, và thậm chí đã có những chỉ dấu loại bỏ ông, như Collin đã ngày đêm thuyết phục tổng thống Eisenhower và tổng thống Eisenhower đã sắp sửa nghe lời Collin. Bất thần, trong tình huống tuyệt vọng đó, đầu tháng 5 năm 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm với lòng can đảm và sự sáng suốt, ông đã lật ngược thế cờ, triệt hạ những tên trùm Bảy Viễn, Lại Văn Sang, Nguyễn Văn Hinh, thu phục được sự ủng hộ của Cao Đài Hòa Hảo và các tướng như Trịnh Minh Thế. Với sự thành công tuyệt vời này, Hoa Kỳ từ đó mới dám thở phào viện trợ cho chính phủ TT Ngô Đình Diệm, triệu hồi Lawton Collin về nước.

Có thể tóm tắt công lao của tổng thống Ngô Đình Diệm trong việc tái thiết và ổn định Miền Nam qua lời nhận xét của một vĩ nhân thế giới, Tổng Thống Eisenhower như sau: He is a miracle man.
Không thần kỳ sao được khi từ một quốc gia bị sáu vấn nạn: một là là chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954, hai là vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân, ba là vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp, bốn là tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền, năm là thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự, sáu là, và nguy hiểm nhất là, phải đối đầu với khối cộng sản thế giới, ông đã làm cho Miền Nam trở thành Hòn ngọc Viễn Đông!
Ai có thể phản bác lại lời của Tổng Thống Eisenhower rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là một miracle man, một con người của huyền thoại?

Vài nét chính về những thành tựu trong việc tái thiết xứ sở dưới sự cầm quyền của TT Ngô Đình Diệm:

1/Cuộc di cư vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam năm 1954
Đây là một thành tích vĩ đại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà không ai có thể phủ nhận. Lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhớ công ơn của TT Ngô Đình Diệm
Đáp máy bay về nước ngày 26 tháng 6 năm 1954, ngày 30 tháng 6 ông bay ra Hà Nội để xem xét dân tình, ngày 20 tháng 7 năm 1954 Pháp và Bắc Việt ký hiệp ước chia đất nước Việt Nam, tổng thống Ngô Đình Diệm tuyệt vọng bay ra Hà Nội ngày 3 tháng 8, đọc một bài diễn văn kêu gọi dân chúng theo ông di cư vào Nam xây dựng đất nước tự do, và khoảng một triệu người đã nghe ông theo ông vào Nam với sự trợ giúp bằng không vận và đường hàng hải của Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Sĩ v.v
Ngày 4 tháng 8 cuộc di cư chính thức bắt đầu. Trong lúc chính quyền đang còn rất mong manh, bị sự chống đối và hoành hành của Bình Xuyên Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh, Tổng Thống đã lập Phủ Tổng Ủy Di Cư đảm nhận việc tiếp thu gần một triệu đồng bào Miền Bắc vào Nam. Lo ổn định đời sống cho khoảng một triệu người ồ ạt di cư vào Nam trong một thời gian chỉ hơn một tháng và gìn giữ cho đời sống vật chất an ninh xã hội tại Miền Nam không bị rối loạn phải nói là một công việc quá phi thường vượt quá sức của một chính phủ còn quá non trẻ, không tiền, trên nền tảng của một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, chia rẽ, tệ nạn xã hội và cộng sản hoành hành.

Hãy so sánh tất cả các cuộc di cư, nhập cư và tị nạn của tất cả các quốc gia trên thế giới đê thấy rằng chưa có một vị nguyên thủy quốc gia nào có khả nặng làm việc như Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Ông gìn giữ xã hội Miền Nam không bị rối loạn vì số lượng di dân quá bất thần và quá lớn, cung cấp những dịch vụ cần thiết như nhà ở thực phẩm y tế thuốc men, giáo dục cho một triệu người và nhanh chóng ổn định đời sống họ trong vòng vài tháng. Ai có thể phủ nhận được nỗ lực kinh khủng và khả năng tổ chức hiếm có, sử dụng, và theo dõi đồng tiền viện trợ một cách hữu hiệu, và đặc biệt là sự cần kiệm của chính phủ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trong vấn đề định cư một số quá lớn người như thế? Điều gì đã làm cho ông can đảm đứng ra lãnh nhận gánh nặng to lớn này và đã hoàn thành tốt đẹp công tác định cư cho cả triệu đồng bào trong tình thế bấp bênh của chính quyền và đất nước như thế? Không gì khác hơnđó chính là lòng yêu nước thương dân vô hạn và sự can đảm thông minh phi thường của ông!

2/Giáo dục và y tế: 
Trong khi ở Miền Bắc, giáo dục rất thiếu sót chương trình trung học chỉ có 10 năm, và đội ngũ khoa học kỹ thuật của họ rất tồi tệ, thì ở Miền Nam Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có những điểm sáng chói như sau: Chương trình trung học ở Miền Nam đúng theo tiêu chuẩn quốc tế là 12 năm. Chương trình đại học cũng có chất lượng của các nước phương tây. Xin được dẫn chứng vài vì dụ:
Chương trình mở mang giáo dục dưới thời TT Ngô Đình Diệm đem lại số học sinh và số trường trung học tiểu học tăng vọt hàng năm với tốc độ khoảng 60% 70%. Từ năm 1957 đến 1961, số học sinh và trường học tăng lên gấp 4. Ông cũng cho thành lập rất nhiều các trường dạy nghề. Về giáo dục đại học, tổng số sinh viên tăng trong vòng 3 năm là 60% vào năm 1957. Đại Học công lập Huế và đại học tư thục Đà Lạt được mở ra dưới thời của TT Diệm theo sau là Viện Đại học Sài Gòn The University of Saigon, là một viện đại học công lập, được thành lập vào năm 1957 dưới chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đây là viện đại học được xem là có uy tín nhất ở Miền Nam Việt Nam, cung cấp các giáo sư đi thỉnh giảng ở các viện đại học khác. Viện đại học này cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ. Năm 1961 ông cho thành lập Đại Học Y Khoa Huế. Số sinh viên chỉ trong vòng 3 năm sau khi ông về nước chấp chánh đã tăng lên gấp 4 lần đồng thời chính phủ cũng có chương trình cấp học bổng cho sinh viên du học ở các nước tiên tiến phục vụ mục tiêu Việt Nam hóa đội ngũ giáo sư đại học với tiêu chuẩn quốc tế. Trường Đại Học Y Khoa là một dẫn chứng cụ thể rằng Tổng Thống coi trọng quốc thể, vào năm 1961 trường này đã hoàn toàn không còn giảng viên người Pháp. Xin được lập lại, chỉ sau 5 năm cầm quyền, ông đã xây dựng được một trường hệ thống Đại Học mà các nước trong vùng phải kính nể. Ông đã chứng minh cho thế giới thấy người Việt Nam hoàn toàn không thua bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Nhiều bệnh viện nổi tiếng chẳng hạn bệnh viện Bình Dân cũng được thành lập để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho dân chúng và giảng dạy y khoa.

3/Kinh Tế:
 Nhờ kiến thức sâu rộng về chính trị, bản chất thông minh, trọng của công, cần kiệm và rất cẩn trọng trong việc sử dụng tiền viện trợ, ông đã lèo lái đất nước đưa đến bến bờ của sự thanh bình thịnh vượng và nhân quyền. Qua chương trình CIP ( Comercial Import Program), mỗi năm ông nhận viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ là 322 triệu năm 1955, và nhờ việc sử dụng hiệu quả và chính xác, viện trợ Mỹ đã tăng lên 450 triệu Mỹ Kim sau đó. Với sự trợ giúp này, ông lại nhanh chóng biến Miền Nam thành một hòn ngọc viễn đông trong một thời gian kỷ lục là ba năm, đến nỗi tổng thống Eishenhower đã đón ông với 21 phát súng đại bác. Xin được cụ thể hóa vài thành tựu nổi bật về kinh tế của ông như sau:

1.Toàn bộ hệ thống giao thông thủy bộ và đường xe lửa xuyên Việt được tái thiết lại, phục vụ nhu cầu thương mại và sản xuất và nông nghiệp. Chương trình cải cách ruộng đất và khuyến nông đã biến những thửa ruộng và đồn điền bỏ hoang thành những cánh đồng phì nhiêu và đồn điền trù phú, làm đem lại số gạo và cao su xuất cảng tăng vọt. Đơn cử là chỉ mới năm 1957 mà số gạo sản xuất là 3 triệu tấn, chăn nuôi heo gà vịt phát triễn mạnh và đã xuất cảng được một số lượng đáng kể hàng năm.

2.Điều quan trọng đáng nói là dù Miền Nam căn bản là một quốc gia nông nghiệp, ông vẫn quyết tâm biến Miền Nam trở thành một quốc gia kỹ nghệ. Giai đoạn này chúng ta thấy Miền Nam đã có những nhà máy ván ép, nhà máy giấy, nhà máy dệt, nhà máy xà bông, viện bào chế dược phẩm v.v. TT thống Ngô Đình Diệm là con người thấy xa trông rộng và rất chu đáo trong tất cả mọi kế hoạch phát triễn quốc gia. Chương trình mở mang và nâng cao chất lượng giáo dục song song với phát triễn kinh tế là một dự án đồng bộ và hoàn chỉnh nhằm chuẩn bị tài nguyên con người để thực hiện việc kỹ nghệ hóa Miền Nam. Các trường đại học và các trường dạy nghề đào tạo công nhân và chuyên viên kỹ thuật ở mọi mọi lãnh vực từ hành chánh đến khoa học đến kỹ thuật để có thể đáp ứng nhu cầu kỹ nghệ hóa đất nước. Trung tâm nguyên tử Đà Lạt và đập Đa Nhim cộng với 2 kế hoạch ngũ niên 1957 đến 1961, 1962-1967 và chương trình đẩy mạnh mở mang giáo dục là một bằng chứng về một kế hoạch phát triễn rất hợp lý và đồng bộ của tổng thống để có đủ tài nguyên vật chất và tài nguyên con người cho một quốc gia kỹ nghệ. Nếu tổng thống còn sống, thì chắn chắn Miền Nam còn tiến xa hơn Nam Hàn gấp bội, một Nhật Bản thứ hai cũng không phải là điều nói quá, vì ông và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu là người đã sống ở Nhật hiểu biết về Nhật. Tuy không tin tưởng và cũng không hợp tác với chính phủ Nhật, nhưng ông rất ngưỡng mộ thể chế chính trị, sự phát triễn kinh tế khoa học của Nhật. Khuôn mẫu chính trị và sự tiến bộ của Nhật Bản là điều TT Ngô Đình Diệm muốn Việt Nam đạt được.

4/ Quân sự và nội chính: 
Ông hết sức quan tâm đến vấn đề nội chính và quốc phòng. Để đối đầu với cộng sản, ông phân chia Miền Nam thành 4 vùng chiến thuật, không ngừng canh tân quân đội và Việt Nam hóa quân đội và đào tạo các chuyên viên hành chánh cao cấp của quốc gia. Ông hết sức chú tâm đào tạo một thế hệ sĩ quan trẻ có tiêu chuẩn ngang với quốc tế để thay thế hàng ngũ sĩ quan được Pháp đào tạo. Sự cải tổ sâu rộng và đầu tư hai trường quân sự lớn hàng đầu Đông Nam Á và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh là những ví dụ cụ thể.

- Học Viện Quốc Gia Hành Chánh:
Xuất thân là khôi nguyên trường Hậu Bổ, tức trường dạy về chính trị luật pháp và hành chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi chấp chánh, ông đã hết sức coi trọng công việc nội chính quốc gia. Ông bắt tay cải tổ trường QGHC mà trước đây đặt ở Đà Lạt và trực thuộc bộ Giáo Dục. 1954, ông cho dời trường về Sài Gòn và đặt học viện này dưới sự đào tạo và giám sát của Phủ Thủ Tướng sau đó thuộc phủ Tổng Thống, tức trực thuộc sư chăm sóc của ông
Chương trình học của học viện này do Michigan State University (MSU) trợ giúp trong việc soạn giáo trình. Kho sách của trường được coi là một trong những thư viện lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa. Sinh Viên cũng được huấn luyện quân sự ở các trường quân sự chuyên nghiệp như trung tâm huấn luyện Quang Trung, học chiến thuật ở rừng cao su Phú Thọ hay trung tâm Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám v.v Môn học chính của QGHC gồm những kiến thức như soạn thảo công văn, kế toán thương mại, định chế chính trị, luật hành chánh và cả quân sự. Tùy theo bằng cấp tốt nghiệp là tham sư, đốc sự hay giám sự, các chuyên viên hành chánh cao cấp này sẽ về làm việc tại các bộ như Bộ Nội vụ hoặc cơ quan hành chánh địa phương. Giám sự được bổ nhiệm ở các phủ bộ chuyên môn khác như Bộ Tài chánh, Tổng Nha Kế Hoạch. Sau khi ra trường thì chuyên viên được bổ dụng từ Phủ Thủ tướng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo hay Tổng Nha Ngân Sách và các Bộ cấp quốc gia cho đến các ty, các sở ở địa phương như phó tỉnh trưởng hoặc phó quận trưởng.

- Trường Võ Bị QGVN:
Tuy trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt được thành lập năm 1950 nhưng đên năm 1959 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới thực sự có những cải tổ sâu rộng và huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1961, TT Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại cơ sở đào tạo mới tại đồi 1515, ông đưa ra chương trình đào tạo 4 năm thay vì 3 năm như trước đây, nhưng vì những rối ren chính trị và ông bị thảm sát, mãi đến năm 1966 chính phủ tiếp theo mới thực hiện được chương trình này. Trường VBQGVN đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho Không Quân, Hải Quân và Lục Quân.

-Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1955 đến 1961 đã cung cấp 2/3 số sĩ quan cho QLVNCH và khoảng trên 90% các binh chủng như Thiết Giáp, Công Binh Pháo Binh Quân Nhu Quân Cụ truyền tin. Giữa tháng 10 năm 1961 ông lại tiếp tục cải tổ tách các trường đào tạo chuyên môn thành các trường riêng chỉ còn giữ lại Bộ Binh và Thiết Giáp là chính

-Phân chia các vùng chiến thuật: 42 tỉnh Miền Nam được chia làm 4 vùng chiến thuật với trách nhiệm bảo vệ các vùng chiến thuật này Quân Đoàn. Quân Đoàn 1 bản doanh tại Đà Nẵng, QĐ II tại Pleiku, Quân Đoàn III tại Biên Hòa, QĐ IV tại Cẩn Thơ.

Để thấy được thành công trong lãnh vực quân sự, chống trả lại các cuộc tấn công quân sự của khối cộng sản trong giai đoạn của tổng thống Ngô Đình Diệm, cần đánh giá sức mạnh quân sự của đối phương. Giai đoạn này đặc biệt là bắt đầu vào khoảng năm 1961, 1962 cộng sản gia tăng chiến tranh quân sự và gia tăng các hoạt động khủng bố, để cố chiếm lấy nữa nước còn lại nhằm phục vụ cho ý thức hệ cộng sản và gấp rút thỏa mãn ý đồ Hán Hóa Việt Nam của Trung Cộng. Dẫn chứng: trong giai đoạn chiến tranh từ năm 1954 đến 1975, luôn luôn có mặt của cán bộ Trung Cộng và ngay cả của tất cả các nước công sản khác như Tiệp Khắc, Cuba v.v tại Hà Nội. Có lúc con số lính Trung Cộng lên đến 300 ngàn. Hồ Chí Minh và những đảng viên trung ương đã đến tiếp kiến Chu Ân Lại ở Nam Ninh tháng 7 năm 1957 để cùng hợp tác soạn thảo kế hoạch cài cán bộ cộng sản nhằm phục vụ mưu đồ thôn tính Miền Nam. Kế hoạch này gồm 2 chiến lược chính đó là làm suy yếu chính quyền VNCH bằng các âm mưu gây bất ổn chính trị xã hội, hai là tấn công quân sự và tấn công khủng bố. Tất cả các kế hoạch này lấy tinh thần ái quốc chống ngoại xâm và bịa đặt vấn đề đàn áp Phật Giáo để lừa phỉnh lòng yêu nước và đánh lận tín ngưỡng của người dân VN. Sự hiện diện trong chiến tranh của bọn cộng sản Bắc Việt chỉ là bề ngoài, bên trong chính là Trung Cộng vẽ kế hoạch từng giai đoạn và cung cấp vũ khí tiền bạc. Như vậy chính phủ Ngô Đình Diệm đang đối đầu với cả một khối cộng sản lúc đó đang vô cùng mạnh, và nguy hiểm hơn nữa là khi chính quyền Kennedy đồng ý trung lập Lào, tạo đường giao thông cho Hà Nội liên tiếp đưa quân vào Miền Nam và làm gia tăng các trận tấn công quân sự của Hà Nội vào Miền Nam.
Tuy phải đương đầu với muôn vàn khó khăn như trên, nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã giữ cho hậu phương Miền Nam luôn thanh bình ấm no, người dân đi lại an toàn, không có nạn đắp mô xe đò đánh du kích v.v

5/ Ngoại giao: 
với sự thành cộng vượt bực về chính trị kinh tế và khống chế được cộng sản, ổn định Miền Nam một cách nhanh chóng, ông đã được rất nhiều các nguyên thủ quốc gia cũng như các nhân vật chính trị nỗi tiếng trên thế giới ca ngợi, chẳng hạn tổng thống Lyndon Johson vào năm 1955 và 1961 đã ca ngợi tổng thống Ngô Đình Diệm là Churchill của Châu Á, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch nói rằng 100 năm nữa Việt Nam cũng chưa tìm được người tài đức như TT Ngô Đình Diệm. Tổng Thống Eisenhower gọi ông là Miracle man, ông được giải thưởng Magsaysay và đã tặng số tiền này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trước uy tín cá nhân và những thành tựu vượt bực về kinh tế quân sự, Miền Nam đã được trên 80 quốc gia công nhận, rất nhiều nước mời tổng thống Ngô Đình Diệm công du, và vinh dự nhất là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và New York của ông đã được đích thân TT Eisenhower ra tận máy bay đón và chào mừng bằng 21 phát súng đại bác.
Cho đến bây giờ, thật hiếm hoi có một vị nguyên thủ quốc gia được Hoa Kỳ đón tiếp với thủ tục cao quý nhất như vậy. Đó là niềm vinh dự cho cá nhân TT Ngô Đình Diệm và cũng là niềm vinh dự cho chính thể VNCH và cho chính chúng ta hôm nay.

6/ Thành công về mặt an ninh tình báo:
Theo cuốn hồi ký của Đại Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng, số cán bộ cộng sản gài tại Miền Nam là 60 ngàn tên, sau 3 năm dưới sự cầm quyền của chính phủ TT Ngô Đình Diệm con số này chỉ còn lại 5 ngàn. Tức là trong ba năm chính phủ đã tận diệt trên 90% số cán bộ nằm trong màng lưới gián điệp. Đây là sự tự thú mà chính cộng sản sau 1975 đã đưa ra, như vậy thành công vô cùng to lớn này là do ai? công lao này là do ai? Nếu không phải là của TT Ngô Đình Diệm và các ông như Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn, Dương Văn Hiếu và toàn bộ hệ thống tình báo công an mật vụ của Đệ Nhất Cộng Hòa. Hế thống tình báo này đã bắt và loại trừ được 55 ngàn tên cán bộ cộng sản qua chiến dịch tình báo xâm nhập chiêu hồi và tố cộng, bẽ gãy âm mưu thâm nhập vào hệ thống quân sự dân sự và chính quyền VNCH. Hệ thống tình báo thời kỳ tổng thống Ngô Đình Diệm là một hệ thống vô cùng hữu hiệu và có công lớn với đất nước, đã phá vỡ một hệ thống tình báo cộng sản tinh vi và dày đặc, thế nhưng người ta vẫn lập đi lập lại như một thành ngữ: hệ thống mật vụ Nhu Diệm đàn áp Phật Giáo trong lúc kết luận điều tra của Liên Hiệp Quốc là hoàn toàn không tìm thấy bằng chứng đàn áp Phật Giáo của chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Liệu chúng ta có thể chấp nhận sự thật bị đánh tráo này không, hoặc để cho những kẻ cuồng tín tiếp tục vu khống?
Để đánh giá thành công này, chúng ta phải xem xét đến cách cài người vô cùng tinh vi của khối cộng sản có tên gọi là Lucy. Xin được điểm qua kế hoạch Lucy của Xô Viết để chúng ta thấy rằng loại trừ được hệ thống cộng sản nằm vùng không phải là một công việc dễ dàng mà là một công việc muôn vàn khó khăn mà hệ thống công an mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diêm và ông Ngô Đình Cẩn đã đạt được.

Kế hoạch Lucy là gì?
Đó là kế hoạch mà sau cách mạng Nga 1917, Nga đã chỉ thị cho các cán bộ cộng sản trẻ của mình ở lại trong hệ thống quân đội và chính quyền Đức dù lúc đó chính quyền Đức bị bại trận và số lính tình nguyện giải ngũ rất nhiều, chỉ còn lại khoảng 100 ngàn. Các cán bộ trẻ này vẫn sống một đời bình thường hoàn toàn không hoạt động tình báo gì cả. Nhóm này hiện diện trong các lãnh vực quân sự, dân sự và trong các ngành quan trọng của chính quyền. Hai mươi năm sau, khi thế chiến II bùng nổ 1939, các cán bộ cộng sản này trở thành những sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ quân đội Đức, tức là trở thành những tên cán bộ điệp viên cộng sản cho Nga ngay trong chính quyền nổi tiếng sắt máu tàn bạo và tinh vi của Hitler. Những tên sĩ quan cao cấp này của Đức đã cung cấp toàn bộ tin tức tình báo kế hoạch hành quân cho Nga và đã góp phần tạo nên chiến thắng cho Liên Xô trong trận đệ nhị thế chiến. Chính phủ Nhật Hoàng cũng bị bại trận trước Nga cũng trong môt tình huống tương tự khi một điệp viên cộng sản Đức trở thành một chuyên viên tín cẩn của chính quyền quốc xã Hitler làm việc cho tòa Đại sứ Đức tại Tokyo.
Điểm qua kế hoạch cài người Lucy để chúng ta thấy rằng việc loại trừ khoảng 55 ngàn điệp viên cộng sản tại Miền Nam mà Văn Tiến Dũng đã thừa nhận là một kỳ công của hệ thống “ Mật vụ Nhu Diệm” của ông Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn và Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung. Trở lại vấn đề cán bộ tình báo nằm vùng tại Miền Nam Việt Nam: Trong lúc chính quyền của TT Ngô Đình Diệm là một chính quyền mới khai sinh sau ngày chia đôi đất nước, chỉ thật sự có quyền lực và được Hoa Kỳ viện trợ đáng kể sau khi dẹp loạn Bình Xuyên Bảy Viễn và Nguyễn Văn Hinh, tức là 11 tháng sau khi về nước chấp chính, thì chính quyền CSVN lúc đó đã hoạt động được 24 năm, có ngân sách điều hành dồi dào và rất ổn định từ khối cộng sản quốc tế đặc biệt là Trung Cộng, nên đã tạo được một màng lưới gián điệp nguy hiểm nằm sâu và nằm sẳn trong tất cả các cơ quan dân sự, chính quyền, quân đội và tôn giáo của Miền Nam. Ngoài ra còn có thêm số cán bộ cộng sản từ Bắc được gởi vào Miền Nam qua làn sóng di cư 1954. Điều này giải thích lý do tại sao điệp viên cộng sản đã trở thành các đảng viên cao cấp trong các đảng phái quốc gia, trở thành các sĩ quan cao cấp, trở thành tướng lãnh, trở thành các nhà tu, nhà báo, các chính trị gia đối lập và thậm chí len lõi vào cả Dinh Độc Lập. Đó cũng giải thích lý do tại sao có quá nhiều tên cán bộ cộng sản giả dạng quốc gia mà chỉ sau 1975 dân chúng mới biết, chẳng hạn như Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ ni sư Huỳnh Liên, Thích Trí Quang v.v
Cuối 1956, khi thấy nền kinh tế và chính trị Miền Nam càng ngày càng vững mạnh, cộng sản Hà Nội và Bắc Kinh cùng với Liên Xô đổi chiến lược tấn công, đó là bên cạnh các cuộc tấn công quân sự, tổ chức chiến tranh khủng bố ám sát bắt cóc trên toàn Miền Nam gây hoang mang lo sợ trong dân chúng, đồng thời năm 1960, chúng đẻ ra tổ chức gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được lãnh đạo bởi những tên cộng sàn gộc pha trộn các trí thức thiên tả của Miền Nam, chẳng hạn Nguyễn Hữu Thọ, Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, rêu rao rằng đây là tổ chức do dân chúng Miền Nam nổi dậy chống chính quyền. Thủ đoạn chính trị này đã lừa bịp một số trí thức Miền Nam như Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa, Đoàn văn Toại v.v hăng say hoạt động cho chúng, đồng thời đã lừa bịp được dư luận thế giới rằng MTGPMN không phải là tổ chức cộng sản mà chỉ là do dân Miền Nam nổi dậy
Nói chung, chính phủ VNCH không phải chỉ đối đầu với cộng sản Miền Bắc, mà chính là đối đầu với Bắc Kinh và Nga, đòi hỏi chính phủ phải thấy xa trông rộng và bắt buộc phải giới hạn một số quyền tự do bình thường để khống chế số Việt Cộng nằm vùng ngụy trang trong các tổ chức báo chí, tôn giáo, học sinh sinh viên, tôn giáo v.v.Trong đó đòi hỏi chính quyền phải chọn người tài giỏi tâm đầu ý hợp trong quan điểm và đường lối chống cộng. Số kết luận rằng chính phủ TT Ngô Đình Diệm độc tài, thì họ là những người đã nhắm mắt bịt tai để không thấy rằng, dưới thời chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm người dân có được các quyền căn bản về tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do biểu tình tự thiêu chống đối thóa mạ chính phủ, tuy vậy chính phủ vẫn thừa khả năng vô hiệu hóa mạng lưới tình báo cộng sản. Đó là một điểm son khi điểm lại lịch sử
Hãy nghe cộng sản ghi nhận về hệ thống an ninh tình báo mật vụ Nhu Diệm như sau:
“Từ 1957 đến 1958, tình thế dần dần đổi thay. Kẻ thù liên tục phá hoại sự thi hành hiệp định Geneva, củng cố và tăng cường một cách tích cực ngành an ninh quân sự và bộ máy hành chánh, từ trung ương xuống đến tận thôn xóm, ám sất tàn bạo cán bộ và thật sự đã phá hủy đảng ta một cách hữu hiệu…”
Chúng ta phải công bằng rằng tất cả những thành công về giáo dục, y tế, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nội chính, an ninh tình báo của TT Ngô Đình Diệm trong hoàn cảnh đất nước phải đương đầu với cộng sản Việt Nam, chống Nga, chống Bắc Kinh, là vượt quá sự mong đợi của người dân Việt Nam, vượt quá sự tiên liệu của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Uy tín của Miền Nam và của cá nhân của Tổng Thống lên cao đến mức TT Eisenhower, không những là vĩ nhân của Hoa Kỳ mà còn là vĩ nhân của thế giới, đã thân chinh đón ông tận cửa máy bay với thảm đỏ trải dài từ chân cầu thang và 21 phát súng đại bác chào mừng, là một chứng minh rõ ràng nhất mà không ai có thể phản bác về uy tín và thành công quá lớn của Tổng Thống
Tóm lại, những người cho rằng TT Ngô Đình Diệm độc tài đàn áp Phật Giáo gia đình trị, hầu như họ đã tránh né việc mà họ phải làm để thuyết phục dư luận rằng họ đúng, đó là họ phải so sánh tình trạng đất nước trước khi ông về, với một đất nước sau đó với 9 năm đất nước dưới quyền lãnh đạo của ông, rồi sự suy yếu bệ rạc xảy ra ngay sau khi đất nước không còn bóng dáng ông nữa. Những kẻ đánh giá sự nghiệp của một vị lãnh đạo quốc gia mà chỉ đưa ra tình hình bất ổn chính trị của đất nước do Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu gây ra vài tháng trước khi ông mất là một việc làm gian trá đánh lận con đen, tự làm giảm giá trị của mình và không ai có thể chấp nhận được. Vì vậy sự kết luận rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người không có tài tham quyền cố vị là những lời nói vô giá trị mà không lịch sử nào nhìn nhận.
































__._,_.___

Posted by: "Lincoln Nguyen



 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm: “Tôi tiến, hãy tiến theo tôi; tôi lui hãy giết tôi; tôi chết hãy nối chí tôi”

Nguyễn Đức Chung

Trong Cộng Đồng Người Việt Tỵ nạn CS tại Hải ngoại,  đa số người Việt chúng ta đã biết, cứ gần đến tháng 11, một cái mốc lịch sử dẫn đến việc chấm dứt nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa nói riêng và sự đen tối đổ xuống cho cả nước Việt Nam Cộng Hòa chúng ta nói chung, thì chúng ta lại thấy xuất hiện một số nhân vật len lỏi qua các phương tiện truyền thông, nhằm dấy lên những luận điệu vu khống, xuyên tạc lịch sử, bôi bẩn và đổ lỗi cho vị khai sáng Nền Cộng Hòa Việt Nam.

Đã gần 54 năm qua, kể từ ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm và nhị vị bào đệ của Ông bị sát hại. Nguyên do và những kẻ trực tiếp nhúng tay vào máu của các Ông đã rõ mặt. Sử liệu chân chính của những người trong cuộc, ngoài những kẻ trực tiếp nhúng tay vào máu, một số đã ôm kín sự thật xuống tuyền đài, còn một số đã lẩn tìm vào chốn “thiền tịnh” để cố che dấu tội ác, mà chúng đã gây ra không riêng gì cho cá nhân và gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà cho cả nước và người dân của Việt Nam Cộng Hòa nữa!

Vừa qua, chính quyền Mỹ đã cho giải mật vụ ám sát Tổng Thống Kenedy cùng những diễn biến liên quan tới vụ thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm của nước Việt Nam Cộng Hòa, thì mọi việc lại càng sáng tỏ về lòng yêu nước, hy sinh cả tính mạng để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của nước nhà trước một “đồng minh” to lớn, nhưng lại luôn nghĩ mình là kẻ được “quyền áp đặt”.

Qua nhân chứng sống, từng là những người làm việc kề cận và đã từng chứng kiến lối sống, cách hành xử hàng ngày của Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc sinh thời với mọi người đã được ghi lại trên sách vở, báo chí, phim ảnh và cả việc lưu lại qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Thì câu nói của Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Tôi tiến, hãy tiến theo tôi.
Tôi lui, hãy giết tối.
Tôi chết, hãy nối chí tôi

Tới nay, vẫn còn những kẻ ngoan cố, hạ cấp sửa đổi thành: “… Tôi chết, hãy trả thù cho tôi”. (sic)

Trong ý kiến mới đây của Luật sư Lê Duy San: “Bàn về Những lời trối trăn của cố TT Ngô Đình Diệm” là có tính thuyết phục nhất như sau:

“Lúc còn sinh tiền, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm có nói:

Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường. Tôi chỉ biết thức khuya dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.

Tôi lùi, hãy giết tối.
Tôi chết, hãy nối chí tôi(1)
Ngô Đình Diệm

Có người nói câu “Tôi chết hãy nối chí tôi” thực ra là : “Tôi chết, hãy trả thù cho tôi”.

Tôi nghĩ là không đúng. Đây chỉ là sự cố ý xuyên tạc lời nói của TT Ngô Đình Diệm. Cụ nói: “Tôi chết…” chứ cụ đâu có nói: “Nếu tôi bị giết hay bị ám hại…” mà nói :  “hãy trả thù cho tôi” ? 

Hơn nữa, cụ là một người đạo đức, tên Hà Minh Trí đã ám sát cụ khi cụ đang đi kinh lý ở Ban Mê Thuật vậy mà cụ cũng không giết thì cụ đâu còn màng gì tới hận thù sau khi cụ đã chết”.

Ls Lê Duy San


Và qua những lời của Luật sư Lê Duy San, người viết đã đọc lại Hồi ký “Nhớ lại những ngày bên cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, xin trích đoạn như sau:

“…. Mấy tuần sau, ông lại đi thăm ngôi vườn ở Gia Định. Nơi này, ông đặt tên là vườn Phượng Hoàng. Vườn tọa lạc giáp ranh tỉnh Gia Định và Bình Dương, gần sông Vàm Cỏ. Lần này có kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và Thiếu Tá Nguyễn Đức Xích, tỉnh trưởng Gia Định tháp tùng. Vườn này hình con phượng hoàng, có khu trồng hoa rộng, có hồ thả cá trồng sen, có nhà nguyện, trường học và một khu khá lớn đã làm xong một số nhà cấp cho gia đình tử sĩ ở. Một khu ở cạnh nhà nguyện đã được dành sẵn để làm nhà cho ông ở khi về hưu.

Lần đầu tiên trong mấy tháng nay, tôi thấy ông vui vẻ và thoải mái. Sau khi cầu nguyện độ 15 phút ở nhà nguyện (tuy nhỏ nhưng kiểu đẹp lắm, do ông Ngô Viết Thụ vẽ), ông ra ngoài nói chuyện với các bà sơ và một số em nhỏ đứng quây quần quanh ông. Lúc ấy, khu vườn chưa làm xong nhưng đã xây được nhiều phòng học và các sơ đã bắt đầu dậy cho các em nhỏ ở khu gia đình tử sĩ mới dọn đến. Ý của ông là lúc đầu dựng độ chừng 100 nhà cho gia đình tử sĩ ở, sau sẽ xây dựng thêm để thành một làng tử sĩ. Khi về hưu, ông sẽ ở tại đây để trông nom các gia đình này và vui cùng các con em tử sĩ. (Tôi nghe nói ở Vĩnh Long cũng có một làng Tử Sĩ rồi nhưng chưa được đi xem).

Sau đó, ông Ngô Viết Thụ trình ông xem họa đồ vẽ ngôi nhà ông sẽ ở. Nhà làm bằng gỗ có ba phòng ngủ và một phòng đọc sách. Ông muốn lợp tranh thật dầy cho mát và có một giàn hoa trước nhà. Tôi thấy họa đồ rất sơ sài, giống kiểu nhà ánh sáng như báo Ngày Nay đã vẽ mà tôi được đi xem khi còn nhỏ. Sau khi nghe ông nói muốn lợp tranh thật dầy, tôi nói nhỏ với một sĩ quan cận vệ đứng cạnh là nếu lợp bằng ngói đỏ cũng đẹp và mát lắm chứ. Chắc ông nghe được, ngẩng đầu nhìn tôi:

- Thôi, việc lợp tranh hay ngói sẽ tính sau.

Tôi thầm nghĩ chắc ông sẽ so sánh giá cả, rồi quyết định sau. Ở gần ông, tôi biết tính ông không muốn phung phí về tiền bạc, nhất là những gì cho ông.

Ngày phá dinh Độc Lập để xây lại sau khi bị bỏ bom. Giá ước tính của Bộ Công Chánh chắc ông nghĩ là quá cao nên nhờ Nha Công Binh tính lại. Tôi được đứng gần ông nghe Thiếu Tá Nguyễn Văn Chức thuyết trình về ước lượng thời gian và kinh phí để phá hủy của Nha Công Binh, chỉ bằng 60% giá Bộ Công Chánh ước lượng, và thời gian ngắn hơn. Ông tỏ vẻ vui mừng và khen ngợi Thiếu Tá Chức.

Tôi cũng nhớ một hôm ở Đà Lạt, ông bảo tôi cho gọi Đại Úy Đẳng lên cho ông nhờ một việc. Đại Úy Đẳng là sĩ quan Quân cụ ở Sài Gòn theo lên Đà Lạt để bảo trì những khẩu súng săn của cựu hoàng Bảo Đại. Khi gặp Đại Úy Đẳng, ông móc túi lấy hộp thuốc lá ông dùng hằng ngày, và hỏi:

- Anh xem có thể sửa cái hộp thuốc này được không, sao nó không đóng lại được.

Tôi ngạc nhiên nhìn vào cái hộp thuốc đã quá cũ và sây sát nhiều. Ông nhìn tôi như nói cho tôi hiểu:

- Tôi thích cái hộp thuốc này vì nó nhẹ và dùng nó đã lâu, tôi còn mấy cái nữa, đẹp hơn nhưng tôi không thích. Bây giờ nhớ lại những lời ông nói tôi vẫn còn thấy xúc động.

Nhớ ngày ông đến khánh thành trường Quốc Gia Nghĩa Tử ở Sài Gòn do Đại Tá bác sĩ Trương Khuê Quan làm giám đốc. Trường lớn và đẹp vô cùng, cũng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ.

Ông nói với Đại Tá Quan: 

- Trong cuộc chiến này chỉ có con của tử sĩ là thiệt thòi nhất vì vậy tôi chọn cái tên Quốc Gia Nghĩa Tử để nhớ là quốc gia phải có bổn phận với họ. Tôi sẽ lo cho các tỉnh đều phải có trường Quốc Gia Nghĩa Tử và sau khi tốt nghiệp sẽ là các cán bộ trung thành của Quốc Gia. Ngoài ra tôi sẽ lập các ký túc xá ở gần các trường đại học cho các học sinh giỏi ở để học đại học. 

Xem họa đồ căn nhà ông dự định sẽ ở khi về hưu ở vườn Phượng Hoàng, so sánh với nhà của Phó Tổng Thống và các ông bộ trưởng, tôi nghĩ mà thương ông. Sau ngày đảo chánh, gặp ông Võ Văn Hải là chánh văn phòng và cũng là người lo giữ tiền bạc của cải cho ông, tôi hỏi ông Hải:

- Thế cụ định hết nhiệm kỳ này thì nghỉ, phải không?
- Đúng, ông cũng mệt quá rồi, nhất là sau vụ Phật giáo xảy ra.
- Thế cụ định khi về hưu thì ở đâu? Ở cái nhà tại vườn Phượng Hoàng đâu có được. Ai lo cho cụ.
- Không, cụ có tâm sự với tôi là sẽ về Huế ở với bà cụ cố. Nếu cụ cố chết sẽ vào tu ở Dòng Chúa Cứu Thế”.
(hết trích)


Đọc những dòng của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, có lẽ những người có lương tri đều hiểu được rằng:

Lúc sinh tiền, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã quyết định cho dựng một ngôi nhà bằng mái lợp tranh, để khi nghỉ hưu sẽ sống cùng với các con em Quốc Gia Nghĩa Tử. Nhưng sau khi Đại tá Nguyễn Hữu Duệ có ý kiến:

 “Ở cái nhà tại vườn Phượng Hoàng đâu có được. Ai lo cho cụ”; thì theo ông Võ Văn Hải:

“Không, cụ có tâm sự với tôi là sẽ về Huế ở với bà cụ cố. Nếu cụ cố chết sẽ vào tu ở Dòng Chúa Cứu Thế”.”   

Chính những lời này, đã cho những người có lương tri hiểu thêm:

Tổng Thống Ngô Đình Diệm không hề nghĩ tới việc sẽ “bị sát hại”, mà chỉ nghĩ đến ngày nghỉ hưu, có thể sẽ sống trong ngôi nhà lợp tranh với các con em Quốc Gia Nghĩa Tử, hoặc về sống với mẫu thân, và thăm viếng các con em Quốc Gia Nghĩa Tử, và sau khi Thân Mẫu mất, sẽ vào sống và chết ở Dòng Chúa Cứu Thế,  rồi sẽ “chết già” hoặc “chết bệnh”, thì làm gì có “Kẻ thù” mà nói cái câu “Tôi chết, hãy trả thù cho tôi”.

Và một lần qua cuộc phỏng vấn của ông Minh Võ với Cụ Cao Xuân Vỹ, Cụ Vỹ đã thuật lại nguyên văn:

“Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng Thống. Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả? Tôi thưa: Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao? Ông quát lên: Chết thì đã sao.”

Với những bằng chứng hiển nhiên qua các nhân chứng sống trong lịch sử, người Việt Nam chân chính chúng ta chỉ có một con đường để cứu nước là: Nối chí Chí sĩ Ngô đình Diệm!

Anh quốc, ngày 30/10/2017
Nguyễn Đức Chung

__._,_.___

Posted by: tuyen do <

, "Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động

$
0
0


----- Forwarded Message -----
From: thu doan 
To :
Sent: Monday, October 30, 2017, 2:59:09 PM CDT
Subject NGƯỜI LÍNH GIÀ Oregon NGẤT XỈU Nhớ Về TT NGÔ ĐÌNH DIỆM 02-11-1963

 

On Monday, October 30, 2017 2:36 PM, "Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Độ




Đốt nén hương lòng! Kính dâng Ngô Tổng Thống
Chí Sĩ Anh Hùng! Đã VỊ QUỐC VONG THÂN!
54 Năm Tổ Quốc Trầm Luân
Chấm dứt đời NGƯỜI bằng VẾT CHÉM sau lưng

Cũng là lúc! Non Sông nghiêng ngã
Khắp Sơn Hà trùng điệp can qua
Cũng là lúc! muôn dân cúi mặt
Trước cuồng phong NHỤC Nước ngất trời!

Tổng Thống ơi! Tổng Thống linh thiêng!
Có nghe chăng con khấn nguyện NGƯỜI
Tổng Thống ơi! Người ở trên trời
Chứng tri lòng! Con máu lệ rơi!


Trần Việt Lê Chân




NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ SĨ CUỐI CÙNG



            NGƯỜI LÍNH GIÀ Oregon NGT XU Nh V TT NGÔĐÌNH DIM 02-11-1963

MARCUS BRUTUS - người lính già Oregon


                            
                             Marcus Junius Brutus (85-42 BC)

      Những ngày gần đây, vài người bạn thân hỏi riêng tiện nhân nghĩ gì về cựu tướng Tôn Thất Đính vừa từ trần và những phản tướng đã nhúng tay vào máu của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, tháng 11 năm 1963.



Tiện nhân trả lời: “Tôi không nghĩ gì cả. Vì người chết đã chết, để lại bao nhiêu oan khiên, thù hận, chia rẽ cho người sống, bên này hay bên kia dãy núi Pyrénées với sự thật mà mỗi bên muốn ôm khư khư với ít nhiều cố chấp. Nếu phải nói, tôi chỉ nói một điều mà ai cũng phải công nhận, bọn người đảo chánh, đúng sai chưa cần bàn, đã quá hạ tiện, dã man, rừng rú: giết một lãnh tụ đã chịu đầu hàng, một cách tàn nhẫn và đê hèn đến thế!”
      
Tin nhân đãđc đy dy nhng bài ca tng, ghi công lao ca nhng tướng lãnh đã làm cuc binh biến lt đ và giết c NgôĐình Dim, cũng như nhng bài văn, bài thơ, hay sách v (cf sách ca cu thm phán Lê Nguyên Phu, Trong bóng tí lch s, Montréal, 2008) hài ti gt gao nhng phn tướng. Tuy nhiên, tin nhân t km chế, không lên tiếng ph ha, chng phi vì ba phi, hoc mun làm thy đi đo đc gi, hoc không thương c Dim, trái li thế, nhưng bi nhng lý do sau đây:

1) Nhiều người đã viết để kết án họ rất hay, với đầy đủ tài liệu, dẫn chứng, tiện nhân nếu muốn viết thêm cũng không thể bằng được.

2) Hiểm họa Cộng sản, Việt cũng như Tàu, hiện nay còn nặng như tảng băng trước mắt. Nặng hơn cái chết của cụ Diệm, dù sao cũng đã xảy ra nửa thế kỷ rồi và đã thuộc về lịch sử, và lịch sử thì lúc nào cũng công minh, công bằng, công chính, kể cả nếu phải đợi hàng trăm, ngàn năm, bao nhiêu thế hệ nữa mới gặp thấy được. Năm mươi năm, dù sao, vẫn chưa đủ cho những xúc cảm cá nhân lắng xuống và lòng người thật bình tĩnh. Biết thế, mỗi năm, nhất là vào tháng 11, Việt Cộng xúi giục bên này đánh trước bên kia, để bên kia trả đũa bên này, mà quên đi kẻ thù chính và duy nhất, là chúng nó, một lũ đích thực gian ác, trong khi chúng nó đứng ngoài vỗ tay, trục lợi. Chúng ta không dại.

3) Việc lật đổ và thảm sát cụ Diệm, phải chăng nếu không có bàn tay lông lá của quan thầy Mỹ nhúng vào, thì dù có hàng trăm Thích Trí Quang, hàng ngàn Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính… cũng bất thành ? Nếu đúng thì thường người ta mắng chủ, ai lại đi đánh tớ ?


     Quả vậy, trong bản thảo hồi ký của Bà Ngô Đình Nhu (do Luật sư Trương Phú Thứ, người quen thân bà Nhu, đang cất giữ, mà tiện nhân đã được may mắn đọc trong tư cách đồng dịch giả và hiệu đính viên, chứ không phải quyển sách do con bà, Ngô Đình Quỳnh, mới xuất bản và ra mắt tại Paris mà tiện nhân chưa đọc), bà không hề nhắc đến bất cứ phản tướng nào. Bà chỉ kết tội một cá nhân duy nhất: John F Kennedy, và chính trị lật lọng cố hữu của Mỹ mà bà gọi là impéro (đế quốc, đáng chê, chỉ sau Coco, cộng sản, vàColo, thực dân).
      Ngày 22/11 vừa qua, kỷ niệm 50 năm ngày JFK bị ám sát, báo chí, truyền hình, truyền thanh Mỹ cho đi hàng loạt những bài tưởng niệm và vinh danh ông. Không một chi tiết nào trong đời sống, cái chết, và sự nghiệp chính trị của ông bị bỏ sót. Ngoại trừ việc âm mưu giết cụ Diệm để đưa quân Mỹ vào chiến đấu tại Việt Nam. Tại sao? Vì, theo thiển ý, âm mưu ấy, nay đã được giải mật, là một vết nhơ trong lịch sử cận đại Hoa Kỳ, không bao giờ tẩy rửa được.

Brutus trong vở kịch Julius Caesar của Shakespeare

                      File:Cesar-sa mort.jpg      
                                                         Cái chết của Caesar bởi Vincenzo Camuccini

     Trong đám phản tướng 1963 có một người mà mỗi lần được nhắc làm tiện nhân không khỏi nghĩ đến Marcus Junius Brutus (85-42 BC), sống cùng thời với người hùng Julius Caesar. Đó là Tôn Thất Đính.
      Brutus là một chính trị gia (senator, thượng nghị sĩ) vào cuối đời Cộng Hòa Rome (trước khi Rome trở thành đế quốc dưới triều hoàng đế tiên khởi Augustus, tức Octavius). Brutus được dư luận cho là con nuôi hoặc người thân cận chịu ơn của Caesar. Dù với danh nghĩa nào, Brutus được Caesar hết lòng tin cậy và nâng đỡ, cho làm thống đốc của xứ Gaule (tiền thân của Pháp quốc bây giờ, bị Caesar chiếm đóng năm 58-51BC, trở thành một tỉnh của Rome) khi ông này đưa quân vào Africa đuổi theo Caton và Scipion. Năm 45, Brutus được bổ nhiệm làm thẩm phán (praetor urbanus) quyền hành rộng lớn, và chính điều này là một trong những nguyên nhân khiến Gaius Cassius, anh vợ và thượng nghị sĩ đồng nghiệp của Brutus, rất bất mãn với Caesar.     
      Theo lịch sử, năm 44, Caesar bị đâm tại thềm Thượng viện bởi Casca và Cassius, và vài kẻ phiến loạn khác, chưa chết và còn rút kiếm chống đỡ, và cuối cùng bị Brutus đến đâm bồi thêm và ngã xuống.
      Trong vở kịch Julius Caesar (1599), Shakespeare giữ những chi tiết lịch sử (cf Plutarque, Marcus Brutus, viết năm 75 sau Thiên Chúa) nhưng thêm những câu bất hủ, trở thành danh ngôn, chẳng hạn câu này Caesar nói với vợ, Calphurnia, lúc bà can ngăn ông đừng đi đến Thượng viện ngày hôm ấy (vì thấy trên trời xuất hiện những chùm sao chổi, comets, báo hiệu cái chết của những hoàng tử, princes, ngụ ý người cao sang, tức chồng mình):
   
Calphurnia:   When beggars die there are no comets seen:
                    The heavens themselves blaze forth the death of princes.
Caesar:         Cowards die many times before their deaths;
                    The valiant never taste of death but once.
                     (Những kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết thật
                     Người dũng cảm biết cái chết chỉ một lần thôi)
                     Of all the wonders that I yet have heard,
                     It seems to me most strange that men should fear,
                     Seeing that death, a necessary end,
                     Will come when it will come (Act I, scene 2, 30-37)

Hoặc khi thấy Brutus tiến đến đâm mình, ông không chống cự nữa, lấy vạt áo che đầu và đau đớn hỏi:

Caesar: Et tu, Brute? (Latin, có nghĩa: You too Brutus? Cả ngươi nữa, Brutus?) – Then fall, Caesar! [Dies] (Act II, Scene 1, 77).
      Ghi chú: Theo sử gia Latin Suetonius (69-125 sau TC) trong quyển Vies des douze Césars thì khi thấy Brutus sấn tới, Caesar đã thồt lên bằng tiếng Hy Lạp, có nghĩa: And you, my son? (Và cả con nữa, hỡi con trai?) 
                
      Sau đó, theo lịch sử và vở kịch của Shakespeare, Cassius và Brutus bị Octavius và Marcus Antonius –trung thành với Caesar– buộc vào tội phản nghịch, làm quốc gia rối loạn, phải bỏ trốn đến đảo Crete của Hy Lạp, mộ lính, chiến đấu chống quân của hai tướng La Mã. Trong trận Philippi (42 BC), Brutus bị đánh bại và tự tử
    
      Có những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật Brutus và Tôn Thất Đính: a- Cả hai đều thọ ơn, nếu không nói là con cưng, của người mình phản bội; cả hai được chủ tín cẩn và ban cho tước quyền cao trọng  b- Khác với Brutus: Tôn Thất Đính không trực tiếp giết cụ Diệm, không chống chủ mình vì lý tưởng quốc gia, không tự tử chết tại chiến trường.

Brutus trong Inferno của Dante  
(cf  A Reading of Dante’s Inferno, U. of Chicago Press, 1981 của Wallace Fowlie)


      Inferno (Địa ngục, viết năm 1300) là phần đầu (trước Purgatorio, Luyện ngục, và Paradiso, Thiên đàng) trong tuyệt phẩm La Divina Commedia (La Divine Comédie) của thi hào Ý Dante Alighieri (1265-1321). Trong sách, người kể truyện, tức Dante, được thi hào Latin Virgile (70-19 BC, tác giả thiên anh hùng caL’Énéide) dẫn xuống thăm Địa ngục, dưới đáy mặt đất –nơi mà trước cửa có một tấm biển đề rõ: “Lasciate ogni speranza voi ch’entrate” (Hỡi các ngươi đang bước vào, hãy vứt bỏ hết mọi hy vọng).

      Địa ngục trong Dante có chín tầng, dưới dạng chín vòng đồng tâm (concentrique), giam giữ các linh hồn tùy theo tội trạng lúc còn sinh tiền. Đầu tiên hai thi hào được dẫn vào tiền đình (vestibule), nơi “tập trung cải tạo” những người, được gọi là uncommitted, khi ở trần gian không chịu dấn thân, thiếu lập trường trước / về điều thiện hay điều ác –những kẻ mà danh từ hôm nay gọi là ba phải, cẳng giữa, nửa nạc nửa mỡ, ngậm miệng ăn tiền. Trong số có Pontius Pilate, tổng trấn xứ Judée, và trong Phúc Âm là thẩm phán đã xử án Chúa Giêsu, rửa tay, trốn trách nhiệm, phó mặc số phận Ngài cho đám dân chúng quá khích.
      Sau đó hai người được chở qua sông Acheron đến khu vực địa ngục chính thức gồm chín tầng: tầng 1-5 giam những tội phạm nhẹ, chẳng hạn tà dâm, ngoại tình (tầng 2), tham ăn (tầng 3), ham tiền, hà tiện (tầng 4), nóng giận (tầng 5).
      Càng xuống sâu, tội càng nặng: tầng 6-7 giam những tội nhân, như rối đạo, đạo đức giả, xúc phạm thần thánh, tự tử, giết người, bói toán.
      Hai tầng 8-9 được dành cho tội nặng nhất. Tầng 8, chia thành mười bờ hào bằng đá có cầu thông nhau (bolgia), được canh giữ bởi Gyreon, quái vật có cánh, ba đầu và ba thân mình dính với nhau, nhốt những kẻ mang tội lừa đảo, gian dối, như dụ dỗ, nịnh hót, ăn cắp, ngụy cố vấn, gây chia rẽ, tham nhũng, coi tử vi, phù thủy, tiên tri giả… (Trong truyện Nôm khuyết danh, Phạm Công Cúc Hoa, của văn chương ta, không rõ thế kỷ nào, quan trạng Phạm Công được vua cho phép xuống âm phủ tìm vợ Cúc Hoa, và cuộc hành trình của chàng được vua theo dõi qua kính chiếu yêu của công chúa. Tại cửa của "Chàng Năm", tức vòng Âm phủ 5, Phạm Công cũng thấy giam rất nhiều "bọn thầy phù thủy chuyên bề gian ngoan", câu 2624, và "thấy lũ thầy bói lao nhao khóc ròng", câu 2656).
      Cuối cùng là tầng 9 (canto, đoạn, XXXI), gồm bốn vòng, giam những kẻ phạm tội nặng hơn hết, dưới mắt Dante. Đó là tội phản bội (trong L’Éneide, 29-19 BC, quyển 6, của Virgile, thi hào Latin được nàng Sibylle của Cumae dẫn xuống địa ngục tìm cha, đi qua nhiều cửa ngục giam giữ những tội nhân, nhưng khác với trong Inferno, người ta không thấy câu nào trong L'Énéide nhắc đến những kẻ phản bội. Trong truyện Phạm Công Cúc Hoa cũng thế). Tội nhân bị dìm đến cổ trong nước hồ Cocytus, quanh năm lạnh cóng. Đứng đầu là Satan, kẻ phản bội Thiên Chúa, có ba mặt với ba màu đỏ, đen và vàng. Vòng 1 giam những kẻ phản bội anh em, gia đình, ví dụ Cain, trong Kinh Thánh, đã giết Abel, em ruột của mình. Vòng 2, những kẻ phản quốc. Vòng 3, phản bội tân khách của mình (hôtes).
      Vòng 4 (canto XXXIV), chót nhất của Infernogiam những kẻ phản bội chủ, thầy và ân nhân. Tại đây, Satan được chỉ định làm “cai tù”, tức “tù đầu gấu”, chuyên hành hạ những đồng tù, trong số có Judas Iscariot, kẻ bán Chúa, bị Satan nhai nát đầu, nhả ra, lột da lưng, nhưng cứ sống mãi, để cứ chịu cực hình ấy và đau đớn mãi. Và Cassius và Brutus, mà Dante cho là hai thủ phạm đã gây ra cuộc chính biếnphản bội và ám sát một người công chính, Caesar, và đã từ đó làm xáo trộn và hủy hoại sự thống nhất của đế quốc Rome. Satan dùng hai miệng bên trái và bên phải để ngậm và nhai đi nhai lại thân xác của Cassius và Brutus bị ngoạm ngược từ chân lên…
      Rời Địa ngục, hai thi hào của chúng ta đến thăm Purgatorio, nhưng đó là một chuyện kể khác.                                                          
                      File:Gustave Dore Inferno32.jpg
                                      Dante nói chuyện với tội nhân (phản bội chủ và ân nhân) ở tầng 9, vòng 4 
                                                                                                      
      Rất tiếc, thi hào Dante sống vào thời Trung cổ Âu Châu. Nếu Inferno được viết vào những năm 1963 và sau đó nữa, chắc chắn ông sẽ ghi thêm một số tên lừa thầy phản bạn đời nay, Mỹ cũng như Việt Nam, vào danh sách những tội nhân bị giam dưới vòng cuối tầng 9 địa ngục, mà cái đầu bị Satan nhai mãi nhai hoài, vĩnh viễn.
      Trong số đó, ngoài những phản tướng, những Brutus thời đại, đã giết chủ mình, phải kể đến tên Hồ tặc và lũ lâu la bộ hạ phản quốc đã mang chủ nghĩa Cộng sản khốn nạn, quái thai, quái đản, quái dị, áp đặt trên đất nước Việt Nam, sát hại dân lành. Và xa hơn, nhưng không kém ác ôn, những tên Việt Gian hải ngoại –phản bội quê hương Miền Nam đã nuôi mình khôn lớn, phản bội lý tưởng quốc gia, xóa bỏ quốc kỳ và quốc ca mà biết bao chiến sĩ đã hy sinh máu xương để bảo vệ– thay nhau trở về tình nguyện làm thân khuyển mã cho bọn lãnh tụ Việt Cộng, tự phong, tham tàn, độc tài, ngu dốt.

     Phải chăng trong thời đại vô liêm sỉ, đảo điên, lừa lọc, tráo trở hiện nay của chúng ta, cũng giống như thời đại của Dante, tội phản bội là tội nặng nhất, đê tiện nhất?      
  
Portland28/11/2013



NGƯỜI LÍNH GIÀ Oregon NGẤT XỈU Nhớ Về TT NGÔ ĐÌNH DIỆM 02-11-1963

$
0
0


----- Forwarded Message -----
From: thu doan 
To :
Sent: Monday, October 30, 2017, 2:59:09 PM CDT
Subject NGƯỜI LÍNH GIÀ Oregon NGẤT XỈU Nhớ Về TT NGÔ ĐÌNH DIỆM 02-11-1963

 

On Monday, October 30, 2017 2:36 PM, "Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động




Đốt nén hương lòng! Kính dâng Ngô Tổng Thống
Chí Sĩ Anh Hùng! Đã VỊ QUỐC VONG THÂN!
54 Năm Tổ Quốc Trầm Luân
Chấm dứt đời NGƯỜI bằng VẾT CHÉM sau lưng

Cũng là lúc! Non Sông nghiêng ngã
Khắp Sơn Hà trùng điệp can qua
Cũng là lúc! muôn dân cúi mặt
Trước cuồng phong NHỤC Nước ngất trời!

Tổng Thống ơi! Tổng Thống linh thiêng!
Có nghe chăng con khấn nguyện NGƯỜI
Tổng Thống ơi! Người ở trên trời
Chứng tri lòng! Con máu lệ rơi!


Trần Việt Lê Chân




NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ SĨ CUỐI CÙNG




            NGƯỜI LÍNH GIÀ Oregon NGT XU Nh V TT NGÔĐÌNH DIM 02-11-1963

MARCUS BRUTUS - người lính già Oregon


                            
                             Marcus Junius Brutus (85-42 BC)

      Những ngày gần đây, vài người bạn thân hỏi riêng tiện nhân nghĩ gì về cựu tướng Tôn Thất Đính vừa từ trần và những phản tướng đã nhúng tay vào máu của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, tháng 11 năm 1963.



Tiện nhân trả lời: “Tôi không nghĩ gì cả. Vì người chết đã chết, để lại bao nhiêu oan khiên, thù hận, chia rẽ cho người sống, bên này hay bên kia dãy núi Pyrénées với sự thật mà mỗi bên muốn ôm khư khư với ít nhiều cố chấp. Nếu phải nói, tôi chỉ nói một điều mà ai cũng phải công nhận, bọn người đảo chánh, đúng sai chưa cần bàn, đã quá hạ tiện, dã man, rừng rú: giết một lãnh tụ đã chịu đầu hàng, một cách tàn nhẫn và đê hèn đến thế!”
      
Tin nhân đãđc đy dy nhng bài ca tng, ghi công lao ca nhng tướng lãnh đã làm cuc binh biến lt đ và giết c NgôĐình Dim, cũng như nhng bài văn, bài thơ, hay sách v (cf sách ca cu thm phán Lê Nguyên Phu, Trong bóng tí lch s, Montréal, 2008) hài ti gt gao nhng phn tướng. Tuy nhiên, tin nhân t km chế, không lên tiếng ph ha, chng phi vì ba phi, hoc mun làm thy đi đo đc gi, hoc không thương c Dim, trái li thế, nhưng bi nhng lý do sau đây:

1) Nhiều người đã viết để kết án họ rất hay, với đầy đủ tài liệu, dẫn chứng, tiện nhân nếu muốn viết thêm cũng không thể bằng được.

2) Hiểm họa Cộng sản, Việt cũng như Tàu, hiện nay còn nặng như tảng băng trước mắt. Nặng hơn cái chết của cụ Diệm, dù sao cũng đã xảy ra nửa thế kỷ rồi và đã thuộc về lịch sử, và lịch sử thì lúc nào cũng công minh, công bằng, công chính, kể cả nếu phải đợi hàng trăm, ngàn năm, bao nhiêu thế hệ nữa mới gặp thấy được. Năm mươi năm, dù sao, vẫn chưa đủ cho những xúc cảm cá nhân lắng xuống và lòng người thật bình tĩnh. Biết thế, mỗi năm, nhất là vào tháng 11, Việt Cộng xúi giục bên này đánh trước bên kia, để bên kia trả đũa bên này, mà quên đi kẻ thù chính và duy nhất, là chúng nó, một lũ đích thực gian ác, trong khi chúng nó đứng ngoài vỗ tay, trục lợi. Chúng ta không dại.

3) Việc lật đổ và thảm sát cụ Diệm, phải chăng nếu không có bàn tay lông lá của quan thầy Mỹ nhúng vào, thì dù có hàng trăm Thích Trí Quang, hàng ngàn Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính… cũng bất thành ? Nếu đúng thì thường người ta mắng chủ, ai lại đi đánh tớ ?


     Quả vậy, trong bản thảo hồi ký của Bà Ngô Đình Nhu (do Luật sư Trương Phú Thứ, người quen thân bà Nhu, đang cất giữ, mà tiện nhân đã được may mắn đọc trong tư cách đồng dịch giả và hiệu đính viên, chứ không phải quyển sách do con bà, Ngô Đình Quỳnh, mới xuất bản và ra mắt tại Paris mà tiện nhân chưa đọc), bà không hề nhắc đến bất cứ phản tướng nào. Bà chỉ kết tội một cá nhân duy nhất: John F Kennedy, và chính trị lật lọng cố hữu của Mỹ mà bà gọi là impéro (đế quốc, đáng chê, chỉ sau Coco, cộng sản, vàColo, thực dân).
      Ngày 22/11 vừa qua, kỷ niệm 50 năm ngày JFK bị ám sát, báo chí, truyền hình, truyền thanh Mỹ cho đi hàng loạt những bài tưởng niệm và vinh danh ông. Không một chi tiết nào trong đời sống, cái chết, và sự nghiệp chính trị của ông bị bỏ sót. Ngoại trừ việc âm mưu giết cụ Diệm để đưa quân Mỹ vào chiến đấu tại Việt Nam. Tại sao? Vì, theo thiển ý, âm mưu ấy, nay đã được giải mật, là một vết nhơ trong lịch sử cận đại Hoa Kỳ, không bao giờ tẩy rửa được.

Brutus trong vở kịch Julius Caesar của Shakespeare

                      File:Cesar-sa mort.jpg      
                                                         Cái chết của Caesar bởi Vincenzo Camuccini

     Trong đám phản tướng 1963 có một người mà mỗi lần được nhắc làm tiện nhân không khỏi nghĩ đến Marcus Junius Brutus (85-42 BC), sống cùng thời với người hùng Julius Caesar. Đó là Tôn Thất Đính.
      Brutus là một chính trị gia (senator, thượng nghị sĩ) vào cuối đời Cộng Hòa Rome (trước khi Rome trở thành đế quốc dưới triều hoàng đế tiên khởi Augustus, tức Octavius). Brutus được dư luận cho là con nuôi hoặc người thân cận chịu ơn của Caesar. Dù với danh nghĩa nào, Brutus được Caesar hết lòng tin cậy và nâng đỡ, cho làm thống đốc của xứ Gaule (tiền thân của Pháp quốc bây giờ, bị Caesar chiếm đóng năm 58-51BC, trở thành một tỉnh của Rome) khi ông này đưa quân vào Africa đuổi theo Caton và Scipion. Năm 45, Brutus được bổ nhiệm làm thẩm phán (praetor urbanus) quyền hành rộng lớn, và chính điều này là một trong những nguyên nhân khiến Gaius Cassius, anh vợ và thượng nghị sĩ đồng nghiệp của Brutus, rất bất mãn với Caesar.     
      Theo lịch sử, năm 44, Caesar bị đâm tại thềm Thượng viện bởi Casca và Cassius, và vài kẻ phiến loạn khác, chưa chết và còn rút kiếm chống đỡ, và cuối cùng bị Brutus đến đâm bồi thêm và ngã xuống.
      Trong vở kịch Julius Caesar (1599), Shakespeare giữ những chi tiết lịch sử (cf Plutarque, Marcus Brutus, viết năm 75 sau Thiên Chúa) nhưng thêm những câu bất hủ, trở thành danh ngôn, chẳng hạn câu này Caesar nói với vợ, Calphurnia, lúc bà can ngăn ông đừng đi đến Thượng viện ngày hôm ấy (vì thấy trên trời xuất hiện những chùm sao chổi, comets, báo hiệu cái chết của những hoàng tử, princes, ngụ ý người cao sang, tức chồng mình):
   
Calphurnia:   When beggars die there are no comets seen:
                    The heavens themselves blaze forth the death of princes.
Caesar:         Cowards die many times before their deaths;
                    The valiant never taste of death but once.
                     (Những kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết thật
                     Người dũng cảm biết cái chết chỉ một lần thôi)
                     Of all the wonders that I yet have heard,
                     It seems to me most strange that men should fear,
                     Seeing that death, a necessary end,
                     Will come when it will come (Act I, scene 2, 30-37)

Hoặc khi thấy Brutus tiến đến đâm mình, ông không chống cự nữa, lấy vạt áo che đầu và đau đớn hỏi:

Caesar: Et tu, Brute? (Latin, có nghĩa: You too Brutus? Cả ngươi nữa, Brutus?) – Then fall, Caesar! [Dies] (Act II, Scene 1, 77).
      Ghi chú: Theo sử gia Latin Suetonius (69-125 sau TC) trong quyển Vies des douze Césars thì khi thấy Brutus sấn tới, Caesar đã thồt lên bằng tiếng Hy Lạp, có nghĩa: And you, my son? (Và cả con nữa, hỡi con trai?) 
                
      Sau đó, theo lịch sử và vở kịch của Shakespeare, Cassius và Brutus bị Octavius và Marcus Antonius –trung thành với Caesar– buộc vào tội phản nghịch, làm quốc gia rối loạn, phải bỏ trốn đến đảo Crete của Hy Lạp, mộ lính, chiến đấu chống quân của hai tướng La Mã. Trong trận Philippi (42 BC), Brutus bị đánh bại và tự tử
    
      Có những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật Brutus và Tôn Thất Đính: a- Cả hai đều thọ ơn, nếu không nói là con cưng, của người mình phản bội; cả hai được chủ tín cẩn và ban cho tước quyền cao trọng  b- Khác với Brutus: Tôn Thất Đính không trực tiếp giết cụ Diệm, không chống chủ mình vì lý tưởng quốc gia, không tự tử chết tại chiến trường.

Brutus trong Inferno của Dante  
(cf  A Reading of Dante’s Inferno, U. of Chicago Press, 1981 của Wallace Fowlie)


      Inferno (Địa ngục, viết năm 1300) là phần đầu (trước Purgatorio, Luyện ngục, và Paradiso, Thiên đàng) trong tuyệt phẩm La Divina Commedia (La Divine Comédie) của thi hào Ý Dante Alighieri (1265-1321). Trong sách, người kể truyện, tức Dante, được thi hào Latin Virgile (70-19 BC, tác giả thiên anh hùng caL’Énéide) dẫn xuống thăm Địa ngục, dưới đáy mặt đất –nơi mà trước cửa có một tấm biển đề rõ: “Lasciate ogni speranza voi ch’entrate” (Hỡi các ngươi đang bước vào, hãy vứt bỏ hết mọi hy vọng).

      Địa ngục trong Dante có chín tầng, dưới dạng chín vòng đồng tâm (concentrique), giam giữ các linh hồn tùy theo tội trạng lúc còn sinh tiền. Đầu tiên hai thi hào được dẫn vào tiền đình (vestibule), nơi “tập trung cải tạo” những người, được gọi là uncommitted, khi ở trần gian không chịu dấn thân, thiếu lập trường trước / về điều thiện hay điều ác –những kẻ mà danh từ hôm nay gọi là ba phải, cẳng giữa, nửa nạc nửa mỡ, ngậm miệng ăn tiền. Trong số có Pontius Pilate, tổng trấn xứ Judée, và trong Phúc Âm là thẩm phán đã xử án Chúa Giêsu, rửa tay, trốn trách nhiệm, phó mặc số phận Ngài cho đám dân chúng quá khích.
      Sau đó hai người được chở qua sông Acheron đến khu vực địa ngục chính thức gồm chín tầng: tầng 1-5 giam những tội phạm nhẹ, chẳng hạn tà dâm, ngoại tình (tầng 2), tham ăn (tầng 3), ham tiền, hà tiện (tầng 4), nóng giận (tầng 5).
      Càng xuống sâu, tội càng nặng: tầng 6-7 giam những tội nhân, như rối đạo, đạo đức giả, xúc phạm thần thánh, tự tử, giết người, bói toán.
      Hai tầng 8-9 được dành cho tội nặng nhất. Tầng 8, chia thành mười bờ hào bằng đá có cầu thông nhau (bolgia), được canh giữ bởi Gyreon, quái vật có cánh, ba đầu và ba thân mình dính với nhau, nhốt những kẻ mang tội lừa đảo, gian dối, như dụ dỗ, nịnh hót, ăn cắp, ngụy cố vấn, gây chia rẽ, tham nhũng, coi tử vi, phù thủy, tiên tri giả… (Trong truyện Nôm khuyết danh, Phạm Công Cúc Hoa, của văn chương ta, không rõ thế kỷ nào, quan trạng Phạm Công được vua cho phép xuống âm phủ tìm vợ Cúc Hoa, và cuộc hành trình của chàng được vua theo dõi qua kính chiếu yêu của công chúa. Tại cửa của "Chàng Năm", tức vòng Âm phủ 5, Phạm Công cũng thấy giam rất nhiều "bọn thầy phù thủy chuyên bề gian ngoan", câu 2624, và "thấy lũ thầy bói lao nhao khóc ròng", câu 2656).
      Cuối cùng là tầng 9 (canto, đoạn, XXXI), gồm bốn vòng, giam những kẻ phạm tội nặng hơn hết, dưới mắt Dante. Đó là tội phản bội (trong L’Éneide, 29-19 BC, quyển 6, của Virgile, thi hào Latin được nàng Sibylle của Cumae dẫn xuống địa ngục tìm cha, đi qua nhiều cửa ngục giam giữ những tội nhân, nhưng khác với trong Inferno, người ta không thấy câu nào trong L'Énéide nhắc đến những kẻ phản bội. Trong truyện Phạm Công Cúc Hoa cũng thế). Tội nhân bị dìm đến cổ trong nước hồ Cocytus, quanh năm lạnh cóng. Đứng đầu là Satan, kẻ phản bội Thiên Chúa, có ba mặt với ba màu đỏ, đen và vàng. Vòng 1 giam những kẻ phản bội anh em, gia đình, ví dụ Cain, trong Kinh Thánh, đã giết Abel, em ruột của mình. Vòng 2, những kẻ phản quốc. Vòng 3, phản bội tân khách của mình (hôtes).
      Vòng 4 (canto XXXIV), chót nhất của Infernogiam những kẻ phản bội chủ, thầy và ân nhân. Tại đây, Satan được chỉ định làm “cai tù”, tức “tù đầu gấu”, chuyên hành hạ những đồng tù, trong số có Judas Iscariot, kẻ bán Chúa, bị Satan nhai nát đầu, nhả ra, lột da lưng, nhưng cứ sống mãi, để cứ chịu cực hình ấy và đau đớn mãi. Và Cassius và Brutus, mà Dante cho là hai thủ phạm đã gây ra cuộc chính biếnphản bội và ám sát một người công chính, Caesar, và đã từ đó làm xáo trộn và hủy hoại sự thống nhất của đế quốc Rome. Satan dùng hai miệng bên trái và bên phải để ngậm và nhai đi nhai lại thân xác của Cassius và Brutus bị ngoạm ngược từ chân lên…
      Rời Địa ngục, hai thi hào của chúng ta đến thăm Purgatorio, nhưng đó là một chuyện kể khác.                                                          
                      File:Gustave Dore Inferno32.jpg
                                      Dante nói chuyện với tội nhân (phản bội chủ và ân nhân) ở tầng 9, vòng 4 
                                                                                                      
      Rất tiếc, thi hào Dante sống vào thời Trung cổ Âu Châu. Nếu Inferno được viết vào những năm 1963 và sau đó nữa, chắc chắn ông sẽ ghi thêm một số tên lừa thầy phản bạn đời nay, Mỹ cũng như Việt Nam, vào danh sách những tội nhân bị giam dưới vòng cuối tầng 9 địa ngục, mà cái đầu bị Satan nhai mãi nhai hoài, vĩnh viễn.
      Trong số đó, ngoài những phản tướng, những Brutus thời đại, đã giết chủ mình, phải kể đến tên Hồ tặc và lũ lâu la bộ hạ phản quốc đã mang chủ nghĩa Cộng sản khốn nạn, quái thai, quái đản, quái dị, áp đặt trên đất nước Việt Nam, sát hại dân lành. Và xa hơn, nhưng không kém ác ôn, những tên Việt Gian hải ngoại –phản bội quê hương Miền Nam đã nuôi mình khôn lớn, phản bội lý tưởng quốc gia, xóa bỏ quốc kỳ và quốc ca mà biết bao chiến sĩ đã hy sinh máu xương để bảo vệ– thay nhau trở về tình nguyện làm thân khuyển mã cho bọn lãnh tụ Việt Cộng, tự phong, tham tàn, độc tài, ngu dốt.

     Phải chăng trong thời đại vô liêm sỉ, đảo điên, lừa lọc, tráo trở hiện nay của chúng ta, cũng giống như thời đại của Dante, tội phản bội là tội nặng nhất, đê tiện nhất?      
  
Portland28/11/2013



Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

$
0
0



Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân


Hàn Giang Trần Lệ Tuyền


Hàng năm, cứ đến ngày 1-11, thì đa số những người  Việt Nam yêu nước chân chính, thì đều thấy lòng xót đau khi hồi tưởng về cái chết bi thương của Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ: Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn.

Và khi nhắc đến sự sụp đổ của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, qua các sách báo, thì mọi người đã biết đến những kẻ đã nhúng tay vào máu.

Song tiếc rằng, ít ai  nói đến ba vị Sĩ quan đã chết dưới cờ, chỉ vì họ trung thành với Chính Nghĩa Quốc Gia, nên hôm nay,  người viết bài này muốn nhắc đến ba vị Sĩ quan trung thành đó:

Trước hết, là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và bào đệ là Thiếu tá Lê Quang Triệu.

Riêng Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, thoát chạy, nhưng sau đó cũng bị chính thuộc hạ là Hải quân Trung úy Nguyễn Văn Lực, Sĩ quan tùy viên bắn chết trên chiếc xe Traction màu đen. Về cái chết của Đại Tá Hồ Tấn Quyền thì nhiều người đã biết.
  

Không hề có cái gọi là “Cách Mạng”:

Từ những kẻ từng tự xưng là “cách mạng”» trong cuộc đảo chánh hụt vào ngày 11-11-1960, thường gọi là “Nhóm Caravelle” do “ông” Luật sư Hoàng Cơ Thụy đứng đầu. Song những người trong “Nhóm Caravelle” lại nhận một số tiền là 500.000 đồng, từ tay của một người Mỹ tên Gouder thuộc hãng buôn American Trading, để làm “cách  mạng”!

Đến cái gọi là “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng”. Sau khi giết chết Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, thì họ cũng đã nhận từ tay của Lucien Conien tại văn phòng của Đại tướng Lê Văn Tỵ với số tiền là sáu triệu đồng bạc Việt Nam. Sau đó, họ đã cùng nhau chia chác ăn uống với những đồng tiền máu đó.

Như vậy, cả hai lần làm “cách mạng”, những kẻ này đều có nhận những đồng tiền thuê mướn của ngoại nhân, để giết chết vị Tổng Thống và cũng là vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, những kẻ này không bao giờ được gọi là “cách mạng” cả, mà thực chất họ chỉ là những tay đâm thuê, chém mướn.

Về Dương Hiếu Nghĩa, tôi xin trích những lời của cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, trong cuốn sách Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm nơi trang 170:

“Còn thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, dù ông có cố cải chính, nhưng căn cứ vào hành động của ông, cũng như một số nhân chứng, chỉ có những người ngây thơ tới mức ngu xuẩn mới tin là ông không nhúng tay vào vụ thảm sát này. Ai đã cắt cử ông đi trong đoàn xe này? Ông có nhiệm vụ gì mà vào nhà thờ gặp Tổng Thống? Thiếu tá Vũ Quang (sau lên Đại tá) là người bạn đồng khóa với tôi, và cũng đã phục vụ ở lữ đoàn một thời gian, kể với tôi là chính mắt anh đã thấy thiếu tá Nghĩa vừa đi vừa lau bàn tay đẫm máu, và báo cáo với Trung tướng Dương văn Minh (anh Quang bây giờ cũng ở Hoa Kỳ). Một hạ sĩ quan quân cảnh (rất tiếc không nhớ tên anh), kể với tôi là cũng thấy ông Nghĩa tay vấy máu. Anh nói với tôi bằng giọng rất cảm động là khi thấy xác hai Ông, anh đã chảy nước mắt, không ngờ hai Ông chết một cách thảm thiết như vậy.
Trung tá Nghĩa cũng là một trong những phụ thẩm của tòa án “cách mạng” đã kết án tử hình ông Ngô Đình Cẩn. Như vậy, cái chết của ba anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đều có Trung tá Dương Hiếu Nghĩa nhúng tay vào”.

Riêng Trần Thiện Khiêm, thì phải gọi cho chính xác: Khiêm chỉ là một tên Việt Gian, không hơn không kém.


Hội Đồng Gian Nhân Phản Loạn Giết người và Tống Tiền:

Sau khi giết chết Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nhị vị Bào đệ, những kẻ này đã không tìm thấy được một chút gì để gọi là tài sản, ngoài một chuỗi Tràng Hạt và nửa gói Bastos xanh!!! Bởi thế, vốn là những tay đâm thuê, chém mướn, nên những kẻ này bèn nghĩ ra cách khác để tống tiền.

Người đầu tiên, đã bị chúng xử bắn tại khám Chí Hòa là Ông Ngô Đình Cẩn, vì ông không có tiền để chuộc mạng. Họ cũng đã giết chết Ông Phan Quang Đông, để đoạt một số tiền, mà ông Phan Quang Đông dùng để lo cho các chiến sĩ mà do chính Ông và Ông Ngô Đình Cẩn đã đưa ra Bắc để hoạt động.

Nhưng thấy chưa đủ, nên những kẻ làm “cách mạng” đã bắt giữ Ông Huỳnh Văn Lang, là Giám Đốc Viện Hối Đoái Quốc Gia, và Bác Sĩ Bùi Kiện Tín và một số người nữa, để đòi tiền chuộc mạng. Và lần này, họ đã Tống được Tiền. Bởi, để bảo toàn sinh mạng cho Ông Huỳnh Văn Lang, và Bác Sĩ Bùi Kiện Tín, nên gia đình của nhị vị đã phải “cúng dường” hết những gì mình có. Vì thế, nên hôm nay, chúng ta còn đọc được những dòng của Ông Huỳnh Văn Lang viết về Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.


Những lời của kẻ thù đã nói về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Trong một lần, ông Mc Namara đến Hà Nội, ông đã nghe Võ Nguyên Giáp nói với các “đồng chí” của Giáp:

“Không khi nào Người Mỹ kiếm được một người thứ hai hữu hiệu như Ông Ngô Đình Diệm”.

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ “Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam” đã tuyên bố:
“Kẻ thù của ta bị yếu đi về tất cả các phương diện: quân sự, chính trị và hành chánh… Hệ thống chỉ huy bị xáo trộn và yếu đi vì những vụ thanh lọc … những trưởng cơ quan cảnh sát và mật vụ, những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ chế độ và đàn áp phong trào cách mạng bị loại… Binh lính, sĩ quan, viên chức quân đội… hoàn toàn mất hướng; họ không còn tin tưởng ở cấp chỉ huy của họ và không còn biết phải trung thành với ai… Về phương diện hành chánh, sự yếu đi của kẻ thù càng rõ hơn nữa. Những tổ chức chính trị phản động… đã mang lại cho chế độ một sự yểm trợ đáng kể, bị giải tán loại bỏ. Và thật là một món quà trên trời rơi xuống”.


Người ngoại quốc đã viết về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Trong cuốn sách: Bàn Tay Hoa Kỳ. Cái chết của Ông Diệm; của Tác giả Eleen J. Hammer nơi trang 156, người viết xin lược trích:
“Các sư sãi bấy giờ dùng đòn tâm lý để đánh phá chế độ. Họ công bố mẹ của ông Bửu Hội, một nữ phật tử đã rời Huế vào sài Gòn để tự thiêu cho cửa Phật. Lời đe dọa tự thiêu của mẹ một khoa học gia nổi tiếng đã tạo thêm xôn xao cho không khí vốn đã căng thẳng.

Các sư sãi lợi dụng sự kiện đó, để tuyên truyền suốt mấy tuần liền. Nổi bật nhất, là cuộc họp tại chùa Xá Lợi, người ta cứ lặp đi lặp lại những lời đe dọa tự thiêu này mãi”. Nhưng ông Bửu Hội lại nói: “Trong nước đều công nhận tài ba của Ông Ngô Đình Nhu. Ý nguyện của Ông có thể được xem là một nhà soạn thảo kế hoạch, nhưng công việc hàng ngày đều do Tổng Thống phụ trách”.

Khi Hilsman hằn học nói về tin đồn có thương lượng với Hà Nội, thì Đặc sứ Bửu Hội bảo ông không không tin có chuyện ấy. Có chăng Ông Nhu chỉ dọa. Nhưng không nên dùng thủ đoạn ấy. Chỉ có Ông Diệm đáng làm Tổng Thống. Từ trước tới giờ, chưa có một nhân vật nào khả kính như Ông Diệm.

Vị thủ lãnh tài ba và xuất sắc nhất của Việt Nam là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và đáng lý Việt Nam Cộng Hòa không mất, NẾU Ông Diệm không bị lật đổ”.


Ông Ngô Đình Nhu có “đi đêm” với Hà Nội hay không?

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều kẻ cứ nói rằng: Ông Ngô Đình Nhu đã “đi đêm” với Hà Nội, nào là gặp Trần Độ, gặp Phạm Hùng, gặp Hai Lương tức Tạ Đình Đề…

Nhưng theo các vị từng ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu, thì điều này, lại do chính ông Ngô Đình Nhu tung ra. Giờ đây, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi vào lịch sử, nên không ai có thể biết rõ hư thực như thế nào.

Vậy, ngoài những lời của Đặc sứ Bửu Hội, thì còn có những lời của Thiếu tướng Hoàng Lạc, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Thứ trưởng Bộ Canh nông và Tư lệnh phó quân đoàn 1; và của Đại tá Hà Mai Việt, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, Tham mưu trưởng Sư đoàn 25 Bộ binh, trong cuốn sách:  Nam Việt Nam 1954-1975. Những Sự Thật Chưa hề Nhắc Tới, nơi trang 253, đã viết:

Đòn hiệp thương Ông Nhu tung ra nhằm mục đích làm cho Hoa-Thịnh-Đốn hốt hoảng phải thay đổi thái độ và tiếp tục ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng Ông đâu ngờ là CIA đã biết rõ nội vụ.  Ông Nhu đã chui vào cái bẫy do chính Ông giăng ra, làm sụp đổ cả chế độ, sát hại cả một gia đình, đưa miền Nam Việt Nam tới tình trạng hỗn loạn, và sau cùng đã lọt vào tay Cộng-Sản chỉ vì thiếu người lãnh đạo có tầm vóc và uy tín”.


Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi đến nhà ông Mã Tuyên bằng cách nào?

Như nhiều người đã từng đọc các sách báo từ trước 30-4-1975, đều đã biết Đại úy Đỗ Thọ và ông Cao Xuân Vỹ  là hai người đã đưa Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu đến nhà của ông Bang trưởng Mã Tuyên, người đứng đầu cộng đồng người Hoa trong Chợ Lớn.

Điều này,  cũng trong cuốn sách: Bàn Tay Hoa Kỳ. Cái Chết Ông Diệm của tác giả Eleen J. Hammer, nơi trang 277 đã viết:

“Sau khi Trời sụp tối. Hai anh em ra đi. Lúc ấy vào khoảng 7 giờ 30 tối. Hai ông băng qua sân Tennis khoảng cỏ trống quanh dinh đến một cửa hông nhỏ bên mở ra đường Lê Thánh Tôn. Nơi đó, có một chiếc xe chực sẵn. Cùng đi theo hai người có Cao Xuân Vỹ, Thủ lãnh Thanh niên Cộng Hòa và Đỗ Thọ”.

Ông Cao Xuân Vỹ hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ. Và trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ nơi trang 187, Ông cũng đã ghi lại những lời của Ông Lê Công Hoàn, lúc đó là Đại úy Tùy viên ở cạnh Tổng Thống như sau:


“  Vẫn theo lời Đại úy Hòan, cụ nhiều lần muốn gặp Thiếu tướng Khiêm, nhưng ông Khiêm tránh né. Từ đầu chí cuối, cụ luôn nhắc tránh đổ máu, như anh đã gọi điện thoại cho tôi nhiều lần. Cụ sợ tôi nóng nẩy, nếu tấn công vào Tổng tham mưu thì đổ máu, và nhỡ chết các tướng lãnh đang họp. Anh Hoàn kể tiếp:
Lúc anh trình xin tấn công Tổng tham mưu thì nhiều người đồng ý. Cụ la ông Cao xuân Vỹ vì quá sốt sắng, rằng cụ là Tổng tư lệnh quân đội, mà là ra lệnh cho quân đội đánh nhau sao được. Tôi nghĩ cụ muốn từ chức cho êm đẹp, để anh em không đổ máu.

Thế sao anh không đi theo cụ? Tôi hỏi.
Đầu tiên cụ đưa cái cặp cho tôi, và tôi muốn đi theo cụ, nhưng Đỗ Thọ xin đi với cụ, vì nó chưa có gia đình, mà tôi có vợ con. Nó sợ nếu phải đi xa, ai lo cho vợ con tôi. Cụ không nói gì, và Thọ lấy cái cặp đi theo”.



Người viết cũng biết đa số những người có biết đọc sách báo từ trước ngày mất nước, đều đã biết không hề có cái đường hầm nào hết, để cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu đi đến nhà của ông Mã Tuyên.

Tuy nhiên, sau khi chia chác những đồng tiền máu rồi, thì lũ Hội đồng gian nhân phản loạn và một lũ bất lương đã bịa đặt ra cái đường hầm và còn nhiều thứ khác nữa. Mục đích là để làm mờ đi một tấm gương quá toàn bích. Nhưng lịch sử vốn công bằng, nên trên quả địa cầu này, chẳng có một kẻ nào làm được những chuyện vô lương ấy.


Đời sống của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Sau ngày, 1-11-1963, thì những người có biết đọc các sách báo, đều đã thấy được cái tấm phản gỗ, không có nệm, chỉ trải chiếc chiếu thô sơ, và một chiếc gối mây, được đặt trong một căn phòng, mà nó còn tệ hơn cái căn phòng của người Việt tỵ nạn chúng ta đang ở. Đó là “chiếc giường” để ngả lưng của Tổng Thống Ngô Dình Diệm ban đêm cũng như ban ngày. Còn những bữa ăn hàng ngày thì chỉ có cơm và một món cá kho mặn, một đĩa rau lang luộc hoặc thêm món canh do một người già đồng hương của Tổng Thống nấu.

Quả thật, trên thế gian này, không có một vị lãnh đạo đất nước nào mà lại có một cuộc sống Thanh-Bần như Cố Tổng Thống Ngô Dình Diệm.


Phật Giáo Ấn Quang Và Cái Chết Của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Để chứng minh cho những hành vi làm giặc của Phật giáo Ấn Quang, ngoài những tên giặc như: Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ, Thích Thiện Minh, Thích Trí Dũng, Thích Thiện Hoa, Thích Hộ Giác, … v…v… còn có Thích Nhất Hạnh và Võ Văn Ái với cuốn ngụy thư “Hoa Sen Trong Biển lửa” do chính Võ Văn Ái viết lời tựa, và đã phát hành rộng rãi tại hải ngoại, vào đầu thập niên 1960; là những nhát dao chí mạng mà Võ Văn Ái và Thích Nhất Hạnh đã đâm xoáy vào phía sau lưng của tất cả các vị là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa đang ngày đêm đối đầu với giặc thù cộng sản.

Song chưa hết, vì còn cuốn ngụy thư thứ hai của Thích Quảng Độ:Nhận định những sai lầm tai hại của đảng cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và phát hành, trong đó có những điều nó chẳng hề có liên quan gì đến cái tựa đề của cuốn sách như sau:
 Chính quyền ông Ngô Đình Diệm càng ngày càng trở nên độc tài, gia đình trị và có tính kỳ thị tôn giáo, nên ít được lòng dân. Sau khi đã tiêu diệt các tôn giáo khác, như Cao Đài, Hòa Hảo, năm 1963, ông Ngô Đình Diệm ra tay đàn áp Phật giáo, toàn thể tăng ni Phật tử miền Nam đã phải đứng lên chống lại để bảo vệ đạo pháp. Đến tháng 11-1963, chế độ ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ”.

Rồi đến ngụy thư thứ ba lại cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và đã đăng trên báo Quê Mẹ”  số 113, trang 06, tháng 06 năm 1995, với cái tựa đề:
Bằng đôi chân của mình mời người hãy đi lên”,của Thích Đức Nhuậnnguyên Tổng thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất” tức Ấn Quang.Mở đầu Thích Đức Nhuận đã viết:
Tôi viết những dòng chữ dưới đây thân gửi những tâm hồn luôn luôn thao thức đến tiền đồ Dân tộc và Đạo pháp, dù bạn hiện ở trong nước hay ở ngoài nước, xin hãy hướng lên Đức Phật từ bi cao cả nguyện cầu cho Tổ quốc và đồng bào thân yêu của chúng ta: sớm chấm dứt mọi hận thù, biết tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Quang Vinh”.(sao nghe nó sặc mùi cộng sản, lúc nào và cái gì cũng dùng hai chữ quang vinh”.)

Những lời nói trên của Thích Đức Nhuận, cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và phổ biến, từ tháng 6 năm 1995; đây đích thực là lời kêu gọi mọi người hãy xóa bỏ hận thù mà Hòa hợp- Hòa giải vô điều kiện với Việt cộng, mời quý độc giả hãy đọc thêm một lần nữa: …dù bạn hiện ở trong nước hay ngoài nước, hãy sớm chấm dứt mọi hận thù, biết tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Quang Vinh”.

Đến trang số 09, Thích Đức Nhuận viết tiếp:
Năm 1963, Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, đòi tự do và bình đẳng tôn giáo và được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ. Bạo quyền mang đặc tính kỳ thị tôn giáo sụp đổ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập”.

Nên ghi nhớ, vào đại hội thống nhất Phật giáo năm 1981, Thích Đức Nhuận đã được bầu lên ngôiPháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản”.

Qua những lời của chính Thích Đức Nhuận đã viết. Thì rõ ràng là Thích Đức Nhuận đã công khai nhận trách nhiệm của Phật giáo Ấn Quang với câu nói:Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chế độ…”  là để đánh đổ Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Điều quan trọng hơn cả là: đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ”.Như thế, đã quá rõ ràng, đã quá sáng tỏ, để cho mọi người hiểu được rằng:Phật giáo Ấn Quang phát khởi cuộc vận động chống chế độ và đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ”. Nghĩa là gồm cả cộng sản Bắc Việt.

Ngoài ra, còn nhiều bằng chứng khác như Thích Trí Dũng đã cạy nắp mộ của Ông Ngô Đình Cẩn để bỏ súng đạn vào, và đã nuôi giấu cả lữ đoàn 316,  Biệt động thành Sài Gòn-Gia Định của tên tướng việt cộng Trần Hải Phụng, Nguyễn Văn Bá… mà tôi đã chứng minh qua bài: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Tết Mậu than: 1968-2008.


Ngọn “Lửa Từ Bi”:

Người viết nghĩ rằng, có thể lớp trẻ sau này sẽ không hiểu được xuất xứ của bài thơ “Lửa Từ Bi” mà Phật giáo đã lấy làm kinh nhật tụng. Do vậy, nên tôi tự thấy cần phải nói thêm:
Bài thơ “Lửa Từ Bi” mà Phật giáo đã nói là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đã viết để ca tụng khi Hòa thượng Thích Quảng Đức khi bị Nguyễn Công Hoan dân biểu lưỡng triều bức tử bằng cách tưới xăng lên người, rồi châm lửa đốt cho đến chết theo lệnh của Hà Nội. Và Phật giáo đã dùng bài thơ này làm kinh nhật tụng; thì nhân đây, tôi xin “cống hiến” cho Phật giáo thêm một bài thơ khác, vì nó cũng cùng một tác giả là thi sĩ Vũ Hoàng Chương.

Bài thơ này, đã được chính thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã đứng lên và tự đọc ngay trong ngày Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc từ ngày 06 đến 15 tháng 01 năm 1957, tại Trụ Sở Quốc Hội, Sài Gòn.  Đây là một Đại Hội lớn, nên ngoài phái đoàn Việt Nam, thì đã có nhiều phái đoàn của các nước đến tham dự như: Phái đoàn Thái Bình Dương Tự Do của Đức Cha Raymond De Jeager, Pháp quốc, phái đoàn văn hóa Trung Hoa Dân Quốc, Nam Hàn, Phi Luật Tân.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trước khi ngâm bài thơ của chính mình, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã nói:

“Xưa tôi làm thơ say nay tôi làm thơ tỉnh. Tại Đại Hội Lịch Sử này, tôi xin đọc một bài thơ. Tôi làm bài này để cảm tác thời cuộc nhân có cuộc Trưng Cầu Dân Ý Suy Tôn Ngô Chí Sĩ.

Và đây là nguyên văn của bài thơ của cùng tác giả bài “Lửa Từ Bi”:

“Lò phiếu trưng cầu, một hiển linh
Đốt lò hương, gửi mộng bình sinh
Từ nay trăm họ câu an lạc
Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh!
Có một ngày ta trở lại cố đô
Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ
Trên tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy
Đại định thăng Long, một bóng cờ”.

Trên đây, là bài thơ mà cũng là những dòng “tâm huyết” như “Lửa Từ Bi” của thi sĩ “lúc tỉnh, lúc say” là Vũ Hoàng Chương.

Vậy, Phật giáo hãy vì tác giả của bài thơ “Lửa Từ Bi” mà đem phổ vào những nốt nhạc, để cho dù nó không trở thành kinh nhật tụng như “Lửa Từ Bi”, thì ít ra nó cũng trở thành một bài Dạ Tụng, để cho người đời còn nhớ mãi đến thi sĩ Vũ Hoàng Chương, tác giả “lúc tỉnh, lúc say” đã viết cả hai bài thơ “bất tử”.


Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị nhiều hàm oan:

 
Hàm oan thứ nhất:

Chắc nhiều người còn nhớ cái chết của Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt, mà những kẻ bất lương kia đã cố tình gieo tiếng oán cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Một lần nữa, người viết xin trích lại những lời của tác giả Nhị Lang, ông là vị Cố vấn của Tướng Trình Minh Thế, người đã quyết định nhanh và đúng khi rút súng dí vào tướng Nguyễn Văn Vỹ đã theo lệnh của Pháp dùng bạo lực loại trừ Thủ tướng Ngô Đình Diệm, để đưa tướng cướp Bảy Viễn lên thay thế ngôi vị Thủ tướng! Ông cũng là người thân thiết của Tướng Lê Quang Vinh.

Trong cuốn sách Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 181-1983-183- 184, tác giả Nhị Lang đã viết:

 “Dưới con mắt của tôi, tướng Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt (vì mất một ngón tay khi còn ít tuổi) quả là người có chí khí anh hùng, có lòng với đất nước. Ngoài cái tính tình cởi mở riêng không kể, ông còn có một tâm hồn phóng khoáng, bất vụ lợi. Đứng trên lập trường quốc gia mà xét, Tướng Vinh là một trong những cột trụ Miền Nam giữ vững thành trì chống cộng. Tiếc rằng đời ông đã chấm dứt bằng một cái chết đau thương năm 1956. Kẻ chủ mưu không ai khác hơn là Nguyễn Ngọc Thơ, người quê quán miền Tây, nhưng lại mắc phải mối thù bất cộng đái thiên của khối Phật giáo Hòa Hảo, sau khi sắp đặt bắt cóc Tướng Lê Quang Vinh để xử tội. Nguyễn Ngọc Thơ đứng trên thế chính quyền, mà đã làm một việc mù quáng. Cá nhân Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, theo tôi biết, không hề có ý định sát hại Tướng Lê Quang Vinh, mà chỉ muốn thương lượng đón Vinh về với mình, như Trình Minh Thế vậy, để tăng cường hàng ngũ quốc gia chống cộng. Nhưng Nguyễn Ngọc Thơ vì muốn lập công nên tự ý tổ chức bắt Vinh. Sau khi bắt được rồi, lỡ nằm trên cái thế cưỡi đầu voi dữ, nên gây áp lực và đặt lời dèm pha với chính phủ để Vinh bị chém đầu.

Tôi vừa nói Nguyễn Ngọc Thơ muốn lập công với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên tự ý tổ chức bắt Vinh. Sau này, nhờ một tình cờ lịch sử, tôi biết thêm rằng Nguyễn Ngọc Thơ cố bắt và xử tội Vinh cho bằng được là do một áp lực bí mật khác, mà buổi đương thời chắc hẳn Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu đều không ngờ tới. Đó là bọn “Giải Phóng Miền Nam”. Quả thực ông cựu Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ chẳng những là một phần tử được lòng người Pháp thuở xưa, mà lại có mối liên hệ chặt chẽ với bọn Cộng Sản, ngay khi chúng chưa thành lập cái gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam”. Thơ có người cháu ruột, gọi ông ta bằng chú, nằm trong tổ chức Việt Cộng, và làm việcsát cánh với một nữcán bộ VC cao cấp tên là “Bảy Thẹo”. Mụ đàn bà nguy hiểm này mang một vết thẹo dài trên mặt, đội cái lốt đệ tử Đức Phật Thầy Tây An, được cộng sản cắt cử sang bên phần đất Cao Miên lập một căn cứ liên lạc, vừa đưa đón người của chúng qua lại trên sông Cửu Long, vừa thu thập tin tức. Nguyễn Ngọc Thơ lại giao du thân mật với Bác sĩ Lê Văn Hoạch, cựu thủ tướng Chính phủ “Nam Kỳ Tự trị” hồi 1945-1946, nổi tiếng về cái thành tích xúi dục đồng bào Miền Nam ngược đãi đồng bào miền Bắc. Bác sĩ Hoạch lại là cậu ruột của tên Việt cộng đầu sỏ Huỳnh Tấn Phát, dĩ nhiên là Thơ với Phát không xa lạ gì.

Vì Nguyễn Ngọc Thơ có mối liên hệ với cộng sản như thế, nên ngay trong thời kỳ làm Thủ tướng cho Dương Văn Minh, ông ta không hề sợ sệt, thường lui về Long Xuyên sống hàng tuần lễ mà vẫn bình yên vô sự. Thật là dễ hiểu khi Nguyễn Ngọc Thơ bắt xử tội Tướng Lê Quang Vinh là đã thi hành lệnh của bọn “Giải Phóng”, vì tướng Vinh là một chiến sĩ chống cộng có thành tích. Và cũng thật dễ hiểu tại sao nhóm thiên tả Dương Văn Minh đã không đố kỵ Nguyễn Ngọc Thơ – một cựu Phó Tổng Thống – mà còn đặt Thơ lên ghế Thủ tướng, ngay sau khi chúng hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Buổi đương thời, dư luận chưa hiểu biết, nên coi Thơ là kẻ lừa thầy phản bạn, vừa ở ngôi Phó Tổng Thống của chính quyền cũ, đã lại trở nên Thủ tướng của chính quyền mới ngay tức khắc. Thực ra, Thơ nào có phản bội ai? Mà Thơ chỉ là hạng tay sai đắc lực của cả thực dân lẫn cộng sản đó thôi.

Dư luận dường như xem thường vai trò của Nguyễn Ngọc Thơ, mà ít đề cập tới ông ta. Chứ thực ra, Nguyễn Ngọc Thơ một hạng người nguy hiểm “nhất lé, nhì lùn”, đã góp một phần không nhỏ vào sự sụp đổ của Miền Nam”.


Hàm oan thứ hai:


Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân.


Đó là cái chết của Tướng Trình Minh Thế. Xin kính mời quý độc giả hãy trở lại với tác giả Nhị Lang, vị Cố vấn bên cạnh Tướng Trình Minh Thế đã viết tiếp trong sách Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thếtrang 342 - 347:

“Tướng Thế mất lúc 7 giờ chiều mùng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbine duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải xuyên thẳng qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đâu mất. Theo lời Đại úy Tạ Thành Long báo cáo, và chính tôi cũng được Long dẫn đi khám trận, thì một vài phút  trước khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận, phía Sài Gòn đi xuống, phải vòng theo một con đường nhỏ về phía tay trái mới tới được nơi ấy). Ông đưa tay chỉ trỏ, ra lệnh cho quân nhà bắn vào một chiếc Frégate đậu bên kia cầu mà ông nghi là của Pháp giả vờ nằm đó để làm hiệu cho đối phương bắn về phía ông. Cứ theo vị trí kể trên, thì viên đạn đi xéo từ bên phải ở phía sau, trúng ngay lỗ tai, mà người bắn ra viên đạn ấy không thể cách xa hơn 10 thước, và ắt đã núp dưới chân cầu, sau lưng mục tiêu. Tướng Thế chết gục tức khắc, không kịp thốt ra một lời nào. Giữa lúc ấy, thì quân Liên Minh đang tiến qua cầu, một chiếc xe Jeep bị bắn hỏng, nằm chết giữa cầu, theo lời tường thuật của Đại úy Nguyễn Tấn Ước.

… Một lúc sau, Thủ Tướng Diệm và Cố vấn Nhu đều đòi ra thăm. Nhưng chúng tôi thành khẩn khuyên hai nhân vật quan trọng ấy là xin hãy đợi tới sáng hôm sau, chứ đừng đến giữa đêm khuya, vì thành phố Sài Gòn đang có biến, an ninh không được bảo đảm.

Thế là tờ mờ sáng hôm sau (4-5-1955) điện đường chưa tắt, Thủ tướng Diệm, Cố vấn Nhu, cùng toàn bộ nội các và Bộ Tham Mưu (do Tướng Lê Văn Tỵ hướng dẫn), đều tề tựu đông đủ trên căn gác nhỏ ở đường Trương Minh Giảng.

… Thủ tướng Ngô Đình Diệm tức thì có một cử chỉ làm anh em chúng tôi vô cùng xúc động và còn nhớ mãi tới bây giờ. Ông đầm đìa nước mắt, cúi xuống ôm ghì lấy thi hài Tướng Thế, rồi hôn ngay trên mặt người chết. Tiếp đó, ông ngất xỉu luôn. Mọi người hốt hoảng, vội vàng tìm cách cứu chữa, mãi một lát sau Ông mới hồi tỉnh, và rồi khóc. Còn Ông Nhu thì quỳ bên giường, vừa nắm tay người chết vừa kêu than “Anh Thế ơi!” với một giọng ai oán đầy nước mắt. Chúng tôi thật sự không ngờ Thủ tướng Ngô Đình Diệm lại đau khổ đến mức ấy. Ông như người mất một người ruột thịt yêu quý nhất trên đời!

Ngày mồng 6 tháng 5 được ấn định là ngày cử hành tang lễ cho Cố Trung tướng Trình Minh Thế. Đúng 9 giờ sáng hôm ấy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đích thân đọc điếu văn trước linh cửu, bấy giờ đã được chuyển ra ngoài công trường Tòa Đô Chính. Tiếng nức nở của Thủ tướng Diệm lại vang lên trong máy vi âm. Sau đó, quan tài được đặt trên một chiếc thiết giáp phủ Quốc Kỳ, lìa khỏi Sài Gòn, tiến theo con đường lên Tây Ninh. Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiễn theo linh cữu tới gần chợ Sài Gòn mới quay trở lại

… Trước hết, các thành phần không ưa Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng ông Diệm hoặc ông Nhu đã nhúng tay vào máu, trừ khử một người tuy có công với chính quyền, nhưng lại rất “nguy hiểm” cho chính quyền. Thú thật, ngay buổi đầu, lòng tôi cũng đã có nghi ngờ ấy. Nhưng rồi tôi lại tự bác bỏ ngay. Xét về lý thuyết, Cố Tổng Thống Diệm không dại gì vội vàng chặt đứt chân tay mình bằng cái chết của Trình Minh Thế, ngay giữa lúc đối phương đang triệt để lũng đoạn tình hình, khuynh đảo chính quyền. dù quả thật Trình Minh Thế có “nguy hiểm” chăng nữa, thì cũng vẫn chưa phải lúc để ra tay. Uy danh Trình Minh Thế còn đang hữu ích đối với chính quyền…

1 - Pháp hết sức căm thù Trình Minh Thế và đã công khai lên án tử hình khiếm diện hồi 1951, khi Trình Minh Thế vừa ra khu. Việc này thật dễ hiểu, vì chẳng những Trình Minh Thế lập chiến khu chống Pháp công khai, mà trước đó không bao lâu, chính Trình Minh Thế đã chủ trương vụ ám sát Tướng Chanson và Thái Lập Thành, giao cho thuộc hạ thân tín lúc bấy giờ là Đại úy Văn Thành Cao, Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tại Sa Đéc, thi hành công tác mạo hiểm này.

 2 -  Một Thiếu tá phi công của Pháp bị Trình Minh Thế bắn chết, khi viên phi công này bay thám thính trên chiến khu Bù Lu.

 3 - Hai quả bom khiêu chiến của Liên Minh tại Sài Gòn ngày mồng 9 tháng 1 năm 1952, là một cái tát đau đớn vào mặt nhà cầm quyền Pháp, báo hiệu cho Pháp biết Trình Minh Thế là một địch thủ lợi hại, cần phải trừ khử bất cứ lúc nào.

4 - Hai tên chủ đồn điền người Pháp tại Tây Ninh bị Trung tá Nguyễn Trung Thửa bắt được và hạ sát hồi cuối năm 1954. Pháp vô cùng phẫn uất, nhờ Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc phải đền bồi này nọ.

   Mai Hữu Xuân là một nhân viên tình báo nổi tiếng phục vụ cho quyền lợi của Pháp ở Việt Nam. Tên này chưa hề ra trận mạc bao giờ, mà vẫn lên tới cấp Tướng của Pháp, đủ biết hắn ta được lòng tin cậy của Pháp như thế nào. Các tin tức thu lượm được cho hay Mai Hữu Xuân đã tổ chức sai người theo dõi Trình Minh Thế từ khi Thế mới về thành, và khi biết Thế thân hành ra chỉ huy mặt trận tại cầu Tân Thuận, thì Mai Hữu Xuân sai bộ hạ phục sẵn dưới cầu, thừa lúc chiến sự đang sôi nổi hỗn loạn, bắn ngay một phát súng  Carbine từ đàng sau tới, rồi biến vào nhà dân gần đó.

Và câu kết luận của tôi là Trình Minh Thế đã bỏ mình vì thực dân Pháp, chứ chẳng ai khác. Trình Minh Thế bị ám sát bởi tay sĩ quan tôi tớ của pháp. Thủ phạm chính thi hành vụ ám sát kia chính là Tướng Mai Hữu Xuân, người mà tám năm sau đã thay mặt bọn Dương Văn Minh đã hạ sát cả hai Ông Diệm-Nhu”.

Trên đây, là những lời của tác giả Nhị Lang đã viết. Tiếc rằng, Ông đã ra đi khi chưa biết đến cuốn sách:“Soldats Perdus et Fous de Dieu – Indochine 1945-1955” Tác giả là một người Pháp tên Jean Larteguy.

  Qua cuốn sách này,  tác giả đã kể rõ về cái chết của Tướng Trình Minh Thế, là do một Đại tá tình báo tên là Savani của Pháp đã tổ chức ám sát, để trả thù cho chủ Tướng Chanson đã bị Tướng Trình Minh thế bắn chết.

Kính mời quý độc giả cùng đọc những sự tiết lộ củaĐại Tá Savani (tình báocủa Pháp) là một viên Trung Úy như sau:

“C'est moi qui ai tué Trinh Minh Thế.Non, je ne tenais pas la carabine, mais j'avais tout préparé.Il fut tué d'une seule balle en pleine tête, par l'un de mes hommes, sur le pont de Bình Đại. Le coup n'est pas parti de la vedette. Cet homme put ensuite disparaitre sans difficuté. Son nom ne vous dirait rien. Disonsqu'il portait ce jour- là les galons de lieutenant.À l'exception de la bande à Lansdale, tous me furent reconnaissants de son exécution. Y compris Diệm qui n'aurait pas duré longtemps si Thế n'avait pas disparu. Je L'ai fait exécuter, non pour faire plaisir à Diệm ou aider les Bình Xuyên, mais pour venger le général Chanson, comme je me l'étais juré”.  (Jean Lartéguy, “Soldats perdus et fous de dieu”,(pages 244-245)

Dịch:

“Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Không, tôi không đích thân cầm cây súng carbine đó,  nhưng tôi đã chuẩn bị mọi việc chu đáo. Thế bị giết bằng một viên đạn duy nhứt bắn ngay vào đầu, do một người trong nhóm thuộc hạ của tôi bắn trên cầu Bình Đại Viên đạn này không bắn từ tàu vedette. Tên thuộc hạ đó biến mất sau đó, không có gì là khó khăn. Cái tên của hắn cũng chẳng cần nói lên làm gì. Có thể nói rằng, ngày hôm đó, hắn ta mang lon Trung úy. Ngoại trừ phe nhóm của Lansdale, còn tất cả đều biết ơn tôi về vụ hành quyết Thế. Kể cả ông Diệm là ngừơi sẽ khó tồn tại lâu dài nếu Thế không biến mất. Tôi ra lệnh hành quyết Thế, không phải để làm vui lòng ông Diệm hoặc để giúp bọn Bình Xuyên,  mà chính là để trả thù cho Tướng Chanson, như tôi đã tự thề thốt với lòng”.(trang 244-245).

Tài liệu bị Jean Lartéguy ghi sai là cầu Binh Đại thực ra là cầu Tân Thuận.

Nhưng chúng ta nên hiểu là Thiếu Tá Savani cũng chỉ được phúc trình chính thức là 1 viên đạn, hung thủ không dại gì phúc trình 2 viên đạn (điều nầy khiến nó bị khiển trách, vì thông báo chính thức là Tướng Thế bị bắn sẻ và chết vì 1 viên đạn). Chính quyền cũng chỉ được thông báo là 1 viên đạn (do Tạ Thành Long).

Viên Trung Úy mà Savani nói là “người Việt chứ không phải là người Pháp”, cho nên nó dễ trà trộn vào đám đông đang hỗn lọan trong lúc cái tin sét đánh ngang mày: Tướng Thế bị tử thương!

Chúng tôi vẫn nghi cái tên Giám sátnầy là Mai Hữu Xuân, vì bọn mật thám của Pháp vô cùng hung ác và thâm mưu, chúng là đại họa của dân tộc ta từ thời Pháp thuộc. Chúng còn tác hại trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH.

Tôi nghi có 2 sĩ quan của quân đội quốc gia (chuyển từ Vệ Binh Đòan, tức lính người Việt do Pháp tuyển mộ, để có lính giúp quân đội Pháp mà đánh với Việt Minh) xin lên ngồi xe với Tướng Thế (mà Tướng Thế lầm tưởng chúng là người của Thủ Tướng Diệm phái đến). 2 tên nầy (một Trung Tá là Mai Hữu Xuân và một viên Trung Úy) còn hành động cho quân đội Pháp mặc dù đã chuyển giao cho phía Việt Nam. 

Tên đóng vai trò giám sát sẽ rình cơ hội thuận tiện nhất mà ra hiệu cho tên hung thủ ngồi ở vị trí ra tay ám tóan. Tướng Thế đang lo mặt trận không để ý gì đến hành vi của chúng, mà ông tưởng lầm là bây giờ quân đội VN và Cao Đài là “người một nhà”. Bất cứ người nào ở Miền Nam vào thời buổi đó cũng lầm tưởng như vậy.

Cho nên hung thủ ngồi rất gần Tướng Thế, ngồi ngay sau lưng ông, nó ra tay chớp nhóang, các vết thương chỉ rõ tầm bắn rất gần. Cho nên dấu ấn của các vết thương nói lên điều đó.


Hàm oan thứ ba:

Là cái chết của Ông Hồ Hán Sơn, mà nhiều người cũng đã cho là do Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vậy, kính mời quý độc giả hãy trở lại với tác giả Nhị Lang cũng trong cuốn sách: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 296:

“Ngày 15 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bất thình lình cử Tướng Văn Thành Cao cầm đầu Chiến Dịch Bình Định Miền Đông, đặt Bộ chỉ huy tại Tòa thánh Tây Ninh. Đối với Tướng Phương, là cái hậu quả tất yếu của việc Phương chống báng. Ông này vô cùng hoảng hốt lo sợ. Thừa dịp ấy, bí thư của ông là Trung úy N.N.V, một người ít học nhưng nhiều tham vọng, lại sẵn có mối thù riêng với Hồ Hán Sơn từ thưở nào, nên không cần đợi lệnh thượng cấp, N.N.V, đem ngay Hồ Hán Sơn ra giết chết, rồi ném thây xuống giếng, lấp lại. Trước khi thọ hình, Sơn còn để lại nhiều bài thơ nghĩa khí trên vách  nhà giam, mà tôi không nhớ được. Chính Văn Thành Cao đã chỉ cho tôi xem nơi Hồ Hán Sơn bị vùi dập. Cái chết oan ức này của người anh em Hồ Hán Sơn đã là lý do khiến tôi phải gấp rút bỏ nước ra đi ngày 20-2- năm ấy.

Việc Hồ Hán Sơn bị giết, tôi biết như trên, nhưng tôi cũng đành để bụng, và không nỡ trách Tướng Phương trong cơn bối rối, đã để xảy ra một tấn kịch đau thương!”.

Viết đến đây, tâm tư người viết bỗng thấy thật nhẹ nhàng, bởi vì đã viết ra được những nỗi hàm oan mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phải cam chịu từ lúc còn tại thế, cho đến khi bị lũ người man rợ giết chết.


Tạm thay lời kết:

Lịch sử đã bao lần sang trang. Mỗi một trang sử là những dòng máu lệ của tiền nhân, của bao vị anh hùng-liệt nữ đã thấm đẫm kể từ khi dựng nước; và đã cho chúng ta những bài học máu xương, là những cuộc khảo nghiệm về chất người.

Cũng từ những bài học ấy, đã cho chúng ta biết rằng: Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm vì quá đạo đức, quá từ tâm, nên đã không cho Đại tá Nguyễn Hữu Duệ tiến quân về giải cứu Tổng Thống, hay nói đúng hơn là cứu cả Miền Nam Tự Do. Chính vì thế, nên đã di họa cho đến ngày 30-4-1975; đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị rơi vào tay của cộng sản Hà Nội.

Đồng thời, chúng ta đừng quên hành động của tác giả Nhị Lang, vị cố vấn của tướng Trình Minh Thế, đã quyết định nhanh và đúng, khi đã kịp thời rút súng chỉa vào đầu của Tướng Nguyễn Văn Vỹ là tay sai của Pháp, nên đã ngăn chặn được một cuộc đảo chính. Bằng không, thì đất nước Việt Nam đã phải bị đặt dưới quyền cai trị của một tướng cướp là Bảy Viễn.

Suy gẫm lại những lời của cổ nhân đã dạy, thì quả đúng, chẳng hề sai.

Vì thế, người viết chỉ là một phụ nữ bình thường, không chữ nghĩa văn chương. Song vẫn muốn nói: Đối với những người sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai, hãy luôn luôn ghi nhớ:

Một khi đã nắm vận mệnh của đất nước, thì không bao giờ đem cái từ tâm mà đối đãi với  Giặc vì: Quyết định chậm là thua - Quyết định sai là chết!


30/10/2010
Hiệu đính ngày 29/10/2017
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
------------------------------------------




Tin Tức - Bình Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files    Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính









__._,_.___


Posted by: thao nguyen <

Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

$
0
0



Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân


Hàn Giang Trần Lệ Tuyền


Hàng năm, cứ đến ngày 1-11, thì đa số những người  Việt Nam yêu nước chân chính, thì đều thấy lòng xót đau khi hồi tưởng về cái chết bi thương của Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ: Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn.

Và khi nhắc đến sự sụp đổ của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, qua các sách báo, thì mọi người đã biết đến những kẻ đã nhúng tay vào máu.

Song tiếc rằng, ít ai  nói đến ba vị Sĩ quan đã chết dưới cờ, chỉ vì họ trung thành với Chính Nghĩa Quốc Gia, nên hôm nay,  người viết bài này muốn nhắc đến ba vị Sĩ quan trung thành đó:

Trước hết, là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và bào đệ là Thiếu tá Lê Quang Triệu.

Riêng Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, thoát chạy, nhưng sau đó cũng bị chính thuộc hạ là Hải quân Trung úy Nguyễn Văn Lực, Sĩ quan tùy viên bắn chết trên chiếc xe Traction màu đen. Về cái chết của Đại Tá Hồ Tấn Quyền thì nhiều người đã biết.
  

Không hề có cái gọi là “Cách Mạng”:

Từ những kẻ từng tự xưng là “cách mạng”» trong cuộc đảo chánh hụt vào ngày 11-11-1960, thường gọi là “Nhóm Caravelle” do “ông” Luật sư Hoàng Cơ Thụy đứng đầu. Song những người trong “Nhóm Caravelle” lại nhận một số tiền là 500.000 đồng, từ tay của một người Mỹ tên Gouder thuộc hãng buôn American Trading, để làm “cách  mạng”!

Đến cái gọi là “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng”. Sau khi giết chết Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, thì họ cũng đã nhận từ tay của Lucien Conien tại văn phòng của Đại tướng Lê Văn Tỵ với số tiền là sáu triệu đồng bạc Việt Nam. Sau đó, họ đã cùng nhau chia chác ăn uống với những đồng tiền máu đó.

Như vậy, cả hai lần làm “cách mạng”, những kẻ này đều có nhận những đồng tiền thuê mướn của ngoại nhân, để giết chết vị Tổng Thống và cũng là vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, những kẻ này không bao giờ được gọi là “cách mạng” cả, mà thực chất họ chỉ là những tay đâm thuê, chém mướn.

Về Dương Hiếu Nghĩa, tôi xin trích những lời của cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, trong cuốn sách Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm nơi trang 170:

“Còn thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, dù ông có cố cải chính, nhưng căn cứ vào hành động của ông, cũng như một số nhân chứng, chỉ có những người ngây thơ tới mức ngu xuẩn mới tin là ông không nhúng tay vào vụ thảm sát này. Ai đã cắt cử ông đi trong đoàn xe này? Ông có nhiệm vụ gì mà vào nhà thờ gặp Tổng Thống? Thiếu tá Vũ Quang (sau lên Đại tá) là người bạn đồng khóa với tôi, và cũng đã phục vụ ở lữ đoàn một thời gian, kể với tôi là chính mắt anh đã thấy thiếu tá Nghĩa vừa đi vừa lau bàn tay đẫm máu, và báo cáo với Trung tướng Dương văn Minh (anh Quang bây giờ cũng ở Hoa Kỳ). Một hạ sĩ quan quân cảnh (rất tiếc không nhớ tên anh), kể với tôi là cũng thấy ông Nghĩa tay vấy máu. Anh nói với tôi bằng giọng rất cảm động là khi thấy xác hai Ông, anh đã chảy nước mắt, không ngờ hai Ông chết một cách thảm thiết như vậy.
Trung tá Nghĩa cũng là một trong những phụ thẩm của tòa án “cách mạng” đã kết án tử hình ông Ngô Đình Cẩn. Như vậy, cái chết của ba anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đều có Trung tá Dương Hiếu Nghĩa nhúng tay vào”.

Riêng Trần Thiện Khiêm, thì phải gọi cho chính xác: Khiêm chỉ là một tên Việt Gian, không hơn không kém.


Hội Đồng Gian Nhân Phản Loạn Giết người và Tống Tiền:

Sau khi giết chết Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nhị vị Bào đệ, những kẻ này đã không tìm thấy được một chút gì để gọi là tài sản, ngoài một chuỗi Tràng Hạt và nửa gói Bastos xanh!!! Bởi thế, vốn là những tay đâm thuê, chém mướn, nên những kẻ này bèn nghĩ ra cách khác để tống tiền.

Người đầu tiên, đã bị chúng xử bắn tại khám Chí Hòa là Ông Ngô Đình Cẩn, vì ông không có tiền để chuộc mạng. Họ cũng đã giết chết Ông Phan Quang Đông, để đoạt một số tiền, mà ông Phan Quang Đông dùng để lo cho các chiến sĩ mà do chính Ông và Ông Ngô Đình Cẩn đã đưa ra Bắc để hoạt động.

Nhưng thấy chưa đủ, nên những kẻ làm “cách mạng” đã bắt giữ Ông Huỳnh Văn Lang, là Giám Đốc Viện Hối Đoái Quốc Gia, và Bác Sĩ Bùi Kiện Tín và một số người nữa, để đòi tiền chuộc mạng. Và lần này, họ đã Tống được Tiền. Bởi, để bảo toàn sinh mạng cho Ông Huỳnh Văn Lang, và Bác Sĩ Bùi Kiện Tín, nên gia đình của nhị vị đã phải “cúng dường” hết những gì mình có. Vì thế, nên hôm nay, chúng ta còn đọc được những dòng của Ông Huỳnh Văn Lang viết về Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.


Những lời của kẻ thù đã nói về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Trong một lần, ông Mc Namara đến Hà Nội, ông đã nghe Võ Nguyên Giáp nói với các “đồng chí” của Giáp:

“Không khi nào Người Mỹ kiếm được một người thứ hai hữu hiệu như Ông Ngô Đình Diệm”.

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ “Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam” đã tuyên bố:
“Kẻ thù của ta bị yếu đi về tất cả các phương diện: quân sự, chính trị và hành chánh… Hệ thống chỉ huy bị xáo trộn và yếu đi vì những vụ thanh lọc … những trưởng cơ quan cảnh sát và mật vụ, những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ chế độ và đàn áp phong trào cách mạng bị loại… Binh lính, sĩ quan, viên chức quân đội… hoàn toàn mất hướng; họ không còn tin tưởng ở cấp chỉ huy của họ và không còn biết phải trung thành với ai… Về phương diện hành chánh, sự yếu đi của kẻ thù càng rõ hơn nữa. Những tổ chức chính trị phản động… đã mang lại cho chế độ một sự yểm trợ đáng kể, bị giải tán loại bỏ. Và thật là một món quà trên trời rơi xuống”.


Người ngoại quốc đã viết về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Trong cuốn sách: Bàn Tay Hoa Kỳ. Cái chết của Ông Diệm; của Tác giả Eleen J. Hammer nơi trang 156, người viết xin lược trích:
“Các sư sãi bấy giờ dùng đòn tâm lý để đánh phá chế độ. Họ công bố mẹ của ông Bửu Hội, một nữ phật tử đã rời Huế vào sài Gòn để tự thiêu cho cửa Phật. Lời đe dọa tự thiêu của mẹ một khoa học gia nổi tiếng đã tạo thêm xôn xao cho không khí vốn đã căng thẳng.

Các sư sãi lợi dụng sự kiện đó, để tuyên truyền suốt mấy tuần liền. Nổi bật nhất, là cuộc họp tại chùa Xá Lợi, người ta cứ lặp đi lặp lại những lời đe dọa tự thiêu này mãi”. Nhưng ông Bửu Hội lại nói: “Trong nước đều công nhận tài ba của Ông Ngô Đình Nhu. Ý nguyện của Ông có thể được xem là một nhà soạn thảo kế hoạch, nhưng công việc hàng ngày đều do Tổng Thống phụ trách”.

Khi Hilsman hằn học nói về tin đồn có thương lượng với Hà Nội, thì Đặc sứ Bửu Hội bảo ông không không tin có chuyện ấy. Có chăng Ông Nhu chỉ dọa. Nhưng không nên dùng thủ đoạn ấy. Chỉ có Ông Diệm đáng làm Tổng Thống. Từ trước tới giờ, chưa có một nhân vật nào khả kính như Ông Diệm.

Vị thủ lãnh tài ba và xuất sắc nhất của Việt Nam là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và đáng lý Việt Nam Cộng Hòa không mất, NẾU Ông Diệm không bị lật đổ”.


Ông Ngô Đình Nhu có “đi đêm” với Hà Nội hay không?

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều kẻ cứ nói rằng: Ông Ngô Đình Nhu đã “đi đêm” với Hà Nội, nào là gặp Trần Độ, gặp Phạm Hùng, gặp Hai Lương tức Tạ Đình Đề…

Nhưng theo các vị từng ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu, thì điều này, lại do chính ông Ngô Đình Nhu tung ra. Giờ đây, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi vào lịch sử, nên không ai có thể biết rõ hư thực như thế nào.

Vậy, ngoài những lời của Đặc sứ Bửu Hội, thì còn có những lời của Thiếu tướng Hoàng Lạc, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Thứ trưởng Bộ Canh nông và Tư lệnh phó quân đoàn 1; và của Đại tá Hà Mai Việt, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, Tham mưu trưởng Sư đoàn 25 Bộ binh, trong cuốn sách:  Nam Việt Nam 1954-1975. Những Sự Thật Chưa hề Nhắc Tới, nơi trang 253, đã viết:

Đòn hiệp thương Ông Nhu tung ra nhằm mục đích làm cho Hoa-Thịnh-Đốn hốt hoảng phải thay đổi thái độ và tiếp tục ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng Ông đâu ngờ là CIA đã biết rõ nội vụ.  Ông Nhu đã chui vào cái bẫy do chính Ông giăng ra, làm sụp đổ cả chế độ, sát hại cả một gia đình, đưa miền Nam Việt Nam tới tình trạng hỗn loạn, và sau cùng đã lọt vào tay Cộng-Sản chỉ vì thiếu người lãnh đạo có tầm vóc và uy tín”.


Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi đến nhà ông Mã Tuyên bằng cách nào?

Như nhiều người đã từng đọc các sách báo từ trước 30-4-1975, đều đã biết Đại úy Đỗ Thọ và ông Cao Xuân Vỹ  là hai người đã đưa Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu đến nhà của ông Bang trưởng Mã Tuyên, người đứng đầu cộng đồng người Hoa trong Chợ Lớn.

Điều này,  cũng trong cuốn sách: Bàn Tay Hoa Kỳ. Cái Chết Ông Diệm của tác giả Eleen J. Hammer, nơi trang 277 đã viết:

“Sau khi Trời sụp tối. Hai anh em ra đi. Lúc ấy vào khoảng 7 giờ 30 tối. Hai ông băng qua sân Tennis khoảng cỏ trống quanh dinh đến một cửa hông nhỏ bên mở ra đường Lê Thánh Tôn. Nơi đó, có một chiếc xe chực sẵn. Cùng đi theo hai người có Cao Xuân Vỹ, Thủ lãnh Thanh niên Cộng Hòa và Đỗ Thọ”.

Ông Cao Xuân Vỹ hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ. Và trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ nơi trang 187, Ông cũng đã ghi lại những lời của Ông Lê Công Hoàn, lúc đó là Đại úy Tùy viên ở cạnh Tổng Thống như sau:


“  Vẫn theo lời Đại úy Hòan, cụ nhiều lần muốn gặp Thiếu tướng Khiêm, nhưng ông Khiêm tránh né. Từ đầu chí cuối, cụ luôn nhắc tránh đổ máu, như anh đã gọi điện thoại cho tôi nhiều lần. Cụ sợ tôi nóng nẩy, nếu tấn công vào Tổng tham mưu thì đổ máu, và nhỡ chết các tướng lãnh đang họp. Anh Hoàn kể tiếp:
Lúc anh trình xin tấn công Tổng tham mưu thì nhiều người đồng ý. Cụ la ông Cao xuân Vỹ vì quá sốt sắng, rằng cụ là Tổng tư lệnh quân đội, mà là ra lệnh cho quân đội đánh nhau sao được. Tôi nghĩ cụ muốn từ chức cho êm đẹp, để anh em không đổ máu.

Thế sao anh không đi theo cụ? Tôi hỏi.
Đầu tiên cụ đưa cái cặp cho tôi, và tôi muốn đi theo cụ, nhưng Đỗ Thọ xin đi với cụ, vì nó chưa có gia đình, mà tôi có vợ con. Nó sợ nếu phải đi xa, ai lo cho vợ con tôi. Cụ không nói gì, và Thọ lấy cái cặp đi theo”.



Người viết cũng biết đa số những người có biết đọc sách báo từ trước ngày mất nước, đều đã biết không hề có cái đường hầm nào hết, để cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu đi đến nhà của ông Mã Tuyên.

Tuy nhiên, sau khi chia chác những đồng tiền máu rồi, thì lũ Hội đồng gian nhân phản loạn và một lũ bất lương đã bịa đặt ra cái đường hầm và còn nhiều thứ khác nữa. Mục đích là để làm mờ đi một tấm gương quá toàn bích. Nhưng lịch sử vốn công bằng, nên trên quả địa cầu này, chẳng có một kẻ nào làm được những chuyện vô lương ấy.


Đời sống của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Sau ngày, 1-11-1963, thì những người có biết đọc các sách báo, đều đã thấy được cái tấm phản gỗ, không có nệm, chỉ trải chiếc chiếu thô sơ, và một chiếc gối mây, được đặt trong một căn phòng, mà nó còn tệ hơn cái căn phòng của người Việt tỵ nạn chúng ta đang ở. Đó là “chiếc giường” để ngả lưng của Tổng Thống Ngô Dình Diệm ban đêm cũng như ban ngày. Còn những bữa ăn hàng ngày thì chỉ có cơm và một món cá kho mặn, một đĩa rau lang luộc hoặc thêm món canh do một người già đồng hương của Tổng Thống nấu.

Quả thật, trên thế gian này, không có một vị lãnh đạo đất nước nào mà lại có một cuộc sống Thanh-Bần như Cố Tổng Thống Ngô Dình Diệm.


Phật Giáo Ấn Quang Và Cái Chết Của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Để chứng minh cho những hành vi làm giặc của Phật giáo Ấn Quang, ngoài những tên giặc như: Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ, Thích Thiện Minh, Thích Trí Dũng, Thích Thiện Hoa, Thích Hộ Giác, … v…v… còn có Thích Nhất Hạnh và Võ Văn Ái với cuốn ngụy thư “Hoa Sen Trong Biển lửa” do chính Võ Văn Ái viết lời tựa, và đã phát hành rộng rãi tại hải ngoại, vào đầu thập niên 1960; là những nhát dao chí mạng mà Võ Văn Ái và Thích Nhất Hạnh đã đâm xoáy vào phía sau lưng của tất cả các vị là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa đang ngày đêm đối đầu với giặc thù cộng sản.

Song chưa hết, vì còn cuốn ngụy thư thứ hai của Thích Quảng Độ:Nhận định những sai lầm tai hại của đảng cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và phát hành, trong đó có những điều nó chẳng hề có liên quan gì đến cái tựa đề của cuốn sách như sau:
 Chính quyền ông Ngô Đình Diệm càng ngày càng trở nên độc tài, gia đình trị và có tính kỳ thị tôn giáo, nên ít được lòng dân. Sau khi đã tiêu diệt các tôn giáo khác, như Cao Đài, Hòa Hảo, năm 1963, ông Ngô Đình Diệm ra tay đàn áp Phật giáo, toàn thể tăng ni Phật tử miền Nam đã phải đứng lên chống lại để bảo vệ đạo pháp. Đến tháng 11-1963, chế độ ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ”.

Rồi đến ngụy thư thứ ba lại cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và đã đăng trên báo Quê Mẹ”  số 113, trang 06, tháng 06 năm 1995, với cái tựa đề:
Bằng đôi chân của mình mời người hãy đi lên”,của Thích Đức Nhuậnnguyên Tổng thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất” tức Ấn Quang.Mở đầu Thích Đức Nhuận đã viết:
Tôi viết những dòng chữ dưới đây thân gửi những tâm hồn luôn luôn thao thức đến tiền đồ Dân tộc và Đạo pháp, dù bạn hiện ở trong nước hay ở ngoài nước, xin hãy hướng lên Đức Phật từ bi cao cả nguyện cầu cho Tổ quốc và đồng bào thân yêu của chúng ta: sớm chấm dứt mọi hận thù, biết tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Quang Vinh”.(sao nghe nó sặc mùi cộng sản, lúc nào và cái gì cũng dùng hai chữ quang vinh”.)

Những lời nói trên của Thích Đức Nhuận, cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và phổ biến, từ tháng 6 năm 1995; đây đích thực là lời kêu gọi mọi người hãy xóa bỏ hận thù mà Hòa hợp- Hòa giải vô điều kiện với Việt cộng, mời quý độc giả hãy đọc thêm một lần nữa: …dù bạn hiện ở trong nước hay ngoài nước, hãy sớm chấm dứt mọi hận thù, biết tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Quang Vinh”.

Đến trang số 09, Thích Đức Nhuận viết tiếp:
Năm 1963, Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, đòi tự do và bình đẳng tôn giáo và được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ. Bạo quyền mang đặc tính kỳ thị tôn giáo sụp đổ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập”.

Nên ghi nhớ, vào đại hội thống nhất Phật giáo năm 1981, Thích Đức Nhuận đã được bầu lên ngôiPháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản”.

Qua những lời của chính Thích Đức Nhuận đã viết. Thì rõ ràng là Thích Đức Nhuận đã công khai nhận trách nhiệm của Phật giáo Ấn Quang với câu nói:Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chế độ…”  là để đánh đổ Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Điều quan trọng hơn cả là: đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ”.Như thế, đã quá rõ ràng, đã quá sáng tỏ, để cho mọi người hiểu được rằng:Phật giáo Ấn Quang phát khởi cuộc vận động chống chế độ và đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ”. Nghĩa là gồm cả cộng sản Bắc Việt.

Ngoài ra, còn nhiều bằng chứng khác như Thích Trí Dũng đã cạy nắp mộ của Ông Ngô Đình Cẩn để bỏ súng đạn vào, và đã nuôi giấu cả lữ đoàn 316,  Biệt động thành Sài Gòn-Gia Định của tên tướng việt cộng Trần Hải Phụng, Nguyễn Văn Bá… mà tôi đã chứng minh qua bài: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Tết Mậu than: 1968-2008.


Ngọn “Lửa Từ Bi”:

Người viết nghĩ rằng, có thể lớp trẻ sau này sẽ không hiểu được xuất xứ của bài thơ “Lửa Từ Bi” mà Phật giáo đã lấy làm kinh nhật tụng. Do vậy, nên tôi tự thấy cần phải nói thêm:
Bài thơ “Lửa Từ Bi” mà Phật giáo đã nói là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đã viết để ca tụng khi Hòa thượng Thích Quảng Đức khi bị Nguyễn Công Hoan dân biểu lưỡng triều bức tử bằng cách tưới xăng lên người, rồi châm lửa đốt cho đến chết theo lệnh của Hà Nội. Và Phật giáo đã dùng bài thơ này làm kinh nhật tụng; thì nhân đây, tôi xin “cống hiến” cho Phật giáo thêm một bài thơ khác, vì nó cũng cùng một tác giả là thi sĩ Vũ Hoàng Chương.

Bài thơ này, đã được chính thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã đứng lên và tự đọc ngay trong ngày Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc từ ngày 06 đến 15 tháng 01 năm 1957, tại Trụ Sở Quốc Hội, Sài Gòn.  Đây là một Đại Hội lớn, nên ngoài phái đoàn Việt Nam, thì đã có nhiều phái đoàn của các nước đến tham dự như: Phái đoàn Thái Bình Dương Tự Do của Đức Cha Raymond De Jeager, Pháp quốc, phái đoàn văn hóa Trung Hoa Dân Quốc, Nam Hàn, Phi Luật Tân.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trước khi ngâm bài thơ của chính mình, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã nói:

“Xưa tôi làm thơ say nay tôi làm thơ tỉnh. Tại Đại Hội Lịch Sử này, tôi xin đọc một bài thơ. Tôi làm bài này để cảm tác thời cuộc nhân có cuộc Trưng Cầu Dân Ý Suy Tôn Ngô Chí Sĩ.

Và đây là nguyên văn của bài thơ của cùng tác giả bài “Lửa Từ Bi”:

“Lò phiếu trưng cầu, một hiển linh
Đốt lò hương, gửi mộng bình sinh
Từ nay trăm họ câu an lạc
Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh!
Có một ngày ta trở lại cố đô
Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ
Trên tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy
Đại định thăng Long, một bóng cờ”.

Trên đây, là bài thơ mà cũng là những dòng “tâm huyết” như “Lửa Từ Bi” của thi sĩ “lúc tỉnh, lúc say” là Vũ Hoàng Chương.

Vậy, Phật giáo hãy vì tác giả của bài thơ “Lửa Từ Bi” mà đem phổ vào những nốt nhạc, để cho dù nó không trở thành kinh nhật tụng như “Lửa Từ Bi”, thì ít ra nó cũng trở thành một bài Dạ Tụng, để cho người đời còn nhớ mãi đến thi sĩ Vũ Hoàng Chương, tác giả “lúc tỉnh, lúc say” đã viết cả hai bài thơ “bất tử”.


Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị nhiều hàm oan:

 
Hàm oan thứ nhất:

Chắc nhiều người còn nhớ cái chết của Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt, mà những kẻ bất lương kia đã cố tình gieo tiếng oán cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Một lần nữa, người viết xin trích lại những lời của tác giả Nhị Lang, ông là vị Cố vấn của Tướng Trình Minh Thế, người đã quyết định nhanh và đúng khi rút súng dí vào tướng Nguyễn Văn Vỹ đã theo lệnh của Pháp dùng bạo lực loại trừ Thủ tướng Ngô Đình Diệm, để đưa tướng cướp Bảy Viễn lên thay thế ngôi vị Thủ tướng! Ông cũng là người thân thiết của Tướng Lê Quang Vinh.

Trong cuốn sách Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 181-1983-183- 184, tác giả Nhị Lang đã viết:

 “Dưới con mắt của tôi, tướng Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt (vì mất một ngón tay khi còn ít tuổi) quả là người có chí khí anh hùng, có lòng với đất nước. Ngoài cái tính tình cởi mở riêng không kể, ông còn có một tâm hồn phóng khoáng, bất vụ lợi. Đứng trên lập trường quốc gia mà xét, Tướng Vinh là một trong những cột trụ Miền Nam giữ vững thành trì chống cộng. Tiếc rằng đời ông đã chấm dứt bằng một cái chết đau thương năm 1956. Kẻ chủ mưu không ai khác hơn là Nguyễn Ngọc Thơ, người quê quán miền Tây, nhưng lại mắc phải mối thù bất cộng đái thiên của khối Phật giáo Hòa Hảo, sau khi sắp đặt bắt cóc Tướng Lê Quang Vinh để xử tội. Nguyễn Ngọc Thơ đứng trên thế chính quyền, mà đã làm một việc mù quáng. Cá nhân Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, theo tôi biết, không hề có ý định sát hại Tướng Lê Quang Vinh, mà chỉ muốn thương lượng đón Vinh về với mình, như Trình Minh Thế vậy, để tăng cường hàng ngũ quốc gia chống cộng. Nhưng Nguyễn Ngọc Thơ vì muốn lập công nên tự ý tổ chức bắt Vinh. Sau khi bắt được rồi, lỡ nằm trên cái thế cưỡi đầu voi dữ, nên gây áp lực và đặt lời dèm pha với chính phủ để Vinh bị chém đầu.

Tôi vừa nói Nguyễn Ngọc Thơ muốn lập công với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên tự ý tổ chức bắt Vinh. Sau này, nhờ một tình cờ lịch sử, tôi biết thêm rằng Nguyễn Ngọc Thơ cố bắt và xử tội Vinh cho bằng được là do một áp lực bí mật khác, mà buổi đương thời chắc hẳn Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu đều không ngờ tới. Đó là bọn “Giải Phóng Miền Nam”. Quả thực ông cựu Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ chẳng những là một phần tử được lòng người Pháp thuở xưa, mà lại có mối liên hệ chặt chẽ với bọn Cộng Sản, ngay khi chúng chưa thành lập cái gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam”. Thơ có người cháu ruột, gọi ông ta bằng chú, nằm trong tổ chức Việt Cộng, và làm việcsát cánh với một nữcán bộ VC cao cấp tên là “Bảy Thẹo”. Mụ đàn bà nguy hiểm này mang một vết thẹo dài trên mặt, đội cái lốt đệ tử Đức Phật Thầy Tây An, được cộng sản cắt cử sang bên phần đất Cao Miên lập một căn cứ liên lạc, vừa đưa đón người của chúng qua lại trên sông Cửu Long, vừa thu thập tin tức. Nguyễn Ngọc Thơ lại giao du thân mật với Bác sĩ Lê Văn Hoạch, cựu thủ tướng Chính phủ “Nam Kỳ Tự trị” hồi 1945-1946, nổi tiếng về cái thành tích xúi dục đồng bào Miền Nam ngược đãi đồng bào miền Bắc. Bác sĩ Hoạch lại là cậu ruột của tên Việt cộng đầu sỏ Huỳnh Tấn Phát, dĩ nhiên là Thơ với Phát không xa lạ gì.

Vì Nguyễn Ngọc Thơ có mối liên hệ với cộng sản như thế, nên ngay trong thời kỳ làm Thủ tướng cho Dương Văn Minh, ông ta không hề sợ sệt, thường lui về Long Xuyên sống hàng tuần lễ mà vẫn bình yên vô sự. Thật là dễ hiểu khi Nguyễn Ngọc Thơ bắt xử tội Tướng Lê Quang Vinh là đã thi hành lệnh của bọn “Giải Phóng”, vì tướng Vinh là một chiến sĩ chống cộng có thành tích. Và cũng thật dễ hiểu tại sao nhóm thiên tả Dương Văn Minh đã không đố kỵ Nguyễn Ngọc Thơ – một cựu Phó Tổng Thống – mà còn đặt Thơ lên ghế Thủ tướng, ngay sau khi chúng hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Buổi đương thời, dư luận chưa hiểu biết, nên coi Thơ là kẻ lừa thầy phản bạn, vừa ở ngôi Phó Tổng Thống của chính quyền cũ, đã lại trở nên Thủ tướng của chính quyền mới ngay tức khắc. Thực ra, Thơ nào có phản bội ai? Mà Thơ chỉ là hạng tay sai đắc lực của cả thực dân lẫn cộng sản đó thôi.

Dư luận dường như xem thường vai trò của Nguyễn Ngọc Thơ, mà ít đề cập tới ông ta. Chứ thực ra, Nguyễn Ngọc Thơ một hạng người nguy hiểm “nhất lé, nhì lùn”, đã góp một phần không nhỏ vào sự sụp đổ của Miền Nam”.


Hàm oan thứ hai:


Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân.


Đó là cái chết của Tướng Trình Minh Thế. Xin kính mời quý độc giả hãy trở lại với tác giả Nhị Lang, vị Cố vấn bên cạnh Tướng Trình Minh Thế đã viết tiếp trong sách Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thếtrang 342 - 347:

“Tướng Thế mất lúc 7 giờ chiều mùng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbine duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải xuyên thẳng qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đâu mất. Theo lời Đại úy Tạ Thành Long báo cáo, và chính tôi cũng được Long dẫn đi khám trận, thì một vài phút  trước khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận, phía Sài Gòn đi xuống, phải vòng theo một con đường nhỏ về phía tay trái mới tới được nơi ấy). Ông đưa tay chỉ trỏ, ra lệnh cho quân nhà bắn vào một chiếc Frégate đậu bên kia cầu mà ông nghi là của Pháp giả vờ nằm đó để làm hiệu cho đối phương bắn về phía ông. Cứ theo vị trí kể trên, thì viên đạn đi xéo từ bên phải ở phía sau, trúng ngay lỗ tai, mà người bắn ra viên đạn ấy không thể cách xa hơn 10 thước, và ắt đã núp dưới chân cầu, sau lưng mục tiêu. Tướng Thế chết gục tức khắc, không kịp thốt ra một lời nào. Giữa lúc ấy, thì quân Liên Minh đang tiến qua cầu, một chiếc xe Jeep bị bắn hỏng, nằm chết giữa cầu, theo lời tường thuật của Đại úy Nguyễn Tấn Ước.

… Một lúc sau, Thủ Tướng Diệm và Cố vấn Nhu đều đòi ra thăm. Nhưng chúng tôi thành khẩn khuyên hai nhân vật quan trọng ấy là xin hãy đợi tới sáng hôm sau, chứ đừng đến giữa đêm khuya, vì thành phố Sài Gòn đang có biến, an ninh không được bảo đảm.

Thế là tờ mờ sáng hôm sau (4-5-1955) điện đường chưa tắt, Thủ tướng Diệm, Cố vấn Nhu, cùng toàn bộ nội các và Bộ Tham Mưu (do Tướng Lê Văn Tỵ hướng dẫn), đều tề tựu đông đủ trên căn gác nhỏ ở đường Trương Minh Giảng.

… Thủ tướng Ngô Đình Diệm tức thì có một cử chỉ làm anh em chúng tôi vô cùng xúc động và còn nhớ mãi tới bây giờ. Ông đầm đìa nước mắt, cúi xuống ôm ghì lấy thi hài Tướng Thế, rồi hôn ngay trên mặt người chết. Tiếp đó, ông ngất xỉu luôn. Mọi người hốt hoảng, vội vàng tìm cách cứu chữa, mãi một lát sau Ông mới hồi tỉnh, và rồi khóc. Còn Ông Nhu thì quỳ bên giường, vừa nắm tay người chết vừa kêu than “Anh Thế ơi!” với một giọng ai oán đầy nước mắt. Chúng tôi thật sự không ngờ Thủ tướng Ngô Đình Diệm lại đau khổ đến mức ấy. Ông như người mất một người ruột thịt yêu quý nhất trên đời!

Ngày mồng 6 tháng 5 được ấn định là ngày cử hành tang lễ cho Cố Trung tướng Trình Minh Thế. Đúng 9 giờ sáng hôm ấy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đích thân đọc điếu văn trước linh cửu, bấy giờ đã được chuyển ra ngoài công trường Tòa Đô Chính. Tiếng nức nở của Thủ tướng Diệm lại vang lên trong máy vi âm. Sau đó, quan tài được đặt trên một chiếc thiết giáp phủ Quốc Kỳ, lìa khỏi Sài Gòn, tiến theo con đường lên Tây Ninh. Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiễn theo linh cữu tới gần chợ Sài Gòn mới quay trở lại

… Trước hết, các thành phần không ưa Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng ông Diệm hoặc ông Nhu đã nhúng tay vào máu, trừ khử một người tuy có công với chính quyền, nhưng lại rất “nguy hiểm” cho chính quyền. Thú thật, ngay buổi đầu, lòng tôi cũng đã có nghi ngờ ấy. Nhưng rồi tôi lại tự bác bỏ ngay. Xét về lý thuyết, Cố Tổng Thống Diệm không dại gì vội vàng chặt đứt chân tay mình bằng cái chết của Trình Minh Thế, ngay giữa lúc đối phương đang triệt để lũng đoạn tình hình, khuynh đảo chính quyền. dù quả thật Trình Minh Thế có “nguy hiểm” chăng nữa, thì cũng vẫn chưa phải lúc để ra tay. Uy danh Trình Minh Thế còn đang hữu ích đối với chính quyền…

1 - Pháp hết sức căm thù Trình Minh Thế và đã công khai lên án tử hình khiếm diện hồi 1951, khi Trình Minh Thế vừa ra khu. Việc này thật dễ hiểu, vì chẳng những Trình Minh Thế lập chiến khu chống Pháp công khai, mà trước đó không bao lâu, chính Trình Minh Thế đã chủ trương vụ ám sát Tướng Chanson và Thái Lập Thành, giao cho thuộc hạ thân tín lúc bấy giờ là Đại úy Văn Thành Cao, Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tại Sa Đéc, thi hành công tác mạo hiểm này.

 2 -  Một Thiếu tá phi công của Pháp bị Trình Minh Thế bắn chết, khi viên phi công này bay thám thính trên chiến khu Bù Lu.

 3 - Hai quả bom khiêu chiến của Liên Minh tại Sài Gòn ngày mồng 9 tháng 1 năm 1952, là một cái tát đau đớn vào mặt nhà cầm quyền Pháp, báo hiệu cho Pháp biết Trình Minh Thế là một địch thủ lợi hại, cần phải trừ khử bất cứ lúc nào.

4 - Hai tên chủ đồn điền người Pháp tại Tây Ninh bị Trung tá Nguyễn Trung Thửa bắt được và hạ sát hồi cuối năm 1954. Pháp vô cùng phẫn uất, nhờ Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc phải đền bồi này nọ.

   Mai Hữu Xuân là một nhân viên tình báo nổi tiếng phục vụ cho quyền lợi của Pháp ở Việt Nam. Tên này chưa hề ra trận mạc bao giờ, mà vẫn lên tới cấp Tướng của Pháp, đủ biết hắn ta được lòng tin cậy của Pháp như thế nào. Các tin tức thu lượm được cho hay Mai Hữu Xuân đã tổ chức sai người theo dõi Trình Minh Thế từ khi Thế mới về thành, và khi biết Thế thân hành ra chỉ huy mặt trận tại cầu Tân Thuận, thì Mai Hữu Xuân sai bộ hạ phục sẵn dưới cầu, thừa lúc chiến sự đang sôi nổi hỗn loạn, bắn ngay một phát súng  Carbine từ đàng sau tới, rồi biến vào nhà dân gần đó.

Và câu kết luận của tôi là Trình Minh Thế đã bỏ mình vì thực dân Pháp, chứ chẳng ai khác. Trình Minh Thế bị ám sát bởi tay sĩ quan tôi tớ của pháp. Thủ phạm chính thi hành vụ ám sát kia chính là Tướng Mai Hữu Xuân, người mà tám năm sau đã thay mặt bọn Dương Văn Minh đã hạ sát cả hai Ông Diệm-Nhu”.

Trên đây, là những lời của tác giả Nhị Lang đã viết. Tiếc rằng, Ông đã ra đi khi chưa biết đến cuốn sách:“Soldats Perdus et Fous de Dieu – Indochine 1945-1955” Tác giả là một người Pháp tên Jean Larteguy.

  Qua cuốn sách này,  tác giả đã kể rõ về cái chết của Tướng Trình Minh Thế, là do một Đại tá tình báo tên là Savani của Pháp đã tổ chức ám sát, để trả thù cho chủ Tướng Chanson đã bị Tướng Trình Minh thế bắn chết.

Kính mời quý độc giả cùng đọc những sự tiết lộ củaĐại Tá Savani (tình báocủa Pháp) là một viên Trung Úy như sau:

“C'est moi qui ai tué Trinh Minh Thế.Non, je ne tenais pas la carabine, mais j'avais tout préparé.Il fut tué d'une seule balle en pleine tête, par l'un de mes hommes, sur le pont de Bình Đại. Le coup n'est pas parti de la vedette. Cet homme put ensuite disparaitre sans difficuté. Son nom ne vous dirait rien. Disonsqu'il portait ce jour- là les galons de lieutenant.À l'exception de la bande à Lansdale, tous me furent reconnaissants de son exécution. Y compris Diệm qui n'aurait pas duré longtemps si Thế n'avait pas disparu. Je L'ai fait exécuter, non pour faire plaisir à Diệm ou aider les Bình Xuyên, mais pour venger le général Chanson, comme je me l'étais juré”.  (Jean Lartéguy, “Soldats perdus et fous de dieu”,(pages 244-245)

Dịch:

“Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Không, tôi không đích thân cầm cây súng carbine đó,  nhưng tôi đã chuẩn bị mọi việc chu đáo. Thế bị giết bằng một viên đạn duy nhứt bắn ngay vào đầu, do một người trong nhóm thuộc hạ của tôi bắn trên cầu Bình Đại Viên đạn này không bắn từ tàu vedette. Tên thuộc hạ đó biến mất sau đó, không có gì là khó khăn. Cái tên của hắn cũng chẳng cần nói lên làm gì. Có thể nói rằng, ngày hôm đó, hắn ta mang lon Trung úy. Ngoại trừ phe nhóm của Lansdale, còn tất cả đều biết ơn tôi về vụ hành quyết Thế. Kể cả ông Diệm là ngừơi sẽ khó tồn tại lâu dài nếu Thế không biến mất. Tôi ra lệnh hành quyết Thế, không phải để làm vui lòng ông Diệm hoặc để giúp bọn Bình Xuyên,  mà chính là để trả thù cho Tướng Chanson, như tôi đã tự thề thốt với lòng”.(trang 244-245).

Tài liệu bị Jean Lartéguy ghi sai là cầu Binh Đại thực ra là cầu Tân Thuận.

Nhưng chúng ta nên hiểu là Thiếu Tá Savani cũng chỉ được phúc trình chính thức là 1 viên đạn, hung thủ không dại gì phúc trình 2 viên đạn (điều nầy khiến nó bị khiển trách, vì thông báo chính thức là Tướng Thế bị bắn sẻ và chết vì 1 viên đạn). Chính quyền cũng chỉ được thông báo là 1 viên đạn (do Tạ Thành Long).

Viên Trung Úy mà Savani nói là “người Việt chứ không phải là người Pháp”, cho nên nó dễ trà trộn vào đám đông đang hỗn lọan trong lúc cái tin sét đánh ngang mày: Tướng Thế bị tử thương!

Chúng tôi vẫn nghi cái tên Giám sátnầy là Mai Hữu Xuân, vì bọn mật thám của Pháp vô cùng hung ác và thâm mưu, chúng là đại họa của dân tộc ta từ thời Pháp thuộc. Chúng còn tác hại trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH.

Tôi nghi có 2 sĩ quan của quân đội quốc gia (chuyển từ Vệ Binh Đòan, tức lính người Việt do Pháp tuyển mộ, để có lính giúp quân đội Pháp mà đánh với Việt Minh) xin lên ngồi xe với Tướng Thế (mà Tướng Thế lầm tưởng chúng là người của Thủ Tướng Diệm phái đến). 2 tên nầy (một Trung Tá là Mai Hữu Xuân và một viên Trung Úy) còn hành động cho quân đội Pháp mặc dù đã chuyển giao cho phía Việt Nam. 

Tên đóng vai trò giám sát sẽ rình cơ hội thuận tiện nhất mà ra hiệu cho tên hung thủ ngồi ở vị trí ra tay ám tóan. Tướng Thế đang lo mặt trận không để ý gì đến hành vi của chúng, mà ông tưởng lầm là bây giờ quân đội VN và Cao Đài là “người một nhà”. Bất cứ người nào ở Miền Nam vào thời buổi đó cũng lầm tưởng như vậy.

Cho nên hung thủ ngồi rất gần Tướng Thế, ngồi ngay sau lưng ông, nó ra tay chớp nhóang, các vết thương chỉ rõ tầm bắn rất gần. Cho nên dấu ấn của các vết thương nói lên điều đó.


Hàm oan thứ ba:

Là cái chết của Ông Hồ Hán Sơn, mà nhiều người cũng đã cho là do Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vậy, kính mời quý độc giả hãy trở lại với tác giả Nhị Lang cũng trong cuốn sách: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 296:

“Ngày 15 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bất thình lình cử Tướng Văn Thành Cao cầm đầu Chiến Dịch Bình Định Miền Đông, đặt Bộ chỉ huy tại Tòa thánh Tây Ninh. Đối với Tướng Phương, là cái hậu quả tất yếu của việc Phương chống báng. Ông này vô cùng hoảng hốt lo sợ. Thừa dịp ấy, bí thư của ông là Trung úy N.N.V, một người ít học nhưng nhiều tham vọng, lại sẵn có mối thù riêng với Hồ Hán Sơn từ thưở nào, nên không cần đợi lệnh thượng cấp, N.N.V, đem ngay Hồ Hán Sơn ra giết chết, rồi ném thây xuống giếng, lấp lại. Trước khi thọ hình, Sơn còn để lại nhiều bài thơ nghĩa khí trên vách  nhà giam, mà tôi không nhớ được. Chính Văn Thành Cao đã chỉ cho tôi xem nơi Hồ Hán Sơn bị vùi dập. Cái chết oan ức này của người anh em Hồ Hán Sơn đã là lý do khiến tôi phải gấp rút bỏ nước ra đi ngày 20-2- năm ấy.

Việc Hồ Hán Sơn bị giết, tôi biết như trên, nhưng tôi cũng đành để bụng, và không nỡ trách Tướng Phương trong cơn bối rối, đã để xảy ra một tấn kịch đau thương!”.

Viết đến đây, tâm tư người viết bỗng thấy thật nhẹ nhàng, bởi vì đã viết ra được những nỗi hàm oan mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phải cam chịu từ lúc còn tại thế, cho đến khi bị lũ người man rợ giết chết.


Tạm thay lời kết:

Lịch sử đã bao lần sang trang. Mỗi một trang sử là những dòng máu lệ của tiền nhân, của bao vị anh hùng-liệt nữ đã thấm đẫm kể từ khi dựng nước; và đã cho chúng ta những bài học máu xương, là những cuộc khảo nghiệm về chất người.

Cũng từ những bài học ấy, đã cho chúng ta biết rằng: Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm vì quá đạo đức, quá từ tâm, nên đã không cho Đại tá Nguyễn Hữu Duệ tiến quân về giải cứu Tổng Thống, hay nói đúng hơn là cứu cả Miền Nam Tự Do. Chính vì thế, nên đã di họa cho đến ngày 30-4-1975; đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị rơi vào tay của cộng sản Hà Nội.

Đồng thời, chúng ta đừng quên hành động của tác giả Nhị Lang, vị cố vấn của tướng Trình Minh Thế, đã quyết định nhanh và đúng, khi đã kịp thời rút súng chỉa vào đầu của Tướng Nguyễn Văn Vỹ là tay sai của Pháp, nên đã ngăn chặn được một cuộc đảo chính. Bằng không, thì đất nước Việt Nam đã phải bị đặt dưới quyền cai trị của một tướng cướp là Bảy Viễn.

Suy gẫm lại những lời của cổ nhân đã dạy, thì quả đúng, chẳng hề sai.

Vì thế, người viết chỉ là một phụ nữ bình thường, không chữ nghĩa văn chương. Song vẫn muốn nói: Đối với những người sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai, hãy luôn luôn ghi nhớ:

Một khi đã nắm vận mệnh của đất nước, thì không bao giờ đem cái từ tâm mà đối đãi với  Giặc vì: Quyết định chậm là thua - Quyết định sai là chết!


30/10/2010
Hiệu đính ngày 29/10/2017
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
------------------------------------------




Tin Tức - Bình Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files    Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính









__._,_.___


Posted by: thao nguyen <

Ông Ngô ÐÌnh Diệm Vị Quốc Vong Thân

$
0
0
 

 
Ông Ngô ÐÌnh Diệm Vị Quốc Vong Thân


Hà Minh Thảo
Image result for Ông Ngô ÐÌnh Diệm Vị Quốc Vong Thân

Sáng mùng một Tết Quí Mão (1963), những Đại sứ thành viên Ngoại giao đoàn có nhiệm sở tại Sài gòn khi đến Dinh Tổng thống để chúc Năm Mới, đã lưu ý đến một cành đào thật lớn có đính danh thiếp ghi ‘Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ chí Minh tặng Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô đình Diệm’. Cành đào này được gởi qua trung gian Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến và được nhận về bởi Đại úy Lê Châu Lộc, tùy viên quân sự Tổng thống. Tại sao Hồ chí Minh đã tỏ thiện chí như vậy ? Phải chăng đây là điềm xấu cho Người ?

I.- CƯƠNG QUYẾT BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA.

Ngày 09.05.1961, Phó Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, khi đến Việt Nam, đã gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Bắt đầu câu chuyện, ông ca tụng ông Diệm là một Churchill của Á châu : « Đối với thế đứng của Hoa kỳ tại Á châu, Tổng thống Ngô Đình Diệm là nhân vật, là người bạn không thể thiếu được». Vì cương quyết bảo vệ Chủ quyền Quốc gia và luôn hy sinh để tranh đấu cho sự Độc lập Dân tộc, Tổng thống Ngô đình Diệm đã trả lời rằng ‘Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng, việc gửi Quân đội tác chiến Hoa kỳ đến Việt Nam, ông nhất quyết từ chối : « Nếu quý Vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với đồng bào tôi? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn ghi sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện Quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩa ». Tháng 11.1961, Đại sứ Frederick Nolting nhận được yêu cầu từ tòa Bạch ốc phải gặp Tổng thống Diệm về vấn đề quân chiến đấu Mỹ (được xem như ‘chia sẽ trách nhiệm’). Nhưng, ông Diệm trả lời : « Chắc Đại sứ cũng hiểu, những đề nghị ấy đụng chạm tới vấn đề trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, Việt Nam không muốn là một nước bị bảo hộ (Vietnam does not want to be a protectorate) ».

Cùng lúc việc bổ nhiệm Henry Cabot Lodge vào chức vụ Đại sứ tại Việt Nam, đám chủ chiến* Mỹ William A. Harriman, Roger Hilsman, George W. Ball, Getsinger và James V. Forrestal đã đồng ký một công điện mang số 243 chỉ thị cho ông Lodge thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô đình Diệm. Đây là loại công điện tối mật cần hành động lập tức (top secret and operation immediate). Đô đốc Harry Felt, Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương, cũng đã góp ý kiến vào việc soạn công điện này. Công điện đã được đánh đi khẩn cấp vào tối thứ bảy 24.08.1963 ghi rõ: ‘Chính phủ Mỹ không thể để cho Nhu nắm quyền. Chúng ta sẽ cho Diệm cơ hội để tách rời ra khỏi Nhu và bè đảng của Nhu và thay vào đó bằng những nhân vật có khả năng trong giới quân nhân và chính trị có thể tìm thấy. Tuy nhiên, sau khi dùng mọi nỗ lực mà Diệm vẫn khước từ và chống lại, chúng ta sẽ phải đối diện với một khả thể: chính ông Diệm cũng không thể nào được để tồn tại’.

* {Những phản đối từ Tổng thống Ngô đình Diệm không làm ông Kennedy hài lòng, nhưng đã làm bực bội các cố vấn của ông tại tòa Bạch ốc. Chúng biết bản tính Tổng thống là do dự, thiếu cương quyết và dễ thay đổi ý kiến. Các thất bại tại vịnh Con Heo (Cuba) năm 1962, vụ Lào 1962 và Việt Nam 1963 là những thí dụ. Do đó, khi một đề nghị hay quyết định của Tổng thống Mỹ bị Vị đồng nhiệm Việt Nam chống đối là họ tức tối vì chính họ là những kẻ đã soạn thảo những đề nghị hay quyết định đó. Những kẻ hung hãn nhất trong họ là Hillsman và Harriman, những tên thực dân không chấp nhận Tổng thống một nước nhận viện trợ của Mỹ lại dám hành động như Nguyên thủ một quốc gia có chủ quyền. Do đó, chúng đã tìm một lý do để đảo chính chống vị Tổng thống dân cử Việt Nam Cộng hòa và ‘cơ may’ đã đến : Đó là vụ Phật giáo}.

Để hoàn thành ‘vụ Phật giáo’, nhà cầm quyền Washington đã phải dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:

1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm ;

2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình ;

3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ ;

4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.

Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.

II./ KỲ THỊ PHẬT GIÁO NĂM 1963 : CÓ THẬT hay KHÔNG ?

Ngày 06.05.1963, Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống Quách Tòng Đức theo chỉ thị của Tổng thống đã gởi công điện số 5159 yêu cầu các địa phương áp dụng quy định chỉ treo cờ tôn giáo trong khuôn viên cơ sở tôn giáo. Hôm sau, trong khi Phật tử Huế và Thừa thiên sửa soạn làm lễ Phật đản thì cảnh sát đến tận nhà buộc họ hạ cờ Phật giáo. Sau đó, Phật giáo và chính quyền đã đạt được thỏa thuận cho phép treo Phật kỳ trong ngày lễ Phật đản và những xe thông tin đi loan báo là đồng bào cứ treo cờ như thường lệ. Nhưng lúc đó, bao nhiêu dồn nén trong quần chúng được khơi dậy và họ quyết định sẽ nhân cơ hội này đấu tranh chống chính quyền, đòi quyền bình đẳng tôn giáo và dễ dàng lôi cuốn được mọi Phật tử.

Ngày 08.05.1963, đến dự lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thiếu tướng Lê văn Nghiêm, Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, Đại biểu Chính phủ Hồ đắc Khương và Tỉnh trưởng Nguyễn văn Đẳng đều khăn đóng áo dài vừa với tư cách chính quyền vừa với tư cách Phật tử. Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Trí Quang, một vị sư bị các nhà phân tích CIA (Central Intelligence Agency, Cơ quan Tình báo Trung ương) mô tả là một kẻ mị dân, chống Công Giáo (năm 1966, ông xách động đồng đạo mang bàn thờ Phật xuống đường) … lên tiếng công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo, bất bình đẳng tôn giáo và có tính cách kêu gọi Phật tử tranh đấu cho Phật Pháp. Lúc 19 giờ 30, Phật tử tụ tập thật đông tại chùa Từ Đàm. Bỗng nhiên ban tổ chức loan báo thay đổi chương trình : thay gì có đốt pháo bông như đã dự định thì mời mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế. Nơi đây, ông Quản đốc Ngô Ganh đang sửa soạn để phát vào lúc 8 giờ 15 chương trình Lễ Phật Đản đã thu thanh trước và đã được kiểm duyệt theo thể lệ chung. Đám đông tập trung quanh Đài Phát thanh, nhiều Thượng tọa, Đại đức và thanh niên Phật tử xông thẳng văn phòng Quản đốc buộc ông phải thay đổi chương trình phát thanh bằng loan đi cuộn băng mà họ đã thu buổi lễ ban sáng với bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang. Ông Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phép cho truyền thanh những cuộn băng nào đã được kiểm duyệt. Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán từ cấp trên, Thiếu tá Sỹ tập họp các đơn vị thi hành lịnh tại sân Tiểu khu và giải thích cho quân nhân các cấp rõ về lệnh dùng súng Garant và lựu đạn MK3. Đây là lựu đạn thuộc loại huấn luyện có mục đích làm cho tân binh quen với tiếng nổ, cũng dùng khi tấn công địch nhưng không có tác dụng giết người và, nếu đứng gần chỗ nổ, có thể bị chói tai và bị thương nhẹ. Đại úy Lê nguyên Phu, Tiểu khu phó, nhắc chỉ ném MK3 nơi không có người như vào bãi cỏ hay gốc cây.

Nhận lịnh từ thượng cấp, các sĩ quan hiện diện đều đồng ý là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo, dù có giải tán một cách êm đẹp cũng vẫn bị mang tiếng là đàn áp. Trong lúc họ bàn thảo kế hoạch đối phó thì Đài Phát thanh đang lâm nguy trầm trọng do gạch đá bị đám đông ném, bay vun vút vào. Từ Đà nẵng, Thiếu tướng Nghiêm gọi điện thoại hỏi tình hình và ra lệnh cho ông Sỹ: ‘Việc đã gấp rồi giải tán thì giải tán ngay đi’. Ông Sỹ, sau hai đợt giải tán bằng xe phun nước và Quân cảnh cùng Cảnh sát vô hiệu, đã cho 2 trung đội lính tiến theo đội hình ngang với ba xe phóng thanh kêu gọi đồng bào giải tán, gạch đá tung cùng hàng ngàn tiếng la ó, đả đảo, hoan hô. Tỉnh trưởng Đẳng yêu cầu Thượng tọa Trí Quang : « Thầy dùng micro, Thầy nói dùm như thế này nguy hiểm quá ». Thầy ngần ngại: « Bây giờ tôi phải nói với Phật tử sao đây? ». Đám đông vẫn tiến vào Đài. Thầy Trí Quang đứng ở cửa Đài và nói : « Phật tử cứ bình tĩnh, mọi việc Thầy đang tìm cách giải quyết »… Nhưng vô hiệu.

Thiếu tá Sỹ đi trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn và tiếp theo một tiếng nổ khác. Lúc ấy lối 22 giờ 30. Một cận vệ ông la lớn ‘Nổ ! Thiếu tá coi chừng Việt cộng’. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement) ép, chứ không bởi mảnh (écletements).

Dựa vào các giảo nghiệm y tế, ngày 09.06.1963, trong một công điện đánh đi tử Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn thông báo rằng phúc trình hoàn tất của Trưởng ty Y tế xác nhận là ‘những người chết hôm 8 tháng 5 là do sự chấn động hơn là do các lựu đạn có mãnh’ (May 8 deaths resulted from concussion than fragmentation grenades).

Không tìm được thủ phạm : chính quyền nghi Việt cộng; Phật giáo buộc tội chính quyền. Hoa kỳ buộc chính phủ phải thỏa mãn 5 đòi hỏi của Phật giáo. Vì Đại sứ Nolting đang nghỉ phép, nên xử lý thường vụ William Trueheart phúc trình, ngày 11.06.1963, về Bạch ốc : 1. Không có dấu hiệu là các lãnh đạo Phật giáo bị ảnh hưởng cộng sản ; 2. Họ xử dụng báo chí ngoại quốc cho cuộc đấu tranh và một số trong họ hy vọng lật đổ chính quyền ; 3. Vẫn còn cơ may Tổng thống Diệm sẽ giải quyết thỏa đáng vấn đề Phật giáo.

Cùng ngày phúc trình được gởi đi, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (hay ‘bị thiêu’, 52 năm sau, nghi vấn vẫn còn đặt ra), một thành công tuyệt vời để báo chí và truyền hình Mỹ, rồi dư luận và, cuối cùng, chính quyền Hoa kỳ kết luận : tại Việt Nam, Phật giáo đang bị bách hại. Lúc xảy ra vụ tự thiêu, Tổng thống Ngô đình Diệm, Chủ tịch Quốc hội và ngoại giao đoàn đang hiệp dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII tại Vương cung Thánh đường do Đức Cha Phao lô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn, chủ lễ. Thánh Lễ vừa xong, Bộ trưởng Nội vụ Bùi văn Lương đến bên ông Diệm để báo tin vụ tự thiêu. Tổng thống khựng lại, mặt biến sắc thương tiếc ‘có gì mà phải làm như vậy !’. Theo giới thân cận xác nhận thái độ Tổng thống lúc đó thật bàng hoàng, đau xót… Là một Kitô hữu đạo đức, Giáo lý Công Giáo không cho phép tự hủy mình, ông thấy mình có phần trách nhiệm.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971, ông Dương văn Minh tranh cử chống Tổng thống Nguyễn văn Thiệu và vấn đề ông Diệm chết được đặt ra. Khi được phỏng vấn, ông Minh tuyên bố ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh em ông Diệm : « Thiệu, lúc đó là một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đã không đem quân vào dinh Tổng thống đúng thời điểm để ngăn chận họ trốn thoát ». Nếu 2 ông bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết. Đồng thời, một quyển sách tựa đề ‘Làm Thế nào để Giết một Tổng thống’ xuất hiện. Đọc trong đó, chúng ta có giải đáp cho những thắc mắc vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế đêm 08.05.1963 :

1./ Thủ phạm mang tên Scott. Tại phiên tòa xử Thiếu tá Đặng Sĩ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3. Giả thuyết M26 đã bị loại và MK3, dù các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ, nhưng tác dụng không thể nào đạt tới con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.

Năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn Tiểu đoàn 1/3 Sư đoàn I Bộ binh, cho biết sự thật. Năm 1965, miền Trung đang sôi động trong ngọn lửa Phật giáo đấu tranh. Nhân một cuộc trò chuyện tình cờ bắt qua chuyện Phật giáo lúc đó, ông Scott nói với Đại úy Bửu đại ý ‘Phật giáo miền Trung sẽ không thành công trong vụ này’ vì không tạo đủ yếu tố để thành công như năm 1963. Tuy có khí giới tinh thần, nhưng không được đồng minh ủng hộ : Hoa kỳ không giúp đỡ Phật giáo nữa. Vụ 1963 thì tôi biết rõ’. Đại úy Bửu hỏi : « Năm 1963, ông ở đâu? ». Scott nói: « Tôi hiểu rõ Phật giáo có thể còn hơn các anh. Tháng 05/63 tôi ở Đà nẵng và đến Huế một ngày trước khi xảy ra vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế. Chỉ người ngây thơ tin Việt cộng gây ra vụ nổ đó. Tội nghiệp cho Thiếu tá Sĩ đang ở tù vì bị kết tội đã đàn áp Phật giáo và làm chết 8 Phật tử. Người ta tin đó là tiếng nổ của Plastic Việt cộng hay lựu đạn của chính quyền Việt Nam? Đó là một chất nổ đặc biệt của CIA…

2./ Vợ chồng Bác Sĩ Wuff. Trong cơn hổn loạn sau tiếng nổ kinh hồn tại Đài Phát thanh, một viên chức Mỹ đến hiện trường để lo chụp hình quay phim nhưng bị nhân viên công lực không cho. Vợ chồng Bác sĩ Wuff, người Đức thuộc Đại học Y khoa Huế, xin vào trong Đài để săn sóc nạn nhân nhưng bị từ chối. Ông này đã nhanh tay chụp được mấy tấm hình nạn nhân và vài chiếc xe cơ giới Bảo An đang đậu trước Đài. Đêm đó, họ cắt và ghép những hình này để cho thấy xe cơ giới cán người và, trong nội sáng ngày 09.05.1963, những tấm hình ghép này được gởi về Saigon và mấy ngày sau xuất hiện trên báo chí Tây Đức, Pháp, Mỹ. Một chi tiết cần lưu ý năm 1965, ba Bác sĩ Đức ở Đại học Y khoa Huế kể cả Wuff chụp hình và ráp nối hình đêm 08.05.1963 đều bị an ninh Sư đoàn I thời Tướng Nguyễn chánh Thi làm Tư lịnh, trong một cuộc hành quân tại khu Nam Đồng khánh khám phá được tài liệu mật cho biết rằng họ đều là người Đông Đức vượt qua Tây Đức và là những điệp viên cộng sản thuộc loại quốc tế.

[Mời đọc thêm. Trong khi làm Thủ tướng, Tướng Nguyễn Khánh muốn làm hài lòng Đại sứ Mỹ Henry C. Lodge và Thích Trí Quang, nên đã dùng ‘Tòa án Cách mạng’ để tuyên án tử hình ông Ngô đình Cẩn cùng Trung úy Phan Quang Đông và cả hai bị xử bắn ngày 09.05.1964. Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Đặng Sĩ, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với khoảng cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn. Chiều hôm đó, ông Khánh đã phái Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Cha Nguyễn văn Bình, Linh mục Trần tử Nhãn, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình Thiếu tá Đặng Sĩ cho biết : ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do’.

Ngoài ra, ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An ninh Quân đội. Buổi chiều, ông được đưa đến gặp Thiếu tướng Đỗ Mậu để vị tướng này nói ‘Anh khai cho ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý của Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’.

Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian.. Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sỹ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám Mục Nguyễn văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.

Hồ sơ bị bại lộ, Tín hữu Công Giáo biểu tình, Hội đồng Quân nhân Cách Mạng bắt Tướng Mậu rời khỏi Nha An ninh Quân đội. Chiều 07.06.1964, Tướng Nguyễn Khánh đã cho Chuẩn tướng Albert Nguyễn Cao, đại diện cho Hội đồng Quân nhân Cách Mạng, đến thông báo cho gia đình Đặng Sĩ biết Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn đòi hỏi của Phật Giáo. Trong một thời gian, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do.]

Mời chúng ta trở lại cuộc khủng hoảng Phật giáo.

Cuộc thương nghị giữa Phái đoàn Liên phái (Phật giáo do Thượng tọa Thích Tâm Châu làm Trưởng đoàn) khởi đầu từ 14.06.1963 với Phái đoàn Liên bộ (Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và hai Bộ trưởng Nguyễn Ðình Thuần, Bùi Văn Lương). Ngày 16.06.1963, Bản Thông cáo chung được ký kết gồm 5 điểm để giải quyết 5 nguyện vọng do Tổng hội Phật giáo Việt Nam đề ra. Chữ ký chưa khô mực, ngay chiều cùng ngày, hơn 100 tăng ni, trong đó có Thượng tọa Thích Tâm Châu đã biểu tình trước nhà Đại sứ Mỹ để yêu cầu chính quyền Mỹ và các nước khối Tự do phải áp lực chính quyền Việt Nam thực thi đứng đắn Bản Thông cáo chung. Sau cuộc biểu tình, một số tăng ni lại kéo nhau về Chùa Xá Lợi mở đầu cuộc tuyệt thực… Mỗi lần biểu tình, tuyệt thực và, lại thêm, tự thiêu như vậy cung cấp thêm cho báo chí ngoại quốc những đề tài mới lạ và hấp dẫn.

Do đó, để tái lập trật tự, nhất là để tránh sự ‘nổi loạn’ lan tới giới sinh viên, học sinh, chính quyền Việt Nam phải ra tay bằng tấn công các chùa Xá lợi và Aán quang, những địa điểm tổ chức tuyệt thực và xuất phát các vụ xuống đường, sáng sớm ngày 21.08.1963, do Lực lượng Đặc biệt và Cảnh sát phụ trách. Các đơn vị hành quân truy lùng, bắt giữ đám Cộng sản trà trộn vào các chùa, cũng như các thành phần bất hảo phá rối trị an. CIA đã biết trước cuộc tấn công và báo cho Thượng tọa Thích Trí Quang chạy trốn vào USAID (United States for International Development, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ) và, sau đó, đến Tòa Đại sứ Mỹ để được sự bảo vệ của Henry C. Lodge cho đến ngày 04.11.1963. Đồng thời, Tổng thống cũng ban bố lịnh Thiết Quân luật trên toàn quốc và giao cho Quân đội trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự. Tại Thủ đô, quyền hành được trao cho Thiếu tướng Tôn thất Đính, Tư lịnh Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật, Tổng trấn Sài gòn Gia định.

III./ CÁC TƯỚNG ĐẢO CHÍNH VÌ TỔ QUỐC HAY VÌ THAM LAM?

Sáng ngày 01.11.1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm tiếp kiến một cách thoải mái trong văn phòng của ông với Đại sứ Lodge và Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa kỳ, Đô đốc Harry Felt. Ôâng này đến Sài Gòn như là một cuộc thanh sát thường lệ về sự trợ giúp quân sự cho Việt Nam Cộng hòa. Trong lúc đó, các tướng lãnh Việt đang âm mưu chống ông Diệm đã dàn cảnh để, nhờ sự có mặt của Felt, để giữ ông Diệm ở trong Dinh suốt buổi sáng. Dinh Tổng thống yên lặng vì các con của ông Nhu đã đi Đà lạt. Chúng đang nghỉ lễ Chư Thánh. Con trai trưởng ông Nhu đang học tại Trường Lason Taberd.

Trưa ngày 01.11.1963, nhân dịp nghỉ Lễ Các Thánh Nam Nữ, tôi đạp xe đ ịnh đi đến Ðất Thánh để viếng nơi an nghỉ của các Sư huynh Dòng Lasan. Nhưng tới ngả tư Cộng hòa và Nguyễn Trãi, các quân nhân buộc phải quay về… Sau đó, qua đài phát thanh Sài Gòn, người dân nghe các tướng tá kể lại các trọng tội mà nhà nước cùng báo chí Mỹ lẫn Hà nội cộng sản gắn cho Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm. Sau đó, từng người trong họ xứng danh mình. Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn thực dân Mỹ, họ mơ thành những tướng văn võ vẹn toàn. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ).

Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, các tướng Trần thiện Khiêm, Dương văn Minh… đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu theo lịnh ngoại bang, như vào các Đại tá Hồ tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, tên CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng và một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Toà Đại sứ Mỹ. Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…

Trái hẳn với họ, nghĩa cử cao thượng của vị Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ, Thủ lãnh Thanh niên Cộng hòa (một Tổ chức dân sự ủng hộ chế độ) có tường thuật : « Khi đảo chính 01.11.1963 khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ an các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».

Đúng, đối với ông Diệm chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của ông là cái chết dần dần của Miền Nam. Ông còn nói ‘Quân đội là để bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng thống’. Tiếp đó, ông Diệm bảo ông Vỹ liên lạc với ông Trương vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu triệu tập Quốc hội để ông ra từ chức trước Quốc Hội, hòng tránh cảnh đổ máu. Ông Vỹ gọi ông Lễ 4 lần nhưng không gặp (Ngày 01.11.1963, Lễ các Thánh là ngày nghỉ). Ngoài ra, thật vậy, khi quân đội bị chia rẽ, khi chính nghĩa bị hy sinh, khi đất nước mất người lãnh đạo anh minh, tài đức, để giao tiền đồ Tổ Quốc vào tay những con người kém tài đức, phản loạn, thì trước sau gì cũng mất về tay cộng sản miền Bắc tháng 4/1975.

{Lúc đó, ngoài Lữ đoàn xin lên tấn công hành dinh phe đảo chính, còn có một đại đội biệt kích Lực lượng Đặc biệt vừa hành quân ở Tây ninh về đến Sài gòn báo cáo lực lượng phòng vệ các tướng đảo chính yếu, nên xin phối hợp với 2 tiểu đoàn Lữ đoàn Phòng vệ Tổng thống phủ đột kích vào bắt hết các tướng đảo chính. Tổng Thống không chấp thuận.}

Khoảng 19 giờ, ông Cao xuân Vỹ, Thủ lãnh Thanh niên Cộng hòa, đưa Tổng thống và ông Ngô đình Nhu cùng 2 Đại úy Đỗ Thọ và Bằng (sỹ quan tùy viên) đến nhà ông Mã Tuyên (Bang trưởng người Hoa và Trưởng Thanh niên Cộng hòa quận 5). Tại đây, hai ông Diệm, Nhu và Đại úy Thọ tạm trú qua đêm. Từ nửa đêm cho đến sáng, chuông điện thoại reo liên tiếp. Gần sáng, Tổng thống nói cho ông Mã Tuyên biết Lữ đoàn Phòng vệ đã ngưng tiếng súng rồi. Sau đó, hai ông ngồi cầu nguyện. Sau khi cám ơn ông Mã Tuyên và gia đình, tài xế của ông đưa Tổng thống, ông Nhu và Đại úy Thọ đến nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê (còn có tên Cha Tam).

Tại đây, là những tín hữu kính sợ Đức Kitô, Thiên Chúa Chân Thật, Người đã hứa ‘Phúc cho ai xây dựng hòa bình’ thì ‘Họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’, nên hai người Công Giáo tốt Ngô đình Diệm và Ngô đình Nhu đã ‘xây dựng hòa bình’ qua việc tham gia vào chính trị xứng đáng ‘được gọi là con Thiên Chúa’. Do đó, ngày 02.11.1963, trước khi chấm dứt cuộc lữ thứ trần gian, hai ‘con Thiên Chúa’ này, sau khi gặp Linh mục (là Đức Kitô thứ hai) đã lãnh nhận những Bí tích cuối cùng và Lương thực đi đường, xứng đáng được Chết Lành hầu Linh hồn Gioan Baotixita và Giacobê được Ngôi Hai Thiên Chúa đón vào Thiên Đàng. Sau đó, Tổng thống nhờ Đại úy tùy viên Đỗ Thọ mượn điện thoại nhà xứ gọi về Tổng tham mưu thông báo là hiện Tổng thống đang ở nhà thờ Cha Tam Chợ lớn.

IV./ NHỮNG KẺ GIẾT NGƯỜI VÀ CHẠY TỘI.

Dù biết ‘Dinh Gia Long thất thủ được coi như chế độ sụp đổ’, nhưng vẫn có đôi ba Tướng còn sợ uy quyền Tổng thống (như Khiêm, Lễ, Oai chủ trương ‘nhổ cỏ phải nhổ tận gốc’) nên nghĩ xa hơn về hậu họa nếu ông Diệm còn sống. Do đó, kế hoạch giết ông được bàn cãi trong Hội đồng Tướng lãnh. Vì tham vọng quyền lợi mỗi người trong họ, nên cuộc thảo luận tạo nên hố chia rẽ bắt đầu đào lên giữa họ. Các tướng ít quyền, do mặc cảm cấp bực thua kém, đã tự động bỏ ra về. Cuộc bỏ phiếu được thực hiện bằng lựa chọn 1 trong 3 ký kiến:

1.- Tha cả 2 và cho đi ngoại quốc.

2.- Giết cả 2.

3.- Giết Nhu, tha Diệm.

Tướng Kim là người đi nhận phiếu, bỏ vào nón của ông. 9 phiếu đầu đòi giết cả hai. Dương văn Minh, cầm lá phiếu trên tay không bỏ phiếu và nói ‘Tôi xin được tha cho Tổng thống và ông Nhu’. Tướng Kim, im lặng một lúc, rồi đề nghị: « Ý kiến anh Chủ tịch là tha cả hai. Tôi đề nghị anh em là nên theo ý kiến của anh Chủ tịch ». Tất cả đều đồng ý tha. Tướng Minh giao cho tướng Khiêm phụ trách việc đón hai ông Diệm và Nhu cùng dặn đưa 2 ông về trình diện Hội đồng Tướng lãnh.

Tướng Khiêm kéo hai Đại tá Dương ngọc Lắm, Huỳnh văn Tồn, và Đại úy Dương hiếu Nghĩa (đều là đảng viên Đại Việt) về phòng riêng để cho biết ý kiến của Mỹ (qua CIA Conein) là phải giết ông Diệm. Sau đó, Lắm và Tồn ra trước để điều động lực lượng. Nghĩa ở lại để Khiêm bàn chi tiết hơn. Khi rời phòng Khiêm, Nghĩa gặp Đại úy Phan hoà Hiệp. Ông này hỏi Nghĩa :

- Có chuyện gì mà hồi nãy anh Lắm nói với tao ‘Ê, các cậu được lịnh vô Chợ lớn đón Tổng thống. Hễ thấy gì thì cũng yên lặng, chớ có lộn xộn coi chừng bay cái đầu đó nghen !’ Nghĩa nói nhỏ ‘Anh Tư Mắt Kiếng (tướng Khiêm) có lịnh giết ông Diệm rồi’.

Lúc 7 giờ ngày 02.11.1963, một đoàn quân xa gồm 3 chiếc Jeep, 2 thiết vận xa M113, 2 quân xa GMC chở đầy lính vũ trang cùng các quân nhân : Tướng Mai hữu Xuân, hai Đại tá Dương ngọc Lắm và Nguyễn văn Quan, bốn Đại úy Nguyễn văn Nhung, Dương hiếu Nghĩa và Phan hòa Hiệp đến nhà thờ Cha Tam để đón hai anh em Tổng thống. Đại tá Lắm chào và nói ‘ Thừa lệnh Trung tướng Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn’… Đại úy Nhung sai hai lính chạy đến đẩy hai ông lên xe M113 và kéo cửa lên. Tùy viên Đỗ Thọ và Linh mục đi theo hai ông. Sĩ quan tùy viên vừa đưa chiếc cập da cho Tổng thống và Nhung chớp lấy ngay. Sau đó, Nhung đuổi Đại úy Thọ và cha Jean trở lên nhà thờ. Đoàn xe lăn bánh.

Thượng sĩ trưởng xe M113 hỏi nhỏ anh Hạ sĩ xạ thủ đại liên ‘Này mày, sao không để 2 ông ấy đi xe jeep cho tiện, đút vào đây làm chi cho cực ?’. Vị hạ sĩ ghé vào tai tao nói giọng lạnh như tiền ‘Ông ngu bỏ mẹ đi. Nếu người ta muốn ‘đón’ thì đi bằng xe jeep. Còn muốn ‘giết’ thì còn gì kín đáo hơn là hầm chiếc xe này’. Nghe xong, vị Thượng sĩ bất giác lạnh từ xương sống lên tới đầu. ‘Giết ? Sao lại giết? Có gì mà đến nỗi phải giết ? Đối phương đã đầu hàng, đã xin chịu thua, nhất là đã chỉ chỗ cho mình đến mà đưa người ta đi. Vậy thì cách chức, đuổi cổ người ra khỏi nước đã là nhục lắm rồi, cớ chi mà phải giết ?’.

Chiếc M113 rầm rộ rời nhà thờ cha Tam, chạy đến đường Đồng Khánh và tới đường Nguyễn Trãi thì đoàn xe đâu mất, chỉ còn một xe jeep chạy đầu, với ngồi đứng 5, 6 người, súng ống chỉa lên trời, lựu đạn đeo lủng lẳng xem thật hùng dũng. Hết đường Nguyễn Trãi, bước vào đường Võ Tánh và ngừng lại trước trụ sở Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia, nhưng không một bóng dáng cảnh sát, chỉ toàn binh sĩ Sư đoàn 5, thuộc quyền chỉ huy của Đại tá Nguyễn văn Thiệu, súng lăm lăm cầm tay canh gác rất cẩn mật. Từ trong một xe jeep khác chạy ra, trên xe có một Đại tá. Ông chỉ tay lên chiếc M113 và ra lệnh:

- Xuống! xuống hết! Tất cả ở ngoài đứng chờ lệnh, chỉ có chiếc xe này được chạy vào với một tài xế và… anh kia.

Theo tay chỉ thì anh kia là anh chàng hạ sĩ xạ thủ đại liên. 8 người trên xe M113 nhảy xuống, đồng số phận với những người trên xe jeep ở bên ngoài... ngắm cảnh. Tưởng đến đây là hết: giết hay giam hai ông ở đây. 20 phút sau, chiếc M113 lại lù lù chạy ra, tới cửa nó chạy chậm lại để lính đu lên, rồi xe rú lên vọt chạy ngược lại đường Võ Tánh rồi quẹo phải, đến đường Cộng Hòa. Mắt chàng hạ sĩ dại đi, mặt tái mét, mười ngón tay như muốn co rúm lại khi vị Thượng sĩ thì thầm bên tai :

- Ông Diệm, ông Nhu đâu ?

- Ở dưới.

- Sao rồi ?

- Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện.

- Còn ông Diệm ?

- Ông bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào thùng xe.

- Chết hay sống ?

- Không biết.

- Người ta là ai ?

- Không biết.

Chiếc M113 cùng xe jeep chạy qua đường Pétrus Ký thì tới ngã rẽ Hồng Thập Tự, bên kia là Lý Thái Tổ, đường Hùng Vương, bên trái là Nguyễn Hoàng, thì gặp lại đoàn xe Đại tá Lắm, các Đại úy Nhung, Hiệp, Nghĩa. Như vậy, đội hình mau chóng được xếp lại. Qua ngả tư Cao Thắng, Hồng Thập Tự, khoảng bên hông bệnh viện Từ Dũ thì tạm ngừng vì bên kia chạy ngược chiều là đoàn xe nhiều chiếc của tướng Mai hữu Xuân. Lúc đó có một số đồng bào thấy lạ nên đổ xô đến. Xuân xuống xe đứng bên này đường, nhìn về xe Đại úy Nhung, ra tay trái 3 lần đưa lên 2 ngón tay, rồi đưa tay phải qua khỏi đầu, ngón tay trỏ được duỗi ra co vào đến 4 lần (giống như bóp cò súng). Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào. Đoàn xe Xuân chạy đi thì 3 chiếc xe bên này cũng lăn bánh. Mới chạy được một quảng ngắn thì phải ngừng vì xe lửa sắp chạy qua.

Trong giây phút chờ đợi, đột nhiên Đại úy Nhung từ trên xe jeep bên hông xe M113 nhảy sang xe này và hét : -Xuống ! Xuống !

Bảo xuống thì tất cả nhảy xuống. Tiếp theo, mọi người bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ. Âm thanh không chát chúa, vì chỉ nổ trong lòng chiếc thiết vận xa M113. Biết chuyện gì đã xảy ra, vị Thượng sĩ ngước mặt lên trời cao xanh thăm thẳm, cắn chặt môi cố ngăn những giọt nước mắt không chảy ra để thấy tâm hồn như bị chẻ đôi, để thấy cõi lòng như đang trải qua cơn giông bão tang thương thê thảm nhất cuộc đời.

Về đến bộ Tổng tham mưu, thi hài hai ông Tổng thống Ngô đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu được đưa vào bệnh xá Bộ Tổng tham mưu để khám nghiệm. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, Giám đốc bệnh xá và cũng là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì hai ông Diệm, Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bị bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Trước đó, phản tướng Dương Văn Minh có đến bên xác ông Diệm để mở nút quần xem có ‘chim’ hay không.

Lối 10 giờ ngày 02.11.1963, Đài phát thanh Sài gòn loan tin vắn tắt ‘Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ lớn, và đã tự tử!’ Dư luận không tin là nhị Vị tự sát vì ai cũng biết: Tổng Thống Diệm và bào đệ là những người ngoan đạo, mà đạo Thiên Chúa cấm tự sát.

Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Đài loan Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu ». Đồng thời, cái chết của anh em Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh của Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Hoa kỳ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hưu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa kỳ ».

Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Do đó, chính quyền tay sai sẽ không thể vững bền. Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 sẽ không phải là cuộc đảo chính cuối cùng.

Lúc 20 giờ ngày 08.11.1963, Linh mục Claude Larre, Đại diện Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn (Đức Khâm sứ đang họp Công đồng chung Vatican 2), cử hành Thánh lễ An táng cho Tổng thống Gioan Baotixita Ngô đình Diệm và ông Giacôbê Ngô đình Nhu.

Năm 1991, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ xuất bản ‘Foreign Relations of the Unitied States’ Tập IV, 1961 – 1963, về việc tổ chức đảo chánh này. Năm 1995, ‘In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam’, hồi ký của Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara được xuất bản. Năm 1998, Thư viện John F. Kennedy công bố bộ băng thu tại tòa Bạch ốc dài 37 giờ, ghi lại những phát biểu của Tổng thống Kennedy về cuộc đảo chánh. Ba tài liệu đã cho thấy sự thật lịch sử.

Ông McNamara viết sự kiện tại Tòa Bạch ốc như sau khi nghe tin ông Diệm đã bị giết : « Lúc 9 giờ 30 ngày 02.11.1963, chúng tôi gặp Tổng thống để tiếp tục cuộc họp chiều qua, thảo luận về các biến cố. Lúc bắt đầu, chưa ai rõ số phận ông Diệm và ông Nhu ra sao. Sau đó, Mike Forrestal từ Phòng Tình hình tông cửa chạy vào. Trạm CIA tại Saigon báo cáo rằng họ được các nhân vật đối tác của Saigon cho biết hai anh em ông đã tự vẫn ‘trên đường đến Bộ Tổng Tham mưu... Nhận được tin này, mặt ông Kennedy tái xanh. Tôi chưa bao giờ thấy ông xúc động mạnh đến như thế. Cái chết của hai người ‘đã làm cho ông buồn bực về cả phương diện luân lý lẫn tôn giáo... làm lung lay lòng tin tưởng... về những gì ông đã khuyến cáo liên quan đến Nam Việt Nam». Đọc xong bản tin, ông Kennedy nghĩ đến ảnh hưởng của cái chết của hai người có tác dụng xấu ngay trong nước và ở hải ngoại... Rằng sau hai mươi năm phục vụ quê hương Việt nam, sinh mạng ông Diệm không thể kết thúc như vậy. Ðó cũng giống như lời Mao Trạch Đông đã nói với Edgar Snow khi đến phỏng vấn năm 1965 rằng Hoa kỳ không chịu nghe lời ông Diệm. Mao cho biết ông và Hồ Chí Minh đều nghĩ rằng ông Ngô Đình Diệm là người có tài. Rốt cuộc, ông hỏi rằng sau khi giết ông Diệm thì chuyện giữa Thiên đàng và Địa ngục có bình yên không? Những ám chỉ trong lời nói của Mao về các biến cố tại Việt Nam chỉ được biết sau khi cả Trung cộng lẫn Việt cộng mở văn khố của họ, nhưng quan trọng hơn, câu nói đó đang tạo rất nhiều vấn đề. Sự xúc động lớn nhất là Hoa kỳ phải đối phó với một khoảng trống chính trị hoàn toàn ở Nam Việt Nam và không có căn bản nào để xúc tiến về bất cứ tiến trình nào phù hợp với các mục tiêu của Hoa kỳ.’ Chiều hôm 02.11.1963, ông Kennedy và vợ con dùng trực thăng bay về ngôi nhà mới ở Rattlesnake Mountain. Khi dùng cơm, bà Mary Gimbel, một người bạn, đã nói với ông về ông Diệm và ông Nhu: - Họ đúng là những nhà độc tài.

Ông Kennedy trả lời: - Không, họ ở trong một tình trạng khó khăn. Họ đã làm cái tốt đẹp nhất mà họ có thể làm cho quê hương họ. (Richard Reeves, President Kennedy, Profile of Power, Touchstone, New York 1994, tr. 651).

Ngày 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas (Texas).

Sau khi ông Diệm và Cố vấn Nhu bị sát hại, Tổng thống Kennedy nói: «Tôi cảm thấy tôi phải chịu phần trách nhiệm lớn đối với vụ việc, bắt đầu với công điện hồi đầu tháng Tám trong đó chúng tôi gợi ý đảo chính. Theo tôi, công điện đó đã được viết ẩu và lẽ ra không nên gửi nó đi vào thứ Bảy.

« Đáng ra tôi không nên đồng ý mà không có hội nghị bàn tròn để nghe ý kiến của ông McNamara và Tướng Maxwell Taylor ». Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy Tổng thống Kennedy đồng ý phải lật đổ người đồng nhiệm ở Sài Gòn, ông Ngô Đình Diệm, hồi năm 1963.

Hà Minh Thảo


__._,_. 
From:"'San Le D.'


KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG 
MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG 
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN


CÓ QÚY V NÀO CÓ TM HÌNH TT NGÔ ĐÌNH DIM TIP CÁC TU SĨ CÔNG GIÁO NHƯ NHNG TM HÌNH TT NGÔ ĐÌNH DIM ĐÃ TIP TU SĨ PHT GIÁO ĐÔNG ĐO VÀ LONG TRNG NHƯ NHNG TM HÌNH NÀY KHÔNG ?

  LDS

----- Forwarded Message -----
From :  Thanh Giang

                 Không Ai Yêu Thương HT  THÍCH QUẢNG ĐỨC Hơn TT  DIỆM   !
  Tiếc quá ! Không biết một trăm năm nữa , các Tu Sĩ PG có còn kiếm ra một ân nhân cao quý nào hơn không ?



Inline image

  PHT GIÁO VIT NAM NHƠN NGÔ TNG THNG



                           TT Diệm LuÔn Kính Trọng Và Yêu Thương Các Tu Sĩ PG
 

Inline image  

                                        HT   TQĐ
      
     TT Diệm vui vẻ tiếp phái đoàn HT Thích Quảng Đức - Quốc khánh 26-10-1961

- Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare" bà  Maguerite Higgins  cho biết:
"  1275 ngôi chùa được xây cất,  1295 ngôi chùa được trùng tu dưới trào TT Ngô Đình Diệm".

- Theo cụ Đoàn Thêm và cụ  Mai Thọ Truyền thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có   2203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành   4766  ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phep quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.

- Về các sở văn hóa, trước khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT  Ngô Đình Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.

TT Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có  160 trường trung tiểu học trong cả nước.  Đa số trường này được xây cất  trước ngày  1.11.1963 -  trong thời TT  Ngô Đình Diệm .


   TT Dim Luôn  Kính Trng Và Yêu Thương Các Tu Sĩ PG -
       PHT GIÁO VIT NAM   NHƠN  NGÔ TNG THNG


photo




Suy Tôn Tổng Thống Ngô-đình-Diệm



Ai bao năm tng lê gót nơi quê người ... 
Toàn dân Vit Nam nhơn Ngô Tng Thng



From: VNBCA CongDong <vacnorcal@yahoo.com>
To:
Sent: Wednesday, October 11, 2017, 9:44:09 AM PDT
Subject: THƯ MI THAM D LTƯỞNG NIM CTT NGÔĐÌNH DIM LN TH54

Kính nhphbiến


     THƯ MỜI THAM DỰ LỄ  TƯỞNG NIỆM CỐ  TT  NGÔ ĐÌNH DIỆM  LẦN THỨ 54




From:'hungthe' via DiendanTuoiHac <xomnhala_yamaha@googlegroups.com>
To: DienDanDapLoiSongNui <daploisongnui@yahoogroups.com>; DiendanNuoc_Viet <nuoc_viet@yahoogroups.com>;





                                         

                                             Inline image




        TƯỞNG NIỆM CỐ  TT  NGÔ ĐÌNH DIỆM  LẦN THỨ 54


























__._,_.___

Posted by: thao nguyen___

Posted by: Truc Chi 

BÍ MẬT TRUYỀN KỲ

$
0
0
 
BÍ MẬT TRUYỀN KỲ
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Chuyện truyền kỳ xưa nay trong nhân gian không hiếm. Nhưng chuyện "ai giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm" theo ngày tháng năm lại trở nên chuyện truyền kỳ qua cái chết của cố Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy.
Hôm nay là ngày giỗ thứ 54 của vị Tổng Thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hoà thì thế giới nói chung hay nước Mỹ nói riêng đang xôn xao trước việc TT Đương Kim Hoa Kỳ Donald Trump lại cho giải mật hồ sơ AI GIẾT TT JOHN F. KENNEDY.

Tổng Thống John F. Kennedy là vị Tổng Thống đời thứ 35 trong lịch sử Hoa Kỳ . Ngay 26 tháng 10 năm 2017 , cục Lưu Trữ Liên Bang Hoa Kỳ cho bạch hóa  2.800 trang tài liệu và các hồ sơ  liên quan đến vụ ám sát Tổng thống John Fitzgerald Kennedy vào ngày Thứ Sáu 22/11/1963 tại Dallas Texas. ( Cũng cần nhắc lại là ngày 26/10 cũng là NGÀY QUỐC KHÁNH CUẢ ĐỆ NHẤT VNCH )

Một số tài liệu còn lại đã chưa được bạch hoá vì theo TT Trump có liên quan đến an ninh Quốc Gia vì thế TT Donald Trump đã quyết định tạm thời chưa công bố trong vòng 180 ngày.

Tổng Thống John F. Kennedy không xa lạ gì với con dân VNCH. Ngày 2 tháng 11 năm 1963 Vị Tổng Thống đầu tiên của VNCH cùng bào đệ là Ông Cố Vân Ngô Đình Nhu đã bị một đám tướng ăn tiền của Hoa Kỳ đã nhẫn tâm ám sát hai anh em TT Ngô Đình Diệm , trong khi đất nước chưa được hồi sinh sau khi bị Pháp Đô Hộ
Một số tin tức đã cho biết TT Kennedy đã giết Hai anh em TT Ngô Đình Diệm vì đã dám cản cuộc tiến quân của Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam mà Mỹ không chịu ký Hiệp Ước Song Phương

Truyền kỳ thay! sau 20 ngày hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát thì TT John F. Kennedy đã bị ám sát khi ông đang ngồi trên xe mui trần với  Đệ I Phu Nhân Jacqueline Kennedy đi đến một rạp hát tại Dallas, Texas để đọc bài diễn văn.

Tổng Thống Kennedy đã bị bắn 2 phát súng. Nhưng sau khi giảo nghiệm tử thi thì được biết phát súng thứ nhất bắn từ truớc ra sau chỉ  xuyên cổ từ phía trước trổ ra sau gáy. Phát súng thứ nhì đã bắn từ sau đầu làm vỡ tung bộ óc và TT Kennedy đã chết vì phát súng thứ hai bắn từ đàng sau bắn tới? Và AI ĐÃ BẮN PHÁT SÚNG NÀY?
Cho đến hôm nay trên 54 năm qua viên đạn thứ hai bắn từ đàng sau đã kết liễu mạng sống của TT Kennedy vẫn còn nằm trong bí mật
Trong bài viết Why the Communists Killed Kennedy của Ký Giả  Cliff Kincaid đã được phổ biến trên Internet vào ngày 22 tháng 11 năm 2003đã cho rắng chính Cộng Sản Quốc Tế đã giết vị Tổng Thống Hoa Kỳ đời thứ 35.

Ông đã mỉa mai rằng tại sao Truyền Thông Hoa Kỳ lại ưu ái với Fidel Castro hơn là tình yêu của họ đối Tổng thống John F. Kennedy  Nếu không, thì tại sao vai trò công sản trong vụ ám sát TT Kennedy lại không được ghi nhận một cách nổi bật trong suốt thời gian kỷ niệm 50 năm vụ ám sát TT John F. Kennedy?.
Tên thủ phạm giết chết TT Kennedy là Assassin Lee Harvey Oswald . Hắn là thành viên cộng sản của Castro Fair Play For Cuba.

Trong cuốn sách " My Life Without God" của tác giả William J. Murray đã cho hay rằng mẹ của ông là bà  Madalyn Murray O'Hair, theo chủ nghĩa  cộng sản có bổn phận báo cáo về văn phòng của Ủy ban Fair Play For Cuba và huỷ bỏ tất cả hồ sơ của Lee Harvey Oswald dính líu đến tổ chức này
Sau khi Lee Harvey Oswald bị bắt, hắn đã tìm đến luật sư John Abt của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ để yêu cầu luật sư Abt biện hộ cho mình. "
Nhưng trước khi ông Abt có thể chấp nhận hoặc từ chối cái case của Lee Harvey Oswald thì hắn đã bị Jack Ruby bắn chết.

Một khi tên hung thủ bắn chết một vị TT Hoa Kỳ và sau đó bị kẽ khác bắn chết tức là vụ ám sát đã có âm mưu. Vỉ lẽ đó, khi hung thủ bị sa lưới tức là sợ âm mưu bị bại lộ do đó phải diệt khẩu hung thủ để bảo vệ bí mật
Nhưng tin tức về Jack Ruby hung thủ bắn chết Lee Harvey Oswald đã được luật sư biện hộ Melvin Belli cho rằng Jack Ruby bị bệnh tâm thần cho nên trong lúc động kinh đã bắn Lee Harvey Oswald theo ý thức sau đó Jack Ruby được đưa vào bịnh viện tâm thần Năm 1966 và năm 1967 Jack Ruby qua đời vì bịnh viêm phổi. Thế là vụ án Ai Giết TT Kennedy đi vào sự bí mật không còn có cơ hội giải đáp.

Tuy nhiên theo diện thì có một số người đã ca ngợi Jack Ruby là một anh hùng giết chết tên sát thủ đã giết TT Kennedy. Nhưng điễm thì đã có những giãi thích khác cho rằng Jack Ruby đã giết Oswald để ngăn Oswald  không được tiết lộ một âm mưu lớn hơn.
Trong khi đó, theo lời của cựu nhân viên FBI Herman Bly đã viết trong cuốn sách của ông nhan đề  "Communism, the Cold War, and the FBI Connection" cho rằng Oswald đã từng liên lạc với nhân viên mật vụ KGB, Bộ Tư Pháp KGB Thirteen để đãm trách những vụ ám sát . Ông Bly đã từng đến Đại sứ quán Hoa Kỳ năm 1965, làm việc với CIA trong nhiệm vụ xem xét các hồ sơ cá nhân của các nhân viên Nga sô ở thành phố Mexico. Theo ký giả  Cliff Kincaid trong bài viết  Why the Communists Killed Kennedy cũng đã cho rằng Oswald là thành viên Cộng Sản hổ trợ Fidel Castro và đã từng ở trong Sứ quán Nga tại Thành phố Mexico.

Theo Dave Perry một nhà nghiên cứu tài tử đã nói với CNN là ông ta biết Oswald đã từng ở trong sứ quán Nga đã từng nói chuyện với ai trong sứ quán. Nhưng Perry bảo đãm với CNN là Liên Xô không tham gia trong vụ ám sát TT Kennedy
Sau đó, báo cáo chính thức năm 1964 của Ủy ban Warren, do Tổng thống Lyndon Johnson thành lập (1908-1973) vào cuối tháng 11 năm 1963, kết luận rằng cả Oswald hay Ruby là thành phần của một âm mưu to lớn để ám sát Kennedy.
Trong khi đó Liên Xô lái dư luận đi về hướng khác bằng cách xuất bản cuốn sách có tên là “Oswald, Assassin or Fall Guy” đã che dấu mọi liên quan giữa Oswald với Liên xô đồng thời đổ lỗi cho "cánh Hữu"đã ám sát TT Kennedy.

Tuy nhiên trước sự an ninh của quốc gia trong thời điễm hiện tại , Tổng thống Lyndon Johnson đã nhĩ đến một khả năng có thể xảy ra một cuộc chiến tranh bom nguyên tử ngay sau khi đã xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa của sự liên kết giữa Liên Xô với Cu Ba vào tháng 10 năm 1962. Vì thế TT Johnson và cả FBI cùng CIA đã cho chìm xuồng thủ phạm của âm mưu to lớn đã ám sát TT John F. Kennedy
Vào khoản thời gian tháng 10 năm 1962 đó, khi  một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ bí mật chụp ảnh các tên lửa hạt nhân do Liên Bang Xô Viết xây dựng trên đảo Cuba.

 Tổng thống Kennedy không muốn Liên Xô và Cuba biết rằng ông đã khám phá ra tên lửa, vì thế,  TT Kennedy đã quyết định đặt một cuộc phong tỏa hải quân, hoặc một chiếc tàu chiến, xung quanh Cuba. Mục đích của TT Kennedy là nhằm ngăn cản Liên Xô đưa thêm nguồn cung cấp quân sự vào Cuba.

Không ai chắc chắn rằng lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev sẽ đáp ứng như thế nào cho việc phong tỏa hải quân và các yêu cầu khác của Hoa Kỳ. Nhưng các nhà lãnh đạo của cả hai siêu cường đã liên tưởng đến viễn ảnh có  khả năng tàn phá của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Vì thế cả hai đã đồng ý với một thỏa thuận trong đó Liên Xô sẽ tháo gở tất cả các vũ khí ở Cuba  để đổi lấy một cam kết từ Hoa Kỳ là không xâm chiếm Cuba. Trong khi đó Hoa Kỳ thoả thuận sẽ tháo gở tất cả các tên lửa hạt nhân ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Bí mật Ai giết TT Kennedy vẫn còn nằm trong nghi vấn cho đến hôm nay đã được TT Trump cho bạch hoá. NHƯNG cũng lại phải đợi đến 180 ngày tới việc giả mật mới hoàn toàn bạch hoá ví lý do AN NINH QUỐC GIA

Trong khi đó trong ngày giỗ hôm nay mồng 2 tháng 11 của cố TT Ngô Đình Diệm lại cũng có câu hỏi thắc mắc: AI GIẾT TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM ?
Một điều chắc chắn TT Ngô Đình Diệm đã bi các sát thủ ăn tiền của Mỹ sát hại theo lệnh của Mỹ khi Mỹ đề nghị việc đưa quân Mỹ vào Nam Việt Nam nhưng Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm đã khẳng khái đòi phải có một hiệp ước song phương như khi Mỹ đã có với Nam Hàn.

Nhưng có thể vì bản tính thích làm cha thiên hạ nên Mỹ đã đem lòng bất mãn với TT Ngô Đình Diệm. Với bản chất của con người có dòng máu thuận ta thì sống mà chống ta thì chết nên Mỹ đã dùng lý do bất ổn ở miền Nam do Sư VC Trí Quang đội lốt nhà sư khuynh loát Phật Giáo trong biến cố Phật Giáo thập niên 60 hợp với tay sai của VC trong quân Đội VNCH đã thãm sát TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Cố Vấn Ngô Đình Nhu vào lúc 10 giờ sáng ngày 02 tháng 11 năm 1963
Hôm nay trong không khí tưởng niệm anh linh của TT Ngô Đình Diệm, xin phép qúi vị cho chúng tôi một phút im lặng để tưởng nhớ đến khí phách của một kẽ sĩ VNCH và của một vị nguyên thủ Quốc Gia TT Ngô Đình Diệm dù đã chết rồi, đã chôn cất 54 năm rồi mà vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt.
Tôn Nữ Hoàng Hoa
02/11/2017
__._,_.___

Posted by: TonNuHoangHoa 

Ai Đã Ra Lệnh Giết Chết Anh Em Ông Diệm Và Nhu?

$
0
0

----- Forwarded Message -----
From:'Patrick Willay' 
To
Sent: Sunday, August 20, 2017, 3:40:28 AM PDT
Subject: LM NGUYEN VAN TUNG: Ai Đã Ra Lệnh Giết Chết Anh Em Ông Diệm Và Nhu?


 
Như vậy, kết luận của kẻ soạn bài này: Chính Henry Cabot Lodge (con), đại sứ Mỹ tại Việt Nam và một gián điệp CIA, Lucien Conein, là hai nhân vật đáng bị nghi ngờ nhất trong cuộc ám sát vị Tổng Thống, đã được người dân miền Nam bầu lên theo thể chế dân chủ, là Ngô Đình Diệm và người em của ông là Cố Vấn Ngô Đình Nhu.





 
Ai Đã Ra Lệnh Giết Chết Anh Em Ông Diệm Và Nhu?


LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng


Ngô Đình Diệm (Phải) và Ngô Đình Nhu - Ảnh: TL
Đã gần 55 năm nhưng câu hỏi trên vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. Tất cả các tướng lãnh, các đại tá đã tham gia cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền dân cử Ngô Đình Diệm; các quan chức Mỹ từ cấp nhỏ đến cả tổng thống Kennedy của họ, không ai đủ can đảm nhận lãnh trách nhiệm đã ra lệnh giết chết hai anh em nhà Ngô. Xin mời quí độc giả cùng phân tích chuỗi sự kiện đã xảy ra trước, đang khi và sau cuộc đảo chánh, để tự tìm cho mình một kết luận rằng ai là kẻ đáng nghi ngờ nhất trong cuộc đổ máu này.


Đầu tháng 11 năm 1963, tổng thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hòa đã bị lật đổ trong cuộc đảo chánh do một số tướng lãnh, những người tự xưng là bất đồng chính kiến với ông trong việc giải quyết “vấn đề Phật giáo” (mà nhiều người nghi ngờ là đã có bàn tay của Mỹ ở đàng sau) và việc điều khiển guồng máy chiến tranh chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản từ miền Bắc. Chính phủ Kennedy đã biết trước về cuộc đảo chính (1), nhưng mật điện số 243 từ bộ Ngoại Giao Mỹ gửi cho đại sứ Mỹ ở Saigon, Henry Cabot Lodge, Jr. (con), đã nói rõ rằng chính sách của Mỹ là không ngăn chặn cuộc đảo chánh đó (2). Lucien Conein, một gián điệp của CIA, liên lạc viên giữa sứ quán Mỹ và phe phản loạn, đã nói với các tướng lãnh rằng chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp vào cuộc đảo chánh. Nhưng Conein lại cung cấp một số tiền cho nhóm lãnh đạo cuộc đảo chánh (3).

Những người trực tiếp tham gia vào cuộc nổi loạn đáng ghi nhận là các tướng: Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Nguyễn Khánh, Đỗ Cao Trí. Các đại tá: Đỗ Mậu, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu. Các trung tá: Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Ngọc Thảo và thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa cùng đại úy Nguyễn Văn Nhung là hai kẻ được coi là đã giết chết anh em ông Diệm và Nhu.

NHỮNG DIỄN BIẾN

Trong một cuộc tiếp kiến với ông Diệm, Đại sứ Frederick Nolting đề nghị để cho Hoa Kỳ chia sẻ những quyết định về Chính trị, Quân sự và Kinh tế, Tổng thống Diệm trả lời rằng "chúng tôi không muốn trở thành một xứ bảo hộ của Hoa Kỳ." (4)

Có nguồn cho rằng từ năm 1961, Hoa Kỳ muốn thành lập căn cứ Không quân và Hải quân tại vịnh Cam Ranh, nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm không chấp thuận. (5)

Tác giả Chính Đạo cho rằng từ tháng 8 năm 1962, Joseph A. Mendenhall, Cố vấn chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã đề nghị loại bỏ Tổng thống Diệm, vợ chồng ông Ngô Đình Nhu và những người trong gia đình ông Diệm, bằng một số nhân vật khác, vì Tổng thống Ngô Đình Diệm không chịu thay chủ trương chính sách như người Mỹ muốn. (6)

Có tin rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm đã bí mật liên lạc để tìm cách thỏa hiệp với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng Sản Bắc Việt). Cụ thể là tháng 2 năm 1963, ông Ngô Đình Nhu mượn cớ đi săn cọp, đã bí mật gặp tại Bình Tuy một cán bộ cộng sản cao cấp là Phạm Hùng và có thể cả tướng Trần Độ. Chính phủ Hoa Kỳ khá bận tâm với nguồn tin này. (7)

Tổng thống Kennedy lo ngại tình hình Việt Nam ảnh hưởng xấu đến cuộc tái tranh cử của ông vào năm 1964. Do đó Kennedy muốn tìm một giải pháp mới, nhằm thay đổi tình hình tại Việt Nam theo chiều hướng có lợi cuộc tái tranh cử của mình. Trong cuộc họp báo ngày 22 tháng 5 về Việt Nam, Tổng thống Kennedy đã có những lời lẽ chỉ trích Chính phủ của ông Diệm, và một câu nói của ông như một lời giận dỗi: Mỹ sẽ rút hết quân đội và chấm dứt viện trợ cho Việt Nam bất cứ lúc nào chính phủ Việt Nam yêu cầu. Trả lời báo chí, ông ngụ ý là "Việt Nam muốn chiến thắng Cộng sản, cần phải có những thay đổi chính trị sâu rộng, từ căn bản." (8)

Ngày 27 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Kennedy công bố quyết định thay đổi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đây là một dấu hiệu thay đổi Chính sách của người Mỹ. (9). Ngày 22 tháng 8 năm 1963, tân Đại sứ Henry Cabot Lodge, (con), đến Sài Gòn.

Ngày 24 tháng 8 năm 1963, Lodge, người vừa sang Sài Gòn làm đại sứ, đã nhận được chỉ thị từ Washington yêu cầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm cách chức Cố Vấn Ngô Đình Nhu và cảnh báo Tổng Thống Diệm rằng, nếu ông ấy từ chối, Hoa Kỳ sẽ phải "đối diện với khả năng chính bản thân ông Diệm không thể được bảo toàn." (10).

Cũng trong ngày 24/8, Thứ trưởng Ngoại giao George Ball, xử lý thường vụ Ngoại Trưởng, cùng Harriman (Thứ Trưởng Ngoại giao), Hilsman (Phụ Tá Ngoại trưởng), Forrestal (Phụ Tá Tổng Thống) đồng soạn và ký tên mật điện 243 gởi cho tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn (sau khi được Tổng thống Kennedy và Ngoại trưởng Rusk đồng ý). Nội dung đoạn cuối điện văn được dịch như sau:

“Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung dưỡng tình trạng mà quyền hành lại nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và các thuộc hạ của ông để thay vào đó bằng những quân nhân và chính trị gia có khả năng nhất.

“Nếu ông (tức Đại Sứ Lodge) cố gắng hết sức, nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối thì chúng ta phải đối diện với một điều có thể xảy ra, là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể được bảo toàn.”(11)

Ngày 25 tháng 8, trong chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy họp báo tuyên bố rằng: “Nếu muốn công cuộc ngăn chặn Cộng Sản tại Việt Nam hữu hiệu thì cần phải thay đổi chính sách, thay đổi hệ thống nhân sự lãnh đạo tại Sài Gòn. Cũng khoảng thời gian này, ông Ngô Đình Nhu họp báo tại Los Angeles tuyên bố rằng Mỹ đang dự định tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Ông tố cáo rằng "hiện thời ở Việt Nam bất cứ một cuộc đảo chánh nào cũng không thể thành công được trừ khi được Mỹ xúi giục và hậu thuẫn."(12)

Chiều ngày 29-10-1963 tại Tòa Bạch Cung (Nhà Trắng), Tổng Thống Kennedy triệu tập một cuộc họp đặc biệt gồm 15 vị cố vấn ngoại giao cao cấp và chuyên gia an ninh quốc gia. Số phận của anh em ông Ngô Đình Diệm được định đoạt tại cuộc họp này. Biên bản tài liệu được ghi âm cho thấy ý kiến đối với cuộc đảo chính sẽ tiến hành của các đại biểu dự cuộc họp là không đồng nhất. Nhưng thật lạ lùng là trong cuộc họp không ai yêu cầu bỏ phiếu biểu quyết và cũng chẳng ai thảo luận một cách có hệ thống về hậu quả do cuộc đảo chính có thể mang lại. Ngay cả Tổng thống Kennedy cũng không chủ động nghe ý kiến của người phản đối, chỉ buông xuôi bằng câu “Thôi cứ để Lodge và các cộng sự của ông ta tùy cơ ứng biến, tới khi đó mọi việc sẽ rõ.”(13)

CHUẨN BỊ

Ông Bùi Diễm, sau năm 1963 là đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, đã viết trong hồi ký của mình rằng: “Tướng Lê Văn Kim đã yêu cầu hỗ trợ nhằm thực hiện điều mà chính phủ Hoa Kỳ muốn làm với chính quyền của ông Ngô Đình Diệm, tức loại bỏ chính quyền của ông Diệm.” (14). Diễm đã liên lạc với cả đại sứ và các nhà báo thạo tin của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, như David Halberstam (New York Times), Neil Sheehan (United Press International) và Malcolm Browne (Associated Press). (15)

Henry Cabot Lodge, (con), đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa sau khi biết về âm mưu đảo chính, được lên kế hoạch bởi các tướng lĩnh của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa do tướng Dương Văn Minh cầm đầu, đã báo cáo cho Tổng thống Mỹ xin ý kiến. Biên bản cuộc họp ngày 29 tháng 10 năm 1963 giữa Tổng thống Mỹ và các cố vấn cho thấy Tổng thống Mỹ sau khi họp với 15 cố vấn ngoại giao cao cấp và chuyên gia an ninh quốc gia không đưa ra được ý kiến thống nhất về vấn đề này mà để cho đại sứ Lodge tùy cơ ứng biến (16). Tại Washington, Ngoại trưởng Dean Rusk truyền đạt quyết định đến đại sứ Lodge ở Sài Gòn. Lodge lại báo tin cho nhân viên CIA Lucien Conein (17).

Lucien Conein đặc vụ của CIA trở thành đầu mối liên lạc giữa đại sứ quán Hoa Kỳ với các tướng lĩnh đảo chính, thoạt tiên, do Trần Văn Đôn đứng đầu (18). Ngày 3 tháng 10 năm 1963, Conein gặp tướng Minh là người nói cho ông ta biết ý định đảo chính và yêu cầu người Mỹ hỗ trợ nếu nó thành công (19). Hơn nữa, “Trong cuộc nói chuyện, Minh đã hé lộ rằng âm mưu đảo chánh sẽ kể cả việc ám sát hai ông Diệm và Nhu.” Trong phim tài liệu Việt Nam: Cuộc chiến 10.000 ngày của đạo diễn Michael Maclear, nhân viên CIA Lucien Conein kể lại rằng khi được thông báo về ý định đảo chính ông ta nói: "Lệnh mà tôi nhận là thế này: ‘Tôi phải cho tướng Minh biết rằng Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không cản trở cuộc đảo chính của họ, và tôi đã truyền đạt điều này’." (20).

Sau đó Conein bí mật gặp tướng Trần Văn Đôn để nói với ông này rằng Hoa Kỳ phản đối bất cứ hành động ám sát nào. Tướng Đôn trả lời "Được rồi, nếu anh không thích điều đó chúng ta sẽ không nói về nó nữa." (21)

Để chuẩn bị cho cuộc đảo chính các tướng lĩnh đã đưa một số đơn vị quân đội trung thành với chính phủ Ngô Đình Diệm đi hành quân ở những vùng xa Sài Gòn để các đơn vị này không thể ứng cứu khi đảo chính xảy ra. Ngày 29 tháng 10, để vô hiệu hóa Lực lượng Đặc biệt (lực lượng thiện chiến và trung thành với chế độ), tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III (và cũng là Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng này di chuyển ra khỏi Sài Gòn, truy quét cộng sản ở vùng Hố Bò, Củ Chi.

Sáng ngày 31 tháng 10 năm 1963, tướng Tôn Thất Đính hạ lệnh cắm trại toàn thể Quân Đoàn III và Vùng III Chiến Thuật và cử đại tá Nguyễn Hữu Có đem một đơn vị tới Bắc Mỹ Thuận tịch thu hết tất cả các phà để cản đường về thủ đô của bất cứ đơn vị nào của Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Chiều 31 tháng 10 năm 1963, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 đã dẫn 2 Trung đoàn cùng 1 Tiểu đoàn Pháo binh và 1 Chi đoàn Thiết giáp mượn cớ đi hành quân ở Phước Tuy nhưng lại dừng chân ở ngã ba xa lộ Biên Hòa và QL.15 (đường đi Vũng Tàu.) Như vậy các tướng lãnh đã chặn tất cả các nẻo chính của thủ đô.

VÔ HIỆU HÓA CÁC SĨ QUAN TRUNG THÀNH VỚI TT DIỆM

Đại tá Hồ Tấn Quyền, tư lệnh Hải Quân, là một trong số rất ít sĩ quan chỉ huy thật sự trung thành với ông Ngô Đình Diệm. Sáng ngày 1 tháng 11 năm 1963, được lệnh của các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính loại bỏ đại tá Hồ Tấn Quyền, thiếu tá Trương Ngọc Lực, Chỉ huy trưởng Vùng III Sông Ngòi (dư luận đánh giá ông này là một người hiếu sát) và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ huy trưởng Giang Đoàn 24 Xung Phong, kiêm Chỉ huy trưởng Đoàn Giang Vận, đã lừa Hồ Tấn Quyền ra Thủ Đức và hạ sát ông tại rừng cao su. Phe đảo chính đã e rằng nếu ông còn sống, ông sẽ chỉ huy Hải Quân ứng cứu ông Ngô Đình Diệm, như vậy có thể khiến cuộc đảo chính thất bại.

Cũng trong sáng ngày 1 tháng 11, trung tướng Trần Văn Đôn triệu tập các cấp chỉ huy của một số các đơn vị quân đội đồn trú tại Sài Gòn và các vùng phụ cận mà ông nghi ngờ trung thành với tổng thống Ngô Đình Diệm về cầm chân ở Bộ Tổng Tham Mưu (TTM). (Khi Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư lệnh Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống đến họp ở Bộ Tổng tham mưu thì ông bị còng tay với nhiều sĩ quan cao cấp khác như Trung tá Nguyễn Văn Thiện, Chỉ huy trưởng Binh chủng Thiết giáp và Đại tá Trần Văn Trung, Tùy viên Quân sự ở Pháp mới về nước. (22)

Lúc 1giờ30 trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963, điệp viên CIA Lucien Conein vào bộ TTM, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam (23) (Khoảng 30,000 đô-la theo thời giá lúc bấy giờ) để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm. (24) Theo “Việt Nam nhân chứng” của cựu tướng Trần Văn Đôn thì số tiền này được chia cho Dương Văn Minh, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn Hữu Có, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Khánh, Trần Ngọc Tám và Lê Nguyên Khang.

Ngay sau đó, tướng Dương Văn Minh đề nghị tất cả tướng lãnh tham dự vào cuộc đảo chính. Hầu hết các tướng lĩnh đều hưởng ứng, trừ 5 người đứng dậy phản đối. Đại tá Cao Văn Viên từ chối tham gia, nhưng khi thấy không có nhiều người hưởng ứng mình thì ông nói là sẽ không chống lại đảo chính, rồi lại ngồi xuống (25). Bốn người khác phản đối gồm có Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi - Tư lệnh Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống; Thiếu tá Nguyễn Đức Xích, Tỉnh trưởng Gia Định; Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt và Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, ở Không quân.

Các ông bị bắt ngay sau đó và bị Đại úy Nguyễn Văn Nhung, sĩ quan tùy viên của tướng Dương Văn Minh, đưa sang tạm giam trong phòng "cô lập các sĩ quan chống đối". Đêm đó, Nguyễn Văn Nhung đem Đại tá Tung và em trai là Thiếu tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt ra Nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế ở sau doanh trại của Bộ TTM. Nhung cùng một quân cảnh khác đã dùng lưỡi lê đâm tới tấp anh em Tung - Triệu cho đến chết. Khi cả hai anh em Tung - Triệu đã chết hẳn, Nhung ra lệnh vùi xác cả hai vào một đống cỏ rác (26).

Tại Vùng IV Chiến thuật, tướng Huỳnh Văn Cao lúc đầu nhất định không theo đảo chính. Ông đã cố gắng để liên lạc với Đại tá Bùi Dzinh tư lệnh Sư đoàn 9 đóng ở Sa Đéc và đại tá Bùi Đình Đạm Tư lệnh Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho đem quân về, nhưng Sư đoàn 7 đã bị đại tá Nguyễn Hữu Có đem công điện của trung tướng Đôn về đoạt quyền tư lệnh của đại tá Đạm. Kế tiếp ông Có đã đem quân Sư đoàn 7 ra chặn ở ngã ba Trung Lương và cho rút hết các chiếc phà Mỹ Thuận để ngăn chặn Sư đoàn 9 vượt sông Tiền Giang (27). Sau đảo chính, Huỳnh Văn Cao chỉ được giao các chức vụ không quan trọng, rồi phải giải ngũ vào năm 1966.

ĐẢO CHÍNH

Cuộc đảo chánh diễn ra khá xuôi thuận và tương đối ít đổ máu trong ngày 1/11. Khoảng 8 giờ tối ngày hôm đó (1/11). Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu cùng 2 sĩ quan tùy viên (Đại úy Đỗ Thọ và Đại úy Bằng) trốn về nhà Mã Tuyên, Tổng Bang Trưởng của người Hoa và cũng là thủ lĩnh Thanh Niên Cộng Hòa, ở Chợ Lớn. (Sau cuộc đảo chính, Mã Tuyên bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, gia sản bị tịch biên). Sáng sớm ngày 2 tháng 11, từ nhà Mã Tuyên hai ông sang dự lễ và cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam (nhà thờ thánh Phaxicô Xaviê). Tại đây Tổng thống Diệm ra lệnh cho đại úy tùy viên Đỗ Thọ lấy điện thoại ở Nhà Xứ (nhà của linh mục chính xứ) gọi về TTM thông báo là hiện Tổng Thống đang ở nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn (28).

Khi ông Diệm bằng lòng đầu hàng, các tướng làm đảo chánh đã nhóm họp và muốn đưa hai ông Diệm và Nhu đi nước khác. Họ hứa rằng hai anh em nhà Ngô sẽ được an toàn ra nước ngoài và về hưu “trong danh dự”. Không phải tất cả các sĩ quan cao cấp đã tham dự phiên họp. Tướng Nguyễn Ngọc Lễ đã lớn tiếng đòi giết hai ông Diệm và Nhu. Không có cuộc bỏ phiếu chính thức nào về việc này và chỉ có vài người đồng ý với ông Lễ (29). Điệp viên CIA Conein bá cáo rằng các tướng đã không bao giờ nói đến việc ám sát hai ông, vì việc chuyển quyền là ưu tiên thành đạt lớn nhất mà họ nhắm tới để được quốc tế công nhận (30).

Hai tướng Minh và Đôn đã xin Conein dàn xếp để có một chiếc máy bay Mỹ đưa hai anh em nhà Ngô ra khỏi nước. Hai hôm trước đó, đại sứ Lodge đã báo động Washington rằng rất có thể các tướng lẵnh sẽ yêu cầu như vậy và đề nghị họ sẽ bay đi từ Saigon. Yêu cầu này đã khiến chính phủ Kennedy bối rối, vì cung cấp một chiếc máy bay như vậy sẽ chứng tỏ Washington đã đứng sau cuộc đảo chính. Khi Conein gọi cho “cơ sở” CIA ở Saigon, ông ta đã phải đợi đến 10 phút. Chính phủ Mỹ đã không cho phép bất cứ máy bay nào của mình đáp xuống một quốc gia khác nếu nước đó không cho phép anh em ông Diệm tạm trú. Chính phủ Mỹ cũng không muốn anh em họ lập chính phủ lưu vong và ông Roger Hilsman (thứ trưởng Ngoại Giao) trước đó đã từng viết: “Không thể để cho anh em nhà Ngô tạm trú ở Đông Nam Á, quá gần Vietnam, trong bất cứ trường hợp nào, vì e rằng sẽ có các âm mưu đưa họ lên nắm quyền trở lại. Nếu các tướng muốn họ lưu vong, họ phải đi ra khỏi Đông Nam Á.” Ông ta cũng tiên đoán điều mà ông ấy gọi là "Götterdämmerung in the palace." (“Götterdämmerung trong dinh.” Götterdämmerung là tên của một bi nhạc kịch của Đức, do Richard Wagner biên soạn. Nghĩa đen là “Cảnh tranh tối tranh sáng của các thần.” Nhạc kịch nói về cảnh chiến tranh, tàn phá giữa các thần với nhau và với nhân loại) (31).

Trước khi quyết định đầu hàng, ông Diệm đã gọi cho đại sứ Lodge và nói chuyện với ông này lần cuối. Ông Lodge đã không báo cáo cuộc điện đàm này cho Washington. Nhưng cũng có tin cho rằng hai ông này còn nói chuyện với nhau vào hôm trước, lúc cuộc đảo chánh mới bắt đầu. Tuy nhiên, sau khi ông Lodge qua đời, 1985, phụ tá của ông là đại tá Mike Dunn đã cho biết họ đã điện đàm lần cuối vào khoảng 7 giờ sáng ngày 2/11, chỉ vài phút trước khi ông Diệm quyết định đầu hàng. Khi ông Diệm gọi, Dunn kể, ông Lodge đã “để ông ấy chờ điện thoại” rồi bước đi chỗ khác. Khi trở lại, Lodge đã đề nghị cho ông Diệm ra nước ngoài tạm trú, nhưng sẽ không có phương tiện chuyên chở đến Philippines cho đến hôm sau (32). Điều này đã trái ngược với điều ông Lodge đã đề nghị với ông Diệm về nước tạm dung, ngày hôm trước, khi ông ấy yêu cầu ông Diệm đừng chống lại cuộc đảo chánh (33). Ông Dunn đã đề nghị để chính ông ấy đến chỗ hai anh em ông Diệm đang trốn, hộ tống họ, như vậy các tướng sẽ không giết họ được. Nhưng ông Lodge từ chối, nói rằng: “Chúng ta không thể can thiệp sâu như vậy.” (34). Ông Dunn viết tiếp: “Tôi thực sự kinh ngạc vì chúng tôi không làm gì hơn cho họ.” (35). Vì không giúp hai anh em nhà Ngô an toàn rời khỏi VN nên sau khi họ bị giết, ông Lodge đã nói: “Chúng ta sẽ làm gì với họ nếu họ sống? Bất cứ “tên phản động” nào trên thế giới cũng có thể sử dụng họ.” (36)

Ông Dunn đã xác nhận là khi để ông Diệm chờ trong cuộc điện đàm, Lodge đã đi qua phòng khác gọi cho gián điệp Conein để báo cho người này chỗ trốn của hai ông Diệm và Nhu. Như đã nói, họ đã ra khỏi dinh Gia Long từ tối hôm trước để tránh bị các tướng nổi loạn bắt. Khi được hỏi về những điều ông Dunn đã nói, gián điệp Conein đã chối bỏ những điều đó (37). Conein còn nói rằng, một trong các nhân viên của Lodge đã nói với ông ta rằng chiếc máy bay, nếu có đó, sẽ phải bay trực tiếp đến một nước thật xa để anh em ông Diệm không thể rời máy bay lúc nó ghé ở một nước nào gần VN, để tổ chức phản công cuộc đảo chánh (38). Conein còn được kể rằng chiếc máy bay gần nhất có thể làm chuyện đó đang ở đảo Guam và phải cần ít nhất 24 tiếng để chuẩn bị cho công tác này.

Tướng Minh đã rất đỗi kinh ngạc và nói với Conein rằng các tướng không thể giữ ông Diệm lâu như vậy. Được biết là Conein đã không nghi ngờ sự trì hoãn cố ý của đại sứ quán Mỹ. Ngược lại, vào khoảng đầu thập niên 1970s, một ủy ban điều tra của thượng viện Mỹ đã nêu một câu hỏi khiêu khích: “Người ta tự hỏi rằng điều gì đã xảy ra cho chiếc máy bay quân đội được gửi đến chờ đưa ông Lodge đi, được định vào ngày hôm trước?” (39)

TRỐN VÀO CHỢ LỚN

Howard Jones kể rằng tướng Minh đã đến dinh Gia Long trên một chiếc xe hơi 4 chỗ ngồi với phụ tá và cận vệ, đại úy Nhung, để bắt hai anh em ông Diệm. Ông ta cũng sai một thiết vận xa M-113 và 4 chiếc xe Jeep của quân đội đến đó để đưa các ông Diệm và Nhu về bộ TTM làm nghi thức bàn giao quyền lực, có truyền hình trực tiếp, với sự chứng kiến của báo chí quốc tế. Khi đó các ông Diệm và Nhu sẽ “xin” các tướng cho đi lưu vong và tạm trú ở một nước ngoài. Điều này sẽ được chấp thuận (40). Nhưng khi ông Minh đến đó thì, như đã biết, hai anh em ông Diệm đã không còn trong dinh.

Nữ sử gia Ellen Hammer đã không chấp nhận câu chuyện về việc đã có các đường hầm từ dinh Gia Long đào ra ngoài. Bà ấy nói rằng hai anh em ông Diệm chỉ đơn giản đi ra khỏi dinh, lúc đó chưa bị bao vây (41). Bà ấy kể thêm rằng họ đi qua một sân tennis, rời khu vực của dinh Gia Long bằng một cổng nhỏ trên đường Lê Thánh Tôn và vào một chiếc xe. Những người còn trung thành với hai ông đã dùng các đường hẻm để tránh những trạm kiểm soát của quân đảo chánh, rồi đổi qua một chiếc ô tô Citroen (do Pháp sản xuất) màu đen (42).

Sau khi rời khỏi dinh Gia Long, có bá cáo rằng ông Nhu đã đề nghị với ông Diệm là mỗi người nên đi riêng một ngả để họ có nhiều cơ hội sống sót hơn. Một nên đi về miền Tây, xuống vùng IV Chiến Thuật với tướng Cao, trong khi người khác lên cao nguyên, Vùng II Chiến Thuật của tướng Khánh. Ông Nhu đã nghĩ rằng các tướng phản loạn sẽ không dám giết một người, trong khi người khác còn sống, trường hợp người này lật được thế cờ. Theo lời kể, ông Diệm đã không đồng ý và nói rằng: “Không thể để em đi một mình được, họ rất ghét em, họ sẽ giết em. Ở với anh, anh sẽ bảo vệ em.” Một lời chứng khác ghi lại rằng ông Diệm đã nói: “Trong những năm qua, anh em mình luôn luôn có nhau. Anh em mình đã không hề rời nhau những năm qua mà? Làm sao mình có thể bỏ nhau trong giờ phút nghiêm trọng này được?” (toàn là những lời đầy yêu thương của một người anh!). Ông Nhu đã đồng ý đi chung với ông Diệm cho đến cùng (43).

Những cận vệ trung kiên đã an toàn đưa hai ông đến nhà ông Mã Tuyên trong Chợ Lớn. Hai ông đã xin tị nạn ở đại sứ quán Đài Loan nhưng bị từ chối nên đã ở lại nhà ông Mã Tuyên và kêu gọi những người còn trung thành về Saigon cứu họ. Đồng thời, họ cũng tìm cách điều đình với phe đảo chính (44). Mật vụ của ông Nhu đã âm thầm mắc dường dây điện thoại trong nhà ông Mã Tuyên, có cùng số với đài ở dinh Gia Long, nên phe đảo chính vẫn nghĩ rằng hai ông còn ở trong dinh. Quân nhân ở cả hai phia đều không biết rằng vào lúc 9 giờ tối hôm 1/11, họ đã đánh nhau vì một tòa nhà trống và đưa đến những cái chết vô ích (45).

Sau khi (đến dinh Gia Long mà không bắt được hai ông) tướng Minh ra lệnh khám xét những nơi gia đình nhà Ngô hay lui tới mà không thành công. Nhưng một tù binh bị bắt trong dinh Gia Long đã khai, và đến tai đại tá Thảo, rằng hai ông đã vào Chợ Lớn. Tướng Khiêm đã ra lệnh cho Thảo tìm hai ông và đừng để ai giết họ (46). (Hiển nhiên là đại tá Thảo đã đến nhà thờ Cha Tam muộn hơn nhóm của tướng Xuân). Khoảng 10 giờ sáng, 2/11, một thiết vận xa M.113 và hai xe Jeep đã vào sân nhà thờ Cha Tam (47).

CUỘC ÁM SÁT HÈN HẠ

Đoàn xe do tướng Mai Hữu Xuân cầm đầu cùng với hai đại tá Quan và Lắm. Quan là phụ tá cho tướng Minh và Lắm là tư lệnh lực lượng Bảo An. Lắm chỉ tham gia đảo chính sau khi biết chắc rằng họ sẽ thắng. Đoàn xe còn có hai sĩ quan nữa: Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và đại úy Nguyễn Văn Nhung. Nhung là cận vệ của tướng Minh (48). Ông Nhu đã tỏ dấu không hài lòng về việc họ bắt ông Diệm ngồi trong chiếc M.113: “Các anh dùng xe loại này để chở Tổng Thống à?” (49). Lắm đã an ủi ông rằng họ phải làm vậy để bảo về hai ông tránh những kẻ quá khích. Họ trói tay hai ông quặt ra sau (50).

Sau khi bắt hai ông, Nhung và Nghĩa cũng ngồi trong chiếc M.113 đó để trở về Bộ TTM. (Trước khi đoàn xe rời bộ TTM để đi bắt hai anh em ông Diệm, có ghi nhận là tướng Minh đã ra dấu cho Nhung với hai ngón tay, nhiều người đã đoán rằng đó là lệnh phải giết cả hai anh em ông Diệm). Vì có đoàn xe lửa đang đi qua đường Hồng Thập Tự, nên đoàn xe phải ngừng lại. Nơi đó bây giờ là ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thượng Hiền. Tất cả các lời kể đều nói rằng hai ông Diệm và Nhu đã bị sát hại ở đây. Theo kết quả cuộc điều tra của tướng Đôn, sau này, thì người đầu tiên bắn hai ông ở cự ly thật gần, bằng súng bán tự động, là thiếu tá Nghĩa; sau đó đại úy Nhung quạt thêm một loạt đạn vào hai ông, trước khi đâm liên tiếp vào các thân xác đã bất động của họ (51)

Theo hồi ký "Việt Nam một trời tâm sự" của tướng Nguyễn Chánh Thi, khi chiếc thiết vận xa rời Nhà thờ Cha Tam chạy chừng 500 m thì gặp tướng Mai Hữu Xuân đưa lên một ngón tay trỏ, nhóm Nguyễn Văn Nhung trên M.113 đoán rằng ông ta ra lệnh giết một trong hai anh em tổng thống Diệm, nhưng chưa biết phải giết người nào thì lại thấy tướng Xuân đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, hai ngón này khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh giết cả hai anh Ngô Đình Diệm. Và khi đoàn xe chở hai xác của các ông Diệm và Nhu đến Bộ TTM thì thiếu tướng Mai Hữu Xuân đưa tay chào tướng Dương Văn Minh và nói bằng tiếng Pháp: "Mission accomplie!" (Sứ mệnh đã hoàn thành) (52).

Thi hài của hai ông được đưa vào bệnh xá của Bộ TTM Quân lực Việt Nam Cộng hòa để khám nghiệm. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, giám đốc bệnh xá và cũng là người đã tiến hành vụ khám nghiệm, thì hai ông Diệm, Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác tổng thống Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác Ngô Đình Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.

Thi hài anh em tổng thống Diệm được âm thầm an táng trong vòng thành Bộ TTM. (Về sau thì di dời ra Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi) với sự hiện diện của người cháu gái và làm thủ tục khai tử tại quận Tân Bình. Về nghề nghiệp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm được ghi là Tuần Vũ (Tỉnh Trưởng) và ông Nhu là Quản thủ Thư viện (53).

NỖ LỰC CHẠY TỘI

Khi hai thi hài được đưa về đến Bộ TTM, các tướng đều bị sốc. Mặc dù họ khinh rẻ và không ưa ông Nhu, nhưng họ vẫn kính trọng ông Diệm, nhiều người đã mất bình tĩnh. Tướng Đính nói: “Tôi đã không thể ngủ đêm hôm đó.” Trong khi tướng Đôn kể rằng các tướng “thực sự đau buồn” và thêm rằng họ thực sự chỉ muốn đưa hai ông đi sống lưu vong. Đôn kết án ông Nhu đã thuyết phục tổng thống Diệm từ chối việc đi lưu vong. Trong khi đại sứ Lodge, sau này, kết luận: “Một lần nữa, ông Nhu đã cho thấy chính ông ta là ‘thiên tài ác độc’ trong cuộc đời của ông Diệm.” Tướng Đôn đã ra lệnh cho mọi người phải nói là hai ông đã chết vì tai nạn. Rồi ông ấy vào văn phòng của tướng Minh:

Đôn: “Tại sao họ phải chết?”
Minh: “Họ chết thì đã sao?”

Cùng lúc đó, tướng Xuân bước vào văn phòng của tướng Minh, cửa đang mở, không biết rằng tướng Đôn có mặt trong đó. Xuân đứng nghiêm chào và nói: “Sứ mệnh đã hoàn tất!” (54). Không lâu sau đó, CIA bá cáo với tòa bạch ốc rằng hai ông Diệm và Nhu đã chết, nói bừa là họ đã tự tử. Đài phát thanh Saigon lại loan tin là họ chết vì thuốc độc và rằng hai ông đã tự tử lúc còn ở trên thiết vận xa M.113. Có rất nhiều tin đồn trái ngược. Tướng Mỹ Paul Harkins bá cáo là việc tự sát đã xảy ra là vì súng hay giằng co lựu đạn của một sĩ quan canh gác. Tướng Minh thì cố giải thích ngược lại là: “Vì vô tình, có một khẩu súng để trong xe, nên họ đã dùng khẩu súng này để tự tử” (55)

Khi tổng thống Kennedy nghe tin về cái chết của hai ông Diệm và Nhu trong một cuộc họp ở Tòa Bạch Cung, ông đã tỏ ra run rẩy và phải tạm bỏ phòng họp. Sau này, ông viết vào nhật ký, than thở rằng cuộc ám sát “thật ghê tởm” và tự trách mình là đã chấp thuận mật điện 243, cho phép đại sứ Lodge tìm các dịp để đảo chính, sau khi nghe Lodge bá cáo về việc ông Nhu tấn công các chùa chiền (56). Conein rồi cũng phải cho mọi người biết sự thật về cái chết của hai anh em nhà Ngô. Sau này, các hình ảnh còn cho thấy rõ hai xác chết trên sàn của chiếc M.113. Những hình ảnh chân thật đó đã nói rõ sự dối trá, quanh quéo cả các tướng đảo chánh khi họ nói rằng hai ông đã tự tử (57).

Một khi nguyên nhân chính thức về cái chết của hai anh em nhà nhà Ngô được loan tải ra quần chúng, chính phủ Mỹ đã lo ngại dân chúng của họ sẽ đặt vấn đề về tương quan giữa chính phrủ của họ với hội đồng quân nhân Việt Nam mới được thành lập (59). Lúc đầu, đại sứ Lodge đã loan theo những tin của các tướng rằng hai ông Diệm và Nhu đã tự sát bằng súng (60). Không tỏ vẻ lo lắng gì, ông ta đã chúc mừng tướng Đôn “hành động như bậc thày” trong đảo chánh và hứa thiết lập bang giao. Thực ra, vào lúc 4 giờ chiều ngày 2/11, khi được thông báo rằng hai anh em tổng thống Diệm đã bị giết, Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, đã vui vẻ thốt lên bằng tiếng Pháp: "C’est formidable! C’est formidable!" (Thật là tuyệt diệu! Tuyệt diệu!) (61)

Sự quả quyết của tướng Đôn rằng việc ám sát anh em tổng thống Diệm là ngoài dự tính, đã đủ đối với ông Lodge, người đã nói với bộ ngoại giao Mỹ: “Tôi chắc rằng họ (các tướng) đã không ra lệnh việc ám sát.” Các tướng Minh và Đôn tái xác định điều họ đã tuyên bố về việc ám sát trong cuộc họp với hai ông Lodge và Conein vào ngày hôm sau. Nhiều viên chức trong chính quyền của ông Kennedy đã kinh hoàng về việc giết người này, đồng thời cho đây là yếu tố chính khiến miền Nam, sau đó, bị khủng hoảng lãnh đạo. Việc ám sát đã tạo sự rạn nứt trong hàng ngũ hội đồng quân nhân và đã làm thay đổi tư tưởng của người Mỹ và thế giới (62).

Việc giết hai ông Diệm và Nhu đã ảnh hưởng sâu đậm đến niềm tin trong dân chúng rằng chính phủ mới sẽ khá hơn, đã gây chia rẽ trong hang ngũ các tướng. Sự lên án việc giết người này đã khiến các quan chức không còn tin nhau và tranh giành quyền lực trong chính phủ mới. Theo tác giả Jones: “Khi các quyết định về việc điều hành chính phủ sau đảo chánh được xếp ưu tiên, sự phẫn nộ về việc ám sát cộng với các tranh giành quyền lực đã làm tân chính phủ tan rã trước khi nó hoàn toàn được gầy dựng.” (63)

ĐỔ TỘI CHO NHAU

Trách nhiệm về việc ám sát hai ông Diệm và Nhu, một cách tổng quát, đã đặt trên đầu tướng Minh. Gián điệp Conein đã khẳng định: “Tôi được nghe từ rất nhiều người có thẩm quyền đã nói rằng Big Minh (Minh Cồ, vì ông ấy khá to con và để phân biệt với một tướng Minh khác, nhỏ con hơn) đã ra lệnh ám sát.” (64). Giám đốc cục CIA ở miền viễn đông, William Colby, cũng nói như vậy (65). Tướng Đôn cũng nói một cách dứt khoát: “Tôi có thể nói chắc chắn rằng chính tướng Minh đã ra lệnh và chỉ ông ta mà thôi.” (66)

Ông Lodge còn nghĩ rằng tướng Xuân cũng phải chịu một phần trách nhiệm, khẳng định rằng: “Diệm và Nhu bị sám sát, nếu không phải do quyết định của riêng Xuân, thì ít nhất ông ta cũng là người ra lệnh (tại chỗ)” (67). Năm 1971, tướng Minh lại đổ tội cho đại tá Thiệu vì ông này đã chần chừ và hoãn việc đưa quân của sư đoàn 5 về chiếm dinh Gia Long (68). Thiệu đã hét lên, chối bỏ trách nhiệm đó và ra một tuyên ngôn mà chính Minh cũng không cãi được: “Dương văn Minh phải chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm về cái chết của Ngô Đình Diệm.” (69). Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Richard Nixon sau này (sau 1968), một ủy ban điều tra về việc Mỹ can thiệp vào cuộc chiến ở Việt Nam, đã tin rằng chính Kenndy đã bí mật ra lệnh giết hai anh em ông Diệm, nhưng họ cũng không tìm được bằng chứng nào cả (70).

Gián điệp Conein còn khẳng định, vì Minh đã bị “hố” trong việc bắt hụt hai anh em ông Diệm ở dinh Gia Long nên ông này đã ra lệnh xử tử hai ông ấy. Conein lý luận rằng, Minh đã xấu hổ khi định đến dinh Gia Long, trong quân phục đại lễ để nhận quyền lãnh đạo, nhưng chỉ thấy một tòa nhà trống. (Lý do này thường quá!) Một gián điệp CIA khác thì nói: “Họ phải giết ông ta (Diệm). Nếu không những người còn trung thành với ông ấy sẽ từ từ lấy lại tinh thần và củng cố lực lượng thì sẽ có nội chiến.” Mấy tháng sau đảo chính, có bá cáo rằng tướng Minh đã nói trong riêng tư: “Chúng tôi không còn cách nào khác. Họ phải bị giết. Không thể để ông Diệm sống bởi vì ông rất được kính trọng bởi những nông dân đơn sơ, dễ tin ở thôn quê, nhất là những giáo dân Công Giáo và dân tị nạn. Chúng tôi phải giết Nhu vì ông ta rất đáng sợ - và vì ông ta đã thành lập những tổ chức trở thành cánh tay phải cho quyền bính của riêng ông ta.” (71)

Trần Văn Hương, một chính trị gia dân sự, đã bị cầm tù vào năm 1960 vì đã tham gia và ký vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” (các chính trị gia đối lập đã họp ở khách sạn Caravelle, Saigon), đả kích ông Diệm. Ông Hương nói: “Các tướng đứng đầu quyết định giết ông Diệm và em ông ta đã sợ muốn chết. Họ rất biết rằng họ không có khả năng, thiếu đức hạnh, không hậu thuẫn chính trị gì cả, nên họ không thể ngăn cản một cuộc trở lại ngoạn mục của tổng thống và ông Nhu, nếu để họ sống.” (72)

NHƯNG CHÍNH XÁC LÀ AI ĐÃ RA LỆNH GIẾT?

Tất cả các tướng, tá người Việt và tất cả những viên chức Mỹ, kể cả tổng thống Kennedy, không ai dám nhận rằng chính mình đã ra lệnh giết chết hai anh em nhà Ngô!

Vậy chúng ta cần cố gắng hết sức để phân tích và chỉ ra (những) kẻ đáng nghi ngờ nhất. Qua toàn bộ bài, được tổng hợp từ bao nhiêu trích dẫn lịch sử này, một điều rõ ràng nhất là tất cả các tướng người Việt đều muốn loại trừ anh em nhà Ngô, nhưng chẳng ai đủ can đảm trực tiếp ra lệnh giết họ. Có thể họ không tha ông Nhu nhưng với ông Diệm, trong thâm tâm họ vẫn còn sự tôn trọng sâu đậm.

Đã có một bài viết do một người lấy bút hiệu là Mạc Vân, có tựa đề: “Những tâm sự lịch sử của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.”

Nguồn: (https://hon-viet.co.uk/ MacVan_ NhungTamSuLichSuCuaDucCoHongY% 20NguyenV..)

Tác giả Mạc Vân tự nhận là một sĩ quan cao cấp trong binh chủng Không Quân của quân lực VNCH, đã đồn trú tại Nha Trang và trở thành bạn thân của đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, cháu ruột của ông Diệm, từ năm 1967. Vì ông này không nêu rõ danh tính nên giá trị lịch sử của bài viết đó chỉ có giới hạn.

Một vài điểm quan trọng trong sự thố lộ của ĐHY Thuận có thể tóm tắt như sau:

1.“Ông Cụ (ông Diệm) một mực từ chối không chịu cho quân đội Mỹ đổ vào Việt Nam.”

2.“Hai tuần sau đó (sau ngày đảo chính) nhân dịp tướng Dương văn Minh ra Huế cùng đem theo đứa con trai độ 10 tuổi và có ghé lại thăm. Ngài kể: Dương văn Minh vừa nói vừa đặt tay lên đầu đứa con: “Thưa Cha con thề trên đầu con cuả con là con không giết Tổng Thống.” (Ông Minh có hai con trai, Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm, hiện đang ở Pháp. Một trong hai người này có thể xác nhận sự thật của câu chuyện.)

(3) Vài tháng sau tướng Tôn Thất Đính ra Huế làm tư lệnh Quân Đoàn Một đã có ghé lại thăm Ngài. Ngài mời tướng Đính uống rượu. Tướng Đính uống rượu vừa khóc và nói: “Thưa Cha; con mà giết Tổng Thống thì cũng như con giết cha con. Cho con một sư đoàn là con dẹp sạch bọn chúng nó.”

Tác giả Mạc Vân kết luận: “Buổi nói chuyện với ngài cứ ám ảnh làm tôi bận tâm suy nghỉ. Tại sao Ngài đã đem câu chuyện bí hiểm lịch sữ này mà kể cho tôi nghe. Ngoài tôi ra không biết Ngài có kể thêm cho những kẻ khác nghe không? Bây giờ Ngài đã qua đời câu chuyện lịch sữ này sẻ là một bí ẩn không ai biết nếu tôi không kể ra. Vì bổn phận thiêng liêng tôi muốn phổ biến nó cho những nhà viết sữ sau này có một vài ánh sáng mới trong vụ đảo chánh 63.” (Nguyên văn, kể cả lỗi chính tả).

Một lần nữa, kẻ soạn bài này tin chắc rằng không ai trong hội đồng quân nhân đã ra lệnh giết hai ông Diệm và Nhu. Vì vậy, đề nghị chúng ta tập trung vào các “tay chơi” người Mỹ! Bắt đầu từ tổng thống Kennedy, chúng ta đã đọc đoạn bên trên: “Khi tổng thống Kennedy nghe tin về cái chết của hai ông Diệm và Nhu trong một cuộc họp ở Tòa Bạch Cung, ông đã tỏ ra run rẩy và phải tạm bỏ phòng họp. Sau này, ông viết vào nhật ký, than thở rằng cuộc ám sát “thật ghê tởm” và tự trách mình là đã chấp thuận mật điện 243, cho phép đại sứ Lodge tìm các dịp để đảo chính, kể cả những chữ này: “Chúng ta phải đối diện với một khả thể (khả năng) không thể giữ được (sinh mạng) của Diệm.” Liệu ông ấy còn có thể là người đã ra lệnh giết anh em nhà Ngô? Tôi không nghĩ như vậy.

Người thứ hai là Henry Cabot Lodge (con), đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, “Vì không giúp hai anh em nhà Ngô an toàn rời khỏi VN nên sau khi họ bị giết, ông Lodge đã nói: “Chúng ta sẽ làm gì với họ nếu họ sống? Bất cứ “tên phản động” nào trên thế giới cũng có thể sử dụng họ” (36)

Lodge đã chúc mừng tướng Đôn “hành động như bậc thày.” Hơn nữa, “Khi được thông báo anh em Tổng thống Diệm đã bị giết, Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, đã phấn khởi reo lên bằng tiếng Pháp: "C’est formidable! C’est formidable!" (It’s amazing! It’s amazing! - Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!) (61).

Vài năm trước, Lodge đã ra tranh cử cùng liên danh với ông Richard Nixon, trong tư cách phó tổng thống, chống lại liên danh của các ông John F. Kennedy và Johnson. Họ đã bị đánh bại trong đường tơ kẽ tóc. Dù sao, tổng thống Kennedy vẫn mời ông ta hợp tác vào chức vụ đại sứ Mỹ ở Việt Nam, từ 1963 đến 1964. Lodge đã nhanh chóng xác định rằng ông Ngô Đình Diệm, tổng thống của nước Việt Nam Công Hòa, đã ngu dốt và tham nhũng và rằng Nam Việt Nam đang đi đến thảm họa trừ khi ông Diệm phải cải tổ chính phủ hay bị thay thế. (Lodge, Henry Cabot (1979). Interview with Henry Cabot Lodge (Video interview (part 1 of 5)). Open Vault, WGBH Media Library and Archives.)

Là một đảng viên của đảng Cộng Hòa, Lodge đã làm việc cho tổng thống của đảng Dân Chủ, một cựu đối thủ trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 1960, nay ông ta đã được trao toàn quyền sinh sát trong cuộc biến động ở Việt Nam. Nếu Lodge giết ông Diệm, ông ta sẽ làm mất uy tín của chính phủ và cả tổng thống Kennedy. Nhờ vậy, biết đâu, đảng của ông ta sẽ có cơ hội tốt hơn để chiếm lại Tòa Bạch Cung trong lần tranh cử tổng thống vào năm tới (3/11/1964).

Người thứ ba là điệp viên CIA, Lucien Conein, “Lúc 1giờ30 trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963, điệp viên CIA Lucien Conein vào bộ Tổng Tham mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam – khoảng 30 ngàn đô-la - (23) để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm.” (24).

Máy truyền tin của một điệp viên, nhất định phải tối tân và ông ta có thể điện đàm với bất cứ máy truyền tin quân đội nào của các tướng lãnh. “Khi hay tin ông Diệm và ông Nhu ra khỏi dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: "Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt cho kỳ được vì rất quan trọng?" Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chính bằng tiếng Pháp: "On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs? (Người ta không thể làm trứng rán mà không đập bể những quả trứng)" (58). Những lời này biểu hiện chủ ý, đúng hơn là ý đồ của sếp anh ta, của Henry Cabot Lodge, là phải diệt trừ hai anh em ông Diệm để tránh hậu hoạn.

Đại sứ Lodge đã được chính phủ Kennedy trao toàn quyền sinh sát, ông ta đã thực sự có quyền lực vô hạn trong cuộc đảo chánh. Nếu có ý dịnh giết người đó, nhất là sau khi ông Diệm đã cho Lodge biết nơi các ông đang đợi các tướng gửi người đến đưa về bộ TTM, ông ta có thể dễ dàng bảo Conein gọi cho tướng Mai Hữu Xuân, khi ông này đang trên đường đến bắt anh em ông Diệm. Và có thể conein đã nói dối tướng Xuân là chính tướng Minh ra lệnh cho ông ấy phải giết hai ông Diệm và Nhu. (Cũng nên nhớ, vì khoảng cách từ bộ TTM đến Chợ Lớn khá xa, chưa chắc máy truyền tin của tướng Minh lúc đó, đã có thể điện đàm với tướng Xuân được. Nhưng máy của Conein thì liên lạc được với tất cả). Điều này đã giải thích tại sao sau khi tướng Xuân về đến bộ TTM thì vào ngay văn phòng của tướng Minh để “chào và bá cáo ‘sứ mệnh đã hoàn tất’.” (54)

++
Về phần tướng Mai Hữu Xuân, sự nhục nhã của ông ấy chắc chắn nhiều hơn gấp bội so với các tướng khác, bởi vì chính ông là người thừa hành, đã ra lệnh giết hai anh em ông Diệm, tại chỗ. Ông đã nghĩ rằng lệnh giết đã đến từ tướng “Minh cồ”, nhưng than ôi! Mối nhục và bí mật này, ông đã giữ kín trong lòng và mang xuống tuyền đài.

Như vậy, kết luận của kẻ soạn bài này: Chính Henry Cabot Lodge (con), đại sứ Mỹ tại Việt Nam và một gián điệp CIA, Lucien Conein, là hai nhân vật đáng bị nghi ngờ nhất trong cuộc ám sát vị Tổng Thống, đã được người dân miền Nam bầu lên theo thể chế dân chủ, là Ngô Đình Diệm và người em của ông là Cố Vấn Ngô Đình Nhu.

LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng


(Hình: Xác chết của ông Diệm trong xe M.115, tướng Minh và cố Hồng Y Thuận)

--------------------

(1) The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May–November, 1963". The Pentagon Papers. 2(Gravel ed.) Beacon Press. 1971. pp. 201–276. Archived from the original on 24 April 2008. Retrieved 13 April 2008.
(2) Prados, John. 5 November 2003. "JFK and the Diem Coup". National Security Archive Electronic Briefing Book 101. Archived from the original on 8 April 2008. Retrieved 13 April 2008.
(3) Joseph A Mendenhall for the United States Department of State - 25 October 1963 -. "Check-List of Possible US Actions in Case of Coup". JFK and the Diem Coup. National Security Archive Electronic Briefing Book 101. Archived from the original on 8 April 2008. Retrieved 13 April 2008.
(4) Richard Reeves. 1993. President Kennedy. Profile of Power. New York: Simon & Schuster.
(5) Nguyễn Trân. 1992. Công và tội, những sự thật lịch sử. California: Nhà xuất bản Xuân Thu. Trg 478.
(6) Chính Đạo. 1997. Tôn giáo & chính trị, Phật giáo, 1963-1967. Houston: Nhà xuất bản Văn Hóa. Trg 256-257.
(7) (Hoành Linh Đỗ Mậu. 1993. Hồi ký chính trị "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi". California: Nhà xuất bản Văn Nghệ; Trần Văn Đôn. 1989. Việt Nam nhân chứng. California: Nhà xuất bản Xuân Thu. Trg 183-184; Vĩnh Phúc. 1998. Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Ðộ Ngô Ðình Diệm. Westminter, CA, USA: Nhà xuất bản. Văn Nghệ. Trg 337.
(8) Cao Văn Luận (tái bản 1983). Hồi ký Bên giòng lịch sử, 1940-1965. Nhà xuất bản Sacramento.
(9) Chính Đạo. Ibid. Trg 257.
(10) Henry Kissinger, Ending the Vietnam War. Simon & Schuster. 2003. Page 35.
(11) Kissinger. Ibid. Page 35.
(12) Cao Văn Luận. Ibid.
(13) Memorandum of Conference with the President, ngày 29 tháng 10 năm 1963, 4:20 PM, Source: JFKL: JFKP: National Security File, Meetings & Memoranda series, box 317, folder: Meetings on Vietnam, 10/29/63.
(14) B Diem & D. Chanoff. In the Jaw of History. Indiana University Press. 1999. Page 100.
(15) B Diem and D. Chanoff. Ibid. p 101.
(16) Memorandum. 10/29/63. Ibid,
(17) Michael Maclear. Vietnam: The Ten Thousand Day War. CBC TV. 1980.
(18) Bùi Diem. p 102.
(19) Peter Kross. The Assasination of Ngo Dinh Diem. The HistoryNet.com. 2004.
(20) Michael Maclear. Ibid.
(21) Peter Kross. Ibid.
(22) Nguyễn Hữu Duệ. Chương: Tướng Nguyễn Văn Quan và Biến Cố. 2003
(23) Trần Văn Đôn. P 211.
(24) Ngo Dinh Diem Biography. Spartacus.schoolnet.co.uk.
(25) Hoàng Linh Đỗ Mậu. Ibid.
(26) http://antg.cand.com.vn/Tu- lieu-antg/Giai-ma-cai-chet- cua-Le-Quang-Tung-va-Ho-Tan- Quyen-trong-vu-dao-chinh-Ngo- Dinh-Diem-ky-2-433214/.
(27) Nguyễn Hữu Duệ. 2003. Hồi ký "Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm". San Diego, California.
(28) Lê Tử Hùng (1970). Nhật ký Đỗ Thọ. Nnb. Hòa Bình. p 267.
(29) Hammer, Ellen J. (1987). A Death in November: America in Vietnam, 1963. New York: E. P. Page 297. Dutton.
(30) Jones, Howard (2003). Death of a Generation: How the assassinations of Diem and JFK prolonged the Vietnam War. New York: Oxford University Press. PP 416-417.
(31) Hammer. pp. 294-295.
(32) Winters, Francis X. (1997). The Year of the Hare: America in Vietnam, January 25, 1963 – February 15, 1964. Athens, Georgia: University of Georgia Press.
(33) Moyar, Mark (2006). Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954–1965. New York: Cambridge University Press.
(34) Winter. p.104
(35) Moyar. p 271.
(36) Moyar. p 272
(37) Winter. p 104.
(38) Moyar. p 272.
(39) Jones. pp 416-417.
(40) Jones. pp 416-417.
(41) Hammer. p 292.
(42) Karnow, Stanley. 1997. Vietnam: A History. New York: Penguin Books. p 323.
(43) Hammer. p 293.
(44) Jacobs, Seth. 2006. Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America's War in Vietnam, 1950–1963. Lanham, Maryland: Rowman & Littlefield. p 418.
(45) Karnow. p 323.
(46) Hammer. p 292.
(47) Jones. p 429.
(48) Hammer. pp 297-298.
(49) Jones. p 429.
(50) Jones. p 429.
(51) Karnow. p 32.
(52) Tôn thất Đính, 1998. 20 năm binh nghiệp. Nhà xuất bản. Tuần báo Chánh đạo. pp 454-455.
(53) Cao Thế Dung và Lương Khải Minh. Chương Định mệnh đã an bài.)
(54) Jones. p 429.
(55) Jones. p 425.
(56) Jones. p 425 and Moyar. p 276.
(57) Jones. pp 430-431.
(58) Trần Văn Đôn. p 228.
(59) Jones. p 436.
(60) Winter. p 107.
(61) Trần văn Đôn. pp 277-278.
(62) Jones p 436.
(63) Jones. Ibid.
(64) Jones. p 435.
(65) Carl Colby (director) (September 2011). The Man Nobody Knew: In Search of My Father, CIA Spymaster William Colby - Motion picture -. New York City: Act 4 Entertainment. Retrieved 25 August 2016.
(66) Jones. p 436.
(67) Jones. Ibid.
(68) Hammer. p 299.
(69) Jones. p 435.
(70) Hammer. p 296.
(71) Jones. Ibid.
(72) Jones. pp 435-436
__._,_.___

Posted by: Mike Duong

Suy Tôn Ngô Tổng Thống

$
0
0
 


----- Forwarded Message -----
From: Trieu Hoang <
Sent: Wednesday, November 1, 2017, 5:53:27 PM PDT
Subject: Fw: SUY TÔN TONG THONG NGO DINH DIEM



1-  

LE CHAO QUOC KY VIET NAM CONG HOA.wmv

Nghi Lễ Chào Quốc Kỳ VIỆT NAM CỘNG HÒA Tại Room VietNamCongHoa ( Paltalk System ) Sau Phần Nghi Lễ là Tâm Thư Vi...

2-  

Suy Tôn Ngô Tổng Thống

http://www.mediafire.com/download/1aphn4nmjw6/Suy+Ton+Ngo+Tong+Thong.mp3 Suy Tôn Ngô Tổng Thống Ai bao năm từng ...
3-

Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm tổ chức tại Westminster, California ngày 26 tháng 10 năm 2014. Ban tổ chứ..

 
4-

Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ : Miền Nam Tự Do Sụp Đổ - Hàn Giang Trần Lệ ...

Tác phẩm : Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ Miền Nam Tự Do Sụp Đổ Tác giả : Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Chí Sĩ Ngô Đình D...
5-


Thuở Thanh Bình dưới Thời TT Ngô Đình Diệm

Trăng Phương Nam:Thanh Thuý Đây phương Nam đây ruộng Cà-Mau no lành, Với tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh Q...
6-
NHUNG HÌNH ẢNH QUÝ HIẾM CỦA CỐ TỔNG THỐNG  NGÔ ĐÌNH DIỆM

                  

Phần nhiều hình xưa về cố TT NGÔ ĐÌNH DIỆM ,Ròm đã có gom về rồi nhưng thấy trong những hình ảnh dưới đây hình như có hình Ròm chưa có thì phải .Làm biếng chọn lọc ra ,Ròm rinh hết entry đem về cho gọn và lẹ hehehe
_________________________________________  


NHUNG HÌNH ẢNH QUÝ HIẾM CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM



































































































































































































































































































Eingestellt von 

__._,_.___

Posted by: Mike Duong 

Suy Tôn Ngô Tổng Thống

$
0
0
 


----- Forwarded Message -----
From: Trieu Hoang <
Sent: Wednesday, November 1, 2017, 5:53:27 PM PDT
Subject: Fw: SUY TÔN TONG THONG NGO DINH DIEM



1-  

LE CHAO QUOC KY VIET NAM CONG HOA.wmv

Nghi Lễ Chào Quốc Kỳ VIỆT NAM CỘNG HÒA Tại Room VietNamCongHoa ( Paltalk System ) Sau Phần Nghi Lễ là Tâm Thư Vi...

2-  

Suy Tôn Ngô Tổng Thống

http://www.mediafire.com/download/1aphn4nmjw6/Suy+Ton+Ngo+Tong+Thong.mp3 Suy Tôn Ngô Tổng Thống Ai bao năm từng ...
3-

Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm tổ chức tại Westminster, California ngày 26 tháng 10 năm 2014. Ban tổ chứ..

 
4-

Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ : Miền Nam Tự Do Sụp Đổ - Hàn Giang Trần Lệ ...

Tác phẩm : Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ Miền Nam Tự Do Sụp Đổ Tác giả : Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Chí Sĩ Ngô Đình D...
5-


Thuở Thanh Bình dưới Thời TT Ngô Đình Diệm

Trăng Phương Nam:Thanh Thuý Đây phương Nam đây ruộng Cà-Mau no lành, Với tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh Q...
6-
NHUNG HÌNH ẢNH QUÝ HIẾM CỦA CỐ TỔNG THỐNG  NGÔ ĐÌNH DIỆM

                  

Phần nhiều hình xưa về cố TT NGÔ ĐÌNH DIỆM ,Ròm đã có gom về rồi nhưng thấy trong những hình ảnh dưới đây hình như có hình Ròm chưa có thì phải .Làm biếng chọn lọc ra ,Ròm rinh hết entry đem về cho gọn và lẹ hehehe
_________________________________________  


NHUNG HÌNH ẢNH QUÝ HIẾM CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM



































































































































































































































































































Eingestellt von 

__._,_.___

Posted by: Mike Duong 
Viewing all 674 articles
Browse latest View live